93
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG VÀ KIỂM SOÁT PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH HỢP PHẦN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ______________________ BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BÁO CÁO CHÍNH THỨC)

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

NAM NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG VÀ KIỂM SOÁT PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

HỢP PHẦN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ______________________

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(BÁO CÁO CHÍNH THỨC)

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2010

Page 2: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO GỬI ĐẾN:Dự án tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính - Hợp phần Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:Ths. Vũ Tấn Phương (chủ biên)

KS. Nguyễn Viết Xuân

Ths. Hoàng Việt Anh

CN. Trần Thị Thu Hà

THAM GIA THỰC HIỆN:GS. TS. Mai Đình Yên

KS. Phùng Tửu Bôi

CN. Đào Lê Huyền Trang

MỤC LỤC

2

Page 3: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

1. GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................................5

1.1. Mở đầu---------------------------------------------------------------------------------------------------------------5

1.2. Mục tiêu và nội dung--------------------------------------------------------------------------------------------5

1.3. Phương pháp luận------------------------------------------------------------------------------------------------7

2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM.....................................................7

2.1. Đặc điểm về tài nguyên rừng ở Việt Nam---------------------------------------------------------------7

2.2. Đặc điểm cơ bản của các hệ sinh thái rừng Việt Nam---------------------------------------------10

3. THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...............................................................................................................................16

3.1. Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu-------------------------------------------------16

3.2. Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam--------------------------------------------19

3.3. Tác động của tiềm tàng của BĐKH----------------------------------------------------------------------20

4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP.....24

4.1. Tác động tiềm tàng của BĐKH đến thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng-----------------------------------------------------------------------------------------------------------24

4.2. Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học lâm nghiệp------------------------------------------30

4.3. Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng---------------------------------------------------------32

4.4. Tác động của BĐKH đối với nguy cơ sâu bệnh hại rừng----------------------------------------35

4.5. Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn---------------------------------------38

5. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP....40

5.1. Giải pháp ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp----------------------------------------------------40

5.2. Giải pháp ứng phó với tác động của mực nước biển dâng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn----------------------------------------------------------------------------------------------------------------43

6. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015..................44

6.1. Chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp--------------------------------------------------44

6.2. Các hoạt động ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp--------------------------47

6.3. Chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp---------------------------50

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................51

7.1. Kết luận------------------------------------------------------------------------------------------------------------51

7.2. Kiến nghị-----------------------------------------------------------------------------------------------------------53

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................54

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ TÍNH

3

Page 4: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

ADB Ngân hàng Phát triển châu ÁAIACC Đánh giá tác động và thích ứng với biến đổi khí hậuAPN Mạng lưới nghiên cứu Biến đổi toàn cầu khu vực châu Á Thái Bình

Dương BĐKH Biến đổi khí hậuCCAM Mô hình khí tượng ba chiều CCCM Mô hình biến đổi khí hậu Ca-na-đa CECI Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Ca-na-đa COP Hội nghị các bên CSIRO Tổ chức nghiên cứu khoa học, sức khỏe cộng đồng và công nghiệp Úc DANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch DEFRA Cục Môi trường, lương thực và Nông thôn Vương quốc Anh DFID Cục Phát triển quốc tế Vương quốc Anh FAO Tổ chức Nông lương Thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội GFDL Thí nghiệm Động lực Địa vật lý chất lỏng IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậuKNK Khí nhà kínhKTTV&MT Khí tượng Thủy văn và Môi trườngNASA Cơ quan hàng không vũ trụ MỹPRECIS Hỗ trợ thông tin khí hậu vùng cho các nghiên cứu ảnh hưởng UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp QuốcUNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp QuốcUNFCCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậuVAA Đánh giá tổn thương và thích ứngVCMP Chương trình bản đồ khí hậu Việt NamWB Ngân hàng thế giớiWHO Tổ chức y tế thế giới km Ki lô mét mm Mi li mét ppm Phần triệuppb Phần tỷ

4

Page 5: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

1. GIỚI THIỆU CHUNG1.1. Mở đầu

Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra. Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.

Hiện nay, chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về khí hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng dần, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh ở nhiều quốc gia, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin giữa các lĩnh vực ngày càng được mở rộng. Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và gây ra những thay đổi lớn trong sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật trong tự nhiên.

Lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là duy trì và bảo vệ môi trường toàn cầu, chống lại sự ấm lên của trái đất. Biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp và tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, vùng và các quốc gia. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia sẽ bị tác động mạnh do biến đổi khí hậu.

Để phát triển bền vững trong nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, vấn đề đặt ra là cần có các phân tích, hiểu biết về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó tới dân sinh, kinh tế và xã hội; phải xem tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu là một nhân tố cấu thành trong xây dựng chiến lược phát triển, chính sách và các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra.

Nhằm làm rõ vấn đề này, báo cáo này tập trung phân tích các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp, làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng chính sách và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam.

Báo cáo phân tích bao gồm các phần chính: Giới thiệu chung; Tổng quan hiện trạng rừng Việt Nam; Thực trạng và xu hướng BBĐKH; Phân tích tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH; Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH; kiến nghị cơ chế chính sách cho kế hoạch hành động của ngành nhằm giảm thiểu và thíưch ứng với tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp; Kết luận và kiến nghị.

1.2. Mục tiêu và nội dungMục tiêu của báo cáo là nhằm:

Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH đã công bố và các tư liệu hiện có;

5

Page 6: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm ứng phó với tác động của BĐKH trong lâm nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đề ra, các hoạt động dưới đây được thực hiện:

Hoạt động 1: Thu thập, tổng hợp các tài liệu và thông tin liên quan Trong nội dung này, việc nghiên cứu sẽ tập trung vào thu thập và tổng quan các tài liệu và thông tin hiện có liên quan phục vụ cho việc phân tích các tác động của BĐKH. Việc phân tích sẽ đuợc thực hiện bởi các chuyên gia chuyên sâu cho từng lĩnh vực. Những thông tin và dữ liệu sau đây sẽ được thu thập để xem xét và phân tích:

1. Dữ liệu liên quan đến khí hậu: Dữ liệu lịch sử về điều kiện khí hậu cho 9 vùng sinh thái trong giai đoạn

1970 – 2008 (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, mực nước biển, bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, v.v)

Kịch bản biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng theo mỗi vùng sinh thái) cho giai đoạn 2010 – 2050;

2. Dữ liệu và thông tin liên quan đến Lâm nghiệp: Thay đổi diện tích rừng (1943-2008); Phân bố của từng loại rừng theo vùng (diện tích, loài cây, v.v) Các đặc điểm sinh thái về sự phân bố của các loại rừng ; Biện pháp kỹ thuật cho việc phát triển và quản lý rừng; Các chế độ quản lý rừng (sở hữu, quản lý, v.v); Đầu tư và kinh doanh rừng (sản phẩm, doanh thu, vốn đầu tư; chi phí định

mức cho trồng và quản lý rừng) Các thiệt hại (cháy rừng, ngập lụt, sâu bệnh, v.v); Các khía cạnh xã hội (dân số sống dựa vào rừng, thu nhập, v.v) Cở sở hạ tầng Lâm nghiệp (Hệ thống theo dõi cháy rừng, sâu bệnh, dịch

bệnh, v.v) Kinh nghiệm trong việc phòng chống bão và lụt của địa phương và quốc

gia; Kế hoạch, chính sách về quản lý rừng, các dự án đầu tư cũng như các tài

liệu khác về chính sách thích ứng và giảm thiểu Biến đổi khí hậu;

Hoạt động 2: Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH Hợp phần này nhấn mạnh vào phân tích các tác động tiềm tàng gây ra bởi BĐKH đối với lâm nghiệp. Phân tích này được tiến hành dựa trên các kịch bản BĐKH và các tư liệu sẵn có. Các hoạt động của hoạt động này bao gồm:

1. Tổng quan các tài liệu và kiến thức khoa học hiện có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam;

2. Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Lâm nghiệp, bao gồm:

Sự thay đổi ranh giới phân bố của các loại rừng tự nhiên;

Sự thay đổi ranh giới phân bố của rừng ngập mặn vùng cửa sông và ven biển;

6

Page 7: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Nguy cơ cháy rừng tự nhiên và rừng trồng;

Nguy cơ sâu bệnh hại với rừng trồng;

Nguy cơ với đa dạng sinh học ở hệ sinh thái rừng tự nhiên 3. Tổ chức các cuộc họp và hội thảo nhằm tham khảo ý kiến và thảo luận về các

tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với ngành lâm nghiệp.

Hoạt động 3: Phân tích các biện pháp thích ứng và các chính sách liên quan Hoạt động này sẽ tập trung vào đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bao gồm các hoạt động dưới đây:

1. Tổng quan và phân tích các hiện tượng khí hậu cự đoan trong quá khứ và các giải pháp ứng phó của ngành Lâm nghiệp.

2. Phân tích các hoạt động và chính sách đang thực hiện liên quan tới ứng phó với biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp;

3. Đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp.

4. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các giải pháp và chính sách ứng phó với BĐKH cho ngành Lâm nghiệp.

1.3. Phương pháp luậnDo sự hạn chế tài liệu liên quan đến tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp ở Việt Nam và sự hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực tài chính cho nghiên cứu, nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các tài liệu sẵn có.

Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng để phân tích các thông tin, dữ liệu và các kinh nghiệm có liên quan để phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp.

Ngoài ra một số cuộc họp và hội thảo chuyên đề sẽ được tổ chức để tham khảo ý kiến các bên liên quan và thảo luận sâu về các vấn đề nghiên cứu. Trong các cuộc họp và hội thảo, những chuyên gia và các tổ chức liên quan sẽ được mời tham dự để cho ý kiến về các vấn đề tác động của BĐKH và các giải pháp ứng phó BĐKH.

2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM2.1. Đặc điểm về tài nguyên rừng ở Việt NamViệt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên phần đất liền là 32.894.398 ha, với bờ biển dài 3.260 km, chạy suốt từ miền Bắc (Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh) vào phía Nam (mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau). Năm 1943, lần đầu tiên số liệu về tài nguyên rừng Việt Nam được một học giả người Pháp là Maurand công bố. Tài liệu này cho thấy diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1943 là khoảng 14,3 triệu ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích toàn lãnh thổ. Tác giả cũng cho rằng ngoài tính đa dạng của hệ thực vật thì tài nguyên rừng Việt Nam có thể được đánh giá là rất dồi dào và có tính bền vững cao.

Từ năm 1979 đến năm 1984, lần đầu tiên Việt nam thực hiện cuộc điều tra tài nguyên rừng cấp quốc gia thông qua dự án VIE/76/014 do FAO hỗ trợ về kỹ thuật và

7

Page 8: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

tài chính. Kết thúc dự án năm 1984, diện tích rừng Việt Nam được xác định là khoảng 10 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm diện tích chủ yếu với khoảng 9,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 600 ha. Đến năm 1995, số liệu về kiểm kê đánh giá diễn biến tài nguyên rừng quốc gia cnho thấy diện tích rừng Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 8,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 1 triệu ha.

Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy diện tích rừng Việt Nam có đã bị giảm mạnh trong giai đoạn 1943 – 1995. Trong giai đoạn này, Việt Nam mất khoảng 5 triệu ha rừng và độ che phủ của rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28%. Tốc độ mất rừng bình quân cho giai đoạn này được ước tính là khoảng 100.000 ha/năm. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2008, diện tích rừng Việt Nam liên tục gia tăng. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy năm 1999 Việt Nam có tổng diện tích rừng là khoảng 10,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9,4 ha và diện tích rừng trồng là 1,5 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 33%. Đến năm 2005, diện tích rừng Việt Nam là khoảng 12,6 triệu ha với độ che phủ là 37% và diện tích rừng công bố năm 2008 lag khoảng 13 triệu ha với tỷ lệ che phủ là khoảng 39% (Bộ NN&PTNT 2009). Chi tiết về diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam được thống kê tại bảng 1.

Bảng 1. Diễn biến diện tích và che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2008

NămTổng số Dịên tích theo loại rừng (ha)

Diện tích (ha) Che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng

1943 14.300 43,0 14.300 0

1976 11.169 33,0 11.077 92

1980 10.908 32,1 10.486 422

1985 9.892 30,0 9.308 584

1990 9.175 27,0 8.430 745

1995 9.302 28,0 8.252 1.050

1999 10.915 33,2 9.444 1.471

2002 11.784 35,0 9.865 1.919

2003 12.095 36,1 10.005 2.090

2004 12.306 36,7 10.088 2.218

2005 12.616 37,0 10.283 2.333

2006 12.723 38,0 10.304 2.419

2007 12.836 38,2 10.283 2.553

2008 13.118 38,7 10.348 2.770

Mặc dù diện tích rừng Việt Nam đã được nâng lên đáng kể trong kể từ năm 1995 đến nay nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp. Số liệu thống kê năm 2004 cho thấy chỉ có 7% diện tích rừng là rừng “nguyên sinh” và gần 70% diện tích còn lại là rừng thứ sinh nghèo (Cục kiểm lâm 2004). Năng lực sản xuất gỗ của rừng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về gỗ cho sản xuất, chế biến đồ gỗ sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chất lượng rừng suy giảm còn còn được biểu hiện thông qua sự suy giảm về

8

Page 9: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

năng lực phòng hộ của rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và sự suy thoái về đa dạng sinh học, đặc biệt là những loài cây quý hiếm và đặc hữu của rừng vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Xét về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng Việt Nam được cho là nơi có đa dạng sinh học cao. Tính đa dạng về thực vật và động vật là một trong những nhân tố quyết định tính đa dạng về hệ sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam.

Về khu hệ thực vật, ngoài những yếu tố bản địa đặc hữu, Việt nam còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ - Hymalaya, Malaixia – Inđônexia và các vùng khác kể cả ôn đới. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc 2524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật dự đoán con số loài thực vật ở nước ta có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng 7000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt nam chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thực vật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997), có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá trị thương mại. Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn về kinh tế và khoa học. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểm nghèo. Theo thống kê ban đầu, đã phát hiện được 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho tananh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo.

Về động vật, theo Đặng Huy Huỳnh (1997), nước ta có khoảng 11.050 loài động vật bao gồm 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim (nếu tính cả phân loài thì khu hệ chim nhiệt đới nước ta lên đến 1.040 loài và phân loài), 260 loài bò sát và 82 loài ếch nhái, khoảng 7.000 loài côn trùng và hàng nghìn loài động vật đất, đặc biệt có nhiều ở đất rừng v.v. Theo báo cáo của Tổ chưức bảo tôồ tài liệu của IUCN/CNPPA (1986) khu hệ động vật Việt Nam khá giầu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài và phân loài đặc hữu (Eudey 1987).Theo Mackinon, trong vùng phụ có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam.

Có thể thấy tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng Việt Nam là rất cao, đặc biệt trong những năm gần đây các nhà khoa học còn liên tục phát hiện thêm được nhiều loài động, thực vật mới rất có giá trị về đa dạng sinh học cũng như lĩnh vực bảo tồn. Có 5 loài thú mới là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus trươngsonensis), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi) và Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea); 3 loài chim mới là Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu Kon Ka Kinh (G. konkakinhensis) đã được phát hiện trong vòng 30 năm ở Việt Nam. Cũng trong thời kỳ này, nhiều loài mới thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư, cá và động vật không xương sống cũng đã được mô tả, trong đó có 6 loài cua mới (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2005).

Trong những năm vừa qua, nhiều loài thực vật mới cũng đã được phát hiện ở

9

Page 10: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 – 2002, có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đã được mô tả. Thêm vào đó có 2 họ, 19 chi và hơn 70 loài đã được ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan với 3 chi mới và 62 loài mới được mô tả, 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có Lan hài (P. hangianum) là một loài đặc hữu và đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam . Cũng có 1 chi mới và 3 loài mới cho khoa học thuộc ngành hạt trần được mô tả, 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh lục thực vật của Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).

Mặc dù các hệ sinh thái rừng Việt Nam sở hữu sự giàu có về đa dạng sinh học, nhưng sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị đe doạ có nguy cơ tuyệt chủng như: Bách xanh, Thuỷ tùng, Thông hai lá dẹt v.v… Không chỉ những loài cây gỗ lớn mà cả nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ như các loài cây làm thuốc chữa bệnh (dược liệu): Sa nhân, Hà thủ ô đỏ, Sâm Ngọc Linh v.v… cũng ngày càng cạn kiệt. Động vật rừng cũng đang hiếm dần. Nhiều loài động vật rừng quý hiếm cũng đang bị đe doạ tuyệt chủng như Tê giác một sừng, Bò xám, Hổ, Voi v.v…Nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh đang bị khai thác lậu. Phần lớn rừng còn lại hiện nay là rừng thứ sinh nghèo. Bảo vệ rừng là biện pháp cơ bản quyết định đến việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.

2.2. Đặc điểm cơ bản của các hệ sinh thái rừng Việt NamTheo phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật nước ta có 4 quần hệ, trong đó có 2 lớp quần hệ liên quan đến rừng là: rừng rậm và rừng thưa. Mỗi lớp quần hệ lại chia thành các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ lại được chia thành các phân quần hệ và dưới đó là quần hợp. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại như trên, thảm thực vật rừng Việt Nam được phân thành 2 loại là rừng rậm và rừng thưa.

Căn cứ theo các bậc phân loại kiểu thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1998) đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu, trong đó có 10 kiểu liên quan đến quần thể rừng. Những đơn vị phân loại này chưa phải là đơn vị phân loại cơ bản. Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại có nhiều kiểu phụ với nhiều phức hợp, ưu hợp, quần hợp khác nhau. Do vậy sẽ có nhiều hệ sinh thái cụ thể khác nhau. Dưới đây chỉ giới thiệu những hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu quan trọng đối với sản xuất lâm nghiệp, đa dạng sinh học và khá nhạy cảm với các điều kiện môi trường thay đổi, nhất là trong bối cảnh BĐKH.

2.2.1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở các tỉnh vùng trung du và miền núi Việt Nam, đó là: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên v.v. Ở miền Bắc, kiểu rừng này này phân bố ở độ cao dưới 700 m và ở miền Nam phân bố ở độ cao dưới 1000 m so với mực nước biển. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố và thích hợp với những khu

10

Page 11: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

vực có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 20 – 25OC, nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất dao động trong khoảng 15 – 20OC, nhiệt độ không khí trung bình tháng nóng nhất từ 30 – 35OC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 2500 mm, nhiều vùng có lượng mưa rất cao từ 3000 – 4000 mm, hàng năm không có tháng hạn, tháng kiệt mà chỉ có 3 tháng khô, chỉ số khô hạn chung là 3 – 0 – 0. Đất trong kiểu rừng này là đất địa đới của vành đai nhiệt đới ẩm vùng thấp, đất đỏ vàng Feralit hoàn toàn thành thục, sâu, dày, không có tầng đá ong; đất đỏ hung (terra rossa) nhiệt đới phong hóa trên đá vôi và trên đất bồi tụ trong thung lũng dưới chân các núi đá vôi. Các loại đất này thường được phát triển trên đá mẹ nai (gneiss), phiến thạch mica (micaschiste), phiến sa thạch (gres schisteux), vi hoa cương (microgranit), lưu vân (rioolit), hoa cương (granit), huyền vũ (bazan), v.v. Kiểu rừng nhiệt đới này có tính đa dạng sinh học cao cả về đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong kiểu rừng này có nhiều loài động thực vật rừng quý hiếm, có loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo tồn nghiêm ngặt.

2.2.2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới này phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ Việt Nam, tại các tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ v.v. Ở miền Bắc phân bố ở độ cao dưới 700 m và ở miền Nam là dưới 1000 m so với mực nước biển. Trữ lượng rừng nguyên sinh có thể đạt đến 300 – 400 m3/ha. Tổ thành rừng có nhiều loài cây rừng nhiệt đới có giá trị trong đó có nhiều loài cây bản địa đặc hữu của Việt Nam, có nhiều loại thực vật, động vật rừng quý hiếm và lâm sản nhiệt đới ngoài gỗ lớn như dược liệu quý, nhiều loài cây cho tinh dầu, nhựa, chất béo, ta nanh v.v…Kiểu rừng này xuất hiện tại những vùng khí hậu có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 20 – 25OC, nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất là 15 – 20O C, nhiệt động không khí trung bình tháng nóng nhất khoảng 30 – 35OC; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1200 – 2500 mm và độ ẩm trung bình thấp nhất lớn hơn 85%. Mùa hạn kéo dài từ 1 – 3 tháng với lượng mưa dưới 50 mm và một tháng có lượng mưa dưới 25 mm, chỉ số khô hạn chung là (1-3)-(0-1)-(0). Đất trong kiểu rừng này là đất đỏ vàng Feralits, tầng đất dầy phát triển trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch, sa diệp thạch, badan, phù sa cổ, kể cả đất đá vôi hung đỏ, đất nâu đen v.v.

Kiểu rừng này cũng có tính đa dạng sinh học cao. Có nhiều thực vật và động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều vấn đề khoa học như quy luật tái sinh, diễn thế rừng, quy luật sinh trưởng của cây rừng và rừng nhiệt đới v.v… vẫn cần được phát hiện và khám phá.

2.2.3. Kiểu rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi

Diện tích rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi), ở Việt Nam có khoảng 1.152.200 ha,

11

Page 12: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

trong đó diện tích rừng che phủ 396.200 ha (34,45%), (theo Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1999). Núi đá vôi phân bố trong 24 tỉnh và thành phố nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có núi đá vôi là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nguyễn Huy Phồn và cộng sự (1999) đã phân vùng núi đá vôi thành 5 vùng như sau: Vùng Cao Bằng – Lạng Sơn, vùng Tuyên Quang – Hà Giang, vùng Tây Bắc – Tây Hòa Bình – Thanh Hóa, vùng Trường Sơn Bắc và vùng quần đảo; phân bố theo đai độ cao từ vài chục mét lên đến 1200 m so với mực nước biển.

Các vùng núi đá vôi có điều kiện sinh thái khá phức tạp, ngoài chế độ khí hậu chung cho toàn khu vực, do địa hình vùng núi đá vôi phức tạp nên có những đặc điểm khác biệt và tạo nên những tiểu vùng vi khí hậu. Đây là một qui luật phi địa đới, đặc trưng cho hệ sinh thái nhạy cảm trên núi đá vôi ở Việt Nam. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20OC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của vùng núi đá vôi là tháng 6 và tháng 7, trong khi đó tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Theo đai độ cao, vùng núi đá vôi ở Việt nam có những chế độ mưa, ẩm khác nhau. Ở đai thấp có chế độ mưa ẩm với lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 2500 mm, độ ẩm không khí trung bình 85%. Hiện nay chưa có số liệu khí hậu ở vành đai núi cao.

Các khu vực núi đá vôi hình thành trên nền đá mẹ là đá vôi mà thành phần cơ giới nặng là đất đỏ hung nhiệt đới. Địa chất đai cao của khu vực núi đá vôi cũng giống như ở đai thấp đó là đá đỏ hung nhiệt đới nhưng phong hóa trên đá vôi và đôlômit. Ở những nơi có hiện tượng xói mòn xảy ra, thành phần thổ nhưỡng là đất đen xương xẩu trên núi đá vôi (renđzina).Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới rừng núi đá vôi sẽ gây ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao, nhiều loài mới cả động và thực vật trong thời gian gần đây được công bố là thành phần của kiểu rừng núi đá vôi.

2.2.4. Kiểu rừng lá kim tự nhiên

Rừng lá kim tự nhiên chiếm diện tích khoảng 148.024 ha (chiếm 0,45% diện tích toàn quốc) và có hai loại: Kiểu rừng lá kim á nhiệt đới núi thấp phân bố chủ yếu ở vùng núi như Yên Châu, Mộc Châu (Sơn La), Nghệ An, Hà Giang, Đà Lạt (Lâm Đồng) v.v….và kiểu rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai), Tuần Giáo (Lai Châu), Hà Giang, Tây Côn Lĩnh (Cao Bằng), Chư Yang Sinh (Nam Trung Bộ), Lâm Đồng v.v…Đối với rừng lá kim á nhiệt đới thì phân bố ở độ cao từ 600 – 1000 m (Thông nhựa), ở độ cao trên 1000 m đối với thông ba lá ở khu vực miền Bắc. Ở miền Bắc, thông nhựa phân bố xuống vùng thấp gần biển như Nghệ An, Quảng Ninh; ngoài ra thông ba lá còn xuất hiện ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) ở độ cao khoảng trên 1000 m. Rừng lá kim ôn đới phân bố ở độ cao trên 1600 m (miền Bắc) và trên 1800 m so với mực nước biển (ở miền Nam).

Vành đai khí hậu á nhiệt đới núi thấp còn chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

12

Page 13: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Vành đai khí hậu này ở miền Bắc trên độ cao từ 700 – 1600 m và ở miền Nam từ 1000 – 1800 m so với mực nước biển. Trong các vành đai này, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 15 – 20O C, nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn 15O C ở miền Bắc và dưới 20O C ở miền Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến dao động trong khoảng 600 – 1200 mm; có từ 4 -6 tháng mùa khô, mùa hạn từ 1 – 2 tháng và có một tháng kiệt, chỉ số khô hạn chung là (4 – 6) (1 – 2) (1). Đối với vành đai khí hậu ôn đới, ở độ cao trên 1600 – 2400 m ở miền Bắc và 1800 – 2600 m ở miền Nam, các số liệu khí hậu về vành đai này hiện nay chưa được tổng hợp.

Do các kiểu rừng lá kim tự nhiên phân bố ở vành đai cao, địa hình phức tạp, dốc cao hiểm trở nên rất có ý nghĩa trong việc phòng hộ môi trường cho vùng núi thấp và đồng bằng. Về ý nghĩa khoa học, rừng lá kim tự nhiên á nhiệt đới và ôn đới vùng núi đã làm tăng tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.2.2.5. Kiểu rừng thưa cây họ Dầu (rừng Khộp)Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai. Ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh v.v…, tổng diện tích khoảng 375.317 ha chiếm 1,14% diện tích toàn quốc Theo vĩ độ, rừng khộp phân bố từ vĩ độ 14O B (Gia Lai) đến vĩ độ 11O B (Tây Ninh). Theo độ cao so với mực nước biển, rừng khộp phân bố tập trung ở độ cao từ 400 – 800 m.

Rừng khộp thích hợp với những vùng sinh thái có khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh nhưng có một mùa khô điển hình. Tổng tích nhiệt hàng năm từ 7.500 – 9.000OC. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 21 – 27OC. Nhiệt độ không khí tối cao dưới 40OC và nhiệt độ không khí tối thấp không dưới 10OC. Lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến từ 1.200 – 1.800 mm. Chế độ mưa ẩm rất khắc nghiệt. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm đến 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô khắc nghiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm có 4 -6 tháng khô, 1 – 2 tháng hạn và 1 tháng kiệt.

Đất rừng khộp thuộc loại xấu, chủ yếu là các loại đất xám đỏ phát triển trên đá bazan, granit có tầng đất mỏng, kết von mạnh, có nơi đang xuất hiện đá ong. Do xói mòn tầng đất mặt, nhiều nơi có đá lộ trên mặt đất.

Với diện tích khoảng hơn nửa triệu hécta, nhưng rừng khộp được coi là một nguồn tài nguyên rừng đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, tanin, dược liệu v.v…và tài nguyên động vật khác. Các loài cây rừng khộp có tính thích nghi cao với khô hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra loài cây nào khác thay thế. Đây là sản phẩm của tự nhiên đã được chọn lọc qua một quá trình lịch sử lâu dài.2.2.6. Rừng ngập mặnTheo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về rừng ngập mặn đã chỉ rõ về sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều quần xã khác nhau và khoảng 109 loài cây ngập mặn phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt

13

Page 14: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Nam. Trong số đó số cây ngập mặn thực thụ là 37 loài và hơn 70 loài cây tham gia. Giá trị trực tiếp các loài cây ngập mặn đã được thống kê như sau: 30 loài cây cho gỗ, củi; 14 loài cho tanin; 21 loài cây làm dược liệu; 21 loài cho mật nuôi ong, vv… (Đỗ Đình Sâm và cs, 2005)

Rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố rừng ngập mặn Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu, có diện tích khoảng 84.321 ha chiếm 0,26% diện tích toàn quốc. Khu vực I là các vùng rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc, khu vực này được phân chia thành 3 tiểu khu nhỏ khác nhau; khu vực II là khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 2 tiểu khu nhỏ; khu vực III là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tầu bao gồm 3 tiểu khu nhỏ; khu vực IV được tính từ mũi Vũng Tầu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ). Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sát ngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như khí hậu, thủy văn (dòng nước, độ mặn…), địa hình, sản phẩm bồi tụ v.v…

Khu vực I: Là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm biến động lớn (15 – 300C). Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng 1605, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuống đến 1OC. Nhiệt độ là nhân tố chủ đạo không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến tổ thành loài cây rừng ngập mặn. Một số loài cây rừng ngập mặn ở miền Nam không thấy xuất hiện ở đây. Mùa mưa ở khu vực này từ tháng 4 – 5 đến tháng 10 – 11. Tháng khô nhất trong năm là tháng 1 nhưng vẫn có lượng mưa tới 34 mm (Móng Cái) và 20 mm (Hòn Gai). Nhờ vậy mà có lượng nước ngọt phong phú hơn so với miền Nam, thuận lợi cho các loài ngập mặn sinh trưởng và phát triển.

Khu vực II: Tuy là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 1 mùa đông lạnh nhưng nền nhiệt độ ở đây cao hơn hẳn khu vực I, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn khu vực I. Hàng năm có khoảng 2 tháng nhiệt độ không khí trung bình dưới 20OC. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong năm thường trên 15OC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300 – 1900 mm. Đây là khu vực bồi tụ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thuộc vùng bờ biển đồng bằng Bắc Bộ. Vùng ven biển này có cả quá trình bồi tụ và xói lở (Đồng Châu, Thái Bình). Tuy nhiên, do không có hệ thống đảo che chắn như khu vực I và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên gió gây ra tác động lớn trong khu vực này.

Khu vực III: Là vùng ven biển Trung Bộ tiếp giáp liền với dãy núi Trường Sơn. Trừ hai con sông lớn là sông Mã và sông Lam, còn các con sông khác đều ngắn, lượng phù sa ít không đủ để hình thành nên những bãi lầy ven biển, thậm chí có nơi núi tiếp cận ngay với bờ biển. Dốc Trường Sơn phía đông có độ dốc cao và ngắn nên dòng nước chảy mạnh lôi cuốn phù sa theo sóng trôi ra biển, bờ biển không được bồi tụ mở rộng, thậm chí có nơi đất liền còn bị lấn như ở tỉnh Bình Thuận.

Khu vực IV : Có khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm không có mùa đông. Chế độ nhiệt đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo. Tổng tích nhiệt hàng năm

14

Page 15: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

cao, lượng mưa hàng năm trong khu vực phân bố không đều qua các địa phương. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố tương đối đều qua các tháng trong năm. Khu vực này tiếp cận ngay với hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Đồng Nai với nhiều phụ lưu tạo ra nhiều cửa sông bồi đắp một lượng phù sa rất lớn và một lượng lớn nước ngọt từ đất liền ra biển cả. Chính nhờ lượng phù sa bồi tụ này mà hàng năm lấn biển mở rộng thêm đất liền và thềm lục địa. Đây là môi trường tốt cho rừng ngập mặn phát sinh phát triển.

Diện tích rừng ngập mặn được công bố vào các năm 1943 (400.000 ha, tương ứng 100%), 1962 (290.000 ha, tương ứng 72,5%), 1982 (252.000 ha, tương ứng 63%) và năm 2000. Trong vòng 57 năm qua diện tích rừng ngập mặn ở Việt nam đã giảm mất 253.210 ha, chiếm khoảng 62% tổng diện tích rừng ngập mặn của năm 1943. Theo số liệu năm 2000, diện tích rừng ngập mặn chỉ bằng 38% so với năm 1943. Điều này cho thấy tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao, khoảng 4.400 ha/năm (Đỗ Đình Sâm và cs, 2005).

2.2.7. Rừng TràmRừng Tràm phân bố tập trung ở 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên ba vùng là: vùng Đồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp; vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang; vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang. Trong 30 năm từ 1972 – 2001 diện tích rừng Tràm ở đồng bằng sông Cửu Long giảm mất 82.000 ha, còn lại 92.000 ha vào năm 2001.

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao so với mực nước biển dưới 2 m. Nơi đất trũng, độ cao phân bố so với mực nước biển là 0,46 m. Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông, cận xích đạo. Tổng tích nhiệt cả năm từ 9.000 – 10.000OC. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 27OC, ngay cả tháng giêng, nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất cũng đạt đến 22OC. Biên độ nhiệt độ trung bình tháng trong năm chỉ từ 3 – 5OC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38OC (tháng 4 năm 1991) và nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 15OC. Lượng mưa trung bình năm từ1.500 - 2.400 mm. Số ngày mưa trong năm từ 110 - 165 ngày. Lượng mưa phân bố theo mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng mưa chiếm đến 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Đồng Tháp Mười thấp hơn (khoảng 1.500 mm), còn lượng mưa ở vùng Tứ Giác Long Xuyên và U Minh Cà Mau cao hơn (trên 2.000 mm) gây ngập úng phèn ở nhiều địa phương. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong đó ba tháng 1,2 và 3 là những tháng hạn. Lượng bốc hơi cả năm từ 1.000 - 1.200 mm, đặc biệt trong mùa khô lượng bốc hơi gần gấp ba lần lượng mưa. Tháng 3 và tháng 4 có độ ẩm không khí thấp nhất từ 75 - 77%. Mùa này tiềm ẩn nhiều khả năng cháy rừng.

Rừng tràm mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt. Rừng tràm cung cấp gỗ xây dựng, đặc biệt là dùng làm cừ để đóng nền móng vùng đầm lầy, xây đập đắp đê, cung cấp củi, than, than bùn dùng làm phân bón và nhiều lâm sản ngoài gỗ lớn như tinh dầu tràm, mật ong, thú rừng, khỉ, trăn, rắn v.v… nhiều sân chim với nhiều loài

15

Page 16: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

sếu, cò, vạc, diệc, quắm, bồ nông v.v… và đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, thuỷ sản vô cùng phong phú. Đây là một mô hình tự nhiên kết hợp hữu cơ giữa lâm - ngư - nông có tính ổn định nếu không bị tác động phá hoại của con người. Tràm là loài cây rừng bảo đảm tốt yêu cầu "chung sống với lũ" ở đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích hàng trăm ngàn hécta, rừng tràm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, phòng hộ nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.

2.2.8. Rừng tre nứa

Rừng tre nứa phân bố rộng từ vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đến ôn đới, từ 51O vĩ độ Bắc đến 47O vĩ độ Nam. Hầu hết các loài tre nứa đều yêu cầu nhiệt độ ấm và ẩm độ cao nên chúng thường phân bố ở vùng thấp, vùng cao trung bình và tập trung chủ yếu ở 2 bên xích đạo. Trên thế giới có khoảng 1.300 loài thuộc hơn 70 chi, phân bố ở 3 vùng chính: Châu á Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó vùng Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm phân bố tre nứa chiếm khoảng 80% tổng số loài và diện tích toàn thế giới (Lin, 2000). Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các kiểu rừng tre nứa Việt nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế, môi trường và khoa học.

Tre nứa ở Việt Nam có 133 loài thuộc 24 chi, tuy nhiên đây chắc chưa phải là con số đầy đủ. Trong số đã thống kê được, Việt nam có 10 loài trong số 19 loài tre ưu tiên cao để quốc tế có hành động và 6 loài trong 18 loài tre khác được quốc tế ghi nhận là quan trọng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004). Rừng tre nứa bao gồm năm kiểu rừng đặc trưng đó là rừng luồng, rừng vầu, rừng nứa và rừng lồ ô.

Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng năm 1999, rừng tre nứa có diện tích 1,5 triệu ha, chiếm 4,5% diện tích toàn quốc, trữ lượng 8,4 tỷ cây. Rừng tre nứa tự nhiên là 1,4 triệu ha, chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 8,3 tỷ cây; trong đó rừng tre nứa thuần loại 0,789 triệu ha, chiếm 8,36% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 5.863 tỷ cây; rừng hỗn giao 0,626 triệu ha, chiếm 6,63% diện tích, trữ lượng 2.441 tỷ cây (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1999).

3. THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1. Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầuTrước những diễn biến và ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa khôn lường mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho loài người. Năm 1979, Hội nghị khí hậu Quốc tế lần thứ nhất đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước nhận thức về mức độ nghiêm trọng này và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto

16

Page 17: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

(6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990).

Cùng với các bằng chứng khoa học được đưa ra ngày càng nhiều, các hội nghị liên quan đến BĐKH và các tác động của nó ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như cộng đồng quốc tế. Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được UNEP và WHO thành lập. IPCC có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học – kỹ thuật và kinh tế - xã hội liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tượng biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người gây ra.

Năm 1990, IPCC công bố Báo cáo đánh giá đầu tiên về biến đổi khí hậu. Báo cáo đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng quốc tế, nó được sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Công ước này được hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New York vào tháng 9/1992, được 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero và bắt đầu có hiệu lực từ 21/03/1994.

Báo cáo đánh giá thứ 2 về biến đổi khí hậu do IPCC hoàn thành vào năm 1995. Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới. Hội nghị lần thứ 3 của các nước ký kết công ước (COP-3), được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính gây ra do biến đổi khí hậu.

Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về biến đổi khí hậu, báo cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con người lên biến đổi khí hậu ngày càng rõ hơn và đưa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các khu vực trên thế giới.

Báo cáo lần thứ tư của IPCC được công bố vào năm 2007. Trong báo cáo này, IPCC đã khẳng định biến đổi khí hậu là một vấn đề hiển nhiên và không còn tranh luận. Sự biến đổi khí hậu được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc nhiệt độ không khí và nước biển, sự tan băng và nước biển dâng.

Gần đây, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 với chủ đề “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”. Trong báo cáo, UNDP đã khẳng định: đến nay đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm họa sinh thái, cùng với những tác động không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người. Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Bali năm 2007 đã thu hút được số lượng đại biểu tham dự kỷ lục, góp phần thúc đẩy nhận thức của thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu. Mặc dầu nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các chính phủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế nhưng chúng ta phải thừa nhận những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đời sống con người và thiên nhiên là đặc biệt nghiêm trọng và nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường đối với con người là hoàn toàn có thể.

17

Page 18: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính không giảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007). Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng và xâm lấn các vùng đất ven bờ. Tần suất và cường độ hiện tượng ENSO gia tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cường độ và lượng mưa có nhiều bất thường, những vùng mưa nhiều thì trở nên nhiều hơn, cường độ lớn hơn; các vùng hạn hán thì trở nên khô cằn hơn. Khi lượng phát thải khí CO2 tăng gấp đôi, lượng mưa tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và các vùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong năm; ở vĩ tuyến trung bình lượng mưa sẽ tăng khoảng 10 ÷ 20 %. Song song với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, các hệ sinh thái, và đời sống kinh tế xã hội (Bộ NN & PTNT, 2008).

Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Sức khỏe cộng đồng và Công nghiệp Úc (SCIRO) đã ước lượng các phương án biến đổi khí hậu cao, vừa và thấp. Theo đó, ở Đông Nam Á đến năm 2070, nhiệt độ có thể tăng 0,40C (phương án thấp), 10C (phương án vừa) và 20C (phương án cao). Lượng mưa có thể biến động từ 5 – 10% trong mùa mưa và 0 - 5 % trong mùa khô, mực nước biển sẽ tăng từ 15 đến 90 cm theo các phương án biến đổi khí hậu từ thấp đến cao.

Trong dự án mang mã số AS07 của chương trình AIACC (Assessments of Impacts and Adaptation to Climate Change) nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Kông do Cơ quan START vùng Đông Nam Á (SEA START RC) thực hiện, mô hình khí hậu khu vực có độ phân giải cao CCAM đã được sử dụng để xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, thông qua các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ và gió.

Trong 200 năm qua nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng thêm một phần ba so với thời kỳ tiền công nghiệp, vào khoảng 372 ppm. Nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính khác cũng tăng do hoạt động của con người, cách đây 200 năm nồng độ khí CH4 là 800 ppb, còn bây giờ là 1.750 ppb. NOx cũng tăng lên từ 270 ppb lên 310 ppb. Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong đó có khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu (IPCC, 2007).

Hoạt động của con người trong 200 năm qua đã làm tăng 50% nồng độ các KNK trong khí quyển so với thời kỳ trước công nghiệp. Việc tăng nhanh lượng phát thải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch diễn ra từ những năm 1950 do nhu cầu sử dụng năng lượng tăng khi dân số thế giới tăng nhanh. Từ năm 1970 đến năm 2004 khí CO2 trên toàn thế giới tăng 70% (IPCC, 2007). Bên cạnh đó sự gia tăng các KNK còn bắt nguồn từ đốt phá rừng, sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái ven biển, đặc

18

Page 19: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

biệt là đất ngập nước (chiếm khoảng 10% lượng phát thải các KNK) dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu (Nguyễn Hữu Ninh, 2008).

Các KNK phát thải từ các hoạt động không hợp lý của con người tác động tới nhiều mặt của đời sống con người, các hệ sinh thái, v.v và trầm trọng nhất là hiện tượng trái đất đang nóng dần lên. Số liệu quan trắc về sự BĐKH từ năm 1850 đến năm 2000 cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,74OC, trong đó nhiệt độ tại hai vùng cực tăng gấp 2 lần so với nhiệt độ tăng trung bình trên toàn cầu. Dự báo biên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể trong khoảng 1,1 – 6,4OC, đây là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 10.000 năm qua của loài người và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các vùng, các quốc gia trên thế giới (IPCC, 2007). Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanh hơn trong những thập niên tới. Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm (IPCC, 2007).

3.2. Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt NamNghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi Viện Khí tượng và Thủy văn và được bắt đầu từ năm 1990. Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường năm 2009, từ các số liệu quan trắc về khí hậu trong nhiều năm cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau:

Về nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7OC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6OC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3OC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 (là từ 0,4 - 0,5OC).

Về lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau; có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.

Về mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

Về số đợt không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

19

Page 20: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Về bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.

Về số ngày mưa phùn: Trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.

Xu hướng khí hậu ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu. Trên cơ sở này các kịch bản BĐKH cho Việt Nam và các khu vực của Việt Nam đã được xây dựng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Các dự báo về BĐKH ở Việt Nam trong thế kỷ 21 được tóm tắt như sau:

Nhiệt độ sẽ tăng khoảng 0,3 - 0,5OC vào năm 2020; 1,0 - 2,0OC vào năm 2050 và 1,6 - 2,6OC vào năm 2100. Những khu vực có mức độ tăng nhiệt độ cao nhất là Tây Bắc và Bắc Trung Bộ;

Lượng mưa mùa mưa biến động vào khoảng 0 - 10% vào các năm nói trên. Nơi có mức độ biến động lớn nhất về lượng mưa là Trung Bộ (Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và phần phía Bắc của Nam Trung Bộ);

Nước biển dâng cao thêm khoảng 5 cm cho mỗi thập kỷ và sẽ dâng 28 - 33 cm vào năm 2050 và từ 65 – 100 cm vào năm 2100;

Gần đây, một số kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu ở Việt Nam đưa ra nhận định là: Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng trên toàn bộ các vùng khí hậu, với mức trung bình từ 2,3 đến 2,8OC. Các tháng mùa lạnh có mức độ biến đổi và tăng dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

3.3. Tác động của tiềm tàng của BĐKH IPCC (2007) cho rằng đã có đầy đủ chứng cứ về tác động của BĐKH trên toàn bộ các lục địa và hầu hết các đại dương, đối với các hệ sinh thái tự nhiên và lục địa. Trong những thập kỷ tới, với diễn biến của các yếu tố khí hậu như đã đề cập ở trên, các tác động tiềm tàng chủ yếu của biến đổi khí hậu có thể được khái quát như sau:

Vào giữa thế kỷ 21, dòng chảy của các dòng sông tăng lên 10 – 40% ở các vĩ độ cao và vùng nhiệt đới ẩm ướt và giảm đi 10 – 30% ở các vĩ độ trung bình và vùng nhiệt đới khô;

Khoảng 20 – 30% loài cây và vật nuôi chịu nhiều rủi ro hơn do nhiệt độ tăng lên; Sản lượng cây trồng tăng lên chút ít ở các vùng vĩ độ cao và vĩ độ trung bình

nhưng lại giảm đi ở những vùng vĩ độ thấp; Ngập lụt, xói lở tăng lên rõ rệt ở các vùng ven biển; Cán cân giữa lợi nhuận và chi phí của các ngành công nghiệp càng thiên về giá trị âm; Tỷ lệ tử vong do bão lũ, hạn hán tăng lên, tỷ lệ người bệnh tật, ốm đau nhiều

lên; Các vùng Trung Á, Nam và Đông Nam Á tài nguyên nước mặt của các con

sông lớn sẽ giảm; Lũ lụt sẽ đe dọa nghiêm trọng các vùng châu thổ lớn ở Nam Á, Đông Nam Á; Biến đổi khí hậu kết hợp với đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế

sẽ gây áp lực lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường khu vực này; Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng các loại bệnh mới và số người tử vong do các

bệnh lạ xuất hiện kết hợp với thiếu lương thực và thiếu nước và khả năng phòng bệnh kém của các cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em và người già.

20

Page 21: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Như vậy, có thể thấy BĐKH sẽ tác động lên một số hệ sinh thái tự nhiên và một số ngành gồm tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế và sức khỏe con người. Tác động và ảnh hưởng gây ra bởi BĐKH tới yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội được khái quát hóa như sau (xem hình 1):

Hình 1. Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực (IPCC, 2007)Hệ sinh thái rừng tự nhiên chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt trái đất, khoảng 3,9 tỷ ha (FAO, 2000). Trong một vài thập niên tới, BĐKH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái rừng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới bị thu hẹp ở mức báo động. Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sự tương tác và tiến hóa qua hàng triệu năm giữa các yếu tố của tự nhiên, trong đó khí hậu đóng vai trò chủ đạo. BĐKH với sự tăng nhiệt độ không khí, thay đổi lượng mưa và mực nước biển dâng cao sẽ làm cho thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Những biến đổi này có thể là: ranh giới giữa các loại rừng thay đổi. Ở khu vực bắc Châu á, rừng có thể dịch chuyển mở rộng lên phía Bắc; một số loài cây sẽ không thích nghi kịp sẽ bị tuyệt chủng dẫn đến sự suy giảm các hệ sinh thái động thực vật; một số loài có thể phải tự thích nghi với môi trường khắc nghiệt, mực nước biển dâng sẽ làm thu hẹp ranh giới một số loại rừng ngập mặn; và các nguy cơ về cháy rừng và phán tán sâu bệnh hại có xu hướng gia tăng.

Việt nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và là một trong 5 quốc gia chịu những ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra (Ngân hàng Thế giới, 2008). Theo dõi diễn biến của hiện tượng El Nino cho thấy, năm 1997 – 1998 hiện tượng này đã làm cho nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 34 tỷ USD, làm chết 24.000 người. Tại khu vực Đông Nam Á, El Nino đã gây hạn hán gay gắt; riêng tại Việt Nam El Nino gây hạn hán nghiêm trọng cho các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại trên 312 triệu USD. Ở Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng các trận lũ tăng 1,4 lần so với trung bình. Trong các đợt El Nino mạnh, hạn hán đông xuân thường xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng cả 3 miền.

21

Page 22: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Báo cáo của Bộ NN&PTNT về “Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, nông thôn và định hướng hành động của ngành NN&PTNT” tại hội thảo “Hướng tới Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu” cho thấy, trong 10 năm gần đây, hạn hán đã hoành hành gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp của nhiều địa phương, đặc biệt là miền Trung và Tây Nguyên, theo số liệu thống kê các tỉnh, đợt hạn từ cuối năm 1997 đến tháng 4/1998, thiêt hại của các tỉnh miền Trung tính riêng lĩnh vực lâm nghiệp đã lên tới 1.400 tỷ đồng. Ngoài ra, các chi phí cho phòng chống hạn cuối năm 1997 và năm 1998 là gần 1.000 tỷ đồng. Trong 5 năm gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp dưới mức lịch sử trong vòng 100 năm qua.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thiệt hại do thiên tai, chủ yếu là do sạt lở đất, mưa to và bão lũ gây ra ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2007 ước tính lên tới trên 11.600 tỷ đồng, bằng khoảng 1% GDP. Thiên tai đã làm 435 người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.000 héc ta lúa; phá hủy trên 1.300 công trình đập, cống, làm sạt lở và cuốn trôi hơn 1.500 km đê và kênh mương; làm hơn 7.800 ngôi nhà và phòng họp bị sập đổ. Do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở những vùng thiên tai. Năm 2007, cả nước có 723.900 lượt hộ với 3.034.500 lượt nhân khẩu bị thiếu đói. Để khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống người dân vùng bão lũ. Chính phủ phải huy động quỹ dự phòng cứu trợ cho các địa phương bị thiệt hại khoảng 2.500 tỷ đồng và 37.400 tấn gạo. Ngoài ra, các địa phương này còn nhận được sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với tổng số tiền hơn 880 tỷ đồng, 11.100 tấn gạo cùng một khối lượng lớn các nhu yếu phẩm khác. Các con số thống kê trên là một minh chứng rất rõ nét về những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây nên cho cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bộ Tài nguyên môi trường (2003) đã đưa ra Thông báo Quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về BĐKH. Báo cáo chỉ ra rằng việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, sự thay đổi lượng mưa và mực nước biển dâng có thể sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của các hệ sinh thái rừng như:

Mực nước biển dâng có thể làm cho các diện tích rừng ngập mặn suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới rừng tràm và các diện tích đất phèn tại các tỉnh miền Nam Việt Nam;

Có thể có những thay đổi về ranh giới của rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Ví dụ, các diện tích rừng cây họ Dầu (rừng Khộp) có thể được mở rộng ra phía Bắc và lên các vĩ độ cao hơn. Rừng cây lá kim với các loài chịu hạn có thể tiếp tục phát triển do các điều kiện như thiếu độ ẩm đất, bốc hơi bề mặt lá ở mức cao do sự gia tăng nhiệt độ;

Sự gia tăng nhiệt độ kết hợp với bức xạ mặt trời phong phú có thể làm cho quá trình quang hợp của cây xanh mạnh lên, sự gia tăng quá trình này làm cho qua trình đồng hoá của cây xanh cũng tăng theo. Tuy nhiên, do sự tăng lên của quá trình bốc hơi nước, độ ẩm đất bị giảm, chỉ số sinh trưởng sinh khối của cây rừng vì thế cũng giảm theo;

22

Page 23: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Nguy cơ tuyệt chủng của động thực vật cũng gia tăng, một số loài thực vật quý hiếm và quan trọng dường như có thể biến mất;

Sự gia tăng nhiệt độ và hạn hán có thể dẫn tới việc gia tăng nguy cơ cháy rừng, gia tăng dịch bệnh và sâu bệnh hại rừng.

Dựa vào các số liệu hiện có, Nguyễn Hữu Ninh (2007) đã tổng quan về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo “Flooding in Mekong river Delta”. Tác giả đã khái quát được các vấn đề như biến đổi khí hậu và lũ lụt, hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Một trong những nhận xét quan trọng của báo cáo là về lâu dài biến đổi khí hậu sẽ tác động đến chế độ thủy văn và sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng vấn đề nghèo đói ở khu vực là rào cản lớn nhất trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Các ngành dễ bị tổn thương nhất do BĐKH được nêu trong báo cáo là nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.

Trong nghiên cứu “Đánh giá tổn thương vùng ven bờ Việt Nam” (1994 – 1996), Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đã phối hợp với các chuyên gia Ba Lan và Hà Lan đánh giá những tổn thương do BĐKH tại các vùng bờ Việt Nam, một số kết quả đáng chú ý như sau:

Sự ảnh hưởng sẽ không giới hạn cho một vùng hoặc một khu vực nào cả, và những ảnh hưởng vùng ven bờ do biến đổi khí hậu gây ra sẽ nghiêm trọng hơn các vùng nội địa;

Các vùng đất thấp sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt hơn, nếu mực nước biển dâng lên thêm 1 m và không có những phương pháp bảo vệ nào thêm được thực hiện thì sẽ có khoảng 40.000 km2 sẽ bị ngập lụt hàng năm;

Các vùng đất ngập nước bị đe doạ và ảnh hưởng bởi nước biển dâng sẽ vào khoảng 17.000 km2, diện tích này chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam. Những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ bao gồm các khu rừng ngập mặn ở Minh Hải, Vũng Tàu và TP. Hô Chí Minh. Khu RAMSAR Xuân Thuỷ và cửa sông Hồng ….

Liên quan đến cháy rừng, số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm cho thấy ngoài những nguyên nhân chủ quan của con người thì BĐKH, đặc biệt là nhiệt độ không khí, hạn hán gia tăng cũng đã làm tăng các nguy cơ cháy cháy. Số liệu thống kê từ trong giai đoạn 1963 – 2008 cho thấy hàng năm diện tích rừng bị cháy là khoảng 14.653 ha, trong đó rừng tự nhiên bị cháy chiếm tới 57%.

23

Page 24: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

05.000

10.00015.00020.00025.00030.00035.00040.00045.00050.00055.00060.00065.00070.000

1963

1964

1965

1966

1967

1968

1969

1970

1971

1972

1973

1974

1975

1976

1977

1978

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Hình 2. Diễn biến diện tích rừng bị cháy ở Việt Nam giai đoạn 1963 - 2008Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, các lĩnh vực kinh tế - xã hội… đặc biệt sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Việt Nam là quốc gia có khoảng hơn 3.200 km bờ biển và sự đa dạng sinh học rất điển hình cho vùng nhiệt đới, đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một quốc gia nhưng trong điều kiện biến đổi khí hậu xảy ra thì các lợi thế này sẽ có những tác động ngược lại đối với nền kinh tế. Như vậy, một nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng là hết sức cần thiết. Chúng ta cần dự đoán được sự dịch chuyển của phân bố các loại rừng nguyên sinh cũng như thứ sinh; mực nước biển dâng sẽ làm thu hẹp và ảnh hưởng tới bao nhiêu diện tích rừng ngập mặn và rừng Tràm; biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật như thế nào; nhiệt độ và mức khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh và dịch bệnh phá hoại cây rừng ra sao. Những đánh giá và dự đoán này là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường nói chung và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng nói riêng ở Việt nam.

4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP4.1. Tác động tiềm tàng của BĐKH đến thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng4.1.1. Sự thay đổi ranh giới phân bố của các hệ sinh thái rừng tự nhiênNghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế cả trên phương diện quốc tế và trong nước. Hầu hết các đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận định của chuyên gia và một vài quốc gia đã sử dụng phương pháp mô hình hóa. Đánh giá của IPCC năm 2007 cho rằng các hệ sinh thái rừng tự nhiên sẽ bị tác động bởi BĐKH. Đó là sự thay đổi ranh giới các kiểu rừng và phân bố. Xu hướng chung là có sự dịch chuyển một số loài cây họ dầu ra phía Bắc do sự ấm lên của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi.

24

Page 25: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Ở Việt Nam mới chỉ có đánh giá sơ bộ về tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam do Trevor H. Booth xây dựng năm 1996 để đánh giá những biến đổi về ranh giới của 3 kiểu rừng tự nhiên quan trọng và có đủ cơ sở dữ liệu để chạy mô hình là: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới và rừng thưa cây họ dầu (Vũ Tấn Phương và cs, 2008).

Về bản chất phương pháp đánh giá này dựa trên các nhu cầu sinh thái của từng kiểu rừng và các kịch bản BĐKH được công bố (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) để xác định vùng khí hậu thích hợp cho các hệ sinh thái rừng. Các nhân tố khí hậu xem xét khi đánh giá bao gồm:

Lượng mưa bình quân năm (mm/năm) Chế độ mưa Các tháng mùa khô (tháng) Nhiệt độ tối cao của tháng nóng nhất (OC) Nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất (OC) Nhịêt dộ trung bình năm (OC)

Kết quả đánh giá về vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của kiểu rừng khộp, rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đối và rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới được tổng hợp ở bảng 4 (Vũ Tấn Phương và cs, 2008). Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số nhận định sau về sự thay đổi ranh giới và diện tích của 3 hệ sinh thái rừng đặc trưng này theo các kịch bán BĐKH vào năm 2020, 2050 và 2100 như sau:

1. Đối với kiểu rừng khộp: Nếu BĐKH xảy ra như kịch bản công bố, rừng khộp sẽ không còn là vùng “đặc

hữu” của Tây Nguyên. Do sự ấm lên của nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, một số vùng phía Bắc sẽ trở nên những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp với sự phát triển của rừng khộp. Với vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên BĐKH sẽ dẫn đến đìeu kiện khí hậu thay đổi theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng khộp. Do đó diện tích rừng khộp ở một số tỉnh Nam Trung Bộ sẽ bị thu hẹp nhanh chóng và có thể chỉ còn phân bố ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và ở một số tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của rừng khộp sẽ chịu tác động theo mỗi kịch bản biến đổi khí hậu. Phân bố của hệ sinh thái rừng này sẽ giảm đi đáng kể nếu BĐKH diễn ra gay gắt hơn. Cụ thể là:

Theo kịch bản BĐKH vào năm 2020, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng khoảng 0,3 – 1,4%, thì diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp vào năm 2020 có xu hướng tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 4,6% diện tích toàn quốc (so với 1,17% tại năm 2000) tương đương với 1.540.000 ha. Một số tỉnh phía Bắc sẽ có điều kiện thời tiết giống với một số tỉnh Tây Nguyên có rừng khộp, biên độ nhiệt giữa các tháng và các mùa trong năm không còn lớn nữa, số tháng mùa khô trong năm có thể tăng lên, sự phân chia mùa khô và mùa mưa sẽ rõ ràng hơn.

25

Page 26: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Theo kịch BĐKH vào năm 2050, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1%), thì diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp có thể trở lại khu vực phân bố nguyên sinh của nó. Trong điều kiện này, miền Bắc sẽ không có khí hậu phù hợp với rừng khộp và do đó rất khó có sự xuất hiện của rừng khộp ở vùng này. Tổng diện tích rừng khộp trên toàn quốc sẽ giảm đi đáng kể, ước tỉnh rừng khộp chiếm khoảng 1,5%, tương đương với khoảng 500.000 ha. Tây Nguyên vẫn là nơi phân bố tập trung và chủ yếu của rừng khộp nhưng các diện tích này có xu hướng bị thu hẹp nhanh chóng.

Theo kịch bản BĐKH vào năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 1,6 - 2,6OC và lượng mưa tăng thêm từ 1,5 - 7,9% thì hệ sinh thái rừng khộp có thể sẽ lại phân bố ở 2 khu vực miền Bắc và miền Nam do những vùng này có khí hậu thích hợp với rừng khộp. Tuy nhiên, diện tích và khu phân bố có khí hậu phù hợp bị thu hẹp đáng kể và ở khu vực Tây Nguyên là nơi phân bố chính của rừng khộp hiện nay sẽ còn lại một diện tích rất nhỏ và đặc biệt có nguy cơ biến mất khỏi khu vực phân bố nếu như biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp hơn. Tổng diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp chỉ còn khoảng 300.000 ha, tức gần 1% (so với 1,17% hiện nay) diện tích toàn quốc.

2. Đối với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:Tác động của BĐKH về sự thay đổi ranh giới của kiểu rừng kín thường xanh

mưa ẩm nhiệt đới cũng rất rõ nét. Các khả năng thay đổi về kiểu rừng này do sự thay đổi về điều kiện khí hậu đối với sự phân bố của nó bao gồm (Vũ Tấn Phương và cs, 2008):

Tới năm 2020, với kịch bản là nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,3 – 1,4% thì phân bố kiểu rừng này sẽ bị thay đổi đáng kể. Diện tích thích hợp về điều kiện khí hậu cho sự phân bố của hệ sinh thái rừng này sẽ được mở rộng ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ và do đó có thể làm tăng diện tích phân bố của kiểu rừng này. Với điều kiện khí hậu thay đổi theo hướng tích cực cho hệ sinh thái rừng này thì diện tích của kiểu rừng này có thể chiếm khoảng 4,44% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng với khoảng 1,5 triệu ha (so với 1,2 triệu ha tại năm 2000).

Năm 2050, với kịch bản nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1% thì diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của kiểu rừng này cũng có những thay đổi giống với kịch bản của năm 2020. Nghĩa là so với năm 2000 thì diện tích của kiểu rừng này có thể sẽ tăng thêm 4,44% và phân bố sẽ mở rộng vào phía Nam. Phần diện tích khí hậu thích hợp cho kiểu rừng này ở khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ gia tăng không đáng kể. Tuy nhiên có một phần diện tích khá lớn ở vùng Nam Bộ có điều kiện khá phù hợp với sự phân bố của hệ sinh thái này.

Vào năm 2100, trong điều kiện có sự thay đổi lớn hơn và khắc nghiệt hơn về nhiệt độ và lượng mưa, cụ thể là nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng thêm từ 1,5 – 7,9% thì phân bố và diện tích của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới bị giảm đi đáng kể ở cả 2 khu vực phân bố

26

Page 27: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

của nó là Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Theo kịch bản này, tổng diện tích thích hợp về khí hậu cho hệ sinh thái này vào năm 2100 chỉ còn khoảng 650 nghìn ha, chiếm khoảng 1,9% diện tích toàn quốc (so với 3,6% năm 2000).

3. Đối với kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới:Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới hiện tại (năm 2000) có diện tích

khoảng 3,83 triệu ha, chiếm khoảng 11,4% diện tích toàn quốc. Kiểu rừng này phân bố khá rộng từ Bắc Trung Bộ tới miền Đông Nam Bộ. Trong 3 kiểu trạng thái rừng nghiên cứu, hệ sinh thái rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất theo các kịch bản khí hậu, đó là ranh giới và diện tích của nó không ngừng giảm ở tất cả các khu vực theo xu hướng tăng dần của nhiệt độ và lượng mưa. Cụ thể là:

Theo kịch bản BĐKH, vào năm 2020 nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,3 – 1,4%, thì diện tích loại rừng này có thể giảm xuống khoảng 2,25 triệu ha tương ứng với tỷ lệ che phủ 6,7% diện tích toàn quốc. Khu vực phân bố suy giảm nghiêm trọng ở vùng Bắc Trung Bộ và không suy giảm rất ít ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Kết quả này cho thấy với sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm ở mức vừa phải thì diện tích thích hợp về khí hậu cho hệ sinh thái này đã có những thay đổi rất lớn ở vùng Bắc Trung Bộ. Vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái này giảm đi đáng kể, còn khoảng 1/2 diện tích so với diện tích phân bố năm 2000.

Năm 2050, với kịch bản nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1% thì diện tích vùng khí hậu phù hợp cho kiểu rừng này cũng giảm đi đáng kể ở khu vực phân bố của chúng. Tổng diện tích thích hợp về khí hậu ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha, chiếm khoảng 3,9% diện tích tự nhiên (diện tích của loại rừng này năm 2000 chiếm 11,4% diện tích tự nhiên toàn quốc). Do vậy, phân bố của kiểu rừng này cũng có thay đổi, diện tích phù hợp về khí hậu ở vùng Bắc Trung Bộ dần biến mất và khu vực có khí hậu phù hợp với phân bố của loại rừng này là ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Với kịch bản BĐKH năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng thêm từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng từ 1,5 - 7,9% thì diện tích thích hợp về khí hậu đối với kiểu rừng này tiếp tục bị suy giảm so với năm 2000, nhưng mức giảm không đáng kể so với kịch bản của năm 2050. Cụ thể, tổng diện tích phù hợp về khí hậu cho kiểu rừng này còn lại khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 3,5% tổng diện tích tự nhiên; so với năm 2050 thì diện tích này giảm đi khoảng 100 nghìn ha, điều này chứng tỏ những diện tích còn lại có mức độ phù hợp cao và đáp ứng được các nhu cầu sinh thái của kiểu rừng này trong điều kiện nhiệt độ và lượng mưa tăng lên khá cao. Phân bố của nó cũng không có sự thay đổi đáng kể, khu vực phân bố chủ yếu vẫn là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

27

Page 28: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Bảng 2. Ước tính diện tích thích hợp về khí hậu cho một số hệ sinh thái rừng theo các kịch bản BĐKH

Loại rừng Hiện tại (2000) Năm 2020 Năm 2050 Năm 2100

ha % ha % ha % ha %

Rừng khộp 375.000 1,17 1.544.154 4,6 504.000 1,5 302.400 0,9

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

1.210.900 3,6 1.492.283 4,441.492.28

34,44 651.480 1,94

Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

3.827.040 11,39 2.251.200 6,71.307.04

03,89 1.179.360 3,51

4.1.2. Sự thay đổi ranh giới vùng thích hợp đối với rừng trồngKhác với hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loài cây rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam có khá đầy đủ các thông tin liên quan đến nhu cầu sinh thái của loài, sinh trưởng, phạm vi phân bố vv…điều này có thể do rừng trồng không có những quan hệ phức tạp về mặt sinh thái, ảnh hưởng qua lại giữa các loài…của các cá thể và quần thể trong rừng tự nhiên.

Tuy nhiên cũng giống như các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nghiên cứu xác định vùng trồng rừng thích hợp do biến đổi khí hậu cho rừng trồng còn rất hạn chế. Vũ Tấn Phương và cs năm 2008 đã lựa chọn và tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của 2 loài cây Lát hoa (Churkasia talbularis) và Thông nhựa (Pinus merkusii) dưới tác động của BĐKH. Tác giả dựa vào đặc điểm sinh thái của loài và kịch bản BĐKH để đánh giá tác động của nó. Dựa trên phần mềm Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam do Trevor H. Booth xây dựng năm 1996. Nhóm nghiên cứu đã xác định các vùng thích hợp về khí hậu theo kịch bản BĐKH cho hai loài cây này. Một số kết quả chính được tóm tắt như sau:

1. Đối với Lát hoa:

Lát hoa là loài cây bản địa có giá trị kinh tế khá cao, phân bố chủ yếu ở miền Bắc. Vùng thích hợp với Lát hoa ở năm 2000 là khoảng 1 triệu ha, chiếm khoảng 3,11% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên tác động của BĐKH sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ đến vùng thích hợp của loài cây này. Các đánh giá cụ thể vào các năm 2020, 2050 và 2100 như sau (Vũ Tấn Phương và cs, 2008):

Theo kịch bản của năm 2020, diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của Lát hoa tăng lên đáng kể. Diện tích phù hợp về khí hậu với Lát hoa chiếm khoảng 3,6% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng với 1,2 triệu ha. Phân bố của Lát hoa không còn xuất hiện ở khu vực Tây Bắc và các tỉnh khu vực Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Thay vào đó nó có thể phân bố chủ yếu ở

28

Page 29: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

khu vực Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…..) và một phần diện tích nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình.

Với kịch bản BĐKH cho năm 2050, diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của Lát hoa giảm đi đáng kể. Diện tích này chiếm khoảng 2% tổng diện tích tự nhiên, tương ứng với 0,7 triệu ha (giảm 1,11% so với diện tích hiện tại). Diện tích vùng thích hợp về khí hậu cho sự phaâ bố của Laá hoa không nằm rải rác mà tập trung chủ yếu ở một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, sát biên giới Việt – Trung. Xu hướng mất dần khu phân bố của Lát hoa là khá rõ nét.

Với kịch bản BĐKH cho năm 2100, khí hậu có thể rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình năm tăng lên đáng kể, từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng 1,4 – 7,9%. Tác động của sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ lên phân bố và diện tích của Lát hoa là rõ nét nhất. Khu vực có điều kiện khí hậu thích hợp cho sự phân bố của Lát hoa còn lại khá nhỏ và không tập trung. Diện tích thíưch hợp về khí hậu còn lại nằm chủ yếu tại tỉnh Hà Giang và có thể là cả Cao Bằng. Diện tích này chỉ còn chiếm khoảng 0,73% tổng diện tích tự nhiên, tương đương với khoảng 0,2 triệu ha.

2. Đối với Thông nhựa:

Ở Việt Nam, Thông nhựa hiện được trồng ở những vùng đồi thấp ven biển, chủ yếu ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Với điều kiện khí hậu hiện tại (năm 2000) thì diện tích phù hợp về khí hậu với Thông nhựa là khoảng 5,4 triệu ha, chiếm khoảng 16% tổng diện tích tự nhiên. Tác động của BĐKH đến vùng thích hợp về khí hậu cho Thông nhựa là khá rõ nét (Vũ Tấn Phương và cs, 2008), cụ thể là:

Vào năm 2020, phân bố và diện tích của Thông nhựa có thể thay đổi khi lượng mưa và nhiệt độ tăng lên. Khu vực thíưch hợp về khí hậu cho sự phân bố của Thông nhựa được mở rộng ra phía Bắc và diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa có thể chiếm tới 17,13% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng khoảng 5,8 triệu ha (hiện tại năm 2000 là 5,4 triệu ha).

Theo kịch bản năm 2050, xu hướng chung là diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của Thông nhựa bị giảm đi nhanh chóng. Các diện tích thích hợp về khí hậu ở vùng Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên dần biến mất và có một phần diện tích nhỏ dịch chuyển lên phía Bắc. Diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa chiếm khoảng 12,61% tổng diện tích tự nhiên, tương đương 4,2 triệu ha.

Theo kịch bản năm 2100, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa tăng lên lần lượt là 1,6 - 2,6OC và từ 1,4 – 7,9% thì diện tích khu phân bố của Thông nhựa giảm đi đáng kể. Diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa chiếm khoảng 6,96% tổng diện tích tự nhiên, tương đương với 2,3 triệu ha. Khu vực phân bố chính là một số tỉnh ở phía Bắc và rải rác ở vùng Nam Trung Bộ.

29

Page 30: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

4.2. Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học lâm nghiệp Báo cáo lần thứ 4 của IPCC nêu rõ, BDKH sẽ tác động đến ĐDSH, đặc biệt là làm tăng nguy cơ diệt chủng của các loài dễ bị tổn thương. Các nhận định chính về tác động “tiềm tàng” của BĐKH đến ĐDSH bao gồm:

BĐKH sẽ gia tăng “o ép” mạnh lên hệ sinh thái và ĐDSH nếu như các HST hệ sinh thái này lại bị các “o ép” khác như: chia cắt các nơi ở, mất hoặc chuyển đổi nơi ở, khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại , ô nhiễm …

BĐKH và nồng độ CO2 không khí đã được quan sát rõ tác động của chúng lên hệ sinh thái tự nhiên và các loài. Một số loài và hệ sinh thái đã chứng tỏ có một số khả năng thích nghi tự nhiên, nhưng nhiều loài thì chứng tỏ chúng có tác động âm tính.

Các nơi ở là các vựa nước ngọt, các đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, các hệ sinh thái vùng cực và núi cao, các rừng nhiệt đới mây mù rất nhạy cảm mỏng manh đối với các tác động của BĐKH. Các loài ở núi cao, các loài đặc hữu đã được xác định là rất mỏng manh và nhạy cảm vì giới hạn về yếu tố khí hậu và vùng phân bố rất hẹp cơ hội phát tán rất hạn chế cũng như các áp lực khác.

Báo cáo lần thứ 4 của IPCC về tác động của BĐKH đến ĐDSH nêu rõ có khoảng 10% số loài bị tuyệt chủng ở mức rủi ro cao khi nhiệt độ trung bình trên trái đất tăng lên 1OC. Hậu quả này chỉ có giá trị là mức tăng nhiệt độ ở mức tăng dưới 5OC

BĐKH như hiện nay mà cứ tiếp tục thì tác động nguy hại sẽ ra tăng và không đảo ngược với nhiều HST và các dịch vụ của chúng, và do đó sẽ tác động âm tính lên các khía cạnh xã hội, văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn chưa rõ về mức độ BĐKH và những thích ứng của hệ sinh thái.

Các rủi ro của ĐDSH do BĐKH có thể được đánh giá sơ bộ nhờ sử dụng các hướng dẫn về đánh giá tác động lên hệ sinh thái của các nhà khoa học quốc tế. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để việc đánh giá các BĐKH lên ĐDSH và các hệ sinh thái chính xác hơn.

Ở Việt Nam đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học. Những nhận định về tác động tiềm tàng của BĐKH đối với ĐDSH trong lâm nghiệp được khái quát như sau (Mai Đình Yên, 2009):

Ngoại trừ rừng (thảm thực vật) ở vùng ven biển và các đồng bằng thấp trũng bị nước biển dâng ngập chìm sẽ bị tác động trực tiếp, thì tất cả các kiểu rừng (thảm thực vật) ở đất liền chịu tác động tiềm tàng xấu không nhỏ mà nguyên nhân chính do BĐKH gồm: nhiệt độ tăng, các khí nhà kính tăng CO2; NOx; CH4; CFC; và các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra với tần suất nhiều và bất thường như lũ, hạn, bão , tuyết, sói lở, v.v.

30

Page 31: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Như đã được chứng minh qua các nghiên cứu đã thực hiện, nếu các hệ sinh thái và ĐDSH đã bị tác động xấu do BĐKH và lại có thêm các “o ép”, “ áp lực” khác nữa thì tác động xấu lại tăng lên. Ở nước ta các “o ép”, “ áp lực” này lại rất rõ ràng như ở những vùng phân bố bị chia cắt , chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn trái phép, ô nhiễm (mưa acid) ô nhiễm nước thải, cháy rừng, v.v. BĐKH sẽ có tác động “ tiềm tàng” lên rừng ở nước ta nặng hơn các rừng nước khác có công tác bảo tồn rừng tốt hơn.

Có thể minh họa cụ thể tác động tiềm tàng âm tính của BĐKH ở nước ta là: nhiều loài quý hiếm, đặc hữu sẽ bị tuyệt chủng dễ dàng; nhiều loài sẽ di chuyển mở rộng vùng phân bổ lên phía Bắc, ở vùng có vĩ độ cao hơn.

So sánh các kiểu thảm thực vật thì các kiểu thảm thực vật sau đây sẽ bị tác động tiềm tàng âm tính nặng hơn cả: rừng ngập mặn, rừng trên núi thấp, núi trung bình và núi gần cao; rừng khô cây họ dầu, rừng tràm (dễ bị cháy).

Có ngoại lệ cũng trên nhận xét ở đây là nhờ có nhiệt độ tăng, hàm lượng CO2 trong không khí tăng, hoạt động quang hợp của cây sẽ tăng và kết quả là sự sinh trưởng của cây tăng dẫn đến năng suất sinh học của rừng sẽ tăng.

Các loài thú ở Việt Nam cũng sẽ chịu tác động do BĐKH. Các đặc trưng nổi bật của khu bộ thú ở Việt Nam như sau:

Theo thống kê gần đây nhất và cũng là đầy đủ nhất (2008) cho thấy ở Việt Nam hiện có 295 loài thú (298 loài và phân loài) thuộc 37 họ và 13 bộ (không kể thú biển). Các Bộ được coi là quan trọng nhất có nhiều loài là: Primates (25 loài), Carnivora (39 loài), Arkiadactyla (22 loài), Rodentia (82 loài), Chiroptera (107 loài), Insectivora (15 loài). Trong số này, sách đỏ Việt Nam ghi nhận có 94 loài quý hiếm cần bảo tồn. Số lượng các loài đặc hữu khá cao. Chỉ tính riêng đối với Linh trưởng (Drimateo) có 12 loài là đặc hữu. Nghị định số 32/2005/NĐ – CP về quản lý Động vật, Thực vật rừng cấm và hạn chế khai thác đưa ra số các loài như sau: Nhóm IA: Thực vật 15 loài, Động vật 62 loài, riêng thú 47 loài; Nhóm IIA: Thực vật 37 loài, Động vật 89, riêng thú 26 loài;

Khu hệ thú Việt Nam là khu hệ thú hỗn hợp gồm các yếu tố nhiệt đới tiếp cận với các yếu tố ôn đới của phương Bắc và yếu tố nhiệt đới của phương Nam. Có 3 nguồn gốc là Nam Trung Quốc, Ấn Độ - Mã Lai, và Himalaya. Khu hệ thú Việt Nam thuộc 2 vùng phụ địa lý động vật Nam Trung Hoa và Đông Dương của vùng địa lý động vật Đông phương. Các nhà thú học đã phân Việt Nam thành 5 khu địa lý phân bố thú: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Khu bộ thú Việt Nam số ở các sinh cảnh chính sau đây: Rừng cây, Đồi trọc, Đồng cỏ, Ruộng nương, Khu dân cư. Số ở rừng có thú sống trên đất, có thú sống trên cây, có thú sống ở hang.

31

Page 32: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Nhận xét chung là gần một thế kỷ qua khu hệ thú ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng. Các nguyên nhân chính bao gồm: đốt phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi rừng thành đất trồng, khu dân cư, làm đường, diện tích rừng nơi sống của thú bị thu hẹp và phân cắt; săn bắt, khai thác lâm sản gỗ quá mức bừa bãi, rừng bị cháy; chiến tranh kể cả chiến tranh hóa học; lũ lụt, hạn hán, sông suối cạn nước.

Những tác động tiềm tàng của BĐKH lên các loài thú có thể là:

Thú là loài động vật đẳng nhiệt, tiến hóa ở mức độ cao nhất trong giới động vật, di chuyển dễ dàng, khả năng thích nghi cao nên những BĐKH ở mức độ thấp sẽ không có ảnh hưởng gì, ít nhiều chỉ gây khó khăn cho đời sống mà thôi.

Với các BĐKH như chúng ta dự tính, có thể nhận xét chung là: có sự di chuyển vùng phân bố từ phía Nam lên phía Bắc; các loài ở chân núi sẽ phát tán lên đỉnh núi; các loài có nguồn gốc phương Nam sẽ phát triển thuận lợi so với các loài có nguồn gốc phương Bắc.

Do các loài thú là loài động vật đang bị các “áp lực”, “o ép” lớn hơn các nhóm động vật khác như: vùng phân bố, nơi ở bị phân cắt nhỏ, nơi ở bị xâm lấn; săn bắt buôn bán mạnh; loài ngoại lai xâm hại; dịch bệnh dễ phát triển; ô nhiễm môi trường. Do đó các loài thú sẽ bị đe dọa tuyệt chủng lớn hơn các nhóm động vật khác.

So sánh giữa các Bộ thú, các Bộ sau đây sẽ chịu tác động tiềm tàng tiêu cực lớn nhất: Bộ Linh trưởng, Bộ ăn thịt. Bộ ít chịu tác động nhất là Bộ gặm nhấm.

So sánh các nhóm thú sống ở các sinh cảnh khác nhau, nhóm chịu tác động tiềm tàng âm tính lớn nhất là nhóm ở rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng thưa (khô) cây họ dầu, rừng tràm, rừng ở đồng bằng ven biển.

Các loài thú quý hiếm, đặc hữu sẽ gặp rủi ro tuyệt chủng lớn so với các loài khác. Con số các loài này là quá lớn, khoảng 94 loài trong tổng số 295 loài, chiếm 1/3 số loài hiện có.

4.3. Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng Số liệu thống kê về tài nguyên rừng cho thấy trong những năm gần đây diện tích rừng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản....cùng với diện tích rừng dễ xảy ra cháy tăng thêm hàng năm, thì tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đang làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng.

32

Page 33: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục ngàn ha rừng, trong đó mất rừng do cháy rừng khoảng 16.000ha/năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong vòng 40 năm qua (1963 - 2002) của Cục Kiểm lâm cho thấy tổng số vụ cháy rừng là trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại trên 633.000 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó có 262.325 ha rừng trồng và 376.160 ha rừng tự nhiên. Thiệt hại ước tính mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường sống, cùng những thiệt hại do làm tăng lũ lụt ở vùng hạ lưu mà chúng ta chưa định lượng được và làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan; tác động xấu đến an ninh quốc phòng, v.v. Ngoài ra, còn gây tổn hại đến tính mạng và tài sản của con người. Cháy rừng xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng này bao gồm các yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và các chính sách liên quan như công tác quản lý, điều hành … dự báo và phòng ngừa cháy rừng.

Thứ nhất là các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới cháy rừng. Các nhân tố này được hiểu là điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng, đây là các tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng. Các nhân tố này bao gồm:

Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, nỏ vật liệu cháy; làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên … ;

Độ ẩm: Bao gồm độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy và độ ẩm bề mặt đất;

Gió: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá trình làm khô vật liệu cháy; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo tàn lửa gây ra các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng.

Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên còn bao gồm điều kiện địa hình, kiểu rừng và loại thực bì, và các nguyên nhân khác. Các yếu tố này đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới cháy và nguy cơ cháy rừng, cụ thể:

Kiểu rừng và loại hình thực bì: Có liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy.

Địa hình: Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác dụng ngăn chặn các hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau như: tạo ra các khu vực thường xuyên có mưa hoặc các khu vực khô hạn ít mưa.

Nguyên nhân khác: Trên thế giới đã xảy ra hiện tượng cháy rừng do sấm, sét gây ra. Ở Việt Nam nguyên nhân này đến nay chưa có thông tin nào cập nhật. Đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh nằm ở trong rừng gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao gây nổ dẫn tới cháy rừng. Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở khu vực miền Trung.

Thứ hai là ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội tới cháy rừng bắt nguồn từ

33

Page 34: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

các hoạt động xã hội và các hoạt động sản xuất của con người. Đốt rừng làm nương rẫy ở miền núi và đốt rơm rạ ở đồng ruộng gây cháy rừng, đốt quang thực bì để thu nhặt kim loại, đốt dọn ven đường xe lửa, đốt dọn và làm đường giao thông; hun khói để lấy mật ong gây cháy rừng, vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. Nhiều diện tích rừng trồng xong không được chăm sóc kịp thời làm giảm nguồn vật liệu cháy nên về mùa khô gặp tàn thuốc lá là bốc cháy.

Cuối cùng là ảnh hưởng của chính sách, được hiểu là công tác điều hành, quản lý của các cấp liên quan tới công tác phòng chống cháy rừng. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã và đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao do các nhân tố ảnh hưởng sau:

Thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh vực phòng chống cháy rừng (PCCCR). Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy.

Không có lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy, chữa cháy có quy định.

Nhiều địa phương kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế; phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công như: cuốc, xẻng, dao phát, v.v.

Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất, kém hiệu quả, lúng túng trong chỉ đạo điều hành, không phân định rõ cơ chế chỉ đạo, điều hành và cơ chế phối hợp.

Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy rừng một cách chủ động và tích cực

Từ phân tích ở trên có thể thấy BĐKH sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này hầu như rất hạn chế. Bế Minh Châu và cs (2008) đã tiến hành đánh giá về nguy cơ cháy rừng ở vùng Bắc Trung bộ và Tây Bắc. Kết quả đánh giá cho thấy:

Ở vùng Bắc trung bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng 5, 6 và 7. Nguy cơ cháy rừng vào năm 2020 tăng hơn so với năm 2000 từ 6 – 40%; năm 2050 là từ 16 – 52% và vào năm 2100 là từ 51 – 85%.

Ở khu vực Tây bắc bộ, nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 12, 1, 2 và 3, đặc biệt là tháng 12 và tháng 1. Nguy cơ cháy rừng tăng vào năm 2020 trong các tháng trên là từ 5-41%; vào năm 2050 là từ 16 – 35% và vào năm 2100 là từ 25 – 113%.

34

Page 35: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Với các vùng khác nguy cơ cháy rừng cũng đều tăng. Vùng Đông Bắc nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 1, 2 và 3; vùng Nam trung bộ là từ tháng 3 – 6; vùng Tây nguyên là từ tháng 3 – 5; vùng Đông Nam bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long là từ tháng 1 – 4.

Các loại rừng có nguy cơ cao về cháy rừng trong điều kiện khí hậu biến đổi theo hướng bất lợi gồm: rừng tràm, rừng thông và một số loại rừng trồng thuần loại khác.

4.4. Tác động của BĐKH đối với nguy cơ sâu bệnh hại rừngBộ Nông nghiệp và PTNT (2006) cho thấy có nhiều loài sâu, bệnh hại rừng. Tuy nhiên loài sâu róm thông xuất hiện khá phổ biến. Số liệu thống kê năm 1937 cho thấy sâu róm thông đã phá hoại mạnh trên nhiều ngọn đồi trồng thông thuộc dẫy núi Nham Biền (Yên Dũng - Bắc Giang). Năm 1940, vùng Tây Bắc bị dịch châu chấu, cào cào tàn phá mọi cánh đồng lúa làm cho người dân phải đi nơi khác kiếm ăn. Tháng 8/1958 sâu thông phá hại nghiêm trọng ở Phú Nham, Phú Điền, Sơn Viện thuộc tỉnh Thanh Hoá, ăn trụi lá thông khoảng gần 100 ha. Năm 1958 và 1959 ở Bắc Giang, sâu róm thông đã hại 160 ha rừng thông đuôi ngựa tại dãy núi Neo, khu vực bến Đám thuộc huyện Yên Dũng, sâu còn ăn cả cây con mới đem trồng được 2 năm, làm thiệt hại khá nhiều cho công tác trồng rừng nơi đây. Từ năm 1959 - 1960 ở Nghệ An đã phát sinh nạn dịch sâu róm thông rất lớn làm trụi 515 ha rừng thông lớn. Những năm gần đây các trận dịch sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ, sâu đo ăn lá lim, sâu ăn lá muồng đen… thường xảy ra, ăn trụi hàng nghìn ha rừng.

Nước ta cũng đã từng xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mộc, bệnh khô cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế, bệnh sọc tím tre luồng… đã uy hiếp nghiêm trọng hàng ngàn ha rừng và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

Cũng như các nước trên thế giới, việc phòng trừ sâu bệnh, nhất là chống dịch tại Việt Nam đã sử dụng nhiều loại thuốc hoá học, với liều lượng và nồng độ không kiểm soát được trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trước mắt đã đáp ứng yêu cầu về phòng trừ sâu, bệnh. Nhưng nó cũng bộc lộ thiếu sót là gây nên sự rối loạn về sâu, bệnh hại rừng và tạo ra những đặc điểm mới của sâu bệnh hại rừng ở Việt Nam như:

Hình thành các chủng sâu, bệnh nhờn thuốc, chống thuốc do tăng thêm nồng độ thuốc cho đến một lúc nào đó sâu hại trở nên không còn mẫn cảm với loại thuốc đó nữa

35

Page 36: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Xuất hiện những loài sâu mới: ở những nơi đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phổ biến, người ra thấy xuất hiện một số những sâu hại mới. Trên cây bông, trước đây ở mỗi vùng thường chỉ có vài ba loài sâu hại quan trọng cần tiến hành phòng trừ, thì nay con số này đã lên tới 10 - 15 loài.

Gây ra hiện tượng tái phát sâu hại: Trong những năm đầu, do tác dụng của thuốc hoá học, mật độ sâu hại có giảm đi. Nhưng trong những năm tiếp theo, mặc dù lượng thuốc sử dụng nhiều lên, nhưng mật độ sâu không những không giảm đi mà còn tăng hơn trước do dùng thuốc nhiều đã làm mất cân bằng sinh học, các loài thiên dịch của sâu, bệnh đã bị tiêu diệt một lượng lớn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sâu bệnh hại rừng bao gồm các nhân tố phi sinh vật và sinh vật. Các nhân tố phi sinh vật ảnh hưởng đến sâu, bệnh và cây chủ là các yếu tố khí tượng thủy văn và đất đai. Các nhân tố khí tượng gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió mưa… trong đó nhiệt độ, độ ẩm là những yếu tố chủ yếu.

Nhiệt độ là đơn vị nhiệt lượng thay đổi theo ngày đêm, các ngày trong tháng và các ngày trong năm. Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của côn trùng (sâu hại) và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như khả năng hoạt động của vật gây bệnh, không chỉ trên cây mà ngay cả trong đất. Tùy từng loại khác nhau chúng có phạm vi tối thấp, tối thích và tối cao.

Độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sâu, bệnh. Hầu hết các loài vật gây bệnh cây yêu cầu độ ẩm tương đối của không khí cao, thường trên 80%. Ở nước ta độ ẩm cao thường vào mùa xuân hè thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Lượng mưa trong năm hoặc trong tháng có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu quy luật sinh trưởng và phát triển của bệnh cây.

Gió ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động của sâu, bệnh. Gió giúp cho sự di chuyển của côn trùng đi xa hơn; làm cho sâu trưởng thành không hoạt động được; sâu non rơi xuống khi tốc độ gió lớn. Gió đưa bào tử nấm đi xa để lây lan. Hơn nữa, gió còn ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt, nước trong cơ thể và cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của nấm bệnh. Gió mạnh làm yếu cây hoặc gãy đổ cây tạo điều kiện cho nấm mục phá hoại.

Ánh sáng, đa số các loại bệnh cây rừng thích hợp với ánh sáng tán xạ. Một số loại nấm, bào tử chỉ nẩy mầm trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Đối với côn trùng ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu về sự tăng giảm nhiệt độ môi trường và từ đó tác động đến sinh hoạt của chúng.

Đất đai là một hoàn cảnh sinh thái đặc biệt của côn trùng. Nhiều loại côn trùng sống trong đất như dế, sâu non bọ hung, sâu non sâu xám, trứng châu chấu. Một số sâu hoá nhộng trong đất như ong ăn lá, ngài trời, ngài sâu

36

Page 37: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

đo. Các loài trong đất cũng chọn loại đất khác nhau như châu chấu tre thích ở đất sâu, cứng vừa khai hoang, sâu non bọ hung thích ở nơi đất tơi xốp, sâu xám lại thích nơi đất thịt.

Bên cạnh đó, các yếu tố sinh vật cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới sự sinh trưởng và phát sinh dịch bệnh của các loài sâu bệnh hại rừng. Thực vật là thức ăn của côn trùng (sâu hại), thành phần thực vật quyết định thành phần và sự phân bố sâu hại. Thức ăn thích hợp thì sự phát triển của côn trùng nhanh, lượng chết ít, pha trưởng thành phát dục tốt và sức sinh sản mạnh. Ví dụ loại sâu xám (Agrotis segetum Schiff) ăn cây rau muối (Chenopodium album L.) là cây thích hợp thì thời gian phát dục từ 40- 43 ngày. Nếu ăn cây khác thì phải kéo dài tới 90 ngày. Hoặc như loài sâu khoang hại bồ đề ở Yên Bái, nếu thức ăn tốt khối lượng một con nhộng nặng bình quân 0,708 gr ± 0,03. Khi thức ăn kém khối lượng nhộng trung bình chỉ còn 0,65 gr.

Ở rừng hỗn giao khác tuổi thì số loài sâu nhiều, nhưng số lượng cá thể trong từng loài lại ít. Ngược lại, trong rừng thuần loại, số loài sâu ít nhưng số cá thể trong loài lại nhiều và dịch sâu thường xảy ra. Những khu rừng sau khi bị cháy xuất hiện nhiều loài sâu đục thân như sâu đinh, xén tóc, mọt...

Thực vật còn là cây chủ quyết định khả năng xâm nhiễm của vật gây bệnh. Tuổi cây, loài cây, các bộ phận của cây đều có tính kháng bệnh hoặc nhiễm bệnh vì vậy chúng có tác dụng làm thay đổi quá trình xâm nhiễm của bệnh. Các loài ký sinh yêu cầu dinh dưỡng cao thì khả năng chọn lọc cây chủ rõ rệt và các nhân tố của cây chủ rất quan trọng. Có loài chỉ gây bệnh cây này mà không gây bệnh cây khác. Có loài chỉ gây bệnh ở lá mà không gây bệnh ở các bộ phận khác. Nhưng cũng có loài gây bệnh lá, cành non lẫn quả…

Tóm lại, trong tất cả các nhân tố, môi trường phi sinh vật và sinh vật, mỗi một yếu tố không tác động riêng lẻ và đến từng cá thể sâu, từng loại bệnh. Mà các yếu tố sinh thái hợp thành tổng thể, chi phối lẫn nhau, liên quan chặt chẽ với nhau cùng tác động đến quần thể sâu bệnh. Tuy nhiên, trong một thời điểm nhất định một hoàn cảnh nhất định và một địa điểm nhất định sẽ có nhân tố đóng vai trò chủ đạo.

Xem xét tác động của BĐKH đến nguy cơ sâu bệnh hại là một vấn đề khó và rất phức tạp. Hơn nữa các nghiên cứu cơ bản và hoàn thiện về các đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và sinh sản của các loài sâu bệnh hại ở Việt Nam là không nhiều (thiếu các số liệu nghiên cứu cơ bản). Đến nay mới chỉ có 1 công trình nghiên cứ về tác động tiềm tàng của BĐKH đến nguy cơ sâu róm thông ở khu vực Bắc Trung bộ. Đây là khu vực đại diện cho vùng rừng trồng Thông đuôi ngựa.

37

Page 38: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) là loài sâu nguy hiểm nhất đối với rừng trồng thông đuôi ngựa và thông nhựa. Bắc Trung Bộ là nơi thường xuyên có dịch xảy ra đặc biệt là ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… thiệt hại do sâu róm thông gây ra khá lớn. Trong những năm gần đây, sự thay đổi của khí hậu toàn cầu đã dẫn đến thiên tai dịch bệnh ngày càng gia tăng, vậy sự biến đổi khí hậu đặc biệt là nhiệt độ trái đất ngày càng tăng có làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại hay không? Để đánh giá ảnh hưởng đó nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng của loài sâu róm thông là loài sâu hại nguy hiểm cho vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả đánh giá nguy cơ sâu róm thông ở vùng Bắc Trung bộ như sau (Nguyễn Thế Nhã và cs, 2008):

Với sự BĐKH, điều kiện khí hậu được coi là khá thuận lợi cho sự phát triển của sâu róm thông. Sâu róm thông sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và dễ phát sinh dịch bệnh hơn. Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2020, khoảng 13% vào năm 2050 và đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31% so với năm 2000.

Trên thực tế ở các loài bao giờ cũng có tính chọn lọc tự nhiên, với điều kiện bất lợi một số cá thể không có khả năng kháng lại sẽ bị đào thải, còn những cá thể còn tồn tại sẽ hình thành khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi đó và di truyền cho các thế hệ sau. Ban đầu sự thay đổi của khí hậu sẽ làm cho khả năng sinh trưởng của sâu róm thông chưa cao, sau một thời gian chúng sẽ dần hình thành tính thích nghi với nhiệt độ tăng dần. Nếu theo chiều hướng phát triển như trên thì chắc chắn nguy cơ về sâu róm thông sẽ khó có thể kiểm soát được.

Với sự thay đổi của khí hậu toàn cầu như vậy không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do nguy những nguy cơ về thiên tai dịch bệnh, với phương pháp nội suy về sự thay đổi về khí hậu có thể thấy. Nếu con người không có những biện pháp tích cực tác động đến việc bảo vệ về môi trường thì các vấn nạn về sâu bệnh sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là vùng Bắc trung bộ là nơi có nguy cơ tiềm ẩn từ trước với nhiều lần phát sinh dịch đã được kiểm chứng.

4.5. Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặnViệt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển.

38

Page 39: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

BĐKH, đặc biệt là mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông và ven biển. Ở Việt Nam rừng ngập mặn phân bố rộng khắp từ miền Bắc đến miền Nam. Ở miền Nam rừng ngập mặn chủ yếu phân bố ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, vv và ở miền Bắc chủ yếu là ở vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù và rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện môi trường. Tác động tiềm tàng của BĐKH lên rừng ngập mặn ở Việt Nam có thể gồm:

Do nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ tạo ra các vùng khí hậu phù hợp với sự phân bố của một số cây ngập mặn nơi chúng chưa từng có phân bố tự nhiên. Một số loài cây ngập mặn có vùng phân bố tự nhiên ở phía Nam có thể gây trồng ở một số vùng ở phía Bắc.

Do nhiệt độ tăng hàm lượng CO2 trong nước biển tăng làm cho rạn san hô bị suy thoái. Do rạn san hô ở phía ngoài biển giữ chức năng bảo vệ rừng ngập mặn ở phía trong bị suy thoái theo.

Do mức nước biển dâng lên nên rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch vào trong cửa sông, nếu thích nghi được thì tồn tại còn ngược lại sẽ bị tiêu diệt. Xu hướng chung là diện tích rừng ngập mặn có nhiều nguy cơ bị thu hẹp. Tuy nhiên nếu mực nước biển dâng đủ chậm, thì rừng ngập mặn có thể thích nghi bằng cách thay đổi cấu trúc rễ, mọc cao hơn và mở rộng phân bố hướng về phần đất liền hoặc có thể tăng khả năng cố định bùn cát. Hai vùng phân bố rừng ngập mặn chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng sẽ chịu tác động mạnh mẽ do tác động của mực nước biến dâng.

Ảnh hưởng của lượng mưa đối với rừng ngập mặn tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi của lượng mưa. Nhìn chung lượng mưa tăng sẽ góp phần làm tăng sinh trưởng của rừng và tăng mức đa dạng của loài. Ngược lại, lượng mưa giám sẽ tạo nên các tác động làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn. Bão với tần suất tăng và cường độ tăng sẽ hủy hoại rừng ngập mặn. Nếu lượng mưa tăng, lượng trầm tích tăng sẽ làm giảm quang hợp của cây trong rừng ngập mặn.

Các nhân tố gây áp lực và làm tăng tác động âm tính của BĐKH đối với rừng ngập mặn mạnh hơn so với các thảm thực vật ở trong lục địa, đó là: chia cắt vùng phân bố (do phát triển nuôi trồng thủy sản), chuyển đổi sử dụng đất (làm muối, trồng cói, cây lúa), khai thác quá mức (gỗ, củi) và ô nhiễm nước nhiều nơi rất nặng.

39

Page 40: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Tuy nhiên có thể nhận xét rằng nhiệt độ tăng và nồng độ CO2 tăng sẽ làm tăng quang hợp cho rừng ngập mặn, năng suất sinh học rừng ngập mặn sẽ gia tăng nếu trong giới hạn thích nghi.

Hậu quả của việc suy thoái rừng ngập mặn sẽ kéo theo các tác động khác, đó là gia tăng nguy cơ xói lở bờ biến, tăng mức độ phá huỷ đối với vùn ven biển do tác động của bão, lốc, và sóng biến. Một tác động khác khi rừng ngập mặn bị suy thoái là đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng bị tác động mạnh mẽ theo hướng tiêu cực.

Ngoài hệ sinh thái rừng ngập mặn thì hệ sinh thái rừng tràm cũng là một hệ sinh thái ven biển và rất nhạy cảm với tác động của BĐKH. Nguy cơ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng tràm là mực nước biến dâng sẽ làm gia tăng quá trình mặn hóa ở các vùng cửa sông, các vùng ven biển. Nước và đất nhiễm mặn quá giới hạn cho phép thì sẽ làm cho rừng tràm chết và do đó diện tích rừng tràm sẽ bị thu hẹp. Hơn nữa, nhiệt độ tăng cao và hạn hán sẽ làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

5. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP 5.1. Giải pháp ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệpNhận thức rõ về mức độ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm phê duyệt Công ước khung của Liên hịêp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Điều này thể hiện rõ quyết tâm và cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến với BĐKH. Quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam được thể hiện tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2 tháng 12 năm 2008 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH. Quyết định này đã nêu ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm ứng phó BDĐH trong giai đoạn 2009 – 2015 với nguồn kinh phí dự kiến do Chính phủ đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở Quyết định của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 5 tháng 9 năm 2008 về Ban hành Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008 – 2020. Khung chương trình đưa ra 5 nhiệm vụ và nhiều hoạt động dự kiến thực hịên cho giai đoạn này.

Ứng phó với BĐKH cần được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu với thực hiện các giải pháp ứng phó. Giải pháp ứng phó với BĐKH phải được xây dựng dựa trên những hiểu biết đầy đủ về diễn biến của BĐKH và tác động của BĐKH trong lâm nghiệp, đặc biệt là các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Dưới đây đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp.

40

Page 41: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp cho các vùng sinh thái, các hệ sinh thái và các vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương

Các nội dung cần quan tâm bao gồm:

Trên cơ sở các kịch bản BĐKH đã được xây dựng, cần đánh giá tác động trước mắt và lâu dài của BĐKH, đặc biệt là các vùng, các hệ sinh thái và các cộng đồng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH;

Đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, đến các các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm;

Đánh giá các cơ hội của lâm nghiệp trong ứng phó với BĐKH. BĐKH có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là cơ hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng, các dịch vụ môi trường rừng và công nghệ thân thiện với môi trường. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì cơ hội sử dụng Quỹ đa phương ứng phó với BĐKH và các nguồn vốn ứng phó khác của các nước, cơ hội về Cơ chế phát triển sạch (CDM), sáng kiến về giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD), cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES).

2. Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp, cần xây dựng và lựa chọn các giải pháp ứng phó với BĐKH. Các nội dung gồm:

Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp;

Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với lĩnh vực lâm nghiệp trên phạm vi quốc gia và các vùng sinh thái, các hệ sinh thái dễ bị tổn thương. Những vấn đề ưu tiên cần tập trung là: i) quản lý rừng bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cho các hệ sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng; ii) nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển; iii) xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch quản lý cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; và; iv) phục hồi rừng và chống mất rừng; mở rộng các vùng, phân khu bảo vệ và kết nối chúng với các khu vực thích hợp nhằm mở rộng khu cư trú, hành lang đa dạng sinh học;

Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp đã được xác định; lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với vùng, địa phương;

Xây dựng và triển khai một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH đối với các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH, đặc biệt đối với các vùng, hệ sinh thái dễ bị tổn thương;

3. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu

Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ quốc gia nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Các nội dung bao gồm:

41

Page 42: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Xây dựng danh mục các đề tài KHCN về BĐKH trong từng giai đoạn, kể cả các nghiên cứu về cơ sở khoa học và phương pháp luận; xác định mục tiêu, nội dung, sản phẩm của từng đề tài nghiên cứu;

Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH;

Nghiên cứu các tác động của BĐKH đến KT-XH, môi trường; phân tích và đánh giá khía cạnh kinh tế của các hoạt động thích ứng với BĐKH;

Nghiên cứu phát triển/nghiên cứu ứng dụng công nghệ ứng phó với BĐKH; chuyển giao công nghệ ứng phó với BĐKH cho các ngành, địa phương để ứng dụng khi triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH;

Triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về BĐKH, nhận chuyển giao và ứng dụng các công nghệ thân thiện với khí hậu;

Triển khai các chương trình, dự án về cơ chế REDD, CDM và các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

4. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn lực khoa học công nghệ và tài chính về BĐKH

Các nội dung cho giải pháp này cần bao gồm:

Xây dựng kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý ở các cấp, tổ chức, cộng đồng và cá nhân liên quan. Các hoạt động nên được tập trung vào: phổ cập những kiến thức chung về BĐKH và cung cấp thông tin sâu hơn cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Xây dựng và biên soạn các tài liệu tuyên truyền, giáo dục và đào tạo cho từng đối tượng cụ thể có liên quan; sử dụng các phương tiện truyền thông như sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình để phổ biến kiến thức về BĐKH;

Đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH;

Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan quản lý ở các cấp, các cơ quan nghiên cứu phục vụ các hoạt động về BĐKH;

Khuyến khích các nhà khoa học trong nước tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế liên quan đến BĐKH và lâm nghiệp;

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nghiên cứu KHCN và đào tạo về BĐKH; lồng ghép các hoạt động KHCN về BĐKH trong Chương trình mục tiêu quốc gia, Khung kế hoạch hành động của ngành;

Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí và chuyển giao công nghệ từ các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế.

5. Tăng cường năng lực tổ chức, hoàn thiện thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu

Giải pháp này bao gồm các nội dung:

42

Page 43: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Rà soát các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển lâm nghiệp và BĐKH của ngành, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung;

Phát triển khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH;

Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện ứng phó với BĐKH giữa các lĩnh vực thuộc Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn; giữa các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý ở các cấp.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế về BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm góp phần giải quyết hai yêu cầu chính là: Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm tài chính, chuyển giao công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phương và đa phương; và Tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về BĐKH. Các nội dung cần quan tâm gồm:

Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đẩy mạnh tuyên truyền tới các nhà tài trợ, đối tác quốc tế;

Đàm phán, ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác đa phương và hợp tác song, các chương trình, dự án liên quan đến BĐKH và lâm nghiệp, các dự án liên quan đến bảo tồn và hấp thụ các bon;

Lập kế hoạch khác thác, sử dụng nguồn vốn viện trợ từ các Quỹ đa phương, Quỹ thích ứng với BĐKH của các tổ chức quốc tế và viện trợ song phương của các nước phát triển;

Tham gia các hội nghị, hội thảo, thảo luận đàm phán quốc tế để xây dựng các thỏa thuận, các chương trình hợp tác về BĐKH trong lâm nghiệp;

7. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp quốc gia, vùng và địa phương

Dựa trên các đánh giá, nghiên cứu về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó trong xây dựng, cần tiến hành điều chỉnh và bổ sung các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Quốc gia, vùng và địa phương. Các nội dung cần quan tâm gồm:

Rà soát các Chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động trong mối liên hệ với các tác động và các giải pháp ứng phó BĐKH;

Điều chỉnh, bổ sung các Chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển lâm nghiệp phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với kế hoạch phát triển.

5.2. Giải pháp ứng phó với tác động của nước biển dâng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặnHệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái cực kỳ nhậy cảm với BĐKH, đặc biệt là mực nước biển dâng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng đối với

43

Page 44: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

việc phòng hộ ven biển, các hệ thống đê biển và nguồn lợi thủy sản. Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm:

Lập quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng hệ thống đai rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là việc xác định và bảo vệ những khu vực quan trọng, chiếm vị trí chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Vành đai rừng phòng hộ phải rộng ít nhất là 100m (nên rộng từ 500 – 1000 m) đối với bờ biển mở, 30-50 m đối với vùng bờ sông, và trên 10m đối với các đảo, kênh dẫn nước;

Quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ ven biển hiện có, đặc biệt là rừng ngập mặn, rừng tràm, các vùng có đa dạnh sinh học cao.

Đánh giá lập địa và xác định cơ cấu cây trồng và vùng trồng rừng phòng hộ ven biển theo các vùng sinh thái, theo các đối tượng;

Triển khai các dự án trồng rừng, phục hồi rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là các vùng suy thoái do nuôi trồng thủy sản, vùng cửa sông, các vùng có nhu cầu cao về phòng hộ.

Xây dựng cơ chế chính sách nhằm quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và người dân trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

Áp dụng các chiến lược dàn trải rủi ro để bảo vệ những hệ sinh thái rừng ngập mặn tiêu biểu, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cần xác định, bảo vệ và nhân giống những loài điển hình, quý hiếm để dự phòng mỗi khi có thảm họa thiên nhiên xảy ra.

Phát triển các nguồn sinh kế thay thế cho các cộng đồng vốn sống dựa vào rừng ngập mặn nhằm giảm thiểu phá rừng ngập mặn. Khuyến khích cộng đồng địa phương chuyển sang các sinh kế ít gây hại cho rừng ngập mặn hơn, đồng thời bảo vệ nguồn lợi loài thủy sản.

Thiết lập cơ sở dữ liệu và quan trắc các phản ứng của RNM đối với biến đổi khí hậu. Dữ liệu về rừng ngập mặn bao gồm các yếu tố như cấu trúc thảm thực vật, mật độ, mức độ phong phú và đa dạng của các loài thực vật và thân mềm, năng suất sơ cấp, cơ chế thủy văn, tốc độ quá trình trầm tích và mực nước biển dâng tương đối. Những thông tin này sẽ được dùng để đánh giá mức độ nhạy cảm của rừng ngập mặn đối với BĐKH trước các tác động tự nhiên và con người.

6. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 20156.1. Chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp Nguyên nhân chính gây BĐKH là do các hoạt động của con người, ngày ngày đã sản ra một khối lượng khí CO2 và các khí thải khác vào bầu khí quyển. Vì vậy Việt Nam

44

Page 45: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

đã có các cơ chế chính sách và giải pháp nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH với nội dung chính là giảm phát thải khí nhà kính.

Rừng có vai trò rất lớn trong việc làm giảm khí phát thải. Rừng bị suy thoái, cạn kiệt đã là một trong 2 nguyên nhân chính làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Trong nửa thế kỷ qua, rừng Việt Nam bị thoái hoá nghiêm trọng cả nước đã mất khoảng 5 triệu ha rừng và tốc độ mất rừng khoảng 80.000 - 100.000 ha/năm. Vì vậy chính sách giảm phát thải khí nhà kính của ngành lâm nghiệp dựa trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính bao gồm hai vấn đề:

Một là sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp, giảm tiêu thụ năng lượng.

Hai là tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính, phát triển và bảo vệ rừng trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

Với sự nỗ lực cao của nhà nước và nhân dân, độ che phủ của rừng trong 5 năm gần đây đã bắt đầu tăng đã góp phàn làm giảm phát thải khí nhà kính. Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm nhanh chóng khôi phục rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai được bổ sung hoàn chỉnh (2004) là cơ sở, tạo mọi điều kiện để toàn dân tham gia bảo vệ rừng. Ngoài ra Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách Quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng , quyền hưởng lợi của người tham gia bảo vệ rừng. Các chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh việc chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị cao, cấm xuất khẩu gỗ tròn có thể làm suy thoái rừng. Giảm thuế và các chính sách khuyến khích công tác trồng rừng. Quyết định hạn chế khai thác rừng tự nhiên bước đầu đã giảm sức ép đối với rừng tự nhiên, tình hình phục hồi rừng có nhiều chuyển biến, bước đầu thực hiện phí dịch vụ môi trường ở 2 tỉnh Sơn La và Lâm đồng, v.v. Các chính sách này đã góp phần tích cực cho các phương án giảm khí phát thải, duy trì các kho chứa các bon, mở rộng các bể chứa các bon, cải thiện môi trường.

Để hạn chế các tác động của BĐKH, các phương án giảm nhẹ khí nhà kính trong khu vực lâm nghiệp nhằm:

Tăng cường việc thu rút các bon từ khí quyển và thu giữ nó trong các bể chứa các bon ở đất, thảm thực vật và các sản phẩm gỗ.bao gồm các bể chứa cac bon đã có và mở rộng bể chứa cac bon mới

Để bảo tồn các bể chứa hiện tại đòi hỏi bảo vệ rừng ,ngăn cấm nạn phá rừng, tăng hiệu quả chuyển đổi và sử dụng các sản phẩm rừng, phòng chống cháy rừng tránh các phát thải khí nhà kính vào khí quyển .

Mặc dù việc phát triển và bảo tồn các bể chứa cácbon trong cây cối, đất rừng và các sản phẩm rừng có thể là các phương án giảm rất hiệu quả nhưng khó khăn khi việc quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc.

45

Page 46: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Một cách khác làm giảm các phát thải các bon là sử dụng gỗ một cách tích cực nhất, gỗ thu được từ các nguồn phục hồi thay thế cho nhiên liệu gỗ lấy từ các khu rừng tự nhiên góp phần bảo vệ rừng tự nhiên.

Cắt giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là một chương trình đang được cộng đồng quốc tế hỗ trợ chuẩn bị thực hiện .Chương trình trên góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và giảm đói nghèo thông qua các kế hoạch sử dụng đất thích hợp, tạo ra nền kinh tế xanh dựa trên việc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và hợp lý, bảo vệ hệ sinh thái”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập Nhóm đối tác giảm nhẹ thiên tai (NDMP) nhằm điều phối các hoạt động giảm thiểu tác hại của thiên tai, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung. Hoạt động của nhóm NDMP nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, RNE, và WB.

Chiến lược của ngành lâm nghiệp có liên quan nhiều nhất đến môi trường đó là Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng tự nhiên Việt Nam và Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia 2006 – 2020 với mục tiêu nâng độ che phủ rừng vào năm 2020 từ 43 - 44%.

Và tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên nhằm bảo vệ một số giống cây rừng quý hiếm, đặc biệt các giống có nguồn gốc nhiệt đới nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học. Trên một số khu vực đặc trưng, nhất là các vùng núi cao cần có hệ thống theo dõi sự biến động của động, thực vật, nhất là các loài quý hiếm.

Các phương án giảm nhẹ tác động của BĐKH trong lâm nghiệp liên quan tới các biện pháp và chính sách nhằm giảm phát thải các khí nhà kính hay làm tăng sự thu giữ các bon trong rừng, trong các sản phẩm gỗ dài hạn và thảm thực vật, đó là: duy trì, cải thiện các kho chứa các bon hiện có và mở rộng các bể chứa các bon mới.

1. Duy trì các kho chứa các bon hiện có, gồm: Bảo tồn và bảo vệ rừng: nhằm bảo vệ bể chứa các bon và các khí nhà kính

khác trong các thảm thực vật và trong đất. Hoạt động này càn được đưa vào trong các dự án có mục đích quản lý bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, các khu dịch vụ vui chơi giải trí.

Tăng cường công tác quản lý rừng, đặc biệt hạn chế khai thác rừng tự nhiên với thu hoạch có lựa chọn; sử dụng sản phẩm phụ làm nhiên liệu và các sản phẩm phụ khác; tăng hiệu quả chuyển đổi sử dụng đất, áp dụng công nghệ cao, phòng chống cháy rừng.

Sử dụng năng lượng sinh học: Các phương án phát triển năng lượng sinh học sẽ làm giảm đáng kể tới việc sử dụng sinh khối nhằm bảo tồn các bể chứa các bon và ngăn ngừa phát thải khí nhà kính. Các phương án năng lượng sinh học bao gồm cải tiến bếp lò tiết kiệm sử dụng gỗ, phát triển cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học, v.v.

2. Mở rộng các bể chứa các bon :

46

Page 47: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Trồng rừng: Tăng cường đầu tư trồng rừng trên đất trống với mật độ sinh khối tương xứng với mục tiêu của dự án.

Phục hồi rừng: Trồng lại cây hoặc tái sinh tự nhiên trên các vùng rừng bị phá Tăng mật độ sinh khối của các khu rừng suy thoái hiện có

Nông - Lâm kết hợp: Canh tác phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp :

Trồng cây xanh phân tán, cây xanh Đô thị và cộng đồng lâm nghiệp: Lâm nghiệp đô thị phát triển mở rộng sẽ thu giữ các bon và cũng có thể làm giảm các phát thải thông qua làm lạnh các khu dân cư đô thị và các toà nhà thương mại.

3. Các chính sách lâm nghiệp đề xuất:

Để duy trì các kho chứa các bon và mở rộng các bể chứa các bon cần có các chính sách của nhà nước và ngành lâm nghiệp hoà nhập với quốc tế. Nhận thức đúng về vấn đề này, để ứng phó với những BĐKH, Việt Nam đã tham gia ký kết và phê duyệt hầu hết các Công ước quốc tế về môi trường quan trọng, trong đó có Công ước Bảo tồn Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước của Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu và Công ước CITES, v.v.

Việt Nam chính thức tham gia Công ước chống sa mạc hoá tháng 11 năm 1998. Ngành lâm nghiệp đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống hoang mạc hóa giai đoạn 2006-2015.

Các chính sách được sử dụng để duy trì các kho chứa các bon và mở rộng các bể chứa các bon bao gồm:

Các chính sách bảo vệ và bảo tồn rừng của Nhà nước và địa phương để duy trì các khu rừng và thảm thực vật che phủ. Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái và dễ bị tổn thương.

Điều chỉnh các chính sách vĩ mô và xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ rừng; các chính sách đối với các dân tộc ít người sống trên các vùng núi, nhất là các vùng núi cao, giảm đến mức thấp nhất sức ép đối với rừng từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.

Các chính sách về quản lý các khu bảo tồn, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng và tài nguyên đa dạng sinh học, quan hệ giữa cộng đồng địa phương và các cơ quan trung ương, phân chia các lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ...

Các chính sách về khai thác rừng tự nhiên, quản lý khai thác rừng tự nhiên sử dụng các sản phẩm từ rừng. Các chính sách xuất nhập khẩu các sản phẩm tài nguyên rừng .

Giảm thuế và các chính sách khuyến khích tiết kiệm gỗ và sử dụng năng lượng sinh học, sản phẩm gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên.

47

Page 48: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Các chính sách khuyến khích trồng rừng, trồng cây phân tán trong cộng đồng giúp việc mở rộng các bể chứa các bon. Khuyến khích trồng rừng và quyền sở hữu cá nhân vùng đất đai suy thoái.

6.2. Các hoạt động ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệpỨng phó với BĐKH được hiểu các giải pháp nhằm “giảm thiểu’’ và “thích ứng’’ với BĐKH. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh một cách tự nhiên hoăc do con ngời nhằm làm giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác điều kiện thuận lợi trước tác nhân của sự biến đổi khí hậu hoặc ảnh hưởng của chúng trong hiện tại và tương lai (Smith 2001). Hoặc “Thích ứng với BĐKH là một quá trình mà trong đó con người làm giảm ảnh hưởng có hại, lợi dụng các điều kiện thuận lợi của khí hậu, phục vụ cuộc sống “ (Burton, 1992).

Khái niệm về sự thích ứng từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, khác với kiểu thích ứng trông và chờ truyền thống. Có nhiều phương thức thích ứng khác nhau, bao gồm thích ứng cá nhân và thích ứng cộng đồng, thích ứng tự ngựyên và thích ứng có kế hoạch. Tổng kết từ nhiều địa bàn trên thế giới, có ba cách ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng: Bảo vệ (hay chống đỡ, đương đầu), Thích nghi và Rút lui về phía sau. Ba cách này đều áp dụng đối với các đối tượng: các công trình kiên cố, hệ thống sản xuất nông nghiệp, và các hệ sinh thái, đặc biệt các hệ sinh thái đầm lầy. Không có một cách ứng phó duy nhất cho mọi đối tượng, ở mọi nơi, mọi lúc. Để ứng phó tốt nhất cần nắm rõ tình hình cụ thể của địa bàn, khả năng bảo vệ có hay không, tính khả thi và hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa của phương án ứng phó. Ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; Đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam, thích ứng BĐKH trong lâm nghiệp ở Việt Nam cần bao gồm các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai; nâng cao nhận thức; tăng cường các hệ thống bảo vệ rừng; cải thiện các dịch vụ xã hội; tăng cường bảo hiểm xã hội và thương mại trước những tác động xấu của BĐKH; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sinh kế, như khuyến nông; tăng cường nghiên cứu và phát triển; các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng quy mô lớn và làm cho các cơ sở hạ tầng khác ‘chống chịu với khí hậu’; cũng như cải thiện nhiều hơn công tác quy hoạch sử dụng đất . Để ứng phó có hiệu quả với BĐKH và nước biển dâng, các chương trình dưới đây cần được quan tâm thực hiện:

1. Điều tra, đánh giá đầy đủ, tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và các yếu tố khí hậu, mức độ tác động biến đổi khí hậu.

Hoạt động này nhằm hiểu rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp trên các vùng sinh thái lâm nghiệp, mối quan hệ hệ thống và cơ chế tác động giữa khí hậu và các yếu tố liên quan đến sự sống và sản xuất trong

48

Page 49: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

các hệ sinh thái rừng; đánh giá về tính dễ bị tổn thương và thích ứng (V&A) ở các hệ sinh thái rừng và xác định các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm cho thấy các áp lực biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng dân cư nghèo sống ven biển và người dân tộc ở các vùng cao;

2. Xây dựng dự báo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng, các kịch bản về nguồn nước từ thượng nguồn đổ về trên các vùng cao điạ hình phức tạp.

Đánh giá các tác động về tự nhiên và kinh tế-xã hội trên cơ sở hiện trạng môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế đối với các vùng sinh thái lâm nghiệp. Đề xuất các phương án ứng phó có hiệu quả nhất trong vùng lãnh thổ theo thời gian trong từng kịch bản. Tiếp cận và lựa chọn các công nghệ mới thích hợp để mô hình hóa nhằm xác lập mô phỏng kết quả. 3. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoạt động này xây dựng cơ sở khoa học nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu đối với ngành lâm nghiệp. Một số nội dung cần tập trung gồm:

Điều tra, nghiên cứu, phân vùng lưu vực phòng hộ theo các cấp xung yếu làm cơ sở khoa học cho các giải pháp ứng phó với các tình huống BĐKH và nước biển dâng theo các kịch bản BĐKH.

Lập bản đồ rừng phòng hộ tỷ lệ lớn của các vùng ven biển; các vùng địa mạo không ổn định do phá rừng và do nước biển dâng.

Xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.

Xây dựng bản đồ tài nguyên sinh thái lâm nghiệp phục vụ cho việc xác định biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng, cơ cấu mùa vụ cây trồng dựa trên các kết quả điều tra, phân tích, mô hình tự động hoá tính toán, tích hợp các kết quả cho các lưu vực có nguy cơ bi ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, trượt đất, các lưu vực ngập nước, quá trình xâm nhập mặn, chất lượng nước mặt.

Tiến hành rà soát lại các quy hoạch rừng phòng hộ và quy hoạch ngành tại các địa bàn phải đối mặt với BĐKH và nước biển dâng.

Dự báo các khu bảo tồn bị đe dọa do biển dâng, các loài sinh vật bị đe doạ. Nghiên cứu tuyển chọn và cải thiện các giống cây, đặc biệt các giống cây có

khả năng chịu mặn, chịu nhiệt độ cao, chịu khô hạn; Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao

và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng; tạo sinh kế cho cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp.

Xây dựng Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên và môi trường rừng, kết quả các giải pháp thích ứng đối với BĐKH và nước biển dâng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu của Ngành lâm nghiệp Việt Nam (bản đồ, số liệu, ảnh vệ tinh…) làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác ứng phó với biến

49

Page 50: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng các kế hoạch hành động và quy hoạch đầu tư.

4. Rà soát, điều chỉnh, thể chế hoá hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về phòng chống thiên tai trong lĩnh vực lâm nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu.

Tập trung vào việc rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp luật, đặc biệt là các chiến lược, chính sách quan trọng đang được triển khai là di dời dân sống phân tán ở trong hoặc gần vùng đầu nguồn phòng hộ có địa hình dốc và vùng ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các Chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách liên quan đến lâm nghịêp phù hợp với bối cảnh BĐKH.

Hoàn chỉnh và nhân rộng chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng trong cả nước; mở rộng và tăng cường quản lý rừng bền vững; chính sách về sinh kế cho các cộng đồng nghèo, cộng đồng dễ bị tổn thương.

Xây dựng Luật Phòng chống thiên tai trên cơ sở Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế BĐKH.

Nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các dự án hấp thụ các bon, các chương trình liên quan đến REDD, CDM.

5. Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực tăng cường năng lực tổ chức.

Hoạt động này tập trung vào các nội dung sau: Nâng cao hiểu biết một cách hệ thống về các tác động xã hội và kinh tế của

biến đổi khí hậu, giới thiệu các cơ hội kinh tế có được từ việc kiểm soát phát thải khí nhà kính, v.v.

Đào tạo nguồn nhân lực đầu đàn; phát huy đội ngũ cán bộ khoa học hiện có thông qua một chương trình khoa học và công nghệ đi từ dự báo, đến mô hình hóa và mô phỏng, và tìm các biện pháp thích ứng nhằm tích cực khắc phục các thách thức;

Thiết lập ở các trường đại học lâm nghiệp các khoa, bộ môn đi sâu về biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm đào tạo nguồn nhân lực thông qua giảng dạy và thực hiện các đề tài nghiên cứu .

6. Tăng cường hợp tác quốc tế, cập nhật thông tin, số liệu và phương pháp luận, các giải pháp ứng phó liên quan đến biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo về BĐKH của Bộ để thông tin tới các nhà tài trợ Quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ở quy mô khu vực và thế giới.

Chuyển giao công nghệ trong nghiên cứu, đánh giá và ứng phó với BĐKH; Chia sẽ thông tin và trao đổi kinh nghiệm quốc tế.

50

Page 51: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

6.3. Đề xuất các chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệpNhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, một số chương trình dưới đây được đề xuất thực hiện:

1. Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu theo các vùng sinh thái nông nghiệp.

2. Xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

3. Đánh giá quá trình sa mạc hóa sử dụng dữ liệu viễn thám và xây dựng hệ thống thông tin Sa mạc hóa ở Việt Nam do biến đổi khí hậu.

4. Đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng sản xuất lâm nghiệp.

5. Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

6. Nghiên cứu tuyển chọn và cải thiện các giống cây lâm nghiệp có khả năng thích ứng với điều kiện bất lợi của BĐKH (độ mặn cao, hạn hán, v.v) phục vụ cho phát triển lâm nghiệp bền vững.

7. Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong các hệ sinh thái rừng ở các khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

8. Rà soát, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thụât trong lĩnh vực lâm nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

9. Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan.

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ7.1. Kết luậnTừ các kết quả và phân tích, đánh giá về tác động của BĐKH đến lâm nghiệp có thế đưa ra một số kết luận và các định hướng, chính sách và chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH như sau:

1. BĐKH sẽ làm thay đổi phân bố và ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng.

Xu hướng chung của tất các hệ sinh thái rừng tự nhiên là khả năng thu hẹp khu vực phân bố cũng như diện tích thích hợp về khí hậu. Hệ sinh thái rừng khộp có xu hướng dịch chuyển ra phía Bắc và có thể không còn ở vùng Tây Nguyên. Đối với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng nửa kín ẩm nhiệt đới thì có xu hướng suy giảm diện tích ở khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ, tiếp tục phân bố và mở rộng khu vực phân bố ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đối với rừng trồng, phân bố của một số loại rừng trồng như Thông nhựa, Lát hoa có thể bị thu hẹp đáng kể, nhưng tốc độ thu hẹp khu vực phân bố không nhanh như các kiểu rừng tự nhiên.

51

Page 52: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Tuy nhiên khi sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt đội khắc nghiệt hơn vào năm 2100 thì khu vực phân bố của chúng có thể bị thu hẹp nhanh chóng.

2. BĐKH sẽ gây tác động mạnh mẽ đến ĐDSH và một số hệ sinh thái.

Với sự suy giảm diện tích các trạng thái rừng tự nhiên này trên phạm vi cả nước so với hiện tại trong trường hợp các kịch bản biến đổi khí hậu xảy ra thì tính đa dạng sinh học và duy trì đa dạng trong các hệ sinh thái sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Thực vật sẽ mất dần các khu vực phù hợp với biên độ sinh thái của nó, nguồn gen và bảo tồn nguồn gen sẽ bị ảnh hưởng, động vật sẽ mất dần nơi cư trú và nguồn thức ăn, v.v. Các hệ sinh thái nhạy cảm sẽ bị tác động mạnh như rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng trên núi thấp. Các loài thú cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do sự BĐKH, đặc biệt là các loài nguy cấp.

3. BĐKH sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng

Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới cháy rừng gồm nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và lượng mưa. Ở vùng Bắc trung bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng 5, 6 và 7. Nguy cơ cháy rừng vào năm 2020 tăng hơn so với năm 2000 từ 6 – 40%; năm 2050 là từ 16 – 52% và vào năm 2100 là từ 51 – 85%. Ở khu vực Tây bắc bộ, nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 12, 1, 2 và 3, đặc biệt là tháng 12 và tháng 1. Nguy cơ cháy rừng tăng vào năm 2020 trong các tháng trên là từ 5-41%; vào năm 2050 là từ 16 – 35% và vào năm 2100 là từ 25 – 113%. Với các vùng khác nguy cơ cháy rừng cũng đều tăng. Vùng Đông Bắc nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 1, 2 và 3; vùng Nam trung bộ là từ tháng 3 – 6; vùng Tây nguyên là từ tháng 3 – 5; vùng Đông Nam bộvà Đồng Bằng sông Cửu Long là từ tháng 1 – 4.

4. BĐKH làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại rừng:

BĐKH sẽ tạo ra điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển của một số sâu, bệnh hại rừng, đặc biệt là sâu róm thông. Sâu róm thông sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và dễ phát sinh dịch bệnh hơn. Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2020, khoảng 13% vào năm 2050 và đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31% so với năm 2000. Tuy nhiên, các loài bao giờ cũng có tính chọn lọc tự nhiên, với điều kiện bất lợi một số cá thể không có khả năng kháng lại sẽ bị đào thải, còn những cá thể còn tồn tại sẽ hình thành khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi đó và di truyền cho các thế hệ sau.

5. Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm:Rừng ngập mặn sẽ bị tác động mạnh bởi ĐBKH, đặc biệt là mực nước biển dâng.

Một số loài cây ngập mặn ở miền Nam có thể gây trồng ở phía Bắc. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng hàm lượng CO2 trong nước biển, gây suy thoái rạn san hô và kéo theo suy thoái rừng ngập mặn. Mực nước biển dâng lên nên rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch vào trong cửa sông, nếu thích nghi được thì tồn tại còn ngược lại sẽ bị tiêu diệt. Diện

52

Page 53: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

tích rừng ngập mặn có nhiều nguy cơ bị thu hẹp. Ảnh hưởng của lượng mưa tùy thuộc nếu tăng thì rừng ngập mặn sẽ tốt lên hoặc giảm thì suy thoái. Bão với tần suất tăng và cường độ tăng sẽ hủy hoại rừng ngập mặn. Nếu lượng mưa tăng, lượng trầm tích tăng sẽ làm giảm quang hợp của cây trong rừng ngập mặn.

6. Các giải pháp ứng phó với BĐKH:Trong lâm nghiệp cần tập trung vào các giải pháp: i) bảo vệ diện tích rừng hiện

có, đặc biệt là rừng tự nhiên nhằm duy trì các bể chứa các bon trong các hệ sinh thái rừng và giảm thiểu phát thải KNK do các hoạt động phá rừng và chuyển đổi rừng sang đất phi lâm nghiệp; ii) trồng và phục hồi rừng nhằm giảm thiểu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, đặc biệt là việc phục hồi các hệ thống rừng phòng hộ ven biển; iii) cải thiện các biện pháp quản lý rừng như nâng cao năng lực quản lý rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH, diễn biến môi trường, các hệ thống cảnh báo, v.v.; iv) áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao khả năng phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại, lựa chọn cơ cấu cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu; v) đầu tư phù hợp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; vi) nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn lực về BĐKH; và vii) tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đào tạo.

7. Chính sách và các hoạt động ưu tiên ứng phó với BĐKH:Các chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp cần ưu tiên tập trung vào: i)

bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì ổn định các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; ii) bảo tồn các khu rừng đặc dụng, nguồn gen, quy hoạch, mở rộng hành lang đa dạng sinh học; iii) trồng và phục hồi rừng, các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái quan trọng, dễ bị tổn thương; iv) sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, phát triển sinh kế, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ rừng, chia sẻ lợi ích về dịch vụ môi trường rừng.

Hoạt động ưu tiên cho ứng phó với BĐKH bao gồm: i) đánh giá đầu đủ tác động của BĐKH đến lâm nghiệp, các cộng đồng dân cư phụ thuộc vào rừng; ii) xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng và nguồn nước ở vùng đầu nguồn; iii) xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ về BĐKH trong lâm nghiệp; iv) rà soát, điều chỉnh, thể chế hóa các văn bản pháp luật, các chiến lược, kế hoạc phát triển lâm nghiệp phù hợp với bối cảnh BĐKH; v) nâng câo nhận thức và đào tạo nguồn lực và vi) tăng cường hợp tác quốc tế.7.2. Kiến nghị

Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới lâm nghiệp là một vấn đề mới và phức tạp. Do đó cần phải có các nghiên cứu có tính cơ bản, toàn diện, hệ thống và đa ngành.

Các kết quả được trình bày trong báo cáo mới chỉ là những kết quả ban đầu, do đó cần tiếp tục có những nghiên cứu toàn diện và hệ thống. Nghiên cứu nên tập trung làm rõ tác động của BĐKH đến lâm nghiệp như đa dạng sinh học, phân bố các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguy cơ cháy rừng, nguy cơ sâu bệnh hại, năng suất rừng trồng, v.v theo các vùng sinh thái nông nghiệp. Đây là những

53

Page 54: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng BĐKH.

Phương pháp nghiên cứu mà báo cáo sử dụng mới chỉ mang tính chất thăm dò và chủ yếu là các phương pháp chuyên gia. Do đó, cần tiếp tục học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước phát triển để tìm ra các mô hình đánh giá phù hợp và cử cán bộ có trình độ đi tiếp cận, học hỏi và áp dụng cho Việt Nam.

BĐKH sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp, các nghiên cứu liên quan đến BĐKH trong lâm nghiệp còn hết sức hạn chế. Do vậy cần xem xét và có sự đầu tư thoả đáng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2006. Chương sinh thái rừng. Trong: Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2006. Chương Quản lý sâu bệnh hại rừng. Trong: Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Nhà xuất bản Giao thông Vận Tải, Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2005. Báo cáo diễn biến Môi trường 2005 – Đa Dạng Sinh Học. Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội

Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2003. Thông báo Quốc gia lần thứ 1 của Việt Nam cho UNFCCC về biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên và môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường. Hà Nội.

Brasier, C.M., Dreyer, E. (ed.) and Aussenac, G. 1996. Phytophthora cinnamomi and oak decline in southern Europe. Environmental constraints including climate change. Ecology and physiology of oaks in a changing environment. Annales des Sciences Forestieres. 53:347-358;

Bế Minh Châu và cs. 2008. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

CECE. 2005. Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam. Cohen S.D. và R.C. Venette. 2005. Predicting the Potential for Establishment of Phytophthora ramorum in the Oak Forests of the North Central States, USA;

Đỗ Đình Sâm và cs. 2005. Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Sỹ Động. 2008. Diễn biến tài nguyên rừng Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20 – Đề xuất định hướng xây dựng rừng. Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Hà Nội.

Huu Ninh Nguyen. 2007. Flooding in Mekong River Delta. Viet Nam, Fingting climate change: Human solidarity in a divided world.

IPCC.1990. First Assessment Report (FAR). Scientific assessment of Climate change.

54

Page 55: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

IPCC. 1995. The science of climate change. In: Second Assessment Report: Climate change 1995.

IPCC. 2001. Scientific basic. In: The Third Assessment Report: Climate change 2001

IPCC. 2007. Fourth Assessment Report: Climate Change 2007. WGI: “The Physical Science of Climate Change”, WGII: “Impacts, Adaptation & Vulnerability”, WGIII: “Mitigation of Climate Change.

Lê Vũ Khôi, 2005. Hệ động vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Lourders Villers-Ruiz, Irma Trejo-Vázquez. 1997. Assessment of the vulnerability of forest ecosystems to climate change in Mexico.

Maurand. 1943. Lâm nghiệp Đông dương.

Mai Đình Yên. 2009. Một số đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Hà Nội.

Ngô Đình Quế và cs. 2003. Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng tràm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Nghĩa. 2004. Các loài tre trúc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Nguyễn Hữu Ninh. 2008. Biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo trình bày tại Hội thảo “Hướng tới Chương trình Hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu”.

Nguyễn Thế Nhã và cs. 2008. Đánh giá tác động của biến đôổ khí hậu đến nguy cơ sâu róm thông ở vùng Bắc Trung bộ. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn. 2005. Hệ thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội.

Nguyễn Văn Thắng và Phạm Thị Thanh Hương. 2007. Using PRECIS model to Develop the climate change scenarios for Vietnam. Paper Presented at Workshop on Climate change and Human Development, Ho Chi Minh City.

Rodel D. Lasco, Florencia B. Pulhin, Rex Victor O. Cruz, Juan M. Pulhin and Sheila Sophia N. Roy. 2002. Vulnerability of forest ecosystems and other land cover types to climate change in the Philipines.

Phan Nguyên Hồng. 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Phùng Tửu Bôi. 2009. Một số chính sách và giải pháp giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp. Báo cáo chuyên đề. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Hà Nội.

Steinbauer, M.J., Yonow, T., Reid, I.A. & Cant, R. 2002.  Ecological biogeography of species of Gelonus, Acantholybas and Amorbus in Australia   Austral cology  27:1-25.

55

Page 56: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Sutherst, R.W. & Maywald, G.F. 2005. A climate-model of the red imported fire ant, Solenopsis invicta Buren (Hymenoptera: Formicidae): implications for invasion of new regions, particularly Oceania. Environmental Entomology 34: 317-335;

Sutherst, R.W. 2004. Global change and human vulnerability to vector-borne diseases. Clinical Microbiology Reviews 17:136-173;

Sutherst, R.W, 2004. Prediction of species' geographical ranges. A critical comment on M.J. Samways, R. Osburn, H. Hastings and V. Hattingh (1999) Global climate change and accuracy of prediction of species geographical ranges: establishment success of introduced ladybirds (Coccinellidae, Chilocorus spp. ) worldwide. J. sBiogeography 26, 795-812. J. Biogeography, 30:805-816;

Thái Văn Trừng. 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái. 2008. “Biến đổi khí hậu và nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam”. Báo cáo trình bày tại Hội thảo “Hướng tới Chương trình Hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu” được tổ chức tại Hà Nội.

Trevor H.Booth, Nguyen Hoang Nghia, Miko U.F.Kirschbaum, Clive Harkett and Tom Jovanovic. 1999. Assessing Possible Impacts of climate change on species important for forestry in Vietnam.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn. 1997. “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam”. Báo cáo dự án. Tổng cục KTTV. Hà Nội.

UNESCO. 1973. International classification and mapping of vegetation. UNESCO, Paris.

UNFCCC. 2004. Guidelines for the Preparation of National Adaptation Program of Action.

UNDP. 2008. Báo cáo phát triển con người 2007/2008 “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”. UNDP Việt Nam.

Viện Khí tượng thủy văn và môi trường. 2007. Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV&MT với SEA START RC.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng. 1999. Báo cáo kết quả kiểm kê rừng. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Hà Nội.

Vũ Tấn Phương và cs. 2008. Bước đầu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu với lâm nghiệp. Báo cáo khoa học. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Hà Nội.

56

Page 57: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

Phụ lục. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH KHCN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

TT Tên chương trình Mục tiêu Dự kiến kết quả Thời gian thực hiện

Kinh phí(tr. đồng)

1 Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu theo các vùng sinh thái nông nghiệp.

Đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH đối lâm nghiệp

Đề xuất được các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp

Báo cáo phân tích toàn diện tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp (thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái nhạy cảm, năng suất rừng trồng, cháy rừng và sâu bệnh hại, hệ sinh thái rừng ngập mặn);

Các đề xuất về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;

2011 - 2016 20.000

2 Xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Xác định được cơ cấu cây trồng lâm nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu;

Xác định vùng trồng rừng thích hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu;

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho phát triển rừng trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu

Báo cáo phân tích Cơ cấu cây trồng cho rừng

sản xuất; Các bản đồ vùng thích hợp

gây trồng tỷ lệ 1/250.000 cho 9 vùng sinh thái nông nghiệp.

Đề xuất giải pháp kỹ thuật

2011 - 2016 10.000

3 Đánh giá quá trình sa mạc hóa sử dụng dữ liệu viễn thám và xây dựng hệ thống thông tin sa mạc hóa ở Việt Nam do biến đổi khí hậu

Đánh giá toàn diện tình trạng sa mạc hóa ở Việt Nam thông qua việc phân tích ảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực địa

Xây dựng được bộ tiêu chí áp dụng cho việc đánh giá sa mạc hóa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam

Bản đồ sa mạc hóa toàn quốc gia;

Bản đồ sa mạc hóa cho các khu vực trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, và Tứ giác Long Xuyên);

2011 - 2016 10.000

57

Page 58: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

TT Tên chương trình Mục tiêu Dự kiến kết quả Thời gian thực hiện

Kinh phí(tr. đồng)

CSDL về sa mạc hóa phục vụ quản lý.

4 Đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng sản xuất lâm nghiệp

Xác định được năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lâm nghiệp;

Xác định các vùng cần ưu tiên đầu tư Đề xuất các giải pháp nâng cao khả

năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp

Báo cáo phân tích năng lực thích ứng cho các vùng sản xuất lâm nghiệp

Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất lâm nghiệp

2011 - 2016 10.000

5 Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Rà soát xác định quy hoạch 3 loại rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Xác định các khu vực ưu tiên cần bảo vệ và phát triển rừng

Quy hoạch các hành lang đa dạng sinh học

Quy hoạch 3 loại rừng (bản đồ và số liệu cấp quốc gia)

Các khu vực ưu tiên cần bảo vệ và phát triển rừng

2011- 2013 10.000

6 Nghiên cứu chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhằm thích ứng với các điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu

Xác định được các điều kiện môi trường bất lợi cho phát triển lâm nghiệp do biến đổi khí hậu.

Xác định được các giống mới có khả năng sinh trưởng và phòng hộ tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu

Lập quy hoạch vùng gây trồng và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật gây trồng.

Báo cáo phân tích các điều kiện môi trường bất lợi cho sản xuất lâm nghiệp.

5 – 10 loài và giống mới cho gây trồng trên các điều kiện bất lợi (khô hạn, ven biển)

Mô hình trình diễn Bản đồ quy hoạch. Hướng dẫn kỹ thuật

2011 - 2016 10.000

7 Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong các hệ sinh thái rừng ở các khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu và nước

Đánh giá được diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp ở một số vùng nhạy cảm;

Số liệu quan trắc về diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp ở

2011 - 2020 20.000

58

Page 59: DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU phan... · Web viewDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT

TT Tên chương trình Mục tiêu Dự kiến kết quả Thời gian thực hiện

Kinh phí(tr. đồng)

biển dâng Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho theo dõi đánh giá và xây dựng chiến lược, chính sách phát triển lâm nghiệp quốc gia

các vùng nhạy cảm. Các dự báo, cảnh báo về

tác động do biến đổi khí hậu

Cơ sở dữ liệu

8 Rà soát, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thụât trong lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Rà soát và điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật;

Bổ sung và xây dựng các hướng dẫn thực hiện giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong lâm nghiệp

Các chiến lược, kế hoạch, chính sách được rà soát và bổ sung;

Các hướng dẫn thực hiện giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng

2011 - 2013 10.000

9 Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan về ứng phó với BĐKH

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các bên liên quan ở các vùng dễ bị tổn thương do BĐKH;

Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu về BĐKH

Tài liệu tuyên truyền, các đợt tuyên truyền

Hội thảo, tập huấn kỹ thuật

2011 - 2016 10.000

59