110
Thể chất Tinh thần Tâm linh Xã hội CHĂM SÓC NỘI TRÚ PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ CHĂM SÓC BAN NGÀY CHĂM SÓC BAN NGÀY CHĂM SÓC NỘI TRÚ PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ CHĂM SÓC TẠI NHÀ NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN CHĂM SÓC TẠI NHÀ THE WORLDWIDE PALLIATIVE CARE ALLIANCE Thúc đẩy chăm sóc tại nhà và cộng đồng Tài liệu chăm sóc giảm nhẹ Tăng cường chăm sóc tại những nơi hạn chế về nguồn lực

Tăng cường chăm sóc

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tăng cường chăm sóc

Thể chất Tinh thần Tâm linh Xã hội

CHĂM SÓC NỘI TRÚ

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

CHĂM SÓCBAN NGÀYCHĂM SÓCBAN NGÀY

CHĂM SÓC NỘI TRÚ

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

CHĂM SÓCTẠI NHÀ

NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸBỆNH VIỆN

NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸBỆNH VIỆN

CHĂM SÓCTẠI NHÀ

THE WORLDWIDE PALLIATIVE CARE ALLIANCE Thúc đẩy chăm sóc tại nhà và cộng đồng

Tài liệu chăm sóc giảm nhẹ Tăng cường chăm sóctại những nơi hạn chế về nguồn lực

Page 2: Tăng cường chăm sóc

Help the Hospices (Hỗ trợ chăm sóc tại nhà và cộng đồng)Help the Hospices là tổ chức từ thiện quốc gia đối với phong trào Hospice ở Vương quốc Anh. Chúng tôi cũng tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước còn hạn chế về nguồn lực. Mục tiêu của chúng tôi là góp phần tạo ra sự khác biệt thực sự trong việc chăm sóc người bệnh và những người thân yêu của họ.

Liên Minh Chăm Sóc Giảm Nhẹ Toàn Cầu Liên Minh Chăm Sóc Giảm Nhẹ Toàn Cầu là mạng lưới các tổ chức quốc gia và khu vực hoạt động trong lĩnh vực từ thiện và chăm sóc giảm nhẹ trên toàn thế giới. Hoạt động của liên minh nhằm hỗ trợ các nỗ lực trong việc phát triển các dịch vụ từ thiện và chăm sóc giảm nhẹ ở tất cả các quốc gia. Tầm nhìn - Một thế giới với chăm sóc giảm nhẹ chất lượng cao, ai cũng tiếp cận được và chi trả được.

Sứ mệnh - Thông qua việc hỗ trợ các tổ chức từ thiện và chăm sóc giảm nhẹ quốc gia và khu vực để quảng bá, hỗ trợ tiếp cận phổ cập chăm sóc giảm nhẹ chất lượng cao và có thể chi trả được. Help the Hospices đã cố gắng đảm bảo tính chính xác của thông tin được đăng tải trong tài liệu, tuy nhiên Hospices không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào có thể có. Nhà xuất bản và các tác giả cũng không đại diện cho, muốn bày tỏ hoặc có ngụ ý gì về độ chính xác của thông tin trong tài liệu. Các quan điểm trình bày trong tài liệu không nhất thiết phải là của Help the Hospices. Với những tình huống cụ thể, hãy nên tìm lời khuyên cụ thể từ các chuyên gia.

Với sự cho phép của Help the Hospices, tài liệu này có thể được tái bản không vì mục đích thương mại; phục vụ cho các tổ chức từ thiện, tổ chức làm về chăm sóc giảm nhẹ và các nhân viên y tế. Không được phép nhân bản tài liệu để phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Help the Hospices.

Quyền tác giả thuộc về Charlie Bond, Vicky Lavy và Ruth Wooldridge, đã được xác nhận theo Luật bản quyền, thiết kế và bằng sáng chế 1988.

© 2008 Charlie Bond, Vicky Lavy và Ruth Wooldridge

ISBN: 978-1-871978-71-1

Help the Hospices phát hành năm 2008. Vào sổ Từ thiện tại Vương quốc Anh và xứ Wales, Help the Hospices số 1014851. Giấy phép hoạt động số 2751549 cấp tại Vương quốc Anh. Văn phòng: Hospice House, 34-44 phố Britannia, Luân Đôn, WC1X 9JG, Vương quốc Anh.

Page 3: Tăng cường chăm sóc

I

Lời cảm ơnChúng tôi xin chân thành cảm ơn những người đã giúp chúng tôi và góp ý cho tài liệu trong quá trình xây dựng: Bs. Jane Bates, Malawi Carla Horne, Nam Phi Denise Brady, Vương quốc Anh Jenny Hunt, ZimbabweBs. Mary Bunn, Malawi Avril Jackson, Vương quốc AnhBs. Natalia Carafizi, Moldova Bs. Suresh Kumar, Ấn Độ Gillian Chowns, Vương quốc Anh Bs. Mhoira Leng, Vương quốc AnhBs. Bruce Cleminson, Vương quốc Anh Jessica Mackriell, MalawiBs. Karilyn Collins, Tanzania Terry Magee, Vương quốc AnhBs. Henry Ddungu, Uganda Kamala Moktan, NepalLiliana De Lima, Mỹ Prof Liz Molyneux, MalawiOlivia Dix, Vương quốc Anh Thadeo O.T Mac’Osano, MalawiBs. Esther Duncan, Kyrgyzstan Bs. Nigel Pearson, Vương quốc AnhClaire Fitzgibbon, Vương quốc Anh Caroline Rose, UgandaBs. Kathy Foley, Mỹ Bs. Sanie Sesay, The GambiaBs. Reena George, Ấn Độ Bs. Nigel Sykes, Vương quốc AnhSuave Gombwa, Malawi Lameck Thambo, MalawiCarolyn Green, Vương quốc Anh Marilyn Traugott, Nam Phi /MỹKimberly Green, Việt Nam Bs. Chitra Venkateswaran, Ấn Độ Gs. Virginia Gumley, Pakistan Bs. Deborah Watkinson, Vương quốc AnhHarmala Gupta, Ấn Độ Bs. Bee Wee, Vương quốc AnhBs. Liz Gwyther, Nam Phi Bs. Roberto Wenk, Argentina

Các tác giảBác sỹ Vicky Lavy đã sống và làm việc tại Malawi 10 năm. Trong suốt thời gian đó, bà đã tham gia thành lập nhóm chăm sóc giảm nhẹ Umodzi cho trẻ em và bắt đầu đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ ở cấp độ quốc gia. Hiện tại bà đang làm việc tại nhà từ thiện Helen và Douglas dành cho trẻ em và thanh niên ở Vương quốc Anh.

Bác sỹ Charlie Bond là chuyên gia tư vấn của Severn Hospice tại Vương quốc Anh. Bác sỹ là người rất quan tâm tới việc đưa chăm sóc giảm nhẹ tới những nơi còn hạn chế về nguồn lực.

Ông có nhiều kinh nghiệm về làm việc ở châu Phi; đã tham gia tập huấn chăm sóc giảm nhẹ tại Malawi, Sierra Leone và Trung Quốc.

Ruth Wooldridge là điều dưỡng viên chăm sóc giảm nhẹ. Bà đã sống và làm việc tại Ấn Độ và Kenya; là người đồng sáng lập CanSupport ở Delhi và Nairobi Hospice. Bà là thành viên của nhóm tham vấn Chăm sóc giảm nhẹ Quốc tế của Help the Hospices. Hiện bà đang tham gia triển khai chăm sóc giảm nhẹ tại Rwanda.

Ảnh do:

Viện Y học CSGN, Kerala, Ấn Độ (trang 1,15,17)FHI/Vietnam (trang 13, 23)FHI/Campuchia (trang 58)Phòng khám Umodzi, Malawi (trang 4, 53, 55, 59)Hiệp hội chăm sóc giảm nhẹ tại Malawi, Malawi (trang 60, 61)

CanSupport, Ấn Độ (trang 5)Grace Hospice, Mongolia (trang 51)The Shepherd’s Hospice, Sierra Leone. Nhiếp ảnh gia: Charly Cox (trang 25)Kiera Parish, Kenya (trang 7)

Tài liệu này do bác sĩ Vũ Ngọc Phịnh và bác sĩ Nguyễn Thanh Hiền, FHI/Vietnam điều phối quá trình biên dịch. Bác sĩ Nguyễn Phi Yến, Phó trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ và điều trị đau, bệnh viện Ung thư Quốc Gia và Bác sĩ Bùi Thị Bích Thủy, chuyên gia các bệnh truyền nhiễm và chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Việt Tiệp hiệu đính chuyên môn. Kế hoạch Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phòng chống HIV/AIDS của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ biên dịch và sản xuất tài liệu này.

Page 4: Tăng cường chăm sóc

II

Mục lục

Các từ viết tắt III

Lời nói đầu IV

Chương 1: Chăm sóc giảm nhẹ là gì? 1

Chương 2: Bạn có thể tiến hành chăm sóc giảm nhẹ ngay tại cơ sở của mình 5 Tận dụng tối đa nguồn lực địa phương Các mô hình khác nhau của chăm sóc giảm nhẹ

Chương 3: Bạn có thể xây dựng nhóm làm việc 13 Làm việc theo nhóm Đào tạo Chăm sóc cho người chăm sóc

Chương 4: Bạn có thể nói về những vấn đề khó khăn 17 Kỹ năng giao tiếp Báo tin xấu Hỗ trợ tâm linh An ủi động viên

Chương 5: Bạn có thể điều trị đau và các triệu chứng khác 23 Điều trị đau Hướng dẫn điều trị triệu chứng Chăm sóc cuối đời Khi không uống được thuốc

Chương 6: Bạn có thể giúp trẻ em và gia đình 53 Nói chuyện với trẻ Hỗ trợ gia đình Điều trị đau và các triệu chứng

Chương 7: Bạn có thể nói với người khác 59 Thông điệp vận động Vận động ở các mức khác nhau

Bộ công cụ: Công cụ thực hành Tài liệu vận động Danh mục các thuốc Các nguồn tham khảo thêm

Mẫu phản hồi

Page 5: Tăng cường chăm sóc

III

HIV Virut gây suy giảm miễn dịch

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch

PCP Viêm phổi do nấm

ARVs Thuốc kìm hãm sự phát triển của virut

ART Điều trị kháng virut

ORS Bù nước, điện giải qua đường uống

NSAID Thuốc chống viêm không phải steroid

NR Tác dụng nhanh

MR Tác dụng kéo dài

GV Thuốc tím Gentian

CSGN Chăm sóc giảm nhẹ

CSTN Chăm sóc tại nhà

NGO Tổ chức phi chính phủ

TNV Tình nguyện viên

WHO Tổ chức Y tế thế giới

kg Kilogamg gammg miligaml lítml millilit

Các từ viết tắt

Page 6: Tăng cường chăm sóc

IV

Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chưa bao giờ lớn như hiện nay. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư đang gia tăng trên toàn thế giới và ở những nơi hạn chế về nguồn lực thì chăm sóc giảm nhẹ vẫn là phương thức điều trị chính tại các cơ sở y tế. Tại châu Phi, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp HIV đã gây tác hại tới mọi cộng đồng. Ở các châu lục khác, HIV cũng đang trở thành nỗi lo thường xuyên của xã hội. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ người cao tuổi gia tăng đã làm tăng các nhu cầu chăm sóc cho những người mắc các bệnh tiến triển và không chữa trị được.

Kiểm soát các triệu chứng cơ bản và hỗ trợ toàn diện tuy không tốn kém, không đòi hỏi nhân viên chuyên khoa sâu nhưng thường ít được chú ý ngay cả khi đã có hệ thống y tế và chương trình chăm sóc tại nhà (CSTN). Thiếu nguồn cung cấp thuốc là một nguyên nhân nhưng phần lớn là do sự thiếu hiểu biết cơ bản về chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) của nhân viên ngành y tế ở tất cả các cấp; thiếu tự tin trong giao tiếp và thiếu hiểu biết về các kỹ thuật kiểm soát triệu chứng. Người làm việc tại cộng đồng và nhân viên y tế có thể bị quá tải bởi lẽ họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ.

Tài liệu này nhằm giúp các nhân viên y tế làm việc tại những nơi còn hạn chế về nguồn lực có thể lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào công

Lời nói đầu

việc bằng cách bổ sung các thành tố còn thiếu của chăm sóc vào những dịch vụ đã có sẵn. Tài liệu tập trung vào những gì “có thể làm” để chỉ ra rằng: việc cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cơ bản có thể tiến hành bởi cộng đồng và hệ thống y tế hiện có; các thành viên khác của cộng đồng có thể tham gia và không đòi hỏi nhân viên được đào tạo chuyên sâu. Phần hướng dẫn kiểm soát triệu chứng đưa ra lời khuyên cho các tình nguyện viên và người chăm sóc cũng như cung cấp thông tin về điều trị bằng thuốc. Tài liệu đề cập tới kỹ năng giao tiếp, hỗ trợ tinh thần, xã hội và tâm linh trong đó nhu cầu đặc biệt của trẻ em được chú trọng. Ngoài ra, còn có một bộ công cụ để sử dụng tại thực địa bao gồm mẫu ghi chép thông tin về người bệnh, bảng thu thập số liệu, tài liệu truyền thông, phương tiện hỗ trợ giảng dạy và danh mục các thuốc thiết yếu.

Đây là vấn đề của tất cả mọi người trên trái đất. Chúng ta mong cho cuộc sống của chính chúng ta và của những người chúng ta yêu quí được kết thúc trong sự thoải mái và thanh thản.”

Giám mục Desmond Tutu 2005

Tài liệu này dành cho:

Điều dưỡng viên Bác sỹ Thầy langNhân viên CSTN Người quản lý chương trình Tư vấn viênTư vấn viên Người làm việc với trẻ em Dược sỹNgười làm công tác xã hội Tình nguyện viên Người chăm sóc tại nhà Người tư vấn tâm linh

...và tất cả những ai muốn tìm hiểu về chăm sóc giảm nhẹ

Page 7: Tăng cường chăm sóc

Chăm sóc giảm nhẹ là gì?

Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc cho những người mắc các bệnh không thể chữa khỏi nhằm giúp họ bớt đau đớn và nâng đỡ họ trong những thời điểm khó khăn.

Tại sao chúng ta cần chăm sóc giảm nhẹ?

Để giúp những người đang phải sống với đau đớn vì:

Ung thư HIV Bệnh thần kinh tiến triển Suy tim hoặc suy thận nặng Bệnh phổi giai đoạn cuối Các bệnh hiểm nghèo khác

Sự khác biệt của chăm sóc giảm nhẹ?

Là phương cách toàn diện để giải quyết các vấn đề về:

Thể chất Tinh thần Xã hội Tâm linh

Chăm sóc giảm nhẹ là cho người đang sống và những ai sắp rời cuộc sống

“ Thêm sức sống cho mỗi ngày, không phải chỉ thêm ngày cho việc sống”

Chăm sóc giảm nhẹ tiến hành đồng thời và kết hợp với các chương trình khác

Chăm sóc giảm nhẹ không bao giờ nói “chúng tôi không thể làm gì được nữa”

Chương 1

Page 8: Tăng cường chăm sóc
Page 9: Tăng cường chăm sóc

1

Chăm sóc giảm nhẹ là gì? Chúng ta phải làm gì khi sức khỏe của người bệnh không được cải thiện. Ở tất cả các nước trên thế giới, ngay cả những nơi có đầy đủ nhân viên y tế, sẵn thuốc men và trang thiết bị y tế hiện đại nhất vẫn còn đó những người bệnh với những bệnh không thể chữa. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ? Đó chính là những gì chăm sóc giảm nhẹ hướng tới. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa về chăm sóc giảm nhẹ (xem bên dưới). Chăm sóc giảm nhẹ có thể là một khái niệm mới với rất nhiều người trong số chúng ta, nhưng nói một cách đơn giản, đó là chăm sóc cho những người mắc các bệnh không thể chữa trị được, làm giảm bớt sự đau đớn và nâng đỡ họ vượt qua những thời điểm khó khăn. Là nhân viên y tế, hầu hết chúng ta đã làm một phần nào đó của CSGN trong công việc và cuộc sống hàng ngày nhưng vẫn có những lúc ta không làm được gì, thấy mình bất lực và cảm thấy không được khuyến khích, động viên. Tài liệu này giúp chúng ta tiến hành chăm sóc hiệu quả hơn nhờ các hướng dẫn về kỹ năng đơn giản, tập hợp các thông tin cơ bản để bạn áp dụng khi chăm sóc người bệnh của mình.

Tại sao chúng ta cần CSGN?Khởi đầu nền y học hiện đại, chữa bệnh bằng thuốc, phẫu thuật và các phương pháp can thiệp khác được đặt lên hàng đầu. Sau đó, chúng ta nhận ra phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh và từ đó bắt đầu chú trọng tới các biện pháp y tế công cộng, các chương trình tiêm chủng và giáo dục sức khỏe. Hầu hết các dịch vụ y tế được thiết kế nhằm phục vụ công tác điều trị bệnh và phòng bệnh. Nhưng một khi đã làm việc trong ngành y tế, nhiều người trong số chúng ta nhận thấy có một nhu cầu lớn chưa

được đáp ứng, đó là: chăm sóc liên tục cho những người có tình trạng sức khoẻ không thể cải thiện được vì căn bệnh họ không may mắc phải. Nhu cầu CSGN là rất lớn.

Hơn 7 triệu người chết vì ung thư trong năm 20071.

Hai triệu người chết vì AIDS trong năm 20072. Hơn 70% người bệnh ung thư hoặc AIDS phải

chịu đựng đau mức độ nặng3. 33 triệu người sống chung với HIV trên toàn

thế giới 2. Ước tính khoảng 100 triệu người trên toàn thế

giới được hưởng lợi từ chương trình CSGN4.

Phong trào từ thiện và CSGN hiện đại khởi đầu từ những năm 1960 tại nước Anh cho những người bệnh ung thư. Tuy nhiên, ở những nơi hạn chế về nguồn lực nhu cầu này còn lớn hơn vì khả năng chữa khỏi bệnh là rất hiếm hoi vì phát hiện bệnh muộn và thiếu điều kiện chạy chữa. Đại dịch AIDS đang làm tăng thêm mối quan tâm và nhu cầu CSGN. Ngay cả những nơi sẵn có liệu pháp kháng vi rút ( ARV) người

Chương 1: Chăm sóc giảm nhẹ là gì?

Định nghĩa CSGN của Tổ chức Y tế Thế giớiCSGN là cách tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ, những người đang phải đương đầu với các vấn đề đe dọa tính mạng do bệnh tật gây ra, nhờ dự phòng và giảm nhẹ sự đau đớn qua việc phát hiện sớm, đánh giá cẩn trọng tình hình, điều trị đau và các vấn đề thuộc về thể chất, tinh thần và tâm linh.

http://www.who.int/cancer/palliative/definition/en/

1 Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS). Số liệu và Thực tiễn ung thư toàn cầu 2007. Atlanta: ACS; 2007.

2 UNAIDS/WHO: Tình hình đại dịch AIDS. Tháng 12/2007

3 Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu lần thứ 2 hiệp hội Chăm sóc giảm nhẹ và tại nhà 2005. Tuyên bố Hàn Quốc về CSGN và tại nhà: http://www. worldday.org/documents/Korea_Declaration.doc [Truy cập: 9 January 2008].

4 Stjernswärd J và Clark D. Y học giảm nhẹ. Doyle D, Hanks G, Cherny N và Calman K (eds). Sách Y học giảm nhẹ của Oxford (tái bản lần 3). Nhà xuất bản Đại học Oxford; 2004.

Page 10: Tăng cường chăm sóc

2

bệnh vẫn phải đương đầu với các triệu chứng không mấy dễ chịu. Đôi khi, nhân viên y tế đã nản lòng vì phải chứng kiến nhiều người bệnh ở trong tình trạng khổ sở mà chẳng giúp được gì.

CSGN sẽ giúp cho nhiều người, áp dụng trong nhiều bệnh, có thể tiến hành tại bệnh viện hoặc ngay tại nhà, không phân biệt già trẻ, giàu nghèo.

quyết tất cả các vấn đề đó nghĩa là ta đang giúp cho người bệnh. Đó chính là chăm sóc toàn diện.

Hãy tưởng tượng một phụ nữ trẻ có 3 con, sống ở một thị trấn nghèo. Chồng cô ấy qua đời cách đây 6 tháng và hàng xóm đồn rằng anh ấy chết vì nhiễm HIV. Hiện tại cô ấy bị ốm, sụt cân và lo sợ rằng bản thân có thể cũng sẽ chết. Gần đây chân cô bị loét và sưng tấy. Cô liên tục mất ngủ. Có những hôm cô yếu tới mức chỉ có thể ra khỏi giường để chăm cho con. Bố mẹ cô tuy ở cùng làng nhưng lại cách khá xa. Người chủ đòi tiền thuê nhà nhưng từ khi chồng chết cô không làm gì ra tiền. Hàng xóm xì xào rằng gia đình cô thất đức. Cô nghĩ rằng có khi họ nói đúng vì cô đã cầu nguyện mong được giúp đỡ nhưng vẫn chưa hề thấy.

Bạn nghĩ sao nếu bạn là người phụ nữ này?

Hình dung rằng bệnh tật chỉ là một trong nhiều vấn đề của cô ấy. Điều lo lắng lớn nhất của cô lúc này là làm thế nào để cả nhà có ăn, hoặc điều gì sẽ xảy ra với các con của cô nếu chẳng may cô chết. Cô không có hỗ trợ về tài chính. Cô ấy đang bị cô lập và cảm thấy bị Chúa chối bỏ.

CSGN hướng tới con người hơn là tập trung vào bệnh tật. CSGN tìm cách giải quyết các vấn đề mà người bệnh đang lo lắng nhất. Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem có thể giúp đỡ người bệnh như thế nào.

CSGN giúp cho người đang sống và người sắp rời bỏ cuộc sống Nhiều người cho rằng CSGN chỉ dành cho những người bệnh có cuộc sống chỉ còn tính bằng ngày. Điều đó không đúng. CSGN nhằm giảm bớt nỗi đau đớn, cải thiện chất lượng sống ngay từ thời điểm khi ai đó biết được mình mắc căn bệnh không thể chữa khỏi. Mục đích của CSGN không phải là kéo dài hoặc rút ngắn sự sống mà là cải thiện chất lượng sống. Nó giúp cho thời gian còn lại của người bệnh, cho dù được tính bằng ngày, hoặc tháng hoặc năm trở nên thanh thản và có ý nghĩa tới mức có thể có.

CSGN có thể giúp cho những người: HIV Ung thư Suy tim và suy thận nặng Bệnh phổi giai đoạn cuối Bệnh thần kinh tiến triển Các bệnh đe dọa tính mạng khác

Chăm sóc toàn diện tập trung vào 4 lĩnh vực: Thể chất - triệu chứng (phàn nàn), ví dụ:

đau, ho, mệt mỏi, sốt Tinh thần - lo lắng, sợ hãi, buồn chán,

giận dữ Xã hội - nhu cầu của gia đình, thiếu hay đủ

ăn, việc làm, nhà cửa và các mối quan hệ Tâm linh - dằn vặt về ý nghĩa của sự sống và

cái chết, nhu cầu được ở trong bình an

Sự khác biệt của CSGN?Nhân viên y tế thường tập trung vào các vấn đề thuộc về cơ thể, bệnh tật và điều trị. Nhưng CSGN nhận thấy rằng con người không chỉ đơn thuần có phần cơ thể (hay thể chất). Hoạt động trí óc, trạng thái tinh thần và tình cảm cũng là những phần tạo nên mỗi chúng ta cũng như gia đình và cộng đồng mà chúng ta đang sống. Vì thế, những gì người bệnh và gia đình họ đang phải đương đầu không chỉ là các vấn đề thuộc về thể chất. Băn khoăn hoặc đau khổ về tinh thần, xã hội và tâm linh cũng quan trọng chẳng kém gì bệnh tật. Đôi khi các vấn đề thuộc về lĩnh vực này lại tác động xấu tới lĩnh vực kia, ví dụ đau thường trở nên nặng hơn khi người ta lo âu hoặc suy sụp tinh thần. Chỉ khi chúng ta giải

Page 11: Tăng cường chăm sóc

3

Dame Cicely Saunders, người sáng lập phong trào CSGN nói:

“Bạn quan trọng bởi vì bạn là bạn. Bạn quan trọng tới những giây phút cuối của cuộc đời và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm, không chỉ để giúp cho bạn ra đi một cách thanh thản mà còn giúp bạn được sống tới tận khi từ giã cõi đời”.

CSGN tiến hành đồng thời và kết hợp vào các chương trình khácCSGN không thay thế các loại hình chăm sóc khác. Nó cần được lồng ghép vào các chương trình sẵn có và phải là một phần của việc chăm sóc cho tất cả những người mắc bệnh hiểm nghèo.

Nhiều chương trình CSTN làm rất tốt việc hỗ trợ, chẳng hạn tư vấn và giúp đỡ trong công việc hàng ngày nhưng lại làm chưa tốt việc giúp người người bệnh vượt qua các vấn đề cơ thể, ví dụ cảm giác đau đớn và các triệu chứng khác. Có những lúc nhân viên CSTN không biết có thể làm gì để giúp đỡ người bệnh trong tình cảnh như vậy.

“Có ý kiến cho rằng, bởi vì phong tục hàng thế kỷ qua của con người là chết tại nhà cho nên ai cũng biết cách chăm sóc người bệnh ở nhà. Nhưng thật đáng buồn, đây không phải là nhận định đúng. Người bệnh muốn chết ở nhà, nhưng hầu hết những người bệnh trở về và chết tại nhà mà không ai biết chăm sóc họ thế nào và cũng không có ai giúp họ vơi bớt được những nỗi khổ của chứng bệnh. Các gia đình đều rất khó khăn khi phải nói với người thân là họ sẽ phải chết, và cái chết đó sẽ ảnh hưởng tới mọi người trong nhà như thế nào. Trong chuyện này có nhiều điều bí ẩn.”

Mark Jacobson, Tanzania

Nhiều chương trình tại bệnh viện, ví dụ như cơ sở điều trị ARV, các dịch vụ hóa trị hoặc xạ trị làm tốt việc chữa bệnh nhưng chưa làm tốt việc giúp đỡ người bệnh có các vấn đề về tinh thần như lo âu, đau buồn, bị cô lập và sự kỳ thị.

Có thể lồng ghép CSTN vào cả hai chương trình để người bệnh được chăm sóc một cách toàn diện.

Kiểm soát đau và triệu chứng +Hỗ trợ tinh thần = CSGN

Có nhiều hình thức chăm sóc khác nhau tùy theo hoàn cảnh riêng và tình trạng bệnh tật của từng người.

Nhiều người biết bệnh của mình không thể chữa được nhưng vào thời điểm đó họ vẫn còn khỏe, vẫn làm việc, đang còn bận rộn với gia đình. Họ cũng có thể đang điều trị ARV hoặc dùng hóa trị. CSGN cần được tiến hành cùng với các phương pháp khác để giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng khó chịu, giảm tác dụng phụ của thuốc đồng thời hỗ trợ họ và gia đình về tình cảm và tâm linh. Theo thời gian, nhu cầu của người bệnh cũng sẽ thay đổi. Để khắc phục triệu chứng, họ có thể cần giúp đỡ nhiều hơn. Có thể phải dừng liệu trình điều trị nào đó nếu nhận thấy chúng không còn tác dụng. Khi đó, CSGN toàn diện chính là thứ người bệnh cần tới nhất. Vẫn cần tiếp tục CSGN ngay cả sau khi người bệnh đã qua đời bằng việc an ủi, động viên gia đình, bạn bè và con cái họ.

“Thêm sức sống cho mỗi ngày, không phải chỉ thêm ngày cho việc sống.”

Nairobi Hospice 1988

Page 12: Tăng cường chăm sóc

4

CSGN không bao giờ được nói “chúng tôi không thể làm gì được nữa”Tương tự trường hợp người phụ nữ ở trong câu chuyện đã nêu, có nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, họ có những vấn đề mà nhân viên y tế và người chăm sóc đôi khi cảm thấy hoàn toàn bất lực trong việc giúp đỡ. Đã có nhiều người bệnh được trả về nhà kèm theo lời khuyên không cần phải quay lại để tái khám vì “chúng tôi không thể làm gì được nữa”. Thay vì nản lòng với những gì chúng ta không thể làm được, hãy tập trung vào những gì chúng ta có thể làm.

Chúng ta không chữa lành được bệnh không chữa được, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được rất nhiều triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.

Chúng ta không thể xoá đi nỗi đau mất mát, nhưng chúng ta có thể ở bên cạnh những ai đang đau buồn và chia sẻ với họ nỗi buồn.

Chúng ta không có được tất cả câu trả lời, nhưng chúng ta có thể lắng nghe tất cả các câu hỏi.

“Tôi vẫn nhớ người người bệnh đầu tiên được chuyển tới tôi khi tôi bắt đầu làm CSGN tại một bệnh viện nhà nước đông nghịt người bệnh và cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tôi đi vào một phòng bệnh ở khoa nhi và nhìn thấy một cô bé gái gày trơ xương, nằm trên giường trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Chắc là sắp chết. Bà của cô bé đang ngồi ở góc phòng. Tôi thực sự đã muốn chạy khỏi phòng - tôi không thể nghĩ được tôi có thể làm gì cho hoàn cảnh tuyệt vọng này. Nhưng rồi tôi quyết định xem xét những gì tôi có thể làm chứ không chỉ nghĩ tới những gì tôi không thể làm. Sau đó chúng tôi hướng dẫn bà lau sạch miệng đã khô của người bệnh và bôi thuốc tím Gentian vào vết loét. Chúng tôi tìm được một cái gối thừa và sử dụng một trong những áo khoác ngoài của bà để làm cho giường êm ái hơn. Người bệnh được đặt trong tư thế làm cho dễ chịu. Chúng tôi giải thích cho bà cô bé về việc cần phải trở mình cho người bệnh thường

xuyên để tránh loét do tỳ đè, đưa cho bà một ít kem để bôi vào các vùng da bị khô. Chúng tôi động viên bà nên ngồi gần và nói chuyện với cháu mình cho dù cô ấy không thể đáp lại. Những việc làm tuy đơn giản, nhưng chúng tôi không đầu hàng trước tình huống nhờ vậy người bệnh sẽ không cô đơn.”

Nhân viên CSGN, Malawi

“Có lần tôi hỏi một người đàn ông, người biết mình đang sắp chết rằng anh ta mong muốn gì nhất ở những người đang chăm sóc cho mình. Anh ấy trả lời “tôi muốn thấy có người đang cố gắng để hiểu tôi”. Quả thực không thể hiểu hết được về người khác, nhưng tôi không bao giờ quên được rằng anh ấy đã không đòi hỏi được khỏi bệnh mà chỉ cần có người quan tâm tới anh, giúp anh đủ sức vượt qua.”

Dame Cicely Saunders

Cố gắng để hiểu các vấn đề mà ai đó đang phải đối mặt, tìm cách giúp đỡ họ, làm cho họ biết rằng họ là quan trọng, họ xứng đáng được chúng ta dành thời gian và sự quan tâm. Có lẽ đây là những phần quà lớn nhất chúng ta có thể mang tới cho người bệnh của mình.

Page 13: Tăng cường chăm sóc

Bạn có thể tiến hành CSGN tại cơ sở của mình

Cách tiến hành CSGN theo đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh của từng nơi.

Ai cần CSGN ở nơi này? Vấn đề chính của họ là gì? Hiện tại họ đang có sự trợ giúp nào? Cần làm gì thêm để cải thiện hoạt động chăm sóc và làm thế nào để chăm sóc

toàn diện?

Nếu chúng ta để ý kiếm tìm, trong cộng đồng của chúng ta luôn có sẵn nhiều nguồn lực giúp ta tiến hành chăm sóc toàn diện từ nhiều góc độ.

Thể chất Tinh thần Xã hội Tâm linh

Các mô hình khác nhau của CSGN bao gồm:

Chăm sóc giảm nhẹ trong CSTN Cơ sở CSGN Hỗ trợ ban ngày Nhóm CSGN tại bệnh viện Khoa người bệnh nội trú

Chúng ta không thể làm tất cả, nhưng không thể không làm gì.

Chương 2

Page 14: Tăng cường chăm sóc
Page 15: Tăng cường chăm sóc

5

Bạn có thể tiến hành CSGN ngay tại cơ sở của mìnhBạn làm việc ở đâu? Bạn ở trung tâm cộng đồng hay một khoa phòng của bệnh viện? Bạn có gặp người bệnh tại nhà của họ, hoặc ở phòng khám, hoặc ở ngay dưới gốc cây? Khi phong trào CSGN mới bắt đầu, hầu hết người bệnh được chăm sóc tại nhà tế bần nơi họ ở lại như người bệnh nội trú cho tới ngày qua đời. Ngày nay, chăm sóc giảm nhẹ được tiến hành tại nhiều cơ sở khác nhau. Khi nói tới Hospices, khái niệm này không có nghĩa chỉ là một căn nhà mà là cách tiếp cận tổng thể của chăm sóc toàn diện, lấy người bệnh làm trung tâm. Không có một mô hình nào được cho là tốt nhất để cung cấp chăm sóc giảm nhẹ. Tuỳ theo từng hoàn cảnh khác nhau, mô hình cần biến đổi sao cho phù hợp. Có bốn câu hỏi chúng ta cần nêu lên, đó là:

Ai cần được chăm sóc giảm nhẹ tại nơi này? Các vấn đề chính của họ là gì? Hiện tại họ đang có sự trợ giúp nào? Cần làm gì thêm để cải thiện dịch vụ chăm sóc

và làm cho việc chăm sóc được toàn diện?

Hai câu hỏi đầu tiên nhằm xem xét nhu cầu tại địa phương, hai câu hỏi tiếp theo nhằm xem xét các nguồn lực sẵn có và chúng ta có thể làm gì để đưa thêm hoặc bổ sung các nguồn lực này. Rất nhiều dự án CSGN thành công được bắt đầu từ qui mô rất nhỏ vì có ai đó nhận thấy một nhóm người cần được giúp đỡ. Họ đã làm tất cả những gì sẵn có, bổ sung thêm các nội dung còn thiếu của việc chăm sóc, sử dụng nguồn nhân lực ngay tại cơ sở của mình. Điều này dễ làm và dễ thành công hơn là bắt đầu từ một dịch vụ mới hoàn toàn. Các tổ chức khác nhau cùng hợp tác làm việc để thúc đẩy chăm sóc toàn diện cho người mắc bệnh hiểm nghèo là rất quan trọng.

Các nguồn lực sẵn có mà chúng ta có thể tận dụng để cải thiện dịch vụ có vẻ không nhiều. Tuy nhiên, CSGN không chỉ đơn thuần là điều trị các triệu chứng thực thể. Nếu để ý tìm kiếm, chúng ta có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ nhiều nguồn khác nhau. Thực tế, có rất nhiều người sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần. Chúng ta hãy tìm tới các cá nhân, nhóm người đã tham gia các công việc xã hội ở lĩnh vực y tế, xoá nghèo, xóa mù chữ và các chương trình khác. Rất nhiều trong số họ có thể sẵn sàng cộng tác, hỗ trợ công việc của chúng ta.

Bức tranh ở trang tiếp theo hình dung CSGN như là một cái cây. Rễ của cây là bốn thành tố của chăm sóc toàn diện: thể chất, tinh thần, xã hội và tâm linh. Mỗi một rễ cây có thể được tạo thành từ các thành phần khác nhau, ví dụ các phòng khám đã sẵn có, nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ địa phương. Đây chỉ là ví dụ các nguồn lực có thể có. Bạn có thể không tìm thấy tất cả các nguồn lực này tại cộng đồng của mình đồng thời bạn cũng có thể cũng tìm thấy các nguồn lực khác mà ở đây chưa nói tới. Vươn lên từ cội rễ, cành và lá của cây tượng trưng cho các hình thức khác nhau của CSGN toàn diện, hay nói một cách khác - các “mô hình chăm sóc”.

Chương 2: Bạn có thể tiến hành CSGN ngay tại cơ sở của mình

Khi bạn muốn ăn thịt một con voi bạn cần phải quyết định nên bắt đầu ăn từ phần nào và sau đó mỗi lần chỉ ăn ít một.

Ngạn ngữ Ấn Độ

Page 16: Tăng cường chăm sóc

6

Thể chất Tinh thần Tâm linh Xã hội

CHĂM SÓC NỘI TRÚ

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

CHĂM SÓCBAN NGÀYCHĂM SÓCBAN NGÀY

CHĂM SÓC NỘI TRÚ

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

CHĂM SÓCTẠI NHÀ

NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸBỆNH VIỆN

NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸBỆNH VIỆN

CHĂM SÓCTẠI NHÀ

Phát triển một mô hình chăm sóc từ những nguồn lực sẵn có

THỂ CHẤT

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNHTrung tâm y tếBệnh viện địa phươngPhòng khám tưThầy langNGO làm về y tếPhòng khám ART

CUNG CẤP THUỐCNhà thuốc bệnh việnCác cửa hàng thuốc địa phương

LỜI KHUYÊN VÀ HỖ TRỢBác sỹ/điều dưỡng/ bác sỹ lâm sàngNhà vật lý trị liệu địa phương Hiệp hội CSGN quốc gia

TINH THẦN

TƯ VẤNNhân viên xã hộiTình nguyện viên được đào tạoTư vấn HIVBệnh nhân – tư vấn giúp đỡ những người mắc bệnh tương tự

NHÓM HỖ TRỢNhóm người có HNhóm phụ nữHội Thanh niên

HỖ TRỢ TẠI NHÀTinh nguyện viên CSTNThành viên gia đình

TÂM LINH

CÁ NHÂNChức sắc tôn giáo tại địa phươngTình nguyện viên nhóm cộng đồng Cán bộ xã hộiThành viên gia đình

NHÓMNhóm cộng đồng, ví dụ nhà thờ, nhà thờ hồi giáo, chùa, hội Do tháiNhóm phụ nữNhóm chăm sóc tại bệnh việnNhóm trẻ em

XÃ HỘI

Tổ chức phi chính phủ Tổ chức tôn giáo Hỗ trợ lương thựcNhóm trẻ bị nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIVHoạt động tăng thu nhậpKế hoạch vay vốn nhỏ

CÁ NHÂNCán bộ xã hộiTư vấn pháp luật giúp làm di chúc

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA KHÁCLãnh đạo cộng đồngTrường học địa phươngCác nhóm cộng đồng

Page 17: Tăng cường chăm sóc

7

Tận dụng tối đa nguồn lực địa phươngTạo dựng công tác CSGN toàn diện rất cần tới việc tranh thủ, huy động các mối quan hệ. Chúng ta cần gặp những người đã, hoặc có thể sẽ tham gia vào chăm sóc người bệnh và đề nghị họ cùng hợp tác. Chúng ta có thể giúp họ trước và sau đó mạnh dạn yêu cầu họ giúp đỡ.

Chúng ta có thể đề nghị các nhân viên y tế khác giúp đỡ trong việc đưa ra lời khuyên và hướng dẫn, cùng đi thăm người bệnh hoặc đồng ý cho lập một phòng khám tại cơ sở của họ. Chúng ta có thể giúp họ trong kiểm soát triệu chứng hoặc đi thăm người bệnh tại nhà. Để có các thuốc cần thiết, chúng ta có thể liên hệ với khoa dược của bệnh viện, hoặc các hiệu thuốc tại địa phương.

Nhiều người cho rằng thầy lang là nguồn lực chính trong chăm sóc y tế. Nếu gặp các thầy lang địa phương chúng ta có thể bàn với họ về các vấn đề người bệnh gặp phải. Họ có thể giúp đỡ chúng ta bằng nhiều cách. Chúng ta có thể học được từ họ các bài thuốc chế từ cây cỏ rất hiệu nghiệm. Mặt khác, ta có thể hướng dẫn họ một số kỹ năng về CSGN, đề nghị họ cùng đi thăm người bệnh để người bệnh có sự chăm sóc của thầy lang. Tương tự việc hợp tác với những người cung cấp dịch vụ y tế, chúng ta có thể mời các chuyên gia tư vấn hoặc chức sắc tôn giáo ở địa phương tham gia nhóm hoặc chuyển gửi người bệnh tới chỗ họ. Sự hỗ trợ còn có thể đến từ các nhóm hỗ trợ, các cộng đồng tôn giáo. Ngược lại, ta có thể giúp lại họ bằng việc đóng góp ý kiến và cung cấp dịch vụ chuyên môn cho các thành viên của họ.

Có thể hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và nhóm tôn giáo địa phương để làm các việc khác, ví dụ: đảm bảo cung cấp lương thực, tạo thu nhập và giúp đỡ trẻ mồ côi, huy động các kỹ năng và nguồn lực để giúp đỡ những người bệnh đang gặp khó khăn.

Điều quan trọng là phải gặp các nhà lãnh đạo địa phương để trình bày với họ về công việc chúng ta đang làm từ đó có được sự giúp đỡ của họ. Ngoài ra, có thể còn nhiều nhóm chúng ta cần họ tham gia, tăng cường sự nhận thức chung giúp đỡ thực tế đồng thời gây quỹ hoạt động.

Các mô hình khác nhau của CSGNTùy thuộc vào nhu cầu và nguồn lực của từng địa phương, CSGN có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều người mong muốn được chăm sóc ngay tại chính nhà của mình hơn là tại các cơ sở điều trị nội trú và điều đó cũng tốt cho gia đình vì người nhà không phải mất thời gian đi lại từ nhà đến bệnh viện và ngược lại. Các chương trình chăm sóc tại nhà là cách tuyệt vời để cung cấp CSGN nếu gia đình và tình nguyện viên được hướng dẫn cách kiểm soát triệu chứng cơ bản. Nhân viên y tế sẽ cung cấp các thuốc cần thiết yếu và hỗ trợ thêm khi cần đến. CSTN giáo dục và nâng cao vai trò của cộng đồng nhờ đó giúp giảm bớt sự cô lập và kỳ thị - vấn đề người bệnh hay gặp phải.

Một cách khác để chăm sóc người bệnh tại cộng đồng của họ là thành lập phòng khám CSGN, là nơi người bệnh có thể đến thường xuyên. Có thể kết hợp phòng khám CSGN với “chăm sóc ban ngày” để người bệnh có cơ hội giao tiếp với những người khác. Điều đó tốt cho họ cả về tâm lý và xã hội.

Trong một vài tình huống, chăm sóc nội trú lại là một sự lựa chọn tốt. Một nhóm CSGN tại bệnh viện sẽ kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ toàn diện cho người bệnh mắc các bệnh hiểm nghèo thuộc các khoa phòng khác nhau. Đôi khi nhóm CSGN tại bệnh viện có thể chỉ gồm một số giường bệnh, hoặc một phòng bệnh hoặc cũng có thể là cả một sơ sở chuyên biệt. Đây là một hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc đắt tiền. Vì thế, ở những nơi còn hạn chế về nguồn lực mô hình tại cộng đồng sẽ giúp được nhiều người hơn.

Page 18: Tăng cường chăm sóc

8

CSGN tại những nơi khác nhau Tiến hành CSGN hành ở đâu và như thế nào tùy thuộc vào nhu cầu và nguồn lực của địa phương. Ở nơi này hoạt động được bắt đầu từ cộng đồng sau đó lan tới các phòng khám và bệnh viện trong khi ở nơi khác hoạt động lại bắt đầu từ bệnh viện và lan tỏa tới cộng đồng. Dưới đây là một số ví dụ về CSGN trên thế giới đã bắt đầu như thế nào.

Mạng lưới những người hàng xóm CSGN, Kerala, Ấn Độ Một nhóm cộng đồng tiến hành CSTN

Mạng lưới này khởi đầu bởi một nhóm nhỏ của những phụ nữ bình thường. Các phụ nữ này gặp nhau để trao đổi xem họ có thể làm gì cho những người mắc bệnh hiểm nghèo là hàng xóm của họ. Một số bác sỹ quan tâm tới CSGN đã gia nhập nhóm. Từ đó, nhóm đã phát triển thành một mạng lưới rộng lớn của các tình nguyện viên được đào tạo. Với sự giúp đỡ của nhân viên y tế, họ là những người sẽ chăm sóc người bệnh trong cộng đồng của mình. Nhờ đó, người bệnh có cơ hội để nói chuyện, được nhận hỗ trợ xã hội. Trong trường hợp gia đình bị mất thu nhập do bệnh tật, họ sẽ được xem xét cho vay vốn để buôn bán nhỏ. Nguồn tin cá nhân, Bs. Suresh Kumar, Kerala

Hospice tại bệnh viện Selian Lutheran, Tanzania Đưa hỗ trợ tâm linh vào hoạt động CSTN

Một nhóm Hospice bắt đầu công việc của mình bằng cách kết hợp với nhà thờ địa phương đi thăm người bệnh tại nhà và cầu nguyện cho họ. Sau đó, cùng với hỗ trợ về tâm linh, các kỹ năng thiết thực đã được bổ sung thêm làm cho CSTN trở nên toàn diện hơn. Bác sỹ ở đây nói “Khi đưa ra ý tưởng kết hợp mô hình y tế và tâm linh trong chăm sóc tại nhà cho người sắp chết, mọi người đều rất phấn khởi. Điều này là sự động viên rất lớn với đội tình nguyện của chúng tôi”. CSGN và CSTN ở Châu Phi - Michael Wright và David Clark, OUP 2006

Quỹ người dẫn đường, Guyana, Nam Mỹ Nhóm phúc lợi xã hội làm CSTN

Một nhóm phúc lợi xã hội được thành lập vào năm 1985 với sự tài trợ của quầy bán đồ ăn nhanh. Họ xây dựng dự án để giúp những người vô gia cư, người thiếu ăn và trẻ đường phố. Họ nhận thấy người bệnh ung thư cũng rất cần sự giúp đỡ vì nhiều người có nhà và gia đình ở xa; họ đang phải chết trong sự đau đớn. Nhóm đã tổ chức một dịch vụ CSTN do hai y tá đảm nhiệm. Hiện nay, các nhân viên y tế khác thường xuyên chuyển gửi người bệnh từ bệnh viện và từ nhà riêng tới chỗ họ. Bản tin Hospice, phần 6, Số 1, tháng 11/2007

Page 19: Tăng cường chăm sóc

9

Ngọn hải đăng, Malawi Nhân viên bệnh viện nhận ra nhu cầu CSTN

Một nhóm nhân viên bệnh viện nhận thấy rằng rất nhiều người bệnh có HIV không được chăm sóc và theo dõi thích đáng sau khi ra viện. Họ bắt đầu tổ chức thăm hỏi người bệnh tại nhà vào thời gian rỗi. Chẳng bao lâu, nhóm nhận thấy có quá nhiều việc họ phải đương đầu. Vì vậy lãnh đạo cộng đồng đã giúp họ tuyển thêm các tình nguyện viên để chăm sóc người bệnh tại nhà. Hai điều dưỡng viên cộng đồng làm việc toàn thời gian đã được bổ sung cho dự án. Đến nay, họ đã đào tạo được hơn 300 tình nguyện viên, mỗi người chịu trách nhiệm chăm sóc cho một số lượng nhỏ người bệnh. Hàng tuần một điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế đến cộng đồng để gặp gỡ các tình nguyên viên và cùng họ đi thăm người bệnh. Nguồn tin cá nhân, ông Lameck Thambo, Lilongwe

Quỹ U Hla Tun Hospice (ung thư) Myanmar, Đông Nam Á Cha của người quá cố xây dựng một nhóm CSTN và chăm sóc cuối đời

Việc này được bắt đầu bởi một người đàn ông muốn giúp đỡ những người khác sau khi con gái ông chết vì ung thư. Một nhóm CSTN bao gồm các nhân viên xã hội, điều dưỡng viên và một bác sỹ đã đi thăm người bệnh tại cộng đồng và sau đó người ta đã xây dựng một trung tâm Hospice nội trú. Nhiều người bệnh bị ung thư cổ tử cung đã bị chồng bỏ rơi. Nhóm Hospice đã lập ra một quỹ đặc biệt để lo những thủ tục cần thiết cho đám tang của họ. Mạng lưới CSGN và Hospice châu Á - Thái Bình Dương www.aphn.org

PASADA, Tanzania (Hoạt động và dịch vụ cho người bệnh AIDS của mục sư) Giáo xứ Dar es Salaam Nhóm người sống chung với HIV khởi xướng hoạt động CSTN và một phòng khám

PASADA bắt đầu từ khi một vài người sống chung với HIV cùng nhau lập ra một nhóm tự lực để làm một việc gì đó cho chính bản thân họ và cho những người khác có cùng cảnh ngộ. Nhà thờ đã cho họ một phòng nhỏ để làm nơi gặp gỡ; một phòng phát thuốc đã được mở để cung cấp những chăm sóc y tế cơ bản. Hiện nay PASADA là một chương trình tiếp cận nổi tiếng của khu vực đô thị cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Đài quan sát Quốc tế về Hospice: www.eolc-observatory.net/global_analysis/index.htm

CanSupport, Delhi, Ấn Độ Một người bệnh ung thư sống sót khởi xướng hoạt động CSTN

CanSupport được bắt đầu bởi một người thoát chết vì căn bệnh ung thư. Cô nhận ra rằng những người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư thường thiếu thông tin và sự giúp đỡ. Cô đã đi gặp người bệnh trong bệnh viện để đưa ra lời khuyên và sự trợ giúp đồng thời lập đường dây điện thoại hỗ trợ. Cô đã cùng với một điều dưỡng viên triển khai dịch vụ chăm sóc tại nhà ở những khu vực nghèo hơn của Delhi. Hiện nay chương trình đã có năm nhóm với nhiều ngành chuyên môn hoạt động ở quy mô toàn thành phố. Cansupport đã được cấp giấy phép cho việc kê đơn thuốc morphine. Nguồn tin cá nhân, Harmala Gupta

Page 20: Tăng cường chăm sóc

10

Chăm sóc giảm nhẹ Umodzi (‘Hợp nhất’), Malawi Nhóm bệnh viện hỗ trợ trẻ em sau khi ra viện tại phòng khám và chăm sóc ban ngày

Umodzi ban đầu là đơn vị dinh dưỡng của một bệnh viện thuộc chính phủ nơi mà trẻ em nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn cuối thường được đưa tới. Nhiều em sống những tuần cuối cùng của mình tại bệnh viện thay vì ở nhà cùng với gia đình. Umodzi được bắt đầu bởi một bác sỹ làm bán thời gian và một điều dưỡng viên. Họ giúp các em được về nhà sớm hơn nhờ tư vấn cho các bà mẹ về bệnh của con mình và hướng dẫn họ những vấn đề cơ bản của kiểm soát triệu chứng. Một phòng khám hàng tuần được đặt

tại hành lang ngay cạnh phòng bệnh để hỗ trợ bệnh nhi đã ra viện. Nhóm đã lớn mạnh và mở rộng hoạt động chăm sóc tới những trẻ bị ung thư điều trị nội trú và ngoại trú. Phòng khám là nơi trẻ được tái khám đồng thời cũng là nơi trẻ chơi đùa và là chỗ những người chăm sóc chúng hỗ trợ lẫn nhau. Nguồn tin cá nhân, Bs. Vicky Lavy

“Vì chất lượng cuộc sống” Osh, Kyrgyzstan, Trung Á Một bác sỹ tiến hành CSTN và mở phòng khám

Một bác sỹ ung thư thấy rằng người bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển nhận được rất ít sự giúp đỡ. Vì thế, ông đã tìm tới một bác sỹ gia đình và họ bắt đầu cùng đi thăm người bệnh tại nhà. Họ đã cải tạo lại ngôi nhà bỏ hoang của viện ung thư thành phòng khám và tổ chức các buổi tập huấn về CSGN cho các bác sỹ và điều dưỡng viên địa phương. Các gia đình đã từng nhận được giúp đỡ, khuyên những người người bệnh khác liên lạc với nhóm “Vì chất lượng cuộc sống”. “Chúa đến với tất cả, bạn là người Chúa phái tới để nâng đỡ cho tôi”- Bệnh nhân Elderly Muslim in Osh Bản tin CSTN & cộng đồng, phần 5, Số 4, tháng 7/2007

Kidzpositive, Nam Phi Phòng khám y tế tổ chức nhóm hỗ trợ ban ngày và hoạt động tăng thu nhập

Kidzpositive là một phòng khám chăm sóc cho trẻ em nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Nhân viên phòng khám nhận thấy mặc dù trẻ em đã được chăm sóc tốt về mặt y tế và kiểm soát triệu chứng nhưng sự cô lập về xã hội và vấn đề về tài chính ảnh hưởng tới các bà mẹ lại chưa được quan tâm. Bây giờ các bà mẹ có thể ngồi ở phòng khám cả buổi sáng, nói chuyện, uống trà và ăn bánh mì. Các bà mẹ làm chuỗi hạt ngay tại phòng khám hoặc mang về nhà làm để bán. Dự án này đã hỗ trợ được 130 gia đình có đủ tiền mua thức ăn hàng ngày. Nguồn tin cá nhân, Bs. Paul Roux, Capetown

Chúng ta không thể làm tất cả, nhưng không thể không làm gì.

Page 21: Tăng cường chăm sóc

11

Phòng khám Tiyanjane, Malawi (‘Hãy cùng nhau đến’) Chăm sóc tại bệnh viện kết nối với CSTN

Nhân viên của bệnh viện nhà nước thấy rằng nhiều người bệnh nhiễm HIV bị gửi về nhà mà không có cơ hội được nói về bệnh tình của mình hoặc được hướng dẫn nơi nào họ có thể tới để được giúp đỡ sau khi ra viện. Một phòng khám đã được đặt tại một phòng nhỏ của khoa. Đây là nơi một điều dưỡng, một tư vấn viên và một bác sỹ làm bán thời gian gặp gỡ người bệnh trước khi họ ra viện. Một nhóm điều dưỡng viên làm việc tại một trung tâm y tế gần đó phối hợp với chương trình CSTN của địa phương trong việc chăm sóc cho người bệnh. Nguồn tin cá nhân, Bs. Jane Bates, Blantyre

Đơn vị CSGN, Đại học Y Thiên chúa giáo, Vellore, Ấn Độ Sự phát triển của một nhóm CSGN tại bệnh viện và phòng khám

Khi nhận thấy nhu cầu CSGN tại bệnh viện ở Vellore, một bác sỹ đã bắt đầu bỏ ra 3 tiếng mỗi tuần để duy trì một phòng khám phục vụ người bệnhn từ các phòng khác nhau, bổ sung thêm mục kiểm soát triệu chứng vào hoạt động chăm sóc hiện có. Cùng tham gia với cô còn có một người tình nguyện là điều dưỡng viên và một giáo sĩ. Về sau còn có thêm một nhân viên công tác xã hội để hỗ trợ về tình cảm và tâm linh. Cùng thời gian đó bệnh viện đồng ý tài trợ cho một nhóm CSGN. Họ đã kết nối với một cộng đồng

Thiên chúa giáo là nơi đã mở một cơ sở từ thiện để chăm sóc người bệnh tại chỗ. Nguồn tin cá nhân, Bs. Reena George, Vellore

Pallium Latinoamerica, Argentina Một bác sỹ tiến hành CSGN do cảm hứng từ một cuốn sách Một người bán sách dạo đã gặp một bác sỹ trẻ làm việc ở một vùng nông thôn Argentina và đã mời được bác sỹ mua một quyển sách về CSGN của Cicely Saunders. Vài tuần sau, bác sỹ tới thăm khám cho một người bệnh ung thư giai đoạn cuối đang vật vã vì đau đớn. Dù đã được học về điều trị bệnh ung thư trong chương trình đào tạo và bản thân đã từng điều trị chính người bệnh này nhưng giờ đây người bác sỹ cảm thấy mình bất lực vì việc điều trị không đem lại kết quả. Ông lật lại quyển sách đã mua và thấy rằng mình còn có thể giúp được người bệnh. Ông đã dùng thuốc giảm đau, dành thời gian nhiều hơn cho người bệnh và gia đình. Việc này đã thúc đẩy ông phát triển CSGN và xây dựng nên Pallium. Cơ sở này hiện cung cấp dịch vụ CSTN, chăm sóc nội trú và ngoại trú ở các bệnh viện trường đại học, bệnh viện công, chăm sóc ban ngày và an ủi gia đình người đã mất. Bản tin Hospice, chăm sóc cuối đời, phần 7, Số 4, tháng 1/2000

Như vậy, chúng ta thấy rằng tùy theo nhu cầu và nguồn lực tại chỗ, các mô hình khác nhau đã thực hiện CSGN bằng những cách khác nhau. Chúng ta không cần phải có tất cả mọi thứ trước khi bắt tay vào làm. Theo thời gian, công việc sẽ phát triển và lớn mạnh.

Chúng ta không thể làm tất cả, nhưng không thể không làm gì.

Nếu bạn muốn có thêm thông tin về các dự án khác, xin liên hệ Hospice Information hoặc vào website của Đài quan sát Quốc tế về Hospice. www.eolc-observatory.net/global_analysis/index.htm

Page 22: Tăng cường chăm sóc
Page 23: Tăng cường chăm sóc

Bạn có thể xây dựng nhóm làm việc

Làm việc theo nhóm

Coi trọng các đóng góp và kỹ năng khác nhau của mỗi người Chia sẻ gánh nặng của việc chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau Giao tiếp tốt Thừa nhận sự khác nhau giữa các thành viên và cách giải quyết các bất đồng

Đào tạo

Mọi người thích thú với công việc khi họ biết được điều gì đang trông đợi họ, họ cảm thấy mình có khả năng làm tốt việc đó và việc làm của họ được đánh giá cao.

Đào tạo bao gồm:

Các bài giảng Giám sát và hỗ trợ tại chỗ

Chăm sóc cho người chăm sóc

Chăm sóc là một công việc nặng nhọc Nhận biết các dấu hiệu của căng thẳng Hỗ trợ tốt để tránh quá tải công việc

Chương 3

Page 24: Tăng cường chăm sóc
Page 25: Tăng cường chăm sóc

13

Tại các cơ sở, nơi mà chăm sóc giảm nhẹ đã được tổ chức và vận hành tốt, công việc này thường được tiến hành bởi một nhóm đa thành phần bao gồm các điều dưỡng viên, bác sỹ, nhân viên xã hội, tư vấn viên, chức sắc tôn giáo và các thành viên khác. Ở nơi bạn sống rất có thể chỉ có một vài người giúp đỡ bạn hoặc bạn chỉ có một mình để làm công việc này. Chúng ta cần phải thành lập một nhóm làm việc vì một mình chúng ta sẽ khó làm. Dù có cố gắng đảm đương tất cả mọi việc nhưng đến một lúc nào đó ta sẽ kiệt sức và chán nản. Khi đó việc CSGN sẽ thất bại.

Ở cây minh họa CSGN (trang 6) chúng ta có thể hình dung các nguồn lực và ai là người có thể giúp đỡ chúng ta. Một số người có thể thường xuyên giúp đỡ chúng ta ví dụ các chức sắc tôn giáo. Họ là người chúng ta có thể liên lạc trong trường hợp có người bệnh là người thuộc tôn giáo đó. Các dược sỹ địa phương có thể cung cấp thuốc cho chúng ta khi cần thiết. Một số khác có thể cộng tác với chúng ta ví dụ bệnh viện hoặc phòng khám. Những nơi này sẽ giới thiệu người bệnh tới nhóm chăm sóc tại nhà khi thấy có nhu cầu. Ngược lại, nhóm chăm sóc tại nhà có thể chuyển gửi người bệnh tới phòng khám trong trường hợp họ cần được bác sỹ thăm khám. Chúng ta cần có những người cùng tham gia để tạo thành một nhóm làm việc. Nhóm cần gặp gỡ thường xuyên để điều phối các hoạt động chăm sóc và để chăm sóc trở nên toàn diện. Chăm sóc toàn diện bao gồm:

Thể chất - điều dưỡng, điều trị, kê đơn Tinh thần - lắng nghe, tư vấn, động viên Xã hội - giúp đỡ tài chính, nơi ở, hỗ trợ gia đình Tâm linh - cầu nguyện, tư vấn, tiến hành nghi

lễ hoặc nghi thức.

Với từng lĩnh vực của chăm sóc, cần có thành viên nào đó trong nhóm của chúng ta là người có thể trông cậy. Có một nhân viên y tế là cần thiết vì người đó có thể hướng dẫn cho những thành viên khác để cùng nhau chia sẻ công việc của y tế, ví dụ tình nguyện viên (TNV) có thể học cách chăm sóc, điều dưỡng. Một người có thể tham gia vào nhiều hơn một lĩnh vực, ví dụ vừa là điều dưỡng viên đồng thời cũng là người hỗ trợ về tâm linh; hoặc nhân viên xã hội phụ trách tư vấn nhưng cũng triển khai dự án tăng thu nhập. Điều cần thiết là phải tìm ra những người có kỹ năng phù hợp, ví dụ ở những nơi mà điều dưỡng không được phép kê đơn trong nhóm cần phải có bác sỹ. Chúng ta cũng có thể gửi người trong nhóm đi đào tạo về một kỹ năng nào đó, ví dụ gửi TNV là người biết lắng nghe đi học về tư vấn để sau đó nhóm chúng ta có một tư vấn viên đã được đào tạo. Khi nhóm đã có nhiều thành viên, việc tách ra thành các nhóm nhỏ nhưng được kết nối với nhau có thể là cần thiết. Khi đó, điều phối viên hoặc trưởng nhóm TNV nhỏ cần tham dự các cuộc họp của nhóm lớn để chia sẻ thông tin và kết nối hoạt động giữa các nhóm với nhau.

Làm việc theo nhómMột nhóm làm việc hiệu quả không cần phải nhiều người - hai người có thể là một nhóm - nhưng điều quan trọng là cách họ làm việc cùng nhau.

Để xây dựng một nhóm làm việc đòi hỏi phải có sự tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau và giao tiếp tốt. Ghi nhận tầm quan trọng từ các đóng góp khác nhau của các thành viên trong nhóm và nói ra điều này là hết sức cần thiết, chẳng hạn khen ngợi khi có người làm tốt công việc và đánh giá cao sự làm việc vất vả của họ. Chăm sóc giảm nhẹ có thể bào mòn tinh thần do vậy chúng ta cần phải hỗ trợ lẫn nhau, nhận ra khi ai đó kiệt sức và chia sẻ sự quá tải trong công việc.

Chương 3:Bạn có thể xây dựng nhóm làm việc

Nếu bạn muốn đi nhanh hãy đi một mình. Nhưng nếu bạn muốn đi xa bạn phải đi cùng người khác.

Ngạn ngữ châu Phi

Page 26: Tăng cường chăm sóc

14

Giao tiếp tốt là yếu tố gắn bó mọi người trong cùng một nhóm lại với nhau. Các thành viên đều cần biết điều gì đang xảy ra - không chỉ về người bệnh mà cả việc các thành viên đang thấy thế nào. Sự tổn thương và bất đồng có thể xảy ra ở bất cứ nhóm nào, chúng ta cần phải nói ra những điều này và tìm cách giải quyết thay vì che giấu.

Đào tạoMọi người thích thú với công việc khi họ biết được điều gì đang trông đợi họ, họ cảm thấy mình có khả năng làm tốt việc đó và việc làm của họ đượcđánh giá cao.

Nếu một người cảm thấy không được chuẩn bị trước hoặc không được hỗ trợ, họ sẽ không thể làm việc tốt và có thể rời bỏ nhóm. Vì vậy, đào tạo và giám sát là rất quan trọng. Việc này có thể tiến hành trong các khóa tập huấn hoặc đào tạo ngay trong khi làm việc nhờ sự kèm cặp của những người có kinh nghiệm.

Tất cả các thành viên của nhóm cần hiểu được khái niệm tiếp cận toàn diện và đánh giá đúng tầm quan trọng của các thành tố trong chăm sóc bao gồm thể chất, tinh thần, xã hội và tâm linh. Một số thành viên của nhóm có thể chỉ tham gia vào một trong các lĩnh vực trên, nhưng cần phải hiểu những người khác đang làm gì và biết được làm thế nào để tất cả mọi việc ăn khớp với nhau.

Các TNV có thể là một nguồn lực tuyệt vời cho CSGN và có thể là yếu tố sống còn đối với nhiều nhóm như chúng ta đã biết từ các câu chuyện của dự án. Thông thường có nhiều người trong cộng đồng sẵn sàng giúp đỡ những người khác. Nếu chúng ta muốn họ tham gia cùng mình, chúng ta cần phải cho họ biết sự giúp đỡ của họ cần thiết như thế nào (Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng trong phần “Bạn có thể nói với người khác” trang 59). Việc đào tạo sẽ đảm bảo họ có thể làm việc hiệu quả.

Gợi ý các chủ đề đào tạo cho TNV CSGN và tiếp cận toàn diện Khái niệm về CSTN Thông tin cơ bản về các bệnh mà TNV

sẽ gặp phải Đánh giá nhu cầu người bệnh và gia đình Kỹ năng giao tiếp Hỗ trợ tình cảm và tâm linh Chăm sóc, điều dưỡng và dự phòng lây nhiễm Kỹ thuật cơ bản trong kiểm soát triệu chứng Giám sát sử dụng thuốc (giảm đau, ART, lao) Dinh dưỡng Nhu cầu của trẻ Trợ giúp cho người sắp chết Chia buồn, an ủi , động viên Chăm sóc bản thân Lưu giữ hồ sơ

Dạy chăm sóc điều dưỡng Đánh giá và điều trị đau Chăm sóc da và dự phòng loét do tỳ đè Chăm sóc vết thương Chăm sóc miệng Cho người bệnh ăn Tắm cho người bệnh Xử trí các trường hợp người bệnh đái dầm,

bí tiểu và táo bón Tiêu chảy và nôn Nâng người, vận động và trở mình cho

người bệnh

Hỗ trợ và giám sát liên tụcKhi khóa học kết thúc không có nghĩa là đào tạo đã xong; tất cả chúng ta cần phải tiếp tục vừa học vừa làm. Mỗi người, kể cả trưởng nhóm cần phải có ai đó để trao đổi, trả lời các câu hỏi, và nếu có thể được, cùng chúng ta đi thăm người bệnh. Việc này có thể gọi là ‘cố vấn’ hoặc ‘giám sát.’ Bạn có thể là cố vấn cho một người, nhưng bạn cũng cần phải tìm cho mình một người cố vấn. Bạn không thể gặp gỡ thường xuyên với cố vấn, nhưng bạn có thể chuẩn bị tất cả các câu hỏi và các vấn đề để thảo luận qua điện thoại, thư hoặc email.

Page 27: Tăng cường chăm sóc

15

Chăm sóc cho người chăm sócChăm sóc cho những người mắc bệnh mãn tính rất căng thẳng cho dù bạn là nhân viên y tế, tình nguyện viên hay người nhà người bệnh. Đôi khi những người chăm sóc có thể bị quá tải vì công việc và cảm thấy không thể tiếp tục nữa. Họ rơi vào tình trạng kiệt sức. Điều quan trọng là chúng ta tìm ra các dấu hiệu của sự căng thẳng với chính bản thân chúng ta, trong nhóm làm việc của mình và trong các gia đình chúng ta chăm sóc.

Các dấu hiệu của căng thẳng Mệt mỏi Thiếu tập trung Mất hứng thú trong công việc Sao lãng nhiệm vụ Dễ cáu kỉnh Giận dữ Thu mình lại - tránh mặt người bệnh

và đồng nghiệp Cảm giác thiếu hụt, bất lực, tội lỗi Trầm uất - thiếu niềm vui, dễ khóc

Chăm sóc bản thân và nhóm của bạn Đảm bảo mọi người có thời gian nghỉ ngơi. Định kỳ có thời gian thảo luận về người bệnh và

các vấn đề. Đảm bảo mọi người biết được làm thế nào để

có được sự giúp đỡ (ví dụ TNV và gia đình có thể liên lạc với nhân viên y tế để có sự giúp đỡ).

Đào tạo và giám sát liên tục để tăng sự tự tin và nâng cao năng lực.

Khi người bệnh tử vong, dành thời gian để nhớ lại những gì đã xảy ra; nhận thức rõ sự đau buồn do mất mát là đương nhiên.

Dành thời gian để cùng nhau thư giãn. Tự hào về công việc của mình và những thay

đổi mà bạn mang tới cho người bệnh. Khuyến khích, động viên nhau khi làm tốt công việc.

– Làm việc theo nhóm

– Mỗi người

– Sẽ được

– Nhiều hơn

Page 28: Tăng cường chăm sóc
Page 29: Tăng cường chăm sóc

Bạn có thể nói về những vấn đề khó khăn

Lắng nghe

Ngồi ngang tầm với người bệnh Lắng nghe tích cực, có các khoảng lặng Hỏi lại nếu chưa chắc mình đã hiểu đúng

Nói chuyện

Tôn trọng và lịch sự Tránh dùng các từ phức tạp khó hiểu Hỏi lại nếu chưa chắc họ đã hiểu đúng

Thông báo tin xấu

Không nên giấu thông tin với người mà họ muốn biết Không nên bắt người nào đó phải biết thông tin nếu họ chưa sẵn sàng Không nói dối

Chuẩn bị trước Không bao giờ nói “chúng tôi không thể làm gì”

Họ hàng của người bệnh Thấu cảm với người bệnh

Ước muốn của người nghe Lên kế hoạch cho tương lai

Nói cái gì phù hợp Khoảng lặng và suy ngẫm

Chia sẻ hiểu biết

Hỗ trợ tâm linh

Hy vọng

Tổ chức tôn giáo

Vấn đề cá nhân

Tác động tới sự chăm sóc của chúng ta

An ủi động viên

Có nhiều cách phản ứng khác nhau trước sự mất mát người thân Thấu cảm và hỗ trợ là một phần của CSGN

Chương 4

Page 30: Tăng cường chăm sóc
Page 31: Tăng cường chăm sóc

17

Bạn có thể nói về những vấn đề khó khănNói chuyện với người bệnh và gia đình là phần rất quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ. Điều may mắn là chúng ta có thể làm điều này ngay cả khi không có thuốc, trang thiết bị hoặc cơ sở vật chất đặc biệt. Tuy nhiên chúng ta cần có một số kỹ năng cơ bản mà thông thường các nhân viên y tế không được dạy trong trường lớp. Một số người giao tiếp tốt hơn những người khác, nhưng các kỹ năng này đều có thể học và thực hành.

Kỹ năng giao tiếp – lắng ngheLắng nghe người bệnh cũng quan trọng như nói chuyện với họ. Việc lắng nghe không chỉ giúp ta có được thông tin mà còn giúp cho mọi người thấy được tôn trọng khi chúng ta lắng nghe câu chuyện của họ. Đồng cảm với những câu hỏi và nỗi lo lắng của họ sẽ mang đến sự tin tưởng lớn và giúp họ xóa đi cảm giác của sự cô lập và sợ hãi. Nếu có thể, nên tìm một nơi yên tĩnh mà bạn không bị làm phiền. Tốt nhất là nên ngồi xuống cùng người bệnh thay vì đứng bên cạnh nếu họ nằm trên giường. Bạn nên ngồi ngang hàng với người bệnh- có thể phải quỳ xuống sàn nhà hoặc cúi xuống cạnh giường trong trường hợp người bệnh không ngồi dậy được. Bạn cần phải tập trung và trao đổi ánh mắt với người bệnh. Bạn có thể gật đầu để thể hiện rằng bạn đã hiểu những điều họ nói, hoặc đưa ra “những lời bình luận

nhẹ nhàng như “tôi biết”, “vâng”, “điều này thật khó cho bạn”. Đây được gọi là phương pháp lắng nghe tích cực.

Đôi khi người nghe cảm thấy không thoải mái khi có khoảng lặng trong câu chuyện, nhưng điều này là cần thiết và chúng ta cần phải học tính kiên nhẫn và không phá vỡ khoảng lặng. Mọi người thường dừng lời trước khi nói về điều gì quan trọng hoặc buồn phiền. Bạn có thể không bao giờ nghe thấy tâm can của họ trong trường hợp bạn phá vỡ khoảng lặng này.

Một nghiên cứu cho thấy trong khi tiếp xúc với người bệnh bác sỹ chỉ có thể giữ im lặng không nói gì trong khoảng 18 giây.

Tốt nhất là kiểm tra xem chúng ta đã hiểu họ nói gì chưa và tóm tắt lại những gì người bệnh đã nói, ví dụ “ý của bạn là…”, “ tôi nghĩ điều bạn đang nói là…” “mối quan tâm chính của bạn là….”

Khi nghe người bệnh kể về chứng bệnh của họ, chúng ta có thể cần phải hỏi thêm nhiều câu hỏi khác để có được một bức tranh tốt nhất về các vấn đề của người bệnh, ví dụ “ bạn đã bị ho bao lâu rồi? tình trạng của bạn đang tốt hơn, xấu đi hay vẫn vậy?” hoặc “Cơn ho của con bạn như thế nào? Hàng ngày, khoảng 1 tuần/lần hoặc 1 tháng/lần?”

Chương 4: Bạn có thể nói về những vấn đề khó khăn

“Hãy nghe nhanh và nói chậm.” James the Apostle

Page 32: Tăng cường chăm sóc

18

Kỹ năng giao tiếp – nói chuyện Luôn luôn tôn trọng và lịch sự. Điều này sẽ

làm cho người bệnh thấy bản thân mình được quí trọng.

Tránh dùng từ chuyên môn có thể làm người bệnh khó hiểu.

Đưa thông tin thay vì lời khuyên – giúp họ tự quyết định phải làm gì.

Chỉ đưa ra các thông tin chính xác. Bạn hoàn toàn có thể nói tôi không biết.

Tốt nhất là nên kiểm tra xem người bệnh đã hiểu những gì bạn nói chưa. Trong trường hợp bạn đưa ra các hướng dẫn, hãy yêu cầu họ giải thích lại là họ sẽ làm như thế nào hoặc họ sẽ giải thích điều này cho gia đình như thế nào. Quan sát xem họ có còn câu hỏi nào cho bạn không.

Chúng ta nên nói bao nhiêu?Với nhiều nền văn hóa vấn đề bệnh tật không được thảo luận một cách cởi mở nhưng điều này đang thay đổi từ khi CSGN phát triển trên thế giới. Mọi người thường nghĩ rằng khi nói với người bệnh là họ đang mắc phải căn bệnh không thể chữa khỏi sẽ làm bệnh tình của họ nặng hơn. Gia đình thường muốn bảo vệ người thân của mình khỏi tin xấu và sẽ yêu cầu nhân viên y tế không nói cho người bệnh biết. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu tại nhiều nơi khác nhau đã cho thấy rằng người bệnh thường muốn biết sự thật. Họ sẽ đương đầu tốt hơn với bệnh tật nếu họ được biết. Chúng ta cần dành thời gian tư vấn cho gia đình về việc này, giải thích tại sao người bệnh cần biết về bệnh của mình và đề nghị được giúp đỡ, hỗ trợ họ trong tình huống khó khăn.

Chúng ta có thể nói những lời an ủi giả vờ: “Đừng lo lắng, bạn sẽ ổn thôi mà”. Nhưng người bệnh thường biết rõ rằng họ sẽ không ổn điều đó làm họ trở nên nghi ngờ, lo sợ và tự chất vấn bản thân.

Tại sao nói sự thật là tốt? Duy trì mối quan hệ dựa trên lòng tin. Nói dối

làm mất lòng tin. Giảm tình trạng không rõ ràng. Mọi người thường

đương đầu với sự thật tốt hơn là tình trạng không rõ ràng, ngay cả khi sự thật làm họ đau khổ.

Tránh hy vọng không thực tế. Nhiều người đôi khi mất rất nhiều thời gian và tiền bạc đi hết phòng khám này đến phòng khám khác để chữa bệnh bởi vì không ai đủ can đảm để nói với họ rằng bệnh của họ không thể chữa được.

Tạo cơ hội để hàn gắn các mối quan hệ khó khăn hoặc tìm hiểu các vấn đề tâm linh.

Tạo điều kiện cho người bệnh và gia đình chuẩn bị cho tương lai- viết di chúc, trở về nhà, chuẩn bị cho tang lễ, hoặc những việc khác họ muốn làm trước khi qua đời - những việc họ có thể không làm được nếu không được biết sự thật.

“Sự thật là một trong những phương thuốc tốt nhất chúng ta có, nhưng chúng ta vẫn cần tìm hiểu khi nào là thời gian tốt, liều nào là thích hợp cho riêng từng người bệnh”

Trích từ Simpson (1979)

Báo tin xấuViệc này không phải là dễ dàng đối với nhiều người. Nói với một người rằng họ mắc bệnh ung thư hoặc nhiễm HIV, hoặc không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh của họ có thể làm chấn thương về mặt tâm lý và đó là điều chúng ta không muốn vì sợ gây thêm đau đớn. Chúng ta có thể cảm thấy khó xử với phản ứng của người nghe. Tuy vậy, đây là một kỹ năng chúng ta có thể học và rèn luyện. Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có các cáchđưa tin khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số hướng dẫn chung:

Kỹ năng nghe

Tìm một chỗ yên tĩnh nếu có thể Ngồi ngang tầm với người người bệnh Tập trung chú ý, luôn nhìn vào người bệnh Lắng nghe tích cực Cho phép khoảng lặng, không ngắt lời Làm rõ và tóm tắt lại nội dung

Page 33: Tăng cường chăm sóc

19

Chuẩn bị trướcĐảm bảo rằng bạn đã đọc hoặc được nghe tất cả các thông tin sẵn có về người bệnh. Đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian - không nên bắt đầu nói về tin xấu khi mà bạn chỉ có vài phút. Cố gắng không để cuộc nói chuyện bị gián đoạn; nên tắt điện thoại nếu bạn mang theo người.

Họ hàng của người bệnhTốt nhất là báo tin xấu cho người bệnh khi có người thân bên cạnh để hỗ trợ và chia sẻ thông tin - Hầu hết mọi người chỉ nhớ được một ít về những gì đã nói khi mà họ mệt mỏi hoặc buồn chán. Điều quan trọng trước tiên phải tìm hiểu xem ai là người thích hợp ở bên cạnh người bệnh để nhận thông tin xấu; việc này tùy thuộc vào văn hóa và địa phương của họ. Bạn có thể nói: “Chúng ta có một vài điều quan trọng cần thảo luận; bạn có đồng ý cho mẹ ở lại cùng không?” hoặc “Bạn muốn ai ở lại cùng bạn khi chúng ta nói chuyện?”.

Ước muốn của người ngheNgười bệnh muốn nghe điều gì? Tìm hiểu xem họ đã biết những gì: “Mọi người đã nói gì với bạn về bệnh của mình? Bạn nghĩ về những điều này thế nào?” Điều này rất quan trọng ngay cả khi chúng ta đã biết rõ về việc này, hoặc thậm chí chúng ta biết rằng đã có người nói với người bệnh về bệnh của họ. Những điều đã nói và những điều nghe được không phải lúc nào cũng giống nhau. Lắng nghe những suy nghĩ của người bệnh sẽ cho chúng ta biết mức độ hiểu biết của họ, và cách người bệnh nói về bệnh của mình.

Nói cái gì là phù hợpCố gắng tìm hiểu xem người bệnh muốn biết những gì: “Bạn có hình dung rằng chúng ta sắp nói chuyện gì không? Bạn có muốn tôi nói với bạn điều gì đang xảy ra không?”. Không nên buộc người khác phải nghe những thông tin mà họ chưa sẵn sàng nghe, và cũng không đúng khi giấu thông tin với một người mà họ muốn biết.

Chúng ta không phải nói tất cả ngay trong một lần tiếp xúc - người bệnh có thể sẵn sàng nghe thêm ở những lần tiếp theo.

Chia sẻ hiểu biếtKhi chia sẻ sự hiểu biết bạn cần phải chậm rãi và từ tốn, cẩn thận, tránh dùng những từ ngữ mà người bệnh không hiểu. Sẽ rất có ích nếu làm cho người bệnh biết bạn sắp nói với họ điều gì đó quan trọng - Bạn có thể đưa ra một tín hiệu báo trước, ví dụ: “chúng ta cần ngồi xuống để nói chuyện, có một việc khá nghiêm túc đấy”. Khi bạn nói, hãy để cho họ có thời gian suy nghĩ bạn đang nói gì, và cuối cùng kiểm tra lại xem họ đã hiểu chưa.

Nhiều người thường hay muốn biết họ sẽ còn sống được bao lâu nữa. Họ có thể hỏi về điều này một cách trực tiếp: “Tôi còn sống được bao lâu” hoặc gián tiếp ”Khi nào tôi có thể quay lại làm việc”. Sẽ là không khôn ngoan nếu đưa ra một câu trả lời chính xác bởi lẽ mỗi con người là những cá nhân khác nhau và con người thường làm chúng ta bất ngờ. Tuy vậy, cần cung cấp cho người bệnh một phác hoạ ý tưởng để giúp họ có được kế hoạch sát với thực tế. Về cơ bản, khi tình trạng sức khỏe người bệnh mỗi tháng lại trở nên xấu hơn, có lẽ họ có thể chỉ sống được thêm vài tháng; nếu tình trạng sức khoẻ thay đổi theo tuần, thời gian sống của người bệnh chỉ còn một vài tuần; và nếu tình trạng xấu đi theo ngày, có lẽ họ có thể chỉ còn sống được vài ngày.

Không bao giờ nói “chúng tôi không thể làm gì được nữa” Điều quan trọng là phải đưa đến cho người bệnh cả thông tin tốt và không tốt. “ Bệnh ung thư không thể chữa được, nhưng chúng tôi có các thuốc giúp bạn không bị đau đớn” “Chúng tôi lúc nào cũng có mặt tại đây để giúp đỡ bạn nếu có vấn đề gì xảy ra”.

Thấu cảm với người bệnhĐể người bệnh nói ra những cảm nghĩ của họ là điều không dễ. Đôi khi chúng ta lo lắng trước sự cáu giận và nỗi tuyệt vọng của họ. Mặc dù chúng ta không thể giúp họ quẳng đi mọi nỗi buồn, bỏ được tất cả những suy nghĩ tệ hại nhưng chúng ta có thể thấu cảm với họ bằng cách cố gắng hiểu xem người bệnh cảm thấy thế nào, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của chính họ. Chúng ta có thể nói những câu đơn giản “Chắc là rất khó khăn đối với bạn khi nghe về điều này” hoặc “ Tôi có thể hiểu được cảm giác

Page 34: Tăng cường chăm sóc

20

tức giận của bạn”. Sẽ là vô ích khi cố gắng ngăn cản một người đang khóc. Khóc là một phản ứng bình thường và có lợi. Hãy ngồi kiên nhẫn. Người bệnh sẽ ngừng khóc khi họ đã sẵn sàng.

Lên kế hoạch cho tương laiMột điều rất quan trọng là nói với người bệnh về những gì sẽ xảy ra và bạn có thể giúp gì cho họ. Đặt lịch cho lần hẹn khám tiếp theo. Đảm bảo rằng người bệnh biết là bạn không bỏ rơi họ; hiểu được rằng nếu có vấn đề gì xảy ra trước thời gian hẹn thì họ sẽ được giúp đỡ như thế nào.

Khoảng lặng và suy ngẫmThông báo tin xấu là điều khó khăn đối với cả chúng ta và người bệnh. Tốt nhất là dừng lại một lúc trước khi chuyển sang việc tiếp theo để suy ngẫm về cuộc đối thoại và cảm nghĩ của bản thân.

Hỗ trợ tâm linhTầm vóc của tâm linh trong chính mỗi chúng ta lớn hơn bất cứ ngôi đền hoặc nhà thờ nào chúng ta từng đến. Tâm linh chứa đựng sự hiểu biết của chúng ta về mục đích, ý nghĩa của cuộc sống và cảm nhận của chúng ta về thế giới. Vấn đề tâm linh thường rất quan trọng đối với những người mà họ biết trước rằng họ đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. Bản thân một người có đạo có thể sẽ tự hỏi mình về những gì họ tin tưởng. Những người không theo tín ngưỡng nào có thể đặt ra các câu hỏi:

Điều gì sẽ xảy ra sau khi tôi qua đời - Có tồn tại cuộc sống sau khi chết không?

Tại sao tôi bị bệnh – đây có phải là sự trừng phạt của Chúa không?

Cuộc sống của tôi có giá trị gì chăng?

Một số người tự dằn vặt mình trong cảm giác tội lỗi, giận dữ hoặc tuyệt vọng. Người khác tìm đến sự tha thứ, thanh thản hoặc hy vọng. Nếu các vấn đề này không được tính tới, chúng ta có thể giải quyết được các triệu chứng của người bệnh về mặt thể xác nhưng vẫn để họ bị dằn vặt bởi “nỗi đau về tâm linh”.

Để hỗ trợ tốt nhất về mặt tâm linh, chúng ta cần phải xác định được thực chất người bệnh tin vào gì và quan tâm tới cái gì. Đôi khi đây là một điều khó khăn đối với chúng ta khi tìm hiểu vì vậy chúng ta chỉ biết được người này theo đạo Hindu, Thiên chúa giáo hay đạo Hồi hơn là vấn đề tâm linh đằng sau mỗi tín ngưỡng này. Một số câu hỏi hữu ích có thể dùng:

Điều gì quan trọng nhất đối với bạn? Điều gì đã giúp bạn vượt qua những thời điểm

khó khăn? Có đức tin nào giúp bạn thấy cuộc sống có

ý nghĩa? Bạn có bao giờ cầu nguyện?

Lắng nghe là một trong những công cụ vô cùng quan trọng mà chúng ta có thể sử dụng trong hỗ trợ tâm linh. Vai trò của chúng ta không phải để nói với người bệnh là họ nên nghĩ tới điều gì, mà ở bên cạnh họ để trả lời cho câu hỏi của họ.

Ý nghĩa cuộc sống là thứ không thể trao tay, mỗi người đều phải tự kiếm tìm.

Khi ai đó hỏi chúng ta về niềm tin của mình, sẽ rất tốt nếu chia sẻ với họ, nhưng chúng ta không bao giờ được áp đặt cách nhìn của chúng ta đối với người khác. Cầu nguyện cùng với người bệnh hoặc cầu nguyện cho một ai đó có thể mang đến sự thoải mái nếu bản thân người bệnh và người chăm sóc cũng thấy thoải mái khi làm việc này.

Những giúp đỡ mang tính thực tiễn như đồ ăn và quần áo phù hợp, vệ sinh trước khi cầu nguyện và các đồ vật linh thiêng cần có cũng là điều quan trọng. Chú ý tới những chi tiết này vì có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với một người bệnh và tạo điều kiện cho họ thực hành tín ngưỡng của mình và tìm kiếm bằng an.

Nếu có được thành viên nào đó trong nhóm của bạn chịu trách nhiệm về phần hỗ trợ tâm linh thì rất tốt. Hoặc ta tìm xem trong cộng đồng tôn giáo,

“Đừng sợ hãi sự chết. Hãy cảm tạ và chấp nhận”Đức Phật

Page 35: Tăng cường chăm sóc

21

chức sắc tôn giáo tại địa phương xem ai là người mà ta có thể mời họ dành thời gian cho người bệnh, tiến hành các nghi lễ tôn giáo cần thiết hoặc chỉ dẫn về tục lệ, nghi thức phải làm khi có người sắp chết. Để làm tốt việc hỗ trợ tâm linh, hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

Cội rễ của niềm hy vọng, tâm trạng thoải mái, ý nghĩa cuộc sống và sự thanh thản của người bệnh là gì?

Niềm tin tôn giáo và giá trị văn hóa có quan trọng đối với họ không?

Họ đang có câu hỏi, ngờ vực, đấu tranh nội tâm gì không?

Những điều nói trên, nếu có, sẽ tác động tới việc chăm sóc và hỗ trợ của chúng ta như thế nào?

Mất người thânKhi một người qua đời, gia đình và bạn bè bị mất đi người thân. Điều này có nghĩa là họ đã mất đi một thứ gì đó vô cùng quý giá đối với họ và họ đang đau khổ. Sự đau khổ có thể xảy ra trước cả cái chết. Khi một người được thông báo là họ nhiễm HIV, hoặc bệnh ung thư của họ không chữa được hoặc ngay khi người bệnh không thể chăm sóc bản thân, họ và gia đình họ đã đau khổ vì mất đi sự tự do, sức khỏe, tương lai.

Nhiều người đã nghiên cứu quá trình của sự đau khổ và mô tả các cảm xúc khác nhau của việc mất đi người thân chẳng hạn:

Sốc hoặc hoài nghi Đau đớn và đau buồn vô hạn Giận dữ Tìm kiếm những gì đã mất Chán nản, mệt mỏi, không quan tâm tới

cuộc sống Chấp nhận và lên kế hoạch cho tương lai

Mỗi người trải qua các cung bậc cảm xúc này theo các cách khác nhau. Là người chăm sóc, chúng ta cần ý thức rõ rằng việc mất người thân dẫn đến các cảm xúc khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Nếu chứng kiến những cảm xúc mạnh của người ta đối diện, hãy đừng hoảng hốt. Chỉ đơn giản là nhận ra và chấp nhận nó. Đặc biệt lưu ý, đôi khi chính ta lại là đối tượng để cơn giận dữ đổ lên. Điều đó có thể làm chúng ta bị tổn thương hoặc phản ứng lại cũng với một thái độ giận dữ. Nhưng nếu chúng ta ý thức được rằng họ thực sự giận dữ bởi vì những mất mát của họ, chúng ta có thể chấp nhận và tiếp nhận sự giận dữ ấy. Chẳng có ích gì khi làm mọi người cảm thấy có lỗi khi họ lại ở trạng thái cảm xúc như thế, ví dụ “Bác không nên cứ chản nản quá đáng thế, con trai của bác đã chết được mấy tháng rồi còn gì” hoặc “Bác đừng có cáu, đấy có phải là lỗi của họ đâu”. Những góp ý kiểu này không giúp người khác cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà chỉ làm họ cảm thấy tội lỗi và chất thêm gánh nặng về tâm lý. Sẽ là tốt hơn khi chấp nhận những cảm xúc này và giải thích rằng đó là một phần của phản ứng lại với nỗi đau buồn.

Đi suốt nỗi đau là cách giúp ta chấp nhận sự mất mát.

Hầu hết các nền văn hóa đều có những tập tục và nghi lễ khi có người qua đời. Những việc này thường rất có ý nghĩa cho gia đình của người quá cố. Tuy nhiên, chúng ta không nên cho rằng nỗi buồn sẽ kết thúc ngay khi tang lễ cử hành xong. Nhiều người có thể phải mất tới nhiều tháng để có thể chấp nhận sự mất mát và xây dựng lại cuộc sống của mình. Hỗ trợ họ trong suốt quá trình này là một phần của CSGN.

“Đau thương không phải là vấn đề cần phải có giải pháp; cũng không phải là câu hỏi cần có trả lời; Đau thương là một bí ẩn cần sự hiện hữu”

John Wyatt 1998

Page 36: Tăng cường chăm sóc
Page 37: Tăng cường chăm sóc

Bạn có thể điều trị đau và các triệu chứng khác

Điều trị những gì điều trị được Chăm sóc người bệnh Kê đơn thuốc giảm nhẹ triệu chứng

Hướng dẫn điều trị đau và triệu chứng

Đau tr. 26

Đánh giá đau tr. 26

Dùng thuốc giảm đau tr. 26-31

Đường uống Theo giờ Theo mức độ đau

Kê đơn thuốc morphine tr. 27

Thuốc phụ trợ tr. 29

Steroids cho đau do sưng tấy và viêm Thuốc chống trầm cảm và chống co giật cho đau do thần kinh Thuốc giãn cơ cho đau do co thắt Thuốc chống co thắt cho đau bụng do đại tràng

Các triệu chứng khác

Sốt tr. 32 Phát ban và ngứa tr. 33 Vết thương tr. 34 Co giật tr. 35 Lú lẫn tr. 36 Lo âu và mất ngủ tr. 37

Chương 5

Page 38: Tăng cường chăm sóc

Trầm cảm tr. 38 Ăn không ngon miệng và sụt cân tr. 39 Loét miệng và khó nuốt tr. 40 Buồn nôn và nôn tr. 41 Khó tiêu và trào ngược thực quản tr. 42 Ho tr. 43 Khó thở tr. 44 Tiêu chảy tr. 45 Táo bón tr. 46 Tiết dịch âm đạo tr. 47 Bí tiểu tr. 48 Các vấn đề về vận động tr. 49

Khi người bệnh không uống được thuốc tr. 50

Chăm sóc cuối đời tr. 51

Page 39: Tăng cường chăm sóc

23

Giảm đau và kiểm soát triệu chứng là vô cùng quan trọng. Dù có hỗ trợ tâm lý xã hội ở mức tuyệt hảo nhưng nếu không xử lý được vấn đề đau và các triệu chứng thì cũng chưa phải là CSGN. Điều đáng mừng là chỉ đơn thuần với việc chăm sóc điều dưỡng tốt và sử dụng những loại thuốc không đắt tiền ta đã có thể làm được khá nhiều. Phần này trình bày toàn bộ những hướng dẫn cụ thể trong việc giảm nhẹ triệu chứng, bắt đầu bằng điều trị đau - triệu chứng có thể ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Với mỗi triệu chứng, các gợi ý xử lý sắp xếp theo 3 mục:

Điều trị những gì điều trị được Chăm sóc cho người bệnh Kê đơn thuốc CSGN

Bạn có thể không áp dụng được tất cả các gợi ý chúng tôi đưa ra - điều này phụ thuộc vào bạn đã được đào tạo tới mức nào, bạn có được phép kê đơn thuốc hay không và loại thuốc nào sẵn có. Nhưng nên nhớ “không bao giờ chúng ta lại không thể làm gì”. Tất cả những gợi ý tại phần “chăm sóc” đều có thể làm được. Tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của bạn, hãy sử dụng bất cứ phần nào của chương này nếu hữu ích.

Điều trị những gì điều trị đượcCSGN tìm cách làm dịu đi các triệu chứng khó chịu của sự ốm đau. Đương nhiên, chỗ bắt đầu can thiệp phải là nơi bắt nguồn của sự đau ốm đó. Nếu bạn xử lý được nó, bạn sẽ làm thuyên giảm được các triệu chứng.

Cần sử dụng ARVs để điều trị HIV nếu sẵn có. Mặc dù ARV không tiêu diệt được hết HIV trong cơ thể nhưng sẽ giúp cải thiện tình trạng của người bệnh và làm giảm các triệu chứng. Nên kết hợp kiểm soát các triệu chứng khác cùng một lúc nếu thấy cần thiết.

Đối với người bệnh ung thư, hóa trị và xạ trị là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng của người bệnh cho dù nó không chữa khỏi được bệnh.

Một số triệu chứng do bệnh gây nên có thể điều trị được, ví dụ dùng kháng sinh điều trị viêm phổi để giúp người bệnh đỡ ho, hoặc chữa chứng táo bón để giúp người bệnh đỡ đau bụng.

Bất cứ khi nào chúng ta điều trị một triệu chứng, chúng ta cần phải nghĩ đến việc có thể điều trị nguyên nhân của nó không. Trong phần này chúng tôi không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng từng loại thuốc như ARVs, kháng sinh, thuốc kháng lao hoặc hóa trị liệu. Nếu những thứ này sẵn có, cần tuân thủ các hướng dẫn của ngành chuyên môn tại nơi bạn làm việc. Chỉ những ai được phép kê đơn mới có quyền kê đơn thuốc điều trị cho người bệnh.

Cũng phải lưu ý trường hợp chính việc điều trị lại là nguyên nhân gây nên tình trạng xấu ở người bệnh. Với một người bệnh cụ thể và trong hoàn cảnh cụ thể, cần cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị với những gì người bệnh có thể phải gánh chịu. Cần bàn bạc với người bệnh và gia đình họ trước khi tiến hành, ví dụ truyền máu để điều trị thiếu máu có thể không phải là mối quan tâm lớn nhất của người bệnh nếu như khả năng sống sót không còn lớn nhưng lại phải đi tới bệnh viện để truyền máu. Có thể không đáng để áp dụng hoá trị liệu nhằm giảm kích thước của một khối u nếu biện pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ, rất tốn kém chỉ để đem lại một sự thuyên giảm tạm thời.

Trước khi bắt đầu việc điều trị cho một người bệnh có bệnh không thể chữa, cần phải suy xét các yếu tố sau đây:

Chương 5: Bạn có thể điều trị đau và các triệu chứng khác

Page 40: Tăng cường chăm sóc

24

Người bệnh có đương đầu được với liệu trình điều trị cũng như việc phải đến bệnh viện nếu cần?

Các tác dụng phụ có thể có của việc điều trị là gì? Các tác dụng phụ này có tồi tệ hơn những triệu chứng hiện có của người bệnh hay không?

Người bệnh và gia đình có tiền trả cho việc điều trị và đến bệnh viện? Có nên tiến hành điều trị nếu phải kéo dài hàng tháng mới có tác dụng trong khi gia đình chỉ đủ tiền trả cho vài ngày?

Chăm sóc cho người bệnhĐối với mỗi triệu chứng, phần chăm sóc cho người bệnh thường là phần lớn nhất ở đó đưa ra những gợi ý, lời khuyên “truyền tay” mang ý nghĩa thiết thực đối với người bệnh. Chăm sóc, điều dưỡng tốt là cực kỳ quan trọng. Làm được điều đó cũng đã đủ để kiểm soát một số triệu chứng mà không cần dùng đến thuốc. Chăm sóc, điều dưỡng thường chỉ là “ làm tốt các việc đơn giản”, và nếu chú ý tới từng chi tiết, riêng việc này cũng đã có thể đem lại sự cải thiện không ngờ về tình trạng của người bệnh. Mỗi người bệnh có các nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này cần được đánh giá, trao đổi, chia sẻ giữa những người đang chăm sóc họ. Một trong những cách tốt để làm việc này đó là sử dụng phiếu ghi chép các nhu cầu của người bệnh (công cụ 5) ở đó mỗi người chăm sóc, từ góc độ của mình, có thể bổ sung thêm nhu cầu của người bệnh để cả nhóm cùng biết và xử trí.

Trong CSGN, có những tình huống khi đó chúng ta gặp khó khăn về kiểm soát triệu chứng; có những lúc bạn cảm thấy mình sẽ chỉ có thể làm được rất ít. Nếu điều này xảy ra, hãy đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của sự có mặt của bạn. Hãy vỗ về, hãy ân cần, nói những lời thật lòng và hãy chăm chú lắng nghe người bệnh.

Tại nhà người bệnh, việc chăm sóc, điều dưỡng có thể thực hiện bởi:

Thành viên gia đình hoặc bạn bè Nhân viên y tế là thành viên nhóm CSTN TNV của nhóm CSTN hoặc chương trình CSGN.

Nhóm CSGN không thể tự làm tất cả các việc điều dưỡng. Vì vậy, một trong những vai trò của chúng ta là hướng dẫn gia đình và TNV. Họ có thể học để làm tất cả những gì đã được hướng dẫn trong các buổi chăm sóc. Họ cần những lời động viên từ phía chúng ta, được ta chỉ cho thấy rằng bao giờ cũng có thể làm được việc gì đó để giúp cho người bệnh. Kê đơn thuốc giảm nhẹ triệu chứngPhần này sẽ khái quát các loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cách dùng. Trong một vài trường hợp, bạn có thể có sự khác biệt về cách sử dụng một thuốc nào đó mà bạn đã biết, ví dụ dùng các thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống co giật để điều trị đau. Mặc dù chỉ có một số nhân viên y tế được phép kê đơn thuốc (theo qui chế quốc gia), phần này cũng giúp ích cho cả những ai không được quyền kê đơn bởi lẽ họ sẽ có thể hướng dẫn người bệnh đề nghị phòng khám hoặc hiệu thuốc cho mình dùng những loại thuốc nào.

Với không nhiều loại thuốc lắm nhưng chúng ta đã có thể kiểm soát được hầu hết các triệu chứng thông thường. Bạn có thể không có tất cả các thuốc được gợi ý trong tài liệu này, nhưng tại địa phương của bạn có thể có các thuốc thay thế. Nhiều thuốc được nhắc đến ở đây có giá rẻ, có thể có tại các nhà thuốc tư nhân nếu trung tâm y tế địa phương không có.

Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các thuốc trong CSGN và thuốc thay thế tạiwww.palliativedrugs.comDanh mục các thuốc thiết yếu trong CSGN có trên trang Web của Hội chăm sóc giảm nhẹ và Hospice quốc tế:www.hospicecare.com/resources/emedicine.htm

Dưới đây là 4 nguyên tắc quan trọng cho việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả:

1. Chỉ dùng những thuốc có lợiHầu như tất cả các thuốc đều có một số tác dụng phụ không mong muốn. Lợi ích của việc dùng thuốc phải lớn hơn các tác dụng phụ, nếu không thuốc chỉ làm hại cho người bệnh mà thôi.

Page 41: Tăng cường chăm sóc

25

2. Hướng dẫn cho người bệnh và người chăm sóc về các thuốc họ phải dùng Nhiều khả năng người bệnh sẽ kiên trì dùng thuốc nếu họ hiểu lý do tại sao họ phải dùng. Điều quan trọng là ta cần giúp người bệnh có được kiến thức về những thuốc họ đang dùng. Cần chia sẻ, thảo luận với người bệnh về các nội dung dưới đây:

Các tác dụng của thuốc Các tác dụng phụ có thể có và cách xử trí Cách dùng thuốc - số lần, thời gian, dùng lúc

đói hoặc lúc no (công cụ 6) Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng (đôi khi

các tác dụng phụ lại xuất hiện trước khi tác dụng chính)

Cần dùng thuốc liên tục trong bao lâu

3. Giữ số lượng thuốc ở mức tối thiểu Dùng thuốc có thể trở thành nỗi khổ của người bệnh. Nếu là loại bệnh mỗi ngày một nặng lên, có thể họ phải dùng một số lượng lớn các thuốc khác nhau mỗi ngày. Cần chú ý ngừng sử dụng những thuốc một khi nó đã trở nên không cần thiết.

4. Thường xuyên rà soát lại diễn biến triệu chứng và thuốc đang dùng Triệu chứng thay đổi theo thời gian:

Nếu các triệu chứng tiến triển tốt lên, có thể giảm liều hoặc dừng thuốc.

Nếu các triệu chứng xấu đi, có thể phải tăng liều dùng hoặc tthử thay bằng một thuốc khác.

Nếu thấy nhiều tác dụng phụ, có thể phải giảm liều hoặc dừng thuốc.

Điều quan trọng là phải thu xếp thời gian để thường xuyên rà soát diễn biến triệu chứng và những thuốc người bệnh đang dùng.

Page 42: Tăng cường chăm sóc

26

ĐauHơn 70% người bệnh bị ung thư tiến triển hoặc HIV phải chịu đựng sự đau đớn. Một số trường hợp đau xảy ra trong thời gian ngắn như các nhiễm trùng cơ hội liên quan tới HIV. Đau liên quan tới bệnh ung thư tiến triển và HIV thường kéo dài và ngày càng nặng hơn.

Đánh giá đauĐiều quan trọng là phải hỏi tất cả người bệnh xem họ có bị đau không. Có thể không nhận thấy dấu hiệu của đang bị đau ở người đã bị đau lâu ngày (thể hiện qua vẻ mặt, vã mồ hôi, tái nhợt và mạch nhanh). Có thể họ chỉ im lặng, nhìn có vẻ chán nản, buồn phiền. Đánh giá cẩn thận triệu chứng đau là nền tảng để từ đó xác định nguyên nhân gây đau, kiểu đau, đưa ra phương án điều trị giúp người bệnh bớt khổ sở. Bạn cần hỏi các câu hỏi dưới đây:

Bị đau ở nhiều nơi không? Tốt nhất là dùng bản đồ cơ thể để đánh dấu các chỗ đau của người bệnh (xem công cụ 1). Sau đó hỏi kỹ về từng nơi đau một.

Đau ở đâu? Đau như thế nào? Đã bị đau từ bao lâu rồi? Đau tăng lên hoặc giảm đi khi nào? Có thuốc nào làm đỡ đau hơn không? Khi cử động có đau hơn không? Chạm vào

xương hay khớp có bị đau nhói lên không? (dấu hiệu cho biết có thể có di căn xương ở người bệnh ung thư.)

Có sự thay đổi về cảm giác da ở chỗ đau không? (Điều này có thể nghĩ đến đau liên quan tới dây thần kinh - xem bên dưới.)

Cơ căng lên hoặc đau khi chạm phải? (Điều này cho biết đau do co thắt cơ - xem bên dưới.)

Có thể đề nghị người bệnh cho điểm mức độ đau của mình để biết đau đến thế nào. Cho điểm mức độ đau hàng ngày sẽ giúp ta biết được tình trạng đau của người bệnh đang tốt lên hay xấu đi và việc điều trị của có hiệu quả không. Để thích hợp với từng loại đối tượng, có nhiều cách cho

điểm mức độ đau khác nhau - Công cụ 2 đưa ra 3 phương án cho điểm để bạn lựa chọn . Điều trị

Đau do viêm nhiễm: da; miệng; ngực; đường tiết niệu; viêm màng não

Vết thương (trang 34) Táo bón (trang 46) - Nếu nguyên nhân đau là

do táo bón thì việc cho người người bệnh dùng chế phẩm có thuốc phiện có thể làm táo bón nặng hơn (trang 29)

Di căn xương: điều trị hóa chất nếu có thể Đau dây thần kinh liên quan tới Isoniazid: bổ

sung vitamin B6 (pyridoxine) cho tất cả những người bệnh đang dùng isoniazid để điều trị lao

Chăm sóc Xác định tư thế thoải mái nhất đối với

người bệnh. Đảm bảo người bệnh dùng thuốc giảm đau

thường xuyên. Lắng nghe các mối quan tâm của người

bệnh và giải thích điều gì đang xảy ra với họ. Thử xoa, rung nhẹ nhàng. Thử chườm nóng hoặc lạnh. Khuyên thở chậm, sâu. Phân tán sự chú ý, ví dụ mở nhạc,

đài nhẹ nhàng. Cầu nguyện hoặc công việc tín ngưỡng, văn

hóa (nếu phù hợp).

Kê đơnCác thuốc giảm đau có thể chia thành 2 nhóm:1. Giảm đau không có thuốc phiện - Bao gồm paracetamol (acetaminophen) và các thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs), ví dụ aspirin, ibuprofen và diclofenac. Tác dụng phụ thường gặp của aspirin và các thuốc NSAIDs là kích thích dạ dày, vì vậy nếu được nên uống ngay trước khi ăn hoặc khi đã ăn no. Không nên dùng NSAIDs cho người bệnh bị mất nước nặng vì có thể gây suy thận. Các thuốc này có thể làm ảnh hưởng tới sự đông máu. NSAIDs có tác dụng tốt với các triệu chứng đau ở xương và khớp.

Hướng dẫn điều trị đau và triệu chứng

Page 43: Tăng cường chăm sóc

27

2. Giảm đau có thuốc phiện: Là các thuốc tương tự morphine bao gồm codeine, tramadol và morphine. Các tác dụng phụ của chúng được nêu ở phần sau.

Sử dụng thuốc giảm đau theo các nguyên tắc:

Đường uống - Dùng các thuốc giảm đau bằng đường uống là phương pháp đơn giản và dễ áp dụng với hầu hết người bệnh. Nếu người bệnh không thể uống thuốc dạng viên, có thể dùng theo các cách khác như dưới da, đặt trực tràng, đặt dưới lưỡi và tiếp đó là các đường thay thế khác;

Theo giờ - Đau liên tục cần dùng các thuốc giảm đau thường xuyên để hết đau. Đau càng để lâu thì càng khó điều trị. Không nên đợi đến khi đau lại mới dùng thuốc mà phải dùng các thuốc giảm đau sau từng khoảng thời gian nhất định dựa vào thời gian tác dụng của từng thuốc, ví dụ: codeine 30mg, 4 tiếng dùng một lần.

Theo thang giảm đau - Thang giảm đau của WHO minh hoạ cách tăng độ mạnh của thuốc giảm đau theo từng bước một cách hợp lý tuỳ theo mức độ đau (xem ở dưới).

Cần dùng thuốc liên tục và kéo dài nếu nguyên nhân gây đau vẫn còn.

Có thể giảm liều hoặc dừng hẳn thuốc nếu nguyên nhân đau là do bệnh nhiễm trùng đang được điều trị.

Nếu không thể điều trị nguyên nhân gây đau, người bệnh cần phải tiếp tục dùng thuốc giảm đau mãi nếu không đau sẽ xuất hiện trở lại.

Giảm đau không có thuốc phiện

Liều Thời giantác dụng

Paracetamol 500mg-1g 4-6 giờ

Aspirin 300-600mg 6 giờ

Ibuprofen 200-400mg 6-8 giờ

Diclofenac 50mg 8 giờ

Giảm đau có thuốc phiện

Liều Thời giantác dụng

Codeine (Bậc 2) 30-60mg 4-6 giờ

Tramadol (Bậc 2) 50-100mg 6 giờ

Morphine (Bậc 3)

Morphine tác dụng nhanh (NR)

Morphine tác dụng kéo dài (MR)

Không hạn chếnhưng tăng liềutừ từ

Liều khởi đầu:2.5-5mg4 giờ

10-20mg12 giờ

4 giờ

12 giờ

Kê đơn morphineMorphine là thuốc giảm đau mạnh. Thuốc an toàn và hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Nếu lạm dụng hoặc không bị đau cũng dùng có thể dẫn tới nghiện thuốc và gây suy hô hấp. Điều này sẽ không xảy ra nếu dùng đúng liều để giảm đau.

Pha chếCó 2 dạng morphine:

1. Morphine tác dụng nhanh (NR) - dưới dạng viên hoặc dung dịch có tác dụng mạnh, ví dụ 5mg/5ml hoặc 10mg/5ml. Liều thường được kê

ĐAu TăNG LêN

+/- THuỐC Hỗ TRợ

KHÔNG OPIOID

Bậc 1

OPIOID NHẸ+/-

KHÔNG OPIOID

Bậc 2

OPIOID MẠNH

+/- KHÔNG OPIOID

Bậc 3

Giải thích cho người bệnh: Dùng thuốc là để chặn cơn đau. Cần phải uống

thuốc đều đặn và không đợi tới khi thấy đau lại mới dùng liều tiếp theo.

Page 44: Tăng cường chăm sóc

28

dưới dạng mg thay vì ml và đảm bảo rằng bạn biết được nồng độ của dung dịch. NR morphine bắt đầu tác dụng sau 20 phút và có tác dụng giảm đau trong 4 giờ. 2. Morphine tác dụng kéo dài (MR) - bào chế dạng viên có tác dụng giảm đau dài hơn. Dạng phổ biến là tác dụng kéo dài 12 tiếng và cần uống ngày 2 lần vào thời gian nhất định cách nhau 12 tiếng. Ví dụ 6 giờ sáng và 6 giờ chiều hoặc 8 giờ sáng và 8 giờ tối.

LiềuNR morphine: NR morphine: Bắt đầu với liều 2.5- 5mg cách nhau 4 tiếng. Dùng liều thấp hơn trong trường hợp người bệnh tuổi cao hoặc quá yếu. Đối với người bệnh thường xuyên dùng codeine, có thể bắt đầu với liều 5-10mg cách nhau 4 tiếng. Có thể cho dùng liều gấp đôi vào giờ đi ngủ để tránh cho người bệnhphải dùng thuốc lúc nửa đêm. Có thể cho dùng thêm liều cứu hộ (cùng liều) vào bất cứ lúc nào nếu thấy liều thông thường không có tác dụng giảm đau. Khuyến khích người bệnh dùng liều cứu hộ càng sớm càng tốt ngay khi cảm thấy đau để tránh tích tụ cảm giác đau. Trường hợp người bệnh ghi chép lại được số liều cứu hộ đã dùng sẽ giúp ta biết được có cần thiết phải tăng liều thông thường cho người bệnh không. Nếu đau tăng lên khi người bệnh vận động, có thể dùng liều cứu hộ nửa tiếng trước khi vận động.

MR morphine: Luôn bắt đầu bằng NR morphine cách nhau 4 tiếng nếu sẵn có. Khi biết được liều cần dùng của người bệnh, bạn có thể đổi sang MR morphine cách nhau 12 tiếng. Cách tính liều MR morphine: Tính lượng NR morphine người bệnh dùng trong 24 giờ vừa qua (đây gọi là tổng liều hàng ngày của morphine); sau đó chia đôi sẽ ra liều MR morphine 12 tiếng. Nếu bạn chỉ có MR morphine, hãy bắt đầu với liều 10mg cách nhau 12 tiếng. Nếu có sẵn NR morphine (dạng dung dịch), có thể dùng nó làm liều cứu hộ bất cứ lúc nào. Liều cứu hộ bằng được tính bằng 1/6 tổng liều hàng ngày.

Ví dụ: Qui đổi liều thông thường NR morphine sang MR morphine:Người bệnh dùng 10mg NR morphine cách nhau 4 tiếng.Tổng liều trong ngày = 60mg Liều tương đương của MR morphine = 60/2 = 30mg cách nhau 12 tiếngLiều cứu hộ = 60/6 = 10mg NR morphine dùng khi cần

Tăng liềuTăng liều morphine lên 50% nếu người bệnh vẫn đau sau 24 giờ và không có triệu chứng nhiễm độc (xem phần dưới). Cứ vài ngày lại tăng liều 30-50% cho tới khi người bệnh hết đau hoặc có các dấu hiệu nhiễm độc. Có thể tăng liều bằng cách cộng thêm liều cứu hộ đã sử dụng trong 24 giờ qua vào liều đang dùng. Nên nhớ kiểm tra xem liều cứu hộ có hiệu quả hay không. Nếu người bệnh đã dùng vài liều cứu hộ nhưng không hiệu quả, bạn cần rà soát lại triệu chứng đau vì có thể nó không đáp ứng với morphine.

Ví dụ: với NR morphine đơn thuần:Một người bệnh dùng 20mg NR morphine cách nhau 4 tiếng:Đồng thời dùng 3 liều cứu hộ trong 24 giờTổng liều trong ngày = 120 + 60 = 180mg Liều thông thường = 180/6 = 30mg NR morphine cách nhau 4 tiếngLiều cứu hộ = 180/6 = 30mg NR morphine dùng khi cần

Ví dụ: NR và MR morphine: Người bệnh dùng 60mg MR morphine cách nhau 12 tiếng:Đồng thời dùng 3 liều cứu hộ 20mg NR morphine trong 24 giờ qua Tổng liều trong ngày = 120 + 60 = 180mg Liều thông thường = 180/2 = 90mg MR morphine cách nhau 12 tiếngLiều cứu hộ = 180/6 = 30mg NR morphine dùng khi cần

Page 45: Tăng cường chăm sóc

29

Không có liều tối đa đối với morphine. Người bệnh càng đau nhiều thì lượng morphine cơ thể có thể dung nạp càng cao. Liều đúng cho từng người bệnh sẽ là liều khi thấy hết đau mà không xảy ra tác dụng phụ nặng nề đến mức không chấp nhận được hoặc có dấu hiệu nhiễm độc. Dừng morphineKhông nên dừng đột ngột nếu người bệnh đã dùng morphine liên tục vài tuần vì có thể gây ra triệu chứng đói thuốc (vã mồ hôi, bồn chồn, buồn nôn). Nên bắt đầu bằng việc giảm liều hàng ngày rồi ngừng hẳn. Nếu người bệnh có biểu hiện nhiễm độc, có thể phải dừng thuốc với tốc độ nhanh hơn (xem bên dưới). Tác dụng phụ của thuốc Morphin

Táo bón - Morphine thường gây táo bón, vì vậy thường được kê kèm với thuốc nhuận tràng (trang 46) trừ khi người bệnh bị tiêu chảy kèm theo.

Buồn nôn - Một số người bệnh có triệu chứng buồn nôn khi bắt đầu sử dụng morphine nên cần dùng thuốc chống nôn (trang 41) trong vài ngày đầu.

Ngủ lơ mơ - người bệnh thường có biểu hiện ngủ lơ mơ khi bắt đầu dùng morphine hoặc khi tăng liều. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau 3-4 ngày. Nếu tình trạng không tốt lên, kiểm tra lại liều dùng vì có thể là quá cao.

Ra mồ hôi và ngứa - là các tác dụng phụ không hay gặp khi dùng morphine.

Ngộ độc và quá liềuCác dấu hiệu dưới đây cho thấy người bệnh có thể bị quá liều và nhiễm độc:

Tình trạng ngủ lơ mơ không được cải thiện Lẫn lộn Ảo giác Giật cơ (tay chân đột nhiên giật nảy) Ức chế hô hấp (nhịp thở chậm lại).

Người bệnh đang ở tình trạng bị mất nước nặng hoặc bị bệnh thận sẽ dễ bị nhiễm độc hơn vì morphine bị tích tụ lại trong cơ thể không thải ra ngoài được.

Xử trí nhiễm độc thuốcNếu có dấu hiệu người bệnh đang bị nhiễm độc morphine, hãy giảm liều xuống còn 50%; hoặc dừng hẳn lại nếu tình trạng người bệnh làm bạn rất lo lắng. Dùng Haloperidol 1.5-5mg vào buổi tối có thể giúp làm giảm ảo giác và trạng thái lú lẫn. Các thuốc hỗ trợ giảm đauCó một số thuốc được chế ra không phải nhằm mục đích giảm đau nhưng có thể giúp ích thêm các loại thuốc giảm đau chính thống đối với một số loại đau nhất định. Các thuốc này có thể dùng ở bất cứ mức độ nào của thang mức độ đau. Dưới đây là ví dụ về một số thuốc hỗ trợ thường dùng :

Thuốc hỗ trợ giảm đau Loại đau

CorticosteroidsVí dụ dexamethasone,prednisolone(1mg dexamethasone =7mg prednisolone)

Đau do sưng tấy hoặc viêm nặng

Thuốc chống trầm cảm cấu trúc 3 vòngVí dụ amitriptyline, imipramine

Đau do nguyên nhân thần kinh

Thuốc chống co giậtVí dụ valproate, gabapentin,carbamezapine, phenytoin

Đau do nguyên nhân thần kinh

Nhóm thuốc an thầnVí dụ diazepam, lorazepam

Co thắt cơ xương

Các thuốc kháng CholinVí dụ hyoscine butylbromide

Co thắt cơ trơn,ví dụ đau bụng

Loại đau có thể sử dụng thuốc hỗ trợ

1. Đau do sưng tấy hoặc viêm nặngUng thư là nguyên nhân gây ra các chứng viêm và sưng tấy tại chỗ. Khi ung thư di căn sang bộ phận khác của cơ thể có thể gây ra đau dữ dội nếu nơi bị di căn tổ chức khó giãn nở dẫn tới chèn ép. Hiện tượng này thường thấy trong các trường hợp sau:

Não - đau đầu do tăng áp lực nội sọ Tủy sống - chèn ép tủy sống

Page 46: Tăng cường chăm sóc

30

Gan - đau bụng do sự căng ra của màng bao gan Cổ, nách hoặc háng do các dây thần kinh bị

chèn ép.

Các nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV cũng có thể dẫn tới viêm hoặc sưng tấy nặng. Hay gặp trong các trường hợp sau:

Miệng - loét niêm mạc nặng Thực quản - bị nấm mức độ nặng Màng não - lao màng não hoặc viêm màng não

do nấm. Sử dụng corticosteroids liều caoCorticosteroids liều cao có tác dụng kháng viêm làm giảm phù nề do đó giảm đau. Tuy nhiên loại thuốc này lại có các tác dụng phụ nghiêm trọng (xem bên dưới) vì vậy nên dừng thuốc ngay nếu thấy không có lợi cho người bệnh. Các thuốc corticosteriods cần được sử dụng thận trọng với người nhiễm HIV vì thuốc có thể ức chế hệ thống miễn dịch vốn đã bị suy giảm. Chỉ nên dùng các thuốc này cho những người có các triệu chứng nặng hoặc bệnh đã ở giai đoạn cuối. Nên áp dụng liệu trình ngắn (2-4 tuần) kết hợp với thuốc kháng nấm (trang 40).

Tác dụng phụ của steroidsNếu dùng trong thời gian ngắn, hầu hết các người bệnh dung nạp tốt steroids. Một số ít có thể bị lo âu, kích động; trong trường hợp này cần dừng steroids và cho dùng haloperidol hoặc chlorpromazine (trang 36)

Nếu dùng trong thời gian dài, steroids có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể. Vì thế, cần bắt đầu với liều thấp nhất nhưng đủ tác dụng. Các tác dụng phụ bao gồm:

Ức chế hệ miễn dịch Phù nề mặt và mắt cá chân Mỏng da và vết thâm tím trên da Yếu cơ đầu cánh tay, cơ đầu đùi Tăng đường máu (cần tăng cường theo dõi

đường máu khi điều trị đối với những người bệnh đái tháo đường).

Người bệnh sử dụng corticosteroids liều cao quá một tuần không nên dừng thuốc đột ngột vì có thể gây ra huyết áp thấp và các thay đổi về thành phần sinh hóa trong máu (do ức chế vỏ thượng thận).

Đối với: Tăng áp lực nội sọ do u não Chèn ép tủy sống

Dexamethasone 16mg/ngày

Đối với: Các sưng tấy hoặc viêm nặng khác

Dexamethasone 8-12mg/ngày

Tiến triển tốt

Không tốt hơnsau một tuần

Giảm liều 2mg/tuần tới khi tìm ra liều thấp nhất có hiệu quả rồi duy trì liều này (xem phần sử dụng trongHIV/AIDS bên dưới)

Cứ 3-4 ngày lại giảm liều 50% và sau đó dừng hẳn

2. Đau do tổn thương thần kinhTổn thương thần kinh có thể gây đau nặng hơn nhiều so với mức độ thương tổn. Điều này gây khó khăn khi chỉ dùng opioids và NSAIDs đơn thuần. Loại đau này thường gặp trong các trường hợp sau:

Chèn ép dây thần kinh do khối ung thư Tổn thương dây thần kinh do virut: Herpes Zona

hoặc HIV Tổn thương dây thần kinh do thuốc (một số

thuốc ARVs hoặc thuốc kháng lao) Đái tháo đường nặng gây bệnh thần kinh ở bàn

tay và bàn chân.

Page 47: Tăng cường chăm sóc

31

Đau do thần kinh có thể khó xác định nhưng các biểu hiện dưới đây có thể gợi ra rằng thần kinh bị tổn thương:

Người bệnh miêu tả đau không bình thường, ví dụ nóng rát, đau nhói, đau như có điện chạy qua hoặc các cảm giác lạ thường.

Vùng da gần chỗ đau bị tê hoặc trở nên rất nhạy cảm: chạm nhẹ hoặc quần áo dính vào cũng gây đau

Đau do tổn thương thần kinh có thể xử trí bằng các thuốc hỗ trợ sau:

Thuốc chống trầm cảm cấu trúc 3 vòngSử dụng liều thấp hơn so với điều trị trầm cảm. Lưu ý người bệnh rằng có thể 3-4 ngày sau thuốc mới có tác dụng. Thường hay dùng nhất là amitriptyline 12.5-25mg vào buổi tối (có thể tăng liều lên 50-75mg nếu thuốc dung nạp tốt).

Thuốc chống co giậtCác thuốc này thường dùng điều trị động kinh. Nên bắt đầu bằng liều thấp; tăng dần nếu cần thiết trong vòng vài tuần tới khi triệu chứng đau của người bệnh được cải thiện. Ví dụ:

Valproate 200mg, ngày hai lần (nếu cần tăng liều tới 600mg, ngày 2 lần )

Gabapentin 300mg, ngày ba lần (nếu cần, tăng liều tới 900mg, ngày ba lần)

Carbamezapine 100mg, ngày hai lần (nếu cần tăng liều tới 400mg, ngày 2 lần)

Phenytoin 100mg, ngày hai lần (nếu cần tăng liều tới 200mg, ngày hai lần).

Lưu ý: carbamezapine và phenytoin tương tác với một số thuốc ARVs.

Corticosteroids liều caoTác dụng khi có sưng tấy hoặc viêm nặng xung quanh các dây thần kinh (xem phần trên).

3. Co thắt cơĐau do co thắt cơ có thể xảy ra với các người bệnh bị bệnh thần kinh và người phải nằm liệt giường. Có thể dùng các Benzodiazepine, ví dụ diazepam 5-20mg vào buổi tối. Nếu sẵn có, baclofen 5-20mg ngày 3 lần đồi với người bệnh bị co thắt nặng.

4. Co rút cơ vùng bụng và đại tràngCác thuốc kháng cholin có thể có tác dụng (anticholinergic), ví dụ hyoscine butylbromide (buscopan) 20mg ngày 4 lần. Đảm bảo rằng người bệnh không bị táo bón (trang 46) vì hyoscine sẽ làm tình trạng táo bón của người bệnh nặng hơn.

Page 48: Tăng cường chăm sóc

32

SốtSốt thường do nhiễm virut, ký sinh trùng sốt rét và các nhiễm trùng cơ hội liên quan tới HIV. Điều quan trọng là phát hiện và điều trị các nhiễm trùng.

Các ung thư, đặc biệt là ung thư bạch cầu lympho cũng có thể là nguyên nhân gây ra sốt tương tự như do HIV.

Điều trị Sốt rét Lao Nhiễm trùng ngực Nhiễm trùng đường tiết niệu Viêm dạ dày ruột Viêm màng não Nhiễm trùng máu Áp xe Trong trường hợp không xác định được các

nhiễm trùng cụ thể có thể điều trị “mù”: Sốt rét (theo hướng dẫn địa phương) Dùng phối hợp kháng sinh phổ rộng, ví dụ

chloramphenicol hoặc ciprofloxacin với penicillin

Lao – chuyển gửi tới phòng khám Lao địa phương.

Kê đơnĐể hạ sốt có thể dùng:

Paracetamol 1g, ngày bốn lần, hoặc Ibuprofen 200-400mg, ngày ba lần, hoặc Aspirin 300-600mg, ngày bốn lần

(không dùng cho trẻ em).

Chăm sóc Kiểm tra áp xe/các vùng da nhiễm trùng. Hỏi:

Lú lẫn (trang 36) Co giật (trang 35) Nôn (trang 41).

Kiểm tra tình trạng mất nước. Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước

(ít nhất 6-8 cốc/ngày nếu có thể). Lau người/tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Mở cửa sổ để không khí lưu thông – dùng

quạt điện nếu có hoặc quạt bằng quyển sách, tờ báo

Khuyến khích mặc quần áo mỏng.

Page 49: Tăng cường chăm sóc

33

Chăm sóc Trường hợp da khô, bôi kem làm ẩm da

hoặc mỡ (Vaseline). Hạn chế tắm rửa bằng xà phòng; dùng chất

làm ẩm da như kem dạng nước, hoặc cho 1 thìa dầu ăn thực vật vào 5 lít nước để tắm.

Tắm rửa bằng dung dịch muối bicarbonate (một thìa cho một bát nước) có thể hiệu quả với chứng ngứa toàn thân.

Tắm rửa bằng nước ấm thay cho nước nóng. Thử dùng quạt quạt vào những vùng da bị ảnh hưởng.

Ngứa có thể dùng dung dịch kẽm bôi. Cắt móng tay nếu người bệnh gãi nhiều Ánh nắng mặt trời có thể tốt cho một số

bệnh ngoài da nhưng lại làm một số bệnh da khác nặng lên.

Phát ban và ngứaPhát ban và các vấn đề về da là chứng thường gặp ở những người nhiễm HIV, có thể gây đau, ngứa và làm cho người bệnh thiếu tự tin. Đa số các trường hợp là do các nhiễm trùng cơ hội các trường hợp còn lại là do bản thân việc nhiễm HIV, ví dụ da khô, có các nốt nhỏ nổi trên da và ngứa. Chẩn đoán đôi khi khó khăn, có thể cần phải thử điều trị các cách khác nhau tới khi bạn tìm ra phương pháp hiệu quả.

Ngứa có thể là một triệu chứng của các căn bệnh khác nhau, kèm theo hoặc không kèm theo phát ban, ví dụ bệnh gan, suy thận và một số bệnh ung thư. Ngứa có thể là nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ

Điều trị Ghẻ - mỡ benzyl benzoate bôi khắp người

trong hai đêm liên tiếp; sử dụng quần áo và khăn trải giường sạch sau khi bôi. Có thể phải làm lại như vậy sau 1 tuần.

Các nhiễm trùng da do nấm - thuốc mỡ chống nấm bôi tại chỗ, ví dụ thuốc mỡ whitfield, miconazole hoặc kem clotrimazole đối với bệnh hắc lào đơn giản.

Đối với đa tổn thương điều trị bằng griseofulvin 500mg uống ngày một lần hoặc ketoconazole 200mg ngày một lần trong vòng 3 tuần. Trị các nấm móng và da đầu: uống từ 3 đến 6 tháng.

Các nhiễm trùng da do vi khuẩn - Thuốc tím gentian, uống kháng sinh nếu nhiễm trùng lan rộng.

Bệnh zona (Herpes Zoster) dùng aciclovir 200mg x 5 lần/ngày trong 5 ngày nếu sẵn có; Để việc điều trị hiệu quả cần phải bắt đầu điều trị trong vòng 72 giờ sau khi mụn nước xuất hiện.

Phản ứng thuốc - Phát ban và ngứa thường liên quan tới việc bắt đầu sử dụng một thuốc mới. Trong trường hợp này cần dừng thuốc và cho uống thuốc kháng histamin, ví dụ chlorpheniramine 4mg ngày 3 lần. Các trường hợp phản ứng nặng có thể phải dùng steroids. Hỏi ý kiến chuyên môn với trường hợp dùng thuốc kháng lao hoặc ARV vì phản ứng thuốc có thể tự mất đi sau vài ngày. Không được dừng cắt ngang liệu trình điều trị bằng các thuốc này nếu không thực sự cần thiết.

Kê đơnKem tại chỗ:

Kem nước hoặc các chế phẩm có chứa menthol 1% có thể giúp làm dịu chứng ngứa.

Kem Steroid, ví dụ hydrocortisone 1% đối với các vùng da bị viêm.

Bôi thuốc tím gentian vào chỗ da bị rộp do zona hoặc nốt phỏng nước của da và biểu mô để tránh nhiễm trùng.

Nếu bị nhiễm trùng da nhiều nơi, rửa qua bằng dung dịch chlorhexidine 0.5% sau khi tắm

Thuốc: Kháng histamin - Có tác dụng với các phản

ứng thuốc và ngứa do viêm. Các thuốc này cũng là có tác dụng an thần giúp người bệnh ngủ ngon hơn, ví dụ:

Chlorpheniramine 4mg, ngày ba lần Promethazine 10-25mg, buổi tối Hydroxyzine 25-50mg, buổi tối.

Các thuốc Steroids chỉ dùng khi có phản ứng thuốc nặng, ví dụ prednisolone 30mg ngày một lần dùng trong năm ngày (60mg trong trường hợp phản ứng thuốc nặng).

Page 50: Tăng cường chăm sóc

34

Vết thương Điều trị

Nhiễm trùng da do vi khuẩn (trang 33) Nhiễm trùng da do nấm (trang 33) Áp xe (dẫn lưu bằng kim tiêm hoặc lưỡi dao mổ)

Kê đơn Đối với các vết thương bốc mùi và khó chịu

dùng metronidazole tán nhỏ thành bột và rắc trực tiếp lên vết thương hàng ngày rồi băng lại.

Thuốc tím gentian có tác dụng làm khô các vết thương nhỏ.

Các vết loét cơ quan sinh dục có thể điều trị bằng thuốc tím gentian hoặc chất bôi kỳ diệu uganda. Hỗn hợp này gồm:

Phần ruột của viên nhộng aciclovir (200mg) 5ml hỗn dịch nystatin (500,000 đơn vị) Metronidazole: hai viên 200mg tán nhỏ

Giảm chảy máu từ vết thương, tranexamic acid viên 500mg hoặc sucralfate viên 1g tán nhỏ thành bột và rắc trực tiếp lên vết thương hàng ngày rồi băng lại.

Chảy máu từ bất cứ chỗ nào có thể điều trị bằng tranexamic acid đường uống 500mg - 1g ngày 3 lần.

Chăm sócNhững người bệnh phải nằm tại giường lâu ngày sẽ có nguy cơ xuất hiện các vết loét do tỳ đè. Có thể phòng tránh bằng cách:

Khuyến khích người bệnh vận động hoặc ngồi dậy nếu có thể

Trở tư thế người bệnh 2 giờ một lần Sử dụng đệm bọt nếu có Chèn gối để giữ tư thế, kẹp một gối giữa 2

chân khi người bệnh nằm nghiêng Nâng người bệnh khỏi giường- không kéo lê

vì có thể làm da bị trầy xước Giữ cho khăn trải giường khô thoáng và

sạch sẽ; sử dụng vải mềm nếu có Giữ gìn tốt vùng da bị tỳ đè (lưng, xương

cùng cụt, mông, vai, khủy tay và gót chân). Xoa vaselin hoặc oxit kẽm lên các vùng này và mát-xa để tăng sự lưu thông của máu

Khuyến khích chế độ ăn giàu đạm nếu có thể

Nếu vết thương xuất hiện: Xác định vị trí và kích thước của các tổn

thương trên bản đồ cơ thể (xem công cụ 1). Đánh giá tình trạng vết thương xem đang tốt lên hay xấu đi.

Rửa sạch vết thương hàng ngày bằng nước muối ấm. Nếu có các vết loét vùng đáy chậu, có thể để người bệnh ngồi vào chậu nước muối ấm.

Thăy băng sạch hàng ngày. Có thể dùng các vật liệu sẵn có của địa phương.

Cây đu đủ có tác dụng tốt như băng đối với vết loét có nhiều tế bào chết. Đu đủ xanh nạo mịn ra trộn với kem bôi có tác dụng rất tốt nhưng cần dừng lại nếu gây chảy máu.

Với các vết thương nặng mùi có thể bôi mật ong hoặc đường trước khi băng lại và giữ trong 2-3 ngày (chú ý coi chừng kiến).

Nếu xuất hiện giòi tại vết thương: Nhúng mảnh vải vào dầu thông và để gần

vết thương, nhưng không được chạm vào vết thương

Dùng tay bắt giòi trên bề mặt vết thương Điều trị đau bằng các thuốc giảm đau thông

thường (trang 26).

Page 51: Tăng cường chăm sóc

35

Chăm sóc Trong cơn co giật:

Tạo sự thông thoáng giúp cho người bệnh dễ thở (cởi bớt quần áo, để người bệnh nằm trên mặt phẳng)

Giúp người bệnh tránh khỏi các thương tổn do các vật sắc nhọn hoặc do lửa.

Sau cơn co giật: Đặt người bệnh ở tư thế hồi sức Ở lại với người bệnh và theo dõi tới khi

người bệnh tỉnh lại Quan sát xem cơn co giật kéo dài bao lâu và

tần suất Giải thích cho người bệnh và người chăm

sóc về nguyên nhân của co giật. Nếu người bệnh và người chăm sóc quan

tâm đến ý nghĩa tâm linh của hiện tượng co giật, hãy giải thích cho họ

Co giậtCo giật (cơn giật) có thể xảy ra theo nhiều hình thức. Phổ biến nhất là co giật thành nhịp, nhưng có thể là co cứng toàn thân, giật nảy đơn lẻ hoặc cơn mất phản ứng với kích thích bên ngoài.

Điều trị Sốt (nguyên nhân chính gây co giật ở trẻ em) Sốt rét Viêm màng não Tăng áp lực nội sọ (trang 30) Động kinh Hạ đường huyết Dừng thuốc đột ngột ví dụ benzodiazepines

hoặc thuốc chống co giật Cai rượu

Kê đơn Phải dùng thuốc nếu cơn co giật kéo dài quá

5 phút: Diazepam 10mg đặt hậu môn hoặc tiêm

bắp, nhắc lại sau 10 phút nếu cần thiết Midazolam 5mg tiêm dưới da nếu có sẵn,

đặt dưới má (bên trong má) Paraldehyde 5-10ml pha loãng với nước

muối thường để thụt vào hậu môn Phenobarbital 200mg tiêm bắp đối với

các chứng co giật không đáp ứng với diazepam.

Dừng hoặc giảm tần suất co giật: Theo hướng dẫn địa phương về điều trị

động kinh và sử dụng các thuốc chống co giật sẵn có

Lưu ý rằng các thuốc chống co giật thường có tương tác với các thuốc khác. Trong trường hợp người bệnh đang điều trị ART hãy chọn valproate (axit valproic)

Page 52: Tăng cường chăm sóc

36

Lú lẫn Hiện tượng lú lẫn rất phổ biến trong các trường hợp bệnh nặng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Mê sảng là một dạng lú lẫn xuất hiện trong thời gian ngắn, thường do nguyên nhân có thể xử trí được như nhiễm trùng hoặc dùng loại thuốc mới. Tình trạng lú lẫn có thể đỡ sau vài ngày nếu nguyên nhân được loại bỏ. Sa sút trí tuệ là dạng lú lẫn liên tục, mãn tính, có nguyên nhân không dễ xử lý ví dụ sa sút trí tuệ do tuổi già hoặc xâm nhiễm HIV gây tổn thương não (tình trạng này có thể điều trị bằng ARV nếu có sẵn).

Nếu một người bệnh bỗng nhiên trở nên lú lẫn, phải đặt câu hỏi:

Người bệnh có dùng loại thuốc mới nào không? Liệu đây có phải là nguyên nhân không?

Có bị nhiễm trùng nào không? Nhiếm trùng đó có điều trị được không?

Điều trị Nhiễm trùng (xem Sốt trang 32) đặc biệt:

Sốt rét Viêm nàng não

Bí tiểu Mất nước Hạ đường huyết Táo bón (có thể gây lú lẫn ở người già) Suy thận - cần điều trị, nếu có thể Suy gan - cần điều trị, nếu có thể Dừng loại thuốc mới nghi là nguyên nhân gây

ra lú lẫn

Kê đơnTrong nhiều trường hợp lú lẫn chỉ cần áp các biện pháp trên là đủ. Nếu người bệnh kích động hoặc hung hăng, có thể dùng các thuốc sau:

Haloperidol 1.5-5 mg có thể dùng tới 3 lần/ngày tới khi người bệnh ổn định

Chlorpromazine 25-50 mg có thể dùng tới 3 lần/ngày tới khi bệnh ổn định

Kèm thêm diazepam 5-10mg vào buổi tối nếu cần thiết; nhưng phải dùng kết hợp với haloperidol hoặc chlorpromazine, nếu không sẽ làm lú lẫn nặng hơn.

Trong các trường hợp nặng không đáp ứng với các thuốc trên, cân nhắc tới việc sử dụng phenobarbital 200mg dưới da ngày 4 lần.

Chăm sóc Cố gắng bình tĩnh và giúp người bệnh yên tâm. Cần có họ hàng, bạn bè gần gũi ở bên cạnh

người bệnh. Hạn chế số người (đặc biệt là người lạ) tiếp

xúc với người bệnh Tránh giam giữ người bệnh trừ khi việc này

thực sự cần thiết cho sự an toàn của họ (việc này thường sẽ làm cho người bệnh kích động hơn).

Để người bệnh sống trong môi trường xung quanh quen thuộc, nếu có thể.

Thường xuyên gợi cho người bệnh biết họ đang ở đâu, bây giờ là mấy giờ và ai đang ở cạnh họ.

Đánh giá tình trạng mất nước và bổ sung nước, điện giải qua đường uống (ORS), nếu cần thiết.

Điều trị sốt (trang 32).

Page 53: Tăng cường chăm sóc

37

Chăm sóc Động viên người bệnh nói ra những lo lắng

và băn khoăn của họ (xem chương 4): Họ có câu hỏi hay sự sợ hãi về bệnh tật

của mình? Có vấn đề khó khăn gì trong quan hệ

gia đình? Họ có lo lắng gì về vấn đề lương thực

hoặc tài chính? Họ có lo âu gì liên quan tới tín ngưỡng

hoặc niềm tin tôn giáo? Bạn có thể không trả lời hết được các băn

khoăn của người bệnh nhưng lắng nghe họ và hỗ trợ họ là điều cần làm.

Lo âu và mất ngủTình trạng bệnh nặng thường gây ra lo âu, buồn chán phần vì đau đớn phần vì lo sợ cho những ngày sắp tới. Mất ngủ có thể là hậu quả của các vấn đề cơ thể ví dụ đau, hoặc vì lo lắng, buồn rầu.

Điều trị Người bệnh có đau không? (trang 26) phần

Đánh giá đau) Bí tiểu (trang 48) Trầm cảm (xem bên dưới)

Kê đơn (chỉ áp dụng nếu lo lắng không giải quyết được bằng phương pháp tư vấn)

Diazepam 2.5-10mg vào buổi tối – tác dụng 24 giờ, có thể gây buồn ngủ ban ngày ở một số một số người bệnh (không sử dụng quá 1 tuần trừ khi người bệnh ở giai đoạn cuối vô phương cứu chữa)

Temazepam 10-20mg buổi tối - tác dụng trong 8 giờ và tốt cho chứng mất ngủ (không sử dụng quá 1 tuần trừ khi người bệnh ở giai đoạn cuối vô phương cứu chữa)

Trazadone 25-50mg buổi tối - thuốc an thần và thuốc chống suy nhược nhẹ có thể tốt cho giấc ngủ và giảm lo âu.

Tôn trọng sự bảo mật của người bệnh và gia đình

Giải đáp tất cả những hiểu lầm của họ về bệnh tật

Hướng dẫn người bệnh thở chậm và điều khiển nhịp thở (trang 44).

Cầu nguyện cùng người bệnh hoặc hỏi xem có cần người cùng tôn giáo tới thăm

Bạn hoặc thành viên khác của nhóm có thể quay lại thăm người bệnh không?

Page 54: Tăng cường chăm sóc

38

Trầm cảmVới người mắc các bệnh không chữa trị được buồn rầu và chán nản gần như luôn xảy ra và ngày càng nặng hơn. Chán nản có thể dẫn tới “bệnh trầm cảm” khi đó phải dùng các thuốc chống trầm cảm. Việc chẩn đoán trầm cảm trong CSGN là không dễ. Các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, mất sinh lực, giảm nhu cầu tình dục và khó ngủ có thể do chính bệnh đó gây nên.

Các biểu hiện sau đây có thể giúp ích cho việc chẩn đoán chứng trầm cảm ở người mắc bệnh không chữa được:

Hơn 50% thời gian trong ngày là có cảm giác buồn chán

Mất hứng thú Mặc cảm tội lỗi quá mức Nghĩ đến tự tử

Điều trị Buồn rầu (xem phần trên) là biểu hiện chính

của trầm cảm. Đau (trang 26) - Đau mãn tính không đỡ là

nguyên nhân chính của trầm cảm ở người bệnh mắc các bệnh không chữa trị được.

Kê đơn (chỉ đối với các trường hợp trầm cảm mà phương pháp tư vấn không có tác dụng)

Amitriptyline - Liều bắt đầu 25mg vào buổi tối và tăng dần lên 75-150mg. Các tác dụng phụ hay gặp: tình trạng ngủ lơ mơ, khô miệng, táo bón.

Imipramine và dosulepin (dothiepin) là những thuốc thay thế có tác dụng an thần ít hơn.

Nhắc người bệnh và người chăm sóc là rất có thể phải 2 tuần sau khi dùng thuốc thì mới thấy tác dụng của thuốc.

Chăm sóc (xem phần chăm sóc khi lo âutrang 37)

Đảm bảo rằng người bệnh ở trong trạng thái thoải mái hoặc không bị đau.

Hỏi xem có vấn đề gì về cơ thể làm cho người bệnh khó chịu

Nếu người bệnh buồn rầu, lo âu quá mức: Động viên họ xác định từng bước nhỏ

có thể giúp họ đương đầu với các vấn đề của mình; lập kế hoạch cho những việc họ thích

Phân tán sự chú ý bằng cách dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để cùng người bệnh nói về những lo lắng của họ để bớt nghĩ tới chúng.

Nếu người bệnh là người có đức tin, sự thăm hỏi từ nhóm tôn giáo của họ có thể giúp ích

Nếu người bệnh có ý định tự tử: Đừng ngại hỏi người bệnh về điều này

- bạn sẽ không làm tình hình xấu hơn đâu, ví dụ “Đã bao giờ bạn cảm thấy quá chán nản đến mức nghĩ đến việc tự làm hại mình chưa?” “Có bao giờ bạn mong muốn mình không còn sống nữa không?”

Họ có thể cảm thấy an toàn hơn khi có ai đó luôn bên cạnh họ

Có thể bạn cần phải thoả thuận với họ là sẽ có người giám sát việc dùng thuốc của họ.

Động viên người chăm sóc tìm kiếm sự giúp đỡ ngay nếu họ thấy lo lắng.

Page 55: Tăng cường chăm sóc

39

Chăm sóc Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nếu người bệnh ở giai đoạn tiến triển của

bệnh ung thư hoặc HIV, khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ kém:

Giải thích cho gia đình rằng với căn bệnh này ăn kém là hiện tượng tự nhiên; cố ép ăn cũng không giúp họ khoẻ lên hoặc sống lâu hơn.

Lo lắng về việc người bệnh ăn ít làm cho bữa ăn mất vui, mất ngon. Gặp tình huống này nên cho người bệnh ăn loại thức ăn họ thích, nhiều ít tuỳ theo khả năng.

Nếu có, hãy cho người bệnh ăn các thức ăn giàu chất đạm và năng lượng, ví dụ sữa hoặc sữa chua.

Khuyến khích người bệnh vận động; nếu được cho tập thể lực nhẹ để duy trì sức cơ nhưng không tập quá sức.

Đặc biệt lưu ý tới chăm sóc da và các vùng bị tỳ đè. Da sẽ trở lên dễ bị tổn thương khi cơ thể sút cân (trang 34).

Ăn không ngon miệng và sụt cânĐiều trị

ARVs cho người nhiễm HIV nếu sẵn có (theo hướng dẫn quốc gia)

Nấm miệng và thực quản (trang 40) Tiêu chảy (trang 45) Lao (theo hướng dẫn quốc gia) Buồn nôn và nôn (trang 41) Táo bón (trang 46) Trầm cảm (trang 38) Suy dinh dưỡng

Kê đơn Nếu người bệnh chóng no khi ăn, có thể cho

dùng thử metoclopramide 10- 20mg nửa giờ trước bữa ăn. Có thể dùng thuốc này tới ba lần/ngày. Thuốc này giúp dạ dày tiêu hoá nhanh hơn. Dừng thuốc nếu không thấy tác dụng.

Thuốc Steroids có thể giúp ăn ngon miệng trong vài tuần. Nếu dùng dài ngày các thuốc này gây nhiều tác dụng phụ (trang 30). Do vậy, chỉ nên dùng khi cuộc sống của người bệnh chỉ còn chừng vài tháng hoặc ít hơn.

Để giúp ăn ngon hơn có thể kê đơn: Dexamethasone 2-4mg buổi sáng Prednisolone 15-30mg buổi sáng.

Sau một tuần dùng thử, nếu thấy kết quả hãy giảm xuống tới liều thấp nhất mà còn tác dụng. Dừng thuốc nếu không thấy kết quả.

Page 56: Tăng cường chăm sóc

40

Loét miệng và khó nuốt Nhiễm trùng và loét miệng là các dấu hiệu hay gặp và là nỗi khổ của người bệnh bị ung thư hoặc HIV đang tiến triển. Với bệnh nấm Candidia (nấm miệng), không nhất thiết phải luôn nhìn thấy lớp màng trắng ở lưỡi hoặc vòm miệng mà đôi khi chỉ là những vùng loét hoặc rối loạn vị giác. Nếu nuốt đau, người bệnh có thể bị nấm thực quản ngay cả khi không có biểu hiệu gì ở miệng. Nhiều vấn đề của miệng có thể phòng tránh được bằng cách chăm sóc miệng cẩn thận, giữ cho miệng không bị khô và điều trị sớm các nhiễm trùng.

Điều trị Nấm miệng:

Thuốc tím gentian bôi đều trên vùng tổn thương, ngày ba lần.

Nystatin nhỏ giọt vào miệng 1-2ml , ngày bốn lần, sau khi ăn

Clotrimazole và nystatin dạng viên ngậm, dùng hàng ngày trong thời gian 5 ngày

Fluconazole 50mg ngày một lần, dùng trong 5 ngày; hoặc 200mg, ngày một lần, dùng trong 3 ngày.

Nấm thực quản hoặc nấm họng tái phát: Fluconazole 200mg, uống ngày một lần

trong thời gian hai tuần. Ketoconazole 200mg, uống ngày hai lần

trong thời gian hai tuần Nhiễm trùng (penicillin kết hợp metronidazole) Herpes simplex (aciclovir 200mg uống ngày 5

lần nếu sẵn có).

Kê đơn Điều trị đau theo thang mức độ đau (trang 27). Aspirin viên sủi 600mg dùng cho đau trong

miệng. Hòa tan trong nước để súc miệng rồi nuốt, ngày bốn lần.

Thuốc tím gentian tốt cho tất cả các loại loét ở da da vì có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và nấm. Bôi ngày 3 lần.

Nước súc miệng Metronidazole dùng cho những trường hợp hôi miệng do ung thư miệng: Lấy một viên tán nhỏ, hoặc dung dịch tiêm cho vào nước quả ép để súc miệng.

Chất bôi kỳ diệu uganda có thể dùng cho các loét miệng (trang 34).

Prednisolone nửa viên có thể đặt vào vết loét để làm dịu vết loét trong miệng, hoặc tán thành bột và rắc vào các vết loét.

Khi các biện pháp nói trên không tác dụng, có thể dùng steroid liều cao đối với các trường hợp viêm miệng nặng hoặc viêm thực quản gây khó nuốt: dexamethasone 8-12mg , uống ngày một lần trong thời gian một tuần. Phải luôn dùng kèm với một thuốc chống nấm vì steroids có thể làm các nhiễm trùng do nấm nặng hơn (Xem liều ở trên).

Chăm sóc Thường xuyên kiểm tra miệng, răng, lợi, lưỡi

và vòm miệng xem có bị khô, viêm, nấm, loét, và nhiễm trùng răng, lợi.

Đánh răng sau ăn và vào buổi tối bằng bàn chải mềm. Dùng kem đánh răng nếu có hoặc nước súc miệng theo cách dưới đây (tránh đánh răng trong trường hợp đau nhiều).

Dùng nước súc miệng sau ăn và vào buổi tối, ví dụ:

Một nhúm muối ăn hòa vào 1 cốc nước đun sôi để nguội

Một thìa dấm hoặc nước chanh hòa vào một lít nước sôi để nguội

Khô miệng: Làm ướt miệng bằng cách thường

xuyên nhấp từng ngụm nước lạnh (hoặc nước đá nếu có)

Ngậm lát cắt hoa quả, ví dụ dứa, chanh, chanh leo

Dùng kem dưỡng môi. Đặt ống thông thực quản - dạ dày. Một số

người bệnh bị ung thư vùng đầu - cổ có thể phải ăn thức ăn lỏng qua ống thông thực quản - dạ dày. Việc đặt ống thông phải do người có chuyên môn tiến hành. Chú ý thường xuyên dùng nước muối loãng để phụt rửa bên trong ống, tránh bị tắc.

Page 57: Tăng cường chăm sóc

41

Chăm sóc Rà soát lại các thuốc mới dùng vì có thể là

nguyên nhân gây nôn Tăng cường uống nước - Nhấp từng ngụm

nhỏ thường xuyên sẽ hấp thu tốt hơn Nếu người bệnh bị mất nước, cho dùng ORS

nếu có. Có thể thay thế bằng nước dừa non hoặc nước cháo loãng.

Nên dùng thức ăn và nước uống nguội

Buồn nôn và nônĐiều trị

Nấm miệng hoặc thực quản (trang 40) Táo bón (trang 46) Nhiễm trùng: sốt rét, viêm dạ dày ruột, nhiễm

trùng đường tiết niệu (trang 32) Tăng áp lực nội sọ do steroids (trang 30) Chứng khó tiêu/ợ nóng (trang 42)

Kê đơnBuồn nôn và nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện và sự đáp ứng với thuốc như thế nào tùy thuộc vào nguyên nhân (xem bảng dưới đây). Nếu bạn không có nhiều lựa chọn trong việc dùng thuốc , hãy dùng bất cứ những gì mình có.

Nếu người bệnh nôn nhiều hoặc nôn liên tục, dùng thuốc theo đường uống sẽ kém tác dụng. Nên dùng thuốc dạng tiêm nếu có và dùng cho tới khi tình trạng người bệnh ổn định (trang 50).

Khuyến khích người chăm sóc chuẩn bị bữa ăn ít nhưng ngon, tránh thức ăn nhiều chất béo.

Không chuẩn bị thức ăn trước mặt người bệnh.

Có thể cho người bệnh ngậm miếng gừng hoặc uống nước gừng.

Biểu hiện của nôn và buồn nôn Nguyên nhân Thuốc gợi ýỨ đọng thức ăn ở dạ dày• Nônlàtriệuchứngchính• Nônthườnglàmdịubớtbuồnnôn• Ănchóngno• Cóthểcótràongượcthựcquảndạdày

• Opioids• Táobón• Bệnhlýdạdàyvàruột

• Metoclopromidehoặc10-20mgtrướckhiăn,ngàybalần

• Domperidone20-30mg,ngàyhailần

Rối loạn sinh hóa máu/do chất độc• Buồnnônlàtriệuchứngchính• Nônkhônglàmdịubớtbuồnnôn

• Dùngthuốc• Suythận• Tăngcanxihuyết

• Haloperidol1-5mgvàobuổitốihoặc• Prochlorperazine5-10mg,ngàybalần

Viêm hoặc sưng tấy ở đầu #• Biểuhiệnnặnghơncửđộng• Nônkhônglàmdịubớtbuồnnôn• Triệuchứngcóthểnặnghơnvàobuổisáng

• Nhiễmtrùngtai• Unão• Viêmmàngnão• Sốtrét

• Cyclizine25-50mg,ngàybalầnhoặc• Promethazine25mg,ngàybalầnhoặc• Prochlorperazine5-10mg,ngàybalần

Nôn đi kèm tiêu chảykhôngbaogồmtiêuchảycấpnặng(trang45)

• tiêuchảynhiễmkhuẩn

• Cyclizine25-50mg,ngàybalầnhoặc• Promethazine25mg,ngàybalần

Tắc ruột bán phần *• Chấtnônnhiều• Bệnhnhânvẫnđánhhơivàđạitiệnđược

• Táobón• Uvùngbụnghoặckhungchậu

• Metoclopromide20mg,dướida,ngàybốnlầndừngthuốcnếuđaubụngtăng;dùngnhưchotắcruộthoàntoàn

Tắc ruột hoàn toàn *• Nônnhiều• Ngườibệnhnhânthỉnhthoảngvẫnđánhhơivàđạitiệnđược

• Uvùngbụnghoặckhungchậu

• Promethazine25mg,dướida,ngàybalần;hoặc• Cyclizine50mg,dướida,ngàybalần;hoặc• Chlorpromazine10-25mg,dướida,ngàybalần• Hyoscine butylbromide20-40mg,dướida,ngàybốnlần,cótácdụnggiảmnônvàđau

#Nôndounãocóthểdùngsteroids(trang30).*Nếusứckhỏechophépvàcóđiềukiệnphẫuthuật,cầnchuyểnphẫuthuật.

Nếubuồnnônvànônkhókiểmsoát,cóthểthửdùng:1/Cyclizinehoặcpromethazinephốihợpvớihaloperidol2/Chlorpromazine10-25mg,ngàybalần

Page 58: Tăng cường chăm sóc

42

Khó tiêu và trào ngược thực quảnThường gặp khi cơ hoành bị chèn ép do trong ổ bụng có khối u hoặc có nước; cũng gặp trong bệnh lý thần kinh.

Điều trị Cân nhắc việc dừng các thuốc chống viêm

không steroid (NSAIDs) hoặc aspirin nếu đó có thể là nguyên nhân.

Nấc

Nấc có thể làm người bệnh lo lắng và kiệt sức nếu nấc liên tục và không được giải quyết nhanh. Nấc thường do dạ dày bị giãn căng nhưng cũng có thể do cơ hoành bị chèn ép hoặc do suy thận.

Điều trị Táo bón (trang 46) Bí tiểu (trang 48)

Chăm sóc Đặt người bệnh ở tư thế ngồi. Dùng thuốc sau khi ăn. Cố gắng cho uống sữa.

Chăm sóc Giúp người bệnh hết nấc bằng cách:

Nuốt bánh mì khô hoặc nước đá xay nhỏ hoặc úp vào mặt một túi giấy kín để thở

vào trong túi; hoặc nuốt nhanh 2 thìa đường to.

Nâng người bệnh ngồi dậy.

Kê đơn Giảm axit dạ dày, magnesium trisilicate dung

dịch 10ml, ngày ba lần Nếu vẫn còn triệu chứng: cimetidine 200mg,

ngày hai lần; hoặc ranitidine 300mg, ngày hai lần; hoặc omeprazole 20-40mg, ngày một lần

Kê đơnNếu người bệnh không hết nấc, kê đơn thuốc sau:

Metoclopramide 10-20mg, ngày ba lần; hoặc Haloperidol 3mg vào buổi tối hoặc Chlorpromazine 25-50mg vào buổi tối Baclofen 5-10mg, ngày ba lần (trong trường

hợp các thuốc trên không tác dụng).

Page 59: Tăng cường chăm sóc

43

Chăm sóc Với người bệnh đang điều trị Lao, đảm bảo

rằng họ uống thuốc đều và được theo dõi bởi cơ sở y tế.

Tránh để người bệnh tiếp xúc với khói do nấu ăn hoặc khói thuốc lá.

Nâng người bệnh ngồi dậy để dễ khạc đờm ra. Hướng dẫn người bệnh không ho về phía

người chăm sóc, khạc đờm vào hộp có nắp đậy.

HoĐiều trị

Nhiễm trùng ngực Lao Hen Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) Nấm miệng và thực quản (trang 40) Viêm xoang Chứng khó tiêu /trào ngược thực quản (trang 42)

Kê đơn Ho khan không hết có thể dùng:

Codeine 30mg Morphine 2.5-5mg cách nhau 4 giờ.

Nhiều đờm loãng có thể dùng các thuốc kháng cholin, ví dụ:

Amitriptyline 10-50mg buổi tối Propantheline 15mg, ngày ba lần Hyoscine butylbromide 20mg, ngày bốn lần Atropine 1mg, ngày ba lần

(Không dùng các thuốc này nếu đờm đặc khi đó việc khạc đờm sẽ khó hơn.)

Nếu đờm đặc và khó khạc ra, hãy thử: Xông hơi: cho người bệnh ngồi đầu

cúi xuống nồi nước nhỏ đang sôi và hít thở sâu.

Vỗ lưng người bệnh bằng lòng bàn tay khum lại.

Dẫn lưu tư thế: thay đổi tư thế người bệnh để đờm thoát ra từ các phần khác của phổi.

Nếu ho khan, uống nước ấm có cho ít mật ong, quế và gừng có thể có tác dụng.

Page 60: Tăng cường chăm sóc

44

Khó thởVới nhiều bệnh tiến triển, khó thở là triệu chứng gây lo lắng và sợ hãi cho người bệnh và gia đình họ. Cả hai vấn đề khó thở và lo lắng cần được phải được xử lý.

Điều trị Nhiễm trùng ngực: Lao, viêm phổi do vi khuẩn

hoặc tu cầu PCP Thiếu máu Hen Suy tim Tràn dịch màng phổi Ho (trang 43)

Kê đơnKhi nguyên nhân gây khó thở không giải quyết được, có thể điều trị triệu chứng bằng cách:

Morphine 2.5-5mg, mỗi lần cách nhau bốn giờ Diazepam 2.5-5mg , tối đa ngày ba lần (đặc

biệt với người bệnh lo lắng và hoảng sợ). Với người đã sắp chết và khó thở, có thể dùng liều cao hơn).

Nếu khó thở do phù nề , tắc nghẽn đường hô hấp, dùng steriods liều trung bình có thể có tác dụng:

Dexamethasone 8-12mg, ngày một lần (trang 30).

Chăm sóc Chọn tư thế thoải mái nhất cho người bệnh

(thường là ngồi dậy). Mở cửa sổ để không khí lưu thông, và bật

quạt nếu có hoặc dùng tạm sách, báo quạt cho người bệnh

Hướng dẫn người bệnh làm các động tác chậm rãi để tránh làm khó thở tăng lên

Nếu người bệnh rất lo lắng hoặc hoảng sợ: Giải thích cho người bệnh rằng sẽ dễ

thở hơn nếu thở chậm lại. Hướng dẫn cho họ cách làm chậm nhịp thở bằng cách mím môi như sắp huýt sáo mỗi lần thở ra.

Hướng dẫn người bệnh thở bằng cơ hoành thay cho thở bằng phần trên của ngực. Đặt một tay người bệnh lên phần trên của ngực tay kia đặt lên phần trên của bụng để cảm nhận được họ đang thở bằng phần nào. Tay đặt ở phần trên của bụng sẽ di chuyển nhiều hơn trong trường hợp thở bằng cơ hoành

Điều trị lo lắng (trang 37).

Page 61: Tăng cường chăm sóc

45

Tiêu chảyCác đợt tiêu chảy cấp tính thường không cần phải điều trị mà chỉ cần bù nước, tuy nhiên tiêu chảy phân có máu (lỵ) hoặc sốt cao có thể phải dùng kháng sinh ciprofloxacin hoặc cotrimoxazole (theo hướng dẫn của địa phương).

Tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần làm người bệnh lo lắng và kiệt sức cần được xử lý. Nếu có điều kiện, soi và cấy phân sẽ giúp cho việc xác định nguyên nhân.

Điều trị Bù nước và điện giải bằng ORS (mất nước và

điện giải nặng có thể phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch)

Táo bón (đôi khi có thể gây ra tiêu chảy). Khám trực tràng nếu trước đó có táo bón xem có phân bị nén cục lại ở trực tràng không.

Kiểm tra lại thuốc đang dùng (một số thuốc ARVs và kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy)

Nếu chưa dùng kháng sinh, kèm với điều trị giảm nhẹ triệu chứng thử bắt đầu một tuần bằng cotrimoxazole, tiếp theo một tuần với metronidazole liều cao và kết thúc bằng hai tuần albendazole để loại bỏ các nhiễm trùng ruột liên quan tới HIV.

Kê đơn Nếu tiêu chảy trở thành mãn tính và các biện

pháp trên không tác dụng, có thể dùng thuốc để điều trị. Không áp dụng các biện pháp trên với trường hợp tiêu chảy kèm theo sốt, hoặc phân có máu (khả năng có nhiễm trùng, cần dùng kháng sinh) và cho trẻ em dưới 1 tuổi. Có thể dùng các thuốc:

Loperamide 2mg, ngày hai lần và sau mỗi lần đi ngoài; tổng liều có thể tới 16mg/ngày

Codeine 10mg, ngày hai lần; tổng liều có thể tới 30mg trong vòng 4 giờ

Oral morphine 2.5-5mg, bốn giờ một lần (nếu tiêu chảy nặng).

Chăm sóc Cho người bệnh uống nhiều nước , thay

nước bằng dung dịch ORS nếu tiêu chảy nhiều lần, mỗi lần số lượng nhiều. Có thể thay thế bằng nước dừa non hoặc nước cháo

Khuyến khích người bệnh uống từng ngụm nhỏ, uống làm nhiều lần thay cho uống nhiều trong một lần.

Khuyến khích người bệnh ăn nếu thấy đói.

Đề nghị người bệnh ăn ít một và nhiều bữa hơn là ăn nhiều một lúc.

Cháo, bánh mì hoặc khoai tây là thức ăn tốt cho bệnh tiêu chảy.

Chuối và cà chua tốt cho việc bổ sung kali. Sữa chua tiêu hóa tốt hơn sữa và bơ.

Khuyến khích giữ vệ sinh tốt, ví dụ rửa tay, sử dụng nhà vệ sinh nếu có, thay khăn trải giường bẩn.

Dùng vaselin bôi quanh hậu môn để bảo vệ da vùng hậu môn

Làm “ghế đi vệ sinh” bằng cách khoét một lỗ ở ghế và đặt một cái xô ở bên dưới lỗ.

Page 62: Tăng cường chăm sóc

46

Táo bón Nếu có điều kiện, cần khám cụ thể để xem tại sao người bệnh không đi ngoài được. Khám trực tràng xem có thấy khối phân tắc nghẽn, hoặc phân cứng không thể bài tiết được. Nếu thấy trực tràng rỗng, nguyên nhân có thể ở phía trên. Nếu người bệnh ở vào giai đoạn cuối sẽ đi ngoài rất ít phân vì ăn ít. Trường hợp như vậy không cần điều trị.

Điều trị Tránh táo bón bằng cách luôn kê đơn thuốc

nhuận tràng kèm các thuốc opioids (ví dụ morphine hoặc codeine).

Rà soát lại các thuốc đang dùng vì có thể là nguyên nhân của táo bón (thuốc chống trầm cảm ba vòng ví dụ amitriptyline, thuốc giảm tiết dịch loại kháng cholin, ví dụ hyoscine).

Mất nước.

Kê đơn Bisacodyl 5mg buổi tối, tăng liều lên 15mg nếu

cần thiết. Senna một hoặc hai viên vào buổi tối, tăng liều

nếu cần thiết. Có thể dùng Glycerol hoặc bisacodyl

suppositories nếu có.

Chăm sóc Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước.

Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả. Uống một thìa dầu ăn thực vật trước khi

ăn sáng. Nếu có, nhai hạt đu đủ khô (5 đến 30 hạt

một tối) hoặc nghiền nhỏ hạt để hòa vào nước uống.

Trong trường hợp phân cứng gây đau khi đi ngoài, thụt mỡ vaselin vào trong hậu môn, hoặc cho ít nước vào một miếng nhỏ xà phòng vê lại như viên đạn để đặt vào hậu môn.

Nếu đại tràng đầy phân cứng, có thể dùng nước xà phòng để thụt. Nhẹ nhàng đặt ống thông vào trực tràng rồi sau đó dùng phễu để rót nước xà phòng vào.

Có thể phải dùng biện pháp cơ học (dùng tay để lấy phân ra) nếu cần; có khi phải làm thường xuyên. Các bước như sau:

Giải thích cho người bệnh rằng bạn sẽ làm gì. Nếu có điều kiện, trước đó 30 phút cho người bệnh uống thuốc giảm đau hoặc diazepam 5-10mg.

Chuẩn bị báo hoặc giấy để chứa phân được lấy ra.

Đi găng tay và bôi dầu bôi trơn vào ngón trỏ.

Xoa nhẹ phía bên ngoài hậu môn để làm giãn cơ thắt hậu môn sau đó nhẹ nhàng đưa ngón trỏ vào bên trong hậu môn, nếu thấy sự co thắt dừng lại một lúc cho cơ giãn ra.

Lấy ra từng cục phân nhỏ. Dùng ngón tay làm vỡ cục phân lớn trước khi lấy ra. Nói chuyện với người bệnh trong quá trình làm, yêu cầu người bệnh thở sâu để cơ thả lỏng. Nếu người bệnh quá khó chịu, nên dừng lại và tiếp tục vào hôm sau.

Page 63: Tăng cường chăm sóc

47

Tiết dịch âm đạo Tiết dịch âm đạo là triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư tử cung. Dịch thường có mùi và là nguyên nhân của xấu hổ, lo lắng và kỳ thị, nhưng triệu chứng này có thể điều trị hiệu quả.

Điều trị Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Theo

hướng dẫn của địa phương) Nấm âm hộ âm đạo dùng viên đặt âm đạo

chống nấm, ví dụ clotrimazole, miconazole hoặc fluconazole 150mg, một liều duy nhất

Chăm sóc Ngồi vào chậu nước có cho nhúm muối

ngày 2 lần Dùng miếng lót vải bông lấy từ quần áo cũ Dùng quần lót mềm có độ co giãn. Đảm bảo đệm và khăn trải giường được

thay giặt thường xuyên. Không đưa các vật lạ vào âm đạo.

Kê đơn Metronidazole viên(200mg) có thể đặt vào âm

đạo hằng ngày hoặc nghiền thành bột để rắc

Đái dầm

Điều trị Nhiễm trùng đường tiết niệu Bí tiểu (xen phần dưới) Chèn ép tủy sống (trang 49)

Chăm sóc Đặt chai nhựa vào dương vật đối với nam

giới hoặc trẻ trai. Miếng lót vải bông cho nữ giới (lấy từ quần

áo cũ); dùng quần lót mềm nếu có.

Thay đệm, giặt khăn trải giường thường xuyên để giữ người bệnh không bị ướt

Dùng mỡ vaselin để bảo vệ da. Khuyến khích uống nhiều nước - đôi khi

người bệnh ngừng uống nước vì sợ đái dầm nhưng cơ thể thiếu nước sẽ không tốt cho việc nâng cao thể trạng chung.

Kê đơn Cân nhắc việc dùng ống thông tiểu nếu có.

Page 64: Tăng cường chăm sóc

48

Bí tiểu Điều trị

Phân bị nén chặt do táo bón (trang 46) Nhiễm trùng đường tiết niệu Do thuốc (thuốc chống trầm cảm cấu trúc 3

vòng, ví dụ amitriptyline, opiates - tác dụng tạm thời)

Chèn ép tủy sống (trang 49)

Kê đơn Giảm đau theo thang giảm đau (trang 27). Loperamide 2mg ,ngày 3 lần và sau mỗi lần đi

ngoài, tối đa 16mg/ngày Codeine 10mg, ngày 3 lần (tối đa 30mg cho

bốn giờ) Morphine uống 2.5-5mg, bốn giờ một lần

(trong trường hợp nặng).

Chăm sóc Đặt ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra. Sau

đó nếu giải quyết được nguyên nhân gây bí tiểu (xem phần trên) có thể bỏ ống thông đi.

Đôi khi phải đặt ống thông tiểu cần trong thời gian dài. Ống thông có thể bị tắc (ví dụ, do cục máu đông từ ung thư bàng quang). Rửa bàng quang bằng cách bơm vào bàng quang 50ml nước đun sôi để nguội pha ít muối. Hướng dẫn người bệnh cách rửa bàng quang tuần 2 lần. Cứ 4 tuần cần thay ống thông tiểu mới.

Co thắt bàng quang

Thường xảy ra đột ngột, thấy đau dữ dội ở vùng bàng quang và niệu đạo, đặc biệt hay gặp ở người bệnh ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt; cũng gặp sau khi đặt ống thông tiểu hoặc nhiễm trùng.

Điều trị Nhiễm trùng đường tiết niệu

Chăm sóc Khuyến khích uống nhiều nước.

Kê đơn Các thuốc kháng colin, ví dụ amitriptyline

25-50mg, vào buổi tối; hoặc hyoscine butylbromide 10-20mg, ngày bốn lần; hoặc propantheline 15mg, ngày ba lần

Theo thang giảm đau.

Page 65: Tăng cường chăm sóc

49

Các vấn đề về vận độngĐiều trị

Chèn ép tủy sống (SCC) - xảy ra khi khối ung thư đè vào tủy sống. Dấu hiệu đầu tiên là đau lưng tương ứng với vị trí của khối u, có thể cảm thấy như có đai nẹp bó quanh người, có thể lan xuống chân. Hai chân trở nên yếu và có thể mất cảm giác ở phần dưới khối u. Việc này cũng có thể dẫn tới thay đổi chức năng ruột và bàng quang dẫn tới hoặc là tiểu tiện không kiểm soát hoặc bí tiểu.

Nếu nghi ngờ có chèn ép tủy sống, phải được xử lý như là một cấp cứu trong chăm sóc giảm nhẹ bằng cách dùng steroids liều cao càng sớm càng tốt ngay khi triệu chứng xuất hiện. Điều này giúp cho việc bảo tồn chức năng chi dưới để chờ điều trị (ví dụ xạ trị) hoặc cải thiện chất lượng sống của người bệnh trong một thời gian nhất định: dexamethasone 16mg, ngày một lần (trang 30).

Chăm sóc Nếu người bệnh không thể xoay trở tại

giường, sẽ có nguy cơ bị loét do tì đè. Phòng loét bằng cách chăm sóc tốt những vùng bị tỳ đè (trang 34).

Chân tay lâu không vận động sẽ bị cứng và co rút:

Khuyến khích người bệnh vận động tới mức có thể được, giúp họ thay đổi tư thế thường xuyên

Nếu người bệnh không tự vận động được, tiến hành các bài tập thụ động ít nhất ngày 2 lần. Giữ cho khớp mềm dẻo bằng cách duỗi ra gập lại cổ tay, khuỷu tay, vai, đầu gối, gót chân, hông và cổ. Bảo vệ khớp bằng cách dùng tay đỡ bên trên và bên dưới khớp trong khi vận động

Xoa bóp chân tay, lưng, cổ nếu người bệnh thấy dễ chịu.

Kê đơn Các thuốc giảm đau có thể giúp cải thiện khả

năng vận động của người bệnh. Dùng thêm các thuốc chống co thắt cơ (trang 31).

Page 66: Tăng cường chăm sóc

50

Trong những tình huống dưới đây, người bệnh có thể không uống được thuốc viên hoặc thuốc nước:

Nôn liên tục Nấm miệng và thực quản nặng Ung thư đầu, cổ, thực quản và dạ dày Không tỉnh táo do u não hoặc viêm màng não Đang cận kề với cái chết.

Các cách thay thế cho đường uống Tiêm dưới da - Đây là cách hay được chọn trong

CSGN. Có thể đặt một kim bướm dưới da và cố định tại chỗ để tiêm thuốc nhiều lần.

Cách này sẽ giúp người bệnh đỡ đau hơn là tiêm bắp và dễ dàng hơn so với việc tiêm tĩnh mạch.

Nhưng cách này sẽ không hiệu quả khi da phù nề hoặc viêm do vậy tránh đặt kim ở những vùng da này.

Đặt trong hậu môn - một số thuốc được sản xuất dưới dạng viên đạn để đưa vào trực tràng, nhưng một số viên thuốc có thể được sử dụng theo đường này nếu không còn đường khác.

Đặt trong miệng - Một số thuốc có thể đặt trong miệng, giữa má và răng, để được hấp thu qua niêm mạc miệng (không được nuốt thuốc).

Tiêm bắp - Đường này gây đau cho người bệnh hơn là đường tiêm dưới da và kim tiêm bắp không lưu lại được

Tĩnh mạch - Cách này đòi hỏi kỹ năng chọc kim vào tĩnh mạch, thường dùng trong điều trị cấp cứu tại phòng khám hoặc bệnh viện.

Ống thông thực quản đặt qua đường mũi: Một số người bệnh khi ra viện vẫn còn giữ ống thông này để đưa thuốc vào cơ thể.

Điều trị đặc biệt

MorphineNếu người bệnh đang dùng morphine để giảm đau, cần tiếp tục cho người bệnh dùng ngay cả khi họ không uống thuốc được nếu không họ sẽ bị đau đớn hoặc xuất hiện triệu chứng cai nghiện morphine (trang 29).

Có thể tiêm morphine dưới da, cứ bốn giờ một lần. Dùng morphine theo đường tiêm tác dụng mạnh gấp đôi so với dùng morphine theo đường uống.

Khi người bệnh không uống được thuốc

Khi thay đổi từ đường uống sang đường tiêm cần phải giảm liều xuống còn một nửa:

Ví dụ: đổi liều NR morphine viên sang morphine tiêm dưới da:Người bệnh đang dùng 10mg NR morphine viên, cách nhau 4 giờ;Người bệnh sẽ cần 10/2 = 5mg morphine tiêm dưới da, cách nhau 4 giờ

Ví dụ: đổi liều MR morphine viên sang morphine tiêm dưới da:Người bệnh nhân dùng 30mg MR morphine viên, cách nhau 12 giờ:Tổng liều hàng ngày của morphine viên = 60mg Tổng liều hàng ngày của morphine tiêm dưới da trong 24 giờ = 60/2 = 30mgLiều 4 giờ của morphine tiêm dưới da 30/6 = 5mgNgười bệnh sẽ cần 5mg morphine tiêm dưới da, cách nhau 4 giờ

Nếu không có morphine tiêm: Có thể ngậm dung dịch morphine (giữ thuốc

ở vùng bên trong má) để thuốc hấp thu qua niêm mạc, bốn giờ một lần;

Morphine NR viên đặt hoặc viên nén: đặt vào trong hậu môn, bốn giờ một lần

Morphine MR viên nén, đặt vào trong hậu môn, 12 giờ một lần

Các thuốc khác Paracetamol viên đặt hoặc viên nén , đặt vào

trong hậu môn, cứ sáu giờ một lần để giảm đau và hạ sốt

Diazepam 5-10mg, ngày ba lần, đặt vào trong hậu môn trong trường hợp co giật, kích động hoặc bồn chồn (với các thuốc chống động kinh khác, xin xem trang 35).

Các thuốc chống nôn: metoclopromide, promethazine và haloperidol dạng tiêm, tiêm dưới da hoặc Domperidone đặt trong hậu môn.

Page 67: Tăng cường chăm sóc

51

Chăm sóc cuối đời

Khi người bệnh đã cận kề với cái chết, nếu thấy phù hợp về văn hóa, tập quán hãy nói với người bệnh và gia đình họ về việc sắp xảy ra (xem chương 4). Làm được điều này sẽ giúp người bệnh có kế hoạch về chuẩn bị lễ tang, thực hành các nghi thức tâm linh, nói chuyện với bạn bè, gia đình và có lời từ biệt. Đây là một đề tài không dễ nói, nhưng người bệnh và những người lớn tuổi trong gia đình thường cảm nhận rõ một khi cái chết đang gần tới. Các dấu hiệu cho thấy cái chết đang tới gần là:

Tình trạng người bệnh xấu đi hàng ngày hoặc hàng giờ

Ngủ li bì, có thể lú lẫn hoặc hôn mê Ăn uống kém - không thấy đói hoặc khát Đại tiểu tiện ít, có thể đại tiểu tiện không tự chủ Nhịp thở rối loạn, đôi khi tiếng thở rất to (thở

hấp hối) Thần sắc thay đổi - da xám hoặc tím đi, tay và

chân lạnh

Điều trịKhi người bệnh sắp chết, thường là không cần phải tiếp tục điều trị các nhiễm trùng và các triệu chứng đặc biệt khác nữa. Gia đình có thể thấy việc này là khó chấp nhận. Tốt nhất là tư vấn cho họ không nên chuyển người bệnh tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện vì:

Người bệnh có thể chết trên đường đi. Người bệnh mong muốn được chết tại nhà;

nếu có tới bệnh viện hoặc phòng khám họ cũng không thể làm gì hơn để kéo dài sự sống cho người bệnh

Chăm sóc Động viên gia đình ở bên cạnh người bệnh,

nắm tay hoặc nói chuyện với người bệnh ngay cả khi không thấy người bệnh trả lời; nhiều người sắp chết vẫn có thể nghe mặc dù không trả lời được.

Giải thích rằng tiếng thở to, đại tiện tiểu tiện không tự chủ có thể gây khó chịu cho người nhà nhưng với người bệnh thì không phải là như vậy.

Khuyên gia đình không nên cố gắng ép người bệnh ăn nếu người bệnh không thể nuốt được vì có thể gây tắc nghẹn và khó chịu hơn.

Nên cho người bệnh nhấp từng ngụm nước nhỏ nếu vẫn còn uống được; truyền tĩnh mạch vào lúc này sẽ không kéo dài được sự sống và cũng không giảm được cơn khát - giữ cho miệng ẩm là đủ.

Hướng dẫn gia đình: Giữ người bệnh sạch sẽ, khô, thoáng Giúp người bệnh trở mình hai giờ một lần

để tránh loét do tỳ đè Vệ sinh miệng bằng khăn ẩm quấn quanh

ngón tay. Bôi kem dưỡng ẩm vào môi để tránh cho

môi khỏi bị khô và nứt.

Page 68: Tăng cường chăm sóc

52

Kê đơn Hạn chế tối đa việc dùng thuốc vì uống thuốc

là một gánh nặng đối với người bệnh ở giai đoạn này.

Chỉ dùng những thuốc có tác dụng giúp cho người bệnh thoải mái.

Nên dừng các thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng, bệnh tim hoặc huyết áp.

Có thể dừng thuốc chữa đái tháo đường khi người bệnh không ăn uống được nữa. Cần duy trì thuốc chống co giật nếu người bệnh còn nuốt được, sau đó thay thế bằng diazepam đặt vào trong hậu môn (trang 50).

Ngay cả khi người bệnh không thể nuốt được nữa, vẫn có thể tiếp tục dùng một số thuốc.

“Lúc sống, hãy cố gắng gìn giữ phẩm giá; Khi chết, sẽ có lúc những người khác gìn giữ nó cho bạn”

Bono

Page 69: Tăng cường chăm sóc

Bạn có thể giúp trẻ và gia đình

Nói chuyện với trẻ

Trẻ em biết nhiều hơn chúng ta nghĩ Nói chuyện với trẻ thay vì quở trách hoặc bàn tán về chúng Các cuộc nói chuyện quan trọng nên có bố mẹ trẻ ở bên cạnh Khuyến khích gia đình chia sẻ thông tin với trẻ. Nói rằng bạn sẽ không thông báo

điều gì với trẻ khi chưa được sự cho phép của gia đình, nhưng bạn sẽ không nói dối

Hỗ trợ trẻ

Trẻ cần được chơi ngay cả khi bị ốm Tiếp tục cho trẻ tới trường nếu có thể Cho trẻ hòa nhập với cuộc sống gia đình và cộng đồng Tạo không gian cho hỗ trợ tâm linh Hiểu các phản ứng khác nhau của trẻ đối với sự mất mát Dành tình yêu và sự chăm sóc cho trẻ nhiều hơn

Hỗ trợ gia đình

Ghi nhận sự vất vả của gia đình Tránh trách móc và đổ lỗi Tạo cơ hội cho gia đình tham gia quyết định – họ là người cộng tác của ta Khuyến khích họ chia sẻ việc chăm sóc Không quên chú ý tới anh chị em của trẻ

Đánh giá đau ở trẻ

Lắng nghe trẻ Lắng nghe người chăm sóc Quan sát bằng mắt các dấu hiệu của đau

Chương 6

Page 70: Tăng cường chăm sóc

Các biện pháp đơn giản giúp trẻ đỡ đau

Chăm sóc trẻ tại nhà nếu có thể Không để trẻ một mình Sử dụng xúc giác - âu yếm vuốt ve, chăm sóc, mát-xa, cho trẻ bú Nuôi dưỡng - không bắt ép trẻ ăn nhưng thường xuyên cho ăn nhẹ sẽ tốt Chườm nóng hoặc lạnh - ví dụ chườm khăn ướt Chơi với trẻ - giải trí là liều thuốc tốt cho trẻ

Thuốc điều trị đau

Theo giờ Bằng đường uống Theo thang giảm đau

Điều trị triệu chứng

Điều trị những gì có thể điều trị được Chăm sóc cho trẻ em Kê đơn thuốc CSGN Khám thực thể rất quan trọng Lưu ý vấn đề dinh dưỡng và nước Khuyến khích giữ vệ sinh

Page 71: Tăng cường chăm sóc

53

Trẻ ốm là những người dễ bị tổn thương nhất. Trẻthường không thể nói rõ các nhu cầu của mình và hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Khi những người chăm sóc trẻ bận, ốm hoặc vắng nhà, các nhu cầu của trẻ có thể không được thỏa mãn hoặc thậm chí bị bỏ qua. Thông thường các ý kiến của trẻ không được để ý tới hoặc thậm chí không được hỏi đến, nhưng trẻ thường biết rõ về tình trạng của mình hơn là chúng ta nhận thấy.Các nguyên tắc của CSGN cho trẻ em cũng giống như đối với người lớn - chăm sóc toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm hướng tới chất lượng cuộc sống - trẻ cũng có một số nhu cầu đặc biệt cần phải lưu ý.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ - trẻ có các nhu cầu của riêng mình

Trẻ em cũng là con người - trẻ có các ý kiến mà chúng ta cần phải nghe và có thể tham khảo.

Trẻ em thường biết nhiều hơn là chúng ta tưởng và thường có khả năng hơn là chúng ta nghĩ.

Nói chuyện với trẻTrong nhiều nền văn hóa, quy ước cho trẻ em thường là ”được phép có mặt nhưng phải im lặng”. Trẻ không được phép tham gia vào các câu chuyện quan trọng như bệnh tật và chết chóc. Thực tế cho thấy, rất khó để nói cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau về bệnh của chúng hoặc bệnh tật của người nào đó trong gia đình. Chúng ta nên nhớ rằng trẻ thường biết nhiều hơn chúng ta nghĩ về chúng, bởi vì trẻ có thể cảm nhận được sự lo lắng của người khác, chúng nghe lỏm được câu chuyện và chứng kiến tác động của bệnh tật đối với các thành viên trong gia đình.

Lấy việc nói về HIV làm ví dụ. Có thể trẻ em đã được dạy về HIV từ trong nhà trường, trẻ có thể đã nghe về vấn đề này từ đài và nhìn thấy các quảng cáo về giáo dục sức khỏe tại phòng khám nhưng khi HIV đang ảnh hưởng tới trẻ và gia đình của trẻ thì việc nói về HIV lại bị lảnh tránh. Tất nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên nói với trẻ những gì khiến chúng lo lắng.

Chương 6: Bạn có thể giúp trẻ em và gia đình

Con hàng xóm cũng là con tôiNgạn ngữ Châu Phi

Biết được sự thật có thể giúp trẻ khuây khỏa; Biết sự thật còn hơn là mang nỗi sợ hãi vô hình

Nói chuyện giúp trẻ bầy tỏ sự sợ hãi, nỗi buồn và đưa ra các câu hỏi.

Biết được sự thật có thể giúp trẻ có sự lựa chọn.

Page 72: Tăng cường chăm sóc

54

Giao tiếpCó nhiều bằng chứng cho thấy rằng trẻ và gia đình đối phó tốt hơn với bệnh tật khi được công khai hơn là giữ kín. Chúng ta phải tôn trọng ý kiến của cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ khi nói chuyện với con của họ, vì vậy chúng ta cần phải dành thời gian tư vấn cho gia đình về tầm quan trọng của tính trung thực và nói rõ các quyền của trẻ.

Nhiều kỹ năng tư vấn cho trẻ giống như với người lớn, nhưng cũng có một số lưu ý đặc biệt.

Kỹ năng giao tiếp cho tất cả mọi người Tôn trọng và lịch sự. Nói chuyện với trẻ trong

trường hợp trẻ đủ lớn để hiểu vấn đề, không nên chỉ nói với bố mẹ.

Trò chuyện với trẻ thay vì nói hoặc bàn tán về chúng

Ngồi ngang tầm với trẻ - có thể là ngồi cạnh trẻ ở trên sàn nhà hoặc quỳ cạnh giường.

Kiên nhẫn, không ngắt lời khi trẻ đang nói Tránh dùng các từ khiến trẻ không hiểu - điều

này sẽ thay đổi theo tuổi của trẻ. Đảm bảo trẻ biết rằng mình có quyền đặt

câu hỏi. Không nên ép buộc người khác phải nghe quá

nhiều thông tin Không bao giờ nói dối vì điều này sẽ làm hỏng

mối quan hệ dựa trên lòng tin

Kỹ năng giao tiếp đặc biệt với trẻ Về cơ bản, chỉ nên có các cuộc nói chuyện

quan trọng khi có bố mẹ hoặc người bảo trợ trẻ ở bên cạnh, trừ khi trẻ muốn được ở một mình. Thỏa thuận với bố mẹ/người bảo trợ về cuộc nói chuyện riêng của bạn với trẻ.

Nhìn trực diện vào mắt trẻ có thể làm chúng sợ hãi. Trẻ thường cảm thấy dễ nói chuyện hơn khi chúng đang chơi hoặc vẽ.

Nói với gia đình là bạn sẽ không thông báo với trẻ về bệnh của trẻ khi không có sự đồng ý của họ, nhưng bạn sẽ không nói dối.

Đương đầu với những câu hỏi khóTrẻ có thể hỏi các câu hỏi giống như người lớn, “Cháu sẽ nhanh khỏe chứ?” hoặc “ Có phải mẹ cháu sắp chết?” làm chúng ta thấy khó trả lời, đặc biệt nếu chúng ta không biết là cha mẹ trẻ đã nói gì với trẻ hoặc họ muốn nói cho trẻ biết. Đôi khi hỏi lại câu hỏi có thể giúp chúng ta khám phá được trẻ biết gì và điều gì làm trẻ lo lắng nhất.

Chúng ta có thể nói: “Tôi muốn biết điều gì khiến cháu hỏi câu

hỏi này?” “Cháu đã hỏi bố/mẹ/ông bà về điều này chưa?

Mọi người đã nói gì với cháu?” “Chúng ta cần phải nói về chuyện này. Trước

tiên hãy nói với tôi suy nghĩ của cháu, sau đó tôi sẽ nói với cháu suy nghĩ của tôi”.

Chúng ta muốn trẻ cảm thấy được tự do để đưa ra câu hỏi, ngay cả khi chúng ta không thể trả lời hết các câu hỏi trong một lúc. “Đây là một câu hỏi quan trọng. Tôi muốn nói với cháu về nó sau khi đã nói chuyện với mẹ cháu”.

Nếu cha mẹ không muốn để trẻ biết thông tin, ta có thể nói với trẻ rằng thông thường gia đình nên nói chuyện cởi mở với trẻ về điều này. Nhưng cuối cùng thì chúng ta phải đưa lại trách nhiệm về phía trẻ “Đây là một câu hỏi quan trọng, cháu đã bao giờ nói với bố mẹ cháu về điều này chưa?”.

Hỗ trợ tình cảm cho trẻNgay cả khi trẻ bị bệnh, trẻ vẫn cần được chơi và học. Đây không chỉ là “liệu pháp giải trí”, nó là một phần của sự phát triển bình thường của trẻ. Chúng ta cần phải tìm ra các trò chơi mới mà không đòi hỏi quá nhiều về thể lực, ví dụ vẽ hoặc nghe nhạc thay cho chạy nhảy. Trẻ nên tiếp tục được đi học tới chừng nào chúng còn đi học được.

Trẻ cần được hòa nhập vào cuộc sống của gia đình và cộng đồng; Trẻ có thể không đủ sức khỏe để chơi đá bóng nhưng có thể ngồi xem để cảm thấy mình là một phần của trò chơi sẽ tốt hơn việc nằm ở nhà một mình.

Chúng ta không thể bảo vệ trẻ khỏi nỗi buồn nhưng chúng ta có thể giúp trẻ vượt qua điều này.

Page 73: Tăng cường chăm sóc

55

Tương tự, nếu trẻ là thành viên của cộng đồng tôn giáo, trẻ cần được đến và tham gia vào các hoạt động càng nhiều càng tốt. Thậm chí với những trẻ còn rất bé cũng có thể có một đức tin thực sự, có những câu hỏi thực sự chúng muốn tìm tòi.

An ủi trẻHiểu biết của trẻ về cái chết và sắp chết thay đổi cùng với sự trưởng thành. Tùy theo lứa tuổi mà trẻ có các phản ứng khác nhau với sự mất mát. Nếu ít tuổi, trẻ có thể có thái độ và cách hành xử giống như một em bé hoặc trở nên bướng bỉnh. Trẻ có thể trở nên rất thụ động, hoặc hành xử như không có gì xảy ra. Cũng giống như người lớn, trẻ em có thể trải qua những cung bậc tình cảm như tức giận, cảm thấy tội lỗi, chán nản hoặc lo lắng. Trẻ có thể có các triệu chứng thực thể như đau đầu hoặc đau bụng. Nỗi đau buồn của trẻ thường kéo dài, lâu hơn là người lớn nhìn thấy. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ sẽ hồi tưởng lại về việc mất người thân của mình và ý nghĩa của sự mất mát đối với trẻ cũng có thể thay đổi.

Hỗ trợ trẻ Chăm sóc trẻ tại nhà nếu có thể. Trẻ cần được vui chơi ngay cả khi trẻ ốm. Trẻ cần được tiếp tục tới trường tới chừng

nào còn đi học được Cho trẻ tham gia vào cuộc sống gia đình

và cộng đồng. Tạo không gian cho hỗ trợ tâm linh Hiểu được các phản ứng khác nhau của trẻ

với sự mất người thân. Dành cho trẻ tình cảm và quan tâm

nhiều hơn.

Hỗ trợ tình cảm cho gia đìnhChăm sóc trẻ ốm là công việc không dễ dàng, đặc biệt khi bạn biết rằng tình trạng của trẻ sẽ khó tốt lên. Có thể là thách thức lớn nếu bạn chăm sóc một trẻ mồ côi trong khi bạn còn đang phải vật lộn với việc lo cho con của chính mình. Điều quan trọng là chúng ta phải trân trọng và động viên gia đình của trẻ, coi họ như đối tác của chúng ta trong việc chăm sóc trẻ thơ.

Thật khó khăn cho anh chị em của trẻ khi mà quá nhiều thời gian, sự quan tâm và nguồn tài chính ít ỏi của gia đình phải dồn cho một người trong số chúng. Vì vậy, chúng ta cần động viên trẻ bằng cách đưa trẻ tham gia vào việc chăm sóc và đánh giá cao sự đóng góp của trẻ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng vẫn phải để cho trẻ có thời gian chơi đùa với các bạn bè.

Hỗ trợ gia đình Đánh giá cao nỗ lực của họ, nói với họ

rằng họ đang làm rất tốt. Tránh khiển trách họ nếu việc chăm sóc

chưa được tốt- hiểu được những khó khăn của họ và tìm cách để cải thiện việc chăm sóc từ nay về sau.

Để họ tham gia vào các quyết định - họ là đối tác của chúng ta trong chăm sóc.

Khuyến khích họ chia sẻ việc chăm sóc với các thành viên khác trong gia đình, tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng – ai cũng cần có những khoảng thời gian được nghỉ ngơi

Không quên quan tâm tới anh chị em của trẻ.

Page 74: Tăng cường chăm sóc

56

Đau ở trẻĐánh giá mức độ đau ở trẻ em là một việc rất khó. Trẻ còn quá nhỏ để nói lên được cảm giác của mình, hoặc sự sợ hãi và lo lắng làm chúng không dám nói ra. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể không đánh giá thấp hoặc quá mức triệu chứng đau ở trẻ. Khi làm việc với trẻ, chúng ta cần có thêm kỹ năng cá nhân; nhưng rất may mắn là kỹ năng quan trọng nhất nhưng lại đơn giản, đó là chỉ cần quan sát trẻ một cách kỹ lưỡng. Ngay cả khi trẻ không thể nói với chúng ta về sự đau đớn của mình, nhưng chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua hành vi của trẻ.

Dấu hiệu đau ở trẻ Khóc và biểu lộ nét mặt đau đớn (có thể nhầm

với sự lo lắng) Không muốn vận động Không muốn ăn Thiếu tập trung Dễ bị kích động hoặc bồn chồn không yên Khó ngủ Tăng nhịp tim và thở nhanh

Hãy quan sát trẻ khi bạn nói chuyện với người mẹ, hoặc khi chúng đang chơi. Đó là lúc trẻ không nhận ra bạn đang nhìn chúng, không lo lắng về những gì bạn đang làm với chúng

Lắng nghe trẻ Lắng nghe người chăm sóc Quan sát trẻ

Với trẻ lớn hơn có thể đánh giá sự đau đớn bằng số ngón tay giơ lên hoặc bằng chỉ vào tranh vẽ khuôn mặt vui, mặt buồn hoặc mặt lo lắng (công cụ 2).

Nguyên tắc kiểm soát đau ở trẻ cũng giống như người lớn: theo đường uống, theo giờ và trên cơ sở thang mức độ đau. Lưu ý đặc biệt tránh sử dụng thuốc tiêm; dùng viên đặt trực tràng là cách tốt đối với một số thuốc. Liều của các thuốc quan trọng được nêu ở công cụ 16.

Tránh dùng aspirin cho trẻ (có thể gây tổn thương nguy hiểm tiềm ẩn đối với gan, hội chứng Reye) nhưng với NSAIDs (ví dụ ibuprofen, diclofenac) và paracetamol là những thuốc có tác dụng tốt.

Cùng với điều trị bằng thuốc, chúng ta còn nhiều cách giảm đau khác để áp dụng hướng dẫn cho gia đình và người chăm sóc. Chúng ta có thể chỉ cho họ thấy rằng “luôn luôn có thể làm điều gì đó” để giúp cho đứa trẻ.

Các phương pháp giảm đau không dùng thuốc ở trẻ

Làm cho trẻ yên tâm – Không để trẻ ở một mình khi trẻ bị đau

Cho trẻ sống trong môi trường quen thuộc - nếu có thể, nên chăm sóc trẻ tại nhà hoặc động viên gia đình ở lại với trẻ trong bệnh viện, mang các đồ chơi hoặc thức ăn quen thuộc ở nhà đến cho trẻ.

Làm cho trẻ thấy nó được yêu quí - hãy lắng nghe trẻ, cho trẻ thấy rằng nhu cầu của chúng là quan trọng.

Sử dụng xúc giác - âu yếm vuốt ve, chăm sóc, cho trẻ bú, mát-xa cho trẻ.

Nuôi dưỡng - không giờ ép trẻ ăn nhưng nên thường xuyên cho trẻ ăn nhẹ

Chườm nóng hoặc lạnh - ví dụ dùng khăn ướt. Chơi với trẻ - Giải trí là phương thuốc tốt

cho trẻ Nghe nhạc và kể chuyện

Page 75: Tăng cường chăm sóc

57

Kiểm soát triệu chứngĐặc biệt chú ý tới việc đánh giá triệu chứng ở trẻ bởi lẽ trẻ không luôn nói được hết với chúng ta điều gì đang xảy ra; cha mẹ chúng có thể không nhận thấy tất cả các dấu hiệu quan trọng. Quan sát và khám cho trẻ là rất quan trọng. Cần chú ý kiểm tra:

Bên trong miệng Da toàn thân, bao gồm cả vùng tã lót che phủ

và da đầu Tai - khám ngoài là cần thiết, sử dụng đèn soi tai

nếu có Sưng hạch bạch huyết Dấu hiệu thiếu máu ở lòng bàn tay và niêm

mạc Các dấu hiệu của suy hô hấp (thở nhanh, co rút

xương sườn, cánh mũi phập phồng) Các dấu hiệu mất nước (lưỡi khô, giảm sức căng

của da, mắt trũng).

Các nguyên tắc kiểm soát triệu chứng ở trẻ cũng tương tự như với nguời lớn:

Điều trị những gì điều trị được Chăm sóc cho trẻ Kê đơn thuốc CSGN

Tham khảo chương 5 về điều trị các triệu chứng cụ thể; tham khảo công cụ 16 về liều thuốc cho trẻ.

Các vấn đề thường gặp ở trẻDinh dưỡng

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với trẻ ốm; bổ sung dinh dưỡng nếu có thể.

Thử cho trẻ ăn các thức ăn khác nhau để xem trẻ thích ăn gì.

Cho ăn ít một, chia thành nhiều bữa. Loét miệng là một nguyên nhân gây kém ăn

thường gặp và điều trị được (trang 40) Khi trẻ ốm nặng thường không ăn được nhiều

(trang 39), khuyên người chăm sóc đừng ép trẻ ăn

Các vấn đề về da Nhiều vấn đề có thể điều trị được (ví dụ ghẻ,

bệnh da do nấm) (trang33). Chứng phát ban toàn thân thường có nguyên

nhân là các nhiễm vi-rút, sẽ tự hết dần Đề phòng các phản ứng thuốc. Cắt ngắn móng tay nếu trẻ hay gãi. Chữa mẩn ngứa vùng quấn tã bằng cách để hở

cho thoáng khí, bôi kem chống nhiễm trùng ví dụ oxit kẽm hoặc vaseline

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (uRTI) Triệu chứng thường gặp của URTIs là chảy nước

mũi, ho và sốt. Không dùng ngay kháng sinh Dùng paracetamol để hạ sốt kết hợp uống

nhiều nước. Theo dõi dấu hiệu suy hô hấp (xem phần trên)

do viêm phổi; khi đó phải sử dụng kháng sinh (theo hướng dẫn của địa phương.)

Chảy mủ tai Viêm tai giữa cấp (nhiễm trùng ít hơn 14 ngày)

cần được điều trị bằng kháng sinh (amoxicillin, nếu không đáp ứng thì chuyển sang co-amoxiclav).

Chảy mủ mãn tính là vấn đề hay gặp và khó điều trị ở những trẻ bị ức chế miễn dịch. Điều trị chủ yếu bằng cách dùng khăn khô làm thành bấc để lau tai. Tránh ngoáy bằng que , chỉ dùng ngón tay. Nhỏ kháng sinh (có thể dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt) có thể có tác dụng; dùng kháng sinh nhắc đi nhắc lại thường không có kết quả.

Page 76: Tăng cường chăm sóc

58

Triệu chứng dạ dày-ruột Viêm dạ dày ruột cấp tính điều trị bằng cách bù

nước đơn thuần. Dùng thuốc chống tiêu chảy và chống nôn đối

với các trường hợp tiêu chảy mãn tính hoặc nôn kéo dài (hơn 2 tuần).

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh và trẻ đang dùng opioids.

Liệt cứng và co thắt cơ Là vấn đề hay gặp trong bại não và một số

bệnh thần kinh khác. Giữ vị trí của trẻ (chèn bằng gối hoặc dụng cụ

nâng đỡ) ở thế đối ngược với tư thế co cứng, duy trì khớp ở vị trí gần với bình thường tới mức có thể được (ví dụ, chống gù lưng bằng cách gấp chăn lại thành gối hình chữ U, chèn phía sau lưng, giữ đầu ở tư thế hơi ngửa).

Chống tư thế co cứng và loét do tỳ đè (trang 49, 34).

Làm ghế ngồi có bàn phía trước để trẻ ngồi; tư thế này sẽ giúp trẻ nhìn thấy những gì đang xảy ra xung quanh và tham gia vào cuộc sống gia đình.

Dùng diazepam có thể đem lại tác dụng, đặc biệt là trước khi tập điều chỉnh tư thế hoặc làm vật lý trị liệu.

Hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ bị tổn thươngTài liệu này không chủ ý trình bày chi tiết về các cách chăm sóc trẻ mồ côi, nhưng nhìn chung thành công nhất đó là phương pháp dựa vào cộng đồng trong đó gia đình được tăng thêm quyền năng để có thể chăm sóc trẻ bị mồ côi. Chừng nào có thể được, hãy để anh chị em của trẻ mồ côi ở cùng nhau. Đôi khi, đứa trẻ lớn nhất trong đám trẻ mồ côi đứng ra cai quản gia đình là lựa chọn tốt nhất. Hàng xóm, các nhóm hỗ trợ và các tổ chức phúc lợi xã hội đều có thể giúp bằng các cách khác nhau. Nếu chúng ta tiến hành chăm sóc giảm nhẹ, chúng ta cần phải kết nối với họ.

Hãy tìm ra người đang giúp đỡ trẻ mồ côi ở trong cộng đồng của bạn. Sau đó, hãy hỗ trợ các nhóm này và sử dụng năng lực của họ.

Page 77: Tăng cường chăm sóc

Bạn có thể nói với người khác Những thông điệp quan trọng

CSGN có thể giúp cho nhiều người Điều trị giúp giảm đau CSGN giúp cải thiện chất lượng cuộc sống CSGN có thể tiến hành theo các cách khác nhau

Gợi ý về quảng bá CSGN trong cộng đồng

Tư vấn cho người bệnh và gia đình Thông tin cho những người chủ chốt Quảng bá tại những nơi công cộng và tụ điểm đông nguời Các sự kiện đặc biệt Nói chuyện chuyên đề về sức khỏe Kịch, ca nhạc Người bệnh kể chuyện về bản thân Tờ rơi, áp phích

Gợi ý về nói chuyện với đồng nghiệp

Dẫn dắt thảo luận trong cuộc họp nhân viên Tổ chức buổi tập huấn Tổ chức khóa tập huấn ngắn ngày Phát tờ tin

Gợi ý cho việc nâng cao nhận thức ở cấp độ quốc gia

Viết bài đăng báo Phỏng vấn trên đài Áp phích, tờ rơi Vận động sự tham gia của các nhà chính trị/người nổi tiếng

Khởi đầu từ việc cần làm, tiếp nối bằng những gì có thể, và bỗng dưng sẽ thấy ta đang làm được những điều tưởng rằng không thể.

Chương 7

Page 78: Tăng cường chăm sóc
Page 79: Tăng cường chăm sóc

59

Vận động chính sáchĐể phát triển được CSGN tại cộng đồng và ở nơi làm việc, chúng ta phải nói với mọi người về nó. Chúng ta cần nói với người bệnh để họ nhận được sự chăm sóc; nói với nhân viên y tế và những người khác để họ tham gia; nói với lãnh đạo cộng đồng để họ hỗ trợ cho những gì chúng ta đang làm. Cuối cùng, chính phủ và bộ Y tế cần biết để đưa ra những chính sách thúc đẩy hoạt động CSGN, tổ chức tập huấn về CSGN và đảm bảo sự sẵn có của các thuốc cần thiết. Quá trình thông tin và sử dụng thông tin để tác động lên con người nhằm mang lại sự thay đổi gọi là “vận động”. Vận động có thể bao gồm hoạt động giáo dục, quảng bá đại chúng, tiếp xúc cá nhân và tổ chức thành chiến dịch.

Vận động ngay từ nhàNơi khởi đầu hoạt động vận động đó chính là ngay tại chỗ ta đang sống. Cần tiến hành CSGN ở ngay tại nơi ta đang làm việc trước khi nghĩ đến việc gặp các nhà hoạch định chính sách. Ở phạm vi quốc gia, ta cần tìm hiểu xem những người khác đang làm gì. Rất có thể một hiệp hội quốc gia nào đó sẽ giúp chúng ta trong công việc. Nếu muốn huy động tình nguyện viên, cần phải làm cho mọi người biết chúng ta đang cần gì và họ có thể giúp được gì. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của địa phương, cách đưa thông tin và huy động cộng đồng phải thay đổi cho phù hợp.

Chương 7: Bạn có thể nói với người khác

“Hãy thay đổi chính mình theo cách ta muốn thế giới đổi thay”

Mahatma Ghandi

Chúng ta nên đưa ra các thông điệp gì? CSGN nhằm giúp cho người bệnh mắc

các bệnh không chữa trị được. Điều trị nhằm giảm bớt sự đau đớn và các

triệu chứng khác. CSGN giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. CSGN bao gồm các hỗ trợ về tình cảm, tâm

linh và giải quyết các vấn đề về thể chất. Có thể tiến hành CSGN theo nhiều cách

khác nhau. Nhiều người trong cộng đồng có thể

tham gia vào CSGN. CSGN góp phần giảm áp lực cho chăm

sóc tại bệnh viện và không tốn kém.

Gợi ý cho quảng bá CSGN tại cộng đồng của chúng ta

Tư vấn cho người bệnh nhân và gia đình Thông báo với những người quan trọng, ví dụ

các lãnh đạo cộng đồng, chức sắc tôn giáo, chủ doanh nghiệp địa phương, giáo viên, chủ cửa hàng thuốc

Quảng cáo tại các nơi công cộng và nơi đông người, ví dụ các phòng khám, bệnh viện, hội trường, trường học, nhà thờ, chùa, các cửa hàng, câu lạc bộ phụ nữ, câu lạc bộ thanh niên, sinh viên, các cuộc họp của cộng đồng.

Page 80: Tăng cường chăm sóc

60

Tổ chức sự kiện như đi bộ gây quỹ hoặc “ngày nâng cao hiểu biết”

Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, ví dụ báo, đài địa phương.

Hình thức: Nói chuyện chuyên đề về sức khỏe Kịch, ca nhạc Người bệnh kể chuyện về bản thân Tờ rơi (công cụ 11) Áp phích (công cụ 12)

Vận động tại các dịch vụ y tếĐiều quan trọng là nâng cao nhận thức trong các cán bộ y tế tại tất cả các cấp. Khái niệm CSGN và “phương pháp tiếp cận chăm sóc toàn diện” có thể là mới đối với nhiều người trong số họ.

Gợi ý về nói với đồng nghiệp Dẫn dắt thảo luận trong cuộc họp nhân viên/

nhóm. Tổ chức một buổi trình bày - có thể nửa tiếng

hoặc nửa ngày. Mục tóm tắt tại phần đầu của mỗi chương có thể được sử dụng như phần khung cho một bài trình bày, ví dụ “Thế nào là chăm sóc giảm nhẹ ?”; “ Các kỹ năng giao tiếp”.

Tổ chức khóa tập huấn ngắn - Bạn có thể mời thêm những chuyên gia tham gia giảng dạy.

Phân phát các tờ thông tin (công cụ 11, 12 và 14).

Sẽ rất tốt nếu vận động được các nhóm người khác nhau. Các nhóm khác nhau sẽ cần các loại thông tin khác nhau nhưng tất cả đều có thể góp phần vào việc chăm sóc cho người bệnh, ví dụ:

Tình nguyện viên cộng đồng Dược sỹ và dược tá Tư vấn viên Thầy lang Phục vụ phòng Công nhân vệ sinh Nhân viên lễ tân, thư ký Điều dưỡng viên Bác sỹ điều trị

Không nhất thiết phải vận động tất cả các nhóm cùng một lúc. Chúng ta có thể bắt đầu bằng một

bài trình bày cho một nhóm sau đó tiếp tục với các nhóm khác.

Thu thập số liệuKhi nói về những việc chúng ta đang làm, cần có sẵn số liệu thống kê cơ bản để minh họa. Hãy sử dụng mẫu báo cáo tháng trong bộ công cụ để thu thập các số liệu này (công cụ 10).

Nhóm CSGN cần phải cho biết: Bao nhiêu người bệnh đang được chăm sóc Các bệnh thường gặp là gì Đã tiếp nhận bao nhiêu người và từ đâu

chuyển tới Đã tiếp xúc được với bao nhiêu người bệnh - có

thể là thăm tại nhà, tiếp xúc tại phòng khám, thăm tại bệnh phòng, đi buồng bệnh

Tình hình người bệnh: đã chết hoặc chuyển tới dịch vụ khác.

Nếu chúng ta đang đề nghị cung cấp thuốc giảm đau, ví dụ morphine, hoặc thức ăn bổ sung, phải có số liệu bao nhiêu người bệnh cần được giảm đau, bao nhiêu người ở trong tình trạng gầy yếu.

Cũng cần phải mô tả được: Các dịch vụ chúng ta đang cung cấp Các thuốc và vật dụng đang sử dụng và nguồn

gốc từ đâu Kinh phí đã sử dụng là bao nhiêu Hoạt động đào tạo đã tiến hành.

Page 81: Tăng cường chăm sóc

61

Vận động trong phạm vi rộng hơn Khi mọi việc đã tiến triển, chúng ta có thể bắt đầu chiến dịch vận động cho CSGN ở cấp độ quốc gia để tăng cường nhận thức cho đại chúng và chính phủ. Sẽ là rất hữu ích khi có trong tay các số liệu về tỷ lệ bệnh tật trong toàn quốc, các thuốc sẵn có và các dịch vụ CSGN đang được tiến hành.

“Khởi đầu từ việc cần làm, tiếp nối bằng những gì có thể, và bỗng dưng nhận thấy ta đang làm được những gì tưởng rằng không thể”

St Francis of Assisi

Gợi ý về nâng cao nhận thức ở cấp độ quốc gia

Các bài báo, ví dụ về một dự án CSGN đã tiến hành hoặc về một người bệnh có cuộc sống đã thay đổi

Phỏng vấn trên đài phát thanh với các chuyên gia y tế, với người bệnh hoặc một người nổi tiếng đã tham gia CSGN

Gửi áp phích/tờ rơi về CSGN tới tất cả các bệnh viện trong cả nước

Viết thư cho các cán bộ y tế cao cấp tại các bệnh viện chuyển gửi, các cơ sở đào tạo và Bộ y tế.

Viết thư cho các NGOs và các nhóm, tổ chức tham gia chăm sóc y tế

Tổ chức sự kiện nhân ngày Hospice và CSGN thế giới.

Viết về: Nhu cầu chăm sóc - những ai có thể được

hưởng lợi; chú ý nêu số liệu thống kê nếu có

Đòi hỏi về sự sẵn có của morphine và các thuốc khác (công cụ 13)

Các sáng kiến CSGN đã được tiến hành Các câu chuyện có thực - đưa hình ảnh

người thật việc thật vào trong bài viết của bạn

Kế hoạch sắp tới, ví dụ rà soát các chính sách về thuốc, hỗ trợ đào tạo, đưa CSGN vào kế hoạch của ngành y tế. Đưa ra các gợi ý thực tiễn và xây dựng.

Page 82: Tăng cường chăm sóc
Page 83: Tăng cường chăm sóc

Công cụ

Đây là những công cụ để bạn sử dụng. Hãy chọn những gì mà bạn thấy hữu ích cho cơ sở của mình. Bạn có thể sao chụp lại hoặc chỉnh sửa theo nhu cầu hoặc dịch sang ngôn ngữ địa phương.

1. Mẫu đánh giá CSGN cho người bệnh Nhân viên y tế điền thông tin trong lần đầu tiếp xúc với người bệnh và ghi chép trong những lần tiếp theo

2. Công cụ đánh giá đau Câu hỏi với người bệnh và thang đánh giá mức độ đau

3. Sổ đăng ký bệnh nhân Ghi thông tin về từng người bệnh trong lần tiếp xúc đầu tiên

4. Sổ ghi chép chăm sóc tại nhà Do nhân viên CSTN hoặc điều phối viên ghi chép sau mỗi lần đi chăm sóc

5. Hồ sơ bệnh nhân chăm sóc tại nhà Do người bệnh giữ; nhóm chăm sóc ghi lại thông tin sau mỗi lần chăm sóc tại nhà

6. Phiếu nhắc thuốc người bệnh Nhắc nhở người bệnh và người chăm sóc về thời gian dùng và liều lượng thuốc

7. Phiếu theo dõi sử dụng morphine của người bệnh Để theo dõi người bệnh đang dùng bao nhiêu morphine và giúp nhân viên y tế điều chỉnh liều

8. Phương tiện chăm sóc tại nhà của tình nguyện viênLiệt kê các vật dụng nhóm chăm sóc cần mang theo mỗi lần đi thăm người bệnh

9. Mẫu chuyển gửi Dành cho tổ chức/cá nhân sử dụng khi chuyển gửi người bệnh tới dịch vụ CSGN

Công cụ

Page 84: Tăng cường chăm sóc

10. Báo cáo số liệu CSGN hàng tháng Điền hàng tháng để theo dõi số bệnh nhân

11. Tờ rơi về CSGN Dành cho vận động/quảng bá (gập 3 mảnh)

12. Áp phích về CSGN dành cho trưng bày Dành cho vận động/quảng bá

13. Mẫu thư yêu cầu morphine Để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế địa phương

14. Thang giảm đau dùng trong điều trị đau Nhắc nhở nhân viên y tế

15. Thang đánh giá sự tự tin Sử dụng để đánh giá cá nhân hoặc trong tập huấn

16. Liều thuốc dành cho trẻ em Sổ tay dành cho nhân viên y tế

17. Danh mục thuốc Danh mục các thuốc cơ bản cần thiết cho CSGN kèm danh mục các thuốc phụ trợ

18. Các nguồn tài liệu Danh sách các ấn phẩm, địa chỉ trang web các tổ chức giúp ích cho bạn

Page 85: Tăng cường chăm sóc

63CÔNG CỤ 1

Họ và tên Mã số khách hàng Ngày bắt đầu

Giới tính Tuổi Địa chỉ

Nơi chuyển đến Nhóm CSTN Trung tâm y tế Khoa ngoại trú Khoa/phòng BV Khác

Chẩn đoán HIV Ung thư Khác

Tóm tắt bệnh sử

Bệnh nhân hiểu thế nào về bệnh của mình?

Tình trạng HIV: + _ Chưa xét nghiệm Không nói tới

Điều trị gần đây Hóa chất ARVs Lao Khác

Chi tiết (bao gồm ngày bắt đầu)

Có tiền sử dị ứng thuốc

Thành viên gia đình Vấn đề xã hội

Vấn đề tình cảm Vấn đề tâm linh

Mẫu đánh giá CSGN cho người bệnh

Page 86: Tăng cường chăm sóc

64CÔNG CỤ 1

Khám

Tình trạng chung Cân nặng/kg

Bản đồ cơ thể: đánh dấu những chỗ người bệnh đau, sưng tấy, phát ban, vết thương

Ngực

Bụng

Thần kinh

Các vấn đề

NgàyCác vấn đềCơ thể / tâm lý / tâm linh

Hướng xử tríVấn đề được giải quyết vào ngày

PHẢI PHẢI TRÁITRÁI

Page 87: Tăng cường chăm sóc

65CÔNG CỤ 2

Lựa chọn công cụ đánh giá đau phù hợp nhất đối với người bệnh:

Dùng năm ngón tay Đề nghị người bệnh dùng số ngón tay để cho biết mức độ đau

0 1 2 3 4 5 Không đau Đau hơi nhiều Đau hơn Đau nhiều Đau rất nhiều Rất đau

Dùng bảng mặt cười Đề nghị người bệnh dùng hình mặt người để cho biết mức độ đau

Dùng thang điểm Yêu cầu người bệnh cho điểm độ đau của mình từ 1 - 10

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Không đau đau trung bình đau không chịu được

Bảy câu hỏi quan trọng dùng để hỏi người bệnh

Đau ở đâu? (có thể nhiều hơn một điểm) Đau bắt đầu từ khi nào? Cảm giác đau như thế nào? (đau như dao đâm, chuột rút, bỏng rát) Thời gian - Đau liên tục hay từng cơn? Điều trị - Đã điều trị gì chưa và có đỡ không? Thay đổi - Đau tăng lên hay giảm đi khi nào (vận động, ăn, thời gian trong ngày)? Nguyên nhân - Bạn nghĩ rằng nguyên nhân gì làm cho bạn bị đau?

Công cụ đánh giá đau

Page 88: Tăng cường chăm sóc

66

sốbệ

nh

nhân

ngày

bắt

đầ

uhọ

tên

ngườ

i bện

hgi

ớitu

ổiđị

a ch

ỉnơ

i chu

yển

tới

chẩn

đoá

nng

ày kế

t th

úc

kết q

uả:

tử vo

ng /

chuy

ển/ r

a viện

CÔNG CỤ 3

Sổ đ

ăng

ký b

ệnh

nhân

Page 89: Tăng cường chăm sóc

67

sốbệ

nh

nhân

ngày

bắt

đầ

uhọ

tên

ngườ

i bện

hgi

ớitu

ổiđị

a ch

ỉnơ

i chu

yển

tới

chẩn

đoá

nng

ày kế

t th

úc

kết q

uả:

tử vo

ng /

chuy

ển/ r

a viện

CÔNG CỤ 4CÔNG CỤ 3

Sổ g

hi c

hép

chăm

sóc

tại n

Page 90: Tăng cường chăm sóc

68CÔNG CỤ 5

Hồ

sơ b

ệnh

nhân

chă

m só

c tạ

i nhà

ngày

thăm

ngườ

i thă

mtì

nh tr

ạng

ngườ

i bện

h 1 2

3 4

các v

ấn đ

ề chí

nhvi

ệc đ

ã là

m

a b

c d e

f g h

i Jgh

i chú

(các

vấn

đề tâ

m lý

xã h

ội, t

âm li

nh)

họ tê

n ng

ười b

ệnh

tuổi

giới

tính

số

lần

thăm

đầu

tiên

địa

chỉ

tên

ngườ

i hỗ t

rợ ch

ính

tình

trạn

g ng

ười b

ệnh:

0 tố

t

1 n

hanh

nhẹ

n, có

thể l

àm vi

ệc n

hẹ

2

tự ch

ăm só

c như

ng kh

ông t

hể là

m vi

ệc

3

nằm

tại g

iườn

g>50

% số

ngà

y

4 n

ằm tr

ên g

iườn

g ho

àn to

àn và

khôn

g tự

chăm

sóc

việc

đã

làm

: a

tắm

gội

b

trở

ngư

ời

C c

hăm

sóc v

ùng t

ỳ đè

d c

ho ă

n e

chă

m só

c răn

g m

iệng

f

vệ s

inh

g g

iặt g

h g

iám

sát u

ống t

huốc

i

tập

cho

ngườ

i bện

h J

cấp

thuố

c

Page 91: Tăng cường chăm sóc

69CÔNG CỤ 6CÔNG CỤ 5

Phiế

u nh

ắc th

uốc

ngườ

i bện

h

tên

thuố

c và t

ác d

Ụng

sáng

sớm

(6

giờ

sáng

)sá

ng

(10 g

iờ sá

ng)

chiề

u (2

giờ

chiề

u)tố

i (6

giờ

tối)

trướ

c khi

đi n

gủ

(10 g

iờ đ

êm)

họ và

tên

ngườ

i bện

h

ngà

y cấp

li

ều d

ùng

mỗi

lần

• Để

thuố

c xa t

ầm vớ

i của

trẻ e

m

• Kh

ông

Đưa t

huốc

của

mìn

h ch

o ng

ười K

hác

• Kh

ông t

ự ý d

ừng t

huốc

Khi K

hông

có ch

ỉ Địn

h củ

a nh

ân vi

ên y

tế

Page 92: Tăng cường chăm sóc

70

Phiếu theo dõi sử dụng morphine của người bệnh

CÔNG CỤ 7

Họ và tên _________________________________________________________________ Ngày cấp _____________________________

Loại morphine: Dung dịch | Viên | Tiêm (khoanh tròn)

Hàm lượng: dung dịch _____________ mg/5ml

viên _____________ mg tác dụng nhanh | tác dụng kéo dài (khoanh tròn)

ngày liều6

giờ sáng

10giờ

sáng

2giờ

chiều

6giờ

chiều

10giờ

đêm

2giờ

sáng

số liều phỤ

đánh dấu vào ô tương ứng sau mỗi lần dùng liều thường xuyên

ghi lại tổng số liều khẩn cấp đã dùng trong 24 giờ qua

Page 93: Tăng cường chăm sóc

71

Phương tiện chăm sóc tại nhà của tình nguyện viên

CÔNG CỤ 8CÔNG CỤ 7

Phương tiện cơ bản Găng tay

Tấm nhựa

Túi ni lông

Xà phòng

Bột giặt

Chai nhựa cho người bệnh tiểu tiện không tự chủ

Miếng vải sạch dùng để lau vết thương

Băng gạc sạch

Băng dính

Mỡ Vaseline

Thuốc tím Gentian

Paracetamol viên

Aspirin

Thuốc nhuận tràng (ví dụ: bisacodyl viên nén hoặc viên đặt)

ORS

Metronidazole viên (bột tán nhỏ) để rắc vào vết thương

Sổ ghi chép chăm sóc tại nhà

Hồ sơ bệnh nhân chăm sóc tại nhà

Bút

Phương tiện của nhân viên y tế Trong trường hợp nhân viên y tế mang theo túi chăm sóc, có thể bổ sung thêm:

Ibuprofen Cotrimoxazole

Codeine* Metronidazole

Morphine* Ketoconazole

Amitriptyline Ống thông

Diazepam Bảng liều thuốc

Metoclopramide Mẫu đánh giá người bệnh

Amoxycillin

* Tuân thủ hướng dẫn quốc gia về lưu giữ và vận chuyển các thuốc gây nghiện

Page 94: Tăng cường chăm sóc

72CÔNG CỤ 9

Mẫu chuyển gửi

Tên và địa chỉ nhóm CSGN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điện thoại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đơn vị/người chuyển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ liên lạc của đơn vị/người chuyển gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Họ và tên người bệnh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ liên lạc của người bệnh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cơ sở y tế gần nhà người bệnh nhất: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tuổi: Giới tính: Người chăm sóc:

Lý do chuyển gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lấy ý kiến chuyên môn về điều trị Tư vấn

Nhận chăm sóc Cùng chăm sóc

Chẩn đoán: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Người bệnh biết được chẩn đoán: Có /Không Người chăm sóc biết được chẩn đoán: Có/Không

Các vấn đề chính: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Điều trị hiện tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chữ ký: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Page 95: Tăng cường chăm sóc

73CÔNG CỤ 10CÔNG CỤ 9

Báo cáo số liệu CSGN hàng tháng

tháng năm

Người bệnh được chăm sóc

Bắt đầu trong tháng Chuyển đến Chết/Chuyển/đi nơi khác

Số cuối tháng

Số mới chuyển đến

Tình nguyện viên CSTN

Trung tâm Y tế Khoa ngoại trú BV Khoa/phòng BV

Kết quả Chết Chuyển dịch vụ khác

Đi nơi khác

Chuyển đi CSTN Phòng khám ngoại trú

Nhập viện Nơi khác

Chẩn đoán của người bệnh vào cuối tháng

Ung thư HIV Khác

Thăm người bệnh/Gia đình

Thăm tại nhà Tại phòng khám Tại bệnh viện Thăm chia buồn

Tập huấn Chủ đề Giảng viên Số người đượctập huấn

Chủ đề Giảng viên Số người đượctập huấn

Page 96: Tăng cường chăm sóc

74

Chăm

sóc

giả

m n

hẹLà

hoạ

t độn

g ch

ăm s

óc

toàn

diệ

n ch

o ng

ười b

ệnh

mắc

bện

h hi

ểm n

ghèo

...

Quả

n lý

đau

các

triệ

u ch

ứng

khác

kết

hợ

p v

ới h

ỗ tr

ợ về

tâm

lý, x

ã hộ

i và

tâm

linh

tối

ưu.

Mục

tiêu

của

CSG

N là

man

g tớ

i cuộ

c số

ng c

hất

lượn

g tố

t nhấ

t cho

ngư

ời b

ệnh

và g

ia đ

ình

họ.

Nhi

ều n

ội d

ung

của

CSG

N c

ũng

có th

ể áp

dụ

ng k

hi b

ệnh

ở gi

ai đ

oạn

sớm

hơn

của

bện

h kế

t hợp

với

việ

c đi

ều tr

ị khá

c.(2

)

(2)

Wor

ld H

ealth

Org

aniz

atio

n (W

HO

).

Chăm

sóc

giảm

đau

giảm

nhẹ

ở n

gười

bện

h un

g th

ư. G

enev

a: W

HO

; 199

0.

Dịc

h vụ

CSG

N đ

ang

được

tiế

n hà

nh ở

nhi

ều c

ơ sở

kh

ác n

hau

trên

thế

giới

.

Chă

m s

óc c

ó th

ể ti

ến h

ành

tại:

Bệ

nh v

iện

Tạ

i nhà

Ph

òng

khám

ngo

ại t

Cơ s

ở ch

ăm s

óc c

uối đ

ời

Trun

g tâ

m y

tế

địa

phư

ơng

Ph

òng

khám

lưu

động

Tr

ung

tâm

chă

m s

óc b

an n

gày.

CSG

N k

hông

tác

h rờ

i các

liệu

phá

p đi

ều t

rị k

hác.

CSG

N c

ó th

ể ti

ến h

ành

cùng

:

Điề

u tr

ị khá

ng v

irut

HIV

H

óa c

hất

cho

ngườ

i bện

h un

g th

ư

Xạ

trị l

iệu

...

và c

ác đ

iều

trị k

hác.

Thể

chất

Tinh

thần

Tâm

linh

Xã h

ội

CHĂ

M S

ÓC

NỘ

I TRÚ

PHÒ

NG

KH

ÁM

N

GO

ẠI T

CHĂ

M S

ÓC

BAN

NG

ÀY

CHĂ

M S

ÓC

BAN

NG

ÀY

CHĂ

M S

ÓC

NỘ

I TRÚ

PHÒ

NG

KH

ÁM

N

GO

ẠI T

CHĂ

M S

ÓC

TẠI N

NH

ÓM

CH

ĂM

C G

IẢM

NH

ẸBỆ

NH

VIỆ

N

NH

ÓM

CH

ĂM

C G

IẢM

NH

ẸBỆ

NH

VIỆ

N

CHĂ

M S

ÓC

TẠI N

Chăm

sóc

Giả

m n

hẹ

Tăng

cườ

ng c

hất l

ượng

số

ng c

ho n

hững

ngư

ời

mắc

bện

h hi

ểm n

ghèo

CÔN

G C

Ụ 1

1

Page 97: Tăng cường chăm sóc

75

Chăm

sóc

giả

m n

hẹlà

gì?

... ch

ăm só

c ch

o nh

ững

ngườ

i bị ố

m k

hông

hồi

ph

ục; n

hững

ngư

ời m

ắc c

ác

bệnh

khô

ng th

ể ch

ữa tr

ị.C

SGN

thể

giải

quy

ết:

C

ác t

riệu

ch

ứn

g t

hự

c th

ể b

ằng

cách

ng

th

uố

c và

ch

ăm s

óc

điề

u d

ưỡ

ng

tố

t

Đau

đớn

về

tâm

lý v

à tâ

m t

inh

thôn

g q

ua v

iệc

tư v

ấn, l

ắng

nghe

cầu

ngu

yện

c vấ

n đề

hội b

ằng

cách

huy

độ

ng s

ự th

am g

ia c

ủa g

ia đ

ình

cộng

đồn

g.

an

ủi k

hi đ

au k

hổ

điều

trị đ

au

chia

sẻ v

ấn đ

m

ang

tới s

ự hỗ

trợ

Ai c

ầnch

ăm s

óc g

iảm

nhẹ

?

chún

g tô

i!Ch

ăm só

c gi

ảm n

hẹ c

ó th

ể gi

úp đ

ỡ nh

ững

ngườ

i mắc

c bệ

nh k

hác

nhau

.

Bao

gồm

:

ung

thư

H

IV

Bệnh

thầ

n ki

nh t

iến

triể

n

Suy

tim

, suy

thậ

n gi

ai đ

oạn

cuối

c b

ệnh

đe d

ọa t

ính

mạn

g kh

ác

Mục

đíc

h cu

ối c

ùng

giúp

cho

ngư

ời b

ệnh

sống

nhữ

ng n

gày

còn

lại,

chứ

khôn

g ch

ỉ là

kéo

dài s

ự số

ng.

Chăm

sóc

giả

m n

hẹđi

ều tr

ị đau

Than

g gi

ảm đ

au c

ủa W

HO

(1)

là m

ột h

ướng

dẫn

phù

hợp

gi

úp đ

iều

trị đ

au.

Khôn

gđể

ngư

ời b

ệnh

sống

tron

g sự

đau

đớn

Mor

phi

ne là

một

thu

ốc g

iảm

đau

mạn

h và

hiệ

u qu

ả. M

orp

hine

khô

ng g

ây

nghi

ện k

hi đ

ược

sử d

ụng

đúng

để

điều

tr

ị đau

.

Mor

phi

ne c

ần p

hải đ

ược

kê t

oa v

à gi

ám s

át b

ởi n

hững

ngư

ời đ

ược

đào

tạo

và c

ấp p

hép.

(1) W

orld

Hea

lth O

rgan

izat

ion.

Tha

ng g

iảm

đau

[o

nlin

e].

Địa

chỉ

web

site

: htt

p://

ww

w.w

ho.in

t/ca

ncer

/pa

lliat

ive/

pain

ladd

er/e

n

Page 98: Tăng cường chăm sóc

76

Chăm sócGiảm nhẹlà chăm sóc cho những người mắc bệnh không thể chữa trị.

Cải thiện chất lượng sống cho những người mắc bệnh hiểm nghèo

... bằng cách:

Điều trị đau và các triệu chứng cơ thể

Hỗ trợ tinh thần và tâm linh

Giúp đỡ các vấn đề xã hội.

Không để con người sống trong đau đớn CSGN có thể giúp đỡ những người mắc các bệnh khác nhau và có thể tiến hành tại các cơ sở khác nhau: tại bệnh viện, ở phòng khám và ngay tại nhà

Thêm sức sống cho mỗi ngày, không chỉ là thêm ngày cho việc sống

Điều trị đau Chia sẻ vấn đề

Giảm bớt nỗi khổ Hỗ trợ, giúp đỡ

Thể chất Tinh thần Tâm linh Xã hội

CHĂM SÓC NỘI TRÚ

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

CHĂM SÓCBAN NGÀYCHĂM SÓCBAN NGÀY

CHĂM SÓC NỘI TRÚ

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

CHĂM SÓCTẠI NHÀ

NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸBỆNH VIỆN

NHÓM CHĂM SÓC GIẢM NHẸBỆNH VIỆN

CHĂM SÓCTẠI NHÀ

CÔNG CỤ 12

Page 99: Tăng cường chăm sóc

77CÔNG CỤ 13CÔNG CỤ 12

Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

V/v: Yêu cầu thuốc morphine cho CSGN

Tôi là điều dưỡng/điều phối viên chăm sóc tại nhà/bác sỹ chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư/HIV/các bệnh mãn tính. Chăm sóc giảm nhẹ nhằm giúp những người mắc các bệnh không thể chữa trị nhờ điều trị đau và các triệu chứng làm người bệnh khổ sở. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có thể giải quyết được bằng việc sử dụng các thuốc rẻ tiền và đã giúp thay đổi đáng kể chất lượng sống của những người cần được chăm sóc. Ước tính khoảng 70% bệnh nhân ung thư hoặc HIV giai đoạn tiến triển có triệu chứng đau không được kiểm soát(1) và trong chương trình……………./cộng đồng/phòng khám/bệnh viện tôi gặp rất nhiều người bệnh đang phải chịu đựng sự đau đớn không đáng có.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành thang giảm đau 3 bậc để dùng trong điều trị đau(2). Theo thang này, việc điều trị đau bắt đầu bằng các thuốc giảm đau không có opiod đối với các trường hợp đau nhẹ, và phải dùng tới morphine cho các trường hợp đau nặng. Danh mục thuốc thiết yếu của WHO khuyến nghị cần phải đảm bảo sự sẵn có của morphine ở tất cả các cơ sở của hệ thống y tế sử dụng đối với các trường hợp không đáp ứng với các thuốc có tác dụng giảm đau yếu hơn(3).

Trong nhiều trường hợp, tôi đã không thể giúp được người bệnh của mình giảm bớt sự đau đớn bằng các thuốc giảm đau tác dụng yếu hiện có. Vì vậy, tôi yêu cầu cung cấp morphine cho phòng khám/chương trình/bệnh viện của chúng tôi để tôi có thể áp dụng hướng dẫn của WHO. Tôi xin cam kết thực hiện đúng hướng dẫn quốc gia về quản lý và kê đơn thuốc opiod.

Xin chân thành cảm ơn

Mẫu thư yêu cầu morphine

(1) Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu của Hiệp hội chăm sóc giảm nhẹ, tháng 3 năm 2005

(2) Giảm đau cho bệnh nhân ung thư, WHO 1986

(3) Danh sách thuốc thiết yếu do WHO ban hành, tháng 3 năm 2007

Page 100: Tăng cường chăm sóc

78CÔNG CỤ 14

Than

g gi

ảm đ

au d

ùng

tron

g đi

ều tr

ị đau

ĐAu

NG

LêN

ĐAu

NG

LêN

ĐAu

GIẢ

M Đ

I

ĐAu

NG

LêN

ĐAu

GIẢ

M Đ

I

O

PIO

ID M

ẠN

IỀU

TRỊ

ĐA

U V

ỪA

NẶ

NG

(MO

RPH

INE*

)

+/- C

ÁC

THU

ỐC

HỖ

TRỢ

• STE

ROID

S • C

HỐ

NG

TRẦ

M C

ẢM

• CH

ỐN

G C

O G

IẬT

• GIÃ

N C

Ơ •

CHỐ

NG

CO

TH

ẮT+/-

KH

ÔN

G O

PIO

ID

+/-

KH

ÔN

G O

PIO

IDKH

ÔN

G O

PIO

ID(P

ARA

CETA

MO

L H

OẶ

C N

SAID

,V

Í DỤ

ASP

IRIN

, IBU

PRO

FEN

)

*LƯ

U Ý

THÊM

TH

UỐ

C N

HU

ẬN

TRÀ

NG

TRỪ

KH

I BỆN

H N

N B

Ị TIÊ

U C

HẢY

OPI

OID

YẾU

ĐIỀ

U T

RỊ Đ

AU

NH

Ẹ(C

OD

EIN

E*)

*LƯ

U Ý

THÊM

TH

UỐ

C N

HU

ẬN

TRÀ

NG

TRỪ

KH

I BỆN

H N

N B

Ị TIÊ

U C

HẢY

BẬC

1

BẬC

2

BẬC

3

Dùn

g th

uốc

giảm

đau

: • đ

ường

uốn

g • t

heo

giờ

• the

o th

ang

điều

trị đ

auN

guồn

: Wor

ld H

ealth

Org

aniz

atio

n

Page 101: Tăng cường chăm sóc

79CÔNG CỤ 15CÔNG CỤ 14

Thang đánh giá sự tự tin

HỌ VÀ TêN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . NGÀY: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tôi có thể đánh giá mức độ đau của người bệnh của chương trình CSGN

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi hiểu rõ thang điều trị đau 3 bậc của WHO

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi hiểu rõ cách kê đơn thuốc giảm đau opioid, ví dụ morphine

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi hiểu rõ vai trò của CSGN đối với người bệnh ung thư và HIV/AIDS

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi hiểu rõ việc khai thác bệnh sử toàn diện là để làm gì

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi có thể thảo luận với người bệnh về những lo âu của họ

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi hiểu rõ các mô hình khác nhau của CSGN

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Tôi nhận thấy mình có đủ khả năng nếu cần phải báo tin xấu cho người bệnh

10 5 0

Rất tự tin Tự tin Không tự tin

Page 102: Tăng cường chăm sóc

80CÔNG CỤ 16

Liều thuốc dành cho trẻ em

Thuốc Số lần/ngày Liều đơn theo cân nặng

Liều đơn tương ứng theo tuổi*

< 1 1 - 5 6 - 12

paracetamol hạ sốt hoặc giảm đau 4 10 - 20mg/kg 62.5mg 125mg 250 - 500mg

ibuprofen hạ sốt hoặc giảm đau 3 5 - 10mg/kg 50mg 100mg 100 - 200mg

codeine dùng cho đau vừa hoặc tiêu chảy 4 - 6 0.5 - 1mg/kg 7.5mg 15mg 30mg

morphine dạng uống dùng cho đau nặng 6liều khởi đầu

0.1 - 0.3mg/kg1 - 2mg 2.5mg 2.5 - 5mg

bisacodyl dùng cho táo bón 1 tổng liều 5mg 5mg 5mg 5mg

dexamethasone ** 2, buổi sáng và trưa 0.1 - 0.5mg/kg 0.5 - 1mg 2mg 4mg

prednisolone ** (nếu không có dexamethasone )

2, buổi sáng và trưa 1 - 2mg/kg 5mg 15mg 30mg

amitriptyline dùng cho đau thần kinh 1, buổi tối0.2 - 0.5mg/kg tối đa 2mg/kg

- 6.25mg 12.5mg

metoclopramide dùng cho nôn/buồn nôn 3 0.1 - 0.5mg/kg 5mg 10mg 10mg

loperamide dùng cho tiêu chảy kéo dài (chú ý: không dùng cho viêm dạ dày ruột cấp tính)

3 0.1 - 0.2 mg/kg - 1mg 2mg

diazepam dùng cho co rút cơ hoặctrạng thái lo âu

2 0.25mg/kg 1.25mg 2.5mg 5mg

chlorpheniramine dùng cho ngứa hoặcan thần buổi tối

3 0.1mg/kg 0.5mg 1mg 2mg

ketoconazole dùng cho nấm nặng 1 3mg/kg 25mg 50mg 100mg

*Liều sử dụng có tính chất hướng dẫn, lưu ý dạng thuốc thường dùng và sẵn có. Nếu có thuốc dạng dung dịch, nên sử dụng liều chính xác theo mg/kg

** Sử dụng liều cao cho trường hợp chèn ép tủy sống và tăng áp lực nội sọ. Liều thấp (theo cân nặng) được sử dụng để giảm mật độ khối u là nguyên nhân gây tắc ruột, phù nề hoặc chèn ép thần kinh. Nên áp dụng liệu trình ngắn, có thể nhắc lại. Nếu dùng steroid dài hơn một tuần, cần phải giảm dần liều. Trong một vài trường hợp cần thiết phải có liều duy trì; nên là liều thấp nhất mà vẫn có tác dụng điều trị. Kết hợp với thuốc chống nấm trong bệnh cảnh có ức chế miễn dịch và người dùng thuốc dài ngày.

Page 103: Tăng cường chăm sóc

81CÔNG CỤ 17CÔNG CỤ 16

Tên thuốc Nhóm Sử dụng lâm sàng Các thuốc thay thế

paracetamol giảm đau không opioid điều trị đau trang 26 sốt trang 32

aspirin giảm đau không opioid điều trị đau trang 26sốt trang 32loét miệng trang 40

ibuprofen nsaid (giảm đau không opioid) điều trị đau trang 26viêm nhiễmsốt trang 32

diclofenacnaproxenindomethacin

codeine giảm đau opioid yếu điều trị đau trang 27tiêu chảy trang 45ho trang 43

dihydrocodeine

morphine giảm đau opioid mạnh điều trị đau trang 27khó thở, ho trang 43-44tiêu chảy nặng trang 45

tramadoloxycodone

dexamethasone corticosteroidthuốc giảm đau thay thế

đau do viêm, sưng tấy trang 30kém ăn trang 39phản ứng thuốc trang 33

prednisolone

amitriptyline chống trầm cảm 3 vòngthuốc giảm đau thay thế

đau dây thần kinh trang 30trầm cảm trang 38

imipriminelofepramine

diazepam benzodiazepinegiảm đau thay thế

co cơ trang 31lo âu và mất ngủ trang 37thở nhanh, nông trang 44điều trị co giật trang 35

lorazepam

metoclopramide chống nôn nôn trang 41kém ăn trang 39

domperidone

haloperidol chống nônchống loạn thần

nôn trang 41nấc trang 42lú lẫn và lo âu trang 36

chlorpromazine

magnesium trisilicate giảm a-xit dạ dày khó tiêu trang 42trào ngược thực quản dạ dày trang 42

aluminium hydroxidemagnesium hydroxide

loperamide thuốc chống tiêu chảy tiêu chảy trang 45 codeinelomotil

senna nhuận tràng táo bón trang 46 bisacodylmagnesium hydroxide

ors bù nước, điện giải tiêu chảy trang 45mất nước

nước cháonước dừa

chlorpheniramine kháng histamin ngứa trang 33phản ứng thuốc trang 33

promethazinehydroxyzine

Các thuốc cơ bản trong CSGN

Page 104: Tăng cường chăm sóc

82CÔNG CỤ 17

Các thuốc cơ bản trong CSGN (tiếp theo)

Kháng sinh

metronidazole kháng vi khuẩn kỵ khí viêm lợi/răng trang 40tiêu chảy nhiễm khuẩn trang 45vết thương hôi thối trang 34tiết dịch âm đạo trang 47

co-amoxiclavtinidazole

amoxycillin kháng vi khuẩn nhiễm trùng ngực trang 43nhiễm trùng da trang 33

erythromycin

co-trimoxazole kháng vi khuẩn phổ rộng tiêu chảy trang 45 trong hiv/aidsnhiễm trùng tiết niệu trang 47-48dự phòng viêm phổi cpc

chloramphenicoldoxycycline

fluconazole kháng nấm nấm miệng và thực quản trang 40

ketoconazole

nystatin susp. kháng nấm nấm candidiasis miệng trang 40

thuốc tím gentianclotrimazole dạng đặt

bôi ngoài da

vaseline giữ ẩm và bảo vệ da da khô trang 33bảo vệ da trang 33

aqueous cream

thuốc tím gentian nhiếm trùng da do vi khuẩn nấm và virut trang 33

dung dịch benzyl benzoate trị ghẻ ghẻ trang 33 kem permethrin cream/dung dịch

kem clotrimazole 1% kháng nấm tại chỗ nhiễm trùng da do nấm trang 33

thuốc mỡ Whitfields kem miconazole

chlorhexidine 0.05% khử trùng nhiễm trùng da do vi khuẩn trang 33

thuốc tím gentian

Page 105: Tăng cường chăm sóc

83CÔNG CỤ 17CÔNG CỤ 17

Các thuốc hỗ trợ trong CSGN

Tên thuốc Nhóm Sử dụng lâm sàng Các thuốc thay thế

baclofenpyridoxine(vitamin b6)

giãn cơvitamin

co rút cơ trang 31đau thần kinh do thiếu hụtvitamin b6 khi sử dụng isoniazid

diazepam

promethazine chống nônkháng histamin

nôn trang 41ngứa trang 33

cyclizine

hyoscinebutylbromide

chống co thắt cơ (kháng cholin) đau bụng trang 31 propantheline

propantheline chống co thắt cơ (kháng cholin) giảm axit

co thắt bàng quang trang 48đau bụng trang31làm loãng đờm trang 43

hyoscine butylbromide

valproate chống co giậtthuốc giảm đau thay thế

phòng co giật trang 35đau thần kinh trang 30-31

carbamezapinephenytoingabapentin

quinine chống sốt rét chuột rút vào buổi tốiđiều trị sốt rét trang 32

diazepam

paraldehyde chống co giật điều trị co giật trang 35 diazepam

phenobarbital tiêm chống co giật điều trị co giật trang 35quá lo lắng và lú lẫn trang 36

diazepam

cimetidine giảm axit khó tiêu trang 42trào ngược thực quản dạ dày trang42

ranitidine

Kháng sinh

ciprofloxacin kháng vi khuẩn phổ rộng nhiễm trùng do vi khuẩn trang 32

chloramphenical

acyclovir kháng vi rút nhiễm trùng do herpes trang 33

clotrimazole viên đặt kháng nấm tại chỗ nấm âm đạo trang 47nấm miệng trang 40

nystatin viên đặt

Thuốc ngoài da

dung dịch calamine ngứa phát ban trang 33 kem nước chứa 1% menthol

kem nước/uea chứa 1% menthol

dưỡng ẩm da phát ban trang 33

Page 106: Tăng cường chăm sóc

84CÔNG CỤ 18

Nguồn tài liệu

Lồng ghép quản lý bệnh người lớn và trẻ em (IMAI); WHO

Có năm cuốn sách sát với thực tế, dễ sử dụng, đó là: Chăm sóc giảm nhẹ- Cẩm nang hướng dẫn kiểm soát triệu chứng Sách cho người chăm sóc - Công cụ hữu ích cho thành viên gia đình và tình nguyện viên Chăm sóc dài ngày trong điều trị ARV và dự phòng - Kê đơn ARVs như thế nào Các nguyên tắc chung để chăm sóc tốt trong thời gian dài - Hướng dẫn dành cho nhân viên y tế Chăm sóc khẩn cấp - Hướng dẫn xử lý các chứng bệnh thông thường

Có thể tải về từ: www.who.int/3by5/publications/documents/imai/en/ Yêu cầu gửi bản in miễn phí: [email protected]

Kiểm soát đau và triệu chứng ở người bệnh ung thư và/hoặc AIDS ở Uganda và các nước châu Phi Hướng dẫn chi tiết về kiểm soát triệu chứng do Hospice châu Phi-Uganda xuất bản nhưng có thể sử dụng trên toàn thế giới. Sách bao gồm một chương riêng về sử dụng ARV trong chăm sóc giảm nhẹ.

Tải về từ: www.hospiceafrica.or.ug/redesign/docs/bluebk40506.pdf Yêu cầu gửi bản in: [email protected]

Hướng dẫn lâm sàng về hỗ trợ và SCGN đối với HIV/AIDS tại khu vực cận Saharan châu Phi Một cuốn sách giáo khoa toàn diện kèm danh sách các nguồn tài liệu đủ các loại

Tải về từ: www.fhssa.org/i4a/pages/Index.cfm?pageID=3361 Yêu cầu đĩa CD-ROM: [email protected]

Giảm đau trong ung thư: hướng dẫn về các thuốc giảm đau opioid sẵn có Tài liệu của WHO cung cấp các thông tin lâm sàng về điều trị đau kèm các hướng dẫn sử dụng opioid cho các chính phủ.

Tải về bản tóm tắt từ: www.medsch.wisc.edu/painpolicy/publicat/cprguid.htm Yêu cầu: [email protected]

Giáo trình của IAHPC (Hiệp hội Hospice và CSGN Quốc tế) Một giáo trình giao diện trực tuyến, thân thiện với người sử dụng bao gồm tất cả các lĩnh vực của CSGN

Tải về từ: www.hospicecare.com/manual/IAHPCmanual.htm

Giới thiệu về CSGN của Robert Twycross Một sách giáo khoa xuất sắc về CSGN mới được cập nhật gần đây do nhà xuất bản Radcliffe Medical Press, Oxford ấn hành.

Có tại Ấn Độ với giá rẻ; liên hệ với: Viện Y học CSGN, Đại học Y, Calicut, Kerala, Ấn Độ Email: [email protected]

Sách giá rẻ ở Châu Phi: Wits Palliative - training, PO Box 212, Pimville, 1808, Soweto, Nam Phi Email: [email protected]

Page 107: Tăng cường chăm sóc

85CÔNG CỤ 18

Palliativedrugs.com Trang Web cung cấp thông tin về tất cả các thuốc sử dụng trong CSGN. Có thể đặt mua nhiều loại sách về CSGN qua trang Web này.

Địa chỉ truy cập: www.palliativedrugs.com

HIV, sức khỏe và cộng đồng của bạn Hướng dẫn xây dựng chương trình HIV bao gồm cả chăm sóc tại nhà kèm theo lời khuyên về viết đề xuất dự án và đào tạo nhân viên.

Địa chỉ truy cập Web: www.hesperian.org/mm5/merchant.mvc?Store_Code=HB&Screen=PROD&Product_Code=B200 Đặt mua tài liệu: [email protected]

Hướng dẫn thành lập nhóm CSTN của hội chữ thập đỏ Tài liệu bao gồm các nguyên tắc và các công cụ lập kế hoạch hữu ích.

Địa chỉ truy cập Web: www.ifrc.org/cgi/pdf_pubs.pl?health/hivaids/hbc.pdf

Trang thiết bị trợ giảng giá rẻ (TALC)

Là một tổ chức từ thiện chuyên cung cấp tài liệu về chăm sóc sức khỏe về nhiều chủ đề và thiết bị trợ giảng miễn phí hoặc với giá rẻ. Liên lạc qua:

Email: [email protected] Bưu điện: TALC, PO Box 49, St Albans, Herts, AL1 5TX,Vương quốc Anh Truy cập tại: www.talcuk.org/index.htm

Thông tin Hospice

Nhằm tăng cường hoạt động CSGN toàn cầu thông qua việc cung cấp thông tin về các dịch vụ hiện có, các hiệp hội quốc gia, các nguồn lực cho đào tạo, vận động, gây quỹ tài trợ và cách thức bắt đầu một dịch vụ mới. Có một bản tin và một tạp chí điện tử miễn phí, một cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục về các khóa tập huấn, hội thảo và các vị trí cần tuyển dụng ở lĩnh vực này. Help the Hospices phối hợp với St Christopher’s Hospice duy trì trang tin. Từ trang này có thể dễ dàng truy cập đến các nguồn thông tin mở rộng do hai tổ chức nói trên cung cấp.

Truy cập tại: www.hospiceinformation.info Email để được hướng dẫn và có thông tin: [email protected]

Tài liệu vận động

Tuyên ngôn Triều Tiên là tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lần thứ 2 các hội quốc gia về Hospice và CSGN tổ chức tại Triều Tiên năm 2005 với sự tham gia của đại diện từ 35 quốc gia. Có thể trích dẫn tuyên ngôn này trong thư gửi chính phủ và các tài liệu quảng bá tới công chúng.

Truy cập tại: www.worldday.org/documents/Korea_Declaration.doc

Page 108: Tăng cường chăm sóc

86

Mẫu phản hồi

Dựa trên ý kiến của người sử dụng chúng tôi có kế hoạch chỉnh sửa và cập nhật tài liệu này trong thời gian sắp tới. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn nhận được phản hồi, góp ý của các bạn cho tài liệu.

Xin vui lòng điền vào mẫu sau và gửi các góp ý của bạn cho Claire Morris at Help the Hospices Email: [email protected]ưu điện: Hospice House, 34-44 Britannia St, London WC1X 9JG, Vương quốc Anh

Bạn đang làm việc tại quốc gia nào?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bạn đang làm việc tại cơ sở nào? (ví dụ: nông thôn, thành thị, chăm sóc tại nhà, phòng khám, khoa nội trú) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Làm thế nào bạn có tài liệu này?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bạn đã dùng tài liệu này trong bao lâu?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bạn dùng nó làm gì? (ví dụ: cho việc học tập của bản thân, cẩm nang làm việc, tập huấn cho người khác):

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phần nào của tài liệu có ích nhất đối với bạn? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các vấn đề/lĩnh vực nào bạn muốn có thêm trong tài liệu?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phần nào của tài liệu bạn cho là không có ích? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bạn đã sử dụng những công cụ nào (ví dụ: mẫu biểu, tài liệu vận động)? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các công cụ nên được cải tiến như thế nào? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các góp ý khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Page 109: Tăng cường chăm sóc

Tài liệu này do FHI 360/Việt Nam xuất bản với tài trợ từ Kế hoạch Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), dưới thỏa thuận hợp tác số 486-A-00-06-00009-0

Page 110: Tăng cường chăm sóc