39
ĐỌC BÁO QUẢNG TRỊ ĐIỆN TỬ CHUYÊN MỤC: PHÓNG SỰ, BÚT KÝ VỀ QUẢNG TRỊ 1. MỘT TRÁI TIM BÈ BẠN Nguồn: http://baoquangtri.vn/default.aspx? TabID=84&modid=388&ItemID=41164 Ngày cập nhật: 29/04/2011 11:01:34 SA (QT) - Buổi chiều cuối tháng 4/2011, chiếc xe ô tô đang bon bon trên dặm dài thiên lý Bắc Nam thì đột ngột giảm tốc độ rồi dừng lại khi đến gần chân cầu Hiền Lương. Từ trên xe, một người đàn ông nước ngoài với mái tóc điểm bạc chậm rãi bước xuống, rồi cũng chậm rãi như thế, ông đặt chân lên cây cầu Hiền Lương lịch sử. Ánh mắt ông chợt chùng xuống, đăm chiêu. Những cảm xúc bồi hồi của 38 năm về trước chợt ùa về trong ông, rất rõ, như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua... Hiền Lương, 38 năm sau Người đàn ông ấy chính là nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Đức Hellmut Kapfenberger, nhà báo Đông Đức đầu tiên vinh dự bước qua cây cầu Hiền Lương lịch sử, đặt chân lên Quảng Trị, vùng đất mới giải phóng của miền Nam Việt Nam vào năm 1973. Ông kể, hồi ấy ông đang là phóng viên của Hãng Thông tấn CHDC Đức (ADN) thường trú tại Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, ông cùng một số nhà báo của các nước XHCN (và một nhà báo người Pháp) đã vinh dự được mời vào thăm vùng giải phóng Quảng Trị và đến Cam Lộ để tham dự lễ kỷ niệm. 1

Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

ĐỌC BÁO QUẢNG TRỊ ĐIỆN TỬ CHUYÊN MỤC: PHÓNG SỰ, BÚT KÝ VỀ QUẢNG TRỊ

1. MỘT TRÁI TIM BÈ BẠN Nguồn: http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41164

Ngày cập nhật: 29/04/2011 11:01:34 SA

(QT) - Buổi chiều cuối tháng 4/2011, chiếc xe ô tô đang bon bon trên dặm dài thiên lý Bắc Nam thì đột ngột giảm tốc độ rồi dừng lại khi đến gần chân cầu Hiền Lương. Từ trên xe, một người đàn ông nước ngoài với mái tóc điểm bạc chậm rãi bước xuống, rồi cũng chậm rãi như thế, ông đặt chân lên cây cầu Hiền Lương lịch sử. Ánh mắt ông chợt chùng xuống, đăm chiêu. Những cảm xúc bồi hồi của 38 năm về trước chợt ùa về trong ông, rất rõ, như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua... 

Hiền Lương, 38 năm sau 

Người đàn ông ấy chính là nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Đức Hellmut Kapfenberger, nhà báo Đông Đức đầu tiên vinh dự bước qua cây cầu Hiền Lương lịch sử, đặt chân lên Quảng Trị, vùng đất mới giải phóng của miền Nam Việt Nam vào năm 1973. 

Ông kể, hồi ấy ông đang là phóng viên của Hãng Thông tấn CHDC Đức (ADN) thường trú tại Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, ông cùng một số nhà báo của các nước XHCN (và một nhà báo người Pháp) đã vinh dự được mời vào thăm vùng giải phóng Quảng Trị và đến Cam Lộ để tham dự lễ kỷ niệm.

Nhà văn, nhà báo Hellmut Kapfenberger bên chiếc xe tăng tại di tích Làng Vây.

 Cùng đi với ông trong dịp đó còn có vợ ông và một phóng viên ảnh của ADN. Từ miền Bắc, đoàn đi vào Vĩnh Linh bằng xe Jeep. Khi đến bờ Bắc sông Hiền Lương, mọi người dừng lại xuất trình hộ chiếu, đóng dấu để qua sông. Ở bờ Nam có một tấm biển lớn ghi dòng chữ “Chào mừng đến Cộng

1

Page 2: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

hoà miền Nam Việt Nam”... 

“Bạn biết không, tôi sang Việt Nam làm phóng viên chiến trường từ năm 1970 nhưng trước đó, ở Đức, tôi đã từng xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, tôi biết rất rõ ý nghĩa lịch sử của con sông này, cây cầu này và những trang sử bi hùng đã xảy ra ở đây. Bởi vậy, cái cảm giác được là nhà báo người Đông Đức đầu tiên bước chân qua cây cầu lịch sử này, không phải để phản ánh về tình hình chiến trường mà là để cảm nhận không khí sôi nổi, khẩn trương của người dân Quảng Trị đang ra sức xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh. Cảm xúc lúc ấy lạ lắm, không thể diễn tả được bằng lời, chỉ có thể nói đó là một sự trải nghiệm lớn, một sự trải nghiệm thú vị chỉ xảy ra một lần trong đời”, H.Kapfenberger bồi hồi tâm sự. 

Trong suốt một tuần lễ sống trong vùng giải phóng Quảng Trị, H.Kapfenbeger đã đi thăm nhiều nơi để tìm hiểu cuộc sống của người dân Quảng Trị sau chiến tranh, đã lang thang dọc con đường số 9 sang tận nước bạn Lào. Bằng tất cả khả năng, tâm huyết và tình cảm đặc biệt dành cho đất nước và con người Việt Nam, H.Kapfenberger đã viết rất nhiều bài báo về Quảng Trị, trong đó có hai bài đã đăng trên một tờ báo đối ngoại lớn của Đức. 

H.Kapfenberger bảo với tôi rằng, bây giờ mỗi ngày có hàng ngàn chuyến xe, hàng ngàn con người đi qua chiếc cầu này và với rất nhiều người trong số họ, việc đó cũng bình thường như đi qua bao nhiêu cây cầu khác. Nhưng ông thì khác, bởi với ông, đây là một cây cầu đặc biệt, một dòng sông đặc biệt và ông bước qua nó không phải chỉ bằng những bước chân đơn thuần mà bằng cả trái tim đầy xúc cảm của một người bạn. 

 Hellmut Kapfenberger bên các phần mộ liệt sĩ tại NTLS quốc gia

Trường Sơn.

Chiều hôm ấy, khi dừng chân đứng lại, H.Kapfenberger đã mang chiếc máy ảnh cũ kỹ, vật bất ly thân của ông suốt bao nhiêu năm qua, để chụp rất nhiều ảnh về cây cầu và dòng sông Hiền Lương. Đó không chỉ để lưu lại những khoảnh khắc “chỉ xảy ra một lần trong đời” mà còn là món quà có ý nghĩa nhất dành tặng cho vợ ông, người bạn đời chung thuỷ đã kề vai sát cánh cùng ông suốt bao nhiêu năm qua nhưng lần này đã không có cơ hội cùng ông trở về thăm lại Quảng Trị. 

Nhắc đến vợ, ánh mắt ông chợt sáng lên: “Khi tôi lên đường sang Việt Nam, biết tôi sẽ đến Quảng Trị, bà ấy cứ dặn đi dặn lại rằng nhất định phải chụp thật nhiều ảnh về cây cầu và con sông Hiền Lương để làm quà cho bà ấy. Cũng như tôi, bà ấy chưa bao giờ và sẽ không bao giờ quên chuyến đi lịch sử 38 năm về trước”. 

“Tôi nay đã 77 tuổi, cũng đã đi gần hết một đời người. Không biết thời gian tới sức khoẻ có cho

2

Page 3: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

phép tôi được trở lại thăm Quảng Trị lần nữa hay không nhưng tôi muốn các bạn nhớ rằng, ở nước Đức xa xôi luôn có những trái tim đang hướng về Quảng Trị, trái tim của những người bạn”, H.Kapfenberger bịn rịn nắm chặt tay tôi trước lúc chia tay. Và tôi muốn nói với ông rằng, chúng tôi, những người Quảng Trị sinh ra sau chiến tranh, cũng sẽ mãi không quên những người bạn đến từ bên kia đại dương đã làm tất cả những gì có thể để ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước hôm nay. 

Hồ Chí Minh - Một Khái Niệm... 

Năm 1970, Hellmut Kapfenberger lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam với tư cách phóng viên chiến trường của Hãng Thông tấn CHDC Đức (ADN). Hành trang ông mang theo là tất cả tình hữu nghị và tấm lòng ngưỡng mộ nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

H.Kapfenberger nói trong niềm tiếc nuối: “Tôi rất tiếc là đã không có cơ hội được gặp gỡ một con người có nhân cách vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà ngay cả khi còn ở Đức tôi đã rất ngưỡng vọng”. Chỉ vài ngày sau khi đặt chân đến Việt Nam, H.Kapfenberger đã lặn lội tìm về làng Kim Liên (Nghệ An) để được nghe kể những mẩu chuyện về thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

 

 Thăm di tích lịch sử Sân bay Tà Cơn.

Và trong suốt 38 năm qua, dù với tư cách phóng viên chiến trường hay khi đã nghỉ hưu ở quê nhà, H.Kapfenberger vẫn không ngừng tìm hiểu, sưu tầm tư liệu và viết rất nhiều bài báo về đất nước Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, năm 2008, khi Nhà xuất bản Verlag Neues Leben (Berlin) đặt vấn đề với ông viết một cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã sốt sắng nhận lời. Ròng rã suốt hai năm sau đó là những ngày dài miệt mài, những đêm trường sâu lắng bên trang giấy để rồi cuốn “Hồ Chí Minh - Một biên niên sử” khép lại chương cuối cùng và được Nhà xuất bản Verlag Neues Leben xuất bản năm 2009. 

H.Kapfenberger tâm sự: “Ngay từ khi Nhà xuất bản Verlag Neues Leben đặt vấn đề với tôi viết cuốn sách này, họ đã rất kỳ vọng với những tư liệu và tâm huyết của tôi dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi có thể giúp người dân nước Đức và thế giới hiểu hơn về Người, một nhân cách vĩ đại. Và tôi đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng

3

Cuốn sách “Hồ Chí Minh - Một biên niên sử” là một công trình biên soạn của Hellmut Kapfenberger,

được Nhà xuất bản Verlag Neues Leben (Berlin) xuất bản năm 2009 (bản dịch

của Đinh Hương và Thiên Hà, do Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành). Sách dày trên 300 trang, gồm 25

chương nhỏ và 1 biên niên sử tóm tắt về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với lối viết đậm chất trí tuệ, hiểu biết sâu sắc về lịch sử hiện đại của Việt Nam và thế giới, tình

cảm yêu mến và kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình cảm hữu

nghị dành cho đất nước và con người Việt Nam,

Hellmut Kapfenberger đã tái tạo lại tiểu sử của một

nhân vật phi thường nhưng rất đỗi giản dị. Đây là lần đầu tiên có một cuốn sách

nghiên cứu sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của một tác

giả người Đức. Trong chuyến về Quảng Trị lần

này, H.Kapfenberger không chỉ thăm lại mảnh

đất mà ông đã có rất nhiều kỷ niệm mà còn để sưu tập

một số tư liệu cho cuốn sách về đường mòn Hồ Chí

Minh của ông sắp được xuất bản.

Page 4: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

tất cả tấm lòng ngưỡng vọng mà tôi hằng ấp ủ suốt bao nhiêu năm qua và tình cảm hữu nghị dành cho đất nước và con người Việt Nam. Tôi muốn mọi người dân Đức và tất cả nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhân cách vĩ đại không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của thế giới. Với tôi, Hồ Chí Minh đã trở thành Một Khái Niệm để chỉ một hệ tư tưởng, một thời đại, một nền văn hoá và một nền đạo đức”. 

Nghĩ như vậy nên trong suốt hơn 300 trang sách, H.Kapfenberger đã khéo léo dựng lên một cuốn phim tư liệu súc tích, khắc hoạ nên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ ở góc độ một chiến sĩ Cộng sản, nhà yêu nước vĩ đại đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho dân tộc mình và cho toàn bộ nhân dân lao động cần lao, bị áp bức bóc lột trên thế giới mà còn ở góc độ một con người mẫu mực, “tận thiện tận mỹ” về phẩm chất đạo đức cách mạng. “Trải qua cuộc sống trên thế giới và rộng mở lòng mình thụ hưởng một nền giáo dục tuyệt vời, có một tư tưởng nhân văn, một tình người ấm áp, sự khiêm tốn tự nhiên và tính liêm khiết không giả tạo là những tính cách đã tạo nên một nhân cách Hồ Chí Minh xuất chúng” (Hồ Chí Minh - Một biên niên sử). 

H.Kapfenberger chợt trầm ngâm: “Một nhà báo Úc đã nói rằng, người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được nhiều điều để làm cho mình trở thành tốt đẹp hơn. Bạn hãy tin rằng với tôi, mỗi lần nghĩ về Hồ Chí Minh, viết về Hồ Chí Minh, tôi lại thấy lòng mình thánh thiện, vị tha và bao dung hơn. Tôi ngưỡng vọng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tôi yêu đất nước các bạn”. 

                                                                                 *** 

Trên chuyến xe rời Quảng Trị buổi sáng hôm đó, H.Kapfenberger đã không kéo cửa kính lên như mọi lần. Phải chăng tự trong sâu thẳm lòng mình, ông biết rằng sẽ không còn cơ hội để quay trở về mảnh đất này lần nữa. Và ông đang muốn níu giữ những hình ảnh tuyệt đẹp về mảnh đất mà ông đã có rất nhiều kỷ niệm, một lần cuối trong đời... 

                                          Bài, ảnh: NGUYỄN THẾ CHUNG

2. NHỮNG CHÀNG SINH VIÊN HÀO HOA RA TRẬN

Nguồn:http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41193

Ngày cập nhật: 30/04/2011 10:34:35 SA

(LĐ) - Ai đó đã từng qua thị xã Quảng Trị và tới thăm di tích Thành cổ Quảng Trị, sẽ thấy hình tượng cây bút Thiên mệnh vươn lên trời cao, với biểu tượng thiên - địa - nhân, âm - dương, ngũ hành hoà quyện. 

Với những người lính sinh viên (SV), cây bút thiên mệnh đó giống như ngọn bút lông - tượng trưng cho “kẻ sĩ Bắc Hà” - đang nhấn lên bầu trời xanh ngắt bản anh hùng ca đầy bi tráng của thành cổ Quảng Trị. 81 ngày đêm (từ 28.6 đến 16.9.1972) bám trụ giành giật với địch từng căn nhà, góc phố, từng tấc đất thiêng liêng của thành cổ, để rồi hơn 14.000 con người đã nằm lại nơi đây. Trong đó, có rất nhiều lính SV hào hoa, họ đã hy sinh khi chỉ mới mười tám, đôi mươi.

Gặp Lê Xuân Tường - một cựu lính SV (ĐH Xây dựng) thành cổ Quảng Trị, trong một ngày tháng 4, những ngày cận kề kỷ niệm 36 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng - tôi không khỏi xúc động. Lần đầu tiên, tôi - sinh ra và lớn lên trong thời bình, chỉ biết đến chiến tranh qua những thước phim và sách báo - đã lặng người đi, thực sự đau khi được nghe chính người đã trực tiếp tham gia, chứng kiến sự tàn khốc của cuộc chiến kể lại. 

Gác bút nghiên lên đường 

4

Page 5: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Cuối tháng 7.1972, theo tiếng gọi của tổ quốc, hơn 400 SV ĐH Xây dựng, Trung cấp Địa chất, máy kéo... đã lên đường ra trận, tăng cường cho các đơn vị bộ binh đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị; trong đó có chàng SV Hà Nội Lê Xuân Tường. 

Thả hoa tri ân tưởng nhớ đồng đội trên dòng sông Thạch Hãn.

“Với những người lính SV còn ngồi trên ghế nhà trường, những ngày tháng rèn luyện dưới cái nắng nóng cháy da thịt tại xã Tân Đức, huyện Phú Bình, Bắc Thái (cũ) là vô cùng gian khổ. Nào là tập bắn súng, ném lựu đạn, đào công sự, chiến thuật, nhưng cực nhọc nhất là những đêm hành quân “rèn”, oằn mình, rát lưng vì vác những balô nặng 35-40kg đất đi bộ vài chục cây số... Những ngày tháng ở đây đã biến những chàng trai hào hoa như chúng tôi trở thành những con người rắn rỏi và nghị lực. 

Và ngày lên đường cũng đến, những người lính SV khi ấy gọi đó là “ngày N”. Từng đoàn xe rời HN vào Nam, hành trang các chàng lính SV ngoài những tư trang, còn có những cuốn sách, cuốn nhật ký, giấy, bút... - là những vật không thể thiếu, để họ viết về mình, viết về đồng đội, viết về những giấc mơ ngày toàn thắng được trở về với những người thân yêu nhất, về cả những gian khổ, thiếu thốn và khốc liệt của chiến tranh...". 

Những khúc ca bi tráng 

"Đêm cuối cùng trên đất Bắc, thao thức không làm sao ngủ được. Bãi khách rất đông, tăng võng mắc kín đặc. Cả đêm, những chiếc võng không ngủ, những tiếng trở mình xen lẫn tiếng thở dài đầy tâm trạng... 

“Đây là sông Bến Hải, từ giờ trở đi, các anh đã đặt chân lên đất miền Nam” - giọng nói của cô gái giao liên khiến những chàng SV sững người trong giây lát. Rồi chẳng ai bảo ai, họ quay ngay lại dòng sông, người thì trầm mình, người thì vục mặt vào dòng nước lạnh... mỗi người một kiểu. Từ Bắc vào đây qua bao sông suối, nhưng chỉ có ở đây thôi, khi nhớ tới bài học thời ấu thơ về dòng sông giới tuyến như vết dao cứa vào lòng đất nước, họ đã xúc động như vậy. 

Chiều tà, được lệnh hành quân về phía bờ sông, giờ này địch oach kích

5

Page 6: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

dữ dội. Chúng tôi vừa nhảy xuống những đoạn hào dọc theo sông Thạch Hãn thì chớp loè ngay trên đầu, lồng ngực muốn vỡ ra, đất cát trùm kín lên người. Lần đầu tiên chúng tôi biết thế nào là B52 giội trúng đội hình. Pháo địch giăng màn hết đợt này đến đợt khác. Chờ cho bom pháo chuyển làn, mọi người tranh thủ làm phao để vượt sông. 

Tấm bản đồ chiến tranh là vật luôn được người lính già Lê Xuân Tường nâng niu và mang theo bên mình trong những ngày đi tìm đồng

đội.

Tranh thủ khi pháo địch chuyển làn, quân ta từ nơi ẩn nấp bên bờ ùa xuống nước. Lóng ngóng vì phao bó không chặt, tôi tụt nhanh xuống nước. Chẳng biết bọc phao kiểu gì mà khi chạm nước bị lộn phộc và tôi chìm nghỉm. Hình như có ai đó túm được quai khẩu AK và kéo tôi lên, cùng lúc, mặt sông dềnh lên kèm những chớp sáng chói loà của pháo. Tôi mở mắt ra thấy rất nhiều balô, mũ cối của đồng đội nhấp nhô trên mặt sông bị băm nát, họ đã không kịp sang đến bờ bên kia... Bơi ra một quãng thấy tôi bị chìm, hai đồng đội quay lại cứu, vừa lúc pháo địch lại dội vào bến vượt, sóng nước đẩy ba người lên bờ, trong khi anh em sang đến bờ bên kia thì đã bị trúng pháo. Đó là ngày đầu tiên vượt dòng sông Thạch Hãn để về trung đoàn của những chàng SV “ngu ngơ” mới ra trận. 

Sau 81 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, giành giật với địch từng tấc đất, đêm 15 rạng 16.9.1972, quân ta buộc phải rút về bên kia sông Thạch Hãn. Hơn 14.000 chiến sĩ đã nằm lại bên những bức tường đổ sạm đen khói bom đạn...”. 

Đau đáu tìm bạn 

...Để rồi, ngày chiến thắng, những chàng SV may mắn trở về - họ mang theo về vết thương cùng những kỷ niệm, ký ức vô cùng oanh liệt, nhưng cũng vô vàn đau thương. Hình ảnh những người đồng đội tình cờ gặp trên đường hành quân, họ cùng cất những bài ca SV, bài ca về Hà Nội, rồi những bữa cơm sũng nước mưa mà sao ngọt đến lạ kỳ; những con thuyền chở đầy thương binh bị trúng đạn trên dòng sông cuộn sóng... 

Để rồi, hằng năm, như những gì không thể thiếu trong cuộc sống, những người lính già - dù lành lặn hay mang thương tích - lại về chiến trường xưa để thắp nén nhang cho những đồng đội nằm lại nơi này. Dù tuổi đã nhiều, mái đầu đã trắng, đôi chân đã không còn nhanh nhẹn, có những người dù

6

Page 7: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

thân thể không lành lặn, không thể tự mình bước đi bằng hai chân, nhưng họ vẫn gắng cùng đồng đội lặn lội đi tìm những người đồng đội còn nằm đâu đó lạnh lẽo cô đơn. Còn một người chưa tìm thấy, lòng còn đau đáu những day dứt: “Tạo ơi, Bắc ơi! Các em đang ở đâu? Giá như..., giá như ngày đó khi phá vây, nếu không bị thương, anh đã có thể quay lại...; biết đâu em sẽ qua khỏi...!”. Với họ, đó là những ký ức, những ám ảnh, day dứt mãi mãi không phai. 

                          Bích Hường

3. CUỘC ĐẤU TRANH TRONG LAO XÁ QUẢNG TRỊ

Nguồn: http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=88&modid=391&ItemID=41242Ngày cập nhật: 01/05/2011 6:33:49 SA

(QT) - Tháng 6/1969, sau nhiều lần cùng đồng đội trong đội an ninh Quảng Hà rải truyền đơn và tấn công vào nhiều mục tiêu của Mỹ- ngụy trên trên địa bàn thị xã Quảng Trị thì tôi bị địch bắt, lúc mới 16 tuổi, là học sinh trường Nguyễn Hoàng. Sau hơn 1 tháng tra trấn rất dã man với nhiều cực hình như treo lên trần nhà dùng roi điện quất vào người, tra điện, đổ nước ớt, xà phòng… nhưng không khai thác được gì, địch giam tôi cùng 6 đồng chí khác tại Lao xá Quảng Trị vào đầu tháng 9/1969. 

Những ngày đầu chúng nhốt sáu anh em vào một phòng. Sau đó thấy bất an vì chúng tôi tham gia nhiều cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của nhà tù, bọn cai ngục tách 6 anh em ra ở 3 phòng, tôi và anh Lê Hữu Thăng (nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) ở phòng 2 (gọi là phòng cầm cố). 

Sau sự kiện quyên tiền để ủng hộ cho một số đồng chí bộ đội bị địch bắt trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào đưa vào giam tại Nhà lao Quảng Trị do chi bộ lãnh đạo bị lộ, bọn cai ngục tăng cường đàn áp, khủng bố hết sức dã man. Chúng bố trí những tên tù tư pháp làm trật tự để theo dõi, trấn áp, dọa nạt, đánh đập tù chính trị, thâm hiểm hơn, tên trật tự nhà ăn không cho mang cơm, cháo về nhà cho người ốm và các cháu nhỏ. 

Một tuần trôi qua, anh chị em tìm mọi cách để bí mật mang cơm cháo về phòng nhưng số lượng không đủ cho người ốm và các cháu ăn, sức khoẻ người lớn cũng như các cháu ngày càng suy kiệt, do thiếu ăn và thiếu thuốc men chữa bệnh. Trước tình hình đó, chi bộ nhà lao đưa ra hai phương án đấu tranh với bọn cai ngục. 

Phương án 1: Đấu tranh công khai, trực diện với ban giám thị đòi hỏi quyền lợi người tù khi bị ốm đau, các cháu nhỏ đi theo cha mẹ vào nhà tù; không được bắt những người tù đang bị ốm đi phục dịch; không được giao tù tư pháp làm trật tự cai quản tù chính trị. 

Phương án 2: Dùng bạo lực trừng trị tên Mãn ác ôn làm trật tự nhà ăn (như trước đây đã trừng trị tên Nghẹng trật tự nhà ăn do anh Lê Hữu Thăng và anh em chúng tôi đã thực hiện thắng lợi). Bằng cách bố trí 2 đoàn viên thanh niên dũng cảm, mưu trí và khoẻ mạnh trực tiếp đánh gục nó và hô hoán với giám thị tù chính trị đang ăn thì bị nó đánh, nó chửi nên chúng tôi đánh trả. Tôi và anh Đào Phồn được chọn trực tiếp đánh tên Mãn, một số đảng viên và đoàn viên hỗ trợ khi cần thiết. 

Cũng như thường lệ, 11h30 ngày 8/3/1971, sau khi các phòng lần lượt đi ăn về, phòng số 2 vẫn sắp hàng hai đi xuống nhà ăn. Trước khi đi tôi và anh Phồn được ăn một ít cơm khô dự trữ để có sức làm nhiệm vụ. 

Thường ngày, chúng tôi chọn những bàn ăn ở phía xa để tránh mặt chúng nó nhưng hôm nay chọn bàn ăn cạnh cửa đưa cơm, nơi tên Mãn đứng canh gác ở đó để dễ hành động. Lúc này vào cuối mùa đông nên thời tiết còn se lạnh; tên Mãn mặc chiếc áo Piraket đứng quan sát từng soong cơm do các

7

Page 8: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

anh cấp dưỡng chuyển từ trong bếp ra. 

Tôi nháy mắt ra hiệu cho anh Phồn hành động ngay bằng cách giả vờ trượt chân ngã vào tên Mãn, đổ bát cơm xuống nền nhà và dựng chuyện tên Mãn gây sự hất đổ cơm của tù nhân. Tên Mãn định giơ tay đấm vào người anh Phồn thì tôi đã nhanh hơn nện cho nó 2 cú đấm vào mặt khiến nó ngã xuống. Anh Phồn đè lên người tên Mãn tiếp tục nện thêm vài nắm đấm như trời giáng. Bị đánh quá bất ngờ, tên Mãn không kịp chống đỡ nhưng nhờ có chiếc áo Piraket tuột ra nên vùng dậy bỏ chạy. Tuy nhiên anh Thăng, anh Thịnh, anh Kịch, anh Dũng (tức Dơn) và một số anh em khác đã kịp thời chặn lại và tiếp tục cho nó thêm vài cú đá, cú đấm trước khi thoát chạy. 

Tên Mãn vừa chạy, vừa kêu la tù chính trị giết nó. Trong khoảnh khắc anh em phòng 2 vào phòng cầm bát đũa tiếp tục ăn cơm bình thường. Tôi và anh Phồn tiếp tục đuổi đánh tên Mãn đến gần cổng sắt thì gặp giám thị và tiểu đội lính bảo an, chúng bắn súng loạn xạ, xông vào đánh chúng tôi và còng hai chúng tôi chung một còng số 8 rồi dẫn ra phòng giám thị trưởng. 

Mặc cho tên Mãn lu loa kêu gào với giám thị trưởng Quế đủ chuyện như: nó bị tù chính trị đánh, định giết nhưng nó chạy thoát... chúng tôi vẫn trả lời với giám thị trưởng không phải như nó nói, mà chúng tôi đang ăn cơm thì nó gây sự hất đổ bát cơm và đánh chúng tôi nên chúng tôi đánh lại. Khi đó tôi chọn phương pháp mềm dẻo và hạ giọng: “Báo với ông giám thị trưởng, nó cũng tù chúng tôi cũng tù, nó quyền gì mà chửi bới, đánh đập chúng tôi, hơn nữa “trời đánh còn tránh bữa ăn”, chúng tôi đang ăn nó hất đổ bát cơm và còn đánh nữa...”. Tôi đang nói chưa dứt lời thì giám thị trưởng chửi tên Mãn: “Đ. mẹ mày có quyền chi mà đánh người ta, đồ ngu. Nếu có gây rối thì báo cáo giám thị giải quyết. Đ. mẹ, cút ngay”. Tên Mãn tái mặt chuồn thẳng không dám nói thêm điều gì. 

Tên Thoả, giám thị viên và hai tên lính gác dẫn hai anh em tôi vào phòng tên Bộc trưởng an ninh nhà lao. Chúng đánh hai chúng tôi một trận tơi bời và giam xuống xà lim bỏ đói cả ngày hôm đó. Một tuần sau chúng mới đưa chúng tôi trở lại phòng 2. 

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ và sự mưu trí dũng cảm của anh em tù chính trị đã buộc giám thị nhà lao chấp nhận yêu sách của chúng tôi đề ra: 

Một là, giám thị trưởng thay tên Mãn bằng một tên trật tự khác, không được ức hiếp, dọa nạt tù chính trị. 

Hai là, những người ốm nặng không bắt đi phục dịch và được mang cơm, cháo về phòng, có thuốc chữa trị. 

Ba là, các cháu nhỏ có được phần cơm do nhà bếp chia về phòng cùng ăn với mẹ. 

Với thắng lợi này chúng tôi có “món quà” tặng cho chị em phụ nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. 

Đêm đầu tiên nằm trong xà lim lạnh cóng, bụng đói cồn cào, hai tay bị còng nhưng chúng tôi nằm ngủ ngon lành. Tôi được đọc bài thơ của một bạn tù trước đó dùng máu diệt rệp viết lên tường xà lim, bài thơ đã tiếp thêm nghị lực giúp 2 chúng tôi vượt qua một tuần đói lả. Bài thơ có nhan đề rất hóm hỉnh và trào phúng: 

“Tu huyền (tù) 

Cơm ngày hai vắt lĩnh thường xuyên 

8

Page 9: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

“Tiểu kính” dâng lên hết sạch liền 

Không muối, không tương, chùa không Phật 

Tưởng rằng tu thật, hoá tu huyền”. 

                          MINH TUẤN (Ghi theo lời kể của ông Lê Văn Dăng - Cựu tù chính trị Lao xá Quảng Trị, nay là Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Trị)

4. DUNG NỮ DU KÍCH TỪNG MƯU SÁT TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU Nguồn:

NGÀY CẬP NHẬT: 01/05/2011 7:21:59 SA

(Dân trí) - Tháng 9/1970, vị Tổng thống bù nhìn chính quyền Sài Gòn - Nguyễn Văn Thiệu đã có một lần thoát chết trước nòng súng của nữ du kích Trịnh Thị Thanh Mão. Hiện chị Mão đang ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Chuyện xảy ra tại một làng quê heo hút bên con dòng sông Thạch Hãn của 41 năm về trước. Nhưng đến nay ký ức của những năm kháng chiến oanh liệt vẫn in đậm trong tâm chí người nữ du kích năm nào. Đến bây giờ mỗi khi nhớ lại, quá khứ lại hiện về đầy ly kỳ và xúc động. 

Ký ức hào hùng 

Chiến tranh đã đi qua nhưng những ký ức của cuộc chiến tranh tàn khốc vẫn còn mãi. Chúng tôi thăm nhà chị vào những ngày cuối tháng tư trên mãnh đất lửa Quảng Trị. Lúc chúng tôi đến nhà, chị đang vào bếp chuẩn bị bữa cơm trưa đạm bạc để đón tiếp những đồng đội năm xưa đã cùng vào sinh ra tử đang vào thăm lại chiến trường nhân dịp 30/4. 

9

Page 10: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Chị rớt nước mắt nói về những đồng đội đã hi sinh và câu chuyện đã qua của mình.

Trong ngôi nhà khá rộng rãi và ngăn nắp, chị thắp lên nén nhang tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh. Và câu chuyện của 40 năm về trước lại ùa về. 

Sinh ra trong tại một làng quê nghèo của Quảng trị nơi có bề dày về truyền thống cách mạng, gia đình chị Mão có 4 anh chị em, 1 trai, 3 gái. Bố tham gia cách mạng bị địch bắt tra tấn dã man và hy sinh. Nỗi đau mất cha, nhân dân bị áp bức, đất nước bị chà đạp đã thôi thúc người con trai tuổi còn trăng non xung phong theo bộ đội giết giặc. 

Nợ nước, thù nhà phải trả. Năm 1964, khi đó chỉ mới 14 tuổi, chị đã quyết định tiếp bước bố và anh trai đi theo con đường cách mạng. Chị tham gia Đội thiếu niên An ninh mật làng Hà Xá và được giữ chức vụ Đội trưởng. Đội hoạt động trên địa bàn hết sức nguy hiểm, phức tạp; ban ngày là địch chiếm đóng càn quét, ban đêm là lực lượng cách mạng của ta bí mật về hoạt động. 

Những ngày đầu tham gia cách mạng, dù tuổi đời còn trẻ song bằng mưu trí, sự khôn khéo, chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lúc chị cải trang thành đứa trẻ chăn trâu, đứa cắt cỏ thuê để bí mật chuyển vũ khí, thuốc men vào căn cứ cách mạng; khi chị hóa thân vào làm người bán hàng rong trà trộn vào lòng địch cài bom hẹn giờ nổ đánh xe, tiêu diệt địch… 

“Lợi dụng tình hình địch không để ý đến trẻ con nên mình dùng những hội viên nhỏ chơi các trò chơi dân gian để tiếp cận địch, nghe ngóng động tĩnh của địch sau đó báo về cho cán bộ của ta. Nhờ vậy mà mình

10

Page 11: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

biết được ý đồ của địch từ đó có những phương pháp tác chiến hiệu quả” - chị Mão chia sẻ. 

Chị Mão (phải, cầm súng) những năm chiến tranh.

Không lâu sau, Đội thiếu niên An ninh Hà Xá từng bước lập những chiến công vang dội. Tiêu biểu như lần đội đánh cháy 4 xe của địch trong đó có 3 xe chở vũ khí, quân trang; 1 xe của viên quận trưởng Hương Trà. Đặc biệt tự tay chị đánh cháy 2 trong 4 xe của địch. Từ đó Đội thiếu niên An ninh Hà Xá đã tạo được cơ sở cách mạng vững chắc và lòng tin cho nhân dân cùng chiến đấu. Đến năm 18 tuổi chị vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. 

Nằm trong lòng địch 

Năm 1969, Bác Hồ kính yêu qua đời, một buổi lễ truy điệu Bác được tổ chức tại thôn Hà Xá. Để qua mắt địch, ta đã ngụy trang dưới hình thức một buổi lễ cầu an cho nhân dân. Buổi lễ diễn ra thật trang nghiêm trong sự có mặt nhân dân làng Hà Xá, trong đó có cả quân nhân Sài Gòn cũng có mặt rất đông. 

Đúng giây phút thiêng liêng ấy ông Trịnh Cách - Hội chủ của làng - khấn vái xong, giới thiệu ông Hà Tồ lên tuyên bố lý do buổi lễ. Tất cả mọi người đều đứng dậy rất chỉnh tề chuẩn bị làm lễ, bất ngờ ông Hà Tồ tuyên bố: “Lễ truy điệu Bác Hồ, một phút mặc niệm bắt đầu”. Bị lừa một cú đau, ngụy quyền lồng lộn như con hổ giữ. Sau lần đó, qua những tên tay sai, chúng đã bắt và giết nhiều chiến sĩ của ta. Chị Mão cũng nằm trong số đó. Chị đã bị bắt ở tù 1 năm. Địch đã dùng mọi biện pháp tra tấn dã man nhưng chị kiên quyết không khai. 

“Lúc bị bắt tôi 19 tuổi nhưng phải khai xuống 16 tuổi để chúng tha nhưng chúng vẫn dùng mọi biện pháp tra hỏi nhưng một mực tôi không khai, cuối cùng bọn chúng phải trả tự do” - chị nói. 

11

Page 12: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Chị Mão hoạt động trong lòng địch để giúp bộ đội.

Ra tù chị không liên lạc được với cán bộ của ta nên cũng rất lo lắng. Nhưng đáng sợ hơn, vừa ra tù, chị đã bị quân địch giao nhiệm vụ làm trung đội Phó lực lượng Nhân dân ở địa phương. Thời điểm này địch mở rộng cuộc càn quét, thực hiện chiến dịch 3 sạch: “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Nhiều cơ sở cách mạng của ta bị phá vỡ, các chiến sĩ cách mạng bị bắt và giết. Không còn lựa chon nào khác cuối cùng chị đành nhận nhiệm vụ địch giao với ý nghĩ nung nấu sẽ lợi dụng để phục vụ cách mạng. 

“Khi đó không còn con đường nào khác để thoái thác. Tôi nhận được súng nên sẵn súng đạn trong tay tôi bí mật rải truyền đơn, cài mìn nổ để cho dân tin là cách mạng vẫn ở đâu đó. Mỗi lần mình làm vậy, địch hoang mang tưởng là quân ta đang ở đây nên bọn chúng chỉ dám hoạt động ban ngày, ban đêm không tên nào dám lai vãng” - chị kể. 

Gần 3 tháng sau khi ra tù chị mới liên lạc được với cán bộ của ta. Chị được bầu làm Thị ủy viên xã Quảng Hà. Chị vừa nằm trong lòng địch vừa hoạt động bên phe ta. Sau này chị được lực lượng an ninh Quảng Hà giao cho nhiều trọng trách quan trọng như đưa đón những chiến sĩ biệt động thành của ta dưới dạng thầy tu, sinh viên, thương gia… để vào nội thành hoạt động tìm cơ hội tiêu diệt địch. 

Đến câu chuyện ám sát Nguyễn Văn Thiệu 

Những năm hoạt động cách mạng, có một kỉ niệm mà chị không bao giờ quên là lần ám sát hụt Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. 

Năm 1970, tại trường tiểu học thôn Bồ Bản, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, quân đội và chính quyền ngụy Sài Gòn tổ chức khánh thành hệ thống “ấp chiến lược” và bình định nông thôn. Theo

12

Page 13: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

thông tin của ta tham dự buổi lễ sẽ có nhiều quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn. Lúc đó chị cùng hai đồng chí là anh Thành và chị Hạnh có nhiệm vụ ám sát tên quận trưởng Ấm và chị là người nổ súng; hai đồng chí ở vòng sau yểm trợ nếu có gì bất trắc. 

Khẩu súng lục K54 chị Mão dùng mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hiện đang được trưng bày tại Phòng

VHTT huyện Triệu Phong.

Nhưng trước buổi lễ, một nguồn tin mật báo về trong buổi lễ ngày hôm đó sẽ có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về dự lễ. Từ trước ngày hôm đó quân địch ồ ạt về làng Bồ Bản bảo vệ Thiệu. 

“Lúc đó tôi với tư cách là Trung đội phó lực lượng Nhân dân tự vệ cũng được điều động về hành binh danh dự. Quân địch sẽ không chú ý nên tôi nghĩ cơ hội thành công rất lớn” - chị cho biết. Cơ hội đã đến. Trước ngày ám sát Tổng thống Thiệu, chị chuẩn bị chu đáo, mọi vị trí đã được bố trí sẵn sàng hành động. 

Cuối cùng giây phút chờ đợi đã đến. Tổng thống Thiệu xuất hiện trong bộ comple màu xám tro bước lên lễ đài dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát, binh lính vòng trong vòng ngoài. Hôm ấy bỗng trời nổi cơn giông gió thổi mù mịt. Thấy cơ hội ngàn năm có một đã tới, chị nhanh nhẹn quàng chiếc áo mưa, chen vào đám đông rút súng nhằm thẳng vào Tổng thống Thiệu bóp cò. Cạch, cạch 2 phát nhưng súng không nổ. Lúc này mặt chị tái đi, khẩu K54 trên tay chị rung rung như chùn xuống. Quá may mắn, lúc này quân lính đang bao vây lấy Thiệu che mưa nên không phát hiện ra chị. Ngay lập tức, chị cùng hai đồng đội quyết định rút lui. 

Lý giải vì sao súng không nổ, chị Mão cho biết: “Trước ngày ám sát tôi đã bắn thử kiểm tra súng vẫn bình thường nhưng không hiểu sao khi mưu sát tôi bóp có lại không nổ. Rất có thể súng cài đặt sẵn và khâu bảo quản không cẩn thận dính cát bên trong nên không nổ được”. Kể đến đây chị tặc lưỡi lắc đầu: “Tiếc thật nếu sau cái bóp cò đó súng nổ thì Thiệu đã tiêu rồi”. 

Sau lần ám sát không thành, quân địch tỏ ra nghi ngờ chị và chị thường bị chúng dò xét. Trước tình hình đó, chị xin cấp trên chuyển về căn cứ ở vùng núi hoạt động. Đến năm 1971 chị được chuyển lên chiến khu và được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy Triệu Ái. 

Vết thương lòng và mong ước đi tìm đồng đội 

Chiến tranh qua đi câu chuyện của hơn 40 trước vẫn mới như ngày hôm qua nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Trong một trận chiến ác liệt chị trúng đạn

13

Page 14: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

địch và bị thương rất nặng. Vết thương không lấy đi tính mạng nhưng nó đã cướp đi thiên chức làm mẹ của chị. 

Chị Mão lập am thờ tại nhà để tưởng nhớ 5 người đồng đội.

Tháng 4/1972, trong một cuộc tấn công để giải phóng thành cổ Quảng Trị, chị Mão bị trúng đạn của quân thù và bị thương rất nặng, không chiến đấu được, chị phải chuyển ra hậu phương miền Bắc để chữa trị và an dưỡng. 

Đến năm 1973, nhân dịp đại hội Thanh niên thế giới tổ chức tại Cộng hòa dân chủ Đức, chị vinh dự được Trung ương cử đi dự để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ và bọn tay sai đối với nhân dân Việt Nam. Tại hội nghị chị đã vạch trần được âm mưu, tội ác của bọn cướp nước và tay sai đê hèn làm rung động hàng triệu con tim bạn bè khắp năm châu. 

Sau ngày đất nước thống nhất, chị được bố trí về công tác tại Huyện Đoàn Triệu Phong. Năm 1980 chị chuyển về công về Phòng Văn hóa thông tin huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Công việc hàng ngày của chị là bảo quản và hướng dẫn cho du khách tới thăm nhà Lưu niệm của cố tổng Bí Thư Lê Duẩn tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Hàng ngày chị đạp xe đạp hàng chục cây số đến nơi làm việc. Khó khăn thì còn nhiều lắm bởi sau chiến tranh chị bị thương nặng nên sức khỏe giảm sút nhiều nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ vun đắp cho đời bằng bằng công việc thường ngày giản dị. “Mình may mắn hơn đồng đội là còn sống vì vậy còn chút sức nào tôi còn phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng” chị nói. 

Có lẽ, công việc ở đây lại cho chị tìm thấy niềm vui, bởi tình đồng đội gắn bó bao năm. Chị cảm thấy đồng đội đang ở đâu đó rất gần mình, được giới thiệu về cuộc cách mạng của nhân dân ta, nói mảnh đất Quảng Trị anh hùng, kiên cường. Giới thiệu cho nhân dân cả nước và thế giới biết nơi đây có những con người quật cường như thế. 

Nhớ về đồng đội đặc biệt là 5 người bạn cùng vào sinh ra tử cùng chị đã hy sinh, chị đã lập một cái am trước nhà mình để thờ cúng. Hàng ngày, chị đều thắp một nén nhang để tưởng nhớ đồng đội những người đã hy sinh cho Tổ quốc những người đã ngã xuống cho chúng ta được sống. 

Năm 2005 chị nghỉ hưu theo chế độ, trở về quê nhà sống một mình cho đến ngày nay. Dù đã về hưu nhưng chưa bao giờ chị cho phép mình nghỉ ngơi. Hơn ai hết chị là người thấu hiểu nỗi đau vô hạn là sự hy sinh của đồng đội, đến nay chưa tìm thấy hài cốt. Vì vậy chị vẫn đau đáu một hy vọng tìm được mộ đồng đội của mình để đưa về quê hương an nghỉ. Mỗi khi có người thân điện vào nhờ chị hỏi thông tin của người thân mất tích chị luôn sẵn sàng giúp đỡ mà không nghĩ sẽ được sẽ được cảm

14

Page 15: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

tạ. 

Vì những cống hiến lớn lao cho quê hương và Tổ quốc, chị Mão đã lần lượt nhận được 2 danh hiệu Dũng sĩ diệt xe cơ giới, 3 huân chương chiến công hạng III, là chiến sĩ thi đua đoàn khu Trị - Thiên năm 1971-1972, huy chương vì sự nghiệp văn hóa. Năm 2010 chị lại vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. 

Đến nay, mong muốn cuối cùng của chị là tiếp tục cuộc hành trình đi tìm đồng đội còn mất tích để các anh các chị được về nơi an nghĩ vĩnh hằng. 

                                     Doãn Công - Đại Dương

5. GẶP ANH HÙNG TRUYỀN THÔNG TIN QUA... RĂNG Nguồn: Http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41241

Ngày cập nhật: 01/05/2011 6:34:03 SA

(NNVN) - Trong khÔNG khí Tưng bừng kỷ nIệm 36 Năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi tìm về xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) tìm gặp anh hùng Trần Duy Hoan, người đã dùng răng cắn dây cáp đảm bảo huyết mạch thông tin giữa thời khắc ngàn cân treo sợi tóc...

Thời thông tin liên lạc 12 kênh

Trong căn nhà nhỏ núp bóng dưới vườn cây ăn QUả sum suê, ông HoAn vẫn giữ được nét nhạy bén của người lính thông tin khi xưa. Ông Hoan bảo, lính thông tin thời kháng chiến chống Mỹ không khác phóng viên chiến tRường là mấy. Nơi nào giao tranh khốc liệt nhất, bom đạn cày xéo với mật độ dày nhất, có mặt người lính thông tin ở đó khắc phục đường dây, đảm bảo huyết mạch liên lạc giữa Bộ Quốc phòng với các tư lệnh quân, binh chủng tại mặt trận.

 

Chốt thông tin liên lạc đơn vị ông Hoan nằm bên bờ sông Thạch Hãn, đầu bên kia là thị xã Quảng Trị. Dù đi bất cứ từ hướng nào, đường mòn Hồ Chí Minh hay Quốc lộ 1A đều phải tập kết tại nút thắt cổ chai này. Ông Hoan tâm sự: Thông tin liên lạc ngày đó khác xa bây giờ một trời một vực. Máy liên lạc chỉ có 12 kênh, mỗi lần đàm thoại chỉ có 24 người nói chuyện, ngoài Hà Nội 12 người và trong Quảng Trị 12 người nữa. Chứ bây giờ các nhà đài thông tin của ta dùng dây và máy lên tới cả trĂm kêNh.

15

Page 16: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Dây cáp chỉ bé bằnG ngón chân cái như vậy nhưng địch liên tiếp thả bom từ trường để cắt đứt liên lạc chỉ huy của ta. Đây là loại bom cứ gặp sắt là nổ. Nhưng cho dù địch có vũ khí tối tân đến đâu, Trần Duy Hoan cùng đồng đội ở Trung đoàn Thông tin 134 suốt 81 ngày đêm kiên cường bám giếng bom, hố pháo chưa khi nào để thông tin liên lạc bị đứt quá nửa giờ đồng hồ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Năm phút anh hùng

Sinh năm 1949, tại mảnh đất chiêm trũng Hà Nam, tuổi thơ của Trần Duy Hoan là ký ức đau buồn trước thảm cảnh cả bố và mẹ đều bị giặc Pháp giết hại dã man. Tháng 2/1968, khi mới tròn 19 tuổi, Hoan xung phong lên đường nhập ngũ và được phân vị trí công tác tại Trung đoàn Thông tin 134. “Lúc đó tôi chỉ nặng có 37kg, phải gian lận bỏ gạch vào ba lô mới qua được vòng xét tuyển. Ngày bồng súng ra đi tôi chỉ có một mục đích duy nhất là trả thù cho gia đình. Nhưng trong thời gian chiến đấu ở chảo lửa Quảng Trị, chứng kiến quân ta và cả phía địch ngã xuống không biết bao nhiêu, tôi đã thay đổi tư tưởng. Tâm nguyện của tôi chỉ mong làm sao cho nước nhà nhanh chóng thoát khỏi cảnh lầm than, những người Việt dù ở bất cứ chiến tuyến nào không còn phải đổ máu vì cuộc chiến nữa”, ông Hoan ngậm ngùi.

 

Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất đời lính thông tin của ông Hoan, trong một lần nhanh trí, dũng cảm dùng răng nối dây thông tin giúp truyền được một mệnh lệnh quan trọng. Đó chính là hôm cuối cùng của chiến dịch 81 ngày đêm Quảng Trị. Đợt oanh tạc cuối cùng của địch, bầu trời dày đặc bom đạn như vãi trấu, dây cáp viễn thông bên bờ sông Thạch Hãn bị đứt thành chục đoạn, nối được đoạn này lại đứt đoạn khác. Bị dây cáp đâm vào đầu ngón tay rỉ máu đau buốt, chân bị trúng bom bi đến tê dại, Trần Duy Hoan cố gắng nối dây thông tin mà không được do dây quá ngắn.

Đúng lúc đó, có thông tin hỏa tốc từ Hà Nội điện vào số máy lẻ thông báo cần thông tin gấp. Lãnh đạo ngoài Hà Nội muốn truyền mệnh lệnh quan trọng cho các đồng chí chỉ huy ở các quân, binh chủng tại mặt trận

16

Trong cuốn Lịch sử Trung Đoàn Thông tin 134 (NXB Quân đội nhân dân) trang 139 có ghi: “Tại Đại hội đại biểu quốc dân

miền Nam Việt Nam; theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam,

quyết định tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Trần Duy

Hoan – 23 tuổi, Tiểu đội trưởng thông tin. Đồng chí Hoan luôn có mặt ở những nơi

gay go quyết liệt nhất, dũng cảm vượt qua bom đạn, kiên trì bám máy bám dây, giữ

vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống. Năm 1972, đồng chí phụ trách một tổ thông tin đã 157 lần nối chữa dây trong khi địch bắn phá ác liệt. Có lần bị ba vết

thương trong khi nối dây, đồng chí vẫn kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ...”

Page 17: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

qua kênh đường dây hữu tuyến. Đứng trước tình huống khẩn cấp, ông Hoan lấy hết sức bình sinh kéo hai đầu dây cáp sát lại với nhau rồi dùng răng cắn chặt lại giữ như vậy cho đến khi mệnh lệnh được truyền xong. “Khoảng 5 phút sau, cơ thể tôi tê tái vì điện giật, người co dúm lại nằm vật ra đất nửa tiếng sau mới hồi lại, hóa ra hành động táo bạo của tôi lại phát huy hiệu quả”- ông Hoan vui vẻ nhớ lại.

Sau lần đảm bảo thông tin giữa thời khắc nước sôi lửa bỏng đó, ông Hoan được cấp trên tuyên dương khen thưởng Huân chương Chiến công vì sự gan dạ, thông minh. Bởi lúc đó dùng vô tuyến điện sẽ phải số hóa thông tin, sau đó đem đi dịch rồi đồng chí giao liên mới có thể đem đến cho các tư lệnh đọc. Như vậy, mất rất nhiều thời gian, tình huống lại đòi hỏi phải có sự chỉ huy trực tiếp. Mặt khác, phát bằng vô tuyến điện địch có thể bắt được thông tin của ta nên sẽ chủ động phòng vệ.

Với thành tích đảm bảo thông tin trong vòng 5 phút đó, ông Hoan đã góp phần rất lớn truyền được một mệnh lệnh quan trọng. Để ghi nhớ công lao của ông Hoan, hiện cuộn dây thông tin ngày đó đang được lưu giữ tại Bảo tảng tỉnh Hà Nam.

                                                 Nguyên Huân  

6. NÉN ĐAU THƯƠNG ĐỂ XÓA THƯƠNG ĐAU

Nguồn: http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41262

Ngày cập nhật: 02/05/2011 6:49:22 SA

(SGGP) - Ngoài những chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ, nhắc tới ông Trần Đức Dục (bí danh Trần Vinh được vinh dự kết nạp Đảng ngay tại chuồng bò nhà lao Côn Đảo năm xưa), người dân Quảng Trị anh hùng còn thể hiện sự kính trọng vì ông đang là cầu nối chữa lành những trái tim khuyết tật. 

Từ sinh kế cho người nghèo... Trong căn nhà nhỏ nép bên cảng Cửa Việt thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị một buổi sáng mùa hạ, ông Trần Đức Dục nhớ về hình ảnh thôi thúc ông đến với việc làm nghĩa hiệp. 

Năm 2002, tận mắt chứng kiến cảnh người mẹ nghèo khuyết tật ở quê ông sau khi tiễn đứa con gái lên xe đò vô Huế học đại học lặng lẽ lấy bộ quần áo cũ của con ra khâu vá, mặc lại. Thăm hỏi mới hay, người đàn bà tận dụng đồ cũ là để tiết kiệm cho con ăn học. 

Từ đó, khát vọng kêu gọi mọi người cùng ông giúp đỡ kinh phí để học sinh nghèo vượt khó đến trường nhen nhóm hình thành. Năm 2006, ông tham gia Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Trị. Ông trăn trở, hội giúp đỡ người khuyết tật nghèo khó trước hết phải có quỹ. Nhưng mảnh đất gió Lào cát trắng quê ông dù đã bước ra khỏi cuộc chiến tranh hơn ba mươi năm vẫn còn vô vàn khó khăn. Trong đó, 6.200/37.292 người khuyết tật của địa phương là trẻ em. 

17

Page 18: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

  Cựu tù Côn Đảo Trần Đức Dục bên người đồng chí,

người vợ hiền.

Nguyên nhân chủ yếu gây khuyết tật cho con người là hậu quả chiến tranh, tai nạn thương tích do bom mìn sót lại trong lòng đất. Làm sao huy động được kinh phí giúp người nghèo khi người dân quê mình chưa tự lo đủ cho bản thân? Nghĩ là làm, ông xin lãnh đạo Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi cho ông tự bỏ tiền túi đi thành phố Hồ Chí Minh - nơi có những người bạn, người đồng chí cùng đấu tranh với ông tại nhà lao Côn Đảo năm xưa, nay thành đạt để vận động, kêu gọi họ ủng hộ gây quỹ giúp người nghèo. 

Kết quả chuyến đi ấy, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm tại TPHCM và các tỉnh phía Nam đã hỗ trợ sinh kế giúp hàng ngàn người dân nghèo Quảng Trị từng bước vươn lên thoát nghèo qua các chương trình tặng bò sinh sản, heo giống, mô hình trồng nấm giải quyết công ăn việc làm cho người khuyết tật... 

... Đến những trái tim khuyết tật 

Ông Dương Quát, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Trị chia sẻ, không dừng lại ở việc vận động, kêu gọi các tổ chức cá nhân hảo tâm khắp mọi miền Tổ quốc hỗ trợ sinh kế giúp người nghèo, cựu tù Côn Đảo Trần Đức Dục còn trở thành cầu nối chữa lành hàng trăm trái tim khuyết tật. 

Chính ông Dục mạnh dạn đề xuất với Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi mở rộng Chương trình phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em và một số trường hợp ngặt nghèo là người lớn. Và cũng chính anh là người bỏ công sức tiền bạc đi gõ cửa các tổ chức cá nhân hảo tâm giúp đỡ kinh phí triển khai chương trình này. 

Ám ảnh về hai đứa con bất hạnh “đứa chết - đứa ngẩn ngơ lúc bò, lúc lết” do chất độc da cam phát tác từ người đồng chí, người vợ hiền nên dù đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm”, cựu tù Côn Đảo Trần Đức Dục sẵn sàng đảm nhận công việc không lương tại Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Trị để giúp đời, giúp người. 

Ông nói: “Tim là một căn bệnh phức tạp, có nhiều nguy cơ cướp đi mạng sống con người không chỉ ở trẻ em mà cả ở người lớn nếu không được chữa trị kịp thời. Nhưng tạo hóa cũng thật trớ trêu khi hầu hết những trường hợp mắc bệnh tim nặng đều rơi vào những gia đình khó khăn bất hạnh. Nhiều người chạy vạy lo cái ăn hàng ngày đã khó thì tìm đâu ra số tiền mấy chục triệu đồng để phẫu thuật tim. 

Đặc biệt, phẫu thuật tim cho người lớn tốn kém. Người lớn lại là trụ cột gia đình, nếu giúp họ khỏi

18

Page 19: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

bệnh sẽ góp phần xây dựng mái ấm gia đình bền vững, cha mẹ mạnh khỏe làm ra của cải và con cái không phải thất học, thoát cảnh sống mồ côi, thiếu nơi nương tựa” - Với suy nghĩ ấy, từ năm 2008 đến nay, cựu tù Côn Đảo Trần Đức Dục đã góp phần giúp đỡ hàng chục bệnh nhân tim nặng lớn tuổi có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn giành lại mạng sống từ tay thần chết sau khi được phẫu thuật tim miễn phí. 

Hướng ánh mắt xa xăm về phía con đường làng trước nhà, cựu tù Côn Đảo Trần Đức Dục ngâm nga câu thơ: “Chất độc da cam! một đứa con bị chết, một đứa ngẩn ngơ lúc bò... lúc lết... - Nén thương đau để cứu thương đau - Làm từ thiện giúp người nghèo vùng sâu, vùng xa”!... 

                                                Văn Thắng

7. GẶP NGƯỜI ĐƯỢC MỆNH DANH “HÙM XÁM ĐƯỜNG 9” Nguồn: http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41264

Ngày cập nhật: 02/05/2011 9:00:40 SA

(QT) - Năm 1964, có một chàng trai 18 tuổi từ biệt mẹ già và làng Ba Thung, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để ra vùng giải phóng ở Cù Đinh – Ba De (đặc khu Vĩnh Linh) bắt đầu những ngày theo cách mạng. Sau 3 tháng được học tập chính trị, tập huấn công tác vận động quần chúng nhân dân và huấn luyện quân sự… lẽ ra, chàng trai ấy đã được biên chế vào Đội 10 – Đặc công Quảng Trị, nhưng do thông thạo địa bàn vùng Bắc đường 9 nên cấp trên đã giữ anh ở lại để trở về chiến đấu trên mảnh đất quê nhà. 

Là một người quyết đoán, kiên định, trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc ở chiến trường Quảng Trị và đường 9 Nam Lào, anh đã cùng đồng đội của mình tổ chức hàng trăm trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân Mỹ - ngụy trên vùng đất này nhiều phen “thất điên bát đảo”. Kẻ thù gọi anh với biệt danh “Hùm xám đường 9” và đã từng treo giá cho bất cứ ai nếu bắt hoặc tiêu diệt được anh sẽ được trọng thưởng đến 600 lượng vàng. 

“Hùm xám đường 9” với những chiến tích huyền thoại trên chiến trường ấy tên là Nguyễn Minh Kỳ, con trai thứ hai trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng; mẹ công tác ở Văn phòng Huyện ủy Cam Lộ từ thời chống Pháp, cha là Thường vụ Huyện ủy, hy sinh năm 1967, bác ruột và chú ruột cũng ngã xuống vì nền độc lập dân tộc trên mảnh đất quê hương… 

19

Page 20: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Một ngày cuối tháng 3, trời Cam Lộ rực vàng trong sắc nắng, “Hùm xám đường 9” một thời hẹn gặp tôi trong căn nhà mái ngói ba gian nằm chìm khuất trong một khu vườn sum suê cây trái. Ngồi đối diện với ông, chẳng những tôi mà bất cứ ai cũng không thể hình dung được con người ấy đã từng thoắt ẩn, thoắt hiện trong chiến tranh với những trận đánh vô tiền khoáng hậu… 

Ông quá trẻ so với tuổi 65 của mình, vẻ điển trai làm người đối diện nghĩ rằng đó là một minh tinh màn bạc hơn là một người chỉ huy chiến trận từng kinh qua các chức vụ Đội công tác trinh sát, Xã đội trưởng Cam Tuyền, Trưởng Công an xã, Bí thư xã đoàn; 21 tuổi là Huyện ủy viên Huyện ủy Cam Lộ, rồi Bí thư, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền, 22 tuổi là Huyện đội phó rồi Huyện đội trưởng Huyện đội Cam Lộ, Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng Ban an ninh; 24 tuổi được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Trị giữ chức Bí thư Huyện ủy Cam Lộ; 26 tuổi được điều động về làm Bí thư Nông hội tỉnh Quảng Trị, rồi làm Bí thư Thị ủy Quảng Hà (thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà ngày nay). 

Năm 1975, đất nước thống nhất, ông làm Bí thư Thị ủy Đông Hà đến năm 1976 thì được đi học Trường Đảng cao cấp ở Hà Nội. Năm 1978, ông trở về làm Chủ tịch UBND thị xã Đông Hà, rồi được đề bạt làm Ủy viên thư ký của UBND tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1985, Bộ Công an thống nhất đưa ông về làm Trưởng ty Công an Bình Trị Thiên, nhưng sau đó vì tình hình cấp bách nên ông lại nhận nhiệm vụ Trưởng ban Biên giới của tỉnh. Năm 1989, Bình Trị Thiên chia tách thành ba đơn vị hành chính, ông trở lại quê nhà Quảng Trị, giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị. Năm 1999, ông giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho đến lúc về hưu năm 2004. 

Nhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về một thời hào hùng trong lửa đạn. Ông bảo rằng, trong chiến tranh, đặc biệt là từ những năm 1966 đến 1973, mỗi ngày trên quê hương ông là một ngày ác liệt. Ngày ấy, dọc theo hai bên đường 9 từ đồi 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, sau làng An Mỹ, miếu Bãi Sơn, căn cứ Phu-lơ, cao điểm 241, cao điểm 52 kéo dài cho đến Sa Mưu... cứ vài cây số là có một đơn vị lính Mỹ cả bộ binh lẫn pháo binh, quân số cỡ trung đoàn đóng quân. Phía trong dân thì nhiều binh chủng của ngụy trấn giữ gồm: Địa phương quân, Cộng hòa, Nghĩa quân, Tự vệ thôn (phòng vệ dân sự), Thám báo, Bình định nông thôn… 

Cho đến bây giờ, nhiều người dân Cam Lộ vẫn truyền tai nhau những câu chuyện mang tính huyền

20

Page 21: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

bí về một trung đội lính biệt kích ngụy có tên gọi là Xì Chuồn (do tên Xì Chuồn làm trung đội trưởng). Đây là lực lượng được chính quyền ngụy tuyển chọn toàn ở các bản làng người dân tộc Vân kiều. Những thanh niên này sau đó được đưa đến đào tạo tại Trung tâm huấn luyện biệt kích nằm trong căn cứ quân sự Phú Bài (Thừa Thiên- Huế) do các chuyên gia quân sự người Mỹ hướng dẫn. 

Năm 1966, trung đội Xì Chuồn đổ bộ lên mặt trận Cam Lộ và ven theo đường 9. Đây là lực lượng được huấn luyện hết sức tinh nhuệ và tàn ác. Chúng đến đâu là ở đó xảy ra tình trạng cướp bóc, hãm hiếp làm người dân hoang mang khiếp sợ. Ban đêm, chúng đột nhập để tập kích vào vùng hậu cứ của ta hoặc phục kích những cuộc hành quân của bộ đội, du kích địa phương dọc theo đường 9. Vì là người dân tộc thiểu số nên số lính này rất khỏe, chạy nhanh lại thông thạo địa hình nên quân ta phản kích rất ít khi mang lại hiệu quả. Đi đến đâu, trung đội Xì Chuồn cũng tuyên truyền trong dân rằng, chúng có bùa, ngãi nên đạn bắn không thể xuyên qua người. Nhiều phen chúng dàn cảnh để biểu diễn cho người dân thấy tường tận việc đạn bắn vào người chúng nhưng không hề gây ra thương tích. 

“Hùm xám đường 9” Nguyễn Minh Kỳ giải thích hiện tượng này như sau: Bọn Xì Chuồn thường sử dụng súng Tam-xông, loại mỗi băng có 30 viên đạn. Chúng tháo đầu đạn ra, rồi lấy sáp bịt kín phần thuốc súng trong viên đạn lại để nạp đạn vào hộp tiếp đạn. Số đầu đạn chúng đưa cho một số tên ngậm vào trong miệng đi trước, những tên cầm súng có đạn đã gỡ đầu đi sau. Chúng dàn cảnh gây gỗ nhau rồi một nhóm bỏ chạy, một nhóm đuổi theo bắn. Súng vẫn nổ rất giòn nhưng sau một loạt đạn thì tên bị bắn lại xòe tay khạc đầu đạn từ trong miệng ra và bước đi một cách tỉnh bơ. 

Người dân trong vùng thấy vậy ai cũng kinh hồn khiếp vía, thậm chí một số anh em du kích, bộ đội của ta cũng bán tín, bán nghi mà lo lắng, e dè. Không thể mãi để cho bọn Xì Chuồn ức hiếp người dân, Nguyễn Minh Kỳ quyết định sẽ chọn thời điểm thích hợp nhất để đọ súng. Một đêm gần cuối năm 1966, ông chỉ huy một cánh quân đi xuống vùng đồng bằng, đến đoạn nhà máy bơm nước Lâm Lang thì chạm trán với lính Xì Chuồn đang phục kích. Hai bên quần nhau cho đến khi trời gần sáng thì ông cho lính rút lui. Trận này, trung đội Xì Chuồn bị quân của ông Kỳ tiêu diệt gần một nửa. 

Tháng 3/1967, cơ sở trong vùng báo tin: Sáng nào trung đội Xì Chuồn cũng hành quân từ dưới đồn theo đường thủy lên bến sông ở cao điểm 52, hoặc là đi từ ngoài đường 9 vào để đặt súng cối bắn qua bên kia sông. Sau khi điều nghiên tình hình và rà soát trận địa, Nguyễn Minh Kỳ quyết định dẫn quân đi mai phục. Từ 3 giờ sáng, ông phát lệnh hành quân, khoảng 4 giờ 30 là tất cả các mũi theo sự chỉ huy của ông đều nhập vào trận địa để sẵn sàng chiến đấu. Hai đêm đầu trôi qua trong im lặng, anh em chỉ biết nhìn nhau cười chứ chẳng thấy bóng dáng địch ở đâu. 

Mọi người động viên nhau cố đi thêm một đêm nữa nếu không có địch thì giải tán. Khoảng 5 giờ sáng ngày thứ ba, khi anh em ở cả ba mũi trực diện, mũi thọc sườn và mũi bọc hậu đều đang ăm cơm vắt thì bất ngờ địch xuất hiện theo hướng từ đường 9 đi vào bến sông. Theo lệnh của chỉ huy Nguyễn Minh Kỳ, phải đợi cho địch lọt sâu vào trận địa, chỉ khi còn cách địch 2 mét thì mũi trực diện sẽ dùng súng trung liên MBD khai hỏa. 

Đúng như kế hoạch, khi tên đầu tiên còn cách mũi trực diện 2 mét thì anh em nổ súng. Địch tháo lui thì bị mũi thọc sườn liên tiếp bắn B40 và B41 để tiêu diệt. Một vài tên còn lại tìm đường tháo chạy thì bị mũi bọc hậu điểm hỏa 2 quả mìn định hướng nên không còn sống sót một tên. Trận này, quân ta tiêu diệt 19 tên biệt kích, thu 20 khẩu súng (trong số này có 1 khẩu súng ngắn của tên Trung đội phó A Via). Xì Chuồn không tham gia trận này nên thoát chết nhưng từ đó trung đội lính biệt kích thiện chiến này hoàn toàn bị xóa sổ. 

Có một trận đánh khác mà cho đến bây giờ ngồi kể lại cho chúng tôi nghe “Hùm xám đường 9” một thời dọc ngang vẫn rơm rớm nước mắt. Ấy là vào ngày 28/2/1969, từ 8 giờ sáng, bộ đội chủ lực thuộc Đại đội 1 và Đại đội 2, thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 27 phối hợp với quân địa phương do ông Nguyễn Minh Kỳ chỉ huy đã chiến đấu với 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ ở Hồ Khê –

21

Page 22: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Đá Bạc (thuộc xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ). 

Xế chiều, quân ta đã tiêu diệt và làm bị thương 120 lính Mỹ, bắn cháy 1 chiến xa hạng nặng M148 và giành thế làm chủ chiến trường. Thiệt hại lớn, giặc điên cuồng huy động toàn hỏa lực từ không quân, pháo binh và bộ binh trút đạn như mưa vào trận địa của Trung đoàn 27. 

Cả 13 anh em đang ở trong vị trí chiến đấu hôm đó đều hy sinh, địch đã gom xác rồi đặt mìn cho nổ bay tứ tán. Ngày hôm sau, ông Nguyễn Minh Kỳ cùng du kích mới lần hồi đi gom từng mảnh xác của đồng đội mình chôn thành một nấm mồ tập thể. Cách đây mấy năm, khi không còn bộn bề công việc của một vị lãnh đạo đứng đầu tỉnh Quảng Trị, ông đã cùng với gia đình trích một khoản tiền để xây dựng một nhà bia tưởng niệm 13 chiến sĩ đã hy sinh ngay tại trận địa năm xưa… 

Ông bảo rằng, cả một cuộc đời trận mạc của mình, ông đã chỉ huy đánh hơn 500 trận, bản thân ông đã tiêu diệt 105 lính Mỹ, hơn 100 thám báo, ác ôn… Ông đã vinh dự 17 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, nhận hàng trăm huân, huy chương cả trong thời chiến lẫn thời bình… nhưng chưa một lúc nào ông nguôi quên hình bóng của những đồng đội ông dù người còn, người mất. 

Đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước, Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh vận động ông báo cáo thành tích để xét tặng danh hiệu anh hùng. Ông đã từ chối rồi tự mình viết thành tích cho những người đồng đội đã hy sinh. Ngày Nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng cho những đồng đội của ông đã khuất, ông đã khóc thật nhiều… 

Chia tay tôi, ông bảo, nay đã nghỉ hưu, ông dành nhiều thời gian để trở về chăm sóc mảnh vườn nơi ông đã lần đầu cất tiếng khóc chào đời. Trong mảnh vườn ấy bây giờ có mộ phần của song thân ông và cả ký ức của những ngày ông vào sinh ra tử. Ông trích lương hưu và vận động từ nhiều nguồn từ thiện khác để thường xuyên mua gạo và sách vở để tặng cho những gia đình liệt sĩ, những con em thương binh gặp khó khăn để có điều kiện cắp sách đến trường. “Hùm xám Đường 9” năm xưa nay là một cựu chiến binh hết lòng với công tác đền ơn đáp nghĩa, vì hơn ai hết, ông hiểu được giá trị của hòa bình, hạnh phúc hôm nay có được đã phải đổi bằng rất nhiều xương máu của đồng chí, anh em… 

                                        Bài, ảnh: PHAN BÙI BẢO THY

8. NGƯỜI MẸ VÁ CỜ TỔ QUỐC BÊN VĨ TUYẾN 17 Nguồn://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41303

Ngày cập nhật: 03/05/2011 7:57:59 SA

(VnExpress) - Trong Khu nhà trưng bày kỷ vật vĩ tuyến 17 hòa bình và khát vọng thống nhất (Quảng Trị), có một bức ảnh chụp hai phụ nữ đang may vá cờ tổ quốc. Một người là mẹ Diệm đã qua đời, người phụ nữ còn lại vẫn còn sống.

Đó là mẹ Trần Thị Viễn ở thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Năm nay đã 94 tuổi, nhưng mẹ Viễn còn khá minh mẫn. Gặp khách, mẹ đon đả mời: "Các chú muốn tìm hiểu về việc vá cờ tổ quốc bên vĩ tuyến 17 thì cứ vào nhà uống ly nước, thong thả rồi mẹ kể cho, chuyện dài lắm”.

Mẹ Viễn sinh ra ở làng Hiền Lương, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Linh). Những năm kháng chiến chống Pháp, mẹ cùng bà con hưởng ứng lời kêu gọi của cách mạng, đêm đêm cầm cuốc đi phá đường, ngăn không cho địch về làng lùng bắt bộ đội.

Sau Hiệp định Genève, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải trở thành ranh giới chia cắt hai miền đất

22

Page 23: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

nước. Theo hiệp định, tất cả đồn cảnh sát giới tuyến phải treo cờ hàng ngày. Mẹ bảo treo cờ là chuyện bình thường, song “đấu cờ” mới là chuyện quan trọng suốt 21 năm ròng, bởi “đấu cờ” là đấu tranh chính trị.

Mẹ Viễn kể lại những tháng ngày vá cờ bên bờ vĩ tuyến 17 giữa mưa bom bão đạn. Ảnh: Văn Nguyễn.

Lúc đầu, ở bờ Bắc, cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được treo trên một cây phi lao cao 12 m; ở bờ Nam, cờ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa được cắm lên nóc lô cốt Xuân Hòa cao 15 m. Sau đó, bờ Bắc tăng chiều cao của cờ lên 18 m, cờ được làm bằng vải sa tanh rộng 24 m. Chính quyền Ngô Đình Diệm ngay sau đó đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30 m tại bờ Nam.

Tháng 7/1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gia công một cột cờ cao 34,5 m rồi vận chuyển từ Hà Nội vào và treo lá cờ rộng 108 m2. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau đó phải tôn cờ của mình lên 35 m, cao hơn phía bờ Bắc 0,5 m… Đến năm 1962, phía bờ Bắc lại gia công một cột cờ cao 38,6 m chuyển vào Hiền Lương, kéo lá cờ rộng 134 m2, tạo thành một chấm đỏ cao vút ở bờ Bắc.

Không thể dựng cờ cao hơn nên chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách phá cờ bằng việc huy động hàng trăm máy bay ném bom và hàng chục nghìn đạn pháo cỡ lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên bắn ra, từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào…

Năm 1967, Mỹ ném bom đánh gãy cột cờ, lá cờ cũng bị phá hỏng. Để có cờ treo, bộ đội, công an cặm cụi vá cờ dựng lại. Bom đạn bắt đầu nổ nhiều hơn. Những lá cờ của hai bên bị đánh gãy, dựng

23

Page 24: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

lên không biết bao nhiêu lần.

“Thấy các anh vất vả chiến đấu, lại phải lo may vá cờ nên tôi và chị dâu Ngô Thị Diệm (người phụ nữ may cờ tổ quốc được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang) không di tản mà ở lại tình nguyện may cờ. Cờ luôn được treo lên, dù có nát thịt tan xương cũng phải lo giữ cho bằng được. Còn cờ, đất nước còn, mất cờ coi như mất nước”, mẹ Viễn kể. Huyền thoại về người vá cờ cũng được viết lên từ đó.

Bức ảnh chụp mẹ Viễn (bên phải) và mẹ Diệm vá cờ bên bờ Hiền Lương trong những năm chống Mỹ cứu nước (1967). Ảnh tư liệu.

Ban đầu mẹ Viễn và mẹ Diệm dựng nhà chung trên một mảnh vườn ở thôn Hiền Lương để thuận tiện cho việc may vá cờ nhưng sau căn nhà bị bom đánh sập, hai mẹ phải đào hầm. Những lúc rảnh rỗi, hai mẹ lại cùng dân quân tăng gia sản xuất, chăm sóc thương binh và cùng bộ đội đi chặt gỗ dự trữ cột cờ.

Do phía bờ Nam liên tục đánh phá, cờ may bao nhiêu cũng không lại. Nhiều khi gãy hết cột cờ, dân quân ở bờ Bắc phải trèo lên cây cao để treo cờ tượng trưng cho nhân dân miền Nam nhìn thấy mà yên tâm. Vì thế, lá cờ phía bờ Bắc luôn là nỗi ám ảnh của Việt Nam Cộng hòa.

Nhớ lại cảm giác may vá cờ trong khoảng 3 năm chiến tranh ác liệt ở hai bên bờ giới tuyến, mẹ Viễn kể: “Với các mẹ vá cờ không phải là khó bởi đã quen với việc thêu thùa, nhưng khi mới ở lại bên bờ giới tuyến, bom đạn cứ ầm ầm bên tai. Nhiều khi đang tỉ mẩn vá những lỗ thủng do đạn bắn xuyên qua, địch bất ngờ thả bom, giật mình nên đâm cả kim vào tay”.

Giọng mẹ chùng xuống: “Để lá cờ được treo lên, không biết bao nhiêu đồng chí đã ngã xuống”. Mẹ Viễn quay lưng giấu vội những giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo.

Thời gian gấp rút nhưng mỗi lần vá cờ, các mẹ luôn phải chú trọng vào vị trí ngôi sao năm cánh để lá cờ, dù có nhiều vết vá, vẫn giữ được phần hồn. Bởi với mẹ Viễn, vá lành ngôi sao cũng là gắn lành lại năm châu, thế giới không còn chiến tranh, con người không còn đối xử với nhau bằng bom đạn và sự hủy diệt.

24

Page 25: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Lá cờ tổ quốc bên cầu Hiền Lương, nơi lưu dấu lịch sử của dân tộc. Ảnh: Văn Nguyễn.

Đất nước hòa bình, cả mẹ Viễn và mẹ Diệm đều đã mất đi người chồng hy sinh cho độc lập của dân tộc. Trong ký ức của hai mẹ là những tháng năm sống cùng ngọn cờ tổ quốc bên bờ vĩ tuyến. Mẹ Diệm sau khi chết đã dặn dò con cháu chôn cất mình bên dòng Hiền Lương để ngày đêm được nhìn ngắm ngọn cờ.

Còn mẹ Viễn, khi về ở với con trai cả ở thị trấn Hồ Xá này lại chọn cách gắn mình với ngọn cờ tổ quốc: kể lại cho con cháu những câu chuyện về lá cờ bên bờ Hiền Lương. Năm 1999, mẹ vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huy chương kháng chiến. “Mẹ chỉ mong mình được sống lâu, có sức khỏe để còn kể lại những câu chuyện về lịch sử của dân tộc nơi vĩ tuyến 17”, mẹ tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Trá, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Trị, cho biết, mẹ Trần Thị Viễn là một trong những nhân vật lịch sử của “chảo lửa” Quảng Trị trong những năm chiến tranh chống Mỹ. "Trên tinh thần tự nguyện, mẹ đã cùng bộ đội đào hầm, địa đạo và đặc biệt là có công lớn trong việc vá cờ bên bờ Hiền Lương, không chỉ vá một lần mà hàng trăm lần để lá cờ đỏ sao vàng luôn được giương cao bên bờ giới tuyến”, ông nói.

                                                                                                                Văn Nguyễn

9. HƯƠNG ĐẤT LÀNG MAI XÁ CHÁNH! Nguồn: http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=41305

Ngày cập nhật: 03/05/2011 7:56:53 SA(ĐĐK) - Người dân làng Mai Xá Chánh, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, luôn tự hào chính cái hương đất của ngàn xưa để lại đã hun đúc nên cho con cháu của làng một cốt

25

Page 26: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

cách sống mà ít nơi sánh được. Đó là sống cống hiến với những mong quê hương luôn hưng thịnh, thái bình. 

Làng đầu tiên đứng ra tôn tạo di tích 

Dân làng Mai Xá Chánh có nền kinh tế chủ yếu làm nông, đời sống người dân chưa giàu có, sung túc, nhưng họ luôn sống có trách nhiệm và sẵn lòng sẻ chia với nước nhà trong mọi hoàn cảnh. Từ xưa đến nay lúc nào cách sống của dân làng Mai Xá Chánh cũng vậy. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập và phát triển hôm nay, dân làng càng thể hiện rõ hơn những đóng góp của mình cho quê hương, đất nước. Tại tỉnh Quảng Trị, Mai Xá Chánh là làng đầu tiên tự nguyện góp công sức cùng Nhà nước tôn tạo di tích lịch sử- văn hoá đình làng Mai Xá Chánh. Đúng là chuyện có một không hai ở dải đất miền Trung này. 

  Bến sông quê của làng Mai Xá Chánh.

Sử sách cũ ghi lại, đình làng Mai Xá Chánh được xây dựng gần một ngàn năm nay, từ khi những người Việt đầu tiên theo nhà Lý, vào châu Minh Linh (nay là huyện Vĩnh Linh và Gio Linh) khai khẩn đất đai, lập nên làng xã. Trải qua bao thăng trầm của các triều đại phong kiến, ngôi đình cũng có bấy nhiêu lần tan hoang. Rồi cách nay gần 300 năm, đình làng Mai Xá Chánh được con cháu của làng xây dựng lại bề thế, gồm ngôi nhà bằng gỗ mít có 4 mái, 5 gian, là địa chỉ văn hoá- lịch sử, gắn liền với các sự kiện chính trị của đất nước. Song dân làng không bao giờ quên được một ngày đau thương đầu năm 1967, đình làng Mai Xá Chánh bị giặc Mỹ xoá sổ, khi phát hiện ngôi đình là nhà kho chứa vũ khí cách mạng. 

Sau ngày đất nước giải phóng, dân làng cùng nhau dựng lại ngôi đình để làm nơi sinh hoạt văn hoá- tâm linh. Nhưng rồi một lần nữa cơn bão năm 1985 làm đình đổ nát. Ông Bùi Văn Bỉ, trưởng làng Mai Xá Chánh, kể: “Mỗi ngày đi qua thấy di tích đình xiêu vẹo mà ngậm ngùi. Không thể ngồi chờ Nhà nước cấp kinh phí để tôn tạo, năm 2005, Hội đồng tộc trưởng của làng đã kêu gọi con em dân làng chung tay góp sức xây dựng lại đình làng Mai Xá Chánh để khỏi hổ thẹn với tổ tiên.” 

Ông Trương Hữu Trường, một cao niên của làng Mai Xá Chánh, cho biết: “Làng Mai Xá Chánh hiện chỉ có 3.700 nhân khẩu, hơn 700 hộ gia đình, nhưng đã có hơn 800 con, em là cán bộ các cấp, ngành có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 22 tiến sĩ, GS, PGS, 12 vị cấp tá trong quân đội. Hạt gạo khó nhọc của đất làng Mai đã nuôi dưỡng nên những người con có tâm hồn và tràn đầy trách nhiệm với dân với nước. Dân làng luôn nhận thức việc làm quan trọng nhất để thay đổi tương lai là sự cố gắng liên tục, bền vững của từng cá nhân trong cộng đồng góp phần làm cho làng quê

26

Page 27: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

luôn hưng thịnh, thái bình” .

“Xắn tay” giúp làng 

Cho đến nay, khi công cuộc tái thiết di tích đình làng hoàn thành ngoài mong đợi, nhìn lại cái cách mà làng Mai Xá Chánh đã làm để vận động con em “xắn tay” giúp làng ai cũng kính nể. Làng lập ra ban điều hành có 6 người, đầy đủ trưởng và phó ban. Những bức tâm thư, những lời nhắn nhủ của các “linh hồn làng” Bùi Văn Bỉ, Lê Đàn, Trương Quang Giáo ... gửi đi đều được con cháu đang công tác làm việc tại khắp nơi tích cực hưởng ứng. 

 Di tích Đình làng Mai Xá Chánh được xây dựng hoàn toàn bằng kinh

phí do con em trong làng đóng góp.

Người dân ở làng thì đóng góp một hay vài tạ thóc, con cháu công tác ở xa có người góp vài triệu rồi đến vài trăm triệu đồng. Các cụ tự hào, chủ trương chung tay tôn tạo di tích lịch sử- văn hoá đình làng được con em hưởng ứng nhiệt tình, ai cũng nói đây là dịp thể hiện tinh thần xây dựng quê hương, đất nước trong thời buổi hội nhập, đổi mới. Nhiều gia đình có đời sống kinh tế khó khăn, Ban vận động không gửi thư ngõ, mà họ vẫn đến xin để được đóng góp, xem đó như một phần trách nhiệm. 

Sau gần hai năm xây dựng, di tích đình làng Mai Xá Chánh được tôn tạo hoàn thành với quy mô, cấu trúc như ngôi đình cổ. Đình được làm theo kiểu 4 mái, 5 gian, toạ lạc trên gò đất cao phía đầu làng, phía trước đình có bình phong, lối tam quan vào cổng đình oai vệ. Bên trong đình mang phong cách kiến trúc cổ, có 8 cột nhất, 14 cột nhì, 6 cột hàng ba, các vì kèo, xuyên, trếng, dấm, cột đội... đựợc chạm trổ tinh vi. Toàn bộ kinh phí xây dựng đình đến 3 tỷ đồng, đều được con em của làng tự nguyện đóng góp. Du khách tứ phương qua lại đường xuyên Á, lên về cảng Cửa Việt thấy đình sừng sững, uy nghi ai cũng thán phục. Song dân làng vẫn chưa thoả mãn vì con rùa vàng linh thiêng được thờ trong đình đã thất lạc do chiến tranh, không tìm lại được.

Rồi một câu chuyện tình cờ xuất hiện như sự sắp đặt của trời đất, trong đoàn du khách ghé về tham quan đình làng hôm ấy có một cựu binh Mỹ. Ông ta nán lại nói chuyện với các bô lão và run run lấy trong va-li ra một hộp nhỏ trong đó đựng con rùa làm bằng gỗ, lớp sơn son thiếp vàng bên ngoài đã ố màu, rồi đặt lên bàn thờ, chắp tay lạy: “Xin tha thứ cho những lỗi lầm của tôi ”. 

27

Page 28: Cuộc đấu tranh trong Lao xá Quảng Trị · Web viewNhấp một ngụm rượu dưới mái nhà của tuổi thơ, ông xúc động kể lại cho chúng tôi nghe về

Thì ra, người cựu binh Mỹ ấy chính là Trung tướng William Weise. Hơn bốn mươi năm trước, năm 1967, lúc ấy William Weise với cấp bậc đại uý, chỉ huy đơn vị lính Mỹ vào càn quét làng Mai Xá Chánh. Sau khi san phẳng đình làng, William Weise thấy trên nền ngôi đình đổ nát có một con rùa vàng làm bằng gỗ nên giữ lại làm kỷ vật. Nhưng hơn bốn mươi năm qua, ám ảnh về những trận chiến ở Quảng Trị luôn làm William Weise day dứt. 

  Những “linh hồn” của làng.

Nhiều đêm ông không ngủ được, một mình đối thoại với con rùa gỗ ở đình làng Mai Xá Chánh. Cuối cùng, William Weise quyết định tìm về làng và xin được trả lại con rùa gỗ, bảo vật linh thiêng cho đình làng, nơi hơn bốn mươi năm trước chính ông đã lệnh cho quân lính san phẳng ngôi đình. Hôm đó, William Weise nói chuyện rất nhiều với dân làng và xin được bà con tha thứ cho nỗi đau mà chính ông gây ra. William Weise nói ông cũng muốn được có một sự “đóng góp”trong việc xây dựng lại ngôi đình như thần dân của làng.                                      Việt Yên

28