11
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo. Giáo dân tham gia vào việc truyền giáo bằng cách nào? Trước hết phải ý thức sự cấp thiết của việc truyền giáo: "Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt". Lúa đã chín vàng, phải nhanh chóng gặt về không được chậm trễ, nếu không lúa sẽ hư hỏng. Biết bao anh em đang chờ đợi được nghe Lời Chúa. Biết bao anh em đang tìm kiếm Chúa. Biết bao tâm hồn đang mở cửa đón Chúa. Ta phải mau mắn để khỏi lỡ mất cơ hội. Thứ đến ta phải cầu nguyện. Sau khi đã chỉ cho thấy đồng lúa chín vàng, Chúa Giêsu không bảo lên đường ngay, nhưng Người dạy phải cầu nguyện trước. Cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo. Vì truyền giáo phát xuất từ ý định của Thiên Chúa. Ơn hoán cải tâm hồn là ơn Chúa ban. Nên cầu nguyện chính là truyền giáo và kết quả của việc truyền giáo bằng cầu nguyện sẽ rất sâu xa. Ta hãy noi gươngThánh Nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu. Vị Thánh sống âm thầm, suốt đời chôn vùi trong 4 bức tường Dòng Kín. Thế mà nhờ lời cầu nguyện, Thánh Nữ đã đem được nhiều linh hồn về với Chúa không kém Thánh Phanxicô Xaviê, người suốt đời bôn ba khắp nơi để rao giảng Lời Chúa. Khi đi truyền giáo, hãy trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chúa dạy ta: "Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép" để ta biết sống khó nghèo. Để ta đừng cậy dựa vào tài sức riêng mình. Để ta đừng cậy dựa vào những phương tiện vật chất. Biết mình nghèo hèn yếu kém, biết những phương tiện vật chất chỉ có giá trị tương đối, ta sẽ biết trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho việc truyền giáo có kết quả. Sau cùng, truyền giáo là đem bình an đến cho mọi người. Niềm bình an đến từ thái độ quên mình, sống chan hòa với những người chung quanh. Niềm bình an đến từ sự hiệp thông, có cho đi, có nhận lãnh. Và nhất là, niềm bình an vì được làm con cái Chúa, luôn sống dưới ánh mắt yêu thương của Chúa. Như thế việc truyền giáo hoàn toàn nằm trong tầm tay của mọi người giáo dân. Mọi người đều có thể ý thức việc truyền giáo. Mọi người đều có thể cầu nguyện. Mọi người đều có thể trông cậy vào Thiên chúa. Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống chan hòa với người khác Như thế mọi người, từ người già tới em bé, từ người bình dân ít học đến những bậc trí thức tài cao học rộng, từ người khoẻ mạnh đến những người đau yếu bệnh tật, tất cả đều có thể làm việc truyền giáo theo ý Chúa muốn. Hôm nay, Chúa đang than thở với mọi người chúng ta: "Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt". Chúng ta hãy bắt chước tiên tri Isaia thưa với Chúa: "Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con đi". Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể 281-827-9571 Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) 281-932-4655 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) 281-777-2229 Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) 832-403-7871 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Giuse Nguyễn Sĩ Bạch Pt. Phêrô Nguyễn Cường 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP. Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. An Phong Sô Trần Đạt Nhân 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP 3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319 Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Ngày 07-07-2019 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 10, 1-9 {hoặc 1-12. 17-20}

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

  • Upload
    others

  • View
    18

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.

Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo.

Giáo dân tham gia vào việc truyền giáo bằng cách nào? Trước hết phải ý thức sự cấp thiết của việc truyền giáo: "Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt". Lúa đã chín vàng, phải nhanh chóng gặt về không được chậm trễ, nếu không lúa sẽ hư hỏng. Biết bao anh em đang chờ đợi được nghe Lời Chúa. Biết bao anh em đang tìm kiếm Chúa. Biết bao tâm hồn đang mở cửa đón Chúa. Ta phải mau mắn để khỏi lỡ mất cơ hội.

Thứ đến ta phải cầu nguyện. Sau khi đã chỉ cho thấy đồng lúa chín vàng, Chúa Giêsu không bảo lên đường ngay, nhưng Người dạy phải cầu nguyện trước. Cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo. Vì truyền giáo phát xuất từ ý định của Thiên Chúa. Ơn hoán cải tâm hồn là ơn Chúa ban. Nên cầu nguyện chính là truyền giáo và kết quả của việc truyền giáo bằng cầu nguyện sẽ rất sâu xa. Ta hãy noi gươngThánh Nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu. Vị Thánh sống âm thầm, suốt đời chôn vùi trong 4 bức tường Dòng Kín. Thế mà nhờ lời cầu nguyện, Thánh Nữ đã đem được nhiều linh hồn về với Chúa không kém Thánh Phanxicô Xaviê, người suốt đời bôn ba khắp nơi để rao giảng Lời Chúa.

Khi đi truyền giáo, hãy trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chúa dạy ta: "Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép" để ta biết sống khó nghèo. Để ta đừng cậy dựa vào tài sức riêng mình. Để ta đừng cậy dựa vào những phương tiện vật chất. Biết mình nghèo hèn yếu kém, biết những phương tiện vật chất chỉ có giá trị tương đối, ta sẽ biết trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho việc truyền giáo có kết quả.

Sau cùng, truyền giáo là đem bình an đến cho mọi người. Niềm bình an đến từ thái độ quên mình, sống chan hòa với những người chung quanh. Niềm bình an đến từ sự hiệp thông, có cho đi, có nhận lãnh. Và nhất là, niềm bình an vì được làm con cái Chúa, luôn sống dưới ánh mắt yêu thương của Chúa.

Như thế việc truyền giáo hoàn toàn nằm trong tầm tay của mọi người giáo dân. Mọi người đều có thể ý thức việc truyền giáo. Mọi người đều có thể cầu nguyện. Mọi người đều có thể trông cậy vào Thiên chúa. Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống chan hòa với người khác

Như thế mọi người, từ người già tới em bé, từ người bình dân ít học đến những bậc trí thức tài cao học rộng, từ người khoẻ mạnh đến những người đau yếu bệnh tật, tất cả đều có thể làm việc truyền giáo theo ý Chúa muốn.

Hôm nay, Chúa đang than thở với mọi người chúng ta: "Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt". Chúng ta hãy bắt chước tiên tri Isaia thưa với Chúa: "Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con đi".

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN

281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt

Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể

281-827-9571

Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV)

281-932-4655

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ)

281-777-2229

Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ)

832-403-7871

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Giuse Nguyễn Sĩ Bạch Pt. Phêrô Nguyễn Cường

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP. Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. An Phong Sô Trần Đạt Nhân

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Ngày 07-07-2019

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 10, 1-9 {hoặc 1-12. 17-20}

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG 1- Bạn có thấy việc truyền giáo là cấp thiết không? 2- Theo ý bạn, muốn truyền giáo thành công trong vùng này, người Tông Đồ cần

có những đức tính nào? 3- Bạn có bao giờ cầu nguyện cho việc truyền giáo, cho người làm việc truyền giáo,

cho những người chưa biết Chúa ở chung quanh bạn không? 4- Bạn đã bao giờ tham gia vào việc truyền giáo trong Giáo Xứ, trong Giáo Phận

chưa? +ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017 713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037 713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036 713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN)

832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

Lucia Nguyễn Ngọc Thủy 281-948-2757

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên 832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

Một buổi tối nọ, ông John Keller, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại vận động trường Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: "Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này". Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối dày đặc. Ông John Keller nói tiếp: "Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa

của que diêm tôi đốt thì hãy kêu lớn lên: "Đã thấy!" Một que diêm được bật lên, cả vận động trường vang lên "Đã thấy!"

Sau khi đèn được bật sáng, ông John Keller giải thích: "Anh sáng của một hành động nhân ái nhỏ như một que diêm sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy".

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh: "Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!" Bỗng chốc, cả vận động trường rực sáng.

Ông John Keller kết luận: "Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau, có thể chiến thắng bóng tối, sự dữ và oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta".

Đã qua hơn 2000 năm những lời dạy của Chúa Giêsu vẫn như đang nói với chúng ta hôm nay: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít". Thế giới có trên 6 tỉ người, mà kẻ tin vào Chúa mới chỉ hơn một tỉ. Riêng tại Á Châu, chiếm 2/3 dân số thế giới, nhưng người Công giáo chỉ không tới 3%.

Cánh đồng lúa mênh mông còn bị bỏ hoang không thợ gặt hái. Thế giới này dường như vẫn còn mò mẫm trong bóng đêm dày đặc của sự dữ, của tranh chấp, của oán thù; rất cần những đốm sáng của tình thương, của khoan dung, của tha thứ. Thế nên, không lạ gì Chúa Giêsu đã nói: "Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói".

"Ra đi" chứ không phải "ở lại", đó là một lệnh truyền. Cả cuộc đời của Thầy là một hành trình: Sinh ra ngoài đường, sống và rao giảng ngoài đường, cuối cùng chết cũng ngoài đường. Thầy luôn lên đường và không ngừng ra đi. Công Đồng Vaticanô II cũng long trọng khẳng định: "Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo". Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng quả quyết: "Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc"

Vậy ơn gọi của người tín hữu Kitô là "ra đi". Ra đi đem "bình an" đến cho các dân tộc, bình an giữa mọi người với nhau, bình an

với Chúa.

Mênh mông lúa đồng

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 3

Làm sao bạn biết là Thiên Chúa tốt lành?

Thì cứ xem là Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta và khi kêu cầu, Ngài ban cho chúng ta ân sủng để sống.

Một cách mà tôi biết Thiên Chúa tốt lành là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã cho phép tôi hầu hết những năm tuổi đôi mươi để nhìn thấy những sự việc rõ ràng về những điều mà tôi không muốn làm trong đời tôi.

Có hai minh họa: Tôi biết một người có thiện ý đã được bầu vào cơ quan lập pháp. Ông ta hỏi một thành viên kỳ cựu nhất trong đảng của mình xem ưu tiên hàng đầu của ông ấy là gì. Câu trả lời là “tái đắc cử” Làm thế nào để được tái đắc cử? thì hãy “trở nên nổi tiếng.” Mà làm sao để trở nên nổi tiếng? “Giao du yến tiệc cho nhiều vào và dùng tiền của người đóng thuế để mua biếu cho những nhân vật quan trọng cái gì họ thực sự muốn. Nói một cách khác là “Ăn cắp và lợi dụng người khác bằng cách mua chuộc họ.” Đó là một kinh nghiệm.

Minh họa kế tiếp: Với tư cách là một sinh viên, tôi làm việc qua bốn mùa hè cho một văn phòng. Mỗi buổi sáng các bà có chồng trong văn phòng tụ tập nhau gần tủ nước lạnh để kể tội những ông chồng, nào là tội nặng, tội nhẹ và những tội linh tinh mà các ông chồng đã phạm. Rồi các bà sẽ ấn định “hình phạt” để áp dụng sửa dạy cho những ông chồng theo công thức sau: Tội càng lớn, món quà đền tội càng đắt giá.” Nói một cách khác “Hôn nhân là một hệ thống trao đổi được tính toán cẩn thận, dựa trên mức ưu đãi và mức không khuyến khích”. Lại một bài học kinh nghiệm.

Cả hai minh họa trên phản ảnh một cách giao tiếp bình thường nhưng không phải là cách giao tiếp hoàn toàn mang tính nhân bản mà con người trao đổi với nhau. Nó làm hạ giảm con người thành những đơn vị giá trị vật chất hay lợi ích vật chất.

Một cách giao tiếp mang tính người hơn (ít nhất là thoạt nhìn) là thích người bạn thích, yêu người bạn yêu và ghét (hoặc ít ra là coi thường) những người khác. Nhưng đó không phải là cách giao tiếp hoàn hảo mang tính người với nhau. Trên thực tế, đó là cách giao tiếp của loài người bị sa ngã, có

thể nói đó là cách sau khi con người rơi vào tình trạng không hoàn hảo và rối loạn chức năng do bởi tội lỗi.

Thiên Chúa của chúng ta ban cho chúng ta một cách giao tiếp mang tính thực sự người hơn, nghĩa là cách của con người hoàn hảo hơn vì đó là thánh. Chúng ta hãy cùng nhớ lại bài học mà Chúa Giêsu đã dạy qua Tin Mừng của Thánh Mátthêu chương 5.

Anh em đã nghe Luật dạy rằng: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.” Còn Thầy, Thầy bảo anh em, hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

Chúng ta có thể mong mỏi gì nữa nếu chúng ta yêu theo cách ấy? Nếu chúng ta có hiểu được thì chúng ta sẽ không mong đợi gì hơn nữa.

Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình không phải là một chiến thuật, cũng chẳng phải là cách thế để tự nâng mình lên. Nhưng đó chính là một phương tiện để hiệp nhất với Thiên Chúa bằng cách bắt chước Đức Kitô của mình. Đó chính là con đường nhân bản đích thực bởi vì nó phản ánh hình ảnh đấng tạo hóa đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Người. Nó là sự chuẩn bị cho hạnh phúc Nước Trời. Và Nước Trời sẽ chẳng hấp dẫn chúng ta một tí nào (và quả thật là chúng ta sẽ không đến được) nếu chúng ta không phấn đấu ngay bây giờ để yêu như Đức Kitô yêu.

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Ra đi chữa lành bệnh nơi thể xác cũng như trong tâm hồn. Ra đi loan báo Nước Thiên Chúa đã đến gần, nước tình yêu và ân sủng, nước công

chính và bình an. Thánh Phaolô đã phải thốt lên: "Khốn cho thân tôi: nếu tôi không rao giảng Tin

Mừng". Nhưng việc làm mới chứng thực cho lời rao giảng, và lời rao giảng sẽ soi sáng cho việc làm. Ra đi là để làm chứng, và lời chứng sáng giá nhất chính là việc làm. Đúng như L. Moody đã nói: "Các ngọn hải đăng không thổi còi ầm ĩ, chúng chỉ chiếu sáng".

Lạy Chúa Giêsu, Chúa sai chúng con ra đi không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, là để chúng con được siêu thoát mà lên đường, không cậy dựa vào sức riêng hay trần thế, nhưng chỉ phó thác nơi một mình Chúa mà thôi.

Xin cho chúng con luôn tin tưởng lên đường, dám sống chết cho sứ mạng Chúa đã trao ban. Amen.

Thiên Phúc. (Nguồn:Trích dẫn từ 'Như Thầy Đã Yêu' )

Đọc tiếp trang 5

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 4

Buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 26.06 là buổi cuối cùng trước khi ĐTC sẽ ngưng các hoạt động chính thức trong tháng 7 và bắt đầu lại vào đầu tháng 8. Khí hậu Roma cũng đã khá nóng vào cuối tháng 6, tuy thế cũng có khoảng 20 ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường để gặp gỡ ĐTC.

Trước khi đi xe mui trần tiến ra quảng trường gặp gỡ các tín hữu, ĐTC đã đến đại thính đường Phaolô VI để chào thăm và ban phép lành cho một số bệnh nhân tại đây. Các bệnh nhân này không thể tham dự buổi tiếp kiến ở quảng trường vì thời tiết quá nóng, họ đã tham dự buổi gặp gỡ với ĐTC qua các màn ảnh lớn.

Trong bài giáo lý, ĐTC trình bày về đời sống của cộng đoàn tín hữu sơ khai, tràn đầy tình yêu Chúa và chan hòa tình yêu tha nhân. Bài giáo lý của ĐTC dựa trên đoạn sách Công Vụ Tông Đồ 2, 42. 44-45: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.

Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu”. Phụng vụ của cộng đoàn chính là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và anh chị em.

Hoa trái của lễ Hiện Xuống. Bắt đầu bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến

hoạt động của Chúa Thánh Thần vào ngày khai sinh Hội Thánh. ĐTC nói: Hoa trái của lễ Hiện Xuống, sự tuôn tràn mạnh mẽ của Thần Khí Thiên Chúa trên cộng đồng Kitô giáo đầu tiên, đó là nhiều người cảm thấy tâm hồn họ được đánh động bởi tin vui - kerygma – về ơn cứu độ trong Chúa Kitô, và họ tự nguyện gắn bó với Người bằng sự hoán cải, lãnh nhận Phép Rửa Tội nhân danh Người và đón nhận món quà của Chúa Thánh Thần. Khoảng ba ngàn người trở thành thành viên của tình huynh đệ đó. Tình huynh đệ đó là môi trường sống của các tín hữu và là men nồng thúc đẩy công việc truyền giáo của Giáo Hội. Đức tin nồng nhiệt của những anh chị em trong Chúa Kitô này làm cho cuộc sống của họ trở thành sân khấu nơi các hoạt động của Chúa được thể hiện, qua các phép lạ và dấu chỉ mà các Tông Đồ thực hiện. Điều phi thường trở thành bình thường và cuộc sống hàng ngày trở thành không gian để Chúa Kitô hằng sống tỏ mình ra.

Cộng đồng Kitô hữu tiên khởi là mô thức của mọi cộng đồng Kitô giáo.

ĐTC nhấn mạnh rằng tường thuật

của Thánh Sử Luca cho chúng ta thấy Giáo Hội tại Gierusalem là mô thức của mọi cộng đồng Kitô giáo, là biểu tượng của tình huynh đệ hấp dẫn, điều không được thần thoại hóa nhưng cũng không được giảm thiểu. Tường thuật của sách Công Vụ cho phép chúng ta nhìn vào các bức tường của căn nhà nơi các Kitô hữu đầu tiên tụ họp như một gia đình của Thiên Chúa; đó là không gian của koinonia, nghĩa là của sự hiệp thông tình yêu giữa anh chị em trong Chúa Kitô. Chúng ta có thể thấy rằng họ sống cách rất cụ thể: “họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện” (Cv 2, 42).

4 yếu tố của một Kitô hữu tốt lành.

ĐTC nói lên 4 yếu tố của một Kitô hữu tốt lành. Ngài nói: Các Kitô hữu chăm chỉ lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ; họ thực hành rất tốt các mối quan hệ giữa các cá nhân cũng như thông qua sự hiệp thông về các giá trị tinh thần và vật chất; họ tưởng niệm Chúa qua việc "bẻ bánh", nghĩa là Bí Tích Thánh Thể, và họ đối thoại với Chúa trong cầu nguyện. Đây là các thái độ của Kitô hữu. Tôi muốn nhắc lại: Họ chuyên cần lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ. Thứ hai: họ thực hành chu đáo các mối tương quan giữa các cá nhân, cả qua việc hiệp thông về những tài sản thiêng liêng và vật chất. Thứ ba: họ tưởng niệm Chúa qua “việc bẻ bánh”, nghĩa là Thánh Thể. Thứ tư: họ trò chuyện với Thiên Chúa trong cầu nguyện. Đây là 4 yếu tố của một Kitô hữu tốt lành.

Cộng đồng Kitô hữu loại bỏ chủ nghĩa cá nhân.

ĐTC nhận định rằng không giống như xã hội loài người, nơi người ta có xu hướng kiếm lợi ích của riêng mình, bất kể hoặc thậm chí với giá của người khác, cộng đồng tín hữu loại bỏ chủ nghĩa cá nhân để thúc đẩy sự chia sẻ và đoàn kết. Không có chỗ cho sự ích kỷ trong tâm hồn của một Kitô hữu: nếu tâm hồn bạn ích kỷ thì bạn không phải là Kitô hữu: bạn là người theo tính thế gian, người chỉ tìm ích lợi cho mình. Và Thánh Luca nói với chúng ta rằng các tín hữu ở cùng với nhau (x. Cv 2, 44),

nghĩa là sự gần gũi và hiệp nhất là cách sống của Kitô hữu: gần gũi, quan tâm cho nhau, không nói xấu nhau. Nhưng để giúp đỡ, để đến gần nhau.

Do đó, ân sủng của Bí Tích Rửa Tội cho thấy mối liên kết mật thiết giữa các anh em trong Chúa Kitô, những người được mời gọi chia sẻ, đồng hóa mình với người khác và chia "theo nhu cầu của mỗi người" (Cv 2, 45), nghĩa là sự quảng đại, từ thiện bác ái, quan tâm cho người khác, thăm viếng bệnh nhân, những người thiếu thốn, những người cần được an ủi.

Giáo Hội là hiệp thông. Và tình huynh đệ này, với lựa chọn

con đường hiệp thông và quan tâm đến người túng thiếu, chính là Giáo Hội; tình huynh đệ này, là Giáo Hội, có thể sống một cuộc sống phụng vụ đích thực và thật sự. Thánh Luca nói: “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. (Cv 2, 46-47).

Tin tưởng vào Thiên Chúa và anh em: bí quyết phát triển của cộng đoàn.

Cuối cùng, tường thuật của sách Công Vụ nhắc chúng ta rằng Chúa bảo đảm sự phát triển của cộng đoàn (x. 2, 47): niềm tin chắc chắn của các tín hữu vào giao ước đích thực với Thiên Chúa và với anh em trở thành một sức mạnh cuốn hút; nó hấp dẫn và chinh phục nhiều người (x. Evangelii gaudium, 14), một nguyên tắc mà nhờ đó cộng đồng các tín hữu của mọi thời đại sống động.

ĐTC mời gọi các tín hữu: Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho các cộng đoàn của chúng ta trở thành nơi chúng ta có thể đón tiếp và thực hành cuộc sống mới, các hoạt động liên đới và hiệp thông, nơi mà phụng vụ là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, trở thành sự hiệp thông với anh chị em của chúng ta, nơi cánh cửa mở ra và dẫn đến thành Giêrusalem thiên quốc.

Hồng Thủy - Vatican

Trong bài giáo lý sáng thứ Tư 26.06, ĐTC đề cao gương mẫu của cộng đoàn tiên khởi và mời gọi các tín hữu noi gương các Kitô hữu tiên khởi sống tình hiệp thông trong tinh thần và ngay cả vật chất, gần gũi chia sẻ với nhau, quan tâm cho nhau, không nói hành nói xấu.

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 5

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23.06, dựa trên đoạn Tin Mừng thuật lại phép lạ hóa bánh ra nhiều, ĐTC nhấn mạnh rằng sự kiện này bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với dân người. Đồng thời cử chỉ này cũng báo trước về Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích tình yêu, Chúa ban chính Mình Máu Người để cứu độ thế giới. ĐTC nhắc các tín hữu đừng lãnh nhận Thánh Thể cách thụ động hay như thói quen, nhưng tin vào Mình Máu Thánh Chúa và để mình được tình yêu của Người biến đổi, trở nên thánh thiện với Chúa và nên thiện ích cho tha nhân.

Bài huấn dụ của ĐTC: Anh chị em thân mến, Hôm nay, tại Ý và những nước

khác, Giáo Hội cử hành lễ trọng kính Mình và Máu Chúa Kitô, Corpus Domi-ni. Tin Mừng tường thuật với chúng ta câu chuyện phép lạ hóa bánh ra nhiều (x. Lc 9, 11-17) xảy ra bên bờ hồ Galilê. Chúa Giêsu nói với hàng ngàn người và chữa lành các bệnh tật. Khi chiều đến, các môn đệ đến gần Chúa và thưa với Người: “Xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn” (c. 12). Cả các môn đệ cũng mệt mỏi. Thật sự là họ đang ở một nơi hoang vắng và để mua thức ăn thì dân chúng phải đi vào trong các làng mạc. Chúa Giêsu nhận ra điều này và trả lời: “Chính các con hãy cho họ ăn” (c. 13a). Những lời này làm cho các môn đệ kinh ngạc. Họ không hiểu và có lẽ họ cũng bực mình nữa; họ đáp lại: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này” (c. 13b).

Hoán cải: từ lý luận“thân ai nấy lo” đến biết chia sẻ.

Nhưng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hoán cải thật sự, từ lý luận “thân ai nấy lo” đến ý tưởng chia sẻ, bắt đầu từ những điều bé nhỏ mà Chúa quan phòng trao cho chúng ta. Và ngay lập tức Chúa tỏ cho thấy rõ điều Người muốn làm. Người nói với các môn đệ: “Các con hãy cho họ ngồi xuống thành từng nhóm khoảng 50 người” (c. 14). Rồi Người cầm lấy 5 chiếc bánh và 2

con cá, hướng mắt về Cha trên trời, dâng lời cầu nguyện và chúc tụng, rồi bắt đầu bẻ bánh và phân chia cá, và trao cho các môn đệ để họ phân phát cho đám đông. Và thức ăn đã không hết, dù tất cả đều được ăn và no nê.

Quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Phép lạ này – rất quan trọng, đến nỗi tất cả các Thánh Sử đều thuật lại – diễn tả quyền năng của Đấng Mêsia và đồng thời cũng diễn tả lòng thương xót của Người đối với dân chúng. Cử chỉ phi thường đó không chỉ là một trong những dấu hiệu tuyệt vời trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, mà còn trình bày trước điều sẽ xảy ra vào ngày cuối, việc tưởng niệm lễ hy sinh của Người, đó là Thánh Thể, Bí Tích Mình và Máu của Người được trao ban vì ơn cứu độ của thế giới.

Thánh Thể là sự tổng hợp tất cả cuộc sống của Chúa Giêsu, một hành động đơn nhất của tình yêu đối với Chúa Cha và anh em. Cũng ở đó, giống như phép lạ hóa bánh ra nhiều, Người dâng lời cầu nguyện và chúc tụng Chúa Cha, bẻ bánh và trao cho các môn đệ; và Người cũng làm như thế đối với rượu. Nhưng vào giây phút đó, vào đêm trước cuộc Thương Khó, Người muốn để lại trong cử chỉ này một Chứng từ của Giao Ước mới và vĩnh cửu, tưởng niệm muôn đời cuộc Vượt qua tử nạn và phục sinh của Người.

Hãy rước lễ như lần đầu. Mỗi năm, Lễ Mình Máu Thánh mời

gọi chúng ta sống lại sự ngạc nhiên và niềm vui vì món quà tuyệt vời của Chúa, đó là Thánh Thể. Chúng ta hãy đón nhận Thánh Thể với lòng biết ơn, không phải cách thụ động, hay như là thói quen, nhưng thật sự làm sống động lại lời thưa “amen” – tôi tin – nơi Thân Mình Chúa Kitô. Khi linh mục nói “Mình Thánh Chúa Kitô”, chúng ta thưa “amen”: lời thưa xuất phát từ trái tim với xác tín. Đó là Chúa Giêsu, là Chúa Giêsu Đấng cứu độ tôi, là Chúa Giêsu đến ban cho tôi sức mạnh để sống. Chúng ta đừng rước lễ như thói quen, mỗi lần rước lễ chúng ta hãy làm như lần rước lễ đầu.

Rước kiệu Thánh Thể. Cách diễn tả niềm tin vào Thánh

Thể của Dân thánh Chúa là những cuộc rước kiệu Thánh Thể mà trong ngày lễ trọng này được thực hiện khắp nơi trong Giáo Hội Công Giáo. Chiều nay tôi cũng sẽ cử hành Thánh lễ tại khu vực

Casal Bertone của Roma và sau đó là cuộc rước kiệu. Tôi mời gọi tất cả anh chị em tham dự, cả trong tinh thần, qua radio và tivi. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta, với đức tin và tình yêu, bước theo Chúa Giêsu, Đấng chúng ta thờ lạy trong Thánh Thể.

Đức tin anh hùng. Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nhắc

đến lễ phong chân phước cho nữ tu Ma-ria Carmen Lacaba Andía và 13 nữ tu Tây Ban Nha khác thuộc dòng thánh Phaxicô Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội vào ngày thứ Bảy hôm qua tại Madrid. Các nữ tu này đã bị giết vì sự thù ghét đức tin trong các năm từ 1936-1939. ĐTC nói: “Những nữ tu dòng Kín này, như các trinh nữ khôn ngoan, chờ đợi vị Hôn Phu Thần linh với đức tin anh hùng. Sự tử đạo của các chị là lời mời gọi tất cả chúng ta trở nên mạnh mẽ và kiên cường, đặc biệt trong giờ phút thử thách.”

Hồng Thủy - Vatican

Chúa Giêsu cảm thương dân chúng đói khát sau một ngày mệt nhọc và Người yêu cầu các môn đệ cho họ ăn. Yêu cầu của Chúa có vẻ bất ngờ, vượt khả năng của các môn đệ, nhưng Chúa muốn họ vượt qua kiểu lý luận thường tình “thân ai nấy lo”, để biết sống chia sẻ, từ những điều nhỏ bé mà Chúa ban cho chúng ta.

Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình không phải là một chiến thuật.

Thánh INhã có thể giúp chúng ta việc này. Nguyên Lý và Nền Tảng đầu tiên của Ngài là: “Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình.”

Vấn đề không phải là giàu có hay nghèo hèn, ốm đau hay khỏe mạnh, sống lâu hay chết yểu. Mọi thứ đều có thể, nhưng vấn đề là phải đạt cho được cùng đích của đời mình là dâng lời khen ngợi và tình yêu trọn vẹn lên Chúa theo gương Đức Kitô của mình.

Thánh INhã cũng dạy chúng ta rằng dấu chỉ của sự trưởng thành tâm linh là khi chúng ta

…yêu không phải là những thụ tạo trên thế gian này, nhưng trong Thiên Chúa, Đấng làm nên mọi sự ấy.

Nói một cách khác, chúng ta phải phấn đấu để có thể chân thành mà nói với mỗi người và mọi người: “Bởi vì Chúa là Thiên Chúa, và bạn ở trong Thiên Chúa, tôi chọn để yêu và phục vụ bạn.” Không như một chiến thuật chính trị, cũng không nhằm mục đích trục lợi, nhưng vì tôi kiếm tìm sự hiệp nhất với Đức Kitô mà tôi yêu như Đức Kitô yêu – yêu một cách tự do, trọn vẹn, trung tín và sung mãn.

Tiếp theo tr. 3: Làm sao bạn biết là ...

Đọc tiếp trang 10

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 6

Trước một hiện tượng hay một người gây ra lỗi lầm, cộng đồng mạng thường nhao vào ném đá. Gọi là ném đá vì những lời bình luận, những lời nhận xét không mấy tốt lành. Tệ hơn, đó là những lời chửi rủa, lên án và xúc phạm người khác. Có người nói vui, những người ném đá là các “anh hùng bàn phím”, ném đá giấu tay.

Trước hiện tượng này, luôn có những ý kiến trái chiều. Người phản đối cho rằng: “Khi bạn nói xấu người khác, tức là bạn bắt đầu một cuộc chiến. Một bước tiến đến gần chiến tranh, một cuộc tàn phá.” (Giáo Hoàng Phanxicô). Người ủng hộ tin rằng: “Sự văn minh khởi sự lần đầu khi một người giận dữ “ném” một lời nói thay vì hòn đá.” (Sigmund Freud). Chúng ta khoan bàn chuyện đúng sai. Ở đây chúng ta xem bởi đâu có cụm từ nổi tiếng này?

Có lẽ cụm từ này không phải thời Internet mới có. Từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, người Do Thái đã sử dụng từ này. Hơn thế nữa, đó là điều khoản được ghi trong sách luật, và được người ta áp dụng trong việc thi hành bản án tử hình. Nếu đọc Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta thấy có những tội phải chết: giết người, bắt cóc, giao hợp với thú vật, đồng tính luyến ái, ngoại tình... đều phải bị tử hình. Tội nhân phải chịu những cơn mưa đá cho đến khi chết. Đó là luật của Đức Chúa mà người Do Thái luôn tuân thủ và truyền lại cho con cháu. Nhờ luật ấy mà kỷ cương và trật tự được giữ gìn trong cộng đồng Do Thái. Tới thời đế quốc Rôma cai trị dân Do Thái (66 TCN–135 SCN), nước Do Thái còn có một loại tử hình khác là: bị đóng đinh vào thập giá. Chính Đức Giêsu chịu bản án này.

Sang thời Đức Giêsu, dĩ nhiên luật ném đá không thay đổi trong cộng đồng Do Thái. Đức Giêsu xuất hiện như một

Đấng có uy quyền, và Ngài muốn kiện toàn lề luật. Trong sứ mạng đó, chính Đức Giêsu cũng vài lần suýt bị người ta ném đá. Vả lại, giới lãnh đạo Do Thái nhiều lần thử Đức Giêsu trong thế lưỡng đao luận. Nghĩa là, họ đặt ra một trường hợp và buộc Đức Giêsu phải phán quyết: tha hay phạt. Ví dụ, có lần họ đưa đến cho Ngài một người phụ nữ ngoại tình (Ga 8, 2-11). Chiếu theo luật, chúng ta phải ném đá hạng đàn bà này. Nếu tha, Đức Giêsu lỗi luật Cựu Ước, nếu phạt, Đức Giêsu đi ngược với lời giảng về lòng thương xót và yêu thương.

Trong câu chuyện người phụ nữ ngoại tình, chúng ta thấy rõ hơn sự tích ném đá. Người bị tố cáo đang chờ đợi cơn mưa đá, người vô tội đằng đằng sát khí chờ được ném đá. Họ tự hào thực thi luật cha ông. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Đức Giêsu chỉ viết trên đất (viết gì?). Sau cùng, vì họ hỏi nhiều quá nên Đức Giêsu trả lời: “Ai vô tội thì ném đá người này đi.” Họ vứt đá xuống đất mà đi, kẻ lớn đi trước, người nhỏ theo sau. Lúc này chỉ còn Đức Giêsu và người phụ nữ. Đức Giêsu nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Ðức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” Như vậy, chúng ta thấy Đức Giêsu không thích ném đá người ta!

Ném đá hoàn toàn có thật trong thời xưa, kể cả thời Đức Giêsu 2000 năm về trước. Suốt dòng lịch sử, tiếc là con người vẫn luôn thích dùng lời nói mà chỉ trích, lăng mạ, mắng nhiếc và khiêu khích đối phương. Thay vì nói lời xây dựng, đối thoại chân thành, họ ném đá không thương tiếc. Bởi thế mà chiến tranh, hận thù và chia rẽ vẫn cứ lan tràn.

Khi không gian mạng lên ngôi, chúng ta thấy hiện tượng ném đá bùng nổ hơn. Thật dễ để chê bai một ai đó. Thật đơn giản để viết, chia sẻ một bài lăng nhục và trù dập người khác. Đúng sai, hạ hồi phân giải! Tuy nhiên, hẳn là mỗi người phải có trách nhiệm trước những gì mình “ném” lên Internet. Bạn nghĩ sao, khi “ném đá” là thể hiện mình đang trong nhóm “GATO – ghen ăn tức ở” và “NATO – No action, talk only”? Đó là những “hội thích ném đá”. Nhà tâm lý cho rằng: “Họ là những con người của ồn ào, năng nổ. Dễ hùng hổ trước sự im lặng và sống cá biệt của người khác. Và hành động thể hiện là ném đá một cách nhiệt tình”. Người tử tế chẳng hơi đâu thuộc một trong hai nhóm ấy, đúng không bạn?

Là người Công Giáo, chúng ta được Giáo Hội hướng dẫn để thực thi những điều tốt đẹp trên Internet. “Tất cả mọi người sử dụng các phương tiện

truyền thông với quyền tự do lựa chọn của mình ... [phải] tránh những gì nên cớ hay làm dịp cho họ bị thiệt hại về phần thiêng liêng, hoặc có thể vì gương xấu mà làm cho người khác phải nguy hiểm, hoặc cản trở những việc truyền thông tốt mà cổ vũ những truyền thông xấu. Điều này thường xảy ra khi người ta bảo trợ cho những người khai thác những phương tiện này chỉ vì lý do lợi nhuận.” (Docat, số 43).

Như thế, sự tích ném đá xưa nay vẫn có. Báo động là nó đang trở thành nên một phong trào trên mạng hiện nay. Tùy chúng ta hành xử: ủng hộ hay phản đối. Nhưng bạn đừng quên: nếu cứ dừng lại để ném đá thì chúng ta chẳng đi xa được. Hơn nữa, ném đá khiến chúng ta bẩn tay và mất sức. Thay vì đi tìm đá để ném, sẽ tốt hơn, nếu người ta làm những việc hữu ích giúp cho đời, giúp cho người!

Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

Có lẽ mỗi ngày chúng ta đều đọc thấy người này, người kia bị ném đá. Hoặc, ta cũng từng đọc những dòng status vui này: “Mình có làm gì đâu mà bị ném đá?”, hoặc “Xin đừng ném đá cuộc đời em!” Đó là những hiện tượng xảy ra trên không gian mạng. Vậy, đâu là sự tích của hiện tượng này?

Thử thách của quả tim

René-Luc, con có yêu Ta hơn những người này không? Lạy Chúa, Chúa biết tất cả, con chỉ là một người khốn khổ, nhưng Chúa biết con thương Chúa biết là dường nào!

Tôi chưa bao giờ gặp lại Sophie. Nhưng nếu cô đọc đoạn này chắc cô sẽ mĩm cười. Tháng 9 năm 1987, khoảng một năm sau ngày tôi gặp cô Sophie trên xe lửa, cộng đoàn gởi tôi đến Toulouse học năm thứ hai chủng viện. Cộng đoàn gom tất cả chủng sinh của chu kỳ một vào một nơi để đào tạo. Tôi sẽ kể một kinh nghiệm rất đặc biệt, đau đớn nhưng cũng rất quan trọng cho tương lai linh mục của tôi.

Từ cuối năm trung học, với một vài bạn trẻ trong làng Bretagne, chúng tôi thành lập một nhóm bạn rất tương trợ nhau. Tất cả chúng tôi đều sốt sắng và hay tham dự vào các buổi canh thức cầu nguyện, có khi trọn đêm. Nhưng không phải tất cả mọi ngày chúng tôi đều dành cho cầu nguyện! Chúng tôi đi tắm biển, đi chơi tàu ở Saint-Malo, hay chúng tôi đến Mont-Saint-Miche để ăn bánh crêpe… ngắn gọn, một nhóm bạn vui vẻ!

Trong nhóm có một cô rất hợp với tôi. Cô nhỏ hơn tôi một tuổi. Chúng tôi là bạn bè với nhau, nhưng cô biết tôi muốn làm linh mục, còn cô thì có người

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 7

yêu bên cạnh. Mùa hè trước khi vào chủng viện, cô cắt liên lạc với người yêu. Vì tôi rất thân với cô nên cô tâm sự với tôi, tôi an ủi cô. Chúng tôi càng ngày càng hợp nhau và tôi nhận ra cô đang… yêu tôi hay, để nhắc lại sự phân biệt mà tôi đề cập ở trên, cô bị lôi cuốn. Tuy nhiên cô rất chân thành, tế nhị và tôn trọng chọn lựa của tôi, cô không bao giờ nói với tôi và cô cẩn thận không tỏ ra thương tôi.

Về phần tôi, tôi cũng thấy tôi bị cô lôi cuốn, tôi rất thích có được cô là bạn, được cô xem trọng làm cho tôi cảm thấy mình đáng giá. Dù vậy tôi không tìm cách đặt một khoảng cách giữa chúng tôi vì tôi tin chắc vào ơn gọi của mình. Ngắn gọn, tôi không thấy nhập nhằng trong quan hệ này. Tôi “xử lý” được sự lôi cuốn này. Bạn này bạn kia trong nhóm bắt đầu chế nhạo tôi về tình bạn này, nhưng tôi bảo đảm với họ đây chỉ là một người bạn, một người em và chưa bao giờ tôi xác quyết mình sẽ là linh mục như bây giờ, tôi không lo lắng gì về khía cạnh này!

Và bây giờ tôi đến Toulouse để học năm thứ hai ở chủng viện. Ô là là, tai họa. Tôi ngạc nhiên thấy mình nhớ cô quá chừng! Tôi cảm thấy một khoảng trống làm tôi xốn ruột xốn gan. Tôi yêu chăng? Không, không thể được, chỉ là một cô bạn… Dù vậy tôi nhớ giọng nói của cô, muốn nghe giọng nói này lại, muốn nhìn cô cười khi tôi nói đùa, cảm nhận ánh nhìn ngưỡng phục khi cô nhìn tôi… Tôi nhận ra, những gì tôi nghĩ chỉ là tình bạn thì lại ở trong hoàn cảnh bất ngờ, tôi không còn “xử lý” được gì. Tình cảm mạnh hơn là quan hệ trải nghiệm trong sự trong sáng nhất. Tôi biết là nếu tôi đi một bước đến với cô, cô sẽ không ngần ngại mở các cánh cửa đời cô cho tôi. Nhưng như vậy thì ơn gọi chức thánh của tôi sẽ như thế nào đây? Tôi quay về với Chúa Giêsu, tôi thử tìm ánh sáng trong lời cầu nguyện, trong Thánh Kinh…

Nhưng không có gì có thể cất đi cái kềm đang xoáy lòng dạ tôi.

Chuyện này cũng kéo dài vài ngày, tôi hoàn toàn lạc hướng, buồn bã, lo âu. Và một buổi sáng, trong giờ cầu nguyện riêng, tôi tự hỏi:

– René-Luc, bạn muốn bạn ở trong hoàn cảnh nào nhất?

Dĩ nhiên câu trả lời đến ngay lập tức với tôi là:

– Trở thành linh mục là điều tôi mong muốn nhất! Điều này không có nghĩa là những người được gọi có đời sống vợ chồng thì cho ít tình yêu hơn những người được gọi vào đời sống thánh hiến. Nhưng với tôi, René-Luc, tôi biết khi trở thành linh mục, tôi sẽ có thể cho nhiều tình thương hơn! Bài Phúc Âm

Thánh Gioan tiếp tục vang lên trong lòng tôi:

– René-Luc, con có yêu Ta hơn những người này không?

– Lạy Chúa, Chúa biết tất cả, con chỉ là một người khốn khổ, nhưng Chúa biết con thương Chúa biết là dường nào!

Và thế là tôi lặp lại lời nói “vâng” với Chúa Giêsu, với chức thánh! Chỉ trong vài giờ cái kềm được cất đi, niềm vui trở lại lòng tôi.

Vài tháng sau khi gặp lại cô, lòng tôi thanh thản. Thế là chấm dứt, lòng trong sáng, nhẹ nhàng. Tôi không chia sẻ với cô những gì tôi đã trải qua, cô cũng không nói với tôi những gì cô cảm nhận trong lòng. Chúng tôi quá tôn trọng nhau để không nói hết tình cảm của mình, để có thể vì thế mà làm cho cả hai giao động.

Tôi không bao giờ cám ơn cô cho đủ đã tôn trọng tôi, đã không để tình yêu của cô lên hàng đầu, nhưng là chính tôi. Trong lãnh vực tình yêu, thật dễ dàng để có được ở người kia những gì mình muốn cho mình.

Chúng ta thấy, một người thánh hiến hay người muốn được thánh hiến, họ không thoát khỏi được các hoàn cảnh bất ngờ. Lại càng tế nhị hơn và trong vô thức, lại càng lôi cuốn nơi người kia cái gì bị cấm. Và cũng đúng vậy với những người bị lôi cuốn bởi những người đã lập gia đình. Điều này có lẽ còn dữ dội hơn đối với người thánh hiến: họ từ bỏ tình yêu loài người để cho Chúa, còn tôi, họ sẽ yêu tôi! Những người này còn tự cao ở một mức khác, mức “gần như thần thánh”. Vì thế người thánh hiến cần được giúp đỡ, và thường thường phương thuốc hay nhất là áp dụng câu ngạn ngữ xưa: xa mặt, cách lòng!

Trong đời sống chủng sinh của tôi, nhiều lần tôi phải đối diện với các phụ nữ có một thái độ nhập nhằng. Nhưng những chuyện này không thấm gì so với kinh nghiệm tôi có với cô bạn trẻ. Cô, chính xác, cô không bao giờ nhập nhằng. Cô cho thấy cô có tình cảm thật với tôi, nhưng cô vô cùng tôn trọng con đường riêng của tôi.

Từ đó, cô bạn đã gặp chồng của mình và tôi rất quý trọng, họ có những đứa con rất xinh đẹp. Chỉ vài năm sau, cùng với cô và chồng cô, chúng tôi chia sẻ rất chân tình những gì chúng tôi đã sống thời đó. Tôi cám ơn họ đã cho phép tôi nêu thử thách nhỏ này ra, vì tôi nghĩ thử thách này có thể giúp một số người, nhất là những người có ơn gọi sống đời sống thánh hiến và “rơi vào lưới tình”.

Ơn gọi được so sánh như việc sáng tác một bức vẽ trên gỗ. Phải làm nhiều lớp để có được hình dạng của bức ảnh. Tôi nghĩ ‘lớp’ kinh nghiệm tình yêu con

người là cần thiết. Tôi không nói ở đây các quan hệ tình dục, nhưng kinh nghiệm sâu đậm cảm nhận mình đáng yêu và có khả năng yêu. Kinh nghiệm này không đặt lại vấn đề ơn gọi thánh hiến, ngược lại nó có thể mang lại cho đời sống thánh hiến một chiều kích cao cả hơn.

Marta An Nguyễn dịch Trích sách Chúa ở trọn tâm hồn, René-Luc,

nxb. Presses de la renaissance

“Ai mà quả tim không mềm yếu thì một ngày nào đó cái đầu sẽ mềm yếu”! Cách đây hơn nửa thế kỷ, G. K. Chester-ton đã nói như thế và đến nay câu này vẫn chưa mất tính thời sự, ngày nay mọi sự như đi ngược với những gì là hiền dịu và yếu mềm.

Bây giờ ở đâu ai cũng nói với giọng điệu nghề nghiệp, hiệu năng đến cứng rắn, cạnh tranh và quyền lực. Trong môi trường làm việc và đôi khi cả trong gia đình, trong giới tu sĩ, cũng không có bao nhiêu chỗ cho cái gọi là “mềm yếu”, ít hiệu năng, tình cảm hay chậm chạp.

Chỉ cần kêu gọi nên nhẹ nhàng, nên dịu hiền để cho không khí được thoải mái là cũng đã làm cho người khác nghĩ sai về mình, thiếu tôn trọng mình. Thế giới chúng ta không dành chỗ cho những gì gọi là tình cảm, tính không chuyên nghiệp, kém hiệu năng, chậm chạp, yếu mềm và mong manh. Tính cứng rắn và thành tích được tôn trọng hơn.

Vì vậy đôi khi chúng ta cảm thấy môi trường làm việc và ngay cả trong gia đình có cái gì đó lạnh lẽo và vô cảm. Tuy nhiên trên thực tế cảm giác này là do nỗi sợ hãi của chúng ta.

Để tránh bị nhìn dưới khía cạnh xấu, bị cho là yếu mềm, chậm chạp, trẻ con, không chịu được áp lực, không đạt được các tiêu chuẩn của tính cứng rắn và hiệu năng nên chúng ta chấp nhận tất cả các hạn chế.

Đây là điều không nên nhưng trên thực tế nó lại xảy ra như vậy. Chúng ta không nên sợ mấy loại này nhưng thường

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 8

thì chúng ta sợ. Thực tế chúng ta thường sống và làm việc trong bầu khí lạnh lẽo và vô cảm.

Trong các điều kiện này, chúng ta dễ trở nên cay đắng, lạnh lùng, chai cứng vì tinh thần ganh đua. Tiến trình này âm thầm diễn ra giống tiến trình lão hóa và bạc tóc, từ từ và khó nhận thấy. Chúng ta nhìn gương mỗi ngày và nghĩ mình cũng giống như mọi ngày… cho đến khi nhìn lại bức ảnh cũ: chúng ta choáng váng thấy mình đã thay đổi quá nhiều.

Nếu các bức ảnh cũ có thể phản ảnh tinh thần năng hoạt, tính hồn nhiên, lòng hăng say đón tiếp, lòng thương xót, niềm hân hoan vui sống thì chắc nhiều người trong chúng ta sẽ choáng khi thấy mình thay đổi quá nhiều, mình đã chai đá theo năm tháng. Sự lạnh lùng, tính dè chừng, chai cứng trước những người xa lạ với chúng ta, bây giờ nó phản ảnh qua ánh nhìn, qua cách hành động và đau khổ thay, nó đã ở trong quả tim chúng ta. Đúng, tất cả thay đổi từ từ. Chúng ta thay đổi, chúng ta tạo một võ bọc và trở thành con người mà trước đây chúng ta không nghĩ mình sẽ chọn kiểu người này để làm bạn.

Vì thế, thì giờ dành để cầu nguyện mỗi ngày là thì giờ quan trọng nhất để chúng ta trở nên dịu hiền, để tinh thần chúng ta linh hoạt trở lại, mang lại lòng hiếu khách, tình thương xót, niềm hân hoan vui sống như ngày xưa.

Cầu nguyện không chỉ là cầu nguyện thành lời. Chúng ta được mời gọi “cầu nguyện liên lỉ.” Có nghĩa là cầu nguyện trong khi làm bất cứ việc gì, chứ

không phải chỉ ngồi đọc kinh. Cầu nguyện liên lỉ, như Đức Giêsu

nói, có nghĩa là đọc các dấu hiệu của thời gian, là nhìn các biến chuyển đã hình thành cuộc sống chúng ta, đọc ra dấu chỉ và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngôn ngữ của Thiên Chúa là trải nghiệm Thiên Chúa ghi trong cuộc sống chúng ta. Cầu nguyện, có nghĩa là đọc cuộc sống mình theo đức tin.

Tôi nghĩ phương cách quan trọng nhất mà chúng ta nên theo hôm nay là nhìn lại, đọc theo đức tin, đón nhận như một lời cầu nguyện, một ân sủng các giây phút đã làm cho tâm hồn chúng ta dịu lại, làm chúng ta cảm thấy mình mong manh, gợi lên trong lòng chúng ta tình thương xót, nhiệt tình đón tiếp người khác, tạo cho chúng ta tình đoàn kết trong cuộc chiến đấu chung. Có ý thức sẽ làm quả tim mềm dịu.

Thế giới có thể chai cứng và, nếu chúng ta không ý thức, chúng ta không xoa dịu quả tim bằng các giây phút dịu dàng cầu nguyện, thì chúng ta cũng sẽ chai cứng, lạnh lùng, hờ hững, không thân thiện tiếp đón, chúng ta cũng giống như họ mà thôi.

Thi hào Anh William Wordsworth quan sát và thấy thường thường người nào có vẽ như lạnh lùng là chỉ vì họ bị tổn thương. Tôi nghi cũng vì lý do này mà nhiều người trong chúng ta toát ra kiểu lạnh lùng này.

Phải cầu nguyện để đón nhận giây phút hiền dịu lên và để ân sủng của nó làm chúng ta trở nên dịu dàng.

Cái gì làm cho một giây phút trở nên dịu dàng?

Tất cả những gì trong cuộc sống giúp chúng ta ý thức mình có mối giây sâu đậm thắt chặt lẫn nhau, các khó khăn cùng chia sẻ với nhau, các tổn thương chung, các tội lỗi giống nhau, nhu cầu cần giúp đỡ nhau: khuôn mặt đau khổ của người khác phản chiếu nỗi đau của chính mình, ý thức về cái chết thể lý, chấp nhận mình có tội, nét đẹp của thiên nhiên, lòng hăng hái và thơ ngây của trẻ con, cái mong manh của tuổi già, và dĩ nhiên, đặc biệt là những giây phút của tình mật thiết, tình bạn, các lễ hội, những giây phút hân hoan, đau khổ, mong manh cùng chia sẻ với nhau.

Thánh Gioan Thánh Giá cho rằng vai trò của cô tịch là “để người hiền hòa nhịp với sự dịu dàng”. Các giây phút dịu dàng là những giây phút cầu nguyện sâu đậm.

Chúng ta cần có nhiều giây phút như vậy nếu không cái lạnh lùng và vô cảm của môi trường chung quanh sẽ làm chúng ta lạnh lùng và vô cảm theo. Mỗi ngày chúng ta cần đón nhận giây phút dịu dàng này.

Chesterton cũng đã nói: “Những gì nhanh nhất là những gì mềm mại nhất. Chim muông nhanh nhẹn vì chúng mềm mại. Đá tê liệt vì nó cứng. Do bản chất của nó, hòn đá phải rơi xuống, bởi vì vật gì càng cứng thì càng yếu. Do bản chất của nó, loài chim bay cao, vì tất cả những gì mong manh đều có sức mạnh” (Orthodoxy).

Ronald Rolheiser Nguyễn Kim An dịch

sức sống cho gia đình. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp nhau thanh lọc, cải thiện, và làm cho gia đình hoàn hảo hơn. Thánh GH Gioan Phaolô II diễn tả sự thật này rất rõ ràng: “Gia đình là tòa nhà nền tảng của xã hội… Gia đình tiến bộ thì xã hội cũng tiến bộ”. Hy vọng rằng các gợi ý dưới đây thực sự tạo sự khác biệt trong cuộc chiến làm cho gia đình tốt đẹp. Đừng bao giờ quên những lời an ủi của Tổng Thần Gabriel nói với Đức Maria: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1: 37).

1. CẦU NGUYỆN CHUNG: Một trong các lý do đầu tiên để

xung khắc, cãi nhau, cay đắng, lạnh nhạt và chia tay là thiếu cầu nguyện trong gia đình. Ôxy cần cho phổi, cầu nguyện cần cho linh hồn. Cầu nguyện là trung tâm và là trái tim của gia đình. Hãy nhớ lời của một linh mục mệnh danh là linh mục của Kinh Mân Côi – Lm Patrick Peyton: “Gia đình nào cầu nguyện với nhau thì hài hòa với nhau”.

Để ý quan sát, chúng ta có thể thấy rằng gia đình đang trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Là những người theo Đức Kitô và bảo vệ Giáo Hội nhỏ bé là gia đình mình, chúng ta phải cố gắng cứu lấy con cái, cứu lấy giới trẻ, bằng cách cứu lấy chính gia đình của mình.

Tính bi quan, tính diễu cợt, và tính hoài nghi không thể ngự trị trong tâm hồn chúng ta, mà phải là sự tự tin và hy vọng để chúng ta có thể xây dựng thế giới tốt đẹp hơn bằng cách cố gắng làm cho gia đình thánh thiện hơn.

Chúng ta có Mười Vitamin để tăng

2. NGƯỜI CHA VÀ NGƯỜI MẸ: Người cha phải là đầu của gia đình,

người mẹ phải là trái tim của gia đình. Gia đình không có đầu thì giống như quái vật Frankenstein; gia đình không có trái tim là gia đình chết. Mong sao người cha là người lãnh đạo tinh thần của gia đình!

Người cha cũng phải là người bảo vệ sự sống, luôn yêu thương vợ con. Là người lãnh đạo tinh thần của gia đình, nghĩa là người cha dẫn đầu trong cuộc sống cầu nguyện của gia đình. Người cha nên noi gương sáng của Đức Thánh Giuse.

3. THA THỨ VÀ THƯƠNG XÓT: Trong nhiều gia đình, sự lạnh nhạt,

sự hờ hững, và thậm chí là sự cay đắng thâm nhập vào cơ cấu gia đình. Tại sao? Một trong các lý do là thiếu sự tha thứ. Các thành viên gia đình phải có lòng thương xót và tha thứ, không chỉ 7 lần mà 70 lần 7 – nghĩa là tha thứ luôn luôn! Nếu chúng ta muốn được tha thứ thì

Gợi Ý Củng Cố Gia Đình Công Giáo

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 9

chúng ta phải thật lòng tha thứ cho người khác. Lời Kinh Lạy Cha: Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

4. LỜI HAY Ý ĐẸP: Thi sĩ Alexander Pope, người Anh,

viết: “To err is human, to forgive is di-vine” (Sai lầm là phàm nhân, tha thứ là siêu phàm). Các thành viên gia đình phải học cách nói những lời hay ý đẹp: Xin lỗi, cảm ơn,… Lời này rất quan trọng: “Thôi, bỏ qua!”. Những lời tốt lành như vậy được thường xuyên sử dụng sẽ có thể cứu được gia đình!

5. THÁI ĐỘ PHỤC VỤ: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng

sống, đã rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly. Ngài nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20: 28). Mỗi thành viên gia đình không chỉ mong được phục vụ, mà còn phải luôn luôn sẵn sàng phục vụ mọi người trong gia đình. Yêu thương và phục vụ luôn đồng nghĩa với nhau.

6. BÀY TỎ BIẾT ƠN: Mặc dù có thể là điều nhỏ và không

quan trọng, nhưng lời cảm ơn là loại gia vị nên thêm vào “thực đơn sống” của gia đình. Thánh Inhaxio Loyola nói: “Bản chất của tội lỗi là sự vô ơn”. Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn trong gia đình! Có điều gì chúng ta có mà không nhận từ Thiên Chúa? Chỉ có một điều: Tội lỗi của chúng ta – chúng ta tự chọn cho chính mình. Thiên Chúa yêu thương những tâm hồn khiêm hạ và biết ơn!

7. HOẠT ĐỘNG DỨT KHOÁT: Thời gian quan trọng trong đời

sống gia đình là giờ ăn. Đó là lúc gia đình nối kết, chia sẻ kinh nghiệm, dành thời gian cho nhau, và là lúc phát triển tình yêu thương dành cho nhau. Mệnh lệnh cuối cùng của Chúa Giêsu: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 13: 34).

Có truyện khôi hài về gia đình: Cùng ngồi bên nhau nhưng người cha xem ti-vi, người mẹ dùng điện thoại thông minh, các con thì đứa này chơi game, đứa kia lướt web, đứa nọ chat qua zalo, viber, twitter, hoặc gắn tai nghe… Một cảnh tượng bình thường ngày nay mà lại rất ư là bất thường. Họ ngồi gần nhau nhưng lại rất xa nhau. Vấn đề cần làm ngay để cứu lấy gia đình là phải dẹp bỏ hết mọi thứ để cùng nhau ăn cơm và chia sẻ với nhau trong khoảng 30 phút. Đặc biệt là hãy cùng nhau cầu nguyện, ít là một chục Kinh Mân Côi, trước khi đi ngủ. Tùy thuộc vào mỗi chúng ta mà hòa bình có hay không đối với thế giới và chính đất nước mình. Đức Mẹ vẫn luôn chờ đợi chúng ta!

8. HỌC CÁCH LẮNG NGHE: Lắng nghe là nghệ thuật khó, nhất

là đối với các thành viên gia đình. Chúng ta có xu hướng tránh né nhau, và không muốn lắng nghe nhau, thế nhưng lại dễ nghe người ngoài – mà rồi họ chỉ xúi dại chứ đâu có thật lòng. Hãy cảnh giác, và hãy nghe Kinh Thánh dạy: “Trước mặt người lạ, chớ làm điều phải giữ kín, vì con chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đừng tâm sự với bất cứ người

nào, đừng tưởng làm như vậy là người ta thích” (Hc 8: 18-19).

9. KỶ NIỆM: Các dịp lễ, tết, sinh nhật, giỗ chạp,

… hoặc ngày Rửa Tội, Thêm Sức,… Đó là những cơ hội tốt để thể hiện tình cảm gia đình. Chúng ta nên có thói quen tốt đẹp đó. Thánh Phaolô đã động viên: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!” (Pl 4: 4)

10. TẬN HIẾN CHO ĐỨC MẸ: Khi hiện ra tại Fátima, một trong ba

mệnh lệnh Đức Mẹ nhắn nhủ là “tôn sùng Mẫu Tâm”. Có nhiều cách yêu mến Đức Mẹ, một cách phổ biến và đơn giản là đọc Kinh Mân Côi – và cũng là một mệnh lệnh khác trong ba mệnh lệnh Đức Mẹ đưa ra tại Fátima. Với 20 mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta “đi tắt” suốt Tân Ước và “trải qua” các chặng đời của Đức Kitô.

Như Đức Mẹ đã hứa, lòng sùng kính Đức Mẹ sinh nhiều hoa trái trong gia đình: bình an, vui mừng, yêu thương, hạnh phúc, chia sẻ, hiểu nhau, kiên nhẫn, thanh khiết, khiêm nhường, tử tế,… Tóm lại, tận hiến cho Đức Mẹ là nhờ Mẹ mà tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, gia đình sẽ trở nên nơi thánh theo lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5: 48).

LM. ED BROOM, OMV

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Nhân dịp Đại hội lần thứ 108 của Đại hội Lao động Quốc tế diễn ra từ ngày 10-21/6/2019 Geneva, Đức Thánh Cha được mời có một bài phát biểu tại Đại hội. Ngài đã gởi một lá thư Sứ Điệp đến Đại Hội này.

Việc làm và sự hoàn thiện con người và sinh thái-xã hội.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nói đến “việc làm không chỉ là điều gì đó chúng ta làm để đổi lấy một điều gì khác. Nhưng việc làm trước hết và trên hết là một sự cần thiết, là thành phần tạo nên ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất, là con đường để lớn lên, phát triển con người và hoàn thiện nhân cách.” Vì

“chúng ta được dựng nên với một ơn gọi để làm việc”.

Hơn nữa, ơn gọi làm việc của chúng ta còn phải đặc biệt gắn kết với việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Do đó, việc làm không thể chỉ được xem như là công cụ để tạo ra chuỗi hàng hóa và dịch vụ. Nhưng đúng hơn, vì là nền tảng cho sự phát triển con người, nên việc làm phải chiếm vị thế ưu tiên hơn bất cứ mọi yếu tố sản phẩm nào.

Tạo ra và bảo vệ việc làm ngày nay.

Đức Thánh Cha đề cập đến điều đáng buồn là sự hoàn thiện nhân cách và nhân phẩm của người lao động ngày nay ít được quan tâm. Ngài đặt câu hỏi: loại việc làm nào chúng ta cần bảo vệ, tạo ra và cổ võ?

Khi mô hình phát triển kinh tế chỉ dựa trên khía cạnh vật chất của con người, hay nó mang lại lợi ích chỉ cho

một nhóm người và loại trừ những người còn lại, hoặc khi làm nguy hại đến môi trường, thì “trái đất sẽ kêu gào, xin chúng ta đi một con đường khác”. Con đường khác đó là một sự phát triển kinh tế bền vững, đặt con người và việc làm vào trung tâm của sự phát triển.

Đóng góp của bộ 3 “T” đầu tiên. Bộ 3 “T” đầu tiên lấy từ tiếng Tây

Ban Nha (tierra, techo, trabajo): đất, mái nhà và công việc. Trái đất là một gia sản chung cần phải được chia sẻ để mọi người đều có thể thừa hưởng được hoa trái mà nó mang lại.

Việc làm và môi trường tùy thuộc lẫn nhau. Vì thế, cần phải suy nghĩ đến tương lai về việc chăm sóc mẹ trái đất, cũng như việc chuyển đổi năng lượng để sự phát triển được bền vững.

Đóng góp của bộ 3 “T” thứ hai Bộ 3 “T” thứ hai từ tiếng Anh

(tradition, time and technology): truyền

Việc làm góp phần phát triển con người và hoàn thiện nhân cách

Khai thác lao động trẻ em

"Việc làm trước hết và trên hết là một sự cần thiết, là thành phần tạo nên ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất, là con đường để lớn lên, phát triển con người và hoàn thiện nhân cách", Đức Thánh Cha viết trong sứ điệp gởi Đại hội Lao động Quốc tế.

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 10

thống, thời gian và công nghệ.

Truyền thống là điều được chuyển trao cho thế hệ tiếp theo. Sự chuyển trao này không chỉ là hiểu biết kỹ thuật, nhưng còn là kinh nghiệm, tầm nhìn và hy vọng.

Về thời gian, cần chấm dứt quan niệm thời gian theo lối phân mảnh, chỉ là khía cạnh chi phí trong kinh doanh. Nhưng cần nhìn thấy thời gian là một món quà. Vì thế, có thời gian làm việc và cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Có thời gian để lao động và có thời gian để chiêm ngắm vẻ đẹp của thiên nhiên và thành quả của con người.

Công nghệ tạo nên nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể gây cản trở cho sự phát triển bền vững khi nó gắn với một mô hình quyền lực, áp chế và lèo lái. Vì thế, cần quan tâm đến người trẻ để họ không bị khai thác và bóc lột sức lao động hoặc không có việc làm.

Trong thế giới phức tạp và nối kết ngày nay, chúng ta cần đề cao tầm quan trọng của công việc tốt, không loại trừ và chân chính. Đây là thành phần tạo nên căn tính, và cần thiết cho sự phát

còn sống trong khi họ chết. Ở mức khác, một cảm giác đau đớn hơn, chúng ta cảm thấy tiếc vì cảm thấy mối tương giao của mình với họ chưa trọn vẹn, dù thật ra mối tương giao này đã là tốt.

Có một sự chưa trọn vẹn đau đớn trong tất cả các mối tương giao và không đâu điều này được cảm nhận cho bằng ở các đám tang. Khi có người qua đời, thì ngay lập tức có một cảm giác tội lỗi. Đó là cảm nhận mà, nếu dành cho nó nhiều thì giờ hơn, chúng ta có thể có một mối tương giao trọn vẹn hơn, tình cảm có thể được biểu lộ sâu đậm hơn, một sự thấu hiểu và hòa giải sâu đậm hơn có thể có được. Lúc này mọi thứ như tê liệt trong trạng thái chưa trọn vẹn.

Kết hợp với điều này, đặc biệt nếu người qua đời còn trẻ, sẽ có cảm giác sợ hãi và lo lắng. Chúng ta cảm nhận có một cái gì chưa làm xong, một sự chưa sẵn sàng và ngay cả một phủ phàng nào đó: “Em còn quá trẻ, quá mong manh, quá chưa sẵn sàng để lìa đời, lìa bạn bè người thân, để đối diện với sự phán xét sau cùng mà em chưa có thì giờ chuẩn bị.”

Như người mẹ lo lắng khi lần đầu tiên con xa nhà, chúng ta lo lắng cho những người trẻ sớm qua đời. Họ quá mỏng manh để trở thành đối tượng cho cái chết, cho sự chia cắt vĩnh viễn, cho

một điều mới lạ làm khiếp đảm, cho sự phán xét sau cùng.

Chấp nhận cái chết của người trẻ đã là khó. Hiểu cái chết của họ còn khó hơn.

Giữa những tia hy vọng và nắm bắt để níu giữ khi đối diện với cái chết như thế, có lẽ chúng ta chẳng nói gì được hơn là: Em đang ở trong vòng tay êm ái hơn vòng tay chúng ta.

Đây là lời của đức tin và nó trấn an chúng ta rằng Thiên Chúa đã cho người bạn trẻ này sự sống, cho em một bà mẹ hiền dịu, một gia đình đầm ấm yêu thương, những người bạn đáng yêu, dành cho em sự chứa chan và cuộc sống năng động của tuổi trẻ, Ngài còn làm cho cuộc sống đó nên trọn đủ và nhẹ nhàng đưa em vào sự sống đời đời.

Tìm hiểu sự sinh ra cũng là một cách tốt để hiểu cái chết. Khi một em bé chào đời, em được sinh ra trong vòng tay yêu thương và quan tâm của bà mẹ. Sự quan tâm, dịu dàng và ân cần lớn lao của người mẹ là điều không thể thiếu được vì, một em bé về cơ bản chưa sẵn sàng để sống trong thế giới này.

Có mẹ, mọi sự đều khác. Có chấn thương khi chào đời, nhưng nó chóng qua. Sự hiền dịu, kiên nhẫn và dịu dàng của bà mẹ nhanh chóng xóa nhòa chấn thương của giây phút chào đời.

Nhờ sự chăm sóc của bà mẹ đầy yêu thương, đoạn đường từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành không phải là không gập ghềnh và không có chấn thương, nhưng đó cũng là một cuộc hành trình thú vị của nhận thức.

Thiên Chúa là mẹ đích thật của chúng ta – dịu dàng hơn, yêu thương hơn và thấu hiểu hơn bất cứ người mẹ trần thế nào. Để được sinh ra trong cuộc sống đời đời chúng ta phải trải qua quá trình sinh ra và chết đi trong cuộc đời này. Không có mẹ, chấn thương sẽ nhiều hơn. Có mẹ, mọi thứ sẽ khác.

Nơi đây, ở tuổi ấu thơ, mẹ lúc nào cũng dịu hiền và kiên nhẫn với chúng ta, trong cái chết, Thiên Chúa còn dịu hiền và kiên nhẫn với chúng ta hơn nữa. Vòng tay đón nhận chúng ta lúc lìa đời không phải là vòng tay thô tháp của trần thế. Quả tim ôm lấy chúng ta lúc đó sẽ không để cho bất cứ cái gì thành thừa thãi với chúng ta. Chúng ta, những đứa con, sẽ được dẫn dắt vào cuộc sống đời đời một cách nhẹ nhàng, êm ái và thấu hiểu. Được sinh ra trong vòng tay Thiên Chúa chắc chắn sẽ là một trải nghiệm nhẹ nhàng và êm ái như được sinh ra trong vòng tay mẹ.

Chắc chắn sẽ luôn có cảm giác hối tiếc và sợ hãi khi người thân chúng ta qua đời. Cái chết đưa người thân yêu của chúng ta đi đến cùng đích mà không có gì trong cuộc đời này có thể với tới

Tôi dự đám tang của một thanh niên chết trong một tai nạn xe hơi, em có họ hàng với tôi. Em chỉ mới mười tám, tốt nghiệp phổ thông, đang chuẩn bị vào đời. Chết như thế thật đau xót.

Làm sao hiểu một chuyện bất khả kiểu tai nạn xe như thế này? Biết dùng lời nào để an ủi đây?

Khi một người nằm xuống lúc cuộc đời của họ mới bắt đầu, thì những lời về phục sinh, về sự sống đời đời không có tác dụng. Không thể an ủi được gì lúc này. Chỉ có thể làm như tác giả sách Ai Ca nói, nếm bụi tro và chờ đợi.

Sau đó, chỉ sau một thời gian và khi được lành thì những lời về phục sinh và sự sống đời đời mới mang lại nhiều ý nghĩa hơn.

Tốt nhất là không nên nói nhiều ở tang lễ. Sự ngập ngừng và không thành lời có lẽ nói được những điều cần nói: “Tôi ở đây. Tôi quan tâm đến bạn. Tôi chịu đau đớn cùng bạn; nhưng, lúc này, tôi không có lời nào để nói lên được!”

Tuy nhiên cũng cần có vài lời làm sáng rõ mối tương giao của chúng ta với người đã khuất và Thiên Chúa chúng ta tin.

Khi người thân chúng ta chết, nhất là khi họ còn trẻ, chúng ta cảm thấy mình bị sốc và tổn thương. Chúng ta thường có cảm giác tội lỗi và sợ hãi. Ở mức chúng ta cảm thấy tội lỗi vì chúng ta

triển con người và sự sống cho tương lai của hành tinh.

Văn Yên, SJ - Vatican

Tiếp theo tr. 5: Làm sao bạn biết là ...

Thật là rất hữu ích nếu tôi tự nhắc bảo mình thường xuyên rằng: “Giả như Thiên Chúa có thể yêu một kẻ càn dở như tôi, một kẻ tự mãn, tự lừa dối, một kẻ đã không ngừng chống lại Thiên Chúa, thì chắc chắn tôi cũng có thể thương cảm với những người khác mà họ cũng được Thiên Chúa yêu nhiều như vậy.”

Dĩ nhiên, sống với một tiêu chuẩn cao, trọn vẹn đầy đủ tính nhân loại như thế thì quả là thánh thực sự, vượt qua giới hạn của con người sa ngã. Điều đó có nghĩa rằng đây là lúc để đến với Phép Hòa Giải, tham dự thánh lễ, nguyện ngắm kinh Mân Côi và hãy ra đi làm việc.

Giuse Thẩm Nguyễn Source: aleteia.org

How do you know that God is good?

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống

BTDL 07-07-2019 tr. 11

luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm với khách hàng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ về bảo hành sau bán hàng.

Đôi khi lỡ hẹn một giờ – Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm.

Trong các tích chuyện ngày xưa, người xưa thường đề cập rất nhiều về chữ tín. Các bậc tiền nhân kim cổ để lại tiếng thơm muôn đời đều là những người được kể lại trong các tích chuyện về lòng trung tin và sự uy tín. Đức khổng tử có dạy: “Nhân nhi vô tín – Bất tri kỳ khả dã”, ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể trở thành người được không ? Có thể nói rằng chữ tín từ xa xưa đã rất được coi trọng, là điều căn bản tạo nên bản chất một con người.

Sự ứng đối mật thiết của “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể người.

Đức Khổng Tử trong tư tưởng “Trung Dung” của mình đã đưa ra sự ứng đối mật thiết giữa” nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với các bộ phận trên cơ thể con người.

Như Nhân: Là sự nhân từ nhân ái, theo ngũ hành thuộc vào hành mộc và được đối ứng với lá gan

Nghĩa là chính nghĩa là sự biết ơn trả ơn, theo ngũ hành thuộc kim và được đối ứng với lá phổi.

Lễ là sự lễ phép, lễ độ, là chuẩn mực giao tiếp, theo ngũ hành thuộc hỏa ứng đối với trái tim và máu.

Trí là trí tuệ, kiến thức, theo ngũ hành thuộc thủy và ứng đối với thận.

Tín là sự tin tưởng là uy tín, theo ngũ hành thuộc thổ và được đối ứng với tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).

Vì vậy theo sách trung y cổ xưa nói con người sinh ra rồi mất đi và khi sống trên đời thì dựa vào hai yếu tố cơ bản để tồn tại và phát triển: Một lá “Tiên Thiên chi bản” – là cái gốc của sự sống, chỉ thận, hai là “Hậu Thiên chi bản”- là cái thư hai để sinh tồn, chỉ tỳ vị. Theo đó thận là Tiên Thiên chi bản tức là không có cách nào dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị được mà chỉ có thể tiết chế sắc dục thủ đức tu thân để bảo dưỡng nà thôi. Vì vậy thận thì phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích. Tỳ vị là Hậu Thiên Chi bản, tức là tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn bộ cơ thể đều do tỳ vị chuyển hóa đến để nuôi dưỡng mà tồn tại và phát triển.

Vậy nên con người để tồn tại và phát triển thì cần giữ mình sống trong đạo nghĩa. Một khi không tiết chế được dục vọng hay sống buông thả thì sẽ làm tổn thương đến “Tiên Thiên chi bản” – là thận. Khi thận yếu thì thủy – nước cạn kệt sẽ dẫn đến cây cối – mộc đối ứng là lá gan sẽ khô héo và chết. Lúc đó tất cả các tạng phủ trong cơ thể người sẽ vì vậy mà suy kiệt, tàn lụi. Trong cuộc sống con người phải cẩn trọng giữ chư tín vì nếu như bị mất tín thì “Hậu Thiên chi bản” – tức tỳ vị (lá lách và dạ dày) tất sẽ bị tổn

thương suy kiệt, từ đó sẽ dẫn đến bệnh tật và khó giữ được tính mạng.

Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau.

Tín – Nghĩa luôn đi cùng với nhau, có tin tưởng nhau thì mới hình thành nên ơn nghĩa. Giữ chữ tín là tạo nên sự tin tưởng mật thiết, khi đó niềm tin cao cả mới được hình thành và tạo ra các mối quan hệ bền chặt – Con người có tin tưởng nhau thì mới gắn bó được với nhau, chân thành từ đó mới được tạo ra. Khi sự chân thành được tạo lập thì cuộc sống sẽ được hòa thuận và tươi đẹp hơn. Từ những suy luận sâu xa ấy có thể nói “Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau”.

Chữ tín và sự thành công trong kinh doanh.

Với người làm kinh doanh chữ tín có giá trị rất lớn, khi đã giữ được uy tín với các đối tác thì ta sẽ hợp tác được với họ rất bền lâu, và nếu bội tín một đồng thì ta sẽ mất nhiều hơn một đồng, còn nếu bội tín mà không biết dừng lại thì sẽ mất đi đối tác cũng như một chuỗi các mối quan hệ. Đó không chỉ là sự mất mát về tiền bạc, lâu dài thì đó còn là sự mất mát về nhân cách nữa.

Các mối quan hệ được xác lập dựa trên sự tin tường thì rất bền chặt. Sự uy tín được hình thành chủ yếu thông qua việc chúng ta giữ đúng lời hứa giữ đúng cam kết đối với người khác, khi đó người khác sẽ đặt lòng tin vào chúng ta. Sự tin tưởng trong kinh doanh là vô cùng quan trọng, chúng ta không thể làm được gì khi đối tác mất đi niềm tin với chúng ta, việc bội tín không chỉ làm tha hóa nhân cách của chúng ta mà còn gây ra tác hại cho nhiều người khác. Trong kinh doanh muốn phát triển được thì cần nhiều mối quan hệ hợp tác, khi chúng ta giữ được uy tín thì sẽ giữ được khách hàng, chữ tín đó sẽ được nhân lên nhiều lần khi khách hàng tin tưởng giới thiệu chúng ta với những người khác nữa.

Một con người hay một tổ chức có sinh tồn và phát triển được đều phải coi trọng chữ tín – Vì chữ tín là cái gốc của mọi mối quan hệ tốt đẹp.

Suy rộng ra một xã hội hay một quốc gia khi nảy sinh thù hằn, xung đột hay chiến tranh đều xuất phát từ các mẫu thuẫn về lợi ích và sự mất niềm tin vào nhau, con người không sống hòa thuận với nhau. Vậy nên một xã hội, một dân tộc, hay một quốc gia muốn tồn tại và phát triển đều cần phải đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Đó là các giá trị cốt lõi hình thành nên nhân loại chúng ta.

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn sống tốt hơn, hoặc cũng sẽ giúp bạn kinh doanh buôn bán thuận lợi hơn.

Trích đăng từ nguồn: https://sonseecolor.com/chu-tin-trong-cuoc-song

được. Song trong sự chia ly này chúng ta được cứu khỏi nỗi lo lắng lớn nhất của con người.

Khi người thân yêu lìa bỏ chúng ta trong cuộc đời này để đến những nơi chốn mới với những điều mới, chúng ta không biết chắc bến bờ nào họ sẽ đến. Khi họ lìa bỏ chúng ta trong cái chết, chúng ta chỉ chắc chắn một điều: Họ đang ở trong vòng tay êm ái hơn vòng tay chúng ta!

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser

Nguyễn Kim An dịch

Từ xưa tới nay, uy tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội, vì vậy chữ tín trong cuộc sống có vai trò rất quan trọng.

Từ thực tiễn trong cuộc sống, ông cha ta đúc rút rằng: Khi có lòng tin là có tất cả, để mất lòng tin có khi trắng tay vì sẽ chẳng còn ai muốn đến với ta.

Chữ tín trong cuộc sống được thể hiện trong nhiều khía cạnh rộng lớn.

Trọng chữ tín là việc luôn giữ đúng hẹn, đúng lời hứa với người khác. Trong cuộc sống việc coi trọng chữ tín là rất cần thiết. Sự coi trọng chữ tín được thể hiện theo nhiều khía cạnh.

Với gia đình, người thân trong nhà thì chữ tín ở đây được thể hiện ở việc không chỉ giữ đúng lời hứa mà còn là sự chuẩn mực và sống có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Gia đình là hạt nhân của xã hội nên nếu bạn luôn giữ chữ tín và coi trọng tình thân, giữ gìn các mối quan hệ tôt đẹp với mọi người thì ngoài xã hội bạn sẽ có được lợi thế rất lớn. Gia đình bạn, những người có mối quan hệ với bạn đều được hưởng tiếng thơm. Đó là tài sản quý giá bạn có thể dành cho con cái sau này.

Với xã hội, chữ tín được thể hiện rất rõ trong việc bạn luôn giữ đúng các cam kết với bạn bè, với mọi người xung quanh. Ngoài ra, chữ tín còn được thể hiện thông qua việc bạn luôn giữ các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, không làm các việc trái với luật pháp, luôn giữ mình trong sạch.

Với việc kinh doanh buôn bán thì chữ tín đúng là quý hơn vàng. Chữ tín trong kinh doanh thể hiện ở việc bạn luôn thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với đối tác. Bạn kinh doanh buôn bán