11
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem để chịu khổ hình, hoàn thành việc cứu độ. Chính lúc đi ngang qua Samaria, nhất là qua việc cứu chữa mười bệnh nhân phong, Chúa cho thấy một vài đặc điểm của ơn cứu độ. Ơn cứu độ là phổ quát. Chúa muốn cứu độ hết mọi người không loại trừ ai. Nên Chúa đi qua Samaria. Sa- maria là vùng đất cấm kỵ đối với người Do Thái. Đó là vùng đất ngoại đạo. Đó là vùng đất ô uế. Người Do Thái và người Samaria không giao thiệp với nhau. Nhưng Chúa đã vượt qua ranh giới cấm kỵ đó. Chúa muốn đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Tại Samaria Chúa còn gặp gỡ mười người phong cùi. Lại một cấm kỵ nữa. Người phong cùi vốn bị coi là hạng người tội lỗi, ô uế. Ai gặp họ đều trở nên ô uế. Họ bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Tại Samaria, những người phong cùi là những người ở tầng lớp cuối cùng của xã hội. Chúa đem ơn cứu độ cho mọi người, kể cả những người bị khinh miệt nhất, bị quên lãng nhất, bị hất hủi nhất. Ơn cứu độ Chúa ban cho tất cả mọi người. Trước mặt Chúa mọi người đều bình đẳng. Ơn cứu độ là nhưng không. Không ai dám nghĩ đến việc mời Chúa xuống trần gian. Không ai có công trạng gì khiến Chúa phải xuống trần gian để tưởng thưởng hay để đền đáp. Chúa xuống trần gian hoàn toàn do lòng nhân từ yêu thương của Chúa. Cũng thế, người Samaria hoàn toàn bất ngờ khi Chúa đến miền đất của họ. Những người phong cùi lại càng không bao giờ dám mơ tưởng tới. Bản thân họ đã bị lên án, bị loại trừ rồi. Ngay việc gặp một người bình thường đã không được phép, huống chi là gặp gỡ Chúa. Nhưng Chúa đã đến gặp gỡ họ, ban ơn cứu chữa họ. Hoàn toàn nhưng không. Họ chẳng có công gì. Họ chẳng có quyền đòi hỏi gì. Họ chỉ có nỗi đau khổ tột cùng. Chính nỗi đau khổ đó đã khơi dậy lòng yêu thương của Chúa. Vì Chúa là tình yêu thương. Ơn cứu độ phải được đón nhận với niềm tin. Tuy ơn cứu độ được ban rộng rãi và nhưng không, nhưng để đón nhận đòi phải có niềm tin. Những người phong cùi hôm nay đã bày tỏ niềm tin qua hai thái độ. Thái độ thứ nhất là đồng thanh lớn tiếng kêu cầu danh Chúa Giêsu: "Lạy Thày Giêsu, xin cứu chúng tôi". Danh Thánh Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa cứu. Từ cùng tận nỗi đau khổ, những người phong cùi đã kêu van bằng tất cả tấm lòng tha thiết và với niềm tin vững chắc. Chỉ có Chúa mới thương xót họ. Chỉ có Chúa mới đủ quyền năng cứu chữa họ. Thái độ thứ hai là đi trình diện với thày tư tế. Chúa không chữa họ ngay nhưng bảo họ đi trình diện với thày tư tế. Dù chưa được khỏi, nhưng họ vẫn tin tưởng lên đường. Đang khi đi đường thì họ được khỏi. Đức tin đã chữa họ. Ơn cứu độ phải được đón nhận với niềm vui. Đây là niềm vui trong mối tương giao giữa Thiên Chúa với con người. Cốt lõi của ơn cứu độ thiết lập mối tương giao, cho con người được trở nên con cái Thiên Chúa, đồng hưởng hạnh phúc với Chúa. Đó là cội rễ của niềm vui, niềm hạnh phúc. Chín người bệnh không trở lại chỉ có niềm vui được khỏi bệnh, nhưng không có niềm vui trong mối tương giao với Thiên Chúa. Họ có đức tin cầu xin nhưng thiếu đức tin gặp gỡ với Thiên Chúa. Niềm vui được khỏi bệnh rồi cũng sẽ nhạt phai. Chỉ có một người trở lại tạ ơn. Anh trở lại vì mối tương giao. Anh nhận biết nguồn gốc niềm vui của mình. Anh sụp lạy Chúa vì biết nguồn gốc hiện hữu của mình. Anh đã tìm thấy nguồn cội ý Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể 281-827-9571 Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) 281-932-4655 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) 281-777-2229 Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) 832-403-7871 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật XXVIII Thường niên, Năm C, Ngày 13-10-2019 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 17, 11-19

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem để chịu khổ hình, hoàn thành việc cứu độ. Chính lúc đi ngang qua Samaria, nhất là qua việc cứu chữa mười bệnh nhân phong, Chúa cho thấy một vài đặc điểm của ơn cứu độ.

Ơn cứu độ là phổ quát. Chúa muốn cứu độ hết mọi người không loại trừ ai. Nên Chúa đi qua Samaria. Sa-

maria là vùng đất cấm kỵ đối với người Do Thái. Đó là vùng đất ngoại đạo. Đó là vùng đất ô uế. Người Do Thái và người Samaria không giao thiệp với nhau. Nhưng Chúa đã vượt qua ranh giới cấm kỵ đó. Chúa muốn đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Tại Samaria Chúa còn gặp gỡ mười người phong cùi. Lại một cấm kỵ nữa. Người phong cùi vốn bị coi là hạng người tội lỗi, ô uế. Ai gặp họ đều trở nên ô uế. Họ bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Tại Samaria, những người phong cùi là những người ở tầng lớp cuối cùng của xã hội. Chúa đem ơn cứu độ cho mọi người, kể cả những người bị khinh miệt nhất, bị quên lãng nhất, bị hất hủi nhất. Ơn cứu độ Chúa ban cho tất cả mọi người. Trước mặt Chúa mọi người đều bình đẳng.

Ơn cứu độ là nhưng không. Không ai dám nghĩ đến việc mời Chúa xuống trần gian. Không ai có công trạng gì

khiến Chúa phải xuống trần gian để tưởng thưởng hay để đền đáp. Chúa xuống trần gian hoàn toàn do lòng nhân từ yêu thương của Chúa. Cũng thế, người Samaria hoàn toàn bất ngờ khi Chúa đến miền đất của họ. Những người phong cùi lại càng không bao giờ dám mơ tưởng tới. Bản thân họ đã bị lên án, bị loại trừ rồi. Ngay việc gặp một người bình thường đã không được phép, huống chi là gặp gỡ Chúa. Nhưng Chúa đã đến gặp gỡ họ, ban ơn cứu chữa họ. Hoàn toàn nhưng không. Họ chẳng có công gì. Họ chẳng có quyền đòi hỏi gì. Họ chỉ có nỗi đau khổ tột cùng. Chính nỗi đau khổ đó đã khơi dậy lòng yêu thương của Chúa. Vì Chúa là tình yêu thương.

Ơn cứu độ phải được đón nhận với niềm tin. Tuy ơn cứu độ được ban rộng rãi và nhưng không, nhưng để đón nhận đòi phải có

niềm tin. Những người phong cùi hôm nay đã bày tỏ niềm tin qua hai thái độ. Thái độ thứ nhất là đồng thanh lớn tiếng kêu cầu danh Chúa Giêsu: "Lạy Thày Giêsu, xin cứu chúng tôi". Danh Thánh Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa cứu. Từ cùng tận nỗi đau khổ, những người phong cùi đã kêu van bằng tất cả tấm lòng tha thiết và với niềm tin vững chắc. Chỉ có Chúa mới thương xót họ. Chỉ có Chúa mới đủ quyền năng cứu chữa họ. Thái độ thứ hai là đi trình diện với thày tư tế. Chúa không chữa họ ngay nhưng bảo họ đi trình diện với thày tư tế. Dù chưa được khỏi, nhưng họ vẫn tin tưởng lên đường. Đang khi đi đường thì họ được khỏi. Đức tin đã chữa họ.

Ơn cứu độ phải được đón nhận với niềm vui. Đây là niềm vui trong mối tương giao giữa Thiên Chúa với con người. Cốt lõi của

ơn cứu độ thiết lập mối tương giao, cho con người được trở nên con cái Thiên Chúa, đồng hưởng hạnh phúc với Chúa. Đó là cội rễ của niềm vui, niềm hạnh phúc. Chín người bệnh không trở lại chỉ có niềm vui được khỏi bệnh, nhưng không có niềm vui trong mối tương giao với Thiên Chúa. Họ có đức tin cầu xin nhưng thiếu đức tin gặp gỡ với Thiên Chúa. Niềm vui được khỏi bệnh rồi cũng sẽ nhạt phai. Chỉ có một người trở lại tạ ơn. Anh trở lại vì mối tương giao. Anh nhận biết nguồn gốc niềm vui của mình. Anh sụp lạy Chúa vì biết nguồn gốc hiện hữu của mình. Anh đã tìm thấy nguồn cội ý

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt

Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể

281-827-9571

Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV)

281-932-4655

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ)

281-777-2229

Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ)

832-403-7871

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật XXVIII Thường niên, Năm C, Ngày 13-10-2019

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 17, 11-19

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

nghĩa đời mình. Niềm vui của anh sẽ còn mãi mãi. Đời anh sẽ là một đời tạ ơn không ngừng.

Lạy Chúa, xin cho con biết tìm đến gặp gỡ Chúa để tạ ơn Chúa. Chính niềm vui tạ ơn này đem đến cho con hạnh phúc suốt đời con. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG: 1) Vì sao Chúa ban ơn cứu độ cho ta và ta phải đón nhận với thái độ thế nào? 2) Đức tin cầu xin và đức tin gặp gỡ Chúa khác nhau thế nào? Bạn đã tiến đến đâu

trong đời sống đức tin? 3) Có những miền đất, những con người nào mà bạn coi là cấm kỵ khiến bạn chưa

dám tiếp cận không? Với gương Chúa Giêsu hôm nay, bạn sẽ làm gì? 4) Biết ơn rất cần trong đời sống tự nhiên. Bạn có biết ơn trong đời sống siêu nhiên

không? +ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

___________________________ __________________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên 832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM.

Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang 713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Sau một trận động đất dữ dội hoặc một vụ khủng bố tựa như đã xảy ra tại Trung Tâm Thương Mại NewYork tháng 9/11 năm 2001, một số người bị vùi dưới hàng khối bê tông và gạch đá, nhưng không bị chết ngay vì được nằm lọt vào một khoang trống. Trong khoảng không gian chật khít người, vừa tối tăm vừa ngột ngạt đó, họ dùng điện thoại di động gọi về gia đình, gọi cho nhân viên cứu hộ đến cứu giúp. Mạng sống của họ chỉ được tính từng giây!

Trong những giờ phút kinh hoàng như thế, người ta cảm nhận rằng được sống thêm mươi phút nữa, dù chỉ thêm mươi phút nữa thôi, cho đến khi toán cấp cứu đến kịp, là cả một hồng ân vô cùng lớn lao. Và đang lúc gần như bị chôn sống dưới cả một núi bê tông như thế, họ nghiệm thấy rằng được tự do hít thở như bao nhiêu người khác bên ngoài là một ân huệ vô cùng quý báu; được uống vài ngụm nước lúc nầy thì thật sung sướng không gì bằng...

Mươi phút sống... một chút không khí trong lành... mấy ngụm nước... là những gì mà những người lâm nạn hết lòng khao khát và ước mơ, nhưng những ước mơ giản dị đó đã không đến được với nhiều nạn nhân bị chôn vùi ở nhiều nơi vì tai nạn hầm mỏ, vì nạn khủng bố hay động đất... nhưng những ân huệ đó đang ở trong tầm tay chúng ta cách dồi dào và dư dật. Chúng ta có thừa những gì mà những người lâm nạn đang mơ ước. Thế mà chúng ta không xem đó là ân huệ, mà chỉ xem đó là chuyện thường tình.

Nước, không khí, ánh nắng mặt trời... chỉ là một vài trong vô vàn ân huệ Thiên Chúa rộng ban cho mọi người. Đếm sao cho xiết những ân huệ Chúa ban. Vậy mà số người nhận ra và tỏ lòng tri ân Thiên Chúa thì vô cùng khan hiếm.

Khi Chúa Giêsu đi qua biên giới Samaria thì gặp mười người phong cùi. Họ là những người mang số phận bi đát. Vì mắc bệnh truyền nhiễm đáng sợ, họ bị xã hội Do Thái thời bấy giờ xua ra khỏi gia đình, làng mạc, cách ly với tất cả mọi người. Những con người bất hạnh nầy tụ tập với nhau, sống trong các hang hốc ngoài đồi núi, áo quần tả tơi, đầu tóc bù xù và buộc phải để đầu trần, đi đâu phải lấy tay che miệng và hô lên báo hiệu cho người qua lại biết mà lánh xa. Vì thế, họ không được phép lại gần Chúa Giêsu để xin Ngài cứu chữa. Họ phải đứng đằng xa kêu lên: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi".

Theo luật quy định, nếu có người nào mắc bệnh phong có cơ duyên lành bệnh, thì phải đến trình diện với các Tư Tế, để khám xét lại. Nếu thực sự được lành bệnh thì họ mới được cho hòa nhập với cộng đồng. Chúa Giêsu bảo mười người phong đến trình

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 3

Bách hại không làm cho lòng hăng say loan báo Tin Mừng bị dập tắt nhưng ngược lại, làm nó bừng cháy mạnh mẽ. Chúa Thánh Thần là nhân vật chính trong hoạt động loan báo Tin Mừng. Nếu không có Chúa Thánh Thần, sẽ không có loan báo Tin Mừng.

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 02/10, ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Công Vụ Tông Đồ. Tuần này ĐTC trình bày về những con đường mới của Lời Chúa, dựa trên đoạn sách trích từ chương 8, câu 5-8, nói về việc ông Philípphê giải nghĩa Lời Chúa và sau đó rửa tội cho một quan thái giám người Êtiôpia. ĐTC nói đến tầm quan trọng của việc hiểu Lời Chúa và các Bí Tích trong đời sống mới trong Chúa Kitô. Đồng thời, ĐTC cũng nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc loan báo Tin Mừng. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không có loan báo Tin Mừng.

Bài giáo lý của ĐTC: Sau khi ông Stêphanô tử đạo, cuộc “hành trình” của Lời Chúa dường như bị trì trệ,

vì sự hung hăng bách hại tàn bạo chống lại Giáo Hội Giêrusalem (Cv 8, 1). Sau đó, các Tông Đồ ở lại Giêrusalem trong khi các Kitô hữu phân tán đi các nơi khác ở Giuđêa và Samaria.

Bách hại làm cho lửa loan báo Tin Mừng càng mạnh hơn. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, bách hại dường như là tình trạng thường kỳ trong

đời sống của các môn đệ, đúng theo lời Chúa Giêsu đã nói: “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em“ (Ga 15, 20). Nhưng thay vì dập tắt ngọn lửa loan báo Tin Mừng, thì bách hại lại làm cho nó bùng cháy mạnh mẽ hơn.

Hành trình mới của Tin Mừng: đến với người ngoại. Phó Tế Philípphê bắt đầu loan báo Tin Mừng tại các thành phố của miền Samaria và

nhiều dấu lạ chữa lành được thực hiện cùng với việc loan báo Lời Chúa. Vào lúc này, Chúa Thánh Thần đánh dấu một giai đoạn mới trong hành trình của Tin Mừng: thúc đẩy ông Philípphê đi gặp gỡ một người ngoại có tâm hồn cởi mở. Ông Philípphê đứng lên vội vã lên đường và trên con đường vắng vẻ nguy hiểm, ông gặp một quan lớn của nữ hoàng Êtiôpia, người này là tổng quản kho mạc của nữ hoàng. Quan chức này, một thái giám, sau khi lên Giêrusalem hành hương, đang trở về xứ sở của mình. Ngồi trong xe ngựa, ông đọc sách ngôn sứ Isaia, đặc biệt là bài ca thứ tư về “Người Tôi Tớ Đau Khổ”.

Đọc Kinh Thánh thôi chưa đủ, cần phải hiểu ý nghĩa. Ông Philípphê tiến tại gần xe ngựa và hỏi quan thái giám: “Ngài có hiểu điều ngài

đọc không?” (Cv 8, 30). Người Êtiôpia trả lời: “Mà làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải?” (Cv 8, 31). Người đàn ông quyền thế đó nhận ra rằng cần được hướng dẫn để hiểu Lời Chúa. Ông là một chủ ngân hàng lớn, là bộ trưởng kinh tế, có tất cả sức mạnh của tiền bạc, nhưng ông biết rằng nếu không được giải thích thì ông không thể hiểu;

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

diện với các Tư Tế là vì lý do đó. Họ đã đi trình diện, đã được chứng nhận là khỏi bệnh, nhưng chỉ có một người xứ Samari, người được xem là thuộc phường rối đạo, biết quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa và cảm tạ Chúa Giêsu. Còn chín người kia thì không. Chưa được ơn thì van vái cầu xin, được ơn rồi thì nín thinh như hến.

Chuyện kể rằng có hai Thiên Thần được Thiên Chúa sai xuống trần, một vị có nhiệm vụ thu gom những lời cầu khẩn van xin của con người; còn vị kia thì đi thu nhặt những lời tạ ơn người ta dâng lên Chúa. Chỉ vài giờ sau, vị Thiên Thần có nhiệm vụ thu gom lời cầu nguyện van xin của nhân loại vội vã trở về vì hai va li lớn của ngài đầy cứng và nặng trịch vì những lời cầu khẩn, khiến ngài hầu như không cất cánh nổi để bay về. Chờ mãi không thấy Thiên Thần kia trở lại, Thiên Chúa lại sai một vị Thiên Thần khác xuống thế kiếm tìm, thì mới hay là Thiên Thần thứ hai đang rảo khắp phố phường, khắp hang cùng ngõ hẻm suốt cả tháng trời mà chẳng gom góp được bao nhiêu lời tạ ơn nên còn phải lặn lội đến những nơi xa xôi hiểm trở may ra có thể kiếm thêm được ít gì nữa chăng!

Dấu hiệu để nhận ra người có văn hóa là biết nói tiếng cám ơn. Trong xã hội văn minh, dường như hai tiếng cám ơn liên tục được phát ra làm ấm lòng người nghe và làm tăng thêm giá trị của người nói. Người biết nói tiếng cám ơn, khi được người khác làm ơn cho mình, cả trong những điều nhỏ nhặt, được đánh giá là người văn hóa, văn minh.

Ước gì trong tương quan với Chúa, mỗi người chúng ta cũng không thua kém những người khác trong xã hội thế trần, biết nhận ra hồng ân Thiên Chúa bao phủ đời mình và luôn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân Ngài tuôn ban trong suốt dòng lịch sử đời mình. Và lời tạ ơn đẹp nhất, xứng hợp nhất, là cùng với Chúa Giêsu dâng hy tế tạ ơn Thiên Chúa Cha qua mỗi thánh lễ hằng tuần.

Lm. Ignatio Trần Ngà (Trích dẫn từ 'Cùng Đọc Tin Mừng')

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 4

ông khiêm tốn.

Qua sự kiện này, ĐTC nhận xét: Cuộc đối thoại giữa ông Philípphê và vị quan xứ Êtiôpia cũng giúp suy nghĩ về một sự thật là đọc Kinh Thánh thôi thì chưa đủ, nhưng cần hiểu ý nghĩa, tìm ra “tinh túy” bằng cách vượt qua mặt chữ, đi đến Thần Trí đã linh hứng chữ viết. Như ĐGH Biển Đức đã nói khi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Kinh Thánh, “chú giải, việc đọc Kinh Thánh thật sự không chỉ là một hiện tượng văn học, […]. Nó là sự chuyển động của cuộc sống của chúng ta (Bài suy gẫm 06/10/2008). Đi vào Lời Chúa là sẵn sàng đi ra khỏi những giới hạn của mình để gặp Chúa và để trở nên giống Chúa Kitô, Đấng là Lời sống động của Chúa Cha.

Chúa Thánh Thần là nhân vật chính của việc loan báo Tin Mừng.

Vậy ai là nhân vật chính của bài ca thứ tư về Người Tôi tớ đau khổ mà quan thái giám người Êtiôpia đang đọc? Ông Philípphê đã giúp cho thính giả của Ngài chìa khóa để đọc: người tôi tớ đau khổ hiền lành đó, Đấng không dùng sự ác đáp trả lại sự ác, Đấng mà ngay cả khi bị coi là thất bại và không sinh hoa trái, bị chặt đi giữa chừng, lại giải thoát dân chúng khỏi sự gian ác và mang lại kết quả cho Chúa, chính là Chúa Kitô mà ông Philípphê và toàn thể Giáo Hội loan báo! Với cuộc Vượt Qua, Người cứu độ tất cả chúng ta. Cuối cùng, người Êtiôpia nhận ra Chúa Kitô và xin được rửa tội để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu.

Tường thuật này rất hay nhưng ai đã

thúc đẩy ông Philípphê đi vào con đường vắng để gặp người đàn ông đó? Ai đã thúc đẩy ông đến gần chiếc xe ngựa? Đó chính là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nhân vật chính của việc loan báo Tin Mừng. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không có loan báo Tin Mừng. Loan báo Tin Mừng là để Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta loan báo, loan báo bằng chứng tá, ngay cả bằng sự tử đạo, bằng lời nói.

Niềm vui là dấu hiệu của người loan báo Tin Mừng.

Sau khi đã giúp người Êtiôpia gặp được Chúa Phục Sinh - ông gặp được Chúa Phục Sinh bởi vì ông hiểu lời tiên tri trong sách ngôn sứ Isaia – ông Philíp-phê biến đi. Chúa Thánh Thần đem ông đi và sai ông đi làm một sứ vụ khác. Tôi đã nói rằng Chúa Thánh Thần là nhân vật chính của việc loan báo Tin Mừng, vậy đâu là dấu chỉ anh chị em, các Kitô hữu, là người loan báo Tin Mừng? Đó là niềm vui. Ngay cả khi tử đạo. Và ông Philípphê, tràn đầy niềm vui, đã đi đến nơi khác để rao giảng Tin Mừng.

Cuối cùng, ĐTC cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho những người nam nữ đã được rửa tội trở thành những người loan báo Tin Mừng, không để lôi kéo người khác đến với mình, nhưng đến với Chúa Kitô; Ngài xin Chúa Thánh Thần giúp họ trở thành những người biết dành chỗ để Thiên Chúa hành động, trở thành những người biết làm cho người khác tự do và chịu trách nhiệm trước Chúa.

Hồng Thủy - Vatican

“giọt nước biển”, tượng trưng cho Chúa. Một nhà sao chép Thánh Kinh đã viết sai cụm từ này thành “Stella maris” có nghĩa là “sao biển”. Ý nghĩa này rất được ưa chuộng và đưa vào văn chương Thánh Mẫu qua ca khúc: “Ave Maris stella”.

Ý nghĩa thứ hai cũng do công của Thánh Giêrônimô. Thánh nhân đề nghị ý nghĩa này dựa trên từ “mar” trong tiếng Aram có nghĩa là “Chúa”, đúng ra hình chữ này chính xác phải là “marta”. Giải thích này được chấp nhận rộng rãi và trở thành một tước hiệu quen thuộc của Đức Mẹ trong các ngôn ngữ hiện đại với ý nghĩa: “quý bà”, tiếng Ý là “Madonna”, tiếng Pháp “Notre Dame”, tiếng Anh là “Our Lady”…

Tuy nhiên, sau này nhờ nhiều khai quật và khám phá của các nhà khảo cổ học về Kinh Thánh, người ta thấy danh xưng “mrym” có liên quan nhất tới từ Maria. Danh xưng này phát sinh từ động từ “rwm” có nghĩa là “cao” hay “cao trọng”, tức là “được khen ngợi” hay “uy nghi”. Vì Đức Mẹ là Đấng “đáng ca ngợi”, Đấng rất thánh. Ý nghĩa sau cùng này dường như phù hợp với thánh danh Maria nhất.

Lễ kính thánh danh Maria bắt đầu từ Tây Ban Nha và được Giáo Hội chuẩn nhận vào năm 1513. Đức Giáo Hoàng Innocentê XI đã cho phổ biến này trên khắp cùng thế giới năm 1683 để cảm tạ tri ân Đức Mẹ, kỷ niệm biến cố vua Ba Lan John Soboeski đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm thành Viênna và đe dọa các nước Tây Phương. Lễ này được cử hành chính vào 12/9 mỗi năm là ngày kỷ niệm chiến thắng nói trên.

Lạy Mẹ Maria trong cuộc đời đầy thử thách giăng mắc và cam go, xin Mẹ giúp chúng con luôn biết kêu cầu thánh danh Mẹ trong mọi trạng huống cuộc đời. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

Với muôn vàn tước hiệu Giáo Hội và nhân loại dành cho Đức Mẹ, danh hiệu nào cũng đẹp, danh

hiệu nào cũng quí, cũng cao vời. Maria nói lên tất cả. Maria bao hàm mọi ý nghĩa cao sâu.

Viết về Mẹ, nói về Mẹ quả thực không có ngôn ngữ nào, không có bút pháp nào có thể diễn tả hết về Mẹ, có thể lột hết ý nghĩa cao sâu của danh từ Mẹ. “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình…, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ngôn từ con người và nhân loại chỉ có thể nói lên được như thế. Đó là Mẹ trần gian, Mẹ trên trời, Mẹ thiêng liêng còn cao quí hơn gấp bội.

Danh hiệu mà Hội Thánh và nhân loại qua bao nhiêu thời đại tuyên xưng, ca ngợi Mẹ, như muốn nhắc nhở con cái

Mẹ trên khắp mặt đất này : “Danh Thánh của Mẹ luôn làm cho con người ngây ngất, say mê vì Mẹ luôn ở bên con người, Mẹ yêu thương con người, Mẹ ở đâu Chúa cũng ở đó và ngược lại”.

Trong Cựu Ước danh hiệu Maria theo tiếng Do Thái là Myriam; tiếng Aram là Maryam. Tân ước tiếng Maria theo Hy Lạp được dịch là Maria. Ngoài Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, còn tám vị khác trong Thánh Kinh cũng mang tên Maria (xem Xh 15, 20-21; Ds 12; 1 Sb 4, 17; Lc 8, 2; Lc 10, 38-42; Mc 15, 40-47; Ga 9, 25; Cvtđ 12, 12; Rm 16, 6 ).

Theo A. Buy-ô-nô, người ta đã gán cho danh hiệu Maria hơn bảy mươi ý nghĩa hầu hết dựa trên tâm tình đạo đức. Trong số đó có hai ý nghĩa hầu như được nhiều người công giáo chấp nhận nhất. Ý nghĩa thứ nhất theo thánh Giêrônimô giải thích từ Maria xuất phát từ danh từ Hy Bá “Yam” nghĩa là biển, từ đó sinh ra từ “stilla maris” nghĩa là

Là người Công Giáo La Mã, như phần lớn thế hệ của tôi, chúng tôi học Kinh ăn năn tội. Kinh ăn năn tội của tôi hồi đó như sau: … Lạy Chúa , con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, con lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, vì con sợ mất thiên đàng và các đau đớn của hỏa ngục…

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 5

Sợ mất thiên đàng và các đau đớn

của hỏa ngục có vẻ như cùng một chuyện. Nhưng không phải. Có một khoảng cách đạo đức rất lớn giữa sợ mất thiên đàng và sợ đau đớn của hỏa ngục. Lời cầu nguyện khôn ngoan sẽ tách biệt được chuyện này. Sợ hỏa ngục dựa trên sợ bị hình phạt; sợ mất thiên đàng dựa trên sợ không phải là người tốt, người được yêu thương. Có một khác biệt rất lớn giữa nỗi sợ hình phạt và sợ không được yêu thương. Chúng ta sẽ trưởng thành hơn, nhân bản hơn và là Kitô hữu tốt khi chúng ta sợ mình không được yêu thương hơn là khi sợ mình bị phạt vì làm một cái gì sai.

Lớn lên trong những năm 1950 và 1960, tôi hít thở linh đạo và giáo lý Công Giáo La Mã thời đó. Vào thời mà đạo đức Công Giáo (về cơ bản thì giống với người Tin Lành và phái Phúc Âm) nhấn mạnh về cánh chung, nghiêng nặng về việc sợ xuống hỏa ngục hơn là sợ không phải là người được yêu thương. Là đứa bé Công Giáo, cùng với các bạn tôi, tôi rất lo mình phạm tội trọng, có nghĩa làm một cái gì vì ích kỷ, vì yếu đuối mà chưa xưng tội trước khi chết sẽ nhốt tôi vào địa ngục đời đời. Tôi sợ xuống hỏa ngục hơn là sợ mình không phải là người được yêu thương, người bỏ lỡ tình yêu và cộng đồng. Vì thế tôi lo mình là người xấu chứ không lo mình là người không tốt. Tôi sợ làm một cái gì phạm tội trọng bị xuống hỏa ngục; nhưng tôi không lo mình không có quả tim đủ lớn để yêu thương Chúa như Chúa đã yêu thương tôi. Tôi cũng không lo nhiều về việc tha thứ cho người khác, buông bỏ các tổn thương, yêu thương người khác mình, không lo về việc phán xét, thiên vị, kỳ thị, phân biệt giới tính, bè phái quốc gia, hay hẹp hòi trong quan điểm tôn giáo sẽ làm cho mình không thoải mái khi ngồi cùng bàn với người khác trong bàn tiệc của Chúa.

Bàn tiệc thiên đàng mở ra cho tất cả những ai sẵn sàng ngồi xuống với mọi người. Đó là câu thơ của thi sĩ John Shea, người nói ra một cách cô đọng và tôi nghĩ, đó là điều kiện không thể bàn cãi để lên thiên đàng, cụ thể là có quyết tâm và có khả năng yêu thương mọi người, ngồi với mọi người. Điều kiện không thể bàn cãi vì: Làm thế nào chúng ta có thể ngồi vào bàn tiệc thiên đàng với mọi người nếu vì lý do nào đó chúng ta còn kiêu ngạo, tổn thương, còn tính khí cay đắng, cố chấp, bè phái chính trị, quốc gia, bè phái màu da, chủng tộc, tôn giáo hoặc lịch sử, chúng ta không mở ra để ngồi xuống với mọi người sao?

Chúa Giêsu cũng dạy điều này nhưng theo một cách khác. Sau khi truyền cho chúng ta Kinh Lạy Cha kết thúc với câu “và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, Ngài nói thêm: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” Vì sao Chúa không thể tha lỗi cho chúng ta nếu chúng ta không tha lỗi cho người anh em? Có phải Chúa tùy tiện chọn điều kiện duy nhất làm tiêu chuẩn để lên thiên đàng đó không? Không.

Chúng ta không thể ngồi bàn tiệc trên trời nếu chúng ta vẫn luôn muốn biết mình sẽ ngồi với ai. Nếu, ở đời sau, cũng như ở đời này, chúng ta chọn người để ôm, để yêu thương thì ở thiên đàng cũng giống như ở dưới đất, cũng sẽ có phe phái, cay đắng, hận thù, tổn thương và tất cả các loại phân biệt chủng tộc, giới tính, bè phái quốc gia, bè phái tôn giáo giữ chúng ta trong các ô riêng biệt. Chúng ta không thể ngồi bàn tiệc trên trời khi quả tim chúng ta không

Đọc tiếp trang 11

hiểm khi nó đang chạy và có thể giết người rất dễ dàng. Vì thế, chúng tôi có một nỗi sợ hãi lành mạnh đối với từng thiết bị đó và sử dụng từng thứ một cách rât thận trọng.

Như thế, một người nên đối phó với nỗi sợ thực sự như thế nào?

Từ “sợ hãi”, được sử dụng trong Kinh Thánh, nói chung nói đến một điều gì đó làm cho một người lo lắng và sợ hãi. Sợ hãi gần như có thể được coi là một hệ thống báo động rằng một cái gì đó có thể không đúng và rằng một cái gì đó rất nguy hiểm có thể sắp xảy ra. Nỗi sợ hãi có khả năng làm chúng ta khiếp sợ và khiến chúng ta hoang mang hoảng hốt. Tôi thường nghe mọi người nói rằng họ “đã sợ hãi chết đi được” về điều gì đó. Con rể của tôi, một thanh niên rất to lớn và mạnh mẽ, lại là người “sợ hãi đến chết được”. Cậu hầu như từ chối leo lên một cái thang cao để sửa chữa một cái gì đó. Do đó, chúng ta biết rằng một số hoàn cảnh nhất định có thể làm cho chúng ta sợ hãi. Khi điều đó xảy ra, hãy chú ý đến sự đơn giản của những gì mà Thánh Vịnh 56, 3 khuyên một người nên làm.

“Khi con sợ hãi, con tin tưởng vào Ngài” (Tv 56, 4)

Thiên Chúa thường dùng những hoàn cảnh đáng sợ để giúp dạy chúng ta rằng chúng ta luôn có thể tin cậy vào Người. Người ở ngay đó với chúng ta và Người muốn chúng ta biết sự thật đó một cách rất thực tế. Khi vợ tôi dạy bơi cho mấy đứa nhỏ, lúc đầu chúng rất sợ. Các con tôi sợ nước tràn qua đầu vì chúng không biết bơi và sợ có thể bị chết đuối. Tuy nhiên, tôi có thể nhớ vợ tôi đã ở ngay đó với chúng như thế nào và cô ấy liên tục nói với các con: “Đừng sợ. Mẹ ở ngay đây với các con mà”. Vâng, đó là những gì câu này nói với chúng ta khi chúng ta có thể sợ hãi. Chúa đang nói với chúng ta: “Đừng sợ. Ta ở ngay đây với con mà”. Chúa biết chính xác những gì đang xảy ra với chúng ta và đã hứa rằng Người sẽ không bao giờ rời bỏ hoặc bỏ rơi chúng ta.

Bình an của Thiên Chúa có thể làm gì cho tôi?

Trong câu Lời Chúa trong Tin Mừng theo Thánh Gioan 14, 27, Chúa Giêsu biết rằng sau khi Người Phục Sinh, các môn đệ của Người sẽ phải đối diện với nhiều thời khắc rất khó khăn trong cuộc sống của họ, điều này có thể dễ dàng khiến họ sợ hãi. Họ sẽ bị đánh đập, bị bỏ tù và cuối cùng bị xử tử. Tuy nhiên, giữa tất cả những khoảnh khắc có khả năng đáng sợ đó, Chúa Giêsu muốn họ biết rằng Người có một cái gì đó mà họ cần. Người có một “sự bình an” siêu phàm và Người sẽ ban cho họ giữa những khoảnh khắc đáng sợ đó.

Từ lâu tôi đã học được rằng việc sợ những điều nhất định là hoàn toàn tốt.

“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14, 27).

Từ lâu, tôi đã học được rằng việc sợ những điều nhất định là hoàn toàn tốt. Trong thực tế, nỗi sợ hãi có thể là một động lực tuyệt vời để giúp ai đó tránh xa những thứ có thể rất có hại cho cuộc sống của họ. Sợ hãi có thể giúp một người cẩn thận hơn nhiều khi ở trong một tình huống rất nguy hiểm. Chẳng hạn, có một bãi biển đặc biệt khá gần nơi chúng tôi sống thường có sóng đánh vào bờ rất dữ dội. Thật không may, mỗi năm đều có những người bất cẩn khi bơi ở bãi biển đó và họ bị sóng dữ cuốn đi và chết đuối. Khi chúng tôi đến bãi biển đó với các cháu của chúng tôi, chúng tôi ở ngay đó với chúng và không rời khỏi chúng vì sợ rằng chúng có thể dễ dàng bị chết đuối.

Tôi sống ở nông thôn và chúng tôi có một số thiết bị máy kéo hạng nặng để giúp giữ gìn tài sản của chúng tôi. Hầu hết mọi thiết bị hạng nặng đó đều rất nguy

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 6

Khi Người nói những lời đó với họ,

họ sợ rằng Người sẽ rời bỏ họ và điều đó làm họ vô cùng sợ hãi. Sự bình an mà Chúa Giêsu hứa ban cho bất cứ ai đang sợ hãi một cái gì đó hoặc ai đó là một điều rất cần trong những hoàn cảnh của họ. Sự bình an siêu nhiên của Chúa là thứ làm cho một người được bình an trong cuộc sống. Sự bình an của Người giúp trấn an chúng ta rằng Người thực sự hoàn toàn kiểm soát các hoàn cảnh của chúng ta.

Khi các con tôi sợ chết đuối, vợ tôi hoàn toàn kiểm soát sự an toàn của chúng và sẽ không bao giờ để chúng bị chết đuối. Cô ấy muốn chúng có được sự bình an tuyệt vời giữa một điều gì đó khiến chúng sợ hãi – và điều tương tự cũng đúng với những gì Chúa mong muốn cho cuộc sống của chúng ta. Thiên Chúa luôn kiểm soát hoàn toàn mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta và Người muốn chúng ta hiểu thực tại tâm linh đó.

Vậy, tôi nên làm gì khi trở nên sợ hãi?

Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta cần phải luôn luôn liên kết với Cha trên trời. Bằng cách hoàn toàn liên kết với Chúa, chúng ta đang học cách tin cậy vào Người. Chúng ta càng tin tưởng vào tình yêu và sự chăm sóc của Chúa dành cho chúng ta, chúng ta sẽ càng ít sợ hãi hơn khi những khoảnh khắc rất khó khăn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Sợ hãi có khả năng làm tê liệt một

người cả về cảm xúc lẫn tinh thần. Nó có sức mạnh làm họ mất tinh thần và khiến họ không thể hoạt động trong cuộc sống.

Tôi biết một thanh niên bị thương nặng trong một tai nạn ô tô và anh bị liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống. Anh không thể làm bất cứ điều gì cho mình – và đó chính xác là những gì nỗi sợ gây ra cho một người. Sự sợ hãi ngăn cản khả năng nhìn thấy bàn tay của Chúa trong hoàn cảnh của họ và điều đó khiến họ không tập trung vào Chúa mà chỉ chú ý vào hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa mong muốn điều ngược lại – Chúa muốn rằng những khoảnh khắc khó khăn sẽ giúp chúng ta tập trung vào Người; và vì thế sẽ luôn có những lúc trong cuộc sống, Thiên Chúa cho phép chúng ta ở trong những hoàn cảnh khiến chúng ta sợ hãi để chúng ta có thể biết rằng Chúa được chúng ta tin tưởng ngay cả giữa những khoảnh khắc gay go thử thách.

Hãy cầu nguyện trong tuần này: Lạy Cha, con biết rằng những điều

khác biệt thường khiến con sợ hãi, nhưng con thực sự muốn Cha là trung tâm của đời con. Con không muốn bị tê liệt vì sợ hãi. Cha sẽ giúp con đối diện với những nỗi sợ hãi dường như đe dọa cuộc sống của con và giúp con cho biết chân thành dâng chúng cho Cha?

Nguồn: Godlife Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

tưởng mình ở chót vót trên đỉnh cao của thành công thì chàng bị hất tung xuống mặt đất. Đang lúc tưởng mình sáng suốt nhất thì chàng trở nên mù lòa. Mọi kế hoạch và toan tính sụp đổ. Niềm hăng hái và nhiệt khí tiêu tan… Khi được bao bọc bởi luồng ánh sáng từ trời cao chiếu xuống, khi nghe tên mình được gọi lên từ trời cao, Saul ngước mắt lên trời thầm thĩ: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”

Thưa các bạn, Không ít lần trong cuộc đời, chúng

ta kinh nghiệm về sự sụp đổ như Phaolô. Chúng ta sắp xếp cuộc đời mình theo một tiến trình khoa học với những bước tính toán hết sức kỹ càng. Vậy mà cũng có lúc tất cả sụp đổ tan tành với chỉ một trục trặc nho nhỏ, một biến cố nho nhỏ. Rất nhiều lần chúng ta đã bị đẩy vào đêm tối, khi những cánh cửa cuộc đời bỗng dưng sập đóng trước mắt chúng ta. Những lúc ấy, chúng ta thường đặt cho mình rất nhiều câu hỏi tại sao, nhưng câu hỏi nào dường như cũng chỉ dẫn chúng ta vào ngõ cụt của khủng hoảng. Khủng hoảng có thể đẩy chúng ta vào trong đêm tối của đức tin, chúng ta đặt nhiều câu hỏi Chúa tại sao với Chúa? Chúa là Đấng nào? Có Chúa hay chăng?

Những lúc ấy, sẽ thật hữu ích nếu chúng ta đặt mình vào vị thế của Phaolô mù lòa đang lặng lẽ nghiền ngẫm lại đời mình. Thời gian sống trong mù tối là khoảng thời gian thanh luyện để Phaolô bước vào hành trình hoán cải, để ông đọc ra ý định của Thiên Chúa trên cuộc đời mình. Đó là khoảng thời gian chuyển giao cần thiết để chúng ta chết đi con người cũ và sống lại với con người mới.

Thiên Chúa luôn có thể làm những cuộc lật đổ ngoạn mục trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Ngài luôn có thể làm nên những cuộc cách mạng trong chính lý tưởng sống, mục đích, ước mơ, và những điều chúng ta vốn gắn bó ôm ấp… Liệu chúng ta có dám chấp nhận để cho Thiên Chúa lật ngược hoàn toàn thang giá trị trong cuộc đời chúng ta? Liệu chúng ta có dám xin cho mình có được kinh nghiệm hoán cải để có thể tuyên tín mạnh mẽ như Phaolô: “những gì trước đây tôi coi là lợi lộc, thì bây giờ trong Đức Kitô, tôi coi đó là thiệt thòi. Tôi coi mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi, vì Người tôi đành mất hết, và tôi coi mọi sự như rác rưởi để được biết Đức Kitô và được kết hợp với Người”(Pl 3, 7-8). Vâng, chính việc biết Đức Kitô và kết hợp với Người đã mang lại cho cuộc đời của Phaolô niềm hạnh phúc vô bờ, bất chấp bao thử thách chông gai, bao tù đày đòn vọt. Sau bước ngoặc cuộc đời, Phaolô thuộc trọn về Thiên Chúa. Ông ra khỏi hành trình tìm

Các bạn trẻ thân mến, Hoang mang là tâm trạng thường thấy nơi những người trẻ chúng ta. Có những giai đoạn chúng ta rơi vào tình trạng không thể hiểu nổi mình: chúng ta không biết mình phải làm gì, không biết mình muốn gì, không biết mình là ai… Bước chân vào đời, nhiều lần chúng ta phải đối diện với bao khủng hoảng về lý tưởng sống, về căn tính của mình, về ý nghĩa cuộc đời mình, về

căn cội nguồn gốc của mình. Thời gian khủng hoảng thường là thời gian khó sống, là lúc chúng ta như

đang bước đi trong đêm tối của cuộc đời và của tâm hồn mình. Thế nhưng khủng hoảng thường đánh dấu một bước ngoặc của cuộc đời. Khủng hoảng có thể giúp người ta lột xác để lớn lên. Được dẫn ra khỏi đêm tối, trước mắt chúng ta sẽ là vùng trời ngợp ánh sáng.

Trong sách Công Vụ Tông Đồ, Thánh Phaolô kể lại biến cố ngã ngựa của mình như một cuộc khủng hoảng (Cv 22, 1-21). Biến cố ấy làm thay đổi trọn vẹn cuộc đời ông và giúp ông nhận ra ơn gọi đích thực của mình trên hành trình theo đuổi lý tưởng cuộc đời và tìm kiếm phụng sự Thiên Chúa.

Vốn là một người Pharisiêu chính gốc, Thiên Chúa và lề luật của Thiên Chúa là lẽ sống, là tất cả cuộc đời của chàng trai Saul. Việc trung thành với luật lệ và những giá trị truyền thống đã khuôn đúc nên một Saul mạnh mẽ, đầy xác tín và cũng đầy những tham vọng cá nhân. Bằng tất cả nhiệt huyết và lòng hăng hái của một người trẻ, Saul lập ra những kế hoạch rất rõ ràng cho chính mình… Đâu ngờ, đang lúc hùng dũng và mạnh mẽ nhất thì chàng thanh niên bị đánh ngã. Đang lúc

[Bạn đường Đức Giêsu]:

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 7

kiếm và phục vụ lý tưởng riêng của mình, để bước vào trong hành trình tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa và phục vụ Thiên Chúa.

Hành trình mới của Phaolô bắt đầu với lời nguyện thầm thĩ: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Đây là lời nguyện thật đẹp mà mỗi người trẻ chúng ta luôn có thể thân thưa với Chúa trong những thời khắc khó khăn và tối tăm nhất của cuộc đời mình: “Lạy Chúa, Ngài là ai? Ngài muốn con làm gì?… Trong bàn tay Thiên Chúa, những thử thách của khủng hoảng không phải là điểm kết thúc, nhưng là điểm khởi đầu. Biết quy hướng về Thiên Chúa, bất cứ một khủng hoảng nào cũng đều có một giá trị và một ý nghĩa đặt biệt. Trong Thiên Chúa, mỗi thách đố là một cơ hội giúp chúng ta triển nở trong cuộc đời và trong ơn gọi đích thực của mình.

Tác giả: Nguyễn Mai Kha, S.J. Cao Gia An, S.J.

Dừng lại bên đời để nhìn lại chính đời ấy, ta còn nhận ra, không chỉ mình ta, nhưng là cả nhân gian này giống nhau như đúc khuôn: Sinh ra trong cuộc đời, dù là ai, thành phần nào, thành công hay thất bại, có niềm tin hay không, đã có lúc sinh ra, thì đều phải sống, phải bước tới mà không bao giờ có thể quay lui, hay chầm chậm lại, nhưng bị thời gian đẩy về phía trước để dù muốn dù không, phải bước cho trọn kiếp người.

Cần lắm những khoảnh khắc dừng lại để nhìn đời, mà nhận ra đời chẳng bao giờ biết thương ai, lại cứ đẩy người đồng hành với nó đi miệt mài như vốn nó đã như thế từ vạn vạn kiếp.

Nhìn lại bên đời để thấy đời vội vã, không phải để run rẫy hay tiếc nuối, nhưng để biết yêu thương, biết sống cho hòa hợp, sống chân thành, vị tha, không ích kỷ, không vụ lợi, không xấu xa, bẩn thỉu,….

Nhìn lại bên đời để biết giữ cho mình không bao giờ nghiêng ngã, mà luôn sống bằng cõi tâm trong sáng, hướng đến mục đích tốt đẹp, và thực hành những chân, thiện, mỹ.

Cần nhớ: Khi biết sống vì mọi người xung quanh, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của chính mình, cuộc sống sẽ không còn đau khổ hay bi luỵ, thay vào đó là những vui tươi, là yêu thương, chia sẻ, xung quanh sẽ mãi là một màu xanh của những dịu dàng, những tin tưởng…

Không ai có thể chọn cho mình một nơi sinh ra nhưng ai cũng đều có quyền chọn cho mình mục đích sống. Vậy sao ta không chọn một cuộc sống mang nhiều ý nghĩa, sống để không hổ thẹn với lương tâm, để có thể tự hào nhìn cuộc đời bằng ánh mắt viên mãn, tự hào.

Nhìn lại bên đời để cố mà sống ngay thẳng, ngẩng cao đầu không hối hận hay nuối tiếc, đừng để khi quay đầu nhìn lại, ta phải ngậm ngùi, tiếc xót: “giá như ta tích cực hơn", "giá như ta đừng làm như thế”, "giá như ta suy nghĩ thoáng hơn"...

Nhìn lại bên đời để tận hưởng từng khoảnh khắc, để yêu thật nhiều những phút giây hiện tại. Ta sẽ căng hết sức mình để sống tốt nhất phút hiện tại. Ta sẽ làm cho đời ta thật ý nghĩa bằng từng phút giây hiện tại. Và như thế, ta sẽ không như nhiều người, cứ mãi nuối tiếc đời mình.

Ngược lại, sống thật dồi dào và chắt chiu từng phút giây trôi qua để mang lại cho chính đời mình những ý nghĩa phong phú, mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta chẳng còn gì nấm nuối, nhưng sẽ vừa ý với chính mình, vừa ý với thành quả mà mỗi phút giây ta đã căng mình sống tối đa.

Nhìn lại bên đời, ta không cho phép

mình chấp nhận hay buông xuôi theo những khó khăn mà cuộc đời mang đến.

Dù đối diện cùng hoàn cảnh nào, ta phải cố nhận thức rằng mình là ai, đang làm gì, đang hướng đến cái gì, và quan trọng là phải giữ cho được là chính mình, để ta can đảm giải quyết. Nếu cần cắt đứt, phải cắt đứt. Nếu cần tiếp tục, phả lao vào mà tiến đến đoạn kết….

Tóm lại: Đời người chỉ sống có một lần. Ta cần sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì đã từng hoài phí. Sống làm cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng, ta từng ti tiện, hèn đớn... Rồi một ngày xuôi tay nằm xuống, ta hãnh diện mỉm cười từ giả thế trần trong bình an, trong suy nghĩ đẹp mà mọi người dành cho ta.

Ôi ta hạnh phúc. Hạnh phúc chứa chan mà vẫy chào tất cả…

Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Giữa nhịp đời ồn ào, hối hả, phải đối mặt cùng quá nhiều bon chen, giành giật, nghiệt ngã, mỏi mệt..., cần lắm những khoảnh khắc dừng lại để khám phá lại mình, để nhận diện chính mình.

Đàng khác, đời mỗi người phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, lo toan, phiền muộn. Dòng đời mải miết lôi ta vào vòng xoáy của nó. Cứ thế mà ta trôi theo nó như cuộn vào cơn lốc, như ào ào cuốn vào cơn lũ dữ, đầy tất bật, đầy mê mải, vừa mệt nhoài, vừa vô nghĩa.

Vì thế mà phải dừng lại, phải tự nhìn và phản tỉnh bản thân.

Bởi nhiều lần giật mình nhìn lại, ta mới thảng thốt: mình đã bỏ lại sau lưng tuổi xuân hồng, bỏ những cuộc hạnh phúc đan xen nhiều mộng mị, bỏ những dang dở mà phần chắc là không còn thời gian thích hợp để nối cho trọn, bỏ tất cả những bươn chải nhọc nhằn...., để giờ này, chẳng những ta chẳng còn gì, chẳng được gì, mà như đang đánh mất nhiều ý nghĩa sâu nặng của cả một quảng đời…

Bỗng dưng ta yêu quá một cuộc sống chân chất, dung dị. Ta thấy yêu, thấy quý vô cùng giá trị của một cuộc sống bình thường, một việc làm đơn giản, một hành động tuy không lớn nhưng mang ân tình, chứa chất nhiều thành ý khiến người nhận lẫn người cho đều hạnh phúc….

Bên cạnh Làng Cùi Di Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (ngài chọn tên Việt là Gioan Sanh), vị sáng lập Giáo Xứ và làng cùi tại Di Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây:

“Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi không giúp đỡ được gì, hãy tha lỗi cho tôi”.

“Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi đã nêu gương xấu, hãy tha lỗi cho tôi”.

Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cas-saigne tấn phong cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðà Lạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, ngài vừa làm cha sở, thầy giảng, giám đốc, y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các Nữ Tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 8

Trong cuốn “Lạc Quan Trên Miền

Thượng” do Lm. Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đời. Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cas-saigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.

Cha Cassaigne được thụ phong Linh Mục năm 1925 tại Chủng Viện Rue du Bac của Paris. Qua Sàigòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (Djiring) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người “mọi cùi” đến độ đã sống giữa người phong, tắm rửa, săn sóc cho những người phong, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết.

Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần ngài giúp những người phong thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt nai. Có một bà bệnh phong hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót này. Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với cha Cassaigne rằng: “Cau dờng! Ăn rơp kăh dơ mê dỡ ăn gũh rê hơ trồ” ("Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời”).

Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng bị phong đã khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Sai. Câu nói “Tôi sẽ nhớ cha khi được ở trên Trời” là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh.

Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Lm. Phùng Thanh Quang kể lại:

Một ngày cuối thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói. Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sứt mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiễng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo cha bao vây lấy ngài và tất cả cùng gào lên thảm thiết: “Ơ cau

dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!” (Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!)

Rồi tất cả sụp lạy ngài và khóc rống. Cha Cas-saingne vừa sợ hãi, vừa mủi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi này. Họ chờ cha trên khúc đường vắng để nhờ cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay.

Trong bài thuyết trình của cha Cassaigne tại Sàigòn năm 1943, về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, ngài viết:

“Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh phong vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người phong cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẳng ai hay biết…”

Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y này.

Các việc làm nhân đức của cha Jean Cassaigne đã đưa ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người phong tới tận tai Tòa Thánh Rôma. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðịa Phận Sàigòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này, Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáo. Vì nhớ đám dân phong cùi, ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sàigòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con của ngài tại làng phong Di Linh.

Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh phong đã đến với ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương không thuốc chữa làm ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành hạ thân ngài. Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người phong tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha

Đọc tiếp trang 11

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 9

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 10

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · 2019-10-11 · BTDL 13-10-2019 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO

BTDL 13-10-2019 tr. 11

đủ lớn để ôm các người khác ngồi chung bàn. Thiên đàng đòi hỏi chúng ta có quả tim rộng mở để ôm mọi người.

Và vì vậy khi già đi, khi đến gần cuối đời và sẵn sàng đối diện với Đấng tạo ra mình, tôi càng ít lo về việc mình xuống hỏa ngục, nhưng ngày càng lo về sự giận dữ, cay đắng, vô ơn, không tôn trọng, không tha thứ vẫn còn trong lòng tôi. Tôi ít lo về việc phạm tội trọng hơn là việc liệu tôi có đủ lòng thương xót, tôn trọng và tha thứ cho người khác không. Tôi lo lắng về sự mất thiên đàng hơn là nỗi đau của hỏa ngục, có nghĩa là cuối cùng tôi như người anh cả trong câu chuyện người con hoang đàng trở về, khi đứng bên ngoài căn nhà của Người Cha, bị loại ra ngoài vì giận dữ chứ không phải vì tội.

Dù sao tôi vẫn biết ơn hành vi ăn năn trong tuổi thanh xuân của tôi. Nỗi sợ địa ngục không phải là một khởi đầu tồi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

Khi nói đến câu: “Nước Việt Nam là quê hương của tôi”, Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và ngài khóc! Ðây là giòng lệ thánh cầu nguyện của một Tông Đồ Truyền Giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời này.

Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di Linh ngày 31.10.1973.

TRẦN BÁ LỘC – NGUYỄN THỊ LÂN Trích "Tiếng Khóc Trong Rừng"

(www.huongvetaynguyen.org)

tuy đau đớn, nhưng ngài vẫn đọc kinh cầu nguyện cho đất nước Việt Nam, cho các người phong. Ngài nói:

“Suốt 47 năm dài, cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy”

Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, cha Cassaigne còn nói: “Việt Nam chính là quê hương của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy”.

Tiếp theo tr. 5:

Tiếp theo tr. 8: TIẾNG KHÓC TR…...

thường được nghe ngài nói: “Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi” ( Je ne demande que trois choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards ).

Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan y. Ðã giúp sức cho ngài chịu đựng quá lâu dài. Những ngày cuối cùng

Chúa là sức mạnh của con Là nguồn thiêng thánh sủng tâm hồn Con là dũng sĩ bên lòng Chúa Với Ngài con tạo những kỳ công Từ niềm hăng say tiềm ẩn trong cầu nguyện Trong lặng thinh, suy gẫm tĩnh tâm Không hề mệt mỏi những đêm dài canh thức Từ chay tịnh làm ra bắp thịt rắn chắc Nâng bổng lên cao những đam mê Con ném xa, vượt qua những kỷ lục Từ lời Chúa, những khúc thánh ca Nuôi dưỡng lòng con trắng nõn nà

Con kiều diễm như nàng

Công chúa Với xiêm y lụa gấm sáng

lung linh Từ tràng hạt, việc bác ái, hy

sinh, Con oai phong như là Hoàng

tử

Cỡi ngựa đường xa tay kiếm tay cung

Con ước mơ như những bậc anh hùng Vì nước Chúa can trường tử đạo!

Chúa là sức mạnh xác hồn con

Là đường đi thẳng tắp sáng rực đèn Con theo Chúa từng bước hiên ngang

Chúa là sức mạnh, con không hề sợ hãi Chúa là niềm vui, cùng đích tới địa

đàng!

Sa Mạc Hồng