12
BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 03/2015 Capital Insight Client Innovations 10/04/2015 Vĩ mô Quí 1/2015 ghi nhn nhiu du hiu tích cc GDP quý I bất ngờ tăng vượt dự báo. tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2014; cao hơn nhiều so với mức tăng 5,06% ca cùng knăm trước CPI tăng thấp nhất trong 10 năm. Bình quân quý I năm nay, CPI tăng 0.74% so với năm 2014 Sản lượng sn xut công nghip Quí 1/2015 tiếp tc tăng cho thy điều kin sn xut kinh doanh Việt Nam đang được ci thin tt Tng cu tiêu dùng ci thiện đáng kể so vi cùng kì. Quí 1 2015, tng mc bán lước tính đạt 790,8 nghìn tđồng sau khi loi tryếu tgiá tăng 9,2% so cùng kì năm trước, cao hơn mức tăng 5,1% của cùng kì 2014. Xut khu kém tích cc, nhập siêu đang quay trở li, do chu ảnh hưởng bi giá hàng hóa thế gii gim Lãi sut tiếp tục đà giảm nhưng mức độ gim skhông nhiu Mục tiêu tăng trưởng tính dng khthi nhưng giảm lãi vay 1-1.5%/năm đã trnên khó khăn hơn khi bối cnh kinh tế đã có nhiều thay đổi: đồng USD đang tăng giá do khnăng FED tăng lãi sut rt có thsxảy ra trong năm 2015, theo đó gây áp lc lên tgiá. Trin vng TTCK tháng 4/2015 Din biến giá chng khoán Việt Nam đang không đồng nht vi nhng yếu ttích cực đang dần tt lên ca nn kinh tế và hoạt động doanh nghip. P/E VNIndex hin đang giao dị ch mc hp dn 12.5 ln li nhun 2014, kết qukinh doanh Q1/2015 là nhng yếu thtrthtrường. NĐT ưu tiên tích lũy các cổ phiếu cơ bản tt trong các nhịp điều chnh ca thtrường. Trin vng kinh doanh Cty ngành vt liu xây dng (HT1, BCC,CVT, SCJ…) thun lợi hơn khi nhu cầu xây dựng đang tăng được li tkhon nbằng đồng Euro yếu. Trin vng ngành bất động sản (DXG, KDH, CEO, NTL, NLG, PDR…) đến tvic tín dng cho bất động sản được ni rng, lãi vay hp lý hơn, nhu cầu mua nhà của người dân cũng như người nước ngoài làm vic ti VN cao. Ngoài ra, hoạt động đầu tư, đầu cơ trên thị trường BĐS đang gia tăng sẽ thúc đẩy vi ệc bán hàng. Tăng trưởng tín dụng đang tăng, tiến trình gii quyết nxấu đang đi đúng hướng. Nhà đầu tư dài hạn có thcân nhc gii ngân ngành NH (VCB, CTG, ACB…) trong năm 2015, năm bản lđể ngành NH hoàn tất tái cơ cấu và tăng trưởng trli. Ngành PE PB VN Index 12.5x 1.8x HN Index 10.3x 1.1x Tài chính 16.0x 1.5x Du khí 7.7x 2.4x Hàng tiêu dùng 13.9x 2.5x Công nghip 9.4x 1.2x Vt liu cơ bn 8.7x 1.3x Công ngh12.7x 2.6x Năng lưng 8.3x 1.3x Y tế 12.4x 2.1x Dch vtiêu dùng 11.1x 1.2x Vin thông 8.4x 0.5x Ngun: TVS, giá ti ngày 10/04/2015 490 510 530 550 570 590 610 630 650 50 100 150 200 250 07/14 08/14 09/14 10/14 11/14 12/14 01/15 02/15 03/15 04/15 triệu CP Khối lượng VNIndex 70 75 80 85 90 95 25 55 85 115 145 175 07/14 08/14 09/14 10/14 11/14 12/14 01/15 02/15 03/15 04/15 triệu CP Khối lượng HNIndex

Client Innovations dinh thi truong/2015/t03/TVS_BAOCAOVIMO...NĐT ưu tiên tích lũy các cổ phiếu cơ bản tốt trong các nhịp điều chỉnh của thị trường. Triển

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 03/2015 Capital Insight

Client Innovations

10/04/2015

Vĩ mô Quí 1/2015 ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực

GDP quý I bất ngờ tăng vượt dự báo. tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2014; cao

hơn nhiều so với mức tăng 5,06% của cùng kỳ năm trước

CPI tăng thấp nhất trong 10 năm. Bình quân quý I năm nay, CPI tăng 0.74% so

với năm 2014

Sản lượng sản xuất công nghiệp Quí 1/2015 tiếp tục tăng cho thấy điều kiện sản

xuất kinh doanh ở Việt Nam đang được cải thiện tốt

Tổng cầu tiêu dùng cải thiện đáng kể so với cùng kì. Quí 1 2015, tổng mức bán

lẻ ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% so cùng

kì năm trước, cao hơn mức tăng 5,1% của cùng kì 2014.

Xuất khẩu kém tích cực, nhập siêu đang quay trở lại, do chịu ảnh hưởng bởi giá

hàng hóa thế giới giảm

Lãi suất tiếp tục đà giảm nhưng mức độ giảm sẽ không nhiều

Mục tiêu tăng trưởng tính dụng khả thi nhưng giảm lãi vay 1-1.5%/năm đã trở

nên khó khăn hơn khi bối cảnh kinh tế đã có nhiều thay đổi: đồng USD đang tăng

giá do khả năng FED tăng lãi suất rất có thể sẽ xảy ra trong năm 2015, theo đó

gây áp lực lên tỷ giá.

Triển vọng TTCK tháng 4/2015

Diễn biến giá chứng khoán Việt Nam đang không đồng nhất với những yếu tố tích

cực đang dần tốt lên của nền kinh tế và hoạt động doanh nghiệp. P/E VNIndex hiện

đang giao dịch ở mức hấp dẫn 12.5 lần lợi nhuận 2014, kết quả kinh doanh Q1/2015

là những yếu tố hỗ trợ thị trường.

NĐT ưu tiên tích lũy các cổ phiếu cơ bản tốt trong các nhịp điều chỉnh của thị

trường. Triển vọng kinh doanh Cty ngành vật liệu xây dựng (HT1, BCC,CVT, SCJ…)

thuận lợi hơn khi nhu cầu xây dựng đang tăng và được lợi từ khoản nợ bằng đồng

Euro yếu. Triển vọng ngành bất động sản (DXG, KDH, CEO, NTL, NLG, PDR…) đến từ

việc tín dụng cho bất động sản được nới rộng, lãi vay hợp lý hơn, nhu cầu mua nhà

của người dân cũng như người nước ngoài làm việc tại VN cao. Ngoài ra, hoạt động

đầu tư, đầu cơ trên thị trường BĐS đang gia tăng sẽ thúc đẩy việc bán hàng. Tăng

trưởng tín dụng đang tăng, tiến trình giải quyết nợ xấu đang đi đúng hướng. Nhà

đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân ngành NH (VCB, CTG, ACB…) trong năm

2015, năm bản lề để ngành NH hoàn tất tái cơ cấu và tăng trưởng trở lại.

Ngành PE PB VN Index 12.5x 1.8x HN Index 10.3x 1.1x Tài chính 16.0x 1.5x Dầu khí 7.7x 2.4x Hàng tiêu dùng 13.9x 2.5x Công nghiệp 9.4x 1.2x Vật liệu cơ bản 8.7x 1.3x Công nghệ 12.7x 2.6x Năng lượng 8.3x 1.3x Y tế 12.4x 2.1x Dịch vụ tiêu dùng 11.1x 1.2x Viễn thông 8.4x 0.5x Nguồn: TVS, giá tại ngày 10/04/2015

490 510 530 550 570 590 610 630 650

50

100

150

200

250

07/1

408

/14

09/1

410

/14

11/1

412

/14

01/1

502

/15

03/1

504

/15

triệu CP Khối lượngVNIndex

70

75

80

85

90

95

25

55

85

115

145

175

07/1

4

08/1

4

09/1

410

/14

11/1

412

/14

01/1

5

02/1

503

/15

04/1

5

triệu CP Khối lượngHNIndex

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 2

2 BÁO CÁO THÁNG

VĨ MÔ QUÍ 1/2015: GHI NHẬN NHIỀU DẤU HIỆU TÍCH CỰC GDP quý I bất ngờ tăng vượt dự báo

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP cả nước quý I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2014; cao hơn nhiều so với mức tăng 5,06% của cùng kỳ năm trước. So với quý 1 các năm thì tăng trưởng quý 1/2015 cao nhất kể từ 2008. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 8,35%; lĩnh vực dịch vụ tăng 5,82%; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là một con số hoàn toàn bất ngờ khi các dự báo trước đó đều nhận định, GDP của Việt Nam trong quý đầu năm 2015 chỉ có thể đạt từ 5,4-5,6%. Việc chính phủ duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải cách tái cơ cấu thời gian qua đã mang lại nhiều tác động tích cực lên nền kinh tế. Cùng với dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam để đón đầu cơ hội từ các FTA, TPP, chúng tôi kì vọng kinh tế trong nước sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực hơn thời gian tới.

CPI tăng thấp nhất trong 10 năm

CPI tháng 3/2015 giảm 0.1% so với tháng 12/2014 và tăng 0.93% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm nay, CPI tăng 0.74% so với năm 2014, đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Biến động giá tiêu dùng tháng Ba năm nay do tác động của một số yếu tố chủ yếu sau:

Giá cả hàng hóa thế giới giảm giúp chi phí đầu vào giảm đáng kể. Trong đó, giá xăng, dầu trong xu thế đi xuống đã tác động rất rõ làm chỉ số giá nhóm giao thông tháng Ba giảm 8,48% và đóng góp 0.75% vào mức giảm chung của CPI tháng Ba so với tháng 12/2014.

Viêc dự trữ hàng hóa tốt, bình ổn giá thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến như một số năm trước.

CPI Quí 1/2015 tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây cho thấy sức mua của nền kinh tế chưa thể phục hồi mạnh. Thể hiện rõ nhất là tình hình kinh doanh Tết Nguyên Đán 2015 không sôi động như các năm trước. Nếu như thời điểm này các năm trước, giá cả trên thị trường đua nhau leo thang thì năm nay hàng hóa cung cấp ra thị trường khá dồi dào với mức giá không tăng trong khi chương trình khuyến mãi ngày càng rầm rộ. Bức tranh hiện tại cho thấy người tiêu dùng vẫn còn ngần ngại chi tiêu, mặc dù mức độ đã giảm đi nhiều so với những tháng trước.

4.76 5.066.03

Q1/2013 Q1/2014 Q12015

Tăng trưởng GDP (%) Q1 qua các năm

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 3

3 BÁO CÁO THÁNG

Chúng tôi kì vọng viễn cảnh CPI các tháng sắp tới sẽ ghi nhận các mức tăng cao hơn khi khi xét đến các yếu tố mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng được khuyến khích và niềm tin người tiêu dùng đang hồi phục. Ngoài ra, trong điều kiện giá lương thực và năng lượng thế giới được dự báo giảm trong năm 2015, khả năng đạt mục tiêu lạm phát 5% cả năm 2015 sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc điều chỉnh giá điện thời gian tới.

CPI y/y tiếp tục đà giảm

Sản lượng sản xuất công nghiệp Quí 1/2015 tiếp tục tăng

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI), thực hiện bởi HSBC, tháng 3 năm 2015 giảm nhẹ 1 điểm so với thời điểm cuối tháng 2/2015, đạt 50.7 điểm. Mặc dù chỉ số PMI giảm nhưng vẫn tiếp tục duy trì trên ngưỡng 50 điểm trong suốt 19 tháng, cho thấy điều kiện sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đang được cải thiện tốt đặc biệt về các mặt

(1) Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng,

(2) Chi phí đầu vào tiếp tục giảm ảnh hưởng từ việc giá dầu thế giới giảm làm hạ giá thành sản phẩm đầu ra tương ứng.

Thống kê trong nước cũng cho thấy tín hiệu tương tự với chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng Ba ước tính tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước (5,3%) và cùng kỳ năm 2013 (4,9%).

PMI vững vàng trên mức 50

Nguồn: HSBC, Markit, GSO

0%1%2%3%4%5%6%7%8%

Nguồn: Tổng cục thống kê

100

110

120

130

140

150 Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 4

4 BÁO CÁO THÁNG

Hoạt động sản xuất cải thiện là điểm nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế hiện tại do được hỗ trợ từ các chính sách kích cầu của Chính phủ là lực đỡ từ các Hiệp định kinh tế đã kí và sắp kí. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chật vật tránh khỏi suy thoái bằng các hình thức kích cầu liên tục và mạnh tay hơn trước, chúng tôi đánh giá điều này sẽ gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.

Trong ngắn hạn sản xuất công nghiệp vẫn gặp phải các rủi ro tiềm ẩn trong điều kiện sức cầu từ thị trường bên trong và ngoài nước chưa thể hồi phục như kì vọng, đặc biệt là rủi ro biến động tỷ giá khá lớn ảnh hưởng đến sức mua của các thị trường nhập khẩu trong giai đoạn hiện tại khi FED dự định nâng lãi suất trong năm 2015, EU tung gói kích cầu qui mô lớn hay đồng Rúp của Nga rớt giá theo đà giảm giả giá dầu v.v.

Về trung dài hạn, Việt Nam hứa hẹn sẽ trở thành thị trường gia công mới của thế giới với các yếu tố hỗ trợ sau:

(1) Chi phí tiền lương đang tăng lên ở Ấn Độ và Trung Quốc đã giúp cho Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm 2015 do lương nhân công vẫn ở mức rất cạnh tranh.

(2) Việc đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện chất lượng nguồn nhân lực, chuyển từ những nghề nông năng suất thấp sang những công việc văn phòng năng suất cao hơn.

(3) Việt Nam cũng thu lợi từ nguồn nhân công trẻ khá ổn định với độ tuổi trung bình hiện dưới 30 tuổi và mỗi năm lại có thêm từ 1 đến 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động, tạo nguồn cung dồi dào.

(4) Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (FDI) đang tăng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi các Hiệp định Thương mại tự do được kí kết vào năm nay hoặc năm sau sẽ giúp thay đổi vị thế của Việt Nam trong dòng chảy thương mại toàn cầu.

(5) Chính phủ Việt Nam đã thực thị nhiều cải cách mạnh mẽ. Cụ thể, tháng 7/2015, hai bộ luật mới là Luật Nhà ở và Luật kinh doanh Bất động sản sẽ chính thức có hiệu lực cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại đây.

Thực tế cho thấy, Việt Nam không phải là nước có chi phí nhân công rẻ nhất, nhưng lại là nước rủi ro chính trị thấp và GDP/người tăng đáng kể. Tổng hòa các yếu đó tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, cùng với những chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng giáo dục và trình độ chuyên môn cho thế hệ trẻ, khiến cho Việt Nam trở thành thị trường gia công có chi phí hợp lý nhất hiện nay.

Tổng cầu tiêu dùng cải thiện đáng kể so với cùng kì

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ êu dùng tháng Ba ước nh đạt 253,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,4% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, Quí 1 2015, tổng mức bán lẻ ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% so cùng kì năm trước, cao hơn mức tăng 5,1% của cùng kì 2014.

Thị trường bán lẻ Q1/2015 năm nay có nhiều điểm khác biệt so với mọi năm

(1) Giá cả hàng hóa ổn định và không tăng giá như mọi năm. Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu liên tục giảm thời gian qua đã tác động làm hạ giá cả nguyên vật liệu đầu vào và giảm giá đầu ra.

(2) Lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp tạo điều kiện cho người dân dễ dàng vay vốn và chi tiêu

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 5

5 BÁO CÁO THÁNG

(3) Chỉ số niềm tin tiêu dùng (ANZ) cũng tăng, từ mức 135,4 điểm trong tháng 1 lên mức 142,3 điểm trong tháng 2. Điều này cho thấy người tiêu dùng lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế.

(4) Bắt đầu từ tháng 01/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn theo cam kết với WTO. Theo đó quy định cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài và loại bỏ rào cản thuế quan cho khu vực kinh tế chung ASEAN chính thức có hiệu lực. Điều này dự báo sẽ tạo nên làn sóng xâm nhập mạnh mẽ chưa từng thấy từ các đại gia bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam.

Bức tranh thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu ghi nhận thêm nhiều nét mới kể từ 2015 người mua nhận được hỗ trợ từ nhiều phía, người bán ngày càng đông hơn và hàng hóa được di chuyển tự do hơn giữa các nước Asian. Chúng tôi kì vọng năm 2015 sẽ là một năm rất sôi động đối với thị trường bán lẻ với sức mua kì vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ, mạng lưới siêu thị, của hàng tiện lợi sẽ ngày càng mở rộng với nhiều thương hiệu bán lẻ lớn của thế giới sẽ xuất hiện tại Việt Nam.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Nguồn: Tổng cục thống kê

Xuất khẩu kém tích cực, nhập siêu đang quay trở lại

Hoạt động xuất khẩu đầu năm 2015 ghi nhận nhiều thông tin kém tích cực do chịu ảnh hưởng bởi giá hàng hóa thế giới giảm. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt 35,7 tỷ USD, chỉ tăng 6,9%, thấp hơn mức 14,1% cùng kỳ năm ngoái. Sự suy giảm trên chủ yếu do yếu tố giá khi lượng xuất khẩu chỉ giảm 2,4%. Do đó, từ nay đến cuối năm với dự báo giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 37,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, kéo nhập siêu Q1/2015 ước tính 1,8 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2 tỷ USD.

25.5%

36.6%

24.2%28.7%

24.1%

16.1%12.6%

12.5%

10.0%15.0%

0%5%10%15%20%25%30%35%40%

-500

1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000

Nghìn tỷ VND +/-y/y Nguồn: GSO VN

Tổng mức bán lẻ hàng hoá

Q1/2015 Giá trị XK (tỷ

USD) Tăng trưởng

(%) Giá trị NK (Tỷ USD)

Tăng trưởng (%)

Nhập/xuất siêu (tỷ USD)

Khu vực trong nước 10.6 -5.1 14.4 5.7 -3.8

Khu vực FDI 25.1 12.9 23.1 24.1 2

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 6

6 BÁO CÁO THÁNG

Trong điều kiện sản xuất trong nước tiếp tục phục hồi thì khả năng cán cân thương mại năm 2015 theo hướng nhập siêu do phần lớn các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, gia công lắp ráp được nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên so với các ngoại tệ khác sẽ có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại ở các thị trường này, theo đó trực tiếp ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu thời gian tới.

Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dầu thô, thủy sản, nông sản … có kim ngạch XK giảm đáng kể so với cùng kì:

Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Tăng trưởng so với cùng kỳ

Rau quả 305 +4.5% Thủy sản 1284 -17.8 % Gạo 454 -29.9% Dệt may 4751 +7.8% Dầu thô 1063 -31.2%

Hạt điều 140 26.9% Cà phê 744 -37.4%

Kim ngạch nhập khẩu một số loại hàng hóa phục vụ sản xuất trong nước có tỷ trọng lớn trong thời gian qua vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu máy móc hay nguyên vật liệu để phục vụ cho mở rộng hoạt động sản xuất, đón đầu cơ hội từ các FTAs (phù hợp với đà tăng ổn định của chị số PMI và IIP như đề cập ở trên)

Mặt hàng Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)

Tăng trưởng so với cùng kỳ

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 15 20%

Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu 19.4 13.2%

Nhóm hàng vật phẩm êu dùng 3.1 19.2%

Hoạt động XNK thời gian tới được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với triển vọng từ TPP, cùng với các hiệp định song phương và đa phương khác như Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Hải quan (Nga, Belarus và Kazakhstan), hiệp định thương mại với EU, thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)…

Thị trường XK Kim ngạch (tỷ USD)

Tăng trưởng % Thị trường NK Kim ngạch (tỷ USD)

Tăng trưởng %

Mỹ 6.9 12.5% Trung Quốc 11.6 31.5% EU 6.9 14.2% Hàn Quốc 6.2 12.1% Hàn Quốc 1.7 12.1% Asean 5.4 2.3% Asean 4.5 -1.4% Nhật 3.3 31.5% Trung Quốc 4.5 -6.2% EU 2.1 9.8%

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 7

7 BÁO CÁO THÁNG

Cán cân thương mại và tăng trưởng xuất nhập khẩu Q1/2015

Nguồn: Tổng cục thống kê

Lãi suất tiếp tục đà giảm nhưng mức độ giảm sẽ không nhiều

Đã có nhiều dự đoán rằng lãi suất sẽ được cắt giảm trong bối cảnh CPI đang ở mức thấp cũng như để giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 27/1/2015, Ngân Hàng Nhà Nước đã ban hành chỉ thị số 01-NHNN, theo đó phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm từ 1-1.5%/ năm trong năm nay.

Mục tiêu này đã trở nên khó khăn hơn khi bối cảnh kinh tế đã có nhiều thay đổi: đồng USD đang tăng giá do khả năng FED tăng lãi suất rất có thể sẽ xảy ra trong năm 2015, theo đó gây áp lực lên tỷ giá. Ngoài ra, năm nay dự kiến Chính phủ sẽ phát hành một lượng lớn trái phiếu Chính phủ, và lãi suất sẽ phải đủ cao để hấp dẫn các ngân hàng thương mại – đối tượng mua tới 90% trái phiếu. Do đó, để giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo đợt phát hành trái phiếu được thành công, dư địa để giảm lãi suất đã không còn nhiều, kéo theo lãi vay nếu giảm thì mức giảm cũng sẽ rất ít. Hiện tại, lãi suất huy động kì hạn 12 tháng dao động trong khoảng 6%-6.2%/năm, lãi suất cho vay trung – dài hạn 9%-10%/năm.

Điểm sáng của thị trường tiền tệ trong Q1/2015 vẫn tiếp tục được duy trì như mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND ở mức thấp trong khi lãi suất các khoản vay cũ cũng sẽ được điều giảm theo chỉ thị mới của NHNN. Với đặc điểm đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng nợ vay

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh, điều chỉnh giảm lãi vay đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn vốn, giảm chi phí tài chính. Đây các các thông tin hỗ trợ rất tích cực cho triển vọng phục hồi của đại bộ phận doanh nghiệp trong những tháng đầu năm, tạo tiền đề cho khả năng phục hồi tốt hơn trong năm 2015.

(10.8) (9.5)

0.3 0.9 2.0

(1.8)

2010 2011 2012 2013 2014 3T/2015

Nhập/xuất siêu (tỷ USD)

Nguồn: GSO-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%Tăng trưởng XK

0%

5%

10%

15%

20%

25%

03/08 11/08 07/09 03/10 11/10 07/11 03/12 11/12 07/13 03/14 11/14

LS Huy động LS Cho vay

Nguồn: SBV, TVS tổng hợp

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 8

8 BÁO CÁO THÁNG

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

01/1

402

/14

03/1

404

/14

05/1

406

/14

07/1

408

/14

09/1

410

/14

11/1

412

/14

01/1

502

/15

03/1

5M

ục ti

êu '1

5

Tăng trưởng tín dụng (%)

Nguồn: SBV, TVS tổng hợp

Tăng trưởng tín dụng khả quan tháng đầu năm

Tín dụng đối với nền kinh tế đến thời điểm 20/3/2015 tăng 1,25% so với tháng 12/2014 (cùng kỳ năm trước giảm 0,57%).Tổng phương tiện thanh toán tăng 2,09% so với tháng 12/2014 (cùng kỳ năm trước tăng 3,56%). Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến thời điểm 20/3/2015 tăng 0,94% so với thời điểm cuối năm 2014 (cùng kỳ năm trước tăng 2,7%).

Tín dụng tăng mạnh đầu năm chủ yếu do các yêu tố: (1) yếu tố thời vụ do Tết năm nay khá muộn, rơi vào giữa tháng 2 nên nhu cầu vay vốn phục vụ trong dịp lễ Tết vào tháng 1 cũng sẽ nhiều hơn so với những năm trước, (2) bộ phận doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế tăng trưởng tốt hơn nên tích cực đẩy mạnh triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2015 khoảng từ 13-15%, cao hơn mục tiêu 12-14% của năm 2014, phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung dài hạn từ 1% đến 1.5%/năm trong năm nay, cộng với cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng. Chúng tôi cho rằng rất nhiều khả năng toàn hệ thống ngân hàng sẽ đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh CPI

đang thuận lợi ở mức thấp (dự báo 3-4%) và hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn duy trì đà phục hồi khả quan. Tuy nhiên, mục tiêu giảm lãi suất cho vay trung –dài hạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn như đã đề cập ở trên.

Chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại cần tận dụng các điều kiện thuận lợi hiện tại để tập trung nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tạo thêm nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh tốt hay các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tích cực để đẩy dòng tín dụng chảy vào đúng nhưng nơi mà đồng vốn được sử dụng hiệu quả.

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 9

9 BÁO CÁO THÁNG

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Quý 1/2015 VNIndex mất mốc 550 điểm trong tháng 3 dưới áp lực bán ròng của khối ngoại

VNIndex đóng cửa tại mức 551.1 điểm tại ngày 31/03/15, +1.2% so với 05/01 và -7% so với 27/02. HNIndex đóng cửa ở mức 82,27 điểm, -0.6% so với 05/01 và -4% so với 27/2. Sau 2 lần chinh phục không thành công mốc 600 điểm trong tháng 3, thị trường đã quay đầu giảm mạnh và mất mốc 550 điểm vào 30/3. Sau đấy VNIndex còn trải qua ngày cá tháng 4 đen tối khi giảm 12.2 điểm xuống còn 538.9 điểm. Biến động tăng giảm của chỉ số bị chi phối mạnh bởi lực bán ròng của khối ngoại đối với nhóm CP dầu khí và ngân hàng. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt 130 nghìn tỷ đồng trong Q1/15, -27% so với Q4/14, GTGD TB phiên đạt 2.263 tỷ đồng. Khối ngoại giao dịch trái chiều trong Q1 khi mua 1.163 tỷ đồng trong T2 nhưng lại bán 938 tỷ đồng trong T3. Khối ngoại vẫn mua ròng 46 tỷ đồng trong Q1/15 sau khi đã bán ròng 2.000 tỷ đồng trong Q4/14

Diễn biến VNIndex Q/2015

Diễn biến nhóm cổ phiếu dầu khí và ngân hàng chi phối thị trường

Phiên giao dịch ngày 06/01, CP ngân hàng bắt đầu tăng giá trên diện rộng với đầu tàu VCB, lần đầu tiên nhà đầu tư chứng kiến BID, CTG tăng trần trong vài phiên mà không có dư bán. Tuần cuối cùng tháng 1, nhà đầu tư bắt đầu chốt lời CP ngân hàng cũng như rút bớt tiền chờ xem diễn biến dòng tiền margin trên thị trường khi TT36 chính thức hiệu lực từ 1/2/2015 đã khiến 2 chỉ số điều chỉnh giảm 4/5 phiên. Dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm CP ngân hàng, bất động sản và xây dựng trong tháng 2, tuy nhiên nhóm CP ngân hàng không còn tăng đồng loạt mà chững lại ở những mã đã tăng mạnh như VCB, BID. Tuần thứ 2 của tháng 3 khi khối ngoại đẩy mạnh bán ra ở CP Dầu khí và ngân hàng khi các quỹ ETFs thực hiện rút vốn khiến thị trường liên tiếp giảm điểm. Trong tháng 3, nhóm CP dầu khí đã -16.6% so với tháng 2 và -7.2% so với đầu năm, nhóm CP NH -7% nhưng vẫn +16% so với đầu năm.

490

510

530

550

570

590

610

630

650

50

100

150

200

250

01/15

01/15

01/15

01/15

01/15

01/15

02/15

02/15

02/15

02/15

02/15

03/15

03/15

03/15

03/15

03/15

03/15

03/15

04/15

triệu CP Khối lượng

VNIndex

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 10

10 BÁO CÁO THÁNG

GTGD TB Q1/15 đạt 2.264 tỷ đồng/phiên, -28% so với Q2/14

Dòng vốn nội dẫn dắt thị trường phục hồi sau sự kiện biển Đông bất chấp khối ngoại liên tục bán ròng. Thanh khoản thị trường cùng 2 chỉ số đã đạt đỉnh trong tháng 9/14. Đóng góp vào dòng vốn nội lượng tiền không nhỏ từ margin. Dưới tác động cú sốc giá dầu,hoạt động margin được UBCK giám sát chặt chẻ, dòng tiền từ NH cho vay sang chứng khoán sẽ hạn chế bởi tác động thông tư 36 dòng tiền đổ vào TTCK đang giảm dần từ Q4/14 đến giờ. VNIndex không vượt qua được ngưỡng 600 điểm và điều chỉnh giảm liên tục dưới tác động bán ròng của khối ngoại đã khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn. Ngoài ra, dòng tiền margin cũng có phần hạn chế bởi thông tư 36 có hiệu lực từ 01/02/2015.

GTGD trung bình phiên/tháng của toàn thị trường

Nguồn: TVS tổng hợp, VNIndex được lấy tại thời điểm cuối mỗi tháng

Khối ngoại bán 938 tỷ đồng trong T3, Q1/15 vẫn mua ròng 46 tỷ đồng Làn sóng nhà đầu tư tháo chạy khỏi các quỹ đầu tư toàn cầu bắt đầu tăng mạnh trong tháng 3 khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Dòng vốn có xu hướng dịch chuyển sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản những nơi đang nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế. TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng khi các quỹ ETF liên tục bán ra trong nửa sau tháng 3. Trong 2 tháng gần đây, khối ngoại chi phối TTCK Việt Nam khi mức độ tham gia mua và bán ở mức 13%-15% toàn thị trường so với mức 9%-10% trong các tháng trước. Tổng giá trị mua và bán tháng 3 trên 2 sàn đạt 15.3 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với 2 tháng trước. Khối ngoại bán ròng 938 tỷ đồng trong T3 sau khi mua 1.163 tỷ đồng trong T2. Tổng giá trị mua và bán Q1/15 đạt 31 nghìn tỷ đồng, -14.5% so với Q4/14. Tuy nhiên, hết Q1/15 khối ngoại vẫn mua ròng 46 tỷ đồng trong khi họ đã bán ròng 2.000 tỷ đồng trong Q4/14 (tâm điểm giá dầu suy giảm). Tháng 3, nhóm CP dầu khí dẫn đầu bị bán ròng với PVD 432 tỷ đồng, GAS 360 tỷ đồng, PVS 130 tỷ đồng, kế tiếp nhóm ngân hàng với VCB 247 tỷ đồng, STB 159 tỷ đồng, NBB 96 tỷ đồng, ngoài ra bị bán ròng mạnh còn có HPG 247 tỷ đồng, VIC 208 tỷ đồng, MSN 173 tỷ đồng, HSG 123 tỷ đồng và CSM 108 tỷ đồng. Quỹ VNM thêm KBC và KDC vào danh mục nên 2 CP này dẫn đầu mua ròng T3 ở mức 318 và 278 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại mua ròng 173 tỷ đồng MWG, 124 tỷ đồng BID, 97 tỷ CTG và PDR…

1,984

3,298

4,117

2,612

2,130

1,840

2,341

3,123

4,409

3,376 3,321

2,901

2,583

1,835

2,373

540

560

580

600

620

640

660

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

4,500

5,000

T1/14 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/15 T2 T3

GTGD TB

VNIndex

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 11

11 BÁO CÁO THÁNG

Giao dịch khối ngoại trên 2 sàn

(nguồn: HOSE, HNX, TVS tổng hợp)

Triển vọng TTCK tháng 4: Biến động trong khoảng 530-570 điểm, phân hóa theo kết quả kinh doanh Q1/15 từng CP

Diễn biến giá chứng khoán Việt Nam đang không đồng nhất với những yếu tố tích cực đang dần tốt lên của nền kinh tế và hoạt động doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài: (1) giá dầu suy yếu quá nhanh và hoạt động bán dứt khoát của khối ngoại đối với nhóm CP dầu khí; (2) Tình hình chung của thế giới hiện không còn thuận lợi cho dòng vốn quốc tế tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, đặc biệt với dòng vốn nóng như ETF, dòng vốn này đang dần dịch chuyển qua Châu Âu và Nhật Bản những nơi đang nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngoài ra, nhà đầu tư trong nước thận trọng hơn trước diễn biến quá mạnh của VNIndex cũng như rủi ro cao từ việc sử dụng đòn bẫy tài chính khi giao dịch CP trong hơn 1 năm vừa qua. Do đó, thị trường đã điều chỉnh về vùng 540 điểm trong tuần đầu tháng 4 nhưng hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư không được như kỳ vọng.

P/E VNIndex hiện đang giao dịch ở mức hấp dẫn để tích lũy CP (PE’2014 12.5x), kết quả kinh doanh Q1/2015 là những yếu tố hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn là thách thức. Cơ hội thị trường lấy lại đà tăng nhiều khả năng chỉ mở ra khi kế hoạch kinh doanh 2015 và KQKD Q1/2015 của doanh nghiệp có tăng trưởng mạnh đủ hấp dẫn dòng tiền nội gia tăng trong khi dòng vốn ngoại phụ thuộc khá nhiều vào việc rút vốn các quỹ ETF. Ngoài ra, thông tin về mở room và TPP nếu xuất hiện sớm sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường.

NĐT ưu tiên tích lũy các cổ phiếu cơ bản tốt trong các nhịp thị trường điều chỉnh. Triển vọng kinh doanh Cty ngành vật liệu xây dựng (HT1, BCC,CVT, SCJ…) thuận lợi hơn khi nhu cầu xây dựng đang tăng khi các dự án bất động sản được khởi công trở lại và được lợi từ khoản nợ bằng đồng Euro yếu. Triển vọng ngành bất động sản (DXG, KDH, CEO, NTL, NLG, PDR…) đến từ việc tín dụng cho bất động sản được nới rộng, lãi vay hợp lý hơn, nhu cầu mua nhà của người dân cũng như người nước ngoài làm việc tại VN cao. Ngoài ra, hoạt động đầu tư, đầu cơ trên thị trường bất động sản đang gia tăng sẽ thúc đẩy việc bán hàng. Tăng trưởng tín dụng đang tăng, tiến trình giải quyết nợ xấu đang đi đúng hướng. Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân ngành ngân hàng (VCB, CTG, ACB…) trong năm 2015, năm bản lề để ngành ngân hàng hoàn tất tái cơ cấu và tăng trưởng trở lại.

3.0%

6.0%

9.0%

12.0%

15.0%

18.0%

21.0%

(2,000)

(1,500)

(1,000)

(500)

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

T1/14 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/15 T2/15 T3/15

Giao dịch nước ngoài trên Hose

Mua ròng

% GD thị trường1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

(600)

(400)

(200)

-

200

400

600

T1/14 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/15 T2/15 T3/15

Giao dịch nước ngoài trên Hnx

Mua ròng

% GD thị trường

Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt | 12

12 BÁO CÁO THÁNG

XÁC NHẬN ĐỘC LẬP

Chúng tôi, bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Thiên Việt (TVS), cam kết rằng các thông tin trong báo cáo phản ánh chính xác quan điểm cá nhân về bất kỳ cổ phiếu hoặc tổ chức phát hành. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ sự bồi thường trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến những khuyến nghị hoặc quan điểm trình bày trong báo cáo này.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT

HỒ CHÍ MINH

63A Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3,

Lầu 9, Tòa nhà Bitexco Nam Long

Đt: +84 (8) 6299 2099

Fax: +84 (8) 6299 2088

HÀ NỘI

22 Láng Hạ, Quận Đống Đa

Tòa nhà TĐL

Đt: +84 (4) 220 3228

Fax: +84 (4) 220 3227

BỘ PHẬN PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ BỘ PHẬN MÔI GIỚI

[email protected]

[email protected] [email protected]

[email protected]

KHUYẾN CÁO

@Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt. Mọi quyền lợi được bảo vệ. Toàn bộ hay một phần của báo cáo này không được phép phân phối lại hay tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào mà không được sự đồng ý bằng văn bản trước đó của Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS). Các thông tin trong báo cáo này được thu thập từ các nguồn khác nhau và TVS không đảm bảo độ chính xác của chúng. Các thông tin cũng như ý kiến được nêu trong báo cáo này không phải là lời đề nghị mua hoặc bán bất kỳ chứng khoán hoặc khoản đầu tư nào. Vì vậy, TVS không chịu trách nhiệm về các quyết định mua/bán của nhà đầu tư.