65
THS. BÙI QUANG TRUNG THTRƯỜNG CPHIU

Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

DSDSADASDA

Citation preview

Page 1: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

T H S . B Ù I Q U A N G T R U N G

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

Page 2: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CỔ PHIẾU

• Về cơ bản, cổ phiếu được hiểu là một giấy

chứng nhận xác nhận quyền sở hữu phần vốn

góp của nhà đầu tư đối với công ty cổ phần.

• Theo luật CK Việt Nam thì cổ phiếu là loại chứng

khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của

người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của

tổ chức phát hành.

• Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông.

Page 3: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CỔ PHIẾU

Page 4: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CỔ PHIẾU

Page 5: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

PHÂN LOẠI THEO TRẠNG THÁI

• Cổ phiếu được phép phát hành: là số lượng cổ phiếu

tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt

đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt

động.

• Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được

bán ra thị trường và đã thu về được toàn bộ tiền bán

số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số

cổ phiếu được phép phát hành.

Page 6: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

PHÂN LOẠI THEO TRẠNG THÁI

• Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành,

hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông

đang nắm giữ.

• Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị

trường và được chính tổ chức phát hành mua lại

bằng nguồn vốn của mình. Cổ phiếu quỹ không phải

là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau

nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức

cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu

Page 7: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

PHÂN LOẠI CỔ PHIẾU THEO QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG

• Cổ phiếu thường/phổ thông (common stock): là

loại cổ phiếu phổ biến và thông dụng nhất.

• Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock): mang lại cho

cổ đông một số quyền ưu tiên hơn cổ đông

thường chủ yếu là về mặt tài chính nhưng bị

hạn chế một số quyền hạn.

Page 8: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG

• Không có thời gian đáo hạn

• Không được hoàn vốn trực tiếp.

• Có tính thanh khoản cao.

• Đem lại thu nhập không ổn định.

Page 9: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG

• Quyền sở hữu tài sản của DN theo tỷ lệ % vốn góp.

• Quyền bỏ phiếu biểu quyết, ứng cử…

• Quyền được nhận cổ tức.

• Quyền tiếp cận thông tin

• Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới

• Quyền được chia tài sản thanh lý

• Quyền chuyển nhượng, cầm cố

Page 10: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

ĐẶC ĐIỂM CP ƯU ĐÃI

• Quyền ưu tiên về nhận cổ tức

• Được ưu tiên thanh toán khi thanh lý doanh

nghiệp, phá sản.

• Không được hưởng quyền bỏ phiếu

• Thường không có phép chuyển nhượng

hoặc cầm cố

Page 11: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CÁC LOẠI CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

• Cổ phiếu ưu đãi tích lũy (cumulative preferred stocks): phần nợ cổ tức năm trước được DN cộng dồn và hoàn trả vào năm sau hoặc đến một năm nào đó trong tương lai.

• Ví dụ: cổ phiếu ưu đãi tích lũy của công ty X mệnh giá 100 USD, tỷ suất cổ tức công bố là 7%/mệnh giá. Công ty X trả cổ tức các năm như sau Năm 1994 trả 5%, năm 1995 trả 6%, năm 1996 trả 2% và năm 1997 trả 7% và số cổ tức còn nợ.

Page 12: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CÁC LOẠI CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

• Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (non-cumulative preferred stocks) là loại cổ phiếu mà nếu doanh nghiệp không đảm bảo khả năng trả lãi ở một năm nào đó thì khoản lãi đó bị mặc nhiên mất đi.

• Cổ phiếu ưu đãi dự phần (participating preferred stocks): có cổ tức tăng thêm nếu DN hoạt động hiệu quả.

Page 13: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CÁC LOẠI CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

• Cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại (redeemable

preferred stocks or callable preferred stocks)

được phát hành kèm theo điều khoản là DN có

thể mua lại nó vào một ngày được xác định hoặc

sau một khoản thời gian

• Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi (convertible

preferred stocks): cho phép cổ đông chuyển đổi

thành một số lượng nhất định cổ phiếu thường

Page 14: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MỆNH GIÁ CỔ PHIẾU (PAR VALUE)

• Mệnh giá của cổ phiếu là giá trị ấn định ban đầu ghi trên cổ phiếu.

• Mệnh giá của cổ phiếu chỉ là giá trị danh nghĩa của chúng.

• Mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu của doanh nghiệp được tính như sau:

𝑀ệ𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑐𝑝 = 𝑉ố𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑙ệ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 đă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑝ℎá𝑡 ℎà𝑛ℎ

Page 15: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MỆNH GIÁ CỔ PHIẾU (PAR VALUE)

• Ví dụ: Đầu năm 2011, công ty cổ phần A đăng kí thành lập với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Công ty A đăng kí phát hành 1 triệu cổ phần.

Mệ𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑐𝑝𝐴 = 10.000.000.000

1.000.000= 10.000𝑉𝑁Đ

Page 16: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MỆNH GIÁ CỔ PHIẾU (PAR VALUE)

• Mệnh giá cổ phiếu lớn hay nhỏ là do luật

chứng khoán ở mỗi quốc gia và điều lệ

doanh nghiệp quy định.

• Ví dụ: ở Nhật là 50JPY, ở Thái Lan là 10 Baht,

Mỹ là 2-10 USD.

• Mệnh giá CP ở VN là?.

Page 17: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

GIÁ TRỊ SỔ SÁCH (BOOK VALUE)

• Giá trị sổ sách của cổ phiếu là giá trị tài sản ròng theo bảng cân đối kế toán của công ty trên mỗi cổ phiếu ở một thời điểm nhất định.

• Phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nào đó.

• Giá trị sổ sách = giá trị toàn bộ tài sản – nợ phải trả - giá trị cổ phiêu ưu đãi

Page 18: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

GIÁ TRỊ SỔ SÁCH (BOOK VALUE)

• Năm 2008, công ty cổ phần ABC thành lập với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, số cổ phiếu đăng ký phát hành là 3 triệu CP.

• Năm 2009, công ty quyết định tăng vốn bằng cách phát hành thêm 1 triệu CP. Tại thời điểm này, giá bán mỗi CP trên thị trường là 25.000đ. Biết rằng quỹ tích luỹ dùng cho đầu tư còn lại tính đến cuối năm 2009 là 10 tỷ đồng. Tính giá trị sổ sách của CP vào cuối năm 2009.

Page 19: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

GIÁ TRỊ SỔ SÁCH (BOOK VALUE)

31/12/2009:

• Vốn cổ phần theo mệnh giá:

4.000.000 x 10.000đ/cp = 40 tỷ đồng

• Vốn thặng dư:

(25.000 – 10.000) x 1.000.000 = 15 tỷ đồng

• Quỹ tích lũy còn lại 10 tỷ đồng

=> tổng giá trị tài sản của công ty ABC là: 65 tỷ đồng

• Giá trị sổ sách của cổ phiếu: 65 tỷ đồng/4 triệu cp = 16.250đ

Page 20: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ GIÁ CỔ PHIẾU (MARKET VALUE)

• Giá trị thị trường của cổ phiếu là giá mua bán cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm xác định.

• Thị giá cổ phiếu biến động thường xuyên phụ thuộc vào nhiều yêu tố: cung cầu trên thị trường, tình hình hoạt động của cty, khả năng chi trả cổ tức, kinh tế vĩ mô, chính trị…

• Giá cổ phiếu biến động thường xuyên và mạnh hơn các loại chứng khoán khác như HPĐCN, TPKB, TP…?

Page 21: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ GIÁ CỔ PHIẾU (MARKET VALUE)

• Thị giá cổ phiếu thường lớn hơn giá trị sổ sách

của cổ phiếu. Nếu không thì có 2 khả năng là:

• Giá trị tài sản của công ty đang bị thổi phồng

quá mức.

• Thu nhập trên tài sản quá thấp không làm

gia tăng giá trị tài sản.

Page 22: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

GIÁ TRỊ NỘI TẠI (INTRINSIC VALUE)

• Giá trị nội tại là giá trị thực của cổ phiếu ở thời

hiện tại.

• Giá trị nội tài phản ánh tiềm lực của doanh

nghiệp và là cơ sở cho thị giá.

• là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư quyết định

đầu tư vào cổ phiếu.

Page 23: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

•So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cổ phiếu thường và tín phiếu kho bạc.

Page 24: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

• Định giá cổ phiếu là xác định giá trị nội tại của cổ phiếu để từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

• Hai kỹ thuật phổ biến được dùng để định giá cổ phiếu là • Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền (discounted cash

flow): chiết khấu dòng cổ tức, chiết khấu dòng tiền hoạt động, chiết khấu dòng tiền tự do của chủ CSH.

• Kỹ thuật định giá so sánh (relative valuation): PP tỷ số giá/ thu nhập (P/E), PP tỷ số giá/dòng tiền (P/CF)

Page 25: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM)

• Nguyên lý của mô hình chiết khấu cổ tức đó là chiết khấu dòng cổ tức mà NĐT nhận được trong tương lai từ việc nắm giữ CP.

• Các giả định của mô hình

• Xác định được kế hoạch chi trả cổ tức của công ty: mức cổ tức, tốc độ tăng trưởng cổ tức

• Tỷ suất chiết khấu: tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư.

Page 26: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM)

• Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm giữ mãi mãi thì giá trị nội tại của cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức thu được trong tương lai.

𝑉0 =𝐷1(1 + 𝑘)

+𝐷2(1 + 𝑘)2

+⋯+𝐷∞1 + 𝑘 ∞

= 𝐷𝑡1 + 𝑘 𝑡

(1)

𝑡=1

V0: là giá trị nội tại của cổ phiếu

Dt: là cổ tức chi trả năm t

K: là tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu

Page 27: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM)

• Nếu nhà đầu tư bán CP vào cuối năm n với mức giá bán kỳ vọng Pn thì giá trị của CP sẽ là

𝑉0 =𝐷1(1 + 𝑘)

+𝐷2(1 + 𝑘)2

+⋯+𝐷𝑛 + 𝑃𝑛

1 + 𝑘 𝑛 (2)

• Pn chính là giá trị nội tại của CP ở thời điểm n

𝑃𝑛 = 𝑉𝑛 =𝐷𝑛+1

(1+𝑘)+𝐷𝑛+2

(1+𝑘)2+⋯+

𝐷∞

1+𝑘 ∞ (3)

• Thay ct (3) vào ct(2)

Page 28: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

NHẬN XÉT VỀ DDM

• Phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào mô

hình chiết khấu cổ tức ít phụ thuộc vào số liệu

trong quá khứ.

• Trong thực tế các nhà đầu tư khó lòng xác định

được trước cổ tức nhận được trong tương lai .

• Mỗi nhà đầu tư sẽ lựa chọn tỷ suất chiết khấu

khác nhau.

Page 29: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC TĂNG TRƯỞNG ĐỀU

• Cổ tức tăng trưởng đều hàng năm với tốc độc g

(g<k). Như vậy cổ tức sẽ có dạng

D1 = D0 + D0*g = D0(1+g)

D2 = D1 + D1*g = D1(1+g) = D0(1+g)2

………………………………………………….

Dn = Dn-1 + Dn-1*g = Dn-1(1+g) = D0(1+g)n

Page 30: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC TĂNG TRƯỞNG ĐỀU

• Thay vào mô hình chiết khấu cổ tức và biến đổi ta

được

𝑉0 =𝐷0(1 + 𝑔)

(𝑘 − 𝑔)=𝐷1𝑘 − 𝑔

(7)

Page 31: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC KHÔNG TĂNG TRƯỞNG

• Trong trường hợp cổ tức không thay đổi

D = D0 = D1 = …= Dn = D

• Thay vào (4) ta có giá trị của cổ phiếu sẽ là

𝑉0 =𝐷

𝑘

Page 32: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

NHẬN XÉT

• Mô hình tăng trưởng cổ tức không định giá được

các công ty không trả cổ tức thường xuyên

• Giả định quan trọng nhất: tốc độ tăng trưởng cổ

tức luôn không đổi và nhỏ hơn lãi suất chiết khấu

(g<k)

• Tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) cũng chính bằng

tốc độ tăng giá cổ phiếu

Page 33: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

BÀI TẬP 1

Tính giá cổ phiếu

• Công ty PC vừa trả cổ tức 5000đ/cp và mức

tăng trưởng cổ tức kỳ vọng trên thị trường sẽ

mãi là 5%/năm. Hỏi cổ phiếu PC nên được bán

với giá bao nhiêu nếu biết lãi suất chiết khấu là

15%/năm?

Page 34: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

BÀI TẬP 2

Tính tốc độ tăng trưởng cổ tức:

• Công ty XYZ sẽ trả cổ tức 5000/cp vào năm sau. Cổ phiếu XYZ đang được bán với giá 50.000 VNĐ. Tốc độ tăng trưởng cổ tức là bao nhiêu nếu biết các công ty như XYZ thường có mức tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 14%/năm?

Page 35: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

BÀI TẬP 3

• Tình hình chi trả cổ tức của công ty DPM là (D0) 1000 đồng/cp. Các năm tiếp theo công dự kiến chi trả như sau:

• Trong 5 năm tiếp theo cổ tức tăng trưởng 5% mỗi năm.

• Từ năm thứ 6 trở đi, công ty trả cổ tức mỗi năm 5000đ/cp

Hãy định giá mua bán hợp lý của cổphiếu công ty nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 10%/năm

Page 36: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

PHƯƠNG PHÁP P/E

• Chỉ số P/E phán ánh mức giá hiện hành cho mỗi đơn vị thu nhập của doanh nghiệp

• Giá cổ phiếu của một công ty được tính như sau

PA = P/Echuẩn x EPSkỳ vọng

Trong đó

• P/Echuẩn có thể là P/E trung bình của thị trường, ngành hay nhóm ngành

• EPSkỳ vọng là thu nhập kỳ vọng của 1 cổ phiếu trong năm đến

Page 37: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

VÍ DỤ

• Một công ty có hệ số P/E là 10, thu nhập trên

mỗi cổ phiếu năm trước là EPS0=5000 đồng. Với

tốc độ tăng trưởng thu nhập dự kiến 15%, tính

giá của cố phiếu trong năm tiếp theo.

Page 38: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

PHƯƠNG PHÁP P/E

• Trong thực tế EPS có thể âm hoặc bị bóp méo

bởi các công tác kế toán khiến cho việc so sánh

P/E không có ý nghĩa.

• Bên cạnh đó, giữa P/E của ngành và P/E của

doanh nghiệp vẫn còn sai số nên việc lựa chọn

P/Echuẩn cũng là một công việc không dơn giản.

Page 39: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1
Page 40: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1
Page 41: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1
Page 42: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

• Các giao dịch CP đầu tiên được thực hiện vào TK XVIII tại các quán cf ở London, NewYork

• TTCP London (LSE)1801

• TTCP NewYork (NYSE) 1817

• TTCP VN gắn liền với sự ra đời của TTCK

• 11/07/1998: + nghị định 48/cp về CK và thị trường CK

• 28/07/2000: phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP.HCM với 2 mã cổ phiếu.

Page 43: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

Ngày 20/7/2000, khai trương TTGDCK TP.HCM

Page 44: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

Page 45: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

• Số các công ty lên sàn tăng mạnh trong thời kỳ đỉnh cao của thị trường từ năm 2006-2010.

• Trong 4 năm gần đây, tổng số các mã giao dịch có xu hướng giảm do số mã bị hủy niêm yết nhiều hơn số mã niêm yết mới

Page 46: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

• Khối lượng CP niêm yết khi VN-Index đi vào vận hành là 27 triệu đơn vị (15 triệu CPREE và 12 triệu CPSAM).

• Khối lượng cổ phiếu niêm yết tính tới ngày 30/6/2014 gấp 620 lần, đạt 16.765 triệu đơn vị.

Page 47: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

Page 48: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCP

• Nguyên tắc trung gian: định mọi hoạt động giao

dịch, mua bán cổ phiếu trên TTCP đều đuợc

thực hiện thông qua các tổ chức trung gian hay

các nhà môi giới

• VD: Cty chứng khoán, nhân viên môi giới tự do

• Đảm bảo tính lành mạnh của TTCP

Page 49: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCP

• Nguyên tắc công khai: mọi hoạt động trên thị trường cổ phiếu đều được công bố cho mọi thành viên của thị trường và công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng. • Tình hình của các cổ phiếu đang niêm yết

• Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty có cổ phiếu niêm yết

• Số lượng và giá cả của các cổ phiếu đã được mua bán

=> tạo nên tính bình đẳng, công bằng cho các NĐT

Page 50: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCP

• Nguyên tắc đấu giá: giá CP trên thị trường đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. • Lệnh bán được khớp là là lệnh bán có giá thấp nhất

• Lệnh mua được khớp là là lệnh mua có giá cao nhất

• Các hình thức đấu giá • Đấu giá trực tiếp: NY, Tokyo, Frankfurt...

• Đấu giá gián tiếp: London

• Đấu giá tự động: Thái Lan, Việt Nam

Page 51: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

• Tạo ra một kênh huy đông và phân phối vốn cho

các DN

• Góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần

gia tăng dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế và cải

thiện tình hình cán cân thanh toán quốc tế.

• Kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh lành mạnh và hiệu quả hơn

Page 52: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN

• Chỉ số chứng khoán là một số liệu cho biết giá trị tổng hợp của các cổ phiếu thành phần của nó.

• Cấu trúc gồm • Loại CK đã đăng ký

• Số lượng các CK lưu hành

• Mức giá của từng loại.

• Các loại chỉ số • Các chỉ số chỉ lựa chọn một số CP tiêu biểu (bluechip): Dow

Jones, SP500, TOPIX, NiKKEI 225, FTSE100, DAX30, Hang Seng, VN30

• Các chỉ số bao gồm tất cả cổ phiếu niêm yết: AOI (Hông Kong), VNIndex

Page 53: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ VNINDEX

• VNIndex được xây dựng căn cứ vào giá trị thị

trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết

tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

(HSX).

• Chỉ số VNIndex lấy ngày gốc vào ngày

28/7/2000

Page 54: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ VNINDEX

𝐼𝑝 = 𝑞1𝑖𝑥𝑝1𝑖 𝑞0𝑗𝑥𝑝0𝑗

𝑥100

•P1i : là giá hiện hành của cổ phiếu i

•Q1i: là khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i

•P0i: là giá cổ phiếu i tại thời điểm gốc

•Q0i: là khối lượng lưu hành của cổ phiếu i tại

thời điểm gốc

Page 55: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

ĐIỀU CHỈNH CHỈ SỐ VN-INDEX

• Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ

số được điều chỉnh trong các trường hợp như

niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp

thay đổi về vốn niếm yết.

• D0= 𝑞0𝑖𝑥𝑝0𝑖 là hệ số chia ở thời điểm trước

khi xảy ra biến động

• V1= 𝑞1𝑖𝑥𝑝1𝑖 là là tổng giá trị hiện hành của

toàn bộ cổ phiếu trên thị trường

Page 56: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

ĐIỀU CHỈNH CHỈ SỐ VN-INDEX

• Trường hợp có niếm yết mới hay doanh nghiệp đang niêm yết tiến hành tăng vốn:

𝐷1 =𝐷0𝑥𝑉1𝑉1 − 𝐴𝑉

+

• D1 là hệ số chia mới

• AV+ là giá trị điểu chỉnh tăng cổ phiếu

• AV- là giá trị điều chỉnh giảm cổ phiếu

Page 57: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ VNINDEX

• Trường hợp hủy niếm yết hay doanh nghiệp đang niêm yết tiến hành giảm vốn:

𝐷1 =𝐷0𝑥𝑉1𝑉1 + 𝐴𝑉

• Khi xảy ra đồng thời 2 trường hợp trên

𝐷1 =𝐷0𝑥𝑉1

𝑉1 − 𝐴𝑉+ + 𝐴𝑉−

Page 58: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ VNINDEX

• Tính chỉ số giá chứng khoán vào các ngày 11/8, 12/8 và ngày 13/8

Chứng

Khoán

Khối lượng

niêm yết

Giá đóng

cửa 11/8

Giá đóng

của 12/8

Giá đóng

cửa 13/8

X 1000 10 12 13

Y 2000 15 16 17

Z 5000 18 20

Page 59: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ VNINDEX

• Chọn ngày 11/8 là thời điểm gốc khi đó, chỉ số giá chứng khoán vào cuối ngày 11/8 sẽ là:

𝐼0 = 𝑞1𝑖𝑥𝑝1𝑖 𝑞0𝑗𝑥𝑝0𝑗

𝑥100 =1000𝑥10 + 2000𝑥15

1000𝑥10 + 2000𝑥15𝑥100 = 100

• Hệ số chia của kỳ gốc: D0 = 40000

• Ngày 12/8 CP tham gia giao dịch nhưng chưa tham gia vào việc tính chỉ số giá. Chỉ số giá vào cuối ngày 12/8

𝐼1 =1000𝑥12 + 2000𝑥16

1000𝑥10 + 2000𝑥15𝑥100 = 110

Page 60: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CHỈ SỐ VNINDEX

• Hệ số chia mới để tính cho ngày 13/8 sẽ là

𝐷1 =𝐷0𝑥𝑉1𝑉1 − 𝐴𝑉

+=40000 𝑥 (12𝑥1000 + 16𝑥2000 + 18𝑥5000)

12𝑥1000 + 16𝑥2000 + 18𝑥5000 − (18𝑥5000)

= 121818,1818

• Như vậy, chỉ số giá vào cuối ngày 13/8 sẽ là

𝐼2 =13𝑥1000 + 17𝑥2000 + 20𝑥5000

121818,1818𝑥100 = 120,67

Page 61: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

BÀI TẬP VỀ TÍNH CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN

• Tính chỉ số giá chứng khoán VNIndex trong các ngày 12 và 13/9

Cổ phiếu Số lượng 11/9 12/9 13/9

AAA 1000 23 Hủy niêm yết -

SAM 2000 26 24 25

REE 3000 27 27 28

DHG 2000 23 23

HGL 4000 46 48 49

Page 62: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

BÀI TẬP VỀ CỔ PHIẾU

• Công ty Vinaco có trụ sở tại Hà Nội đăng ký phát hành 1.000.000 cổ phiếu phổ thông với giá 21.500 đồng (đã bán hết trong đợt phát hành). Hỏi vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty này là bao nhiêu.

• Một thời gian sau giá cổ phiếu này trên thị trường là 22.000 đồng. Lúc này vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty sẽ thay đổi như thế nào.

• Cuối năm đó, công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiêu với tỷ lệ là 20%. Hỏi cổ đông A đang sở hữu 10.000 cổ phiếu sẽ có tỷ lệ sở hữu công ty là bao nhiêu sau khi nhận cổ tức.

Page 63: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CÁC BÀI TẬP VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

1. Một cổ phiếu có mức cổ tức kỳ vọng trong

3 năm đầu lần lượt là: 1000Đ, 1250Đ,1500Đ.

Các nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu sau 3

năm sẽ là 20.000đ/cổ phiếu. Hỏi giá cổ phiếu

hiện tại là bao nhiêu nếu biết lãi suất chiết

khấu là 10%/năm?

Page 64: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CÁC BÀI TẬP VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Cổ phiếu X có mức cổ tức dự kiến sau 5 năm

đầu không đổi là 5$. Sau đó cổ tức tăng với

tốc độ không đổi là 6%/năm. Hỏi cổ phiếu X

hiện được bán với giá bao nhiêu nếu biết tỷ

suất sinh lợi yêu cầu khi đầu tư vào công ty

là 13%/năm?

Page 65: Chương 3 - Thị Trường Cổ Phiếu 1

CÁC BÀI TẬP VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

3. Công ty DPM vừa trả cổ tức năm vừa qua là 1000đ/cp. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư là 15%/năm. Tính giá bán cổ phiếu DPM hiện nay biết rằng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức kỳ vọng qua các năm như sau:

• Trong 2 năm tiếp theo là 20%

• Năm thứ 3 và thứ 4 là 25%

• Từ năm thứ 5 trở đi tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hằng năm là 10%