70
1 CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM TÂM LÝ - GIÁO DỤC NGÀNH GIÁO DỤC HỌC 1. Mục tiêu đào tạo Đào tạo cử nhân Tâm lý - Giáo dục có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học ở các trường Sư phạm và các trường chuyên nghiệp, có khả năng làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, trường phổ thông, làm công tác giáo dục, tuyên truyền trong các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục, hoặc làm chuyên viên tại các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học của nước ngoài. 2. Chuẩn đầu ra Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây: 2.1. Về kiến thức Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống. Vận dụng các kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương, tri thức về môi trường và con người, Sinh lý học thần kinh cấp cao vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tâm lý, giáo dục, dạy học, tư vấn. Áp dụng được những kiến thức cơ bản về Tâm lý học chuyên ngành, Giáo dục học chuyên ngành và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học, quá trình giáo dục và hoạt động tư vấn giáo dục trong các nhà trường, hoạt động tuyên truyền thuyết phục trong các tổ chức văn hóa. Đánh giá, phân tích những diễn biến tâm lý học sinh theo lứa tuổi, trình độ đạt được của học sinh và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể… Vận dụng kiến thức thu thập được từ các đợt đi thực tế, thực tập sư phạm để giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, làm tư vấn giáo dục, nghiên cứu viên, công tác trong các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục trong tương lai phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2013_07/chuandaura.pdf · đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề

Embed Size (px)

Citation preview

1

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM TÂM LÝ - GIÁO DỤC

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Tâm lý - Giáo dục có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy Tâm lý

học, Giáo dục học ở các trường Sư phạm và các trường chuyên nghiệp, có khả năng làm

công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, trường phổ thông, làm công tác giáo dục,

tuyên truyền trong các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục, hoặc làm chuyên viên tại

các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học

cao hơn, học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học của nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương,

tri thức về môi trường và con người, Sinh lý học thần kinh cấp cao vào giải quyết các vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tâm lý, giáo dục, dạy học, tư vấn.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản về Tâm lý học chuyên ngành, Giáo dục học

chuyên ngành và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Tâm

lý học, Giáo dục học, quá trình giáo dục và hoạt động tư vấn giáo dục trong các nhà

trường, hoạt động tuyên truyền thuyết phục trong các tổ chức văn hóa.

Đánh giá, phân tích những diễn biến tâm lý học sinh theo lứa tuổi, trình độ đạt được

của học sinh và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo

dục nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể…

Vận dụng kiến thức thu thập được từ các đợt đi thực tế, thực tập sư phạm để giảng

dạy ở các trường chuyên nghiệp, làm tư vấn giáo dục, nghiên cứu viên, công tác trong

các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục trong tương lai phù hợp với chức năng

nhiệm vụ được giao.

2

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực Tâm lý

học, Giáo dục học, tư vấn học đường.

- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức

hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục

và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn giáo dục và các hoạt

động xã hội, hoạt động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những

hoạt động đã tiến hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học, tư vấn học đường, nghiên cứu khoa

học giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục, tư vấn giáo dục vào thực tiễn công việc.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Có kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục, bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến

kinh nghiệm.

- Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực

hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của

địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực hiện

tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,

3

tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có

khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Giảng dạy trong các trường Sư phạm, một số trường chuyên nghiệp có giảng dạy

các môn Tâm lý học, giáo dục học.

- Chuyên viên trong các phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Thanh tra, khảo thí

& đảm bảo chất lượng giáo dục, Công tác học sinh, sinh viên...

- Cán bộ tư vấn giáo dục, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội trong các trường phổ thông

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu

- Cán bộ làm công tác phong trào trong các cơ quan tuyên giáo, Đoàn, Đội, Hội.

- Có khả năng học thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 31 tín chỉ: Bắt buộc 29 tín chỉ và tự chọn 2 tín

chỉ (Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 20 tín chỉ

Bắt buộc: 14 tín chỉ

Tự chọn: 6 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành: 55 tín chỉ

Bắt buộc: 50 tín chỉ

Tự chọn: 5 tín chỉ

- Nghiệp vụ sư phạm 16 tín chỉ

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

4

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC MẦM NON

NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành GD Mầm non có chất lượng tốt, có khả năng tổ chức các

hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non; có khả năng làm công

tác chuyên môn ở các phòng, sở giáo dục đào tạo; có khả năng giảng dạy tại các cơ sở

đào tạo giáo viên mầm non; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có

khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1 Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân

văn; khoa học quản lý hành chính, quản lý giáo dục; Tâm lý học, giáo dục học; sinh lý trẻ

em; Toán học, Văn học, Mỹ thuật, Âm nhạc… vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực

tiễn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và quản lý giáo dục Mầm non.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Giáo

dục Mầm non và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình chăm sóc giáo

dục trẻ hoặc các hoạt động nghề nghiệp.

Đánh giá, phân tích những diễn biến tâm- sinh lý của trẻ theo lứa tuổi, trình độ đạt

được của trẻ và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc giáo

dục trẻ nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể...

Vận dụng kiến thức thu thập được từ các đợt đi thực tế chuyên môn, thực tập sư

phạm để giảng dạy ở các trường Mầm non, cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, làm tư vấn

chăm sóc giáo dục trẻ, nghiên cứu viên, công tác trong các cơ quan văn hóa có chức năng

giáo dục trong tương lai phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

2.2 Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

Có kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu của ngành

trong từng giai đoạn: kỹ năng tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng tổ

5

chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở từng độ tuổi ở trường mầm non (vui chơi, học tập,

lao động, lễ hội…)

Có kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động và điều chỉnh hoạt động phù hợp

với mục tiêu đề ra.

Có kỹ năng nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế

giới và vận dụng sáng tạo vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện vào hoạt động

chăm sóc giáo dục trẻ.

Có kỹ năng xây dựng các kế hoạch: kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ, kế hoạch

quản lý nhóm, lớp ở từng độ tuổi thực hiện trong từng thời gian cụ thể; kế hoạch tự học…

2.2.2. Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và trẻ,

kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu

trẻ, cảm hóa, thuyết phục trẻ, có kỹ năng làm việc thông qua Email, có kỹ năng kiềm chế

xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống chăm sóc giáo dục trẻ.

Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo các phần mềm chăm sóc giáo dục trẻ và biết cách sử dụng các

phần mềm tin học để đánh giá kết quả chăm sóc giáo dục trẻ, bổ trợ cho hoạt động nghiên

cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm.

Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3 Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết quan tâm, chia sẻ với trẻ và đồng nghiệp.

Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy

định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và

thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng chăm sóc,

giáo dục trẻ, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát

triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

6

Giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non và giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo

viên mầm non; Chuyên viên các tổ chức, cơ quan với đối tượng hoạt động là trẻ mầm non

và phát triển giáo dục mầm non.

Làm tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trung tâm, cơ sở tư vấn

Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về phát triển giáo dục mầm non

Cán bộ phong trào của Hội phụ nữ có nội dung công tác chăm sóc giáo dục trẻ

4. Chƣơng trình đào tạo

4.1 Tóm tắt yêu cầu chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng: 29

Bắt buộc: 27

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 27

Bắt buộc: 25

Tự chọn: 2

- Khối kiến thức ngành: 32

Bắt buộc: 29

Tự chọn: 3

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 32

Bắt buộc: 30

Tự chọn: 2

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế: 7 tín chỉ

7

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Cử nhân Giáo dục Tiểu học có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy tất

cả các môn và từng môn riêng từ lớp 1 đến lớp 5 như Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Âm

nhạc, Khoa học Tự nhiên - Xã hội ở bậc Tiểu học; có khả năng làm giáo viên tại các

trường Tiểu học, giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học; chuyên viên về lĩnh

vực giáo dục tiểu học của các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan, tổ chức

nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học và một số lĩnh vực khác; có khả năng tự

học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào

tạo sau đại học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1 Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Có kiến thức khoa học cơ sở, nền tảng: Tâm lý trẻ em, Toán học, Văn học, Mỹ thuật,

Âm nhạc, công tác thiếu niên tiền phong và một số bộ môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học

Xã hội liên quan đến chương trình giáo dục tiểu học như: Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Vật lý,

Hóa học… đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Nắm vững kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt các môn học ở tiểu học.

Nắm vững các phương pháp dạy học các môn học ở trường tiểu học và giáo dục

học sinh tiểu học.

Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm tâm lý học, Giáo dục học, Lí luận

và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

Hiểu biết về chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt nắm vững nội dung, chương

trình Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trình độ ngoại ngữ, tin học: Bước đầu sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên

môn nghiệp vụ; trình độ tin học văn phòng cơ bản, thành thạo các phần mềm ứng dụng

trong dạy học.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kĩ năng nghề nghiệp

8

Có các kỹ năng sư phạm dạy tất cả các môn và dạy từng môn riêng từ lớp 1đến lớp

5 như Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Âm nhạc, KHTN và XH ở bậc Tiểu học. Có khả năng

lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy học ở trường tiểu học; kỹ năng sử dụng

công nghệ truyền thông, các phần mềm dạy học, sử dụng các phương tiện kĩ thuật thực

hành phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Có năng lực tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng

đổi mới công tác giáo dục và tìm tòi vận dụng các tri thức địa phương vào nội dung,

chương trình giáo dục.

Có các kỹ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt,

đặc biệt học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Biết xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, công tác

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng; tổ chức các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học.

Kĩ năng sử dụng tốt tiếng Việt (đọc, nói, nghe, viết) trong giảng dạy và cuộc sống.

2.2.2 Kĩ năng mềm

Có kĩ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học; kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể; có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa và thuyết phục người học; có khả năng làm việc thông qua môi

trường học tập E-learning, có kĩ năng xử lí linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các tình huống sư

phạm trong quá trình dạy học;

Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học để đánh giá kết quả dạy học.

Có khả năng làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng

với yêu cầu nghề nghiệp.

2.3. Về phẩm chất thái độ

Có ý thức trách nhiệm công dân đối với các vấn đề của xã hội, đất nước.

Tôn trọng người học, chấp nhận các tiêu chuẩn đạo dức nghề nghiệp, có tinh thần

hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, có ý thức

tôn trọng nghề nghiệp, tác phong sư phạm.

Coi trọng vị trí, vai trò của giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáo dục phổ thông;

thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học tiểu học.

Có tình yêu với trẻ em, có hứng thú đối với nghề nghiệp và nội dung giảng dạy.

9

3. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Giáo viên các trường tiểu học, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học; chuyên

viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học của các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan, tổ

chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học và một số lĩnh vực khác.

Có khả năng học tập sau đại học chuyên ngành giáo dục tiểu học và các chuyên

ngành phù hợp.

4.Chƣơng trình đào tạo

4.1 Tóm tắt yêu cầu chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng: 31

Bắt buộc: 29

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 23

Bắt buộc: 21

Tự chọn: 2

- Khối kiến thức ngành: 36

Bắt buộc: 36

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 32

Bắt buộc: 29

Tự chọn: 3

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế: 7 tín chỉ

10

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Giáo dục chính trị có chất lượng cao, có thể đảm nhiệm công tác

giảng dạy môn Giáo dục công dân học trong các trường trung học phổ thông, trung học

cơ sở. Đồng thời có thể đảm nhiệm giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong các

trường chuyên nghiệp. Cử nhân Giáo dục chính trị sau khi tốt nghiệp ra trường còn có thể

làm chuyên viên đảm nhiệm các công việc tuyên huấn trong các sở ban ngành, đoàn thể,

các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp trung ương đến địa phương.

2. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên phải đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản trong khối kiến thức chung của ngành theo

học vào công việc đảm nhiệm và trong thực tiễn cuộc sống:

+ Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục và tâm lý học để có thể vận

dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục như: các quy luật, bản chất của hiện tượng tâm

lý; tâm lý lứa tuổi; những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục…

+ Biết ứng dụng những kiến thức tin học, ngoại ngữ vào công việc đảm nhiệm như

soạn văn bản, giáo án điện tử, dịch tài liệu chuyên môn…

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản, nền tảng thuộc các môn Những nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư

tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời biết vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn công việc

đảm nhiệm.

- Biết kết hợp và vận dụng giữa khối các kiến thức chuyên ngành cơ bản như Triết

học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Pháp luật học, Lịch

sử triết học… với các kiến thức nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng phát triển con người vào

việc thiết kế, tổ chức quá trình dạy học và trong hoạt động tuyên huấn.

- Am hiểu và biết lồng ghép những kiến thức chuyên ngành với những kiến thức

thực tiễn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước và thế giới vào trong công

việc chuyên môn.

11

2.2. Về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc

- Có kỹ năng phát hiện được đặc điểm tâm lý của học sinh (của đối tượng tuyên

huấn) để có thể giải quyết được các tình huống sư phạm và các tình huống thực tế nảy

sinh một cách hợp lý.

- Có kỹ năng lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống nảy sinh trong

thực tiễn giảng dạy, công việc và thực tiễn cuộc sống.

- Có kỹ năng soạn giáo án, tổ chức và đánh giá một giờ lên lớp hoặc một buổi nói

chuyện chuyên đề theo hướng tích cực hóa người học hoặc khách thể nhận thức.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc trong môi trường tập thể, làm việc nhóm.

- Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm và giáo dục, cảm hóa người học.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam

- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và sử dụng thành thạo các phần mềm tin

học trong giảng dạy, quản lý.

- Có năng lực lãnh đạo bản thân trong tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có năng lực tích hợp các kiến thức và thích nghi với môi trường sống, môi trường

làm việc thay đổi hoặc với sự đòi hỏi của sự phát triển nghề nghiệp.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân như trung thực, khiêm tốn, giản dị, dũng cảm,

cần cù lao động, học tập không mệt mỏi và biết biểu hiện những phẩm chất đạo đức đó

của mình như một tấm gương để học sinh và đồng nghiệp noi theo.

- Có sự hiểu biết sâu sắc về những nguyên tắc đạo đức mới như chủ nghĩa tập thể,

chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước… và biết vận dụng những nguyên tắc ấy vào

công việc để cảm hóa mọi người xung quanh

- Có những phẩm chất đạo đức của người thầy giáo trong xã hội hiện đại.

- Có năng lực nhận thức và thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân thế hệ mới.

12

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học;

- Có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học,

cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung

cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

- Có thể trở thành cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức chính trị - xã hội.

- Làm chuyên viên trong các phòng của các trường đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp như: Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Thanh tra, khảo thí & đảm bảo chất

lượng giáo dục, Công tác học sinh, sinh viên.

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và nhân văn.

- Cán bộ làm công tác tuyên huấn trong các cơ quan, ban ngành đoàn thể.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức chung (giáo dục đại cƣơng): 31 tín chỉ

Bắt buộc: 29 TC

Tự chọn: 2 TC

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 103 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức theo nhóm ngành (cơ sở ngành) 25 TC;

Bắt buộc: 23 TC

Tự chọn: 2 TC

- Khối kiến thức ngành: 55 TC

Bắt buộc: 53 TC

Tự chọn: 2 TC

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 11 tín chỉ

- Thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

13

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1. Mục tiêu của chƣơng trình

Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực Giáo dục Thể chất có phẩm chất chính trị, đạo đức

tốt; Có khả năng giảng dạy, xây dựng và tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể

thao trong các nhà trường, địa phương và các tổ chức khác. Đặc biệt, trong công tác Giáo

dục Thể chất và Thể thao trường học; Có khả năng tích lũy kinh nghiệm và tham gia học

tập ở bậc học cao hơn, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Thể dục Thể thao.

2. Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

Sau 4 năm học, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau đây:

2.1. Kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên môn của ngành sư phạm TDTT (Toán

học thống kê, Sinh hóa, Sinh cơ, Sinh lý, giải phẫu…) vào giải quyết các vấn đề lý luận

và thực tiễn nghề nghiệp.

- Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành TDTT để giải thích

các kiến thức ở từng môn thể thao cụ thể.

- Sử dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành TDTT để phân tích và giải

thích các vấn đề trong thực tiễn công tác Giáo dục thể chất và Thể thao trường học.

- Phân tích lý luận và thực tiễn để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo

dục thể chất và các hoạt động thể thao trong các nhà trường và địa phương.

2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy học nội dung Giáo

dục thể chất trong các nhà trường.

- Có khả năng lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các đội tuyển thể thao trường học

và nghiệp dư tại địa phương.

14

- Có năng lực tổ chức thi đấu và làm trọng tài thi đấu thể thao cấp cơ sở.

- Có khả năng phân tích, đánh giá bối cảnh và điều kiện thực tiễn tại nhà trường và

địa phương để xây dựng nội dung và tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung cũng như

các hoạt động thể dục thể thao.

- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học, phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong

lĩnh vực Giáo dục thể chất và Thể thao trường học.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Có khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi, tự nghiên cứu; có kỹ năng quản lý thời

gian công việc; có khả năng làm việc nhóm; có kỹ năng thích ứng với môi trường làm

việc thay đổi.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt trong môi trường công việc và môi trường xã hội.

- Sử dụng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point); sử dụng thành

thạo Internet.

- Đạt trình độ tiếng Anh: giao tiếp thông thường

2.3. Phẩm chất đạo đức

- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân như: Trung thực, khách quan, tự tin, nhiệt tình,

có tinh thần tự tôn…

- Có phẩm chất đạo đức nhà giáo, tôn trọng người học và đồng nghiệp

- Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: Say mê học tập, nghiên cứu, khám phá

những vấn đề mới; có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm đối với công việc và nghề nghiệp.

- Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: Tôn trọng pháp luật; có ý thức cộng đồng,

xã hội cao; quan tâm và có trách nhiệm đối với các vấn đề của xã hội và đất nước.

3. Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1- Giáo viên Thể dục: Giảng dạy Thể dục; huấn luyện các đội tuyển thể thao;

tổ chức thi đấu và làm trọng tài các giải thi đấu thể thao của Nhà trường và địa phương.

Nhóm 2- Giảng viên: Giảng dạy Thể dục; nghiên cứu khoa học trong các trường

chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học; huấn luyện các đội tuyển thể thao; tổ chức thi

đấu và làm trọng tài các giải thi đấu thể thao của Nhà trường và địa phương.

15

Nhóm 3- Cán bộ, huấn luyện viên thể thao: Công tác tại các Phòng, Sở VH –

TT & DL, các Trung tâm TDTT… với các công việc như: Tổ chức, xây dựng các phong

trào TDTT; huấn luyện các đội tuyển thể thao nghiệp dư địa phương…

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức chung (giáo dục đại cƣơng): 31 tín chỉ

Bắt buộc: 29 TC

Tự chọn: 2 TC

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 103 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức theo nhóm ngành (cơ sở ngành) 21 TC;

Bắt buộc: 15 TC

Tự chọn: 6 TC

- Khối kiến thức ngành: 50 TC

Bắt buộc: 40 TC

Tự chọn: 10 TC

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 20 tín chỉ

- Thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

16

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG

NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1. Mục tiêu của chƣơng trình

Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực Giáo dục Thể chất-Giáo dục Quốc phòng có phẩm chất

chính trị, đạo đức tốt; Có khả năng giảng dạy, xây dựng và tổ chức các hoạt động trong lĩnh

vực Thể dục Thể thao và Giáo dục Quốc phòng trong các nhà trường; Có khả năng tích lũy

kinh nghiệm và tiếp tục tham gia học tập chuyên ngành (Giáo dục Thể chất hoặc Giáo dục

Quốc phòng). Từ đó có thể tham gia học tập một chuyên ngành ở bậc học cao hơn.

2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƢƠNG TRÌNH

Sau khi kết thúc 4 năm học, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau đây:

2.1. Kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên môn của ngành Giáo dục thể chất và

Giáo dục quốc phòng vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn nghề nghiệp.

- Sử dụng được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Giáo dục thể chất và

Giáo dục quốc phòng để phân tích và giải thích các vấn đề trong thực tiễn công tác Giáo

dục thể chất, Thể thao trường học và An ninh quốc phòng.

- Phân tích lý luận và thực tiễn để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục

thể chất, thể thao và hoạt động an ninh quốc phòng trong các nhà trường và địa phương.

2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy học nội dung Giáo

dục thể chất và Giáo dục quốc phòng trong các nhà trường.

- Có khả năng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động An ninh quốc phòng tại các tổ

chức và địa phương.

- Có khả năng lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện các đội tuyển thể thao trường học

và nghiệp dư tại địa phương.

17

- Có năng lực tổ chức thi đấu và làm trọng tài thi đấu thể thao và Quốc phòng an

ninh cấp cơ sở.

- Có khả năng phân tích, đánh giá bối cảnh và điều kiện thực tiễn tại nhà trường và

địa phương để xây dựng nội dung và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Có khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi, tự nghiên cứu; có kỹ năng quản lý thời

gian công việc; có khả năng làm việc nhóm; có kỹ năng thích ứng với môi trường làm

việc thay đổi.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc và xã hội.

- Sử dụng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point); sử dụng thành

thạo Internet.

- Đạt trình độ tiếng Anh giao tiếp thông thường

2.3. Phẩm chất đạo đức

- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân như: Trung thực, khách quan, tự tin, nhiệt tình,

có tinh thần tự tôn…

- Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: Say mê học tập, nghiên cứu, khám phá

những vấn đề mới; có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm đối với công việc và nghề nghiệp.

- Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: Tôn trọng pháp luật; có ý thức cộng đồng,

xã hội cao; quan tâm và có trách nhiệm đối với các vấn đề của xã hội và đất nước.

3. Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1 - Giáo viên:

- Giáo viên Thể dục tại các trường phổ thông như: giảng dạy Thể dục; huấn luyện

các đội tuyển thể thao; tổ chức thi đấu và làm trọng tài các giải thi đấu thể thao của Nhà

trường và địa phương.

- Giáo viên Quốc phòng tại các nhà trường phổ thông và tham gia vào các hoạt động

An ninh Quốc phòng tại địa phương.

18

Nhóm 2 - Giảng viên:

- Tại các trường Đại học, Cao đẳng như: giảng dạy Thể dục; nghiên cứu khoa học;

huấn luyện các đội tuyển thể thao; tổ chức thi đấu và làm trọng tài các giải thi đấu thể

thao của Nhà trường và địa phương.

- Có thể tiếp tục học văn bằng hai về Quốc phòng an ninh để giảng dạy môn Giáo

dục quốc phòng tại các trường Đại học, Cao đẳng.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức chung (giáo dục đại cƣơng): 31 tín chỉ

Bắt buộc: 29 TC

Tự chọn: 2 TC

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 103 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức theo nhóm ngành (cơ sở ngành) 29 TC;

Bắt buộc: 25 TC

Tự chọn: 4 TC

- Khối kiến thức ngành: 35 TC

Bắt buộc: 25 TC

Tự chọn: 10 TC

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 27 tín chỉ

- Thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

19

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM TOÁN HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM TOÁN HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Toán có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy Toán

trong các trường Trung học phổ thông (THPT), Trung cấp, Cao đẳng và Đại học Sư

phạm và các trường chuyên nghiệp khác; có khả năng làm công tác tư vấn giáo dục trong

các cơ sở đào tạo, hoặc làm chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục và

các cơ sở nghiên cứu toán học; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn,

có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Hiểu được các kiến thức cơ bản của quá trình tính toán ở mức sử dụng thành thạo

các kiến thức về logic và các phương pháp chứng minh toán học. Có khả năng giải thích

được một số khái niệm toán học trừu tượng thuộc các lĩnh vực hình học, đại số, giải tích

và toán học ứng dụng.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản về Toán học, Tâm lý học, Giáo dục học, vào

giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề giảng dạy toán học trong

các trường THPT, Cao đẳng và Đại học.

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản về toán học và phương pháp dạy học bộ

môn Toán và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Toán ở

trường THPT, TCCN, Cao đẳng và Đại học.

- Nắm được các kiến thức cơ bản của Hình học hiện đại, Đại số hiện đại và Giải tích

hiện đại. Sinh viên thể hiện được khả năng vận dụng các kiến thức toán học của họ vào

các nghiên cứu ở mức độ đơn giản hoặc vào thực tiễn dạy học, một số sinh viên có thể

thực hiện các nghiên cứu ở mức độ chuyên ngành sâu.

- Biết vận dụng kiến thức thu thập được từ các đợt thực tế, thực tập sư phạm để

giảng dạy ở các trường THPT, các trường chuyên nghiệp hoặc nghiên cứu ở Viện Toán

học hoặc Viện Khoa học giáo dục phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

20

2.2. Về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực giảng

dạy và nghiên cứu Toán học.

- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức

hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục

và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động xã hội, hoạt

động tập thể thông qua dạy học môn toán.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển của giáo dục toán học và

nghiên cứu toán học trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học

toán học, nghiên cứu khoa học giáo dục và nghiên cứu toán học.

- Có khả năng phân tích, đánh giá được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học

tập và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm

thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh.

- Có khả năng tự học và tự nghiên cứu.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và

người học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể; có khả năng lắng

nghe và thấu hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học; có kỹ năng kiềm chế

xúc cảm và xử lý linh hoạt và sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục; có kỹ năng

giao tiếp thông thường.

- Có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo một số phần mềm dạy học hỗ trợ cho việc dạy và học Toán và

biết cách sử dụng một số phần mềm thông dụng để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ

trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm.

21

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt các

chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định về nhiệm vụ, quyền

của nhà giáo và quy định của địa phương. Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, có lối sống

lành mạnh, văn minh, giản dị và khiêm tốn, tận tụy với công việc được giao, trung thực trong

học tập và trong báo cáo kết quả các công việc được giao; biết chia sẻ với người học và đồng

nghiệp, khoan dung. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát

triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ

thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Có thể làm công tác giảng dạy toán tại các trường THPT, Trung học chuyên nghiệp

và dạy nghề trong cả nước.

- Có thể làm công tác giảng dạy toán tại các trường Đại học và Cao đẳng hoặc làm

công tác nghiên cứu tại các trung tâm, Viện nghiên cứu giáo dục và Viện nghiên cứu toán

học trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ và năng lực cao hơn.

- Có thể làm chuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản

lý giáo dục, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với chuyên môn.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 29 tín chỉ

Bắt buộc: 27 tín chỉ

Tự chọn: 2 tín chỉ

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN)

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 20 tín chỉ

Bắt buộc: 20 tín chỉ

Tự chọn: 0 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành: 60 tín chỉ

Bắt buộc: 58 tín chỉ

Tự chọn: 02 tín chỉ

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 16 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

22

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM TOÁN - LÝ

NGÀNH SƢ PHẠM TOÁN HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Toán (chuyên ngành Toán - Lý) có chất lượng tốt, có

khả năng giảng dạy Toán học và Vật lý trong các trường THCS, có khả năng làm công

tác giáo dục, công tác đoàn đội trong các trường THCS, làm chuyên viên trong các phòng

giáo dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập

liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Toán học, Vật lý và các kiến thức bổ trợ vào

việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Toán học, Vật lý. Đánh giá, phân tích những

diễn biến tâm lý học sinh theo lứa tuổi, trình độ đạt được của học sinh và xác định những

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thực hiện công việc

chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể..

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực Toán

học, Vật lý.

- Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức hoạt

động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục và đặc

điểm trình độ nhận thức của học sinh.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động xã hội, hoạt

động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những hoạt động đã tiến

hành và có biện pháp điều chỉnh.

23

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học Toán, Vật lý, nghiên cứu khoa học

giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục vào thực tiễn công việc.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học Toán, Vật lý và biết cách sử dụng các

phần mềm tin học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên

cứu, sáng kiến kinh nghiệm. Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp,

thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,

những quy định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin

sư phạm và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức

năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là

động lực phát triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và

gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

- Giảng dạy môn Toán học, Vật lý (là giáo viên cốt cán môn Toán và môn Vật lý)

trong các trường THCS.

- Chuyên viên trong các phòng Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Thanh

tra, khảo thí & đảm bảo chất lượng giáo dục, Công tác đoàn, đội, hội.

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu về Toán học và Vật lý

- Cán bộ làm công tác quản lý trong các trường THCS

24

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 29 TC trong đó

Bắt buộc: 27

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 TC trong đó

+) Khối kiến thức cơ sở ngành 14 TC

+) Khối kiến thức ngành 60 TC

Bắt buộc: 58 TC

- Môn 1: 38 TC

- Môn 2: 20TC

Tự chọn: 2TC

+) Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC

Tự chọn: 0

+) Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

+) Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

25

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM TOÁN - TIN

NGÀNH SƢ PHẠM TOÁN HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Toán (chuyên ngành Toán - Tin) có chất lượng tốt, có

khả năng giảng dạy Toán học và Tin học trong các trường THCS, có khả năng làm công

tác giáo dục, công tác đoàn đội trong các trường THCS, làm chuyên viên trong các phòng

giáo dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập

liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Toán học, Tin học và các kiến thức bổ trợ vào

việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Toán học, Tin học. Đánh giá, phân tích những

diễn biến tâm lý học sinh theo lứa tuổi, trình độ đạt được của học sinh và xác định những

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thực hiện công việc

chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực Toán

học, Tin học.

- Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức hoạt

động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục và đặc

điểm trình độ nhận thức của học sinh.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động xã hội, hoạt

động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những hoạt động đã tiến

hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học, nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục vào thực tiễn công việc.

26

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học Toán và biết cách sử dụng các phần

mềm tin học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng

kiến kinh nghiệm. Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp,

thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,

những quy định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin

sư phạm và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức

năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là

động lực phát triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và

gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

- Giảng dạy môn Toán học, Tin học trong các trường THCS.

- Chuyên viên trong các phòng Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Thanh

tra, khảo thí & đảm bảo chất lượng giáo dục, Công tác đoàn, đội, hội.

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu về Toán học và Tin học

- Cán bộ làm công tác quản lý trong các trường THCS

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 29 TC trong đó

Bắt buộc: 27

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 TC trong đó

+) Khối kiến thức cơ sở ngành 14 TC

27

+) Khối kiến thức ngành 60 TC

Bắt buộc: 58 TC

- Môn 1: 38 TC

- Môn 2: 20TC

Tự chọn: 2TC

+) Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC

Tự chọn: 0

+) Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

+) Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

28

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM TIN HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM TIN HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân sư phạm Tin học có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy Tin học

trong các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng `và đại học; có phương

pháp tư duy khoa học; có thể tiếp tục học ở bậc sau đại học; có khả năng tích lũy kiến

thức từ chương trình đào tạo, từ thực tế và từ Internet để trở thành chuyên gia nghiên cứu

Tin học lý thuyết và lập trình ứng dụng.

2. Chuẩn đầu ra

Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy tin học

và giáo dục học sinh.

Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về về các lĩnh vực Toán ứng dụng, Khoa

học máy tính, Công nghệ phần mềm và các Hệ thống thông tin.

Có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật lập trình, lý luận và phương pháp dạy học tin

học, hiểu biết chương trình tin học trong nhà trường phổ thông.

Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ để hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức hoạt động dạy học

phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.

Có các kỹ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá

biệt nói riêng.

Có khả năng thích ứng, tiếp cận các vấn đề nghiên cứu phù hợp với sự phát triển

của Tin học; có khả năng nghiên cứu, phát triển ứng dụng Tin học và khoa học giáo dục.

29

Có kỹ năng lập trình giải quyết bài toán nói chung.

Có kỹ năng phát hiện, phòng tránh, sửa chữa những lỗi về phần cứng và phần mềm

thông thường của máy tính và mạng máy tính.

Sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp đơn giản, đọc, hiểu tài liệu về các lĩnh

vực của Tin học.

Có thể cập nhật xu thế phát triển giáo dục và công nghệ trên thế giới để vận dụng

sáng tạo vào hoạt động dạy học, nghiên cứu Tin học.

2.2.2. Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học; có kỹ năng làm việc thông qua Internet;

có kỹ năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống dạy học; có kỹ

năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo một số phần mềm phổ biến để hỗ trợ hoạt động giảng dạy, kiểm

tra đánh giá người học và hoạt động nghiên cứu Tin học.

Có khả năng tư vấn tốt cho người học về sử dụng một cách hiệu quả phần cứng,

phần mềm máy tính.

Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp;

thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy

định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo.

Có niềm tin sư phạm và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo.

Coi trọng vị trí, vai trò của bộ môn Tin học ở trường phổ thông; thường xuyên cập

nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

Có hứng thú và tình yêu đối với Tin học; có ý thức liên hệ, áp dụng các kiến thức

Tin học vào thực tiễn.

30

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

Giảng dạy Tin học tại các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại

học; (chủ yếu ở các trường trung học phổ thông).

Nghiên cứu Tin học và phát triển ứng dụng tại các cơ sở nghiên cứu; các Trung tâm

phát triển ứng dụng hoặc các công ty.

Có khả năng lập nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp trong các cơ quan và tổ chức.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ (TC), trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29 TC (Bắt buộc: 27 TC, Tự chọn: 2 TC)

- Khối kiến thức ngành: 103 TC

1. Kiến thức cơ sở ngành: 17 TC

2. Kiến thức ngành: 64 TC (Bắt buộc: 56 TC, Tự chọn: 8 TC)

3. Nghiệp vụ sư phạm: 10 TC

4. Thực tập sư phạm: 5 TC

5. Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế: 7 TC

31

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM VẬT LÝ

NGÀNH SƢ PHẠM VẬT LÝ

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Cử nhân Sư phạm Vật lí có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về vật lí, có

kiến thức cần thiết về ngành sư phạm, có những hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên và

khoa học xã hội; Có trình độ để giảng dạy vật lí ở trường (trung học) phổ thông, trường

trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học hoặc làm việc trong các cơ sở

nghiên cứu, đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước; Có phương pháp

tư duy lô gíc, có tiềm lực để tự nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ sư phạm hoặc

tham gia học tập ở bậc học cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục, có khả

năng nghiên cứu khoa học.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về vật lí đại cương, về thí nghiệm vật lí; có

kiến thức cơ bản về toán cho vật lý, vật lí lí thuyết, điện tử học, thiên văn học, những vấn

đề vật lí hiện đại, lịch sử vật lí.

- Có kiến thức đầy đủ và cập nhật về lí luận dạy học vật lí, về chương trình vật lí phổ

thông.. Có hiểu biết cơ bản về thực tiễn dạy học vật lí ở trường phổ thông và thực tiễn dạy

học vật lí ở khu vực miền núi phía Bắc,

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về giáo dục học, tâm lí học các quan điểm, phương

pháp dạy học hiện đại và tổ chức các hoạt động của học sinh trong trường phổ thông.

- Trình độ ngoại ngữ: Giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh

- Có kiến thức cơ bản về tin học để vận dụng vào giảng dạy vật lí.

- Có năng lực làm việc độc lập, tự nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp thuộc các

lĩnh vực của ngành đào tạo.

- Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

32

2.2. Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

Đáp ứng các chuẩn kĩ năng nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và phát huy các kĩ năng cụ thể sau:

- Có kỹ năng tổ chức dạy học vật lí, thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy,

đổi mới phương pháp, đảm bảo hiệu quả giáo dục cho học sinh phổ thông.

- Có khả năng thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giải thích các hiện tượng vật

lí và những ứng dụng của vật lí vào đời sống.

- Có các kĩ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung, kỹ năng tổ chức lớp học và

kỹ năng chủ nhiệm lớp.

- Bước đầu có khả năng nghiên cứu khoa học vật lí và khoa học giáo dục.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học; có kỹ năng làm việc qua Internet; có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống dạy học;

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo một số phần mềm phổ biến để hỗ trợ hoạt động giảng dạy, kiểm tra

đánh giá người học và hoạt động nghiên cứu chuyên ngành Vật lý và Sư phạm Vật lý.

- Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

- Có ý thức trách nhiệm công dân đối với các vấn đề của xã hội, đất nước.

- Tôn trọng người học, chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có tinh

thần hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, có ý

thức tự tôn nghề nghiệp, tác phong sư phạm.

- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

- Có hứng thú và tình yêu đối với khoa học. Có ý thức liên hệ, áp dụng các kiến

thức vật lí vào thực tiễn.

3. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

- Giảng dạy vật lí ở trường phổ thông

- Giảng dạy Vật lý ở đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;

- Nghiên cứu viên ở các trung tâm, viện nghiên Vật lý và các Viện nghiên cứu liên quan.

- Làm việc tại các cơ quan có liên quan đến sử dụng kiến thức Vật lý.

33

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức đại cương: 29 tín chỉ (Không tính các môn học GD TÍN CHỈ,

GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 103 tín chỉ

Bắt buộc: 93 tín chỉ

Tự chọn: 10 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 23 tín chỉ

Bắt buộc: 20 tín chỉ

Tự chọn: 3 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành: 54 tín chỉ

Bắt buộc: 51 tín chỉ

Tự chọn: 3 tín chỉ

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư pham: 15 tín chỉ

Bắt buộc: 15 tín chỉ

Tự chọn: 0 tín chỉ

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 7 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

34

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM LÝ - HÓA

NGÀNH SƢ PHẠM VẬT LÝ

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Lý (chuyên ngành Lý - Hóa) có chất lượng tốt, có khả

năng giảng dạy Vật lý và Hóa học trong các trường THCS, có khả năng làm công tác giáo

dục, công tác đoàn đội trong các trường THCS, làm chuyên viên trong các phòng giáo

dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên

thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Vật lý, Hóa học và các kiến thức bổ trợ vào việc

thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Vật lý, Hóa học. Đánh giá, phân tích những diễn

biến tâm lý học sinh theo lứa tuổi, trình độ đạt được của học sinh và xác định những nội

dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thực hiện công việc

chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể..

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực Vật lý,

Hóa học.

- Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức hoạt

động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục và đặc

điểm trình độ nhận thức của học sinh.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động xã hội, hoạt

động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những hoạt động đã tiến

hành và có biện pháp điều chỉnh.

35

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học, nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục vào thực tiễn công việc.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người học,

kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu

người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc thông qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học Lý, Hóa và biết cách sử dụng các phần

mềm tin học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng

kiến kinh nghiệm. Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp,

thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,

những quy định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin

sư phạm và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức

năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là

động lực phát triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và

gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

- Giảng dạy môn Vật lý, Hóa học (là giáo viên cốt cán môn Vật lý và môn Hóa học)

trong các trường THCS.

- Chuyên viên trong các phòng Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Thanh

tra, khảo thí & đảm bảo chất lượng giáo dục, Công tác đoàn, đội, hội.

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu về Hoá học và Vật lý

- Cán bộ làm công tác quản lý trong các trường THCS

36

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 29 TC trong đó

Bắt buộc: 27

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 TC trong đó

+) Khối kiến thức cơ sở ngành 14 TC

+) Khối kiến thức ngành 60 TC

Bắt buộc: 58 TC

- Môn 1: 38 TC

- Môn 2: 20TC

Tự chọn: 2TC

+) Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC

Tự chọn: 0

+) Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

+) Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

37

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM HÓA HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM HÓA HỌC

1. Mục tiêu của chƣơng trình

Đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân khoa học Hóa học, có đủ năng lực chuyên

môn và nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng được với những yêu cầu về đổi mới mục tiêu, nội

dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy

học môn hóa học ở trường trung học phổ thông; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục

trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước; có chí hướng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp tục học

tập suốt đời, học lên trình độ cao hơn.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Hóa học và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế,

tổ chức quá trình giảng dạy Hóa học. Đánh giá, phân tích những diễn biến tâm lý học

sinh theo lứa tuổi, trình độ đạt được của học sinh và xác định những nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương

ứng với các vị trí công việc cụ thể..

Nắm vững các kiến thức chuyên sâu về hóa học cơ bản ở trình độ đại học; hiểu và

nắm vững các kiến thức về lý luận nghiệp vụ sư phạm; các yêu cầu đổi mới về mục tiêu,

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học

môn hóa học ở trường trung học phổ thông.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực Hóa học.

38

- Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức hoạt

động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục và đặc

điểm trình độ nhận thức của học sinh.

Có kỹ năng tiến hành các thực nghiệm hóa học, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm Hóa học.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động xã hội, hoạt

động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những hoạt động đã tiến

hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học Hóa học, nghiên cứu Hóa học và

khoa học giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục vào thực tiễn công việc.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người học,

kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu

người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc thông qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học Hóa học và biết cách sử dụng các phần

mềm tin học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng

kiến kinh nghiệm. Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp,

thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,

những quy định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin

sư phạm và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức

năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là

động lực phát triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và

gia đình, xã hội.

39

3. Định hƣớng nghề nghiệp (khả năng công tác):

3.1. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Sƣ phạm Hóa học có thể có các cơ hội

làm việc nhƣ sau:

- Làm giáo viên: Các giáo viên được đào tạo có thể giảng dạy môn hóa học tại các

trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, các trường trung học chuyên nghiệp, các trường

Cao đẳng nghề... có học môn Hóa học.

- Làm cán bộ khoa học tại các Sở, ngành như: Sở KH-CN&MT, các cơ sở sản

xuất hóa học như SX xi măng, luyện kim... và các ngành cần sử dụng kiến thức hóa học.

- Tham gia Quân đội hoặc ngành Công an trong một số chuyên ngành về Hóa học.

3.2. Tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn (Cao học, NCS) để đáp ứng nhu cầu công việc

đã có hoặc làm những công việc yêu cầu trình độ cao:

- Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cử nhân khoa học.

- Làm cán bộ nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học.

4.Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng: 31 TC

Bắt buộc: 29

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 TC

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 25 TC

- Khối kiến thức ngành: 55 TC

Bắt buộc: 51 TC

Tự chọn: 4 TC

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 11 TC

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế: 7 tín chỉ

40

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM SINH HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sinh có chất lượng cao, có khả năng giảng dạy Sinh học trong

trường THPT và các trường chuyên nghiệp, làm chuyên viên trong các viện nghiên cứu

khoa học, sở giáo dục, sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, sở Nông

nghiệp, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên

thông ở các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được những yêu cầu sau đây:

2.1 Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Có kiến thức khoa học cơ bản như Toán học cao cấp, Vật lý, Hoá học, Xác suất

thống kê… đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; có hiểu biết hệ

thống các kiến thức về khoa học sự sống, quá trình phát triển tiến hoá của sinh vật nói

chung và khoa học sinh học nói riêng.

Nắm vững kiến thức Sinh học cơ sở như Sinh học tế bào, Hóa sinh học, Lý sinh

học… và kiến thức ngành như Thực vật học, Động vật học, Sinh lý học thực vật, Di

truyền học... để giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học Sinh

học ở trường phổ thông.

Nắm vững các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, nghiệp vụ sư phạm, lý luận

dạy học và phương pháp dạy học Sinh học đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Sinh học ở

trường phổ thông.

2.2 Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

Đáp ứng các chuẩn kĩ năng nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và phát huy các kĩ năng cụ thể sau:

41

Có các kỹ năng sư phạm dạy học Sinh học, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ

chức hoạt động dạy học Sinh học ở trường phổ thông;

Có năng lực tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng đổi

mới công tác giáo dục, vận dụng các tri thức địa phương vào nội dung, chương trình giáo dục.

Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành, tích hợp những kiến

thức về bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giáo dục vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an

toàn thực phẩm, giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng

chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội khác vào quá trình dạy học Sinh học ở

trường phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu; ứng dụng các

thành tựu của Sinh học hiện đại vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ sản

xuất và đời sống.

Có các kỹ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người học,

kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu hiểu

người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc thông qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

Có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.

Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Kỹ năng ứng dụng tin học, sử dụng các phần mềm dạy học, sử dụng được các

phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy Sinh học.

Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

- Có ý thức trách nhiệm công dân đối với các vấn đề của xã hội, đất nước.

- Tôn trọng người học, chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần

hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, có ý thức

tự tôn nghề nghiệp, tác phong sư phạm mẫu mực.

42

- Có ý thức thường xuyên cập nhật các kiến thức khoa học Sinh học và đổi mới

phương pháp dạy học bộ môn.

3. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Có khả năng giảng dạy Sinh học ở các trường phổ thông, cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp, chủ yếu ở các trường Trung học phổ thông.

Có khả năng làm việc tại các Viện nghiên cứu và các cơ sở có liên quan đến lĩnh

vực Sinh học, Môi trường và Tài nguyên; có thể làm chuyên gia, cán bộ nghiên cứu trong

các lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp; cán bộ

quản lí ở các cơ sở giáo dục.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu nhằm đạt được những trình độ cao hơn (thạc

sĩ, tiến sĩ) đáp ứng được các nhiệm vụ dạy học và nghiên cứu sinh học ở các trường Đại học.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29

(Không tính các môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh và Kỹ năng mềm

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 25

Bắt buộc: 23

Tự chọn: 02

- Khối kiến thức ngành: 54

Bắt buộc: 46

Tự chọn: 08

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 12 tín chỉ

- Thực tập sư phạm 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

43

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM SINH - HÓA

NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sinh - Hóa có chất lượng cao, có khả năng giảng dạy 2 môn Sinh

học và Hóa học ở trường THCS, làm chuyên viên trong các viện nghiên cứu khoa học, sở

giáo dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập

liên thông ở các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Có đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ dạy học hai môn Sinh học, Hóa học đáp

ứng được những yêu cầu dổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,

kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục ở trường phổ thông.

- Có những hiểu biết cơ bản về lý luận phương pháp dạy học bộ môn, các nguyên

tắc và kỹ thuật thực hiện phương pháp dạy học để có thể vận dụng phát huy tính tích cực

nhận thức của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

- Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện

tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục có thể vận dụng

vào hoạt động dạy học và giáo dục.

- Có hiểu biết về nghiên cứu khoa học để có thể triển khai nghiên cứu một số vấn đề

thuộc lĩnh vực giáo dục. Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục,

trong nhà trường hiện nay.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải thích các vấn đề nảy sinh trong dạy học Sinh học, Hóa

học, giáo dục học sinh và thực tế cuộc sống.

44

- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức

hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và đặc điểm trình độ

nhận thức của người học.

- Kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn giáo dục và các hoạt

động xã hội, hoạt động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những

hoạt động đã tiến hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học, tư vấn học đường, nghiên cứu khoa

học giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục, tư vấn giáo dục vào thực tiễn công việc.

- Có khả năng khai thác sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học bộ môn.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến

kinh nghiệm.

Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực

hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của

địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực hiện

tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,

45

tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có

khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương

pháp dạy học, có ý thức học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Giảng dạy môn Sinh học, Hóa học trong các trường Trung học cơ sở, trung tâm

giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề, trung tâm giới thiệu việc làm.

- Cán bộ, chuyên viên trong phòng Đào tạo, Thanh tra, khảo thí & đảm bảo chất lượng

giáo dục, Công tác học sinh sinh viên, sở khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu giáo dục.

- Cán bộ tư vấn giáo dục trong các trường phổ thông, làm giáo viên chủ nhiệm lớp.

4. Chƣơng trình đào tạo

4.1. Tóm tắt yêu cầu chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29 TC

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 74

Bắt buộc: 72 TC

Tự chọn: 2TC

- Khối kiến thức ngành: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC

Tự chọn: 0

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

46

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM SINH – ĐỊA

NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sinh – Địa có chất lượng cao, có khả năng giảng dạy 2 môn Sinh

học và Địa lý ở trường THCS, làm chuyên viên trong các viện nghiên cứu khoa học, sở

giáo dục, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập

liên thông ở các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Có đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ dạy học hai môn Sinh học, Địa lý đáp

ứng được những yêu cầu dổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,

kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục ở trường phổ thông.

- Có những hiểu biết cơ bản về lý luận phương pháp dạy học bộ môn, các nguyên

tắc và kỹ thuật thực hiện phương pháp dạy học để có thể vận dụng phát huy tính tích cực

nhận thức của học sinh, giúp học sinh biết các tự học. Biết được yêu cầu, những nguyên

tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học bộ môn.

- Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện

tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục có thể vận dụng

vào hoạt động dạy học và giáo dục.

- Có hiểu biết về nghiên cứu khoa học để có thể triển khai nghiên cứu một số vấn đề

thuộc lĩnh vực giáo dục. Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục,

trong nhà trường hiện nay.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

47

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải thích các vấn đề nảy sinh trong dạy học Sinh học, dạy

học Địa lý, giáo dục học sinh và thực tế cuộc sống.

- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức

hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và đặc điểm trình độ

nhận thức của người học.

- Có kỹ năng vẽ bản đồ, vẽ và phân tích biểu đồ, lát cắt địa hình và phân tích số liệu

thống kê trong dạy học Địa lý.

- Kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm, quan

sát và giải thích hiện tượng tự nhiên.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn giáo dục và các hoạt

động xã hội, hoạt động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của những

hoạt động đã tiến hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học, tư vấn học đường, nghiên cứu khoa

học giáo dục.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học,

giáo dục, tư vấn giáo dục vào thực tiễn công việc.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến

kinh nghiệm.

Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

48

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực

hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của

địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực hiện

tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,

tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có

khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương

pháp dạy học, có ý thức học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Giảng dạy môn Sinh học, Địa lý trong các trường Trung học cơ sở, trung tâm giáo

dục thường xuyên, trung cấp nghề, trung tâm giới thiệu việc làm.

- Cán bộ, chuyên viên trong phòng Đào tạo, Thanh tra, khảo thí & đảm bảo chất lượng

giáo dục, Công tác học sinh sinh viên, sở khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu giáo dục.

- Cán bộ tư vấn giáo dục trong các trường phổ thông, công tác Đoàn, Đội.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29 TC

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 74

Bắt buộc: 72 TC

Tự chọn: 2TC

- Khối kiến thức ngành: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC

Tự chọn: 0

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

49

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM NGỮ VĂN

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân sư phạm ngành Ngữ văn có kiến thức vững vàng về khoa học cơ

bản, khoa học giáo dục, đặc biệt là khoa học Ngữ văn; có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để

giảng dạy Ngữ văn trong các trường THPT, các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;

làm chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học Ngữ văn; có khả năng tự học, tham

gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo

sau đại học trong nước và nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra:

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Có hiểu biết cơ bản và có khả năng vận dụng được các kiến thức chung nền tảng

thuộc khối kiến thức chung của Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Có kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội nhân văn, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức

giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập các chuyên ngành Ngữ văn ở trình độ cao hơn.

- Có kiến thức cơ bản về Ngữ văn và kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành

trong chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn.

- Có kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học dân gian, phong tục tập quán của địa

phương, của dân tộc và biết vận dụng chúng vào dạy học Ngữ văn, đặc biệt là các nội

dung về địa phương trong chương trình phổ thông.

- Có thể vận dụng kiến thức khoa học cơ sở và chuyên ngành để độc lập hoặc phối

hợp trong nghiên cứu các vấn đề của khoa học giáo dục, khoa học Ngữ văn.

- Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường

- Có trình độ cơ bản về tin học văn phòng, sử dụng được một số phần mềm ứng

dụng trong dạy học.

50

2.2. Về kỹ năng

- Có kỹ năng cảm thụ, phân tích, thẩm bình, đánh giá các vấn đề và hiện tượng văn học.

- Có kỹ năng sư phạm về phương pháp dạy học Ngữ văn: thiết kế kế hoạch dạy học,

soạn giáo án, tổ chức hoạt động dạy học, thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức

tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Ngữ văn ở trường THPT.

- Có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng

cao của xã hội về chất lượng giáo dục.

- Có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình trước tập thể.

- Có kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

- Có ý thức trách nhiệm công dân đối với các vấn đề của xã hội, đất nước.

- Có thái độ tôn trọng người học; thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tác

phong sư phạm; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng môi trường làm việc

thân thiện, tích cực.

- Có ý thức về vị trí, vai trò của bộ môn Ngữ văn ở trương phổ thông, thường xuyên

cập nhật kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.

- Có ý thức tìm tòi, nghiên cứu và phổ biến kiến thức văn hóa, văn học và tiếng Việt.

- Biết trân trọng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THPT, THCS; giảng dạy ngôn ngữ, văn học tại

các trường chuyên nghiệp; giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

- Chuyên viên ở các trung tâm nghiên cứu phê bình, sáng tác văn học; các vụ, viện

thuộc KHXH và KHGD.

- Cán bộ công chức, chuyên viên ở các cơ quan, đoàn thể xã hội có liên quan đến

kiến thức về khoa học xã hội, giáo dục…

51

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29

Bắt buộc: 27

Tự chọn: 02

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 20

- Khối kiến thức ngành: 58

Bắt buộc:25

Tự chọn: 33

- Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 13 tín chỉ

Bắt buộc:08

Tự chọn: 05

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 05 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 07 tín chỉ

52

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM VĂN – SỬ

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn (chuyên ngành Văn – Sử) có chất lượng tốt, có

khả năng giảng dạy Ngữ văn và Lịch sử trong các trường trung học phổ thông; có khả

năng làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, trường phổ thông, làm công

tác giáo dục, tuyên truyền trong các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục; hoặc làm

chuyên viên trong các cơ sở giáo dục; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao

hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở

trong nước cũng như ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Có hiểu biết cơ bản và có khả năng vận dụng được các kiến thức chung nền tảng

thuộc khối kiến thức chung của Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn:

* Môn một: Ngữ văn (Văn học Việt Nam qua các giai đoạn, Văn học nước ngoài

qua các giai đoạn, Cơ sở ngôn ngữ, Tiếng Việt, Lý luận văn học, Mỹ học; có đủ những

hiểu biết cần thiết về Hán Nôm).

* Môn hai: Lịch sử (Lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn, Lịch sử thế giới qua các

giai đoạn, Lịch sử văn minh nhân loại, Dân tộc học, Khảo cổ học, Lịch sử địa phương).

- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí

luận và phương pháp dạy học Ngữ văn, Lịch sử, có kiến thức về công tác thiếu niên, nhi

đồng để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Có đủ kiến thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo

dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.

- Có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức dạy và học; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở các trường Trung học cơ sở.

- Có hiểu biết về chương trình Ngữ văn và Lịch sử ở trường phổ thông; đặc biệt có

đầy đủ kiên thức để giảng dạy vững vàng nội dung, chương trình môn Ngữ văn và môn

Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.

53

- Có kiến thức tin học, đủ năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương

pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy và trong nghiên cứu Văn học và Lịch sử.

- Trình độ ngoại ngữ: Bước đầu sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp.

2.2. Về kĩ năng

- Có các kĩ năng sư phạm dạy học, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức

hoạt động dạy học ở các trường Trung học.

- Có các kỹ năng dạy học như kỹ năng phân tích bài giảng, soạn giáo án, tổ chức

thực hiện giờ dạy trên lớn và ngoài giờ học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng

lấy người học làm trung tâm.

- Có kỹ năng tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng

đổi mới công tác giáo dục đồng thời biết vận dụng các tri thức Văn học và Lịch sử ở địa

phương vào nội dung chương trình giáo dục. Có các kĩ năng sư phạm giáo dục học sinh

nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng.

- Có kỹ năng vẽ bản đồ, vẽ và phân tích lược đồ, kiến tạo mô hình, sa bàn phục vụ

dạy học Lịch sử.

- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học về Văn học, Ngôn ngữ, Lịch sử và Khoa

học giáo dục.

2.2.1 Kỹ năng mềm

- Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên

cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp. Có khả năng phản ánh và truyền đạt

qua lời nói, chữ viết những vấn đề xã hội và chính trị.

- Có kĩ năng sử dụng công nghệ truyền thông, các phần mềm dạy học; sử dụng được

các phương tiện kĩ thuật (máy ảnh, quay phim, ghi âm, projector, …) phục vụ công tác

nghiên cứu và dạy học bộ môn Ngữ văn và Lịch sử ở trường phổ thông.

- Có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể; tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội trong

trường phổ thông

- Có kĩ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, thấm nhuần thế giới quan của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Có ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng

đồng và ý thức tổ chức kỷ luật.

54

- Có lòng yêu nghề, yêu con người; có ý thức trách nhiệm cao trong dạy học; có đạo

đức tốt và tác phong mẫu mực của người giáo viên nhân dân; có tinh thần hợp tác với

đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực.

- Có ý thức thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp

dạy học bộ môn Ngữ văn,Lịch sử.

- Có ý thức tìm tòi, nghiên cứu phổ biến và áp dụng kiến thức Ngữ văn, văn hoá,

Lịch sử vào thực tiễn cuộc sống.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Dạy môn một (Ngữ văn) và môn hai ( Lịch sử); là giáo viên cốt cán là môn Ngữ

văn trong các trường Trung học.

- Công tác hoặc cộng tác viên trong các cơ quan thông tin và truyền thông. Có thể đảm

nhận một số công việc, chức vụ tại các cơ quan hành chính thuộc các cấp ở địa phương.

- Cán bộ quản lý chuyên môn tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Làm giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội, cán bộ quản lý ở

trường phổ thông

- Có khả năng tiếp tục học bậc sau đại học ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Văn

học, Ngôn ngữ, Lịch sử sau khi hoàn chỉnh thêm các kiến thức cần thiết.

- Có khả năng học văn bằng hai các ngành khoa học phù hợp

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 29 TC trong đó

Bắt buộc: 27 Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 TC trong đó

+) Khối kiến thức cơ sở ngành 14 TC

+) Khối kiến thức ngành 60 TC

Bắt buộc: 58 TC

- Môn 1: 38 TC Môn 2: 20TC

Tự chọn: 2TC

+) Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC Tự chọn: 0

+) Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

+) Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

55

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM VĂN – ĐỊA

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn (chuyên ngành Văn – Địa) có chất lượng tốt, có

khả năng giảng dạy Ngữ văn và Địa lý trong các trường trung học cơ sở; có khả năng làm

công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, trường trung học, làm công tác giáo

dục, tuyên truyền trong các cơ quan văn hóa có chức năng giáo dục; hoặc làm chuyên

viên trong các cơ sở giáo dục; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có

khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở trong

nước và nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

-- Có hiểu biết cơ bản và có khả năng vận dụng được các kiến thức chung nền tảng

thuộc khối kiến thức chung của Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn:

- Môn một: Ngữ văn (Văn học Việt Nam qua các giai đoạn, Văn học nước ngoài

qua các giai đoạn, Cơ sở ngôn ngữ, Tiếng Việt, Lí luận văn học, Mĩ học, có đủ những

hiểu biết cần thiết về Hán Nôm).

- Môn hai : Địa lý (Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội của Việt Nam, các vùng,

các quốc gia trên thế giới; kiến thức cơ bản về các lĩnh vực có liên quan đến khoa học

Địa lý như Địa chất học, Bản đồ học; hiểu biết mối quan hệ giữa con người với môi

trường và phát triển bền vững.

- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí

luận và phương pháp dạy học Ngữ văn, Địa lý, có kiến thức về công tác thiếu niên, nhi

đồng để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Có đủ kiến thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo

dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.

56

- Có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức dạy và học; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở bậc Trung học cơ sở.

- Có hiểu biết về chương trình Ngữ văn và Địa lí ở trường phổ thông; đặc biệt có

đầy đủ kiên thức để giảng dạy nội dung, chương trình môn Ngữ văn và môn Địa lí ở

trường Trung học cơ sở.

- Có kiến thức Tin học, đủ năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương

pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy và trong nghiên cứu Ngữ văn, Địa lý.

- Trình độ ngoại ngữ: Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp, đọc và

hiểu tài liệu thuộc lĩnh vực Văn học và Địa lí.

2.2. Về kĩ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có các kĩ năng sư phạm dạy học, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức

hoạt động dạy học ở trường Trung học.

- Có các kỹ năng dạy học như kỹ năng phân tích bài giảng, soạn giáo án, tổ chức

thực hiện giờ dạy trên lớp và ngoài giờ học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng

lấy người học làm trung tâm.

- Có kỹ năng tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng

đổi mới công tác giáo dục.Đồng thời biết vận dụng các tri thức Văn học và Địa lí ở địa

phương vào nội dung chương trình giáo dục.

- Có kỹ năng vẽ bản đồ, vẽ và phân tích biểu đồ, lát cắt địa hình và phân tích số liệu

thống kê trong dạy học Địa lý.

- Có các kĩ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng.

- Có kỹ năng nghiên cứu khoa học về Văn học, Ngôn ngữ, Địa lý và Khoa học giáo dục.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên

cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.

57

- Có kĩ năng sử dụng công nghệ truyền thông, các phần mềm dạy học; sử dụng được

các phương tiện kĩ thuật (máy ảnh, quay phim, ghi âm, projector, …) phục vụ công tác

nghiên cứu và dạy học bộ môn Ngữ văn và Địa lý ở trường phổ thông.

- Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể; tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội trong

trường phổ thông.

- Có khả năng phản ánh và truyền đạt qua lời nói, chữ viết những vấn đề xã hội và chính trị.

- Có kĩ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh

2.3 Về phẩm chất đạo đức

- Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, thấm nhuần thế giới quan của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Có ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng

đồng và ý thức tổ chức kỷ luật.

- Có tình yêu nghề, yêu con người; có ý thức trách nhiệm cao trong dạy học; có đạo

đức tốt và tác phong mẫu mực của người giáo viên nhân dân; có tinh thần hợp tác với

đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực.

- Có ý thức thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp

dạy học bộ môn Ngữ văn, Địa lý.

- Có ý thức tìm tòi, nghiên cứu phổ biến và áp dụng kiến thức Ngữ văn, văn hoá,

Địa lý vào thực tiễn cuộc sống.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Dạy môn một (Ngữ văn) và môn hai (Địa lý); là giáo viên cốt cán môn Ngữ văn

trong các trường Trung học cơ sở.

- Công tác hoặc cộng tác viên trong các cơ quan thông tin và truyền thông. Có thể đảm

nhận một số công việc, chức vụ tại các cơ quan hành chính thuộc các cấp ở địa phương.

- Cán bộ quản lý chuyên môn tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ phụ trách

Đoàn, Đội, cán bộ quản lý ở trường phổ thông.

- Có khả năng tiếp tục học bậc sau đại học ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Văn

học, Ngôn ngữ, Địa lý sau khi hoàn chỉnh thêm các kiến thức cần thiết.

- Có khả năng học văn bằng hai các ngành khoa học phù hợp

58

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 29 TC trong đó

Bắt buộc: 27

Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103 TC trong đó

+) Khối kiến thức cơ sở ngành 14 TC

+) Khối kiến thức ngành 60 TC

Bắt buộc: 58 TC

- Môn 1: 38 TC

- Môn 2: 20 TC

Tự chọn: 2TC

+) Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm: 17 TC

Bắt buộc: 17 TC

Tự chọn: 0

+) Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 TC

+) Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 TC

59

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM LỊCH SỬ

NGÀNH SƢ PHẠM LỊCH SỬ

1. Mục tiêu đào tạo .

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Sư phạm Lịch sử đạt trình độ Đại học, có kiến

thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm; có khả

năng giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường THPT; có khả năng học tập và nâng cao

trình độ để giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, có khả năng làm việc trong các

cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đoàn thể (Ban Dân tộc tôn giáo, Ban Nghiên cứu lịch

sử Đảng, Sở Văn hóa thông tin và du lịch, các Viện Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân

văn…); có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên

thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Về kiến thức chuyên ngành, nắm vững Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Thế giới một cách

có hệ thống; hiểu biết cơ bản về kiến thức của các khoa học liên quan: Khảo cổ học, Nhân học,

Văn hóa học… Hiểu biết và nắm vững nội dung, chương trình lịch sử trường THPT.

- Về kiến thức nghiệp vụ: Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm: Tâm lý học,

Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nhằm hiện

tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Về kiến thức ngoại ngữ và tin học: Bước đầu sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ

trong giao tiếp, đọc và dịch tài liệu lịch sử. Có trình độ tin học văn phòng, ứng dụng được

một số phần mềm trong dạy học.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có các kỹ năng nghiên cứu của khoa học Lịch sử và kỹ năng sư phạm, vận dụng

tốt các kỹ năng phương pháp dạy học Lịch sử; thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung,

60

hình thức tổ chức dạy - học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học bộ môn Lịch sử

ở trường THPT, THCS.

- Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của

sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

- Làm được công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học lịch sử: lập kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học,

sử dụng một số phương tiện kỹ thuật trong dạy học lịch sử ở trường THPT

- Có khả năng giải quyết các tình huống trong hoạt động giáo dục nói chung và dạy

học lịch sử nói riêng.

- Có khả năng phát hiện và nghiên cứu các vấn đề phục vụ nhu cầu xã hội.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến

kinh nghiệm. Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp,

thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định

của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực

hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo

dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội,

có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

61

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Người có bằng cử nhân khoa học Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường có thể đảm

nhận nhiệm vụ của một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ

thông, Trung học cơ sở; riêng những người tốt nghiệp loại giỏi có thể làm cán bộ giảng

dạy ở các trường cao đẳng, đại học.

- Có thể làm cán bộ, chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về

khoa học xã hội, làm biên tập viên cho các tạp chí, báo, đài phát thanh, truyền hình. Làm

hướng dẫn viên ở các trung tâm bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa. Nếu linh hoạt

và thích ứng tốt với môi trường công tác có thể làm cán bộ công chức, chuyên viên ở các

các tổ chức chính trị, các cơ quan đoàn thể xã hội cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố cần sử

dụng hoặc có liên quan đến kiến thức lịch sử, kiến thức về văn hóa học.

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29

- Khối kiến thức cơ sở ngành :

Bắt buộc: 25 tín chỉ

Tự chọn: 2 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành:

Bắt buộc: 60 tín chỉ

Tự chọn: 4 tín chỉ

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 5 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7 tín chỉ

62

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM ĐỊA LÝ

NGÀNH SƢ PHẠM ĐỊA LÝ

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Sư phạm Địa lí có phẩm chất chính trị, đạo đức và

sức khoẻ tốt, nắm vững các tri thức về Địa lí học và phương pháp giảng dạy địa lý ở

trường Trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức địa lý cho học sinh

trung học cơ sở, trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu chương trình phân ban, chuyên

ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thông hiện nay.

Cử nhân sư phạm Địa lí cơ đủ kiến thức và kĩ năng làm việc tại các viện nghiên cứu

về địa lí, tại các sở địa chính, sở tài nguyên - môi trường, các trạm khí tượng thủy văn, có

khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở

các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. CHUẨN ĐẦU RA

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

- Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

- Hiểu biết rõ ràng về bản chất, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương

pháp nghiên cứu khoa học địa lí. Nắm vững các tri thức địa lí cơ bản, có hệ thống và liên

quan tới các hiện tượng, quá trình tự nhiên;

- Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lí kinh tế - xã hội đại cương, địa lí kinh tế - xã

hội của các vùng, các quốc gia trên thế giới và địa lí tổ quốc;

- Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi

trường và sự phát triển bền vững;

- Hiểu rõ chủ chương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của

Đảng và nhà nước hiện nay.

- Nắm được lí luận dạy học cơ bản, tiếp cận được với các phương pháp dạy học hiện

đại, thích ứng nhanh và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiên nay

63

2.2. Về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có khả năng phân tích và giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội

được đề cập đến trong chương trình trung học phổ thông;

- Có các kỹ năng địa lý như: quan sát, phân tích, so sánh, đánh giá sự vật hiện tượng

địa lý; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, phân tích số liệu thống kê...

- Kỹ năng vận dụng kiến thức địa lý để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lý và

giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất;

- Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại

vào các quá trình dạy học địa lí ở các trường Trung học phổ thông ở nước ta nhằm nâng

cao chất lượng dạy học địa lí;

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế - xã

hội của khu vực, địa phương, các vấn đề lí luận và thực tiễn dạy học địa lí phục vụ cho

công tác giảng dạy, học tập địa lí và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội;

- Có kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp

vào việc dạy học địa lí ở các trường Trung học phổ thông.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục,

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến

kinh nghiệm.

- Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt

Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu

chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có

64

tác phong mẫu mực của người giáo viên. Thấy rõ trách nhiệm của bản thân và ý thức

nghề nghiệp trong sự nghiệp giáo dục nói riêng và công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội

của đất nước nói chung.

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực

hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của

địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực hiện

tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,

tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có

khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

3. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Giảng dạy môn địa lí trong các trường phổ thông, một số trường chuyên nghiệp có

khoa Địa lí, khoa Môi trường, khoa các Khoa học Trái Đất;

- Chuyên viên trong các phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Thanh tra, khảo thí

& đảm bảo chất lượng giáo dục, Công tác học sinh, sinh viên;

- Chuyên viên trong các sở Địa chính, sở Tài nguyên - môi trường, sở Du lịch;

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu Địa lí;

- Cán bộ làm công tác phong trào trong các cơ quan, trường học.

4. CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 27

Bắt buộc: 25

Tự chọn: 2

- Khối kiến thức ngành: 62

Bắt buộc: 47

Tự chọn: 4

- Khối kiến thức thực tập sư phạm: 7

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 7

65

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM MỸ THUẬT

NGÀNH SƢ PHẠM MỸ THUẬT

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Mỹ thuật có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy bộ

môn Mỹ thuật trong trường phổ thông, các trường Sư phạm và các trường chuyên nghiệp,

có khả năng làm công tác đoàn, đội trong các cơ sở đào tạo, trường phổ thông, có khả

năng làm công tác mỹ thuật ở các trường, các cơ sở văn hoá, có khả năng tự học, tham

gia học tập ở bậc học cao hơn như chương trình đào tạo sau đại học...

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Mỹ thuật, nghệ thuật học đại cương, tri thức về

môi trường và con người, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề

Mỹ thuật và giảng dạy Mỹ thuật.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản về Mỹ thuật chuyên ngành và các kiến thức

bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Mỹ thuật trong các nhà trường, hoạt

động phong trào trong các tổ chức văn hóa.

Đánh giá được những học sinh có năng khiếu theo lứa tuổi, phân tích được trình độ

đạt được của học sinh và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các

hoạt động Mỹ thuật nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công

việc cụ thể..

Vận dụng kiến thức thu thập được từ các đợt đi thực tế, thực tập sư phạm để giảng

dạy ở các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, làm tư vấn giáo dục, nghiên cứu viên,

công tác trong các cơ quan văn hóa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

66

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực Mỹ

thuật và giảng dạy Mỹ thuật.

- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục Mỹ thuật, kỹ năng soạn giáo án, tổ

chức hoạt động dạy học, giáo dục thẩm mỹ phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội

dung giáo dục và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục Mỹ thuật, tư vấn thẩm mỹ và các

hoạt động xã hội, hoạt động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của

những hoạt động đã tiến hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục Mỹ thuật, dạy học, tư vấn mỹ thuật, nghiên

cứu khoa học.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học Mỹ thuật.

2.2.2 Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học như Encore, Cubase, Golwave… bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu Mỹ thuật.

- Có khả năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực

hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của

địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực hiện

tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,

tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có

khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

67

- Giảng dạy trong các trường phổ thông, trường Sư phạm, một số trường chuyên

nghiệp có giảng dạy các môn Mỹ thuật.

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu

- Cán bộ làm công tác mỹ thuật trong các cơ quan văn hoá, Đoàn, Đội,

- Làm cán bộ phụ trách văn hóa ở xã, phường, thị trấn

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29

- Bắt buộc: 27

- Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 19

Bắt buộc: 17

Tự chọn: 2

- Khối kiến thức ngành: 56

Bắt buộc: 54

Tự chọn: 2

- Kiến thức nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm 16 tín chỉ

- Thực tập SP, khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế:12 tín chỉ

68

CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƢ PHẠM ÂM NHẠC

NGÀNH SƢ PHẠM ÂM NHẠC

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc có chất lượng tốt, có khả năng giảng dạy Bộ

môn Âm nhạc trong các trường phổ thông, các trường Sư phạm và các trường chuyên

nghiệp, có khả năng làm công tác đoàn, đội trong các cơ sở đào tạo, trường phổ thông, có

khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở

các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

2. Chuẩn đầu ra

Sau 4 năm học, sinh viên đạt được các yêu cầu sau đây:

2.1. Về kiến thức

Vận dụng được các kiến thức chung nền tảng thuộc khối kiến thức chung của

Trường ĐHSP - ĐHTN vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về Âm nhạc, nghệ thuật học đại cương, tri thức về

môi trường và con người, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề

Âm nhạc.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản về Âm nhạc chuyên ngành và các kiến thức

bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Âm nhạc trong các nhà trường, hoạt

động phong trào trong các tổ chức văn hóa.

Đánh giá được những học sinh có năng khiếu theo lứa tuổi, phân tích được trình độ

đạt được của học sinh và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các

hoạt động Âm nhạc nhằm thực hiện công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công

việc cụ thể..

Vận dụng kiến thức thu thập được từ các đợt đi thực tế, thực tập sư phạm để giảng

dạy ở các trường chuyên nghiệp, làm tư vấn giáo dục, nghiên cứu viên, công tác trong

các cơ quan văn hóa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

69

2.2. Về kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực Âm nhạc.

- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục Âm nhạc kỹ năng soạn giáo án, tổ

chức hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo

dục và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục Âm nhạc, tư vấn giáo dục và các

hoạt động xã hội, hoạt động tập thể. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của

những hoạt động đã tiến hành và có biện pháp điều chỉnh.

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và

vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục Âm nhạc, dạy học, tư vấn học đường, nghiên

cứu khoa học.

- Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về dạy học Âm nhạc.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người

học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, có khả năng lắng nghe và thấu

hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học, có kỹ năng làm việc qua Internet, có kỹ

năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục.

- Có kỹ năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và biết cách sử dụng các phần mềm tin

học như Encore, Cubase, Golwave… bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu Âm nhạc. Có khả

năng tự học thường xuyên và tự học suốt đời.

2.3. Về phẩm chất đạo đức

Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực

hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của

địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo. Có niềm tin sư phạm và thực hiện

tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,

tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có

khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội.

70

3. Cơ hội việc làm của ngƣời học sau tốt nghiệp

- Giảng dạy trong các trường phổ thông, trường Sư phạm, một số trường chuyên

nghiệp có giảng dạy các môn âm nhạc.

- Chuyên viên trong các viện nghiên cứu

- Cán bộ làm công tác phong trào trong các cơ quan tuyên giáo, Đoàn, Đội, Hội.

- Làm cán bộ phụ trách văn hóa ở xã, phường, thị trấn

4. Chƣơng trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 132 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung: 29

- Bắt buộc: 27

- Tự chọn: 2

(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và Kỹ năng mềm)

- Khối kiến thức cơ sở ngành: 34

Bắt buộc: 32

Tự chọn: 2

- Khối kiến thức ngành: 47

Bắt buộc: 45

Tự chọn: 2

- Kiến thức nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm 10 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp và môn học thay thế: 12 tín chỉ