42

Chữa lành vết thương

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Pháp thoại trong khóa tu Tìm Lại Chính Mình

Citation preview

Page 1: Chữa lành vết thương
Page 3: Chữa lành vết thương

CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG Pháp thoại của thầy Giác Viên

Page 4: Chữa lành vết thương
Page 5: Chữa lành vết thương

Mục Lục

***

Thợ săn và con khỉ - tr.07

Tươi mát hơn một bông hoa - tr.011 Không giận trong cơn giận - tr.013

Sang Làng - tr.015 Tập thương mình thật sự - tr.18

Bốn chất liệu của tình thương - tr.21 Ba mảnh thực tại - tr.24

Yêu thương là tự do - tr.26 Thưở nào thơ dại bỏ ta đi - tr.30

Chữa lành vết thương lòng - tr.34 Tu cho cả vũ trụ - tr.37

***

Page 6: Chữa lành vết thương
Page 7: Chữa lành vết thương

***

Hôm nay là ngày 15 tháng 5 Quý Tỵ, nhằm ngày 22 tháng 6 năm 2013. Với thầy, đây là lần đầu tiên thầy đặt chân tới Tu viện Toàn Giác. Có lẽ cũng có một số người đang trải qua một tâm trạng tương tự. Ở đây chúng ta có không gian lớn, cây cối nhiều, có suối, có sông. Nhưng mà hôm nay mình tu ngày thứ hai thì trời hơi mưa cho nên tóc ai cũng ướt. Thợ săn và con khỉ Trong nội dung của bài pháp thoại chiều nay thì khoảng nửa giờ đầu là dành cho các em nhỏ trong gia đình thiếu nhi. Cho nên thầy muốn kể câu chuyện về con khỉ và người thợ săn. Vì muốn bắt khỉ cho nên ông ta khoét trên trái dừa một lổ hình chữ nhật rồi bỏ thức ăn vào trong trái dừa đó. Thấy trong đó có những món ăn rất là hấp dẫn cho nên con khỉ tìm tới và bưng trái dừa lên. Lúc này nó thọc tay vào để lấy thức ăn. Nhưng vì cái lỗ hình chữ nhật nên lúc nắm thức ăn thì rút tay không ra được. Mình phải buông thức ăn thì mới có cơ may rút tay ra. Trong khi đó con khỉ lại giữ chặt đồ ăn mà không chịu buông tay. Thế là nó cứ loay hoay, loay hoay với trái dừa trên tay. Đại chúng thấy con khỉ tay bị kẹt trong trái dừa thì rất là vướng víu phải không. Nó trở nên chậm chạp, lúng túng. Cuối cùng thì ông thợ săn tìm tới và tóm cổ được nó.

Chữa Lành Vết Thương 7

Page 8: Chữa lành vết thương

Chúng ta đừng để mình như vậy. Mình phải buông ra, đừng có nắm cái gì hết. Con khỉ vì đưa tay giữ thức ăn, không có chịu buông ra cho nên bị thợ săn tóm cổ. Các cháu mà nắm một cái gì thì coi chừng cũng bị thợ săn tóm cổ. Thợ săn của chúng ta là ai? Thầy lấy ví dụ. Ai mà chơi những trò chơi giải trí không lành mạnh, mình mê mẩn với những game online rồi mình vào những trang web không lành mạnh, nghe nhạc bạo lực hay là tình cảm dính mắc thì tức là mình cũng như con khỉ kẹt tay trong trái dừa. Và thế nào cũng có ông thợ săn đến tóm cổ mình. Các cháu mà nghe ba mẹ nói một câu gì đó làm cho mình giận quá. Hồi trước mình chưa giận thì nhìn ba mẹ dễ thương lắm. Bây giờ giận rồi nhìn ba mẹ không có dễ thương nữa, phải không? Thế là vướng, vướng vào cái giận. Mà đã vướng thì bị ông thợ săn tóm cổ. Thế bây giờ các cháu làm sao để đừng bị tóm? Phật dạy rồi. Ngài nói khi cơn giận biểu hiện thì con im lặng, đừng có nói gì hết, đừng có làm gì hết. Bởi vì lúc đó nếu mình nói hay mình làm thì thực ra là cái giận nó nói, cái giận nó làm. Như người say rượu vậy, nói hay làm là rượu nói, rượu làm chứ không phải người đó nói, người đó làm. Bước thứ nhất là im lặng và đừng làm gì. Bước thứ hai là các cháu tập mỉm cười nhè nhẹ. Mình thấy Đức Thế Tôn, lúc nào cũng mỉm cười nhè nhẹ hết. Thế Tôn luôn luôn cười. Khi giận thì mình căng thẳng lắm. Giống như sợi dây thun mà căng ra vậy. Còn mỉm cười là thả sợi dây thun tự nhiên trở lại vị trí cũ. Mà các cháu biết là khi mình kéo sợi dây thun ra quá lâu thì không co lại được, nó giãn ra luôn. Vậy thì không cười mà để căng

Chữa Lành Vết Thương 8

Page 9: Chữa lành vết thương

thẳng mãi thì như sợi dây thun giãn ra. Mình mà như vậy thì nguy hiểm lắm. Mình có thể bệnh, mình có thể xấu và có thể chết. Ngược lại, khi các cháu cười thì tự nhiên mình giống như sợi dây thun không còn căng nữa. Khỏe biết mấy mà kể. Nếu các cháu không cười được thì thầy bày cho. Mình đưa tay lên miệng, mình kéo môi ra thì tự nhiên là cười. Cái đó gọi là biến không thành có. Bước thứ ba là mình tập thở. Có ai ở đây là không biết thở hay không? Thầy hỏi một câu mà chính thầy cũng rơi vào. Chính mình nhiều khi không biết là mình đang thở. Ở đây là mình tập thở, tập thở có ý thức. Thở vào thì biết đây là hơi thở vào, chứ không phải hơi thở ra. Thở ra thì mình biết là hơi thở đang ra đây nè, chứ không phải vào. Giống như buổi sáng thầy Pháp Đăng nói, đây là trái chuối, không phải trái mít. Cái đó nó quan trọng lắm. Nghe thì rất lạ kỳ. Ai mà không biết đó là trái chuối. Thầy từ bên Pháp về mà chỉ nhắc mình đây là trái chuối thì mình thấy quê quá. Nhưng mà việc đó rất là quan trọng. Bởi vì mình cầm trái chuối mà tâm mình đi đâu cho nên không biết trái chuối. Cho nên thầy mới nói “đây là trái chuối” để cho mình thấy rõ ràng. “Bây giờ rõ mặt đôi ta” (thơ Nguyễn Du) là như thế đó. Thở vào mình biết là thở vào. Thở ra mình biết là thở ra. Cái này hơi khó, không dễ đâu. Tại vì hỡ một chút là mình không biết hơi thở mình liền hà. Mình biết cái khác. Mình nhớ tới cái khác. Mình nhớ cái ti vi, mình nhớ cái máy chơi điện tử, mình nhớ cái máy điện

Chữa Lành Vết Thương 9

Page 10: Chữa lành vết thương

thoại, mình nhớ cái máy mở nhạc rock. Chứ mình không có nhớ, mình không có biết hơi thở vào, hơi thở ra. Nếu không muốn làm con khỉ bị ông thợ săn tóm cổ thì chúng ta phải tập nhận diện hơi thở. Thở vào thì biết là đang thở vào. Thở ra thì biết là đang thở ra. Đơn giản nhưng mà suốt đời phải tập làm cho được. Bước thứ tư là chúng ta nhận diện con người mình, nhận diện cái tâm của mình như thế nào, cái thân của mình như thế nào. Thí dụ như khi mình giận, cái má mình giật giật. Rồi khuôn mặt của mình hồng hồng đỏ đỏ chứ nó không tươi tắn như bình thường. Hoặc là khi mình giận, trái tim mình đập nhanh lắm. Hoặc là khi mình giận thì có một vùng nào đó trong cơ thể của mình rất là đau. Mình cảm được những cái đó. Mình cảm được toàn bộ những gì xảy ra trong cơn giận. Làm được như vậy tức là chúng ta ý thức được năng lượng giận. Nó có mặt và nó khiến cho thân mình biểu hiện ra những trạng thái như thế đó, nó khiến cho tâm mình phát khởi những cảm xúc như thế đó. Thí dụ cái má nó giật giật, tim mình đập nhanh, cái vùng nào nó đau. Đây chính là nội dung của cơn giận. Và mình cảm nhận được toàn bộ những biểu hiện như vậy. Chúng ta chỉ cần làm 4 bước đó thôi. Mà đừng có suy nghĩ. Đừng có thêm gì, đừng có bớt gì. Nếu các cháu làm được chuyện đó thì cơn giận vẫn có đó hoặc cơn giận thay đổi nhưng mà một cảm giác hạnh phúc từ lòng mình đi ra. Vậy thì cái giận (tức là ông thợ săn) không tấn công mình được trong khi hạnh phúc xuất hiện. Mình thực tập được như vậy tức là mình đã rút tay ra khỏi trái dừa. Mình không bị vướng vào đồ ăn. Mình thử buông cái tay ra. Buông kiểu đó thì mình rất là khỏe, phải không?

Chữa Lành Vết Thương 10

Page 11: Chữa lành vết thương

Tươi mát hơn một bông hoa Khi mẹ mình hay ba mình nói một câu, mình giận đùng đùng mà mình biết thở, mình im lặng, mỉm cười thì khuôn mặt mình vẫn tươi, tâm mình vẫn khỏe. Giống như bài hát khi nãy chúng ta hát, “Là hoa tươi mát”. “Là hoa tươi mát” là như vậy đó”. Hoa trong câu hát đó không phải là hoa mà các con đang thấy ở chánh điện đâu. Hoa trong bình rất là quý. Nhưng mà nếu khuôn mặt mình tươi mát thì còn quý hơn bông hoa này. Khi mà các cháu có nét mặt tươi mát, có niềm hạnh phúc trong lòng thì mẹ nhìn là mẹ cảm thấy liền, phải không? Mẹ nghĩ, “Sao mà đứa con của mình hay vậy ta? Bữa trước mình nói câu này là giận dỗi, vung văng. Sao bây giờ tươi mát, tươi rói hơn nụ hoa mới nở?” Một nụ hoa mới nở là quý lắm. Nhưng mà con người biết cách thoát ra khỏi cơn giận, khuôn mặt tươi ra thì còn quý hơn nụ hoa. Tâm tư của con người mạnh lắm. Nụ hoa cũng có tâm tư nhưng mà yếu hơn. Khi mà con ngươi giận mà biết thở để thoát ra khỏi cơn giận thì con người trở nên lớn hơn một nụ hoa rất nhiều. Và khi mà mình đã thoát ra được rồi, mình đã cười được rồi thì lúc bấy giờ tâm tư mình bình tĩnh rồi thì nhiều cái thấy sẽ đến với mình. Thí dụ cái ly nước mà bị khuấy đục, chất cặn nó lên thì mình không thấy gì trong cái ly hết. Nhưng mà nếu cái ly đó lắng đọng xuống thì mình thấy được rất nhiều, phải không? Ít nhất là thấy được cặn dưới đáy ly. Nếu cái ly có cá thì mình thấy được con cá. Cũng vậy, khi mà mình làm lắng dịu được cơn giận, không bị cơn giận chi phối, mình có hạnh phúc thì mình thấy rằng mẹ nói câu đó dễ thương quá. Vì sao câu nói của mẹ làm cho mình giận mà giờ mình lại thấy dễ thương?

Chữa Lành Vết Thương 11

Page 12: Chữa lành vết thương

Tại vì khi mẹ chưa nói thì cái nụ cười, cái hạnh phúc, cái tươi sáng trên mặt của mình là một chuyện rất bình thường. Nhưng mà khi mẹ nói một câu làm mình giận rồi mình biết tập im lặng, biết tập thở, biết tập cười, biết cảm được cơn giận thì cái hạnh phúc ngay lúc đó khác với bình thường lắm. Nó rất là đặc biệt. Vậy ra chính nhờ mẹ làm cho mình giận mà mình mới có cái niềm vui trong sự thực tập. Dần dần mình có kinh nghiệm là cái giận không đáng sợ. Mà đáng sợ là chuyện mình không biết cách để ra khỏi cơn giận. Ông thợ săn (bỏ thức ăn vào trái dừa để dụ con khỉ) không đáng sợ. Con khỉ thọc cái tay vào cũng không đáng sợ. Mà đáng sợ là con khỉ không chịu buông thức ăn để rút cái tay ra. Cuối cùng vì không buông cho nên bị thợ săn tóm cổ. Cái không chịu buông mới thật sự là cái đáng sợ, phải không? Vì vậy cho nên mình cám ơn mẹ. Mình có thể nói, “mẹ ơi, lúc nãy mẹ nói câu đó làm cho con giận quá. Nhưng con có học Phật rồi cho nên con im lặng, thở, cười và cảm được cơn giận. Bây giờ con hạnh phúc lớn hơn khi con chưa giận. Cho nên mẹ nói câu đó là không có đúng nhưng mà giúp con quá nhiều.” Nếu mình làm được như vậy thì tức là mình giúp cho cả mình và cả mẹ. Mình làm ra được một dạng năng lượng tươi mát như nụ hoa. Và năng lượng đó còn tạo ra ích lợi hơn một nụ hoa rất là nhiều. Sự khác biệt là ở chỗ đó. Con người chúng ta có được tư duy mạnh mẽ, có khả năng cải thiện được chuyện tiêu cực. Các cháu biết không, khi mà mình nói được câu đó với mẹ, nói về chuyện ra khỏi được cơn giận thì làm mẹ hạnh phúc và chính mình cũng hạnh phúc. Mình nói là “con giận mẹ quá” không phải là trách cứ, không phải là đổ lỗi. Mà là mình nói rất là thực. Mình có giận. Cho nên mình

Chữa Lành Vết Thương 12

Page 13: Chữa lành vết thương

nói thực. Cũng như mình đói bụng thì mình nói, “Mẹ ơi! Con đói bụng quá!” Mình không có đòi hỏi gì cả. Mình chỉ nói cho mẹ là mình đói bụng thôi. Còn nếu nói, “Trời ơi, mẹ đẻ con ra, đói bụng mà không chịu dọn cho ăn.” thì cái đó là đòi hỏi, là trách cứ. Còn cái này là mình chỉ thưa thôi, thưa sự thật. Khi các con biết cách thoát khỏi cơn giận rồi nói lại với mẹ thì mẹ hạnh phúc dù rằng mẹ đã nói không đúng với mình. Và giờ đây nhờ các con biết thở, biết im lặng, biết mỉm cười cho nên mình làm cho mẹ mình hạnh phúc, cái đó gọi là báo hiếu. Báo hiếu trong cái hanh thông, trong cái may mắn, trong cái đầy đủ là một chuyện quá quý… Nhưng mà trong cái khổ đau, trong cái nghịch cảnh, trong cái giận dỗi mà báo hiếu được thì cái này gọi là đại hiếu. Tức là một cái hiếu rất là lớn. Mà mấy đứa con có cần làm gì nhiều đâu. Chỉ cần thở, cười và biết mình giận mà báo hiếu lớn lắm. Không giận trong cơn giận Khi mình đã thuần thục chuyện ra khỏi cơn giận rồi thì mình sẽ có nhiều kinh nghiệm khác. Thí dụ như khi mình đau. Mình đá bóng và chân mình bị đau. Khi mình thở, mình mỉm cười, mình cảm được cơn giận, mình ra khỏi được cơn giận và mình nói với mẹ những lời ái ngữ làm cho mình và mẹ hạnh phúc. Vậy thì khi mình đau mình cũng thở, mỉm cười và cảm được cơn đau của mình thì cái hạnh phúc sẽ xuất hiện trong cơn đau. Cái này gọi là giải thoát giận trong khi vẫn đang giận, giải thoát đau mà vẫn còn đang đau. Lỡ mình sinh ra không đẹp. Cũng giống như thầy đâu có đẹp. Hồi trước thầy đi tu là thầy hơi nhát. Thấy mình xấu cho nên thầy do dự. Có hai cái răng khểnh như thế này, thầy muốn nhổ lắm. Có những trạng thái tâm lý như vậy đó. Và nếu mà mình không tu là mình lận đận với nó.

Chữa Lành Vết Thương 13

Page 14: Chữa lành vết thương

Thí dụ như chúng ta không muốn già mà một sợi tóc bạc xuất hiện là mình lận đận liền. Mình nhổ liền. Mình không thích để cho người ta biết là mình già. Mình thích trẻ đẹp chứ mình không thích già với xấu. Rắc rối vô cùng. Nhưng mà khi các con thoát được cái giận ở trên rồi thì các con cũng thoát được cái này. Thí dụ như các con đi học. Đương nhiên học mà thi đậu thì tốt rồi. Nhưng có người thi đậu mà lại mang tai họa. Có anh đó thi đậu đại học. Anh mang thức ăn ra cây cầu, có con dao để cắt, mời bạn ăn ngồi chơi ăn mừng thi đậu. Nhưng mà người khác tới gây rối một cách vô lý và đánh anh ta. Anh tự vệ nhưng mà đối phương bị chết. Cho nên anh bị giam mấy tháng. Sau đó may mà Nhà Nước điều tra, người ta thấy trường hợp đó là không có ác tâm cho nên người ta tha. Nhưng mà năm này chưa chắc vào được đại học được. Vì bị chậm trễ thời gian nên phải lưu ban. Như vậy đó, thi đậu chưa chắc đã là khỏe đâu nghe. Giả dụ mấy đứa con thi hỏng. Mình thi hỏng thì đương nhiên là mình buồn. Gia đình cùng buồn mà đôi lúc có người trách nữa. Nói “học cho hết cơm mà thi hỏng mất tiêu”. Nhưng mà khi đó mình cũng im lặng, mình tập cười, tập thở và mình cảm được tâm trạng thi hỏng như thế nào thì mình có thể sẽ ra khỏi sự khống chế của cảm giác buồn đau khi thi hỏng. Như vậy là mình hạnh phúc hơn người thi đậu mà bị ở tù, có phải không các con? Đó, mình theo Phật là như vậy đó. Chứ không phải theo Phật là tới chùa, làm cái gì khác. Theo Phật là theo cái đó. Chính lúc đó khi mà tập làm chủ được cảm xúc của mình thì các con là Phật. Phật gì? Phật không bị khống chế bởi cơn giận. Ta gọi là giải thoát, giác ngộ cơn giận. Ai mà giải thoát, giác ngộ giận thì là Phật. Ai bị cơn giận khống chế thì người đó là chúng sinh. Ai thi hỏng mà hạnh phúc, thoát được cái mặc cảm của thi hỏng thì đó là Phật thi hỏng. Phật trong thi hỏng gọi là Phật thi hỏng.

Chữa Lành Vết Thương 14

Page 15: Chữa lành vết thương

Khi mình đi mà bước chân an trú trong phút giây hiện tại, mình để tâm hoàn toàn vào bước chân, không có thêm, không có bớt gì khác, trên môi mỉm một nụ cười nhẹ thì cái đó gọi là Phật đi. Mà Phật đi thì gọi là thiền đi hay thiền hành thôi. Rồi ăn là Phật ăn, uống là Phật uống, nói là Phật nói, chơi bóng là Phật chơi bóng, tắm là Phật tắm, đánh răng là Phật đánh răng. Cho nên mình là Phật suốt ngày. Mà Phật suốt ngày thì đố mà có ông thợ săn nào tóm được. Chương trình cho mấy đứa con thì quý thầy đã hiến tặng xong rồi đó. Nghe 1 tiếng khánh thì mấy đứa con xá 1 xá rồi mình đứng dậy. Nghe 1 tiếng khánh nữa thì mình xá Bụt. Rồi quay lại nghe 1 tiếng khánh, mấy con xá đại chúng. Rồi mấy đứa con ai ưa ra thì ra, mà ai ưa ngồi thì ngồi lại. Tự do mà. Mình là Phật tự do. Có ai cấm đâu. Nếu mình ra ngoài thì sẽ có các vị chăm sóc như là thầy đã chăm sóc từ nãy giờ đó. Thầy cảm ơn mấy đứa con và thầy hy vọng rằng từ nay về sau mấy đứa con sẽ không bị trái dừa khống chế để ông thợ săn tóm cổ…

***

Sang Làng Kính thưa đại chúng, Năm 1994 khi thầy qua Làng để theo học Sư Ông với tăng thân thì nhiều lúc rảnh thầy hay tới phòng thầy Pháp Đăng ở để nhờ thầy chia sẻ cách tu. Thầy Pháp Đăng là người hướng dẫn cho thầy lúc mới qua Làng và thầy chỉ cho thầy nhiều điều sâu sắc lắm. Tính đến bây giờ cũng đã gần 20 năm. Hai người đã gặp nhau nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên gặp tại Tu Viện Toàn Giác. Chương trình trong khóa tu này thầy không có chủ động tham gia, tại vì thầy cũng có những sinh hoạt khác. Nhưng thầy Pháp Đăng đã nhường lại cho thầy 1 chút thời gian để tiếp xúc với đại chúng.

Chữa Lành Vết Thương 15

Page 16: Chữa lành vết thương

Hồi xưa theo thầy hiểu là thái tử Siddhartha có nhiều may mắn hơn chúng ta. Về văn võ thì Ngài tuyệt vời. Nhan sắc chắc hơn mình, phải không? Sức khỏe cũng hơn. Rồi thì địa vị ở trong tay, ngai vàng ở trong tay. Rồi giàu có, rồi mọi người tôn trọng. Rồi có vợ xinh, rồi có được con kháu khỉnh. Có nhiều thứ lắm. Mình chắc là không thể nào so được. Và nhất là Ngài có lòng thương lớn, cái sáng suốt lớn. Nhưng mà Ngài nói thiệt là Ngài bế tắc. Vua cha nói thôi con cứ ở nhà làm vua. Nhưng mà Ngài nói con làm vua thì cũng bế tắc như phụ hoàng thôi à. Con không có làm ăn gì được hết. Obama cũng vậy, cũng bế tắc. Siddhartha đã là thế thì Obama cũng thế thôi. Thầy chắc như vậy dù cho thầy chưa qua Lầu Năm Góc. Vì đó là cái nghiệp lực của cuộc sống. Chúng ta thấy rõ được Siddhartha bế tắc là do lòng thương lớn và sáng suốt lớn mà chưa có tuệ giác hoàn toàn. Cho nên Ngài quyết định phải sống như thế nào để vượt thoát bế tắc đó. Mà vợ Ngài cũng không phải vừa đâu. Cũng là một con người đức hạnh, thông minh và thương chồng cực kỳ mà cũng bế tắc. Không biết làm sao để giúp chồng. Ai trong chúng ta, vợ và chồng giúp nhau hơn thái tử Siddhartha? Đưa tay cho thầy coi. Điều này thực tế lắm đó. Mình tu là vì vậy. Tu là để giúp nhau. Cho nên tu là mình tập sống rất là thực tế. Thầy nhớ hồi nhỏ, năm lớp 6, thầy thêu lên áo mình một chữ “thương”. Quý vị nhớ lớp 6 nha. Chứ không phải lớn như bây giờ đâu. Thầy thêu 1 chữ “thương” lên áo, vải thô, áo ở vùng nông thôn chứ không phải như thời đại bây giờ. Mà khi thầy bận áo này thì thấy khỏe lắm. Không hiểu vì sao. Mình không hiểu vì sao. Sau đó thầy xin đi tu, mẹ thầy không có cho. Mẹ không cho không phải là vì cân nhắc chuyện đời hay chuyện đạo. Mẹ không cho là vì lý do đơn giản sau đây. Gia đình có 5 đứa con. Chết 3 đứa lớn trong 3 tháng. Gia sản bán sạch. Còn người anh kế thầy

Chữa Lành Vết Thương 16

Page 17: Chữa lành vết thương

thì đi lính. Thầy là con út. Bây giờ góa bụa, chết chồng rồi, cho đứa út đi tu luôn thì cô đơn lắm. Mẹ chịu không nổi sự cô đơn cho nên không muốn con đi tu. Nhưng mà ai xui khiến thầy nói một câu, “bây giờ mẹ không cho con đi tu thì con đi lính thôi. Mà đi tu mẹ có gì con còn về được. Còn đi lính thì quyền ai đó, chứ con không có quyền gì hết trơn…”. Thế là mẹ thầy cho đi tu… Như vậy đại chúng thấy là khi trên đường nghĩ tới chuyện tu, thầy cũng đâu có biết Phật Pháp gì đâu. Mình chưa biết gì. Bây giờ như Quỳnh Anh còn biết hơn thầy lúc đó nữa. Còn thầy không biết mô tê Phật Pháp chi hết. Chỉ biết chùa có thờ tượng thì đến tụng kinh thôi. Không biết gì hết trơn. Còn chuyện đi tu được về, đi lính thì không được về dễ dàng thì thầy cũng nói đại chứ cũng chẳng biết gì. Nhưng mà mình cảm. Có nhiều cái mình không biết mà mình cảm. Và sau này thì thấy nó đúng… Khi mà mới đi tu thì thầy tu không có giỏi. Chùa cũng như bây giờ thôi mà thầy không biết ứng dụng giáo pháp vào chuyện tu. Thầy chỉ biết tụng kinh, ăn chay, làm việc nhưng mà đuổi không về. Mình ưa tu mà không biết tu nhưng đuổi thì không về. Lạ thiệt! Tại vì mình linh cảm điều gì đó. Cũng giống như mình lập gia đình với ai. Ui cha, người ta đánh cho te tua mà đuổi thì không về. Đánh mấy đánh chứ mình không về. Thì thầy cũng vậy. Thầy không về. Nhưng mà trong tâm mỗi lần nhắc đến chuyện tu, chuyện học mà mình chưa học thì xấu hổ kinh hồn. Cái đó nó nhói đau vì lúc đầu mình có cái đó. Thành ra cuối cùng thầy được gởi vào Phật học viện Báo Quốc, vì ban đầu thầy tu ở Quảng Trị. Mấy tháng thôi nhưng mà lúc đó là đang đau thần kinh đến mức không nói chuyện được. Khi đi cuốc cỏ thì tình trạng có bớt. Học được vài ba bữa thì nghe ở Nha Trang mở một trường dạy toàn Phật Pháp mà không dạy cho người đời. Không học ở trường ngoài nữa, thầy xin vào trường đó. Mà thực sự thì ở ngoài này thầy đã học được gì đâu. Chỉ ưa quá rồi xin đi vậy thôi. Cũng như mình ưa ai là xin kết hôn chứ mình không có biết mô tê gì hết. Ưa là cứ làm liều. Thầy cũng làm liều kiểu đó.

Chữa Lành Vết Thương 17

Page 18: Chữa lành vết thương

Khi học ở Hải Đức, Nha Trang thì thầy học vượt lớp. Thầy chỉ được dự thính tại vì mình không đủ tiêu chuẩn. Nhưng mà sau 4 năm học, thi tốt nghiệp là thầy đỗ đầu lớp nhưng mà không có giỏi. Rất là lạ kỳ. Có những cái kỳ quái lắm. Mình hiểu không có được. Tức là sức học tầm thường lại đứng đầu nhưng mà không có giỏi. Thời điểm này thì cũng chưa biết tu. Tu thiền thì tu sao không có biết. Cứ bắt chân ngồi rồi được cái gì thì được thôi. Nhưng mà có những điều thầy học như Kinh Tứ Niệm Xứ, duyên khởi là thầy chấn động. Cái lớp đó có học kinh Tứ Niệm Xứ. Thầy chấn động, cảm thấy sảng khoái. Nhưng mà lấy kinh ra mà tu thì không biết lấy như thế nào. Cho nên mình mới chỉ cảm mà thôi. Chứ còn hiểu thấu để tu thì không có hiểu bao nhiêu. Rồi có lần thầy buồn quá và muốn chết. Đó là vào năm 1975. Bấy giờ, súng nổ bốn phía mà người chết nhiều quá. Mình cảm thấy trong lòng có một cái gì trĩu nặng và muốn chết. Nhưng mà cảm giác đó chỉ qua một phút thôi là nó hết chứ không thôi thì chắc mình chết rồi. Trong những năm đó, hằng ngày cuốc đất mà thầy vẫn bỏ kinh trong túi áo mà học lúc nghỉ mệt. Nhưng mà thầy tu lộn xộn lắm cho nên đau hoài thôi. Tu rất là lộn xộn và rất là sai lầm. Có người biết được cái tâm đó của thầy, thấy thương cho nên xin cho thầy qua Pháp tu học sau này. Thầy đi tu nhưng sống được với mẹ trong chùa 13 năm. Mẹ thầy mất năm 1988. Đến năm 1994 thì thầy được chấp nhận qua Làng học thiền. Tập thương mình thật sự Khi qua đó thì thầy học lại từ đầu. Thầy thấy thầy Pháp Ứng (mà hồi đó còn là sư chú) đi rất là khoan thai mà cái tính của mình thì lật đật. Cho nên mình đang lật đật vậy mà thấy thầy khoan thai thì mình khoan thai theo. Tức là tu bắt chước, chứ đâu có biết gì đâu. Mà trong lòng mình biết ơn thầy lắm. Thầy tự tôn chú Pháp Ứng là thầy của mình dù lúc đó

Chữa Lành Vết Thương 18

Page 19: Chữa lành vết thương

thầy đã là giảng sư rồi. 1975 thầy đã là giảng sư, là trụ trì rồi. Nhưng thầy vẫn thấy chú Pháp Ứng là thầy của mình. Năm 1995, trong thời gian một tuần đến Niệm Phật Đường Linh Thứu ở Berlin để tổ chức khóa tu, đi 9 người thì ai cũng cho pháp thoại cả. Ngồi thành vòng cung. Bữa đó chú Pháp Ứng lên cho pháp thoại, thầy Nhuận Hải nói, “Xin thầy Giác Viên nói lời giới thiệu”. Thế là thầy nói là “Thưa đại chúng, thầy Pháp Ứng là thầy của tôi”. Mình kể chuyện đó ra là kể rất thiệt chứ không phải muốn lấy lòng ai. Khi mình kể thiệt ra thì con người của mình hạnh phúc lắm, rất là hạnh phúc. Lạ như vậy. Mình kể chuyện như chuyện Tấm Cám vậy thôi. Nhưng mà vì mình chạm tới sự thực cho nên mình hạnh phúc. Và khi hết buổi pháp thoại rồi thì lúc về mình càng ngẫm chừng nào thì hạnh phúc nó lên chừng đó. Thí dụ mình nghĩ thế này, “mình là tỳ kheo, là giảng sư, là trụ trì mà sư chú thì chỉ là sư chú, mới tu đây thôi. Mà bây giờ mình giới thiệu sư chú là thầy mình. Thế là sư chú nói Đông nói Tây lỡ có gì chưa chuẩn bị thì phía dưới họ đều răm rắp nghe hết, họ không cục cựa gì hết.” Nghĩ tới đó thôi là hạnh phúc đi lên… Mình hạnh phúc là vì mình nói thật, mình làm thật. Và thương là phải thật. Bây giờ đây chúng ta đã thương thật chưa? Ai cũng có thương yêu. Có ai ở đây mà không có thương, phải không? Đố ai mà không có thương. Bởi vì không có thương thì mình héo hơn cái hoa này một ngàn ngày. Phải thương mới sống được. Nhưng mà mình thương thực hay chưa thì cái đó mình phải hỏi mình. Có anh thanh niên kia mê đi tu lắm. Mà xin thì nhà không cho. Anh chặt đứt ngón tay. Chặt xong thì anh quẳng đi để người ta đừng có tìm được để mà nối lại. Thế là nhà cho đi tu. Nhưng mà anh cũng không tu lâu được. Rồi khi về đời, kết hôn thì anh mắc tật là ưa nhậu. Một hôm anh nói, “bữa nay dứt khoát bỏ rượu”. Anh lại lấy dao chặt đứt ngón nữa và quyết tâm bỏ rượu. Nhưng mà anh cũng nhậu như thường.

Chữa Lành Vết Thương 19

Page 20: Chữa lành vết thương

Điều này nói lên là mình muốn thương, mình muốn tu, mình muốn thực nhưng mà làm thực không có nổi. Trong chúng ta ngồi đây có phải là đang có người ở trong tình trạng đó hay không? Lắm lúc mình không muốn làm khổ chồng. Rứa mà cứ làm khổ dài dài. Mình không bao giờ muốn làm khổ vợ. Thế mà cứ làm khổ nhau dài dài. Hứa rồi, dặn lòng rồi mà mai đụng chuyện cũng vũ như cẩn (vẫn như cũ). Con cái với ba mẹ cũng vậy. Mình với giang sơn Tổ Quốc cũng vậy. Mình với muôn loài, môi trường cũng vậy. Và mình với chính mình cũng vậy. Đôi lúc mình cũng không thực với mình. Thầy cũng có khi là người không thực với mình. Vậy thì năng lượng thương ai cũng có. Mà khả năng thương thì phải rèn luyện. Cũng như cái ước muốn học giỏi thì ai cũng có. Nhưng mà muốn học giỏi không phải tự nhiên là học giỏi mà phải rèn mới giỏi phải không? Muốn là một chuyện còn khả năng thực để thực hiện là một chuyện khác. Mình phải tập luyện. Như thầy muốn khỏe hơn là phải tập. Chứ còn ngồi đó nói con muốn khỏe, con muốn khỏe thì nó không thể nào khỏe. Đức Thế Tôn dạy cho mình muốn thật, muốn thương thật là phải thương mình. Như buổi sáng thầy Pháp Đăng đã nói chuyện này rồi. Thương mình thì làm sao thương được? Cái này thầy nói với các cháu lúc nãy đó là khi mình giận mà im lặng, mỉm cười, biết thở và cảm được cơn giận. Làm 4 việc đó mà đừng thêm gì hết mà cũng đừng bớt gì hết. Cái đó gọi là nhận diện đơn thuần. Cái đó gọi là chánh niệm. Chánh niệm tức là cái niệm làm cho mình ra khỏi cơn giận. Còn niệm chừng nào mà còn giận chừng đó thì là tà niệm. Đơn giản vậy thôi. Cái niệm này làm mình vượt thoát cơn giận, chứ không phải tiêu diệt cơn giận. Nhớ là không bao giờ tiêu diệt được cơn giận. Mình vẫn sống với nó và nó vẫn có đó nhưng mà nó không làm gì được mình hết. Cũng như mình không thể ra khỏi mọi mầm mống bệnh tật. Nhưng mà mình

Chữa Lành Vết Thương 20

Page 21: Chữa lành vết thương

sống sao đó để cho bệnh tật nó không khống chế thân tâm mình thôi. Bệnh lao cũng có, ung thư cũng có, AIDS cũng có. Nhưng mà nó yên, nó ở yên đó, không phát ra. Chúng ta không bao giờ tiêu diệt cơn giận được. Điều mình làm được là thực tập giữ cơn giận ở trong tình trạng yên ắng, không có tung hoành để sai sử mình, để thọc gậy bánh xe vào cuộc đời mình. Đây gọi là vượt thoát mà không phải tiêu diệt. Điều này phù hợp khoa học lắm. Bởi vì khoa học chứng minh rằng năng lượng không sinh ra mà cũng không mất đi nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, phải không? Bốn chất liệu của tình thương Tuệ giác của Đức Thế Tôn là khoa học, nhưng mà là khoa học chứng ngộ. Còn khám phá khoa học là sự khám phá mà chưa có chứng ngộ. Cho nên nhà khoa học đau khổ còn đức Phật thì giải thoát. Chúng ta là con của nhà khoa học vượt thoát. Khi mình làm được 4 việc ở trên thì mình vượt thoát được cơn giận, mình hạnh phúc trong khi cơn giận có thể vẫn có đó. Lúc này mình thấy cuộc đời thật sự mầu nhiệm. Mẹ là mầu nhiệm dù câu nói của mẹ làm mình giận. Giờ đây, mẹ rất mầu nhiệm, mầu nhiệm hơn khi mẹ chưa nói nữa. Sư Ông dạy mình “đời mầu nhiệm”. Mầu nhiệm thiệt đó nhưng mà chỉ khi nào mình thở, mình cười, mình cảm được cơn giận. Làm được vậy thì cơn giận hoàn toàn không những không khống chế mình mà ở ngay đó trào lên một niềm hạnh phúc. Và vì vậy đời trở nên mầu nhiệm, dù rằng con người mình cũng sống như bấy lâu thôi. Ví dụ như 2 cái răng khểnh của thầy, thầy bây giờ cũng có thể mỉm cười hạnh phúc dù nó không có rụng. Nó vẫn là răng khểnh nhưng mà mầu nhiệm với mình tại vì răng khểnh đẹp hơn là răng giả. Nó có duyên lắm.

Chữa Lành Vết Thương 21

Page 22: Chữa lành vết thương

Còn răng khểnh mà tu mà tu vẫn hạnh phúc thì tại sao không thể vượt thoát được cơn giận để hạnh phúc chứ? Nhờ thấy được vậy cho nên mình khỏe. Và vì mình khỏe cho nên cái khỏe đó mở lối cho những người răng khểnh và cũng khích lệ cho những ai đang có hai hàm răng trắng ngọc ngà… Lạ như vậy đó nhưng mà mình phải tập. Có tập luyện thì mình mới nếm được. Tập thương mình, thương để có hạnh phúc chứ không phải để có khổ đau. Thương thật thì hạnh phúc mà thương chưa thật cho nên khổ. Vậy trong chúng ta, mình thương ai mà khổ thì phải coi lại. Chắc chưa thật? Tại vì thật thì làm sao lại khổ được? Thật là có chất liệu của Từ Bi Hỷ và Xả. Khi mình giận mà mình thở, mình chánh niệm thì mình có hạnh phúc. Cái đó gọi là Từ. Từ là ban vui. Từ là mình cho mình cái niềm vui. Thế còn Bi? Mình giận mình khổ. Thế mà mình thở một cái thì mình hết khổ. Cái đó là cứu khổ, là mình cứu mình. Lúc đó con người mình rất là độ lượng, rất là hoan hỷ, rất là thoải mái. Tức là mình có Hỷ. Từ-Bi-Hỷ. Khi mình vượt thoát cơn giận thì mình có đủ cả 3. Và khi mình ở trong tình trạng Từ-Bi-Hỷ thì xấu mình biết xấu, tốt mình biết tốt. Mẹ nói câu đó không đúng là mình biết câu đó không đúng. Nhưng mà không kỳ thị mẹ mà lại thương mẹ hơn. Cái đó gọi là Xả. Chữ Xả không có nghĩa là đúng mặc đúng, sai mặc sai, không dính tới tôi thì thôi. Chữ Xả như vậy thì không có trong giáo lý của Đức Thế Tôn. Có người nói rằng là con bây giờ ăn không biết ngon, biết dở mà tưởng là Xả. Cái đó không phải là Xả. Cái đó gọi là Xa. Xa gì? Xa sự giác ngộ. Tu mà đến mức không biết ngon, dở gì cả thì đó là gì? Không định nghĩa được. Tu là phải biết. Nhưng biết mà không kỳ thị thì đó mới là Xả. Mà Từ Bi Hỷ Xả có trong nhau. Có 1 là có 4. Có 4 là có 1. Đó là tu Từ Bi Hỷ Xả. Mà tu như vậy thì mình mới tu thiệt. Còn vắng mặt Từ Bi Hỷ Xả mà mình vẫn thương thì cái thương đó rất quý nhưng phải cẩn thận với cái thương, cái quý của mình. Coi chừng là nó chưa có thực.

Chữa Lành Vết Thương 22

Page 23: Chữa lành vết thương

Có 1 chị ở Hong Kong, lập gia đình và có 3 đứa con. Chị chia sẻ trong nhóm pháp đàm là chị và chồng chưa bao giờ ngồi lại với nhau để nói lời chia tay và bàn chuyện con cái ai nuôi nhưng mà chồng chị đã chia tay chị. 3 đứa con thì chị nuôi. Mỗi lần nhìn thấy chồng là hận thù trong lòng lên như là bão tố. Chị chịu không thấu. Nhưng mà khi tới với tăng thân, thở và cười như thế này thì bây giờ chị thương được chồng mình rồi. Thầy có chia sẻ với chị rằng làm được như vậy là đã thực hiện được 1 bước rất là quan trọng nhưng bây giờ chị cần phải tiến thêm nữa. Tức là chị hãy về nhà rồi tập viết xuống tâm tư mình. Viết như thế nào? Ngày trước chồng chị đối xử chị như thế nào, chị giận ra làm sao, viết xuống y như vậy. Bây giờ chị thở, chị cười như thế nào, chị thương chồng ra làm sao, chị cũng viết xuống. Và chị có thể viết thêm một nội dung nữa về cái nguyện của chị. Chị có thể viết, “Em nguyện đem hết khả năng mà em đang có nhờ tu học để giúp em ra khỏi khổ đau. Giúp em ra khỏi và còn giúp cho anh ra khỏi nữa. Bởi vì em biết bây giờ mình tuy không còn bên nhau, anh đang sống với người kia nhưng mà trong tâm anh vẫn khổ đau. Anh khổ đau vì con anh anh chưa nuôi, vợ anh chưa biết lỗi phải như thế nào, anh không bàn bạc mà anh lại đột ngột xa cách. Em biết là lòng anh giờ đây đang ray rứt khôn nguôi. Em mong anh thoát ra khỏi tâm trạng đó. Em đã có con đường rồi. Quyết tâm là sẽ thoát được. Còn anh thì em mong anh cũng sẽ có đường thoát. Và em xin tạo mọi điều kiện trong khả năng của em để giúp cho anh… Và em sẽ giúp các con thương yêu ba hơn lúc ba còn sống chung’’. Viết xuống xong hết rồi thì chị có thể cho 3 đứa con đọc lá thư này. Rồi mình gửi lá thư đó cho chồng của mình. Với con chị thì chị không cần nói là con phải hiếu thảo với cha mẹ, phải thế này, thế kia. Khi đọc được những lá thư như vậy thì tự nhiên nguồn

Chữa Lành Vết Thương 23

Page 24: Chữa lành vết thương

năng lượng rất là nuôi dưỡng, rất là hạnh phúc biểu hiện. Nó gắn bó mẹ con lại với nhau. Và tự động các con mình sẽ biết hành xử như thế nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đó là báo hiếu mà mình không cần phải dạy con. Mình chỉ cần sống được như vậy thôi. Hồi sáng thầy Pháp Đăng cũng đề cập đến ý đó. Thầy Pháp Đăng có nói thiền là sống, chớ không phải là nghĩ, không phải là bắt chước. Đạo Phật của mình là đạo sống, chứ không phải đạo thờ, đạo sống chứ không phải đạo tụng, đạo sống chứ không phải đạo cầu, đạo sống chứ không phải đạo nghĩ. Nhưng mà muốn sống thì phải có cúng, có tụng, có thờ. Cái đó là thế. Cái đó là phụ nhưng mà mình cần. Tại vì mình hay quên. Cho nên mình cần những cái đó để nhắc cho mình nhớ. Mình cần những cái đó để mình có cơ hội được thấy Phật. Nhìn Ngài thì mình thấy phải sao đó trong lòng cho nên Ngài mới dễ chịu như vậy. Nhìn hoa khôi thì còn thấy khó chịu. Nhưng mà nhìn Phật thì thấy dễ chịu. Bởi vì Ngài không có sức cám dỗ của hoa khôi. Khi mà mình thở, mình cười như vậy thì mình đang tập thương mình. Lúc kia thì tức giận, hằn học, hận thù, đau đớn mà bây giờ thì thanh thản, nhẹ nhàng, tươi mát, thương được người chồng và có cách làm lớn hơn là cứu chồng, cứu con ra khỏi niềm đau nỗi khổ xưa nay. Từ Bi Hỷ Xả, ban vui cứu khổ là như vậy đó. Nhưng mà thưa đại chúng, khi mà mình thở mà mình biết hơi thở vào đây nè, mình biết hơi thở ra đây nè thì đại chúng có biết vì sao nó kỳ diệu ở chuyện đó không? Ba mảnh thực tại Sư Ông thường dạy chúng ta đây là tờ giấy. Nó có cái mặt bên này tạm gọi là mặt A. Nó có cái mặt bên kia tạm gọi là mặt B. Và chất bột để làm ra giấy gọi là thành phần C.

Chữa Lành Vết Thương 24

Page 25: Chữa lành vết thương

Có 3 phần là A, B, C. A không phải B. B không phải C. Và C không phải A. Nhưng mà đại chúng có thể lấy 3 cái đó ra khỏi nhau được không? Không, phải không? Bởi vì lấy ra một cái là tờ giấy trở thành vô nghĩa, phải không? Mình phải để như vậy thì mới viết được, mới sao chụp được chứ. Cũng vậy, con người mình có 2 phần thân và tâm. Và cái làm nên con người mình là phần thứ 3. Thân là A. Tâm là B. Cái làm nên thân và tâm là C. 3 cái đó không thể lấy ra được. Có cả 3 cái thì mới gọi là con người đúng nghĩa. Nếu mình ở đây, mình thở mà cái tâm của mình đi chu du như vậy là lấy A ra khỏi B mất rồi. Có phải không? Mà mình thì mình luôn luôn lấy thân ra khỏi tâm, lấy tâm ra khỏi thân. Sống như vậy thì đâu có ý nghĩa. Sống như vậy là mình chưa có thương mình, chưa có thương mình thiệt. Chưa thương mình thiệt làm sao thương thiệt người khác được. Cho nên trong khi thở mà mình biết trở về với thở, tâm mình với hơi thở trở thành một khối (như trà quyện với nước gọi là nước trà đó) thì lúc đó mới thương mình được, lúc đó suối nguồn hạnh phúc mới tuôn trào được. Thương mình được thì mới thương được cuộc đời… Trong bước thứ thứ tư ở trên, thầy có nói tới chuyện nhận diện thân và tâm của mình. Mình phải nhận diện toàn cái thân, toàn cái tâm của mình mỗi khi có một cảm xúc đi lên. Mình không chừa bộ phận nào cả. Nhưng mà chưa đủ đâu. Thầy đang đứng đây để nói thì phải có cái máy thì hơn mấy trăm người mới có thể nghe được. Còn phải có khoảng không gian nữa. Rồi có rau, có mít kho, có ăn rồi mới nói được. Nếu mà không ăn uống gì thì xin lỗi chỉ có nằm thở chứ nói gì. Cho nên lời nói nó đơn giản nhưng mà vũ trụ có mặt trong lời nói này.

Chữa Lành Vết Thương 25

Page 26: Chữa lành vết thương

Vậy thì khi mà mình biết thương mình thì cái thương đó chứa cả vũ trụ. Cho nên mình thương ai cũng thực cả, phải không? Trời ơi, đó chính là giáo pháp đó. Đó chính là giáo pháp. Mình tách 3 phần của tờ giấy ra khỏi nhau không được. Xin đại chúng hãy nhớ rằng mình không thể tách ai ra khỏi đời mình được, dù đó là một hòn sỏi, dù đó là một gợn mây, dù đó là một hơi thở…. Nhưng mà mình là luôn luôn muốn tách ra. Mình luôn có xu hướng loại trừ. Thí dụ như mình yêu một người. Khi mà mình yêu ai thì theo lề thói bình thường (chứ không phải theo đạo Phật) là mình muốn đó là người duy nhất. Đã là duy nhất thì phải loại trừ, loại trừ còn một thôi, thế mới gọi là yêu chứ. Chứ nếu không thì đổ bể hết, có phải không? Không ai chấp nhận yêu là có người thứ hai xen vào cả. Nhưng mà khi mình có hạt giống “loại trừ hết chỉ chừa một người” thì hạt giống đó ở trong mình rất là mạnh. Cho nên mình loại trừ ngay bản thân mình và cả người mình đang yêu. Vì vậy, yêu mà loại trừ thì gây phiền phức lắm. Đó là sự thực. Nhưng mà trên thế giới này không ai chấp nhận sự thực này. Chúng ta chỉ muốn đâm đầu vào rồi loại trừ nhau thôi. Đến chết vẫn còn muốn loại trừ mới được. Loại trừ tất cả tức là muốn chiếm hữu cho riêng mình . Loại trừ cũng giống như mình lấy A ra khỏi B, khỏi C tức là cô đơn. Mình trở nên cô đơn, mình có một nỗi niềm cô đơn rất là lớn. Yêu thương là tự do Ở khóa tu người Việt tại Thái Lan, có một chị nhà giáo ở Huế, chị có chia sẻ rằng chị nuôi con rất là thành công. Nuôi bằng gì? Nuôi bằng áp lực, tức là mình chỉ huy, sai bảo chứ không có chuyện bàn bạc đâu, bắt làm thôi…

Chữa Lành Vết Thương 26

Page 27: Chữa lành vết thương

Ở đây có ai đọc Mẹ Hổ chưa? Trong báo Văn hóa Phật giáo đó, Mẹ Hổ tức là chỉ những ai dạy con theo kiểu ra lệnh, trừng phạt. Có người dạy con theo cách đó và rồi đứa con thành công, trở thành một nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng ở Mỹ. Thì chị giáo viên này chia sẻ là chị dạy con theo kiểu đó. Và con chị bây giờ hiền ngoan và cũng rất thành đạt. Nhưng mà khi đi vào khóa tu, nghe pháp thoại rồi thì chị mới thấy sai lầm của chị. Chị phát hiện ra là mình đã dạy sai. Mình dạy con thành công chứ. Nhưng cái thành công đó là một dạng thành công có sai lầm. Sai lầm là chị sai từ lâu mà chị không biết mình sai. Cho nên chị rất khổ đau với cái phát hiện này. Xét theo quan điểm thông thường trong đời, dạy con mà con mình ngoan và thành đạt là đúng rồi. Dạy con ngoan, nuôi con khỏe là thành đạt lớn. Nhưng mà mình nuôi con mà nuôi bằng áp lực thì nó không đúng theo cái thấy của Đạo Phật. Thí dụ 3 phần A, B, C của tờ giấy. Có phần nào chỉ huy, có phần nào tạo áp lực, ra lệnh cho những phần còn lại không? Có không? A có ra lệnh, chỉ huy cho B không? Chất bột C không ra lệnh cho A và B mà là chúng tới với nhau, nương tựa vào nhau trọn vẹn để tạo nên tờ giấy. Và chúng hoàn toàn tự do. Vậy thì mẹ và con đối với nhau cũng như 3 mặt của tờ giấy thôi. Phải hoàn toàn tự do. Khi mình thở thì mình biết vào nè, mình biết ra nè, đâu có áp lực gì đâu. Cũng như mình soi gương. Cái nhan sắc của mình ở trong gương. Cái gương có cố tình lấy cái mặt của mình vào trong gương không? Rồi mình có cố tình nhét cái nhan sắc của mình vào trong gương không? Không, chúng rất là tự nhiên, rất là thoải mái và rõ ràng. Tu cũng vậy đó. Biết hơi thở vào, biết hơi thở ra. Tức là nhận diện đơn thuần. Tu là làm một sự việc mà không hề có cố gắng. Cho nên Sư Ông dạy tu là chơi. Tu là sự nghỉ ngơi. Tu là sự buông thư. Tu là thật sự tự do. Chị giáo viên thấy rõ cái sai của mình cho nên chị chia sẻ là bây giờ sẽ cố gắng thực tập lại. Quý thầy có chia sẻ với chị là chị về viết xuống một

Chữa Lành Vết Thương 27

Page 28: Chữa lành vết thương

lá thư là chị có công với con chị đứng về mặt xã hội. Điều đó không ai phủ nhận. Nhưng mà nếu chị có một sai lầm gì, có một niềm đau gì xưa nay mà chị nhận ra sau khóa tu thì chị viết xuống… Ta có thể quán chiếu đứa con của mình. Nó có thể biết ơn mẹ vì đã dạy nó trở nên một người ngoan hiền và thành đạt Nhưng mà chắc chắn trong lòng đứa con sẽ có một nỗi niềm không thoải mái. Từ nhỏ đến lớn cảm giác đó vẫn còn tồn tại. Và đứa con không hiểu vì sao ơn mẹ rất lớn sao lòng mình vẫn có nỗi niềm ức chế xưa nay? Chị cho con chị rõ nguyên nhân thì cứu được con. Tại sao trong lòng con mình không có thoải mái? Tại vì mình đã tạo quá nhiều áp lực cho con trong bao nhiêu năm tháng. Vậy chúng ta nên quán chiếu điều này để tránh sai lầm va ̀ đau khổ. Thí dụ đứa con mình làm cái gì không vừa ý mình, dù cho đứa con rất là thơ dại, mình vẫn nói những ngôn ngữ không dễ thương… “Nói không nghe là mẹ đánh…” Nói ra nhưng mà trong lòng mình vẫn còn bực. Đó chính là áp lực… Thì bây giờ mình thay đổi cách biểu lộ của mình. Nếu có gì mình không vừa lòng với con thì mình có thể nói “Nếu con làm được cái này thì mẹ khỏe lắm. Mẹ mong con làm được những chuyện như vậy lắm. Nhưng mà nếu con làm không được thì mẹ vẫn thương con và chờ đợi con. Và mẹ sẽ chỉ gợi ý, sẽ tạo điều kiện như thế nào để cho con có thể làm được những điều mà mẹ mong muốn… Mẹ sẽ không tạo áp lực cho con nữa. Nếu còn tiếp tục tạo áp lực thì mẹ sai lầm. Đứng về mặt xã hội, mẹ không đáng trách. Nhưng mà đứng về mặt sự thực, mẹ đi sai sự thực với con. Sự thực là gì?

Chữa Lành Vết Thương 28

Page 29: Chữa lành vết thương

Sự thực là tự do. Sự thực là hòa bình. Sự thực là yêu thương nhau dưới bất cứ hình thức nào dù chỉ mảy may tơ tóc. Mẹ muốn nói với con điều đó.” Nếu mình nói được những câu tương tự như vậy thì tức là mình dạy mà không đánh mắng, không áp lực nhờ biết thở. Viết xong một lá thư như vậy thì chị nhà giáo thoát khỏi niềm ray rứt bấy lâu. Và khi đưa cho con thì lá thư đó giống như một cây cầu nối thân thương “từ hang địa ngục lên tới cõi trời mở hội ngàn sao” (thơ Sư Ông). Cho nên quý đạo hữu có thể thấy rằng: Tu là gì? Tu là nhìn thấy, chứ không phải cố gắng. Từ trong cái thấy mà vượt thoát. Cái thấy đó là tuệ hay là hiểu. Mà khi mình vượt thoát và thấy rõ thì mình mới đủ sức để làm ra tình thương. Cho nên mình có hiểu và thương. Thương đúng là hiểu sâu. Hai cái này đi đôi với nhau, không trước không sau. Tu như vậy thì điều chỉnh mọi lệch lạc trong cuộc đời. Tu như vậy là hiến tặng cho cuộc đời này, là biến cuộc đời như xưa nay trở thành thanh thản, nhẹ nhàng, thong dong, giải thoát. Ta gọi là Ta Bà, là Tịnh Độ. Cho nên mình hát: Đây là Tịnh Độ. Tịnh Độ là đây thì không phải là hát đơn thuần. Mà mình phải làm sao để thân tâm mình và những đối tượng xung quanh mình giờ phút đó trở thành thanh thản, tự do, không ràng buộc, nương tựa nhau hoàn toàn. Cái đó gọi là truyền trao trong khi hát…Đó mới là điều quan trọng. Vấn đề không phải hát hay hay dở, vấn đề là mình phải truyền trao cho được. Ca hay mà thiếu truyền thì ca hay cũng không ích lợi bao nhiêu. Đây là thiền ca. Nếu chỉ có “ca” không thôi thì không được. Vắng “thiền” tức là vắng Từ Bi Hỷ Xả. Vắng 4 chất liệu đó thì tình thương của mình trở nên không thực. Bây giờ nếu chúng ta nhận ra được tình thương của mình đang không có thực thì lỗi lầm đó thuộc về ai?

Chữa Lành Vết Thương 29

Page 30: Chữa lành vết thương

Thí dụ như 2 cháu mất truyền thông với bố mẹ. Hai đứa ngồi lại với nhau đồng ý rằng bố mẹ đã không trao truyền cho mình một tình thương đích thực. Và mình có thể đổ lỗi cho bố mẹ. Nhưng mà nếu mình nhìn cho sâu thì mình sẽ phát hiện sở dĩ bố mẹ như vậy là do ông bà nội, ông bà ngoại. Và nếu nhìn vào ông bà nội, ông bà ngoại thì mình thấy cha mẹ của ông bà nội, ông bà ngoại. Và nếu cứ nhìn lên đến chỗ không có bắt đầu thì mình thực sự biết lỗi này không phải của ai cả. Tất cả là nạn nhân của sự chưa hiểu mà thôi. Chuyện lỗi của ai là không quan trọng. Quan trọng là sự thực. Mà sự thực là mình đang có khó khăn với cha mẹ. Và mình thấy rõ cái khó khăn này đã đi qua nhiều thế hệ. Cái tình thương chưa thực này đã đi qua nhiều thế hệ. Và chúng ta là nạn nhân của sự thương chưa thực. Chúng đã luân hồi, tiếp nối trao truyền cho tới bây giờ. Cho nên không ai có lỗi hết. Vấn đề là mình nhìn ra sự thật để cùng nhau chuyển hóa, cứu vãn quá khứ, xây dựng hiện tại và vạch lối cho tương lai thôi. Có ai có lỗi đâu. Vì vậy mình tu một điểm thì bung ra toàn bộ cuộc sống gọi là vô lượng. Từ Bi Hỷ Xả là tứ vô lượng tâm. Cho nên mình tu là không bao giờ về hưu. Không có trường học, không có bế giảng, không có bằng cấp, không có gì hết. Nhưng mà rất thực. Đây là một trường đại học tâm linh siêu việt mà mình chỉ cần lắng nghe và thực tập theo thôi… Thuở nào thơ dại bỏ ta đi Đến một độ tuổi nào đó thì mình phải lập gia đình, mà lập gia đình thì mình phải chọn đúng. Mình phải chọn chứ. Nếu thấy người đó mình nói 1 điều mà nói lại 5, 7 điều thì tức là mình biết họ đã lấn sân. Người đó không tôn trọng mình. Người mình chọn phải là người biết lắng nghe mình. Tuy nhiên nhiều khi đã chọn đúng người rồi khi kết hôn về một

Chữa Lành Vết Thương 30

Page 31: Chữa lành vết thương

thời gian thì tâm tính có khi cũng đổi thay và người đó lại lấn sân mình. Chọn đúng mà về sau đổi thay thì mình biết làm sao. Cho nên lựa chọn là một bước cần thiết nhưng mà chưa đủ. Hôn nhân như thầy Pháp Đăng nói buổi sáng mình chỉ nên ăn ở với nhau lúc đám cưới thôi, chứ đừng ăn ở trước. Lúc thầy qua bên Pháp. Pháp đàm về giới thứ ba Tình Thương Đích Thực (trong đó có câu “con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài”) thì có một bà chia sẻ rằng “Nhà con có 2 đứa con gái. Đứa nào cũng sống với bạn trai người Pháp trước rồi sau đó mới đám cưới. Và bây giờ đứa nào cũng hạnh phúc, con rất mừng’’. Bà chia sẻ đúng nhưng mà chưa sâu sắc lắm. Sống thử với nhau trước thì đã có vết thương lòng rồi. Có thể là đã không tôn trọng nhau một cách sâu sắc rồi. Và ít nhất con mình sau này sẽ đi theo hướng đó mà mình không có điều gì để giúp con được. Vì mình đã sống như thế thì làm sao mình đủ sức để giúp con tránh ‘‘vết thương lòng’’. Nếu chúng ta là một bậc làm cha làm mẹ thì làm sao chúng ta có thể bảo hộ và chỉ bày cho con em chúng ta được đây? Chúng ta phải làm sao giúp cho con em mình hiểu và đừng bước vào những bẫy sập trong cuộc đời mà cụ thể là chuyện sống thử trước hôn nhân. Xã hội bây giờ có quá nhiều tệ nạn. Vừa rồi ở Sài Gòn có một lễ cầu siêu cho 5000 hài nhi bị chết do nạo phá thai của 3000 bà mẹ còn trẻ. Tác giả Phạm Lữ Ân có đề cập đến chuyện này trong một bài viết tựa là “khoảnh khắc nào thơ dại bỏ ta đi”. Đại chúng đọc chưa? Tác giả đã viết ra câu chuyện này với niềm mong mỏi người trẻ trong xã hội tránh bớt đau thương trong chuyện quan hệ nam nữ trước hôn nhân.

Chữa Lành Vết Thương 31

Page 32: Chữa lành vết thương

Đây là một tác phẩm lành mạnh. Thầy đọc cái này rồi. Giờ thầy chia sẻ với đại chúng để mình cùng quán chiếu. Tác giả có nói với mình về chuyện mẹ và con cùng nhau xem một bộ phim mà vai nữ chính là một em nữ sinh 16 tuổi (phim Juno dính bầu - 2007). Dù còn đi học nhưng em đã ăn ở với bạn trai và mang thai. Em này quyết định sinh chứ không nạo thai và sau khi sinh thì em để cho một gia đình nhận con của mình về nuôi để em tiếp tục con đường học vấn. Ai cũng khen phim kết thúc rất là có hậu. Nhưng mà khi đứa con gái ngồi khen phim với vẻ thích thú thì trong lòng bà mẹ tư duy, đăm chiêu lắm. Tác giả đặt ra một câu hỏi dành cho các bà mẹ trẻ là nếu mình ăn ở với nhau trước, khi mình lập gia đình có con thì vết thương năm xưa nó có trỗi dậy, nó có tung hoành, nó có phá mình như Tôn Ngộ Không chui vô bụng người ta không? Tác giả thì cho rằng vết thương lòng đó không cứu chữa được. Thầy băn khoăn chuyện này. Thầy rất là băn khoăn. Vì sao vậy? Vì đã là vô thường thì có gì mà chữa không được. Mình biết rằng sống thử trước hôn nhân là hiểm nguy là cần phải tránh. Nhưng mà có phải ai cũng tránh được đâu. Chặt tay để đi tu rồi cũng bỏ chùa. Chặt tay để bỏ rượu rồi cũng nhậu say sưa. Mình quyết tâm là đừng nhầm mà mình vẫn nhầm, phải không? Và cho dù có khi mình không muốn nhầm thì cũng nhầm. Tại vì người ta lấy một cái lon nước uống, khoét một cái lỗ cho vào đó chất mê. Và mời người bạn kia uống là xong đời. Đâu có ai muốn. Và thầy tu cũng bị như thường. Trong lịch sử Phật Giáo có nhiều vị tu sĩ bị người ta cám dỗ để rồi phải tự tử để giữ sự trinh nguyên vì không thể thoát thân. Đâu phải đơn giản đâu. Mình đâu có muốn thế mà nó vẫn tới như thường. Vậy nói không cứu chữa thì thế nào? Đó là điều cần quán chiếu.

Chữa Lành Vết Thương 32

Page 33: Chữa lành vết thương

Thầy nhắc lại chuyện ở Hong Kong. Có chồng, không giao ước chồng bỏ mình, mình khổ đau, vất vả, căm thù nhưng mà khi tu thì mình lại thương cái người gieo khổ cho mình. Patàcàrà là một vị tỳ kheo ni nổi tiếng thời Phật còn tại thế. Con nhà khuê các nhưng lén lút vụng trộm với người giúp việc. Cả hai sợ cái sự phân biệt giai cấp vốn khắc nghiệt trong lòng xã hội Ấn Độ quá cho nên rủ nhau trốn đi. Khi mang thai đứa con đầu thì cô năn nỉ chồng về nhà mẹ để sinh. Nhưng mà giữa đường sinh con cho nên không về nữa. Trở lại chỗ cũ thì mang thai đứa thứ hai. Cũng năn nỉ chồng về nhà mẹ thì ở giữa quãng đường về cũng sinh con giữa trời mưa bão. Lúc bấy giờ, chồng đi kiếm cây, kiếm lá để dựng tạm túp lều thì không may bị rắn cắn. Khi cô sinh con xong, đi tìm chồng thì thì phát hiện chồng đã chết. Giờ thì cô dắt dìu 2 đứa con trở về quê mẹ. Khi sang sông thì do trời mưa lớn từ hôm trước nên mực nước dâng cao và chảy xiết. Cô bồng đứa lớn qua trước, đặt ở trên bờ rồi quay lại ẵm đứa nhỏ. Nhưng lúc đó có con chim lớn sà xuống cắp lấy đứa bé. Bà mẹ ở giữa dòng sông hoảng loạn, la lên đuổi con chim thì đứa lớn bên này chờ mẹ tưởng mẹ gọi mình nên cho nên lội xuống. Ngay trên một dòng sông, cô mất cả 2 đứa con và thất thểu trở về nhà ba mẹ. Đến khi về đến nơi thì mới hay tin nhà đã sập, ba mẹ và em trai chết cả. Cô quẫn trí, hóa điên. Cô xé y phục, ngêu ngao hát và đi lang thang về hướng Đức Thế Tôn đang ngồi thuyết pháp với hội chúng vây quanh. Có người mới đem cho cô một tấm y. Cô khoác vào người rồi quỳ rạp dưới chân đức Từ Phụ. Sau đó cô xuất gia, trở thành một tỳ kheo ni chói sáng trong tăng đoàn của Đức Thế Tôn. Vậy thì vết thương kia chữa có lành hay không? Không những lành mà còn trở thành một bậc giác ngộ, cứu đời nữa. Và vì niềm đau kia quá lớn cho nên bài thuyết pháp của sư cô giờ đây rất sâu sắc, vô cùng gần gũi và đi sát với thực tế những khổ đau trong lòng người.

Chữa Lành Vết Thương 33

Page 34: Chữa lành vết thương

Vì vậy cho nên thầy nêu cái này ra để tất cả cùng quán chiếu phải cần học hỏi, mình cần phải làm cái gì đó để nối cánh tay của tác giả cùng đi vào đời cho hiệu quả hơn. Ở đây không phải là nói sai hay đúng, thiếu hay dư? Ở đây là mình cùng chung tay với nhau để giúp đời. Có phải thế không, thưa đại chúng? Chữa lành vết thương lòng Chúng ta tìm tới với Đức Thế Tôn là vì chúng ta yếu đuối, chúng ta có những vết thương lòng mà vết thương lòng này không chỉ nằm trong hôn nhân đâu. Nó nằm cùng khắp trong mọi sinh hoạt. Thí dụ như thầy nói khi nãy là thầy chưa thương thực. Mình muốn mình thương thực lắm. Nhưng mà thầy chưa có tới nguồn. Mình vẫn còn ở đâu đó. Thí dụ như khi mình đi thì Sư Ông dạy là con phải đầu tư 100% ý thức vào bước chân mà thực ra mình chưa đặt hết 100%. Cái sự thật đó cũng đau nhức lắm đó. Nó đau lắm. Đó là vết thương lòng. Thầy sống với anh chị em trong tăng thân hay với các vị đạo hữu thì thầy muốn làm sao đừng có một chút kì thị với ai hết, đừng có một cái bực phiền với ai hết. Nhưng mà đâu có phải là 100% đâu. Đó cũng là vết thương lòng. Cũng như bây giờ có người tới nói với thầy mỗi lần con gặp thầy thì con thấy khỏe ra. Mà sao thầy bệnh hoài vậy? Nhục nhã lắm chứ, phải không? Đó chính là vết thương lòng đó. Rất là nhục. Bây giờ 65 tuổi rồi. Tu hơn 40 năm rồi mà cứ bệnh hoài. Nhục nhã lắm phải không? Nhưng mà thưa đại chúng khi mình giận, mình hờn, mình biết ôm ấp cơn giận, chuyển hóa cơn giận thì tự do hạnh phúc ở trong cơn giận nó biểu lộ…

Chữa Lành Vết Thương 34

Page 35: Chữa lành vết thương

Vậy thì mình bệnh, mình chưa đầu tư 100% trong bước chân thì mình ý thức được tình trạng đó cho nên vượt thoát được nhục nhã, vượt thoát được vết thương lòng trong cái chưa hoàn chỉnh. Đó là sự thực tập của thầy. Còn đại chúng sao thì thầy không có rõ lắm… Mình phải thoát chứ không lẽ mình cắn răng chịu đựng thì đâu có được. Và chính cái đó cho thầy một điều là đừng có làm cho bệnh, đừng có tạo vết thương lòng… Thầy đâu có muốn bệnh. Cũng như đại chúng đâu có muốn có vết thương lòng nhưng mà chưa đủ sức thì cơn lốc của sự sống nó đẩy mình vào chỗ tạo nên vết thương lòng. Nhưng không tuyệt vọng. Mình không bao giờ để mình rơi vào sự tuyệt vọng, rơi vào bế tắc, rơi vào ngõ cụt. Mà phải biết đứng lên trong cái bế tắc, trong ngõ cụt, trong vết thương lòng đó. Sư Ông dạy là đại bàng cất cánh trên đống tro tàn. Và chỉ cần có thế. Chỉ cần chừng đó thôi. Chưa cần nhiều thì tăng thân cùng nhau tu tập như thế này là chúng ta đã có một sức mạnh vô bờ có thể cải thiện được mọi mặt trong xã hội. Bây giờ sông Thị Vải đang ô nhiễm phải không? Và thầy nói là cải thiện sông Thị Vải không có dễ đâu. Bởi vì cải thiện thì đồng thời cũng có những nguồn ô nhiễm khác tiếp tục đi vào. Vậy thì người con của Đức Thế Tôn làm gì? Chiều nay mình ăn kẹo. Ăn kẹo xong là có giấy. Cái này nếu mình xử lý không đúng là ô nhiễm. Mà ô nhiễm có nghĩa là tăng ô nhiễm cho sông Thị Vải… Vậy thì người con Thế Tôn biết cái này nếu xử lý không đúng thì ô nhiễm mà xử lý đúng thì trở thành ích lợi cho cuộc đời. Và người con Đức Thế Tôn thấy rằng miếng giấy gói kẹo này chứa cả vũ trụ. Cho nên là nếu mình xử lý đúng thì có nghĩa là vũ trụ trong lành, vũ trụ an lạc, vũ trụ giảm ô nhiễm. Vậy thì mình chỉ cần xử lý miếng giấy này thích ứng.

Chữa Lành Vết Thương 35

Page 36: Chữa lành vết thương

Cái nhìn tương tức của mình mà biến thành một hành động cụ thể như vậy thì sông Thị Vải bớt ô nhiễm. Và nếu hơn 80 triệu dân Việt Nam đều xử lý như vậy thì chắc chắn không những sông Thị Vải mà mọi con sông trong đất nước mình đều thay đổi đến mức tối đa mà không bị hoại diệt….. Tối đa là vì mình xử lý đúng mà mình còn nấu ăn nữa chứ. Mà nấu ăn thì ô nhiễm. Tu mà đừng ăn à? Nhưng mà ô nhiễm để tu là khác. Còn ô nhiễm để hưởng thụ, để phá hoại là khác. Nó khác nhau lắm… Đức Thế Tôn cần chúng ta đừng làm ô nhiễm chính mình và cuộc đời trong mức tối đa để mà tu. Thí dụ như ăn chay. Mình cắt cây rau thì nó vẫn có sự đau đớn và có sự sợ hãi. Nhưng mà sự đau đớn của cây rau là sự đau đớn giảm thiểu tối đa. Chứ còn tu mà nói là tránh sự đau đớn, ngay cả rau cũng đừng ăn thì thầy chưa tìm ra phương pháp. Trong cuộc đời chúng ta phải đi tới 3 lựa chọn. 1. Lập gia đình 2. Độc thân 3. Đi tu Và có những người cả 3 cái đều không chọn. Tại vì độc thân thì cảm thấy không giống ai. Nó vẫn cô đơn. Mà lập gia đình mà chưa thương thiệt thì nó cũng khốn khổ. Mà đi tu thì sợ. Tại vì mình thấy đi tu sao mênh mông quá. Cũng giống như ngày xưa mà thầy đi tu thầy không biết đi tu là làm cái gì. Nói thiệt đó. Té ra bây giờ mình biết là mình may mà đi tu. Cho nên 3 điểm đó mà mình không muốn thì chết quách cho khỏe. Chết có khỏe không? Đã chết đâu mà biết. Nhưng mà mình biết là thứ nhất thân này không phải của mình. Nó là vũ trụ hợp lại thôi mà. Làm sao của mình được? Ba mẹ mình đẻ mình ra là một cách nói. Chứ thật sự ba mẹ không đủ sức đẻ mình đâu. Vì đừng uống nước thì ba mẹ ở đâu? Đừng ăn cơm, đừng thở, đừng có ánh nắng thì ba mẹ làm sao có? Nhưng mà vũ trụ góp lại trong đó có ba mẹ là nhân duyên gần nhất, có sự đầu tư

Chữa Lành Vết Thương 36

Page 37: Chữa lành vết thương

nhiều nhất. Cho nên công cha nghĩa mẹ như trời cao biển rộng là đúng. Nhưng nếu nói rằng đó là đấng sinh thành duy nhất đẻ mình ra thì rất dễ thương và cần thiết mà chưa như thực 100%. Dễ thương mà chưa thực như vậy cho nên chỉ biết ba mẹ mình không mà không biết ba mẹ người khác, chỉ biết con người mà không biết động vật, chỉ biết động vật mà không biết đến loài thực vật khác. Cho nên không có Từ Bi Hỷ Xả. Đúng mà chưa thực cho nên trở thành ích kỷ trong một mức độ nào đó. Vậy thì khi mình chết là mình lãng phí một gia tài quý báu của vũ trụ. Mà con người là một trong những gia tài có đủ khả năng để giác ngộ hơn những loài khác. Chứ không phải là trung tâm của vũ trụ để muốn làm gì thì làm trong cuộc đời này, nên hiểu đó chỉ là một biểu hiện có nhiều khả năng giác ngộ sớm hơn thôi. Cho nên lãng phí một cái gia tài như vậy là bội ơn với vũ trụ. Bội ơn là đau khổ. Mà biết ơn, đền ơn là hạnh phúc. Và chính các bậc giác ngộ trong đó có Đức Thế Tôn dạy rằng mình không thể phá hủy bất cứ một cái gì trong cuộc đời này. Mình chỉ hiến tặng trong cái nuôi dưỡng và bồi đắp thôi. Và thân tâm mình là một trong những điều cần được nuôi dưỡng, bồi đắp, làm lớn thêm mà không có quyền xâm phạm hủy diệt. Cho nên thiếu từ bi thì mình xâm phạm lớn, nên đau khổ lớn. Chết không bao giờ khỏe. Tu cho cả vũ trụ Bây giờ cái ly nước này, mình uống thì nó hết phải không? Vậy nước có hết không? Không. Nó vào đây mà. Hết đâu. Rõ ràng. Biến đó qua đây. Hết đâu. Nhưng mà khi nó qua đây thì nó làm việc với vũ trụ trong đó có cơ thể này. Nó cho ra một cái để cho mình nói được là năng lượng, phải không? Mà năng lượng đó một phần nhờ nước. Mà năng lượng hôm nay nói điều này, năng lượng này là nuôi dưỡng mình đi về phía giác ngộ. Cho nên nước hết mà trở thành giác ngộ.

Chữa Lành Vết Thương 37

Page 38: Chữa lành vết thương

Còn nếu đây là một ly nước độc thì ly nước hết thì trở thành đau thương. Vậy thì tự tử là hết nhưng mà trở thành đau thương. Còn sống mà làm mình hiểu, mình chuyển hóa, mình độ đời thì cũng chết nhưng mà trở thành giác ngộ. Mà chúng ta chết là không phải đợi hết xí quách đâu. Mà chết trong từng thời gian chưa tới một giây. Cái mạng sống của chúng ta về thân và tâm ngắn hơn một giây. Cái đó trong nhà chùa gọi là sát na. Mà sát na là cái không thể biết được. Một giây là biết được. Còn ngắn hơn một giây là không biết được. Cho nên mình không biết cái thân của mình. Và đồng thời mình không biết cái tâm của mình. Làm sao mà mình biết được sống, biết được chết? Vậy thì muốn biết được sống, biết được chết thì mình thở, mỉm cười, nhận diện cơn giận mà đừng thêm, đừng bớt. Ở đó không có suy tư thì biết được khoảnh khắc bây giờ và ở đây. Biết được vô thường, sát na ngắn hơn một giây. Cho nên phút giây hiện tại tuyệt vời là vì vậy. Nó chạm được vào sự thực. Và cái sự thực là chưa tới một giây chứa cả vũ trụ này. Cho nên mình tu là mình tu cho cả vũ trụ chứ không phải cho riêng bản thân mình. Ai nói ông tu ông đắc, bà tu bà đắc là chúng ta phải quán chiếu lại…. Và trong giáo lý của chúng ta, chúng ta cũng cần quán chiếu nhiều điều. Thí dụ chồng là nợ, vợ là oan gia. Đại chúng có nghe câu này chưa? Nếu chồng là nợ, vợ là oan gia mà trong lúc mình tu, chồng là nhiệm màu, vợ là nhiệm mầu. Chồng là Bồ Tát. Vợ là Phật Thích Ca. Vừa rồi chúng ta có nghe một chị lập gia đình ở tuổi 40 và có 3 đứa con gái. Bây giờ mẹ chồng bắt nàng dâu phải sinh một đứa con trai. Nếu không sinh là ly dị, bắt con trai ly dị. Chị đó đang có thai mà bác sĩ khám thai nhi này bị cái gì trên má cho nên phải theo dõi để coi thử có nên để hay là chỉ cứu mẹ thôi…

Chữa Lành Vết Thương 38

Page 39: Chữa lành vết thương

Từ ngày mẹ chồng tạo áp lực chị đau buồn cho đến bây giờ cũng còn đau buồn. Và sự đau buồn càng ngày càng lớn. Đau buồn cho bản thân người vợ, người chồng, 3 đứa con, bên nội, bên ngoại và cũng như toàn xã hội. Và trong đó mẹ chồng là người đau khổ quá nhiều. Bà sống là vì tình thương thôi. Thương gì? Thương là thương mình. Chết cũng phải có người thờ cúng chứ. Thương con trai mình cũng phải có kẻ nối dõi chứ. Cho nên lòng thương mà không hiểu được sự thực thì kết quả sẽ đưa mình và tất cả mọi người vào đau khổ. Vậy bây giờ ai sẽ cứu tất cả ra khỏi khổ đau này? Chính là người vợ 40 tuổi đó. Nếu chị biết thở, biết mỉm cười, cảm được khổ đau của mình xưa nay một cách trọn vẹn, không thêm không bớt thì hạnh phúc sẽ có mặt trong tình huống bi đát đó. Và như vậy một người dâu sẽ cứu được mẹ chồng, cứu được chồng, cứu được con, cứu được bên nội, cứu được bên ngoại, và cứu được cả vũ trụ này. Mẹ là nhiệm màu. Vợ là nhiệm màu. Tại sao nói chồng là nợ, vợ là oan gia? Khi mình tu với một cái nhìn như vậy và với một sự thực tập như vậy thì cuộc đời này luôn luôn có đức Phật ở đó, luôn luôn có các vị Bồ Tát ở đó. Bồ Tát ở đâu? Là chúng ta. Phật ở đâu? Là chúng ta. Cho nên Sư Ông dạy Tăng thân chuyên chở Phật thân, Tăng thân chuyên chở Pháp thân thì Tăng thân đó mới là Tăng thân đích thật. “Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu tập giải thoát Làm an lạc cuộc đời…” Những câu kệ đó không phải là suy nghĩ mà đặt ra. Những câu kệ đó là từ sự chứng ngộ mà đi ra. Cho nên giáo lý của Đạo Phật tuy là ngôn thuyết mà lại không phải chủ thuyết, không phải ý thức hệ, giáo điều, không phải triết học mà nó là đạo (con đường) học.

Chữa Lành Vết Thương 39

Page 40: Chữa lành vết thương

Người Việt Nam chúng ta có tổ tiên như thời Lý-Trần. Có Phật Hoàng Trần Nhân Tông, có cư sĩ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Gần hơn, chúng ta có những con người lỗi lạc như là Cao Huy Thuần, Cao Huy Hóa, Trần Kiêm Đoàn… Và có những bậc long tượng mà Sư Ông là một trong những bậc long tượng đó. Chúng ta là những người còn thiếu nhiều điều kiện tốt. Nhưng mà chúng ta biết đến đây để tu tập tạo thành một tăng thân có thể chuyên chở được Phật thân, chuyên chở được Pháp Thân, là đoàn thể đẹp, cùng đi trên đường vui, tu tập giải thoát, làm an lạc cuộc đời. Được làm một người Việt Nam là một điều diễm phúc vì chúng ta có hạt giống tuệ giác của tổ tiên và thực tập như vậy tức là chúng ta thực tập Niệm Định Tuệ một cách cụ thể, thiết thực. Và Niệm Định Tuệ là phẩm chất để trở thành một công dân toàn cầu. Xin cám ơn đại chúng!

***

Pháp thoại này được nhóm Cá Nghe Kinh phiên tả vào ngày 22 tháng 6 năm 2013

trong Khóa Tu Tìm Lại Chính Mi ̀nh tại Tu viện Toàn Giác, Đồng Nai

Chữa Lành Vết Thương 40

Page 41: Chữa lành vết thương

Thư pháp của Huệ Phước

Page 42: Chữa lành vết thương

facebook.com/CaNgheKinh