162
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC -------- TRN THQUCHÂU CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA” CA TÂY BAN NHA THUỘC ĐỊA PHILIPPINES TCUI THKXVI ĐẾN CUI THKXIX LUN ÁN TIẾN SĨ LCH STHGII Huế, 2018

CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

--------

TRẦN THỊ QUẾ CHÂU

CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES

TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Huế, 2018

Page 2: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

--------

TRẦN THỊ QUẾ CHÂU

CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES

TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đặng Văn Chương

HUẾ, 2018

Page 3: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu,

đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án đều được dẫn nguồn và có độ chính

xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.

TP. Huế, ngày 26/3/2018

Người viết cam đoan

Trần Thị Quế Châu

Page 4: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đặng Văn Chương, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực

hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo Sau Đại học,

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi

trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu sinh, khóa (2013-2017).

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm

Huế, Ban Chủ nhiệm và các đồng nghiệp Khoa Lịch sử đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ sự cảm kích của mình đến Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt

(Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) và Giảng

viên Michael Bernal (Khoa Lịch Sử- Đại học Philippines ở Diliman), nếu không có

sự giúp đỡ của các bạn về tư liệu, tôi không thể hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ, ủng hộ tôi trong suốt

thời gian thực hiện luận án.

Huế, ngày 26 tháng 3 năm 2018

Tác giả

Trần Thị Quế Châu

Page 5: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................ iii

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TÂY BAN NHA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ....... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... x

MƠ ĐÂU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

4. Các nguồn tài liệu .................................................................................................... 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7

6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 8

7. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................... 9

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước ............................................................ 9

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài ......................................................... 11

1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 17

1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án ........................................................................ 18

CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ơ THUỘC

ĐỊA PHILIPPINES (1593-1762) ............................................................................ 19

2.1. Cơ sở hình thành và bối cảnh Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa” .... 19

2.1.1. Quá trình xác lập quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines (1521-1571) 19

2.1.2. Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong những

thập niên đầu cai trị (1571-1593) .............................................................................. 34

2.1.3. Sự gia tăng những mối đe dọa an ninh chính trị và sức ép cạnh tranh

thương mại..................................................................................................... 41

2.1.4. Truyền thống độc quyền thương mại của Tây Ban Nha và ảnh hưởng của

“Chủ nghĩa trọng thương” ......................................................................................... 46

2.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “đóng cửa” ................... 51

Page 6: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

iv

2.2.1. Chính sách hạn chế, độc quyền thương mại ................................................... 51

2.2.2. Chính sách hạn chế nhập cư, kiểm soát chặt chẽ đối với di trú của người nước ngoài ... 67

CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MƠ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ơ THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898) ...................... 77

3.1. Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” ......... 77

3.1.1. Sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha và sự kém hiệu quả trong quan lý độc

quyền thương mại thế kỉ XVIII, XIX ........................................................................ 77

3.1.2. Sự ra đời của tư tưởng kinh tế chính trị mới ở châu Âu vào thế kỷ XVIII ..... 79

3.1.3. Anh xâm chiếm Manila (1762-1764) và nhu cầu phục hồi thương mại quốc tế,

duy trì quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines ................................................ 83

3.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “mở cửa” ...................... 84

3.2.1. Chính sách nới lỏng “đóng cửa” (1764-1789) ............................................... 84

3.2.2. Chính sách “mở cửa hạn chế” (1789-1833) ................................................... 92

3.2.3. Chính sách “mở cửa rộng rãi” (1834-1898) ................................................... 97

CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MƠ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ơ THUỘC ĐỊA PHILIPPINES .................................... 110

4.1. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là kết quả của tác động nội tại với bối cảnh

quốc tế, khu vực ...................................................................................................... 110

4.2. Tây Ban Nha đã chú trọng mục tiêu chính trị, tôn giáo hơn lợi ích kinh tế trong

quá trình thực thi chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở Philippines .................... 116

4.3. Khoảng cách lớn giữa ban hành và thực thi chính sách “đóng cửa” ở thuộc địa

Philippines ............................................................................................................... 120

4.4. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở thuộc địa Philippines nằm trong “quỹ

đạo” chung của đế chế Tây Ban Nha ...................................................................... 122

4.5. Tác động ........................................................................................................... 124

4.5.1. Đối với Philippines ........................................................................................ 124

4.5.2. Đối với Tây Ban Nha .................................................................................... 133

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 141

TÀI LIÊU THAM KHẢO .................................................................................... 143

Page 7: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt

AGI Archivo General de Indias Lưu trữ chung của thuộc địa

Tây Ban Nha

NAP National Archive of Philippines Lưu trữ quốc gia Philippines

EIC East India Company Công ty Đông Ấn Anh

VOC Vereenigde Oost-Indische Compagnie Công ty Đông Ấn Hà Lan

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

CNTT Chủ nghĩa trọng thương

ĐNA Đông Nam Á

Page 8: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

vi

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TÂY BAN NHA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

STT Thuật ngữ tiếng

Tây Ban Nha Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

1 Abaca Inner fiber of the plant woven

into hemp

Sợi tơ chuối, dệt thành gai

dầu

2 Alcaldias Provinces Tỉnh

3 Alcade mayor Governor of a province, was

appointed by governor-general

Tổng đốc, Người đứng đầu

một Tỉnh, được chỉ định bởi

Toàn quyền

4 Ancabala Tax on goods Thuế đánh vào hàng hóa

5 Almojarifazgo Tax applies to goods exported

from Seville to the West Indies.

Thuế áp dụng đối với hàng

hóa xuất khẩu từ Seville

đến Tây Ấn

6 Audiencia

Tribulnal which performed the

triple function of hearing

important cases, advising the

governor, and sometimes

initiating legislation.

Tòa án với 3 chức năng:

lắng nghe những vấn đề

quan trọng, tư vấn cho Toàn

quyền, và đôi khi thực hiện

chức năng dự thảo pháp

luật.

7 Barangay

A kinship group composed of

30-50 families. By the

nineteenth century it had

evolved into a mere political

unit.

Một nhóm quan hệ họ hàng

gồm 30-50 gia đình. Đến

thế kỷ XIX nó phát triển

thành một đơn vị chính trị

8 Boleta Voucher for shipping-space on

the Galleon

Phiếu dành cho khoang chở

hàng trên các Galleon

9 Cabezas de

barangay Barangay chiefs

Thủ lĩnh của các barangay,

thay thế cho Datu thời kì

tiền Tây Ban Nha

10 Caja real Royal treasury Ngân khố hoàng gia

11 Casa de

Contractacion House of trade Phòng thương mại

12 Cedulas Decrees Sắc lệnh

13 Consulado Exclusive traders class Tầng lớp thương nhân độc

quyền

14 Consulado de

Manila Consulate of Manila Lãnh sự Manila

Page 9: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

vii

STT Thuật ngữ tiếng

Tây Ban Nha Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

15 Consejo de

Indias Council of the Indies Hội đồng thuộc địa

16 Datu Chieftain in preconquest times. Tộc trưởng trong thời kỳ

tiền Tây Ban Nha

17 Encomienda

Territories entrusted to one's

care. Each encomienda was

administered by a comendador.

Right to collect tribute from

people in certain areas, with the

corresponding responsibility of

providing protection and

spiritual administration.

Các vùng lãnh thổ được uỷ

thác cho một người cai

quản. Mỗi encomienda

được quản lý bởi một chỉ

huy được chỉ định. Họ có

quyền thu thuế từ người dân

ở một số khu vực, có trách

nhiệm tương ứng về bảo vệ

và quản lý tinh thần.

18 Galleon A big sailboat Thuyền buồm lớn

19 Gobernadorcillos

Little governors, was elected

yearly by prominent citizens of

the town

Người đứng đầu các quận,

huyện, thành phố (dưới

Tỉnh), được bầu lên hằng

năm bởi những công dân

sống lâu dài của thị trấn.

20 Guardia Civil Legislative Council in the

Philippines

Hội đồng lập pháp ở

Philippines

21 Indio Full–blooded Malay. A native

Filipino.

Người bản xứ Philippines,

mang dòng máu Malay

22 Ilustrado The intellectual class. Tầng lớp trí thức

23 Inter caetera Bull of Alexander VI

Sắc lệnh của Giáo hoàng

Alexander VI về phân chia

thế giới giữa Tây Ban Nha

và Bồ Đào Nha

24 Intramuros “Within the walls”, “Walled

city”

Trong các bước tường,

thành phố bị cô lập

25 Las Leyes de

Indias Law of Indias Luật thuộc địa

26 Mestizo Half-blooded Chinese Người Hoa lai

27 Moors Muslim Tiếng Tây Ban Nha dùng

để gọi người Hồi giáo

28 Nueva España New Spain

Tân Tây Ban Nha (lãnh thổ

thuộc Tây Ban Nha gồm

Trung Mĩ, Cuba, Puerto

Rico và Philippines)

29 Obras pías Making loans for the Acapulco

trade

Tổ chức cung cấp vốn cho

hoạt động thương mại

Manila Galleon

Page 10: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

viii

STT Thuật ngữ tiếng

Tây Ban Nha Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

30 Pancada whole-sale purchase

Hệ thống mua sĩ hàng hóa

Tây Ban Nha áp dụng ở

Manila

31 Polo Forced labor service Chế độ lao động cưỡng bức

32 Pueblo Town Thị trấn

33 Puerto de Japon The port of Japan Cảng Nhật Bản

34 Real Compania

de Filipinas The Royal Philippine Company

Công ty Hoàng gia

Philippines (1785-1834)

35 Reconquista Reconquest of Spain from the

Moors.

Phong trào tái chiếm đất đai

của người Tây Ban Nha từ

tay người Hồi giáo ở bán

đảo Iberia, từ thế kỷ VIII

đến thế kỷ XV

36 Royal Audiencia Supreme Court Tòa án tối cao

37 Regidor Town council Hội đồng thị trấn

38 Sangleys Chinese merchants

Thuật ngữ Tây Ban Nha

dùng để gọi người Hoa.

Ghép của hai âm Xiang –

ley, nghĩa là thương nhân di

động

39 Tribulnal de

Cuentas Court of Auditors Tòa Kiểm toán

Page 11: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

ix

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG, TIỀN TỆ CỔ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

STT Đơn vị tiền tệ Quy đổi

1. Arroba 1 arroba = 11.5kg

2. Duro Tiền xu Tây Ban Nha, 1 Duro = 20 reales vellon

3. League Đơn vị đo chiều dài, 1 league=3 dặm Anh hoặc = 4,8 km

4. Peso Đơn vị tiền tệ Tây Ban Nha, 1 peso=8 reals

5. Pico 1 pico=125 pounds=125x453.59237g= 56,699g

6. Picul Đơn vị đo lường sử dụng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đông

Nam Á, 1picul=60-64kg

7. Quintal Đơn vị đo lường, 1 quintal= 50,8kg (Anh), hoặc =45.36kg (Mĩ)

8. Reals Reals of silver, 8 reals=1peso

9. Toneladas 1 toneladas=1.42 m3

Page 12: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila (XVI, XVII) . 59

Bảng 2.2: Số thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila thế kỷ XVIII ........... 59

Bảng 3.1: Giá trị xuất nhập khẩu của các tàu buôn Mĩ với Philippines (1834 – 1854) . 98

Bảng 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Anh trong tổng giá trị xuất nhập khẩu

Philippines (1837-1865) ..................................................................................................... 99

Bảng 3.3: Khối lượng xuất khẩu tơ chuối từ Philippines đến Anh và Mĩ (1850-1890)

........................................................................................................................................... 101

Bảng 3.4: Xuất-nhập khẩu của Philippines (1810-1894) ............................................... 102

Bảng 4.1: Số lượng bạc xuất khẩu từ Tây Ấn đến Tây Ban Nha .................................. 111

Bảng 4.2: Ngân sách Philippines năm 1757 ................................................................... 118

Bảng 4.3: Ngân sách Philippines năm 1884 – 1897 ....................................................... 119

Bảng 4.4: Tổng giá trị hàng hóa trên Galleon (XVII-XVIII) ........................................ 121

Bảng 4.5: Đường, Tơ chuối, cà phê xuất khẩu giai đoạn 1840-1895 (phần trăm trong

tổng số xuất khẩu, chọn lựa một số năm) ....................................................................... 128

Bảng 4.6: Hàng hóa xuất khẩu Philippines phân phối theo địa lý (phần trăm trong tổng

số xuất khẩu, lựa chọn một số năm từ 1818-1894). ....................................................... 129

Bảng 4.7: Thuế nhập khẩu các thuyền buôn nước ngoài nộp cho chính quyền Tây Ban

Nha trong 3 năm 1895, 1896, 1897 ................................................................................. 135

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sự dao động của số lượng người Nhật ở Philippines (1571-1637) ........... 74

Biểu đồ 3.1: Sự gia tăng số lượng người Hoa ở Philipines (XVI-XIX) ....................... 108

Biểu đồ 4.1: Giá trị xuất khẩu của hàng hóa nội địa Philipines ..................................... 127

Biểu đồ 4.2: Cán cân xuất nhập khẩu của Philippines một số năm từ 1841 đến 1894 130

Page 13: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có lẽ nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng vào đầu thế kỉ XV châu Âu là một

vùng trì trệ và khốn khổ, khi họ đang phục hồi sau những thiệt hại của Cái Chết Đen-

đại dịch đã làm giảm một nửa dân số. Cuộc “Chiến tranh Trăm Năm” (1337-1453) giữa

Anh và Pháp vẫn đang tiếp diễn. Một số vương quốc trên bán đảo Iberia vẫn chịu sự cai

trị của tín đồ Hồi giáo. Các vùng phồn thịnh nhất của châu Âu thực sự chỉ còn những

thành bang Bắc Italy là Florence, Genoa, Pisa, và Venice. Những người giàu trí tưởng

tượng nhất cũng không thể nghĩ rằng châu Âu sẽ vươn lên thống trị thế giới trong bốn thế

kỉ tiếp theo. Bằng cách nào châu Âu có thể chinh phục được các đế chế phương Đông vĩ

đại, thần phục châu Phi, châu Mĩ và châu Úc? Nhà khoa học người Mỹ Jared Diamond

trong bài tiểu luận mang tựa đề How to get Rich năm 1999 đã lý giải như sau: “trên bình

nguyên phía Đông của lục địa Âu Á, các đế chế phương Đông vững như bàn thạch đã

bóp nghẹt mọi canh tân; trong khi đó tại rìa phía Tây trập trùng đồi núi và bị chia cắt

bởi những con sông, nhiều nền quân chủ và các thành bang đều tham gia vào hoạt động

cạnh tranh và giao lưu đầy sáng tạo”1. Hẳn là đó là một câu trả lời chưa đầy đủ về vấn

đề lớn của lịch sử nhưng phải thừa nhận đó là căn nguyên sâu xa nhất.

Sự cạnh tranh đưa đến sự xác lập vị trí thống trị của châu Âu được mở đầu bằng sự

ganh đua quyết liệt giữa hai quốc gia trên bán đảo Iberia trong “kỉ nguyên khám phá”

(Age of Discovery) vào cuối thế kỉ XV. Với người châu Âu, việc tìm ra tuyến đường

biển mới không chỉ là sự “phô trương quyền thế” mà còn để vượt trước các đối thủ

khác cả về kinh tế, lẫn về chính trị. Nó là một cuộc tranh giành không gian hoặc đúng

hơn là cuộc tranh giành vàng, gia vị và hương liệu giữa các nước châu Âu. Mặc dù nằm

ở vùng Viễn Đông xa xôi, Đông Nam Á vẫn bị lôi cuốn vào vòng xoáy của sự tranh

giành thương mại và sự thiết lập thuộc địa của các đế chế thực dân với những người

tiên phong Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Trên chuyến hành trình hướng về phương Đông nhằm tìm kiếm con đường đến

quần đảo hương liệu Moluccas, Magellan đã đặt chân đến quần đảo Philippines vào

năm 1521. Sau 43 năm phát hiện và khám phá, Tây Ban Nha chính thức tiến hành xâm

lược và thôn tính Philippines thông qua cuộc viễn chinh của Lopez de Legazpi, đến

1 Dẫn theo Furguson, Nail (2017), Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới, Nxb Hồng Đức, tr.51

Page 14: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

2

năm 1571 về cơ bản Tây Ban Nha đã chinh phục được Philippines (trừ các quốc gia

Hồi giáo ở phía Nam).

Song song với quá trình xâm chiếm, Tây Ban Nha bắt đầu thiết lập bộ máy chính

quyền và thâu tóm toàn bộ quan hệ đối ngoại của Philippines. Vào thời kì đầu của sự

thống trị, để cạnh tranh với “người láng giềng” Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha theo đuổi

chính sách khuyến khích thương mại, thu hút các nhà buôn châu Á đến Philippines.

Trong môi trường buôn bán tự do, Manila phát triển thịnh vượng, trở thành trung tâm

của các hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Mĩ, được mệnh danh là “hòn ngọc

phương Đông”.

Từ cuối thế kỷ XVI, Tây Ban Nha chuyển sang chính sách “đóng cửa”, cô lập thuộc

địa Philippines. Chính sách này được thực hiện một cách nghiêm ngặt thông qua các

biện pháp như hạn chế hoạt động ngoại thương của Philippines với các nước, độc

quyền sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng công nghiệp, ngăn cấm người nước ngoài

sinh sống ở Philippines. Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha dần từ bỏ “đường lối

cô lập” chuyển sang “đường lối cởi mở” trong quan hệ với các quốc gia. Việc “mở

cửa” đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế Philippines, xuất khẩu tăng lên và những sản

phẩm sản xuất trong nước đã dần thay thế hàng hóa nước ngoài. Tại sao Tây Ban Nha

lại thực hiện hai chính sách khác nhau trong quá trình cai trị Philippines? Chính sách

“đóng-mở” cửa thuộc địa Philippines có phải chỉ do ý muốn chủ quan của thực dân

Tây Ban Nha hay còn do những nhân tố khách quan tác động? Mục đích của Tây Ban

Nha khi thực hiện những chính sách này là gì? Các phương diện và mức độ thực hiện

các chính sách đó như thế nào? Và chính sách đó đã tác động ra sao đến Philippines và

Tây Ban Nha? Làm sáng tỏ những câu hỏi này luận án sẽ có những đóng góp về cả

phương diện khoa học và thực tiễn.

Về góc độ khoa học, nghiên cứu chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban

Nha ở thuộc địa Philippines chúng ta sẽ góp phần lí giải sâu sắc hơn những chính sách

của Tây Ban Nha đối với thuộc địa Philippines dưới tác động của các nhân tố nội tại

(Tây Ban Nha và Philippines) và quốc tế. Qua đó, giúp chúng ta rút ra những đặc điểm

và tác động của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” đối với Tây Ban Nha và

Philippines. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này chúng ta có cơ sở để nhìn nhận khách

quan hơn những tương đồng và khác biệt trong chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở

các nước Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Page 15: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

3

Về góc độ thực tiễn, làm rõ chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha

ở Philippines thời thuộc địa là góp phần làm phong phú thêm bức tranh “đóng cửa” –

“mở cửa” ở thời đại châu Á phải đối mặt với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân

phương Tây. Đó là việc một nước thực dân là chủ thể thực hiện chính sách “đóng cửa”

và “mở cửa” ở một nước thuộc địa.

Từ những lý do nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Chính sách “đóng cửa”

và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ

XIX” làm đề tài luận án tiến sĩ thuộc Chuyên ngành Lịch sử thế giới, mã số 62.22.03.11

nhằm làm rõ tính đặc thù và bản chất chính sách thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philippines

nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng, từ đó góp phần nhận diện, so sánh các chính

sách thuộc địa của Phương Tây ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới thế kỷ XVI-XIX.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, luận án sẽ làm rõ bức tranh

toàn cảnh cũng như chỉ ra bản chất của chính sách cai trị và tác động của nó đối với

Tây Ban Nha và Philippines.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành những mục tiêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Phân tích bối cảnh lịch sử và nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Tây Ban Nha

chinh phục Philippines và thực hiện chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” tại thuộc địa này.

- Làm rõ những nội dung cơ bản chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây

Ban Nha ở Philippines (cuối thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XIX) trên hai phương diện chủ

yếu là chính sách thương mại và chính sách đối với vấn đề di trú của người nước ngoài.

- Rút ra những đặc điểm trong chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban

Nha ở thuộc địa Philippines.

- Phân tích những tác động, hệ quả của những chính sách này đối với Tây Ban

Nha và Philippines trong giai đoạn nghiên cứu

3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban

Nha ở thuộc địa Philippines trong ba thế kỷ (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX).

Page 16: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

4

Vì vậy, để xác định rõ đối tượng nghiên cứu, trước hết chúng ta phải làm rõ nội hàm

hai khái niệm cơ bản của luận án đó là chính sách “đóng cửa” và “mở cửa”.

Khái niệm chính sách “đóng cửa” được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến

trong những thập kỉ gần đây nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ.

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ “closed – door policy” thường được sử dụng với 3 nội

hàm cơ bản: (1) Thực thi sự hạn chế thương mại với các quốc gia, công ty và tổ chức khác;

(2) Thực hiện việc cấm người nước ngoài đi lại hoặc chuyển đến quốc gia của bạn; (3)

Thực hiện công việc một cách bí mật và không để công chúng biết về nó.2 Trong luận án

Tiến sĩ sử học của tác giả Nguyễn Văn Kim, thuật ngữ “chính sách đóng cửa” được

dùng nhằm để chỉ “một nội dung tổng quát, quán xuyến toàn bộ quan hệ quốc tế của

đất nước trong một thời kì chứ không phải là riêng một chính sách cụ thể nào” [14].

Bởi lẽ, trong từng thời điểm lịch sử, cũng có thể có những chủ trương đối ngoại khác

nhau. Chính sách “đóng cửa” được thực hiện thông qua các biện pháp chính trị, kinh

tế khác nhau như kiểm soát chặt chẽ địa điểm buôn bán, số lượng tàu, thuyền, chủng

loại, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm, hạn chế trong quan hệ ngoại giao.

Như vậy, qua những cách giải thích trên, chúng ta hiểu chính sách “đóng cửa” có

nghĩa là các chủ thể chính trị hạn chế (limit/restrict) quan hệ thương mại với bên ngoài,

kiểm soát gắt gao vấn đề nhập cư và di cư và thực hiện công việc quốc gia một cách bí

mật. Khi đề cập đến khái niệm chính sách đóng cửa của một quốc gia, chúng ta hiểu đó

không phải là một chính sách cụ thể vào một thời điểm lịch sử nào đó, mà là một nội

dung bao quát toàn bộ quan hệ đối ngoại của cả một thời kì.

Chính sách “mở cửa” (open-door policy) có nội hàm trái ngược với khái niệm

chính sách “đóng cửa” nói trên. Đó là các chủ thể chính trị khuyến khích những quốc

gia khác thiết lập quan hệ thương mại và đầu tư với quốc gia của mình và mọi người

được tự do đến sống và làm việc tại quốc gia đó.

Từ những khái niệm và cách hiểu trên, để làm rõ chính sách “đóng cửa” và “mở

cửa”, luận án tập trung vào hai phương diện nghiên cứu chủ yếu đó là chính sách

thương mại và chính sách di trú đối với người nước ngoài của Tây Ban Nha ở thuộc

địa Philippines từ cuối XVI đến cuối XIX.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu gần như trọn vẹn thời kì thống trị của

Tây Ban Nha ở Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Trong đó chúng

tôi tập trung vào những mốc thời gian quan trọng như sau:

2 www.dictionary.cambridge.org/closed-door

Page 17: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

5

+ Năm 1593: Hoàng gia Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh hạn chế thương mại ở

thuộc địa Philippines. Đây được xác định là mốc khởi đầu của chính sách “đóng cửa”

thuộc địa Philippines.

+ Năm 1764: Sau sự kiến Anh xâm chiếm Manila (1762-1764). Đây được xem là

mốc khởi đầu cho sự chuyển biến từ “đóng cửa” sang “mở cửa”

+ Năm 1789: Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh cho phép các thuyền buôn nước

ngoài đến Manila trao đổi hàng hóa miễn là không mang theo hàng hóa từ châu Âu.

Đây được xem là mốc khởi đầu cho chính sách “mở cửa hạn chế” thuộc địa.

+ Năm 1834: Công ty Hoàng gia Tây Ban Nha chấm dứt hoạt động, độc quyền

thương mại thuộc địa Philippines của Tây Ban Nha kết thúc. Nữ hoàng Isabel tuyên bố

Manila mở cửa một cách tự do đối với thương mại thế giới. Đây được xem là mốc khởi

đầu của giai đoạn “mở cửa hoàn toàn” Philippines.

+ Ngoài ra để làm rõ bối cảnh Tây Ban Nha đi đến chính sách “đóng cửa” vào

cuối thế kỉ XVI, chúng tôi đã tập trung phân tích chính sách thương mại của Tây Ban

Nha ở Philippines trong giai đoạn 1571-1593.

- Về phạm vi không gian, luận án nghiên cứu chính sách của Tây Ban Nha ở trên

lãnh thổ quần đảo Philippines (trừ vùng Hồi giáo ở phía Nam không chịu sự thống trị của

người Tây Ban Nha). Ngoài ra, vì đây là đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề đối

ngoại, nên chúng tôi luôn đặt thuộc địa Philippines trong bối cảnh quốc tế, khu vực và cả

chính quốc, đặc biệt là sự tranh giành độc quyền thương mại giữa Tây Ban Nha với các

nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Mĩ ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

- Về phạm vi nội dung: Trong suốt hơn ba thế kỉ (1571-1898) hiện diện ở

Philippines, về cơ bản chính sách của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines có thể chia

thành hai giai đoạn lớn: (1)1593-1762 chính sách “đóng cửa”, cô lập Philippines; và

(2) 1789-1898 chính sách “mở cửa” Philippines. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi

nhận thấy rằng việc chuyển từ chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” thực chất nó còn

phải trãi qua một giai đoạn “chuyển tiếp” (hay còn gọi “buổi giao thời” (Transition

period) trong chính sách của Tây Ban Nha). Giai đoạn này có thể được tính từ 1764

(sau sự kiện Anh chiếm Manila) đến năm 1789 khi Tây Ban Nha tuyên bố Manila trở

thành hải cảng tự do đối với thuyền buôn các nước miễn là không mang theo hàng hóa

từ châu Âu. Vì thế, để thấy rõ sự chuyển biến trong chính sách của Tây Ban Nha, cũng

như để nhận thức được vấn đề một cách logic và biện chứng, chúng tôi sẽ trình bày nội

dung này vào trong giai đoạn trước khi Tây Ban Nha chính thức ban hành sắc lệnh “mở

cửa” thuộc địa Philippines vào năm 1789.

Page 18: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

6

4. Các nguồn tài liệu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luận án đã kế thừa một số tư

liệu, những kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, cụ thể là:

- Tài liệu gốc

+ Các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha, thư từ trao đổi giữa vua Tây Ban

Nha với quan chức ở Philippines về các vấn đề thuộc địa. Tất cả những văn bản này

được tập hợp trong một công trình khá đồ sộ (gồm 55 tập) của các nhà nghiên cứu

của Mỹ Blair, E,H. and Robertson (1903-1909), “The Philippines Islands (1493 -

1898): Explorations by early navigators, descriptions of the islands and their

peoples, their history and records of the Catholic missions, as related in

contemporaneous books and manuscripts, showing the political, economic,

commericial and religious conditions of those islands from their earliest relations

with European nations to the beginning of the nineteenth century”. Tài liệu này

lưu trữ tại thư viện của Đại học Michigan.

http://philhist.pbworks.com/w/page/16367055/ThePhilippineseIslands#VolumeLIV

AnalyticalIndextotheSeriesAI

+ Những ghi chép của những nhà du hành châu Âu về tình trạng Nhà nước, cư dân,

thương nhân ở Philippines vào cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX được tập hợp trong công

trình The Former Philippines thru Foreign Eyes (1916) (Lịch sử Philippines thông

qua con mắt của người nước ngoài), được biên tập bởi Austin Craig, University of the

Philippines, Manila.

+ Những ghi chép của Tổng đốc Antonio de Morga về quan hệ của quần đảo

Philippines với các nước trong khu vực tại thời điểm người Tây Ban Nha đặt chân đến

và 30 năm sau đó. Công trình này được xuất bản ở Mexico vào thế kỷ XVII và dịch

sang tiếng Anh vào thế kỷ XIX với tiêu đề “History of the Philippine Islands -

Molucca, Siam, Cambodia, Japan and China at close of the sixteenth century” (Lịch

sử quần đảo Philippines-Molucca, Xiêm, Campuchia, Nhật Bản và Trung Quốc vào

cuối thế kỷ XVI)

+ Sắc lệnh thành lập công ty Hoàng gia Philippines năm 1785 và mở cửa cảng

Manila đối với các nước châu Á của vua Charles III (1759-1788) được biên soạn

bẳng tiếng Tây Ban Nha bởi Ibarra, D.Joachim với tiêu đề “De Ereccion de la

Compania de Filipinas 1785”

Page 19: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

7

+ Những điều khoản trong Hiệp ước Wesphalia năm 1648 giữa Tây Ban Nha và

Hà Lan, Hiệp ước Utrecht năm 1713 giữa Tây Ban Nha với Anh có liên quan đến

vùng Đông Ấn.

- Tài liệu nghiên cứu thứ cấp

Để đảm bảo độ tin cậy của tư liệu, tránh sự phiến diện trong các nhận định, đánh

giá về các chính sách, chúng tôi còn phải tham khảo, đối chiếu với nguồn tài liệu của

các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, Philippines, Anh, Hà Lan (đa phần đã được dịch

sang tiếng Anh). Đó là các sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên

ngành (chủ yếu là Philippine Studies), báo cáo tham luận tại các cuộc hội thảo khoa

học, … Nguồn tài liệu được sử dụng trong các bài nghiên cứu này chủ yếu là tài liệu ở

những trung tâm lưu trữ như: The State Archives of Simancas (Valladolid), the

Archives of the Indies (Seville), the Ministry of Finance and the National Historical

Archives at Madrid, Archives of the Indies phần Audiencia de Filippinas. Ngoài ra, còn

có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công trong và ngoài nước.

- Tài liệu internet: chủ yếu các website đăng tải sách, bài báo điện tử chuyên về

Philippines thời kì Tây Ban Nha.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

- Đối với vấn đề chính sách của thực dân Tây Ban Nha ở Philippines, nguồn tài liệu

nghiên cứu ngày nay hết sức đa dạng, phong phú và hầu hết được viết ra bởi các học

giả nước ngoài, với nhiều quan điểm khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu chúng tôi phải

quán triệt quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin

trong phân tích, đánh giá các nội dung, đặc điểm, tính chất và tác động của các sự kiện

lịch sử.

- Do Philippines thời kì Tây Ban Nha vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những

chuyển biến quốc tế và sự xáo trộn trong quan hệ truyền thống giữa các nước trong khu

vực bởi sự xuất hiện của người phương Tây từ giữa thế kỷ XVI, chúng tôi đã vận dụng

quan điểm hệ thống để soi xét các vấn đề trình bày trong luận án.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Là một đề tài lịch sử, mặc nhiên phương pháp lịch sử, phân tích mối liên hệ giữa

các sự kiện lịch sử cả đồng đại và lịch đại luôn là dòng mạch chính trong luận án.

Trong chừng mực nhất định, những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp

logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp sơ đồ hóa cũng được

vận dụng.

Page 20: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

8

- Để làm rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến chính sách “đóng cửa”, “mở cửa”

cũng như để có những phân tích khách quan hơn sự chuyển biến của các nhân tố chính

trị, kinh tế, xã hội khu vực và quốc tế, chúng tôi đã vận dụng phương pháp cấu trúc vào

nghiên cứu. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là một hệ thống, được tập hợp bởi

nhiều bộ phận kinh tế, chính trị, xã hội cấu thành. Do vậy, luận án không chỉ tập trung

phân tích các chính sách trên các lĩnh vực cụ thể mà còn đi sâu xem xét sự tác động

tương hỗ giữa các thành tố.

6. Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình nghiên cứu về chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở thuộc

địa Philippines nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng với một cách tiếp cận mới

qua hai giai đoạn chính “đóng cửa” và “mở cửa”.

- Luận án đã chỉ ra và phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản liên quan đến ba vấn đề

chủ yếu: (1) những nguyên nhân dẫn đến chính sách “đóng cửa”, “mở cửa” của Tây

Ban Nha ở thuộc địa Philippines; (2) Những chính sách cụ thể đối với vấn đề ngoại

thương và vấn đề người nước ngoài ở Philippines; (3) Những đặc điểm và tác động của

những chính sách đó đối với Philippines và Tây Ban Nha.

- Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam tập trung viết về quan hệ đối ngoại của

Philippines thời kì thuộc Tây Ban Nha. Là công trình nghiên cứu theo hướng chuyên

đề, luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho công tác học tập, nghiên

cứu, giảng dạy về Tây Ban Nha và Philippines thế kỷ XVI-XIX ở Việt Nam.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được

chia làm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Chương 2. Chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines (1593-1762)

Chương 3. Từ nới lỏng “đóng cửa” đến chính sách “mở cửa” của Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines (1764-1898)

Chương 4. Nhận xét về chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines

Page 21: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước

Lịch sử Philippines nói chung và chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở

Philippines nói riêng từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt

Nam. Kết quả của những công trình nghiên cứu có thể phân thành ba nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Những công trình viết về lịch sử - văn hóa Philippines

Cuốn Lịch sử Philippines: từ thế kỷ XV-XVI đến những năm 1980 (1993) của

Huỳnh Văn Tòng; cuốn Lịch sử Philippines (2007) của Cao Minh Chơng, cuốn Tìm

hiểu lịch sử văn hóa Philippines, tập 1 (1996) của Đức Ninh chủ biên và cuốn Tìm hiểu

lịch sử văn hóa Philippines, tập 2 (2001) của Trung tâm KHXH & NVQG - Viện Đông

Nam Á. Đây là những công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Philippines viết

theo lối thông sử nên có ưu điểm là mang tính hệ thống, đề cập đến tình hình Philippines

từ thời tiền Tây Ban Nha, quá trình xâm lược đến chính sách cai trị của Tây Ban Nha.

Tuy vậy do khai thác nguồn tài liệu còn ít ỏi nên mỗi vấn đề chỉ được trình bày trong

những trang viết ngắn, mang tính sơ lược.

Nhóm thứ hai: Những công trình viết về chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines

Trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, trong những năm trở lại đây, rải rác có

một số bài viết mang tính gợi mở một số khía cạnh liên quan trực tiếp đến đề tài. Bài

viết So sánh chế độ cai trị của của Tây Ban Nha và Mỹ ở Philippines dưới thời

thuộc địa của Trần Khánh, số 6, 2011; Chính sách hạn chế thương mại của Tây Ban

Nha ở thuộc địa Philippines (1593-1834) của Đặng Văn Chương – Hà Thị Thơm, số

2, 2011; Tranh giành thương mại và thiết lập chế độ cai trị thuộc địa của Tây Ban

Nha ở Philipin thế kỷ XVI-XIX của Bùi Văn Hào – Trần Khánh, số 12, 2011; Thương

cảng Manila (Philippines) thế kỷ XVII, số 3, 2010 và Người Hoa ở Philippines dưới

thời thuộc Tây Ban Nha (1565-1898), số 7, 2012 của Dương Văn Huy; Manila và

dòng chảy bạc Tân thế giới thế kỷ XVI-XVIII của Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Minh

Nguyệt. Những bài viết này góp phần làm sáng tỏ vị trí của Manila trong thương mại

Philippines và thương mại thế giới vào thế kỷ XVI, XVIII. Các tác giả đã chỉ ra rằng,

trong suốt thời kỳ này, Manila chính là trạm trung chuyển hàng hóa giữa hai thị trường

Đông Á và thuộc địa châu Mĩ thông qua thương mại thuyền buồm lớn Manila Galleon.

Ngoài ra, những bài viết này còn bước đầu đề cập đến chính sách “đóng cửa” của Tây

Ban Nha ở thuộc địa Philippines, rõ ràng nhất là chính sách hạn chế thương mại và

Page 22: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

10

chính sách phân biệt đối xử với người Hoa.

Nhóm thứ ba: Các công trình đề cập đến lịch sử Philippines thời kì Tây Ban

Nha trong tổng thể khu vực Đông Nam Á.

Cuốn Lịch sử Đông Nam Á (2005) của Lương Ninh (cb) – Đỗ Thanh Bình – Trần

Thị Vinh; Cuốn Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào giải phóng dân

tộc” (từ đầu thế kỉ XVI đến 1945) của Trần Khánh (cb) nằm trong bộ sách Thông sử

Đông Nam Á. Hai công trình này cũng đã bước đầu trình bày về quá trình xâm chiếm,

sự thiết lập chế độ cai trị và tình hình Philippines dưới sự thống trị của Tây Ban Nha

trong tổng thể khu vực Đông Nam Á.

Nếu hai công trình kể trên lấy lịch sử các quốc gia Đông Nam Á làm đối tượng

nghiên cứu chủ yếu thì công trình Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-

XVII (2003) của Nguyễn Văn Kim lại đặt các nước ở Đông Nam Á thời Trung-Cận đại

trong quan hệ với Nhật Bản. Trong công trình này có bài viết “Quan hệ của Nhật Bản

với Phillipin thế kỷ XVI – XVII”. Đây là một trong những bài viết hiếm hoi nghiên

cứu về quan hệ của Philippines với các nước trong khu vực thời thuộc Tây Ban Nha.

Quá trình thực dân hóa của Tây Ban Nha ở Philippines trong vòng 3 thế kỷ còn

chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt với các thế lực Phương Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà

Lan, Anh, Pháp). Điều này có thể nhận thấy qua một số bài viết của tác giả Lê Thanh

Thủy Tiếp xúc và hội nhập thương mại ở Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

(2007); Sự hình thành đế chế Anh ở phương Đông và vai trò của Công ty Đông Ấn Anh

thế kỷ XVII – XIX (2009); Về sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600 (2011). Các

bài viết và công trình kể trên đã góp phần làm rõ quá trình và phương thức xâm nhập

của các nước thực dân Phương Tây thông qua hoạt động thương mại và tranh giành

độc quyền thương mại ở Đông Nam Á. Điều này là nhân tố chi phối đến chính sách cai

trị của các nước ở khu vực Đông Nam Á nói chung và của Tây Ban Nha ở Philippines

nói riêng. Đối với tác giả, những công trình nghiên cứu trên không chỉ là nguồn tài liệu

tham khảo cần thiết mà nó còn mở ra những hướng và phương pháp tiếp hệ thống trong

việc phân tích những vấn đề đặt ra của luận án.

Những sách tham khảo, bài nghiên cứu trong nước chủ yếu cung cấp cho tác giả

luận án một cách khái quát về quá trình thiết lập thuộc địa và chính sách cai trị của Tây

Ban Nha ở Philippines. Trong bức tranh chung đó, một số tài liệu đã bước đầu đề cập

đến một số khía cạnh về quan hệ của Philippines với một số nước trong khu vực (Nhật

Bản, Trung Quốc) thời kì thuộc địa Tây Ban Nha.

Page 23: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

11

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài

Sự hiện diện của Tây Ban Nha ở quần đảo Philippines nói chung và chính sách đối

ngoại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines nói riêng đã được nhiều nhà sử học châu

Á, Âu, Mĩ quan tâm nghiên cứu qua nhiều giai đoạn dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nhóm thứ nhất: Các công trình đề cập đến công cuộc xâm chiếm thuộc địa và

tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Đế chế Tây Ban Nha trong bối cảnh châu

Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Trước hết, phải kể đến những công trình “nhập môn” về Lịch sử Tây Ban Nha như

“Spain, A Modern History”) của Rhea Marsh Smith, (1965) và “A History of Spain”

của Charles E. Chapman, (1966) hay cuốn “Tây Ban Nha –ba ngàn năm lịch sử” của

nhà nghiên cứu lịch sử Tây Ban Nha Antonio Dominguez Ortiz, được Nxb thế giới ấn

hành năm 2009. Bên cạnh khái quát toàn bộ lịch sử Tây Ban Nha theo biên niên sử, các

công trình này đã tập trung phân tích tình hình Tây Ban Nha dưới triều đại Charles I

(1516-1556), Philip II (1556-1598), thời kì khủng hoảng và suy vong (1598-1700) và

tình hình Tây Ban Nha trong thế kỉ XVIII.

Tiếp đến là những công trình về lịch sử Tây Ban Nha thời kì Đế chế như cuốn

“Imperial Spain 1469-1716” của J.H.Elliot (1963) đã trình bày trọn vẹn giai đoạn

quan trọng nhất trong Lịch sử Tây Ban Nha thời sơ kì cận đại, từ sự thống nhất ngai

vàng giữa Aragon và Castilla năm 1469 đến năm 1716, khi cuộc chiến tranh thừa kế

ngôi báu (1701-1714) kết thúc. Công trình này đã cung cấp những kiến thức nền tảng

về lịch sử, về mối quan hệ giữa những biến động chính trị với những chính sách kinh tế

của Tây Ban Nha ở thuộc địa châu Mĩ, là cơ sở quan trọng để có những so sánh trong

khi nghiên cứu về chính sách của Tây Ban Nha ở Philippines.

Cuốn “Golden Age Spain” của Henry Kamen đã trình bày một cách khái quát về quá

trình ra đời Chế độ chuyên chế Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XV và sự hình thành của Đế

chế Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XVI. Trong đó, tác giả đã tập trung lý giải những nguyên

nhân đưa đến sự suy tàn của Đế chế Tây Ban Nha vào nửa sau thế kỷ XVII.

Công trình “Lịch sử ngoại giao cận đại (thê kỷ XVI-XVIII)” của V.P.Pochemkin

(2001) (cb), bản dịch của Nguyễn Trung, Học viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội đã khái

quát quan hệ quốc tế ở châu Âu thời kỳ cận đại. Đây là thời kỳ suy tàn của đế chế Tây

Ban Nha đánh dấu bằng sự kiện cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, đồng thời là thời

kỳ mạnh lên của chủ nghĩa tư bản Anh và sự tranh giành của Anh và Pháp trong việc

giành quyền thống trị châu Âu.

Page 24: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

12

Công trình “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000” của Michel Beard

(2002) là công trình mang tính lý luận và thực tiễn về các giai đoạn của sự phát triển

của chủ nghĩa tư bản. Nhìn nhận dưới góc độ vĩ mô, tác giả cho rằng từ thế kỷ XVI đến

thế kỷ XIX các nước châu Âu đều bị chi phối bởi hai tư tưởng kinh tế chính trị đó là

Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) và Chủ nghĩa tự do (Liberalism). Thế kỉ XVI,

được coi là “chủ nghĩa tư bản thương nghiệp”: các tầng lớp tư sản ngân hàng và tài

chính, các nhà nước nắm những phương tiện chinh phục và thống trị, một thế giới

quan coi trọng của cải và sự làm giàu. Thế kỉ XVIII được biết đến là thế kỉ ánh sáng,

thế kỉ của tinh thần Pháp, nó còn là thế kỉ mở rộng những trao đổi hàng hóa, đặc biệt

của thương mại thế giới và sự tiến bộ về sản xuất hàng hóa, nông nghiệp và chế biến,

với giá hàng tăng và dân số gia tăng. Công trình còn dừng lại phân tích sự suy tàn của

Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XVI, nửa đầu thế kỷ XVII. Tác giả cho rằng, từ năm

1580, Tây Ban Nha trở thành “siêu cường về lãnh thổ” trên thế giới nhưng sự thất bại

của “Armada vô địch” năm 1588 khiến Tây Ban Nha chìm sâu vào một sự suy thoái

không lường được [2, tr.55-56].

Công trình “Lịch sử kinh tế của các nước (ngoài Liên Xô) - Thời đại phong kiến

của F.Ia.Poolianxki đã dành dung lượng khá lớn để phân tích những hậu quả kinh tế của

các cuộc phát kiến địa lí, trong đó có sự ra đời của đế quốc thuộc địa. Ở chương IX, tác

giả đã phân tích khá sâu nội dung Lịch sử kinh tế Tây Ban Nha vào các thế kỷ XVI-

XVII. Trong khi phân tích những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Tây Ban Nha

trong các thế kỷ XVI-XVII, tác giả đã phân tích các hình thức bóc lột thuộc địa của thực

dân Tây Ban Nha. Có thể nói đây là cuốn sách cung cấp nhiều số liệu, tư liệu quý giá cho

người viết khi tìm hiểu về Lịch sử Tây Ban Nha từ thời kì hưng thịnh đến khi suy tàn.

Nhóm thứ hai: Các công trình đề cập đến Lịch sử Philippines và quan hệ

Philippines với các nước trong khu vực thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha

Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng 333 năm (1565-1898), sau đó

Mĩ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philippines trong nửa thế kỷ (1899 - 1946). Chế độ

thuộc địa đã kìm hãm việc nghiên cứu về lịch sử dân tộc. Cho đến nửa sau thế kỷ XX,

đầu thế kỷ XXI mới bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Philippines

được xuất bản. Tiêu biểu là các tác giả Conrado, Benitez (1954), History of Philippines;

Zaide, Gregorio.F (1957), Philippine Political and Cultural History; Alip, Eufronio.M

(1964), Political and Cultural History of the Philippines; Zaide, Soria.M (1999), The

Philippines – A Unique Nation; Zulueta, Francisco.M – Nebres, A. Briel (2003),

Page 25: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

13

Philippine History and Government through the Year; Zaide, Gregorio.F – Zaide,

Sonia (2004), Philippine History and Government ; Agoncillo, Teodoro.A (2006),

History of the Filipino People; Costa, Horacio de la, S.J. (1992), Readings in Philippine

History. Hầu hết những công trình này nghiên cứu lịch sử Philipines một cách hệ thống

từ thời tiền sơ sử đến thời kì hiện đại. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu phong

phú về thời kì thuộc địa, các tác giả đã phần nào tái dựng lại một cách đầy đủ và sâu sắc

lịch sử và xã hội Philippines từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Trong công trình “History of Philippines”, tác giả Conrado Benitez đã đề cập

đến những mối quan hệ giữa thuộc địa Philppines với bên ngoài (outside relations) như

Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và cuộc xâm chiếm Manila của Anh năm 1762. Trên

cơ sở phân tích về hoạt động thương mại, tác giả đã bước đầu phân chia lịch sử

Philippines thành hai thời kỳ, “thời kỳ hạn chế” (period of restrictions) (1600-1815),

và “thời kỳ tự do thương mại và cải cách chính trị” (period of commercial liberty and

political reforms) (1781-1898). Trong đó ông giải thích khái niệm “thời kỳ hạn chế”

như sau: “chúng ta gọi là thời kỳ hạn chế bởi vì chính sách của những kẻ cai trị là hạn

chế mọi lĩnh vực của đời sống, từ thương mại, công nghiệp, chính trị đến tôn giáo, văn

hóa, xã hội” [46, tr.135]. Theo tác giả, “thời kỳ hạn chế” còn có thể gọi theo những

cách khác nhau, chẳng hạn “thời kỳ đình trệ” (period of stagnation) hoặc “thời kỳ tối

tăm và suy tàn” (period of obscurity and decline). “Thời kỳ tự do thương mại và cải

cách chính trị” ở Philippines xuất phát từ bối cảnh châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII.

Chính cuộc cách mạng công nghiệp, sự ra đời động cơ hơi nước và những phát minh

khác đã đưa đến quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu, châu Mĩ. Nhu cầu tìm kiếm thị

trường cho việc tiêu thụ sản phẩm và nguồn nguyên liệu thô để cung cấp cho những

nhà máy của họ đã thúc đẩy sự tiếp xúc giữa Philippines với các nước Anh, Mỹ, Pháp

từ đầu thế kỷ XIX. Có thể nói, cách tiếp cận của Conrado Benitez đã gợi mở nhiều ý

tưởng quan trọng cho vấn đề luận án đang nghiên cứu.

Nghiên cứu về lịch sử Philippines trọn vẹn trong thời kỳ Tây Ban Nha phải kể

đến công trình “Spain in the Philippines” của Cushner, Nicholas P., SJ (1971). Công

trình bao gồm 9 chương đề cập đến nhiều khía cạnh trong chính sách cai trị của Tây

Ban Nha ở Philippines, từ những chuyến thám hiểm đầu tiên đến sự kết thúc của đế

chế, từ quá trình truyền giáo đến chính sách thuế khóa và lao động. Đặc biệt, tác giả đã

dành hai chương để trình bày về thương mại của Tây Ban Nha ở Philippines, chương 6

với tiêu đề “Trade and Finance” (Thương mại và Tài chính) và chương 9 “Bourbon

Page 26: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

14

Reform and Foreign Merchants” (Cải cách của vương triều Bourbon và những thương

nhân nước ngoài). Qua cách phân chia và lý giải của tác giả, chúng ta có thể thấy rằng

vào nửa sau thế kỷ XVIII, chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở các thuộc địa

Philippines có những bước chuyển tích cực. Lý giải cho sự thay đổi này tác giả cho

rằng : “Điều này xuất phát từ chính những tư tưởng cải cách về kinh tế, chính trị dưới

vương triều Bourbon, đặc biệt dưới triều đại Charles III (1759-1788). Các nhà cải

cách như Ustariz và Capmany, những nhà lý thuyết chính trị như Campomanes,

Aranda, và Floridablanca đã đặt kinh tế trở thành khoa học cơ bản. Những nhà cải

cách đã giành được những vị trí trong các Bộ và Chính phủ, vì thế, những ý tưởng mới

được truyền đến những thuộc địa xa xôi” [57, tr.186]. Điều này cho thấy mặc dù là một

tiền đồn xa xôi ở Viễn Đông, Philippines vẫn nằm trong “quỹ đạo” chung của đế chế

Tây Ban Nha. Rõ ràng chính sách của Tây Ban Nha ở Philppines không chỉ chịu tác

động của bối cảnh khu vực mà còn có mối quan hệ mật thiết với những chuyển biến

chính trị, kinh tế của chính quốc và bối cảnh thế giới.

Công trình Readings in Philippine History của Costa, Horacio de la, S.J. (1992)

đã tóm lược lịch sử Philippines từ thời kỳ tiền Tây Ban Nha đến cuộc cách mạng năm

1896, đưa đến sự ra đời của quốc gia độc lập. Là linh mục của Dòng Tên ở Philippines,

Giáo sư Costa có cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu lưu trữ phong phú của Nhà thờ

Thiên chúa giáo. Trong 17 chương sách, ông đã dành dung lượng khá lớn để viết về

quá trình xâm chiếm của Tây Ban Nha, cuộc tấn công của người Anh, đặc biệt là

những tiến bộ kinh tế trong thế kỷ XVIII và sự đấu tranh giữa tư tưởng bảo thủ và tự do

ở Philippines.

Trong khi các công trình chuyên khảo về lịch sử Philippines còn hạn chế thì việc

tiếp cận nguồn tài liệu các công trình nghiên cứu tổng thể về lịch sử khu vực Đông Nam

Á là hết sức cần thiết. Nửa sau thế kỷ XX, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu người

Mĩ đến Philippines có khuynh hướng đặt chung trong bối cảnh nghiên cứu khu vực

Đông Nam Á, Chandler, David. P; Roff, William.R; Smail, Jonh.R.W; Steinberg,

David Joel; Taylor, Robert.H; Woodside, Alexander; Wyatt, David K (1985), In

Search of Southeast Asia – A Mordern History. Cuốn sách bắt đầu bằng những kiến

thức tóm lược về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực Đông Nam Á thế kỷ XVIII

và kết thúc với những phân tích, nhận định những điều kiện hiện tại của các quốc gia

Đông Nam Á. Trong phần II với tựa đề New Challenges to Old Authority, các tác giả

đã phân tích những thách thức mới mà các chính quyền thuộc địa ở Đông Nam Á gặp

Page 27: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

15

phải thế kỷ XVIII, XIX. Chính quyền Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ 1762 –

sau khi Anh chiếm đóng Manila đến 1872 đã trải qua thời kì biến động trên nhiều

phương diện và cuối cùng phải đi đến việc thay đổi chính sách từ độc quyền thương

mại sang mở cửa Philippines với thị trường thế giới.

Cuốn Lịch sử Đông Nam Á (1997) của D.G.E. Hall với nội dung chính viết về quá

trình xâm nhập và chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. Đặc biệt

trong chương XIV, tác giả đã trình bày chính sách cai trị của Tây Ban Nha đối với

Philippines trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế, bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra những

nhận định về mục tiêu xâm lược, nguyên nhân thành công của Tây Ban Nha trong công

cuộc chinh phục Philippines.

Về quan hệ giữa Philippines với các nước trong khu vực, Tổng đốc Antonio de

Morga (1559 - 1636) với tư cách là quan chức Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines,

đồng thời là người viết sử đã xuất bản cuốn “Sucesos de las islas Filippinas” năm

1609 tại Mexico. Đây được xem là một trong những công trình quan trọng nhất về quá

trình thực dân hóa của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines thời kì đầu. Công trình này

đã được dịch và xuất bản bằng Tiếng Anh bởi Stanley H. Henry.E.J với tựa đề The

Philippine Islands vào năm 1868. Nội dung chính của cuốn sách đã đề cập đến lịch sử

Philippines trong mối quan hệ với Moluccas, Xiêm, Campuchia, Nhật Bản và Trung

Quốc vào cuối thế kỷ XVI.

Các nhà nghiên cứu người Anh cũng có những công trình nghiên cứu về lịch sử

Philippines như A History of the Philippines của Barrows, David Prescott (1905);

Foreman, John, The Philippine Islands. Hai công trình này có phạm vi thời gian nghiên

cứu bao quát toàn bộ thời kì thống trị của Tây Ban Nha ở Philippines. Khác với những

công trình viết về lịch sử Philippines trước và sau đó, hai công trình này không chú ý

phân tích những chính sách của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines mà có xu hướng

nghiên cứu mối quan hệ của Phillippines thời kì thuộc Tây Ban Nha với các nước trong

khu vực Trung Quốc, Nhật Bản cũng như sự xung đột với người Hà Lan, sự chiếm đóng

của người Anh, sự can dự của Mĩ ở Philippines. Những tư liệu từ hai công trình này đã

giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về những mối đe dọa bên ngoài đối với chính quyền

Tây Ban Nha ở Philippines. Đó cũng là những nhân tố khách quan tác động đến chính

sách đối ngoại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong suốt hơn ba thế kỷ.

Nhà sử học Tây Ban Nha Florentino Rodao Garcia đã công bố nhiều công trình

nghiên cứu về Tây Ban Nha ở châu Á, trong đó, có nhiều bài viết liên quan đến

Page 28: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

16

Philippines: The Castilians discover Siam: Changing Visions and Self-Discovery,

The Journal of the Siam Society (JSS), 95/2007; Departure from Asia: Spain in the

Philippines and East Asia in the Nineteenth and Twentieth Centuries (2008). Những

bài viết này đã bổ sung tài liệu về sự thống trị của Tây Ban Nha ở Philippines vào giai

đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Trong đó tác giả đã phân tích bối cảnh khu vực Đông Á từ

sau cuộc chiến tranh thuốc phiện và tác động của nó đến chính sách của Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines.

Các nhà nghiên cứu người Hà Lan, Mỹ, và một số nước khác cũng có những bài

nghiên cứu đăng trên các tạp chí liên quan đến quan hệ Philippines – Hà Lan,

Philippines – Nhật Bản, người Trung Quốc ở Philippines thời kì thuộc Tây Ban Nha:

Laarhoven, Ruurdje and Pinowittermans (1985), “From Blockade to Trade: early

Dutch Relations with Manila, 1600-1750”, Philippinese Studies vol.33, no.4;

Arensmeyer, Elliott C (1970), “Foreign Accounts of the Chinese in the Philippines”,

Philippine Studies vol.18, no.1; Barao, Jose Eugonio (1998), “The Massacre of 1603:

Chinese Perception of the Spaniards in the Philippines”, Itinerario vol 23, no.1;

Chan, Albert (1978), “Chinese-Philippine Relations in the Late Sixteenth Century

and to 1603”, Philippinese Studies vol 26, no.1-2; Costa, Horacio de la, S.J. (1963),

“Early French Contacts with the Philippines”, Philippinese Studies vol.11,no.3.

Nhóm thứ ba: Các công trình viết về tình hình kinh tế Philippines từ thế kỷ XVI

đến thế kỷ XIX

Bên cạnh các công trình đề cập đến quan hệ đối ngoại của Philippines thời kì Tây

Ban Nha, có một số công trình khai thác sâu mảng đề tài về kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực

thương mại như Craig, Austin and Benitez, Conrado (1916), Philippine Progress prior to

1898; Corpuz, O.D (1997), An Economic History of the Philippines. Điểm chung của hai

công trình này là nghiên cứu sự phát triển kinh tế Philippines dưới góc độ lịch sử. Các tác

giả đã xây dựng một bức tranh tổng thể về kinh tế Philippines qua từng thời kì lịch sử.

Dưới sự thống trị của Tây Ban Nha, mặc dù nền kinh tế có sự tiến bộ so với trước nhưng

nó vẫn là một sự phát triển không bình thường với những chính sách bóc lột về thuế khóa

và độc quyền thương mại của thực dân Tây Ban Nha. Bắt đầu từ thế kỷ XIX, với việc

Tây Ban Nha thực thi chính sách tự do thương mại, kinh tế Philippines mới có những

thay đối và bước phát triển đáng kể so với thời kì trước đó.

Dưới góc nhìn của nhà kinh tế học, công trình After the Galleons của Benito J.

Legarda, Jr. tái bản vào năm 1999 đã phân tích sâu sắc sự phát triển ngoại thương,

Page 29: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

17

chuyển biến kinh tế và kinh doanh ở Philippines vào thế kỷ XIX, sau khi thương mại

thuyền buồm chấm dứt. Trong công trình của mình ông chỉ ra rằng “khác với các nước

ở khu vực Đông Nam Á, động cơ đằng sau thúc đẩy sự phát triển thương mại

Philippines không phải do chính quyền mà đến từ việc kinh doanh và vốn nhập khẩu

thông qua hệ thống giá cả linh hoạt”. Có thể nói giáo sư Legarda đã nêu bật đặc điểm

mang tính bản chất của quá trình “mở cửa” và hội nhập kinh tế của Philippines vào nửa

sau thế kỷ XIX.

Nhà sử học Tây Ban Nha, Maria Lourdres Diaz-Trechuelo với series bài viết về

kinh tế Philippines thế kỷ XVIII đăng trên tạp chí Philippines Studies: Diaz-Trechuelo,

Maria Lourdres (1963), “The Economic Development of the Philippines in the Second

Half of the Eighteenth Century”, Philippine Studies vol.11,no2; Diaz-Trechuelo, Maria

Lourdres (1964), “Philippine Economic Development Plans, 1746-1779”, Philippine

Studies vol.2., no2; Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1966) “Eighteenth century

Philippine economy: Commerce”, Philippine Studies vol.14, no2. Đây là những bài

nghiên cứu hết sức công phu với độ dài từ 30 đến 60 trang, khai thác sâu sự chuyển

biến và những kế hoạch cải cách nền kinh tế Philippines vào cuối thế kỷ XVIII. Đặc

biệt, trong bài nghiên cứu về thương mại Philippines thế kỷ XVIII, Diaz-Trechuelo đã

phân tích chính sách hạn chế và độc quyền thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa

Philippines đối với các nước Phương Đông, Tân Tây Ban Nha và sự ra đời của Công ty

Hoàng gia Philippines.

1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở trình bày một cách tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề Chính

sách “đóng cửa” và “”mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines, chúng ta có

thể rút ra hai nhận xét sau đây:

Thứ nhất, ở trong nước số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

còn quá ít ỏi: một số sách, bài viết nghiên cứu chính sách cai trị tổng thể của Tây Ban

Nha ở thuộc địa Philippines. Chính sách đối ngoại của Philippines thời kì thuộc Tây

Ban Nha chưa được chú ý nghiên cứu.

Thứ hai, ở nước ngoài số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

khá phong phú, nhưng còn ít công trình có hướng tiếp cận gần với đề tài luận án. Các

công trình chủ yếu đề cập các nội dung:

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Tây Ban Nha từ thế kỷ XV đến XIX

- Quá trình bành trướng và thực dân hóa các khu vực trong đó có Philippines

Page 30: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

18

- Tổ chức chính quyền và chính sách khai thác thuộc địa của Tây Ban Nha ở

Philippines (XVI-XIX)

- Thương mại Manila Galleon (1571-1815)

- Quan hệ giữa Philppines với một số nước trong khu vực thế kỷ XVI, XVII.

1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án

Những công trình của các tác giả trong và ngoài nước là chất liệu quan trọng để

chúng tôi thực hiện đề tài. Song để có thể giải quyết trọn vẹn vấn đề nghiên cứu, chúng

tôi nhận thấy cần tập trung những nội dung sau đây:

- Bối cảnh lịch sử hình thành chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa

Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến năm 1762

- Những nhân tố tác động đến sự thay đổi từ chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa”

vào nửa sau thế kỉ XVIII

- Hệ thống hóa và phân tích những chính sách của Tây Ban Nha ở Philippines trên

hai lĩnh vực thương mại và di trú của người nước ngoài

- Rút ra những đặc điểm và đánh giá một cách toàn diện và khách quan về hệ quả

của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines.

Page 31: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

19

CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” CỦA TÂY BAN NHA

Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1593-1762)

2.1. Cơ sở hình thành và bối cảnh Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa”

2.1.1. Quá trình xác lập quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines (1521-1571)

2.1.1.1. Những động lực thúc đẩy Tây Ban Nha xâm chiếm Philippines

Tây Ban Nha hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XV

Tây Ban Nha là một đất nước nằm về phía Tây Nam châu Âu, trên bán đảo

Iberia3, được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải thanh bình và Đại Tây Dương rộng lớn.

Lịch sử Tây Ban Nha thời cổ-trung đại trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đế chế La

Mã đã cai quản toàn bộ bán đảo Iberia trong suốt 500 năm, ràng buộc vùng đất này

bởi luật pháp và ngôn ngữ của La Mã. Khi đế chế La Mã đang trên đà sụp đổ thì các

bộ lạc German (Visigoth, Suebi, Vandal và Alan) đã vượt qua dãy núi Pyrenees để

tiến vào Tây Ban Nha. Người Visigoth sau đó đã tiếp quản Tây Ban Nha vào năm

415. Sau khi cải đạo theo Công giáo Roma, vương quốc Visigoth đã trở thành một

triều đại lớn ở bán đảo Iberia. Vào thế kỉ VIII, bán đảo Iberia bị người Berber theo

Đạo Hồi từ Bắc Phi vượt eo Gibralta xâm lược (711-718) và chiếm đóng. Đây là một

bước trên đà bành trướng của triều đại Omeyyad từ Arap. Từ thời điểm này, tại đây

đã diễn ra thời kỳ Reconquesta (tái chiếm/khôi phục lại) lãnh thổ bị người Arab

chiếm đóng kéo dài suốt 800 năm.

Công cuộc tái chiếm là một phong trào mở rộng về phía Nam của các vương

quốc Công giáo trên bán đảo Iberia, tấn công vào những khu vực của người Hồi giáo

(người Tây Ban Nha gọi là Moors). Một loạt tiểu quốc xuất hiện trong quá trình đấu

tranh chống người Arab như Axturia, Navara, Leon, Galaxia, Castila, Bồ Đào Nha,

Aragon, Catalonia, Valenxia,…Cho đến thế kỉ XIII, mặc dù hầu hết những tiểu quốc

trên bán đảo Iberia đã thoát khỏi sự kiểm soát của người Arab (ngoại trừ Grenada ở

phía Nam) nhưng các tiểu quốc này vẫn không thể hợp nhất lại và xóa bỏ tình trạng

phân tán về chính trị.

3 Nằm ở phía Tây Nam châu Âu, với diện tích 582.000km2, bán đảo Iberia lớn thứ hai ở châu Âu (chỉ sau bán đảo

Scandinavian). Tên gọi của bán đảo Iberia bắt nguồn từ những cư dân cổ xưa mà người Hy Lạp gọi là Iberia, có

thể là sông Ebro (Iberus), con sông dài thứ hai của bán đảo (sau sông Tagus). Dãy núi Pyrenees tạo thành lá chắn ở

phía Đông Bắc, tách bán đảo Iberia khỏi phần còn lại của châu Âu, và ở phía Nam eo biển Gibralta tách bán đảo

khỏi Bắc Phi. Phần lớn lãnh thổ của bán đảo Iberia thuộc hai quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ngoài ra còn

có Andorra và một phần nhỏ của Pháp.

Page 32: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

20

Vào cuối thế kỷ XV, những biến cố quan trọng đã diễn ra làm thay đổi căn bản tình

hình chính trị trên bán đảo Iberia. Năm 1469, vương quốc Tây Ban Nha bước đầu được

thống nhất bằng cuộc hôn nhân giữa vua Ferdinand II xứ Aragon (1468 – 1516) với nữ

hoàng Isabella I xứ Castille (1474 – 1504). Cuộc hôn nhân chính trị này “đã liên hợp

các lợi ích Địa Trung Hải của Liên bang Aragon với các lợi ích Đại Tây Dương của

vương quốc Castilla, với sự khác biệt ngày càng sâu sắc: Biển Địa Trung Hải đã mất

đi vai trò chính, trong khi những hứa hẹn ở Đại Tây Dương vạch ra những hiện thực

vô bờ bến” [23, tr. 178]. Sự kiện này mốc quan trọng trong lịch sử bán đảo Iberia, tạo

ra tiền đề cho sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Ban Nha trong những thế kỷ sau, dựa trên

sự khai thác tối đa ưu thế về vị trí địa lý.

Năm 1492, Grenada-tiểu quốc cuối cùng của miền Nam được giải phóng hoàn

toàn khỏi tay đế quốc Arab. Chính quyền chuyên chế Tây Ban Nha được thiết lập trên

toàn bộ lãnh thổ và bước đầu củng cố vững chắc. Lãnh thổ Tây Ban Nha thống nhất

bao gồm hầu hết các tiểu quốc trên bán đảo Pirene, trừ Bồ Đào Nha. “Hai biến cố to

lớn này-sự củng cố bước đầu của chủ nghĩa chuyên chế và hoàn thành thắng lợi thời kì

khôi phục-đã tạo nên những tiền đề chính trị thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Tây

Ban Nha ở thế kỉ XVI. Tây Ban Nha biến thành một cường quốc thế giới và bắt đầu chế

ngự đời sống chính trị Tây Âu” [25, tr.504].

Dưới triều đại Ferdinand (1479-1516) và Charles V (1516-1556), quá trình củng

cố nền chuyên chế Tây Ban Nha diễn ra mạnh mẽ. Quá trình củng cố nền chuyên chế

bao gồm việc thống nhất hệ thống tiền tệ; ban hành luật Toro (1505) quy định quyền

lực của nhà vua đối với việc ban hành, giải thích và hủy bỏ các điều luật; đàn áp các

cuộc nổi dậy đòi ly khai của thành phố Castille (1520-1521), cải cách Nghị viện theo

hướng hạn chế thẩm quyền của các đại diện. Nhờ vậy, vua Tây Ban Nha đã nắm trong

tay toàn bộ quyền lực từ kinh tế, chính trị đến quân đội.

Cạnh tranh với Bồ Đào Nha trong “kỉ nguyên khám phá” (Age of Discovery)

Sau khi thoát khỏi sự thống trị của người Hồi giáo, thiết lập nước thống nhất và

củng cố chế độ chuyên chế trung ương tập quyền, Tây Ban Nha có được những điều

kiện thuận lợi để tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha trong “kỷ

nguyên khám phá” và xâm chiếm thuộc địa.

Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên thực hiện cải tiến trong việc đóng tàu với sự thành

lập của Trường hàng hải đầu tiên trên thế giới tại Sagres Point vào năm 1419 bởi “Nhà

hàng hải” Henry. Từ năm 1451 đến 1470, người Bồ Đào Nha đã khám phá và thực dân

Page 33: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

21

hóa tất cả những đảo của Azores ở Đại Tây Dương. Được thúc đẩy bởi sự nhiệt huyết

bất tận, người Bồ Đào Nha tiếp tục đeo đuổi giấc mơ đến Phương Đông bằng con

đường biển trực tiếp. Động lực thúc đẩy đằng sau những chuyến hành trình này là khác

nhau. Ham muốn vàng, hương liệu, xa hơn là những cuộc viễn chinh thập tự chống

người Hồi giáo ở Bắc Phi4.

Sau khi vua Henry mất, vua John II lên ngôi, mục tiêu của Bồ Đào Nha lúc này là

thực hiện chuyến vòng quanh châu Phi đến Ấn Độ bằng đường biển. Người được giao

trọng trách này chính là Bartolome Dias. Trong khi Dias đang thực hiện nhiệm vụ tìm

đường biển vòng qua châu Phi đến Ấn Độ thì Columbus đề nghị với Ủy ban hành

chính rằng ông có thể đến Ấn Độ bằng cách dong buồm đi về phía Tây. Tuy nhiên, sự

thỉnh cầu của Columbus bị vua Bồ Đào Nha khước từ.

Rời Bồ Đào Nha, Columbus đến Pháp, Anh và Tây Ban Nha, với hy vọng tìm

được sự hỗ trợ cho chuyến đi về phía Tây từ những đối thủ của Bồ Đào Nha. Nữ hoàng

Isabel của Tây Ban Nha (cháu gái của vua John II), đã chấp nhận đề nghị của

Columbus. Tháng 4-1493, Columbus trở về trong chiến thắng đến diện kiến Isabel tại

cung điện Hoàng gia ở Barcelona vì đã khám phá ra châu lục mới và tin rằng ông đã

đến được Ấn Độ. Phát hiện này một lẫn nữa đưa đến sự tranh cãi giữa hai quốc gia trên

bán đảo Iberia. Bởi vì theo Hiệp ước Alcasovas ,Tây Ban Nha đã nhượng cho Bồ Đào

Nha tất cả những vùng đất Nam Canaries và cho rằng những khám phá của Columbus

là nằm trong vòng khu vực đó. Vua John II, một mặt phái công sứ đến vương triều Tây

Ban Nha, mặt khác chuẩn bị một cuộc viễn chinh dưới sự chỉ huy của Francisco de

Almeida để giành quyền sở hữu những quần đảo bằng vũ lực.

Để ngăn chặn chiến tranh đang sắp diễn ra, nữ hoàng Isabel của Tây Ban Nha

đã tiến hành đàm phán ngay lập tức với Bồ Đào Nha đồng thời thuyết phục Giáo hoàng

Alexander VI (người Tây Ban Nha) ban hành sắc lệnh nổi tiếng Inter Cetera. Các học

giả Tây Ban Nha và Philippines đều cho rằng lịch sử Philippines trong mối quan hệ với

Tây Ban Nha bắt đầu với sắc lệnh này bởi vì nó đã cung cấp sự khích lệ trực tiếp cho

Tây Ban Nha khám phá và thực dân hóa Philippines.

Inter Cetera trở thành văn kiện tham khảo gốc cho hàng loạt các sắc lệnh được

ban hành bởi Alexander VI trong thời gian hơn hai năm. “Inter Cetera gốc ban hành

ngày 3-5-1493, chia tất cả những vùng đất được khám phá dong buồm phía Tây cho

4 Trong suốt thế kỉ XV, cả Castile và Bồ Đào Nha đều xem châu Phi là thị trường giàu có và là địa bàn cho sự mở

rộng cuộc đấu tranh tôn giáo của họ với thế giới Hồi giáo. Người Bồ Đào Nha thiết lập thuộc địa và trồng mía ở

vùng Azores và quần đảo Madeira và người Castile làm điều tương tự ở Canaries.

Page 34: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

22

Tây Ban Nha; Eximinae Devotionis ban hành vào 3-5-1493, thừa nhận những quyền và

đặc quyền ở phía Tây địa cầu cho Tây Ban Nha ngang với những phần chia của Bồ

Đào Nha ở châu Phi [36, tr. 70-71]; sau đó Inter Cetera được ban hành 4-5-1493, thiết

lập một đường biên giới – kinh tuyến 100 leagues phía Tây của Azores, theo đó, mọi

thứ phía Tây là của Tây Ban Nha và mọi thứ phía Đông là của Bồ Đào Nha [45, vol I,

tr. 97-138]. [Xem PL2]

Tuyên bố của Giáo hoàng Alexander VI là rất quan trọng bởi vì nó giao cho

Tây Ban Nha quyền tối cao để thực dân hóa những vùng đất chưa được khám phá của

những người ngoại đạo, truyền giảng phúc âm, gửi những đoàn truyền giáo, xây dựng

nhà thờ, và những thứ cần thiết để truyền bá niềm tin cho những người của những

quốc gia mới được khám phá. Tuyên bố này cũng là cơ sở cho việc kí kết Hiệp ước

Tordesillas năm 1494 giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai quốc gia đồng ý dàn xếp

những chi tiết của đường phân chia – gọi là Đường giới tuyến 370 leagues phía Tây

của Cape Verde. Vùng đất nằm về phía Đông của đường phân chia là dành cho Bồ

Đào Nha, và những lãnh thổ về phía Tây là dành cho Tây Ban Nha. Cả hai quốc gia

đều đồng ý truyền bá giáo lí Thiên chúa giáo ở những vùng đất mới khám phá của

mình [45, vol I, tr.124; 36, tr. 70-71]. Hiệp ước Tordesilas đã trung thành theo sắc lệnh

của Giáo hoàng năm 1493, giao Tân thế giới cho Tây Ban Nha, châu Phi và Ấn Độ

được dành cho một mình Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, hiệp ước đã thay đổi đường phân

chia 370 leagues xa hơn về phía Tây, vì thế chia Brasil cho Bồ Đào Nha. Đây là một

lợi ích thực sự của Bồ Đào Nha.

Vào thời điểm thông qua Hiệp ước dường như không có điều gì xảy ra đối với

bất cứ bên nào, ranh giới phân chia là cần thiết để hai nước có cơ sở tiếp tục những

cuộc hành trình vòng quanh thế giới đến những phía khác của toàn cầu. Sau đó, khi

những kiến thức địa lý trở nên rõ ràng là Tân thế giới mà Columbus phát hiện hoàn

toàn không tiếp cận châu Á, những lí thuyết liên quan đến sự mở rộng của đường

phân chia quanh thế giới bắt đầu được xúc tiến. Trung tâm của vấn đề này là cuộc

tranh luận đường ranh giới ở Moluccas – quần đảo hương liệu thèm muốn của

phương Đông [47, tr.24-25].

Giữ sự trung lập suốt Hiệp ước Tordesillas, 10 năm sau chuyến đi của Dias, Bồ

Đào Nha mới tiến hành chuyến đi dài đến Ấn Độ. Khi John II mất và anh họ Manuel I

(1495-1521) trở thành vua, nhiệm vụ này được giao cho Vasco da Gama. Hạm đội của

ông đã băng qua Ấn Độ Dương đến Calicut năm 1498. Sau 13 năm sau, Albuquerque

Page 35: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

23

tiến hành chinh phục Malacca của bán đảo Malay, một hải cảng quan trọng của tuyến

đường buôn bán hương liệu. Sau khi chiếm được Malacca vào ngày 24-8-1511, Bồ

Đào Nha tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự để nhanh chóng xâm nhập vào quần đảo

hương liệu Moluccas. Tuy nhiên, mãi đến năm 1513, dưới sự chỉ huy của Serrano, Bồ

Đào Nha mới đạt được mục tiêu của mình bằng việc thiết lập hai thương điếm nhỏ ở

các đảo thuộc quần đảo hương liệu, một ở Ternate và một ở Batjan.

Sau bảy năm làm việc ở phương Đông, Magellan trở lại Lisbon vào năm 1513.

Với những kinh nghiệm và kiến thức có được, ông muốn thuyết phục vua Manuel ủng

hộ kế hoạch đi đến Moluccas bằng con đường phía Tây để tham gia cùng với Serrano5.

Tuy nhiên, do vua Manuel bị tác động từ những lời buộc tội về sự không trung thành

của Magellan nên đã từ chối đề nghị của ông.6 Rõ ràng sau thời điểm này, cũng như

người tiền nhiệm Columbus, Magellan đã nung nấu quyết tâm rời khỏi Bồ Đào Nha

tìm kiếm bến đỗ mới để thực hiện giấc mơ của mình.

Thông qua sư giúp đỡ của Duarte Barbosa, Magellan đã bí mật rời Bồ Đào Nha

đến Seville (Tây Ban Nha) trên con thuyền nhỏ vào ngày 20-10-1517. Đi cùng với ông

còn có những thủy thủ kì cựu khác, những người đã từng phục vụ cho Bồ Đào Nha ở

Ấn Độ, cũng bị rơi vào sự nghi ngờ và ghét bỏ trong con mắt của vua Manuel I. Kết

quả là, tất cả những bí mật của những cuộc thám hiểm mà Bồ Đào Nha đã cố gắng bảo

vệ bằng chính sách bí mật giờ đây đã nằm trong tay người Tây Ban Nha.

Mặc dù Bồ Đào Nha đang có những bước tiến vững chắc ở châu Á7, nhưng sự

thúc đẩy cho những cuộc khám phá đang nằm trong tay người Tây Ban Nha. Năm

1518, Magellan thuyết phục vua Charles V của Tây Ban Nha rằng ông có thể tìm thấy

con đường ngắn hơn để đến Moluccas bằng việc dong buồm đi về hướng Tây qua

châu Mĩ. Magellan nhận được sự chỉ dẫn của Hoàng gia dong buồm trực tiếp đến

Moluccas và mang trở về những hương liệu vô giá. Quyết định này đã trở thành điểm

5 Serrano là cậu của Magellan. Trong suốt 7 năm ở Moluccas, Serrano gửi cho Magellan những chỉ dẫn và thông

tin về vị trí của quần đảo, khoảng cách từ Malacca, tương quan của chúng với đường phân chia, về khả năng nắm

giữ chúng với chỉ một trăm lính Bồ Đào Nha và phác thảo công việc cá nhân để thực hiện giấc mơ giàu có của họ

[47, tr.25-26]. 6 Nhiều nhà sử học đã gợi ý rằng sự hận thù giữa Manuel I và Magellan bắt nguồn từ việc vua Bồ Đào Nha luôn

có thái độ nghi ngờ những gián điệp người Tây Ban Nha và đố kỵ với những người được sự công nhận của Hoàng

gia vì sợ một cuộc chạy đua đến ngai vàng hình thành. 7 Lopo Soares de Albergaria, người kế nhiệm của Albuquerque trong thời kì từ 1515 đến 1518 đã hoàn thành sự

chinh phục đối với Malabar và Ceylon. Sau khi Bồ Đào Nha đã tạo lập được một loạt cứ điểm vững chắc tại Ấn

Độ, họ bắt đầu tiến vào Đông Bắc Á. Vào năm 1516, Rafael Perestrello đến Trung Quốc từ Malacca và năm sau

đó Ferdinand de Andrade đến Quảng Đông. Những thương điếm tiếp theo được xây dựng ở Ninh Ba (Ningpo)

năm 1512, Hạ Môn (Amoy) năm 1544 và Macao năm 1557. Năm 1542, Bồ Đào Nha đến Nhật Bản và năm 1549

đã thiết lập một chỗ đứng vững chắc ở đó.

Page 36: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

24

khởi đầu cho “thiên sử thi lớn nhất trong lịch sử khám phá của nhân loại”. Năm

1519, Magellan rời San Lucar Tây Ban Nha trên 5 chiếc thuyền với 235 người. Ông

đi vòng quanh mũi phía Nam của châu Mĩ, băng qua Thái Bình Dương dong buồm về

phía Tây - Bắc. Cuối cùng, Magellan đã đến Philippines vào ngày 17-3-1521. Ở

Mactan, ông bị giết chết trong trận đánh vào tháng 4-1521 như là hệ quả của sự xung

đột giữa Lapulapu với Zula – tù trưởng của Mactan. Chỉ một thuyền còn lại, đó là

Victoria, dưới sự chỉ huy của Juan Sebastian del Cano đã hoàn thành chuyến hành

trình trở lại Seville vào năm 1522.

Tình hình trở nên phức tạp vào năm 1521 khi tàu Victoria đã cập bến ở Moluccas

trong chuyến hành trình về Tây Ban Nha. Sự thâm nhập này của người Tây Ban Nha

vào “khu vườn riêng” của Bồ Đào Nha trên thực tế đã vi phạm hiệp ước Tordesillas ký

giữa hai nước năm 1494. Do sự phản kháng của người Bồ Đào Nha, vua Charles V và

John III đã đồng ý cử đại diện đến cuộc họp vào năm 1524 ở biên giới giữa Badajor

(phía Bồ Đào Nha) và Yalves (phía Tây Ban Nha). Nhưng cuộc họp đã không thỏa

thuận được việc xác định vị trí chính xác của Moluccas, do tính toán giữa hai bên

chênh lệch nhau tới 46 độ [57, tr.21]. Khi những nỗ lực trên bàn đàm phán thất bại, vua

Charles V Tây Ban Nha quyết định hành động. Tháng 5-1525, ông ban hành sắc lệnh

chỉ định Juan Garcia Jofre de Loaysa tiến hành chuyến viễn chinh đến Moluccas. Ngày

24-7-1525, hạm đội gồm 7 chiếc tàu dưới sự chỉ huy của Loaysa dong buồm từ La

Coruna theo đường eo biển Magellan để đến khẳng định yêu sách của mình tại các đảo

thuộc quần đảo hương liệu. Tuy nhiên do gặp phải cơn bão mạnh, chỉ có một chiếc tàu

đến được đó. Tàu Victoria đã đến được Tidore và từ đó đã bắt đầu một cuộc đấu tranh

giữa người Bồ Đào Nha liên minh với Ternate và người Tây Ban Nha liên minh với

Tidore. Do Tây Ban Nha lệ thuộc vào sự giúp đỡ của Cortez ở Mexico và không có sự

giúp đỡ kịp thời nên họ đã buộc phải đầu hàng trước lực lượng của Bồ Đào Nha. Có lẽ

do không biết được tình hình của cả hai phía, vua Charles V của Tây Ban Nha đã

nhượng quyền giả định của họ ở Moluccas cho vua Bồ Đào Nha với giá 350.000 ducats

[57, tr.29]. Năm 1529, một hiệp ước mới được ký kết đó là hiệp ước Saragossa trong

đó người Tây Ban Nha đã đồng ý ngừng các cuộc thám hiểm của họ cách Moluccas 17

độ về phía Đông [45, vol.1, tr.227]. Mục tiêu chiếm đóng quần đảo hương liệu của Tây

Ban Nha hoàn toàn thất bại. Từ thời điểm này, để cạnh tranh với Bồ Đào Nha ở Viễn

Đông, Tây Ban Nha đã quay trở lại phía Bắc, quan tâm đến quần đảo San Lázaro (sau

này được đặt tên là Felipinas) được Magellan tìm thấy năm 1521.

Page 37: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

25

Vị trí của Philippines trên tuyến đường giao thương khu vực

Philippines8 là quần đảo với 7.107 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở Đông Nam châu Á. Là

một trong những quần đảo lớn nhất trên thế giới, Philippines có vị trí địa lí khá đặc

biệt, giáp với biển Thái Bình Dương ở phía Đông, biển Đông ở phía Tây, kênh Bashi ở

phía Bắc và biển Celebes ở phía Nam. Đảo cực Bắc là Y’Ami, chỉ cách Đài Loan

chừng 240km và ở cực nam là đảo ở cực Nam là Saluag Isle, cách Sabah (bắc bán đảo

Borneo) chỉ 24km. Nếu nhìn trên phạm vi rộng lớn của bản đồ thế giới, Philippines là

một dải đảo nằm trên rìa phía Tây của biển Thái Bình Dương. Trên mặt đại dương,

Philippines như một dải cọc tiêu nối liền dài 1.800 km theo hướng hơi cong giữa đảo

Kalimantan với Đài Loan.

Philippines có đường biển khúc khuỷu với chiều dài 34.600km – được xem là

đường bờ biển liên tục dài nhất trên thế giới, có 61 cảng biển tự nhiên, 20 eo biển và rất

nhiều vịnh lớn nhỏ. Vịnh Manila với diện tích hơn 700 dặm vuông và chu vi 120 dặm,

là vịnh lớn nhất ở Philippines đồng thời là cảng biển tự nhiên tốt nhất ở châu Á và thế

giới. Những vịnh biển nổi tiếng khác như Lingayen, Leyte và Davao. Đặc trưng địa lí

này mang đến cho Philippines nhiều bất lợi nhưng ngược lại đây là nơi “lí tưởng” cho

giao thông và buôn bán. Các cửa biển ở Philippines thuận lợi cho việc neo đậu tàu

thuyền vào sâu trong nội địa để vận chuyển hàng hóa. Riêng Manila là hải cảng tuyệt

vời cho bất kì chuyến tàu nào qua lại khu vực Thái Bình Dương.

Với nguồn tài liệu ít ỏi còn lưu giữ lại về lịch sử Philippines thời kì cổ-trung đại,

các nhà sử học đã cố gắng đi tìm những minh chứng cho vị trí quan trọng của quần đảo

Philippines trong giao thương khu vực. Ngay từ thế kỉ X, một nhóm người nhập cư vào

Philippines từ Champa, thiết lập thương điếm ở Sulu, được biết đến với tên là Orang

Dampuan (men of Dampa-land). Một văn bản viết tay rất sớm của Sulu chứng tỏ rằng

trong thời kì trước khi Tây Ban Nha đến, có từ 400 đến 500 thuyền mành hằng năm

đến đây từ Campuchia, Champa, và Trung quốc. Rõ ràng vào thời điểm đó, Sulu là

8 Tên gọi Philippines được chính thức sử dụng trong thời kì Mĩ cai trị (1898-1946). Trước đó, đất nước này được

biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: chẳng hạn người Trung Quốc gọi cư dân ở đây là Ma – i (vùng đất của vàng)

hay San-yu (Ba đảo) hay Eshin – yu (Núi vàng). Người vẽ bản đồ cổ đại người Hy Lạp là Claudius Ptolemy (90-

168 SCN) gọi quần đảo này là “Maniloas”. Khi Magellan đến vào năm 1521, ông gọi quần đảo này là St. Lazarus

vì ông đến đây vào đúng ngày lễ hội của vị thánh này. Năm 1543, nhà hàng hải Tây Ban Nha Ruy Lopez de

Villallobos, đặt tên quần đảo này là “Felipinas” để vinh danh Hoàng tử Felipe, người sau này trở thành Vua Philip

II của Tây Ban Nha. Tên gọi “Felipinas” sau đó trở thành “Filipinas” trong suốt thời kì thuộc địa của Tây Ban Nha.

Sau khi giành độc lập vào năm 1946, sử dụng tên gọi “the Republic of the Philippines”. Ngoài ra quần đảo này còn

được đặt cho tên hiệu là “Pearl of the Orient Seas” (Hòn ngọc của phương Đông). Tên gọi này được nhà truyền

giáo – nhà sử học tên là Juan J. Delgado sử dụng vào năm 1751 và sau đó người Anh hùng Philippines là Jose

Rizal dùng để viết trong bài báo của mình vào năm 1892 và trong một bài thơ cuối cùng trước khi ông mất vào

năm 1896 [107, tr.3-4].

Page 38: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

26

điểm định cư đông đúc và là một trong những trung tâm buôn bán chủ yếu của quần

đảo Philippines [36, tr.24]. Từ thế kỉ IX, khi những thương nhân Arab bị ngăn cản khỏi

bờ biển miền trung Trung Quốc, họ tìm kiếm con đường khác từ Malacca và qua

Borneo, Philippines và Đài Loan. Hàng hóa từ ĐNA và phương Tây được mang bởi

những thương nhân Arab đến Philippines thông qua con đường phía Nam. Ngược lại,

hàng hóa Philippines được các thuyền buôn Arab mang đến Trung Quốc lục địa thông

qua cảng Canton (Quảng Đông) [36, tr. 24].

Từ thế kỉ XV trở về sau, khi Tây Ban Nha đang tìm kiếm một con đường từ châu

Âu sang phương Đông từ phía Tây, Philippines đã trở thành điểm trung chuyển phù

hợp trên lộ trình đó. Không những vậy, theo nhìn nhận của người Tây Ban Nha,

Philippines còn là nơi tốt nhất để khống chế con đường hương liệu của phương Đông

và là vị trí lí tưởng nhất trên thế giới để ngăn chặn thương mại giữa người Bồ Đào Nha

với Ấn Độ [57, tr.64]. Philippines cũng rất gần với những thị trường quan trọng của

châu Á, đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Moluccas, Xiêm,... Và như thế, từ thời điểm này,

Philippines nằm trong cơn xoáy của những tham vọng đế quốc của những quyền lực

trên thế giới.

2.1.1.2. Tây Ban Nha chinh phục và thiết lập chế độ thống trị ở Philippines (1565-1571)

Tình hình Philippines trước khi bị Tây Ban Nha xâm chiếm

Vào thế kỉ XV, trong khi hầu hết các quốc gia ở ĐNA đã chứng tỏ sự phát triển của

mình với việc thiết lập chế độ phong kiến tập quyền thì nền chính trị của Philippines

vẫn còn mang nhiều dấu ấn cổ xưa trong giai đoạn cuối của công xã thị tộc. Cùng với

nó là sự tồn tại phân tán của các làng độc lập như các tiểu vương quốc. Những tiểu

vương quốc này thường là cộng đồng từ 30 đến 100 gia đình gọi là barangay. Một số

có qui mô khá lớn, với dân số khoảng 2000 người như Sugbu (Cebu), Maynilad

(Manila), Bigan (Vigan), và Maktan. Đây là một tổ chức lãnh thổ chính trị và xã hội cơ

bản của Philippines trước khi Tây Ban Nha xâm chiếm. Chính quyền barangay gần như

là những vương quốc độc lập như những thành bang của Lưỡng Hà cổ đại. Mỗi

barangay được cai trị bởi tù trưởng được gọi là datu – là người được các thành viên

trong cộng đồng bầu lên vì họ là người thông minh nhất, can đảm nhất, khỏe mạnh nhất

hoặc là giàu có nhất. Datu nắm trong tay quyền lực tối cao nhưng khác với các ông vua

chuyên chế phương Đông, họ chịu sự chi phối của Hội đồng những người lớn tuổi.

Trước khi quyết định một vấn đề quan trọng trong barangay như ban bố luật pháp,

tuyên bố chiến tranh, đàm phán với các liên minh khác, xét xử tội phạm,... các tù

trưởng phải thông qua ý kiến của Hội đồng này [36, tr. 67].

Page 39: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

27

Barangay được tổ chức dựa trên quan hệ họ hàng huyết thống. Sự liên minh

giữa các barangay chỉ mang tính chất tạm thời với mục đích chống lại sự xâm lấn của

kẻ địch “Khi có chiến tranh, một số barangay hợp lại thành các liên minh. Những

liên minh mạnh nhất thời đó là Panay, Madrass do tù trưởng Sumakwel lãnh đạo,

Tondo của tiểu vương Lacandola tại miền Trung đảo Luzon và Pasig của tiểu vương

Soliman tại miền nam Luzon”. Cũng có trường hợp khá hiếm hoi “một số barangay

được ràng buộc chặt chẽ bởi mối quan hệ hôn nhân” [3, tr. 26]. Riêng ở miền Nam

Philippines là vùng chịu ảnh hưởng Hồi giáo nên thiết chế chính trị - xã hội được tổ

chức chặt chẽ hơn.

Sự phân tán thành những tiểu quốc độc lập ở Philippines cũng được ghi chép

trong tài liệu quan trọng của Trung Quốc liên quan đến quần đảo năm 1349 của Wang

Ta-Yang với tiêu đề “Sự mô tả người Barbarian của hòn đảo nhỏ”. Theo biên niên

triều Minh, năm 1372, khi đế chế Majapahit suy tàn, phái đoàn triều cống đầu tiên

Philippines đã đến Trung Quốc. Tác giả cho rằng họ là những người Luzon. Biên niên

triều Minh ghi chép về bộ lạc Malayan tên P’ing- ka-shi- lan sống dọc bờ biển phía Tây

và phía Nam của Vịnh Lingayen ở Luzon (được cho là Pangasinans). Vào đầu thế kỉ

XV (năm 1405), vương quốc Pangasinans đã phải sứ thần sang Trung Quốc mang tặng

hoàng đế món quà gồm ngựa, bạc và những vật phẩm khác và nhận trở lại tiền giấy và

tơ lụa. Vào năm 1408, thủ lĩnh khác của Pangasianans, đi cùng với đoàn tùy tùng gồm

2 tộc trưởng từ mỗi làng đã đến Trung Quốc. Hoàng đế đã ban tiền giấy cho tù trưởng

và 600 tấm lụa nhiều màu sắc dùng vào việc may áo choàng và vải lót [55, tr.11].

Sự chia tách về địa hình và sự tồn tại phân tán của các barangay với tư cách là

các tiểu quốc đơn lẻ chứng tỏ một sự không thống nhất về chính trị. Điều này đưa đến

hệ quả là sự không thống nhất về văn hóa. Mỗi barangay tồn tại một phong tục, tập

quán, ngôn ngữ và tín ngưỡng tôn giáo riêng. Chẳng hạn, những nghiên cứu dân tộc

học cho thấy, ở Philippines có trên dưới 100 thổ ngữ tương đương với 100 nhóm dân

tộc địa phương của cư dân Philippines [109, tr.38]. Sự thực hành tôn giáo của cư dân

bản địa Philippines cũng rất đa dạng, đó là sự hỗn dung giữa đa thần, thờ cúng tổ tiên

và vật linh giáo. Trong tài liệu của người Tây Ban Nha liên quan đến việc chinh phục

Luzon được viết ở Manila vào ngày 20- 4-1572, với tiêu đề “Conquista de la Isla de

Luzon” thuật lại: “... họ (những người bản xứ của đảo Luzon) gọi thánh Batala (vị thần

sáng tạo),… nhưng những nơi khác( như ở Visayans) gọi ông Diobata” [45, Vol. Ill,

tr.163-164]. Ba mươi năm sau, trong cuốn biên niên của Philippines xuất bản năm

Page 40: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

28

1604, thầy tu dòng Jesuit là Chirino viết rằng: “trong số những vị thần của họ, người

bản xứ tạo dựng một vị thần chủ và tối cao. Vị thần này người Tagalog gọi là “Batala

Mei capal” có nghĩa là “Vị thần sáng tạo”; người Bisayan gọi ông là “Laon”, một cái

tên biểu hiện sự cổ xưa” [45, Vol. XII, tr. 265-266].

Ngoài yếu tố địa lý và chính trị, sự đa dạng về văn hóa ở Philippines còn là kết quả

của sự tiếp biến nhiều nền văn hóa khác nhau (Ấn Độ, Trung Quốc, Arab, Borneo) với

gốc văn hóa Malaya trong lịch sử. Những tài liệu ít ỏi còn lưu giữ được trong thời kì cổ

trung đại chứng tỏ rằng đế chế Hindu ở Malay là Srivijaya9 và Majapahit10 có sự giao

thiệp về kinh tế xã hội và để lại những dấu ấn văn hóa ở quần đảo Philippines [105,

tr.37-39]. Trong bối cảnh đế quốc Majapahit bắt đầu suy yếu, cuộc viễn chinh của

Trung Quốc dưới sự chỉ huy của Đô đốc Trịnh Hòa (Cheng Ho) từ 1405-1434 đã đưa

nhiều thuộc địa của Malay dưới quyền bá chủ của Hoàng đế Trung Hoa [105, tr.40-41].

Vào thế kỉ X, những thương nhân Arab đã lui tới buôn bán ở một số cảng biển ở

Sumatra, Java, Borneo và Philippines. Một nhà nước Hồi giáo nhỏ xuất hiện ở Sumatra

vào năm 1250. Vào giữa thế kỉ XIV, học giả người Arab từ Mecca, tên Mukdum, đến

Malacca và cải đạo những người ở đây theo đạo Hồi. Ông tiếp tục đến Sulu vào năm

1380 và tiếp tục cải đạo cư dân bản địa theo đạo Hồi [105, tr.46-47]. Sau năm 1435, khi

Triều Minh bắt đầu rút dần khỏi ĐNA thì tốc độ các cuộc chinh phục các vùng đất của Hồi

giáo được đẩy nhanh, bao gồm cả Philippines. Vào năm 1450, Abu Bakr, người đứng đầu

vương quốc Hồi giáo Johore, đến tại Sulu và kết hôn với cháu gái của tiểu vương

Banguida là công chúa Paramisuli. Sau khi Banguida chết, Abu Bakr được thừa nhận là

Sultan, ông xây dựng mẫu hình chính quyền theo truyền thống vương quốc Hồi giáo và

đưa những phong tục tập quán trở nên nghiêm khắc hơn theo qui tắc của kinh Koran. Ông

cai trị trong 30 năm, mất năm 1480. Sulu được sử dụng như là căn cứ cho việc truyền bá

Hồi giáo ra toàn bộ quần đảo. Sharif Kabungsuwan, người đứng đầu vương quốc Hồi giáo

Johore, xâm chiếm Mindanao vào năm 1475 và nhanh chóng chinh phục và truyền giáo và

biến ông thành quốc vương đầu tiên của Mindanao. Hồi giáo tiếp tục được truyền bá ra cả

quần đảo.

9 Đế chế Sri-Vishayan thống trị ở Malaysia từ năm 683 đến năm 1377, thủ đô đóng ở địa điểm gần Palembang

(Sumatra ngày nay) 10 Vương quốc này thành lập ở Java năm 1293 bởi Raden Widjaya. Năm 1365, đế chế Madjapahit mở rộng ra toàn

bộ bán đảo Malay. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh nội bộ giành quyền kế vị ngai vàng vào năm 1389 đã làm cho

đế quốc Madjapahit bắt đầu suy yếu.

Page 41: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

29

Chân dung của nền văn hóa và xã hội Philippines vào thời kì chinh phục chứng tỏ

rằng, khác với những người đụng độ ở châu Mĩ, người Philippines liên tục có sự giao

thoa với nhiều nền văn hóa châu Á trong suốt tiến trình lịch sử. Những hình thức tổ

chức chính trị của Liên minh barangay (Inter-barangay) trong suốt lịch sử của quần đảo

bị áp đặt bởi những xã hội khác, đáng chú ý nhất đế chế Hồi giáo Malacca qua con

đường Borneo chỉ trước khi sự xuất hiện của người châu Âu. Chính sự phân tán về địa

lý, sự lỏng lẻo trong cách thức tổ chức thiết chế chính trị-xã hội, sự thiếu thống nhất về

văn hóa và tôn giáo là nhân tố khách quan thuận lợi cho cả quá trình chinh phục và

thống trị của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines.

Tây Ban Nha chinh phục và thôn tính Philippines

Song song với quá trình xâm chiếm Trung và Nam Mỹ, Tây Ban Nha tổ chức

những cuộc viễn chinh đến Philippines. Hai cuộc thám hiểm của Saavedra (1527-

1529), Villalobos (1541-1546) xuất phát từ Mexico, nhưng đều không thành công. Chỉ

sau khi Tây Ban Nha thiết lập được một chỗ đứng chân vững chắc ở Trung và Nam

Mỹ, Tây Ban Nha mới họ mới tập trung toàn lực cho cuộc xâm chiếm căn cứ quan

trọng ở châu Á thông qua cuộc viễn chinh Legaspi (1564).

Ngày 24-9-1559, vua Tây Ban Nha Philip II viết thư cho phó vương Mexico là

Velasco, ra lệnh chuẩn bị một đoàn thám hiểm đến quần đảo San Lazaro với 3 nhiệm

vụ quan trọng được nhà vua nhấn mạnh: (1) hai thuyền được phái đi đến Philippines

phải sẽ mang trở về những mẫu hương liệu được trồng ở đó; (2) phải nỗ lực tìm kiếm

con đường trở về Tân Tây Ban Nha; và (3) cuộc viễn chinh không được đi đến

Moluccas vì điều đó sẽ đi ngược lại với thỏa ước được ký kết giữa Tây Ban Nha và Bồ

Đào Nha năm 1529 [57, tr.40].

Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 21-11-1564, một hạm đội gồm 4 tàu và 380

người (hầu hết là người Mexico), dưới sự chỉ huy của Don Miguel Lopez de Legazpi, đi

cùng với đoàn còn có 5 giáo sĩ dòng Augustinian, đoàn thám hiểm rời khỏi Natividad

(Mexico). Hạm đội đi theo hướng Tây băng qua Thái Bình Dương và đến ngày 13-2-

1565, đoàn viễn chinh của Legazpi neo thuyền ở đảo Samar, Limasawa, và Bohol (gần

đảo Cebu), họ không thể cập bến ở đảo Cebu vì người dân có thái độ thù địch.

Từ Bohol, Legazpi đi thuyền đến Cebu, cập bến vào ngày 27-4-1565, vua Tupas

của Cebu đã công khai chống lại người Tây Ban Nha. Dưới sự yểm trợ của pháo binh,

lực lượng Tây Ban Nha đột kích, đánh vào bờ biển. Cuối cùng, Tây Ban Nha đã chiến

thắng, Tupas cùng với những người theo ông rút về vùng đồi núi. Trong quá trình đánh

Page 42: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

30

chiếm Cebu, một binh sĩ của đoàn đã tìm thấy bức tượng Santo Nino11 tại 1 ngôi nhà.

Ngay lập tức, người Tây Ban Nha bắt tay xây dựng nhà thờ dành cho Santo Nino. Vào

ngày 1-6, cha Urdaneta làm lễ ban phúc cho nhà thờ mới và tiến hành nghi thức rước

tượng Santo Nino rất trang nghiêm đến nhà thờ mới Basilica Minore del Santo Niño de

Cebú (Minor Basilica of the Holy Child of Cebú). Dân bản xứ ấn tượng sâu sắc bởi

quang cảnh lộng lẫy, nhiều màu sắc, ánh sáng nến, bài thánh ca trang nghiêm, và bài

thuyết giáo của cha Urdaneta bằng tiếng Malay. Sau khi chứng kiến lễ rước tượng, họ

phát hiện ra rằng Santo Nino không chỉ là vị thần của họ mà còn là vị chúa của người

Tây Ban Nha và được họ sùng kính. Nhờ vậy, dân Cebu đã ngừng chống đối người

Tây Ban Nha.

Ngày 4-6-1565, Tupas đã kí hiệp ước hoà bình với Legazpi. Vua Tupas và các tù

trưởng đã đặt vũ khí trên mặt đất và hứa sẽ trở thành chư hầu trung thành với vua Tây

Ban Nha. Ngày 21-3-1568, vua Tupas chấp nhận để cho cha Herrera rửa tội và Legazpi

làm cha đỡ đầu, ông ấy được đặt tên là Felipe theo danh hiệu của vua Philip II. Con trai

của ông, Pinsuncan, thái tử của Cebu cũng được rửa tội và đặt tên là Carlos, thuyền

trưởng Felipe de Salcedo là cha đỡ đầu [108, tr.88]. Từ đó, người dân Cebu chấp nhận

Thiên chúa giáo. Trên cơ sở kí hòa ước và cải đạo cho dân Cebu đi theo Thiên chúa giáo,

Tây Ban Nha đã thiết lập được thuộc địa đầu tiên ở Cebu. Rõ ràng trong quá trình chinh

phục Cebu, người Tây Ban Nha đã cho chúng ta thấy được hiệu quả của sự kết hợp khéo

léo giữa sức mạnh quân sự và truyền giáo. Để ghi lại dấu ấn thành công của mình trong

quá trình chinh phục và truyền bá đức tin Thiên chúa, Legazpi đặt tên cho thuộc địa này

là “city of the Most Holy Name of Jesus” (thành phố của hầu hết những người mang tên

thánh Jesus). Vì vậy, Cebu là thành phố Tây Ban Nha lâu đời nhất ở Philippines.

Năm 1568, Legazpi cử cha Urdaneta quay trở về Mexico nhằm báo cáo về những

thành tựu bước đầu trong công cuộc xâm lược thuộc địa của ông. Urdaneta đã thành

công trong việc khám phá ra con đường trở về Navidad qua Thái Bình Dương. Với

việc tìm ra con đường đó, Legazpi- Urdaneta đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ

quan trọng nhất của chuyến đi. Legazpi được vua Philip II phong cho danh hiệu

“Adelandato de Filippinas”- người cai quản những thuộc địa ở Philippines.

11 Là một danh hiệu Công giáo La Mã của một tượng Chúa Jesus ở thành phố Cebu của Philippines. Bức tượng

này chính là quà tặng của nhà thám hiểm Magellan tặng cho vua Rajah Humabon và vợ của ông khi Magellan đặt

chân đến đảo Cebu vào năm 1521. Đây là một trong những hiện vật cổ nhất của Kitô giáo ở Philippines. Bản gốc

được bọc trong kính chống đạn trong nhà nguyện ở Basílica Menor del Santo Niño.

Page 43: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

31

Năm 1569, Legazpi di chuyển đến Panay. Trên bờ sông Panay, ông đã thiết lập

thuộc địa thứ 2 của Tây Ban Nha ở Philippines. Hai tù trưởng của Panay là Macabaog

và Madidong được cải đạo theo Thiên chúa giáo và trở thành những người bạn tốt của

Legazpi [108, tr.89].

Trên cơ sở có được Cebu và Panay, các nhà thực dân và các giáo sĩ đã liên tiếp

thành công trong việc bành trướng, mở rộng sự cai trị của người Tây Ban Nha và

truyền bá Thiên chúa giáo ở các đảo khác. Ngày 8-5-1570, một chuyến thám hiểm

của Tây Ban Nha rời Panay đến Manila dưới sự chỉ huy của Marshal Martin de Goiti.

Đoàn có một lực lượng chiến đấu gồm 120 người Tây Ban Nha và 600 người

Visayan. Vào thời điểm đó, Manila là một vương quốc Hồi giáo nằm dưới sự thống

trị của Rajah Sulayman, nó là một tiền đồn để truyền bá văn minh Hồi giáo.

Sulayman từ chối việc phục tùng Tây Ban Nha, bảo vệ vương quốc của mình khỏi

những kẻ xâm lược. Ngày 24-5-1570, Goiti và người của ông đã chiếm giữ Maynilad

sau một trận chiến khó khăn.

Sau chiến thắng, Goiti rời Maynilad và trở về Panay. Ông ấy kể với Legazpi về

Maynilad. Đó là vương quốc giàu có nhờ buôn bán với Trung Quốc, Borneo, Siam và

những thương nhân nước ngoài khác. Do đó, Legazpi quyết định chiếm Maynilad làm

thuộc địa. Năm sau, ông tập hợp một lực lượng mạnh hơn bao gồm 27 tàu lớn, 280

người Tây Ban Nha và 600 người Visayan. Họ rời Panay và đến vịnh Manila vào giữa

tháng 5-1571. Cuộc chinh phục Manila lần 2 này không gây đỗ máu. Lakan Dula, vị

vua cuối cùng của Tondo và là chú của Sulayman đã chèo thuyền đến vịnh Manila và

chào đón Legazpi, ông ta còn thuyết phục Rajah Sulayman và Rajah Matanda (chú của

Sulayman) quy phục Legazpi. Vì vậy, Legazpi chinh phục Manila mà không có bất cứ

một cuộc chiến nào. Ngày 24-6-1571, Legazpi tuyên bố Manila là thủ đô của

Philippines và thiết lập chính quyền thành phố ở đó trên cơ sở kí kết hòa ước thỏa

thuận với Hội đồng Hồi giáo bản xứ. Sự kiện đó đánh dấu bước khởi đầu cho việc xây

dựng một thuộc địa vững chắc và dài lâu của người Tây Ban Nha ở Philippines. Trên

nền cũ vương quốc Hồi Giáo của Rama Sulayman, Legazpi cho xây dựng thành phố

Tây Ban Nha ở Manila.

Đến đây, thực dân Tây Ban Nha đã căn bản thiết lập được thuộc địa ở Manila,

Tondo và nhiều vùng đất khác, chỗ đứng chân của Tây Ban Nha ở Philippines được

đảm bảo chắc chắn bất chấp sự phản đối của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, về cơ bản quần

đảo Sulu và Mindanao ở miền Nam vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Tây Ban Nha

trong suốt thời kì thuộc địa.

Page 44: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

32

Tây Ban Nha thiết lập chế độ cai trị ở Philippines

Tây Ban Nha cai trị Philippines thông qua Phó vương Tân Tây Ban Nha

(Mexico)12 từ năm 1565 đến 1821. Sau khi Mexico giành được độc lập, Philippines

chịu sự cai trị trực tiếp của Hoàng gia Tây Ban Nha. Quản lí chính quyền trung ương là

một viên Toàn quyền, được bổ nhiệm bởi Phó vương Mexico. Toàn quyền đứng đầu

các lĩnh vực hành pháp, tư pháp, ngoại giao, chỉ huy quân đội và thâu tóm mọi quan hệ

đối ngoại. Tuy nhiên, quyền lực của Toàn quyền chịu sự chi phối của Tòa án tối cao

Hoàng gia Tây Ban Nha, giáo hội Thiên Chúa. Chính quyền địa phương được tổ chức

thành cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện và làng xã.

Người Philippines dưới chế độ cai trị Tây Ban Nha vào thời kì đầu (1571-1618)

sinh sống trong các encomienda13. Các encomienda được tổ chức để thay thế các

barangay truyền thống của người Philippines. Encomienda là đơn vị hành chính thấp

nhất ở Philippines. Mỗi encomienda được quản lí bởi một encomiendero và những

thành viên thân cận, có chức năng giáo dục dân chúng Philippines trung thành với Tây

Ban Nha và trở thành tín đồ Thiên chúa giáo.

Khi chế độ encomienda gặp khủng hoảng do những mâu thuẫn giữa người dân bản

xứ và encomiendro ngày càng gay gắt, Tây Ban Nha đã tiến hành tổ chức lại chính

quyền cai trị ở Philippines. Vào cuối thế kỉ XVII, chính quyền Tây Ban Nha chia

Philippines thành 16 tỉnh, đến đầu thế kỷ XIX, chia thành 34 tỉnh.

Về bộ máy cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines, có các cơ quan thực thi quyền

lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng không phân định rõ ràng.

* Quyền lập pháp ở thuộc địa Philippines thuộc về 3 cơ quan:

- Nhà vua Tây Ban Nha: Nhà vua điều hành những vấn đề thuộc địa thông qua cơ

quan chuyên trách là Hội đồng thuộc địa (tồn tại từ 1524 đến 1834). Nhà vua là người

có quyền quyết định cuối cùng về chính sách cai trị, bổ nhiệm quan chức thuộc địa.

- Toàn quyền: là người có quyền lực cao nhất trong bộ máy chính quyền thuộc địa.

Toàn quyền thay mặt nhà vua ban hành các sắc lệnh, đạo luật ở thuộc địa và yêu cầu

chính quyền thuộc địa thực thi.

12 Thế kỷ XVI, để phục vụ cho chính sách cai trị thuộc địa, Tây Ban Nha thành lập hai Phó vương. Phó vương Tân

Tây Ban Nha được thành lập năm 1535, tồn tại đến năm 1821, là đơn vị lãnh thổ của Tây Ban Nha trải dài trên địa

bàn Trung Mỹ, quần đảo Caribe (Cuba, Puerto Rico) và Philippines ở châu Á, trung tâm ở Mexico. Phó vương

Peru được thành lập năm 1542, bao gồm các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Sang thế kỷ XVIII, hai Phó

vương khác cũng được thành lập, Phó vương Tân Granada (gồm Colombia, Panama, Venezuela, Ecuado) và Phó

vương Rio de la Plata (gồm Argentina, Urugoay, Paragoay và Bolivia). 13 Encomienda từ xuất phát từ “encomendar “ từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "phó thác". Là một hệ thống được

thiết lập bởi người Tây Ban Nha trong nỗ lực thực dân ban đầu được thực hiện ở Châu Mĩ và Philippines.

Encomienda thường được nói đến như là một sự khai thác bóc lột lao động ở mức giữa chế độ nô lệ và chế độ

nông nô. Lao động và thuế đã trở thành nội dung trọng tâm của các encomienda.

Page 45: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

33

- Tòa án tối cao Tây Ban Nha tại Philippines là cơ quan có nhiệm vụ thông qua các

dự luật, giám sát công việc của quan chức thuộc địa kể cả Toàn quyền, có thể cách

chức những ai lộng hành. Trong nhiều trường hợp, cơ quan này có thể giải quyết công

việc của Toàn quyền khi chức vụ này bị bỏ trống.14

* Quyền hành pháp ở Philippines thời kỳ đầu Tây Ban Nha cai trị chưa được phân

định cụ thể. Giám sát thi hành luật thuộc về Toàn quyền, Tổng đốc, Quận trưởng, tòa án

và cả nhà thờ. Chức chủ tịch Hội đồng lập pháp do Toàn quyền đảm nhiệm, thành viên

gồm cả các nhà chức trách, cha cố, và thành viên trực thuộc các địa phương [3, tr.48].

* Hệ thống tư pháp ở Philippines được chính quyền Tây Ban Nha xây dựng hoàn

chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ máy cai trị. Hội đồng thuộc địa là cơ quan tư

pháp có quyền lực tối cao. Thực tế, việc xét xử các vụ án ở Philippines thuộc về 3 cơ

quan, tương ứng với ba cấp từ dưới lên, Tri huyện, Tổng đốc, Tòa án tối cao.

Trong bộ máy chính quyền cai trị Tây Ban Nha ở Philippines, nhà thờ giữ một vị

trí quan trọng. Ở mỗi đơn vị hành chính, quan chức dân sự và giám mục có địa vị

ngang nhau, phối hợp chặt chẽ để cai trị người bản xứ. Tổng giám mục, người đứng

đầu các chức sắc tôn giáo có quyền lực tương đương với Toàn quyền, và trong nhiều

trường hợp Tổng giám mục còn đảm nhận chức Toàn quyền lâm thời khi vị trí này

chưa có người thay thế. Sự tham gia của giáo sĩ vào hệ thống chính quyền cai trị

Philippines làm cho đời sống nhân dân Philippines thêm phần khó khăn. Khi John

Bowring, một người Anh ghé Philippines, đã nghe người bản xứ than vãn: “Vị Toàn

quyền ở Manila (ở rất xa), nhà vua thì ở Tây Ban Nha (còn xa hơn nữa), và Chúa thì ở

trên trời (xa hơn tất cả), nhưng cha cố thì ở khắp mọi nơi và trong xứ đạo nào cũng

có”. Do đó, “dường như mọi việc đều có sự canh chừng của cha cố” [5, tr.56].

Việc truyền giáo cũng được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tây Ban

Nha trong thiết lập chế độ cai trị của họ tại Philippines. Cũng giống như nhiều nước

châu Âu lúc đó, Tây Ban Nha thành lập các giáo đoàn, luân chuyển các giáo sĩ sang các

vùng đất mới, tài trợ cho các nhà truyền giáo người bản xứ những khoản tiền lớn để

mua chuộc các tù trưởng địa phương. Các giáo sĩ dần trở thành cánh tay đắc lực của

giai cấp tư sản, tầng lớp thương nhân đang lên nhằm mở rộng lãnh thổ, thị trường. Phải

thừa nhận rằng, với phương thức này, quá trình truyền bá Kitô giáo vào Philippines

được xem là thành công lớn nhất của Tây Ban Nha. Từ cuối thế kỷ XVI trở đi,

14 Trong thời gian Tây Ban Nha cai trị Philippines, có 6 lần Tòa án tối cao trở thành cơ quan lãnh đạo cao nhất ở

thuộc địa, đó là vào các năm 1606-1608, 1632-1633, 1677-1679, 1689-1690, 1715-1717

Page 46: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

34

Philippines trở thành nước có người theo Công giáo lớn nhất ở Đông Nam Á15. Không

phải ngẫu nhiên, chỉ sau khoảng hai thập niên bị xâm chiếm (năm 1581), Manila trở

thành Tòa Tổng Giám mục.

2.1.2. Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong

những thập niên đầu cai trị (1571-1593)

Trong khoảng ba thập niên đầu của chế độ cai trị, để khai thác nguồn lợi của thuộc

địa và nhằm cạnh tranh với người láng giềng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã chủ động

xúc tiến quan hệ thương mại của Philippines với các thuộc địa của họ ở châu Mĩ cũng

như với một số nước trong khu vực.

2.1.2.1. Tây Ban Nha thiết lập quan hệ thương mại giữa Philippines với các thuộc địa

ở châu Mĩ thông qua Galleon

Suốt thời kì đầu chinh phục và cai trị ở Philippines, Tây Ban Nha đã có không ít

nỗ lực trong việc tìm hiểu, khai thác tiềm năng kinh tế của ở quần đảo này nhưng họ

dường như thất vọng. Gia vị - thứ tài sản quí giá của Moluccas không thể phát triển ở

Philippines. Ngoài ra, Philippines không có nhiều nguồn tài nguyên, nông nghiệp lạc

hậu và không có công nghiệp khai mỏ như thuộc địa Tây Ban Nha ở Châu Mỹ. Đối với

người Tây Ban Nha, tài sản duy nhất có gía trị của thuộc địa Philippines lúc bấy giờ chỉ

là cây quế ở Mindanao và một số vùng ở Luzon. Để khai thác nguồn tài nguyên này,

Tây Ban Nha đã mở ra tuyến thương mại thuyền buồm lớn giữa Cebu16 (Philippines)

và Acapulco (Mexico). Tháng 6-1565, tàu San Pablo dưới sự chỉ huy của Filipe de

Salcedo nhổ neo ở cảng Cebu, đi về phía Bắc Thái Bình Dương, cập bến ở Acapulco

vào 8-9-1565. Tàu San Pablo chỉ chở một ít số lượng quế ở Mindanao, sáp ong và một

số sản phẩm địa phương khác ở Philippines. Ba năm sau, “Năm 1568, tàu San Pablo,

trong chuyến hành trình trở về của mình đã mang theo 15.000 pounds quế cho nhà vua

Tây Ban Nha và 25.000 pounds cho nhu cầu của các cá nhân và không may chuyến tàu

đó bị lạc mất ở Ladrones17” 81, tr.345-346.

Sự thiếu hụt về hương liệu và vàng bạc là nguyên nhân đưa đến nhiều ý kiến phản

đối của Hội đồng thuộc địa về việc duy trì tiền đồn Philippines. Năm 1569, Toàn quyền

Miguel Lopez de Lagazpi phàn nàn với Phó vương ở Mexico rằng: “Trước nay tôi vẫn

15 Năm 1595, có khoảng 288.000 người Philippines theo công giáo. 16 Thành phố Cebu tọa lạc ở bờ Đông của đảo Cebu và là khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại

Philippines 17 Ladrones là đảo ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, phía Đông của quần đảo Philippines. Tên gọi Islas de los

Ladrones (nghĩa là Islands of Thieves) được Magellan đặt trong chuyến hành trình của ông năm 1521

Page 47: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

35

viết rằng nếu hoàng thượng của chúng ta chỉ quan tâm chút ít đến Felipina

[Philippines] thì quần đảo này nên được nhìn nhận là chẳng mấy quan trọng bởi hiện

tại thứ mang lại lợi nhuận duy nhất là cây quế; …Nếu sau này hoàng thượng mong

muốn những thứ quan trọng hơn thì phải lập ra một khu định cư và xây dựng cảng,

bến…” [45, vol III, tr.50].

Trong quá trình đánh chiếm thuộc địa, Legaspi đã mở rộng sự kiểm soát của Tây

Ban Nha sang các đảo Leyte, Panay, Mindono và đồng bằng trung tâm phì nhiêu của

Luzon. Trên đà thắng lợi, tháng 5-1571 Legaspi đã chiếm thành phố Manila và ngày

ngày 24-6-1571 Manila được tuyên bố là kinh đô của lãnh địa mới mà ông giành cho

vua Philip II.

Quyết định chuyển kinh đô từ Cebu đến Manila của Legaspi có thể được lí giải

bằng một vài lí do: Trước hết, Manila có vị trí lí tưởng trong quan hệ buôn bán với

nhiều nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Manila là trung tâm của vùng Luzon, nằm

bên bờ Nam của sông Pasig và thông với vịnh biển. Đó là vị trí tốt nhất cho việc giao

thương. Thứ hai, Manila gần “vựa thóc” miền Trung Luzon, đó là nguồn cung cấp

lương thực dồi dào cho người Tây Ban Nha. Thứ ba, trước khi trở thành thuộc địa của

Tây Ban Nha, Manila đã có mối quan hệ với người Trung Quốc một vài thế kỉ trước.

Vào năm 1570, đã có khoảng 150 người Trung Quốc định cư ở khu vực này. Tiếp xúc

giữa người Trung Quốc và Philippines ở Manila tạo điều kiện thuận lợi có thể khuyến

khích thương mại giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha. Và cuối cùng, lý do không kém

phần quan trọng, việc chuyển kinh đô có thể giúp người Tây Ban Nha tránh xa khỏi

những cuộc tấn công của Bồ Đào Nha ở quần đảo Moluccas từ phía Nam18.

Sau khi chuyển kinh đô từ Cebu đến Manila, từ năm 1572 Tây Ban Nha bắt đầu thiết

lập tuyến thương mại mới giữa Manila và Acapulco, gọi là Manila Galleon19. Trải qua qua

hơn 2,5 thế kỉ với nhiều thăng trầm tuyến thương mại này vẫn tồn tại đến năm 1815, và trở

thành “con đường huyết mạch về kinh tế của thuộc địa Philippines”.

Tàu từ Acapulco cập bến Manila thường mang theo binh lính, giáo sĩ, quan chức

và đặc biệt là một số lượng lớn bạc trắng từ Châu Mỹ để đổi lấy những hàng hóa giá trị

18 Năm 1567 và 1568 hạm đội của Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Pereira đã hai lần đến Cebu và đã xảy ra

những cuộc đụng độ với quân đội của Legaspi. 19 Manila galleon là thuật ngữ dùng trong thương mại và hoa tiêu hàng hải giữa hai đầu mối, hai thuộc địa của Tây Ban

Nha là Manila và Acapulco19. Một tàu buôn xuất phát từ Manila đến Mexico được gọi là một Galleon. Chuyến tàu đầu

tiên rời Manila đến Acapulco vào năm 1572 và chuyến cuối cùng là năm 1815. Trong khoảng thời gian gần 2,5 thế kỉ

đó, hằng năm có một đến ba chuyến tàu từ Acapulco đi Manila mất khoảng 3 tháng, ngược lại, tàu từ Manila đi

Acapulco phải mất từ 4 đến 6 tháng do phải đi đường vòng và gặp gió Đông Kuroshio gần Nhật Bản.

Page 48: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

36

ở Châu Á: hương liệu từ Moluccas, gốm sứ, ngọc bích và tơ lụa từ Trung Quốc, hàng

sơn mài từ Nhật Bản, cây quế từ Philippines,… trong đó, mặt hàng được ưa chuộng và

mang lại nhiều lợi nhuận hơn cả cho Tây Ban Nha là tơ lụa Trung Quốc. Vì thế, trong

họat động thương mại thuyền buồm Manila – Acapulco, hai loại hàng hóa có giá trị

nhất là bạc trắng và tơ lụa: “Đối với người Châu Mĩ (Tân Tây Ban Nha), thuyền Trung

Quốc hoặc thuyền buồm lớn Manila mang cho họ tơ lụa, hương liệu và các loại hàng

hóa quí giá khác ở phương Đông. Đối với người dân phương Đông, đó là những

chuyến tàu chở đầy bạc, đồng pesos của Mexico và Peru” 113, tr.1.

Để có đủ số lượng hàng hóa cung cấp cho thương mại Manila Galleon hằng năm,

chính quyền Tây Ban Nha phải duy trì các nhánh thương mại hỗ trợ từ các thị trường

Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ [Xem PL 3]. Sau khi mang đến

Manila, phần lớn hàng hóa từ các nước châu Á như hương liệu, gốm sứ, ngà voi, đồ gỗ,

tơ lụa được chất lên tàu chở sang Acapulco (Mexico) một phần tiêu thụ ở thị trường

châu Mĩ, phần còn lại được chuyển bằng đường bộ đến cảng Veracruz ở vịnh Mexico

và chất lên tàu chở về Seville, Tây Ban Nha.

Thông qua hoạt động thương mại này, Tây Ban Nha đã thu được những lợi nhuận

khổng lồ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng lợi nhuận cho việc buôn bán lụa sống từ

Manila đến Châu Mĩ có thể chênh lệch ở những nước khác nhau, nhưng lợi nhuận

trung bình có thể đạt từ 100% đến 300%, thậm chí một số nơi có thể lên đến 400% so

với vốn ban đầu” 113, tr.7.

Trong con mắt của người châu Âu vào thời kì này, Manila được xem là “Hòn ngọc

Viễn Đông”, thậm chí cả những người chưa một lần đặt chân đến thành phố này. Điều

này có lẽ xuất phát từ sự kiện vào năm 1587, khi thuyền chuyến thuyền buồm Santa

Ana từ Manila bị hải tặc người Anh Thomas Cavendish bắt giữ khi đang neo đậu ở bờ

biển Mexico. Khi đó, tổng giá trị hàng hóa trên tàu ước tính lên đến hơn 2 triệu pesos.

Hàng hóa trên tàu gồm có vàng, tơ lụa, hàng dệt, ngọc trai, và xạ hương – đó đều là

những thứ quí giá ở châu Âu bấy giờ. Đối với họ có lẽ Manila là thành phố giàu có

không thể tượng tượng nổi.

Nhà nghiên cứu kinh tế C.R. Boxer đã đánh giá rất cao vai trò của người Tây Ban

Nha trong việc thiết lập tuyến thương mại Manila-Acapulco, không chỉ với

Philippines mà còn đối với thương mại thế giới : “chỉ sau khi người Bồ Đào Nha đến

bờ biển Tây Phi, vòng qua Mũi Hảo Vọng, vượt qua Ấn Độ Dương và thiết lập quyền

thống trị của họ ở quần đảo hương liệu Indonesia và biển Đông; chỉ sau khi người

Page 49: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

37

Tây Ban Nha đạt được mục tiêu tương tự ở Philippines và Thái Bình Dương; chỉ sau

đó một sự kết nối thương mại thường xuyên là bền vững mới được thiết lập ở bốn

châu lục lớn” [68, tr.201]. Thậm chí nhà nghiên cứu kinh tế Dennis.O.Flynn đã chọn

thời điểm năm 1571- năm Manila bị Tây Ban Nha chinh phục làm mốc cho sự ra đời

của thương mại toàn cầu. Manila chính là thương cảng quan trọng trong việc nối liền

thương mại giữa châu Mĩ và châu Á lần đầu tiên trong lịch sử.

2.1.2.2. Duy trì và mở rộng quan hệ thương mại với các nước trong khu vực

Trước khi người Tây Ban Nha đến, quần đảo Philippines đã có mối quan hệ

thương mại với một số nước trong khu vực20. Cùng với việc thiết lập chế độ thống

trị, chính quyền Tây Ban Nha đã nhanh chóng thâu tóm mọi quan hệ đối ngoại của

các đảo và khu vực trên lãnh thổ Philippines. Toàn quyền Tây Ban Nha đã tiến hành

quan hệ đối ngoại của thuộc địa này với các nhà vua Châu Á, tiếp nhận các đoàn

sứ giả, kí các hiệp ước, tuyên chiến và hòa bình” [6, tr.398]. Về cơ bản, trong

khoảng ba thập niên đầu của chế độ cai trị, để cạnh tranh với người láng giềng Bồ

Đào Nha, Tây Ban Nha đã chủ động xúc tiến quan hệ thương mại của Philippines

với các nước trong khu vực. Đặc biệt, sau sự kiện thống nhất ngôi vua giữa Tây Ban

Nha và Bồ Đào Nha năm 158021, “sự thù địch của người Bồ Đào Nhà ngày càng

trở nên mạnh mẽ, đã ngăn cản các nhà buôn Tây Ban Nha hoạt động ở Đông Á, các

nhà chức trách tại Manila lại theo đuổi chính sách thu hút các nhà buôn châu Á vào

thành phố của mình” [6, tr.393].

20 Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Philippines bắt đầu dưới triều Tống (960-1279) và tiếp tục được mở

rộng, đặc biệt dưới triều Nguyên (1280-1368) và triều Minh (1368-1644). “Mỗi năm những thương nhân Trung

Quốc trên những chiếc thuyền mành, rời Chương Châu, Quảng Đông và những cảng khác đến Vịnh Lingayen,

Vịnh Manila, Mindoro và Sulu để buôn bán. Họ được người bản xứ chào đón và trao đổi hàng hóa một cách thân

thiện, người bản xứ dùng các loại hàng hóa như sáp ong, vàng, sợi gai, vải bông, cau, tổ chim, mai rùa, ngọc trai

để đổi lấy tơ lụa, vải thêu, đồ gốm, sắt, thiếc, chiêng đồng, ô và quạt” [108, tr.55]. Họ đi theo đoàn, thường vào

đầu tháng 3 khi thời tiết ổn định, hành trình đến Manila mất khoảng từ 15-20 ngày, sau khi bán xong hàng hóa của

họ, họ mua hàng hóa và để không bị nguy hiểm, họ đã quay trở về trước khi gió mùa đổi vào cuối tháng 6. Cũng

như Trung Quốc, các thuyền buôn Nhật Bản hàng năm vẫn đến một số đảo lớn của Philippines để trao đổi hàng

hóa. “Hằng năm, vào tháng 3, những thuyền buôn Nhật Bản từ Nagasaki thả neo ở Vịnh Manila, mang theo thịt

muối, đồ dùng, vũ khí, và những sản phẩm khác” [108, tr.166]. Những thương nhân Nhật Bản còn buôn bán với

thành phố Agoo ở Vịnh Lingayen, nơi mà họ có thể mua được mặt hàng da hươu. Người Tây Ban Nha đầu tiên

đến Agoo tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều thuyền buôn Nhật Bản neo đậu ở đây, vì thế họ đã gọi thành phố

này là “Puerto de Japon” (Cảng Nhật Bản). 21 Biến động lịch sử lớn đã xảy ra vào năm 1578, vị vua trẻ Sebastian I của Bồ Đào Nha, bị giết trong trận Ksar El

Kerbir, không có người thừa kế. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kế vị người Bồ Đào Nha năm 1580, kết

quả là vua Philip II của Tây Ban Nha kết hợp hai vương quốc dưới sự cai trị của vị vua Tây Ban Nha trong 60 năm

tiếp theo. Liên minh của hai vương triều đã trao cho nhà vua của Tây Ban Nha một đế chế kéo dài từ Brasil đến

Mozambique và từ Goa the Moluccas.

Page 50: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

38

Biểu hiện rõ nhất của chính sách khuyến khích thương mai là qui định thuế hàng

hóa. Mặc dù trong Luật thuộc địa (Law of Indies)22 của Hoàng gia Tây Ban Nha qui định

rằng các thuộc địa phải đóng thuế xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian đầu cai

trị Philippines các toàn quyền đã không thực hiện qui định này. Năm 1573, trong báo cáo

gửi lên Hoàng gia Tây Ban Nha, phó vương Tân Tây Ban Nha cho rằng hoạt động

thương mại không đưa lại những chuyển biến lớn cho nền kinh tế Philippines vì vậy

quyết định không thu thuế thương mại. Thậm chí đến cuối thời kì toàn quyền thứ ba

Francisco de Sande (1575-1580), vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, Toàn quyền báo

cáo rằng: “không có việc thu thuế cho đến khi ngoại thương mang lại lợi nhuận và bất

cứ nỗ lực nào để áp đặt thuế vào thời điểm này sẽ chỉ gây ra việc các thuyền buôn Trung

Quốc rời xa Philippines” [45, vol.III, tr.214; 46, tr.149]. Vào năm 1582, khi toàn quyền

Gonzalo Roquillo de Penalosa lên cầm quyền đã bắt đầu đưa ra qui định về thu thuế

thương mại. Thương nhân các nước khi đến buôn bán ở Manila phải đóng 3%. Mức thuế

này cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thương mại của Philippines. Chính sách

này đã biến Manila trở thành nơi đến của các nhà buôn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm,

Campuchia và quần đảo Spice.

Với vị trí không xa các thương cảng vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc,

Manila đã thu hút số lượng lớn thương thuyền từ đại lục và có thể nói những chuyến

thuyền mành (junks) chất đầy hàng hóa đến từ Trung Quốc là rất quan trọng đối với sự

thịnh vượng của Manila Galleon. Theo Antonio de Morga, người đã chứng kiến thời kì

hoàng kim của thương mại thuyền buồm vào cuối thế kỉ XVI, đã đưa ra một danh sách

các loại hàng hóa được Trung Quốc mang đến Manila như sau: “những cuộn tơ sống,

những tấm vải lụa tinh tế với nhiều màu sắc khác nhau, lụa nhung trơn và một số được

thêu rực rỡ và thời trang, các loại lụa bóng như satins, taffetas với đủ màu sắc, vải lanh

dệt từ cây cỏ, vải bông trắng. Họ còn mang cả xạ hương, cánh kiến trắng và ngà voi, đồ

trang trí giường ngủ, màn treo, khăn phủ giường và thảm nhung thêu, … ngọc trai và đá

quí, pha lê, chậu bằng kim loại, ấm đun nước bằng đồng, thiếc, chì và thuốc súng,… và

những thứ quí hiếm khác” và Morga đã nhấn mạnh rằng: “Tôi sẽ không bao giờ có thể

kể hết hoặc không bao giờ đủ giấy để viết về những loại hàng hóa đó” 96, tr.338-339.

22 Toàn bộ nội dung của Luật thuộc địa được ban hành bởi Hoàng gia Tây Ban Nha trong suốt 3 thế kỷ (XVI,

XVII, XVIII) dành cho chính phủ và những thuộc địa của Tây Ban Nha ở bên ngoài châu Âu, chủ yếu là châu Mỹ,

đặc biệt hơn, các sắc lệnh được lưu giữ được biên soạn và xuất bản bởi sự ủy quyền của Hoàng gia, tập hợp trong

Recopilación de las leyes de los reinos de Indias (1680). Luật thuộc địa bao gồm 6.377 luật trong chín cuốn sách

có độ dài không đồng đều, chia thành 218 tiêu đề hoặc chương. Về cơ bản, nội dung của cuốn sách bao gồm: (1)

Giáo hội và giáo dục; (2) Hội đồng thuộc địa; (3) Quản lý chính trị và quân sự; (4) Khám phá, thực dân và chính

quyền địa phương; (5) Chính quyền tỉnh và tòa án cấp dưới; (6) người bản xứ; (7) luật hình sự; (8) Tài chính công;

và (9) Hàng hải và thương mại [https://www.britannica.com/event/Laws-of-the-Indies]

Page 51: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

39

Sau Trung Quốc, Nhật Bản là thị trường giữ vị trí đặc biệt quan trọng của thuộc địa

Philippines thời kì Tây Ban Nha. “Các thương nhân Nhật Bản đem tơ, lụa, len dạ, chuông

đồng, gốm sứ, hương liệu, sắt, thiếc, vải bông, … đến bán cho cư dân sống trên đảo Luzon

hay Mindanao để đổi lấy vàng và sáp ong. Từ các cảng thị vùng Kyushu, Nhật Bản còn

xuất bạc, một số nông hải sản cho thương nhân Trung Quốc và Tây Ban Nha, đồng thời

nhập về vàng, da hươu từ Philippines và tơ sống của Trung Quốc” [15, tr.112].

Các nước trong khu vực ĐNA đã có quan hệ thương mại với Philippines trước

khi người Tây Ban Nha đến, quan hệ này tiếp tục phát triển và mở rộng đến cuối thế kỷ

XVI. Tổng đốc Tây Ban Nha ở Manila, Antonio de Morga trong công trình Sucesos de

las Islas Filipinas xuất bản ở Mexico năm 1609 đã cung cấp dữ liệu về thương mại giữa

Philippines với các nước ĐNA vào cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Về quan hệ với

Moluccas, ông ghi chép “một số thuyền Bồ Đào Nha từ Moluccas đến Manila mỗi năm

cùng với gió mùa Tây Nam. Hàng hóa mà họ mang đến là đinh hương, quế, tiêu; hàng

dệt các loại, vải muslins, …, hổ phách và ngà voi, các loại khăn phủ giường, trang sức,

kim cương và các loại đá quý từ Ấn Độ; rượu, nho khô, quả hạnh từ Bồ Đào Nha;

thảm và len từ Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ,…” Tất cả những hàng hóa này được chuyển đến

Manila và được thanh toán bằng đồng reals và bằng vàng, và những chuyến tàu này trở

lại vào tháng một với gió mùa Đông Bắc; và trở về Maluco thuyền mang theo gạo,

rượu, bát đĩa bằng sành và đồ trang sức”. Cũng trong tài liệu của Morga thì “những

thuyền nhỏ hơn từ Borneo cũng đến Manila; chúng mang các loại chiếu cọ, bột cọ,

long não, bình đất nung, đồ gốm tráng men. Đổi lại, những thương nhân từ Borneo sẽ

lấy gạo, rượu, áo choàng vải và những trang sức của quần đảo được ưa chuộng ở

Borneo”. Những thuyền từ Xiêm và Campuchia theo định kì cũng dừng lại ở Manila

mang theo cánh kiến trắng, tiêu, ngà voi, vải, đá quý, sừng tê giác, thuộc da, và đồ nữ

trang bình dân. Người Tây Ban Nha thanh toán những hàng hóa này chủ yếu bằng vàng

nhưng cũng có thể bằng những hàng hóa ở Philippines- vải bông, sáp trắng và vàng

đóng thành bánh [96, tr.341-343].

Trong những thập niên cuối thế kỉ XVI, việc đi lại và buôn bán của các thương

nhân châu Á không bị áp đặt bởi bất cứ một sự hạn chế nào và điều đó hứa hẹn Manila

có thể trở thành một trong những trung tâm thương mại tiềm năng nhất của phương

Đông. Thị trường Philippines tràn ngập lúa mì và bột mì; đá quý từ Ấn Độ và Srilanka;

quế, tiêu và nhục đậu khấu từ Sumatra; thảm, chăn từ Bengal; tơ lụa với tất cả màu sắc,

nhung, gấm, gồ gốm và sơn mài. Vào năm 1587, việc trao đổi buôn bán này có giá trị

lên đến 2.000.000 pesos [45, vol VI, tr.310-312].

Page 52: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

40

Thực tế cho thấy, ngoài việc duy trì những quan hệ thường xuyên với các thuộc địa

châu Mỹ, nhận thấy tầm quan trọng của thị trường Đông Bắc Á, Tây Ban Nha cũng

chủ động thiết lập quan hệ thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1581, Tây

Ban Nha đến Quảng Đông thiết lập một thương điếm để tiến hành buôn bán những

hàng hóa Phương Đông. Năm 1584, chuyến tàu đầu tiên của Tây Ban Nha từ Luzon

đến Hirado, một thương cảng lớn thuộc vùng Kyusu (Nhật Bản ngày nay).

Về phía Trung Quốc và Nhật Bản, nhằm hạn chế sự độc quyền của Bồ Đào Nha, cả

hai nước đều muốn mở rộng quan hệ với Philippines. Dưới thời Toàn quyền Francisco

Tello de Guzman (1595-1602), Juan Zammudio được cử đến Quảng Đông một lần nữa

để thỉnh cầu người Trung Quốc cho phép thiết lập một thương điếm. Người Trung

Quốc đã cho phép người Tây Ban Nha xây dựng kho hàng ở Quảng Đông gọi là El

Pinal /The Pine tree (Hồng Kông ngày nay). Khi hoạt động thương mại của người Tây

Ban Nha ở Trung Quốc ngày càng phát triển, người Bồ Đào Nha ở Macau bắt đầu

chiến dịch cạnh tranh nhằm loại bỏ người Tây Ban Nha khỏi El Pinal đồng thời Bồ

Đào Nha đã tìm mọi cách ngăn chặn không cho các thương thuyền Trung Quốc và

Nhật Bản đến Philippines để buôn bán. Trước những khó khăn gây ra bởi người Bồ

Đào Nha, người Tây Ban Nha quyết định trở lại Manila và suy nghĩ có một thương

điếm ở Trung Quốc đã hoàn toàn tan biến. Từ thời điểm này trở về sau người Tây Ban

Nha phải dựa vào thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác ở châu Á

nhập khẩu hàng hóa vào Manila.

Những nỗ lực trên của người Tây Ban Nha vào thời kỳ đầu ở một chừng mực nhất

định, chứng tỏ rằng họ rất cần duy trì và mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu

vực ít nhất vì ba mục tiêu. Thứ nhất, lợi nhuận từ việc trao đổi hàng hóa sẽ là nguồn

kinh phí để chi trả cho những phí tổn của bộ máy chính quyền ở thuộc địa. Thứ hai,

cung cấp cho Philippines một số mặt hàng lương thực cần thiết không thể sản xuất ở

thuộc địa. Và thứ ba, quan hệ thương mại là cầu nối để họ truyền bá Thiên chúa giáo.

Tuy nhiên, cũng chính từ trong giai đoạn này, chính sách của Tây Ban Nha ở

Philippines bắt đầu gặp phải những thách thức từ những mối quan hệ trong khu vực.

Điều này đòi hỏi họ phải có đường hướng rõ ràng hơn trong chính sách đối ngoại để

tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình ở Philippines.

Page 53: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

41

2.1.3. Sự gia tăng những mối đe dọa an ninh chính trị và sức ép cạnh tranh thương mại

2.1.3.1. Cuộc xâm chiếm của Limahong (1574-1575) và sự gia tăng số lượng người

Hoa ở Philippines.

Thế lực bên ngoài đầu tiên đe dọa sự cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines là

Limahong, một hải tặc khét tiếng ở Trung Quốc, bị Nhà Minh đặt ngoài vòng pháp luật

và truy tìm hết sức gắt gao.

Ngày 29-11-1574, Limahong xuất hiện ở Manila với lực lượng gồm 62 chiến

thuyền, 2000 lính, 2000 người đi biển, 1500 phụ nữ, nhiều thợ thủ công, số lượng lớn

nông sản và đồ gia dụng [108, tr.161]. Đêm đến, ông đưa 600 quân đổ bộ vào bãi biển

tại Paranque dưới sự chỉ huy của Sioco (người Nhật). Sáng hôm sau, Sioco và lực

lượng của ông tấn công Bagumbayan (bên ngoài thành phố Manila) giết chết chỉ huy

Marshal Martin de Goiti và tấn công vào thành phố Manila. Những lính phòng vệ Tây

Ban Nha được sự hỗ trợ của người Philippines đã đột kích, đẩy lui được cuộc tấn công

và truy đuổi lực lượng của hải tặc phải chạy ra thuyền của họ.

Ngày 3-12-1574, Limahong dẫn đầu cuộc tấn công lần thứ hai vào Manila. Lần

này, họ tấn công ồ ạt vào thành phố và chẳng mấy chốc Manila đã bốc cháy. Người

Tây Ban Nha và người Philippines dưới sự chỉ huy của Salcedo đã chiến đấu anh dũng

đánh trả những kẻ xâm lăng, Sioco bị tử trận, Limahong rút lui cùng với thuyền và thủy

thủ về phía Bắc Pangasian và xây dựng căn cứ ở ngay cửa sông Agno.

Để đánh đuổi được Limahong ra khỏi lãnh thổ, người Tây Ban Nha đã tiến hành

một cuộc viễn chinh lớn gồm 1500 người Philippines và 250 lính Tây Ban Nha dưới sự

chỉ huy của Marshal Salcedo, khởi hành ở Manila vào ngày 22-3-1575. Salcedo đã phá

hủy hạm đội của Limahong ở vịnh Lingayen và tấn công ồ ạt vào căn cứ của tên hải

tặc, nhưng vẫn không chiếm được nó. Salcedo buộc phải chuyển sang chiến thuật vây

hãm, hy vọng khiến kẻ xâm lược phải khuất phục vì đói khát. Tuy nhiên, trong thời

gian bị vây hãm, Limahong đã đóng thêm nhiều thuyền và đào một con kênh từ đầm

nước ra biển. Vào tối ngày 3-8-1575, khi đêm xuống, ông đã trốn chạy khỏi sự phong

tỏa của người Tây Ban Nha, những người bị bỏ lại chạy đến những ngọn đồi và sống

cùng với những người Igorot và Tinggian.

Sau khi trốn chạy, Limahong trở lại Trung Quốc và bị tổng trấn Phúc Kiến truy

bắt, ông chạy đến Xiêm nhưng cũng không được phép ở lại đây. Không ai chào đón

ông vì sợ phản ứng từ chính quyền nhà Minh Trung Quốc. “Như một kẻ bị ruồng bỏ, đi

lang thang và biến mất vào quên lãng”. Đối với người Tây Ban Nha, cuộc xâm chiếm

Page 54: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

42

của Limahong để lại bài học “không thể nào quên”. Đây thế lực bên ngoài đầu tiên

thách thức sự thống trị của họ. Vì vậy, dù thành công trong việc giữ được thuộc địa

nhưng chính quyền Tây Ban Nha đã bắt đầu có sự phòng ngừa đối với những mối liên

hệ trong khu vực.

Bên cạnh cuộc xâm chiếm của Limahong, chính sách khuyến khích thương mại đã

thu hút số lượng lớn thuyền buôn Trung Quốc đến Philippines. “Năm 1572 có 3 thuyền

cập bến Manila và 5 thuyền đến buôn bán ở những vùng khác. Năm 1574, có 6 thuyền

đến Manila, và năm 1575 có từ 12 đến 15 thuyền. Những năm sau đó trao đổi buôn

bán được củng cố và năm 1580 có từ 40 đến 50 thuyền đến Philippines hằng năm”

[81, tr.347]. Theo những chuyến thuyền buôn, nhiều người Trung Quốc từ các tỉnh

miền Nam đã đến sống định cư ở Philippines. Trong bức thư Tổng giám mục Tây Ban

Nha ở Manila gửi cho nhà Vua Tây Ban Nha Fillip II vào năm 1588 thì có “30 thương

thuyền Trung Quốc đến đây mang theo rất nhiều người, khiến cho số lượng người

Trung Quốc ở đây tăng lên. Hiện thời con số đó ở Manila đã lên tới hơn 10.000

người” [9, tr.27]. Từ 150 người năm 1571 đến 10.000 người vào năm 1588 là một sự

gia tăng quá nhanh chóng so với số lượng người Tây Ban Nha ở Philippines. Không

những thế, họ còn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và

dịch vụ ở thuộc địa Philippines.

Sự phát triển số lượng vượt quá tầm kiểm soát, cộng với cuộc xâm chiếm của

Limahong đã khiến người Tây Ban Nha bắt đầu tỏ ra e sợ và họ bắt đầu thực hiện

những biện pháp kiểm soát gắt gao đối với người Hoa ở Philippines. Từ việc đặt ra hệ

thống thuế cao đến xây dựng những khu định cư riêng biệt, thậm chí là trục xuất và

thảm sát nếu họ dám nổi dậy chống đối.

2.1.3.2. Vấn nạn hải tặc và kế hoạch xâm chiếm Philippines của Nhật Bản

Trước khi Tây Ban Nha thiết lập được chế độ cai trị ở quần đảo Philippines,

những hải tặc Nhật Bản gọi là wako đã buôn bán với cư dân ở phía Bắc Luzon. “Họ

định cư ở khu vực sông Cagayan và Bolinao (Pangasian ngày nay). Họ còn đến những

vùng xa hơn về phía Nam (Bicol và Calapan ở đảo Mindoro)” [65, tr.66].

Chính sách khuyến khích thương nhân châu Á đến buôn bán đã biến Manila trở

thành trung tâm thương mại và dĩ nhiên thu hút ngày càng nhiều wako đến đây. Theo

báo cáo của người Tây Ban Nha, ngoài trao đổi hàng hóa, các wako còn cướp và giết

nhiều người bản xứ, bắt giữ các thuyền buôn Trung Quốc mang theo lương thực và

hàng hóa. Hình ảnh về các toán wako dữ tợn đi trên những chiếc thuyền nhẹ được trang

Page 55: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

43

bị phương tiện đi biển hoàn hảo thường lẩn quất ở vùng biển Đông Á là nỗi ám ảnh

không chỉ đối với các thương thuyền châu Á mà còn đối với nhiều đoàn thuyền buôn

phương Tây thời bấy giờ.

Ngoài sự nguy hiểm của các wako, những người Nhật định cư ở Philippines cũng

là vấn đề buộc người Tây Ban Nha luôn phải để ý dè chừng. Điển hình là sự kiện 1587,

một phong trào nỗi dậy của người Philippines chống lại chính quyền Tây Ban Nha do

Don Agustin de Legaspi, Martin Panga và Magat Salamat đứng đầu diễn ra ở Manila

và một số vùng lân cận. Những người nổi dậy ở đây đã tiếp cận với người Nhật theo

Thiên chúa giáo là Juan Gayo để tranh thủ lực lượng. Theo kế hoạch, lực lượng của

Gayo sẽ cải trang thành những thương nhân chờ sẵn ngoài biển. Khi có tín hiệu, Gayo

và lực lượng của ông sẽ tấn công vào Manila giúp người Philippines. Nhưng khi thời

gian của cuộc tấn công đến, Gayo bội ước để mặc cho những người nổi dậy chờ đợi

một cách vô vọng. Trong khi đó, người Tây Ban Nha đã biết được kế hoạch, vây bắt

những người cầm đầu và hành hình trước công chúng [45, vol VII, tr.99; 65, tr.67-68].

Rõ ràng sự liên quan của người Nhật đến sự kiện này đã làm cho người Tây Ban Nha

trở nên nghi ngờ hơn đối với họ

Về phía chính quyền Nhật Bản, sau khi nắm được thực quyền, Thiên hoàng

Toyotomi Hideyoshi (1582-1598) đã thực hiện nhiều chính sách táo bạo để xây dựng

một nước Nhật thống nhất và hùng mạnh. Trong quan hệ đối ngoại, ông cho thấy

những tham vọng về lãnh thổ đối với một số quốc gia láng giềng và thực tế đã tiến

hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Từ năm 1592-1598, Hideyoshi đã huy động lực

lượng quân đội lớn, tổng cộng lên đến 340.000 người với sự tham gia của các lãnh

chúa giàu có. Trong kế hoạch của ông, sau khi đánh chiếm được Triều Tiên, Nhật Bản

sẽ gây sức ép buộc triều đình nhà Minh từ bỏ chính sách “Hải cấm”, mở đường cho

Nhật Bản xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Trong thời gian đạt đến đỉnh cao

quyền lực Hideyoshi từng nuôi ý đồ xâm lược Trung Quốc, Đài Loan và một số lãnh

thổ thuộc ĐNA nhất là quần đảo Philippines.

Đối với Philippines, do lo sợ việc gia tăng sự hiện diện của thực dân Tây Ban

Nha ở phương Đông, tháng 5-1592, Hideyoshi đã phái sứ giả Harada Magosichiro đến

Manila mang theo một bức thư gửi cho toàn quyền Gomez Perez de Marianas với yêu

cầu người Tây Ban Nha phải cống nạp và thần phục, nếu không ông sẽ đánh chiếm

Philippines [108, tr.167].

Page 56: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

44

Dĩ nhiên, người Tây Ban Nha không dễ dàng chấp nhận nhưng thay vì phản ứng

mạnh mẽ thì họ lại chọn giải pháp hòa bình. Sứ thần Nhật Bản đã nhận được sự đối xử

kính trọng trong suốt thời gian ông lưu lại ở Manila. Thêm vào đó, toàn quyền Tây Ban

Nha đã gửi đại sứ đến Nhật Bản mang theo những món quà giá trị nhưng vẫn lẫn tránh

về đòi hỏi của Thiên hoàng.

Không hài lòng với sự đáp lại của chính quyền Tây Ban Nha, năm 1593 Hideyoshi

tiếp tục phái sứ giả khác là Harada Kiemon mang theo một lá thư lặp lại những đòi hỏi

của ông, nhưng quyết liệt hơn. Cũng như lần trước, lần này toàn quyền Tây Ban Nha

phái đại sứ sang Nhật Bản với những món quà giá trị hơn, đồng thời nói rõ nguyện

vọng của vua Tây Ban Nha muốn thiết lập quan hệ thương mại với Nhật Bản “Đức vua

Tây Ban Nha – một người có quyền lực hùng mạnh – ông ấy không thể chấp nhận

quyền bá chủ của Thiên hoàng, vì bổn phận quan trọng nhất của ông ấy là bảo vệ phần

lãnh thổ của mình và chống lại các cuộc xâm lăng, mặc khác, ông ấy rất thiết tha để đi

đến một thỏa thuận giữa hai bên và khẩn khoản đề nghị có một hiệp ước thương mại

phù hợp, nội dung này sẽ được các sứ giả giải thích rõ cho Ngài” [70 tr.56].

Cũng theo tài liệu của John Foreman, sau đó giáo sĩ Juan Cobo và một chỉ huy bộ

binh của Tây Ban Nha đã đến Nhật Bản để thương lượng về hiệp ước thương mại và

họ cùng một số quí tộc Nhật Bản quay về Manila nhưng không rõ nguyên nhân gì tất

cả đều chết. Cũng may cho người Tây Ban Nha, từ năm 1593 đến 1596, những vấn đề

nội bộ và chiến tranh Triều Tiên đã chi phối sự chú ý của Hideyoshi. Năm 1598,

Hideyoshi chết, cùng với ông nỗ lực xâm chiếm Philippines lần đầu tiên của Nhật Bản

cũng bị bỏ dỡ.

Việc người Tây Ban Nha chọn giải pháp ngoại giao mềm dẻo khi đối diện với sự

kiêu căng và khiêu khích của người Nhật Bản do lúc này họ đang ở trong tình thế khó

khăn. “Họ đồng thời bị đe dọa với những vấn đề ở Moluccas23, họ cần chuẩn bị vũ khí,

con người, thuyền chiến và các phương tiện chiến tranh khác, vì thế họ tìm kiếm sự hòa

giải với thái độ rất nghiêm túc” [70 tr.56].

Từ cuộc đột kích của hải tặc Limahong đến kế hoạch xâm chiếm của Tướng quân

Hideyoshi là sự gia tăng đáng kể về mối đe dọa từ các quốc gia láng giềng. Điều này đòi

23 Trong thời kì toàn quyền Gomez Perez Damarinas (1590-1593), vua của đảo Siao (một trong số đảo thuộc quần

đảo Moluccas, đã đến Manila xin thần phục trở thành chư hầu của vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đổi lại họ

muốn được bảo vệ chống lại những cuộc tấn công của Ternate. Dasmarinas đã chấp nhận đề nghị này và chuẩn bị

cho một cuộc viễn chinh lớn (hơn 100 chiến thuyền) đến Moluccas vào ngày 6 tháng 10 năm 1593. Tuy nhiên, khi

đoàn thuyền đến ngoài khơi biển Surphur, Batagas ở miền Nam Luzon, thì những người chèo thuyền Trung Quốc

đã nổi dậy tàn sát người Tây Ban Nha [70, tr.61].

Page 57: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

45

hỏi người Tây Ban Nha cần có những đường hướng rõ ràng, cụ thể hơn trong quan hệ đối

ngoại. Sau sự kiện này, những thuyền Nhật Bản đến Manila được kiểm soát chặt chẽ để

chắc chắn rằng họ không mang theo vũ khí. Người Nhật ở Manila bị chuyển đến vùng

ngoại ô Manila – Dilao.

2.1.3.3. Sức ép cạnh tranh thương mại từ Hà Lan và Anh

Sang thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, những nhân tố an ninh vẫn luôn là “vấn đề thường

trực” trong quan hệ đối ngoại của thuộc địa Philippines với các nước trong khu vực.24

Đồng thời hai thế kỉ chứng kiến sự nổi lên của nhân tố mới đe dọa nghiêm trọng đến quyền

lực của Tây Ban Nha ở Philippines và ĐNA – đó là người Hà Lan và người Anh

Vào nửa sau thế kỷ XVI, sau khi giành thắng lợi trong công cuộc giải phóng dân

tộc và thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha, nước cộng hòa Hà Lan đã từng bước

vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp và thương mại hàng hải lớn nhất thế

giới. Từ những thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường châu Âu, Hà Lan từng

bước trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Châu

Á. Tham vọng lớn nhất của Hà Lan ở khu vực này là giành độc quyền kiểm soát “con

đường hương liệu” mà Bồ Đào Nha thiết lập từ đầu thế kỉ XVI chứ không là quần đảo

Philippines. Tuy nhiên, sự kiện thống nhất ngôi vua giữa 2 quốc gia trên bán đảo Iberia

năm 1580, theo đó, Tây Ban Nha cũng tham gia kiểm soát việc buôn bán hương liệu ở

khu vực này và độc quyền cung cấp cho thị trường châu Âu đã khiến người Hà Lan

quyết tâm loại bỏ thế lực của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở ĐNA.Và như thế, “trong

nửa đầu thế kỉ XVII, người Hà Lan ra sức thách thức chế độ cai trị của Tây Ban Nha ở

Philippines” [6, tr.1009].

Tiếp theo người Hà Lan là người Anh. Sau khi thiết lập được chỗ đứng chân

vững chắc ở Ấn Độ, từ trung tâm Bengal, EIC bắt đầu quá trình mở rộng thương mại

về phía Đông (ĐNA và châu Đại Dương). Manila thuộc Tây Ban Nha là một thương

cảng quan trọng ở khu vực và là trạm trung chuyển hàng hóa giữa thị trường Trung

Quốc và châu Mĩ, rõ ràng không thể nằm ngoài sự chú ý của người Anh. Vào năm

1759, Alexander Dalrymple (1737-1808) – thư kí của Công ty Đông Ấn Anh, sau

chuyến thám hiểm ở vùng biển ĐNA đã đề nghị với người đứng đầu hội đồng Madras

24 Sự nghi ngờ của chính quyền Tây Ban Nha đối với người Hoa ngày càng gia tăng khi vào mùa xuân năm 1603,

“3 quan lại” Trung Quốc đến Manila với nhiệm vụ kì lạ, để thăm dò vị trí của “núi vàng huyền thoại” (Golden

Mountain) được cho là ở Cavite gần Vịnh Manila. Sự xuất hiện của họ làm người Tây Ban Nha giật mình và cho

rằng chuyến thăm kì lạ này như là dấu hiệu báo trước của cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào Manila sắp

xảy ra. Sau sự kiện này, chính quyền Tây Ban Nha tăng cường phòng thủ bằng việc củng cố hệ thống pháo đài của

thành phố, tập hợp các tàu chiến và lực lượng và đặt người Hoa vào trong tầm ngắm.

Page 58: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

46

(Ấn Độ) về sự cần thiết của việc chiếm giữ Sulu25 để “thiết lập nơi buôn bán – nơi mà

hàng hóa Anh và Ấn Độ có thể được trao đổi với những sản phẩm từ rừng núi và biển

của bán đảo Malay, và những sản phẩm này lần lượt trao đổi với chè, tơ lụa, gốm sứ

và những sản phẩm khác của Trung Quốc”26 [71, tr.5]. Sau đó ông đã gửi tài liệu cho

chính quyền Anh ở London với tiêu đề là “Kế hoạch cuộc viễn chinh để chinh phục

miền Nam Philippines” [45, vol XLIX, tr.27].

Ý định của Dalrymple hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của Công ty Đông Ấn

trong việc mở rộng quyền lực của họ ở phương Đông. Vì thế, ngày 28 tháng 1 năm 1761

hiệp ước thân thiện và thương mại được kí kết giữa đại diện công ty Đông Ấn là

Dalrymple với Sultan Muazzidin của Sulu. Theo những điều khoản trong hiệp ước, Sulu

đã cung cấp một phần đất cho việc xây dựng nhà máy của công ty Đông Ấn Anh, đổi lại,

Anh sẽ giúp Sulu bố trí liên minh phòng thủ để chống lại Tây Ban Nha [124, tr.16].

Vào này 25 tháng 6 năm 1762, ba tháng trước khi cuộc tấn công thực sự vào

Manila bắt đầu, vua Anh George III đã yêu cầu Giám đốc Công ty Đông Ấn ban hành

thông cáo bí mật gửi cho chỉ huy hạm đội Anh ở Viễn Đông là Charles Steven yêu cầu

chiếm thuộc địa Mindanao và hết sức hỗ trợ cho Công ty Đông Ấn trong việc thiết lập

điểm định cư ở đó. Rõ ràng là đối với Chính phủ Anh cũng như Công ty Đông Ấn thì

Philippines chính là mục tiêu lâu dài để mở rộng thương mại của họ về phía Đông.

Không chỉ cạnh tranh thương mại, người Anh còn là thế lực đầu tiên lật đổ sự

thống trị chính quyền Tây Ban Nha ở Manila thông qua cuộc chiến tranh năm 1762.

Mặc dù sau đó Manila được trao trả lại cho Tây Ban Nha theo hiệp ước hòa bình Paris

năm 1763 nhưng sự rút đi của người Anh đã để lại cho người Tây Ban Nha nhiều thách

thức lớn về an ninh lẫn kinh tế.

2.1.4. Truyền thống độc quyền thương mại của Tây Ban Nha và ảnh hưởng của

“Chủ nghĩa trọng thương”

2.1.4.1. Truyền thống độc quyền thương mại của Tây Ban Nha

Độc quyền thương mại đã trở thành vấn đề trung tâm đối với đế chế Tây Ban Nha

ngay từ khi hình thành. Sau khi thiết lập hệ thống thuộc địa ở Trung và Nam Mĩ, số

lượng vàng và bạc tưởng như vô tận tuôn chảy về Tây Ban Nha. Vương triều

Habsburgs tin tưởng rằng những lợi ích trong giao dịch thương mại với thuộc địa châu

25 Đảo ở miền Nam Philippines, cùng với Mindanao là những nơi duy nhất còn duy trì được nền độc lập khỏi sự

cai trị của Tây Ban Nha.

Page 59: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

47

Mĩ chỉ được đảm bảo khi độc quyền được duy trì cho Tây Ban Nha. Vì vậy, từ đầu thế

kỷ XVI, vương triều Habsburgs bắt đầu xây dựng hệ thống thương mại độc quyền của

Hoàng gia với những biện pháp và công cụ hỗ trợ đắc lực.

Năm 1503, Hoàng gia Tây Ban Nha yêu cầu thành lập Casa de Contratacion (Sở

thương mại)27 ở Seville. Cơ quan này được Hoàng gia trao độc quyền trong việc cấp

phép và đăng kí cho tất cả các tàu buôn bán với bên ngoài, đồng thời phụ trách tất

cả việc di cư của người Tây Ban Nha đến thuộc địa mới. Cũng như người Bồ Đào

Nha, người Tây Ban Nha kiên quyết cấm việc buôn bán của người nước ngoài ở

thuộc địa. Điều này, không chỉ khiến cho mối quan hệ giữa thuộc địa với bên ngoài

hoàn toàn bị cắt đứt mà còn ngăn chặn được sự hỗ trợ từ bên ngoài đối với các

thuộc địa [44, tr.117-118].

Hệ thống thương mại độc quyền của Tây Ban Nha với Tân thế giới kéo dài trong

suốt hai thế kỷ. Ở ngay Tây Ban Nha, cho đến tận năm 1717, các con tàu dùng để buôn

bán với châu Mĩ cũng chỉ được trang bị ở Seville. Vì thế, cư dân ở những thành thị

khác cũng khó mà tham gia vào việc buôn bán với bên ngoài. Những nhà buôn riêng lẻ

chỉ có quyền đưa tàu của mình tới châu Mĩ và các thuộc địa khác, trong những đoàn tàu

đã được cấp phép và có đặc quyền buôn bán. Toàn bộ việc buôn bán ở thuộc địa phải

chịu sự kiểm soát của Sở thương mại ở Seville đặt dưới quyền Hội đồng thuộc địa.

Việc buôn bán trực tiếp giữa Mexico và Peru hay các thuộc địa khác đều bị cấm.

Khi hoạt động buôn bán giữa Tây Ban Nha với các thuộc địa (đặc biệt là châu Mĩ)

ngày càng phát triển, để tránh nạn cướp biển và bảo vệ an toàn cho những tàu buôn

đường dài, Tây Ban Nha chủ động xúc tiến xây dựng Hạm đội kho báu (treasure

fleet/convoy). Cho đến những năm 1560, hệ thống “hạm đội kho báu” được tập trung

vào hai đội tàu là Tierra Firme và New Spain đến Tân thế giới mỗi năm28. Từ năm

27 Mô hình Sở thương mại Seville được truyền cảm hứng từ mô hình Lãnh sự Burgos (Consulado de Burgos). The

Consulado (Lãnh sự), được áp dụng dưới triều đại vua Ferdinand có nguồn gốc từ người Aragon. Nó là sự kết hợp

giữa chức năng của phường hội (guilds) và tòa án thương mại (mercantile court), tồn tại ở một số thành thị của

vương quốc Aragon từ cuối thế kỷ XIII. Chẳng hạn, Consolat de la Mar thành lập ở Valencia vào đầu năm 1283,

tiếp theo là Majorca (1343), Bacelona (1347), và đến giữa thế kỷ XV, đã có 8 Consolats ở các bang ở phía Đông

Địa Trung Hải (Levantine states). Ở tỉnh Burgos đã có phường hội thương nhân riêng, nhưng ở đây lại thiếu một

cơ quan điều hành. Vì vậy, sự ra đời của Consulado ở Burgos có sức hấp dẫn đối với thương nhân địa phương

cũng như đối với vua Ferdinand và Isabella. Họ nhận thấy đó sẽ là văn phòng lý tưởng để khuyến khích đầy đủ

hơn đối với việc khai thác và xuất khẩu len dạ, đưa hoạt động này dưới sự điều hành một cách tập trung và hiệu

quả. Lãnh sự Burgos đóng vai trò trung gian giữa người sản xuất và người xuất khẩu len dạ, vì chỉ duy nhất cơ

quan này có quyền được vận chuyển len dạ từ những cảng của tỉnh Cantabria. Hệ thống Consulado mang lại

những thuận tiện nhất định cho việc mở rộng hoạt động xuất khẩu len dạ, vì thế được mở rộng ra trong quản lí

thương mại đối với những thuộc địa với châu Mĩ một cách rất tự nhiên. [64, tr.121-122] 28 Vào cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, hạm đội New Spain rời Cadiz vào ngày 1-7, đến những đảo Caribe, sau

đó đến Veracruz (khoảng tháng 9). Họ ở lại đây tiến hành buôn bán và chờ mùa đông qua đi, họ sẽ rời Veracruz

Page 60: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

48

1571, sau khi hoàn thành công cuộc thôn tính Philippines, Tây Ban Nha đã thiết lập

tuyến thương mại Manila-Acapulco thì hạm đội thứ ba hình thành gọi là Manila

Galleon. Hàng hóa được vận chuyển từ Philippines đến Acapulco trên các thuyền

buồm lớn, sau đó, được vận chuyển đến Veracruz, ở đó chúng sẽ được nhập vào với

hàng hóa của hạm đội New Spain và đưa về Tây Ban Nha.

2.1.4.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa trọng thương

Tư tưởng trọng thương xuất hiện ở Tây Ban Nha và các nước khác ở châu Âu vào

hậu kỳ trung đại và từ nửa sau thế kỉ XVI, tư tưởng trọng thương đã phát triển trở thành

học thuyết hoàn chỉnh, đóng vai trò chi phối quan hệ thương mại giữa các quốc gia

châu Âu trong vòng khoảng hai thế kỉ. CNTT trải qua hai giai đoạn chính, “Chủ nghĩa

trọng kim” và “Chủ nghĩa thặng dư thương mại” [11, tr.26]. Chính sách cai trị của Tây

Ban Nha ở thuộc địa nói chung và Philippines nói riêng từ cuối thế kỷ XVI đến nửa

đầu thế kỷ XVIII chịu ảnh hưởng của CNTT trọng kim (bullionism). Về cơ bản, hệ

thống này được xác định bởi những nguyên tắc cụ thể sau đây:

(1) Hệ thống này cho rằng sức mạnh của mỗi quốc gia là hoàn toàn phụ thuộc vào

việc quốc gia đó sở hữu một số lượng lớn và bền vững tiền vốn và những kim

loại quý (vàng, bạc). Vì vậy nhiệm vụ tối cao của quốc gia là phải dự trữ sẵn

lượng tiền kim loại lớn. Do vàng, bạc được sản xuất với số lượng ít ở châu Âu,

vì thế Tây Ban Nha cần nhận được nguồn cung cấp vàng, bạc ở Tân thế giới.

(2) Chính sách ngoại thương phải hướng tới mục tiêu làm thế nào để mang được

khối lượng lớn nhất có thể các kim loại quý về nước và hạn chế tối đa xuất

khẩu chúng [46, tr.136].

(3) Những người theo phái trọng thương chủ trương ngăn cản những nỗ lực phát

triển nông nghiệp tại các thuộc địa, tạo dựng các nước thuộc địa trở thành thị

trường dành riêng cho các loại hàng hóa của mẫu quốc, và là nơi cung cấp

nguồn vật liệu thô, cũng như nguồn cung cấp lao động rẻ mạt [115, tr.5].

Sự phát triển hưng thịnh của thương mại thuyền buồm Manila Galleon trong

khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XVI đã tạo ra những áp lực “cạnh tranh đối với

thương mại và công nghiệp Tây Ban Nha”. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với CNTT

truyền thống của Tây Ban Nha.

đến Havana vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm sau, và trở về Tây Ban Nha vào cuối mùa hè. Hạm đội Tierra Firme

thường rời Tây Ban Nha vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, đến Cartagena de Indias khoảng tháng 6 và di chuyển

đến eo Panama khoảng 2 tháng sau đó. Của cải và hàng hóa từ châu Mĩ sẽ gặp hạm đội tại Nombre de Dios và tổ

chức hội chợ thương mại trong thời gian ngắn, hạm đội trãi qua mùa đông khi trở về Cartagena và trở về Tây Ban

Nha vào mùa hè năm sau. [98, tr.77]

Page 61: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

49

Trước hết, thông qua Manila Galleon, hàng hóa của các nước phương Đông,

đặc biệt là tơ lụa Trung Quốc đến Châu Mĩ và rất được ưa chuộng. Do đó, hoạt động

thương mại của thương nhân xứ Seville (hải cảng miền Nam Tây Ban Nha) và Cadiz

(thành phố Tây Nam Tây Ban Nha) với các nước thuộc địa ở châu Mĩ bị cạnh tranh

mạnh và gặp nhiều khó khăn.29 Vì thế, họ đã gửi nhiều khiếu kiện lên nhà vua Tây Ban

Nha phàn nàn rằng giá cả rẻ của các hàng hóa từ châu Á đang đánh bật những sản

phẩm ở thị trường châu Mĩ và đề nghị nhà vua hạn chế thương mại Manila-Acapulco.30

[108, tr.95]

Trên thực tế, vào cuối thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu chứng kiến sự suy tàn

của ngành công nghiệp tơ lụa. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chính

sách thuế của các vua Tây Ban Nha, một chính sách hoàn toàn không chú ý tới những

lợi ích phát triển tiến bộ của công nghiệp Tây Ban Nha. Thuế ancabala là một ví dụ rõ

ràng về điều này. Thuế này quy định mọi thứ hàng đem bán đều phải nộp cho vua 10%

giá trị (còn bất động sản thì nộp 5%). Thậm chí chỉ cần mang qua từ phố này sang phố

khác, từ nhà này sang nhà khác cũng phải nộp 10% giá trị dưới hình thức ancabala.

Mặc dù có sự kháng nghị của các thành phố, chẳng hạn như trong đơn thỉnh cầu gửi

vua Charles V năm 1520 các thành phố đã xin giảm mức thuế xuống bằng thời

Fedinando II và Isabella, nhưng không được nhà vua chấp nhận. “Ancabala bóp

nghẹn nội thương và công nghiệp Tây Ban Nha”. Bởi lẽ “vào cuối thế kỷ XVI, người

dân Tây Ban Nha do nộp thuế đã bị mất đến 30% giá trị hàng hóa đem bán và một số

ngành công nghiệp mất tới 40%-60% giá trị hàng hóa do nó sản xuất ra” [25;

tr.536]. Do vậy, tơ lụa của Tây Ban Nha chuyển đến thuộc địa châu Mĩ giá cả ngày

một tăng. Thêm vào đó, ở Tân Tây Ban Nha, trong những năm 1540, đúng vào thời kì

sản xuất tơ lụa có sự phát triển tăng vọt, một loạt các đạo luật được ban hành nhằm

giải phóng nô lệ bản xứ để ngăn cấm các encomendero sử dụng nô lệ phục vụ cho

những công việc cá nhân. Điều này làm cho chi phí sản xuất tơ lụa tăng cao do phải

trả công cao cho lao động bản xứ. Hai yếu tố này dẫn đến giá tơ lụa ở Tân Tây Ban

Nha có sự nhảy vọt đáng kể vào nửa sau thế kỷ XVI, chẳng hạn trong những năm

1540 giá 1pound tơ sống bằng ½ pesos, nhưng đến năm 1579 giá đã tăng lên gấp 7

lần so với năm 1540 [113, tr.6].

29 Sắc lệnh của vua Charles V ban hành vào năm 1523 cho phép công nghiệp tơ lụa của Andalusia (miền Nam Tây

Ban Nha) nắm giữ độc quyền việc bán tơ lụa cho thị trường châu Mĩ. 30 Tơ lụa do Tây Ban Nha sản xuất trung bình cao hơn khoảng 3 lần so với tơ lụa Trung Quốc. Vì thế người tiêu

dùng ở châu Mĩ đã lựa chọn tơ lụa Trung Quốc.

Page 62: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

50

Trong khi đó, thông qua tuyến thương mại Manila Galleon, tơ lụa Trung Quốc

đã đến được thị trường thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mĩ và trở nên được ưa

chuộng. Lụa Trung Quốc trở thành sự lựa chọn số một đối với khách hàng nội địa:

“Người Indians, Negroes và những người khác ở Peru trước đây không có khả năng

mua lụa bởi vì giá quá cao nhưng bây giờ với số lượng nhập khẩu lớn và giá thấp thì

họ có thể mua vải lụa để may quần áo” 113, tr.7.

Thứ hai, tuyến thương mại Manila Galleon đã làm cho một số lượng lớn bạc trắng

từ Châu Mĩ chảy sang Phương Đông, đặc biệt là vào thị trường Trung Quốc. Bạc trắng

được chở từ Mexico, Peru đến Manila hằng năm ngoài mục đích trả lương cho bộ máy

cai trị thuộc địa Philippines, phần còn lại chủ yếu dùng để thanh toán cho những hàng

nhập khẩu từ Trung Quốc31. Theo ghi chép của Don Francisco Tello gửi cho Vua Tây

Ban Nha Fillip II: “người Trung Quốc đến đây buôn bán mỗi năm đem bạc đi 80 vạn

pesos, có lúc vượt quá 100 vạn pesos”. Hay như tuyên bố của Tổng Giám mục Pedro

de Baeza “bình quân mỗi năm khoảng 30-40 thuyền Phúc Kiến từ Manila vận chuyển

đi 250-300 vạn rial [reals] bạc trắng, số bạc trắng này chủ yếu dùng để mua hàng hóa

tơ sống và lụa tấm của Trung Quốc” [9, tr.22].

Theo thống kê của Te Paske, trong giai đoạn 1571-1620, “một số lượng bạc

trắng khổng lồ đã được chuyển qua Thái Bình Dương, đặc biệt là từ Acapulco đến

Trung Quốc thông qua Manila. Trên thực tế, vào đầu thế kỉ XVII, ước tính hằng năm

có trung bình khoảng 5 triệu pesos [128 tấn bạc trắng] từ Mexico đến Philippines”

[69, tr.204].

Sự phát triển nhanh chóng của Manila Galleon gây ra những cảnh báo ở Tây Ban

Nha lúc này vốn đang bị học thuyết vàng bạc nén chi phối. Điều này đã trở thành chủ

31 Vào cuối thế kỷ XVI, ở Trung Quốc diễn ra quá trình “bạc hóa” (silverization) hệ thống tiền tệ. Nhu cầu về bạc

trắng của Trung Quốc ngày càng gia tăng khi triều Minh ban hành “cải cách thuế một cây roi” (single-whip-tax-

reform). Năm 1581, triều đình ra lệnh ban bố luật thuế mới với nội dung chủ yếu đo đạc lại ruộng đất, nhập ruộng

và các thứ sưu thuế khác căn cứ theo số mẫu ruộng đất để tính thuế và dùng bạc trắng để nộp. Trước cải cách này,

ở Trung Quốc người nộp thuế có thể trả bằng thóc, vải, lao dịch. Cải cách này là thay đổi mấu chốt trong chính

sách thuế của Trung Quốc, nó đã thay thế hệ thống thuế đã tồn tại ở Trung Quốc trong suốt hàng ngàn năm. Cuối

thế kỉ XVI, bạc trắng được lưu thông trên thị trường ngày càng phổ biến và được mọi người hưởng ứng: bạc dùng

để trao đổi hàng hóa, nộp thuế, trả lương cho quan lại, quân đội,…. Nhu cầu bạc trắng gia tăng. Vấn đề là Trung

Quốc không có khả năng khai thác số lượng bạc cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó. “Các mỏ bạc Trung Quốc chưa

bao giờ sản xuất nhiều bạc ngang với 1 thuyền buồm lớn Tây Ban Nha thường mang bạc qua Thái Bình Dương từ

Acapulco đến Manila trong những năm cuối thế kỉ XVI và đầu XVII” [113 , tr.3. Dĩ nhiên để thỏa mãn nhu cầu

trong nước, Trung Quốc phải tìm kiếm những nguồn cung cấp khác. Các thương nhân nước ngoài đều biết rằng,

cuối thế kỉ XVI, đối với người Trung Quốc duy nhất một loại hàng hóa được coi là quí giá chính là bạc trắng. Nhà

nghiên cứu lịch sử kinh tế Godinho đã sử dụng thuật ngữ hình tượng “Trung Quốc như chiếc máy hút bạc khổng lồ

(a giant vacuum cleaner for sliver), nó đã nhập khoảng 10 ngàn tấn bạc của Nhật Bản và Châu Mĩ trong vòng một

thế kỉ” 69, tr.317.

Page 63: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

51

đề tranh cãi nhiều lần trong những cuộc thảo luận ở cả Philippines và Tân Tây Ban

Nha. Câu hỏi nổi lên trong những cuộc tranh luận này thường liên quan đến vấn đề tại

sao có quá nhiều bạc trắng đến với thương nhân Trung Quốc và thương nhân Trung

Quốc đã làm gì với số lượng lớn bạc mà họ nhận được? Người Tây Ban Nha nhận ra

rằng, dù rất muốn họ vẫn không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này bởi vì “Trung

quốc là đối tác quan trọng đối với nền mậu dịch của chúng ta [Tây Ban Nha]. Bởi

chúng ta [Tây Ban Nha] chẳng có hàng hóa gì để trao đổi cho họ ngoại trừ bạc”

[45,vol.VI, tr.61]. Và biện pháp mà họ lựa chọn là áp đặt sự hạn chế đối với thương

mại Manila Galleon và buôn bán giữa Philippines với các nước châu Á, đặc biệt là

Trung Quốc.

Có thể nói, tất cả những yếu tố an ninh, chính trị, kinh tế diễn ra dồn dập và đan

xen trong mối quan hệ của thuộc địa Philippines vào cuối thế kỉ XVI khiến Tây Ban

Nha gặp nhiều khó khăn. Để ứng phó với những mối đe dọa cả bên trong lẫn bên

ngoài, Tây Ban Nha đã bắt đầu đưa ra những biện pháp hạn chế thương mại, phòng

ngừa trong quan hệ ngoại giao, đồng thời tăng cường kiểm soát đối với những người

nước ngoài ở Philippines. Từ năm 1590, một hệ thống phòng thủ vững chắc đã được

chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines đã bắt tay xây dựng ở Manila - Intramuros. Có

thể nói, từ cuối thế kỉ XVI, Tây Ban Nha đã dần đóng cửa Philippines với các nước

trong khu vực và thế giới. Bước sang thế kỉ XVII, Tây Ban Nha không chỉ ứng phó với

những mối quan hệ phức tạp trong khu vực mà còn cả những thế lực Phương Tây mới

trỗi dậy đang từng bước xâm nhập mạnh mẽ vào ĐNA. Vì thế, chính sách “đóng cửa”

thuộc địa Philippines của Tây Ban Nha bắt đầu từ cuối thế kỉ XVI trở nên rõ ràng và

thực thi nghiêm ngặt hơn đến nửa sau thế kỉ XVIII.

2.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “đóng cửa”

2.2.1. Chính sách hạn chế, độc quyền thương mại

Chính sách thương mại mà Tây Ban Nha áp dụng ở Philippines được xây dựng

trên những nguyên tắc cơ bản của CNTT từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. Đó

là luôn giữ trong tư tưởng việc “đóng cửa” quan hệ thương mại giữa Philippines với

thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ và với các nước trong khu vực. Chính sách này

nhằm bốn mục tiêu chủ yếu: (1) đảm bảo nguồn cung vàng và bạc lớn nhất có thể từ

châu Mĩ cho việc sử dụng ở Tây Ban Nha; (2) giữ việc nhập khẩu những sản phẩm của

Tây Ban Nha vào châu Mĩ càng nhiều càng tốt; (3) giữ số lượng bạc chảy từ châu Mĩ

qua Manila đến Trung Quốc và phần còn lại của phương Đông ở tỷ lệ thấp nhất. Bởi vì

Page 64: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

52

số lượng bạc này vào kho dự trữ và biến mất khỏi lưu thông quốc tế; (4) Duy trì việc

xuất khẩu hàng hóa từ Manila đến châu Mĩ với số lượng nhất định chỉ đủ để thu thuế

cung cấp cho bộ máy quản lí của Tây Ban Nha ở Philippines. Đồng thời để giữ hàng

hóa rẻ phương Đông khỏi tràn ngập vào thị trường châu Mĩ, có thể gây thiệt hại việc

bán hàng hóa Tây Ban Nha [46, tr.137].

2.2.1.1. Với thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ

Như phần 2.1.2.1 đã phân tích, giai đoạn từ 1572 đến cuối thế kỉ XVI được xem

là “thời kì hoàng kim” của thương mại Manila Galleon. Điều này là nguyên nhân dẫn

đến những kiến nghị liên tiếp của thương nhân Seville và Cadiz ở miền Nam Tây Ban

Nha gửi lên nhà vua. Những người này vốn ủng hộ chính sách hạn chế thương mại và

là những người đã quen với việc độc quyền buôn bán ở châu Mĩ. Cuối cùng, để bảo vệ

lợi ích cho thương nhân Tây Ban Nha, để hạn chế số lượng bạc trắng chảy sang thị

trường Trung Quốc, nhà vua đã đưa ra lệnh cấm “ hàng hóa Trung Quốc và những

hàng hóa khác chuyển từ Philippines đến Mexico sau khi trả thuế, không được chuyển

đến Peru, Tierra Fime, hay bất cứ vùng nào ở châu Mĩ” [57, tr.128]. Những sắc lệnh

tiếp theo được ban hành vào ngày 6-2-1591 và ngày 18-2-1591, yêu cầu “dừng thương

mại giữa Philippines và Peru” [46, tr.140]. Sau đó, thêm một bước năm 1593, vua Tây

Ban Nha đã ban hành sắc lệnh hạn chế thương mại với các nội dung chủ yếu như sau:

“Tôi với sự nhất trí của hội đồng Hoàng gia ở châu Mĩ, quyết tâm ngăn cấm

bằng những qui định mới, trong tương lai dưới bất kì trường hợp nào, cấm bất

cứ thuyền buôn xuất phát từ các tỉnh của Peru, Tiera Fireme, Guatemala, Tân

Tây Ban Nha (Mexico) hoặc bất cứ nơi nào thuộc châu Mĩ đến Trung Quốc để

buôn bán hoặc đi lại vì bất cứ mục đích gì. Kể cả đến quần đảo Philippines,

ngoại trừ Tân Tây Ban Nha…Xa hơn, chúng tôi ngăn cấm bất kỳ hàng hóa nào

từ Philippines đến Tân Tây Ban Nha mà chuyển sang các tỉnh của Peru, Tiera

Fireme kể cả nó được đóng thuế. Mục đích của chúng tôi là sẽ không có bất cứ

thứ gì từ Trung Quốc và Philippines được dùng ở các tỉnh của Peru và Tiera

Fireme ngoại trừ những gì có hiện tại, và chúng ta cho phép họ thời hạn trong

vòng 4 năm từ ngày ban hành sắc lệnh” [ 45, vol XVII, tr.32-33].

Sắc lệnh năm 1593 cộng với những lệnh cấm trước đó đã bước đầu hình thành

chính sách hạn chế đối với thương mại Manila Galleon. Chính sách này được bổ

sung, điều chỉnh và thực thi trong những thế kỉ tiếp theo với những nội dung và biện

pháp khác nhau.

Page 65: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

53

- Giới hạn trọng tải, giá trị và hàng hóa của các Galeon

Đây là quy định đầu tiên thường được đề cập đến trong các sắc lệnh của

Hoàng gia Tây Ban Nha liên quan đến hạn chế thương mại Manila Galleon. Sắc

lệnh năm 1593 qui định rằng“xuất khẩu từ Manila sang Mexico sẽ bị hạn chế ở mức

giá trị tối đa là 250.000 peso và nhập khẩu vào Manila từ Mexico là 500.000 peso,

và chỉ sử dụng hai thuyền buồm, sức chở mỗi tàu không quá 300 tấn”[45, Vol XVII,

tr.30-31; 6, tr.1023].

Do việc quản lí thuộc địa Phillipines thông qua phó vương Mexico nên những qui

định và sắc lệnh của nhà vua ban hành không bị cưỡng chế thực hiện nên các thương

nhân ở Manila vẫn bất chấp những hạn chế đó. Các sắc lệnh của nhà vua xác nhận hạn

ngạch qui định không có hiệu lực và các thương nhân xứ Seville và Cadiz vẫn thua lỗ

nặng nề. Do đó, năm 1635, nhà vua cử Pedro de Quiroga đi điều tra. Tuy nhiên, khi

thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt có lợi cho thương nhân Tây Ban Nha (cho phép

thương nhân Seville và Cadiz độc quyền buôn bán với châu Mĩ) thì thương nhân

Manila đã phản ứng lại bằng cách từ chối chở hàng bằng tàu buồm từ Acapulco. Trong

các năm 1636 và 1637, việc buôn bán bằng thuyền buồm bị đình đốn. Sự phản đối của

thương nhân Manila cuối cùng đã thắng lợi, năm 1640, một sắc lệnh mới được nhà vua

đã xác định các hạn ngạch tối đa cao hơn là 300.000 và 600.000 peso, hai thuyền buồm

có trọng tải tối đa không quá 500 tấn hàng mỗi tàu. Nội dung này được nhắc lại trong

sắc lệnh năm 1702 “hai tàu nên được đóng ở Philippines, mỗi tàu trọng tải 500 tấn,

chỉ vận chuyển những hàng hóa cho phép, trị giá 300.000 pesos, và chuyến trở về

Philippines chở 600.000 pesos bạc trắng, lãi suất 100% sau khi đã trừ thuế và chi phí”

[45, vol.XLIV, tr.231].

Sắc lệnh Hoàng gia ngày 27-10-1720, được ban hành bởi Phó vương Mexico vào

ngày 15-2-1724 đã cho phép nâng số thuyền buồm từ Manila đến Acapulco từ một lên

hai thuyền, mỗi chiếc có trọng tải là 500 tấn, giá trị hàng hóa vẫn giữ ở mức 300.000

pesos. Năm 1734, hạn ngạch này được nâng lên 500.000 nhưng số lượng tàu chỉ có

một chiếc do chi phí những chuyến đi quá cao [6, tr.1023].

Ngoài việc giới hạn trọng tải và giá trị của các Galleon, thương nhân ở miền Nam

Tây Ban Nha còn kháng nghị lên nhà vua về các thuyền buôn đã mang nhiều loại hàng

hóa hơn qui định đã làm đình đốn các ngành công nghiệp của Teledo, Valencia,

Seviile, Granada. Nhà vua lại đi đến một quyết định vào ngày 8-1-1724: “các hàng hóa

trên tàu chỉ bao gồm quế, sáp, gốm, đinh hương, tiêu không có tơ lụa hoặc hàng dệt

Page 66: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

54

nào có chứa tơ lụa. Nếu vi phạm sẽ bị tịch thu, được chia thành 3 phần bằng nhau, cụ

thể 1 phần cho nhân viên tài chính, một phần cho thẩm phán và phần còn lại dành cho

những người cung cấp tin tức và hình phạt sẽ là trục xuất tất cả những người có liên

quan trong lô hàng”. Sắc lệnh Hoàng gia năm 1726, sau đó được ban hành ở Manila

vào ngày 9-8-1727, có sự điều chỉnh “hủy bỏ việc cấm vận chuyển tơ lụa, duy trì lệnh

cấm vận chuyển các loại hàng dệt có chứa tơ lụa, cho phép vận chuyển chất liệu vải

gai mịn trong vòng 5 năm tiếp theo với giới hạn 4000 mảnh một năm, chính xác là

chứa trong 500 kiện” [70, tr.164].

Như vậy, cho đến năm 1593, mỗi năm có 3 hoặc hơn Galleon khởi hành từ

Manila và Acapulco. Sau sắc lệnh hạn chế thương mại, số lượng giảm xuống chỉ 2

thuyền một năm, một ở Manila và một ở Acapulco. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách

này không được thực hiện triệt để, thậm chí các quan chức ở thuộc địa đã lãng tránh

việc thực hiện các sắc lệnh của vua Tây Ban Nha. Chẳng hạn “năm 1718, Galleon

được sử dụng vào buôn bán là 1000 tấn. Tàu Rosario, từ năm 1746 đến 1761 là 1700

tấn và tàu Santisima Trinidad bị người Anh bắt giữ năm 1762 có trọng tải là 2000 tấn”

[40, tr.361]. Về giá trị hàng hóa trên tàu, nhiều thống kê cho thấy nó vẫn vượt xa so

với qui định “Năm 1601, tàu Santo Tomas mang hàng hóa với tổng giá trị hơn 2 triệu

pesos. Năm 1688, toàn quyền ở Manila thừa nhận rằng các chuyến tàu trở về hàng

năm từ Acapulco thường ít nhất là 2 triệu pesos. Mười năm sau, tàu Francisco Xavier

được cho là chở đến 2.070.000 peso.Trong khi giới hạn đi là 300.000 và về là 600.000

pesos” [81, tr.362]. Những số liệu trên cho thấy, các quan chức thuộc địa cố tình vi

phạm các qui định một cách thường xuyên và liên tục.

- Hạn chế thành phần tham gia vào Manila Galleon

Trên lí thuyết, thương mại Manila Galleon được cho phép đối với tất cả công dân

Tây Ban Nha ở Philippines và khoảng trống trên tàu được phân phối bời hệ thống

boletas (phiếu). Trung bình mỗi Galleon được phân thành 15.000 phiếu, mỗi phiếu trị

giá từ 200 đến 225 pesos. Việc phân chia này được xem xét và quyết định bởi Hội

đồng phân phối (Committee of Distribution). Sắc lệnh năm 1702 qui định thành phần

tham gia vào thương mại này bao gồm “người Tây Ban Nha ở Philippines, quân đội

đóng ở cảng Cavite, góa phụ của những người Tây Ban Nha nghỉ hưu, linh mục, ngoại

trừ những người nước ngoài. Nếu trường hợp một người nào đó không có hàng hóa để

xuất khẩu, anh ta không được nhượng quyền đó cho những người khác mà phải tiến

hành một sự phân phối mới” [45, vol XLIV, tr.227-312; vol XLV, tr.29-88; 70, tr.165].

Page 67: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

55

Tuy nhiên, trên thực tế do việc quản lí thiếu chặt chẽ dẫn tới sự lạm quyền đã

diễn ra trong việc phân phối phiếu. Những khoang tốt trên tàu luôn dành cho Toàn

quyền Philippines, chức sắc Thiên chúa giáo, những người được sủng ái, tầng lớp đặc

quyền. Tình trạng này càng trầm trọng hơn vào thế kỉ XVIII, khi những góa phụ và

binh lính không có đủ tiền để mua hàng hóa xuất khẩu sang Acapulco. Thay vì phải

tiến hành sự phân phối mới theo quy định, những thương nhân giàu có đã mua số

lượng lớn phiếu và giành được số khoang hàng hóa đáng kể trên Galleon. Do sự tồn tại

của hoạt động thương mại này kéo dài hàng thế kỉ nên trong thực tế ở Manila đã hình

thành một tầng lớp thương nhân độc quyền. Họ nắm trong tay rất nhiều quyền hành

trong lĩnh vực thương mại. Tầng lớp này được sự hậu thuẫn rất lớn của chính quyền

Tây Ban Nha. Chẳng hạn sắc lệnh năm 1702 qui định “số lượng thương nhân Manila

tham gia vào thương mại Galleon được cố định và bất cứ ai không nằm trong số đó

đều bị cấm khỏi việc buôn bán”. Một bước của chính sách hạn chế thương mại được

thực hiện khi một đạo luật vào năm 1769 được ban hành qui định “chỉ có những người

Tây Ban Nha và Philippines với số vốn từ 8000 đến 10.000 pesos mới có thể tham gia

vào thương mại Manila Galleon và sinh sống ở Philippines 10 năm trở lên” [57,

tr.128-129]. Hệ quả của những sắc lệnh này là thương mại Galleon dần chuyển vào tập

trung vào tay một số thương nhân giàu có. Theo Schuz “khi Galleon San Martin khởi

hành từ Manila đến Acapulco vào năm 1586, hàng hóa trên tàu thuộc về sở hữu của

194 công dân [người Tây Ban Nha ở Philippines]. Khi tàu San Andes khởi hành hai

thế kỉ sau đó [1786], hàng hóa trên tàu chỉ thuộc về 28 cá nhân” [94, tr.160].

Việc quản lí hành trình của Manila Galleon được thực hiện chặt chẽ, chính quyền

Tây Ban Nha ở Philippines phải gửi báo cáo về việc phân phối không gian trên tàu cho

Phó vương Mexico để chắc chắn rằng không có bất cứ hàng hóa nào được thêm vào

trên đường đi. Những người trên Galleon chỉ có nhiệm vụ chở hàng hóa đến Acapulco

và tuyệt đối không tham gia vào buôn bán. Phía cảng Acapulco sẽ cử một kế toán và

một thành viên Lãnh sự Mexico để kiểm tra kĩ lưỡng hàng hóa mới chuyển đến, thu

thuế theo quy định và sẽ chuyển số lượng bạc trắng trở lại Philippines để thanh toán

cho hàng hóa và chi trả cho bộ máy cai trị.

Như vậy, về bản chất thương mại Manila Galleon là độc quyền của chính quyền

Tây Ban Nha ở Philippines và Mexico, được tiến hành bởi quan chức hoàng gia và lợi

nhuận thu được dồn vào tay người Tây Ban Nha gồm quan chức, quân đội, tăng lữ và

thương nhân độc quyền. Người Philippines và người nước ngoài không được tham gia

Page 68: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

56

trực tiếp vào buôn bán giữa Manila-Acapulco. Vì thế, “nếu những người Manila phải

sống giữa những mối nguy hiểm, thì họ [những người Tây Ban Nha] vẫn sống trong sự

giàu sang và không hề để ý tới, sự sung túc của họ đến từ những chuyến thuyền buồm

Manila hằng năm” [81, tr.351].

2.2.1.2. Với các nước châu Á

Từ cuối thế kỉ XVI, cùng với việc áp đặt chính sách hạn chế thương mại Manila

Galleon, Hoàng gia Tây Ban Nha cũng thực thi chính sách hạn chế thương mại thuộc

địa Philippines với các nước châu Á và kéo dài trong suốt thế kỉ XVII, XVIII. Ngoài

những nguyên nhân chung như đã phân tích, quan hệ thương mại giữa thuộc địa

Philippines với các nước châu Á còn chịu sự tác động của những yếu tố khách quan.

Thứ nhất, do sự cạnh tranh gay gắt của người Hà Lan. Theo điều khoản thứ 5 trong

Hiệp ước Munster kí ngày 30-1-1648 giữa vua Philip II của Tây Ban Nha với Liên hiệp

các Tỉnh thống nhất, được phê chuẩn trong điều khoản thứ 10 Hiệp ước Utrecht vào

ngày 26-6-1714 qui định “người Tây Ban Nha chỉ có thể duy trì thương mại của họ ở

phương Đông trong điều kiện hiện tại mà không được phép mở rộng hơn nữa” [63,

tr.253]. Thứ hai, do Nhật Bản thực thi chính sách đóng cửa từ 1639 đến 1868, cấm

thương mại giữa Nhật Bản với Philippines. Cuối cùng, cũng có thể là lí do quan trọng

nhất, đó là do sự phát triển của thương mại Acapulco đã thu hút mọi sự chú ý của

những người Tây Ban Nha ở Philippines. Trong khi đó hàng hóa của các quốc gia châu

Á trừ Trung Quốc không phải là sản phẩm được ưa chuộng trong hoạt động thương

mại này. Những nhân tố trên đã tác động đến chính sách thương mại Philippines với

các quốc gia châu Á.

Với Trung Quốc

Xét về vị trí địa lí, Philippines có điều kiện rất thuận lợi để phát triển thương mại

với các quốc gia ở châu Á vì xung quanh là Trung Quốc, Đông Dương, Borneo, Jolo

và Moluccas, Ấn Độ. Tuy nhiên, trong suốt thời kì thuộc địa, Philippines có mối quan

hệ thương mại lâu dài và liên tục nhất với Trung Quốc bởi vì mặt hàng tơ lụa chiếm

đến 90% trong tổng số hàng hóa được chở sang Acapulco hằng năm.

Vào cuối thế kỷ XVI, các thương nhân Seville và Cadiz kiến nghị với Sở thương

mại Tây Ban Nha về sự hạn chế để đảm bảo sự độc quyền ngoại thương. Bởi vì họ cho

rằng quần đảo Philippines chẳng những không mang lại nguồn thu nhập nào cho nhà

vua Tây Ban Nha bây giờ còn mang đến sự cạnh tranh mới đối với nền công nghiệp

vốn đã ốm yếu của họ. Bản thân nhà vua Tây Ban Nha cũng không khỏi lo lắng với sự

Page 69: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

57

suy tàn này và tìm mọi biện pháp để cố gắng lấy lại bất cứ thứ gì có thể hứa hẹn mang

đến sự thịnh vượng của đất nước như trước kia. Sắc lệnh năm 1593 ngoài những qui

định liên quan đến Manila Galleon còn có qui định “không cho phép bất cứ thuyền Tây

Ban Nha nào được buôn bán giữa Manila với Trung Quốc” [45, Vol VI, tr.282; vol

VII, tr.263 ; Vol VIII, tr.313; Vol XII, tr.46]. Chính sách này đã buộc chính quyền Tây

Ban Nha phải trông chờ vào các thuyền buôn Trung Quốc mang hàng hóa đến Manila

để trao đổi.

Trong hoạt động thương mại từ Trung Quốc đại lục đến Manila, các thuyền buôn

đến từ các cảng của Phúc Kiến luôn chiếm đa số và là lực lượng thuyền buôn chủ yếu.

Từ Quảng Đông (Canton) hoặc Hạ Môn (Amoy), Ninh Ba, hàng hóa trực tiếp được

mang đến Manila bằng những chiếc thuyền mành lớn (chở từ 200 – 400 người). Theo

sự miêu tả của Tổng đốc Tây Ban Nha ở Manila là Antonio de Morga “những thuyền

buôn Trung Quốc thường đi theo đoàn, thường vào đầu tháng 3 khi thời tiết ổn định,

hành trình đến Manila mất khoảng từ 15-20 ngày, sau khi bán xong hàng hóa của họ,

họ mua hàng hóa và để không bị nguy hiểm, họ đã quay trở về trước khi gió mùa đổi

chiều vào cuối tháng 6” [94, tr.71].

Ngoài những thương thuyền Trung Quốc đến từ các cảng thị đại lục thì cũng có

nhiều thương thuyền của họ Trịnh ở Đài Loan đến Manila buôn bán. “Các thuyền buôn

Đài Loan đến Manila mua tơ sống và những hàng dệt Trung Quốc rồi sau đó chuyển

đến Nagasaki của Nhật Bản để bán với giá chênh lệch và kiếm lợi nhuận, như vậy họ

đã thu được những món lời lớn” [9, tr.23].

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Manila trong tuyến thương mại quốc tế, thuyền

của người Bồ Đào Nha từ Macau đưa thuyền sang Trung Quốc mua hàng hóa sau đó

đến trao đổi ở Manila. “Từ năm 1580 – 1642 có khoảng 80 tàu Bồ Đào Nha đến

Manila buôn bán, riêng các năm từ 1602-1621, giai đoạn được coi là thịnh vượng nhất

của tuyến thương mại Macau – Manila, có 23 tàu buôn Bồ Đào Nha đến Philippines”

9, tr.26.

Tuy nhiên, do người Tây Ban Nha không được phép đến Trung Quốc mua hàng

hóa một cách trực tiếp, họ buộc phải phụ thuộc vào người Trung Quốc mang hàng hóa

đến Manila. Để đảm bảo sự độc quyền trong việc mua hàng hóa, những qui tắc kĩ

lưỡng khống chế việc buôn bán này ra đời:

(1) Tây Ban Nha chỉ mở một cảng duy nhất là Manila để trao đổi hàng hóa.

(2) Kiểm soát giá cả thông qua hệ thống mua sĩ hàng hóa. Khi những thương

Page 70: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

58

thuyền chở đầy hàng hóa từ các nước trong khu vực đến Manila, những quan chức địa

phương định giá hàng hóa và thu thuế nhập khẩu (3%-6%) và thuế thả neo. Sau khi

thương nhân trả xong các khoản thuế cho người Tây Ban Nha, giữa họ bắt đầu diễn ra

cuộc thương lượng về giá cả của các loại hàng hóa trên thuyền. “Toàn quyền Tây Ban

Nha và chính quyền thành phố Manila chọn 2-3 người phù hợp để đứng ra đàm phán

với đại diện những người nhập hàng Trung Quốc về giá cả phải trả cho những hàng

hóa trên mỗi chiếc thuyền. Để ngăn chặn sự tham nhũng, thành viên của hội đồng này

(gọi là Pancada) chỉ có thể giữ chức vụ của họ trong vòng 2 năm và chịu sự kiểm tra

nghiêm ngặt” 81, tr.348. Sau khi thanh toán xong, hàng hóa được dở xuống thuyền

và chuyển vào kho hàng của Tây Ban Nha ở Manila. Hầu hết những hàng hóa này

được dành riêng để đóng gói chất lên Galleon để chở sang Acapulco, trong khi phần

còn lại thường được bán bởi thương nhân cho những người mua ở địa phương. Đó là

hệ thống “pancada” thông qua năm 1589 [45, Vol VII, tr.137]32 Mục đích của việc sử

dụng hệ thống Pancada là nhằm hạn chế việc bán lẻ hàng hóa cũng như việc tăng giá

bán một cách tùy tiện khi hàng hóa được nhập vào Manila. Đồng thời với biện pháp

này, những thương nhân châu Á không thể tham gia trực tiếp vào thương mại Manila

Galleon cũng như nội thương Philippines mà chỉ đóng vai trò là những người cung cấp

hàng hóa. Do vậy, thương mại Philippines trở thành độc quyền khống chế bởi người

Tây Ban Nha.

Bên cạnh đó, để hạn chế số lượng thuyền buôn từ Trung Quốc đến Manila, chính

quyền Tây Ban Nha còn ban hành các chính sách về thuế và quy định các loại hàng hóa

được phép buôn bán giữa Trung Quốc và Manila

+ Tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Toàn quyền Gonzalo Ronquillo de Penalosa là người đầu tiên đặt ra thuế 3% đối

với hàng hóa mang đến Philippines hoặc gửi đi bởi người Tây Ban Nha và Trung

Quốc. Thuế đối với hàng hóa Trung Quốc tăng lên 6% vào năm 1606. Cho đến lúc này

chúng đã tác động đến thương mại Philippines, thuế hàng hóa trong suốt hầu hết thời kì

hạn chế thương mại là như sau: (1) Hàng hóa từ Tân Tây Ban Nha nhập vào

Philippines đóng thuế 15% bao gồm 10% phí cập bến và 5% phí xuất bến (ngoại trừ

mặt hàng rượu phải trả phí là 20%). (2) 3% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào quần

đảo từ bất cứ nguồn nào, ngoại trừ hàng hóa nhập vào bởi người Trung Quốc phải trả

32 Hệ thống này sử dụng đến tận năm 1785 khi thương mại Philippines dần mở cửa với các quốc gia châu Âu [45,

Vol XIV, tr.108]

Page 71: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

59

6%. (3) 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc và châu Á xuất khẩu đến Tân Tây

Ban Nha. (4) 3% đối với tất cả hàng hóa khác xuất khẩu từ quần đảo [46, tr.149].

+ Hạn chế tơ lụa từ Trung Quốc đến Manila

Vào đầu thế kỉ XVIII, vua Tây Ban Nha quy định “cấm buôn bán giữa Trung Quốc

và Philippines tất cả chất liệu dệt, chỉ cuộn, lụa và quần áo. Những sản phẩm nhập

khẩu từ Trung Quốc bị giới hạn còn lại vải lanh, gốm, sáp, tiêu, quế, đinh hương và

những thứ khác không có ở Tây Ban Nha. Sau sáu tháng kể từ ngày sắc lệnh được

tuyên bố, bất cứ công ty nào còn giữ lại những loại hàng hóa cấm sẽ bị đốt. Những

hàng hóa đó đến Mexico sau thời hạn 6 tháng được coi là bất hợp pháp” [70, tr.164].

Sau sự kiện Anh chiếm Manila (1762-1764), như một biện pháp để tự vệ, Tây Ban

Nha ban hành sắc lệnh đóng cửa Manila đối với tất cả tàu buôn nước ngoài. Sắc lệnh

này càng khiến cho thương mại với Trung Quốc ngày càng suy giảm. Chúng ta có thể

thấy rõ điều này qua hai bảng thống kê số lượng thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc

đến Manila dưới đây:

Bảng 2.1: Số lượng thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila (XVI, XVII)

Thời gian Số thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila

1574 - 1599 25

1603 - 1643 30

1684 - 1699 16

1700 - 1716 19

Nguồn: Tổng hợp từ Dương Văn Huy (2010), “Thương cảng Manila (Philippines) thế kỉ XVII”, Tạp chí

Nghiên cứu ĐNA, số 3, tr.24-25.

Bảng 2.2: Số thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila thế kỷ XVIII

Thời gian Số thuyền buôn trung bình từ Trung Quốc đến Manila

1740 - 1749 16

1750 - 1760 15

1764 - 1780 9

Nguồn: Tổng hợp từ Joshua Eng Sin Kueh (2014), The Manila Chinese: Community, trade and Empire,

Doctor of Philosophy in History, Washington DC, tr.156.

Với Nhật Bản

Vào cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, do những vấn đề về an ninh, quan hệ giữa

chính quyền Tây Ban Nha và Nhật Bản bị bao trùm bởi thái độ nghi ngờ lẫn nhau. Tuy

vậy, quan hệ thương mại giữa hai bên không hoàn toàn bị gián đoạn. “Từ Nagasaki,

hàng hóa mà người Nhật đưa đến Philippines thường là bột mì, lương thực thực phẩm,

Page 72: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

60

nguyên liệu chế thuốc súng và nhiều sản phẩm khác. Trong những chuyến trở về,

thuyền buôn thường mang theo tơ lụa Trung Quốc, da hươu, đường, sáp ong, hương

liệu ĐNA; một số sản vật châu Âu cũng như những sản phẩm mà Tây Ban Nha đem về

từ châu Mĩ” [15, tr.130].

Năm 1600, chính quyền Edo và Manila đồng ý giới hạn số thuyền buôn xuống còn

6 chiếc/năm. Điều này là hệ quả tất yếu của chính sách hạn chế thương mại Manila

Galleon mà Tây Ban áp đặt đối với thuộc địa châu Mĩ, từ 2-6 xuống còn 2 chuyến mỗi

năm. Theo ước tính, từ năm 1604 đến 1616, có khoảng dưới 30 thuyền Châu ấn33 đến

Manila [65, tr.68].

Trong các hoạt động thương mại của Nhật Bản ở ĐNA, thì Manila chiếm một vị trí

quan trọng. Trong nửa đầu thế kỉ XVII, trong tổng số 299 thuyền Châu ấn đến buôn

bán ở ĐNA, thì Manila đã thu hút được 56 thuyền, ngang bằng với Xiêm và chỉ đứng

sau Đàng Trong (87 thuyền). Sở dĩ các thương thuyền Nhật Bản cũng lựa chọn Manila

như là một điểm đến quan trọng vì ở đây họ có thể tìm kiếm tơ lụa của Trung Quốc với

giá thấp hơn nhiều so với giá mà người Bồ Đào Nha vẫn bán trên thị trường Nhật Bản.

Ba thập kỷ đầu của thế kỷ XVII chứng kiến những nỗ lực của cả Tây Ban Nha và

Nhật Bản trong việc thiết lập quan hệ thương mại. Thời kì này, Tokugawa Ieyasu muốn

có được kiến thức liên quan đến khai mỏ, đóng tàu và nghiên cứu bản đồ từ người Tây

Ban Nha, trong khi đó người Tây Ban Nha hy vọng thiết lập được cảng thuận lợi ở

Nhật Bản để giúp cho dịch vụ Galleon trên chuyến hành trình trở về châu Mĩ và để loại

bỏ ảnh hưởng của người Hà Lan và người Anh ở Đông và ĐNA.

Vào năm 1610, Rodrigo de Vivero, từng là Toàn quyền Manila và Tướng quân

Ieyasu đã ký một thỏa thuận bao gồm những điểm chính sau đây:

1. Những thuyền từ Mexico sẽ được phép dừng tại một cảng ở Nhật Bản, được

chọn bởi người Tây Ban Nha, nơi mà những nhà cửa cho người Tây Ban Nha sẽ

được xây dựng.

2. Giáo sĩ từ những dòng tu khác nhau sẽ có thể đi lại bất cứ nơi đâu ở Nhật Bản.

3. Những tàu từ Philippines, trên đường đến Tân Tây Ban Nha, có thể sử dụng bất

cứ cảng nào ở Nhật Bản khi cần.

4. Trong trường hợp tàu Tây Ban Nha cần được sửa chữa, vật liệu có thể được bán

cho người Tây Ban Nha với giá hợp lí.

5. Những đại sứ và phái viên ngoại giao Tây Ban Nha sẽ được đón tiếp nồng hậu

tại Nhật Bản.

6. Những tàu Nhật Bản dong buồm đến Mexico sẽ được đón chào.

33 goshuinsen/red seal ship

Page 73: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

61

7. Hàng hóa mang đến Nhật Bản để buôn bán sẽ được bán với giá cả hợp lí

[114, tr.11]

Thỏa thuận này cũng ghi rõ Vivero phải tham khảo ý kiến của vua Tây Ban Nha và

Phó vương Tân Tây Ban Nha. Kết quả là không một điều khoản nào trong thỏa thuận

đó được vua Tây Ban Nha chấp nhận. Vua Philip III gửi lá thư cho Pedro Bravo de

Acuna, Toàn quyền Philippines, viết rằng người Tây Ban Nha nên thiết lập một trạm ở

cảng Monterrei dọc bờ biển California cho những con tàu Galleon để khỏi phải dừng ở

Nhật Bản trên đường trở về [45, vol.XIV, tr.185-187].

Về phía Nhật Bản, cả Ieyasu và Hidetada bắt đầu cảnh giác người Tây Ban Nha khi

dự tính của Vizcaino về việc tìm kiếm Đảo Vàng và Bạc bị lộ. Nhật Bản nghĩ rằng Tây

Ban Nha có thể kiểm soát châu Mĩ và Philippines thông qua quân đội và có lẽ cũng có

những kế hoạch tương tự với Nhật Bản. Trong bức thư của Ieyasu gửi cho Phó vương,

ông ấy cảm ơn về những món quà và đưa ra yêu cầu rằng người Tây Ban Nha nên

dừng việc gửi giáo sĩ đến Nhật Bản vì Thiên chúa giáo có những mâu thuẫn với những

tôn giáo Nhật Bản.

Tháng 11-1614, Tướng quân Ieyasu đã ra lệnh trục xuất 96 nhà truyền giáo những

dòng tu khác nhau gửi họ đến Macao và Manila. Sứ giả Diego de Santa Catalina dẫn

đầu đoàn ngoại giao Tây Ban Nha và đến Nhật Bản gặp Ieyasu, nhưng họ bị từ chối.

Sau khi Ieyasu chết vào tháng 7-1616, Catalina trông đợi một thái độ cởi mở hơn đối

với đoàn ngoại giao Tây Ban Nha từ Hidetada. Tuy nhiên, một cuộc diện kiến khác

cũng không được thực hiện, thậm chí cho phép Catalina quay về Tân Tân Ban Nha với

một số thương nhân Nhật Bản. Khi Catalina khởi hành, Hidetada giới hạn ngoại

thương với các cảng Hirado và Nagasaki. Sau sự kiện này quan hệ Tây Ban Nha-Nhật

Bản bị đổ vỡ và không thể cứu vãn được.

Rõ ràng những chính sách của thời kì này phản ánh cách nhìn của chính quyền Tây

Ban Nha về Nhật Bản như là mối đe dọa có thật đối với quyền kiểm soát của họ ở

Manila. Ngược lại, Nhật Bản lo sợ về vấn đề truyền giáo của Tây Ban Nha cũng như

họ không muốn dính líu đến sự xung đột giữa các thế lực châu Âu. Chính điều này đã

hạn chế quan hệ thương mại giữa hai chính quyền trong thế kỷ XVII.

Với các nước Đông Nam Á

Khác với Trung Quốc, những hàng hóa của ĐNA hầu như không gây tác động tiêu

cực đến công nghiệp và thương mại Tây Ban Nha nên ít chịu sự áp đặt chính sách ngăn

cấm. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ XVII, do sự cạnh tranh của Hà Lan trong việc giành

Page 74: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

62

quyền kiểm soát quần đảo hương liệu (như Moluccas, Maccassar) cộng với việc Bồ

Đào Nha tách khỏi Tây Ban Nha vào năm 1640 đã khiến Tây Ban Nha gặp nhiều khó

khăn trong việc giữ mối quan hệ thương mại với các nước ĐNA.

Trong khoảng thời gian nửa sau thế kỷ XVII, cũng có những chuyến đi không

thường xuyên và liên tục của Tây Ban Nha từ Manila đến Maccassar (Indonesia), Đàng

Trong, Campuchia, Đàng Ngoài, Batavia (Indonesia) và Xiêm. Một trong những động

lực thúc đẩy người Tây Ban Nha đến ĐNA buôn bán là do họ có cơ hội mua được

những vải bông và lụa tấm trực tiếp từ Ấn Độ với giá hợp lí hơn nhiều mà họ phải trả

cho người Xiêm, Hoa, hoặc thương nhân Macassar ở Manila [88, tr.67]. Tuy nhiên,

hoạt động thương mại này hoàn toàn suy giảm kể từ năm 1673 khi lần đầu tiên quan hệ

thương mại giữa Philippines với bờ biển Ấn Độ được thiết lập.

Trong quan hệ với ĐNA nửa đầu thế kỉ XVIII, có lẽ quan hệ với Xiêm là sôi nổi

nhất. Năm 1750, Toàn quyền Philippines gửi phái viên Fernando Manuel de Bustillos

để đề nghị về việc xây dựng một nhà máy đóng thuyền và xưởng sữa chữa ở Xiêm vì

chi phí đóng thuyền ở đây thấp hơn ở Philippines. Lời đề nghị này nhận được sự ủng

hộ từ vua Xiêm, ông đã đồng ý cung cấp cho Tây Ban Nha một khu đất để đóng thuyền

và ban đặc quyền mua tất cả hàng hóa ngoại trừ bò và calain bởi vì độc quyền những

loại này đã dành cho người Hà Lan [63, tr.255-256]. Mối quan hệ tốt đẹp này được

hiện thực hóa năm 1752, công ty Marquis of Ovando được thành lập ở Manila để đảm

nhận dự án đóng thuyền ở Xiêm. Công ty thành lập có số vốn ban đầu là 30.000 pesos,

chia thành 100 cổ phần, mỗi cổ phần 300 pesos. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, ngày 1-7-

1755 Hoàng gia Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh phản đối dự án này và ngăn cấm việc

đóng thuyền bên ngoài Philippines. Vào lúc này, một thuyền buồm đang được đóng ở

Xiêm với chi phí 32.783 pesos và 3 tomies chưa có cột buồm, đinh ri vê, hệ thống dây

ròng rọc, và cánh buồm. Về phía vua Xiêm, ông rất mong muốn thiết lập quan hệ

thương mại với Manila vì ông biết rằng chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines rất cần

nguồn cung cấp bột thuốc súng (nitrat kali). Sự thiện chí đó còn được thể hiện khi ông

đề nghị cho chính quyền Tây Ban Nha vay khoản tiền 12.000 pesos không lãi suất để

hoàn thành việc đóng tàu. Mặc dầu vậy, cũng giống như trong quan hệ với Nhật Bản,

chính quyền Tây Ban Nha đã bỏ qua những cơ hội thiết lập quan hệ thương mại với

Xiểm để bảo vệ độc quyền nghề đóng thuyền nhằm tránh sự cạnh tranh của các nước.

Page 75: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

63

Với khu vực Nam Á

Từ thời điểm thiết lập thuộc địa ở Philippines đến khoảng ba phần tư thế kỉ XVII,

chính quyền Tây Ban Nha không có nỗ lực nghiêm túc nào được được thực hiện để mở

ra kênh buôn bán mới giữa bờ biển Cromandel với Manila. Điều này rõ ràng sự thiếu

hụt về sự quan tâm của Tây Ban Nha, nhà sử học Casimiro Diaz đã nhấn mạnh:

“thương mại với bờ biển Coromandel đã duy trì sự lãng quên bởi người Tây Ban Nha

ở Philippines – những người mà không bao giờ duy trì bất cứ thương mại nào khác

hơn thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản và Macan....” [45, vol XXXXII, tr.155].

Chính sách hạn chế thương mại đã ngăn cấm người Tây Ban Nha không được đến

Trung Quốc và những cảng khác của châu Á để mua hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế

luật này không được thực thi một cách nghiêm túc. Casimiro Diaz, nhận xét: “những

tuyến thương mại trước đó được hồi phục và những tuyến mới được mở ra- chẳng hạn

bờ biển của Malabar và Santo Tome- gọi bờ biển Coromandel và Suratte, Macan và

Batavia” [88, tr.65]. Tuy nhiên, việc buôn bán giữa Philippines với khu vực Nam Á chủ

yếu do những tư thương đảm nhận34. Mãi đến tháng 6-1678, thuyền San Miguel của

Tây Ban Nha lần đầu tiên cập cảng Madras. Năm sau đó, tàu này thực hiện chuyến đi

thứ hai đến Madras, dưới sự chỉ huy của Francisco Carneiro de Alcassona, mang theo

600 Pagodas, 60 Ryalls vàng, và 85 thùng đồng đến Pedda Vencatadry để mua tất cả

các loại hàng dệt Ấn Độ. Sau khoảng thời gian 8 năm, một thuyền Tây Ban Nha khác,

Jesus Nazareno được phái đi để buôn bán ở Madras, dưới sự chỉ huy của William

Nagle. Năm 1693, 2 thuyền Tây Ban Nha từ Manila mang theo số lượng đáng kể tất để

đổi vải [88, tr.66].

Trong nhiều năm, chính sách “thương mại tự do nhưng trái phép” của Toàn quyền

Manuel de Leon (1669-1677) được tiếp tục bởi người kế nhiệm của ông là Juan de

Vargas Hurtado (1678-1684). Trong suốt thời kì này, Manila duy trì buôn bán với

những quốc gia bên ngoài, như những người bờ biển Coromandel, Bengal và Surrate.

Mặc dù vậy, những chuyến đi của người Tây Ban Nha không thể giữ vững trong thời

gian dài, bởi vì sự phụ thuộc quá lớn đối với những chuyến thuyền buôn định kì của

người Hoa.

34 Vào năm 1674, thương nhân Tây Ban Nha đầu tiên, Juan Ventura Sara, người Catalonia, định cư ở Manila, thực

hiện chuyến hành trình đến Siam và Malabar. Thuyền Tây Ban Nha từ Manila đã mang châu báu để đổi vải in hoa

và những thứ khác. Năm sau đó, một người Tây Ban Nha khác cư trú ở Manila, Don Luis Matienzo đã thực hiện

chuyến đi đến bờ biển Coromadel.

Page 76: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

64

2.2.1.3. Với thương nhân châu Âu

Trên quan điểm của CNTT, để bảo vệ độc quyền thương mại, Tây Ban Nha qui

định rằng: “Cấm thuyền buôn nước ngoài [châu Âu] vào các hải cảng ở thuộc địa Tây

Ban Nha và không có người nước ngoài nào có thể gửi hàng hóa đến thuộc địa hoặc

lấy đi lượng vàng, bạc ra khỏi đế chế Tây Ban Nha để thanh toán cho hàng hóa bán

cho thương nhân Tây Ban Nha mà không có giấy phép đặc biệt”. Cũng như Bồ Đào

Nha, người Tây Ban Nha cho rằng hành vi người nước ngoài buôn bán ở thuộc địa của

họ là sự buôn lậu. Hàng hóa của các nhà buôn nước ngoài bị tịch thu cùng với tàu của

họ kể cả trường hợp do tàu bị tai nạn [25, tr.156]. Điều này được áp dụng ở thuộc địa

Tây Ban Nha ở châu Mĩ cũng như ở Philippines. Các thương nhân châu Âu hoàn toàn

bị loại trừ khỏi thị trường Manila. Từ cuối thế kỷ XVI đến năm 1789, Tây Ban Nha

dùng mọi biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của người châu Âu vào các thuộc địa

của họ dưới mọi hình thức35.

Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, do những nhu cầu về trao

đổi thương mại, nhiều toàn quyền Philippines đã “cho phép” đi lại và “buôn bán ngầm”

của người Hà Lan, Anh đến Manila. Một trong những thỏa thuận ngầm là việc kiềm

chế sử dụng cờ châu Âu khi buôn bán với Manila. Ngoài ra, người châu Á thường

xuyên thay thế như là người dẫn đầu của việc kinh doanh, trong khi những thương

nhân châu Âu đóng vai trò như là những người áp tải hàng hóa hoặc người phiên dịch,

hoặc đơn giản tiếp thu tên gọi của người châu Á.

Đối với Hà Lan, Điều khoản thứ 5 trong Hiệp ước Munster năm 1648 qui định

rằng “người Tây Ban Nha không nên mở rộng thương mại của họ ở Đông Ấn, trong

khi cư dân của Hà Lan thống nhất (United Netherland) nên tự kiềm chế việc lui tới

những địa điểm của người Castile [Tây Ban Nha] ở Đông Ấn” [80, tr.496]. Nếu những

điều khoản này được thực thi nghiêm túc thì người Hà Lan sẽ không bao giờ có thể đến

và buôn bán ở Manila, cũng như người Tây Ban Nha không được buôn bán ở Batavia.

Tuy nhiên, trên thực tế, vào năm 1645, thậm chí khi sự phong tỏa của Hà Lan đối với

Manila vẫn còn hiệu lực, một số thương nhân (chẳng hạn như Pedro de la Matte) đã đi

từ Manila đến Makassar để trao đổi hàng hóa, trị giá khoảng 70.000 reals. Hay Barend

35 Giai đoạn từ 1580-1640, do sự thống nhất ngôi vua giữa hai vương triều trên bán đảo Iberia, người Bồ Đào Nha

được phép đi lại và buôn bán hợp pháp ở Philippines và các thuộc địa khác của Tây Ban Nha. Thuyền của người

Bồ Đào Nha từ Macau đưa thuyền sang Trung Quốc mua hàng hóa sau đó đến trao đổi ở Manila. Từ năm 1580 –

1642 có khoảng 80 tàu Bồ Đào Nha đến Manila buôn bán, riêng các năm từ 1602-1621, giai đoạn được coi là thịnh

vượng nhất của tuyến thương mại Macau – Manila, có 23 tàu buôn Bồ Đào Nha đến Philippines.

Page 77: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

65

Pessaert, một thương nhân Đan Mạch, thường tiến hành buôn bán với Nhật Bản, đã kí

hợp đồng với VOC để tiến hành buôn bán với Manila. Theo thỏa thuận VOC sẽ bán da

cá sấu ở Nhật Bản bằng tài khoản của ông và đổi lại, Pesaert sẽ mang hàng hóa gồm

quần áo, quế, sắt, tiêu đến bán ở Manila để đổi tiền real của Tây Ban Nha cho Công ty.

Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không trở thành hiện thực khi Pessaert đã bị người bản

địa ở Philippines giết chết đang trên đường đến Manila. Sau thất bại này, năm 1657,

trong cuộc gặp gỡ chính thức, VOC đã đề nghị với đại diện Tây Ban Nha về việc mở

kênh buôn bán giữa Batavia và Manila. VOC đề nghị mang hàng hóa châu Á đến châu

Mĩ để đổi bạc. Tuy nhiên, do lo sợ việc mở rộng của thương mại Hà Lan, chính quyền

Tây Ban Nha đã không chấp nhận yêu cầu này [90, tr.71].

Một số thương nhân Tây Ban Nha đã nhìn thấy lợi ích trong đề nghị của người

Hà Lan về việc cung cấp hàng hóa châu Á cho châu Mĩ ngoài độc quyền của thương

nhân Seville. Tháng 2-1665, một thương nhân Manila Johan d’Erguesa đến Batavia để

buôn bán, ông mang theo 6000 reales và một lá thư của Toàn quyền Manila, yêu cầu

người Hà Lan từ bỏ buôn bán với Manila. Nhưng dường như đó chỉ là hình thức,

D’Erguesa tham gia kinh doanh trong 5 tháng với những thành công khá lớn. Ông trở

lại Manila với thuyền lớn chất đầy hàng hóa giá trị lên đến 10.000 rixdollar. [80,

tr.498]. Trong bức thư Batavia gửi cho Hội đồng của VOC, ngày 30-1-1666 có đoạn

viết: “…nếu có thứ gì muốn được bán ở Manila thì nó cần được tiến hành trong im

lặng và bằng sự đồng lõa” [80, tr.499]. Rõ ràng là người Hà Lan đã biết làm cách nào

để có thể buôn bán ở Manila.

Trong phần lớn thế kỉ XVIII, trước khi Anh chiếm Manila năm 1762, hình thức

buôn bán ngầm giữa VOC ở Batavia với Manila vẫn tiếp diễn.36 Theo thống kê, khối

lượng buôn bán Manila-Batavia trong giai đoạn 1727-1737 có giá trị khoảng

Fl.216.405/năm. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là quế, nhưng nhục đậu khấu lại là

hàng hóa mang lại lợi nhuận lớn nhất, có thể lên đến 66,95% [80, tr.502].

Dựa trên những thành công của người Hà Lan, công ty Đông Ấn Anh đã sử dụng

người Bồ Đào Nha và Armenia để đến trao đổi hàng hóa ở Manila. Chuyến đi đầu tiên

khởi hành từ Madras dưới danh nghĩa Bồ Đào Nha là tàu Triplicane vào năm 1674. Từ

36 Chẳng hạn, năm 1716, thuyền trưởng người Bồ Đào Nha, Manuel Pereira Ramos, đang trên đường đến Macao,

nhưng đã gặp một cơn gió quá mạnh khiến ông không thể tiếp tục chuyến hành trình và thay vào đó ông đến

Batavia, sau đó đến Manila để trao đổi hàng hóa. Theo ghi chép được trích từ sổ Hải quan Malacca, những thuyền

gần nhất đến và đi từ Manila vào năm 1740 gồm có : Francisco Carvallino (thuyền trưởng người Pháp của tàu

Samsun), Jean Rees Dubois (thuyền trưởng người Malabar trên tàu Nossa Naretehe), Paulus de Cachet (thuyền

trưởng Armenia trên tàu St. Thomas) [80, tr.503].

Page 78: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

66

1675 đến 1677, có sự gián đoạn trong những chuyến đi Madras-Manila. Những chuyến

đi hằng năm hồi phục vào năm 1678 với việc gửi đi tàu Tanjore dưới sự chỉ chuy của

thủy thủ Bồ Đào Nha, Domingo Mendis de Rosario. Lặp lại vào năm 1679 và 1680,

được điều khiển bởi một thủy thủ Bồ Đào Nha khác, Thomas Perez, tàu Tanjore thực

hiện chuyến hành trình thứ hai và thứ ba đến Manila từ Madras. Từ đó trở về sau, sự

xuất hiện của các thuyền buôn tại cảng Manila ổn định hơn (2 chuyến/ năm). Những

thuyền được lưu hành một cách hợp thức và thường khởi hành từ Madras vào tháng 2

và tháng 3, hoặc, và muộn nhất, trong tháng 6 và 7 để dong buồm cùng với gió mùa

khu vực và cũng để đến đúng thời điểm cho mùa thương mại ở Manila. Nhiều trong số

“Manilha Ships” buôn bán ở một hoặc nhiều cảng, hoặc trong khi đến hoặc trong khi

trở về từ Manila [88, tr.74].

Về danh nghĩa, toàn quyền Philippines muốn chứng tỏ rằng họ hiểu được bổn phận

của mình và không làm trái với những yêu cầu từ nhà vua Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trên

thực tế, chính quyền đã “làm ngơ” với sự hiện diện của một số lượng hạn chế người châu

Âu ở Philippines vì lợi ích thương mại. Nhu cầu thiết lập thương mại với Manila của Hà

Lan và Anh bắt nguồn từ nguyên nhân Manila là cảng duy nhất ở châu Á mang những

hàng hóa Trung Quốc để đổi bạc trắng từ Mexico (thông qua Manila Galleon), trong khi cả

VOC và EIC tiếp tục cần bạc để mua hàng hóa Trung Quốc.

Thương mại là hoạt động kinh tế chủ yếu của Tây Ban Nha ở Philippines. Điều

này được quy định do Philippines không có nguồn vàng bạc và hương liệu, thay vào đó

Philippines có vị trí địa lí thuận lợi. Chính người Tây Ban Nha nhận định: “không có

nơi nào trên thế giới có thể tìm thấy một quốc gia thích hợp hơn với thương mại như

Philippines, nằm ở vị trí giữa Đông Ấn và Tây Ấn” [63, tr.253]. Và “trong tất cả

những thành phố cảng thị ở Viễn Đông, Manila là điểm trung tâm tốt nhất cho mậu

dịch Viễn Đông, cả về mặt địa lí tự nhiên và mặt địa kinh tế, có hai loại hàng hóa chủ

yếu nhất ở thương cảng này là tơ lụa từ phương Bắc đến và hương liệu từ phương Nam

lên, dễ dàng tập trung ở Manila, sau đó những hàng hóa này được vận chuyển đến

châu Âu, châu Mĩ” [45, vol.XXIX, tr.68]. Trong quan hệ với các quốc gia như Nhật

Bản, Trung Quốc, các vương quốc đông Ấn Độ và từ Đông Nam bán đảo Mã Lai đến

một loạt đảo thuộc Moluccas, đã hình thành nên vòng tròn lớn lấy Manila làm trung

tâm. Xét về cự li các vùng sản xuất chủ yếu như Malacca, Macao hoặc Batavia đều

không có vị trí ưu việt như thương cảng này.

Page 79: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

67

Tuy nhiên, Tây Ban Nha chỉ phát huy được lợi thế này cho đến nửa đầu thế kỉ

XVII. Khi Le Gentil37 đến Manila vào thế kỉ XVIII, ông viết về những trải nghiệm của

ông ở thành phố “nghiêm túc mà nói không có hoạt động thương mại ở Manila, và do

đó cũng không có thương nhân. Kết quả là thành phố không bao giờ có thể giàu có.

Tôi nhận ra rằng đó là sự ngược đời vì người châu Âu luôn nghĩ rằng Manila là thành

phố giàu có không thể tưởng tượng được” [67, tr.97]. Đó là hệ quả của việc áp đặt

chính sách hạn chế thương mại. Việc hạn chế Manila Galleon, việc không mở rộng

quan hệ thương mại với châu Á mà phải “nương tựa” vào nguồn cung cấp hàng hóa do

các thương nhân mang đến Manila đã khiến cho Tây Ban Nha không thể trở thành một

thế lực mạnh về thương mại biển ở khu vực, trong khi về danh nghĩa họ chính là một

trong hai quốc gia tiên phong đến những vùng biển phía Đông. Còn đối với các quốc

gia châu Âu khác như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh lại chia sẻ thương mại phương Đông

không chỉ dưới danh nghĩa của chính họ mà còn nấp dưới danh nghĩa các thuyền buôn

châu Á mang hàng hóa đến Manila.

2.2.2. Chính sách hạn chế nhập cư, kiểm soát chặt chẽ đối với di trú của người nước ngoài

2.2.2.1. Trường hợp người Hoa

Trong số tất cả những người nước ngoài có mặt ở Philippines, người Hoa chiếm số

lượng đông đảo và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quần đảo. Vì thế, họ

là đối tượng thu hút sự chú ý lớn nhất đối với chính quyền Tây Ban Nha ở thuộc địa

Philippines.

Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục Philippines năm 1571, Tây Ban Nha bắt

tay vào xây dựng bộ máy cai trị thuộc địa. Trên lĩnh vực kinh tế, vào thời kì đầu cho

đến cuối thế XVI, Tây Ban Nha thực hiện chính sách khuyến khích thương mại, thu hút

thuyền buôn của các nước Châu Á đến Manila để trao đổi hàng hóa. Chính sách

khuyến khích thương mại đã thu hút số lượng lớn thuyền buôn từ các nước châu Á đến

Philippines, đông nhất là thuyền buôn Trung Quốc. “Năm 1572 có 3 thuyền cập bến

Manila và 5 thuyền đến buôn bán ở những vùng khác. Năm 1574, có 6 thuyền đến

Manila, và năm 1575 có từ 12 đến 15 thuyền. Những năm sau đó trao đổi buôn bán

được củng cố và năm 1580 có từ 40 đến 50 thuyền đến Philippines hằng năm” [81,

tr.347]. Cùng với sự thịnh vượng của thương mại thuyền buồm, số lượng người Hoa

định cư ở Philippines có sự gia tăng nhanh chóng, từ 150 người năm 1571 lên đến

10.000 người năm 1588 và 30.000 người năm 1603[108, tr.166].

37 Nhà Thiên văn học người Pháp. Trên chuyến hành trình đến Ấn Độ, ông đã đặt chân đến Manila vào năm 1769.

Page 80: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

68

Người Hoa ở Philippines ngoài những thương nhân giỏi buôn bán, còn lại là đa

phần làm nghề thủ công (thợ sơn, thợ rèn, thợ đóng giày, thợ xây, …) Trong quá trình

xây dựng các thành phố ở thuộc địa, Tây Ban Nha rất cần tới lực lượng lao động này.

Chính người Tây Ban Nha thừa nhận rằng: “Thực tế là có những người thợ thủ công

và họa sĩ Trung Quốc, Tây Ban Nha, Châu Âu, Mexico, Peru, Nhật Bản,… nhưng

người Hoa đông hơn nhiều và giá nhân công thấp” [50, tr.54]. Tuy nhiên, do sự gia

tăng số lượng vượt quá tầm kiểm soát nên người Tây Ban Nha bắt đầu tỏ ra e sợ và đã

có những thay đổi trong chính sách đối với người Hoa38. Về cơ bản, chính sách của

Tây Ban Nha đối với Hoa bắt đầu hình thành với ba nội dung chính: thuế, kiểm soát và

cải đạo.

- Áp dụng hệ thống thuế riêng đối với người Hoa

Trước thế kỷ XIX, chính sách thuế của Tây Ban Nha ở Philippines dựa trên triết lý

đánh thuế nặng nhất đối với những nhóm người có đủ khả năng nộp thuế (ngoại trừ

người Tây Ban Nha). Người Hoa được cho là có khả năng kiếm tiền hơn những người

bản xứ và vì thế họ bị đánh thuế nặng hơn. Chính quyền Tây Ban Nha đánh thuế 3%

đối với tất cả hàng hóa nhập cảnh Philippines nhưng riêng thương nhân Trung Quốc

phải nộp 6%. Đối với người Hoa định cư ở Philippines còn phải nộp nhiều loại thuế vô

lí khác “64 real cho giấy phép cư trú, 5 real thuế thân, 12 real để sở hữu một ngôi

nhà” [107, tr.163]. Tổng cộng số thuế người Hoa phải nộp một năm là 81 reals, trong

khi cư dân bản xứ tùy từng thời điểm chỉ phải nộp 8 - 10 reals.

Việc áp đặt hệ thống thuế cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến những

cuộc nổi dậy của người Hoa trong thời kì đầu dưới sự thống trị của Tây Ban Nha39. Từ

năm 1594 đến 1766 chính quyền Tây Ban Nha thường xuyên ban hành các lệnh trục

xuất đối với người Hoa40. Những lệnh trục xuất này đã giúp giữ được số lượng người

Hoa ở Philippines trong khoảng 20.000 người, trong đó khoảng 50% sinh sống ở khu

vực Manila [104, tr.11].

- Kiểm soát chặt chẽ người Hoa

Để hạn chế số lượng người Hoa nhập cư và phòng ngừa những cuộc nổi dậy

của họ, chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines đưa ra những quy định hết sức gắt gao:

38 Năm 1603, số lượng người Hoa ở Philippines ước tính khoảng 30.000 (so với khoảng 1000 người Tây Ban Nha) 39 Những cuộc nổi dậy của người Hoa diễn ra vào các năm 1603, 1639, 1662, 1686 và 1762. Xem chi tiết tại Zaide,

Soria.M (1999), The Philippines – A unique nation, All nation publishing Co. Inc, Quezon City, Philippines,

tr.164-166 40 Xem chi tiết tại: Albert Chan (1978), Chinese – Philippine relations in the late sixteenth century and to 1603,

Philippine Study Vol.26, no.1,2, tr.72

Page 81: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

69

(1) mỗi thuyền chỉ được chở không quá 100 người gồm cả thương nhân và thủy thủ;

(2) Các tu viện bị cấm làm nơi trú ẩn cho bất kì người Hoa nào; (3) Yêu cầu các quan

lại địa phương nộp cho Toàn quyền danh sách những người nhập cư và các loại vũ khí

mà họ sở hữu; (4) Kiểm tra thường xuyên các thợ thủ công (đặc biệt là thợ rèn). Buộc

các thợ rèn phải làm cung, tên, giáo cho nhà kho của Hoàng gia [50, tr.51-52].

Ngoài những biện pháp trên, chính quyền Tây Ban Nha còn áp dụng hình thức

“chia rẽ” để “kiểm soát”cộng đồng người Hoa ở Philippines. Người Hoa không theo

Thiên Chúa giáo phải sống tập trung ở khu vực bên ngoài tường thành (city wall) gọi là

Parian41. Khu vực này luôn ở trong tầm ngắm của chính quyền Tây Ban Nha. Khi họ

có dấu hiệu nổi dậy, họ sẽ bị thảm sát hoặc trục xuất ra khỏi đất nước. Cùng với khu

Parian dành riêng cho người Hoa thì thực dân Tây Ban Nha còn tiến hành xây dựng

khu Binondo – khu dành riêng cho người Hoa lai. Nằm trên sông Pasing từ Intramuros,

Binondo được xây dựng vào năm 1594, là một thị trấn nhỏ điển hình của người Hoa

lai, còn được gọi là “China town”. Đây là nơi sinh sống của những người Hoa lấy vợ

người Philippines và sinh ra thế hệ người Hoa lai. Đa số những người Hoa ở khu

Binondo đều chuyển sang Công giáo, chính vì vậy mà họ được hưởng rất nhiều đặc ân

từ chính quyền Tây Ban Nha so với người Hoa ở khu Parian42. Chính quyền Tây Ban

Nha đã cấp đất vĩnh viễn ở khu vực Binondo cho một nhóm các thương nhân và thợ

thủ công người Hoa, miễn thuế và cho họ quyền tự trị hạn chế.

- Cải đạo người Hoa sang Công giáo

Song song với những biện pháp về kinh tế, chính trị, người Tây Ban Nha tiến

hành truyền bá Thiên Chúa giáo cho những người Hoa ở Philippines. Chính sách tôn

giáo của Tây Ban Nha đối với người Hoa có ba mục tiêu: mở rộng đức tin, xiết chặt

lòng trung thành, và cuối cùng là đồng hóa. Rõ ràng là đối với người Tây Ban Nha

nhiệm vụ Thiên chúa giáo hóa và Tây Ban Nha hóa Philippines bao gồm cả người Hoa.

Trong bối cảnh này, mục tiêu tôn giáo được Tây Ban Nha đặt lên hàng đầu. Mục tiêu

của họ bao gồm cả việc cải đạo hiệu quả người Hoa ở Philippines, và mối quan tâm lớn

hơn đối với họ đó là tiếp cận Trung Quốc như một địa hạt truyền giáo.

41 Parian xuất hiện trong từ điển tiếng Tagalog nghĩa là “market place of the Chinese” (Chợ của người Hoa). Parian

tồn tại từ năm 1581 đến 1790 ở nhiều vị trí khác nhau. Parian là trung tâm thương mại của Manila với hơn 100

gian hàng bao gồm nhiều loại hàng hóa: tơ lụa, may mặc, đóng giày, sơn, bánh kẹo, bạc,… 42 Những người Hoa ở Parian không được cấp phép sản xuất rượu cũng như không được phép làm việc ở ngoài

khu vực giới hạn.

Page 82: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

70

Rõ ràng là vì mục tiêu tôn giáo, chính quyền Tây Ban Nha đã bảo vệ và ủng hộ

người Hoa Công giáo ở Philippines, với hy vọng rằng những lời nói của họ có thể đến

tai các quan chức ở Trung Quốc, sau đó họ sẽ phải sẵn sàng chấp nhận những nhà

truyền giáo Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các nỗ lực của Tây Ban Nha để đạt được các mục

tiêu của họ bằng cách cải đạo người Hoa ở Philippines chỉ đạt được thành công vừa

phải. Trong bất kỳ thời điểm nào cũng không có quá 3000 - 4000 người Công giáo,

trong khi số lượng người Hoa là khoảng 20.000 đến 30.000 người [104, tr.16]. Ngay cả

trong số lượng khá nhỏ này, kết quả của việc cải đạo cũng đặt ra những câu hỏi đáng

ngờ. Trong "những năm khủng hoảng" của quan hệ giữa người Hoa và người Tây Ban

Nha ở Philippines, phản ứng của người Hoa Công giáo là rất phức tạp. Những cuộc nổi

dậy của người Hoa vào các năm 1603, 1639, 1662 và 1686 đều có liên quan đến những

người Công giáo. Đặc biệt, vào năm 1762-1764, người Hoa Công giáo đã hỗ trợ rất lớn

cho người Anh xâm chiếm Philippines.

- Trục xuất và thảm sát nếu người Hoa nổi dậy chống đối

Năm 1597, toàn quyền Luis Peres Dasmarinas viết cho nhà vua Tây Ban Nha

một bức thư nói rõ về sự hiện diện quá đông đảo số lượng người Hoa ở Manila. “Tôi

đã cố gắng đuổi họ ra khỏi thành phố đồng thời đưa ra những qui định đối với những

cửa hàng của họ. Chẳng hạn, chỉ cho phép họ dùng lá cọ để lợp nhà vì những ngôi nhà

này sẽ bị cháy trụi nếu có cuộc nổi dậy” [50, tr.72]. Vào cuối năm 1597, toàn quyền

Telo đã ra lệnh đuổi khỏi Manila tất cả dân cư người Hoa, số này lúc đó khoảng 3000 –

4000 người. Kết quả đó đưa đến hầu như Parian bị đốt cháy và toàn bộ của cải của

người Hoa bị tiêu hủy. Những hành động tương tự như vậy xảy ra suốt trong hai thế kỷ

XVII và XVIII ở khắp nơi trên đảo Philippines. Năm 1589, tất cả người Hoa, ngoại trừ

nông dân, thợ mộc và thợ cơ khí đều bị trục xuất. Qui định này được đưa ra vì người

Tây Ban Nha cho rằng họ chỉ cần khoảng 3000 người Hoa phục vụ cho việc xây dựng

thuộc địa. Phần còn lại buộc phải quay trở về Trung Quốc ngay khi họ đã xong công

việc. Năm 1593, khi 400 người Hoa bị bắt tham gia vào đội quân viễn chinh chống

Maluku, họ đã gây ra cuộc binh biến giết chết Toàn quyền. Sau đó, một nửa số lượng

người Hoa bị trục xuất và phần còn lại bị đặt dưới sự kiểm soát.

Trong nhiều trường hợp và ở nhiều thời điểm khác nhau, người Hoa nhập cư

bị đối xử rất tàn bạo. Trong cuộc nổi loạn của người Hoa ở Manila vào năm 1603,

chính quyền thực dân Tây Ban Nha đã tiến hành đàn áp, giết hại khoảng 23.000

người. Năm 1639, có tới 22.000 đến 24.000 người Hoa bị giết khi họ chống lại 45

người Tây Ban Nha và 300 người Philippines. Những trường hợp tương tự như trên

Page 83: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

71

xảy ra liên tiếp sau đó vào các năm 1662, 1663, 1686 và 1766. Đặc biệt, năm 1762,

khi thực dân Anh đến chiếm đóng Manila, người Hoa đã hợp tác với họ để chống lại

người Tây Ban Nha. Hành động này của người Hoa khiến khoảng 900 người bị

thảm sát ở Guagua, Pampanga vào ngày 24/12/1762 và tổng cộng có 6000 người bị

tiêu diệt trong suốt cuộc nổi dậy. Lễ giáng sinh năm 1762 được gọi là “giáng sinh

đẫm máu” (Red Christmas).

Sau khi Anh trao trả Manila lại cho chính quyền Tây Ban Nha năm 1764, để trút

bỏ nỗi căm hờn và trả thù đối với những gì người Hoa đã gây ra, vào ngày 17-4-1766,

Charles II ban hành sắc lệnh trục xuất người Hoa:

“bởi vì những kiến nghị của Toàn quyền lâm thời [De la Torre], Hội đồng cố

vấn hoàng gia (royal audiencia), chính quyền thành phố Manila và chức sắc

của nhà thờ, Tôi được thông tin một cách đầy đủ về nhiều tội phạm là người

Hoa Thiên chúa giáo, cũng như sự cộng tác với kẻ thù người Anh,….tôi yêu cầu

trục xuất tất cả người Hoa kể cả đã kết hôn hoặc chưa kết hôn, những người

trong suốt thời kì chiến tranh đã bỏ Thiên chúa giáo, xúi giục sự nổi loạn bằng

việc giúp đỡ kẻ thù, xúi giục người địa phương nổi loạn ở những tỉnh lân cận

Manila. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể ở lại quần đảo với mẹ của họ, những người

lớn ăn năn hối lỗi có thể ở lại. Những người tự ý theo quân Anh bị đày đi không

được phép trở về. Người Hoa thường xuyên dong buồm đến Manila buôn bán

có thể tiếp tục như thường lệ theo luật. Họ phải ở tại Alcayceria de San

Fernando và trở lại Trung Quốc sau hội chợ. Không ai được cho phép ở lại và

buôn bán ở những cảng khác” [93, tr.210].

Theo quy định của chính quyền Tây Ban Nha, những người Hoa được phép ở

lại Philippines phải được đăng kí và phân ở thành phố hoặc những nơi phù hợp cho

phát triển nông nghiệp và đến nhà thờ địa phương để thực hiện bổn phận tôn giáo.

Họ không được mang vũ khí cũng như không được rời khỏi nơi ở mà không có sự

cho phép của Tỉnh trưởng nếu không sẽ bị trục xuất [93, tr.214].

Toàn quyền Jose Raon yêu cầu Tỉnh trưởng gửi đến Manila tất cả những người

Hoa được tìm thấy ở các tỉnh, trừ những người sống ở những tỉnh xa xôi, không

cộng tác với người Anh, có thể được miễn khỏi bị trục xuất. Kết quả là 2.460 người

Hoa bị trục xuất khỏi Philippines, chỉ còn khoảng 92 người Hoa ở lại lâu dài tại

Philippines do sức khỏe và tuổi tác. Đây là thời kì cộng đồng người Hoa giảm đến

mức thấp nhất trong suốt thế kỉ XVII, XVIII.

Từ cuối thế kỷ XVI đến năm 1766, chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối

với người Hoa được ví như một vòng tuần hoàn của sự hạn chế, phân biệt đối xử, trục

Page 84: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

72

xuất và cuối cùng là cho phép họ quay trở lại. Điều đó chứng tỏ rằng nền kinh tế

Philippines trong suốt thời kỳ Tây Ban Nha phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động,

hoạt động công nghiệp và thương mại của người Hoa. Như nhà sử học Fr. Juan de la

Concepcion đã viết: “nếu không có buôn bán và thương mại của người Hoa thì sự

thống trị của họ [Tây Ban Nha] không thể tồn tại được” [108, tr.163].

Với việc tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, người Tây Ban Nha muốn ngăn ngừa

sự nổi dậy của người Hoa ở Philippines, xa hơn là sự xâm lược từ phía triều đình Trung

Quốc, duy trì sự thống trị của họ ở Philippines. Có thể Tây Ban Nha đã quá lo sợ trong sự

“hoang tưởng” của mình bởi vì trên thực tế không hề có sự can thiệp quân sự nào. Tuy

vậy, trong chừng mực nhất định, chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với người

Hoa ở Philippines phản ánh sự phù hợp với tình trạng hiện tại của họ ở quần đảo này.

2.2.2.2. Trường hợp người Nhật

Trên cơ sở những bước phát triển trong quan hệ thương mại, từ giữa thế kỷ XVI,

một số người Nhật bắt đầu định cư ở Philippines. Đến năm 1571, khi Martin de Goiti

được chính quyền Tây Ban Nha cử đến đảo Luzon, ông đã thấy ở Manila có khoảng 20

người Nhật thuờng xuyên sinh sống. Trong số những người Nhật đó có những người là

tín đồ Thiên chúa giáo. Số tín đồ này có thể đã được chính Francis Xavier (1506-1552)

cải đạo sau khi ông đến Kagoshima năm 1549.

Chính sách khuyến khích thương mại của chính quyền Tây Ban Nha đã thu hút

ngày càng nhiều thuyền buôn Nhật Bản đến Philippines. Tuy nhiên, phải đến năm 1582

khối Nhật kiều mới có thể xây dựng cho mình một khu định cư ổn định vùng Cagayan,

Lingayen và Agoo ở phía Bắc đảo Luzon. Những năm tiếp theo, số lượng người Nhật

đến buôn bán và định cư ở Manila ngày càng tăng.

Chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với người Nhật vào giai đoạn này có

những điểm khác biệt so với người Hoa, nhất là việc không có những đạo luật phân biệt

đối xử về thuế hàng hóa hay những chính sách hạn chế số lượng nhập cư được ban hành.

Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể được lý giải dựa trên hai cơ sở: (1) Mặc dù

quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines trong những thập kỷ đầu khá êm đẹp nhưng số

lượng người Nhật đến định cư ở Philippines ít hơn rất nhiều so với người Hoa. Đến năm

1593, số lượng người Nhật chỉ khoảng 300-400 người (bằng 1/10 so với người Hoa); (2)

Theo cách nhìn nhận của Tổng đốc Dr. Morga, trong con mắt của người Tây Ban Nha,

“người Nhật Bản là những kẻ liều lĩnh, hầu như không sợ chết, rất sẵn sàng lao vào các

cuộc chiến tranh; nhìn chung họ là những người rất tàn bạo, dữ tợn và bản tính của họ

là kẻ cướp” [15, tr.117]. Vì thế, người Tây Ban Nha có phần e sợ và tôn trọng người họ.

Page 85: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

73

Từ cuối thế kỷ XVI, chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với người

Nhật ở Philippines có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Điều này xuất phát từ

những thăng trầm trong quan hệ giữa hai chính quyền.

Trong hai năm 1592, 1593, Tướng quân Hideyoshi đã phái nhiều sứ đoàn ngoại

giao đến Philippines yều cầu thần phục Nhật Bản nhưng không thành công. Như một

biện pháp an ninh, chính quyền Tây Ban Nha chủ trương hạn chế người Nhật đến định

cư ở khu vực Manila. Toàn quyền Dasmarinas dồn tất cả người Nhật ở Binondo,

Tondo, Quiapo, Santa Cruz, và những thị trấn ngoại ô đến sống ở nơi duy nhất gọi là

Dilao43, ngoại ô Manila. Ngoài ra, để ngăn chặn sự nhập cư của người Nhật, chính

quyền Tây Ban Nha còn áp dụng biện pháp trục xuất thuyền buôn về nước. Antonio De

Morga, tổng đốc Manila trong bản báo cáo của ông về tình trạng ở Philippines năm

1596 viết rằng: “tất cả người Nhật đến đây trên những thuyền buôn của họ tốt hơn sẽ

được trả về Xapon. Không một thuyền nào được cho phép định cư ở đất nước này

[Philippines]... những người đã ở đây sẽ bị trục xuất về nước, vì họ không có lợi ích gì;

nhưng trái lại, rất có hại” [45, Vol X, tr.84].

Vào đầu thế kỉ XVII, do có những nỗ lực trong quan hệ thương mại của Tây Ban

Nha và Nhật Bản, cộng đồng người Nhật ở Philippines tăng lên 1500 người vào năm

1606, vào năm 1619 con số đã lên đến trên 2000 người. Từ năm 1614, do tác động của

chính sách cấm đạo ở Nhật Bản các tín đồ Cơ Đốc người Nhật cũng tìm đến định cư ở

Philippines44. Người Nhật ở Philippines chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, đánh cá.

Vào thế kỉ XVII, Dilao trở thành khu định cư người Nhật lớn nhất ở ĐNA. Đến năm

1620-1623, số Nhật kiều sinh sống ở Manila khoảng 3000 người. Con số đó lớn gấp

hai lần số lượng người Nhật định cư ở Ayutthaya và gấp khoảng 15 lần số Nhật kiều

sinh sống ở Hội An những năm đầu thế kỉ XVII [16, tr.238]. Tuy nhiên, vào những thời

điểm nhất định, số lượng người Nhật ở Philippines có sự dao động lớn do những lệnh

trục xuất từ phía chính quyền Tây Ban Nha.

43 Từ Dilao xuất phát từ tên gọi của loại cây bản xứ, tiếng Tagalog gọi là Dilao (màu vàng). Từ loại cây này, họ

chiết xuất thành thuốc nhuộm vàng. Khu định cư Dilao ngày nay nằm ở địa điểm Plaza Dilao in Pancco, Manila.

Người Nhật ở đây xây dựng nhà cửa, cửa hàng và đặt dưới sự quản lý của tu sĩ dòng Franciscan. Khu định cư này

tồn tại đến tận năm 1767, khi những người Nhật cuối cùng (khoảng 70 người) trở về Nhật Bản [46, tr.168-169]. 44 Ngoài Dilao, người Nhật còn tập trung thành khu định cư khác, đó là San Miguel. Khu định cư này thành lập

năm 1615 bởi Toàn quyền Juan de Silva. Đây là nơi ở cho khoảng hơn 300 người Nhật Thiên chúa giáo lưu vong,

trong đó có cả nhân vật nổi tiếng Takayama Ukon (1552-1615) [Xem phụ lục 21] cùng gia đình và những thành

viên khác của giới quý tộc Nhật Bản. San Miguel nằm phía bờ Nam của sông Pasig, giần kề với Dilao. Khu định

cư này do Dòng Jesiut quản lí, trong số những tu sĩ này có cả những người đã từng tham gia nhiệm vụ truyền giáo

tại Nhật Bản. Tuy nhiên, San Miguel không tồn tại được lâu bởi vì sau đó không có nhiều người Nhật nhập cư vào

Manila khi Tướng quân Tokugawa thực thi chính sách đóng cửa từ năm 1639. Những người Nhật ở đây, trong đó

có cả cháu của Ukon đã bí mật quay trở về Nhật Bản. Những người còn lại sống ở đây cho đến khi chết. Năm 1656

được coi là thời điểm chấm dứt sự tồn tại của khu định cư này. Từ đó trở đi, nó trở thành khu định cư của người

bản địa và một số người lai giữa Nhật và Philippines [108, tr.169]

Page 86: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

74

Biểu đồ 2.1: Sự dao động của số lượng người Nhật ở Philippines (1571-1637)

Nguồn: Xây dựng theo bảng số liệu của Phụ lục 4

Nguyên nhân dẫn đến sự biến động về số lượng người Nhật ở Philippines xuất

phát từ mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa hai chính quyền. Năm 1615, lãnh chúa

vùng Shimabara là Matsukura Shigemasa lại đề ra kế hoạch tấn công đảo Luzon.

Tháng 11 năm đó, đại diện thương mại Hà Lan ở Hirado là Couckebacker cũng nhận

được yêu cầu phải hỗ trợ 4 tàu chiến và 2 thuyền buồm để sẵn sàng ngăn chặn lực

lượng hải quân Tây Ban Nha đóng tại cảng Cavite ở vịnh Manila nhằm bảo đảm an

toàn cho đường tiếp viện của Nhật Bản. Chuẩn bị cho cuộc chiến, Nhật Bản đã huy

động một lực lượng quân đội đông tới 10.000 người. Nhưng qua nhiều nguồn thông

tin, những mưu tính xâm lược Philippines của Nhật Bản đã được báo về cho Toàn

quyền Manila ở Tây Ban Nha. Cuối cùng kế hoạch xâm chiếm Philippines của Nhật

Bản không thể thực hiện được [16, tr.228]. Hai sự kiện này đã khiến cho mối quan hệ

giữa Philippines và Nhật Bản đỗ vỡ và kết quả là Tây Ban Nha đã trục xuất hơn 500

người Nhật khỏi Philippines vào năm 1616.

Từ năm 1624 chủ trương hạn chế thương mại của Mạc phủ Edo đã có những tác

động mạnh mẽ đến quan hệ giữa hai chính quyền. Cùng với việc từ chối không tiếp

phái bộ Tây Ban Nha năm đó, Mạc phủ cũng yêu cầu những người Tây Ban Nha sinh

sống ở Nhật Bản phải rời khỏi lãnh thổ Nhật Bản mà không được đem theo vợ, con

cùng những người phục dịch khác. Trước thực trạng đó, Toàn quyền Tây Ban Nha

cũng ra lệnh không cho các tín đồ Thiên chúa không được đến Nhật Bản. 5 năm sau,

vua Tây Ban Nha lại ban hành một lệnh dụ khác cấm không cho người Tây Ban Nha

được đến Nhật Bản trong vòng 15 năm.

20

350

1000

500

1500

2000

3000

800

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1570 1593 1595 1603 1606 1619 1620 1637

Ng

ườ

i

Năm

Page 87: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

75

Năm 1630, chính quyền Nagasaki và lãnh chúa Matsura vùng Shimabara vẫn tiếp

tục cử đại diện đến Manila để lập lại quan hệ thương mại đồng thời tiến hành những

hoạt động do thám nhằm chiếm đảo Luzon. Cuối cùng, vào năm 1638 ở Shimabara,

Nhật Bản đã nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn với sự tham gia của đông đảo các tín đồ Thiên

chúa giáo. Do nghi ngờ có sự can thiệp của các thế lực chính trị phương Tây, Mạc phủ

càng tỏ thái độ kiên quyết đối với vấn đề Thiên chúa giáo. Trên thực tế, thất bại của

cuộc khởi nghĩa Shimabara đã căn bản đặt dấu chấm hết cho quan hệ hai nước Nhật

Bản - Philippines thời cận thế.

Từ năm 1639 cho đến 1868, do Nhật Bản thực thi chính sách đóng cửa, sự tiếp

xúc giữa Philippines và Nhật Bản là rất ít và chỉ được giới hạn đối với những người

Nhật bị đắm tàu hoặc mắc cạn. Người Nhật ở Philippines không thể trở về nước tiếp

tục mở những cửa hàng của họ ở Dailao, San Miguel, San Roque gần Cavite và bị

chính quyền Philippines giám sát chặt chẽ, một số người Nhật cũng định cư ở Cebu và

thành phố Vịnh ở Laguna [45, vol XXII, tr.222, vol XXIII, tr.285].

* Tiểu kết chương 2

Sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ XV, tận dụng

những ưu thế về vị trí địa lý, những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật hàng hải và đặc

biệt là nhằm cạnh tranh với người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đẩy mạnh công cuộc

khám phá địa lý nhằm tìm kiếm những vùng đất mới. Sự ganh đua giữa hai quốc gia

trên bán đảo Iberia đã dẫn đến sự ra đời của sắc lệnh của Giáo hoàng năm 1493 liên

quan đến việc chia phần những vùng đất được khám phá cho Bồ Đào Nha và Tây Ban

Nha. Những sắc lệnh này cùng với Hiệp ước Tordesilla năm 1494 là những cơ sở pháp

lý quan trọng cho việc Tây Ban Nha xâm chiếm Philippines .

Sau nhiều chuyến viễn chinh đến Philippines nhưng không thành công, đến năm

1564, sau khi thiết lập xong hệ thống thuộc địa ở Trung và Nam Mĩ, Tây Ban Nha mới

chính thức tiến hành xâm lược Philippines thông qua cuộc viễn chinh của Lopez de

Legazpi. Với lực lượng quân đội khiêm tốn song Tây Ban Nha chỉ mất 7 năm để bình

định xong phần lớn lãnh thổ của quần đảo Philippines (trừ vùng Hồi giáo phía Nam).

Thành công đó bắt nguồn từ những nhân tố khách quan lẫn chủ quan: “người Tây Ban

Nha đã kết hợp sự khéo léo về ngoại giao, những nghi lễ tôn giáo và nhân tố quyết định

của súng ống với sự bất hòa và nền văn minh thấp kém của người bản xứ để đưa đến

việc thiết lập nền thống trị của Tây Ban Nha” [5, tr.33].

Để “thực dân hóa” Philippines, Tây Ban Nha nhanh chóng thiết lập một bộ máy cai

trị để quản lý và điều hành, biến nó thành tay sai, phục vụ đắc lực cho công cuộc khai

Page 88: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

76

thác thuộc địa của chính quốc. Bộ máy cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines là sự kết

hợp giữa thiết chế chính trị truyền thống và chính sách thực dân. Tây Ban Nha cấu kết

với những người cai trị bản xứ, chia quyền cho những quý tộc địa phương và dựa vào

sức mạnh của giáo hội để cai trị nhân dân Philippines.

Trong thập niên đầu sau khi thiết lập địa vị thống trị ở Philippines (1571-1582), để

đối chọi với Bồ Đào Nha đồng thời mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu

vực, Tây Ban Nha đã thực hiện chính sách thu hút thương nhân châu Á đến Philippines

buôn bán. Cho đến năm 1582, hầu như chính quyền Tây Ban Nha không thu thuế

thương mại đối với hàng hóa của các nước đến buôn bán ở thuộc địa Philippines.

Chính sách đó một mặt đã biến Manila thành hải cảng phát triển thịnh vượng ở khu vực

ĐNA. Manila như cái kho và trung tâm phân phối về thương mại ở Viễn Đông và tạo

ra những cơ hội to lớn, mặc khác lại tập trung sự chú ý của các nước đối với vị trí của

quần đảo này, đặc biệt là thủ đô Manila.

Từ cuộc tấn công của hải tặc Trung Quốc đến kế hoạch xâm chiếm của Thiên

hoàng Nhật Bản cộng với những tác động tiêu cực của thương mại Manila Galleon đối

với công nghiệp tơ lụa Tây Ban Nha là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chính sách

“đóng cửa” thuộc địa Philippines vào cuối thế kỉ XVI. Chính sách đó nhằm mục đích

bảo vệ những lợi ích thương mại của thương nhân Tây Ban Nha và trên hết là đảm bảo

cho địa vị thống trị của họ ở Philippines. Tuy nhiên, mục tiêu xa hơn của Tây Ban Nha

về tranh giành buôn bán hương liệu và cải đạo ở châu Á đã không cho phép họ đóng

cửa hoàn toàn thuộc địa Philippines. Họ vẫn duy trì mối liên hệ hạn chế với các nước

láng giềng và với các thuộc địa ở châu Mĩ thông qua con đường thương mại độc quyền

Manila Galleon.

Trong gần hai thế kỉ chính quyền Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa”,

thuộc địa Philippines chỉ tồn tại một hoạt động kinh tế chủ yếu mang tính chất định kì đó

là thương mại thuyền buồm Manila Galleon. Người nước ngoài hầu như ngăn cản nhập

cư trừ một số lượng hạn chế người Hoa và người Nhật. Người Philippines không được

phép tham gia trực tiếp vào nội thương cũng như ngoại thương. Tây Ban Nha chỉ cho

phép thiết lập và duy trì những mối quan hệ với bên ngoài với điều kiện quan hệ đó đảm

bảo cho sự hiện diện lâu dài và vững chắc của họ ở Philippines hay nói cách khác, nếu

không có những mối quan hệ ấy thì sự cai trị của Tây Ban Nha không thể duy trì được.

Page 89: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

77

CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MƠ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ơ THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898)

3.1. Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa”

3.1.1. Sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha và sự kém hiệu quả trong quan lý độc

quyền thương mại thế kỉ XVIII, XIX

Với tư cách là quốc gia tiên phong trong công cuộc thám hiểm thế giới và bành

trướng thuộc địa, Tây Ban Nha trở thành cường quốc số một ở châu Âu và thế giới

trong thế kỉ XVI. Tuy vậy, từ thế kỉ XVII, Tây Ban Nha bắt đầu bước vào thời kì “suy

thoái” và khủng hoảng chính trị - kinh tế kéo dài, quá trình này tiếp diễn trong thế kỉ

XVIII, XIX.

Thế kỉ XVIII đánh dấu sự kết thúc của triều đình Habsburg, mở ra triều đại mới

trong lịch sử đất nước Tây Ban Nha- thời đại Bourbons. Ngay sau khi vua Philip V

(1700-1746) lên ngôi, vương triều Bourbons đã phải đương đầu với những cuộc chiến

tranh trong nội bộ châu Âu. Đó là cuộc chiến tranh giành quyền kế vị Tây Ban Nha

(1700-1713); cuộc chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1739-1741); cuộc chiến tranh kế vị

của Áo kéo dài đến năm 1748. Trong suốt thời kì chiến tranh, Pháp và Tây Ban Nha đã

kí hai thỏa ước dòng họ Bourbon. Theo đó, Pháp giúp Tây Ban Nha trong cuộc chiến

tranh chống lại Anh và Áo. Đổi lại điều này, Pháp không hề giấu giếm tham vọng

muốn chen chân vào những thuộc địa giàu có của Tây Ban Nha và “quản lí” hoàn toàn

thị trường của họ [11, tr. 84-85]. Năm 1702, Philip V đã kí quyết định nhượng quyền

thương mại cho Pháp, theo đó, Pháp được phép độc quyền cung cấp nô lệ châu Phi cho

thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Sự kiện này thể hiện sự bất lực của Tây Ban Nha

trong việc duy trì độc quyền thương mại trong nội bộ đế chế của mình, buộc họ phải

dựa vào Pháp. Khi cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha kết thúc, với hiệp ước Utrech,

Tây Ban Nha thậm chí không thể ngăn chặn sự có mặt chính thức của Anh đối với

thương mại của Tây Ban Nha ở chính quốc và thuộc địa.

Về lãnh thổ, Tây Ban Nha không còn giữ được vị trí “siêu cường” từ thế kỉ XVI, XVII.

Với tư cách là đồng minh của Pháp, Tây Ban Nha buộc phải nhượng cho Anh Gibraltar45

và Minorca theo hiệp ước Utrecht (1713) và Florida theo hiệp ước Paris (1763).

Từ nhượng bộ về quyền lợi thương mại đến việc để mất lãnh thổ thuộc địa, chứng

tỏ sự “tụt dốc” của vương triều Tây Ban Nha vào nửa sau thế kỉ XVIII. Vị thế này đã

45 Đây là vùng lãnh thổ án ngữ con đường duy nhất từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải nằm ngay cửa sau của

Tây Ban Nha

Page 90: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

78

tác động mạnh mẽ đến chính sách của Tây Ban Nha. Họ dần từ bỏ chính sách “đóng

cửa” và độc quyền thương mại, chấp nhận sự can dự của Anh và Pháp đối với những

lãnh thổ thuộc địa ở hải ngoại.

Hoàn toàn trái ngược với quang cảnh suy tàn của Tây Ban Nha là sự nổi lên của các

cường quốc tư bản khác ở Tây Âu. Trong suốt những năm 1600, Hà Lan, Anh và Pháp

đều đã theo chân Tây Ban Nha đến Tân Thế giới, thiết lập những thuộc địa dọc theo bờ

biển Đại Tây Dương của Bắc Mĩ và ở Caribbean46. Từ những căn cứ thiết lập ở

Carribbean, các đối thủ cạnh tranh tiến hành truy lùng tàu Tây Ban Nha và buôn lậu

hàng hóa ở các thuộc địa. Điển hình trong suốt thế kỷ XVII, hầu như thương mại

Venezuela nằm trong tay những con buôn Hà Lan, khối lượng cacao rời Venezuela

nằm trong tay người Hà Lan cao gấp 6 lần so với qua kênh phân phối chính thức Tây

Ban Nha. Vì vậy, mặc dù Tây Ban Nha của thế kỉ XVII vẫn là quốc gia chiếm hữu

thuộc địa rộng nhất và giàu có nhất trên thế giới nhưng khả năng giữ được và thu lợi

nhuận từ đế chế đó đặt ta nhiều câu hỏi nghi vấn [38, tr.108].

Bước vào thế kỉ XVIII, sau khi đánh bại Hà Lan để giành lấy quyền buôn bán trên

mặt biển, nước Anh thực hiện một chính sách có hệ thống nhằm khuyếch trương

thương mại và hệ thống thuộc địa. Trong khi đó, ở châu Âu lục địa, nước Pháp đang

chiếm vị trí cường quốc số một với những vùng thuộc địa rộng lớn ở châu Mĩ và vươn

tới tận Ấn Độ. Thậm chí đến giữa thế kỉ XVIII, Pháp trở thành mối đe dọa cướp lấy bá

quyền trên biển từ tay Anh. Vào đầu những năm 50, Pháp xúc tiến xây dựng hạm đội

và tăng cường kho vũ khí. Vào năm 1756, hạm đội Pháp gần như ngang sức với hạm

đội Anh [24, tr.108].

Sự lớn mạnh của quân Pháp khiến cho Anh không thể ngồi yên. Thủ tướng Anh Pitt

nhấn mạnh “khi thương mại bị đe dọa, không thể lùi bước được nữa, phải tự vệ hay bị

diệt vong” [2, tr.90]. Anh đã lợi dụng việc vua Pháp đang dấn thân vào cuộc Chiến

tranh Bảy năm (1756-1763), về phe Áo, Nga, Thụy Điển và Xacxonia chống lại vua

Phổ47. Anh đã ủng hộ vua Phổ những khoản tài trợ lớn, đồng thời phong tỏa bờ biển

nước Pháp và hướng sự chú ý vào các thuộc địa. Năm 1759 người Anh chiếm Canada

và đến năm 1761 lấy luôn vùng Pondichery ở Ấn Độ. Hạm đội của Pháp gần như bị

tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc chiến tranh kết thúc với bản hòa ước Paris kí vào 10-2-1763.

46 Hà Lan chiếm Curacao vào những năm 1630, người Pháp chiếm phần phía Tây của Hispaniola vào những năm

1640 và người Anh càn quyét Jamaica vào năm 1655. Người Anh và Hà Lan sau đó di chuyển vào lục địa, thiết lập

chỗ đứng ở Guianas trên bờ biển Caribbean của Trung Mĩ. 47 Năm 1756, vua Louis XV đã phát động cuộc chiến tranh nhằm giúp nữ hoàng Áo Maria Theresa vùng Silesia bị

vua Phổ Frederick II với sự giúp đỡ của Anh chiếm trong cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế Áo (1740-1748).

Page 91: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

79

Pháp mất Canada cùng với các vùng phụ cận, tức thung lũng sông Ohio và toàn bộ bờ

trái sống Missisipi. Ngoài ra Pháp còn phải nhượng cho Tây Ban Nha vùng bờ phải của

Missisipi và trả tiền đền bù cho Anh nhượng Floria cho Tây Ban Nha [24, tr.117].

Cuộc chiến tranh Bảy năm là cuộc xung đột toàn châu Âu cuối cùng xảy ra trước

đại cách mạng Pháp. Kết quả của nó đã chấm dứt quyền cai trị các lãnh địa hải ngoại

của Pháp ở phía Tây, bảo đảm quyền làm chủ hoàn toàn trên biển cho Anh. Tình trạng

phân bố lực lượng quốc tế này tồn tại cho đến thế kỉ XIX.

Sau sự sụp đổ đế chế Napoleon, nhằm lập lại trật tự châu Âu trong một thời gian dài

bị đảo lộn do chiến tranh, tháng 9-1814, các quốc gia thắng trận (Anh, Nga, Áo và Phổ)

tổ chức hội nghị tại Vienne (Áo). Một trong những mục tiêu chính của hội nghị là phân

chia lãnh thổ nhằm thỏa mãn tham vọng của các cường quốc thắng trận. Sự phân chia

này là cơ sở cho sự ra đời trật tự mới ở châu Âu, lịch sử gọi là Trật tự Vienne. Từ sau

hội nghị Vienne, nước Anh theo đuổi chính sách cân bằng lực lượng (balance of

power). Mục đích của chính sách là ngăn cản bất cứ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào

phá vỡ thế cân bằng được duy trì ở châu Âu hoặc nơi khác.48 Từ chính sách này đã tạo

điều kiện cho nước Anh chiếm lĩnh những thị trường mới thông qua những hoạt động

kinh tế.

Tóm lại, trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình quốc

tế có bước xoay chuyển cùng với những thay đổi về vị thế của các cường quốc châu

Âu. Nếu trước hội nghị Vienne, nước Pháp đóng vai trò chi phối tình hình châu Âu thì

sau năm 1815, vị trí này được nhường lại cho nước Anh. Trật tự quốc tế ở châu Âu đã

tác động nhất định đến vị thế của họ trong việc tranh giành những vùng lãnh thổ của họ

ở hải ngoại, trong đó có Philippines.

3.1.2. Sự ra đời của tư tưởng kinh tế chính trị mới ở châu Âu vào thế kỷ XVIII

Chủ nghĩa trọng kim là học thuyết kinh tế ra đời sớm nhất và thống trị ở các nước

châu Âu từ thế kỉ XV đến đầu thế kỷ XVIII, khi hệ thống các quốc gia-dân tộc hiện đại

bắt đầu hình thành. Trên lý thuyết, cũng gần như trong thực tế, Chủ nghĩa trọng kim bắt

đầu bị giảm vai trò từ cuối thế kỷ thứ XVII. Ở nhiều nước châu Âu, Chủ nghĩa trọng

kim dần bị thay thế bởi chủ nghĩa “thặng dư thương mại” và sau đó là “tự do

thương mại”.

48 Điển hình, nước Anh phản đối sự can thiệp của Pháp vào cuộc cách mạng ở Tây Ban Nha hoặc hoạt động của Đồng

minh Thần thánh núp dưới danh nghĩa trợ giúp quốc vương Tây Ban Nha nhằm lặp lại “trật tự” ở Mỹ latinh.

Page 92: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

80

Chủ nghĩa “thặng dư thương mại” là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của CNTT.

Về cơ bản, chính sách kinh tế vẫn đề cao vai trò của tích lũy tiền tệ nhưng đã quan tâm

hơn đến phát triển sản xuất.49

Năm 1724, nhà trọng thương nổi tiếng của Tây Ban Nha Gerónimo de Uztariz,

đã xuất bản công trình “Theorica y practica de Comercio” (Lý thuyết và thực hành

thương mại) theo đường lối của nhà trọng thương người Pháp Colbert. Trong tác phẩm

này, Uztariz một lần nữa khẳng định lại tài sản quốc gia chính là các kim loại quý,

nhưng ông đã đưa ra những quan điểm mới. Thứ nhất, muốn giữ được kim loại quý

không phải bằng cách ngăn chặn sự rò rỉ của các kim loại này thông qua các hạn chế,

mà cần nhập và duy trì thông qua một cán cân thương mại thuận lợi. Biện pháp khắc

phục chung là thúc đẩy sản xuất và tổ chức lại giao dịch. Thứ hai, Một dân tộc không

thể hùng mạnh nếu không có một nền thương mại phát triển, và một thương mại hữu

ích thì không thể không có những nhà sản xuất. Thứ ba, giảm thuế nội bộ, kèm theo

việc tổ chức lại trong thuế quan xuất nhập khẩu hàng hoá, tăng tiêu thụ trong nước và

xuất khẩu. Tuy nhiên, hạn chế về sự xâm nhập của các sản phẩm nước ngoài cần được

tiến hành kết hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc gia. Cuối cùng, ông

ủng hộ việc thúc đẩy ngành công nghiệp tư nhân, xây dựng công ty thương mại nước

ngoài. Ông kêu gọi cải cách của Hội đồng Thương mại, với sự ra đời trong đó người

được đào tạo và có kinh nghiệm. Ông ủng hộ việc mở tuyến đường thủy và cải thiện

đường giao thông và cảng [123].

Mặc dù chủ nghĩa “thặng dư thương mại” đã có những điểm tiến bộ so với “chủ

nghĩa trọng kim” nhưng những tư tưởng cốt lõi của nó vẫn nằm trong giới hạn của

CNTT, tức là không khuyến khích sản xuất nông nghiệp mà quan tâm hơn đến sản xuất

công nghiệp, áp đặt những khoản thuế cao đối với những hàng hóa nhập khẩu, và cung

cấp những khoản trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước. Các nước này cũng

49 Chẳng hạn ở Pháp, nhà kinh tế Colbert (1619-1693), cho rằng “chỉ có sự dồi dào về tiền bạc mới làm nổi bật sự

vinh quang và sự hùng mạnh của một quốc gia” và “người ta chỉ có thể tăng thêm tiền bạc trong một vương quốc

khi đồng thời lấy đi một số lượng như vậy ở các quốc gia láng giềng”. Vì thế, ông chủ trương trước hết là phát

triển thương mại thông qua các công ty độc quyền Nhà nước: Điều kiện để phát triển buôn bán của quốc gia chính

là nguồn cung hàng hóa. Ông cho rằng “các công ty là những đạo quân của Nhà vua và các công trường ở Pháp là

những đội quân dự bị”. Đường lối của Colbert gồm ba nội dung cơ bản: Thứ nhất, thu thuế tàu nước ngoài một

cách có hiệu quả; Thứ hai, phát triển sản xuất (từ năm 1663, ông lập ra hơn 400 công trường thủ công sản xuất từ

hàng hóa tiêu dùng đến hàng hóa xa xỉ và hàng xuất khẩu); Cuối cùng là thiết lập các công ty độc quyền thương

mại. Công ty Đông Ấn (1664) được nhận độc quyền thương mại và hàng hải trong năm mươi năm ở Ấn Độ

Dương và Thái Bình Dương, Công ty Cận Đông (1670 - 1680) được hưởng những khoản trợ cấp và những giao

ước với các công trường thủ công sản xuất dạ và đường. Nhờ sự thiết lập những công ty độc quyền thương mại mà

sự có mặt của Pháp trên thị trường thế giới được mở rộng: Saint Dominique (1665), lưu vực Mississipi (1673),

Pondichery (1674) [2, tr.75].

Page 93: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

81

thường theo đuổi những chính sách làm lợi cho quốc gia mình nhưng lại gây hại cho

quốc gia khác.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, sự tăng cường nhu cầu trao đổi thương mại,

vào nửa sau thế kỷ XVIII, CNTT bị công kích ở nhiều quốc gia châu Âu50, mạnh mẽ

nhất là ở Anh với sự ra đời của tác phẩm kinh điển “Sự giàu có của Quốc gia” (Wealth

of Nations) của Adam Smith (1776). Tư tưởng tự do kinh tế mà Adam Smith ủng hộ đã

dẫn tới những lập luận cho rằng chủ nghĩa trọng thương là sai lầm. Trong những chỉ

trích đối với chủ nghĩa trọng thương, Smith cho rằng việc một quốc gia cố gắng sản

xuất một sản phẩm vốn có thể được sản xuất một cách rẻ hơn ở các nước khác là một

hành vi không năng suất. Lập luận này trở thành cơ sở cho lý thuyết lợi thế so

sánh của David Ricardo, nền tảng về lý thuyết cho chính sách “tự do thương mại”. Vì

thế, không phải ngẫu nhiên mà Anh trở thành quốc gia tiên phong thực hiện chính sách

tự do thương mại. “Nước Anh mở tất cả các cảng của nó, nó đã phá đổ tất cả các hàng

rào ngăn cách các quốc gia. Nước Anh làm chủ mặt biển vào cuối các cuộc chiến

tranh của Napoleon, nước Anh mở rộng đế chế và thương mại của nó ra cả thế giới,

nước Anh công xưởng của thế giới, nước Anh rõ rệt là cường quốc buôn bán thứ nhất

ở thế kỉ XIX” [2, tr.172].

Ở Tây Ban Nha, những nhà cải cách kinh tế như Capmany, những nhà lí thuyết

chính trị như Campomanes, Aranda và Floridablanca đã cố gắng loại bỏ những ảnh

hưởng của CNTT và đặt kinh tế trở thành một khoa học cơ bản. Thông qua các tác

phẩm, nhiều ý tưởng về cải cách kinh tế đã ra đời – thường gọi là trường phái “phản

trọng thương”. Đặc biệt là công trình “Proyecto económico” (Dự án kinh tế) của

Bernardo Ward.51 Trong công trình này, ông đã đề xuất cải cách hệ thống thuộc địa,

đồng thời bày tỏ sự đồng tình đối với chính sách tự do kinh tế của Anh áp dụng tại các

thuộc địa của nước này (Dẫn theo) [11, tr.93-94]. Vua Charles III bị lôi cuốn bởi

những tư tưởng kinh tế mới và dần dần những nhà cải cách đã giành được những vị trí

trong các Bộ và Chính phủ.

50 Chẳng hạn ở Pháp, những tư tưởng kinh tế mới ra đời như: Vincent de Gournay (1712–1759) là một trong

những người đầu tiên của chủ nghĩa trọng nông trong kinh tế ; François Quesnay (1694–1774) tin rằng thương mại

và công nghiệp không phải là nguồn gốc cho sự giàu có, và trong cuốn sách của ông, Tableau économique (1758,

Cái bảng kinh tế), Quesnay lập luận rằng thặng dư trong nông nghiệp, chảy vào nền kinh tế dưới hình thức tiền

thuê, tiền lương và thương mại nông nghiệp, là động lực đích thực của nền kinh tế; Jacques Turgot (1727–1781)

với tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Réflexions sur la formation et la distribution des richesses (1766, Những suy

nghĩ về sự hình thành và phân bố của cải) phát triển học thuyết của Quesnay cho rằng đất đai là nguồn gốc của sự

giàu có. 51 Là Bộ trưởng thương mại Hoàng gia Tây Ban Nha, cố vấn của vua Charles III (1759-1788)

Page 94: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

82

Trong suốt thế kỉ XVIII, và đặc biệt dưới vương triều Charles III (1759-1788),

vương triều Bourbon áp dụng những chính sách nhằm khôi phục lại sức mạnh kinh tế

của Tây Ban Nha và các thuộc địa. Một phần không thể thiếu của những chính sách

này là sự tái khẳng định quyền lực của nhà nước đối với những hoạt động khác nhau:

chính trị, xã hội và kinh tế, mà dưới vương triều Hapsburg, đã bị rơi vào tay của những

lợi ích cá nhân hoặc địa phương. Những cải cách của vương triều Bourbon vì thế là

một nỗ lực để tạo ra bản sao của vương triều Bourbon Pháp trong hình thành nhà nước

chuyên chế dẫn đầu của châu Âu.

Những cải cách này được chia thành 2 phạm trù: (1) những chính sách kinh tế

được xây dựng để tăng khả năng sản xuất ở Tây Ban Nha và những thuộc địa, điều này

sẽ đưa lại nguồn thuế nhiều hơn, (2) những cải cách chính trị để mở rộng và củng cố sự

kiểm soát của nhà nước đối với xã hội và kinh tế. Trong phạm trù thứ nhất, vương triều

Bourbon tìm kiếm sự khuyến khích đối với công nghiệp và nông nghiệp ở Tây Ban

Nha và khai thác mỏ ở Tân thế giới. Sự kết nối giữa mẫu quốc và kinh tế thuộc địa

được tăng cường bằng mở rộng thương mại.

Sau những cuộc thử nghiệm đầu tiên vào đầu thế kỉ với những công ty buôn bán

độc quyền đặc quyền của nhà nước52, những người làm chính sách của Tây Ban Nha

đã kết luận rằng việc nới lỏng sự hạn chế sẽ là cách hiệu quả nhất để khuyến khích

thương mại với thuộc địa, vì thế năm 1765, vua Charles III đã ban hành sắc lệnh mở

cửa nhiều hải cảng của Tây Ban Nha và các cảng khác ở thuộc địa, thực hiện chính

sách tự do thương mại. Để gia tăng hoạt động kinh tế, Tây Ban Nha xây dựng hệ thống

thuế mới và thực hiện thu thuế một cách hiệu quả [38, tr.110].

Trong xu thế đó, các Toàn quyền như Marques de Ovando (1750-1754), Pedro

Manuel de Arandia (1754-1759), Simon de Anda (1770-1776), và đặc biệt là Basco y

Vargas (1778-1787) là những đại diện tiêu biểu cho cải cách kinh tế Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines. Dưới sự bảo trợ của những tư tưởng kinh tế mới, được xúc tiến

bởi những quan chức cấp cao chính phủ và những cá nhân, họ bắt đầu tạo dựng những

quy tắc mới phù hợp với xu thế của thế giới, tập trung vào phát triển tài nguyên thiên

nhiên và nỗ lực tạo ra sự tác động có lợi cho sự phát triển của nông nghiệp và công

nghiệp thay vì chỉ tập trung vào thương mại trong suốt 200 năm trước đó. Nhiều kế

hoạch được triển khai như phát triển các loại cây quế, tiêu, mía, thuốc lá, gỗ mộc và gỗ

52 Công ty Hoàng gia Caracas của Guipuzcoan được thành lập năm 1728 phụ trách thương mại giữa tỉnh Basque

của Guipuzcoa với Venezuela. Với sự độc quyền kéo dài đến tận 1780, công ty phát triển thịnh vượng, lợi nhuận

từ việc bùng nổ cacao trong những thập kỉ giữa thế kỉ XVIII và đã lấy lại thương mại với Venezuela từ tay người

Hà Lan

Page 95: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

83

làm thuốc nhuộm hay khai thác các mỏ sắt ở Mambulao, Camarines, San Isidro,

Lanatin Valley,…

3.1.3. Anh xâm chiếm Manila (1762-1764) và nhu cầu phục hồi thương mại quốc tế,

duy trì quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines

Trong lúc những thay đổi về chính sách kinh tế ở Philippines đang được thúc đẩy

thì một sự kiện chấn động xảy đến đó là cuộc tấn công Manila của nước Anh năm

1762. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc chiến tranh này là do ngày 25-8-1761, vua

Charles III của Tây Ban Nha đã kí với Pháp văn bản “Liên minh triều đại” (Family

Compact), trong đó ông đồng ý giúp đỡ người bà con của mình là vua Pháp Louis XV

(cùng dòng họ Bourbon) chống lại Anh. Để trả đũa, vua Anh George III tuyên chiến

với Tây Ban Nha vào ngày 2-1-1762.

Ngày 6-1-1761, Chính phủ Anh và quan chức Bộ Hải quân đã tổ chức cuộc họp

bí mật để thảo luận phương sách chống lại liên minh Pháp-Tây Ban Nha53. Tại cuộc

họp, Bá tước của Egremont đã giới thiệu một đề nghị về việc tấn công Philippines của

Trung tá quân đoàn 79 của Anh ở Ấn Độ, William Draper. Ông thuyết phục rằng “một

cuộc tấn công Manila thành công, thủ đô của đảo Luzon, một đảo ở Philippines, sẽ

không chỉ đem đến sự tức giận và đau đớn to lớn cho kẻ thù mà sẽ còn có đóng góp đối

với an ninh và có thể là sự mở rộng thương mại của Công ty Đông Ấn” [66, tr.3].

Sau cuộc gặp gỡ giữa Anson với Laurance Sullivan (Chủ tịch Công ty Đông Ấn ở

London) vào ngày 28-12-1761 và giữa Sullivan với Giám đốc Công ty Đông Ấn vào

ngày 30-12-1761, kế hoạch chiếm Manila đã được thông qua. Kế hoạch của Draper là

sử dụng đoàn quân viễn chinh và tàu chiến từ Ấn Độ để tấn công Manila với kì vọng

rằng điều này có thể thực hiện trước khi những tin tức về cuộc chiến tranh bùng nổ

giữa Tây Ban Nha và Anh đến Philippines. Trung tá Draper được bổ nhiệm làm chức

Thiếu tướng chỉ huy lực lượng quân sự. Kế hoạch này đồng thời được gửi đến Công ty

Đông Ấn Anh và chỉ huy Hạm đội Đông Ấn là Đô đốc Samuel Cornish ở Ấn Độ.

Do thiếu thông tin và sự phòng bị, chính quyền Tây Ban Nha ở Manila nhanh

chóng thất thủ và Manila bị người Anh chiếm đóng trong vòng 2 năm (từ ngày 5-10-

1762 đến ngày 31-5-1764). Anh trao trả Manila lại cho Tây Ban Nha do hiệp ước Paris

kết thúc cuộc Chiến tranh Bảy năm được kí vào ngày 10-2-1763. Mặc dầu vậy, sự rút

đi của họ đã để lại cho chính quyền Tây Ban Nha những thách thức lớn:

53 Tham dự cuộc họp gồm có: George Anson (Bộ trưởng Bộ Hải quân); Ligonier (Tổng Tư lệnh Quân đội Anh);

Greville (Công tước của Devonshire); Công tước Newcastle đồng thời là Bộ trưởng Ngân khố; Bá tước của

Egremont và Bá tước của Bute đồng thời là Thủ tướng [66, tr.3].

Page 96: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

84

Thứ nhất, người Anh đã thành công trong việc phá vỡ “chính sách đóng cửa và

cô lập” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines được thực thi trong suốt thế kỷ XVII,

XVIII. Trong hai năm Anh chiếm Manila, người Anh cho phép “mở cửa” thương mại

trực tiếp với Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia lân cận. Từ đây, “sự chú ý của thế

giới tập trung vào Manila, trong vài tháng thành phố đã mở cửa cho ngoại thương và

các thương nhân ngoại quốc đến đây để nghiên cứu khả năng của Manila với tư cách

là một trung tâm thương mại” [6, tr.1015]. Việc “mở cửa” này cộng với việc Công ty

Đông Ấn Anh đang từng bước xâm nhập và uy hiếp hành lang phía Đông đã đặt thuộc

địa Philippines vào tình thế đe dọa về an ninh. Bởi lẽ người Tây Ban Nha hiểu là theo

chân người Anh có thể là những thế lực cạnh tranh khác, thậm chí là người Anh cũng

có thể xuất hiện trở lại bất cứ khi nào nếu như người Tây Ban Nha không có những

biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.

Thứ hai, việc thành phố bị chiếm đóng dễ dàng đã vĩnh viễn phá vỡ uy thế quân

sự của Tây Ban Nha và thúc giục người Philippines xem xét về khả năng giành lại nền

độc lập từ tay người Tây Ban Nha, hoặc ít ra đòi quyền tự do nhiều hơn. Những cuộc

nổi dậy diễn ra ở các tỉnh của đảo Luzon như Laguna, Batangas, Tayabas, Cavite,

Camarines và Samar và Panay ở Visayas. Đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ XVIII,

các cuộc đột kích của người Moro ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Thứ ba, cú “sốc” của việc Anh chiếm Manila đã tác động tiêu cực đến thương

mại và tài chính của Tây Ban Nha ở Philippines. Việc thành phố bị cướp bóc, thuyền

bạc Santisima Trinidad bị bắt giữ làm tổn thất ngân khố Manila khoảng 3 triệu pesos.

Để tái thiết nền tài chính thuộc địa, người Tây Ban Nha cần một phương tiện để làm

cho Philippines có thể tự chủ về kinh tế. Tất cả điều đó buộc Tây Ban Nha phải có

những thay đổi về chính sách để bảo đảm an ninh và khôi phục kinh tế ở thuộc địa

Philippines sau chiến tranh.

3.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “mở cửa”

3.2.1. Chính sách nới lỏng “đóng cửa” (1764-1789)

3.2.1.1. Trong thương mại

Bên cạnh việc tăng cường khả năng tự phòng thủ để đảm bảo an toàn thuộc địa, đối

mặt với vấn đề tái thiết thuộc địa sau chiến tranh, dưới thời của Toàn quyền Francisco

de la Torre (1764-1765), phụ trách tài chính của Manila là Francisco Leandro de Viana

đã đề nghị kế hoạch phát triển kinh tế ở thuộc địa Philippines. Trong đề nghị của mình,

ông nhấn mạnh rằng “sự đáp trả thích hợp nhất của chính quyền Tây Ban Nha vào thời

Page 97: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

85

điểm này đó là phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của quần đảo và khai thác tiềm

năng thương mại, biến nơi này thành một trung tâm thương mại thịnh vượng” [71,

tr.14]. Đề nghị của Viana đã từng bước được hiện thực hóa thông qua hai dự án lớn đó

là kết nối thương mại trực tiếp giữa Philippines với chính quốc và kế hoạch phục hồi

thương mại Philippines với các nước châu Á.

Thiết lập tuyến thương mại trực tiếp giữa Philippines với Tây Ban Nha

(Manila-Cadiz)

Trong phần đầu thế kỉ XVIII, bắt đầu có những dự án hướng đến kết nối thương

mại Tây Ban Nha và Philippines dưới sự đỡ đầu của các công ty cổ phần. Tuy nhiên

hầu hết những kế hoạch này đều gặp phải những khó khăn và cuối cùng đều thất bại.54

Sự kiện Anh chiếm Manila với việc bắt giữ các thuyền bạc từ châu Mĩ đến

Philippines, cộng với nguồn cung cấp tơ lụa từ Trung Quốc suy giảm do việc đẩy giá

lên cao của các thương nhân châu Âu đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với

hoạt động thương mại Manila Galleon. Những lợi ích kinh tế đã được gợi ý từ những

thập niên trước được củng cố bởi những yêu cầu khẩn thiết về quân sự, bởi vì quần đảo

Philippines cần được cải thiện khả năng phòng thủ bằng một con đường liên lạc trực

tiếp với Tây Ban Nha trong trường hợp những mối đe dọa tái diễn từ những thế lực

khác, đặc biệt là từ người Anh.

Bắt đầu từ năm 1764, nhà vua Tây Ban Nha, mặc dù không đóng cửa thương mại

Manila Galleon truyền thống, quyết định mở thêm con đường trực tiếp từ Tây Ban Nha

đến Philippines, với những thuyền rời cảng Cadiz và đến Manila qua mũi Hảo Vọng

(tuyến đường cấm đối với Tây Ban Nha kể từ khi Hiệp ước Tordesillas vào năm 1494).

Vì thế việc mở con đường trực tiếp đến Philippines gặp phải sự chống đối từ những thế

lực phương Tây khác với những lợi ích thương mại ở phương Đông, cũng như từ

những người được hưởng lợi của thương mại Galleon. Để đảm bảo sự an toàn, Tây

Ban Nha thực hiện cẩn trọng qua 3 bước:

54 Chẳng hạn năm 1732, Công ty Caracas ở Tây Ban Nha đang kiểm soát việc buôn bán cacao giữa Tây Ban Nha

và Venezuela đã có ý định về thiết lập thương mại trực tiếp với Philippines. Tuy nhiên kế hoạch này gặp phải

những cản trở lớn từ sự phản đối của Anh, Pháp và Hà Lan. Người Anh cho rằng “một tuyến đường trực tiếp giữa

Tây Ban Nha và Philippines quanh Mũi Hảo Vọng sẽ phải thông qua quyền kiểm soát trên biển của Anh”. Người

Pháp thì tranh luận rằng điều đó “sẽ có thể làm tổn hại đến thương mại trực tiếp giữa Tây Ban Nha với châu Mĩ và

đó được xem như nỗ lực để làm suy yếu thậm chí là đi đến hủy bỏ thương mại Manila Galleon”. Người Hà Lan

quả quyết rằng sự thành lập của công ty sẽ “đi ngược lại Hiệp ước Munster (1648) và gây tổn hại đối với những thế

lực châu Âu khác ở Đông Ấn”. Mặc dù vậy ở Tây Ban Nha sự chuẩn bị cho việc thành lập Công ty vẫn diễn ra.

Sắc lệnh Hoàng gia năm 1733 được ban hành cho phép Công ty Caracas buôn bán trực tiếp với Philippines. Tuy

nhiên, công ty không bao giờ đi vào hoạt động như dự định do Tây Ban Nha không đủ sức mạnh để vượt qua

những áp lực kết hợp giữa Anh, Pháp và Hà Lan [57, tr.189].

Page 98: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

86

Bước 1: Từ năm 1764 bắt đầu hành trình thám hiểm của những tàu hải quân trực

tiếp đến quần đảo. Những tàu khởi hành từ Tây Ban Nha đi vòng qua mũi Hảo Vọng

đến Cavite (Philippines). Một số tàu ngừng lại ở Tranquebar (Ấn Độ- thuộc địa của Hà

Lan ở bờ biển Coromandel) và Calcutta (trên Vịnh Bengal, thuộc địa của Công ty

Đông Ấn Anh kể từ 1690). Tây Ban Nha đã thực hiện tổng cộng 14 cuộc hành trình

trong 20 năm.

Bước 2: Nhượng bộ thương mại trực tiếp với Manila cho một vài công ty tư nhân

(1776: năm phường hội chủ yếu ở Madrid, 1779: Ustariz, Llano San Gines & Company).

Bước 3: Nhượng bộ độc quyền của tuyến đường cho một công ty đặc quyền -

Công ty Hoàng gia Philippines.

Ngày 10-3-1785, vua Charles III thông qua sắc lệnh thành lập Công ty Hoàng gia

Philippines xem nó là phương tiện để cải thiện kinh tế Philippines. Mục tiêu chủ yếu

của công ty là thiết lập quan hệ thương mại giữa các thuộc địa với nhau cũng như giữa

thuộc địa với Tây Ban Nha. Mục tiêu quan trọng thứ hai là khuyến khích nông nghiệp

Philippines, trong điều lệ của sắc lệnh yêu cầu Công ty trích 4% lợi nhuận cho việc đầu

tư vào công nghiệp khai khoáng và nông nghiệp.

Để giúp công ty phát triển, tất cả các luật, sắc lệnh quy định việc cấm nhập khẩu

các loại vải từ phương Đông vào Tây Ban Nha đã bị bãi bỏ, và các sản phẩm của

Philippines được miễn tất cả các loại thuế ở cả Manila và Tây Ban Nha. Hơn nữa, các

thương gia của Manila được phép đi đến các cảng châu Á để buôn bán, và người

Trung Quốc đến Manila được phép buôn bán một cách tự do [46, tr.228].

Ngày 1-10-1785, chuyến tàu đầu tiên của Công ty nhổ neo ở Cadiz đến Manila

bằng con đường qua mũi Horn. Năm 1787, chuyến trở về đầu tiên được tính toán với

kết quả khả quan. Cho đến năm 1813 đã có tổng số 32 thuyền đi đến những cảng khác

nhau ở châu Á và châu Mĩ với số vốn sử dụng là 557.150.400 reals [57, tr.190].

Điểm sáng nhất cho những nỗ lực của Công ty đó là giúp cho sự phát triển của

nông nghiệp và công nghiệp Philippines. Trong đó, tiêu là một trong những mặt hàng

được quan tâm nhiều nhất của Công ty Hoàng gia vì nó vẫn có giá trị rất cao ở thị

trường châu Âu. Để thay đổi quan niệm rằng, đất đai Philippines là không phù hợp cho

việc trồng tiêu, Công ty đã đưa những người có kinh nghiệm từ Borneo sang

Philippines để trồng thí điểm ở Tayabas (Quezon ngày nay). Từ năm 1785 đến 1802,

Công ty thu mua được 272.180 pounds tiêu từ khu vực trồng trọt ở Indan (Cavite),

Ilocos, Gapang, Bataan, Laguna, Batangas và Camarines.

Page 99: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

87

Có thể nói, cùng với sự kết nối của Hội Kinh tế Manila, Công ty Hoàng gia

Philippines đã có những nỗ lực lớn để thúc đẩy nông nghiệp và ngoại thương

Philippines. Quan trọng hơn nó đã “cung cấp một khả năng định hướng đối với nông

nghiệp Philippines, chứng tỏ rằng quần đảo có thể trồng trọt và dưới sự quản lí đúng

đắn nó có thể mang lại lợi nhuận. Công ty đã chuyển sự tập trung chú ý từ Mexico

sang Tây Ban Nha và châu Âu. Nó phá vỡ sự độc quyền dai dẳng được nắm giữ bởi

những thương nhân chỉ buôn bán với Mexico. Nó đã đưa Philippines đến với thương

mại thế giới” [57, tr.195].

Tất cả những chính sách đó chứng tỏ rằng, bản thân đế quốc Tây Ban Nha đã

nhận thức được những bất cập trong việc theo đuổi thương mại độc quyền và có nhu

cầu mở rộng thương mại trực tiếp với Philippines và châu Á. Chính phủ bắt đầu có sự

nhượng bộ thương mại cho những công ty chính thức, sự hạn chế dần được bãi bỏ. Tuy

nhiên, xu hướng này đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của những thương nhân Tây

Ban Nha ở Manila gắn bó với thương mại độc quyền Manila Galleon. Sau cuộc bầu cử

chính thức vào ngày 29-5-1771 tại cung điện Hoàng gia Manila, Marquis de

Montecastro y Llana Hermosa được bầu là người đứng đầu Lãnh sự Manila. Sự kiện

này đánh dấu sự ra đời, tồn tại một tổ chức luôn kiên định ủng hộ thương mại truyền

thống với Acapulco và chống lại bất cứ nỗ lực nào đối với cải tiến nông nghiệp, khai

mỏ, khuyến khích công nghiệp trong những năm kế tiếp.

Sau khi thành lập, Lãnh sự Manila bắt tay vào củng cố thương mại truyền thống

Manila Galleon, đề nghị cho phép tăng trọng tải hàng hóa lên 750.000 tấn. Mặc dù vậy,

từ thời điểm 12-10-1778 trở về sau do Tây Ban Nha thực hiện chính sách “cho phép

một số tàu buôn nước ngoài đến châu Mĩ buôn bán” đã tạo ra sự tích tụ hàng hóa ở

Mexico với khối lượng lớn. Đây là đòn đánh mạnh chống lại độc quyền bởi vì với qui

định này Manila Galleon không còn là nguồn cung cấp hàng dệt châu Á duy nhất cho

Mexico. Vào năm 1786, Manila Galleon San Andres đến Acapulco một cách an toàn

nhưng không có một hội chợ nào được tổ chức vì thế họ không thể bán được hàng hóa.

Đến năm 1788, để cải thiện tình trạng thương mại của đất nước, Lãnh sự quán đã đề

nghị Toàn quyền Philippines rằng “cảng Manila phải tuyên bố mở cửa tự do đối với tất

cả các quốc gia”. Họ đề nghị chính quyền mở cửa thị trường Tây Ban Nha và Lima,

cho phép nhiều tàu hơn đến Acapulco để tăng hoạt động buôn bán của họ. Đây có lẽ là

điểm gặp nhau duy nhất giữa Lãnh sự quán và Công ty Hoàng gia Philippines. Đây là

mốc quan trọng trong chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines.

Page 100: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

88

Như Toàn quyền Basco nhấn mạnh: “Trong lúc sự suy tàn đang diễn ra, người

Philippines đang chờ đợi một sự chỉ đạo cho hình thức thương mại mới bởi vì những

thành viên hiện tại của Lãnh sự gồm hàng trăm người không có kinh nghiệm trong

kinh doanh, những người này đang hoang mang và không hiểu những luật lệ của

thương mại thế giới” [63. tr.270].

Những năm sau đó, Công ty Hoàng gia Philippines đã có những nỗ lực nhằm yêu

cầu Lãnh sự quán hủy bỏ Manila Galleon nhưng không thành công. Thay vào đó, Lãnh sự

quán đã chấp nhận cấp phép cho Công ty Hoàng gia được gửi tàu đến Acapulco. Và như

vậy, từ năm 1764 cho đến 1815 khi Manila Galleon kết thúc, ở Philippines vẫn tồn tại hai

tuyến đường thương mại, một xuyên Đại Tây Dương và một xuyên Thái Bình Dương.

Kế hoạch phục hồi thương mại với các nước châu Á

Thương mại Philippines với các nước châu Á rơi vào tình trạng đình trệ trong suốt

thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII. Trong xu hướng của cuộc cải cách kinh tế Tây

Ban Nha vào nửa sau thế kỷ XVIII, năm 1755, bản kế hoạch của Garcia Armenteros

giới thiệu một cái nhìn tổng thể hơn tình trạng của mối quan hệ này. Trong bản kế

hoạch của mình Armenteros đề nghị rằng “Quan hệ với Jolo, Borneo, Xiêm,

Campuchia và những vương quốc lân cận nên được phục hồi lại” [63, tr.258]. Ông chỉ

ra những lợi ích về kinh tế và chính trị, quân sự nếu như chính quyền Tây Ban Nha

khôi phục lại quan hệ thương mại với các nước châu Á.

Đối với Mindanao và Jolo, do thiếu hụt hàng dệt từ Ấn Độ một cách trầm trọng nên

họ sẽ mua những sản phẩm của quần đảo. Những thuyền được chỉ định có thể dừng lại

ở cảng Iloilo, ở đó những mặt hàng thông dụng thường xuyên được trao đổi giữa

Manila và Visayas có thể dỡ xuống và đổi lấy gạo và đường để bán ở Jolo. Việc trao

đổi hàng hóa này vẫn có thể mang lợi nhuận lớn. Cơ sở để Armenteros hướng đến thiết

lập thương mại với Jolo và Mindanao vì ông biết rằng, trong số những người đứng đầu

ở miền Nam Mindanao có một số người vẫn nghiêng về phía Tây Ban Nha như vua

Sibuguey và hoàng tử Quibad. Họ chính là những người sẽ dễ dàng chấp nhận thỏa ước

và tình hữu nghị của họ sẽ đặt nền móng cho việc kinh doanh.

Nếu thương mại với Mindanao và Jolo được đề nghị trong bản kế hoạch vì mục

tiêu chính trị thì với Borneo liên quan chủ yếu đến kinh tế. Những thuyền buôn từ

Manila nên đi qua nội địa Philippines thay vì đi qua bờ biển phía Đông của Paragua.

Mặc dù tuyến đường này dài hơn nhưng nó sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn vì những

thuyền này có thể chở cùng những hàng hóa và sản phẩm của Iloilo với số lượng lớn

Page 101: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

89

bởi vì sức mua của vương quốc Borneo là lớn hơn. Những thương nhân cũng có thể

bán hàng dệt của Ấn Độ ở Borneo vì họ thường mua chúng từ Batavia thông qua

những người trung gian của Hà Lan. Trong chuyến trở về, hàng hóa sẽ bao gồm đồng,

calain, long não, cánh kiến trắng, đặc biệt là tiêu và sáp được trồng với số lượng lớn ở

Borneo. Trong trường hợp nếu hoạt động thương mại này không mang lại lợi nhuận

cho thương nhân Manila, Armenteros đề nghị rằng nên cấp phép cho Tổng đốc của

Iloilo và Zamboanga để họ có thể gửi thuyền buôn đến những quốc gia láng giềng này.

Dự án sau đó đã đề cập đến sự thuận lợi của việc phục hồi quan hệ với Moluccas,

nơi mà Tây Ban Nha đã duy trì đơn vị đồn trú ở Ternate và Tidore đến tận năm 1662.

Có ba cơ sở để Armenteros thuyết phục được chính quyền Tây Ban Nha về việc có thể

phục hồi thương mại với Moluccas. Cơ sở thứ nhất, vào năm 1778, vua của Bachan,

Ternate và Tidore do căm phẫn sự đàn áp của người Hà Lan đã viết thư cho Toàn

quyền Philippines yêu cầu người Tây Ban Nha quay trở lại như đã hứa. Đây là cơ hội

để Tây Ban Nha khôi phục lại pháo đài ở Ternate và Tidore. Cơ sở thứ hai, sản phẩm

có giá trị nhất của Ternate và Tidore là đinh hương nhưng việc trồng những loại cây gia

vị này đang bị phá hủy dưới áp lực từ người Hà Lan. Vì lí do này, người Tây Ban Nha

phải tìm kiếm đinh hương ở Gilodo và những đảo khác không bị người Hà Lan khống

chế. Cơ sở thứ ba, đó là người Tây Ban Nha có thể cung cấp hàng dệt từ Ấn Độ ở đảo

Ternate và Tidore. Những cơ sở đó chứng minh rằng thương mại với Moluccas vẫn có

thể phục hồi sau thời gian đình trệ.

Sau cùng, ông chỉ ra sự cần thiết trong quan hệ thương mại với Xiêm. Philippines

có thể bán đường và siguey ở Xiêm và mua những sản phẩm của họ đặc biệt là bột

thuốc súng và gỗ tếch.

Tư tưởng xuyên suốt trong kế hoạch của Armenteros đó là “phục hồi thương mại sẽ

thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở quần đảo”. Đó là phương tiện cho sự phát triển thực sự ở

Philippines, loại bỏ “thương mại thụ động” dựa trên hàng hóa Trung Quốc.

3.2.1.2. Trong chính sách đối với người Hoa

Sự thay đổi thái độ đối với người Hoa bắt đầu vào năm 1767, dần dần được

thúc đẩy và lên đến đỉnh điểm vào tháng 11 năm 1772 thông qua đại diện Pedro

Calderon55. Với sự giúp đỡ của Julian Arriaga, thư kí thuộc địa, Calderon kiến nghị với

Hội đồng thuộc địa đề nghị nhà vua hủy bỏ sắc lệnh trục xuất và kêu gọi người Hoa

55 Người phục vụ trong quân đội của Tây Ban Nha ở Manila.

Page 102: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

90

quay trở lại, kể cả những người không theo Thiên Chúa giáo. “Nếu họ mưu phản, đã có

giá treo cổ. Nếu họ chống lại Thiên Chúa giáo, hãy xử họ theo luật pháp, nhưng đừng

trục xuất họ bởi vì nó gây ra tổn hại đối với gia đình của họ, đối với tôn giáo và đối với

nền cộng hòa” [93, tr.214].

Calderon chỉ ra những lí do khác buộc phải hủy bỏ sắc lệnh trục xuất người Hoa,

đó không gì khác chính là lợi ích mà họ mang lại cho Tây Ban Nha. Trước hết, họ là

những người cung cấp tất cả thực phẩm cần thiết, không chỉ ở Manila mà còn ở tất cả

các thành phố của quần đảo. Thứ hai, người Hoa khuyến khích trồng mía đường và

những vụ mùa khác, khuấy động những người bản xứ vốn thờ ơ đã tham gia vào hoạt

động sản xuất này. Để nhấn mạnh quan điểm của mình, Calderon nhắc một trường hợp

tương tự đã xảy ra ở Batavia với cuộc nổi dậy của hơn 30.000 người Hoa không theo

Thiên Chúa. Sau khi trục xuất họ, thương mại tụt dốc và tình trạng kinh tế ở đảo này

trở nên quá tồi tệ đến nỗi người Hà Lan quyết định cho họ trở lại.

Sau lời yêu cầu khẩn thiết và mãnh liệt, Hội đồng Sự vụ Ấn Độ đã tán thành đề

nghị của ông, mặc dù sự áp dụng nó phải đợi một thời gian thích hợp. Phải thừa nhận là

sự phản đối vào thời điểm này đối với việc trục xuất người Hoa tràn ngập trong số những

người Tây Ban Nha ở Manila. Tuy nhiên, với tư cách là Toàn quyền, và là người đã đề

xướng chính sách trục xuất người Hoa những năm sau chiến tranh, tiếng nói của Anda

vẫn có ảnh hưởng lớn nhất ở Triều đình Tây Ban Nha. Vì thế, những tiếng nói ủng hộ

cho sự thay đổi thái độ đối với người Hoa chỉ diễn ra một cách thầm lặng.

Với cái chết của Anda vào năm 1775, sự cản trở cuối cùng được dỡ bỏ và những

quan điểm với người Hoa trước đó đi đến kết thúc56. Fray Manuel de la Concepcion,

một người chịu ảnh hưởng của dòng Franciscan, vào ngày 21–4-1777, ông viết thư cho

nhà Vua, tán thành với quan điểm của Calderon và cầu xin cho người Hoa quay trở lại.

Trong thư có đoạn viết quan trọng: “Chỉ có sự trở lại của người Hoa mới có thể giữ

Philippines khỏi sự sụp đổ hoàn toàn.” Việc nhập khẩu hàng dệt là linh hồn của quần

đảo, không chỉ là tơ lụa mà còn những thứ đắt hơn như vải lanh, chăn, … những thứ

này giúp đất nước tồn tại và người Hoa cung cấp cho người dân tất cả những thứ cần

thiết. “Khi có người Hoa, mọi thứ rất tốt, dồi dào và rẻ”. Họ trở lại sẽ mang sự thịnh

vượng trở lại. Fray Concepcion khẩn nài nhà vua:

56 Với tư cách là người lãnh đạo phong trào chống Anh thắng lợi, Anda không thể tha thứ cho người Hoa, những

người đã đứng về phía kẻ thù và gần như giết được ông

Page 103: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

91

Tôi xin Bệ hạ cho phép người Hoa trở lại Manila và tất cả các tỉnh. Cho

phép tất cả những người Hoa đã kết hôn quay trở lại quần đảo, bởi vì nhiều

người trong số họ vẫn tìm kiếm vợ và gia đình của họ… Cần phải nhớ rằng,

không có người Hoa, sự thống trị này của Bệ hạ sẽ biến mất… Khi người Hoa

trở lại, họ sẽ tìm gia đình của mình. Còn những người mới đến, cấp cho họ

những khoảng đất trống để trồng trọt; họ sẽ làm tăng thuế và sẽ là những tá

điền có ích. Cho phép người Hoa mang theo những đứa trẻ 10-12 tuổi, cho vào

học ở trường Manila, dạy cho chúng Thiên Chúa giáo, khi chúng trở lại Trung

Quốc, sẽ thiết lập Thiên Chúa giáo ở đó, nó sẽ giảm những phí tổn của Bệ hạ.

[93, tr. 209-234].

Để phục vụ cho “Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế Philippines”, Toàn quyền

Basco y Vargas đã được nhà vua chỉ dẫn cho phép số lượng nhỏ người Hoa vào

Philippines, chủ yếu là nông dân và thợ thủ công. Chính quyền Tây Ban Nha đã kêu

gọi “số lượng giới hạn” 4000 người Hoa Thiên Chúa giáo định cư ở Philippines để lấp

đầy những khoảng trống mà những người bị trục xuất trước đó bỏ lại, đặc biệt là thợ

sản xuất gốm, thợ nhuộm, thợ đúc, thợ rèn, thợ mỏ, thợ mộc giỏi, nông dân trồng dâu,

dệt lụa. Chính quyền Tây Ban Nha đã phái người Hoa là Bartolome Pitco đến Quảng

Đông, Lanquin và Amoy để tuyển mộ nhưng nỗ lực này thất bại vì đa phần những

người nhập cư đến chủ yếu là những thương nhân [93, tr.67].

Sự thất bại của Pitco chứng tỏ một điều dường như Manila không còn là điểm đến

hấp dẫn đối với người Trung Quốc (so với các nước như Xiêm hay Indonesia) nhưng

chính sách dưới thời Toàn quyền Basco đã thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền Tây

Ban Nha và những người Hoa có tiềm năng nhập cư vào Manila.

Với tất cả những sự thay đổi đó, giai đoạn 1765-1790 có thể xem là thời kì “chuyển

tiếp” trong chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines. Tây Ban Nha

dần từ bỏ chính sách “đóng cửa và cô lập” được thực thi từ cuối thế kỉ XVI. Bằng

chứng là Vua Chales III và chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines chú ý đến việc dỡ

bỏ những rào cản thương mại trong nội bộ đế quốc thông qua dự án thiết lập thương

mại trực tiếp giữa Philippines và Tây Ban Nha. Đó là một bước quan trọng để “mở

cửa” thuộc địa với thương mại thế giới. Cũng như những chính sách đó là dấu hiệu báo

trước cho “Chủ nghĩa tự do” vào thế kỉ XIX.

Page 104: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

92

3.2.2. Chính sách “mở cửa hạn chế” (1789-1833)

3.2.2.1. Đối với thương mại

Trong sự chuyển động của công cuộc cải cách thương mại của đế chế Tây Ban

Nha từ năm 176557, đến năm 1789, Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh “tự do thương

mại” đối với Philippines. Nội dung quy định “thuyền của bất cứ quốc gia nào đều

được cho phép buôn bán với Manila miễn là không mang hàng hóa từ châu Âu [53,

tr.370]. Rõ ràng sắc lệnh này một mặt vẫn thể hiện quan điểm xuyên suốt của Tây Ban

Nha trong nhiều thế kỷ đó là ngăn cản bất cứ sự phát triển nào dẫn đến xung đột với lợi

ích của “mẫu quốc”. Hàng hóa châu Âu không được phép đưa đến Manila nhằm tránh

sự cạnh tranh với Công ty Hoàng gia Philippines. Mặt khác, nếu so với chính sách hạn

chế thương mại trước đó, sắc lệnh này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do buôn

bán đối với những hàng hóa châu Á, châu Mĩ ở Philippines, hứa hẹn chính sách tự do

thương mại thực sự sẽ đến trong những năm tiếp theo.

Mĩ là nước tiên phong chớp lấy cơ hội này để buôn bán trực tiếp với Philippines.

Theo dữ liệu chi tiết về việc buôn bán của người nước ngoài ở Manila vào cuối thế kỷ

XVIII của Nathaniel Bowditch – người phụ trách bán hàng trên tàu Astrea của Mĩ, năm

1796, tàu Astrea, Salem, Massachusetts là những tàu đầu tiên đến Philippines trực tiếp

mà không ghé qua Trung Quốc hay bất cứ cảng nào ở Đông Nam Á. Đây là những

chuyến tàu tiên phong của tuyến thương mại Mĩ-Philippines. Hàng hóa mang đến

Philippines gồm có la bàn, mũ, rượu mạnh. Tàu Salem mang trở về Mĩ khoảng 726.000

pounds đường, 29.767 pounds thuốc nhuộm cây chàm, 63.695 pounds tiêu và 1.500

thuộc da. Công việc kinh doanh được mô tả trên cả thành công [57, tr.196].

Qua tư liệu của Bowditch, còn cho thấy từ thời điểm này Manila là điểm dừng

chân thường xuyên của các tàu Mĩ trong thương mại với Trung Quốc. Vào ngày 10-12-

1796, trong lúc tàu Astrea đang rời khỏi vịnh Manila thì tàu Grand Turk khởi hành từ

Boston đến Quảng Đông qua New Holland đã dừng lại ở Manila để mua lúa gạo chở đến

Quảng Đông. Đổi lại, có khoảng 40 thùng rượu Brandy, sắt, chì được dỡ xuống tàu.

Trong ghi chép lưu trữ AGI ở Seville và dữ liệu của Hải quan Manila, từ 1-6-

1797 đến 31-5-1801 thuyền châu Âu chiếm 56% tổng số thuyền đến Philippines, trong

57 Năm 1765, Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh giới hạn thương mại tự do chỉ đến quần đảo của người Tây Ban Nha

ở Caribbean; năm 1768, tự do thương mại được mở rộng đến Louisiana, sau đó đến Yucatan và Campeche vào

năm 1770; đầu năm 1778, một loạt sắc lệnh mở rộng tự do thương mại đến Chile, Peru và Rio de la Plata được ban

hành. Cuối cùng, vào ngày 12 tháng 10 năm 1778, Charles III đã công bố “Quy định tự do thương mại”

(Raglamento para el comercio libre) [Phạm Thị Thanh Huyền (2016), tr.95-96].

Page 105: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

93

khi số thuyền của Tây Ban Nha chỉ chiếm 9% (Dẫn theo) [119]. Những sản phẩm được

chở trên thuyền buôn của các nước Âu-Mĩ chứng tỏ một cuộc cách mạng trong nông

nghiệp đang diễn ra ở Philippines. Sự hạn chế thương mại Manila Galleon và Công ty

Hoàng gia đang bị đe dọa bởi sự có mặt của các thuyền buôn nước ngoài và quan trọng

là cấu trúc kinh tế của quần đảo đang bị chuyển đổi một cách nhanh chóng bằng việc

nhận ra rằng xuất khẩu từ những vụ mùa là nguồn lực của sự thịnh vượng.

Vào đầu thế kỷ XIX, chính sách mở cửa thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ

dưới sự tác động của những yếu tố cả trong lẫn ngoài đế chế Tây Ban Nha.

Thứ nhất, vào đầu thế kỉ XIX, bối cảnh sự hiện diện của các nước châu Âu ở khu

vực châu Á-Thái Bình Dương có sự thay đổi đột ngột. Những cường quốc châu Âu (Hà

Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) vẫn giữ thuộc địa ở đó, chủ yếu dưới hình thức một

vài tiền đồn ở duyên hải và nội địa. Những cường quốc châu Âu mới (chủ yếu Anh và

Pháp) đã tiến từ Ấn Độ và định cư gần với Trung Quốc và Nhật Bản. Bằng một loạt

các sự di chuyển vào đầu thế kỉ XIX, Anh tìm kiếm để đảm bảo sườn phía Đông của đế

chế Anh ở Ấn Độ và bảo vệ con đường của nó đến Trung Quốc. Những sự dịch chuyển

này gồm có sự thành lập thành phố Singapore vào năm 1819, cuộc chiến tranh với

Miến Điện vào năm 1824 và Hiệp ước thương mại với Xiêm năm 1816. Những năm

tiếp theo, Anh di chuyển sâu hơn đến Miến Điện và bán đảo Malay. Theo sau Anh,

Pháp cũng mong muốn đẩy mạnh sự hiện diện của họ ở Đông Nam Á. Vào những năm

1830, Pháp đề nghị với Madrid về việc mua một đảo nhỏ là Basilan ở miền Nam

Philippines, để phục vụ cho mục tiêu mở rộng xung quanh khu vực Đông Nam Á [74,

tr.106]. Sự can dự của Anh và Pháp ở Đông Nam Á, phản ánh một tham vọng thương

mại và hàng hải mới dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp. Anh vốn có

truyền thống lâu dài đối với thương mại Viễn Đông chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội

này để chiếm lấy việc cung cấp hàng hóa cho châu Á và nhận nguyên liệu bạc, cao su,

đường, thuốc lá, gai dầu. Năm 1809, Anh giành được quyền thành lập phòng thương

mại đầu tiên ở Manila.

Thứ hai, vào thời điểm này, sự chú ý của Tây Ban Nha lại tập trung chủ yếu vào

bờ bên kia của Thái Bình Dương, đó là phong trào giành độc lập của các thuộc địa ở

châu Mĩ. Mặc dù Philippines không nổi dậy và vẫn giữ lòng trung thành đối với vua

nhưng phong trào độc lập của Mexico vào năm 1820 đã tác động trực tiếp đến sự suy

tàn của đế chế Tây Ban Nha bởi vì cho đến lúc đó, Manila phụ thuộc vào Mexico cả tài

chính và chính trị. Philippines đang ở tình thế phải đẩy mạnh cải cách để tăng cường

sức mạnh của thuộc địa.

Page 106: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

94

Tình hình đó buộc Tây Ban Nha phải đưa ra sự hủy bỏ những hạn chế còn lại

trong thương mại thuộc địa. Từ năm 1810 đến năm 1813, Hội đồng lập pháp Tây Ban

Nha (The Spanish Cortes) đã ban hành đạo luật quan trọng “hủy bỏ độc quyền thương

mại Manila-Acapulco, cho phép tự do thương mại ở Philippines” [37, tr.73]. Chuyến

thuyền buồm Manila-Acapulco mang tên nhà phát kiến địa lí vĩ đại Magallanes khởi

hành vào năm 1811, quay trở về Manila vào năm 1815 là cuộc hành trình cuối cùng

của hoạt động thương mại đặc trưng nhất của thuộc địa trong 2,5 thế kỷ. Sự kết thúc

của thương mại truyền thống Manila Galleon đã đẩy nhanh quá trình mở cửa thương

mại Philippines. Khi Mexico giành độc lập vào năm 1815 thì thương mại Philippines

được mở cửa đối với Mexico, California, Peru và Ecuador.

Việc buôn bán giữa Mĩ - Philippines ngày càng phát triển, vì thế chính phủ đã

quyết định bổ nhiệm Andrew Stuart làm nhiệm vụ Lãnh sự thường trực ở Philippines.

Theo báo cáo của ông, vào năm 1818 nhập khẩu hàng hóa từ thuyền buôn nước ngoài

gồm Anh, Mĩ, Bồ Đào Nha, Pháp tràn ngập thị trường Philippines. Mười lăm năm sau

(1833), Lãnh sự P. Edward báo cáo rằng, sản phẩm của Philippines tăng lên hàng năm

và xuất khẩu cũng tăng tương ứng. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1833, có 16 thuyền

buôn Mĩ dừng chân ở Manila [57, tr.19].

Việc mở cửa thương mại đối với các nước phương Tây đã dẫn đến sự thay đổi

lớn trong mô hình thương mại của Philippines vào cuối thế kỷ XVIII. Những thương

nhân châu Âu đã nắm lấy cơ hội Manila mở cửa cho thuyền buôn nước ngoài để mở

rộng thương mại của họ ở châu Á. Những hoạt động của họ đã kết nối Manila-Quảng

Đông một cách hiệu quả. Trong khi đó, sự suy tàn của thương mại Manila Acapulco

kéo theo sự suy giảm của thương mại truyền thống giữa Phúc Kiến – Manila.

Vào đầu thế kỷ XIX, căn cứ vào bản ghi chép của Hải quan Manila từ 1-6-1803

đến 31-5-1806, chỉ có khoảng 8 thuyền buôn Trung Quốc đến Manila (2 thuyền từ

Limpo, 4 từ Lanquin, 1 từ Chancheo và 1 từ Emuy) mang theo hàng dệt, bình đất nung,

gốm sứ, đồ gia dụng với trị giá hàng hóa là 151.436 pesos và 4 real. Ngược lại, trong

khoảng thời gian này có 10 thuyền buôn Trung Quốc khởi hành từ Manila chất đầy sản

phẩm của Philippines (5 thuyền đến Lanquin, 4 đến Chancheo, 1 đến Emuy). Chúng

mang theo 14 loại sản phẩm của Philippines, tất cả đều là những mặt hàng xuất khẩu

truyền thống của quần đảo, ước tính giá trị hàng hóa là 107.117 pesos và 4 real. Trong

đó, 3 sản phẩm quan trọng nhất là dưa chuột biển, gỗ mun và gỗ xăng chiếm 84.4%

tổng giá trị của 14 sản phẩm.

Page 107: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

95

Để thấy được sự thay đổi trong bức tranh thương mại của Philippines vào đầu thế

kỷ XIX, sẽ ý nghĩa hơn khi so sánh con số này với thuyền buôn châu Âu (gồm Mĩ, Bồ

Đào Nha, Đan Mạch, Anh, Pháp). Trong số 29 thuyền rời Manila, có 23 trong số đó

chất đầy hàng hóa là những sản phẩm của Philippines với giá trị lên đến 248.568 pesos

và 6 real. Những hàng hóa này không chỉ là những sản phẩm xuất khẩu truyền thống

của Philippines mang đến trao đổi ở Macao, Quảng Đông mà còn có những sản phẩm

mới như đường, vải, tơ chuối, và tiêu dựa trên nhu cầu của Jolo, Malaya, Madras,

Bengal, Cochin, Batavia, Boston, Copenhaghen.

Về lý thuyết, có thể nói sắc lệnh năm 1789 đã “gần như biến Manila thành cảng

mở cửa cho ngoại thương”. Tuy nhiên, sự quản lí thương mại của chính quyền Tây Ban

Nha ở Philippines giai đoạn này vẫn còn nhiều qui định cản trở sự phát triển thương

mại. Chẳng hạn, những thuyền buôn ở Philippines được cấp phép trong trao đổi hàng

hóa ở châu Á buộc phải trở lại Manila một cách trực tiếp mà không qua bất cứ cảng

trung gian nào; hay nếu vượt quá số kiện hàng, các tàu phải trả khoản tiền phạt rất nặng

là 1000 duros hoặc sự phân loại hàng hóa một cách độc đoán được thực hiện đối với

thuyền buôn châu Âu. Những cản trở nhỏ nhặt nhất đã khiến “Manila trở thành 1

thương cảng nên tránh xa đối với các chủ thuyền” [78, tr.180-193].

3.2.2.2. Đối với vấn đề di trú của người nước ngoài

Từ năm 1789, khi Manila mở cửa đối với ngoại thương, nhiều người nước ngoài

với nhiều quốc tịch khác nhau bắt đầu ghé thăm và lưu lại ở Philippines, trong số đó có

cả những người không theo Thiên Chúa giáo. Không có số liệu thống kê chính thức

vào thời kì này nhưng theo số liệu được cung cấp bởi Comys trong công trình

“Philippines qua con mắt của người nước ngoài” có khoảng 4000 người châu Âu ở

Philippines vào đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, Tây Ban Nha vẫn cấm người nước ngoài

bán lẻ hoặc đi đến các tỉnh để tiến hành buôn bán bất cứ loại hàng hóa nào.

Cùng với hoạt động thương mại, người Mĩ là một trong những người nước ngoài

đầu tiên đến Manila một cách hợp pháp. Chẳng hạn trong NAP và trong tài liệu ghi

chép của Hải quan Manila vào ngày 24-1-1801, Công chứng viên Tây Ban Nha là

Gonzales de Tagle đã tiếp xúc với người Mĩ là Peter Taylor. Taylor muốn xác nhận

hợp đồng bán hàng. Ông muốn bán một chiếc tàu nhỏ đang neo đậu ở cảng Cavite cho

một người Bồ Đào Nha là Joaquin Braga với giá 6.500 pesos. Chiếc thuyền này được

mua từ người Mĩ ở Macao trước đó vào ngày 17-1-1801 với giá 2.700 pesos. Một thử

thách mới đối với người Tây Ban Nha khi mở cửa thương cảng Manila cho thuyền

Page 108: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

96

buôn nước ngoài đó chính là sự bất đồng ngôn ngữ. Toàn bộ những tài liệu mà Taylor

chuyển cho Công chứng viên được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vì thế, ông phải tìm

những người có kiến thức về ngôn ngữ này để dịch sang tiếng Tây Ban Nha. Từ thời

điểm này, ngôn ngữ tiếng Anh đã bắt đầu xuất hiện trong các văn bản công chứng của

Tây Ban Nha ở Philippines.

Sau năm 1790, chính sách của Tây Ban Nha đối với người Hoa cũng trở nên tự

do hơn trước. “Người Hoa bất kể tôn giáo nào đều được định cư ở các tỉnh nếu họ

tham gia vào nông nghiệp” [104, tr.24].

Nếu trong thời kỳ “đóng cửa” nội bộ cộng đồng người Hoa ở Philippines có sự

phân biệt giữa hai đối tượng, những người theo Thiên chúa giáo và những người không

theo Thiên chúa giáo, sống cách biệt trong hai khu vực khác nhau là Parian và

Binondo. Đến năm 1790 khi Parian sụp đổ để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống

phòng thủ ở Manila, những cư dân ở đó đã được phép đi đến các khu vực lân cận như

Tondo, Cavite. Kết quả là Binondo và Santa Cruz trở thành thành phố lớn nhất của

người Hoa và người Hoa lai. Sự dịch chuyển này đã phá vỡ hệ thống phân chia cũ của

chính quyền Tây Ban Nha đối với người Hoa theo tôn giáo [104, tr.23].

Mặc dù có sự thay đổi chính sách, người Tây Ban Nha ở Philippines vẫn còn

giữ sự chống đối của họ đối với sự hiện diện của người nước ngoài. Người Tây Ban

Nha ở Philippines cảm thấy “bị đe dọa đột ngột bởi sự cạnh tranh của những người

năng động hơn, cần cù hơn, được chuẩn bị tốt hơn, những cá nhân giàu có hơn,

được hỗ trợ bởi những công ty đóng ở những trung tâm quan trọng nhất của thương

mại thế giới”. Để chống lại “những kẻ xâm phạm”, người Tây Ban Nha tuyên

truyền tin đồn rằng, những “người mới đến” là những kẻ thù của Tây Ban Nha và

của chúa, và vì thế họ phải là kẻ thù của người Philippines- một phương kế đã từng

được họ sử dụng một cách hiệu quả để chống lại sự chiếm đóng của người Anh.

Vào 9-10-1820, một cuộc thảm sát người Hoa, người Anh và những người nước

ngoài khác diễn ra ở Manila và Cavite [46, tr.234].

Page 109: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

97

3.2.3. Chính sách “mở cửa rộng rãi” (1834-1898)

3.2.3.1. Chính sách mở cửa cảng biển và cho phép sự thiết lập của Lãnh sự, công ty

nước ngoài

Sự chấm dứt Manila Galleon năm 1815, sự thất bại trong kinh doanh của Công ty

Hoàng gia Philippines58 chứng tỏ rằng những nỗ lực của Tây Ban Nha trong việc giữ

độc quyền thương mại ở Philippines hoàn toàn thất bại. Ngày 17-7-1834, nữ hoàng

Isabel II đã ban hành sắc lệnh hủy bỏ Công ty Hoàng gia Philippines và Manila mở cửa

đối với thương mại thế giới. Đây là bước chuyển lớn nhất trong chính sách thương mại

của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines sau gần 3 thế kỷ cai trị.

Một tác động ngay lập tức của việc mở cửa Manila đối với thương mại thế giới

đó là sự thiết lập của các công ty thương mại và Lãnh sự nước ngoài. Năm 1856, có 13

công ty thương mại nước ngoài ở Manila (2 của Mĩ, 7 của Anh, 2 của Thụy Sĩ, 1 của

Đức, 1 của Pháp)59, trong khi đó những Lãnh sự của Pháp, Mĩ, Đan Mạch, Thụy Điển

và Bỉ đóng ở đó [108, tr.119].

Lãnh sự và các công ty nước ngoài đóng vai trò thúc đẩy sự trao đổi thương mại

của thuộc địa Philippines với các nước. Người nước ngoài buôn bán ở Manila chủ yếu

quan tâm đến đường, thuốc lá, lúa gạo, và gai dầu. Năm 1834 có tổng số 42 tàu buôn

Mĩ đến Manila (năm 1833 chỉ có 16 chiếc), hàng hóa mang đi với tổng giá trị là

448.915 đô-la Mĩ gồm lúa gạo, gai dầu, hàng hóa nhập khẩu gồm tiền kim loại, tiêu,

rượu và đồng . Trong thời gian này một số lượng vốn đáng kể của nước ngoài và địa

phương đã đầu tư vào nông nghiệp. Lãnh sự Mĩ Edward viết: “Quan điểm được ấp ủ

bởi Toàn quyền của quần đảo này [Philippines] liên quan tới tự do ngoại thương bây

giờ đã trở thành chính sách ổn định, cho phép xuất khẩu lúa gạo một cách tự do cho

thuyền buôn nước ngoài. Điều này là rất thuận lợi cho thuyền buôn của chúng tôi đến

Quảng Đông” [57, tr.197].

58 Công ty Hoàng gia Philippines được thành lập năm 1785 với nỗ lực giữ độc quyền thương mại với Philippines

và thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường các thuộc địa của họ ở châu Mĩ. Tiền vốn ban đầu của công ty là 8 triệu

peso với 3.200 cổ phần, trong đó vua là cổ đông lớn nhất, ngoài ra còn có các công dân Manila, công dân và các

ngân hàng Tây Ban Nha tham gia hùn vốn. Công ty được trao những đặc quyền thương mại như được phép sử

dụng thuyền của chính phủ Tây Ban Nha, được hỗ trợ giá hàng hóa, được ưu tiên tất cả các cảng biển phương

Đông, được miễn thuế khi xuất hàng sang châu Âu. Trong thời gian đầu, công ty hoạt động thuận lợi và có lợi

nhuận nhưng cuối thế kỉ XVIII, công ty gặp phải hàng loạt các khó khăn. Để cứu vãn sự phá sản, năm 1803, vua

Charles IV đã tăng số vốn của công ty lên 12.500.000 pesos và mở rộng phạm vi hoạt động như cho phép tàu

thuyền của công ty được tiến hành buôn bán trực tiếp với Trung Quốc và ĐNA mà không cần phải qua cảng

Manila…Bất chấp những nỗ lực của Tây Ban Nha, công ty vẫn không thể phát triển, không mang lại lợi nhuận cho

các cổ đông. 59 Các công ty gồm có O’ Farrell, Steward, Dobell, Apthorp, Kierulf, Peele, Hubbell, Wise, Ker, McMicking

Russell & Sturgis, Paterso & Co [81, tr.242]

Page 110: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

98

Vào giữa thế kỷ XIX, có 3 phòng thương mại chính của Mĩ được thành lập ở

Manila là Pecle Hubbell and Company, Richard D.Tucker of Salem, Massachusetts

and Russell Sturgis. Những công ty này điều khiển hoạt động buôn bán của 37 tàu

buôn Mĩ, hàng hóa chủ yếu là đường, gai dầu, gỗ vang, giá trị khoảng 1.945.779 đô la

Mĩ vào năm 1852.

Bảng 3.1: Giá trị xuất nhập khẩu của các tàu buôn Mĩ với Philippines (1834 – 1854)

Năm Số lương

thuyền buôn

Giá trị hàng hóa

đến (đô la Mĩ)

Giá trị hàng hóa đi

(đô la Mĩ)

1834 42 639.787 448.915

1840 36 328.750 1.058.710

1844 57 415.513 1.132.466

1847 42 77.485 1.325.913

1851 47 366.515 1.871.515

1854 36 470.382 2.631.995

Nguồn: Cushner, Nicholas P., SJ (1971), Spain in the Philippines, Ateneo de Manila University,

Quezon, Philippines, tr.200

Mặc dù buôn bán Mĩ - Philippines tăng lên một cách đáng kể từ 1834 đến những

năm 1850 nhưng vẫn đứng thứ hai sau Anh. Điều này giữ nguyên cho đến hết thế kỷ

XIX. Khi Manila tuyên bố trở thành cảng tự do, những hãng buôn lớn của Liverpool,

London, Boston đã thành lập một đến hai đại lí đại diện ở Philippines. Lãnh sự Anh

đầu tiên đến quần đảo này vào năm 1844, đó là William Farren-một cố vấn thương mại

của chính phủ Anh. Vừa đặt chân đến Philippines, Farren quyết tâm “tôi sẽ loại bỏ

những cản trở đối với thương mại Anh và khuyến khích nguồn lực thương mại của

quần đảo, thúc đẩy quan hệ của chúng tôi với chính quyền ở đây với mục tiêu có lợi

cho nông nghiệp, cư dân cũng như thương nhân” [57, tr.198].

Từ 1841 đến 1846 có sự gia tăng nhanh chóng trong thương mại Anh với

Philippines. Sự gia tăng đột biến từ 1856 đến 1865. Bảng sau thể hiện tỷ trọng xuất

khẩu và nhập khẩu của Anh trong tổng giá trị xuất nhập khẩu Philippines (1837-1865)

Page 111: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

99

Bảng 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Anh trong tổng giá trị xuất nhập khẩu

Philippines (1837-1865)

Năm

Tổng giá trị xuất-nhập khẩu

của thương mại Philippines

(đô la Mĩ)

Tổng giá trị xuất khẩu và

nhập khẩu của Anh

(đô la Mĩ)

1837 4.589.697 Không có số liệu

1841 7.804.735 3.456.000

1856 16.092.570 10.042.099

1861-1865

(trung bình) 18.547.656 12.781.701

Nguồn: Cushner, Nicholas P., SJ (1971), Spain in the Philippines, Ateneo de Manila University,

Quezon, Philippines, tr.199

Trong khi Manila trở thành một thương cảng sôi động thì các cảng biển còn lại ở

Philippines vẫn đang đóng cửa. Những thương nhân ủng hộ chủ nghĩa tự do vẫn chưa

thõa mãn bởi vì họ gặp phải nhiều bất tiện khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ các

tỉnh cách xa trung tâm Manila. Những sản phẩm của các tỉnh Ilocano, miền Nam

Luzon và Visayas thậm chí là Mindanao, tất cả phải mang đến Manila rồi mới xuất

khẩu đi các nước. Rõ ràng hệ thống này rất tốn kém về tiền bạc và thời gian. Vì thế,

những thương nhân Anh đã yêu cầu chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines phải mở

các cảng biển khác. Ngày 29-9-1855, Tây Ban Nha ban hành sắc lệnh mở cửa các cảng

Sual (Pangasian), Iloilo và Zamboanga; một sắc lệnh Hoàng gia tiếp theo cũng được

ban hành ngày 30-7-1860, qui định Cebu không cần phải chuyên chở hàng hóa đến

Manila hay Iloilo để xuất khẩu; đồng thời tuyên bố mở cửa cảng Cebu một cách độc

lập. Cảng Legaspi và Tacloban mở cửa năm 1873. Và đi cùng với việc mở cửa các

cảng biển khác ở Philippines thì các công ty của người châu Âu, Mỹ cũng được thành

lập ở đó [46, tr.234].

3.2.3.2. Chính sách tự do đầu tư sản xuất và xuất-nhập khẩu

Chính sách này thể hiện qua 3 mặt hàng chủ yếu được sản xuất ở Philippines, đó

là mía đường, thuốc lá và gai dầu.

- Mía đường:Trước năm 1850, mía đường được trồng bởi những địa chủ nhỏ người

bản xứ và bị kiểm soát bởi các tỉnh trưởng và những đại lí đã ứng trước cho họ. Sau

năm 1855, toàn cảnh về sản xuất và xuất khẩu đường sáng sủa hơn bởi vì cảng Iloilo ở

Visayas được mở cửa đối với tàu thuyền nước ngoài. Năm 1859, hai thuyền Anh chở

584 tấn đường từ Negros đến Manila, năm 1860 là hơn 7.040 tấn.

Page 112: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

100

Lãnh sự Anh ở Iloilo, Nicholas Loney là nhân vật chủ chốt trong việc phát triển

sản xuất đường ở Negros và Panay. Ông đưa đến 13 máy sắt, tất cả đều sản xuất ở Anh.

Năm 1861, Loney viết: sự mở rộng công nghiệp sản xuất đường ở Negros và Panay là

do một vài nguyên nhân: giá cả tăng ở Manila, đưa máy móc vào sản xuất, sự gia tăng

qui mô lớn người trồng, từ 2 người châu Âu vào năm 1857 đến 13 người năm 1861. Sự

tăng lên giá trị đất đai với việc chính quyền sẵn sàng thiết lập các điền trang lớn và sự

gia tăng trong tiền lương cho công nhân từ 12,5 lên 18,75 cent/ngày. Sự mở rộng diện

tích trồng mía tiếp tục diễn ra và vào cuối thế kỷ, Negros là nguồn sản xuất đường

chính. Năm 1893, các điền trang của quần đảo xuất khẩu tổng cộng 2.242.231 pounds

đường [57, tr.201].

Lãnh sự Anh, William Palgrave, báo cáo vào năm 1877 rằng, ông được chính

quyền Tây Ban Nha cho phép xây dựng và kinh doanh 2 nhà máy tinh luyện đường ở

Manila (Yengari Manila Sugar quản lí bởi thương nhân Anh là R.Tooth). Chúng có sản

lượng 8000 tấn/năm và là mốc chưa từng thấy ở thuộc địa này.

Palgrave đã tổng kết về sự đổi thay trong nông nghiệp Philippines thế kỷ XIX khi

ông viết: “Sự thay đổi ở thuộc địa này hiện tại là chuyển từ đặc điểm cổ xưa và độc

quyền sang một sự hài hòa cân đối hơn với những ý tưởng châu Âu hiện đại, … và

sang sự mở rộng hoạt động kinh doanh và thương mại của người Anh một cách chắc

chắn...” [57, tr.202].

- Thuốc lá:

Độc quyền thuốc lá được xem là biện pháp cứu cánh cho chính quyền Tây Ban Nha

ở Philippines trong việc giảm phụ thuộc đối với tiền viện trợ từ Mexico. Thuốc lá được

trồng ở những vùng nhất định dưới sự giám sát của Nhà nước và bán cho chính phủ với

một giá cố định. Hai sắc lệnh năm 1780 và 1782 đã ban hành những quy định khắt khe

của chính phủ đối với nhân dân: (1) không được trồng bất cứ cây gì ngoài thuốc lá trong

vùng đã qui định; (2) qui định tổng sản lượng ít nhất và nhiều nhất trên một diện tích đã

định; (3) giá cả mua bán do chính phủ đặt ra; (4) có sự giám sát của Nhà nước; (5) phân

loại lá; (6) việc sản xuất xì gà do Nhà nước đảm nhận; (7) cấm tư nhân xuất nhập khẩu

thuốc lá và (8) trừng phạt nặng những người không tuân theo những qui định này [37,

tr.54] Theo cách này, Philippines trở thành nước sản xuất thuốc lá hàng đầu phương

Đông. Năm 1859, tổng lợi tức từ thuốc lá là 9.000.000 pesos.

Chính sách độc quyền thuốc lá của Tây Ban Nha bị chỉ trích dữ dội vào nửa sau thế

kỷ XIX. Hầu hết thương nhân nước ngoài đều đồng tình rằng việc hủy bỏ độc quyền

khắt khe của chính quyền sẽ tạo ra kết quả sản xuất lớn hơn. Từ năm 1877, quản đốc tài

Page 113: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

101

chính Philippines đã thay đổi chính sách thanh toán bằng giao kèo, người trồng được

trả tiền mặt để khích lệ sản xuất. Vào ngày 1-1-1883, sự độc quyền nhà nước đối với

thuốc lá bị hủy bỏ hoàn toàn dưới sức ép của những thương nhân nước ngoài và cả

thương nhân Tây Ban Nha ảnh hưởng tư tưởng tự do kinh tế. Họ tuyên bố rằng sự hủy

bỏ này sẽ đem đến sự mở rộng của ngành công nghiệp.

Cùng với sự hủy bỏ độc quyền, chính quyền để lại một vùng đất rộng lớn sử dụng

cho việc trồng thuốc lá trước đó. Những vùng đất này được bán và chính phủ cho phép

người nước ngoài mua chúng với điều kiện là (1) họ phải sống ở Philippines và phải

bán lại đất nếu họ rời đi, (2) cấm bán cho những công ty nước ngoài. Với những điều

kiện ràng buộc như vậy, người nước ngoài cũng không mạo hiểm đầu tư vì họ cho rằng

khó có thể thu hồi vốn ngay lập tức do sự khan hiếm về lực lượng lao động ở

Philippines. Chỉ duy nhất một công ty Tây Ban Nha nỗ lực để lấp khoảng trống này đó

là General de Tabacos de Filippinas thành lập năm 1881 đóng vai trò vừa là người

trồng, người thu mua, người sản xuất, người bán và người phân phối thuốc lá ở

Philippines. Sự độc quyền chuyển từ chính phủ sang tay tư nhân.

- Tơ chuối/Gai dầu60:

Gai dầu được xuất khẩu với số lượng lớn bởi thương nhân Mĩ, Anh. Trong việc thu

mua cây chuối abaca, người Mĩ đã thành công trong việc xây dựng nhà kho và ấn định

số lượng và mua trực tiếp từ người trồng thông qua những đại lí của họ. Gai dầu hoặc

tơ chuối tốt nhất đến từ Camarines, Leyte Samar và Cebu. Giữa thế kỷ XIX, xuất khẩu

tơ chuối của Mĩ vượt xa Anh và châu Âu.

Bảng 3.3: Khối lượng xuất khẩu tơ chuối từ Philippines đến Anh và Mĩ (1850-1890)

Năm Đến Anh (picul) Đến Mĩ (picul)

1850 16.164 100.309

1855 20.669 211.580

1865 79.316 303.044

1870 131.180 343.618

1875 262.974 236.654

1880 356.296 409.134

1890 683.986 262.438

Nguồn: Cushner, Nicholas P., SJ (1971), Spain in the Philippines, Ateneo de Manila University,

Quezon, Philippines, tr.205

60 Tơ chuối được làm từ cây chuối (abaca) là mặt hàng đặc trưng của người Philippines, được các nước phương

Tây biết đến với tên gọi “Manila hemp” (gai dầu Manila) hoặc “grass cloth” (vải cỏ). Xem thêm tại: Legarda,

Benito, Jr. (1999), After the Galleons, Ateneo de Manila University Press, tr. 294

Page 114: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

102

Việc sản xuất tơ chuối vẫn gia tăng hằng năm và từ 1870 đến 1880 nó đã tăng

gấp đôi. Mặc dù Anh bắt đầu nắm số lượng lớn hơn gai dầu vào cuối thế kỷ XIX,

nhưng Mĩ cũng nắm giữ buôn bán tơ chuối khá lớn. Nhiều tơ chuối được chở đến Mĩ

trên những thuyền buôn Anh. Lãnh sự Pierce ghi chép rằng, “toàn bộ kinh doanh cả

nhập khẩu và xuất khẩu là ở trong tay của người Mĩ”, điều này đúng trong cả thế kỷ,

sự thay đổi chỉ đến trong thập niên cuối cùng. Vào năm 1895, xuất khẩu tơ chuối của

Anh có tổng số 54.366.048kg so với 30.684.304 kg của Mỹ [57, tr.205].

Việc mở cửa thương mại đối với khắp các khu vực ở Philippines đã kích thích sự

phát triển kinh tế. Đến thế kỷ XIX, thương mại Philippines tăng lên nhanh chóng. Điều

này được khẳng định qua số liệu xuất – nhập khẩu dưới đây:

Bảng 3.4: Xuất-nhập khẩu của Philippines (1810-1894)

Năm Xuất khẩu (peso) Nhập khẩu (peso)

1810 4.795.000 5.329.000

1841 4.270.000 3.092.000

1851 4.172.000 4.019.968

1861 8.065.000 10.817.444

1870 28.000.000 23.500.000

1873 16.753.614 13.217.836

1880 23.450.685 25.486.461

1885 24.553.685 19.171.468

1890 25.167.362 19.325.674

1894 33.149.984 28.558.552

Nguồn: Alip, Eufronio.M (1964), Political and Culture History of the Philippines, 2 vol, Manila

Inc, Philippines, tr.92-93.

Từ bảng thống kê trên cho thấy, tổng số xuất nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ từ

sau năm 1870, do ảnh hưởng lớn từ việc mở kênh đào Suez năm 1869. Ngoại trừ,

con số suy giảm tương đối vào năm 1873 do những bất ổn chính trị ở Philippines

thì, sự gia tăng thương mại đáng ghi nhận nhất vào năm 1894 với tổng trị giá lên

đến trên 60.000 pesos.

3.2.3.3. Chính sách giảm thuế thương mại

Trước năm 1830, về cơ bản thuế nhập khẩu được quy định như sau: 15% đối

với tất cả hàng hóa từ Mexico (ngoại trừ mặt hàng rượu, chỉ trả 5%), 6% đối với tất

cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 3% đối với những hàng hóa nhập khẩu từ

Page 115: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

103

các nước khác, và thuế xuất khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc và những hàng hóa

châu Á tái xuất khẩu sang Mexico là 10%, và 3% đối với những sản phẩm xuất

khẩu khác [82, tr.193].

Sự ra đời của công ty Hoàng gia Philippines mang đến những thay đổi, những

hàng hóa của Tây Ban Nha và thuộc địa của Tây Ban Nha nhập khẩu cho những

thuyền của công ty, cũng như những hàng hóa Philippines xuất khẩu sang Tây Ban

Nha được miễn thuế hoàn toàn.

Để khuyến khích mở rộng thương mại, sắc lệnh Hoàng gia ngày 6-4-1828 quy

định thuế nhập khẩu hàng hóa vào Philippines như sau:

- Hàng hóa Tây Ban Nha trên thuyền Tây Ban Nha: 3%

- Hàng hóa Tây Ban Nha trên thuyền nước ngoài: 8%

- Hàng hóa nước ngoài trên thuyền Tây Ban Nha: 7%

- Hàng hóa nước ngoài trên thuyền nước ngoài: 14%

Đối với thuế xuất khẩu, sắc lệnh quy định:

- Hàng hóa từ Philippines đến Tây Ban Nha bằng thuyền quốc gia: 1%

- Đến các nước khác bằng thuyền quốc gia: 1.5%

- Đến Tây Ban Nha bằng thuyền nước ngoài: 2%

- Đến nước ngoài bằng thuyền nước ngoài: 3% [82, tr.195]

Chính sách thuế bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 1832 và áp dụng đến năm

1869, trải qua gần nửa thế kỷ khi Philippines bắt đầu bước vào nền kinh tế xuất khẩu.

Khi kênh đào Suez được mở ra, sự kết nối giữa Philippines và Tây Ban Nha được rút

ngắn, thương mại được thúc đẩy, Tây Ban Nha bắt đầu đưa ra cuộc cải cách về thuế.

Cuộc cải cách chủ yếu nhắm vào sự hủy bỏ đối với thuế xuất khẩu và giảm thuế đối với

những hàng hóa được chở bằng thuyền quốc gia.

Ngày 1-7- 1871, một sắc lệnh mới có hiệu lực được ban hành với mục tiêu thực

hiện chính sách “hoàn toàn tự do thương mại”. Những tư tưởng bảo hộ thương mại

không còn chiếm ưu thế. Chính quyền Manila được cho phép có quyền mở cửa các

cảng biển mới cho ngoại thương bên cạnh 5 cảng biển đã được Tây Ban Nha tuyên bố

mở cửa trước đó (Manila, Iloilo, Cebu, Zamboanga và Sual) [82, tr.201]

Những chính sách trên cho thấy Philippines đã thực sự mở cửa đối với thương mại

thế giới, những cản trở còn lại đối với thương nhân nước ngoài áp đặt bởi chính quyền

thuộc địa chỉ là sự áp đặt thuế năm 1871, 1883. Hàng hóa mang đến Manila dưới danh

nghĩa nước ngoài phải trả 14% thuế trong khi thuyền Tây Ban Nha chỉ trả 6%.

Page 116: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

104

3.2.3.4. Chính sách tự do đi lại, định cư và kinh doanh đối với người nước ngoài

Xuất phát từ những nỗ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Philippines, chính quyền

Tây Ban Nha đã thay đổi hoàn toàn chính sách nhập cư. Trong suốt thế kỷ XIX, không

có một đạo luật nào ban hành để hạn chế sự tràn vào của người nước ngoài. Chỉ duy

nhất lệnh của Hoàng gia ban hành vào ngày 14-11-1844 với ngụ ý phân biệt đối xử.

Một trong số những điều khoản quy định rằng: “Người nước ngoài không thể đi lại

quá 6 miles từ Manila trừ khi có hộ chiếu để làm điều đó” [57, tr.198]. Đối với những

người nước ngoài lệnh này đã gây ra khó khăn cho những thương nhân liên quan đến

xuất khẩu thuốc nhuộm và đường của Philippines. Sau khi Lãnh sự Anh William

Farren kiến nghị rằng rất khó để thực hiện quy định này vì ở Philippines lúc bấy giờ

không có một vật phổ biến dùng để biểu thị khoảng cách. Ngày 8-1-1845, Toàn quyền

Philippines khẳng định rằng không có mệnh lệnh nào được ban ra để thi hành lệnh của

Hoàng gia. Điều đó chứng tỏ thiện ý của chính quyền Tây Ban Nha đối với người nước

ngoài ở Philippines trong suốt thế kỷ XIX.

Chính sách này được xem là hệ quả tất yếu của công cuộc cải cách thương mại đế

chế Tây Ban Nha bắt đầu tiến hành từ năm 1765. Vào đầu thế kỷ XIX, phòng thương

mại và lãnh sự các nước phương Tây lần lượt thành lập ở Philippines. Ngoài xúc tiến

thương mại, các cơ quan này còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi kinh doanh cho những

người nước ngoài ở đây. Vì thế, vào nửa sau thế kỷ XIX, số lượng người châu Âu, Mỹ

đến Philippines ngày càng nhiều. Họ không chỉ là đại diện các lãnh sự quán, các phòng

thương mại mà còn có thương nhân, kỹ sư, bác sĩ đến đây tìm cơ hội kinh doanh. Giai

đoạn này người nước ngoài mới được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ trong kinh

doanh, sở hữu tài sản như những người Tây Ban Nha

Về quyền kinh doanh và sở hữu tài sản, Sắc lệnh năm 1829 quy định “người nước

ngoài được đến Manila cùng điều kiện như những thương nhân Tây Ban Nha” [54, tr.125].

Chớp lấy cơ hội này, người Anh và Mỹ đã thiết lập các công ty của họ ở Philippines (10

của Anh, 3 của Mỹ). Các công ty này hoàn toàn tự do trong mọi hoạt động.

“Họ có thể nhận và chuyển các lô hàng mà không gặp bất cứ sự cản trở nào

của chính phủ. Họ không phải chịu trách nhiệm nào đối với nhà nước, và không

phải trả bất cứ loại thuế nào. Họ có thể mở rộng hoặc dừng việc kinh doanh

của mình khi họ thấy phù hợp” [54, tr.126].

Một sự thay đổi rất đáng chú ý khác đó là sự cho phép người nước ngoài thành

lập doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở Philippines. Sự cho phép này được đánh giá

là khó đạt được hơn là việc tự do định cư. Nhiều người nước ngoài bắt đầu tham gia

Page 117: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

105

vào kinh tế nông nghiệp, thậm chí một số người mang máy móc từ châu Âu sang để

sản xuất. Trong số đó, thành công nhất phải kể đến một người Pháp tên là Paul Proust

de la Gironiere. Ông bắt đầu đến Philippines vào năm 1819 với vai trò là một bác sĩ

phẩu thuật trong quân đội thuộc địa. Ông kết hôn với phụ nữ Tây Ban Nha là Marquise

of Las Salinas, ông mua vùng đất rộng lớn được gọi là Jala-Jala, nằm về phía bờ Bắc

của hồ Bae, và đến đó sinh sống vào năm 1825. Ông đã cống hiến 13 năm tiếp theo để

trồng trọt (lúa, gỗ nhuộm, đường và cà phê) và chăn nuôi (trâu, ngựa). Mô hình trồng

cà phê của ông đã giành được giải thưởng của Hội kinh tế xã hội [54, tr.129].

Sản xuất phương tiện vận chuyển là một ngành công nghiệp quan trọng ở Manila.

Năm 1824, một nhà máy sản xuất phương tiện vận chuyển quy mô lớn được thành lập

bởi người Pháp. Toàn bộ máy móc và những phần cần thiết cho sản phẩm được nhập từ

châu Âu. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn ông đã chiếm lĩnh thị trường Manila từ

những công ty cũ, và thậm chí ông còn thu hút được nhu cầu của người nước nước

ngoài ở Batavia (Indonesia). Cuộc cách mạng trên lĩnh vực vận chuyển được hoàn

thiện hơn với sự thành lập một nhà máy của người Mỹ tên là Don Roberto Hood. Ông

là người đâu tiên xây dựng mô hình nhà máy sản xuất phương tiện vận chuyển kết hợp

và hình thức cho thuê chưa từng có trước đây.

Trên lĩnh vực công nghiệp chế biến, sản xuất đường được cải tiến từ khi áp dụng

công nghệ xây dựng nồi hơi của một nhà kỹ thuật người Pháp, được mang từ

Mauritius. Việc mở cửa cảng Iloilo đã thu hút sự chú ý của người nước ngoài đến định

cư và phát triển tài nguyên thiên nhiên của đảo Negros. Trước thời điểm này, chỉ có

duy nhất một người châu Âu, đó là Gaston, một bác sĩ người Pháp định cư ở Negros nỗ

lực hết mình sản xuất mía đường để vận chuyển đến Manila dành cho xuất khẩu. Số

lượng người châu Âu tham gia trồng trọt ở Tỉnh Negros tăng lên 2 người năm 1857 và

13 người (không kể 3 người Tây Ban Nha) vào cuối thế kỷ XIX [54, tr.163].

Đến năm 1859, chính sách của Tây Ban Nha chuyển từ việc bảo vệ quyền lợi của

các công ty trong nước sang việc thiết lập những quyền và nghĩa vụ tương tự cho

những công ty nước ngoài. “Tất cả người nước ngoài kinh doanh ở Philippines được

chịu chung luật thương mại với người Tây Ban Nha.” Đạo luật năm 1863 quy định

“người nước ngoài được phép thực hành bất cứ nghề nghiệp nào mà họ muốn, và có

quyền sở hữu và thừa kế đất đai ở Philippines”. Tiếp đó Đạo luật năm 1870 “mở rộng

quyền cho phép người nước ngoài sở hữu tất cả các loại phương tiện di chuyển, không

ngoại trừ cả việc sở hữu tàu” [104, tr.55].

Page 118: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

106

Từ cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, chính sách của Tây Ban Nha đối với người

Hoa chuyển từ giới hạn sang khuyến khích nhập cư. Nguyên nhân chính của chính sách

này bắt nguồn từ sự thay đổi chính sách kinh tế. Sau năm 1790, chính quyền Tây Ban

Nha bắt đầu khuyến khích các vụ mùa để xuất khẩu: đường, thuốc nhuộm và thuốc lá

thay vì tập trung vào thương mại trong suốt 200 năm trước. Vì thế, chính quyền Tây

Ban Nha cần một số nông dân và thợ mỏ Trung Quốc định cư ở tỉnh để tham gia vào

các hoạt động nông nghiệp. Chính quyền “cho phép người Trung Quốc bất kể tôn giáo

đều được định cư ở các Tỉnh nếu họ tham gia vào nông nghiệp” [104, tr.24]. Tuy

nhiên, những nỗ lực của Tây Ban Nha nhằm lôi kéo người Hoa vào các hoạt động nông

nghiệp như những giai đoạn trước đều kết thúc trong thất bại. Hầu hết người người Hoa

tiếp tục tham gia vào thương mại và các ngành công nghiệp vì họ đã có sự am hiểu về

lợi nhuận.

Sắc lệnh tiếp theo của Toàn quyền Philippines năm 1839, cho phép người Hoa

"hoàn toàn tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất" bất kể họ cư trú ở khu vực nào.

Cánh cửa đến các tỉnh giờ đây đã rộng mở. Giấy phép cư trú tại các Tỉnh hoặc thay đổi

nơi cư trú từ Tỉnh này sang Tỉnh khác, bây giờ người Hoa có thể nhận được bằng cách

nộp đơn cho Toàn quyền tại Manila hoặc các Tổng đốc ở địa phương.

Một sự hấp dẫn quan trọng hơn đối với người Hoa nhập cư là việc mở cửa các

cảng biển mới cho thương mại thế giới từ năm 1855 đến 1860 ở Philippines. Trước

thời điểm này, Manila là cảng ngoại thương duy nhất, thu hút tất cả hàng hóa xuất khẩu

các Tỉnh đồng thời đóng vai trò là nơi phân phối hàng nhập khẩu. Sự mở cửa của cảng

Sual ở Pangasinan và Zamboanga ở miền Tây Mindanao , Cebu và Iloilo, đã thay đổi

hoàn toàn các mô hình thương mại ở Philippines. Bây giờ đã có ba cảng thương mại

chính cho hoạt động ngoại thương chứ không chỉ duy nhất Manila như những thế kỷ

trước. Hơn nữa, nông nghiệp và công nghiệp ở các khu vực xung quanh Cebu và Iloilo

được khuyến khích bởi tiếp cận xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp, và có nhiều cơ hội

kinh tế mới của nhiều loại hình khác nhau.

Ngoài lý do kinh tế, sự thay đổi chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với

người Hoa ở Philippines trong giai đoạn này còn xuất phát từ bối cảnh quốc tế vào cuối

thế kỷ XIX. Vào đầu những năm 1820, chính quyền Tây Ban Nha nỗ lực để đạt được

một hiệp ước thương mại với Trung Quốc, với mong muốn cho phép nhiều đặc quyền

hơn cho thuyền buôn Tây Ban Nha ở Trung Quốc. Mặc dù mãi đến năm 1864, một

hiệp ước thương mại giữa Tây Ban Nha và Trung Quốc mới được ký. Trong suốt thời

Page 119: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

107

gian đấu tranh để đạt được hiệp ước thương mại, chính quyền Tây Ban Nha có sự đối

xử tốt hơn với thuyền buôn và người Hoa ở Philippines. Vì vậy, có thể khẳng định rằng

chính sách của Tây Ban Nha đối với người Hoa ở Philippines trở nên tự do hơn trước

không chỉ để phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế thuộc địa mà còn khuyến khích

thương mại Tây Ban Nha với Trung Quốc.

Về phía chính quyền Trung Quốc, quan điểm vấn đề người Hoa ở hải ngoại từ

thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX có những thay đổi căn bản. Theo quan điểm truyền thống,

những người Hoa rời bỏ quê hương và tổ tiên của họ là không đáng nhận được sự bảo

vệ. Điều này thể hiện rõ trong bức thư của Tổng trấn Phúc Kiến trả lời cho chính quyền

Tây Ban Nha về cuộc thảm sát người Hoa ở Manila năm 1603 “người Hoa ở hải ngoại,

như những người đào ngũ, không đáng được bảo vệ” [103, tr.221]. Vị Tổng trấn này đã

thể hiện sự thiếu thiện cảm đối với những người đã từ bỏ tổ tiên của họ để ra bên ngoài

tìm kiếm cơ hội mới. Hơn nữa, những người di cư ra nước ngoài có thể bao gồm cả

những người bất đồng chính kiến với chính quyền Trung Quốc và là người đáng sợ. Vì

thế, theo quan điểm truyền thống, việc thu hút thương nhân nước ngoài vào Trung

Quốc dưới sự bảo trợ của hệ thống triều cống hơn là tạo điều kiện cho người Hoa tiến

hành thương mại với các nước bên ngoài.

Tình trạng này bắt đầu có sự thay đổi vào những năm 1860. Đầu tiên là việc

Trung Quốc ký hiệp ước hòa bình với Anh vào năm 1860, trong đó thừa nhận quyền

của người Hoa được đến những thuộc địa của Anh bằng việc sử dụng thuyền Anh. Sáu

năm sau, trong hiệp ước Burlingame với Hoa Kỳ, Trung Quốc công nhận những quyền

tương tự của những công dân rời bỏ đất nước. Trong vòng 10 năm sau thời điểm này

người Hoa đã bắt đầu thiết lập lãnh sự ở nước ngoài với mục đích bảo vệ cuộc sống và

tài sản cho người Hoa ở hải ngoại.

Trong trường hợp của Philippines, sự quan tâm của chính quyền địa phương ở

Phúc Kiến và Quảng Đông đã trở thành một mối quan tâm chính sách quốc gia trong

những năm 1860 trở về sau. Năm 1864, Trung Quốc ký hiệp ước tương tự với Tây Ban

Nha, trong đó đặc biệt đề cập đến người Hoa ở Philippines. Theo điều 47: “thuyền

buôn người Hoa, không giới hạn số lượng, sẽ được buôn bán tự do ở Philippines, sẽ

được đối xử như những quốc gia khác. Nếu Tây Ban Nha thừa nhận bất cứ sự thuận lợi

nào cho các thương nhân các quốc gia khác, thương nhân người Hoa sẽ được hưởng

những quyền lợi tương tự” [104, tr.213].

Page 120: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

108

Trong giai đoạn sau năm 1850, tự do nhập cư, di chuyển giữa các khu vực địa lý và

các cơ hội kinh tế đã dẫn đến việc số lượng người Hoa gia từ khoảng 6000 năm 1847

lên 90,000 vào những năm 1880 và đạt 100.000 người vào năm 1896.

Biểu đồ 3.1: Sự gia tăng số lượng người Hoa ở Philipines (XVI-XIX)

Nguồn: Tác giả xây dựng theo số liệu của Sonia.M.Zaide (1999), The Philippines – A unique

nation, tr.16 Và Wickberg, Edgar (2000), Chinese in Philippine life, 1850-1898, Ateneo de Manila

University Press, tr.213

Về phân bố địa lý, vào năm 1849, 92% người Hoa ở khu vực Manila. Đến năm

1873 con số này đã giảm xuống còn khoảng 50%; Năm 1886 đứng ở mức 77%. Hồ sơ

thuế chính thức năm 1891 chỉ ra rằng chỉ có 61% số dân Hoa kiều sinh sống ở khu vực

Manila. Số liệu điều tra dân số năm 1894 cho thấy chỉ có 48% ở Manila. Mặc dù

Manila vẫn là trung tâm đi và đến, nhưng những con số này chứng tỏ rằng người Hoa

bắt đầu có xu hướng định cư ở các Tỉnh ngoài thủ đô.

Sự mở rộng về địa lý này đi kèm với những thay đổi trong bản chất của các hoạt

động kinh tế của người Hoa. Hoạt động mới quan trọng nhất là đại lí thương mại, hoặc

trung gian. Trong vai trò này, người Hoa thu mua các sản phẩm để xuất khẩu, bán lại

cho người châu Âu, để vận chuyển đến các thị trường thế giới trên các thuyền buôn

châu Âu. Họ cũng đóng vai trò người mua sĩ hàng hoá nhập khẩu, phân phối chúng tại

các Tỉnh. Ngoài ra, một số người Hoa còn trở thành những nhà chế biến sản phẩm

Philippines.

* Tiểu kết chương 3

Chính sách “đóng cửa” chiếm ưu thế ở Philippines gần hai thế kỷ là sự phản ánh

của CNTT trọng kim Tây Ban Nha. Bước sang thế kỉ XVIII, sự vươn lên mạnh mẽ của

các nước Hà Lan, Anh, Pháp đã đe dọa đến sức mạnh trên biển và thế độc quyền

150

10000.0

30000.0

10000.0

30000.0

10000.0

6000.0

40000.0

5000.0

2000.0

67000.0

100000.0

.0

20000.0

40000.0

60000.0

80000.0

100000.0

120000.0

1571 1588 1603 1604 1639 1640 1662 1748 1755 1767 1886 1896

Ng

ườ

i

Năm

Page 121: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

109

thương mại của Tây Ban Nha. Thêm vào đó, sự ra đời của những học thuyết kinh tế

mới mà điển hình là Laisser faire (tự do/không cản trở) đã tác động đến nhận thức của

các nhà hoạch định chính sách của Tây Ban Nha. Những tư tưởng kinh tế-chính trị mới

đã được các nhà cải cách Tây Ban Nha tiếp thu và truyền đạt đến các thuộc địa xa xôi.

Tuy nhiên, như một quy luật, sự đấu tranh giữa tư tưởng truyền thống vốn đã ăn sâu

trong suy nghĩ của một bộ phận qua nhiều thế kỷ với những tư tưởng mới nảy nở

thường diễn ra âm thầm nhưng gay gắt. Sự đấu tranh đó thể hiện rất rõ trong giai đoạn

“chuyển tiếp” của thời kì thống trị của Tây Ban Nha ở Philippines từ năm 1764 đến

năm 1789.

Từ năm 1789, xuất phát từ sự suy giảm của thương mại truyền thống Manila

Galleon và nỗ lực gắn kết thương mại với các nước châu Á, chính quyền Tây Ban Nha

đã chuyển từ chính sách “đóng cửa” đã tồn tại lâu dài sang chính sách “mở cửa hạn

chế”. Và khi những cố gắng cuối cùng để giữ độc quyền thương mại thất bại với sụp

đổ của Công ty Hoàng gia Philippines, Tây Ban Nha tiếp tục thực thi chính sách “mở

cửa hoàn toàn” thuộc địa Philippines vào năm 1834. Đây là một sự chuyển biến có ý

nghĩa quan trọng vì nó phản ánh được quy luật vận động của xu thế lịch sử đương thời

theo khuynh hướng “laissez-faire” và đáp ứng được nhu cầu phát triển về kinh tế -

chính trị của Tây Ban Nha và cả thuộc địa Philippines.

Chính sách mở cửa đã đưa đến sự tiến bộ rõ rệt trong nền kinh tế Philippines trong

thế kỉ XIX trên cả ba lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, xuất khẩu tăng

lên và những sản phẩm nội địa đã dần thay thế hàng hóa nhập khẩu từ các nước

phương Đông khác. Từ năm 1870, Philippines đã có quan hệ thương mại với châu Âu,

châu Mĩ và các nước châu Á. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển

này chính là sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với người

nước ngoài ở Philippines. Quyền tự do đi lại, định cư, kinh doanh và sở hữu tài sản đã

khuyến khích việc thu hút nguồn lực từ nước ngoài. Đồng thời, việc áp dụng những

yếu tố tiến bộ của thời đại đã mở toang cánh cửa cho nền kinh tế Philippines hội nhập

vào dòng chảy thương mại thế giới.

Page 122: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

110

CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES

4.1. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là kết quả của tác động nội tại với bối

cảnh quốc tế, khu vực

Trong khoảng ba thập kỷ đầu của quá trình xâm chiếm và thống trị, để khai thác tối

đa ưu thế về vị trí địa lý, chính quyền Tây Ban Nha đã cố gắng thiết lập quan hệ giữa

Philippines với các thuộc địa của họ châu Mĩ cũng như với một số nước trong khu vực

nhằm biến Manila trở thành một thương cảng thịnh vượng ở khu vực Đông Bắc Á. Tuy

nhiên, từ năm 1593, Tây Ban Nha lại thực thi chính sách “đóng cửa” kéo dài hơn hai

thế kỷ. Sau sự kiện Anh chiếm Manila, Tây Ban Nha lại đi từ “nới lỏng đóng cửa” đến

“mở cửa” thuộc địa Philippines. Điều này chứng tỏ rằng, chính sách “đóng cửa” hay

“mở cửa” Philippines không phải chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của chính quyền

Tây Ban Nha mà là kết quả của những tác động đan xen phức tạp của nhân tố nội tại

với bối cảnh quốc tế, khu vực, trong đó nổi bật lên ba nhân tố chính:

Thứ nhất: Ảnh hưởng của học thuyết kinh tế- chính trị ở châu Âu từ thế kỷ XVI đến

thế kỷ XIX

Qua nghiên cứu quan hệ đối ngoại Philippines thời kỳ Tây Ban Nha, chúng tôi thấy

rằng chính tư tưởng của CNTT (XVI- nửa đầu XVIII) và chủ nghĩa tự do từ nửa sau

thế kỷ XVIII là những nhân tố tác động sâu sắc nhất đến chính sách “đóng cửa” và

“mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế

kỉ XIX.

Như đã trình bày trong chương 3, CNTT Tây Ban Nha mang đặc điểm của

thời kì đầu đó là “trọng thương trọng kim”. Niềm hy vọng khai thác các kho vàng

chính là động cơ thúc đẩy những việc làm của người Tây Ban Nha ở Tân thế giới.

Cortez, người chinh phục Mexico đã thú nhận “Chúng tôi, người Tây Ban Nha, chúng

tôi đau tim mà vàng là thuốc chữa duy nhất”, Christophe Colomb nhận xét “Vàng, - là

vật quí nhất trên đời, thậm chí nó có thể gửi các linh hồn lên thiên đường”. Theo

những tài liệu chính thức, trong khoảng thời gian từ 1521 đến 1660, có khoảng 18.000

tấn bạc và 200 tấn vàng được chuyển về Tây Ban Nha từ châu Mĩ. Việc sản xuất mía

đường, rượu rum và mật, việc buôn bán nô lệ da đen, sự cướp bóc và khai thác các kim

loại quí ở châu Mĩ trong suốt thể kỉ XVI là nguồn của cải quan trọng đối với Tây Ban

Nha. Nhờ vậy mà nhà vua trả được những khoản vay nước ngoài khổng lồ và tài trợ

cho các cuộc chiến tranh. Những nhà quí tộc và thương nhân đang giàu lên dùng vàng

Page 123: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

111

bạc mua hàng hóa của thương nhân Italia, Pháp, Hà Lan và Anh. Để ngăn cản vàng và

bạc ra khỏi vương quốc, từ đầu thế kỷ XVI, nhà vua Tây Ban Nha cấm xuất khẩu vàng

và bạc, ai vi phạm sẽ bị tử hình [2, tr.44-45].

CNTT trọng kim điển hình nhất được Tây Ban Nha áp dụng tại các thuộc địa của

họ ở châu Mĩ. Trong quá trình chinh phục và thống trị, Tây Ban Nha ban hành những

chính sách và biện pháp với mục đích việc sản xuất ở các thuộc địa phải cung cấp số

lượng vàng, bạc và đá quý, vật liệu thô cho công nghiệp ở Tây Ban Nha. Điều này là sự

đảm bảo đảm rằng thuộc địa của họ sẽ cung cấp cho kinh tế chính quốc nhiều hơn là

cạnh tranh với nó. Những thuộc địa được tổ chức để cung cấp những gì Tây Ban Nha

không thể sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp từ Tây

Ban Nha. Người nước ngoài bị loại trừ một cách chính thức ra khỏi thương mại trực

tiếp với Tây Ấn; thay vào đó họ phải thỏa thuận thông qua cảng Seville trong thế kỷ

XVI, XVII, và qua cảng Cadiz trong thế kỷ XVIII [98, tr.76].

Hệ thống thương mại đế chế được nuôi dưỡng bởi việc sản xuất ở Tây Ấn, tổ

chức dựa trên những mô hình truyền thống để phù hợp những nhu cầu của thương mại

thế giới, và đặc biệt không cạnh tranh với hàng hóa chính quốc. Những vật nuôi được

đưa từ châu Âu như bò, ngựa, heo sinh sôi một cách dễ dàng ở Tân Thế giới. Vì thế, da

sống và mỡ động vật sớm trở thành những thứ xuất khẩu chính cho thương mại xuyên

Đại Tây Dương. Những thứ xuất khẩu khác là đường và thuốc nhuộm , phẩm son61,

những loại gỗ đẹp dùng cho việc xây dựng, và một vùng rộng lớn những loại cây

hương liệu, thuốc, cả của người bản xứ và được mang đến đó dành cho sản xuất để

xuất khẩu [98, tr.79]. Giá trị nhất cũng như nổi tiếng nhất trong số hàng hóa xuất khẩu

của Tây Ấn không phải là hàng hóa mậu dịch mà lại là vàng, bạc, ngọc trai và những

loại đá quí tạo thành “tài sản” của đế chế Tây Ban Nha.

Bảng 4.1: Số lượng bạc xuất khẩu từ Tây Ấn đến Tây Ban Nha

Thời gian Số kg bạc mỗi năm

1540s 18.000

1560s 94.000

1570s 112.000

1590s 271.000

Nguồn: Tracy, James.D (1990), The Rise of Merchant Empires: Long – Distance trade in the early

Modern World 1350-1750, Cambridge University Press, tr.83.

61 thuốc nhuộm đỏ từ loại côn trùng nhỏ

Page 124: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

112

Khoảng 20-30% lượng bạc nén đã đăng kí xuyên Đại Tây Dương thuộc về vua

Tây Ban Nha. Nó đến chủ yếu từ việc thu thuế gọi là “the royal fifth” đối với cả vàng

và bạc. Cuối thế kỉ XVI, nguồn thu thuế này tạo ta khoảng 60% của lợi nhuận hoàng

gia từ 1555 đến 1600.

Trọng thương ở Philippines không theo mẫu hình như ở các thuộc địa châu Mĩ

bởi vì ở đây không có những kim loại quí để đổ vào ngân khố của nhà vua, cũng không

có những loại hương liệu được ưa chuộng ở châu Âu mà qua đó nhà vua có thể thu lợi.

Tiềm năng duy nhất ở quần đảo này chính là thiết lập quan hệ thương mại với thị

trường rộng lớn Trung Quốc. Vì thế, từ năm 1571 tuyến thương mại Manila Galleon ra

đời, kết nối hai đầu mối, hai thuộc địa của Tây Ban Nha đó là Manila và Mexico. Tuy

nhiên, về bản chất Philippines chỉ đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa giữa hai

thị trường Đông Á (chủ yếu là Trung Quốc) và Tân Tây Ban Nha (chủ yếu là Mexico,

Peru). Theo nhiều nhà nghiên cứu mô hình này được xem là “dị bản” của CNTT

truyền thống (A Mercantile Anomaly) bởi vì Philippines không phải là nơi cung cấp

nguồn tài nguyên cho chính quốc và chính quốc thậm chí không liên quan trực tiếp đến

buôn bán cho đến khi thành lập công ty Hoàng gia Philippines năm 1785.

Các nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng sự ra đời và phát triển thịnh vượng của

tuyến thương mại Manila Galleon trong thế kỷ XVI, nói một cách “mỉa mai” lại tạo ra

sự cạnh tranh cho công nghiệp và thương mại Tây Ban Nha. Rõ ràng đây là hiện tượng

đi ngược hoàn toàn với cách tiếp cận trọng thương phổ biến. Từ cuối thế kỷ XVI, khi

Tây Ban Nha áp đặt chính sách hạn chế thương mại ở thuộc địa Philippines thì những

quan điểm của CNTT trọng kim đã được hiện thực hóa ở quần đảo này. Đó là hạn chế

thương mại Manila Galleon để bảo vệ công nghiệp mẫu quốc khỏi sự cạnh tranh với

hàng hóa phương Đông, đó là tìm mọi cách để ngăn dòng chảy bạc từ châu Mĩ sang

Đông Á, đó là chính sách lãng quên công nghiệp thuộc địa để biến thuộc địa thành thị

trường tiêu thụ của Tây Ban Nha.

Đầu thế kỷ XVIII, đường lối trọng thương của Tây Ban Nha chuyển sang giai

đoạn thứ hai, chuyển từ “trọng thương trọng kim” sang “chủ nghĩa thặng dư thương

mại”. Tư tưởng trong học thuyết của Uztariz đã trở thành nền tảng cho những chính

sách kinh tế của Tây Ban Nha trong vòng một thế kỷ. Trong suốt thế kỷ XVIII, và đặc

biệt dưới vương triều Charles III (1759-1788), chịu ảnh hưởng của tư tưởng “thặng dư

thương mại”, vương triều Bourbon Tây Ban Nha đã áp dụng những chính sách để khôi

phục lại sức mạnh kinh tế của Tây Ban Nha và thuộc địa. Một phần không thể thiếu

của những chính sách này đó là tăng cường sự kết nối giữa mẫu quốc và kinh tế thuộc

địa và giữa các thuộc địa với nhau bằng mở rộng thương mại.

Page 125: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

113

Từ đầu thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha bắt đầu áp dụng những cuộc thử nghiệm đầu

tiên với những công ty buôn bán độc quyền của nhà nước bằng việc ban đặc quyền cho

một vài công ty trong thương mại Tây Ấn. Công ty Hoàng gia Caracas của Guipuzcoan

được thành lập năm 1728 phụ trách thương mại giữa tỉnh Basque của Guipuzcoa với

Venezuela. Với sự độc quyền kéo dài đến tận 1780, công ty phát triển thịnh vượng, lợi

nhuận từ việc bùng nổ cacao trong những thập kỉ giữa thế kỉ XVIII và đã lấy lại thương

mại với Venezuela từ tay người Hà Lan. Theo sau đó là công ty Hoàng gia Havana

thành lập vào năm 1740, định hướng để phát triển nông nghiệp và thương mại ở Cuba,

Công ty Hoàng gia San Fernando của Seville thành lập vào năm 1747 phụ trách một

phần thương mại Nam Mĩ, và công ty Hoàng gia của Barcelona thành lập vào năm

1765 buôn bán với quần đảo Santo Domingo, Puerto Rico và Margarita [98, tr.97].

Sau những thử nghiệm này, những người làm chính sách của Tây Ban Nha thậm

chí đã kết luận rằng việc nới lỏng sự hạn chế sẽ là cách hiệu quả nhất để khuyến khích

thương mại với thuộc địa. Vì thế, Chính phủ Tây Ban Nha tiếp tục thực hiện sự nhượng

bộ đối với những cảng khác nhau cho những công ty chính thức. Trong suốt cuộc chiến

tranh Bảy năm (1756-1763) chính phủ mở cửa thương mại với những đảo Caribbe đối

với 9 cảng khác nhau ở Tây Ban Nha, và vào năm 1778 cho phép một vài tàu buôn

nước ngoài đến châu Mĩ buôn bán. Sau khi Công ty Caracas mất đi độc quyền vào năm

1780, những sự hạn chế ít ỏi cuối cùng đối với tự do thương mại được dỡ bỏ năm 1789.

Đây là mốc đánh dấu sự thắng lợi và trưởng thành của những thương nhân và sự phát

triển kinh tế của các thuộc địa châu Mĩ, đồng thời đánh dấu sự suy yếu của chính phủ

trong việc việc duy trì đặc quyền về độc quyền.

Những chính sách kinh tế tương tự cũng được áp dụng đối với thương mại ở

thuộc địa Philippines trong thế kỷ XVIII. Trước hết, sau đúng 200 năm (1565-1765),

lần đầu tiên Tây Ban Nha thiết lập tuyến thương mại trực tiếp với thuộc địa Philippines

giữa Manila và Cadiz. Sau đó, Công ty Hoàng gia Philippines thành lập năm 1785

nhằm khuyến khích thương mại trực tiếp giữa Tây Ban Nha và châu Á. Từ năm 1789,

Philippines bắt đầu được mở cửa đối với thương mại thế giới một cách hạn chế và từ

năm 1834, khi công ty Hoàng gia Philippines giải thể thì xu thế mở cửa hội nhập của

thuộc địa Philippines ngày càng trở nên sâu rộng hơn.

Chúng ta có thể khái quát ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế-chính trị đối với chính

sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines qua mô hình:

Page 126: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

114

sau:

Thứ hai: Địa vị kinh tế, chính trị của Tây Ban Nha trong trật tự quốc tế

Thiết lập và duy trì chính sách “đóng cửa”, tránh sự cạnh tranh của các thế lực

bên ngoài là tham vọng của các vương triều Tây Ban Nha. Nhưng điều đó có thực

hiện được không, ở mức độ nào còn tùy thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế-chính

trị Tây Ban Nha, đồng thời cũng do tương quan lực lượng với các nước châu Âu

khác chi phối.

Trên thực tế, Tây Ban Nha đã thực hiện chính sách “đóng cửa” Philippines gần hai

thế kỷ (1593-1762). Thời kỳ này, mặc dù Tây Ban Nha đã qua “thời kỳ hoàng kim”

nhưng trên bình diện quốc tế vẫn là thế lực chính trị lớn ở Tây Âu và là đế chế nắm giữ

vị trí “siêu cường” về diện tích lãnh thổ. Mốc đánh dấu thời kỳ kết thúc bá quyền của

Tây Ban Nha chính là giữa thế kỷ XVII. Theo Hòa ước Wesphalia (1648), sau khi kết

thúc chiến tranh Ba mươi năm, Tây Ban Nha buộc phải thừa nhận sự độc lập của các

tỉnh Bắc Netherlands, đứng đầu là Hà Lan. Đồng thời, bằng một cuộc khởi nghĩa lớn,

nước Bồ Đào Nha đã tách khỏi Tây Ban Nha (1640), và theo Hòa ước Pirene năm

1659, Tây Ban Nha mất đảo Jamaica do Anh chiếm và phải nhượng cho Pháp các xứ

Ruxiong, Actra, Lucxembua và một số thanh của Flandro. Với Hòa ước Akhen năm

1668 Tây Ban Nha nhượng cho Pháp một số thành thị của Flandre như Lilo, Tuocne,...

theo Hòa ước Nimvecnghen (1679) thì nhượng Franso – Congte cho Pháp.

Sau khi Carlos II chết, triều đại Habsburg Tây Ban Nha đã chấm dứt, thì đã nảy

sinh cả một vấn đề lớn, đó là thừa kế vùng đất của Tây Ban Nha. Cho nên vào năm

1700 cuộc chiến tranh toàn châu Âu giành quyền thừa kế vùng đất Tây Ban Nha đã bắt

đầu và kéo dài đến 13 năm; cuộc chiến tranh này đã dẫn tới sự phân chia đất sở hữu

bên ngoài cũng như bên trong của Tây Ban Nha. Theo Hòa ước Utrecht (1713) và Hiệp

ước Rastatt năm 1714, ngôi vua Tây Ban Nha được chuyển cho hoàng tử Pháp (cháu

của Lui XIV) là Philip V.

Với các hòa ước trên Tây Ban Nha đã mất hẳn đất quyền sở hữu bên ngoài của

mình ở châu Âu (ở Italia và Hà Lan). Không chỉ mất các vùng đất thuộc quyền sở hữu

bên ngoài, Tây Ban Nha còn mất lãnh thổ của mình và theo hòa ước Utrecht, nước Anh

chiếm Gibranta. Từ thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha bị hạ hẳn xuống địa vị “cường quốc”

thứ yếu ở Tây Âu. Một nghịch lý đó là Tây Ban Nha “đóng cửa” Philippines khi họ

CNTT “trọng kim”

Cuối XVI

Thời kỳ “Đóng cửa”

CNTT “thặng dư thương mại”

Giữa XVIII

Thời kỳ “chuyển tiếp”

Chủ nghĩa “tự do

thương mại”

Cuối XVIII-cuối XIX

Thời kỳ “mở cửa”

Page 127: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

115

còn là đế chế lớn trong trật tự quốc tế, ngược lại, chính sách “mở cửa” Philippines

không phải là sự phản ánh sự lớn mạnh mà là hệ quả của sự suy yếu về địa vị chính trị

của Tây Ban Nha vào thế kỷ XVIII, XIX.

Thứ ba: Quan hệ giữa chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines với một số nước

trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản

Đây là nhân tố tác động một cách trực tiếp đến vấn đề di trú của người Hoa và

người Nhật ở thuộc địa Philippines. Qua nghiên cứu hai giai đoạn “đóng cửa” và “mở

cửa” chúng ta thấy nếu giai đoạn từ 1603 đến 1765 chính quyền Tây Ban Nha đã

nhiều lần ban hành lệnh trục xuất hoặc tiến hành những cuộc thảm sát đối với người

Hoa hoặc người Nhật ở Philippines thì sau năm 1766, không có bất cứ một lệnh trục

xuất hoặc hành động thảm sát nào được thực hiện. Ngoài những lý do liên quan đến

hoạt động kinh tế, sự thay đổi chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với

người Hoa và người Nhật ở Philippines còn xuất phát từ bối cảnh quốc tế thế kỷ

XIX. Trước hết, vào đầu những năm 1820, chính quyền Tây Ban Nha nỗ lực để đạt

được một hiệp ước thương mại với Trung Quốc, với mong muốn triều đình nhà

Thanh ban nhiều đặc quyền hơn cho thuyền buôn Tây Ban Nha ở Trung Quốc. Mặc

dù mãi đến năm 1864, một hiệp ước thương mại giữa Tây Ban Nha và Trung Quốc

mới được ký. Trong suốt thời gian đấu tranh để đạt được hiệp ước thương mại,

chính quyền Tây Ban Nha có sự đối xử tốt hơn với thuyền buôn và người Hoa ở

Philippines.

Đối với người Nhật, lý do của sự trục xuất vào những thời điểm khác nhau trong

thế kỷ XVI, XVII không xuất phát từ vấn đề số lượng (số lượng người Nhật chỉ

bằng 1/10 so với người Hoa tính vào thời điểm đông nhất năm 1620) mà từ những

diễn biến về chính trị, ngoại giao giữa hai chính quyền. Sau thời kỳ gián đoạn hơn

hai thế kỷ do chính sách đóng cửa của Nhật Bản, từ nửa sau thế kỷ XIX, quan hệ

giữa hai chính quyền được phục hồi. Cùng với các nước phương Tây khác, Tây Ban

Nha nỗ lực để ký được hiệp ước thương mại với Nhật Bản. Trong quá trình đó,

chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines đã khuyến khích người Nhật nhập cư và tạo

điều kiện để phát triển kinh tế. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chính sách của Tây

Ban Nha đối với người Hoa và người Nhật ở Philippines trở nên tự do hơn trước

không chỉ để phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế thuộc địa mà còn khuyến

khích thương mại Tây Ban Nha với Trung Quốc và Nhật Bản.

Page 128: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

116

4.2. Tây Ban Nha đã chú trọng mục tiêu chính trị, tôn giáo hơn lơi ích kinh tế

trong quá trình thực thi chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở Philippines

Trong hệ thống thuộc địa của đế chế Tây Ban Nha, Philippines là tiền đồn quan

trọng có tính chiến lược ở châu Á. Khi xâm chiếm Philippines, Tây Ban Nha có ba

mục tiêu rõ ràng: giành phần buôn bán hương liệu, liên hệ với Trung Quốc và Nhật

Bản để mở đường cho việc cải đạo và làm cho nhân dân Philippines theo Công giáo

[6, tr.391].

Mục tiêu đầu tiên của Tây Ban Nha nhanh chóng thất bại vì quyền kiểm soát việc

buôn bán hương liệu giữa châu Á và châu Âu thuộc về Bồ Đào Nha trong suốt thế kỷ

XVI. Kể cả trong thời gian 60 năm (1580-1640) thống nhất ngôi vua giữa hai vương

triều, Tây Ban Nha vẫn không thể chen chân vào buôn bán hương liệu ở Moluccas do

vấp phải sự cạnh tranh từ người Hà Lan.

Nguồn lợi kinh tế ở thuộc địa Philippines cũng chưa thật rõ ràng: nông nghiệp còn

lạc hậu; Philippines không thể sản xuất ra nguồn đinh hương và nhục đậu khấu để cung

cấp cho thị trường châu Âu như quần đảo hương liệu Moluccas; Việc khai thác vỏ cây

quế ở một số vùng của Mindanao gặp phải sự cản trở rất lớn từ các thế lực Hồi giáo;

Philippines cũng không sở hữu những mỏ vàng, bạc có giá trị như Mexico hay Peru.

Nhiều ý kiến phản đối việc tiếp tục chiếm đóng Philippines được đưa ra. Tuy vậy, bất

chấp những cản trở của Hội đồng thuộc địa về sự nghèo nàn của Philippines, vua Tây

Ban Nha vẫn quyết tâm tiếp tục chiếm đóng quần đảo này. Bởi vì ngoài hương liệu,

còn có hai khía cạnh mà người Tây Ban Nha rất quan tâm. Thứ nhất, Philippines có vị

trí chiến lược để Tây Ban Nha bành trướng thế lực ở phương Đông. Thứ hai, là vùng

đất tiềm năng để thực hiện công cuộc truyền bá đạo Thiên chúa. Điều này có thể thấy

rõ trong những thư từ trao đổi giữa những quan chức Tây Ban Nha với nhà vua. Sau 7

năm chinh phục Philippines (1565-1572), Legazpi đã nhận định một cách khái quát về

hiện trạng của quần đảo này:

“Dân số của quần đảo này tập trung khá đông ở vùng duyên hải và dọc bờ sông.

Đất đai dồi dào nhưng lương thực thiếu hụt do đất đai không được canh tác… Nói

tóm lại, đó là nơi tốt để phát triển nếu Bệ Hạ muốn tiến về phương Đông. Chúng ta

[Tây Ban Nha ở Philippines] rất gần với Nhật Bản, Trung Quốc, Moluccas và

Borneo. Những hải cảng là rất tốt, có nhiều gỗ và nguyên liệu để khai thác. Nông

dân dễ cải đạo. Họ không phải là tín đồ Hồi giáo, không có đền thờ hoặc thần

thánh, chỉ có một chút mê tín” [57, tr.73].

Dưới góc độ tôn giáo, phó vương Marques de Villamanrique gửi bản tấu trình của

lên vua Tây Ban Nha năm 1586:

Page 129: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

117

“thời gian sẽ cho thấy ở đây sẽ mang lại lợi ích cho hoàng thượng và là công cụ

cho bất cứ điều gì hoàng thượng muốn có ở dân tộc này… Duy trì và chấp nhận chi

phí cho quần đảo này rồi sẽ mang đến cho hoàng thượng những điều quan

trọng…Chúng thần tin chắc rằng nếu hoàng thượng từ bỏ Philippines thì những

người Trung Quốc sẽ rời bỏ đức tin Thiên chúa mà quay trở về với các dị giáo và

hủ tục trước đây, đồng thời đóng chặt cánh cửa mà hiện tại họ đang mở để đón

nhận nguồn lợi từ Manila” [45, vol VI, tr.286].

Vì vậy, có thể khẳng định, ngay từ khi bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa,

Tây Ban Nha đã đặt mục tiêu truyền giáo (God) và danh tiếng (Glory) lên hàng đầu.

Tây Ban Nha thực hiện sứ mệnh truyền giáo một cách có hệ thống thông qua các sắc

lệnh của Hoàng gia và hoạt động cần mẫn và nhiệt tình của các giáo sĩ. Trong các cuộc

thám hiểm và chinh phục thuộc địa, chính quyền Tây Ban Nha luôn lựa chọn các giáo

sĩ để đồng hành các cuộc viễn chinh. Thập tự giá và lưỡi gươm song hành trong công

cuộc chinh phục miền đất mới. Chinh phục người dân bản xứ, hướng đến cải đạo và

đồng hóa toàn bộ dân tộc là mục tiêu hàng đầu của Tây Ban Nha trong quá trình thực

dân hóa thuộc địa nói chung và thuộc địa Philippines nói riêng.62 Vua Philip II khẳng

định với Hội đồng thuộc địa rằng “mục tiêu chủ yếu trong việc xâm chiếm thuộc địa

của Tây Ban Nha là nhân hạt giống Thiên Chúa giáo” và rằng “vì việc cải đạo cho

dân chúng Philippines, ta sẵn sàng đổi lấy tất cả sự giàu sang của thuộc địa châu Mĩ”.

Quan điểm này một lần nữa được vua Philip III (1578-1621) khẳng định lại vào năm

1619 khi vấn đề từ bỏ thuộc địa này tiếp tục được đưa ra thảo luận: “nếu thu nhập của

đảo đó không đủ cho nhu cầu của một người đi chăng nữa, nhưng nếu có một người ở

đó thờ kính chúa, ta sẽ sẵn sàng gửi thêm những nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha đến

truyền dạy những lời giáo huấn của Chúa. Tôi sẽ không từ bỏ những gì cha tôi đã

chinh phục và để lại cho tôi” [36, tr.103].

Về khía cạnh kinh tế, để có nguồn ngân sách chi trả cho bộ máy chính quyền ở

thuộc địa, Tây Ban Nha mở ra tuyến thương mại giữa Manila và Acapulco và mở

những tuyến mậu dịch với Trung Quốc và những quốc gia ĐNA. Giai đoạn từ 1572

cuối thế kỉ XVI được xem là “thời kì hoàng kim” của thương mại Manila Galleon. Lợi

nhuận cao trong việc đổi bạc lấy tơ lụa giữa hai thị trường Trung Quốc và châu Mĩ

cộng với việc đánh thuế các thuyền buôn đến Manila trao đổi hàng hóa đã cung cấp

cho Tây Ban Nha khoản thu nhất định. Trong bức thư của Toàn quyền Pedro de Acuna

viết ngày 18/12/1603 có đoạn: “Nếu thương nhân Trung Quốc ngần ngại đến trong

62 Đoàn truyền giáo đầu tiên đến Philippines gồm 5 người thuộc Dòng Augustin vào năm 1565, cùng với cuộc viễn

chinh của Legaspi. Tiếp theo là Dòng Franciscan (1577), Dòng Jesuits (1581), Dòng Dominican (1587).

Page 130: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

118

năm nay, những tổn hại đối với sự thịnh vượng chung sẽ không thể khắc phục, ngân

khố của Bệ hạ sẽ mất 52 ngàn pesos, đó chính xác là những gì thu được từ thuế đánh

vào hàng hóa từ Trung Quốc” [50, tr.10].

Tuy nhiên, sự thịnh vượng của thương mại Manila Galleon là nguyên nhân dẫn đến

những kiến nghị phản đối liên tiếp của thương nhân Seville và Cadiz ở miền Nam Tây

Ban Nha gửi lên nhà vua. Những người này vốn ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng trọng

thương và là những người đã quen với việc độc quyền buôn bán ở châu Mĩ. Cuối cùng,

để bảo vệ lợi ích cho thương nhân Tây Ban Nha, Hoàng gia Tây Ban Nha đã ban hành

sắc lệnh hạn chế thương mại vào năm 1593. Chính sách này đã dẫn đến sự suy giảm

thương mại với các nước trong khu vực và với châu Mĩ. Lợi tức hằng năm không đủ

chi trả cho phí tổn của chính quyền thuộc địa. Do đó, vua Tây Ban Nha, trực tiếp là

Phó vương Mexico gửi viện trợ đến Manila hằng năm.

Bảng 4.2: Ngân sách Philippines năm 1757

Thu (Income), đơn vị Pesos cts Chi (Expenditure), đơn vị Pesos cts

- Thuế thu từ tem xác nhận

của nhà nước (Stamped

Paper)

12.199 87 1/2

- Tòa tối cao (Supreme Court)

34.219 75

-Thuế cảng và thuế thả neo

(Port and Anchorage Dues) 25. 938

- Kho bạc và văn phòng kiểm

toán (Treasury and Audit

Office)

12.092

- Thu từ việc buôn bán của

các Văn phòng (Sale of

Offices)

5.839 12 1/2

- Đại học (University)

800

- Thuế từ nông trại (Taxed

farmed out) 28. 500

- Chi phí cho Galleon (Cost of

annual Galleon) 23.465

- Thuế đặc biệt (Excise

duties) 4.195

- Giáo sĩ (Clergy) 103.751

-Thuế từ hệ thống

Encomienda và chính quyền

22 Tỉnh (Sales of

Encomiendas, and 22

provincial govts. Hired out)

263.588

- Lực lượng trên biển và đất liền

trên khắp Philippines (Land and

Sea forces all over the

Philippines)

312.864

- Các loại thuế khác, tiền

phạt (Divers taxes, fines,

pardon)

18.156

- Lương, bệnh viện và những

chi phí khác (Salaries, Hospital

and Divers Expenses)

70.158

- Thuế trực tiếp (Tribute,

direct tax) 4.477

- Thanh toán bằng hàng hóa cho

Mexico do trợ cấp (Remittances

in Merchandise to Mexico on

account of the Subsidy)

140.106

- Thâm hụt (Deficit) 79.844

Viện trơ từ Mexico

(Subsidy from Mexico) 250.000

Tổng thu: 697.455 75 Tổng chi: 697.455 75

Nguồn: Foreman, John (1905), The Philippine Islands, T. Fisher Unwin, London, tr.166-167.

Page 131: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

119

Qua mẫu thống kê năm 1757 cho thấy, nguồn thu từ các khoản thuế ở thuộc địa

thấp hơn nhu cầu thực tế là 250. 000 pesos và phần thiếu hụt này được bù đắp từ ngân

khố của Tây Ban Nha ở Mexico. Mặc dù không có số liệu đầy đủ về ngân sách

Philippines trong suốt giai đoạn “đóng cửa” nhưng qua tính toán của các nhà nghiên

cứu chúng ta biết rằng, số tiền viện trợ từ Mexico bắt đầu năm 1605 và kết thúc năm

1821. “Số tiền viện trợ không cố định, phụ thuộc vào nhu cầu của chính quyền

Philippines, trung bình P.250.000/ năm. Trong đó, số tiền viện trợ cao nhất là

P.1.200.000 (1799), thấp nhất là P.72.801 (1752) 108, tr.196. Điều này đồng nghĩa

ngân sách Philippines trong giai đoạn từ 1605 đến 1821 đều “bội chi”, trung bình là

250.000 pesos/năm và cao nhất là năm 1799 với tổng số 1.200.000 pesos. Theo đó,

trong khoảng thời gian hơn 200 năm, Manila tiêu tốn khoảng 50 triệu pesos (tương

đương khoảng 1,123 triệu tấn bạc) [33, tr.16]. Theo ước tính các nhà nghiên cứu, từ

1591-1780, để duy trì sự hiện diện ở Philippines Tây Ban Nha đã tiêu tốn khoảng 10-

15% trong tổng số lợi nhuận từ châu Mĩ 63 [98, tr.98].

Sau khi Mexico giành độc lập, thương mại Manila Galleon kết thúc, nguồn viện trợ

cho chính quyền Tây Ban Nha bị cắt đứt, chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines tồn

tại chủ yếu từ nguồn thu thuế trực tiếp và thuế hàng hóa, và đặc biệt là lợi nhuận từ độc

quyền nhà nước về thuốc lá. Năm 1859, tổng lợi tức từ thuốc lá là 9.000.000 pesos.

Nhờ vậy, Tây Ban Nha mới có thể “tự lực cánh sinh” về tài chính trong thế kỷ XIX.

Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Tây Ban Nha bắt đầu thực hiện chính sách “mở cửa”

thuộc địa Philippines. Chính sách đó mang lại những thay đổi tích cực cho sự phát triển

thuộc địa và cho cả ngân sách chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines.

Bảng 4.3: Ngân sách Philippines năm 1884 – 1897

Năm Thu (Income)

đơn vị Pesos

Chi (Expenditure)

đơn vị Pesos Thặng dư

1884 - 1885 11.298.508,98 9.893.745,87 1.404.763,11

1885 - 1886 11.528.178,00 9.688.029,70 1.840.148,30

1886 - 1887 11.554.379,00 9.324.974,08 2.229.404,92

1894 - 1895 13.280.139,40 13.579.900,00 299.760,60

1896 - 1897 17.086.423,00 17.474.000,00 387.577,00

Nguồn: Foreman, John (1905), The Philippine Islands, T. Fisher Unwin, London, tr.151

63 Số lượng bạc trợ cấp chuyển từ Mexico đến Philippines có thể được bù lại bằng lợi nhuận thu được từ hàng hóa

Philippines được chở trên các galleon đến thị trường châu Mĩ. Nếu số tiền thanh toán bằng hàng hóa cho Mexico

năm 1757 là 140,106 00 pesos thì lợi nhuận Tây Ban Nha thu được sau khi bán chúng có thể đạt 100%.

Page 132: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

120

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy vào những năm cuối thế kỷ XIX, ngân sách Philippines

“thu vượt chi” trung bình từ 1 đến 2 triệu pesos/năm, tuy nhiên, số dư này có xu hướng

giảm sâu trong những năm trước khi Philippines giành độc lập.

Những dữ liệu trên cho thấy, chính sách “đóng cửa” Philippines trong hơn hai thế

kỷ đã biến thuộc địa này trở thành “gánh nặng tài chính” đối với Hoàng gia Tây Ban

Nha. Giai đoạn “mở cửa” đã giúp chính quyền Philippines có thể “tự lực tài chính” và

thậm chí có thể “kiếm lời” từ chính sách này. Tuy nhiên, nếu nhìn trong sự đối sánh với

thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ thì những con số đó là hoàn toàn không đáng kể.

Philippines đã không mang lại lợi ích kinh tế cho Hoàng gia Tây Ban Nha như một

thuộc địa thực thụ. Sự hiện diện của họ ở quần đảo này chính là muốn biến Philippines

thành phòng tuyến ngăn chặn sự bành trướng của Bồ Đào Nha ở Thái Bình Dương và

kiểm soát dòng chảy bạc sang châu Á. Quan trọng hơn, Tây Ban Nha hướng đến sứ

mệnh cao cả là truyền bá đạo Thiên Chúa. Tây Ban Nha quyết định giữ Philippines chủ

yếu vì uy tín chính trị của đế chế và lợi ích của đạo Thiên chúa. Do đó, quyền kiểm

soát thuộc địa này thực tế bị chi phối bởi các giáo sĩ, có những đặc điểm khác với các

thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mĩ.

4.3. Khoảng cách lớn giữa ban hành và thực thi chính sách “đóng cửa” ở thuộc

địa Philippines

Một đặc điểm rất rõ rệt trong suốt thời kì cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines,

đặc biệt là từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đó là sự mâu thuẫn giữa việc ban hành và

thực thi chính sách. Chẳng hạn, theo quy định của Hoàng gia Tây Ban Nha, bắt đầu từ

năm 1593 cho đến cuối thế kỷ XVIII: “xuất khẩu từ Manila sang Mexico sẽ bị hạn chế

ở mức giá trị tối đa là 250.000 pesos và nhập khẩu vào Manila từ Mexico là 500.000

peso, và chỉ sử dụng hai thuyền buồm, sức chở mỗi tàu không quá 300 tấn” [6,

tr.1023]. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu như William Schurz,

John Te Paske và dựa trên nguồn tư liệu gốc trong công trình của Blair và Robert về

lịch sử Philippines, cho thấy số lượng bạc từ Acapulco đến Manila để đổi tơ lụa và

hàng hóa phương Đông trong cả thế kỉ XVII và XVIII đều vượt quá hạn ngạch cho

phép là 600.000 pesos, thậm chí vượt hạn ngạch cho phép gấp nhiều lần.

Page 133: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

121

Bảng 4.4: Tổng giá trị hàng hóa trên Galleon (XVII-XVIII)

Năm Tổng giá trị (pesos) Năm Tổng giá trị (pesos)

1601 2.000.000 1722 759.000

1602 2.000.000 1728 1.340.880

1604 2.500.000 1729 1.248.108

1620 3.000.000 1731 2.258.561

1633 2.000.000 1732 1.145.800

1688 2.000.000 1734 1.296.160

1698 2.000.000 1738 1.495.584

1699 2.070.000 1743 828.751

Nguồn: (Dẫn theo) [Kueh, Joshua Eng Sin (2014), The Manila Chinese: Community, trade and

Empire, Doctor of Philosophy in History, Washington DC,tr.135-142].

Một vấn đề gây tranh luận khác đó là “Manila có hoàn toàn đóng cửa đối với

thương nhân châu Âu hay không?” Xét về chính sách, tức theo các sắc lệnh, các đạo

luật thì “người châu Âu bị loại trừ khỏi các thuộc địa Tây Ban Nha cho đến cuối thế kỉ

XVIII” nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong suốt thời kì đóng cửa, chính quyền

Tây Ban Nha vẫn cho phép hoạt động “buôn bán ngầm” giữa Manila với các thương

nhân Hà Lan và Anh bằng phương thức nấp dưới danh nghĩa các thuyền buôn châu

Á64. Dựa trên những căn cứ thực tiễn, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Manila đã

không hoàn toàn đóng cửa trong suốt thời kì Tây Ban Nha cai trị và việc “mở cửa”

Manila vào năm 1789 chỉ là sự hợp thức hóa những gì đã tồn tại trước đó [80, tr.503].

Khoảng cách lớn giữa chính sách và thực thi chính sách được qui định bởi hai

yếu tố cơ bản. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là do cách thức tổ chức bộ máy chính

quyền cai trị thuộc địa. Người trực tiếp phụ trách những vấn đề thuộc địa là Nhà vua và

Hội đồng thuộc địa. Những thành viên Hội đồng do nhà vua trực tiếp bổ nhiệm và chịu

trách nhiệm trước nhà vua. Hội đồng có trách nhiệm thảo ra và thông qua các đạo luật

thuộc địa, giải quyết những vấn đề dân sự ở thuộc địa. Đơn vị chính quyền cao nhất ở

thuộc địa là các Trấn, đứng đầu là Tổng trấn hay còn gọi là Phó vương (Viceroy), được

nhà vua Tây Ban Nha bổ nhiệm [48, tr.229]. Nhưng trên thực tế, Phó vương đã phủ

quyết rất nhiều đạo luật của Hoàng gia, thay thế những đạo luật tương đương khác phù

64 Xem thêm: Laarhoven, Ruurdje and Pinowittermans (1985), “From Blockade to trade: early Dutch relations

with Manila, 1600-1750”, Philippine Studies vol.33, no.4, tr.485-504; Quiason, S.D (1966), English “country

trade” with the Philippines, 1644-1765, Quezon City, Philippines.

Page 134: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

122

hợp với điều kiện của thuộc địa. Chính khoảng cách địa lí giữa châu Mĩ và Tây Ban

Nha đã dẫn đến xu hướng làm tăng quyền lực của Phó vương, đồng thời làm giảm

quyền lực của nhà vua và Hội đồng thuộc địa. Câu nói “Obdezco pero no cumplo” (I

obey but I do not fullfil), có nghĩa “Tôi tuân lệnh nhưng tôi không thi hành ” cho thấy

Phó vương đã phản ứng như thế nào trước những đạo luật không thể thi hành ở thuộc

địa. Tình trạng này tồn tại từ năm 1565 đến năm 1821 khi Mexico giành độc lập. Từ

thời điểm này trở về sau đến khi kết thúc năm 1898, Philippines chịu sự cai trị trực tiếp

từ Hoàng gia Tây Ban Nha.

Yếu tố thứ hai, do những chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha ban hành trong

thế kỷ XVI đến XVIII đi ngược lại với lợi ích của những quan chức Tây Ban Nha ở

thuộc địa Philippines. Chính bộ phận này nắm giữ đặc quyền về thương mại thuộc địa

thông qua Manila Galleon. Hoạt động này mang đến cho họ nguồn lợi nhuận khổng lồ,

có thể từ 100-400% so với vốn ban đầu. Để bảo vệ ngành công nghiệp tơ lụa Tây Ban

Nha và bảo vệ độc quyền buôn bán của những thương nhân Seville và Cadiz, Hoàng

gia Tây Ban Nha đã đưa ra chính sách hạn chế thương mại ở thuộc địa Philippines.

Trong trường hợp này, chính những người có trách nhiệm thực thi chính sách lại là

những người chịu ảnh hưởng lớn nhất và dĩ nhiên trong thực tế lợi ích bao giờ cũng lớn

hơn bất cứ chính sách nào.

4.4. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở thuộc địa Philippines nằm trong “quỹ

đạo” chung của đế chế Tây Ban Nha

Khi nghiên cứu về chính sách của Tây Ban Nha ở Philippines, chúng tôi cố gắng có

sự so sánh với các thuộc địa châu Mĩ. Khá thú vị khi biết rằng, có một sự tương đồng

cơ bản không chỉ về nội dung chính sách mà còn cả về mốc thời gian cho sự thay đổi

chính sách. Điều đó chứng tỏ một sự thống nhất trong chính sách của Tây Ban Nha đối

với các thuộc địa ở hải ngoại.

Trên phương diện vĩ mô, chính sách thương mại của đế chế Tây Ban Nha từ thế kỷ

XVI đến thế kỷ XIX được chia thành hai giai đoạn cơ bản đó là giai đoạn “độc quyền”

(giữa thế kỷ XVI - 1764) và giai đoạn “tự do” (1765-cuối XIX).

Tây Ban Nha bắt đầu thực thi chính sách độc quyền thương mại từ vương triều

Philip II (1556-1598) của dòng họ Habsburg. Hệ thống này được duy trì cho đến giữa

thế kỷ XVIII. Theo cách tiếp cận trọng thương phổ biến, chính quyền Tây Ban Nha tìm

kiếm sự bảo đảm rằng thuộc địa của họ sẽ cung cấp cho kinh tế chính quốc nhiều hơn

cạnh tranh với nó. Những thuộc địa được tổ chức để cung cấp những gì Tây Ban Nha

Page 135: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

123

không thể sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp từ Tây

Ban Nha. Người nước ngoài bị loại trừ một cách chính thức ra khỏi thương mại trực

tiếp; thay vào đó họ phải thỏa thuận thông qua cảng của Seville trong thế kỉ XVI, XVII

và qua cảng Cadiz trong thế kỉ XVIII.

Trong thế kỷ XVI, XVII Tây Ban Nha đã ngăn chặn sự xâm nhập của thương nhân

nước ngoài và thiết lập độc quyền buôn bán của mình tại châu Mỹ với chế độ bảo hộ

nghiêm ngặt. Từ thế kỷ XVIII, việc buôn bán của người Tây Ban Nha đã dần rơi vào

tay các lái buôn nước ngoài (Anh, Pháp, Hà Lan). Cùng với việc mất dần độc quyền

buôn bán, Tây Ban Nha còn phải đối mặt với nạn buôn lậu của người châu Âu ngày

càng tăng. Điều đó chứng tỏ có sự hợp tác giữa chính quyền thuộc địa với các nước

châu Âu khác. Càng về sau, vai trò của thương nhân nước ngoài trong nền thương mại

Tây Ban Nha ngày càng lớn. Mọi hoạt động buôn lậu của người nước được thực hiện

đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của những thương nhân hoặc chính quyền

Tây Ban Nha sở tại.

Sự hợp tác của Anh, Pháp, Hà Lan trong việc chống độc quyền của đế chế Tây Ban

Nha ở châu Mỹ là nhân tố quan trọng thúc đẩy dẫn đến sự thay đổi trong chính sách

thương mại. Thời kỳ “tự do” được bắt đầu bằng sắc lệnh năm 1765, quy định mở cửa 9

cảng ở Tây Ban Nha65 để buôn bán với những hải cảng chính ở vùng Caribbean66. Tiếp

đến là “Quy định về tự do thương mại” (Reglamento para el comercio libre). Cùng với

chính sách tự do thương mại, người nước ngoài có quyền tự do đi lại, buôn bán và định

cư ở các thuộc địa châu Mĩ, thậm chí lao động người Hoa có thể đến Cuba làm việc

trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Phillippines từ cuối thế kỷ

XVI đến cuối thế kỷ XIX về cơ bản đi theo mô hình chung của đế chế. Chính sách

hạn chế và độc quyền thương mại (1593-1762) và chính sách tự do thương mại

(1789-1898). Giữa hai thời kỳ này, có sự gián đoạn ngắn trong vòng 2 năm Anh

xâm chiếm và thống trị Manila (1762-1764). Sau khi phục hồi là quyền thống trị,

chính quyền Tây Ban Nha bắt đầu có những cải cách để “đa dạng hóa” hoạt động

thương mại nhằm khôi phục kinh tế và đảm bảo an ninh thuộc địa. Đây được coi là

giai đoạn “chuyển tiếp” trong chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở

Philippines, là sự chuẩn bị cho giai đoạn tự do thương mại vào cuối thế kỷ XVIII.

65 Alicante, Barcelona, Cadiz, Cartagena, Gijon, La Coruna, Santander và Seville 66 Cuba, Santo Domingo, Puerto Rico, Margarita và Trinidad

Page 136: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

124

4.5. Tác động

4.5.1. Đối với Philippines

4.5.1.1. Chính sách “đóng cửa” của Tây Ban Nha đã khiến thuộc địa Philippines trở

thành một ‘quần đảo cô lập” trong nhiều thế kỷ

Người Philippines dưới chế độ cai trị Tây Ban Nha vào thời kì đầu (1571-1618)

sinh sống trong các encomienda. Các encomienda tồn tại một cách biệt lập với nhau và

với thế giới bên ngoài. Theo sắc lệnh của Philip II, ngày 1-1-1571 Legazpi đã chỉ đạo

thực hiện chế độ này lần đầu tiên ở đảo Cebu. Legazpi đã chia dân cư ra thành các

encomienda nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Tây Ban Nha. Các sĩ quan và các

nhà chức trách được thưởng một vùng đất bao gồm đất đai, dân bản xứ sống trên đó, có

quyền quản lí, thu thuế và cả quyền hành pháp lẫn tư pháp. Khi mới thực hiện,

encomienda được cha truyền con nối trong hai thế hệ, sau đó hoàn trả lại cho nhà vua

Tây Ban Nha. Đến ngày 1-2-1636, vua Philip IV đã ban hành đạo luật hoàng gia mở

rộng quyền chiếm hữu cho ba thế hệ. Các encomienda đã thay thế tổ chức truyền thống

barangay của người Philippines và là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong bộ máy

hành chính thuộc địa ở Philippines.

Vào cuối thế kỷ XVII, khi chế độ encomienda bị khủng hoảng và mất tác dụng,

chính quyền Tây Ban Nha tiến hành tổ chức lại chính quyền cai trị, chia Philippines

thành 16 tỉnh. Để đảm bảo nô dịch người Philippines lâu dài và hạn chế tiếp xúc với xã

hội bên ngoài, Tây Ban Nha cấm cư dân làng mạc không được bỏ làng ra đi nếu không

được phép của nhà cầm quyền. Người Philippines chỉ được phép tham gia vào lĩnh vực

nông nghiệp, thương nghiệp nằm dưới sự kiểm soát và khống chế của những Tổng đốc.

Họ là những người Tây Ban Nha do Toàn quyền bổ nhiệm. Trong phạm vi thuộc

quyền cai quản, Tổng đốc có quyền cao nhất về hành pháp, tư pháp, chỉ huy quân đội

và đặc quyền buôn bán tư nhân.

Những thương nhân châu Âu bị loại trừ, những thương nhân châu Á được cho

phép mang hàng hóa đến Manila trao đổi phải thông qua sự kiểm soát của hệ thống

Pancada của người Tây Ban Nha. Tất cả những biện pháp đó nhằm loại trừ người

nước ngoài tham gia trực tiếp vào thương mại. Người Hoa, người Nhật sống ở

những khu vực biệt lập với người Philippines, trong tầm ngắm của chính quyền Tây

Ban Nha và tuân theo quy tắc tổ chức chặt chẽ. Vì thế, họ không có cơ hội tiếp xúc

với người bản xứ.

Page 137: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

125

Với những chính sách và cách tổ chức chính quyền cai trị như vậy, cho đến khi bị

người Anh xâm chiếm, đối với người châu Âu, Philippines là “thuộc địa bí mật” của

người Tây Ban Nha ở phương Đông, còn đối với Philippines, như cách nhận xét của

Chester Lloyd Jones “đã biến Philippines trở thành đồn biên phòng (frontier post) chứ

không phải là một thuộc địa” [78, tr.183].

Chính sách “đóng cửa cô lập” đã khiến Philippines không có nhiều mối liên hệ với

các nước trong khu vực. Trong suốt thời kì này, Tây Ban Nha chỉ ủng hộ một hoạt động

kinh tế duy nhất giữa Acapulco và Manila, chỉ cho phép một số thương nhân các nước

châu Á đến quần đảo trao đổi hàng hóa mà không thiết lập bất cứ quan hệ ngoại giao

nào với các nước trong cùng châu lục. Philippines trở thành “quần đảo cô độc giữa các

nước láng giềng” và duy trì sự cô lập khỏi phần còn lại của thế giới phương Tây.

Sự tách rời của Philippines ra khỏi khu vực lịch sử-văn hóa Đông Nam Á đã dẫn

đến những hệ quả tiêu cực đối với con đường phát triển của Philippines. Nếu chúng ta

cho rằng văn hóa là động lực của sự phát triển thì nền văn hóa Philippines tự nó là cản

trở cho sự phát triển đất nước. Tác giả David Timberman đặt lại vấn đề “Philippines

nằm ở đâu? Một đất nước nằm ngoài lục địa châu Á rất dễ nhìn thấy trên bản đồ.

Nhưng những ai đã từng đến đó thì họ đều có cảm giác là đất nước này có nhiều nét

giống với châu Mĩ Latinh hay miền Nam California hơn là châu Á. Vậy đâu là văn hóa

của Philippines? Châu Á, Latinh hay Mỹ? Có phải đây là sự pha tạp Đông-Tây hay

đơn giản là đều không có cả hai” [34, tr.47]. Trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế

kỷ niệm 100 năm Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Philippines (1898-1998), Cố vấn

an ninh Tổng thống, Jose Almonte đã kết luận rằng nguyên nhân tụt hậu của

Philippines chính là sự thất bại của chủ nghĩa dân tộc là vấn đề của văn hóa [34, tr.4].

Sự khác biệt về văn hóa giữa Philippines với các nước trong khu vực có thể dễ

dàng nhận thấy bởi vì dưới chính sách “Tây Ban Nha hóa” quần đảo này đã trở thành

quốc gia Thiên chúa giáo duy nhất ở châu Á. Hiện nay, các tín đồ Thiên chúa giáo

chiếm hơn 80% dân số Philippines. Chúng ta hoàn toàn không phủ nhận chính văn hóa

Tây Ban Nha, Mĩ Latinh đã làm cho nền văn hóa Philippines thêm phong phú và đa

dạng và là niềm tự hào của người Philippines. Hằng năm, trên khắp đất nước

Philippines tổ chức lễ hội Barrio Fiesta để tưởng nhớ các vị thánh bảo trợ cho thành

phố, làng xã và các vùng. Mùa lễ hội được kỷ niệm với những ngày lễ nhà thờ, các

cuộc diễu hành đường phố, những cuộc thi pháo, sắc đẹp, nhảy múa. Ảnh hưởng Thiên

chúa giáo khiến cho cuộc sống của gia đình người Philippines có những biến đổi. Họ

Page 138: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

126

cầu nguyện trước khi ăn, cùng nhau đến nhà thờ để dự lễ ngày Chúa nhật và những

ngày lễ khác như Phục sinh, Giáng sinh,… Di sản rõ ràng nhất của Tây Ban Nha là sự

phổ biến tên họ Tây Ban Nha ở Philippines. Hiện nay, đa số người Philippines mang

tên thánh như Juan, Pedro, Maria,…Tuy nhiên, vấn đề văn hóa mà các học giả nhấn

mạnh không phải vì người Philippines tiếp nhận tôn giáo mới mà là vì họ đã không tạo

dựng bản sắc văn hóa riêng của dân tộc trong quá trình tiếp xúc với nền văn minh

phương Tây. Những thiết chế xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng bản địa

bị hủy hoại, những giá trị văn hóa châu Á bị xói mòn thay vào đó là những nghi lễ, quy

tắc của nhà thờ Thiên chúa giáo. Chính điều đó đã khiến họ khó tìm được tiếng nói

chung hay khơi dậy một tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong việc giải quyết những mâu

thuẫn, xung đột trong lòng xã hội Philippines trong những thế kỷ qua và có thể cả trong

những thế kỷ tiếp theo.

4.5.1.2. Chính sách “mở cửa” đã làm thay đổi bản chất thương mại Philippines, từ

“trung tâm tái xuất khẩu hàng hóa” trở thành “nước xuất khẩu nông sản” và thị

trường tiêu thụ hàng công nghiệp của thế giới

Sự xuất hiện của người Tây Ban Nha và sự thiết lập thương mại Manila Galleon,

đã sớm đưa Manila trở thành một “trung tâm phân phối” của phương Đông. Manila

nhận hàng hóa từ khắp tất cả các nước Đông Á và những quần đảo lân cận, trao đổi

những hàng hóa này một phần với những quốc gia châu Á khác. Tuy nhiên, người

Philippines không hề tham gia vào sự thịnh vượng được mang lại từ sự bùng nổ thương

mại này bởi vì không có sản phẩm nào của quần đảo đóng vai trò quan trọng trong trao

đổi thương mại giữa Philippines với Tân Tây Ban Nha và những nước khác trong khu

vực; cũng không có nguồn vốn đáng kể được đầu tư để khai thác nguồn tài nguyên

thiên nhiên của Philippines. Khi Tây Ban Nha áp đặt sự hạn chế thương mại thực sự,

Philippines gần như “biến mất” với những quốc gia khác.

Vào đầu thế kỷ XIX, khi thương mại Manila Galleon kết thúc, đưa đến sự thay

đổi trong bản chất thương mại của Philippines, từ “trung tâm phân phối” với một cảng

duy nhất” sang “thị trường lớn của những sản phẩm bản địa”.

Vào năm 1810 (trước khi Manila Galleon kết thúc), tổng giá trị nhập khẩu của

Philippines là 5.330.000 pesos, nhưng chỉ có 900.000 pesos (chiếm 16.89%) dành cho

tiêu thụ địa nội địa. Đối với xuất khẩu, tổng giá trị là 4.795.000 pesos, nhưng giá trị

hàng hóa của Philippines chỉ có giá trị 500.000 pesos (chiếm 10.4%), 9/10 còn lại giá

trị xuất khẩu là hàng hóa “tái xuất khẩu”. Vào năm 1818, tình trạng này bắt đầu có sự

Page 139: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

127

thay đổi. Trong tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu 1.205.650 pesos, sản phẩm của địa

phương lên đến 723.534 (60%), và hàng hóa “tái xuất khẩu” từ Trung Quốc và các

nước châu Á chỉ còn 482.166 pesos (40%) [82, tr.101].

Ẩn chứa đằng sau những con số này là một xu hướng rất quan trọng trong sự phát

triển thương mại Philippines, đó chính là sự gia tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm nội

địa Philippines. Xu hướng này có thể thấy rõ qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 4.1: Giá trị xuất khẩu của hàng hóa nội địa Philipines

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu của Legarda, Benito J., Jr (2002), After the Galleons:

Foreign Trade, Economic Change and Entrepreneurship in the Nineteenth-Century Philippines, Ateneo

de Manila University Press, tr.103

Thương mại xuất khẩu dựa trên hàng hóa bản địa là một đặc điểm nổi bậc của

kinh tế Philippines cho đến thời điểm hiện tại, được các học giả gọi nó là sự bắt đầu

“thời kỳ thịnh vượng đúng nghĩa của Philippines”. Thời kỳ này bắt đầu diễn ra vào

những thập niên đầu của thế kỷ XIX, khi những công ty phương Tây được thành lập ở

Manila, nhiều trong số đó sau một thời gian ngắn đã chiếm lĩnh được ngoại thương

Philippines.

Trong thực tế thì sự tăng lên của hàng hóa Philippines trong giá trị xuất khẩu và

sự thống trị của các công ty nước ngoài hoàn toàn không dẫn đến sự đụng độ lẫn nhau.

Các công ty nước ngoài ngay từ ban đầu đã dành sự quan tâm lớn đối với việc thu mua

các sản phẩm địa phương hơn những thương nhân Manila hay Tây Ban Nha. Năm

1818, thuyền của các công ty nước ngoài chở 65% tổng giá trị thương mại (gồm 70%

nhập khẩu và 54% xuất khẩu.). Thực tế là, trong tổng số 723.534 pesos giá trị hàng hóa

500.0

529273.0

723534.0

843834.0

1093610.0

1475034.0

1397623.0

1497621.0

.0

200000.0

400000.0

600000.0

800000.0

1000000.0

1200000.0

1400000.0

1600000.0

1810 1817 1818 1825 1827 1828 1829 1830

Pes

os

Năm

Page 140: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

128

xuất khẩu, những kiện hàng xuất khẩu của địa phương lên đến 654.185 pesos (90.5 %).

Tuy nhiên, hơn một nửa trong số những sản phẩm xuất khẩu của Philippines chủ yếu là

những sản vật ở quần đảo: tổ yến, sáp ong, mai rùa, tôm khô, vây cá sấu. Điều này

chứng tỏ tại thời điểm năm 1818, nông nghiệp ở Philippines chưa có những bước phát

triển đáng kể.

Chính sách mở cửa cảng biển đối với ngoại thương kéo theo sự phát triển thịnh

vượng của công nghiệp và nông nghiệp. Tự do thương mại dẫn đến sự tăng lên của

những vụ mùa cho xuất khẩu nước ngoài đã làm cho một số sản phẩm của Philippines

trở nên nổi tiếng trên thị trường thế giới. Batangas nổi tiếng về cà phê, thuốc lá Isabela,

dừa Laguna và Tayabas, gai dầu Camarines, và đường Negros. Trong triển lãm quốc tế

tổ chức tại London vào năm 1851, thuốc lá Cagayan đã được trao huy chương vàng

cho chất lượng tuyệt vời của nó. Rất thú vị khi biết rằng trong suốt thế kỉ cuối cùng

dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, Philippines đã là nước xuất khẩu lúa gạo sang Trung

Quốc. Những hàng hóa này đã tham gia vào thương mại rất ít trong suốt những thập

niên đâu thế kỉ XIX.

Bảng 4.5: Đường, Tơ chuối, cà phê xuất khẩu giai đoạn 1840-1895

(phần trăm trong tổng số xuất khẩu, chọn lựa một số năm)

Năm Đường Tơ chuối Thuốc lá Cà phê Tổng

1840 38,54 14,38 18,39 2,34 73,65

1860 40,93 22,24 11,71 1,91 76,79

1870 30,63 33,21 22,95 2,76 89,55

1880 48,65 23,37 10,56 7,95 90,53

1890 33,72 34,77 11,46 7,37 87,23

1893 46,63 34,72 10,94 0,47 92,76

1895 32,22 34,62 12,08 0,07 78,99

Nguồn: Legarda, Benito J., Jr (2002), After the Galleons: Foreign Trade, Economic Change and

Entrepreneurship in the Nineteenth-Century Philippines, Ateneo de Manila University Press, tr.125

Qua số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ 1840 đến 1895, tổng số phần trăm

của 4 mặt hàng đường, tơ chuối, thuốc lá, cà phê dao động trong khoảng 56 đến 95%.

Về phân bố địa lý hàng hóa xuất khẩu Philippines. Từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ

XIX, những hàng hóa chủ yếu từ Philippin được bán ở thị trường Tân Tây Ban Nha, rất

ít trong số chúng được chuyển đến thị trường châu Âu. Chẳng hạn, theo số liệu thống

kê năm 1810 toàn bộ nhập khẩu của Philippines có giá trị lên đến 5,529,000 pesos,

Page 141: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

129

nhưng hơn một nửa trong số đó là bạc trắng từ Mexico. Nhập khẩu từ châu Âu và Mĩ

chỉ là 175,000 pesos. Cùng năm đó, việc xuất khẩu lên đến 4,795,000 pesos nhưng

1.500.000 pesos trong số đó là bạc trắng Mexico xuất khẩu sang Trung Quốc, và toàn

bộ giá trị xuất khẩu đến châu Âu và Mĩ chỉ là 250.000 pesos. Tác động khi mở cửa cho

ngoại thương dẫn đến thị trường xuất khẩu của Philippines đã được mở rộng. Vào cuối

thế kỷ XIX, Philippines có mối quan hệ thương mại với các nước châu Âu, châu Mĩ và

châu Á. Theo số liệu thống kê năm 1893, thương mại với Anh chiếm 37%, 17% với

Trung Quốc và Hongkong, 18% với Tây Ban Nha, 10% với Mĩ và còn lại là quan hệ

thương mại với Đức, Pháp, Nhật và các nước khác. Hàng hóa nhập khẩu hầu hết là

bông, rượu, giấy, sắt thép, tơ lụa, giày dép, dầu và các sản phẩm đóng hộp. Hàng hóa

xuất khẩu chủ yếu là cây gai dầu và đường chiếm 75%, thuốc lá, dừa, da thú, than,

hương liệu,… chiếm 25%.

Bảng 4.6: Hàng hóa xuất khẩu Philippines phân phối theo địa lý

(phần trăm trong tổng số xuất khẩu, lựa chọn một số năm từ 1818-1894).

Năm Vương quốc

Anh

Trung

Quốc67

Đông Ấn

Anh68 Mỹ

Tây Ban

Nha

1818 5,01 9,37 - 10,74 -

1825 4,87 16,71 1,94 13,87 15,26

1841 23,67 14,35 5,00 20,47 20,61

1847 14,77 14,08 4,62 25,89 10,99

1854 27,52 9,4 1,33 41,04 8,0

1860 24,85 22,07 4,98 31,35 4,3

1864 36,92 25,91 1,92 24,14 4,95

1873 40,17 0,89 14,19 33,11 8,02

1880 25,89 0,17 21,75 44,42 4,75

1890 27,69 34,88 5,44 14,91 10,69

1894 26,21 20,41 5,09 22,27 8,61

Nguồn: Legarda, Benito J., Jr (2002), After the Galleons: Foreign Trade, Economic Change and

Entrepreneurship in the Nineteenth-Century Philippines, Ateneo de Manila University Press,tr.133-134

Nhìn một cách tổng thể, khối lượng ngoại thương tăng lên, tổng xuất khẩu đã cao

hơn tổng nhập khẩu, tạo ra sự cân bằng thương mại:

67 gồm cả Hongkong, ngoại trừ giai đoạn từ 1873-1887 68 Bao gồm cả Hongkong trong giai đoạn 1873-1887

Page 142: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

130

Biểu đồ 4.2: Cán cân xuất nhập khẩu của Philippines một số năm từ 1841 đến 1894

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu của Zaide, Soria.M (1999), The Philippin – A Unique

Nation, All nation publishing Co. Inc, Quezon City, tr.121

Sự thay đổi trong bản chất thương mại của Philippines trước và sau năm 1834

được John Foreman tổng kết như sau “quần đảo Philippines vẫn tồn tại nhưng rất ít

được biết đến trên thị trường nước ngoài và những trung tâm thương mại của châu Âu

trước giữa thế kỉ XIX…, phải đến khi cảng Manila được mở cửa cho những thương

nhân nước ngoài vào năm 1834 thì thương mại xuất khẩu với toàn bộ mậu dịch thế

giới mới tồn tại một cách thường xuyên” [70, tr.170].

4.5.1.3. Chính sách “mở cửa” đặt nền tảng cho quá trình hiện đại hóa ở Philippines

- Công nghiệp, nông nghiệp và tài chính ngân hàng

Trong nửa sau thế kỷ XIX, các công ty nước ngoài (Âu-Mĩ) đã đầu tư vốn và

công nghệ hiện đại để thúc đẩy sản xuất kinh tế ở thuộc địa Philippines. Chẳng hạn,

việc đầu tư vốn và máy móc vào ngành sản xuất mía đường đã giúp người trồng cải

tiến phương pháp trồng trọt, tăng năng suất. Đây là một minh chứng tốt cho việc làm

thế nào vốn và công nghệ nước ngoài được khai thác để có thể mang lại lợi ích cho các

bên liên quan.

Việc áp dụng khoa học hiện đại trong nông nghiệp trồng trọt cũng là một trong

những nhân tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Philippines. Tỉnh Negros là một ví dụ

điển hình. Mặc dù đường đã được xuất khẩu trong thế kỷ XVIII, nhưng kĩ thuật lạc hậu

đã làm cắt giảm năng suất. Vào năm 1856, đảo Negros sản xuất được 280 tấn đường.

Vào năm 1857, người Anh làm việc cho Công ty Ker and Company, chuyển từ Manila

đến Iloilo và mở cửa ngành công nghiệp đảo Negros, bằng cách cung cấp những máy

-5000000.0

.0

5000000.0

10000000.0

15000000.0

20000000.0

25000000.0

30000000.0

35000000.0

1841 1870 1880 1890 1894

Pes

os

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân

thương mại

Page 143: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

131

móc phương Tây mà những người trồng mía có thể trả từ lợi nhuận. Chỉ trong vòng

một vài năm, đã có 13 nhà máy hiện đại sản xuất mía đường trên đảo, vào năm 1864,

chúng sản xuất 7000 tấn đường [51, tr.164].

Một trong những đóng góp quan trọng khác của các thương nhân nước ngoài là

việc đưa vào Philippines ngân hàng thương nhân. Những doanh nghiệp như Ker and

Company, Wise and Company, Peele, Hubbell and Rusell, và Sturgis nối kinh tế

Philippines với dòng chảy thương mại thế giới. Họ có sự kết nối ở các trung tâm

thương mại New York, Boston và London [57, tr.207]. Những điều này góp phần xây

dựng những cơ sở cho nền nông nghiệp, công nghiệp và hệ thống tài chính hiện đại của

Philippines sau này.

- Cơ sở hạ tầng

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với số lượng lớn làm tăng nhu cầu đối với

phương tiện vận tải để tiếp cận từ Manila cho tỉnh cũng như các nước khác đã được

thực hiện dễ dàng hơn. Vào 24-11-1869, Messrs. David Hean và C.Graham được đồng

ý ủy quyền để xây dựng đường điện báo từ Hong Kong đến Manila và Singapore và từ

Manila đến các đảo khác. Phần đầu tiên của tuyến đường sắt Manila-Dagupan được

xây dựng vào 3-1891, vào 5-1891, 1 phần tuyến đường sắt Manila-San Fernando được

hoàn thành và đi vào phục vụ.

Năm 1889, có 6 công ty nước ngoài của London, Singapore, New York, Boston,

Berlin và Hamburg nhận thầu thực hiện công trình điện chiếu sáng đường phố Manila.

Năm 1895 đèn chiếu sáng bằng hơi đốt đã được thay thế bằng đèn điện.

Thế kỷ XIX chứng kiến sự phát triển rộng lớn của hệ thống cơ sở hạ tầng. Cầu

đường được xây dựng; các dịch vụ bưu chính được cải thiện, điện báo và cáp dây

chuyền đã được cung cấp; các hãng tàu đã được thiết lập giữa Manila-Tây Ban Nha-

Hongkong; và cuối cùng, với sự mở cửa của các đoạn đường sắt Manila-Dagupan vào

năm 1891 bởi một công ty Anh.

4.5.1.4. Chính sách “mở cửa” đưa đến sự trỗi dậy của ý thức Dân tộc chủ nghĩa Philippines

Ý thức dân tộc Philippines bắt đầu được khuấy động từ sự kiện Anh chiếm đóng

Manila trong 2 năm (1762-1764). Đó chính là lúc người Philippines nhận thức được

rằng “Tây Ban Nha không phải là lực lượng không thể đánh bại”. Những cuộc nổi dậy

khắp nơi diễn ra trong và sau thời điểm này là minh chứng cho sự chuyển biến trong

tinh thần dân tộc của người Philippines. Vào đầu thế kỷ XIX, cùng với sự nới lỏng

trong chính sách cai trị, ý thức dân tộc của họ càng có những biểu hiện rõ rệt hơn trước.

Page 144: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

132

Các phong trào nông dân, thị dân và tiểu tư sản trí thức đã đứng lên đấu tranh chống

địa chủ, giáo sĩ, và chĩa mũi nhọn vào thực dân Tây Ban Nha. Tầng lớp trí thức, tiểu tư

sản, tư sản dân tộc đã tiếp xúc với tư tưởng tự do dân chủ phương Tây, ảnh hưởng trực

tiếp từ cuộc Cách mạng tư sản lần thứ nhất ở Tây Ban Nha (1801-1814) và phong trào

đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban

Nha (1810-1826) đã nhận thức được quyền lợi của dân tộc và giai cấp, đã tham gia

phong trào đòi quyền tự do dân chủ.

Chính sách mở cửa hoàn toàn từ nửa sau thế kỷ XIX đã thúc đẩy mạnh mẽ sự

phát triển kinh tế ở Philippines dẫn đến sự xuất hiện của một tầng lớp mới được gọi là

tầng lớp trung lưu (Ilustrado). Tầng lớp này giàu lên nhờ sự thịnh vượng của nền kinh

tế, cùng với sự phát triển của thương mại và công nghiệp. Nhóm nghề nghiệp thuộc

tầng lớp trung lưu gồm có doanh nhân, tầng lớp trí thức và chủ đất giàu có.

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội Philippines vào nửa sau thế kỷ XIX được

thúc đẩy mạnh mẽ với việc mở cửa kênh đào Suez vào ngày 17-11-1869. Đây được coi

là một trong những tuyến đường thủy nhân tạo quan trọng nhất trên thế giới, có tác

động trực tiếp đến liên lạc giữa Philippines với Tây Ban Nha và châu Âu. Những

thuyền buôn Tây Ban Nha từ Barcelona thay vì mất 3-6 tháng để vòng qua Mũi Hảo

Vọng, giờ đây có thể đi qua kênh đào Suez đến Philippines trong vòng 32 ngày bằng

tàu động cơ hơi nước [70, tr.169].

Tự do thương mại và cách mạng giao thông đường thủy đã làm cho tầng lớp trung

lưu có điều kiện làm quen với những gì cập nhật nhất từ phương Tây, mối quan hệ giữa

họ với các quốc gia bên ngoài trở nên gần gũi hơn. Thậm chí, không ít gia đình ở

Philippines gửi con đi học tập ở nước ngoài như Madrid, Barcelona, Ghent, Brussels,

Paris và nhiều trung tâm văn hóa khác ở châu Âu. Bằng con đường này cùng với những

sách báo được đưa đến Philippines, họ đã tiếp thu lịch sử văn hóa từ các nước châu Âu.

Từ đó ý thức thức dân tộc trỗi dậy mãnh mẽ. Những sinh viên tốt nghiệp từ châu Âu

trở về đã có những đóng góp lớn vào sự ra đời tư tưởng cái cách ở Philippines, họ

muốn cải biến xã hội theo tư tưởng tự do như các nước châu Âu. Trong thời kì tuyên

truyền và cách mạng sau đó, những người thuộc tầng lớp trung lưu chính là những

người lãnh đạo cách mạng. Theo tiếng gọi của của tầng lớp trí thức, phong trào đòi cải

cách đã nổ ra bắt đầu bằng hoạt động của người anh hùng dân tộc Rizal, vào thập kỷ 90

của thế kỷ XIX, từ đòi hỏi cải cách trở thành yêu cầu giải phóng dân tộc kết quả là một

cuộc cách mạng đã nổ ra. Tuy thất bại do sự can thiệp của Mĩ nhưng đó là cuộc đấu

Page 145: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

133

tranh giành độc lập dân tộc đầu tiên ở châu Á, lập nên một nước cộng hòa độc lập có

Hiến pháp theo mô hình dân chủ tư sản phương Tây, lập nên một chính quyền cách

mạng hợp pháp, và dẫn đến sự ra đời của Giáo hội Philippines độc lập vào năm 1901.

4.5.2. Đối với Tây Ban Nha

4.5.2.1. Chính sách “đóng cửa” là một trong những nhân tố giúp Tây Ban Nha duy trì

sự hiện diện của họ ở thuộc địa Philippines trong vòng hơn ba thế kỷ

Trước hết, phải khẳng định rằng việc duy trì sự hiện diện của mình ở

Philippines trong hơn ba thế kỷ (1565-1898) là một thành công của Tây Ban Nha. Thực

tế là trong suốt quá trình cai trị, Tây Ban Nha phải đối mặt với rất nhiều thách thức ở

thuộc địa. Thứ nhất, lực lượng quân đội của Tây Ban Nha ở Philippines rất hạn chế.

Vào đầu thế kỷ XVII, có khoảng 2000 người Tây Ban Nha ở Philippines. Trong số đó,

có 400 là những nhà truyền giáo, phần còn lại là quan chức và binh lính [107, tr.66].

Thứ hai, Tây Ban Nha không xây dựng được một chuỗi các tiền đồn để kết nối ở châu

Á như Bồ Đào Nha và Hà Lan. Con đường duy nhất liên lạc giữa Philippines và Tây

Ban Nha phải đi qua Acapulco, mất khoảng 6 tháng. Thứ ba, những thế lực bên ngoài

luôn nhòm ngó, đe dọa đến sự hiện diện của Tây Ban Nha ở Philippines. Để giữ được

tiền đồn xa xôi này ở châu Á, bên cạnh việc xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc,

Tây Ban Nha không còn cách nào khác phải “đóng cửa”, ngăn chặn sự xâm nhập của

người châu Âu, hạn chế số lượng nhất định người Hoa, người Nhật định cư ở

Philippines. Với chính sách này, Tây Ban Nha đã kiểm soát hoàn toàn được an ninh

thuộc địa đến năm 1762, khi nổ ra cuộc chiến tranh Anh-Tây Ban Nha ở Manila.

Cùng với chính sách “đóng cửa”, ngăn chặn sự xâm nhập, Tây Ban Nha còn

biết cách lợi dụng lòng trung thành của người Philippines theo Thiên chúa giáo để

chống lại kẻ thù bên ngoài. Ngay trong quá trình chinh phục Philippines, người Bồ Đào

Nha từ quần đảo hương liệu Moluccas đã tấn công vào căn cứ đầu tiên của Tây Ban

Nha ở Cebu vào năm 1568 và năm 1570. Nhưng Raha Tupas và những chiến binh

người Cebu đã đứng về phía người Tây Ban Nha để đánh trả người Bồ Đào Nha.

Chỉ 3 năm sau khi Tây Ban Nha hoàn thành công cuộc bình định Philippines,

năm 1574, hải tặc Trung Quốc là Lim – A – Hong đã tấn công Manila. Lực lượng của

họ đã giết chết chỉ huy người Tây Ban Nha là Marshal Martin de Goiti, đốt cháy thành

phố và thậm chí xây dựng căn cứ địa ở ngay cửa sông Agno. Sau nhiều nỗ lực, với sự

giúp đỡ của khoảng 1500 lính Philippines (gồm có cả Lakan Dula và con trai của ông),

Tây Ban Nha đã đánh đuổi được lực lượng hải tặc ra khỏi Pangasinan [107, tr.75].

Page 146: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

134

Cũng giống như các thuộc địa Tây Ban Nha châu Mĩ, quá trình xâm chiếm và cai

trị Philippines không thể tránh khỏi sự tranh giành của các thế lực phương Tây khác.

Trong nửa đầu thế kỷ XVI (1600-1648), hải quân Tây Ban Nha và Hà Lan đã chạm

trán nhau nhiều lần ở vùng biển Philippines. Trong suốt 25 năm (1600-1625), hạm đội

Hà Lan đã vào vùng biển Philippin 16 lần, với mục đích chính là gây tổn hại đối với

hoạt động thương mại của Tây Ban Nha ở Manila [80, tr.491]. Mặc dù sử dụng nhiều

chiến thuật khác nhau nhưng Hà Lan vẫn không thể đánh bại được Tây Ban Nha. Một

trong những nguyên nhân quan trọng đó là do người Philippines vẫn luôn giữ được

lòng trung thành với họ, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình. Trong cuộc chiến đấu

với người Hà Lan, dân số Philippines đã suy giảm đáng kể (từ 667.000 năm 1591

xuống còn 610.000 năm 1621).

Lòng trung thành của người Philippines đối với chính quyền Tây Ban Nha là hệ

quả của chính sách cải đạo hiệu quả của những nhà truyền giáo. Những người

Philippines theo đạo Cơ Đốc sẵn sang đứng về phía người Tây Ban Nha chống lại

người Hồi giáo, và chống lại người theo đạo Tin lành Hà Lan và Anh. Nếu không có sự

cộng tác của người Philippines, Tây Ban Nha không thể sử dụng quốc gia này trở thành

căn cứ chiến lược của họ ở châu Á.

4.5.2.2. Tây Ban Nha dần đánh mất quyền kiểm soát nền kinh tế Philippines vào nửa

sau thế kỷ XIX do thi hành chính sách “mở cửa” thiếu kiểm soát

Ở Philippines, việc chuyển từ chính sách “đóng cửa” sang chính sách “mở

cửa” vào cuối thế kỉ XVIII chịu tác động của bối cảnh khu vực và thế giới, đồng

thời nó cũng xuất phát từ hoàn cảnh của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Trong thời kì

“mở cửa hạn chế” từ 1789 đến 1850, về cơ bản Tây Ban Nha vẫn kiểm soát được

hoạt động kinh tế ở Philippines. Nhưng từ năm 1855, sau khi Tây Ban Nha phải

tuyên bố mở cửa các cảng biển còn lại ở Philippines, họ đã dần đánh mất quyền

kiểm soát hoạt động kinh tế ở thuộc địa này. Sự tràn vào của các công ty nước ngoài

của các nước Âu-Mĩ đã dần đánh bật Tây Ban Nha khỏi tiền đồn thương mại quan

trọng nhất của họ ở phương Đông.

Sự thâm nhập của các công ty nước ngoài (Âu - Mĩ) vào kinh tế Philippines trong

nửa sau thế kỉ XIX thông qua hai phương thức cơ bản đó là cung cấp vốn tín dụng và

đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Việc thu hút

nguồn vốn dồi dào từ các công ty, doanh nghiệp Âu – Mỹ đầu tư vào Philippines, kèm

theo đó là việc áp dụng khoa học hiện đại trong sản xuất là những nhân tố quan trọng

Page 147: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

135

đến sự phát triển kinh tế của Philippines.

Max Tornow (thương nhân người Đức) đã dựa trên thuế xuất nhập khẩu hàng hóa

mà các thuyền buôn nước ngoài nộp cho chính quyền Tây Ban Nha trong 3 năm cuối

cùng để định lượng tầm quan trọng của người nước ngoài đối với thương mại

Philippines.

Bảng 4.7: Thuế nhập khẩu các thuyền buôn nước ngoài nộp cho chính quyền Tây Ban

Nha trong 3 năm 1895, 1896, 1897

Văn phòng thương mại Thuế nộp cho chính quyền Tây Ban Nha (đô la)

1895 1896 1897

Nước ngoài 2.818.900 3.106.100 3.322.500

Tây Ban Nha 361.400 425.900 903.000

Tổng cộng 3.180.300 3.532.000 4.225.500

Nguồn: Legarda, Benito J., Jr (2002), After the Galleons: Foreign Trade, Economic Change and

Entrepreneurship in the Nineteenth-Century Philippines, Ateneo de Manila University Press, tr. 212

Theo tính toán của Tornow, các phòng thương mại nước ngoài đóng góp 87%

thuế năm 1895, 88% năm 1896 và 73% vào năm 1897. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, tại

thời điểm này hàng hóa Tây Ban Nha vẫn được hưởng một số ưu đãi về thuế quan.

Tác động tích cực từ việc mở cửa các cảng biển đối với kinh tế nói trên chủ yếu

do ảnh hưởng của nước ngoài chứ không phải xuất phát từ chính quyền Tây Ban Nha.

Nhà nghiên cứu LeRoy đã nhận xét rằng, “sức mạnh thúc đẩy đằng sau sự phát triển

mạnh mẽ này không đơn thuần chỉ là sự phát triển của các vụ mùa, mà chủ yếu thống

qua sức mạnh của thương nhân nước ngoài trong việc đẩy mạnh buôn bán máy móc

nông nghiệp và có lẽ thậm chí hơn thế thông qua hình thức cho vay vốn cần thiết để

trồng trọt” [46, tr.239].

Khi chính quyền Tây Ban Nha bãi bỏ lệnh cấm thương mại đối với người Hoa thì

hoạt động kinh tế của họ trở lại sôi nổi và có phần phát triển hơn. Đặc biệt, người Hoa

di chuyển vào các tỉnh sản xuất các loại cây trồng xuất khẩu như cây gai dầu thuộc khu

vực đông nam đảo Luzon và phía đông Visayas. Việc mở rộng địa bàn cư trú và kinh

doanh đã đi kèm với những thay đổi trong bản chất hoạt động kinh tế của người Hoa.

Các hoạt động mới và quan trọng nhất là việc hình thành các đại lý thương mại trung

gian. Trong vai trò này, người Hoa thu mua các sản phẩm xuất khẩu và bán nó, thường

là cho các công ty xuất nhập khẩu châu Âu. Người Hoa cũng đã hoạt động buôn bán và

Page 148: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

136

bán lẻ các mặt hàng nhập khẩu của châu Âu, Mỹ, châu Á và phân phối chúng ở các

tỉnh. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp hàng hóa cho các khu vực đô thị. Hàng hóa châu

Âu đã được đưa từ Manila tới cảng Iloilo bởi các Mestizo và thương nhân Trung Quốc,

và sau đó được phân phối tại Molo, Jaro, và thị trấn lớn khác.

Như vậy, mặc dù Tây Ban Nha là thế lực thống trị trên toàn bộ quần đảo, nhưng

những thành tựu mà Philippines đạt được lại đến từ sự xuất hiện của những người nước

ngoài (non-Spanish). Sự phát triển của kinh tế xuất khẩu ở Philippines được khuyến

khích bởi các hoạt động kinh doanh của người Bắc Âu và những thương nhân Bắc Mĩ,

những người cung cấp vốn, tổ chức để tiếp cận thị trường nước ngoài và nguồn nhập

khẩu. Trong khi đó người Trung Quốc phân phối những sản phẩm nhập khẩu trong nội

địa và mua hàng hóa cho xuất khẩu. Những thương nhân Anh chính là những nhà xuất

khẩu dẫn đầu ở Manila và người Hoa là những người bán sĩ duy nhất. Kết quả là người

Anh, người Hoa thống trị xuất-nhập khẩu Philippines vào nửa sau thế kỉ XIX. Điều này

dẫn đến một người Tây Ban Nha đã nhận xét rằng “từ quan điểm thương mại

Philippines là thuộc địa của người Anh và người Hoa với danh nghĩa Tây Ban Nha”

[102, tr.279-280].

Trong suốt thế kỉ XIX, nền kinh tế Philippines trải qua một cuộc cách mạng, nhưng

chính quyền Tây Ban Nha đã thất bại trong việc điều chỉnh chính sách và thích ứng với

tình hình mới. Kết quả này có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, trong quá trình ‘mở cửa” Philippines, Tây Ban Nha đã có rất ít nỗ lực

để tăng cường sức mạnh thuộc địa. Một trong những lý do vì lợi nhuận to lớn thu được

từ xuất khẩu đường của Cuba và Puerto Rico thu hút mọi sự chú ý của các nhà đầu tư

và vốn từ Tây Ban Nha. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX, đầu tư vào

Philippines từ Tây Ban Nha không đáng kể. Cho đến năm 1834, một nghịch lý là

Philippines là một thuộc địa lớn nhất của Tây Ban Nha vào thời đó, nhưng Philippines

là thuộc địa “ốm yếu” nhất.

Thứ hai, chính sự bất ổn chính trị ở Tây Ban Nha đã khiến họ không đủ khả năng

để kiểm soát thuộc địa xa xôi này. Kể từ sự xâm lược của Napoleon (1812) đến nửa sau

thế kỉ XIX, Tây Ban Nha trải qua nhiều xung đột chính trị gay gắt. Từ năm 1834 đến

năm 1862 Tây Ban Nha đã 4 lần thay đổi Hiến pháp, 28 Nghị viện, 47 Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng và 529 Bộ trưởng. Trong 20 năm tiếp theo, có nhiều cuộc cách mạng,

và một nền Cộng hòa được thiết lập. Biến động chính trị này đã tác động trực tiếp đến

chính quyền ở Philippines. Trong khoảng thời gian 333 năm Tây Ban Nha cai trị

Page 149: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

137

Philippin, có tất cả 108 Toàn quyền (Toàn quyền đầu tiên Legazpi, Toàn quyền cuối

cùng De los Rios), trung bình 3 năm 1 nhiệm kì. Từ nửa sau thế kỉ XIX, Toàn quyền ở

Philippin liên tục thay đổi, trung bình 1 năm 1 nhiệm kì [Xem PL1]. Thời gian làm việc

quá ngắn, không ổn định của chính quyền Tây Ban Nha đã làm yếu khả năng quản lí ở

thuộc địa dẫn đến sự hỗn loạn trong việc thực hiện các chính sách và trách nhiệm của

họ đối với công việc chung của chính quyền Tây Ban Nha giảm sút đáng kể.

Thứ ba, quan hệ quốc tế khu vực thời điểm này đã đe dọa vị trí của Tây Ban Nha ở

Philippines. Các quốc gia mạnh hơn Tây Ban Nha đang hướng sự quan tâm của họ đến

Châu Á Thái Bình Dương và tìm kiếm các khu vực chiến lược để mở rộng sự ảnh

hưởng của họ. Trong trường hợp của Philippines, Tây Ban Nha bị đe dọa bởi quyền lực

mới: Anh, Mĩ, Đức và Nhật Bản. Tây Ban Nha có thể có ít cơ hội duy trì sự nắm giữ

của nó đối với Philippines.

Page 150: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

138

KẾT LUẬN

1. Trong những chuyển biến lớn lao của lịch sử Tây Âu thời hậu kỳ trung đại, Tây

Ban Nha đã tận dụng được những lợi thế của mình để nổi lên như một quốc gia tiên

phong trong công cuộc phát kiến địa lý và trở thành đế chế thực dân rộng lớn. Chỉ

trong vòng chưa đầy 100 năm, Tây Ban Nha đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất

nước và tạo dựng “đế chế toàn cầu đúng nghĩa” (Truly Global Empire) đầu tiên trên thế

giới. Quá trình bành trướng của Tây Ban Nha được bắt đầu ngay sau khi Columbus

phát hiện ra châu Mĩ năm 1492. Song song với quá trình xâm chiếm và cướp bóc ở các

nước Trung – Nam Mĩ, Tây Ban Nha cũng đã “hướng tầm mắt” của mình đến Viễn

Đông xa xôi, nơi sở hữu nhiều loại hàng hóa giá trị cho trao đổi thương mại Đông –

Tây lúc bấy giờ. Trên con đường hướng về phương Đông để đến quần đảo hương liệu

Moluccas, Tây Ban Nha đã đặt chân đến quần đảo Philippines vào năm 1521. Sau 44

năm phát hiện và khám phá, Legaspi đã đổ bộ lên Cebu năm 1565. Từ thời điểm này,

Philppines trở thành một phần của đế chế Tây Ban Nha trong hơn 300 năm. Có thể coi

đây là tiền đồn quan trọng cuối cùng mà Tây Ban Nha chinh phục thành công. Vào

năm 1580, triều đại Habsburg ở Tây Ban Nha đã qui tụ dưới uy quyền của mình toàn

bộ bán đảo Iberia, toàn bộ châu Mĩ Latin, Trung Mĩ, Philippines, Milanais, vương quốc

Naples, Sardaigne và Sicile, cộng thêm đó là những di sản của nhà nước Bourguignon

cũ, nó có một đồng minh hùng mạnh là người anh em Habsburg ở Áo. Tây Ban Nha

trở thành một siêu cường về lãnh thổ trên thế giới vào thế kỷ XVI.

2. Mục tiêu của Tây Ban Nha trong quá trình xâm chiếm thuộc địa gói gọn trong

“3G” (Gold, God, Glory). Tuy nhiên, khác với các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ,

Philippines không sở hữu những mỏ vàng, bạc có giá trị. Vì thế, khi quyết định xây dựng

chỗ đứng chân vững chắc ở Philippines, Tây Ban Nha có hai mục tiêu lớn. Thứ nhất,

truyền bá đức tin Thiên chúa giáo, cải đạo cho dân chúng Philippines và các nước ở

Đông Ấn thông qua quan hệ thương mại. Thứ hai, dưới ánh sáng của “học thuyết trọng

thương”, Tây Ban Nha theo đuổi tham vọng trở thành “đế chế thương mại”. Vì vậy, họ

muốn sử dụng quần đảo này như là một bàn đạp để tiến đến thiết lập một hệ thống

thương mại thế giới giữa Tây Ban Nha, Mexico và Viễn Đông (chủ yếu là Trung Quốc).

3. Trong thập niên đầu sau khi thiết lập địa vị thống trị ở Philippines (1571-1582),

để đối chọi với Bồ Đào Nha đồng thời mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia trong

khu vực, Tây Ban Nha đã thực hiện chính sách thu hút thương nhân châu Á đến

Philippines buôn bán đồng thời nỗ lực thiết lập quan hệ thương mại với Trung Quốc,

Page 151: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

139

Nhật Bản. Cho đến năm 1582, hầu như chính quyền Tây Ban Nha không thu thuế

thương mại đối với hàng hóa của các nước đến buôn bán ở thuộc địa Philippines.

Chính sách đó một mặt đã biến Manila thành hải cảng sầm uất và thịnh vượng ở khu

vực ĐNA, mặc khác lại tập trung sự chú ý của các nước đối vị trí của quần đảo này,

đặc biệt là thủ đô Manila.

4. Từ cuộc tấn công của hải tặc Trung Quốc đến kế hoạch xâm chiếm Philippines

của Thiên hoàng Nhật Bản cộng với những áp lực về vấn đề kinh tế và sự nghi ngờ đối

với những người nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chính sách “đóng cửa”

thuộc địa vào cuối thế kỉ XVI. Trong gần hai thế kỉ chính quyền Tây Ban Nha thực thi

chính sách “đóng cửa” (1593-1762), ở Philippines chỉ tồn tại một hoạt động kinh tế chủ

yếu mang tính chất định kì đó là thương mại thuyền buồm Manila Galleon. Quan hệ

thương mại với các nước trong khu vực (thương mại nội Á) thường bị gián đoạn và

không có sự kết nối để có thể tạo thành một hệ thống các thương điếm của Tây Ban

Nha ở châu Á như Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan. Để đảm bảo sự độc quyền trong việc

mua hàng hóa, những qui tắc kĩ lưỡng khống chế việc buôn bán nội Á ra đời. Tây Ban

Nha chỉ mở một cảng duy nhất là Manila để trao đổi hàng hóa, áp dụng hệ thống mua

sĩ hàng hóa; những thương nhân châu Á không được phép tham gia trực tiếp vào

thương mại Manila Galleon cũng như nội thương Philippines mà chỉ đóng vai trò là

những người cung cấp hàng hóa; người nước ngoài hầu như bị ngăn cấm nhập cư trừ

một số lượng hạn chế người Hoa và người Nhật. Với chính sách “chia để trị”, Tây Ban

Nha ngăn cấm sự tiếp xúc của những cư dân bản xứ với những người nước ngoài, cũng

như giữa những người nước ngoài với nhau và thậm chí giữa những người cùng dân

tộc nhưng theo tôn giáo khác nhau.

5. Chịu tác động bởi những học thuyết kinh tế mới nổi lên ở châu Âu vào nửa sau

thế kỉ XVIII, sự hủy bỏ thương mại truyền thống Manila Galleon vào năm 1815 và sự

kiện Mexico giành độc lập vào năm 1820, khiến cho Tây Ban Nha nhận thức được sự

cần thiết phải gắn kết vào quan hệ thương mại với các nước châu Á. Tây Ban Nha bắt

đầu chuyển từ chính sách “hạn chế” sang chính sách “tự do thương mại” cũng như cho

phép người nước ngoài thiết lập sự định cư ở Philippines vào cuối thế kỉ XVIII. Tiến

trình này bắt đầu một cách thận trọng vào khoảng 50 năm (1789-1833) và “tự do hoàn

toàn” từ 1834 trở về sau với chính sách mở cửa các cảng biển cho và cho phép người

nước ngoài định cư bất cứ tỉnh nào trên lãnh thổ Philippines. Bước chuyển này đã đưa

đến sự thay đổi trong bản chất của thương mại Philippines - từ “trung tâm phân phối

Page 152: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

140

hàng hóa” trở thành “thị trường xuất-nhập khẩu thế giới”. Nếu như trước thế kỷ XIX,

không có sản phẩm nào của quần đảo đóng vai trò quan trọng trong trao đổi thương

mại giữa Philippines với Tân Tây Ban Nha và những nước khác trong khu vực; cũng

không có nguồn vốn đáng kể được đầu tư để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên

của Philippines thì vào nửa sau thế kỷ XIX, Philippines trở thành nước sản xuất mía

đường, gai dầu, thuốc nhuộm, thuốc lá hàng đầu trong khu vực, hầu hết sản phẩm được

xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của kinh tế

Philippines vào giai đoạn này chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, trong

khi nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và thị trường đều phụ thuộc bên ngoài. Có lẽ quan

trọng nhất là chính quyền Tây Ban Nha đã không tạo ra được một cơ sở hạ tầng xã hội,

nhất là tạo dựng tầng lớp nhà buôn, thương gia, nhà quản lý người bản địa. Trong khi

đó, tầng lớp trên như quan cai trị, tướng lĩnh trong quân đội và giáo chức nhà thờ đã sử

dụng quyền lực của mình, cùng với thương gia ngoại quốc đã thao túng hệ thống

thương mại và đầu tư phát triển. Điều này đưa đến sự thất bại trong chính sách “mở

cửa” thuộc địa của Tây Ban Nha.

6. Chính sách “mở cửa” đã tạo ra cơ hội cho sự nhập cư với số lượng lớn người

nước ngoài đến Philippines tham gia vào hoạt động kinh tế. Khi người nước ngoài

được tự do mở rộng địa bàn cư trú thì vai trò của họ trong nền kinh tế của Philippines

cũng thay đổi về chất. Người nước ngoài bắt đầu bành trướng thế lực kinh tế của mình

không chỉ trên thương mại mà còn trong các lĩnh vực kinh tế khác. Những hoạt động

kinh tế của người nước ngoài đã đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển nền kinh tế

Philippines.

7. Có thể nói chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở Philippines

dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực đã định hình những đặc điểm riêng về

quan hệ đối ngoại của quần đảo này thời kỳ thuộc địa. Đồng thời, chính sách đó đã đưa

lại những hệ quả đối với sự phát triển của Philippines trong nhiều thế kỷ. Thậm chí cho

đến khi được Mĩ trao trả độc lập năm 1946, Philippines không có nhiều mối liên hệ với

các nước trong khu vực. Philipines trở thành một quần đảo cô lập giữa các nước láng

giềng, người Philippines phải mất một thời gian dài tìm “nguồn gốc châu Á” của mình

để thiết lập đặc tính dân tộc. Điều đó cho chúng ta thấy được sự tai hại của việc bị nước

khác “đóng cửa”, cô lập và thấy được giá trị của việc “mở cửa” nhưng không phải “mở

cửa” bằng mọi giá, bằng sự buông xuôi.

Page 153: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trần Thị Quế Châu (2014), “Vị trí thương nhân Trung Quốc trong tuyến thương

mại thuyền buồm giữa Manila (Philippines) và Acapulco (Mexico) của Tây Ban

Nha (1572-1815)”, Tạp chí Khoa học và giáo dục Trường Đại học sư phạm Huế,

số 2, Trang: 98-108.

2. Đặng Văn Chương, Trần Thị Quế Châu (2014), “Nguyên nhân dẫn đến chính sách

"đóng cửa" của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines cuối thế kỉ XVI”, Tạp chí

Đông Nam Á, số 5, tr.26-34

3. Trần Thị Quế Châu (2014), “From “Closed-Door” and Isolation to “Open-Door”

and Intergration: Spain’s Policy in Colonial Philippines, Nineteenth Century”, The

3rd International Conference on “Asia Dynamic: Prospects and Challenges”

Mahasarakham, Thailand, tr.584-594

4. Trần Thị Quế Châu (2015), “Cuộc chiến tranh giữa Anh và Tây Ban Nha ở Manila

(1762-1764)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự (Viện Lịch sử Quân sự), Số: 11, tr. 71-75

5. Đặng Văn Chương, Trần Thị Quế Châu (2016), “Anh xâm chiếm Manila (1762-

1764) và tác động của nó đến chính sách của Tây Ban Nha ở thuộc địa

Philippines vào cuối thế kỉ XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2016, Số: 2,

tr.47-57.

6. Trần Thị Quế Châu, Lê Thành Nam (2016), “The Position of Moluccas in

Commercial Rivalry between Spain and Netherlands in East Asia in Seventeenth

Century”, The 4th International Conference on "Language, Society, and culture in

Asian Context, Malang, Indonesia, tr.801-808

7. Đặng Văn Chương (chủ biên), Trần Đình Hùng, Trần Thị Quế Châu, Lê Thị Quí

Đức (2016), Chính sách "đóng cửa" và "mở cửa" của một số quốc gia Đông Nam

Á từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Nxb TPHCM

8. Trần Thị Quế Châu (2017), “Hoạt động thương mại Philippines thời kỳ thuộc địa

Tây Ban Nha (XVI-XIX)”, Tạp chí Đại học Huế, Tập 126, Số 6A, tr. 5-16

9. Trần Thị Quế Châu (2017), “Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính

sách của Tây Ban Nha đối với người Hoa ở thuộc địa Philippines từ 1767 đến

1898”, Tạp chí Khoa học và giáo dục Trường Đại học sư phạm Huế, số 3 (43),

tr.100-110

Page 154: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

142

10. Trần Thị Quế Châu (2018), “Chính sách của chính quyền Tây Ban Nha đối với

người Hoa ở thuộc địa Philippines (1571-1898)”, Tạp chí Khoa học và Công

nghệ Trường Đại học Khoa học Huế, số 2, tr.83-93

Page 155: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

143

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Đức An (cb), Lại Bích Ngọc (2009), Đại cương Lịch sử thế giới Trung đại,

T1(Phương Tây), NXB CTQG, Hà Nội

2. Beard, Michel (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, NXB Thế giới,

Hà Nội

3. Cao Minh Chơng (2007), Lịch sử Philippines, Viện Đông Nam Á, Hà Nội

4. Đặng Văn Chương – Hà Thị Thơm (2011), “Chính sách hạn chế thương mại của

Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippin (1593-1834)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam

Á, số 2, tr.27-33.

5. Corpuz, Onofred (1979), Philippines, Ban Đông Nam Á, Viện thông tin Khoa học

xã hội, Hà Nội.

6. Hall, D.G. E. (1997), Lịch sử Đông Nam Á, (bản dịch của Bùi Thanh Sơn, Nguyễn

Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng), NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội

7. Bùi Văn Hào – Trần Khánh (2011), “Tranh giành thương mại và thiết lập chế độ

cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philipin thế kỉ XVI-XIX”, Tạp chí nghiên cứu

Đông Nam Á, số12, tr.33-39.

8. Dương Văn Huy (2010), “Những mối liên hệ thương mại giữa Philippine với khu

vực thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 (117), tr. 40 – 50.

9. Dương Văn Huy (2010), “Thương cảng Manila (Philippines) thế kỉ XVII”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr.19-31.

10. Dương Văn Huy (2011), “Người Hoa ở Philippin dưới thời thuộc Tây Ban Nha

(1565-1898)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr.20-34.

11. Phạm Thị Thanh Huyền (2016), Quá trình hoạt động thương mại của Tây Ban

Nha ở các thuộc địa Mỹ Latinh (thế kỉ XVI-đầu thế kỷ XIX), Luận án Tiến sĩ Lịch

sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

12. Trần Khánh (2011), “So sánh chế độ cai trị của của Tây Ban Nha và Mỹ ở

Philippin dưới thời thuộc địa”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr.3-12.

13. Trần Khánh (cb) (), Thông sử Đông Nam Á, Tập 4 (Đông Nam Á trong thời kì

thuộc địa và phong trào giải phóng dân tộc (từ đầu thế kỉ XVI đến 1945)”, Viện

nghiên cứu Đông Nam Á.

14. Nguyễn Văn Kim (1999), Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa:

Nguyên nhân và hệ quả, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Kim (2003), Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỉ XV-XVII,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 156: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

144

16. Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với châu Á-những mối liên hệ về Lịch sử và

chuyển biến kinh tế xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Kim (2011), “Bối cảnh Đông Nam Á trước sự xâm nhập và thôn tính

thuộc địa của Phương Tây”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số10, tr.3-9.

18. Lê Thị Liên (2011), Tình hình Philippin dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha (1762 -

1898), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Đại học Sư Phạm Huế, Huế.

19. Nguyễn Thị Vĩnh Linh (2008), Quá trình Bồ Đào Nha xâm nhập vào châu Á

(cuối thế kỷ XV - giữa thế kỷ XVII), Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học Sư

phạm Huế, Huế.

20. Lê Thị Mai (2010), Quá trình Hà Lan xâm nhập Đông Nam Á (đầu thế kỉ XVII -

cuối thế kỉ XVIII), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Đại học Sư Phạm Huế, Huế.

21. Đức Ninh (cb) (1996), Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Philippin, tập 1, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

22. Lương Ninh (chủ biên) – Đỗ Thanh Bình – Trần Thị Vinh (2005), Lịch sử Đông

Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Ortiz, Antonio Dominguez (2009), Tây Ban Nha ba ngàn năm lịch sử, NXB Thế

giới, Hà Nội.

24. V.P.Pochemkin (2001) (cb), Lịch sử ngoại giao cận đại (thế kỉ XVI-XVIII), bản

dịch của Nguyễn Trung, Học viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội.

25. F. Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô), Thời kỳ phong

kiến, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

26. F. Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô), Thời kỳ tư bản

chủ nghĩa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Hà Thị Thơm (2010), Chính sách cai trị của Tây Ban Nha ở Philippin (1565-

1762), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Đại học Sư phạm Huế, Huế.

28. Lê Thanh Thủy (2007), “Tiếp xúc và hội nhập thương mại ở Đông Nam Á từ thế

kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, tr.54-63.

29. Lê Thanh Thủy (2009), “Sự hình thành đế chế Anh ở phương Đông và vai trò của

Công ty Đông Ấn Anh thế kỷ XVII - XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số

1, tr.22-29.

30. Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Philippin: từ thế kỉ XV-XVI đến những năm

1980, Viện Đào tạo mở rộng, Khoa Đông Nam Á học, Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Trung tâm KHXH & NVQG – Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2001), Tìm hiểu

lịch sử - Văn hóa Philippines, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Hoàng Anh Tuấn (2011), “Về sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600, Tạp

chí nghiên cứu Đông Nam Á”, số11, tr.69-76.

Page 157: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

145

33. Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Minh Nguyệt (2012), “Manila và dòng chảy bạc Tân

thế giới thế kỷ XVI-XVIII”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tr.11-18

34. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Về con đường phát triển của các nước Asean:

Một số đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản Philippines (1946-1998), Tài liệu lưu

hành nội bộ.

II. Tài liệu tiếng Anh

35. Abinales, P.N – Amoroso, Donna.J (2005), State and Society in the Philippines,

Rowman & Littlefield publishers, Inc. US.

36. Agoncillo, Teodoro.A (2006), History of the Filipino People, Garotech publishing,

Quezon City.

37. Alip, Eufronio.M (1964), Political and Culture History of the Philippines, 2 vol,

Manila Inc, Philippines.

38. Andrew, George Reid (1985), Spainish American Independence: A structural

Analysis, Latin American Perspectives, vol.12, No.1, Latin America’s Colonial

History

39. Arensmeyer, Elliott C (1970), “Foreign Accounts of the Chinese in the

Philippines”, Philippine Studies vol.18, no.1, p.83-102.

40. Atwell, William S., Ming china and the emerging world economy,c.1470-1650,

Cambridge history of china.Vol.8, Cambridge university press, tr.389 395

41. Barao, Jose Eugonio (1998), “The Massacre of 1603: Chinese Perception of the

Spaniards in the Philippines”, Itinerario vol 23, no.1 p.22-39.

42. Barrows, David Prescott (1905), A History of the Philippines, The Bobbs – Mirrill

Co, London.

43. Berthold, Laufer (1908), The Relations of the Chinese to the Philippine Islands,

The Smithsonian Institution, USA.

44. Blackmar, Frank.W (1900), Spanish Colonial Policy, American Economic

Association, 3rd series, vol 1, No.3, p.112-143

45. Blair, E, H. and Robertson (1903-1909), The Philippine Islands (1493 - 1898), 55

vol, Clereland, Ohio.

46. Benitez, Conrado (1954), History of Philippines, Manila Ginn and Company,

Philippines.

47. Bourne, Edward Gaylord (1907), Discovery, Conquest, and Early History of the

Philippine Islands , Cleveland, OH: The Arthur H. Clark Co.

48. Bourne, Edward Gaylord (1962), Spain in America 1450-1580, Barnes & Noble, INC

49. Borschberg, Peter – Harrassowitz, Otto.KG (2004), Iberians in Singapore –

Melaka Area (16th to 18th century), Wiesbaden.

Page 158: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

146

50. Chan, Albert (1978), “Chinese-Philippine Relations in the Late Sixteenth Century

and to 1603”, Philippine Studies vol 26, no.1-2, p.51-82.

51. Chandler, David. P; Roff, William.R; Smail, Jonh.R.W; Steinberg, David Joel;

Taylor, Robert.H; Woodside, Alexander; Wyatt, David K (1985), In Search of

Southeast Asia – A Mordern History, University of Hawaii Press, Honolulu.

52. Corpuz, O.D (1997), An Economic History of the Philippines, Univ. Philippines

Press, Quezon City.

53. Costa, H.De La (1963), An American in Manila: Early American-Philippines

Trade, Philippines Studies vol.11, no.2, tr.370-

54. Costa, Horacio de la, S.J. (1992), Readings in Philippine History, Makati, Metro

Manila: Bookmark, Philippines.

55. Craig, Austin (1914), A Thousand Years of Philippine History before the Coming

of the Spaniards, Manila, Philippines.

56. Craig, Austin and Benitez, Conrado (1916), Philippine progress prior to 1898,

Philippine Education Co.,Inc, Manila, Philippines.

57. Cushner, Nicholas P., SJ (1971), Spain in the Philippines, Ateneo de Manila

University, Quezon, Philippines.

58. David, Routledge (1975), “The History of the Philippine Island in the Late Eighteeth

century: Problem and Prospects”, Philippine Studies vol.23, no.1-2, p.36-52

59. Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1963), “The Economic Development of the

Philippines in the Second Half of the Eighteen Century”, Philippine Studies vol.11,

no2, p.195-231.

60. Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1964), “Philippine Economic Development

Plans, 1746-1779”, Philippine Studies vol.2., no2, p. 203-231.

61. Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1965), “Eighteenth Century Philippine

Economy: Mining”, Philippine Studies vol.13, no4, p.763-800.

62. Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1966), “Eighteenth Century Philippine

Economy: Agriculture”, Philippine Studies vol.14, no1, p.65-126.

63. Diaz-Trechuelo, Maria Lourdres (1966) “Eighteenth century Philippine economy:

Commerce”, Philippine Studies vol.14, no2, p.253-279.

64. Elliot, J.H. (1963), Imperial Spain 1469-1716, Penguin Group, England.

65. Elpidio R. Sta. Romana and Ricardo T. Jose (1991), Filipino image of Japan over

the centuries, Asian studies, vol 29

66. Fish, Shirley (2003), When Britain Ruled the Philippines 1762-1764,

Bloomington, USA.

67.

Page 159: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

147

68. Fish, Shirley (2011), The Manila-Acapulco Galleons: the treasure ships of the

pacific, Authorhouse, UK.

69. Flynn, Dennis O and Giraldez, Artuno (1995), “Born with a “Silver Spoon”: The

Origin of World Trade in 1571, Journal of World History”, vol 6, No.2, University

of Hawaii Press.

70. Flynn, Dennis O and Giraldez, Artuno (1996), “China and the Spanish empire”,

Revesta de historia Economica No2.

71. Foreman, John (1905), The Philippine Islands, T. Fisher Unwin, London

72. Fry, Howard (1985), “The Eastern Passage and Its Impact on Spanish Policy in

The Philippines 1758-1790”, Philippine Studies vol.33, no.1, p.3-21.

73. Garcia, Florentino Rodao (1997), Spaniard in Siam: A Contribution to the

Research on Spanish in East Asia, Col. Historia, Madrid.

74. Garcia, Florentino Rodao (2007), The Castilians Discover Siam: Changing

Visions and Self-Discovery, The Journal of the Siam Society (JSS), 95, p. 1-23.

75. Garcia, Florentino Rodao (2008), Departure from Asia: Spain in the Philippines

and East Asia in the Nineteenth and Twentieth Centuries. Sasha D. Pack, ed.

Nation and Conflict in Modern Spain: Essays in Honour of Stanley G.

Payne. Madison, WI: Parallel Press.

76. Guillermo, Ruiz-Stovel (2009), “Chinese Merchants, Silver Galleons, and Ethnic

Violence in Spanish Manila, 1603-1686”, Mexico y la Cuenca del Pacifico vol 12,

no.36, p.47-63.

77. Hubert Jacobs, S.J. (1981), “The Discurso Politico del Gobierno Maluco of Fr.

Francisco Combes and its Historical Impact”, Philippine Studies vol.29, no.3&4,

p.309-344.

78. Iaccarino, Ubaldo (2008), “Manila as International Entrepôt: Chinese and Japanese

trade with Spanish Philippines at the Close of the 16th Century”, Bulletin of

Portuguese, Vol 16, tr.71-81

79. Jones, Chester Lloyd (1906), “The Spanish Administration of Philippine

Commerce”, Proceedings of the American Political Science Association, vol 3,

p.180-193

80. Kueh, Joshua Eng Sin (2014), The Manila Chinese: Community, trade and

Empire, Doctor of Philosophy in History, Washington DC

81. Laarhoven, Ruurdje and Pinowittermans (1985), “From Blockade to Trade: early

Dutch relations with Manila, 1600-1750”, Philippine Studies vol.33, no.4, p.485-504.

82. Legarda, Benito JR (1955), “Two and a half centuries of the Galleon trade”,

Philippines studies vol.3,no.4, tr.345-372.

Page 160: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

148

83. Legarda, Benito J., Jr (2002), After the Galleons: Foreign Trade, Economic

Change and Entrepreneurship in the Nineteenth-Century Philippines, Ateneo de

Manila University Press.

84. Llanes, Ferdinand (1999), “The Trade Mission to Siam in 1718 in the Context of

Filipinas – Siam Relations and Southeast Asian History”, Asian Studies, vol.35,

p.1-11.

85. Mc Hale, Thomas (1961), “The Development of American Policy towards the

Philippines”, Philippine Studies vol.9, no.1, p.47-71.

86. Moriss, Roger (2011), The Foundation of British Maritime Ascendancy:

Resources, Logistics the State (1755-1815), Cambridge University Press.

87. Pisano, Nicholas Daniel (1977), “The Spanish Pacification of the Philippines 1565-

1600”, Thesis, University of Maryland, College Park, Maryland, USA

88. Purcell, Victor (1965), The Chinese in Southeast Asia, Oxford University Press,

London

89. Quiason, S.D (1963), The English “Country trade” with Manila prior to 1708, The

Philippine Economic Journal, vol II, 2, tr.64-83.

90. Quiason, S.D (1966), English “Country trade” with the Philippines, 1644-1765,

Quezon City, Philippines.

91. Roessingh, M.H.P (1967), Dutch Relations with the Philippines: A Survey of

Sources in the General State Archives, The Hague Netherlands, Asian Studies,

vol.V, no. 2.

92. Roessingh, M.H.P (1968), Dutch Relations with the Philippines, 1600-1800, Asian

Studies (Ruurdje Laarhoven-Casiio dịch từ Nederlanse Betrekkingenmet de

Philippijnen, 1600-1800 in: Bijdragen tot de Taal-Land- en Volkenkunde, Deel

124, 4de aflevering).

93. Ruescas, Javier & Wrana, Javier (2009), “The West Indies & Manila Galleon: The

first global trade route”, International conference “The Galleon and the making

pacific”, Manila, Philippines.

94. Salvador, P.Escoto (2000), “A supplement to the Chinese Explusion from the

Philippines, 1764-1779”, Philippine Studies vol 48, no.2

95. Schurz, William Lytle (1959), The Manila Galleon, Dutton & Co, NewYork.

96. Scott, William Henry (1992), Looking for the Prehispanic Filipino, New Day

Publishers, Quezon City, Philippines

97. Stanley. Hon.H.E.J (1868), The Philippine Island, Moluccas, Siam, Cambodia,

Japan and China at the Close of the sixteenth Century by Antonio de Morga,

Hakluyt Society, London

Page 161: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

149

98. Tarling, Nicholas (1999), The Cambridge history of Southeast Asia, Vol Two

from c.1500 to c.1800, Cambridge university press.

99. Tracy, James.D (1990), The Rise of Merchant Empires: Long – Distance trade in

the early Modern World 1350-1750, Cambridge University Press

100. Tracy, Nicholas (1995), Manila Ransomed: The British Assault on Manila in the

Seven Years War, University of Exeter Press

101. Veen, Van Ernst (2001), “VOC Strategies in the Far East (1605-1640)”, Bulletin

of Portuguese/Japanese Studies, vol 3, Lisboa, Portuagal, tr.85-105

102. Villiers, John (1986), “Manila and Maluku: Trade and Warfare in the Eastern

Archipelago, 1580-1640”, Philippine Studies vol 34, no.2, p.146-161.

103. Wickberg, Edgar (1962), “Early Chinese Economic Influence in the Philippines,

1850-1898”, Center for East Asian Studies, The university of Kansas, p.275-285.

104. Wickberg, Edgar (1964), “The Chinsese Mestizo in Philippine History”, The

Journal Southeast Asian History vol.5, no.1, p.62-100.

105. Wickberg, Edgar (2000), Chinese in the Philippine life, 1850-1898, Ateneo de

Manila University Press

106. Zaide, Gregorio.F (1939), Philippine History and Civilization, Manila: Philippine

Associated Publishers.

107. Zaide, Gregorio.F (1957), Philippines Political and Cultural History, Philippines

education company, Manila.

108. Zaide, Gregorio.F – Zaide, Sonia (2004), Philippine History and Government,

All nation publishing Co. Inc, Quezon City.

109. Zaide, Soria.M (1999), The Philippin – A Unique Nation, All nation publishing

Co. Inc, Quezon City.

110. Zulueta, Francisco.M – Nebres, A. Briel (2003), Philippine History and

Government through the Year, Navota Press, Manila.

III. Tài liệu tiếng Tây Ban Nha

111. Garcia, Florentino Rodao (2002), “Siam y los Contactos Exteriores de Filipinas

durante el Periodo Espanol, 1520-1898”, Revista Espanola del pacifico, No.15,

tr.111-126.

112. Ibarra, D.Joachim, De Ereccion de la Compania de Filipinas 1785, Madrid.

113. Sorano, de Francisco – Rodao, Florentino (1988), Extremo Oriente Iberico:

Investigacionnes Historicas, Agencia Espanola de Cooperacion Internacional en

colaboracion con el centro de Estudios.

Page 162: CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỦA TÂY BAN NHA Ở …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1233/LuanAn.pdf · trong suốt quá trình tôi theo học Nghiên cứu

150

IV. Tài liệu Internet

114. Barker, Tom, “Silver, silk and Manila: Factors leading to the Manila Galleon

trade”, repository. Library.csuci.edu/jspui/…/37/4/TBManila Galleon.pdf

115. Barker, Thomas W (2009), “Pulling the Spanish out of the “Christian century”:

Re-evaluating Spanish – Japanese relations during the seventeenth century”,

http://www.arts.monash.edu.au/publications/eras.

116. BaLaam, David & Veseth, Michael (2007) Wealth and Power: Mercantilism and

Economic Nationalism (Đinh Thị Hiền Lương dịch), nghiencuuquocte-net-33-cn-

trong-thuong-cn-dan-toc-kinh-te.pdf

117. Comyn, Tomas de, The former Philippines thru foreign eyes,

www.medellindigital.gov.co/.../Jagor_Fedor-The_Former_Philippines__Th

118. Dunham, Samuel Astley, History spain and Portugal, Vol 5,

http://www.archive.org/detail/historyofspainpoo5dunh.

119. Merchant, Pranav, Economic Effects of the Spanish Conquest of the Philippines

and Mercantile Theory,

http://web.stanford.edu/group/journal/cgi-bin/wordpress/wp-

content/uploads/2012/09/Merchant_SocSci_2009.pdf

120. Mola, Marina Alfonso & Shaw, Carlos Martínez, An international trade port at

the end of eighteenth century, http://www.iga.ucdavis.edu/Research/All-

UC/conferences/2006-fall/Mola-Shaw.pdf.

121. Morga, Antonio de, History of the Philippine Islands - Molucca, Siam,

Cambodia, Japan and China at close of the sixteenth century,

http://www.blackmask.com.

122. Roessingh, M.P.H, “Dutch relations with the Philippines, 1600-1800”,

asj.upd.edu.ph/mediabox/archive/ASJ-21.../roessingh.pdf

123. Stanley G. Payne, A History of Spain and Portugal, libro.uca.edu/payne1/payne.pdf.

124. https://es.wikipedia.org/wiki/Jer%C3%B3nimo_de_Uzt%C3%A1riz

125. Shorthistory-Sulu.Sultanate.http://sovereignsulu.webs.com/Short%20History-

Sulu%20Sultanate.pdf.