163
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu ca riêng tôi, các kết quthu được trong lun án hoàn toàn trung thc, được các đồng tác gicho phép sdng và chưa được ai công btrong bt kcông trình nào khác. Tác gilun án Lê Trung Hiếu

LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả thu được trong luận án hoàn

toàn trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Trung Hiếu

Page 2: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học, Đại

học Huế.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị

Văn Thi là Người đã hướng dẫn tận tình, chu đáo và tạo mọi điều kiện tốt nhất

giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Đại

học Khoa học, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Khoa học, Phòng Đào tạo

Sau Đại học Đại học Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa và Quý Thầy Cô trong

Khoa Hóa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm

luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài, PGS. TS. Phạm Cẩm

Nam, PGS. TS. Võ Thị Mai Hương, TS. Hồ Việt Đức và NCS. Lê Lâm Sơn đã

giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên

tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Thừa Thiên Huế, ngày…tháng…năm 2017

Tác giả luận án

Lê Trung Hiếu

Page 3: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ iv

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................. xii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3

1.1. Tổng quan về hoạt tính chống oxy hóa ....................................................... 3

1.1.1. Chất chống oxy hoá ................................................................................. 3

1.1.2. Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa ............................................. 3

1.1.3. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính chống oxy hóa ............................. 4

1.1.4. Các phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa .............................. 5

1.2. Tổng quan về các loài dược liệu được nghiên cứu ................................... 11

1.2.1. Quá trình nghiên cứu sàng lọc từ kinh nghiệm sử dụng thuốc trong thực

tế của đồng bào Pako và Bru - Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị ............................... 11

1.2.2. Vị trí phân loài, vùng phân bố và đặc điểm thực vật ............................. 13

1.2.2. Thành phần hóa học trong các chi của 7 loài dược liệu ........................ 20

1.2.3. Hoạt tính sinh học của 7 loài dược liệu được nghiên cứu ..................... 30

1.3. Tóm tắt tổng quan và mục tiêu thực hiện của luận án .............................. 37

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ............... 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 38

2.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 39

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 39

2.4. Hóa chất và thiết bị ................................................................................... 40

2.4.1. Hóa chất ................................................................................................ 40

2.4.2. Thiết bị ................................................................................................... 40

2.5. Phương pháp chiết cao toàn phần và các cao phân đoạn ............................. 40

2.5.1. Nguyên tắc: chiết rắn lỏng hoặc chiết lỏng - lỏng ................................. 40

2.5.2. Thực nghiệm .......................................................................................... 41

2.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa....................................... 42

2.6.1. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa hóa học ........................................... 42

Page 4: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

ii

2.6.2. Phương pháp chống oxy hóa sinh học ................................................... 44

Thực nghiệm được thực hiện ở Phòng thử nghiệm sinh học - Viện Công nghệ

sinh học, Viện hàm lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. .............................. 44

2.6.3. Phương pháp hóa học tính toán để xác định khả năng chống oxy hóa 48

2.7. Phương pháp xác định hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid . 48

2.7.1. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol .................................................... 48

2.7.2. Xác định hàm lượng tổng flavonoid ...................................................... 49

2.8. Phương pháp phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc các cấu tử ............. 49

2.8.1. Phương pháp phân lập và tinh chế các cấu tử ....................................... 49

2.8.2. Quy trình phân lập các hợp chất ............................................................ 50

2.8.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các cấu tử ...................... 59

2.9. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phân tích hàm lượng

các hợp chất trong các loài dược liệu .............................................................. 59

2.9.1. Nguyên tắc ............................................................................................. 59

2.9.2. Chuẩn bị mẫu cho phân tích sắc ký ....................................................... 60

2.9.3. Điều kiện phân tích sắc ký ..................................................................... 60

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 62

3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của 7 loài dược liệu .......................................... 62

3.1.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao toàn phần ................................... 62

3.1.2. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và hàm lượng tổng flavonoid .... 65

3.1.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn ................................... 68

3.2. Các hợp chất từ loài Cổ ướm và Mán đỉa ................................................. 80

3.2.1. Hợp chất số 1: lup-20(29)-en-3-one ...................................................... 80

3.2.2. Hợp chất số 2: α-tocospiro A ................................................................. 82

3.2.3. Hợp chất số 3: spinasterol ..................................................................... 84

3.2.4. Hợp chất số 4: oleanolic acid ................................................................ 86

3.2.5. Hợp chất số 5: daucosterol .................................................................... 89

3.2.6. Hợp chất số 6: methyl gallate ................................................................ 90

3.2.7. Hợp chất số 7: quercetin ........................................................................ 91

3.2.8. Hợp chất số 8: rutin ............................................................................... 92

3.2.9. Hợp chất số 9: α-tocopherol .................................................................. 95

3.2.10. Hợp chất số 10: betulinic acid ............................................................. 97

Page 5: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

iii

3.2.11. Hợp chất số 11: -spinasterone ........................................................... 99

3.2.12. Hợp chất số 12: stigmasterol ............................................................. 101

3.2.13. Hợp chất số 13: 1-octacosanol .......................................................... 102

3.2.15. Hợp chất số 15: quercetin 3-O--L-rhamnopyranoside ................... 103

3.2.16. Hợp chất số 16: 7-O-galloyltricetiflavan ........................................... 106

3.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất đã phân lập ......................... 110

3.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất đã phân lập trong mô hình

DPPH ............................................................................................................. 110

3.3.2. Mối tương quan giữa hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và thử nghiệm hoạt

tính chống oxy hóa- bảo vệ gan in vitro sinh học .......................................... 112

3.3.3. Xác nhận cơ chế chống oxy hóa của các hợp chất đã phân lập bằng

phương pháp hóa tính toán ............................................................................ 113

3.4. Định lượng các cấu tử có hoạt tính chống oxy hóa tốt trong 7 loài dược

liệu .................................................................................................................. 117

3.4.1. Hàm lượng cao toàn phần và tỷ lệ khối lượng cao toàn phần trong mẫu

dược liệu ........................................................................................................ 117

3.4.2. Kiểm tra phương pháp định lượng ....................................................... 118

3.4.3. Hàm lượng methyl gallate, rutin, quercetin, quercitrin và α-tocopherol .. 122

3.4.4. Mối tương quan giữa hàm lượng 5 hoạt chất chống oxy hóa xác định

bằng phương pháp HPLC với tổng các hợp chất phenol và với tổng các chất

chống oxy hóa ................................................................................................ 124

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 126

TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................................................. 129

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ........................................................................ 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 133

Page 6: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Các loài dược liệu

Ab A. bauchei Archidendron bauchei

Ac A. clypearia Archidendron clypearia

Hp H. parasitica Helixanthera parasitica

Lr L. rubra Leea rubra

Mc M. casearifolia Microdesmis casearifolia

Pv P. venusta Pyrostegia venusta

So S. oleracea Spilanthes oleracea

Hoạt tính chống oxy hóa

ROS Reactive oxygene species DPPH 1,1-diphenyl-2-

picrylhydrazyl

TPC Tổng hàm lượng các hợp

chất phenol

TFC Tổng hàm lượng

flavonoid

TAC Hàm lượng chất chống

oxy hóa quy tương đương

gallic acid

TA5C-HPLC Hàm lượng tổng các

hợp chất chống oxy

hóa xác định bằng

phương pháp HPLC

HAT Hydrogen Atom Transfer SET Single Electron

Transfer

AST Aspartate Amino

Transferase

ALT Alanin Amino

Transferase

PAR Paracetamol

Page 7: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

v

Các phương pháp sắc ký

CC Column Chromatography Sắc ký cột thường

HPLC High Performance Liquid

Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký bản mỏng

Các phương pháp phổ

1H-NMR Proton Nuclear Magnetic

Resonance Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

proton

13C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic

Resonance Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

carbon 13

APCI-MS Atmospheric Pressure Chemical

Ionization Mass Spectrometry

Phổ khối ion hóa hóa học ở áp

suất khí quyển

DEPT Distortionless Enhancement by

Polarisation Transfer

Phổ DEPT

COSY Correlation Spectroscopy Phổ tương tác hai chiều 1H- 1H

ESI-MS Electron Spray Ionization Mass

Spectrometry

Phổ khối ion hóa phun mù điện

tử

HMBC Heteronuclear Multiple Bond

Correlation

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

nhiều liên kết

HR-ESI-MS High Resolution - Electron

Spray Ionization - Mass

Spectrometry

Phổ khối phân giải cao ion hóa

phun mù điện tử

HSQC HSQC Heteronuclear Single

Quantum Coherence

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

một liên kết

IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại

Page 8: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

vi

J (Hz) Hằng số tương tác tính bằng

Hz

NOESY Nuclear Overhauser Effect

Spectroscopy

Phổ NOESY

UV Ultraviolet Spectroscopy Phổ tử ngoại

δ (ppm) (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học tính

bằng phần triệu

s singlet q quartet

dt double triplet d doublet

dd double doublet br broad

t triplet m multiplet

Các ký hiệu viết tắt khác

IC50 Inhibitory Concentration 50% Nồng độ ức chế 50%

ED50 Effective dose 50% Liều lượng hiệu quả ở nồng độ 50%

BDE Bond dissociation energy Năng lượng phân ly liên kết

IE Ionization energy Năng lượng ion hóa

Mp Melting point Điểm chảy

OD Optical Density Mật độ quang

CTPT Công thức phân tử B n-Butanol

EtAc Ethyl acetate MeOH Methanol

DMSO Dimethylsulfoxide C Chloroform

H n-Hexane W Water

GA Gallic aicd QU Quercetin

Page 9: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1. Ưu nhược điểm của một số mô hình đánh giá khả năng chống oxy hóa -

in vitro hóa học .......................................................................................................... 8

Bảng 1.2. 7 loài dược liệu đã qua sàng lọc theo định hướng chống oxy hóa .......... 12

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Archidendron ................ 20

Bảng 1.4. Thành phần hóa học một số loài khác trong chi Leea ............................ 23

Bảng 1.5. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Microdesmis.................. 24

Bảng 1.6. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Pyrostegia ..................... 25

Bảng 1.7. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Spilanthes...................... 26

Bảng 1.8. Hoạt tính sinh học của các loài trong y học dân gian ............................. 30

Bảng 1.9. Hoạt tính sinh học của một số loài trong các chi liên quan .................... 30

Bảng 2.1. Tên khoa học, địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu của 7 loài nghiên cứu

.................................................................................................................................. 38

Bảng 2.2. Thông số của quá trình định lượng bằng HPLC ..................................... 60

Bảng 3.1. Khối lượng cao toàn phần và các cao phân đoạn tách chiết từ 7 loài dược liệu

.................................................................................................................................. 62

Bảng 3.2. Hàm lượng chất chống oxy hóa quy tương đương gallic acid trong các

mẫu dược liệu tại nồng độ cao toàn phần 0,5 mg/mL ( p = 0,95; n= 5) .................. 63

Bảng 3.3. Tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH của dung dịch cao toàn phần

của các mẫu dược liệu ở nồng độ khác nhau .......................................................... 64

Bảng 3.4. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và tổng flavonoid trong 7 loài dược

liệu (XTB±S; n=6) ................................................................................................. 66

Bảng 3.5. Giá trị ED50 của cao ethyl actetate từ cây Mán đỉa (A. clypearia) trong

thử nghiệm in vitro sinh học .................................................................................... 74

Bảng 3.6. Hiệu quả bảo vệ gan của cao ethyl acetate từ cây Mán đỉa (A. clypearia)

.................................................................................................................................. 75

Bảng 3.7. Kết quả sự biến đổi khối lượng gan chuột ở các lô thí nghiệm .............. 76

Bảng 3.8. Kết quả hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm .................... 78

Bảng 3.9. Hàm lượng MDA trong các mẫu gan ...................................................... 79

Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 1 và hợp chất tham khảo ................ 81

Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 2 và hợp chất tham khảo ................ 82

Bảng 3.12. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất số 3 và hợp chất tham khảo ......... 85

Page 10: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

viii

Bảng 3.13. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất 4 và chất tham khảo ..................... 87

Bảng 3.14. Số liệu phổ 1H-NMR của chất số 5 và chất tham khảo ......................... 89

Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 7 và chất tham khảo ....................... 91

Bảng 3.16. Số liệu phổ 13C-NMR của chất số 8 và chất tham khảo ....................... 93

Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 9 và chất tham khảo ....................... 95

Bảng 3.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 10 và chất tham khảo ..................... 98

Bảng 3.19. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất số 11 và chất tham khảo ............ 100

Bảng 3.20. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 15 và chất tham khảo ................... 103

Bảng 3.21. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 16 và chất tham khảo ................... 108

Bảng 3.22. Thống kê các hợp chất đã phân lập được từ 2 loài

Cổ ướm (A. bauchei) và Mán đỉa (A. clypearia) ................................................... 109

Bảng 3.23. Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học chống oxy hóa- bảo vệ gan in vitro.

................................................................................................................................ 112

Bảng 3.24. Giá trị BDE (O – H) (kcal/mol) của các liên kết trong phân tử methyl

gallate tính toán theo hai phương pháp .................................................................. 114

Bảng 3.25. Năng lượng phân ly liên kết (BDE) của methyl gallate, quercitrin, rutin

và quercetin tính toán theo B3LYP/6-311 ++ G (2d, 2p)// PM6 ........................... 115

Bảng 3.26. Khối lượng cao toàn phần của các mẫu dược liệu (n=3) .................... 117

Bảng 3.27. Thời gian lưu của methyl gallate, rutin,quercetin, quercitrin ............. 119

và α-tocopherol ...................................................................................................... 119

Bảng 3.29. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của quercetin ............................. 120

Bảng 3.30. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của rutin ..................................... 120

Bảng 3.32. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của α-tocopherol ........................ 121

Bảng 3.34. Hàm lượng các hoạt chất trong các mẫu dược liệu ............................. 122

Bảng 3.35. Hệ số tương quan giữa các thành phần có hoạt tính chống oxy hóa .. 124

Page 11: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cây Cổ ướm (A. bauchei) ....................................................................... 13

Hình 1.2. Cây Mán đỉa (A. clypearia) ....................................................................... 15

Hình 1.3. Cây Chùm gởi (H. parasitica) ................................................................. 16

Hình 1.4. Cây Gối hạc (L. rubra) ............................................................................ 17

Hình 1.5. Cây Chanh ốc (M. caseariaefolia) .......................................................... 18

Hình 1.6. Cây Rạng đông (P. venusta) .................................................................... 19

Hình 1.7. Cây Cúc nút áo (S. oleracea) ................................................................... 20

Hình 2.1. Ảnh chuột thí nghiệm. ............................................................................. 44

Hình 2.2. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 1 đến 4. ................................................... 51

Hình 2.3. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 5 đến 8. ................................................... 54

Hình 2.4. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 9 đến 12. ................................................. 56

Hình 2.5. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 13 đến 16. ............................................... 58

Hình 3.1. Lực chống oxy hóa của các dung dịch cao toàn phần ở các nồng độ khác nhau.

.................................................................................................................................. 63

Hình 3.2. Đồ thị minh họa tương quan giữa tổng các hợp chất phenol và tổng

flavonoid. ................................................................................................................. 67

Hình 3.3. Đồ thị minh họa tương quan giữa hàm lượng tổng các hợp chất phenol và

hàm lượng TAC. ...................................................................................................... 68

Hình 3.4. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Cổ ướm

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 68

Hình 3.5. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Mán đỉa

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 69

Hình 3.6. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Chùm gởi

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 69

Hình 3.7. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Gối hạc

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 69

Hình 3.8. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Chanh ốc

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 70

Hình 3.9. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Rạng đông

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 70

Page 12: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

x

Hình 3.10. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Cúc nút áo

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng. ............................................... 70

Hình 3.11. IC50 các cao phân đoạn của 7 loài dược liệu. ........................................ 72

Hình 3.12. Ảnh gan trước và sau khi sử dụng cao ethyl acetate: ............................ 77

Hình 3.13. Cấu trúc hóa học của chất số 1: lup-20(29)-en-3-one. .......................... 82

Hình 3.14. Các tương tác HMBC chính của hợp chất số 2. .................................... 84

Hình 3.15. Cấu trúc hóa học của chất số 2: α-tocospiro A. .................................... 84

Hình 3.16. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 3: spinasterol. .................................. 86

Hình 3.17. Phổ HMBC của hợp chất số 4. .............................................................. 88

Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 4: oleanolic acid. ............................. 89

Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 5: daucosterol. ................................. 90

Hình 3.20. Cấu trúc của hợp chất số 6: methyl gallate. .......................................... 91

Hình 3.21. Cấu trúc của hợp chất số 7: quercetin. .................................................. 92

Hình 3.22. Cấu trúc của hợp chất số 8: rutin........................................................... 95

Hình 3.23. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 9: α-tocopherol. ............................... 97

Hình 3.24. Tương tác HMBC của hợp chất số 10. .................................................. 98

Hình 3.25. Cấu trúc hóa học của số 10: betulinic acid. .......................................... 99

Hình 3.26. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 11: -spinasterone. ........................ 101

Hình 3.27. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 12: stigmasterol. ............................ 101

Hình 3.28. Cấu trúc hoá học của hợp chất số 13: 1-octacosanol. ......................... 102

Hình 3.29. Cấu trúc hoá học của hợp chất số 14: docosenoic acid. ...................... 103

Hình 3.30. Phổ HMBC của hợp chất số 15. .......................................................... 105

Hình 3.31. Cấu trúc hoá học của hợp chất 15: quercetin 3-O--L-

rhamnopyranoside. ................................................................................................. 105

Hình 3.32. Tương tác HMBC chính của quercetin 3-O--L-rhamnopyranoside. 106

Hình 3.33. Cấu trúc hoá học của hợp chất số 16: 7-O-Galloyltricetiflavan. ........ 107

Hình 3.34. Tương tác HMBC và COSY chính của 7-O-galloyltricetiflavan........ 108

Hình 3.35. Giá trị IC50 của các cấu tử phân lập được so với chất đối chứng

curcumin. ............................................................................................................... 111

Hình 3.36. Đồ thị minh họa tương quan giữa chống oxy oxy hóa bảo vệ gan in

vitro và bắt gốc tự do DPPH (a): nồng độ 20 µg/mL; (b): nồng độ 100 µg/mL. .. 113

Hình 3.37. Các cấu trúc hình học của methyl gallate. .......................................... 114

Page 13: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

xi

Hình 3.38. Cấu trúc hình học tối ưu của các hợp chất (15): quercitrin, (8): rutin,

(7): quercetin. ......................................................................................................... 115

Hình 3.39. Sắc ký đồ của methyl gallate, rutin và quercetin. .............................. 118

Hình 3.40. Sắc ký đồ của quercitrin. ..................................................................... 118

Hình 3.41. Sắc ký đồ của α-tocopherol. ................................................................ 119

Page 14: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

xii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả giám định tên thực vật ............................................................ PL1

Phụ lục 2. Kết quả mật độ quang của cao toàn phần ở các nồng độ ................... PL2

Phụ lục 3. Kết quả mật độ quang của dung dịch chuẩn gallic acid và quercetin sau

khi lên màu với thuốc thử ....................................................................................... PL3

Phụ lục 4. Kết quả mật độ quang của các phân đoạn ở các nồng độ ................... PL4

Phụ lục 5. Tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH (%) của dung dịch các cao phân đoạn .......PL6

Phụ lục 5. Các phổ của hợp chất số 1: lup-20(29)-en-3-one.......................................PL8

Phụ lục 6. Các phổ của hợp chất số 2: α-tocospiro A .......................................... PL9

Phụ lục 7. Các phổ của hợp chất số 3: spinasterol ............................................. PL11

Phụ lục 8. Các phổ của hợp chất số 4: oleanolic acid ........................................ PL12

Phụ lục 9. Phổ 1H-NMR của hợp chất số 5: daucosterol ................................... PL13

Phụ lục 10. Các phổ của hợp chất số 6: methyl gallate ..................................... PL14

Phụ lục 11. Các phổ của hợp chất số 7: quercetin ............................................. PL15

Phụ lục 12. Các phổ của hợp chất số 8: Rutin ................................................... PL16

Phụ lục 13. Các phổ của hợp chất số 9: α-tocopherol ........................................ PL18

Phụ lục 14. Các phổ của hợp chất số 10: betulinic acid ..................................... PL20

Phụ lục 15. Các phổ của hợp chất số 11: -spinasterone .................................. PL22

Phụ lục 16. Phổ 1H-NMR của hợp chất 12: stigmasterol ................................... PL23

Phụ lục 17. Phổ 1H-NMR của hợp chất 13: 1-octacosanol ................................. PL24

Phụ lục 18. Các phổ của hợp chất số 14: docosenoic acid ................................. PL25

Phụ lục 19. Các phổ của hợp chất số 15: quercitrin ......................................... .PL26

Phụ lục 20. Các phổ của hợp chất số 16: 7-O-galloyltricetiflavan ................... .PL29

Phụ lục 21. Tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH của các hợp chất đã phân lập ............... PL31

Page 15: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

xiii

Phụ lục 22. Kết quả hoạt tính chống oxy hóa in vitro của các hợp chất phân lập

được.................................................................................................................... ..PL32

Phụ lục 23. Sắc ký đồ của các chất chuẩn và các dung dịch cao toàn phần. ..... PL33

Phụ lục 24. Sắc ký đồ của các chất chuẩn và các dung dịch cao toàn phần. ..... PL50

Page 16: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

1

MỞ ĐẦU

Hoạt tính chống oxy hóa là một trong những hoạt tính sinh học quan trọng

được xem xét phổ biến nhất trên khía cạnh sử dụng thực phẩm hay dược liệu để

phòng bệnh và chữa bệnh. Các dạng oxy hoạt động, bao gồm các gốc tự do và các

ion chứa oxy có hoạt tính oxy hóa cao như OH., HOO-, O2-,… có năng lượng cao

và kém bền nên dễ dàng tấn công các đại phân tử như ADN, protein,… gây biến dị,

huỷ hoại tế bào, gây ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì... và tăng

nhanh sự lão hoá [25], [135]. Vì vậy, việc bổ sung các chất chống oxy hóa để kiểm

soát hàm lượng ổn định của các gốc tự do mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể như

bảo vệ sự toàn vẹn của tế bào, ngăn ngừa được một số tai biến, làm chậm quá trình

lão hoá cơ thể, bảo vệ chức năng gan, hạn chế các tác nhân gây viêm, bảo vệ chức

năng của hệ thần kinh, giảm thiểu các tác nhân gây ung thư và điều trị bệnh

Alzheimer, Parkinson [61], [136], [88]

Một trong những con đường quan trọng nhất để phát hiện các hợp chất có

hoạt tính sinh học là xuất phát từ tri thức bản địa. Quá trình nghiên cứu được định

hướng dựa theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc qua quá trình sàng lọc hoạt tính

sinh học, tích lũy lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong

cộng đồng dân tộc, tương tự như hàng ngàn thử nghiệm in vivo trên cơ thể người

qua thời gian rất dài, do đó giảm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền của so

với sàng lọc trong phòng thí nghiệm.

Từ kết quả điều tra các cây thuốc mà đồng bào Pako và Bru - Vân Kiều

thuộc tỉnh Quảng Trị dùng để chữa các loại bệnh có liên quan đến hoạt tính chống

oxy hóa như viêm gan, viêm họng, khối u ở vùng bụng..., Nguyễn Thị Hoài và

nhóm nghiên cứu đã chọn ra 16 loài dược liệu từ 102 loài, sử dụng phương pháp

sàng lọc theo hoạt tính chống oxy hóa trong phòng thí nghiệm để thu được 02 loài

dược liệu có hoạt tính chống oxy hóa nổi bật (mạnh tương đương với curcumin)

Mán đỉa và Cúc nút áo [2]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cho

thấy cao toàn phần từ 7 loài dược liệu: Cổ ướm (Archidendron bauchei), Mán đỉa

(Archidendron clypearia), Chùm gởi (Helixanthera parasitica), Gối hạc (Leea

Page 17: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

2

rubra), Chanh ốc (Microdesmis casearifolia), Rạng đông (Pyrostegia venusta),

Cúc nút áo (Spilanthes oleracea) cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt trên mô

hình bắt gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Tra cứu tài liệu tham khảo

cho thấy hầu hết trong số 7 loài dược liệu này chưa được nghiên cứu nhiều về thành

phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của chúng. Trên cơ sở đó, luận án này đặt

ra nhiệm vụ “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của một

số loài dược liệu của đồng bào Pako và Bru - Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị”.

Kết quả của luận án sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học về hoạt tính

chống oxy hóa và thành phần hóa học cũng như làm sáng tỏ về tác dụng chữa bệnh

trong thực tế của các dược liệu quý này.

Page 18: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

3

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về hoạt tính chống oxy hóa

1.1.1. Chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hóa là một chất hoặc một nhóm hợp chất có trong các loại

thực vật hay dược phẩm, khi hiện diện ở nồng độ thấp vẫn có thể làm giảm đáng kể

hoặc ngăn ngừa các tác động có hại của các loại phản ứng oxy hoá về chức năng

sinh lý bình thường ở người. Theo định nghĩa này, không phải tất cả các chất khử

tham gia vào phản ứng hóa học là chất chống oxy hóa, mà chỉ những hợp chất có

khả năng bảo vệ các mục tiêu sinh học đối với quá trình oxy hóa mới đáp ứng tiêu

chí này [64]. Các hợp chất chống oxy hóa có thể là enzyme hoặc không phải là

enzyme.

1.1.2. Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa

Hiện nay, quá trình ức chế gốc tự do của chất chống oxy hóa được giải thích

chủ yếu dựa trên 2 cơ chế:

- Cơ chế 1: Quá trình chuyển electron từ chất chống oxy hóa sang gốc tự do

(Electron Transfer – ET) [64]

M (III) + AH AH. + M(II)

- Cơ chế 2: Quá trình chuyển nguyên tử hydro từ chất chống oxy hóa sang

gốc tự do (Hydrogen Atom Transfer – HAT) [64].

AH + X. XH + A.

(AH: chất chống oxy hóa; X.: gốc tự do; M: kim loại chuyển tiếp)

Theo cơ chế cho electron thì năng lượng ion hóa là yếu tố chính, trong khi

theo cơ chế cho nguyên tử hydro thì năng lượng phân ly liên kết lại là yếu tố chính

quyết định hiệu quả của quá trình chống oxy hóa. Hai cơ chế này luôn xuất hiện

đan xen trong quá trình chống oxy hóa và việc phân biệt chúng rất khó khăn [64].

Page 19: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

4

Khi một gốc tự do nhận một electron hoặc một nguyên tử hydro từ một phân

tử chất chống oxy hóa thì sẽ tạo thành một phân tử, gốc tự do mới được tạo thành

có khả năng hoạt động yếu hơn gốc tự do ban đầu và không còn khả năng gây hại

nữa. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn có khả năng ức chế sự phân hủy của các

hydroperoxyde tạo ra các gốc tự do gây hại [64].

1.1.3. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính chống oxy hóa

Khi các gốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi trường, do tia cực tím,

do khói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược

phẩm...), hệ thống chất chống oxy hoá nội sinh không đủ sức cân bằng, cơ thể sẽ

sinh ra rối loạn bệnh lý [82]. Để chống lại sự tăng các gốc tự do sinh ra quá nhiều

mà hệ thống "chất chống oxy hoá nội sinh" không đủ sức vô hiệu hoá để cân bằng,

các nhà khoa học đặt vấn đề dùng các "chất chống oxy hóa ngoại sinh" (tức là từ

bên ngoài đưa vào cơ thể) với mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chống lão

hóa. Các chất chống oxy hóa ngoại sinh thường dùng là β-carotene, curcumin, chất

khoáng selene [180], α-tocopherol, các hợp chất polyphenol, flavonoid,

polysaccharide, triterpenoid [144]... Các chất oxy hóa ngoại sinh này có nhiều

trong các nguồn từ thiên nhiên, chủ yếu là thực vật, được dùng làm thực phẩm và

làm dược liệu.

Chất chống oxy hóa tự nhiên làm tăng khả năng chống oxy hóa của huyết

tương và làm giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh: ung thư, bệnh tim và đột quỵ…

[87], [51], [100]. Khi đề cập đến chất chống oxy hóa, mối quan tâm đầu tiên là các

hợp chất phenol và flavonoid, chúng đã được chứng minh là có khả năng dập tắt

các gốc tự do, ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh liên quan đến quá trình oxy hóa.

Chúng được tìm thấy trong tất cả các phần của cây như lá, hoa quả, hạt, rễ và vỏ

cây [51]. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất phenol và flavonoid là thành

phần chất chống oxy hóa chính trong một số cây thuốc [24], [80].

Các hợp chất flavonoid là nhóm phổ biến trong tự nhiên và là nhóm hợp

chất có khả năng chống oxy hoá nổi bật nhất trong số các hợp chất phenol thực vật.

Các hợp chất này có nhiều hoạt hoạt tính sinh học quý trong đó một hoạt tính đặc

Page 20: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

5

hiệu là bắt các gốc tự do (Miliauskas et al., 2004) [93]. Có rất nhiều công trình

nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa khả năng chống oxy hóa và cấu trúc của các

hợp chất flavonoid. Hoạt tính chống oxy hóa phụ thuộc vào số lượng và vị trí của

nhóm hydroxyl, các nhóm thế khác và sự gắn kết của glycoside lên trên các phân tử

flavonoid [22].

Hiện nay, có 3 cơ chế để giải thích quá trình chống oxy hóa của các hợp chất

phenol.

- Cơ chế 1: Quá trình chuyển trực tiếp nguyên tử hydro từ chất chống oxy

hóa sang gốc tự do (Hydrogen Atom Transfer – HAT) [64].

ArOH + ROO. ArO. + ROOH

- Cơ chế 2: Quá trình chuyển một electron từ chất chống oxy hóa sang gốc

tự do (Single Electron Transfer – SET) [64], [49]

ArOH + ROO. ArOH+ + ROO-

- Cơ chế 3: Quá trình phân ly proton của chất chống oxy hóa sau đó mới

chuyển electron từ chất chống oxy hóa sang gốc tự do (Sequential Proton Loss

Electron Transfer) [179], [58], [63].

ArOH ArO- + H+

ArO- + ROO. ArO. + ROO-

ROO- + H+ ROOH

1.1.4. Các phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa

Việc đánh giá hoạt tính chống oxy hóa được tiến hành theo các bước:

- Sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa hóa học in vitro: việc sàng lọc trong các

thử nghiệm hóa học dựa trên cơ sở cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa, vì

vậy có mô hình thử nghiệm để đánh giá khả năng cho electron và mô hình thử

nghiệm để đánh giá khả năng cho nguyên tử hydro của chất chống oxy hóa. Mỗi

mô hình có thể sử dụng thuốc thử (chất oxy hóa) khác nhau. Như vậy, mỗi mô hình

Page 21: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

6

thử nghiệm chỉ cho thấy một khía cạnh về hoạt tính chống oxy hóa của chất, do đó

để đánh giá khả năng chống oxy hóa cần phải sử dụng nhiều hơn một mô hình thử

nghiệm. Sàng lọc hóa học có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, có thể thực hiện hàng

loạt, nhưng đây chỉ là thử nghiệm bước đầu, vì chất có hoạt tính chống oxy hóa tốt

trong mô hình thử nghiệm hóa học chưa chắc đã có hoạt tính chống oxy hóa trong

cơ thể sinh vật.

- Sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa sinh học in vitro: thực hiện thử nghiệm

hoạt tính chống oxy hóa - bảo vệ tế bào đã tách ra khỏi cơ thể sinh vật thử nghiệm

(chuột, thỏ...) và bị gây tổn thương bằng chất oxy hóa.

- Sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa sinh học in vivo: thử nghiệm hoạt tính

chống oxy hóa - bảo vệ tế bào ngay trên cơ thể sinh vật bị gây tổn thương bởi chất

oxy hóa.

1.1.4.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro hóa học

a. Các mô hình đánh giá thông qua khả năng cho electron

- Đánh giá khả năng phản ứng với molybdenum

Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở khả năng khử Mo (VI) về Mo (V) của chất

chống oxy hóa, sản phẩm Mo (V) tạo phức màu xanh lá cây trong môi trường acid.

Lực chống oxy hóa tổng (total antioxidant capacity: TAC) được xác định thông qua

giá trị mật độ quang của mẫu sau thử nghiệm. Mật độ quang càng lớn, nồng độ

phức càng lớn thì lực chống oxy hoá của chất càng cao [100], [126].

- Đánh giá bằng hàm lượng MDA (malonyl dialdehyde)

Nguyên tắc: MDA được sinh ra trong quá trình peroxy hoá lipid. Khi cho

phản ứng với acid thiobarbituric, một phân tử MDA phản ứng với 2 phân tử acid

thiobarbituric tạo phức màu hồng hấp thụ cực đại ở bước sóng 532 nm. Phản ứng

thường được thực hiện ở môi trường pH 2 - 3, ở nhiệt độ 90-100 °C trong vòng 10 -

15 phút. Đo cường độ màu của phức, tính được hàm lượng MDA có trong mẫu và

suy ra khả năng ức chế peroxy hoá lipid [64].

- Đánh giá bằng hoạt tính tạo phức với ion sắt II (Iron chelating activity)

Page 22: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

7

Nguyên tắc: Ion sắt hoặc đồng ở trạng thái tự do dễ dàng xúc tác sinh ra gốc tự

do. Chất chống oxy hóa sẽ “khóa” các ion sắt hoặc đồng dưới dạng phức, các ion này

không còn tồn tại ở dạng tự do nên cũng không còn khả năng xúc tác sinh ra gốc tự do.

Phần ion Fe2+ tự do còn lại không tạo phức với chất chống oxy hóa, nếu cho tác dụng

với thuốc thử Ferrozin, sẽ sinh ra phức màu có cực đại hấp thụ tại bước sóng 562 nm.

Nồng độ phức chất có màu giữa ion sắt II còn lại với thuốc thử Ferrozin càng thấp

chứng tỏ hoạt tính chống oxy hóa của mẫu càng cao [100], [64], [139].

- Đánh giá bằng hoạt tính ức chế gốc tự do NO

Nguyên tắc: NO phản ứng với oxy tạo ra sản phẩm bền vững là nitrite và

nitrate. Hoạt chất ức chế NO được cho phản ứng cạnh tranh với oxy, kết quả là làm

giảm sản phẩm nitrite tạo thành trong dung dịch nước. Nồng độ nitrite được xác định

bằng phản ứng trắc quang sử dụng thuốc thử Greiss tạo thành hợp chất màu diazo

bền vững và có bước sóng hấp thụ cực đại ở 540 nm [11], [89] (thuốc thử Greiss là

hỗn hợp dung dịch N-1-napthylethylene diamine dihydrochloride (NED) và

sulfanilamide trong môi trường H3PO4). Dựa trên sự giảm nồng độ nitrite tạo thành,

tính được khả năng bắt gốc tự do NO của hoạt chất theo tỷ lệ phần trăm ức chế.

b. Các mô hình đánh giá thông qua khả năng cho nguyên tử hydro

- Đánh giá bằng khả năng bắt gốc DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)

Nguyên tắc: chất chống oxy hóa được cho phản ứng với gốc tự do DPPH.

Hoạt tính chống oxy hoá của chất thể hiện qua tỷ lệ giảm nồng độ của DPPH trước

và sau khi phản ứng, được xác định bằng cách đo quang ở bước sóng 517 nm. Khả

năng bắt gốc tự do của chất chống oxy hóa thể hiện qua giá trị IC50 (Giá trị IC50:

nồng độ của mẫu mà tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do). Giá trị IC50 càng thấp,

khả năng chống oxy hóa của chất thử nghiệm càng cao [64], [95].

- Đánh giá bằng phản ứng bắt gốc superoxide

Nguyên tắc: Đánh giá khả năng loại bỏ các gốc tự do của chất nghiên cứu

qua việc ngăn chặn sự tạo thành gốc superoxide. Gốc superoxide hình thành trong

phản ứng giữa xanthine và xanthine oxydase sẽ được định lượng bằng phương pháp

Page 23: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

8

khử, sử dụng nitroblue tetrazolium (NBT), cho phức chất có màu tím được đo

quang ở bước sóng 550 nm. Hoạt tính chống oxy hoá của mẫu thử được thể hiện

qua việc làm giảm sự hình thành phức chất màu tím [13].

- Đánh giá bằng phản ứng với hydro peroxide

Nguyên tắc: Các phân tử H2O2 sinh ra từ chuyển hoá trong cơ thể với nồng

độ vô cùng thấp, dễ dàng bị loại bỏ và không độc hại cho cơ thể. Nhưng nếu hiện

diện ở nồng độ cao, chúng có thể tạo ra các gốc tự do có khả năng phản ứng rất

cao, dễ dàng phản ứng với các chất hữu cơ tạo ra các peroxide và từ đó tạo ra nhiều

sản phẩm độc hại cho tế bào. Hoạt tính chống oxy hoá của mẫu thử được thể hiện

qua việc làm giảm lượng H2O2 dẫn đến làm giảm màu của phản ứng giữa H2O2 và

phenol đỏ [148].

c. Ưu điểm và nhược điểm của một số mô hình đánh giá khả năng chống oxy

hóa in vitro hóa học

Ưu nhược điểm của một số mô hình đánh giá khả năng chống oxy hóa hóa

học [138], [64] được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Ưu nhược điểm của một số mô hình đánh giá khả năng chống oxy hóa -

in vitro hóa học

Mô hình Ưu điểm Nhược điểm

Lực chống oxy hóa

tổng đối với

phosphomolybdenum

(TAC)

- Đơn giản, nhanh chóng,

tuyến tính tốt với nồng độ

chất chống oxy hóa

- Các hợp chất có khả năng

cho electron (ngay cả khi

không có các đặc tính chống

oxy hóa) có thế oxy hóa khử

thấp hơn cặp Mo (VI) / Mo

(V) đều đóng góp vào giá trị

TAC, dẫn đến sai số

Xác định hoạt tính

khử sắt (FRAC)

- Đơn giản, nhanh chóng,

tuyến tính tốt với nồng độ

chất chống oxy hóa

- Các hợp chất có khả năng

cho electron (ngay cả khi

không có các đặc tính chống

oxy hóa) có thế oxy hóa khử

Page 24: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

9

thấp hơn cặp Fe (III) / Fe

(II) đều đóng góp vào giá trị

FRAP, dẫn đến sai số

Xác định hoạt tính

khử đồng

(CUPRAC)

- Xác định được các hợp

chất thiol

- Khó xác định điểm kết

thúc

- Ảnh hưởng bởi nền mẫu

Bắt gốc DPPH

- Kỹ thuật dễ dàng, hiệu quả

và nhanh chóng, phù hợp đối

với rất nhiều đối tượng mẫu

- Gốc DPPH tan trong các

dung môi hữu cơ nhưng tan

hạn chế trong nước

Đánh giá khả năng

hấp thụ gốc oxy hóa

(ORAC)

- Tạo ra các gốc tự do oxy

hoá khác nhau. Khả năng

chống oxy hóa của chất phụ

thuộc vào gốc tự do oxy hóa

được sử dụng, vì vậy kết quả

đánh giá sát với thực tế hơn.

- Chỉ đo được các chất tan

trong nước, nhạy với pH,

cần chất phát huỳnh quang

chọn lọc.

Đánh giá hoạt tính

chống oxy hóa tổng

cộng (TRAP)

- Được sử dụng để đo khả

năng chống oxy hóa trong

cơ thể như huyết thanh hoặc

huyết tương

- Có tính chọn lọc với các

gốc tự do khác nhau

- Có nhiều điểm kết thúc

khác nhau đã được sử dụng,

vì vậy khó so sánh kết quả

giữa các phòng thí nghiệm.

- Việc chuẩn bị mẫu là

tương đối phức tạp và mất

thời gian.

1.1.4.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa – bảo vệ gan in vitro

sinh học

Được thực hiện qua các bước:

a. Phương pháp phân lập trực tiếp tế bào gan chuột

Chuột BALB/c khoẻ mạnh được sử dụng để tách tế bào gan. Gây chết chuột

bằng ether, tách lấy gan. Gan chuột sau khi tách được rửa bằng PBS (phosphate

buffer saline) có 10% kháng sinh PSF (Penicillin-Streptomicin-Fungizone)

(Invitrogen) sau đó dùng panh, kéo, kim tiêm gạt, tách tế bào gan trong PBS. Thu

dịch có tế bào gan, ly tâm, loại bỏ dịch nổi. Cặn tế bào được hoà trong NH4Cl để

phá vỡ hồng cầu. Sau khi ly tâm, cắn tế bào thu được hòa lại vào môi trường

Page 25: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

10

MEME (Minimum Essential Medium Eagle) có 10% FBS (fetal bovine serum)

[36], [30], [55].

b. Đánh giá thông qua tác động của H2O2 lên tế bào gan

H2O2 là một chất chuyển hoá thường xuyên xuất hiện ở trong các tế bào

động vật, được tạo ra do các phản ứng khử oxy sinh học. Tuy nhiên, H2O2 cũng là

nguyên nhân gây ra sự hình thành các gốc tự do nội sinh khác (ví dụ như HO.)

thông qua các phản ứng oxy hoá khử khác nhau trong tế bào và điều đó ảnh hưởng

nghiêm trọng tới sự sống còn của tế bào. Để kiểm chứng khả năng bảo vệ tế bào

trước các tác nhân oxy hoá và các gốc tự do của các hoạt chất tiềm năng, các nhà

nghiên cứu đã sử dụng tế bào gan làm mô hình nghiên cứu. Trong đó, tế bào gan

với các hệ enzyme khử độc như glutathione S-transferases (GSTs), NAD(P)H:

(quinone-acceptor) oxydoreductase (QR),... luôn là cơ quan thải độc cho cơ thể, sẽ

bị H2O2 tác động trực tiếp. Hoạt chất cần kiểm tra sẽ được đưa vào như chất bảo vệ.

Nếu hoạt chất có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi tác động của H2O2 sẽ được xem

là có hoạt tính chống oxy hoá.

c. Đánh giá thông qua lượng men gan

Paracetamol (acetaminophen) là nguyên nhân hàng đầu gây suy gan do dùng

thuốc gây ra. Cơ chế gây ra tổn thương tế bào gan do paracetamol vẫn chưa được

hiểu rõ, một số nghiên cứu gần đây cho thấy dưới tác dụng của paracetamol dẫn

đến sự hình thành các chất chuyển hóa trung gian, sự suy giảm glutathione và sự

alkyl hóa các protein, đặc biệt là các protein lạp thể. Paracetamol sẽ chuyển hóa bởi

cytochrom P450 tạo ra chất chuyển hóa độc hại là N-acetyl-p-benzoquinoneimine

(NAPQI)[59]. Phần cysteine còn lại trên protein làm sản sinh các sản phẩm 3-

(cysteine-S-yl) APAP (N-acetyl- p- aminophenol) gây hoại tử tế bào gan và kết quả

làm tăng men gan. Định lượng men gan để đánh giá tác dụng của mẫu thử [46].

1.1.4.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa – bảo vệ gan in vivo sinh học

Nguyên tắc: Động vật thí nghiệm bị gây tổn thương gan bằng paracetamol,

sau đó được uống cao chiết và thuốc cần nghiên cứu liên tục 7 ngày trước và 2

ngày sau khi gây độc cho gan, mỗi ngày cho uống 1 lần vào buổi sáng. Sau 48 giờ

cho uống paracetamol, động vật bị gây chết, lấy máu để định lượng

aminotransferase (AST (aspartate amino trasferace), ALT (alanin amino

transferace)), cân khối lượng gan, quan sát đại thể gan và xác định hàm lượng

MDA trong gan [81], [155].

Page 26: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

11

1.1.4.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa thông qua tổng hàm

lượng các hợp chất phenol và flavonoid

Khi đề cập đến chất chống oxy hóa, mối quan tâm đầu tiên là các hợp chất

phenol và flavonoid, chúng đã được chứng minh là có khả năng dập tắt các gốc tự

do, ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh liên quan đến quá trình oxy hóa. Chúng được

tìm thấy trong tất cả các phần của cây như lá, hoa quả, hạt, rễ và vỏ cây [51]. Một

số nghiên cứu cho thấy, các hợp chất phenol và flavonoid là thành phần chất chống

oxy hóa chính trong một số cây thuốc [24], [80]. Có rất nhiều công trình nghiên

cứu cho thấy mối quan hệ giữa khả năng chống oxy hóa và cấu trúc của các hợp

chất flavonoid. Hoạt động chống oxy hóa phụ thuộc vào số lượng và vị trí của

nhóm hydroxyl, các nhóm thế khác và sự gắn kết của glycoside lên trên các phân tử

flavonoid (Bouziz và cộng sự 2005) [22].

Nguyên tắc: Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid được xác

định dược trên phương pháp trắc quang tạo màu với thuốc thử Folin – Ciocalteu và

phản ứng tạo phức màu của các flavonoid với ion Al3+ trong môi trường kiềm.

1.2. Tổng quan về các loài dược liệu được nghiên cứu

1.2.1. Quá trình nghiên cứu sàng lọc từ kinh nghiệm sử dụng thuốc trong thực

tế của đồng bào Pako và Bru - Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị

Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc

đã được tiến hành ở 16 xã có người dân tộc Pako và Bru - Vân Kiều sinh sống tại

tỉnh Quảng Trị. Tiếp cận được 21 thầy lang và 48 người dân có kinh nghiệm sử

dụng cây thuốc. Nguyễn Thị Hoài và các cộng sự đã thu thập được 102 loài dược

liệu được sử dụng để chữa các bệnh như: lở loét, đau răng, chảy máu, bệnh vàng

da, vàng mắt, đau gan, mụn nhọt, ho, đau đầu, chứng mệt mỏi, mất ngủ..., đã chọn

lọc ra được 30 loài bao gồm 14 loài được sử dụng cho các bệnh liên quan đến khối u

(có loài Gối hạc và Chùm gởi), 16 loài được dùng cho các bệnh liên quan đến tác dụng

chống oxy hóa (đã phát hiện 2 loài tốt nhất là Mán đỉa và Cúc nút áo: mạnh tương

đương với curcumin) [2].

Đồng thời, kết quả sàng lọc chống oxy hóa in vitro hóa học của 7 loài dược

liệu cho kết quả tốt, 7 loài dược liệu này được thể hiện ở bảng 1.2.

Page 27: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

12

Bảng 1.2. 7 loài dược liệu đã qua sàng lọc theo định hướng chống oxy hóa

TT Tên loài Tên La tinh Thuộc chi Bộ phận

dùng Công dụng, cách dùng Địa điểm

Hoạt tính đã

sàng lọc

1 Cổ ướm Archidendron bauchei

(Gagn.) I. Niels Archidendron Cành và lá

Chữa các bệnh lở loét, đau răng,

chảy máu, mụn nhọt Xã A Ngo

2 Mán đỉa Archidendron clypearia

(Jack.) I. Niels Archidendron Cành và lá

Chữa các bệnh về gan như viêm gan,

xơ gan, vàng da, hoa mắt, mặt đỏ

phừng, đau đầu

Xã A Ngo Chống oxy hóa

[2]

3 Chùm gởi Helixanthera parasitica

Lour. Helixanthera Toàn cây

Chữa khối u vùng bụng, ung thư dạ

dày, làm dịu cơn đau dạ dày Xã A Đớt

Chống ung thư

[2]

4 Gối hạc Leea rubra Bl. Ex spreng. Leea Rễ Nấu nước uống làm giảm cảm giác

đau, khối u sưng ở vùng bụng Xã A Bung

Chống ung thư

[2]

5 Chanh ốc Microdesmis casearifolia Microdesmis Cành và lá Nhựa cây được dùng chữa sâu răng,

viêm họng. Xã A Đớt

6 Rạng đông Pyrostegia venusta (Ker -

Gawl) Miers

Pyrostegia

venusta Toàn cây

Chữa ho, viêm họng, viêm khí phế

quản, sốt Xã Bắc Sơn

7 Cúc nút áo Spilanthes oleracea Spilanthes Toàn cây

Chữa viêm gan, phối hợp trong các

bài thuốc chữa bệnh gan. Chữa đau

răng bằng cách rửa sạch dược liệu

nhai, ngậm.

Xã Avao Chống oxy hóa

[2]

Page 28: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

13

1.2.2. Vị trí phân loài, vùng phân bố và đặc điểm thực vật

1.2.2.1. Cây Cổ ướm (Archidendron bauchei (Gagnep.) I. C. Nielsen)

a. Vị trí phân loài

- Cổ ướm (còn gọi là Cổ áo), tên khoa học: Archidendron bauchei

(Gagnep.) I. C. Nielsen hay Pithecellobium bauchei (Gagnep.) I. C. Nielsen, thuộc

chi Archidendron, phân họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Ngọc

lan (Magnoliales), phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae), lớp Ngọc lan

(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Cổ ướm thường được tìm thấy từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa [4].

c. Đặc điểm thực vật

Cổ ướm thuộc loại cây nhỏ, nhánh tròn, không lông. Lá to mang 2 cặp

cuống bậc hai, mỗi cuống bậc hai mang 2 đôi lá chét hình trái xoan đối xứng, dài 2

- 2,5 cm, có 4 - 5 cặp gân phụ. Cụm hoa chụm tán ở ngọn. Các cuống mang tán

gồm khoảng 10 hoa có cuống 3 mm, không lông; vành 8 mm, có lông tơ; ống tiểu

nhụy 1 mm; noãn sào 1,5 mm trên cọng 1 mm. Trái cỡ 10 × 1,8 cm, dẹp, màu cam

vàng ở mặt trong. Hạt hình bầu dục, dài 1 cm, có vỏ màu lam đen [4].

Hình 1.1. Cây Cổ ướm (A. bauchei)

1.2.1.2. Cây Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack.) I. Niels)

Page 29: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

14

a. Vị trí phân loài

- Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack.) I. Niels) thuộc chi Archidendron,

họ Trinh nữ (Mimosaceae), bộ Ngọc lan (Magnoliales), phân lớp Ngọc lan

(Magnoliidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

- Mán đỉa (Archidendron clypearia) có nhiều tên đồng nghĩa khác như cây

Giác, cây Khét, Hồng linh, Lim sẹt, Ràng ràng và cũng được sử dụng với một số

tên khoa học đồng nghĩa như Pithecellobium clypearia, Abarema clypearia, Inga

clypearia.

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Mán đỉa thường được tìm thấy ở các tỉnh Đồng Nai, Bạc Liêu,

Phú Quốc, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [3].

c. Đặc điểm thực vật

Mán đỉa thuộc loại cây nhỡ hay cây gỗ cao 10 - 15 m, nhánh ngang, có cạnh.

Lá kép, mang 4 - 5 cặp cuống bậc hai, mỗi cuống bậc hai mang 3 - 8 đôi lá chét

hình bình hành, hình trái xoan hay hình ngọn giáo ngược, gốc hình nêm không cân

đối. Đầu lá nhọn và thường có mũi, hơi có lông mịn ở hai mặt hoặc có lông tơ ở

mặt dưới. Cụm hoa chùm tán hay chùy ở ngọn, phân nhánh đến 3 lần, có lông. Các

cuống mang tán hay ngù gồm khoảng 10 hoa có cuống 1 - 3 mm. Đài hình chén hay

hình phễu, tràng hình phễu hay hình chuông, ống nhị bằng ống tràng. Bầu có lông

mịn hay lông tơ. Quả cỡ 20 x 1 cm, dẹp, xoắn theo hình trôn ốc, màu cam vàng ở

mặt ngoài, đỏ ở mặt trong, có lông mềm hay lông tơ. Hạt hình bầu dục hay hình

cầu, có vỏ màu đen lam.

Đặc điểm sinh thái: cây thường thấy trong các rừng đầm lầy, rừng thường

xanh trên đất sét, rừng thưa và các rừng hỗn giao rụng lá, vùng núi ở độ cao giữa

1500 đến 1700 m. Cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa đất chua, ưa ẩm, nảy chồi mạnh. Tái

sinh hạt khỏe dưới tán rừng có độ tàn che thấp [3]. Ra hoa vào tháng 3 - 4, có quả

vào tháng 6 - 8.

Page 30: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

15

Hình 1.2. Cây Mán đỉa (A. clypearia)

1.2.1.3. Cây Chùm gởi (Helixanther parasitica)

a. Vị trí phân loài

Cây Chùm gởi có tên khoa học Helixanthera parasitica Lour., chi

Helixanthera, họ Loranthaceae.

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Chùm gởi thường được tìm thấy ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái

Nguyên, Vĩnh Phú, Hà Tây cũ, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng

Nam, Ðà Nẵng, Lâm Ðồng, Ninh Thuận, Ðồng Nai, Kiên Giang [5].

c. Đặc điểm thực vật

Helixanthera parasitica Lour. là loài ký sinh, nhánh mảnh. Lá mọc đối,

phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 - 10 cm, rộng 3 - 5 cm, có gân không rõ, không

lông, đen khi khô, cuống 8 - 10 mm. Bông ở nách lá, dài 6 - 10 cm, cuống 2 mm,

đài cao 2,5 mm, tràng trắng, vàng hay đỏ, cao 5 - 8 mm, 5 cánh hoa, rời nhau, có

gốc rất dày, gấp lại ở dưới đoạn giữa. Quả mọng hình trụ hay bầu dục, dài 5 - 6

mm, bao bởi các thùy của đài. Helixanthera parasitica Lour. phân bố ở độ cao 500

- 1500 m [5].

Page 31: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

16

Hình 1.3. Cây Chùm gởi (H. parasitica)

1.2.1.4. Cây Gối hạc (Leea rubra Blunne ex Spreng)

a. Vị trí phân loài

Gối hạc có tên khoa học Leea rubra Blunne ex Spreng, thuộc chi Leea, họ

Gối hạc (Leeaceae). Gối hạc có nhiều tên đồng nghĩa khác như: Gối hạc tím, Ðơn

gối hạc, Củ rối, cây Mũn. Với các tên khoa học đồng nghĩa khác Leea sambucina

(L.) Willd., L schomburgkii Craib, L. stipulosa Gagnep.

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Gối hạc thường được tìm thấy ở các tỉnh Đồng Nai, Thành phố

Hồ Chí Minh, lục tỉnh Nam kỳ, Côn Sơn [7].

c. Đặc điểm thực vật

Cây nhỏ, thường cao khoảng 1-2 m. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các

mấu. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng. Lá kép lông chim

3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le; các lá chét khía răng to. Hoa

nhỏ, màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả chín có màu đen, mùa hoa quả

vào khoảng tháng 5-10 [7].

Page 32: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

17

Hình 1.4. Cây Gối hạc (L. rubra)

1.2.1.5. Cây Chanh ốc (Microdesmis casearifolia)

a. Vị trí phân loài

Chanh ốc có tên khoa học Microdesmis caseariaefolia Planch. ex Hook.,

thuộc họ Chanh ốc (Pandaceae). Chanh ốc có nhiều tên đồng nghĩa khác như

Chanh ốc, Chẩn, Sắng rừng, Rau mỳ chính.

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Chanh ốc thường được tìm thấy ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình,

Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh [6].

c. Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ hay cây gỗ, cao 3 - 8 m; lông xám nằm. Lá hình ngọn giáo, xoan

hay thuôn, tù ở gốc, nhọn ở chóp, dài 6 - 16 cm, rộng 2,5 - 5 cm, gần như nhẵn,

mỏng cứng; mép lá có răng cưa rõ hay hơi gợn sóng. Hoa màu vàng vàng, xếp

thành ngù ở nách lá, 10 - 15 hoa đực, 3 - 5 hoa cái. Quả dạng quả hạch rộng 5 mm,

hạch có đường kính 4 mm, khi chín màu đen. Cây ra hoa tháng 2 - 6 [6].

Page 33: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

18

Hình 1.5. Cây Chanh ốc (M. caseariaefolia)

1.2.1.6. Cây Rạng đông (Pyrostegia venusta (Ker - Gawl) Miers)

a. Vị trí phân loài

Rạng đông hay Dây rạng đông có tên khoa học là Pyrostegia venusta (Ker -

Gawl) Miers (Bignonia venusta Ker Gawl) thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae).

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Rạng đông thường được tìm thấy ở các tỉnh Nam Bộ và Nam

Trung Bộ [8].

c. Đặc điểm thực vật

Dây leo, lá mọc đối, có 2 đến 3 lá chét, có phiến thuôn, có mũi nhọn mảnh,

hơi xiên ở gốc, dài 3 - 8 cm, không lông, ở ngọn có tua cuốn chẻ 2 - 3 nhánh. Chùy

hoa ở ngọn nhánh thòng xuống, hoa nhiều; dài 5 - 8 mm, có 5 răng nhỏ, tràng hình

ống có thùy gập, có lông ở trong, màu gạch tôm, cao 5 - 7 cm, thùy quăn. Quả nang

dài 25 - 30 cm, hạt có cánh [8].

Page 34: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

19

Hình 1.6. Cây Rạng đông (P. venusta)

1.2.1.7. Cây Cúc nút áo (Spilanthes oleracea)

a. Vị trí phân loài

Cúc nút áo có tên khoa học Spilanthes oleracea L. thuộc chi Spilanthes. Cúc

nút áo có các tên đồng nghĩa khác như Nút áo rau, Nụ áo gân tím.

b. Vùng phân bố

Ở Việt Nam, Cúc nút áo thường được tìm thấy ở vùng núi, bên bờ ruộng

nương rẫy. Có ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [9].

c. Đặc điểm thực vật

Cây có thân nằm trên đất, thân có màu tía. Lá có phiến xoan tam giác, mép

nguyên hay có răng, gân gốc 3, gân phụ 5 cặp, cuống lá 1-1,5 cm. Hoa đầu đơn độc

ở ngọn nhánh, thường ở nơi chẻ của 2 nhánh, hình nón màu vàng, cuống tương đối

ngắn 1,5 - 2 cm [9].

Page 35: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

20

Hình 1.7. Cây Cúc nút áo (S. oleracea)

1.2.2. Thành phần hóa học trong các chi của 7 loài dược liệu

1.2.2.1. Chi Archidendron (có loài Mán đỉa và Cổ ướm)

2 loài Mán đỉa và Cổ ướm đều thuộc chi Archidendron. Thành phần hóa học

của chi này được chỉ ra trên bảng 1.3.

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Archidendron

Nhóm chất Tên hợp chất Loài Năm

[TLTK]

Flavonoid

5-Hydroxy-3,7,3’,4’-tetramethoxyflavone

Mán đỉa

Archidendron

clypearia

2011

[172]

5,4’-Dihydroxy-3,7,3’-trimethoxyflavone

Luteolin

Luteoloside

7,3’-O-Di-gallyoltricetiflavan 2009

[149] 7,4’-O-Di-gallyoltricetiflavan

(-)-Epigallocatechin-7-O-gallate

2(-)-Epigallocatechin-7-gallate

2009 [18] 3(-)-5,7,3’,4’,5’-Pentahydroxyflavan

5(-)-Tetrahydroxyflavan-7-gallate

7-O-Galloyltricetifavan

2006

[76],

[152]

Myricitrin (myricetin-3-O-α-L-

rhamnopyranoside)

2006 [77] Quercitrin (quercetin-3-O-α-L-

rhamnopyranoside)

Quercetin

3’- Prenylapigenine 7-O-rutinoside Archidendron

dulce

1999

[134]

Page 36: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

21

Rutin

Pithecellobium

dulce

(Archidendron

dulce)

2010 [90]

Kaempferol

Naringin

Daidzein

Alzelin (Kaempferol-3-O-α-L-

rhamnopyranoside)

Flavan 3-ol gallate Pithecellobium

Lobatum 1992 [94]

Acid và dẫn

xuất

Oleanolic acid Mán đỉa

Archidendron

clypearia

2011

[172] Ursolic acid

Gallic acid Mán đỉa

Archidendron

clypearia

2006 [77] Methyl gallate

Methyl palmitate Pithecellobium

Cauliflorum 1998 [47]

Methyl stearate

Glucuronic acid Pithecellobium

Mangense 2001 [40]

Saponin

Eliptoside A-J Archidendron

ellipticum 1997 [19]

Pitheduloside A-G Pithecellobium

Dulce

1997

[105]

Pithelucoside A-C Pithecellobium

lucidum

2008

[140]

3-O-[β-D-glucopyranosyl (1-2)-α-L-

arabinopyranosyl]-28-O-[β-D-

xylopyranosyl(1-6)-β-D-

glucopyranosyl]-echinocystic acid.

Pithecellobium

dulce

1994

[132]

3-O[α-L-arabinopyranosyl (1-2)][α-L

arabinopyranosyl (1-6)]2-acetoamido-

2-deoxy-β-D-glucopyranosyl oleanolic

acid Pithecellobium

racemosum 1997 [66]

3-O[α-L-arabinopyranosyl (1-2)][α-L

arabinopyranosyl (1-6)]2-acetoamido-

2-deoxy-β-D-glucopyranosyl

echinocystic acid

O(3)- (2-acetylamino-2-deoxy-β-D-

glucopyranosyl)-oleanolic acid

Archidendron

cubense;

Archidendron

arboreum

1981

[129]

Sterol β-sitosterol Mán đỉa

Archidendron

2011

[172]

Page 37: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

22

clypearia

Diterpenoid (-) 19-β-D-glucopyranosyl 6,7-

dihydroxy kaurenoate.

Pithecellobium

albicans 2008 [92]

Hợp chất

khác

Dienkolic acid (S,S’-

methylenebiscysteine)

Archidendron

jiringa 2011 [28]

α-Amyrin Archidendron

clypearia

2011

[172]

Lectin Archidendron

jiringa

2011

[141]

3-O[6’-O-palmitoyl-β-D-glucosyl]-

spinasta-7,22(23)-dien Pithecellobium

Mangense 2001 [40]

3-O[6’-O-stearoyl-β-D-glucosyl]-

spinasta-7,22(23)-dien

Tritriacontane

Mán đỉa

Archidendron

clypearia

2011

[172]

Nhận xét: Trong 2 loài dược liệu nghiên cứu. Mán đỉa đã có một số công bố

về thành phần hóa học, đó là một số hợp chất flavonoid, steroid và các saponin.

Chưa tìm thấy công bố nào trong nước cũng như trên thế giới về thành phần hóa

học của loài Cổ ướm.

1.2.2.2. Chi Helixanthera (có loài Chùm gởi)

Chỉ tìm thấy một công bố về định tính các nhóm chất alkaloid, anthraquinone,

tannin, saponin [41], carotenoid, protein, glycoside, flavonoid, sterol,… trong loài

Helixanthera wallichiana. Chưa thấy có nghiên cứu nào khác trên thế giới và ở Việt

Nam về các loài khác trong chi này, bao gồm cả loài Chùm gởi.

1.2.2.3. Chi Leea (có loài Gối hạc)

Thành phần hóa học trong các loài của chi Leea được thể hiện trên bảng 1.4.

Page 38: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

23

Bảng 1.4. Thành phần hóa học một số loài khác trong chi Leea

Nhóm chất Tên chất Loài Năm

[TLTK]

Flavonoid

Quercetrin -3-O-α-L-

rhamnopyranoside-3'-sulphate

Leea guinensis 1998 [39]

Leea guineense 2003 [121]

Quercetin-3,3′ -disulphate

Leea guineense 2003 [121]

Quercetin-3,3′,4′-trisulphate,

Kaempferol,

Quercetin

Quercitrin

Mearnsitrin

(-)-epicatechin

Leea thorelii

2014 [69] 4"-O-methyl-(-)-epicatechin gallate

(-)-Epicatechin gallate

Coumarin Microminutinin 2014 [69]

Sterol Stigmasterol 2014 [69]

Acid hữu cơ

và dẫn xuất

Gallic acid Leea guineense 2003 [121]

Ethyl gallate

Asteric acid

Leea rubra

2006 [34]

Maslinic acid 2015 [1]

Ursolic acid 2014 [104]

Oleanolic acid

Hợp chất

khác

Bergenin Leea thorelii

2014 [69]

11-O-acetyl bergenin 2014 [69]

2-hydroxymethyl-3-

methylcyclopent-2-enone Leea rubra 2006 [34]

cis-2-hydroxymethyl-3-

methylcyclopentanone

Nhận xét: Đã phát hiện nhiều flavonoid trong loài Leea guineense. Các loài

trong chi này cũng chứa các acid và dẫn xuất, bergenin và dẫn xuất, sterol. Đối với

loài Gối hạc (Leea rubra), chỉ mới tìm thấy 6 hợp chất.

1.2.2.4. Chi Microdesmis (có loài Chanh ốc)

Bảng 1.5 cho thấy, trong chi Microdesmis, đã định tính được các nhóm hợp

chất: saponin, alkaloid, terpene, deoxy sugar, keayanidine… [111]. Các chất

Page 39: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

24

keayanidine là các hợp chất chính được quan tâm nhiều trong chi này và tìm thấy ở

loài Microdesmis keayana. Chưa tìm thấy công trình nghiên cứu về thành phần hóa

học của loài Chanh ốc (Microdesmis casearifolia).

Bảng 1.5. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Microdesmis

Nhóm chất Tên chất Loài Năm

[TLTK]

Acid và dẫn xuất 3,4-Dimethoxycinnamic acid

Microdesmis

keayana

2006

[176]

Hợp chất khác

N5,N10-Di(p-coumaroyl)-N1 –

feruloylspermidine

N1 ,N5,N10

-Triferuloylspermidine

4’,4’’,4’’’- Trimethyl - N1 ,N5,N10

-triferuloylspermidine

N5-(p-coumaroyl)-N1 ,N10

diferuloylspermidine

N5-(p-coumaroyl)-N1,N14-

diferuloylspermine 2007

[175] 6-Hydroxyquinoline-4-

carboxamide

1.2.2.5. Chi Pyrostegia (có loài Rạng đông)

Bảng 1.6 cho thấy các hợp chất đã được phát hiện trong loài Rạng đông

(Pyrostegia venusta) thuộc nhóm flavonoid, triterpenoid và steroid. Ngoài ra, còn

có các hydrocarbon, acid và dẫn xuất.

Page 40: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

25

Bảng 1.6. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Pyrostegia

Nhóm chất Tên hợp chất Loài Năm,

TLTK

Flavonoid

Quercetin-3- O-α-L-

rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-

galactopyranoside

Rạng đông

Pyrostegia

venusta

2014 [120]

Hesperidin

2013 [86] Rutin

Acacetin-7-O-β-D-glucopyranoside

7-O-β-D-glucopyranosilacacetin 2013 [83]

2011 [130]

Sterol và

triterpenoid

Oleanolic acid

2013 [86]

Lupeol

Lupeol acetate

Betulin

Betulinic acid

β-Amyrin

Stigmasterol

β-sitosterol

3β – O – β – D –glucopyranosyl

sitosterol

Acid và dẫn

xuất

Oleic acid

2013 [86] Linoleic acid

Hexadecanoic acid

Hợp chất khác

Verbascoside 2014 [120]

Isoverbascoside

Allantoin

2013 [86]

Meso – inositol

Choline chloride

n- hentriacontane

Page 41: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

26

1.2.2.6. Chi Spilanthes (có loài Cúc nút áo)

Các công bố về thành phần hóa học đã được phát hiện trong các loại thuộc

chi Spilanthes được trình bày trên bảng 1.7.

Bảng 1.7. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Spilanthes

Nhóm chất Tên hợp chất Loài Năm

[TLTK]

Flavonoid

Quercetin-deoxyhexoside-di-hexoside

Cúc nút áo

Spilanthes

oleracea

2015 [102]

Cyanidin-3-O-glucoside

Quercetin-dihexoside

Quercetin-rhamnosyl-hexoside

Quercetin-rhamnosyl-rutinoside

Quercetin-3-O-rutinoside

Quercetin-3-O-glucoside

Delphinidina-3-O-glucuronide

Quercetin-3-O-glucuronide

Quercetin-acetylhexose-deoxyhexoside

Quercetin-acetyl dihexoside

Dicaffeoylquinic acid

Quercetin-acetyl hexoside

Quercetin-diacetyl hexoside

Rutin

1983 [163] Apigenin – 7 – glucoside

Apigenin – 7 – neohesperidoside

Acid và dẫn

xuất

Octanoic acid

Acmella

oleracea 2008 [122]

Dodecanoic acid

Tetradecanoic acid

Hexadecanoic acid

cis-9-Hexadecanoic acid

Octadecanoic acid

cis-9- Octadecenoic acid

cis-9,12-Octadeca- dienoic acid

cis-9,12,15-Octadeca- trienoic acid

Eicosanoic acid

Eicosatetraenoic acid

Docosanoic acid

Tetracosanoic acid

cis-13-Docosanoic acid

Vanillic acid Spilanthes

acmella 2013 [44] trans ferulic acid

trans isoferulic acid

Page 42: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

27

Sterol và

Triterpenoid

β- Sitosterol

Spilanthes

acmella

2013 [44]

Stigmasterol 2013 [118]

α-Amyrin

2012 [145] β-Amyrin

3-Acetylaleuritolic acid

β –Sitostenone

Spilanthol

Spilanthol Spilanthes

acmella

2013 [44]

2010 [17]

2010 [20]

2013 [37]

Undeca-2E,7Z,9E-trienoic acid

isobutylamide

Spilanthes

acmella

2013 [44]

2011 [156]

1992 [101]

2E-N-(2-Methylbutyl)-2-undecene-

8,10-diynamide

2E,7Z-N-Isobutyl-2,7-tridecadiene-

10,12-diynamide

7Z-N-Isobutyl-7-tridecene-10,12-

diynamide

(2E,6Z,8E)-Deca-2,6, 8-trienoic acid N-

(2-methylbutyl) amide

Spilanthes

acmella

2006 [75]

1996 [96]

1985 [54]

Nona-(2Z)-en-6,8-diynoic acid 2-

phenylethylamide Acmella

oleracea 2013 [143]

deca-(2Z)-en-6,8-diynoic acid 2-

phenyl- ethylamide

Hợp chất

khác

Scopoletin

Cúc nút áo

Spilanthes

oleracea

2014 [38]

Limonene

Spilanthes

acmella 2013 [44]

β- caryophyllene

(Z)-β-Ocimene

Germacrene –D

Myrecene

n- Hentriacontane

Page 43: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

28

Cây thuốc Y học dân gian Bài thuốc

Mán đỉa

Ở Lào, lá Mán đỉa phơi khô và tán bột dùng để

điều trị các vết thương. Lá, vỏ cây dùng để

nhuộm lưới, nấu nước gội đầu, tắm trị ghẻ.

Dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô

hấp trên, viêm họng, viêm thanh quản, viêm

amidan cấp tính [2].

Ở Ấn Độ và Malayxia, lá được dùng trị đau

chân, sưng tấy, thủy đậu, ho và đậu mùa. Vỏ

cây có thể dùng nhuộm lưới và nấu nước gội

đầu [91], [141].

Còn ở Trung Quốc, lá cũng được dùng trị bỏng

lửa, bỏng nước và các loại vết thương, ghẻ lở...

[181]

Ở Việt Nam, lá Mán đỉa được đồng bào Pako,

Vân Kiều (Quảng Trị) dùng trong chữa bệnh

về gan như viêm gan, xơ gan, các bệnh gan

mật hay tiêu hóa kém [2].

- Chữa các bệnh

nhiễm trùng đường

hô hấp, viêm họng,

viêm thanh quản,

viêm amidan: Cành lá

Mán đỉa 8 g, Xạ can

10 g, Cát cánh 10 g,

Trần bì 6 g. Chế

thành bột thô rồi sắc

nước uống.

- Chữa các vết thương

lở loét: Lá Mán đỉa

phơi khô, tán thành

bột rắc vào vết thương

hoặc nấu thành cao

đặc để bôi.

- Chữa ghẻ: Lá Mán đỉa

nấu nước để tắm [2].

Chùm gởi

- Theo kinh nghiệm người dân tộc Vân Kiều,

Chùm gởi ký sinh có tác dụng chữa khối u vùng

bụng, ung thư dạ dày, làm dịu cơn đau dạ dày.

- Liều dùng từ 6-10 g

cành và lá khô/ngày

nấu nước [2].

Gối hạc

- Theo kinh nghiệm đồng bào Pako, rễ cây nấu

nước uống làm giảm cảm giác đau, giảm khối

u sưng ở vùng bụng.

- Hạt thường được dùng trị giun đũa, giun kim

và sán xơ mít.

- Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ Gối hạc sắc

uống cho khoẻ người, ăn uống ngon miệng, đỡ

- Chữa sưng tấy, đau

bắp chuối hay phong

thấp sưng đầu gối: Rễ

Gối hạc 40 – 50 g sắc

uống. Hoặc phối hợp

với các vị thuốc khác:

Rễ Gối hạc 30 g, Cỏ

Page 44: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

29

Bảng 1.7 cho thấy từ loài Spilanthes acmella, đã phân lập một số acid và dẫn

xuất, đặc biệt có hợp chất spilanthol với hoạt tính giảm đau, chống sốt rét và trừ sâu

bệnh. Loài Cúc nút áo (Spilanthes oleracea) mà chúng tôi quan tâm có chứa một số

flavonoid.

Nhận xét về nghiên cứu thành phần hóa học của 7 loài dược liệu

Các thành phần hóa học liên quan đến hoạt tính chống oxy hóa như các

hợp chất phenol, flavonoid đã được tìm thấy trong các loài: Mán đỉa, Rạng đông

và Cúc nút áo. Đối với loài Gối hạc (Leea rubra), chỉ mới tìm thấy 6 hợp chất chủ

yếu là các acid và dẫn xuất. Chưa có công bố nào về thành phần hóa học của các

loài Cổ ướm, Chùm gởi và Chanh ốc.

đau mình mẩy. xước hay Ngưu tất, Rễ

gấc, Tỳ giải, mỗi vị 15

g, cũng sắc uống [185].

Chanh ốc

Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu

canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta

gọi nó là rau mỳ chính. Quả cũng ăn được.

Nhựa cây được dùng chữa sâu răng [183].

Rạng đông

Ở Vân Nam (Trung Quốc), Rạng đông được trị

lao phổi, ho, hầu họng sưng đau, viêm gan,

viêm nhánh khí quản [182].

Cúc nút áo

- Theo kinh nghiệm của đồng bào Pako, dược

liệu được dùng chữa viêm gan, phối hợp trong

các bài thuốc chữa bệnh gan. Ngoài ra, còn

dùng chữa đau răng bằng cách dùng dược liệu

tươi, rữa sạch, nhai, ngậm.

Các lá non và mềm được dùng làm rau ăn. Tuy

có mùi mạnh và cay the, không ngon như rau

Cải soong, nhưng nó là loại rau chống bệnh

scorbut [184].

- Chữa viêm gan:

Liều dùng 6-8 g toàn

cây khô/ngày [2].

Page 45: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

30

1.2.3. Hoạt tính sinh học của 7 loài dược liệu được nghiên cứu

1.2.3.1. Theo y học dân gian

7 loài dược liệu này được phân bố ở một vài nơi trên thế giới như Ấn Độ,

Lào, Campuchia, Việt Nam,... và là cây thuốc trong y học dân tộc cổ truyền của

Trung Quốc và Việt Nam. Một số tác dụng sinh học đã được chứng minh trong

thực tế chữa bệnh theo y học dân gian, thể hiện trên bảng 1.8.

Bảng 1.8. Hoạt tính sinh học của các loài trong y học dân gian

1.2.3.2. Các kết quả nghiên cứu theo hóa dược hiện đại

Qua tham khảo tài liệu, hoạt tính sinh học của 6 chi có liên quan đến 7 loài

nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.9.

Bảng 1.9. Hoạt tính sinh học của một số loài trong các chi liên quan

Tên loài

Bộ

phận

dùng

Hoạt chất

(Cao chiết/cấu tử)

Hoạt tính

sinh học

Năm

[TLTK]

a. Chi Archidendron (có loài Mán đỉa và Cổ ướm)

Archidendron

ellipticum Lá Elliptosides A-J Độc tế bào

1997

[19]

Pithecellobium

racemosum

Vỏ

cây

3-O-[α-L-arabinopyranosyl

(1-2)][α-L-arabinopyranosyl

(1-6)]-2-acetoamido-2-

deoxy-beta-D-

glucopyranosyl acid

oleanolic

Kháng khuẩn 1997

[66]

Pithecellobium

dulce

Hạt Cao nước Ức chế protein

Kunitz - Type

2004

[42]

Quả Cao nước, cao ethanol 70°

Chống oxy hóa,

ức chế H+, K+ -

ATPase

2010

[90]

Quả Cao nước Chống oxy hóa 2012

[115]

Lá, Cao hexane, cao benzene, Thuốc trừ sâu 2013

Page 46: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

31

hạt cao chloroform, cao ethyl

acetate, cao methanol

[53]

Lá Cao hexane, cao benzene,

cao chloroform

Hoạt tính

adulticidal

2015

[52]

Pithecellobium

lucidum

Rễ

Pithelucoside A,

Pithelucoside B,

Pithelucoside C,

Prosapogenin-10,

ulibroside J29,

Prosapogenin-1

Độc tế bào ung thư 2008

[140]

Cao nước, cao benzene,

cao chloroform, cao

acetone, cao methanol

Kháng khuẩn 2013

[68]

Quả

Cao ethanol 70°

Ngăn bệnh tăng

sinh mạch máu

2012

[99]

Quả Cao ethanol Độc tính cấp và

bán trường diễn

2013

[91]

Archidendron

jiringa

Hạt

Letin Kháng khuẩn 2011

[28]

Diethyl ether Điều trị bệnh đái

tháo đường

2011

[141]

Quả Cao ethanol 50°

Ngăn bệnh tăng

sinh mạch máu

(antiangiogenesis),

chống oxy hóa

2012

[99]

Mán đỉa

Archidendron

clypearia

Lá,

cành

nhỏ

(3S)-1-(2’,4’,6’-

trihydroxyphenyl-4’-O-β-

D- glucopyranoside)-3-

hydroxy-3-(3-methoxy-4-

hydroxyphenyl)-1-

propanone Ức chế epoxide

hydrolase (sEH)

2016

[152] (3S)-1-[2’,4’,6’-

trihydroxyphenyl-4’-O-

(6’’-O-β-D-

apiofuranosyl)-β-D-

glucopyranoside]-3-

Page 47: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

32

hydroxy-3-(3-methoxy-4-

hydroxyphenyl)-1-

propanone

3-methoxy neosakuranin

7-O-galloyltricetiflavan

naringenin 7-O-β-D-

glucopyranoside

(2S)-5-hydroxy-7,3’-

dimethoxyflavanone-4’-O-

β-

[apiosyl(1→2)]glucoside

(2S)-5-hydroxy-7,3’-

dimethoxyflavanone-4’-O-

β-D-apiofuranosyl-

(1→5)-O-β-D-

apiofuranosyl-(1→2)-O-β-

D-glucopyranoside

Quercetin-3-O-β-D-

galactoside

Quercitrin

Isorhamnetin 3-O-

glucopyranoside

Rhamnazin-4’-O-β-D-

[apiosyl(1→2)glucoside]

Flavoyadorinin B

Rhamnazin-3,4’-di-O-

glucoside

Homo-flavoyadorinin-B

3,7,3’-tri-O-

methylquercetin-4’-O-β-D-

apiofuranosyl-(1→2)-O-β-

D- glucopyranoside

Lá,

cành

nhỏ

Cao methanol Chống viêm dạ

dày

2012

[174],

2013

[173]

Page 48: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

33

Lá,

cành

nhỏ

Cao methanol Chống oxy hóa 2013

[2]

Cổ ướm Chưa tìm thấy công bố nào

b. Chi Helixanthera (có loài Chùm gởi)

Helixanthera

sampsonii

Toàn

bộ

cây

Cao ethanol

Ức chế acid béo

synthase (FAS)

(chữa béo phì)

2008

[167]

Chùm gởi

Helixanthera

parasitica

Toàn

bộ

cây

Cao nước, cao

dichloromethane

Chống di căn tế

bào ung thư, độc tế

bào, chống oxy

hóa

2003

[79]

Lá,

cành

nhỏ

Cao methanol Chống ung thư 2013

[2]

c. Chi Leea (có loài Gối hạc)

Leea

guineense G.

Don

Quercetin-3’ -sulphate-3-

O -α-L-rhamnopyranoside

Chống oxy hóa 2003

[121]

Quercetin-3,3’ -disulphate

Quercetin-3,3’,4’-

trisulphate

Kaempferol

Quercetin

Quercitrin

Mearnsitrin

Gallic acid

Ethyl gallate

Lá Cao nước

Chống động kinh,

co giật và giảm

đau

2011

[169]

Gối hạc

Leea rubra

Cành

nhỏ

2-hydroxymethyl-3-

methylcyclopent-2-enone Kháng khuẩn 2006

[34] Asterric acid

Rễ

cây Cao ethanol Kháng khuẩn

2009

[113]

Page 49: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

34

Rễ

cây

Cao hexane, cao ethyl

acetate, cao butanol, cao

nước

Chống oxy hóa [12]

Cao hexane

Ức chế pepsin và

protease HIV – 1

2015

[1]

Cao ethyl acetate

Cao butanol

Maslinic acid

Rễ

cây Cao dichloromethane Ức chế NF-κB

2015

[158]

Lá,

cành

nhỏ

Cao methanol Chống ung thư 2013

[2]

d. Chi Microdesmis (có loài Chanh ốc)

Microdesmis

keayana

Lá Cao dichloromethane, cao

methanol

Chữa sốt rét, độc

tế bào

2003

[164]

Rễ

3,4-Dimethoxycinnamic

acid

Chống oxy hóa 2006

[176]

N5,N10-Di(p-coumaroyl)-

N1 –feruloylspermidine

N1 ,N5,N10

-triferuloylspermidine

4’,4’’,4’’’- Trimethyl - N1

,N5,N10

-triferuloylspermidine

N5-(p-coumaroyl)-N1 ,N10

diferuloylspermidine

Cao nước Chống oxy hóa, co

bóp động mạch

2006

[178]

Keayanidine Rối loạn hành vi

tình dục của chuột

đực

2008

[177] Keayanidine B

Keayanidine Rối loạn chức

năng cương

dương, chống oxy

hóa, độc tế bào

2009

[15] Keayanidine B

Microdesmis Rễ Cao methanol Giảm đau, chống 2012

Page 50: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

35

puberula

căng thẳng [110]

Cao ethanol

Các thông số huyết

học (enzyme huyết

thanh, hàm lượng

lipid, hàm lượng

urê)

2013

[111]

Chanh ốc Chưa tìm thấy công bố về hoạt tính sinh học

e. Chi Pyrostegia (có loài Rạng đông)

Rạng đông

(Pyrostegia

venusta)

Hoa,

lá Cao methanol

Kháng khuẩn, độc

tế bào

2009

[23]

Hoa Cao ethanol 50°

Giảm bớt hành vi

hoảng loạn ở chuột

gây nên bởi

lipopolysaccharide

2010

[161]

Hoa,

rễ Cao methanol Chống oxy hóa

2011

[130]

Hoa Cao nước, cao methanol Kháng u, độc tính

cấp

2011

[85]

Lá,

hoa Cao ethanol 70°

Hoạt tính tăng sắc

tố

2012

[97]

Hoa Cao ethanol 70° Kháng ung thư,

độc tế bào

2012

[142]

Hoa

Cao ethanol, Chống viêm phúc

mạc

2011

[162] Acacetin-7-O-β-

glucopyranoside

Thân,

Cao chloroform, cao

methanol

Hoạt tính

anthelmintic trừ

giun sán

2012

[106]

Hoa Cao methanol Chống oxy hóa,

kháng sinh

2012

[131]

Hoa,

rễ Cao methanol

Chống oxy hóa,

kháng khuẩn

2013

[86]

Hoa Cao heptane, cao ethyl

acetate, cao ethanol

Kháng u, độc tế

bào

2014

[48]

Lá Cao hexane, cao ethyl

acetate

Chống oxy hóa,

chống viêm

2014

[16]

Page 51: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

36

Hoa Cao ethanol 50°

Kháng viêm, cải

thiện quá trình trao

đổi chất

2014

[35]

Hoa Cao methanol, cao ethanol Chống nấm

candida

2015

[128]

Hoa Cao methanol

Điều trị bệnh đái

tháo đường (ức

chế enzyme α-

glucosidase)

2016

[103]

f. Chi Spilanthes (có loài Cúc nút áo)

Portulaca

oleracea Hạt Cao nước Tăng huyết áp

1999

[108]

Spilanthes

oleracea

(Cúc nút áo)

Hoa

Cao hexane, cao

chloroform, cao ethyl

acetate, cao butanol

Kháng khuẩn,

chống oxy hóa

2008

[170]

Lá,

rễ Cao hexane

Chống sốt rét

2009

[116]

Lá Cao ethanol 80° 2010

[31]

Lá,

cành

nhỏ

Cao methanol Chống oxy hóa 2013

[2]

Spilanthes

acmella

N-isobutyl-2,6,8-

Decatrienamide

Giảm đau 2011

[117]

Undeca-2E,7Z,9E-trienoic

acid isobutylamide

(2E)-N-(2- methylbutyl)-2-

undecene-8,10-diynamide

Spilanthol

Chống sốt rét 2011

[146] Undeca‐2E‐ene‐8,10‐

diynoic acid isobutylamide

Hoa,

toàn

cây

Spilanthol, N- isobutyl-2E,

4Z, 8Z, 10E-

dodecatetraenamide

Thuốc trừ sâu 2011

[71] n-Hexadecanoic acid,

tetradecanoic acid Chống oxy hóa

Page 52: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

37

Acmella

oleracea

Hoa Cao ethanol Giảm đau, an thần 2013

[107]

Phần

trên

mặt

đất

Cao hexane

Ức chế sự phát

triển của ký sinh

trùng

2014

[26]

Các loài trong 6 chi này thể hiện các hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm,

chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư, ức chế tiểu đường... Trong đó, hoạt tính

chống oxy hóa đã được nghiên cứu ở các loài Mán đỉa, Chùm gởi, Gối hạc, Rạng

đông và Cúc nút áo nhưng chỉ ở mức độ khảo sát sơ bộ cao toàn phần và một số

cao phân đoạn. Cổ ướm và Chanh ốc chưa thấy công trình nghiên cứu về hoạt tính

chống oxy hóa.

1.3. Tóm tắt tổng quan và mục tiêu thực hiện của luận án

Về thành phần hóa học: trong 7 loài dược liệu nghiên cứu chỉ có Mán đỉa,

Rạng đông và Cúc nút áo đã có một số công bố về thành phần hóa học, đó là một số

hợp chất flavonoid, steroid và các saponin. Đối với loài Gối hạc chỉ mới tìm thấy 6

hợp chất chủ yếu là các acid và dẫn xuất. Chưa có công bố nào về thành phần hóa

học của các loài Cổ ướm, Chùm gởi và Chanh ốc.

Về hoạt tính chống oxy hóa: khả năng chống oxy hóa đã được khảo sát ở các

loài Mán đỉa, Chùm gởi, Gối hạc, Rạng đông và Cúc nút áo nhưng chỉ mới đánh

giá sơ bộ trong cao toàn phần và các cao phân đoạn (Mán đỉa và Rạng đông nghiên

cứu trong cao toàn phần, Chùm gởi chỉ nghiên cứu ở phân đoạn cao nước, cao

dichloromethane, Gối hạc và Cúc nút áo nghiên cứu trong cao toàn phần và các cao

phân đoạn). Đối với Cổ ướm và Chanh ốc chưa thấy công trình nghiên cứu về hoạt

tính chống oxy hóa.

Định hướng nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá hoạt tính chống oxy hóa

của 7 loài dược liệu trên các mô hình hóa học và sinh học, phân lập và xác định cấu

trúc các hợp chất hóa học từ các cao có hoạt tính chống oxy hoá mạnh. Đánh giá

khả năng chống oxy hóa của các hợp chất phân lập được trên các mô hình hóa học,

sinh học và hóa tính toán. Đồng thời dùng các hợp chất phân lập được có hoạt tính

chống oxy hóa mạnh (dùng làm chất chuẩn) để xác định hàm lượng trong các mẫu

dược liệu.

Những kết quả về thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của 7 loài

dược liệu không những làm sáng tỏ việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh của các đồng

bào dân tộc Pako và Bru - Vân Kiều, mà còn góp phần vào việc định hướng khai

thác, sử dụng và bảo tồn hợp lí các loài cây thuốc trên ở Việt Nam, tạo cở sở khoa

học cho việc sử dụng nguồn thực vật vào thực tiễn một cách có hiệu quả.

Page 53: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

38

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Phần trên mặt đất của 7 loài dược liệu: Cổ ướm, Mán đỉa, Chùm gởi, Gối

hạc, Chanh ốc, Dây rạng đông và Cúc nút áo được thu hái ở các khu vực của tỉnh

Quảng Trị. Các thông tin về mẫu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tên khoa học, địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu của 7 loài nghiên cứu

STT Ký hiệu Tên gọi Tên La tinh Nơi thu

mẫu

Thời gian

lấy mẫu

1 CƯ Cổ ướm Archidendron bauchei

(Gagnep.) I.. C. Nielsen Hải Lăng 3/2015

2 MĐ Mán đỉa Archidendron clyearia

(Jack.) I. Niels Đakrong 6/2014

3 CG Chùm gởi Helixanthera

parasitica Lour. Đakrong 3/2015

4 GH Gối hạc Leea rubra Blume ex

Spreng Đakrong 3/2015

5 CO Chanh ốc Microdesmis

casearifolia Vĩnh Linh 3/2015

6 RĐ Dây rạng

đông

Pyrostegia venusta

(Ker. Gawl.) Miers Đông Hà 4/2015

7 CA Cúc nút áo Spilanthes oleracea L. Đakrong 3/2015

Các mẫu nghiên cứu được TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài

nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định tên khoa học

dựa trên các đặc điểm hình thái, so sánh với các tài liệu công bố của các tác giả

Phạm Hoàng Hộ (Cây cỏ Việt Nam (1999), NXB: Nhà xuất bản trẻ). Mẫu tiêu

bản hiện được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học

và Công nghệ Việt Nam.

Page 54: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

39

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

(1). Đánh giá hoạt tính chống oxy hoá của 7 loài dược liệu;

(2). Xây dựng quy trình chiết xuất, phân lập các hợp chất từ các loài dược liệu;

(3). Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của các chất phân lập được;

(4). Xác định hàm lượng của các chất có hoạt tính chống oxy hóa trong các

loài dược liệu.

Kết quả của luận án sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học về hoạt tính

chống oxy hóa và thành phần hóa học cũng như làm sáng tỏ về tác dụng chữa bệnh

trong thực tế của các dược liệu quý này.

2.3. Nội dung nghiên cứu

(1). Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của 7 loài dược liệu;

- Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của cao toàn phần 7 loài dược liệu

trong in vitro hóa học theo hai mô hình cho electron và cho nguyên tử hydro;

- Xác định hàm lượng tổng các hợp chất phenol và tổng flavonoid;

- Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn trong hai mô

hình in vitro hóa học;

- Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa - bảo vệ gan của các cao phân đoạn

trong in vitro sinh học và in vivo sinh học.

(2). Phân lập các hợp chất từ mẫu cao phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa

tốt.

(3). Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của mỗi cấu tử phân lập được;

- Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa theo mô hình DPPH;

- Sử dụng hóa tính toán để đánh giá khả năng chống oxy hóa của các cấu tử

có hoạt tính chống oxy hóa tốt;

- Hoạt tính chống oxy hóa trên mô hình in vitro bảo vệ gan.

(4). Xác định hàm lượng các cấu tử có hoạt tính chống oxy hóa tốt trong 7

loài dược liệu.

Page 55: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

40

2.4. Hóa chất và thiết bị

2.4.1. Hóa chất (tất cả hóa chất điều đạt quy cách phân tích: PA)

- Dùng cho mục đích phân lập và tinh chế các hợp chất: n-hexane,

chloroform, methanol, acetone (Daejung); ethyl acetate, n-butanol (Citra Kimia);

formic acid (Merck),...

- Dùng cho mục đích đánh giá hoạt tính chống oxy hóa: sodium carbonate,

sodium hydroxide, sodium nitrite, aluminium chloride, monosodium dihydrogen

orthophosphate (Guangdong); Folin – Ciocalteu, sulfuric acid, DPPH (Merck);

gallic acid, quercetin, ammonium molybdate, phosphate buffer saline, ammonium

chloride, sylimarin, dimethyl sulfoxide, Minimun Essential Medium Eagle,

hydroperoxide, potassium chloride, curcumin (Sigma-Aldrich); Penicillin-

Streptomicin-Fungizone (Gibco), paracetamol (Bristol-Myers); kít định lượng

ALT, AST (JAS).

- Dùng cho mục đích phân tích định lượng: methanol, acetonitrile,

orthophosphoric acid (Merck),...

2.4.2. Thiết bị

Máy quét phổ tử ngoại - khả kiến: UV-Vis Jacos V630 (Jacos, Nhật); máy

định lượng sinh hóa: Humalyser 2000 (Human, Đức); máy ly tâm: Mikro 22 R

(Hettich, Đức); máy nghiền đồng thể: Ultra Turrax T25 Basic (IKA Labortechnik,

Đức); máy đọc elisa: HumanReader HS (Human, Đức); máy đo nhiệt độ nóng

chảy: Büchi Melting point B-545 (Sigma-Aldrich, Mỹ); máy quét phổ hồng ngoại:

Shimadzu IR Prestige-21 (Shimadzu, Nhật); phổ khối phun sương điện tử (ESI-MS):

Agilent 6310 Ion Trap (Mỹ); phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS): micrOTOF-Q

10187 (Bruker, Đức); phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Bruker AM500 FT-

NMR (Bruker, Đức); máy sắc ký lỏng hiệu năng cao: Series 20A Shimadzu

(Shimadzu, Nhật).

2.5. Phương pháp chiết cao toàn phần và các cao phân đoạn

2.5.1. Nguyên tắc: chiết rắn lỏng hoặc chiết lỏng - lỏng

Page 56: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

41

2.5.2. Thực nghiệm

- Sử dụng cho mục đích đánh giá hoạt tính chống oxy hóa và mục đích

phân lập cấu tử: chiết lượng mẫu lớn (5,0 kg)

Các mẫu thực vật sau khi thu hái được loại bỏ phần hư hỏng, rửa sạch, thái

nhỏ, phơi trong bóng râm rồi sấy ở 50 – 60 °C cho đến khô, sau đó, mẫu được xay

thành bột. Mẫu dược liệu (5,0 kg mẫu) được chiết bằng methanol (4 lần x 10 lít), ở

nhiệt độ 70 °C, trong 3 giờ được hỗ trợ bằng máy siêu âm. Dịch chiết thu được tiến

hành lọc, cất loại dung môi dưới áp suất thấp, thu được cao toàn phần.

Cao toàn phần thu được từ dịch chiết của dược liệu được phân tán vào nước

và được chiết phân bố bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần theo trình tự n-

hexane, CHCl3, EtAc và n-BuOH (4 lần x 10 lít) để tiến hành phân tách các nhóm

chức có độ phân cực khác nhau ra khỏi nước. Cô quay áp suất thấp thu được các

cao phân đoạn tương ứng.

- Sử dụng cho mục đích xác định hàm lượng tổng các hợp chất phenol,

flavonoid và cấu tử trong mẫu dược liệu

Cân chính xác 10,00 gam bột dược liệu (đã xác định độ ẩm) thêm 150 mL

methanol, chiết siêu âm 90 phút ở 60 °C, để nguội lọc lấy dịch methanol. Tiến hành

quá trình chiết như vậy thêm 2 lần nữa. Gộp dịch chiết methanol, thu hồi dung môi

dưới áp suất thấp ở nhiệt độ 50 °C thu được cao toàn phần.

Page 57: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

42

2.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa

2.6.1. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa hóa học

Dựa trên việc phân tích ưu nhược điểm của các mô hình thử nghiệm đánh

giá hoạt tính chống oxy hóa hóa học (thực nghiệm đơn giản, cho kết quả có độ

chính xác cao và áp dụng được cho nhiều đối tượng nghiên cứu), mô hình đánh giá

lực chống oxy hóa tổng bằng phản ứng với phosphomolybdenum và đánh giá khả

năng bắt gốc tự do DPPH được sử dụng trong luận án.

2.6.1.1 Phương pháp đánh giá khả năng cho electron thông qua lực chống oxy

hóa tổng đối với phosphomolybdenum

Nguyên tắc: Dựa trên khả năng khử Mo (VI) về Mo (V) tạo phức màu xanh

lá cây trong môi trường acid.

Thực nghiệm: Lực chống oxy hoá tổng của các mẫu nghiên cứu được xác

định bằng phương pháp trắc quang tạo màu [100] nhưng có sự điều chỉnh. Cao toàn

phần và các cao phân đoạn được hòa tan trong methanol. Sau đó, lấy 0,3 mL dịch

chiết thêm vào 3 mL dung dịch thuốc thử (0,6 M H2SO4, 28 mM NaH2PO4 và 4

mM (NH4)2MoO4), đậy kín và ủ 95 °C trong 90 phút. Sau đó, mẫu được làm lạnh

về nhiệt độ phòng. Độ hấp thụ quang của dung dịch sau phản ứng được đo ở bước

sóng 695 nm. Trong mẫu trắng, dung dịch cần phân tích được thay bằng methanol.

Chất chuẩn là curcumin.

Đại lượng đánh giá:

- Lực chống oxy hóa tổng được xác định thông qua giá trị mật độ quang, mật

độ quang của mẫu càng lớn thì lực chống oxy hoá càng cao [100], [126].

- Hàm lượng chất chống oxy hóa quy tương đương (mg gallic acid/ 1 gam

dược liệu) được xác định bằng phương pháp đường chuẩn thông qua phương trình

hồi quy tuyến tính.

2.6.1.2. Phương pháp đánh giá khả năng cho nguyên tử hydro thông qua bắt gốc

tự do DPPH

Page 58: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

43

Nguyên tắc: Hoạt tính chống oxy hoá thể hiện qua khả năng làm giảm màu

của DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước sóng 517 nm.

Thực nghiệm: Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của mẫu được xác định bằng

phương pháp trắc quang tạo màu [100], [168] nhưng có sự điều chỉnh. Pha dung

dịch DPPH nồng độ 100 µM trong methanol ngay trước khi dùng. Hỗn hợp phản

ứng có thể tích 3000 µL, gồm 1500 µL mẫu khảo sát ở các nồng độ 100 µg/mL; 20

µg/mL; 4 µg/mL; 0,8 µg/mL và 1500 µL dung dịch DPPH nồng độ 100 µM. Các

hỗn hợp phản ứng được lắc trong 1 phút và ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút, rồi

tiến hành đo mật độ quang ở bước sóng 517 nm. Mẫu trắng được tiến hành tương

tự mẫu thử nhưng thay 1500 µL DPPH bằng 1500 µL methanol.

Công thức tính:

SA DPPH (%) = [(Ac –As)/Ac] x 100 (2.1)

Trong đó:

SA DPPH (%): tỉ lệ bắt gốc tự do (Scavenging Activity) của mẫu nghiên cứu

As : mật độ quang của mẫu khảo sát

Ac: mật độ quang của dung dịch DPPH

Tất cả thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Đại lượng đánh giá: Tác dụng bắt gốc tự do DPPH được đánh giá qua giá

trị IC50. Giá trị IC50 được định nghĩa là nồng độ của mẫu mà tại đó nó có thể ức chế

50% gốc tự do. Giá trị IC50 càng nhỏ thì mẫu có hoạt tính càng cao.

Cách xác định giá trị IC50

+ Tiến hành khảo sát hoạt tính của mẫu ở nhiều nồng độ khác nhau.

+ Với những mẫu có hoạt tính biến thiên tuyến tính với nồng độ, xây

dựng đường hồi quy có dạng y = ax + b qua tất cả các điểm (với y là % ức chế

và x là nồng độ).

Page 59: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

44

+ Với những mẫu có hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ, một

cách gần đúng, chọn 2 nồng độ ức chế trên và dưới 50% và cũng tiến hành vẽ

đường thẳng y = ax + b. Thay y = 50% vào phương trình, sẽ thu được giá trị x, đó

chính là nồng độ ức chế được 50% gốc tự do.

2.6.2. Phương pháp chống oxy hóa sinh học

Thực nghiệm được thực hiện ở Phòng thử nghiệm sinh học - Viện Công

nghệ sinh học, Viện hàm lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.

2.6.2.1. Phương pháp chống oxy hóa - bảo vệ gan in vitro

- Chuẩn bị mẫu động vật:

Chuột nhắt trắng thuần chủng dòng BALB/c (chủng Swiss albino) trưởng

thành, khoẻ mạnh, không mắc bệnh, không phân biệt giống, đạt tiêu chuẩn thí

nghiệm, có khối lượng 26,0 ± 2,0 g, được nuôi tại khu nuôi động vật của Viện

Công nghệ sinh học, Viện hàm lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Chuột được

cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống tự do.

Hình 2.1. Ảnh chuột thí nghiệm.

- Phương pháp phân lập trực tiếp tế bào gan chuột

Chuột BALB/c khoẻ mạnh được sử dụng để tách tế bào gan. Gây chết chuột

bằng ether, tách lấy gan. Gan chuột sau khi tách được rửa bằng PBS (phosphate

buffer saline) có 10% kháng sinh PSF (Penicillin-Streptomicin-Fungizone)

(Invitrogen) sau đó dùng panh, kéo, kim tiêm gạt, tách tế bào gan trong PBS. Thu

Page 60: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

45

dịch có tế bào gan, ly tâm, loại bỏ dịch nổi. Cặn tế bào được hoà trong NH4Cl để

phá vỡ hồng cầu. Sau khi ly tâm, hòa lại cắn tế bào thu được vào môi trường

MEME có 10% FBS (fetal bovine serum) [36], [30], [55].

- Tiến hành phép thử kiểm tra khả năng chống oxy hoá của hoạt chất

trên tế bào gan

Nguyên tắc: Hoạt tính chống oxy hoá của mẫu thử được thể hiện qua việc

làm giảm lượng H2O2 dẫn đến làm giảm màu phản ứng giữa H2O2 và đỏ phenol

[148].

Thực nghiệm: Tế bào gan từ gan chuột sau khi phân lập được nuôi ổn định

1-2 ngày, sau đó đưa vào đĩa thí nghiệm 96 giếng với mật độ 1 x 104 tế bào/giếng

để nuôi qua đêm trong tủ ấm 5% CO2, ở 37 °C.

+ Thêm chất nghiên cứu hoặc curcumin (đối chứng dương) ở các nồng độ

khác nhau, ủ trong 2 giờ.

+ Thêm 100 M H2O2 vào mỗi giếng và để tác động trong 2 giờ.

+ Để xác định số tế bào gan sống sót sau tác động của H2O2 cũng như tác

động bảo vệ của hoạt chất nghiên cứu, MTT nồng độ 1mg/mL (50 L/giếng) sẽ

được đưa vào các giếng và ủ tiếp trong 4 giờ ở 37 °C.

+ Loại bỏ toàn bộ dịch nổi và đưa vào mỗi giếng 100 L/giếng DMSO

100%

+ Đo mật độ quang học (giá trị OD – Optical Density) của chất formazan tạo

thành bằng máy Microplate Reader ở 492 nm.

+ Tất cả thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

+ Các số liệu được xử lí bằng phần mềm TableCurve 2D

% 𝑡ế 𝑏à𝑜 𝑔𝑎𝑛 𝑠ố𝑛𝑔 𝑠ó𝑡 =[𝑂𝐷(𝑐ℎấ𝑡 𝑡ℎử)−𝑂𝐷𝐻2𝑂2]×100

𝑂𝐷(𝑡ế 𝑏à𝑜)−𝑂𝐷𝐻2𝑂2

(2.2)

Trong đó: OD(chất thử), OD(H2O2), OD(Tế bào) lần lượt là giá trị mật độ quang đo

ở giếng có chất cần kiểm tra hoạt tính, ở giếng đối chứng âm (chỉ gây chết tế bào

Page 61: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

46

bằng H2O2) và ở giếng mà tế bào hoàn toàn khỏe mạnh, không bị gây chết bằng

H2O2

Đại lượng đáng giá: Tác dụng bắt gốc tự do được đánh giá qua giá trị ED50.

Giá trị ED50 là nồng độ bảo vệ được 50% đối với sự sống sót của tế bào, được xác

định nhờ vào phần mềm máy tính TableCurve 2D.

2.6.2.2. Phương pháp chống oxy hóa bảo vệ gan in vivo

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan trước tác dụng gây độc của

paracetamol

Nguyên tắc: Paracetamol sẽ phản ứng cytochrom P450 tạo ra chất chuyển

hóa độc hại là N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI) [59]. Phần cysteine còn lại

trên protein làm sản sinh sản phẩm 3-(cysteine-S-yl) APAP (N-acetyl- p-

aminophenol) gây hoại tử tế bào gan và kết quả làm tăng men gan. Định lượng men

gan để đánh giá tác dụng của mẫu thử [46].

Thực nghiệm: Gây tổn thương gan bằng paracetamol (PAR) với liều 400

mg/kg, paracetamol được pha trong dung dịch dung dịch sinh lí với nồng độ 50

mg/mL. 36 con chuột BALB/c có khối lượng 26 g ± 2 g được chia làm 6 lô (6

con/lô)

- Lô 1: uống DMSO 10% với liều lượng 0,2 mL/con/ngày (lô đường nền);

- Lô 2: uống DMSO 10% + Paracetamol (lô bệnh lý);

- Lô 3: uống DMSO 10% + Paracetamol + cao ethyl acetate từ Mán đỉa với

liều 500 mg/kgP/ngày;

- Lô 4: uống DMSO 10% + Paracetamol + cao ethyl acetate từ Mán đỉa với

liều 1000 mg/kgP/ngày;

- Lô 5: uống DMSO 10% + Paracetamol + cao ethyl acetate từ Mán đỉa với

liều 2000 mg/kgP/ngày;

- Lô 6: uống DMSO 10% + Paracetamol + Silymarin 50 mg/kgP/ngày (đối

chứng dương).

Page 62: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

47

Chuột ở tất cả các lô được uống cao chiết và thuốc cần nghiên cứu liên tục 7

ngày trước và 2 ngày sau khi gây độc cho gan, mỗi ngày cho uống 1 lần vào buổi

sáng. Ngày thứ 7 sau uống mẫu 1 giờ, sau đó nhịn đói 14-16 giờ rồi mới gây độc

gan bằng cách cho uống paracetamol (chỉ cho các lô 2, 3, 4, 5) với liều paracetamol

400mg/kgP/1 lần duy nhất.

Đại lượng đánh giá: Sau 48 giờ uống paracetamol, lấy máu định lượng

aminotransferase (AST, ALT), cân khối lượng gan, quan sát đại thể gan và xác

định hàm lượng MDA trong gan.

+ Định lượng aminotransferase: Hàm lượng aminotransferase (AST

(Aspartate Amino Transferase) và ALT (Alanin Amino Transferase)) trong huyết

thanh chuột được định lượng bằng phương pháp so màu, thực hiện trên máy định

lượng sinh hoá bán tự động AU680 của hãng Beckman Coulter.

+ Kiểm tra trực quan gan: Sau toàn bộ thí nghiệm và sau khi lấy máu xét

nghiệm, chuột được mổ để kiểm tra trực quan. Chụp ảnh gan động vật thí nghiệm.

+ Xác định hàm lượng MDA trong gan: Tách gan chuột và nghiền đồng

thể trong dung dịch đệm KCl 1,15 % theo tỉ lệ 1 : 10 (gan : dung dịch đệm) ở nhiệt

độ 0 – 5 °C. Lấy 2 mL dịch đồng thể, thêm vào 1 mL dung dịch đệm Tris - HCl, ủ

ở 37 °C trong 1 giờ. Kết thúc phản ứng bằng 1 mL trichloroacetic acid 10 %, ly tâm

5000 vòng/phút trong 5 phút, lấy 2 mL dịch trong cho phản ứng với 1 mL

thiobarbituric acid 0,8 % ở 95 - 100 °C trong 15 phút và đo màu ở λ = 532 nm.

- Tính toán kết quả

Hàm lượng MDA (nM/mL) được tính theo phương trình hồi quy xây dựng

với chất chuẩn MDA:

y = 0,0637x - 0,0029 (R2 = 0,9981).

Hàm lượng MDA (nM/mL dịch đồng thể) = (ODthử + 0,0029)/0,0637

(2.3)

Page 63: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

48

- Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lí trên Excel, thuật toán thống kê

student t’ test, F’test và phương pháp phân tích phương sai một nhân tố ngẫu nhiên

(one way ANOVA) và sử dụng hệ số LSD (least-significant difference) để kiểm tra

sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng âm, với đối chứng paracetamol (PAR), với

Silymarin. Nếu p < 0,05 được coi là sai khác có ý nghĩa, nếu p > 0,05 sự sai khác là

không có ý nghĩa thống kê.

2.6.3. Phương pháp hóa học tính toán để xác định khả năng chống oxy hóa

Tất cả tính toán được thực hiện bằng phần mềm Gaussian 09 [50]. Việc tối

ưu hóa hình học và tính toán tần số dao động của hợp chất nghiên cứu và các gốc

của chúng được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp PM6. Dựa vào cấu trúc đã

được tối ưu bởi PM6, các năng lượng điện tử điểm đơn được tính toán bằng cách sử

dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ ở mức lý thuyết ở mức giới hạn của của lớp (RO)

B3LYP / 6-311 ++ G (2d, 2p) (Năng lượng điểm đơn là tổng năng lượng electron

và năng lượng đẩy hạt nhân của phân tử tại một cấu hình hạt nhân cụ thể).

Thông số đánh giá: Các thông số nhiệt học như năng lượng phân ly liên

kết (BDE) và năng lượng ion hóa (IE) được tính toán dựa trên các tập tin đầu ra của

mỗi hợp chất phenol (ArOH), có thể được diễn tả như sau:

BDE = Hf (ARo ●) + Hf (H ●) - Hf (ARo H)

IE = Hf (ARo H ● +) + Hf (e -) - Hf (ARo H)

Ở đây Hf là tổng enthalpy của các mẫu nghiên cứu ở nhiệt độ 298,15 K. Giá

trị enthalpy của Hf (H ●) được lấy từ giá trị thực nghiệm của -0,5 Hatree. Tần số

dao động thu nhận ở phương pháp PM6 được thu nhỏ lại bằng hệ số 1,078 [14].

2.7. Phương pháp xác định hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid

Xử lý mẫu: Cao toàn phần thu được từ thí nghiệm ở mục 2.5.2 là được sử

dụng để xác định hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid.

2.7.1. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol

(2.4)

(2.5)

Page 64: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

49

Nguyên tắc: Dựa trên phản ứng tạo màu của các hợp chất phenol với thuốc

thử Folin – Ciocalteu.

Thực nghiệm: Lấy 0,5 mL dịch chiết hoặc dung dịch gallic acid chuẩn (có

nồng độ từ 0,05 mg/mL đến 3 mg/mL) thêm vào 2,5 mL Folin – Ciocalteu (1:10),

lắc đều. Sau 4 phút, thêm vào 2mL dung dịch Na2CO3 bão hoà, lắc đều, ủ 2 giờ ở

nhiệt độ phòng. Độ hấp thụ quang của dung dịch sau phản ứng được đo ở bước

sóng 760 nm [51], [87]. Gallic acid được sử dụng làm chất chuẩn tham khảo.

Thông số đánh giá: Hàm lượng quy tương đương theo số milligam gallic

acid/1 gam dược liệu.

2.7.2. Xác định hàm lượng tổng flavonoid

Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng tạo phức màu của các flavonoid với ion Al3+

trong môi trường kiềm.

Thực nghiệm: Lấy 1 mL dịch chiết hoặc dung dịch quercetin chuẩn (có

nồng độ từ 0,02 đến 0,2 mg/mL) thêm vào 4 mL nước cất 2 lần, sau đó, thêm vào

0,3 mL dung dịch NaNO2 5%. Sau 5 phút thêm tiếp 0,3 mL dung dịch AlCl3 10%,

sau 6 phút cho vào 2 mL dung dịch NaOH 1M và định mức đến thể tích 10 mL

bằng nước cất. Độ hấp thụ quang của dung dịch phản ứng được đo ở bước sóng 510

nm. Quercetin được sử dụng làm chất chuẩn tham khảo.

Thông số đánh giá: Hàm lượng quy tương đương theo số milligam

quercetin /1 gam dược liệu [87].

2.8. Phương pháp phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc các cấu tử

2.8.1. Phương pháp phân lập và tinh chế các cấu tử

Sắc ký bản mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC

Alufolien 60 F254 (Merck 1.05715) và RP-18 F254s (Merck). Các chất được

phát hiện bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm hoặc dùng thuốc thử H2SO4

10% trong ethanol phun đều lên bản mỏng rồi sấy ở nhiệt độ cao trong vài phút cho

đến khi hiện màu.

Sắc ký cột (CC) được thực hiện trên chất hấp phụ pha thường (Silica gel

Page 65: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

50

230–400 mesh (0,040–0,063 mm, Merck, Darmstadt, Germany)), pha đảo YMC

RP-18 (30–50 µm, Fuji Silysia Chemical, Aichi, Japan), Sephadex LH-20

(Sigma-Aldrich), nhựa trao đổi ion Diaion HP-20 (Sigma-Aldrich).

2.8.2. Quy trình phân lập các hợp chất

2.8.2.1. Quy trình phân lập các hợp chất từ loài Cổ ướm

Cao chloroform (85 g) được phân tách bằng sắc ký cột silica gel pha thường,

rửa giải với gradient n-hexane: acetone (100:0, 40:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, 0:100,

v/v), thu được các cao, ký hiệu C1-C6. Phân đoạn C2 (20 g) được tách trên sắc ký

cột pha đảo, hệ dung môi rửa giải là acetone: nước (4:1, v/v, 3 lít), thu được 6 phân

đoạn ký hiệu lần lượt từ C2.1 đến C2.6. Phân đoạn C2.4 (5 g) triển khai bằng cột

sắc ký pha thường rửa giải bằng hệ n-hexane : acetone (20:1, v/v, 1 lít), lần lượt thu

được 5 phân đoạn, ký hiệu từ C2.4.1 đến C2.4.5. Phân đoạn C2.4.1 (1,5 g) được

phân lập bằng sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải là acetone: methanol:

nước (3:1:0,1 v/v/v, 1 lít), cho các phân đoạn từ C2.4.1.1 đến C2.4.1.5. Phân đoạn

C2.4.1.3 (100 mg) được tinh chế bằng cột sắc ký lọc qua gel với pha động là

metanol: nước (2:1 v/v, 0,5 lít), thu được hợp chất sạch số 1 (m = 17 mg).

Phân đoạn C2.5 (2 g) được tách bằng cột sắc ký pha thường rửa giải bằng hệ

n-hexane: acetone (5:1, v/v, 1 lít) thu được 2 phân đoạn C2.5.1 và C2.5.2. Phân

đoạn C2.5.1 (200 mg) tiến hành sắc cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải methanol:

nước (3:1, v/v, 1 lít) thu được hợp chất sạch số 2 (m = 20 mg).

Phân đoạn C5 (8 g) triển khai bằng cột sắc ký pha thường rửa giải bằng hệ

n-hexane : chloroform (10:1, v/v, 1,5 lít) thu được 4 phân đoạn, ký hiệu từ C5.1 đến

C.5.4. Phân đoạn C.5.1 (1 g) cột sắc ký pha thường rửa giải bằng hệ n-hexane :

chloroform: methanol (2:1:0,1, v/v/v, 1 lít) thu được chất sạch số 3 (m = 18 mg).

Phân đoạn C.5.2 (300 mg) cột sắc ký pha thường rửa giải bằng hệ

chloroform: methanol (9:1) thu được chất sạch số 4 (m = 65 mg).

Page 66: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

51

Hình 2.2. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 1 đến 4.

SKC Sephadex LH-20

methanol- nước (2: 1)

SKC pha đảo

acetone : methanol : nước (3: 1: 0,1)

SKC pha thường

chloroform:methanol (9:1)

SKC pha thường

n-hexane : acetone (20:1)

SKC pha thường

n-hexane : ethyl acetate (7:3)

SKC pha đảo

acetone : nước (4:1)

Chiết pha rắn

H 100% HA 20:1 HA 40:1 HA 1:1 HA 5:1 HA 10:1

C6 C1 C2 C5 C4 C3

CaoCHCl3

C2412 C2411 C2413

C24 C23 C22 C21 C25

C244 C243 C242 C241 C245

Chất số 1 (m = 17 mg)

C26

C2414 C2415

C51 C52 C53

Chất số 4 (m = 65 mg)

12 mg

SKC pha thường

n-hexane:chloroform:methanol

(2:1:0,1)

SKC pha thường

n-hexane : cloroform (1:10)

C51 C52 C53

Chất số 3 (m = 18 mg)

12 mg

C54

SKC pha đảo

methanol : nước (2: 1)

SKC pha thường

n-hexane : acetone (5:1)

C251 C252

Chất số 2 (m = 20 mg)

Page 67: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

52

Cao ethyl acetate (100 g) tiến hành chiết các phân đoạn bằng các hệ dung môi:

n-hexane : acetone (100:0, 40:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, v/v), acetone 100% và methanol

100% thu được 8 phân đoạn ký hiệu từ E1 đến E8. Phân đoạn E4 (25 g) được tiến

hành triển khai bằng sắc ký cột pha thường với hệ dung môi chloroform: acetone

(10:1, v/v, 3 lít) thu được các phân đoạn từ E4.1 đến E4.5.

Phân đoạn E4.2 (8 g) được phân lập tiếp bằng phương pháp sắc ký cột pha đảo

với hệ dung môi acetone : nước (3:2, v/v, 1 lít) thu được 4 phân đoạn E4.2.1 đến

E4.2.4. Phân đoạn E4.2.3 (3 g) tiếp tục được triển khai bằng sắc ký cột pha thường với

hệ dung môi chloroform : ethyl acetate : methanol (15:1:0,1, v/v/v, 1 lít) thu được 5

phân đoạn được ký hiệu E4.2.3.1 đến E4.2.3.5. Sử dụng sắc ký cột pha đảo để phân

lập phân đoạn E4.2.3.4 (1 g) với hệ dung môi methanol : nước (3:1, v/v, 1 lít) thu được

3 phân đoạn. Phân đoạn E4.2.3.4.2 (200 mg) được triển khai trên sắc ký cột lọc qua

gel Sephadex LH-20, rửa giải bằng 1 lít methanol tuyệt đối, thu được 1 hợp chất sạch

số 5 (m = 25 mg).

Phân đoạn E4.4 (7 g) được triển khai trên sắc ký cột Sephadex LH 20, rửa giải

bằng 1 lít methanol thu được 4 phân đoạn được ký hiệu từ E4.4.1 đến E4.4.4. Phân

đoạn E4.4.2 (1 g) triển khai sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi methanol : nước (8:1,

v/v, 1 lít) thu được 4 phân đoạn từ E4.4.2.1-E4.4.2.4. Phân đoạn E4.4.2.2 (100 mg)

được tiến hành sắc ký lớp mỏng điều chế pha thường với hệ dung môi chloroform :

methanol : formic acid (5:1:0,1, v/v/v), cạo lớp silica gel có chất, giải hấp phụ bằng

methanol. Khi kiểm tra độ sạch bằng SKLM với 3 hệ dung môi chloroform : methanol

(5:3, v/v), chloroform : acetone (3:2, v/v), ethyl acetate : methanol (8,5:1, v/v) thấy vết

trên bản mỏng có màu sắc đồng đều, hình dạng tương đối tròn, các mép viền của vết

khá rõ nét, đồng thời không có vết phụ nào xuất hiện trên trên bản mỏng ngoại trừ vết

chính, thu được chất sạch số 6 (m=12 mg).

Cao nước (65 gam) tiến hành chiết các phân đoạn bằng sắc ký cột dianion HP-

20 với các hệ dung môi methanol : nước (3:1, 1:1, 1:3, 0:1, v/v, 3 lít) thu được 4 phân

Page 68: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

53

đoạn ký hiệu từ W1 đến W4. Phân đoạn W2 (25 g) được tiến hành khai triển sắc ký

cột pha thường với các hệ dung môi chloroform: methanol (5:1, 3:1, 2:1, 1:1, 0:1, v/v,

1 lít) thu được 4 phân đoạn kí hiệu từ W2.1 đến W2.4.

Phân đoạn W2.2 (6 g) được phân lập tiếp bằng phương pháp sắc ký cột pha đảo

với hệ dung môi methanol : nước (1:1, v/v, 1 lít) thu được 5 phân đoạn từ W2.2.1 đến

W2.2.5. Phân đoạn W2.2.5 (1 g) tiếp tục được triển khai bằng phương pháp sắc ký cột

pha thường với hệ dung môi chloroform : methanol (15:1, v/v, 1 lít) thu được 5 phân

đoạn ký hiệu W2.2.5.1 đến W2.2.5.5. Sử dụng sắc ký cột pha đảo để phân lập phân

đoạn W2.2.5.2 (200 mg) với hệ dung môi methanol : nước: n-butanol (1:1,5: 0,1,

v/v/v, 0,5 lít) thu được hợp chất sạch số 7 (m=75 mg).

Phân đoạn W2.4 (4 g) được phân lập tiếp bằng phương pháp sắc ký cột pha đảo

với hệ dung môi acetone : nước: formic acid (5:15:0,2, v/v/v, 1 lít) thu được 4 phân

đoạn ký hiệu từ W2.4.1 đến W2.4.4. Phân đoạn W2.4.2 (500 mg) tiến hành sắc ký cột

Sephadex LH-20 với dung môi rửa giải methanol thu được hợp chất sạch số 8 (m = 65

mg).

Page 69: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

54

Hình 2.3. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 5 đến 8.

SKC Sephadex

SKLM điều chế pha thường

chloroform:methanol:formic acid

(5:1:0,1)

SKC pha thường

chloroform:ethyl acetat:methanol

(15:1:0,1)

HA 40:1 H 100%

Chiết pha rắn

Me 100% A 100% HA 1:1 HA 5:1 HA 10:1 HA 20:1

E1

SKC pha thường

chloroform : acetone

(10:1)

SKC pha đảo

acetone : nước

SKC Sephadex

Rửa giải bằng Me 100%

Cao EtAc

SKC pha đảo

methanol : nước (8:1)

E2 E3 E4 E5 E6 E7 E8

E41 E45 E42 E43 E44

E421 E422 E423 E424 E441 E442 E443 E444

E4231 E4232 E4233 E4234 E4235

SKC pha đảo

E4421 E4422 E4423 E4424

E42341 E42342 E42343

Chất số 5 (m = 25 mg) Chất số 6 (m = 12 mg)

SKC pha thường

chloroform : methanol

(15:1)

SKC pha đảo

acetone:nước:formic

acid

(5:15:0,2)

SKC dianion HP-20

(MeOH:W, v.v)

Cao Nước

W1 W4 W2 W3

1:3 1:1 3:1 1:0

SKC pha thường

(CH3Cl:CH3OH, v.v)

W21 W24 W22 W23

5:1 3:1;2:1 1:1 0:1

SKC pha đảo

methanol : nước (1:1)

W221 W222 W223 W224 W225 W244 W243 W242 W241

W2251 W2252 W2254 W2253 W22555

SKC pha đảo

methanol : nước: n-

butanol (1:1,5: 0,1)

Chất số 7 (m = 75 mg)

SKC Sephadex LH-

20

methanol 100%

Chất số 8 (m = 65 mg)

Page 70: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

55

2.8.2.2. Quy trình phân lập các hợp chất từ loài Mán đỉa

Cao chloroform (80 gam) được phân tách bằng sắc ký cột silica gel pha

thường, rửa giải với gradient n-hexane: acetone (100:0, 40:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1,

0:100, v/v, 2 lít) thu được các cao, ký hiệu C1-C6.

Phân đoạn C2 (10 g) được triển khai trên sắc ký cột pha đảo, hệ dung môi

rửa giải là acetone: nước (4:1, v/v, 1,5 lít), thu được 8 phân đoạn ký hiệu từ C2.1

đến C2.8. Phân đoạn C2.4 (2 g) triển khai bằng cột sắc ký pha thường rửa giải bằng

hệ n-hexane: acetone (20:1, v/v, 1 lít), lần lượt thu được 5 phân đoạn, ký hiệu từ

C2.4.1 đến C2.4.5. Phân đoạn C2.4.3 (600 mg) được phân lập bằng sắc ký cột pha

đảo với hệ dung môi rửa giải là methanol: nước (2:1, v/v, 1 lít), cho các phân đoạn từ

C2.4.3 .1 đến C2.4.3.3. Phân đoạn C2.4.3 .1 (150 mg) được tinh chế trên cột sắc ký

lọc qua gel LH-20 với pha động là methanol thu được hợp chất sạch số 9 (m = 12

mg).

Phân đoạn C4 (12 g) được triển khai trên sắc ký cột pha thường hệ dung môi

rửa giải n-hexane : acetone (10:1, v/v, 1 lít) thu được 5 phân đoạn ký hiệu từ C4.1 đến

C4.5. Phân đoạn C4.2 (4 g) tiến hành sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải

acetone: nước (3:1, v/v, 1 lít) thu được 4 phân đoạn ký hiệu lần lượt từ C4.2.1 đến

C4.2.4. Phân đoạn C4.2.2 (1 g) triển khai bằng cột sắc ký pha thường rửa giải bằng hệ

chloroform : methanol (20:1, v/v, 1 lít), lần lượt thu được 4 phân đoạn, ký hiệu từ

C4.2.2.1 đến C4.2.2.4. Phân đoạn C4.2.2.2 (200 mg) triển khai sắc ký cột pha đảo với

hệ dung môi rửa giải là acetone: nước (6:1, v/v, 0,5 lít) thu được hợp chất sạch số 10

(m = 17 mg).

Phân đoạn C5 (10 g) được triển khai sắc ký pha thường với hệ dung môi n-

hexane: chloroform (8:1, v/v, 1 lít), thu được 5 phân đoạn ký hiệu từ C5.1 đến

C5.5. Phân đoạn C5.1 (1 g) tiến hành sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải

acetone: nước (3:2, v/v, 1 lít) thu được 3 phân đoạn từ C5.1.1 đến C5.1.3. Phân

đoạn C5.1.1 (100 mg) được tinh chế bằng cột sắc ký lọc qua gel LH-20 với pha

động là methanol: nước (3:1, v/v, 0,5 lít),thu được hợp chất sạch số 11 (m= 10 mg).

Phân đoạn C5.3 (1,5 g) tiến hành sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi rửa

giải methanol : nước (3:1, v/v, 1 lít) thu được 4 phân đoạn từ C5.3.1 đến C5.3.4.

Phân đoạn C5.1.1 (150 mg) được tinh chế bằng cột sắc ký lọc qua gel LH-20 với

pha động là methanol thu được hợp chất sạch số 12 (m= 9 mg).

Page 71: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

56

Hình 2.4. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 9 đến 12.

SKC pha thường

n-hexane : acetone (10:1)

Chất số 12 (m = 9 mg)

SKC Sephadex LH-20

methanol 100%

SKC pha đảo

methanol : nước (2:1)

SKC pha thường

n-hexane : acetone

(20:1)

SKC pha đảo

acetone : nước (4:1)

Chiết pha rắn

H 100% HA 20:1 HA 40:1 HA 1:1 HA 5:1 HA 10:1

C1

CaoCHCl3

C2432 C2431 C2433

C24 C23 C22 C21 C25

C244 C243 C242 C241 C245

Chất số 9 (m = 12 mg)

C26 C27 C28

C2 C3 C4 C5 C6

SKC pha đảo

acetone : nước (6:1)

SKC pha thường

chloroform: methanol (20: 1)

SKC pha đảo

acetone : nước (3:1)

C4223 C4222 C4221 C4224

C44 C43 C42 C41 C45

C424 C423 C422 C421 C424

Chất số 10 (m= 17 mg)

SKC pha đảo

methanol : nước

(3:1)

SKC Sephadex LH-20

methanol 100%

SKC Sephadex LH-20

Methanol: nước (3: 1)

SKC pha đảo

acetone:nước

(3:2)

SKC pha thường

n-hexane : cholorofrom (8:1)

C54 C53 C52 C51 C55

C512 C511 C513

Chất số 11 (m = 10 mg)

C531 C532 C533 C534

Page 72: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

57

Cao ethyl acetate (150 gam) tiến hành chiết các phân đoạn bằng các hệ dung

môi: n-hexane : acetone (100:0, 40:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, v/v, 3 lít), acetone 100%

(1 lít) và methanol 100% (1 lít) thu được 8 phân đoạn ký hiệu từ E1 đến E8.

Phân đoạn E3 (25 g) tiến hành sắc ký cột pha thường với hệ dung môi

chloroform: methanol (5:1, v/v, 3 lít) thu được 5 phân đoạn E3.1 đến E3.5. Phân

đoạn E3.4 (7 g) tiếp tục qua cột Sephadex LH-20, rửa giải bằng methanol: nước

(4:1, v/v, 1 lít) thu được 4 phân đoan E3.4.1 đến E4.3.4. Phân đoạn E3.4.2 (2 g) qua

cột sắc ký pha đảo với hệ dung môi acetone: nước: formic acid (6:15:0,5, v/v/v, 1

lít) thu được 5 phân đoạn E3.4.2.1đến E3.4.2.5. Phân đoạn E3.4.2.1 (500 mg) tiến

hành sắc ký cột Sephadex, rửa giải bằng methanol thu được 3 phân đoạn E3.4.2.1.1

đến E3.4.2.1.3. Phân đoạn E3.4.2.1.2 (150 mg) được tinh chế bằng sắc ký cột pha

thường với hệ dung môi chloroform : methanol : nước (3:1:0,1, v/v/v, 0,5 lít) thu

được chất sạch số 13 (m = 75 mg).

Phân đoạn E3.4.2.4 (300 mg) tiến hành sắc ký cột Sephadex, rửa giải bằng

0,5 lít methanol thu được hợp chất sạch số 14 (m = 90 mg).

Phân đoạn E6 (26 g) được phân lập bằng sắc ký pha thường với hệ dung môi

chloroform: acetone (1:1, v/v, 2 lít) thu được 5 phân đoạn ký hiệu từ E6.1 đến E6.5.

Phân đoạn E6.2 (10 g) tiếp tục triển khai sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi rửa

giải là methanol: nước (2:1, v/v, 1 lít) thu được 5 phân đoạn ký hiệu lần lượt từ

E6.2.1 đến E6.2.5. Từ phân đoạn E6.2.2 (4 g), sau khi triển khai bằng cột sắc ký lọc

qua gel Sephadex LH20 với pha động là methanol : nước (4:1, v/v, 1 lít) thu 4 phân

đoạn ký hiệu từ E6.2.2.1 đến E6.2.2.4. Phân đoạn E6.2.2.1 (1,5 g) được tiến hành

sắc ký cột pha thường với hệ dung môi chloroform: methanol: formic acid (6:1:0,1,

v/v/v, 1 lít) thu được 3 phân đoạn ký hiệu từ E6.2.2.1.1 đến E6.2.2.1.3. Tinh chế

phân đoạn E6.2.2.1.3 (300 mg) bằng sắc ký pha đảo, rửa giải bằng hệ methanol:

nước : formic acid (1:1:0,05, v/v/v, 0,5 lít) thu được chất sạch số 15 (m = 95 mg).

Sắc ký cột pha thường được sử dụng để phân tích E6.2.2.3 (300 mg) với hệ

dung môi rửa giải là chloroform: methanol (3:2, v/v, 0,5 lít) cho các phân đoạn từ

E6.2.2.3.1 đến E6.2.2.3.3. Nhận thấy trong E6.2.2.3.2 xuất hiện tinh thể nên được tinh

chế tiếp bằng cách lọc rửa bằng acetone và thu được chất sạch số 16 (m = 56 mg).

Page 73: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

58

Hình 2.5. Sơ đồ phân lập từ hợp chất số 13 đến 16.

Me

100%

H

100%

HA HA HA HA HA

SKC pha thường

Chloroform : methanol : nước

(3:1:0,1)

SKC Sephadex Methanol 100%

SKC pha đảo

acetone : nước : formic

acid

(6:15:0,5)

SKC Sephadex methanol : nước

(4:1)

SKC pha thường

chloroform:methanol (5:1)

Chiết pha

A

E1 E2 E5 E4 E3

E344 E343 E342 E341

E3421 E3423 E3424 E3425 E3422

E44211 E44213 E44212

CaoEtAc

E31 E32 E33 E34 E35

E8 E7 E6

SKC pha thường

chloroform : acetone

SKC pha thường

Chloroform:methanol:acid

formic (6:1:0,1)

SKC Sephadex

Rửa giải bằng Me

80%

SKC Sephadex

Rửa giải bằng methanol: nước (4:1)

SKC Sephadex

Methanol 100%

Chất số 14 (m = 90 mg) Chất số 13 (m = 75 mg)

SKC pha đảo

methanol : nước : formic

acid

(1:1:0,05)

SKC pha đảo

methanol : nước

Chất số 15 (m = 95 mg)

E61 E62 E63 E64 E65

E624 E623 E622 E621 E625

E6221 E6223 E6224 E6222

E62211 E62213 E62212

Lọc rửa tinh thể

SKC pha thường

Chloroform : methanol

(3:2)

Chất số 16 (m = 56 mg)

E62231 E62233 E62232

Page 74: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

59

2.8.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các cấu tử

Cấu trúc hóa học của các hợp chất được thiết lập dựa vào các hằng số vật

lý, các dữ kiện phổ, các chuyển hóa hóa học cùng với việc phân tích, so sánh với

các tài liệu tham khảo.

a) Điểm nóng chảy (mp)

Điểm nóng chảy được đo trên máy Buchi B-545 tại Khoa Hóa, Trường

Đại học Khoa học Huế.

b) Phổ khối lượng (MS)

Phổ khối phun sương điện tử (ESI-MS), phổ khối ion hóa hóa học ở áp

suất khí quyển (APCI-MS) được đo trên máy Agilent 6310 Ion Trap tại Viện Hóa

học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS) được đo trên máy micrOTOF-Q 10187

tại Phòng thí nghiệm phân tích, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H-NMR, 1 3 C-NMR, DEPT) và

hai chiều (HSQC, HMBC, COSY, NOESY) được đo trên máy Bruker AM500

FT-NMR Spectrometer (với TMS là chất chuẩn nội) tại Viện Hoá học, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.9. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phân tích hàm lượng

các hợp chất trong các loài dược liệu

2.9.1. Nguyên tắc

Sắc ký lỏng hiệu năng cao là phương pháp được dùng để tách các chất khó

bay hơi ra khỏi nhau khi cho hỗn hợp đi qua cột sắc ký, dựa trên tương tác tương

đối giữa sự hấp phụ với pha tĩnh trong cột và sự giải hấp phụ nhờ pha động dung

môi. Dung dịch mẫu được bơm vào cùng với dung môi gọi là pha động. Khi dung

dịch mẫu đi qua pha tĩnh, các cấu tử của dung dịch mẫu này sẽ di chuyển phụ thuộc

Page 75: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

60

vào tương tác không hóa trị của cấu tử với pha tĩnh. Các tương tác hóa học của pha

tĩnh và mẫu với pha động quyết định mức độ di chuyển và phân tách các cấu tử

trong mẫu. Khi các cấu tử đi qua khỏi cột sắc ký, chúng được chuyển thành tín hiệu

peak ghi lại thành sắc đồ bằng detector. Các chất tách ra khỏi cột để định tính và

định lượng sẽ dựa vào chất chuẩn.

2.9.2. Chuẩn bị mẫu cho phân tích sắc ký

Cân chính xác 0,10 gam cao toàn phần (ở mục 2.5.2) hòa tan trong 10 mL

methanol, lắc đều rồi lọc qua màng lọc (màng cellulose) kích thước lỗ 0,45 µm,

định mức đến 10 mL thu được dịch chiết để định lượng các hợp chất trong dược

liệu.

2.9.3. Điều kiện phân tích sắc ký

Dựa vào tài liệu tham khảo, cấu trúc hóa học của các hợp chất nghiên cứu và

điều kiện phân tích mẫu hiện có của phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát

và lựa chọn điều kiện sắc ký để định lượng methyl gallate, rutin, quercetin,

quercitrin và α-tocopherol được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thông số của quá trình định lượng bằng HPLC

Hợp chất methyl

gallate

rutin quercetin quercitrin α-tocopherol

Cột sắc ký C18 (4,6 mm -250mm -

5μm)

C18 (4,6 mm -

250mm - 5 μm)

C18 (4,6 mm -

250mm - 5 μm)

Pha động

(v/v)

+: CH3OH (A): 0,5%

H3PO4 (B) (0 ~ 10phút, 10

→ 25% A; 10 ~ 60 phút, 25

→ 47% A)

H2O (A) : CH3CN

(B) (0 ∼ 20 phút,

15% B → 25% B,

20 ∼ 30 phút, 25%

B → 70%)

CH3OH : H2O

(97:3)

Tốc độ dòng

(mL / min)

1,0 1,0 1,2

Thể tích tiêm 20 10 10

Page 76: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

61

mẫu (µL)

Bước sóng

(nm)

273 350 295

Thời gian 60 phút 30 phút 30 phút

TLTK [119] [159] [153]

Các mẫu được chạy sắc ký, sử dụng đầu dò tử ngoại - khả kiến loại PAD,

dựa vào tài liệu tham khảo và quét phổ để tìm được bước sóng thích hợp.

Hàm lượng: Hàm lượng các hợp chất trong các mẫu dược liệu được xác

định dựa trên phương trình hồi quy tuyến tính (Phương trình hồi quy tuyến tính

được xác định bằng cách chạy sắc ký một dãy chuẩn có nồng độ thay đổi, dựa vào

sắc ký đồ, vẽ đường cong phụ thuộc giữa diện tích peak và nồng độ).

Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Origin 8.0.

Page 77: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

62

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của 7 loài dược liệu

3.1.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao toàn phần

3.1.1.1. Tách chiết cao toàn phần và các cao phân đoạn

Quy trình chiết xuất cao toàn phần và các cao phân đoạn được thực hiện

theo mục 2.5.2. Khối lượng cao toàn phần và các cao phân đoạn tương ứng từ 7

loài dược liệu được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khối lượng cao toàn phần và các cao phân đoạn tách chiết từ 7 loài dược liệu

Mẫu

Khối lượng các cao (g)

Toàn

phần H C E B W

Cổ ướm 670 95 90 160 125 175

Mán đỉa 750 100 145 250 105 145

Chanh ốc 742 87 136 252 115 148

Rạng đông 822 134 177 255 128 106

Cúc nút áo 855 165 197 222 117 147

Gối hạc 754 106 154 210 97 167

Chùm gởi 811 78 107 320 186 95

3.1.1.2. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao toàn phần trong mô hình cho electron

Hình 3.1 trình bày kết quả khảo sát lực chống oxy hóa theo mô hình cho

electron của các dung dịch cao toàn phần từ 7 loài dược liệu ở các nồng độ khác

nhau trong khoảng từ 0,1 đến 0,5 mg/mL, so sánh với lực của curcumin.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lực chống oxy hóa tổng của các dược liệu

nghiên cứu biến thiên theo chiều nồng độ (nồng độ tăng, lực chống oxy hóa tổng

tăng). Cao toàn phần từ 7 loài dược liệu đều có khả năng chống oxy hóa theo mô

hình cho electron, nhưng đều thấp hơn so với curcumin. Đáng chú ý, chỉ có cao

toàn phần của cây Mán đỉa ở nồng độ thấp (0,1 mg/mL) có khả năng chống oxy hóa

tương đương curcumin ở cùng nồng độ. Điều này cho thấy, tốc độ biến thiên lực

chống oxy hóa theo nồng độ của các dược liệu là khác nhau.

Page 78: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

63

Hình 3.1. Lực chống oxy hóa của các dung dịch cao toàn phần ở các nồng độ khác nhau.

Tiến hành quy tương đương tổng hàm lượng chất chống oxy hoá (TAC) có

trong mẫu dược liệu về cùng đơn vị mg gallic acid/ 1g mẫu. Xây dựng đường

chuẩn phản ứng phospho molybdenum với chất chuẩn là gallic acid trong khoảng

nồng độ từ 0,1 đến 0,5 mg/mL (Phụ lục 2). Kết quả thu được phương trình hồi quy

tuyến tính tương ứng: A (Abs) = 0,7820 CGA + 0,1648 với hệ số tương quan R =

0,9966. Lực chống oxy hóa của các dược liệu thể hiện cao nhất ở nồng độ 0,5

mg/mL [90], tại nồng độ này hàm lượng chất chống oxy hóa trong các dược liệu

quy tương đương gallic acid được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hàm lượng chất chống oxy hóa quy tương đương gallic acid trong các

mẫu dược liệu tại nồng độ cao toàn phần 0,5 mg/mL ( p = 0,95; n= 5)

Mẫu Hàm lượng chất chống oxy hóa (mg GA/g)

Cổ ướm 233,30 ± 1,16

Mán đỉa 280,27 ± 1,32

Chanh ốc 146,78 ± 1,15

Rạng đông 139,63 ± 1,11

Cúc nút áo 143,72 ± 1,52

Gối hạc 200,09 ± 1,23

Chùm gởi 301,47 ± 1,68

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

Cổ uớm

Mán đỉa

Chùm gởi

Gối hạc

Chanh ốc

Rạng đông

Cúc nút áo

Curcumin

C (mg/mL)

Mật độ quang

Page 79: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

64

Kết quả này cho thấy, trong dung dịch cao toàn phần tại nồng độ 0,5 mg/mL,

Chùm gởi có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao nhất, tương đương 301,47 ± 1,68

mg/g gallic acid. Dung dịch cao toàn phần của Mán đỉa và Cổ ướm cũng chứa một

lượng chất chống oxy hóa cao so với Gối hạc, Chanh ốc, Cúc nút áo và Rạng đông.

3.1.1.2. Hoạt tính chống oxy hóa của cao toàn phần trong mô hình cho nguyên tử hydro

Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của dung dịch cao toàn phần các mẫu dược

liệu ở nồng độ khác nhau được trình bày trên bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH của dung dịch cao toàn phần

của các mẫu dược liệu ở nồng độ khác nhau

Nồng độ

(µg/mL)

Tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH (%)

Cổ

ướm

Mán

đỉa

Chùm

gởi

Gối

hạc

Chanh

ốc

Rạng

đông

Cúc

nút áo Curcumin

100,0 95,35 89,72 89,15 96,71 59,20 54,60 65,67 81,26

20,0 85,96 78,15 70,21 94,32 52,31 51,13 56,90 40,64

4,0 74,29 15,73 32,16 82,07 51,13 43,79 54,89 29,07

0,8 15,70 2,17 2,35 45,46 38,19 37,42 31,18 20,19

IC50

(µg/mL) 2,67 12,78 11,50 1,20 3,72 17,53 3,34 38,50

Kết quả thu được trên bảng 3.3 cho thấy 7 loài dược liệu đều có hoạt tính bắt

gốc tự do DPPH khá tốt với giá trị IC50 từ 1,20 đến 17,53 µg/mL và đáng chú ý

nhất là đều nhỏ hơn so với hoạt tính của chất đối chứng dương curcumin. Đây là

một kết quả rất đáng khích lệ, vì curcumin là một chất chống oxy hóa tốt đã được

công nhận. Đặc biệt, Gối hạc và Cổ ướm cho hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50

tương ứng là 1,20 µg/mL và 2,67 µg/mL, chỉ bằng khoảng 1/16 so với curcumin.

Trước đây, hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của mẫu hoa Gối hạc cũng đã được

công bố với IC50 là 5,0 µg/mL [12]; mẫu hoa và rễ Rạng đông với giá trị IC50 tương

ứng là 26 µg/mL và 34 µg/mL [161]. Các giá trị này đều thể hiện hoạt tính thấp

hơn so với mẫu cùng loài nghiên cứu, là mẫu lấy toàn bộ các phần trên mặt đất.

Page 80: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

65

Cổ ướm có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn gấp 4 lần so với loài A. dulce

[90] (với IC50 là 14,89 µg/mL trong cao nước và 11,48 µg/mL trong cao ethanol)

và loài A. jiringa [99] (với IC50 là 18,48 ± 1,60 µg/mL trong cao ethanol 50° và

33,52 ± 2,05 µg/mL trong cao ethanol). Loài Mán đỉa có hoạt tính chống oxy hóa

tương đương hoặc cao hơn 2 loài trên.

Riêng loài Chùm gởi có hoạt tính nhỏ hơn so với loài nghiên cứu ở Thái Lan

[79] (với IC50 là 4,80 µg/mL trong cao nước).

Trong chi Microdesmis, một nghiên cứu trước đã công bố hoạt tính chống

oxy hóa của các cấu tử alkaloid (keayanidine, keayanidine B...) với IC50 dao động

từ 30,2 đến 33,0 µg/mL [15]. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất này thấp

hơn nhiều so với mẫu cao toàn phần của Chanh ốc được khảo sát ở đây.

Nhận xét: Như vậy, cả 7 loài dược liệu đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa

tốt hơn cả curcumin trong mô hình thử nghiệm cho nguyên tử hydro - bắt gốc tự do

DPPH. Đặc biệt, Gối hạc và Cổ ướm cho hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 tương

ứng là 1,20 µg/mL và 2,67 µg/mL, chỉ bằng khoảng 1/16 so với curcumin. Theo

kinh nghiệm lâu đời của người dân Pako, 7 loài dược liệu này chữa một số bệnh về

khối u vùng bụng, phong thấp, tiêu viêm... cho hiệu quả tốt. Kết quả sàng lọc trên

cho thấy, có thể có mối quan hệ giữa tác dụng chống oxy hóa của các dược liệu này

với tác dụng tiêu viêm và điều trị khối u.

3.1.2. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và hàm lượng tổng flavonoid

Theo [24], [62], [80], các hợp chất phenol, đặc biệt các flavonoid, là thành

phần quan trọng đóng góp tạo nên hoạt tính chống oxy hóa của dược liệu.

Hàm lượng các hợp chất phenol trong các dược liệu được xác định dựa trên

đường chuẩn với chất chuẩn là gallic acid (GA) trong khoảng nồng độ từ 0,05 đến

0,3 mg/mL, có dạng phương trình hồi quy tuyến tính: A (Abs) = 10,5580 CGA +

0,0633, hệ số tương quan R = 0,9993 (Phụ lục 3).

Page 81: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

66

Đường chuẩn để xác định hàm lượng flavonoid với chất chuẩn quercetin

(QU) trong khoảng nồng độ 0 đến 0,2 mg/mL, có dạng phương trình hồi quy tuyến

tính A (Abs) = 10,1620 CQU + 0,0352 với R = 0,9985 (Phụ lục 3).

Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid trong các mẫu nghiên cứu

được xác định và trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và tổng flavonoid trong 7 loài dược

liệu (XTB±S; n=6)

Mẫu

Tổng các hợp

chất phenol

(TPC)

(mg GA/g)

Tổng

flavonoid

(TFC)

(mg QE/g)

Tỷ lệ

TFC /

TPC

Hàm lượng

TAC

(mg GA/g)

% ( TPC /

Hàm lượng

TAC)

Cổ ướm 24,35 ± 0,41 9,18 ± 0,18 0,38 233,30 ± 1,16 10,43

Mán đỉa 74,49 ± 1,08 24,40 ± 1,14 0,33 280,27 ± 1,32 26,58

Chanh ốc 21,13 ± 0,40 11,16 ± 0,28 0,53 146,78 ± 1,15 30,92

Rạng đông 21,35 ± 0,43 9,06 ± 0,46 0,42 139,63 ± 1,11 8,32

Cút nút áo 18,17 ± 0,79 5,62 ± 0,12 0,31 143,72 ± 1,52 14,40

Gối hạc 16,66 ± 0,65 7,32 ± 0,17 0,44 200,09 ± 1,23 15,29

Chùm gởi 93,22 ± 0,34 71,69 ± 0,83 0,77 301,47 ± 1,68 12,64

Hàm lượng tổng các hợp chất phenol trong các mẫu dược liệu dao động từ

16,66 đến 93,22 mg GA/g; hàm lượng tổng flavonoid dao động từ 5,62 đến 71,69

mg QU/g. Đáng chú ý nhất là trong Mán đỉa và Chùm gởi, tổng chất chống oxy

hóa, hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid đều cao gấp 3 đến 4 lần so

với 5 loài còn lại. Điều này cho thấy cùng một lượng nguyên liệu, hàm lượng chất

chống oxy hóa do Mán đỉa và Chùm gởi cung cấp lớn hơn và các hợp chất phenol,

flavonoid đóng góp phần quan trọng vào hàm lượng chống oxy hóa của 2 loài này.

So sánh hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid trong cùng một

loài hay giữa các loài trong cùng một chi cho thấy hàm lượng tổng các hợp chất

phenol của Mán đỉa cao gấp 1,5 đến 2,5 lần so với loài A. dulce [115], [90], nhưng

thấp hơn so với loài A. jiringa [99]. Trong khi đó, hàm lượng tổng các hợp chất

Page 82: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

67

phenol của loài Cúc nút áo tại Quảng Trị cao gấp 2,5 lần so với cùng loài ở Tây

Ban Nha [102]. Rạng đông có hàm lượng tổng flavonoid cao gấp 20 lần so với

cùng loài mọc tự nhiên ở Brazil [16] và gấp 1,5 lần ở Mexico [83]. Điều này cho

thấy khí hậu và thổ nhưỡng tại Quảng Trị có thể cung cấp nguồn dược liệu tốt

không thua kém các nơi khác trên thế giới. Chưa tìm thấy công bố về hàm lượng

tổng các hợp chất phenol và flavonoid của các loài trong 3 chi Helixanthera, Leea

và Microdesmis.

Tỷ lệ flavonoid/các hợp chất phenol dao động trong khoảng 0,31 đến 0,77

và hệ số Pearson (hệ số tương quan) giữa tổng flavonoid và tổng các hợp chất

phenol (R = 0,9021) cho thấy hàm lượng flavonoid là thành phần đóng góp đáng kể

trong tổng các hợp chất phenol của các mẫu dược liệu. Tỷ lệ thành phần flavonoid

trong các hợp chất phenol của Cổ ướm và đặc biệt là Chùm gởi rất cao.

Hình 3.2. Đồ thị minh họa tương quan giữa tổng các hợp chất phenol và tổng

flavonoid.

Hàm lượng các hợp chất phenol được xác định bằng phản ứng tạo phức và

tính theo gallic acid biểu thị khối lượng tổng các hợp chất phenol trong mẫu, trong

khi hàm lượng chất chống oxy hóa được xác định thông qua lực cho electron và

được biểu thị thông qua khả năng cho electron của gallic acid. Tỷ lệ này ở trong

khoảng từ 10,43 đến 30,92%. Điều này cho thấy sự đóng góp khá lớn của các hợp

chất phenol trong toàn bộ tổng lượng chất chống oxy hóa theo phương thức cho

electron của 7 loài dược liệu. Bên cạnh đó, hệ số tương quan (R = 0,8685) giữa

y = 0,6778x - 6,3062

R = 0,9021

0

20

40

60

80

0 20 40 60 80 100

TF

C (

mg

QU

/g)

TPC (mg GA/g)

Page 83: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

68

hàm lượng tổng các hợp chất phenol và hàm lượng TAC cho phép đánh giá nhanh

hàm lượng tổng các chất chống oxy hóa thông qua tổng các hợp chất phenol [124].

Hình 3.3. Đồ thị minh họa tương quan giữa hàm lượng tổng các hợp chất phenol và

hàm lượng TAC.

3.1.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn

3.1.3.1. Lực chống oxy hóa theo cơ chế cho electron của các cao phân đoạn

Kết quả xác định lực chống oxy hóa theo cơ chế cho electron của dung dịch

các cao phân đoạn từ 7 loài dược liệu ở khoảng nồng độ 0,1 đến 0,5 mg/mL trong

mô hình phản ứng với molybdenum được thể hiện từ hình 3.4 đến 3.10 (Phụ lục 4).

Hình 3.4. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Cổ ướm

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

y = 0,4071x - 45,568

R = 0,8685

0

20

40

60

80

100

50 150 250 350

TP

C (

mg

GA

/g)

TAC (mg GA/g)

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

Mật độ quang

C (mg/mL)

Page 84: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

69

Hình 3.5. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Mán đỉa

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

Hình 3.6. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Chùm gởi

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

Hình 3.7. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Gối hạc

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

Mật độ quang

Mật độ quang

Mật độ quang

C (mg/mL)

C (mg/mL)

C (mg/mL)

Page 85: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

70

Hình 3.8. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Chanh ốc

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

Hình 3.9. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Rạng đông

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

Hình 3.10. Lực chống oxy hóa của các cao phân đoạn từ cây Cúc nút áo

và chất chuẩn curcumin ở cùng nồng độ tương ứng.

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

cao n-hexane

cao chloroform

cao ethyl acetate

cao n-butanol

cao nước

curcumin

Mật độ quang

Mật độ quang

C (mg/mL)

C (mg/mL)

C (mg/mL)

Mật độ quang

Page 86: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

71

Các hình từ 3.4 đến 3.10 cho thấy:

- Các cao phân đoạn của 7 dược liệu đều có hoạt tính thấp hơn curcumin.

Trong đó, các cao phân đoạn từ Cổ ướm đều thể hiện lực chống oxy hóa theo cơ

chế cho electron cao nhất, trong khi các cao phân đoạn của Rạng đông thể hiện lực

chống oxy hóa yếu. Như vậy, kết quả này tương tự khi so sánh lực chống oxy hóa

của cao toàn phần của các dược liệu.

Cao phân đoạn đáng chú ý nhất có lực chống oxy hóa của cao nước ở tất cả

các nồng độ từ cây Cổ ướm đều xấp xỉ với curcumin, đặc biệt ở nồng độ 0,4 đến

0,5 mg/mL còn cao hơn hẳn so với curcumin.

- 4 loài Cổ ướm, Mán đỉa, Chùm gởi và Cúc nút áo có các hợp chất cho

electron tốt tập trung ở các cao có độ phân cực mạnh: cao ethyl acetate và cao

nước; 3 loài còn lại, Gối hạc, Chanh ốc và Rạng đông thì các hợp chất này lại tập

trung ở các phân đoạn kém phân cực: n-hexane và chloroform.

3.1.3.2. Hoạt tính chống oxy hóa theo cơ chế cho nguyên tử hydro của các cao

phân đoạn

Kết quả đánh giá khả năng cho nguyên tử hydro trong mô hình DPPH của 5

cao phân đoạn từ 7 loài dược liệu được trình bày ở hình 3.11 và phụ lục 5.

- Kết quả thử nghiệm thể hiện trên hình 3.11 hầu hết các cao phân đoạn từ 7

loài dược liệu đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn cả curcumin, chỉ trừ

phân đoạn n-hexane của Chùm gởi, n-butanol của Chanh ốc và n-hexane của Rạng

đông.

Page 87: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

72

Hình 3.11. IC50 các cao phân đoạn của 7 loài dược liệu.

17.25

13.17

3.01

12.68

2.61

12.8612.51

1.475.28

11.97

76.54

5.782.93

5.32

27.85

1.785.58

2.93

15.71

10.95 11.31

3.07

31.77

60.53

10.64

66.79

22.8618.86

11.64

18.45

3.374.68

17.00

9.13

32.33

38.50

IC50

Cổ ướm Mán đỉa Chùm gởi Gối hạc Chanh ốc Rạng đông Cút nút áo

Page 88: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

73

- Trong đó, đặc biệt cần chú ý các cao phân đoạn:

+ Mán đỉa: phân đoạn ethyl acetate có hoạt tính chống oxy hóa dập tắt gốc

tự do tốt nhất với giá trị IC50 thấp chỉ bằng 1/22 so với curcumin.

+ Gối hạc: phân đoạn n-hexane thể hiện hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh

với giá trị IC50 thấp hơn 1/21 lần so với curcumin, bốn phân đoạn còn lại đều có

hoạt tính chống oxy hóa tốt với các giá trị IC50 tương ứng 5,58; 2,93; 15,71 và

10,95 µg/mL, các kết quả này cũng ở trong khoảng nồng độ có hoạt tính tốt theo

công bố trước đây [12].

+ Cổ ướm: phân đoạn ethyl acetate và cao nước của Cổ ướm có hoạt tính

chống oxy hóa dập tắt gốc tự do rất mạnh với giá trị IC50 thấp chỉ bằng 1/20 so với

chất đối chứng curcumin.

+ Chanh ốc: phân đoạn chloroform có giá trị IC50 thấp hơn 1/12 lần so với

curcumin.

+ Cúc nút áo: 2 phân đoạn n-hexane, chloroform thể hiện hoạt tính chống

oxy hóa tốt với giá trị IC50 thấp hơn khoảng 1/8 lần so với cucurmin.

+ Rạng đông: phân đoạn n-butanol có giá trị IC50 thấp hơn 1/2 lần so với

curcumin.

- Kết quả này cũng cho thấy các chất chống oxy hóa phân bố ở các phân

đoạn từ không phân cực đến phân cực. Trong các loài Cổ ướm, Mán đỉa, Chùm gởi

và Rạng đông các hợp chất chống oxy hóa tập trung ở các phân đoạn phân cực; 3

loài còn lại các hợp chất chống oxy hóa tập trung ở các phân đoạn không phân cực

hoặc phân cực yếu.

Theo tổng quan tài liệu, các cây dược liệu được khảo sát đều có chứa nhóm

hợp chất flavonoid, các hợp chất này thường tập trung trong cao ethyl acetate. Kết

quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa cao của cao ethyl acetate từ 7 loài dược

liệu phù hợp với điều này.

Page 89: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

74

3.1.3.3. Hoạt tính chống oxy hóa bảo vệ gan trong thử nghiệm in vitro sinh học

Các kết quả sàng lọc trên đây cho thấy cao ethyl acetate của cây Mán đỉa thể

hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất theo 02 mô hình chống oxy hóa hóa học, vì

vậy cao này được chọn để tiếp tục đánh giá hoạt tính chống oxy hóa trong mô hình

sinh học. Số liệu thực nghiệm về tác dụng chống oxy hóa - bảo vệ gan in vitro của

cao ethyl acetate từ cây Mán đỉa được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Giá trị ED50 của cao ethyl actetate từ cây Mán đỉa (A. clypearia) trong

thử nghiệm in vitro sinh học

Nồng độ (µg/mL) Tỷ lệ tế bào sống sót (%)

Cao ethyl acetate Curcumin

100,0 70,29 67,43

20,0 67,71 64,57

4,0 65,14 47,71

0,8 53,14 12,57

ED50 (µg/mL) 0,63 4,43

Phân đoạn ethyl acetate của Mán đỉa thể hiện hoạt tính tốt trong mô hình thử

nghiệm in vitro sinh học với giá trị ED50 thấp là 0,63 µg/mL, chỉ bằng khoảng 1/6

ED50 của curcumin. Điều này, một lần nữa, chứng tỏ cao phân đoạn này có hoạt

tính chống oxy hóa tốt hơn nhiều so với curcumin.

3.1.3.4. Hoạt tính chống oxy hóa - bảo vệ gan trong thử nghiệm in vivo sinh học

Khả năng bảo vệ gan của cao ethyl acetate trong mô hình thực nghiệm gây

tổn thương gan bằng paracetamol thể hiện qua các chỉ tiêu;

a. Hiệu quả bảo vệ gan

Sau 9 ngày thí nghiệm, chuột ở tất cả các lô (mỗi lô 6 con) được lấy máu để

kiểm tra hàm lượng AST, ALT trong huyết thanh. Kết quả nghiên cứu hiệu quả bảo

vệ gan của cao ethyl acetate được trình bày ở bảng 3.6.

Page 90: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

75

Bảng 3.6. Hiệu quả bảo vệ gan của cao ethyl acetate từ cây Mán đỉa (A. clypearia)

Lô Thuốc và liều

lượng AST (U/L) ALT (U/L)

Tỷ lệ

giảm

AST

(%)

Tỷ lệ

giảm

ALT

(%)

1 DMSO 10% 60,50 ± 9,19 35,50 ± 6,36 - -

2 DMSO 10% +

PRA400 mg/kg

92,67 ± 9,45

p < 0,05 so với lô 1

141,00 ± 29,50

p < 0,05 so với lô 1 0 0

3

DMSO 10% +

Cao ethyl

acetate 500

mg/kg/ngày +

PRA 400 mg/kg

94,50 ± 16,77

p > 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 5

96,25 ± 16,29

p < 0,05 so với lô 2

p < 0,05 so với lô 6

-1,98 31,73

4

DMSO 10% +

Cao ethyl

acetate 1000

mg/kg/ngày +

PRA 400 mg/kg

93,00 ± 12,63

p > 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 5

91,00 ± 9,90

p < 0,05 so với lô 2

p < 0,05 so với lô 6

-0,36 35,46

5

DMSO 10% +

Cao ethyl

acetate 2000

mg/kg/ngày +

PRA 400 mg/kg

95,50 ± 23,23

p > 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 5

71,50 ± 11,92

p < 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 6

-3,06 49,50

6

DMSO 10% +

Silymarin

50 mg/kg+PRA

400 mg/kg

88,50 ± 2,13

p < 0,05 so với lô 1

p > 0,05 so với lô 2

67,00 ± 8,38

p < 0,05 so với lô 1

p < 0,05 so với lô 2

4,50 52,48

Bảng 3.6 cho thấy khi chuột được uống cao ethyl acetate và silymarin (lô 3,

4, 5, 6) thì có chỉ số ALT thấp hơn so với đối chứng (lô 2) và có sự sai khác, trong

khi đó chỉ số AST vẫn cao và không có sự sai khác so với lô đối chứng. Như vậy,

cao ethyl acetate trong thí nghiệm này có tác dụng bảo vệ gan.

Page 91: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

76

b. Kết quả sự thay đổi khối lượng gan

Sau khi kết thúc thí nghiệm, toàn bộ chuột được mổ để thu nhận gan và xác

định khối lượng. Sự biến đổi khối lượng gan chuột ở các lô thí nghiệm được trình

bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả sự biến đổi khối lượng gan chuột ở các lô thí nghiệm

Lô Thuốc và liều lượng Khối lượng gan

(g/10 g cơ thể) Mức ý nghĩa (p)

1 DMSO 10% 0,381 ± 0,009

2 DMSO 10% + PRA400 mg/kg 0,504 ± 0,088 p < 0,05 so với lô 1

3 DMSO 10% + Cao ethyl acetate

500 mg/kg/ngày + PRA 400 mg/kg 0,394 ± 0,057

p > 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 6

4

DMSO 10% + Cao ethyl acetate

1000 mg/kg/ngày + PRA 400

mg/kg

0,390 ± 0,022 p < 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 6

5

DMSO 10% + Cao ethyl acetate

2000 mg/kg/ngày + PRA 400

mg/kg

0,401 ± 0,058 p > 0,05 so với lô 2

p < 0,05 so với lô 6

6 DMSO 10% + Silymarin

50 mg/kg+PRA 400 mg/kg 0,370 ± 0,016

p < 0,05 so với lô 2

p > 0,05 so với lô 1

Kết quả kiểm tra khối lượng gan cho thấy ở lô đối chứng, khi không sử dụng

hoạt chất bảo vệ, gan có khối lượng lớn nhất, trong khi đó, ở các lô có sử dụng hoạt

chất bảo vệ là cao ethyl acetate, khối lượng gan đều nhỏ hơn có ý nghĩa so với lô

đối chứng. Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê ở lô số 4 so với đối chứng với p

< 0,05. Như vậy, cao ethyl acetate có tác dụng bảo vệ gan chống lại tác dụng của

paracetamol.

Page 92: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

77

c. Kết quả kiểm tra trực quan tổn thương gan

Kết quả kiểm tra trực quan được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.12.

(1) (2)

(3) (4)

(5) (6)

Hình 3.12. Ảnh gan trước và sau khi sử dụng cao ethyl acetate:

(1) Gan của chuột được cho uống DMSO 10%;

(2) Gan của chuột được cho uống DMSO 10% + PAR 400 mg/kg;

(3) Gan của chuột được cho uống DMSO 10% + cao ethyl acetate liều 500 mg/kg +

PAR 400 mg/kg;

(4) Gan của chuột được cho uống DMSO 10% + cao ethyl acetate liều 1000 mg/kg

+ PAR 400 mg/kg;

Page 93: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

78

(5) Gan của chuột được cho uống DMSO 10% + cao ethyl acetate liều 2000 mg/kg

+ PAR 400 mg/kg;

(6) Gan của chuột được cho uống DMSO 10% + sylimarin 50 mg/kg + PAR 400

mg/kg.

- Paracetamol liều 400 mg/kg gây tổn thương gan chuột trên mô hình thực

nghiệm.

- Khi sử dụng cao ethyl acetate từ Mán đỉa ở liều 500 mg/kg có thể hiện tác

dụng bảo vệ gan, nhưng hiệu quả chưa cao. Ở liều cao hơn: 1000 mg/kg, 2000

mg/kg thể hiện hiệu quả bảo vệ gan tốt, gần như toàn bộ gan chuột bình thường,

không bị tổn thương.

Bảng 3.8. Kết quả hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm

Lô Thuốc và liều lượng Quan sát hình thái trực quan gan

1 DMSO 10% Gan bình thường, bề mặt gan đồng

nhất không có tổn thương

2 DMSO 10% + PRA400 mg/kg Gan to và có 1/6 con bề mặt gan bị

tổn thương gan rất rõ rệt

3 DMSO 10% + Cao ethyl acetate

500 mg/kg/ngày + PRA 400

mg/kg

Vẫn có con gan to, bề mặt không có

tổn thương

4 DMSO 10% + Cao ethyl acetate

1000 mg/kg/ngày + PRA 400

mg/kg

Gan bình thường, bề mặt không có tổn

thương

5 DMSO 10% + Cao ethyl acetate

2000 mg/kg/ngày + PRA 400

mg/kg

Gan bình thường, bề mặt không có tổn

thương

6 DMSO 10% + Silymarin

50 mg/kg+PRA 400 mg/kg

Gan bình thường, bề mặt không có tổn

thương

d. Hàm lượng MDA trong gan

Hàm lượng MDA trong gan được trình bày ở bảng 3.9 cho thấy khi chuột

được uống dung dịch cao ethyl acetate từ Mán đỉa liều 2000 mg/kg/ngày (lô 5) và

silymarin (lô 6) thì hàm lượng MDA trong gan thấp hơn so với đối chứng (lô 2) và

có sự sai khác (p < 0,05). Các lô còn lại được uống dung dịch cao ethyl acetate từ

Mán đỉa liều thấp hơn hàm lượng MDA trong gan cũng được cải thiện so với lô đối

Page 94: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

79

chứng không được sử dụng hoạt chất bảo vệ, dù chưa cho thấy sự sai khác có ý

nghĩa thống kê so với đối chứng (p > 0,05).

Bảng 3.9. Hàm lượng MDA trong các mẫu gan

Lô Thuốc và liều lượng MDA

(mM/mL)

MDA tăng

so với lô 1

(lần)

Mức ý nghĩa (p)

1 DMSO 10% 3,578 0

2 DMSO 10% +PRA 400

mg/kg 9,824 2,75 p < 0,05 so với (lô 1)

3

DMSO 10% +cao ethyl

acetate 500 mg/kg/ngày +

PRA 400 mg/kg

7,968 2,23 p > 0,05 so với (lô 2)

p > 0,05 so với (lô 6)

4

DMSO 10% +cao ethyl

acetate 1000 mg/kg/ngày

+ PRA 400mg/kg

6,721 1,88 p > 0,05 so với (lô 2)

p > 0,05 so với (lô 6)

5

DMSO 10% +cao ethyl

acetate 2000 mg/kg/ngày

+ PRA 400mg/kg

5,528 1,55

p < 0,05 so với (lô 2)

p > 0,05 so với (lô 6)

6

DMSO 10% + silymarin

50 mg/kg + PRA 400

mg/kg

5,205 1,45 p < 0,05 so với (lô 2)

p > 0,05 so với (lô 1)

Như vậy, cao ethyl acetate có tác dụng bảo vệ gan. Cao ethyl acetate từ Mán

đỉa ở liều 500 và 1000 mg/kg/ngày thể hiện rõ tác dụng bảo vệ gan, ở liều 2000

mg/kg/ngày có tác dụng bảo vệ gan tương đương với silymarin ở liều 50

mg/kg/ngày trong thí nghiệm này.

Kết luận mục 3.1.

- Cao toàn phần và hầu hết các cao phân đoạn của 7 loài dược liệu thể hiện

hoạt tính chống oxy hóa thấp trong mô hình thử nghiệm cho electron, thế nhưng lại

có hoạt tính chống oxy hóa rất cao trong mô hình cho nguyên tử hydro với các giá

trị IC50 ở trong khoảng từ 1/22 đến 1/2 so với chất đối chứng dương curcumin.

- Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid của 7 loài dược liệu khá

cao, các hợp chất này có xu hướng chống oxy hóa theo cơ chế cho nguyên tử

hydro, phù hợp với kết quả thử nghiệm hoạt tính trên. Hệ số tương quan giữa hàm

lượng tổng các hợp chất phenol (TPC) và hàm lượng tổng các chất chống oxy hóa

Page 95: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

80

(TAC) (R = 0,8685), cho phép đánh giá nhanh hàm lượng tổng các chất chống oxy

hóa thông qua tổng các hợp chất phenol.

- Trong cả 2 mô hình chống oxy hóa hóa học, cao toàn phần và các cao phân

đoạn cây Mán đỉa và cây Cổ ướm đều thể hiện kết quả hoạt tính chống oxy hóa cao

hơn cả curcumin và cao hơn so với 5 loài dược liệu còn lại.

- Kết quả thực nghiệm về tác dụng chống oxy hóa của cao ethyl acetate của

cây Mán đỉa trong mô hình chống oxy hóa hóa học cho nguyên tử hydro và mô

hình chống oxy hóa sinh học - bảo vệ gan in vitro cũng như in vivo đều cho thấy có

sự tương thích tốt. Cao ethyl acetate thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn rất

nhiều so với chất đối chứng dương curcumin.

Đây là cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo: chọn 2 cây dược liệu Mán

đỉa (A. clypearia) và Cổ ướm (A.bauchei) để tiến hành quá trình phân lập cấu tử,

chọn lựa mô hình thử nghiệm cho nguyên tử hydro - bắt gốc tự do DPPH để đánh

giá hoạt tính chống oxy hóa của các cấu tử phân lập được và định lượng các cấu tử

có hoạt tính cao trong tất cả các loài dược liệu nghiên cứu.

3.2. Các hợp chất từ loài Cổ ướm và Mán đỉa

3.2.1. Hợp chất số 1: lup-20(29)-en-3-one

Hợp chất số 1 được tách ra ở dạng chất bột màu trắng, tan tốt trong

chloroform Rf = 0,5 (n-hexane : acetone, 6:1, v/v). Phổ 1H-NMR của hợp chất này

chỉ ra các tín hiệu cộng hưởng tại δH 1,69 (s), 1,08 (s), 1,08 (s), 1,03 (s), 0,96 (s), 0,93

(s), 0,80 (s) đặc trưng của 7 nhóm methyl. Ngoài ra các tín hiệu tại δH 4,57 s, 4,70 s

khẳng định sự tồn tại 1 nhóm exo-methylene.

Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy phân tử có 30 nguyên tử carbon gồm 7

nhóm methyl, 11 nhóm methylene, 5 nhóm methine và 7 carbon bậc bốn. Tín hiệu

tại δC 218,2 và 150,9 lần lượt được xác định cho nhóm ketone (C-3) và nhóm exo-

methylene (C-20).

Page 96: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

81

Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 1 và hợp chất tham khảo

C lup-20(29)-en-3-one [125] Hợp chất số 1

C(#)(ppm) H

(#) (ppm) Ca, b

(ppm) DEPT Ha, c (ppm)

1 39,6 39,6 CH2

2 34,1 34,2 CH2

3 218,2 218,2 C

4 47,3 47,4 C

5 54,9 55,0 CH

6 19,2 19,3 CH2

7 33,5 33,6 CH2

8 40,7 40,8 C

9 49,7 49,8 CH

10 36,8 36,9 C

11 21,4 21,5 CH2

12 25,1 25,2 CH2

13 38,1 38,2 CH

14 42,8 42,9 C

15 27,4 27,5 CH2

16 35,5 35,5 CH2

17 42,9 43,0 C

18 48,2 48,3 CH

19 47,9 48,0 CH

20 150,8 150,9 C

21 29,6 29,9 CH2

22 39,4 39,6 CH2

23 26,6 1,04 s 26,7 CH3 1,08 s

24 21,0 1,00 s 21,1 CH3 1,03 s

25 15,9 0,90 s 16,0 CH3 0,93 s

26 15,7 1,22 s 15,8 CH3 1,08 s

27 14,4 0,93 s 14,5 CH3 0,96 s

28 17,9 0,77 s 18,0 CH3 0,80 s

29 109,3 4,55 br s

109,4 CH2 4,57 s

4,66 br s 4,70 s

30 19,6 1,66 s 19,7 CH3 1,69 s (#)C ,H

(#) của lupenone [125], a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz

Page 97: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

82

Hình 3.13. Cấu trúc hóa học của chất số 1: lup-20(29)-en-3-one.

Các số liệu phổ cho phép kết luận hợp chất số 1 là một triterpene ketone có

bộ khung lupane; cùng việc so sánh với tài liệu tham khảo [125] hợp chất số 1 được

xác định là lup-20(29)-en-3-one. Đây là hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi

Archidendron. Lupenone thể hiện nhiều tác dụng sinh học quý như chống viêm được

thể hiện rõ qua việc ức chế sản sinh ra nitric oxide, chất làm tăng hoạt tính các men

cyclooxydase-2 dẫn đến sản xuất các prostaglandin là trung gian gây viêm [62].

3.2.2. Hợp chất số 2: α-tocospiro A

Hợp chất số 2 được phân lập ở dạng dầu, màu trắng, tan tốt trong acetone.

Phổ 1H-NMR đưa ra tín hiệu cộng hưởng của 4 nhóm methyl gắn với carbon bậc

bốn tại δH 2,02 (s), 1,83 (s), 1,82 (s), 1,05 (s) cùng với 4 nhóm methyl ở mạch

nhánh tại δH 0,87 (d, 7,0), 0,87 (d, 7,0), 0,85 (d, 7,0), 0,84 (d, 6,5 ) và 1 nhóm

hydroxyl được thế ở vị trí carbon số 2 ở δH 4,17 (s) (-OH).

Phổ 13C-NMR và DEPT chỉ ra sự có mặt của 29 nguyên tử carbon gồm 11

nhóm methylene, 8 nhóm methyl, 3 nhóm methine và 7 carbon bậc bốn. Các tín hiệu

carbon được gán với tín hiệu proton tương ứng thông qua phổ HSQC (phụ lục 7).

Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 2 và hợp chất tham khảo

C α-tocospiro A [32] Hợp chất số 2

C(#)(ppm) H (ppm) C

a, b (ppm) DEPT H

a, c (ppm)

1 204,9 205,0 C

2 92,2 92,2 C

3 207,1 207,1 C

Page 98: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

83

3a 24,8 1,99 s 24,9 CH3 2,02 s

4 89,1 89,1 C

5 163,0 163,0 C

5a 11,5 1,79 s 11,8 CH3 1,82 s

6 139,3 139,3 C

6a 8,7 1,81 s 8,7 CH3 1,83 s

7 32,8 32,9 CH2

8 36,2 36,2 CH2

9 87,0 87,0 C

9a 25,4 1,02 s 25,5 CH3 1,05 s

10 41,5 41,5 CH2

11 22,4 22,5 CH2

12, 14, 16,

18

37,3 - 37,5 37,3 – 37,6 CH2

13 32,8 32,7 CH

17 32,8 32,8 CH

13a 19,7 0,82 d

(7,6)

19,7 CH3 0,85 d (7)

17a 19,7 0,81 d

(6,5)

19,8 CH3 0,84 d (6,5)

15 24,8 24,8 CH2

19 24,5 24,5 CH2

20 39,3 39,4 CH2

21 28,0 28,0 CH

21a 22,7 0,83 d

(6,8)

22,7 CH3 0,87 d (7)

22 22,6 0,83 d

(6,8)

22,6 CH3 0,87 d (7)

(#)C,H của α-tocospiro A [32],a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz

Thông qua các tương tác trên phổ HMBC giữa δH 4,17 và C-4 (δC 89,1), C-5

(δC 163,0) cũng như tương tác giữa H-5a (δH 1,82) và C-5 (δC 163,0), C-6 (δC

139,3), giữa H-6a (δC 1,83) và C-1 (δC 204,9), C-5 (δC 163,0), C-6 (δC 139,3), giữa

H-9a (δC 1,05) và C-9 (δC 87,0), C-10 (δC 41,5), C-8 (δC 36,2) chứng tỏ nhóm

hydroxyl, 3 nhóm methyl được thế lần lượt tại vị trí 4, 5, 6, 9. Mặt khác, tương tác

giữa H-3a (δH 2,02) và C-3 (δC 207,1), C-4 (δC 89,1) chỉ ra sự tồn tại của nhóm

acetyl. Tương tự với các tương tác tại mạch nhánh như H-13a và C-14 (δC 37,3-

37,6), C-12 (δC 37,3-37,6), C-13 (δC 32,7), giữa H-17a và C-16 (δC 37,3-37,6), C-

Page 99: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

84

18 (δC 37,3-37,6), C-17 (δC 32,8), giữa H-21a (δH 0,87) và C-20 (δC 39,4), C-21 (δC

28,0), C-22 (δC 22,6), giữa H-22 (δH 0,87) và C-20 (δC 39,4), C-21 (δC 28,0) cho

thấy các nhóm methyl được thế ở các vị trí 13, 17, 21. Từ quá trình phân tích phổ

trên hợp chất số 2 phân lập được là một α-tocospiro. Cấu hình epimer được xác

định thông qua chuyển dịch hóa học (dạng α-tocospiro B thì δH ở vị trí H-9a là

1,29 ppm, và dạng α-tocospiro A thì H-9a sẽ là 1,02 ppm) [32].

Hình 3.14. Các tương tác HMBC chính của hợp chất số 2.

Từ các phân tích nêu trên và sự phù hợp về số liệu phổ của hợp chất số 2 với

tài liệu đã được công bố [32], hợp chất số 2 được kết luận là α-tocospiro A.

Hình 3.15. Cấu trúc hóa học của chất số 2: α-tocospiro A.

3.2.3. Hợp chất số 3: spinasterol

Hợp chất số 3 có dạng bột màu trắng, tan tốt trong chloroform, Rf = 0,7 (n-

hexane : acetone = 10:1). Phổ 1H-NMR của hợp chất đặc trưng cho một steroid. Sự

xuất hiện của một proton olefinic được khẳng định bởi tín hiệu cộng hưởng tại δH

5,15 brs. Ở vùng trường cao, tín hiệu của 6 nhóm methyl xuất hiện tại δH 1,03 d,

0,85 d, 0,81 d, 0,81 t, 0,80 s, 0,55 s. Nhóm β-hydroxyl tại vị trí C-3 được xác định

qua tín hiệu proton tại 3,59 (1H, m, H-3). Qua hằng số tương tác và tín hiệu tại δ

5,17 (dd, 15,0, 9,0), 5,03 (dd, 15,0, 8,5) cho biết sự tồn tại của 2 carbon bất đối

xứng C-20 và C-24. Phổ 13C-NMR và DEPT cho biết phân tử có 29 carbon gồm 6

Page 100: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

85

nhóm methyl, 11 nhóm methine, 9 nhóm methylene và 3 carbon bậc bốn. Tín hiệu

δ 71,1 của nhóm methine gắn với oxy (C-3). So sánh với dữ kiện phổ ở tài liệu

tham khảo [127], hợp chất số 3 được xác định là spinasterol.

Bảng 3.12. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất số 3 và hợp chất tham khảo

C

Spinasterol [127] Hợp chất số 3

C(#)(ppm)

H(#)(ppm) C

a, b

(ppm)

DEPT Ha, c (ppm) (J, Hz)

1 37,2 37,1 CH2

2 31,5 31,5 CH2

3 71,1 71,1 CH

4 38,0 38,0 CH2

5 40,3 40,2 CH

6 29,7 29,7 CH2

7 117,5 5,15 br s 117,5 CH 5,15 br s

8 139,6 139,6 C

9 49,5 49,4 CH

10 34,2 34,2 C

11 21,6 21,5 CH2

12 39,6 39,5 CH2

13 43,3 43,3 C

14 55,1 55,1 CH

15 23,0 23,0 CH2

16 28,5 28,5 CH2

17 55,9 55,9 CH

18 12,0 12,0 CH3

19 13,0 13,0 CH3

20 40,8 40,8 CH

21 21,4 1,03 d (6,8) 21,4 CH3 1,03 d (6,5)

22 138,1 5,16 dd

(15,2, 8,8) 138,2 CH 5,17 dd (15,0, 9,0)

Page 101: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

86

23 129,5 5,02 dd

(15,2, 8,4) 129,4 CH 5,03 dd (15,0, 8,5)

24 51,2 51,2 CH

25 31,9 31,9 CH

26 21,1 0,85 d (6,4) 21,1 CH3 0,85 d (6,5)

27 19,0 0,84 d (6,0) 19,0 CH3 0,81 d (6,0)

28 25,4 25,4 CH2

29 12,2 0,81 t (7,2) 12,3 CH3 0,81 t (7,0)

(#)C, H của spinasterol [127], a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz

So sánh với dữ kiện phổ ở tài liệu tham khảo [127], chất số 3 được xác định

là spinasterol. Đây là lần đầu tiên hợp chất này được phân lập từ chi Archidendron.

Hình 3.16. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 3: spinasterol.

3.2.4. Hợp chất số 4: oleanolic acid

Hợp chất số 4 được tách ra ở dạng chất bột màu trắng, tan tốt trong

chloroform (Rf = 0,35 trong CHCl3: n-hexane = 3:1), nhiệt độ nóng chảy: 296,8 -

297,5 °C. Hợp chất 4 cho thấy các đặc trưng của một triterpenoid thể qua phản ứng

tạo màu với thuốc thử Liebermann-Burchardt, đồng thời thể hiện phổ 1H-NMR.

Phổ 1H-NMR của hợp chất này chỉ ra tín hiệu cộng hưởng tại δH 1,16 s; 0,98 s; 0,96

s; 0,92 s; 0,90 s; 0,77 s; 0,74 s đặc trưng của 7 nhóm methyl. Ngoài ra tín hiệu

doublet của proton tại δH 2,82 được gắn cho proton H-18 và một vinyl proton tại δH

5,27 được gắn cho proton H-12. Tín hiệu cộng hưởng tại δH 3,22 dd (11,5; 4,0)

thuộc về proton của nhóm hydroxymethine. Giá trị hằng số tương tác J1 = 11,5 Hz,

Page 102: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

87

J2 = 4,0 Hz tương ứng với tương tác diaxial, axial-equatorial chứng tỏ proton này

định hướng axial hay thể hiện cấu hình β. Các tín hiệu proton của hợp chất 16 đặc

trưng cho bộ khung olea-12-ene.

Phổ 13C-NMR cho thấy phân tử có 30 nguyên tử carbon. Tín hiệu tại δC

183,7; 79,2 lần lượt được xác định cho nhóm carboxyl (C-28) và nhóm methine gắn

với oxy (C-3). Hai tín hiệu tại δC 143,7 và 122,8 cho thấy sự hiện diện của cặp

carbon lai hóa sp2 đặc trưng cho bộ nhóm vinyl (C-12 và C-13) của bộ khung olea-

12-ene.

Thông qua các tương tác trên phổ HMBC giữa H-27 (δH 1,16) và C-8 (δC

39,0), C-15 (δC 27,8), C-18 (δC 41,1), giữa H-23 (δH 0,92) và C-3 (δC 79,2), C- 5 (δC

53,4), C-24 (δC 15,7) cũng như tương tác giữa H-24 (δH 0,90) và C-3 (δC 79,2), C- 5

(δC 53,4), C-23 (δC 28,2) , giữa H-29 (δH 0,74) và C-19 (δC 46,0), C-21 (δC 33,9), C-

30 (δC 23,7), giữa H-30 (δH 0,98) và C-19 (δC 46,0), C-21 (δC 33,9), C-29 (δC 33,2),

giữa H-25 (δH 0,96) và C-1 (δC 38,3 ), C-9 (δC 47,8), và giữa H-26 (δH 0,77) và C-14

(δC 41,7), C-9 (δC 47,8) chứng tỏ 7 nhóm methyl được thế lần lượt tại vị trí 4, 8, 10,

14, 20.

Bảng 3.13. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất 4 và chất tham khảo

C

Oleanolic acid Hợp chất số 4

C(#) (ppm)

[112]

H(#) (ppm)

[57] C

a, b (ppm)

H (ppm)

1 38,4 38,3

2 27,2 27,3

3 79,0 3,23 m 79,2 3,22 m

4 38,4 38,5

5 55,2 55,4

6 18,3 18,4

7 32,7 32,7

8 39,3 39,4

9 47,6 47,8

10 37,1 37,2

11 23,0 23,0

12 122,7 5,28 m 122,8 5,27 m

13 143,6 143,7

Page 103: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

88

14 41,6 41,7

15 27,7 27,8

16 23,4 23,5

17 46,5 46,7

18 41,0 2,87 m 41,1 2,82 m

19 45,9 46,0

20 30,7 30,8

21 33,8 33,9

22 32,4 32,6

23 28,1 0,89 s 28,2 0,92 s

24 15,6 0,87 s 15,7 0,90 s

25 15,3 0,91 s 15,5 0,96 s

26 17,1 0,75 s 17,3 0,77 s

27 25,9 1,12 s 26,1 1,16 s

28 182,4 183,7

29 33,1 33,2 0,74 s

30 23,6 0,96 s 23,7 0,98 s (#)C của oleanolic acid [112], a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz

Từ dữ kiện phổ trên chứng tỏ hợp chất số 4 là triterpenoid có khung oleanan.

Đối chiếu tài liệu tham khảo hợp chất số 4 được xác định là oleanolic acid. Đây là

lần đầu tiên hợp chất này được công bố trong loài Cổ ướm (A. bauchei).

Hình 3.17. Phổ HMBC của hợp chất số 4.

Page 104: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

89

Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 4: oleanolic acid.

3.2.5. Hợp chất số 5: daucosterol

Hợp chất số 5 được phân lập dưới dạng bột màu trắng, tan tốt trong hỗn hợp

CHCl3: CH3OH (2:1, v/v), nhiệt độ nóng chảy : 286,2 - 287,5 °C. Phổ 1H-NMR của

hợp chất số 5 cho thấy tín hiệu của một proton olefinic tại δH 5,37 (1H, d, J = 5,0

Hz), sáu nhóm methyl tại δH 1,01 (3H, s), 0,93 (3H, d), 0,85 (3H, t), 0,83 (3H, d),

0,82 (3H, d), 0,69 (3H, s) và các tín hiệu của proton gắn trên carbon no trong vùng

δH 1 đến 2,5 ppm. Ngoài ra, phổ 1H-NMR còn chỉ ra tín hiệu của một proton

anomeric tại δH 4,41 (1H, d, J = 7,5 Hz) và các proton khác của gốc đường -

glucopyranosyl trong khoảng δH 3,0 đến 4,0 ppm. Từ các dữ kiện phổ trên cho phép

dự đoán chất này là một sterol glycoside. So sánh với dữ kiện phổ ở tài liệu tham

khảo [70], chấm bảng mỏng so sánh với chất chuẩn, hợp chất số 5 được xác định là

daucosterol.

Bảng 3.14. Số liệu phổ 1H-NMR của chất số 5 và chất tham khảo

Vị trí

Daucosterol [70]

δH (ppm)

(CDCl3 + CD3OD, 400 MHz)

Hợp chất số 5

δH (ppm)

(CDCl3 + CD3OD, 500 MHz)

1' 4,41 d (7,8) 4,41 d (7,5)

2' 3,22 t (8,3) 3,26 m

3', 4', 5' 3,27 – 3,44 m 3,30 – 3,47 m

6' 3,73 dd (12,0, 5,1)

3,86 dd (12,0, 2,6)

3,76 dd (12,0, 5,0)

3,84 dd (12,0, 3,0)

Page 105: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

90

3 3,57 – 3,65 m 3,58 m

6 5,36 – 5,39 m 5,37 d (5,0)

18 0,70 s 0,69 s

19 1,03 s 1,01 s

21 0,94 d (6,4) 0,93 d (6,0)

26 0,83 d (6,5) 0,82 m

27 0,85 d (6,5) 0,83 m

29 0,86 t (8,3) 0,85 t (8,0)

Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 5: daucosterol.

Daucosterol đã được phân lập từ cây Hồng sâm (Acanthopanax

sessiliflorum) từ năm 1966 [45]. Sau đó, hợp chất này được biết có ở rất nhiều loài

khác nữa như: lá của cây Hoàng Yến (Casia fistula) [166], bộ phận trên mặt đất của

cây Dây gấm (Gnetum montanum) [171], quả của cây Ngũ gia bì (Acanthopanax

sessiliflorus). Đây là lần đầu tiên daucosterol được công bố có trong thành phần

hóa học của chi Archidendron.

3.2.6. Hợp chất số 6: methyl gallate

Hợp chất số 6 tách ra dạng tinh thể, màu trắng, tan tốt trong acetone, nhiệt

độ nóng chảy: 201,2 -202,5 °C. Phổ 1H-NMR của hợp chất này cho tín hiệu của 2

proton thơm tại H 7,07 (2H, s) và tín hiệu của 1 nhóm metoxy tại H 3,83 (3H, s).

Phổ 13C-NMR và DEPT cho tín hiệu của carbon của nhóm cacboxyl tại C 169,0;

carbon thơm gắn với oxy tại C 146,4; 139,7 và các carbon thơm khác tại C 121,5;

Page 106: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

91

110,1. Ngoài ra, tín hiệu của carbon thuộc nhóm metoxy cũng được ghi nhận tại C

52,2. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) của hợp chất này tại δH 7,07 ppm (2H, s)

ứng với H-2 và H-6; 3,83 ppm (3H, s) ứng với H-8. Phổ 13C-NMR (125 MHz,

CD3OD) cho các peak ở độ chuyển dịch hóa học δC 169,0 (s) tương ứng với C-7,

146,4 (s) tương ứng với C-3 và C-5, 139,7 (s) tương ứng với C-4, 121,5 (s) tương

ứng C-1, 110,1 (d) tương ứng với C-2 và C-6, 52,2 (q) tương ứng với C-8. Các dữ

kiện phổ trên và đối chiếu với tài liệu tham khảo [10] xác định hợp chất số 6 là

methyl gallate.

Đây là lần đầu tiên methyl gallate được phân lập từ loài A. bauchei.

Hình 3.20. Cấu trúc của hợp chất số 6: methyl gallate.

3.2.7. Hợp chất số 7: quercetin

Hợp chất số 7 được phân lập có dạng bột màu vàng, nhiệt độ nóng chảy từ

315,4 - 316,8 °C. Phổ ESI-MS (+) cho peak ion giả phân tử tại m/z 303,05 [M+H]+

(tính toán cho công thức phân tử C15H10O7 là 302,05).

Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 7 và chất tham khảo

Vị trí C Quercetin [137] Hợp chất số 7

δC (ppm) δ

H (ppm) δH (ppm) δ

C (ppm)

2 148,8 - 146,9

3 137,3 - 135,8

4 177,4 - 175,9

5 162,5 12,48 (s) 160,8

6 99,3 6,18 d (2,0) 6,19 d (2,0) 98,3

7 165,6 - 163,9

Page 107: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

92

8 94,5 6,38 d (2,0) 6,41 d (2,0) 93,4

9 158,3 - 156,3

10 104,6 - 103,1

1’ 124,2 - 122,1

2’ 116,0 7,72 d (2) 7,68 d (2,5) 115,2

3’ 146,3 - 145,2

4’ 148,1 - 147,8

5’ 116,3 6,88 d (8,0) 6,89 d (8,5) 115,7

6’ 121,7 7,63 d (7,5) 7,54 dd (6,5, 2,0) 120,1

Các phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất số 7 cho thấy hệ thống vòng

thơm. Phổ 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) cho các peak ở độ chuyển dịch hóa học

δ: 12,48 (1H, s, 5-OH), 7,68 (1H, d, J = 2,5 Hz, H 2 '), 7,54 (1H, dd, J = 2,0, 6,5

Hz, H-6 '), 6,89 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5'), 6,41 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,19 (1H, d

, J = 2,0 Hz, H-6). Trên phổ 1H-NMR cho thấy hai peak tại δ 6,19 (1H, d, J = 2,0

Hz) và 6,40 ppm (1H, d, J = 2,0 Hz) là các proton meta H-6 và H-8 trên vòng A.

Phổ 13C-NMR của hợp chất số 7 cho thấy sự hiện diện của 15 carbon thơm. Dựa

trên các dữ liệu NMR và so sánh với các dữ liệu được đưa ra trong các tài liệu tham

khảo, cấu trúc của hợp chất số 7 được xác định là quercetin. Đây là lần đầu tiên

quercetin được phân lập từ loài A. bauchei.

Hình 3.21. Cấu trúc của hợp chất số 7: quercetin.

3.2.8. Hợp chất số 8: rutin

Hợp chất số 8 được tách ra ở dạng chất rắn vô định hình, màu vàng, tan tốt

trong methanol, có Rf = 0,5 (trên bản mỏng pha đảo RP-18, với hệ dung môi

Page 108: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

93

MeOH: H2O = 2:1), nhiệt độ nóng chảy từ 194,5 - 195,8 °C. Phổ ESI-MS (+) cho

peak ion giả phân tử tại m/z 611,16 [M+H]+ (tính toán cho công thức phân tử

C27H30O16 là 610,16).

Phổ 1H-NMR của chất số 8 cho thấy phân tử gồm hai thành phần, phần

aglycon và phần đường. Các tín hiệu của phần aglycon đặc trưng cho một flavon,

thể hiện qua các tín hiệu proton thơm với ba proton thơm tạo thành hệ spin AMX

tại ở các độ chuyển dịch H 7,55 (1H, d, 2,0 Hz, H-6’); H 6,83 (1H, d, 2,5 Hz, H-

5’); H 7,53 (1H, d, 2,0 Hz, H-2’); và cặp proton meta tại H 6,36 (1H, s, Hz, H-8)

và H 6,16 (1H, d, 1,0 Hz, H-6). Các tín hiệu trong phổ 1H-NMR cho thấy sự hiện

diện của 2 gốc đường rhamnosyl và glucosyl thông qua các tín hiệu proton anomer

ở H 5,32 (1H, t, 3,5) của gốc đường glucosyl và H 4,39 (1H, s) của gốc đường

rhamnosyl, các proton của nhóm oxymetin ở H 3,0 đến 3,7 ppm và tín hiệu của 1

nhóm methyl ở H 0,99 (3H, d, 6,0) của gốc rhamnosyl.

Bảng 3.16. Số liệu phổ 13C-NMR của chất số 8 và chất tham khảo

Vị trí Rutin Hợp chất số 8

C (ppm) [137] C (ppm) [147] H (ppm) [147] C (ppm) H (ppm)

C2 157,1 156,9 156,2

C3 133,7 133,8 133,2

C4 177,8 177,9 177,2

C5 161,6 161,6 161,1

C6 99,1 99,1 6,20 d (2,0) 98,9 6,16 d

(1,0)

C7 164,5 164,8 165,1

C8 94,1 94,3 6,39 d (2,0) 93,7 6,36 s

C9 156,9 156,6 156,2

C10 104,4 104,5 103,5

C1’ 121,6 121,1 121,0

C2’ 115,7 115,8 7,54 s 115,2 7,53 d

(2,5)

C3’ 145,2 146,1 144,8

C4’ 148,8 148,8 148,6

C5’ 116,7 116,9 6,84 - 6,86 d

(8,5)

116,1 6,83 d

(2,0)

C6’ 122,1 121,3 7,56 d (2,0) 121,6 7,56 d

(2,0)

Page 109: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

94

C1” 101,6 101,3 5,35 - 5,36 d

(7,5)

101,3 5,32 t (3,5)

C2” 74,5 73,7 3,22 - 3,30 m 74,1

C3” 76,9 77,4 76,5

C4” 71,0 71,1 70,5

C5” 76,3 75,9 75,9

C6” 67,4 67,1 3,22 - 3,30 m 67,0

C1”’ 101,2 101,5 4,35 s 100,7 4,39 s

C2”’ 70,8 70,9 3,22 3,30 m 70,3

C3”’ 70,4 70,7 3,06 - 3,08 m 70,0

C4”’ 72,3 72,3 3,20 - 3,22 m 71,9

C5”’ 68,7 68,7 3,06 -3,08 m 68,2

C6”’ 18,2 18,2 0,99 - 1,00 d

(6,0)

17,7 0,99 d

(6,0)

Phổ 13C, DEPT có sự chồng peak ở tín hiệu 156,2 ppm của hai carbon C-2

và C-9, phân tử có chứa 27 nguyên tử carbon gồm 1 nhóm methyl, 15 nhóm metin,

1 nhóm methylen và 10 carbon bậc bốn. Trong đó, các tín hiệu của gốc đường -L-

rhamnopyranose gồm tín hiệu của nhóm methyl tại C 17,7; 4 nhóm oxymetin ở C

68,2 đến 71,9 ppm và carbon anomer tại C 100,7. Các tín hiệu của gốc đường β-D-

glucopyranose gồm tín hiệu của carbon anomer tại C 101,3; 1 nhóm methylen ở C

67,0 và 4 nhóm oxymetin ở C từ 70,5 đến 76,5 ppm. Tín hiệu của 15 nguyên tử

carbon còn lại thuộc về bộ khung flavonoid.

Các tương tác trên phổ HMBC của cặp proton meta H-8 ( 6,36), H-6 (

6,16) và C-10 ( 103,5), C-7 ( 165,1), và tương tác H-8/C-9 ( 156,2), H-6/C-5 (

161,1) đề nghị vòng A của khung flavon thế ở vị trí 5,7.

Các tương tác trên phổ HMBC giữa H-2’( 7,53), H-6’ ( 7,55) và C-2 (

156,2), C-4’ ( 148,6), tương tác H-2’/C-3’ ( 144,8), H-6’/C-5’ ( 116,1) và

tương tác của H-5’ ( 6,83) và C-1’ ( 121,0), C-3’, C-4’ chứng tỏ vòng B bị thế ở

các vị trí 1’,3’,4’.

Tương tác HMBC của proton anomer H-1’’ ( 5,32) với C-3 ( 133,2) cho

phép định vị gốc đường β-D-glucopyranose vào vị trí C-3 của khung flavon và 2

proton H-6’’ ( 3,71 và 3,69) với C-1’’’ ( 100,7) cho phép định vị gốc đường

Page 110: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

95

rhamnopyranose vào vị trí C-6’’ của gốc đường β-D-glucopyranose.

Hình 3.22. Cấu trúc của hợp chất số 8: rutin.

Dựa vào các dữ kiện phổ ở trên và so sánh với số liệu phổ của chất tham

khảo tại tài liệu [137], cấu trúc hóa học của chất số 8 được xác định là rutin. Đây là

lần đầu tiên rutin được phân lập trong loài A. bauchei.

3.2.9. Hợp chất số 9: α-tocopherol

Hợp chất số 9 được phân lập ở dạng dầu, không màu, tan tốt trong acetone.

Phổ 1H-NMR của hợp chất này cho các tín hiệu cộng hưởng của 11 nhóm

methylene ở δH 2,60 t (7,0), 1,78 m, 1,41-1,92 m. Ngoài ra tín hiệu phổ cũng chỉ ra

4 nhóm methyl gắn với carbon bậc bốn tại δH 2,16 s, 2,11 s, 2,11 s, 1,23 s cùng với

4 nhóm methyl ở mạch nhánh tại δH 0,87 d (6,5), 0,87 d (6,5), 0,84-0,85 d (6,5), 1

nhóm hydroxyl được thế ở vị trí C-6 tại tín hiệu δH 4,17 (s,-OH).

Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 9 và chất tham khảo

C C(#)(ppm) [109] C

a, b (ppm) DEPT H

a, c (J, Hz) (ppm)

2 74,5 74,5 C

2a 23,8 23,8 CH3 1,23 s

3 31,6 31,6 CH2 1,78 m

4 20,8 20,8 CH2 2,60 t (7,0)

4a 117,4 117,4 C

5 118,5 118,5 C

5a 11,3 11,3 CH3 2,11 s

Page 111: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

96

6 144,5 144,6 C

7 121,0 121,0 C

7a 12,2 12,2 CH3 2,16 s

8 122,6 122,6 C

8a 145,6 145,6 C

8b 11,8 11,8 CH3 2,11 s

1’ 39,8 39,8 CH2 1,54 m

1,41 m

2' 21,1 21,1 CH2 1,43 m

3', 5', 7', 9' 37,3 - 37,5 37,3 – 37,5 CH2 1,08 – 1,25 m

4', 8' 32,8 32,8 CH 1,39 – 1,40 d (6,5)

4'a, 8'a 19,8 19,7 - 19,8 CH3 0,84 – 0,85 d (6,5)

6' 24,5 24,5 CH2 1,92 m

10' 24,8 24,8 CH2 1,28 m

11' 39,4 39,4 CH2 1,05 m

12' 28,0 28,0 CH 1,53 d (6,5)

12'a 22,6 22,6 CH3 0,87 d (6,5)

13' 22,7 22,7 CH3 0,87 d (6,5) (#)C của α-tocopherol [109], a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz

Phổ 13C-NMR và DEPT xuất hiện các tín hiệu cho thấy có 29 nguyên tử

carbon gồm 11 nhóm methylene, 8 nhóm methyl, 3 nhóm methine, 7 carbon bậc

bốn. Các tín hiệu carbon được gán với tín hiệu proton tương ứng thông qua phổ

HSQC.

Thông qua các tương tác trên phổ HMBC (phụ lục 14) giữa H-5a (δH 2,11)

và C-5 (δC 118,5), C-4a (δC 117,4), C-6 (δC 144,5); tương tác H-8b (δH 2,11) và C-7

(δC 121,0), C-8 (δC 122,6), C-8a (δC 145,6) chứng tỏ nhóm hydroxyl, 4 nhóm

methyl được thế lần lượt tại vị trí 6, 5, 7, 8, 2. Tương tự với các tương tác tại mạch

nhánh như H-4’a (δH 0,84) và C-3’ (δC 37,3-37,5), C-4’ (δC), C-5’ (δC 37,3-37,5);

cùng với tương tác giữa H-8’a (δH 0,85) và C-7’ (δC 37,3-37,5), C-8’ (δC 32,8), C-9’

(δC 37,3-37,5); tương tác giữa H-12’a (δH 22,6) và C-11’(δC 39,4), C-12’ (δC 28,0),

C-13’ (δC 22,7); tương tác giữa H-13’(δH 0,87) và C-11’ (δC 39,4), C-12’ (δC 28,0),

C-12’a (δC 22,6) cho thấy các nhóm methyl được thế ở các vị trí 4’, 8’, 12’.

Từ các phân tích nêu trên và sự phù hợp về số liệu phổ của hợp chất số 9 với

tài liệu đã được công bố [109], cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp chất là

Page 112: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

97

α-tocopherol. Đây là công bố đầu tiên về việc phân lập và xác định cấu trúc của α-

tocopherol từ chi Archidendron.

Hình 3.23. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 9: α-tocopherol.

3.2.10. Hợp chất số 10: betulinic acid

Hợp chất số 10 được tách ra ở dạng chất bột màu trắng, tan tốt trong

chloroform, nhiệt độ nóng chảy: 296,3 - 298,2 oC. Phổ 1H-NMR của hợp chất này

cho các peak ở độ chuyển dịch hóa học tại δH 1,69 (s), 0,97 (s), 0,96 (s), 0,94 (s),

0,82 (s), 0,75 (s) đặc trưng của 6 nhóm methyl. Ngoài ra các tín hiệu tại δH 4,60 (s),

4,73 (s) khẳng định sự tồn tại 1 nhóm exo-methylene. Tín hiệu cộng hưởng tại δH

3,17 (dd, 10,5, 6,0) thuộc về proton của nhóm hydroxymethine. Giá trị hằng số

tương tác J1 = 10,5 Hz, J2 = 6,0 Hz tương ứng với tương tác diaxial, axial -

equatorial chứng tỏ proton này định hướng axial hay thể hiện cấu hình β.

Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy phân tử có 30 nguyên tử carbon gồm 6

nhóm methyl, 11 nhóm methylene, 6 nhóm methine và 7 carbon bậc bốn. Tín hiệu

tại δC 179,3, 150,8, 79,0 lần lượt được xác định cho nhóm carboxyl (C-28), nhóm

exo-methylene (C-20), và nhóm methine gắn với oxy (C-3).

Các tín hiệu carbon được gán với tín hiệu proton tương ứng thông qua phổ

HSQC (phụ lục 12). Thông qua các tương tác trên phổ HMBC giữa H-24 (δH 0,75)

và C-3 (δC 79,0), C-5 (δC 55,5), C-23 (δC 28,0), tương tác giữa H-23 (δH 0,96) và C-3

(δC 79,0), C-24 (δC 15,4) cũng như tương tác giữa H-25 (δH 0,82) và C-9 (δC 50,7),

C-5 (δC 55,5), C-1 (δC 38,9), C-10 (δC 37,3), tương tác giữa H-26 (δC 0,94) và C-9

(δC 50,7), C-14 (δC 42,6), C-8 (δC 40,8), C-7 (δC 34,5) và tương tác giữa H-27 (δC

0,97) và C-14 (δC 42,6), C-8 (δC 40,8), C-15 (δC 30,7) chứng tỏ 5 nhóm methyl được

thế lần lượt tại vị trí 4, 8, 10, 14. Tương tự với các tương tác tại H-19 và C-30 (δC

Page 113: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

98

19,4), C-17 (δC 56,4), C-18 (δC 47,1), C-13 (δC 38,4) cùng với tương tác tại H-29 (δH

4,60, 4,73) và C-30 (δC 79,0), C-18 (δC 47,1); và tương tác giữa H-30 (δH 1,69) và C-

20 (δC 150,9), C-29 (δC 109,6) cho thấy nhóm exo-methylene được thế ở vị trí C-19

(δC 49,2).

Hình 3.24. Tương tác HMBC của hợp chất số 10.

Bảng 3.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 10 và chất tham khảo

C C(#) (ppm) [67] C

a, b (ppm) DEPT Ha, c (ppm) (J, Hz)

1 39,2 38,9 CH2

2 28,2 27,2 CH2

3 78,1 79,0 CH 3,17 dd (10,5, 6,0)

4 39,5 38,8 C

5 55,9 55,5 CH

6 18,7 18,4 CH2

7 34,8 34,5 CH2

8 41,1 40,8 C

9 50,9 50,7 CH

10 37,6 37,3 C

11 21,1 21,0 CH2

12 26,1 25,7 CH2

13 38,6 38,4 CH

14 42,8 42,6 C

15 31,1 30,7 CH2

16 32,8 32,4 CH2

17 56,6 56,4 C

18 47,7 47,1 CH

19 49,7 49,2 CH

20 151,3 150,8 C

Page 114: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

99

21 30,2 29,8 CH2

22 37,5 37,3 CH2

23 28,6 28,0 CH3 0,96 s

24 16,3 15,4 CH3 0,75 s

25 16,4 16,1 CH3 0,82 s

26 16,4 16,0 CH3 0,94 s

27 14,8 14,8 CH3 0,97 s

28 178,8 179,3 C

29 109,9 109,6 CH2 4,60 s

4,73 s

30 19,4 19,4 CH3 1,69 s (#)C của betulinic acid [67], a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz

Từ dữ kiện phổ trên chứng tỏ hợp chất số 10 là triterpenoid có khung lupane.

Đối chiếu tài liệu tham khảo [67] hợp chất số 10 được xác định là 3β-hydroxy-

20(29)-lupen-28-oic acid hay còn được gọi là betulinic acid. Đây là thông báo đầu

tiên về việc phân lập và xác định cấu trúc của betulinic acid từ chi Archidendron.

Hình 3.25. Cấu trúc hóa học của số 10: betulinic acid.

3.2.11. Hợp chất số 11: -spinasterone

Phổ 1H-NMR của hợp chất này cho các tín hiệu cộng hưởng của 2 nhóm

methyl gắn với carbon bậc bốn tại δH 0,58 (s), 1,02 (s) cùng với 4 nhóm methyl ở

mạch nhánh tại δH 1,03 (d, 8,5), 0,82 (dd, 7,5;4,5), 0,85 (d, 8,0), 0,79(m) [154].

Phổ 13C-NMR và DEPT xuất hiện các tín hiệu cho thấy có 29 nguyên tử

carbon gồm 10 nhóm methylene, 6 nhóm methyl, 10 nhóm methine, 3 carbon bậc

Page 115: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

100

bốn. Các tín hiệu carbon được so sánh với tài liệu tham khảo [154] là hoàn toàn

phù hợp cho phép xác định hợp chất số 11 là -spinasterone.

Bảng 3.19. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất số 11 và chất tham khảo

C C(#) (ppm) [154] C (ppm)

1 38,8 38,8

2 38,2 38,1

3 211,7 212,0

4 44,3 44,3

5 42,9 42,9

6 30,1 30,1

7 116,9 117,0

8 139,3 139,5

9 48,6 48,9

10 34,4 34,4

11 21,8 21,7

12 39,4 39,4

13 43,4 43,3

14 55,0 55,1

15 23,0 23,0

16 28,6 28,5

17 55,9 55,9

18 12,0 12,1

19 12,3 12,5

20 40,9 40,8

21 21,8 21,4

22 137,9 138,1

23 129,4 129,6

24 51,3 51,3

25 31,9 31,9

26 19,1 19,0

27 21,5 21,1

28 25,5 25,4

29 12,3 12,2

Page 116: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

101

Hình 3.26. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 11: -spinasterone.

Từ các phân tích nêu trên và sự phù hợp về số liệu phổ của hợp chất số 11

với các tài liệu đã được công bố [154], cho phép xác định cấu trúc hóa học của hợp

chất là -spinasterone. Đây là lần đầu tiên thông báo về -spinasterone có trong

thành phần hóa học của chi Archidendron.

3.2.12. Hợp chất số 12: stigmasterol

Hợp chất số 12 thu được dưới dạng tinh thể hình kim, không màu, nhiệt độ

nóng chảy: 155,2 - 157,2 oC. Trên phổ 1H-NMR của hợp chất này cho thấy có ba

proton olefinic ở δH 5,18 (m, H-6), 5,16 (m, H-22), 5,03 (1H, dd, H-23). Dựa vào

dữ kiện lý hóa, so sánh với tài liệu tham khảo [29] và chấm bảng mỏng so sánh với

chất chuẩn, hợp chất số 12 được xác định là stigmasterol.

Hình 3.27. Cấu trúc hóa học của hợp chất số 12: stigmasterol.

Page 117: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

102

3.2.13. Hợp chất số 13: 1-octacosanol

Hợp chất số 13 được tách ra dưới dạng bột, màu trắng, tan tốt trong

chloroform. Phổ ESI-MS của hợp chất này cho peak ion giả phân tử tại m/z 413,0

[M+H]+. Phổ 1H-NMR cho tín hiệu của 1 nhóm methyl tại H 0,88 (t, J = 7,0 Hz,

H-28), 1 nhóm oxymethylene tại H 3,64 (t, J = 7,0 Hz, H-1), 1 nhóm methylene kế

cận nhóm oxymethylene tại H 1,57 (H-2) và nhiều parafinic proton khác trong

khoảng H từ 1,25 đến 1,34 ppm (H-3 đến H-27). Các số liệu phổ này cùng với tài

liệu tham khảo [123] cho phép khẳng định hợp chất số 13 là 1-octacosanol.

Hình 3.28. Cấu trúc hoá học của hợp chất số 13: 1-octacosanol.

1- Octacosanol là một alcol no, mạch dài, được chiết tách từ thực vật,

thường là từ đường mía. Octacosanol đã được chứng minh có tác dụng hạ

cholesterol [65] giúp cho việc cải thiện mỡ máu, điều hòa tốt hàm lượng cholesterol

toàn phần và kiểm soát các thành phần mỡ máu trong cơ thể một cách hiệu quả.

Đây là lần đầu tiên 1-octacosanol được phân lập từ chi Archidendron.

3.2.14. Hợp chất số 14: docosenoic acid

Hợp chất số 14 được tách ra dưới dạng dầu, không màu, tan tốt trong

chloroform. Phổ 1H-NMR của hợp chất này cho các tín hiệu của 1 nhóm methyl tại

H 0,88 (t, J = 7,0 Hz), 3 nhóm methylene tại H 1,63, 2,00, 2,34 (t, J = 7,5), và

proton olefinic tại H 5,34 (m); và nhiều proton các nhóm methylene khác trong

khoảng H từ 1,14 đến 1,42 ppm. Tín hiệu của các proton olefinic xuất hiện dưới

dạng multiplet với hằng số tương tác bé chứng tỏ nối đôi có cấu hình cis.

Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất số 14 (phụ lục 19) chỉ ra các tín hiệu

carbon của 1 nhóm carboxy tại C 180,3; 2 carbon của nối đôi tại C 130,0 và 129,7;

1 nhóm methyl tại C 14,1 và nhiều nhóm methylene. Các số liệu phổ này cho biết

hợp chất số 14 là một acid béo, có 1 nối đôi. Phổ APCI-MS (+) của hợp chất này

Page 118: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

103

cho peak ion phân tử tại m/z 337,6 [M-e]+ ứng với công thức phân tử là C22H42O2

(M = 338 g/mol). Vậy hợp chất số 14 được xác định là docosenoic acid với vị trí

nối đôi chưa được thiết lập.

Hình 3.29. Cấu trúc hoá học của hợp chất số 14: docosenoic acid.

3.2.15. Hợp chất số 15: quercetin 3-O--L-rhamnopyranoside

Hợp chất số 15 được phân lập ra ở dạng chất bột có màu vàng nhạt. Phổ

ESI-MS (-) cho peak ion giả phân tử tại m/z 446,6 [M-H]- (tính toán cho công thức

phân tử C21H20O11 là 448,1).

Phổ 1H-NMR của hợp chất này chỉ ra các tín hiệu của cặp proton meta tại

6,21 (d, 2,0) và 6,38 (d, 2,0). Ba proton thơm khác tạo thành hệ spin AMX tại

6,93 (d, 8,0), 7,32 (dd, 8,0, 2,0) và 7,35 (d, 2,0). Sự hiện diện của 1 gốc đường

được thấy ở tín hiệu của proton anomer ở 5,37 (1H, d, 1,5), các proton của nhóm

oxymetin ở từ 3,3 đến 4,3 ppm và tín hiệu của 1 nhóm methyl ở H 0,96 (3H, d,

6,5).

Phổ 13C - NMR và DEPT của hợp chất này cho biết phân tử có chứa 21

nguyên tử carbon gồm 1 nhóm methyl, 10 nhóm metin và 10 carbon bậc bốn.

Trong đó, các tín hiệu của gốc đường -L-rhamnopyranose gồm tín hiệu của nhóm

methyl tại 17,6; 4 nhóm oxymetin ở từ 71,9 đến 73,3 ppm và carbon anomer tại

C 103,5 ppm. Tín hiệu của 15 nguyên tử carbon còn lại thuộc về bộ khung

flavonoid.

Bảng 3.20. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 15 và chất tham khảo

C

Quercetin 3-O--L-

rhamnopyranoside [98]

Hợp chất số 15

Cc (ppm) H

d (ppm) Ca (ppm) H

b (ppm)

2 156,7 159,3

Page 119: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

104

3 133,6 136,2

4 176,8 179,6

5 161,0 163,2

6 99,9 6,01 s 99,8 6,21 d (2,0)

7 166,2 165,8

8 94,2 6,20 s 94,7 6,38 d (2,0)

9 156,2 158,5

10 102,0 105,9

1’ 120,8 123,0

2’ 115,6 7,26 s 117,0 7,35 d (2,0)

3’ 145,8 146,8

4’ 149,3 149,8

5’ 115,4 6,84 d (8,0) 116,4 6,93 d (8,0)

6’ 121,9 7,21 d (8,0) 122,9 7,32 dd (8,0, 2,0)

1’’ 101,7 5,25 d (1,5) 103,5 5,37 d (1,5)

2’’ 70,3 3,98 m 71,9 4,24 m

3’’ 70,5 3,56 d (6,5) 72,1 3,77 dd (9,5, 3,5)

4’’ 71,3 3,15 d

(10,0) 73,3

3,36 d (9,5)

5’’ 70,1 3,30 m 72,0 3,44 m

6’’ 17,5 0,83 d (6,0) 17,6 0,96 d (6,5)

a(125 MHz), b(500 MHz) đo trong CD3OD c(150 MHz), d(600 MHz) đo trong DMSO-d6

Các tương tác trên phổ HMBC của cặp proton meta H-8 ( 6,38), H-6 (

6,21) và C-10 ( 105,9), C-7 ( 165,8); và tương tác H-8/C-9 ( 158,5), H-6/C-5 (

163,2) đề nghị vòng A của khung flavon thế ở vị trí 5,7.

Tương tự các tương tác giữa H-2’ ( 7,35), H-6’ ( 7,32) và C-2 ( 159,3),

C-4’ ( 149,8); và tương tác H-2’/C-3’ ( 146,8), tương tác H-6’/C-5’ ( 116,4) và

tương tác của H-5’ ( 6,93) và C-1’ ( 123,0), C-3’ ( 146,8), C-4’( 149,8), chứng

tỏ vòng B bị thế ở các vị trí 1’,3’,4’ bằng các nhóm –OH.

Page 120: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

105

Tương tác trên phổ HMBC của proton anomer H-1’’ ( 5,37) và C-3 (

136,2) cho phép định vị gốc đường -L-rhamnopyranose vào vị trí C-3 của khung

flavon.

Dựa vào các dữ kiện phổ ở trên và so sánh với số liệu phổ của chất tham

khảo tại tài liệu [98], cấu trúc hóa học của hợp chất số 15 được xác định là

quercetin 3-O--L-rhamnopyranoside (quercitrin).

Hình 3.30. Phổ HMBC của hợp chất số 15.

Hình 3.31. Cấu trúc hoá học của hợp chất 15: quercetin 3-O--L-

rhamnopyranoside.

Page 121: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

106

Hình 3.32. Tương tác HMBC chính của quercetin 3-O--L-rhamnopyranoside.

3.2.16. Hợp chất số 16: 7-O-galloyltricetiflavan

Hợp chất số 16 được tách ra ở dạng chất rắn vô định hình, màu nâu sẫm và

tan tốt trong methanol. Phổ ESI-MS (-) cho peak ion giả phân tử tại m/z 440,7 ([M-

H]-) (tính toán cho công thức phân tử C22H18O10 là 442,4).

Phổ 1H-NMR của hợp chất này chỉ ra các tín hiệu của 4 proton thơm với 2

singlet tại 6,45 (H-2’, 6’); 7,19 (H-2’’, 6’’) và 2 doublet (J = 2,0 Hz) tại 6,19

(H-8); 6,21 (H-6). Tín hiệu của proton của 2 nhóm methylen được quan sát ở từ

1,96 đến 2,18 ppm (H-3), từ 2,64 đến 2,77 ppm (H-4). Ngoài ra, 1 proton của nhóm

oxymetin cũng được thấy tại 4,82. Phổ 13C - NMR và DEPT cho biết phân tử có

chứa 2 nhóm methylen ( 20,4; 30,4); 1 nhóm oxymetin ( 79,1); 1 nhóm cacboxyl

( 167,1) và nhiều carbon thơm khác. Trong số các nguyên tử carbon thơm có

nhiều carbon bậc bốn gắn với oxy ở từ 133,7 đến 157,7 ppm. Các dữ kiện phổ

1H- NMR và 13C- NMR của hợp chất này cho phép dự đoán đây là một polyphenol.

Các tương tác trên phổ HMBC giữa H-2’’, H-6’’ ( 7,19) và C-1’’ ( 120,8),

C-4’’( 140,4), C-7’’ ( 167,1) và tương tác H-2’’/C-3’’ ( 146,6), H-6’’/C-5’’ (

146,6) xác nhận sự tồn tại của hợp phần galloyl trong phân tử. Tương tự, các tương

tác giữa H-2’, H-6’ ( 6,45) và C-1’ ( 134,1), C-4’ ( 133,7) và tương tác H-2’/C-

Page 122: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

107

3’ ( 146,9), H-6’/C-5’ ( 146,9) chứng tỏ vòng B của khung flavan bị thế ở các vị

trí 3’,4’,5’ bằng các nhóm –OH.

Ngoài ra, tương tác của cặp proton meta H-8 ( 6,19), H-6 ( 6,21) với C-10

( 108,7), C-7 ( 151,4) và tương tác H-8/C-9 ( 157,7), H-6/C-5 ( 157,3) đề nghị

vòng A của khung flavan thế ở vị trí 5,7.

Các tương tác H-2/H-3, H-3/H-4 trên phổ COSY và H-2/C-3, H-2/C-4, H-

3/C-2, H-3/C-4, H-4/C-2, H-4/C-3 trên phổ HMBC cho phép xây dựng vòng C của

khung flavan. Sự liên hệ giữa vòng C với vòng A, B được thấy qua các tương tác

trên phổ HMBC H-2/C-1’, H-2/C-2’ (6’), H-4/C-5, H-4/C-9, H-4/C-10.

Hằng số tương tác giữa proton H-2 với H-3 (J = 2,0, 10,0 Hz) chứng tỏ H-2

chiếm vị trí axial trong cấu dạng ghế của vòng C của khung flavan. Tuy nhiên các

dữ kiện phổ không cho phép thiết lập cấu hình tuyệt đối của C-2. Vị trí của nhóm

galloyl được xác định bằng cách so sánh độ chuyển dịch hoá học của các nguyên tử

carbon C-6, C-7, C-8 của hợp chất này với số liệu phổ tương ứng của chất tham

khảo 7-O-galloyltricetiflavan [76]. Kết quả cho thấy có sự phù hợp rất tốt giữa hợp

chất số 16 với chất tham khảo. Do vậy, hợp chất số 16 được xác định là 7-O-

galloyltricetiflavan.

Hình 3.33. Cấu trúc hoá học của hợp chất số 16: 7-O-Galloyltricetiflavan.

Page 123: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

108

Bảng 3.21. Số liệu phổ NMR của hợp chất số 16 và chất tham khảo

C 7-O-galloyltricetiflavan [76] Hợp chất số 16

Cc (ppm) H

d (ppm) Ca (ppm) H

b (ppm)

2 79,1 4,79 dd (2,4, 9,8) 79,1 4,82 dd (2,0, 10,0)

3 20,4 2,14 m

1,94 m 30,4

2,14-2,18 m (H-3a)

1,96-2,00 m (H-3b)

4 30,4 2,70 m (2H) 20,4 2,74-2,77 m (H-4a)

2,64-2,71 m (H-4b)

5 157,3 157,3

6 101,5 6,18 d (2,4) 101,5 6,21 d (2,0)

7 151,5 151,4

8 102,4 6,15 d (2,4) 102,4 6,19 d (2,0)

9 157,8 157,7

10 108,7 108,7

1’ 134,1 134,1

2’, 6’ 106,3 6,40 d (2,4, 2H) 106,3 6,45 s (2H)

3’, 5’ 146,7 146,9

4’ 133,7 133,7

1’’ 120,8 120,8

2’’, 6’’ 110,6 7,15 d (2,0, 2H) 110,5 7,19 s (2H)

3’’, 5’’ 146,9 146,6

4’’ 140,5 140,4

7’’ 167,1 167,1 a(125 MHz), c(100 MHz), b(500 MHz), d(400 MHz) đo trong CD3OD,

(ppm), J (Hz)

Hình 3.34. Tương tác HMBC và COSY chính của 7-O-galloyltricetiflavan.

7-O-galloytricetiflavan được phân lập đầu tiên trong lá Mán đỉa

(Archidendron clypearia) năm 2006. Hợp chất đã được chứng minh có hoạt tính

kháng virus rất tốt [76].

Page 124: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

109

Tất cả các hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 2 loài

Cổ ướm và Mán đỉa được liệt kê ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Thống kê các hợp chất đã phân lập được từ 2 loài

Cổ ướm (A. bauchei) và Mán đỉa (A. clypearia)

STT Hợp chất Loại hợp chất Tên loài Tính mới

1 Lup-20(29)-en-3-one Triterpenoid - A. bauchei

- A. clypearia (**)

2 α- Tocospiro A α-Tocopheroid - A. bauchei

- A. clypearia (**)

3 Spinasterol Sterol - A. bauchei

- A. clypearia (**)

4 Oleanolic acid Triterpenoid acid A. bauchei (*)

5 Daucosterol Sterol glycoside - A. bauchei

- A. clypearia (**)

6 Methyl gallate Phenolic - A. bauchei

- A. clypearia (*)

7 Quercetin Flavonoid A. bauchei (*)

8 Rutin Flavonoid glycoside A. bauchei (*)

9 α- Tocopherol α-Tocopheroid A. clypearia (**)

10 Betulinic acid Triterpenoid acid - A. bauchei

- A. clypearia (**)

11 Spinasterone A. clypearia (**)

12 Stigmasterol Sterol - A. bauchei

- A. clypearia

13 1-Octacosanol Alcohol A. clypearia (**)

14 Docosenoic Acid A. clypearia

15 Quercitrin Flavonoid glycoside A. clypearia

16 7-O-

galloyltricetiflavan

Flavonoid A. clypearia

Ghi chú (*) được phân lập lần đầu tiên trong loài;

(**) được phân lập lần đầu tiên trong chi Archidendron.

Page 125: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

110

Kết luận mục 3.2.

Từ 2 loài Cổ ướm (A. bauchei) và Mán đỉa (A. clypearia), đã phân lập và

xác định cấu trúc hóa học của 16 hợp chất, trong đó có 8 cấu tử lần đầu tiên được

phân lập từ chi Archidendron. Loài Cổ ướm lần đầu tiên được nghiên cứu về thành

phần hóa học, và từ loài này đã phân lập được 10 hợp chất.

3.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất đã phân lập

3.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất đã phân lập trong mô hình

DPPH

Kết quả hoạt tính chống oxy hóa trên mô hình bắt gốc tự do DPPH của 16

hợp chất đã được phân lập từ 2 loài Cổ ướm và Mán đỉa được thể hiện ở hình 3.35

và phụ lục 21.

Kết quả ở hình 3.35 cho thấy 16 hợp chất trên có thể được chia thành 2

nhóm: nhóm thứ nhất gồm 6 hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa tốt theo thứ tự từ

cao đến thấp là quercetin, methyl gallate, quercitrin, α-tocopherol, rutin và 7-O-

galloyltricetiflavan; trong đó, quercetin có tác dụng mạnh nhất với IC50 là

1,93µg/mL, ở nồng độ thử nghiệm cho giá trị IC50 mạnh gấp 20 lần so với

curcumin. Kế tiếp là methyl gallate, quercitrin, α-tocopherol, rutin và 7-O-

galloyltricetiflavan với IC50 tương ứng là 1,95; 2,35; 6,97; 7,48 và 12,10 µg/mL.

Nhóm thứ hai gồm các hợp chất chống oxy hóa thấp như daucosterol, betulinic

acid, lup-20 (29)-en-3-one, α-tocospiro A, α-spinasterol, stigmasterol, spinasterone,

oleanolic acid, 1-octanolic acid và docosenoic.

Các kết quả thực nghiệm là phù hợp với các công bố trước về giá trị IC50

trong mô hình DPPH; methyl gallate (2,80 µg/mL) [56], rutin (dao động từ 5,43

đến 10,26 µg/mL) [60], [165], [151], quercitrin (6,16 µg/mL) [21], α-tocopherol

(7,31 µg/mL) [27], [114] và daucosterol [133], [43], betulinic acid [67],

stigmasterol [133] có hoạt tính thấp.

Page 126: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

111

Hình 3.35. Giá trị IC50 của các cấu tử phân lập được so với chất đối chứng curcumin.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

>100 >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100

7,48

1,93 1,95

6,97

2,35

12,10

38,50

IC50

Hợp chất

Page 127: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

112

3.3.2. Mối tương quan giữa hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và thử nghiệm hoạt

tính chống oxy hóa- bảo vệ gan in vitro sinh học

Chọn 6 hợp chất tinh khiết trong 16 chất đã phân lập, trong đó có 3 hợp chất

thuộc nhóm khả năng chống oxy hóa cao và 3 hợp chất thuộc nhóm với khả năng

chống oxy hóa thấp để tiếp tục đánh giá hoạt tính chống oxy hóa trên mô hình sinh

học chống oxy hóa - bảo vệ gan qua thử nghiệm in vitro. Kết quả được trình bày ở

bảng 3.23.

Bảng 3.23. Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học chống oxy hóa- bảo vệ gan in vitro.

Hợp chất số Tên hợp chất IC50 (µg/mL) ED50 (µg/mL)

5 Daucosterol > 100 > 160

6 Methyl gallate 1,95 ± 0,05 7,31

13 1-Octacosanol > 100 > 160

14 Docosenoic acid > 100 > 160

15 Quercitrin 2,35 ± 0,14 30,64

16 7-O-galloyltricetiflavan 12,10 ± 0,62 1,02

Đối chứng Curcumin 38,50 ± 0,14 6,31

Trong 6 chất tinh khiết: 7-O-galloyltricetiflavan có tác dụng mạnh nhất với

ED50 là 1,02 µg/mL, mạnh gấp 6 lần so với curcumin. Kế tiếp là methyl gallate với

ED50 là 7,31 µg/mL gần tương đương so với curcumin và quercitrin là 30,64

µg/mL. Daucosterol, 1-octacosanol và docosenoic thể hiện tác dụng chống oxy hóa

thấp trên mô hình thí nghiệm.

Khi so sánh giá trị ED50 với giá trị IC50 tương ứng trong mô hình bắt gốc tự

do DDPH, có thể thấy có sự phù hợp khi đánh giá trong 2 mô hình khác nhau. Điều

này còn được khẳng định thông qua hệ số tương quan chặt chẽ giữa hai mô hình ở

nồng độ 20 và 100 µg/mL (R = 0,9586 và R = 0,9832).

Kết quả này cũng cho thấy, các hợp chất này thể hiện hoạt tính chống oxy

hóa - bảo vệ gan chủ yếu theo cơ chế bắt gốc tự do DPPH.

Page 128: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

113

(a) (b)

Hình 3.36. Đồ thị minh họa tương quan giữa chống oxy oxy hóa bảo vệ gan in

vitro và bắt gốc tự do DPPH (a): nồng độ 20 µg/mL; (b): nồng độ 100 µg/mL.

3.3.3. Xác nhận cơ chế chống oxy hóa của các hợp chất đã phân lập bằng

phương pháp hóa tính toán

Kết quả thực nghiệm bắt gốc tự do DPPH cho thấy các hợp chất methyl

gallate, quercitrin, rutin và quercetin có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn các hợp

chất còn lại. Hoạt tính này có thể do sự hiện diện của các nhóm phenolic hydroxyl

có khả năng cho nguyên tử hydro vào DPPH. Hóa tính toán cũng là một phương

pháp để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phenolic. Nếu có sự

phù hợp giữa hóa tính toán và thực nghiệm, có thể xác nhận cơ chế chống oxy hoá

[160], [72], [73], [74] khả năng cho nguyên tử hydro vào gốc tự do được đánh giá

thông qua đại lượng nhiệt động là năng lượng phân ly liên kết O-H (BDE).

3.3.3.1. Khảo sát phương pháp tính năng lượng phân ly liên kết O-H

Trước hết, khảo sát phương pháp phù hợp để tính toán đại lượng nhiệt động

là năng lượng phân ly liên kết (BDE). Hai phương pháp tính toán được đề xuất để

so sánh đối chiếu là phương pháp PM6 và B3LYP/6-31g (d).

Tiếp đến, để có thể đánh giá năng lượng hóa học ở mức cao hơn, hai phương

pháp đánh giá được sử dụng tiếp theo: phương pháp thứ nhất là tính năng lượng

điểm đơn ở mức lý thuyết B3LYP/6-311++G(2d,2p) dựa trên cấu trúc tối ưu ở

PM6, còn phương pháp thứ hai là tính năng lượng điểm đơn ở mức lý thuyết

B3LYP/6-311++G(2df,2p) dựa trên cấu trúc tối ưu ở B3LYP/6-31G(d).

y = 0,6069x - 2,6807

R = 0,9586

0

10

20

30

40

50

60

70

0 50 100 150

%tế

bào s

ốn

g s

ót

% bắt gốc tự do DPPH

y = 1,4513x + 3,8536

R = 0,9832

0

20

40

60

80

100

120

0 20 40 60 80

% t

ế b

ào

số

ng

t

% bắt gốc tự do DPPH

Page 129: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

114

Trên cơ sở tính toán năng lượng, xác định cấu trúc hình học tối ưu của phân

tử cần khảo sát. Cấu trúc và số thứ tự của các nguyên tử trong methyl gallate được

trình bày trong hình 3.37.

Hình 3.37. Các cấu trúc hình học của methyl gallate.

Trong hai cấu trúc của methyl gallate trên hình 3.37, cấu trúc bên phải bền

hơn so với cấu trúc bên trái với mức chênh lệch năng lượng khoảng -11,99

kcal/mol. Vì vậy, tất cả các tính toán BDE sẽ dựa trên cấu trúc bên phải. Kết quả

tính toán BDE được chỉ ra trong Bảng 3.24.

Bảng 3.24. Giá trị BDE (O – H) (kcal/mol) của các liên kết trong phân tử methyl

gallate tính toán theo hai phương pháp

B3LYP/6-311 ++ G(2d,2p)//

PM6

B3LYP/6-311 ++ G (2df,2p) //

B3LYP/6-31G(d)

BDE (OH) kcal/mol

O3-H 83,24 O3-H 81,25 (-1,99)

O4-H 81,81 O4-H 80,20 (-1,61)

O5-H 89,89 O5-H 88,26 (-1,63)

Sự khác nhau về giá trị BDE của methyl gallate theo hai phương pháp tính

toán nằm trong khoảng rất nhỏ: 1,7 kcal/mol. Tuy nhiên, tính toán theo phương

pháp B3LYP/6-311++G(2d,2p)//PM6 ít tốn thời gian hơn so với phương pháp

B3LYP/6-311++G(2df,2p)//B3LYP/6-31G(d). Vì vậy, phương pháp B3LYP/6-

311++G(2d,2p)//PM6 được áp dụng để nghiên cứu cho các hợp chất còn lại:

quercitrin, rutin và quercetin.

Page 130: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

115

3.3.3.2. Năng lượng phân ly liên kết O-H phenol của các hợp chất methyl

gallate, quercitrin, rutin và quercetin

(15) (8)

(7)

Hình 3.38. Cấu trúc hình học tối ưu của các hợp chất (15): quercitrin, (8): rutin,

(7): quercetin.

Kết quả tính toán năng lượng phân ly liên kết (BDE) của các hợp chất được

trình bày ở bảng 3.27. Giá trị BDE được tính toán theo phương pháp B3LYP/6-311

++ G (2d, 2p) // PM6.

Bảng 3.25. Năng lượng phân ly liên kết (BDE) của methyl gallate, quercitrin, rutin

và quercetin tính toán theo B3LYP/6-311 ++ G (2d, 2p)// PM6

Methyl gallate Quercitrin Rutin Quercetin

BDE(O-H), kcal/mol

O3-H 83,24 O7’-H 82,87 O7’-H 83,97 O7’-H 81,16

O4-H 81,81 O8’-H 77,20 O8’-H 79,90 O8’-H 78,73

O5-H 89,89 O11-H 90,69 O11-H 90,07 O11-H 82,26

O12-H 100,44 O12-H 93,4 O12-H 98,15

O13-H 89,92

IC50 (µmol/ mL)

0,011 0,005 0,012 0,006

Page 131: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

116

Giá trị BDE(O-H) thấp nhất của các hợp chất methyl gallate, quercitrin, rutin và

quercetin được xác định ở vị trí para của vòng phenolic tương ứng là O4-H, O8’-H, O8’-

H và O8’H. Trong đó, 2 hợp chất quercitrin và quercetin có giá trị BDE(O-H) gần nhau,

rutin và methyl gallate gần bằng nhau. BDE (OH) của quercitrin và quercetin nhỏ hơn

của rutin và của methyl gallate. Như vậy, 2 hợp chất quercitrin và quercetin có khả năng

cho nguyên tử hydro dễ hơn rutin và methyl gallate. Điều này phù hợp với kết quả thực

nghiệm theo phép thử DPPH: giá trị IC50 (quy về µmol/mL) của 4 hợp chất phenol trên

tăng dần theo thứ tự: quercitrin (0,005), quercetin (0,006) và nhỏ hơn methyl gallate

(0,011), rutin (0,012).

Theo tài liệu [160], [72], [73], [74], các phân tử có khả năng chống oxy hóa

theo 3 cơ chế:

a) Cơ chế 1: cho nguyên tử hydro từ chất chống oxy hóa đến gốc tự do

ROO.

b) Cơ chế 2: chuyển electron từ chất chống oxy hóa sang gốc tự do dẫn đến

gián tiếp chuyển nguyên tử hydro.

c) Cơ chế 3: phân ly proton của chất chống oxy hóa sau đó mới chuyển

electron từ chất chống oxy hóa sang gốc tự do.

Các kết quả khảo sát thực nghiệm cũng như tính toán cho thấy quercitrin và

quercetin, rutin và methyl gallate thể hiện hoạt tính chống oxy hóa- bảo vệ gan theo

cơ chế 1: chuyển nguyên tử hydro sang gốc tự do.

Kết luận mục 3.3.

- Trong 16 hợp chất đã phân lập được, có 6 hợp chất hoạt tính chống oxy

hóa- bắt gốc DPPH mạnh hơn curcumin là quercetin, methyl gallate, quercitrin, α-

tocopherol, rutin và 7-O-galloyltricetiflavan.

- Ở nồng độ 20 µg/mL và 100 µg/mL, kết quả thử nghiệm bắt gốc tự do

DPPH và mô hình sinh học chống oxy hóa bảo vệ gan in vitro trên gan chuột của

các hợp chất này có mối tương quan chặt chẽ. Kết quả này chứng tỏ các hợp chất

này thể hiện hoạt tính chống oxy hóa - bảo vệ gan chủ yếu theo cơ chế cho nguyên

tử hydro. Điều này được xác nhận một lần nữa trên cơ sở đánh giá hoạt tính chống

oxy hóa theo phương pháp tính toán năng lượng phân ly liên kết O-H.

Page 132: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

117

- Quercitrin và methyl gallate được xác nhận chống oxy hóa mạnh hơn nhiều

so với curcumin trong thử nghiệm bắt gốc DPPH, hoạt tính methyl gallate tương

đương curcumin trong mô hình in vitro trên gan chuột, hoạt tính của quercertin và

rutin được xác nhận trong thử nghiệm DPPH và hóa tính toán, hoạt tính của 7-O-

galloyltricetiflavan mạnh hơn curcumin trong thử nghiệm bắt gốc DPPH và in

vitro trên gan chuột. Trong nghiên cứu này, α-tocopherol (vitamin E) có hoạt tính

mạnh hơn curcumin trong bắt gốc DPPH, theo [72] thì nó có hoạt tính chống oxy

hóa mạnh hơn một số hợp chất phenol (gallic acid, epicatechin, hydroxytyrosol và

caffeic acid) theo cơ chế cho nguyên tử trong mô hình hóa tính toán; theo [33], α-

tocopherol được dùng làm chất chuẩn để đánh giá khả năng chống oxy hóa của các

dược liệu.

3.4. Định lượng các cấu tử có hoạt tính chống oxy hóa tốt trong 7 loài dược liệu

Dựa trên kết quả đánh giá khả năng chống oxy hóa, chọn ra 5 hợp chất phân

lập được có hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất là quercetin, methyl gallate,

quercitrin, α-tocopherol, rutin được dùng làm chất chuẩn để tiến hành định lượng

trong các cao dược liệu.

3.4.1. Hàm lượng cao toàn phần và tỷ lệ khối lượng cao toàn phần trong mẫu

dược liệu

Khối lượng cao toàn phần của 7 loài dược liệu thu được từ quy trình ở mục

2.5.2 được thể hiện ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Khối lượng cao toàn phần của các mẫu dược liệu (n=3)

Mẫu dược liệu Độ ẩm mẫu dược

liệu (%)

Khối lượng cao toàn

phần (g) Tỉ lệ (%)

Cổ ướm 8,2 ± 0,2 1,46 ± 0,04 15,94 ± 0,39

Mán đỉa 10,5 ± 0,2 1,53 ± 0,06 17,14 ± 0,64

Chùm gởi 8,7 ± 0,8 1,67 ± 0,11 18,26 ± 1,28

Gối hạc 11,8 ± 0,4 1,54 ± 0,02 17,49 ± 0,21

Chanh ốc 5,6 ± 0,4 1,49 ± 0,04 15,82 ± 0,41

Rạng đông 7,8 ± 0,5 1,64 ± 0,04 17,81 ± 0,36

Cúc nút áo 8,2 ± 0,4 1,74 ± 0,03 18,95 ± 0,40

Ghi chú: Khối lượng mẫu dược liệu là 10 gam.

Page 133: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

118

3.4.2. Kiểm tra phương pháp định lượng

Tiến hành thẩm định phương pháp định lượng methyl gallate, quercitrin, α-

tocopherol, quercetin và rutin trong các mẫu dược liệu với các nội dung sau: tính

thích hợp của hệ thống (độ lặp lại của thời gian lưu), xác định khoảng tuyến tính,

độ lặp lại.

3.4.2.1. Thời gian lưu

Tiến hành bơm 5 lần dung dịch chuẩn methyl gallate (0,105 mg/mL), quercetin

(0,106 mg/mL) và rutin (0,107 mg/mL), quercitrin (11,760 µg/mL), α-tocopherol

(1,463 μg/mL) vào hệ thống HPLC và tiến hành sắc ký theo điều kiện đã chọn (mục

2.9). Thời gian lưu của các hợp chất được thể hiện ở hình 3.39 đến 3.41.

Hình 3.39. Sắc ký đồ của methyl gallate, rutin và quercetin.

Hình 3.40. Sắc ký đồ của quercitrin.

methyl

gallate

rutin quercetin

quercitrin

Page 134: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

119

Hình 3.41. Sắc ký đồ của α-tocopherol.

Thời gian lưu của 5 hợp chất được thể hiện ở bảng 3.27.

Bảng 3.27. Thời gian lưu của methyl gallate, rutin,quercetin, quercitrin

và α-tocopherol

Số TT Hợp chất Thời gian lưu (phút)

1 Methyl gallate 15,48 ± 0,12

2 Rutin 33,58 ± 0,18

3 Quercetin 55,62 ± 0,42

4 Quercitrin 15,03 ± 0,18

5 α-tocopherol 11,21 ± 0,11

Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của thời gian lưu của các hợp chất đều nhỏ

hơn 2%, điều này chứng tỏ điều kiện sắc ký của hệ thống HPLC đã chọn là thích

hợp để định tính và định lượng các hợp chất trong dược liệu.

3.4.2.2. Khoảng tuyến tính

Dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ hàm lượng của các mẫu dược liệu, chúng tôi

chuẩn bị các dung dịch chuẩn từ methyl gallate, rutin, quercetin, quercitrin và α-

tocopherol có nồng độ trong khoảng: methyl gallate (từ 0,005 đến 0,208 mg/mL),

rutin (từ 0,005 đến 0,213 mg/mL), quercetin (từ 0,005 đến 0,211 mg/mL),

quercitrin (từ 0,470 đến 18,816 µg/mL) và α-tocopherol (từ 0,975 đến 2,925

μg/mL). Đường chuẩn được xác định bằng cách chuẩn bị và triển khai sắc ký dãy

các dung dịch chuẩn.

α - tocopherol

Page 135: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

120

Bảng 3.28. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của methyl gallate

Nồng độ

(mg/mL) 0,005 0,010 0,026 0,053 0,105 0,157 0,208

Diện tích peak

(mAu.s) 304082 626899 1579722 3185877 6273700 9387180 12429467

Phương trình hồi quy

y = 59648698,76x + 20722,99

hệ số tương quan R = 1,0000

Bảng 3.29. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của quercetin

Nồng độ

(mg/mL) 0,005 0,009 0,025 0,052 0,106 0,158 0,211

Diện tích

peak (mAu.s) 220048 457779 1231321 2539296 5139334 7683799 10207592

Phương trình hồi quy

y = 48417026,11x + 10733,17

hệ số tương quan R = 1,0000

Bảng 3.30. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của rutin

Nồng độ

(mg/mL) 0,005 0,010 0,027 0,054 0,107 0,161 0,213

Diện tích

peak (mAu.s) 138108 285467 729418 1466476 2928750 4408197 5826133

Phương trình hồi quy

y = 27358692,24x – 488,06

hệ số tương quan R = 1,0000

Bảng 3.31. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của quercitrin

Nồng độ

(mg/mL) 0,470 4,704 9,408 14,112 18,816

Diện tích peak

(mAu.s) 32256 330563 665402 1003188 1338432

Phương trình hồi quy

y = 71262x – 3161,5

hệ số tương quan R = 0,9999

0

10000000

20000000

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25

0

5000000

10000000

15000000

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25

0

5000000

10000000

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25

0

500000

1000000

1500000

0 5 10 15 20

Page 136: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

121

Bảng 3.32. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của α-tocopherol

Nồng độ

(mg/mL) 0,975 1,463 1,950 2,438 2,925

Diện tích peak

(mAu.s) 927 1826 2689 3561 4630

Phương trình hồi quy

y = 1875,1x - 930,15

hệ số tương quan R= 0,9992

Kết quả khảo sát cho thấy sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ

chất phân tích và diện tích peak. Kết quả này là cơ sở để tiến hành định lượng các

hợp chất trong các mẫu dược liệu.

3.4.2.3. Độ thu hồi

Thêm một lượng chính xác dung dịch chuẩn vào các mẫu dược liệu, sao cho

tổng nồng độ sau khi thêm vẫn nằm trong khoảng tuyến tính của phương pháp.

Tiến hành phân tích sắc ký để khảo sát độ thu hồi, kết quả được ghi ở bảng 3.33.

Bảng 3.33. Kết quả khảo sát độ thu hồi của 5 hợp chất

Hợp chất TT Thêm chuẩn

(mg)

Thu hồi

(mg)

Tỉ lệ thu hồi

(%) XTB ± S

Methyl gallate

1 50,02 48,64 97,24 96,23 ±

0,89 2 50,12 47,90 95,58

3 50,09 48,02 95,87

Rutin

1 50,21 49,43 98,45 98,54 ±

0,12 2 50,13 49,44 98,62

3 50,16 49,49 98,67

Quercetin

1 50,12 48,75 97,26 95,59 ±

1,50 2 50,53 48,07 95,14

3 50,18 47,35 94,36

Quercitrin

1 1,12 1,09 97,36 96,99 ±

1,37 2 1,26 1,20 95,48

3 1,45 1,42 98,14

α-Tocopherol

1 5,46 4,94 90,46 92,84 ±

2,16 2 5,13 4,79 93,37

3 5,87 5,47 94,68

0

2000

4000

6000

0 1 2 3 4

Page 137: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

122

Kết quả trên cho thấy các phương pháp phân tích có độ thu hồi trong khoảng

92,84 đến 98,54%, đáp ứng yêu cầu của phương pháp phân tích bằng HPLC của áp

dụng cho các mẫu dược liệu (yêu cầu 90 đến 110%).

3.4.3. Hàm lượng methyl gallate, rutin, quercetin, quercitrin và α-tocopherol

Tiến hành xác định hàm lượng methyl gallate, rutin, quercetin, quercitrin và

α-tocopherol trong cao chiết methanol toàn phần của 7 loài dược liệu bằng HPLC

với các điều kiện sắc ký đã chọn. Hàm lượng các hoạt chất có trong cao toàn phần

và trong dược liệu của 7 loài thể hiện ở bảng 3.34.

Bảng 3.34. Hàm lượng các hoạt chất trong các mẫu dược liệu

Mẫu

Methyl

gallate

(mg/g)

Quercetin

(mg/g)

α-

Tocopherol

(mg/g)

Rutin

(.10-3 mg/g)

Quercitrin

(.10-3 mg/g)

TA5C-(HPLC)*

(mg/g)

Hàm lượng trong cao toàn phần

Cổ

ướm

9,090±

0,090

18,350 ±

0,308

0,119 ±

0,006

286,237 ±

0,338

0,096 ±

0,001

27,845

Mán

đỉa

84,416

± 0,774

0,082 ±

0,001

2,094 ±

0,105

506,971 ±

0,593

57,705 ±

8,179

87,157

Chanh

ốc

1,336 ±

0,013

14,162 ±

0,239

2,826 ±

0,141

40,629 ±

0,052 0,000

18,328

Rạng

đông

0,915 ±

0,008

0,039 ±

0,001

1,409 ±

0,070

18,948 ±

0,021

2,053 ±

0,028

2,365

Cúc

nút áo

3,352 ±

0,028

0,046 ±

0,001

0,138 ±

0,007

63,577 ±

0,067

1,040 ±

0,013

3,600

Gối

hạc

0,749 ±

0,007

2,112 ±

0,032

0,300 ±

0,015

888,626 ±

1,019

0,023 ±

0,001

4,050

Chùm

gởi

106,969

± 0,921

7,478 ±

0,110

2,553 ±

0,127

244,317 ±

0,268

42,249 ±

0,562

117,287

Hàm lượng trong mẫu dược liệu

Cổ

ướm

1,588 ±

0,014

3,145 ±

0,049

0,019 ±

0,001

45,976 ±

0,054

0,017 ±

0,001

4,798

Mán

đỉa

14,469

± 0,133

0,014 ±

0,001

0,359 ±

0,008

86,895 ±

0,104

9,891 ±

0,140

14,939

Chanh

ốc

0,229 ±

0,002

2,427 ±

0,038

0,466 ±

0,011

6,964 ±

0,008 0,000

3,129

Rạng

đông

0,157 ±

0,001

0,007 ±

0,001

0,251 ±

0,006

3,248 ±

0,004

0,352 ±

0,005

0,419

Cúc

nút áo

0,574 ±

0,005

0,008 ±

0,001

0,026 ±

0,001

10,897 ±

0,013

0,178 ±

0,002

0,619

Gối

hạc

0,128 ±

0,001

0,362 ±

0,006

0,052 ±

0,001

152,311 ±

0,178

0,004 ±

0,001

0,694

Chùm

gởi

18,335

± 0,001

1,282 ±

0,020

0,447 ±

0,011

41,8976 ±

0,049

7,241 ±

0,103

20,113

Page 138: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

123

*TA5C-HPLC: Tổng hàm lượng 5 hoạt chất chống oxy hóa định lượng bằng HPLC

- Cho đến nay, chưa tìm thấy công bố nào khác về hàm lượng các hoạt chất

trên trong cùng các loài dược liệu nghiên cứu trong luận án, ngoài hàm lượng

quercetin trong Mán đỉa ở Trung Quốc [78].

- Loài Mán đỉa ở Trung quốc có hàm lượng quercetin trong lá là 3,8987

mg/g, trong cành là 0,2881 mg/g. Trong luận án này, hàm lượng hợp chất được

đánh giá trên toàn bộ phần trên mặt đất của Mán đỉa ở Quảng Trị, vì vậy có giá trị

thấp hơn.

- Công trình [150] đã khảo sát trong 22 loài thực vật, gồm 15 loại rau quả và

7 loài dược liệu được cho là có giá trị khác, cho thấy hàm lượng quercetin cao nhất

là 0,359 mg/g. Như vậy, Cổ ướm, Chanh ốc, Gối hạc và Chùm gởi có chứa lượng

hoạt chất này cao gấp 1,1 đến 11 lần so với giá trị cao nhất trong công bố này.

Hàm lượng rutin trong Cổ ướm, Mán đỉa và Gối hạc cao gấp từ 3 đến 9 lần

so với giá trị cao nhất (là 1,578 mg/g) trong 12 loài dược liệu khác theo công bố

[157].

Hàm lượng α- tocopherol trong Chanh ốc và Chùm gởi tương đương với

hàm lượng trong loài Sauropus androgynus (là 0,427 mg/g) theo tài liệu số [33].

Như vậy, các loài dược liệu ở Quảng Trị có chứa các chất hoạt chất chống

oxy hóa mạnh với lượng tương đương hoặc lớn hơn một số loài dược liệu khác đã

được công bố.

- Tổng hàm lượng 5 hoạt chất chống oxy hóa trong cao toàn phần của Chùm

gởi qua kết quả phân tích HPLC là cao nhất, hoàn toàn tương đồng với kết quả

đánh giá về hàm lượng tổng các chất chống oxy hóa trên mô hình cho electron với

molipdenum ở phần 3.1. Điều này cho thấy, tuy lực chống oxy hóa cho electron và

hoạt lực bắt gốc tự do của cao toàn phần tại một nồng độ xác định của Chùm gởi

không cao bằng Mán đỉa và Cổ ướm, nhưng hàm lượng các hoạt chất này trong cây

lại lớn hơn.

Page 139: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

124

- Tổng hàm lượng của 5 hoạt chất trong Mán đỉa là 14,939 mg/g và Cổ ướm

là 4,798 mg/g. Như vậy, đây là 2 loài dược liệu rất có giá trị, không chỉ có lực

chống oxy hóa và hoạt tính bắt gốc DPPH cao tại một nồng độ xác định, mà còn

chứa lượng hoạt chất chống oxy hóa lớn.

- Các dược liệu còn lại có hàm lượng tổng của 5 hoạt chất thấp hơn.

3.4.4. Mối tương quan giữa hàm lượng 5 hoạt chất chống oxy hóa xác định

bằng phương pháp HPLC với tổng các hợp chất phenol và với tổng các chất

chống oxy hóa

Để đánh giá mối tương quan giữa các thành phần có hoạt tính chống oxy

hóa, hệ số tương quan Pearson [84] được sử dụng, kết quả được chỉ ra ở bảng 3.35.

Bảng 3.35. Hệ số tương quan giữa các thành phần có hoạt tính chống oxy hóa

Tương quan Phương trình hồi quy Hệ số tương quan

TPC với TAC y = 0,4071x - 45,5680 0,8685

TA5C-(HPLC) với TPC y = 0,2480x - 3,1553 0,9886

TA5C-(HPLC) với TAC y = 0,1060x - 15,5050 0,9019

Methyl gallate với TPC y = 0,2478x - 4,4688 0,9979

Methyl gallate với TAC y = 0,1026x - 16,1200 0,8815

Rutin với TPC y = 0,1759x + 42,9720 0,1030

Rutin với TAC y = 0,3434x - 21,1540 0,4280

Quercetin với TPC y = -0,0040x + 1,1899 0,0980

Quercetin với TAC y = 0,0022x + 0,5865 0,1131

Quercitrin với TPC y = 0,1243x - 2,2554 0,9341

Quercitin với TAC y = 0,0509x - 7,9767 0,8158

α- tocopherol với TPC y = 0,0039x + 0,0828 0,6123

α- tocopherol với TAC y = 0,0008x + 0,0574 0,2851

Hệ số tương quan (R = 0,8685) giữa hàm lượng tổng phenol và hàm lượng

TAC cho phép đánh giá nhanh hàm lượng tổng các chất chống oxy hóa thông qua

tổng phenol [124]. Tổng hàm lượng của 5 hoạt chất này có tương quan cao với hàm

lượng tổng phenol (R = 0,9886) trong 7 loài, điều này cho thấy có sự đóng góp lớn

của các hoạt chất này vào hàm lượng tổng phenol. Đồng thời, tổng hàm lượng 5

hoạt chất cũng có tương quan chặt chẽ với tổng chất chống oxy hóa xác định trong

mô hình cho electron của 7 loài (R = 0,9019), cho thấy các hoạt chất này đóng góp

đáng kể trong hàm lượng tổng chất chống oxy hóa.

Page 140: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

125

Hàm lượng methyl gallate và quercitrin có tương quan chặt chẽ với tổng

phenol và với tổng chất chống oxy hóa. Các hoạt chất còn lại có tương quan thấp.

Như vậy, có thể dựa vào hàm lượng methyl gallate và quercitrin để đánh giá nhanh

khả năng chống oxy hóa của 7 loài dược liệu này.

Kết luận mục 3.4

- Các loài dược liệu ở Quảng Trị có chứa các chất hoạt chất chống oxy hóa

mạnh với lượng tương đương hoặc lớn hơn một số loài dược liệu khác đã được

công bố.

- Tổng hàm lượng 5 hoạt chất chống oxy hóa trong cao toàn phần của Chùm

gởi và Mán đỉa qua kết quả phân tích HPLC là cao nhất, hoàn toàn tương đồng với

kết quả đánh giá về hàm lượng tổng các chất chống oxy hóa trên mô hình cho

electron với molipdenum.

- Methyl gallate và quercitrin có tương quan chặt chẽ với tổng các hợp chất

phenol và với tổng chất chống oxy hóa, vì vậy có thể dựa vào hàm lượng methyl

gallate và quercitrin để đánh giá nhanh khả năng tổng các hợp chất phenol cũng

như tổng chất chống oxy hóa của 7 loài dược liệu.

Page 141: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

126

KẾT LUẬN

1. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ 7 loài dược liệu

1.1. Cao toàn phần của 7 loài dược liệu được nghiên cứu đều thể hiện hoạt

tính chống oxy hóa rất tốt trong mô hình thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH với các

giá trị IC50 dao động từ 1,20 ÷ 17,53 µg/mL, mạnh gấp khoảng 2 ÷ 32 lần curcumin

với IC50 là 38,50 µg/mL. Đặc biệt, Gối hạc có hoạt tính mạnh gấp 32 lần curcumin.

Tuy nhiên, trong mô hình thử nghiệm cho electron với molipdenum, chỉ có cao

toàn phần của Mán đỉa ở nồng độ thấp (0,1 mg/mL) có lực chống oxy hóa tương

đương curcumin ở cùng nồng độ, nhưng xét về hàm lượng thì tổng chất chống oxy

hóa trong Chùm gởi lại nhiều nhất.

1.2. Tương tự cao toàn phần, tất cả các cao phân đoạn từ 7 loài dược liệu đều

thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn curcumin trong mô hình cho nguyên tử

hydro, trừ cao n-hexane của Chùm gởi, cao n-butanol của Chanh ốc và cao n-

hexane của Rạng đông thấp hơn curcumin một ít. Đáng chú ý, cả 5 cao phân đoạn

của cây Cổ ướm cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn cucurmin trong cả

hai mô hình bắt gốc DPPH và mô hình cho electron với molipdenum. Mỗi loài

dược liệu trong 6 loài còn lại đều có từ 1 đến 2 cao phân đoạn có hoạt tính bắt gốc

DPPH rất tốt với IC50 ở trong khoảng từ 1/2 đến 1/21 so với curcumin.

1.3. Trong các cao phân đoạn, đáng chú ý nhất là cao ethyl acetate của Mán

đỉa: có hoạt tính chống oxy hóa - dập tắt gốc DPPH tốt nhất với giá trị IC50 chỉ

bằng 1/22 so với curcumin, đồng thời cũng thể hiện lực chống oxy hóa - cho

electron tốt nhất. Mặt khác, trong thử nghiệm in vitro trên gan chuột, cao này cho

giá trị ED50 thấp (0,63 µg/mL, chỉ bằng khoảng 1/6 ED50 của curcumin là 4,43

µg/mL). Thêm vào đó, trong mô hình thực nghiệm in vivo gây tổn thương gan

chuột nhắt trắng bằng paracetamol, cao ethyl acetate từ Mán đỉa ở liều 500 và 1000

mg/kg/ngày thể hiện rõ tác dụng bảo vệ gan, ở liều 2000 mg/kg/ngày có tác dụng

bảo vệ gan tương đương với silymarin ở liều 50 mg/kg/ngày.

2. Cấu trúc hóa học và hoạt tính chống oxy của các hợp chất được phân

lập từ 2 loài Cổ ướm và Mán đỉa

2.1. Từ phần trên mặt đất của 2 loài Cổ ướm và Mán đỉa cùng thuộc chi

Archidendron, đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 16 hợp chất.

Page 142: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

127

Trong số đó, loài Cổ ướm (A. bauchei) lần đầu tiên được nghiên cứu về thành phần

hóa học và từ loài này đã phân lập được 10 hợp chất. Có 8 hợp chất lần đầu tiên

được phân lập từ chi Archidendron gồm: lup-20(29)-en-3-one, α-tocospiro A, -

spinasterol, -spinasterone, daucosterol, 1-octacosanol, betulinic acid, và α-

tocopherol; 8 hợp chất còn lại là: docosenoic acid, stigmasterol, oleanolic acid,

methyl gallate, rutin, quercetin, quercitrin và 7-O-galloyltricetiflavan.

2.2. Trong số 16 hợp chất đã phân lập được, 6 hợp chất có hoạt tính bắt gốc

DPPH mạnh với IC50 nhỏ hơn nhiều so với curcumin. Quercitrin và methyl gallate

được xác nhận chống oxy hóa mạnh trong cả 3 mô hình bắt gốc DPPH, in vitro trên

gan chuột và hóa tính toán; hoạt tính của quercertin và rutin được xác nhận trong

thử nghiệm DPPH và hóa tính toán; hoạt tính của 7-O-galloyltricetiflavan mạnh

trong thử nghiệm bắt gốc DPPH và in vitro trên gan chuột; α-tocopherol (vitamin

E) có hoạt tính mạnh trong bắt gốc DPPH. Ở nồng độ 20 µg/mL và 100 µg/mL, kết

quả thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH và mô hình sinh học chống oxy hóa - bảo vệ

gan in vitro trên gan chuột của 6 trong 16 hợp chất trên có mối tương quan chặt

chẽ. Kết quả này chứng tỏ các hợp chất trên thể hiện hoạt tính chống oxy hóa - bảo

vệ gan chủ yếu theo cơ chế cho nguyên tử hydro. Điều này được xác nhận một lần

nữa trên cơ sở đánh giá hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp tính toán năng

lượng phân ly liên kết O-H.

3. Hàm lượng và mối tương quan giữa các thành phần có hoạt tính chống oxy hóa

Đã xác định hàm lượng của 5 hoạt chất: α-tocopherol, methyl gallate, rutin,

quercetin và quercitrin trong 7 loài dược liệu ở Quảng Trị, các loài này có chứa các

hoạt chất chống oxy hóa mạnh với lượng tương đương hoặc lớn hơn một số loài

dược liệu khác đã được công bố. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol trong 7 loài

dược liệu dao động từ 16,66 ÷ 93,22 mg GA/g, tổng flavonoid 5,62 ÷ 71,69 mg

QU/g, trong đó Cổ ướm và Chùm gởi có hàm lượng cao gấp 3÷4 lần so với 5 loài

còn lại. Tổng hàm lượng của 5 hoạt chất có tương quan chặt chẽ với tổng các hợp

chất phenol và với tổng chất chống oxy hóa, cho thấy 5 hoạt chất này có sự đóng

góp đáng kể vào hàm lượng tổng các hợp chất phenol cũng như hàm lượng tổng

chất chống oxy hóa. Trong đó, methyl gallate và quercitrin có tương quan chặt chẽ

Page 143: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

128

với tổng các hợp chất phenol và với tổng chất chống oxy hóa, vì vậy có thể dựa vào

hàm lượng methyl gallate và quercitrin để đánh giá nhanh khả năng tổng các hợp

chất phenol cũng như tổng chất chống oxy hóa của 7 loài dược liệu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc

sử dụng các loài dược liệu này để chữa bệnh của dân tộc Pako, dân tộc Bru -Vân

kiều, đồng thời làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu và đưa

khả năng ứng dụng lên tầm cao hơn và rộng rãi hơn.

Page 144: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

129

TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Lần đầu tiên, hoạt tính chống oxy hóa- bảo vệ gan của các đối tượng dược liệu

và hoạt chất được đánh giá bằng cách phối hợp và vận dụng một cách linh hoạt,

hợp lý cả 2 mô hình hóa học: cho electron và bắt gốc tự do, kết hợp với 2 mô hình

sinh học: in vitro trên tế bào gan chuột và in vivo trên chuột nhắt thử nghiệm, cùng

với phương pháp hóa tính toán. Từ đó, đã tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa

hoạt tính chống oxy hóa - bảo vệ gan trên gan chuột với hoạt tính bắt gốc DPPH,

đồng thời sử dụng hóa tính toán để xác nhận hoạt tính chống oxy hóa theo cơ chế

cho nguyên tử hydro của các hoạt chất trong các dược liệu nghiên cứu.

2. Lần đầu tiên, đã phát hiện dược liệu Cổ ướm có hoạt tính tốt nhất với cao toàn

phần có giá trị IC50 chỉ bằng khoảng 1/16 so với curcumin, tất cả các cao phân đoạn

của Cổ ướm cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn cucurmin trong cả hai

mô hình bắt gốc DPPH và mô hình cho electron với molipdenum. Hơn thế nữa,

tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid, tổng hàm lượng của 5 hoạt chất chống

oxy hóa cũng như tổng chất chống oxy hóa đều cao hơn hẳn các dược liệu nghiên

cứu cũng như các dược liệu khác trong tài liệu tham khảo. Như vậy, Cổ ướm là một

loài dược liệu mới rất có giá trị.

3. Lần đầu tiên, loài Cổ ướm (A. bauchei) cũng được nghiên cứu về thành phần hóa

học và từ loài này đã phân lập được 10 hợp chất. Có 8 hoạt chất lần đầu tiên được

phân lập từ chi Archidendron.

4. Cho đến nay, chưa tìm thấy công bố nào khác về hàm lượng 5 hoạt chất chống

oxy hóa đã nghiên cứu trong cùng các loài dược liệu, ngoài hàm lượng quercetin

trong Mán đỉa ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loài dược liệu

ở Quảng Trị có chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh với hàm lượng tương

đương hoặc lớn hơn một số loài dược liệu khác đã được công bố.

5. Đã phát hiện mối tương quan chặt chẽ giữa tổng hàm lượng 5 hoạt chất với tổng

các hợp chất phenol, với tổng chất chống oxy hóa; mối tương quan giữa hàm lượng

methyl gallate và quercitrin với tổng các hợp chất phenol, vớitổng chất chống oxy

Page 145: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

130

hóa, vì vậy có thể dựa vào hàm lượng methyl gallate và quercitrin để đánh giá

nhanhtổng các hợp chất phenol, tổng chất chống oxy hóa cũng như khả năng chống

oxy hóa của 7 loài dược liệu.

Như vậy, lần đầu tiên, thành phần hóa học, hoạt tính chống oxy hóa- bảo vệ

gan và hàm lượng các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh của 7 loài dược

liệu truyền thống của người dân Pako, Bru -Vân Kiều: Cổ ướm (A. bauchei), Mán

đỉa (A. clypearia), Chanh ốc (M. casearifolia), Rạng đông (P. venusta), Cúc nút áo

(S. oleracea), Gối hạc (L. rubra) và Chùm gởi (H. parasitica) được nghiên cứu một

cách có hệ thống. Trong 7 loài này, chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu về 2 loài

Cổ ướm và Chanh ốc dù ở Việt Nam hay trên thế giới.

Page 146: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH

1. Lê Trung Hiếu, Võ Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hoài, Trần Thị Văn Thi

(2015), Nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa của phần trên mặt đất và một số cấu

tử được phân lập từ cây Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack) I. Niels). Phần

4. Đánh giá khả năng kháng oxi hóa và phân lập, xác định cấu trúc của một số

cấu tử từ phân đoạn clorofom, Tạp chí Hóa học, Tập. 53 (6e1,2), trang 164- 169.

2. Trần Thị Văn Thi, Phạm Thị Thanh Tín, Nguyễn Thị Hoài, Lê Trung Hiếu

(2015), Nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết và thành phần

methyl gallat của cây chùm gởi (Helixanthera parasitica Loranthaceae), Tạp chí

Hóa học, Tập. 53 (6e1,2), trang 262- 266.

3. Le Trung Hieu, Vo Thi Mai Huong, Nguyen Thi Hoai, Tran Thi Van Thi

(2016), Study on antioxidant activity of the aerial parts and some compounds

isolated from Archidendron clypearia (Jack) I. Niels, Part 2. Isolating

determining structure and antioxidant capability of some compounds from ethyl

acetate and chloroform extract, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, Tập. 54 (4),

trang 452 - 459.

4. Le Trung Hieu, Vo Thi Mai Huong, Nguyen Thi Hoai, Tran Thi Van Thi

(2016), Antioxidant activity of the aerial parts and some compounds isolated

from Archidendron clypearia (Jack) I. Niels, Part 1. The antioxidant activities of

extracts from Archidendron clypearia (Jack) I. Niels, Tạp chí Đại học Huế, Tập.

116 (2), trang 27 - 33.

5. Le Trung Hieu, Nguyen Tran Tram Anh, Tran Thi Van Thi (2016),

Determination of structure and content of some phenolic compounds isolated

from Archidendron bauchei (Gagn.). I. Niels, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ,

Tập. 54 (2B), trang 177 - 183.

6. Lê Trung Hiếu, Lê Lâm Sơn, Trần Thị Văn Thi (2017), Thành phần α-tocopherol

từ cây Chùm gởi (Helixanthera parasitica Lour.) Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, Tập. 9(1), trang 63 - 68.

7. Le Trung Hieu, Le Lam Son, Tran Thi Van Thi (2017), Isoaltion and determine

content of rutin in some selected medicinal plants, Kỷ yếu hội thảo Khoa học

Page 147: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

132

Toàn Quốc, Hóa học với sự phát triển bền vững: khai thác nguồn lợi tài nguyên

thiên nhiên, sản xuất thực phẩm và dược phẩm, Đà nẵng, tháng 9 -2017, trang

230 – 234.

8. Le Trung Hieu, Le Lam Son, Nguyen Thi Hoai, Tran Thi Van Thi (2017),

Study on antioxidant activity of the aerial parts and some compounds isolated

from Archidendron clypearia (Jack) I. Niels, Part 3. Isolation and antioxidant

activity of quercetin – 3 – O – α – L – rhamnopyranoside and 7 – O –

galloytricetiflavan from Archidendron clypearia (Jack) I. Niels), Kỷ yếu hội thảo

Khoa học Toàn Quốc, Hóa học với sự phát triển bền vững: khai thác nguồn lợi

tài nguyên thiên nhiên, sản xuất thực phẩm và dược phẩm, Đà nẵng, tháng 9 -

2017, trang 235 – 240.

Page 148: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

133

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Dũng, Lương Thị Kim Châu, Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị

Phương, Phương Thiện Thương, Phan Tuấn Nghĩa (2015). Hoạt tính ức chế pepsin

và protease HIV-I của các cao chiết và hoạt chất acid maslinic từ dược liệu. VNU

Journal of Science: Natural Sciences and Technology, 31(2), trang 18–27.

2. Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Khánh Thùy Linh, Lê Thị Bích Hiền (2012-213).

Nghiên cứu các cây thuốc của đồng bào pako vân kiều ở miền trung theo hướng tác

dụng chống oxy hóa, diệt tế bào ung thư. Đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 1, trang 834.

4. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 1, trang 833.

5. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 2, trang 133.

6. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 2, trang 453.

7. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 2, trang 180.

8. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 3, trang 84.

9. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB: Nhà xuất bản trẻ, tập 3, trang 276.

10. Cầm Thị Ích, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Anh Hưng, Nguyễn Thanh Hương,

Phạm Quốc Long (2013). Nghiên cứu thành phần hóa học cây thuốc Giấu

Euphorbia tithumaloides (P.). Tạp chí Hóa học, 51(3), trang 309 - 313.

11. Bùi Hữu Trung, Nguyễn Thị Thanh Mai (2009). Nghiên cứu mối quan hệ giữa

hoạt tính ức chế gốc tự do NO với cấu trúc các hoạt chất cô lập từ cúc hoa trắng.

Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, 12(10), trang 48–56

12. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Thế Thịnh, Phạm Quốc Bình, Nguyễn Thiện Thương

(2014). Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của các cây gối hạc Leea rubla

blume. Y học thực hành, 11 (940), trang 43–46.

Tiếng Anh

13. Al-Mamun, M., Yamaki, K., Masumizu, T., Nakai, Y., Saito, K., Sano, H., &

Tamura, Y. (2007). Superoxide anion radical scavenging activities of herbs and

pastures in northern Japan determined using electron spin resonance

spectrometry. International journal of biological sciences, 3(6), 349 - 455.

14. Alecu, I. M., Zheng, J., Zhao, Y., & Truhlar, D. G. (2010). Computational

thermochemistry: scale factor databases and scale factors for vibrational

frequencies obtained from electronic model chemistries. Journal of chemical

theory and computation, 6(9), 2872-2887.

15. Alexis, Z., Francoise, M. N., Sevser, S., Reynaert, M. L., Bart, S., Régí, B.,

Patrick, D., Bernard, G., & Bailleul, F. (2009). Effects of Microdesmis keayana

alkaloids on vascular parameters of erectile dysfunction. Phytotherapy

Page 149: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

134

research, 23(6), 892-895.

16. Altoé, T. D., de Amorim, G. M., Gomes, J. V. D., Borges, A. S., Valadão, I. C.,

Silva, I. V., & Borges, W. D. S. (2014). In vitro antioxidant and cell viability of

Pyrostegia venusta (Ker Gawl.) Miers. Orbital-The Electronic Journal of

Chemistry, 6(4), 215-222.

17. Bae, S. S., Ehrmann, B. M., Ettefagh, K. A., & Cech, N. B. (2010). A validated

liquid chromatography–electrospray ionization–mass spectrometry method for

quantification of spilanthol in Spilanthes acmella (L.) Murr. Phytochemical

Analysis, 21(5), 438-443.

18. Bao, L., Yao, X., Xu, J., Guo, X., Liu, H., & Kurihara, H. (2009). Effects of

Pithecellobium clypearia Benth extract and its main components on inflammation

and allergy. Fitoterapia, 80(6), 349-353

19. Beutler, J. A., Kashman, Y., Pannell, L. K., Cardellina, J. H., Alexander, M. R.,

Balaschak, M. S., Tanya, P. R., Robert, S. H., & Boyd, M. R. (1997). Isolation and

characterization of novel cytotoxic saponins from Archidendron

ellipticum. Bioorganic & medicinal chemistry, 5(8), 1509-1517.

20. Boonen, J., Baert, B., Roche, N., Burvenich, C., & De Spiegeleer, B. (2010).

Transdermal behaviour of the N-alkylamide spilanthol (affinin) from Spilanthes

acmella (Compositae) extracts. Journal of Ethnopharmacology, 127(1), 77 -87.

21. Bose, S., Maji, S., & Chakraborty, P. (2013). Quercitrin from Ixora coccinea

leaves and its anti-oxidant activity. Journal of Pharmaceutical Science and

Technology, 2(2), 72-74.

22. Bouaziz, M., Grayer, R. J., Simmonds, M. S., Damak, M., & Sayadi, S. (2005).

Identification and antioxidant potential of flavonoids and low molecular weight

phenols in olive cultivar ChemLali growing in Tunisia. Journal of Agricultural

and Food Chemistry, 53(2), 236-241.

23. Bouzada, M. L., Fabri, R. L., Nogueira, M., Konno, T. U., Duarte, G. G., & Scio,

E. (2009). Antibacterial, cytotoxic and phytochemical screening of some

traditional medicinal plants in Brazil. Pharmaceutical Biology, 47(1), 44-52.

24. Cai, Y., Luo, Q., Sun, M., & Corke, H. (2004). Antioxidant activity and phenolic

compounds of 112 traditional Chinese medicinal plants associated with

anticancer. Life sciences, 74(17), 2157-2184.

25. Carocho, M., & Ferreira, I. C. (2013). A review on antioxidants, prooxidants and

related controversy: natural and synthetic compounds, screening and analysis

methodologies and future perspectives. Food and Chemical Toxicology, 51, 15-25.

26. Castro, K. N. C., Lima, D. F., Vasconcelos, L. C., Leite, J. R. S. A., Santos, R. C., Neto,

A. P., & Costa-Júnior, L. M. (2014). Acaricide activity in vitro of Acmella oleracea

against Rhipicephalus microplus. Parasitology research, 113(10), 3697-3701.

27. Çayan, F., Tel, G., Duru, M. E., Öztürk, M., Türkoğlu, A., & Harmandar, M.

Page 150: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

135

(2014). Application of GC, GC-MSD, ICP-MS and spectrophotometric methods

for the determination of chemical composition and in vitro bioactivities of

Chroogomphus rutilus: the edible mushroom species. Food Analytical

Methods, 7(2), 449-458.

28. Charungchitrak, S., Petsom, A., Sangvanich, P., & Karnchanatat, A. (2011).

Antifungal and antibacterial activities of lectin from the seeds of Archidendron

jiringa Nielsen. Food Chemistry, 126(3), 1025-1032.

29. Chaturvedula, V. S. P., & Prakash, I. (2012). Isolation of Stigmasterol and β-

Sitosterol from the dichloromethane extract of Rubus suavissimus. Chaturvedula

and Prakash, International Current Pharmaceutical Journal, 1(9), 239-242.

30. Chen, H., Yan, X., Zhu, P., & Lin, J. (2006). Antioxidant activity and

hepatoprotective potential of agaro-oligosaccharides in vitro and in vivo. Nutrition

journal, 5(1), 31.

31. Chenniappan, K., & Kadarkarai, M. (2010). In vitro antimalarial activity of

traditionally used Western Ghats plants from India and their interactions with

chloroquine against chloroquine-resistant Plasmodium falciparum. Parasitology

research, 107(6), 1351-1364.

32. Chiang, Y. M., Kuo, Y. H. (2003). Two novel α - tocopheroids from the aerial

roots of Ficus microcarpa. Tetrahedron Letters. 44(27), 5125 – 5128.

33. Ching, L. S., & Mohamed, S. (2001). Alpha-tocopherol content in 62 edible

tropical plants. Journal of Agricultural and food Chemistry, 49(6), 3101-3105.

34. Chomcheon, P., Sriubolmas, N., Wiyakrutta, S., Ngamrojanavanich, N., Chaichit,

N., Mahidol, C., & Kittakoop, P. (2006). Cyclopentenones, scaffolds for organic

syntheses produced by the endophytic fungus mitosporic dothideomycete sp.

LRUB20. Journal of natural products, 69(9), 1351-1353.

35. Carvalho D. V., C., De Oliveira, M. C., Da Costa Oliveira, C., Rodrigues, V. G.,

Giusti-Paiva, A., Teixeira, M. M., Dimitri, D. I., Versiani, M. F. A., & De Castro

Perez, A. (2014). Hydroethanolic extract of Pyrostegia venusta (Ker Gawl.) Miers

flowers improves inflammatory and metabolic dysfunction induced by high-

refined carbohydrate diet. Journal of ethnopharmacology, 151(1), 722-728.

36. Collins, A. R. (2005). Assays for oxidative stress and antioxidant status:

applications to research into the biological effectiveness of polyphenols. The

American Journal of Clinical Nutrition, 81(1), 261-267.

37. Costa, S. S., Arumugamb, D., Gariepyb, Y., Rochaa, S. C., & Raghavanb, V.

(2013). Spilanthol extraction using microwave: calibration curve for gas

chromatography. Chemical Engineering, 32, 1783 - 1788.

38. Dandin, V. S., Naik, P. M., Murthy, H. N., Park, S. Y., Lee, E. J., & Paek, K. Y.

(2014). Rapid regeneration and analysis of genetic fidelity and scopoletin contents

of micropropagated plants of Spilanthes oleracea L. The Journal of Horticultural

Page 151: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

136

Science and Biotechnology, 89(1), 79-85.

39. De Beck, P. O., Dijoux, M. G., Cartier, G., & Mariotte, A. M. (1998). Quercitrin

3′-sulphate from leaves of Leea guinensis. Phytochemistry, 47(6), 1171-1173.

40. De Pinto, G. L., Martı́nez, M., Ocando, E., & Rivas, C. (2001). Relevant structural

features of the polysaccharide from Pithecellobium mangense gum

exudate. Carbohydrate polymers, 46(3), 261-266.

41. Deeni, Y. Y., & Sadiq, N. M. (2002). Antimicrobial properties and phytochemical

constituents of the leaves of African mistletoe (Tapinanthusdodoneifolius (DC)

Danser)(Loranthaceae): an ethnomedicinal plant of Hausaland, Northern

Nigeria. Journal of Ethnopharmacology, 83(3), 235-240.

42. Delgado-Vargas, F., López-Valdés, H. E., Valdés-Rodríguez, S., Blanco-Labra,

A., Chagolla-López, A., & López-Valenzuela, E. D. J. (2004). Isolation and

properties of a Kunitz-type protein inhibitor obtained from Pithecellobium dulce

seeds. Journal of agricultural and food chemistry, 52(20), 6115-6121.

43. Delnavazi, M. R., Hadjiakhoondi, A., Delazar, A., Ajani, Y., Tavakoli, S., &

Yassa, N. (2015). Phytochemical and Antioxidant Investigation of the Aerial Parts

of Dorema glabrum Fisch. & CA Mey. Iranian journal of pharmaceutical

research: IJPR, 14(3), 925 -931.

44. Dubey, S., Maity, S., Singh, M., Saraf, S. A., & Saha, S. (2013). Phytochemistry,

pharmacology and toxicology of Spilanthes acmella: a review. Advances in

pharmacological sciences, 2013.

45. Elyakova, L., Dzizenko, A. K., Sova, V. V., & Elyakov, G. B. (1966). The

isolation of daucosterol from Acanthopanax sessiliflorum. Chemistry of Natural

Compounds, 2(1), 26-27.

46. Fakurazi, S., Hairuszah, I., & Nanthini, U. (2008). Moringa oleifera Lam prevents

acetaminophen induced liver injury through restoration of glutathione level. Food

and chemical toxicology, 46(8), 2611-2615.

47. Ferreira Gomes, D. D. C., & Alegrio, L. V. (1998). Acyl steryl glycosides from

Pithecellobium cauliflorum. Phytochemistry, 49(5), 1365-1367.

48. Figueiredo, C. R., Matsuo, A. L., Pereira, F. V., Rabaça, A. N., Farias. C. F.,

Girola, N., Massaoka, M. H., Azevedo, R. A., Scutti. J. A.B., Arruda, D. C.,

Silva1, L. P. , Rodrigues, E. G., Lago, J. H. G., Travassos, L. R., & Silva, L. P.

(2014). Pyrostegia venusta heptane extract containing saturated aliphatic

hydrocarbons induces apoptosis on B16F10-Nex2 melanoma cells and displays

antitumor activity in vivo. Pharmacognosy magazine, 10(Suppl 2), S363 - 367.

49. Foti, M. C., Daquino, C., & Geraci, C. (2004). Electron-transfer reaction of

cinnamic acids and their methyl esters with the DPPH• radical in alcoholic

solutions. The Journal of organic chemistry, 69(7), 2309-2314.

50. Frisch, M. J. E. A., et al (2009). Gaussian 09, revision D. 01.

Page 152: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

137

51. Gan, R. Y., Xu, X. R., Song, F. L., Kuang, L., & Li, H. B. (2010). Antioxidant

activity and total phenolic content of medicinal plants associated with prevention

and treatment of cardiovascular and cerebrovascular diseases. Journal of

Medicinal Plants Research, 4(22), 2438-2444.

52. Govindarajan, M., Rajeswary, M., Hoti, S. L., Benelli, G., & Amsath, A. (2015).

Adulticidal Activity of Pithecellobium Dulce (Roxb.) Benth. and Delonix Elata

(L.) Gamble (Family: Fabaceae) Against The Malaria Vector Anopheles Stephensi

(Liston)(Diptera: Culicidae). International Journal of Pure and Applied

Zoology, 3(3), 274 -278.

53. Govindarajan, M., Rajeswary, M., & Sivakumar, R. (2013). Larvicidal & ovicidal

efficacy of Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.(Fabaceae) against Anopheles

stephensi Liston & Aedes aegypti Linn.(Diptera: Culicidae). The Indian journal of

medical research, 138(1), 129 -134.

54. Greger, H., Hofer, O., & Werner, A. (1985). New amides from Spilanthes

oleracea. Monatshefte für Chemie/Chemical Monthly, 116(2), 273-277.

55. Gupta, R., Sharma, M., Lakshmy, R., Prabhakaran, D., & Reddy, K. S. (2009).

Improved method of total antioxidant assay. Indian Journal of Biochemistry and

Biophysics (IJBB), 46(1), 126–29.

56. Han, S. S., Lo, S. C., Choi, Y. W., Kim, J. H., & Baek, S. H. (2004). Antioxidant

activity of crude extract and pure compounds of Acer ginnala Max. Bulletin of the

Korean Chemical Society, 25(3), 389-391.

57. Hichri, F., Jannet, H. B., Cheriaa, J., Jegham, S., Mighri, Z. (2003). Antibacterial

activities of a few prepared derivatives of oleanolic acid and of other natural

triterpenic compounds. Comptes Rendus Chimie, 6(4),473–83.

58. Hileman, E. O., Liu, J., Albitar, M., Keating, M. J., & Huang, P. (2004). Intrinsic

oxidative stress in cancer cells: a biochemical basis for therapeutic

selectivity. Cancer chemotherapy and pharmacology, 53(3), 209-219.

59. Jaeschke, H., & Bajt, M. L. (2005). Intracellular signaling mechanisms of

acetaminophen-induced liver cell death. Toxicological sciences, 89(1), 31-41.

60. Jain, V., & Verma, S. K. (2012). Pharmacology of Bombax ceiba Linn. Springer

Science & Business Media.

61. Jiang, J., & Xiong, Y. L. (2016). Natural antioxidants as food and feed additives to

promote health benefits and quality of meat products: a review. Meat science, 120,

107-117.

62. Jin, S. E., Son, Y. K., Min, B. S., Jung, H. A., & Choi, J. S. (2012). Anti-

inflammatory and antioxidant activities of constituents isolated from Pueraria

lobata roots. Archives of pharmacal research, 35(5), 823-837.

63. Jovanovic, S. V., Steenken, S., Hara, Y., & Simic, M. G. (1996). Reduction

potentials of flavonoid and model phenoxyl radicals. Which ring in flavonoids is

Page 153: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

138

responsible for antioxidant activity?. Journal of the Chemical Society, Perkin

Transactions 2, (11), 2497-2504.

64. Karadag, A., Ozcelik, B., & Saner, S. (2009). Review of methods to determine

antioxidant capacities. Food analytical methods, 2(1), 41-60.

65. Keller, S., GimmLer, F., & Jahreis, G. (2008). Octacosanol administration to

humans decreases neutral sterol and bile acid concentration in feces. Lipids, 43(2),

109-115.

66. Khan, I. A., Clark, A. M., & McChesney, J. D. (1997). Antifungal activity of a

new triterpenoid glycoside from Pithecellobium racemosum (M.). Pharmaceutical

research, 14(3), 358-361.

67. Kim, J. H., Byun, J. C., Hyun, C. G., & Lee, N. H. (2009). Compounds with

elastase inhibition and free radical scavenging activities from Callistemon

lanceolatus. Journal of Medicinal Plants Research, 3(11), 914-920.

68. Kumar, M., Nehra, K., & Duhan, J. S. (2013). Phytochemical analysis and

antimicrobial efficacy of leaf extracts of Pithecellobium dulce. Asian Journal of

Pharmaceutical and Clinical Research, 6(1), 70-76.

69. Lakornwong, W., Kanokmedhakul, K., & Kanokmedhakul, S. (2014). Chemical

constituents from the roots of Leea thorelii Gagnep. Natural product

research, 28(13), 1015-1017.

70. Lendl, A., Werner, I., Glasl, S., Kletter, C., Mucaji, P., Presser, A., Reznicek, G.,

Jurenitsch, J., & Taylor, D. W. (2005). Phenolic and terpenoid compounds from

Chione venosa (sw.) urban var. venosa (Bois Bandé). Phytochemistry, 66(19),

2381-2387.

71. Leng, T. C., Ping, N. S., Lim, B. P., & Keng, C. L. (2011). Detection of bioactive

compounds from Spilanthes acmella (L.) plants and its various in vitro culture

products. Journal of Medicinal Plants Research, 5(3), 371-378.

72. Leopoldini, M., Marino, T., Russo, N., & Toscano, M. (2004). Antioxidant

properties of phenolic compounds: H-atom versus electron transfer

mechanism. The Journal of Physical Chemistry A, 108(22), 4916-4922.

73. Leopoldini, M., Marino, T., Russo, N., & Toscano, M. (2004). Density functional

computations of the energetic and spectroscopic parameters of quercetin and its

radicals in the gas phase and in solvent. Theoretical Chemistry Accounts, 111(2-6),

210-216.

74. Leopoldini, M., Pitarch, I. P., Russo, N., & Toscano, M. (2004). Structure,

conformation, and electronic properties of apigenin, luteolin, and taxifolin

antioxidants. A first principle theoretical study. The Journal of Physical Chemistry

A, 108(1), 92-96.

75. Ley, J. P., Blings, M., Krammer, G., Reinders, G., Schmidt, C. O., & Bertram, H.

J. (2006). Isolation and synthesis of acmellonate, a new unsaturated long chain 2-

Page 154: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

139

ketol ester from Spilanthes acmella. Natural Product Research, 20(9), 798-804.

76. Li, Y., Leung, K. T., Yao, F., Ooi, L. S., & Ooi, V. E. (2006). Antiviral Flavans

from the Leaves of Pithecellobium clypearia. Journal of natural products, 69(5),

833-835.

77. Li, Y. L., Li, K. M., Su, M. X., Leung, K. T., Chen, Y. W., & Zhang, Y. W.

(2006). Studies on antiviral constituents in stems and leaves of Pithecellibium

clypearia. Zhongguo Zhong yao za zhi= Zhongguo zhongyao zazhi= China

journal of Chinese materia medica, 31(5), 397-400.

78. Li, X. L., Liu, L., Zhong, R., Li, S. S., Weng, L. D., Zhang, L., & Liu, Q. (2010).

HPLC determination of gallic acid and quercetin in different parts of

Archidendron clypearia. Chinese Journal of Experimental Traditional Medical

Formulae, 16 (18), 95 -97.

79. Lirdprapamongkol, K., Mahidol, C., Thongnest, S., Prawat, H., Ruchirawat, S.,

Srisomsap, C., & Svasti, J. (2003). Anti-metastatic effects of aqueous extract of

Helixanthera parasitica. Journal of ethnopharmacology, 86(2), 253-256.

80. Liu, H., Qiu, N., Ding, H., & Yao, R. (2008). Polyphenols contents and

antioxidant capacity of 68 Chinese herbals suitable for medical or food uses. Food

Research International, 41(4), 363-370.

81. Liu, L. C., Wang, C. J., Lee, C. C., Su, S. C., Chen, H. L., Hsu, J. D., & Lee, H. J.

(2010). Aqueous extract of Hibiscus sabdariffa L. decelerates acetaminophen‐induced

acute liver damage by reducing cell death and oxidative stress in mouse experimental

models. Journal of the Science of Food and Agriculture, 90(2), 329-337.

82. Lobo, V., Patil, A., Phatak, A., & Chandra, N. (2010). Free radicals, antioxidants and

functional foods: Impact on human health. Pharmacognosy reviews, 4(8), 118–26.

83. Loredo-Carrillo, S. E., de Lourdes Santos-Díaz, M., Leyva, E., & del Socorro

Santos-Díaz, M. (2013). Establishment of callus from Pyrostegia venusta (Ker

Gawl.) Miers and effect of abiotic stress on flavonoids and sterols

accumulation. Journal of plant biochemistry and biotechnology, 22(3), 312-318.

84. Machu, L., Misurcova, L., Vavra Ambrozova, J., Orsavova, J., Mlcek, J., Sochor,

J., & Jurikova, T. (2015). Phenolic content and antioxidant capacity in algal food

products. Molecules, 20(1), 1118-1133.

85. Mamone, L., Di Venosa, G., Valla, J. J., Rodriguez, L., Gandara, L., Batlle, A.,

Heinrich, M., Juarranz, A., Sanz- Rodriguez, F., & Casas, A. (2011). Cytotoxic

effects of Argentinean plant extracts on tumour and normal cell lines. Cellular and

Molecular Biology, 57(2), 1487-1499.

86. Mostafa, N. M., El-Dahshan, O., & Singab, A. N. B. (2013). Pyrostegia venusta

(Ker Gawl.) Miers: a botanical, pharmacological and phytochemical

review. Medicinal and Aromatic Plants, 2(3), 1-6.

87. Marinova, D., Ribarova, F., & Atanassova, M. (2005). Total phenolics and total

Page 155: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

140

flavonoids in Bulgarian fruits and vegetables. Journal of the university of chemical

technology and metallurgy, 40(3), 255-260.

88. Masisi, K., Beta, T., & Moghadasian, M. H. (2016). Antioxidant properties of

diverse cereal grains: A review on in vitro and in vivo studies. Food

chemistry, 196, 90-97.

89. Matsuda, H., Morikawa, T., Ando, S., Toguchida, I., & Yoshikawa, M. (2003).

Structural requirements of flavonoids for nitric oxide production inhibitory

activity and mechanism of action. Bioorganic & medicinal chemistry, 11(9),

1995-2000.

90. Megala, J., & Geetha, A. (2010). Free radical-scavenging and H+, K+-ATPase

inhibition activities of Pithecellobium dulce. Food chemistry, 121(4), 1120-1128.

91. Megala, J., & Geetha, A. (2012). Acute and sub-acute toxicity study of

hydroalcoholic fruit extract of Pithecellobium dulce. Natural product

research, 26(12), 1167-1171.

92. Mena-Rejón, G. J., Sansores-Peraza, P., Brito-Loeza, W. F., & Quijano, L. (2008).

Chemical constituents of Pithecellobium albicans. Fitoterapia, 79(5), 395-397.

93. Miliauskas, G., Venskutonis, P. R., & Van Beek, T. A. (2004). Screening of

radical scavenging activity of some medicinal and aromatic plant extracts. Food

chemistry, 85(2), 231-237.

94. Min-Won, L., Morimoto, S., Nonaka, G. I., & Nishioka, I. (1992). Flavan-3-ol

gallates and proanthocyanidins from Pithecellobium lobatum.

Phytochemistry, 31(6), 2117-2120.

95. Mishra, K., Ojha, H., & Chaudhury, N. K. (2012). Estimation of antiradical

properties of antioxidants using DPPH assay: A critical review and results. Food

chemistry, 130(4), 1036-1043.

96. Molinatorres, J., Salgado-Garciglia, R., Ramirez-Chavez, E., & Del Rio, R. E.

(1996). Purely olefinic alkamnides in Heliopsis longipes and Acmella (Spilanthes)

oppositifolia. Biochemical Systematics and Ecology, 24(1), 43-47.

97. Moreira, C. G., Horinouchi, C. D., Souza-Filho, C. S., Campos, F. R., Barison, A.,

Cabrini, D. A., & Otuki, M. F. (2012). Hyperpigmentant activity of leaves and

flowers extracts of Pyrostegia venusta on murine B16F10 melanoma. Journal of

ethnopharmacology, 141(3), 1005-1011.

98. Mothana, R. A., Al-Said, M. S., Al-Rehaily, A. J., Thabet, T. M., Awad, N. A.,

Lalk, M., & Lindequist, U. (2012). Anti-inflammatory, antinociceptive, antipyretic

and antioxidant activities and phenolic constituents from Loranthus regularis

Steud. ex Sprague. Food chemistry, 130(2), 344-349.

99. Muslim, N. S., Nassar, Z. D., Aisha, A. F., Shafaei, A., Idris, N., Majid, A., &

Ismail, Z. (2012). Antiangiogenesis and antioxidant activity of ethanol extracts of

Pithecellobium jiringa. BMC complementary and alternative medicine, 12(1), 210.

Page 156: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

141

100. Nair, V. D., Panneerselvam, R., & Gopi, R. (2012). Studies on methanolic extract

of Rauvolfia species from Southern Western Ghats of India–In vitro antioxidant

properties, characterisation of nutrients and phytochemicals. Industrial Crops and

Products, 39, 17-25.

101. Nakatani, N., & Nagashima, M. (1992). Pungent alkamides from Spilanthes acmella

L. var. oleracea Clarke. Bioscience, biotechnology, and biochemistry, 56(5), 759-762.

102. Navarro-González, I., González-Barrio, R., García-Valverde, V., Bautista-Ortín,

A. B., & Periago, M. J. (2014). Nutritional composition and antioxidant capacity

in edible flowers: characterisation of phenolic compounds by HPLC-DAD-

ESI/MSn. International journal of molecular sciences, 16(1), 805-822.

103. Nguyen, Q. V., Nguyen, A. D., & Wang, S. L. (2017). Screening and evaluation

of α-glucosidase inhibitors from indigenous medicinal plants in Dak Lak Province,

Vietnam. Research on Chemical Intermediates, 43(6), 3599-3612.

104. Nguyen Thi phuong, Vu Van Tuan, Pham Huy Bach, Nguyen Minh Khoi (2014).

Triterpenes from the leaves of Leea rubra blume ex spreng. Journal of medicinal

materials, 19(5), 307–310.

105. Nigam, S. K., Gopal, M., Uddin, R., Yoshikawa, K., Kawamoto, M., & Arihara,

S. (1997). Pithedulosides AG, oleanane glycosides from Pithecellobium

dulce. Phytochemistry, 44(7), 1329-1334.

106. Nisha, P. V., Shruti, N., Sweta Swamy, K., Kumari, M., Vedamurthy, A. B.,

Krishna, V., & Hoskeri, J. H. (2012). Anthelmintic activity of Pyrostegia venusta

using Pheretima posthuma. International Journal of Pharmaceutical Sciences and

Drug Research, 4(3), 205-208.

107. Nomura, E. C. O., Rodrigues, M. R. A., Da Silva, C. F., Hamm, L. A.,

Nascimento, A. M., De Souza, L. M., & Cipriani, T. R., (2013). Antinociceptive

effects of ethanolic extract from the flowers of Acmella oleracea (L.) RK Jansen in

mice. Journal of ethnopharmacology, 150(2), 583-589.

108. Noumi, E., Houngue, F., & Lontsi, D. (1999). Traditional medicines in primary

health care: plants used for the treatment of hypertension in Bafia,

Cameroon. Fitoterapia, 70(2), 134-139.

109. Оdinokov, V. N., Spivаk, А. Y., Еmеlyanоvа, G. А., Маllyabаеvа, М. I.,

Nazarova, O. V., & Dzhemilev, U. M. (2003). Synthesis of α-tocopherol (vitamin

E), vitamin K1-chromanol, and their analogs in the presence of aluminosilicate

catalysts Tseokar-10 and Pentasil. Arkivoc, 13, 101-118.

110. Okany, C. C., Ishola, I., & Ashorobi, R. B. (2012). Evaluation of analgesic and

antistress potential of methanolic stem wood extract of Microdesmis puberula

Hook. f. ex Planch (Pandaceae) in mice. International Journal of Applied

Research in Natural Products, 5(3), 30-36.

111. Okon, E., Otu, S., Adaeze, K., Godwin, K., Idongesit, J., & Fidelis, A. (2013).

Page 157: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

142

Phytochemical screening and effect of ethanol root extract of Microdesmis

puberula on some haematological and biochemical parameters in normal male

albino Wistar rats. Journal of Medicinal Plants Research, 7(31), 2338-2342.

112. Onoja, E., & Ndukwe, I. G. (2013). Isolation of oleanolic acid from chloroform

extract of Borreria stachydea [(DC) Hutch. and Dalziel]. J. Nat. Prod. Plant

Resour, 3(2), 57-60.

113. Ongsakul, M., Jindarat, A., & Rojanaworarit, C. (2009). Antibacterial effect of crude

alcoholic and aqueous extracts of six medicinal plants against Staphylococcus aureus

and Escherichia coli. Journal of Health Research, 23(3), 153-156.

114. Öztürk, M., Tel, G., Öztürk, F. A., & Duru, M. E. (2014). The cooking effect on

two edible mushrooms in Anatolia: Fatty acid composition, total bioactive

compounds, antioxidant and anticholinesterase activities. Records of Natural

Products, 8(2), 189 - 194.

115. Pal, P. B., Pal, S., Manna, P., & Sil, P. C. (2012). Traditional extract of

Pithecellobium dulce fruits protects mice against CCl4 induced renal oxidative

impairments and necrotic cell death. Pathophysiology, 19(2), 101-114.

116. Pandey, V., & Agrawal, V. (2009). Efficient micropropagation protocol of

Spilanthes acmella L. possessing strong antimalarial activity. In Vitro Cellular &

Developmental Biology-Plant, 45(4), 491 - 499.

117. Pandey, V., Chopra, M., & Agrawal, V. (2011). In vitro isolation and

characterization of biolarvicidal compounds from micropropagated plants of

Spilanthes acmella. Parasitology research, 108(2), 297-304.

118. Paulraj, J., Govindarajan, R., & Palpu, P. (2013). The genus Spilanthes

ethnopharmacology, phytochemistry, and pharmacological properties: a

review. Advances in pharmacological sciences, 2013.

119. Peng, L., Chen, J., Li, Y. G., Rao, Y., Wei, H. Z., Sui, R. C. (2015). HPLC

fingerprint spectrum of Archidendron clypearia. Chinese Journal of Experimental

Traditional Medical Formulae, 3(21), 63–66.

120. Pereira, A. M. S., Hernandes, C., Pereira, S. I., Bertoni, B. W., França, S. C.,

Pereira, P. S., & Taleb-Contini, S. H. (2014). Evaluation of anticandidal and

antioxidant activities of phenolic compounds from Pyrostegia venusta (Ker Gawl.)

Miers. Chemico-biological interactions, 224, 136-141.

121. Philippe, O. D. B., Cartier, G., David, B., Dijoux‐Franca, M. G., & Mariotte, A.

M. (2003). Antioxidant flavonoids and phenolic acids from leaves of Leea

guineense G. Don (Leeaceae). Phytotherapy Research, 17(4), 345-347.

122. Phrutivorapongkul, A., Vejabhikul, A. C. S., & Chansakaow, W. N. S. (2008). An

anesthetic alkamide and fixed oil from Acmella oleracea. Journal of Health

Research, 22(2), 97-99.

123. Piatak, D. M., & Reimann, K. A. (1970). Isolation of 1-octacosanol from

Page 158: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

143

Euphorbia corollata. Phytochemistry, 9(12), 2585-2586.

124. Piluzza, G., & Bullitta, S. (2011). Correlations between phenolic content and

antioxidant properties in twenty-four plant species of traditional ethnoveterinary

use in the Mediterranean area. Pharmaceutical biology, 49(3), 240-247.

125. Prachayasittikul, S., Saraban, P., Cherdtrakulkiat, R., Ruchirawat, S., &

Prachayasittikul, V. (2010). New bioactive triterpenoids and antimalarial

activity of Diospyros rubra Lec.

126. Prieto, P., Pineda, M., & Aguilar, M. (1999). Spectrophotometric quantitation

of antioxidant capacity through the formation of a phosphomolybdenum complex:

specific application to the determination of vitamin E. Analytical

biochemistry, 269(2), 337-341.

127. Ragasa C.Y., Galian R.F., Arenal, M., Tan, V., Shen, C. C., (2014). Triterpenes

and sterols from samanea saman. Research Journal of Pharmaceutical, Biological

and Chemical Sciences. 5(4),1501–1507.

128. Rathod, T., Padalia, H., & Chanda, S. (2015). The potential of plant extracts

against multidrug resistant Candida species-A review.

129. Ripperger, H., Preiss, A., & Schmidt, J. (1981). O (3)-(2-acetylamino-2-deoxy-β-

d-glucopyranosyl)-oleanolic acid, A novel triterpenoid glycoside from two

Pithecellobium species. Phytochemistry, 20(10), 2434-2435.

130. Roy, P., Amdekar, S., Kumar, A., & Singh, V. (2011). Preliminary study of the

antioxidant properties of flowers and roots of Pyrostegia venusta (Ker Gawl)

Miers. BMC Complementary and Alternative Medicine, 11(1), 69.

131. Roy, P., Amdekar, S., Kumar, A., Singh, R., Sharma, P., & Singh, V. (2012). In

vivo antioxidative property, antimicrobial and wound healing activity of flower

extracts of Pyrostegia venusta (Ker Gawl) Miers. Journal of

ethnopharmacology, 140(1), 186-192.

132. Sahu, N. P., & Mahato, S. B. (1994). Anti-inflammatory triterpene saponins of

Pithecellobium dulce: characterization of an echinocystic acid

bisdesmoside. Phytochemistry, 37(5), 1425-1427.

133. Sarkar, B., Raihan, S. A., Sultana, N., & Islam, M. E (2014). Isolation of two

steroids and two flavonoids having antioxidant, antibacterial and cytotoxic

properties from aerial stems of equisetum Debile Roxb.

134. Saxena, V. K., & Singhal, M. (1999). Novel prenylated flavonoid from stem of

Pithecellobium dulce. Fitoterapia, 70(1), 98-100.

135. Sayre, L. M., Perry, G., & Smith, M. A. (2007). Oxidative stress and

neurotoxicity. Chemical research in toxicology, 21(1), 172-188.

136. Scheibmeir, H. D., Christensen, K., Whitaker, S. H., Jegaethesan, J., Clancy, R.,

& Pierce, J. D. (2005). A review of free radicals and antioxidants for critical care

nurses. Intensive and Critical Care Nursing, 21(1), 24-28.

Page 159: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

144

137. Selvaraj, K., Chowdhury, R., & Bhattacharjee, C. (2013). Isolation and structural

elucidation of flavonoids from aquatic fern Azolla microphylla and evaluation of

free radical scavenging activity. International Journal of Pharmacy and

Pharmaceutical Sciences, 5(3), 743 - 749.

138. Shalaby, E. A., & Shanab, S. M. (2013). Antioxidant compounds, assays of

determination and mode of action. African journal of pharmacy and

pharmacology, 7(10), 528-539.

139. Sharma, P., Jha, A. B., Dubey, R. S., & Pessarakli, M. (2012). Reactive oxygen

species, oxidative damage, and antioxidative defense mechanism in plants under

stressful conditions. Journal of botany, 2012.

140. Shuang, G. M., You, C. H., Shi, S. Y., Yi, Z., Xiao, G. C., Jing, L., & Yu, X. L.

(2007). Cytotoxic triterpenoid saponins acylated with monoterpenic acid from

Pithecellobium lucidum. Journal of natural products, 71(1), 41-46.

141. Shukri, R., Mohamed, S., Mustapha, N. M., & Hamid, A. A. (2011). Evaluating

the toxic and beneficial effects of jering beans (Archidendron jiringa) in normal

and diabetic rats. Journal of the Science of Food and Agriculture, 91(14), 2697-2706.

142. Silva, R. M., Rodrigues, D. T., Augustos, S., Valadares, F., Neto, P. O., Dos

Santos, L., & Silva, L. P. (2012). Antitumor and cytotoxic activity of Kielmeyera

coriacea mart. Zucc. and Pyrostegia venusta (ker-gawl.) Miers extracts. Journal of

Medicinal Plants Research, 6(24), 4142-4148.

143. Simas, N. K., Dellamora, E. D. C. L., Schripsema, J., Lage, C. L. S., De Oliveira

Filho, A. M., Wessjohann, L., Porzel, A., & Kuster, R. M. (2013). Acetylenic 2-

phenylethylamides and new isobutylamides from Acmella oleracea (L.) RK

Jansen, a Brazilian spice with larvicidal activity on Aedes aegypti. Phytochemistry

Letters, 6(1), 67-72.

144. Smina, T. P., Mathew, J., Janardhanan, K. K., & Devasagayam, T. P. A. (2011).

Antioxidant activity and toxicity profile of total triterpenes isolated from

Ganoderma lucidum (Fr.) P. Karst occurring in South India. Environmental

toxicology and pharmacology, 32(3), 438-446.

145. Prachayasittikul, V., Prachayasittikul, S., Ruchirawat, S., & Prachayasittikul, V.

(2013). High therapeutic potential of Spilanthes acmella: a review. EXCLI

journal, 12, 291 - 312.

146. Spelman, K., Depoix, D., McCray, M., Mouray, E., & Grellier, P. (2011). The

traditional medicine Spilanthes acmella, and the alkylamides spilanthol and

undeca‐2E‐ene‐8, 10‐diynoic acid isobutylamide, demonstrate in vitro and in vivo

antimalarial activity. Phytotherapy Research, 25(7), 1098-1101.

147. Srinivasan, R., Natarajan, D., Shivakumar, M. S., (2015). Antioxidant compound

quercetin-3-o-α-l-rhamnoside(1→6)- β-d-glucose (rutin) isolated from ethyl

acetate leaf extracts of memecylon edule roxb (melastamataceae). Free Radicals

Page 160: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

145

Antioxidants, 5(1), 35–42.

148. Sroka, Z., & Cisowski, W. (2003). Hydrogen peroxide scavenging, antioxidant

and anti-radical activity of some phenolic acids. Food and Chemical

Toxicology, 41(6), 753-758.

149. Su, M. X., Tang, Z. Y., Huang, W. H., Li, Y. L., & Cen, Y. Z. (2009). Studies on

the chemical comstituents of Pithecellobium clypearia. Zhong yao cai=

Zhongyaocai= Journal of Chinese medicinal materials, 32(5), 705-707.

150. Sultana, B., & Anwar, F. (2008). Flavonols (kaempeferol, quercetin, myricetin)

contents of selected fruits, vegetables and medicinal plants. Food

Chemistry, 108(3), 879-884.

151. Thakral, J., Borar, S., & Kalia, J. A. R. (2010). Antioxidant potential

fractionation from methanol extract of aerial parts of Convolvulus arvensis

Linn.(Convolvulaceae). International Journal of Pharmaceutical Sciences and

Drug Research, 2(3), 219-223.

152. Thao, N. P., Luyen, B. T. T., Kim, J. H., Jo, A. R., Dat, N. T., Kiem, P. V., Minh,

C. V., & Kim, Y. H. (2016). Identification, characterization, kinetics, and

molecular docking of flavonoid constituents from Archidendron clypearia (Jack.)

Nielsen leaves and twigs. Bioorganic & medicinal chemistry, 24(14), 3125-3132.

153. Thongchai, W., & Liawruangrath, B. (2016). Development of HPLC analysis for

the determination of retinol and alpha tocopherol in corn oil nanoemulsion

lotion. International Food Research Journal, 23(4).

154. Thuy, T. T., Sung, T. V., Frank, K. A. T. R. I. N., & Wessjohann, L. U. D. G. E.

R. (2008). Triterpenes from the roots of Codonopsis pilosula. Journal of

chemistry, 46(4), 515-20.

155. Tiwari, A. K., Hasan, M. M., & Islam, M. (2013). Effect of ambient temperature

on the performance of a combined cycle power plant. Transactions of the

Canadian Society for Mechanical Engineering, 37(4), 1177-1188.

156. Tiwari, K. L., Jadhav, S. K., & Joshi, V. (2011). An updated review on medicinal

herb genus Spilanthes. Zhong Xi Yi Jie He Xue Bao, 9(11), 1170-1178.

157. Toker, G., Turkoz, S., & Erdemoglu, N. (1998). High performance liquid

chromatographic analysis of rutin in some Turkish plants II. Journal of the

Chemical Society of Pakistan, Vol, 20(4), 240 -243.

158. Tran, T. V. A., Malainer, C., Schwaiger, S., Hung, T., Atanasov, A. G., Heiss, E.

H., Verena, M. D., & Stuppner, H. (2015). Screening of Vietnamese medicinal

plants for NF-κB signaling inhibitors: Assessing the activity of flavonoids from

the stem bark of Oroxylum indicum. Journal of ethnopharmacology, 159, 36-42.

159. Tuszyńska, M. (2014). Validation of the analytical method for the determination

of flavonoids in broccoli. Journal of Horticultural Research, 22(1), 131-140.

Page 161: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

146

160. Urbaniak, A., Molski, M., & Szeląg, M. (2012). Quantum-chemical calculations

of the antioxidant properties of trans-p-coumaric acid and trans-sinapinic

acid. Computational Methods in Science and Technology, 18, 117-128.

161. Veloso, C. C., Bitencourt, A. D., Cabral, L. D., Franqui, L. S., Dias, D. F., dos

Santos, M. H., Soncini, R., & Giusti-Paiva, A. (2010). Pyrostegia venusta

attenuate the sickness behavior induced by lipopolysaccharide in mice. Journal of

ethnopharmacology, 132(1), 355-358.

162. Veloso, C. C., Cabral, L. D., Bitencourt, A. D., Franqui, L. S., Santa-Cecília, F.

V., Dias, D. F., Soncini, R., Vilela, F. C., & Giusti-Paiva, A. (2012). Anti-

inflammatory and antinociceptive effects of the hydroethanolic extract of the

flowers of Pyrostegia venusta in mice. Revista Brasileira de Farmacognosia,

22(1), 162-168.

163. Verykokidou‐Vitsaropoulos, E., & Becker, H. (1983). Flavonoide aus Spilanthes

oleracea Jacq. Archiv der Pharmazie, 316(9), 815-816.

164. Vonthron-Sénécheau, C., Weniger, B., Ouattara, M., Bi, F. T., Kamenan, A.,

Lobstein, A., Brun, R., & Anton, R. (2003). In vitro antiplasmodial activity and

cytotoxicity of ethnobotanically selected Ivorian plants. Journal of

ethnopharmacology, 87(2), 221-225.

165. Vukics, V., Kery, A., Bonn, G. K., & Guttman, A. (2008). Major flavonoid

components of heartsease (Viola tricolor L.) and their antioxidant

activities. Analytical and bioanalytical chemistry, 390(7), 1917-1925.

166. Wang, L. Q., Tang, Z. R., Mu, W. H., Kou, J. F., & He, D. Y. (2013). A new

natural naphtho [1, 2-b] furan from the leaves of Cassia fistula. Journal of Asian

natural products research, 15(11), 1210-1213.

167. Wang, Y., Deng, M., Zhang, S. Y., Zhou, Z. K., & Tian, W. X. (2008). Parasitic

loranthus from Loranthaceae rather than Viscaceae potently inhibits fatty acid

synthase and reduces body weight in mice. Journal of ethnopharmacology, 118(3),

473-478.

168. Wong, S. P., Leong, L. P., & Koh, J. H. W. (2006). Antioxidant activities of

aqueous extracts of selected plants. Food chemistry, 99(4), 775-783.

169. Woode, E., Alagpulinsa, D. A., & Abotsi, W. K. M. (2011). Anti-nociceptive,

anxiolytic and anticonvulsant effects of an aqueous leaf extract of Leea guineensis

G. Don (Family: Leeaceae). African Journal of Pharmacy and Pharmacology, 5(8),

1132-1144.

170. Wu, L. C., Fan, N. C., Lin, M. H., Chu, I. R., Huang, S. J., Hu, C. Y., & Han, S.

Y. (2008). Anti-inflammatory effect of spilanthol from Spilanthes acmella on

murine macrophage by down-regulating LPS-induced inflammatory

mediators. Journal of agricultural and food chemistry, 56(7), 2341-2349.

171. Xiang, W., Jiang, B., Li, X. M., Zhang, H. J., Zhao, Q. S., Li, S. H., & Sun, H. D.

Page 162: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

147

(2002). Constituents of Gnetum montanum. Fitoterapia, 73(1), 40-42.

172. Xie, C. Y., & Lin, L. W. (2011). Study on the chemical constituents of

Pithecellobium clypearia. Zhong yao cai= Zhongyaocai= Journal of Chinese

medicinal materials, 34(7), 1060-1062.

173. Yang, W. S., Jeong, D., Nam, G., Yi, Y. S., Yoon, D. H., Kim, T. W., Park, Y. C.,

Hwang, H., Rhee, M. H., Hong, S., & Cho, J. Y. (2013). AP-1 pathway-targeted

inhibition of inflammatory responses in LPS-treated macrophages and EtOH/HCl-

treated stomach by Archidendron clypearia methanol extract. Journal of

ethnopharmacology, 146(2), 637-644.

174. Yang, W. S., Lee, J., Kim, T. W., Kim, J. H., Lee, S., Rhee, M. H., Hong, S., &

Cho, J. Y. (2012). Src/NF-κB-targeted inhibition of LPS-induced macrophage

activation and dextran sodium sulphate-induced colitis by Archidendron clypearia

methanol extract. Journal of Ethnopharmacology, 142(1), 287 -293.

175. Zamble, A., Hennebelle, T., Sahpaz, S., & Bailleul, F. (2007). Two new quinoline

and tris (4-hydroxycinnamoyl) spermine derivatives from Microdesmis keayana

roots. Chemical and pharmaceutical bulletin, 55(4), 643-645.

176. Zamble, A., Sahpaz, S., Hennebelle, T., Carato, P., & Bailleul, F. (2006). N1, N5,

N10‐Tris (4‐hydroxycinnamoyl) spermidines from Microdesmis keayana

Roots. Chemistry & biodiversity, 3(9), 982-989.

177. Zamble, A., Sahpaz, S., Brunet, C., & Bailleul, F. (2008). Effects of Microdesmis

keayana roots on sexual behavior of male rats. Phytomedicine, 15(8), 625-629.

178. Zamblé, A., Yao, D., Martin-Nizard, F., Sahpaz, S., Offoumou, M., Bordet, R.,

Duriez, P., Brunet, C., & Bailleul, F. (2006). Vasoactivity and antioxidant

properties of Microdesmis keayana roots. Journal of Ethnopharmacology, 104(1),

263 -269.

179. Zhang, H. Y., & Ji, H. F. (2006). How vitamin E scavenges DPPH radicals in

polar protic media. New journal of chemistry, 30(4), 503-504.

180. Zhao, L., Zhao, G., Hui, B., Zhao, Z., Tong, J., & Hu, X. (2004). Effect of

Selenium on Increasing the Antioxidant Activity of Protein Extracts from a

Selenium‐enriched Mushroom Species of the Ganoderma Genus. Journal of food

science, 69(3).

Internet

181. zzzHttp://www.lrc-

hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/M/Mandia.htm&key=&cha

r=M. 1990.

182. zzzHttp://www.lrc-

hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/R/RangDong.htm&key=&c

har=R.

183.

zzzHttp://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/Chan

Page 163: LỜI CAM ĐOAN - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1223/LuanAn.pdf · Các phương pháp phổ 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng

148

hOc.htm&key=&char=C. Chanh ốc

184. zzzwwwhttp://bacsytructuyen.com/diendan/baiviet/15579-cuc-ao-rau-spilanthes-

oleracea-cay-thuoc-nam-dung-cho-tre-em-bi-chung-noi-lap/#ixzz45yKfbMN7.

185. zzzWwwHttp://baithuochay.net/home/?frame=bai-thuoc&p=542&.html.