28
trang 1 /28 Thi điểm là nhng ngày cui cùng ca tri, chđợi ngày di chuyn vlàng Vit Nam. Nhng người cui cùng còn sót li trong tri, nôn nao chđợi ngày đi. Nơi cưu mang không biết bao nhiêu người Vit t nn tbao năm qua sắp sa phi trlại cho quân đội Philippines để hmrộng căn cứ. Nơi đây không phải là nơi lý tưởng để người ta có thsinh sng trọn đời nhưng sau mt thi gian tạm trú nơi này không ít thì nhiu, còn rt nhiu knim. Nhnhng ngày kinh hoàng, khi quân đội rung bố, xua đuổi đồng bào lên phi cơ về Vit Nam trong chương trình cưỡng bc hồi hương. Nhngày có tin vui gia gituyt vng khi biết chính quyn và giáo hi Philippines đã rng tm tay, cho phép đồng bào được phép tiếp tc tạm trú trên mãnh đất ca những người láng giềng không giàu có hơn ai (nhưng tht giàu lòng nhân ái). Nhngày đồng bào hi ngoi mau mn đóng góp rng rãi, cu giúp những người Vit tnn, kém may mn, còn kt li Philippines. Người bên ngoài tranh cãi nên phi dùng tin cu trnhư thế nào (thí dnhư nên chia đều theo sngười t nạn) người bên trong nghĩ đến vic làm cp bách (thí dnhư xây làng Việt Nam để cho người trong trại có nơi tạm thi tá túc, trước khi người bn xthu hi đất đai của họ, trước khi đồng bào còn kp tiếp tục xin định cư ở nước thba). Trong bi cnh đó, làng Việt nam chính thc ra đời, giữa tháng mười năm 1996. Làng ra đời trong hoàn cảnh khó khăn. Đất xây làng đã được trtin xong, kctin bồi thường cho ba gia đình (anh em) người bản địa, tng sinh sống nơi đây, để hdời nhà trước khi người mình thi công. Nhưng, hai gia đình nht quyết không dọn đi vì họ bảo chưa nhận được tin bi thường (trong khi gia đình người anh cđã đại din cho h, nhn lãnh tin bổi thường cho cba gia đình và đã dọn đi). Ông Hagedorn, ThTrưởng ca thành phPuerto Princesa, buc phi ra tay giúp đỡ và cuối cùng hai gia đình này lặng ldời đi. Không ai biết ông đã dùng bin pháp nào, mãi cho đến ngày khai mc làng Vit Nam (16 tháng 4 1997), khi được hi, ông mi thlrằng ông đã dùng chút tiền riêng để bồi thường thêm cho hai gia đình đó, coi như chút đóng góp riêng tư của ông, và trong thâm tâm, ông mun tránh sthù him gia những người bản địa vi những người txxa đến “chiếm” đất ca h. Mt tm nhìn tht xa, mt nghĩa cử thm lng, đáng kính phục, nhưng ông không muốn ai biết đến! Trời như muốn gây thêm ththách nên cmưa hết ngày này đến ngày khác, làm đường xá ly li, làm chm trthêm vic thi công trong nhng ngày bắt đầu xây làng. Chánh quyn Palawan Chiu nay, mưa li về. Cơn mưa min nhiệt đới dai dẳng, như cố tình nht những người trên mảnh đất tm dung vào những căn nhà lụp xp vi mái lá ttơi, run rẩy trong gió. Ngoài kia, một vài đứa bé đội mưa, ướt như chuột lt, khnkhuân đôi thùng nước vnhà. Nơi ấy là tri tnn PFAC Palawan, Philippines, mười mấy năm về trước.

Chiều nay, mưa lại về.Cơnmưa - tynanphilippines.comtynanphilippines.com/LANG_VIET_NAM.pdf · lội, làm chậm trễ thêm việc thi công trong những ngày bắtđầu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

trang 1 /28

Thời điểm là những ngày cuối cùng của trại, chờ đợi ngày di chuyển về làng Việt Nam. Những người cuối cùng còn sót lại trong trại, nôn nao chờ đợi ngày đi. Nơi cưu mang không biết bao nhiêu người Việt tỵ nạn từ bao năm qua sắp sửa phải trả lại cho quân đội Philippines để họ mở rộng căn cứ. Nơi đây không phải là nơi lý tưởng để người ta có thể sinh sống trọn đời;; nhưng sau một thời gian tạm trú nơi này;; không ít thì nhiều, còn rất nhiều kỷ niệm. Nhớ những ngày kinh hoàng, khi quân đội ruồng bố, xua đuổi đồng bào lên phi cơ về Việt Nam trong chương trình cưỡng bức hồi hương. Nhớ ngày có tin vui giữa giờ tuyệt vọng khi biết chính quyền và giáo hội Philippines đã rộng tầm tay, cho phép đồng bào được phép tiếp tục tạm trú trên mãnh đất của những người láng giềng không giàu có hơn ai (nhưng thật giàu lòng nhân ái). Nhớ ngày đồng bào hải ngoại mau mắn đóng góp rộng rãi, cứu giúp những người Việt tỵ nạn, kém may mắn, còn kẹt lại ở Philippines. Người bên ngoài tranh cãi nên phải dùng tiền cứu trợ như thế nào (thí dụ như nên chia đều theo số người tỵ nạn);; người bên trong nghĩ đến việc làm cấp bách (thí dụ như xây làng Việt Nam để cho người trong trại có nơi tạm thời tá túc, trước khi người bản xứ thu hồi đất đai của họ, trước khi đồng bào còn kịp tiếp tục xin định cư ở nước thứ ba). Trong bối cảnh đó, làng Việt nam chính thức ra đời, giữa tháng mười năm 1996.

Làng ra đời trong hoàn cảnh khó khăn. Đất xây làng đã được trả tiền xong, kể cả tiền bồi thường cho ba gia đình (anh em) người bản địa, từng sinh sống nơi đây, để họ dời nhà trước khi người mình thi công. Nhưng, hai gia đình nhất quyết không dọn đi vì họ bảo chưa nhận được tiền bồi thường (trong khi gia đình người anh cả đã đại diện cho họ, nhận lãnh tiền bổi thường cho cả ba gia đình và đã dọn đi). Ông Hagedorn, Thị Trưởng của thành phố Puerto Princesa, buộc phải ra tay giúp đỡ và cuối cùng hai gia đình này lặng lẽ dời đi. Không ai biết ông đã dùng biện pháp nào, mãi cho đến ngày khai mạc làng Việt Nam (16 tháng 4 1997), khi được hỏi, ông mới thố lộ rằng ông đã dùng chút tiền riêng để bồi thường thêm cho hai gia đình đó, coi như chút đóng góp riêng tư của ông, và trong thâm tâm, ông muốn tránh sự thù hiềm giữa những người bản địa với những người từ xứ xa đến “chiếm” đất của họ. Một tầm nhìn thật xa, một nghĩa cử thầm lặng, đáng kính phục, nhưng ông không muốn ai biết đến!

Trời như muốn gây thêm thử thách nên cứ mưa hết ngày này đến ngày khác, làm đường xá lầy lội, làm chậm trễ thêm việc thi công trong những ngày bắt đầu xây làng. Chánh quyền Palawan

Chiều nay, mưa lại về. Cơn mưa miền nhiệt đới dai dẳng, như cố tình nhốt những người trên mảnh đất tạm dung vào những căn nhà lụp xụp với mái lá tả tơi, run rẩy trong gió.

Ngoài kia, một vài đứa bé đội mưa, ướt như chuột lột, khệ nệ khuân đôi thùng nước về nhà. Nơi ấy là trại tỵ nạn PFAC ở Palawan, Philippines, mười mấy năm về trước.

trang 2 /28

lại đòi hỏi người mình phải nộp một bản báo cáo, ghi rõ các chi tiết mà làng sẽ ảnh hưởng đến sinh thái và đời sống xã hội của người dân trong vùng, trước khi họ cấp giấy phép xây cất. Vào thời điểm đó, chính quyền Palawan đang đẩy mạnh chương trình bảo vệ cây xanh và không cho phép dùng cây rừng để xây cất. Gỗ dừa là loại gỗ duy nhất được họ cho phép. Muốn đủ gỗ để kịp xây làng, người mình phải đi vào tận các làng xa để chọn mua cây dừa và nhờ người ta xẻ gỗ, rồi dùng xe (chở rác của trại) mang về. Ít ai biết rằng để đủ cung cấp gỗ dừa cho làng, người bản địa phải hy sinh gần70 mẫu đất trồng dừa!

Việc xây làng bắt đầu từ việc khai hoang mẫu đất vừa mua, tiếp nối với việc phóng đường, đặt cọc làm ranh cho các căn hộ, đào giếng, xây tháp nước, xây nhà, làm cửa, làm hầm cầu, làm cống rãnh, làm đường, làm cọc dẫn điện, xin phép sở điện để đem điện vào làng… Thông thường thì các công tác xây dựng hạ tầng cơ sở phải hoàn tất trước khi người ta xây nhà. Nhưng thời gian đã không cho phép vì người mình phải dời trại vào cuối năm 1996. Người tỵ nạn trong trại đã bỏ nhiều công sức để tự xây nhà cho chính mình. Để đủ nhân công và đủ kinh nghiệm chuyên môn, người mình phải nhờ sự giúp sức của người bản xứ, cật lực làm việc hết ngày này đến ngày khác. Cứ nhìn những vật liệu xây cất được mang tới và nghĩ đến việc bảo quản tất cả mọi thứ đêm cũng như ngày;; cứ nhìn hằng trăm người cùng làm việc và nghĩ đến việc phân phối, kiểm soát việc làm, thì ai cũng nhận ngay rằng đây không phải là việc dễ làm. Dầu cố gắng đến đâu đi nữa thì sức người vẫn có hạn, chuyện xây làng cho 700 người trú ngụ như vậy trong vòng hai tháng rưỡi là chuyện không thể làm được, nhất là trong hoàn cảnh lúc bấy giờ trên mảnh đất hoang vu ở đảo Palawan xa xôi này. May mắn thay khi quân đội Philippines thông cảm với người tỵ nạn và gia hạn ngày dời trại thêm ba tháng.

Những ngày còn lại ở trại là những ngày vui buồn lẫn lộn. Đầu tháng chạp, trời se lạnh. Sáng sớm đã nghe từ loa phóng thanh tiếng hát Thanh Tuyền “đón Xuân này nhớ xuân xưa”. Tiếng hát lúc vơi lúc đầy, cuộn theo gió bay đi. Sao mà thấm thía chi lạ. Trong những ngày trở lạnh đầu đông năm đó, linh mục Robert Ford trở bịnh. Con chiên của ngài quây quần chăm sóc, ngày lại ngày qua. Có người thiếu nữ quay về trại sau bao nhiêu ngày xa cách, đã tốc tả đến thăm ngài, chỉ mong sao có dịp nhìn được ngài (vẫn còn sống). Vậy mà cứ mỗi khi sáng lên, cứ mỗi khi chiều xuống, ngài vẫn đứng ra làm thánh lễ (bằng tiếng Việt) và xoa đầu lủ trẻ con đang chờ đợi ngài ngoài thánh đường, khi tan lễ. Chiếc áo lễ ngài mặc, vá víu khắp nơi, tưởng chừng như ngài chia sẻ những cái vá víu của mảnh đời tỵ nạn trong trại này.

Giáng Sinh 1996 và tết Đinh Sửu là dịp cuối cùng để người trong trại cùng chung vui với nhau, khi thấy được ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Đêm giao thừa năm đó có những thứ mà những nơi khác không có được. Các hướng đạo sinh trong trại đã gắn cây nêu từ bao ngày trước. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở giữa trại, thật trang nghiêm, với liễn, hoa quả, lư hương, nhang đèn. Các vị bô lão trong trại, thùng thình trong bộ áo lễ màu xám tro, tam bộ nhất bái, từ từ tiến đến bàn thờ khấn lạy, thành khẩn. Đến giờ giao thừa, pháo nổ rang, như thôi thúc lòng người quay về với kỷ niệm, phong tục, tập quán từ ngàn xưa. Xong lễ mọi người chia nhau những miếng bánh tét, bánh chưng (do người trong trại tự làm) như hưởng lộc đầu năm. Xin hỏi có nơi nào người ta hưởng một đêm giao thừa ấm cúng như vậy không, ngày đó và cả bây giờ?

trang 3 /28

Đến cuối tháng hai 1997 làng đã bắt đầu rõ nét với các căn nhà đã có mái, với các tháp nước ngất ngưởng vươn cao. Có một đêm trăng rằm, người trong trại rủ nhau đến thăm làng. Một sân khấu dã chiến được dựng lên, dưới gốc cây cổ thụ ở ngã ba trong làng. Bụi tre vừa trồng kế bên nhà ở ngã ba đã lên lá xum xuê. Con trăng mười sáu vừa nhô lên khỏi ngọn dừa, lung linh qua cành tre, toả sáng sân khấu. Trong cái tỉnh mịch và huyền ảo đó, một anh trong trại đã mang đàn guitar lên sân khấu, cất cao tiếng hát “làng tôi” với tất cả chân tình, với tất cả niềm tự hào, mà có lẽ không ca sĩ chuyên nghiệp nào có thể diễn tả được.

Cuối tháng ba 1997, người trong trại đã sẵn sàng thu xếp tư trang chờ ngày dọn vào làng vì lúc bấy giờ việc xây làng coi như đã tạm xong. Việc chọn nhà cho từng gia đình đã xong xuôi. Điện đã được câu mắc, giúp toả sáng cho từng nhà, cho từng con đường trong làng. Ban đại diện cho làng đã được bầu xong. Nội quy cho việc sống trong làng cũng đã được soạn thảo và đã được thông qua. Nhưng, trời cuối tháng ba ở đây nắng gắt vô cùng, làm khô tắt dòng nước suối chảy qua làng, làm cạn dòng nước ngầm trong ba giếng trong làng. Có tiền cũng không thể mua được nước vì không ai có nước để bán! Ban xây dựng làng gấp rút đi tìm giải pháp để cung cấp đầy đủ nước cho làng. Cuối cùng họ đành chọn cách làm giếng khoan (sâu hơn 50 m) để có thể có đủ nước quanh năm. Nước từ giếng khoan được bơm thẳng lên tháp nước (đã được xây xong từ trước). Trong thời gian chờ đợi, quân đội Philippines có hảo ý tặng mỗi ngày hai xe nước ngọt cho người trong làng. Người trong làng thông cảm việc thiếu nước và cùng nhau cố gắng giảm thiểu lượng nước xài mỗi ngày.

Sau bao nhiêu khó khăn đó, cuối cùng làng Việt Nam tại Palawan đã chánh thức khai trương ngày 16 tháng 4, 1997 với sự tham dự của nhiều viên chức sắc trong chính quyền và giáo hội công giáo của Philippines; nhiều bô lão trong làng trang trọng trong khăn đóng, áo dài. Đặc biệt còn có sự hiện diện của hai cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Việt Dzũng đến từ California. Buổi lễ diễn ra trước đình làng, uy nghiêm, trong niềm hân hoan của người trong làng.

Từ đó người trong làng tự lực cánh sinh, cùng nhau phát triển làng, trong khi chờ đợi ngày được quốc gia thứ ba nhận họ theo dạng di dân chánh thức. Chùa Vạn Pháp, thánh đường Nữ Vương Việt Nam, nhà hàng Viet Ville, tiệm bán quà lưu niệm, lò bánh mì, … thi nhau ra đời. Năm sau, cũng ngày 16 tháng 4, làng làm lễ kỷ niệm một năm (tựa như lễ thôi nôi - mừng đứa trẻ đã đứng vững). Ngày đó, có nhà văn Trà Lũ đến từ Toronto tham dự và trao quà cho các em nhỏ trong đêm liên hoan. Xin ghi nhận ở đây một chi tiết nhỏ: ngày 16 tháng 4, 1996 được chọn làm ngày khánh thành làng vì ngày đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Từ đó làng tiếp tục phát triển; ngày 16 tháng 4, 1998, làng làm lễ đệ nhị chu niên…. Và cứ thế làng tiếp tục trưởng thành. Cho đến một ngày có thêm một tin vui: qua sự tranh đấu không ngừng của những người trong chương trình VOICE, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Úc đồng ý mở cửa trở lại đón người tỵ nạn còn sót lại (ở Philippines).

Người tỵ nạn lần lượt bỏ làng ra đi về miền đất hứa. Làng thưa người dần dần. Những căn nhà một thời vang rộn tiếng cười, nay trở thành hoang vắng. Cỏ dại thi nhau mọc, che cả lề đường, che cả lối đi. Những bảng tên đường như Âu Cơ, Hùng Vương … một thời hiên ngang làm kẻ

trang 4 /28

dẫn đường cho khách viếng thăm;; nay đã rỉ sét, phai màu. Nhiều căn nhà không được tu bổ nên loang lổ những nét hoang tàn. Bây giờ, còn chăng chỉ còn hai gia đình người Việt quyết chí ở lại với vợ con người bản địa, nhà hàng Viet Ville ngày ngày đón chào du khách với các món ăn Việt (thuần tuý) và nhà thờ công giáo mà người bản địa tiếp tục đến hành lễ hằng tuần. Bây giờ, làng Việt Nam trở thành một địa điểm đón chào du khách ở Palawan. Người đến thăm tò mò muốn biết ngày xưa Boat People đã sống như thế nào ở một nơi mà người ta gọi là làng. Nếu ai có chút tò mò, sẽ thấy các căn nhà ở đây đã được kiến trúc theo lối nửa Việt, nửa Phi với mục đích không làm chướng mắt người bản xứ, đồng thời giúp đồng bào tỵ nạn có cảm tưởng như đang sống ở quê nhà. Nơi đây là kỷ niệm của những ngày xây làng cực khổ, của tình thương của biết bao nhiêu người - từ đồng bào hải ngoại đến người bản địa. Hy vọng khách viếng thăm làng có thể cảm nhận được tình người còn lảng vãng đâu đây. Ngôi đình ngày xưa là điểm tụ họp, liên hoan của dân làng; nay chỉ còn đám cỏ hoang vây bọc chung quanh. Những hàng cây phượng vĩ, một thời rợp bóng; những hàng dậu thắm trước nhà giờ đã không còn. Những ai từng sống ở đây, có lưu luyến trở về thăm chốn cũ, chắc không khỏi bùi ngùi: ôi, kỷ niệm ngày xưa đó, nay còn đâu!

Tất cả đều từ từ trôi vào quên lãng. Trước khi tất cả hoàn toàn tan biến đi, xin mách nhỏ với các nhà khảo cổ sau này: bên dưới viên đá đầu tiên đặt ở ngã ba làng, còn chôn dấu một chứng tích về lịch sử của làng. Hy vọng một ngày nào đó người ta có thể sống lại những kỷ niệm của một thời.

trang 5 /28

Tài liệu tham khảo:

[1] Kỷ Yếu Làng Việt Nam tái bản lần thứ nhất, trao tặng cho khách tham dự ngày

lễ đệ nhất chu niên của làng, 16 tháng 4, 1998.

[2] Kỷ niệm khó quên, Palawan, Philippines

http://tynanphilippines.com/h%C3%ACnh_%E1%BA%A3nh_h%E1%BB%99i_ng%E1%BB%99/l%C3%A0ng_vi%E1%BB%87t_nam

[3] PFAC Palawan The Second Home We Cherish

http://pfacasylum.blogspot.ca/

[4] PFAC Palawan Community

https://www.facebook.com/pages/PFAC-Palawan/240685369034

[5] Journey to Freedom

https://www.youtube.com/watch?v=oLkBZmpC6ug&feature=youtu.be

[6] Photos of Palawan Refugee Camp 2012

http://www.refugeecamps.net/Palawan2012.html

trang 6 /28

Phụ Lục 1

Văn Tế Lập Làng Việt Nam tại Palawan, Philippines (trích từ [1])

Kim Nhaät, Nhaát thieân cöûu baùch, cöûu thaäp luïc nieân, thaäp ngoaït, giôø thìn

Bính Tyù nieân, cöûu ngoaït sô töù nhaät, giôø thìn Lưu dân xứ Việt nhất thiên ngũ bách nhơn

Tề tựu Phi luật Tân quốc, Palawan tỉnh, Puerto Princesa thành phố

Lập đàn tế trời đất xin dựng làng an cư lạc nghiệp

Kính cáo:

cùng Hoàng Thiên Hậu Thổ

Xét rằng:

Kể từ lúc khai thiên lập địa

Dân tộc Việt, con Rồng, cháu Tiên, trải ngàn năm một lòng dựng nước

Văn Lang nước Việt, thập bát triều Hùng Vương lập quốc

Giữ sơn hà, chống Bắc phương, ngoại xâm tháo chạy, anh hùng sử ghi

Lòng bất khuất,

Chí quật cường,

Quyết đưa non sông, phồn thịnh thái bình

Biển mang khai thành dân giàu nước mạnh

Nhưng tiếc thay!!!

Ngô Quân mất sớm, cơ đồ ngả nghiêng

Loạn Sứ Quân,

Gây lầm than,

Dạn kêu tiếng oán thấu trời xanh,

Song,

Nhờ hồng phúc, giống Lạc Hồng, luôn đấu tranh giành chủ quyền, độc lập cho muôn dân

Hết Đinh, Lê rồi đến Lý đến Trần

Quân phương Bắc bao lần tháo chạy

Rồi khí thế bừng bừng như lửa cháy

Bình Định Vương đánh đuổi quân Minh

Gom đất nước nhân sinh về một mối

Đến nhà Nguyễn mở mang bờ cõi, dắt con dân xuôi mãi về Nam

Tạo nên dãi giang sơn gấm vóc

Nhưng than ôi!

Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai

Đất nước lại thêm lần tang tóc

Loài Bạch dương cướp bóc giang sơn

Gây lầm than chết chóc căm hờn

Đất nước phân chia, gia đình ly tán, vợ lìa chồng, mẹ khóc xa con

trang 7 /28

Xót xa thay giống nòi Lạc Việt

Hỡi muôn dân,

Nhưng đâu chỉ khóc suông cho Tổ Quốc

Bao anh hùng

Bao liệt nữ

Đã vùng lên kháng chiến khắp mọi miền

Noi gương tiền nhân, giữ gìn xã tắc để bảo vệ sơn hà

Như những vị anh hùng “vị quốc vong thân”

Đẩy Bạch dương ra khỏi ba miền

Vẽ trang sử cho sông liền với núi

Tiếc thay!

Giặc trắng vừa đi, giặc Đỏ tới liền

Hai mươi năm nội chiến tang thương, huynh đệ tương tàn

Khiến mẹ Việt Nam rơi dòng lệ thảm

Rồi, quốc biến 75, Ất Mão điêu tàn

Dòng thác Đỏ xuôi Nam ngập lối

Đẩy đàn con ly tán khắp nơi

Mẹ Việt Nam đành ngậm ngùi để mặc

Nhìn lủ con đi, kẻ vượt núi cao, người ra biển cả,

Ôi, rừng thiêng

Ôi! bão tố

Đã vồ lấy bao sinh linh, đi tìm chữ Tự Do

Trên chiếc thuyền con, trong rừng sâu thẳm

Nhiều kẻ đến bờ, lắm kẻ phơi thây, giữa dòng Đại dương, hay nơi cô tịch

Mẹ Việt Nam ơi, Thuyền nhân đấy, Bộ nhân đấy

Như chúng con đây, đàn chim ly Việt

Bởi cơn quốc biến, vượt biển đáo Phi, lưu lạc nơi này, bảy năm có lẻ

Thế đấy!

Vượt biên đâu chắc đã thành công

Chậm chân còn phải chờ trông nhân quyền

Phũ phàng cái phận vô duyên

Con người mưu sự, đạt thành tại thiên

Những ai đến đảo muộn màng

Phải chờ thanh lọc rõ ràng phân minh

Để biết vì sự tình tỵ nạn

Của từng người dịch, bạn chỉnh tề

Nhờ Cao Uỷ, người bảo bọc, cũng nuôi nấng ăn học qua ngày

Ngờ đâu Cao Uỷ tráo tay

Thay đổi trắng đen, không phân hư thực

Kẻ được người thua cùng đều rơi lệ

Rớt thanh lọc, quay về xứ cũ, tránh sao khỏi ngục tù chờ sẵn

Nạn hồi hương, cưỡng bức bất nhân, lắm người bức tử

Trong cơn hoảng sợ, thảm cảnh đang chờ, những ngày khó tránh

Bổng phép lạ, quyền năng cao cả

Khiến Giáo quyền hối hả ra tay

Buộc màn trục xuất đình ngay

Cho người tỵ nạn cơ may lập làng

trang 8 /28

Lòng nhân đạo, mở thênh thang, góp một bàn tay đồng hương hải ngoại

Xây dựng cộng đồng, ơn người không phụ

Quốc gia cưu mang, dân Phi hiếu khách

Muôn thuở mang ơn, Cha Arguelles, đã mở lòng từ bao dung cùng khắp

Từ đây ta quyết một lòng

Cùng nhau phát triển ngôi làng Việt Nam

Nay kính cáo

Hoàng Thiên Hậu Thổ, cùng Tổ Tiên Lạc Việt năm xưa

Những anh linh, hồn thiêng sông núi

Xin hộ trì đàn con Ly Việt, mưa thuận gió hoà

Với lòng người nhất nhất, sức mạnh kiên cường

Xây dựng thành công, trường tồn vĩnh cửu

Khâm thử

Tác giả:

Ông Lê bảo Thiên, Ông Nguyễn đăng Quang và ông Trần phương Ngôn

Bài văn tế này đã do chính ông Lê bảo Thiên đọc trong buổi Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên của làng (9:30 sáng ngày 15 tháng 10, 1996)

trang 9 /28

Phụ Lục 2

Hình Ảnh Làng Việt Nam, Xưa và Nay (trích từ [2] và Internet)

Trại PFAC, Hè 1997

Rizal Avenue nhìn về hướng cuối đường (trước cổng trại)

Trại PFAC nhìn từ hướng biển

trang 10 /28

Nhà xí của người địa phương, gần cuối trại

Văn phòng CADP

trang 11 /28

Thư viện

Nhìn từ cuối trại (giáo đường nằm hướng tay phải)

trang 12 /28

Làng Việt Nam, ngày ấy

Lễ động thổ (15 tháng 10, 1996)

Lễ đặt time capsule (15 tháng 10, 1996)

trang 13 /28

Mô hình Làng Việt Nam

Làng Việt Nam sau ngày khởi công

trang 14 /28

Người tỵ nạn thi công xây nhà

Những căn nhà đầu tiên còn đang xây

trang 15 /28

Chọn nhà

Văn phòng hành chánh & Đình làng (vừa xây xong)

trang 16 /28

Đọc diễn văn trong buổi lễ khánh thành làng (16 tháng 4, 1997)

Nhà hai tầng

trang 17 /28

Phòng đọc sách

Chợ nhỏ

trang 18 /28

Sinh hoạt trước nhà

Xây tường bảo vệ cho con suối chảy qua làng

trang 19 /28

Xây lò bánh mì

Xây nhà hàng

trang 20 /28

Chùa Vạn Pháp

Thánh đường Nữ Vương Việt Nam

trang 21 /28

Đón mừng Xuân mới

Bảng tên đường

trang 22 /28

Mừng làng được một tuổi

Mừng làng được hai tuổi

trang 23 /28

Làng Việt Nam, bây giờ

Đường vào làng

Bảng tên đường

trang 24 /28

Cửa hàng bán quà lưu niệm

Chùa Vạn Pháp

trang 25 /28

Nhà hai tầng

Dảy nhà ngang

trang 26 /28

Nhà đơn

Đường trong làng

trang 27 /28

Đường trong làng

Đường trong làng

trang 28 /28

Đình làng

Sân chơi sau nhà