10
416 S. 4th Street, Renton, WA 98057 Phone : 425-255-3132 - Fax: 425-271-4729 www.st-anthony.cc www.facebook.com/stanthonyrenton CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A “Ở Nhà, Mạnh Khoẻ” ~ Tất cả các văn phòng Giáo xứ đóng cửa cho tới khi có thông cáo mới. ~ Cha Jack hoặc Cha Bazil luôn sẵn sàng trong các giờ cầu nguyện cá nhân cho những anh chị em có nhu cầu cần giải đáp. Mã số cửa ở phía Tây nhà thờ sẽ đóng lại. Cửa phía Tây CHỈ MỞ trong các giờ quy định nói ở trên. Trường hợp khẩn cấp trong giờ đóng cửa, xin gọi 425-272-7602. Vui lòng vào website Giáo xứ St. Anthony www.st-anthony.cc Biết thêm chi tiết, xin theo dõi thông cáo tại các thánh lễ truyền hình trực tiếp và các thông tin cập nhật khác. Giáo xứ St. Anthony là giáo xứ Công giáo phong phú về nét văn hóa, dấn thân phục vụ nhằm truyền bá Phúc Âm và đào tạo các tông đồ giáo dân qua sự liên kết mật thiết với Đức Kitô. "'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, ... hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi." (Mát-thêu 25, 21) Ngày 15 tháng 11, 2020

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

41

6 S

. 4th

Str

eet,

Ren

ton

, WA

98

057

P

ho

ne

: 42

5-2

55-

31

32

- F

ax:

42

5-2

71

-47

29

w

ww

.st-

anth

on

y.cc

w

ww

.fac

eb

oo

k.co

m/s

tan

tho

nyr

ento

n

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A

“Ở Nhà, Mạnh Khoẻ”

~ Tất cả các văn phòng Giáo xứ đóng cửa cho tới khi có thông cáo mới. ~

Cha Jack hoặc Cha Bazil luôn sẵn sàng trong các giờ cầu nguyện cá nhân cho những anh chị em có nhu cầu cần giải đáp.

Mã số cửa ở phía Tây nhà thờ sẽ đóng lại.

Cửa phía Tây CHỈ MỞ trong các giờ quy định nói ở trên.

Trường hợp khẩn cấp trong giờ đóng cửa, xin gọi 425-272-7602. Vui lòng vào website Giáo xứ St. Anthony

www.st-anthony.cc

Biết thêm chi tiết, xin theo dõi thông cáo tại các thánh lễ truyền hình trực tiếp và các thông tin cập nhật khác.

Giáo xứ St. Anthony

là giáo xứ Công giáo

phong phú về nét

văn hóa, dấn thân

phục vụ nhằm

truyền bá Phúc Âm

và đào tạo

các tông đồ giáo dân

qua sự liên kết mật

thiết với Đức Kitô.

"'Hỡi đầy tớ tốt

lành và trung tín,

... hãy vào hưởng

sự vui mừng

của chủ ngươi."

(Mát-thêu 25, 21)

Ngày 15 tháng 11, 2020

PHÚC ÂM: Mt 25, 14-30

"Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà

giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả

năng của mỗi người, đoạn ông ra đi.

"Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi

được hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình.

"Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo

năm nén khác mà nói rằng: 'Thưa ông, ông trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác'. Ông chủ bảo

người ấy rằng: 'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn,

ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi'. Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: 'Thưa ông, ông đã trao cho

tôi hai nén bạc; đây tôi đã làm lợi được hai nén khác'. Ông chủ bảo người ấy rằng: 'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì

ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ

ngươi'.

"Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: 'Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt,

gặt nơi không gieo và thu nơi ông không phát: nên tôi khiếp sợ (mà) đi chôn giấu

nén bạc của ông dưới đất. Đây của ông, xin trả lại cho ông'. Ông chủ trả lời người

ấy rằng: 'Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, người đã biết ta gặt chỗ không gieo,

thu nơi không phát: vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi

ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao

cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng

có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy

ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng'".

Đó là lời Chúa.

BÀI ĐỌC I: Cn 31, 10-13, 19-20. 30-31

Trích sách Châm Ngôn.

Ai tìm được một người vợ tài đức? Nàng đáng giá hơn

ngọc ngà. Chồng nàng đặt lòng tin tưởng nơi nàng và

chàng không thiếu thốn vật thực. Trọn đời, nàng sẽ

mang lại cho chồng sự lành, chứ không phải sự dữ.

Nàng tìm lông chiên và sợi gai, rồi nàng cần mẫn dùng

tay làm việc. Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay

nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người

nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng.

Duyên dáng thì giả dối và nhan sắc thì hão huyền:

Người phụ nữ kính sợ Chúa, sẽ được ca tụng. Hãy tặng

cho nàng hoa quả do tay mình làm ra, và sự nghiệp của

nàng hãy ca tụng nàng tại các cửa thành.

Đó là lời Chúa.

BÀI ĐỌC II: 1 Tx 5, 1-6

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi

tín hữu Thêxalônica.

Anh em thân mến, về thời nào và lúc nào, anh em

không cần chúng tôi viết cho anh em. Vì chính anh em

đã biết rõ ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm tối.

Khi người ta nói rằng: "Yên ổn và an toàn", thì chính

lúc đó tai hoạ thình lình giáng xuống trên họ, như cơn

đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao

thoát khỏi. Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em

không còn tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em

như kẻ trộm, vì tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái

ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm.

Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác,

nhưng hãy tỉnh thức và điều độ. Đó là lời Chúa.

Nén bạc Chúa trao

Trong quyển ‘Đường Hy Vọng’ Đức cố Hồng y Phanxicô

Xaviê đã "chê" Đức Giêsu một người không biết làm kinh

tế. Nhưng trong dụ ngôn các nén bạc hôm nay Chúa Giêsu

cũng dùng các qui luật kinh tế để nói về cách sử dụng và

khai thác cuộc đời chúng ta. Thiên Chúa đã trao cho mỗi

người chúng ta một số bạc, nhiều ít tùy người. Hết mọi

người phải dùng số bạc đó để sinh lời. Và lời phải tương

xứng với số vốn mình đã nhận được

Mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho một số vốn đó

chính là cuộc đời chúng ta. Là những ngày tháng chúng ta

được sống. Đó là số vốn ban đầu, là vốn căn bản. Vậy

chúng ta phải sử dụng vốn đó như thế nào? Chúng ta có

mặt trong cuộc đời không phải chỉ để sống cho qua ngày,

nhưng còn để sống thế nào cho thật hữu ích và phong phú.

Vì cuộc đời chúng ta trước sau rồi cũng qua đi. Chỉ những

gì thật hữu ích chúng ta đã cố gắng làm mới sẽ còn mãi.

Vốn thứ hai, rất quí giá, được ban thêm vào vốn thứ nhất

là đời sống mới trong Chúa Kitô, mà ta thường gọi là ơn

làm con Thiên Chúa, ơn tái sinh, hoặc ơn cứu độ. Vốn này

có tính quyết định: được thua, còn mất, sống chết là tại nó.

Cuộc đời ta có nghĩa lý gì nếu không nhờ nó mà ta đạt tới

ơn cứu độ. Ơn cứu độ chính là sự thành tựu chung cuộc

của cuộc đời. Cùng với ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho ta

đủ mọi phương thế để thực hiện ơn ấy. Đây là loại vốn thư

ba. Tất cả mọi ơn Thiên Chúa ban suốt đời ta để trực tiếp

hoặc gián tiếp nhằm giúp ta sống xứng đáng cuộc đời trần

thế và đạt tới cuộc sông vĩnh cửu.

Thiên Chúa đã chuẩn bị hết cho chúng ta rồi, vốn, thời

gian và phương tiện Ngài đã chuẩn bị sẵn, chỉ cần chúng

ta vận hành chúng để sinh lợi mà thôi. Nhưng mỗi người

chúng ta đã sử dụng những vốn đó như thế nào. Có thể

chúng ta đã hành động như người lãnh một nén bạc rồi

đem chôn dưới đất hơn là như người lãnh mười nén bạc

rồi sinh lợi được mười nén khác. Thời giờ không phải chỉ

là tiền, như những nhà kinh tế nghĩ, nhưng còn là ơn cứu

độ, theo cái nhìn đức tin. Thời giờ là vốn quý để tăng

trưởng, nhưng nếu thời giờ bị phung phí thì làm cho đời ta

nghèo đi thay vì làm giàu thêm.

Đối với những ơn ta nhận được mỗi ngày cũng phải tính

toán xem lời lỗ thế nào. Mỗi ngày có đưa ta đến gần Chúa

hơn không, có giúp ta sống thánh thiện hơn không? Hay

chúng ta chỉ biết sống tà tà đi tìm sự an nhàn, không có

động lực, không có quyết tâm. Hay chúng ta đã chôn đi

nén bạc Chúa trao rồi

Về cuối cuộc đời, chúng ta có thuộc về Chúa, sống với

Chúa, sống cho Chúa nhiều hơn không? Đó là câu hỏi

cho mỗi người trả lời với Chúa và với chính bản thân

mình.

Lạy Chúa, trong cuộc sống có nhiều lo âu, lo cho vật

chất, lo cho danh vọng trần gian... chính những điều này

làm cho chúng con quên đi những nén bạc Chúa ban.

Xin cho con nhận ra rằng kho tàng vĩnh cữu chính là

cuộc sống mai sau để con biết sinh lợi với những nén

bạc mà Chúa đã ban. Amen.

Về cuối cuộc đời, chúng ta có thuộc về Chúa, sống với

Chúa, sống cho Chúa nhiều hơn không? Đó là câu hỏi

cho mỗi người trả lời với Chúa và với chính bản thân

mình.

Lạy Chúa, trong cuộc sống có nhiều lo âu, lo cho vật

chất, lo cho danh vọng trần gian... chính những điều này

làm cho chúng con quên đi những nén bạc Chúa ban.

Xin cho con nhận ra rằng kho tàng vĩnh cữu chính là

cuộc sống mai sau để con biết sinh lợi với những nén

bạc mà Chúa đã ban. Amen.

“Your Parish”

Treasure Renewal

2020-21

Việc Cam kết lại Quản Lý Giáo xứ của chúng ta sắp

kết thúc. Giáo xứ rất biết ơn anh chị em đã gửi lại

Thẻ Cam kết Quản lý Giáo xứ hằng năm cho Giáo

xứ. Món quà của anh chị em sẽ hỗ trợ nhiều cho mục

vụ của Giáo xứ, những chi phí sinh hoạt của giáo xứ,

và giúp cho giáo xứ chúng ta tiếp tục sứ mạng xây

dựng Thân Mình Chúa Kitô. Chúng tôi vẫn chưa đạt

tới mục tiêu các thẻ cam kết được gửi trở lại. Nếu anh

chị em đã làm cam kết, xin vui lòng quảng đại và gửi

lại thẻ sớm hết sức có thể. Mục tiêu của giáo xứ cho

việc tham gia này là 100% thẻ cam kết được gửi lại

và chúng tôi đã có 10% thẻ được gửi lại. Việc gửi lại

thẻ sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí theo dõi thêm.

Xin cảm ơn.

11/15/2020

Anh chị em thân mến,

Như mọi khi, thời gian này trong năm nhắc tôi nhớ đến thánh Frances Xavier Cabrini, vị thánh đã từng cầu nguyện nơi đây

tại St. Anthony này. Thứ Sáu vừa qua, ngày 13 tháng 11 là ngày lễ kính thánh nữ. Thánh nữ đến Seattle làm mục vụ cho

người Ý di dân, và thiết lập các trường học, cô nhi viện và bệnh viện như ngài đã từng làm ở nhiều nơi khác (như New York,

Chicago, Denver, Los Angeles, Philadelphia và các thành phố khác nhau ở Nam Mỹ). Một điều tách biệt Seattle ra khỏi các

thành phố này là Mẹ Cabrini đã trở thành công dân Mỹ tại đây vào năm 1909. Trong suốt thời gian này, ngài đến Renton

thăm viếng những người di dân Ý và xin “các chàng trai” ủng hộ cho nỗ lực của mình. Tôi nghe kể rằng thánh nữ biết ngày

nào phát lương tại các khu mỏ, và thường đến thăm họ vào những ngày này. Nguyện xin thánh nữ đồng hành với chúng ta

như ánh sáng hướng dẫn chúng ta theo từng ơn gọi của mình. Dưới đây là một đoạn trích tiểu sử được ghi lại trên website

nhà thờ Chánh Tòa St. James, http://www.stjames-cathedral.org/history/saints.aspx.

Ngày 31/3/1889, Mẹ Cabrini đến New York sau chuyến đi đầu tiên trong nhiều chuyến xuyên Đại Tây Dương, Mẹ lập tức

thành lập trường học, cô nhi viện và bệnh viện khi phải đối mặt với nhiều chướng ngại quá sức tưởng tưởng. Mẹ lao vào

công việc đầy hăng say khiến nó trở thành huyền thoại. Mẹ cầu nguyện “Với ơn Chúa, Giêsu yêu dấu của con, con sẽ bước

theo Ngài cho đến khi kết thúc những ngày đời của con và mãi mãi.” “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giúp con bởi con ao ước làm

như thế với lòng hăng say và mau mắn.” Các cơ sở theo sau đó một cách nhanh chóng được thành lập tại Nicaragua, New

Orleans và Brazil, và mẹ đã đến Seattle vào năm 1903.

“Chúng tôi đang ở đây, không xa Bắc Cực lắm,” mẹ nói, rất nghiêm túc khi vừa đến vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Mẹ

yêu mến thành phố trẻ trung này và đã mô tả nó với những thuật ngữ rực rỡ (sự nhiệt tình thơ ấu của mẹ về môn địa lý đã

giúp mẹ làm tốt điều này):

Thành phố này nằm ở địa thế thật quyến rũ, và đang phát triển một cách quá nhanh chóng đến nỗi nó sẽ biến thành một thành

phố New York khác… Thành phố Seattle trải rộng trên 20 quả đồi; và mặc dù nó nằm về 50 vĩ độ bắc, nó tận hưởng một

mùa xuân bất tận do trào lưu hiện tại đến từ Nhật Bản … Vị giám mục rất tốt. Tên ngài là O’Dea, và ngài rất vui thấy chúng

tôi đến giáo phận của ngài bởi vì chúng tôi mang danh Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Seattle có lượng dân số người Ý di dân rất đông, và mẹ nhận thấy rằng “một số người trong họ chưa từng nhìn thấy nhà thờ

trên 20, 30, 40 hoặc 50 năm.” Lập tức, mẹ khắc phục tình trạng này bằng cách lập cứ điểm truyền giáo Núi Carmel trên ngọn

đồi Beacon Hill, tiếp sau đó là một trường học sau này là trường và giáo xứ Our Lady of Mount Virgin. Năm 1918, các nữ tu

của mẹ chuyển đến khu Lake Washington nơi mà Mẹ Cabrini có thị kiến trong một giấc mơ (Ngôi biệt thự Thánh Tâm Chúa,

hiện nay là Villa Academy.) “ Trong thời gian ngắn như thế, Mẹ đã làm nên những kỳ quan!” Vị giám mục thốt lên trong sự

ngưỡng mộ.

Trong khi thành lập bệnh viện Columbus, mẹ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều rắc rối và đã cầu nguyện rất nhiều để mua lại

khách sạn Perry toạ lạc trên đại lộ Madison, giữa đường Boren và Terry. Đức Cha O’Dea đến làm phép toà nhà và hỏi mẹ dự

tính làm gì với nó. Mẹ thưa với Đức Cha mẹ muốn lập bệnh viện, ngay lập tức nảy sinh những phản đối. Nhiều e ngại cho

rằng bệnh viện này sẽ có quá nhiều cạnh tranh với bệnh viện Providence, bệnh viện Công giáo duy nhất trong thành phố, toạ

lạc gần đó trên Đồi Capitol. Đức Cha O’Dea rút lại sự ủng hộ của mình và thực tế đã cấm mẹ thành lập bệnh viện.

Sự chống đối này làm mẹ đau buồn rất nhiều. Mẹ nói với các nữ tu của mình, “Chính mẹ là người chuyển giao phúc lành của

Thiên Chúa. Khi mẹ đi rồi, mọi sự sẽ tốt đẹp hơn.”

Trong khổ đau, mẹ tin tưởng cầu nguyện, và thời gian này mẹ lui tới thường xuyên cầu nguyện tại nhà thờ Chánh toà St.

James, chỉ cách đó một dãy phố.

Khi rời khỏi Seattle vào tháng 11, 1916, Mẹ Cabrini rất yếu. Tuy nhiên, trước khi mẹ qua đời vào ngày 22/12/1917, Đức Cha

O’Dea đã nhượng bộ, và mẹ rất vui khi biết rằng bệnh viện Columbus đang trên đường hoàn thành. Đức Cha O’Dea là vị

giám mục đầu tiên tuyên bố công khai mẹ là một trong những phụ nữ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Mẹ qua đời ở tuổi 67. Rất lâu trước đó mẹ đã chọn câu châm ngôn Omnia possum in eo qui me confortat—“Tôi có thể làm

được tất cả trong Đấng an ủi tôi.” Những thành tích phong phú của Mẹ Cabrini dường như minh chứng lời tuyên bố quả

quyết ấy của thánh Phaolô là thực.

Thân ái trong Trái Tim Chúa,

Lm. Jack Shrum,

Chánh xứ

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Sống Bí Tích Thánh Thể Nguồn: Vietcatholic

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

“Một cuộc cử hành có thể được coi là hoàn hảo và xinh đẹp theo nhãn

quan bên ngoài, nhưng nếu không dẫn chúng ta đến gặp gỡ Đức Chúa

Giêsu Kitô, thì không thể đem một chất bổ dưỡng nào đến cho tâm

hồn và đời sống chúng ta. Thay vào đó, qua Bí Tích Thánh Thể, Đức

Kitô muốn đi vào đời sống của chúng ta và làm cho nó thấm nhuần ân

sủng của Người, ngõ hầu trong mọi cộng đồng Kitô hữu có sự liên kết

chặt chẽ giữa phụng vụ và đời sống.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 12

tháng 2 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng

Trường Thánh Phêrô.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em.

Trong bài giáo lý trước tôi nhấn mạnh đến việc Bí Tich Thánh Thể đưa chúng ta vào sự hiệp thông với Chúa Giêsu và

mầu nhiệm thật của Người. Giờ đây chúng ta có thể tự hỏi mình một số câu hỏi về mối quan hệ giữa Bí Tích Thánh Thể

và việc mừng cuộc sống của chúng ta như một Hội Thánh và những cá nhân Kitô hữu. Chúng ta sống Bí Tích Thánh

Thể như thế nào? Khi chúng ta đi Lễ ngày Chúa Nhật, thì chúng ta sống nó như thế nào? Nó có phải chỉ là một thời gian

cử hành, một truyền thống được thiết lập chắc chắn, một cơ hội để gặp gỡ nhau hoặc cảm thấy thoải mái, hay là một điều

gì hơn nhiều ?

Có những dấu chỉ rất cụ thể để biết chúng ta sống tất cả điều ấy thế nào, chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể thế nào;

những dấu chỉ cho chúng ta biết rằng mình sống Bí Tích Thánh Thể tốt hay không tốt.

Dấu chỉ thứ nhất là cách chúng ta nhìn vào và nghĩ đến người khác. Trong Bí Tích Thánh Thể, Đức Kitô luôn

luôn làm cho việc tự hiến mà Người đã thực hiện trên Thánh Giá ra mới. Toàn thể cuộc đời của Người là một hành động

chia sẻ Chính Mình cách hoàn toàn vì yêu; vì vậy Người thích được ở với các môn đệ và những ai mà Người có thể quen

biết. Đối với Người, điều này có nghĩa là chia sẻ những ao ước của họ, những vấn đề của họ, những gì làm tâm hồn và

cuộc sống của họ bị xáo trộn. Giờ đây, khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta gặp nhiều người nam nữ đủ loại: già trẻ, giàu

nghèo, người bản xứ và những người ngoại quốc, đi cùng gia đình hay đi một mình... Nhưng Thánh Lễ mà tôi cử hành

có đưa tôi đến việc thật sự coi tất cả mọi người như anh chị em không? Nó có làm lớn lên trong tôi khả năng vui với

người vui và khóc với người khóc không? Nó có thúc đẩy tôi đến với những người nghèo khó, bệnh tật và bị bỏ ra ngoài

lề xã hội không? Nó có giúp tôi nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu trong họ không? Tất cả chúng ta đi tham dự Thánh

Lễ vì chúng ta yêu mến Chúa Giêsu và muốn chia sẻ cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Người trong Bí Tích Thánh Thể.

Nhưng chúng ta có yêu thương những anh chị em túng thiếu như Chúa Giêsu muốn không? Chẳng hạn như trong những

ngày này ở Roma chúng ta thấy nhiều khó khăn xã hội, hoặc vì mưa đã gây rất nhiều thiệt hại cho nhiều khu phố, hoặc

thiếu công ăn việc làm, là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Tôi tự hỏi, và mỗi người chúng ta tự

hỏi: Tôi, người đi tham dự Thánh Lễ: tôi phải sống điều này thế nào? Tôi có chăm lo giúp đỡ, gần gũi hơn và cầu

nguyện cho những người đang gặp những vấn đề này không? Hay là tôi chẳng mấy quan tâm? Hoặc có thể tôi quan tâm

đến việc nói chuyện tầm phào: (Anh) Chị có thấy quần áo nó mặc không, hoặc tại sao nó lại ăn mặc như thế? Đôi khi

chúng ta làm như vậy sau Thánh Lễ, và đó là điều chúng ta không nên làm! Chúng ta nên quan tâm đến những anh chị

em của mình đang có nhu cầu vì một căn bệnh, một vấn đề. Hôm nay, tốt hơn là chúng ta hãy nghĩ về anh chị em của

mình đang gặp những vấn đề này tại đây ở Roma: những vấn đề vì thảm họa gây ra bởi mưa cùng những vấn đề xã hội

và công ăn việc làm. Chúng ta hãy cầu xin cùng Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta rước trong Bí Tích Thánh Thể, để

Người giúp chúng ta giúp đỡ họ. (tiếp theo tuần tới)

THÁNH THỂ: ĐỂ BIẾT, ĐỂ YÊU VÀ ĐỂ PHỤNG THỜ THIÊN CHÚA.

NIỆM KHÚC NGHĨA TRANG

PM. Cao Huy Hoàng

Mỗi lần viếng nghĩa trang, là một dịp nhắc nhớ cho mỗi chúng ta niệm khúc quí giá về tình người, về chữ hiếu, về

cuộc sống đời này, về một niềm hy vọng vào đời sau.

Về tình người

Nơi nghĩa trang, bao người đã sống, nay đang nằm im lìm trong lòng đất. Họ đã trở về tro bụi. Trong số đó, có thể

có những người đã sống một cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp trước mặt Chúa và mọi người. Nhưng là con người, phàm ai

không tội lỗi, không thiếu sót.

Đứng trước hàng dãy phần mộ của những người đã ra đi, chúng ta khiêm tốn nhận ra mọi người cùng là thân phận

người mỏng dòn yếu đuối với nhau, gợi lên trong lòng chúng ta sự đồng cảm và thương xót: Đồng cảm thân phận

yếu hèn, thương xót những con người đã ra đi khi còn vương mắc bao tội tình, lầm lỗi. Tội với Thiên Chúa, lầm lỗi

với con người.

Và, nơi nghĩa trang này, còn gợi lên trong chúng ta lòng thương xót cả những con người đã ra đi do tội của người

khác: tội của cha mẹ giết con mình, tội của những người quyến rủ vào con đường trác táng, nghiện ngập, tội của

người trả thù đâm chém nhau, tội của những người ghen tương không có lòng tha thứ, tội của những người dùng

quyền lực áp bức bất công, tội của người thanh trừng nhau tranh quyền đoạt lợi, tội của những con người dững dưng

vô cảm mặc ai chết đói chết khát, bệnh hoạn chết dần chết mòn….

Thiết tưởng, từ nghĩa trang, lòng thương xót này không chỉ là một cảm xúc thoáng qua, nhưng sẽ lưu lại trong lòng

và biến đổi cuộc sống chúng ta thành những con người sống có tình thương, có trái tim biết yêu và lòng quảng đại,

không hơn thua, ganh ghét, nhưng là yêu thương chia sẻ cho nhau những gì là tốt đẹp nhất trong cuộc đời.

Về chữ Hiếu

Một người thân gửi thân xác nơi nghĩa trang, là một giao điểm linh thiêng cho tất cả những người còn sống trong

tộc họ, giao điểm nối kết mọi tâm tư tình cảm, giao điểm gặp nhau đầy ý nghĩa huyết thống của mỗi người và cũng

là giao điểm hóa giải bao bất ổn của họ tộc. Nếu người thân là Đấng Sinh Thành, là Cha Mẹ, Ông Bà, thì ý nghĩa

giao điểm linh thiêng kia càng rõ nét hơn.

Đứng trước mộ phần không chỉ

với lòng ngưỡng mộ và biết ơn những công đức cao dày của Đấng Sinh Thành,

với lòng sám hối vì những vô ơn bất hiếu khi chư vị còn sống,

với lòng Mến, cùng với lòng Cậy nhờ Đức tin nguyện xin Chúa ban cho chư vị ơn Cứu Rỗi…

mà còn nguyện hứa với chư vị rằng sẽ sống tình gia đình, tình huynh đệ càng lúc càng thắm nồng với nhau hơn.

Vâng, thực hành chữ Hiếu, hay đạo Hiếu không chỉ là những hình thức, những lễ nghi, mà là một biến đổi tận căn

do ân sủng khi đi từ chữ Hiếu đến việc giữ luật Điều Răn thứ tư: Thảo Kính Cha Mẹ, điều răn của chính Thiên Chúa

ban ra.

Về cuộc sống đời này

Với những tín hữu Phật Giáo, Ấn Độ Giáo hoặc Bà-la-môn, và cả những người theo Khổng Giáo, Lão Giáo….thì

tư tưởng “sắc sắc, không không, có đó rồi lại không đó”, “cuộc đời là hư vô”, “mọi sự là hư vô” gần như mang một

nỗi bi quan tuyệt vọng. Nó dẫn con người ta đến một ngõ cụt của cuộc đời không lối thoát hiểm. Không ai tránh

Hỏi đáp về Ơn Toàn Xá trong tháng 11 năm nay 2020

(... Tiếp theo)

chỗ cùng tận là tro bụi, không ai thoát được nỗi phủ phàng là hư vô. Bởi vậy, họ hoài mong một cuộc hóa thân, hóa

kiếp, luân hồi. Nỗi hoài mong nầy, họ dựa trên cách ăn nết ở của họ, dựa trên chính công nghiệp của họ. Bởi vậy mới

có những lời khuyên răn rất dân gian: “Ở hiền, gặp lành” hay “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”….

Còn sự sống đời này của những người Công giáo chúng ta thì sao? Hãy nghe sách Giảng Viên nói về cuộc đời:

“Ông Cô-he-lét nói : “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”. ( x. Gv 1, 2-9)

Nhưng từ chỗ phù vân ấy, Ông Cô-he-lét đã nhận ra:

“Tôi nhận ra rằng mọi sự Thiên Chúa làm sẽ tồn tại mãi mãi. Không có gì để thêm, chẳng có gì để bớt. Thiên

Chúa đã hành động như thế để phàm nhân biết kính sợ Người”. (Gv 3, 14)

Giáo lý Công giáo dạy cho chúng ta biết rằng, mọi sự trên trần gian nầy phải đến chỗ phù vân ấy, hư vô ấy là do hậu

quả của tội nguyên tổ. Nhưng, tội nguyên tổ đã được xóa đi nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ công nghiệp

của Chúa Giêsu Kitô.

Bởi vậy, biết cuộc đời là hư vô, Người Công giáo vẫn không dừng lại ở chỗ bi quan tuyệt vọng vì thân phận phải trở

về tro bụi của mình, cũng không dám tự sức mình có thể cứu vớt cho mình khỏi tình trạng bi đát ấy, nhưng người

Công giáo có đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, và chỉ nhờ vào công nghiệp của Ngài mà họ được cứu sống: thoát cảnh

hư vô, và sống cuộc sống vĩnh hằng trong Thiên Chúa.

Về cuộc sống đời sau

Vậy, khi tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì dẫu biết “mọi sự là hư vô” nhưng vẫn có giá trị riêng của nó: hư vô ở đời này

là khởi điểm ngưỡng vọng một cuộc sống đời sau hằng hữu. Chính cái ý thức hư vô thôi thúc chúng ta buông bỏ

cuộc đời tạm bợ, và bằng lòng trao phó cuộc đời này cho Đức Giêsu, để Ngài phục hồi từ hư vô thành hằng hữu.

Thân xác từ hư vô, nhờ công nghiệp cứu rỗi của Chúa Giêsu, đã được thánh hóa nên Cung Điện Chúa Thánh

Thần, nên nhà tạm của Chúa Giêsu Thánh Thể, nên Đền Thờ cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị.

Của cải vật chất thế gian chắc chắn sẽ trở về hư vô, nhưng đang trở nên phương tiện cho chúng ta cộng tác với

công nghiệp của Chúa Giêsu, nhờ biết cách sử dụng của cải thế gian mà mua lấy nước Thiên Đàng.

Quỹ thời gian của mỗi người sẽ cạn dần đi, sẽ ít đi, nhưng từng phút giây đang trở nên càng có giá trị cứu rỗi cho

chính mình, nếu biết dùng mỗi phút giây hiện tại với lòng sám hối, lòng tạ ơn, với lời chúc tụng, và nên của lễ tận

hiến cho vinh danh Chúa.

Sự chết không dẫn chúng ta về hư vô, nhưng là khởi điểm của một cuộc sống mới, vì chúng ta đã và đang cùng

sống, cùng chết với Đấng đã sống, đã chết, và đã sống lại.

Như vậy, cuộc đời trần gian này “Mọi sự là hư vô”. Nhưng Mọi Sự Trong Đức Giêsu Kitô đang trở nên phần rỗi cho

chúng ta, đang chuẩn bị cho chúng ta một cuộc sống hằng hữu trong Thiên Chúa.

Thế thì:

Không còn niềm đau nào nơi “thành phố tro bụi”.

Không còn nỗi buồn nào nơi heo hút nghĩa trang.

Không còn hoang mang nào khi chiều vàng héo úa

Không còn khăn tang nào quấn trên đầu nhân gian

Chỉ còn một tình thương, một tình thương vĩnh cửu

Chỉ còn một niềm tin, Đấng Hằng Hữu vinh quang

Trong Ngài, ta sống và ta chết từng giây phút

Để trong Ngài, ta cùng sống cuộc sống mới hân hoan.

(Sưu tầm từ TinMung.net)

Thông báo Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Vì tình hình hiện tại của Covid-19, thánh lễ mừng kính Các

Thánh Tử Đạo Việt Nam tại St. Anthony sẽ dời vào năm sau

2021. Lý do vì bảo đảm điều kiện sức khỏe cho các vị cao

niên và gia đình của họ, cùng với số người tham dự giảm

thiểu đáng kể trong thời gian đại dịch. Chúng tôi mong gặp

lại anh chị em trong điều kiện an toàn và mạnh khỏe hơn

trong các sinh hoạt của Giáo xứ trong tương lai. Xin Chúa

chúc lành cho anh chị em và gia đình, cách riêng nhờ lời

chuyển cầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban

cho chúng ta thêm lòng tin tưởng vững vàng nơi tình yêu

Thiên Chúa. Xin Chúa luôn chúc lành cho anh chị em.

THÁNH LỄ CUỐI TUẦN

THỨ BẢY

8:00 am (also Livestream)

5:00 pm (Saturday Vigil)

CHÚA NHẬT

7:00 am

9:00 am (also Livestream)

11:00 am (in Spanish – also Livestream)

1:00 pm (in Spanish)

5:30 pm

THÁNH LỄ TRONG TUẦN:

THỨ HAI ĐẾN THỨ SÁU

8:00 am (also Livestream)

THỨ TƯ & THỨ SÁU

7:30 pm

THỨ NĂM

7:30 pm (in Spanish – also Livestream)

GIỜ CẦU NGUYỆN RIÊNG & GIẢI TỘI:

THỨ TƯ, NĂM & SÁU

5:00 pm - 7:00 pm

THỨ BẢY 2:00 pm - 4:00 pm

CHÚA NHẬT

4:00 pm - 5:00 pm

KHÔNG CẦN GHI DANH THAM DỰ THÁNH LỄ

Tuy nhiên, chúng tôi rất khuyến khích anh chị em bổ sung tên và thông tin liên lạc vào danh sách Theo Dõi Liên Lạc.

Nếu anh chị em muốn liên lạc với giáo xứ có liên quan đến bất cứ vấn đề gì hoặc những trường

hợp dương tính Covid, xin vui lòng ghi danh. Chúng tôi sẽ thông báo cho toàn Giáo xứ thông qua

Website, tại Thánh Lễ và gửi email.

Có hai cách để ghi danh (sign up):

LỰA CHỌN MỘT: (Ghi danh điện tử) www.tinyurl.com/MASSanthony

LỰA CHỌN HAI: (Ghi danh qua điện thoại):

Hãy gọ i (425) 255-3132 trong thời gian theo lịch trình dưới đây:

Thứ Hai: 9am-11am

Thứ Sáu: 1pm-3pm

Yêu cầu đeo khẩu trang và giãn cách thể lý 6-feet giữa các hộ gia đình.

Xin cám ơn anh chị em đã cộng tác với chúng tôi giữ cho môi trường an toàn. Nếu anh chị em có thắc mắc gì, xin vui lòng liên lạc với

Hanh Lentz [email protected]

Kely Euan: [email protected] (for Spanish, para Español)

www.facebook.com/stanthonyrenton/

www.youtube.com/channel/UC2LPCA6LDk

-wLuQ9XWaDDEw?sub_confirmation=1

www.youtube.com/channel/UC2LPCA6LDk

-wLuQ9XWaDDEw?sub_confirmation=1

Thánh lễ hàng ngày:

* English

Thứ Hai – Bảy @ 8:00 am

* Spanish

Thứ Năm @ 7:30 pm

Thánh lễ Chúa nhật:

* English @ 9:00 am (live stream)

* Spanish @ 11:00 am (live stream)

Tận hiến cho Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp:

Thứ Năm @ 6:20 pm

Vui lòng đăng nhập

St. Anthony Parish website

www.st-anthony.cc

Để biết thêm chi tiết và cập nhật

thông tin.

PARISH PHONE DIRECTORY

Parish Office 425-255-3132 [email protected]

Fr. Jack Shrum 425-255-3132 [email protected] Pastor Fr. Xavier Bazil, H.G.N. 425-277-6206 [email protected] Parochial Vicar

Ted Rodriguez 425-277-6217 [email protected] Deacon

LaMar Reed 425-277-6199 [email protected] Deacon

Donna Schlager 425-277-6195 [email protected] Parish Administrator

Michael Cantu 425-255-0059 [email protected] School Principal

Dulce Casanova 425-277-6217 [email protected] Liturgy & Hispanic Ministry

Sr. Maria Dinh, L.H.C. 425-277-6242 [email protected] Vietnamese Ministry

Hanh Lentz 425-277-6208 [email protected] Stewardship & Outreach

Kristen Abbananto 425-277-6205 [email protected] Adult Evangelization

Sam Estrada 425-277-6209 [email protected] Youth & Young Adult Ministry

Micie DelosReyes 425-277-6201 [email protected] Children’s Faith Formation

Lynne Shioyama 425-277-6200 [email protected] Catechesis of the Good Shepherd Coordinator

Linda Halvorson 425-277-6207 [email protected] Music Coordinator

Dean Savelli 425-282-2598 [email protected] Facility Manager

Liza Pare-Seidel 425-277-6194 [email protected] Administrative Assistant /Bulletin

Eric Cheng [email protected] IT/Social Media Manager

School 425-255-0059

Live Stream Masses

on Facebook and YouTube