8
Hàng lưu niệm lay lắt “đầu đường…” ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Nhiều phán quyết khác nhau - tranh chấp đất đai kéo dài TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4905 - THỨ TƯ NGÀY 25/10/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trường tiểu học bán trú TRANG 5 Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 mỗi năm phục tráng, sản xuất 1 triệu cây giống hoa salem cấy mô chất lượng cao cho nông dân Đà Lạt. Ảnh: V.Việt “Điểm tô” cho phố phường TRANG 4 TRANG 4 TRANG 7 Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. (Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6-1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558) TRANG 3 TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 Chìa khóa thành công từ 2 tủ cấy mô Xây dựng Hội thánh Chúa trong lòng dân tộc Việt Nam Nhân dịp Đại hội đại biểu Người Công giáo tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022, phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn Linh mục Hoàng Văn Chính - Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Lâm Đồng để giúp bạn đọc và đông đảo bà con giáo dân biết rõ hơn về những thành quả nổi bật của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh thời gian qua cũng như nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 10/2017 Phấn đấu vượt thu ngân sách 7% Ngày 24/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2017 và bàn nhiệm vụ công tác tháng 11/2017. Ông Nguyễn Văn Yên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị với sự có mặt của các sở, ngành. Theo báo cáo tại buổi họp, tháng 10/2017, tình hình kinh tế - xã hội của Lâm Đồng không có biến động mạnh. Sản xuất nông nghiệp ổn định, diện tích gieo trồng và số lượng gia súc, gia cầm cơ bản ổn định. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng không biến động, dịch bệnh trên gia súc xuất hiện nhẹ, không có gia súc chết vì dịch bệnh. Tình hình trồng rừng đạt đúng kế hoạch đề ra, không xảy ra cháy rừng. Riêng tình hình vi phạm lâm luật có 68 vụ được phát hiện, diện tích thiệt hại là 15.410 m 2 . Thiên tai lụt bão gây thiệt hại cho nhân dân về tài sản và có 3 người tử vong. Các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông đều có tăng so cùng kỳ 2016. Cụ thể, trong tháng 10, tổng lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 410,5 ngàn lượt khách; kim ngạch xuất khẩu đạt 45,31 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 11 triệu USD, số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 21.540 thuê bao… Tình hình thực hiện các công trình trọng điểm tiếp tục được triển khai theo kế hoạch... Phụ nữ Đà Lạt tài năng, duyên dáng những diễn viên với các điệu múa, lời ca và có lúc như là nhà hùng biện thuyết trình về những vấn đề của phụ nữ. Nhưng khi rời sân khấu, các chị lại trở về với công việc thường ngày của mình và vẫn giữ nét đẹp của phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách”. Trên sân khấu Hội thi “Phụ nữ tài năng - duyên dáng”, các chị tỏa sáng như

Chìa khóa thành công từ 2 tủ cấy mô Xây dựng Hội thánh ...baolamdong.vn/upload/others/201710/26112_Bao_Lam_Dong_ngay_2…cƠ quan cỦa ĐẢng bỘ ĐẢng cỘng

Embed Size (px)

Citation preview

Hàng lưu niệm lay lắt “đầu đường…” ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Nhiều phán quyết khác nhau - tranh chấp đất đai kéo dài

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4905 - THỨ TƯ NGÀY 25/10/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIXây dựng thực đơn

cân bằng dinh dưỡngcho trường tiểu học bán trú

TRANG 5Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 mỗi năm phục tráng, sản xuất 1 triệu cây giống hoa salem cấy mô chất lượng cao cho nông dân Đà Lạt. Ảnh: V.Việt

“Điểm tô” cho phố phường

TRANG 4

TRANG 4

TRANG 7

Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.

(Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6-1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558)

TRANG 3

TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

Chìa khóa thành công từ 2 tủ cấy mô Xây dựng Hội thánh Chúa trong lòng dân tộc Việt NamNhân dịp Đại hội đại biểu Người Công giáo tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022, phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn Linh mục Hoàng Văn Chính - Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Lâm Đồng để giúp bạn đọc và đông đảo bà con giáo dân biết rõ hơn về những thành quả nổi bật của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh thời gian qua cũng như nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 10/2017

Phấn đấu vượt thu ngân sách 7%Ngày 24/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ

chức họp, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2017 và bàn nhiệm vụ công tác tháng 11/2017. Ông Nguyễn Văn Yên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị với sự có mặt của các sở, ngành.

Theo báo cáo tại buổi họp, tháng 10/2017, tình hình kinh tế - xã hội của Lâm Đồng không có biến động mạnh. Sản xuất nông nghiệp ổn định, diện tích gieo trồng và số lượng gia súc,

gia cầm cơ bản ổn định. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng không biến động, dịch bệnh trên gia súc xuất hiện nhẹ, không có gia súc chết vì dịch bệnh. Tình hình trồng rừng đạt đúng kế hoạch đề ra, không xảy ra cháy rừng. Riêng tình hình vi phạm lâm luật có 68 vụ được phát hiện, diện tích thiệt hại là 15.410 m2. Thiên tai lụt bão gây thiệt hại cho nhân dân về tài sản và có 3 người tử vong.

Các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương

mại, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông đều có tăng so cùng kỳ 2016. Cụ thể, trong tháng 10, tổng lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 410,5 ngàn lượt khách; kim ngạch xuất khẩu đạt 45,31 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 11 triệu USD, số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 21.540 thuê bao… Tình hình thực hiện các công trình trọng điểm tiếp tục được triển khai theo kế hoạch...

Phụ nữ Đà Lạt tài năng, duyên dáng

những diễn viên với các điệu múa, lời ca và có lúc như là nhà hùng biện thuyết trình về những vấn đề của phụ nữ. Nhưng khi rời sân khấu, các chị lại trở về với công việc thường ngày của mình và vẫn giữ nét đẹp của phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách”.

Trên sân khấu Hội thi “Phụ nữ tài năng - duyên dáng”, các chị tỏa sáng như

2 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Phóng viên: Xin Linh mục cho biết những thành tựu nổi bật của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh nhiệm kỳ 2012 - 2017.

Linh mục Hoàng Văn Chính: Ủy ban Đoàn kết Công giáo là một tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện cho phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo, có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi người công giáo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

Đại hội đại biểu Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 ngoài dịp nhìn lại quá trình 25 năm hình thành và phát triển của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Lâm Đồng; đồng thời cũng tổng kết, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đồng bào Công giáo, khẳng định hơn nữa trách nhiệm của người công giáo trong tư cách vừa là công dân, vừa là thành phần dân chúa.

Đối với Lâm Đồng, đồng bào theo các Tôn giáo khác nhau chiếm trên 60% dân số, trong đó Giáo phận Đà Lạt nằm trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 379.122 giáo dân (137.493 giáo dân là đồng bào dân tộc thiểu số), chiếm 31% dân số toàn tỉnh.

Trong tinh thần hiệp thông với Giáo hội và đồng hành cùng dân tộc, trong nhiệm kỳ 2012 - 2017, đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể qua các lĩnh vực:

Thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo: Trong 5 năm qua, đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022:

Xây dựng Hội thánh Chúa trong lòng dân tộc Việt Nam

Nhân dịp Đại hội đại biểu Người Công giáo tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022, phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn Linh mục Hoàng Văn Chính - Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Lâm Đồng để giúp bạn đọc và đông đảo bà con giáo dân biết rõ hơn về những thành quả nổi bật của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh thời gian qua cũng như nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

đã phát huy, khai thác được tiềm năng, thế mạnh vào quá trình phát triển kinh tế chung của đất nước, luôn nêu cao ý chí tự lực, tự cường, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Đời sống của đồng bào Công giáo ngày càng được nâng cao.

Công tác từ thiện - nhân đạo và các hoạt động xã hội thể hiện trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, người có công với cách mạng. Trong tinh thần “dấn thân phục vụ”, các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện được coi là hoạt động trọng tâm hàng đầu. Đồng bào Công giáo tỉnh luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái, nên các hoạt động từ thiện nhân đạo được quan tâm tích cực.

Trong sự nghiệp giáo dục, với tinh thần chung tay, góp sức cho sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà: Các hội dòng nữ tu Công giáo tích cực tham gia trong lĩnh vực giáo dục lứa tuổi nhà trẻ mầm non với 87 cơ sở và được đánh giá có chất lượng rất tốt; các lớp học tình thương được mở để phục vụ các em kém may mắn; các trường dạy nghề do Dòng Lasan, Dòng Don Bosco đang hoạt động rất có hiệu quả; có một số nhà nội trú giúp trẻ em dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện đi học; các “Chương trình tiếp sức mùa thi” được tổ chức rất tốt; công tác khuyến học được hầu hết các giáo xứ và các cộng đoàn dòng tu quan tâm.

Trong xây dựng đời sống văn hóa mới, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội: Thực hiện 10 nội dung của phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo” kết hợp với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả. Đồng bào Công giáo ngày càng có ý thức và trách nhiệm trong xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cuộc sống vui tươi lành mạnh, xa lánh các tệ nạn xã hội theo tinh thần đạo đức Kitô giáo. Đã có nhiều khu dân cư có đông đồng bào Công giáo trong tỉnh trở thành điểm sáng trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Một điều đáng tự hào đó là những địa bàn có

Linh mục Hoàng Văn Chính.

đông đồng bào Công giáo sinh sống thì thường ít hoặc không có tệ nạn xã hội.

Thưc hiện chính sách, pháp luật Nhà nước góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được bà con giáo dân tuân thủ để góp phần xây dựng đất nước, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.

Phóng viên: Để có được những thành tựu nổi bật nêu trên, những bài học kinh nghiệm được rút ra là gì, thưa Linh mục?

Linh mục Hoàng Văn Chính: Từ thực tiễn phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo và hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng 5 năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là bài học về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, gắn bó với dân tộc của đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng có được là nhờ vào các yếu tố: Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam; Xác tín vào điều mà Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người công giáo không phải là những tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm”; Ý thức rằng lòng yêu nước chỉ có sức mạnh khi khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.

Thứ hai, đó là tinh thần “Đồng hành cùng dân tộc” của đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng. Đồng hành cùng dân tộc “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” chính là động lực thúc đẩy người công giáo tích cực dấn thân vào các mặt của đời sống xã hội.

Thứ ba, đó là nhờ có vai trò của Ủy ban Đoàn kết Công giáo trong việc hướng dẫn và phát huy các phong trào thi đua yêu nước. Là một tổ chức xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Đoàn kết Công giáo cần phải mở rộng, đổi mới phương thức hoạt động; luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam; phát huy tốt vai trò nòng cốt tiên phong, động viên người công giáo chu toàn bổn

phận đối với đất nước và Giáo hội như Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI “Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

Phóng viên: Để tiếp tục tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đồng bào Công giáo, vận động bà con tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ phát động; những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đặt ra trong thời gian tới là gì, thưa Linh mục?

Linh mục Hoàng Văn Chính: Trong thời gian tới, phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng cần tập trung triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” với 8 nội dung cụ thể. Đó là: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng. Đoàn kết xây dưng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái. Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh. Xây dựng gia đình theo gương gia đình Thánh Gia, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, biết thương yêu mọi người. Tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện nhân đạo; chăm sóc và giúp đỡ những đối tượng chính sách, những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh. Nâng cao hiệu quả nếp sống đạo qua nỗ lực thực hiện đường hướng mục vụ của hàng Giáo phẩm Việt Nam là góp phần xây dựng Hội thánh Chúa trong lòng dân tộc Việt Nam, quyết tâm gắn bó với vận mệnh quê hương.

Phóng viên: Trân trọng cám ơn Linh mục đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!

NGUYỆT THU (thực hiện)

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cấp ủy năm 2017

Ban Tổ chức Huyện ủy Đam Rông phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cấp ủy năm 2017.

Trong thời gian 2 ngày (từ 23 đến 24 tháng 10), 72 học viên là bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở được nắm bắt các nội dung như: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; phương thức xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; nghiệp vụ công tác tổ chức - xây dựng Đảng và công tác đảng viên; nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát; công tác tuyên giáo ở cơ sở.

Qua việc bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và năng lực lãnh đạo cho cấp ủy ở cơ sở, góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. VĂN TÂM

... Trong tháng 10/2017, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 438,796 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 797,28 tỷ đồng; tổng chi ngân sách 816,976 tỷ đồng. Dự tính tới 31/10/2017, số dư nguồn vốn huy động đạt 42.700 tỷ đồng; tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 65 ngàn tỷ đồng, nợ xấu khoảng 380 tỷ đồng.

Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, an sinh xã hội trong tháng 10 đều ổn định. Tháng 11/2017, Lâm Đồng xác định tiếp tục tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển nông nghiệp CNC. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đồng thời kiên quyết xử lý những dự án không triển khai theo quy định. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm sức khỏe nhân dân, phát triển giáo dục, văn hóa văn nghệ. Về cải cách hành chính, tiếp tục đẩy mạnh theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước và các địa phương.

Với công tác thu ngân sách, Lâm Đồng xác định là quan trọng, tiếp tục đẩy mạnh thu ngân sách theo lộ trình, nhất là thuế, phí; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chống thất thu thuế.

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội của Lâm Đồng tháng 10/2017 và 10 tháng qua cơ bản ổn định, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, Lâm Đồng còn nhiều vấn đề cần giải quyết như tình hình vi phạm lâm luật, tai nạn giao thông, tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh triển khai chậm, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu.

Ông Nguyễn Văn Yên yêu cầu các sở, ngành rà soát các chỉ tiêu, chỉ tiêu nào chưa hoàn thành cần tăng cường thực hiện phấn đấu đạt yêu cầu. Tập trung vào chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, làm tốt phòng chống diễn biến xấu của thời tiết. Phấn đấu vượt thu ngân sách 7% so với kế hoạch đề ra, tập trung thu hồi nợ ngân sách. Phải đẩy mạnh thực hiện các công trình trọng điểm và công trình bức xúc, không để xảy ra hậu quả xấu. DIỆP QUỲNH

Tình hình thực hiện... TIẾP TRANG 1

3 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017KINH TẾ

“Mở khóa” đưa cây cảnh sang châu ÂuRẽ ngang khoảng một cây

số đầu đèo Trại Mát, tôi bước vào sảnh Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 theo lịch hẹn làm việc vào đầu giờ buổi sáng giữa tháng 10/2017. Giám đốc công ty chờ sẵn trước mấy phút và nhiệt tình đón tôi sau tiếng chuông điện thoại đầu tiên. Đó là một người đàn ông trẻ Hồ Anh Dũng 34 tuổi, quê Quảng Trị, tốt nghiệp cử nhân sinh học Trường Đại học Đà Lạt rồi chọn khởi nghiệp giữa những đồng hoa của thành phố này. “Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 chuyển về đây sản xuất mới hơn 2 năm. Quy mô hiện tại của công ty gồm 800 m2 diện tích phòng cấy mô và 2.000 m2 vườn ươm. Trong số hơn 60 kỹ thuật viên thì chiếm khoảng 1/3 tốt nghiệp cử nhân sinh học, còn lại trình độ cao đẳng, trung cấp kỹ thuật và lao động kỹ thuật đào tạo trực tiếp tại công ty…”, Giám đốc Hồ Anh Dũng khái quát.

Tôi bỏ giày ở ngoài sảnh lớn, bước vào khu sản xuất cấy mô 800 m2 đầu tiên trong công ty của Dũng. Theo đó, lần lượt tiếp cận từng phòng cấy mô vô trùng sạch bóng, nhân viên kỹ thuật với trang phục blouse trắng thao tác khá cẩn trọng, nhịp nhàng các quy trình sản xuất cây giống cấy mô hoa sa lem, cây thủy sinh và cây cảnh đường phố xuất khẩu. Cụ thể quy trình gồm chọn tế bào đỉnh sinh trưởng nuôi cấy thành cây con; kiểm soát chất lượng cây con trước khi chiết tách, nhân nuôi đồng loạt trong phòng cấy mô; cung cấp dinh dưỡng tạo bộ rễ từng cây con khỏe mạnh để đưa ra ươm trồng trên giá thể. Nối tiếp khu vực cấy mô là hệ thống nhà lưới và nhà kính khoảng 2.000 m2 chia thành các khu vực phối trộn giá thể, trồng cây con trên ô khay, sắp xếp cây con theo các ngày tuổi tương ứng với chế độ, kỹ thuật chăm sóc khác nhau...

“Tuy là khu vực sản xuất mới, nhưng tất cả đang vận hành một quy trình khép kín, quy mô và chuyên nghiệp…”, tôi ghi nhận sau một vòng tham quan tìm

Chìa khóa thành công từ 2 tủ cấy môVượt qua những khó khăn về mặt bằng và những lúng túng giao thương năm đầu tiên không có thu nhập, cử nhân sinh học thế hệ 8X Hồ Anh Dũng đã tìm thấy chìa khóa khởi nghiệp mở 2 tủ cấy mô ở Đà Lạt, đưa các loại giống hoa, cây cảnh cạnh tranh chất lượng cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

hiểu. Giám đốc Hồ Anh Dũng chia sẻ: “Thời điểm giữa tháng 10 châu Âu sắp sửa bước vào mùa đông và là mùa trồng cây trang trí ngoài đường phố, trong đó Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 đã kết nối cung cấp hàng trăm loại giống cấy mô hàng năm. Các đối tác Châu Âu chủ yếu thông qua việc chủ động giới thiệu, xúc tiến thương mại từ các bạn hàng trong nước của công ty…”.

Ước tính giai đoạn khởi động 3 năm qua, mỗi năm, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 đã sản xuất, xuất khẩu trên dưới 3 triệu giống cây trang trí cấy mô sang thị trường châu Âu.

Hoa salem phục tráng đạt chuẩn nhập khẩuCũng trong mùa đông năm

2017, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 sản xuất thêm cây giống thủy sinh cấy mô theo đặt hàng của các đầu mối tiêu thụ trong nước. Đây là loại cây trồng sinh trưởng trong bể nuôi cá các loại phạm vi hộ gia đình hoặc ở khu vực công viên nước vui chơi giải trí, hiện nhu cầu sử dụng đang ngày càng khá phổ biến.

Dẫu vậy đến nay, sản phẩm cấy mô chủ lực của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 vẫn là các loại giống hoa salem phục tráng đạt chất lượng tương đương nguồn giống mới nhập khẩu, nhưng giá thành phù hợp với suất đầu tư kinh tế hộ gia đình. Giống hoa salem này nguồn gốc từ các nước châu Á đưa về Đà Lạt trồng từ những năm 1990 với đa dạng sắc màu, thị trường trong nước luôn ưa chuộng. Để góp phần nâng cao chất lượng hoa salem Đà Lạt, từ năm 2013, cử nhân sinh học Hồ Anh Dũng tìm thuê hơn năm trăm mét vuông đất trên đường Lữ Gia, Đà Lạt, đồng thời huy động người thân, bạn bè được vài chục triệu đồng đầu tư 2 tủ cấy mô và lắp đặt các tấm lưới che nắng, chắn mưa cho khu vực vườn ươm nhỏ.

Kết thúc 2 năm khởi nghiệp, Dũng mở khóa 2 tủ cấy mô từ hàng chục ngàn đến cả trăm ngàn cây giống hoa sa lem cấy mô cung cấp cho nông dân Đà Lạt trồng đạt năng suất và chất lượng vượt trội. Từ đó, qua truyền miệng, số khách hàng nông dân Đà Lạt đặt mua giống hoa salem tăng nhanh, cử nhân sinh học Hồ

Anh Dũng tìm về khu vực Nam Hồ - Trại Mát mua gần 3.000 m2 đất mở rộng cơ sở thành quy mô Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 với 25 tủ cấy mô. Công suất trong một năm vừa qua, công ty của Dũng bán ra 1 triệu cây giống hoa salem, thành tổng doanh thu gần 3,5 tỷ đồng.

Dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 2017, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 Hồ Anh Dũng được tôn vinh là 1 trong 61 doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 là 1 trong gần 50 đơn vị trên địa bàn nhân giống thực vật với tổng số hơn 340 tủ cấy mô. Với công suất 27 triệu cây giống cấy mô mỗi năm, 50 đơn vị này đã tạo nguồn giống gốc cho 200 vườn ươm trong tỉnh Lâm Đồng sản xuất thành 2 tỷ cây giống thương phẩm.

Đặc biệt, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 đã đạt tỷ lệ 30% số lượng cây giống hoa, cây cảnh nuôi cấy mô toàn tỉnh Lâm Đồng xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong năm vừa qua.

VĂN VIỆT

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 mỗi năm phục tráng, sản xuất 1 triệu cây giống hoa salem cấy mô chất lượng cao cho nông dân Đà Lạt. Ảnh: V.Việt

Triển khai Dự án quản lý chất lượng sản phẩm hoa

Công ty Naniwa Flower Auction (Nhật Bản) đã nghiên cứu, đề xuất và được

UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận triển khai Dự án quản lý chất lượng sản phẩm

hoa trong 3 năm tới. Dự án này được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, xét thấy phù

hợp với chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới mở rộng

thị trường xuất khẩu hoa trong thời gian tới của Lâm Đồng.

Sở NN & PTNT Lâm Đồng được giao phối hợp chặt chẽ với Công ty Naniwa Flower Auction xây dựng các nội dung triển khai của dự án gồm: ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ

phần mềm, các thiết bị, chế phẩm chăm sóc, bảo quản sản phẩm hoa sau thu

hoạch; chọn địa bàn và đối tượng thực hiện mô hình; nguồn kinh phí; phát triển thị trường tiêu thụ; thời gian và lộ trình

phổ biến nhân rộng quy trình…VŨ VĂN

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 437 triệu USD

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2017, kim

ngạch xuất khẩu của tỉnh là trên 437 triệu USD, đạt gần 80% kế hoạch, tăng

trên 37% so với cùng kỳ 2016. Đây được đánh giá là tín hiệu tốt cho ngành công

nghiệp Lâm Đồng.Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu

chủ lực như: Alumin tăng 4,6%, cà phê nhân tăng gần 4%, rau tăng hơn 18%,

hoa tươi tăng trên 30%, dệt may tăng gần 20%; trong khi đó các mặt hàng chè chế

biến, hạt điều lại giảm. Đối với nhập khẩu đạt trên 93 triệu USD,

tăng hơn 34% so với cùng kỳ và vượt 3,5% kế hoạch năm. Các mặt hàng nhập

khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu tơ tằm, củ giống, hoa giống, nông dược và máy móc

thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh.D.THƯƠNG

Thêm dự án sản xuất thiết bị nông nghiệp công nghệ cao

Thông tin từ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã trao

giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty sản xuất thiết bị nông nghiệp công nghệ

cao Viễn Dương, đơn vị đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất ống tưới nhỏ giọt, ống vòi nhựa theo công nghệ của Israel

tại Khu Công nghiệp Phú Hội huyện Đức Trọng. Đây là đơn vị có tổng vốn đầu tư

lớn thứ 3 tại KCN Phú Hội, được chấp thuận đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu cho nền nông nghiệp

công nghệ cao của tỉnh.Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư trên

200 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm từ plastic, ống tưới nhỏ giọt, ống vòi nhựa và các

sản phẩm nhựa hoàn thiện, thiết bị lắp đặt bằng nhựa các loại với công suất 900 tấn

sản phẩm/năm. Dự án được triển khai xây dựng và lắp đặt thiết bị từ quý 4/2017 đến

đầu năm 2019. Dự án sản xuất thiết bị nông nghiệp

công nghệ cao Viễn Dương được trao giấy chứng nhận đầu tư thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của các nhà đầu tư đối với

tỉnh Lâm Đồng và tạo nguồn thiết bị nông nghiệp tin cậy cho sản xuất nông nghiệp

công nghệ cao của tỉnh.SONG AN

33% nông dân đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏiThông tin từ Hội Nông dân

tỉnh cho biết, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được toàn thể hội viên hưởng ứng tham gia.

Từ phong trào này, đã khích lệ động viên nông dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm, khai thác hiệu quả tiềm năng, nội lực, nêu cao tinh thần đoàn kết hợp tác,

lao động sáng tạo; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa khọc công nghệ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh sản xuất hàng hóa. Đồng thời, phong trào đã có đóng góp tích cực vào việc thay đổi cơ cấu, tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn. Từ phong trào đã

xuất hiện ngày càng nhiều nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi (SX-KDG); nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn, thu hút lao động nhàn rỗi trong nông dân. Qua kết quả bình xét vào năm 2013 toàn tỉnh có 56.438 hộ SX-KDG, đến năm 2017 có 61.836 hộ đạt danh hiệu SX-KDG, đạt 33% so với tổng số hộ nông nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các hộ SX-KDG

còn phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ những hộ nghèo, cận nghèo về kinh nghiệm sản xuất, cách làm, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp, giống cây con để phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đã giúp đỡ cho 2.334 lượt gia đình, trong đó có 1.633 gia đình thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh đến nay là 6,51%. HOÀNG YÊN

4 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Hội thi Phụ nữ tài năng, duyên dáng nhằm phát huy tính sáng tạo, tài năng, trí tuệ của người

phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đồng thời tăng cường sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc triển khai các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ trong tình hình mới. Hội thi thu hút 18 thí sinh và hơn 200 cổ động viên đến từ Hội Phụ nữ các xã, phường, Công an TP Đà Lạt và Chợ Đà Lạt.

18 thí sinh tham gia hội thi là những “bông hoa” đã được tuyển chọn qua hội thi ở cấp phường, xã. Xem các chị tham gia 4 phần thi về trang phục áo dài, trang phục dạ hội, phần thi hùng biện và tài năng, khó mà tin được các chị trong đời thường với công việc bình dị mỗi ngày. Có nhiều chị đang làm cô giáo như: Nguyễn Thị Như ý (Phường 2), Hồ Thị Hồng Yến (Phường 7), Nguyễn Quỳnh Hoa (Phường 3), Trương Thị Lệ (Phường 9), Nguyễn Thị Huyền Trinh (Phường 10), Trần Thị Ngọc Anh (Phường 1). Có chị làm dược sĩ như Hồ Thị Phương Quỳnh (Phường 4); là cán bộ làm công tác văn hóa thông tin như chị Lê Thị Hòa (xã Xuân Trường); có chị làm kinh doanh và thích hoạt động từ thiện như Lê Thị Thu Huyền (Phường 11); có chị làm tư vấn tài chính như Ngô Thúy Hiền (Phường 12). Đó còn là các chị nông dân sản xuất giỏi như Lê Thị Tường Vy (xã Trạm Hành), Lưu

Phụ nữ Đà Lạt tài năng, duyên dángTrên sân khấu Hội thi “Phụ nữ tài năng - duyên dáng”, các chị tỏa sáng như những diễn viên với các điệu múa, lời ca và có lúc như là nhà hùng biện thuyết trình về những vấn đề của phụ nữ. Nhưng khi rời sân khấu, các chị lại trở về với công việc thường ngày của mình và vẫn giữ nét đẹp của phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách”.

Nguyễn Như Vân (xã Xuân Thọ). Chị Nguyễn Thị Liên (Công an TP Đà Lạt) là chiến sĩ phụ trách chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân; làm nghề trang điểm như chị Đa Cát Jớt (xã Tà Nung); nhân viên thu ngân có chị Võ Kiều Dung (Phường 5); làm kế toán như chị Nguyễn Thị Thùy Trang đến từ Hội Phụ nữ Chợ Đà Lạt; là cán bộ đoàn như chị Phạm Thị Huệ (Phường 8).

Mỗi người một công việc nhưng đã tham gia hội thi, bước lên sân khấu với những quy định từ Ban tổ chức về thời lượng cho mỗi phần thi chỉ có 2 phút để trình diễn trang phục; 7 phút thể hiện phần thi hùng biện; 5 phút phần thi tài năng, các thí sinh đã phô diễn hết khả năng của sự duyên dáng, sáng tạo và tài năng của mình, bởi các chị đã được

tuyển chọn, sàng lọc từ hội thi cấp cơ sở. Vì vậy, chất lượng hội thi Phụ nữ tài năng, duyên dáng của TP Đà Lạt vượt ra ngoài mong đợi của nhiều người vì hết sức ấn tượng ở phần thi trình diễn trang phục và thuyết phục lòng người ở phần thi tài năng, hùng biện. Theo dõi một ngày diễn ra hội thi, cả hội trường Thành ủy Đà Lạt với hơn 200 cổ động viên không chỉ có phụ nữ mà còn có cả thanh niên, người cao tuổi và các em thiếu nhi cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi, có những giây phút thăng hoa, mọi người đứng lên để cổ vũ và nhìn ngắm thí sinh trên sân khấu với những bộ trang phục thật đẹp.

Chị Hồ Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trưởng Ban Giám khảo Hội thi đã nhận xét rất chân thực: Hội thi không chỉ có

tính chất giải trí đơn thuần ở sự trình diễn trang phục với những chiếc áo dài duyên dáng, sang trọng, những chiếc váy dạ hội kiêu sa, đài các, các chị còn thể hiện tài năng của mình ở các tiết mục hát, múa, đọc thơ, diễn tiểu phẩm, yoga. Đặc biệt, ở phần thi hùng biện, có 10 chị chọn chủ đề về 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; 5 chị chọn chủ đề về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ đề về phụ nữ Việt Nam... Nội dung này được các chị thể hiện rất tự tin và tài năng của các chị đã thể hiện qua kiến thức lý luận gắn với thực tiễn sinh động và thuyết phục Ban giám khảo...

Người được trao giải thí sinh thi hùng biện hay nhất cũng là người giành giải nhất của Hội thi Phụ nữ tài năng, duyên dáng TP Đà Lạt, chị Lê Thị Hồng Phấn đã chọn chủ đề về 4 phẩm chất của phụ nữ Việt Nam: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Chị cho biết: “Trong xã hội hiện đại, phụ nữ không ngừng tiếp thu và rèn luyện nhiều kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc nuôi dạy con cái, kỹ năng nội trợ, kỹ năng làm đẹp, kỹ năng làm mẹ, làm vợ… Có được các kỹ năng sống giúp phụ nữ tự tin trong vai trò kép: vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, làm tốt chức năng “nội tướng” và nuôi dạy con cái thành đạt, giúp phụ nữ đẹp hơn, tự tin hơn để khẳng định mình”. Và chị Hồng Phấn nói

về sự đảm đang của người phụ nữ hiện nay: “Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ CNH - HĐH, phẩm chất đảm đang sẽ giúp cho người phụ nữ thực hiện hài hòa việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình. Không phủ nhận rằng, cuộc sống hiện đại và những áp lực từ công việc trong một thế giới đang đổi thay nhanh chóng như hiện nay đang làm cho cả phụ nữ và nam giới ít có thời gian dành cho gia đình. Đồng thời, xã hội hiện đại với nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống gia đình và xã hội, vai trò của gia đình và trách nhiệm của các thành viên lại càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Sự đóng góp về kinh tế cho gia đình là điều kiện quan trọng để người phụ nữ có tiếng nói và vươn tới một vị trí bình đẳng với người chồng trong gia đình, song kinh tế không phải là mục đích mà là phương tiện để chúng ta hướng tới một gia đình hạnh phúc. Và trong hoàn cảnh ấy, mỗi gia đình rất cần đến đôi bàn tay và khả năng tổ chức cuộc sống một cách khéo léo, khoa học của người phụ nữ đảm đang, đó là chìa khóa để chúng ta thể hiện sự năng động để có thể dung hòa được các nhiệm vụ, vai trò của mình”.

Giống như những gì mà chị Hồng Phấn chia sẻ, sau khi tỏa sáng trên sân khấu hội thi thật duyên dáng và đầy tài năng, các chị lại trở về với cuộc sống đời thường bằng những công việc, ngành nghề đa dạng, mỗi chị là một “bông hoa” đảm đang làm đẹp cho mỗi gia đình và góp phần vun đắp cho vẻ đẹp của người phụ nữ TP Đà Lạt.

AN NHIÊN

Các thí sinh trải qua phần thi biểu diễn trang phục áo dài. Ảnh: A.N

Không khó để nhận ra sự thay đổi tích cực tại đường Nguyễn Trãi (xã Lộc Thanh)

trong thời gian gần đây. Trên đoạn đường dài 700 m, cả 2 bên lề đường, hoa các loại và cây cảnh đã dần thay thế cho cỏ dại như trước đây. Một cảnh quan môi trường tươi mới, sinh động đã được hình thành với sự góp công, góp sức của những người phụ nữ.

Theo Hội LHPN TP Bảo Lộc, xã Lộc Thanh là đơn vị đầu tiên trên địa bàn thành phố triển khai mô hình tuyến đường hoa do Hội LHPN phát động. “Ban đầu, nghe nói về mô hình đường hoa thì các chị em rất e ngại vì cả đoạn đường dự định triển khai trước đây toàn đất đá, rác thải. Thế nhưng, với mong muốn đường phố ngày càng đẹp hơn nên chị em đã cùng chung sức dọn dẹp, làm đất, rồi mua cây, mua hoa về trồng. Sau vài tháng, tuyến đường đã trở nên sạch đẹp hơn. Chính điều này là động lực để chị em cố gắng tiếp tục nhân rộng ra các tuyến đường khác” - chị Nguyễn Thị Thu Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Thanh, chia sẻ.

Tương tự, gần 1 km lề trên tuyến đường Lý Thái Tổ (đoạn qua địa bàn Thôn 1, xã Đam Bri cũng đang dần “thay da đổi thịt”. Nhiều loại hoa và cây cảnh đã được chị em phụ nữ trồng, tạo hình và chăm sóc mỗi ngày khiến tuyến đường trở nên “mướt mắt” hơn. Chị Vũ Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Đam Bri, cho biết: “Đây là đoạn đường dốc, cua gấp, 2 bên đường cây cối và cỏ dại mọc um tùm làm che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Việc triển khai mô hình tại khu vực này vừa đáp ứng nhu cầu tạo mỹ quan cho cung đường vào xã, vừa đảm bảo cho tuyến đường thông thoáng, giúp các phương tiện lưu thông an toàn hơn”.

Trồng hoa dọc các tuyến đường được xem là mô hình mới tại địa bàn TP Bảo Lộc. Vì vậy, bước đầu triển khai gặp khá nhiều khó khăn. Một số tuyến đường cây và hoa vừa được trồng xuống thì lại bị người dân nhổ trộm. Tuy nhiên, không vì vậy mà chị em phụ nữ nản lòng mà ngày càng đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình. Ngoài nguồn cây giống,

hoa giống do Hội LHPN thành phố hỗ trợ, tại nhiều địa phương, các chị em đã chủ động tìm các loại hoa có sức sống tốt để trồng trên các tuyến đường. Nhân dân tại một số tuyến đường cũng tích cực góp giống hoa, phụ giúp chị em làm cỏ, cuốc đất, trồng và chăm sóc hoa. Đi qua tuyến đường Đội Cấn (phường Lộc Sơn), không ít người phải trầm trồ khen ngợi bởi con đường không chỉ được bà con quét dọn sạch sẽ mỗi ngày mà còn rực rỡ sắc màu các loài hoa. Bà Nguyễn Thị Mến, người dân Tổ

dân phố 2 (phường Lộc Sơn) bày tỏ: Nhìn tuyến đường rực rỡ sắc màu của các loài hoa thì người dân như chúng tôi thích lắm. Sáng nào, chị em cũng vừa gặp nhau trò chuyện, vừa tiện tay nhổ vài cây cỏ, tỉa những cành lá khô héo để đảm bảo cho hàng hoa luôn được xanh tốt. Còn theo ông Trần Văn Thanh, người dân Tổ dân phố 2 (phường Lộc Sơn), thì thấy chị em phụ nữ tích cực quá nên thành viên các gia đình có đường hoa đi qua cũng phụ giúp. Nhiều người đem hoa của nhà mình ra trồng. Riêng

ông, bữa trước đã góp hoa rồi nhưng nay vẫn tiếp tục mang trồng thêm ít cây nữa để tuyến đường thêm đẹp. Hoa trồng đẹp rồi thì khi nào rảnh mỗi người lại tự nhổ cỏ, bón phân, tưới nước.

Theo thống kê của Hội LHPN TP Bảo Lộc, đến nay, có ít nhất 7 cơ sở hội trực thuộc đã triển khai thực hiện mô hình “Tuyến đường tự quản - tuyến đường hoa” với tổng chiều dài gần 5 km. Trong đó, tại các địa bàn như: xã Lộc Thanh, Đam Bri, phường Lộc Sơn..., một số loài hoa đã bắt đầu khoe sắc. Các địa bàn khác như: Xã Lộc Châu, Đại Lào, Lộc Nga và phường B’Lao đang tiếp tục triển khai thực hiện mô hình. Theo bà Trần Thị Liễu, Chủ tịch Hội LHPN TP Bảo Lộc, tuyến đường hoa là cách làm mới chỉ đang trong quá trình khởi động. Do đó, để mô hình này trở thành phong trào rộng khắp, để có những tuyến đường hoa thật đẹp thì rất cần sự chung tay và ý thức tự giác của tất cả mọi người, chứ không riêng hội viên phụ nữ. Nếu mô hình thành công sẽ tạo nên sự thay đổi lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ nói riêng và nhân dân nói chung trong quá trình xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

BÍCH HỒNG

“Điểm tô” cho phố phườngMô hình “Những tuyến đường hoa - tuyến đường phụ nữ tự quản” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Bảo Lộc triển khai tại một số xã, phường đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của hội viên, góp phần “điểm tô” cho phố phường ngày càng sạch đẹp.

Phụ nữ Tổ dân phố 2 (phường Lộc Sơn) chăm sóc hoa trên tuyến đường Đội Cấn. Ảnh: B.H

5 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Văn phòng điều phối Nông thôn mới (NTM) tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ban Chỉ đạo NTM huyện Di Linh vừa kiểm tra, khảo sát, đánh giá, thẩm định quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại 2 xã Tân Nghĩa và Hòa Nam để xét công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Qua kiểm tra, 2 xã Tân Nghĩa và Hòa Nam được đánh giá là đã triển khai tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến thời điểm hiện nay, 2 xã này đã cơ bản

đạt được 19 tiêu chí NTM. Văn phòng điều phối NTM và Hội đồng thẩm định tỉnh sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt công nhận xã Tân Nghĩa và xã Hòa Nam đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Văn phòng điều phối NTM tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo NTM 2 xã Tân Nghĩa và Hòa Nam tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc đầu tư để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được; trong đó, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng và các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân… Mặt khác, Ban Chỉ đạo NTM 2 xã Tân Nghĩa và Hòa Nam cần khẩn trương lập hồ sơ và bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt công nhận đạt chuẩn xã NTM.

Được biết, trong số 18 xã, hiện nay, huyện Di Linh đã có 7 xã đạt chuẩn NTM là Tân Châu, Gia Hiệp, Hòa Bắc, Đinh Lạc, Gung Ré, Hòa Trung và Hòa Ninh. X.L

Cuối 2017, Di Linh sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM

Công cụ hỗ trợTrường Tiểu học Nghĩa Lập (Đơn Dương)

bắt đầu tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh từ năm học 2017 - 2018 này. Tuy nhiên, do chưa có nhà bếp và chưa được tập huấn chuyên môn nên nhà trường phải đặt một quán ăn ở gần trường mang suất ăn đến cho học sinh. Cô Nguyễn Thị Dần - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Do có nhiều phụ huynh công việc bận rộn, không có điều kiện đón con buổi trưa nên nhà trường xây một phòng ăn để tổ chức bữa ăn bán trú cho các em. Dự tính sang năm trường sẽ xây nhà bếp. Thật may mắn khi có được phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”, đây sẽ là cơ sở để trường tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú vào năm học tới”.

Còn đối với Trường Tiểu học Mê Linh (Đà Lạt), tuy đã tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh nhiều năm, nhưng việc lên thực đơn làm sao cho phù hợp và đa dạng món vẫn làm “đau đầu” nhân viên nhà bếp. “Có phần mềm này đúng là rất tiện trong việc lên thực đơn, chế độ dinh dưỡng cũng không phải tính toán. Đây sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ việc tổ chức bữa ăn bán trú cân bằng dinh dưỡng cho học sinh”, chị Phạm Thị Linh Trang - nhân viên Y tế Trường Tiểu học Mê Linh tâm đắc.

Hiện toàn tỉnh có 59 trường tiểu học tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh. Tuy nhiên, cán bộ phụ trách bán trú phần lớn phải tự tìm hiểu để thực hiện công việc, ít được tập huấn chuyên môn. Do vậy, các trường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thực đơn vừa đảm bảo đa dạng, dinh dưỡng, vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh và cân đối ngân sách hàng tháng của nhà trường. Theo số liệu tổng kết công tác y tế trường học năm học 2016 - 2017, trên địa bàn tỉnh chỉ có 83% các trường tổ chức bữa ăn bán trú đảm bảo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. “Các trường mầm non đã có phần mềm dinh dưỡng hơn 10 năm. Nhưng đây là lần đầu tiên, các trường tiểu học tổ chức bữa ăn bán trú có phần mềm với những thực đơn cân bằng dinh dưỡng. Qua phần mềm này, các trường sẽ tổ chức bếp ăn một chiều, khép kín từ khâu chế biến đến soạn ra bàn ăn nên sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Trần Quang Hữu - Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GDĐT Lâm Đồng) cho biết.

Xây dựng thực đơncân bằng dinh dưỡngNăm học 2017 - 2018, Lâm Đồng là địa

phương thứ 29 trên cả nước được triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh

Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡngcho trường tiểu học bán trúLần đầu tiên, các trường tiểu học tổ chức bữa ăn bán trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có một ngân hàng thực đơn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng thông qua phần mềm miễn phí do Công ty Ajinomoto Việt Nam cung cấp. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc mà còn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho học sinh tiểu học.

Bữa ăn bán trú cân bằng dinh dưỡng giúp học sinh phát triển thể trạng và sức khỏe. Ảnh: T.H

ĐÀ LẠT: Triển khai quy tắcứng xử văn minh du lịch

Thành phố Đà Lạt vừa ban hành kế hoạch tổ chức học tập tuyên truyền và

triển khai nội dung về phong cách, văn hóa ứng xử con người Đà Lạt - Lâm

Đồng “Hiền hòa - thanh lịch - mến khách” theo Bộ Quy tắc ứng xử văn

minh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngay trong tháng 10/2017 này.

Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của du khách, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, cộng đồng dân cư

tại các điểm du lịch trong việc ứng xử văn minh du lịch; định hướng hành vi,

thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các

hoạt động du lịch. Qua đó, xây dựng thương hiệu du lịch Đà Lạt hướng đến văn minh - thân thiện - chuyên nghiệp,

xây dựng hình ảnh con người Đà Lạt “Hiền hòa - thanh lịch - mến khách”

cũng như từng bước thay đổi nhận thức của cộng đồng về ứng xử văn minh với khách du lịch, cải thiện môi trường du

lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng điểm đến du lịch.Đà Lạt giao cho Phòng Văn hóa

Thông tin thành phố chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan

biên soạn, in ấn tài liệu theo nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch

do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành trong tháng 3/2017 để cấp phát đến các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu

trú du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn, điểm mua sắm, điểm tham quan

cùng cộng đồng dân cư. Thành phố cho biết sẽ lồng ghép, đưa

nội dung Bộ quy tắc này vào các chương trình tập huấn, hội nghị, các phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị, các tổ

chức đoàn thể và các cuộc sinh hoạt của cộng đồng dân cư trên địa bàn trong thời

gian đến.VT

BẢO LỘC: Gặp mặt các nghệ sĩTP Hồ Chí Minh

Chiều 23/10, tại TP Bảo Lộc, ông Lê Hoàng Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ

Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc và lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc đã gặp gỡ

các nghệ sĩ TP Hồ Chí Minh gồm các nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, biên đạo, kỷ lục

gia, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian... Buổi gặp gỡ nhằm trao đổi, sẻ chia

những nội dung có trong chương trình Tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa sẽ diễn ra

trong tháng 12 tới đây để các nhạc sĩ có hướng sáng tác những ca khúc phục vụ Tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa nói riêng và

vùng đất B’Lao nói chung. Các thành viên trong đoàn được lãnh

đạo TP Bảo Lộc giới thiệu những nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

của vùng đất và con người B’Lao với mong muốn thông qua đó các nghệ sĩ TP

Hồ Chí Minh có những hiểu biết nhất định rồi hình thành thang âm chủ trong

các sáng tác sau này.Ông Lê Hoàng Phụng bày tỏ mong muốn trong những ngày lưu lại Bảo

Lộc, các nghệ sĩ sẽ có sáng tác hay về vùng đất B’Lao và để lại dấu ấn sâu đậm

trong lòng người dân Bảo Lộc. Được biết, Công ty TNHH Mỹ phẩm Xuân Trang (trụ sở tại TP Bảo Lộc) là đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện này. Theo

dự kiến của Công ty TNHH Mỹ phẩm Xuân Trang, kinh phí cho việc in ấn,

phát hành, quảng bá những tác phẩm âm nhạc phục vụ Tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa vào khoảng 150 triệu đồng. T.CHU

dưỡng”, do Bộ GDĐT và Công ty Ajinomoto Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai Dự án bữa ăn học đường áp dụng đối với các trường tiểu học bán trú.

Các thực đơn trong phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu phát triển trong hơn một năm, trải qua nhiều quá trình từ khảo sát, phân tích, phát triển công thức, thực nghiệm đến điều chỉnh kỹ càng, sau đó được thông qua bởi Hội đồng thẩm định của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) và Hội đồng đánh giá của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Phần mềm cung cấp miễn phí cho nhà trường một ngân hàng thực đơn phong phú, gồm 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, đa dạng và được đánh giá là ngon miệng, được phân chia theo 3 khu vực miền Bắc, Trung và Nam. Phần mềm còn có tính năng vượt trội giúp các trường tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc các nguyên liệu tự chọn phù hợp với từng địa phương. Đồng

thời, kiểm tra tính dinh dưỡng của các thực đơn nhà trường sau khi khởi tạo, giúp nhà trường tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh.

Bên cạnh phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”, Ajinomoto Việt Nam còn cung cấp cho các trường bộ minh họa “3 phút thay đổi nhận thức” nhằm hỗ trợ giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh tiểu học. Thông qua đó, giúp các em nhận biết giá trị dinh dưỡng và lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, tạo sự yêu thích với thực phẩm, từ đó, tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh.

“Là thành viên của Tập đoàn Ajinomoto toàn cầu với hơn 100 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng và sức khỏe, Ajinomoto Việt Nam được thành lập từ năm 1991. Công ty không ngừng triển khai các hoạt động tạo lập giá trị chung nhằm đóng góp vào lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe người Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2012, chúng tôi hợp tác với Viện dinh dưỡng và các tổ chức dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam để triển khai dự án Bữa ăn học đường, trong đó có phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”. Phần mềm này cung cấp những thực đơn cân bằng dinh dưỡng, ngon miệng, đa dạng thực phẩm và giáo dục kiến thức về dinh dưỡng cho học sinh, qua đó đóng góp vào việc phát triển thể trạng và sức khỏe của thế hệ tương lai”, ông Thái Năng Vũ - Trưởng chi nhánh Kinh doanh tại miền Nam Công ty Ajinomoto Việt Nam nhấn mạnh.

TUẤN HƯƠNG

6 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017

Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng đang phối hợp với các hãng nhập khẩu sản xuất - lắp ráp thiết bị trong nước tiến hành kiểm tra nhằm chuẩn hóa các trụ bơm xăng dầu trong tỉnh hiện nay.

Đợt kiểm tra này được bắt đầu từ đầu tháng 9/2017. Mục tiêu của đợt kiểm tra nhằm chuẩn hóa các trụ bơm xăng dầu, xác nhận bộ vi xử lý IC gắn vào trụ bơm, đồng bộ hóa giữa bầu bơm và lốc bơm trong trụ bơm nhằm hạn chế sai số trong đo lường, đồng thời yêu cầu các chủ cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu phải lắp máy in vào trụ bơm để in hóa đơn cho khách hàng khi có nhu cầu theo tinh thần của Thông tư 15 - Bộ Khoa học Công nghệ ban hành trong tháng 8/2015 quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

Hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 1.000 trụ bơm xăng dầu, khoảng 200 cửa hàng với khoảng 180 đơn vị kinh doanh xăng dầu đang hoạt động trong khắp cả tỉnh. Trước đó, Chi cục cũng phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan đã tiến hành các đợt kiểm tra chất lượng xăng dầu trong toàn tỉnh. V.TRỌNG

Chuẩn hóa các trụ bơm xăng dầu

ĐÀ LẠT: Xây dựng 1.520 bể chứa thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, đang lên kế hoạch xây dựng 1.520 bể chứa cho công tác thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật đã qua sử dụng trên địa bàn trong năm 2018.

Dự kiến mỗi bể chứa chi phí khoảng 1 triệu đồng, tổng số tiền để xây dựng số bể chứa khoảng trên 1,5 tỷ đồng. Từ các bể chứa này, thành phố sẽ tiến hành gom tập trung về khu vực lưu chứa, sau đó thuê các đơn vị có chức năng vận chuyển số bao bì này đến nơi xử lý. Đồng thời, Đà Lạt giao cho các phường xã, các đoàn thể trên địa bàn tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng dân cư tích cực tham gia công tác thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên đồng sản xuất để bảo vệ môi trường.

Tổng kinh phí thành phố chi cho việc xây bể chứa, thuê vận chuyển, xử lý và cho công tác truyền thông này trong năm 2018 sắp đến khoảng trên 2,2 tỷ đồng.

VIẾT TRỌNG

Báo Lâm Đồng đã có bài phản ánh việc ông Nguyễn Hữu Điệp ở thôn Tân Phú, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng khiếu nại UBND huyện Đức Trọng không chấp nhận bồi thường thiệt hại toàn bộ 1.913,7 m2 đất bị thu hồi để phục vụ cho dự án công trình Thủy điện Đạ Dâng 3, mà chỉ bồi thường thiệt hại 251,3 m2, với số tiền 29.732.690 đồng.

Theo ông Điệp, toàn bộ diện tích đất này, vợ chồng ông được bố mẹ cho để tự lập sau khi xây dựng gia đình. Cũng tương tự như ông, anh trai Nguyễn Hữu Hùng có diện tích sát cạnh ông cũng được bố mẹ cho, lại được đền bù toàn bộ khi bị thu hồi. Đặc biệt, ông Nguyễn Bá Tấn có lô đất phía dưới chủ yếu là các mỏm đá to, mỏm đá nhỏ, không thể canh tác được, nhưng khi bị thu hồi cũng được đền bù toàn bộ. Việc khiếu nại của ông Nguyễn Hữu Điệp đã được Sở Tài Nguyên - Môi trường tổ chức đối thoại vào ngày 8/9/2017. Căn cứ vào kết quả đối thoại, Sở Tài nguyên - Môi trường giao UBND huyện Đức Trọng kiểm tra, rà soát lại việc khiếu nại của ông Nguyễn Hữu Điệp, đồng thời có văn bản báo cáo kết quả đối thoại và

đề xuất hướng giải quyết gửi UBND tỉnh. Căn cứ chỉ đạo của Sở Tài nguyên - Môi

trường, đoàn kiểm tra của Thanh tra huyện Đức Trọng đã xuống hiện trường kiểm tra thực địa và xác định đúng như khiếu nại của ông Nguyễn Hữu Điệp, rằng: Toàn bộ lô đất của ông Nguyễn Hữu Điệp bằng phẳng, có thể tổ chức canh tác được và trong thực tế ông Điệp cũng đã trồng chuối, dưa, tre, nhưng nếu khi Thủy điện Đạ Dâng 3 tích nước sẽ bị ngập toàn bộ trong lòng hồ.

Căn cứ vào báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường và thực tế tại hiện trường, ngày 20/9/2017, UBND tỉnh có văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm ký với nội dung: Thống nhất với đề xuất của Sở Tài nguyên - Môi trường tại văn bản ngày 12/9/2017, giao UBND huyện Đức Trọng tổ chức kiểm tra, rà soát, giải quyết lại vụ việc khiếu nại của ông Nguyễn Hữu Điệp ở thôn Tân Phú, xã Ninh Gia về việc tính toán đền bù thiệt hại khi bị thu hồi 1.913,7 m2 đất tại dự án công trình Thủy điện Đạ Dâng 3.

Chỉ đạo của UBND tỉnh như vậy, nhưng

UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, rà soát vụ việc đền bù thiệt hại cho ông Nguyễn Hữu Điệp tại công trình Thủy điện Đạ Dâng 3

đến nay đã hơn một tháng, UBND huyện Đức Trọng vẫn chưa có phản hồi, hoặc giải quyết cụ thể đối với khiếu nại của ông Nguyễn Hữu Điệp. Mong rằng, UBND huyện Đức Trọng cần khẩn trương giải quyết vụ việc theo chỉ đạo của UBND tỉnh, nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của người dân, không để xảy ra điểm nóng trong khiếu kiện gay gắt, phức tạp, lâu dài.

HOÀNG KIẾN GIANG

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng, thời gian qua, cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện rất tốt công tác an sinh xã hội, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực đối với người nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, ngoài việc đóng góp ủng hộ Quỹ tình nghĩa, Quỹ an sinh xã hội của tỉnh, cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh còn đóng góp trực tiếp nuôi dưỡng 6 “lá chưa lành” với số tiền 45 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng phòng học, nhà vệ sinh cho 2 trường mầm non tại huyện nghèo Đam Rông và Cát Tiên với số tiền 695 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh còn thường xuyên ủng hộ các chương trình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện - xã hội khác tại địa phương. NGUYÊN THI

PHẢN HỒI

Cây cối của ông Nguyễn Hữu Điệp bị ngập nước tại công trình Thủy điện Đạ Dâng 3.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Theo trình bày từ ông Lê Bằng, trước năm 1978, gia đình ông có 5.568 m2 đất nông nghiệp ở thôn Liên Hiệp, huyện

Đức Trọng (nay là đường Chu Văn An, thị trấn Liên Nghĩa). Năm 1982, vợ chồng ông sang nhượng cho vợ chồng ông Võ Thành Đạt và bà Nguyễn Thị Vinh là hàng xóm kế nhà 1.200 m2 với giá 25.000 đồng. Khi sang nhượng hai bên chỉ viết giấy tay và áng chừng diện tích, không đo đạc cụ thể. Sau khi sang nhượng một thời gian cả hai bên đều đi kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Tháng 5/1993, ông Bằng được UBND huyện Đức Trọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 4.204 m2, bà Vinh là 1.296 m2 đất màu thuộc bản đồ địa chính số 5, thửa 128. Tuy nhiên, năm 2001 ông Bằng đo lại đất thì phát hiện gia đình bà Vinh sử dụng đất thực tế dư nhiều so với giấy sang nhượng nên ông khởi kiện vợ chồng bà Vinh ra tòa án. Trong khi đó, phía gia đình bà Vinh cho rằng không lấn chiếm đất của ông Bằng. Việc đo đạc lại đất của ông có dư ra 145 m2 theo sơ đồ địa chính là dư phía sau Trường THPT Đức Trọng do trước đây trường xây bờ tường bỏ lại diện tích đất nên vợ chồng ông tận dụng.

Tại bản án dân sự sơ thẩm ngày 25/7/2002 do Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng xét xử đã ra phán quyết bác yêu cầu khởi kiện của ông Bằng đòi lại diện tích 4,33 m mặt tiền đường Chu Văn An kéo thẳng ra phía sau Trường THPT Đức Trọng có tường xây là 47,9 m, tương đương 274,46 m2. Tạm giao diện tích đất dư 42 m2 của vợ chồng ông Lê Bằng và 145 m2 của vợ chồng bà Vinh cho các bên tiếp tục sử dụng. Tại phiên xử phúc thẩm ngày 28/11/2002, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng sau khi xem xét đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông Bằng. Tòa yêu cầu vợ chồng bà

Vinh phải thanh toán cho gia đình ông Bằng 432.000 đồng trị giá của 96 m2 đất màu và 950.000 đồng tiền chi phí đo đạc. Sau phiên phúc thẩm trên, UBND huyện Đức Trọng đã ra Quyết định thu hồi miếng đất dư so với diện tích được cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do không đồng ý với cách giải quyết của tòa án và huyện Đức Trọng, ông Bằng khiếu nại lên Tòa án Nhân dân tối cao. Tuy nhiên, lần này (tháng 12/2005) Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng và Tòa án Nhân dân tỉnh, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án huyện xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Theo ông Lê Bằng, từ việc xét xử qua nhiều lần với nhận định khác nhau thì tới cuối năm 2006, Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng lại xét xử và bác yêu cầu của ông, buộc giao lại cho vợ chồng bà Vinh số tiền 1.382.000 đồng giá trị của 96 m2 đất và chi phí đo đạc. “Do quá bức xúc, tôi tiếp tục kiện lên Tòa án tỉnh. Tới ngày 27/10/2008, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của tôi, bác các phán xét một phần của Tòa án Đức Trọng. Thế nhưng bà Vinh tiếp tục kiện và yêu cầu xét xử theo trình tự tái thẩm, nên tới ngày 16/12/2014, Tòa án Nhân dân tối cao lại ra Quyết định tái thẩm hủy bản án phúc thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh xử năm 2008 và bản án dân sự sơ thẩm của Tòa Đức Trọng xử năm 2006, giao hồ sơ cho Tòa án Nhân dân huyện xét xử lại theo trình tự sơ thẩm”- ông Bằng nói. Trong khi đó, do bản án năm 2008 có hiệu lực, Chi cục thi hành án dân sự huyện Đức Trọng đã thi hành án gần xong, chỉ chưa cắm mốc giao đất theo quy định.

Và mới đây nhất, qua rất nhiều phiên xét xử, Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng đã xét xử sơ thẩm lại vụ án dân sự tranh chấp đất đai giữa ông Bằng và bà Vinh vào ngày 29/9/2017. Trong đó, những nhận định lại rất khác so với phiên xét xử ngày 27/10/2008 của Tòa án Nhân dân tỉnh.

Theo phiên xét xử, Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bằng, yêu cầu vẫn giữ nguyên diện tích đất 1.296 m2 (chưa trừ lộ giới) của bà Vinh. Lý do Tòa đưa ra là diện tích đất 1.200 m2 của vợ chồng bà Vinh mua từ ông Bằng dôi ra 96 m2 là do quá trình sử dụng đất gia đình bà Vinh có lấn chiếm một phần diện tích phía sau Trường THPT Đức Trọng nên không có căn cứ trả lại diện tích đất dư cho gia đình ông Bằng.

“Tình tiết mới tòa nhận định do có xác minh từ Trường THPT Đức Trọng để nhận định bà Vinh không lấn đất của tôi ngay từ đầu tôi đã trình bày, cung cấp bản xác nhận của nhà trường nên tôi thấy tòa xử không chính xác. Tôi đã làm đơn kháng cáo bản án, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án xử phúc thẩm năm 2008 của Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời bản đồ địa chính bà Vinh cung cấp không có căn cứ vì thời điểm tôi bán đất chỉ thể hiện diện tích, không thể hiện tọa độ, kích thước các cạnh của thửa đất” - ông Bằng cho biết.

C.THÀNH

Nhiều phán quyết khác nhau - tranh chấp đất đai kéo dài Sau khi bán miếng đất 1.200 m2 cho bà Nguyễn Thị Vinh (66 tuổi) vào năm 1982, tới năm 2001 ông Lê Bằng (74 tuổi, ngụ thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) phát hiện diện tích đất bán cho bà Vinh dư ra nhiều so với giấy sang nhượng nên khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ năm 2001 tới nay đã 16 năm, vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm dẫn tới hai gia đình nhiều lần xảy ra xô xát. Đồng thời, cùng một nội dung vụ việc nhưng Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng cũng như Tòa án Nhân dân tối cao lại có những nhận định khác nhau.

“Hàng lưu niệm như một cái cớ để người bán chèo kéo khách. Nó nằm ở những góc chợ không mấy ngăn nắp, những

kiốt bừa bộn ở những khu du lịch hoặc bán chung với những món hàng giá rẻ không có nguồn gốc rõ ràng”, ông Tần nhận xét. Ông Tần cho rằng, hàng lưu niệm ở Việt Nam bị nằm bên rìa hoạt động kinh doanh du lịch vì nó xuất hiện trong guồng máy kinh doanh nhưng không đóng góp được nhiều, thậm chí còn làm cho hình ảnh du lịch trở nên xấu xí. Lỗi không phải ở những món hàng mà lỗi ở không gian “sống” của hàng lưu niệm. Với tư cách là chuyên gia quy hoạch du lịch, ông Tần nhấn mạnh, hàng lưu niệm chỉ có giá trị khi sống đúng trong không gian văn hóa của nó. Cụ thể hơn, nó phải gắn với du lịch cộng đồng.

Du khách né… hàng lưu niệmChưa bàn đến mẫu mã, chất lượng, hàng

lưu niệm ở nhiều điểm du lịch trên khắp Việt Nam rơi vào vùng trũng của ngành du lịch bởi không gian kinh doanh của mặt hàng này. Chính nơi nó tồn tại đã biến hàng lưu niệm thay vì mang đến một điểm cộng cho du lịch địa phương thì lại làm cho ngành du lịch bị vướng điểm trừ. Vào dịp cuối tuần, chúng tôi theo chân đoàn du khách có người Trung Quốc, châu Âu và du khách từ các tỉnh miền Bắc tham quan tuyến đường du lịch Mai Anh Đào - Phù Đổng Thiên Vương (Đà Lạt), nơi có 2 khu điểm du lịch Thung lũng Tình Yêu và Đồi Mộng Mơ. Ở mặt tiền hai khu du lịch này, các kiốt tạm thiết kế không đẹp mọc một dãy dài chắn ngang tầm nhìn du khách. Cố ý chắn lối nhưng những gian hàng không chặn được luồng đi của du khách, khiến du khách ghé vào tham quan, mua sắm. Hàng lưu niệm ở đây là những chiếc nón len, nón da kiểu cao bồi, móc khóa len hoặc gỗ khắc chữ - hoa văn, áo sơ mi in chữ “Đà Lạt” và… hết. Họ đi nhanh qua những quầy hàng, khi bị chèo kéo họ dừng lại nhưng lại tỏ ra khó chịu. Có người mua lấy lệ những chiếc móc khóa len giá rẻ rồi đi nhanh. “Tôi đi nhiều khu du lịch rồi, không thấy có gì mới lạ ngoài móc khóa len, gỗ và áo in hình. Biết thế nên thấy bày bán ngổn ngang cũng không muốn nhìn. Bán buôn lộn xộn thế này thì mấy khi là hàng tốt. Lưu niệm cũng phải tốt, đẹp hoặc hay hay thì mới dám mang về tặng gia đình hoặc lưu niệm cho chính mình”, chị Hoàng Thủy Nguyên (du khách đến từ Hòa Bình) nhận xét.

Khi chúng tôi hỏi về những chiếc nón kiểu cao bồi màu nâu và những quả thông khô được bày bán, anh Trần Hữu Phi (du khách đến từ Quảng Ninh), bảo: “Tôi không rành thời trang nhưng nhìn là biết không phải bằng da. Ở nhiều chỗ khác tôi cũng thấy bày bán, ở tận Mai Châu cũng có bán nữa. Không có một chút đặc biệt nào. Những quả thông vui mắt, nhưng tôi mua xong chẳng biết dùng làm gì nữa. Tặng thì sơ sài, mua cho mình thì không thu hút tôi lắm vì nó không có gì khiến tôi tò mò và tôi cũng chẳng biết dùng nó cho việc gì”. Anh Phi đi vội ra khỏi khu vực có nhiều gian hàng khi vừa dứt câu chuyện vì sợ bị chào mời.

Thiền viện Trúc Lâm, chợ Đà Lạt, Khu Du lịch thác Prenn hay nhiều khu điểm khác, hàng lưu niệm cũng được bày bán tương tự như nhau. Những món hàng nhiều năm không thay đổi mẫu mã được bày bán lộn xộn ở những nơi mà du khách gọi là nơi… gây mất mỹ quan khu du lịch. Anh Trần Đình Lãm, hướng dẫn viên du lịch tại Đà Lạt chuyên khách đoàn đến từ Trung Quốc đi tham quan, bảo: “Thấy thương cho những

món quà lưu niệm. Đã không mấy hấp dẫn mà toàn bán ở những chỗ cấm bán, hoặc bán ở những nơi không được đầu tư thể hiện một sự lịch sự, chăm chút thì làm sao mà thu hút khách. Mới nhìn qua gian hàng họ đã ngờ ngợ bao nhiêu chuyện tiêu cực trong đấy thì làm sao mà du khách dám mua”. Anh Lãm khẳng định, nếu đặt vào đúng không gian, những món hàng lưu niệm chưa được tốt, đẹp cũng sẽ được chọn mua, hoặc đón nhận một thái độ tốt hơn của du khách. Chúng tôi thắc mắc anh Lãm về một nơi như anh nói ở Đà Lạt, Tây Nguyên và Việt Nam. Anh nói với thái độ thận trọng: “Trong hiểu biết hạn hẹp của hướng dẫn viên lữ hành tôi cho rằng không có hoặc không đủ gây chú ý cho du khách”.

Sống trong cộng đồngAnh Lãm kể câu chuyện trong lần anh đi

giao lưu du lịch tại Myanmar. Tại khu vực hồ Inle, anh và du khách đi thuyền vào làng nổi để tới những khu làm bạc, làm đồng và làm giấy. Những món hàng lưu niệm từ những nhóm làm nghề truyền thống khiến du khách mê mẩn dù không tinh xảo, thậm chí thô vụng. Ngoài những món trang sức, khu vực làng nổi còn có bán những món đồ không tinh xảo nhưng tiện dụng làm bằng giấy do chính tay người làng làm ra như sổ tay, thiệp, thẻ đánh dấu sách. “Du khách thích hàng lưu niệm ở làng nổi không phải vì nó đẹp, tinh tế đến mức mê mẩn ngay tức khắc nhưng khi bước vô làng nổi, từng món đồ trang sức hay đồ lưu niệm bằng giấy lập tức mang trên mình câu chuyện của cái làng lâu đời này. Không gian làng khiến du khách có cảm giác chạm vào những món đồ lưu niệm như chạm được vào quá khứ, hoặc

cuộc sống của người bản địa và họ muốn sở hữu vì họ biết họ sẽ không mua được những món đồ ấy ở nơi khác”, anh Lãm nói. Anh kể thêm: “Có nhóm du khách ngã giá để được mua rẻ hơn một cuốn sổ bằng giấy nhìn rất thô sơ, có màu vàng ố nhưng khi đi xem tường tận từng công đoạn làm ra cuốn sổ thô mộc nhiều du khách cảm thấy áy náy. Họ bảo đáng lẽ không nên kì kèo vài đồng vì nghệ nhân đã quá kỳ công để cuốn sổ ra đời. Điều này rất khác với những đoàn khách trong nước tôi thường đưa đi tham quan, họ rất vui khi ngã giá thành công một món hàng lưu niệm. Tôi hiểu họ có cảm giác mình không bị “đội quân” lưu niệm… lừa”.

Ông Siu Hrill (tốt nghiệp thạc sĩ du lịch cộng đồng tại Đại học Hawaii, Mỹ) cho rằng, những món đồ lưu niệm chỉ có giá trị và sức sống đối với du khách khi nó được trao tay du khách ngay tại nơi nó được làm ra. Đồ lưu niệm đẹp nhất khi được đưa đến bàn tay du khách bằng bàn tay của người làm ra nó. Có thể đó là xưởng khắc chữ lên chìa khóa gỗ, căn nhà dài nơi nghệ nhân làm ra chiếc nỏ, cây đàn, chuông gió tre nứa, thậm chí chỉ là một góc nhà nơi người phụ nữ K’Ho, Jarai dệt ra tấm thổ cẩm mang dấu ấn của dân tộc mình. “Đặt những sản phẩm lưu niệm ra khỏi không gian đặc trưng của địa phương, rời khỏi nơi sinh sống những nghệ nhân địa phương tự dưng nó mất đi nhiều giá trị. Giá trị món đồ lưu niệm nằm nhiều ở những kỷ niệm mà du khách đã trải qua ở địa phương. Do vậy, dù thô mộc hay tinh tế, món đồ lưu niệm chỉ khiến du khách thực sự muốn mang theo về khi hành trình sở hữu món đồ lưu niệm chứa giá trị du lịch, trải nghiệm”.

ĐỨC THỌ

Hàng lưu niệm lay lắt “đầu đường…”“Hàng lưu niệm ở Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung lay lắt nơi đầu đường, xó chợ. Nhìn Đà Lạt là thấy những nơi khác hàng lưu niệm đang tồn tại ra sao”, ông Võ Anh Tần, thành viên HĐQT Công ty CP Du lịch Lâm Đồng, nhận định.

Du lịch và công thương phải bắt tayBà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng

cho rằng, chất lượng, mẫu mã hàng lưu niệm ở Đà Lạt hay Việt Nam còn yếu. Tuy nhiên, điểm cốt yếu khiến hàng lưu niệm không phát triển và không có đóng góp cho ngành du lịch dù đó là phần quan trọng của ngành chính là không gian văn hóa. Trước đây, ngành có quy hoạch và đặt ra vấn đề nếu buôn bán hàng lưu niệm ở nơi công cộng thì nên thế nào để du khách cảm thấy thích, có được cảm giác mua được món hàng do người địa phương làm nên. Còn lại, quan trọng nhất là đưa hàng lưu niệm về những làng nghề. Như vậy, làng nghề sẽ trở nên có sức sống, còn du khách thì có thêm những điểm đến. Sự phối hợp giữa du lịch và công thương chưa đồng bộ và cộng đồng nghệ nhân đang sống ở các làng nghề chưa ủng hộ ngành du lịch nên chưa tạo được không gian sống đúng nghĩa cho đồ lưu niệm. Sắp tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ quy hoạch lại mảng hàng lưu niệm theo hướng phát triển du lịch cộng đồng để giải quyết hai điểm yếu.

Những gian hàng lưu niệm tạm bợ xuất hiện ở các khu điểm du lịch. Ảnh: Đức Thọ

Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Tẻh giúp hội viên làm sân xi măng

Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Tẻh cho biết: Từ đầu năm đến nay, ngoài hoạt

động trọng tâm là thực hiện phong trào “Dân vận khéo trong xây dựng nông

thôn mới và phát triển cộng đồng” thì Hội còn triển khai nhiều mô hình, hoạt

động ý nghĩa để giúp hội viên.Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ

huyện đã triển khai thực hiện mô hình “Xây dựng cảnh quan gia đình” làm sân xi măng giúp hội viên có hoàn cảnh khó

khăn trên địa bàn. Hội đã trích 18 triệu đồng từ Quỹ hội để hỗ trợ 9 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn làm

sân xi măng (mức hỗ trợ 2 triệu đồng/gia đình). Việc hỗ trợ làm sân xi măng

đã và đang giúp gia đình hội viên nghèo xây dựng cảnh quan gia đình tạo sân

chơi sạch sẽ cho con em; đồng thời, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn

trên địa bàn khang trang, sạch đẹp hơn. KHÁNH PHÚC

Đó là thông tin chính thức tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2016-2017 do

Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng tổ chức vào chiều ngày 23/10.

Theo đó, trong 8 vụ cháy có 3 vụ thuộc rừng trồng với 18,29 ha và 5 vụ

còn lại là thảm cỏ, cây bụi dưới tán với 7,15 ha. Số lượng người huy động để

chữa cháy là 148 người; số vụ bắt được thủ phạm là 2.

Cả 3 vụ cháy rừng trồng đều là loài Thông 3 lá, trồng vào năm 2012 và

2014, thuộc địa bàn huyện Đam Rông, do Ban Quản lý rừng (BQLR) phòng

hộ Sêrêpốk quản lý. Trong đó, nguyên nhân cháy có 2 vụ do đốt rẫy cháy lan và đặc biệt là vụ xảy ra tại khoảnh 6, tiểu khu 109 vào ngày 7/3/2017 chưa xác định được nguyên nhân nhưng có diện tích thiệt hại lớn nhất (12,96 ha).

Triển khai phương án PCCCR mùa khô năm 2017-2018, rất nhiều đại diện

lãnh đạo của 12 Hạt Kiểm lâm và các BQLR được ông Võ Danh Tuyên - Phó

Giám đốc Sở NN&PTNT quán triệt. Ông cho rằng, sở dĩ mùa khô năm 2016 -2017 trên địa bàn tỉnh xảy ra ít vụ cháy

là nhờ công tác chủ động và phối hợp sớm, mặt khác thời tiết mùa mưa kéo

dài. Mùa khô năm nay không thể lường hết được diễn biến thời tiết, nhằm hạn chế thấp nhất cả về số vụ cháy và mức

độ thiệt hại do cháy, ông Tuyên đề nghị toàn ngành Kiểm lâm và tất cả các

BQLR khẩn trương triển khai sớm các nội dung như xây dựng phương án, tập

huấn nghiệp vụ, cắm biển báo “cấm lửa”..., đặc biệt phát huy tối đa “4 tại

chỗ” và không chủ quan lơ là trong tuần tra, trực chiến và chữa cháy.

M.ĐẠO

Mùa khô 2016-2017, Lâm Đồng chỉ cháy rừng 8 vụ

7 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ TƯ 25 - 10 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

KHOA HỌC

THÔNG BÁOTuyển dụng cán bộ năm 2017

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Địa bàn tỉnh Lâm Đồng tổ chức thi tuyển cán bộ năm 2017, cụ thể như sau:

I. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG1. Chuyên viên nghiệp vụ (9 chỉ tiêu): 7 Quản lý khách hàng; 2 Giao dịch viên.- Chi nhánh Lâm Đồng: 2 Giao dịch viên.- Chi nhánh Đà Lạt: 2 Quản lý khách hàng.- Chi nhánh Bảo Lộc: 5 Quản lý khách hàng.2. Nhân viên nghiệp vụ (4 chỉ tiêu): 3 Quản lý khách hàng; 1 Kiểm ngân.- Chi nhánh Lâm Đồng: 1 Quản lý khách hàng.- Chi nhánh Đà Lạt: 2 Quản lý khách hàng, 1 Kiểm ngân.II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN TUYỂN DỤNG1. Điều kiện chung- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.- Tuổi đời không quá 35.- Sức khỏe tốt, không có dị tật, không mắc bệnh xã hội.- Có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; không trong thời gian bị truy cứu trách

nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị biện pháp giáo dục tại địa phương, đang chữa bệnh, cai nghiện…

2. Các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể đối với các vị trí tuyển dụng: Xem chi tiết trên website tuyển dụng của BIDV tại địa chỉ http://tuyendung.bidv.com.vn.

III. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNGQua 3 vòng thi:Vòng 1: Sơ tuyển hồ sơ.Vòng 2: Thi nghiệp vụ và Ngoại ngữ.Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếp.IV. HỒ SƠ DỰ TUYỂNĐăng ký thông tin dự tuyển theo hướng dẫn của BIDV tại website http://tuyendung.bidv.com.vn.V. THỜI GIAN, CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ1. Thời gian: Từ ngày 25 đến ngày 29/10/20172. Cách thức: Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến tại website http://tuyendung.bidv.com.vn.Thông báo tuyển dụng của BIDV được đăng trên website http://tuyendung.bidv.com.vn, http://

vietnamworks.com từ ngày 20/10/2017 và trên Báo Lao động, Thanh niên và các báo địa phương (nơi đơn vị của BIDV có nhu cầu tuyển dụng).

Ghi chú:Mọi thông tin chi tiết về đợt tuyển dụng: Số báo danh ứng viên, lịch thi, địa điểm thi, kết quả

thi tuyển… sẽ được đăng tải trên website tuyển dụng của BIDV tại địa chỉ http://tuyendung.bidv.com.vn và được gửi tới email của thí sinh đủ điều kiện dự thi các vòng.

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Đại hội XIX Trung Quốc thông qua dự thảosửa đổi Điều lệ Đảng

Đúng 11 giờ 00 sáng 24/10 giờ địa phương, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX (Đại hội XIX) đã bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Tham dự lễ bế mạc có 2.336 đại biểu và khách mời.

Tại lễ bế mạc, Đại hội XIX đã nhất trí bầu Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa mới.

Ngoài ra, các đại biểu đã thông qua Báo cáo Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương khóa XVIII đệ trình, báo cáo công tác của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cũng như thông qua dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng.

Nghị quyết của Đại hội XIX nêu rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành sửa đổi Điều lệ Đảng, coi cải cách mở cửa là con đường để xây dựng một nước Trung Quốc mạnh hơn và là đặc trưng quan trọng nhất của giai đoạn phát triển mới ở Trung Quốc.

Đại hội cũng nhất trí thông qua Tư tuởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, đồng thời đưa tư tuởng này quán triệt vào Điều lệ Đảng sửa đổi.

Nghị quyết Đại hội XIX khẳng định kết hợp chặt chẽ hệ thống, con đường và học thuyết chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc với Tổng

Bí thư Tập Cận Bình là hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” là sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là tư tưởng chỉ đạo lâu dài của đảng, đồng thời nêu rõ quan điểm đó đại diện cho thành tựu mới nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt được trong quá trình áp dụng chủ nghĩa Marx vào điều kiện thực tiễn của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX sẽ họp phiên đầu tiên vào sáng 25/10 và tiến hành bầu Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.

Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào giai đoạn quyết định của quá trình Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Đại hội có chủ đề “Không quên tâm nguyện ban đầu, ghi nhớ sứ mệnh, giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành thắng lợi xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giành thắng lợi to lớn chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, phấn đấu không ngừng nhằm thực hiện giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân dộc Trung Hoa”.

TTXVN

Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã nhóm họp với các đối tácNgày 24/10, các Bộ trưởng Quốc phòng

10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhóm họp tại tỉnh Pampanpa của Philippines cùng với các đồng cấp đến từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và 5 quốc gia khác gồm Australia, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và Nga, thảo luận các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 4 này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định đây là một “khuôn khổ quan trọng để các nước cam kết với nhau và thúc đẩy hợp tác thiết thực, qua đó góp phần vào hòa bình và an ninh toàn cầu”.

Ông bày tỏ hy vọng các nước tham gia hội nghị sẽ có thể mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong một loạt vấn đề an ninh và quốc phòng, trong đó có chống chủ nghĩa khủng bố và chủ

nghĩa bạo lực cực đoan, an ninh hàng hải, an ninh mạng và cứu hộ thiên tai.

Hội nghị ADMM+ diễn ra một ngày sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 11 với các nội dung trọng tâm là các thách thức an ninh trong khu vực bao gồm khủng bố, tội phạm ma túy và xung đột hàng hải.

ADMM là cơ chế hợp tác và tham vấn quốc phòng cao nhất tại ASEAN nhằm thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau thông qua nhận thức chung về các thách thức quốc phòng và an ninh, cũng như nâng cao tính minh bạch và cởi mở giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Trong khi đó, ADMM+ là diễn đàn để Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đối thoại với các đối tác tại châu Á và Thái Bình Dương.

TTXVN

Canada khởi động đàm phán FTA với Liên minh Thái Bình DươngCanada ngày 23/10 đã khởi động vòng đàm

phán đầu tiên về tự do hóa thương mại với Liên minh Thái Bình Dương.

Vòng đàm phán diễn ra trong năm ngày tại Cali, thành phố lớn thứ hai của Colombia.

Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn thông báo của Bộ Các vấn đề toàn cầu nước này nhấn mạnh thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh Thái Bình Dương sẽ giúp Canada hiện đại hóa và tối đa hóa các thỏa thuận thương mại song phương đã có với bốn nước thành viên, đồng thời mở rộng các lĩnh vực hợp tác chủ chốt và đưa thêm vào các yếu tố thương mại tiến bộ về giới, lao động, môi trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada François-Philippe Champagne đã có nhận định tích cực về triển vọng thỏa thuận thương mại tự do giữa Canada và Liên minh Thái Bình Dương dựa trên nền tảng sẵn có như sự phát triển của tầng lớp trung lưu, kinh tế phát triển theo định hướng thị trường, các nước

đều có mục tiêu tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và hướng tới thương mại tiến bộ, tự do hơn nhằm mang lại cơ hội cũng như việc làm cho tầng lớp trung lưu.

Liên minh Thái Bình Dương được thành lập năm 2011, gồm bốn quốc gia thành viên Chile, Colombia, Mexico và Peru. Liên minh đặt mục tiêu thúc đẩy tự do hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và nhân lực. Với tổng GDP 1.820 tỷ USD và dân số hơn 220 triệu người, đây là một thị trường tiềm năng đối với Canada, nhất là trong bối cảnh thương mại với Mỹ đang gặp khó khăn và tương lai của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chưa chắc chắn.

Trong năm 2016, tổng thương mại hàng hóa hai chiều giữa Canada và Liên minh Thái Bình Dương đạt hơn 48 tỷ đôla Canada. Liên minh này hiện chiếm hơn 75% tổng thương mại hàng hóa hai chiều của Canada với toàn khu vực châu Mỹ.

TTXVN

Phát hiện thêm 72 biến thể gene khiến phụ nữmắc ung thư vú

Theo một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học Tự nhiên và Di truyền tự nhiên số ra ngày 23/10, các nhà khoa học đã phát hiện 72 biến thể gene khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Giáo sư Georgia Chenevix-Trench, điều phối viên Khoa Di truyền và sinh học điện toán của Viện Nghiên cứu y học QIMR Berghofer, đánh giá công trình nghiên cứu này giúp các nhà khoa học hiểu nguyên nhân khiến một số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ khác, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu nên tìm hiểu loại biến thể gien nào để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Các nhà khoa học đã thu thập và phân tích dữ liệu của 275.000 phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới và phát hiện ra các biến thể gien liên quan tới căn bệnh này.

Phát hiện mới này đã nâng số lượng biến thể gien liên quan tới ung thư vú được biết đến nay lên tới 180 biến thể.

Giáo sư Chenevix-Trench cho biết ung thư vú là kết quả của quá trình tương tác phức tạp giữa biến thể gien này và môi trường sống. Ông bày tỏ hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ có thể kiểm tra các biến thể này để đưa ra các

giải pháp phòng bệnh và điều trị cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư vú là căn bệnh mà phụ nữ thường hay mắc phải nhất, với hơn 1,5 triệu phụ nữ mắc mỗi năm trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới liên quan tới các bệnh ung thư.

Theo Hội đồng Ung thư Australia, chỉ riêng ở nước này, ung thư vú đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.800 phụ nữ trong năm 2014.

Theo một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học Tự nhiên và Di truyền tự nhiên số ra ngày 23/10, các nhà khoa học đã phát hiện 72 biến thể gene khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Giáo sư Georgia Chenevix-Trench, điều phối viên Khoa Di truyền và sinh học điện toán của Viện Nghiên cứu y học QIMR Berghofer, đánh giá công trình nghiên cứu này giúp các nhà khoa học hiểu nguyên nhân khiến một số phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ khác, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu nên tìm hiểu loại biến thể gien nào để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Công trình của Viện Nghiên cứu y học QIMR Berghofer tại thành phố Brisbane, Australia, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia trên toàn cầu.

TTXVN