376

Chúa Giêsu Ðang S?ng Hôm Nay - ebook79.comebook79.com/public/front/images/file/6615308pic29_11_2012.pdfĐôminicana Trung Mỹ. Tại đây tôi làm việc hăng say và phung

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chúa Giêsu Đang SốngHôm Nay

Tác giả: Linh mục Emilianô TardifChuyển ngữ: Hoàng Quý Chương IBỆNH LAO PHỔI

Năm 1973, tôi làm Giám Tỉnh DòngThừa Sai Thánh Tâm tại Cộng hòaĐôminicana Trung Mỹ. Tại đây tôi làmviệc hăng say và phung phí nhiều sứckhỏe cho hoạt động truyền giáo trongsuốt 16 năm. Chẳng bao giờ tôi lolắngđến sức khỏe của mình. Tôi mất nhiềungày giờ lo lắng những công việc vậtchất, cất nhà thờ, xây chủng viện, tổchức trung tâm thăng tiến nhân phẩm vàdậy giáo lý. Tôi mải miết kiếm tiền đểxây dựng nhà cửa và nuôi nấng cácchủng sinh. Chúa đã cho phép tôi hoạtđộng đủ thứ như thế, nhưng đến ngày 14tháng sáu tôi cảm thấy bệnh hoạn.Trong buổi họp của Phong trào Thăngtiến Hôn nhân, tôi cảm thấy mình quásuy yếu, kiệt quệ. Tôi vội vã đi đến

Trung Tâm Y Tế Quốc Gia vì bệnh tìnhquá trầm trọng đến độ tôi nghĩ mìnhkhông qua được đêm hôm đó. Tôi thựcsự nghĩ mình sắp chết rồi. Dầu cho nhiềulần tôi đã suy ngắm về sự chết, có khitôi giảng về sự chết nữa, nhưng đây làlần đầu tiên gần kề với cái chết, tôi thấychả thích chết tí nào cả.

Sau một số lần xét nghiệm kỹ lưỡng,các bác sĩ tìm ra được căn bệnh lao phổiác tính trầm trọng. Nhận ra mình quásuy yếu, tôi quyết định trở về Quebec,nơi tôi đã sinh trưởng và gia đình đangsinh sống tại đây. Tuy nhiên vì quá yếuớt không thể di chuyển xa được, do đótôi phải điều trị đặc biệt trong hai tuầnlễ trước khi được phép lên đường hồihương.

Tại Trung Tâm Y Tế chuyên khoacủa Canada, các bác sĩ tái khám và xácđịnh căn bệnh phổi ác tính. Trọn tháng 7tôi phải thử nghiệm, chiếu quang tuyến,phân chất đủ thư,... Tất cả đều xác địnhcăn bệnh phổi ác tính trầm trọng đã hủyhoại hai buồng phổi của tôi. Để trấn antôi đôi chút, các bác sĩ bảo tôi có thể dờibệnh viện sau một năm chữa trị và nghỉngơi.

Một hôm tôi phải tiếp hai cuộc viếngthăm kỳ lạ: một của linh mục viết cho tờNotre Dame Magazine muốn chụp hìnhtôi kèm theo bài viết "Làm thế nào sốngvới bệnh tật của mình." Linh mục nàyvừa bước ra khỏi phòng thì một nhóm 5anh chị em cầu nguyện thuộc Phong tràoCanh Tân Đặc Sủng lại bước vào. Tại

Cộng Hòa Đominicana, tôi thường haychế diễu Phong trào Canh tân này vàquả quyết Châu Mỹ La Tinh không cầnơn nói tiếng lạ, nhưng cần thăng tiếnnhân phẩm con người. Thế mà bây giờnhững người này tự nhiên đến đề nghịcầu nguyện cho tôi.

Hai cuộc thăm viếng theo đuổi haiquan điểm khác nhau: trong cuộc viếngthăm đầu tôi chấp nhận bệnh tật của tôi;còn trong lần sau, sức khỏe của tôi đượcbình phục.Với tư cách là một linh mục,nhất là linh mục thừa sai, tôi tự nghĩ nếumình từ chối đề nghị của họ tức là mìnhtừ chối lời Chúa giảng dậy về cầunguyện, nên thật thà mà nói, tôi đành đểhọ cầu nguyện cho tôi do lịch sự hơn làdo niềm tin. Tôi không thể nào tin được

một lời cầu nguyện suông có thể chữalành căn bệnh hiểm nghèo của tôi được.

Còn những người giáo dân này, họnói với tôi đầy xác tín: "Chúng con chỉthực hiện những gì Chúa dậy trongPhúc Âm: 'Nhân danh Ta, họ sẽ đặt taytrên bệnh nhân và bệnh nhân sẽ đượcchữa lành.' Vì thế chúng con sẽ cầunguyện cho cha và Chúa sẽ chữa chalành bệnh.

Nói xong, họ đến sát ghế tôi đangngồi, đặt tay trên tôi. Phần tôi, chưa baogiờ tôi chứng kiến sự việc như thế nàyvà việc đặt tay đó làm tôi khó chịu. Tôithấy kỳ cục quá và bối rối vì nhữngngười đi bộ bên ngoài có thể nhìn thấycảnh tượng này. Tôi bảo họ ngưng cầunguyện và nói: "Có lẽ tốt hơn mình nên

đóng kín cửa lại được không?"Họ trả lời: "Thưa cha được ạ!"Họ đóng cửa lại, nhưng chậm mất

rồi, vì Chúa Giêsu đã lẻn vào phòng tôitrước. Trong lúc họ đang cầu nguyện,tôi thấy sức nóng tràn ngập buồng phổi.Tôi tưởng chừng bệnh phổi tấn kích tôithêm lần nữa và có lẽ tôi sẽ chết ngaythôi! Nhưng không phải thế, đó là sứcnóng của tình yêu Chúa Giêsu đangđụng chạm đến tôi và chữa lành haibuồng phổi bệnh hoạn của tôi.

Trong lúc cầu nguyện, một lời trí triđến với tôi. Chúa nói với tôi: "Ta sẽ làmcho con trở thành nhân chứng của tìnhyêu Ta." Chúa Giêsu Hằng Sống đangban sức sống cho tôi, không những chohai buồng phổi, nhưng còn cho cả chức

linh mục và toàn thể con người tôi nữa.Ba hoặc bốn hôm sau, tôi hoàn toàn

bình phục. Tôi ăn uống ngon miệng trởlại. Tôi ngủ yên giấc và không còn cảmthấy đau đớn gì nữa. Các bác sĩ đã sẵnsàng chữa trị cho tôi, nhưng căn bệnhnhư giả đò của tôi không còn đáp ứngvới các toa thuốc nữa. Họ cho chích mộtsố mũi chích đặc biệt dành cho một cơthể bất bình thường, nhưng cũng chẳngđi đến đâu cả.

Tôi nói với họ tôi hoàn toàn khỏemạnh rồi và muốn xuất viện về nhà.Nhưng họ vẫn giữ tôi lại bệnh viện suốttháng tám để khảo sát xem vi trùng laođã thực sự sạch hết chưa. Và họ chẳngtìm thấy gì nữa.

Sau cùng, một tháng trôi qua với

nhiều xét nghiệm, bác sĩ trưởng khoađến xác nhận với tôi: "Cha về đi, chahoàn toàn bình phục rồi. Trường hợpcủa cha ngược ngạo với các lý thuyết ykhoa của chúng tôi. Chúng tôi khôngbiết chuyện gì đã xẩy đến với cha. " Rồiông nhún vai nói thêm với tôi: "Thưacha, cha là trường hợp hi hữu nhất củabệnh viện này".

Và thế là tôi xuất viện không toabác sĩ, không thuốc uống thuốc chích gìcả, và tôi về nhà cân nặng chỉ còn 110pao. Hình như muốn chữa trị bệnh laocủa tôi, bệnh viện đã bắt tôi nhịn ăn đếnchết.

Hai tuần sau, bài báo xuất hiện trêntờ Notre Dame Magazine đăng hìnhchụp tôi trong bệnh viện. Bức hình diễn

tả tôi ngồi trong chiếc ghế bành có gắnđủ thứ ống quanh người, nét mặt buồnthiu đầy suy tư lo nghĩ. Bên dưới là hàngchữ chú thích: "Bệnh nhân phải họcsống với căn bệnh, làm quen với các lờinói úp mở, những câu hỏi lập lờ vànhững ánh mắt của bạn bè thờ ơ...".Việc chữa lành kỳ diệu nơi tôi đã làmbài báo trở thành lỗi thời ngay trước khiđem in!

Chúa đã chữa lành cho tôi rồi. Đứctin của tôi quá nhỏ bé, có lẽ còn nhỏ hơnhạt cải, nhưng Thiên Chúa lại quá vĩ đại,đến nỗi Ngài không quan tâm đến đứctin thiếu thốn của tôi. Thiên Chúa là thếđó! Nếu Ngài phải tùy thuộc nơi chúngta, Ngài đâu còn phải là Thiên Chúanữa!

Đó là cách thức tôi đã nhận được bàihọc đầu tiên và quan trọng nhất cho sứvụ chữa lành của tôi: Chúa chữa chúngta tùy theo lòng tin chúng ta hiện có. Đólà tất cả những gì Ngài đòi hỏi chúng ta,và không cần gì nữa.

Ngày 15 tháng 9 tôi tới tham dự buổicầu nguyện canh tân đặc sủng lần đầutiên. Tôi không quen biết với lối cầunguyện này, nhưng tôi đến vì mình đãđược chữa lành và vì anh em giáo dânđã cầu nguyện cho tôi và xin tôi làmchứng Chúa đã chữa lành tôi.

Tôi đã khỏe mạnh đủ để bắt đầu làmviệc vào tháng chín, nhưng tôi đã viếtthư xin phép Bề Trên dành trọn mộtnăm đáng lý ra phải nằm bệnh viện, đểđi học hỏi về Canh Tân Đặc Sủng tại

Canada và Hoa Kỳ. Ngài đồng ý. Thế làtôi sắp đặt lên đường thăm viếng cáctrung tâm quan trọng nhất của CanhTân Đặc Sủng tại Quebec, Pittsburg,Notre Dame và Arizona.

Tôi còn nhớ thời gian ở Los Angeles,trong lúc dâng thánh lễ với sự tham dựcủa một người bạn và một đứa cháu.Sau khi đọc Tin Mừng bằng tiếng Pháp,tôi bắt đầu chia sẻ, nhưng một điều rấtkỳ lạ đến với tôi. Tôi cảm thấy gò mágiật giật và bắt đầu nói ra những thứ màchính tôi chẳng hiểu gì. Không phảitiếng Pháp, cũng chẳng phải tiếng Anhhoặc tiếng Tay Ban Nha. Sau khi ngừnglại, tôi ngạc nhiên thốt lên: "Hãy nói chotôi có phải tôi vừa nhận được ơn nóitiếng lạ không?"

Đứa cháu tôi trả lời: "Cậu vừa đượcơn nói tiếng lạ đấy!"

Tôi đã từng chế diễu ơn nói tiếng lạ!Giờ đây Chúa Cứu thế của chúng ta lạiban cho tôi đặc sủng này khi tôi bắt đầugiảng.

Đó là cách thức tôi đã khám pháđược đặc sủng tốt đẹp này của Chúa.

Chương IINAGUA VÀ PIMENTELThành phố NaguaVào cuối năm đó tôi đã trở về nước

Cộng Hòa Dominicana và bề trên đã chỉđịnh cho tôi coi sóc một giáo xứ trongthành phố Nagua.

Một trong những việc đầu tiên tôikhởi sự chính là tôi mời khoảng 40người đến nghe câu chuyện tôi đượcchữa lành. Sau đó tôi đề nghị nếu có aiđang đau bệnh hãy tiến lên phía trướcđể chúng tôi cầu nguyện cho họ. Thậtngạc nhiên, số người đau yếu nhiều hơnsố người khỏe mạnh.

Đêm hôm đó Chúa chữa lành haingười. Buổi họp kết thúc tràn ngập niềmvui và những ai được chữa lành đã loantruyền tin chữa lành đi khắp thành phố.Bằng phương thức ấy, thật khiêm tốnchúng tôi không thể ngờ được câutruyện trở thành kỳ diệu.

Khi Chúa bắt đầu chữa lành, nhómchúng tôi liền nhận ra bữa tiệc củavương quốc Thiên Đàng dọn sẵn cho

thực khách là những người què quặt,câm điếc và nghèo khổ (Lc 14:16-24).Hàng tuần Chúa đều chữa lành nhữngngười đau yếu.

Vào tháng tám, Chúa chữa bà Sarahkhỏi bệnh ung thư tử cung. Trường hợpcủa bà đã bị liệt vào loại hết hy vọngcứu chữa và bệnh viện đã cho bà xuấtviện về chờ chết tại gia đình. Tuy nhiên,bà đã được đưa tới buổi nhóm họp cầunguyện và trong lúc cầu nguyện chonhững người đau yếu, bà cảm thấy mộtsức nóng mãnh liệt trong tử cung. Bàbắt đầu giàn giụa nước mắt. Dần dần bànhận ra cơn đau đang tan biến. Hai tuầnlễ sau, bà được chữa khỏi hoàn toàn vàbà trở lại nhóm cầu nguyện để làmchứng cho Chúa. Bà cầm trong tay bộ

quần áo con cái đã sắm sửa cho bà khiđặt bà vào quan tài.

Nhiều người bắt đầu tuốn đến ca hátvà ngợi khen danh Chúa thường xuyên.Mọi người tràn đầy hân hoan khi chứngkiến nhiều việc chữa lành và các phéplạ, rồi ra đi loan truyền những điều kỳdiệu đang xẩy đến cho giáo xứ.

Nhìn thấy những buổi nhóm họptưng bừng như thế, một vài linh mụctuyên bố, "Cha Emilianô có thể đã đượcchữa khỏi bệnh lao phổi, nhưng bây giờchắc chắn là cha kỳ cục!" Các ngài nghĩtôi sắp điên khùng rồi, chỉ vì tôi tin nơithần lực chữa lành của Chúa và cầunguyện bằng tiếng lạ.

Trong một lời tiên tri Chúa đã nói,"Cha làm việc trong an bình. Cha ban

cho con ơn an bình của Cha. Các conhãy là sứ giả của hòa bình. Cha đangtuôn đổ Thánh Linh qua các con. Chínhngọn lửa thiêu đốt đang tràn ngập khắpthành phố này. Các con hãy mở mắt ravà sẽ nhìn thấy các dấu hiệu và nhữngviệc kỳ lạ mà bao người trông đợi.Những gì Cha nói Cha đang thực hiện."

Chúng tôi tuyệt đối tin chắc chúngtôi đang đối diện với các hoạt động củaChúa. Đã xẩy ra nhiều phép lạ chúng tôikhông thể kể siết. Từng cặp đang chungsống với nhau bây giờ cưới xin. Nhiềungười trẻ được giải thoát khỏi hút sáchvà say sưa. Đúng là một mẻ cá kỳ diệu.Sau một thời gian dài tung lưới, giờ đâyThiên Chúa đang lùa vào lưới đầy cá,khiến có lúc tôi nghĩ con thuyền sẽ chìm

ngập mất (Lc 5:7).Thiên Chúa đang giải thoát dân Ngài

khỏi các xiềng xích nô lệ. Những ngườitrẻ đã đánh mất hết niềm tin vào Chúavà Giáo hội, giờ đây bắt đầu khám phára Chúa Giêsu và tuyên xưng Ngài đãcứu chữa mình.

Trong một buổi tĩnh tâm tại giáo xứ,chúng tôi rao giảng Chúa Giêsu nhưĐấng Cứu Độ và sau đó cầu nguyện chongười đau yếu trong Thánh Lễ. Tôinhận được những lời trí tri đầu tiên: "Ởđây có một người đàn bà được chữakhỏi bệnh ung thư. Bà đang cảm thấymột sức nóng mãnh liệt trong tử cung."Tôi tiếp tục cầu nguyện, và những lời trítri kế tiếp được xác quyết bằng cácchứng từ. Tuy nhiên, không thấy ai làm

chứng mình đã được chữa khỏi như tôivừa nói ở trên.

Ngày hôm sau người đàn bà tiến lênmáy vi âm và nói, "Có lẽ hôm nay quý vịngạc nhiên khi thấy tôi đứng ở đây. Tôilà người đàn bà tội lỗi công khai trongnhiều năm qua hành nghề mãi dâm. Hômqua tôi muốn đến tham dự Thánh Lễ cầunguyện cho các bệnh nhân, nhưng vìcuộc đời tội lỗi của tôi, tôi xấu hổ khôngdám bước vào và tôi đứng phía bênngoài hàng rào. Tôi đã mắc bệnh ungthư và đã hai lần giải phẫu thất bại. Tuynhiên, khi linh mục nói có một ngườiđang được chữa lành bệnh ung thư, tôibiết người đó chính là tôi!"

Không những Chúa chữa bệnh ungthư thể xác của cô, nhưng Ngài còn

chữa cả bệnh ung thư tâm hồn nữa. Côăn năn thống hối và ngày hôm sau cô lênrước lễ.

Khi nhìn thấy cô lên rước lễ chanchứa niềm vui bên hai dòng lệ ngấn trênđôi gò má, tôi liên tưởng đến người conđi hoang trở về được người cha truyềnlệnh cho giết con bò mập mạp đãi tiệcmừng. Cô đang tiếp nhận chính ConChiên Thiên Chúa, Đấng đã gánh lấy tộilỗi gian trần. Ngài đang tẩy sạch tâmhồn cô và biến cải đời cô. Cô trở về nhàchứa và giàn giụa nước mắt làm chứngtá trước các bạn bè đồng nghiệp, "Tôikhông đến đây bảo các bạn ngừng lạinhững gì các bạn đang làm. Tôi chỉmuốn nói với các bạn về người bạnGiêsu đã cứu chữa và thay đổi cuộc đời

tôi."Cô kể lại cho họ về việc cô được

chữa lành bệnh và thay đổi nếp sống. Vềsau họ hỏi cô xem có thể lập một nhómcầu nguyện trong nhà chứa được không.Và mỗi thứ hai, các cánh cửa nhà chứađóng lại trước tội lỗi và tâm hồn họ mởrộng đón nhận Chúa Giêsu giữa muôntiếng hát, lời cầu nguyện và đọc KinhThánh.

Thiên Chúa không dừng lại ở đây.Một năm sau đó, khóa tĩnh tâm được tổchức cho 47 cô gái mãi dâm trong thànhphố. Chưa bao giờ tôi được chứng kiếnlòng xót thương của Chúa hoạt độngđầy thần lực hơn trong cuộc tĩnh tâmnày.

Đã có nhiều người sám hối, trở lại và

xưng tội. Hai mươi bảy cô gái đã rời bỏcon đường cũ và hai mươi mốt cô trongnhóm đó vẫn tiếp tục đi theo Chúa. Mộtsố cô trở thành giáo lý viên và nhiều côkhác thúc đẩy các nhóm cầu nguyện khicác cô làm chứng tá đầy Thần Khí vềlòng yêu thương của Thiên Chúa đã biếncải cuộc đời các cô.

Thật xứng đáng nhớ lại nơi đây mộtchứng tá khác về một trong các ngườiphụ nữ chính Chúa nói cô bước vàonước Thiên Đàng trước các nhà ký lụcvà Biệt Phái.

Diana đã được tình yêu Chúa đụngchạm và cô dâng hiến đời mình choChúa. Tuy nhiên, cuộc phục hồi của côxẩy ra chậm rãi và đau khổ. Cô cảmthấy mình muốn trở lại con đường mãi

dâm trước những khó khăn kinh tế.Nhìn thấy con đường cô còn xa Chúa,Chúa bảo cô, "Diana ơi, ai đi theo Cha,chính là họ bước đi trong ánh sáng vàkhông phải thiếu thốn chi!"

Cô hối hận và quay trở lại với Chúa.Cô trở thành giáo lý viên và thườngđược mời tới các khóa tĩnh tâm làmchứng tá hùng hồn cho tình thương xótcủa Chúa. Cô đã gia nhập nhóm truyềnbá Tin Mừng. Có nhiều linh mục thíchđược công bố đời sống mới trong ChúaKitô với thần lực như cô đã được.

Theo các thống kê chính thức, cókhoảng 500 nhà chứa tại thành phốNagua. Trên 80% đã đóng cửa. Khôngphải tất cả mọi cô gái đều cảm nhậnđược việc trở lại, nhưng tất cả đều nghe

sứ điệp về Chúa Giêsu đang sống. Mộtsố nhà chứa trước đây là tổ tội lỗi và íchkỷ, giờ đây trở thành nhà cầu nguyện.Với 21 nhà chứa trên đường MarianoPerez, chỉ còn bốn nhà hoạt động. Mọingười từ nhóm cầu nguyện vẫn đếnthăm họ. Sự thay đổi quá rỡ ràng khiếnngười dân đồn thổi, "Nagua xưa kia làthành phố mãi dâm, nhưng bây giờ làthành phố cầu nguyện."

Ngày nay không một phố xá nào củaNagua lại không có nhóm cầu nguyện.Mỗi nhóm cầu nguyện là nhóm rao giảngPhúc Âm, loan báo Tin Mừng, và đemtừng người đến gặp gỡ Chúa Giêsu đangsống.

Tại Nagua chúng tôi nhìn thấy lý dotại sao mục vụ rao giảng Tin Mừng

được kèm theo các đặc sủng: các đặcsủng không phải là những món trang sứctình cờ, nhưng chính là những dụng cụtruyền đạt Tin Mừng. Nhiều người từchối không muốn nhận lãnh các đặc sủngvì họ cho rằng đặc sủng chẳng quantrọng gì. Tôi chỉ đơn giản nhắc nhớ chohọ rằng nhờ cuộc tĩnh tâm của các côgái mãi dâm, thành phố Nagua đã bịKinh Thánh lay chuyển và kết quả trựctiếp là hư danh "thành phố mãi dâm"nay đã biến mất.

Chính cô gái như trường hợp MariaMađalêna đã quyết định đi theo ChúaGiêsu và làm chứng tá cho Chúa đãchữa lành cô khỏi căn bệnh ung thư bấttrị.

Chỉ một việc chữa lành đơn giản ấy

đã gây xúc động đem đến một thay đổixã hội toàn diện. Đó là phương thứcvương quốc Thiên Chúa được thiết lậpqua các biến cố bình thường, nhỏ bé nhưhạt cải, nhưng đã nảy mầm, lớn lên vàđem lại nhiều hoa trái dư dật.

Ai trong chúng ta dám

khước từ các đường lối củaThiên Chúa như thế?

Tôi rất hạnh phúc ở tại Nagua, hoạtđộng với các nhóm cầu nguyện, nhưngChúa Thánh Linh đã đem lại bất ngờ tolớn Ngài đã chuẩn bị cho tôi. Đường lốicủa Chúa thực sự khác xa đường lối củachúng ta (Is 55:8), và vô cùng tuyệt hảohơn những gì chúng ta nài xin và tưởng

tượng (Eph 3:20). Cha giám tỉnh muốntôi thay thế cho một cha sở sắp đi nghỉhè. Thực tình mà nói, thật khó xử chotôi khi phải rời bỏ Nagua.

Chúng ta luôn luôn mong muốn sựan toàn cho những công việc riêng củamình. Đó là kẻ thù đáng kể làm tắcnghẽn việc mở lòng ra đón nhận nhữngbất ngờ đầy ngạc nhiên của Thần Khí.Nếp sống trong Chúa Thánh Linh là nếpsống biết từ khước mình, biết không giữlại cho mình những gì thuộc về Chúa, cảđến không được khư khư ôm lấy điềuchúng ta gọi là "mục vụ của chúng ta."Chúng ta được kêu gọi trở thành nhữngkhách hành hương vĩnh viễn, sống trongcác căn lều tạm, luôn luôn muốn đi duhành với tấm vé một chiều. Chỉ khi nào

chúng ta không làm chủ sự vật nào, lúcđó chúng ta mới có khả năng lãnh nhậnđược mọi sự.

Thành phố PimentelVào ngày mồng 10 tháng sáu năm

1947, tôi đi tới một giáo xứ khác tạiPimentel. Đây là một thành phố thầntiên nằm trên cánh đồng mầu mỡ tạitrung tâm quốc gia. Miền đất phì nhiêuvới thóc lúa, khoai tây, cacao và cam,nhờ dòng sông Cuaba tưới mát. Conđường duy nhất trong thành phố là conđường không vỉa hè, trên đó lừa, ngựavà lâu lâu một chiếc xe hơi hay chiếcmáy cầy chạy qua. Lá quốc kỳ phất phớitrên ngồi sảnh đường đu đưa với cây cọmảnh khảnh. Phía bên kia là ngôi Thánhđường Thánh Gioan Tiền Hô thẳng

đứng, một cái tên thúc bách tôi nhớ rarằng, như các nhà rao giảng Tin Mừngkhác, sứ mệnh của tôi là kẻ dọn đường,loan báo Chúa đang đi đến. Chúa ThánhLinh đã đem tôi tới đó làm chứng tá choánh sáng Chúa Giêsu Phục sinh.

Khi tôi đến gặp cha sở, ngài đã sẵnsàng hành lý lên đường. Chỉ có một điềungài tỏ ra không vui lắm khi tôi hỏi ngàitôi có thể tổ chức một nhóm cầu nguyệncanh tân đặc sủng được không, vì khôngcó cầu nguyện, tôi biết tôi chẳng làmnên trò trống gì. Ngài không thích ýtưởng đó và tỏ ra e ngại, nhưng vì tôiđến thay cho ngài đi nghỉ hè, do đó ngàikhông từ chối được. Ngài nói vỏn vẹn,"Thôi được, cha hãy tổ chức nhóm cầunguyện, nhưng đừng nhóm canh tân đặc

sủng đấy nhé!"Tôi trả lời, "Thực hơi khó cho con vì

không phải con quản thủ các đặc ân,nhưng các đặc sủng đến từ Chúa ThánhLinh. Nếu Chúa Thánh Linh muốn bancác đặc sủng cho các con chiên của cha,con làm gì được đây?"

Sau đó ngài trả lời, "Thôi được, chamuốn làm gì thì làm." Rồi ngài lênđường đi nghỉ hè. Mùa hè thực sự nóngbức, giống như điềm báo lửa ThánhThần sắp xâm nhập chúng tôi. Nếu bạnkhông tin Chúa Giêsu đang sống ngàyhôm nay và đang làm nên các việc kỳdiệu, bạn không nên đọc các trang dướiđây vì bạn sẽ khó tin đấy.

1/ Buổi cầu nguyện đầu

tiênTrong các Thánh Lễ của Chúa Nhật

đầu tiên tôi tới đây, tôi đã loan báo tôisẽ nói về canh tân đặc sủng và chia sẻtôi đã được chữa lành như thế nào.Khoảng 200 người tới dự lễ. Trong đêmđầu tiên này, những người có nhiều đứctin, họ đã đem tới một người bại liệtnằm trên chiếc cáng. Cột sống của ôngbị gẫy và ông không thể đi được suốtnăm năm rưỡi.

Khi nhìn thấy họ đang tiến đến, tôinghĩ họ đã đi quá xa, nhưng rồi nhớ racâu chuyện bốn người đem một ngườibạn bại liệt đến trước Chúa Giêsu (Mc2:1-12). Tôi cầu nguyện cho ông và nàixin thần lực của thương tích thánh củaChúa chữa lành ông. Bệnh nhân bắt đầu

run rẩy và toát mồ hôi. Tôi nhớ lại lầnChúa chữa tôi, tôi cảm thấy rất nóngtrong người, do đó tôi nói với ông,"Chúa đang chữa lành ông, nhân danhChúa Giêsu, ông hãy đứng dậy!" Tôicầm lấy tay ông và ông nhìn tôi đầyngạc nhiên. Ông cố công đứng dậy vàbắt đầu từ từ bước đi. Tôi hô lên, "Hãytiếp tục bước đi nhân danh Chúa Giêsu.Chúa đang chữa ông đấy!"

Ông bước đi từng bước một. Ôngtiến lên Nhà Chầu, mắt đẫm lệ cảm tạChúa. Mọi người ngợi khen Chúa khingười bại liệt đang bước đi, tay xáchchiếc cáng.

Cũng buổi tối hôm đó mười ngườikhác cũng được chữa lành do tình yêuthương của Chúa.

Dân chúng khát khao cầu nguyệnbiết bao! Họ mong mỏi chúng tôi dậy họcách thức cầu nguyện, nhưng như ChúaGiêsu, chúng tôi chỉ có thể dậy họ bằngcách phải cùng cầu nguyện với họ.Chúng tôi không thể lãng phí cơ hộituyệt diệu này. Nếu chúng ta bớt nói vềChúa, nhưng nói với Ngài nhiều hơn,chắc chắn thế giới sẽ được cải hóa nhiềuhơn. Chắc chắn Chúa yêu thích chúng tanói chuyện về Ngài, nhưng Ngài yêuthích hơn thế nữa khi chúng ta nóichuyện với Ngài.

2/ Buổi cầu nguyện thứ

haiBuồi chiều thứ tư sau đó, hơn 3.000

người đến cầu nguyện. Nhà thờ quá nhỏ,

do đó chúng tôi phải nhóm họp ngoàiphố. Tuy nhiên, không thể điều hànhmột buổi nhóm họp cầu nguyện đông đảonhư thế, do đó tôi đã giảng một nửa giờtrước Thánh Lễ cầu nguyện cho cácbệnh nhân.

Một phụ nữ tên là MercedesDominguez có mặt trong đám đông. Bàbị mù đã mười năm rồi. Trong lúc cầunguyện cho các bệnh nhân, bà cảm thấymột luồng mát lạnh chạy trong mắt bà.Bà trở về nhà trong niềm xúc động dạtdào và nói cho mọi người biết bà nhìnthấy đôi chút rồi. Sáng hôm sau lúc thứcgiấc, bà thấy mình đã được chữa khỏihoàn toàn! Chúa đã phục hồi đôi mắtcho bà. Bà bắt đầu kể cho mọi người.Nếu Chúa đã mở bắt cho bà, thì ai có

thể bịt miệng bà được? Việc bà đượcchữa lành đã gây một ảnh hưởng to tátcho người dân Pimentel.

Bạn hãy thử tưởng tượng xem tuầnlễ thứ ba xẩy ra chuyện gì nữa! Chúngtôi đi ra công viên cử hành nghi lễ chúctụng Chúa. Chúa Giêsu đã đếnCarphanaum hoặc Betsaiđa trong nhữnghoàn cảnh tương tự như thế, và bây giờcũng chính Chúa Giêsu ấy Ngài đếntrong thành phố chúng tôi. Công viêncũng giống như hồ Betsaiđa chật ních đủloại bệnh nhân - mù lòa, đui què, bại liệtđang chờ đợi được chữa lành (Gio 5:3).

"Betsaiđa" có nghĩa là "NhàThương Xót". Pimentel, một thành phốnhỏ nhất được Chúa chọn lựa làm nơiNgài thi ơn giáng phúc. Mục vụ chữa

lành là mục vụ của tình thương xótChúa.

3/ Buổi cầu nguyện thứ baHơn 7.000 người đã đến đây chiều

nay. Cũng giống như tuần trước, chúngtôi giảng về lòng thương xót ChúaGiêsu, Đấng đang sống trong Giáo hộivà tiếp tục tác động qua các dấu lạ điềmthiêng. Chúng tôi cử hành Thánh Lễ vàChúa bắt đầu chữa lành các bệnh nhân.Thực không thể tưởng tượng được.Giống như tiệc cưới Cana, Chúa đãcung ứng nhiều rượu hơn mức độ cầnthiết. Ngài đã biến nước thành rượu quádư dật đến nỗi có thể tổ chức thêm mộtđám cưới nữa.

Khi chúng ta xin Ngài điều gì đó,

Ngài còn cho chúng ta đủ thứ. Không cógì hạn chế được thần lực yêu thươngcủa Ngài. Ngài không chỉ chữa lành vàiba người, nhưng Ngài quảng đại vôlường.

Cảnh sát rất bực tức vì họ phải làmviệc phụ trội để điều khiển số lượng xecộ khổng lồ tuốn về thành phố nhỏ bénày. Các viên chức muốn chấm dứt cácbuổi hội họp kiểu này, nhưng viên cảnhsát trưởng chỉ biết cười và phát biểu."Tôi cũng muốn dẹp họ lắm, nhưng vợtôi lại là một trong những người đượcchữa lành trong các buổi họp cầunguyện này."

Bà mắc bệnh đã 12 năm trời và tìnhyêu Chúa đã đụng chạm bà. Mấy ngàysau hai người dắt nhau đến lãnh nhận bí

tích Hôn Phối. Thiên Chúa của chúng tathật tuyệt diệu!

Chúa đã tiên đoán mọi chuyện rồi.Thay vì dẹp nhóm họp, thứ tư tuần sauđó có thêm khoảng 18 cảnh sát nữa đếntăng cường điều động giao thông.

4/ Buổi cầu nguyện thứ tưBuổi họp thứ tư nhằm ngày mồng 9

tháng bảy, ngày kỷ niệm tôi trở về Cộnghòa Dominicana. Ngay từ chín giờ sáng,các buýt và xe hàng trên khắp nước đổvề đây. Các tài xế xe công cộng đã loantruyền tin tức đi khắp nơi. Buổi chiều cókhoảng 20.000 người tụ tập cầu nguyện.Quần chúng đông đảo đến nỗi chúng tôiphải dàn dựng các loa phóng thanh vàbàn thờ trên mái nhà.

Bạn có có biết cách thức Chúa phảnứng với các cảnh sát viên muốn dẹp bỏcác buổi tụ tập cầu nguyện không? Đêmhôm đó Ngài chữa lành một cảnh sátviên bán thân bất toại, nạn nhân của cơnxuất huyết mạch máu não! Từ đó trở đihàng ngũ các cảnh sát viên đứng về phíachúng tôi. Đó là cách thức Chúa giảiquyết vấn đề. Thực sự đường lối giảiquyết của Chúa hoàn hảo hơn chúng tanhiều lắm.

Một phụ nữ nổi danh trong thànhphố bị điếc suốt năm qua, đã được cứuchữa hoàn toàn. Thoạt tiên bà nghe thấytiếng ì xèo trong tai và sau đó bà nhậnra rằng bà có thể nghe được bài giảng.

Ngày hôm sau lúc bà ở ngoài chợ, bànghe thấy người đàn ông nói với người

bạn, "Bà điếc đang đến đây. Tụi mìnhchọc bà chơi bằng cách miệng mấp máynhưng không nói tiếng nào hết."

Bà vui vẻ ngắt trò chơi của họ,"Này, các anh đừng chọc nữa nhé! Tôiđâu còn điếc nữa! Chúa Giêsu đã chữalành tôi đêm qua đấy!" Không những bàđược chữa lành, nhưng hơn thế, bà cònlà chứng nhân cho quyền năng ThiênChúa.

Cũng đêm đó, Chúa chữa lành mộtngười đàn ông không đi được và chỉ biếtbò quanh quẩn.

Chúa đã tuôn đổ muôn phép lạ vàcác điều kỳ diệu. Chúng tôi được chứngkiến đủ loại. Thực y như Tin Mừng đangsống lại vậy. Chúng tôi cảm nghiệmđược đúng những gì mình đã đọc trong

Kinh Thánh. Đích thực Chúa GiêsuPhục Sinh đang bước đi giữa chúng tavà cứu chữa dân Ngài. Đêm đó cókhoảng 100 trường hợp chúng tôi biếtđược chữa lành.

5/ Buổi cầu nguyện thứ

nămHệ thống âm thanh của chúng tôi trở

thành quá nhỏ yếu trong buổi họp thứnăm. Cảnh sát ước tính khoảng 42,000người tới tham dự. Họ đến từ PuertoRico, Haiti và khắp nơi trong nước. Cácphố xá chật ních, các mái nhà tràn ngậpvà con đường chính lộ đông nghẹt xebuýt, xe hàng, xe du lịch.

Số người tham dự tăng lên kinhkhủng như vậy chỉ giản dị nói lên sự

kiện Chúa vẫn không thay đổi cácphương pháp làm việc của Ngài. Tronglúc chúng ta tìm kiếm các kỹ thuật mụcvụ đầy đủ và tân tiến, thì Ngài vẫn tiếptục xử dụng phương pháp Ngài đã thửnghiệm. Ngài đi du hành khắp xứ Galilêchữa lành những người đau yếu bệnhtật, đám đông đi theo Ngài và Ngài raogiảng ơn cứu độ cho họ (Lc 6;17-23).

Ngài vẫn áp dụng điều đó ngày hômnay - Ngài chữa lành các bệnh nhân.Hàng ngàn người tụ họp tuyên dươngvương quốc của Ngài. Đơn thuần TinMừng đang tái diễn ngày hôm nay.

Tôi bắt đầu lo ngại vì người ta cứmuốn đụng chạm đến tôi và xin tôi cầunguyện cho từng người một. Đêm hômấy, họ bứt hết nút áo ấm của tôi và hầu

như đè bẹp tôi. Một vấn đề đặt ra nữa làngười ta suốt ngày hôm đó không tìmđược thức ăn trong thành phố. Họ trởvề nhà bụng đói meo, nhưng lòng họ đãno đầy tình thương Chúa.

Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa chỉcho chúng tôi biết chúng tôi phải làm gìcho đám đông đó. Ngài đã đặt chúng tôivào ngõ bí thì chính Ngài cũng giảiquyết cho chúng tôi thôi. Khi chúng tôiđang cầu nguyện , chúng tôi nhận đượctín điệp tiếng lạ qua Evaristo Guzman.Như để giải tỏa hết mọi nghi ngờ trongtâm trí tôi, tôi nhận được ơn giải thíchtiếng lạ: "Hãy đi rao giảng Tin Mừngcho dân của Ta. Ta muốn dân của Ta làmột dân ca ngợi."

Chúng tôi không hoảng sợ với đám

quần chúng quá đông đảo đó. Chúa đãdẫn dắt họ quy tụ về đây với nhau đểchúng tôi có thể công bố lời cứu độ.Những ai sợ các dấu lạ điềm thiêng củaChúa chính là những người sợ ThiênChúa của các dấu lạ điềm thiêng.

Một số người ngạc nhiên thấy Chúaphản ứng quá mau lẹ trước các lời cầunguyện, nhưng tôi nghĩ còn phải ngạcnhiên hơn, nếu như Ngài là Đấng quá tốtlành, nhưng Ngài lại chẳng phản ứng gì."Trước khi chúng kêu cầu, Ta đã đáplại, khi chúng còn đang nói, Ta đã nhậnlời" (Is 65:24).

Đức Cha Antonio Flores, giám mụccủa La Vega nghĩ gì về tất cả cácchuyện đó? Ngài hoàn toàn cởi mở, dầucho không dễ dàng vì các phương tiện

truyền thông làm rùm beng. Tôi đếnthăm ngài và thấy ngài quỳ trong nhàthờ. Chúng tôi cùng cầu nguyện và đồngý chia đám đông khổng lồ đó thành cácnhóm nhỏ như đã thực hiện tại Nagua.Tôi vui mừng khi từ biệt ngài, vì ChúaThánh Linh, vị giám mục và tôi hoàntoàn đồng ý trước nhu cầu phải phânchia đám đông ra.

Các cơ quan truyền thông loan đithông báo của chúng tôi là tạm đìnhhoãn cuộc tụ họp đông đảo và xin mọingười tụ họp lại cầu nguyện tại các giáoxứ của mình.

Những gì xẩy ra tại Pimentel mới chỉlà một phần trong chương trình củaChúa làm thức tỉnh dân Ngài, lay độnggiáo hội và biểu lộ các dấu lạ điềm

thiêng rằng Ngài đang sống và ban sứcsống dồi dào cho tất cả những ai tin vàoDanh Ngài.

Giờ đây chúng tôi thấy mình phảibắt đầu bước sang một khía cạnh kháccủa công việc rao giảng Tin Mừng, mộtcông cuộc đòi hỏi đi vào chiều sâu vàthận trọng hơn: đào tạo những ngườiđứng trách nhiệm lãnh đạo các nhómcầu nguyện nhỏ. Tuần đó chúng tôi tổchức cuộc tĩnh tâm cho các giáo dânnhiệt thành nhất. Chúng tôi trình bầymọi chuyện về các nhóm cầu nguyện, vềcanh tân đặc sủng, về phép rửa trongThánh Thần và về các đặc sủng, vàchúng tôi trao phó họ nơi ơn thánh củaChúa (Cv 20:32). Ba ngày sau họ phốihợp được 45 nhóm khác nhau trong các

xứ đạo, nơi tư gia, trong thánh đườnghay dưới các bóng cây... tại khắp nơi.Toàn thành phố trở thành nhà cầunguyện.

Tối thứ tư trở thành buổi tôi nghỉnhóm họp khi tôi kín đáo dời bỏ giáo xứvào lúc buổi chiều. Như vậy dân Chúahọc hỏi bước đi theo Chúa thay vì đitheo một con người nào. Chúa tiếp tụcchữa lành các người đau yếu bệnh tật.

Khi tôi đến thăm Pimentel vào năm1984, trong lúc tôi đang soạn thảo cuốnsách này, người ta trao cho tôi cuốnsách ghi lại 224 trường hợp được chữalành thể lý của chỉ một nhóm trong cácnhóm cầu nguyện, nhóm hội họp tại nhàcủa Guara Rosario trên đường Colon.Chỉ nguyên trong một ngày 13 tháng 11

năm 1975 đã xẩy ra 22 trường hợp chữalành được ghi chép lại. Chẳng bao lâusau đó họ phải ngưng nghi chép tiếp vì"các việc chữa lành quá nhiều."

Tôi hỏi họ xem Chúa còn chữa lànhcho họ nhiều hơn trước đây không. Bằngmột giọng hồn nhiên họ trả lời: "Dạ,không còn nhiều như trước nữa, nhưngvì nhiều người đã được chữa lành rồi, dođó không còn nhiều người bệnh tật cầnchữa lành nữa!"

6/ Chúa Nhật Lễ LáThiên Chúa không những đi vào

Pimentel trong chiến thắng, nhưng cònquan tâm tới toàn thể đất nước nàycũng như các cánh đồng xa xăm nữa kia.Thật tuyệt vời và kỳ diệu như một giấc

mơ. Chưa bao giờ ơn gọi truyền giáocủa tôi trở thành hấp dẫn và tươi đẹpnhư thế!

Chúa đã len lỏi vào các phương tiệntruyền thông đại chúng nhờ việc Ngàichữa lành bà mẹ của một xướng ngônviên truyền hình, khi anh kể lại câuchuyện phép lạ cho các khán thính giảtruyền hình. Chúa cũng đi và Quốc Hội,nơi đây Ngài chữa một nữ dân biểu bịđau cổ.

Thời gian về sau này tôi biết đượcông chủ bút một tờ tạp chí Pháp, tờ IlEst Vivant (Ngài đang sống) đã viết thưcho vị Giám mục và xin ngài xác nhậncác chuyện xẩy ra tại Pimentel có chínhđáng không. Vị Giám mục phúc đáp họtrong lá thư đề ngày 15 tháng 10 năm

1975 và họ đã xuất bản trong các số 6-7dưới đề mục: “Chứng từ của ChaEmiliano Tardif, dòng Thánh Tâm, hoàntoàn xác thực.”

Dường như chúng tôi đang ở trênđỉnh núi Tabor, chiêm ngắm vinh quangThiên Chúa, hoặc như Thiên Chúa đangchúc phúc cho chúng tôi như xưa Ngàiđã chúc phúc Con của Ngài: “Con là conyêu dấu của Ta và được Ta sủng ái” (Lc3:22).

Trong một lời tiên tri loan báo chochúng tôi vào ngày 16 tháng 7, Ngài chochúng tôi biết chúng tôi sẽ bị tấn côngvà nhạo báng, nhưng rồi Ngài lại dặnthêm chúng tôi đừng lo ngại vì Ngài đãthắng thế gian.

Ba tháng trôi qua và vị linh mục

quản nhiệm trở về. Cha ngạc nhiêntrước những gì chứng kiến và những gìngười ta kể lại. Tất cả đều lạ thườngđến chỗ ngài khó tin nổi. Chúa đã đếnthăm viếng giáo xứ của Ngài và làmthức tỉnh quyền năng cứu độ trong giáohội. Chúa đã biểu lộ tình yêu thương củaNgài trước các con cái của Ngài, chiếusáng vào những nơi đâu tăm tối, để khiđã được thoát khỏi những lo sợ, chúngta có thể “phục vụ Ngài trong thánhthiện và công chính giữa những chuỗingày còn lại của chúng ta” (Lc 1:75).

Chúa đã chữa lành nhiều người,những người ở xa, cũng như những bệnhhoạn nan y. Chúa vẫn rao giảng TinMừng cho dân Ngài, loan báo Tin VuiNước Trời và tận dụng mọi phương

cách, kể cả các phương tiện truyềnthông. Tất cả giống như Chúa Nhật LễLá khi Chúa bước vào thành thánhGiêrusalem đầy chiến thắng.

Ngày tôi dời bỏ giáo xứ trở vềNagua, đường phố vắng tanh. Gió thổihiu hiu, phe phẩy lá quốc kỳ, lay độngcũng những cây cọ đã là những chứng táthầm lặng trước những công cuộc kỳdiệu của Thiên Chúa. Tôi lặng nhìnluyến nhớ các đám đông đã tụ họp.

Vừa đúng lúc đó một chú lừa nhỏtung tăng chạy qua nhìn tôi bằng cặpmắt thao láo. Chú kêu be be, rồi nherăng cười như nói với tôi: “Ông cũng chỉlà một con lừa dẫn Chúa Giêsu vàothành phố này. Giờ đây ông phải trở vềBethphage thôi. Các vinh quang, những

tiếng hoan hô và danh tiếng không baogiờ ông được đôn lên hàng đầu. Tất cảphải dành cho Đấng ông chuyên chở.Ông phải luyện tập trở nên nhỏ bé hơn,tương tự như Gioan Tẩy Giả, để ChúaGiêsu lớn mãi lên trong ông. Emilianôphải chết đi để Chúa Giêsu có thể sốngđộng trong ông. Ông chỉ có niềm vui duynhất là tôn vinh Thiên Chúa; đặc ân duynhất của ông là loan báo Tin Mừng.”Chú lừa vẫy đuôi như chào từ biệt tôi vàchú lại tung tăng nhảy nhót. Tôi trở vềNagua, lòng tràn đầy hân hoan.

7/ Tuần ThánhTất cả giống như một buổi bình minh

huy hoàng với muôn mầu muôn sắc.Thiên Chúa thật kỳ diệu lạ thường

nhiều hơn con người có thể tưởng tượngđược. Chúng tôi còn chưa tỉnh táo hoàntoàn với thứ rượu tình yêu ngà ngà say,thì các đám mây đen ùn ùn kéo đến. Mọichuyện chuyển thành mầu xám thật maulẹ, như thể mặt trời đã biến mất. Dù chotôi biết Chúa vẫn ở với tôi, nhưng bãotố bắt đầu thổi mạnh dữ dội.

Ông Tổng Trưởng Y Tế tố giác tôitrên truyền hình tôi lợi dụng sự dốt nátcủa quần chúng để làm họ tin tưởng họđược chữa lành. Ông bảo tôi chỉ là tênlang băm, lừa đảo dân chúng ngây thơvà hỏi tôi tại sao không diễn những tròlường gạt đó tại những nước tiên tiếnnhư Canada.

Nhiều người khác tấn kích nói rằng,vì là người ngoại quốc tôi không thể nào

hiểu biết người bản xứ hoàn toàn được,và tất cả những việc chữa lành và phéplạ chỉ dẫn dắt dân chúng tới chỗ phùphép, mê tín dị đoan. Câu trả lời của tôichỉ là, có lẽ tôi không hiểu biết quầnchúng tường tận thật, nhưng thực sự tôihiểu biết Chúa Giêsu rất rõ, và khôngbao giờ Ngài dẫn dắt chúng ta đi vàochỗ thần thiêng ma quái hoặc phù thuỷ.Trái lại, khi Ngài làm tất cả nhữngchuyện đó, Ngài thực hiện thật hoàn hảođến nỗi chẳng bao giờ chúng tôi phải sợhãi cả.

Rồi các phương tiện truyền thôngcũng tấn công chúng tôi. Thật mauchóng, tôi được đồn thổi như một tayphù thủy, một kẻ chuyên nghiệp lừa đảo,chỉ vì tôi tin tưởng và công bố Chúa

Giêsu đang sống, chữa lành và cứu độdân Ngài. Người ta cáo buộc tôi là tênđiên khùng, kẻ cuồng tín, và ôi thôi, đủthứ tội. Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, tấtcả các tờ báo thân hữu ngưỡng mộ nayđã quay lại tấn kích tôi. Danh giá thậtphù vân giả trá.

Không ai từng nghĩ rằng nhiều dưluận quần chúng tốt đẹp sẽ có thể kéodài được. Vinh quang lóe sáng của conngười tan biến thật lẹ làng. Tuy nhiên,niềm tín thác của tôi vẫn đặt trọn vẹnnơi Chúa, Đấng của ngày hôm qua, hômnay và mãi mãi. Bởi vì tôi không quantâm tới dư luận quần chúng khen ngợitôi, thì rồi những tiếng xấu đồn thổicũng chẳng ảnh hưởng đến tôi baonhiêu. Lắng đọng trong tâm hồn tôi vẫn

là ơn an bình của Chúa.Một số người mệnh danh là các tâm

lý gia bảo tôi rằng tất cả những chuyệnđó hoàn toàn tự nhiên thôi và chẳng cóchữa lành lạ thường. Tất cả đều nhờ sứccộng hưởng của đám đông hoặc cườngnăng tập thể. Tôi nói họ xử với tôi rấtbất công vì nếu họ thông suốt nhữngchuyện như thế, tại sao họ không tổchức những buổi nhóm họp đông đảovào buổi chiều để chữa trị tất cả cácbệnh tật của xứ sở họ.

Người khác lại tố giác tôi thuộc tràolưu gây xúc động. Tuy nhiên, phái cảmxúc đi kiếm tìm xúc cảm cho chínhmình, trong lúc chúng tôi lại đi tìm kiếmThiên Chúa, đó mới thật là điều cảmkích chứ. Dĩ nhiên, đi tìm kiếm kho tàng

bí ẩn là một điều thích thú, diệu cảm;một trong những dấu hiệu chứng tỏ mộtai đã tìm thấy kho tàng chính là niềmhạnh phúc họ biểu lộ.

Có những người lại tấn công dânchúng thiếu trưởng thành khi họ chorằng: “Tất cả những người dân ngâyngô đó họ chỉ đến vì tò mò muốn nhìnxem các phép lạ chữa lành.” Câu trả lờichỉ cần gỏn gọn: “Không cần biết lý donào khiến họ tìm đến phải không? Điềuquan trọng chính là họ đến để chúng tôirao giảng Tin Mừng. Chắc chắn GiaKêu không leo lên cây vả để hát thánhvịnh. Ông hiếu kỳ. Ông muốn nhìn xemChúa Giêsu.”

Nhiều lần người ta hỏi tôi có điênkhùng không? Ngày kia tôi trả lời họ:

“Tôi cũng hỏi chính tôi câu hỏi đó,nhưng tôi không biết chuyện gì khác,ngoại trừ nói về Chúa Giêsu Kitô."

Các linh mục quản nhiệm chungquanh cũng bắt đầu phản ứng. Mộtnhóm linh mục đề nghị cha giám tỉnh củatôi sai tôi đi quốc gia khác bởi vì tất cảnhững chuyện xem ra vô nghĩa này hẳnsẽ hủy hoại các tổ chức mục vụ khác.Tôi đã trả lời Chúa Giêsu không đếncứu các tổ chức mục vụ, nhưng đến cứuđộ con người và đó là tất cả những gìNgài đang làm.

Tôi bị tố cáo làm trống vắng cácgiáo xứ khác, nhưng tôi đâu có mời gọihọ đến đâu, tôi chỉ đơn thuần rao giảngLời Chúa. Một linh mục khác bảo chúngtôi đi quá nhanh hoặc thái quá và tốt

hơn nên bước chầm chậm lại. Ngài lýluận: “Nếu cha nói đến vài ba việc chữalành, có lẽ tôi bắt đầu tin, nhưng cácngười đặc sủng hẳn khùng điên vì nóiđến quá nhiều phép lạ...” Tôi trả lời:“Chính vì thực sự cha ít hiểu biết ChúaGiêsu.”

“Tại Lộ Đức, vị linh mục lý luậntiếp, có một trung tâm y khoa để phântách các việc chữa lành, và họ bảo rằngrất ít việc chữa lành là các phép lạ,trong khi cha...”

Tôi ngắt ngang: “Nhưng đo lườngniềm tin của chúng ta không phải làTrung Tâm Y Khoa Lộ Đức! Chính TinMừng nói với chúng ta về rất nhiềuphép lạ!”

Theo Tin Mừng Thánh Marcô, một

cuốn kỳ cựu nhất trong bốn Phúc Âm,kể cho chúng ta về 18 phép lạ và chữalành trong 16 chương sách. Nếu chúngta rút ra các dấu hiệu thần lực khỏi TinMừng Thánh Marcô, thì cuốn sách TinMừng này chẳng còn bao nhiêu trang.Có nhiều người, chỉ vì muốn loại trừkhía cạnh này ra, do đó họ đã cố côngtrình bầy với chúng ta một sách TinMừng què quặt, và chỉ còn giảm thiểuvào giáo lý hoặc lý thuyết suông. TinMừng là một sức sống, một cuộc sốngphải đem ra sống, một cuộc sống phảiđem ra cảm nghiệm, một cuộc sống phảiđược chứng thực. Thoạt tiên sách CôngVụ Tông Đồ đề cập tới Kitô giáo đã địnhnghĩa Kitô giáo như một “sự sống” (Cv5:20).

Tôi bị tấn công từ mọi phía, cả phíanhững người cho mình thuộc về hàngngũ Chúa Kitô. Tôi đã quyết định viếtmột bài báo trên một nguyệt san giađình, tờ “Amigo del Hogar”. Bài báoxuất hiện và tháng tám năm 1975 vớiđầu đề: “Đó là lỗi lầm của Chúa Giêsu”,trong đó tôi viết một đoạn như sau:

Đối diện với một liều lĩnh thực sự cóthể trở thành cuồng tín vì các phép lạ,chúng ta đã phản ứng quá độ và sắpbước qua một cực đoan khác có lẽ cònliều lĩnh hơn, vì chúng ta quên rằngThiên Chúa là chúa tể thực hiện đượcnhững chuyện không thể làm được(Master of the impossible).

Như chúng ta nhìn thấy nhiều lầntrong Tin Mừng, chữa lành thực sự là

câu đáp trả cho lời cầu nguyện trongniềm tin: lời nài xin của bệnh nhân, củanhững ai đi theo Ngài, của một nhómhay của một cá nhân.

Chúa Giêsu vẫn là Chúa của ngàyhôm qua, hôm nay và mãi mãi. Ngài làChúa của lịch sử và Ngài hành độngtheo ý Ngài, chứ không cần phải hỏi ýkiến chúng ta hoặc xin phép chúng tatrước khi phô diễn các việc kỳ diệu. Aitrong chúng ta dám chống đối Ngài hoặccố công hạn chế công việc của Ngài?

Chúng ta cần minh định rằng Ngàikhông chống đối các điều trị y khoa,nhưng có hàng ngàn người không cóphương tiện trả tiền cho bác sĩ, chobệnh viện hoặc cho thuốc men. Có gìquá kỳ lạ trước sự kiện Chúa của chúng

ta quan tâm đến các người nghèo khổ vàđích thân đến thăm họ? Tại sao chúngta lại đóng sập cửa lại trước những aitin vào Lời Chúa dậy: “Hãy đến với Ta,hỡi tất cả những ai lao khổ và gồnggánh nặng nề, Ta sẽ cho các ngươi nghỉngơi” (Mt 11:28)?

Phải chăng tất cả chúng ta đangbằng lòng với một Kitô giáo theo kíchthước đã may sẵn? Chúa đã đến vớichúng ta bằng các dấu hiệu quyền năngđể chứng tỏ rằng Ngài vẫn đang sống vàthúc bách chúng ta phải đối diện vớithực tế là Ngài đang thực sự sống độngvà tất cả những lời giảng dậy của Ngàivẫn thực sự giá trị. Vấn đề đặt ra lànhững gì đã xẩy ra tại Pimentel chứngtỏ Ngài không chết. Chúa Giêsu còn

đang sống!Chẳng bao lâu tôi ý thức mình đã

phạm vào hai sai lầm trong bài báo này.Vì muốn chứng minh các việc chữa lànhthực sự xẩy ra, do đó tôi đã phạm lỗilầm khi cho tên và địa chỉ của nhữngngười được chữa lành, trong khi nghĩrằng với những bằng cớ hiển nhiên nhưvậy sẽ hoán cải được tâm hồn độc giảhơn là bằng ân thánh đức tin. Tôi đã chỉcho họ thấy các dấu hiệu từ trời họmuốn nhìn xem, nhưng thực ra khônghoán cải được họ. Các dấu hiệu khônghơn không kém: chỉ là các dấu chỉ màthôi.

Đức tin và chỉ có đức tin mới giúpchúng ta hiểu biết được ý nghĩa của cácdấu hiệu: Thiên Chúa yêu thương nhân

loại - Chúa Kitô còn đang sống - Giáohội có quyền năng của Chúa Thánh Linhphục sinh người chết.

Chúa còn chỉ cho tôi một lầm lỗikhác nữa khi cho tôi nhận ra rằng tôiđừng cố công bênh vực mình, giống nhưNgài đã không bênh đỡ mình khi ngườita cáo giác Ngài. Nếu tôi cố công bênhđỡ tôi theo cách thức riêng của tôi vàvới các lý luận của mình, thực ra tôi đãgây khó khăn cho Ngài bênh vực tôitheo cách thức và lý luận của Ngài.

Ngoài ra, nếu tôi bảo vệ chính mình,tôi sẽ làm phương hại đến tiến trìnhChúa đang sử dụng để luyện lọc tôi.Bằng các phương cách tấn công và hiểulầm này, Chúa muốn rập khuôn những aiđi theo Ngài phải noi theo hình ảnh Con

của Ngài, để phải sắp sẵn bước đi quađêm tối của đồi Calvê, chúng ta mới cóthể nhìn thấy ánh sáng vinh quang củaPhục Sinh.

Tôi càng xác tín rằng những lời nịnhhót nguy hiểm hơn những lời bình phẩm.Ngọn lửa bình phẩm có thể đốt cháynhững nhơ nhớp khỏi trái tim chúng ta,trong khi những lời nịnh bợ bị Chúa lênán bằng những lời nặng nề: “Khốn chocác ngươi khi, khi mọi người đều nói tốtcho các ngươi, vì cũng cách thức ấy tổtiên họ đã xử đối với các tiên tri giả”(Lc 6:26).

Một cách vô thức chúng ta cókhuynh hướng quên mình chỉ là nhữngchiếc bình bằng đất, nhưng Chúa lạinhắc nhở cho chúng ta nhờ các phương

tiện thập giá hiểu lầm. Thiên Chúa đầytình xót thương luyện lọc và hạ thấpchúng ta xuống để chúng ta đừng đánhcắp vinh quang thuộc về chỉ một mìnhNgài thôi.

Thiên Chúa sống động chỉ biểu lộmình trong sa mạc. Điều cần thiết làchúng ta phải cởi dép ra trước khi tiếnđến bụi gai bừng cháy. Phê bình chỉtrích giống như ngôi sảnh đường trướccửa Đền Thờ; ở đó chúng ta chuẩn bịbước vào thánh điện của Thiên Chúa,sau khi đã được tẩy sạch khỏi mọi dínhbén, mọi ràng buộc. Những ràng buộcnguy hiểm nhất chính là những gì chúngta gọi là huân đức, là công trạng hoặccác hoạt động tông đồ của chúng ta.

Những tấn công quá dữ dội và liên

tục đến nỗi đôi khi tôi nghĩ mình khôngchịu đựng nổi nữa. Tôi cảm thấy như bịbao vây, đơn độc trên con đường vôđịnh. Tôi xin một sơ tràn đầy ơn Chúacầu nguyện cho tôi. Sơ nói với tôi lờitiên tri làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn.Chúa nói với tôi, “Sau khi đã chia sẻniềm vui Chúa Nhật Lễ Lá, con khôngnghĩ rằng đã đến lúc con cũng phải cảmnghiệm được Tuần Thánh nữa chứ?”

Những lời tiên tri đó đã chữa lànhtôi. Từ đó, tôi nhìn mỗi vấn đề bằng loạiánh sánh khác và tâm hồn hoàn toàn anbình. Khi công việc trôi chảy, tôi tự nhủ:đây là Chúa Nhật Lễ Lá; và khi nhữngkhó khăn nổi dậy tôi gọi đó là TuầnThánh. Dẫu gì đi nữa, Phục Sinh khôngcòn xa đâu. Ngợi khen Chúa!

Thiên Chúa cho tôi được nếm thửvinh quang của Núi Tabor, nhưng Ngàikhông cho tôi cắm lều ở đó. Ngài dắt tôixuống núi và đem tôi leo lên đồi Calvêđể san sẻ thập giá cho tôi.

Trước khi đau khổ đi tới, Chúa luônluôn ban cho tôi tình yêu; khi yêuthương chúng ta, Ngài luôn luôn ban chochúng ta tặng phẩm thập giá của Ngài.Thánh giá là quà tặng Chúa ban chonhững ai Ngài yêu thương. Trước khicảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa,thập giá không thể hiểu nổi và khôngđược chấp nhận.

Trong kế hoạch của Chúa luôn luônNúi Tabor đi trước đồi Calvê. Sau khivinh quang đi tới, thập gia đến tiếp liềnđể cứu độ và dẫn dắt chúng ta tới phục

sinh. Cuộc đời giống như mười lăm mầunhiệm của chuỗi Mân Côi: năm mùa vui,năm mùa thương, năm mùa mừng,nhưng mỗi mùa đều kết thúc với “Sángdanh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con vàĐức Chúa Thánh Thần.”

Chúng ta sống các mầu nhiệm nàyhàng ngày. Cuộc đời chúng ta khônghoàn toàn vui được, hoàn toàn buồnđược, nhưng phải hòa trộn cả hai để làmhiển danh Chúa. Thập giá và phục sinhgiống như bức tranh thời danh củaRembrandt phối hợp tuyệt hảo giữa ánhsáng và bóng tối.

Con người thường miệt mài trongcơn say thụ động. Chúa đến và khuấyđộng lên. Các linh mục được tham vấn,bàn hỏi. Như vậy các ngài phải học hỏi

và đọc sách để đưa ra những câu giảiđáp hoặc trả lời xứng hợp. Cả đến Hộiđồng Giám mục cũng đã gặp nhau đểđưa ra những lời minh định. Đây là điềurất quan trọng với tôi. Chắc chắn nhữngviệc này xẩy ra đều là công cuộc củaChúa và tôi cần đến sự định hướng củacác giám mục. Với tôi, các ngài là tiếngnói của Chúa.

Các ngài phát hành một tập minhđịnh mang tựa đề: “Đức Thánh Chachấp thuận và cổ võ các buổi nhóm họpcanh tân đặc sủng.” Ở dưới có hàng chữchú thích, “Đức Cha Pepen (Tổng Thưký của Hội đồng Giám mục toàn quốc)tán thành công việc của cha Tardif.”

Tôi cảm thấy mãn nguyện khi đọc lờiđó, nhưng điều đó cũng làm tôi nực cười

vì “đâu có phải là việc của tôi!” NhưThánh Giuse, tôi chắc chắn một điềuduy nhất: cuộc sống mới nảy mầm trongcung lòng Giáo hội đâu phải là của tôi.

Tôi không biết được bằng cách thứcnào hoặc lý do nào Đức Cha CarlosTalavera mời tôi đến giảng tĩnh tâm chocác linh mục tại Guadalajara, Mexicô.Kết quả là chẳng bao lâu sau tôi lại nhậnđược lời mời khác đến công bố các việclàm diệu kỳ của Chúa trên các đất nướckhác của Châu Mỹ Latinh.

Tôi bắt đầu nhìn ra thời đại vinhhiển đang mở ra cho Giáo hội. Tôi nghĩrằng thời đại đã đến khi chúng ta phảikhởi sự rao giảng từ các nóc nhà, vượtkhỏi khuôn khổ giáo đường, vì khôngcòn đủ chỗ cho người ta tìm đến nữa.

Chúa đã đem chúng tôi đến mút cùngcủa thế giới để làm chứng tá cho ChúaGiêsu còn đang sống.

Sau chuyến hành trình đi Panama,tôi trở về nhà vai mang nặng công việccủa giáo xứ. Ngày hôm sau tôi phải đếnthăm một ngôi làng nằm cao trên cácdẫy đồi và chỉ đến đó được bằng cỡi lừa.Ngồi lắc lư trên lưng lừa một cách chậmchạp nhưng chắc chắn, tôi thầm nghĩ: cógì khác biệt giữa con lừa của tôi vàchiếc phản lực cơ 747!

Đường lối của Chúa thật tuyệt diệu!Ngồi trong phản lực cơ hay cỡi lưng lừa,chúng tôi luôn luôn là những ngườichuyên chở các sứ điệp. Với sáu chụcngàn người hay sáu mươi người, tất cảđều là con cái của Chúa. Những người

dân chất phác từ tốn trên các đồi núi kiamới đích thực là “những người nghèohèn của Giavê”. Chúa thật kỳ diệu đếnnỗi sau khi dời phản lực cơ, Ngài sai tôiđi trên lưng lừa để Ngài an tâm chúngtôi đã không đánh mất đức khiêm tốn.

Ngồi trên lưng lừa, tôi học được bàihọc quan trọng: chúng tôi là những conlừa chuyên chở Chúa Giêsu lên đềnthánh Giêrusalem trong Chúa Nhật LễLá. Ơn gọi của chúng tôi là chuyên chởChúa Giêsu Kitô. Chúng tôi là nhữngchiếc bình đất chứa đựng kho tàng quýgiá trong tâm hồn.

Cũng những sự việc như thế tái diễndài dài: các dấu hiệu minh xác rằngChúa Giêsu là Đấng Cứu Chúa: “Ngườimù được thấy, kẻ què được đi, người cùi

được sạch, và người điếc được nghe, kẻchết sống lại, Tin Mừng được công bốcho người nghèo khổ” (Lc 7:22).

Xưa kia chúng tôi cố công nuôidưỡng người dân không đói khát ThiênChúa. Điều tệ hại nhất là chính chúngtôi không nếm được Bánh Hằng Sống.Giờ đây chúng tôi không cung ứng nổi.Mùa lúa quá dư dật và tràn dầy, nhưngThiên Chúa còn vĩ đại và quyền nănghơn thế nữa. Chúa đã thắp sáng ngọnlửa bốc lên thành đám cháy và không aidập tắt được. Tựa như dòng sông NướcHằng Sống ngập lụt Giáo hội, tinh lọc,canh tân và thánh hoá Giáo hội.

Nhiều cặp hôn nhân đã chung sốngvới nhau giờ đây nhận thức được họkhông thể sống như vậy được. Sau khi

thấu hiểu được tầm mức quan trọng củabí tích Hôn Phối,họ đã chuẩn bị kỹlưỡng nhận lãnh và sống thực sự bí tíchthánh này. Trong giai đoạn một nămthôi, chúng tôi đã làm phép cưới cho 306cặp, một con số ngoại khổ trước đây.

Ngày Lễ Hiện Xuống năm 1976,khoảng 120 giáo lý viên xin nhận PhépRửa Chúa Thánh Linh trước khi thihành công tác. Chẳng bao lâu, ChúaThánh Linh không còn là quà tặng vuihưởng êm đềm trong đáy thẳm tâm hồnnữa, nhưng khác hẳn, giờ đây Ngài làthần lực đặc biệt nói với thế giới rằngChúa Kitô đang sống và ban sự sống chonhững ai tin vào danh Ngài.

Tôi đã bắt đầu nhận được thư tín từPháp, Nam Mỹ và Phi Luật Tân. Người

dân viết cho tôi có khi từ những xứ sởtôi không tìm thấy trên bản đồ. Một sốthư tín viết bằng một loại ngôn ngữhoặc chữ viết tôi không tài nào hiểuđược. Vì không biết được những gì họmong muốn, tôi chỉ còn việc trao phóvào bàn tay Chúa và xin Ngài thi ân đápứng nguyện vọng cho họ một cách trựctiếp.

Ngày nay tôi ăn uống và ngủ nghỉngon lành, làm việc cật lực và cảm thấyhoàn toàn thoải mái. Chúa đã ban sứckhỏe lại cho tôi và giờ đây tôi chỉ biếttận dụng phục vụ Ngài và rao giảng TinMừng cho dân của Ngài.

Tuy nhiên, tôi nghĩ quà tặng lớn laonhất Ngài ban cho tôi chính là quà tặngan vui. Giờ đây lúc nào tôi cũng hạnh

phúc. Chưa bao giờ tôi sống chức linhmục tràn đầy như ngày hôm nay.

Chương 3CHÚA GIÊSU ĐÃ SỐNG

LẠI!Tháng sáu năm 1981, sau khi tôi đi

rao giảng Tin Mừng tại Angeri vàMarốc, Chúa đã giúp tôi đến viếng ĐấtThánh. Ngày đầu tiên tôi dậy rất sớm,trước lúc bình minh tôi đi bách bộ quanhững dẫy phố cổ kính ngòng nghèo củakinh thành muôn thuở Giêrusalem, có lẽchính bà Maria Mađalêna đã đi theo conđường này trong ngày Chúa Nhật PhụcSinh.

Khi đặt chân tới Mồ Thánh , nơi tôiđã hẹn gặp một người bạn cũ từ Mexicô.

Trước kia bằng mọi giá ông đã cướingười bạn đời tuyệt đẹp, cô PuertoRican tại Cana. Lúc chúng tôi bước vàoMồ Thánh, ông chỉ cho tôi tấm bảng ghikhắc hàng chữ bằng tiếng Hy Lạp:

Tại sao các ngươi đi tìm giữa ngườichết

một người còn đang sống?Ngài không còn ở đây nữa!Ngài đã sống lại!Tôi vẫn chưa quên được niềm rung

động của buổi sáng hôm đó như mộttiếng vang dội của Chúa Nhật Phục SinhĐầu Tiên. Đấng chết trên thập giá đã rờikhỏi ngôi mồ và nay còn đang sống. Mộtsáng tạo mới đã khởi đầu, như ánh sángchiếu dọi phía trước từ màn đêm tăm tốicủa ngôi mồ, nay đang sáng soi nhân

loại.Dầu không tìm thấy Chúa Giêsu

trông ngôi mồ trống tại Đất Thánh, chắcchắn chúng ta có thể tìm thấy Ngàikhắp mọi nơi. Chỉ có một nơi duy nhấtkhông tìm thấy Chúa Giêsu, đó là ngôimồ ông Giuse Arimatha đã thuê choChúa Giêsu.

Chúa Giêsu không sai các tông đồ đigiảng dậy lý thuyết hoặc giáo lý trừutượng, nhưng còn phải làm chứng tá chotất cả những gì các đã thấy và đã nghe.Nhưng khốn thay, chúng ta nhìn thấyngười quan tâm tới các lời giảng dậy lýthuyết hơn là truyền đạt sự sống. Chúngta cần được tái sinh trong thần lực ChúaThánh Linh, nếu chúng ta muốn mìnhtăng trưởng trong nếp sống thiên linh.

Trên hết, người rao giảng Tin Mừnglà một chứng tá đã có những cảmnghiệm cá nhân về cái chết và việc phụcsinh của Chúa Giêsu Kitô và có thểtruyền đạt những gì thâm sâu hơn chỉ làmột mớ giáo thuyết. Người rao giảngTin Mừng loan truyền một Chúa Giêsusống động đang đến đem sức sống và sựsống sung mãn. Sau đó và chỉ sau đó mớicó thể dậy giáo lý và đạo đức được.

Chúng ta đã tốn phí nhiều thời giờđể cố công giúp mọi người tuân giữMười Giới Răn trước khi họ có thể hiểubiết được Đấng ban hành Mười GiớiRăn. Chúng ta đừng bao giờ quên rằngMuời Giới Răn được Môsê ban bố saukhi Thiên Chúa đã tỏ mình ra trên núiSinai.

Không có thể truyền đạt Tin Mừngtràn đầy được nếu như họ đã chưa từngcảm nghiệm mình được tái sinh trongChúa Kitô. Mọi chuyện sẽ đổi thay khichúng ta nói với người khác về những gìChúa đã thực hiện sau khi Ngài phụcsinh. Lời nói của chúng ta phải đi kèmtheo các dấu lạ và các việc kỳ diệu,giống như Chúa Giêsu đã hứa.

Linh mục quản nhiệm tại Janico mờichúng tôi đến giảng tĩnh tâm nhưng lạithông báo với chúng tôi rằng dân chúngở đây cứng lòng và không đi nhà thờ.Rất ít người có mặt trong buổi chiềuđầu tiên, nhưng nằm trên sàn nhà thờ làmột người đàn ông trông giống con búpbê. Hai tay và hai chân bị bại liệt và nhưvậy không thể một mình tự ăn và đi

đứng được. Trông ông thật tội nghiệp.Tôi tự nghĩ tại sao họ đem ông tới đây?Tôi bị phân tâm đến độ không tập trungthuyết giảng được, do đó tôi nói với họ:"Chúng ta hãy bắt đầu cầu nguyện chongười bạn xấu số này và đem anh vềnhà."

Khi chúng tôi vừa bắt đầu cầunguyện, ông bắt đầu run rẩy và toát mồhôi. Tôi còn nhớ mình cũng cảm thấymột sức nóng xâm nhập khi Chúa chữalành tôi. Sau đó tôi nói: "Ông hãy đứngdậy! Chúa đang chữa ông đấy!" Rồi tôicầm lấy tay ông và bảo ông: "Ông hãybước đi!" Cả hai chúng tôi cùng bướclên cung thánh. Ông đứng một mình trênhai chân và làm chứng hùng hồn là ôngđã không đi được trong suốt 19 năm

qua.Tôi hoàn toàn bàng hoàng. Tôi còn

sung sướng hơn nữa vì đã không biếttrước ông bị bại liệt lâu như thế. Nếubiết trước, chắc tôi không dám bảo ôngđứng dậy như thế.

Buổi tối hôm đó khi chúng tôi đangngồi trong nhà chòi phía bên kia nhàthờ, người bại liệt đi ngang qua và nóithêm: "Chúa cũng chữa cả đôi tay connữa. Hãy nhìn này, con có thể cử độngđây."

Những ngày sau đó nhà thờ chậtních. Có nhiều người phải đứng nghengoài cửa sổ.

Ngày nào chúng ta chấp nhận thầnlực của các chứng từ cá nhân, ngày đólời rao giảng chúng ta mới truyền cảm

được. Tôi quen soạn bài giảng kỹ lưỡng.Tôi đã học hỏi các tác giả cổ điển và cácnhà thần học tân tiến. Những gì tôi đãhọc hỏi thật thâm thuý và dồi dào ýnghĩa, tôi không muốn một ai bỏ qua cả.Tôi đã viết bài giảng xuống giấy và đọcđi đọc lại. Tôi mong muốn mọi ngườitrong cộng đoàn hưởng được tất cảnhững phong phú của các sứ điệp tôi sắpthuyết giảng.

Chúa cũng muốn thay đổi nhận địnhnày của tôi. Một Chúa Nhật kia, tôiđang kỹ lưỡng xem lại những ghi chépcủa bài giảng, Chúa nói với tôi: "Nếucon nghiên cứu kỹ lưỡng và đọc đi đọclại như thế, nhưng con không nhớ nổi đểgiảng, như vậy làm sao con hy vọngnhững người giáo dân bình dân này

không được giáo dục như con, khôngnhững họ không thể nhớ nỗi những gìcon giảng, huống hồ là còn phải đem rasống nữa?"

Từ đó tôi đã thay đổi cách giảng củatôi. Giờ đây tôi chỉ còn việc làm chứngtá cho quyền năng của Chúa và nhữngviệc Ngài đang làm. Tôi chỉ việc kể cáccâu chuyện về tình yêu Thiên Chúa.

Tôi còn học được một điều quan yếukhác nữa: điều thiết yếu không phải làgiảng hay về Chúa Giêsu, nhưng hãy đểNgài hành động với tất cả quyền năngcủa Chúa Thánh Linh. Tại sao chúng taphải cần nói về Chúa Giêsu và không đểNgài hành động qua chúng ta? TinMừng không chỉ là những lời nói suông.Nước Chúa được hiểu biết giữa chúng

ta nhờ quyền năng và sức mạnh đến tựtrời.

Một lần kia tôi giảng quá dài, chắcchắn lâu hơn một giờ. Sau đó, một linhmục tức tối chỉ vào đồng hồ và giảithích, "Tôi không thích cha Emilianôgiảng. Ông chỉ giảng về các phép lạ vàchỉ có phép lạ thôi suốt 67 phút., nhưngchẳng nhắc đến các phép lạ trong TinMừng."

Một người khác nghe thế trả lờingài, "Tại sao phải nói về các phép lạChúa Giêsu đã thể hiện cách đây 2000năm, trong khi chúng ta có thể nói vềcác phép lạ Ngài đã thể hiện trong tuầnqua?"

Những việc kỳ diệu Chúa đã làm quánhiều đến nỗi cả đời chúng ta không đủ

để kể lại những gì Ngài đã làm trong 10năm qua. Như vậy khi tôi chỉ có một giờthuyết giảng, tôi cảm thấy mình chỉ cònmột việc là nói về những gì mới xẩy ranhất.

Dầu tôi đã đi giảng thuyết khắp nămchâu, nhưng tôi chỉ rao giảng cũng mộtchuyện thôi, bởi vì tôi chẳng có chuyệngì khác để nói cả. Tôi luôn luôn lặp lạicùng một sứ điệp: tình yêu xót thươngcủa Thiên Chúa.

Đồng thời ở khắp nơi tôi còn nhìnthấy gì nữa? Tôi nhìn thấy tình yêu xótthương của Thiên Chúa. Tôi làm chứngtá về tình Chúa yêu thương mọi người,mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ. Thần lựcChúa Thánh Linh biến tôi thành chứngtá cho sự kiện Chúa Giêsu đang sống

hôm nay.Đôi khi tôi không có đủ thời giờ ăn

uống. Sau nhiều thời giờ mệt nhoài vì duhành, tôi thường phải bắt tay vào việcngay. Nhưng Thiên Chúa đã biểu lộ sứcmạnh của Ngài qua những suy yếu củachúng ta. Trong một khoá tĩnh tâm tạiLộ Đức quy tụ nhiều linh mục khắp ÂuChâu. Thật mệt nhọc phải ngồi xuốnggiải tội sau khi đã giảng thuyết, và sauđó lại cử hành Thánh Lễ và giảng thuyếtnữa.

Một số linh mục xin tôi giải tội. Đầutiên là một linh mục người Hoà Lan, nóitiếng Pháp không thành thạo. Sau khixưng tội, ngài hỏi tôi : "Cha ơi, cha cóthể cầu nguyện chữa lành tai bên trái tôibị 'câm' không?" Tôi tủm tỉm cầu

nguyện với Chúa: "Chúa ơi, nếu Chúanghe thấy lời linh mục này cầu xin , hẳnđây sẽ là một phép lạ lớn lao chưa từngthấy!"

Tôi phải vất vả chờ đợi ngài bước rađể tôi có thể cười lên thoải mái. Khi linhmục khác bước vào, ngài còn thấy tôicười khoái chí trên nét mặt. Tôi khôngthể quên cái tai "câm' được và cứ thếtôi mỉm cười trong suốt buổi giải tội.

Sau đó các linh mục kháo với nhau,"Cha Tardif vui tính quá trời, dầu làmviệc cực nhọc như vậy, ngài vẫn luônluôn mỉm cười." Có linh mục còn thêmvào: "Thật dễ thương khi xưng tội vớimột linh mục chào đón bạn bằng một nụcười!"

Chúa xử dụng cái tai "câm" để biểu

lộ cho tôi biết Ngài là Thiên Chúa củaniềm vui. Ngài chào đón chúng ta đếnvới Ngài bằng một nụ cười. Không mộtnghi ngờ về chuyện đó, Thiên Chúa củachúng ta rất vui tính.

Ngày kia khi tôi đang giảng trướcmột đám đông khổng lồ trong sân vậnđộng, có người đến hỏi tôi: "Cha ơi, chacó sợ hãi hoặc khớp khi đứng trước mộtđám đông như thế này không?"

Tôi trả lời: "Khi bạn biết bạn đangrao giảng Tin Mừng của Chúa, bạn cóthể đứng trên nóc nhà, bạn có thể làmchứng trong nhà tù, bạn cũng có thể raogiảng trong sân vận động. Tôi chỉ làmchứng cho tất cả những gì tôi đã thấy vàđã nghe. Nếu không phải như thế, tôi sẽkhớp đấy ngay khi đứng trước mặt bạn

đây."Khi chúng ta chưa có cảm nghiệm về

Chúa Giêsu đang sống, chúng ta cókhuynh hướng nói về các chuyện khác,ngoại trừ Chúa Giêsu.

Ngày nay chúng ta chẳng cần tớimột sách Tin Mừng mới, nhưng chúngta cần đến cách rao giảng Tin Mừngmới. Chúng ta cần công bố một cách đầunăng lực và hiệu quả ràng Chúa Giêsuvẫn đang sống. Chúng ta chẳng cần phảilặp lại những lý thuyết mình đã nghehoặc đã đọc; chúng ta chỉ cần nói lêncác chứng tá cá nhân hoặc kinh nghiệmcủa mình. Ngày nay chúng ta phải raogiảng Tin Mừng bằng thần lực của ChúaThánh Linh và đi kèm theo buổi nóichuyện của chúng ta bằng các dấu hiệu

lạ hoặc các việc kỳ diệu đến với chúngta thật tự nhiên trong suốt lúc rao giảngTin Mừng.

Trong đại hội Montréal vào thángsáu năm 1977, có trên 65.000 người ngồichật ních vận động trường Olympictrong Thánh Lễ bế mạc. Đức Hồng yRoy, sáu Giám mục và 920 Linh mụchiện diện, ông Thị trưởng thành phốcũng có mặt, với hơn 100 người ngồitrên xe lăn gần bàn thờ, mọi người cùngcầu nguyện cho các bệnh nhân. Tất cảvận động trường đang hát ngợi khenChúa, bỗng dưng bà Rose Aimée, ngườiđã chịu đớn đau suốt 11 năm trường vớicăn bệnh sơ cứng bắp thịt, đứng lên khỏixe lăn và bắt đầu bước đi trước mặt mọingười. Phía bên kia, một người đàn ông

khác cũng đứng lên khỏi xe lăn. Rồinhiều người khác nữa cũng đứng lênnhư vậy! Tất cả gồm có 12 người tàn tậtrời bỏ xe lăn và bước đi!

Mọi người đầy xúc động vỗ tay vàchảy nước mắt. Cả đến ông thị trưởngcũng khóc như con nít. Khi Chúa xuấthiện, thì chẳng còn ai là những ngườiđàn ông cứng cát cả. Tất cả mọi ngườiđều là trẻ thơ trước sự hiện diện củaChúa.

Ngày hôm sau các tờ báo lớn trongthành phố chạy hàng chữ lớn: "Chấnđộng tại vận động trường Olympic: cácngười què bước đi!"

Một tờ báo khác tại Montréal, tờJournal chạy hàng chữ: "Những ngườinằêm liệt trên giường đứng dậy và bước

đi!"Không gì quá ngạc nhiên khi những

người đó được chữa lành. Còn ngạcnhiên hơn nữa nếu như họ không đượcchữa lành. Điều ngạc nhiên phải là ChúaGiêsu đã không giữ lời Ngài đã hứa.

Ngày hôm sau đài truyền hình phỏngvấn tôi: "Cha có nghĩ là tất cả nhữngviệc chữa lành này nhờ đến sức khíchđộng của đám đông, của xúc động vàcủa những tiếng vỗ tay hoan hôkhông?" Tôi trả lời: "Vậy, ông hãy giảithích cho tôi lý do tại sao không thấy aiquè quặt đứng dậy trong các vận độngtrường dã cầu hay trong các trận đábanh, và tại sao không thấy một bệnhnhân ung thư nào được chữa lành khiđội banh họ ủng hộ thắng trận đấu!"

Chỉ có một câu trả lời duy nhất:Chúa Giêsu đã sống lại và sống giữachúng ta ngày hôm nay! Đừng đi tìmnhững câu giải nghĩa khác làm gì, chỉ tổđi ra trệch đường mà thôi.

Các kế hoạch của Chúa thườngkhiến chúng ta phải cười. Bạn có thểnhìn ra Chúa có óc hài hước khi Ngàisai một linh mục quản nhiệm giáo xứ nhàquê đến giảng thuyết trước các nhà thầnhọc gồ ghề. Tôi không dám cố công chỉdậy các vị này điều gì. Tôi chỉ giản dịlàm chứng tá cho lòng xót thương củaChúa mà thôi.

Năm 1981, tôi đi giảng phòng cho320 linh mục tại Lisieux, Pháp quốc,cùng với cha Albert de Monléon. Một sốlinh mục rất thông thái, một số khác rất

có óc bình phẩm và dĩ nhiên cũng khôngthiếu các linh mục đa nghi. Sau bài giảngtuyệt diệu của cha Monléon là đến lượttôi. Tôi cảm thấy mình quá nhỏ bé vàkhiêm tốn trước các linh mục trí thứcnày, với nhiều cấp bằng đại học. Tôi còncảm thấy mình rất bé nhỏ trước các ĐứcHồng Y Suenens và Renard. Do đó tôicầu nguyện và thân thưa với Chúa:"Chúa ơi, con phải làm gì bây giờ đây,một linh mục quê mùa từ một thành phốvô danh trong một miền đất xa xăm màcác nhà trí thức này chưa từng ngheđến? Chúa ơi, đừng bỏ con một mìnhđấy nhé."

May mắn thay, ngay đêm đầu tiênChúa đã chữa lành một linh mục mắcchứng bệnh viêm tĩnh mạch, nhờ đó các

cuộc tranh luận chấm dứt. Tôi nhớ linhmục này vén quần lên trong phòng ăn vàchứng minh hai chân đã được chữa khỏihoàn toàn. Chứng tá này biểu lộ vinhquang của Chúa hơn tất cả những bàinói chuyện của tôi.

Đức Hồng Y Renard ngạc nhiêntrước việc chữa lành và kỳ công củaChúa. Thật khó cho chúng ta chấp nhậnhoat động kỳ diệu của Chúa Thánh Linhvì đầu óc chúng ta quá thiên về lý luậnvà lý sự trong suy tư của chúng ta. Dầusao chúng ta cũng là con cháu của triếtgia Descartes và chút hóm hỉnh củaVoltaire trong mỗi con người chúng ta.Đó là lý do khiến chúng ta khó chấpnhận tác động của Chúa Thánh Linh,Đấng muốn thổi nơi đâu tùy ý Ngài và

Ngài không bị khuôn khổ lý luận nàogiới hạn được Ngài. Chúng ta muốnvạch đường chỉ lối cho Ngài đi theo vàmuốn Ngài làm theo ý của chúng ta.Nhưng Ngài bay bổng vượt khỏi tầm suynghĩ của chúng ta. Chúng ta cống hiếncho Ngài các ống dẫn để qua đó Ngàithổi theo ý định của chúng ta, nhưngNgài lại thổi theo ý muốn của Ngài.Chúa Thánh Linh không bị gò ép vàochương trình mục vụ của chúng ta.

Chắc chắn chúng ta cần đến phươngpháp mục vụ, nhưng căn bản cho mọi lờigiảng dậy đức tin của chúng ta chínhyếu cần phải chấp nhận không phảichúng ta điều khiển tác động của Ngài,nhưng chính Ngài mới là Đấng điều độngmục vụ của chúng ta. Mọi phương pháp

cần phải uyển chuyển linh động đủ đểChúa Thánh Linh có thể xử dụng hoặcbiến đổi. Các đặc sủng của Chúa ThánhLinh mang nhiều mầu sắc khác nhau vàvẫn hiện diện với chúng ta. Có lẽ chínhóc duy lý hoặc thiếu thốn đức tin củachúng ta khiến chúng ta suy nghĩ cácđặc sủng chỉ là những chuyện trong quákhứ mà thôi...

Thế giới ngày nay đang đi tìm kiếmnhững thiện nam tín nữ tràn đầu ChúaThánh Linh và các tiên tri được ChúaThánh Thần linh ứng. Giáo hội là mộtLễ Hiện Xuống thường trực, chứ khôngphải là loại duy lý trường tồn.

Những lời nói sau cùng của ĐứcHồng Y nhắc tôi nhớ đến câu chuyệnkhôi hài:

Ngày kia Chúa Giêsu hỏi các mônđệ, "Người ta nói Thầy là ai?" ÔngPhêrô đứng dậy thưa, "Thầy là lễ hiểnlinh cánh chung duy trì một cách siêuhình chủ định của các mối giây liên hệtiềm thức và liên nhân vị của chúng ta."Chúa Giêsu mở đôi mắt tròn xoe đầyngạc nhiên hỏi lại ông? "Con nói gìvậy!!!" Và ông Phêrô không thể nhắclại câu ông vừa nói vì ông đọc như convịt nên quên mất rồi. Điều đó khôngphát xuất từ quả tim chúng ta, nhưng đóchỉ là ý tưởng trừu tượng của ngườikhác.

Thế giới hôm nay quá mệt mỏi nghenhững mớ lý thuyết và văn chương baybướm. Ngày nay con người đang đóinhững lời sống động và đem lại hiệu

nghiệm tức là phải làm những gì mìnhnói. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nhắnnhủ chúng ta, "Giáo hội ngày nay cầncác chứng nhân đã cảm nghiệm đượcnếp sống mới qua Chúa Giêsu Kitô."

Tin Mừng Thánh Luca kể lại chochúng ta câu chuyện và hai môn đệ từGiêrusalem trở về Emmau vào buổitrưa Chúa Nhật. Họ buồn phiền và nảnchí vì Thầy mình đã chết và bao hy vọngphục hồi lại dân tộc Israel nay tan thànhmây khói.

Chúa Giêsu nhập bọn với các ôngtrên con đường mòn này. Người môn đệtên là Cleopas bắt đầu thuyết pháp vềKitô học với chính Chúa Giêsu Kitô màông chưa có khả năng nhận ra Ngài.Ông hùng hồn kể lại tất cả những gì

Chúa Giêsu đã làm: các phép lạ, các lờigiảng dậy, cái chết tất tưởi trên thậpgiá, rồi khi tới phần đề cập về phục sinh,ông không thể nói được theo kinhnghiệm của ông. Ông chỉ còn biết lặp lạinhững gì các bà kể về các thiên thầnbảo các bà là Ngài đã sống lại rồi.

Một số các nhà giảng thuyết trongGiáo hội ưa thích lối lặp lại như vậy.Đúng thực các vị này chỉ lặp lại nhữnggì các nhà thần học đã viết ra hoặc cácgiáo sư đã giảng dậy trong trường, vàhầu như không có cảm nghiệm gì về việcChúa phục sinh cả.

Bao lâu chúng ta không gặp gỡ riêngtư với Chúa, hoặc cảm nghiệm về ChúaKitô phục sinh, đích thực chúng ta chỉ lànhững kẻ lặp lại lý thuyết và những lời

giảng dậy nghe được từ nơi người khácvà người cũng nghe lại như vậy. Chúngta được Ngài mời gọi trở thành chứng tácho những gì chúng ta thuyết giảng.Muốn trở thành chứng tá đích thực,chúng ta cần phải có cảm nghiệm bảnthân về những gì chúng ta rao giảng.Chúng ta cần sống thực với những gìmình rao truyền.

Một lần tôi đến thăm nhà máy thủyđiện khổng lồ tại Itaipu, xứ Paraguay.Tôi rất cảm kích. Mức sản xuất điện ởđây quá kinh khủng tới độ không nhữngđủ cho cả nước, nhưng còn cho mộtphần nước Ba Tây và Á Căn Đình nữa.

Chúng tôi dời nhà máy lúc màn đêmbuông xuống. Tôi nhận ra một số nhàcông nhân không có điện và họ thắp đèn

ban đêm. Chỉ cách xa mấy bước nhàmáy điện lớn nhất thế giới, người dân ởđây không có điện và phải thắp đèn cầy.Họ thiếu đường giây điện lực mắc vàonhà họ.

Đôi khi những chuyện đó cũng xẩyra cho chúng ta. Thay vì được điện lựcthắp sáng, chúng ta lại sài đèn cầy, vìchúng ta không nối đường giây vàoChúa Giêsu, ánh sáng cho thế gian.Thực vậy, có nhiều người đang hoạtđộng cho Giáo hội, nhưng họ lại thiếuánh sáng của Chúa trong tâm hồn.

Chúng ta cũng giống như nhữngkhách du lịch, khi họ nhìn thấy mộtphong cảnh đẹp, họ chụp tấm hình rửaliền, rồi thay vì thán phục chiêm ngưỡngnhững phong cảnh hữu tình đó, họ lại

xúm vào nhau xem tấm hình chụp.Có nhiều Kitô hữu cũng chỉ có vừa

vặn "tấm hình chụp" Chúa Giêsu. Ít khinào họ nhìn Ngài mặt đối mặt hoặc tâmsự với Ngài. Chưa bao giờ họ có cuộcgặp gỡ riêng tư với Ngài. Họ chỉ biết lặplại những gì họ đã nghe và đã thấy, bởivì học không có cảm nghiệm về Ngài.

Đời sống vĩnh hằng gồm có hiểu biếtvà cảm nghiệm được Thiên Chúa vàChúa Giêsu Kiô, Đấng Ngài sai tới.

Nhà rao giảng Tin Mừng đích thựcchính là người biết trình bầy chứng từbản thân của mình, kinh nghiệm sốngthực của mình về ơn cứu độ. Họ có thểcông bố Chúa Giêsu đang sống hôm nayvì chính họ đã thường xuyên gặp gỡNgài. Và họ có thể nói như các Thánh

Tông đồ: "Chúng tôi không thể ngừngcông bố những gì chúng tôi đã nghe vàđã thấy" (Cv 4:20).

Nhà rao giảng Tin Mừng đích htựckhông chỉ là người nói về Chúa Giêsu,nhưng là người có khả năng trình bầy vềChúa Giêsu đang sống, để những ainghe họ đều có thể nói như những ngườiSamaritanô: "Giờ chúng tôi không cònphải tin những gì chị kể nữa, vì chúngtôi đã thực sự biết Ngài là Vị Cứu Chúacủa trần gian" (Ga 4:42).

Không ai có thể truyền đạt niềm hânhoan về Chúa Giêsu phục sinh nếu nhưchính họ không cảm nghiệm thực tế làChúa Giêsu đang sống ngày hôm nay.

Chương 5

CHỮA LÀNHDầu cho con người được cấu tạo

bằng thể xác, linh hồn và trí khôn (1Th5:23), nhưng con người là một cá thểkhông thể tách biệt được. Chúng taphân biệt con người theo ba khía cạnhấy chỉ để hiểu biết tường tận hơn.Chúng ta không thể cắt nghĩa chính xácmối tương giao giữa thể xác, linh hồn vàtinh thần, nhưng chắc chắn một điều,mỗi phương diện của con người ấy tácdụng đến nhau theo nhiều cách thức, vàchúng ta phải tìm kiếm sự an lành chomỗi thành phần ấy nếu chúng ta muốntoàn thể con người được an lành.

Có ba loại bệnh tật và mỗi loại cầnđến một thể thức cầu nguyện khácnhau: bệnh thể lý cần đến lời cầu

nguyện đơn thành để chữa lành thể xác;bệnh cảm xúc do các vết thương lònggây ra đòi hỏi lời cầu nguyện chữa lànhnội tâm; bệnh tâm linh do tội lỗi gây ra,Chúa Giêsu chữa lành bằng niềm tin vàviệc trở lại.

BỆNH LÝ THỂ XÁC VÀ

VIỆC CHỮA LÀNHTôi không có ý định khảo sát việc

chữa lành thể xác một cách dài rộng, vìtoàn bộ cuốn sách này là lời chứng choquyền năng chữa lành của Thiên Chúa,và nhiều cuốn sách tuyệt hảo cũng nhưnhững bài báo đã đề cập tới những khíacạnh rung động này của Canh Tân ĐặcSủng. Ở đây tôi chỉ muốn chứng tỏ TinMừng vẫn còn chân thực giữa thế kỷ

này, và thêm vào một vài nhận định cầnthiết.

Toàn bộ lịch sử cứu độ đã được biểulộ bằng hai cách thức: lời nói và việclàm. Thánh Luca tổng kết thật rànhmạch sứ vụ của Chúa Giêsu khi diễn tả,"Thêôphilê ơi, trong tác phẩm trước tôiđã đề cập về mọi điều Chúa Giêsu đãlàm và đã giảng dậy" (CV 1:1).

Công Đồng Vatican II cũng chỉ chochúng tha nhìn thấy cả hai mặt của hoạtđộng Thiên Chúa khi diễn tả, "Mạc khảiđược trình bầy nhờ các lời nói và việclàm nối kết với nhau một cách chặt chẽ.Quả thực việc làm chứng minh và xácquyết giáo lý, cũng như lời nói công bốvà cắt nghĩa việc làm" (Dei Verbum, 2).Chúa Giêsu Kitô vừa là Việc Làm và

Lời Nói của Thiên Chúa, Ngài chính làĐấng hoàn thành mặc khải đó.

Có nhiều người suy nghĩ rằng chữalành tâm linh quan trọng hơn chữa lànhthể xác. Người khác lại cho rằng chữalành chỉ là chuyện bất ưng, và đặc sủngchữa lành không phải là chuyện chínhyếu, nhưng trên hết các chuyện đó chínhlà đức mến.

Tôi không nghĩ rằng Tân Ước phânbiệt giữa chuyện "chính yếu" và "tìnhcờ." Thay vì tìm hiểu những khác biệtđó, phải chăng chúng ta chỉ nên tự hỏixem Thiên Chúa có muốn chữa lành concái của Ngài không? Tôi hoàn toàn đồngý đức ái là quà tặng cao trọng nhất,nhưng ai có thể chối cãi được rằng ơnchữa lành là một cách thức kỳ diệu nhất

diễn tả đức ái cho những ai đang gặpcảnh khốn quẫn? Đức ái chẳng phải làchuyện mây gió cũng như chẳng trừutượng. Đức ái là chuyện cụ thể nhưchính con người đã được chữa lành.Chắc chắn ơn chữa lành là một quà tặngcủa đức ái.

Trong Kinh Thánh, từ ngữ"therapeuo" (có nghĩa là chữa lành)xuất hiện 36 lần; hơn nữa, trong hơn 12trường hợp từ ngữ "sòsò" (thườngđược dịch là "cứu chữa") cũng có nghĩalà "chữa lành." Điều này diễn tả ơn cứuđộ bao hàm hành động chữa lành.

"Này con, cứ yên tâm,, lòng tin củacon đã cứu chữa con". Và ngay từ giờấy, bà được cứu chữa (Mt 9:22).

"Họ nài xin Ngài cho họ chỉ sờ vào

gấu áo của Ngài thôi, và ai đã sờ vàođều được cứu chữa" (Mt 14:36).

"Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi là congái ông sẽ được cứu chữa" (Lc 8:50).Xin xem thêm Mc 3:4; Mc 5:23; Mc5:28; Mc 6:56; Mc 10:52; Gio 11:12;CV 14:9).

Chúa Giêsu trao ban ơn cứu độ baoquát toàn thể con người. Ngài khôngđến để chí cứu độ tâm hồn. Ngài quantâm đến toàn diện con người, có nghĩa làcả thể xác lẫn tâm hồn.

SỨ VỤ CỦA CHÚA

GIÊSUTrưng dẫn toàn bộ Kinh Thánh về

sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu là điềukhông cần thiết. Cả bốn Phúc Âm chỉ là

những tường thuật vô tận về tìnhthương của Đấng chữa lành những aiđau yếu.

Tôi muốn chúng ta quan tâm tới mộtsố bản văn trọng yếu, trước hết là "lờidẫn nhập" sứ vụ của Chúa Giêsu:

"Thần Khí Chúa ngự trên tôiVì Chúa đã xức dầu tấn phong tôiđể tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ

nghèo hèn.Người đã sai tôi đi công bốcho kẻ bị giam cầm biết họ được thacho người mù biết họ được sáng

mắt,trả lại tự do cho người bị áp bứccông bố năm hồng ân của Chúa" (Lc

4:18-19).Ở đây chúng ta khám phá ra sứ

mệnh của Chúa không chỉ là đem tới ơnchữa lành thể xác và nội giới, nhưng còncả việc giải thoát con người khỏi áchthống trị xiềng xích, nhất là của tội lỗi.(Xin xem Mt 4:23-24).

Trong trường hợp khác Chúa Giêsunói đến người thầy thuốc tìm đến chữangười đau yếu, chứ không phải nhữngngười mạnh khỏe; người tội lỗi chứkhông phải người công chính. Không cóvấn nạn gì về sứ mệnh của Ngài. Vấnnạn chính là chúng ta không nhìn nhậnra chính chúng ta mới cần đến ơn chữalành. Đó là lý do tại sao, bằng một giọngnói đầy thương xót và thân tình, Ngàimời chúng ta "Hãy đến với Ta, hỡi tấtcả những ai lao lực và gồng gánh nặngnề, Ta sẽ ban cho các con chốn nghỉ

ngơi" (Mt 11:28).Tên Ngài là Y'shua, có nghĩa là

"Thiên Chúa cứu độ." Ngài chính làĐấng Cứu Độ toàn vẹn cho con ngườitoàn diện và cho tất cả mọi người.

SỨ VỤ CỦA GIÁO HỘI"Như Chúa Cha đã sai Ta, Ta cũng

sai các con ra đi" (Gio 20:21). Mười haitông đồ tiếp nối công việc cứu độ củaChúa Giêsu. Các ông là những ngườimang trọng trách đem hoa trái của đạicuộc cứu độ của Chúa Giêsu dọc suốtcác kỷ nguyện và đến tận cùng thế giới.Các ông được sai đi rao giảng và chữalành (Mt 10:5-8; Lc 9:6). Cả hai sứ vụđi sóng vai bên nhau. Các ông không chỉlà những người đơn thuần chuyển giao

Lời Thiên Chúa. Hơn thế, các ông cònđem ơn cứu độ qua Chúa Giêsu đi vớicác ông. Giáo hội không chỉ khởi sự loanbáo Tin Mừng để chúng ta được cứu độ,nhưng còn mang đến ơn cứu độ nữa.

Sứ mệnh của Giáo hội không hạnchế nơi Nhóm Mười Hai, nhưng còn mởrộng bao gồm cả 72 môn đệ: "Hãy cứuchữa những ai đang đau yếu và nói,'Nước Chúa đang đến gần các ông rồi"(Lc 10:9).

Cuối Tin Mừng Thánh Marcô chúngta nhìn thấy sứ mệnh này không chỉ hạnđịnh nơi Nhóm 12 Tông đồ và 72 mônđệ, nhưng đến tất cả "những ai tintheo":

"Anh em hãy đi khắp tứ phươngthiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi

loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa,sẽđược cứu độ; còn ai không tin thì sẽ bịkết án. Đây là những dấu lạ đi theonhững ai có niềm tin: nhân danh Thầy,họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được nhữngtiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dùcó uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳngsao. Và nếu họ đặt tay trên những ngườibệnh, thì những người này sẽ đượcmạnh khỏe" (Mc 16:15-18).

Lời cuối cùng trong Tin MừngThánh Marcô vừa rồi không phải làphần kết thúc của cuốn sách, nhưngđúng hơn đó là bước khởi đầu cho đạicuộc truyền bá Tin Mừng rộng lớn hơnđã đụng chạn tới khắp các kỷ nguyên vàcòn đụng chạm tới ngày nay của chúngta nữa.

"Còn các tông đồ thì ra đi rao giảngkhắp nơi, có Chúa cùng hoạt động vớicác ông, và dùng những dấu lạ kèm theomà xác nhận những lời các ông đã raogiảng" (Mc 16:29). Những dấu hiệu, cácđiều phi thường và các phép lạ là một sốtrong những đặc tính phân biệt đượcđâu là người tông đồ đích thực. (Cor12:12; Rom 15:19).

CÁC DẤU HIỆUTrong Tin Mừng thứ tư không nói

đến các phép lạ hoặc các việc chữa lành,nhưng đến "các dấu hiệu." Dấu hiệuluôn nói với chúng ta một điều gì đó.Chẳng hạn, khói cho chúng ta biết cólửa. Tương tự thế, các phép lạ hoặc việcchữa lành cho chúng ta nhận biết có

Thiên Chúa đang hiện diện, đang quantâm đến chúng ta và đang cứu độ. Cácviệc đó là những dấu hiệu hữu hình củanhững hoạt động vô hình của ThiênChúa.

Ơn chữa lành là những dấu hiệu nóivới chúng ta rằng:

1. Ngày nay Chúa Giêsu đang

sống, cũng với những thần lực cứu chữangười đau yếu như Ngài đã thi thố khixưa tại Samaria và Galilê.

2. Thiên Chúa yêu thương chúng

ta, và Ngài muốn cứu độ trọn vẹn conngười toàn diện của chúng ta, cả tâmhồn lẫn thể xác.

3. Chúa là Giêsu là Đấng CứuThế. Khi các môn đệ của ông GioanBaotixita đến gặp Chúa Giêsu và hỏiNgài có phải là Đấng Cứu Thế không?Ngài trả lời cho các ông bằng việc chữalành những người đau yếu.

Có nhiều lần các phép lạ và việcchữa lành không được nhìn nhận, vì nhưvậy người ta phải nhìn nhận Chúa Giêsuvà các giáo huấn của Ngài. Dấu hiệu đòihỏi phải nhìn nhận ý nghĩa, do đó nhiềungười thích chối phéng các dấu hiệu.

Có lần, sau khóa tĩnh tâm tôi trở vềnhà tràn đầy hân hoan và thuật lại cácviệc kỳ diệu Chúa đã làm. Một linh mụcngười Pháp lúc đó có mặt lắng nghe,nhưng rõ ràng chẳng tin bất cứ chuyệngì tôi kể. Tôi đã kể lại cho ngài nghe

cách thức trong Thánh Lễ Chúa đãchữa lành bà vợ câm của ông trưởngnhóm cầu nguyện và sau chiều hôm đóbà đứng lên làm chứng trước mặt mọingười, dầu cho trước đó bà đã khôngthốt lên được một lời trong suốt hơn bốnnăm rưỡi.

Vị linh mục thật đa nghi đến độ tànnhẫn khi phát biểu, "Tôi không nghĩ đólà một phép lạ. Trái lại, tôi nghĩ cha đãphá hoại phép lạ. Phép lạ thực sự chínhlà bà đó có thể đi được hơn bốn nămrưỡi mà không nói!"

Thiên Chúa không chữa lành mộtngười chỉ để minh chứng một chân lýcủa giáo lý. Chúa chữa lành để cứu độmột người. Chúa không chữa lành conngười để chứng minh Ngài là Thiên

Chúa, nhưng Ngài cứu chữa vì Ngài làThiên Chúa.

Mỗi dấu hiệu đều chuyên chở một ýnghĩa. Chính đó là tiêu điểm Chúa chữalành. Điều đó nhắc nhớ cho chúng tarằng giữa một thời đại người ta chỉ quantâm đến những gì đem lại hiệu năng vàthực tiễn, thì Chúa đang đến hiện diệngiữa chúng ta và Ngài đang thể hiện cácđiều kỳ diệu. Những dấu hiệu đó chứngtỏ cho chúng ta thấy quyền năng củaThiên Chúa để chúng ta phó thác mìnhtrong tay Ngài trong từng lãnh vực củacuộc sống chúng ta.

Đây là một thí dụ điển hình nói lênphép lạ là một dấu hiệu.

Một buổi chiều kia tôi đến thăm viênđại úy cảnh sát, ông Munoz. Ông đang

nằm trên giường hấp hối. Ông đã khôngăn suốt 50 ngày, nhưng cứ mỗi ba giờông lại uống rượu mạnh. Chúng tôi cầunguyện cho ông và lập tức Chúa giảithoát ông khỏi bệnh nghiền rựơu mộtcách thật kỳ lạ: ông ngưng uống rượungay. Và ông cũng chẳng phải đến bệnhviệc giải độc nữa. Tôi nhớ lại lời sáchKhôn Ngoan 16:12: "Không phải cây cỏhay thuốc cao sẽ chữa cho lành bệnh,nhưng chính là Lời Thiên Chúa cứuchữa mọi sự".

Và những ngày sau đó ông thay thếcác chai rựơu mạnh thông lệ ấy bằngThánh Kinh. Ông khóc khi bắt đầu đọclời Kinh Thánh, và ca ngợi "Thiên Chúathật tốt lành."

Việc chữa lành ấy kết quả đem đến

cho tôi nhiều chuyện rắc rối. Ngày hômsau tôi nghe thấy những tiếng kêu la vàcãi cọ ngoài nhà thờ. Tôi nhận ra mộtnhóm các bà đang cố gắng xếp hàng cácông chồng say sưa để xin tôi cầu nguyệncho các ông. Thật lạ thường khi nhìnthấy nhiều người nghiền rượu trongthánh đường hơn là trong quán rượu!

Thiên Chúa muốn giải thoát cho viêncảnh sát này bằng một đường lối lạthường để đánh thức tỉnh niềm tin nhândanh Chúa Giêsu. Tuy nhiên, không phảilúc nào Ngài cũng chữa lành theo kiểuđó. Bệnh nhân phải đóng góp phần củamình và đặt niềm tín thác nơi Chúa.

Không phải tất cả mọi cảnh viên đềunghiền rượu như đại uý Munoz, cũngthế không phải mọi người nghiện rượu

đều được chữa lành như thế cả. Điềuquan trọng trong mọi trường hợp là chỉcó niềm tin-tăng trưởng vào quyền năngchữa lành của Chúa mới có khả năngthay đổi cuộc sống chúng ta theophương cách Ngài nghĩ là tốt nhất.

Không phải tất cả mọi việc chữalành đều là phép lạ. Có những ơn chữalành nhận được qua việc cầu nguyện,nhưng không được kể như việc kỳ lạ.Tôi kể là "phép lạ" khi một ai đượcChúa can thiệp chữa lành, trong lúc ykhoa bó tay. Trong những trường hợpChúa xúc tiến mau lẹ tiến trình chữalành hơn là thông thường nhờ cácphương thế khác như giải phẫu, uốngthuốc hoặc dưỡng bệnh, tôi chỉ gọi đó là"chữa lành". Như vậy, không phải tất

cả việc chữa lành nhờ lời cầu nguyệnđều được gọi là "Phép lạ".

Về hằng hà sa số các việc chữa lànhđược ghi lại tại Lộ Đức trong hơn mộtthế kỷ qua, rất ít trường hợp được chấpnhận là "Phép lạ", như đoạn trích dẫnsau đây từ công việc khảo sát của Tuviện trưởng G. Seignier:

"Từ Catalina Latapie được chữalành vào tháng ba năm 1858, đến SergioPerrin được khỏi vào năm 1978, mới có64 việc chữa lành được Giáo hội nhìnnhận chính thức như phép lạ. Ngoài rangười ta không quên rằng đến năm 1972đã có 5.432 trường hợp chữa lành đượcxếp trong hồ sơ lưu trữ." (L'abbé G.Seignier, La Guérison dans la missionde l'Eglise, Paris, Edit. S.O.S., p. 132).

Sau đây là một thí dụ về phép lạchữa lành của Anita Siu de Sheffer.Trong trường hợp này, Thiên Chúa đãlàm chuyện khoa học bó tay.

Với hậu quả của tai nạn xe hơi cácđây 10 năm tại Santiago, Chí Lợi, cô bịchấn thương não bộ khiến mất vị giác vàkhứu giác hoàn toàn. Thuộc thành phầngia đình khá giả, Anita được đưa đichữa trị tại Hoa Kỳ với hy vọng sứckhỏe bình phục. Sau mộït chuỗi các thửnghiệm và chữa trị, các bác sĩ cho biếtcác giây thần kinh truyền cảm giáckhông thể nối kết lại được. Nói trắng rahọ bảo cô "chỉ còn chờ phép lạ" mới cóthể giúp cô bình phục được vị giác vàkhứu giác. Anita mất hết hy vọng nếmđược mùi vị thức ăn và ngửi được

hương thơm của các loài hoa.Trong Thánh Lễ Chữa lành tại

Panama, Chúa đã ban cho chúng tôi đôilời trí tri về chuyện sắp xẩy ra trongcộng đoàn. Một trong những lời trí triđó: "Có một phụ nữ đang gặp hoàn cảnhthật khó khăn. Cô sắp được chữa lànhtrong giấc ngủ đêm nay, và ngày mai côcó thể làm chứng về việc chữa khỏihoàn toàn này."

Sáng hôm sau Anita nhận ra mình đãđược phục hồi vị giác và khứu giác. Côđã được đánh thức bằng một mùi thơmdịu ngọt của các đoá hoa hồng từ phíangoài cửa và mùi thơm của càphê thoátra từ bếp. Cô nhảy ra khỏi giường và kểcho chồng nghe về phép lạ này. Cô ngồivào bàn ăn điểm tâm bên những giọt

nước mắt an vui và khám phá ra cô cóthể thưởng thức được mùi vị các món côđang ăn, kế từ tai nạn cách đây hơnmười năm trước! Chúa đã chữa lànhcăn bệnh mà các bác sĩ trên thế giớikhông thể chữa nổi. Ngài là Thiên Chúacủa những chuyện con người không thểlàm được!

Buổi chiều hôm đó, nước mắt chảyràn rụa trên hai gò má, cô làm chứngtrước cộng đoàn: "Tôi có hai đứa connhưng chưa bao giờ tôi ngửi được mùithơm của chúng. Các bà mẹ hẳn biếtđược thế nào là mùi thơm của con cái.Phải, sáng nay tôi đến bên cạnh hai contôi và ôm hôn chúng, và dần dần tôi tôingửi được mùi thơm của con tôi lần đầutiên trong đời."

Đây là một chứng từ tươi đẹp khácvề ơn chữa lành lạ thường được trích từlá thư đề ngày 25 tháng tám năm 1981.

Từ tháng mười vừa qua tôi mắcbệnh thấp khớp cấp tính. Tôi phải chịunhững cơn đau kinh khủng nơi hai mắtcá, đầu gối và cổ tay cũng như gánh chịunhững mệt mỏi rã rời. Bệnh đau nhứccấp tính chưa tìm ra được nguyên dohoàn toàn và chưa có phương thuốcchữa trị. Cơn bệnh tấn công các khớpxương và gây ra các cơn đau dữ dội.Toàn thân như thể rụng rời ra. Cơ thểdần dần khô cứng lại, biến dạng vàthương kết thúc bằng phải ngồi xe lăn.

Tôi đã đi bác sĩ và nghĩ rằng cănbệnh không có chi trầm trọng cả. Bác sĩxét nghiệm và tìm ra các hiện tượng của

căn bệnh thấp khớp cấp tính! Bác sĩchuyên môn làm việc trong phòng xétnghiệm khuyên tôi nên đi Hoa Kỳ trịbệnh. Tại trung tâm trị thấp khớp tôiđang điều trị này, tôi bị chấn động khinhìn thấy các bệnh nhân trong các thờikỳ khác nhau của căn bệnh hiểm nghèonày.

Bác sĩ chuyên khoa AlonsoPortuondo tái khám và nói với tôi rằngcăn bệnh này bất trị. Chỉ còn một việcphải làm là kìm giữ cho căn bệnh nàykhông phát triển thêm bằng cách điềutrị uống loại thuốc muối kiềm vàng.Nhưng các biến chứng chẳng bao lâu bắtđầu xuất hiện: các cơn đau bộc pháttoàn thân, tóc và các móng chân bắt đầurơi rụng. Dần dần lượng máu và bạch

huyết cầu bắt đầu suy thoái. Chính vàothời điểm thuốc men gây ra các biếnchứng trầm trọng, Cha Emilianô Tardifđến Paraguay.

Tôi đã nghe cha giảng lần đầu tiêntại nhà thờ Thánh Anphong. Trong lúcdâng lời nguyện xin ơn chữa lành, tôicảm thấy tim tôi như muốn nổ tung. Timtôi đập thật mạnh đến nỗi có thể nghethấy tiếng đập. Lần thứ hai tôi có mặttrong ngôi thánh đường thuộc thành phốCoronel Oviedo. Một lần nữa, cũngtrong lúc dâng lời nguyện xin ơn chữalành tôi cảm thấy toàn thân tôi run rẩy.Cha Emilianô loan báo có hai phụ nữ bịbệnh thấp khớp đang được chữa lành vàcha mời ai được chữa khỏi hãy lên làmchứng bằng cách quỳ gối xuống. Thực

thà mà nói, tôi không có nhiệt hứng làmchuyện đó vì tôi không nghĩ rằng tôiđược cha nhắc đến. Có lẽ tôi thiếu đứctin, nhưng thực ra tôi không tin lối chữalành kiểu này.

Lần thứ ba tôi tham dự thánh lễ.Bấy giờ mọi đau nhức biến mất và tôikhông còn phải uống thuốc nữa.(Tôiphải uống 12 viên Ascriptin mỗi ngày vàchích các mũi thuốc muối kiềm vànghàng tuần.) Nhờ Sơ Margarita Prince,má tôi biết được ngày giờ cha Tardif lênmáy bay, và tại phi trường, cha và linhmục Anrê Car cầu nguyện cho tôi. Đâylà những lời sau cùng cha Tardif nói vớitôi, "Con đừng nói, 'tôi đang mắc bệnhthấp khớp'. Từ giờ trở đi con nên nói,'Tôi đã mắc bệnh thấp khớp', vì nay tôi

đã được khỏi!"Tôi đã có các bản xét nghiệm mới.

Thực sự tôi đã được chữa khỏi. Bác sĩNicolas Breuer, trước đây là bác sĩ trịbệnh cho tôi tại Asunción nhìn nhận,"Tôi phải nói lên rằng có một Đấng SiêuPhàm, đứng bên ngoài biên giới khoahọc, với Ngài không gì là không làmđược." Theo các bác sĩ, ngay cả nhữngngười mắc chứng bệnh này giả thiết nhưcó được chữa khỏi đi nữa, thì những tànphá xương cốt vẫn còn dấu vết; cáckhớp xương khó mà nguyên vẹn. Tuynhiên, với tôi, các dấu vết dị dạng ấy đãbiến mất và chỉ còn một lối giải thíchduy nhất: chính đó là phép lạ của ThiênChúa.

Maria Teresa Galeano de Baez

Công việc chữa lành trong sứ vụ củaChúa Giêsu chẳng phải là chuyện hờihợt bề ngoài hoặc phụ thuộc tình cờ.Những ai nghĩ rằng việc chữa lành ngàynay là dư thừa và chuyện quan trọng làrao giảng Tin Mừng , quả thực họ đangquên mất các phương pháp mục vụ củaChúa Giêsu.

Người ta nghĩ ra hàng ngàn ý tưởngđể lôi cuốn hoặc thu hút người khác đếnthánh đường và kết quả ít người tìmđến. Chúng ta tổ chức liên hoan, hòanhạc, quyên góp, kết quả vẫn đem tớinghèo nàn. Trong lúc đó Chúa Giêsuchữa lành người đau bệnh, người dânkéo đến thật đông đảo. Ngôi nhà củaPhêrô tràn ngập người dân đến nỗingười ta phải rỡ mái nhà để hạ người

bất toại xuống gặp mặt Chúa Giêsu.Ngày nay những chuyện đó cũng

đang xẩy ra. Khi Chúa Giêsu cứu chữangười đau bệnh, cả đến các vận độngtrường cũng không chứa hết đám đôngvà đó là những cơ hội chúng ta loan báoNước Trời. Và kết quả gặt hái nhiềuhơn là đơn thuần những việc chữa lànhthể xác.

"Những dấu hiệu của quyền năngChúa không phải là những quang cảnhđển nhìn xem, nhưng là cách thức hữuhiệu canh tân lại niềm tin của đạichúng," đó là lời đức Tổng Giám MụcTahiti viết cho Cha Bề trên Giám tỉnhcủa tôi. Đây là những gì viết trong phầnđầu lá thư:

Papeete, ngày 30 tháng 11 năm 1982

Thưa Cha đáng kính,Thật thiếu may mắn tôi phải vắng

nhà khi Cha Tardif đến đây rao giảng,từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 14 tháng11. Tuy nhiên, khi trở về, tôi đã nhận rađược công việc thay đổi nhờ việc raogiảng Tin Mừng này:

1. Số người đi dự Thánh Lễ Chúa

Nhật tăng lên đáng kể. 2. Bầu không khí đại kết đã được

thiết lập. 3. Đời sống tâm linh đang phát

sinh và được nhen nhúm từ mọi phía. 4. Đã có một số cuộc trở lại quan

trọng và nhiều người đi xưng tội thườngxuyên hơn.

5. Những lời giảng của cha Tardif

được các linh mục, các tu sĩ nam nữđánh giá rất cao.

6. Nhiều cặp từng chung sống với

nhau nay đang chuẩn bị nhận lãnh Bítích Hôn Phối, thêm vào đó là việc canhtân nếp sống gia đình.

Giáo phận chưa bao giờ từng cảmnghiệm một cuộc bùng nổ đức tin lớn laonhư vậy. Suốt 15 năm qua, chúng tôi đãmời các linh mục giảng thuyết nổi danhđến tổ chức tĩnh tâm; chúng tôi đã tổchức nhiều cuộc rước long trọng, nhưngchưa bao giờ gặt hái được những hiệu

quả rộng lớn và thâm sâu như vậy.Michael CoopenrathTổng Giám mục PapeeteTôi xin đơn cử một trong nhiều thí

dụ đủ diễn tả những gì đã xẩy ra tạiTahiti. Trong Thánh lễ cầu cho các bệnhnhân, một người bắt đầu khóc nức nở,và đến khi nước mắt khô ráo, anh nhậnra mình đã nhìn xem được. Khi anh gặpChúa Giêsu, Đấng là Ánh Sáng trầngian, cặp mắt anh đã có thể nhìn thấyánh sáng.

Chứng tá này gây một ấn tượng sâuđậm nơi Gabilou, một ca sĩ nổi tiếngvùng Thái Bình Dương, người đã đoạthạng nhì trong giải Eurovision, một giảithi hát toàn Âu Châu. Anh đến tham dựkỳ tĩnh tâm thứ hai. Nơi đây anh đã sám

hối, xưng tội và rước Thánh Thể. VàoThánh lễ bế mạc anh đã lên làm chứngcông khai: "Đã có nhiều ơn được chữalành tại nơi đây, nhưng tôi đã nhận đượcơn chữa lành trọng đại nhất, vì Chúa đãchữa lành tâm hồn tôi. Tôi đã phung phí16 năm trờ xa tránh lối sống Kitô giáovà các Bí tích, nhưng trong cuộc tĩnhtâm này, Chúa Giêsu đã tìm thấy tôi vàgiờ đây tôi chỉ muốn sống và hát choNgài."

Gabilou lặp lại chứng tá của anhtrên truyền hình và sau này trong vậnđộng trường chứa khoảng 20.000 người.Ngày nay anh đang rao giảng Tin Mừngbằng các bài Thánh ca đặc sủng, đụngchạm tới biết bao tâm hồn giới trẻ.Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa của các

ca sĩ và nghệ sĩ.Lý do cho các việc chữa lành rất

sáng tỏ và chúng tôi luôn ghi khắc trongtâm não. Đức Tổng Giám mụcBrazzaville (Congo) đã viết lá thư mụcvụ gửi các cộng đoàn trong giáo phậnnhư sau:

Brazzaville, ngày 7-10-1983Chúng tôi rất hài lòng với những lời

rao giảng của Cha Tardif, Cha đã tậndụng chủ đề: "Canh tân Đức tin", nhândịp kỷ niệm bách chu niên công cuộc raogiảng Tin Mừng tại Congo.

Các bài giảng của Cha thường đikèm theo các việc chữa lành tâm linh,đạo đức và thể xác. Thật là một quangcảnh phi thường, khi cầu nguyện, chúngtôi nhìn thấy tận mắt các bệnh nhân

được chữa lành, người què bước điđược, người câm bắt đầu nói được...Chúng tôi tưởng như mình đang sống lạinhững ngày đầu tiên của Giáo hội tiênkhởi bên Chúa Giêsu.

Xin đừng một ai quên mục đích củacác dấu hiệu tuyệt diệu này của ChúaGiêsu: Đó là các chứng tá đánh thứctỉnh niềm tin nơi những ai không tintưởng và kiên cường đức tin cho các tínhữu.

"Phúc cho mắt anh em vì đã nhìnthấy , tai anh em vì đã nghe được! Tôilong trọng công bố với anh em, nhiềutiên tri và nhiều người thánh thiện mongmỏi nhìn thấy những gì anh em nhìnđược, nhưng chưa bao giờ họ nhìn thấyđiều đó, nghe thấy những gì anh em

đang nghe và chưa bao giờ họ ngheđược" (Mt 13:16-17).

Cha Tardif không rao giảng nhữnglời gian dối, nhưng là Tin Mừng của sựthật. Được nhìn thấy các dấu hiệu lạ nàyvà khước từ không tin, như Chúa Giêsuđã nói, chính "tội chống Chúa ThánhThần", vì đó một từ chối nhìn nhận chânlý... và đây là một vấn đề nghiêm trọng.

Cũng một cách thức như chúng tacòn ghi nhớ những gì Chúa Giêsu đã làmvà giảng dậy, những lời rao giảng đầythần lực này chúng ta đã cảm nghiệmđược sẽ để lại ấn tượng sâu xa khiếnngười dân Congo sẽ còn nhắc nhớ lạisau này.

Đức Ông Barthelemy BatantuTổng Giám mục Brazaville

Có quá nhiều văn bản Thánh Kinh vàcác chứng tá của nhiều vị thánh trongđời sống Giáo hội quá phong phú đểchúng ta không uổng phí thời giờ vàocác việc cống đối hoặc bênh vực ơnchữa lành. Chúng ta cần hỏi lại chínhmình: "Tôi có tin tưởng Chúa chữa lànhtôi không? Tôi có tin tưởng thần lựcchữa lành của Chúa Giêsu có thể qua tôiđến chữa lành người khác không?"

Đôi khi chúng ta lo sợ các phép lạcủa Chúa chỉ vì chúng ta chưa thấuhiểu. Đức Giám mục thành Sangmélimat ạ i Cameroons đã mời tôi đến giảngphòng cho các linh mục. Ngài mời tất cảcác linh mục đến tham dự, nhưng mộtlinh mục thưa ngài: "Con không muốnđến, vì chúng ta sắp sửa chỉ nghe đến

các phép lạ và nhiều phép lạ." ĐứcGiám mục trả lời: "Con cứ đến vá đừngsợ. Chủ đề của khóa tĩnh tâm khôngphải là chữa lành, nhưng là cầunguyện."

Linh mục đó đồng ý đến tham dự,không phải vì bị giám mục ép buộc,nhưng vì đã được thuyết phục. Vàongày thứ ba, linh mục đó đứng dậytrước mặt mọi người làm chứng:

Tôi mắc bệnh thấp khớp kinh niênnơi bàn tay đến nỗi không thắt đượcgiây giầy. Thêm vào đó tôi phải nói chorõ rằng tôi không muốn đến tham dựkhóa tĩnh tâm này, vì tôi sợ mình sắpsửa phải nghe toàn chuyện phép lạ.Nhưng trong Thánh lễ hôm qua, tôi cảmnhận được sức nóng mãnh liệt nơi bàn

tay tôi. Ngợi khen Chúa, tôi đã hoàntoàn được chữa khỏi. Đây tôi có thể cửđộng bàn tay.

Tôi bật lên cười khi nói chuyện vớivị linh mục đó: "Cha không muốn nghenói đến các phép lạ, bây giờ thì chínhcha sẽ không ngừng nói đến các phép lạvà loan truyền các công việc kỳ diệu củaThiên Chúa." Chúng tôi phá lên cười vàngợi khen Thiên Chúa khi linh mục đógiờ đây đưa bàn tay lên chứng minhđang cử động được.

Thái độ của chúng ta phải là thái độđặt mình vô điều kiện trong bàn tay củaNgười Cha từ nhân. Ngài có từng kếhoạch tuyệt diệu cho mỗi người chúngta.

LỜI CẦU NGUYỆN CHOBỆNH NHÂN

Ngày mồng 8 tháng hai năm 1984,chúng tôi cử hành Thánh lễ cầu nguyệncho các bệnh nhân đang đọc các trangsau đây. Trong niềm tin, hãy tham giavới chúng tôi đọc lời cầu nguyện này vàđặt hoàn toàn cuộc sống mình trong tayChúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tintưởng Chúa vẫn đang sống và đã sốnglại. Chúng con tin tưởng Chúa thực sựđang hiện diện trong Phép Thánh Thểtrên bàn thờ và trong mỗi người chúngcon đây. Chúng con ngợi khen Chúa vàtôn thờ Chúa. Lạy Chúa, chúng condâng lên Chúa các lời cảm tạ, vì Chúađang đến với chúng con như Bánh từ

trời.Chúa là cuộc sống tràn đầyÔi lạy Chúa, Chúa là sức khỏe cho

những ai bệnh tật. Hôm nay chúng conmuốn trình lên Chúa các bệnh nhânđang đọc lời kinh này, vì thời gian vàkhông gian không bao giờ có thể ngăncách Chúa với bất cứ một ai.

Chúa luôn luôn hiện diện và Chúabiết từng bệnh nhân.

Giờ đây, lạy Chúa chúng con nài xinChúa đoán thương đến họ. Xin Chúahãy đụng chạm họ nhờ Tin Mừng củaChúa khi chúng con công bố trong lờikinh này, để họ có thể nhận biết Chúađang sống trong Giáo hội hôm nay; đểhọ có thể canh tân lòng tin và niềm tínthác nơi Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xinChúa,

hãy xót thương những ai đang mangvác khổ đau nơi thân xác,

những ai đang khổ đau trong tráitim,

và những ai đang nhức nhối trongtâm hồn,

những ai đang cầu nguyện và đọccác chứng từ về những công cuộc Chúađang làm bằng phương thức canh tânThần Khí trên khắp thế giới.

Lạy Chúa, xin hãy đoái thương họchúng con nguyện xin Chúa ngay từ giờphút này:

Xin Chúa chúc phúc lành cho từngngười.

Xin Chúa khấng ban nhiều người

được phục hồi sức khỏe,để niềm tin của họ có thể lớn lên và

mở rộng tầm mắt nhìn thấycác kỳ công của tình Chúa yêu

thương,để họ cũng có thể trở thành chứng

nhâncủa quyền năng và lòng xót thương

Chúa.Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin

Chúanhờ thần lực của các thương tích

thánh của Chúa, nhờ cây thánh giá vànhờ máu châu báu của Chúa, lạy Chúa,xin Chúa hãy chữa lành các bệnh nhân.

Xin Chúa chữa lành thân xác họ,Xin Chúa chữa lành trái tim họ,Xin Chúa chữa lành tâm hồn họ.

Xin Chúa ban cho họ sức sống và sựsống đầy tràn.

Chúng con nài xin Chúa nhờ lời bầucử của Đức Maria chí thánh,

thân mẫu Chúa,Mẹ Sầu Bi của chúng con,Mẹ đã đứng hiện diện dưới chân

thánh giá,Mẹ đã là người đầu tiên chiêm ngắm

các thương tích thánh của Chúa Mẹchính là người Chúa đã trăn trối làm mẹchúng con. Chúa đã chỉ cho chúng conchính Chúa đã gánh vác mọi khổ đauchúng con trên vai Chúa và chính cácthương tích thánh của Chúa đã chữalành chúng con. Lạy Chúa, hôm nayđây, trong niềm tin tưởng, chúng connâng cao các bệnh nhân đã xin chúng

con cầu nguyện cho họ và xin chúng conlàm thuyên giảm bệnh tình của họ vàban cho họ sức khỏe.

Chúng con nài xin Chúa, vì vinhquang Cha trên trờ, xin Chúa chữa lànhcác bệnh nhân những người đang đọc lờinguyện cầu này.

Xin Chúa khấng ban cho họ lớn lêntrong niềm tin và hy vọng,

và họ có thể được phục hồi sức khỏeđể tôn vinh danh Chúa,

để nước Chúa được tiếp tục lan rộngtrong trái tim của toàn thể nhân loại,bằng những dấu hiệu và những việc

kỳ diệu của tình yêu Chúa. Lạy ChúaGiêsu, chúng con nài xin tất cả nhữngơn đó vì Chúa là Chúa Giêsu. Chúa làĐấng Chăn Chiên tốt lành và tất cả

chúng con là con chiên trong đàn chiêncủa Chúa.

Chúng con tin chắc nơi tình yêuChúa

Ngay cả trước khi chúng con biếtđược kết quả của những lời chúng

con nguyện cầu,Trong niềm tin, chúng con nói với

Chúa:Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ

Chúa, vì những gì Chúa sắp thi ân chotừng bệnh nhân.

Cảm tạ Chúa vì những bệnh nhânChúa đang chữa lành giờ này. Và Chúađang thăm viếng với lòng từ nhân củaChúa.

Cảm tạ Chúa Giêsu,Vì những gì Chúa sắp làm qua lời

cầu nguyện này. Ngay từ hôm nay,chúng con đặt các bệnh nhân vào bàntay Chúa. Và chúng con nài xin Chúadìm ngập trong các thương tích thánhcủa Chúa.

Nguyện xin Chúa đổ tràn ngập máuchâu báu của Chúa, để qua sứ điệp này,Trái tim của Đấng Chăn chiên lành cóthể nói với từng con tim của mỗi bệnhnhân đang đọc lời cầu nguyện này. LạyChúa, chúng con tôn vinh và ngợi khenChúa. Amen.

CHỮA LÀNH NỘI TÂMTất cả chúng ta đều biết rằng quá

khứ của chúng ta tác động ảnh hưởngmãnh kiệt trên tác phong hiện tại củachúng ta. Một số khía cạnh bệnh hoạn

của tính khí chúng ta và mối tương quanvới người khác đã đâm rễ sâu trong cáckinh nghiệm thương đau trong quá khứchúng ta. Biết bao xáo động đã bắtnguồn từ những vết thương quá khứ!Những kết quả tiêu cực đã hiển hiệntrên bình diện thể lý (thí dụ như một vàibệnh tật thể xác đã phát sinh do các vếtthương xúc cảm); trên bình diện tâm lý(các mặc cảm thường nảy sinh từ nhữngkinh nghiệm tiêu cực); và ngay cả trênbình diện tâm linh (nhiều yếu đuối trongnếp sống tin tưởng của chúng ta bắtnguồn từ những biến cố thương đautrong quá khứ). Những căn bệnh cảmxúc có thể được Chúa chữa lành nhờcác lời cầu nguyện xin ơn chữa lành nộitâm.

Có những trường hợp rất bấtthường tại trung tâm tâm thần ởMontréal. Có trường hợp một ngườimắc bệnh mù không do một nguyênnhân hiển nhiên nào. Thần kinh thị giác,đồng tử và giác mạc đều trong tìnhtrạng hoàn hảo. Nhưng không hiểu tạisao ông lại mù mắt.

Nhờ phương pháp trị liệu thôi miên,người ta tìm ra nguyên nhân phát sinhtừ thời thơ ấu, lúc đó ông còn ngủ tronggiường của cha mẹ. Vào một đêm kiakhi cha mẹ làm tình cuồng nhiệt, thì đứatrẻ lại nghĩ người cha đang hành hungngười mẹ. Chuyện tình cờ đó gây ấntượng mãnh liệt đến nỗi ông cố gắngnhắm mắt thật chặt để khỏi nhìn thấychuyện đó cũng như nhiều chuyện thực

tế khác và chẳng bao lâu mắt cậu mù.Một khi cội nguồn của vấn đề được pháthiện và ông được chữa trị thích đáng,vài tháng sau ông phục hồi được nhãnthị.

Chúa Giêsu cũng thực hiện chuyệnđó nhờ lời cầu nguyện xin ơn chữa lànhnội tâm đụng chạm đến cội nguồn củanhững xung đột trong chúng ta để chúngcó thể được chữa lành. Lợi điểm làkhông những Ngài không tính lệ phí,nhưng hơn thế, Ngài còn chữa lành mauchóng hơn các tâm lý gia cũng như cácnhà phân tâm học. "Ngài chữa lành cáccõi lòng tan vỡ và băng bó các vếtthương lòng của họ" (Tv 147:3). ThiênChúa chúng ta có khả năng chữa lànhchúng ta khỏi các tội lỗi quá khứ vì Ngài

không lệ thuộc thời gian. Nói cách khác,Ngài luôn luôn là hiện tại. Ngài vẫn làChúa của ngày hôm qua, hôm nay vàluôn mãi.

Chúng ta phải mang các chuyện nàyra ánh sáng ban ngày. Điều này có nghĩakhông những cần đến một gắng sức tỉnhtáo và quyết tâm, nhưng còn cần đếnmột dâng hiến vô điều kiện vấn đề chìmngập trong ánh sáng yêu thương củaChúa, nài xin Ngài chữa lành vếtthương lòng của chúng ta bằng tình xótthương vô biên của Ngài. Kể như trậnmạc chữa lành cảm xúc thắng được mộtnửa, khi người nào đó nói chuyện vớingười khác và họ tỏ ra biết yêu thươnglắng nghe và không kết đoán gì cả.

Một số bệnh tật và vết thương thể lý

có thể được chữa khỏi chỉ nhờ tắmnắng. Bệnh nhân phơi mình trước ánhnắng mặt trời để ánh nắng thấm nhậpvào thể xác và chữa lành. Cũng cáchthức ấy, Chúa Giêsu chữa lành các vếtthương trong trái tim chúng ta. Nếuchúng ta phơi bầy toàn thân chúng ta,nhất là những phần bệnh hoạn nhất,dưới ánh sáng xót thương của Chúa, sứcnóng tình yêu thương của Ngài sẽ thấmnhập và chữa lành chúng ta. "Trên cácngươi là những kẻ kính sợ danh Ta, sẽló rạng mặt trời công chính, với nhữngtia sáng có sức chữa lành" (Mal 3:20).

Việc ấp ủ những kỷ niệm thương đautrong tâm trí chúng ta sẽ tạo ra cácchấn thương và mặc cảm trong các mốigiây tương giáo với các người sống

chung quanh chúng ta và với cả Chúanữa. Chính vì lý do đó, mục vụ chữalành nội giới tác động vào phạm vi ký ứccủa chúng ta trước tiên. Những ký ứcchúng ta tồn trữ một cách vô thức hay ýthức sẽ phát sinh các phản ứng nơi tếbào, các cơ quan và hệ thần kinh.

Trong bầu không khí cầu nguyện vàđức tin, chúng ta cố công lôi kéo ngườinào đó trở lại quá khứ của ho,ï để tìm ranguồn gốc sinh ra khổ đau (bị gia đìnhtừ khước hay bỏ rơi, bạo lực, thất bại,tai nạn...). Hãy đem đặt từng chuyệnthương đau ấy chìm ngập trong ánhsáng cứu độ của Chúa Giêsu, để uy thếcủa danh Chúa Giêsu bao trùm. ChúaGiêsu cũng là Chúa của ngày hôm qua,hôm nay và luôn mãi chữa lành các ký

ức thương đau, tựa như mặt trơiø chữalành các vết thương thể xác khi phơimình dưới ánh sáng mặt trời.

Chúng ta truyền lệnh cho cácthương tích được chữa lành nhân danhChúa Giêsu và qua thần lực của cácthương tích thánh (các thưng tích củaNgài chữa lành các thương tích củachúng ta), khi chúng ta công bố: "Nhândanh Chúa Giêsu tôi giải thoát ông khỏimọi sợ hãi, lắng lo, mặc cảm... do cácbiến cố quá khứ đó gây ra."

CỘI RỄ VẤN ĐỀChúng ta đừng lẫn lộn việc chữa

lành với việc loại bỏ các triệu chứng.Đừng để mình bị đánh lừa bằng các hiệntượng có thể thay đổi và chuyển động

trong lúc vấn đề vẫn còn nằm y nguyên.Chẳng hạn, có một số người tìm thấycách thức bỏ hút thuốc, nhưng rồi lại ănnhiều hơn mình cần. Một người nghiềnrượu có thể ngừng uống, nhưng nếu cộirễ vấn đề chưa được chữa lành, họ lại cóthể phát triển những thói hư khác.Trong các trường hợp này, vấn đề chưađược giải quyết, nó mới chỉ di động đinơi khác, giống như người ta bóp tráibanh thúc bách không khí dồn về phíabên kia.

Các vết thương do thiếu tình thươnghoặc do tình thương lệch lạc

thường là căn nguyên đem lại tan vỡ.Đó là lý do tại sao chúng ta

gọi là "chữa lành các trái tim tanvỡ" Kinh nghiệm tiêu cực vì thiếu tình

thương hoặc tình thương lệch lạc có thểđược chữa lành nhờ kinh nghiệm tíchcực về tình yêu chân thực. Do đó,nguyên việc khám phá ra vấn đề hoặccác căn rễ của các mối xung đột chưathể đủ được. Chúng ta cũng phải lấp đầykhoảng trống đó bằng tình yêu xótthương chảy ra từ trái tim Chúa Giêsu.Điều chính yếu là chúng ta phải chấpnhận ơn tự do Chúa Kitô đã dành thắnglợi cho chúng ta bằng cái chết của Ngài,để có thể vui hưởng các hoa trái củaviệc Chúa phục sinh, với niềm tin phátsinh từ niềm xác quyết rằng 2000 nămtrước đây, Ngài đã mang vác hình phạtđể đem đến bình an cho chúng ta ngàyhôm nay.

Trong mục vụ chữa lành, chúng ta

không chỉ chú tâm vào các triệu chứng,nhưng vào nguyên do của vấn đề. Chúngta đừng mất nhiều thời giờ vào các triệuchứng, vì chúng chỉ là mặt ngoài củavấn đề. Chúng ta cần phải cố công làmviệc để khám phá ra nguyên do nềntảng.

Khi Chúa Giêsu chữa lành, Ngàichữa lành từ gốc rễ, vì Ngài tháo gỡ gútmắc chính yếu đã gây ra mọi chuyệnphiền toái rắc rối. Có hai cách thức nềntảng giúp đi tới căn gốc của vấn đề:

1. Đối thoại với đương sự để cố

công tìm ra vấn đề đã nảy sinh thế nàohoặc khi nào

Có một phụ nữ khổ sở vì bệnh suyễntrầm trọng khiến đôi khi hầu hư bà bị

ngộp thở. Bà nói chuyện với Đức ôngAlfonso Uribe Jaramillo, người cố côngkhám phá ra căn bệnh đã bắt đầu nhưthế nào và từ bao giờ. Ngài khám phá rarằng sau khi bà sinh nở đứa con thứ nhì,một người hàng xóm lắm chuyện phaotin đồn chồng bà không phải là cha đứatrẻ. Bà quá đau khổ tới mức bệnh suyễnbắt đầu tấn kích. Căn bệnh thực sựkhông phải là bệnh suyễn, đó chỉ là hiệntượng. Một khi căn bệnh tâm lý đã đượcphát giác và chữa lành, cơn bệnh suyễnbiến mất.

2. sử dụng đặc sủng biện phânĐôi khi Chúa cho chúng ta ánh sáng

đặc biệt để chúng ta có thể nhìn ranhững gốc rễ của vấn đề. Chúa giúp sự

bất lực của chúng ta khi chỉ cho chúngta biết những gì chúng ta không thểhiểu biết nổi hoặc chúng ta phải mấtnhiều thời giờ thảo luận nếu chúng ta xửdụng các phương pháp phân tâm học, đểnhờ đó căn bệnh xúc cảm của chúng tađược chữa lành. Đặc sủng biện phânkhông phải là một kỹ năng tâm lý học,nhưng là một ân sủng đặc biệt Chúagiúp chúng ta trong những trường hợpđặc biệt.

Vào một đêm Chúa Nhật, một em bégái 13 tuổi thức dậy, la hét sợ hãi, vìmột người đàn ông đã lọt vào phòng ngủcủa em. Ngày hôm sau em mù mắt. Dầucho em có thể mở mắt đấy, nhưng emchẳng trông thấy gì cả. Gia đình quánghèo khó, do đó họ cố công tìm thuốc

tự chế để chữa em. Không gì suy suyểncả, họ đành phải đến bác sĩ, nhưng ôngcũng chẳng giúp được gì hết. Rồi họ đưaem đến thánh đường.

Tôi biết qua loa về thuốc men, do đótôi bắt đầu cầu nguyện, nhưng cũngchẳng đi đến đâu. Tôi bắt đầu cầunguyện bằng tiếng lạ và sau đó tôi hiểumột cách rất chính xác rằng em gái nàykhông mù. Em bị một vết thương lòngday dứt. Đó là ảnh hưởng do em nhìnthấy một người lạ mặt đột nhập phòngem.

Chúng tôi cầu nguyện xin Chúachữa lành vết thương xúc động của em,và trong 10 phút em bắt đầu nhìn xemlại được. Và năm phút sau đó đôi mắtem hoàn toàn bình phục. Vết thương

cảm xúc của em đã là nguyên nhân gâyra bệnh mù thể lý của em. Một khinguyên do được chữa lành rồi, tất nhiênhậu quả sẽ biến mất.

Lời cầu nguyện hẳn phải tập trungvào việc xin Chúa cắt đứt các mối giâytrói cột quá khứ đang ảnh hưởng đếnhiện tại. Rồi sau đó nài xin Chúa đổ trànđầy những thời điểm hoặc kinh nghiệmđớn đau bằng tình yêu thương, hiểu biếtvà bình an...

Trong khóa tĩnh tâm tại Caracas,Venezuela, một dì phước người Canađakể cho chúng tôi nghe mặc dầu sơ mãnnguyện với ơn gọi thừa sai của sơ,nhưng sơ luôn luôn cảm thấy mình bịcơn sầu buồn đè nặng tâm tư và sơchẳng hiểu nguyên do tại sao.

Chúng tôi cầu nguyện chữa lành nộigiới cho sơ và trong lúc cầu nguyệnbằng tiếng lạ, một sơ khác nhìn thấytrong trí óc hình ảnh một em bé gái nămtuổi đang khóc lóc vì bị lạc trong rừngvà chung quanh chỉ toàn là cây thông vàtuyết. Vị nữ tu hỏi xem hình ảnh đó có ýnghĩa gì với mình không và sơ khóc nứcnở kể lại, "Vào mùa đông kia, lúc đó tôicòn nhỏ lắm, tôi ra khỏi nhà và lạcđường giữa trời băng tuyết, và khôngcòn tìm thấy lối về nhà nữa. Cha mẹ tôikhông biết tôi đang ở đâu. Tôi lạc mấttrong mấy giờ và vô cùng khổ sở. Tôinghĩ mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại đượccha mẹ tôi nữa."

Vì thế chúng tôi nài xin Chúa Giêsu,Đấng Chăn Chiên tốt lành, hãy chữa

lành các vết thương cảm xúc, vì Ngàivẫn ở với sơ trong những giờ phút hãihùng này, và không bao giờ bỏ rơi sơhoặc để sơ phải lạc đường trong cuộcsống. Vị nữ tu đã được chữa lành vàniềm an vui đã trở lại bình thường trongcuộc đời sơ và việc làm của sơ nữa. Mọithời gian đều là hiện tại với Chúa cả.Ngài chữa lành các vết thương củachúng ta, cả khi các nguyên do đã bịchôn vùi sâu trong quá khứ.

Việc chữa lành vẫn xẩy ra được vìChúa Giêsu cũng là Chúa của ngày hômqua, hôm nay và mãi mãi (Heb 13:8), vàvì những công nghiệp cứu chuộc củaNgài bằng cái chết và phục sinh vẫn luônluôn là hiện tại và luôn luôn tác độngđầy hiệu năng. Trong mục vụ chữa lành,

chúng ta quy chiếu các huân nghiệp docái chết của Chúa Kitô như để thụhưởng các hoa trái của ơn cứu chuộc tạimột vùng đặc biệt nào hay một thờiđiểm nào trong cuộc sống chúng ta.Chúng ta chắc chắn rằng 2000 nămtrước đây Chúa Giêsu đã mang vác cácnỗi sầu buồn cũng như các bệnh tật củachúng ta, và như vậy, trong đức tin,chúng ta chiếm hữu chiến thắng củaChúa Giêsu và biến thành chiến thắngcủa chúng ta.

Nhờ các phương cách chữa lành nộitâm, hy vọng sẽ tái sinh nơi những ai đãphải nhẫn nhục sống với những thóiquen bất hạnh hoặc các ám ảnh. Cánhcửa bình phục mở ra cho những ai, dầuđã cố gắng hết sức, nhưng chưa thể

thay đổi được. Những sợi dây đã xiềngxích chúng ta trong quá khứ, giờ đây cóthể bị bẻ gẫy.

Chúa Giêsu đem đến cho chúng tasức sống và một sức sống dồi dào. Ngàiyêu thương chúng ta và đem đến chochúng ta khả năng giải thoát chúng takhỏi những sợi giây đã xiềng xích chúngta vào một quá khứ buồn thảm hoặc mộtkinh nghiệm tiêu cực thụ động. Cónhững người đến với bí tích Hoà Giải vàxưng cũng những tội cũ hoặc những sangã thường tái phạm. Khi đi xưng tội,dường như phép bí tích này mới ban ơntha thứ của Chúa, nhưng chưa ban chochúng ta quyền năng lãnh nhận đượcchiến thắng trong cuộc giao tranh vớitội lỗi. Việc chữa lành nội tâm giải thoát

chúng ta khỏi các xích xiềng cột chúngta thành những kẻ nô và cản ngăn chúngta bay bổng lên các đỉnh cao kết hiệpvới Chúa và sống thánh thiện.

Như vậy phải chăng việc chữa lànhnội tâm kiến hiệu hơn phép bí tích?Không phải thế, nhưng chính vì nhờ bítích Hoà giải mà việc chữa lành nội tâmđụng chạm tới gốc rễ của tội lỗi mộtcách dễ dàng nhất. Nếu các linh mục ýthức thực sự được năng lực chữa lànhcủa phép bí tích Hoà giải, các ngài sẽtận dụng được trong từng trường hợp.Những linh mục nào chỉ giản lược bí tíchnày vào phép xá giải không thôi, thựcđáng buồn, đây là việc giảm thiểu quyềnnăng của phép bí tích.

LỜI CẦU NGUYỆN XINƠN CHỮA LÀNH NỘI TÂM

Vì tất cả chúng ta đều bị tổn thươngdo các vết thương quá khứ, sau đây làlời cầu nguyện xin ơn chữa lành nội giớiđể cầu xin Chúa chữa lành trái tim tanvỡ của những ai nhận ra nhu cầu củamình.

Lạy Cha từ ái, Cha đầy tình yêuthương,

Con chúc tụng Cha, ngợi khen Chavà cảm tạ Cha,

Vì yêu thương chúng con, Cha đãban Chúa Giêsu cho chúng con

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha vìnhờ ánh sáng của Thánh Thần Cha

Chúng con am hiểu được Ngài làÁnh Sáng

Là Chân LýVà là Đấng Chăn Dắt tốt lành,Ngài đã đến ban cho chúng con sức

sốngVà một sức sống dồi dào.Lạy Cha, ngày hôm nay con muốn

cất nhấc người con này lên Cha.Cha biết rõ người con này mà.Cha từng biết tên người con nàyLạy Chúa, con xin nâng cao người

con này lên Cha,Để Cha đem cặp mắt trìu mến của

người Cha từ ái nhìn đến đời sống củađứa con này.

Cha biết đáy thẳm của trái tim vànhững thương tích của người con này.

Cha biết tất cả những gì người connày muốn làm, nhưng chưa có sức làm

được.Cha cũng biết những gì người con

này đã làm vàø những gì người khác đãgây nên nông nỗi.

Cha biết các hạn chế, các lỗi lầm vàcác tội lỗi của người con này.

Cha còn biết những ám ảnh vànhững mặc cảm trong cuộc sống củangười con này.

Hôm nay, thưa Cha,Xin vì tình yêu của Con Cha là Chúa

Giêsu KitôChúng con nài xin Cha tuôn đổ

Thánh Thần Cha trên người anh em củachúng con,

Để sức nóng của tình yêu chữa lànhnơi Cha có thể đụng chạm tới từng ngócngách thầm kín của trái tim này.

Cha đã từng chữa lành những tráitim tan vỡ,

Từng băng bó những vết thương khổđau,

Lạy Cha, xin Cha chữa lành ngườianh em của chúng con

Xin Cha bước vào trái tim này,Như Cha đã bước vào căn phòng nơi

các môn đệ náu ẩn vì sợ hãi.Cha đã hiện ra và giữa các ông và

nói:"Bình an ở với các con."Xin Cha hãy bước vào trái tim này

và đổ đầy bình an.Đổ đầy yêu thương.Chúng con biết rằng tình yêu của

Chúa xé tan nỗi sợ hãi.Xin Cha đụng chạm đến trái tim này

và xin Cha chữa lành.Lạy Cha, chúng con biết rằng Cha

luôn luôn ban cho những gì chúng conxin

Và chúng con đang nài xin điều nàycùng với Đức Maria, mẹ chúng con, Mẹđã có mặt tại tiệc cưới Cana khi đámcưới thiếu rượu

Và Cha đã đáp lại lời mời xin bằnghóa nước thành rượu.

Xin Cha hãy biến đổi trái tim nàyVà thay bằng quả tim quảng đại,quả tim đôn hậu, quả tim từ ái và

quả tim mới mẻ.Xin Cha thương ban những hoa trái

từ sự hiện diện của Cha, xuất hiện trongcuộc sống của người anh em này.

Xin Cha thương ban tình yêu, an

bình và niềm vui cho người con cái chanày,

Tất cả đều là những hoa trái củaChúa Thánh Linh.

Xin Cha thương ban Thánh Thầncủa bát phúc bao bọc người con cái ChaĐể người con này có thể nhận ra và cảmnhận được sự hiện diện của Chúa mỗingày,

Để không còn sống trong mặc cảm,trong ám ảnh nữa.

Cùng với gia đình, vợ chồng, con cái,anh em của người con này,

Chúng con cảm tạ Cha,Vì những gì Cha đang thi thố trong

cuộc sống người con này hôm nay.Chúng con cảm tạ Cha từ thẩm cung

tâm hồn,

Vì Cha đã chữa lành chúng con,Cha đã giải thoát chúng con,Cha đã bẻ gẫy xích xiềng cho chúng

con và đem lại tự do cho chúng con.Xin cảm tạ Cha đã cho chúng con

trở thành đền thờ của Thánh Thần Cha.Xin cảm tạ Cha vì đền thờ này

không bao giờ bị phá huỷ.Vì đây là nhà của Thiên Chúa.Xin cảm tạ Cha đã ban cho chúng

con tặng phẩm đức tin.Xin cảm tạ Cha vì tình yêu thương

Cha đã gieo trồng trong trái tim chúngcon.

Lạy Chúa từ nhân, Chúa thật cao cảvĩ đại!

Xin chúc tụng và ngợi khen Chúađến muôn đời! Amen.

TÁC VỤ CẦU NGUYỆNXIN ƠN CHỮA LÀNH

Tôi tin rằng điều giúp ích nhất trongviệc cầu nguyện xin ơn chữa lành nộitâm cho một người nào khác chính làmình cũng đã trải qua kinh nghiệm chữalành nội tâm rồi. Những ai hoạt độngtrong tác vụ chữa lành nội tâm cần phảicó kinh nghiệm bản thân về mục vụ nàynơi Chúa.

Điều đầu tiên chúng ta phải nài xintrong tác vụ chữa lành nội tâm, chính làlòng thương cảm người bệnh hoạn. Lòngxót thương là phần chính yếu trong tráitim diệu cảm của Chúa Giêsu. Ngài cảmthương con người và nhờ đó đã đưa đẩybước chân Ngài đi tới chữa lành họ vànuôi dưỡng họ. Thiếu lòng xót thương

("chia sẻ thương đau với"), lời cầunguyện của chúng ta chỉ là những lời nóitrống rỗng vì không phát xuất từ chínhcon tim.

Không có phương thức duy nhất nàođúng giúp cầu nguyện chữa lành nộitâm. Cách tốt nhất là đi theo gươngChúa Giêsu. Ngài dậy dỗ và chữa lànhtheo Thần Linh Ngài tác động. Tôikhông biết một phương pháp đặc biệtnào. Và tôi nghĩ Chúa Giêsu cũng chẳngcó.

Thiên Chúa có nhiều cách thức hànhđộng. Tôi muốn trình bầy một số cáchthức tôi cho là hiệu nghiệm. Tất cả đềuliên hệ nối kết với nhau.

1. Nhân danh Chúa

GiêsuChúa Giêsu là trung gian duy nhất

giữa chúng ta và Thiên Chúa, và tên củaNgài là thánh danh duy nhất, nhờ đóchúng ta mới có thể được cứu độ (1Tim2:5) - Cv 4:12). Chỉ một mình ChúaGiêsu chữa lành, giải thoát và cứu độchúng ta. Bất cứ điều gì chúng ta kêuxin nhân danh Chúa Giêsu, Chúa Cha sẽkhấng ban cho chúng ta. (Ga 16:23).Nhân danh Chúa Giêsu bệnh nhân sẽđược chữa lành (Cv 4:30).

Cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsukhông phải đơn thuần chỉ là kêu tênChúa Giêsu, nhưng còn phải có niềm tínthác rằng Ngài ở trong chúng ta, vàchúng ta ở trong Ngài và như vậy ChúaCha luôn luôn nghe tiếng chúng ta.

Một số người khi đang cầu nguyệnchữa lành, và còn nhiều hơn nữa khi cầuxin ơn giải thoát khỏi những trói buộc,họ thường hát và lặp lại thánh danhChúa Giêsu. Quả thực thánh danh ChúaGiêsu có nghĩa là "Thiên Chúa cứu độ"chất chứa sức khỏe và năng lực. Chúngta biết Lời Chúa thể hiện chính xácnhững gì Ngài nói.

2. Nhờ máu Con ChiênChúng ta kêu nài thần lực tẩy sạch

của Máu châu báu Chúa Giêsu, ConChiên của Thiên Chúa gánh tội trần gianvới tất cả những hậu quả của nó, để giảithoát chúng ta khỏi quyền năng củabóng đêm. "Nhờ máu Ngài, chúng talãnh nhận được tự do" (Eph. 1:7).

Chúng ta kêu cầu đến máu ChúaGiêsu Kitô vì đôi khi còn có yếu tố củatội giấu kín mọc rễ nơi vết thương tìnhcảm nào đó, nơi một áp bức, một ám ảnhhoặc cả nơi bệnh tật thể xác.

Như vậy chúng ta cầunguyện: Nhờ máu châu báuChúa Giêsu Kitô tôi tuyên bốanh (chị) được giải thoátkhỏi mọi ràng buộc và sự dữđang ngăn cản anh sống đờisống sung mãn trong ChúaGiêsu Kitô.

Sau đây là lá thư từ Guatemalađược coi như một chứng từ:

Trong buổi cộng đoàn cầu nguyện

cho một bệnh nhân, con ngồi phía saucha và ở dưới thấp, nên không nhìn thấycha và chỉ còn nghe thấy tiếng của chathôi. Khi cha nói, con bắt đầu đi vào thếgiới kỳ diệu của Chúa, nhưng vẫn chưanhận ra. Dần dần con bắt đầu cảm thấymột điều gì đó đặc biệt đang xẩy ra. Concó cảm tưởng như mình đang bay trênkhông khí. Con bắt đầu toát mồ hôi vàcảm thấy một ao ước muốn hô to lênchúc tụng Chúa. Con khóc như một embé.

Tiếp tới là những lời nguyện chobệnh nhân. Cha đòi chúng con chiêmngắm thập giá Chúa Kitô. Con hìnhdung ra con nhìn thấy thánh giá rất rõ.Lúc đó con nhận ra như chính mìnhđang được dìm ngập trong máu châu

báu Chúa, và con bắt đầu khóc và xấuhổ cho tội lỗi của con. Rồi Chúa nói vớicon: "Cha yêu con. Trong mọi lúc consầu buồn và bị hiểu lầm, Cha vẫn bêncon và yêu thương con." (Đang lúc viếtlá thư này, con lại khóc một lần nữa).

Vào lúc đó con cảm thấy như có mộtcái gì đang ép xuống bụng con, Chúađang chữa lành bộ phận bài tiết của convì đã bị bít đi và đặt lệch sau khi sinhsản. Đêm hôm đó con không ngủ được.Con qua đi từng giờ trong bóng đêmngợi khen Chúa.

Tất cả những chuyện này đã xẩy racách đây một năm và bệnh của conkhông tái hiện nữa. Nhưng điều quantrọng con muốn viết ở đây là lúc concảm thấy mình được dìm ngập trong

máu Chúa Kitô, chính là lúc nhữngchuyện kỳ diệu đã xẩy ra trong cuộcsống tâm linh của con.

Virginia Diaz de Enriquez 3. Nhờ thương tích Chúa

GiêsuNhờ thương tích Chúa Giêsu, các

vết thương của chúng ta được chữakhỏi. Nhờ các thương tích của Ngài,chúng ta được Ngài chữa lành. Ngàichịu đựng các hình phạt để đem đến chochúng ta ơn an bình, và nhờ những roiđòn Ngài phải chịu, sức khỏe chúng tađược phục hồi.

Người Tôi Tớ của Thiên Chúa phảigánh chịu đủ mọi khổ đau và tật bệnhcủa chúng ta để khi đã được giải thoát

khỏi mọi sợ hãi, chúng ta có thể phục vụNgài trong thánh thiện và công chínhsuốt cuộc đời chúng ta. Đó là lý dochúng ta thường cầu nguyện như sau:

Nhờ năm dấu đanh Chúa Giêsu Kitô,Tôi công bố anh em đã được tự do,Tự do được làm con cái ChúaĐã được Chúa Giêsu Kitô cứu

chuộc.Lạy Chúa Giêsu,Nhờ thần lực của các thương tích

Chúa, Xin Chúa chữa lành các vếtthương trong ký ức...

Xin Chúa chữa lành căn rễ của vấnđề này,

Đang gây cho người con của Chúađây sầu buồn, ghen ghét và lo sợ...

4. Cầu nguyện bằngtiếng lạ

Tôi sẽ đề cập về chuyện này chi tiếthơn trong chương sau. Tuy nhiên, tôicần nói lên rằng, khi chúng ta cầunguyện bằng tiếng lạ, chúng ta quy phụcđầu óc chúng ta nơi Chúa, để Ngài xửdụng chúng ta như các máng chuyên chởsức khỏe.

Cầu nguyện tiếng lạ là một lợi khítuyệt diệu có thể thấm nhập sâu vào nơiđâu con người không đụng chạm được.Trong khóa tĩnh tâm cho các linh mụctại Lyon, Pháp quốc, có một số linh mụcmuốn đón nhận ơn nói tiếng lạ, trong khiđó các linh mục khác phản đối và hơnthế còn chế diễu nữa. Một linh mụcchống đối dữ dội nhất lại là linh mục

thừa sai đang dậy tiếng Ả Rập tại mộtđại học ở Phi Châu. Trong ngày thứ hai,linh mục này đứng lên trước mặt mọingười và viết những dấu hiệu kỳ lạ trênbảng. Rồi, thật xúc động, linh mục đócắt nghĩa cho chúng tôi: "Trong giờ cầunguyện bằng tiếng lạ hôm qua, cha đãđọc câu này bằng tiếng Ả Rập mang ýnghĩa 'Thiên Chúa là xót thương.'"

Thiên Chúa là Đấng xót thươngchúng ta mỗi lần chúng ta cầu nguyệnbằng tiếng lạ, vì chúng ta không biếtthực sự mình muốn nài xin điều gì,nhưng "Thánh Thần giúp đỡ chúng takhi chúng ta yếu đuối và Ngài bầu cửcho chúng ta theo cách thức không diễntả thành lời" (Rom 8:26).

5. Nhờ Mẹ Maria bầu cửChúng tôi cũng đề cập về Mẹ Maria

sau này, chúng tôi cần nhắc đến Mẹ ởđây để tổng hợp đầy đủ các yếu tố nềntảng khi đem ra áp dụng cho việc cầunguyện xin ơn chữa lành. Lời bầu cử củamẹ Maria rất hiệu nghiệm. Các linh địaĐức Mẹ hiện ra khắp thế giới đủ đểchứng tỏ điều đó rõ ràng.

CÁC CHỨNG BỆNH

TÂM LINH VÀ BÍ TÍCHHÒA GIẢI

Tâm hồn chúng ta cũng có thể ngãbệnh và bệnh tâm hồn nhiều khi còntrầm trọng hơn bệnh ung thư hoặc chấnthương tâm lý.

Ngày thứ bảy kia, Chúa Giêsu đếnhồ Betsaida (có nghĩa là "Nhà ThươngXót"), Ngài nhìn thấy một người đangnằm trên chõng. Ngài bảo anh, "Hãyđứng dậy! Vác chõng mà đi!"

Chàng thanh niên này đã bị bại liệtsuốt 38 năm trường, giờ đây được lòngChúa xót thương ghé mắt. Anh đứngdậy và bắt đầu đi. Sau này tình cờ Ngàigặp anh trong Đền Thờ, Ngài nhắc nhởanh ta, "Giờ đây anh đã được lànhmạnh, đừng phạm tội nữa nhé, nếukhông, chuyện xấu sẽ xẩy ra tệ hại hơn"(Ga 5:14).

Chúa Giêsu không muốn nói với anhnếu anh phạm tội nữa, anh sẽ bị bại liệt38 năm khác, nhưng chính việc phạm tộicòn tệ hại hơn 38 năm bị bại liệt. Ngoài

ra, tội không chỉ là một thứ bệnh, nhưngcòn là một loại bệnh tật giết chết tâmhồn. Thánh Phaolô minh định rằng"Tiền lương của tội lỗi chính là sự chết"(Rom 6:23).

Tội sinh ra sự chết, có nghĩa là hủyhoại sự sống Chúa ban cho chúng ta,hoặc đánh mất chính Chúa là sự sống."Chúng Ta đã bỏ rơi mạch suối nướchằng sống, để tự đào cho mình nhữnggiếng nước rò rỉ không giữ nước lạiđược" (Giê 2:13).

Cội rễ của tội lỗi chính là đánh mấtniềm tin nơi Thiên Chúa. Tội thườngphát sinh do con người quá tự mãn nơimình. Tội có nghĩa là tin tưởng vào mình(tin các giá trị, tư tưởng, an toàn... củamình) hơn là tin vào nơi Thiên Chúa.

Trái cấm của vườn địa đàng khi xưa làbiểu tượng cho con người tin tưởng nơikhả năng có thể toàn hảo mình hơn làtheo cách thức Chúa chỉ dậy.

Tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa vàcòn huỷ hoại con người nhiều hơn nữa.(Cn 8:36; Gie 26:19). "Phải chăngchúng xúc phạm đến Ta, Lời Giavê?Thực ra không phải chúng xúc phạmđến chính mình để chuốc lấy nhục nhãđó sao?" (Gie 7:19).

Thiên Chúa yêu con người quá mức,và vì biết tội lỗi quá xấu xa đối vớichúng ta, do đó Ngài cấm chúng taphạm tội. Ngài cấm chúng ta trở thànhnô lệ cho tội lỗi.

Việc chữa lành toàn hảo sẽ giảithoát chúng ta khỏi vòng kìm tỏa của

tội lỗi sai khiến ta làm những điều tồibại chúng ta không muốn làm và cảnngăn chúng ta làm những chuyện tốtlành chúng ta muốn làm. Như vậy khôngnhững Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta,nhưng Ngài còn kiên cường chúng ta đểchúng ta không rơi vào vòng tội lỗi trởlại.

Ngài còn đi xa hơn thế nữa. Ngàithay đổi trái tim chúng ta để chúng tamuốn và làm điều Chúa muốn, khôngphải như một lệnh truyền hời hợt, nhưngtừ nhu cầu phát sinh do lệnh truyền củatrái tim con người đã được Thánh Thầnbiến đổi. Không ai mang tính chất nhânlinh hơn một người đã được giải thoátkhỏi vòng nô lệ của tội lỗi.

Thiên Chúa là Chúa của ơn thứ tha

(Nkm 9:17), Ngài luôn luôn tha thứ vàtha thứ trong mọi thời điểm. Phần Ngài,Ngài đã nêu rõ ý định của Ngài là thathứ mọi tội lỗi cho chúng ta. Máu châubáu của Chúa Kitô trên thập giá chính làliều thuốc chữa lành tội lỗi chúng ta.

"Thần nào có thể so sánh với Chúađược: Đấng cất đi mọi tội ác, tha thứ tộilỗi, không nuôi dưỡng giận dữ liên mãi,nhưng yêu thích biểu lộ tình thương?Lần nữa Ngài đoái thương chúng ta,dẵm lên tội lỗi của ta. Mọi lỗi lầm của taNgài quang chìm đáy biển" (Mic 7:18-19).

Phần chúng ta, chúng ta hãy nhậnlấy phương thuốc này và làm phươngthuốc đặc trị cho mình, nhờ lòng tin vàhoán cải. Nhờ đức tin, chúng ta đảm

nhận các nhân đức của Chúa Giêsu trênthập giá. Nhờ việc quay đầu trở lại vớiChúa, chúng ta nhận lãnh được tiềmnăng các hoa trái của ơn cứu chuộc. Tấtcả những gì chúng ta phải làm chính làthú nhận mình là những tội nhân trướclòng thương xót của Chúa, và chúng tasẽ được Ngài tha thứ. "Nếu ta xưng thútội mình, thì Người là Đấng trung tín vàcông chính sẽ tha thứ tội lỗi cho ta vàtẩy sạch mọi điều bất nhân bất nghĩa" (1Ga 1:9).

Bí Tích Hoà Giải đóng vai trò thenchốt ở đây, đó là bí tích của niềm vui trởvề, vì không gì khác hơn là việc trở vềcủa người con thân yêu dưới mái nhàcủa Người Cha đầy tình Xót Thương,không những ban cho giầy dép mới

(nhân cách), quần áo mới (đời sống mới)và chiếc nhẫn (thừa hưởng gia sản),nhưng còn sắp đặt yến tiệc ăn mừngngười con đã chết nay trở về sống lại(Lc 15:11-24).

Chúa Giêsu sai 12 Tông đồ đi "làmsống lại người chết" (Mt 10:8), vàkhông chết thảm hại hơn người đã đánhmất đời sống của Chúa trong mình dotội lỗi.

Tuy thế, nhiều người vẫn còn chữahiểu và còn tỏ ra sợ hãi bí tích tốt lànhnày. Họ viện ra hàng ngàn lý do đểkhông đi xưng tội.

Một lần kia, tôi lái xe trở về thànhphố. Vô ý, tôi lái quá tốc độ và một cảnhsát cỡ xe môtô đuổi theo. Tôi dừng lạivà cảnh sát viên tiến lại gần tôi với khẩu

súng trong tay. Ông tỏ ra bực tức vì đãđuổi theo tôi trong mấy phút và tôi vẫnkhông ngừng. Khi tôi trao cho ông coigiấy tờ của tôi, ông hỏi, "Ông là linhmục Tardif nổi tiếng đấy phải không?"

Tôi trả lời, "Thưa phải. Ông muốnxưng tội sao?"

Điều này làm ông sợ quá đến nỗi ôngtrả lại ngay lập tức giấy tờ cho tôi, vàông cáo lỗi vì ông đang quá vội vã. Dầuông cầm trong tay khẩu súng, nhưngông sợ hãi xưng tội! Chúng ta sợ xưngtội vì chúng ta không hiểu đây là bí tíchcủa tình yêu Chúa.

Khi chúng ta xin Chúa tha thứ chomình, Ngài tha ngay dầu cho chúng tađã phạm tội gì. Không bao giờ Ngài kinhhoàng vì tội lỗi chúng ta. Ngài mong chờ

chúng ta nhìn nhận ra tội mình đã phạm,nài xin Ngài tha thứ, với không lời biệnhộ hoặc làm nhẹ tội đi.

Chỉ có một tội Ngài không tha thứ,đó là tội không xin Ngài tha thứ, tộichúng ta từ chối không nhận là tội, tộichúng ta cố công bào chữa hơn là côngnhận.

Linh mục là thừa tác viên thi hànhviệc Chúa tha thứ. Linh mục không phảilà quan tòa, cũng chẳng phải tên lý hình,nhưng chỉ là máng chuyên chở tìnhthương xót của Thiên Chúa chảy qua.Không gì sản sinh hoa trái đầy hiệu năngthâm sâu hơn là tiếp nhận một tội nhânmình vấy đầy bùn tội lỗi và đem đếntrước cửa thiên đàng. Linh mục là ngườiduy nhất trong cộâng đoàn có quyền

năng tha tội và cử hành bí tích ThánhThể. Không ai thay thế ngài được. Mỗilần linh mục nghe xưng tội, ngài hành xửnhư một phát ngôn viên công bố vớichúng ta nhân danh Thiên Chúa, "Tatha tội cho con." Ngài nói thế nhân danhThiên Chúa.

Nếu Thánh Thể là địa điểm thiệnhảo nhất để xin ơn chữa lành thể xác,thì bí tích Hoà Giải là địa điểm thuận lợinhất để cầu nguyện xin ơn chữa lành nộitâm.

Một linh mục rất cương quyết nóivới tôi, "Tôi không có giờ cầu nguyệnvới mỗi người và cho từng người. Tôikhông đủ giờ làm việc của tôi."

Tôi hỏi ngài, "Việc của cha là gì nếukhông phải là đem lại tự do cho những ai

bị áp chế và cử hành bí tích Hòa Giải?"Ngài nghĩ rằng công việc sơn phết

tường nhà thờ là việc của ngài, do đóngài đã từ khước công việc chính yếucủa ngài, công việc không ai thay thếngài được, để rồi lao đầu vào nhữngchuyện người khác có thể làm được mộtcách dễ dàng và có lẽ còn hoàn hảo hơnngài. Có những linh mục khác quan tâmđến làm sổ sách của hợp tác xã hơn lànói với giáo dân về những công việc kỳdiệu của Thiên Chúa và giải thoát họkhỏi tội lỗi.

THỜI GIAN DƯỠNG

BỆNHDưỡng bệnh là thời gian rất quan

trọng sau khi vừa khỏi bệnh, vì việc

bình phục hoàn toàn tuỳ thuộc vào thờigian dưỡng bệnh này - hoặc chữa lànhthể lý, chữa lành nội tâm hay trừ tà -nguyên tắc này vẫn áp dụng như nhau.Khi Chúa đã hành xử theo phương thứcgây ngạc nhiên và kỳ diệu này, bệnhnhân được chữa lành cần một thời giandưỡng bệnh để không trở lại tình trạngcũ. Thời gian dưỡng bệnh gồm có:

1. Đời sống bí tích.Ai đã được Chúa chữa lành đều cần

đến một quy chế ăn uống đặc biệt tăngcường sức khỏe mà Chúa đã ban chochúng ta qua các bí tích. Chúng tôi gòilà "đời sống' bí tích bởi vì mình đã nhậnđược sức sống thiên linh. Không thểphục hồi hoàn hảo được nếu không tuân

theo quy chế ăn uống đời sống bí tích. 2. Nếp sống cầu nguyệnCầu nguyện chính là phương thức

giúp tiếp xúc với nguồn mạch mọi sứckhỏe. Giao tiếp với Chúa còn quantrọng hơn cho người vừa được chữalành hơn là dưỡng khí hoặc thuốc trụsinh. Nếu chúng ta đóng chặt các nguồnmạch này, chúng ta đang liều đánh mấtđi những gì còn cao quý, giá trị hơn sứckhỏe thể xác hoặc tâm hồn. Cầu nguyệnchính hiệp thông trong tình yêu.

3. Đọc Lời ChúaLời Chúa rửa sạch (Ga 15:3) và

chữa lành: "Chẳng phải cỏ cây hoặcthuốc men chữa trị họ, nhưng lạy Chúa,

chính là Lời Ngài chữa lành mọi sự" (Kn16:12). Đọc Kinh Thánh và cầu nguyệntheo niềm tin, đó là những phương thuốchiệu nghiệm nhất vì đây là những lờiđem lại sự sống vĩnh cửu (Ga 6:69).

4. Cộng đoàn, tập thể.Nhiều khi các hoa trái củ việc chữa

lành hoàn hảo lại bị rụng mất vì ngườiđược chữa lành đã sống cô lập chínhmình và không dấn thân vào nếp sốngtập thể. Tôi chắc chắn Thiên Chúa muốnchữa lành toàn thể thân hình hyềnnhiệm của Chúa Kitô, chứ không phảichỉ một vài cá nhân.

Việc chữa lành toàn hảo chỉ đến vớiai biết sống liên hệ trực tiếp với huyềnnhiệm của thân thể Chúa Kitô, đó là

cộng đoàn đức tin và yêu thương với hyvọng đạt tới lãnh địa hằng sống của quêcha đất tổ.

5. Phục vụChúa Giêsu đã ban cho chúng ta quy

luật vàng hạnh phúc: "Không gì hạnhphúc hơn khi cho đi hơn là nhận lãnh"(Cv 20:35). Càng quên mình đi và banphát cho người khác, chúng ta càng cókhả năng lãnh nhận được sức khỏe hoànhảo.

Chương 6 GIẢI TRỪ TÀ KHÍHoạt động của ma quỷ trong thế giới

và giữa lòng người là một đề tài vừatinh tế, huyền bí vừa thực tiễn.

Chúa Giêsu cũng thường nói đếnchuyện này và chúng ta thấy Ngàithường xuyên chiến đấu chống Satan vàcác quyền lực thống trị thế giới. Thựcvậy, một trong những chứng cớ ChúaGiêsu là Đấng Cứu Thế, chính là Ngàixua đuổi được ma quỷ. “Nhưng nếu nhưnhờ ngón tay Thiên Chúa mà ta trừđược quỷ, thì các ngươi biết được rằngnước Trời đã đến với các ngươi” (Lc11:20) . Bằng cái chết, Chúa Giêsu đãchiến thắng được hoàng tử của bóng tối,và nhờ việc phục sinh của Ngài, chúngta được bước vào vương quốc của tìnhyêu.

Thánh Phêrô tổng kết lại sứ mệnhcứu thế của Chúa Giêsu trong ba điểm:

Thiên Chúa xức dầu trên Ngài bằng

Thánh thần và quyền năng;Chúa Giêsu đi khắp đó đây làm việc

thiện;Ngài cứu chữa tất cả những ai sa

vào quyền lực của Satan (Cv 10:38).Đây là bảng tổng lược hoàn hảo về

tác vụ giải trừ ma quỷ. Đây không phảilà một mục vụ đứng lẻ loi một mình.Thực ra đây là một phần nguyên vẹn giữmột vai trò trong mục vụ rao giảng TinMừng. Mục vụ này đến với những aiđược Chúa Thánh Linh xức dầu và đảmtrách nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Đâykhông phải thuần túy là việc giải trừ maquỷ, nhưng hơn thế còn phải làm đượcnhững việc thiện trọng đại nhất đem ơncứu độ đến cho mỗi người và cho tập thểnữa.

Các tông đồ được sai đi rao giảngTin Mừng và giải trừ ma quỷ (Mt 10:7-8) và lúc trở về, các ông hân hoan vì maquỷ phải vâng lời các ông (Lc 10:17).

Dầu đứng trước những sự thật nhưthế, một số người vẫn nghĩ rằng ai còntin vào những bản văn này chứng minhsự hiện hữu và tác động của ma quỷ, họlà kẻ mù quáng theo Kinh Thánh hoặccòn sống lạc hậu giữa thời Trung Cổ.

Tôi không muốn lãng phí thời giờvào việc công nhận Satan. Tôi chỉ biếtquan tâm đến việc giúp thế giới hiểubiết và yêu mến Chúa Giêsu. Satan làkẻ thù nghịch đáng gờm chống lại ThiênChúa. Hắn cố công cản ngăn chúng tagặp gỡ Thiên Chúa. Nếu chúng ta khônghay biết về những loại mánh lới gian dối

của hắn thường đem ra xử dụng, chúngta không thể nào tấn kích hắn được.

Trong buổi nói chuyện ngày 15tháng mười một, Giáo Chủ Phaolô VIphát biểu:

... một trong những nhu cầu khẩnthiết nhất của Giáo hội chính phải biếtcách thức chống lại tội ác chúng ta gọilà Ma Quỷ. Tội ác không chỉ là sự thiếuvắng một sự vật nào đó, nhưng là mộtlực chủ động, một tác nhân sống động,linh thiêng đã sa đọa và đang làm sa đọanhiều người khác... Từ chối không muốnhiểu biết về sự hiện hữu của Quỷ dữ,chính là đi thoát ra khỏi hình ảnh về maquỷ do Kinh Thánh và giáo huấn củaGiáo hội chỉ dậy.

Thật xứng hợp phải sửa lại câu dịch

của kinh Lạy Cha trong Tin MừngThánh Matthêu (Mt 6:13) “... xin cứuchúng con cho khỏi sự dữ’, thành “Quỷdữ”.

Linh mục Salvador Carrilo, một họcgiả Thánh Kinh giải thích: “Chiến thắnglớn nhất của Satan chính là hắn làmchúng ta tin rằng hắn không hiện hữu.Và như vậy hắn được hoàn toàn tự dotung hoành".

Kinh Thánh ít nhắc đến quỷ dữ.Trong Cựu Ước hắn xuất hiện rất ít, vàchỉ trừ một số bản văn, hắn lại biến mấtsau khi Chúa phục sinh từ cõi chết vàbay bổng về Trời. Tuy nhiên, trong TinMừng, khi phải đối diện trước sự có mặtcủa Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, quỷ dữphải xuất hiện và tỏ ra liên tục hoạt

động.Như vậy đâu còn ngạc nhiên khi

chúng ta đang sống trong sự hiện diệnđầy thần lực của Chúa Giêsu ngày hômnay, chúng ta cũng nhìn thấy những sứcmạnh của sự dữ hoành hành như thờiChúa Giêsu chúng được hoành hành.

Tôi xin lặp lại, mối quan tâm củachúng ta không hẳn tập trung vào cáchoạt động của quỷ dữ. Sự hiện diện hunghãn của hắn chỉ đơn thuần là dấu hiệuloan báo Chúa Giêsu đang sống giữachúng ta và Ngài đang hoạt động đầyquyền năng. Chúa Giêsu đến giải thoátchúng ta khỏi quyền năng của hoàng tửthế gian, và Ngài đã chiến thắng trậnchiến này trên thập giá.

Satan đã bị đánh bại, do đo,ù đôi khi

hắn nổi sùng vì hắn đã vĩnh viễn bị tróicột rồi. Hậu duệ của Evà, đặc biệt ChúaGiêsu đã đạp dập đầu kẻ nghịch thù.

Một số người lại công bố và có khicòn phóng đại quyền lực và khả năngcủa Satan khi gán cho hắn phải chịutrách nhiệm về tất cả những sự dữ,những khó khăn hoặc bệnh tật. Họ nhìnthấy ma quỷ khắp nơi và xem ra họ cònnghĩ ngay đến bệnh cảm cúm cũng phảitrừ tà nữa. Thực là một thái cực khác.Chúng ta đừng quên rằng thế gian vàxác thịt cũng là kẻ thù của linh hồn. Cóhai điều làm Satan hài lòng: hoặc chúngta không biết gì đến hắn hoặc chúng tacho hắn nắm vai trò lãnh đạo cuộc chơi.

Hắn thường xử dụng ba phươngthức sau đây: áp chế (oppression) và ám

ảnh (obsession) là những phương thứcthông thường, và quỷ ám (possession) làphương thức ít xử dụng.

ÁP CHẾÁp chế là tác động của Satan trên

thân thể hay các sự vật, thí dụ, gâytiếng ồn ào vào ban đêm, các đồ vật tựdi động, ánh sáng lập lòa chớp tắt, cáctiếng nói lạ hoặc các bệnh kỳ lạ y khoakhông cắt nghĩa được. Đó là những tácđộng bề ngoài của việc áp chế.

Giám mục vùng Caribê gửi đến tôimột người họ hàng của ngài đang đaukhổ vì một chứng bệnh lạ. Chúng tôi cầunguyện và Chúa đã giải thoát cô khỏi bịSatan áp chế. Sau đó cô xin tôi đến thămnhà cô, vì có những chuyện kỳ cục

thường xẩy ra tại đây. Tôi trả lời cô làtôi không cần phải đến đó vì cô đã có vịGiám mục là người anh họ. Tôi đề nghịcô nên mời ngài về làm phép nhà cô. Khilàm phép nhà rồi, mọi chuyện sẽ ngừngthôi. Mọi việc thật giản dị, vì đối vớiChúa Giêsu, có việc chi là phức tạp đâu.Chúng ta thường phân chia ra chuyệnnày khó khăn, chuyện kia đơn gianû,nhưng với Chúa Giêsu, mọi vấn đề đềugiản dị cả. Nếu không như thế, Ngài đâucòn là Thiên Chúa nữa.

Tôi còn nhớ một câu chuyện hàohứng nữa. Có một người đàn ông tên làJulio Nuney không thể bước đi được,nhưng phải bò bằng hai tay hai chân.Chúa đã chữa lành ông trong trong buổicầu nguyện. Việc chữa lành cho ông quá

gây cảm kích đến nỗi đâu đâu cũng mờiông đến làm chứng từ. Ngày kia, mộtngười đàn bà nhận ra ông và hô lên: ”Cóphải ông bị tàn tật luôn luôn bò đikhông?” Ông trả lời, “Phải, Chúa đãcho tôi đi thẳng được rồi!” Đôi lầnchúng tôi đã mời ông đi với chúng tôiđến các buổi tĩnh tâm để làm chứng vềviệc chữa lành thần kỳ ông đã nhậnđược.

Một năm sau, linh mục quản nhiệmSan Francisco de Macoris mời tôi đến tổchức khóa tĩnh tâm canh tân đặc sủng.Tôi đã mời Julio đến làm chứng vì nghĩrằng sẽ có tác dụng mạnh ở đây vì ôngta thuộc cộng đoàn này. Khi tôi đến vàhỏi chuyện về Julio, một phụ nữ buồn bãnói với tôi: “Thưa cha, Julio trở lại như

cũ rồi! Thưa cha, ông không bước điđược nữa và phải bò trở lại.”

- Ông ta bò trở lại bao lâu rồi?- Dạ mới cách đây năm ngày!Tôi bảo bà đi tìm ông ta và ông đến

thăm tôi trên lưng ngựa. Chúng tôi bắtđầu cầu nguyện xin ơn chữa lành choông. Tôi nói với Chúa: “Chúa ơi, Chúakhông thể để chuyện xấu này xẩy ra ởđây, đây là cộng đoàn của Julio!” NhưngChúa vẫn không chữa lành.

Vì thế chúng tôi bắt đầu cầu nguyệnbằng tiếng lạ, bỗng dưng chữ “tà bệnh”đến với đầu óc tôi. Do đó tôi liền ralệnh: “Hỡi bệnh Tà Khí , nhân danhChúa Giêsu Kitô ta truyền cho bay phảiđi ra khỏi và trả lại tự do cho người concủa Chúa đây.” Nhân danh Chúa Giêsu,

ta ra lệnh cho ngươi phải quỳ xuốngdưới chân Chúa Giêsu để Ngài sai khiếnngươi và ta cấm ngươi không được trởlại quấy phá người này vì ông ta là conThiên Chúa và ngươi không được dựphần vào.”

Julio bắt đầu rùng mình, rồi rất giảndị, ông đứng dậy và bước đi.

Satan đã ức chế ông ta đến nỗi ôngkhông thể làm chứng tá cho việc Chúachữa lành, nhưng Thiên Chúa của chúngta khéo léo hơn nhiều. Một Julio đượcbình phục giờ đây làm chứng tá gấp đôicho Chúa về việc chữa lành cho ông vàviệc Ngài đã trừ tà cho ông khỏi bị ápchế.

Khi cầu nguyện bằng tiếng lạ, Chúađã đến giúp đỡ cho sự yếu đuối của

chúng tôi và ban cho chúng tôi đặc sủngbiện phân thần khí để chúng tôi có thểhiểu chuyện gì xẩy đến cho Julio. Ôngđã bị đau khổ vì bệnh tà khí.

Điều này gây ngạc nhiên cho nhữngai ít đọc Tin Mừng và cũng có mộttrường hợp tương tự như thế trong TinMừng: “Ở đó có một phụ nữ bị quỷ ámlàm cho tàn tật đã 18 năm. Lưng bàcòng hẳn xuống và không thể nào đứngthẳng lên được. Chúa Giêsu giải thoátbà khi Ngài bảo bà: 'Này bà, bà đã đượcgiải thoát khỏi tật nguyền!’” (Lc 13:11-12).

Trong Công Vụ Tông Đồ chúng tacũng tìm thấy người ta đem đến cho cácTông đồ, “các bệnh nhân và nhữngngười bị thần dơ bẩn hành hạ” (Cv

5:16). ÁM ẢNHAùm ảnh là ảnh hưởng và tác động

của kẻ thù nghịch trên tâm trí conngười. Cũng một cách thức như ức chếđược thể hiện ra bằng những việc bênngoài và thể lý, thì ám ảnh được thểhiện ở bên trong con người.

Có những người bị dằn vặt khổ đaudo những ám ảnh tình dục dữ dội hoặc ýtưởng muốn tự tử; do tà khí lăng mạngười khác, hoặc huỷ hoại mình, khinhmiệt mình; do cảm giác mình khôngxứng đáng được Chúa tha thứ nữa. Đôikhi trong những trường hợp như thế,nguyên nhân không chỉ là thể lý hoặctâm lý, nhưng còn do một ám ảnh dằn

vặt bá chủ họ khiến họ không còn đủ sứcmạnh hoặc nghị lực vượt thoát.

Có thể nói được rằng, ám ảnh tươngtự như một cơn cám dỗ, nhưng thay vìxẩy ra trong một lúc thì lại kéo dàithường trực và có một mãnh lực cũngnhư một cường độ xem ra khiến họkhông thể thoát ra khỏi.

Một lần kia tại Mexicô, có một phụnữ bị khổ đau trong nhiều năm vì đủ loạichuyện kỳ lạ đến thăm tôi. Chúng tôicầu nguyện và bảo bà cùng tham dự vớichúng tôi đọc kinh Lạy Cha. Bà khôngthể đọc đươcï câu “Xin tha cho chúngcon cũng như chúng con cũng tha kẻ cónợ chúng con.”

Tôi khám phá ra rằng bà vẫn nuôidưỡng mối hận thù thật cay đắng vì một

người thù nghịch với bà , để trả thù, ôngta đã ếm bùa ngải cho bà. Đây khôngphải là chuyện bất mãn bình thường,nhưng đã trở thành một căn bệnh tróicột bà như một kẻ nô lệ.

Chúng tôi đã cầu nguyện cho bàđược giải thoát khỏi những ám ảnh thùhận, nhưng chẳng đi tới đâu. Rồi tôi nhớra câu chuyện các môn đệ Chúa Giêsukhông thể giải thoát một cậu bé khỏi cácràng buộc của Satan và người ta phảidẫn cậu đến với Chúa Giêsu (Mc 9:14-29). Do đó chúng tôi đem bà đến trướcNhà Tạm và xin Chúa Giêsu giải thoátbà bằng Máu Châu Báu của Ngài. Chúađáp ứng ngay lập tức giải thoát bà khỏità khí ám hại và hận thù cay đắng. Đâylà lần đầu tiên trong suốt mười mấy năm

bà có thể đọc được kinh Lậy Cha trở lại,từ đầu kinh tới cuối kinh.

Tại Cộng Hoà Dominicana, mộtngười đàn ông có cô vợ trẻ và hai đứacon. Dầu thế, ông vẫn không ngừng đichơi bời. Thói trăng hoa của ông quámãnh liệt đến nỗi ông không tiết chếđược. Ông cố gắng đấy, nhưng vẫn vôích. Chúng tôi cầu nguyện cho ông thoátkhỏi ám ảnh tình dục này, nhưng chẳngăn thua gì. Sau cùng chúng tôi nhận rarằng phải trừ tà khí ô uế cho ông thôi(Mt 12:43-45). Khi chúng tôi rao giảngTin Mừng cho ông, Chúa đã hoàn tấtcông việc của Ngài và sau cùng ngườiđàn ông này được giải thoát một lần chotất cả.

Tại Quebec có một nữ tu, mỗi lần

lên Rước Lễ đều nghe thấy những lờinguyền rủa trong tâm trí. Chị rên rỉkhóc lóc và đau khổ dằn vặt. Chị đixưng tội và linh mục khuyên chị nênthường xuyên cầu nguyện với MẹMaria, ăn chay, thống hối, nhưng cũngchẳng đi đến đâu cả, cơn ám ảnh tiếp tụchành hạ chị.

Ngày kia, một linh mục canh tân đặcsủng đến thăm tu viện. Cha cùng cầunguyện với chị để xin Chúa giải thoátchị khỏi tà khí lăng mạ. Kết quả là saulời cầu nguyện này, chị được hoàn thoàngiải thoát khỏi ám ảnh.

Có nhiều loại tà khí khác nhau đượcnhắc đến trong Tân Ướùc. Và như vậychúng ta cần phải hiểu biết tường tận:

Các tà khí ô uế (rất thường gặp):

Mt 12:43-45; Mt 1:23-27; 3:11; 5:2-20;7:25-30; Lc 4:33-36; 6:18; 8:26-39;9:37-43; 11:24-26.

Các tà khí câm và điếc: Mt 9:14-29.Các thần dữ: Lc 7:21; Cv 19:12.Các tà khí hư hỏng: Lc 8:2.Các tà khí bói toán: Cv 16:16.Các tà khí tinh quái: Eph 6:12.Các tà khí lừa dối: 1Tim 4:1. LỜI NGUYỆN XIN TRỪ

TÀMục vụ trừ tà khí chỉ được thể hiện

nhân danh Chúa Giêsu và nhờ quyềnnăng của Ngài. Nhân danh Ngài, chúngta cầu nguyện với Chúa Cha và chốngcự lại các cạm bẫáy của kẻ thù nghịch.Không thể có một ức chế hay một ám

ảnh được giải trừ nếu không nhờ quuyềnnăng của Chúa Giêsu.

Có hai khía cạnh trong việc giải trừtà khí:

Cầu xin với Chúa Cha nhân danhChúa Giêsu để giải thoát con người khỏitất cả những gì đang trói cột họ. Điềunày quá hiển nhiên và không cần phảilàm sáng tỏ thêm.

Ra lệnh với quyền năng của ChúaGiêsu, Đấng đã nói, “Nhân danh Ta, cácông đã trừ khử được quỷ dữ”

(Mt 16:17).Ở đây chúng ta cần làm sáng tỏ

không còn phải là một đòi hỏi, nhưng làmột mệnh lệnh. Chính nhờ mệnh lệnhnày mà bệnh nhân được giải trừ và sốngtrong an bình. Chúng ta cần thực tập uy

quyền này nhân danh Chúa Giêsu Kitô.Thánh Phaolô dùng một lời nguyện

rất đơn sơ và hiệu lực trong sách CôngVụ 16:18: “Ta truyền lệnh cho ngườinhân danh Chúa Giêsu Kitô, người phảirời bỏ người phụ nữ này.”

Khi đã trục xuất được tà khí rồi, mộtsố người lại quên cấm nó không đượctrở lại nữa. Tuy nhiên, Tin Mừng cũngbáo động cho chúng ta rằng vẫn cònlảng vảng và có thể trở lại với bảy tên tệhại hơn một mình hắn (Mt 12:43-45).Như vậy cần thiết phải ra lệnh cho tàkhí, “không bao giờ được xâm nhập trởlại nữa” (Mc 9:25).

Trong lúc cầu nguyện xin giải trừ tàkhí, điều thiết yếu là phải khởi sự nàixin Chúa che chở. Đúng như đêm Lễ

Vượt Qua, cánh cửa ra vào nào củangười Do Thái đã được đánh dấu bằngmáu của Con Chiên Vượt Qua sẽ khôngbị thiên thần đi ngang qua sát hại (Ex12:27), cũng vậy, Máu của Chiên ThiênChúa bao bọc chúng ta, bảo vệ chúng tavà giải thoát chúng ta khỏi mọi tác hạicủa quỷ ma.

Tôi thường cầu nguyện như thế này:Con nài xin Chúa đổ xuống trên

chính con và những người đang ở đâyvới con,

Máu Con Chiên Thiên Chúađã gánh hết tội trần gian,để chúng con được tẩy sạch khỏi mọi

tội lỗivà che chở chúng con khỏi mọi tác

hại của quý dữ.

Tôi còn nhớ một trong bốn trườnghợp đầu tiên trừ tà khí, vì thiếu kinhnghiệm, do đó tôi đã phạm vào một sốsai lầm, nhưng nhờ đó tôi học hỏi đượcrất nhiều.

Không cầu nguyện xin Chúa bảo vệtrước, chúng tôi đã bắt đầu cầu nguyệntrừ tà khí cho một người giữa một nhómcầu nguyện khoảng hơn 30 người. Khichúng tôi cầu nguyện và ra lệnh, tà khíđi ra thật. Người đó đứng dậy và đượctự do. Tuy nhiên, lại một người khác bắtđầu bộc lộ cũng những hiện tượng ấy.Chúng tôi lại cầu nguyện và Chúa cũnggiải thoát họ. Rồi tà khí lại nhập vàongười thứ ba.

Bỏ qua một bên thiếu sót không xinChúa bảo vệ, chúng tôi học được nhiều

bài học không bao giờ quên:Trục xuất được tà khí chưa đủ,

chúng ta còn phải cấm chỉ nó khôngđược trở lại (Mc 9:25) và bắt nó quỳdưới chân thánh giá để Chúa Giêsuquản thúc nó.

Không nên cầu nguyện một mìnhhoặc với một nhóm quá đông. Đây làchuyện riêng, nên tránh những ngườihiếu kỳ hoặc trẻ em lui tới.

Nhóm nhỏ nên được thành hình vớinhững người trưởng thành và khônngoan, không bạ đâu cũng nhìn thấy maquỷ hết và biết biện phân ma quỷ xuấthiện và tác động thế nào.

Nhờ máu Chúa Giêsu và các thươngtích của Ngài, chúng ta vận dụng uyquyền trên mọi thứ trói buộc và cởi trói

nhân danh Chúa Giêsu Kitô.Còn một điểm quan trọng khác nữa:

trục xuất bóng tối chưa đủ, cần phảithắp lên bằng ánh sáng của Chúa Giêsu.Nếu chúng ta đã thực sự rao giảng TinMừng, đem người khác tới chỗ hiểu biếtchính Chúa Giêsu Kitô, như vậy chúngta có thể tránh được nhiều trường hợpphải đi trừ tà khí, vì khi Chúa Giêsu đitới, sức mạnh của Ngài sẽ trục xuất mọiốm yếu bệnh tật (Lc 11:22). Nói cáchkhác, ánh sáng của Chúa sẽ đẩy lùi bóngđêm (Ga 1:5).

Việc trừ tà khí kiến hiệu chỉ đượchoàn tất trong khung cảnh rao giảng TinMừng. Trừ tà khí để trục xuất chúngkhông thôi chả đem lại ý nghĩa gì. Lý doChúa Giêsu sai các môn đệ không phải

chỉ đi trừ khử tà khí, nhưng chính yếu làloan báo Nước Trời. Trừ tà khí phải làhậu quả của việc rao giảng Tin Mừng.

Tôi thường từ chối trừ tà khí chongười nào không cam kết đi vào tiếntrình nghe rao giảng Tin Mừng.

TỰ TRỪ TÀNắm vững được những điều học hỏi

vừa rồi, người Kitô hữu có thể tự mìnhtrừ khử khỏi mọi ức chế hoặc ám ảnh.

Nhờ Phép Thánh Tẩy, người Kitôhữu được cùng chia sẻ chiến thắng củaChúa Kitô và chúng ta có thể dùng uythế của thánh danh Ngài để tiễu trừ tấtcả các tà khí làm chúng ta buồn chán,mệt mỏi hoặc gây bối rối. Nhờ thần lựccủa Chúa Kitô, chúng ta được trả lại tự

do, hãy biết cảm tạ Máu Chúa Giêsu.Tùy từng trường hợp và đặc sủng biệnphân, chúng ta có thể cầu nguyện theođây:

Hỡi tà khí (tự tử, khinh mạn, cayđắng, sợ hãi, dâm dục, oán thù...)

Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Tatruyền lệnh cho ngươi

Phải dời xa tavà quỳ xuống dưới chân Chúa GiêsuĐể Ngài quản thúc ngươi.Nhân danh Chúa Giêsu, Ta cấm

ngươikhông được trở lại và quấy phá ta

nữa. QUỶ ÁMQuỷ ám là trường hợp họa hiếm và

là chuyện cuối cùng chúng ta đề cập tới,sau khi đã bàn những chuyện ở trên khárốt ráo.

Quỷ ám xẩy ra trong trường hợpngười nào đó ý thức được mình làm theoý Satan, bán linh hồn cho quỷ, ký giaokèo bằng máu với quỷ thuộc về mộtnhóm thờ quỷ. Cũng xẩy ra trongtrường hợp những người có cha mẹ đãdâng hiến con cái cho quỷ dù con cái cóưng thuận hay không ưng thuận.

Xích xiềng ràng buộc này quá mãnhliệt đến nỗi khiến người ta hoàn toànđánh mất ý chí tự do của mình và khôngthể trốn tránh khỏi vòng nô lệ của quỷma. Trong những trường hợp như thế,phải cần nhờ đến một quyền lực cao hơnphía bên ngoài và như vậy cần đến nghi

thức trừ quỷ do giáo quyền.Chỉ có Đức Giám làm nghi thức

phụng vụ trừ quỷ chính thức này hoặcmột linh mục do ngài đề cử trong trườnghợp đặc biệt. Luôn luôn cần đến cầunguyện và ăn chay cao độ.

Chương 7 CÁC PHƯƠNG THỨC

CHỮA LÀNHMột số tác giả cho rằng có một số

các chướng ngại vật làm cản trở côngviệc chữa lành một người. Họ liệt kê ramột danh sách các hành động hoặc các

thái độ cản ngăn Chúa thể hiện quyềnnăng của Ngài.

Quan điểm này đáng nghi ngờ, nhấtlà khi chúng ta nhớ lại rằng Chúa Giêsulà Sư Phụ của những chuyện không thểlàm được và không gì chống lại được ơncứu độ của Ngài. Ngài có quyền năng vàtự do làm những gì Ngài muốn dù có haykhông có chúng ta phối hợp. Khi Ngàilàm cách thức này, lúc Ngài lại dùngcách thức khác. Chẳng có gì thực sựảnh hưởng tới Ngài. Điều quan trọng ởđây chính là công việc chữa lành củachúng ta được Ngài ban cho nhưngkhông.

Thí dụ, người ta thường nói thiếuđức tin là một trong những nguyên dokhiến Thiên Chúa không chữa lành

chúng ta. Tuy nhiên, theo kinh nghiệmcủa tôi, tôi đã nhìn thấy những ngườiHồi giáo và cả đến người thường dânchẳng có niềm tin nào, họ cũng đã đượcChúa chữa lành.

Thiên Chúa còn cao cả hơn nhiềuviệc chúng ta thiếu thốn đức tin. Chúngta không thể áp đặt các quy luật xử thế.Đường lối Ngài hành xử công việc kháchẳn và hoàn hảo hơn chúng ta (Is 55:8).

Tôi thích đề cập về các cách thức vàcác phương tiện giúp công việc dễ dàngcho Chúa hơn. Ơn huệ của Chúa đầyhoa trái, nhưng nếu Ngài nhìn thấyvườn trái cây của Ngài được chăm sóchơn, Ngài có thể gặt hái nhiều hơn nữa.

Rao giảng Tin MừngPhương thức dễ dãi nhất làm méo

mó mục vụ chữa lành chính là tách mụcvụ này ra khỏi khung cảnh toàn bộ côngviệc rao giảng Tin Mừng. Thực dễ dànggây ra hiểu lầm cho công việc chữa lànhkhi bị cô lập hoặc tách rời ra khỏi việccông bố minh bạch ơn cứu độ trongChúa Giêsu Kitô.

Thật xứng hợp khi nhớ lại lời hứacủa Chúa Giêsu Kitô: "Họ đặt tay trênbệnh nhân và bệnh nhân sẽ được chữalành." Lời hứa này đến trực tiếp saulệnh truyền: "Các con hãy đi khắp thếgiới và công bố Tin Mừng cho mọingười." (Mc 16:18, 15).

Rao giảng Tin Mừng chính là thiếtlập ơn cứu độ toàn vẹn con người toàndiện nhờ Chúa Giêsu Kitô, ơn cứu độbao trùm cả thân xác, linh hồn và tinh

thần con người. Chữa lành mà khôngloan báo Tin Mừng cứu độ chính là loạichữa lành khập khiễng. Việc chữa lànhđến từ Thiên Chúa luôn luôn xuất hiệntrong khung cảnh rao giảng Tin Mừng.Chúa Giêsu sai các tông đồ đi rao giảngTin Mừng để nhờ đó các ông chữa lànhcác bệnh nhân - không phải việc chữalành một mình, cũng chẳng phải việc raogiảng một mình, nhưng cả hai phải đisóng đôi bên nhau.

Ngày kia, khi tôi đang ngồi ăn, mộtngười bất chợt hỏi, "Cha ơi, cha có chắccha được đặc sủng chữa lành không?"Tôi không trả lời ngay được và mọingười im lặng chờ đợi tôi trả lời. Cuốicùng tôi nói, "Phải, tôi chắc chắn sứmệnh của tôi là rao giảng Tin Mừng. Và

khi rao giảng Tin Mừng cần luôn luôn đikèm theo các dấu hiệu và việc chữalành. Tôi chỉ việc rao giảng và cầunguyện, và để mặc Chúa Giêsu chữalành. Đó là phương thức Chúa và tôilàm việc chung với nhau và xem rachúng tôi làm việc đồng đội này thật tốtđẹp hoàn hảo."

Và những lời sau của Tin MừngThánh Marcô nói với họ: "Các ông ra đirao giảng khắp nơi, Chúa hoạt động vớicác ông và minh xác lời nói bằng các dấuhiệu đi kèm theo" (Mc 16:20).

Đó là lý do tôi không thích rao giảngcho các bệnh nhân nếu như tôi không cócơ hội công bố Chúa Giêsu dang sốnghôm nay và đưa ra một vài chứng từminh xác Kinh Thánh là chân thật và

cần phải được sống ngày nay.Tôi đã nhìn thấy các phép lạ và ơn

chữa lành tăng lên như thế nào khi tôirao giảng Chúa Giêsu. Tôi không hiểuđược tại sao vẫn còn nhiều người ngạcnhiên trước các phép lạ và không thểchấp nhận phép lạ. Và tôi còn ngạc nhiênhơn nữa nếu như Chúa Giêsu không giữlời hứa của Ngài chữa lành các bệnhnhân khi chúng tôi tuyên xưng ThánhDanh Ngài.

Trong cuộc hội thảo tại Quebec năm1974, tôi được đề nghị tổ chức buổi hộithảo về các dấu lạ đi kèm theo lời raogiảng Tin Mừng. Phòng họp kín mít vớikhoảng 2.000 người tham dự. Có nhiềutiếng ồn ào phía bên ngoài, do đó tôi kínđáo rời bàn viết và ra đóng cửa lại.

Tại hành lang phía bên ngoài tôi nhìnthấy một bà ngồi xe lăn đã không điđược trong suốt năm năm rưỡi. Tôi mờibà vào trong, nhưng bà nói: "Con muốnvào trong, nhưng người ta cản ngăn.Phòng họp đầy người rồi và con khôngthể đứng được." Tôi đẩy xe bà vào bêntrong và đóng cửa lại.

Tôi bắt đầu giảng và nhấn mạnh tầmquan trọng phải loan báo Chúa Giêsuphục sinh, Đấng chữa lành và cứu độtoàn thể con người. Tôi còn chú thích vềtầm quan trọng phải làm chứng tá chocác việc kỳ diệu Thiên Chúa vẫn làmtrong cuộc sống chúng ta.

Một người đứng lên xin phát biểu:"Tôi là một Kitô hữu giữ đạo và tôi tinChúa, nhưng tôi cũng là một bác sĩ và

tôi nghĩ, trước khi công bố một ai đượcchữa lành, chúng tôi cần xét nghiệm ykhoa trước đã để chứng thực việc chữalành, như người ta từng làm tại LộĐức."

Tôi trả lời ông, "Là một bác sĩ, ôngcó quyền làm thế, nhưng nếu có một ainhận thấy mình đã được chữa lành (nhưtrong trường hợp của chính tôi) ôngkhông thể bảo họ chờ ý kiến bác sĩtrước đã rồi hãy cảm tạ Thiên Chúa."

Bác sĩ tiếp tục lý luận rằng chúng tacần phải khôn ngoan và tôi chẳng biết gìnữa khi ông dùng những tiếng chuyênmôn tôi đâu có hiểu. Lối lập luận củaông như gầu nước lạnh tạt vào hộitrường. Tôi không biết mình phải giảnggì nữa đây.

Sau khi mọi chuyện như bị dập tắttrước sự khôn ngoan và thông thái củavị bác sĩ này, Chúa đụng chạm đếnngười đàn bà ngồi xe lăn tôi đã đưa vàohội trường. Bà cảm thấy luồng năng lựcchảy qua bà. Bà đứng dậy và bắt đầubước vào lối đi ở giữa một mình.

Sau tai nạn xe hơi cách đây nămnăm rưỡi, bà đã bị giải phẫu và lấy đixương bánh chè ở đầu gối. Kết quả bà sẽchẳng bao giờ bước đi được nữa. ThiênChúa đã đặt lại chiếc xương cho bàtrước những tiếng vỗ tay hoan hô vàthán phục của mọi người đang hiện diện.Nhiều người khóc và chúc mừng bà. Tênbà là Helen Cacroix.

Bà bước lên máy vi âm và làmchứng. Sau khi mọi người ngừng vỗ tay,

tôi quay về phía ông bác sĩ và hỏi ôngxem chúng tôi còn phải chờ xét nghiệmy khoa không, hay phải cảm tạ ThiênChúa.

Ông bác sĩ quỳ gối xuống. Ông xấuhổ vì những gì đã nói. Ông còn bị rungđộng hơn bất cứ người nào. Ông biết lỗimình đã diễu cợt. Tôi nói với ông, "Ôngđừng buồn nhé. Thiên Chúa muốn trìnhdiễn phép lạ trọng đại ngày hôm nay vàNgài xử dụng ông để làm vinh danhNgài. Hẳn Chúa Giêsu nghĩ rằng, vì ChaEmilianô không thể trả lời cho ôngđược, do đó Ngài cần trực tiếp trả lờiđấy."

Đó là việc chữa lành thể xác đầu tiêntôi đã chứng kiến khi tôi đang rao giảngTin Mừng.

Niềm Tin Trông ĐợiNiềm tin là con kênh đào rộng rãi

chuyên chở nước hằng sống cứu độ chảyvào cuộc sống chúng ta. Niềm tin chophép chúng ta đi vào thông hiệp vớichính Thiên Chúa và trở nên một phầntrong ơn chứu độ bao gồm việc chữalành cả thể lý lẫn nội tâm.

Tin tưởng chính là tín thác, là tuỳthuộc và trao thân với không một điềukiện vào tay Chúa và cho chương trìnhcủa Ngài trên cuộc sống chúng ta, trongkhi còn phải biết từ bỏ những tham vọngvà các chương trình riêng của chúng ta.Như vậy niềm tin giữ cho tầm nhìn củachúng ta phải tập trung vào ChúaGiêsu, Đấng đã chịu chết và phục sinh

cho chúng ta. Có nhiều người chỉ dáncặp mắt vào chính mình chứ không phảivào Chúa. Họ thường nghĩ đến ơn chữalành hơn là Đấng chữa lành.

Điều quan hệ là phải đặt niềm tinvào Chúa Giêsu, chứ không phải niềmtin vào nơi chúng ta có đáng gì đâu. Tácđộng tin tưởng lớn lao nhất chính làkhởi sự tin tưởng rằng Thiên Chúa lớnlao hơn niềm tin bé nhỏ của chúng ta vàNgài không bị lệ thuộc nơi chúng ta.

Niềm tin trông đợi chính là tin tưởngvới niềm chắc chắn và tín thác rằngChúa sẽ hành động giữ lời Ngài đã hứa,cũng như hiểu biết rằng Ngài muốn chữalành chúng ta. Khi chúng ta tin tưởngnhư thế, tương tự như chúng ta đangthay thế giây điện bình thường bằng

giây cáp cao thế để có thể nối vào quyềnnăng mãnh liệt của Thiên Chúa.

Tôi không thích cầu nguyện cho cácbệnh nhân trừ khi trước tiên tôi phảigầy dựng niềm tin cho họ bằng một sốcác chứng từ để giúp họ biết trông đợivà tín thác rằng Chúa muốn chữa lànhhọ. Một lần kia, tôi cử hành Thánh Lễvới một vị giám mục. Bài giảng của ngàinhư hạt kim cương hùng biện đề cậâpvề giá trị cao cả của thập giá và nhữngđau khổ của chúng ta. Sau khi Rước Lễ,ngài bất chợt bảo tôi cầu nguyện chocác bệnh nhân. Tôi trả lời ngài: "Thưađức cha, bài giảng của đức cha về thậpgiá quá hay rồi và con nghĩ bây giờkhông ai muốn được chữa lành nữa,nhưng nếu cha cho phép con nói đôi lời

về quyền năng của thánh giá và ơn chữalành là dấu hiệu tình thương của Chúatrước đã..."

Chúa Giêsu dậy chúng ta, "Các conhãy tin như mình đã được rồi, và cáccon sẽ được như vậy" (Mc 11:24). CácTin Mừng kể lại đầy rẫy những ngườiđã xin và họ đã nhận được, đã tìm vàthấy, đã gõ cửa và cửa mở ra cho họ.

Chúa đòi hỏi chúng ta hãy đơn thànhtrong niềm tin, dẫu vậy, vẫn có nhữngngười cầu nguyện như: "Lạy Chúa, nếuđây là ý Chúa, và nếu như điều này tốtđẹp cho con cũng như giúp thánh hóacon và đem đến ơn cứu độ đời đời chocon, thì Chúa hãy chữa lành con." Đặtra nhiều điều kiện như thế giống nhưmột lời cáo lỗi mình đã thiếu niềm tin.

Chúng ta cần phải tỏ ra nghèo hèn đếnnỗi hoàn toàn tùy thuộc vào Cha chúngta mà thôi.

Đứa bé không bao giờ nói: "Má ơi,nếu má tốt với con và nếu 'cholesterol'không làm con đau đớn, xin mẹ làm ơncho con ăn trứng được không?" Đứa béchỉ cần hỏi xin, còn việc của mẹ nó làbiết điều gì tốt nhất cho nó. Chúng tachỉ việc thật đơn thành và khiêm tốn xinvới Chúa và biết rằng chúng ta sắp nhậnđược.

Có nhiều người khác lại cố công hạnchế quyền năng của Chúa bằng lờinguyện xin như thế này: "Lạy Chúa,con có nhiều vấn đề với tim, cổ họng vàđầu gối. Nếu chúa chỉ muốn chữa bệnhtim cho con, thôi cũng đủ cho con rồi."

Họ đâu có cái quyền đó. Chúng ta chỉviệc xin Chúa chữa lành tất cả và khôngđặt mức giới hạn cho lòng quảng đại củaChúa. Trái tim Chúa rất rộng mở vàhào phóng. Nếu Ngài thường ban phátThánh Thần thật rộng lượng, như vậyNgài sẽ ban đầy tràn các quà tặng củaChúa Thánh Thần cho chúng ta.

Khi Giáo Chủ Lêô XIII cử hành lễkỷ niệm 50 năm làm giám muục, một vịHồng Y muốn bông đùa nói với ngài,"Chúng con cầu xin Chúa ban cho cha50 năm nữa." Đức Giáo hoàng khônkhéo trả lời: "Đừng đặt hạn định choChúa Quan Phòng."

Ngày 13 tháng sáu, tôi đi đến mộtngôi thánh đường nhỏ bé nằm sâu trongmiền quê để cử hành Lễ Thánh Antôn.

Tôi giải tội, giảng thuyết, cử hànhThánh Lễ và cầu nguyện cho các bệnhnhân. Tôi còn việc rửa tội và nhiều việckhác phải làm nữa, do đó tôi phải vội vãtrở về. Một em bé gái đang dắt tay mẹdừng tôi lại và đi thẳng vào đề, "Thưacha, xin cha cầu nguyện cho mẹ conđược chữa lành!" Tôi hơi ngán ngẩm trảlời em bé, "Chúng tôi vừa cầu nguyệncho các bệnh nhân xong!" Tuy nhiên,với niềm tin của người đàn bà xứPhênici trong Tin Mừng Thánh Marcô 7,cô lý sự, "Cha thấy đấy, má con bị điếcnên đã không nhận ra lúc đó chúng tacầu nguyện."

Tôi cảm thương những người dânquê hiền hòa chất phác này. Tôi ra hiệucho họ ngồi xuống và tôi cầu nguyện

thật ngắn gọn, "Lạy Chúa, xin Chúachữa người đàn bà này, nhưng lẹ lênChúa ơi vì con còn nhiều việc phải làmlắm." Rồi tôi cúi xuống hỏi bà ta, "Bà bịđiếc từ bao lâu rồi?" Bà trả lời, "Suốttám năm rồi." Tôi ngạc nhiên thấy bàtrả lời câu hỏi của tôi, vì tôi cứ tưởng bàkhông thể nghe được câu tôi hỏi. Mộtlần nữa tôi lại nói nhỏ hơn, "Bà có vẻ làmột người mẹ phúc hậu đấy!" Bà mỉmcười. Bà đã nghe được tiếng tôi nói!Nhưng điều đáng nói hơn chính là Chúađã nghe lời cầu nguyện bất thường củachúng ta! Bà đã cảm thấy một làn gióhiu hiu thổi vào đôi tai bà và làm tai bàthông suốt.

Như vậy tôi có thể chứng minh đượcrằng lời Chúa là lời chân thực: "Trước

khi chúng gọi tên Ta, Ta đã đáp lời;trước khi chúng ngừng nói, Ta đã nghehết rồi" (Is 65:24 - Mt 6:8), và "LạyGiavê, ngay khi lời nói chưa đọng trênmôi con, Chúa đã biết hết rồi" (Tv139:4).

Niềm tin và việc chữa lành đi sóngđôi với nhau thật mật thiết, gắn bó vàđược bà Maria Teresa Galeano de Baezdiễn tả thật thâm thúy ở chương 5 vềtrường hợp bệnh thấp khớp ác tính.Chính nhờ kết quả này, cả gia đình bàtìm đến với Chúa.

Tôi không có đủ lời diễn đạt, vì tôimuốn cảm tạ Chúa không những choviệc chữa lành thể xác, nhưng còn trướcmột việc cao cả và tuyệt diệu hơn, đó làniềm tin, nhờ đó Thiên Chúa đã trở

thành điệp khúc của lời tôi ca hát, hìnhảnh sống động cho niềm hy vọng của tôivà ánh sáng sáng soi đôi mắt tôi.

Thống HốiBệnh tật hiện diện trong thế giới

được coi như hậu quả của tội lỗi nhânloại. Điều này không có nghĩa mỗi mộtbệnh tật riêng biệt được gán ghép chotội lỗi của từng loại người cá biệt. Đúnghơn, một phần trong hậu quả toàn bộcủa tội lỗi con người chính là mọi ngườiđều là đối tượng của bệnh tật.

Dẫu sao, thống hối tội lỗi vẫn đem lạilợi điểm to lớn trong tiến trình cầunguyện xin ơn chữa lành thể xác cũngnhư nội tâm. Một số những khó khănthể lý (các vấn đề về gan, về tim) đều là

kết quả của hạnh kiểm xấu (say sưa,háu ăn), do đó thật hợp lý để trông đợingười đó phải hối hận về loại tội đó nhưmột phần của lời cầu nguyện xin ơnchữa lành.

Tôi cũng công nhận có những ngườiđang sống trong vòng tội lỗi và vẫnđược Chúa chữa lành, nhưng tôi phảichứng thực rằng phần đông nhữngngười đó tiếp tục sám hối và thay đổi lốisống. Tuy nhiên, Tin Mừng chỉ dậy chochúng ta cách thức thông thường phảilà:

• trước tiên phải là chữa lành tội

lỗi: "tội lỗi của con đã được tha" (Chúanói với người bất toại).

• rồi mới đến chữa lành thể xác:"Hãy đứng lên, vác chõng và trở vềnhà" (Mc 2:5, 11).

Altagracia 26 tuổi. Cô bị điếc đã hainăm và trước đấy mấy tháng cô còn bịmù nữa. Thêm vào đó, cô còn mắcchứng bệnh thiếu máu phải nằm liệtgiường và đành chờ thần chết gõ cửa.

Mẹ cô đem cô tới buổi họp lần thứnăm tại làng Pimentel vào năm 1975.Quần chúng quá đông đảo rất khó dichuyển, nên đành phải đặt cô nằm trênđất. Cô nằm đó, vừa nghèo hèn, vừa tậtbệnh, lại vừa mù điếc. Trông cô thật tộinghiệp và không biết chuyện gì sắp xẩyđến với cô.

Ngày hôm sau cô hoàn toàn bìnhphục. Cô nghe và nhìn thật hoàn hảo.

Nhưng điều kỳ diệu nhất không phảimắt cô nhìn thấy được, tai cô nghe lạiđược, nhưng chính là Chúa đã bước vàođược tim cô. Kết quả trực tiếp là côquyết định từ bỏ lối sống tội lỗi cô đãtừng ngụp lặn trước đây. Về sau cô trởthành giáo-lý-viên và thỉnh thoảng côđến làm chứng từ tại thành phố quê côlà San Francisco de Macoris.

Nhiều tháng sau đó, sau khiAltagracia đã vui hưởng cuộc sống mớithanh thản trong Chúa Giêsu, cô lâmcơn bệnh sốt nặng. Ngày 18 tháng mườihai cô từ tốn nói với mẹ cô: "Má ơi, connghe tiêng chúa gọi trong tim, hai ngàynữa Ngài sẽ đến đem con về với Ngài”

Má cô trả lời, "Altagracia ạ, conđừng nói gở chứ! Cơn sốt làm con nói

sảng thôi. Con chỉ nên nghĩ con đangnghe tiếng Chúa nói. Đừng nói như vậynữa nhé, nếu không người ta sẽ cười chođấy."

Tuy nhiên, cô không ngừng lặp lạiđiều đó với các bạn giáo-lý-viên đếnthăm cô. Quả thực đến ngày 20 thángmười hai khi cô vừa nói điều đó xong, côtắt thở hạnh phúc như con chim hót trêncành. Đám táng của cô thật tốt đẹp. Côđược chôn cất giữa những tiếng hát hânhoan và hy vọng.

Cô đã hoàn toàn được chữa lành.Cái chết của cô không phải là hoàn cảnhtang tóc. Trái lại, thay vì đầm đià nướcmắt, nay chỉ còn la những tiếng cười rộnrã và hạnh phúc vì cô đã về gặp mặtvĩnh viễn Đấng cô hằng yêu thương.

Annette Giroux, 28 tuổi mắc chứngbệnh kinh phong Parkinson. Cha mẹ côđem cô đến dự Thánh Lễ kết thúc Đạihội Montréal vào Lễ Chúa Thánh ThầnHiện Xuống năm 1979. Trong Thánh Lễ,khi linh mục leo lên các bậc ghế của vậnđộng trường cho cô rước lễ, cô từ chối,"Con không thể rước Chúa được vì conđang sống trong tội lỗi."

Cô đã ăn ở với một người đàn ôngngoài hôn nhân trong hai năm, và tạiđây cô đã quyết định thay đổi tất cả. Côthống hối, xưng tội và Rước MìnhThánh Chúa, và như vậy trong niềm tincô đã đánh liều.

Khi trở về nhà, cô nói với người yêu:"Kể từ hôm nay anh đừng coi em là vợanh nữa cho tới khi anh đến nhà thờ

nhận phép Hôn phối. Ba ngày nữa em sẽtrở về nhà cha mẹ em." Sau đó cô dichuyển đồ đạc sang một phòng biệt lập.

Hai ngày sau cô thức dậy cảm thấymột sức nóng mãnh liệt chạy khắp ngườicô. Cô đứng dậy và nhận ra những đớnđau của căn bệnh đã biến mất. Cô hoàntoàn bình phục! Được chữa lành cả thểxác lẫn tâm hồn, cô trở về nhà với chamẹ. Hai tháng sau cô làm lễ thành hôntrước sự hiện diện của nhóm cầu nguyệnđã nghe chứng từ của cô.

Trước tiên cô sám hối, sau đó côđược chữa lành. Tuy nhiên trường hợpsau đây xẩy ra ngược lại. Đã 10 năm từngày Marino không bước chân vàothánh đường nữa, nhưng khi nghe chứngtừ kỳ diệu của mẹ anh là Sarah đã được

chữa lành (đã kể ở đầu chương 2), anhcũng được chữa lành khỏi bệnh nghiềnrượu và ung thư.

Marino muốn rước Mình Thánh,nhưng anh không dám vì cuộc đời tội lỗicủa anh. Anh sống ngoại tình với mộtphụ nữ và đã có với cô mấy đứa con.Anh không thể bỏ người mẹ của mấyđứa con và cũng chẳng thể hòa giảiđược với người vợ cả. Vì thế, trước nhucầu tìm đến với Chúa, anh quyết địnhngủ riêng phòng. Sau vài tháng sống coinhau như anh em, anh đã được phéprước Mình Thánh trong ngày lễ HiệnXuống, ngày mà Chúa chọn anh và bancho anh đặc sủng quý giá làm người raogiảng Tin Mừng.

Anh đi theo tôi trong các khóa tĩnh

tâm trên toàn quốc để nói với các cặphôn nhân về nhu cầu phải sống trungthành với Chúa trong đời sống hônnhân. Sau mấy năm kiên trì như thế, vịGiám mục cứu xét kỹ lưỡng cuộc hônnhân đầu tiên của anh, và tìm ra đủ yếutố chứng minh cuộc hôn nhân đó bấtthành (invalid). Và như vậy anh có thểcưới người phụ nữ anh đang chung sống.Chính vị Giám mục cử hành Lễ Cướicho anh và thánh đường chật ních cáccặp hôn nhân anh đã rao giảng cho họ vềviệc phải sống trung thành trong hônnhân.

Điều quan trọng là Chúa muốn chữalành cho chúng ta hoàn toàn, cả thể xác,tâm hồn lẫn tinh thần. Đôi khi việc chữalành thể xác dẫn đến việc trở lại, và

cũng có khi việc thống hối đem đến ơnchữa lành thể lý.

Tha ThứRất nhiều lần tôi đã chứng kiến hoạt

động cứu độ của Chúa thể hiện khichúng ta tha thứ cho kẻ thù nghịch. Lờicầu nguyện của Chúa thật rõ ràng bảochúng ta: "Xin tha cho chúng con nhưchúng con cũng tha" (Mt 6:12), vànhiều bản văn khác cũng nói lên nộidung như thế. Đàng khác hầu như lầnnào Chúa cũng hứa lời cầu nguyện sẽđược toại nguyện và những mong muốncủa chúng ta được đáp lời, Ngài đều căncứ vào việc chúng ta có tha thứ không(Mt 18:21; Mt 11:25).

Nhiều người cho rằng tha thứ chính

là thua cuộc, và không nhận ra được đólà cách thức thắng cuộc đó, vì nhờ đóchúng ta được giải phóng khỏi hận thù,bực tức. Tha thứ giúp chúng ta tiến gầnđến chỗ nên giống Chúa Giêsu, Đấng đãyêu thương, tha thứ cho kẻ thù và tuônđổ ơn tha thứ và hồng ân của Chúaxuống trên chúng ta.

Ngày kia tôi cảm nhận được Chúađang muốn tôi tha thứ cho một ngườigây cho tôi nhiều thiệt hại. Khi tôi chưamuốn từ bỏ cơ hội báo thù, tôi đã vùngvẫy chống cự và biện minh cho mình:"Chúa ơi, tại sao Chúa lại muốn con cầunguyện cho họ khi mà Chúa quá tốt lànhđến độ sẽ chúc phúc cho họ, cả khi conkhông xin Chúa làm chuyện đó?" Tôinghe thấy rõ ràng tiếng nói nội giới, "Đồ

điên khùng, con không nhận ra rằng, khicầu nguyện cho họ thì không phải con làngười được chữa lành đầu tiên đấysao?"

Tha thứ chính là sống lại đời sốngmới Chúa đã đem đến cho từng ngườichúng ta. Tha thứ và xin ơn tha thứgiống như những tia chớp mùa hè báohiệu cơn mưa rào bao người từng chờđợi. Chứng từ của Evaristo là một thí dụđiển hình:

Khi tôi còn nhỏ tôi gặp nhiều vấn đềvới cha tôi và sau cùng tôi bị ép buộcphải bỏ nhà ra đi. Tôi nghĩ rằng thờigian sẽ chữa lành những kỷ niệm đắngcay thời niên thiếu, nhưng thực rakhông phải thế. Tôi mang vác gánh nặngnhững năm tủi hờn này trong suốt dòng

đời.Chúa đã ban cho tôi ân huệ khám

phá được tổ chức Canh Tân Đặc Sủng,nhờ đó Ngài đã giải thoát tôi khỏi nhiềutrói buộc và ban cho tôi đời sống mớitrong đức tin. Tuy nhiên tôi vẫn cònthiếu thốn điều gì đó. Tôi chưa có niềmvui hồn nhiên như tôi nhìn thấy nơinhiều người trong canh tân đặc sủng.Đời sống tôi còn cay đắng và nhàmchán.

Năm tháng cứ lững lờ trôi qua, chotới tháng hai năm 1977, khi cha tôi mắcbệnh nặng, tôi nhận ra đây là cơ hội cuốicùng để làm hoà với cha tôi, nhưng rồitôi chẳng có sức mạnh hoặc can đảmlàm chuyện đó. Ngày 13 lúc cha tôi hấphối, tôi phải giằng co với chính mình. Tôi

biết rằng mình chưa có sức mạnh thathứ cho người cha.

Tôi bắt đầu cầu nguyện với Chúa,"Chúa ơi, con không thể làm chuyệnnày một mình được." Một tiếng từ thâmtâm rõ ràng nói với tôi: " Tất cả đều cóthể thực hiện được cho những ai dám tintưởng, con sẽ không làm Một mình đâu,nhưng được làm với tên Ta”, Với ơncan đảm của Chúa, tôi trở về thăm chatôi, ôm hôn và tha thứ cho người cha từđáy lòng tôi. Và không chỉ có thế, dàndụa nước mắt, tôi cũng xin cha tôi thathứ cho tôi.

Gương mặt của người cha hấp hốixem ra biến đổi hoặc có lẽ vì tôi đã nhìncha tôi bằng cái nhìn mới và cặp mắtkhác do Chúa đã biến đổi tôi. Tôi yêu

thương cha tôi bằng trái tim của ChúaGiêsu và tôi ôm người trong vòng taytrìu mến.

Kể từ ngày ấy, tôi hát bài ca mớiđầy hân hoan ngợi khen Thiên Chúa vàkhông ngừng trong suốt 7 năm. Chúa đãcho phép tôi nhìn thấy vinh quang củaNgài, nhờ việc chữa lành nội tâm tôi đãnhận lãnh được qua việc tha thứ. Giờđây tôi hoàn toàn hạnh phúc, và trongniềm hân hoan tôi tuyên xưng rằngChúa đã làm những việc kỳ diệu trongtôi, và giờ đây tôi làm chứng rằng tôi cóthể làm được bất cứ điều gì trong Đấngban sức mạnh của tôi.

Đây là một chứng từ khác do OlgaG. de Cabrera tại Guatemala kể lại:

Suốt 10 năm tôi đã phải khổ sở với

cơn đau dữ dội nơi hai cánh tay và haicẳng chân đang dần dần biến dạng. Tôiđã đến khám khoảng 15 bác sĩ chữa trị.Một trong các bác sĩ bảo tôi phải cưachân trái thôi. Cuối cùng, vào ngày đầutháng năm, 1976, tôi hoàn toàn bại liệt.Tôi đành phải chấp nhận kéo lê cuộc đờicòn lại trên giường hay trong chiếc xelăn tôi rất ghét.

Tôi được biết sắp có Thánh Lễ chữalành tại sân vật động, tôi quyết định tớiđó bằng chiếc xe lăn. Tôi được xếp đặtngồi ngay hàng đầu. Khi Hồng yCasariego bước vào, ngài dừng lại trướcmặt tôi, cầm lấy tay tôi và nói, "Chúayêu thương con và ngày hôm nay Chúachữa lành con."

Khi lời cầu nguyện xin ơn chữa lành

nội tâm bắt đầu, tôi liền khóc nức nở vàtừ đáy lòng, tha thứ cho tất cả những aigây thiệt hại cho tôi. Sau đó, cha Tardifcầu nguyện xin ơn chữa lành thể lý. Tôicảm thấy một cái gì thôi thúc bảo tôi,"Con hãy đứng dậy và bước đi." Đểkhởi động, tôi cảm thấy một sức nóngmãnh liệt và tôi bắt đầu run rẩy. Mắtđẫm lệ, tôi đứng dậy và bước lên phíabàn thờ.

Thiên Chúa thật tuyệt vời. Ngài đãchữa lành cả thể xác, nội tâm và đạođức cho tôi. Chúc tụng thánh danh Ngàiđến muôn đời. Lạy Chúa, Vua vũ trụ,xin vinh danh Ngài.

Cầu Nguyện Tập ThểChúa Giêsu đã hứa: “Ta long trọng

nói với các con một lần nữa, nếu haingười trong các con trên trái đất đồnglòng xin bất cứ chuyện gì, Cha trên tờisẽ ban cho các con. Vì nơi đâu có haihoặc ba người nhân danh Ta, Ta sẽ ở đóvới họ” (Mt 18:19-20).

Cầu nguyện tập thể có một quyềnnăng đặc biệt Chúa ban cho. Chúng tôithường cảm nghiệm được điều này trongmục mụ của chúng tôi. Đó là lý do tạisao chúng tôi thích cầu nguyện chungkhi có thể, vì ơn biện phân được phongphú khi một người trong chúng tôi cóđược thị kiến, người khác nhận được sứđiệp, người khác nữa được ơn trí tri vàtất cả chúng tôi có thể cầu nguyện tiếnglạ.

Nhưng lúc cầu nguyện hoàn hảo

nhất trong lời cầu nguyển chung chính làlúc cử hành Thánh Thể. Đây là lúc chữalành hiệu lực nhất.

Khốn nỗi, có một số người ích kỷhơn, vì sau khi chúng tôi đã cầu nguyệntrong cộng đồng rồi, họ lại xin cầunguyện riêng cho mình nữa. Chúng tôithường từ chối vì điều đó ngầm hiểurằng những lời chúng ta mới cầu nguyệnkhông hiệu lực.

Nhìn lại mục vụ của chúng tôi, tôi cóthể xác quyết rằng có một khác biệt rấtrõ giữa những kết quả lời cầu nguyệntập thể và cầu nguyện riêng cho từngbệnh nhân. Không có nghi vấn đã cónhững việc chữa lành thể xác trongtừng khóa tĩnh tâm tôi đã đến giảngphòng trong suốt 10 năm vừa qua. Tuy

nhiên, tôi đã chưa nhìn thấy cùng mộtkết quả như khi một mình tôi cầunguyện cho người khác.

Đàng khác, khi chúng tôi cầu nguyệncho ơn chữa lành nội tâm, xem ra cầunguyện cho mỗi trường hợp một cách cáthể đem lại nhiều kết quả hơn, nhưngvới tính cách của một nhóm, chứ khôngphải như những cá nhân khi chúng tacầu nguyện cho một người.

Tóm lại, tôi tin rằng rất ít ngườiđược đặc sủng chữa lành, nhưng cónhiều cộng đoàn hoặc tập thể được đặcsủng này.

Mười lăm người từ miền quê đếmtham dự một trong các buổi hội họp tạiPimentel. Khi vừa đến, họ ca hát ngợikhen Chúa và lần chuỗi. Đích thực đây

là một cuộc hành hương và họ cầunguyện suốt chuyến hành trình này.

Khi trở về nhà, họ bắt đều kể chomọi biết những việc Chúa đã làm và rồihọ nhận ra mỗi người trong nhóm mườinăm người này đều được Chúa chữalành một chuyện gì đó. Họ cùng ngồi lạilàm chứng cho nhau nghe.

Tôi trông ngóng ngày, sau khi cầunguyện cho các bệnh nhân, chúng ta cóthể nói được như trong Tin Mừng rằngChúa Giêsu “chữa lành được tất cảnhững ai đau bệnh” (Mt 8:16).

Cầu nguyện cùng với các

bệnh nhânThật hữu hiệu nếu chính các bệnh

nhân cũng cầu nguyện. Thực dễ dàng

xin mọi người cũng cầu nguyện cho bạn,tương tự như người ta đem quần áo dơbẩn đi giặt, và chẳng phải lo lắng gì đếnchuyện đó nữa. Đó là loại người đi tìmkiếm việc chữa lành mau chóng, dễ dãivà chính mình chẳng phải mất công khónhọc gì hết. Công việc chữa lành thâmsâu chỉ có thể đến được khi chúng tathường xuyên đến tận hiệp với Chúa đểNgài luyện lọc và thánh hóa chúng ta.

Chúng tôi đã từng chứng kiến biếtbao điều kỳ diệu nơi những người đangcầu nguyện! Nếu chúng ta chỉ tin tưởngnơi thần lực của Chúa, chúng ta càngphải chuẩn bị cầu nguyện và dành ưutiên cho công việc này hơn nhữngchuyện khác trong cuộc sống chúng ta.Nhiều người nói rằng cầu nguyện chỉ

làm mất thời giờ vì chẳng có chuyện gìxẩy ra đâu và như vậy họ không nhận rađược rằng khi cầu nguyện, điều quantrọng không phải là những gì chúng tađang làm, nhưng chính là những gì Chúađang làm trong chúng ta.

Tại Cộng hoà Dominicana có một bàluôn luôn săn đón chúng tôi cầu nguyệncho bà. Bà kiên trì tới độ nếu gặp thấybà ở phố, tôi phải tránh đi lối khác đểkhỏi gặp bà. Một lần kia, có một vị từHoa Kỳ đến giảng phòng. Cuối mỗi bàigiảng phòng, bà lại tiến lên phía trướcnhư thói quen để xin được cầu nguyệncho bà. Vị giảng phòng đang chuẩn bịcầu nguyện cho bà bằng cách đến hiệndiện trước mặt Chúa, bỗng nhiên ngàinghe thấy tiếng nói nội giới, “Đừng cầu

nguyện cho bà này. Hãy bảo bà cầunguyện cho chính bà đi và đừng quấyrầy các người phục vụ của Ta.”

Một trường hợp nữa lại xẩy ra kháchẳn ở trên tại Congo. Tại Thánh Lễ BếMạc ở Brazzaville, Chúa đã thực hiệnnhiều việc chữa lành tuyệt vời. Khi mặttrời bắt đầu lặn, mọi người vui sướngdời vận động trường, tương tự như họđang dời Núi Sinai, sau khi đã nhìn thấysự vinh quang của Chúa.

Sau khi mọi người đến ca ngợi Chúađã dời khỏi vận động trường, người gáccửa bắt đầu đóng cổng và tắt đèn. Mộtphụ nữ vẫn còn ở lại sau các dẫy ghếtrống say sưa cầu nguyện. Bên cạnh bàlà cậu bé sáu tuổi ngồi giữa hai cái nạng.Người gác cửa nói với bà, “Bà ơi, ra về

đi. Đã quá giờ rồi. Bây giờ tôi phải đóngcổng.”

Bà trả lời, “Không, không được! Tôichưa ra về được vì con tôi chưa đượcchữa lành. Tôi còn phải tiếp tục cầunguyện.”

Người gác cổng cảm kích để bà ở lạithêm chút nữa. Bà vẫn kiên trì và cầunguyện suốt hơn hai giờ đồng hồ nữa.Lúc 8 giờ 15 tối, cậu bé đứng dậy đượcvà bắt đầu bước đi không cần tới đôinạng nữa. Thật là một quang cảnh êmđềm tuyệt đẹp giữa ánh trằng huyền ảo.

Đúng là sự kiên trì trong cầu nguyệnđã được Thánh Sử Luca đề cập (Lc11:5-8).

Nhờ Đức Mẹ cầu bầu

Chúng ta không thể quên được thầnlực bầu cử của Mẹ Maria trong mục vụchữa lành. Đức Mẹ không chữa lành,nhưng chúng ta biết rằng Mẹ bầu cửhữu hiệu đến nỗi khi thiếu rượu trongcuộc sống, chúng ta có thể có rượu mớinhư tại tiệc cưới Cana.

Sau đây là chứng từ của một ngườitrong cộng đoàn của tôi kể lại:

Một ngày kia tôi cảm thấy khôngkhỏe mạnh lắm và tôi đến khám bác sĩsản khoa. Ông bảo tôi cần phải mổ.Thấy tôi chẳng thích ý tưởng này tí nàocả, vì thế ông bảo tôi: “Căn bệnh có tiếntriển đấy. Tôi biết bà có nhiều đức tindo đó tôi dành cho bà một năm trời đểcầu xin Chúa cứu chữa bà theo cách bàđã nói với tôi. Nếu ngài không chữa, lúc

đó tôi sẽ mổ cho bà.”Tôi chấp nhận lời thách thức này vì

tôi biết Chúa của tôi làm những điều kỳdiệu.

Ít ngày sau cha Tardif mời hai vợchồng tôi đi tổ chức khoá tĩnh tâm ởChicago. Tôi không nói gì hết, dầu tôicảm thấy mình chẳng khỏe khoắn gì,nhưng tôi chắc chắn một điều thần lựcChúa sẽ giúp tôi loan báo lời Ngài.

Tại Chicago tôi ngã bệnh. Chồng tôivà cha Tardif cầu nguyện cho tôi, nhưngchứng bănh huyết vẫn tiếp tục. Người tachở tôi tới một bác sĩ phụ khoa danhtiếng để chữa trị. Ông xác quyết tôi cầngiải phẫu, nhưng chuyện đó chưa xẩy rađược vì tôi quá xa nhà, do đó ông ghicho tôi toa thuốc uống. Cám ơn Chúa,

tôi chẳng uống viên thuốc nào cả vì theobác sĩ tôi mới đi khám nói với tôi rằngthuốc uống này làm hại tôi hơn. Chúngtôi tiếp tục chuyến đi rao giảng TinMừng tới Canada, nơi đây bệnh tình tôitrầm trọng hơn. Tôi đến khám bác sĩkhác và ông chẳng thể hiểu được tại saođang mang căn bệnh tai quái này nhưngtôi vẫn tỏ ra vui tươi hạnh phúc. Ôngkhuyên tôi nên đi vào bệnh viện, nhưngtôi tín thác vào Chúa và chúng tôi đếnthẳng đại hội khai mạc ngày hôm đó.

Vào cuối đại hội, chứng băng huyếttrở nên phức tạp hơn. Cũng ngày đóchúng tôi đến viếng đền “Đức Mẹ HảoVọng”, và trong lúc Cha Tradif vàchồng tôi cầu nguyện cho tôi, tôi thưavới Đức Mẹ:

“Lạy Mẹ Chí Thánh, con yêu mếnmẹ và con trao dâng con cho tấm lònghiền mẫu của Mẹ chăm sóc con. Con xấuhổ vì thiếu đức tin cám ơn Chúa GiêsuCon Mẹ đã chữa lành con. Con xin Mẹbầu cử cho con tăng thêm niềm tin nơiCon Mẹ đang chữa lành con.”

Tôi dâng mình vô điều kiện trongtay Mẹ Maria để Mẹ bầu cử bên ChúaGiêsu cho tôi.

Khi chúng tôi trở về Cộng hòaDominicana, cha Tardif hỏi tôi có uốngthuốc theo toa bác sĩ ở Canada ghi chokhông. Tôi trả lời cha tôi đã quên mấtrồi, dẫu vậy chúng tôi dâng lời cảm tạChúa vì nhờ vậy vinh quang Chúa đangđược biểu lộ rõ ràng hơn.

Từ lúc cảm thấy mình hoàn toàn

bình phục rồi, suốt sáu tháng tôi khôngđến khám bác sĩ sản khoa nữa. Sau cùngtôi cũng đến khám bệnh và ông tức giậnbảo tôi, “Nếu bà nghĩ bà khỏe mạnh nhờđi rao giảng, bà lầm to đấy. Rao giảngchẳng thể chữa lành được một ai đâu.”Tôi không đáp lại ông lời nào, vì tôi biếtChúa đã thể hiện phép lạ trong tôi. Bácsĩ khám lại tôi và rồi, bằng một giọng nóiđầy kinh ngạc, ông thốt lên: “BàYolandan ơi, bà nói đúng rồi. Chúa đãchữa lành bà! Bà hoàn toàn bình phục.Chúa đã giải phẫu cho bà thay cho tôirồi. Chúa thương yêu bà quá!”

Tôi trả lời, “Thưa bác sĩ, Chúa cũngyêu thương bác sĩ nữa đấy. Ngài cũngmuốn giải phẫu trái tim của bác sĩ nữakia để bác sĩ trở thành con người mới và

có thể lớn tiếng tung hô Chúa Giêsu cònđang sống và đang chữa lành làm sángdanh Cha trên trời.”

Chúng tôi đã cảm nghiệm được lờicầu xin thần thế của Mẹ Maria, nhất làtrong mục vụ trừ khử tà khí, khi chúngta nài xin Mẹ bầu cử cho chúng ta đểChúa Giêsu bẻ gẫy xiềng xích trói cộtnhững ai bị tội lỗi ức chế hoặc những aibị những kẻ thù nghịch quấy phá. Trongnhiều trường hợp lần chuỗi chứng tỏ rấthiệu nghiệm. Bà Yolanda kể lại chứngtừ sau đây:

Ngày kia một người đáng thương bịđiều ức chế hoành hành được mang đếntiệm chúng tôi. Ông gây đủ tiếng ồn àoquái dị, vì ông vừa điếc lại vừa câm.Ông đã không ăn uống gì suốt tám ngày.

Khi tôi nhận ra trường hợp của ông khátrầm trọng, tôi nói chồng tôi không có ởđây và bảo họ lúc khác trở lại. Tôi muốntránh buổi cầu nguyện khó khăn này vìthấy mình không đủ sức. Rồi một tiếngnói tự thâm tâm bảo tôi, “Yolanda, conchữa lành hay là Ta?”

Lập tức tôi xin Chúa tha lỗi cho tôivà nhìn nhận chính Ngài và chỉ có mìnhNgài thôi mới có thần lực chữa lành.

Và tôi bắt đầu cầu nguyện. Ngườiđàn ông bất hạnh ấy quỳ xuống. Tôi đặttay trên ông, ông bắt đầu la lối và lấysức mạnh nắm chặt lấy tay tôi. Tôi kinhngạc và không biết làm gì hoặc phải cầunguyện cho ông thế nào. Một tư tưởnglóe sáng trong trí óc tôi bảo hãy đọckinh Kính Mừng. Khi vừa bắt đầu đọc

kinh, tà khí thoát ra khỏi ông và khi tôiđọc tới “Bà có phúc lạ hơn mọi ngườinữ,” ông đọc theo với tôi luôn. Saucùng, đọc kinh xong ông cảm thấy hoàntoàn bình an và bảo chúng tôi, “Có gìcho tôi ăn không.”

Mẹ Maria bầu cử rất hiệu lực vớiCon của Mẹ qua mãnh lực của tình yêu.Chúng tôi chẳng cần gì đến quan điểmthần học để chứng thực điều đó, vìchúng tôi đã cảm nghiệm được điều nàynhiều lần rồi.

Phó thácChúng ta có thể cầu nguyện, nhưng

chúng ta không thể ép buộc bàn tayChúa. Ngài “có thể làm hơn vô lườngnhững gì chúng ta nài xin hoặc tưởng

tưởng” (Eph 3;20). Ngài có thể cứuchữa chúng ta hoặc ban cho chúng ta ơnchữa lành hoàn hảo khi chúng ta dứtkhoát bước vào cuộc sống vĩnh hằng,nơi đó không còn nước mắt, cũng chẳngcòn hấp hối hoặc chết chóc nữa.

Như vậy, thái độ trao dâng và tínthác nơi bàn tay người Cha thân yêu làmột thái độ chính yếu nền tảng. Việcphó thác này chính là một ân huệ. Ngườinào trao dâng mình vô điều kiện trongbàn tay Chúa, họ sẽ nhận được ơn anbình thâm sâu mà trần gian này chẳng aicó thể ban cho được. Tôi khuyên chúngta hãy đọc lời kinh sau đây của chaCharles de Foucauld:

Lạy Cha,Con phó thác toàn thân con trong

bàn tay Cha;Xin Cha hãy làm với con tất cả

những gì Cha muốnTất cả những gì Cha làm cho conCon đều cảm tạ Cha;Con xin sắp sẵn tất cảCon xin chấp nhận tất cả.Xin chỉ một thánh ý Cha thực hiện

nơi con,Và nơi tất cả mọi vật thụ tạo của

Cha.Con chẳng mong ước gì hơn thế nữa,Ôi lạy Chúa.Con xin phó thác linh hồn con trong

tay ChaCon xin hiến dâng Cha với tất tình

yêu thương của trái tim con,Lạy Chúa, vì con yêu Chúa,

Và do đó con cần tự hiến con,Để thuần phục chính con trong bàn

tay Cha với không một giữ lại,Và với niềm tín thác trọn hảoVì Cha là Cha của con.Bạn không thể tưởng tượng được

các ơn chữa lành thể xác hay nội tâmđược hoàn tất nhờ việc phó thác đi kèmtheo các lời cầu nguyện ngợi khen. Lờicầu nguyện diễn tả tâm tình phó thác vàtin tưởng không còn phải là lời nài xinnữa, nhưng chính là lời ca ngợi. Hãyngợi khen Chúa luôn luôn và trong tấtcả mọi chuyện.

Hàng ngàn người có thể làm chứngtừ về thần lực của việc ngợi khen Chúatrong cuộc sống họ. Khi chúng ta ngợikhen, chúng ta luôn luôn nhận được

những gì chúng ta chưa được khi nàixin.

Nhiều người đến van xin, cầu nguyệnvà thỉnh nài cho phục hồi sức khỏe vàcuối cùng đã nhận được khi họ biết phóthác toàn thân, không điều kiện, vàobàn tay Người Cha từ ái đầy xótthương. Đây là một chứng từ.

Tôi đã bị khổ đau vì bệnh lở loét nộithương suốt bốn năm nay. Vào cuốitháng sáu năm 1981, tôi khẩn cấp đi vàobệnh viện vì vết lở loét chảy máu dữ dội.Ba ngày sau tôi dời bệnh viện với toabác sĩ chuyên khoa nội tạng bắt phảituân giữ chế độ uống thuốc nghiêm ngặt,kiêng cữ gay go và ăn uống đúng giờ.

Tôi uống thuốc đều đặn, nhưng vìphải đi du hành quá nhiều rao giảng lời

Chúa, tôi không thể tuân thủ chế độkiêng cữ dễ dàng được.

Vì chuyện lơi lỏng này, một năm saucăn bệnh trở lại. Tôi phải nằm bệnh việnvà ngày 26 tháng năm, 1982, tôi bị thửnghiệm lại. Họ tìm ra nhiều vết lở loéttrong các đường ruột, chứng sưng baotử và cả bệnh sa đì nữa. Bác sĩ bảo tôicần phải giải phẫu và như vậy tôi phảidành ra một tuần lễ chữa trị. Ông cònnói chưa cần phải vội vã lắm, vì đâychưa phải là trường hợp khẩn cấp.

Tôi dời bệnh viện và ngay đêm đómáu lại chảy ra. Tôi nhận ra bệnh tìnhvà bắt đầu lo lắng vì sắp phải vào bệnhviện trở lại và sau cùng cần phải giảiphẫu khẩn cấp thôi. Tuy nhiên, tôi cònmột chứng bệnh trầm trọng hơn, đó là

căn bệnh thiếu đức tin. Tôi rất buồn rầuvà cảm thấy như Chúa cũng bỏ rơi tôiluôn.

Tôi phải nhận mình đã cảm thấy thấtvọng nơi Chúa. Thay vì cầu nguyện, tôilại đâm ra ca thán Chúa, “Chúa ơi, thựcsự con không hiểu được Chúa đâu?Chúa biết đấy con không thể kiêngkhem được khi phải đi du hành tới nhiềuthành phố, nhiều xứ sở khác nhau để raogiảng lời Chúa. Chúa cũng biết đấy conkhông thể ăn uống đúng giờ trong cáckhóa tĩnh tâm cũng như lúc giảng dậy.Chúa biết luôn con không thể tuân theonhững lời chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng rồiChúa có thể chữa lành cho con để contiếp tục rao giảng lời Chúa. Chúa thửnhìn xem đi Chúa xử với con như vậy

sao?!”Vào chính ngay lúc đó, tôi nghe rõ

lời Chúa nói với tôi: “Tại sao con lại sợban đêm sắp đem đến cho con một ngàymới?”

Lời nói vừa rồi đem đến thần khí vàsức sống cho tôi. Tôi tin tưởng nơi Chúavà phó thác với không một điều kiện nơichương trình của Ngài sắp xếp cho đờitôi, và nếu cần, cho cả sự chết của tôinữa. Và như vậy chuyện quan trọng vớitôi không phải là đau yếu hay khỏemạnh, nhưng tôi hãy để thánh ý Ngàithực hiện nơi tôi. Không cần quan tâmtới những gì xẩy ra nữa, tôi đặt mìnhtrong bàn tay Chúa và hoàn toàn sốngtùy thuộc nơi Ngài. Tôi ký cho Ngài tờchi phiếu trắng để Ngài muốn viết bao

nhiêu tùy ý Ngài. Đường lối của Ngàithiện hảo hơn đường lối của chúng tanhiều lắm.

Giữa vùng đêm tối, nhưng tôi biếtchắc chắn trong niềm tin rằng một tạodựng mới hẳn được loan truyền khi bìnhminh ló dạng. Do đó tôi vào giường vàngủ một giấc ngủ an lành. Tôi biết vàochính thời điểm này Chúa đã chữa lànhcho trọn đời tôi. Sau đó vài tuần tôi cảmthấy hoàn toàn khỏe mạnh và chẳng cầnphải uống thuốc hoặc kiêng cữ ăn uốnggì nữa.

Sáu tháng sau tôi đến Houston giảngphòng. Tôi nhớ vào dịp này Chúa bảo tôiphải đi du hành với không một đồng xudính túi và phải có đủ niềm tin sống tùythuộc hoàn toàn vào Ngài. Tôi không vui

lắm với chuyện này, vì tôi muốn đi khámtổng quát lại bao tử. Tuy nhiên Chúacòn dũng mãnh hơn cả hai chúng tôi, vàtôi phó thác hoàn toàn nơi lời hứa củaNgài.

Với cách thức khó mà tin được, Ngàiđã trang trải cho tôi mọi tốn phí du hànhvà khám nghiệm tại Trung Tâm NộiTạng. Cuối cùng, bác sĩ cho tôi biết kếtquả mà tôi đã biết từ khuya rồi, “Chakhông cần phải giải phẫu nữa, bệnh lỏeloét đã lành lặn rồi!”

Tôi trở về Mexicô lòng tràn đầy hânhoan.

Một lần nữa tôi nhìn ra rằng nhữngai phó thác trong bàn tay người Chanhân ái, họ sẽ chẳng thiếu thốn gì.

Tất cả những chuyện này đã xẩy ra

cách đây hai năm. Ngày nay tôi cảmthấy bình phục hoàn toàn và chẳng cầnphải uống thuốc men và kiêng khem gìnữa.

Cầu nguyện bằng tiếng lạCầu nguyện bằng tiếng lạ thật thần

kỳ. Khi chúng ta không biết phải cầunguyện thế nào, “chính Chúa ThánhLinh sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúngta bằng những tiếng không diễn tả bằnglời được” (Rom 8:26).

Nơi đây chúng tôi không có ý biệnminh cho đặc sủng nói tiếng lạ. Đó làmột thực tế trong Giáo hội hôm nay. Tôichỉ muốn giản dị chia sẻ kinh nghiệm củatôi thôi: Tôi đã chứng kiến nhiều ơnchữa lành bằng tiếng lạ hơn là bằng

những lời cầu nguyện bình thường.Một ngày kia, tôi được mời xuất

hiện trên truyền hình tại Bogota,Colombia. Họ xin tôi cầu nguyện chobệnh nhân. Một điểm bất thường trongchương trình này là chỉ kéo dài có mộtphút thôi, do đó người ta gọi là chươngtrình Một Phút của Chúa. Chương trìnhxem ra quá ngắn với tôi và tôi phàn nànvới họ, “Tại sao các ông dành ba phútđể quảng cáo cho rượu bia, trong lúc chỉcó một phút cho Chúa?”

Tôi quá bị hối thúc thời giơ,ø do đótôi cầu nguyện thật mau lẹ. Cầu nguyệnxong, tôi mở mắt nhìn đồng hồ: vẫn còn30 giây! Tôi không biết làm gì nữa vớithời giờ còn lại, vì thế tôi tiếp tục cầunguyện bằng tiếng lạ trước máy truyền

hình.Theo cha Diego Jaramillo, nhà giảng

thuyết canh tân đặc sủng nổi tiếng, đãcó một số người được Chúa chữa lànhqua chương trình một phút này.

Cầu nguyện bằng tiếng lạ giúpchúng ta dễ nhận được đặc sủng trí trivà phân biện thần khí. Khi nào chúng tatỏ ra sẵn sàng nhất, Chúa sẽ xử dụngchúng ta nhiều nhất. Chính vì thế chúngta cần đặt mình trong tay Chúa mộtcách vô điều kiện.

Trong Đại hội Canh tân Đặc sủnglần thứ hai tại Montréal, tôi được mờicầu nguyện cho các bệnh nhân. Cókhoảng 65.000 người tham dự Thánh Lễđược chiếu hình trực tiếp.

Tôi đã cầu nguyện bằng tiếng lạ và

một số lời trí tri đến với tôi và tôi lặp lạikhi vừa nhận được. Một trong những lờiđó như sau:

“Có một bà mẹ 74 tuổi đang ngồitrước máy truyền hình tại nhà. Lúc nàyđây Chúa đang chữa lành cặp mắt chobà.”

Sau Thánh Lễ, một linh mục bạnthân nói với tôi, “Thực vậy sao! Cha cómơ ngủ hay không mà nói một bà già mùxem truyền hình, trước mặt 65.000người?” Lời giải thích của cha quá hợplý khiến tôi không biết trả lời ra sao!

Ngày hôm sau tôi về thăm gia đìnhtôi cách Montréal 200 cây số. Vừa vềtới nhà tôi liền được chúc mừng: “Chaơi, có một bà cụ già sống gần ngay đâymới được chữa lành đôi mắt khi bà ngồi

phía trước máy truyền hình.”Tôi vui mừng quá và đến thăm bà

ngay. Tên bà cụ là Poulin năm nay đúng74 tuổi. Cặp mắt bà bị hư võng mạc vàmặc dù các chữa trị thật đặc biệt, nhưngcác bác sĩ đã tuyên bố không thể chữatrị được nữa.

Một người bạn đề nghị bà nên ngồitrước máy truyền hình và theo dõiThánh Lễ chữa lành từ Đại hộiMontréal. Lúc tôi nói lời trí tri là lúc bàcảm thấy một sức nóng chạy trong mắtbà.

Tôi hỏi bà bây giờ có đọc sách đượckhông, nhưng bà nói bà chưa đọc được.Do đó tôi nói với bà, “Chúa không làmviệc nửa vời đâu. Bà hãy cầu nguyện đểbà có thể đọc được Lời Chúa.”

Ba ngày sau bà điện thoại kể cho tôimột tin thật vui là bà đã đọc đượcThánh Kinh rồi.

Đặc sủng tiếng lạ đã đặt tôi vào tìnhtrạng sắp sẵn cho Chúa xử dụng, vì thếNgài có thể thông đạt những gì Ngàiđang làm.

Từ bỏ SatanKhi một người bị lệ thuộc vào quyền

lực của Satan, quyền năng cứu độ củaChúa bị ngáng trở. Vì thế cần phải côngkhai từ bỏ tất cả những gì thuộc về quỷma như đồng bóng, bói toán, ma thuật,cầu cơ, bùa ngải và mọi thứ mê tín dịđoan khác nữa.

Bạn không thể làm tôi hai chủ được.Hoặc chúng ta đi theo Chúa Kitô hoặc

chúng ta chống lại Ngài. Đi với Ngài,chúng ta quy tụ với nhau. Không đi vớiNgài, chúng ta phân tán chia li.

Đây là điều duy nhất tôi coi là tuyệtđối chính yếu, vì chữa lành cũng có thểđến được do quyền lực của bóng tối. Đểtránh được mọi lẫn lộn đó, điều tuyệt đốichính yếu là chúng ta phải từ khước mọitiếp xúc với các khoa học huyền bí, cácmôn phù phép, thần thông, phù thủy vàbất cứ những gì chiếm đoạt vị thế củaThiên Chúa.

CHƯƠNG 8NĂM LÁ THƯLTS. Đây là chương cuối cùng

chúng tôi giới thiệu với quý độc giả vềcuốn sách quý giá và nổi tiếng của Linhmục Tardif. Cuốn sách còn là một

chương nữa, và chúng tôi dành lại chochương trình Phát thanh Giờ Hồng Ânphổ biến cuốn sách để đài thọ chochương trình. Mong quý độc giả ủng hộ.

Sau đây là một số những lá thư luânlưu tôi gửi cho họ hàng và bạn hữu biếtmột số khái niệm về mục vụ của tôitrong thời gian đầu trước khi tôi quyếtđịnh ra sách.

ISanchez, ngày 30 tháng 12, 1980Quý họ hàng và bạn hữu thân mến,Tôi muốn kể về chuyến đi Phi Châu

tới thăm Cameroon và Senegal. Tôi dờiSan Domingo vào ngày mồng bốn sauchuyến bay dài 18 giờ và đến Cameroonvào lúc 7 giờ chiều. Mệt nhoài sau

chuyến đi, tôi chỉ muốn lên giường nghỉngơi ngay, nhưng một chuyện bất ngờ lýthú đang chờ đợi tôi phòng quan thuế.Khi tôi trình giấy thông hành, nhân viêntại đây đòi tôi cho coi giấy hộ chiếu. Tôitrả lời họ rằng tại San Domingo người tabảo tôi là người Canada, tôi không cầnđến giấy hộ chiếu để vào Cameroon,nhưng tất cả những gì tôi phản ứng vớihọ chả đưa tới kết quả gì. Vì luật lệ mớithay đổi, do đó họ bảo tôi: “Cha khôngđược dời phi trường. Cha phải ở lại đâyđêm nay và sáng mai lên đường trở vềThụy Sĩ lấy giấy hội chiếu và sau đó trởlại đây.”

Thụy Sĩ cách xa đây khoảng bẩy giờbay.

Một cặp người Pháp cũng gặp

trường hợp khó khăn như tôi. Họ khôngbình tĩnh và tin chắc họ sẽ được phépvào Cameroon. “Chúng tôi đang liên lạcvới Tòa Đại sứ Pháp.”

Về phần tôi, tôi chỉ biết cầu nguyệnvà thưa Chúa: “Con chẳng có ai để liênlạc cả. Con chỉ có Chúa thôi đấy. Nếuchương trình tĩnh tâm này tại Cameroondo Chúa sắp xếp, thì rồi Chúa cũng sẽmở cửa cho con, nhưng nếu không phảichương trình của Chúa, thì đâu quantrọng gì con vào được đây hay không.Con phó mặc Chúa đấy.” Sau đó tôi cầunguyện bằng tiếng lạ một lúc. Sau đó họtrao tôi cho một nhân viên cảnh sát lựclưỡng như muốn canh chừng tôi khỏichạy trốn. Tôi lẩn thẩn nghĩ ngợi nếumình không được phép rao giảng Tin

Mừng cho người Cameroon, thì ít ramình cũng truyền đạo cho một ông cảnhsát Hồi giáo. Và lập tức sau đó tôi bắtđầu nói chuyện với ông về Chúa Giêsuvà các việc kỳ diệu của Ngài.

Sau lúc nửa đêm, ông cảnh sát sayngủ hơn tôi trong lúc điện tín đưa tớicho phép tôi được nhập cư. Một sưhuynh dòng La Salle vận động cho tôikhông ngừng để cấp cho tôi giấy hộchiếu 15 ngày. Và sau cùng tôi đã đượcnằm nghỉ ngơi trên giường. Ngày hômsau tôi phải dọn qua phi trường lần nữađể lấy chuyến bay địa phương. Cặp vợchồng người Pháp vẫn còn đó, vẻ mặcbuồn rầu chán ngán. Không những họkhông chợp mắt được một giây trongđêm hôm đó, nhưng họ còn không thể

nhận được giấy hộ chiếu và bây giờđang ngồi chờ chuyến bay trở về Paris.Tôi đi ngang qua họ và nói vội vàng:“Tôi không tiếp xúc với ai cả. Tôi traokhó khăn đó cho Chúa, tôi nhìn xem, vàtôi đã nhận được giấy hộ chiếu." Tôinhớ ra rằng Thiên Chúa còn quyền lựchơn tòa Đại sứ Pháp. Kinh nghiệm đầutiên của tôi về việc rao giảng Tin Mừngở Phi Châu rất tươi đẹp. Tôi cảm thấynhư mình đang trên các ngọn đồiSamana trên vùng trời Cộng hòaDominicana, với tất cả các khuôn mặtchất phác tươi vui đầy quảng đại và dễthương. Cũng cùng một bầu không khí,một quang cảnh, một Thiên Chúa đangkhai diễn các công việc kỳ diệu.

Buổi chiều thứ bẩy, chúng tôi cử

hành Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân vàChúa đã bắt đầu lặp lại các dấu hiệu vàcác phép lạ của Pimentel năm 1975. Khicầu nguyện cho các bệnh nhân, thực sựchúng tôi đã được chứng kiến các việcchữa lành đầy ngạc nhiên. Giữa nhữngviệc chữa lành đó, có một cháu gái nămtuổi không thể bước đi được, và cảm tạChúa, cháu bắt đầu bước đi. Ngày hômsau tôi mời má em lên làm chứng tátrong Thánh Lễ tại vương cung thánhđường. Rồi chúng tôi bảo cháu gái diễntả những gì em đã có thể làm được. Khiem bé bước lên bàn thờ, cả một trận bãotố vỗ tay tán thưởng trong thánh đường.Nhiều người bắt đầu khóc và ngợi khenChúa. Chúa Giêsu cũng đang sống hômnay tại Phi Châu.

Trong khóa tĩnh tâm dành cho cáclinh mục, phép lành lớn lao nhất tôi đượcchứng kiến chính là một vị thừa sai đãquyết định cởi áo dòng hồi tục lập giađình. Một số thân hữu khuyên cha nên đitĩnh tâm trước khi đưa ra một quyếtđịnh dứt khoát tối hậu. Vị linh mục đồngý đến dự khóa tĩnh tâm và cha đã ngheđược tiếng Chúa gọi trở lại. Cha đã traohiến trái tim cho Chúa và quyết địnhtiếp tục phục vụ trở lại trong chức vụlinh mục.

Khóa tĩnh tâm bế mạc với Thánh Lễngoài trời với hơn 3.000 người tham dự.38 linh mục đồng tế trong Thánh Lễ vàmột lần nữa Chúa lại xác quyết lời côngbố Tin Mừng với các dấu hiệu và cácviệc kỳ diệu. Một lời trí tri nói với tôi:

“Ở đây có một cậu bé 16 tuổi bị điếc taitrái. Chúa đang chữa lành cậu.” Dĩnhiên cậu không nghe được tín hiệu đóvì cậu điếc, nhưng điều đó không cảntrở Chúa hành xử quyền năng của Ngài.Vào cuối Thánh Lễ cậu bé tiến lên bànthờ nói với toàn thể cộng đoàn rằng cậunăm nay 16 tuổi và đã bị điếc. Chúa vừachữa lành cậu. Và mọi người đều ngợikhen Chúa.

Ngày hôm sau các việc kỳ lạ tiếp tụckhai diễn trong vương cung thánhđường Yaoundé. Một bà kia đang làmviệc tại ngân hàng Yaoundé đeo cặp mắtkiếng “đít chai” vì bị cận thị suốt 13năm rồi. Chúa đã phục hồi cắp mắt chobà bình thường trở lại. Ngày hôm sau bàkể lại cho các đồng nghiệp về việc Chúa

đã chữa lành mắt cho bà. Vì họ thườngthấy bà mang cặp mắt kiếng dầy cộmkia và bây giờ hoàn toàn không phải đeonữa. Thế là cả đám đều đi tham dựThánh Lễ ngày hôm đó.

Lần này có khoảng 4.000 người.Chúng tôi phải dựng bàn thời ngoài trờivì không đủ chỗ trong thánh đường.Trong lúc cử hành Bữa Tiệc Ly, một embé gái bị liệt tay trái được chữa lành.Một nhân viên cảnh sát được ChúaThánh Linh đụng chạm, cột lưng sốngđược chữa lành. Mẹ bề trên của mộtdòng tu cũng được ngây ngất trongThánh Thần, bệnh ung thư của mẹ đượcchữa khỏi. Còn vô số kể các trường hợpđược chữa lành không thể đếm xuể. Chỉtrong một ít ngày chúng tôi nhìn thấy

khắp nơi các dấu lạ chứng tỏ ChúaGiêsu là Đấng Cứu Chúa: người mùđược thấy, người què bước đi, ngườiđiếc nghe được và người nghèo khổđược loan báo Tin Mừng.

Tôi lên đường đi Senegal, nơi hàngtrăm ơn chữa lành được thể hiện nhắcnhở cho mọi người biết rằng Chúa Giêsuđang sống hôm nay. Khi nhìn thấy nhiềukỳ công như thế và phản ứng thiện cảmdâng cao trong đại chúng, một vị Thừasai dòng Thánh Tâm thốt lên: “Đó chínhlà điều chúng tôi đang cần thiết ở đây.Tôi biết rằng Chúa phải đến với chúngtôi bằng cách này, để khi người Hồi giáonhìn thấy Chúa Giêsu đang khai diễncác phép lạ như thế này, họ sẽ bắt đầunhận ra rằng Chúa Giêsu còn hơn là một

nhà tiên tri. Ngài đang sống! Đó là tấtcả những gì chúng ta đang cần đến nơiđây.” Ngài không ngừng nói đi nói lại,“Đó là tất cả những gì chúng ta đangcần đến nơi đây,” khi cha đề cập về cácviệc chữa lành đang gieo trồng các hạtgiống đức tin và mong muốn đức tin phảiđược lớn lên nhiều nữa.

Có một nơi nào phép lạ không cầnthiết chăng? Tôi phải tìm thấy một nơinào trên trái đất không muốn phép lạ.Ông quận trưởng Sangmélima là một tínđồ Tin Lành, nhưng ông lại đích thânđến thăm tôi và cám ơn tôi vì vợ ông đãđược chữa lành khỏi bệnh gan, và cô emgái của bà mắc bệnh tuần hoàn máu thấtthường. Ông tỏ ra rất biết ơn và và traocho tôi một “tặng vật nhỏ” như một kỷ

niệm tôi đến thăm Sangmélima. Đó làchiếc ngà voi quý giá!

Tôi cố gắng xếp gọn trong vali,nhưng vẫn không vừa. Tôi bọc lại nhưmột gói đồ và tiếp tục chuyến hànhtrình. Chiếc ngà voi cân nặng, do đó tôiphải trả thêm tiền cước phí thặng dư.Khi dời máy bay, tôi suýt quên gói hànhlý này trên kệ. Một tay tôi xách chiếcvali nhỏ và tay kia là gói hàng. “Mónquà nhỏ” làm vướng víu trên lối đi vàtốn kém tiền bạc. Đến thăm một địađiểm mới, một người thành thạo về ngàvoi tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếcngà này. Ông nói với tôi: “Cha ơi, chiếcngà voi này rất quý giá đấy. Tôi hy vọngcha không gặp trục trặc tại phi trường.Người ta rất nghiêm ngặt với ngà voi

như đồ quốc cấm.”Kể từ lúc này tôi mới hiểu biết được

giá trị của chiếc ngà, và những liều lĩnhtôi đang phải đương đầu, mọi chuyệnxem ra đang thay đổi. Tôi đi mua mộtchiếc vali đặc biệt và bắt đầu chăm sócnó hơn các đồ đạc khác của tôi. Tại cácphi cảng, nhiều vấn đề tăng thêm phiềntoái: trước khi rời phi trường, tôi phảitrả thêm tiền hành lý, và lúc tới phitrường khác tôi lại cầu xin Chúa: “Chúaơi, con biết Chúa có thể mở mắt ngườimù, nhưng Chúa cũng có thể làm nhắmmắt người khác để họ không nhìn thấychiếc ngà voi không? Chúa biết đây chỉlà “món quà nhỏ” người ta tặng conđó!”

Chuyện đầu tiên khi tôi đến nơi nào

đó là tôi phải lo cất giấu cái ngà quý giánày. Đôi khi tôi phải đặt dưới gầmgiường. Ban đêm khi đi giảng về, chuyệnphải làm trước hết là quỳ gối xuống sănsóc chiếc ngà voi. Đôi khi tôi phải lấy rangắm nghía một lúc, rồi lại phải cẩnthận cất gói kỹ lưỡng cất đi. Một ngàykia đang lúc cầu nguyện, tôi thấy mìnhđang nghĩ đến chiếc ngà voi giá trị vànhững rắc rối do nó đã gây ra cho tôi, từlúc tôi đi du hành có nó bên cạnh. Rồi tôinghĩ đến tất cả những nơi tôi đến thămviếng! Và sau cùng tôi phải thưa lên vớiChúa: “Chúa ơi, con thấy lời Chúa nóiđúng quá, 'Phúc cho người nghèo khó.'Trước khi con đem theo chiếc ngà voi đikhắp nơi, con đâu có những chuyện rắcrối như bây giờ đâu.” Tôi đứng dậy lấy

chiếc gà voi ra đưa đi cho người khác,và nguồn an bình lại trở về với trái timcon. Các vấn đề phải lo lắng, hành lýquá tải, và cả đến chia trí khi cầunguyện, tất cả đều chắp cánh bay xa.

Qua việc này tôi học được bài họccác chiếc ngà voi (là quyền lực, tiền tài,danh vọng và của cải) luôn luôn là nguồngốc của nô lệ. Điều tệ hại nhất là chúngtôi quỳ xuống trước chúng. Chúng làmchúng ta xa cách Thiên Chúa đích thực.Những chiếc ngà voi (tinh thần và vậtchất) ấy gây rắc rối biết bao! Tôi phảitrả bao nhiều tiền cho hành lý thặng dư!Tôi phải xách nặng đi khắp nơi! Đôi khitôi phải vác chiếc ngà voi và có cảmtưởng như mình đang vác cả một convoi!

Chúa đã chứng tỏ cho tôi trong mọichuyện thật khít khao rằng những ai tínthác nơi Ngài không cần phải lo lắng vềcác chuyện vật chất: Vé máy bay điCameroon và Senegal trị giá $1.680.Bởi vì đây là một số tiền khá lớn lao vớinhững xứ sở nghèo khổ, tôi nói với bantổ chức rằng tôi rất vui mừng nếu sốtiền chỉ đủ trang trải vé máy bay cho tôithôi. Cả hai nơi tổ chức đã trao cho tôitổng cộng $1700. Một linh mục bảo tôi:“Chả công bằng tí nào cả! Cha đã làmviệc cất lực suốt ba tuần và cha chỉđược trả tiền công có $20 thôi. Như vậy,mỗi ngày chưa lãnh đượïc một MỹKim!” Tôi trả lời, “Đừng lo lắng chuyệnđó, Chúa luôn luôn trả chúng ta gấptrăm đấy!”

Khi trở về giáo xứ của tôi tại Cộnghoà Dominicana, tôi nhìn thấy đống thưtrên bàn đang chờ đợi. Một trong nhữnglá thư đó viết cho tôi, “Chúng con muốngửi cho cha “món quà nhỏ” để truyềngiáo.” Đọc tới hàng chữ này tôi bỗngnhớ lại chiếc ngà voi, một thơ trợtxuống khỏi bàn tay. Tôi cúi xuống nhặtvà nhìn thấy tấm chi phiếu đã rớt xuốngđất hồi nào trị giá $2.000. Số tiền nàygấp đúng 100 lần số tiền $20 người ta đãcho tôi tại Phi Châu. Tôi cười nhìn lênChúa và thưa với Ngài, “Bây giờ conbiết Chúa là dân Do Thái thứ thiệt.Chúa tính toán thật hoàn hảo. Chúa đãcho con gấp đúng 100 lần...”

II

Ngày 1 tháng 12 năm 1981Quý họ hàng và bạn bè thân mến,Chúa Nhật vừa qua là lễ Chúa Kitô

Vua và chúng tôi đã cử hành Đại HộiCanh Tân Đặc Sủng kỳ thứ hai tại SantoDomingo.Vận động trường Olympicchất đầy 42.000 người tham dự, đại diệncho 1.500 nhóm cầu nguyện tại CộngHòa Dominicana. Đây là cuộc biểudương niềm tin vĩ đại nhất tôn vinhChúa Kitô Vua.

Chủ đề của Đại hội “Chúa GiêsuKitô, Vua Vũ Trụ.” Thật là một quangcảnh phi thường như một ngày hội lớn.Từ chín giờ sáng đến sáu giờ chiều,chúng tôi hát, cầu nguyện và lắng cácbài thuyết giảng duới bầu trời trongxanh và vui hưởng tình yêu Thiên Chúa,

Cha chúng ta.Lúc 11 giờ, tôi giảng bài “Chúa

Giêsu đang sống!” và liền sau đó, cùngvới các đồng đội, chúng tôi cầu nguyệncho muôn vàn bệnh nhân đến từ khắpđất nước. Chúa đã chúc phúc cho chúngtôi một cách đặc biệt và vào lúc 2 giờ30, chúng tôi nghe rất nhiều chứng tá.Giữa các nhân chứng đó, tôi nhìn thấymột người đàn ông, chấn thương dobệnh tim, ông đã bị liệt nửa người bêntrái và ông phải bước đi với đôi nạng.Ông rất khó nhọc mới tới tham dự đạihội được, và ông đã được chữa lànhhoàn toàn trong giờ cầu nguyện cho cácbệnh nhân. Lúc 2 giờ 30, ông leo lênkhán đài một mình, không có đôi nạng.Giữa tiếng khóc nức nở, ông cảm tạ

Thiên Chúa đã chữa lành cho ông.Đức cha Nicolas de Jesus Lopez,

Tân Giám mục của chúng tôi đã ban bàithuyết giảng tuyệt vời về canh tân đặcsủng giữa thế giới hôm nay. Một số rấtít linh mục trong Tổng Giáo phận cònđang mãnh liệt chống đối canh tân đặcsủng, xem ra không hài lòng với lậptrường kiên vững và thẳng thắn của vịTổng Giám mục. Ngợi khen Chúa! Tôirất vui mừng vì không còn là linh mụcquản nhiệm của Sanchez nữa. Sự thật làtôi không thể vừa trông nom cộng đoànvừa đi tổ chức tĩnh tâm khắp nơi được.Tôi đã mãn nhiệm trông nom giáo xứSanchez vào tháng tư vừa qua. Và bâygiờ tôi là linh mục giảng thuyết toàn thờigian và ở tại giáo xứ La Romana do cha

Anrê Dumas làm quản nhiệm.Một mình cha Anrê phải trông nom

một giáo xứ rộng lớn với 30.000 giáodân. Khi nào tôi không đi thuyết giảng ởđâu, tôi ở nhà giúp ngài. Và đây là điềutốt đẹp đã giúp tôi hòa trộn giữa cáccông việc mục vụ trong giáo xứ với cáckhóa tĩnh tâm. Năm nay tôi đã đi làmchứng tá cho Chúa Giêsu Phục Sinh trênkhắp năm châu. Như vậy có biết baonhiêu điều tôi không thể nói hết được vàtôi chỉ đề cập tới một đôi điều.

Sau đại hội đại kết tại Thụy Sĩ, tôiđã đến Lisieux, Marseilles và Paray-le-Monial tại nước Pháp. Rồi tôi trở về quaCộng hòa Dominicana và tiếp tục đếngiảng phòng cho các linh mục tại LaCaja, Colombia. Sau cùng tôi đến

Mexicô giảng tĩnh tâm tại Monterey vàtại đây tôi gặp một chuyện thật kỳ khôi.Giấy thông hành của tôi đã hết hạn vàtôi đã gửi về Tòa Đại sứ Canada tạiCaracas, Venezuela để cập nhật hóa.Ngày khởi hành đi Mexicô đã gần kềrồi, nhưng giấy thông hành của tôi vẫnchưa đến. Một ngày trước khi lênđường, tôi đã gọi đến Caracas. Họ trảlời tôi giấy đang trên đường tới đó. Vàtôi chẳng biết là gì hơn là chờ đợi và đợichờ.

Buổi chiều hôm đó, tôi nhận đượcđiện thoại từ Monterey để biết sốchuyến bay và giờ đáp phi trường. Tôibảo họ là đồng đội của tôi sắp lên đườngrồi, còn tôi thì không, chỉ vì lý do đơngiản là tôi chưa có giấy thông hành. Họ

thực sự lên ruột vì tất cả mọi việc đãchuẩn bị chu đáo để tiếp nhận 14.000 tớitham dự. Họ hứa sẽ dành cả đêm để cầunguyện và tín thác trong tay Chúa giảiquyết các nan giải của cuộc sống họ.

Ngày hôm sau tôi dời Cộng hòaDominicana không có giấy thông hành!Tôi nói với ông Giám đốc Sở Di trú vàthuyết phục ông rằng người Canada cóthể vào Hoa Kỳ bằng giấy phép lái xe(Chúng tôi phải đổi máy bay tại Miamitrước khi tới Mexicô). Ông trả lời tôi,“Nếu máy bay dám liều với cha thì tôicũng dám liều để cha đi.” Rồi tôi nói vớihãng máy bay và họ trả lời: “Nếu Sở DiTrú dám liều cho cha đi, thì chúng tôicũng liều chở cha đi.” Và rồi tôi hướnglên Chúa thân thưa: “Chúa ơi, nếu

Chúa đang chuẩn bị tất cả nhữngchuyện liều lĩnh này...,” và sau đó tôi lênđường đi Miami.

Khi tới Maimi, mọi người xuất trìnhgiấy thông hành, giấy hộ khán và thẻ dulịch, trong lúc tôi chỉ có mỗi một bằng láixe. Nhân viên kiểm soát nhìn tôi chếdiễu, “Giấy tờ gì đây?” - “Đây là bằnglái xe của tôi. Đó là tất cả giấy tờ tùythân của tôi. Người Canada được phépvào Hoa Kỳ với bằng lái xe mà!” Ôngnhìn tôi thương hại và cho tôi đi qua.Khi nối đường bay đi Mexicô. Nhân viênquan thuế ở đây thông thạo luật nên tỏra tức tối với tôi, “Cha không thể vàoMexicô hay bất cứ nơi đâu như thế nàyđược. Cha cũng chẳng ngừng ở Miaminếu không có giấy tờ. Giấy phép của cha

chả có nghĩa lý gì cả. Ai cũng có thể làmđơn xin băng lái xe Canada được cả,nhưng không có nghĩa họ là ngườiCanada. Cha cần giấy căn cước để vàoHoa Kỳ chứ không phải bằng lái xe.Không bao giờ ai cho phép cha vàoMexicô được. Họ sẽ trả cha về thẳngđiểm khởi hành thôi.” Tôi đã lẫn lộngiữa thẻ căn cước và bằng lái xe, nhưngnhờ ơn Chúa tôi đã được phép dờiMiami.

Khi tới Mexicô, vấn đề còn nan giảihơn nữa. Lúc này tôi cầu nguyện vớiChúa, “Chúa ơi, xin Chúa làm ơn chemắt họ để đừng nhìn thấy những gì concó.”

Nhân viên quan thuế lúc đó đãng tríthật. Ông vừa mải mê uống càphê vừa

nói chuyện với đồng nghiệp. Ông chẳngquan tâm đến giấy tờ tôi trao cho ông.Ông đóng dấu và cho tôi đi qua. Và thựcsự tôi đã vào được Mexicô.

Chúa đã che mắt nhân viên thuếquan thực sự, nhưng trong khóa tĩnhtâm Ngài đã mở mắt cho một người phụnữ bị mù suốt năm năm. Chúa Giêsu làChúa của những việc không ai làm nổi.Sau khóa tĩnh tâm tại Monterey, chúngtôi cử hành Thánh Lễ cho bệnh nhân tạimột địa điểm lộ thiên. Khoảng 6.000người vây quanh bàn thờ ướt sũng dướicơn mưa tầm tã. Sau khi rước lễ, Chúachữa một người đàn ông bị điếc đã mấynăm do té ngã. Chúa đã giải thoát lưỡicho ông và ông bắt đầu hô to, “Hoan hôChúa, Hoan hô Chúa!” Mọi người đều

sửng sốt và sau đó ông lên máy vi âmlàm chứng.

Cùng lúc đó, hai người bất toại cũngđứng dậy và bước đi. Một trong haingười lên máy vi âm làm chứng choChúa, trong lúc linh mục quản nhiệmkhóc lên trong hân hoan. Nhiều linh mụcđồng tế cũng xúc động và chan hòanước mắt. Tôi vô cùng hạnh phúc và hôto, “Chúa Giêsu đang sống và quý vị làcác chứng nhân của Ngài!” Vừa rồi làbản tổng kết một số các hoạt động mụcvụ của tôi trong năm này. Có lẽ quý vịnói rằng tôi chỉ đề cập tới các khóa tĩnhtâm, nhưng đó là tất cả những trái timvà ơn gọi của tôi: rao giảng tình yêu vàlòng xót thương của Thánh Tâm ChúaGiêsu bất cứ nơi đâu tôi đi tới.

IIILa Romana, ngày 10 tháng 12, 1982Quý họ hàng và bạn bè thân mến,Tôi hy vọng mọi người đều khỏe

mạnh và tràn đầy niềm vui trong Chúa.Về phần tôi, chưa bao giờ tôi khỏe mạnhbằng lúc này và tôi hân hoan tận dụngsức khỏe Chúa ban cho tôi cách đây 10năm để phục vụ công cuộc rao giảng TinMừng của Ngài. Tôi đang nghĩ tới côngviệc viết cuốn sách nhỏ về các chứng từđể chia sẻ những gì tôi đã chứng kiếnsuốt 10 năm qua trong công cuộc canhtân này. Tôi không biết mình có đủ thờigiờ thực hiện được không, tuy nhiên, ýtưởng vẫn quanh quẩn trong đầu óc tôi.Tôi cố công viết và tôi muốn đặt đầu đề:

“Chúa Thánh Linh đã biến tôi thánhmột chứng nhân.”

Vào cuối tháng 11, tôi trở về từPolynesia thuộc Pháp. Đây là một trongnhững chuyến hành trình đẹp nhất trongđời tôi. Chưa bao giờ tôi thấy người dânở đâu thân thiện và sắp sẵn đón nhậnLời Chúa bằng ở đây. Thực là mộtchuyến đi tràn ngập vui tươi và chúclành của Chúa.

Đây là một trong những hình ảnhhiếu khách của dân chúng ở đây. Tôiđến phi trường Tahiti lúc 2 giờ đêm. sauchuyến đi dài 16 giờ từ Cộng hòaDominicana (hơn gấp đôi đi từDominicana qua Pháp). Thật ngạc nhiên,có khoảng 500 anh em canh tân đặcsủng đón tôi tại phi trường vào lúc 2 giờ

đêm chờ để trao vòng hoa cho tôi, ômhôn trên má và hát chào mừng. Họ hátbài “Alabare” (một bản thánh ca đặcsủng của Tây Ban Nha) với tất cả tâmtình. Họ choàng hoa lên cổ tôi nhiều đếnnỗi trông tôi rất dị hợm. Tôi cần đến cáicổ của con hươu mới được.

Khóa tĩnh tâm đầu tiên dành cho cácnhà lãnh đạo canh tân đặc sủng đến từkhắp các hòn đảo của Polynesia. Tất cảnói tiếng Pháp và có 220 người tham dự.Họ đến từ những hòn đảo xa xôi nhất vàchèo thuyền suốt ba ngày đến tham dựkhóa tĩnh tâm năm ngày. Tinh thần hysinh của họ thật tuyệt vời. Do đó khônglạ gì chúng tôi đã nhận được rất nhiềuơn phúc của Chúa. Một hình thức nàođó, tôi đang sống lại tại Tahiti những gì

đã xẩy ra tại Pimentel vào năm 1975.Các vị thừa sai Công giáo đầu tiên

tới vùng đất này vào năm 1832. Và lễ kỷniệm 150 năm đã được cử hành với cáccuộc tĩnh tâm rao giảng Tin Mừng trongcả giáo phận. Các cuộc tĩnh tâm của cácnhóm đặc sủng cũng nằm trong chươngtrình chung này.

Lòng quảng đại của người dân thểhiện ra bằng trăm ngàn cách: chưa baogiờ tôi tôi được tặng quà như ở đây.Người ta tặng tôi 18 áo sơmi, hai đôigiầy, một bộ đồ lớn mầu xanh thật lịchlãm, và còn nhiều thứ nữa. Lúc phải từbiệt lên đường, vali của tôi không cònchỗ chứa nữa, do đó cộng đoàn ngườiTrung Hoa tặng tôi một chiếc vali thậtlớn để có đủ sức chứa các tặng phẩm.

Hành lý của tôi lên quá 50 cân Anh vàtôi chẳng phải trả một đồng cưới phí.Làm sao tôi quên được quần đảo tôi đãgiảng thuyết tại đây trong một tháng?Người dân Tahiti đã mở rộng tâm hồnđón nhận Chúa Giêsu. Tôi đã giảng trênhai hòn đảo, đi thăm các cộng đoàn khácnhau, cử hành Thánh Lễ cho các anh chịem phong cùi và hội họp với các linhmục thừa sai.

Tuần lễ cuối cùng ở đây, ngày nàotôi cũng phải giảng và sau mỗi Thánh Lễchúng tôi cầu nguyện cho các bệnh nhântại một nhà thờ lớn với khoảng từ 3.000đến 5.000 đến tham dự. Thay vì các bàigiảng trong Thánh Lễ, chúng tôi mờicác người được Chúa chữa lành ngàyhôm trước lên làm chứng. Chứng từ

đánh động tôi nhất là người đàn ông mùhoàn toàn một mắt và mắt kia cũng gầnmù. Và như vậy ông phải đi giải phẫusớm. Trong Thánh lễ cầu cho bệnh nhân,ông nhìn thấy một tia sáng chói changchan hòa trong thánh đường, và sau đómắt ông được mở ra. Ông đã được Chúachữa lành.

Lúc tới đây cổ tôi được choàng đầycác vòng hoa và khi tôi sắp dời nơi đây,cổ tôi lại đầy các vòng vỏ sò. Khi tôibước vào máy bay, tiếng cọ sát của cácvỏ sò rổn rảng làm hành khách bật cười.Tôi chia sẻ các tặng phẩm này với giáodân trong cộng đoàn tôi tại La Romana.Thật vui tươi khi thấy người dân vùngCaribê lại đeo các vòng cổ và áo sơmicủa người dân Polynesia.

IVNgày 25 tháng 10 năm 1983Quý họ hàng và bạn bè thân mến,Tôi vừa từ Nam Tư trở về và muốn

chào thăm mọi người, cầu chúc ơn anbình và hân hoan của Chúa ở với mọingười. Tôi không nghĩ mình được phépim lặng trước những gì mình đã chứngkiến trong cuộc hành trình dài dẵng loanbáo Tin Mừng, bắt đầu ngày 18 tháng 8năm 1983 và kết thúc ngày 16 tháng 10năm 1983, ngày mừng lễ Thánh TêrêsaAvila.

Ngày 18 tháng 8, tôi đến Pháp thamdự cuộc họp mặt của các tổ chức Canhtân Đặc Sủng Pháp, được tổ chức tạiArs, gồm khoảng 4.000 người cùng tham

dự tuần lễ cầu nguyện, suy niệm và họchỏi trong niềm vui của Chúa. Thật làmột cuộc họp mặt tốt đẹp và tràn đầyhồng phúc.

Từ đó, tôi sang Nam Tư. Cùng đi vớitôi có cha Pierre Rancourt, ngườiQuébec và bác sĩ Philippe Madre, phótế, phụ trách cộng đoàn đặc sủng Liono f Judah tại Pháp. Căn cứ vào nhữngchứng từ và những hoa trái biểu lộ tínhxác thực, thì Đức Trinh Nữ đã hiện ra ởMedjugorje, Nam Tư truyền đạt sứ điệpkêu gọi hòa bình, sám hối và cầunguyện. Điều chắc chắn là giáo xứ củalinh mục Tomislav Vlasik đang trở thànhmột trung tâm đức tin và hành hương. Ởđây, rất nhiều người trở lại với Chúa.

Chúng tôi đã đến Medjugorje trước

Thánh Lễ 7 giờ chiều thứ ba. ChaTomislav mời chúng tôi đến đồng tế vớingài. Có hơn 3.000 người đến tham dựThánh Lễ. Mười hai linh mục ngồi ngoàitrời giải tội cho những hàng dài ngườichờ xưng tội. Đây chỉ là một buổi chiềutối bình thường. Vào các buổi chiềungày thứ bảy và Chúa Nhật có khoảngtừ 7.000 đến 8.000 người tham dự trongsuốt hai năm qua. Cuối lễ cha Tomislavnói với tôi: “Dù hôm nay chưa bắt đầucuộc tĩnh tâm, nhưng đã có nhiều kháchhành hương là bệnh nhân, cha có thểgiúp hướng dẫn một buổi cầu nguyệnđược không?"

Tôi vui mừng chấp nhận và nhờ mộtlinh mục thông dịch lời cầu nguyện củatôi sang tiếng bản xứ. Ngay đêm đầu

tiên, Chúa đã chữa lành các bệnh và họlên làm chứng vào cuối thánh lễ. Ngàyhôm sau, thứ tư, có khoảng 8.000 ngườitham dự Thánh Lễ. Tin tức từ đêm chữalành hôm trước được loan đi thật mauchóng. Cơ quan an ninh Cảnh sát bắtđầu tỏ ra quan tâm. Chúng tôi cầunguyện. Nhiều người được chữa lành vàtiếp tục lên làm chứng cho Chúa.

Ngày thứ năm có khoảng 14.000đến, nhưng chúng tôi... lại ngồi tù!

Chuyện xẩy ra như sau. Buổi sángchúng tôi nói chuyện với một nhómngười trẻ. Trước khi ngừng lại ăn trưa,chúng tôi cầu nguyện xin Chúa làm phéprửa trong Thánh Linh. Mọi người đềunhận được phép lành của Chúa. Một sốnhận được ơn nói tiếng lạ. Và niềm an

bình và hân hoan tràn ngập trong nhóm.Chúng tôi dời phòng họp và đi ăn

trưa. Cuối bữa ăn, có ba nhân viên AnNinh Quốc gia đến, mời chúng tôi đitheo họ, xuất trình giấy thông hành vànghe thẩm vấm. Chúng tôi bị câu lưu!Chúng tôi được đưa đến Citluk , mộtthành phố xa đó khoảng bẩy cây số.Chúng tôi bị đưa ra tòa vì tội trạng đãphá rối an ninh tại Nam Tư và đã giảngthuyết chưa có phép của chính quyền.Họ nhốt chúng tôi trong chiếc phòngnhỏ để chờ lệnh thượng cấp. Tôi vuimừng vì đã không đi Nam Tư một mình.Thực dễ dàng vào tù nếu có khoảng bangười như bạn. Chúng tôi ở đó suốt buổichiều. Thời gian lững lờ trôi qua vàchúng tôi không biết chuyện gì sắp xẩy

ra. Khoảng 5 giờ trời thật oi bức, chúngtôi xin nước uống. Họ bảo ở đây khôngcó nước.

Ngày hôm trước chúng tôi ăn chaybằng bánh mì và nước lạnh cầu cho hòabình thế giới, như thường lệ các linhmục, tu sĩ và các nhóm cầu nguyện tạiMedjugorje giữ chay như vậy mỗi ngàythứ tư. Tôi kín đáo chờ ngày thứ năm vìcó thể ăn uống trở lại bình thường,nhưng thứ năm đến rồi đó, nhưng chúngtôi lại chẳng có cả bánh mì và nước lạnhnữa!

Lúc 6 giờ 15 giáo xứ Medjugorje lầnchuỗi và chúng tôi cũng tham dự lầnchuỗi trong tù và kết thúc bằng bảnthánh ca Salve Regina (Kính chào NữVương). Một nhân viên cảnh sát tức tối

bước vào phòng và ra lệnh chúng tôiphải im lặng. Tôi đâu biết các tù nhânkhông được hát xướng, nhưng tôi cócảm tưởng nhân viên cảnh sát cảm nhậnđược niền vui và an bình.

Trên tường treo bức hình Thống chếTitô. Tôi nói Pierre Rancourt chụp tấmhình làm kỷ niệm cho chuyến đi NamTư. Tôi mủm mỉm cười và chỉ vào hìnhTitô như muốn nói, “Ông ta là tên tộiđồ!” Khi đèn chớp vừa lóe sáng, nhânviên cảnh sát chạy vào, mặt hầm hầmđòi chúng tôi trao máy hình. Tôi run lẩybẩy như đứa trẻ hư hỏng. Tôi mở máyhình ra để ánh sáng làm hư cuốn phim,như vậy tránh khỏi hoàn cảnh tệ hạihơn. Sau khi đã lục soát cặp của chúngtôi xong, chúng tôi được lệnh phải dời

khỏi Nam Tư trong 24 tiếng đồng hồhoặc ngồi vào tù trở lại.

Sáng hôm sau chúng tôi giã biệt cáclinh mục và nữ tu đã đối xử với chúngtôi quá tốt lành. Họ buồn lòng nhìn thấychúng tôi bị trục xuất. Chúng tôi ra đitrên chuyến hành trình Taxi dài 350 câysố tới Zadar. Hai khách hành hươngngười Mỹ đã trả $150 tiền chuyên chởcho chúng tôi. Zadar là thành phố nghỉmát nằm trên bờ biển Adriatic. Chúngtôi tiếp tục lên chuyến du thuyền lúc 9giờ đi Rimini, mước Ý và tới đây vào lúc6 giờ sáng ngày hôm sau. Từ đây chúngtôi lấy xe lửa đi Milan và sau đó đápmáy bay về Pháp. Chúng tôi đã phải xửdụng chuyến dời Nam Tư khá vất vả vìphải thời gian giới hạn trong 24 tiếng

đồng hồ và không còn cách nào kháchơn.

Quả thực Tin Mừng đã hứa trảchúng tôi gấp trăm, nhưng cũng hứachúng tôi phải bị bắt bớ hành hạ vì danhChúa Giêsu Kitô. Trong lá thư sau, tôisẽ viết về chuyến du hành đi Congo, nơichúng tôi đã cử hành lễ kỷ niệm mộttrăm năm nơi đây được rao giảng TinMừng. Nguyện cầu Chúa chúc phúclành cho tất cả mọi người.

VNgày 15 tháng 11 năm 1983Quý họ hàng và bạn hữu thân mến,Lá thư trong tháng qua tôi đã viết

về chuyến viếng thăm Nam Tư, giờ đâytôi muốn kể về chuyến hành trình đi

Châu phi và về một số những chuyện kỳlạ tôi đã chứng kiến.

Tôi dời Ba Lê ngày 19 tháng 9 với lộtrình đi ngang qua Zaire (xứ Congothuộc Bỉ trước kia) và tới Congo (xứCongo thuộc địa Pháp xưa kia). Tại đâytôi giảng Tin Mừng trong 15 ngày,trước khi trở về Zaire, nơi đây tôi đượccác linh mục Dòng Tên tiếp đón ân cần,nhất là cha Guy Verhaegen, một linhmục đặc trách về canh tân đặc sủng tạiđây. Chính ngài đã mời tôi tới đây giảngtĩnh tâm cho các người lãnh đạo tổ chứccanh tân.

Sau thời gian ngắn ngủi nghỉ ngơisau chuyến bay dài tám tiếng đồng hồ,tôi đến tòa đại sứ Congo tại Kinsharaxin cấp chiếu khán. Ngày hôm sau cầm

thông hành trong tay, tôi xuống tầubăng qua sông tới Brazzaville, thủ đôcủa xứ Congo. Chuyến đi chỉ mất có 10phút thôi.

Vừa tới Congo, tôi đi thẳng tớiLinzolo, một trung tâm Thánh Mẫu cáchxa thủ đô khoảng 20 cây số, nơi tổ chứckhóa tĩnh tâm đầu tiên ngoài trời kéodài bốn ngày. Hơn 3.000 người đã đếntham dự. Cha Ernest Kombo,S.J. tổchức khóa tĩnh tâm ra tiếp đón chúngtôi và sau đó tôi bắt đầu bài nói chuyệnđầu tiên với đề tài: “Niềm tin vào LờiChúa.”

Một quang cảnh thật tuyệt vời!Hàng ngàn người ngồi dưới đất, trênchiếu hoặc ghế lắng nghe Lời Chúa!Thật ý nghĩa khi cử hành kỷ niệm bách

chu niên công cuộc rao giảng Tin Mừngtại Congo và thập niên kỷ niệm canh tânđặc sủng như thế này. Tôi giảng hai bàibuổi sáng và một bài buổi chiều cùng vớibài giảng trong Thánh Lễ và buổi cầunguyện cho các bệnh nhân. Buổi chiềunhư thế chúng tôi tụ họp thật đông đảocầu nguyện đặc sủng, và Chúa ThánhLinh hiện đến ban nhiều đặc sủng chochúng tôi. Một buổi tối kia, chúng tôichầu Thánh Thể, dựng bàn thờ lộ thiênngay trước hang đá, từ 9 giờ tối đến nửađêm. Có những bài nói chuyện ngắn gọn,ca ngợi và cầu nguyện tự phát. TạiCongo tôi tìm thấy một đức tin mãnhliệt và thâm sâu mà tôi ít gặp thấy nhưthế trong các chuyến hành trình raogiảng Tin Mừng của tôi trên khắp thế

giới.Bạn hãy thử tưởng tượng bạn cần

đến tham dự một khóa tĩnh tâm dài bốnngày ngay giữa tuần lễ, với thiếu thốntiện nghi và bạn phải cố công vượt quakhi nằm dài ra ngủ trên chiếu dưới ánhsao, ăn uống bất cứ đồ gì bạn nhớ đemđi theo. Không ai đánh bại được lòng độlượng của Chúa và đây là thời điểm vinhquang của Ngài được thể hiện một cáchđặc biệt.

Chính quyền Congo đã theo Cộngsản trong tám năm qua. Khi xứ sở nàyvừa hoàn thành xong nền độc lập, chếđộ dân chủ mới khai sinh mau chóng sụpđổ và người Cộng sản lên nắm chínhquyền. Năm 1977 Tổng thống Cộng sản,ông Ngouabi bị ám sát và một người

Cộng sản khác tự tôn mình lên làm tổngthống. Bốn ngày sau cảnh sát đến thămĐức Hồng Y Emile Biayenda tạiBrazzaville và đòi ngài đi theo họ đểthẩm tra. Từ đó không ai còn nhìn thấyngài nữa. Mọi người đều kể cho tôi nghengài là vị chủ chiên phi thường vớinhững tài năng xuất sắc.

Cách đây hai năm Giáo Chủ GioanPhaolô II đã viếng thăm Zaire cử hànhThánh Lễ ngoài trời tại thủ đô. Dânchúng kéo đến tràn đầy hoan hỉ. Từ đấychính quyền của Đại tá Denis Sassou cốcông cải thiện bang giao với Giáo hội vàđây là dịp đặc biệt đáng kể được phépcử hành lễ kỷ niệm bách chu niên raogiảng Tin Mừng.

Chính nhờ những hoàn cảnh thuận

thảo này, vị Giám mục hiện nay củaBrazzaville đã mời tôi giảng 15 ngàytĩnh tâm cho đại chúng. Chưa bao giờtôi được chứng kiến nhiều người đượcChúa chữa lành như tại Congo. Chỉ cómột địa danh sánh ví được với Congo,theo quan điểm các dấu lạ đi kèm theocông việc rao giảng Tin Mừng, đó làPolynesia thuộc Pháp, nơi tôi đã đếngiảng tĩnh tâm suốt ba tuần lễ trong nămvừa qua. (Cũng là dịp kỷ niệm công việcrao giảng Tin Mừng). Các dấu lạ tạiCongo còn mãnh liệt và đầy ngạc nhiênhơn.

Chúng tôi đọc trong Isaia: “Hãyhoan lạc, hỡi sa mạc và vùng đất cạnkhô!

Nơi hoang vu cũng hãy hân hoan,

hãy trổ hoa như huệ lan...Chúng sẽ thấy vinh quang Giavê,Ánh huy hoàng của Thiên Chúa ta

thờ.Hãy bổ sức cho những bàn tay rã

rời,Hãy tăng cường cho những đầu gối

bùn rủn, Hãy bảo những người hốthoảng:

Can đảm lên, đừng sợ!Này đây Thiên Chúa của các ngươi

đến...Bây giờ mắt kẻ mù sẽ mở, tai người

điếc sẽ thông.Bấy giờ kẻ què quặt sẽ nhảy tựa

hươu nai,Lưỡi ngươi câm cũng sẽ reo hò...”Is 35:1-6).

Trong một ít ngày vắn vỏi, chúng tôiđã nhìn thấy tất cả những dấu hiệu kỳdiệu thể hiện giữa những con ngườinghèo khổ nhất. Chúa đã làm kèm theocác lời cứu độ đủ loại dấu hiệu và cácviệc kỳ lạ. Nếu chúng ta tin Chúa, thìquả thật Tin Mừng của Ngài đang thểhiện thực sự và hiệu lực ngày hôm nay.

Đêm đầu tiên chúng tôi ở tạiLinzolo, tôi nhận được lời trí tri khiđang cầu nguyện cho các bệnh nhân:“Có một người đau đớn dữ dằn nơi chânphải. Anh bị què chân và bước đi rất khókhăn. Lúc này anh đang rùng người vàcảm thấy một sức nóng mãnh liệt nơicẳng chân. Chúa đang chữa lành anhđấy. Đừng sợ hãi. Anh đang được chữakhỏi. Nhân danh Chúa Giêsu, anh hãy

đứng dậy và đi.” Im lặng một lúc lâu.Không ai trong hàng ngàn người độngđậy. Chẳng ai hiểu được tiếng Pháp, vìthế cha Kombo thông dịch sang tiếngbản xứ. Thình lình một chàng thanh niêntrạc 28 tuổi đứng lên và bắt đầu nhảynhư con nai. Chân anh còn bị băng. Anhđã phải khổ sở với cái cẳng chân phảinày trong nhiều năm khiến không thểlàm việc được. Chân phải anh còn bịbăng bó khi anh đứng lên trước mặt mọingười, nhưng giờ đây anh vĩnh viễnkhông còn bước đi khập khiễng nữa.Mọi người bắt đầu vỗ tay ngợi khenThiên Chúa. Tất cả đã nhìn thấy “vinhquang của Giavê” bùng nổ trước mắtmọi người trong trận mưa rào các việcchúc phúc và chữa lành trên vùng đất

hạn hán tàn phá.Ngày hôm sau chúng tôi nghe được

các chứng từ và rất nhiều người lên làmchứng. Chẳng hạn một người mù đãđược phục hồi nhìn lại được và cảm tạChúa giữa công chúng vì quà tặng đôimắt của ông. Tuy nhiên, chúng tôi ngạcnhiên nhiều nhất trong ngày thứ hai mộtem bé gái trạc 10 tuổi bị điếc và câm từlúc mới chào đời, đã được chữa lành.“Rồi tai những người điếc sẽ đượcthông suốt... và lưỡi người câm hát bàica hân hoan chúc tụng Chúa.” Một embé gái, chưa bao giờ nghe được tiếngđộng trong đời em nên em rất hoảng hótkhi nghe thấy bài hát tạ lễ. Em bắt đầula hét rồi lấy hai ngón tay bị tai và ú téchạy. Từ từ em bình tĩnh lại.

Sáng hôm sau người mẹ dẫn em lạitràn trề hân hoan đến thăm chúng tôi đểchúng tôi có thể chứng thực em đã đượckhỏi bệnh. Chúng tôi nói một lời bằngtiếng Pháp và em lặp lại rõ ràng. Em saysưa khi có thể lặp lại những gì chúng tôiđang nói với em. Tương tự như dậy đứatrẻ tập nói, “Má” và “Ba.” Các tin đồnvề ơn chữa lành gây tiếng vang vàchẳng mấy chốc vang tới thủ đô. Vàomỗi buổi chiều sau Thánh Lễ, chúng tôidành ra thời gian nghe các chứng từ.Con số người tham dự đông lên và leotới con số hơn 5.000 vào cuối khóa tĩnhtâm. Họ ngồi la liệt trên đất đàng trướchang đá Đức Mẹ Vô Nhiễm để lắng ngheLời Chúa. Không bao giờ tôi quên đượckhóa tĩnh tâm tại Linzolo. Đó mới chỉ là

những gì khởi đầu.Ngày Chúa Nhật chúng tôi cử hành

Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tạiVương Cung thánh đường. Vì con sốngười tham dự đông hơn 2.000 người, dođó chúng tôi phải cử hành thánh lễ ngoàitrời. Rõ ràng Chúa muốn chứng thực lờiNgài là chân lý như Ngài đã nói vớingười bất toại trong Tin Mừng: “Đểchứng thực cho các người biết rằng ConNgười có quyền uy tha tội trên trái đất,Ta truyền lệnh cho anh: hãy đứng dậy,vác chõng mà về đi!” (Lc 5:24). Sau khichúng tôi cầu nguyện cho các bệnhnhân, một người đàn ông bị bệnh bánthân bất toại đã tám năm không thể tựmình xê dịch được, Chúa đã chữa lànhông. Một lời trí tri mời ông đứng dậy.

Trước sự ngạc nhiên của bao người, ôngđứng dậy và bước về phía bàn thờ.Trước máy vi âm, ông khóc nức nở vàcảm tạ Chúa. Ông đã được Chúa chữalành.

Hai ngày sau chúng tôi tổ chức khóatĩnh tâm cho các linh mục và nữ tu tạiBrazzaville. Mỗi ngày chúng tôi cửhành Thánh Lễ trong các thánh đườngkhác nhau để các bệnh nhân tới thamdự. Thánh lễ đầu tiên cử hành tại nhàthờ Thánh Phêrô và hàng người đếntham dự. Tôi giảng về “Bí tích ThánhThể, nhiệm tích Chữa Lành.” Chúa đãxác minh sự hiện diện của Ngài tronglúc dâng Mình Thánh bằng cách chữalành hai người tàn tật. Một phụ nữ 35tuổi được khiêng tới Thánh Lễ trên một

cái cáng. Chị bị bại liệt và nằm bẹp trêngiường đã hai năm rưỡi. Chúa đã chữalành chi sau lúc Rước Lễ. Tôi cầm lấytay chị và giúp chị từ từ bước lên ba bậctam cấp. Vừa bước tới bàn thờ, lòngtràn đầy hân hoan, chị bắt đầu nhẩymúa. Quần chúng cùng hân hoan reo vuivới chị.

Cùng lúc đó, một người đàn ông bấttoại khác được gia đình đem tới, cũngmột mình đứng dậy và từ từ bước lênbàn thờ. Hôm đó Chúa chữa lành đủ loạibệnh. Một lần nữa Chúa nói với dân củaNgài,

“Hãy bổ sức cho những bàn tay rãrời

Hãy tăng cường cho bàn tay bủnrủn.

Hãy bảo những người hốt hoảng:Can đảm lên và đừng sợ hãi!Này đây, Thiên Chúa của các ngươi

đang đến...”Ngày thứ ba, chúng tôi cũng chẳng

thể cử hành Thánh lễ trong thánh đườngđược nữa. Chúng tôi đưa nhau ra sânvận động nhà xứ Thánh Anna chứađược khoảng 15.000 người. Lúc 3 giờchiều, sân vận động tràn ngập người tớitham dự. Chúng tôi phải đóng cổng lại.Đức Tổng Giám mục và nhiều linh mụccùng đồng tế trong Thánh Lễ. Tôi giảngvề các dấu hiệu Chúa Giêsu đã tỏ ra chocác môn đệ của ông Gioan đến hỏi Ngài:“Có phải Ngài là đấng sẽ đến hay chúngtôi còn phải chờ đợi nhân vật nàokhác?” Chúa Giêsu trả lời họ: “Các ông

hãy về báo cho Gioan biết mọi điều mắtthấy tai nghe: người mù được sáng, kẻquè được đi, người phong cùi được sạchvà kẻ điếc được nghe... Tin Mừng côngbố cho người nghèo khổ” (Lc 7:20, 22).

Sau khi cầu nguyện cho các bệnhnhân, thần lực Chúa Thánh Linh đụngchạm rất nhiều người và những ngàysau đó nhiều người tiếp tục lên làmchứng. Chứng từ tôi ghi nhớ nhất đó làmột em nhỏ vừa câm vừa điếc từ bẩmsinh, đã được chữa lành trong sân vậnđộng. Cha em là giáo sư trườngBrazzaville, ngay đêm hôm ông bỏ đảngvà mời bạn bè tới nhà mở buổi liên hoanđể cảm tạ Chúa đã chữa lành cho em.Sáng hôm sau ông đến văn phòng trungương nơi ông đã gia nhập Đảng Cộng

sản, tay cầm thẻ đảng ông nói: “Tôikhông cần thẻ này nữa. Thiên Chúa hiệnhữu. Ngài đã chữa lành con tôi.”

Từ đây các phản ứng bắt đầu xuấthiện trong chính quyền. Cơ quan Anninh Quốc gia chóng mặt vì nhữngchuyện vừa xảy ra. Một đêm kia, mộtviên chức chính quyền, tương tự nhưông Nicôđemô, kín đáo đến báo cho tôiđang có nhiều chuyện bàn tán bất lợitrong Đảng cầm quyền. Cơ quan Anninh Quốc gia đang bắt đầu gầm gừ.Ông nói với tôi, “Cha hãy thận trọng,Lênin đang lâm nguy.” Chúng tôi cườivui và chẳng nghĩ nhiều về chuyện đónữa. Hôm sau ông trở lại nói, “Có nhiềuđảng viên nói chuyện với nhau Mác đanghấp hối.” Kể từ đó, khắp nơi, cơ quan

mật vụ theo dõi rình rập chúng tôi.Những ngày sau đó, chúng tôi đáp

máy bay đi Punta Negra, cách thủ đô700 cây số và ghé qua Loutete cũng trênlộ trình này. Trong suốt 10 năm thi hànhmục vụ chữa lành, chưa bao giờ tôi đượcchứng kiến phép lành của Chúa đổxuống trên cộng đoàn như khi tôi cửhành Thánh Lễ đầu tiên cầu cho bệnhnhân tại Punta Negra. Người què đượcđi, người câm nói được và người mùđược nhìn thấy.

Chúng tôi ghi lại tất cả các chứng từđể chọn ra một số nói trên máy vi âm.Có hơn 100 người được chữa lành trongThánh Lễ đầu tiên này! Thực là một lễkỷ niệm bách chu niên mừng Chúa hiệndiện đầy tình xót thương con người,

“Những người nghèo khổ tán dươngĐấng Thánh của Israel.”

Một trong những chứng từ gây ảnhhưởng lớn lao nhất, đó là trường hợpmột mục sư Tin Lành được chữa lành vìchứng bệnh bại liệt cách đây mấy năm.Vừa khi Thánh lễ bắt đầu, ông đến đâybằng xe taxi và được đặt ngồi vào ghế.Thiên Chúa là cha chân lý và muốn cáccon cái của Ngài về gặp mặt nhau tronghòa hợp yêu thương. Trong lúc cử hànhThánh Thể, Chúa chữa lành ông mục sư.Đó thực là một cuộc đại kết, một đườnglối Cha chúng ta đang thực hiện!

Ngày hôm sau chúng tôi ông mục sưlên làm chứng tá. Ông tự đứng dậy vàkhông phải nhờ ai dìu dắt. Ông từ từtiến lên máy vi âm và cảm tạ Thiên

Chúa với đầy tâm tình biết ơn. Quý vịcó thể tưởng tượng được chúng tôi vuimừng như thế nào không? Dầu chochúng tôi mừng vui khôn tả như thế,nhưng tôi đã mệt nhoài. Lý thuyết Cộngsản bảo rằng Thiên Chúa đã chết rồi,nay bị phản chứng vì muôn vàn dấu hiệucũng như những việc kỳ diệu nói lênChúa Giêsu vẫn còn đang sống.

Giờ đây chúng tôi đã hoàn thànhcông việc, ngoại trừ Thánh lễ bế mạc tạivận động trường có sức chứa khoảng40.000 người. Tôi thực sự kiệt sức vànói với cha Kombo tôi sẽ dậy trễ sánghôm sau. Tuy nhiên, chưa kịp lên giườngngủ thì tôi lại phải tiếp một đám kháchchả thích thú tí nào cả. Ba nhân viên Anninh Quốc gia đến hỏi tôi, nhưng không

phải muốn tôi cầu nguyện cho họ. Tôiđược mời đi thẩm tra. Tôi thầm nghĩ lạisắp sửa lên đường nữa rồi. Câu chuyệnNam Tư lại tái diễn nữa rồi!

Các cha Dòng Tên đang ở với tôikhông muốn tôi đi với cảnh sát vào đêmkhuya một mình. Tôi hình dung lại câuchuyện vị Hồng Y đã dời nhà vào banđêm một mình với các nhân viên mật vụ,và sau đó chẳng bao giờ trờ về nữa.Trước mắt, các cha Martin, Kombo vàmột linh mục nữa quyết định đi theo tôivề trụ sở công an. Tôi nhận ra mình đãlà tù nhân mất rồi. Tôi bị tố giác là đãnhập cảnh bất hợp pháp. Theo họ, giấythông hành của tôi còn thiếu một condấu. Vì thiếu một con dấu nên theo họphỏng đoán theo lý luận kỳ cục của

người Cộng sản, tôi đã nhập cảnh vàoCongo vào ban đêm hoặc bằng thuyềnhoặc bằng bơi lội.

Họ thẩm vấn tôi không ngừng để cốcông làm tôi ăn nói mâu thuẫn với chínhmình. Thật rõ ràng lý do bắt tôi cũng yhệt như tại Nam Tư. Lý thuyết củangười Cộng sản ngược ngạo lại tất cảnhững gì tôi đã rao giảng và kèm theo lànhững dấu hiệu kỳ diệu Chúa ban chotôi để minh xác lời Ngài, dầu cho tôichẳng đụng chạm gì tới chuyện chính trị.Tôi chẳng còn mỉm cười được nữa khinhìn thấy họ run sợ và bối rối trước mộtChúa Giêsu mà họ đã được nhồi sọ làNgài đã chết rồi. Họ quá thận trọng đếnđộ tôi có cảm tưởng thực sự họ đang tinrằng Ngài đã sống lại rồi.

Trong cuộc thẩm vấn dài hai tiếngrưỡi đồng hồ, họ đi xa đến nỗi hỏi tôixem tôi có thói quen nói dối không! Họcòn hỏi Vatican có chứng thực mục vụcủa tôi không? Một chính quyền Cộngsản đang dòm ngó xem mục vụ củachúng tôi có tinh tuyền không! Ba chaDòng Tên cũng bị thẩm vấn. Trong lúchai linh mục khác đang bị tra hỏi, tôi bắtđầu nói chuyện khôi hài với cha Kombovà về mục vụ chữa lành nữa. Cha cườikhoái trí, nhưng các nhân viên an ninhbực mình khi thấy chúng tôi vui cườihạnh phúc và bắt chúng tôi ngồi vào haigóc phòng như trừng phạt tụi con nítvậy. Chuyện không được phép tỏ ra vuitươi trong phòng giam chỉ làm chúng tôibật cười thêm mà thôi.

Quá nửa đêm, chúng tôi bị muỗi ănthịt tươi chúng tôi. Tôi quyết định phảilàm chuyện gì đó mà trước đây tôi chưatừng làm. Tin Mừng bảo chúng tôi phảicầu nguyện cho những ai vu cáo và hànhhạ chúng tôi (Mt 5:44), vì thế tôi lầnchuỗi cầu nguyện cho các nhân viêncảnh sát. Năm giờ sáng, chúng tôi trở vềnhà của các cha Dòng Tên, nhưng họtịch thu giấy tờ và canh chừng chúngtôi. Tôi bị cấm không được xuất hiện nơicông cộng nữa. Tôi được nhắc nhỏ sẽ lênthẩm vấn vào chiều thứ hai.

Tôi nằm xuống và cố gắng ngủ đôichút. Tôi thức giấc lúc ba giờ chiều.Vừa lúc bước ra khỏi giường tôi nhậnđược tín điệp của Chúa làm sáng tỏ vấnđề hơn. Những lời sau đây vang dội

trong tôi như lời tiên tri: “Sau khi đã vuihưởng tưng bừng ngày Lễ Lá, conkhông nghĩ đến đã đến lúc phải bướcvào Tuần Thánh đấy sao?” Tôi trả lời:“Chúa ơi, quả thật như vậy, nhưng conhy vọng chúng con chưa tiến đến ngàyThứ Sáu Tuần Thánh.” Tất cả kế hoạchcủa họ chỉ là ngăn chặn cuộc biểu dươngđức tin được sắp xếp vào chiều thứ haivà thứ ba tại vận động trường. NgườiCộng sản rất lo ngại trước các dấu lạđiềm thiêng chứng minh hoài hoài vớidân chúng Congo rằng Tin Mừng là xácthực, Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chúa vàkhông có ai khác ngoài Chúa Giêsu làĐấng cứu độ.

Quý độc giả muốn có cuốn sách"Chúa Giêsu đang sống hôm nay" để

tặng thân hữu như một công tác tôngđồ, xin liên lạc với chị Nguyễn NgọcThuý của Chương trình Phát thanh GiờHồng Ân. Phone:(714)-839-3457

Giá bán: 10 usd, cộng thêm tiềncước phí 3 usd.

Quý vị cũng có thể đặt mua cuốn CD"Ngài Đã Gọi Họ", một cuốn bănggiảng thuyết hấp dẫn gồm 4 CD, do Linhmục Tiến Lộc và Giáo sư Trần DuyNhiên thực hiện.

Giá bán: 20 usd, cộng thêm tiềncước phí 3 usd.

Xin gửi chi phiếu về Nguyễn NgọcThuý, P.O. Box 4165, Garden Grove,CA 92840.