130
1

Chươ vg trìh Thời S Hàng Tu - michaelpdo.commichaelpdo.com/wp-content/uploads/2018/04/ThoiSuHangTuan_4.pdf · sát và làm bị thương ba cảnh sát khác. Chúng tôi thấy

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

2

Chương trình Thời Sự Hàng Tuần Phát thanh hàng tuần từ 8 đến 9 giờ tối (giờ Central)

thứ Bảy, và đuợc phát lại từ 4:30 đến 5:30 sáng Chủ Nhật và từ 2 đến 3 giờ chiều ngày thứ Ba

Trên Đài Phát Thanh Việt Nam Quý vị có thể nghe trực tiếp trên website của đài

http://daiphatthanhvietnam.com hay nghe qua điện thoại ở số:

(360) 398-4225 / (605) 475-8008

Tất cả các bài có đăng trên trang web: http://michaelpdo.com/category/weeklynews/

3

Mục Lục

TSHT ngày 6 tháng 1, 2018. 5

Dân chúng nổi dậy ở Iran - Hết Tàu, đến Nga bán dầu cho Bắc Hàn - Hoa Kỳ bớt tốn cả tỷ đô la

giúp các nước Liên Hiệp Quốc - Căng thẳng với Pakistan – Baltimore: kỷ lục mới các vụ giết

người - Cuối năm cháy, đầu năm lại cháy - Denver, phóng uế tự do – California: Tiểu bang che

chở cho di dân bất hợp pháp - Newsweek lại loan tin sai - Việt Cộng lập đạo quân Cyber War

TSHT ngày 13 tháng 1, 2018 14

Nữ Tổng Thống Oprah Winfrey? - Fire and Fury: Inside the Trump white House - Manafort kiện

ông Mueller - Thượng Viện đòi điều tra hình sự tác giả của Trump Dossier - Hồi hương 200

ngàn người Salvador - Những điểm quan trọng trong chính sách di dân mới đây - Liệu hai nước

Bắc và Nam Hàn có thuận thảo không? - Tranh chấp quyền lợi tại Việt Nam.

TSHT ngày 20 tháng 1, 2018 23

Phe tả moi móc về sức khỏe của Tổng Thống Trump! - Steve Bannon và Robert Mueller - Tài

khoản hoạt động của chính phủ bị giữ làm con tin - Mỹ cắt viện trợ cho Palestine - Lùng bắt đàn

bà Tàu sinh con ở Mỹ - Tập Cận Bình khuyến cáo Hoa Kỳ! - Trung Cộng đưa tiềm thủy đỉnh vào

vùng biển tranh chấp với Nhật Bản - Trung Cộng quay qua gây hấn Taiwan

TSHT ngày 27 tháng 1, 2018 31

Nghị sĩ Dân Chủ làm reo - Vụ điều tra Tổng Thống Trump xoay chiều - Tham vọng lãnh đạo thế

giới của của Trung Cộng - Sơ lược lịch sử Trung Hoa thời cổ đại - Tại sao Trung Hoa ưa gây chiến tranh? - Tham vọng của Trung Hoa - Xâm Nhập Á Chau, Phi Châu, Hoa Kỳ.

TSHT ngày 3 tháng 2, 2018 40

Thông Điệp đầu năm của Tổng Thống Hoa Kỳ - Phản ứng của phía Dân Chủ - Lại chuyện di dân

- Tại sao đảng Dân Chủ cương quyết bảo vệ di dân bất hợp pháp? - Vụ FBI, Bộ Tư Pháp càng rối

rắm. - Tưởng California chơi sộp, ai ngờ cũng nghèo! - Tin khoa học đáng mừng - Ma tuý nhập

từ Trung Cộng - Biểu tình phản đối văn hoá vận của Việt Cộng - Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn

đấu tranh về giáo dục.

TSHT ngày 10 tháng 2, 2018 49

Bản Memo của Dân biểu Nunes - Đạo luật FISA - Nội dung bản Memo - Diễn biến - Phản ứng

của phe Dân Chủ - Ngân quỹ của đảng Dân Chủ chỉ có 400 ngàn đô la - Dẹp tiệm Viện Khổng

Tử ở Florida - Các Bộ Trưởng các nước Đông Nam Á e ngại về hoạt động của Trung Cộng - Thế

Vận mùa đông Pyeongchang.

TSHT ngày 17 tháng 2, 2018 57

Vài tin vắn trong và ngoài nước - Thảm sát Mậu Thân: 50 năm - Tội ác của Việt Cộng - Công lý

ở đâu? - Bọn Dreamers dọa sẽ rời Mỹ - Tin Thế Vận Mùa Đông Pyeongchang - Thể tháo gia

người Mỹ gốc Á - Có chuyện buôn bán các bộ phận con người không?

4

TSHT ngày 24 tháng 2, 2018 66

Cập nhật tin Thế Vận Hội - Cơ quan điều tra bị điều tra - Những vụ bắn súng giết người hàng

loạt tại Mỹ - Bắn súng tại trường học - Cội nguồn của bạo lực - Đài truyền hình CNN bị lật tẩy -

Chiến sự vùng Trung Đông

TSHT ngày 3 tháng 3, 2018 74

Thương tiếc nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Thêm chi tiết vụ nổ súng ở Florida - Chuyện không vui

của các vị Dân Chủ - Thị Trưởng Oakland bảo vệ bọn bất hợp pháp - Chicago phát thẻ căn cước

cho di dân bất hợp pháp - Thành phố “Công Xã Nhân Dân” - Liberal tấn công chữ nghĩa - Bản

Memo của phe Dân Chủ - Tập Cận Bình làm Tổng Thống suốt đời - Tham nhũng trên thế giới.

TSHT ngày 31 tháng 3, 2018 82

Sinh hoạt Úc Châu.- Chuyện trong tuần - Chuyện gián điệp Nga - Chuyện di dân - 45 năm ngày

Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam. - Nhiều Quận Hạt ở California chống đối tình trạng bao che di

dân bất hợp pháp của Tiểu Bang.

TSHT ngày 7 tháng 4, 2018 88

Thiết bị gián điệp ở vùng Thủ Đô - Mỹ gửi quân đội đến biên giới - San Diego chống lại Tiểu

Bang Bao Che - Chính phủ cấm chuyển tiền ra nước ngoài - Amazon trốn thuế - Rút quân ở

Syria? - Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng - Bê bối trong Hải Quân Mỹ - Phát hiện

xác chiếc phi cơ Malaysia MH370

TSHT ngày 14 tháng 4, 2018 95

Kỷ niệm buồn tháng 4 - Nỗi lo của Đảng Cộng Hoà - Chuyện cô tài tử phim con heo Stephanie

Clifford - Ba tiểu bang đồng ý gửi Vệ Binh ra biên giới - Mỹ và Bắc Hàn ngôn ngữ bất đồng -

Assad lại giết dân mình - Đại nạn của các cựu Tổng Thống - Mỹ trừng phạt nhiều viên chức cao

cấp Nga - Chiến Hạm Mỹ thách đố Trung Cộng

TSHT ngày 21 tháng 4, 2018 103

Chiến sự ở Syria - James Comey viết sách nói xấu Tổng Thống Trump - Cuộc gặp gỡ giữa Tổng

Thống Trump và Thủ Tướng Abe - Tổng Thống Trump xét lại việc gia nhập TPP - Dân Bắc Hàn

đang lâm nạn đói - Mẫu Hạm của Trung Cộng chỉ là thứ hàng mã - Thị Trưởng London đòi kiểm

soát luôn cả dao - Hoa Kỳ trục xuất 70 di dân gốc Việt phạm pháp

TSHT ngày 28 tháng 4, 2018 112

Khủng bố ở Canada - Lại một tên tâm thần khác - Chức Bộ Trưởng Ngoại Giao của ông Mike

Pompeo được thông qua - Việc bổ nhiệm Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh cũng bị trở ngại - Tổng

Thống Pháp Macron thăm Hoa Kỳ - Bắc Hàn nhượng bộ - Biển Đông đã về tay Trung Cộng -

Thụy Điển và di dân Hồi

Bài đọc thêm: Hiểm họa mất nước vào tay Trung Hoa đã rõ ràng và cận kề. 120

5

Thời Sự Hàng Tuần ngày 6 tháng 1, 2018

Dân chúng nổi dậy ở Iran

Đã 36 năm từ khi cuộc cách mạng Hồi Giáo lật đổ vua

Reza Pahlavi rồi lập nên một chính quyền độc tài mang

tính chất thần quyền do Khomeini lãnh đạo năm 1979,

Iran trở thành thù địch của Mỹ. Ngày 4 tháng 11, 1979,

sinh viên Iran tấn công toà Đại sứ Mỹ, bắt giữ 52 người

làm con tin và chỉ thả ra sau hơn một năm giam giữ do sự

can thiệp của Tổng Thống Reagan.

Với dân số Hồi Giáo chiếm 99.4%, nước Hồi Giáo này

có một chế độ chính trị hà khắc đè bẹp mọi quyền tự do, đàn áp ngược đãi phụ nữ. Họ cũng áp

dụng những hình phạt đối với nghi can và người phạm tội dã man không thua gì bọn khủng bố

ISIS.

Nhưng thứ Năm tuần qua, dân chúng Iran đã nổi dậy bắt đầu từ tại thành phố Mashhad khi

người ta bất mãn vì lạm phát, giá cả tăng vọt và nạn tham nhũng rồi dẫn đến sự biểu lộ quan

điểm chống lại sự độc tài chính phủ. Cuộc nổi dây tràn qua nhiều thành phố khác như Hamedan,

Rasht và Karaj. Đã có các nhóm nổi lên ở ngay thủ đô Teheran. Trên mạng xã hôi, có những lời

kêu gọi tiến hành nổi dậy ở 50 thành phố và thị trấn. Những người biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ

đối với lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, là người nắm hết quyền hành ở Iran từ năm

1989. Nhiều người hô to khẩu hiệu “Giết chết tên độc tài”. Có vài đoạn video cho thấy bom

xăng, lựu đạn đã được dùng tới. Một thiếu nữ đứng trên bục ngoài đường phố tháo bó chiếc khăn

trùm đầu (headscalf) truyền thống bắt buộc đối với phụ nữ Iran để tỏ sự phản đối. Tối thứ Hai,

những người biểu tình đã tấn công vào các đồn cảnh sát. Đã có những vụ đụng độ căng thẳng tại

trung tâm thành phố Qahderijan giữa lực lượng an ninh và người biểu tình khi những người này

đang cố gắng chiếm cứ đồn cảnh sát mà một phần đã bốc cháy. Không nghe báo cáo vể tổn thất

nhân mạng tại đây. Dân chúng còn đốt 4 nhà thờ Hồi Giáo tại nhiều làng ở quận Savadkuh

County phía Bắc Iran hôm thứ Hai.

Tại thành phố Kermanshah ở phía Tây Iran, người biểu tình nổi lửa đốt một đồn cảnh sát

công lộ. Tại trung tâm thành phố Najafabad, người biểu tình đã dùng súng săn bắn chết một cảnh

sát và làm bị thương ba cảnh sát khác. Chúng tôi thấy có nhiều khẩu hiệu tôn vinh cựu hoàng

Pahlavi. Ông vua mất ngôi hiện nay 57 tuổi, đang sống lưu vong tại thành phố Bethesda, Tiểu

Bang Maryland.

6

Phản ứng của chính quyền

Phiá chính quyền tuyên bố sẽ không nhượng bộ, không khoan thứ đối với những người biểu

tình. Họ đã ban hành lệnh hạn chế những việc chuyển, nhận các messages qua cell phone và

ngay cả internet di động cũng bị cấm.

Những ngày biểu tình vừa qua dẫn đến sự đàn áp của cảnh sát và quân đội làm cho 22 người

chết và hàng trăm người khác bị bắt giữ trong đó hình như có người cầm đầu cuộc nổi dậy. Musa

Ghazanfarabadi, người đứng đầu hệ thống toà án Iran cho hay những người biểu tình bị bắt sẽ

được đưa ra xử sớm, và những người cầm đầu sẽ bị buộc tội danh “moharebeh” -- một từ ngữ

Islamic chỉ những người gây chiến chống lại Thượng Đế -- Tội danh này có án phat tử hình..

Thứ Trưởng Nội Vụ Hossein Zolfaghari cho biết có 90% người bị bắt là thanh niên dưới 25

tuổi. Điều này cho thấy thế hệ thanh niên đang phải chịu đựng khó khăn về kinh tế và sự thiếu

hẳn các thứ tự do về phương diện xã hội. Dù là một cường quốc sản xuất dầu hoả, nhưng do việc

tham gia vào chiến sự tại Iraq và Syria, cũng như đối đầu với Saudi Arabia, Iran lâm vào tình

trạng thất nghiệp với tỷ lệ 29% trong năm 2017.

Tổng Thống Hassan Rouhani hôm Chủ Nhật đã lên truyền hình kêu gọi bình tĩnh, ông nói

rằng dân Iran có quyền phê bình nhưng không thể gây bạo loạn.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Iran Javad Zarif cũng nói như luận diệu Cộng Sản rằng dân Iran đuợc

hưởng quyền biểu tình ôn hoà, nhưng Iran sẽ không để cho bọn xấu xâm nhập lợi dụng quyền

này để gây bạo loạn và phá hoại. Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao Iran thì cáo giác có bàn tay của

kẻ thù (ám chỉ Mỹ, Israel và Saudi Arabia) đàng sau những vụ nổi dậy.

Bà Haley bác bỏ điều này mà cho rằng dân chúng Iran đang khao khát tự do, Bà kêu gọi

những người yêu tự do trên thế giới hãy ủng hộ chính nghĩa của dân Iran. Bà Nikki Haley cho

hay Hoa Kỳ có ý định sẽ đề nghị triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên

Hiệp Quốc về vụ này. Nhưng phải có đủ túc số tối thiều những hội viên của hội đồng đề nghị thì

mới mở cuộc họp được.

Hôm thứ ba, Tổng Thống Trump cũng gửi ra mấy hàng nói rằng dân Iran đang phản ứng

chống lại sự tàn bạo và tham nhũng của chính quyền. Họ cần thực phẩm và nhân quyền. Hoa Kỳ

đang hướng về họ.

Nga, là đồng minh thân cận của Iran trong cuộc chiến ở Syria, thì lên tiếng phản đối sự can

thiệp của ngoại quốc vào nội tình Iran. Ngược lại, Turkey thì tỏ ra ủng hộ sự nổi dậy.

Tổng Thống Pháp Macron trong khi nói chuyện với Tổng Thống Iran Hassan Rouhani, đã

kêu gọi ông này nên tự chế ngự. Có thể cuộc viếng thăm của Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp đến

Iran sắp tới sẽ bị đình hoãn.

Đây là cuộc nổi dậy lớn nhất từ sau năm 2009. Vào năm đó, có cuộc biểu tình rất lớn, thu hút

hàng triệu người chống lại sự tái đác cử của Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad. Hậu quả là có

30 người bị chết và hàng ngàn người bị bắt giam. Trước đó nữa là cuộc nổi dậy năm 1979 gọi là

Cách mạng Islamic.

Các viên chức Mỹ lo ngại những người dân biểu tình ít có hy vọng lật đổ được chính quyền.

Mong sao cuộc nổi dậy thành công để lần nữa tác động

vào phong trào đấu tranh ở Việt Nam mà đã hai lần lỡ dịp

sau sự sụp đổ của Liên Sô năm 1990 và cuộc cách mạng

hoa lài ở Trung Đông và Bắc Phi năm 2010.

Hết Tàu, đến Nga bán dầu cho Bắc Hàn

7

Tuần trước vệ tinh chụp được ảnh các chiếc tàu của Trung Cộng đang bán dầu cho các tàu

của Bắc Hàn; thì tuần này, lại có bằng chứng Nga cũng vi phạm quyết nghị của Hội Đồng Bảo

An Liên Hiệp Quốc qua những việc làm tương tự.

Theo báo cáo, trong tháng 10 và 11, có ít nhất ba lần tàu của Nga đã chuyển dầu cho Bắc

Hàn. Thông Tấn Xã Reuter cho biết trong tháng 9, tàu Bắc Hàn nhận dầu trực tiếp từ Nga sau đó

chở dầu này về Bắc Hàn.

Bộ Ngoại Giao Nga bác bỏ tin tức rằng họ đã bán dầu cho tàu bè Bắc Hàn. Họ quả quyết

rằng Nga thi hành đúng đắn và đầy đủ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Hàn. Nghị

Quyết mới của Liên Hiệp Quốc áp đặt một sự trừng phạt gắt gao hơn qua việc ngăn cấm đến

90% nguồn cung cấp dầu xăng cho Bắc Hàn.

Tuần này, Kim Jong Un lại lên tiếng đe doạ khi nới rằng, chiếc nút bấm phóng bom nguyên

tử đang nằm sẵn trên bàn làm việc của anh ta. Tổng Thống Trump đáp trả ngay bằng cách nói

rằng ông cũng có cái nút, nhưng bự hơn, mạnh hơn và có hiệu quả hơn. Có lẽ ông cũng nên cho

anh Ủn biết rằng cái nút của Mỹ thì nằm ngay trong túi quần ông Trump rồi!

Tuy nhiên có dấu hiệu mềm mỏng giữa Nam Hàn và Bắc Hàn vào thời điểm sắp diễn ra Thế

Vận Hội mùa đông ở Seoul vào ngày 9 tháng 2 sắp tới. Tin cho hay Kim Jong Un tỏ ý muốn gửi

đoàn lực sĩ tham dự thế vận.

Riêng ông cựu ChủTịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân Mỹ thì cho là thời điểm rất cận kề

với cuộc chiến nguyên tử.

Hoa Kỳ có thể bớt tốn cả tỷ đô la giúp các nước Liên Hiệp Quốc

Ngửa tay nhận tiền người ta mà đi ngược quyền lợi

người ta. Đó là vô ơn! Rộng tay ban phát cho người để rồi bị

người chống lại, đó là khờ dại!

Cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc nhằm chống lại hành

động của Tổng Thống Trump khi thừa nhận thủ đô

Jerusalem của Do Thái đã cho thấy có 128 nước đã không đi

với Mỹ trong vụ này. Bà Nikki Haley đã điểm mặt họ và

Tổng Thống Trump dã có quyết định bước đầu là cắt bớt tài

trợ cho các nước đó. “They take hundreds of millions of

dollars and even billions of dollars, and then they vote against us. Well, we‟re watching those

votes. Let them vote against us. We‟ll save a lot. We don‟t care.”

Xin nhắc lại năm ngoái Hoa Kỳ góp cho Liên Hiệp Quốc 8 tỷ đô la trong đó có phần đóng

góp với tư cách hội viên (Hoa Kỳ đóng góp đến 22% ngân sách của Liên Hiệp Quốc), số tiền còn

lại là cho hàng chục tổ chức, chương trình của Liên Hiệp Quốc trên khắp thế giới.

Thử lảm một bài toán sau để thấy nếu Tổng Thống cắt bớt tài trợ cho 128 nước, thì Hoa Kỳ

sẽ lợi bao nhiêu, và các nước nào sẽ bị thiệt thòi:

Trang web USAid.gov ghi rành mạch trách nhiệm mà Hoa Kỳ phải gánh vác về tài chánh cho

từng nước trong năm 2016, thì với sự cắt tài trợ này sẽ dành lại cho Hoa Kỳ hơn 24 tỷ đô la.

(trong 1 năm đó). Liệt kê một lúc 128 nước thì dài quá, chúng tôi chỉ nêu ra các nước nhận nhiều

nhất và con số tổng cộng mà thôi.

Trong năm 2016, Hoa Kỳ có trách nhiệm chi cho 128 nước chống lại mình tổng cộng số tiền

là $24,485,383,599 (24.5 tỷ), chia trung bình, mỗi nước nhận $205,795,526 (gần 206 triệu).

8

Năm nước nhận nhiều nhất (trên 1 tỷ) là: Iraq $5,280,379,380; Afghanistan

$5,060,306,050; Egypt $1,239,291,240; Jordan $1,214,093,785; Ethiopia

$1,111,152,703. Kế đó là: Syria $916,426,147; Pakistan $777,504,870; Ghana $724,133,065;

Nigeria $718,236,917, Tanzania $628,785,614; South Africa $597,218,298; Mozambique

$514,007,619;

Những nước còn lại nhận dưới 500 triệu. Trung Cộng cũng hưởng $42,263,025, Nga nhận

$17,195,004, Việt Nam nhận $157,611,276

Đa số các nước nhận nhiều là các nước Hồi Giáo. Có 9 trong số 128 nước là không nhận xu

nào của Mỹ.

Lại căng thẳng với Pakistan

Trong cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ coi Pakistan là

đồng minh, dù là thứ đồng minh bất trắc. Vừa rồi Tổng Thống

Trump đã tweet ra một câu tố cáo Pakistan. Ông viết: “Mỹ đã ngu

khờ mà viện trợ cho Pakistan 33 tỷ đô la trong 15 năm qua. Họ

trả lại những gì ngoài sự nói láo và lừa dối; coi chúng ta như

những kẻ ngu. Họ mở cửa an toàn cho bọn khủng bố mà chúng ta

truy đuổi ở Afghanistan. Họ chẳng giúp gì chúng ta. Phải chấm

dứt thôi.” (The United States has foolishly given Pakistan more

than 33 billion dollars in aid over the last 15 years, and they have given us nothing but lies &

deceit, thinking of our leaders as fools. They give safe haven to the terrorists we hunt in

Afghanistan, with little help. No more!)

Lời tố cáo này làm cho nước này nổi cơn thịnh nộ. Bộ Trưởng Ngoại Giao Pakistan Tehmina

Janjua, đã triệu tập Đại sứ Mỹ David Hale để phản đối. Ông nói rằng Pakistan không làm gì

thêm được nữa (do no more), và Tổng Thống Trump cũng không còn (no more) quan trọng gì

với họ. Ông cho rằng vì thất bại ở Afghanistan mà Tổng Thống Trump quay ra đổ lỗi cho

Pakistan. Phiá Pakistan cho rằng họ đã trả một giá khá đắt với sự hy sinh xương máu của 70 ngàn

người vừa dân vừa quân trong thời gian 16 năm qua. Họ chua chát nói rằng Hoa Kỳ khi cần thì

đem ra xài, khi hết cần thì vứt bỏ.

Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pakistan từ năm 2002 với hy vọng họ sẽ là một đồng minh chống lại

Taliban. Nhưng thời gian 15 năm qua, Hoa Kỳ nhiều lần thất vọng sâu xa vì Pakistan không thật

lòng tích cực. Họ để cho bọn khủng bố an toàn ở những vùng giáp biên giới với Afghanistan.

Ngay tên Usama Bin Laden cũng nương náu an toàn ở thành phố nhỏ Abbottabad phía bắc của

Pakistan cho đến khi bị toán SEAL 6 của Mỹ đột kích giết chết.

Không phải chỉ có Tổng Thống Trump, mà các hành pháp trước đây cũng đều có một cách

nhìn như vậy về Pakistan. Hoa Kỳ nhiều lần cáo buộc Pakistan đi hàng hai, vừa đồng minh với

Mỹ vừa bao che cho mạng lưới khủng bố Taliban. Nhưng lần này thì Tổng Thống Trump đã nói

ra thẳng thừng, không che đậy bằng các mỹ từ ngoại giao.

Vài bằng chứng về việc Pakistan không thật lòng: (1) Tuần trước, họ để tự do cho tên Hafiz

Saeed, một tên mà Hoa Kỳ liệt vào danh sách khủng bố, được tổ chức một cuộc tụ họp ở

Rawalpindi, nơi có tổng hành dinh quân đội Pakistan. (2) Ngày Dec. 29, báo New York Times

loan tin rằng Pakistan từ chối không trao cho Mỹ một tên khủng bố có chân trong mạng lưới

Haqqani, là một thành phần của Taliban. Hoa Kỳ biết tên này có thể cung cấp tin tức về những

công dân Mỹ và Úc bị bắt làm con tin ở Kabul năm 2016.

9

Tổng Thống Trump đang dự tính sẽ giữ lại số tiền 255 triệu đô la dành cho quân đội

Pakistan. Còn ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Session thì đang tính chuyện tước bỏ tư cách đồng

minh của Pakistan trong khối NATO. Hoa Kỳ cũng có thể sẽ gia tăng hoạt động do thám bằng

máy bay không người lái trên vùng của bọn chiến binh khủng bố nằm trong lãnh thổ Pakistan.

Tuy nhiên, hiện nay thì Pakistan vẫn còn là cần thiết với Hoa Kỳ, vì đó được xem là hành

lang không vận mà Hoa Kỳ dùng để chuyển quân và tiếp liệu vào Afghanistan. Pakistan cũng

chia sẻ với Hoa Kỳ nhiều tin tức tình báo. Gây sự với Pakistan sẽ đưa đến một sự trả thù bất lợi

cho quyền lợi của Mỹ. Ngược lại, Pakistan cũng phải cần đến sự ủng hộ của Hoa Kỳ để vay tiền

từ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) để ổn định kinh

tế. Ngoài ra Hải Quân và Không Quân Pakistan cũng lệ thuộc vào sự giúp đỡ kỹ thuật của Hoa

Kỳ.

Baltimore lập kỷ lục mới các vụ giết người

Trong số 50 thành phố trên thế giới có mức độ cao nhất

năm 2016 về những vụ giết người, Hoa Kỳ có 4 thành phố.

Đó là: Saint Louis, thứ 14, 188 vụ, tỷ lệ 60.37 trên 100 ngàn

dân; Baltimore, thứ 26, 318 vụ, tỷ lệ 51.14 trên 100 ngàn

dân; New Orlean thứ 34, 176 vụ, 45.17 trên 100 ngàn dân;

và Detroit, thứ 36, 302 vụ, 44.6 trên 100 ngàn dân. Danh

sách 50 thành phố này, chỉ có 1 ở Nam Phi, Hoa Kỳ ở Bắc

Mỹ, còn lại 48 thành phố kia là ở Trung và Nam Mỹ. Cao nhất là Caracas, Venezuela 4308 vũ

giết người, tỷ lệ 130.35 trên 100 ngàn dân.

Tại sao danh sách 50 thành phố trên không có Chicago mà chúng tôi đã loan báo tin trong hai

tuần trước về mức độ tội phạm cao? Đó là vì bảng liệt kê này tính theo tỷ lệ tội phạm so với dân

số mà Chicago thì đông dân (khoảng 2.8 triệu) nên với con số vụ giết người 658 trong năm qua,

tỷ lệ chỉ ở mức 31%. Detroit và Baltimore dân số chỉ trên 600 ngàn nên tỷ lệ cao.

Năm qua, 2017, Baltimore với dân số 615 ngàn, lại “vẻ vang” tiến lên một kỷ lục mới về 343

vụ giết người liên quan đến buôn bán ma túy, tức 56 vụ trên 100 ngàn dân.

Ba Thị Trưởng Catherine Pugh trong ngày cuối năm, phải thú nhận đây là một vấn đề nhức

nhối nhất. Bà Pugh vừa đuợc bầu được đúng một năm ,thay thế bà Stephanie Rawlings-Blake, là

người đã đương đầu với đám da đen làm loạn sau vụ Freddie Gray năm 2015 mà đã nảy sinh ra

phong trào Black Lives Matter. Cả hai tân cựu thị trưởng đều là da đen và thuộc đảng Dân Chủ.

Nguyên nhân?

Người ta viện dẫn ra 1001 nguyên nhân dẫn đến việc

phạm pháp. Một trong những nguyên nhân là việc thủ đắc

vũ khí bất hợp pháp. Kế đó là việc sử dụng các chất ma túy.

Người ta cũng đổ lỗi cho hệ thống xã hội như công lý tội

phạm (criminal justice) và sự thiếu những cơ hội cho công

dân. Rồi có người lại cho rằng tại Baltimore, có sự phân biệt

rõ rệt giữa khu vực có dịch vụ du lịch ở Inner Harbor và

những khu giàu có như Canton và Mount Vernon đối chiếu

với những khu vực nghèo đói kinh niên của thành phố.

10

Donald Norris, Giáo sư tại Đại Học University of Maryland Baltimore County thì đổ lỗi cho

cảnh sát vì từ sau vụ Freddie Gray, đã tỏ ra không còn mẫn cán tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ

trị an. Họ né tránh đến các khu vực da đen để khỏi bị rắc rối và cả nguy hiểm đến tính mạng. Xin

nhắc lại trong vụ Gray, có 6 cảnh sát đã bị đưa ra toà với những buộc tội gay gắt của bà công tố

Marilyn Mosby cùng lúc với những bạo động trên đường phố kéo dài hàng tháng.

Nhưng điều không thể chối cãi là các vụ phạm pháp, giết người ở Baltimore hay các thành

phố khác đều có liên quan đến các băng đảng và ma túy.

Để quý thính giả có một khái niệm rõ hơn về mức độ tội phạm, chúng tôi liệ kê sau đây 10

thành phố ở Mỹ có tỷ lệ dân da đen cao nhất:

City Total

population Rank Percentage

Detroit, MI 713,777 1 82.7

Jackson, MS 173,514 2 79.4

Miami Gardens, FL 107,167 3 76.3

Birmingham, AL 212,237 4 73.4

Baltimore, MD 620,961 5 63.7

Memphis, TN 646,889 6 63.3

New Orleans, LA 343,831 7 60.2

Flint, MI 102,434 9 56.6

Montgomery, AL 205,764 8 56.6

Savannah, GA 136,286 10 55.4

Saint Louis (Missouri) có 49.2%, nên không nằm trong danh sách 10 thành phố này.

Mức độ cao của các vụ phạm pháp ở Baltimore không phải là chuyện mới. Nó đã là chuyện

thường tình từ hàng chục năm qua. Năm 1993 có 353 vụ giết người, tức 49 vụ trên 100 ngàn dân.

Năm nay tỷ lệ này là 56 trên 100 ngàn dân.

Patrick Sharkey, nhà Xã hội học ở Đại Học New York đã miêu tà thành phố Baltimore như là

một nơi có một nhu cầu cấp bách nhất để giữ cho các khu vực dân cư không bị rã đám và giữ cho

cư dân không bỏ cuộc vì nản lòng và lo sợ.

Bà Thị Trưởng Pugh, hứa rằng trong năm nay sẽ đặc biệt chú trọng việc giảm tội phạm,

tuyển mộ thêm nhân viên cảnh sát, cải thiện những khu vực dân cư mà từ lâu bị quên lãng. Bà

đoan chắc trước một cuộc tập họp để tưởng niệm những nạn nhân của các vụ phạm pháp rằng bà

sẽ làm cho Baltimore trở thành một thành phố an toàn nhất tại Mỹ!

Cuối năm cháy, đầu năm lại cháy

Ngày cuối năm, một đám cháy đã xảy ra tại một khu

chung cư ở Bronx, thành phố New York làm 12 người bị

chết cháy, trong đó có 9 trẻ em còn nhỏ tuổi. Đây là vụ

cháy lớn nhất tại New York City từ hàng chục năm nay.

Vụ cháy lớn nhất ở New York xảy ra năm 1990 (lại cũng

ở Bronx) từ một hộp đêm, làm chết 87 người.

Nguyên nhân là do một đứa trẻ lên ba nghịch lửa tại

bếp ga trong nhà trong khi mẹ nó đi ra khỏi chung cư

với hai đứa con khác.

11

Do bà mẹ lúc đi ra không đóng cửa laị, lửa lan nhanh ra hành lang và ào qua các cầu thang.

Chỉ trong phút chốc, ngọn lửa từ tầng trệt đã toả ra bao trùm hết toà nhà chung cư, chặn hết các

lối thoát chính. Nhiều người phải trèo xuống thoát thân qua các đường phụ trơn trợt và lạnh cóng

vì lúc đó New York đang có tuyết. Có 16 người bị thương trong vụ này.

Rồi cũng ở khu vực Bronx này, sang ngày thứ Ba, 2 tháng 1, 2018, một vụ cháy lớn lại xảy ra

lúc 5:30 sáng. Lửa bắt cháy từ một tiệm bán đồ furniture tầng dưới cùng của một building 4 tầng

mà ba tầng trên là apartment cho thuê. Trong vụ này có khoảng 20 người bị thương nhưng may

mắn không ai thiệt mạng.

Vụ cháy lớn nhất ở New York xảy ra năm 1990 (lại cũng ở Bronx) từ một hộp đêm, làm chết

87 người.

Đa số cư dân ở hai chúng cư nơi xảy ra vụ cháy là người gốc Phi Châu, một số khác là dân

gố Latino.

Denver, khỏi lo chạy tìm rest room.

Từ nay, những người ở Denver khỏi lo bị kẹt lúc mắc

tiểu hay chột bụng mà tìm không ra nơi giải quyết. Vì khi

thấy cần thiết, quý vị có thể thoải mái tụt quần ngồi xuống

xổ bầu tâm sự bất cứ nơi đâu mà không bị cảnh sát bắt đưa

ra toà vì phóng uế nơi công cộng.

Thứ Hai tuần qua, Hội Đồng Thành Phố Denver đã bỏ

phiếu thông qua một quyết định không truy tố hình sự

(decriminalize) một số tội danh trong đó có tội nằm trên lối

đi tư nhân hay công cộng, lang thang và ỉa bậy, đái bậy nơi công cộng.

Các thành viên Hội Đồng Thành Phố và những người tranh đấu cho quyền di dân cho rằng họ

phải bảo vệ cộng đồng các di dân ở Denver không gặp những hậu quả bất ngờ vì những chuyện

nhỏ này. Mark Silverstein, Giám đốc Pháp Lý của tổ chức American Civil Liberties Union ở

Colorado cho hay rằng nhiều khi chỉ vì một vi phạm nhỏ mà những người dân này có thể bị phạt

tù cả năm, và với đám di dân bất hợp pháp, thì việc phạt tù này cũng đưa đến việc trục xuất họ.

Sau khi việc phóng uế nơi công cộng không còn là phạm pháp, Phòng Thương Mại Denver

sẽ đặt tên lại cho thành phố là “Mile High Pile City.”

Tại các thành phố khác ở Hoa Kỳ, luật bắt buộc chủ chó phải dọn dẹp ngay các thứ do thú

cưng phóng uế. Nhưng Pháp thì không. Quý vị từng nghe những du khách đi Paris than phiền

đạp cứt chó trên vỉa hè! Bây giờ thì khi du lịch Denver, hãy cẩn thận vì phải đạp lên nước tiểu và

phân người còn kinh tởm hơn phân chó đấy.

Và cũng từ quyết định này, người ta có thể xách lều cắm trại ngay bất cứ đâu mà không lo

cảnh sát đến quấy rầy! Một buổi sáng nào bạn mở cửa ra sân sẽ thấy một anh vô gia cư nào đó

cắm lều nằm trên drive way nhà bạn, gác chân đọc tờ báo buổi sáng của bạn!

Nhưng cũng cần nói rõ hơn, trước đây các vi phạm luật lệ của thành phố sẽ bị ra toà phạt tù

đến 1 năm và phạt tiền đến $999. Nhưng theo luật mới của thành phố thì một số vi phạm sau đây

được xếp và loại nhẹ, chỉ bị tối đa 60 ngày giam và không bị phạt tiền: Ngồi hoặc nằm nơi có

chủ quyền người khác (the public right-of-way), cắm trại không được phép nơi công cộng hay

đất tư nhân, lang thang, vi phạm luật giời nghiêm, phóng uế nơi công cộng, ăn mày trên đường

phố hay highway.

Denver là một thành phố bao che di dân bất hợp pháp, chống lại lệnh của Tổng Thống Trump

về di dân.

12

Tiểu Bang Colorado là Tiểu Bang đầu tiên tại Mỹ hợp pháp hoá việc sử dụng marijuana để

giải trí (vài Tiểu Bang khác chỉ chấp nhận sử dụng để điều trị).

California chính thức trở thành Tiểu bang che chở cho di dân bất hợp pháp.

Ngày đầu năm 1/1/2018, Thống đốc Jerry Brown của Tiểu bang California đã tuyên bố

California chính thức trở thành “tiểu bang che chở” (Sanctuary State) đầu tiên của Hoa Kỳ, sau

khi dự luật về việc này được ký thành luật hồi tháng 10 và bắt đầu có hiệu lực.

Với luật này, cảnh sát sẽ không được phép truy

hỏi người ta về tình trạng di trú có hợp pháp hay

không. Cảnh sát cũng bị cấm phối hợp với các cơ

quan cưỡng chế liên bang để bắt người bất hợp pháp.

Tiểu bang có khoảng 2.3 triệu người nhập cư bất hợp

pháp, đa số từ Mexico.

Ông Jerry Brown là một Thống Đốc thưộc đảng

Dân Chủ. California là tiểu bang thành trì của Dân

Chủ, nơi đây bà Hillary Clinton đã hơn phiếu ông Trump rất nhiều. California cũng là nơi các

phong trào tả khuynh, liberal rất mạnh.

Mới đây, vào tháng11, 2017, tên di dân bất hợp pháp Jose Garcia Zarate bắn chết cô Kate

Steinle tại San Francisco đã đuợc toà án xét vô tội. Việc này gây phẫn nộ trong quần chúng Hoa

Kỳ.

Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Session coi luật mới của California là một mối nguy cho sự an toàn

xã hội và cũng gây khó khăm cho nhân viên cưỡng chế. Ông Thoma Homan, Giám Đốc cơ quan

Di Trú và Quan Thuế thì cho rằng các chính trị gia ở California chỉ nghĩ về quyền lợi chính trị

của họ hơn là an toàn xã hội khi tạo cho bọn tội phạm nơi ẩn náu.

Newsweek lại loan tin sai

Tuần san Newsweek là một trong số những tờ báo về thời sự nổi

tiếng lâu đời ở Mỹ. Nhưng nó cũng không tránh khỏi phong cách tả

khuynh của ngành truyền thông dòng chính. Tuần trước Newsweek

đưa lên hàng đầu tin Đệ Nhất Phu Nhân Melanie Trump ra lệnh hạ

cây hoa ngọc lan Jackson lịch sử trồng tại sân của toà Bạch Cung

gần 200 năm nay. Với tựa đề “Melania Trump orders removal of the

near-200-year-old tree from the White House,” tờ báo gây một ấn

tượng xấu rằng bà Melanie Trump đã ra lệnh làm một việc xoá bỏ di

tích lịch sử. Trong bài báo, họ đã không nói đền việc nhiều cố vấn

đã đề nghị chặt bỏ cây này vì nó có thể bật gốc hay ngã xuống bất

cứ lúc nào và gây thương vong cho những người đi qua đó. Cây lan

già nua này từ lâu phải được trì lại bằng các cột và dây chằng để

khỏi đổ xuống.

Giám đốc truyền thông của bà Trump là Stephanie Grisham than phiền rằng báo Newsweek

có thành kiến và chống phá hành pháp Trump và đệ nhất phu nhân khi loan một bản tin thiếu

trung thực, che đậy sự thật. Bà giải thích rằng các ký giả thường đứng dưới gốc cây này mỗi khi

trực thăng Marine One cất cánh hay hạ cánh. Việc loan tin của Newsweek này làm cho lòng tin

của người dân Mỹ vào giới truyền thông càng ngày càng mai một đi.

13

Dan Gainor, Phó Chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông cho rằng giới truyền

thông dường như thấy thích thú trong một cuộc đối đầu không cần thiết chống lại Tổng Thống

Trump, nên họ cứ phải tìm ra một chuyện gì đó, hoặc nếu không thì cũng bịa ra một tin nào để

tấn công Tổng Thống Trump.

Báo Newsweek sau đó đã có sự thay đổi nội dung bài báo nhưng vẫn giữ nguyên nhan đề cũ.

Ngay phóng viên NBC Tom Winter cũng phê bình rằng việc làm của báo Newsweek là

misleading (lọc lừa), không đóng góp chút gì để bảo vệ uy tín giới truyền thông. Phóng viên

Yashar Ali của HuffPost dùng chữ BS để nói về báo Newsweek và cho rằng với một bài báo

ngắn chỉ có 250 chữ, thì không có lý do gì biện minh cho sự sai trái của mình được.

Trong năm 2017, báo Newsweek đã phải sửa sai đến 20 lần so với hơn 50 lần sai trong năm

2016. Vì số lượng độc giả sa sút, báo phải bán với giá rẻ mạt $1 mỗi cuốn vào năm 2010 (các

báo khác tương tự giá từ $3.5 đến $5)

Việt Cộng thành lập đạo quân Cyber War

Tự do báo chí, tự do ngôn luận là thứ cấm kỵ trong chế độ Cộng Sản. Trước đây, họ có thể

tịch thu hay kiểm soát các máy phát thanh, truyền thanh, báo chí… Nhưng trong thời đại internet

thì mọi người dễ dàng truyền thông cho nhau bất cứ tin tức gì từ khắp nơi trên thế giới, với một

tốc độ nhanh như ánh sáng.

Vì thế, Việt Cộng phải tìm đủ mọi cách để ngăn chặn luồng thông tin này du nhập hay luân

lưu trong quốc nội. Biện pháp ngăn chặn nào rồi cũng bị phá vỡ bởi những chương trình càng

ngày càng tinh vi.

Hiện nay, nhà cầm quyền VC đang khai triển một đạo quân 10 ngàn nhân viên cho một đơn

vị có danh hiệu 47, tham gia vào cuộc chiến Cyber nhằm chống lại những diều mà họ coi là quan

điểm phản động trên các phương tiện internet. Đó là theo lời của Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ

Nhiệm Cục Chính Trị Quân Đội Cộng Sản do báo Tuổi Trẻ đưa ra.

Việc tiết lộ về đơn vị 47 này đi theo sau khi chính phủ Việt Cộng gây áp lực với YouTube và

Facebook để họ hủy bỏ những đoạn video hay những account mà nhà cầm quyền Cộng Sản cho

là gây phương hại đến uy tính của các cấp lãnh tụ cũng như truyền đạt những quan điểm chống

lại đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm qua, theo yêu cầu trên, Facebook đã xóa bỏ 159 accounts trong khi YouTube thì bỏ đi

4500 đoạn video. Quốc Hội bù nhìn của Việt Cộng đang thảo luận một đạo luật về an ninh trên

mạng trong đó sẽ bắt buộc các công ty kỹ thuật phải lưu trữ hồ sơ tại những servers ngay trong

nước.

Vì chưa đủ trình độ kỹ thuật, Việt Cộng phải mở cửa mời gọi các công ty ở Silicon Valley;

Trong khi đó Trung Cộng thì ngăn chặn hết cả Facebook, Google, Twitter để mở đuờng cho các

công ty của họ như WeChat, QQ, Baidu Inc. và Weibo Corp.

Giới trẻ tại Việt Nam ở tuổi dưới 35 tuổi, chiếm đến 60% dân số là một lực lượng đông đảo

cho những hoạt động internet. Có đến 60% giới trẻ có những hoạt động trên mạng.

14

Thời Sự Hàng Tuần 13 tháng 1, 2018

Sau khi bị nạn cháy dữ dội kéo dài cả tháng chưa kịp hoàn hồn, thì tuần này người dân vùng

Santa Barbara lại chịu thêm nạn đất lở do lượng mưa nhiều thấm vào đất các khu đồi núi. Đất đồi

sạt lở chôn vùi nhiều khu gia cư. Con số người chết đến nay là 17, cộng thêm cũng khoảng con

số này mất tích chưa tìm ra.

Nữ Tổng Thống Oprah Winfrey?

Oprah Winfrey, 63 tuổi, là một phụ nữ da đen rất thành công và giàu có.

Bà ta là chủ một talk show mang tên The Oprah Winfrey Show từ năm 1986

đến 2011, sau đó làm chủ một thương vụ Harpo Production và Oprah

Winfrey Network. Sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở vùng quê thuộc

tiểu bang Mississippi, bà đã chửa hoang từ năm 14 tuổi, rồi ở với một người

mà bà gọi bằng cha (?) cho đến khi kiếm được một việc đọc tin trên đài phát

thanh địa phương. Sau này, nổi tiếng nhờ talk show được nhiều người ái

mộ, bà trở thành người phụ nữ da đen giàu nhất không những tại Hoa Kỳ

mà khắp thế giới với tài sản chừng 3 tỷ đô la. Bà ta giàu đến độ một lần

trong khi du lịch, chú chó cưng bị bệnh, bà ta thuê bao nguyên một phi cơ với giá hàng trăm

ngàn đô la chỉ để chở chú chó đi trị bệnh.

Winfrey là người đảng Dân Chủ, yểm trợ tích cực cho Barack Obama. Nhờ bà ta, Obama có

được hàng triệu phiếu bầu trong hai kỳ tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 và 2012.

Oprah cũng có đóng vài phim từ năm 1985 và từng được đề cử tranh giải thưởng diễn viên

phụ xuất sắc.

Về đời tư, Oprah chưa hề kết hôn mà chỉ sống với bạn tình Stedman Graham mà dự định

thành hôn vào năm 1992 đã không thành. Nhưng họ vẫn còn chung sống với nhau.

Đầu năm nay, Oprah Wnfrey trở thành phụ nữ da đen đầu tiên được trao giải Quả Cầu Vàng

mang tên nhà làm phim nổi tiếng Cecil B. DeMile. Tài tử da đen đầu tiên được giải này là

Sydney Poitier.

Trong khi nhận giải tối Chủ Nhật 7 tháng 1, Oprah đã đọc một bài diễn văn với những lời lẽ

hùng hồn mang tính chất chính trị nhiều hơn về nghệ thuật. Bài diễn văn đề cập đến tình trạng

quấy nhiễu tình dục và phong trào có tên là #MeToo.

Nhiều người đã tung hô bà Winfrey và gợi ý bà sẽ là Tổng Thống tương lai của Hoa Kỳ, là

điều mà chính bà ta cũng chưa có ý định rõ ràng. Anh bồ của bà là Stedman Graham còn nói

rằng dân chúng sẽ quyết định, và bà ta sẽ chắc chắn nghe theo. Những người liberal coi như đã

liệt kê tên bà ta ở thứ hạng 11 trong danh sách những ứng cử viên Dân Chủ cho mùa bầu cừ

2020.

15

Đài NBC sau khi tweet ra một câu hoan hô Tổng Thống tương lai Oprah Winfrey, bị phản

ứng chê trách của khan giả, phải xin lỗi và bào chữa rằng cái tweet đó là do một nhân viên mà

họ mướn đã đưa tin ra!

Liệu Oprah có hy vọng gì không?

Sau khi Hillary Clinton bị tiêu tan sự nghiệp chính trị do nhiều tai tiếng và có thể phải trả giá

rất đắt cho những hành vi phạm luật của bà trong quá khứ, Đảng Dân Chủ còn bà Elizabeth

Warren mà thấy cũng không sáng giá gì mấy. Nay họ nhìn vào Oprah Winfrey như một ngôi sao

có thể đoạt chức của Tổng Thống Trump ba năm tới!

Việc những người nổi tiếng trong ngành giải trí được ưa chuộng để thành công khi tranh cử

không phải hiếm tại Mỹ.

Tổng Thống Ronald Reagan trước khi là Thống Đốc California (1967-1975) và Tổng Thống

Hoa Kỳ (1981-1989) cũng xuất thân từ một tài tử điện ảnh, chuyên đóng vai cow boy. Thống

Đốc California Arnold Schwarzenegger trước đó chỉ nhờ là một anh lực sĩ có thân hình đẹp để

được mời đóng loại phim action. Đặc biệt lạ lùng hơn nữa là anh lực sĩ này dân gốc nước

Austria, mới đến Mỹ khoảng giữa thập niên 1980, nói tiếng Anh còn ngọng nghịu. Thế mà năm

2003 đã được bầu là thống đốc một tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ.

Còn nói về kinh nghiệm chính trường, thì Obama và Tổng Thống Trump có kinh nghiêm gì

đâu? Nhưng một bên thì ăn nói hấp dẫn mà chẳng làm được trò trống gì; một bên thì cư xử vụng

về, nhưng đã tỏ lòng vì quyền lợi đất nước.

Vì thế, việc Oprah Winfrey có định ra tranh cử trong năm 2020 thì cũng chẳng lạ gì. Nhưng

theo thăm dò thì có 56% ái mộ bà này về cá nhân, nhưng trên 67% lại tỏ ý không chấp nhận bà

này là Tổng Thống Hoa Kỳ trong tương lai!

Riêng nhận xét cá nhân, chúng tôi nhìn thấy bà này cũng như đa

số những người trong lãnh vực giải trí, đa số là có khuynh hướng

liberal, có cuộc sống riêng tư rất bê bối. Họ đều có những mâu thuẫn

nên rất khó tin được về những lời tuyên bố ngoài miệng của họ.

Trong ấm ảnh chụp với ông Harvey Weinstein, là người bị cả trăm

cô đào tố cáo sác nhiễu tình dục, bà Winfrey đang có một hành vi

nặng tình dục khi hai người ngồi tại một bàn ăn giũa bao nhiêu quan

khách. Bà ta thè lưỡi liếm vào dái tai ông Weinstein (một hành vi

khích dục)! Và bây giờ, thì trước cử toạ khi nhận giải Golden Globe, Oprah Winfrey hùng hồn

lên án chuyện quấy nhiễu tình dục để bảo vệ phụ nữ!

Fire and Fury: Inside the Trump white House

Đó là nhan đề một cuốn sách của Michael Wolff viết về những

điều xảy ra trong Bạch Cung không ngoài mục đích nói xấu Tổng

Thống Trump hầu chứng minh rằng ông không xứng đáng là Tổng

Thống Hoa Kỳ.

Từ khi ông Trump nhậm chức đến nay gần tròn 1 năm. Bao

nhiêu mũi dùi từ phía đảng Dân Chủ, nhóm liberal, tả khuynh và

ngay cả những chính khách nhà nghề trong đảng Cộng Hoà không

ngừng những nỗ lực nhằm dẩy ông ra khỏi Bạch Cung.

16

Trong cuốn Fire and Fury này, tác giả như muốn ví Tổng Thống Trump với “ông vua ở

truồng” là ông vua trong truyện The Emperor‟s New Clothes của nhà văn Đan Mạch Hans

Christian Andersen. Trong truyện, đó là một ông vua bị hai tên bịp từ phương xa đến gạt ông

mặc một chiếc áo may bằng loại vải mà chỉ có người công chính lương thiện mới nhìn thấy.

Thực ra, ông chẳng mặc gì cả. Nhưng đám quần thần và dân chúng vì sợ bị chê là người không

lương thiện, nên làm bộ như nhìn thấy chiếc áo và khen lấy khen để chiếc áo của vua là đẹp.

Trong khi đó, qua hôm sau cuốn sách phát hành, Tổng Thống Trump đã tweet ra rằng ông là

người có tài và rất ổn định chứ không phải ngớ ngẩn, ngu ngốc như tác giả Wolff miêu tả.

Cũng vào thời điểm này thì hai vị Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà là Charles E. Grassley và

Lindsey O. Graham đã đưa đề nghị Bộ Tư Pháp nên điều tra hình sự đối với Christopher Steele,

một điệp viên Anh, là người tạo ra tập Trump Dossier trong đó moi móc đủ chuyện xấu về ông

Trump nhằm giúp bà Clinton triệt hạ ông trong mùa bầu cử năm ngoái. Tập dossier cũng bịa

chuyện ông Trump câu kết với Nga, mà mãi đến ngày hôm nay, phe chống Tổng Thống Trump

vẫn chưa tìm ra được bằng chứng nào!

Cuốn sách đã bị nhiều nhà báo vạch rằng chưá đựng những điểm không đúng sự thật. Ví dụ

PolitiFact nêu ra sau đây:

Wolff viết rằng theo cái dossier của Steele, thì ông Trump bị Nga mua chuộc, cài độ. Thật ra, thì người ta có âm mưu gài độ, mua chuộc ông Trump nhưng ông không bị sa

bẩy và không trở thành nạn nhân của Nga.

Wolff viết rằng Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner từ chức năm 2011, thật ra là năm 2015.

Wolff viết rằng năm 2016, Tổng Thống còn không biết đến ông Boehner; thật ra, ông

Trump đã tweet về uy tín của ông này năm 2015.

Wolff viết rằng Tổng Thống Trump chọn ông Wilbur Ross làm Bộ Trưởng Lao Động, thật ra là Bộ Thương Mại.

Wolff viết sai rằng nhà báo Mark Berman của Washington Post có mặt tại buổi ăn sáng ở Four Seasons. Thật ra người này là Mike Berman.

Ngoài ra còn nhiều lỗi chính ta (spelling) như Hilary Rosen (viết là Hillary),

Handling, Public, Differed thì viết thành Honding, Pubic, Deffered…

Cuốn sách của Wolff, theo tiêu chuẩn báo chí, thì hoàn toàn không đủ trong sáng và thiếu các

nguồn dẫn chứng.

Wolff khoe rằng ông ta phỏng vấn đến 200 người làm việc trong Bạch Cung! Có những

chuyện chỉ xảy ra giữa Tổng Thống Trump, ông Steve Bannon và cô Ivanka. Làm sao ông Wolff

biết và kể lại rành mạch? Bộ ông Bannon kể lại? Hay cô Ivanka mách chuyện? Hay chính ông

Trump nhắc tới cho ông Wolff hay?

Luật sư riêng của Tổng Thống Trump đã nộp đơn kiện Fusion GPS và Buzzfeed về tội vu

khống, mạ lị.

Manafort kiện ông Mueller trong việc điều tra sự can

thiệp của Nga.

Hôm Thứ Tư tuần qua, Paul Manafort đã đệ đơn kiện

ông Robert Mueller và cả Bộ Tư Pháp. Ông Paul Manafort

trước đây là Trưởng Ban Vận Động Bầu Cử của Tổng

Thống Trump, còn ông Robert Mueller là người đứng đầu

một ủy ban Bộ Tư Pháp điều tra về vụ Nga dính líu đến

17

Tổng Thống Trump. Trong đơn kiên, Manafort cho rằng những công tố viên đã vượt quá quyền

hạn khi kết tội ông ta về những điều mà ông nói không liên quan đến sự can thiệp của Nga trong

cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016.

Đơn kiện được nộp tại Toà Án Liên Bang ở Washington. Nó sẽ là sự thách đố quyền lực hợp

pháp của ông Mueller và tư cách cố vấn đặc biệt của ông. Việc này diễn ra sau khi có những dân

cử Cộng Hoà cáo giác rằng Ủy ban của ông Mueller bao gồm nhiều thành viên có sự ác ý đối với

Tổng Thống Trump khi họ điều tra để truy tìm sự câu kết giữa nhóm tranh cử của Tổng Thống

Trump với phía Nga, cũng như những ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Vào tháng 10 năm ngoái, có 4 người trong vòng thân cận của Tổng Thống Trump bị tố cáo

nhiều tội. Trong đó có ông Paul Manafort bị tố cáo âm mưu rửa tiền do những công việc ông ta

lobby thay mặt cho một đảng chính trị Ukrain thân Nga. Ông chối bỏ lời tố cáo này, cho rằng

mình vô tội. Một vị khác bị tố cáo là Đại Tướng Michael Flynn, cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia

đầu tiên của Tổng Thống Trump.

Trong đơn, Manafort than phiền rằng việc ông Mueller điều tra vào những việc làm ăn đã

xảy ra từ hàng chục năm trước là hoàn toàn phi lý. Vì nhiệm vụ của Mueller là nhắm vào Nga và

ban tranh cử của Trump. Theo Manafort, Ủy ban của ông Mueller đã vi phạm nhiều điều trong

chính sách và diễn trình của Bộ Tư Pháp, và đi quá xa thẩm quyền pháp định về nội dung cuộc

điều tra.

Manafort cho hay đã từng tự nguyện làm việc với Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI vào tháng 7,

2014, ba năm trước khi ông Mueller được giao phó việc điều tra. Trong những lần làm việc đó,

Manafort đã báo cáo đầy đủ chi tiết về những hoạt động của ông ta với những nhà ngoại giao

Ukraine ở Kiev và Cyprus. Manafort nói rằng những việc này không mảy may liên quan đến

cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016 hay liên quan gì đến Tổng Thống Trump.

Theo đơn kiện, ông Manafort yêu cầu hủy bỏ vụ án của ông ta.

Thượng Viện đòi điều tra hình sự tác giả của Trump Dossier.

Như đã nhắc đến ở trên, các Nghị sĩ Cộng Hoà là ông

Chuck Grassley, Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp và ông

Lindsey Graham đã ngỏ ý yêu cầu Bộ Tư Pháp mở cuộc

điều tra có tính cách hình sự đối với ông Christopher

Steele, người thảo ra tập hồ sơ Trump dossier liên quan

đến những diều mà phe Dân Chủ cáo buộc Tổng Thống

Trump câu kết với Nga trong mùa bầu cử 2016.

Steele là một cựu gián điệp Anh Quốc và là một thám tử tư đã nói nhiều điều dối trá với cơ

quan điều tra liên bang về những mối liên hệ của ông ta với các phóng viên ký giả báo chí.

Luật liên bang nghiêm cấm và trừng phạt những người có lời khai gian dối hoặc sai sự thật

khi trả lời các cấp thẩm quyền liên bang, trong đó có cả với những nhà điều tra của Quốc Hội.

Steele đã lập ra một tập hồ sơ dày cộm về ông Trump, nhưng cho đến nay những điều này

vẫn chưa được minh chứng. Nó nêu ra âu mưu của những nhân viên trong Ban Tranh Cử của ông

Trump liên hệ đến những người của Nga nhằm giúp cho ông Trump đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ.

Tập dossier này cũng bao gồm nhiều bài nhắm vào việc tố cáo ông Trump một cách mơ hồ.

Tổ chức Fusion GPS nguyên thủy năm 2015 là do nhóm bảo thủ The Washington Free

Beacon tài trợ bằng tiền của những vị trong đảng Cộng Hoà dấu tên khi diễn ra cuộc tranh cử sơ

bộ. Sau đó thì ủy ban tranh cử của bà Clinton bỏ ra 9 triệu từ tiền quỹ tranh cử của đảng Dân

18

Chủ trả cho họ để làm hồ sơ bôi nhọ ông Trump. Fusion GPS giao cho Steele đảm trách việc

soạn tập dossier 35 trang này và đưa ra công luận vào tháng giêng.

Đã có sự phân hoá giữa những thành viên Cộng Hoà và Dân Chủ trong Ủy Ban Tư Pháp

Thượng Viện trong việc điều tra vụ Nga câu kết. Những vị Cộng Hoà thì xem việc điều tra của

ông Mueller thuộc Bộ Tư Pháp là do phe Dân Chủ giật dây chống lại Tổng Thống đương nhiệm.

Ngược lại các vị Dân Chủ thì cho rằng phiá Cộng Hoà đang muốn làm lạc hướng để bảo vệ Tổng

Thống.

Ủy Ban Tư Pháp là cơ quan có quyền tài phán trên Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI nhưng gần

đây đã tỏ ra ít quan tâm đến vụ điều tra về câu kết của Nga. Ngoài vụ này, còn có những cuộc

điều tra do các Ủy Ban Tình Báo cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thực hiện.

Lại có tin một Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà nói hôm thứ Tư rằng ông James Comey, Giám

Đốc FBI đã để lộ ra ngoài những tin tức mật quan trọng trong lúc ông ta cố gắng giải thích việc

ông bị Tổng Thống Trump cho thôi việc. Thượng Nghị Sĩ Grassley nói rằng ông Comey viết bảy

bản văn (memos) và đã đưa bốn bản cho một giáo sư là người thường biện hộ cho ông. Những

bản văn này chứa đựng tin thuộc loại mật.

Hồi hương 200 ngàn người Salvador

Việc cải tổ di trú của Tổng Thống Trump sẽ có ảnh

hưởng tức khắc đến 200 ngàn người Salvador mà Hoa

Kỳ cho tạm cư trong tình trạng bảo vệ. Những người này

sẽ phải tự nguyện rời Hoa Kỳ trước tháng 9, 2019. Nếu

không sẽ bị tống xuất.

Sẽ có bốn quốc gia mà công dân của họ không còn

nhận được tình trạng che chở tạm thời (Temporary

Protected Status) của Hoa Kỳ. Trong đó người Salvador

là đông nhất trong một chương trình rộng lượng cung cấp cho họ những sự cứu trợ nhân đạo bởi

vì Hoa Kỳ xem họ là nạn nhân của các thiên tai hay sự ngược đãi chính trị, hay trốn tránh nạn

khủng bố, bạo lực xảy ra trên nước họ. Phần lớn những người Salvador này sống ở các thành phố

lớn như Washington, Los Angeles, New York, Houston vân vân. Họ đến Mỹ sau nạn động dất

kinh hoàng ở Trung Mỹ năm 2001. Nhiều người đã tạo dựng cơ ngơi, lập gia đình, làm ăn buôn

bán dự tính mọc rể ở Hoa Kỳ. Có rất nhiều người Salvador đến Mỹ bất hợp pháp qua đuờng biên

giới Mỹ Mexico, hoặc là bọn trẻ vượt biên không có người thân, mà nay chúng đã lớn lên. Rất

nhiều thanh niên El Salvador là thành viên băng đảng tội phạm hung ác MS-13 ở New York mà

cảnh sát hiện tập trung nỗ lực để loại trừ. Băng đảng này hoạt động mạnh ở các nước Trung Mỹ,

đặc biệt tại El Salvador.

Thời Tổng Thống Obama, vào tháng 9, 2016, có gia hạn cho những người này thêm 18 tháng

vì cho rằng nước El Salvador tạm thời chưa có khả năng nhận trở lại số dân của họ. Nhưng bà Bộ

Trưởng Nội An Kirstjen Nielsen hiện nay cho rằng El Salvador đã nhận sự viện trợ hậu hỉ của

quốc tế để phục hồi. Nhà trường, bệnh viện, khu gia cư đã được tái dựng. Chính phủ nước này

chỉ còn nhiệm vụ nhận và điều chỉnh tình trạng của những người trên mà thôi.

Theo Bộ Nội An, trong 2 năm qua đã có hơn 39 ngàn người Salvador về nước, và chính phủ

họ đã chứng tỏ có khả năng thu xếp rồi. Tổng Thống El Salvador là Salvador Sanchez Ceren

hôm thứ Sáu đã gọi điện thoại cho bà Nielsen để xin gia hạn thêm cho số gần 200 ngàn người

còn lại. Ông mong là cần thêm thời gian để Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ có biện pháp lâu dài cho phép

họ đinh cư ở Mỹ.

19

Trong thực tế, cũng như các nước có số kiều bào cư ngụ tại Mỹ đông đúc, El Salvador thủ lợi

rất nhiều nhờ đồng tiền dân của họ ở Mỹ gửi về nước.

Với dân số chỉ có 6.2 triệu, El Salvador về mặt xã hội, là một nước có mức tội phạm cao nhất

thế giới mà đa số liên quan đến các băng đảng. Nước này có tỷ lệ giết người trên dân số cũng cao

nhất thế giới.

Phản ứng chung

Chủ Tịch đảng Dân Chủ Tom Perez phê bình quyết định trục xuất là tàn nhẫn, là do một

Tổng Thống không có con tim. Ông cho rằng khi đuổi những người El Salvador đi tị nạn thiên

tai và bạo lực, Tổng Thống Trump đã xé nát sự đoàn tụ của gia đình họ, đặt họ vào tình trạng

nguy hiểm, Tổng Thống Trump đã quay lưng lại với những giá trị mà từ đó đã làm cho Hoa Kỳ

vĩ đại!

Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez cũng lên tiếng lập lại những ta thán và thất vọng của số

người sắp bị trục xuất.

Nhưng nhóm NumbersUSA, ủng hộ việc hạn chế di dân thì ca tụng hành vi của Bộ Nội An

là một bước quan trọng giải quyết về chương trình nhân đạo mà đã bị lạm dụng từ nhiều năm

nay. Ông Roy Beck, Chủ tịch tổ chức này nói rằng việc cho phép những công dân ngoại quốc ở

lại Hoa Kỳ trong một thời gian lâu dài sau khi tình hình nước họ đã cải thiện là gây tác hại cho

sự hội nhập của chương trình và làm cho tình trạng che chở tạm thời này trở thành một tình trạng

cư trú vĩnh viễn.

Trên thế giới, ít có nước nào độ lượng và nhân đạo như Hoa Kỳ. Năm 1990, Hoa Kỳ lập ra

chương trình gọi là “Tình trạng bảo bọc tạm thời” (Temporary Protected Status) để giúp cho dân

các nước đang bị động đất, bão lụt, chiến tranh, hay các tai họa khác tạm thời cư trú tại Mỹ với

sự trợ cấp nhân đạo khá dồi dào. Chương Trình này đã giúp cho khoảng 320 ngàn người từ 10

nước khác nhau, trong đó có El Salvador, Haiti, Hondura, Nicaragua, Nepal, Somalia, Syria,

Yemen và Sudan.

Nhưng những người tị nạn tạm thời này đã không chịu ra về sau khi được hưởng mọi thứ

trong từng hạn kỳ tạm là 18 tháng.

Vào tháng 11 năm ngoái, người tiền nhiệm của bà Nielsen là Elaine Duke đã yêu cầu 50 ngàn

người Haiti về nước trong hạn kỳ đến 22 tháng 7, 2019. Bà cũng ra hạn đến 5 tháng 1, 2019 cho

khoảng 2500 người Nicaragua. Còn đối với hơn 50 ngàn người Hondura, thì chưa có sự quyết

định.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng đang có tranh cãi về tình trạng các trẻ em di dân lậu, trong

chương trình gọi là DACA do Obama bảo trợ. Số trẻ này, mà nay đã lớn, cũng lên tới cả triệu

người. Người ta vẫn vô cùng thắc mắc khi các vị Dân Chủ ra sức bảo vệ cho đám thanh niên di

dân bất hợp pháp mà họ gọi là “dreamers” này. Chẳng lẽ chỉ có những người xa lạ từ nước ngoài

nhập cư bất hợp pháp này mới có giấc mơ sống và làm việc hạnh phúc ở Hoa Kỳ thôi sao? Còn

con cháu công dân Hoa Kỳ chúng ta không phải là “dreamers” ư? Thanh thiếu niên Mỹ cũng

phải vất vả làm việc trong các tiệm ăn hai ba đô la một giờ để có tiền đi học đấy! Và cha mẹ

chúng phải oằn lưng trả tiển y tế, phụ tiền học phí cho chúng, trong khi bọn trẻ DACA thì hưởng

trọn mọi thứ phúc lợi do tiền chúng ta đóng thuế? Dân Mỹ cũng cho rằng con em công dân Mỹ

cũng là “Dreamers” và phải được ưu tiên hơn những “dreamers” đến từ nước ngoài.

Phe Dân Chủ còn nói rằng DACA is not illegal! Đảng Dân Chủ là của người Mỹ hay của

người nước ngoài?

20

Những điểm quan trọng trong chính sách di dân mới đây

Trong cuộc gặp gỡ với các nhà lập pháp của

cả hai đảng tại toà Bạch Ốc đầu tuần này, Tổng

Thống Trump đã cùng tỏ sự mong muốn có một

đạo luật đầy đủ về di dân (comprehensive) mà

ông gọi là “ Law of Love”. Ông cũng chia sẻ kế

hoạch với Quốc Hội trong tuần này, trong đó có

những điểm chính sau:

1.- Ông sẽ mở lối cho nhập tịch những thanh niên trong cái gọi là chương trình DACA,

nhưng phải có sự lựa chọn chứ không mở toang cho bất cứ ai. Việc này xem như một nhượng bộ

đáng kể đối với những yêu sách của phe Dân Chủ.

2.- Tuy nhiên, ông chủ trương xoá bỏ cách thức di dân dây chuyền, tức là các gia đình tiếp

nối bảo lãnh nhau, và nó sẽ không bao giờ chấm dứt mà càng ngày con số sẽ tăng theo cấp số

nhân.

3.- Việc cho pháp dân nhập cư sẽ dựa trên tiêu chuẩn merit, tức là những người có khả năng,

có thiện chí mà sẽ mang lại diều tốt lành và lợi ích cho Hoa Kỳ. Chấm dứt việc nhập cư kiểu bắt

thăm “lotto”.

4.- Việc xây dựng bức tường biên giới tiếp giáp Mexico phải được tiến hành. Vì dó là an ninh

quốc gia và an toàn xã hội. Ông yêu cầu Quốc Hội sẽ tài trợ cho kế hoạch này.

Tổng Thống Trump viết trong một lá thư rằng sự cải tổ về di dân là thiết yếu để bảo vệ quyền

lợi của đất nước. Chúng ta phải nhìn nhận rằng có nhiều lỗ hổng, những luật lệ lỗi thời, dễ bị

khai thác lạm dụng trong hệ thống di trú của chúng ta.

Tối thứ Ba, trên đài One America News Network loan tin rằng đảng Dân Chủ đang lo ngại

giới trẻ (milleniards) là cử tri của Dân Chủ sẽ chuyển qua bỏ phiếu cho Cộng Hoà. Đó là do hậu

quả có đến 80% thanh niên Mỹ sẽ thất túi tiền của họ có thêm sau khi luật thế mới của Tổng

Thống Trump có hiệu lực. Và họ cũng nhìn thấy một nền kinh tế tự tin đang trở lại. Trong khi

đó, truyền thong dòng chính ta khuynh cứ léo nhéo cho rằng chính sách thuế của Trump đang

làm hại giới trung lưu và nghèo khó! Cũng trên đài này đã loan tin hệ thống bảo trợ y tế nhà

nước của Anh vừa qua pphải phá sản. Chính phủ Anh không đủ tiền tài trợ cho 50 ca giải phẫu.

Chế độ bao thầu y tế nhà nước là một trong những nội dung của chủ nghĩa xã hội, phóng túng. Ai

nghe theo lời đường mật của nhóm này thì hãy nhìn vào gương hệ thống y tế tại các nước Cộng

Sản. Tất cả những gì do nhà nước cấp miễn phí đều tồi tệ hết mức!

Tuần qua, cơ quan FBI mở một cuộc lung xét gần 100 cây xăng 7-Eleven để bắt các chủ tiệm

muớn người di dân lậu.

Liệu hai nước Bắc và Nam Hàn có thuận thảo không?

Thế vận hội mùa đông sắp diễn ra tại thành phố

Pyeongchang ở Nam Hàn từ ngày 9 đến ngày 25 tháng

2, 2018.

Tuần trước, trong một bài diễn văn vào ngày đầu

năm, Kim Jong Un tuyên bố họ sẽ có thể cử phái đoàn

lực sĩ tham dự thi đấu và hy vọng sẽ có những cuộc

thảo luận giữa hai miền. Cuộc họp giữa đại diện hai

bên đã diễn ra ngày thứ Ba vừa qua tại một làng trong

21

vùng biên giới Panmunjom. Trong lần này, Bắc Hàn hứa sẽ gửi đoàn đấu thủ, một đoàn cheer

leaders, và cà một đoàn biểu diễn nghệ thuật.

Tiếp theo đó, hai phía Nam Bắc Hàn cùng tuyên bố sẽ mở những cuộc thảo luận cao cấp để

bàn về việc trao đổi trên nhiều lãnh vực, kể cả về quân sự để làm dịu tình hình căng thẳng giữa

hai miền nhằm tiến đến hoà giải hoà hợp và liên đới.

Cuộc thảo luận hôm thứ Ba là lần đầu sau hơn hai năm hai bên chấm dứt đàm phán, nhưng

cũng tạo ra chút ít hy vọng (hảo huyền?) sau những lần thử nghiệm hoả tiễn và nguyên tử mà

người ta tưởng như sắp nổ ra cuộc thế chiến.

Phía Nam Hàn thì rất cởi mở. Đã có rất nhiều lần họ chìa bàn tay thân ái ra cho bắc Hàn.

Năm 1964, Nam Hàn từng đề nghị hai miền nhập chung một phái đoàn lực sĩ tham dự Thế Vận

nhưng không được Bắc Hàn đáp ứng. Năm 1991, hai miền tham dự chung một đoàn trong kỳ

tranh giải bóng bàn và bóng tròn của giới trẻ. Năm 2000, lưc sĩ hai miền diễn hành chung trong

lễ khai mạc Thế Vận ở Sydney. Qua 2004, họ lại đi chung dưới lá cờ xanh trắng tại Thế Vận

Athens. Rồi năm 2007, họ lại đi chung tại Á Vận Hội mùa đông ở Changchun, Trung Hoa.

Bắc Hàn không có những lực sĩ có tiêu chuẩn

quốc tế về các môn thi trong Thế Vận mùa đông.

Ông Chang Ung, đại diện Ủy ban Thế Vận Quốc Tế

vào cuối tuần đẽ bay đến Thụy Sĩ để bàn với các

viên chức trong Ủy Ban tìm cách giải quyết giúp

cho lực sĩ Bắc Hàn được tham dự.

Việc Bắc Hàn tham dự Thế Vận lần này đã hoá

giải nỗi lo ngại rằng vé sẽ không bán hết do du

khách và khách hâm mộ thể thao sẽ lo sợ một màn

khủng bố do Bắc Hàn gây ra.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt giữa hai miền

trong hành động có vẻ thuận lợi và thiện chí này. Đó là Bắc Hàn thì muốn thế giới phải thừa

nhận tình trạng cường quốc nguyên tử của họ; còn miền nam thì chủ trương hoà bình trong một

vùng không có sự đe dọa của nguyên tử.

Tổng Thống Trump thì xem đây là một sự khởi đầu mới và to tát. Ông hy vọng sẽ có những

tiến bộ trong thương thảo giữa hai miền. Ông đã ra lệnh đình chỉ những cuộc tập trận chung giữa

Quân Đội Mỹ và Quân đội Nam Hàn để làm dịu tình hình.

Tổng Thống Moon của Nam Hàn hy vọng Bắc Hàn sẽ cho phép các gia đình bị chia cách

trong thời chiến tranh xa xưa được tạm đoàn tụ như từng xảy ra một lần cách đây rất lâu. Ngoài

ra, Nam Hàn cũng tái thoả thuận việc mở lại các khu công nghiệp phối hợp giữa hai miền và các

dự án du lịch. Nhưng việc này bị xem là vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc mới đây đối

với Bắc Hàn.

Việc Bắc Hàn chịu ngồi lại cùng Nam Hàn không làm cho giới quan sát ngạc nhiên chút nào.

Qua lịch sử, Bắc Hàn cũng từng có những màn hung hãn đe doạ chiến tranh, rồi lại tìm cách đối

thoại với ý đồ đạt được những quyền lợi mà họ không thể có sau khi bị Nam Hàn và các đồng

minh Hoa Kỳ gây khó khăn về kinh tế. Đây là chiến thuật đánh khi mạnh và quay sang dàm khi

yếu thế chúng ta thường thấy ở Cộng Sản Việt Nam thời chiến tranh. Người ta cho rằng Kim

Jong Un chọn việc thảo luận là do sự chế tài nghiệt ngã của Hoa Kỳ và đồng minh đã gây nhiều

tổn thất cho Bắc Hàn; và nhất là lời đe dọa cứng rắn của Tổng Thống Trump, là điều mà từ trước

đến nay chưa có Tổng Thống Hoa Kỳ nào nói ra mạnh mẻ như thế.

22

Cũng có người cho rằng, qua việc hai bên ngồi lại với nhau, Bắc Hàn muốn tạo ra sự ly gián

giữa Nam Hàn với Hoa Kỳ. Trong khi phát biểu, Kim Jong Un luôn dùng chữ đồng bào, kêu gọi

tinh thần quốc gia của dân tộc Triều Tiên.

Cộng Sản là thế, không thể nào tin được thiện chí của họ!

Tranh chấp quyền lợi tại Việt Nam

Cuộc đấu đá nội bộ tranh giành quyền lợi và quyền lực tại Việt Nam đã đưa đến vụ bắt giữ

và đưa ra toà một lúc 22 con cá mập là thành viên cao cấp trong chính quyền Cộng Sản Việt

Nam. Một phiên toà bắt đầu hôm thứ Hai đã xử những

người này về các tội danh làm thất thoát hàng trăm

triệu đô la của Công Ty dầu lửa PretroVietNam mà

trong dó chắc chắn sẽ có nhiều án tử hình.

Trong số những người bị ra toà, có cả thành viên

thuộc Bộ Chính Trị, là cơ quan cao nhất của Đảng

Cộng Sản Việt Nam. Đó là Đinh La Thăng. Và một

Ủy viên Trung Ương Đảng, Trịnh Xuân Thanh, người

mà công an Việt Nam đã bắt cóc từ Đức rồi chuyển

bằng nhiều phương tiện đưa về Việt Nam để chịu tội.

Cùng lúc đó, tại Sài Gòn cũng có phiên toà xử vụ gian lận trong Ngân Hàng Xây Dựng Việt

Nam với 46 bị can trong đó có Phan Công Danh, Giám Đốc Ngân Hàng bị cáo buộc làm thất

thoát 269 triệu đô la. Tổng số thất thoát, theo nhà nước Cộng Sản Việt Nam là 683 triệu đô la.

Dây là một chiến dịch lớn của phe phái đang cầm quyền Nguyễn Phú Trọng nhằm triệt hạ

vây cánh của đối thủ, Nguyễn Tấn Dũng nhưng che dậy dưới danh nghĩa chống tình trạng tham

nhũng, gian dối và quản trị yếu kém trong lãnh vực năng lượng và ngân hàng.

Phiên toà tại Hà Nội xử kín, không cho công chúng tham dự trong khi lực lượng an ninh vây

chặt trong ngoài để đề phòng bất trắc. Trong 22 người ra toà, có 12 người bị buộc tội vi phạm

các thể lệ nhà nước về quản lý kinh tế để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; 8 người bị cáo buộc tội

ăn cắp tài sản; còn 2 người bị buộc cả hai tội trên.

Cùng lúc với Trịnh Xuân Thanh, có cả Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, từng giữa

những chức vụ cao trong đảng như Bí Thứ Thành Phố Sài Gòn và trong chính phủ như Bộ

Trưởng Giao Thông..

Ngoài ra còn có Phan Văn Anh Vũ (biệt danh là Vũ Nhôm). Tuy chức vụ trong ngành công

an không cao, nhưng uy tín và quyền thế rất lớn từng thao túng hoành hành tại Đà Nẵng. Tên này

trốn qua Singapore nhưng bị nước này giao cho công an Cộng Sản Việt Nam giải về Hà Nội.

Còn hơn 100 viên chức khác liên quan đến các vụ tham nhũng và bị bãi chức và đe dọa bị

truy tố. Họ cũng đang phập phồng chờ số phận của mình sẽ ra sao trong những ngày sắp tới.

23

Thời Sự Hàng Tuần ngày 20 tháng 1, 2018

Phe tả moi móc về sức khỏe của Tổng Thống Trump!

Moi mãi cả năm nay không ra được bằng chứng

Tổng Thống Trump câu kết với Nga, nay đám truyền

thông ta khuynh lại móc chuyện sức khoẻ của ông để

hoạch họe, tìm cách truất phế nếu chứng minh ông bệnh

tâm thần, không đảm đương nổi trách vụ lãnh đạo nước

Mỹ. Những thắc mắc này càng loan truyền do những

chuyện mà Michael Wolff, tác giả cuốn Fire and Fury

viết ra để bêu xấu Tổng Thống, trong đó có chuyện

những nhân viên trong Bạch Cung than phiền rằng tâm thần Tổng Thống không ổn định!

Hôm thứ Ba, Phó Đề Đốc Ronny Jackson, bác sĩ phụ trách sức khoẻ Tổng Thống, đã phải ra

trước báo chí để trình bày các chi tiết về ông Trump, ăn uống kiêng cử ra sao, tập luyện thể dục

thế nào, các cơ phận trong người có gì bất ổn không….

Theo Bác Sĩ Jackson thì sức khoẻ của vị Tổng Thống 71 tuổi này là hoàn hảo. Khả năng suy

đoán, nhận định của ông không có điều gì phải lo ngại (No concerns' about Trump's cognitive

ability).

Rồi tiếp theo, trong một buôi dài lê thê hàng mấy giờ đồng hồ để trả lời hàng chục câu hỏi

của các phóng viên, bác sĩ đã phải nói rất cặn kẻ về tất cả các mục như là một buổi giải trình về

kết quả khám nghiệm y tế. Ông chỉ xác nhận rằng Tổng Thống Trump có hơi cao cholesterol và

chỉ số cơ thể cân đối hơi trên mức bình thường. Điều này có nghĩa là ông hơi quá dư cân; chừng

10, 15 pounds.

Bác sĩ cũng cho hay ông ta đã không tính chuyện rà xét chức năng của não bộ, nhưng chính

Tổng Thống Trump đã yêu cầu phải làm và kết quả là: “hệ thống não bộ của Tổng Thống rất tốt.

Tôi không tìm ra lý do nào để cho rằng Tổng Thống có vấn đề trong trí não của ông ấy.” Cuộc

thử nghiệm về mức phán đoán Montreal Cognitive Assessment cho kết quả 30/30 nghĩa là tốt

nhất. Ông Trump không có hiện tượng bệnh Alzheimer (suy giảm về trí nhớ)

Các chi tiết liên quan đến tình trạng y tế của mỗi người là vấn đề riêng tư. Ngay cả vợ hay

chồng cũng phải được sự thỏa thuận bằng văn bản thì bác sĩ mới cho biết về người phối ngẫu của

mình. Ấy thế mà các cơ quan truyền thông, sau khi rêu rao rằng Tổng Thống Trump bị kém về

tâm thần, suy đồi về thể lực, đã phải đưa đến việc bác sĩ riêng ra trước công chúng để khai báo.

Tổng Thống Trump nặng 239 pounds, tăng thêm 3 pounds so với năm 2016. Ông cao đến 6

feet 3 inches, theo chỉ số khối lượng thể chất, thì ở mức thấp của tình trạng phì mập. Bác sĩ đã

đặt mức cho ông phải giảm chừng 10 pounds. Bác sĩ cho hay sẽ chỉnh lại các máy tập thể dục

trong phòng tập cho phù hợp với tình trạng của ông và cũng cân bằng các thức ăn theo tiêu chuẩn

kiêng khem.

Mức cholesterol tăng từ 169 năm 2016 lên 223 năm nay; áp suất huyết là 122 trên 74, tức ở

mức khá tốt. Tổng Thống chỉ hơi ít ngủ, chừng 5, 6 giờ mỗi đêm.

24

Còn về tim mạch, thì ở độ tuổi của ông là khá tốt. Nhưng bác sĩ Sanjay Gupta của đài CNN

thì cho rằng so với năm ngoái, có triệu chứng xấu hơn. Anh bác sĩ gốc Ấn Độ này còn vặn vẹo

hỏi về mức độ calcium trong động mạch của Tổng Thống.

Chính Tổng Thống Trump đã quyết định cho việc bác sĩ tường trình về sức khỏe của mình và

bác sĩ xác nhận đã nói đủ tất cả, không che đậy điều nào. Cuộc xét nghiệm hàng năm này do

chính Bác Sĩ Jackson thực hiện tại Trung Tâm Quân Y Quốc Gia Walter Reed ở Maryland hôm

thứ Sáu tuần trước.

Thậm chí Thượng Nghị Sĩ Jeff Flake (CH-Arizona) còn ví TT Trump với Staline. Không rõ

ông này ở hành tinh nào đến, kiến thức chính trị lịch sử ra sao, có biết anh chàng Staline là người

Tàu hay người Congo?

Cũng may mà chưa nghe phóng viên nào đặt câu hỏi về việc ông Trump đại tiện tiểu tiện ra

sao! Nhưng chừng đó thôi cũng đủ cho những người ngồi theo dõi trên truyền hình phải chán nản

buột miệng ra mà B.S.. Đúng là chuyện ruồi bu.

Steve Bannon và Robert Mueller

Trong khi Paul Manafort thì đã bị ông Robert Mueller, Trưởng ban Điểu Tra Đặc Biệt thuộc

Bộ Tư Pháp truy tố về tội liên lạc với ngoại quốc (vụ Ukraine), thì ông Steve Bannon mới đây đã

thương lượng với ông Mueller về một cuộc thẩm vấn thay vì ra phải ra trước đại bồi thẩm.

Ông Bannon là người thân cận trong ban vận động tranh cử năm 2016 của ông Trump. Ngay

trong tháng đầu sau khi ông Trump nhậm chức, Bannon đã bị triệu tập ra trước đại bồi thẩm để

khai báo về vụ Nga câu kết với ban tranh cử của ông Trump. Ông bị Tổng Thống Trump bãi

chức vào tháng 8 năm ngoái do những lộn xộn xảy ra ngay trong thành viên thân cận của Tổng

Thống tại Bạch Cung mà Bannon là người gây ra.

Cuộc thẩm vấn này chưa biết sẽ diễn ra ngày nào. Nhưng nó cho phép luật sư của ông

Bannon hiện diện. Trong trường hợp ra đại bồi thẩm thì luật sự không được phép có mặt.

Vào đầu tháng này, sau khi cuốn sách Fire and Fury của Michael Wolff ra mắt, Tổng Thống

Trump đã rất phiền lòng vì ông Bannon đã có những lời bình phẩm về việc cậu con trai Trump

Jr. gặp gỡ cô nữ luật sư Nga để tìm tài liệu về Hillary Clinton. Cuốn sách cũng viết nhiều điều

mơ hồ nhằm vào Tổng Thống Trump và gia đình.

Hai thành viên khác trong nhóm ông Trump là Phụ tá Chánh Văn Phòng Rick Dearborn, và

cựu Trưởng ban Vận Động Corey Lewandowski cũng bị triệu tập ra trước một ủy ban Quốc Hội

hôm thứ tư. Nhưng cuộc khai báo này không mở ra cho báo chí.

Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện hiện nay đang thực hiện một trong ba cuộc điều tra về vấn đề

Nga. Cuộc điều tra này riêng rẻ với cuộc điều tra của ông Robert Mueller.

Tài khoản hoạt động của chính phủ bị giữ làm con tin

Trong tuần này, Hạ Viện cố gắng thông qua một dự

luật ấn định một tài khoản tạm thời để điều hành nhà

nước trong 4 tuần. Tài khoản hiên nay đã hết hạn vào

ngày thứ Sáu và các cơ quan công quyền có thể phải

đóng cửa từng phần nếu như Quốc Hội không thông

qua việc chuẩn chi.

Hạ Viện sẽ thông qua rồi chuyển lên Thượng Viện.

Nhưng phe Dân Chủ dọa sẽ chống lại dự luật này nếu

25

phe Cộng Hoà không chịu tiếp tục chương trình DACA.

Như thế, các nhà lập pháp đảng Dân Chủ đang dùng việc chuẩn chi tài khoản để duy trì hoạt

động của chính phủ làm con tin cho sự thương lượng về tình trạng gần 1 triệu người trong

chương trình DACA. Tuần trước, trong cuộc họp chung với các nhà lập pháp cả hai đảng, Tổng

Thống Trump đã có sự nhân nhượng khi sẵn sàng xét mở cửa cho một số thành viên DACA được

nhập quốc tịch, nhưng vẫn giữ nguyên các ý định xây tường biên giới và hủy bỏ việc di dân theo

kiểu dây chuyền. Nhưng phe Dân Chủ thì dứt khoát phải gia hạn chương trình DACA mà sẽ hết

hiệu lực vào tháng 3 tới đây. Họ cương quyết tranh đấu cho nhóm thanh thiếu niên di dân lậu này

được ở lại và nhập tịch Mỹ.

Việc chấp nhận tài khoản để điều hành nhà nước bị bế tắc vì phe Dân Chủ đòi phải xong vụ

DACA thì mới xét bàn thảo chuyện tiền bạc. Nếu không có tài khoản kịp thời, công việc chung

của nhà nước sẽ bị khựng lại, nhiều cơ quan sẽ phải đóng cửa vì không có tiền. Trầm trọng nhất

là về quốc phòng; các lực lượng chiến đấu sẽ bị tê liệt trong khi đang đối đầu với hiễm họa chiến

tranh!

Đảng Dân Chủ xem quyền lợi của bọn bất hợp pháp cao hơn an nguy của đất nước. Mà nói

cho cùng, thì đó chính là quyền lợi của họ. Vì họ cần ve vuốt bọn di dân bất hợp pháp để có

nhiều phiếu cử tri trong các cuộc bầu cử.

Trong cuộc bầu cử Thống Đốc Tiểu bang New Jersey thay thế ông Chris Christie, ứng cử

viên Dân Chủ Phil Murphy đã thắng đương kim Phó Thống Đốc là bà Kim Guadagno để trở

thành Thống Đốc thứ 56 của New Jersey. Ông Murphy là một người tả khuynh, chủ trương sẽ

nâng New Jersey thành một tiểu bang bao che di dân bất hợp pháp như Thống Đốc Jerry Brown

của California vừa làm.

Mỹ cắt viện trợ cho Palestine

Dù là đồng minh thân thiết của Israel, nhưng Hoa Kỳ vẫn mở rộng hầu bao giúp đỡ cho hàng

triệu dân tị nạn Palestine từ nhiều năm nay qua tổ chức Relief and Works Agency của Liên Hiệp

Quốc (UNRWA). Những người tị nạn Palestine đã thụ hưởng từ nhiều thập niên qua.

Mỗi năm Hoa Kỳ chi ra $360 triệu cho tổ chức UNRWA nói trên chia làm ba lần. Nhưng

hôm thứ Ba, Hoa Kỳ đã tuyên bố cắt bớt tiền viện trợ xuống còn 60 triệu mỗi lần vì theo Tổng

Thống Trump, những người thụ nhận đã tỏ ra vô ơn. Khi Tổng Thống Trump tuyên bố thừa nhận

thủ đô Jerusalem của Do Thái (là điều mà từ trước đến nay vẫn được thừa nhận), thì dân

Palestine khắp nơi biểu tình, đốt hay chà đạp lên cờ Mỹ để phản đối.

Quyết định cắt bớt tiền viện trợ này cũng nhằm thúc đẩy nhà chức trách Palestine tham dự

vào diễn trình hoà bình cho hai bên Israel và Palestine mà cuộc tranh chấp từ lâu đã gây bất ổn,

xung đột đẫm máu giữa hai phe.

Chủ Tịch “nhà nước” Palestine, Mahmous Abbas ví von rằng đề nghị hoà bình của Mỹ là cái

tát vào mặt dân Palestine, và họ sẽ tát trả đũa lại.

Hoa Kỳ luôn luôn dẫn đầu rất xa các nước khác trong các khoản viện trợ nhân đạo cho các tổ

chức, các quốc gia trên thế giới, cho cả bạn lẫn không bạn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa

Kỳ, bà Heather Nauert tuyên bố muốn các nước khác cũng phải phóng thêm tay cho chứ không

thể cứ nhìn vào túi tiền của Mỹ mãi được. Và vấn đề Palestine phải được giải quyết chứ không

thể để nguyên trạng, làm cho hàng triệu người cứ sống tạm bợ trong các trại tị nạn cả đời họ.

Lùng bắt đàn bà Tàu sinh con ở Mỹ

26

Hiếp Pháp Hoa Kỳ có Tu chính án 14 ngày 9 tháng 7,

1868 quy định rằng những người sinh ra trên đất Mỹ

đương nhiên là công dân Hoa Kỳ và của tiểu bang nơi họ

sinh ra. Nói chung là trên đất Mỹ, nhưng được giải thích

là trên đất liền, không phận và hải phận Mỹ. Luật pháp

Liên Bang (điều 8 USC khoản 1401) còn ghi rõ ràng hơn

và thêm điều những trẻ em dưới 5 tuổi không biết ai là

cha mẹ, nhưng tìm thấy trên đất Mỹ cũng được coi là công dân Mỹ. (Nhưng nếu trong thời gian

em bé từ 5 tuổi cho đến 21 tuối mà có chứng minh là không sinh ra ở Mỹ thì không được hường

quyền này).

Những người đàn bà các nước lợi dụng điều này, đã tìm cách du lịch vào Mỹ trong thời gian

mang thai gần sinh nở để dược sinh con ở Mỹ. Đứa trẻ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ. Sau đó,

họ sẽ tính chuyện xin di dân trong các chương trình đoàn tụ.

Dĩ nhiên là các bà bầu phải che đậy cái bầu thật khéo léo mới qua mặt nhân viên di trú và

quan thuế để đuợc lên máy bay hay nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Trong thập niên qua, hàng vạn đàn bà từ Trung Hoa lục địa đã đến Mỹ trong mưu đồ này. Họ

được nhiều tổ chức, dịch vụ lo chu đáo từ thông hành, vias, đưa đón, khách sạn, bện viện, làm

giấy tờ hộ tịch… Chi phí cho mỗi bà thai phụ là từ 40 đến 80 ngàn đô la. Báo chí đã nhiều lần

phanh phui nhưng hình như chính quyền ít quan tâm, hoặc khó truy lùng vì bọn dịch vụ biết đủ

cách để che đậy và qua mặt.

Mới đây, hôm thứ Ba, nhân viên an ninh bộ Nội An đã càn quét một khu địa ốc giàu có mang

tên The Carlyle ở thành phố Irvine, California là nơi cung cấp nơi trú ngụ cho những người đàn

bà Tàu mang thai và các sản phụ. The Carlyle đuợc mênh danh là khách sạn hộ sinh dành cho

các phụ nữ Trung Hoa. Những người chung quanh đã bắt đầu nghi ngờ khi thấy xe nâng hàng

chuyển đến những thùng tả lót mà lại không thấy sự có mặt của những trẻ em trong khu này.

Ngoài nơi này, cơ quan công lực còn càn quét thêm 20 nơi khác ở các quận Los Angeles, San

Bernadino và Orange County, xét hỏi ba cơ sở du lịch hộ sản nhưng không bắt giữ ai, chỉ thẩm

vấn diều tra thôi. Các thai phụ được đối xử như các nhân chứng và nhân viên y tế thì túc trực

phòng hờ trường hợp các bà đập bầu bất ngờ.

Việc này có phạm luật hay không?

Claude Arnold, một nhân viên Bộ Nội An phụ trách

điều tra nói rằng việc du lịch đến Mỹ và sinh con thì

không phải là phạm pháp. Nhưng nếu vì dối trá về mục

đích du lịch thì lại là vấn đề gian trá về visa.

Cuộc điều tra nhắm vào những tay làm dịch vụ kiến

hàng trăm ngàn đô la không khai thuế để giúp cho các

bà Tàu này có visa đến Mỹ là cung cấp nơi ăn ở, sanh

đẻ trong những bệnh viện Mỹ với giá hạ.

Những người điều hành dịch vụ ở The Carlyle là

Chao Chen và Dong Li, dùng website để quảng cáo cho

dịch vụ của họ. Họ hứa hẹn sẽ có quốc tịch Mỹ cho đứa

trẻ với 13 năm học miễn phí từ mẫu giáo lên hết trung học, học bổng cho đại học; và nhất là mở

đường cho cả gia đình sẽ di dân đến Mỹ khi đứa trẻ đến tuổi pháp định để bảo lãnh cha mẹ, anh

chị em. Một bà Tàu đã trả lời phóng viên NBC rằng bà đến đây vì sự giáo dục của thế hệ con cái.

27

Tổ chức này cũng hướng dẫn cho các bà cách thức nói dối để xin visa. Họ chỉ cách đi từ

Hawaii, Korea hay Las Vegas để tránh sự nghi ngờ của nhân viên di trú ở phi trường Los

Angeles. Họ còn chỉ cách băng chặt bụng bầu để qua mặt nhân viên hữu trách.

Các bà này phải trả 3000 đô la mỗi tháng khi ở khách sạn The Carlyle trong một căn

apartment hai phòng có đầy đủ tiện nghi. Họ cũng được nhân viên dịch vụ chở đi mua sắm ở các

cửa hàng Target, Babies R Us. Trong khi các sản phụ Mỹ phải trả tiền bệnh viện cho việc hộ sinh

khoảng 23 ngàn đô la, thì những bà Tàu này lại được bọn môi giới thương lượng sao đó, mà chỉ

trả có 4000 đô la, có khi không trả đồng xu nào.

Cuộc điều tra cho thấy một bà, trong khi chỉ trả 4000 cho bệnh viện; nhưng đã du hí ở

LasVegas và chi tiền mua sắm các thứ xa xỉ như túi xách, đồng hồ… đến cả vài trăm ngàn đô la.

Cơ quan Nội An cho hay việc phạm pháp có thể còn xa hơn việc gian lận Visa.

Đó là gian lận thuế vụ. Tên Dong Li đã không lập hồ sơ thuế vụ. Hai vợ chồng Chen thì

không khai báo số tiền hàng trăm ngàn đô la. Thêm vào đó, nhân viên an ninh còn khám phá ra

tên Chao Chen và vợ Jie Zho còn gian lận về tình trạng hôn nhân của họ. Họ khai láo đã ly dị, dể

từ đó làm hôn thú với những người Tàu và bảo lãnh xin thẻ xanh.

Sự việc người nước ngoài đến Mỹ sinh con để có quốc tịch Mỹ cho con không phải là việc

mới mẻ gì. Nhưng thời này thì nó bùng phát rất dữ dội. Báo cáo cho thầy mỗi năm có đến 40

ngàn đứa bé sinh ra theo trường hợp này. Chừng vài năm sau, chỉ thấy bọn trẻ con Tàu ở các

trường học!

Ngoài tổ chức dịch vụ ở The Carlyle, nhân viên an ninh còn lùng bắt tại vài nơi khác. Ba tên

Wen Rui Deng, Li Yan Lang và Wen Shan Sun bị cáo buộc tội nhận từ 10 đến 25 ngàn đô la mỗi

thai phụ để đưa họ vào trú tại chung cư Pheasant Ridge Rowland Heights, là nơi có đủ các dịch

vụ kể cả y tá chăm sóc sản phụ.

Ngoài ra, có công ty mang tên USA Happy Babyđiều hành bởi Michael Wei Yueh Liu và

Jing Dong, thì có quan hệ với chung cư The Reserves ở Rancho Cucamonga.

Tập Cận Bình khuyến cáo Hoa Kỳ!

Theo thông lệ của thời kỳ chiến tranh lạnh, các nhà cầm

quyền Cộng Sản dùng bản thông điệp đầu năm để chuyển đi

những tuyên truyền chống lại thế giới tự do mà Hoa Kỳ lãnh

đạo.

Năm nay, bài diễn văn đầu năm của Tập Cận Bình cũng

lại nhắm vào Hoa Kỳ như để nhắc cho Hoa Kỳ biết rằng kẻ

thù số một của Mỹ không phải là Nga, mà chính là nước

Trung Hoa đỏ..

Sau những trang dài khoe khoang thành tích phát triển và thịnh vượng, trong đó có những

thành tựu về quân sự và không gian; Tập Cận Bình đi xa hơn khi nêu ra những sáng kiến có tính

cách quốc tế toàn cầu. Tập đã không ngần ngại bộc lộ tham vọng toàn cầu của mình và nói thẳng

ra những cạnh tranh quyết liệt và trực tiếp với Hoa Kỳ.

Những tham vọng to lớn này của Tập đã thể hiện từ trong năm 2017. Mở đầu là bài diễn văn

tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos (Thụy Sĩ) và kế đó, tại diễn đàn “Vành đai và Con

đuờng” khi ông tự cho mình là người bảo vệ cho sự toàn cầu hoá về kinh tế.

Trong Đại Hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Trung Hoa năm ngoái, Tập đã bày tỏ viễn

tượng của mình qua sự cổ vũ tinh thần quốc gia khi kêu gọi một lực lượng vô địch của 1.3 tỉ

28

người, rằng Trung Hoa có một sân khấu chính trị vô biên, một di sản vĩ đại của lịch sử mà không

quốc gia nào sánh bằng, và nhất là một quyết tâm không ai lay chuyển được.

Xin nhắc lại, trước Tập, các lãnh tụ Trung Coộng chưa ai có ngạo mạn như thế. Đặng Tiểu

Bình thì chủ trương che đậy thực lực để mua thời gian, Hồ Cẩm Đào thì chủ trương nước Trung

Hoa khởi dậy trong hoà bình. Ngày nay, chúng ta thấy một lãnh tụ Trung Cộng không che giấu

tham vọng của họ trong thời đại mới là dẫn dắt Trung Hoa đến vai trò lãnh đạo thế giới bằng sức

mạnh kinh tế, kỹ thuật, khả năng quốc phòng và sức mạnh tổng hợp của quốc gia mà theo ông ta

là “đánh và chiến thắng”.

Có hai điểm quan trọng nhất trong bài diễn văn mà chúng ta cần phân tích:

(1) Đây không phải là phản ứng của Tập đối đầu với chủ trương “America First” của Tổng

Thống Trump, mà nó là khuynh hướng và tham vọng sẵn có, tiềm tàng từ khi Mao Trạch Đông

lập nên nước Coộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa năm 1949. Mao từng viết nhiều bài chủ trương

vượt qua mặt Mỹ, và tống Mỹ ra khỏi Thái Bình Dương. Người kế tục Đặng Tiểu Bình thì cật

lực để vực Trung Hoa ra khỏi sự nghèo khó và tiến lên sân khấu chính trị thế giới. Các lãnh tụ kế

đó thì không ngừng cải tổ binh bị, phát triển các thứ hoả tiễn chống hàng không mẫu hạm, các vũ

khí chống vệ tinh… để mong cân bằng lực lượng với Hoa Kỳ.

Lần này, Tập Cận Bình cũng chỉ thực hiện cái tham vọng đã từng có nhưng trước đây chưa

đủ cường lực để bày tỏ mà thôi. Cái tham vọng đó là qua mặt Hoa Kỳ và nắm vai trò lãnh đạo

thế giới.

(2) Trung Cộng vẽ ra hình ảnh một thế giới độ lượng, đầy nhân tính mà họ muốn vươn tới.

Nhưng điều này rõ ràng là một điều nguy hiểm và ngụy tạo.

Trong bài diễn văn nói trên, Tập Cận Bình đã phong tước hiệp sĩ cho Trung Hoa là “người

bảo vệ trật tự quốc tế”. Ông cho rằng “Trung Hoa có thiện ý hợp nhất các dân tộc trên thế giới để

tạo ra một tương lai tươi đẹp của một nhân loại phồn vinh hoà bình vĩ đại nhất!”

Thực tế thì trong quá khứ hàng ngàn năm nước Trung Hoa là một quá trình xâm lăng, đồng

hoá, tiêu diệt nhiều dân tộc quanh họ. Thời lập quốc, sắc dân Hoa Hạ chỉ quanh quẩn miền Dông

Bắc nước Tàu ngày nay. Nhưng họ đã xâm chiếm Hoa Nam, Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương,

Tây Tạng và cả Việt Nam (nhưng từng thất bại).

Tập Cận Bình còn nói lên sự ủng hộ để giải quyết vấn đề “thay đổi thời tiết khí hậu” mà Hoa

Kỳ, qua Tổng Thống Trump, đã rút ra khỏi thỏa ước Paris vì sự đóng góp bất công cho phía Mỹ.

Trong khi đó, Trung Cộng lại là nước thả ra trong khí quyển lượng thán khí CÒ cao nhất, mà lại

chẳng đóng góp gỉ cả!

Tập cũng thề thốt sẽ bảo vệ thẩm quyền và tình trạng hiện nay của Liên Hiệp Quốc. Điều này

làm nhiều nước chau mày vì Trung Cộng tiến đến chính quyền qua nòng súng chứ không qua

hình thức dân chủ nào.

Tập đưa ra chiêu bài “một vành đai, một con đuờng” là một tham vọng vươn những vòi bạch

tuộc đến khắp 5 châu nhằm khai thác bóc lột để phục vụ cho một nước Trung Hoa quá đông dân

mà thiếu đất sống và canh tác.

Nhận xét về thực tế

Điều mà Tập không nói đến trong bài diễn

văn là cái thực tế về những hành động cụ thể để

thực hiện những tham vọng.

29

Hành vi gì ư?

Đó toàn là những hành vi rất khác biệt với hình ảnh hoà bình nhân đạo mà Tập vẽ ra. Đó là

những hành vi đi ngược lại quốc tế công pháp như xâm lăng biển Đông, chiếm cứ các đảo của

nhiều nước bằng vũ lực. Đó là sự quấy nhiễu thương thuyền, ngư thuyền trong vùng biển đang

có tranh chấp về chủ quyền. Đó là sự chối bỏ quyết nghị của Toà Án Thường Trực Quốc Tế The

Hague năm 2016 về vấn đề biển Đông Đó là sự gian lận để thủ lợi qua giao thương với các nước

mà họ luôn nhận phần hơn. Họ tạo nhiều khó khăn, cấm cản hàng hoá các nước nhập cảng vào

Trung Hoa, trong khi tuồn ồ ạt những thứ hàng kém phẩm chất vào nước khác.

Họ ăn cắp tài sản trí tuệ của nhiều quốc gia để thủ lợi. Họ dùng giao thương và kinh tế như

vũ khí để bắt nạt các nước nhỏ tại Á Châu. Điển hình là Trung Cộng lợi dụng sự căng thẳng trên

bán đảo Triều Tiên để ngăn cấm du khách Tàu vào Nam Hàn, hạn chế chuyển các thứ hàng

khoáng chất hiếm đến Nhật Bản, hay giữ nông phẩm của Philippines cho đến hư thối tại các

thương cảng Trung Hoa. Trung Cộng luôn chơi trò ma bùn, có khác chi bọn gian thương Chợ

Lớn mà chúng ta từng biết qua.

Nói tóm lại, Trung Cộng đang xem trật tự thế giới do Mỷ chủ xướng như chiếc áo không còn

mặc vừa. Theo Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Fu Ying, thì nó đã trở thành quá khứ!

Một khi Trung Cộng đã trở nên tự tin hơn để bộc lộ tham vọng quyền lực khắp thế giới, Hoa

Kỳ cần xét lại quan điểm của mình về thiện ý giúp cho Trung Hoa lớn mạnh mà hiện nay vẫn

còn trong ý định của các chính khách Mỹ.

Hoa Kỳ phải nhìn thấy một Trung Hoa có khả năng thách thức mạnh hơn Liên Sô trước đây

và Nga hiện nay. Theo các nhà phân tích chính trị và kinh tế, thì Trung Cộng có cơ hội qua mặt

Hoa Kỳ vào năm 2030 hay sớm hơn nữa. Điều này sẽ là sự bại trận của Hoa Kỳ mà không nghe

một tiếng súng. Xin nhớ lời của Tập trong bài diễn văn “Trung Cộng có khả năng đánh và chiến

thắng”

Hiện nay, trên thế giới chỉ có Hoa Kỳ là đối thủ đủ khả năng đương đầu với Trung Cộng.

Hoa Kỳ phải hiểu và phải có hành động!

Trung Cộng đưa tiềm thủy đỉnh vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

Trung Cộng không chỉ tranh chấp lãnh thổ, biển đảo

với các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Taiwan…

mà còn tranh chấp cả với Nhật Bản về biển Đông Trung

Hoa.

Thứ Tư tuần qua, họ đã gửi tiềm thủy đỉnh tấn công có

trang bị hoả tiễn nguyên tử vào vùng các đảo mà hai bên

tranh chấp về chủ quyền. Đó là nơi có dảo Sensaku mà

Trung Cộng gọi là Diaoyu.

Itsunori Onodera, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật cho

hay Nhật đã phát hiện chiếc tiềm thủy đỉnh của Trung Cộng thuộc thế hệ Shang, có khả năng

mang thủy lôi và hoả tiễn nguyên tử tầm xa. Chiếc tàu dài 360 feet (khoảng gần 120 mét) cũng

có khả năng hoạt động dài ngày và lặn rất sâu dưới đáy biển. Cùng với chiếc tiềm thủy đỉnh, còn

có chiến hạm Jiangkai loại khu trục 4000 tấn. Qua hôm sau, cả hai chiếc rời khu vực này.

Ông Onodera cho đây là một hành vi đơn phương thách đố tạo thêm sự căng thẳng.

Vùng biển này gọi là Contigous, có nghĩa sát vơí phạm vi 12 hải lý thuộc lãnh hải của Nhật.

Tuy nhiên, ranh giới của hải phận có thể kéo dài ra đến 24 hải lý nếu tính từ vành ngoài của nền

dáy biển.

30

Cùng ngày, Trung Cộng loan tin họ đã dưa đến vùng các đảo tranh chấp 3 chiếc tàu tuần

duyên để hoạt động tuần tiểu trong khu vực.

Trong quá khứ, đã có lần Trung Cộng đưa chiến thuyền vào vùng này và đã từng bị Nhật

cảnh cáo.

Phía Trung Cộng thì ngược lại, cho rằng các đảo này là của họ và cũng cảnh cáo Nhật nên

chấm dứt những việc làm cho tình hình trở nên rối ren hơn!

Trung Cộng quay qua gây hấn Taiwan.

Với chiếc tàu phế thải, mục gỉ nằm ụ mua từ Ukraine, Trung

Cộng vốn chuyên nghề làm hàng mã dã đem về sơn phết tân

trạng làm chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân.

Tuy chưa biết thực chất ra sao, nhưng bộ dạng bên ngoài

cũng đủ đem ra hù dọa mấy nước nhỏ trong vùng.

Thứ Tư tuần qua, cùng lúc với việc đưa tiềm thủy đỉnh và

khu trục hạm vào biển tranh chấp với Nhật, Trung Cộng lại cho

chiếc hàng không mẫu hạm diễu võ giương oai ở eo biển Đài Loan là một eo hẹp ngăn cách hoa

lục và đảo quốc Taiwan. Việc này như thể là một thách thức, hiếu chiến có thể làm leo thang các

cuộc thao dợt quân sự và làm tăng nỗi lo sợ một cuộc xâm lăng mới. Chỉ trong một năm 2017,

Quân đội Trung Cộng đã thực hiện đến 16 cuộc thao diễn quân sự; và mối nguy cơ này càng

ngày càng gia tăng.

Chiếc mẫu hạm Liêu Ninh này có sự hộ tống của nhiều khu trục hạm đi vào vùng Tây Nam

của eo biển, tuy nhiên vẫn đi dọc bên phần biển của Trung Cộng.

Vào sáng thứ Tư, đoàn tàu này rời khu vực di chuyển về hướng Bắc. Vùng eo biển Đài Loan

là nơi tấp nập thương thuyền qua lại và cũng là nơi rất nhậy cảm về phương diện quân sự.

Trong những tháng vừa qua, Trung Cộng không ngừng gia tăng các cuộc thao diễn quân sự

quanh đảo quốc Đài Loan, gây sự báo động ở nước nhỏ này mà Trung Cộng luôn coi là một phần

đất, một tỉnh của họ. Trung Cộng luôn cảnh cáo Đài Loan không được tuyên bố độc lập và cũng

thường đe dọa sẽ dùng võ lực để tái chiếm.

Đài Loan tuy nhỏ, nhưng cũng có một quân lực khá tiên tiến với vũ khí trang bị mua của Hoa

Kỳ. Tuy Đài Loan không được thế giới công nhận, nhưng Hoa Kỳ có khuynh hướng bảo bọc,

yểm trợ, nên cũng không phải là con mồi dễ nuốt.

Vào tháng 10 năm ngoái, Cơ quan có tên The Washington Free Beacon tiết lộ rằng Trung

Cộng đã soạn sẵn một kế hoạch xâm lăng Đài Loan vào năm 2020. Phía Đài Loan, trong báo cáo

duyệt xét tình hình hàng năm, họ cũng nhìn nhận sự gia tăng các cuộc thao dượt của Trung Cộng

là mối đe doạ trầm trọng đối với an ninh đảo quốc.

Trung Cộng đánh giá bà Tổng Thống Đài Loan Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn), thuộc Đảng

Dân Chủ Cấp Tiến, là người cứng đầu. Họ cho rằng bà muốn duy trì tình trạng độc lập của Đài

Loan bằng mọi giá. Bà Tổng Thống thì bày tỏ mong muốn hoà hoãn với Trung Cộng, nhưng

không thể để mất chủ quyền và lối sống dân chủ tự do của dân Đài Loan.

31

Thời Sự Hàng Tuần 01/27/2018

Nghị sĩ Dân Chủ làm reo

Tuần trước, chúng tôi chờ đến chiều tối thứ Bảy vẫn

chưa thấy Thượng Viện Mỹ thông qua ngân sách bổ túc để

chính phủ được tiếp tục làm việc.

Sự cản trở này là do các thành viên Dân Chủ và cả vài

vị Cộng Hoà nhất quyết bắt buộc phải đưa vào nghị trình

vấn đề tiếp tục cho gần 1 triệu thành viên thuộc nhóm

DACA được ở lại Mỹ như là điều kiện tiên quyết. Người

cầm đầu vụ này là Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer. Rồi

cũng chính ông này quay ra đổ thừa cho Tổng Thống

Trump đã tạo ra sự “đóng cửa chính phủ” (Government

shutdown).

Hậu quả là rất nhiều cơ quan chính phủ phải đóng cửa, ảnh hưởng không ít đến đời sống của

công dân. Nhiều khách du lịch từ xa về Thủ Đô, New York hay các thắng cảnh đã thất vọng vì

không thăm viếng được các tượng đài, công viên, bảo tàng. Hệ thống quản chế công lực cũng bi

giới hạn. Quân đội cũng phải hủy bỏ vài chương trình huấn luyện trong lúc tình thế đang nóng

dần lên bởi sự đe dọa của Trung Cộng, Bắc Hàn…

Đến chiều ngày thứ Hai 22 tháng 1, thì các Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ mới chịu cùng Cộng

Hoà thông qua ngân sách cho chính phủ, chấm dứt ba ngày đóng cửa mà không đòi phải bàn vấn

đề DACA. Đây là một bàn thắng lớn cho Tổng Thống Trump khi ông cương quyết không

nhượng bộ.

Chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở với những ai còn ủng hộ Dân Chủ mà đánh phá hành pháp

Trump là: Trong 329 triệu người Mỹ, ngày hôm nay có 670 ngàn người vô gia cư, lang thang

khắp vỉa hè đường phố, trong các công viên, gầm cầu xó chợ; hơn 39 triệu người sống dưới mức

nghèo khó; hơn 46 triệu người đói đang nhận phiếu thực phẩm. Sinh viên Mỹ phải đi làm bồi bàn

hay các việc ít lương để lấy tiền đóng học phí. Tại sao những người Đảng Dân Chủ từng tuyên bố đấu tranh cho giới lao động không chịu hợp tác với hành pháp để giải quyết những vấn nạn

trên, mà bỏ công sức ngày đêm đi tranh đấu cho những người xâm nhập vào Mỹ bất hợp pháp và

còn gây nhiều tội phạm?

Một vài người Việt Nam trách chúng tôi rằng chúng ta cũng là người tị nạn, sao lại chống đối

di dân các nước?

Xin thưa, chúng ta đến Mỹ hợp pháp, được sự chấp thuận của chính phủ. Mục tiêu đến Mỹ

của chúng ta là tránh họa Cộng Sản chứ không phải vì nghèo đói đi tìm sinh kế. Và dù có đi tìm

sinh kế, thì những người di dân hợp pháp cũng đóng góp sòng phẳng cho xã hội Mỹ chứ không

chây lười, ăn bám vào hệ thống phúc lợi xã hội.

Vụ điều tra Tổng Thống Trump xoay chiều

32

Hiện có it nhất 60 vị dân cử đang yêu cầu công bố các tài liệu tiết lộ nhiều việc làm mờ ám

của hành pháp Obama trong đó có việc Obama đã theo dõi nghe lén ông Trump và ban tranh cử

của ông trong mùa bầu cử 2016.

Phóng viên đài truyền Hình FOX News cho hay vụ này

liên quan đến Đạo luật FISA (Foreign Intelligence

Surveillance Act) mà hành pháp Obama đã lạm dụng để theo

dõi, lập hồ sơ bôi xấu ông Donald Trump qua nhóm Fusion

GPS mà bà Clinton thuê mướn. Vụ này được coi là tồi tệ hơn

vụ Watergate rất nhiều.

Vào tháng 3 năm ngoái, Tổng Thống Trump đã lên tiếng

phàn nàn cựu Tổng Thống Obama đặt con bọ nghe lén điện

thoại của ông Trump. Nhưng liền đó, các cơ quan truyền thông dòng chính đồng loạt lên tiếng

chỉ trích ông Trump là bịa đặt.

Dân Biểu Steve King nói ông rất thất vọng và buồn bã vì qua tập tài liệu, đã cho thấy những

mờ ám của Bộ Tư Pháp, cơ quan FBI thời Obama cốt để đánh phá hạ bệ ông Trump và hỗ trợ

cho ứng cử viên Hillary Clinton. Dân biểu Lee Zeldin đòi phải công bố tất cả tập hồ sơ này ngay

lập tức vì công chúng Hoa Kỳ có quyền biết hết sự thật. Phe Dân Chủ, nhất là Thượng Nghị Sĩ

Diane Feinstein và Dân Biểu Adam Schiff thì đổ thừa Nga xúi dục chuyện đòi bạch hoá này!

Vấn đề chính hôm nay: Tham vọng lãnh đạo thế giới của của Trung Cộng

Tuần trước, chúng tôi có trình bày về nội dung bài diễn văn đầu năm của Tập Cận Bình,

trong đó công khai nêu rõ tham vọng qua mặt Hoa Kỳ để lãnh đạo thế giới. Trước khi đi sâu vào

nội dung, chúng tôi xin khẳng định rằng bài nay không có ý cổ vũ tư tưởng bài Hoa hay tạo sự

kỳ thị chủng tộc. Chúng tôi cũng có nhiều bạn bè, bà con gốc Hoa mà chúng tôi rất quý mến.

Mục tiêu của bài là nói về chính sách bành trướng của các nhà cầm quyền Trung Hoa, đặc biệt là

Trung Cộng. Vì thế, để phân biệt, chúng tôi sử dụng hai chữ Trung Hoa khi nói về đất nước và

con người, nhưng sẽ dùng chữ Trung Cộng khi nói về chính sách, chế độ.

Sơ Lược lịch sử Trung Hoa thời cổ đại

Tuy chẳng có nhiều thì giờ để trình bày cặn kẽ về lịch sử Trung Hoa, nhưng chúng ta cũng

cần biết qua sự hình thành và diễn tiến của các triều đại bên Tàu để có cái nhìn chính xác vào

bản chất xâm lăng bành trướng cố hữu của bao thế hệ cầm quyền ở Trung Hoa.

Lịch sử Trung Hoa chỉ thực sự được ghi chép thành văn bản từ khoảng năm 1500 BC vào

triều đại nhà Thương (Shang 1600 – 1046 BC). Trước thời gian đó là thời vô sử hay còn gọi là

huyền sử, trong đó các sự kiện chỉ được miệng đời truyền tụng và thường có tính cách vẽ vời,

phóng đại nhiều hơn là sự thật.

Theo tục truyền, từ hàng ngàn năm, người Hoa sinh sống quay quần ở vùng Hoa Bắc, giữa

hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử.

Khởi đầu là thời đại Tam Hoàng và Ngũ Đế. Sử Trung Hoa viết về danh tánh các vị này

không đồng nhất. Chúng tôi tạm dùng một sử liệu phổ biến nhất cho rằng Tam Hoàng là ba vị

Phục Hy (Fu Xi), Thần Nông (Shennong) và Hoàng Đế; Ngũ Đế là các vua Thiếu Hạo

(Shaohao), Chuyên Húc (Zhuanxu), Đế Cốc (Ky), Đế Nghiêu (Yao) và Đế Thuấn (Shun).

33

Sau thời đó là ba triều đại lớn Hạ (2070–1600 BC), Thương (1600- 1046 BC) và Chu (1046 –

256 BC). Xem bàn đồ thời nhà Thương thì lãnh thổ của Trung Hoa chỉ bằng 1 phần 8 của nước

Trung Hoa hiện nay. (Bản đố 1)

Năm 221 BC, Tần Thủy Hoàng dẹp tan 6 nước địch thủ trong thời Chiến Quốc để thống nhất

Trung Hoa. Để tránh sự xâm lăng của các sắc dân Mãn Châu và Mông Cổ ở phương Bắc, Tần

Thủy Hoàng cho xây Vạn Lý Trường Thành. (Bản đồ 2)

Điều này nói lên rằng dân Hoa Hạ, tức là dân Tàu chính gốc, phân biệt hẳn với các dân Mãn,

Mông ở phương Bắc, dân Hồi và Tạng ở phương Tây, và dân Việt ở phương Nam. Trong hàng

ngàn năm, người Hoa Hạ vẫn coi các dân tộc lân bang này là giống man di, mọi rợ.

Triều đại nhà Hán kéo dài từ 206 BC đến 220 AD, là triều đại cai trị lâu nhất trong lịch sử

Trung Hoa, và cũng là thời thịnh phát nhất. Các hoàng đế nhà Hán chinh phục bốn phuơng, thâu

gồm Mãn Châu, Mông Cổ và cả miền Hoa Nam. (Bản đồ 3). Vì thế, về sau người Hoa tự xưng

mình là người Hán.

Tưởng cũng cần biết rằng miền Hoa Nam vốn là cái nôi của các bộ lạc Việt. Truyền thuyết

của Việt Nam nói rằng tổ tiên người Việt là Lạc Long Quân phát xuất từ Động Đình Hồ mà nay

thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Hoa. Hồ Nam nằm ở phía Bắc của hai tình Quảng Đông và Quảng

tây. Như thế đủ thấy lãnh thổ Việt ngày xưa rất rộng lớn, bao trùm cả miền Hoa Nam.

Người Việt đã bị người Hoa xâm chiến dần từ thời Tần Thủy Hoàng, bị đẩy dần xuống

phương Nam và khi giành độc lập, đã mất toàn vùng Hoa Nam mà chỉ còn lại phần đất Bắc Việt

ngày nay.

Các cuộc xâm lăng của người Hoa tiếp nối qua nhiều triều đại và đến thời nước Cộng Hoà

Nhân Dân Trung Hoa, thì nó chiếm luôn Tây Tạng, bành trướng lãnh thổ ra đến gần 10 triệu cây

số vuông. (Bản đồ 4)

Bản đố 1

Bản đố 4 Bản đố 3

Bản đố 2

34

Tại sao các nhà cầm quyền Trung Hoa ưa gây chiến tranh?

Trước hết, phải công tâm thừa nhận người Trung Hoa rất thông minh và xuất sắc. Hàng chục

ngàn năm trước, Trung Hoa là trung tâm văn minh của nhân loại. Họ thoát ra khỏi thời kỳ săn bắt

để tiến vào thời kỳ nông nghiệp sớm nhất trong các dân tộc trên thế giới. Chữ viết, thuốc súng,

giấy, bánh xe, hoả tiễn… đều là phát minh của người Hoa. Người Hoa thời nhà Hạ, Thương,

Chu, đã có một chính quyền có tổ chức, triều nghi; có nhiều học thuyết triết lý chính trị cao siêu;

có một nền đạo đức sâu sắc và bền vững. Thời nhà Hán đã có hệ thống tiền tệ tiện lợi trong giao

thương. Thời nhà Tống, Đường văn hoá phát triển và hưng thịnh.

Nhìn sơ qua, thì cũng như người Việt ta, dân Trung Hoa cũng có những người hiền lành dễ

mến. Nhưng cũng không thiếu những người thô lỗ, hung hăng. Có lẽ đây cũng là do ảnh hưởng

cuộc sống phải bon chen, tranh giành nhau trong những điều kiện khó khăn về vật chất để sinh

tồn.

Dân số hiện nay của Trung Hoa là gần 1.4 tỷ người. Nếu tính theo định luật Malthus (cứ mỗi

25 năm, dân số tăng lên gấp đôi), thì tới thập niên 2030, sẽ có gần 3 tỷ người Tàu nhung nhúc,

chen chúc nhau trong nước Tàu vốn khắc nghiệt về khí hậu thời tiết, ít đất canh tác. Nạn nhân

mãn sẽ kéo theo nạn đói trầm trọng. Vì thế, nội chiến và xâm lăng là giải pháp để giải quyết nạn

nhân mãn hữu hiệu.

Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, người Trung Hoa ít khi yên ổn mà chỉ gây hấn, tranh

chấp. Chiến tranh gần như xảy ra thường xuyên. Hết trong nhà đánh nhau vỡ đầu sứt trán, họ lại

xoay qua gây hấn với lân bang. Niềm hãnh tiến của người Hoa chỉ tạm thời bị đè nén vì sự cai trị

gần 100 năm của “rợ” Mông Cổ (tức nhà Nguyên từ 1271 đến 1368), và 268 năm bởi “rợ” Mãn

Châu (Nhà Thanh 1644 đến 1912) và tiếp theo bị xâu xé bởi các quốc gia Tây Phuơng, rồi sự

chiếm đóng của Nhật và nội chiến (1927-1949) kéo dài cho đến khi Đảng Cộng Sản Trung Hoa

do Mao Trạch Đông giành phần thắng cuối cùng..

Mao Trạch Đông, sau khi chiếm Hoa Lục, thực hiện một chế độ Cộng Sản hà khắc vừa nhằm

khôi phục đất nước đã quá tan hoang, nhưng cũng vừa ôm giấc mộng làm anh cả khối Cộng Sản

ở vùng Á Châu, cạnh tranh cật lực với đàn anh Liên Sô và chống đỡ chính sách ngăm chặn của

Hoa Kỳ.

Tham vọng của Trung Hoa

Người Trung Hoa vốn thông minh, tài ba nhưng lại ngạo mạn, hãnh tiến. Họ luôn tự coi mình

là hơn người, là trung tâm của vũ trụ. Quốc hiệu Trung Hoa, Trung Quốc nói lên điều đó.

Thực hành chính sách của Cộng Sản, Mao Trạch Đông đã thất bại trong các chiến dịch Cải

Cách Ruộng Đất, Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại, Trăm Hoa Đua Nở mà đã đưa đến cái chết của hàng

chục triêu dân Tàu; nền kinh tế suy sụp.

Phải đến khi Mao chết (1976), Đặng Tiểu Bình ngoi

lên với những ý tưởng mới mẻ để vực dậy kinh tế Trung

Hoa. Với quan niệm “mèo đen, mèo trắng cũng như nhau;

miễn bắt được chuột”, Đặng đã cởi trói cho kinh tế tư

nhân. Trung Hoa khá lên từ đó. Nhưng thời này cũng xảy

ra nhiều biến cố đẫm máu do chính sách tàn bạo, độc

đoán, đàn áp dã man về nhân quyền như vụ Thiên An

Môn năm 1989. Từ năm 1986, Trung Cộng thực hiện

chính sách mở cửa, cho phép các nước ngoài vào đầu tư,

35

khuyến khích kinh tế thị trường và cho phép các doanh nghiệp tư hoạt động. Năm 1989, Trung

Hoa bắt đầu mở ra thị trường chứng khoán ở Shangai và Shenzhen (Thượng Hải và Thiên Tân).

Kết quả khả quan là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế thừa nhận kinh tế Trung Hoa tiến lên hàng thứ ba trên

thế giới, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Bây giờ, sau gần 70 năm cật lực xây dựng một nước Trung Hoa khá mạnh về kinh tế, và tân

tiến về quốc phòng; Trung Cộng bắt đầu ý thức sức mạnh và vai trò của mình trên thế giới. Họ

tung các vòi bạch tuộc ra bên ngoài, mở đầu chương trình thực dân mới.

Ngày nay, qua chủ trưong “một vành đai, một con đường“ (OBOR), các lãnh chúa Trung

Hoa Đỏ ở Bắc Kinh không còn che dậy tham vọng toàn cầu của họ. (Bản đồ 5)

Tại Á Châu

Trung hoa lục địa tiếp giáp với Nga ở phía bắc, Kazakjstan, Kyrgizstan, Takittstan,

Afghanistan, Pakistan ở phía Tây; Pakistan; India, Nepal, Bhutan, Myanmar, Laos và Việt Nam

ở phía Nam. Ở phía đông giáp North Korea, nhìn qua biển thì gần Nhật Bản, Taiwan và

Philippines. Đã hơn một thập kỷ qua, họ đã xâm nhập thật sâu vào các nước Nam Á như

Myanmar, Lào, Cambodia, Việt Nam. Họ chiếm các đảo ở biển Đông Việt Nam, vẽ ra đuờng 9

đoạn để tự xác nhận chủ quyền bao trùm một vùng biển rộng lớn xâm phạm chủ quyền và ngăn

cản hải lộ của các nước trong vùng. Họ tạo ra các đảo nhân tạo, lập các căn cứ quân sự ở đây để

mưu toan làm chủ Thái Bình Dương.

Chính sách thực dân của Trung Hoa là sau khi xâm

chiếm, họ sẽ cho dân Tàu di cư sang sinh sống để ngày

càng trở thành đa số tại quốc gia họ chiếm. Tại Nội

Mông, dân Hán hiện chiếm đa số. Tại Tibet, Trung

Cộng liên tiếp di dân qua đây. Chỉ trong một năm

1996, đưa 500 ngàn dân Hoa sang khai thác các mỏ.

Hiện nay người Hoa chiếm đến 70% dân số ở thủ đô

Lhasa và 95% trong số nhân viên công quyền. Tại Tân

Cương, hiện nay có 8.5 triệu người Hoa chiếm đến

39% tổng số dân tại đây, trong khi dân Uyghur chỉ còn

11 triệu (46%).

Từ những năm gần đây, Trung Cộng không ngừng

đưa hàng chục ngàn thanh niên người Hoa qua Việt Nam dưới dạng công nhân để làm việc trong

các xí nghiệp, nhà máy như ở khu mỏ Bauxite ở Lâm Đồng. Họ xâm nhập sâu vào tận đồng bằng

miền Nam, cao nguyên miền Trung… Du khách Tàu tràn qua biên giới ồ ạt. Họ nghênh ngang

hống hách với ngay cả nhân viên công lực Việt Cộng như thể họ là chủ nhân của đất nước Việt.

Trên đất liền thì tranh chấp với Ấn Độ ở vùng Aksai Chin, vùng nam Tibet và đòi giải phóng

Đài Loan.

Ngoài khơi thì Trung Cộng tranh chấp chủ quyền các đảo với Philippines, Nhật Bản, Việt

Nam. Họ vẽ ra đường 9 đoạn còn gọi là đuờng lưỡi bò, ngang nhiên công bố chủ quyền trên hải

phận biển Đông. Việc này mang tính cách chiến lược rất nguy hiểm cho Việt Nam, vì xem đó

như là cuộc vây hãm nước Việt về mặt Đông. Nhìn trên bản đồ, cái lưỡi bò này nó thè ra tận hải

phận của Indonesia là nơi cách lục đia Trung Hoa cả hai ngàn hải lý. Các căn cứ quân sự trên các

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đe dọa an ninh của Việt Nam ngày và đêm. Ngoài ra còn tính

cách kinh tế, là triệt hạ nguồn sống của ngư dân Việt Nam khi các tàu tuần tiểu Hải Quân Trung

36

Cộng sẵn sàng bắn chìm các tàu đánh cá Việt Nam ngoài biển khơi. Trung Cộng cũng khai thác

dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, mà phía Việt Nam không dám phản kháng.

Trung Cộng còn thò bàn tay qua tận Pakistan và vài nước Trung Á, Tây Á qua các dự án lớn

xây đập thủy điện, hợp tác kinh tế mà luôn luôn phần lợi nằm trong tay người Hoa. Vào tháng

11, năm 2004 Trung Cộng đã ký một thoả ước giao thương với 10 quốc gia Đông Nam Á. Thoả

ước này sẽ bao trùm đến 25% dân số thê giới trong một khu vực mậu dịch tự do.

Trung Cộng tại Phi Châu

Những thập niên vừa qua, Trung Cộng rất cần những

nguồn nguyên liệu khổng lồ cho nhu cầu phát triển kinh tế

quá nhanh của họ. Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (The

International Energy Agency), dự đoán Trung Cộng sẽ là

nước tiêu thụ dầu hoả lớn nhất thế giới vào đầu thập niên

2030.

Kỹ nghệ Trung Hoa rất cần nguồn cung cấp nhiên liệu

dài hạn mà họ chỉ có thể khai thác dễ dàng ở mỏ dầu và khoáng sản ở Phi Châu. Tuy có nhiều sự

phản đối của người bản xứ về cung cách làm doanh nghiệp đầy thủ đoạn của Trung Cộng, cũng

như sự lên án về sự vi phạm nhân quyền và sự thất bại của Trung Cộng trong việc quản lý, Trung

Cộng cũng đã đặt được đôi chân vào các nuớc Phi Châu này với sự đồng ý của các chính quyền

nơi đây.

Sau nguồn từ Trung Đông, Trung Cộng hiện nhập cảng dầu thô nhiều nhất từ Phi Châu (1.4

triêu thùng mỗi ngày), nhiều nhất là từ Angola, kế đó là Cộng Hoà Congo và South Sudan.

Để được đặt chân vào Phi Châu, Trung Cộng

thực hiện một sách lược ngoại giao mang tính

thương mại mà các nước Mỹ, Âu không thể đáp

ứng. Đó là những thương lượng về đầu tư, viện trợ

cung cấp cho các nước Phi Châu tài trợ hạ giá và

lao động rẻ mạt cho những dự án hạ tầng cơ sở tại

đây.

Từ năm 2009, Trung Cộng vượt qua Hoa Kỳ

trong việc giao thương với Phi Châu,. Trung Cộng

nhập 16% hàng hoá từ các nước Nam Phi (sub-

Saharan) và bán sang đây 21% tổng số nhập cảng

của họ.

Sự tài trợ của Trung Cộng là dưới hình thức các khoản nợ hay tín dụng do Ngân Hàng Nhân

Dân Trung Hoa, Ngân Hàng Phát Triển Trung Hoa, Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng Trung Hoa và

Ngân Hàng Phát Triển Trung Hoa-Phi Châu. Từ năm 2000 đến năm 2014, họ đã cho Phi Châu

vay 86 tỷ đô la.

Ngoại trừ vài lãnh tụ Phi Châu cho rằng việc giao dịch với Trung Hoà là có lợi, đa số dân

chúng thì có cái nhìn khác hẳn. Nhiều quốc gia đã phản ứng chống lại. Họ phản đối từ việc

Trung Cộng không thực hiện đúng đắn quy định an toàn, vi phạm tiêu chuẩn môi sinh, vi phạm

luật lệ sở tại và bất công trong việc điều hành doanh nghiệp. Từ đó, họ nhìn ra sự bóc lột và lợi

dụng của Trung Cộng. Phong trào bài Trung Hoa nổ ra bắt đầu từ khu mỏ than ở Zambia, lan qua

Nigeria. Tại Mali và Nam Sudan, đã xảy ra vụ sát hại lính Trung Cộng trong đạo quân bảo vệ

hoà bình. Tại Cameroon, nhiều thợ thuyền Trung Cộng bị bắt cóc.

37

Về lãnh vực quân sự, hiện Trung Cộng có một căn cứ Hải Quân rất lớn tại Djibouti để nhòm

ngó vào vùng Trung Đông và gây áp lực trên vùng Hồng Hải và Ấn Độ Dương.

Xâm Nhập Hoa Kỳ

Người Trung Hoa có mặt ở Hoa Kỳ rất sớm, ngay từ thời lập quốc. Những người đầu tiên

đến Mỹ năm 1820. Sau đó có thêm 325 người đến Mỹ vào thời kỳ đi tìm vàng rộ lên ở

California. Đến năm 1852, con số tăng lên 25 ngàn, rồi 105.5 ngàn vào 1880.

Số người Trung Hoa tại Mỹ năm 2000 là 2,432,585, nhảy vọt gấp đôi năm 2015 (4,948,000).

Họ chiếm chiếm khoảng 1.5% tổng số dân Mỹ và 26% tổng số dân Mỹ gốc Á Châu. Hơn một

nửa số người Hoa sinh sống tại New York và California. Số người Hoa nhập cư vào Mỹ hàng

năm hiện nay vượt xa người từ Mexico.

Hơn 27% người Mỹ gốc Hoa có bằng Đại Học, 27% khác có bằng trên Đại Học so với dân

Mỹ gốc Á 30% có bằng Đại Học và 21% trên đại học. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ của người Mỹ nói

chung (19% và 11% tương ứng).

Khả năng Anh ngữ của người Mỹ gốc Hoa kém hơn người gốc Á nói chung (59% so với

70%). Dĩ nhiên người Hoa sinh tại Mỹ thì rất trội (92%), còn người không sinh tại Mỹ chỉ có

42% là biết tiếng Anh.

Nhưng những điều vừa nêu ở trên không phải là điều đáng lo ngại, mà trái lại, Hoa Kỳ cũng

rất cần những công dân giỏi dang và thiện chí, cần mẫn để phát triển, thăng tiến.

Điều đáng ngại là âm mưu của Trung Cộng lũng đoạn Hoa Kỳ.

Tuy có khả năng sẽ theo kịp Mỹ về vũ khí, không gia, khoa học kỹ thuật; tuy có một đội

quân hùng hậu hơn 6 triệu lính vừa chính quy vừa trừ bị; Trung Cộng cũng dư biết rằng họ còn

rất xa mới kịp Mỹ, và một cuộc đối đầu quân sự sẽ là một cuộc tự sát tập thể. Vì vậy họ chọn

hình thức xâm lăng mềm bằng kinh tế, giao thương, văn hoá

và dễ nhất là bằng di dân.

Hiện đang có khuynh hướng những đảng viên Cộng Sản

và những người Trung Hoa giàu có do làm ăn bất chính hay

cấu kết với chính quyền Cộng Sản cũng đang tìm mọi cách

vào Mỹ. Việc các thai phụ Trung Hoa mỗi năm đẻ ra tại Mỹ

40 ngàn trẻ em mang quốc tịch Mỹ mà chúng tôi đã nói đến

trong tuần trước cũng là một trong những mưu đồ di dân, xâm

lăng theo hình thức mềm của chính quyền Cộng Sản. Trong

việc di dân này, không ít gián điệp Trung Cộng xâm nhập vào

Mỹ, len lỏi rất cao vào các ngành quốc phòng, kỹ thuật quân sự, giáo dục. Chúng tôi từng nói về

vụ tên Ng Lap Seng thân cận với hành pháp Obama và vụ nữ Đại Tá tình báo Trung Cộng

Yangpin Chen Frame làm việc tại Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng như mở trường Đại Học tại Virginia.

Về kinh tế, hàng hoá Trung Hoa tràn ngập thị trường Mỹ. Có ít nhất 80% các món hàng bày

bán có xuất xứ từ Trung Hoa, từ hàng kỹ thuật điện tử cao cấp cho đến áo quần, giàu dép, dồ

chơi trẻ em, hàng gia dụng và ngay cả rất nhiều thực phẩm, hoa trái và hải sản. Mỗi năm, mức

chênh lệch về giao thương giữa Mỹ và Trung Cộng là trên dưới 350 tỷ đô la, phần lợi nghiêng về

Trung Cộng. Dù nỗ lực của Tổng Thống Trump nhằm giảm bớt mức thâm thủng mậu dịch, mức

này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Trong 11 tháng của 2017, Mỹ nhập từ Trung Cộng 461 tỷ

38

trong khi chỉ xuát cảng sang Trung Cộng 116.5 tỷ. Đáng lo là sản phẩm của Trung Cộng đa số là

kém phẩm chất và nguy hiểm vì độc hại.

Về khoa học kỹ thuật: Trung Cộng cho sinh viên du

học, làm việc tại Mỹ rồi tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ

của Mỹ để phát triển và cạnh tranh trở lại với Mỹ. Niên

khoá 2015-2016, có gần 350 ngàn sinh viên Trung Hoa

theo học tại các đại học Mỹ so với con số 60 ngàn muời

năm trước. Ngay ở bậc trung học, học sinh từ Hoa Lục

chiếm 2/5 tổng số học sinh ngoại quốc tại Mỹ.

Về xã hội: Hàng năm Trung Cộng nhập lậu vào Mỹ

hàng tấn ma túy chế biến bằng phương pháp hoá học

(Synthetic) mà mức dộ độc hại cao gấp chục lần các ma tuý chế từ thiên nhiên. Chất ma túy

Opioid rất độc, nó đóng góp đền 75% trong số 64 ngàn người Mỹ chết mỗi năm vì quá liều

lượng. Các băng đảng mafia Tàu thường có liên hệ với nhóm Mafia bên Hoa Lục nhất là tự

Thượng Hải, Ma Cao.

Xâm nhập về văn hoá

Trung Hoa đi đến đâu, chiếm đóng nước nào thì nỗ lực Hán hoá đến đó. Qua 1000 năm đô hộ

Việt Nam, nhờ tinh thần dân tộc cao độ mà dân Việt vẫn bảo tồn được văn hoá, ngôn ngữ của

mình. Ngày nay, nhờ bọn Cộng Sản Việt Nam tiếp tay, kế hoạch Hán hoá đang có mòi phát triển

nhanh. Sách giáo khoa in tại Trung Hoa mang đầy hình ảnh sinh hoạt, phong cảnh của Tàu. Hoa

Ngữ trở thành bắt buộc từ tiểu học. Tiếng Việt đang được Bùi Hiển cải biên cho giống Hoa ngữ.

Hình ảnh văn hoá Trung Hoa tràn lan khắp nơi. Các ngày lễ hội Việt Nam biến mất dần dần để

thay bằng những ngày lễ hội Trung Hoa! Chiếc áo dài thướt tha cũng bị thay bằng chiếc áo kiểu

“Xường xám”.

Tại Hoa Kỳ, đang có những lời cảnh báo về việc Trung Cộng cho mở hàng trăm trung tâm

“Khổng Tử” tại các đại học của Mỹ.

Khổng Tử là một nhà triết lý chính trị, đạo đức. Học thuyết

của ông bị Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Hoa bài bác

và triệt hạ ngay khi mới lên cầm quyền.

Ngày nay, khôi phục lại Khổng Học không phải vì mục đích

vãn hồi nền văn hoá đạo đức xưa, mà chỉ là một công cụ chính trị

văn hoá của nhà cầm quyền Trung Cộng. Bộ Giáo Dục Trung

Cộng có một “Hán Ban” Hanban (Office of Chinese Language

Council International) lo về việc tuyên truyền này. Hán Ban có 12

thành viên từ các Bộ Ngoại Giao, Cơ Quan Quản Trị Thông Tin

và Phát Hành (là cơ quan tuyên truyền của nhà nước). Tổng Giám Đốc Hán Ban là một thành

viên của Hội Đồng Nhà Nước có 35 vị, là cơ quan cao nhất điều hành của Trung Cộng.

Hãy nghe lời của Bộ Trưởng bộ Tuyên Truyền Trung Cộng là Liu Yunshan trên nhật báo

Nhân Dân năm 2010: “Phối hợp với những nỗ lực tuyên truyền trong nước và hải ngoại, tạo

thêm nhiều môi trường quốc tế thuận lợi cho chúng ta, nhắm vào những vấn đề quan yếu có tầm

ảnh hưởng về chủ quyền và an ninh của chúng ta; chúng ta cần chủ động trong mặt trận tuyên

truyền quốc tế… Chúng ta phải thực hiện tốt việc xây dựng và điều hành các trung tâm văn hoá

và viện Khổng Tử tại hải ngoại.”

39

Viện Khổng tử đầu tiên được mở ra tại Nam Hàn năm 2004, theo sau là tại Japan, Australia,

Canada và Europe. Trung Cộng hiện tài trợ cho việc thành lập khoảng 100 Viện Khổng Tử tại

Hoa Kỳ trong đó dạy các môn văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử Trung Hoa. Nhân viên Trung Cộng

còn điều hành hàng trăm lớp “Khổng Học” ở các trường tiểu học Mỹ. Hệ thống giáo dục công tại

Chicago, là một thí dụ.

Mỗi viện Khổng Tử này đều có quan hệ với một đại học bên Trung Hoa. Các bài giảng, giáo

sư đều do Trung Cộng cung cấp.

Các vị viện trưởng các đại học Mỹ thì cho rằng Viện Khổng Tử là để giúp cho sinh viên có

những trang bị sẵn để thành công trong một thế giới đang tiến lên toàn cầu hoá. Nhưng theo nhà

nước Trung Cộng, thì mục tiêu của cc viện Khổng Tử lại khác hẳn.

Năm 2011, Li Changchun, một thành viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Hoa khẳng

quyết rằng: “Viện Khổng Tử là một ngành hấp dẫn để bành trướng văn hoá của chúng ta tại hải

ngoại. Nó đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển „quyền lực mềm‟ của chúng ta. Khổng

học tự nó có sức hấp dẫn và chúng ta dùng chiêu bài giảng dạy ngôn ngữ Trung Hoa để che đậy

cho những chuyện khác trông có vẻ hợp lý hơn (reasonable and logical)”. Việc khác là những

việc nào? Tuy không nói ra, nhưng chắc chúng ta cũng đoán ra được. (The Confucius Institute is

an appealing brand for expanding our culture abroad. It has made an important contribution

toward improving our soft power. The „Confucius‟ brand has a natural attractiveness. Using the

excuse of teaching Chinese language, everything looks reasonable and logical.)

Hiện nay có trên 500 cái gọi là Viện Khổng Tử này tại nhiều trường Đại Học trên thế giới do

Trung Cộng chi ra khoảng 10 tỷ đô la hàng năm để điều hành, gây sức hấp dẫn đối với sinh viên

các nước sở tại.

Tại các viện này, giảng trình do nhà nước Trung Cộng soạn thảo và chấp thuận trong đó làm

ngơ các vấn đề về nhân quyền, nhưng lại xuyên tạc lịch sử về bành trướng xâm lăng của Trung

Hoa như vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.

Các học giả Mỹ đã lên tiếng và đã có vài trường đóng của viện Khổng Tử. Nhưng cũng có

vài trường lại cho mở ra hoặc phát triển thêm cơ sở và môn học tại viện Khổng Tử đã có sẵn.

Thật ra thì việc này cũng như mở một loạt tiệm ăn franchise. Chỉ cần có địa điểm, còn thức ăn,

nấu nướng… đã có chủ franchise bao hết. Các đại học Mỹ thu học phí của sinh viên nhưng học

trình, giáo sư thì do Trung Cộng lo. Nói cách khác, đây là một thương vụ chỉ có tiền vào mà

không phải bỏ tiền ra. Còn sinh viên thì ghi tên học để lấy tín chỉ một cách nhẹ nhàng bù vào cho

đủ số để ra trường thay vì ghi danh các môn học khó nuốt.

Sự dễ tính và tính chất lợi nhuận kiểu chủ nghĩa tư bản là một nhược điểm mà Hoa Kỳ đã mở

toang cửa cho Trung Cộng tha hồ nhảy vào thực hiện công tác tuyên truyền.

Vì thì giờ hạn hẹp, chúng tôi không thể tiếp tục. Xin hẹn có dịp trở lại vấn đề này với nhiều

tình tiết khác hấp dẫn hơn

40

Thời Sự Hàng Tuần 02-03-2018

Thông Điệp đầu năm của Tổng Thống Hoa Kỳ

Lúc 8 giờ (CT) tối thứ Ba 30 tháng 1, Tổng Thống Trump

đã đọc bản thông điệp đầu năm trước Quốc Hội Lưỡng Viện.

Đây là bức thông điệp mà giới quan sát tiên đoán là kêu gọi sự

đoàn kết giữa hai đảng để cùng thực hiện những mục tiêu

chung cho dất nước.

Quả đúng thế, trong hơn 80 phút, Tổng Thống Trump xen

kẽ trong phần trình bày những thành tựu của chính phủ trong

năm qua, đã có nhiều lần kêu gọi hai đảng cùng nhau làm việc vì theo ông, quyền lợi của Hoa

Kỳ, của công dân Hoa Kỳ là mục tiêu hàng đầu của những người được dân chúng tín nhiệm bầu

vào các cơ cấu quốc gia. Ngay trong phút đầu tiên, ông nói: "Tối nay, tôi kêu gọi tất cả chúng ta

phải gạt qua một bên những dị biệt để tìm một căn bản chung, và tập thung vào sự đoàn kết mà

chúng ta cần có để phục vụ cho những người đã bầu chúng ta.”

Những thành tựu của hành pháp Trump, chúng tôi cũng nhiều lần trình bày trong các chương

trình Thời Sự Hàng Tuần, nên chỉ xin kể vắn tắt:

1.- Kinh tế: Đã có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sản xuất, đưa công ăn việc làm về

lại Mỹ. Trong gần 1 năm, đã tạo ra 2.4 triệu công việc. Mức thất nghiệp thấp nhất trong 45 năm

qua. Mức thất nghiệp của hai thành phần gốc Latino và da đen cũng xuống thấp nhất. Lương căn

bản gia tăng. Đem về cho thị trường chứng khoán 8 ngàn tỷ đô la.

Vài ví dụ: Hãng Exxon đầu tư 50 tỷ, hãng Apple đầu tư 350 tỷ, mở ra thêm 20 ngàn công ăn

việc làm…

2.- Thuế: Với Luật cải tổ thuế mới ban hành, đã giảm bớt những phiền toái trong việc khai

thuế. Tiền giảm trừ tăng gấp đôi, tiền „child credit‟ tăng gấp đôi. Hai vợ chồng có lương dưới 24

ngàn sẽ không đóng xu thuế nào cả. Một gia đình 4 người có lợi tức 75 ngàn sẽ trả thuế bằng một

nửa so với luật thuế cũ.

3.- Bảo hiểm y tế: loại bỏ việc bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khoẻ. Cựu chiến binh được

quyền chọn cho mình sự săn sóc y tế. Ra lệnh sa thải ngay 1500 nhân viên thiếu tận tâm. Ra lệnh

tìm cách hạ giá các loại thuốc mua bằng toa bác sĩ.

4.- Quốc Phòng: Trong năm qua, đã tiêu diệt hầu như 100% bọn ISIS. Nhìn nhận sự đe đoạ

của Trung Cộng và Nga. Tổng Thống kêu gọi yểm trợ hết sức để có một quân đội mạnh. Xây

dựng hệ thống vũ khí nguyên tử. Duy trì trại tù Guantanamo Bay vì bọn khủng bố không phải là

thứ tội phạm mà là bọn kẻ thù.

5.- An ninh xã hội: Tận lực tiêu diệt bọn băng đảng MS-13. Mở lối cho thanh niên di dân lậu

gần 1.8 triệu được nhập tịch, nhưng phải xây hàng rào biên giới và hủy bỏ việc di dân theo dây

chuyền, hủy bỏ nhận di dân theo kiểu lotto, mà phải có sự lựa chọn.

6.- Hạ tầng cơ sở: giảm những phiền hà, tập trung giải quyết nhanh việc xây dựng hạ tầng cơ

sở thay thế những gì đã quá cũ, hư hỏng.

41

Đây là một bản thông diệp đầy đủ, dấu dịu. Tổng Thống cũng mời và vinh danh những quân

nhân, nhân viên cảnh sát, cứu hoả có thành tích. Ông cũng có mời những gia đình nạn nhân của

băng đảng, của chế độ độc tài Bắc Hàn, để vinh danh họ.

Trong 80 phút, Tổng Thống Trump đã được vỗ tay và nhận được standing ovation 115 lần.

Phản ứng của phía Dân Chủ

Có khoảng 10 dân Biểu Dân Chủ đã tẩy chay không tham dự.

Một số thì mặc y phục màu đen để tỏ sự liên đới với những phụ nữ

bị sách nhiễu tình dục (?). Đa số thì ngồi bất động thờ ơ khi cả hội

trường vỗ tay tán thưởng Tổng Thống Trump. Ngay cả khi ông tha

thiết nói về truyền thống dũng cảm, tinh thần hy sinh của người Mỹ.

Bà Dân Biểu Nancy Pelosi ngồi với nét mặt đầy tức tối. Khi phía

sau lưng bà có tiếng vỗ tay tán đồng Tổng Thống Trump, phóng

viên truyền hình quay được cảnh bà quay người lại để xem những ai

trong phía Dân Chủ dám làm điều này. Ống kính truyền hình quay

tận mặt một dân Biểu da đen khi ông này để lộ nét mặt như tỏ sự

căm hờn cùng cực.

Ngay sau khi bản thông điệp của Tổng Thống Trump tại

Washington chấm dứt, thì tại Massachussetts, Dân Biểu Joseph Patrick Kennedy (cháu nội của

Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy bị ám sát chết năm 1968) phản ứng ngay trước một cử toạ vài

trăm người. Ông ta kể lể rằng trong năm qua, người Mỹ đã ưu phiền, sợ hãi, giận dữ vì tình hình

nước Mỹ như ở bờ vực thẳm. Ông cho rằng ngưòi Mỹ đã bị bỏ quên, chỉ có sự căm thù và kỳ thị

chủng tộc ngự trị. Rồi như một bổn cũ soạn lại, ông nói nền dân chủ Mỹ đang bị Nga nhảy xổm

vào can thiệp.Kennedy chống việc xây tường biên giới. Nhưng căn biệt thự của anh ta ở Palm

Beach lại được bao quanh bởi 4 bức tường cao hơn đầu người!

Nói chung, thì toàn bài diễn văn của Joe Kennedy gồm toàn những lời kết án hành pháp

Trump một cách vô căn cứ và đầy cảm tính, đào thêm sự chia rẽ.

Điều người ta thắc mắc là bài diễn văn này được soạn sẵn ngay cả trước khi Tổng Thống đọc

bản Thông Điệp. Ông Kennedy đã biết trước Tổng Thống sẽ nói điều gì mà viết sẵn lời phản

bác? Vì vậy nó mang tính thành kiến có sẵn hơn là phản ứng xây dựng sau khi nghe Tổng Thống

Trump.

Tóm lại, thì sự phân hoá giữa hai đảng đã quá trầm trọng. Người ta không còn suy xét về nội

dung công việc, về mục tiêu để tiến tới, mà chỉ nhắm vào sự thù ghét cá nhân!

Lại chuyện di dân

Trong lần gặp gỡ các Nghị Sĩ, Dân Biểu hai đảng tại Toà

Bạch Cung hôm thứ Sáu tuần trước, có vẻ như phe Dân Chủ

đã thuận thảo với Tổng Thống Trump về vấn đề di dân.

Thượng Nghị Sĩ Schumer cũng đồng ý ngân sách để xây bức

tường.

Nhưng sau khi Tổng Thống Trump đã mở lối cho

khoảng 1.8 triệu thanh niên thuộc chương trình DACA có

thể trở thành công dân Hoa Kỳ, thành viên Dân Chủ trong Quốc Hội lại làm reo. Họ lại đòi ân xá

hoàn toàn không điều kiện, chống việc xây tường biên giới, chống hạn chế di dân với lý do các

42

quyết định của Tổng Thống Trump nhắm vào những người không phải da trắng, do đó họ coi là

kỳ thị da màu, thượng tôn da trắng!

Từ căn bản, chương trình DACA đã không hợp pháp vì sắc lệnh của cựu Tổng Thống Obama

ký vào tháng 6, 2012 đã không thông qua Quốc Hội Hoa Kỳ. Sở dĩ ông Obama tỏ sự rộng lượng

này là vì sát ngày bầu cử nhiệm kỳ 2, ông ta cần thu hút số phiếu của cử tri gốc latino.

Xin nhắc lại là từ hàng chục năm nay, rộ nhất là khoảng ba năm trước đây, có hàng trăm

ngàn đứa trẻ do cha mẹ, thân nhân chúng đem vứt qua biên giới Mỹ - Mexico, để cho chính phủ

Mỹ phải cưu mang. Mục đích của việc này là dùng bọn trẻ như một cái neo, thả sâu xuống lòng

đất Mỹ, để rồi chục năm sau, khi bọn trẻ lớn lên, có quốc tịch, sẽ bảo lãnh đem gia đình vào Mỹ

an toàn.

Tổng Thống Obama đã ban hành sắc lệnh DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals)

là để trì hoãn việc trục xuất nếu chúng làm đơn xin ở lại và được chấp nhận cho ở lại hợp pháp

trong thời hạn hai năm, có quyền đi làm, hưởng trợ cấp,... Chương trình này áp dụng cho tất cả

trẻ em đến Mỹ khi còn dưới 16 tuổi, đã ở Mỹ liên tục từ giữa năm 2007, đang đi học, hay có việc

làm, hay gia nhập quân đội Mỹ. Kết quả là có cho khoảng 800.000 trẻ lậu đã thoát khỏi việc bị

trục xuất về nguyên quán. Thời hạn hai năm cứ được tiếp tục được gia hạn gần vô hạn định. Do

đó, DACA trên thực tế chỉ là một hình thức ân xá trá hình.

Ngoài số 800 ngàn trẻ lậu không có gia đình như nói trên, còn có khoảng 2.5 triệu đứa trẻ

khác cũng đã qua Mỹ lậu cùng với bố mẹ. Chỉ có một phần của nhóm này được hưởng quy chế

như nhóm DACA.

Trước đây, vào tháng 9, 2017, Tổng Thống Trump đã ký sắc lệnh sẽ chấm dứt chương trình

DACA vào tháng 3/2018 nếu quốc hội không giải quyết vấn đề toàn bộ vấn đề di dân bằng một

đạo luật mới.

Nhưng để giảm bớt căng thẳng, nhất là trong vụ Thượng Viện bỏ phiếu tài khoản cho chính

phủ hoạt động tháng trước đây, Tổng Thống Trump đã tỏ ý sẽ tạo điều kiện cho bọn trẻ DACA

được ở lại và nhập quốc tịch với những điều kiện nào đó. Việc này có thể ảnh hưởng tốt cho con

số khoảng 1.8 triệu trẻ (gọi là trẻ, nhưng nay cũng đã thành niên).

Nhưng để ngăn ngừa sự việc này rồi sẽ kéo theo việc di dân ồ ạt khi bọn trẻ bảo lãnh gia

đình, Tổng ThốngTrump đã tỏ ra cứng rắn bác bỏ chương trnìh di dân kiểu dây chuyền, và

cương quyết xây tường biên giới để ngăn chặn làn sóng di dân lậu cứ tiếp diễn năm này qua năm

nọ.

Tại sao đảng Dân Chủ cương quyết bảo vệ di dân bất hợp pháp?

Nhằm vào số lượng cử tri gốc Hispanic, Latino rất đông và sốt sắng đi bầu hơn dân da trắng,

những người đảng Dân Chủ nêu ra lý do nhân đạo khi đòi phải ân xá vô điều kiện cho đám

DACA và bao che cho bọn di dân lậu.

Họ lý luận rằng đám trẻ này đã lớn lên trên đất Mỹ, khó có thể trở về xứ, vì sẽ không kiếm

được việc làm, không thích hợp lối sống ở quê gốc. Nhất là họ cho rằng bọn trẻ không có tôi gì

khi bị cha mẹ đẩy qua biên giới, vì thế, không thể trừng phạt chúng bằng cách tống về xứ cũ.

Đảng Dân Chủ có thực sự vì tình thương, vì lòng nhân

đạo không?

Hoàn toàn không.

Chúng tôi truy tìm lại những đoạn video các lời phát biểu,

để chứng minh rằng tất cả những dân cử đảng Dân Chủ đã

bày tỏ lập trường cứng rắn không khác gỉ các vị Cộng Hoà

43

trong vấn đề di dân. Chúng tôi có đủ bằng chứng qua lời tuyên bố của các Tổng Thống như

Clinton, Obama; các Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ tiêu biểu như chính bà Diane Feinstein, ông

Chuck Schummer cũng từng có những lời phát biểu ủng hộ việc xây tường và chống lại di dân

bất hợp pháp. Và cũng có bằng chứng của ứng cử viên Hillary Clinton trong lúc tranh cử.

Đây là lời bà Clinton khi bà ta trả lời vì sao bà đã bỏ phiếu thuận việc xây bức tường biên giới để

ngaăn chặn bọn di dân bất hợp pháp: “Khi còn là Thượng Nghị Sĩ, tôi đã bỏ phiếu nhiều lần cho

việc bỏ tiền ra xây một bức tường để ngăn chặn bọn di dân bất hợp pháp tràn vào. Và tôi nghĩ

rằng các vị phải kiểm soát biên giới của quý vị.” (Well look,…I voted numerous times when I

was a senator to spend money to build a barrier to try to prevent illegal immigrants from coming

in. And I do think you have to control your borders.). https://youtu.be/AlFi0QUboxs

Cũng trong một đoạn video khác, bà ta đã nói sẽ tiếp tục công việc của Obama trong việc giải

quyết chính sách di dân qua những hành động của hành pháp. https://youtu.be/DckY2dRFtxc

Vậy, chính sách của Obama có phải là giúp đỡ di dân lậu không? Xin thưa, cũng không!Ông

ta cũng chống lại di dân lậu. Tổng Thống Barack Obama thường bị những người trong các nhóm di dân đặt cho biệt hiệu là “Deporter in Chief." Trong một buổi meeting ngày 26 tháng 3, 2014

bên ngoài một toà nhà Liên Bang ở Los Angeles, bà Janet Murguía, Chủ tịch tổ chức The

National Council on La Raza (NCLR) gọi Obama là Tổng tư lệnh trục xuất.

Trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2015, hành pháp Obama đã trục xuất hơn 2.5 triệu người

thông qua những lệnh về di dân. Theo tài liệu của chính phủ, số dân bất hợp pháp bị trục xuất

thời Tổng Thống Obama còn nhiều hơn tổng số bị trục xuất bởi các vị Tổng Thống khác cộng

lại! Đó là chưa kể đến số người tự động bỏ về nước hoặc bị các cơ quan cưỡng chế bảo vệ biên

giới U.S. Customs and Border Protection đuổi về ngay lúc họ vượt biên vào Mỹ. Obama chỉ ký

sắc lệnh DACA vào mùa tranh cử để thu hút phiếu của dân Latino, chứ ông ta có thương gì các

em Latino?

Tổng Thống Bill Clinton?

Trong bản Thông Điệp hàng năm đọc trước Quốc Hội lưỡng viện ngày 23 tháng 1, năm

1996, Tổng Thống Clinton đã nói nguyên văn: “Có nhiều lãnh vực mà chính phủ liên bang

không thể bỏ qua mà phải trình bày một cách mạnh mẽ. Một trong những lãnh vực đó là vấn đề

di dân bất hợp pháp. Sau nhiều năm bị bỏ quên, hành pháp hiện nay đã rất cứng rắn trong việc

bảo vệ biên giới. Chúng ta đã tăng cường tuần phòng 50%. Chúng ta cũng gia tăng thanh tra

việc thuê mướn di dân lậu. Và tối nay, tôi tuyên bố sẽ ký một sắc lệnh hành pháp từ chối các hợp

đồng với những doanh nghiệp nào thuê mướn di dân bất hợp pháp. Hãy để tôi minh xác thật rõ

ràng rằng Chúng ta là một quốc gia của những người di dân. Chúng ta hãnh diện điều này.

Chúng ta vinh danh những di dân hợp pháp đến đây, làm việc cần mẫn để trở thành công dân.

Nhưng chúng ta còn là một quốc gia thượng tôn pháp luật…” (But there are some areas that the

federal government should not leave and should address and address strongly. One of these areas

is the problem of illegal immigration. After years of neglect, this administration has taken a

strong stand to stiffen the protection of our borders. We are increasing border controls by 50

percent. We are increasing inspections to prevent the hiring of illegal immigrants. And tonight, I

announce I will sign an executive order to deny federal contracts to businesses that hire illegal

immigrants. Let me be very clear about this: We are still a nation of immigrants; we should be

proud of it. We should honor every legal immigrant here, working hard to become a new citizen.

But we are also a nation of laws.)

44

Còn các vị dân cử?

Báo chí mới phanh phui ra một cuộn video năm 1994 do đài CBS News thâu trong một

chương trình “Face the Nation”. Bà Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein (D-CA), kẻ to mồm nhất

trong việc chống Tổng Thống Trump về vụ di dân, từng chủ trương không khác gì Tổng Thống

Trump. Bà nói: “Vấn đề di dân bất hợp pháp là một trong những vấn đề phải giải quyết. Phải

kiểm soát biên giới. Chúng ta chưa làm đủ để cưỡng chế.” Bà còn than phiền việc mỗi ngày có

2000 người dân từ Mexico nhập lậu vào California, tăng cường cho con số 2 triệu người bất hợp

pháp đang có mặt ở đây. Bà cũng than phiền bọn người này dành giựt cạnh tranh về gia cư, về

học đường với dân Mỹ. Bà cũng than phiền hàng ngàn dân bất hợp pháp hưởng thụ Medicaid…

Đây là nguyên văn của bà Feinstein: “Để bảo vệ cánh cửa trước cho di dân hợp pháp, thì

phải đóng cánh cửa sau của di dân bất hợp pháp; là cánh cửa mà quý vị không thể kiểm soát

được mà cũng chẳng thể giúp gì được.” (The way you protect the front door of legal immigration

is to close the back door of illegal immigrants, which you can‟t control and you can‟t well

provide for.)

Tiểu bang California đã chi hết hơn 3 tỷ đô la trả cho các dịch vụ y tế, học đường, trợ giúp

pháp luật cho bọn di dân bất hợp pháp. Tiền của chương trình Medicaid đã bị dùng để trả cho

40% số trẻ em sinh ở California từ các bà mẹ di dân bất hợp pháp; cũng là một gánh nặng cho

tiểu bang. Dĩ nhiên đè lên vai công dân Mỹ đóng thuế.

Theo Dan Stein của đài CBS, vấn đề di dân bất hợp pháp là vấn đề nóng hổi của phe Dân

Chủ vào thời đó và họ luôn đứng về phía phải bảo vệ biên giới.

Cựu Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Harry Reid (trưởng khối đa số Thượng Viện trước đây),

đương kim Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Kirsten Gillibrand (D-NY) cũng từng chống lại việc ân xá

cho di dân bất hợp pháp.

Bây giờ thì nhnữg người này quay đến 180 độ khi lớn miệng tuyên bố bảo vệ cho di dân bất

hợp pháp!

Tại sao?

Chỉ vì họ chống Tổng Thống Trump quyết liệt đến độ bất cứ việc gì của Tổng Thống Trump

làm hay đề xướng. Họ bất cần biết đúng sai, hợp tình, hợp lý hay không; họ phải đứng ở vị trí đối

lập, không thoả hiệp, không khoan nhượng. Dù rằng những việc ông Trump làm hiện nay cũng

từng là chủ trương của họ!

Bây giờ thì bà Feinstein nói với CNN rằng kế hoạch của Tổng Thống Trump thúc đẩy thi

hành luật di dân là tác hại cho nền nông nghiệp của California vì chỉ có dân Mễ lậu mới chịu làm

các việc nhà nông mà người Mỹ thì không làm. Bà ta còn bỏ phiếu chống lại dự luật Kate‟s Law

trong đó trừng trị nặng những dân bất hợp pháp trở lại Mỹ sau khi bị trục xuất.

Và một điều quan trọng khác là từ hơn một năm nay, Đảng Dân Chủ không tìm ra một đề

cương chính trị nào (agenda) để hoạt động; nên họ phải sử dụng lá bài chủng tộc và di dân.

Bây giờ thì các dân cử Dân Chủ cho rằng các biện pháp của Tổng Thống Trump là nhắm vào

dân da màu, và bảo vệ sự Thượng tôn người da trắng; Cho rằng

đó là sự kỳ thị chủng tộc!

Vụ FBI, Bộ Tư Pháp càng rối rắm. Andrew McCabe bị

bãi chức Phụ Tá Giám Đốc FBI

45

Sau rất nhiều lời than phiền về tình trạng gọi là „conflict of interest‟, ông Andrew McCabe đã

bị bãi chức Phụ tá Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI). Ông này đã nhận giấy nghỉ phép

thôi việc thay vì chờ thêm vài tháng để về hưu. McCabe có liên hệ mất thiết với đảng Dân Chủ.

Vợ ông ta đã nhận tài trợ 700 ngàn đô la của một nhóm thân hữu của gia đình Clinton khi ra

tranh cử Nghị Sĩ Tiểu Bang Virgina năm 2015. Các vị dân cử đảng Cộng Hoà coi việc trên vi

phạm nguyên tắc “mâu thuẫn về quyền lợi” khi ông McCabe đứng trong Ủy ban Điều tra vụ

Clinton do ông cựu Giám Đốc FBI cầm đầu.

Cũng thời gian này, Giám Đốc FBI Christopher Wray loan báo tin ông James Rybicki cũng

rời chức vụ Tham Mưu Trưởng của FBI.

Ông McCabe có tên trong danh sách liên quan đến vụ lạm dụng Đạo Luật FISA (Theo dõi

tình báo và an ninh ngoại quốc) để nghe lén ban tham mưu tranh cử của Tổng Thống Trump,

cũng như theo dõi ngay chính ông Trump. Trong vụ này còn có James Comey và Rod Rosenstein

(Phụ tá Bộ Trưởng Tư Pháp)

Việc bãi chức ông McCabe xảy ra sau khi ông Wray đọc được các văn thư liên quan việc FBI

điều tra và xử lý vụ bê bối email của bà Clinton. Ông McCabe từng biết rõ về những messages

do hai nhân viên FBI gửi qua lại có nội dung nói xấu Tổng Thống Trump, trong đó có 1 message

khẳng định việc phải làm cho ông Trump thất cử trong mùa tranh cử 2016. Đó là message của

ông Peter Strzok và cô bồ Lisa Page ngày 15 tháng 8, 2016.

Tưởng California chơi sộp, ai ngờ cũng nghèo!

Nếu có ai hỏi tiểu bang nào nghèo nhất nước Mỹ, chắc

mọi người sẽ không ngần ngại trả lời Louisiana, Alabama,

Kansas… Có ai dám nghĩ rằng tiểu bang lớn, với những

thành phố hào nhoáng, xa xỉ, với những tài danh điện ảnh mỗi

phim kiếm hàng chục triệu đô la, với những đại công ty điện

tử giàu hàng trăm tỷ… như Tiểu bang California lại bị xếp

vào loại nghèo?

Ấy thế! Đó là sự thật. Hiện California là tiểu bang có mức

nghèo khó cao nhất nước! Dù tiểu bang tả khuynh, liberal này dám bỏ ra hàng chục triệu thuê

luật sư cho bọn di dân bất hợp pháp, dành hàng trăm triệu cho các thứ phúc lợi như y tế, giáo

dục… cho cả triệu người bất hợp pháp.

Theo thống kê Supplemental Poverty Measure của Cơ Quan Kiểm Tra Dân Số (Census

Bureau) thuộc chính phủ, thì có đến 20% dân cư tại California thuộc thành phần nghèo. Các tiêu

chuẩn định mức nghèo là chi phí gia cư, thực phẩm, áo quần, điện nước, và việc lãnh sự trợ cấp

(không bằng tiền) của chính phủ coi như một hình thức thu nhập.

Nếu nhìn về khía cạnh gia tăng công ăn việc làm và sự giàu có do các đại công ty; GDP của

California trong 5 năm qua gia tăng nhiều hơn GDP của toàn nước Mỹ (12.5% so với 6.27%); thì

phải đánh một dấu hỏi thật lớn. Vì sao?

Từ năm 1992 đến 2015, Tiểu bang California với dân số bằng 12% dân số Hoa Kỳ, đã chi ra

958 tỷ đô la cho các chương trình phúc lợi công cộng. Tại California, có những chương trình

phúc lợi của tiểu bang, thành phố chồng chéo nhau, nên đã bị lạm dụng. Có những người có lợi

tức gấp hai mức nghèo khó vẫn cứ phây phây ngửa tay nhận trợ cấp.

Việc này làm cho California trở thành thiên đàng của những người nhận phúc lợi xã hội. Cứ

ba người nhận phúc lợi trong toàn quốc, thì có 1 là ở California. Đó cũng là lý do mà California

thất bại trong việc xoá bỏ tình trạng nghèo, và tình trạng nghèo càng ngày càng trầm trọng hơn.

46

Vào khoảng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nhiều tiểu bang như Wisconsin,

Michigan, và Virginia đã có những cải cách về an sinh xã hội đáng khích lệ trong đó có việc bắt

buộc những người thụ hưởng phải nỗ lực tìm việc làm. Do đó, các tiểu bang này đã chuyển nhiều

người nhận phúc lợi qua thành phần lao động.

California cũng có nhiều cố gắng chống sự nghèo khó. Nhưng luật lệ không đòi hỏi những

người thụ lãnh phải kiếm việc làm. Nhất là đám di dân. Có đến 55% gia đình di dân (hợp pháp)

lãnh trợ cấp, so với 30% số gia đình dân sở tại.

Ngoài ra hệ thống thư lại ở California cũng cồng kềnh. Tiền thuế của dân phải trả cho 883

ngàn công chức chính thức làm việc toàn thời gian. Có rất nhiều công chức làm việc trong ngành

an sinh xã hội, và họ lo sợ sẽ mất việc nếu con số người nhận phúc lợi bị giảm đi. Vì thế, hệ

thống thư lại này là cản trở chính để giải quyết nạn lạm dụng phúc lợi.

Vấn đề nhà cửa đắt đỏ cũng là một yếu tố khác. Năm 2015, dân California phải chi ra 30%

tiền lương cho vấn đề gia cư. Sự thiếu hụt nhà cửa càng làm cho chi phí này tăng thêm.

Giá cả về năng lượng (điện, nước, gas) cao gần gấp đôi giá trung bình của cả nước. Gần 1

triệu cư dân California phải trả cho năng lượng hơn 10% tiền thu nhập. Có nơi lên tới 17%.

Dù Quốc Hội California đã thông qua biện pháp tăng mức lương tối thiểu từ $10 lên $15; thì

sự tăng lương này không giúp gì cho khoảng 60% số người nghèo khó và không có việc làm. Mà

có khi còn làm cho những người đang có việc phải mất việc, vì chủ nhân sẽ tìm phương cách

khác thay thế nhân công.

Hiện nay, tại nhiều thành phố ở California, đã thất xuất hiện những khu trú ẩn kiểu ổ chuột.

Tại nhiều khu vực của thành phố Los Angeles, ước lượng có

58 ngàn người vô gia cư sống chen chúc dọc theo các con đường,

dưới các tàng cây cọ, dưới các overpass bắc qua các xa lộ, dọc

theo bờ sông hay các sườn đồi. Họ là những người nghèo, nghiện

ngập ma túy, những người bệnh tâm thần. Tài sản của họ là cái ba

lô và một ít đồ cũ kỷ chứa trong những chiếc xe đẩy mua hàng lấy

cắp từ các siêu thị.

Đi qua các khu đó, mùi xú uế của chất thải từ con người xông ra nồng nặc.

Khởi đi từ Central Avenue về hướng tây, có khoảng 15 cái lều của người vô gia cư trên

đuờng số 5. Tại một khu khác, có 31 lều chỉ trong một bloc phố. Trên đường số 6, giữa hai

đường San Julian và Wall Street có hàng dãy lều kéo ra tận lề đường cản trở hoàn toàn lối dành

cho người đi bộ. Nơi đây gần một đồn cảnh sát. Nhưng bọn bán lẻ ma tuý vẫn hoạt động và lác

đác vẫn thấy những cô gái điếm lượn lờ đón khách!

Hàng triệu đô la tiền thuế của dân và hàng chục bài diễn văn hùng hồn, hứa hẹn của các

chính khách đã không cải thiện được tình hình.

Không chỉ ở Los Angles mà nay bị coi là thủ dô của người vô gia cư ở Mỹ, mà còn ở San

Francisco, Sacramento, Westwood, Santa Barbara… tình hình cũng tồi tệ không kém.

Tin khoa học đáng mừng

Các khoa học gia loan tin rằng lỗ hổng của tầng Ozone phía trên

bầu trời ở Nam Cực đang từ từ được hàn gắn và có hy vọng sẽ biến

mất vào năm 2060. Tầng ozone trên khí quyển rất hữu ích cho loài

người. Nó che chở sinh vật khỏi bị tác hại của tia cực tím trong ánh

sang mặt trời. Tia cực tím gây bệnh ung thư da.

47

Từ năm 1985, các khoa học gia cho biết lớp ozone bị hủy hoại dần.

Khí thải Carbon Dioxide từ các nhà máy là thủ phạm chính trong việc phá hủy tần ozone.

Ngoài ra còn có những hoá chất Chlorofluorocarbon (CFC). Chất CFC được dùng chế tạo những

vật liệu để đóng gói, bảo vệ các thứ hàng bên trong. Đó là các foams, refrigerants (còn gọi là

Freon, dùng cho tủ lạnh, máy lạnh), propellants (hoá chất để chế tạo năng lượng hay khí ép…),

blowing agents (dùng chế tạo foams, bao bì nhựa polymers, plastic…)

Khi bay lên khí quyển, các nguyên tử Chlorine từ hoá chất CFC nhả ra sẽ làm hủy hoại

những phân tử ozone. Hiện tượng này được quan sát qua các trạm vệ tinh nhân tạo.

Nhưng sau khi người ta biết điều này, nhiều biện pháp đã được thi hành để ngăn chặn sự phá

hoại lớp ozone. Năm 1987, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ký Thoả Ước Montreal

(Protocol) để dần dần hạn chế và đi đến việc ngưng hẳn việc sử dụng chất CFC. Người tiêu dùng

cũng tự nguyện giảm bớt mua dùng các chai xịt hay vật liệu đóng gói.

Kể từ năm 2005, hiện tượng phân hủy tầng ozone đã giảm sút và có thể lớp ozone sẽ tái tạo

và bít kín lỗ hổng trên khí quyển..

Ma tuý nhập từ Trung Cộng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Quốc Hội Hoa Kỳ công bố

một bản phúc trình để cảnh báo việc Trung Cộng tuồn những

gói hàng chứa các chất ma túy cực độc vào Mỹ qua đường

bưu điện.

Đây là kết quả sau hơn một năm làm việc của Ủy ban

Điều tra Nội an của Thượng Viện Hoa Kỳ. Cuộc điều tra

được giám sát bởi Thượng nghị sĩ Rob Portman (CH) của

tiểu bang Ohio, Chủ tịch Tiểu ban, và Thượng nghị sĩ Tom Carper (Dân Chủ) của tiểu bang

Delaware.

Bản phúc trình cho biết loại ma túy này là fentanyl opioid sản xuất từ Trung Cộng được rao

bán rộng rãi qua internet và được gửi vào nội địa Mỹ bằng bưu điện, ngụy trang tên người nhận

bằng tên phòng thí nghiệm nào đó.

Sở dĩ Trung Cộng dùng đường bưu điện vì hiện nay bưu điện thiếu hẳn các phương tiện điện

tử tối tân để dò xét các thùng hàng mà số lượng thì luôn tràn ngập. Bưu diện Mỹ chỉ có khả năng

khám xét 36% lượng hàng hoá nhập nội. Theo báo cáo, năm ngoái, có khoảng 320 triệu gói hàng

không qua sự kiểm soát.

Dĩ nhiên, ngoài đuờng bưu điện, Trung Cộng còn gửi qua đường biển, đuờng hàng không

hàng tạ, nếu không nói là hàng tấn, chất ma túy để đầu độc thanh niên Mỹ.

Trung Cộng thì luôn luôn chối việc này. Bà Hoa Xuân Ánh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao

Trung Cộng luôn khoe rằng họ hợp tác để ngăn ngừa việc sản xuất và bán ma túy ra nước ngoài.

Nhưng nhân viên Hoa Kỳ sau khi điều tra, cho hay có ít lắm là 500 cơ sở bên Trung Cộng có

bán các ma túy trên web với doanh thu lên tới 766 triệu đô la.

Thống kê cho thấy năm 2016 có đến 64 ngàn người Mỹ bị tử vong vì dùng các chất ma túy,

trong đó 75% là do chất Opioid.

Biểu tình phản đối văn hoá vận của Việt Cộng

Xứ sở của rừng phong Canada mấy năm sau này đã đón

nhận nhiều di dân từ Việt Nam qua định cư. Trong đó, con

48

số người có liên hệ với ngụy quyền Cộng Sản không ít. Tết năm nay, nhà cầm quyền Việt Nam

Cộng Sản đã đưa qua thành phố Toronto một đoàn văn công hùng hậu, gồm có nhiều cái gọi là

“nghệ sĩ ưu tú” để trình diễn tại hí viện Toronto Center for the Arts ở đuờng Yongi Street vào

ngày thứ bảy, 27 tháng 1 vừa qua.

Theo lời của Nguyễn Đức Hòa, Đại sứ Việt Cộng tại Canada, thì “Hoạt động này có ý nghĩa

rất lớn vì không chỉ góp phần tăng cường giao lưu văn hoá, văn nghệ trong cộng đồng bà con

kiều bào ở Canada, mà còn nâng cao quan hệ hợp tác, giao lưu nhân dân, giao lưu văn hoá giữa

hai nước” (sic!)

Trước đó vài ngày, đoàn văn công này đã trình diễn tại Ottawa và quảng cáo cho vào cửa

miễn phí.

Đồng bào Việt tị nạn khắp nơi đã phát ra các bản Tuyên Cáo trong đó có nhiều hội đoàn cùng

ký tên và đến tận địa điểm tổ chức ca hát để biểu tình phản đối. Họ đã vạch trần cho đồng hương

cũng như người bản xứ Canada thấy tội ác Cộng sản và kế hoạch tuyên truyền văn hóa vận.

Dù thời tiết khá lạnh, trưa thứ bảy 27 tháng 1, gần 300 đồng bào đã đến tận Toronto Centre

for the Arts để biểu tình. Các đài Truyển hình Việt Nam, và Canada - City TV cũng đã tới để

quay phim, phỏng vấn BS Lê Thuần Kiên, chủ tịch Liên Hội Người Việt Canada - đại diện ban

tổ chức.

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đấu tranh về giáo dục.

Tin từ California cho hay Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã đệ

trình lên Quốc Hội Tiểu Bang California một dự luật mang số SB

895 yêu cầu phải đưa vào học trình về vấn đề chiến tranh Việt

Nam thật trung thực và cả vấn đề người Việt tị nạn.

Bà Nguyễn cho hay “Những câu chuyện về sự sống còn và tìm

được tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt phải được giảng dạy tại

Tiểu ang California. Người Mỹ gốc Việt hiểu rõ hơn ai hết

những diễn tiến về Cuộc chiến Việt Nam, những kinh nghiệm của

họ trong thời chiến, và thời kỳ hỗn loạn sau khi Sài Gòn sụp đổ, những chi tiết lịch sử này có thể

giúp tất cả học sinh California có một cái nhìn rõ hơn về các sự kiện lịch sử đã làm thay đổi thế

giới một phần nào. ua ự Luật S 5, Tôi hy vọng các học sinh có thể có đầy đủ tài liệu để

không chỉ hiểu thấu các kinh nghiệm của người tị nạn Mỹ gốc Việt mà còn khuyến khích họ

nghiên cứu sâu hơn đề tài này.”

Chương trình về người Việt tị nạn từ mẫu giáo đến hết trung học cũng sẽ có thêm các môn

văn học Việt Nam. Dự luật này đòi hỏi phát triển một chương trình giảng dạy được hoàn tất vào

cuối năm 2020, và Bộ Giáo Dục Tiểu Bang sẽ xét chấp thuận vào cuối tháng 3, 2021.

Trong những bước kế tiếp sau khi trình Dự Luật, Thượng Nghị Sĩ kêu gọi đồng hương khắp

nơi lên tiếng để ủng hộ, chứng minh sức mạnh đoàn kết của người Việt tị nạn. Bà cũng mong

mỏi đồng hương sống gần thủ phủ Sacramento tham dự cuộc điều trần của bà trước Ủy Ban Giáo

Dục Thượng Viện California.

Hiện có khoảng hơn 500 ngàn cư dân Mỹ gốc Việt tại California. Chúng ta cũng cần lưu ý đề

phòng sự phá hoại của một số cư dân Việt gốc Cộng Sản Việt Nam mới nhập cư trong những

năm gần đây.

49

Thời Sự HàngTuần 02-10-2018

Bản Memo của Dân biểu Nunes

Là bản memo do các nhân viên trong Ủy Ban

Thường Trực Tình Báo Hạ Viện của Dân biểu

Cộng Hoà Devin Nunes viết ra về việc các cơ

quan cao cấp đã lạm dụng luật để do thám nhắm

vào công dân Hoa Kỳ với mục đích triệt hạ ứng cử

viên Donald Trump trong mùa bầu cử 2016.

Bản văn chỉ có chưa đầy 4 trang giấy trước đây có tựa đề “Sự lạm dụng của Bộ Tư Pháp và

cơ quan FBI đối với Đạo luật Theo dõi Tình báo Ngoại Quốc” (Foreign Intelligence Surveillance

Act Abuses at the Department of Justice and the Federal Bureau of Investigation).

Trước hết, hãy nói qua về đạo luật FISA.

Đạo Luật FISA (The Foreign Intelligence Surveillance Act) dịch là Đạo luật Theo dõi Tình

báo Ngoại Quốc, được Quốc Hội thông qua, và do Tổng Thống Jimmy Carter ban hành năm

1978 quy định những thủ tục để theo dõi và thu thập tin tức tình báo ngoại quốc trao đổi giữa các

thế lực nước ngoài và các nhân viên tình báo của các thế lực ngoại quốc mà Hoa Kỳ nghi ngờ có

hành vi gián điệp hay khủng bố. Việc theo dõi và thu thập tin tức tình báo có thể bằng các

phương tiện theo dõi điện tử hay bằng phương tiện thông thường của ngành phản gián.

Một toà án có tên là “Foreign Intelligence Surveillance Court (FISC)” cũng được thiết lập để

xét và cho phép các cơ quan tình báo tiến hành theo dõi các đối tượng.

Sau biến cố 11 tháng 9, 2001, Đạo luật này được tu chính nhiều lần cho phù hợp tình hình

mới do những vụ điều tra kéo dài về sự vi phạm pháp luật của các hoạt động tình báo trong nước.

Điển hình là vụ Watergate, khi Tổng Thống Richard Nixon sử dụng nhân vật lực liên bang để

theo dõi lén lút các nhà hoạt động hay các các nhóm chính trị đối lập, Quốc Hội soạn thảo đạo

luật FISA để cơ quan lập pháp và tư pháp có thể giám sát các hoạt động chính phủ nhắm vào các

nhân viên hay tổ chức ngoại quốc trên đất Hoa Kỳ; nhưng vẫn giữ được sự kín đáo để bảo vệ an ninh quốc gia.

Đạo luật FISA cho phép (1) dùng các phương tiện điện tử để theo dõi (như đặt máy thu hình,

gài con bọ nghe lén, xâm nhập vào điện thư, facebook…); (2) Khám xét cơ thể hay nhà ở, xe

cộ…; (3) Đặt dụng cụ theo dõi điện thoại để biết ai gọi cho đối tượng và đối tượng gọi ai; (4)

Kiểm soát những hồ sơ doanh nghiệp nào đó cho các mục đích tình báo ngoại quốc.

Tiến trình theo dõi có thể không cần lệnh Toà án khi Tổng Thống cho phép thông qua Bộ Tư

Pháp sử dụng phương tiện theo dõi điện tử trong thời hạn một năm với một số điều kiện khá

phức tạp. Tổng Thống cũng có thể cho phép mà không cần án lệnh của toà FISC trong trường

hợp có cuộc chiến tranh mà Quốc Hội tuyên bố khởi phát. Nhưng lệnh này có thời hạn không

quá 15 ngày.

50

Ngoài trường hợp trên, thì thủ tục thường do các Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) hay Cơ

Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) xin phép Tòa FISC để có một án lệnh (Warrant) cho phép tiến

hành việc theo dõi. Hồ sơ niêm phong nộp lên tòa FISC gồm có những bản chứng minh cũng

như các điều kiện. Song hành với việc đó là phải báo cáo lên hai Ủy Ban Thường Trực Đặc biệt

về Tình Báo của Hạ Viện và Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện.

Toà FISC sẽ xét để biết chắc chắn đối tượng là “thế lực ngoại quốc” hay là “nhân viên của

thế lực ngoại quốc”; nơi đặt phương tiện theo dõi phải là nơi mà đối tượng đang hoặc sẽ sử dụng.

Án lệnh của toà có thời hiệu 90 ngày, 120 ngày, hay một năm tùy theo trường hợp, và có thể xin

gia hạn.

Nội dung bản Memo của Dân Biểu Nunes

Giải thích chữ “Memo”

Chữ memo, viết tắt của chữ Latin “memorandum” có

nghĩa “phải nhớ đến điều này…”.

Đó là một bản văn, thường là ngắn gọn, có thể một vài

dòng, một vài trang để ghi nhận một diễn biến hay sự quan

sát về một đề tài. Có nhiều loại memo như bản nhắc nhở,

bản thoả thuận chưa trở thành chính thức, văn bản thông tin

không chính thức trong ngoại giao, các văn bản mang tính

cách hướng dẫn, cố vấn. Có thể là văn thư từ cấp trên gửi

xuống, hay cấp dưới trình lên.

Thời Cộng Hoà Việt Nam, chúng tôi biết có sự phân

biệt nhiều loại văn thư khác nhau cho từng trường hợp. Nhưng đã quá lâu, chỉ còn nhớ hai chữ

“Giác Thư” là có thể dùng để dịch chữ “memo” thay vì chữ “Bản Ghi Nhớ” mà vài vị hiện nay

đang dịch.

Dân Biểu Devin Nunes (R-CA), Chủ Tịch Ủy Ban Tình

Báo Hạ Viện, đã soạn một bản memo ba trang rưỡi giấy luân

lưu trong Ủy Ban Thường Trực Tình Báo (House Permanent

Select Committee on Intelligence (HPSCI). Trong phần mở

đầu, xác định bản memo có mục đích cập nhật cho thành viên

Ủy Ban những dữ kiện liên quan đến cuộc điều tra đang tiến

hành về việc Bộ Tư Pháp và Cơ quan FBI lạm dụng Đạo luật

FISA trong thời gian có cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ

năm 2016. Những phát giác của Ủy Ban tạo ra mối lo ngại về

tính chất hợp pháp (legality) và hợp lý (legitimacy) của vài hành vi của Bộ Tư Pháp và FBI khi

liên lạc với Toà FISC; cũng như nêu ra những vi phạm trong diễn trình pháp lý mà được soạn ra

để bảo vệ công dân Hoa Kỳ không bị sách nhiễu bởi đạo luật FISA.

Diễn biến:

Ngày 21 tháng 10, 2016, Bộ Tư Pháp và Cơ quan FBI đã xin được án lệnh của toà FISC để

gắn các trang bị điện tử theo dõi ông Carter Page. Ông Page là một công dân Hoa Kỳ, làm việc

trong Ủy Ban Tranh Cử của ông Donald Trump với tính cách tình nguyện. Việc xin phép toà này

51

phải do sự xác nhận của ông Bộ Trưởng và Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp hay ông Phụ Tá Bộ Tư

Pháp chuyên trách về Khối An Ninh (Vị này phải do Thượng Viện phê chuẩn).

Án lệnh trên được toà FISC tái gia hạn ba lần mỗi lần 90 ngày. Mỗi lần xin gia hạn, Bộ Tư

Pháp phải trình bày những khám phá mới riêng biệt cho sự việc. Ông James Comey (nguyên

Giám Đốc FBI) đã ký tên xin ba án lệnh, ông Andrew McCabe (nguyên Phó Giám Đốc FBI) ký

tên trong 1 đơn xin án lệnh. Cựu Thứ Trưởng Tư Pháp Sally Yates, Quyền Thứ Trưởng Tư Pháp

Dana Boente và Thứ Trưởng Rod Rosenstein cũng ký một hay nhiều đơn xin án lệnh.

Những hồ sơ nộp lên toà phải được xếp vào loại “Mật”. Do đó, công luận đặt sự tin tưởng

vào khả năng của toà FISC trong việc đánh giá chính phủ ở tiêu chuẩn cao nhất của sự trung thực

khi cho phép chính phủ sử dụng các phương tiện theo dõi công dân mình. Trong khi đó, thì toà

lại dựa vào các tài liệu do chính phủ cung cấp khi cần xin án lệnh của toà.

Trong vụ đang nói ở đây, Bộ Tư Pháp và Cơ quan FBI đã sử dụng hồ sơ “Trump Dossier”

làm tiền đề để xin theo dõi Carter Page. Tập dossier này do Christopher Steele soạn thảo theo

đơn đặt hàng của Đảng Dân Chủ và bà Hillary Clinton để bôi nhọ, vu khống ông Trump âm mưu

với Nga. Ông Steele là Giám đốc sáng lập Orbis Business Intelligence, một tổ hợp tình báo tư

nhân có cơ sở chính tại nước Anh. Ông này từng là nhân viên mật vụ Anh MI-6 trong hai mươi

mốt năm. Steele đã hợp tác với tổ chức Fusion GPS là tổ chức mà Clinton bỏ ra hàng triệu thuê

họ đánh phá ông Trump nhằm giành phần thắng về cho bà Clinton. Steele, qua tổ chức Fusion

GPS và tổ hợp luật Perkins Coie, đã nhận 160 ngàn đô la của Hillary Clinton.

Trong lần nộp đơn xin án lệnh đầu tiên và cả những lần xin gia hạn về sau, các vị trong Bộ

Tư Pháp và FBI đã không nêu ra vai trò của đảng Dân Chủ, của ban tranh cử của Clinton, hay

của bất cứ phe nhóm nào bỏ tiền ra tài trợ cho Steele. Mà đó lại là những điều mà Bộ Tư Pháp và

FBI dư biết mà làm lơ.

Trong đơn đầu tiên, Bộ Tư Pháp và FBI chỉ ghi rằng Christopher Steele làm việc cho một

người Mỹ, nhưng không nêu rõ tên Fusion GPS hay tên ông Giám Đốc Glenn Simpson là người

được tổ hợp luật Perkins Coie thuê bằng tiền của đảng Dân Chủ.

Trong đơn xin án lệnh, họ nêu ra lý do ông Carter Page đã có chuyến đi Moscow vào tháng

7, 2016. Nhưng sự việc này lại không ăn nhập gì đến bản dossier của Steele mà Bộ Tư Pháp

dùng làm tiền đề. Chính ông Steele tiết lộ về chuyến đi Nga của Page cho truyền thông Yahoo

News. Sự việc này không được ghi rõ trong đơn xin án lệnh, nên đã gây ra sự hiểu lầm. Steele

sau đó đã bị chính cơ quan FBI loại ra khỏi nguồn cung cấp tin vì cho rằng đã có sự vi phạm

nghiêm trọng và đã nói láo với FBI về mối quan hệ của ông ta với Yahoo News cũng như với

nhiều cơ quan truyền thông khác. FBI không còn coi ông ta là nguồn tin đáng tin cậy.

Trong thời gian cộng tác với FBI, Steele liên lạc với Bộ Tư Pháp qua viên phụ tá Bruce Ohr,

là người làm việc trực tiếp thân cận với Thứ trưởng Sally Yates và sau đó là Rosenstein. Sau khi

cuộc bầu cử Tổng Thống kết thúc, FBI đã thẩm vấn ông Ohr, lập biên bản về những câu đối

thoại của ông này với ông Steele trong đó có câu Steele tỏ ý sẽ tìm mọi cách để ông Trump

không đắc cử và sẽ rất vui mừng nếu Trump không phải là Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu này bị ông

Ohr ghi âm khi hai người trò chuyện với nhau. Nhưng Bộ Tư Pháp và FBI đã không dẫn câu này

ra trong đơn gửi lên toà FISC.

Trong cùng thời gian đó, vợ ông Ohr đang làm việc cho tổ

chức Fusion GPS, giúp họ soạn ra tài liệu chống ông Trump.

Ông Ohr sau này đã cung cấp cho FBI những tài liệu do vợ ông

ta soạn thảo và được trả hậu hỉ bởi đảng Dân Chủ và bà Hillary

Clinton. Nhưng việc này cũng bị FBI giấu nhẹm trong đơn gửi

toà.

52

Theo lời ông Bill Priestap, Phụ Tá Giám Đốc FBI, thì vào thời điểm Bộ Tư Pháp bắt đầu xin

án lệnh FISA, tập hồ sơ Steele dossier chẳng có chút giá trị tin cậy nào. Ngay cả lúc ông James

Comey báo cáo với tân Tổng Thống Trump, cũng xác nhận tập dossier này là vô vị và không

kiểm chứng được.

Đơn xin FISA cũng có nhắc đến tin tức cho rằng ông George Papadopoulos - một cố vấn

trong ủy ban tranh cử Trump, nhưng không nêu ra bằng chứng nào về sự liên quan giữa ông này

và ông Carter Page. Vụ ông Papadopoulos đã dẫn đến cuộc điều tra của cơ quan phản gián thuộc

FBI. Vụ này do Peter Strzok thụ lý. Nhưng rồi ông Strzok cũng bị chuyển qua việc khác khi

người ta phát giác ra những lời đối thoại của ông ta với cô bồ là luật sư Lisa Page. Qua những

đối thoại cho thấy sự thù ghét của họ đối với Tổng Thống Trump và cảm tình của họ đối với

Clinton. Họ cũng gặp McCabe để bản về một biện pháp “bảo hiểm” nhằm ngăn cản sự đắc cử

của ông Trump. Mỉa mai thay, ông Strzok lại là người điều tra vụ Clinton! Vì thế, người ta mới

nêu ra sự vi phạm nguyên tắc “Conflict of Interest”

Bản memo vạch ra sự vi phạm nào?

Câu chuyện nghe có vẻ rất rắc rối, nhiều chi tiết, sự việc

diễn ra chằng chịt, đan chéo nhau nên hơi khó cho người

nghe để biết tường tận.

Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Nunes nói rằng “Rõ

ràng là những viên chức hàng đầu đã sử dụng nhưng tin

tức chưa kiểm chứng trong một tài liệu có thiên vị để tiến

hành một cuộc điều tra về tình báo mang nặng tính cách

chính trị bè phái.”

Đúng thế, FBI và Bộ Tư Pháp đã dựa vào Trump

Dossier của Steele soạn ra, là một sự kiện không minh

bạch, không kiểm chứng, dầy tính thiên vị và ác ý đối với ông Trump để xin án lệnh theo dõi ông

Carter Page. Nhưng mục tiêu xa hơn là đánh phá Tổng Thống Trump.

Phó Giám Đốc FBI Andrew McCabe thú nhận rằng nếu không dẫn chứng vụ Trump Dossier,

thì FBI và Bộ Tư Pháp sẽ không được toà FISC cấp cho án lệnh theo dõi ông Carter Page!

Như thế, bản memo vạch ra sự lạm dụng quyền lực của Bộ Tư Pháp và FBI dựa vào Đạo luật

FISA để theo dõi công dân Hoa Kỳ. Sự công bố bản memo đã làm tiêu tan uy tín của hai cơ quan

cưỡng chế có tiếng tăm và đã làm cho mối rạn nứt giữa Tổng Thống và FBI càng trở nên trầm

trọng hơn.

Phản ứng của phe Dân Chủ

Phe Dân Chủ đã làm hết mọi cách để cho bản memo này không được công bố, kể cả việc

đem vấn đề an ninh quốc gia ra đe doạ hay gán ghép rằng nó sẽ làm lợi cho Nga!

Họ cho rằng bản memo là thiếu trung thực, thiên vị… Dân biểu Adam Schiff thì cho rằng

việc công bố bản memo là làm nhục, làm mất uy tín của Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI. Để phản

bác, ông Nunes cho rằng công chúng Mỹ cần có sự tín nhiệm đối với các cơ quan FBI, Bộ Tư

Pháp. Nhưng nếu họ làm bậy, công chúng có quyền được biết để có thể có những cải cách hòng

cho sự tin tưởng vào các cơ quan công quyền được củng cố.

Dân biểu Nancy Pelosi, trưởng khối thiểu số Hạ Viện chắc bị ám ảnh về Nga quá nhiều, nói

rằng khi chấp thuận cho việc công khai hóa bản memo, Tổng Thống Trump đã đứng về phía

53

Tổng Thống Nga Putin xúc phạm đến an ninh quốc gia. Bà nói: “Tổng Thống Trump đã quên

trách nhiệm hiến định của mình trong tư cách tổng tư lệnh khi cho công bố tài liệu mật và bị bóp

méo… ông đã gửi cho ông bạn Putin của ông một bó hoa khi tiết lộ các nguồn và phương pháp

tình báo.”

Trong tuần này, phe Dân Chủ cũng đòi phải được phép công bố bản memo do họ viết ra để

đối kháng với bản của ông Devin Nunes.

Ngân quỹ của đảng Dân Chủ chỉ có 400 ngàn đô la

Theo hồ sơ vừa loan báo hôm thứ Tư tuần trước,

vào tháng 12 vừa qua, Dân Chủ quyên 5.2 triệu, nâng

tổng số quyên được trong năm 2017 là 67 triệu đo la,

chỉ bằng một nửa số tiền đảng Cộng Hoà quyên được

(132.5 triệu). Trong tháng 12, đảng Cộng Hoà quyên

được 11.1 triệu (cũng gấp đôi của đảng Dân Chủ)

Trong 67 triệu này của dảng Dân Chủ, có 1.2

triệu do Quỹ Democratic Grassroots Victory Fund

đóng góp; và 30 triệu là tiền tặng dữ từ các thành

viên nòng cốt. Trong chục năm qua, chỉ có năm 2011 là năm mà dảng Dân Chủ quyên góp được

nhiều nhất (132.5 triệu)

Nhưng số tiền có trong tay thì lại là chuyện khác.

Đảng Cộng Hoà có trong tay 38.8 triệu; trong khi đảng Dân Chủ chỉ có khoảng 400 ngàn đô

la. Lý do, đảng Dân Chủ khai có trong tay 6.5 triệu, nhưng con số nợ lên đến 6.2 triệu. Tức là chỉ

có 400 ngàn tồn quỹ.

Năm ngoái Obama tổ chức quyên góp cho đảng Dân Chủ được một lần. Ông ta dự tình sẽ nỗ

lực hơn trong năm nay!

Sở dĩ vào tháng 12, đảng Dân Chủ quyên được khá bộn là do chiến thắng trong cuộc bầu cử

Thống Đốc ở hai tiểu bang Alabama và Virginia. Tuy có phấn chấn lên chút đỉnh, nhưng các

viên chức Dân Chủ đang ưu lo họ thiếu các cơ cấu hoạt động để tạo lợi thế. Ngoài ra, họ còn e

ngại không có đủ tiền để chuẩn bị cơ sở cho cuộc bầu cử năm 2020.

Lãnh đạo cao nhất đảng Dân Chủ, bà Jess O‟Connell đã rời chức vụ, để lại cho ông Chủ Tịch

Đảng Tom Perez nhiều mối lo vì chưa tìm ra người thay thế cũng như không đủ quán tính để

thúc đẩy đảng đi lên sau thất bại trong mùa bầu cử 2016. Chính Ủy viên truyền thông của Đảng

Michael Tyler phải than rằng việc gầy dựng lại đảng Dân Chủ không phải là việc dễ dàng!

Tuần này, chúng ta lại hồi hộp chờ xem Quốc Hội có chịu thông qua tài khoản chính phủ hay

lại để cho chính phủ đóng cửa vào đầu tháng 3 tới. Phe Dân Chủ lại cứ đòi phải ghép vấn đề di

dân bất hợp pháp vào nghị trình. Ngày thứ Tư, Dân Biểu Nancy Pelosi độc chiếm diễn đàn Hạ

Viện, nói lien tiếp trong gần 8 tiếng để quyết liệt tranh đấu cho nhóm trẻ em di dân bất hợp pháp!

Bà thổ lộ đứa cháu 6 tuổi của bà ta ước nó sinh ra là người Hispanic!!!???

Dẹp tiệm Viện Khổng Tử ở Florida.

Trung Cộng tìm cách bành trướng qua lãnh vực văn

hoá bằng cách chi ra hàng chục tỷ đô la để xây dựng đến

500 cái gọi là Viện Khổng Tử ở khắp các nước trên thế

giới.

54

Tại Hoa Kỳ cũng có hàng trăm trường Đại Học cho mở thêm Viện Khổng Tử mà học trình và

giáo sư thì do Trung Cộng đài thọ.

Mới dây, Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio đã thúc đẩy 5 trường đại học thuộc tiểu bang Florida

phải chấm dứt các chương trình giảng dạy lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ Trung Hoa do nhà cầm

quyền Trung Cộng tài trợ.

Theo ông, các chương trình được gọi là Viện Khổng Tử này đang xuyên tạc lịch sử Trung

Hoa. Ông nói: “Đã có chồng chất những mối lo ngại rằng chính quyền Trung Cộng đang gia

tăng việc sử dụng các Viện Khổng Tử và nhiều phương tiện khác để gây ảnh hưởng lên các cơ

cấu giáo dục của các nước và bóp méo lịch sử và chính sách của nước Trung Hoa trong quá khứ

cũng như hiện nay.”

Thượng Nghị Sĩ Rubio đã gửi thư đến các trường Miami-Dade College, the University of

North Florida, the University of South Florida, the University of West Florida và Broward

County‟s Cypress Bay High School để cảnh báo chiến dịch xâm nhập của Trung Cộng vào học

đường tại Mỹ và yêu cầu chấm dứt chương trình của Viện Khổng Tử. Trong thư, ông trích dẫn

lời của Li Changchun, cựu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng Sản Trung Hoa nói năm 2011

rằng việc thành lập các viện Khổng Tử tại ngoại quốc là để tiến hành bước quan trọng trong việc

bành trướng quyền lực mềm của đảng.

Các Bộ Trưởng các nước Đông Nam Á e ngại về hoạt động của Trung Cộng

Hôm thứ Ba tuần qua, các Bộ Trưởng Ngoại Giao

của 10 nước trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam

Á (ASIAN) đã họp tại Singapore và bày tỏ mối lo ngại

trước những hoạt động leo thang của Trung Cộng trong

vùng biển được gọi là Nam Trung Hoa (Biển Đông của

Việt Nam) là nơi đang có những tranh chấp về hải

phận, về các hòn đảo. Trung Cộng vẫn còn ngoan cố

đòi chủ quyền trên nhiều đảo dù rằng đang có cuộc đàm

phán về một thoả thuận trong cách hành xử giữa họ và

các nước Đông Nam Á.

Các vị bộ trưởng hoan nghênh việc họp bàn, thảo

luận và kêu gọi các phe tự chế để tránh những hành vi có thể tạo thêm rắc rối trong vùng.

Singapore đang giữa vai trỏ Chủ Tịch Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á. Hiện nay họ

đang dứng ra tổ chức cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao và các Bộ trưởng Quốc Phòng trong

Hiệp Hội.

Vào tháng 8 năm ngoái, cả hai phía Trung Cộng và Hiệp Hội đã đồng ý một nghị trình

thương thảo để vạch ra Nguyên Tắc Ứng Xử (Code of Conduct) tại vùng biển tranh chấp. Cả hai

phía đều hoan nghênh tiến trình này như một dấu hiệu tốt của sự tiến bộ. Phía Trung Cộng còn

xem dây như là một cơ hội gia tăng sự hiểu biết và tin tưởng giữa hai bên. Tuy nhiên, các nhà

bình luận quốc tế thì cho rằng Trung Cộng đang cố tình kéo dài mua thêm thời gian để củng cố

sức mạnh của họ trên biển Nam Trung Hoa.

Các nước có sự tranh chấp về hải đảo và hải phận trong vùng là Malaysia, Taiwan, Brunei,

Vietnam và Philippines. Như đã trình bày rất nhiều lần, vùng biển này là hải lộ tấp nập nhất thế

giới với mỗi năm hàng ngàn tỷ đô la hàng hoá di chuyển qua lại. Trung cộng ỷ mạnh, đòi chủ

55

quyền trên gần như hầu hết hải lộ và ra sức xây dựng các đảo nhân tạo để thiết lập các căn cứ

quân sự khống chế toàn vùng.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Singapore cho hay rằng rất khó tìm ra một giải pháp về biển Đông

mặc dù cuộc họp về ứng xử đang tiến hành. Trung Cộng luôn tỏ ra hung hãn và ngoan cố, luôn

chống lại luật pháp quốc tế và vi phạm các thoả thuận do chính họ ký.

Từ vệ tinh nhân tạo, đã ghi nhận nhiều hoạt động mà trong năm qua, Trung Cộng lặng lẽ xây

dựng thêm nhiều hạ tầng cơ sở trên các đảo tranh chấp. Hạ tầng cơ sở trên một diện tích 72 acres

của đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm có: như căn cứ không quân, đài radar, hệ thống phòng thủ

bằng hoả tiễn

Trên dãy san hô Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa, không ảnh cho thấy những dãy

hangar chứa máy bay dọc theo phi đạo. Thêm vào đó là những đài không lưu, radar, hầm núp

hoả tiễn và nhiều công sự ngầm dưới mặt đất mà giới nghiên cứu cho hay có thể là hầm chứa vũ

khí hay trang bị.

Việc xây dựng cũng được ghi nhận ở nhiều đảo khác.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana đã bay đến hòn đảo tranh chấp để đối

chất với Trung Cộng. Nhưng với bản chất ngoan cố cố hữu, Trung Cộng, qua Bộ Trưởng Ngoại

Giao Lu Kang đã cho rằng họ chỉ có những sự xây dựng hoà bình và triển khai những thiết bị

quốc phòng cần thiết mà thôi trên lãnh thổ mà họ cho là của họ.

Sau đó, Lu ngầm đe doạ khi nói rằng những quốc gia không ở trong vùng và các phe phải tôn

trọng các nỗ lực của những quốc gia trong vùng và nên đè nén không quất lên những phiền phức.

Thế Vận mùa đông

Thế Vận Hội Mùa Đông lần thứ 23 đã bắt đầu tại thành

phố Pyeongchang, Nam Hàn ngày 8 tháng 2 khi cuộc thi

đầu tiên diễn ra; và sẽ kết thúc vào ngày 25 trong tháng.

Thế vận mùa đông đầu tiên vào năm 1924 tổ chức tại

Chamonix, France.

Pyeongchang chỉ cách thủ đô Seoul 80 dặm về hướng

đông, và cách vùng phi quân sự chia hai nước Triều Tiên về

hướng Nam.

Ngày thứ Năm 8 tháng 2, một buổi lễ khai mạc long trọng, huy hoàng đã diễn ra tại vận động

trường Pyeongchang với sự tham dự của hàng ngàn lực sĩ và nhà dìu dắt từ khắp nơi trên thế

giới. Vận động trường này có sức chứa 35 ngàn khán giả; nhưng đa số các cuộc thi đấu thì diễn

ra ở những nơi khác cách đây trong vòng 30 phút lái xe.

Làng Thế Vận Pyeongchang là nơi trú ngụ của các đoàn lực sĩ từ khắp các nước về tham dự

ước tính 3894 người. Một làng thứ hai tại Gangneung dành cho khoảng 2900 nhân viên. Hoa Kỳ

đông nhất, có 242 lực sĩ.

Đây là lần thứ hai Nam Hàn đứng tổ chức Thế Vận. Lần đầu là Thế Vận Mùa Hè năm 1988.

Tại Thế vận 2018 sẽ có 102 cuộc đấu cho 15 môn thể thao

mùa đông.

Tại Thế Vận Mùa Đông năm nay, Nga bị Ủy Ban Thế Vận

Quốc Tế cấm tham dự vì các lực sĩ Nga đã bị phát giác sử dụng

chất kích thích (Doping) trong kỳ Thế Vận 2014 tại Sochi, Nga.

Nhưng có vài lực sĩ người Nga có thể thi đấu với tư cách cá

nhân, và dưới màu cờ Thế Vận.

56

Biểu hiệu của Thế Vận Mùa Đông 2018 là chú cọp trắng có tên Soohorang mà theo lịch sử

và văn hoá là phúc thần hộ mạng của Triều Tiên. Về huy chương, Nam Hàn cho đúc 259 bộ huy

chương gồm vàng, bạc và đồng. Huy chương vàng nặng 586 gram.

Chi phí trung bình cho mỗi Thế Vận trước đây là 8.9 tỷ đô la. Hao tốn nhất là Thế Vận mùa

Hè London năm 2012, tốn 15 tỷ đô la, Thế Vận mùa Đông Sochi tốn 21.9 tỷ, do Nga muốn phô

trương với thế giới tiềm lực đang lên của họ.

Kỳ này chưa rõ hao tốn bao nhiêu.

Về phương diện an ninh, sau khi Bắc Hàn thoả thuận gửi phái đoàn thi đấu, mối lo về một sự

khủng bố của Bắc Hàn đã được giải toả. Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cũng điều động

5000 binh sĩ để bảo vệ an ninh cho Thế Vận.

Bộ Ngoại Giao Nam Hàn cũng cấm cửa hàng chục ngàn người không cho nhập cảnh trong kỳ

Thế Vận, và đã trục xuất ít nhất 17 người ngoại quốc mà họ cho là có khả năng gây ra khủng bố.

Sự tham dự của Bắc Hàn

Sau những lần gặp gỡ giữa hai phái đoàn Nam và Bắc Hàn, Kim Yong Un đã thoả thuận gửi

phái đoàn lực sĩ cùng đoàn cheerleaders và đoàn văn công tham dự thế vận.

Phái đoàn của Bắc Hàn tham dự lễ khai mạc Thế

Vận có 280 người, nhưng chỉ có 26 lực sĩ thi đấu

Thái Cực Đạo; ngoài ra là 229 người trong đoàn

cheerleaders và văn công, 4 người trong Ủy ban Thể

Thao Bắc Hàn.

Đoàn được dẫn đầu bởi Kim Yong Nam, coi như

quốc trưởng tượng trưng của Bắc Hàn, Choe Hwi,

Chủ Tịch Ủy Ban Thể Thao, và Ri Son Gwon, người

trưởng đoàn thương thuyết mới đây giữa hai miền.

Nam Hàn đã thết đãi hậu hỉ phái đoàn Bắc Hàn bằng

một da tiệc (Banquet) tại khách sạn với các món thịt bò steak, scallop nướng vỉ, súp xương bò,

tôm cuốn trong lá cải…

Cũng đi theo trong đoàn có cô em gái của Kim Yong Un là Kim Yo Jong, 28 tuổi. Cô này là

thành viên cao cấp trong Đảng Lao Động Triều Tiên (đảng Cộng Sản). Đây là lần đầu tiên mà

một thành viên trong gia đình họ Kim vượt qua ranh giới bước vào phần đất phía Nam. Sự có

mặt của cô này tại Nam Hàn lại gây ra rắc rối, vì cô ta bị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cấm

du lịch ra ngoại quốc do những hành vi vi phạm nhân quyền của cô ta. Tên cô cũng nằm trong sổ

đen của Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ.

Kim Yo Jong là Phó Giám Đốc của ngành Tuyên Truyền và Sách Động thuộc đảng Lao

Động, là cơ quan đầy uy quyền kiểm soát về văn hoá, truyền thông. Cô ta từng có thành tích

trừng phạt rất năng những nhân viên dủ họ chỉ có những lầm lẫn nhỏ nhặt.

Lại đem chính trị vào thể thao

Những nhà quan sát chính trị xem việc cô Kim Yo Jung đến Nam Hàn lần này không hẳn là

tạo sự cởi mở, khai mào cho cuộc đối thoại với Nam Hàn, mà là lợi dụng Thế Vận như công cụ

tuyên truyền. Vào tháng 10 năm ngoái, Kim Yo Jong được bầu vào Bộ Chính Trị, là cơ quan cao

nhất, uy quyền nhất của đảng Lao Động. Từ đó, cô dần bước ra ánh sáng của sân khấu chính trị.

57

Người ta cho rằng cô sẽ truyền đạt những thông điệp của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đến nhà

cầm quyền Nam Hàn.

Ngay sau khi đoàn nhạc giao hưởng 137 người rời phà đổ bộ lên phần đất Nam Hàn hôm thứ

Ba, Bắc Hàn đã mở miệng yêu cầu Nam Hàn cung cấp xăng để châm vào phà.

Xăng, hay nói chung là nhiên liệu, là một trong những thứ nằm trong lệnh cấm vận của Liên

Hiệp Quốc để trừng trị việc Bắc Hàn liên tiếp thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Theo sự cấm vận

này, thì cắt đến 90% nhập cảng dầu tức khoảng 500 ngàn thùng mỗi năm. Vì Bắc Hàn không có

nguồn dầu hay bất cứ sản xuất nào về năng lương nên rất khốn đốn vì sự cấm vận này. Thỉnh

thoảng, chúng ta biết được Nga và Trung Cộng đã vi phạm lệnh cấm vận mà tuồn cho họ xăng

dầu.

Nam Hàn đang lưỡng lự về việc cung cấp dầu cho Bắc Hàn vì như thế là vi phạm lệnh cấm

của Liên Hiệp Quốc. Nhận định về việc này, Bộ Trưởng Nội Các Nhật cho hay rằng Nam Hàn

không nên để bị áp lực.

Tham dự lễ khai mạc Thế Vận có Phó Tổng Thống Mike Pence và Thủ Tướng Nhật Shinzo

Abe. Ông Pence sau khi trò chuyện với ông Abe hôm thứ Tư, đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ sớm tiết lộ

những biện pháp gắt gao hơn đối với Bắc Hàn. Ông gọi Bắc Hàn là một chế độ bạo tàn đàn áp

nhất trên hành tinh.

Choi Kang, Phó Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Chính Sách ở Seoul cũng nói: “Mỹ sẽ không hài

lòng khi thấy Nam Hàn đang mở trói những cấm vận nghiêm nhặt mà Hoa Kỳ đã phải cật lực áp

đặt lên Bắc Hàn.” (ý nói Nam Hàn đang tạo ra sự miễn trừ trong việc cấm vận chỉ vì sự tham gia

của Bắc Hàn)

Thời Sự Hàng Tuần ngày 17 tháng 2, 2018

Vài tin vắn trong nước:

Tuần này, có vụ tố cáo hai nhân viên toà Bạch Cung về các tội bạo hành gia đình. Đó

là trường hợp ông thư ký Rob Porter bị hai bà

vợ cũ tố cáo đã hành hung họ. Kế đó là vụ

ông David Sorensen, người chuyên viết các

bài diễn văn, cũng bị vợ cũ là Jessica Corbett

tố cáo. Cả hai đã bị cho nghỉ việc. Nhưng báo

chí, nhất là đài CNN, cứ dai dẳng lôi vụ này

ra hạch hỏi, đổ tội cho Tổng Thống Trump là

bao che cho hai nhân viên dưới quyền. Cô Sarah Huckabey giải thích rằng Tổng

Thống Trump chưa thể có biện pháp ngay khi chỉ mới nghe lời tố cáo. Điều gì cũng

phải qua một diễn trình điều tra mới có quyết định dứt khoát về số phận của họ.

Donald Trump Jr. nhận được một phong bì thư lạ có dấu từ bưu điện Boston gửi đến

tận nhà mẹ vợ anh ta lúc khoảng 10 giờ sáng thứ Hai. Vợ anh là Vanessa Trump mở

phong bì và thấy có nhiều bột trắng bên trong kèm với mấy dòng chữ: “Chúng mày là

những kẻ đáng tởm. Vì thế, mọi người thù ghét chúng mày. Chúng mày đáng nhận

những thứ này. Bây giờ thì hãy câm mồm lại!” Nghi ngờ kẻ nào đó vì thù ghét mà gửi

loại bột có chất độc, hai vợ chồng cùng đứa con nhỏ liển vào bệnh viện xét nghiệm

58

ngay. May thay, thứ bột trong phong bì không phải là thứ độc hại mà chỉ là bột bắp.

Đây là lần thứ hai, Donald Trump Jr. nhận được loại thư đe dọa nói trên. Cũng trong

tuần, có tin văn phòng của cựu Tổng Thống Barack Obama cũng nhận một phong bì

có bột, nhưng xét nghiệm thì cũng vô hại.

Tuần này, ông Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh David Shulkin bị tố cáo dùng tiền thuế của dân 100 ngàn đô la cho chuyến đi 11 ngày tại Âu Châu, mà thời gian công vụ chỉ

có 3 ngày rưỡi. Ông còn nói láo để chính phủ trả tiền vé máy bay cho vợ ông ta đi

theo. Ngoài ra, còn dùng tiền để đi xem trận tranh giải quần vợt Winbledon tại Anh.

Trước đây, ông Bộ Trưởng Y tế Tom Price cũng phải từ chức vì bị tố xài tiền thuế

của dân hết 400 ngàn đô la cho một chuyến đi Âu Châu.

Chiều thứ Tư 14 tháng 2, một tên dùng súng tiều liên AR-15 bắn vào học sinh tại

trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, thuộc Broward County,

Florida. Có 17 người chết, và 14 bị thương. Thủ phạm là Nikolas Cruz, 19 tuổi cựu

học sinh của trường bị đuổi học vì phạm kỷ luật. Tên này đã bị bắt ngay sau đó.

San Francisco tiến quá nhanh lên chủ nghĩa Cộng Sản khi hội đồng thành phố cho lập ra những nơi dành cho bọn ghiền ma tuý có nơi đến chích choác thay vì phải nằm vật

vờ ở các xó đuờng. Đúng là San Francisco thực hiện được câu khẩu hiệu của Marx

“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Bọn nghiện không phải làm việc vì có

sức đâu mà có năng lực; và lại được hưởng theo nhu cầu chích choác thoải mái!

Vài tin vắn ngoài nước:

Chiến sự tại Syria vẫn còn rất căng thẳng. Sau khi phát giác và bắn rơi chiếc máy bay không người lái (drone) của Iran bay từ lãnh thổ Syria qua do thám Israel, Không

Quân Israel đã cho phi cơ F-16 bay vào lãnh thổ Syria và đánh vào các mục tiêu quân

sự của Iran. Một phi cơ bị phòng không Syria bắn rơi trên đường trở về, Israel lại trả

đũa bằng các trận không tập vào 8 mục tiêu quân sự Syria và 4 mục tiêu khác của Iran

trên đất Syria. Từ lâu, Iran vẫn xem Syria là nơi thuận tiện để thiết lập sự hiện diện

quân sự sát ngay biên giới phía bắc của Israel, là nước mà Iran thề sống thề chết sẽ

xóa tan trên bản đồ thế giới. Iran hỗ trợ cho nhóm khủng bố Hezbolla là bọn Hồi

Shia.

Tuy chiến sự với ISIS đã coi như chấm dứt, bọn khủng bố cực đoan này vẫn còn giữ vài nơi trong lãnh thổ Syria. Nga và Iran thì đang có mặt, yểm trợ quân chính phủ

Syria chống lại quân kháng chiến do Hoa Kỳ yểm trợ. Trong khi đó, Turkey tấn công

vào các thành phố do dân quân Syria gốc Kurd nắm giữ. Họ bắn vào các khu dân cư,

bệnh viện và truờng học.

Kim Yo Jung, cô em gái của Kim Jong Un, khi tham dự Thế Vận Pyeongchang, đã

bắt tay Tổng Thống Nam Hàn và sau đó vào Toà Thanh Cung để thăm và trò chuyện

cùng ông. Kim Yo Jong đã thay mặt Kim Jong Un ngỏ lời mời Tổng Thống Nam Hàn

Moon Jae-in đến thăm chính thức Bắc Hàn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hai nước

đối nghịch từ 65 năm nay, phía Bắc Hàn mở lời mời trước. Các nhà bình luận chính

trị coi đây là dấu hiệu Bắc Hàn đang nguy ngập nên mới có thái độ như thế. Đúng

vậy, sau suốt một thời gian bị cấm vận, Bắc Hàn đã nghèo đói, nay lâm vào cảnh

đường cùng. Kề từ đầu năm, cung cấp lương thực ở ngay thủ đô Pyongyang bị cắt xén

một nửa, hầu như không có gạo ăn. Điện năng cũng không có vì hai nhà máy điện

phải đóng cửa liên tục. Xăng dầu khan hiếm đến độ quân đội Bắc Hàn phải dung xe

59

bò để chuyên chở. Tham khảo ý kiến về sự thân thiện mới đây của hai bên, 80% giới

trẻ tỏ ra bất bình không muốn kết bạn với Bắc Hàn.

Thảm sát Mậu Thân: 50 năm (1968-2018)

Cũng vào những giờ phút thiêng liêng đón ngày Tết

truyền thống của dân tộc, năm mươi năm trước đây,

Cộng Sản Việt Nam đã gây ra một tội ác tày trời trên

mảnh đất miền Nam mà đến nay, công lý vẫn chưa đến

với hàng chục ngàn đồng bào vô tội.

Cuộc chiến tranh Việt Nam do Việt Cộng gây ra tuy

là du kích chiến, nhưng phía Việt Nam Cộng Hoà luôn

luôn tôn trọng các quy ước về chiến tranh như đối xử

nhân đạo với tù binh, tôn trọng những thoả thuận về

ngưng chiến, hưu chiến…

Cuối năm 1967, như mọi năm, hai phe tham chiến thỏa thuận sẽ ngưng bắn trong một ba

ngày để dân chúng được an toàn đi lại, cử hành lễ Tết cổ truyền.và hưởng thụ hạnh phúc đầu

năm với gia đình. Nhưng Việt Cộng đã vi phạm thoả thuận ngưng bắn và vào đêm giao thừa, đã

tổ chức tấn công đồng loạt, bất ngờ vào 36 thành phố, tỉnh lỵ, 72 quận lỵ và ngay cả thủ đô Sài

Gòn.

Đây là kế hoạch có dự liệu của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản tại Hà Nội gọi là Tổng Tiến

Công, Tổng Nổi Dậy mà theo sách lược Chiến Tranh Nhân Dân, là giai đoạn cuối cùng, khi tình

hình chính trị quân sự đã chin mùi sau thời gian chiến tranh du kích.

Cộng Sản đã đánh giá sai lầm tiềm lực của Việt NamCộng Hoà, lầm tưởng nhân dân miền

Nam sẵn sàng nổi dậy theo chúng. Chúng đã bỏ vào canh bạc này toàn lực của chúng tại miền

Nam; tung 85 ngàn quân của Mặt Trận Giải Phóng và chính quy Bắc Việt hiện diện miền Nam

hòng dứt điểm cuộc chiến.

Ngay tối giao thừa, Hồ Chí Minh đã lên đài phát thanh Hà Nội đọc bài thơ 4 câu chúc Tết,

nhưng đó cũng là mật lệnh cho quân lính Việt Cộng khởi động đợt đầu của cuộc Tổng tiến công

vào ngày 29 tháng 1, 1968 vào lúc dân chúng đang bày biện cúng tổ tiên. Tại Huế, Việt Cộng sử

dụng 12 ngàn quân và sau 4 ngày giao tranh, chúng chiếm thành nội và các dãy phố trừ khu tả

ngạn có các cơ sở của Mỹ và khu Tây Lộc nơi có bản doanh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Ngoài ra, tại

hàng chục thành phố khác, Việt Cộng cũng mở cuộc tấn công đồng loạt.

Dù bị đánh bất ngờ trong lúc chỉ có 50% quân số ứng chiến (50% kia đang nghỉ phép trong

dịp Tết do thoả thuận ngưng bắn), Quân sĩ Việt Nam Cộng Hoà cũng đã kịp thời phản công và

đẩy lui quân Cộng Sản, làm chủ hầu hết các mặt trận ngoại trừ cố đô Huế bị chúng chiếm cứ

trong 21 ngày.

Tội ác của Việt Cộng: chôn sống hàng ngàn dân lành.

Ngay trong ngày đầu tiên sau khi chiếm Huế, Việt Cộng đã dựng

nên một chính quyền tay sai gọi là Ủy Ban Nhân Dân, gồm những

tên Việt Cộng nằm vùng như Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Hoàng Phủ Ngọc Phan, Trần Đắc Xuân, Lâm Thị Mỹ Dạ… Ủy ban

này kêu gọi các quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà ra trình diện.

Lần đầu chúng thả ra để gây sự tin tưởng. Qua lần thứ hai, sau khi

60

gom hết tất cả những người trong chế độ miền Nam, chúng ra lệnh thủ tiêu tất cả. Ngoài số quân

cán chính, Việt Cộng còn bắt đi hàng ngàn dân thường khác đang ẩn trốn trong các nhà thờ,

chủng viện, nhà chùa, hay những người trên đuờng lui quân của chúng.

Sau khi Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đánh từng khu phố, tiến lên từng căn nhà, chiếm lại

cố đô thì Huế chỉ còn là đống gạch vụn. Hơn trăm ngàn căn nhà hư hại nặng, hàng ngàn căn nhà

bị san bằng. Xác người chết khắp nơi trong thành phố.

Sau hơn một tháng thì người ta phát giác ra những hố chôn người rải rác khắp nơi. Từ thành

nội ra ngoại ô đến tận những vùng quê, hàng ngàn xác người được khai quật lên cho thấy họ đã

bị trói tay bằng dây kẽm gai hay dây điện thoại và bị đập đầu bằng cuốc xẻng trước khi bị chôn

sống.

Những người bị Việt Cộng sát hại gồm một số quân nhân và viên chức hành chánh, nhưng đa

số là thường dân, nam nữ, già trẻ lớn bé có đủ; trong đó có những bác sĩ, giáo sư người ngoại

quốc. Những thống kê của nhiều nguồn cho thấy con số nạn nhân là từ 5000 đến 7600 người.

Đáng thương tâm là một nhóm khoảng 400 thanh niên trốn trong nhà thờ Phú Cam. Họ bị

trói từng nhóm 20 người, bị dẫn đi về hướng núi rừng Tây Nam Huế khoảng 20 cây số. Sau đó

Việt Cộng xả súng máy và ném lựu đạn vào họ rồi xô xuống một vực sâu gọi là khe Đá Mài mà

mãi đền nhiều tháng về sau, dân chúng mới tình cờ khám phá ra xương cốt của họ.

Công lý ở đâu?

Ngay sau khi kết thúc trận Mậu Thân, Cộng Sản mở chiến dịch tuyên truyền kết án phía Việt

Nam Cộng Hoà vi phạm ngưng bắn. Trong bài báo nhan đề “Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại

ngày Tết của nhân dân ta” đăng trên nhật báo Nhân Dân (Hà Nội) ngày 31 tháng 1, 1968, đăng

nguyên văn bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Bắc Việt và bản tuyên bố của cái gọi là Bộ Chỉ

Huy các Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Giải Phóng miền Nam Việt Nam với những luận điệu

hàm hồ, bịa đặt lên án Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vi phạm ngưng bắn, là điều mà chúng cho là

sự lật lọng, bản chất hiếu chiến, sự khiêu khích, chà đạp lên phong tục tập quán của nhân dân

Việt Nam…

Chúng rêu rao rằng số dân chết tại Huế là do bom đạn của đồng minh. Chúng cho rằng quân

lính miền Nam bắn chết dân để trả thù vì thua cuộc??? Đài Hà Nội thì cho rằng số người bị giết

là bọn côn đồ có nợ máu với nhân dân. Những nhà nghiêm cứu thì nói rằng cơ sở nằm vùng của

Việt Cộng đã bị lộ diện nên phải thủ tiêu hết nhân chứng để tránh hậu hoạ. Những vị khác thì

cho rằng vì Việt Cộng thất bại trong việc kêu gọi dân chúng nổi dậy nên giết hết những người mà

đã tỏ ra không ủng hộ chúng.

Bùi Tín, cựu Đại Tá Việt Cộng đã trốn qua Pháp, cho rằng vì quân đội Bắc Việt thua trận, rút

lui, nên không thể mang theo các tù binh vì sợ vướng víu, mà phải thủ tiêu họ.

Trong bộ phim 10 tập The Vietnam War, khi đề cập đến thảm sát Mậu Thân, nhà văn Việt

Cộng Nguyen Ngọc cũng thú nhận có sự việc này, nhưng cố tình giảm bớt số người chết và cho

rằng đây là hành vi của quân lính tham chiến chứ không phải do lệnh từ cấp trên.

Chỉ có ký giả Steward Harris của tuần báo Times (Anh) và ký giả Yves Gautron của báo

Minute (Pháp) là có bài lên án tội ác của Việt Cộng. Do đó, đã đưa đến cuộc tuần hành lớn của

thanh niên Pháp tại Ternes Square (Paris).

Còn truyền thông Hoa Kỳ vào thời điểm đó đang đứng về phe phản chiến. Họ làm ngơ không

viết tin, không đăng tải hình ảnh chiến thắng của Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ, họ thờ ơ trước

những hình ảnh thi thể rả mục của hàng ngàn người vô tội. Trong 354 ký giả Mỹ đang hoạt động

tại Việt Nam, chỉ có 40 người viết về chiến cuộc Mậu Thân, nhưng không hề nói đến cuộc thảm

61

sát dân lành. Mà ngay trong các bản tin chiến sự, họ cũng xuyên tạc cho rằng quân đội Việt Nam

Cộng Hoà và Hoa Kỳ đã thất bại không bảo vệ được các thành phố. Kết quả thật sự sau cuộc

chiến là gần hết số quân Việt Cộng tham chiến bị tiêu diệt sạch. Tại Huế, chúng bỏ lại 2500 xác

trong những cuộc giao tranh. Nhưng điều quan trọng đáng nói là toàn bộ hạ tầng cơ sở bị quét

sạch, bọn nằm vùng hoàn toàn lộ diện.

Những năm sau này, bọn Việt Cộng không còn che giấu sự

vi phạm của chúng. Trong một bài báo trên trang web Quốc

Phòng Toàn Dân ngày 31 tháng 1, 2018, chúng còn tự ca tụng

cái gọi là “nghệ thuật tạo bất ngờ trong cuộc Tổng tiến công

và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)” (sic)

Chế độ Việt Cộng còn ù lì, chưa chịu nhận lãnh trách nhiệm

về tội ác mình gây ra. Nhưng mỗi độ xuân về, chúng lại tổ chức

rầm rộ điều mà chúng gọi là “chiến thắng” ngay tại Huế, mảnh

đất nhỏ hiền hoà nơi hầu như gia đình nào cũng có người thân bị thảm sát hồi Mậu Thân. Những

tên đồ tể Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, vẫn còn chưa đền tội, bản thân chúng từng

được tự do qua lại Mỹ, thậm chí con cháu của chúng đang nhỡn nhơ sống trên dất Mỹ…

Một khi công lý chưa được đền bù cho vong linh 7000 người dân Huế, chúng ta còn tiếp tục

nhắc nhở hàng năm câu chuyện này.

Bọn Dreamers dọa sẽ rời Mỹ nếu cuộc thương lượng thất bại.

Đã gần đến hạn chấm dứt chương trình DACA nếu

nó không được tái hạn vào tháng ba này. Nhiều người

di dân bất hợp pháp đã biểu tình và trưng ra những tối

hậu thư quái gỡ. Trên những tấm carton do những

người biểu tình mang theo, người ta đọc được câu “Hãy

thông qua việc gia hạn DAVA. Nếu không, chúng tôi sẽ

rời Hoa Kỳ” (Pass a deal to extend DACA, or else…

we‟ll leave the country).

Nhóm DACA rời Hoa Kỳ? Thì đó đúng là điều mà luật Mỹ thúc đẩy, Họ đã sinh sống bất

hợp pháp trên dất Mỹ nhiều năm; rồi nay họ tưởng sự đe dọa rời Mỹ này sẽ làm cho Quốc Hội

Mỹ làm theo ý của họ muốn?

Họ dọa sẽ rời Mỹ? Có ai cấm đâu nào? Có ai bắt họ phải ở lại Mỹ đâu?

Chết chửa, bà Pelosi và ông Schumer sẽ lo sốt vó lên. Vì nếu đám này bỏ về nước của họ thì

bao nhiêu công của hai vị này hoá ra công cốc. Rồi họ còn chương trình gì nữa để tranh đấu? Rồi

họ sẽ mất đi hàng trăm ngàn lá phiếu trong những cuộc bầu cử sắp tới…

Cô Alex Velez và người em Daniela, cả hai là dân bất hợp pháp, nhưng đã lớn mồm tuyên bố

trên đài CNN rằng: “Nếu luật DACA không gia hạn, tôi sẽ rời Mỹ, càng sớm càng tốt!” Hai chị

em này có cha mẹ cũng là bất hợp pháp khi họ từ Venezuela đến Mỹ và ở lì sau khi đã hết hạn

Visa. Hai người này cùng có song tịch Venezuela và Ecuador. Ecuador nơi hai cô có thân nhân,

là một nước an toàn và ổn định, lại là một trung tâm du lịch hấp dẫn. Vậy họ về đó có phải thuận

lợi không?

Tại sao mãi đến nay mới dọa bỏ về?

Hoá ra, cô Alex, tuy là dân bất hợp pháp, vẫn được cấp mỗi năm 10 ngàn đô la tiền học bổng

cho cô ta học ở trường Đại Học Cộng Đồng để trở thành chuyên viên thú y.

62

Người dân Mỹ cũng hào hiệp, sẵn sàng cảm thông với các em DACA. Nhưng các em này

không biết ơn đến đất nước đã cưu mang em trong những năm qua. Họ đã tham gia những cuộc

biểu tình, la ó, mang theo những lá cờ của các nước mà các em chê bai, từ chối và sung sướng

khi được thoát ra khỏi các nước đó.

Các em là bất hợp pháp thì chớ đòi hỏi pháp lý. Pháp lý chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ thôi.

Có ai cho phép các em vào xứ này đâu, và các em có đóng thuế, mua bảo hiểm y tế đâu; nhưng

chính phủ Mỹ cung cấp cả trăm tỷ mỗi năm tiền giáo dục, tiền trợ cấp và tiền nhà thương, bác sĩ,

thuốc men cho các em. Đối với người dân Mỹ, đó là bất công đấy. Vậy thì bây giờ, các em

muốn, thì hãy dịu giọng, lịch sự yêu cầu chứ không dùng lý lẽ cãi cọ được.

Phải xây tường gấp thôi! Trong chỉ một cuối tuần vừa qua, cảnh sát biên giới bắt được hơn

500 người từ Mexico trốn vào đất Mỹ. Thử tưởng tượng còn mấy trăm người khác lọt an toàn mà

không bị cảnh sát phát hiện?

Tin Thế Vận Mùa Đông Pyeongchang

Cập nhật tin tức

Tính đến hôm thứ Sáu, Mỹ đoạt được 8 huy chương, gồm

5 vàng, 1 bạc, 2 đồng.

Các huy chương vàng: Jamie Anderson, môn snowboard

trượt dốc: Mikaela Shiffrin, môn trượt tuyết Grand Slalom;

Shaun White, môn Halfpipe nam; Chloe Kim, môn halfpipe

boarding nữ: (một thể thao gia Mỹ khác, cô Arielle Gold đoạt

huy chương đồng); Redmond Gerald, môn Snowboard trượt

dốc.

Môn Luge nam: Chris Madzer đoạt huy chương bạc.

Figure Skating toàn đội: Mỹ huy chương đồng.

Thể tháo gia người Mỹ gốc Á châu

Trong số 243 thể tháo gia của Hoa Kỳ tham dự 15 môn tại Thế Vận Mùa Đông

Pyeongchang, có 13 người là gốc Á Châu. Họ sẽ thi đấu các môn trượt băng như figure skating,

snowboarding và speed skating.

Đầu tiên phải kể đến cô Chloe Kim, 17 tuổi, Mỹ gốc Nam Hàn. Cô này vừa đoạt huy chương

vàng môn trượt ván nữ (halfpipe boarding) hôm thứ hai. Chloe chơi môn này lúc mới lên 4 tuổi.

Lẽ ra thì Chloe đã có tài năng thi đấu kỳ thế vận trước ở

Sochi năm 2014, nhưng lúc đó cô chưa đủ điều kiện về

tuổi tác. Cô từng đoạt nhiều huy chương vàng trong các

cuộc tranh tài khác. Tại Thế vận Mùa Đông dành cho giới

trẻ năm 2016, Chloe Kim đoạt một lúc hai huy chương

vàng môn halfpipe và slopestyle.

Hailey Langland cũng 17 tuổi, thi đấu các môn trượt

băng. Cô từng đoạt huy chương vàng trong kỳ thi đấu X

Game 2017 với danh hiệu phụ nữ đầu tiên trên thế giới

lộn nhào và đáp xuống an toàn với kỹ thuật gọi là double

cork 1080 rất khó.

63

Cô Karen Chen, 18 tuổi. Thi đấu môn trượt băng nghệ thuật (figure skating). Karen là vô

dịch Hoa Kỳ trong năm 2017.

Nathan Chen, 18 tuổi, nổi tiếng nhờ cú xoay bốn vòng khi bung người lên không trong môn

trượt băng nghệ thuật. Tại giải vô địch Hoa Kỳ năm 2017, anh đã xoay được 5 vòng trên không

và dược xem là người đầu tiên làm được điều này.

Cô Madison Chock cùng với Evan Bates bắt đầu tập luyện chung từ năm 2011. Tại Thế Vận

Sochi, họ về hạng thứ 8, Từ năm 2014 đến nay, hai người đoạt được một huy chương vàng và 3

huy chương bạc, một huy chương tại các kỳ tranh giải vô địch Hoa Kỳ.

Cô Mirai Nagasu, 24 tuổi, về hạng 4 tại Thế Vận Vancouver 2010, huy chương đồng tại kỳ

thi vô địch Hoa Kỳ 2014, huy chương bạc 2017. Trong môn trượt băng toàn dội hôm đầu tiên thi

đấu, Mirai Nagasu thực hiện được cú xoay ba vòng và đáp an toàn. Cô được khán giả nồng nhiệt

vỗ tay ca ngợi. Cô là phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên (và thứ ba toàn thế giới) làm được điều này. Về

môn này, đội Hoa Kỳ đoạt huy chương đồng; Canada huy chương vàng, Nga huy chương bạc.

Hai anh em gốc người Nhật Alex Shibutani và Maia Shibutani môn múa trên băng. Họ

từng nhận 12 huy chương (2 vàng, 3 bạc, 7 đồng) trong các kỳ thi vô địch thế giới (2011, 2016,

2017) vô địch 4 đại lục (2011, 2015, 2016, 2017) , giải Grand Prix (2016, 2017)…

Vincent Zhou 17 tuổi, là thành viên trẻ nhất của đoàn thể thao gia Hoa Kỳ tại Pyeongchang.

Anh đoạt chức vô địch thế giới dành cho giới trẻ năm 2017; và đoạt huy chương bạc trong kỳ thi

vô địch Hoa Kỳ 2017, sau đó thêm một huy chương đồng vào đầu năm 2018.

J.R. Celski từng dự hai kỳ Thế vận Mùa Đông 2010 và 2014, đoạt 3 huy chương môn trượt

tuyết tốc độ tầm ngắn trong đó 1 huy chương bạc môn trượt tiếp sức 1500 mét và một huy

chương đồng về môn tiếp sức 5000 mét. Tại Thế vận Sochi, anh đem về cho đội Hoa Kỳ huy

chương bạc.

Thomas Hong sinh ra ở Nam Hàn, lớn lên ở Maryland. Đoạt 1 huy chương bạc và một huy

chương đồng môn trượt tiếp sức 500 và 3000 mét tại các kỳ tranh vô địch thế giới dành cho thiếu

niên.

Jerica Tandiman trượt tuyết từ năm lên 7, do sự hứng khởi từ Thế Vận Mùa Đông 2002 ở

Salt Lake City và vận động trường Utah gần nhà cô. Trong kỳ tuyển chọn thể tháo gia tham dự

Thế Vận Pyeongchang, Jerica về hạng 4 trong môn trượt tuyết tốc độ 1000 mét.

Cuối cùng là Aaron Tran, 21 tuổi, có lẽ gốc Việt Nam. Tại kỳ thi vô địch thế giiớ 2017,

Aaron Tran về hạng 7 trong môn tiếp sức 5000 mét nam. Anh về hạng nhì trong môn 500 mét

khi dự kỳ tuyển lựa đoàn thể thao gia Hoa Kỳ đi Nam Hàn.

Các thể tháo gia tha hồ vui vẻ nhé!

Trong khi mấy tháng qua ở Mỹ làm rùm beng chuyện mấy ngài

nam giới cọ quẹt các bà và bị tố cáo thân bại danh liệt, thì ở

Pyeongchang, các thể thao gia được ban tổ chức ưu ái cấp phát 110

ngàn chiếc bao cao su ngừa thai (condoms) để họ vui chơi thoả thích

mà không lo nhận lãnh đem về nhà những món quà Nam Hàn không

mong đợi. Đó là hậu quả mang bầu hay lây nhiễm các bệnh phong tình.

Với số thể thao gia tham dự Thế vận là 2926 người, thì trung bình mỗi anh hay chị (không

biết các em 17 tuổi có được phát condom không) sẽ nhận mỗi người 37 cái bao cao su. Giả thử

số nam thể thao gia cũng bằng số nữ, mỗi cặp như thế được phát 74 cái bao. Thời gian ở tại thế

vận là 2 tuần, 14 ngày, các anh chị phải làm yêu với nhau trung bình 5 lần trong một ngày. Thế

thì còn sức đâu mà tranh tài? Khiếp thật, ban Tổ chức chơi thâm thật.

64

Quý vị thính giả sẽ đặt câu hỏi tại sao có chuyện kỳ quặc thế này? Thật ra thì tại các thế vận

mùa đông trước đây (Vancouver 2010, Sochi 2014), các ban tổ chức cũng lo liệu điều này chiu

đáo lắm. Nhưng lần này thì con số 110 ngàn bao cao su quả là kỷ lục. Có lẽ cũng do sự đe dọa

chiến tranh nguyên tử từ Bắc Hàn chăng?. Nó sẽ làm cho các anh chị thể thao gia bận lắm đấy.

Trước hết, ban Tổ chức giải thích là khí hậu ở Pyeongchang rất lạnh. Có lạnh lắm mới đủ sức

giữ băng tuyết cho các cuộc thi đấu chứ!

Và để chịu được cơn lạnh, chỉ có sự co xát hai thân thể để tạo ra hơi ấm. Một câu chuyện của

một tác giả không nhớ tên kể rằng để sống sót qua cơn lạnh ở trên đỉnh Everest, hai người leo núi

một nam một nữ đã phải thực hiện việc âu yếm làm tình nhưng phải giữ ở mức nào đó không

dám đạt tới tột đỉnh vì như thế, năng lượng sẽ giảm xuống rất nhanh và chết cóng ngay.

Làng Thế Vận, nơi cư trú của các thể tháo giao rất thích hợp cho những buổi liên hoan và gởi

cảm cho những chuyện yêu đương khi nghỉ ngơi giữa các thời gian thi đấu; lại đang mùa lễ tình

yêu Valentine mà!. Đó là nơi đêm đông rất dài mà các thể thao gia thì cần đốt bớt năng lượng,

giải toả những áp lực của cuộc thi. Các làng thế vận lại thả lỏng không co ai dòm ngó theo dõi.

Có phải những điều trên là những thuận lợi cho các cặp nam nữ không?

Quý vị chắc sẽ còn câu hỏi liệu chuyện náy có xảy ra tại các Thế Vận Mùa Hè không? Xin

thưa, năm 2016, tại Thế Vận Rio de Janeiro, ban Tổ chức phát ra tổng cộng 450 ngàn bao cao su

đấy.

Còn một diều thắc mắc là không rõ các ông chồng bà vợ mà có người bạn đời đi dư thế vận

sẽ có diều chi bứt rứt, lo lắng hay không? Chắc khi các bạn đời trở về, các ông bà sẽ phải đếm

cho đủ số condom được phát xem có thiếu đi cái nào không.

Nhân chuyện này, chúng tôi cũng xin báo quý vị hay rằng các cơ quan theo dõi bệnh phong

tình cho hay có chiều hướng gia tăng các loại bệnh lậu, giang mai, ngay cả bệnh AIDS trong đám

những người tìm bạn, kết duyên trên online như các tổ chức: Match, OurTime, eHarmony,

EliteSingles, SilverSingles, BlackPeopleMeet …

Có chuyện buôn bán các bộ phận con người không?

Chuyện buôn bán các bộ phận trên thân thể con người thì quý

vị chắc cũng từng nghe xảy ra tại Trung Hoa khi nhà nước Trung

Cộng cho giết tù nhân rồi mổ xẻ thân thể, lấy ra những trái thận,

những lá gan, con tim bỏ vào thùng đá để bán ra cho những bệnh

nhận các nước giàu đang chờ thay thế các cơ phận đó. Thành viên

giáo phái Pháp Luân Công đã nhiều lần tố cáo tội các này của

Trung Cộng vì đồng đạo của họ là nạn nhân của việc buôn bán dã man này.

Tại Mỹ, năm ngoái cũng có chuyện tổ chức Planned Parenthood thương lượng bán những bộ

phận của thai nhi lấy tiền. Vụ này đưa đến sự phẫn nộ và dân chúng đã đòi chính phủ phải chấm

dứt tài trợ cho tổ chức này.

Chuyện dưới đây cũng mới tìm thấy nên xin kể quý vị nghe.

Ngày 20 tháng 6 năm ngoái, một chiếc tàu hàng mang cờ Hong Kong rời bến Charleston

thuộc Tiểu bang South Carolina bị khám xét và nhân viên phát hiện một trong hàng ngàn thùng

hàng containers chứa những bộ phận của cơ thể đâu đó một tá người Mỹ đã chết.

Theo hoá đơn kèm theo thùng hàng nặng 6000 pounds, thì đây là các bộ phận cơ thể người

chết có trị giá 67,294 đô la được một doanh nghiệp tại Portland mang tên MedCure Inc. gửi đi

Âu Châu. Doanh nghiệp MedCure như là một nhà thầu (broker) hưởng lợi nhuận qua sự thu nhận

65

xác những người chết rồi mổ lấy nội tạng hay tứ chi của họ và gửi đến những trung tâm huấn

luyện y khoa hay những công ty nghiên cứu y khoa.

Mỗi năm, công ty MedCure bán hay cho thuê khoảng 10 ngàn cơ phận con người, trong đó

20% được gửi ra ngoại quốc. Tại Hoà Lan, công ty này có một trạm tiếp nhận và phân phối các

cơ phận thân thể con người đến 22 nước khác bằng đường hàng không hay đường bộ.

Phần chân tay và xương chậu thì bán đi cho các trường đại học ở Malaysia, bàn chân thì bán

cho các công ty ở Brazil, những cái đầu thì bán cho các bệnh viện ở Slovenia và nước Ả Rập

Thống nhất Emirates.

Thùng hàng bị bắt giữ ở Charleston nói trên chứa những cơ phận người chết đang bị phân

hủy vì không được cất giữ đúng quy định là dưới 5 độ Fahrenheit. Nó bị coi là mặt hàng nguy

hiểm độc hại (hazardous material). Ngày 10 tháng 1, 2018 vừa qua, toà đã đưa ông Arthur

Rathburn ra xử với tội danh lừa gạt khác hàng bằng cách cung cấp những cơ phận hư thối và

thêm tội chuyên chở loại hàng độc hại.

Có phải đây là việc kinh doanh xác chết con người?

Tại các nước mà vì luật pháp hay lý do tôn giáo không cho phép

mổ xẻ thân xác người chết, nhu cầu về các bộ phận người chết rất cao.

Ngược lại không như các nước phát triển khác, tại Mỹ không có

những luật lệ về việc bán hay cho các cơ phận người chết. Do đó hầu

như ai cũng có thể mua bán các xác chết dễ dàng và các công ty như

MedCure mới có điều kiện dễ dàng kinh doanh thứ hàng ghê rợn này.

Ngoài Hoa Kỳ, hình như không có quốc gia nào có loại hình kỹ

nghệ, kinh doanh các cơ phận người chết tiện lợi và đáng tin cậy như Hoa Kỳ.

Theo thông tấn xã Reuter (Anh), từ năm 2008, các nhà thấu Mỹ đã xuất cảng các cơ phận xác

chết đi đến ít nhất là 45 nước trong đó có thể kể Italy, Israel, Mexico, Trung Cộng, Venezuela và

Saudi Arabia. Các trường y khoa vùng biển Carribbean thì mua nguyên xác chết. Các bác sĩ giải

phẫu thẩm mỹ ở Đức thì mua cái đầu để thực tập những kỹ thuật mới. Người ta không có con số

chính thức là đã có bao nhiêu cơ phận người chết đã được mua bán vì đơn giản là không có cơ

quan chính phủ nào theo dõi việc này.

Thân nhân những người chết, dù đã hiến các bộ phận thân xác, cũng không thể biết được xác

thân nhân họ bị xẻ ra nhiều miếng và gửi đi các nơi tận cùng trái đất.

Việc phát giác chiếc tàu hàng của hãng MedCure hiện nay đã dẫn đến một cuộc điều tra liên

bang. Vào tháng 11, 2017, cơ quan FBI đã lục soát hành dinh của công ty ở Portland. Dù bản án

lệnh của toà không được công bố, người ta vẫn cho rằng việc điều tra này liên quan đến các bộ

phận xác chết được gửi ra ngoại quốc.

Như nói ở trên, nhà chức trách Mỹ không có những điều lệ nào về việc buôn bán các cơ phận

xác chết. Nhưng họ có thẩm quyền để kiểm soát xem các cơ phận này có bị nhiễm các loại vi

khuận mang mầm bệnh truyền nhiễm khi được chuyên chở không.

Trong trường hợp đang đề cập trên, ông Rathburn bị FBI lập biên bản và đưa ra toà vì

chuyên chở những cơ phận có mang vi khuẩn HIV (bệnh AIDS) và vi khuẩn mang bệnh viêm

gan (Hepatitis). Trong các món hàng mà ông Rathburn chở, có một chiếc đầu người chết do bệnh

viêm phổi Pneumonia và vi khuẩn sepsis rất nguy hiểm.

Theo Reuter, từ những năm 2008 đến 2017, có ít nhất 75 lần các cơ quan an ninh biên giới

phát giác ra những chuyến hàng chở cơ phận người chết có nhiễm độc. Tuy nhiên, thường thì họ

chỉ đặt sự quan tâm vào hàng nhập vào Mỹ mà ít quan tâm vào hàng xuất cảng.

66

Thời Sự Hàng Tuần ngày 24 tháng 2, 2018

Cập nhật tin Thế Vận Hội

Còn một ngày hôm nay và ngày mai là bế mạc Thế Vận

Mùa Đông ở Pyeongchang, Nam Hàn. Dù tham dự với số thể

tháo gia đông nhất, đoàn Hoa Kỳ chỉ đứng hàng thứ 4 về số

lượng huy chương. Tổng cộng có 21 huy chương gồm 8

vàng, 7 bạc, và 6 đồng. Norway là nước có nhiều huy

chương nhất (37), kế đó là Canada (27) và Đức (26).

Thế thao gia nổi danh Lyndsey Vonn, người có tổng

cộng 9 huy chương (3 vàng, 3 bạc, 3 đồng) trong đó có huy

chương vàng Thế Vận Vancouver năm 2010 môn trượt tuyết đổ dốc và 2 huy chương vàng giải

vô địch thế giới năm 2009 về hai bộ môn đổ dốc và Super-G. Năm nay tại Pyeongchang, cô về

thứ ba môn trượt dốc tốc độ. Trong môn phối hợp, dù đã về đầu trong đợt trượt tốc độ, ở đợt hai,

cô đã trượt ra khỏi lằn xanh ranh giới và bị loại. Cô Mikaela Shiffrin về thứ hai đem tthêm huy

chương bạc cho đội Hoa Kỳ. Hai cô người Switzerland đoạt huy chương vàng và đồng.

Cô Vonn này là người được báo chí nói đến rất nhiều do việc cô tuyên bố ngày 8 tháng 12,

năm 2017 rằng cô ta tham dự Thế Vận không đại diện cho Tổng Thống Trump, và nếu đoạt được

huy chương vàng, cô sẽ từ chối không nhận lời mời đến Toà Bạch Cung gặp mặt Tổng Thống.

Điều cô Vonn nói thì chẳng có gì sai. Vì không chỉ các thể thao gia, mà ngay tất cả mọi thành

phận như trí thức, văn nghệ sĩ… khi tham gia tranh tài hay diễn đàn thế giới, đều đại diện cho

quốc gia. Chưa có trường hợp nào mà họ đại diện cho một vị nguyên thủ. Nếu có chăng thì chỉ

xảy ra tại các nước Cộng Sản khi họ mang theo hình ảnh Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh

kèm theo các lá cở đỏ. Việc cô Vonn không ưa Tổng Thống Trump là chuyện thường, là quyền

của cô. Nhưng có cần phải tuyên bố một điều hiển nhiên để biểu lộ ra mặt như thế không? Ông

Trump đâu có mong đợi cô và các thể thao gia đại diện cho ông đâu? Nếu cô hay các thể thao gia

khác đoạt được các giải thì đó là niềm vinh dự chung của dân Mỹ trong đó tất nhiên có cả Tổng

Thống Trump.

Trong số 13 người Mỹ gốc Á Châu, cô Chloe Kim đã đoạt huy chương vàng môn halfpipe

snowboard và hai anh em Alex và Maia Shibutani đoạt huy chương đồng môn song vũ trên băng.

Một thể thao gia đầy hy vọng của Mỹ là cô Maddie Bowman, huy chương vàng đầu tiên khi

môn haflpipe skiing nữ bắt đầu được đưa vào thi đấu tại Thế Vận Sochi 2014. Năm nay, trong

vòng chung kết, cô bị té cả ba lần khi đáp xuống sau cú nhào lộn cuối cùng và đứng chót trong

số 11 cô. Đồng đội của cô là Brita Sigourney về hạng 3, lãnh huy chương đồng.

Đội Hockey nữ của Hoa Kỳ đoạt huy chương vàng sau khi thắng đội Canada 3-2. Một việc

không ngờ đã xảy ra: cô Joycelyn Laroque của đội Canada đã hậm hực tháo chiếc huy chương

khỏi cổ ngay lập tức sau khi được choàng lên để tỏ sự thất vọng. Hành vi này bị khán giả trầm

trồ chê bai vì không xứng đáng với tinh thần thượng võ.

67

Thành tích của Bắc Hàn

Trong khi đoàn Nam Hàn 123 thể tháo gia đến nay đã đoạt được 9 huy chương (4 vàng, 3

bạc, 2 đồng), thì đoàn Bắc Hàn tuy đông, nhưng chỉ có đúng 10 thể tháo gia tranh tài các môn

trượt tuyết cùng với 10 người tham gia vào đội Hockey

của Nam Hàn. Họ không có huy chương nào đem về. Còn

về toán hockey nữ hỗn hợp thì do 10 người Bắc Hàn

không đủ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, và lại không có sự tập

dượt chung, họ thua cả 5 trận, chỉ ghi được 2 bàn nhưng bị

lọt lưới đến 28 lần.

Trong cuộc thi trượt tuyết tầm ngắn 500 mét với ba đối

thủ Nhật, Nam Hàn, và Mỹ; Jong Kwang Bom, 16 tuổi,

của Bắc Hàn té hai lần. Nhưng điều làm cho khán giả chê

cười là trong mấy giây đầu, anh đã bị té nhưng đã chơi xấu bằng cách lấy tay chụp cái ski của đối

thủ người Nhật Keita Watanabe. Keita đã hất được bàn tay của Jong để tiếp tục cuộc đua.

Cuộc đua được hoãn và cho bắt đầu lại. Lần này Jong cũng lại đâm sầm vào Watanabe nhiều

lần rồi bị té lần nữa. Ban giám khảo đã loại Jong ra khỏi cuộc đua. Watanabe về nhì và Daeheon

Hwang của Nam Hàn về nhất để cùng được vào vòng tứ kết.

Đôi nam nữ Bắc Hàn trong môn trượt băng nghệ thuật về hạng 13 trong 16 đôi dự thi.

Nhưng trong đội nữ trượt bang tốc độ của Nam Hàn cũng có một tì vết. Đó là việc cô Noh

Seon-yeong về chậm 4 giây sau hai đồng đội Kim Bo-Reum và Park Ji Woo làm cho đội Nam

Hàn bị loại trong vòng tứ kết. Hai cô Kim và Park đã vì thế mà bày tỏ sự bực mình. Khán giả

Nam Hàn đã gửi thư lên Tổng Thống yêu cầu loại hai cô Kim và Park ra khỏi đội tuyển Nam

Hàn vì thiếu tinh thần đồng đội. Thư đã có đến 570 ngàn chữ ký.

Cơ quan điều tra bị điều tra.

Ủy Ban Điều Tra của ông Robert Mueller vừa cáo

buộc 13 người quốc tịch Nga và 3 công ty Nga đã có

những âm mưu can dự vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ qua các

phương cách sử dụng truyền thông xã hội. Theo ông

Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Rod Roseinstein, thì qua bản

báo cáo dày 37 trang này, không cho thấy có người Mỹ

nào dính líu vào vụ Nga phá hoại bầu cử ở Mỹ. Kết quả

điều tra đến nay chứng minh được sự vô can của Tổng

Thống Trump và những người trong Ủy Ban Tranh Cử

của ông. Không những thế, nó lộ ra những tia sáng về sự câu kết với Nga từ phía đảng Dân Chủ,

Hillary Clinton. Những việc bà Clinton bán Uranium cho Nga vào thời điểm bà ta làm Bộ

Trưởng Ngoại Giao là sự kiện rất nghiêm trọng mà chắc chắn sẽ được điều tra và thụ lý vì nó

liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Maria Bartimoro của đài Truyền hình Fox News,

ông Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions cho hay sẽ mở cuộc điều tra cơ quan FBI về những diễn

trình mà họ đã làm sai cách để xin án lệnh của toà FISC trong vụ chúng ta biết dưới tên “sự lạm

dụng Luật Theo Dõi Tình Báo Ngoại Quốc (FISA)”

68

Tổng Thống Trump trong một đoạn tweet đã nói rằng trong khi FBI cứ đeo đuổi cuộc điều

tra về vụ Ủy Ban Tranh Cử của ông câu kết với Nga, họ đã lơ là chuyện an ninh nội bộ. Đó là

việc FBI và cả sở Cảnh Sát Broward County đã từng được cảnh báo về tên Nicolas Cruz và đã

không có biện pháp nào ngăn ngừa. Tên này đã dùng súng trường liên thanh AR-15 để bắn chết

17 người tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida vào tuần trước.

Những vụ bắn súng giết người hàng loạt tại Mỹ

Thế nào là giết người hàng loạt (mass shooting): Trước năm 2013, những vụ bắn súng nào

làm chết trên 4 nạn nhân (không tính cái chết của hung

thủ do tự sát hay do cảnh sát bắn chết) thì được coi là

mass shooting. Sau 2013, thì con số 4 người này được

tính luôn cái chết của hung thủ.

Nước Mỹ có dân số bằng 1 phần 20 dân số thế giới;

nhưng lại có mức độ các vụ bắn súng giết người hàng loại

chiếm đến 35% số vụ trên thế giới!

Theo số liệu của Văn Khố về những vụ bạo hành do

súng đạn (Gun Violence Archive), từ năm 1982 đến năm 2011, thì có một vụ trong vòng mỗi 200

ngày. Từ 2011 đến 2014, nhịp độ nhanh hơn, trung bình cứ 64 ngày có một vụ. Còn theo thống

kê của báo USA Today, từ 2006 đến 2017, có 271 vụ với 1358 nguời chết (Đây là những vụ có

số nạn nhân mỗi vụ là trên 4 người chết). Như thế coi như cứ 16 ngày xảy ra một vụ! Năm 2016

có 384 vụ. Qua năm 2017, có 346 vụ. Và chỉ từ dầu năm 2018 đến nay (14 tháng 2), đã có 30 vụ

xảy ra! Báo The Washington Post cho thấy 5 năm gần đây nhất 1870 ngày có 1624 vụ. Như thế

coi như xảy ra trung bình mỗi ngày một vụ!

Bắn súng tại trường học:

Từ ngày lập quốc (thập niên 1760) cho đến trước thập niên

1950, trong 190 năm có 100 vụ gây tử thương 71 người. Rồi từ

thập niên 1950 cho đến nay mới 87 năm, con số vụ bắn ở trường

học nhảy vọt lên 365 vụ, làm chết 498 người. Nếu chỉ tính từ

tháng 2, 2010 đến nay đã có 133 vụ, 160 người chết. Chỉ chưa

tới 1 tháng từ ngày 20 tháng 1, đến ngày 14 tháng 2 đã có 7 vụ,

gây tử vong 20 người và làm bị thương 40 người khác.

Nhìn vào biểu dồ những vụ giết người bằng súng đạn ở các

trường học, chúng ta thấy con số vụ nhảy vọt lên từ thập niên

1970 rồi lại nhân lên gấp đôi từ thập niên 1990. Có phải thời

gian từ thập niên 1970 và 1990 là thời gian mà các trò chơi

điện tử phát triển rất mạnh. Vào bất cứ nhà nào, cũng thấy

bọn trẻ con từ 4, 5 tuổi trở lên ôm lấy cái Play Station hay

iPad say sưa với những cảnh bắn giết rợn người. Nhớ lại

những năm xa xưa, đồ chơi trẻ em là những con thú, những

chiếc xe vận hành bằng dây cót, những thứ để huấn luyện kỹ

năng sáng tạo, quan sát khai trí tuệ cho trẻ em. Thời đại ngày

nay, vào các cửa hàng đồ chơi, chỉ thấy đa phần là súng đạn

69

bằng nhựa xanh đỏ tím vàng rồi tiến đến nhựa đen trông không khác gì súng thật.

Thêm vào đó là các phương tiện truyền thông như phim ảnh, trò chơi điện tử… mang đầy

tính chất bạo lực. Video nặng về bạo lực phổ biến rộng khắp, cấy vào đầu óc những đứa trẻ hành

vi bắn giết không chỉ bằng súng liên thanh, mà còn cả lựu đạn, xe thiết giáp. 99% những trò chơi

điện tử có hình ảnh những tên hung bạo, những Rambo, vai u thịt bắp, hai tay hai khẩu súng liên

thânh bắn giết chặt chém suốt cả trò chơi.

Đó, chính người lớn, những nhà sản xuất, những nhà kinh doanh, vì lợi nhuận đã cấy vào đầu

óc non nớt của trẻ em hình ảnh và tư tưởng bạo lực rồi. Và gia đình, vì lo nhiều về sinh kế, đã lơ

là không quan tâm đến việc học hành vui chơi của trẻ. Đa số những trẻ con của những người dộc

thân, hoặc đã ly dị thường rơi vào tình cảnh thiếu sự chăm sóc, mang nhiều mặc cảm; dễ đưa đến

tâm lý bất thường và có khuynh hướng trả thù xã hội.

Cội nguồn của bạo lực.

Nguyên nhân của những vụ giết người là do ý đồ của kẻ sát nhân.

Vũ khi chỉ là phương tiện. Hòn đá là vũ khí giết người đầu tiên khi Cain

dùng đá để giết chết em mình là Abel do lòng ghen tị khi Abel dâng của

lễ và được Chúa Trời chiếu cố hơn. Đó là chuyện sát nhân xảy ra vào

thời sáng thế khi trên trái đất chỉ có gia đình Adam và Eve. Cain về sau

được xem là biểu trưng của tà tâm, sự ganh tị, và bạo lực

Nói về vũ khí thì vô tận. Từ những hòn đá, gậy gộc, người ta chế tạo

ra dao, kiếm; rồi tiến đến súng đạn, bom nguyên tử, bom hoá học, bom

vi trùng… Trong thời kỳ trước đây, luật pháp chỉ coi gươm giáo, súng

đạn là vũ khí. Vì thế, khi có một vụ giết người mà thủ phạm sử dụng sợi

dây cước; trước toà đã có nhiều tranh cãi vì luật không định rõ sợi dây

vào danh mục các vũ khí giết người.

Việc giết người rõ ràng không phải là do vũ khí. Vũ khí chỉ là phương tiện để thực hành

những ý dồ có sẵn trong tâm trí con người. Ngày xưa Phật Thích Ca bị một tên đồ tể cầm dao

rượt đuổi, khi tên này quẳng con dao để tự chứng minh không còn nguy hiểm nữa. Thích Ca đã

nói tên này còn con dao trong tim.

Vì vậy, những khuynh hướng cho rằng phải cấm súng đạn vì nó là vũ khí gây chết người, thì

rồi sẽ có người yêu cầu phải cấm luôn cả dao, búa, dây thừng, bao nylon, cả những cục đá, cả

những chiếc xe hơi… Vì chúng ta đã nghe rất nhiều chuyện bọn khủng bố dùng xe để tông chết

hàng loạt người.

Và cái ý đồ giết người nó do rất nhiều nguyên nhân. Nào là sự thù oán, thù ghét vì khác

chính kiến, chủng tộc, tôn giáo. Vì các bệnh tâm thần, vì trí óc tưởng tượng quá xa, vì bị ám

ảnh…

Phân tích vài động lực chính

Trước hết, dư luận cho rằng việc bắn súng giết hàng loạt là do:

Chính phủ đã thất bại trong việc kiểm soát, theo dõi những người xin mua súng vì thiếu hồ sơ

hay thiếu nhân lực.

Quá dễ dàng để sở hữu hay tìm ra súng đạn.

Hiện tượng gọi là copycat (bắt chước nhau)

Ham muốn được nổi tiếng của vài thành phần nào đó.

70

Khoảng cách quá xa giữa ước mong và khả năng thành đạt của con người, và cũng thêm

nguyên nhân là ảnh hưởng văn hoá mang nặng tính cá nhân.

Người ta thường dẫn ra các động lực chính dẫn đến việc giết người hàng loạt. Trước hết là

tâm lý thù nghịch với đồng loại, … và nguyên nhân khác là tâm lý bệnh hoạn.

Nhà phân tâm học hình sự Stephen Ross cho hay nguyên nhân thường tình là do không kềm

chế cơn giận dữ tột độ hoặc kẻ giết người vì một tác động nào đó từ nhiều nguyên nhân kỳ thị,

khác biệt tôn giáo, chính trị, sự thù nghịch với đồng bạn, đồng bào, đồng loại. Còn nguyên nhân

tâm lý bệnh hoạn chỉ chiếm rất ít. Một bản báo cáo của trường Đại học Vanderbilt cho thấy trong

120 ngàn vụ dùng súng giết người từ 2001 đến 2010, chỉ có chưa tới 5% là do kẻ sát nhân bị các

chứng bệnh tâm thần..

Còn ông John Roman thuộc Viện Urban Institute lập luận rằng cho dù có hạn chế các loại vũ

khí sát thương, có thiết lập những cơ sở hữu hiệu chống nạn khủng bố, có lưu tâm đến con bệnh

tâm thần; thì những biện pháp trên cũng không giải quyết tận gốc vấn nạn lớn hôn. Đó là trong

nước, trên thế giới, có nhiều thanh niên đang bày tỏ sự phẫn nộ.

Chính sự phẫn nộ này làm cho con người thẳng tay ria từng tràng đạn vào những người vô

tội, kể cả các em học sinh ngây thơ, non nớt.

Vài tác giả xã hội học hình sự như Dave Cullen khi nghiên cứu vụ thảm sát ở trường học

Columbine năm 1999 cho rằng Eric Harris và Dylan Klebold, hai tên học sinh giết người vì tự

coi mình là kẻ “thế thiên hành đạo” (injustice collector), đem lại thứ công lý mà chúng không

tìm thấy trong xã hội chúng đang sống. Đây cũng là trường hợp của những tên giết ngưới khác

như Christopher Dorner, Elliot Rodger, Vester Flanagan, và Andrew Kehoe. Nhà nghiên cứu tội

phạm học James Alan Fox cho rằng bọn giết người hàng loạt là do tâm lý bị cô lập về mặt xã hội,

kinh niên trong tình trạng thất vọng và thất bại nhiều mặt. Vì sự vô vọng mà những tên này muốn

tìm thấy sự nổi danh dù trong cái chết. Ông Justin Nutt trong một bài nghiên cứu có viết: “những

kẻ tự thấy mình là vô danh mà không có ai quan tâm biết đến; sẽ làm bất cứ việc gì như thảm sát

hàng loạt để tên tuổi của chúng sẽ được biết đến và ghi nhận trong các cuốn sách sử ký.”

Về vụ tên Nicholas Cruz, thủ phạm của vụ bắn súng chết 17 người ở trường Trung Học

Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida mới đây; đã có ít nhất 20 báo hiệu đến cho cơ

quan FBI về những hành vị đáng nghi ngờ của y. Nhưng FBI đã bỏ qua. Đôi vợ chồng đem tên

này về cho ở trong nhà vì thương tình nó cô đơn, không nơi nương tựa vì mới mất mẹ. Họ cũng

không ngở ờ rằng mình đã chứa chấp một tên hung bạo dưới mái nhà của họ.

Giải quyết từ phía chính quyền?

Chiều thứ Tư, Tổng Thống Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence cùng bà Devos, Bộ

Trưởng Giáo Dục đã đón tiếp một phái đoàn gồm nhiều học sinh, thầy giáo và phụ huynh từ

Parkland tại Toà Bạch Cung. Các vị đã lắng nghe những ý kiến ngay từ các nhân chứng sống.

Người dân, sau quá nhiều vụ thảm sát, đã tỏ sự phẫn nộ đến cực điểm và đòi hỏi chính quyền

phải có biện pháp kiểm soát gắt gao việc mua bán, sử dụng vũ khí. Vấn đề hạn chế súng đạn cứ

dai dẳng từ nhiều năm từ hành pháp, đổ qua lập pháp. Từ Dân Chủ đổ qua Cộng Hoà và cứ thể,

đổ qua đổ lại mà không có cơ quan nào chịu làm dứt điểm. Sau vụ Florida vừa qua, học sinh

nhiều trường đã đổ về nằm dài phản đối tại các Quốc Hội Tiểu Bang, Liên Bang.

Nhiều phản ứng trên các diễn đàn. Một phía thì bảo vệ quyền mang súng; một phiá khác thì

lên án. Các dân cử hai đảng lại có dịp chơi trò đổ thừa nhau để lấy lòng cử tri. Nhưng quyền

mang súng của công dân được coi là quyền tự nhiên, rất khó hủy bỏ nó. Chỉ còn cách là sửa đổi

lại các luật lệ về mua bán, cất giữ súng đạn sao cho thứ đồ chơi chết người không lọt vào tay kẻ

71

xấu. Có nhiều ý kiến đề nghị: Đó là trang bị súng cho các thầy giáo. Đó là tăng cường nhân viên

cảnh sát cho các trường. Đó cũng là gắn các thiết bị điện tử ở cửa để đề phòng học sinh hay kẻ lạ

mang vũ khí vào trường.

Cũng có nhiều đề nghị cấm hẳn loại súng tiều liên vì người dân tự vệ không cần đến thứ này

mà chỉ cần súng lục (hand guns) là quá đủ. Những người đi săn thì đã có các loại súng săn bắn

từng viên một. Đề nghị được nhiều người đống ý nhất là phải điều tra thật kỹ về lý lịch, bệnh

tình của người mua súng. Và các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ hơn với nhau. Trường hợp tên

sát nhân Devin Kelley ở Sutherland, Texas hồi tháng 11 năm ngoái và nay là tên Nicholas Crus

là bằng chứng cụ thể về việc tắc trách của các cơ quan liên hệ. Nếu Không Quân gửi hồ sơ

những bạo hành của Devin cho cơ quan cảnh sát dân sự khi tên này bị cho giải ngũ, nếu FBI chịu

khó để ý đến những báo cáo về tên Nicholas; và những cơ quan này có biện pháp theo dõi ngăn

chặn hai tên này mua vũ khí thì đã không có hai vụ thảm sát chết mất tổng cộng 43 người vô tội

ở hai thành phố của hai tiểu bang.

Nhà nghiên cứu Peter Squires thì cho rằng chính cái văn hoá mang nặng tinh thần chủ nghĩa

cá nhân đã đưa đến các vụ thảm sát. Tại các nước mà người dân cũng sở hữu vũ khí nhiều như

Norway, Finland, Switzerland hay Israel, xã hội của họ có tổ chức chặt chẽ hơn, sự yểm trợ nhau

về mặt đời sống mỗi khi có những khủng hoảng cũng cao hơn. Dó đó, ít xảy ra những thảm sát

như tại Mỹ.

Quyền mang súng của công dân

Tu Chính Án số 2 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền của công dân thủ đắc súng

đạn, được ban hành ngày 15 tháng 12, năm 1791. Trong Hiến Pháp Anh

cũng có Bill of Right năm 1689 về quyền có súng của công dân, coi đây là

một trong những quyền tữ nhiên để cho người dân tự vệ và chống lại sự đàn

áp; cũng như khi cần thi hành nghĩa vụ dân sự bảo vệ đất nước. Tổng Thống

George Washington, từng nói rằng một người tự do không những phải được

võ trang và giáo dục về tinh thần kỷ luật, mà còn phải có đủ súng và đạn để

bảo vệ tình trạng độc lập chống lại những ai muốn lạm dụng họ, kể cả sự lạm

dụng của chính phủ. (A free people ought not only be armed and disciplined,

but they should have sufficient armes and ammunition to maintain a status of

independence from any who might attempt to abuse tthêm, which would

include their own government)

Đài truyền hình CNN bị lật tẩy

Trên các trang mạng đưa tin CNN đã mướn tên thiếu niên David

Hogg đóng vai học sinh nạn nhân trong vụ nổ súng ở trường Marjory

Stoneman Douglas để kích động yểm trợ cho mục đích chính trị lên án

nhà cầm quyền vô cảm về thảm nạn. Người ta còn phát giác ra rằng

cha của cậu này từng là nhân viên cơ quan FBI làm việc tại chính cơ

sở mà đã làm lơ trước những lời cảnh báo về tên Nicholas Cruz. Đài

CNN còn bịa chuyện tên David Hogg này đã cố gắng phỏng vấn các

học sinh của trường ngay trong lúc xảy ra vụ thảm sát. Trong khi đó

thì có người đưa ra tấm ảnh tên David Hogg này đang trả lời trên đài

CBS cũng về một vụ thảm sát, nhưng lại xảy ra ở California hồi tháng

72

8 năm ngoái!

Cũng đài CNN này hồi tranh cử TT Hoa Kỳ, đã chuồi câu hỏi in sẵn cho ứng cử viên Hillary

Clinton. Trong tuần qua ở Florida, cũng đã soạn sẵn những câu hỏi cho một học sinh để nêu ra

trong buổi town hall meeting do đài truyền hình địa phương WPLG tổ chức hôm thứ Tư về vấn

đề mass shooting. Em Colton Haab đã tố đích danh CNN đã từ chối không cho em nêu ra đề nghị

mướn các cựu chiến binh để làm công tác bảo vệ tại trường học. Thay vào đó CNN soạn sẵn cho

em các câu hỏi thay vì để em có ý kiến riêng phản ảnh đúng tâm tư của học sinh, gia đình và thầy

cô.

Rồi lại cũng CNN và thêm NBC xuyên tạc lời Tổng Thống Trump khi nói rằng Tổng thống

chủ trương cấp phát súng cho thầy giáo. Thật sự, trong khi trò chuyện cùng các đại diện học sinh,

phụ huynh…, ông nói có thể trang bị súng (concealed) cho các thầy giáo nào là cựu quân nhân

hay từng được huấn luyện về súng đạn.

Sơ qua về các vụ thảm sát lớn:

Vụ Mandalay Bay, ở Las Vegas (2017): tên Stephen Paddock từ căn phòng trên cao của

khách sạn và song bạc Mandalay Bay xả nhiều băng đạn liên thanh làm chết 58 người đang theo

dõi chương trình ca nhạc ở trên con đường chính của Las Vegas. Trong vụ này có đến 500 người

bị thương nặng nhẹ.

Vụ bắn vào hộp đêm của người đồng tính ở Orlando năm 2016, làm chết 49 người. Thủ phạm

là Omar Mateen, một tên Hồi Giáo cuồng tín trung thành với ISIS.

Vụ xảy ra tại trường Virginia Tech (2007): tên Seung-Hui Cho, quốc tịch Nam Hàn bắn chết

27 sinh viên và 5 giáo sư của trường.

Vụ ở một nhà thờ tại Sutherland Springs, Texas. Có 26 người chết, do một cựu binh sĩ Không

Quân bị giải ngũ vì kỷ luật.

Vụ Sandy Hook (2012): tên Adam Lanza, 20 tuổi, sau khi bắn chết mẹ nó, đã xách súng vào

trường Tiểu học Sandy Hook Elementary School ở Newtown giết thêm 20 em học sinh và 6

người lớn khác.

Vụ xảy ra tại một tiệm ăn ở Killeen, Texas (tháng 10, 1991), tên George Hennard bắn chết 22

người.

Vụ mới đây tại Florida, tên Nicholas Cruz giết 17 người tại trường Trung Học Marjory

Stoneman Douglas ở Parkland.

Vụ khủng bố ở San Bernardino (2015): hai vợ chồng tên Pakistan Hồi Giáo Rizwan Farook

và Tashfeen Malik, bắn vào các đồng nghiệp đang dự tiệc làm chết 14 người và 22 người bị

thương.

Cũng vụ khủng bố Hồi Giáo do tên Nidal Hasan bắn vào binh sĩ ở Fort Hood (Texas) tháng

11, 2009, làm chết 13 người, 42 bị thương.

Vụ xảy ra tại Trung Tâm Di Dân New York năm 2009, một di dân Á châu Jiverly Antares

Wong bắn chết 13 người.

Vụ xảy ra tại Bộ Tư Lệnh Navy Yard năm 2013 có 12 người chết. Vụ này do một cựu nhân

viên Aaron Alexis, bắn bất chợt vào nơi làm việc của Hành Dinh Hải Quân ở Washington .

Vụ xảy ra tại rạp chiếu bóng ở Aurora, Colorado năm 2012: khi khán giả đang xem trình

chiếu phim Batman thì bị tên James Holmes vừa bắn xối xả vừa thả lựu đạn hơi cay. Trong vụ

này có 12 người chết và 70 người bị thương.

73

Vụ bắn tại trường trung học Columbineở Littleton thuộc Tiểu Bang Colorado vào tháng 4,

1999 do hai tên học sinh vị thành niên Eric Harris và Dylan Klebold bắn chết 12 học sinh và 1

thầy giáo.

Chiến sự vùng Trung Đông

Tình hình tại Trung Đông lại trở nên phức tạp.

Quân kháng chiến Syria trung thành với Tổng Thống

Bashar Assad tiến vào thành phố Afrin để giúp cho

quân kháng chiến người Kurd (YPG) đang chiến đấu

chống quân Thổ Nhĩ Kỳ. Liền đó, quân Thổ liền

pháo kích dữ dội vào hàng ngũ quân Syria.

Thành phố Afrin ở phía Tây Bắc trong lãnh thổ

Syria, giáp ranh nước Thổ, là nơi còn những ổ kháng

cự của dân quân Kurd mà Thổ coi là khủng bố phiến

loạn.

Tổng Thống Turkey từng ký thoả ước với Tổng Thống Nga Putin và Tổng Thống Iran

Hassan Rouhani để ngăn quân chính phủ Syria không cho họ giúp đỡ quân kháng chiến người

Kurd. Trong cuộc chiến ở Syria, Nga yểm trợ chính phủ Syria, còn Turkey thì yểm trợ quân

kháng chiến chống chính phủ. Tuy nhiên trong mấy gần đây, Turkey trở mặt ủng hộ Nga trong

nỗ lực chấm dứt chiến tranh dù rằng quân chính phủ Syria chiếm đóng hầu hết các thành phố

đông dân cư. Theo chính phủ Turkey, thì việc họ tấn công vào quân Syria lần này là có sự đồng ý

từ phía Nga. Còn Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov Sergei Lavrov tuyên bố rằng khủng

hoảng ở Afrin phải do hai bên Syria và Turkey thương thảo với nhau. Họ đứng ra bên ngoài

tranh chấp.

Quân Thổ hiện đã tiến công sâu vào lãnh thổ Syria vài cây số, chiếm được nhiều làng mạc ở

phần đất Syria.

Trong khi đó, tại thành phố Ghouta gần thủ đô Damascus của Syria, quân kháng chiến chnốg

chính phủ vẫn cầm cự dù bị oanh tạc liên tục. Có gần 200 thường dân bị giết chết trong các cuộc

ném bom kéo dài ba ngày của quân chính phủ. Thành phố Ghouta với hơn 400 ngàn dân này là

nơi tham gia vào cuộc kháng chiến chống Tổng Thống Assad ngay khi cuộc chiến bùng nổ năm

2011 và đã cầm cự ròng rã hơn 6 năm nay từ khi chính phủ Assad phong toả coi như một sự

trừng phạt. Hiện nơi đây có hai nhóm kháng chiến là Jaish al-Islam và Faylaq al-Rahman. Họ là

các nhóm Hồi Giáo thành lập năm 2013; mỗi nhóm hùng cứ một góc của thành phố chỉ rộng hơn

100 cây số vuông này. Do bị phong toả, các nhóm kháng chiến phải đào đường hầm để chuyển

lương thực, thuốc men và vũ khí từ ngoài vào.

Phía chính phủ Assad thì nhất quyết phải nhổ sạch cái gai bên hông thủ đô Damascus. Hai

cuộc oanh kích lần trước và hôm Chủ Nhật mới dây đã gây tử thương cho 450 thường dân. Assad

đề ra hai lựa chọn: (1) hoàn toàn chiến thắng, (2) thương thảo nhưng dựa trên áp lực quân sự.

Quân kháng chiến có vẻ chấp nhận giải pháp thứ hai vì không chịu đựng nổi các cuộc ném

bom của chính phủ. Cũng như trường hợp ISIS tại Aleppo, quân kháng chiến sẽ được rút ra khỏi

thành phố và đi đến đâu thì chưa biết.

74

Thời Sự Hàng Tuần March 03, 2018

Thương tiếc nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Đông

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lìa đời vào lúc 19:30 ngày thứ Hai

26 tháng 2, 2018 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn.

Trong phong trào nhạc trữ tình của miền Nam trước 1975,

những bài ca của Nguyễn Văn Đông được xem là sáng giá nhất

không chỉ vì tiết điệu nhẹ nhàng, gợi cảm mà còn qua lời ca trang

nhã, bay bướm nhưng không cầu kỳ. Nhạc của anh phản ảnh sâu sắc

tâm tư tình cảm của người thanh niên miền Nam thời chinh chiến

cũng như của những thiếu nữ trong lứa tuổi yêu đương mà người

tình đang hứng đầu tên mũi đan ngoài chiến trường. Có thể nói không ngoa rằng gần như tất cả

thanh niên miền Nam đều mê và thuộc lòng tất cả những bản nhạc của anh.

Nguyễn Văn Đông là một sĩ quan cao cấp trong Quân Lực VN Cộng Hoà. Anh theo học tại

trường Thiếu Sinh Quân và tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị, phục vụ quân ngũ cho đến ngày

mất miền Nam với cấp bực cuối cùng là Đại Tá.

Anh sinh hoạt trong ngành âm nhạc từ thập niên 1950, từng làm trưởng đoàn văn nghệ Vì

Dân, trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian của Đài Phát Thanh Sài Gòn; giám đốc hãng dĩa

Continental. Ông từng lăng xê được nhiều ca sĩ nổi tiếng như Hà Thanh, Giao Linh, Sơn Ca…

Nguyễn Văn Đông sáng tác rất nhiều bản nhạc. Khi viết về lính, anh ký tên thật; khi viết những

bản nhạc yêu đương ủy mị, anh ký tên Phượng Linh; thấp hơn một chút thì ký tên Phương Hà, Vì

Dân và Đông Phương Tử. Những bản nhạc ký các tên sau này ít nổi tiếng hơn là dưới tên

Nguyễn Văn Đông và Phượng Linh.

Năm 1956, bản Chiều Mưa Biên Giới đưa

anh lên đài danh vọng. Nó được trình diễn thành

công tại nhiều quốc gia. Hồi đó, qua giọng ca trầm

ấm của danh hài Trần Văn Trạch; về sau, chỉ có Hà

Thanh là ca sĩ diễn đạt hay nhất các tác phẩm của

anh.

Sau 1975, anh không di tản ra ngoại quốc như

đa số sĩ quan cao cấp. Ở lại, anh bị đưa vào trại tù

cải tạo trong khoảng 10 năm. Tôi gặp anh ở trại tù

Suối Máu những năm 1976-1977. Khi đó anh đang

bị nhiều bệnh nguy ngập, không đi đứng được; và

tưởng sẽ bỏ thây trong tù.

Không rõ lý do nào mà sau khi ra tù, anh lại không xin đi tị nạn như các anh em khác trong

chương trình định cư cựu tù nhân chính trị. Anh sống hiền hoà với người vợ chung tình. Những

năm trước đây, thỉnh thoảng chúng tôi cũng liên lạc với anh và biết anh cũng tạm hồi phục.

Trong những tấm hình thấy hai anh chị hạnh phúc lắm.

75

Tôi mê nhạc Nguyễn Văn Đông khi còn là học sinh, và còn mê hơn khi đã vào quân đội,

tham gia chiến đấu ngoài chiến trường. Cuối năm 1969, khi chiến trận vừa tàn ở Đồng Xoài,

chúng tôi, một đám sĩ quan trẻ lái xe mò về Bình Dương. Kẻ thăm vợ, đứa thăm bồ, áo quần còn

vương mùi thuốc súng và đất đỏ miền cao. Tự nhiên thấy thấm thía câu mở đầu trong bản nhạc

Mấy Dặm Sơn Khê: “Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng. Ngoài mưa khuya lê thê qua ngàn

chốn sơn khê…” Quả không có gì là cường điệu trong lời ca trên; mà chỉ có những người từng là

lính mới viết ra một cách chính xác và gợi cảm.

Nhạc của anh nghe đi nghe lại hàng chục, hàng trăm lần vẫn không chán. Sau 1975, anh

cũng sáng tác thêm một ít. Nhưng thành tâm mà nói, âm điệu không có gì mới lạ, nghe như trùng

lặp với âm diệu những bài cũ và lời thì gượng ép có lẽ vì không còn sống trong môi trường đầy

chất liệu như ngày xưa.

Thôi thì anh ra đi êm thắm, để lại trong tim muôn người những sự thương tiếc một tài hoa

hiếm có của nền âm nhạc Việt Nam.

Thêm chi tiết vụ nổ súng tại Florida

Đã có nhiều tiết lộ thêm về những chi tiết

đặc biệt sau vụ tên Nicholas Cruz xả súng liên

thanh bắn chết 17 người tại trường Trung Học

Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida.

Tên sát nhân sau khi giết các học sinh tại một

hành lang, vẫn còn thủ trong người năm hay bảy

băng đạn, tổng số khoảng 150 viên. Tên này tìm

cách chỉa súng bắn ra bên ngoài, nhưng các cửa sổ

đã làm cho việc sát thương này không hiệu quả.

Viên cảnh sát Scot Peterson do County phái

đến trường đã né không dám buớc vào bên trong khi xảy ra vụ nổ súng. Ông ta đã tìm một chỗ

núp sau gốc cây, tay thủ kỹ cây súng tiểu liên. Ông này đã bị lên án chê trách nặng nề và đã thôi

việc. Nhưng luật sư của ông này bác bỏ nhận xét của nhiều người rằng ông ta hèn nhát. Kể cả

Tổng Thống Trump cũng lên tiếng chê trách như thế. Luật sư Joseph DiRuzzo cho rằng ông cảnh

sát này không vào vì tưởng rằng vụ nổ súng xảy ra ngoài phạm vi trường. Ông ta kết luận Scot

Peterson đã thi hành đúng theo nguyên tắc của cảnh sát. Có nhiều tin cho hay ba cảnh sát đến sau

đó cũng đứng chờ bên ngoài mà không chịu vào bên trong.

Ông Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Broward County Scott Israel cũng kết án anh cảnh sát đã

tìm cách né tránh chạm trán với tên giết người. Nhưng ông ta cũng bị dân chúng yêu cầu từ chức

sau vụ này vì đã lơ là, coi thường các lời cảnh báo từ trước. Thống Đốc Florida Rick Scott hứa sẽ

mở cuộc điều để làm rõ mọi việc.

Trong vụ này, đã nổi bật lên nhiều gương hy sinh anh hùng. Ông Aaron Feis, 37 tuổi đã lấy

thân mình che đạn cho các học sinh. Peter Wang, 15 tuổi, đã bình tĩnh đứng giữa cửa mở rộng

cho các bạn thoát ra ngoài. Các học sinh đã yêu cầu chính phủ tổ chức tang lễ cho Peter Wang

theo nghi lễ quân đội. Trường Võ Bị West Point truy nhận chú Wang là sinh viên West Point vì

chú cũng là học sinh trong chương trình Thiếu Sinh Quân Sự Học Đuờng (JROTC).

Tuần này, học sinh đã tuần tự trở lại trường nhưng tâm tư trĩu nặng mối lo âu và thương

cảm cho những bạn bè xấu số.

Chuyện không vui của các vị Dân Chủ

76

Một người gay gắt lên án về việc sử dụng vũ khí, tranh

đấu hết lòng cho luật nghiêm cấm súng đạn vừa rồi bị truy tố

về tội lái súng (buôn bán súng bất hợp pháp)

Đó là ngài Leland Yee Mỹ gốc Hoa, Thượng Nghị Sĩ

của Tiểu Bang California hiện đang bị cơ quan FBI tại San

Francisco điều tra và lập hồ sơ truy tố ra toà hình sự cấp liên

bang.

Theo hồ sơ của Toà công bố ngày thứ Tư tuần trước,

khi một nhân viên FBI chìm giả dạng người mua súng đến hỏi, ông Leland Yee này đã giới thiệu

cho một tên lái súng và hướng dẫn cho anh FBI này cách để mua được cả những súng tự động và

hoả tiễn của bọn khủng bố Hồi Giáo ở Philippines. Số vũ khí mua bán có giá trị từ 500 ngàn đến

2.5 triệu đô la mà sẽ được nhập từ Philippines qua Mỹ. Trong khi trò chuyện cùng nhân viên FBI

Emmanuel V. Pascua, ông Yee thổ lộ rằng ông không có hạnh phúc và muốn tìm một nơi ẩn náu

bên nước Philippines. Ông ta muốn trở thành một người làm ăn tự do như ông FBI mà ông lầm

tưởng là một nhân viên gián điệp. Ông cho hay sẽ đi Philippines vào tháng 10 sắp tới.

Sau đó, thì ông Yee đã trung gian cho nhân viên FBI gặp tên lái súng tại một nhà hàng ở

San Francisco vào đầu tháng 2 vừa qua.

Ông Yee bị bắt ngay hôm thứ Tư với tội danh âm mưu buôn bán vũ khí mà không có môn

bài, thêm tội nhập cảng vũ khí bất hợp pháp. Ngoài ra, ông Yee còn bị buộc tội nhận hối lộ khi

chấp nhận sự tài trợ hàng chục ngàn đô la góp vào quỹ tranh cử cũng như nhận những khoản tiền

mặt để giới thiệu và giúp cho các doanh nhân được trúng thầu và gây ảnh hưởng đến các nhà lập

pháp. Một thí dụ là việc ông Yee nhận 43 ngàn đô la từ một nhân viên FBI cải trang để hứa cho

anh này dạt được vài yêu cầu đặc biệt nào đó.

Việc truy tố ông Yee gây ra một chấn động rất lớn trong cộng đồng người Mỹ gốc Hoa vì

ông Yee từ lâu vẫn được xem là nhân vật lãnh đạo hàng đầu của họ trong dòng chính của chính

trị Tiểu Bang. Cả hai ông David Lee, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục Cử Tri Mỹ gốc Hoa và ông Ed

Lee, Thị trưởng thành phố San Francisco cũng phải biểu lộ sự sửng sờ và thất vọng trước tin

trên.

Ngoài ông Yee, còn có 25 người khác bị bắt vì dính líu vào vụ bán súng này trong đó có

Raymond Chow, có biệt danh là Shrimp Boy, một tên đầu sỏ găng tơ ở Chinatown; và Keith

Jackson, viên phụ tá của Yee. Hai người này bị bắt trong cuộc càn quét ở thành phố Sacramento

và Vùng Vịnh.

Nếu bị buộc tội, Yee phải bị giam tù đến 20 năm và bị phạt một số tiền đền 250 ngàn đô la.

Hiện ông ta đã thương lượng và nhận một trong các tội danh bị truy tố.

Thị Trưởng Oakland quyết bảo vệ bọn

bất hợp pháp

Tối thứ Bảy tuần trước, bà Libby Schaaf,

Thị Trưởng thành phố Oakland đã loan báo

một tin khẩn cấp để báo động cho bọn di dân

bất hợp pháp tại thành phố việc cơ quan cưỡng

chế di dân (ICE) sẽ mở cuộc bố ráp trong

khoảng 24 giờ. Bà kêu gọi bọn di dân bất hợp

77

pháp phải cẩn thận, né tránh và còn chỉ cách không mở cửa khi nhân viên ICE đến tận nhà truy

hỏi.

Khi trả lời cho các phóng viên truyền hình bà Libby Schaaf cho rằng bà ta làm đúng trách

nhiệm lương tâm và đạo đức.

Hàng trăm người dân thành phố Oakland đã phẫn nộ gọi điện thoại vào tận văn phòng Thị

Trưởng để chất vấn. Họ cáo buộc bà tội phản quốc khi có hành vi chống lại pháp luật nói trên.

Họ đòi bà ta phải rời chức vụ ngay lập tức. Trong các cú điện thoại, có cả những lời đe dọa về

thân trạng và cũng có những bình phẩm về giới tính của bà này! Tuy thế, trong tuần này, cơ

quan ICE đã bắt giữ hơn 150 người vi phạm luật Di Trú của Hoa Kỳ tại vài nơi ở vùng bắc

California. Trong vùng Vịnh này, ICE cho biết hiện có khoảng 864 người bất hợp pháp phạm

pháp hoặc có nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự xã hội.

Tiểu Bang California và thành phố Oakland từ lâu đã trở thành nơi che chở cho bọn di dân

bất hợp pháp. Họ ra lệnh cảnh sát địa phương không đuợc tiếp tay với cảnh sát liên bang trong

việc lùng bắt di dân bất hợp pháp.

Hành vi của bà Schaaf vừa rồi tạo ra cuộc tranh luận về vai trò của chính quyền và chính trị

gia thành phố. Liệu có phải là nhiệm vụ của họ khi loan truyền các tin về hoạt động của chính

phủ liên bang trong việc truy bắt bọn bất hợp pháp?

Tổng Thống Trump trong tuần qua cũng tweet lên trang mạng xã hội rằng ông đang nghĩ có

nên rút hết nhân viên cưỡng chế ICE ra khỏi California để cho tội phạm sẽ bùng nổ ở tiểu bang

này.

Sau lời cảnh báo của bà Thị Trưởng, đã có những phàn nàn ngay từ các nhân viên chính

quyền địa phương rằng nó tạo ra sự hoảng sợ trong dân chúng. Ông Sam Liccardo, Thị Trưởng

San Jose cũng nói rằng việc làm của bà Schaff làm cho các gia đình hoang mang không biết phải

làm gì để tự bảo vệ. Nhưng chính ông Liccardo này sau khi trò chuyện chia sẻ tin về bố ráp của

ICE, ông ta cũng đã trấn an di dân trong thành phố rằng ông ta đứng sau lựng họ.

Còn Thị Trưởng Los Angeles Eric Garcetti thì cho biết ông ta không hay biết gì về cuộc bố

ráp. Ông nói cơ quan cảnh sát thành phố cần biết về cuộc bố ráp để can thiệp bảo vệ đám di dân

bất hợp pháp mà thành phố đã bao che. Ông cũng nói rằng ông ủng hộ bà Schaff nhưng sẽ không

biết mình có nên loan tin này ra báo động cho bọn di dân bất hợp pháp như bà Schaff đã làm

không! Theo ông, thì cảnh sát địa phương của ông vẫn hợp tác cới cảnh sát liên bang trong việc

truy bắt bọn găng tơ và bọn buôn người.

Những dân cử thuộc đảng Dân Chủ thì khăng khăng bào chữa cho lý do nhân đạo là không

muốn thấy cảnh bắt bớ, trục xuất làm cho gia đình ly tán. Đó là lời Miguel Santiago, nghị viên

Hội Đồng thành phố Los Angeles.

Quận Alameda, trong đó có thành phố Oakland, bỏ ra 1 triệu đô la để thiết lập đuờng dây

điện thoại “hot line” nhằm giúp di dân gọi vào cầu cứu một khi bị cơ quan liên bang bố ráp.

Một cựu công tố viên thì cho rằng việc cung cấp tin tức đặc biệt về hoạt động của cơ quan

cưỡng chế có thể dẫn đến tội danh “ngăn cản pháp luật” (Obstruction of Justice)

Chicago phát thẻ căn cước cho di dân bất hợp pháp

Ông Emanuel Rahm, thị trưởng Chicago cho hay những di dân bất hợp pháp tại thành phố

sẽ được cấp thẻ căn cước. Ông gọi đó là Chicago Key (chìa khoá của thành phố) ý muốn nói biện

pháp này sẽ mở cửa cho những người bất hợp pháp được ra ngoài ánh sáng, không phải lo sợ,

trốn chui trốn nhủi.

78

Những người có thẻ căn cước này sẽ được quyền đi bỏ phiếu cấp thành phố, và ngay cả

những cuộc bỏ phiếu cấp liên bang, tiểu bang nếu có những vấn đề liên quan đến thành phố

Chicago.

Làm việc này, ông Rahm đã bắt chước Tiểu Bang California khi nơi này phát thẻ căn cước

cho hàng trăm ngàn người cư trú bất hợp pháp. Cũng như California, Chicago đang lâm vào tình

trạng tài chánh kiệt quệ, mang nợ lên tới 50 tỷ đô la và được coi là thiên đường của bọn tội

phạm. Nhưng năm gần đây số người bị giết vì bọn tội phạm lên đến khoảng 500, 600 mỗi năm.

Thành phố “Công Xã Nhân Dân”

Hậu quả của chính sách phóng túng tại vài

thành phố ở California đã dẫn đến nhiều tệ trang

mà chúng tôi có nói vài lần trước đây.

Đó là con số người không nhà, lang thang

lên rất cao. Họ dựng những căn lều vải dọc các

con lộ, đường phố. Vì thiếu hoàn toàn điều kiện

tiện nghi căn bản, họ đã phóng uế ra ngay nơi

công cộng. Chúng tôi xin chiếu một đoạn video

quay ở San Francisco để quý vị nhìn thấy rõ là rác

rến tràn ngập khắp nơi, Hàng trăm bãi phân người trên các đường phố mà nhân viên vệ sinh hàng

ngày phải dùng xe xịt nước chùi rửa. Trên mặt đường, đâu đâu cũng thấy những ống chích do

bọn sử dụng ma tuý vứt bừa bãi. Mà tệ thay, đó là những con đường các trẻ em hàng ngày đi qua

lại để đến trường. Những dãy lều của dân vô gia cư tiếp tục bung ra trên những đường phố trung

tâm các thành phố San Diego, Los Angeles và San Francisco. Tại Santa Ana, nó kéo dài đến 2

dặm đến cả khu giải trí Disneyland. Chúng đã thực sự trở thành khủng hoảng vệ sinh công cộng.

Xe vận tải đã phải thu dọn 250 tấn rác, 1100 cân (khoảng gần 600 ki lô) phân người và hơn 5000

kim chích ma túy.

Trên nước Mỹ có khoảng 500 ngàn dân vô gia cư, thì Tiểu bang California chiếm hết ¼

con số đó; cao nhất so với các tiểu bang khác. Riêng khu Orange County đã có đến 4800 người.

Đó là các con số do Bộ Gia Cư và Phát Triển Đô Thị đưa ra.

https://youtu.be/B5n-6mSe9os

https://youtu.be/HGpEkS8XNxE

Chúng tôi suy nghĩ rằng những người vô gia cư này là dân Mỹ; vì dân bất hợp pháp thì phải

trốn núp, không dám chường mặt ra ngoài đường lộ liễu. Vậy thì những người dân cử từng tuyên

bố đấu tranh cho dân nghèo ở đâu? Hay họ đang gào thét đả kích chính quyền Liên Bang để bảo

vệ cho những người không phải là công dân của Mỹ, những người thậm chí chưa cầm lá phiếu

bầu họ! Sao lại có sự bất công ngang trái và mâu thuẫn như thế?

Nếu nhìn thêm về các khía cạnh khác, thì California đang đối diện với khó khăn nghiêm

trọng về tài chánh. Hạ tầng cơ sở bị hư hỏng nhiều vì già nua, không thấy sửa chữa. Số người

lãnh an sinh xã hội và tem phiếu thực phẩm thì có tỷ lệ cao nhất nước.

Liberal tấn công cả chữ nghĩa

Sau khi tấn công vào những biểu tượng có tính tôn giáo, sắc tộc tại các trường học, công sở

mà mũi dùi tấn công nhắm vào Thiên Chúa Giáo và những danh nhân da trắng thời Nội Chiến,

nay đám dân liberal quay qua tấn công việc sử dụng những từ ngữ mà chữ “man” nằm ở vị trí thủ

79

ngữ và vỹ ngữ (prefices và suffices). Theo họ, “man” là đàn ông, vì thế khi nói đến “human”,

“mankind” (loài người), “manager” (quản đốc), “manpower” (nhân lực), “seaman, airman,

postman…” lính hải quân, lính không quân, người đưa thử; “man made” (do người làm ra)…, thì

chỉ chú trong đến nam giới. Như thế là kỷ thị đối với nữ giới.

Vì vậy, họ đòi phải thay đổi toàn bộ những từ ngữ nào có chữ “man” trong đó sao cho phù

hợp, phản ảnh đủ cả nam nữ hay ít nhất phải mang trung tính (Neutral).

Việc này khởi phát từ trường Đại Học Perdue khi trường khuyến khích sinh viên nên tránh

dùng những từ ngữ chung chung nào có lồng chữ “man” trong đó.

Thực ra, trong nhiều chữ, cái thủ ngữ Man từ tiếng Latin có nghĩa là bàn tay (manual,

Maifold, manuscript, manufacture, manicure…

Trước đây cũng đã có những người đòi hỏi phải điều chỉnh lại trong phần khai lý lịch. Vì

chỉ có hai giới tính là Nam, Nữ. Họ đòi phải thêm vào đó nhiều giới tính khác như gay, lesbian,

homosexual, bi-sexual …

Chúng tôi không rõ lắm là ngày trước khi kê khai về sắc dân, có bao nhiêu mục. Nhưng

ngày nay phải kể đến hàng tá: da trắng, da đen, Hispanic, latino, Asian, Native American, Asian

Islander,…

Những việc này thực tế không làm giảm đi sự phân biệt chủng tộc, giới tính mà còn gây

thêm nhiều trở ngại, phí phạm thời giờ và gây nhiều mặc cảm, bực bội.

Nhân vụ này, cũng xin nói thêm vụ một thể tháo gia Mỹ, cô Lauren Gibbs, người đã cùng

cô Elana Meyers Taylor về hạng nhì, đoạt huy chương bạc môn bobsleigh nữ. Cả hai cô đều là

người da đen.Trong buổi lễ bế mạc có sự tham dự của cô Ivanka Trump, con gái Tổng Thống

Mỹ Donald Trump, cô Gibbs đã đến gặp Ivanka và chụp chung 1 tấm ảnh lưu niệm. Liền sau khi

tấm ảnh này post trên facebook, có rất nhiều ý kiến phản đối, nhục mạ cô Gibbs về hành vi này.

Những lới phát biểu mạ lị cô Gibbs đã chạy theo bám lấy cô da trắng Ivanka mà theo họ là cả

nhà ông Trump đều là người kỳ thị chủng tộc. Điều này cho thấy chính những người da đen tự

mình mang mặc cảm và mang tinh thần kỳ thị da trắng quá sâu đậm.

Bản Memo của phe Dân Chủ

Dân biểu Devin Nunes trong một bản tuyên bố, có nói rằng “Người dân Mỹ hiện đã nhìn

thấy rõ ràng việc FBI sử dụng những chiêu thức bẩn được phía Đảng Dân Chủ trả tiền để theo

dõi công dân Hoa Kỳ phe Cộng Hoà… Đảng Dân Chủ không chỉ che đậy việc này mà òn cau kết

với một vài cơ quan chính phủ trong việc che đậy.”

Trong bản Memo Dân Chủ, họ cũng thừa nhận rằng Steele dossier là do phe bà Clinton bỏ

tiền ra, và việc cơ quan FBI và Bộ Tư Pháp đã dùng cái dossier này để xin án lệnh của toà cho

phép đặt máy nghe lén ông Carter Page.

Xin nhắc lại là bản Memo của ông Nunes kết tội cơ quan FBI và Bộ Tư Pháp đã lạm dụng

Đạo Luật Theo Dõi An Ninh Ngoại Quốc (FISA) trong việc điều tra xem giữa Nga và ông

Trump có sự câu kết nào không.

Bản Memo của phe Dân Chủ dài 10 trang vừa được tiết lộ hôm thứ bảy tuần trước coi như

một phản công đối với bản của Cộng Hoà, mà phía Dân Chủ cho rằng hạ giá trị của các cơ quan

an ninh FBI và Bộ Tư Pháp, cũng như ông Robert Mueller, người cầm đầu cuộc điều tra. Phe

Dân Chủ cũng cáo buộc rằng bản Memo của Cộng Hoà gây ra mối nguy hại về an ninh quốc gia

khi trong nó tiết lộ những nguồn tin và phương pháp nhạy cảm không phục vụ lý do chính đáng

nào.

80

Điều phản bác của phe Dân Chủ là họ cho rằng bản Memo của Cộng Hoà bỏ bớt vài chi tiết

cốt để chứng minh rằng FBI đã làm sai khi đặt máy theo dõi ông Carter Page, là người mà FBI

nghi là làm việc cho chính phủ Nga. Bản Memo cũng nói rằng Bộ Tư Pháp xin án lệnh khi dựa

vào bằng chứng không thể chối cãi cùng lý do để tin rằng ông Page đang trợ lực cho hoạt động

tình báo của nước Nga trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo Dân biểu Schiff của đảng Dân Chủ thì tiểu

sử của Carter Page cho thấy làm việc cho tình báo ngoại quốc, từng được Nga nhắm vào để

tuyển mộ, những chuyến đi Nga và nhiều điều khác nữa.

Bản Memo cũng phản bác lời cáo buộc của phe Cộng Hoà rằng FBI đã khởi sự việc điều

tra vào tháng 7, 2016 dựa trên tin tức không kiểm chứng do cựu nhân viên gián điệp của Anh là

Christopher Steele soạn thảo bằng tiền chi trả của Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ. Theo phe

Dân Chủ thì trước đó, FBI đã mở cuộc thăm dò vào những cá nhân dính líu đến ban tranh cử của

Tổng Thống Trump. Trong bản memo bị bôi đen nhiều chỗ, người ta thấy chỉ có tên Page trong

bản văn là không bị bôi. Nhưng ở phần footnote (ghi chú cuối trang), thì còn có tên Gates, cựu

Cố vấn Anh ninh Quốc Gia Michael Flynn, George Papadopoulos, và Paul Manafort.

Theo bản Memo, FBI nhận được bản báo cáo của Steele vào giữa tháng 9, tức là 6 tuần sau

khi họ mở cuộc điều tra về ông Page. Phe Dân Chủ cho rằng FBI chỉ sử dụng rất ít tài liệu của

Steel.

Bản memo cũng nêu ra nghi vấn ông Page và những người quanh Tổng Thống Trump đã

giúp Nga vạch ra một kế hoạch phức tạp qua internet để giúp cho Trump thắng cử. Nhưng nghi

vấn này không tìm ra được câu trả lời.

Vì vậy, có thể nói bản memo 10 trang chẳng làm sáng tỏ gì thêm cho phía Dân Chủ cả, mà

rốt đã củng cố những gì bản Memo của ông Nunes thuộc Đảng Cộng Hoà đưa ra trước đây!

Tập Cận Bình sẽ làm Tổng Thống suốt đời

Tập Cận Bình đã nắm vai trò lãnh đạo cao nhất nước Trung Cộng hơn năm năm rồi nhưng

vẫn chưa thoả mãn tham vọng. Trong một thông cáo loan đi trên Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật cho

thấy vài chi tiết nhưng rất quan trọng. Đó là đề nghị của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Hoa

liên quan đến vai trò lãnh tụ mà sẽ dẫn đến việc Tập Cận Bình làm Chủ Tịch muôn năm.

Năm nay 64 tuổi, theo hiến pháp Trung Cộng thì chức vụ Chủ Tịch nhà nước phải chấm dứt

sau hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên, ông ta sẽ được chính thức

bầu vào nhiệm kỳ 2 trong cuộc họp thường niên của Quốc hội bù nhìn sẽ họp vào ngày 5 tháng

3. Các chức vụ Chủ tịch Đảng và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương thì không có giới hạn, dù rằng

thông thường thì chỉ tối đa 10 năm. Tập đang ở vào nhiệm kỳ thứ hai trong hai chức vụ vừa nói.

Ông ta được bầu vào Đại Hội Đảng tháng 10 năm ngoái.

Zhang Lifan, một nhà bình luận chính trị, nói rằng đề nghị của Trung Ương Đảng CS về

chức vụ của Tập Cận Bình không phải là điều bất ngờ, và cũng khó mà tiên đoán đuợc Tập sẽ

giữ chức vụ quyền lực trong bao lâu nữa.

Trên thế giới, từng có Robert Mugabe tham quyền, bám lấy vai trò lãnh đạo nước Zimbabwe

trong 4 thập niên cho đến khi bị lật đổ. Không rõ Tập Cận Bình có bám lấy lâu hơn Mugabe

không?

Dân chúng Trung Hoa tuy không phản ứng chính thức (làm sao dám?), nhưng qua các truyền

thông xã hội đã tỏ ra rất bất bình. Một người viết lên đó rằng: “Nếu hai nhiệm kỳ mà chưa thoả

mãn, thì có thể thêm 1 nữa thôi. Cái gì cũng phải có giới hạn chứ.”

Đánh giá mức tham nhũng trên thế giới

81

Quyền lực làm hư đốn con người!

Từ khi con người có tổ chức công quyền, có quyền lực

trên những người khác trong xã hội, là bắt đầu có tham ô

nhũng lạm. Mức độ tham những ít nhiều tuỳ theo tình

trạng văn minh, văn hoá của xã hội. Nhưng chưa hẳn

những nước nghèo lại có tham nhũng hơn nước giàu và

trái lại.

Theo sưu tầm của Corruption Perceptions Index trong

năm 2016, thì trên thế giới hện nay không có quốc gia nào

là ở trong tình trạng hoàn hảo về sự trong sạch.

Nếu dùng định mức từ 0 (tham nhũng nặng) cho đến 100 (hoàn toàn trong sạch) thì có đến

2/3 trong số 176 quốc gia rơi vào điểm dưới 50. Điểm trung bình toàn cầu là 43 về mức tham

nhũng trong lãnh vực công. Nhìn vào bản đồ, màu vàng biểu thị cho mức tham nhũng ít nhất,

màu cam cho mức tham nhũng vừa, và màu đỏ cho mức tệ hại. Chúng ta thấy hai màu cam và đỏ

lấn áp màu vàng. Quý vị có thấy Hoa Kỳ có màu vàng sậm trong khi Canada màu vàng nhạt.

Nga có màu đỏ đậm hơn Trung Cộng.

Kết quả nghiên cứu trong năm nay cho thấy có sự tương quan giữ mức độ tham nhũng và

tình trang bất bình đẳng xã hội. Bất bình đẳng trong cà hai lãnh vực phân phối tài sản và phân

phối quyền lực.

Tại rất nhiều nưcớc, dân chúng không nhận đuợc những nhu yếu phẩm rất căn bản của đời

sống. Mỗi đêm họ phải lên giường ngủ với cái bụng đói meo; trong khi giới lãnh đạo thì hưởng

thụ cuộc sống đế vương sung túc thừa mứa.

Hậu quả chính trị là khi các nhà lãnh đạo thất bại trong việc chống lại nạn tham nhũng; dân

chúng sẽ quay sang trông cậy, ủng hộ những nhà chính trị dân túy là những người luôn có lời

hứa hẹn ngọt ngào chống tham nhũng và đặc quyền. Trong thực tế, thì nó sẽ làm tình hình xấu

hơn thay vì giải quyết được vấn đề. Những nhà dân túy sẽ được bơm lên tận mây xanh, nhưng rồi

tình hình vẫn như cũ, mà có khi tệ hơn nguyên trạng.

Những nước bị đánh giá thấp trong bản index trên thường có một hệ thống công quyền bất

xứng, bất khả tín và vô hiệu năng. Cho dù luật pháp, hiến pháp của họ có ghi đầy đủ những điều

khoản chống tham nhũng, nhưng khi đụng với thực tế, chính các cơ quan cảnh sát và hệ thống tư

pháp sẽ coi thường những việc này. Dân chúng thường ngày đối diện với nạn đòi của đút lót,

sách nhiễu làm tiền. Họ phải lệ thuộc vào những dịch vụ căn bản mà thường bị cắt xén do việc ăn

chặn ngân sách. Họ phải tiếp xúc những công chức vô cảm khi cần nhờ vả đến chính quyền.

Trong những nước tham nhũng, nhà cầm quyền thường

câu kết với giới doanh nghiệp để chuyển tài sản từ nên

kinh tế quốc gia vào các trương mục riêng tư, làm lợi cho

một số nhỏ trên sự đóng góp của một đại đa số. Đó phải

được xem là một vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Trong khi đó, những nước được đánh giá cao về mức

trong sạch thì thường có mức cao về tự do ngôn luận.

Người dân dễ dàng tìm được những tin tức về chi tiêu

quốc gia, về tiêu chuẩn của các viên chức nhà nước, và tại

các nước đó, nhất thiết là có một hệ thống tư pháp độc lập.

Nhưng tuy thế, vẫn có những điều bất toại ý, vì ngay cả ở

các quốc gia này cũng có những vụ thương lượng kín đáo, mâu thuẫn về quyền lợi, nhnữg tài trợ

82

bất hợp pháp, những lổ hổng trong cơ quan cưỡng chế mà có thể làm sai lệch chính sách lẽ ra rất

công minh.

Thử xem các đánh giá ở vài khu vực trên thế giới:

Khu vực Mỹ Châu: Chỉ có Hoa Kỳ và Canada là khá trong sạch. Còn từ Mexico trở xuống

các nước Trung và Nam Mỹ thì rất tệ. Venezuela ở mức tệ nhất thế giới.

Á Châu Thái Bình Dương: Trừ Nhật Bản, Úc Châu và New Zrealand, còn lại da số ở mức

dưới trung bình về tham nhũng. Điều này đi đôi với các chính quyền độc tài. Mức độ xã hội dân

sự kém cỏi làm cho nỗ lực chống tham nhũng chỉ là lời hứa suông của chính quyền.

Âu Châu và vùng Trung Á: Khà hơn nhiều nhưng cũng có vài nước ngoại lệ như Turkey và

một số nước Trung Á. Trong sạch nhất vẫn là các nước Scandinavian (Sweden, Norway,

Finland), Anh, Đức, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Đan Mạch. Nga vừa tính theo Âu, vừa tính theo Á, là

nước tham nhũng trầm trọng hàng đầu.

Vùng Trung Đông và Phi Châu: Vẫn không có tiến bộ dù rằng cuộc cách mạng Hoa Lài xảy

ra 6 năm trước. 90% các nước Ả Rập nằm ở dưới mức trung bình.

Xin kể qua mười lăm quốc gia hàng đầu về trong sạch: Dan Mạch, New Zealand, Finland,

Sweden, Switzerland, Norway, Singapore, Netherland, Canada, Germany, Luxembourg, Anh,

Australia, Iceland, Belgium, Hong Kong.

Nước Mỹ đứng ở hạng thứ 18 .

Và sau đây là 10 nước hạng bét (từ ít kém đến kém nhất): Haiti, Republic of Congo, Angola,

Eritrea, Iraq, Venezuela, Guinea-Bissau, Afghanistan, Libya, Sudan, Yemen, Syria, North Korea,

South Sudan, Somalia

Việt Nam Cộng Sản đứng hàng thứ 113 trên 176 nước.

Thời Sự Hàng Tuần, Ngày 31 tháng 3, 2018

Sinh hoạt Úc Châu.

Khi có ý định viết về đề tài “Úc du”, nhiều bạn

đã can ngay. Vì chúng tôi chỉ đi có 2 trong 6 Tiểu

Bang ở Úc, nên không thể có đủ tìm hiểu để nói về

toàn thể nước Úc. Vì thế, chỉ dám xem đây là vài

nhận xét nhỏ - còn rất phiếm diện - về nước Úc.

Nước Úc là một đại lục nằm ở cực Nam trái đất

giáp Thái Bình Dương ở phía Bắc và Nam Băng

Dương ở phía Nam. Úc có hòn đảo lớn và vài đảo

nhỏ, diện tích gần 3 triệu dặm vuông, lớn hàng thứ 6 trên thế giới. Nhưng dân số chỉ có chưa tới

25 triệu người, đứng hàng 51 trên thế giới.

Tên chính thức của Úc là Thịnh Vượng Chung Úc, (Commonwealth of Australia). Khoảng

60 ngàn năm trước khi người Anh đặt chân đến Úc vào cuối thế kỷ 18, hòn đảo này là nơi sinh

sống của khoảng 250 nhóm thổ dân. Đế Quốc Anh đã dùng lục địa này để trước tiên là để giam

83

giữ tù nhân lưu đày vào 26 tháng 1, 1788. Sau đó, di dân lần lần kéo đến và vào ngày 1 tháng 1

năm 1901, nước Thịnh Vượng Úc thành hình với 6 vùng dân cư. Tuy là một quốc gia độc lập,

Úc vẫn xem nước Anh là mẫu quốc, coi Vua và Nữ Hoàng Anh là Quốc Trưởng. Ở góc trái bên

trên quốc kỳ Úc là quốc kỷ nước Anh. Quốc huy đặc biệt có hình con kangaroo và con chim emu

đứng hai bên tấm khiên có các huy hiệu 6 tiểu bang.

Cơ cấu chính quyền gồm một Tổng Toàn Quyền, hiện nay là Sir Peter Cosgrove, Thủ tướng

là Malcolm Turbull. Quốc hội có hai viện Thuợng và Hạ Viện. Thủ đô Úc là Canberra nằm trong

Tiểu Bang New South Wales. Mỗi Ttiểu bang có một Toàn Quyền và Thủ Hiến riêng. Ông Lê

Văn Hiếu, một di dân đến Úc cuối thập niên 1970, là người Á Châu đầu tiên được bổ nhiệm làm

Toàn Quyền Tiểu Bang Nam Úc có 1.26 triệu dân, thủ đô là Adelaide.

Kinh tế Úc phát triển, tính về GDP, đứng hàng 13 trên thế giới (1.39 ngàn tỷ năm 2017), bình

quân đầu người là 56 ngàn đô la mỗi năm, đứng hàng thứ 10.

Vì là một hòn đảo mà phần bên trong là sa mạc khô cằn, dân Úc chỉ sinh sống trên các vùng

đất ven biển như các thành phố lớn Darwin ở Tiểu Bang Bắc Úc, Adelaide (Nam Úc), Perth (Tây

Úc), Brisbane (Queenland), Sydney, Caberra (New South Wales) và Melbourne (Victoria). Dân

số Úc 25 triệu, trong đó có hơn ¼ là di dân. Úc đứng hàng thứ 9 về di dân.

Sydney

Sydney là thành phố lớn nhất của Úc, nơi có toà hí

viện Opera House và chiếc cầu Harbour Bridge nổi

tiếng. Chúng tôi đã đi dạo phố Sydney và thấy đa số là

người Á Châu lượn lờ tấp nập trên các con đuờng phố

chính. Khu vực quanh toà nhà Opera House ngày trước

thông thoáng, nay bị bao quanh bởi nhiều cao ốc do

người Trung Hoa mua đất dựng lên để làm nhà hàng ăn

uống. Những kiến trúc này làm hỏng hết cảnh quang của

khu vực. Người Hoa hầu như chiếm các dịch vụ du lịch, từ văn phòng du lịch, tiệm ăn đến các xe

bus đưa khách đi chơi. Những người Hoa giàu có từ Hoa Lục bỏ nhiều tiền để tranh giành mua

bất động sản ở các thành phố lớn bên Úc, đẩy giá nhà lên cao đến chóng mặt. Một căn nhà nhỏ

chừng 1200 square feet, cũ kỹ, chỉ có ít đất trước và sau, có thể lên tới hơn 1 triệu đô la Úc. Ở

Úc, nghe nhà bạc triệu là chuyện thường. Trong hơn 5 triệu dân ở Sydney, số lượng người sinh

đẻ ở Hoa Lục là 225 ngàn, cao nhất trong tất cả những người sinh đẻ ở nước ngoài đang sống tại

Úc (cao hơn cả người Anh).

Mấy ngày ở Sydney, chúng tôi theo dõi báo chí biết rằng nhiều nhân vật lãnh đạo Úc, trong

đó có cả cựu Thủ Tướng đang bị điều tra về tội tham nhũng, nhận hối lộ của người Hoa để cho

họ thao túng từ kinh tế, đến chính trị. Dân chúng Úc cho hay hiện tưọng tham nhũng gia tăng gấp

đôi trong vòng 3 năm vừa qua. Luật sư Mark Robinson nói rằng nạn tham nhũng xảy ra ở mọi

cấp của chính quyền. Trong năm 2017, những vụ tham nhũng hối lộ bị phát hiện ngay trong

Quốc Hội Úc, dính líu đến cả chục vị.

Chính cựu Ngoại Trưởng Mỹ Tillerson tháng trước đây cũng cảnh giác các quốc gia Trung

và Nam Mỹ về hiểm họa Trung Cộng. Ông kêu gọi các nước Tây Bán Cầu hãy rất cẩn thận với

việc đầu tư của Trung Cộng mà ông xem là chính sách thực dân mới. Ông nói rằng Trung Cộng

luôn lợi dụng sơ hở để xâm nhập vào châu Mỹ. Bề ngoài chính sách của họ có vẻ tốt trong đoản

kỳ, nhưng chắc chắn sẽ mang lại những hệ lụy xấu trong trường kỳ. Trung Cộng khi đầu tư,

thường đòi phải được đưa nhân công từ Hoa Lục qua làm việc. Việc này gây ra nạn thất nghiệp

84

cho nhân công bản xứ. Trung Cộng hiện đang có những giao thương quan trọng với các nước

Argentina, Brazil, Chile, và Peru.

Có lẽ đây là hiện tượng chung đang xảy ra khắp các nước, không chỉ nước Mỹ mà Tổng

Thống Trump đã cảnh báo về sự xâm nhập này. Việc người Hoa mua nhà cửa ở Úc đã đẩy dân

Úc ra khỏi các thành phố, dời về các trang trại xa. Trong 451 ngàn cơ sở kinh doanh ở Sydney

trong đó có 500 công ty lớn, có đến 2/3 là của công ty đa quốc gia.

Ngoài số người Hoa, Úc cũng gặp phải nạn bọn Hồi nhập cư quậy phá. Mới đây nhiều phụ

nữ Úc khoả thân xuống đuờng để trêu gan bọn Hồi này.

Vật gíá ở Úc cỏ vẻ đắt đỏ hơn ở Mỹ. Nhưng bù lại, lương cao hơn. Lương tối thiểu là 20

AUD. Các nhân viên phục vụ tại nhà hàng lãnh lương, vì thế không nhận tiền tip.

Người Việt ở Úc:

Tại Sydney có hơn 81 ngàn người Việt định cư. Họ

sống rải rác tại nhiều thành phố phụ cận như

Riverwood, Bankstown, Liverpool. Ở Bankstown có

những khu riêng của di dân các nước, trong đó có khu

của người Việt, khá rộng. Khu Đại Hàn ở Strathfield

sạch sẽ, ngăn nắp như các khu sang trọng của Mỹ. Khu

chợ VN luộm thuộm, nhiều rác và những lời rao hàng

ồn ào.

Chợ và phố san sát nhau như các sinh hoạt của Sài

Gòn xưa. Đi trên các con phố chính, toàn là người Việt cũ của miền Nam. Thỉnh thoảng nghe

tiếng chát chuá giọng Bắc Kỳ Cộng Sản. Thức ăn ở đây dường như ngon hơn ở California, vì

bánh phở và sợi bún đều từ lò mới đem ra chứ không dùng bún, phở khô luộc lại. Thịt bò mềm

và thơm. Tuy nằm sát biển, nhưng tôm hùm giá đắt gấp ba lần giá ở Mỹ.

Trụ sở của Cộng Đồng Người Việt tại Sydney đồ sộ vô cùng. Những ngôi chùa cũng mọc lên

nhản nhãn bề thế không kém. Chúng tôi đến vào thời điểm Nguyễn Xuân Phúc và Hun Sen sắp

qua dự cuộc họp các nước Á Châu Thái Bình Dương. Các Cộng Đồng người Việt, Kampuchea

đã tổ chức biểu tình phản đối rầm rộ. Cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân

Phúc bị chụp hình đang ngủ gật. Ông Phúc này gây ra nhiều chuyện buồn cười từ mấy năm qua.

Từ chuyện Ma-de in Việt Nam, đền Cờ Lờ Mờ, đến chuyện chỉ có mình ông ta đưa hai tay lên

trời trong khi các vị nguyên thủ các nước khác đưa tay nắm tay nhau. Chúng ta còn nhớ vụ

Nguyễn Minh Triết tuyên bố vớ vẩn ở Cuba, rồi Nguyễn Tấn Dũng đọc tên Thủ Tướng Pháp

Giăng Mắc e-rô, và hai lần đập tay vào ông này để phàn nàn “không nghe đuợc” và sau đó than

phiền ánh nắng chiếu từ cửa sổ phía sau lưng. Cả hai lần đều nói tiếng Việt với ông Thủ Tướng

Pháp. Cả một nước 90 triệu dân mà bị cai trị bởi những kẻ thất học, vô tư cách như thế này thì

đáng buồn!

Melbourne

Melbourne nằm ở Tiểu Bang Victoria, phía đông nam nước Úc, các Sydney chừng hơn 10

giờ xe. Thắng cảnh gồm có: Khu mỏ vàng cũ ở Sovereign Hill, Lâu đài Kryal Castle, Museum,

chợ Hoa, Crown Casino, Royal Arcade Shopping Center, Springvale Plaza, Mount Dandenong,

Healesville Santuary. Người Việt ở Melbourne sống nhiều nhất là khu Springvale nơi có khu

chợ tấp nập như chợ Bến Thành, với nét văn hoá rất Việt. Các cửa hàng riêng biệt chứ không tổ

85

chức như các siêu thị ở Mỹ. Cửa hàng rau, trái cây,

thịt, cá… riêng biệt nhau. Những người địa phương

cho hay sòng bạc Crown tráng lệ ở trung tâm thành

phố đã là nguyên nhân của nhiều người Việt Nam phá

sản, tan nát gia đình. Họ kể có người thậm chí chuyển

tiền lương vào trương mục của Casino để đánh bạc

sau giờ làm việc cho đến hết tiền mơi về.

Tuy biết có chi nhánh của Đài Phát Thanh Việt

Nam ở Brisbane, chúng tôi cũng không có thì giờ đi thăm ở thành phố của Tiểu Bang Queenland

này được. Tiếc vô cùng!

Những chuyện lạ ở Úc

Thời tiết ở Úc hoàn toàn đối nghịch với thời tiết ở Mỹ. Lúc này chúng ta đang vào xuân, thì ở

Úc đã vào mùa thu. Mùa xuân ở Úc bắt đầu từ tháng 9, là lúc chúng ta ở cuối hạ. Dân Úc khoe

rằng mỗi ngày ở đó có đủ 4 mùa: mưa nằng, nóng, lạnh…

Lái xe phía bên trái đường. Tốc độ trên highway thường 80, 100, 110 km/hr.

Đường hẹp, ít lanes, nhà sát đuờng lộ chính; xe đậu chật hai bên đường. Thứ gì cũng nhỏ hơn

ở Mỹ (xe, nhà, đồ gia dụng…). Đến cái muỗng cà phê cũng nhỏ bằng nửa muỗng chúng ta dùng

ở Mỹ! Xe thì đa số là mini SUV, truck loại nhỏ; ít thấy loại pick up đồ sộ cở Ford 150 hay Chevy

Silverado, Suburban. Xe Holden của Úc sản xuất bị coi là kém về phẩm chất so với xe Mỹ, Nhật.

Nhưng đặc biệt chỉ có loại xe tải là lớn. Xe ở Mỹ thường có 18 bánh; xe tải ở Úc có rất nhiều

chiếc tới 32 bánh, 40 bánh.

Trên đường, trong thành phố rất ít thấy cảnh sát.

Đơn vị đo luờng bằng Metric.

Giọng Úc nói hơi trại. Chữ Day nói là “đai”, Information thành “in-for-mai-shân”, Một du

khách Úc đến Mỹ say ruợu lái xe ẩu suýt gây tai nạn, bị cảnh sát hú còi chặn lại. Sau khi biết là

du khác từ Úc, viên cảnh sát cười hỏi “Do you come here to die?”. Anh chàng Úc lắc đầu lia lịa:

“Not today, I came here yesterday!”

Bảng hiệu giao thông cũng có khác: Give way (yield), Over taking (passing)…

Ổ cắm điện cũng khác. Úc xài điện 220 volt và ổ cắm có hai chấu trên hướng vào nhau thay

vì song song như ổ cắm ở Mỹ. Vì thế, phải mua thêm cái adapter để dùng cắm dây điện đem từ

Mỹ qua. Ở Úc, người ta không thấy dùng máy sấy mà đem phơi áo quần giặt xong trên những sợi

dây giăng trên những giàn ở sân sau nhà.

Thuốc lá rất đắt. Giá từ 25 đến 40 mỗi gói thuốc tuỳ hiệu. Du khách vào Úc chỉ được mang

theo 40 điếu thuốc. Ngoài ra Úc cấm mang vào nước rất nhiều thứ, nhất là thực phẩm, hoa trái vì

sợ mang mầm bệnh vào làm hư nông phẩm của Úc..

Người Úc hiền lành, nhưng ít tỏ ra thân thiện bên ngoài. Không thấy chào hỏi ân cần khi

chạm mặt nhau như ở Mỹ. Người thì rất Nhật lễ độ và nhỏ nhẹ.

Du học sinh Việt Nam trồng hoặc quản lý khu trồng cần sa. Vì thế, Úc cũng đang có đề nghị

xét lại việc giới hạn du học sinh. Chính phủ Úc đang có biện pháp giảm bớt việc cho phép du học

sinh.

Cựu quân nhân VNCH ở Úc được chính phủ ưu ái cho hưởng mọi quyền lợi như cựu quân

nhân Úc. Tiền trợ cấp tuy không hơn tiền phúc lợi bao nhiêu, nhưng có nhiều ưu tiên khác.

86

Chuyện trong tuần

Cầu thủ Cricket của Úc gian lận tại Nam Phi. Cameron Bancroft dùng giấy nhám chà lên trái

banh bị thu hình quả tang. Ba đấu thủ bị đuổi về Úc trong đó có đội trưởng Steve Smith và đội

phó David Warner. Những người này chắc chắn sẽ bị trừng phạt năng vì làm mất quốc thể của

Úc tại hải ngoại. Vụ này tương tự vụ Tom Brady đội football nổi tiếng Patriot xì bớt hơi quả

banh bầu dục trước khi cuộc đấu bắt đầu.

Ở Úc, chúng tôi có theo dõi các vụ bom nổ ở thành

phố nhà Austin. Một vụ ở gần San Antonio. Trong năm

vụ nổ ở Austin, có 3 vụ ở gia cư làm chết 2, bị thương 4

người (trắng, đen, hispanic) Một ở Fedex, một ở trên

con đường chạy bộ. Tên đặt bom Mark Conditt, chết

khi bom trong xe nổ sau cuộc ruợt đuổi của cảnh sát.

Chuyện gián điệp Nga

Do việc Nga cho gián điệp qua Anh dùng chất độc giết chết một cựu gián điệp Nga đào thoát

và trốn ở Anh, 27 nuớc trong đó có Anh, Úc, Mỹ,trục xuất ít nhất 152 nhân viên ngoại giao Nga

và tuyên bố sẽ còn nhiều biện pháp khác. Mỹ trục xuất 60 và đóng cửa toà lãnh sự Nga tại

Seattle. Canada trục xuất 7, Ukraine 13, Pháp 4, Đức 4, NATO 7, Ba Lan 4… Nga dọa sẽ trả

đũa. Mở đầu Nga đuổi 60 nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh giác rằng sẽ có cuộc chiến tranh lạnh

mới giữa Mỹ và Nga.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đang yêu cầu một ngân sách 700 tỷ đô cho năm 2019 là để sắm thêm

trang bị hòng đối đầu với cả Nga lẫn Trung Cộng. Ông David Norquist, Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc

phòng cho hay Hoa Kỳ phải đầu với các cường quốc hiếu chiến chứ không phải chỉ có khủng bố.

Đó là thách thức lớn nhất của nền an ninh, thịnh vượng của Hoa Kỳ.

Hôm thứ Năm, Tổng Thống Trump tỏ dấu hiệu sẽ sớm rút quân khỏi Syria. Xin nhắc là Nga

cũng từng tuyên bố cuộc chiến ở Syria đã gần kết thúc. Nga cũng rút quân ra khỏi Syria, nhưng

còn để lại nhiều chuyên viên giúp cho chính phủ của Tổng Thống Assad. Nga cũng là thủ phạm

bắn phá bừa bãi vào khu dân cư nơi kháng chiến quân chống chính phủ chiếm cứ. Mới đây, có

tin cho hay hàng trăm xe bus đã ngày đêm chuyển dân cư và kháng chiến quân ra khỏi thánh phố

Ghouta để đến Idlib. Số này gồm 7500 kháng chiến quân và 30 ngàn thường dân là gia đình họ

Liên Hiệp Quốc hiện đang lo nơi tạm cư cho khoảng 75 ngàn thường dân tị nạn. Hoa Kỳ chỉ

tham chiến sau khi nội chiến tại Syria đã kéo dài 7 năm. Đó là lúc đội quân khủng bố ISIS nổi

dậy ồ ạt chiếm một phần lớn lãnh thổ Syria và Iraq.

Chuyện di dân

Hoa Kỳ hoãn vô thời hạn việc cấp visa thành phần di dân ER5 (bỏ tiền đầu tư ở Mỹ). Bộ

Ngoại Giao Mỹ cũng thông báo rằng di dân hay bất cứ ai muốn xin visa vào Mỹ sẽ phải cho biết

đủ tin tức về hoạt động trên các trang truyền thông xã hội (social media) trong 5 năm tính đến

ngày nộp đơn xin cấp visa. Ngoài ra còn phải cung cấp tất cả các số điện thoại, địa chỉ email

cũng trong 5 năm đó. Theo điều kiện này, sẽ có 15 triệu người xin visa bị ảnh hưởng.

87

Vụ tên Kenny Nguyen ở Huntington, Pennsylvania post trên facebook cờ VC, vũ khí và lời

đe doạ đang được FBI điều tra. Cũng tương tự, có học sinh từ Taiwan là An Tso Sun vừa bị FBI

bắt giữ vì tăng trữ trong phòng những vũ khí, áo chống đạn, cung tên có ống nhắm. Tên này lên

tiếng đe doạ sẽ bắn vào học sinh trung học ở Pennsylvania. An Tso Sun nhắn với bạn cùng

trường Bonner Prendergast Catholic High School không nên đến trường vào ngày 1 tháng 5, vì

An dự định sẽ bắn các học sinh vào ngày này. An đã bị bắt vào hôm thứ Ba. Tên này đến Mỹ với

visa du học hiệu lực từ tháng 7, 2017 đến tháng 7, 2022. Tại Los Angeles, cảnh sát cũng phát

giác một âm mưu bắn súng ở trường Trung học El Camino. Tại Maryland, một học sinh tên

Alwin Chen (Tàu) 18 tuổi đã bị cảnh sát tống giam vì mang súng lục vào trường Trung Học

Clarksburg. Súng có nạp đạn sẵn. Cảnh sát khám phá thêm nhiều súng tại nhà tên này

45 năm ngày Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam.

Đúng 45 năm trước đây, ngày 28 tháng 3, 1973, người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam

sau hơn một thập niên tham chiến của khoảng nửa triệu binh sĩ Mỹ. Việc rút hết quân đội Hoa

Kỳ là một phần trong Hiệp Định Paris về Việt Nam, điều quy định quân đội ngoại nhập phải rút

khỏi miền Nam. Nhưng quân Cộng Sản Bắc Việt ngoan cố vi phạm hiệp định để sau đó tiếp tục

tấn công ồ át vào các tỉnh miền nam. Không những thế, chúng còn đưa thêm hàng sư đoàn cùng

xe tăng, pháo binh vượt sông Bến Hải để mở đầu chiến dịch tổng tấn công xâm chiếm trọn miền

Nam vào ngày 30 tháng 4, 1975.

Nhiều Quận Hạt ở California chống đối tình trạng bao che di dân bất hợp pháp của

Tiểu Bang

Sau khi có nhiều thành phố tuyên bố tình trạng bao che cho di dân bất hợp pháp, California

đã trở thành tiểu bang bao che đầu tiên ở Mỹ. Tháng trước, bà Thị Trưởng San Diego là Libby

Schaaf còn báo động cho bọn di dân bất hợp pháp trốn tránh khi Cảnh Sát Liên Bang ICE mở

chiến dịch lùng bắt.

Nhưng có lẽ các đơn vị cấp quận hạt đã nhìn ra sự sai trái khi một cơ cấu cầm quyền lại bảo

bọc cho bọn di dân lậu, vì nhập cư lậu tự nó đã vi phạm pháp luật. Đàng này, một số người dân

lậu này còn có hành vi phạm pháp khác như trộm cắp, giết người, hiếp dâm. Một nhà nuớc

thượng tôn pháp luật thì không thể bao dùng cho bọn xấu được, vì đó là vì an ninh trật tự xã hội

của mọi công dân.

Cũng trong tuần qua, nhiều người phe Dân Chủ phản

đối việc chính phủ khi làm kiểm tra dân số đã yêu cầu

dân chúng phải kê khai tình trạng quốc tịch. Việc khai

quốc tịch không phải mới có, và không chỉ ở Hoa Kỳ,

mà đã đuợc tất cả các nước áp dụng khi điều tra dân số,

và ngay cả trên những hồ sơ cá nhân. Tên họ, ngày sanh

tháng đẻ, quốc tịch, giới tính, tôn giáo, sắc dân… là

những chi tiết chúng ta thưnờg thấy khi phải điền những

loại đơn từ nộp cho chính phủ hay ngay cả cho cơ sở tư nhân khi xin làm việc.

Hình như những người dân chủ cứ rình rập để phản đối bất cứ những việc làm nào của hành

pháp Trump mà không cần suy luận việc đó có hợp lý hay không, và ngay cả việc mà các hành

pháp Dân Chủ trước đây cũng từng thi hành.

88

Thời Sự Hàng Tuần 04-07-2018

Phát giác các thiết bị gián điệp ở vùng Thủ Đô Washington DC

Giữa tuần này, Bộ Nội An Hoa Kỳ (DHS) cho

hay có sự phát hiện nhiều thiết bị dùng để nghe lén

đặt nhiều nơi tại thủ đô Washington; đặc biệt do

thám gần Toà Bạch Cung, trụ sở Quốc Hội, Bộ

Thương Mại, Ngũ Giác Đài và Tối Cao Pháp Viện.

Nhựng thiết bị này giống như những trạm di động

mà các điệp viên thường sử dụng để bắt các làn

sóng điện thoại. Việc phát giác này không mới, vì

năm 2014 đã có những phát giác tương tự. Nhưng hành pháp của Tổng Thống Obama đã coi

thường và không có biện pháp để phản ứng tích cực hòng triệt hạ chúng.

Những thiết bị này được gọi là “cell phoe site simulators” hay còn có tên là stingray do cảnh

sát đặt, dùng theo dõi các điện thoại di động (Cell phones) của cá nhân, kể cả đọc luôn các

messages gửi qua điện thoại. Chính cơ quan cảnh sát cũng từng sử dụng các thiết bị này để theo

dõi các đối tượng của họ.

Bộ Nội An, trong một văn thư gửi đến Thượng Nghị Sĩ Ron Wyden, xác nhận những thiết bị

này, nhưng cho hay họ không nắm được xuất xứ của chúng. Cũng có thể do các toà đại sứ các

nước tung ra, đáng nghi nhất là do toà Đại Sứ Nga. Việc điều tra còn ở trong giai đoạn tiến hành.

Các thiết bị này thường do các gián điệp ngoại quốc sử dụng để nghe lén. Chúng đe dọa nghiêm

trọng nền an ninh và kinh tế quốc gia.

Bộ Nội An cũng thú nhận rằng họ thiếu trang bị và tài khoản để có thể phản ứng kịp thời đối

với những Stingrays này. Việc vô hiệu hoá các stingrays này đòi hỏi sự tốn kém vì phải tăng

thêm tấm mức an toàn của các trang bị wireless.

Giám Đốc Cơ quan Thông Tin Liên Bang (FCC Federal Communication Commission) cho

biết cơ quan của ông đã thành lập một đội đặc nhiệm chống lại việc sử dụng trái phép các loại

thiết bị do thám này; nhưng ông cho rằng họ không chịu trách nhiệm về tình hình hiện nay, vì

trong quá khứ đã có nhiều lần cảnh báo với các cơ quan an ninh nhưng bị làm ngơ.

Mỹ gửi quân đội đến biên giới

Tin nóng hổi nhất tuần qua là có một đoàn người đa số là trai

tráng từ các nước Trung Mỹ (el Salvador, Honduras,

Guatemala…) đã được chính phủ Mexico cho phép băng qua lãnh

thổ Mexico để tiến tới biên giới Hoa Kỳ hòng tràn vào Mỹ. Báo

chí gọi một đoàn (caravan) vì con số lên tới hàng ngàn người cũng

như những đoàn người từ Syria và các nước Trung Đông ồ ạt tràn

vào Âu Châu trước đây. Tổng Thống Trump coi đây là một cuộc

xâm lăng! Ông lên án chính phủ Mexico đã không làm gì để ngăn chặn làn sóng người này đi từ

Trung Mỹ đến biên giới Mỹ-Mexico. Báo chí phe tả cũng như các chính trị gia thuộc đảng Dân

Chủ lợi dụng dịp này, lại đả kích Tổng Thống Trump. Họ cho rằng đoàn người là những người bị

89

bạc đãi, đàn áp ở các nước mà phải tìm đến Hoa Kỳ để tị nạn! Họ còn so sánh với những người tị

nạn Việt Nam đến Mỹ sau 1975. Nhưng họ quên rằng vào thời điểm đó, chính những chính trị

gia Dân Chủ đã đóng cửa không cho người Việt tị nạn. Điển hình là Joe Biden (cựu Phó Tổng

Thống thời Obama), Jerry Brown (Thống dốc California), John Kerry (cựu Ngoại Trưởng thời

Obama). Phía Cộng Hoà cũng lại có ông John Kasich, Thống Đốc Ohio, lên truyền hình bênh

vực bọn di dân lậu này. Ông ta nêu lên tính nhân đạo và quyền tị nạn. Ông Kasich trong mùa bầu

cử sơ bộ, đã bị ứng cử viên Trump chê có cái bản mặt hãm tài. Sau khi bị loại ê chề, ông ta trở

thành đối kháng với Tổng Thống Trump trong bất cứ việc gì mà Trump thực hiện.

Hôm thứ Tư, Tổng Thống đã ra lệnh điều động Vệ

Binh Quốc Gia đến biên giới để giúp các cơ quan

Cảnh Sát Biên Phòng ngăn chặn làn sóng di dân bất

hợp pháp này. Quân đội sẽ không làm nhiệm vụ thay

thế Cảnh Sát, nhưng sẽ hỗ trợ trong việc huấn luyện,

thu lượm tin tức… Ngày nào và bao nhiêu quân sĩ

chưa được tiết lộ. Theo bà Kirstjen Nielsen, Bộ

Trưởng Nội An , thì sẽ gửi quân cho đủ yêu cầu. Ông

Thống Đốc Arizona Doug Ducey, tỏ ý hoan nghênh

việc này. Ông nói “Chúng tôi mong chờ đã quá lâu rồi…”

Việc đưa quân đến biên giới từng xảy ra trước đây. Tổng Thống Bush đã đưa 6000 vệ binh ra

biên giới năm 2006-2008; sau đó, năm 2010- 2012, Tổng Thống Obama cũng đưa 1200 quân ra

giúp tuần phòng biên giới. Vì vậy, hãy chờ xem phe Dân Chủ có lên tiếng đả kích Tổng Thống

Trump về vụ này không?

Nhân vụ bức tường biên giới, phải nói về việc các dân cử Đảng Dân Chủ đã bỏ qua một cơ

hội giúp cho đám trẻ trong thành phần gọi là DACA được hợp pháp hoá khi Tổng Thống Trump

đề nghị một lộ trình cho các thành viên DACA gồm 1.8 triệu được từ từ chấp nhận cho vào quốc

tịch. Việc nhượng bộ của ông là để đổi lấy việc Quốc Hội thông qua ngân sách dùng xây dựng

bức tường biên giới.

Vì thế, sau khi các dân cử không thoả thuận việc này, Tổng Thống Trump đã tuyên bố rằng

chính họ đã giết chết chương trình DACA.

San Diego chống lại Tiểu Bang Bao Che

Nối gót quận Orange County, vừa qua các giới chức quận San Diego cũng gia nhập vào vụ

phản đối Tiểu Bang California khi Tiểu Bang này tuyên bố trở thành nơi bao che cho đám di dân

bất hợp pháp. Một dân cử của quận là bà Diane Jacob (đơn vị 1) cho hay việc bao che cho các di

dân bất hợp pháp là vi phạm pháp luật liên bang. Bà trả lời phỏng vấn của đài Fox News rằng:

“Đó là những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp. Họ vi phạm pháp luật và là tội phạm.” (As I

told Fox, this is about people that are coming into our country illegally and they're breaking the

law. They're criminals). Bà là người đã thúc đầy chính quyền County tham gia vào vụ kiện chống

lại luật của Tiểu Bang California về tình trạng Tiểu Bang che chở di dân bất hợp pháp. Theo bà,

chỉ có nhà tù là nơi dành cho bọn xâm nhập bất hợp pháp mà còn gây nên những trọng tội hiếp

dâm, giết người…

Một vụ nổ súng tại cơ sở trung ương của YouTube ờ San Bruno (California) hôm thứ ba làm

bị thương 3 người, trong đó một ở tình trạng nguy ngập, một nặng và 1 nhẹ. Người bắn là một cô

gái tên và khuôn mặt rất Hồi. Đó là cô Nasim Aghdam, 39 tuổi. Theo lời người anh trai thì cô gái

này có những bất bình giận dữ đối với YouTube và đã lên tiếng đe dọa. Người anh này đã cảnh

90

báo với cảnh sát nhưng cảnh sát không làm gì để ngăn ngừa vụ nổ súng này. Sau này người ta

phát giác cô cũng đưa lên mạng xã hội nhiều video bày tỏ sự giận dữ đối với chính sách của công

ty YouTube vì họ sàng lọc các đoạn phim của cô nên không có nhiều người vào xem.

Cô gái này đã quay súng tự sát sau khi gây ra vụ bắn bừa bãi ở San Bruno.

Chính phủ cấm chuyển tiền ra nước ngoài

Tổng Thống Trump vừa ký thêm sắc lệnh bổ sung trong đó cấm các ngân hàng và cơ quan tài

chính Hoa Kỳ chuyển tiền ra ngoại quốc dưới dạng kiều hối. Các sắc lệnh này còn yêu cầu Bộ

Tài Chính đề ra hàng loạt những quy định nhằm giới hạn tối đa việc chảy máu tiền tệ ra ngoại

quốc, giữ cho nguồn vốn trở lại Hoa Kỳ để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Tổng số

kiều hối gửi từ Hoa Kỳ về các nước năm 2015 là 133.5 tỷ đô la, trong đó các nước nhận nhiều

nhất là Mexico, Trung Cộng, Ấn Độ và Việt Nam.

Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer lại lần nữa lên

tiếng công kích việc này. Huà theo đó, có nhiều

người Mỹ gốc Việt cũng ta thán cho rằng việc này sẽ

gây tác hại cho hàng triệu thân nhân của người Mỹ

gốc Việt, vì từ nay, họ sẽ không còn nhận các khoản

tiền tặng dữ từ Hoa Kỳ. Họ còn cho rằng việc làm

này “đánh thẳng vào miếng cơm manh áo của kiều

dân.” Chúng tôi không rõ khi họ dùng hai chữ kiều

dân này để nói về người Mỹ gốc Việt là có chính

xác không? Vì chúng ta là công dân Mỹ, không còn là dân Việt ăn nhờ ở đậu tạm thời theo nghĩa

hai chữ “kiều dân”. Và việc ngăn chặn tiền ngưiờ Mỹ gốc Việt gủi về Việt Nam chính là điều

chúng ta từng kêu gọi để người Việt hải ngoại không còn vỗ béo cho bọn cầm quyền Cộng Sản

Việt Nam. Năm 1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ yêu cầu Mỹ viện trợ 1 tỷ đô la để mua

súng đạn bảo vệ miền Nam mà không được Hoa Kỳ chuẩn chi. Ngày nay, người Mỹ gốc Việt,

tuy miệng nói là chống Cộng, vẫn gửi hàng tỷ đô la mỗi năm về Việt Nam. Năm 2017, số tiền

gửi về là 13 tỷ đô la, bằng 7% tổng sản lượng của cả nước. Chính người Việt chống Cộng đã góp

phần không nhỏ trong việc duy trì guồng máy cai trị tàn ác của Cộng Sản Việt Nam từ hơn 40

năm qua.

Anh chị nào cảm thấy hoang mang vì các sắc lệnh của Tổng Thống Trump thì xin cứ tự

nhiên, trả lại quốc tịch Mỹ, mua vé về nước Việt Nam mà an hưởng thiên đàng Cộng Sản. Thật

buồn cười khi trên vài bài báo còn than van rằng người gốc Việt lo sợ không còn được mang đô

la về Việt Nam nữa! Việt Cộng chúng nó có lo thì lo, mắc mớ gì những người đang sống ở Mỹ?

Các ông bà có cần về Việt Nam thăm gia đình, chỉ mang vài ngàn đủ chi tiêu như khi du lịch các

nước khác thì có gì phải lo lắng. Còn ngân hàng ở Việt Nam có bị ảnh hưởng thì mặc kệ chúng

nó, việc gì chúng ta phải lo giùm. Vô duyên!

Amazon trốn thuế

Amazon là một đại công ty bán hàng trên mạng. Nó được thành lập ngày 5 tháng 7, năm

1994. Hiện nay có 566 ngàn nhân viên và do ông Jeff Bezo là CEO. Amazon bán hàng trên mạng

tại Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, Canada, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Úc, Brazil,

Nhật, Trung Hoa và Mexico. Khách mua hàng chỉ cần lên mạng chọn và trả tiền. Hàng sẽ được

gửi đến tận nhà trong vòng vài ngày; có khi nhanh hơn nếu chọn gửi hoả tốc qua đêm.

91

Năm 2015, Amazon vượt qua công ty Wal Mart để trở thành

công ty bán lẻ giàu nhất Hoa Kỳ. Thương vụ của Amazon hàng năm

lên tới hàng trăm tỷ đô la. Năm 2017 bán được gần 178 tỷ hàng hoá,

thu lời hơn 3 tỷ. Hiện toàn bộ công ty có số vốn (asset) là 131 tỷ đô

la.

Mới đây, Tổng Thống Trump đã khều nhẹ vào Amazon khi ông

công kích công ty này đã không đóng thuế mua bán cho chính phủ

mà theo luật định là trên dưới 8% tính trên giá bán. Thuế này thật ra

do khách hàng phải trả khi mua hàng. Nhưng Amazon đã không tính thuế này, hay chỉ tính trên

vài món hàng nào đó. Tổng Thống nói: “Công ty Amazone đã không đóng thuế hay đóng rất ít

cho Liên Bang và Tiểu Bang.” Điều này làm cho chính phủ thất thu hàng trăm triệu mỗi năm.

Ngoài ra, Tổng Thống Trump cũng tố cáo công ty Amazon lợi dụng Bưu Điện Hoa Kỳ khi

thương lượng một giá cước rất thấp. Chúng ta khi gửi một bưu kiện thường trả khoảng từ 10 đến

17 đô la tùy kích cở, trọng lượng cho dịch vụ ưu tiên. Trong khi Amazon chỉ tính cước phí

khoảng 5, 7 đô la đối với khách hàng. Theo Tổng Thống Trump, Bưu Điện mất khoảng 5 dô la

cho mỗi gói hàng do Amazon gửi cho khách hàng. Amazon thì lợi được được khoảng 2.6 tỷ đô la

mỗi năm.

Chỉ mới vài dòng trên tweeter của Tổng Thống Trump, cổ phiếu của công ty Amazon giảm

tới gần 6%, tức mất hết 45 tỷ vốn luân lưu do khách bán vội cổ phần; và tài sản của nhà tỷ phú

Bezos mất đi gần 16 tỷ đô la. Hiện ông chỉ còn 114 tỷ tài sản. Đó là theo tài liệu của Forbes, vẫn

còn là người giàu nhất hành tinh.

Rút quân ở Syria?

Mấy hôm nay tin tức về việc Tổng Thống Trump có ý định

rút quân ở Syria được bàn tán nhiều. Sau khi được các nhà

quân sự góp ý, Tổng Thống Trump đã đồng ý tạm thời lưu lại

số quân Mỹ nhưng vẫn ra lệnh soạn sẵn kế hoạch rút quân.

Tổng Thống Trump cho một hạn kỳ 6 tháng. Nhưng các vị

tướng nói rằng thời gian đó không đủ. Các bình luận gia quân

sự cho hay rằng nếu Hoa Kỳ rút hết quân, có nghĩa là nhường

sân chơi tại đây hoàn toàn cho Nga thao túng. Luận điểm của

Tổng Thống Trump là các nước trong vùng phải chia sẻ trách nhiệm với Hoa Kỳ trong việc giải

quyết các cuộc chiến.

Cuộc nội chiến kéo dài 7 năm giữa quân chính phủ và các lực lượng chống đối xem như đã

tàn cuộc khi nhóm kháng chiến quân còn lại đã được hàng chục xe bus chở ra khỏi thành phố

Ghouta tuần trước. Ngoài ra cuộc chiến chống nhóm Hồi cực đoan khủng bố ISIS cũng được

xem là kết thúc. Tuy nhiên, người ta vẫn ước lưọng còn khoảng gần 10% quân ISIS còn hoạt

động rải rác và có cơ hội tái phát nếu Hoa Kỳ ngưng sự yểm trợ.

Hiện nay ba nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang bàn tính thực hiện một nền hoà bình lâu dài

cho Syria. Họ đòi rằng việc nội bộ của Syria là do dân Syria định đoạt, mà không một thế lực

ngoại quốc nào có quyền nhúng tay vào. Việc này không có sự can dự của Hoa Kỳ. Chúng ta hẳn

không quên 45 năm trước đây, Hoa Kỳ đã thương lượng với Liên Sô để đổi lấy miền Nam Việt

Nam cho Nga, bù lại Hoa Kỳ nhảy vào vùng Trung Đông, là nơi giàu dầu mỏ là thứ mà nền kỹ

nghệ Hoa Kỳ rất cần đến. Lúc đó Hoa Kỳ vẫn còn trữ lượng dầu ở Alaska và trong nội địa chưa

92

xài tới; nhưng phía Nga thì có mỏ dầu vĩ đại ở Siberia trong lúc kỹ nghệ còn kém cỏi không cần

nhiều dầu mỏ.

Hoa Kỳ hiện còn gánh vác gánh nặng ở Afghanistan mà chưa biết lúc nào mới rút chân ra

khỏi vũng lầy đó.

Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng

Do lỗi lầm từ thời hành pháp Bill Clinton cho Trung

Cộng được hưởng quy chế tối huệ quốc đã giúp thúc đẩy

nền kinh tế kỹ nghệ Trung Cộng gia tăng nhanh chóng để

ngoi lên thành một trong những nước hàng đầu thế giới,

cạnh tranh với cả Hoa Kỳ. Trong bang giao mậu dịch với

các nước khác, Trung Cộng luôn chơi trò ma mánh, tìm cách

thủ lợi tối đa. Do nhân công rẻ mạt, hàng hóa Trung Cộng

xuất cảng ra các nước cũng bán với giá rẻ như bèo làm tê liệt hàng nội địa, gây nạn thất nghiệp

nghiêm trọng. Tổng Thống Trump đã rất nhiều lần nói đến sự thua thiệt của Hoa Kỳ khi buôn

bán với các anh Tàu đỏ. Thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ so với Trung Cộng lên tới cả 800 tỷ đô

la mỗi năm. Quan niệm của Tổng Thống Trump là hai bên phải sòng phẳng, tương trọng chứ

không chấp nhận kiểu chơi tay trên của bất cứ đối tác nào.

Vì thế, mấy tháng trước đây, Tổng Thống Trump đã đánh thuế rất cao những chuyến hàng

nhôm do Trung Cộng đưa qua Việt Nam để bán sang Mỹ hòng hưởng thuế xuất nhẹ. Mới đây,

Tổng Thống Trump lại dọa áp đặt thế suất 25% lên các mặt hàng nhập cảng từ Trung Hoa với trị

giá lên tới 50 tỷ đô la nếu phía Trung Cộng không có những nhượng bộ quan trọng trong việc

đầu tư và mậu dịch. Đây là một thách thức vô cùng lớn lao của Tổng Thống Trump đối với

Trung Cộng mà đã đưa đến sự trả đũa của Tập Cận Bình khi ông ta tuyên bố sẽ áp dụng các biện

pháp tương tự với hàng hoá nhập cảng từ Hoa Kỳ.

Trong danh sách các mặt hàng mà Tổng Thống Trump dọa sẽ đánh thuế gồm có các loại cao

cấp, hàng điện tử, thuốc men, cho đến các loại hàng gia dụng như máy giặt, máy cào tuyết, xe

gắn máy…

Tuy nhiên, lời đe dọa trên vẫn chưa đem ra thực hành. Các công ty của Mỹ được báo một hạn

kỳ cho đến cuối tháng 5 để có những thắc mắc và phản ứng đối với mức thuế mới. Chính phủ

cũng định ngày 15 tháng 5 để tổ chức một cuộc thảo luận (hearing). Chính phủ sẽ công bố một

danh mục đầy đủ các loại hàng mà Hoa Kỳ cho rằng sẽ giảm đến mức tối thiểu sự thiệt hại cho

kỹ nghệ và giới tiêu thụ Mỹ.

Lần nữa những người phía Đảng Dân Chủ lại kết án Tổng Thống Trump tạo sự bất ổn về

giao thương. Họ quên rằng dù Trung Cộng có tăng thuế xuất để trả đũa thì trong trường kỳ, Hoa

Kỳ vẫn có lợ khi cán cân mậu dịch đang nghiêng hẳn về phía Trung Cộng. Nói rõ ra, hàng hoá

Trung Cộng nhập từ Mỹ rất ít so với số bán ra cho Mỹ. Chúng tôi coi đây là vết thương mà Hoa

Kỳ phải chịu một lần mổ đau đớn để lành bệnh và làm gương cho các nước Tây Phương để thoát

khỏi tình trạng bị Trung Cộng lấn ép.

Trung Cộng từ hàng chục năm nay luôn chơi trò ma đầu. Họ là một cờng quốc kinh tế và

quân sự, đứng hàng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng mỗi khi tham gia các hoạt động qucố tế, thì

thường tự cho mình là nước đang phát triển để không nhnữg khỏi đóng góp mà còn nhận các

khoản tiền trợ cấp khổng lồ.

Với việc gây khó cho Trung Cộng, người ta tin rằng Tổng Thống Trump sẽ mở rộng cửa cho

các quốc gia khác. Điển hình là Nhật, mới đây đã lên tiếng yêu cầu Mỹ cho họ một sự miễn trừ.

93

Thế nhưng bà Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren đã phê bình Tổng Thống Trump hành xừ

sai để mất đi một đồng minh (ý muốn nói Trung Cộng!!!) Hình như những vị đảng Dân Chủ luôn

nhầm lẫn bạn và thù? Vì Trung Cộng chưa hề là đồng minh của Hoa Kỳ và các nước Tây

Phương.

Nếu phải chọn kẻ thù và đồng minh, Tổng Thống Trump nên chọn Nhật là bạn, và coi Trung

Cộng luôn luôn là kẻ thù nguy hiểm.

Bê bối trong Hải Quân Mỹ

Những ai theo dõi tin tức đều nhớ đến vụ bê bối của

Hải Quân Mỹ được gọi là Tailhook scandal xảy ra vào

tháng 9, 1991 tại Las Vegas có liên quan đến hơn 100 sĩ

quan Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến khi những

người này có những hành vi bất xứng nghiêm trọng tại

một dạ tiệc hàng năm của Hội Tailhook Association tổ

chức tại khách sạn Hilton, Las Vegas từ ngày 8 đến 12,

tháng 9, 1991. Dạ tiệc này là phần cuối trong chương

trình hội luận sau khi kết thúc hành quân “Bão Sa Mạc” (Operation Desert Storm), với hơn 4000

người tham dự. Trong dạ tiệc này, sau khi ăn nhậu bù khú say mèm, các sĩ quan Hải Quân “hào

hoa” đã tấn công tình dục các cô các bà, kể cả các nữ sĩ quan, một cách nham nhở và thô bạo. Có

cả thảy 83 người bị làm nhục.. Điều tệ hại là các nam sĩ quan mặc chiếc áo thun in hàng chữ

“Đàn bà là vật sở hữu”. Sự việc nghiêm trọng đến nỗi ông Bộ Trưởng Hải Quân Henry Garrett

và Tư Lệnh Hành Quân Hải Lực Frank Kelso bay chức. Cả hai ông này cũng có mặt tại dạ tiệc!

Ngoài ra còn hai vị Phó Đề Đốc Hải Quân khác là Duvall M. Williams, Jr và John E. Gordon

cũng phải từ chức vì tội che đậy khi điều tra vụ này. Tổng cộng có 14 tướng Hải Quân và gần

300 quân nhân đã bị liên đới và ảnh hưởng trầm trọng đến binh nghiệp. Sau đó, năm 1993, Bộ

Trưởng Quốc Phòng Les Aspin phải duyệt lại toàn bộ chính sách về sự bổ nhiệm các nữ quân

nhân trong quân lực Hoa Kỳ.

Rồi năm ngoái đây, một loạt các vụ tàu chiến Hải Quân bị đụng do sự bất cẩn, vô trách

nhiệm của các sĩ quan chỉ huy. Những vụ này xảy ra tại vùng biển Thái Bình Dương khi các hạm

đội đang hành quân, cũng là một vết nhơ trong quân sử Hải Quân Mỹ. Tháng 1, 2017, Tuần

dương hạm USS Lake Champlain (CViệt Nam-70) đã đâm phải một tàu đánh cá của Hàn Quốc.

Tháng 6/2017, khu trục hạm USS Fitzgerald (DDG-62) va vào một tàu chở container của

Philippines ở ngoài khơi biển Nhật Bản khiến bảy thủy thủ thiệt mạng. Hai tháng sau đó, 10 thủy

thủ trên chiếc USS John S. McCain (DDG-56) thiệt mạng khi USS John McCain va vào một tàu

chở dầu gần Singapore.

Nhưng chưa hết! Gần đây nhất là vụ nhận hối lộ của một loạt các Đô Đốc Hải Quân để ban

phát các món thầu béo bở cho một công ty tên là Glenn Marine Group có trụ sở tại Singapore.

Nhà thầu Glenn Marine Group do ông Leonard Glenn Francis làm chủ, cung cấp dịch vụ vận

chuyển, tiếp vận, giải trí cho Hải quân Mỹ hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Cuộc điều tra

tham nhũng này có tên là Fat Leonard bắt đầu từ năm 2013, nhắm vào hơn 60 vị Đô Đốc và hàng

trăm sĩ quan khác vì đã nhận hối lộ bằng tiền, các món quà đắt giá, tiệc tùng xa hoa ở những nhà

hàng sang trọng nhất Châu Á, và kể cả gái mãi dâm de luxe đưa đến từ nhiều quốc gia khác.

Năm 2015, ông Francis đã bị kết tội hối lộ trong 10 năm qua để nâng giá những dịch vụ cung

cấp cho Hải Quân Mỹ trong một hợp đồng trị giá hàng trăm triệu đô la. Ông ta kiếm lợi hàng

chục triệu.

94

Hiện nay, chính phủ Mỹ đã truy tố 41 người, trong đó có 8 vị tướng Hải Quân trong đó có

Phó Đô Đốc Ted Branch, Giám Đốc Tình Báo Hải Quân. 440 người khác đang còn trong vòng

điều tra trong đó có 60 vị Đô Đốc. Xin nhắc là Hải Quân Mỹ có tổng cộng 210 vị Đô Đốc (Chữ

Đô Đốc tác giả dịch từ chữ Admirals trong bản văn Anh Ngữ. Nó bao gồm tất cả các vị Tướng từ

1 sao (Rear Admiral) lên tới 5 sao (Fleet Admiral) và Admiral of the Navy (Thủy Sư Đô Đốc).)

Theo cáo trạng, một trong những tiệc tùng xa hoa mà hoá đơn lên tới 50 ngàn đô la, là tiệc

khoản đãi các sĩ quan Soái Hạm USS Blue Ridge khi tàu này neo ở bến cảng Manila, Philippines

vào tháng 5, 2008.

Điều đáng nói là qua các tiệc tùng này, tin tức về hoạt động quân sự của Hạm Đội 7 đã bị tiết

lộ. Chắc chắn Trung Cộng, Nga và Bắc Hàn sẽ khai thác các tin tình báo này! Những vụ tham

nhũng, bê bối này làm giảm niềm tin của dân chúng và giảm khả năng, tinh thần chiến đấu của

binh sĩ trong khi Hoa Kỳ đang phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù hung hãn nhất là ở Thái

Bình Dương.

Phát hiện xác chiếc phi cơ Malaysia MH370.

Đúng 4 năm trước đây, ngày 8 tháng 3, 2014, chiếc phi

cơ Boeing 777 chở 227 hành khách và 12 nhân viên phi hành

của Malaysia chuyến bay số MH-370 đã mất tích một cách

kỳ lạ khi đang bay từ Kuala Lumpur của Malaysia đến Bắc

Kinh (Trung Hoa). Không lâu sau khi cất cánh, phi cơ đột ngột đổi hướng khi bay qua vịnh Thái

Lan gần tới Mũi Cà Mâu. Bay vòng một đổi về hướng Tây Nam vào Ấn Độ Dương thì phi cơ

biến mất trên màn ảnh các đài radars. Những cuộc lùng kiếm diễn ra hàng tháng trời bao hết một

vùng rộng từ Ấn Độ Dương cho đến tận vùng biển Tây Nam Úc Châu nơi người ta tìm thấy vài

mảnh vụn. Một vài mảnh vụn cũng được tìm thấy tận gần đảo Madagasca của Phi Châu. Nhưng

cả chiếc máy bay thì mất tăm tích.

Bí mật bao trủm quanh vụ máy bay mất tích vì không ai giải thích được tại sao? Và nó biến

đi đâu?

Mới đây, khi thăm dò nguồn dầu trên Thái Bình Dương, người ta đã tìm thấy xác chiếc máy

bay với tất cả 239 xác nạn nhân gần như nguyên vẹn nằm dưới đáy biển ở vực Mariana (là vực

sâu nhất ở vùng tây bắc Thái Bình Dương).

Sở dĩ thi hài các nạn nhân còn nguyên vẹn là do nhiệt độ ở đáy biển này rất lạnh..

May mắn cho gia đình nạn nhân là việc tìm thấy xác máy bay này xảy ra chỉ vài ngày trước

khi hết thời hiệu pháp lý cho phép các gia đình được nộp đơn

kiện lên chính phủ. Hiện nay, họ đã khởi kiện tại Bắc Kinh và

Kuala Lumpur, cũng như đòi hỏi công ty hàng không phải giải

thích rõ nguyên nhân gây ra tai nạn.

Ngoài chiếc Boeing 777 này, hàng không Malaysia còn mất

một chiếc 777 khác trong chuyến bay số MH-17 khi bay từ

Amsterdam (Hoà Lan) về Kuala Lumpur ngày 17 tháng 7, 2014.

Qua không phận phía đông nước Ukraine đã bị quân phiến loạn Ukraine do Nga yểm trợ bắn rơi

bằng hoả tiễn SAM làm chết tất cả 283 hành khách và 15 nhân viên phi hành. Nga và phiến quân

đã chối bai bải việc này dù có nhiều bằng chứng cho nghe rõ ràng báo động của phiến quân và

lệnh bắn từ 1 chỉ huy của họ, cũng như các mảnh vỡ của hoả tiễn do Nga cung cấp cho phiến

quân.

95

Thời Sự Hàng Tuần 04-14-2018

Kỷ niệm buồn tháng 4.

Mỗi năm, cứ đến tháng tư khi gió

xuân thổi về làm ấm lại không gian sau

một mùa đông dài ở vùng Texas, lòng

chúng tôi lại se thắt, nhớ tới tháng Tư

năm xưa vật đổi sao dời cướp mất đi cả

một tuổi thanh xuân, sự nghiệp của bản

thân lúc đó chưa tròn ba mươi. Cũng

những ngày giữa tháng tư này năm

1975, tin tức chiến sự các nơi sôi động

báo hiệu một thảm khốc lớn xảy đến cho toàn dân miền Nam. Lúc đó, tôi đã giải ngũ hơn một

năm, đang làm việc cho hãng thầu LSI lo việc bảo trì gần 40 chiếc phi cơ C-130 của Sư Đoàn 5

Không Quân ở Tân Sơn Nhất. Thứ sáu cuối tuần, khi lãnh phong bì lương thấy mỏng dính. Mở

ra thì toàn các tờ Mỹ Kim trị giá 20, và 100 đô la mới toanh kèm lá thư của Ban Giám Đốc hãng

hướng dẫn thủ tục ghi danh chuyến bay di tản dự trù vào ngày 24 tháng 4, 1975. Lúc đó, tại các

bãi đậu gần phi đạo có hàng chục chiếc phi cơ vận tải rất lớn do Hoa Kỳ mướn để sẵn sàng

chuyên chở nhân viên các hang Mỹ di tản ra khỏi Việt Nam khi có lệnh.

Vợ tôi tháng trước đã về lại nhà ở Vũng Tàu với bào thai đã vừa lúc chờ sinh. Đúng ngày

hôm nay, 14 tháng 4, cháu bé thứ tư của vợ chồng tôi ra đời. Một bé trai hồng hào kháu khỉnh.

Tôi cũng về Vũng tàu đưa cả gia đình lên Sài Gòn chờ đi. Nhưng không kịp chuyến bay ngày 24,

phải xin dời chuyến sau ngày 28. Và đó là chuyến bay không bao giờ có; vì trong ngày 27, tên

phản bội Nguyễn Thành Trung đã dẫn một đoàn phi cơ A-37 từ Phan Rang đã bị chiếm trước đó,

oanh kích sân bay Tân Sơn Nhất. Các phi cơ dân sự lẫn quân sự vội vàng cất cánh trong đêm đó

làm tan vỡ chương trình di tản của các nhân viên các cơ quan, hãng thầu Hoa Kỳ chưa kịp đi. Phi

trường bị đóng của, lính nhảy dù giăng kẽm gai chằng chịt và đứng gác ở các cổng vào. Các phi

cơ A-37 này do Việt Cộng cướp được khi chúng chiếm phi trường Phan Rang vào đầu tháng 4,

1975. Cũng trong ngày 28 này, Dương Văn Minh sau khi ép Tổng Thống Trần Văn Hương giao

quyền bính, đã ra lệnh cho nhân viên Hoa Kỳ rời khỏi nước trong hạn kỳ 24 tiếng đồng hồ. Một

nhân viên còn lại của hãng đến văn phòng ở một biệt thự gần Lăng Cha Cả cuốn lá cờ Mỹ và

thông báo cho chúng tôi sẽ có chuyến xe bus chở nhân viên Việt Nam còn lại vào phi trường để

ra đi trong đêm đó.

May mắn là gia đình chúng tôi vì quá mệt mỏi; cháu bé sơ sinh khóc nhiều vì không chịu

đựng được không khí nóng bức, ồn ào ở căn phòng chờ. Chúng tôi đành bỏ cuộc, ngậm ngùi trở

về nhà trọ. Đêm đó, Việt Cộng pháo kích dữ dội vào phi trường, ác liệt nhất là khu DAO (Cơ

Quan Quân Sự Mỹ) nơi có hàng ngàn người đang chờ máy bay di tản. Không rõ có bao nhiêu

người thiệt mạng trong đêm cuối cùng cuộc chiến đó. Nếu chúng tôi vào được phi trường chiều

hôm đó, có đến 80% xác suất là đã tan tành da thịt do những hoả tiễn, đại pháo của Cộng quân.

Sau đó là ngày Quốc hận 30 tháng 4 và với tôi, một hành trình 10 năm qua các trại tù khổ sai

của Việt Cộng.

Cháu bé sinh ngày 14 tháng 4, 1975 này, tôi từ giã lên đường vào trại tập trung khi cháu mới

vài tháng và chỉ gặp một lần duy nhất sau đó khi trại tù cho gia đình thăm viếng lần đầu vào đầu

96

năm 1976. Qua Tết đầu năm 1977, vợ tôi lại đi thăm, nhưng lần này chỉ thấy ba cháu lớn. Đứa bé

mới lên hai tuổi không còn nữa! Cháu bị sốt xuất huyết và chết vì không được hưởng săn sóc y tế

đúng mức.

Nỗi lo của Đảng Cộng Hoà

Hiện nay, có nhiều thành viên của Đảng Cộng Hoà sắp phải rời Quốc Hội vì nhiều lý do khác

nhau như về hưu, từ nhiệm, hoặc tranh cử vào các chức vụ khác ngoài Quốc Hội. Có cả thảy 37

vị đã tuyên bố sẽ rời Hạ Viện trong thời gian tới đây. Và như thế, mùa bầu cử sơ bộ năm nay sẽ

sôi nổi vô cùng vì Cộng Hoà sẽ phải cật lực lắm mới hòng giữ được số ghế để nắm vai trò đa số

như hiện nay.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1952 mà đảng Cộng Hoà

có nhiều dân biểu rời nhiệm sở như thế. Trong khi đó, về

phía đảng Dân Chủ, chỉ có 18 vị mà thôi.

Thời gian gần đây, trong những cuộc bầu cử bổ sung ở

các cấp địa phương và tiểu bang, người ta ghi nhận một

khuynh hướng xanh đang nổi lên. Xanh đây có nghĩa là phe

Dân Chủ đang chiếm nhiều ghế.

Một nhà bình luận chính trị, ông Frank Luntz tiên đoán

rằng nếu cuộc bầu cử tổ chức vào thời điểm này, thì chắc

chắn đảng Cộng Hoà sẽ mất vai trò đa số trong cả Thượng

Viện lẫn Hạ Viện!

Người đứng đầu Super PAC hôm thứ Hai còn nói thêm rằng những người tài trợ cho đảng

Cộng Hoà nên tập trung khả năng vào việc cứu vãn ở Thượng Viện vì chắc chắn Cộng Hoà sẽ

mất ghế ở Hạ Viện.

Hiện nay, Cộng Hoà có 237 ghế Hạ Viện so với Dân Chủ có 193. Ngoài ra có 5 ghế trống

chưa có ai được bầu vào. Tại Thượng Viện, Cộng Hoà nắm một đa số rất khiêm tốn 51 ghế so

với Dân Chủ 49; nhưng Cộng Hoà vẫn còn nhiều cơ hội giữ vai trò đa số.

Theo tin mới nhất của The New York Times, bên Dân Chủ có đến 1415 đảng viên sẽ ra tranh

cử các ghế Hạ Viện so với bên Cộng Hoà chỉ có 934 người. Có rất nhiều phụ nữ cũng sẽ nhào ra

tranh cử với số lượng đông chưa từng có trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ.

Trong trường hợp phe Dân Chủ chiếm đa số ở Hạ Viện, Tổng Thống Trump có thể bị đàn

hặc. Người to miệng nhất trong việc này là bà dân biểu da đen Maxine Waters luôn phủ nhận

Tổng Thống Trump và đòi hạ bệ ông. Bị đàn hặc nhưng nguy cơ truất phế thì khó xảy ra, vì đó là

quyết định ở Thượng Viện mà phe Dân Chủ nếu có thêm ghế, cũng không thể tìm ra được số

phiếu thuận trên 60 để hạ ông Trump. Dân Biểu Paul Ryan, Chủ Tịch Hạ Viện cũng tuyên bố sẽ

không tái ứng cử thêm trong nhiệm kỳ tới. Đảng Cộng Hoà mất đi một người xuất sắc.

Tối thứ Năm, lại có tin Tiểu Bang California đề nghị cắt tiểu bang ra làm 3: California,

SoCal, NorCal. Việc này do những nhà tỷ phú đề xướng và có thể sẽ được đưa ra Quốc Hội

California bỏ phiếu vào cuối năm nay. Nhưng còn Quốc Hội Liên Bang có thuận hay không?

Chuyện về Tổng Thống Trump và cô tài tử phim con

heo Stephanie Clifford

Ủy Ban Điều Tra Đặc biệt của ông Robert Mueller nay

chuyển hướng sang Luật sư riêng của Tổng Thống Trump.

97

Tuần qua, FBI đã nhận trát để khám xét văn phòng và nhà riêng ông Michael Cohen. Họ đã tịch

thu các máy điện toán, hồ sơ tài chánh, ngân hàng… Được biết việc này có liên quan đến khoản

tiền 150 ngàn đô la ông Cohen trả cho cô Stephanie Clifford vào năm 2016 nhằm mua sự im lặng

của cô này. Cô Clifford là một nữ tài tử chuyên đóng phim con heo dưới tên Stormy Daniels. Cô

này cáo buộc rằng ông Trump từng có quan hệ tình dục với cô vào khoảng năm 2006. Việc ông

Trump có ăn nằm với một cô gái tài tử phim con heo thì chẳng có gì đáng làm to chuyện. Ăn

cháo trả tiền sòng phẳng; đàn ông mà! Nhất là chuyện xảy ra 10 năm trước khi ông ứng cử Tổng

Thống Hoa Kỳ. Nhưng khổ nổi là khi các ký giả hỏi ông về vụ này, ông trả lời không biết; kể cả

câu hỏi luật sư Cohen có trả tiền bịt miệng, ông cũng nói trớ rằng: Hãy hỏi ông Cohen.

Nếu Ủy Ban Điều tra dùng tiền thuế của dân để cứ điều tra cả năm trời những chuyện ăn chơi

lăng nhăng của ông Trump ngày trước thì quả là phí phạm. Hơn một năm nay, Ủy Ban này dã

không tìm ra bằng chứng nào kết tội Tổng Thống Trump có câu kết với Nga trong mùa bầu cử.

Cựu Tổng Thống Clinton còn vi phạm trầm trọng hơn, nhất là ngay trong thời gian làm Tổng

Thống mà Quốc Hội chỉ đàn hạch rồi bỏ qua, thì việc ăn nằm của ông Trump với vài cô gái làng

chơi có thấm gì?

Bốn tiểu bang đồng ý gửi Vệ Binh ra biên giới

Việc chặn đứng những đoàn ngưòi từ Trung Mỹ xuyên qua

nước Mexico để tràn vào Hoa Kỳ hiện là mối lo rất lớn theo như

lời Tổng Thống Trump: ”Hoa Kỳ đang bị xâm lăng!”

Tuy nhiên, theo đề nghị của ông, hiện các Thống Đốc ba tiểu

bang Texas, Arizona, và New Mexico đã gửi hàng ngàn vệ binh

ra phụ giúp Cảnh Sát tuần biên. Con số nghe được đến nay là

4000 quân trong đó Texas gửi nhiều nhất và còn hứa hẹn sẽ tăng

thêm nếu cần thiết.

California cũng gửi 400 binh sĩ. Nhưng Thống Đốc Jerry

Brown, một người Dân Chủ chống đối chính sách di dân của Tổng Thống Trump nói rằng quân

lính của ông chỉ làm nhiệm vụ chống tội phạm chứ không bắt những người chạy trốn bạo lực ở

các nước khác và mưu tìm cuộc sống tốt đẹp ở Mỹ!.Theo luật lệ thì quân đội của tiểu bang sẽ

hoàn toàn thuộc quyền điều động của vị Thống đốc tiểu bang mình. Chính phủ liên bang sẽ phải

chi tiền mà thôi. Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis hôm thứ Sáu đã chấp thuận một ngân

khoản từ ngân sách của Bộ cho 4000 quân nhân.

Trong mấy tháng qua, con số người từ Mexico vượt biên đã gia tăng gấp ba lần nếu so với

cùng thời điểm này năm ngoái. Nhưng so với thời kỳ của Tổng Thống Bush và Obama, thì đã có

giảm đi nhiều lắm. Cả hai vị cưu Tổng Thống đều từng gửi vệ binh ra biên giới để chặn người

xâm nhập trái phép.

Thống Đốc Arzona Doug Ducey phản bác luận cứ của những người Dân Chủ cho rằng việc

Tổng Thống Trump ngăn chặn dân bất hợp pháp là vì lý do chính trị. Ông nói: “Tôi không cho

rằng đây là vấn đề giữa hai đảng, và càng không phải là vấn đề kỳ thị chủng tộc.” Ông còn nói

thêm về việc cần thiết phải ngăn chặn nạn chuyển người và ma tuý vào Hoa Kỳ; biên giới không

nên thả lỏng mà không kiểm soát.

Những vệ binh được gửi ra biên giới sẽ được võ trang nếu tình hình cho thấy có nguy cơ xảy

ra cho tính mạng của họ.

98

Sẽ không có hạn kỳ nào cho việc đóng quân tại biên giới. Theo Thống Đốc Texas là Gregg

Abbott thì có lẽ sẽ lâu dài.

Bà Susana Martinez, Thống Đốc New Mexico cho hay đợt đầu sẽ đóng góp 250 lính. Ngoài

ra, Thống Đốc Henry McMaster của South Carolina, tuy ở xa, cũng muốn gửi vệ binh trợ lực

như từng làm hồi năm 2006 thời Tổng Thống Bush.

Mỹ và Bắc Hàn ngôn ngữ bất đồng

Có nhiều tin cho hay sẽ có cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ và lãnh tụ Bắc Hàn

trong tháng tới về việc gọi là giải giáp các vũ khí nguyên tử. Địa điểm chưa được ấn định! Có thể

trong vùng phi quân sự ở vỹ tuyến 38, nơi Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in sẽ gặp Un tháng

này. Cũng có thể theo ý của Tổng Thống Trump sẽ gặp mặt Kim Jong Un tại Mỹ hay một quốc

gia khác ngoài khu vực Triều Tiên như Singapore, Thụy Sĩ hay Thụy Điển… Tháng trước, lần

đầu tiên Kim Jong Un đã đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình bằng chuyến xe lửa bọc thép đặc biệt

của anh ta. Nếu Kim dùng máy bay riêng, sẽ để lộ ra những nhược điểm kỹ thuật; và còn gây khó

khăn cho những nước mà theo lộ trình, phi cơ này sẽ tạm dừng để tiếp tế xăng. Vì hiện nay có rất

nhiều nước theo lệnh LHQ tẩy chay và cấm vận Bắc Hàn! Cha của Ủn là Kim Jong-il rất sợ ngồi

máy bay và có rất ít lần rời khỏi thủ đô Pyongyang.

Nhưng rõ ràng là Nga đã gửi thành viên cao cấp đến Pyongyang để tạo mối quan hệ than

thiết hơn trước.

Những nhà bình luận tỏ ra bi quan trước tin Mỹ và Bắc Hàn gặp nhau vì sẽ không đi đến đâu.

Phía Mỹ thì muốn Bắc Hàn phải từ bỏ các chương trinh vũ khí nguyên tử, giao nộp các kho

vũ khí và chấp thuận cho những đoàn thanh tra đến tận các nơi để kiểm soát. Ngược lại, phía Bắc

Hàn sẽ không chịu đơn phương mà sẽ đòi hỏi cả Hoa Kỳ cùng cam kết hủy bỏ vũ khi nguyên tử,

rút quân Mỹ ra khỏi Nam Hàn - là điều mà Bắc Hàn xem như một hành vi đe dọa thường trực, và

có thể, còn đòi Mỹ phải ngưng các hoạt động quân sự trong vùng biển của bán đảo Triều Tiên.

Dĩ nhiên Mỹ không bao giờ chấp nhận những điều trên cả.

Không rõ chuyện gặp nhau giữa hai ông cứng đầu, hãnh tiến này sẽ diễn ra sao? Tổng Thống

Trump có cần mang theo Chuck Norris phòng hờ Kim Jong Un cho mấy tên võ sư Thái Cực đạo

ra hù không?

Nhưng chắc là có nhiều chuyện để cười lắm dù biết cuộc họp sẽ không đi tới đâu.

Assad lại giết dân mình

Tưởng rằng sau khi hàng trăm quân kháng chiến chống Assad

rời thành phố Gouta là yên chuyện! Nào ngờ trong cuối tuần qua,

Tổng Thống Bashar Assad của Syria lại dùng vũ khí hoá học bắn

vào thành phố Douma làm chết hàng chục thường dân trong đó đa

số là đàn bà và trẻ em. Số người thương vong không biết chính xác

là bao nhiêu vì quân chính phủ Syria của Assad đã chặn hết các lối

vào và cắt đứt hầu hết mọi phương tiện liên lạc. Có tin cho hay gần

45 người chết. Bác sĩ và xe cứu thương cũng bị ngăn cản không

vào được thành phố, mà theo chính phủ Syria là do phiến quân

chiếm đóng. Hoa Kỳ lên án mạnh mẻ vụ giết hại thường dân này. Trong cuộc họp của Hội Đồng

Bảo An LHQ, bà Nikki Haley đã nói rằng chỉ có quỷ sứ mới hành động vô lương tâm giết chết

đàn bà trẻ con. Tổng Thống Trump cũng lên tiếng kết án và nói luôn rằng Nga phải chịu trách

99

nhiệm về vụ này. Ông đe dọa Nga và Syria sẽ phải trả một giá rất đắt. Từ nhiều năm nay, chính

phủ Syria vẫn thường xuyên dùng vũ khí hoá học (đặc biết là chất Sarin và chloride) để bắn vào

các khu dân cư. Chúng ta còn nhớ năm ngoái, ngay sau khi mới nhậm chức, Tổng Thống Trump

đã ra lệnh bắn một loạt hoả tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân của Syria trong khi đang đãi

tiệc Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

Phản ứng của Tổng Thống Trump

Tuần trước, Tổng Thống Trump có ngỏ ý sẽ rút hết quân ra

khỏi Syria. Không rõ bây giờ ông có giữ ý định đó hay không.

Nhiều tướng lãnh không đồng ý việc rút quân. Hiện nay, có nhiều

khuynh hướng trong Quốc Hội Hoa Kỳ muốn Mỹ phải đẩy mạnh

cuộc chiến để lật đổ Assad. Có vị còn cho rằng nguy cơ ở Syria

còn trầm trọng hơn việc bảo vệ biên giới phía Nam. Họ còn đặt

câu hỏi rằng liệu Mỹ có dung thứ cho tội ác diệt chủng không?

Một số vị dân cử thì đề nghị Hoa Kỳ phải bàn thảo cùng các đồng

minh để tìm một phương cách hợp lý.

Thật sự thì nhóm kháng chiến tại Syria cũng là Hồi Giáo. Họ không phải là đồng minh chí

cốt của Hoa Kỳ. Tổng Thống Assad dùng vũ khí hoá học giết dân mình là một tội ác. Từ 2012

đến nay, Assad đã dùng vũ khí hoá học hàng trăm vụ, sử dụng đến 68,334 thùng hoá chất gây

thương vong cho hàng ngàn dân. Chỉ trong hơn 3 tháng đầu năm 2018, đã có 8 vụ.

Nhưng tại sao chỉ có Hoa Kỳ mới có trách nhiệm giải quyết vụ này? Các nước Tây Phương

từng xiển dương và tôn trọng nhân quyền đâu không góp sức vào? Cứ để Hoa Kỳ một mình

đương đầu? Và việc đương đầu này sẽ dẫn tới xung đột với Nga là đồng minh thân thiết của

Assad! Hiện nay, Pháp và Anh đã gửi chiến hạm đến vùng biển sát Syria, Italy và Đức không

tham gia. Nga đe dọa sẽ tấn công chiến hạm và phi cơ Mỹ nếu Mỹ bắn hoả tiễn vào Syria.

Chính Tổng Thống Obama ngày 20 tháng 8, 2012 cũng tuyên bố một lằn ranh trong việc

Syria dùng vũ khí hoá học mà nếu họ vượt qua lằn ranh đó, Hoa Kỳ sẽ trừng phạt bằng vũ lực.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Syria Walid al-Moallem tức khắc đồng ý đề nghị của Hoa Kỳ rằng họ sẽ

giao nộp tất cả kho vũ khí hoá học để tránh sự trừng phạt quân sự. Lúc đó, Nga cũng đồng ý việc

này qua lời Ngoại trưởng Sergey Lavrov.

Vào tháng 9, 2013, chính phủ Syria chấp nhận những thỏa ước quốc tế nhằm hủy bỏ các kho

vũ khí hoá học mà hạn chót là ngày 30 tháng 6, 2014. Các nước lúc đó tin rằng Syria đang sở

hữu một kho vũ khí hoá học lớn nhất thế giới. Bốn năm trước, khi còn thời Tổng Thống Obama,

Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry còn nói cứng trong buổi tọa đàm Meet The Press năm 2014

rằng “Chúng ta đã có thương lượng để hoàn toàn chấm dứt hẳn việc Syria dùng vũ khí hoá học.”

(We struck a deal where we got 100 percent of the chemical weapons out)

Nhưng do sự quá mềm yếu của Obama, Syria cứ trì hoãn, gây khó khăm cho những phái

đoàn điều tra, giám sát quốc tế. Một báo cáo của Thông Tấn Xã Reuter cho biết Syria không từ

bỏ việc sử dụng vũ khí hoá học. Họ còn giữ đến 2000 trái bom hoá học và đã sử dụng để giết dân

chúng cho đến nay cả hàng trăm vụ.

Cứ cho rằng Hoa Kỳ sẽ nhận một phần trách nhiệm trong vụ chặn đứng nạn diệt chủng đi.

Còn biên giới phía Nam đang bị đe dọa bởi từng đoàn người từ Trung Mỹ tràn qua thì không

phải là một đại họa hay sao? Nếu phải chọn ưu tiên, quý vị nghĩ nên chọn mặt trận nào? Syria

hay biên giới?

100

Mới đây, Tổng Thống Turkey là Erdogan lên tiếng chỉ trích sự can thiệp của Nga và Iran vào

số phận vùng Afrin thuộc Syria. Ông Erdogan đòi hỏi rằng tương lai của vùng Afrin này phải do

Thổ quyết định chi tiết sẽ giao trả cho dân chúng Syria. Tuy Thổ hợp tác với Nga và Iran trong

cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Thổ vẫn từ lâu ủng hộ phe chống đối và có ý định hạ bệ

Tổng Thống Assad. Hiện Tổng Thống Iran Hassan Rouhani thì muốn giao vùng Afrin cho quân

đội chính phủ Syria! Thổ cũng xem nhóm YPG thuộc sắc dân Kurd do Mỹ yểm trợ chống ISIS là

nhóm khủng bố. Vì thế, họ dành hết nỗ lực để đánh bật nhóm này ra khỏi vùng Afrin.

Do Thái oanh kích lãnh thổ Syria.

Như một thông điệp cứng rằn gửi cho chính phủ Syria,

Nga, và Iran; kể cả Hoa Kỳ; ngày thứ Hai 9 tháng 4, hai

chiến đấu cơ tối tân của Do Thái đã bay qua không phận

phía nam Lebanon phóng nhiều hoả tiễn vào các mục tiêu ở

căn cứ chiến lược Tiyas là một phi trường quân sự ở tỉnh

Homs thuộc Syria. Căn cứ này được sử dụng bởi Quân

Đoàn Vệ Binh Cách mạng Islam của Iran và cũng là bản

doanh của nhóm khủng bố Hezbollah. Nơi đây có các

thành viên đầu não của bọn khủng bố và là nơi tàng trữ các loại vũ khí chiến lược, các phi cơ

không người lái đang đậu trong các hangars kiên cố. Cuộc không kích đã giết chết 14 người.

Thông thường, Nga ít khi lên tiếng về những vụ Do Thái oanh kích vào Syria. Nhưng lần này,

Ngoại Trưởng Nga phải la lớn rằng đây là một hành động rất nguy hiểm. Có lẽ do đây là lần đầu

tiên mà Do Thái đã không báo trước cho Nga biết về cuộc oanh kích. Và căn cứ này lại có cả

quân lính và phi cơ Nga đồn trú.

Hai tháng trước đây, thế giới đã nín thở khi có hàng loạt những cuộc đối đầu giữa phi cơ Do

Thái và Iran trên vùng trời Syria trong đó có 1 phi cơ F-16 của Do Thái và 1 phi cơ không người

lái của Iran bị bắn rơi cùng với 12 cơ sở quân sự của Iran và Syria bị tàn phá hay hủy diệt.

Đại nạn của các cựu Tổng Thống

Cũng cuối tuần qua, bà Park Geun-hye, 65 tuổi, cựu

Tổng Thống thứ 11 của Nam Hàn (2013-2017) đã lãnh

một án tù 24 năm về 14 trong số 16 cáo buộc các tội lạm

dụng quyền lực, tham nhũng, nhận hối lộ, ban phát ân

huệ cho người thân. Ngoài việc phạt tù, bà còn bị phạt

một số tiền là 17 triệu đô la. Trước đây, bà đã bị Quốc

Hội đàn hặc và buộc phải rời khỏi chức vụ vào ngày 10

tháng 3, 2017 do một án lệnh của Toà Bảo Hiến Đại Hàn.

Từ đó cho đến ngày ra toà mới đây, bà phải ngồi trong phòng giam. Bà Park Geun-hye là con gái

đầu lòng của cố Tổng Thống Park Chung-hee (1963-1979), nhà độc tài đã đưa nước Đại Hàn từ

một quốc gia nghèo, chậm tiến tiến lên một cường quốc phát triển ở Đông Nam Á.

Khi tuyên xử 24 năm tù cho bà Park, ông thẩm phán đã nói rằng phải có mức án thật năng để

gửi ra một thông điệp rõ ràng cho những nhà lãnh đạo Nam Hàn trong tương lai rằng không thể

lạm dụng quyền lực mà người dân đã giao phó trong tay mình.

Tuy thế, hôm 6 tháng 4, vẫn có rất nhiều người ủng hộ bà Park đã tập trung ngoài toà án để

yêu cầu trả tự do cho bà. Toà đã xử không có sự hiện diện của bà vì bà và luật sư không chịu đến

101

toà. Do đó, toà phải dùng truyền hình để tiến hành phiên toà. Đây là lần đầu ở Nam Hàn đã áp

dụng cách thức này theo một đạo luật mới ban hành năm ngoái cho phép xử phiếm diện và

truyền hình cho công chúng theo dõi.

Tại Nam Phi, cựu Tổng Thống Jacob Zuma, 75 tuổi cũng

bị toà án cáo buộc tội 16 tội danh liên quan đến vụ mua bán vũ

khí trong những năm thập niên 1990. Những tội danh gồm có

tham nhũng, rửa tiền, nhận hối lộ… Sau khi ông xuất hiện

trước toà án Tối Cao ở Durban, toà cho đình vụ xử đến ngày 8

tháng 6 sắp tới. Ông ta bị bắt buộc từ chức vào hồi tháng 2 vừa

qua. Nhưng người ủng hộ ông cho rằng toà án đã buộc những

tội đã không còn thời hiệu.

Qua đến Nam Mỹ, cựu Tổng Thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva (2003-2011) cũng bị tố

cáo các tội tham nhũng, rửa tiền, nhận hối lộ từ các viên chức thuộc cấp. Ngày 12 tháng 7, 2017,

ông ta bị toà tặng bản án 9 năm rưỡi nhưng được tại ngoại chờ kháng án. Hiện ông đã ra trình

diện toà.

Mỹ trừng phạt nhiều viên chức cao cấp Nga.

Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đối

với hàng chục viên chức cao cấp và những nhân vật quyền thế của

nước Nga. Bảy nhân vật quyền lực này có những mối quan hệ mật

thiết than cận với Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Ngoài ra, lệnh

trừng phạt còn áp dụng với 12 công ty do những người nói trên làm

chủ.

Tính chi tiết thì có 17 viên chức cao cấp Nga và công ty quốc

doanh Rosoboronexport từng bán súng đaạn cho nước Syria cũng như công ty trực thuộc là Ngân

Hàng Tổ Hợp Tài Chánh Nga.

Biện pháp này là một phần trong các sự trừng phạt vì Nga đã can dự quấy rối vào bầu cử tại

Hoa Kỳ cũng như cuộc xâm lăng và can thiệp tại Ukraine, Crimea và Syria. Tổng Thống Trump

đã nói nguyên văn: “Chúng ta không thể cho phép họ thành công trong việc gieo những sự hỗn

loạn, bất bình và cay đắng.” Toà Bạch Cung còn giải thích thêm rằng các biện pháp trừng phạt là

để cho thấy những người Nga từng trục lợi qua các việc phá thối bầu cử ở Mỹ hay trong những

cuộc bầu cử ở các nước dân chủ Tây Phương phải gánh lấy hậu quả việc họ làm.

Ông Bộ Trưởng Ngân Khố thì chỉ rõ ra tội ác của Nga khi chiếm bán đảo Crimea và sự trợ

giúp cho chính phủ độc tài của Assad ở Syria.

Trong những người bị trừng phạt có nhà tỷ phú Nga

Oleg Deripaska (là người có quan hệ với ông Paul

Manafort); tỷ phú Kirill Shamalov, con rể của Putin và là

một lãnh đạo ngành năng lượng Nga; Suleiman Kerimov, là

người từng mang vào Pháp hàng triệu Euro giấu trong các

va li.

Việc nói trên cũng là sự trả đũa của Mỹ sau khi Nga trục

xuất 60 nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Quý vị còn nhớ việc Nga

cho điệp viên sang Anh Quốc dùng thuốc độc sát hại một cựu gián điệp Nga đã gây ra luồng

sóng phản đối từ các nước Tây Phương. Sau đó các nước đã trục xuất hàng trăm nhân viên ngoại

giao Nga và Nga cũng trả đũa bằng cách trục xuất tương tự.

102

Tính đến nay, Hoa Kỳ đã có nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau đối với 189 đối tượng vừa

các nhân vật cao cấp, vừa các công ty Nga. Hồi tháng Giêng, Hoa Kỳ đã điểm mặt đến 200

người Nga giàu có, uy quyền sau khi Quốc Hội thông qua một đạo luật nhằm trừng phạt Putin.

Tài khoản của những nhà giàu Nga tại Mỹ bị phong toả trong đó có Nikolai Patrushev, Thư

Ký của Hội Đồng An Ninh Liên Bang Nga, Vladimir Kolokoltsev, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ và

Cảnh Sát Nga, và Evgeniy Shkolov, một phụ tá của Putin.

Phía Nga, dĩ nhiên lên tiếng phản đối và đe dọa sẽ trả đũa mạnh. Họ cho việc phong toả tài

khoản của người Nga tại Mỹ là hành vi ăn cướp.

Tuy nhiên tin từ Nga cho thấy tuần lễ vừa qua, kinh tế Nga đã thấm đòn. Thị trường Nga bị

giảm sút đáng kể và còn có thể tệ hại hơn trong thời gian sắp tới.

Chiến Hạm Mỹ thách đố Trung Cộng

Trong lúc đó, các chiến hạm Hoa Kỳ di chuyển trên biển

Đông, qua vùng lưỡi bò. Hoa Kỳ cho 20 chiếc phi cơ F-18 bay lên

bay xuống trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt

liên tục trong 20 phút để thị uy. Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm

nguyên tử này đang dẫn đầu một hải đoàn gồm nhiều khu trục

hạm trong một cuộc thao dượt định kỳ ngay trong vùng biển mà

Trung Cộng loan báo chủ quyền hoàn toàn.

Ngoài Hoa Kỳ, còn có Hải Quân Nhật và vài nước Đông Nam

Á cũng hoạt động nơi đây, bất chấp lời cảnh cáo của Trung Cộng.

Việc này làm gia tăng sự căng thẳng và có thể gây ra những biến cố đáng sợ khi tàu chiến Trung

Cộng cũng lởn vởn quanh đó theo dõi các chiến hạm Mỹ.

Việc Hàng Không Mẫu Hạm Roosevelt hoạt động tại đây như một sự đối ứng với cuộc thao

dượt lớn của Hải và Không Quân Trung Cộng vài ngày trước đó để phô trương sức mạnh. Trong

cuộc thao dượt này, Trung Cộng huy động hơn 40 chiến hạm và tiềm thủy đỉnh hộ tống chiếc

Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh mà Trung Cộng mua từ bãi phế liệu ở Ukraine về tu sửa thành

chiếc mẫu hạm đầu tiên của họ.

Hoa Kỳ luôn tố cáo Trung Cộng đã quân sự hoá các hòn đảo nhân tạo trên biển đông vì thế,

Hoa Kỳ phải tổ chức những hoạt động quân sự để thực thi quyền tự do hàng hải.

Đô Đốc Koehler, khi hướng dẫn những viên chức quân sự Philippines lên thăm Hàng Không

Mẫu Hạm Roosevelt và quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đã nói: “Việc chúng tôi di

chuyển qua vùng biển Đông không có gì mới lạ. Đây là những hoạt động thường kỳ. Có thể do

sự trùng hợp cùng lúc với cuộc thao diễn của Trung Cộng và các hoạt động hàng hải của các

nước Á Châu mà thôi. Chúng tôi tuân thủ luật hàng hải quốc tế và đó là điều tiên quyết chúng tôi

muốn chứng tỏ.”

Trung Cộng từ lâu vẫn phản đối Hoa Kỳ về những hoạt động quân sự ngoài duyên hải của

họ, ngay cả tại những vùng mà Hoa Kỳ xác định là hải lộ quốc tế.

Cũng nhân vụ này, xin nói qua việc mới đây Trung Cộng đã tuyên bố sẽ giảm thuế nhập nội

xe hơi còn 25% và cũng sẽ nới lỏng việc cho các công ty ngoại quốc đầu tư trong những ràng

buộc cổ phần của các công ty quốc doanh Trung Cộng. Người ta coi đây là kết quả của những

biện pháp cứng rắn và lời đe dọa cuả Tổng Thống Trump đối với Trung Cộng. Tuy thế, bên

ngoài, Trung Cộng phủ nhận điều này và còn ngược ngạo ám chỉ Hoa Kỳ vi phạm các luật lệ của

WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới).

103

Thời Sự Hàng Tuần ngày 21 tháng 4, 2018

Chiến sự ở Syria

Tuần trước, trong khi chúng tôi thực hiện chương trình

Thời Sự Hàng Tuần phát vào tối thứ Bảy 14 tháng 4, tình

hình Syria trở nên sôi động.

Tổng Thống Trump không dọa suông. Ông đã cảnh cáo

trước với Tổng Thống Assad của Syria, và đã thực hiện lời đe

doạ sau khi Assad tiếp tục dùng vũ khí hoá học bắn vào thành

phố Douma giết chết hơn 40 thường dân ở đây. Nga đã lầm

tưởng Tổng Thống Trump cũng chỉ rung cây nhát khỉ nên đã

có lời đe rằng họ sẽ đánh thẳng vào phi cơ và chiến hạm Mỹ

nếu Mỹ bắn hoả tiễn vào Syria. Trump chứ đâu phải Obama?

Sau khi tham khảo với các cố vấn quân sự và bàn thảo với các nguyên thủ thuộc khối NATO, tối

thứ Sáu (tức nửa đêm về sáng ở Syria), Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh cho quân

đội phối hợp với Hải Quân và Không Quân Anh và Pháp thực hiện một cuộc oanh tạc bằng 105

hoả tiễn trong đó có loại Tomahawk vào nhiều mục tiêu ở thành phố Homs và thủ đô Damascus

của Syria. Các mục tiêu nhắm tới là những trung tâm nghiên cứu và kho tồn trữ vũ khí hoá học. Bầu trời Damascus rực lên những ánh lửa màu cam trong hàng giờ. Tin cho hay chỉ có 40 người

chết nhưng không có sự thiệt hại về phía dân chúng.

Thông Tấn Xã TASS của Nga cho biết hoả tiễn rót vào vùng trung tâm thủ đô Damacus, khu

vực có trụ sở chính phủ và dinh tổng thống. Nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ thì xác nhận rằng Mỹ

không nhắm vào Tổng thống Syria Bashar Assad mà chỉ đánh phi trường quân sự Mezzet ở

ngoại ô Damascus và căn cứ không quân vùng núi Kasjoon . Ngoài ra, mục tiêu còn là cơ sở của

đơn vị 41 lực lượng đặc nhiệm của Syria, đơn vị 105 của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa của Iran

đóng gần thủ đô, và các trung tâm nghiên cứu khoa học ở quận Berse phía Bắc Damascus.

Một viên chức Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ cho hay Mỹ chọn lựa rất cẩn thận các mục tiêu, để vừa

có thể tiêu diệt năng lực tấn công hóa học của chính phủ ông Assad mà vừa tránh được rủi ro lan

tràn khí độc ra các khu dân cư.

Phía Syria có bắn lên những hoả tiễn SAM và họ loan tin đã hạ hết hai phần ba (71/105) hoả

tiễn của Mỹ. Nhưng Ngũ Giác Đải bác bỏ tin này và cho hay tất cả đều bắn trúng mục tiêu.

Có nhiều hình ảnh cho thấy khi các hoả tiễn bắn vào, các dàn phòng không của Syria đã bắn

lên nhưng không trúng hoả tiễn nào. Một chuyên viên khi xem các ảnh đã nói rằng các hoả tiễn

của Syria đã không bay trúng vào đạn đạo của hoả tiễn đồng minh.

Việc Hoa Kỳ và đồng minh đánh bom lần này chẳng mới gì. Năm ngoái Tổng Thống Trump

cũng đã ra lệnh bắn 59 trái Tomahawk vào phi trường quân sự của Syria sau khi Assad bắn giết

bừa bãi dân chúng bằng vũ khí hoá học. Chỉ có dưới thời cựu Tổng Thống Obama là từng vẽ ra

lằn ranh đỏ, nhưng đã không làm gì khi Syria vượt qua lằn ranh đó, nên Assad coi thường Mỹ

mà cứ tiếp diễn. Lần này thì chắc phải thấm đòn.

104

Người ta cũng xem đây là một thông điệp mà Tổng Thống Trump nhắn nhe với Kim Jong Un

của Bắc Hàn trước khi ông và Un gặp nhau vào tháng tới tại một địa diểm chưa được tiết lộ.

Phản ứng của Nga

Chúng tôi hồi hộp theo dõi xem phản ứng quân sự của Nga

ra sao. Nhưng được biết Nga đã không có phản ứng cấp thời

nào dù các dàn hoả tiễn phòng không Nga đã ứng trực. Dĩ

nhiên, Tổng Thống Putin đã phủ nhận việc dùng bom hoá học

và lên tiếng kết án Hoa Kỳ và đồng minh đã hành động mà

không thông qua Liên Hiệp Quốc. Ông ta xem đó là một cuộc

xâm lăng chống lại một quốc gia có chủ quyền khi nước này

đang ở tuyến đầu chống lại bọn khủng bố. Ông cũng nói rằng

việc oanh tạc của Mỹ Anh Pháp là vi phạm các luật lệ, quy tắc

của Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Theo Nga, các hình ảnh và đoạn phim quay ở thành

phố Douma là do Mỹ dàn dựng để lấy cớ oanh kích Syria.

Theo lời yêu cầu của Nga, 15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn

hôm thứ bảy để thông qua nghị quyết do Nga thảo ra lên án cuộc không kích Syria của Mỹ, Anh

và Pháp. Nhưng trong 15 thành viên chỉ có Bolivia và Trung Cộng bỏ phiếu thuận, bốn nước

chưa bỏ phiếu là Peru, Kazakhstan, Ethiopia và Guinea. Các thành viên còn lại bỏ phiếu chống

nghị quyết của Nga.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, trong một bài diễn văn ngắn, đã dõng

dạc cảnh cáo rằng: "Nếu ssad sử dụng khí hoá học thêm một lần nữa, Hoa Kỳ đang ở trong tư

thế đạn đã lên nòng súng và s n sàng bắn" (Loaded and locked). Bà cũng mỉa mai Nga rằng Hoa

Kỳ không cần bài học về luật quốc tế của Nga. Từ nhiều năm nay, Nga là nước yểm trợ chính

phủ độc tài Assad. Nhờ có sự bảo trợ của Nga, Assad đã coi thường luật pháp quốc tế mà phóng

hàng ngàn bom hoá học vào các thành phố đông dân cư, giết hại hàng ngàn đàn bà trẻ con vô tội.

Nga đã ít nhất 12 lần dùng quyền phủ quyết để bác bỏ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án

Assad.

Phản ứng của các nước khác

Nguyên thủ của hai nước đồng minh Anh

và Pháp đều lên tiếng tán thành biện pháp oanh

kích vào Syria. Tổng Thống Pháp Emmanuel

Macron tiết lộ rằng ông và Tổng Thống Trump

đã hầu như gọi điện thoại bàn luận mỗi ngày.

Ông còn nhắc Tổng Thống Trump là nên tiếp

tục có mặt ở Syria để ngăn chặn bọn ISIS. Ông

cũng đề nghị giới hạn việc oanh kích vào các

cơ sở tàng trử và sản xuất hoá chất. Bà Karen

Pierce Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc cũng đả

kích Nga trong việc bao che cho Assad dùng vũ khí hoá học.

Tại Belgium, ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư Ký Khối NATO lên tiếng ủng hộ các biện

pháp trừng trị Syria mà theo ông là để giảm khả năng của Assad trong việc tàn sát dân chúng.

Ông nói rằng thế giới đã có những luật lệ cấm việc sử dụng vũ khí hoá học từ 100 năm nay sau

khi Thế Chiến thứ Nhất kết thúc năm 1918. Ông cũng nêu lên con số tất cả 29 nước trong khối

105

NATO đều hoan nghênh việc trừng phạt này của đồng minh. Theo ông, không thể để cho những

hành vi diệt chủng tiến hành mà không trừng trị kẻ gây ra.

Nước Đức, một trong những đồng minh của Mỹ, đã không tham chiến dù Thủ Tướng Merkel

luôn lên tiếng ủng hộ. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Đức, ông Karl-Theodor zu Guttenberg đã

châm biếm chính phủ Đức là “bậc thầy trong việc biện giải” (has shown once again that it's a

grandmaster of dialectics.) Một vị dấu tên đã cho rằng Đức không tham chiến trực tiếp vì Đức

không phải là thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như Pháp, Anh và

Hoa Kỳ là những quốc gia có trách nhiệm rất lớn trong việc duy trì luật lệ quốc tế. Thật ra thì bà

Merkel dường như không muốn nước Đức tăng thêm uy danh trên trường quốc tế vào lúc này là

lúc mà họ đang đương đầu với nhiều vấn nạn trong nước dù theo thăm dò, có 60 phần trăm dân

Đức đồng tình với việc oanh kích của ba nước đồng minh. Hiện nay, bà Merkel còn vất vả để lập

một chính phủ sau cuộc bầu cử tháng 9 năm ngoái mà bà bị sút phiếu rất nhiều. Bà bị chỉ trích dữ

dội bởi cả hai phía tả và hữu. Phía Đảng Xanh, ông Juergen Trittin cho rằng việc bà Merkel hoan

nghênh vụ oanh kích là không chấp nhận được. Còn phe tả thì chủ trương giải quyết vụ Syria

bằng đường lối ngoại giao. Trong khi đó phe cực hữu diều hâu thì lên án sự thiếu hành động của

Đức là làm hỏng mối tình hữu nghị đồng minh với Hoa Kỳ.

Trong khi đó thì ngược lại, đa số dân Anh chống việc oanh kích, nhưng bà Thủ Tướng

Teresa May lại ủng hộ hết lòng. Có lẽ để trả ơn Hoa Kỳ đã đứng về phía họ trong việc Nga ám

sát cựu gián điệp bằng hoá chất ngay trên đất Anh.

Trong đầu tuần này, Tổ Chức Nghiêm Cấm Vũ Khí Hoá Học (Organization for the

Prohibition of Chemical Weapons (OPCW)) đã bị quân đội Syria ngăn cản không cho vào thành

phố Douma để điều tra, xác định việc Syria dùng chất hoá học. Trong khi đó thì Nga cứ nằng nặc

đòi phải chứng minh! Hôm thứ Ba, Nga tuyên bố sẵn sàng cho các đoàn thanh tra vào thành phố

Douma. Nhưng người ta e rằng sau khi chiếm thành phố, Nga đã phi tang hết các dấu tích của

bom hoá học.

Việt Nam Cộng Sản, vẫn còn theo đuôi quan thầy Nga và Trung Cộng, loan những tin thất

thiệt do Nga cung cấp như việc Syria bắn hạ hết hai phần ba hoả tiễn của đồng minh. Trên các

báo nhà nước Cộng Sản Việt Nam, thấy đăng những tin bịa đặt rằng hoả tiễn của đồng minh chỉ

bắn vào các trung tâm cứu trợ hoặc bắn vào những toà nhà bỏ hoang mà thôi!

Tại thủ phủ Austin của Tiểu Bang Texas, sáng ngày Chủ Nhật đã có cuộc biểu tình của

chừng 20 người mang các bảng carton phản đối việc oanh kích của Hoa Kỳ. Họ kêu gọi chấm

dứt chiến tranh, ngưng can thiệp vào Syria. Và đám đông này biểu tình dưới bảng hiệu của cái

gọi là Đảng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa và có nhiều lá cờ màu đỏ xen lẫn trong đó.

Tin mới nhất cho hay Tổng Thống Trump sẽ yêu cầu các nước Ả Rập trong vùng lập lien

minh quân sự chống ISIS. Điều này vô cùng hợp lý, vì các nước Ả Rập vừa giàu, vừa đông, phải

gánh vác việc an ninh của họ để Hoa Kỳ có thể rảnh nợ

James Comey viết sách nói xấu Tổng Thống Trump.

Ông James Comey, cựu Giám Đốc FBI do Tổng Thống

Bush bổ nhiệm, làm việc qua hết cả hai nhiệm kỳ của Tổng

Thống Obama và bị Tổng Thống Trump cách chức vì có

những hành vi bất xứng, thiên vị trong các cuộc điều tra.

Mới đây, ông Comey đã cho phát hàh cuốn sách mang

tựa đề: "A Higher Loyalty: Truth, Lies and Leadership"

106

dịch là “Một mức độ trung thành cao hơn: Sự thật, sự dối trá, và sự lãnh đạo.”

Trong cuốn sách, ông Comey nhắm vào Tổng Thống Trump để phê bình rất cay độc. Ông

viết rằng Tổng Thống Trump là một tên nói láo vung vít, và cho rằng nhiều lúc chính Trump

không biết rằng ông đang nói láo. Khi trả lời phỏng vấn dài hàng vài giờ của ký giả George

Stephanopoulos trong chương trình 20/20 của đài ABC, Comey cho rằng Tổng Thống Trump

không có khả năng tôn trọng và bảo vệ những giá trị làm nền tảng cho đất nước này trong đó

quan trọng nhất là sự thật. Theo ông Comey, về mặt đạo đức, ông Trump không xứng đáng với

cương vị Tổng Thống. Còn tệ hơn nữa là khi ông nói rằng Tổng Thống Trump làm vấy bẩn

những người xung quanh ông ta.

Comey còn lên án Tổng Thống Trump như một tên phạm pháp khi hai người gặp nhau mặt

đối mặt. Đó là trường hợp cuộc gặp mặt vào tháng 2, 2017 mà ông ta nói rằng Tổng Thống

Trump đã yêu cầu Comey ngưng điều tra về ông cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Michael Flynn.

Điều này Tổng Thống Trump phủ nhận là không hề có. Theo Comey, việc này coi như sự cản trở

pháp luật (obstruction of justice.)

Tham vụ Báo Chí Bạch Cung, bà Sarah Huckabee Sanders cho giới báo chí hay rằng Tổng

Thống không theo dõi hết chương trình phỏng vấn trên; nhưng ông có nói rằng chẳng có điều gì

mới lạ. Bà Sanders đặt cho ông Comey cái tên là “a self-admitted leaker" và là người thiếu lương

thiện. (proven to be dishonest.)

Ông Comey có bị tội gì không?

Comey xác nhận rằng cơ quan FBI đã biết trước tất cả các cáo buộc quan trọng trong tập hồ

sơ của Steele ngay cả trước khi cơ quan này hiểu rõ về nội dung của 35 trang giấy mà trong đó

nhằm kết án Tổng Thống Trump câu kết với Nga!!!???

Xin nhắc lại rằng cuộc điều tra khởi sự khi FBI hay việc ông George Papadopoulos có tiếp

xúc với một người nào đó ở London để moi các tin xấu về bà Clinton do Nga cung cấp. Việc này

xảy ra hồi tháng 7 năm 2016.

Điều đáng nói là trong cuốn sách là trong hai tuần lễ trước ngày bầu cử Tổng Thống, ông đã

lưỡng lự không biết có nên đưa ra công luận việc FBI đang nhắm vào nhiều emails khác có dính

líu đến việc điều tra bà Clinton phạm pháp khi sử dụng server cá nhân trong thời gian làm Bộ

Trưởng Ngoại Giao. Comey đã viết rằng ông ta tin bà Clinton sẽ thắng cử (như các thăm dò lúc

đó cho thấy), và ông ta không muốn làm hỏng sự nghiệp của Clinton nên đã giữ lại những tin tức

về cái server riêng mà bà Clinton sử dụng phi pháp khi lưu trữ các hồ sơ mật của quốc gia.

Như thế, đủ thấy những sai phạm của ông Comey rất trầm trọng, có thể bị kết tội hình sự. Vì

để bảo vệ Clinton, ông đã thay đổi tội danh của Hillary Clinton từ “quá sức coi thường” (Grossly

Negligence) thành một lỗi nhẹ “vô cùng bất cẩn” (Extremely Carelessness) và thay đổi “vụ điều

tra” (investigation) bằng “một sự việc” (a matter) do lệnh của cấp chỉ huy là bà Bộ Trưởng Tư

Pháp Loretta Lynch. Sở dĩ ông chiều ý bà Lynch để gỡ tội cho bà Clinton vì lúc đó, như ông

Comey viết trong sách, ông ta tin rằng bà Clinton chắc chắn đắc cử Tổng Thống. Và không có

ông Giám Đốc FBI nào dại gì có những hành vi chống lại một Tổng Thống. Và ông cũng dư biết

bà Clinton rất thủ đoạn và tàn độc. Ông không tin ông Trump sẽ đắc cử. Và ngay sau khi nhậm

chức, Tổng Thống Trump đã đưổi việc ông Comey. Do đó, lúc này là lúc ông Comey trả thù!

Và cũng không quên việc ông Comey nộp hồ sơ lên Toà Án FISA để xin mở cuộc diều tra

dính líu đến Tổng Thống Trump nhưng lại dựa trên một tập tài liệu bịa đặt vu khống do nhóm

Fusion GPS nhận tiền của phe Dân Chủ nhằm hại ông Trump.

107

Ông James Comey không chỉ bị chê trách từ phía những người Cộng Hoà, mà còn bị cả phe

Dân Chủ, Liberal lên án. Rõ ràng ông đang ở thế cô đơn tột cùng.

Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Abe

Tuần này, Tổng Thống Trump đã tiếp Thủ Tướng

Nhật Shinzo Abe tại nhà nghỉ mát ở Mar-a-Lago. Đây

được coi là hoạt động ngoại giao thường kỳ để hai

nước đồng minh cập nhật tình hình quốc tế và tái xác

nhận các vấn đề chiến lược. Hai nhà lãnh đạo bàn đến

nhiều vấn đề mà quan trọng nhất hiện nay là vấn đề

Bắc Hàn trước ngày hai lãnh tụ Bắc Hàn và Nam Hàn,

cũng như Mỹ và Bắc Hàn gặp nhau. Tin hôm tối thứ

ba rằng ông Pompeo, cựu giám đốc CIA và là người

Tổng Thống muốn bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, đã tiếp xúc trước với Kim Jong-un vào

thời gian sau lễ Phục Sinh tại một địa điểm không được tiết lộ.

Đây là cơ hội để Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Abe tái xác nhận lập trường chung là

phải có áp lực tối đa trong những cấm vận đối với Bắc Hàn để Kim Jong-un phải từ bỏ chương

trình nguyên tử và các chương trình hoả tiễn tầm xa. Vì Nhật không có mặt trong các dự trù gặp

gỡ vớI Bắc Hàn, nên có thể xem như bị ra rìa. Lần gặp này, ông Abe nhắc nhở cho Tổng Thống

Trump về những quyền lợi của Nhật. Đặc biệt ưu tiên trong vấn đề ngăn chặn Bắc Hàn bắt cóc

công dân Nhật. Ông muốn Trump phải đồng ý cho Nhật một vị trí quan trọng trong những cuộc

thương lượng đa phương về Bắc Hàn.

Vấn đề quan trọng thứ hai là thuế suất mà Hoa Kỳ đánh trên nhôm và thép nhập cảng. Sau

nhiều lần bàn luận, Tổng Thống Trump có đồng ý tương nhượng đối với các đồng minh Nam

Hàn, Australia, Canada và Liên Âu. Lần này, chắc ông Abe sẽ yêu cầu sự ưu đãi cho hàng nhôm

thép của Nhật. Thép của Nhật đã giúp phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ, nhất là trong ngành sản xuất

xe hơi để các công ty xe hơi có thể cạnh tranh bán với giá rẻ cho khách hàng tại Mỹ.

Nhật cũng phải được coi là một đối trọng đáng gờm của Trung Cộng ở vùng Á Châu Thái

Bình Dương trong khi các nước trong vùng không tin rằng Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến. Mà

mối đe dọa của Trung Cộng thì càng ngày càng lộ dần, đè nặng lên tương lai của các nước.

Đúng thế, Nhật luôn là có một khả năng to lớn về chiến lược. Có đến khoảng 50 ngàn quân

Mỹ đang đóng trên đất Nhật. Nước Nhật phải đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hoà

bình và ổn định. Hoa Kỳ không thể để mất một

đồng minh như thế.

Tổng Thống Trump xét lại việc gia nhập

TPP

Tổng Thống Trump đang tham khảo các cố

vấn về một viễn ảnh tái gia nhập Thỏa Ước

Đối Tác Thái Bình Dương mà ông đã rút ra khi

mới lên cầm quyền. Thoả ước này hiện chỉ còn

11 thành viên.

Tổng Thống Trump, như thường tuyên bố, muốn có một thoả ước công bình mà trong đó

Hoa Kỳ không bị lợi dụng. Nếu sau cuộc gặp với Thủ Tướng Abe mà đem lại một quan hệ đầu tư

108

công bình, các bên cùng có lợi thì Tổng Thống Trump sẽ xét lại việc tái nhập TPP theo các điều

khoản mà hiện nay đang do Nhật điều hợp.

Đặc biệt, Tổng Thống cũng ngồi lại hỏi ý kiến những dân cử từ các tiểu bang nông nghiệp để

có thể có những thương lượng có lợi cho nông dân Mỹ. Trong những người ông tham khảo có

Cố vấn Hội đồng Kinh tế Larry Kudlow và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer về

việc tạo thêm áp lực đối với Trung Cộng bằng cách mở thêm nhiều thị trường cho hàng hoá Hoa

Kỳ.

Phụ tá Tham vụ Báo chí Bạch Cung Lindsay Walters nói rằng: “Năm ngoái, Tổng Thống

Trump giữ lời hứa chấm dứt thương lượng về TPP do hành pháp Obama tiến hành bởi vì nó bất

lợi cho công nhân và nông dân Mỹ. Tuy nhiên ông vẫn luôn muốn có một thương luợng tốt hơn

như ông từng bày tỏ trong bài diễn văn ở Davos tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đầu năm nay.”

Ông đang hỏi ý Đại sứ Lighthizer và Giám Đốc Kudlow có thể thảo luận một thương ước tốt hơn

không. Theo ông, ông đã có những đó là một thương ước song phương với nhiều nước mà hai

bên đều có lợi như nhau. Tổng Thống muốn tiếp tục thương thảo với các nước còn lại trong TPP,

hoặc song phương, hoặc đa phương.

Những Nghị Sĩ Cộng Hoà trong Ủy Ban Nông Nghiệp tỏ sự tán đồng ý định này của Tổng

Thống Trump. Nghị Sĩ Ben Sasse của Nebraska, nói trong một bản tuyên bố rằng: “Điều hay

nhất mà Hoa Kỳ phải ngăn cản Trung Cộng không cho họ cứ tiếp tục gian lận là phải nắm lấy

vai trò lãnh đạo và thuyết phục 11 nước trong TPP về một tự do mậu dịch và tuân thủ luật lệ.”

Thành viên của TPP hiện nay là: Singapore, Brunei, New Zealand, Chile, Australia, Peru,

Vietnam, Malaysia, Mexico, Canada, và Japan. Các nước bày tỏ sự quan tâm là: Colombia,

Philippines, Thailand, China (Cộng Sản), South Korea, Indonesia, và Sri Lanca. Trong đó,

Indonesia thực sự muốn tham gia.

Dân Bắc Hàn đang lâm nạn đói

Trong khi lãnh tụ Kim Jong Un thì béo mập, ủn

ỉn như con heo nọc và đám cận thần, tướng tá cũng

phì nộn thì dân chúng Bắc Hàn đang phải trải qua

một nạn đói kinh khủng mà có thể dẫn đến cái chết

của ít nhất 3 triệu người..

Những người Bắc Hàn vượt thoát qua Nam Hàn

đã kể với phóng viên Lee Young-jong rằng hầu như

toàn bộ dân số Bắc Hàn đang ở trong tình trạng suy

dinh dưỡng vì thiếu ăn triền miên từ nhiều năm qua.

Anh ta cũng cho hay hệ thống phân phối lương thực

tại nhiều nơi bị ngưng hẳn. Điều này xảy ra ngay cả

tại thủ đô Pyongyang và nhiều thành phố do giá cả dao động tại các thị trường không thuộc nhà

nước quản lý. Người Bắc Hàn này được miêu tả là một nhân vật cao cấp trong chính quyền Bắc

Hàn, nhưng phải dấu tên vì sợ gia đình bị trả thù.

Trước đây, cũng có ông Thae Yong-ho, là nhân vật số 2 trong Toà Đại Sứ Bắc Hàn ở London

cũng đào nhiệm, chọn ở lại xứ tự do; và ông ta cũng né tránh ra mặt trước công chúng. Năm

ngoái, ông Thae đã đến Washington để tường trình trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ

về thực trạng ở Bắc Hàn.

109

Bộ Thống Nhất Nam Hàn và các cơ quan tình báo Nam Hàn chưa được báo động về tin này.

Họ cho hay việc thế giới cấm vận Bắc Hàn đã đưa đến tình trạng nghiêm trọng này nhưng chưa

đến mức cần có những cuộc cứu trợ cấp tốc.

Lời tuyên bố của Bộ Thống Nhất trái ngược lại với bản tuyên bố của Tổ Chức Lương Nông

Thế Giới. Trong bản báo cáo về khủng hoảng lương thực toàn cầu, tổ chức này cho thấy có đến

41% tổng số dân Bắc Hàn tức khoảng 10.5 triệu dân Bắc Hàn đang ở trong tình trạng thiếu ăn.

Ngày 27 tháng 4 này, hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Hàn sẽ gặp nhau trong một hội nghị

thượng đỉnh. Nhưng theo nhà phân tích chính trị Park Jae-kyu thuộc trường Đại Học Kyungnam

thì Tổng Thống Nam Hàn sẽ tránh không đặt vấn đề giải giới vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn.

Theo ông, không nên hấp tấp. thúc bách Bắc Hàn trong việc này nếu muốn cuộc hội nghị đạt

được kết quả tốt. Ông Park cũng từng là Bộ Trưởng Bộ Thống Nhất của Nam Hàn.

Mẫu Hạm của Trung Cộng chỉ là thứ hàng mã.

Hoá ra chiếc tàu gỉ mục Trung Cộng mua từ bãi

phế liệu bên Ukraine đem về sơn phết là thành chiếc

Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh – là chiếc mẫu

hạm đầu tiên và độc nhất của Hải Quân Trung Cộng

- chỉ là thứ hàng mã..

Đây không phải là điều chúng tôi vì ghét Trung

Cộng mà đặt ra để dè bỉu! Mà căn cứ trên những

điều nghe qua từ đài truyền hình Trung Ương của

Trung Cộng tiết lộ.

Đài này cũng dẫn chứng từ một báo cáo của một

phi công Trung Cộng tên là Xu, có 14 năm kinh

nghiệm lái máy bay. Ông ta than phiền phải có một thể lực thật tốt và một sự can đảm cộng với

sự may mắn để có thể đáp an toàn trên chiếc hàng không mẫu hạm này.

Theo ông ta, phi cơ khi cất cánh từ Liêu Ninh được phóng bằng một kiểu gọi là Ski Jump do

một cái cung bật đẩy. Việc cất cánh còn dễ hơn đáp xuống. Vì khi đáp, phi đạo đã ngắn và các

trang bị cổ lổ thới Sô Viết có nhiều điều bất trắc để chặn phi cơ khi đáp xuống.

Để có thể hoạt động trên mẫu hạm, những chiến đấu cơ như J-15 phải bỏ bớt vũ khí và xăng

nhớt để cho thật nhẹ vì phi đạo thì không đủ dài cho những phi cơ nặng nề cất cánh.

Đài Truyền hình CCTV còn nói rằng Hải Quân Trung Cộng đã cải biến rất nhiều trên chiếc

mẫu hạm kề từ khi nó được đưa vào sử dụng năm 2012 sau khi mất hết 8 năm để sơn sửa. Chiếc

tàu này do Ukraine chế tạo và đã là thứ hàng phế thải nằm ụ ở hải cảng Dalian khi Trung Cộng

mua lại nó.

Hệ thống chính trên tàu có hơn 1200 trang bị kỹ thuật làm tại nội địa Trung Hoa. Một phần

của hệ thống yểm trợ không hành do các chuyên viên địa phương thiết kế có thể chịu được độ

nóng đến 1800 độ C. Thứ dụng cụ này (jet blast deflector)

dùng để chặn hơi thoát từ động cơ phản lực và quẹo nó sang

hướng khác.

Chiếc mẫu hạm Liêu Ninh chạy bằng hơi nước vận hành từ

turbines và có vận tốc tối đa là 28 knots (gần 52 km/giờ), thua

những hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử của Hoa

Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ hiện có 11 mẫu hạm loại lớn đang hoạt

động trên các đại dương. Ngoài ra còn có 9 chiếc chiến hạm

110

thủy bộ cùng cỡ, và 3 mẫu hạm nhỏ.

Thật ra thì chiếc Liêu Ninh này được phân loại là chỉ dùng để huấn luyện chứ không có khả

năng tham chiến. Cũng do nhiều giới hạn về cấu trúc và những khuyết điểm (defects), chiếc mẫu

hạm này không thể được cải biến gì thêm.

Những bình phẩm về các nhược điểm của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh còn thấy xuất

hiện trên nhiều báo chí, kể cả Tân Hoa Xã và tờ nhật báo chính thức của Quân Đội Giải Phóng

Trung Hoa. Vì một lẽ rất dễ hiểu là chiếc mẫu hạm này đã quá lỗi thời. Nó thuộc thế hệ thứ ba

của các loại chiến hạm.

Những phi cơ J-15, do Trung Cộng bắt chước từ loại Sukhoi Su-33 của Nga, không thể dùng

phi đạo ngắn và cất cánh thẳng như các phi cơ tàng hình F-35 của Mỹ. Chúng chỉ có thể so với

loại F-14 Grumman 2 động cơ lỗi thời. Hiện Hải Quân Mỹ dùng loại F-18 series E và F để thay

thế F-14 đã không còn sử dụng từ mấy chục năm qua .

Tuy nhiên, chiếc Liêu Ninh cũng có mặt trong những lần thao dượt mới đây của Hải Quân

Trung Cộng, mà theo Cao Weidong, một nhà nghiên cứu chiến lược hải quân Trung Cộng, thì nó

nhằm mục đích thực tập khả năng phối hợp của hải đoàn Trung Cộng trong cuộc hành quân thủy

bộ.

Trung Cộng cũng cho hạ thủy chiếc thứ hai vào ngày 26 tháng 4, 2017 để có thể đưa vào sử

dụng vào năm 2020. Chiếc mẫu hạm này hoàn toàn do Trung Cộng chế tạo, cũng thuộc đẳng cấp

Kuznetsov như chiếc Liêu Ninh là loại tàu rất cũ của Nga. Hải quân Trung Cộng cũng sẽ cho hạ

thủy thêm nhiều khu trục hạm mà họ khoe là uy vũ nhất thế giới. Để xem các chiến hạm này có

phẩm chất giống như các thứ hàng mã mà Trung Cộng sản xuất và bị chê khắp thế giới không!

Thị Trưởng London đòi kiểm soát luôn cả dao

Nại cớ có nhiều vụ giết người bằng dao xảy ra tại London, ông

Sadiq Khan, Thị trưởng Thủ Đô của Anh đã đưa ra đề nghị kiểm

soát gắt gao việc dùng dao. Được biết các vụ giết người ở London

gia tăng đáng kể, con số xảy ra hàng ngày hiện đã vượt xa các vụ

giết người tại thành phố New York. Chỉ mới chưa đầy 4 tháng đầu

năm 2018, đã có hơn 50 vụ giết người tại London mà đa số có liên

quan đến bọn băng đảng. 15 vụ trong tháng 2, và 22 vụ trong

tháng 3. Tại Anh, việc kiểm soát súng rất gắt gao. Nhưng qua

những vụ giết người mới đây, đã thấy có đến 31 người bị giết bằng dao.

Ông Saiq Khan, một người Hồi Giáo gốc Pakistan đã nói rằng: “Không có lý do gì, và cũng

không thể biện minh cho việc mang dao trong người. Người nào bị bắt mang theo dao sẽ đối

diện với sức mạnh của pháp luật.”

Theo luật hiện hành tại Anh, việc mang theo một con dao dài trên 3 inches (khoảng 75

centimetres) nơi công cộng là một sự vi phạm luật pháp mà hình phạt lên tới 4 năm tù cộng thêm

các khoản phạt tiền. Luật Anh cũng không chấp nhận việc dùng dao để tự vệ. Toà có những quy

định cho phép trong các trường hợp nào thì có thể mang dao theo trong người. Ví dụ mang dao

đến nơi trưng bày triển lãm hay mang deo để làm những việc cần đến con dao.

Theo đà này, có ngày việc dùng kềm búa, kéo, cuốc xẻng rồi cũng bị kiểm soát luôn? Cho

nhân loại trở về thời đồ đá là yên chuyện!

Cũng cần nhắc rằng ông Thị Trưởng Hồi Giáo này từng có lần tuyên bố xanh dờn rằng các

vụ khủng bố xảy ra tại các thành phố bên Âu Châu là chuyện thông thường.

111

Hoa Kỳ trục xuất 70 di dân gốc Việt phạm pháp.

Trong năm 2017, có 71 người gốc

Việt không phải là công dân hay thường

trú đã bị trục xuất về Việt Nam do can

các tội hình sự. Đó là con số do Cơ Quan

Di Trú và Quan Thuế Hoa Kỳ đưa ra.

Việc này đã được ông Ted Osius, cựu

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam dùng để biện

minh cho việc ông từ chức để phản đối.

Thật ra, vai trò của Đại sứ là đại diện vị

Tổng Thống. Khi một Tổng Thống mới

lên, thường thay đổi các viên chức cao

cấp các bộ, các cơ quan. Vị Tổng Thống nào cũng chọn Bộ Trưởng Ngoại Giao và các Đại sứ ăn

ý với mình để tránh việc trống đánh xuôi kèn thổi ngược, làm giảm uy tín quốc gia.

Đại sứ Ted Osius là người mấy năm trước đây đã từ chối không cho đeo các biểu hiện có

Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà trong buổi tiếp xúc tại California mà chúng tôi đã lên tiếng phản

đối.

Theo cơ quan ICE, có 8,600 người gốc Việt nằm trong danh sách bị trục xuất với 7,821

người bị kết án hình sự. Trong năm 2016 có 35 người gốc Việt bị trục xuất so với 32 người trong

năm 2015. Những người này là di dân tạm thời, chưa có thẻ xanh hay quốc tịch. Vì thế, theo luật

Hoa Kỳ, nếu họ vi phạm tội hình sự, thì Hoa Kỳ có quyền trục xuất về nguyên quàn sau khi đã

thụ hình. Việc những người này có bị sách nhiễu khi trở về Việt Nam hay không là chuyện khác,

không nằm trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ. Khi họ đã vào đến Hoa Kỳ thì phải tuân thủ luật

pháp Hoa Kỳ, chí thú làm ăn để mong được hợp pháp hoá và nhập tịch. Đã là tội phạm hình sự,

thì không phải chỉ có Hoa Kỳ, mà bất cứ quốc gia nào cũng không muốn có loại công dân nguy

hiểm đó trên đất nước mình.

Nhân vụ di dân, xin nhắc đến ông Thống Đốc California đã đổi ý 2 lần, nay lại cho đưa vệ

binh ra phụ giúp Cảnh sát ở biên giới như đã hứa trong tuần trước....

Thành phố Abuquerque của Tiểu Bang New Mexico đã trở thành thành phố bao che di dân

bất hợp pháp.

Trong khi đó có thêm nhiều thành phố (New Port Beach, Los Alamitos và San Diego) lại gia

nhập vào các thành phố và quận hạt chống lại tình trạng bao che của Tiểu Bang California.

Tin buồn: Bà cựu Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Bush (vợ của Tổng Thống George H.W. Bush)

vừa qua đời tại tư thất ở Houston, thọ 92 tuổi. Mấy năm gần đây bà phải ra vào bệnh viện do

nhiều thứ bệnh. Nhưng tuần qua, gia đình đã không chuyển bà vào bệnh viện vì muốn bà sống

thoải mái những ngày cuối đời bên chồng và các con cháu.

112

Thời Sự Hàng Tuần ngày 28 tháng 4, 2018

Khủng bố ở Canada

Sáng thứ Hai, đúng vào 1 giờ 30, giờ địa phương

ở thành phố Toronto, Canada, một thanh niên lái một

chiếc xe van màu trắng, mướn của hãng Ryder chạy

ngược chiều lưu thông trên đuờng Yonge rồi leo hẳn

lên lề dành cho khách bộ hành. Chiếc xe chạy với tốc

độ 35 đến 40 dặm một giờ, tông vào những người

đang đi dạo trên một quảng đường kéo dài nửa dặm

rồi bỏ chạy. Sau đó, người hung thủ đã bị cảnh sát

Canada bắt giữ cách đó không xa.

Việc càn xe vào đám đông lần này gây tử thương cho 10 người và bị thương khoảng 15

người khác. Những người chứng kiến cho hay họ thấy cả chiếc xe đẩy trẻ con bị tung lên cao.

Suốt một khoảng đường rải rác người nằm chết, bị thương la liệt.

Đường Yonge là con đuờng chính ở phía Bắc của thành phố Toronto, nơi có nhiều cơ sở

buôn bán xen lẫn với những khu chung cư.

Theo tin của Cảnh sát, tên hung thủ là Alek Minassian, 25 tuổi, công dân Canada có gốc gác

từ nước Armenia. Người ta cho rằng trước đó, tên Alek này đã bày rỏ sự ngưỡng mộ đối với

Elliot Roger, là tên đã điên cuồng xách súng bắn chết một loạt 6 người vô tội ở Santa Barbara

(California) năm 2014. Tên Alek này cư ngụ tại thành phố Richmond Hill ở phía bắc Toronto,

vừa tốt nghiệp trường Đại học Seneca tuần trước. Cơ quan công lực Canada cho hay họ chưa tìm

ra nguyên nhân sự việc, nhưng không xem đây là vụ khủng bố liên quan đến an ninh quốc gia mà

suy đoán chỉ vì lý do tâm thần!

Những năm gần đây, tại Canada đã xảy nhiều vụ khủng bố như hai vụ liên tiếp trong các

ngày 20 và 22 tháng 10, 2014 khi tên Martin Couture-Rouleau đã giết hai binh sĩ tại Saint Jean

sur Richelieu. Sau đó y dùng dao đe dọa một nữ cảnh sát khi bị đuổi bắt và đã bị bắn chết. Vụ

thứ hai là do tên Michael Zehaf-Bibeau giết chết một quân nhân đang canh gác ở National War

Memorial rồi chạy vào Quốc Hội Canada và bị nhân viên an ninh hạ sát tại đây.

Ngoài ra còn một vụ khủng bố do những người chống Hồi Giáo thực hiện vào tháng 1, 2017

làm cho 6 người chết và nhiều người bị thương khi họ đốt cháy một nhà thờ Hồi Giáo ở Quebec.

Ngày 10 tháng 8, 2016, tên Aaron Driver ở Strathroy, Ontario, thực hiện một đoạn video dự

tính đánh bom vào một khu dân cư đông đúc. Cảnh sát đã chặn tên này, và y đã cho nổ trái bom

chết ngay trong xe.

Tưởng cũng cần nhắc rằng Thủ Tướng Canada Trudeau rất liberal. Năm trước, khi một tên

chiến binh khủng bố Hồi Giáo bị Hoa Kỳ bắt và nhốt ở trại tù Guantanamo Bay được thả về

Canada vì là công dân nước này. Tên khủng bố này đã kiện chính phủ Canada đã để cho Mỹ

giam giữ hắn ta. Thủ Tướng Trudeau đã thương lượng bồi thường cho tên này 10 triệu đô la!

Từ đầu thế kỷ (năm 2000) đến nay, đã có đến 34 vụ dùng xe để giết người tại nhiều thành

phố khắp thế giới mà vụ kinh hoàng nhất xảy ra tại Nice (Pháp) năm 2016 làm chết 87 người, vụ

113

khác xảy ra ở Barcelona (Tây Ban Nha) năm 2017 làm chết 13 người. Vụ xảy ra tại New York

năm ngoái làm chết 8 người.

Lại một tên tâm thần khác

Trước vụ Canada một ngày, tại thành phố

Nashville, Tennessee, lúc 2 giờ sáng thứ Hai, một

thanh niên đi vào một tiệm ăn Waffle House chuyên

bán fast food xả súng bắn chết 4 người đang ăn ở

đây. May có một người da đen tên là James Shaw Jr.

can đảm nhảy ra giằng lấy cây súng AR-15 nên tên

sát nhân bỏ chạy.

Tên sát nhân tên là Travis Reinking là dân từ

thành phố Morton, Illinois mới dọn về Tennessee

năm 2017. Tên này có nhiều tì vết và nằm trong

danh sách theo dõi của cơ quan công lực. Anh ta từng bị mật vụ bắt giữ khi tìm cách xâm nhập

vào Toà Bạch Cung nhưng không bị truy tố. Cơ quan FBI đã thẩm vấn tên này và tịch thu những

cây súng do y sử dụng. Họ trao lại cho người cha là Jeffrey 4 cây súng của y với sự hứa hẹn của

ông này là sẽ không cho con mình đụng tới. Nhưng ông ta đã thất hứa và trao súng lại cho con để

tên này gây ra án mạng vừa kể.

Theo hồ sơ cảnh sát thì tên Reinking có bệnh tâm thần. Hắn sống bằng nhiều ảo tưởng như

khi cho rằng cô ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift theo đuổi hắn ta! Những người trong gia đình thì cho

rằng anh ta có ý hướng tự sát. Tên này ăn cắp một chiếc xe BMW đời 2018 tại một hãng bán xe

ở Brentwood khi trên đuờng tẩu thoát. Trên xe, có máy định vị nên cảnh sát dễ dàng theo dõi đến

tận khu apartment nơi y trú ngụ. Nhưng họ chỉ bắt được anh ta ở một nơi khác sau một ngày truy

lung gắt gao và được sự chỉ điểm của nhiều người dân trong vùng. Khám xét trong túi đeo lung,

cảnh sát tìm thấy cây súng ngắn bán tự động và nhiều băng đạn.

Trong mấy tuần nay, xảy ra nhiều vụ bắn chết cảnh sát. Mới nhất là hôm thứ Ba tại Dallas

hai cảnh sát bị tên Armando Luis Juarez, đàn ông Hispanic, bắn trọng thương tại nơi bán vật liệu

xây cất Home Depot. Được biết bọn băng đảng MS-13 kêu gọi phục kích bắn chết cảnh sát. Các

thành phố bao che đã thả ra khỏi nhà giam gần 300 tên băng đảng, trong đó có 142 tên thuộc

nhóm MS-13 là bọn dân từ el-Salvador nhập cư bất hợp pháp.

Chức Bộ Trưởng Ngoại Giao của ông Mike Pompeo được thông qua

Trong hơn một năm cầm quyền, Tổng Thống Trump đã

nhiều lần thay đổi các vị Bộ Trưởng cũng như viên chức cao

cấp trong hành pháp.Trong tháng này, có hai vị bộ trưởng được

đề cử và chờ sự chấp thuận của Quốc Hội.

Đó là ông Mike Pompeo, được đề cử giữ chức Bộ Trưởng

Bộ Ngoại Giao thay thế ông Rex Tillerson. Ông Pompeo, 55

tuổi giữ chức Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA

từ ngày 23 tháng 1, 2017 thay thế ông John Brennan. Ông tốt

nghiệp thủ khoa từ trường Võ Bị West Point với văn bằng Quản Trị Công Nghiệp. Ông phục vụ

quân đội cho đến năm 1991 trong ngành Thiết Kỵ thuộc Sư Đoàn 4 Bộ Binh và giải ngũ với cấp

bậc Đại Úy. Sau đó, ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật từ trường Havard và hành nghề luật tại tổ hợp

114

Williams &Connolly LLP ở Washington. Ông cũng làm chủ một công ty sản xuất phụ tùng phi

cơ ở Wichita, Kansas và là Chủ Tịch công ty Sentry sản xuất trang bị cho các khu dầu hoả.

Năm 2010, ông ứng cử Dân Biểu Liên Bang đơn vị Kansas và đánh bại đối thủ Raj Goyle

của đảng Dân Chủ với 59% số phiếu. Ông là người từng gọi cựu Tổng Thống Obama là “tên quỷ

sứ Cộng Sản Hồi Giáo”. Ông tái đắc cử năm 2012 với số phiếu 62% so với 32% của đối thủ Dân

Chủ Robert Tillman. Ông tiếp tục thắng cử thêm hai nhiệm kỳ 2014-2016, 2016-2018. Khi Tổng

Thống Trump đắc cử, đã bổ nhiệm ông làm Giám Đốc CIA và được Thượng Viện chấp thuận

với số phiếu 66 (32 chống).

Nhưng đến khi Tổng Thống muốn bổ nhiệm ông làm Bộ Trưởng Ngoại Giao thì phe Dân

Chủ lại làm khó. Họ cho rằng ông không có kinh nghiệm ngoại giao. Họ quên rằng Hillary

Clinton và John Kerry cũng là Thượng Nghị Sĩ và cũng chưa hề biết gì về ngoại giao. Đặc biệt

trong các Nghị Sĩ Cộng Hoà, có ông Rand Paul trước đây tuyên bố bỏ phiếu chống, đến giờ chót

thì tuyên bố đổi ý, bỏ phiếu thuận cho ông Pompeo.

Hôm thứ Ba, việc bổ nhiệm ông Pompeo được thông qua Ủy Ban Đối Ngoại để được đưa ra

bỏ phiếu toàn Thưọng Viện.

Việc bổ nhiệm Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh cũng bị trở ngại.

Ngoài ông Pompeo, hiện ông Ronny Jackson được đề cử làm Bộ

Trưởng Cựu Chiến Binh cũng đang bị gây khó khăn không những từ phe

Dân Chủ mà cả vài vị phe Cộng Hoà. Họ cho rằng ông có nhiều vi phạm

nghiêm trong về tư cách, nhưng không nói rõ ra những điều gì. Họ cũng

cho rằng ông không có kinh nghiệm để cầm đầu một bộ lớn hàng thứ hai

trong chính phủ, có đến 350 ngàn nhân viên. Ông Jackson, 51 tuối, là một

bác sĩ phụ trách trong Bạch Cung từ năm 2006. Ông cũng là một Phó Đề

Đốc Hải Quân, tốt nghiệp Y Khoa tại Đại Học Texas A&M năm 1995.

Ông thực tập tại Naval Medical Center ở Portmouth và hoàn tất chương

trình nội trú, tốt nghiệp hạng danh dự tại Navy‟s Undersea Medical

Officer Program. Sau đó ông phục vụ liên tiếp trong Hải Quân cho đến 2006 thì được bổ nhiệm

làm bác sĩ trong toà Bạch Cung và trở thành bác sĩ riêng của Tổng Thống Obama vào tháng 7,

2013.

Ông được Tổng Thống Trump đề nghị thay thế Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh David Shulkin.

Nhưng Thượng Viện tuyên bố ngưng việc biểu quyết về ông vô thời hạn. Tổng Thống Trump

sau nhiều lần lên tiếng bênh vực, nay cũng mở cửa để cho ông Jackson tự rút lui khỏi sự đề cử.

Theo các nhân viên dưới quyền của ông tại Bạch Cung, thì ông Ronny đã tạo ra không khí không

thân thiện, uống rượu khi làm việc và phân phát thuốc men bừa bãi.

Một thành viên chính phủ ngang cấp Bộ Trưởng là ông Giám Đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi

Trường (EPA) Scott Pruitt cũng đang bị tố cáo sử dụng ngân sách công trong nhiều việc tư riêng

một cách phí phạm. Một thí dụ là ông Pruitt cho dựng trong phòng làm việc những bức tường

ngăn tiếng động trị giá gần 40 ngàn đô la, mà người ta cho là không cần thiết. Không chỉ có các

vị Dân Chủ, mà còn nhiều vị Cộng Hoà cũng đề nghị Tổng Thống Trump thay thế ông Pruitt nếu

ông Trump muốn “drain the swamp”

Tổng Thống Pháp Macron thăm Hoa Kỳ.

115

Đúng 1 giờ chiều ngày thứ Hai, chiếc phi cơ mang

màu cờ tam tài Pháp Quốc đáp xuống phi trường dân

quân sự hỗn hợp Andrews mang theo hai vợ chồng Tổng

Thống Pháp Emmanuel và Brigite Macron trong một cuộc

thăm viếng chính thức Hoa Kỳ. Tuy có thảm đỏ trải từ

cửa phi cơ xuống chân cầu thang, kéo đài ra nơi đậu xe;

tuy có các toán quân danh dự dàn chào… nhưng không

thấy Tổng Thống hay Phó Tổng Thống như thông lệ khi

đón một nguyên thủ quốc gia, mà chỉ là vài viên chức ra

tận chân cầu thang đón vợ chồng ông Macron.

Sau đó, ông bà Macron được hai vợ chồng Tổng Thống Trump đón tiếp tại Bạch Cung. Họ

ôm hôn nhau rất thân thiện rồi dùng phi cơ trực thăng đến thăm núi Vernon và ăn tối tại căn nhà

của vị quốc tổ George Washington. Qua hôm thứ ba, một cuộc tiếp đón vô cùng long trọng tại

Bạch Cung và tối thứ Ba, Đệ Nhất Phu Nhân Melanie Trump đại đại yến hai vị quốc khách. Việc

này như là để đáp lễ lần Tổng Thống Trump đến Paris dự Quốc Khánh Pháp 14 tháng 7, 2017,

ông bà Macron đã đón tiếp vợ chồng ông Trump quá sức long trọng trong khi các nước Âu Châu

khác thì còn bị ngỡ ngàng, do dự do chủ trương Nước Mỹ trên hết của Tổng Thống Trump.

Nhưng nếu Tổng Thống Trump chủ trương Nước Mỹ trên hết, thì Tổng Thống Pháp cũng có

mục tiêu tối hậu là lấy lại uy tín của Pháp trên trường quốc tế. Ông Macron không thể làm việc

này nếu không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ mà đứng đầu là Tổng Thống Trump. Ngay khi đến phi

trường Andrews, Tổng Thống Macron đã tuyên bố ông sẽ bàn với Tổng Thống Trump nhiều vấn

đề trong đó có Thương Lượng Iran, mậu dịch, vấn đề Syria, Iraq, thay đổi khí hậu… Tổng Thống

Macron cho rằng Hoa Kỳ không thể đột ngột bỏ rơi chiến trường Syria để khoảng trống cho bọn

ISIS lại tung hoành như hồi Tổng Thống Obama rút quân khỏi Iraq mấy năm trước đây. Và ông

cũng không quên nước Iran ma quỷ cũng đang gây thanh thế tại đây!

Ông nói: “Cuộc thăm viếng chính thức này không chỉ quan trọng cho dân Pháp chúng tôi,

mà cả cho nhân dân Hoa Kỳ nữa. Trong lần gặp gỡ Tổng Thống Trump, chúng tôi sẽ có cơ hội

bàn nhiều về những vấn đề song phương, về nền an ninh, giao thương và cũng như nhiều vấn đề

đa phương quan trọng của hai nước và vượt cả trên tầm hai quốc gia.”

Sự xiết chặt về giao thương của Tổng Thống Trump hiện nay làm nhiều người lo ngại sẽ dẫn

đến cuộc chiến tranh thương mại. Và vấn đề quan trọng khác là sắp mãn hạn thương lượng với

Iran trong vấn đề cấm vận để Iran từ bỏ việc xây dựng và khai thác nguyên tử. Tổng Thống

Trump dọa sẽ rút ra khỏi cuộc thương lượng này và tái áp dụng cấm vận nếu không có những

thay đổi đáng kể trong việc thương lượng mà hành pháp Obama đã quá tương nhượng. Tổng

Thống Trump lên án nhiều lần việc Obama gửi 1.8 tỷ đô la tiền mặt dâng biếu cho Iran. Trong

cuộc thương lượng này ngoài Hoa Kỳ còn có Pháp, Anh và Đức. Tổng Thống Trump tỏ ý muốn

ba nước này phải cứng rắn hơn. Chuyến đi này, Tổng Thống Macron hy vọng thuyết phục Tổng

Thống Trump ở lại trong cuộc thay vì khuynh hướng “được ăn cả, ngả về không”. Khi trả lời

phỏng vấn trên đài FOX News mà ông tin rằng sẽ đến tai Tổng Thống Trump, Tổng Thống Pháp

nói: “Tôi không thấy có sự chọn lựa nào tốt hơn. Không có chọn lựa nào tuyệt hảo cả. Kế hoạch

theo cách “nếu thế này, sẽ làm thế kia” là thế nào? Tôi chẳng có kế hoạch B nào cả. Vì thế,

đây là vấn đề mà chúng tôi sẽ bàn luận.” Phía Iran thì nói rằng nếu Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc

thương lượng, Iran cũng sẽ bỏ ra và có nhiều xác suất sẽ tái lập chương trình nguyên tử. Tổng

Thống Trump đã cứng rắn tuyên bố nếu Iran tiếp tục về nguyên tử, họ sẽ phải trả một giá rất đắt.

Hai vị Tổng Thống sau đó đã đạt đến một sự đồng ý là tạo ra sự thay đổi sao cho cái Iran Deal

phải hữu hiệu và có ảnh hưởng tốt đến toàn khu vực.

116

Cũng thời gian này, hai vị Thủ Tướng Đức và Anh sẽ thăm viếng Hoa Kỳ. Bà Merkel đến

ngày thứ Sáu. Nhưng bà Merkel từng bày tỏ sự thiếu thân thiện với Tổng Thống Trump. Hai

người đã không trò chuyện trong một thời gian dài hơn 5 tháng vào cuối năm ngoái và đầu năm

này.

Qua những cuộc thăm viếng của Tổng Thống Trump đến các nước khác và các vị nguyên thủ

các nước đến Hoa Kỳ, đã chứng minh sự cứng cỏi của Tổng Thống Trump đã mang lại nhiều

thành quả. Các nước Âu Châu không còn đánh giá Tổng Thống Trump như một người chủ

trương cô lập. Họ đã xích lại gần hơn, tạo những mối liên kết đồng minh thân thiết. Còn những

kẻ thù, không còn dám coi thường lời đe dọa của ông nữa. Trung Cộng về giao thương; Bắc Hàn

về vũ khí nguyên tử, là các thí dụ diển hình.

Bắc Hàn nhượng bộ

Cũng thứ sáu này, Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in

gặp Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm.

Đây là lần đầu tiên từ sau khi kết thúc chiến tranh Triều

Tiên năm 1953 hai lãnh đạo hai miền đối địch gặp gỡ chính

thức.

Tuy Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis tỏ

vẻ lạc quan về cuộc gặp này, rất nhiều chính khách quốc tế

và nhất là người Nam Hàn thì không thế. Sự kiện lãnh tụ

Bắc Hàn đột ngột tuyên bố sẽ từ bỏ chương trình nguyên tử

và mở màn cho một không khí hoàn hoãn thân thiện trước khi cuộc họp bắt đầu là điều mà mọi

người phải gãi đầu suy nghĩ.

Trong quá khứ, Bắc Hàn có ít nhất ba lần đã hứa hẹn nhiều điều thay đổi để đổi lấy sự bãi bỏ

cấm vận và rồi nuốt lời sau khi nhận viện trợ thực phẩm dồi dào từ phía Nam Hàn và các nước

Tây phương. Đối với các chế độ độc tài, Cộng Sản, họ chỉ chịu xuống nước khi lâm vào hoàn

cảnh cực kỳ nguy khốn. Họ chịu lùi một bước để sau đó tiến tới hai bước.

Một thương gia ở Seoul, ông Choi Hae-pyeong, nói rằng: “Khi đối phó với Bắc Hàn, phải

luôn đề phóng chúng lại lén đâm một dao sau lưng chúng ta.”

Đối với những người lớn tuổi, còn có ước vọng thống nhất sau hơn 70 năm chia cắt và luôn

như lò lửa chiến tranh dễ bùng phát. Ngược lại, giới trẻ Nam Hàn không thấy có điều gì gắn bó

với Bắc Hàn. Họ xem Bắc Hàn là kẻ xa lạ, và hơn nữa, là kẻ thù. Họ thờ ơ với ý tưởng thống

nhất đất nước và không xem đó là điều cần thiết và cấp bách. Đó là theo một báo cáo thăm dò

của Viện Asan về nghiên cứu chính trị do ba ông Kim Ji-yoon, Kim Kil-dong và Kang Chung-ku

thực hiện.

Vào thứ bảy tuần trước, Kim Jong-un tuyên bố chấm dứt các chương trình thí nghiệm nguyên

tử và hoả tiễn tầm xa cũng như đóng của các vị trí thử nghiệm. Anh ta nói từ nay sẽ tập trung vào

việc phát triển xây dựng lại nền kinh tế. Anh ta cũng nhắn với Nam Hàn và Hoa Kỳ rằng Bắc

Hàn sẽ từ bõ vũ khí nguyên tử nếu họ nhận được những đền đáp xứng đáng!

Sau cuộc gặp với Tổng Thống Nam Hàn, Kim Jong-un sẽ gặp Tổng Thống Trump của Hoa

Kỳ. Tổng Thống Trump tuy ngỏ lời khen ngợi Kim Jong-un, nhưng vẫn đe rằng ông sẽ bỏ ngang

cuộc họp nếu không nhìn thấy kết quả cụ thể như mong đợi.

Một nguồn tin của CNN cho hay Bắc Hàn gửi đến Bàn Môn Điếm một máy làm mì sợi để

phục vụ cho bữa ăn tối của các phái đoàn. Mì sợi là món đặc sắc của người Triều Tiên. Món mì

117

sợi nguội Pyongyang Naengmyun được người Triều Tiên ưa chuộng và Bắc Hàn thì nổi tiếng về

món này.

Tổng Thống Moon của Nam Hàn thì đã duyệt và công bố bản menu với các món ăn có ý

nghĩa. Đó là các đĩa thức ăn đạc sản từ các tỉnh của ba vị cựu Tổng Thống Nam Hàn, các món ăn

từ miền cực nam và cực bắc của Triều Tiên, món ăn đặc sản của vùng giới tuyến Bàn Môn Điếm.

Trong menu có mì sợi nguội Bắc Hàn, salad octopus nguội, khoai tây Thụy Sĩ chiên kiểu của

người Triều Tiên, món pyeonsu giống như há cảo của Tàu, món cá chiên roast dalgogi, bibibap

là món rau nấu với gạo và trứng, cá hồng và cá tràu hấp, và dĩ nhiên không thể thiếu món bò

BBQ như chúng ta thường ăn ở các tiệm Đại Hàn. Tráng miệng thì có xoài mango mousse, trà và

bánh làm bằng gạo.

Biển Đông đã về tay Trung Cộng

Càng ngày, Trung Cộng càng đưa nhiều chiến hạm,

phi cơ và trang bị vũ khí vào vùng biển Đông của Việt

Nam mà theo báo chí quốc tế là biển Nam Trung Hoa.

Vùng biển này Trung Cộng lên tiếng nhận chủ quyền

dù đã bị Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết phản đối. Hoa

Kỳ cũng cực lực phản đối việc ngang ngược của Trung

Cộng.

Nhưng hiện nay, theo Đô Đốc Philip Davidson, Tư Lệnh Hải Lực Hoa Kỳ, thì Trung Cộng

đã hoàn toàn làm chủ ngay trên những vùng biển đang có tranh chấp với nhiều nước Đông Nam

Á. Đô Đốc Davidson đã gửi một phúc trình lên Quốc Hội Hoa Kỳ báo động rằng Trung Cộng có

khả năng vượt trội tất cả những đối thủ trong vùng. Trung Cộng có đầy đủ mọi phương tiện để

khống chế vùng này một khi lực lượng của họ được bố trí trên các đảo nhân tạo. Những dãy cát

mới đắp thêm sau này đã trở thành những cứ điểm cho chiến đấu cơ và hệ thống hoả tiễn. Họ

thường gửi hạm đội biểu dương lực lượng trong vùng. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có khoảng 40

chiến hạm của Trung Cộng thao diễn nơi đây.

Trung Cộng cũng tỏ ra giận dữ khi những chiến hạm và phi cơ Mỹ thường xuyên hoạt động

trong vùng. Họ coi đây là sự thách thức chủ quyền Trung Cộng. Vị Tư Lệnh Hoa Kỳ kêu gọi sự

tự chế của cả hai bên để giải quyết ôn hoà, tránh tạo ra sự xung đột. Nhưng ông cũng nói thêm

rằng: “Một khi họ đã chiếm đóng, thì Trung Cộng có dư khả năng để phát triển thanh thế ra xa

hàng ngàn dặm về phía nam và đến cả vùng Nam ăng ương. Họ sẽ dùng các căn cứ này để

thách thức sự hiện diện của Hoa Kỳ và bất cứ lực lượng quân sự nào của các quốc gia trong

vùng đang tranh chấp với họ. Nói tóm lại, hành vi của Trung Cộng chỉ cần một bước ngắn là gây

chiến với Hoa Kỳ”

Về phía Trung Cộng, họ ví Hoa Kỳ như một anh hải tặc cô thế đang quấy lên những sự lộn

xộn mà sẽ chỉ gánh lấy những thất bại hoàn toàn.

Hoa Kỳ cũng đang bố trí nhiều phi cơ ném bom chiến lược và chiến hạm nguyên tử với nhiều

căn cứ lớn ở Nhật Bản và thực tập báo động tại đảo Guam.

Thụy Điển và di dân Hồi

Không thể cứ dấu mãi những tình trạng bất an mà

người dân Thụy Điển phải trải qua kể từ khi chính phủ tả

khuynh mở cửa dớn hàng vạn dân Hồi vào cho cư trú.

118

Hiện nay, có ít nhất 62 khu vực dân Hồi được coi là No Go Zone, nơi mà luật lệ của chính

phủ phải dừng lại bên ngoài, để cho bên trong các khu này bọn Hồi Giáo thi hành luật Sharia và

tự tung tự tác. Ngoài súng đạn, bọn này còn sử dụng cả lựu đạn để đe dọa cảnh sát và dân chúng.

Tin này do phóng viên James Clayton và Caitlin Hanrahan của đài BBC truyền đi trong chương

trình Newsnight về hiện trạng các thành phố ở Thụy Điển. Từ một quốc gia được coi là thiên

đàng, an bình nhất thế giới, nay Thụy Điển trở thành một nơi bất an toàn mà những người dân

chỉ muốn bỏ ra đi xứ khác.

Vào tháng 1, 2018, Daniel Cuevas Zuniga, một người Thụy Điển, đang từ nơi làm việc ca

đêm đạp xe về nhà ở phía nam thủ đô Stockhom. Ông già 63 tuổi dừng lại để nhặt một vật thấy

bên đường vì tưởng là một thứ đồ chơi. Hoá ra đó là một quả lựu đạn đã rút chốt và gài bẫy bên

đường. Lựu đạn nổ và ông già chết ngay tại chỗ. Vợ ông ta, đạp xe phía trước thì bị sức nổ làm

văng xuống mặt đường. Miểng lựu đạn thấy lổ chổ khắp nơi trên các cột đèn.

Những vụ nổ như thế càng ngày càng gia tăng trong mấy năm vừa qua. Năm 2014 có 4 vụ,

nhưng qua năm 2017 có đến 20 vụ chưa kể có 39 quả lựu đạn được cảnh sát phát giác trước khi

nổ giết chết thường dân.

Theo Reine Bergland, một nhân viên cảnh sát Stockhom, việc tìm mua lựu đạn rất dễ. Chỉ

phải trả vài trăm Knoner (tiền Thụy điển, tương đương vài chục đô la. 1 krona bằng 12 xu Mỹ)

Những lựu đạn này có xuất xứ từ vùng chiến tranh trước đây ở Yugoslavia.

Ngoài lựu đạn, năm ngoái có 306 vụ bắn súng làm chết 41 người. Năm 2017 có 17 người

chết vì bị bắn. Ngoài ra còn nhiều vụ hiếp dâm mà nạn nhân gồm cả bà già, trẻ em.

Theo lời ông Henrik Johanson, cựu chủ tịch hiệp hội cứu hoả Thụy Điển, những vụ bạo động

đã làm cho vài khu vực của thủ đô trở thành nơi vô pháp luật (no-go-zone) mà ngay cả những xe

cứu thương cũng không vào được.

Dân chúng thì quá sợ bị trả thù cho bản thân và gia đình mà không dám gọi cảnh sát hay xe

cứu thương.

Vào tháng 2, 2017, Tổng Thống Trump đã lên tiếng và cho rằng do chính sách di dân quá dễ

dãi của Thụy Điển mà đưa đến tình trạng xấu cho xã hội. Thụy Điển tự coi mình là siêu cường về

nhân đạo, đã nhận dân tị nạn Bắc Phi và Trung Đông ở mức độ cao nhất so với các nước Âu

Chau. Rồi từ đó, chính họ phải đương đầu với nhiều

vấn nạn.

Chỉ một đoạn đường ngắn từ trung tâm thủ đô,

khu ngoại ô Rinkeby trở thành một ốc đảo với những

căn nhà trệt là nơi đám di dân trú ngụ với những vụ

bạo động triền miên từ năm qua.

Nhưng chính quyền Thụy Điển thì luôn bào chữa,

không chấp nhận lý do bất ổn là do đám di dân tạo ra.

Trong cuộc bầu cử vào tháng 9 sắp tới, có lẽ vụ

này sẽ là trọng điểm trong các cuộc tranh cử, ngoài vấn đề hệ trọng là phát triển kinh tế. Trong

cuộc thăm dó hồi tháng 1, Đảng Dân Chủ Xã Hội Thụy Điển bị xuống điểm một cách tàn tệ.

Chính phủ dân Chủ Xã Hội, kết hợp với các đảng thiểu số trong đó có đảng Xanh liên tiếp phải

đối phó với cuộc khủng hoảng di dân và bị công luận chỉ trích rất dữ dội.

Sự ra đời của đảng chống di dân

Từ năm 2015, có đến hơn 160 ngàn người di dân tìm đến Thụy Điển, là con số theo tỷ lệ,

vượt rất xa các nước khác và vượt luôn cả dự tính của chính phủ. Giáo sư Magnus Hagevi của

119

trường Đại Học Linnaeus cho rằng khó mà phê phán rằng có chính phủ nào có thể làm được tốt

hơn trong hoàn cảnh này. Nhưng rõ ràng là chính phủ đương kim đang bị mũi dùi phê phán vì

những lời tuyên bố trước đây và những điều họ đang thực hiện sau này. Thủ Tướng Stefan

Lofven từng tuyên bố rằng Âu Châu của ông không xây tường ngăn chia biên giới. Nhưng chỉ

vài tháng sau, ông phải thi hành việc kiểm soát biên giới chặt chẽ khi làn sóng di dân tràn vào

với mức độ 10 ngàn người mỗi tuần!

Tuần trước, Thủ Tướng đã đọc bài diễn văn nhấn mạnh những mục tiêu truyền thống của

đảng Dân Chủ Xã Hội là săn sóc người già cả, phát triển giáo dục và an sinh xã hội.

Hiện nay đảng Dân Chủ Thụy Điển với chủ trương chống di dân, đang được sự ủng hộ mạnh

mẽ của dân chúng. Đảng này là đảng lớn thứ ba tại Thụy Điển.

Bộ trưởng Nội Vụ Anders Ygeman vừa rồi cho hay chính phủ sẽ từ chối đơn nhập cư của

chừng 80 ngàn di dân và chuẩn bị để trục xuất họ.

Vài con số di dân đến Thụy Điển

Từ 1850 đến 1930, tức khoảng 80 năm, có 1.5 triệu di dân

đến Thụy Điển. Sau Thế Chiến thứ hai, di dân đến từ Italy,

Greece, vùng Balkan, và Turkey.

Trong thập niên 1980, con số di dân vọt lên cao gồm dân

các nước Ả Rập, Bắc Phi, hầu hết là Hồi Giáo.

Trong thập niên 1990, đa số di dân đến từ vùng chiến tranh

trong đó 100 ngàn người Bosnia, 3600 người Kosovo

Albanians.

Từ đó, tỷ lệ là 1 trong 6 người dân Thụy Điển là di dân

sinh đẻ từ các nước ngoài.

Từ 2015, có 160 ngàn di dân, đa số từ các vùng Trung Đông và Bắc Phi Hồi Giáo đến bằng

vượt biển hay qua các nước Turkey và Albania. Con số này là một phần lớn của hơn 1.8 triệu di

dân đến các nước Âu Châu năm 2015 mà đã tạo ra sự chia rẽ trong Liên Hiệp Âu Châu về vấn đề

làm sao đối phó với khủng hoảng di dân. Năm 2015, các nước Liên Âu chấp thuận đơn định cư

cho 292,540 di dân trên tổng số hơn 1 triệu đơn.

Những nước gánh nặng nhất là Đức. Chỉ trong một năm 2015, có 476 ngàn di dân. Hiện tại

Đức đã có hơn 1 triệu di dân. Hungary là nước đứng thứ hai với gần 200 ngàn dù nước này đã

đóng cửa biên giới tiếp giáp nước Croatia nhằm ngăn chặn làn sóng tị nạn. Theo thống kê, có 1.8

người tị nạn trên số 100 người dân Hungary. Tỷ lệ này ở Thụy Điển là 1.67/100, ở Đức là

0.6/100, và ở Anh là 60 trên một ngàn dân.

Con số trung bình của các nước Liên Âu là 260 trên một ngàn dân.

Vào tháng 9 năm ngoái, các bộ trưởng khối Liên Âu đồng ý với đa số phiếu là sẽ tái định cư

khoảng 160 ngàn dân tị nạn. Cho tới nay, việc này chỉ thực hiện đối với những di dân ở Italy và

Hy Lạp. Họ cũng quyết định chuyển khoảng 54 ngàn người ra khỏi Hungary, nhưng chính phủ

Hungary chống lại va còn thu nhận thêm nhiều di dân từ Hy Lạp và Italy.

Anh Quốc cũng chống lại việc phân phối di dân theo tỷ lệ, nhưng đã định cư khoảng 1000

dân từ Syria chiếu theo sắc lệnh tái định cư những người bị hiểm nguy đe dọa. Năm 2015, Thủ

Tướng David Cameron còn muốn nhận thêm 20 ngàn người từ Syria. Nhưng về sau, tình hình đã

xoay chiều,. Anh trở thành nước trục xuất di dân khi những biến cố bạo lực do bọn Hồi tạo ra.

120

Hiểm họa mất nước vào tay Trung Hoa đã rõ ràng và cận kề.

Nằm sát nách một anh khổng lồ, hung hăng và đầy tham vọng thì chắc chắn phải triền miên

chịu đựng sự đe dọa và rắc rối.

Trung Hoa là một quốc gia đông dân nhất thế giới, gần 1.4 tỷ người sống nhung nhúc trên

một lãnh thổ rộng 9.6 triệu cây số vuông. Diện tích này chỉ thua lãnh thổ nước Nga mà thôi.

So với Trung Hoa, Việt Nam với 95 triệu dân sống trên 331 ngàn cây số vuông, chỉ được coi

là anh chàng David tí hon bên cạnh tên khổng lồ Goliath. Về lãnh thổ, Trung Hoa lớn gấp 30 lần;

về dân số, gấp 15 lần. Nhưng đặc biệt tham vọng bành trướng của người Trung Hoa thì vô hạn.

Suốt chiều dài hơn 4000 năm lịch sử của mình, nhiều thế hệ Việt Nam đã phải dai dẳng đấu

tranh cật lực để sống còn trước thiên nhiên khắc nghiệt và đối đầu với nạn xâm lăng của các triều

đại Trung Hoa.

Sơ lược lịch sử đối đầu giữa Việt Nam và Trung Hoa.

1.- Thời Tiền sử:

Sông Hoàng Hà là cái nôi xuất phát của văn minh Trung Hoa mặc dù văn hoá của Trung Hoa

là sự kết nạp bởi nhiều nguồn từ khu vực quanh Hoàng Hà và Dương Tử Giang trong suốt hàng

triệu năm trước đó.

Vào cái thời xa xưa đó, tại khu vực Nam Trung Hoa

mà hiện nay là hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, có

một trăm bộ lạc thổ dân có cùng một gốc Việt như Việt

Thường, Mân Việt, Phúc Việt, Âu Việt, Lạc Việt vân vân.

Sử gọi nhóm này là Bách Việt, do một thủ lãnh là Xuy

Vưu cầm đầu. Họ cũng có nền văn hoá đặc thù và có ngôn

ngữ riêng biệt.

Khoảng thế kỷ 21 trước Tây Lịch, một bộ lạc hùng

mạnh từ thượng nguồn sông Dương Tử do Hoàng Đế

thống lãnh đã tràn xuống, đánh tan tác trăm bộ lạc Việt,

mở ra thời kỳ mà theo sử Trung Hoa là thời “Tam Hoàng, Ngũ Đế” (The three Sovereigns and

Five Emperors).

Mãi cho đến thời nhà Hán (206 BC – 220 AD), các triều đại nối nhau ở Trung Hoa dần

chuyển về phương Bắc mà không bành trướng xuống phương Nam.

Hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt kết hợp thành một nước Âu Lạc do vị vua khai sáng là Hùng

Vương. Ông mở ra triều đại Hồng Bàng nối nhau 18 đời vua từ năm 2879 cho đến năm 258 trước

Tây Lịch. Các vua Hùng di dân phát triển dần xuống phương Nam mà nay là đồng bằng sông

Hồng Hà, pha trộn với các sắc dân địa phương có nguồn gốc từ các đảo Indonesia, Malysia để

tạo nên một dân tộc Việt Nam ngày nay.

2.- Thời kỳ Trung Hoa đô hộ.

Khi vua Tần đánh tan sáu nước chư hầu (Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề) còn lại của nhà Chu

thời Chiến Quốc (Warring States), thống nhất Trung Hoa, lập nên nhà Tần (221 – 206 BC). Ông

tự xưng là Tần Thủy Hoàng Đế. Tần Thủy Hoàng sai tướng Triệu Đà xuống chinh phục nước Âu

121

Lạc lúc đó do An Dương Vương (tức Thục Phán) trị

vì. Sau nhiều lần tranh chiến không thành công, Triệu

Đà dùng mưu cho con trai là Trọng Thủy cưới Công

Chuá Mỵ Nương, con gái của An Dương Vương.

Trọng Thủy lần mò điều ra những bí mật quân sự của

vua Thục Phán. Nhờ vậy Triệu Đà chiếm được nước

Âu Lạc. Nhưng ông tự tách ra khỏi nhà Tần mà tự

xưng vua, đặt tên nước Âu Lạc thành Nam Việt.

Tuy Thục Phán và Triệu Đà không phải người bản

xứ Âu Lạc, nhưng sử Việt không coi hai triều đại này

là sự đô hộ của Trung Hoa, vì nước Âu Lạc hay Nam Việt độc lập hẳn với các triều đại bên

Trung Hoa.

Từ năm 111 BC, ba triều đại nối tiếp nhau từ nhà Hán, Đông Ngô và Lương, Việt Nam bị

Trung Hoa đô hộ kéo dài trong 150 năm. Nhiều người Việt Nam đã đứng dậy phất cờ khởi nghĩa

giành độc lập trong đó có bà Trưng Trắc đã chiếm nhiều thành nhưng sau cùng bị thảm bại trước

danh tướng Mã Viện của nhà Hán vào năm 43 sau Tây Lịch. Từ đó Trung Hoa đô hộ Việt Nam

cho đến năm 544 AD. Sau khi chiến thắng quân Lương, Lý Bí tự phong vua lấy hiệu là Lý Nam

Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Vạn Xuân chỉ tồn tại 58 năm. Đến năm 602 thì bị nhà Tùy bên

Trung Hoa thôn tính. Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của Trung Hoa lần thứ 3 kéo dài cho đến

năm 937 dưới các triều đại Tùy, Đuờng và Nam Hán.

3.- Thời kỳ độc lập.

Năm 937, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại độc lập cho

đất nước sau gần 1000 năm bị đô hộ. Nền độc lập này cũng nhiều lần bị đe doạ, nhưng mỗi lần

quân Trung Hoa xâm chiếm, đều bị quân dân Việt Nam một lòng chiến đấu đẩy lui. Các vua Việt

Nam hiểu biết thân phận nhỏ bé, nên dù nhiều lần chiến thắng quân xâm lược, bề ngoài mặt các

vua Việt vẫn giữ thái độ thần phục để được yên mà lo nội trị. Việt Nam hàng năm phải gửi vàng

bạc, và vật quý sang Trung Hoa cống hiến vua Tàu và chịu lép

mình tự nhận là tiểu quốc, coi Trung Hoa là thiên triều. Nhưng

từ nay, không có các quan Thái Thú do các hoàng đế Trung

Hoa đưa sang cai trị.

Tạm kể vài chiến thắng đánh tan hay đánh đuổi quân xâm

lăng Trung Hoa:

Năm 979, lợi dụng lúc vua Việt Nam còn nhỏ tuổi, nhà

Tống đưa quân sang đánh. Tướng Lê Hoàn đã phế bỏ vị vua

nhỏ, lên ngôi với vương hiệu Lê Đại Hành Hoàng Đế. Ông

đánh tan quân Tàu đuổi chúng về nước.

Năm 1076, thấy tình hình thuận lợi, nhà Tống lại dự mưu

xâm lăng lần nữa. Nhưng Đại Tướng Lý Thường Kiệt đã bất

thần đem quân tấn công trước thọc sâu vào ba tỉnh miền Nam

Trung Hoa để cảnh cáo.

Vào các năm 1258, 1285, và 1287, Trung Hoa khi đó dưới

sự cai trị của nhà Nguyên, thuộc sắc tộc Mông Cổ. Hoàng Đế

nhà Nguyên ba lần đem quân xâm lặng Việt Nam đều bị đánh bại. Điều đáng nói là quân Mông

Cổ đánh Đông dẹp Tây từ thảo nguyên Mông Cổ cho đến Âu Châu, dánh đâu thắng đó. Đánh tan

122

đế quốc Hồi hùng cường ở miền Lưỡng Hà, Thọc vào Ba Lan, chiếm tận thành Moscow, nhưng

họ đã bị chặn lại ở Việt Nam và Nhật Bản.

Năm 1407, nhà Minh chiếm và đô hộ Việt Nam trong 10 năm, nhưng sau đó bị Lê Lợi đánh

đuổi về Tàu.

Năm 1789, nhà Thanh lại đưa ông vua phản quốc Lê Chiêu Thống về Hà Nội lập làm vua bù

nhìn. Vua Quang Trung đã hành quân thần tốc trong ba ngày Tết, đánh tan đạo quân 300 ngàn

lính của Trung Hoa.

Cho đến năm 1974, Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đụng độ với Hải Quân Trung Cộng tại

Hoàng Sa. Trung Cộng chiếm các đảo này từ tay Việt Nam với sự thoả thuận của phía Cộng Sản

Bắc Việt dựa theo bức công hàm do Phạm Văn Đồng gửi dến lãnh tụ Trung Cộng Chu Ân Lai

thừa nhận lãnh hải 12 hải lý của Tàu trong đó bao luôn vùng Hoàng Sa và Trường Sa.

4.- Sự tham dự của Trung Hoa trong chiến tranh Việt Nam

Trong suốt hai cuộc chiến chống Pháp (1946-1954) và chiến tranh Quốc Cộng (1960-1975),

nhà nước Cộng Sản Bắc Việt hoàn toàn lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng. Chính lãnh tụ Cộng

Sản Việt Nam là Hồ Chí Minh cũng từng là người lính trong Hồng Quân Trung Hoa. Đảng Cộng

Sản Việt Nam cũng là một chi bộ trong phong trào Cộng

Sản Quốc Tế đứng đầu là Nga và Trung Cộng. Theo một

cuốn sách mang tựa đề “Hồ Chí Minh Bình Sinh Khảo”

của một học giả Trung Hoa là Hồ Tuấn Hùng, ông Nguyễn

Ái Quốc, người từng đuợc Nga đào tạo về cách mạng, đã

chết tại Trung Hoa. Trung Hoa tìm đuợc một người có

nhân diện na ná thay vào, đặt tên lại là Hồ Chí Minh để

làm lãnh tự đảng Cộng Sản Đông Dương, thành lập năm

1930 ở Quảng Đông.

Việt Minh sẽ không bao giờ thắng được trận Điện Biên

Phủ nếu không có sự viện trợ ồ ạt của Trung Cộng. Trung

Cộng ngoài khí giới, tiếp liệu, còn gửi cố vấn và quân

chiến đấu tham dự trận chiến.

Khi trận đánh kết thúc mà thất bại về phía người Pháp,

chính Trung Cộng đã đạo diễn trong hội nghị Geneve năm

1954 để chia cắt đất nước. Sau đó, Trung Cộng đưa các cố

vấn làm việc bên cạnh Hồ Chí Minh để ra lệnh thực hiện

những chương trình theo đúng khuôn mẫu mà họ cũng làm

ở bên Trung Hoa. Nếu chiến dịch cải cách ruộng đất bên

Trung Hoa làm chết hàng chục triệu nông dân vô tội, thì tại Việt Nam, Hồ cũng ra lện đấu tố giết

hết cả trăm ngàn người trong các năm từ 1953 đến

1956. Rồi khi Trung Hoa phát động phong trào trăm

hoa đua nở, Việt Cộng cũng làm theo, bắt bớ giết hại

hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ. Rồi việc xua dân vào

các nông trường, công trường; rồi cuộc chiến xâm lăng

miền Nam… nhất nhất đều theo lệnh quan thầy Trung

Cộng.

5.- Tình đồng chí sứt mẻ.

123

“Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, tình hữu nghị sáng như rạng đông…” Đó

là đoạn mở đầu bài hát ca tụng tình đồng chí giữa hai nước Việt-Trung. Nhưng mối tình sắt son

này hết mặn mà khi Trung Cộng thấy Việt Cộng quay sang phía Nga khi cuộc chiến vừa chấm

dứt rồi sau đó, đem quân xâm chiến Kampuchea, là một chư hầu của Trung Cộng. Năm 1979,

Trung Cộng huy động hàng trăm ngàn quân tấn công vào 6 tỉnh cực Bắc Việt Nam, giáp giới

giữa hai nước. Cuộc chiến huynh đệ này làm cả hai bên tổn thất nặng nề đến nỗi Đặng Tiểu Bình

thề rằng sẽ không tái diễn nữa. Năm 1988, Hải Quân Trung Cộng tấn công chiếm các đảo của

Việt Nam ở Quần Đảo Trường Sa. Việt Cộng ra lệnh cho quân đội của họ không được kháng cự.

Trong một video quay đuợc ở đảo Gạc Ma, một chiếc tàu của hải quân Việt Nam gần như bất

động dể cho quân Trung Cộng bắn giết và đánh chìm không thương xót.

Rồi từ đó, vùng duyên hải Việt Nam nằm trong sự kiểm soát của Trung Cộng. Hàng trăm tàu

cá người Việt hoặc bị xua đuổi, hoặc bị bắn chìm mà không thấy có sự can thiệp của nhà cầm

quyền Việt Cộng.

Một thời kỳ đô hộ mới!

Trong một tài liệu dài 82 trang, cựu Thứ Trưởng Ngoại

Giao, Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Trần

Quang Cơ, tiết lộ rằng các lãnh tự Đảng Cộng Sản Trung Hoa

đã triệu tập các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam trong một cuộc

họp bí mật tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên) để thảo luận

về mối quan hệ giữa hai nước mà không cho Ngoại Trưởng

Nguyễn Cơ Thạch tham dự. Việc này xảy ra vào tháng 9, 1990.

Phía Viêt Cộng có sự tham dự của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn

Linh, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đỗ Mười, Ủy viên Đảng đặc trách

Ngoại Giao Hoàng Bích Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao Đinh

Nho Liêm, Ủy Viên Trung Ương Đảng Hồng Hà. Phiá Trung

Cộng có Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân, Thủ Tướng Lý Bằng.

Bề ngoài mặt là tìm biện pháp giải quyết vấn đề

Kampuchea, nhưng một mục tiêu kín đáo khác quan trọng hơn,

đó là xiết chặt sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Hoa trong

viễn ảnh sụp dổ của Liên Bang Sô Viết và khối Đông Âu đang

cận kề. Từ gần 30 năm qua, dù có nhiều yêu cầu từ các giới

trong và ngoài đảng, các lãnh tụ cao cấp Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu tiết lộ các điều

khoản bì mật của thoả ước Thành Đô. Dư luận chung cho rằng đây là thoả ước quy phục, chấp

nhận để Việt Nam trở thành một quận của Trung Hoa sau một thời gian chuẩn bị chuyển tiếp từ

từ cho đến năm 2020. Sự im lặng của đảng Cộng Sản Việt Nam làm cho mối ngờ vực này càng

được củng cố. Chính một nhà bình luận trong đảng là Le P.T. đã viết “Tôi cảm thấy lo âu cho số

phận nước nhà nếu như đảng cứ giữ mãi bí mật về hội nghị Thành Đô”

Dấu hiệu Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc Trung Cộng.

Những năm sau khi diễn ra hội nghị Thành Đô, VC đã nhượng nhiều đất đai ở biên giới cho

Trung Cộng. Số diện tích lên tới hàng ngàn cây số vuông. Cột mốc biên giới bị dời sâu vào phía

lãnh thổ Việt Nam. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc nay nằm trong lãnh thổ Tàu. Nàng Tô Thị cũng

đã bồng con đứng bên Tàu nhìn về phía đất Việt!

124

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và truyền thông không còn bình luận, nhắc nhở đến

cuộc chiến biên giới 1979. Các bia, tượng kỷ niệm dân quân Việt Nam trong cuộc chiến này bị

đập bỏ, thay bằng những bia, mộ tưởng niệm quân xâm lăng Trung Cộng chết trên dất Việt.

Nhà cầm quyền cấm ngặt bất cứ hoạt động nào nhằm tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã

hy sinh trong các trận chiến chống quân Trung Hoa.

Hiến Pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1980 được tu chính, bỏ đi một câu

được ghi ở chương đầu trong đó lên án hành vi xâm lăng của nước lớn Trung Cộng. Hiến Pháp

năm 1992 xoá hẳn tất cả những câu có tính cách chống Tàu.

Khi Trung Cộng xây dựng các căn cứ quân sự trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,

Việt Cộng đã nhắm mắt làm ngơ, dù rằng hai quần đảo này đang ở trong tình trạng tranh chấp

giữa nhiều nước trong đó có cả Việt Nam. Việt Cộng cũng làm ngơ mà không hề lên tiếng phản

đối hay chống cự khi các tàu ngư dân Việt Nam bị tàu tuần tiểu của Trung Cộng bắn giết trong

hải phận quốc tế, hay ngay cả trong hải phận Việt Nam.

Rồi khi cả thế giới lên tiếng và hàng ngàn dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Cộng đưa

giàn khoan Hải Dương 981 vào hải phận Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, nhà cầm quyền Việt

Cộng lần nữa lại im tiếng.

Trong những năm sau này, Việt Nam mở toang cửa cho hàng hoá Trung Cộng tràn vào vừa

phá hoại sản xuất trong nước vừa đầu độc người dân Việt Nam. Rồi hàng ngàn hàng vạn du

khách Trung Hoa cũng tràn vào không cần giấy tờ, visa nhưng hưởng đầy đủ mọi sự ưu đãi như

đế vương tại các khu du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, với danh nghĩa công nhân tại các nhà máy của Trung Cộng, hàng vạn thanh niên

Tàu vào Việt Nam như đạo quân nằm sẵn để chờ một ngày nào đó làm nội tuyến cho cuộc chiến

tranh có thể xảy ra.

Hiện nay, tại nhiều thành phố lớn Việt Nam, các khu phố Tàu mới được xây dựng bề thế, tấp

nập. Đèn lồng đỏ, một đặc trưng văn hoá Tàu xuất hiện khắp nơi.

Nhưng điều nguy hiểm nhất vẫn là việc Việt Cộng nhượng phần đất có tính cách chiến lược ở

miền Trung cho Trung Cộng khai thác quặng mỏ Bauxit. Việc này về quân sự là một điều vô

cùng nguy hiểm vì khi Trung Cộng nắm vùng yết hầu này, là cắt lãnh thổ Việt Nam ra làm hai,

hai miền trong ngoài không còn tiếp viện cho nhau được. Số nhân công Trung Hoa sẽ là những

con ngựa thành Troy. Về môi sinh thì bùn đỏ do khai thác bauxite sẽ tràn xuống phá hoại một

vùng rộng lớn mà hàng trăm năm sau vẫn không thể khôi phục được. Chưa kể nguy cơ ung thư

ảnh hưởng đến sức khoẻ hàng triệu người sống trong vùng này.

Về văn hoá giáo dục, nhà cầm quyền Việt

Nam đã đưa tiếng Trung Hoa vào giáo trình có

tính cách bắt buộc từ cấp tiểu học trở lên. Trong

vai cuốn sách cho học sinh mẫu giáo, đã thấy

hình ảnh với cờ xí của Trung Cộng mà học sinh

sẽ làm quen coi như đó là hình ảnh quê hương

mình. Cuối năm 2017 vừa qua, một nhà giáo dục

Việt Nam đã đưa ra đề nghị thay thế các nguyên

âm Việt Nam từng dùng hàng trăm năm qua, bằng

những nguyên âm khác mà khi ghép lại, chữ Việt

nam trông na ná như chữ Tàu viết bằng mẫu tự

Latin.

Hiện nay, trên đất nước Việt nam, đi đâu cũng thấy những tấm biển quảng cáo, bảng chỉ dẫn

với chữ Trung Hoa!

125

Nhưng đối với những người Việt yêu nước nào lên tiếng cảnh báo về nguy cơ Hán Hoá hay

nguy cơ xâm lâng của Trung Cộng, nhà cầm quyền Việt Nam không nương tay đàn áp, bắt bớ,

tuyên án tù nhiều năm. Thậm chí còn đánh chết khi giam cầm họ trong các đồn công an.

Về kinh tế, Trung Cộng là một đối tác hàng đầu của Việt Nam. Theo tài liệu của quan thuế

Việt Cộng, năm 2013, mức giao thương ở 50.21 tỷ đô la, tăng 22% so với năm trước. Năm 2013,

Việt Nam nhập từ Trung Cộng gần 37 tỷ đô la hàng hoá (tức 28% số nhập cảng của Việt Nam)

và bán qua Trung Hoa 13.26 tỷ đô la hàng hoá, chiếm 10% số hàng xuất cảng.

Cũng trong năm 2013, sai biệt mậu dịch với Trung Hoà là 23.7 tỷ đô la, tăng 44.5% so với

năm trước; phần thua thiệt nghiêng về phiá Việt Nam. Trị giá mậu dịch với Trung Hoa tăng

hàng năm.

Các thương vụ ở vùng biên giới với Trung Hoa bùng nổ rất mạnh. Theo số liệu của tỉnh Lạng

Sơn, có gần 3 tỷ đô la hàng hoá trao đổi tại khu vực này mỗi năm. Đa số là nông phẩm và hàng

điện tử.

Trên thị trường Việt Nam, sản phẩm của Trung Cộng chiếm khoảng 80%, mà toàn là hàng tồi

tệ về phẩm chất, hàng giả và hàng nhái.

Thực phẩm độc hại của Trung Hoa cũng tràn qua Việt Nam. Họ làm giả ngay đến cả lúa gạo,

rau trái. Họ dùng hoá chất làm cho các cá thịt ươn thối, hoa trái héo uá trở nên tươi xanh, bắt

mắt.

Ba tháng trước khi hết nhiệm kỳ Quốc Hội, Đại Hội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam vội vàng

bổ nhiệm những nhân vật lãnh đạo hàng đầu của chế độ như Chủ Tịch nhà nước, Chủ Tịch Quốc

Hội… mà theo Hiến Pháp, phải được dân bầu cử.

Rõ ràng là phe nhóm thân Trung Cộng của Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách chặt bớt vây cánh

của phe Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm trước cuộc viếng thăm của Tổng Thống Hoa Kỳ

Barack Obama. Làm xong việc này, Trọng sẽ rảnh tay để dâng đất nước cho quan thầy Trung

Cộng.

Từ ngàn năm nay, Trung Hoa luôn coi các nước chung quanh là nhược tiểu, là man di mọi rợ,

là thấp kém. Trên lá cờ Trung Cộng có một ngôi sao lớn biểu trưng cho sắc tộc Hán, bốn sao nhỏ

xung quanh biểu trưng cho dân Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, và Tây Tạng. Trong một dịp

chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, chúng tôi đã thấy các em nhỏ cầm lá cờ

Trung Hoa với những 5 ngôi sao nhỏ bên dưới ngôi sao lớn. Hình ảnh lá cờ với 5 sao nhỏ cũng

thấy trên những chiếc áo dài tại Việt Nam. Phải căng ngôi sao nhỏ thứ năm này biểu trưng cho

quận Việt nam thuộc Trung Hoa trong nay mai?

Việt Nam phải độc lập và trường tồn

Đứng về khảo hướng Dân tộc học và Nhân chủng học, người Việt Nam hoàn toàn khác hẳn

với người Trung Hoa. Văn hoá Việt Nam, cũng như văn hoá bất cứ quốc gia nào, luôn dung nạp

những tinh tuý các nền văn hoá khác, qua sự tiếp xúc, vào nền văn hoá của dân tộc mình. Với

1000 năm bị đô hộ, dĩ nhiên văn hoá Trung Hoa cũng hoà đồng vào văn hoá Việt tạo nên một

bản sắc đặc biệt cho văn hoá chúng ta.

126

Ngày nay, mặc dù qua cả ngàn năm cai trị với chính sách tàn bạo, Trung Hoa vẫn không làm

cho người Việt đồng hoá thành người Tàu được. Việt Nam vẫn có văn hoá, ngôn ngữ, phong tục

tập quán riêng biệt vừa mang đặc tính vùng Hoa Nam, vừa có tính cách của vùng Nam Á.

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Hoa thể hiện qua bất cứ hình ảnh sinh hoạt xã hội nào.

Trong quá khứ lịch sử, Việt nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược Trung Hoa hùng hậu.

Vì tiếp giáp với một nước lớn, đông dân và hiếu chiến, các vua Việt nam luôn ý thức hiểm họa

diệt vong. Qua hàng ngàn năm, chúng ta đã học được nhiều bài học xử thế mềm dẽo trong ngoại

giao để sinh tồn nhưng không bị lệ thuộc.

Dính líu với Trung Cộng qua học thuyết Cộng Sản không tưởng, các lãnh tụ đảng Cộng Sản

Việt Nam đã hy sinh chủ quyền của đất nước để thực hiện các tham vọng của họ là quyền uy

tuyệt đối và các đặc quyền tối cao. Việt Nam cần phải có sự thay đổi sâu sắc tận gốc rể về hệ

thống chính trị thì mới nhận được sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã đánh mất hai

lần các cơ hội để thay đổi. Lần trước là khi Liên Sô sụp dổ năm 1990, lần sau là ngọn lửa cao

trào cách mạng hoa lài ở Bắc Phi và Trung Đông. Hoa Kỳ cũng vài lần đưa bàn tay thân thiện ra.

Nhưng các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam vẫn e dè vì quá sợ uy thế của ông chủ Trung Hoa. Họ

cũng lo sợ cho sinh mạng chính trị của họ nếu xảy ra sự thay đổi chế độ ở Việt Nam theo chiều

hướng dân chủ tự do.

Chúng ta đã thấy nguy cơ bị Trung Cộng đô hộ là quá rõ ràng và kề cận!

Một ngày không xa, nếu người Việt không đủ can đảm vùng lên, thì nước Việt Nam sẽ bị xóa

trên bản đồ thế giới; dân tộc Việt nam sẽ bị diệt vong; và sự bành trướng của Trung Cộng sẽ

chưa chịu ngừng nếu chưa chinh phục hết vùng Đông Nam Á Châu.

Chúng ta cầu mong 90 triệu người Việt Nam sẽ sống dậy với ý chí kiên cường bất khuất mà

tổ tiên chúng ta từng biểu lộ qua các thời đại hào hùng chống bắc xâm!

Texas ngày đầu năm 1 tháng 1, 2018

127

Đôi Dòng Tiểu Sử

Tốt nghiệp khoá 1, Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt; Thủ khoa Cử

nhân Chính trị học, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kỹ sư Điện Tử, Đại học

Texas, Austin, Cao Học Quản Trị Công nghiệp, Đại học Kỹ Thuật Quốc

Gia Hoa Kỳ (Colorado). Hiện cư trú tại Texas. Thời chiến tranh Việt

nam: Phục vụ tại Sư đoàn 5 Bộ Binh và Sư Đoàn 2 Không Quân.

Bị Cộng sản giam giữ 10 năm từ 1975 đến 1985.

Hoạt Động Báo Chí & Cộng Đồng

• Chủ bút Nguyệt San Gió Cát, Căn cứ 20 Chiến Thuật Không Quân

(Phan Rang) 1971-1974. Chủ nhiệm nguyệt san Lửa Việt (Austin), Trách

Nhiệm (Austin) từ 1992. Chủ bút Tạp chí Thạch Hãn (USA)

• Có bài đăng thường xuyên trên các nhật báo Tiền Tuyến, Chính Luận (Sài Gòn, trước 1975)

• Cộng tác thường xuyên với hàng chục nhật báo, tuần san, nguyệt san, và đặc san trên toàn quốc

Hoa Kỳ; và các báo điện tử, và các đài phát thanh tại Hoa Kỳ, Úc…

• Được giới thiệu và phỏng vấn trên các đài Truyền hình Mỹ và Việt: ACTV , PBS, Fox, News 8

Austin, SBTN.

• Được báo Người Việt giới thiệu trong loạt bài “Chân Dung Một H.O.” (14/2/2005)

• Hai lần được báo Austin American Statesman giới thiệu trên trang 1, section B về hoạt động

chính trị xã hội tại địa phương (1993 và 1999).

• Tham dự với tư cách diễn giả chính trong bữa tiệc trưa tại Hội nghị Quốc tế về Việt Nam tại

Đại học Texas Tech, Lubbock. (tháng 4, 2001) và Tham luận viên trong ba chương trình Hội

Luận Quốc tế về Việt Nam tại Đại học Texas Tech, Lubbock, tháng 5, 2002; tháng 3, 2008, và

tháng 4, 2017.

• Tham dự các buổi hội luận do các đài Truyền Hình PBS, KLRU (Austin, TX), WCTV

(Richmond, Virginia).

• Hoạt động cộng đồng từ 1992, Hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Cộng Đồng Người Việt

Quốc Gia tại Hoa Kỳ.

• Hiện phụ trách mục Thời Sự Hàng Tuần trên Đài Phát Thanh Việt Nam.

Tác Phẩm đã xuất bản:

Vườn Địa Đàng (1992) gồm 12 truyện dịch từ tác phẩm Children‟s Fairy Tales của Hans

Christian Andersen.

Cuối Tầng Địa Ngục (2008) Hồi ký những năm tù qua các trại Long Khánh, Suối Máu, Hàm Tân, Xuân Phước.

The Depths of Hell (bản Anh ngữ của Cuối Tầng Địa Ngục)

Một Thời Áo Trận (2010), Hồi ký những ngày chiến đấu

Quê Mẹ Mùa Xuân Chưa Về (2012) Những bài viết để ca ngợi Quê hương, vinh danh các

bà Mẹ.

Nanh Hùm Nọc Rắn: Viết về những thủ đoạn gian ác của Cộng Sản.

52 Tuần Vòng Quanh Thế Giới (4 tập) Những bài Thời Sự Hàng Tuần trên Đài Phát Thanh Việt Nam)

Chuyện Mình Chuyện Người (2 tập): các bài viết về những vấn đề xã hội, chính trị Hoa Kỳ

và Việt Nam).

128

Các tác phẩm của Đỗ Văn Phúc đã xuất bản

Có bán trên amazon.com

Quê Mẹ Mùa Xuân Chưa Về: Gồm các bài về Quê Hương và Mẹ Cuối Tầng Địa Ngục (bản Anh ngữ: The Depths of Hell): Hồi ký 10 năm tù trong trại tập trung cải tạo của Cộng Sản Một Thời Áo Trận (bản Anh ngữ: A Day in the Enemy’s Secret Zone): Hồi ký chiến trường. Nanh Hùm Nọc Rắn: Vạch trần những âm mưu thủ đoạn lừa bịp, gian manh của Cộng Sản quốc tế và Cộng Sản Việt Nam

129

Chuyện Mình Chuyện Người:

Tập 1:Các bài viết nhận định về chính trị xã hội Hoa Kỳ.

Tập 2: Tường trình và bình luận toàn bộ cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016. 52 Tuần Vòng Quanh Thế Giới:

Các bài bình luận Thời Sự Hàng Tuần

Tập 1: từ tháng 8, 2016 đến tháng 1, 2017.

Tập 2: từ tháng 1 đến tháng 8, 2017.

Tập 3: từ tháng 8 đến hết tháng 12, 2017. Tập 4: từ tháng 1 đến htế thnág 4, 2018 Vườn Địa Đàng:

Tuyển tập truyện dịch từ Truyện Cổ Tích của Hans Christian Andersen.

130

Contact:

[email protected]

Website:

www.michaelpdo.com

ISBN 978-1982080235

Copyrights by MichaelDo