64
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca

cao tom tat... · Web view1 Vũ Thanh Ca PGS. TS Chủ nhiệm đề tài Viện NCQLBHĐ 2 Phạm Văn Hiếu ThS Thư ký đề tài Viện NCQLBHĐ 3 Nguyễn Lê Tuấn TS Chủ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAMVIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG

BIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ

XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG

ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca

HÀ NỘI, 7-2013

UBND TỈNH QUẢNG NGÃISỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAMVIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ

BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN

KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA

DẠNG SINH HỌC

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca

HÀ NỘI, 7-2013DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

TT Họ và tênHọc hàm, học vị,

chức danhĐơn vị công tác

1 Vũ Thanh CaPGS. TS

Chủ nhiệm đề tàiViện NCQLBHĐ

2 Phạm Văn HiếuThS

Thư ký đề tàiViện NCQLBHĐ

3 Nguyễn Lê TuấnTS

Chủ trì đề mụcViện NCQLBHĐ

4 Đàm Đức TiếnTS

Chủ trì đề mụcViện TN và MT Biển

5 Nguyễn Văn QuânTS

Chủ trì đề mụcViện TN và MT Biển

6 Phạm Văn LượngThS

Chủ trì đề mụcViện TN và MT Biển

7 Mai Kiên ĐịnhThS

Chủ trì đề mụcViện NCQLBHĐ

8 Nguyễn Thế ThịnhKS

Chủ trì đề mụcViện NCQLBHĐ

9 Trần Thế AnhThS

Chủ trì đề mụcViện NCQLBHĐ

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN TẠI VIỆT NAM 1

1.1. Tổng quan KKT Dung Quất 1

1.2. Đa dạng sinh học biển ở Việt Nam 1

1.3. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học biển của Việt Nam 2

CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT 3

2.1. Đa dạng sinh học biển KKT Dung Quất 3

2.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học và hiện trạng bảo tồn tại KKT Dung Quất 3

2.1.2. Đặc điểm quần xã thực vật phù du 6

2.1.3. Đặc điểm quần xã ĐVPD tại KKT Dung Quất 7

2.1.4. Đặc điểm nguồn giống tại KKT Dung Quất 8

2.1.5. Đặc điểm quần xã động vật đáy tại KKT Dung Quất 9

2.1.6. Đặc điểm quần xã rong biển KKT Dung Quất 13

2.1.7. Đặc điểm quần xã san hô tại KKT Dung Quất 14

2.1.8. Đặc điểm quần xã cá biển tại KKT Dung Quất 16

2.2. Hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường KKT Dung Quất 18

2.2.1. Hiện trạng môi trường 18

2.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường KKT Dung Quất 21

2.2.3. Đánh giá tác động môi trường đến các HST biển KKT Dung Quất 22

2.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KKT Dung Quất 23

2.3.1. Thuận lợi 23

2.3.2. Khó khăn 24

2.3.3. Cơ hội 25

2.3.4. Thách thức 26

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT 27

3.1. Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường tại KKT Dung Quất. 27

3.1.1. Các giải pháp vi mô27

3.1.2. Các giải pháp vĩ mô28

3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSH vùng biển KKT Dung Quất. 28

3.2.1. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ dưới lên 28

3.2.2. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ trên xuống 29

3.2.3. Thứ tự ưu tiên các giải pháp và bảo tồn theo phương pháp kết hợp hai cách tiếp cận 29

3.3. Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất 30

TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 321. Khối lượng thực hiện 32

2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 341. Kết luận 34

2. Kiến nghị 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần loài sinh vật biển đã biết 2Bảng 2.1. Tính toán tổng chỉ số ĐDSH Shannon tại KKT Dung Quất 3Bảng 2.2. Biểu phân tích chất lượng nước biển ven bờ KKT Dung Quất 18Bảng 2.3. Biểu phân tích coliform trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất 19Bảng 2.4. Kết quả phân tích KLN trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất 19Bảng 2.5. Kết quả phân tích HCBVTV chứa Cl trong nước ven bờ KKT Dung Quất 20Bảng 3.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu vực bảo tồn ĐDSH KKT Dung Quất 30

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái KKT Dung Quất 5Hình 2.2. Phân bố số loài TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất theo các mặt cắt

6Hình 2.3. Tương quan tỷ lệ các loài ĐVPD tại KKT Dung Quất7Hình 2.4. Tương quan giữa số lượng và mật độ cá thể ĐVPD trên từng mặt cắt

8Hình 2.5. Tương quan giữa số loài cá giống và mật độ cá thể 8Hình 2.6. Tương quan giữa số lượng nguồn giống tôm cua và mật độ cá thể 9Hình 2.7. Tương quan tỷ lệ giữa các loài giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất 9Hình 2.8. Tương quan giữa mật độ và vị trí mặt cắt giun nhiều tơ 10Hình 2.9. Tương quan giữa các lớp thân mềm tại KKT Dung Quất 11Hình 2.10. Tỷ lệ tương quan giữa các loài da gai tại KKT Dung Quất 12Hình 2.11. Tỷ lệ tương quan các loài giáp xác tại KKT Dung Quất 13Hình 2.12. Tỷ lệ tương quan các loài rong biển tại KKT Dung Quất 14Hình 2.13. Tương quan tỷ lệ giữa các loài san hô tại KKT Dung Quất 15Hình 2.14. Các họ có số lượng loài cao trong khu hệ cá KKT Dung Quất 16Hình 2.15. Tương quan giữa nhóm cá biển theo các mặt cắt khảo sát 17Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất 31

MỞ ĐẦU

Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực theo các Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005, Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 và Quyết định điều chỉnh số 124/QĐ-TTg ngày 20/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản... với tổng diện tích lên đến 45.332 ha. Đi đôi với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế - xã hội, môi trường nước mặt và nước biển ven bờ KKT Dung Quất đang dần bị ô nhiễm do các hoạt động của con người như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và đặc biệt là các chất thải của các khu công nghiệp, dân sinh trong KKT Dung Quất. Việc quản lý, kiểm soát chất thải đã được tính đến và đặt ra trong quy hoạch tổng thể của KKT. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của nó đối với môi trường sinh thái nói chung và hệ sinh thái biển (HSTB) nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mức. Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung có ĐDSH tương đối lớn với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ động - thực vật rất phong phú. Theo các kết quả điều tra của đề tài, vùng biển KKT Dung Quất - Quảng Ngãi có mức độ ĐDSH không cao với 172 loài thực vật phù du; 53 loài động vật phù du; 15 loài trứng cá và cá bột, 17 loài, giống giáp xác tôm, cua; 48 loài thân mềm; 18 loài giáp xác; 37 loài da gai; 28 loài giun nhiều tơ; 49 loài san hô, 110 loài rong biển; 74 loài cá. Việc phát triển mạnh mẽ của KKT Dung Quất đã và đang tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới HSTB nơi đây, vì vậy, việc nghiên cứu các tác động của môi trường ảnh hưởng tới HSTB nói chung và đa dạng sinh học (ĐDSH) nói riêng là một vấn đề cấp thiết đặt ra. Đề tài: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ HIỆN

TRẠNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN TẠI VIỆT NAM

1.1. Tổng quan KKT Dung QuấtKhu kinh tế (KKT) Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực

duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan. KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản... Hệ thống cơ sở hạ tầng và các tiện ích xã hội bên trong KKT Dung Quất đã được hoàn thành về cơ bản và đang được tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Mới đây theo quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Chính phủ về việc thành lập KKT Dung Quất thì Lý Sơn là một bộ phận phía Đông của KKT này, do vậy vùng biển KKT Dung Quất và vùng mở rộng Lý Sơn gắn với các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí, phát triển ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản, phát triển các nhành dịch vụ trên biển…).

Do chưa có được một kế hoạch quản lí tổng hợp cho toàn vùng nên việc sử dụng nguồn tài nguyên của khu vực còn tỏ ra mất cân đối một cách nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân đe doạ, dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng cao của khu vực.1.2. Đa dạng sinh học biển ở Việt Nam

Biển Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng nên HSTB cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu thể hiện qua bảng 1.1 sau.

1

Bảng 1.1. Thành phần loài sinh vật biển đã biết TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được1 Thực vật nổi biển 5372 Động vật nổi 6573 Rong, tảo biển 6534 Cỏ biển 155 Thực vật ngập mặn 946 Đông vật đáy 6.3007 Tuyến trùng biển 3008 Giun sán ký sinh biển 1909 Giáp xác 1.50010 Thân mềm 2.50011 Da gai 35012 Giun nhiều tơ 70013 Tôm biển 22514 Cá biển 2.45815 Rắn biển 1516 Rùa biển 517 Chim nước 4318 Thú biển 25

(Nguồn: Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2012 )1.3. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học biển của Việt Nam

Khoảng 1/5 dân số Việt Nam sống dựa vào đánh bắt thủy sản để sinh sống và các hoạt động này cũng đóng góp một phần rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân và xuất khẩu. Phương thức đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý… cộng với ý thức kém của con người đã làm suy giảm tính ĐDSH biển. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation).

2

CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM

THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU

KINH TẾ DUNG QUẤT

2.1. Đa dạng sinh học biển KKT Dung Quất

2.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học và hiện trạng bảo tồn tại KKT Dung Quất2.1.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học KKT Dung Quất

Để đánh giá mức độ ĐDSH tại KKT Dung Quất, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ số Shannon (H’) về ĐDSH và chỉ số (đồng đều) cân bằng sinh thái của các nhóm loài. Các tính toán được thể hiện qua bảng 2.1 sau.

Bảng 2.1. Tính toán tổng chỉ số ĐDSH Shannon tại KKT Dung QuấtSTT Nhóm loài Ni Pi lnPi -(Pi*lnPi)1 Thực vật phù du 172 0.27 -1.29 0.352 Thân mềm 48 0.077 -2.57 0.23 San hô 49 0.079 -2.54 0.199795154 Rong biển 110 0.176282051 -1.735670003 0.3059674685 Nguồn giống 32 0.051282051 -2.970414466 0.1523289476 Giun nhiều tơ 28 0.044871795 -3.103945858 0.1392796227 Giáp xác 18 0.028846154 -3.54577861 0.102282075

8 Động vật phù du 53 0.084935897 -2.465858455 0.209439901

9 Da gai 37 0.059294872 -2.825232456 0.16752179610 Cá biển 74 0.118589744 -2.132085275 0.252843446

 Tổng 621 2.081968634Chỉ số ĐDSH tại KKT Dung Quất có H’ = 2,08Chỉ số Hmax = 6,436150368Chỉ số (đồng đều) E = 0.32Căn cứ vào các kết quả tính toán và kết hợp với khảo sát thực địa, chúng

tôi đã xây dựng được bản đồ phân bố các hệ sinh thái tại KKT Dung Quất tại hình 2.1.2.1.1.2. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học KKT Dung Quất

KKT Dung Quất và vùng biển mở rộng Lý Sơn hiện nay có khu biển đảo Lý Sơn đã được dự kiến xây dựng khu bảo tồn đến năm 2020, hiện nay các công tác chuẩn bị cũng đã hoàn tất các công việc chính như các nghiên cứu cơ sở, hình thành vùng đệm, dự kiến thành lập ban quản lý KBT theo phương pháp bảo tồn tại chỗ. Tuy nhiên, do chưa có quyết định thành lập nên chưa thể tiến hành

3

đưa vào quy hoạch quản lý, sử dụng và khai thác. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác hải sản của người dân vẫn diễn ra, hoạt động khai thác san hô, khai thác rong biển quá mức vẫn còn xảy ra trên vùng biển này. Việc bảo tồn ĐDSH ở đây chưa được thực hiện đầy đủ và quản lý đúng mức nên gây suy giảm ĐDSH đáng kể. Công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại đây chưa được đánh giá đúng mức.

4

Hình 2.1. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái KKT Dung Quất

5

2.1.2. Đặc điểm quần xã thực vật phù du2.1.2.1. Thành phần loài và đặc trưng khu hệ của TVPD ở KKT Dung Quất

Kết quả phân tích các mẫu TVPD thu thập ở vùng biển KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) qua 2 lần khảo sát đã xác định được tổng cộng 172 loài thuộc 42 họ với 63 chi trong đó có 107 loài tảo silic (chiếm 62,2%); 58 loài tảo giáp (chiếm 33,7%) và 07 loài tảo lam (chiếm 4,1%). Nhìn chung, thành phần TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất khá phong phú và đa dạng, sự phân bố số lượng loài có sự sai khác khá lớn.

Về đặc trưng phân bố của khu hệ của TVPD ở vùng nghiên cứu: khu hệ TVPD của vùng biển này được hình thành bởi các nhóm loài: Nhóm loài ven bờ, biển ấm; Nhóm loài biển khơi tính ấm; Nhóm loài phân bố rộng toàn cầu.2.1.2.2. Phân bố TVPD ở vùng nghiên cứua. Phân bố thành phần loài và tính đa dạng TVPD

Phân bố số lượng loài TVPD tại các mặt cắt khảo sát trong tháng 2/2012 khá đồng đều, dao động trong khoảng từ 22 đến 30 loài; trừ mặt cắt số 1 có số loài thấp nhất (22 loài); tại vị trí của mặt cắt MC3 và MC5 có số loài cao nhất với 30 loài, các mặt cắt còn lại có số loài dao động khá đồng đều từ 24 đến 28 loài. Phân bố số loài tại các mặt cắt khảo sát trong tháng 09/2012 thấp nhất tại vị trí MC3 (14 loài) và cao nhất tại vị trí MC8 (26 loài), các mặt cắt còn lại dao động đồng đều từ 16 đến 21 loài. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.2 sau.

Hình 2.2. Phân bố số loài TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất theo các mặt cắtb. Biến động số lượng loài TVPD

Số lượng loài TVPD trong khu vực biển KKT Dung Quất có sự biến động theo thời gian nghiên cứu: đạt cao nhất vào tháng 09/2012 với 123 loài và thấp nhất là vào tháng 02/2012 với số lượng là 84 loài. Số lượng và thành phần loài

6

thực vật phù du thay đổi theo vị trí, theo thời gian là do sự biến động của các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, dinh dưỡng, mức độ tiêu thụ của động vật phù du và hải sản nuôi.2.1.2.3. Các loài vi tảo độc hại tiềm tàng ở KKT Dung Quất

Hầu hết các loài tảo ĐHTT có mật độ tế bào thấp nên chưa gây ảnh hưởng xấu tới sinh thái môi trường của khu vực nghiên cứu.2.1.3. Đặc điểm quần xã ĐVPD tại KKT Dung Quất 2.1.3.1. Thành phần loài ĐVPD tại KKT Dung Quất

Kết quả khảo sát tại vùng biển Dung Quất trong 2 đợt vào tháng 02/2012 và tháng 09/2012, chúng tôi đã phát hiện được 53 loài ĐVPD thuộc 7 ngành trong đó các ngành Giun đốt (Annelida); Thích ti (Cnidaria); Da gai (Echinodermata) có 1 loài chiếm 1,9%; các ngành Hàm tơ (Chaetognatha) và Dây sống (Chordata) có 2 loài chiếm 3,8% và ngành Thân mềm (Mollusca) có 3 loài chiếm 5,7% và ngành Chân khớp (Arthropoda) có 43 loài chiếm tỷ lệ 81,1%. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.3 sau:

Hình 2.3. Tương quan tỷ lệ các loài ĐVPD tại KKT Dung QuấtĐặc trưng khu hệ gồm các nhóm sinh thái: Nhóm loài ven bờ nhiệt đới;

Nhóm loài biển khơi thích nghi rộng; Nhóm loài phân bố rộng.2.1.3.2. Mật độ cá thể ĐVPD tại KKT Dung Quất

Mật độ cá thể ĐVPD tương ứng với số lượng loài thể hiện trên từng mặt cắt: Tại vị trí mặt cắt số IV có số lượng loài và mật độ cá thể cao nhất, tại vị trí số VI có số lượng loài thấp nhất và mật độ cá thể cũng tương đối thấp (100 cá thể/m3). Mật độ cá thể thấp nhất tại vị trí mặt cắt số II (chỉ có 90 cá thể/m 3). Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.4 sau.

7

Hình 2.4. Tương quan giữa số lượng và mật độ cá thể ĐVPD trên từng mặt cắt2.1.4. Đặc điểm nguồn giống tại KKT Dung Quất2.1.4.1. Thành phần loài

Kết quả khảo sát vùng biển KKT Dung Quất trong 2 đợt vào tháng 02/2012 và tháng 9/2012 đã phát hiện 15 loài trứng cá và cá bột. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được 17 loài giáp xác (tôm, cua).2.3.4.2. Mật độ và phân bố

Nguồn giống cá con được thể hiện qua số lượng loài và mật độ cá thể trên từng mặt cắt: Tại vị trí mặt cắt số II có số lượng loài và mật độ cá thể cao nhất (11 loài với mật độ 490 cá thể/m3) và thấp nhất là tại vị trí mặt cắt số VIII (01 loài với mật độ 10 cá thể/m3) Tương quan tỷ lệ giữa số lượng nguồn giống cá - cá con và mật độ trên từng mặt cắt khảo sát được thể hiện qua biểu đồ hình 2.5 sau.

Hình 2.5. Tương quan giữa số loài cá giống và mật độ cá thểNguồn giống giáp xác lớn (tôm, cua) được thể hiện thông qua số lượng

loài và mật độ cá thể trên từng mặt cắt như biểu đồ hình 2.6 sau.

8

Hình 2.6. Tương quan giữa số lượng nguồn giống tôm cua và mật độ cá thể2.1.5. Đặc điểm quần xã động vật đáy tại KKT Dung Quất2.1.5.1. Đặc điểm ngành giun nhiều tơ tại KKT Dung Quấta. Thành phần và cấu trúc loài Giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất

Kết quả trong 02 đợt khảo sát về sinh vật vùng biển KKT Dung Quất đã thống kê được 7 bộ, 14 họ, 28 loài giun nhiều tơ trong đó nhiều nhất là bộ Phyllodocida có số lượng là 12 loài chiếm tỷ lệ 42,86%; tiếp đến là bộ Eunicida với 9 loài chiếm tỷ lệ 32,14%; các bộ Terebellida và bộ Scolecida đều có 02 loài chiếm tỷ lệ là 7,14%; các bộ có số loài ít nhất là 01 loài chiếm tỷ lệ 3,57% là các bộ Amphinomida; Capitellida và Sabellida. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.7 sau:

Hình 2.7. Tương quan tỷ lệ giữa các loài giun nhiều tơ tại KKT Dung Quấtb. Mật độ và sinh khối giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất

Mật độ cá thể loài cao nhất là là các loài Eunice tentaculata với mật độ là 5 con/m2; loài Jasmineira caudate với mật độ là 4 con/m2; loài Polyophthalmus pictus với mật độ là 4 con/m2; các loài khác có mật độ cá thể trung bình là 2

9

con/m2, 3 con/m2 với tần xuất xuất hiện khá nhiều; ít nhất là loài Lysidice collaris với mật độ 01 con/m2; loài Pherusa laevis với mật độ là 01 con/m2. Về sinh khối, có sinh khối cao nhất là loài Lysidice collaris với sinh khối là 1134,5(mg); tiếp đến là loài Eunice pennata và loài Eunice tentaculata có sinh khối tương ứng là 648,7(mg) và 648,1(mg). Thấp nhất là các loài Nephtys hombergi có sinh khối là 52,1(mg); loài Tachytrypane sp có sinh khối là 34,4(mg) và loài Arabella sp có sinh khối là 31,7(mg) và chúng cũng là loài có mật độ xuất hiện với tần suất trung bình trong nhóm loài.c. Sự phân bố

Dựa vào kết quả khảo sát thấy được sự phân bố số loài giun nhiều tơ theo từng vị trí mặt cắt: phân bố tương đối đồng đều các loài theo các mặt cắt. Trong đợt 1 (tháng 02/2012) tại khu vực mặt cắt 6 là có mật độ cao nhất và thấp nhất là tại mặt cắt 8. Trong đợt 2 (tháng 09/2012) mật độ cao nhất tại vị trí mặt cắt số 4 và thấp nhất là vị trí số 2. Về biến động số lượng lớn nhất tại vị trí mặt cắt số 8 trong 2 đợt có sự biến động tới 13 cá thể. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.8 sau:

Hình 2.8. Tương quan giữa mật độ và vị trí mặt cắt giun nhiều tơ2.1.5.2. Đặc điểm ngành thân mềm tại KKT Dung Quấta. Thành phần loài thân mềm tại KKT Dung Quất

Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành thân mềm tại KKT Dung Quất có 3 lớp, 17 bộ, 23 họ, 36 chi và 48 loài, trong đó, lớp Bivalvia (Hai mảnh vỏ) có 27 loài chiếm 56%; lớp Gastropoda (Chân bụng) có 20 loài chiếm 42%; lớp Polyplacophora (Đa vỏ) có 01 loài chiếm 2%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.9 sau.

10

Hình 2.9. Tương quan giữa các lớp thân mềm tại KKT Dung Quấtb. Mật độ và sinh khối các loài thân mềm tại KKT Dung Quất

Mật độ của các loài Jouannetia cumingi (Sowerby); Barbatia virescens Reeve và Lithiphaga malaccana (Reeve) là cao nhất với tần suất xuất hiện tương ứng là 4 con/m2 nền đáy; 3 con/m2 nền đáy và 3 con/m2 nền đáy. Các loài khác với tần xuất trung bình và khá nhiều loài chỉ xuất hiện 1 lần với mật độ 01con/m2 nền đáy. Về sinh khối thì ta thấy loài Barbatia fusca Bruguiere là cao nhất với sinh khối 10,12(g) tiếp theo là các loài Barbatia virescens Reeve; Jouannetia cumingi (Sowerby) và Turbo argyrostoma Linne có sinh khối rất cao, tương ứng là 9,36(g); 7,43(g) và 8,65(g) và chúng cũng là những loài có mật độ cao nhất. Một số loài có mật độ thấp cũng như sinh khối quá nhỏ không thể định lượng được nên chúng tôi chỉ xác định được về thành phần định tính là các loài như Morula fusca (Kiister); Pteria martensi (Dunker) và Tonna sp.c. Các loài quý hiếm

Tại KKT Dung Quất chúng tôi xác định được 01 loài thân mềm được ghi trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ là loài Ốc sứ mắt trĩ - Cypraea argus Linnaeus, 17582.1.5.3. Đặc điểm ngành Da gaia. Thành phần loài da gai tại KKT Dung Quất

Kết quả qua 02 đợt khảo sát vào tháng 02/2012 và tháng 09/2012 đã xác định được 5 lớp, 7 bộ, 21 họ, 29 chi và 37 loài trong đó lớp Asteroidea (Sao biển) có 4 loài chiếm tỷ lệ 10,8%; lớp Crinoidea(Huệ biển) và lớp Echinoidea (Cầu gai) đều có 6 loài chiếm tỷ lệ 16,2%; lớp Holothuroidea (Hải sâm) có 5 loài chiếm tỷ lệ 13,5% và cuối cùng là lớp Ophiuroidea (Đuôi rắn) có số lượng

11

loài lớn nhất với 16 loài chiếm tỷ lệ 43,2%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.10 sau.

Hình 2.10. Tỷ lệ tương quan giữa các loài da gai tại KKT Dung Quấtb. Mật độ và sinh khối các loài da gai tại KKT Dung Quất

Mật độ các loài Zygometra comata (Clark, 1911); Ophionereis variegata Duncan cao nhất với 4 con/m2; tiếp đến là các loài Placophiothrix plana (Lyman); Brandtothuria impatiens (Fors.); Comantheria briareus (Bell )… có mật độ 3 con/m2, tiếp đến là các loài có mật độ trung bình là 2 con/m2 và thấp nhất là các loài Macrophiothrix capillarus Lyman; Diadema savignyi; Basilometra boschmai Clark... với mật độ 01 con/m2. Về sinh khối, trọng lượng trung bình của nhóm sao biển và hải sâm là cao nhất, các nhóm còn lại có sinh khối trung bình và nhỏ. Các loài có sinh khối cao như là loài Holothuria scabra Jager có sinh khối là 711,6(g); loài Culcita novaeguineae Muller & Trosch có sinh khối là 310,8(g) và loài Goniodiscus pleyedella (Lam.) có sinh khối 156,1(g). Các loài có sinh khối nhỏ nhất như loài Ophiodera neglecta Kochler có sinh khối 0,04(g); loài Ophiolepis superba H.L.Clark có sinh khối là 0,16(g) và loài Ophiarachnella gorgonia (Muller et Troschel) có sinh khối 0,2(g).c. Biến động số lượng các loài da gai

Vào tháng 2/2012 Khu vực mặt cắt khảo sát số 1,4,5 và số 6 có có số lượng con lớn nhất và mặt cắt số 8 là thấp nhất. Vào tháng 9/2012, cao nhất là tại các mặt cắt số 8 và số 5 và thấp nhất tại vị trí số 2. Biến động số lượng có dao động lớn nhất tại vị trí mặt cắt số 8, vào thời điểm tháng 02/2012 thì vị trí này có mật độ thấp nhất là 6 con, nhưng đến thời điểm tháng 9/2012 thì tại vị trí này có mật độ cao nhất là 19. Sự dao động đột biến này có thể nói là theo tính chất mùa vụ.

12

d. Các loài có giá trị kinh tế và các loài quý hiếmTại KKT Dung Quất chúng tôi xác định được một số loài Hải sâm có ý

nghĩa kinh tế và y học thuộc hai giống là giống Holothuria và giống Actinopyga.2.1.5.4. Đặc điểm quần xã giáp xáca. Thành phần loài giáp xác tại vùng biển Dung Quất

Kết quả qua 02 đợt khảo sát tháng 02/2012 và tháng 09/2012 đã xác định được 18 loài giáp xác thuộc 15 họ, 02 bộ trong đó bộ Decapoda (Bộ 10 chân) có 17 loài chiếm 94,4% và bộ Stomatopoda (Bộ chân miệng) chỉ có 1 loài chiếm tỷ lệ 5,6%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.11 sau.

Hình 2.11. Tỷ lệ tương quan các loài giáp xác tại KKT Dung Quấtb. Mật độ, sinh khối ngành giáp xác tại KKT Dung Quất

Các loài có mật độ cao nhất là Alpheus sp có 8 con/m2; Lophopanopeus bellus có 7 con/m2 và tiếp đến là Ozius guttatus có 6 con/m2; các loài trung bình có mật độ từ 2 đến 3 con/m2 và thấp nhất là chỉ có 01 con/m2 như các loài Eriphia sebana; Hypothalassia armata và Varuna litterata. Về sinh khối loài có sinh khối cao nhất là Zosimus aeneus với sinh khối 1415,5(mg); tiếp đến là loài Lophopanopeus bellus có sinh khối là 1287,3(mg) và thấp nhất là các loài Hypothalassia armata có sinh khối là 74,7(mg) và Menaethius monoceros có sinh khối là 37,6(mg) và chúng cũng là những loài có mật độ thấp nhất.2.1.6. Đặc điểm quần xã rong biển KKT Dung Quất2.1.6.1. Thành phần loài rong biển

Kết quả phân tích đã xác định được 4 ngành với 110 loài trong đó: Ngành rong Đỏ(Rhodophyta) có 54 loài (chiếm 49,09%); Ngành rong Lục(Chlorophyta) có 27 loài (chiếm 24,54%); Ngành rong Nâu(Phaeophyta) có 18 loài (chiếm 16,37%); Ngành rong Lam(Cyanophyta) có 11 loài (chiếm 10,00%). Trong số các loài rong phát hiện tại Khu kinh tế Dung Quất có 01 loài

13

mới xuất hiện tại khu hệ rong biển Việt Nam là loài Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman. Kết quả thể hiện qua hình 2.12 sau.

Hình 2.12. Tỷ lệ tương quan các loài rong biển tại KKT Dung Quất2.1.6.2. Phân bốa. Phân bố rộng

Qua kết quả khảo sát, ta thấy rằng số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động khá lớn trong khoảng 5 loài/mặt cắt (mặt cắt I) đến 61 loài (mặt cắt VII) và trung bình là 33 loài/mặt cắt. b. Phân bố sâu

Từ kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng có tới 103 loài phân bố ở vùng triều và 82 loài phân bố ở vùng dưới triều. 2.1.6.3. Sinh khối, các loài rong biển quý hiếm tại KKT Dung Quất

a) Về sinh khối: Kết quả nghiên cứu cho thấy loài có sinh lượng cao nhất là loài Saraassum polycystum. C.Ag có sinh lượng là 618 g/m2 và tiếp đến là loài Spathoglossum vietnamense Phamh có sinh lượng 438g/m2; thấp nhất là loài Amphiroa dilatata Lamouroux chỉ có sinh lượng là 5g/m2. Còn lại một số loài do sinh lượng quá thấp nên chúng tôi chỉ xác định được thành phần định tính loài.

b) Các loài quý hiếm: Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định được 02 loài rong quý hiếm là rong đông sao (Hypnea cornuta); rong kỳ lân (Kappaphycus cottonii)2.1.7. Đặc điểm quần xã san hô tại KKT Dung Quất2.1.7.1. Thành phần loài san hô tại KKT Dung Quất

Qua hai đợt khảo sát vào tháng 02 năm 2012 và tháng 9 năm 2012 tại KKT Dung Quất đã xác định được có 02 bộ, 10 họ, 23 chi và 49 loài trong đó bộ Helioporacae (San hô xanh) có 01 họ là họ Heliopora có số lượng 01 loài chiếm

14

tỷ lệ 2% và bộ Scleractinia (San hô cứng) có 9 họ chiếm tỷ lệ 98%; nhiều nhất là các Họ Acroporidae và Họ Faviidae có số lượng 17 loài chiếm tỷ lệ 34,7%; tiếp đến là họ Poritidae có số lượng 5 loài chiếm tỷ lệ 10,2%; các họ Agariciidae, Mussidae và họ Siderastreidae có số lượng là 02 loài chiếm tỷ lệ 4,1%; còn lại các họ Merulinidae, Oculinidae và họ Pocillloporidae có số lượng ít nhất là 01 loài chiếm tỷ lệ 2%. Kết quả thể hiện trong biểu đồ hình 2.13 sau:

Hình 2.13. Tương quan tỷ lệ giữa các loài san hô tại KKT Dung Quất2.1.7.2. Độ phủ của san hô tại KKT Dung Quất

Qua kết quả khảo sát vào 2 đợt tháng 02/2012 và tháng 9/2012 cho hấy hầu hết không có san hô thuộc loại độ phủ cao tại KKT Dung Quất - Quảng Ngãi. Các loài có độ phủ tốt nhất và cấu trúc đa dạng nhất như các loài Acropora gemnifera; Montipora foliosa, Galaxea fascicularis cũng chỉ nằm trong khoảng có độ che phủ thấp là từ 25% - 50%. Tiếp theo là các loài có độ phủ thấp hơn và ít nhất là các loài Pocillopora damicornis, Goniastrea australiensis và Favia veroni có độ phủ ở mức độ sống nghèo từ 0 - 25%. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát định tính có rất nhiều RSH bị khai thác nham nhở nằm bên bờ hủy diệt, hoặc các rạn bị phá hủy do các hoạt động nhân sinh.2.1.7.3. Phân bố, đặc điểm hình thái RSH trong vùng biển KKT Dung Quất

Các RSH ở đây có diện tích phân bố rộng, đa dạng về thành phần loài, đa dạng nguồn lợi sinh vật trên rạn... vì vậy cần đề xuất những biện pháp bảo tồn nhằm giảm tối đa những tác động xấu và mức độ ảnh hưởng do việc phát triển của KKT Dung Quất. Mặc dù, một vấn đề bức xúc đang được đặt ra đó là hiện tượng suy thoái RSH đã có biểu hiện khá rõ do nhiều nguyên nhân: do hoạt động nhân sinh, tai biến thiên nhiên và do ô nhiễm môi trường.

15

Xét theo quan điểm hình thái, các RSH khu vực vùng biển KKT Dung Quất - Quảng Ngãi đều thuộc kiểu rạn viền bờ (island fringing reef). Với 5 đới cấu trúc: đới khe rãnh ven bờ (lagoon ven bờ), đới mặt bằng, đới mào rạn, đới sườn dốc và đới mặt bằng chân rạn. Do đặc điểm là rạn hở chịu tác động mạnh của sóng và dòng chảy để lộ ra các tảng đá gốc lớn, địa hình đáy gồ ghề nên rạn thường hẹp và không phân đới rõ ràng (khó phân biệt giữa các đới).2.1.7.4. Đặc điểm nguồn lợi và các loài quý hiếm

Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi tìm được 4 loài san hô là loại quý hiếm cần được bảo vệ gồm: san hô lỗ đỉnh nô-bi (Acropora nobilis); san hô cành đa-mi (Pocilloporia damicornis); san hô khối đầu thùy (Porites lotaba) và san hô xanh (Helioporacea sp) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo tồn và phát triển ĐDSH. 2.1.8. Đặc điểm quần xã cá biển tại KKT Dung Quất2.1.8.1. Thành phần loài cá biển tại KKT Dung Quất

Kết quả của 2 đợt khảo sát tháng 02/2012 và tháng 9/2012 đã phát hiện được tổng số 74 loài cá thuộc 37 họ. Các họ có số loài lớn chiếm ưu thế là họ cá Bàng chài Labridae có 9 loài chiếm 12,2% tổng số loài đã được phát hiện, họ cá Thia Pomacentridae có 7 loài (9,5%), họ cá Bướm Chaetodontidae có 6 loài (8,1%), họ cá Sơn Apogonidae, Họ Cá Mối Synodontidae, Họ cá Mó Scaridae, Họ cá Phèn Mullidae, Họ cá Mao quỷ Synanceiidae, Họ cá Lú Pinguipedidae mỗi họ có 3 loài (mỗi họ chiếm 4,1%). Phần lớn các họ còn lại có số lượng loài từ 1 -2 loài. Kết quả thể hiện trong biểu đồ hình 2.14 sau.

Hình 2.14. Các họ có số lượng loài cao trong khu hệ cá KKT Dung Quất2.1.8.2. Biến động trong cấu trúc quần xã cá biển KKT Dung Quất

16

Về phân bố số lượng loài cá tại các mặt cắt khảo sát trên bảng 2.31 đã thể hiện sự phân bố đồng đều giữa các mặt cắt khảo sát. Đợt khảo sát tháng 2/2012, mặt cắt MC 6 có số loài cao nhất 9 loài; tiếp đó là các mặt cắt MC 4, MC 5, MC 7, MC 8 (8 loài). Trong đợt khảo sát tháng 09/2012, Các mặt cắt có số loài tương đương nhau (8 loài). Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.15 sau.

Hình 2.15. Tương quan giữa nhóm cá biển theo các mặt cắt khảo sát2.1.8.3. Đặc điểm phân bố, nguồn lợi và các loài quý hiếma. Đặc điểm phân bố,

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về khu hệ cá biển KKT Dung Quất thấy rằng nhóm loài có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu tập trung vào các loài có kích cỡ lớn, giá trị thương phẩm cao thuộc các họ cá Mú (Serranidae), cá Kẽm (Haemulidae), cá Hồng (Lutjanidae). Các nhóm loài này cũng là đối tượng đánh bắt chủ yếu của dân địa phương sống trong vùng mang lại lợi tức đáng kể cho nghề câu, lưới bén và lặn có khí tài.

Các nhóm loài có khả năng khai thác làm cảnh hoặc phục vụ cho nhu cầu du lịch, lặn sinh thái ngầm là những loài có màu sắc sặc sỡ bơi lội uyển chuyển trong các sinh cảnh rạn, có sức lôi cuốn người xem ở điều kiện tự nhiên cũng như nuôi trong bể kính nhân tạo. b) Đặc điểm nguồn lợi và các loài quý hiếm

Theo Viện nghiên cứu Hải sản, tổng trữ lượng nguồn lợi cá biển Việt Nam ước tính khoảng 2,77 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,2 triệu tấn, trong đó cao nhất là vùng biển Nam Trung Bộ, chiếm 44,4%; các gò nổi ngoài khơi chiếm 0,4%. Thời gian qua, do việc khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo vệ và thậm chí hủy diệt (đánh mìn) của ngư dân đã làm cho nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, một số loài có nguy cơ diệt vong.

17

Trong 02 đợt khảo sát này chúng tôi xác định được có 01 loài cá được xếp vào danh mục các loài quý hiếm cần bảo vệ là loài cá Bàng chài đầu đen - Thalassoma lunare.2.2. Hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường tại KKT Dung Quất2.2.1. Hiện trạng môi trường

Kết quả khảo sát chất lượng nước biển ven bờ KKT Dung Quất qua 02 đợt khảo sát được thể hiện tại bảng 2.2 sau.

Bảng 2.2. Biểu phân tích chất lượng nước biển ven bờ KKT Dung QuấtTrạmthu mẫu

Tầngthu mẫu

TSS(mg/l)

N-NH4+

(µg/l)Clorua

(g/l)Dầu

(mg/l)BOD5

(mg/l)

I- 1M 29,3 17,8 9,96 0,11 1,20Đ 31,8 13,9 10,22 0,02 0,96

I- 2M 46,3 15,7 14,39 0,08 1,24Đ 47,9 14,0 14,68 0,04 0,87

IIM 44,9 12,9 17,71 0,06 1,01Đ 46,2 10,8 17,79 0,02 0,92

IIIM 37,2 10,6 17,71 0,05 0,93Đ 39,2 8,7 17,81 - 0,76

IVM 36,1 9,2 17,79 0,02 0,89Đ 37,5 10,8 17,90 - 0,81

VM 28,3 15,4 18,27 0,06 0,85Đ 29,7 9,3 18,41 0,02 0,76

VIM 26,9 10,2 18,37 0,01 0,79Đ 28,2 11,5 18,45 - 0,68

VIIM 27,0 9,6 18,29 0,02 0,81Đ 28,6 10,8 18,42 - 0,65

VIII-1M 25,9 8,6 18,27 0,03 0,78Đ 26,1 9,8 18,51 - 0,72

VIII-2M 25,2 8,2 18,28 0,02 0,75Đ 25,7 9,5 18,50 - 0,63

Căn cứ vào bảng 2.2 có thể thấy các thông số của nước như là dầu, clorua, Amoni, BOD và chất rắn lơ lửng vẫn còn ở trong giới hạn chỉ tiêu cho phép. Phân tích các đơn vị coliform trong nước biển ven bờ được thể hiện qua bảng 2.3 sau.

18

Bảng 2.3. Biểu phân tích coliform trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất

STT Ký hiệu mẫu CFU/100ml STT Ký hiệu mẫu CFU/100ml

1 I-1 M 60 11 V M 502 I-1 Đ 30 12 V Đ 103 I-2 M 80 13 VI M 304 I-2 Đ 50 14 VI Đ 105 II M 410 15 VII M 206 II Đ 300 16 VII Đ 207 III M 120 17 VIII-1 M 308 III Đ 90 18 VIII-1 Đ 209 IV M 20 19 VIII-2 M 2010 IV Đ 20 20 VIII-2 Đ 10

Sự có mặt của coliform trong nước được xem là một chỉ số về sự tinh khiết của nước. Tại vị trí số II có sự dao động về số lượng khá lớn (nước mặt là 410 CFU/100ml và nước đáy là 300 CFU/100ml), tuy nhiên sự dao động này thay đổi theo mùa. Các thông số này vẫn có thể chấp nhận được và nằm trong giới hạn cho phép.

Các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước ven bờ được thể hiện trong bảng 2.4 sau.

Bảng 2.4. Kết quả phân tích KLN trong nước biển ven bờ KKT Dung QuấtSTT KH mẫu Cd (mg/l) Pb(mg/l) Fe(mg/l)

1 I1-M 0,45 18,21 0,0512 I1-Đ 0,44 19,2 0,0583 I2-M 0,44 11,26 0,0384 I2-Đ 0,34 13,23 0,0425 II-M 0,23 9,78 0,0286 II-Đ 0,21 10,54 0,0317 III-M 0,32 12,34 0,0258 III-Đ 0,31 13 0,0279 IV-M 0,25 21 0,03110 IV-Đ 0,36 22,76 0,03511 V-M 0,23 7,67 0,02512 V-Đ 0,25 9,23 0,02713 VI-M 0,23 12,34 0,02614 VI-Đ 0,26 13,45 0,02715 VII-M 0,21 15,67 0,02316 VII-Đ 0,22 17,65 0,025

19

STT KH mẫu Cd (mg/l) Pb(mg/l) Fe(mg/l)17 VIII1-M 0,24 6,67 0,01918 VIII1-Đ 0,25 8,98 0,02219 VIII2-M 0,17 9,45 0,01520 VIII2-Đ 0,19 12,34 0,018

Căn cứ vào bảng 2.4 có thể thấy các thông số đo được đều còn khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT. Các chỉ tiêu hóa chất bảo vệ thực vật có chứa clo trong nước biển ven bờ được thể hiện trong bảng 2.5 sau.

Bảng 2.5. Kết quả phân tích HCBVTV chứa Cl trong nước ven bờ KKT Dung Quất

TT Kí hiệu mẫu

Hàm lượng (µg/l)Linda

n Aldrin Endrin 4, 4’ DDE

Dieldrin

4, 4’ DDD

4, 4’ DDT Tổng

1 I-1-M 2,58 1,18 1,8 2,87 - - 2,04 10,472 I-1-Đ 2,45 1,25 - 2,68 - - 1,98 8,363 I-2-M 2,88 1,22 2,07 3,12 - 2,74 1,82 13,854 I-2-Đ 2,65 1,2 2,65 2,89 - 1,98 - 11,375 II - M 2,6 1,18 2,03 2,82 - 2,73 - 11,366 II - Đ 2,46 1,32 3,03 1,65 - 2,68 11,147 III - M 2,54 1,15 1,86 2,76 - 2,48 - 10,798 III - Đ 2,31 1,25 1,36 2,06 - 2,65 - 9,639 IV - M 2,65 1,36 2,65 3,15 - 2,28 - 12,0910 IV - Đ 2,45 1,32 2,32 2,96 - 1,98 - 11,0311 V - M 2,76 1,23 2,01 2,91 - 2,76 2,5 14,1712 V - Đ 2,65 1,35 1,56 3,12 - 2,65 1,8 13,1313 VI - M 2,35 1,39 1,54 3,21 - 2,16 - 10,6514 VI - Đ 2,23 1,15 2,35 2,65 - 2,17 - 10,5515 VII - M 1,98 2,02 2,35 1,85 - 2,45 - 10,6516 VII - Đ 1,68 2,12 2,35 1,65 - 2,38 - 10,1817 VIII-1-M 2,68 1,2 1,91 3,05 - 2,94 - 11,7818 VIII-1-Đ 2,36 1,15 1,87 2,56 - 3,02 - 10,9619 VIII-2-M 2,45 2,09 1,83 1,98 - 2,34 - 10,6920 VIII-2-Đ 2,9 1,57 2,34 1,52 - 2,46 10,79

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy các chỉ số của hóa chất bảo vệ thực vật có chứa clo trong nước biển ven bờ đều nằm trong giới hạn cho phép.

So sánh kết quả khảo sát môi trường và các quy chuẩn Việt Nam về nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT) có thể thấy chất lượng môi trường nước biển ven bờ KKT Dung Quất tuy có một số chỉ số tại vị trí MC 2 và MC 3 đã tiếp cận gần với giới hạn cho phép nhưng tổng thể thì các chỉ số môi trường

20

nước biển ven bờ đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa có tác động ô nhiễm trực tiếp tới môi trường.2.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường KKT Dung Quất2.2.2.1. Thu gom, xử lý chất thải rắn

Khu xử lý chất thải rắn Bình Nguyên, huyện Bình Sơn được quy hoạch và xây dựng nhằm mục đích xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn (rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế...) phát sinh tại địa bàn KKT Dung Quất và vùng phụ cận. Hiện dự án này đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động từ tháng 10/2007 với diện tích 12,57 ha, tổng số vốn là gần 30 tỷ đồng. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn KKT Dung Quất do Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Cơ - Điện - Môi trường Lilama đảm nhiệm.

Ban quản lý KKT Dung Quất đã cấp phép đầu tư cho Công ty Lilama. Dự án có công suất từ 50 - 100 tấn/ngày đối với rác thải sinh hoạt, 25.000 tấn/năm đối với chất thải công nghiệp và 30.000 tấn/năm đối với chất thải nguy hại. Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt được chôn lấp thông thường; xử lý nước rỉ rác theo công nghệ sinh - hóa - lý kết hợp, công suất 24 m3/ngày. Tiêu chuẩn nước thải đầu ra đạt cột B theo tiêu chuẩn Việt Nam. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại được xử lý bằng lò đốt hai cấp, nhiệt độ 1.100 độ C. 2.2.2.2. Các hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1 có công suất 2500m3/ngày) tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất (thuộc KCN phía Tây) đã đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải cho toàn bộ các nhà máy, doanh nghiệp trong PKCN Sài Gòn - Dung Quất.

Ban Quản lý KKT Dung Quất đang tiếp tục lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải tập trung tại KCN phía Đông và phía Tây Dung Quất. Ngoài ra, tại một số Doanh nghiệp lớn đều có hệ thống xử lý nước thải riêng, đạt yêu cầu quy định trước khi xả thải như: Nhà máy CN nặng Doosan, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất,…..2.2.2.3. Đầu tư các thiết bị quan trắc môi trường

Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường Dung Quất là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất, đã được đầu tư các thiết bị quan trắc hiện đại để thực hiện chức năng quan trắc, phân tích, giám sát môi trường tại KKT Dung

21

Quất và vùng phụ cận; tư vấn, giám sát các công nghệ, thiết bị liên quan đến môi trường.

Ngoài ra, đã triển khai trồng rừng phòng hộ theo chương trình 5 triệu ha rừng với tổng diện tích đã trồng được là 2092 ha, kinh phí là 16,2 tỷ đồng và dự án này đã hoàn thành vào 2010 và 2221 ha rừng phòng hộ, đồng thời thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho 15 xã với 900 ha; trồng cây xanh khu tái định cư với tổng kinh phí 100 triệu đồng.2.2.2.4. Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường

Hiện nay đã có Quy hoạch tổng thể môi trường KKT Dung Quất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 31/12/2005 và Quyết định 897/QĐ-UBND ngày 14/6/2012). Đây là cơ sở quan trọng để kiểm tra, theo dõi, giám sát các vấn đề về môi trường tại KKT Dung Quất; đồng thời là cơ sở để xem xét, thẩm định và phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của từng dự án tiếp theo khi đầu tư vào KKT Dung Quất.2.2.3. Đánh giá tác động môi trường đến các hệ sinh thái biển KKT Dung Quất2.2.3.1. Tác động của môi trường đến hệ sinh thái RSH

Hệ sinh thái RSH là một trong những HST rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường. Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng tới HST san hô. Như vậy, có thể đánh giá tiềm năng tự phục hồi của HST RSH trước những tác động của môi trường dựa vào một số tiêu chí sau:

- Sự tồn tại của san hô khoẻ mạnh- Chất lượng môi trường nước- Tính ĐDSH của hệ sinh thái RSH- Mức độ che phủ của rong, tảo lớn- Khả năng lưu thông của nước- Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD)

2.2.3.2. Tác động của môi trường đến hệ sinh thái vùng triềuCũng tương tự như khả năng tự khôi phục của HST RSH, khả năng tự

khôi phục của HST vùng triều trước tác động của môi trường cũng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia, tương tự như Teck và nnk (2010). Các tác động chính của môi trường đối với HST vùng triều có thể được liệt kê ra như sau (Teck và nnk, 2010; Wilson, 2005):

22

- Đánh bắt quá mức và bằng các hình thức huỷ diệt- Mất nơi sinh sống do các hoạt động phát triển- Ô nhiễm môi trường nước- Thay đổi độ muối do mưa lớn- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

2.2.3.3. Các nguyên nhân gây suy thoái HST biển dưới tác động của môi trường - Tai nạn biển - Sự cố môi trường- Ảnh hưởng của thiên tai - Ô nhiễm biển

2.2.3.4. Nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái RSH vùng biển KKT Dung Quất.

Có một số nguyên nhân gây ra sự suy thoái RSH tại KKT Dung Quất và vùng mở rộng như trình bày dưới đây:

- Khai thác hải sản quá mức- Ô nhiễm nước biển - Các hoạt động khai thác khoáng sản, phá rừng và lấn biển- Thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng

2.2.3.5. Nguyên nhân gây ra sự suy thoái hệ sinh thái vùng triềuCác nguyên nhân gây ra suy thoái HST RSH như trình bày ở trên cũng là

những nguy cơ gây ra sự suy thoái HST vùng triều. Trong số các nguyên nhân kể trên, đánh bắt hải sản quá mức, đôi khi bằng hình thức huỷ diệt và ô nhiễm nước biển là những nguyên nhân quan trọng nhất gây suy thoái HST vùng triều.2.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KKT Dung Quất2.3.1. Thuận lợi

- Đa dạng các HST, đa dạng loài sinh vật biển tại KKT Dung Quất và vùng mở rộng Lý Sơn là khá lớn. Diện tích đủ lớn để bảo tồn cấp độ loài. Về địa hình, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, nắng gió khá thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật biển tại đây.

- Vùng biển Dung Quất và quần đảo Lý Sơn có cảnh quan đẹp, di tích lịch sử, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện,… là cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái. Nằm ở trung điểm miền Trung, thuận lợi giao thông cả đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường sắt với hệ thống cơ sở hạ tầng, cảng biển, sân bay... là khu vực trọng điểm của cả nước cũng như khu vực.

23

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình trong công tác, đa số đã, đang và sẽ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Có sự quan tâm phối hợp của các lực lượng như: Công an, Biên phòng, kiểm ngư, chính quyền và nhân dân các xã vùng đệm ven biển...

- Cơ chế chính sách: Chính phủ đã phê duyệt thành lập khu bảo tồn biển tại Lý Sơn. Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh, các Sở ban ngành đều quan tâm, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, thành lập ban quản lý KBT… phục vụ công tác thành lập KBT, định hướng bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững.

- Trình độ khoa học công nghệ: được sự thống nhất, hợp tác của các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các Trung tâm nghiên cứu cũng như các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giá trị ĐDSH, xây dựng phát triển khu bảo tồn…

- Trình độ dân trí: Huyện Bình Sơn là huyện đã hoàn thành công tác xóa mù chữ và 100% số xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 24 trường trung học cơ sở.2.3.2. Khó khăn

- Lực lượng cán bộ, nhất là cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý chuyên môn của KBTB còn thiếu nhiều, trình độ còn rất hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

- Điều kiện tự nhiên: Thiên tai, bão, lũ lụt ở KKT Dung Quất cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hằng năm chịu ảnh hưởng của bão. Trung bình hàng năm có 01 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi gây mưa to và gió rất mạnh từ cấp 6 trở lên. Ngoài ra cũng có những năm có đến 3 - 4 cơn bão thường gây ra mưa to và gió rất mạnh, có khi kèm theo hiện tượng NBD. Các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng tác động trực tiếp đến vùng biển nơi đây.

- Vị trí địa lý: Do nằm ở trung điểm của khu vực nên các hoạt động hàng hải diễn ra thường xuyên, liên tục. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tai nạn biển là không thể tránh khỏi, việc xả thải trực tiếp ra biển từ các hoạt động của khu công nghiệp, các hoạt động dân sinh vẫn còn diễn ra.

- Dân số, đói nghèo: Dân số tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo còn cao, sinh ý của người dân phụ thuộc trực tiếp vào biển đang là vấn đề ảnh hưởng tới quản lý và bảo tồn ĐDSH tại đây. Tập quán canh tác, đánh bắt lạc hậu và tính phụ thuộc vào biển của người dân còn cao.

24

- Hiện trạng khai thác: Hiện tượng khai thác hải sản quá mức và khai thác hủy diệt vẫn còn diễn ra tại đây, các RSH bị phá hủy nham nhở, các hoạt động khai khoáng, khai thác rong mơ diễn biến khá phức tạp.

- Cơ chế chính sách: Cơ chế xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm tuy đã được áp dụng nhưng chưa đủ mức độ răn đe. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý biển, đảo còn yếu, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý còn nhiều thiếu sót, việc phối hợp giữa nhà quản lý và cộng đồng dân cư chưa được chặt chẽ. Chính sách, pháp luật chuyển tải xuống người dân còn chậm.

- Trình độ khoa học công nghệ: Việc áp dụng, triển khai các hoạt động khoa học công nghệ và môi trường còn nhiều bất cập, việc mua sắm trang thiết bị khoa học công nghệ còn nhiều thiếu thốn. Công tác nghiên cứu của các KBTB thực hiện chưa nhiều, từ đó chưa hiểu hết các giá trị của các KBTB.

- Nguồn vốn: Việc huy động kinh phí và chi phí cho hoạt động bảo tồn ĐDSH là rất lớn. Việc đầu tư, xây dựng và duy trì hoạt động cho bảo tồn là khổng lồ nên phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

- Trình độ dân trí: Ý thức bảo tồn ĐDSH của người dân còn yếu, việc phân tích, đánh giá giá trị kinh tế thu lại sau khi xây dựng KBTB chưa được tuyên truyền và phổ biến cho người dân.2.3.3. Cơ hội

- Được sự quan tâm về cơ chế, chính sách, sự đầu tư về tài chính và các nguồn lực của Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.

- Được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, tư vấn về chuyên môn và đầu tư tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Các chương trình hoạt động của KKT sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho cộng đồng dân cư quanh vùng. Đồng thời tạo thêm một số nguồn vốn hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn ĐDSH tại đây.

- Được sự liên kết, hỗ trợ của các Trung tâm nghiên cứu, các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học khác trên cả nước trong các hoạt động KHCN.

- Là một trung tâm ĐDSHB của tỉnh cũng như cả nước, do đó có cơ hội rất lớn trong việc mở rộng hợp tác, giao lưu, trao đổi với các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn biển trong khu vực và Thế giới trong các hoạt động bảo tồn.

25

- Bước đầu đã có sự liên kết trong các hoạt động bảo tồn cấp quốc gia và liên quốc gia, đảm bảo bảo vệ, bảo tồn tốt hơn các HST và các loài. Sản lượng hải sản quanh các vùng biển KKT sẽ tăng lên nhanh chóng nếu quản lý tốt KBTB Lý Sơn.

- Cộng đồng thế giới, các Chính phủ, các tổ chức khoa học ngày càng quan tâm đặc biệt đến môi trường, do đó các KBTB sẽ có nhiều cơ hội trong các hoạt động đầu tư, nghiên cứu, bảo tồn… từ đó các KBTB sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lai. 2.3.4. Thách thức

- Sự gia tăng dân số, sự đói nghèo là nguyên nhân sâu xa của các vụ vi phạm, tạo sức ép to lớn đến công tác bảo tồn ĐDSH bao gồm:

+ Nạn di dân tự do, đánh bắt hủy diệt, khai thác san hô… + Đời sống của cộng đồng vùng đệm chưa ổn định, tỷ lệ hộ đói nghèo còn

cao.+ Trình độ dân trí thấp, nhận thức về ĐDSH còn hạn chế. - Chính sách bất cập trong công tác quản lý bảo vệ ĐDSH:+ Văn bản pháp luật Nhà nước chưa được chặt chẽ, không đủ mạnh để có

thể kiểm soát và đấu tranh các hành vi vi phạm. + Chế độ chính sách của Nhà nước chưa thỏa đáng đối với lực lượng

Kiểm ngư trực tiếp bảo vệ ĐDSHB.- Do sức mua các loài động, thực vật, hải sản cao từ các nhà hàng đặc sản,

dẫn đến nhiều đối tượng liều lĩnh khai thác và đánh bắt trái phép. - Công tác tuyên truyền giáo dục làm chưa sâu rộng, chưa liên tục, chưa

mang tính chiến lược tầm cỡ của tỉnh và hơn nữa là tầm cỡ quốc gia.- Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý và bảo tồn

ĐDSH chưa chặt chẽ, còn chồng chéo.- Ô nhiễm môi trường từ những hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi

trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, hoạt động hàng hải, tràn dầu, tai nạn biển vẫn diễn ra.

26

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT

3.1. Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường tại KKT Dung Quất.3.1.1. Các giải pháp vi mô

- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường biển theo cách tiếp cận hệ sinh thái cho vùng biển Quảng Ngãi nói chung và vùng biển KKT Dung Quất nói riêng, trong đó chú trọng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển. Tổ chức thực thi các văn bản đã được phê duyệt và ban hành;

- Khẩn trương áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ theo cách tiếp cận hệ sinh thái cho vùng biển Quảng Ngãi nói chung và vùng biển KKT Dung Quất nói riêng để đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển;

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng trong KKT Dung Quất. Nghiêm cấm việc xả thải trực tiếp các chất thải chưa qua xử lý xuống biển. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng cảng biển, khai hoang lấn biển và quá trình xả thải trong KKT, quản lý việc xả thải tại các khu du lịch, cộng động dân cư một cách chặt chẽ, có hiệu quả;

- Nghiêm cấm việc neo đậu tàu thuyền trên các RSH (trừ thuyền du lịch). Nghiêm cấm việc khai thác và sử dụng san hô, cát biển bừa bãi cho các mục đích làm nguyên liệu xây dựng, làm cảnh và đồ lưu niệm;

- Nghiêm cấm việc đánh bắt hải sản bằng các phương pháp hủy diệt như hóa chất độc, chất nổ, xiếc điện, lưới mắt nhỏ…;

- Khuyến khích, khen thưởng, tài trợ ngư dân khai thác hải sản tại các vùng biển xa bờ, tiêu diệt các loài thiên địch của san hô, hạn chế đánh bắt các loài sinh vật hỗ trợ san hô phát triển;

- Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ RSH nói riêng và tài nguyên biển đảo nói chung;

- Đẩy mạnh các hoạt động tích cực của Ban quản lý KKT Dung Quất, KBTB, cộng đồng ven biển, các nhà hoạt động môi trường…

- Mở các lớp tập huấn giám sát HSTBĐ, chuyển giao công nghệ nuôi cấy, bảo tồn, phục hồi các HSTB như RSH.

27

3.1.2. Các giải pháp vĩ mô- Lập kế hoạch, chiến lược khai thác hải sản và tài nguyên biển một cách

hợp lý, khai thác gắn liền với bảo tồn, nuôi sống để phục vụ mục đích phát triển lâu dài và bền vững;

- Tăng cường nhân lực cho các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, thành lập các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành và các cơ sở địa phương. Tuyển mộ, huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chuyên gia về các HST biển đảo;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về các HSTB nhằm tìm ra các biện pháp ứng phó, phục hồi và phát triển các HSTB đã bị tổn hại;

- Thiết lập kế hoạch quốc gia về phòng ngừa, ứng phó tai nạn biển như tràn dầu, bão lũ, các biến động sự cố tự nhiên;

- Gia nhập các công ước, tổ chức quốc tế liên hệ tới môi sinh biển đảo;- Ban hành và xét duyệt lại những luật lệ áp dụng cho quản lý chất thải,

chống ô nhiễm trên lục địa và biển đảo;- Phối hợp đồng bộ các chương trình môi sinh, đầu tư trang thiết bị, nhân

lực phục vụ nghiên cứu các HSTB nói riêng và hải dương học nói chung;- Kiểm soát, giám sát việc thi hành, triển khai kế hoạch các hoạt động từ

cấp Trung ương đến địa phương.3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSH vùng biển KKT Dung Quất.3.2.1. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ dưới lên

- Khẩn trương xây dựng Khu bảo tồn vùng biển Lý Sơn và thực hiện nghiêm ngặt các hoạt động bảo tồn theo đúng Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Quy định rõ các hoạt động được phép và không được phép trong từng phân khu của vùng biển cũng như KBTB.

- Quy định rõ các hình thức xử phạt các vi phạm tại vùng biển cũng như Quy chế khu bảo tồn.

- Làm rõ những quy định liên quan tới quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong KBTB, đặc biệt những cơ chế khuyến khích các hoạt động khoa học và đào tạo phục vụ mục đích bảo tồn.

- Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa, kiểm soát ô nhiễm trên KKT cũng như trên biển, kế hoạch đáp ứng thiên tai, dịch bệnh, tai nạn biển.

28

- Tổ chức quan trắc định kỳ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình trạng ĐDSH và chất lượng môi trường trong phạm vi nghiên cứu.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng cư dân sống trong và quanh vùng nghiên cứu.3.2.2. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ trên xuống

Ở vùng biển KKT Dung Quất và vùng mở rộng, do săn bắt quá mức nên một số loài ăn rong, tảo biển như con nhum, hải sâm, cá dìa gần như bị tận diệt. Một số loài ốc biển cũng bị săn bắt đến cạn kiệt. Ngoài ra, các loài thiên địch của sao biển gai như ốc tù và, cá mó cũng gần như bị tận diệt. Do thiếu những loài ăn rong, tảo, rong tảo phát triển quá mạnh, lấn át và làm suy thoái san hô. Nếu để tự nhiên, cho dù có cấm đánh bắt hải sản nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian dài để HST khôi phục lại trạng thái ban đầu. Để đẩy nhanh quá trình khôi phục HST, có thể thả một số loài thiên địch có lợi cho rong tảo như: nhum và một số loại ốc biển vào khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan trắc được một số lượng rất hạn chế sao biển gai. Tuy vậy, trong quá trình quản lý và sinh giám sát vùng biển, cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của sao biển gai. Nếu thấy sự phát triển mạnh của sao biển gai, cần phải thực hiện việc săn bắt và tiêu diệt loài địch hại này của san hô.3.2.3. Thứ tự ưu tiên các giải pháp và bảo tồn theo phương pháp kết hợp hai cách tiếp cận

- Hoàn chỉnh thể chế, chính sách của KBT, trong đó quan tâm trước hết đến việc vạch ranh giới các khu bảo tồn; hoàn thiện hệ thống tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý…;

- Thực hiện nghiêm cấm khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái;

- Hoàn thiện nội quy và tổ chức thực hiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản hạn chế tại phân khu phát triển;

- Từng bước xử lý nước thải, rác thải, chất thải rắn và quản lý xả thải một cách chặt chẽ, có hiệu quả;

- Xây dựng và hoàn thiện mô hình cộng đồng đồng quản lý Khu bảo tồn biển;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ địa phương và người dân hiểu biết và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn ĐDSH. Đặc

29

biệt, hạn chế không tuyên truyền về các loại hình ẩm thực có sử dụng những sinh vật thiên địch có lợi, quan trọng trong HSTB như nhum, ốc v.v;

- Thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Từng bước nâng cao mức sống người dân;

- Thực hiện săn bắt sinh vật có hại (sao biển gai) và đưa vào thêm các sinh vật có lợi (nhum, ốc tù và…).3.3. Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất

Hiện tại, KKT Dung Quất đang được quy hoạch tại Quyết định số 124/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025” theo các phân khu chức năng bao gồm: Không gian các khu công nghiệp; Không gian các khu đô thị; Không gian đất ở; Không gian du lịch; Các trung tâm công cộng; Đất các công trình giao thông và đầu mối hạ tầng.

Kết hợp với kết quả điều tra khảo sát về ĐDSH biển trong năm 2012. Đề tài đã thực hiện phân vùng bảo tồn ĐDSH Biển KKT Dung Quất tại hình 3.1.

Phạm vi phân khu chức năng được giới hạn tại các điểm có tọa độ như sau:

Bảng 3.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu vực bảo tồn ĐDSH KKT Dung QuấtĐiểm Kinh độ Vĩ độ Điểm Kinh độ Vĩ độA01 108,843 15,3558 A08 108,94 15,2991A02 108,881 15,3784 A09 108,921 15,2874A03 108,887 15,3792 A10 108,916 15,2872A04 108,893 15,3831 A11 108,889 15,2701A05 108,907 15,3446 A12 108,869 15,3015A06 108,931 15,3178 A13 108,882 15,3279A07 108,931 15,3099 A14 108,87 15,3515

A15 108,861 15,3473

30

Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất

31

TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Khối lượng thực hiệnĐề tài đã thực hiện hết các nội dung công việc như trong thuyết minh

được phê duyệt, bao gồm:1. Thu thập, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu nghiên cứu ở trong nước và

ngoài nước liên quan đến lĩnh vực của đề tài tại KKT Dung Quất.2. Khảo sát đánh giá hiện trạng các HSTB, môi trường ven bờ KKT Dung

Quất.3. Xây dựng luận cứ khoa học đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi

trường tại KKT Dung Quất và ảnh hưởng của nó tới ĐDSH. 4. Đánh giá hiên trạng môi trường tại KKT Dung Quất5. Đánh giá mức độ ĐDSH cấp độ loài và cấp độ quần xã. 6. Xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo tổng kết đề tài. Các sản phẩm của đề tài bao gồm: 1. Báo cáo tổng kết đề tài, báo cáo tóm tắt đề tài. 2. Cơ sở dữ liệu về HST ven biển (các loài san hô, các loài cá sống ở vùng

san hô, cá vùng dưới triều; rong biển; nhuyễn thể, thân mềm hai mảnh vỏ, tôm cua, giáp xác, ĐTV phù du...; hiện trạng môi trường khu vực KKT).

3. Luận cứ khoa học đề xuất giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường biển tại KKT Dung Quất.

4. Báo cáo hợp phần (báo cáo của các chuyên đề thuộc khuôn khổ đề tài).5. Danh mục tên các loài sinh vật biển vùng ven bờ KKT Dung Quất.6. Kết quả quan trắc, phân tích hiện trạng môi trường ven bờ.7. Bộ đĩa CD lưu giữ toàn bộ kết quả của đề tài.Đề tài đã đăng 02 bài báo khoa học trên các tạp chí nghiên cứu chuyên

ngành Quốc gia có uy tín cao. Chi tiết các bài báo đăng như sau:1. Vũ Thanh Ca, Mai Kiên Định, Phạm Văn Hiếu. Đa dạng sinh học biển

Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi. Tạp chí Biển Việt Nam. Số 1+2 năm 2013.

2. Vũ Thanh Ca, Đàm Đức Tiến, Mai Kiên Định, Phạm Văn Hiếu. Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển vùng biển Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Đang chờ in.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài

32

Các kết quả nghiên cứu, các số liệu khảo sát của đề tài đưa ra hoàn toàn có sức thuyết phục về mặt khoa học và đảm bảo yêu cầu so với đề cương thuyết minh ban đầu. Các phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật sử dụng của đề tài là các phương pháp thường quy, được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều phòng thí nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới.

Đề tài đã có sự phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên có khả năng chuyên môn cao ở các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong quá trình triển khai, thực hiện các chuyên đề như nghiên cứu khu hệ cá biển trên RSH, khu hệ động, thực vật phù du, khu hệ giun đốt, da gai, khu hệ nhuyễn thể, HST RSH...

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về HST KKT Dung Quất (các loài san hô, các loài cá sống ở vùng triều và cá ở rạn san hô; rong biển; thân mềm, hai mảnh vỏ, tôm cua… ; hiện trạng môi trường khu vực ven bờ), cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và định hướng phát triển KKT Dung Quất. Đưa ra các định hướng giải pháp KHCN phù hợp cho việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của KKT Dung Quất, định hướng phát triển du lịch trong khu bảo tồn biển, nhằm khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững.

33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luậnKết quả nghiên cứu của đề tài đã đáp ứng đầy đủ các nội dung và sản

phẩm đăng ký trong thuyết minh đề ra. Kết quả nghiên cứu đã được thể hiện qua các sản phẩm của đề tài nghiên cứu, được tính toán một cách tỉ mỉ, đầy đủ, chính xác và khoa học.

Bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học (DDSH), về hệ sinh thái biển khu kinh tế Dung Quất và vùng mở rộng được thu thập và chính lý một cách đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy cao và được xem xét đến đơn vị loài.. Kết qủa quan trắc, phân tích hiện trạng môi trường nước biển ven bờ, đánh giá các tác động môi trường lên các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học tại KKT Dung Quất khá đầy đủ, chính xác. Các bộ số liệu, dữ liệu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, chuyên khảo hoặc đào tạo.

Các nhóm giải pháp giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường tới đa dạng sinh học biển tại KKT Dung Quất đưa ra phù hợp với điều kiện và tiềm lực địa phương. Các bản đồ chuyên môn phân vùng chức năng và bản đồ phân bố các hệ sinh thái với tỷ lệ 1/25.000 là chi tiết và cụ thể.2. Kiến nghị

Dựa trên những kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất, đề nghị UBND, tỉnh ủy, HĐND và các ban ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý KKT Dung Quất khẩn trương thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát và giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường; tiến hành thành lập khu bảo tồn biển Lý Sơn nhằm bảo tồn ĐDSH của vùng biển Quảng Ngãi, trong đó có vùng biển KKT Dung Quất mở rộng.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Trương Ngọc An, 1993. Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 315 tr. 1993.

2. Đinh Thị Phương Anh, 2010. Khảo sát thành phần loài và phân bố của

rong biển tại Cù Lao Chàm - Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công

nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40).

3. Birdlife International Vietnam Programme - Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004. Thông tin các khu bảo vệ hiện có và

đề xuất ở Việt Nam, Tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KC. 09. 24 /06-10. Viện Hải

dương học Nha Trang. Năm 2011.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ. Sách đỏ Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên

và Công nghệ, Hà Nội. năm 2007.

6. Bộ Thủy Sản, 2007. Quyết định số 145/QĐ-BTS ngày 01/02/2007 về việc

Hướng dẫn thành lập khu bảo tồn biển; Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý

khu bảo tồn biển.

7. Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu, Cao Văn Lương, Đàm Đức Tiến, 2011. Áp

dụng thử nghiệm phương pháp đánh giá định lượng tiềm năng bảo tồn hệ

sinh thái cỏ biển ở ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Biển Tập 11, Số 4.

8. Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu, 2011. Điều tra đánh giá hiện trạng các hệ

sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu bảo tồn thiên

nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn. Báo cáo tổng

kết đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

9. Vũ Thanh Ca, Đàm Đức Tiến, Phạm Văn Hiếu, 2010. Xây dựng khu bảo

tồn biển đảo Lý Sơn gắn với mục tiêu phát triển du lịch bền vững . Kỷ yếu

Hội nghị Toàn quốc về Khoa học Công nghệ phục vụ Quản lý nhà nước

tổng hợp về biển và hải đảo, Hải Phòng.

35

10.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Quyết định số 742/QĐ-TTg

ngày 26/5/2010 về việc Quy hoạch hệ thống bảo tồn biển Việt Nam đến

năm 2020.

11.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP

ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm.

12.Phạm Hoàng Hải, 2006. Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế -

xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

bền vững cho một số huyện đảo. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề

tài.

13.Nguyễn Chu Hồi, 2000. Cơ sở khoa học qui hoạch hệ thống các khu bảo

tồn biển Việt Nam. Tài nguyên môi trường biển, tập IV. NXB Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội. Tr. 48-56.

14.Đỗ Văn Khương, 2008. Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng

dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế

cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững

nguồn lợi. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài, Viện Nghiên cứu Hải

sản, Hải Phòng.

15.Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như

Nhung (1997), Danh mục cá biển Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học và

Kỹ thuật, tập IV.

16.Trần Đức Thạnh, 2011. Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ

quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam”, Báo cáo tổng kết

dự án. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng.

17.Dương Đức Tiến, Võ Hành, Phân loại bộ tảo Lục (Chlorococcales)”, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, 503 tr, 1997.

18.Đàm Đức Tiến, Lê Văn Sơn, Vũ Thanh Ca, 2011. Thành phần loài và

phân bố của rong biển đảo Lý Sơn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển

Tập 11, Số 3.

36

19.Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn

san hô biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

20.Uỷ ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà Nước, 1980. Quy phạm tạm thời điều

tra tổng hợp biển. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

1. English S., Wilkinson C., Baker V., 1997. Survey manual for tropical marine resources. Aust. Inst. Mar. Sci., p. 1 - 117.

2. English. S. C Wilkinson and V. Baker, 1997. Survey manual for tropical marine resources. Aus. Institute of Marine Science, Townsville p. 121 - 196.

3. Gomez E. D., Alcala A.C., 1984. Survey of Philippine coral reefs using transect and quadrat techniques. UNESCO, 21. p. 57 - 69.

4. Loya Y., 1978. Plotless and transect methods. UNESCO. Monogr. Oce. Method, 5. p. 197 - 218.

5. Veron J.E.N. and M. Stafford-Smith, 2000. Corals of the world. Volume 1, 2, 3. Scientific editor and producer. Argus and Robertson Publ. Sydney.

Các website:

1. http://www. chinhphu . vn /

2. http://www.dungquat.com.vn /

3. http:// www. huyenbinhson .gov.vn /

4. http:// www. quangngai .gov.vn /

37