65
ĐOÀN THANH NIÊN – HI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HC HOA SEN HTÊN: ................................................... LP : ................................................... ---------- Tháng 12/2010 ----------

Cam nang -_tap_huan_2010_2011

  • Upload
    cnn

  • View
    1.005

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

HỌ TÊN: ...................................................

LỚP : ...................................................

---------- Tháng 12/2010 ----------

Page 2: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

---------- Tháng 12/2010 ----------

Page 3: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011

LỜI CẢM ƠN

Nhóm thực hiện chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cá nhân, tập thể, tác giả, nguồn

sách đã đóng góp nội dung và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tài liệu tập huấn này.

Xin chân thành cảm ơn:

- Đ/c Huỳnh Toàn – Biên soạn chính Bộ sách kỹ năng

- Đ/c Quốc Trương – Biên soạn Kỹ năng đội nhóm

- Đ/c Phan Văn Giang – Bí thư Đoàn trường ĐH Hoa Sen

- Các thành viên tham gia thực hiện.

Page 4: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

MỤC LỤC

1. Lời cảm ơn ----------------------------------------------------------------------------------

2. Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------

3. Giới thiệu Đoàn Thanh Niên – Hội Sinh Viên Trƣờng Đại học Hoa Sen ----- 1

4. Quy trình tổ chức đại hội --------------------------------------------------------------- 2

5. Quy trình soạn thảo văn thƣ ----------------------------------------------------------- 5

6. Kỹ năng tổ chức --------------------------------------------------------------------------- 17

Kỹ năng Lãnh đạo -------------------------------------------------------------------------- 17

Kỹ năng xây dựng Câu lac bộ, Đội, Nhóm ---------------------------------------------- 24

7. Kỹ năng sinh hoạt tập thể --------------------------------------------------------------- 30

Phương pháp tổ chức trò chơi ------------------------------------------------------------ 30

Một số trò chơi ----------------------------------------------------------------------------- 32

Một số bài hát tập thể ---------------------------------------------------------------------- 36

Mật thư -------------------------------------------------------------------------------------- 38

Dấu đường ---------------------------------------------------------------------------------- 54

Page 5: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 1

GIỚI THIỆU ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

1. Giới thiệu chung

Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Hoa Sen trực thuộc Thành Đoàn

Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua năm nhiệm kỳ. Đến hết năm học 2009 – 2010, có hơn 3000

đoàn viên của trường đang học tập, sinh hoạt tại 53 chi Đoàn thuộc sự quản lý trực tiếp từ 04

Liên chi Đoàn Khoa và 01 chi Đoàn Giảng viên – Nhân viên.

Hội sinh viên trường Đại học Hoa Sen trực thuộc Hội sinh viên Thành phố Hồ chí Minh. Thành

lập vào tháng 6/2007 đã trải qua hai nhiệm kỳ và có trên 7000 Hội viên sinh hoạt tại 3 Liên chi

Hội Khoa, 1 chi Hội Khoa và 11 Câu lạc bộ - Đội – Nhóm trực thuộc.

2. Các Liên chi Đoàn Khoa, chi Đoàn, các ban, Hội sinh viên thuộc sự quản lý trực

tiếp từ Đoàn trƣờng

1. Liên chi Đoàn – Hội Khoa Kinh tế thương mại

2. Liên chi Đoàn – Hội Khoa Khoa học công nghệ

3. Liên chi Đoàn Khoa Đào tạo chuyên nghiệp; chi Hội Khoa Đào tạo chuyên nghiệp

4. Liên chi Đoàn – Hội Khoa Ngôn ngữ văn hóa học

5. Chi Đoàn Giảng viên – Nhân viên

6. Các ban của Đoàn trường: Ban tổ chức xây dựng Đoàn, Ban phong trào, Ban kiểm tra,

Ban tư tưởng văn hóa, Ban học tập.

3. Các hoạt động nổi bật của Đoàn – Hội trƣờng trong các năm qua:

Giáo dục tư tưởng chính trị và chăm lo đời sống Đoàn viên, sinh viên: Hội thi Olympic Mác –

Lênin, Hành trình Về nguồn đến cới các bảo tàng, khu di tích lịch sử, Cuộc vận động “ Học tập

và làm theo lời Bác”, Cuộc thi tìm hiểu các nhân vật lịch sử, Hội trại truyền thống “ Sức trẻ Hoa

Sen”, …

Hoạt động phong trào: cuộc thi nghiên cứu Khoa học “Egg Drop”; Hội diễn văn nghệ truyền

thống; Hội thao toàn trường; Hội thảo định hướng nghề nghiệp; tổ chức các Hội nghị học tập,

nghiên cứu khoa học…

Phong trào sinh viên tình nguyện: Chương trình Hội Xuân, chương trình Cây mùa xuân, Xuân

tình nguyện, Ngày hội hiến máu nhân đạo, Ngày chủ nhật xanh, các chương trình đến với mái

ấm – nhà mở, Tiếp sức mùa thi, chiến dịch Mùa hè xanh,…

Hoạt động nghiệp vụ xây dựng Đoàn – Hội: Tổ chức các lớp cảm tình Đoàn, các lớp tập huấn

kỷ năng sinh hoạt Đoàn, tập huấn cán bộ Đoàn – Hội, …

Bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng: Hoạt động nhóm tu dưỡng, Giới thiệu Đoàn viên

ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đảng.

Page 6: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 2

QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

- Lập kế hoạch tổ chức đại hội trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đoàn cấp trên. Kế

hoạch cần xác định rõ: thời gian, địa điểm, các nội dung chính trong đại hội và phân công người

chuẩn bị.

- BCH chi đoàn dự thảo báo cáo kết quả hoạt động chi đoàn trong nhiệm kỳ qua, bản

kiểm điểm của BCH chi đoàn trong việc lãnh đạo chi đoàn nhiệm kỳ qua (Đối với các chi đoàn

mới thành lập trình bày báo cáo hoạt động của lớp trong giai đoạn lâm thời); phương hướng

hoạt động của chi đoàn trong nhiệm kỳ tới. Chuẩn bị đề án nhân sự BCH mới. Xây dựng các văn

bản phục vụ đại hội: chương trình đại hội; kịch bản chi tiết; mẫu phiếu bầu; mẫu biên bản bầu

cử; mẫu giấy mời, mẫu nghị quyết đại hội; mẫu biên bản đại hội. Phân công chuẩn bị trước ít

nhất 3 ý kiến tham luận về các mảng học tập; đời sống, phong trào; rèn luyện đoàn viên. Chuẩn

bị các tiết mục văn nghệ xen giữa chương trình...

- Đăng ký lịch tổ chức, báo cáo trình các tài liệu của đại hội tới BCH liên chi đoàn

Khoa. Đóng dấu của BCH đoàn trường vào các tờ phiếu bầu cử. Sau khi duyệt, nếu được BCH

lien chi đoàn đồng ý mới được tiến hành đại hội.

- Triệu tập Đoàn viên dự đại hội, phân công đoàn viên thực hiện các khâu trong tổ chức đại

hội (trang trí, chương trình chi tiết, các hoạt động trước, trong và sau đại hội,…) để đại hội chi đoàn

thực sự là một sinh hoạt chính trị quan trọng, thể hiện ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên.

2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC

- Thời gian: thời điểm tổ chức đại hội phải phù hợp quy định của Đoàn trường, thuận

lợi cho đoàn viên của chi đoàn tham dự đầy đủ.

- Địa điểm: tổ chức tại phòng học.

- Làm đơn mượn phòng gửi phòng Hành chánh. Nhớ cam kết giữ gìn trật tự, vệ sinh

sạch sẽ, đền bù nếu gây mất, hỏng hóc thiết bị phòng học.

- Khách mời: đại diện Đoàn cấp trên,, các chi đoàn bạn…

- Trang trí, đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Cờ Tổ quốc, tượng Bác (hoặc ảnh Bác), cờ

Đoàn (hoặc huy hiệu Đoàn). Chú ý: cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không treo cao hơn cờ Tổ

quốc; tượng hoặc ảnh Bác đặt chính giữa và không đặt cao hơn cờ Tổ quốc, cờ Đoàn.

- Bàn làm việc của Đoàn chủ tịch, Thư ký Đoàn, khách mời nên có khăn phủ và hoa.

- Hội trường nên trang trí một số khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động tuyên truyền.

- Nên có nước uống cho đại biểu. Nếu có hoa quả, bánh kẹo thì chỉ được dùng khi đại

hội kết thúc. Tuyệt đối không được bày ra bàn trong khi đại hội diễn ra.

Page 7: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 3

3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

Đại hội chi đoàn tiến hành theo trình tự sau:

- Bƣớc 1: Chào cờ - Quốc ca – Đòan ca.

- Bƣớc 2: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Bƣớc 3: Bầu Đoàn chủ tịch đại hội, Đoàn chủ tịch giới thiệu thư ký của đại hội.

- Bƣớc 4: Đoàn chủ tịch công bố chương trình đại hội.

- Bƣớc 5: Đoàn chủ tịch trình bày báo cáo của Ban chấp hành đánh giá tình hình tổ

chức và hoạt động nhiệm kỳ qua qua (Đối với các chi đoàn mới thành lập trình bày báo cáo

hoạt động của lớp trong giai đoạn lâm thời), chương trình công tác nhiệm kỳ tới và bản kiểm

điểm Ban chấp hành.

- Bƣớc 6: Đại hội thảo luận báo cáo, phương hướng, bản kiểm điểm.

- Bƣớc 7: Bầu tổ bầu cử. Tổ bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.

- Bƣớc 8: Tiến hành bầu cử, công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra mắt.

- Bƣớc 9: Đại hội tiến hành bầu đại biểu dự Đại hội đoàn cấp trên. Đoàn chủ tịch trình

bày yêu cầu, tiêu chuẩn của đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên. Giới thiệu nhân sự dự kiến của

Ban chấp hành cũ và hướng dẫn đại hội ứng cử, đề cử vào danh sách bầu. Chủ tọa đại hội trả lời,

giải thích những ý kiến của đoàn viên, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh

sách bầu. Đại hội biểu quyết thống nhất danh sách bầu cử.

- Bƣớc 10: Bầu tổ bầu cử. Tổ bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.

- Bƣớc 11: Tiến hành bầu cử, công bố kết quả.

- Bƣớc 12: Thông qua nghị quyết của đại hội.

- Bƣớc 13: Bế mạc đại hội.

Trình tự trên có thể thay đổi khi một số bƣớc đã đƣợc thực hiện trong đại hội nội bộ (trù bị).

4. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TỪNG BỘ PHẬN

Đoàn chủ tịch đại hội: điều hành đại hội theo chương trình đã được thảo luận, thống nhất;

hướng dẫn cho đoàn viên thảo luận, biểu quyết văn kiện đại hội; lãnh đạo việc bầu cử, quyết định

cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách ứng cử; giải quyết những vấn đề phát sinh

trong quá trình diễn ra đại hội,…

Đoàn chủ tịch cần phải là những đồng chí có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc

nguyên tắc điều lệ. Cơ cấu Đoàn chủ tịch nên có 3 đồng chí và có cả ủy viên BCH cũ, nhân sự

dự kiến tham gia BCH mới. Việc bầu Đoàn chủ tịch tiến hành bằng hình thức biểu quyết.

Thƣ ký đại hội: ghi biên bản đại hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội,

giúp việc cho đoàn chủ tịch. Thư ký có 2 đồng chí và được Đoàn chủ tịch giới thiệu.

Page 8: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 4

Tổ bầu cử: hướng dẫn thể lệ bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và công bố kết quả

bầu cử, làm biên bản bầu cử. Tổ bầu cử thường gồm 3 đồng chí, được đại hội bầu bằng hình thức

biểu quyết. Các đồng chí có tên trong Danh sách bầu cử BCH không được tham gia làm việc

trong Tổ bầu cử.

Ban thẩm tra tƣ cách đại biểu: thống kê số lượng đại biểu tham dự trong đại hội, kiểm tra tư

cách tham dự của các đại biểu (về dân tộc, tôn giáo, số lượng Đoàn viên nam – nữ, tuổi Đoàn…)

5. VIỆC BẦU CỬ TẠI ĐẠI HỘI

Nguyên tắc bầu cử trong đại hội

- Khi bầu cử hay biểu quyết phải có quá ½ số phiếu bầu (kể cả phiếu hợp lệ và không

hợp lệ) hoặc quá ½ số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết

mới có giá trị.

- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định thì phải tiếp tục bầu lần

thứ hai để lựa chọn trong số còn lại của danh sách ứng cử. Nếu bầu lần thứ hai vẫn chưa đủ thì

việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định.

- Trường hợp số người được quá ½ số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu thì chỉ

lấy đủ số lượng được bầu và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.

- Trường hợp số cuối cùng của số lượng người định bầu có 2 người trở lên và có số

phiếu bằng nhau thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó chọn lấy người cao phiếu nhất.

Người trúng cử trong số đó cũng phải có quá nửa số phiếu bầu.

Bầu ban chấp hành mới

Bầu BCH mới được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chi đoàn có từ 3 – 8 đoàn viên: bầu

bí thư, nếu cần thiết có thể bầu thêm 01 phó bí thư. Chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên: bầu 03 ủy

viên BCH, trong đó có Bí thư và một Phó Bí thư.

Đại hội chi đoàn bầu các ủy viên BCH. Việc phân công chức danh bí thư, phó bí thư do BCH

mới quyết định trong hội nghị BCH.

6. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ ĐOÀN TRƢỜNG CHUẨN Y KẾT QUẢ ĐẠI HỘI

- Sau đại hội, chậm nhất 1 tuần BCH chi đoàn tiến hành họp phân công nhiệm vụ các

ủy viên BCH do bí thư chi đoàn cũ triệu tập.

- Hồ sơ đề nghị Đoàn trường chuẩn y kết quả đại hội bao gồm: Biên bản đại hội chi

đoàn; Biên bản kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu BCH chi đoàn; Biên bản họp phân công BCH

và Danh sách trích ngang BCH mới; Công văn đề nghị chuẩn y BCH chi đoàn khóa mới; Trích

ngang Đại biểu dự đại hội đoàn cấp trên; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cũ và Phƣơng hƣớng nhiệm

kỳ mới. Hồ sơ trên đựng trong bì nhựa có nút và ghi rõ tên chi đoàn phía ngoài.

Page 9: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 5

QUY TRÌNH SOẠN THẢO VĂN THƢ

QUY TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Chuẩn bị

2. Dự thảo văn bản phù hợp

3. Duyệt sơ bộ

4. Hoàn chỉnh lần cuối

5. Trình ký chính thức

6. Nhân bản theo số lượng (photocopy)

7. Phát hành và lưu văn bản

Page 10: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 6

THỂ THỨC VĂN BẢN

Các yếu tố bắt buộc

• Tiêu đề

• Tác giả

• Số và kí hiệu

• Địa danh, ngày tháng năm

• Tên loại và trích yếu

• Nội dung văn bản

• Nơi gởi, nơi nhận

• Chữ ký

• Con dấu

Các yếu tố không bắt buộc

• Dấu mật

• Dấu khẩn

• Dấu công văn đi/ đến

THỂ THỨC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

• Dựa theo nghị định số 110/2004/NĐ-CP và thông tư liên tịch

số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP

• Áp dụng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

• Khổ giấy A4, trình bày theo chiều dài

• Định lề văn bản:

Trang mặt trước: lề trên & lề dưới (2-2.5cm); lề trái (3-3.5cm);

lề phải(1.5-2cm)

Trang mặt sau: lề trên & lề dưới (2-2.5cm); lề trái (1.5-2cm);

lề phải (3-3.5cm)

Page 11: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 7

VB gồm có 9 thành phần bắt buộc:

1. Tiêu ngữ (quốc hiệu và tiêu đề)

2. Tên cơ quan ban hành văn bản

3. Số và ký hiệu văn bản

4. Đại danh và ngày tháng năm ban hành

5. a. tên loại và trích yếu nội dung VB

b. trích yếu nội dung công văn hành chính

6. Nội dung VB

7. Chức vụ, họ tên&chữ ký người có thẩm quyền

8. Dấu cơ quan

9.Nơi nhận

TIÊU NGỮ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

• Hàng trên viết chữ in hoa

• Hàng dưới viết chữ thường, chỉ viết hoa ở ký tự đầu

• Phía dưới có gạch ngang (phải chọn loại giấy A4)

• Size chữ: 13

• Canh giữa nếu làm hợp đồng và canh phải cho các loại VB

Page 12: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 8

TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH

• Tên cơ quan chủ quản trực tiếp trên 1 cấp ở phía trên (Viết

bằng chữ in hoa, cũng có thể viết tắt bằng chữ in hoa:

UBND….)

• Cơ quan ban hành VB (in hoa) phía dưới

• Size chữ: 13

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ VĂN HOÁ THÔNG TIN

SỐ VÀ KÍ HIỆU VĂN BẢN

• Đối với VB không có tên loại: Số…/năm ban hành/tên cơ quan

ban hành VB-tên đơn vị soạn thảo

Ví dụ: Số 05/ĐHHS-PĐT

• Năm ban hành chủ bắt buộc với những văn bản quy phạm

pháp luật, còn lại không bắt buộc

Với văn bản pháp quy:

Số:…/năm ban hành/tên loại VB-cơ quan BH

Ví dụ: Số 18/2004/NĐ-CP

Page 13: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 9

ĐỊA DANH, NGÀY THÁNG

• Kiểu chữ Italic (size chữ: 12)

• Ngày nhỏ hơn 10 phải có số 0 phía trước

• Tháng nhỏ hơn 3 phải có số 0 đằng trước

‒Địa danh là nơi trú đóng của cơ quan ban hành VB

‒Ngày tháng là thời điểm vào sổ đăng ký phát hành VB

Ví dụ: Long An, ngày….tháng….năm….. (canh phải)

TÊN LOẠI VÀ TRÍCH YẾU

• Tên loại: là tên gọi chính thức của VB như: quyết

định, báo cáo, tờ trình

• Trích yếu: là câu ngắn gọn, tóm tắt chính xác, đầy đủ

nội dung chính hoặc mục đích của VB

• Đối với loại VB có tên loại: Trích yếu đặt dưới tên loại

• Đối với công văn: Trích yếu đặt dưới số và ký hiệu VB

• Size chữ :14-15

Page 14: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 10

CHỮ KÝ

• Thể hiện tính pháp lý của VB và trách nhiệm của người ký đối

với VB đã ký

• Hình thức ký: có các hình thức ký sau:

- Thẩm quyền ký: Thường là thủ trưởng

- Ký thay: đối với cấp Phó được uỷ quyền (KT.)

- Ký thừa lệnh: Cán bộ phụ trách dưới thủ trưởng 1 cấp được

uỷ nhiệm ký thừa lệnh được người dưới 1 cấp thực hiện

(TL.)

- Ký thay mặt: Với các cơ quan làm việc theo chế độ tập thể

(TM.)

- Ký thừa uỷ quyền (TUQ.)

CON DẤU

• Dấu chỉ được đóng lên văn bản đã có chữ ký hợp lệ

• Dấu đóng trùm 1/3 chữ ký về phía trái

• Con dấu phải đúng với tên cơ quan ban hành VB

• Con dấu thông thường là dấu tròn (do cơ quan Công an cấp và

quản lý)

• Một số cơ quan nước ngoài sử dụng dấu chữ nhật

• Dấu được đóng lên chữ ký được sử dụng đối với những văn

bản mà người ký tên có đủ thẩm quyền được đóng lên chữ ký

(thông thường là cấp trưởng-phó)

• Dấu treo được đóng ở góc trái của văn bản nếu người ký tên

không có đủ thẩm quyền để đóng dấu lên chữ ký, nhằm xác

nhận VB được phép phát hành

• Dấu treo cũng được đóng giáp lai để tránh việc thay đổi số

trang, các chi tiết trong VB.

Page 15: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 11

NƠI NHẬN

• Phần này đặt ở phía cuối góc trái văn bản, ghi tên cơ quan đơn

vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện VB, phối hợp thực

hiện để báo cáo, để biết, để theo dõi…Ghi theo thứ tự từ cơ

quan cao nhất đến thấp

• Đây cũng là cơ sở để tính số lượng bản phát hành

• Size chữ: 12

Nơi nhận:

-Như trên

-UBND/TP (để báo cáo)

-UBND các Phường (để phối hợp)

-Lưu

ĐỊA CHỈ CƠ QUAN, TỔ CHỨC, EMAIL,

WEBSITE, SỐ ĐT, FAX…

• Đây là mục cuối cùng của VB, được ghi ở phía dưới cùng và

được phân cách bằng 1 đường gạch ngang

Page 16: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 12

Số, ký hiệu VB

Quốc hiệuTên cơ quan, tổ chức

Địa danh, ngày, tháng, năm

Trích yếu nội dung Tên loại, trích yếu

Nội dung

Nơi nhận Chức vụ

Chữ kýDấu

Địa chỉ cơ quan, tổ chức

20-25 mm

20-25 mm

30-35 mm15-20 mm

Biểu mẫu

• Nếu như chỉ có 1 địa chỉ gởi thì ghi ngang với “Kính gởi” và

không có gạch đầu dòng.

• Nếu như có từ 2 địa chỉ gởi trở lên thì phải xuống 1 hàng so

với “Kính gởi” và có gạch đầu dòng

TÊN CQ,TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨCCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:……………..

V/v:…………….

………, ngày ….tháng….năm…..

Kính gởi:…………………

Page 17: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 13

Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

- ………..; (Chữ ký, dấu)

-…………;

-…………; Nguyễn Văn A

Địa chỉ:………………………………………………………………………..

ĐT:……………….Fax:…………………………….

Email:……………………………………………Website:………………………

Cách viết một số tên riêng các cơ quan Đảng,

nhà nƣớc.

Ví dụ:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Ban Tư tưởng – Văn hoá Thành uỷ

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai

Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước

Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang

Page 18: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 14

CÔNG VĂN

Là loại VB không có tên loại và cách trình bày cũng khác so với

các loại VB có tên loại (V/v….sẽ nằm dưới số VB, còn các loại

VB khác V/v… sẽ nằm dưới tên loại VB)

• Phần mở đầu: nêu lý do, mục đích của việc ban hàng CV,

thường mở đầu bằng 1 câu có thành phần trạng ngữ chỉ mục

đích

• Phần nội dung: được diễn đạt bằng văn xuôi với mục đích

truyền tin, thông báo

• Phần kết thúc: thông thường chỉ mang tính hình thức nhưng

cũng cần thiết (lưu ý đến đối tượng nhận VB để chọn văn

phong phù hợp)

• Công văn có 2 loại: có 2 loại là công văn đề nghị & công văn

phúc đáp và mỗi loại phần nội dung trình bày sẽ khác nhau

THÔNG BÁO

• Phần mở đầu: nêu mục đích, chủ thể, thẩm quyền thông báo

và đối tượng tiếp nhận thông báo

• Phần nội dung: tuỳ nội dung, có thể viết thành:

- Một đoạn văn

- Nhiều đoạn văn

- Trình bày theo đề mục

• Phần kết thúc: nhấn mạnh nội dung chính, xác định thời hạn

có hiệu lực, các biện pháp chế tài

Page 19: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 15

BÁO CÁO• Chuẩn bị:

- Xác định mục tiêu

- Thu thập, sắp xếp, tổng hợp dữ liệu

- Dự kiến đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm, đề xuất với

cấp trên

• Bƣớc viết báo cáo:

- BC sơ kết: kiểm điểm việc đã làm, chưa làm, ưu/khuyết

điểm, nguyên nhân, những biện pháp cần có để tiếp tục thực

hiên nhiệm vụ còn lại

- BC tổng kết:như BC sơ kết nhưng chi tiết hơn, cụ thể hơn,

tổng hợp toàn bộ sự việc, đề ra phương hướng sắp tới

CẤU TRÖC VIẾT BÁO CÁO

• Mở đầu: nêu những điểm chính về chủ trương, nhiệm vụ được

giao, hoàn cảnh thực hiện, những thuận lợi, khó khăn

• Nội dung: nên viết theo kiểu liệt kê ý (với những minh hoạ cụ

thể bằng số liệu, dữ liệu) những việc đã làm/chưa làm, có phân

tích nguyên nhân, đánh giá, nêu hướng khắc phục, phương

hướng

• Kết thúc: đề nghị, kiến nghị (đối với BC quan trọng, cần dựa

vào dàn ý để dự thảo, tổ chức góp ý để điều chỉnh, sửa chữa,

bổ sung, biên tập hoàn chỉnh và trình lãnh đạo)

Page 20: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 16

BIÊN BẢN

• Mở đầu: thời gian, địa điểm

thành phần tham dự, người chủ trì

• Nội dung:

Nếu là BB họp hoặc vụ việc đang diễn ra thì ghi theo thứ tự

Nếu là BB vụ việc đã xảy ra thì mô tả hiện trường, ghi chép

theo lời khai của nhân chứng, đương sự hoặc ng có liên quan

• Kết thúc: ghi thời gian, địa điểm kết thúc việc lập BB

- Nếu ghi BB được đọc thông qua những người tham gia thì

phải ghi rõ

- Nếu BB được lập thành nhiều bản thì phải ghi rõ số bản

được lập

- BB phải có chữ ký của người ghi BB, của người chủ trì, tuỳ

tính chất của vụ việc, phải có chữ ký của người đại diện tổ

chức, người làm chứng, người bị hại…

Page 21: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 17

KỸ NĂNG TỔ CHỨC

1. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

Đây là tài liệu về kĩ năng lãnh đạo mang tính tham khảo. Tài liệu này được tập hợp từ những

kinh nghiệm của cá nhân tôi và tham khảo thêm một số sách, đặc biệt là sách “Phát triển kĩ năng

lãnh đạo” ( bộ The Sunday Times – Creating Success của First New ). “Lãnh đạo” không phải là

điều gì ghê gớm, nó là một kĩ năng, tôi tin là rất cần thiết đối với người cán bộ Đoàn – Hội. Mặt

khác cũng sẽ có ích cho bạn trong học tập và công việc sau này! Hãy nhớ rằng : “Kĩ năng lãnh

đạo chỉ có một phần là bẩm sinh, còn lại là sự rèn luyện bản thân trong thực tế”.

Nếu xét kĩ, những vấn đề xoay quanh khả năng lãnh đạo thường bao gồm 3 yếu tố : nhà lãnh đạo

– các phẩm chất cá nhân và tính cách, tình huống – một phần bất biến và một phần hay thay đổi,

nhóm – những người đi theo nhà lãnh đạo, những nhu cầu và giá trị của họ.

1.1. Nhà lãnh đạo - Khám phá khả năng lãnh đạo của bản thân

Bạn có khả năng lãnh đạo không ? Bạn có khả năng nhưng không được công nhận cũng bằng

thừa. Hãy tự hỏi : “Những yếu tố nào khiến một người được những người khác chấp nhận là nhà

lãnh đạo? ”

Câu trả lời là : một số đặc điểm tính cách nổi bật sẽ quyết định vai trò lãnh đạo trong mọi tình

huống, tuy nhiên chỉ 1 phần nhỏ những tính cách đó là thiên bẩm, còn lại là những kĩ năng

được rèn luyện và phát triển qua thời gian. Những “tố chất” đó là : nhiệt tình, chính trực, bền

chí, công bằng, sôi nổi, khiêm tốn, tự tin. Trong đó chính trực là đặc điểm để phân biệt nhà lãnh

đạo giỏi (vd như Hitle) và nhà lãnh đạo hƣớng thiện (vd như Nelson Mandela).

Sau đây là một số câu hỏi đề bạn tự đánh giá khả năng lãnh đạo, hãy suy nghĩ kĩ và đánh dấu có

nếu thấy đúng với mình nhé. Càng nhiều câu trả lời có, khả năng của bạn càng nhiều, nhưng

cũng chưa hẳn là chính xác tuyệt đối :

Câu hỏi Có Câu hỏi Có

Bạn đã chứng tỏ rằng mình là một

người có trách nhiệm chưa?

Bạn có năng động và luôn tham gia

vào các CTXH không ?

Bạn có thích trách nhiệm và những

phần thưởng từ công tác lãnh đạo

không ?

Bạn có đủ tự tin để đối diện với sự

phê bình, thờ ơ hoặc thiếu cảm tình

từ người khác không ?

Bạn có được nhiều người biết đến vì

sự nhiệt tình của mình không ?

Bạn có khả năng kiểm soát cảm xúc

và tâm trạng của mình không hay để

chúng chế ngự ?

Page 22: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 18

Bạn có được đánh giá là chính trực

không?

Bạn có đối xử không trung thực với

những người giúp bạn trong 6 tháng

qua không ?

Bạn có nhiệt huyết không? Bạn là người sống vừa hướng nội,

vừa hướng ngoại phải không ?

1.2. Lãnh đạo theo từng tình huống

Ngoài việc sở hữu đặc điểm tính cách nổi bật thì khả năng lãnh đạo còn phụ thuộc vào tình

huống. Trong một tình huống nào đó, bạn trở nên người có quyền lực lãnh đạo. Có 4 loại quyền

lực lãnh đạo thường thấy là :

- Quyền lực địa vị và đẳng cấp : “Người có địa vị, đẳng cấp nhất là lãnh đạo”

- Quyền lực kiến thức : “Người biết nhiều nhất là lãnh đạo”

- Quyền lực nhân cách : “Người có uy tín nhất là lãnh đạo”

- Quyền lực đạo đức : “Người có khiến người khác hi sinh cho mình nhiều nhất là lãnh đạo”

Vd như khi tàu gặp bão thì thủy thủ luôn nghe lời thuyền trưởng vì ông ta có nhiều kinh nghiệm

nhất. Về nguyên tắc, cả 4 loại quyền lực này quan trọng ngang nhau. Tuy nhiên, tùy tình huống

hãy linh hoạt sử dụng nhiều hơn 1 chút loại quyền lực cần thiết để phát huy khả năng lãnh đạo

của mình.

Nghĩa là, với vai trò là một cán bộ Đoàn – Hội, bạn nên dùng đúng mực “địa vị và quyền lực”

(kèm trách nhiệm) mình đƣợc giao để tạo sự nể trọng. Học giỏi, dùng kiến thức, và uy tín, sự tin

tƣởng để thuyết phục các bạn. Cuối cùng dùng đạo đức, nhân cách bản thân (thể hiện qua cách

đối nhân xử thế) để phát huy khả năng các bạn giúp đỡ, tham gia hoạt động cùng mình nhiều

hơn.

1.3. Lãnh đạo nhóm

Một cách nhìn khác để đánh giá khả năng lãnh đạo của một người là khả năng xử lý các nhu cầu

và gắn kết nhóm của người đó. Bạn thường gặp khó khăn gì khi làm việc nhóm, nhất là ở vai trò

đứng đầu một chi đoàn, chi hội hay cao hơn? Tôi thì chỗ nào cũng khó.

Ở giai đoạn đầu tiên: “Giai đoạn hình thành”, phải truyền đạt được mục tiêu công việc để mọi

người hiểu và cùng muốn làm với mình đã là khổ sở lắm rồi. Vậy mà ngay sau đó, “Giai đoạn

sóng gió” lại nổi lên. Mỗi người một quan điểm, một ý tưởng, một phương pháp. Thế là cãi nhau,

rồi giận hờn. Không ít khi “nghỉ chơi” luôn. Thế là phá sản. Nếu khéo léo lắm, vượt qua được

giai đoạn này thì xem như bạn đã vượt qua 2/3 chặn đường gian khổ nhất. Qua giai đoạn này,

mọi người bắt đầu bước vào “Giai đoạn hòa nhập”. Rồi nếu không khéo vẫn có thể bị quay

ngược lại giai đoạn 2. Nếu là một thành viên, bạn sẽ thế nào khi phải làm điều gì đó theo cách

Page 23: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 19

không phải của mình, thậm chí không thấy lợi ích trước mắt của mình trong đó? Không dễ dàng

gì phải không bạn !

= > Lúc này vai trò người lãnh đạo cần cho các bạn mình hiểu rõ mục tiêu và hiểu vì sao cần làm

như vậy !

Cơ bản, có 2 bƣớc nhƣ sau :

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu chung - Thống nhất suy nghĩ :

Nhìn vào 1 nhóm, luôn tồn tại 3 khía cạnh : nhiệm vụ chung (xác định), nhu cầu nhóm chung,

nhu cầu cá nhân. 3 khía cạnh này luôn ảnh hưởng lẫn nhau và có những yếu tố giao hòa với

nhau. Tôi không giải thích sâu 3 yếu tố này vì bạn sẽ được học thêm ở trường. Tôi muốn nhấn

mạnh 3 điểm cốt yếu được rút ra dựa trên 3 khía cạnh đó :

a. Con người, ngoài những nhu cầu cá nhân, không thể phủ nhận sự thật ẩn sau là họ luôn

cần nhau để tồn tại và hoàn thiện nhân cách. Mặt khác là để phát triển tình bạn, tình yêu,

xã hội,…Không ai có thể sống 1 mình! Tôi cần bạn và bạn cần tôi, chúng ta đểu

mang lợi ích cho nhau khi hợp tác. Hợp tác để đạt mục đích chung!

b. Trong nhóm, công tác lãnh đạo nhất thiết phải là 1 hoạt động tập trung vào lợi ích, hoạt

động của mọi đối tượng chứ không phải vào bản thân. Với công tác Đoàn –Hội ƣu tiên

tập trung nhƣ sau: lợi ích của sinh viên => lợi ích nhóm => lợi ích cá nhân trong

nhóm.

c. Có những lợi ích là về lâu dài, không thể thấy trƣớc mắt, có thể sau này khi đi làm

mới cần tới. Ít nhất, bạn cũng sẽ học được cách làm việc nhóm khi tham gia hoạt động

Đoàn – Hội. Tôi tin các bạn không phải người thiển cận.

Thống nhất được suy nghĩ này trong nhóm, bạn sẽ tạo được mối lien kết giữa các thành viên và

cảm nhận về sự công bằng tăng lên.

Bƣớc 2: Xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong nhóm :

Nhấn mạnh rằng vai trò lãnh đạo trong nhóm là cực kì quan trọng không thể thiếu. Có thể

luân phiên nhưng không thể xóa sổ. Vai trò đó, chính là những gì người khác mong đợi ở bạn.

Dĩ nhiên, cá nhân khác nhau sẽ có mong đợi khác nhau => xung đột. Chẳng hạn, lúc nào đó bạn

sẽ thấy xung đột giữa lợi ích cá nhân của mình với lợi ích sinh viên – điều mà bạn luôn đặt lên

hàng đầu. Vì công tác này, bạn phải hi sinh thế này, thế kia, thật khó chịu đúng không ? Các

thành viên khác cũng có lúc nghĩ như vậy. Vậy làm sao giải quyết ?

Trong cuộc sống, bạn không thể mong người khác có những hành động quá với vai trò của họ

được giao. Có vai trò lãnh đạo, dĩ nhiên cũng có vai trò của thành viên. Đây chính là lúc bạn phát

huy vai trò lãnh đạo, nhìn rõ được những vai trò nào có thể phân cho thành viên nào cho phù hợp

để ít mâu thuẫn với lợi ích cá nhân họ nhất. Khi có vai trò cụ thể, thành viên sẽ tự biết tại sao

phải làm việc đó cho mục đích chung của nhóm và cả của họ nữa. Bên cạnh đó, khi mọi người

hiểu được vai trò của bạn, họ sẽ dễ thông cảm cho bạn hơn.

Page 24: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 20

Đạt nhiệm vụ

chung

Nhìn sơ đồ sau để xác định vai trò lãnh đạo trực quan hơn. Những vai trò này là một vòng tròn

khép kín có thể lặp đi lặp lại trong cả 1 nhiệm kì và mỗi vai trò đều quan trọng như nhau, không

thể thiếu :

MỤC ĐÍCH - NHU CẦU CỦA NHÓM VAI TRÕ LÃNH ĐẠO

Mặt khác, trách nhiệm cũng quan trọng tương đương. Nếu bạn làm việc thiếu trách nhiệm và đề

cao quá mức vai trò của mình, sớm muộn cũng gây chia rẽ nội bộ nhóm. Vai trò, quyền hạn, lợi

ích và trách nhiệm của mỗi thành viên luôn được xác định rõ ràng, như vậy sẽ có động lực và

gắn kết nhiều hơn.

1.4. Các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả trong công tác Đoàn – Hội

Một điều cần ghi nhớ là công tác lãnh đạo tồn tại ở các mức độ khác nhau :

- Lãnh đạo nhóm : nhóm khoảng 5 đến 20 người

- Lãnh đạo hoạt động : đang lãnh đạo 1 đơn vị quan trọng trong doanh nghiệp hay tổ

chức gồm nhiều nhóm, trong đó các trưởng nhóm có trách nhiệm báo cáo với bạn

- Lãnh đạo chiến lược : bạn đang lãnh đạo cả một doanh nghiệp hay tổ chức với toàn

bộ trách nhiệm đối với 2 cấp lãnh đạo dưới bạn.

1.5. Xác định nhiệm vụ = làm rõ + định hƣớng

Nhiệm vụ là từ chung chung, cần vạch rõ nhiệm vụ ấy có mục tiêu cụ thể là gì và gắn với những

đặc tính sau : rõ ràng, cụ thể (detail action plan), có thời hạn (timeline – deadline), thực tế,

mang tính thử thách, có thể đánh giá. Khi có mục tiêu, thành viên còn có thể nhìn thấy vai trò

của họ trong kế hoạch.

Một nhà lãnh đạo luôn làm công việc định hướng cho nhiệm vụ. Nếu giỏi, họ có thể lôi kéo cả

những nhà lãnh đạo cấp dưới cùng tham gia với mình để họ thấy trách nhiệm và quyền hạn

tương lai.

Để định hƣớng cho tập thể, cần biết trả lời câu hỏi tại sao và cái gì cho từng nhiệm vụ. Như

vậy nhà lãnh đạo có thể để thành viên hiểu tại sao nên làm và hướng họ hợp tác, tự nguyện, sẵn

Phát triển

cá nhân

Xây dựng và

duy trì nhóm

- Xác định nhiệm vụ

- Lập kế hoạch

- Hướng dẫn

- Lắng nghe

- Kiểm soát

- Đánh giá

- Thúc đẩy

- Tổ chức

- Làm gương

Page 25: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 21

lòng làm điều đó. Ngoài ra, cũng đưa thành viên đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ cái riêng đến cái

chung để có cái nhìn toàn diện nhất về nhiệm vụ.

Với công tác Đoàn – Hội ở trường, có các bước sau :

a. Nhiệm vụ chung cho tất cả hoạt động luôn là : vì lợi ích chung, mong muốn và nhu cầu

của sinh viên (trong đó có cả bạn và BCH nữa)

b. Cần nhớ: đầu nhiệm kì, bạn nên định hướng theo phương hướng dự kiến từ cấp trên đưa

xuống. Khi đại hội, cần thông qua, giải thích cụ thể những định hướng đó cho thành viên.

Từ phương hướng và định hướng, vạch ra mục tiêu cụ thể phù hợp thực tế. Nên kẻ bảng

excel các mục tiêu này đê làm rõ ràng, cụ thể, có thời hạn sẽ dễ nhìn hơn. Cuối nhiệm kì

có đánh giá công tác đã làm rõ ràng.

1.6. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch sẽ giúp nhóm hoàn tất nhiệm vụ thông qua những câu hỏi cái gì, tại sao, làm thế

nào, ai làm gì, khi nào, ở đâu. Có một lời khuyên là bạn nên để nhóm lập kế hoạch còn mình

chỉ đưa ra những điểm giới hạn cần thiết. Như vậy, các thành viên có nhiều tự do để chia sẻ

quyết định ảnh hưởng đến công việc và tạo động lực làm việc cho nhóm. Đây là 1 khía cạnh của

sự trao quyền. Hãy để sinh viên cũng có phần đóng góp vào kế hoạch! Tuy nhiên khi để nhóm

quá tự do, sẽ đưa đến 1 kế hoạch không đúng theo ý bạn và phát sinh một số sự cố. Ít nhiều bạn

cũng có 1 chút kinh nghiệm trong lĩnh vực sắp làm. Do đó cần nhớ những điều cốt yếu sau :

- Đưa ra những điểm giới hạn

- Trao quyền để lập kế hoạch

- Tùy chỉnh kế hoạch linh hoạt theo thực tế

- Sáng tạo, khích lệ, cởi mở trong khi lập kế hoạch

- Lập kế hoạch dự phòng rủi ro

1.7. Hƣớng dẫn – truyền đạt thông tin và lắng nghe

Đây là 1 phần của kĩ năng giao tiếp, thành viên có thể nể bạn hơn khi bạn trình bày, hướng dẫn

lưu loát những ý tưởng của mình hoặc của nhóm, của cấp trên. 5 từ mấu chốt là : chuẩn bị tốt, rõ

ràng, đơn giản, sinh động, tự nhiên. Khả năng này phải luôn đi cùng khả năng lắng nghe và thấu

hiểu. Bạn sẽ được sinh viên đánh giá cao hơn khi biết lắng nghe và thấu hiểu. Chú ý : những

buổi gặp gỡ đầu tiên rất quan trọng.

1.8. Kiểm soát

Kiểm soát khác với độc tài và chuyên quyền. Nhà lãnh đạo cũng chính là người kiểm soát cao

nhất. Ở đây chỉ là kiểm soát để đảm bảo năng lực thành viên và nguồn lực mà nhóm dùng thực

sự hiệu quả để tiết kiệm, đạt mục đích cuối cùng đúng kế hoạch đã đặt ra. Để kiểm soát, bạn sẽ

Page 26: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 22

làm những việc là: chỉ đạo, điều chỉnh, khuyến khích cá nhân và những nỗ lực của nhóm đối với

nhiệm vụ. Những nhà lãnh đạo giỏi sẽ là người biết sử dụng tiết kiệm những nguồn lực nhưng

vẫn thỏa mãn những nhu cầu nhóm, cá nhân và đạt hiệu quả cao. Những chương trình, công tác

giành cho sinh viên thường rất đông người cùng tham gia và vận động nhiều nguồn lực cùng lúc.

Cần có phương pháp kiểm soát cụ thể, có hệ thống. Có thể lập nhóm kiểm soát – đánh giá.

1.9. Đánh giá

Một số người thường bỏ qua đánh giá vì sợ mất lòng. Đây là suy nghĩ sai lầm ! Đánh giá là công

việc cần thiết không thể thiếu và cần đánh giá định kì, thường xuyên. Đối với công tác Đoàn –

Hội thường mang tính tự nguyện, vì cộng đồng khó thấy lợi ích trước mắt, đánh giá đúng trở nên

vô cùng quan trọng.

Vai trò của việc đánh giá là :

- Xác định những giá trị đã đạt được -> xử lý thất bại và rút kinh nghiệm kịp thời, khen

thưởng , khích lệ và tạo động lực cho nhóm

- Xác định tiến độ thực hiện -> thành viên biết mình cần làm gì tiếp theo, nhà lãnh đạo

biết cần thúc đẩy hay không.

- Định vị lại vai trò, những việc cần làm của người lãnh đạo

- Khẳng định vị trí của nhóm

Điều mà ai cũng sẽ quan tâm là sự công bằng trong đánh giá. Để công bằng :

- Về cá nhân bạn cần có mối quan hệ với tất cả thành viên trong nhóm, mối quan hệ

bình đẳng. Cần biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ khó khăn của từng thành viên. Ngoài ra là huấn

luyện và tư vấn khi cần thiết.

- Có hệ thống đánh giá quy củ, rõ ràng. Có biện pháp tránh việc đánh giá trở thành thói

quan liêu. Ví dụ : đánh giá chéo, tự đánh giá và tập thể đánh giá, đánh giá trên hiệu suất công việc,…

1.10. Tạo động lực thúc đẩy

Động lực thúc đẩy theo tiếng La Tinh nghĩa là gây xúc động. Có 2 cách tạo động lực :

- Cổ điển : Hãy kết hợp khen thưởng và phạt dựa trên mô hình nhu cầu của Maslow :

sinh lý (ăn ngủ,…)– an toàn – xã hội ( được chấp nhận và yêu thương) – tôn trọng – tự thể hiện.

- Hiện đại : làm theo những nguyên tắc chính sau :

Chính bản thân bạn cũng phải có động lực. Khi bạn không yêu, không tin, làm sao

có thể thuyết phục người khác ? Người ta rất dễ nhận ra nhiệt huyết và động lực của bạn

Chọn những người có động lực thúc đẩy cao. Ví dụ: những người đã hoạt động

Đoàn từ trước, yêu thích hoạt động xã hội

Đặt ra mục tiêu thực tế và mang tính thử thách

Đánh giá, nhận xét sự tiến bộ, phát triển đúng lúc, đúng chỗ

Đưa ra phần thưởng công bằng, công khai

Công nhận, khích lệ kịp thời - “Không gì tốt hơn một lời khen chính xác và kịp thời !”

Page 27: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 23

1.11. Tổ chức

Tổ chức là chức năng sắp xếp, tạo thành một tập thể gắn kết với nhau và hoạch định 1 cách có hệ

thống. Có 3 khía cạnh cần quan tâm khi nói đến tổ chức : các hệ thống, quản trị và quản lý thời

gian.

a. Các hệ thống: cần hiểu rõ tầm quan trọng, giá trị và cách hoạt động của các hệ thống. Từ hệ

thống nhân sự đến khen thưởng,… Nên sử dụng hệ thống như công cụ đắc lực nhưng không

quá lệ thuộc. Đôi khi hệ thống cũng bị trì trệ. Vd cần thông báo đến sinh viên trong thời gian

ngắn. Phải chờ đi qua cấp lien chi rồi xuống chi hội và nhỏ hơn nữa ,… quá lâu ! Chi bằng sử

dụng diễn đàn, email sinh viên và Y!M đưa đến đa số các đầu mối sinh viên và cán bộ nổi

bật, đồng thời với sử dụng hệ thống. Cần lưu ý ở đây là hãy tạo cho mình một hệ thống thông

tin riêng hiệu quả (vd như add nhiều nick Y!M của các trưởng nhóm sinh viên trong lớp,

những bạn năng động,… )

b. Quản trị: đó là công việc giấy tờ và khả năng điều hành công việc hằng ngày. Thường gọi

công tác này là công tác hậu cần hay có tên khác là nhà quản trị. Đây là những người làm

công việc “hậu phương thầm lặng” nhưng rất cần cho bạn. Hãy tôn trọng và khen ngợi họ!

Nếu không có hậu phương vững chắc, công việc của bạn sẽ rối tung. Trừ những công việc

quản trị không thể ủy quyền hay giao phó, bạn cần nhiều thời gian để mở rộng mối quan hệ

và suy nghĩ định hướng nhiều hơn.

c. Quản lý thời gian: Nhà lãnh đạo giỏi đồng hành với quản lí thời gian tốt. Hãy học cách nói

không mà vẫn làm hài lòng người khác.

1.12. Làm gƣơng

Một nhà lãnh đạo luôn nổi bật trong tầm mắt mọi người. Vì thế cần cẩn trọng lời nói, hành động

và cách cư xử của bạn. Hình ảnh của bạn trong suy nghĩ người khác đều phụ thuộc vào tính cách

và sự cẩn trọng của bạn. Chỉ một lần lơ là, bạn có thể làm sụp đổ hình tượng trong mắt người

khác. Đương nhiên rất lâu và rất nhiều cố gắng mới có thể phục hồi hoặc không.

Với cán bộ Đoàn Hội chúng ta, các bạn cần nhớ :

- Nói đi đôi với làm

- Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu nhưng suy xét rồi mới hành động

- Học giỏi và mẫu mực trong nhân cách, cư xử

- Có tinh thần học tập tích cực, nhiệt tình trong giúp đỡ bạn bè, sôi nổi trong hoạt động

- Ham học hỏi

1.13. Phát triển bản thân trở thành nhà lãnh đạo

Làm cách nào để phát triển bản than trở thành nhà lãnh đạo? Tôi chỉ đơn giản chia sẻ với bạn 5

bí quyết nhỏ sau, bạn hãy tự tìm hiểu thêm nhé !

- Sẵn sàng : mong muốn, khao khát trở thành lãnh đạo . Hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và

dám chấp nhận thử thách. Khi bạn sẵn sang, bạn sẽ tự tin, đó là động lực giúp bạn thành công

Page 28: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 24

- Tiên phong : Nắm bắt những gì sinh viên cần, sinh viên muốn, nắm bắt cơ hội và

không ngần ngại đề xuất thực hiện với cấp trên

- Tư duy chiều sâu : lắng nghe, đánh giá, rút kinh nghiệm, cải tiến và bình tĩnh suy nghĩ

- Luôn cập nhật, đổi mới bản thân : cả hình thức và nội dung.

- Luôn lạc quan, hi vọng và biết tin tưởng

2. KỸ NĂNG XÂY DỰNG CLB ĐỘI, NHÓM

2.1. Khái niệm CLB, Đội, nhóm:

CLB, đội, nhóm là nơi tập hợp các thành viên có chung sở thích, đam mê, giá trị, nền tảng và tự

nguyện đến đăng ký tham gia sinh hoạt. Mỗi thành trong CLB, đội, CLB, đội, nhóm đảm trách

những vai trò và hành động cụ thể để cùng hoạt động hiệu quả, chung tay xây dựng CLB, đội,

nhóm phát triển vững mạnh.

2.2. Hoạt động hiệu quả:

6 đặc điểm của CLB, đội, nhóm hoạt động hiệu quả:

1. Mỗi thành viên tự cam kết hoạt động hiệu quả

- Mỗi thành viên là 1 chủ thể trong CLB, đội, nhóm.

- Chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của mình trong CLB, đội, nhóm.

- Chủ động đi sinh hoạt đều và tích cực hoạt động xây dựng CLB, đội, nhóm.

2. Tinh thần đoàn kết và hỗ trợ đồng đội

- Luôn thể hiện tinh thần đoàn kết trong sinh hoạt, hoạt động…

- Hạn chế ý kiến và cảm giác cá nhân, rạt bỏ đi cái “Tôi”

- Hạn chế sự xung đột trong quá trình hoạt động, nếu xảy ra thì cần giải quyết dựa trên

sự nhất trí của toàn bộ thành viên.

- Hỗ trợ đồng đội là quá trình đi đến quyết định hành động thực hiện mục tiêu chung,

không được thể hiện sở thích, nhu cầu, mong muốn hay khả năng của 1 cá nhân.

3. Xung đột và sáng tạo lành mạnh

- Xung đột lành mạnh nếu nó tạo tiền đề cho sự sáng tạo và thành quả cao là yếu tố

quan trọng cho sự tồn tại của CLB, đội, nhóm.

- Sự không nhất quán dẫn đến việc đưa ra những ý kiến sáng tạo

Page 29: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 25

- Xung đột phải được kiểm soát tránh dẫn đến tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến

sinh hoạt của CLB, đội, nhóm.

4. Giao tiếp trong CLB, đội, nhóm

- Giao tiếp ở mức độ cao liên kết 3 đặc điểm trên

- Kích thích tinh thần trách nhiệm và cách cư xử thích hợp của mỗi thành viên trong

CLB, đội, nhóm.

- Mỗi thành viên cần hiểu rõ cách cư xử, ý kiến và hành động của nhau để có sự phối

hợp tốt nhất trong quá trình sinh hoạt, hoạt động…

- Chấp nhận cả nhận xét tích cực lẫn tiêu cực để có được những kinh nghiệm quý báu.

- Sẵn sàng cộng tác dựa trên nỗ lực chung và chia sẽ thông tin cho nhau.

5. Chia sẻ vai trò và trách nhiệm

- Phương pháp tạo cảm giác là người gây ảnh hưởng, kích thích thành viên đưa ra

quyết định và thực thi quyết định nhằm xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên mang

tính chủ động trong sinh hoạt và hoạt động.

- Chia sẻ vai trò: kích thích phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng và sở thích…

- Chia sẻ tầm nhìn: nhìn thấy mục tiêu lớn và tìm ra những thách thức riêng cho mỗi

thành viên để mang lại hiệu quả cao nhất.

- Chia sẽ trách nhiệm để mỗi thành viên thấy được niềm tự hào trong sinh hoạt và hoạt động.

- Chia sẻ mức độ đáp ứng: vạch ra những cơ hội phát triển mới như: nâng bậc đẳng

cấp, danh hiệu ban huấn luyện, ban chủ nhiệm…

6. Đối với người Thủ lĩnh CLB Đội Nhóm hoặc người trực tiếp chỉ huy CLB Đội Nhóm.

Luôn phải suy nghĩ ra những phương cách để xây dựng CLB Đội Nhóm làm việc sao cho đem lại

kết quả tốt đẹp cho mục tiêu chung của CLB Đội Nhóm và cho từng cá nhân trong CLB Đội Nhóm.

Đối với người Thủ lĩnh CLB Đội Nhóm hoặc người trực tiếp chỉ huy CLB Đội Nhóm, luôn phải

suy nghĩ ra những phương cách để xây dựng CLB Đội Nhóm làm việc sao cho đem lại kết quả

tốt đẹp cho mục tiêu chung của CLB Đội Nhóm và cho từng cá nhân trong CLB Đội Nhóm . Đó là:

a. Làm rõ sự trông đợi: Với cương vị và uy quyền của một thủ lĩnh CLB Đội Nhóm , hãy

truyền đạt một cách rõ ràng sự trông đợi của bạn vào việc thi hành và những kết quả.

Làm cho những thành viên của CLB Đội Nhóm hiểu vì sao cần phải làm việc theo CLB

Đội Nhóm . Tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt nhiệm vụ chung bằng các nguồn

tài nguyên về nhân lực, thời gian và chế độ. Làm sao để họ lĩnh hội đầy đủ tầm quan

Page 30: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 26

trọng cũng như ưu thế của họ trong các điều khoản về thời gian, các cuộc thảo luận và sự

quan tâm của người chỉ đạo.

b. Bối cảnh: Để các thành viên trong CLB Đội Nhóm hiểu được vì sao họ có mặt trong

CLB Đội Nhóm . Vạch rõ cho họ thấy được kế hoạch làm việc CLB Đội Nhóm sẽ giúp

cho tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra, và tầm quan trọng của việc làm CLB Đội

Nhóm để hoàn thành những mục tiêu chung. Làm cho họ hiểu được đâu là việc làm thích

hợp trong mọi mục tiêu, nguyên tắc, tầm nhìn và giá trị của tổ chức?

c. Sự giao phó: Làm thế nào để mỗi thành viên lôi cuốn vào công việc chung của CLB Đội

Nhóm ? Làm thế nào để họ cảm thấy CLB Đội Nhóm của họ có một sứ mệnh rất quan

trọng và luôn cố gắng hết năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của CLB Đội

Nhóm, và trông chờ vào một kết quả tốt đẹp? Làm sao để mỗi thành viên của CLB Đội

Nhóm nắm bắt rõ nhiệm vụ, giá trị của họ trong tổ chức và trong sự nghiệp của cá nhân

họ? Để mỗi thành viên trong CLB Đội Nhóm thấy trước được sự công nhận về những

đóng góp của họ đối với tổ chức, cống hiến năng lực của họ để đem đến sự tăng trưởng

và phát triển cho CLB Đội Nhóm . Để mỗi thành viên của CLB Đội Nhóm bị cuốn hút và

bị thách thức bởi những cơ hội thăng tiến.

d. Khả năng: Làm cho các thành viên của CLB Đội Nhóm cảm thấy họ đều thích hợp với vị

trí của họ. Làm cho họ cảm thấy những hiểu biết, những kỹ năng và năng lực của họ luôn

được nâng cao qua quá trình đào tạo và làm việc với CLB Đội Nhóm . Nếu không, hãy

làm cho các thành viên của CLB Đội Nhóm dễ dàng cần sự hỗ trợ của cấp trên. Để họ

cảm thấy đó là một nguồn tài nguyên, chiến lược và sự hỗ trợ cần thiết cho việc hoàn

thành sứ mệnh.

e. Đặc quyền: Để mỗi thành viên trong CLB Đội Nhóm đảm nhận mỗi công việc riêng. Tự

chịu trách nhiệm, sự sáng tạo, và thực hiện chiến lược để hoàn thành sứ mệnh của mỗi

người. Để họ được nắm bắt rõ và được truyền đạt bởi những mục tiêu, thấy trước được

kết quả và sự đóng góp, đo lường được qui trình mà CLB Đội Nhóm đã thực hiện để

hoàn thành nhiệm vụ. Thủ lĩnh CLB Đội Nhóm , phối hợp và ủng hộ những gì mà CLB

Đội Nhóm đã sáng tạo.

f. Sự hợp tác: CLB Đội Nhóm là những thành viên cùng nhau làm việc một cách hiệu quả

giữa các cá nhân. Làm cho họ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Những

thành viên của CLB Đội Nhóm là những vị Thủ lĩnh và những vị quan tòa của CLB Đội

Nhóm . Họ có quyền giải quyết mọi vấn đề của CLB Đội Nhóm, đưa ra phương pháp cải

thiện công việc, đặt mục tiêu và có chung quyền lợi. Làm cho những thành viên của CLB

Đội Nhóm hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

g. Sự liên lạc: Làm sao để CLB Đội Nhóm cung cấp và được cung cấp những thông tin

quan trọng về hoạt động chuyên môn đều đặn. Để họ hiểu được đầy đủ bối cảnh xung

quanh và sự tồn tại của họ. Làm cho những thành viên của CLB Đội Nhóm có sự liên lạc

rõ ràng và trung thực với nhau. Tạo động lực cho những thành viên của CLB Đội Nhóm

mang đến những ý kiến khác nhau đặt trên bàn làm việc của bạn. Những sự đối lập tất

yếu được nâng lên và được cộng thêm vào.

Page 31: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 27

h. Sáng kiến, sáng tạo: Một tổ chức thực sự thì luôn quan tâm đến sự thay đổi. Hãy để nhân

viên của bạn tự do đưa ra những ý tưởng mới, những suy nghĩ và những phương pháp

độc đáo. Huấn luyện, đào tạo họ những kỹ năng cần thiết. Cho phép họ truy cập vào

những quyển sách và phim ảnh, vào các lĩnh vực giải trí cần thiết khác để khuyến kích

cho những suy nghĩ mới.

i. Những hệ quả: Sau cùng, hãy làm cho những thành viên của CLB Đội Nhóm cảm thấy

họ có nghĩa vụ và trách nhiệm cho sự nghiệp chung của CLB Đội Nhóm . Là những phần

thưởng và sự công nhận được đáp ứng khi họ thành công. Sự mạo hiểm hợp lý thì được

coi trọng và được khuyến khích. Đồng thời cũng xem xét về chế độ thưởng cho cả CLB

Đội Nhóm hay cho cá nhân nào có thành tích nổi bật, lúc đó hãy đề phòng hoặc đưa ra

giải pháp nếu có sự hiềm khích và trả thù cá nhân. Nên xem xét một cách mềm dẻo và

công bằng.

2.3. Thời điểm hình thành CLB, đội, nhóm:

a) Những điều kiện cần và đủ:

- Mục tiêu tổ chức sinh hoạt cộng đồng, kỹ năng… cụ thể cần phải có định hướng hình

thành CLB, đội, nhóm.

- Có đủ thời gian thảo luận và những quyết định mang tính cân nhắc sự lợi hại và sự

phát triển ra sao.

- Lập kế hoạch, chương trình, kinh phí hoạt động, thành lập Ban chủ nhiệm… mang tính dự

thảo thật cụ thể, chi tết để tìm điều kiện cần và đủ đi đến việc hình thành CLB, đội, nhóm.

- Một cá nhân độc lập không có đủ kiến thức và kỹ năng để hoàn thành mục tiêu, bạn

cần có một ekíp đó là: Ban chủ nhiệm, Ban huấn luyện, thành viên nòng cốt ban đầu…

- Kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu hiện đang có trong nội lực của bạn cùng

ekíp của mình.

- Làm việc theo ekíp có thể đưa ra quyết định đúng và duy trì tinh thần trong CLB, đội,

nhóm về sau.

- Kết quả công việc ekíp phải tác động đến CLB, đội, nhóm cả chiều ngang lẫn chiều sâu.

- Những quyết định phải có chất lượng hơn và phải có nhiều hoạt động hơn so với làm

việc cá nhân.

- Làm việc theo ekíp giúp làm giảm nguy cơ thất bại.

- Cần có sự đa dạng về trình độ và kinh nghiệm và tầng lớp của những người trong

ekíp để đưa ra những quyết định tối ưu dẫn đến xác định thời điểm hình thành CLB, đội, nhóm

và phát triển.

Page 32: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 28

b) Thuận lợi của làm việc theo ekíp (Ban chủ nhiệm, ban huấn luyện)

Thuận lợi đối với cá nhân:

- Ít áp lực hơn so với làm việc cá nhân

- Giảm sự hốt hoảng và tính vô dụng khi đương đầu với những vấn đề lớn trong quá

trình sinh hoạt và hoạt động.

- Đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm khi làm việc với người khác

- Tăng cường tính hợp tác và xây dựng trong CLB, đội, nhóm.

- Đánh giá cao phần thưởng tinh thần khi hoàn thành công việc của CLB, đội, nhóm.

- Có nhiều động lực hơn đển hoàn thành công việc

- Năng suất công việc hiệu quả hơn so với làm việc cá nhân

Thuận lợi đối với cấp Ban chủ nhiệm và Ban huấn luyện

- Ít căng thẳng và áp lực để hoàn thành mục tiêu vì làm việc Ban chủ nhiệm & ban

huấn luyện giúp tăng năng suất, hiệu quả, sự trung thành và xóa bỏ căng thẳng trong nội bộ.

- Công tác quản lí CLB, đội, nhóm dễ dàng hơn quản lí từng cá nhân vì CLB, đội,

nhóm thường hoạt đông theo chế độ thủ lĩnh (thành viên phục tùng thủ lĩnh, thủ lĩnh chịu trách

nhiệm với tổ chức).

Thuận lợi đối với CLB, đội, nhóm

- Đóng góp đáng kể trong việc tăng năng suất, hiệu quả và giúp CLB, đội, nhóm phát triển

- Tạo dựng hình ảnh tích cực đối với phụ huynh và các thành viên trong CLB, đội, nhóm

c) Khó khăn của làm việc theo CLB, đội, nhóm

Khó khăn đối với CLB, đội, nhóm:

- CLB, đội, nhóm có cấu trúc theo thứ bậc (Ban chủ nhiệm, Ban huấn luyện, các Chòm

sao và Nhóm sao) theo kiểu quản lí từ trên xuống và quản lí theo cấp bậc (Hoa hướng dương, Nơ

bướm) sẽ hạn chế làm việc theo cá nhân và tự phát của các nhóm.

- Mục tiêu đề ra chung chung (vd: chúng ta phải xây dựng chương trình sinh nhoạt hấp

dẫn và hay hơn, thu hút được nhiều thành viên sinh hoạt) không thể truyền tất cả những thông

điệp, kỹ năng cần thiết đến cho thành viên trong CLB, đội, nhóm gây khó khăn trong thực hiện.

- Khó khăn trong công tác xây dựng và phát triển bởi các yếu tố khách quan như: địa

điểm sinh hoạt chưa ổn định, giấy phép hoạt động, các huấn cụ, vật dụng sinh hoạt chưa đẳng

cấp và còn thiếu…

Khó khăn đối với Ban chủ nhiệm & Ban huấn luyện:

- Ban chủ nhiệm & Ban huấn luyện thường gặp khó khăn trong công tác huấn luyện và

đào tạo nhân sự kế thừa.

Page 33: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 29

- Luôn đối đầu các thử thách trong công tác xây dựng CLB, đội, nhóm phát triển (trong

sinh hoạt, giao tiếp phụ huynh…)

Khó khăn đối với thành viên:

- Sợ mất vị trí, vai trò hiện tại và lạc lõng do nhu cầu trong sinh hoạt CLB, đội, nhóm

- Lo ngại không được tín nhiệm và thăng tiến bởi sự cống hiến, xây dựng CLB, đội,

nhóm còn hạn chế.

- Sợ lãnh trách nhiệm quá lớn trong CLB, đội, nhóm.

- Gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi sinh hoạt đều (do học tập ở trường và

các sinh hoạt khác).

2.4. Các yếu tố hỗ trợ cho CLB, đội, nhóm phát triển

- Chấp nhận những cơ hội học hỏi kinh nghiệm để hoàn thành mục tiêu của CLB, đội, nhóm.

- Nắm bắt nhu cầu thành viên trong CLB, đội, nhóm, giao tiếp cởi mở và phản hồi nhu

cầu của thành viên CLB, đội, nhóm.

- Thành viên phối hợp với ban chủ nhiệm và ban huấn luyện thực hiện kế hoạch,

chương trình sinh hoạt, hành động cụ thể để hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển CLB,

đội, nhóm.

- Khuyến khích động viên các thành viên trong CLB, đội, nhóm làm việc trong môi

trường tích cực, thực hiện đúng theo điều lệ và cấp dưới chấp hành cấp trên.

2.5. Trình tự và cách thức thành lập CLB, đội, nhóm

- Thành viên, sinh viên thuộc đội nhóm lên ý tưởng và đề xuất với Đoàn – Hội cấp trên

- Đoàn – Hội cấp trên xem xét và góp ý, hướng dẫn nhóm xây dựng “Đề án thành lập,

quy chế hoạt động, kế hoạch và phương hướng hoạt động” .

- Nhóm xây dựng “Đề án thành lập, quy chế hoạt động, kế hoạch và phương hướng

hoạt động” và gửi trực tiếp lên Ban thư ký Hội Sinh viên Trường xem xét, góp ý và định hướng.

- Nhóm chỉnh sửa và hoàn tất đề án, quy chế và kế hoạch phù hợp với định hướng của

Hội Sinh viên Trường.

- Ban thư ký Hội sinh viên Trường tổ chức cuộc họp với thành viên của nhóm. Nhóm

trình bày và bảo vệ đề án thành lập.

- BTK Hội sinh viên Trường họp và xem xét ra quyết định thành lập.

- Nhóm tổ chức lễ ra mắt thành lập CLB, đội, nhóm.

Page 34: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 30

KỸ NĂNG SINH HOẠT TẬP THỂ

1. PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÕ CHƠI

1.1. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI

1. Giai đoạn chuẩn bị:

Khâu chuẩn bị rất quan trọng cho vệc thực hiện trò chơi, việc lực chọn các trò chơi trong buổi

sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều yếu tố:

Người tham dự cuộc chơi về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, giới tính….và số

lượng người tham dự.

Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nới trống trãi, nơi có cây xanh, sân bãi rộng hẹp, ảnh

hưởng của môi trường, thời tiết và việc tổ chức trò chơi.

Thời gian chơi: thời gian chung cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt và thời

gian riêng của từng trò chơi trong chương trình chung.

Tác dụng, hiệu quả của mỗi trò chơi: tùy thuộc vào mục đích của trò chơi ( rèn luyện,

phản xạ, khéo léo, óc quan sát) để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình.

Tính chất của trò chơi: Trò chợi động, trò chơi tĩnh.

Trong một buổi sinh hoạt,nên xen kẽ các trò chơi động và trò chơi tĩnh để tránh sự

nhàm chán và thể lực của người chơi. Ngoài một số trò chơi chính đã lựa chọn cho chương trình

sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng một số trò chơi chính không thể

thực hiện do điều kiện thời tiết hoặc số lượng người tham gia. Những trò chơi cần đến dụng cụ,

phải lập danh sách đầy đủ và chuẩn bị thật kĩ tránh gây hại cho người chơi. Kết hợp một số bài

hát kèm theo trò chơi để thu hút sự chú ý của các bạn tham gia. Do đó, việc chuẩn bị tốt các trò

chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo sự thành công của cả buổi sinh hoạt.

2. Giai đoạn thực hiện:

Trình bày trò chơi:

Giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm.

Kết hợp hành động làm mẫu để người chơi dễ hiểu hơn.

Điều khiển trò chơi:

Tùy vị trí mà phân chia số lượng người chơi,xen kẽ nhau.

Luôn di chuyển để nhìn mọi người, điều khiển từ chậm tới nhanh để tạo không khí hồi hộp.

Có sự sáng tạo, chế biến lại các trò chơi tạo sự vui vẻ và thoải mái.

Page 35: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 31

Luôn có sự thay đổi trò chơi sao cho ai cũng có thể thắng cuộc. Khi bắt lỗi phải

luôn công bằng, khách quan.

Quan trọng nhất, phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người đã có dấu hiệu

mệt mỏi, hay khi trò chơi đã có kết quả rõ ràng.

3. Giai đoạn kết thúc:

Phạt những người thua bằng những hình phạt dí dỏm, tránh những hình phạt thô bạo hay kéo dài

thời gian phạt.

1.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC

- Ổn định

- Giới thiệu trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi

- Chơi nháp

- Chơi

- Ngưng trò chơi đúng lúc

Lƣu ý: Khi tổ chức thực hiện các trò chơi cần nắm đầy đủ tình hình các đối tượng tham gia (sức

khỏe, vắng mặt…), địa điểm tổ chức ( có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo.

1.3. NGƢỜI QUẢN TRÒ

Người quản trò là người điều khiển, tổ chức trò chơi, góp phần rất lớn trong thành công trong tổ

chức các trò chơi sinh hoạt tập thể, nó phụ thuộc rất lớn vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của

người quản trò.

Những điều cần lƣu ý của quản trò:

Vì trò chơi cũng là hình thức giáo dục nên người quản trò phải biết qua trò chơi mà

thang bị cho người tham gia điều gì, ngoài ra còn có tính công minh, thuyết phục mọi người…

Có tính phán đoán và quan sát nhanh xữ lí kịp thời các tình huống.

Biết nhiều trò chơi khác nhau, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi

Có giọng nói to, rõ, nói ngắn gọn, biết cách nói đùa…có tính hòa đồng, tự chủ, kiên

nhẫn, nhanh nhạy, hoạt bát.

Tích lũy nhiều kiến thức ở mọi lĩnh vực ( lịch sử, địa lí, văn hóa) để hỗ trợ lúc chơi.

Tự rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi trò chơi mà mình đã thực hiện.

Page 36: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 32

Bí quyết thành công của ngƣời quản trò:

Để trở thành một người quản trò dễ thương, năng động, cần phải rèn luyện các yếu tố sau:

Tâm hồn cởi mở.

Ý thức sâu sắc

Bản lĩnh vững vàng để ứng phó nhanh nhẹn trong mọi tình huống

Tài năng đa dạng

Rèn luyện giọng nói to dõng dạt,chú trọng sức khỏe và sự nhanh nhẹn.

Cử chĩ và dáng diệu gần gũi, tạo thiện cảm và sự chú ý của mọi người.

Thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn.

Kết luận:

Vai trò của người quản trò như một người nhạc trưởng. Các trò chơi không chỉ là chơi cho vui,

cho có không khí mà trò chơi để rèn luyện, để hòa đồng, góp phần thay đổi tính cách con người.

2. MỘT SỐ TRÕ CHƠI PHỔ BIẾN

2.1. TRÕ CHƠI SINH HOẠT VÒNG TRÒN

TA LÀ VUA

Cách chơi:

Quản trò hô :”Ta là vua”

Người chơi đáp: “ Muôn tâu bệ hạ” và cuối người thấp hơn vua.

Quản trò chỉ vào người trong vòng tròn, người đó hô lớn “ Ta là vua” thì người hai bên sẽ quay

vào người đó và đáp: “ Muôn tâu bệ hạ” và cuối người thấp hơn vua. Ai làm chậm hơn hoặc

không thấp hơn người làm vua thì sẽ bị phạt.

CHUYỄN BANH

Cách chơi:

Người chơi ngồi thành vòng tròn và bắt một bài hát, vừa hát vừa chuyền cho nhau trái banh ( có

thể là cái khăn, viên kẹo….). Khi hết bài hát, trái banh đang ở trên tay người nào thì người đó

phải ra giữa vòng tròn và làm theo yêu cầu mà vòng tròn đề nghị. Ví dụ: cười 3 kiểu, làm con

vịt,con lăng quăng…

Page 37: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 33

CHIM SỔ LỒNG

Cách chơi:

Một số nhóm 2 đến 3 người chơi nắm tay nhau thành những lồng chim. Quản trò quy đinh: lồng

2 người thì 1 chim vào, lồng 3 người thì 2 chim vào. Số người còn lại sẽ đứng bên ngoài.

Quản trò hô:“ Đóng cửa”, những người làm lồng để tay thấp xuống; hô:”Mở cửa”, những người

làm lồng đưa tay khỏi đầu. Khi lồng mở, chim sẽ bay ra ngoài tìm lồng mới, những người dư bên

ngoài cũng chạy tìm lồng chui bào. Quản trò hô “ĐÓng cửa” và kiểm tra các lồng xem thừa hay

thiếu chim.

Những người bị dư ngoài lồng và những người thừa hay thiếu trong các lồng sẽ bị phạt.

ĐOÀN KẾT

Cách chơi:

Người chơi xếp thành vòng tròn, quản trò hô: “Đoàn kết, đoàn kết”. Người chơi hỏi: “Kết gì kết

gì?” Quản trò sẽ hô tùy tình hình như là “ Kết 2 người 2 chân”, “Kết 3 người 4 chân”….

Đội nào làm dư ra, mất thăng bằng sẽ bị phạt.

LỒNG CHIM

Cách chơi:

Tùy số lượng người tham gia mà đặt những cái lồng cho phù hợp. Những cặp lồng sẽ chia đều và

rải rác trong vòng tròn. Quản trò bắt đầu hát thì cả vòng tròn nắm

tay di chuyển và hát to. Quản trò thổi còi thì lập tức những cái lồng xụp xuống, ai ở trong lồng là

bị bắt ra giữa vòng tròn.

Khi di chuyển vòng tròn phải nắm chặt tay không để đứt quãng. Làm theo quy định và yêu cầu

của quản trò.

2.2. TRÕ CHƠI VẬN ĐỘNG

KÉO CO

Địa điểm: Ngoài sân rộng

Chuẩn bị: Dây thừng

Đội hình thi đấu:

Chia làm hai đội, mỗi đội khoảng 16 người trở lên, một nam cõng một nữ. Hai đội đứng đối mặt

nhau. Ở giữa vạch là mức chuẩn.

Page 38: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 34

Các bạn nữa ngồi trên lưng bạn nam giữ chặt sợi dây thừng và cố gắng kéo về phía mình. Quản

trò làm chuẩn trên sợi dây ( có thể sử dụng khăn quàng). Các bạn nam phải cố gắng thủ thế cho

khỏi ngã khi các bạn nữ kéo. Sau khi có hiệu lệnh, những bạn ngồi trên lưng bạn mình mới giữ

sợi dây và kéo cho đến khi thắng cuộc.

CHUYỀN CHANH BẰNG MUỖNG

Người chơi được chia làm 2 đội. Mỗi đội khoảng 16 người dược tách làm hai nhóm đứng ở 2 đầu

vạch mức. Người đứng đầu mỗi đội sẽ ngậm 1 cái muỗng, trên muỗng có để 1 quả chanh. Khi

nghe cất tiếng còi, 2 người đứng đầu của 2 độisẽ bắt đầu xuất phát đi qua nhóm bên kia của đội

mình để giao chanh. 2 người được giao cũng ngâm sẵn để nhận chanh. Cứ thế tiếp tục cho đến

hết. Người cuối cùng của đội nào nhận được chanh trước là đội đó thắng.

Nếu chanh rớt, người chơi không được dùng tay nhặt lên mà 2 người trong đội sẽ dùng muỗng

xúc lên.

ĐI TRÊN GHẾ ( hoặc GIẤY)

Các người tham gia trò chơi ( không hạn chế số lượng) được chia làm nhiều đội bằng nhau. Mỗi

người chơi chuẩn bị hai cái ghế, các đội xếp hàng dọc ngay vạch xuất phát từ 5 đến 10m. Khi có

lệnh của quản trò, người đứng đầu mỗi đội sẽ đi đến đích bằng cách: đặt cái ghế thứ hai và bước

chân còn lại trên ghế, đồng thời rút cái ghế phía sau lên trước. Cứ như thế, người chơi tiếp tục

cho đến đích. Khi người thứ nhất đã đến nơi, người tiếp theo ở mỗi đội lại bắt đầu như trên cho

đến người cuối cùng. Đội nào tới đích trước sẽ thắng.

Khi bước đi, một chân người chơi phải đặt lên ghế và chân kia không được chạm đất, nếu chạm

đất sẽ phải quay về và thực hiện lại.

CƢỚP CỜ

Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.

Vật liệu: 8 cây cờ

Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ , cắm theo

hàng ngang đều nhau.

Cách chơi: Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chổ cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ

cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung

không còn lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe

mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8

cây cờ thì thắng cuộc.

Page 39: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 35

2.3. TRÕ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ TRONG PHÒNG:

ĐẾM SAO

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi

đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao,

3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi

thì sẽ bị phạt.

NGÓN TAY NHÚC NHÍCH

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một

ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1

ngón thành 2 ngón

Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay –

nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

TÔI BẢO

Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”

Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”

- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”

Người chơi: vỗ tay 2 lần

Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà

người chơi làm thì sẽ bị phạt

CON THỎ ĂN CỎ

- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”

- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”

- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “ Ăn cỏ”

- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”

- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”

- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”

- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh

(có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau).

Page 40: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 36

3. MỘT SỐ BÀI HÁT SINH HOẠT TẬP THỂ

CHÀO NGƢỜI BẠN MỚI ĐẾN

Chào người bạn mới đến, góp thêm một niềm vui. Chào nụ cười dễ mến, góp thêm cho cuộc đời.

Đến đây vui đến đây chơi là bài ca muôn màu muôn sắc. Đến đây chơi đến đây vui là bài ca

thắm thiết tình người.

LÀM QUEN

Này anh bạn tên chi cho tôi xin làm quen với nào. Mời tay bạn cầm tay tôi, đôi tay ta làm nên

nhịp cầu. Nói tên lên bạn thêm gần thêm thân, hát ca vui đùa quen nhiều quen thân.

NỤ CƢỜI HỒNG

Nụ cười hồng, ta trao nhau như khúc hát cho bao lời thiết tha. Nụ cười hồng ta trao nhau như ánh

sáng muôn ngàn vì sao. Trên môi như hoa tươi nở từng ngày trong những yêu thương. Trên môi

hoa xinh xinh, nụ cười hồng mãi mãi trao nhau.

HỌP MẶT

Buổi họp mặt hôm nay sao vui quá. Buổi họp mặt hôm nay sao quá vui. Anh (em) ơi! Anh

(em)đi về đâu? Nhớ nhé bắt cho nhịp cầu.

NÀO VỀ ĐÂY

Nào về đây ta họp Đoàn cùng nhau. Cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi. Anh với tôi ta cùng

sống vui cho trọn ngày. Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau.

ANH EM TA VỀ

Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nè ... 1 2 3 4 5

Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nè ... 5 4 3 2 1

1 đều chân bước nhé

2 quay nhìn nhau đi

3 cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa

4 nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà

5 giữ mãi tình này trong câu ca.

Page 41: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 37

BỐN PHƢƠNG TRỜI

Bốn phương trời ta về đây chung vui,

Không phân chia giọng nói tiếng cười.

Cùng nắm tay ta kết đoàn thân ái,

Ta trao nhau những gì thiết tha.

Ta trao nhau những gì mến thương ...

NÀY BẠN VUI

Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1,2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1,2).

Này bạn vui mà muốn tỏ ra và lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra

thì vỗ đôi tay. (1,2)

TA HÁT TO HÁT NHỎ

Ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ. Rối mình ngồi kể chuyện cho nhau nghe (ô ố ô ồ, ô ố ô ồ). Ta vui ta

hát hát cho vui đời ta.

NỐI VÒNG TAY LỚN (Trịnh Công Sơn)

Rừng núi dang tay nối lại biển xưa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la, anh em

ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng, bàn tay ta nắm, nối liền một vòng Việt

Nam.

Cờ nối gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại, dựng tình người trong ngày mới.

Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiên vào đời và nụ cười nở trên môi.

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi. Vượt thác cheo leo,

tay tay vượt đèo, từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền, biển xanh sông gấm, nối liền một

vòng tử sinh.

MÙA HÈ XANH (Vũ Hoàng)

Từng đàn chim tung bay trên những nhịp cầu tre. Mùa hè xanh xôn xao nâng bước chân ta về.

Đường làng quê tiếng ve như gọi mời say mê, ngoài bờ đê có con trân già nằm ngủ mê.

Mùa hè xanh long lanh trong mắt đàn trẻ thơ. Trường làng vui cho em trang sách mới i-tờ. Từ

đồng sâu có hay những giọt mồ hôi rơi. Để màu xanh vút lên trên ruộng đồng ngát hương.

ĐK: Mùa hè xanh, mùa hè xanh, bao yêu thương ôi mùa hè xanh vấn vương, đi muôn phương

lưu luyến tình quê hương. Trong tim ta ơi mùa hè xanh thiết tha, vang câu ca trên những chặng

đường xa.

Mùa hè xanh, mùa hè xanh.

Page 42: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 38

TẠM BIỆT (Sưu tầm)

Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa

phai, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy. (2)

4. MẬT THƢ

4.1. GIỚI THIỆU:

Một ngày nọ, có một người đem đến cho tôi bức thư và 50 USD. Bức thư mà người đưa thư cho

tôi, tôi thấy không được thẳng, mà lại hơi nhăn, thế là tôi liền nghi ngờ người đưa thư. Tôi liền

mở bức thư ra thì biết là mẹ đã gửi cho minh. Trong thư ghi rõ số tiền và lời chúc sức khỏe,

nhưng chỉ riêng số tiền thì mẹ ghi toàn là hình vẽ và con số, đó là:“4 hình con chó + 8 hình bát

quái”. Qua bức thư, tôi đã biết mẹ đã gửi cho tôi bao nhiêu tiền. Tôi liền bảo người đưa thư phai

đưa cho tôi 50 USD nưa, nhưng người đưa thư không chịu và còn nói là tại sao, mẹ anh chỉ gửi

gửi cho anh 50 USD thôi. Thế là tôi dẫn người đưa thư qua nhà kế bên gặp luật sư Năm hỏi.

Thưa chú Năm, mẹ cháu gửi cho cháu là 100 USD vậy mà người đưa thư này chỉ đưa cháu 50

USD thôi! và còn cải là mẹ cháu chỉ đưa 50 USD a! . Luật sư Năm hỏi: “tại sao cháu biết mẹ

cháu gửi cho cháu là 100 USD”. Tôi liền đưa chú năm xem bức thư, ban đầu chú chưa hiểu là gì

vì chỉ thấy con số kế bên hình vẽ, tôi liền giải thích “ thưa chú, rõ mẹ cháu ghi rõ là 4 hình con

chó, vậy có phải là tứ cẩu tam thập lục cộng với số tám và hình bát quát, vậy có phải bát bát

lục thập tứ, vậy tam thập lục là 36 cộng với lục thập tứ là 64 bằng 100 không ạ! Bác Năm gật gù

thấy chí phải. Người đưa thư nghe xong thì đã hốt hoảng liền lấy trong túi quần mình ra 50 USD

đưa và xin lỗi tôi rồi chạy một mạch.

Qua câu chuyện, các bạn có thể thấy thật thú vị biết bao, nếu mình gửi cho bạn mình một bức thư

viết toàn bằng chữ, những số hoặc những hình vẽ bí ẩn mà không ai có thể hiểu được nội dung

mà chỉ riêng mình và bạn mình hiểu được nội dung vì do có thõa thuận trước.

Trong hoạt động trại thì mật thư không thể thiếu. Vì nó giúp cho các bạn trịa sinh rèn luyện tính

tư duy, sáng tạo, tinh thần tập thể, bởi mật thư luôn là trò chơi hấp dẫn lý thú do nó có tính bí ẩn,

trí tuệ, phiêu lưu, hoạt động tập thể và tiếng cười. Do vậy mật thư là trò chơi bổ ích trong hoạt

động dã ngoại.

Do tính cách gọn nhẹ, mật thư có thể sự dụng một cách cơ động: trên đường đi, xen kẽ những

buổi sinh hoạt khác của buổi trại hoặc kết hợp với trò chơi lớn nào đó, ví dụ như: đi tìm kho báu,

đánh trận giả.

Các mệnh lệnh trong mật thư là phương tiện tốt để sát hạch nghi thức hàng đội, kiểm tra kỹ thuật

chuyên môn, kiểm tra quân số, động viên tinh thần làm việc tập thể, phát huy tính tháo vát và

tinh thần vượt khó .

Tóm lại mật thư là một góc học tập tốt, giúp các bạn ôn tập những kiến thức, nâng cao trình độ tư

duy lý luận và rèn luyện kỹ năng làm việc nhanh chóng, hiệu quả.

Page 43: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 39

4.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:

Mật thƣ :

Mật thư là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram, có gốc tiếng Hy lạp Kryptos: giấu kín, bí mật;

và gramma: bản văn, lá thư. Mật thư có nghĩa là bản thông tin được được viết bằng các ký hiệu

bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường, nhưng theo một cách sắp xếp bí mật mà người gửi

và người nhận đã thoã thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi.

Mật mã: ( ciphen,code)

Là các ký hiệu và cách sắp xếp để thể hiện nội dung bản tin. Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và

chìa khóa.

Giải mã:(Decinphermant)

Là quá trình khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp để đọc được nội dung bản tin .

Hệ thống:

Là những qui định bất biến, những bước tiến hành nhất định trong việc dùng các ký hiệu và cách

sắp xếp chúng.

Hệ thống được qui về 3 dạng cơ bản sau:

Hệ thống thay thế.

Hệ thống dời chỗ.

Hệ thống ẩn dấu.

Chìa khóa:

Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí mật của bản tin.

Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp người giải mật thư đoán biết hệ thống

và có cơ sở tìm ra qui luật nhất định đẩ giải mã.

Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa khóa.

Ví dụ:

Đ T R

I M A

C Ắ I

:

Page 44: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 40

Mật thư trên được viết theo hệ thống dời chỗ. Mật mã trong mật thư này là những chữ cái sắp

xếp khác với trật tự, bình thường khi ta viết từ trái sang phải, từ trên xuống. Do đó chìa khóa đã

gợi ý hướng dẫn, giãi mã bằng hình vẽ. Nghĩa là đọc theo hình gợn sóngtheo chiều của mũi tên,

ta được nội dung bản tin là: ĐI CẮM TRẠI

4.3. CÁC YÊU CẦU KHI VIẾT VÀ ĐỌC MẬT THƢ:

Viết mật thƣ:

Muốn mật thƣ đạt yêu cầu phải có những yếu tố sau:

Phải phù hợp với trình độ, trí tuệ và kinh nghiệm của người giải mật thư. Có nghĩa là

phải biết người nhận mật thư trình độ tư duy ra sao? Biết dùng chìa khóa và hệ thống nào?

Mật thư phải có ít nhiều tính cách bí ẩn bắt người chơi phải động não. Mật thư đã

chơi ở buổi trại lần trước rồi, muốn sử dụng lại thì nên thay đổi vài chi tiết cơ bản.

Viết mật thư phải nghĩ đến chìa khóa, đặt chìa khóa phải nghĩ đến người nhận mật

thư, đừng theo chủ quan của mình. Nếu mật thư quá khó sẽ gây sự đánh đố dẫn đến trò chơi mất

hay, tốn nhiều thời gian.

Viết mật thư phải cẩn thận, cân nhắc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, yêu

cầu và thời gian của toàn buổi trại hay buổi sinh hoạt.

Viết xong mật thư, cần kiểm tra lại xem có sai xót ở chỗ nào không? Nội dung đã đủ

và đúng chưa ? chìa khóa có gì sai lệch và có logic chưa ?

Trong hoạt động trại, mật thư thường đưa vào trong trò chơi lớn. Trong quá trình các

trại sinh giải mật thư, nếu có tình huống trại sinh không đọc được mật thư, do không phù hợp với

khả năng thì ban tổ chức phải cử người trợ giúp để tránh gây tâm lý nhàm chán cho trại sinh.

Đọc mật thƣ:

Trước hết phải bình tĩnh và thận trọng tìm ra ý nghĩa của chìa khóa. Chìa khóa bao giờ cũng liên

quan chặt chẽ đến mật thư. Giải ý nghĩa của chìa khóa phải có cơ sở, hợp logic với mật thư. Chìa

khóa có thể tìm ra được rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng quan trọng là ý nghĩa nào khớp với

mật thư. Từ chìa khóa, ta có thể xác định mật thư thuộc hệ thống nào. Sau đó bắt đầu dịch mật

thư. Nếu dịch ra thấy sai một vài chỗ sai có thể do:

Chưa tìm đúng ý nghĩa của chìa khóa (phải thử lại cách khác)

“Dịch” chưa đúng nghĩa chìa khóa (Phải kiểm tra lại)

Người gửi viết sai ký hiệu (có thể do cố ý viết sai)

Dịch mật thư xong, rồi chép lại toàn bộ nội dung đã “dịch”, thấy chỗ nào không hợp lý, khác lạ

thì phải cẩn thận chú ý, cân nhắc thật kỹ, chớ đoán mòhoặc vội kết luận.

Page 45: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 41

4.4. CÁC HỆ THỐNG MẬT THƢ:

Hệ thống thay thế:

Mỗi mẫu tự của bản tin được thay thế bằng một ký kiệu mật mã.

Ví dụ1: Các mẫu tự được thay thế bằng số:

A B C D E F G H … X Y Z .

1 2 3 4 5 6 7 8 … 24 25 26

Như thế ta có nội dung mật mã của chữ: “TIẾN LÊN” là:

20, 9, 5, 5, 14, 19 – 12, 5, 5, 14 = TIEENS – LEEN

Ví dụ2: Các mẫu tự được thay thế bằng chữ:

: A = d

: Q, E, R – A, L, K, G – I, B, B, R, C.

GIẢI

- Bảng giải mã:

A B C D E F G H … X Y Z .

d e f g h I j k … a b c.

- Nội dung mật thƣ:

thu – donj – leeuf = thu dọn lều.

Ví dụ 3: Các mẫu tự được thay thế bằng hình vẽ.

+ Mật thư Morse:

Dạng mật thư này là dùng các hình vẽ hoặc các ký hiệu tương xứng mã Morse, có nghĩa

là các ký hiệu và hình vẽ sẽ có sự thể hiện dài, ngắn – lớn, nhỏ – nhiều, ít – cao, thấp … Nói

chính xác hơn, mã Morse là một dạng mật thư.

* Các dạng thể hiện:

- Dạng chấm – gạch: - / . - . / . - / . . / . - - - ( TRẠI)

- Dạng núi – đồi :

- Dạng trăng khuyết – trăng tròn : - - - - .

Page 46: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 42

- Dạng hình âm nhạc : ♪ - ♪♫ ♪ - ♪♫ - ♪♪.

- Dạng ký hiệu:

Mẫu tự : A – aAa – aA – aa – aAAA

Số : I – 1 I 1 – 1 I – 1 1 – 1 I I I

Tiếng còi : te – tích te tích – tích te – tích tích – tích te te te .

Hệ thống dời chỗ:

Trong hệ thống này thì nội dung bản tin không dùng ký hiệu, nhưng các mẫu tự của mỗi

tiếng hoặc trật tự của các tiếng của bản tin được dịch chuyển hay xáo trộn.

Ví dụ1: Bắt tà vẹt

: Xiết ốc Tà – vẹt đường ray.

: V T U I W E G E X S

- Giải mã:

Lấy từng cặp mẫu tự (2 chữ kế nhau là 1 cặp) xếp thành dạng thanh ngang (tà – vẹt) đường

ray như sau:

V U W N G X

। । । । । ।

T I E E N S

- Đọc theo hàng ngang, từ trái sang phải, ta có nội dung bản tin là:

VUWNG TIEENS = VỮNG TIẾN.

Ví dụ2: Đặt đƣờng ray

: Chặt đôi thanh sắt để đặt đường ray.

: V W G T E N U N X I E S

- Giải mã: Chia đôi mật thư và xếp thành 2 hàng ngang (2 đường ray song song) như sau:

V W G T E N

। । । । । ।

U N X I E S

- Đọc theo cột dọc, từ trái sang phải, ta có nội dung bản tin: VỮNG TIẾN.

Ví dụ3: Mật mã ô vuông

Page 47: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 43

: Gió thổi theo hướng Đông Bắc

:

C U B T F

H S J H N

C N O O R

A A O A Y

H C G X Z

- Giải mã:

Đông Bắc

- Đọc theo chiều mũi tên, ta có nội dung bản tin là: CHÚC BẠN THÀNH CÔNG

- “A R X Y Z” là phần chữ thêm vào cho đủ số ô vuông.

Hệ thống ẩn dấu:

Mật thư ẩn dấu, là loại mật thư mà các yếu của bản tin tuy vẫn giữ vị trí bình thường và

không bị thay thế bằng các ký hiệu, nhưng lại được ngụy trang dưới một hình thức nào đó.

Ví dụ 1: Lấy 1 mẫu tự, bỏ 1 mẫu tự.

: Điểm số 1, 2. Thằng một bắt sống, thằng 2 giết chết.

: H N A K N I H I F O Q U U O A E A L N E L Y U H C O S E 1 3 2 N H O.

- Giải mã: Ta chỉ đánh số 1 ,2 cho từng mẫu tự (1 trước – 2 sau) cho đến hết. Ghép các

mẫu tự mang số 1 lại với nhau ta được nội dung của bản tin.

- Nội Dung: HANHF QUAAN LUCS 12 GIOWF = HÀNH QUÂN LÖC 12 GIỜ.

Ví dụ 2: Bỏ 1 chữ, lấy 1 chữ.

: “Bước ra một bước một dừng

Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa” (Kiều)

Page 48: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 44

: CẢ ĐỘI AI NÀO MÀ ĐẾN CHỖ

ĐÍCH VỀ TRƯỚC THÌ SẼ CÓ ĐƯỢC

MƯỜI MỘT QUẢ NÃI TRÁI CHUỐI BOM.

- Giải mã: Gợi ý của câu thơ muốn chúng ta cũng đánh số 1, 2 như ở ví dụ 1. Nhưng ở mật

thư này thì ta chỉ ghép các chữ mang số 2 lại với nhau ta được nội dung của bản tin.

- Nội dung: ĐỘI NÀO ĐẾN ĐÍCH TRƢỚC SẼ ĐƢỢC MỘT NÃI CHUỐI

Ví dụ 3: Mật thƣ viết bằng hóa chất không màu.

Chìa khóa là một câu gợi ý chỉ nước hoặc lửa để giải mã. Ví dụ như:

- Tôi lạnh quá (dùng lửa hơ)

- Tôi khát quá (nhúng nước)

- Hãy tắm rửa sạch sẽ để nhận tin vui (nhúng nước)

- Vui ánh lửa trại (dùng lửa hơ)

Một số hóa chất không màu dùng để viết mật thƣ:

MỰC HÓA CHẤT

4.4.1.1.1. Nước trái cây ( cam, chanh, đào,…)

4.4.1.1.2. Nước đường

4.4.1.1.3. Mật ong

4.4.1.1.4. Giấm

4.4.1.1.5. Sữa

4.4.1.1.6. Phèn chua

4.4.1.1.7. Sáp

4.4.1.1.8. Nước coca – cola

4.4.1.1.9. Xa bông

4.4.1.1.10. Huyết thanh

4.4.1.1.11. Tinh bột (cơm, cháo, chè, đậu,…)

GIẢI MÃ

1) Hơ lửa

2) Hơ lửa

3) Hơ lửa

4) Hơ lửa

5) Hơ lửa

6) Hơ lửa

7) Hơ lửa

8) Hơ lửa

9) Nhúng nước

10) Nhúng nước

11) Teitured’iode (Thuốc sát trùng thông thường)

Page 49: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 45

4.5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẬT THƢ THÔNG DỤNG:

Hệ thống thay thế:

: Nguyên tử lƣợng Oxy

1: 4, 9, 22, 4, 20 – 3, 2, 15, 11 – 23, 22, 10 – 12, 9, 16, 6, 19.

*Giải mã: O = 16

* Nội dung: Chúc bạn vui khoẻ.

: Tuổi Mƣời Bảy Bẻ Gẫy Sừng Trâu

2: 25,4,17,25,15,9,17,19,10,3,2,10,23,19,9,9,11,5,15.

*Giải mã: U = 17

* Nội dung: Chúc mừng năm mới.

: I = 9 1 , S = 9

2

3: 201,24

2, 11

2 – 4

1, 15

1, 4

2, 1

1 – 2

2, 5

1, 21

2, 21

1, 22

2,

*Giải mã:Mật thƣ 2 tầng (J= 101, T=10

2)

* Nội dung: Thu dọn lều.

: Vua đi chăn dê

4: K, D, X, V, C – Q, O, X, F, G – S, R, F – Z, E, R, K, D, P – Q, X.

*Giải mã: A = D

* Nội dung: Ngày trại vui chúng ta.

: B = 0h30’ – T = 9

h30’

5: 93, 4, 6, 23 – 93, 83, 0, 4, 43 – 93, 83, 10, 7, 11, 63, 3 – 123.

*Giải mã: A = 0h; B = 0

h30’; C = 1

h; D = 1

h30’…

* Nội dung:Tìm gặp trại trƣởng Z.

: Một đoàn trai gái tắm bên sông

Hò hẹn cùng nhau cuộc lấy trồng

Một chị, một chồng dƣ một chị

Page 50: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 46

Một chị hai chồng 4 chồng không

Hỏi đoàn trai gái đó có bao nhiêu nam (M) và bao nhiêu nữ(N).

6: 16, 4, 5, , 1, 1, 10 – 10, 5, 1, 1, 10 – 7, 21, 14 – 9, 11, 19, 5, 15.

*Giải mã: M = 9; N = 10

* Nội dung:Thiên niên kỷ mới.

: Bảng hàng cột

7 : 3 1 1 2 2 1 2 2 2 2 1 1 3

1 1 1 3 1 3 2 3 1 2 3 1 3

2 1 1 1 1 2 3 1 1 2 1 1 1

*Giải mã:

BẢNG 1 BẢNG 2 BẢNG 3

A B C J K L S T U

D E F M N O V W X

G H I P Q R Y Z

- Sau khi lập bảng, các bạn sẽ đọc nội dung mật mã theo hàng dọc (Bảng 3 hàng 1 cột 2 = T…)

* Nội dung: Tập họp ngay

: Nguyên tích, phụ te

8: NW/. ya3 + it + kelu + o

4 – aiou + z

3 + bmn + aohi / AR.

*Giải mã: Nguyên âm: a, o, e, i, u. Các chữ còn lại là phụ âm

* Nội dung: Bach lồ

: Núi cao, Hố sâu ta chẳng nản

Đƣờng Dài, Ngắn trơn vẽ bƣớc đi

9:

Page 51: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 47

*Giải mã: Núi = Dài (Te) ; Hố = Ngắn (Tích)

* Nội dung: bé khỏe.

: B = NI = DE = TS

10: NN,ES, MT, EM ,IN – MT, EM, AE – KE, TM, MT, TE, ME, AE, - NN, MT, TM,

TE, TN – ST, EE, E, E, TE – T, ET, TT, IE.

*Giải mã: Đây là mật thƣ “ghép Morse”: B (. . . -) = NI (- . ..) = …

* Nội dung: Chờ ở cổng công viên Lê Văn Tám .

Hệ thống dời chỗ:

: “Được Ngọc” đừng chia cho ai

11: NW. / ỷK – mệin – òhk – nêuq / AR.

*Giải mã: Đây là mật thƣ “Đọc ngƣợc”. Các bạn đọc ngƣợc từng chữ, hoặc đem mật thƣ soi

vào gƣơng thì sẽ đọc đƣợc nội dung.

* Nội dung: Kỷ niệm khó quên.

: Đuôi có xuôi thì đầu mới lọt.

12: NW./ FOOH – SCAB – NAOGN – SUAHC / AR.

*Giải mã: Đây là mật thƣ “đọc ngƣợc”. Các bạn đọc ngƣợc cả bản tin hoặc đem mật thƣ soi

vào gƣơng thì sẽ đọc đƣợc nội dung.

* Nội dung:Cháu ngoan Bác Hồ

: CHÌA KHÓA: CHOÁ KHÌA

13: Đỗ mội, mử cột, ngến đƣời, bỉ chan, đuy hễ, mận nhệnh, mệnh lới.

*Giải mã: Đây là mật thƣ “nói lái 2 chữ”

* Nội dung: Mỗi đội cử một ngƣời đến ban chỉ huy để nhận lệnh mới.

:

14:

Page 52: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 48

R S T R A W N

A I N G D A G

A O W L B X S

B O A C K N Q

F U N R Y G U

N S J I A O A

A O D D J N A

*Giải mã: Đọc theo hình xoắn ốc nhƣ chìa khóa đã gợi ý

* Nội dung: : Clb kỷ năng dã ngoại suối trắng quận đoàn ba ar.

: Tòa nhà 4 tầng` .

“Theo hành lang rồi xuống thang máy”

15: C H U A A N R

K H A I M A B

L U W A R C I

R A I J T J J

*Giải mã: Đọc theo hình chữ L nằm ngang:

* Nội dung: Chuẩn bị khai mạc lửa trại

: 1 3 4 2

16: T M N H R I G J A

*Giải mã: Theo thứ tự cho ở chìa khóa, mẫu tự thứ nhất ở vị trí đầu cùng, mẫu tự thứ 2 ở vị trí

cuối cùng, bản tin đi dần vào giã­ theo kiểu con rắn ăn chiếc đuôi của chính mình.

* Nội dung: Tạm nghỉ.

: 3 1 2 4

17: J W D F O C H W D O I Z

*Giải mã: Mật thƣ biến thể của rắn ăn đuôi

Page 53: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 49

* Nội dung: CHỜ ĐỢI Z (Mẫu tự Z vô nghĩa, thêm vào cho đủ nhóm).

: CAM RANH

18: H E I A F – O F G G – T L A B W – J R Y O – U E J A – N T A I – D U N Y.

*Giải mã: Sắp 7 nhóm mẫu tự thành 7 cột dọc và đánh số thứ tự:

1 2 3 4 5 6 7

H O T J U N D

E F L R E T U

I G A Y J A N

A G B O A I Y

F W

Đánh số thứ tự cho chìa khóa: Số 1 cho mẫu tự A thú nhất, số 2 cho Mẫu tự A thứ hai, vì

không có B nên C mang số 3 và cứ thế tiếp tục…

C A M R A N H

3 1 5 7 2 6 4

Cuối cùng ghép các cột vào chìa khóa rồi đọc theo hàng ngang:

C A M R A N H

3 1 5 7 2 6 4

T H U D O N J

L E E U F T R

A I J N G A Y

B A A Y G I O

W F

Nội dung: Thu dọn lều trại ngay bây giờ.

: Con đƣờng AIDS

19: XAYH – AHUC – IRBN – ELEJ – UDDN – NOWW – DFDG – UMAI.

Page 54: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 50

*Giải mã: Đây là mật thƣ đọc ngƣợc từng cụm theo kiểu cách chữ theo gợi ý của chìa khóa:

AIDS ta đọc ở Việt Nam là SIDA. Sau khi các cụm đƣợc mã hóa xong ta sẽ đọc đƣợc nội dung

bản tin.

* Nội dung: HÃY CHUẬN BỊ LÊN ĐƢỜNG ĐI MAU

: PEPSI

20: Có bao biết đến sự sống của loài ngƣời – mình yêu thật nhiều cảnh trí thiên nhiên

đẹp.

*Giải mã: Khi lấy chữ PEPSI dem soi gƣơng thì các bạn sẽ thấy các chữ hiện ra trong gƣơng

nhƣ các con số :1 2 9 3 9. Do vậy, mỗi cụm của mật thƣ đều có 9 chữ. Để đọc đƣợc nội dung của

mật thƣ, ta chỉ cần đọc theo số thứ tự của từng cụm.

* Nội dung:Có bao ngƣời biết ngƣời mình yêu đẹp thật đẹp .

Hệ thống ẩn dấu:

: Gõ trống theo điệu VALSE

21: THE – RAZ – OWS – WEAR – IN – VOTE – KNEW – OF – WIVES – ITS – JOY –

THE – RADIO – TS – ABC – YOU – MAXIM

*Giải mã: Điệu valse có nhịp là “Bùm – chát chát”. Ta chỉ ghi 3 chữ Bùm chát chát ứng với 3

mẫu tự. Ghi từ đầu cho đến hết bản bản tin mật thƣ. Ghi xong, ta chỉ lấy những chữ có chữ

“Bùm”thì các bạn sẽ có nội dung thật của bản tin. (Chát chát: là tín hiệu giã đƣợc chèn vào)

* Nội dung: TRỞ VỀ VỊ TRÍ CŨ

: Bé trƣớc, lớn sau

22: Bồ câu pháp – Kiến ôn – Vi khuẩn hãy – Bƣớm phƣơng – Ruồi tập .

*Giải mã: Nội dung thật đƣợc chèn vào các tín hiệu giã là các con vật. Ta chỉ cần xếp các con

vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và gạch bỏ tên các con vật đi thì ta sẽ có nội dung thật.

* Nội dung: HÃY ÔN TẬP PHƢƠNG PHÁP.

: Theo dấu chân anh.

23:

N H E E U F T R O U N G H E O A L A W N G T R U W L A N G S Y

I A M E T H R H U M O O N A I A N H O I J E S O O I O A H O A N

H O O H I S O O A S A W F D A D O T M O S E A N U A F D A S A O A

K H O F C AC S A P H U I B O N H A A N J H O N G K I D I N T H A M

Page 55: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 51

*Giải mã:Đọc bản tin theo chữ N thì sẽ đọc đƣợc nội dung.

* Nội dung: Khi nào hết cỏ tháp mƣời nhân dân ta mới hết ngƣời đánh tây nam .

: BD = C , NQ = OP

24: BD, FJ, XD, NP, AK, FV, AM, UC, VP,DK, MR, DP, AY, CA, OE, GK, KA.

*Giải mã:Nhƣ chìa khóa đã gợi ý. Ta chỉ cần lấy mẫu tự ở giữa 2 mẫu tự giã trong mật thƣ.

* Nội dung: CHÀO NGÀY HỌP MỚI.

: Không đƣợc dùng thuốc Aspirine.

25: TAHU – DSONJ – LEPEUF – TIRAIJ – CHUARANR – BIJI – TRONWR –VEEFE.

*Giải mã: Trong mật thƣ này thì ký hiệu giã là những mẫu tự A, S,P, I, R, N, E. Ở mỗi cụm mẫu

tự ta chỉ bỏ một mẫu tự giã, ta sẽ đƣợc nội dung thật.

* Nội dung: THU DỌN LỀU TRẠI CHUẨN BỊ TRỞ VỀ.

: Đem tử hình các tù nhân mang số

26: V1EE2F3 – L4EE5U6F7 – C8H9I10R11 – H12U13Y14.

*Giải mã: Trong mật thƣ này ký hiệu giã là những con số. Ta bỏ các con số đi thì sẽ có nội dung

thật.

* Nội dung: VỀ LỀU CHỈ HUY

: Hoa mai 5 cánh báo xuân về

27:

Denta CHIR – Tổ ong GIOIR – Cửu Long BA – Thống nhất HOOIJ – Tứ giác HUY – Vô

cực THUWS – Con ngỗng THI – Hoa mai DDOOI – Cầu vòng LAANF.

*Giải mã: Đây là mật thƣ kết hợp An dấu và dời chỗ: Ký hiệu giã là những con số tƣợng hình,

Những con số tƣợng hình gợi ý để ta sắp xếp mật thƣ lại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

* Nội dung: HỘI THI CHỈ HUY ĐỘI GIỎI LẦN BA.

: Thân em như chiếc thuyền trôi dạt

Sóng xô ra, rồi sóng lại đưa vào.

28: Chân yêu cuối sống ở sống vẫn yêu là

Đời lý là cùng và đời là chỉ yêu .

Page 56: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 52

*Giải mã: Nội dung thật đƣợc xếp theo hình gợn sóng, bắt đầu từ chữ một hàng 1 rồi đến chữ 2

hàng 2, chữ 3 hàng 1 và chữ 4 hàng 2...và cứ thế tiếp tục cho đến hết mật thƣ.

* Nội dung: Chân lý cuối cùng ở đời vẫn chỉ là yêu yêu là sống và sống là yêu

: Anh cả – em út bị bắt cầm tù

29:

Đến không ai mở cổng

Trƣờng hợp này về ngay

Sau này sẽ có khi

Họp sức làm cho xong.

*Giải mã: Lấy chữ đầu và chữ cuối của mỗi hàng ta sẽ đƣợc nội dung thật

* Nội dung: Đến cổng trƣờng ngay sau khi họp xong.

: Nguy______ = Hiểm , ______Hiểm = Nguy

30:___TÕI,BÍ___,___THƢ,__NỐI,__ĐUỔI,__VẮT,__KHU,__TƢỢC,__GŨI,THỐNG_

*Giải mã: chìa khóa nói rất rõ, ta chỉ điền chữ thích hợp vào chỗ trống, ta sẽ có nội dung thật.

* Nội dung: TÌM MẬT THƢ TIẾP THEO TRONG KHU VƢỜN GẦN NHẤT.

Giới thiệu một số thuật ngữ gợi ý thƣờng dùng trong chìa khóa mật thƣ thay thế :

A: Người đứng đầu(Vua, anh cả,..), át xì, ây

B: Bò, Bi, 13,…

C: Cê, cờ, trăng khuyết

D: Dê, đê

E: e thẹn, 3 ngược, tích

F: ép, huyền

G: Gờ, ghê, gà

H: Hắc, đen, thang, hờ, hát

I: cây gậy, ia, ai, số một

O: Trăng tròn, bánh xe, cái miệng, trứng

P: Phở, phê, chín ngựơc

Q: Cu, rùa, quy, ba ba, bà đầm.

R: Hỏi,

S: Ech, Việt Nam, hai ngược

T: Tê, Ngã ba số 1, te

U: Mẹ, you,

V: Vê, vờ, Hai,

W:Oai, kép, anh em song sinh,

Page 57: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 53

J: Dù, gi, móc, boy, nặng

K: Già, ca, kha, ngã ba số 2

L: En, eo, cái cuốc, lờ

M: Em, mờ,

N: Anh, nờ,

X: Kéo, ích, Ngã tư

Y: Ngã ba số 3

Z: Kẽ ngoại tộc, anh nằm, co

Đĩa giải mã mật thƣ thay thế thông thƣờng (chữ thay chữ – số thay chữ):

1

23

45

67

89

10

112

13141516

17

1819

20

2122

23

2425 26 1

Page 58: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 54

5. DẤU ĐƢỜNG

Là ký hiệu, hình vẽ qui ước một ký hiệu thông tin trên đường đi.

Vai trò ý nghĩa

Cùng với Morse, Sémaphore, mật thư thì dấu đường là phương tiện góp phần xây dựng, tổ chức

hoạt động “Trò chơi lớn” ở các cuộc trại, nó làm tăng sự hấp dẫn, dí dỏm, vui tươi.

Dấu đường giúp người tham gia trò chơi phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy nhận xét phân

tích.

Hƣớng dẫn sử dụng

a. Cách đặt dấu:

Dấu đường gợi ý cho người chơi đi đúng hướng, đến đúng nơi qui định vì vậy người đặt dấu phải

thực hiện tốt một số yêu cầu:

Có sự chuẩn bị trước khi đặt dấu: nên tính toán trên sơ đồ trước và chuẩn bị vật dụng.

Dấu đường được vẽ bằng phấn, than, gạch, ... hoặc xếp bằng nhánh cây, sỏi, đá, ...

Nếu có thể, chúng ta vẽ lên giấy bìa cứng, sau khi chơi, thu lại để dùng lần khác.

Dấu đường đặt bên phải lối đi, trên những vật cố định, ngang tầm mắt hoặc trên mặt

đường, nơi đễ nhìn thấy.

Không để mất dấu và dấu phải được vẽ đúng.

Nên có ký hiệu riêng cho đơn vị mình khi đặt dấu đường.

Khoảng cách giữa 2 dấu đường không được quá 50m

Kích thước của dấu đường:

Dài nhất : 30cm

Rộng nhất : 10cm

b. Cách nhận dấu:

- Tìm dấu trên đường đi, bên phía tay phải và từ mặt đất lên tầm cao ngang mắt.

- Ghi nhận lại tất cả dấu nhận được theo thứ tự và làm theo tính chất biểu thị thông tin

của dấu đó.

Page 59: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 55

Giới thiệu một số dấu đƣờng thông dụng

Page 60: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 56

DẤU ĐƢỜNG THIÊN NHIÊN

Page 61: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 57

Page 62: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 58

- Dấu đường thiên nhiên được qui định theo sự thỏa thuận của 2 người truyền tín hiệu

cho nhau. Mỗi nơi qui định mỗi khác, chưa có sự thống nhất trẹn toàn thế giới.

- Trong lịch sử Việt Nam, có kể lại câu chuyện có thật về Mỹ Châu và Trọng Thủy, họ

đã dùng lông ngỗng để làm dấu đường tìm thấy nhau.

- Ở một trình độ nào đó, người đi trước chỉ cần; treo một mảnh vải nhỏ, bẽ gãy 1 cành

cây con, xếp đứng 1 cục đá, hoặc cắm 1 que củi xuống đất ... là người đi sau có thể hiểu được

người đi trước muốn nói gì.

Page 63: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Đoàn – Hội Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011 59

- Đừng hiểu về dấu đường 1 cách cứng ngắt theo khuôn mẫu cố định nào đó. Nếu chỉ

có 2 người với nhau ở trong rừng, để tránh sự phát hiện của địch, ta lại càng phải dùng những ám

hiệu riêng mà chỉ có 2 người bí mật biết với nhau. Như thế mới thực sự đảm bảo an toàn cho cả 2.

- Trong trò chơi lớn dành cho trẻ em, chúng ta nên thường sử dụng những dấu đường

viết bằng ký hiệu đã được các đội nhóm sinh hoạt trên toàn thế giới thống nhất.

Chú ý:

- Dấu đi đường không nhằm mục đích dánh đố trại sinh, mà phải giúp trại sinh di

chuyển đến đích nhanh chóng và an toàn.

- Không được chế tác tùy tiện. Không có dấu đi đường bắt buộc ta là phải: Đi theo

hướng này, đi nhanh lên, đi chậm lại mà chỉ có dấu đường chứa hàm ý yêu cầu : di chuyển theo

lối này, di chuyển nhanh, di chuyển chậm. Từ đó người chơi có quyền chọn hình thức di chuyển

thích ứng với yêu cầu (Bò, chạy, đi,…)

Page 64: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 65: Cam nang -_tap_huan_2010_2011

Tài liệu tập huấn Trường Đại Học Hoa Sen

Chương trình Tập huấn Cán bộ Năm 2010 – 2011

PHỤ TRÁCH THỰC HIỆN

Phát hành

Đoàn TNCS – Hội Sinh viên trường Đại học Hoa Sen

Chịu trách nhiệm và tổng hợp

Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch - Ủy viên BTV Đoàn trường Nhiệm kỳ V

Nhóm thực hiện

Ngô Thanh Phương Quỳnh – Chủ tịch Hội Sinh viên trường Nhiệm kỳ II

Nguyễn Minh Đức - Ủy viên BCH Đoàn trường

Nguyễn Thu Gia Uyên - Ủy viên BCH Liên chi Đoàn Khoa NNVHH

Trần Lâm Huy – Chi Hội trưởng VP081A

Nguyễn Thị Thùy Dương - Ủy viên BCH Liên chi Đoàn Khoa NNVHH

Nguyễn Hoài Thùy Nhi – Cộng tác viên Đoàn trường

Tài liệu tham khảo

Bộ sách kỹ năng của tác giả Huỳnh Toàn

Tài liệu Kỹ năng CLB Đội Nhóm của tác giả Huỳnh Toàn – Quốc Trương

Thông tin Đoàn – Hội Trường Đại học Hoa Sen

Website http://saobacdau.com.vn