33
CẨM NANG TÁC CHIẾN (hay KINH NGHIỆM ĐI ĐƯỜNG) Biên soạn: nghiemhung@allforum 1

cam nang tac chien.docx

Embed Size (px)

DESCRIPTION

cam nang tac chien.docx

Citation preview

CẨM NANG TÁC CHIẾN(hay KINH NGHIỆM ĐI ĐƯỜNG)

Biên soạn: nghiemhung@allforum

1

Mục lục

Lời nói đầu

Chương 1: Check hàng và đối đáp 4

Chương 2: Một số tình huống điển hình trên đường và các mức… xử phạt 7

Chương 3: Một số kiểu đặt bẫy, khu vực dễ mắc lỗi điển hình… 17

2

Lời nói đầu

Đây là cuốn tài liệu được biên soạn nhằm củng cố thêm kiến thức pháp luật cho các tay đua trong khi chạy xe trên đường và chia sẻ kinh nghiệm tác chiến với xxx trong các trường hợp xxx cố tình bắt láo, bắt sai.

Cuốn tài liệu này không nhằm mục đích khuyến khích các tay đua vi phạm pháp luật, cãi chày cãi cối, chống người thi hành công vụ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật các tay đua phải tự chịu trách nhiệm.

Điểm hạn chế của tài liệu: tài liệu được biên soạn chỉ tập trung hướng dẫn cho xe con và chạy trên các tuyến đường thuộc thành phố Hà Nội. Loại xe khác và tuyến đường của các thành phố khác không được đề cập đến trong tài liệu này.

Trong tài liệu có sử dụng những kinh nghiệm, những bài học thực tiễn của các thành viên trên diễn đàn OTOFUN, vì thông tin quá nhiều và có những bài chúng tôi đã đọc lâu rồi, không còn nhớ được tác giả của những bài viết quý báu đó. Vì vậy chúng tôi cũng mong bạn đọc cung cấp thông tin về tác giả của những tình huống điển hình trong tài liệu để chúng tôi bổ sung vào tài liệu như một cách tri ân những cống hiến của họ cho cộng đồng.

Tài liệu còn rất nhiều hạn chế do sự hiểu biết và kinh nghiệm của người soạn, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và chia sẻ của các tay đua để cuốn tài liệu này ngày càng trở nên đầy đủ và phong phú hơn. Mọi thông tin trao đổi xin gửi về: [email protected]

Một vài lời cùng các anh Cảnh sát Giao thông:

Chúng tôi dành những dòng cuối cùng của Lời nói đầu để gửi đến các anh một vài điều suy nghĩ. Tuy là những dòng cuối cùng nhưng lại là những lời tâm sự chân thành nhất gửi đến các anh. Sở dĩ có những dòng tâm sự dưới đây là do chúng tôi cũng được biết các anh thi thoảng cũng có vào thăm diễn đàn OF- nơi sinh hoạt của những tay lái với mong muốn nâng cao nhận thức pháp luật và văn hóa giao thông.

Trước hết, vì không tham gia OF từ những ngày đầu nên chúng tôi cũng không rõ tại sao mọi người gọi các anh là xxx. Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân, có lẽ xxx là để tăng thêm tính hài hước cho các mẩu chuyện trên diễn đàn (thể hiện tinh thần FUN của OF), hoàn toàn không mang ý nghĩa miệt thị hay coi thường. Vì vậy trong tài liệu này chúng tôi cũng xin được gọi các anh bằng cái tên xxx với ý nghĩa FUN đó.

Đội ngũ các anh, chúng tôi, hay những tập thể khác đều là những xã hội thu nhỏ; trong mỗi xã hội thu nhỏ đó cũng có người nọ, người kia. Và như thế, trong đội ngũ các anh, ngoài đa số những chiến sĩ hết lòng, tận tình với công việc (mà chúng ta có thể kể đến như thượng tá Lê Đức Đoàn trên bốt cầu Chương Dương đã không ít lần cứu những người dân bồng bột, hay như trung tá Nguyễn Đình Ngọc- Nghệ An dũng cảm cứu

3

người trong biển nước) thì cũng còn một số ít những chiến sĩ hàng ngày thực hiện công việc của mình mà không vì mục đích do xã hội đã giao cho bằng cách lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người khác. Chính vì vậy tài liệu này ngoài nhằm mục đích tuyên truyền ý thức, giáo giục pháp luật còn nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi sai trái của một số ít các chiến sĩ đã đề cập ở trên.

Bản thân tôi- người biên soạn tài liệu này- cũng có những người thân làm công an và cả xxx. Quan hệ xã hội thì tôi cũng có bạn bè, học trò làm trong ngành an ninh và cảnh sát do bản thân cũng có một thời gian ngắn công tác tại trường T38- Bộ Công An. Nói như vậy để các anh hiểu bản thân tôi cũng như các anh em OF không có ác cảm gì với cán bộ, chiến sĩ công an nói chung và xxx nói riêng; chúng tôi chỉ không ưa những ai làm trái với qui định của Pháp luật, của Nhà nước, trái với công việc cao cả mà đã được xã hội và nhân dân giao phó.

Nếu các anh có đọc tài liệu này, có tham gia diễn đàn OF, tận tụy và tận tâm với công việc,… thì hãy cho chúng tôi gọi các anh một cách trân trọng bằng cái tên: xxx-OF!

Xin chân thành cảm ơn!

4

CHƯƠNG 1: CHECK HÀNG VÀ ĐỐI ĐÁP

“Check hàng” là điều kiện tiên quyết trước khi làm việc với xxx khi bị dừng xe. Khi bị dừng xe, việc đầu tiên phải làm sau khi tạt vào lề đường đó là mở máy ghi âm trước khi thực hiện một loạt các hành động tiếp theo (hạ kính, mở cửa, xuống xe,…).

Lưu ý xxx không bao giờ bắt đầu làm việc với xe đang lên cả 4 kính, cửa xe đóng hoàn toàn. Vì vậy các tay đua cứ thoải mái check lại điện thoại, bật ghi âm, test thử nếu cần. Phong thái thật điềm nhiên, thư thả, kể cả khi việc dừng xe của mình làm tắc cả đoạn đường dài (cái này các tay đua khác sẽ chửi xxx chứ không chửi chúng ta).

Bước tiếp theo là hạ kính, hỏi xxx xem có điều luật nào bắt lái xe phải xuống xe làm việc không. Điều này rất nhỏ nhặt nhưng đôi khi rất có ích, mặc dù chính bản thân mình biết rằng kiểu gì mình cũng xuống xe.

Xuống xe nên đứng trong phạm vi thị trường của CAM hành trình trên xe, yêu cầu xxx chào theo đúng điều lệnh và mình phải nhìn thấy xxx chào đúng điều lệnh. Điều này qui định trong điều lệ ngành rồi, các tay đua phải đòi hỏi đủ “quyền lợi”. Tuyệt đối không chấp nhận kiểu chào giơ cả gậy chỉ huy.

Có thể các bạn sẽ hỏi liệu mình làm thế có gây ức chế và xxx sẽ gây khó khăn cho mình không. Câu trả lời là KHÔNG. Vì điều gì mà xxx chặn xe ta lại? Như vậy mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng tiền (phạt). Thôi thì đằng nào cũng mất tiền (nếu vi phạm thật), vậy tại sao ta không đòi hỏi đủ “quyền lợi”. Lưu ý là đối với xxx thì “mềm nắn, rắn buông”, vì vậy nếu các tay đua mềm như bún thì chắc chắn sẽ bị “bóp” mạnh hơn. Vậy tại sao không “cương”?

Mặt khác, nếu chúng ta thể hiện sự hiểu biết về pháp luật, về điều lệ,…. thì xxx không dám lộng hành. Cũng giống như người ta chỉ có thể độc tài cai trị bằng biện pháp “ngu dân”; vậy nếu dân thể hiện sự “không ngu” thì các nhà cai trị không thể độc tài được. Ở đây cũng vậy.

Trong khi xuống xe phải làm đồng thời luôn một việc, đó là check số lượng xxx tại vị trí làm việc. Nếu chỉ có duy nhất một xxx thì tuyệt đối không làm việc. Một người thì không thể gọi là “tổ công tác” được. Điều này vẫn luôn xảy ra chỗ cầu vượt Tây Mỗ đoạn đường 70. Lưu ý nhé: tuyệt đối không làm việc với “tổ công tác” mà chỉ có duy nhất một xxx.

Xong, có 2 xxx trở lên rồi! Check tiếp quân hàm, quân hiệu của các xxx xem có đầy đủ không, một số trường hợp cá biệt nếu thấy xxx có mùi bia rượu thì xoáy ngay vào đó. Xxx nói gì mặc kệ, khẳng định ngay và kiên quyết: Anh đang có mùi bia rượu. Bố bảo xxx cũng chả dám hành các tay đua cả mà phải thả ngay, kể cả các tay đua có phạm lỗi mươi mươi đi chăng nữa. Quân hàm, quân hiệu không có cũng phải xử tương tự như vậy.

5

Tiếp tục làm việc, yêu cầu xxx dừng xe làm đúng trình tự và trật tự theo điều lệnh: dừng xe, chào, đọc lỗi, yêu cầu xuất trình giấy tờ.

Một số trường hợp điển hình trên OTOFUN và cách đối đáp hợp lý của các tay đua:

Xxx: Đề nghị anh xuất trình giấy tờ!

OF: Đề nghị anh đọc lỗi dừng xe theo đúng trình tự dừng xe của ngành (lưu ý các tay đua nói đúng như này nhé, nói “ngành” là đủ rồi, dell’ cần biết là ngành gì mặc dù là ngành gì thì ai cũng biết)

Xxx có thể đọc lỗi và chúng ta tranh luận tiếp, hoặc xxx có thể “phun châu, nhả ngọc” như sau:

Xxx: Anh cứ đưa giấy tờ rồi tôi sẽ đọc lỗi!

hoặc:

Xxx: Chúng tôi chỉ kiểm tra hành chính.

Đây là câu trả lời vô cùng bố láo, các tay đua tuyệt đối không được tự tin rằng mình không phạm lỗi thì cứ đưa đủ giấy tờ là đi. Tuyệt đối tránh rơi vào bẫy này của xxx.

OF: Anh có quyết định kiểm tra hành chính theo thông tư 27 năm 2009 của ngành không?

Xxx: Anh biết thông tư 27 là cái gì không mà hỏi? (đã có cụ bị dính câu này rồi đấy)

OF: Đó là câu mà tôi cần phải hỏi anh chứ không phải anh hỏi tôi. Vì anh là xxx thì anh phải biết thông tư đó trước khi ra đường.

Có trường hợp xxx còn xúc phạm đến tay đua bằng cách hỏi:

Xxx: Anh học đến bậc gì rồi?

Hê hê, gặp trường hợp này không được cáu, hết sức nhũn nhặn và khiêm tốn trả lời như sau:

OF: Đủ để lái xe và cao hơn bậc trung cấp!

Vì xxx chỉ học có đến trung cấp là ra trường đứng đường luôn. Xxx nào có tí liêm sỉ đảm bảo đêm hôm đó về hộc máu ra mà tức và sáng hôm sau kiểu gì cũng chạy chọt xin đi học tiếp… tại chức. Vì vậy các tay đua chả có lí do gì phải cáu. Cứ nhũn nhặn trả lời như trên là ổn.

6

À quên, nếu xxx có tỏ vẻ nhũn nhặn hỏi: “Anh công tác ở đâu?” thì trả lời sao. Nếu các tay đua thích hoành tráng, làm ở BNG, Văn phòng CP hay Văn phòng CTN thì cứ việc chém. Riêng em là dân đen thì khuyên các tay đua trả lời như sau:

OF: Câu hỏi của anh không liên quan đến việc anh đang dừng xe tôi. Anh không có căn cứ và thẩm quyền để hỏi tôi câu hỏi đó.

Nguyên tắc làm việc của xxx là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. xxx hỏi thế không phải thân thiện mẹ gì đâu, chỉ là check thông tin của tay đua thôi, biết làm ở đâu để còn ra giá hoặc cho qua. Tay đua nào là nhà báo thì cứ khai cũng được, nhiều trường hợp được xxx “tạo điều kiện” cho đi luôn mà không mất cắc bạc nào.

Trong trường hợp mình chưa đưa giấy tờ (chưa đưa thôi vì đã được nghe lỗi đâu mà đưa) xxx có thể khép mình vào tội như sau:

Xxx: Tôi hoàn toàn có thể đưa xe anh về đội vì tội chống người thi hành công vụ.

Đây là câu nói thể hiện sự ngu dốt của xxx. Tuy nhiên tay đua nào non gan thì cũng vãi cả đái ra quần chứ chả chơi. Nếu gặp phải câu này các tay đua nên trả lời như sau:

OF: Anh không được “lộng ngôn”. Thế nào là “chống người thi hành công vụ”? Ở đây tôi chỉ yêu cầu anh làm đúng điều lệ của ngành thôi.

Tay đua nào kiếm được từ nào đắt hơn từ “lộng ngôn” nữa thì càng tốt. Lưu ý khi nói “lộng ngôn” phải thật chậm rãi, nhấn mạnh, ngân dài thì mới tạo hiệu quả cao. Sở dĩ phải dùng từ thật đắt thì mới có thể gây ức chế cho xxx, nếu xxx nào ức chế quá sẽ “phun châu, nhả ngọc” vượt quá chuẩn mực nghề nghiệp. Và thế là thôi xong, tháng đó thằng em chịu khó trà đá qua ngày là cầm chắc (lưu ý: máy ghi âm vẫn phải đang hoạt động liên tục, liên tục và liên tục).

Đây cũng chính là một trong những “nghiệp vụ” thẩm vấn của xxx- gây ức chế cho đối tượng. Lúc này chính là ta đã dùng nghiệp vụ của xxx để đối phó với xxx (gậy ông đập lưng ông).

Trong trường hợp xxx đọc lỗi, các tay đua cũng cần phải biết lỗi vừa được đọc là đúng hay sai để vặn lại và tránh cãi cùn- mất hay. Đã là OF thì không bao giờ cãi cùn phỏng ợ?

Nghe xong lỗi rồi thì mời các tay đua đối chiếu với chương 2. Chương 1 xin tạm khép lại ở đây!

7

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐƯỜNG VÀ CÁC MỨC… XỬ PHẠT

Chương này đề cập đến một số tình huống bị rắn cạp nong đớp trên đường, đề nghị các tay đua lưu ý học tập để nâng cao khả năng chiến đấu hoặc tránh vết xe đổ của các tay đua đi trước.

2.1. Các thể loại vạch trên đường (ngắn, dài, dầy, mỏng, liền, đứt,… nằm tứ tung ở đây)

Thực tế còn nhiều loại vạch nữa nhưng chưa quan trọng lắm, em tập trung phần chính đã nhé. Còn thời gian em edit phần vạch này sau.

8

Khoảng cách an toàn: 3 giây tốc độ

Vạch 1-1: liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Xe không được đè lên vạch này. Vi phạm: 1-3/3-5 (K, ngoài HN/trong HN)

Vạch 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau 10 cm, dùng phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch. Vạch 1-6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ

lệ 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

Ô tô Ô tô Mô tô Mô tô Xe thô sơ

2.2. Lưu ý trên một đoạn đường bị chắn bởi 2 chỗ giao nhau.

Cặp biển này chúng ta gặp thường xuyên và rất đầy đủ trên tuyến đường Giải Phóng từ phía Đại Cồ Việt đi Pháp Vân và ngược lại. Trên Giải Phóng chiều đi Pháp Vân ở lối rẽ vào Linh Đàm nhiều tay đua không để ý biển phân làn theo hướng di chuyển nên toàn bị cạp nong đớp. Ở chỗ này các tay đua phải chuyển vào làn trong cùng bên phải thì mới được rẽ vào Nguyễn Hữu Thọ để đi vào Linh Đàm, nếu không phải chấp nhận đi thẳng rồi quay đầu lại.

Hình dưới: hướng di chuyển Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ - KĐT Linh Đàm. Trước khi rẽ vào Nguyễn Hữu Thọ các tay đua phải cho xe chạy vào làn trong cùng bên phải vì tại ngã 3 này có biển phân làn theo hướng đi chuyển. Đừng chú ý tới cái biển phân làn theo phương tiện ở phía bên kia.

9

Thông thường bắt đầu đoạn đường (sau chỗ giao nhau) là có biển phân làn theo loại phương tiện. Phải nhìn xem loại phương tiện mình đang đi được phép di chuyển ở làn nào.

Tuy nhiên khi gần đến chỗ giao cắt tiếp theo phải di chuyển phương tiện theo hướng di chuyển (lúc này không quan tâm đến loại phương tiện nữa nhé nếu có biển báo này)

Tuy nhiên ngược lại khá nhiều tay đua khi hành tẩu từ Hàng Bài vào Tràng Tiền lại áp vào làn trong cùng bên phải rồi rẽ. Xong phim! Cạp nong sẽ xông ra đớp liền vì cuối đoạn này không có biển phân làn theo hướng di chuyển mà chỉ có biển phân làn theo phương tiện ở đầu đường. Vì vậy cứ phải di chuyển trên làn của ô tô rồi xi nhan rẽ vào Tràng Tiền, chấp nhận vướng víu với nhóm 2B bên phải (xem hình dưới).

Một số trường hợp chúng ta lại thấy biển phân làn theo hướng di chuyển như sau:

Làn ngoài cùng bên trái cho phép cả đi thẳng lẫn rẽ trái. Thông thường sẽ chả có chuyện gì xảy ra nếu đèn rẽ trái và đèn đi thẳng hoạt động đồng nhịp. Một số trận địa tại Hà Nội bố trí đèn rẽ trái và đèn đi thẳng không đồng nhịp dẫn đến chuyện cạp nong

10

phi ra đớp các xe đi thẳng đứng ở làn ngoài cùng bên trái. Trường hợp này cạp nong đớp là sai, tay đua nào non thì sẽ bị mất máu.

Khẩu quyết: làn đó cho phép đi thẳng và rẽ trái vì vậy tôi đứng làn đó rồi đi thẳng là không sai. Kể cả việc đi thẳng của tôi có làm cản trở những người muốn rẽ trái thì tôi cũng không sai theo luật (lúc này đèn rẽ trái xanh, đèn đi thẳng đỏ). Các anh (xxx) thấy bất hợp lí thì để nghị GTCC sửa lại biển chỉ cho phép rẽ trái (lời của cụ Ngoc Phan XLS trong lần chiến đấu tại trận địa Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn).

Kết luận: ở Hà Nội phải đi theo biển chứ không được đi theo thói quen (lời của cụ windys)

Trong trường hợp trên đoạn đường di chuyển không có biển phân làn theo phương tiện (hoặc tại đó biển đã hết tác dụng), không có biển phân làn theo hướng di chuyển thì xe con chạy làn nào?

Lúc này các tay đua đi theo khoản 2, điều 13 luật giao thông đường bộ vì vậy hoàn toàn có thể đi ở 1 trong 3 làn trên. Trong trường hợp bị cạp nong đớp các cụ lôi bí kíp sau ra đỡ (đường 5 hay quy lỗi này, đoạn trên đê Yên Phụ từ gầm cầu Long Biên về ngã 4 Thanh Niên trước cũng hay bắt, giờ thi thoảng):

Khoản 2, điều 13, luật GTĐB: Trên đường một chiều có kẻ vạch phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Rất nhiều xxx dừng xe và “phun châu, nhả ngọc” như sau: xe con mặc định phải đi làn ngoài cùng bên trái (sát giải phân cách).

Đó là giải thích bố láo, không có căn cứ gì hết. Điều này là do xxx cố tình bố láo ăn tiền hoặc cũng do trong trường trung cấp, môn Luật GTĐB xxx này chạy điểm hoặc thi đạt điểm quá thấp.

Trường hợp này vẫn là tay đua Ngoc Phan XLS đã từng phải dừng xe 15 phút trên đường 5 để bổ túc kiến thức về luật giao thông cho xxx (quên mất năm nào rồi). Đường 5 chỉ có biển phân làn theo phương tiện ở đầu HN và HP thôi, ở đầu HN thì đi qua chỗ rẽ vào Việt Hưng là biển đó hết tác dụng rồi vì không có biển nhắc lại.

11

Trong nội thành Hà Nội trên đoạn từ Ngô Quyền rẽ phải ra HBT, LTK, THĐ, cũng thế; không có một cái biển nào hết luôn, đường chia 3 làn. Nhiều tay đua muốn rẽ phải vẫn áp sát làn trong cùng bên phải để rẽ. Em thì khuyến cáo cứ chạy làn giữa rồi rẽ cho lành.

2.3. Thế nào là lỗi vượt phải?

Trước hết các tay đua hãy ghi nhớ rằng: vượt ở phía bên phải (theo cách nói thông thường) và khái niệm “vượt phải” trong luật GTĐB là 2 khái niệm khác nhau.

Như hình trên xe đỏ mắc lỗi “vượt phải” vì 2 xe đang di chuyển trên cùng một làn đường (hoặc phần đường xe chạy không có vạch phân làn).

Trong trường hợp dưới đây xe đỏ không phạm lỗi “vượt phải”, bí kíp phản công: làn ai người đó chạy (lời của cụ Ngoc Phan XLS)

Một số lưu ý khi vượt xe:

Phải có tín hiệu xin vượt bằng đèn hoặc còi, trong khu đô thị chỉ được dùng đèn từ 22h00pm đến 5h00am.

Khi nào được phép vượt?

12

Không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn định vượt, xe trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Trường hợp bị đớp bẩn điển hình tại Bắc Giang:

Xe trước là xe xxx, đá đèn, bấm còi xin vượt. Xe xxx tránh về bên phải, xe dân đen vượt lên. Lúc sau xe xxx vượt lên, cho cạp nong phi ra đớp.

Xxx: Xe tôi đã ra hiệu cho anh được vượt chưa mà anh vượt?

Trường hợp này là xxx muốn ăn bẩn. Lí do là xe dân đen đã vượt một cách hợp pháp theo khoản 2, điều 14 của luật GTĐB: xe trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (cần dell’ gì ra hiệu thêm là: “ê ku, vượt đi em!”). Nếu dính xxx ăn bẩn kiểu này các tay đua hãy nhớ khẩu quyết “khoản 2, điều 14 của luật GTĐB”).

Lưu ý: các tay đua cần xem thêm một số trường hợp được phép vượt phải tại khoản 4 điều 14 của luật GTĐB để cãi trong một số trường hợp bị cạp nong đớp vì lỗi này.

2.4. Quay đầu là bờ, trên bờ đầy xxx. Cẩn thận khi quay đầu!

Khẩu quyết: Chỉ được quay đầu tại những nơi giao nhau hoặc có biển cho phép quay đầu. Tuyệt đối không quay đầu tại nơi có biển cấm quay đầu hoặc cấm rẽ trái, bất kể đó là chỗ nào.

Như vậy theo khẩu quyết (khoản 3, điều 15 luật GTĐB) thì trong khu dân cư các tay đua chỉ được quay đầu tại 2 vị trí: 1. Nơi đường giao nhau (trừ những nơi thuộc khoản 4 điều 15), 2. Nơi đặt biển cho phép quay đầu.

Do đó ở tất cả những nơi khác, bất kể vạch rời hay thậm chí không có vạch phân làn các tay đua quay đầu là phạm luật. Chi phí cho việc này là 3-5/6-10.

13

Đừng bao giờ run sợ trước lời đe dọa lập biên bản, cẩu về đội vì chúng ta có mục “Ý kiến người vi phạm” và được phép ghi không quá 1.5 dòng.

Đây cũng chính là vấn đề nhiều tay đua đem ra bàn luận khi quay đầu trước cửa Bảo tàng Quân đội và dính cạp nong tại ngã 4 Trần Phú- Điện Biên Phủ (xem hình trên). Trường hợp này cạp nong đớp là chính xác. Nhiều tay đua có lôi khẩu quyết ra đọc và giải thích như sau:

Khẩu quyết: “Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được…”

Giải thích: Như vậy khoản 3 điều 15 chỉ áp dụng cho “xe máy chuyên dùng”.

Một số trường hợp xxx nghe thấy… hợp lý và tha. Điều này cho thấy tay đua đó gặp phải xxx dốt về luật. Ở đây các tay đua đã đánh đồng “người lái xe” và “người điều khiển” là một người và cùng lái xe máy chuyên dùng. Thực thế ở đây là 2 đối tượng khác nhau. Đối tượng thứ nhất là “người lái xe” vì theo định nghĩa tại khoản 24, điều 3 luật GTĐB thì “người lái xe” là “người điều khiển xe cơ giới”; đối tượng thứ 2 là “người điều khiển xe máy chuyên dùng” (xem thêm khoản 20, điều 3 của luật GTĐB). Vì vậy các tay đua thuộc đối tượng thứ nhất và nằm trong phạm vi điều chỉnh của khoản 3, điều 15 này.

Ngoài khu dân cư không thấy luật nói đến, vì vậy cứ không có vạch liền thì quay đầu thoải mái (trừ những nơi thuộc khoản 4 điều 15).

2.5. Sử dụng đèn và còi.

Khẩu quyết: hạn chế sử dụng còi, chỉ bật pha khi cần thiết.

Còi dùng để làm gì? Tất nhiên còi dùng để bấm pim pim rồi. Tuy nhiên khi thật sự cần thiết hãy bấm còi vì hành vi bấm còi inh ỏi được coi là không lịch sự, ngoài ra có thể làm người đi phía trước giật mình và ngã trước mũi xe mình- phiền lắm. Mặt khác các tay đua lưu ý là gần một số các trụ sở quan trọng của các quan lớn thường có biển “cấm còi”. Vì vậy hạn chế được việc bấm còi cũng có thể giúp các tay đua hạn chế được việc “nộp phí”.

Thế còn đèn? Tất nhiên là để chiếu sáng. Luật quy định cứ 6h00pm là phải bật bất kể điều kiện thời tiết. Vì vậy từ 6h00pm thì các tay đua nhớ bật đèn, đừng chày cối: trời còn sáng tôi chưa bật. Luật là luật, bật là bật!

Đèn lại có 2 loại, pha và cos. Luật quy định trong khu dân cư chỉ được bật cos, ngoài khu dân cư có thể bật pha (đố các tay đua không bật pha mà đi được đấy). Tuy nhiên lại phải nhớ khẩu quyết: Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa (khoản 3, điều 17 luật GTĐB). Vì vậy gặp xe đi ngược chiều các tay đua nhớ tắt pha; bình thường không sao, lỡ xe ngược chiều gặp tai nạn mình dính tội liên đới. Phiền lắm! Hôm rồi em đi tối trên quốc lộ 2, gặp xe ngược chiều mình tắt pha trước và họ cũng tắt theo mình- toàn người lịch sự cả. Vì vậy hãy chủ động tắt pha trước!

14

Ngoài chiếu sáng, đèn pha còn sử dụng để gửi thông báo: chào hỏi, xin đường, nhường đường,… Các tay đua trên OF có hỏi trong trường hợp này thì khi nào nháy pha nhanh, khi nào nháy pha chậm. Có tay đua (em quên tên rồi, cụ nào nhớ bổ sung hộ em với) trả lời: ở Tây mặc định nháy nhanh là nhường đường, nháy chậm (giữ lâu hơn một tí) là xin đường (ở ta thì ngược lại). Khi xin đường để vượt hoặc thông báo cho các phương tiện tránh ra xa thì tàu hỏa, tàu thủy thường kéo một hồi dài; các tay đua 4B cũng thế, vẫn thường bấm và giữ còi lâu hơn bình thường. Pha cũng như còi vậy, đó là lí do tại sao thằng Tây nó mặc định như đã nói ở trên. Anh em OF thì phải lịch sự như… Tây, phỏng ợ?

2.6 Thế nào là vượt đèn đỏ?

Đầu tiên là các loại đèn tín hiệu. Theo khoản 3, điều 10 luật GTĐB thì các tay đua chỉ được phép đi khi đèn màu xanh sáng. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp các tay đua cho xe vượt qua vạch khi đèn xanh đang sáng mà vẫn bị cạp nong đớp, đó là các trường hợp sau đây và cách giải quyết tương ứng.

Trường hợp 1: ra đến giữa đường gặp con dở hơi chắn mũi xe, đi được tiếp thì đèn đỏ mất rồi.

Cách giải quyết: chờ con dở hơi kia đi qua rồi hãy đi tiếp, sau đó thì đọc khẩu quyết sau: gặp trường hợp đó thì anh (xxx) cán chết con dở hơi kia rồi đi tiếp cho kịp đèn xanh hay dừng lại như tôi rồi mới đi tiếp?

Đã có tay đua đọc khẩu quyết này và thành công (cụ nào nhớ đó là ai thì nhắn em bổ sung tên ạ)

Trường hợp 2: Lúc cho xe vượt qua thì đèn xanh còn 1 giây và vừa vượt qua thì chuyển đèn vàng.

Lưu ý tuyệt đối không được thừa nhận là mình vượt đèn vàng (vì đèn vàng là phải dừng rồi) và thực tế mình đi qua lúc còn đèn xanh mà (dù chỉ là còn 1 giây). Lúc này các tay đua cần nói đúng thuật ngữ và hỏi lại xxx: anh có biết khái niệm “thời gian vét đường” không?

“Thời gian vét đường” là khoảng thời gian mà cả tứ phía đều đèn đỏ, mục đích là để vét sạch các phương tiện trong phạm vi ngã 4, dọn đường cho chiều đèn xanh tiếp theo được thông thoáng. Trường hợp này các tay đua hoàn toàn hợp pháp và không bị coi là dính lỗi vượt đèn đỏ.

Trường hợp 3: Tại ngã tư đó không có đồng hồ đếm ngược, điều đó làm cho tay đua không biết được chính xác lúc nào xanh chuyển sang vàng.

Kinh nghiệm: quan sát từ xa, nếu đang xanh thì giảm tốc đi từ từ đợi chuyển vàng/đỏ thì dừng để đi ở nhịp đèn tiếp theo. Nếu đang đỏ thì đi nhanh để chiếm ngã tư, kịp thời cho việc đi tiếp ở ngay nhịp đèn kế tiếp.

15

Trong trường hợp không ước lượng được thời gian và vẫn cho xe phi qua, lúc này tình huống rất nhạy cảm. Nếu bị dừng xe phải khẳng định ngay: lúc cho xe qua đèn vẫn xanh và cãi như trường hợp 2. Nếu xxx khẳng định lúc xe qua đèn đã chuyển sang đỏ thì sử dụng khẩu quyết: trên xe có CAM hành trình.

Có tay đua làm cùng cơ quan em, thuộc hội Vịt Club ở OF đã thoát nạn nhờ khẩu quyết này tại ngã 4 chùa Bộc mặc dù trên xe không có cái CAM hành trình nào hết (chỉ đại vào xe nói có CAM; xxx hỏi CAM đâu; trả lời trong xe, vào mà nhìn; xxx chẳng biết nó là cái nào nên vẫy tay cho đi luôn). Tuy nhiên thành công của khẩu quyết trong trường hợp này thì 50-50 thôi nếu trên xe không có CAM hoặc quả thật xxx nhìn là chính xác.

Kinh nghiệm xử lí tại ngã 4 Đại Cồ Việt – phố Huế:

Ngã tư này không có đồng hồ đếm lùi như ở trường hợp 3. Để tránh sử dụng khẩu quyết thì các tay đua có thể xử lý như sau nếu rơi vào tình huống nhạy cảm này:

Thông thường ta đi như sau: qua đèn ở (1), đi chéo sang ngã 4 (2) rồi đi thẳng phố Huế (3). Chỗ này xxx cho phép đi vào đường một chiều (2) để tránh tắc đường. Tuy nhiên nếu ta gặp tình huống thứ 3 ở bước (1), lúc này cạp nong ở ngã 4 có thể sẽ phi ra đớp khi ta chuẩn bị kết thúc bước (2). Lúc này linh tính phải rất nhanh, thấy nhạy cảm như vậy các tay đua nên đánh lái một phát về bên trái và đi luôn theo (2.1) vào Lê Đại Hành rồi đi tiếp theo (3.1) vào Mai Hắc Đế sau đó rẽ phải ra phố Huế sau. Cách giải quyết này rất an toàn vì lúc đó chiều ngược lại của (2.1) đang đèn đỏ và thông thường không có xxx trên toàn đoạn (2.1). Em đã chứng kiến có tay đua thành công theo cách này.

Ngoài ra vì lí do xxx cho phép đi vào đoạn một chiều ở (2) cho nên xe rất hay bị trả lái và cần gạt xi nhan tự động bật trở lại. Lúc này cạp nong sẽ đón các tay đua ở cuối đoạn (2) và đớp với lí do: không có tín hiệu chuyển hướng. Quả này thì giời đỡ, chưa có khẩu quyết cho trường hợp này!

16

2.7. Dừng/đỗ xe tại nơi được phép mà vẫn bị cạp nong đớp: nguyên nhân và khẩu quyết.

Trước hết là 2 khái niệm “dừng xe” và “đỗ xe”; và 2 cái biển “cấm dừng xe và đỗ xe” và “cấm đỗ xe”.

Để cho dễ nhớ ta có khẩu quyết sau: Biển “cấm dừng xe và đỗ xe” (cả 2 sự việc) thì có 2 gạch, còn biển “cấm đỗ xe” (1 sự việc) thì chỉ có 1 gạch thôi.

Như vậy về lý thuyết nếu gặp biển cấm đỗ xe các tay đua có thể “dừng xe”; tuy nhiên một số trường hợp tại sao vẫn bị cạp nong đớp? Lý do như sau:

Theo khoản 1, điều 18 luật GTĐB thì việc dừng xe là bị giới hạn về thời gian, khoảng thời gian đó đủ để người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa. Ngược lại theo khoản 2 cũng điều 18 của luật GTĐB thì đỗ xe lại không bị giới hạn về thời gian.

Vì vậy có tay đua thắc mắc: tại sao đoạn này chỉ cấm đỗ mà tôi dừng thì lại bị phạt?

Lý do thứ nhất chính là vấn đề thời gian như đã nói ở trên. Đây là lý do mà rất ít các tay đua để ý. Vì vậy khi đón người thân trên phố, các tay đua nên nhắn ra chờ sẵn, tấp xe vào lề phát là đi luôn. Như vậy không vấn đề gì.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa, các tay đua nên xem thêm ở khoản 2, điều 19 của luật GTĐB.

Ngoài ra cũng có một điểm nữa cần chú ý vì đã có tay đua bị cạp nong đớp: khi dừng xe trên phố, mọi thứ đều OK trừ khoảng cách từ bánh xe tới lề đường. Trường hợp này xảy ra như sau: bánh trước bên phụ cách lề 20cm (OK vì luật yêu cầu <=25cm), tuy nhiên xxx đo bánh sau bên phụ thì vượt quá ngưỡng 25cm. Thế là ăn biên bản. Trường hợp này tay đua bị oan. Các tay đua cần nhớ khẩu quyết sau:

Khoản 1 điều 19 luật GTĐB chỉ quy định “bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét…”, như vậy chỉ cần một bánh là được vì luật không quy định phải là cả 2 bánh của bên phụ, tuy nhiên phải đảm bảo được rằng tư thế xe “không gây cản trờ, nguy hiểm cho giao thông”.

Các tay đua cần căn cứ vào đó để cãi, trước khi cãi cần xxx xác nhận: hiện tại xe không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Xxx xác nhận điều đó xong thì đọc khẩu quyết.

17

Biển 130: Cấm dừng xe và đỗ xe Biển 131: Cấm đỗ xe

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG BẪY, KHU VỰC DỄ MẮC LỖI ĐIỂN HÌNH VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Chương này đề cập đến một số kiểu đặt bẫy và một số vị trí các tay đua dễ bị mắc cùng các dấu hiệu nhận biết. Dấu hiệu nhận biết nhằm giúp các tay đua tránh sập bẫy và không bị mắc lỗi. Một khi sập bẫy hoặc mắc lỗi thì phải chấp nhận sự thật, không cãi cùn vì hiện tại chưa có khẩu quyết.

3.1. Bẫy cấm vượt

Trên một số đoạn GTCC có đặt biển cấm vượt và đây thường là những nơi có đặt bẫy. Dấu hiệu nhận biết như sau: có một xe đi phía trước, đi rất chậm mặc dù đường có thể thông thoáng. Xi nhan, bấm còi phát là nhường đường luôn hoặc đã đi sẵn về làn phải để tạo điều kiện cho xe sau… vượt.

Khả năng xe đi đặt bẫy là xe tải rất cao vì xe tải mới đủ tầm che khuất biển cấm vượt lúc các tay đua chuẩn bị vượt.

Bẫy này hay đặt trên đoạn Đông Anh.

3.2. Lưu ý vị trí dễ bị gặp lỗi chèn vạch liền.

Chèn vạch liền hiện tại có 2 kiểu hay bị. Kiểu thứ nhất như hình dưới đây:

Kiểu này em gặp ở Tuyên Quang, đường rất đẹp và thoáng nhưng hẹp và có vạch liền ngay đoạn cong cong. Tay đua nào đang mát ga là thôi xong, cán vạch liền là cầm chắc.

Kiểu thứ 2 là bị bẫy. Hình dáng của kiểu này như sau:

18

Xxx1: quần đùi, may ô tay cầm bộ đàm

Xxx2: mặc cảnh phục, nghe đàm từ xxx1

Xe đỏ phi đang tít thì “tự nhiên” thấy có xe nằm ở phần đường của mình, thậm chí đỗ ngược cả chiều di chuyển. Có vẻ như không có ai, làm phát chèn vạch cho nó… tiện. Thôi, thế là xong rồi đấy!

Cách xử lý: giảm tốc, đi chậm, hạ kính bên lái rồi từ từ cho xe qua, đầu thò ra ngoài căn cho không bị chèn vạch là được.

Và tình huống này thì không ai có thể nghĩ ra được ngoài xxx… Thanh Hóa.

Một số tình huống tương tự là xe vàng đang chạy ngược chiều mình phanh đến kít, quay đầu đi sang làn xe đỏ. Xe đỏ không kịp phản ứng đánh lái sang trái và vượt lên, thế là chèn vạch liền. Lúc sau xxx Phả Lại có mặt.

Một tin rất vui là em nhận được khẩu quyết từ cụ stinger cho trường hợp thứ 2 này. Các tay đua lưu ý khẩu quyết sau đây để có thể dùng khi hữu sự (cảm ơn cụ stinger):

Theo Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 thì:

19

Điều 4. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính

Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

3.3. Tình huống vi phạm quy định về hạn chế tốc độ tối đa.

Vi phạm quy định hạn chế tốc độ tối đa cũng có nhiều kiểu, sau đây là một số trường hợp điển hình:

Trường hợp 1: Bẫy kiểu “liên hoàn cước” (liên tiếp hạn chế tốc độ)

Trường hợp này xảy ra như sau (xem hình dưới): xe phi đang tít chuẩn bị vào khu vực 1 thì thấy có biển báo. Quá đơn giản, giảm ga, cần thì đệm tí phanh; dưới 40 rồi nhé, từ từ bò qua. May quá, bò có 200m là hết giới hạn tốc độ. Vít ga phát, chưa được 100m lại có biển hạn chế tốc độ (khu vực 2); vẫn may sau đít không có xe nào, đạp phanh phát, lại dưới 40, lại tiếp tục bò. Lại bò 200m là thấy biển hết hạn chế tốc độ. Quả này vít phát cho đỡ tức, bò liền 2 phát nhục quá. Thôi xong rồi đấy, quả thứ 3 đạp phanh không kịp (vào khu vực 3 mất rồi). xxx phục sẵn, hình ảnh rõ nét, âm thanh trung thực, các tay đua chạy đằng giời.

Kiểu bẫy này xuất hiện tại đường tránh Vĩnh Phúc chiều về Hà Nội.

Trường hợp 2: Vị trí nhạy cảm dễ bị vi phạm- 2 đầu cầu

20

1

2

3

Đây là vị trí các tay đua rất dễ bị vi phạm và bị bắt ở Hà Nội cũng như loanh quanh Hà Nội. Điển hình là cầu vượt Phạm Văn Đồng, cầu vượt Honda (Vĩnh Phúc) và cầu Phù Đổng (vừa mới bỏ) và hình như cầu Việt Trì cũng có tên.

Thông trường các tay đua hay có thói quen tăng ga tí lấy đà trước khi lên cầu mà không để ý biển hạn chế tốc độ, đồng thời chủ quan lúc xuống cầu vận tốc thường bị đẩy lên cao do quán tính và trọng lực của xe. Vì vậy xxx thường hay bắn ở vị trí 2 đầu cầu.

Kinh nghiệm: quan sát có cái biển hạn chế tốc độ không. Nếu có thì chuyển về số thấp mà bò chứ đừng vù ga (MT); hoặc chuyển về L hoặc kích hoạt chế độ leo dốc (AT).

Lưu ý: nếu tốc độ vượt quá giới hạn cho phép < 5km/h thì xxx chỉ có quyền nhắc nhở, không có chế tài xử phạt cho trường hợp này (cảm ơn cụ gì đó với bài phê phán bác tài già non gan, các cụ nhắc tên cụ này giúp em với!)

3.4. Các kiểu rẽ phải khác nhau trên cùng 1 tuyến phố.

Đặc trưng của kiểu này là trên cùng 1 tuyến phố nhưng khi rẽ phải vào phố A thì đi làn trong cùng bên phải, nhưng nếu rẽ phải vào phố B thì lại phải đứng đúng ở làn ô tô, sau đó đi thẳng vào ngã 4 rồi mới rẽ.

Hình dưới: Từ phố Huế đi lên Hàng Bài có rất nhiều lối rẽ phải. Vị trí đánh dấu (X) là tại đó có biển phân làn theo hướng di chuyển (biển 411), ngược lại dấu (O) nghĩa là không có. Di chuyển như thế nào trong 2 trường hợp đó? Mời các tay đua xem lại phần 2.2.

21

Lưu ý: Đừng bao giờ cho vợ 2 của mình thể hiện tình cảm với đối tượng khác!

Alo, alo! Chim sẻ gọi đại bàng, chim sẻ gọi đại bàng. Xe vàng, biển xxx.xx vượt tốc độ 44.9/40

Đồ ngu! Dưới 5km/h thì chỉ được nhắc nhở thôi. Chả có vẹo gì đâu. Lớn hơn 5km/h hãy báo cáo!

Vì vậy một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại:

3.5. Tuyệt chiêu “Định tốc thần khẩu” của xxx

Đây là một chiêu vô cùng lợi hại của xxx, thể hiện sự vượt khó vươn lên trong điều kiện hạn chế về phương tiện, dụng cụ tác nghiệp. Tuy nhiên, xã hội không nên nhân rộng “điển hình tiên tiến” này.

Nói một cách nôm na, sau khi dịch từ tiếng Kinh ra tiếng… Việt thì các tay đua gọi chiêu này là “bắn tốc độ bằng mồm”.

22

Ở Hà Nội, hãy đi theo biển báo, đừng đi theo thói quen!

Để đối phó với chiêu này của xxx thì các tay đua trước hết cần đảm bảo được rằng mình không đi quá tốc độ cho phép. Đảm bảo được điều này cần 1 trong số các điều kiện sau:

1. Luôn theo dõi tốc độ di chuyển trên công tơ mét. Cho đi 80 thì đi 70, cho đi 50 thì chạy 40, cho chạy 40 thì đi 35. Nhớ: thường xuyên theo dõi công tơ mét!

2. Thực hiện cách 1 hơi khó và mất công. Có cách 2: dùng bộ Head UP Display (HUD) có chức năng cảnh báo tốc độ.

3. Xe có chế độ hạn chế tốc độ tối đa.

Một khi đã đảm bảo chắc chắn mình không vi phạm hạn chế tốc độ tối đa, các tay đua cần yêu cầu xxx cho xem hình ảnh vi phạm đồng thời chứng minh cho xxx thấy xe mình có thiết bị cảnh báo tốc độ (chỉ cho xxx thấy HUD hoặc cho xxx biết xe có tính năng hạn chế tốc độ tối đa). Trường hợp này đặc biệt hơn các trường hợp khác là phải có hình ảnh, không thể có chuyện có người làm chứng hay xxx “nhìn thấy” mình đi với tốc độ lớn hơn tốc độ cho phép. Theo nghị định 37 của ngành (em check lại ngày kí sau) thì khi người vi phạm yêu cầu cung cấp hình ảnh thì xxx phải cung cấp, sau đó mới được phép lập biên bản.

Như vậy nếu xxx dùng chiêu “định tốc thần khẩu” thì không thể có được hình ảnh và phải cho các tay đua đi tiếp. Tuy nhiên một khi dừng xe lại rồi lại thả không lí do thì xxx… ngượng lắm. Vì vậy các tay đua cũng nên mở cho xxx một đường thoát, đại loại như: Thôi thì anh em thanh niên cả, có gì nhắc nhở nhau thôi, cần gì làm căng thẳng thế, còn gặp nhau… nhiều mà (nói cho vui thôi, gặp nhiều mà chết à).

Lưu ý: tuyệt đối không có chuyện “thông cảm cho anh em đứng nắng, hỗ trợ ít chè thuốc, trà chanh”. Tiền bạc dù ít hay nhiều chúng ta đều mất mồ hôi và nước mắt mới có, mình cũng không xin được của ai, mặt khác làm thế nó tạo ra một tiền lệ xấu. Mất hay và… mất tiền!

23