8
Lâm Đồng tái canh cà phê đứng đầu cả nước ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Người phụ nữ nhặt kim tiêm TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4874 - THỨ BA NGÀY 12/9/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu Nỗi lo “bóng ma” đa cấp TRANG 7 TRANG 2 TRANG 3 Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hóa, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v. (KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG. THÁNG 1 NĂM 1949. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH). Từ đầu năm đến nay, Huyện ủy Đức Trọng đã thành lập 2 chi bộ cơ sở, nâng tổng số lên 52 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy với 4.229 đảng viên. Trong đó, có 30 chi bộ cơ sở, 22 đảng bộ cơ sở với 326 chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ cơ sở. Về khối xã, thị trấn có 15 đảng bộ cơ sở với 272 chi bộ trực thuộc. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng Chính thức đưa vào hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Một mai sư phạm... Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Ngày 11/9, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2017-2022). Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tham dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội đánh giá 5 năm qua (2012- 2017), mặc dù thời tiết không thuận lợi, vốn đầu tư còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định…, nhưng Hiệp hội đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ khó khăn, phát triển nghề nuôi cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, diện tích nuôi cá nước lạnh trong bể xi măng, ao hồ lát bạt, bể composite… khoảng 47 ha, năng suất hơn 19 tấn/ha, tăng gần 6 tấn/ha so với năm 2012. Trong đó cá tầm suối Đà Lạt của doanh nghiệp G7 chiếm 85% sản lượng, cung ứng đến các thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Phương hướng nhiệm kỳ III (2017- 2022), Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, tập trung tổ chức thị trường tiêu thụ, phát triển hội viên mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh quy mô lớn (G7), tăng cường hợp tác kinh tế (nhập giống, thức ăn, công nghệ kỹ thuật…) với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng… Đại hội bầu Ban Chấp hành Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh nhiệm kỳ III (2017 - 2022) gồm 5 người. Chủ tịch Hiệp hội là ông Nguyễn Đình An, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Mai Trang, Đà Lạt. VĂN VIỆT Ông Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ ngày 1/9, tỉnh Lâm Đồng sẽ đưa vào hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặt tại địa chỉ tầng 5 của Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Đà Lạt. Đây sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể, với số vốn điều lệ ban đầu được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh là 58 tỷ đồng, sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật) đang hoạt động và có trụ sở đóng chân trên địa bàn tỉnh thuộc 3 lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ được hỗ trợ bảo lãnh tín dụng. Trong đó, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và sử dụng trên 50% lao động nữ, các doanh nghiệp do người đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ và sử dụng từ 15% lao động là người dân tộc thiểu số, các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực ưu tiên, địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng cũng phải đáp ứng các điều kiện về dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn, có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay. Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. DIỄM THƯƠNG TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” Kinh nghiệm phát triển đảng viên mới ở Đảng bộ huyện Đức Trọng bộ huyện, công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt một số kết quả nhất định, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức cơ sở đảng; năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của chính quyền huyện, cơ sở. Đặc biệt, công tác phát triển đảng viên mới tiếp tục được quan tâm.

Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

Lâm Đồng tái canh cà phê đứng đầu cả nước

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTNgười phụ nữ nhặt kim tiêm

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4874 - THỨ BA NGÀY 12/9/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu

Nỗi lo “bóng ma” đa cấpTRANG 7

TRANG 2

TRANG 3

Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hóa, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v.

(KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG. THÁNG 1 NĂM 1949. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH).

Từ đầu năm đến nay, Huyện ủy Đức Trọng đã thành lập 2 chi bộ cơ sở, nâng

tổng số lên 52 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy với 4.229 đảng viên. Trong đó, có 30 chi bộ cơ sở, 22 đảng bộ cơ sở với 326 chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ cơ sở. Về khối xã, thị trấn có 15 đảng bộ cơ sở với 272 chi bộ trực thuộc. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng

Chính thức đưa vào hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một mai sư phạm...Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng

Ngày 11/9, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2017-2022). Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tham dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đánh giá 5 năm qua (2012- 2017), mặc dù thời tiết không thuận lợi, vốn đầu tư còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định…, nhưng Hiệp hội đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ khó khăn, phát triển nghề nuôi cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, diện tích nuôi cá nước lạnh trong bể xi măng, ao hồ lát bạt, bể composite… khoảng 47 ha, năng suất hơn 19 tấn/ha, tăng gần 6 tấn/ha so với năm 2012. Trong đó cá tầm suối Đà Lạt của doanh nghiệp G7 chiếm 85% sản lượng, cung ứng đến các thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ.

Phương hướng nhiệm kỳ III (2017- 2022), Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, tập trung tổ chức thị trường tiêu thụ, phát triển hội viên mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh quy mô lớn (G7), tăng cường hợp tác kinh tế (nhập giống, thức ăn, công nghệ kỹ thuật…) với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng…

Đại hội bầu Ban Chấp hành Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh nhiệm kỳ III (2017 - 2022) gồm 5 người. Chủ tịch Hiệp hội là ông Nguyễn Đình An, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Mai Trang, Đà Lạt. VĂN VIỆT

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ ngày 1/9, tỉnh Lâm Đồng sẽ đưa vào hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặt tại địa chỉ tầng 5 của Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Đà Lạt. Đây sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Cụ thể, với số vốn điều lệ ban đầu được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh là 58 tỷ đồng, sẽ giúp

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật) đang hoạt động và có trụ sở đóng chân trên địa bàn tỉnh thuộc 3 lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ được hỗ trợ bảo lãnh tín dụng. Trong đó, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và sử dụng trên 50% lao động nữ, các doanh nghiệp do người đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ và sử dụng từ 15% lao động là người dân tộc thiểu số, các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực ưu tiên, địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng cũng phải đáp ứng các điều kiện về dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn, có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay. Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

DIỄM THƯƠNG

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Kinh nghiệm phát triển đảng viên mới ở Đảng bộ huyện Đức Trọng

bộ huyện, công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt một số kết quả nhất định, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức cơ sở đảng; năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của chính quyền huyện, cơ sở. Đặc biệt, công tác phát triển đảng viên mới tiếp tục được quan tâm.

Page 2: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

2 THỨ BA 12 - 9 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

XEM TIẾP TRANG 8

Tâm đắc với công tác phát triển đảng viên mới trong thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực

Huyện ủy Đức Trọng Đỗ Minh Thế tâm sự: Những năm trước đây, công tác phát triển đảng trên địa bàn rất khó khăn. Ở hầu hết các TCCSĐ phần lớn là đảng viên hưu trí và lớn tuổi, rất ít đảng viên trẻ. Đơn cử ở thị trấn Liên Nghĩa có trên 900 đảng viên nhưng thường xuyên chiếm từ 70-80% đảng viên hưu trí. Thực tế cho thấy, công tác phát triển đảng viên giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị, lực lượng cốt cán ở thôn, tổ dân phố có mặt hạn chế. Nhiều thôn, tổ dân phố số lượng đảng viên tại chỗ thấp, cá biệt có thôn các chức danh cấp trưởng trong hệ thống chính trị chưa là đảng viên, chất lượng và cơ cấu có mặt chưa đáp ứng yêu cầu… đã làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng ở địa bàn khu dân cư.

Từ thực trạng trên, tháng 2/2014, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/HU về “Tăng cường công tác phát triển đảng viên giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị, lực lượng cốt cán ở thôn, tổ dân phố”. Một trong những yêu cầu đề ra là tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị. Theo

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Kinh nghiệm phát triển đảng viên mới ở Đảng bộ huyện Đức Trọng Từ đầu năm đến nay, Huyện ủy Đức Trọng đã thành lập 2 chi bộ cơ sở, nâng tổng số lên 52 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc Huyện ủy với 4.229 đảng viên. Trong đó, có 30 chi bộ cơ sở, 22 đảng bộ cơ sở với 326 chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ cơ sở. Về khối xã, thị trấn có 15 đảng bộ cơ sở với 272 chi bộ trực thuộc. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt một số kết quả nhất định, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều TCCSĐ; năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của chính quyền huyện, cơ sở. Đặc biệt, công tác phát triển đảng viên mới tiếp tục được quan tâm.

đó, công tác phát triển đảng viên phải tổ chức thực hiện một cách thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo số lượng, chỉ tiêu giao, không ngừng nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng, thành tích. Phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ đảng viên là trưởng, phó thôn, tổ dân phố đạt trên 60%; trưởng, phó Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội đạt trên 50%; công an viên, tổ trưởng bảo vệ dân phố trên 80%; trung đội trưởng, tiểu đội trưởng 100%; thôn đội trưởng, tổ đội trưởng các xã 100% (thị trấn Liên Nghĩa đạt trên 70%). Từ năm 2016 trở đi, hằng năm tăng tỷ lệ đảng viên trong các chức danh trên từ 15-20%, phấn đấu đến cuối năm 2018 đạt 100% là đảng viên. Hằng năm, phát triển đảng viên trong thanh niên nhập ngũ đạt và vượt chỉ tiêu; quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên là dân quân và quân nhân dự bị từ 1-2% so với tổng số ở mỗi xã, thị trấn.

Để đạt các chỉ tiêu này, các cấp ủy rà soát các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị, lực lượng cốt cán ở thôn, tổ dân phố chưa là đảng viên để chỉ đạo phân công, giao nhiệm vụ cho từng tổ chức liên quan giáo dục, giúp đỡ tạo nguồn phát triển đảng viên. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để cử những quần chúng ưu tú đi học lớp nhận thức về Đảng, hoàn thành các thủ tục, thực hiện quy trình kết nạp vào

Đảng khi đủ điều kiện, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kết nạp Đảng được giao hàng năm. Đối với những quần chúng giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị, lực lượng cốt cán ở thôn, tổ dân phố không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng thì lãnh đạo bố trí, sắp xếp cho hợp lý. Coi việc kết nạp đảng viên giữ các chức danh chủ chốt là một tiêu chí để đánh giá, phân loại TCCSĐ trong sạch vững mạnh.

Để tạo nguồn phát triển đảng, cùng với tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện chỉ tiêu đề ra, Đảng bộ huyện đã đổi mới phương thức mở lớp đối tượng Đảng. Trước đây, các lớp đối tượng thường được tổ chức 3-4 lớp/năm tập trung ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện. Do địa bàn rộng, nhiều xã vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm cách xa trung tâm huyện nên số lượng học viên tham gia không đông đủ như đăng ký (có xã đăng ký

10 nhưng đi chỉ được 3), vì nhiều lý do nên có học viên bỏ học.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho quần chúng ưu tú tham dự các lớp đối tượng Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao các ban xây dựng Đảng và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện khảo sát và tiến hành mở lớp tại từng xã có yêu cầu hoặc theo cụm xã do vậy đã có đông quần chúng theo học. Từ mỗi năm chỉ kết nạp được khoảng 150 đảng viên nhưng thực hiện Chỉ thị 17-CT/HU đã nâng lên 180 - 220 và có năm phát triển được gần 260 đảng viên. Năm 2016, Đảng bộ mở 5 lớp đối tượng Đảng cho 336 quần chúng tham dự; kết nạp 250/200 đảng viên theo kế hoạch (đạt 125%). Sang năm 2017, tính đến đầu tháng 7, Đảng bộ mở 2 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng cho 166 quần chúng tham gia, kết nạp 97/200 đảng viên mới (nữ 55, dân tộc thiểu số 12, tôn giáo 14). Trong đó, một số

đảng bộ xã kết nạp được số lượng đảng viên cao như: Hiệp Thạnh kết nạp 11/12 đảng viên mới, Ninh Gia 7/12, Ninh Loan 6/11, Phú Hội 6/15… Cùng với công tác phát triển Đảng, công tác quản lý, kiểm tra, giáo dục, bồi dưỡng, nâng chất lượng đội ngũ đảng viên được quan tâm thường xuyên, chú trọng thực hiện nguyên tắc “tự phê bình - phê bình”; ý thức tự học, tự rèn luyện, tinh thần phấn đấu khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, công tác có chuyển biến khá. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, có mối liên hệ tốt với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.

Tuy đạt kết quả khả quan, song theo Phó Bí thư Thường trực vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục như: Công tác phát triển đảng viên của một số TCCSĐ còn chậm trễ, phát triển trong lực lượng dân quân tự vệ còn thấp. Nguyên do là chưa thực sự quan tâm đến quy trình thủ tục hồ sơ kết nạp đảng viên, ít kiểm tra đôn đốc dẫn tới hồ sơ chậm trễ, thiếu thành phần hồ sơ. Trong thời gian tới, Huyện ủy tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ và các đoàn thể ở xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Thông qua các hoạt động và phong trào, chủ động phát hiện, giới thiệu những quần chúng ưu tú để tạo nguồn kết nạp Đảng, nhất là quần chúng ưu tú giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị, lực lượng cốt cán ở thôn, tổ dân phố.

ĐAN THANH

“Chăm lo công tác phát triển Đảng, bình quân mỗi năm gần đây số lượng đảng viên mới tăng 20-30% đã trực tiếp bổ sung lực lượng đảng viên trẻ, tăng cường sức chiến đấu, tính sáng tạo, năng động cho các TCCSĐ. Qua đó, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách từ cơ sở; tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là trong việc xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xóa đói giảm nghèo”.

Đồng chí Đỗ Minh Thế - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Trọng

Xã Lát có diện tích đất tự nhiên trên 21.700 ha, với 557 hộ/2.424 nhân khẩu,

trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 76,2% dân số (chủ yếu là đồng bào dân tộc Cil, Lạch và K’Ho). Đảng bộ xã Lát hiện có 75 đảng viên đang sinh hoạt tại 9 chi bộ trực thuộc (4 chi bộ nhà trường, 4 chi bộ thôn và 1 chi bộ quân sự ).

Thời gian qua, Đảng ủy xã Lát đã

Dấu ấn phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu sốTập trung chỉ đạo, lãnh đạo trong công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên là thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt phát huy vai trò gương mẫu đảng viên lớp trước để đưa địa phương phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh… là nét nổi bật ở Đảng bộ xã Lát (Lạc Dương).

duy trì tốt hoạt động của cấp ủy, tổ chức giao ban cấp ủy với HĐND, UBND, UBMTTQ huyện và các đoàn thể để triển khai chương trình hoạt động năm, chương trình kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các ngành, đoàn

thể tham mưu cho Đảng ủy xây dựng một số nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó Nghị quyết số 04 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác phát triển đảng viên người đồng bào dân tộc thiểu số” .

Đồng chí Lơ Mu Ha John, Phó Bí thư Đảng ủy xã Lát cho biết: “Xác định công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những việc trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, hằng năm Đảng ủy đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai đến từng chi bộ, địa phương. Trong đó, chất lượng của nguồn kết nạp luôn được chú trọng, tuyệt đối không chạy theo số lượng. Công tác phát triển đảng viên luôn được Đảng ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao. Trong năm 2016 Đảng ủy đã thành lập mới 2 chi bộ trực thuộc, nâng số chi bộ trực thuộc đảng bộ lên 9 chi bộ, phát triển mới được 13 đảng viên, vượt 62,5% kế hoạch, trong đó có 7 đảng viên là người đồng bào DTTS”.

Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2017, Đảng bộ xã Lát kết nạp được 4 đảng viên mới, trong đó

có 1 đảng viên là người đồng bào DTTS và cử 4 đồng chí người đồng bào DTTS là quần chúng ưu tú đi học lớp nhận thức về Đảng. Liêng Hót Ja Kốp (thôn Păng Tiêng) là một trong những người được học lớp nhận thức về Đảng, anh chia sẻ: “Được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam là mơ ước không chỉ của riêng tôi mà còn của gia đình, dòng họ, thôn xóm. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để sớm được kết nạp để có thêm cơ hội cống hiến một phần công sức nhỏ nhoi cho quê hương, đất nước”.

Năm 2016, Đảng bộ xã Lát có thêm hai chi bộ mới được thành lập là Chi bộ thôn Đạ Nghịt 1 và thôn Păng Tiêng 1. Tuy còn non trẻ, nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã, 2 chi bộ mới này đã sớm trưởng thành và phát huy vai trò lãnh đạo của mình,...

Bí thư Chi bộ thôn Păng Tiêng đến các hộ dân để tìm hiểu sản lượng ngô trong vụ thu hoạch vừa qua. Ảnh: Đ.Tú

Page 3: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

3 THỨ BA 12 - 9 - 2017KINH TẾ

Đảm bảo nguồn giốngNgay từ năm 2007, huyện Bảo

Lâm đã thử nghiệm các mô hình tái canh cà phê bằng việc xây dựng Dự án “Vườn nhân mầm giống cà phê đầu dòng phục vụ ghép cải tạo cà phê trên địa bàn huyện Bảo Lâm giai đoạn 2007- 2010” với quy mô 1,8 ha tại 31 điểm trong các khu vực sản xuất cà phê tập trung trên địa bàn 12/14 xã, thị trấn. Để có đủ nguồn giống đảm bảo chất lượng phục vụ tái canh, năm 2012 Sở NN và PTNT tỉnh đã hỗ trợ huyện xây dựng vườn cây giống cà phê vối đầu dòng phục vụ tái canh, ghép cải tạo cà phê trên địa bàn huyện với quy mô 15,17 ha, tại 14 điểm tập trung trong các khu vực sản xuất cà phê trên địa bàn 8 xã, thị trấn của huyện. Các vườn giống cây đầu dòng đã được Sở NN và PTNT thẩm định, công nhận nên cơ bản đã cung cấp đủ nguồn giống cho thực hiện chương trình tái canh của địa phương.

Hằng năm, huyện Bảo Lâm thực hiện cải tạo tái canh cà phê già cỗi năng suất thấp bằng các giống đầu dòng cho năng suất chất lượng cao như TR4, TR9, TR11, Thiện Trường, Trường Sơn… với diện tích khoảng 1.700 ha. Lũy kế đến nay trên địa bàn đã thực hiện tái canh, chuyển đổi cà phê với diện tích 17.749 ha/29.814 ha, chiếm 60% tổng diện tích cà phê toàn huyện.

Tương tự, trên địa bàn Di Linh, các diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh cần phải tái canh thì nhân dân đã trồng 100% giống cà phê cao sản, trong đó trên 40% là trồng cây cà phê ghép; còn các diện tích cà phê cho năng suất, sản lượng thấp nông dân đang ghép chồi cải tạo vườn cà phê trên diện rộng. Theo ông Dương Trọng Đại, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hiệp, đa số nông dân trên địa bàn đều có nguồn thu chính từ cây cà phê. Tuy nhiên, hiện có gần một nửa số diện tích cà phê được trồng cách đây trên 10 năm nên

Lâm Đồng tái canh cà phê đứng đầu cả nướcTrong những năm qua, nhờ đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê, nhiều diện tích cà phê già cỗi đã được thay thế tạo ra năng suất cao từ 5-8 tấn/ha đưa Lâm Đồng dẫn đầu cả nước về tái canh cà phê, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

đã già cỗi, cần được tái canh vì năng suất và chất lượng đều giảm rõ rệt. Hầu hết người dân tham gia tái canh đều chọn hình thức trồng mới, thay thế những giống cà phê cũ bằng những giống mới đã được khẳng định về cả chất lượng và sản lượng, có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu như TS 5, Xanh lùn, TR11…

Còn tại huyện Lâm Hà, đến nay đã tái canh được 1.315 ha (trong đó 765 ha trồng mới thực sinh, ghép cải tạo được 550 ha). Tuy nhiên, bên cạnh đó khó khăn vướng mắc vẫn còn tồn tại đó là nguồn gốc giống cây, chồi của những hộ tái canh tự phát chưa rõ ràng, nên việc xác định hiệu quả của việc tái canh còn hạn chế. …

Theo ghi nhận, những năm qua, Lâm Đồng là tỉnh thực hiện tái canh cà phê mạnh nhất cả nước. Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, chương trình tái canh cà phê luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện của Bộ NN và PTNT và ngân hàng hỗ trợ vốn vay, đặc biệt là Ngân hàng Agribank.

Kết quả thực hiện Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê giai đoạn từ năm 2013 đến nay đã triển khai thực hiện tái canh, cải

tạo diện tích cà phê già cỗi được 40.919,8 ha (trồng mới 1.087,5 ha, trồng tái canh 15.854,2 ha, ghép cải tạo 23.978,1 ha), vượt mức kế hoạch đã phê duyệt.

Đưa năng suất, chất lượng tăng caoViệc tái canh đã mang lại năng

suất, chất lượng cà phê cao hơn như tại huyện Bảo Lâm, trước khi tái canh năng suất bình quân chỉ đạt 18 tạ nhân/ha (năm 2007) đến nay năng suất bình quân toàn huyện đã nâng lên 30 tạ nhân/ha (năm 2016). Diện tích cà phê sau tái canh khi kinh doanh đạt năng suất trung bình 4,5 tấn nhân/ha,… Tổng sản lượng đạt 82.150 tấn, tăng thêm 30.000 tấn/năm so với trước đây. Huyện Di Linh chuyển đổi giống cà phê được 20.115 ha, kết quả sau 2 đến 3 năm diện tích cà phê tái canh đã đạt năng suất từ 4-5 tấn/ha; diện tích ghép cải tạo vườn cà phê năng suất đã tăng nhanh qua các năm từ 5-6 tấn/ha… Kết quả nói trên đã và đang có tác dụng tích cực trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác tái canh cà phê cải tạo vườn cà phê. Nhờ thực hiện tốt công tác tái canh, thu nhập của người dân

trồng cà phê không ngừng tăng lên và theo giá hiện tại doanh thu bình quân/ha cà phê sau tái canh là trên 200 triệu đồng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương trong tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhanh. Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, thông qua chương trình tái canh, cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh, đã trẻ hóa vườn cây cà phê già cỗi góp phần đưa năng suất cà phê của tỉnh từ 24,8 tạ/ha năm 2012 tăng lên 29,6 tạ/ha năm 2016, cá biệt có một số mô hình chuyển đổi giống cà phê đạt hiệu quả cao, năng suất vượt trội đạt từ 7-8 tấn/ha. Từ hiệu quả đạt được của chương trình, nhiều hộ dân đã tự bỏ vốn học tập, làm theo dẫn đến phong trào tái canh, cải tạo cà phê phát triển mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của dân cư trên địa bàn tỉnh, đặc biệt góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

HOÀNG YÊN

Lạc Dương tăng nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế

8 tháng đầu năm 2017, diện tích vụ lúa Đông Xuân của huyện Lạc Dương gieo trồng hơn 71 ha, đạt sản lượng gần 214 tấn; đến vụ lúa Hè Thu gieo trồng gần 82 ha, tăng diện tích và sản lượng hơn 20% so cùng kỳ. Riêng diện tích trồng cây rau đạt 2.737 ha, cây hoa hơn 618 ha và cà phê gần 50 ha, tăng lần lượt so cùng kỳ là 16%, 41% và 40%.

Về chăn nuôi, đàn heo gần 3.500 con, gia cầm gần 22.000 con, cá nước lạnh đạt sản lượng 307 tấn, cá nước ngọt đạt 44,5 tấn…, tăng từ 25% đến 57% so cùng kỳ.

Cùng thời gian trên, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Lạc Dương thực hiện hơn 318 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ. Riêng trong tháng 8/2017, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 48% so cùng kỳ.

Hiện huyện Lạc Dương tiếp tục triển khai gần 6 tỷ đồng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất trên địa bàn.

MẠC KHẢI

Sản xuất trên 10 triệu cây giống cho việc tái canh cà phê

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, toàn tỉnh có 229 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cà phê với năng lực sản xuất trên 10 triệu cây giống mỗi năm. Trong đó, có 2 cây đầu dòng, năng lực sản xuất 400 mầm chồi/năm, 36 cơ sở được công nhận vườn cây đầu dòng, quy mô 82 ha với tổng số vật liệu khai thác 11 triệu mầm chồi/năm, năng lực sản xuất 7,885 triệu cây giống/năm (cà phê vối 6,475 triệu cây, cà phê chè 1,46 triệu cây).

Tổng nhu cầu giống cần cho thực hiện tái canh cà phê giai đoạn 2017-2020 khoảng 80 triệu cây và chồi giống. Trong đó, cây giống cà phê vối ghép khoảng 11 triệu; chồi cà phê vối phục vụ ghép cải tạo là 45 triệu chồi và cây giống cà phê chè là 24 triệu cây. Như vậy, nhu cầu cần có khoảng 11,25 triệu chồi cà phê vối, 2,75 triệu cây cà phê vối và 6 triệu cây cà phê chè mỗi năm để đáp ứng đủ nhu cầu về giống phục vụ cho tái canh tại Lâm Đồng.

Như vậy, về cơ bản đã đáp ứng được đủ nhu cầu về giống cà phê vối cho sản xuất, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng đủ 24% giống cà phê chè cho sản xuất. H.YÊN

NHCSXH huyện Đơn Dương tăng trưởng nguồn vốn gấp hơn 73 lần* Trên 48 ngàn lượt hộ được vay vốn tín dụng chính sách

Từ năm 2003 đến nay, nguồn vốn tại NHCSXH huyện Đơn Dương đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân là 4,9%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, đảm bảo vốn để giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ tiêu kế hoạch được thông báo từng thời kỳ.

Qua 15 năm hoạt động (từ tháng 5/2003 đến 30/6/2017), tổng nguồn vốn quản lý và huy động đạt 225.084 triệu đồng, tăng 222.031 triệu đồng, gấp 73,7 lần so với năm 2003. Trong đó: Nguồn vốn Trung ương chuyển về 204.813 triệu đồng, tăng 201.760 triệu đồng, gấp 67,1 lần so với năm 2003; nguồn

vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù 16.712 triệu đồng, tăng 16.712 triệu đồng so với năm 2003 và nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 3.559 triệu đồng, tăng 3.559 triệu đồng so với năm 2003.

Từ 2 chương trình tín dụng ngày đầu thành lập (từ tháng 5/2003), đến nay, trên địa bàn huyện Đơn Dương đang triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, theo dõi và quản lý 9.649 khách hàng vay vốn. Tổng doanh số cho vay trong 15 năm đạt 561.155 triệu đồng, bình quân giải ngân 40.083 triệu đồng/năm, số lượt khách hàng

được vay là 48.076 khách hàng, trong đó có 21.752 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn.

Tổng doanh số thu nợ trong 15 năm đạt 346.827 triệu đồng, bình quân thu nợ 24.773 triệu đồng/năm, chiếm 61,8% tổng doanh số cho vay, góp phần tạo lập nguồn vốn để cho vay quay vòng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn huyện đến 30/6/2017 đạt 224.179 triệu đồng, tăng 221.519 triệu đồng (gấp 84,2 lần) so với năm 2003, bình quân đạt 23,2 triệu đồng/khách hàng; dư nợ đầu tư cho các xã nông thôn

mới là 197.523 triệu đồng, chiếm 88,4% trên tổng dư nợ; dư nợ cho vay vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 90.539 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 40,4% trên tổng dư nợ.

Trong 15 năm qua, nguồn vốn từ NHCSXH góp phần giúp cho trên 4.140 lượt hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 26.660 lao động, giúp 3.682 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, xây dựng và cải tạo trên 6.757 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây dựng 663 ngôi nhà cho hộ nghèo. PHẠM LÊ

QTDND Lộc Sơn cho 2.340 khách hàng vay vốn, với dư nợ 552 tỷ đồng

Bà Nguyễn Thị Minh Hoa - Giám đốc QTDND Lộc Sơn, Bảo Lộc cho biết, cùng với việc huy động vốn tại chỗ đạt 100% kế hoạch (567 tỷ đồng), 8 tháng đầu năm 2017, QTDND Lộc Sơn cho 2.627 lượt khách hàng trên địa bàn phường Lộc Sơn và các phường lân cận vay 642 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đến thời điểm 9/9/2017 lên 552 tỷ đồng, với 2.340 khách hàng còn dư nợ, tăng 66 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2016.

Với việc huy động vốn tại chỗ, cho vay với doanh số và dư nợ đạt kết quả khả quan nói trên, QTDND Lộc Sơn được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu trong hệ thống QTDND trên địa bàn Lâm Đồng.

Đặc biệt, do làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội và các tổ tiết kiệm - vay vốn hoạt động có hiệu quả, nên tỷ lệ nợ xấu tại QTDND Lộc Sơn đến thời điểm hiện tại chiếm tỷ lệ 0%. Điều đó khẳng định, chất lượng hoạt động tín dụng của QTDND Lộc Sơn rất tốt, vừa đảm bảo tốt nguồn quỹ hoạt động của đơn vị, vừa góp phần phục vụ tốt nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

HOÀNG KIẾN GIANG

Tái canh cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Ảnh: H.Yên

Page 4: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

4 THỨ BA 12 - 9 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bắt buộc bỏ một số ngànhNăm học 2017 - 2018, Trường

Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt bắt buộc phải dừng tuyển sinh 2 ngành so với chỉ tiêu ban đầu. Tiến sĩ Phan Quốc Lữ - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học này, trường tuyển sinh 7 ngành. Tuy nhiên, hai ngành Sư phạm (SP) Lịch sử (Sử - Địa) và SP Sinh học (Sinh - Hóa) phải dừng tuyển sinh do số lượng thí sinh nộp hồ sơ quá ít không đủ để mở lớp.

Trong một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho học viên hệ vừa làm vừa học, Thạc sĩ Tạ Quang Vũ - Hiệu trưởng Trường CĐSP Đà Lạt bộc bạch: Tuy đã cố gắng mở lớp để duy trì cho những năm sau nhưng nhà trường bắt buộc phải trả hồ sơ cho thí sinh đăng ký vào hai ngành SP Lịch sử và SP Sinh học để các em nộp vào trường khác. Trong lần xét tuyển đợt 1, ngành SP Lịch sử có 16 hồ sơ, SP Sinh học có 11 hồ sơ nộp vào. Tuy nhiên, đến khi làm thủ tục nhập học, chỉ có 5 em ở SP Sử và 6 em SP Sinh nhập học. Số lượng sinh viên quá ít nên nhà trường không thể mở lớp. Đây là lần thứ hai nhà trường phải dừng tuyển sinh thêm hai ngành. Và cũng đã 3 năm nay, hai ngành SP Mỹ thuật và SP Thể dục - Công tác Đội không có thí sinh đăng ký.

Vậy là, từ việc tuyển sinh ở 9 ngành, đến nay, Trường CĐSP Đà Lạt chỉ

Một mai sư phạm...Những năm gần đây, các ngành Cao đẳng sư phạm tại Lâm Đồng cũng đang chịu chung “số phận” với cả nước khi “rơi” vào tình trạng khó khăn trong tuyển sinh, mặc dù điểm xét tuyển càng ngày càng thấp. Dù khó tuyển, sinh viên Cao đẳng sư phạm vẫn rơi vào nghịch lý “khủng hoảng thừa” khi ra trường không xin được việc làm đúng chuyên ngành...

còn tuyển sinh 5 ngành. Khó khăn vẫn chưa dừng lại, trong 5 ngành thì 3 ngành SP vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu. Xét tuyển đợt 1, dù điểm chuẩn trúng tuyển các ngành SP chỉ từ 10 - 11 điểm, nghĩa là mỗi môn chỉ hơn 3 điểm nhưng ngành tuyển được nhiều nhất chỉ hơn 30 thí sinh. Trong đợt xét tuyển bổ sung, số thí sinh cũng chỉ tăng nhẹ. Tỷ lệ tuyển sinh đạt khoảng hơn 70% so với chỉ tiêu.

Về đâu sư phạm?Ra trường nhiều năm không xin

được việc làm, Đỗ Nguyễn Thùy Linh đành cất tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi để đi làm công việc phục vụ cho một nhà hàng. Linh cho biết, năm em thi vào ngành SP Toán của Trường CĐSP Đà Lạt, điểm chuẩn

là 16. Khóa của Linh ra trường chỉ khoảng 20% xin được việc làm đúng ngành đã học. Linh ngậm ngùi: “Vậy mà giờ đây, các ngành CĐSP

chỉ lấy có 10, 11 điểm. Tôi có đứa em năm nay đang học lớp 12 nhưng em kiên quyết bảo em không thi vào SP nữa, để rồi ra trường không xin được việc như tôi...”.

Theo lời một giáo viên có thâm niên, “các ngành CĐSP lấy điểm thấp vậy thì làm sao đảm bảo chất lượng giáo viên sau này? Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục mà đầu vào quá thấp thì đáng báo động cho chất lượng giáo viên trong tương lai”. Không ít phụ huynh và học sinh cho rằng, sư phạm giờ chỉ là “chuột chạy cùng sào” chứ không mặn mà thi vào như trước đây.

Đâu là giải pháp?Tiến sĩ Phan Quốc Lữ cho biết

thêm, điểm chuẩn của Trường CĐSP Đà Lạt năm nay thấp hơn các năm trước, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường cũng thấp hơn 20% so với năm ngoái nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Trước tình trạng này, Trường CĐSP Đà Lạt phải mở thêm đào tạo phi chính quy bằng cách tăng cường các lớp vừa làm vừa học, chú trọng đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và các loại hình dịch vụ như: chứng chỉ nghiệp vụ mầm non, chứng chỉ sư phạm, bồi dưỡng công tác Đội, bồi dưỡng hè cho giáo viên... Tuy nhiên, nguồn cho các loại hình này ngày càng hạn hẹp do trình độ đạt chuẩn của giáo

viên hiện nay khá cao. Mặt khác, nhiều sinh viên SP ra trường không có việc làm nên không có nhu cầu quay lại trường để nâng cao trình độ.

Cũng theo Tiến sĩ Lữ, để các ngành CĐSP có “sức hút” thì cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngành SP. Đồng thời, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Trái ngược với Trường CĐSP Đà Lạt, các ngành SP của Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) lại dễ dàng tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt 1 xét tuyển, dù điểm chuẩn khá cao, từ 16,5 - 23 điểm. Tiến sĩ Lê Hồng Phong - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHĐL cho biết, đợt xét tuyển bổ sung, trường không tuyển thêm chỉ tiêu SP, chỉ tuyển các ngành khoa học cơ bản. Theo Tiến sĩ Phong, việc tuyển sinh các ngành SP của trường luôn được chú trọng. Không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường còn thường xuyên tổ chức quảng bá, giới thiệu và có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành học này.

Thiết nghĩ, trong khi chờ các chính sách thu hút và đợi những cơ hội tìm kiếm việc làm được tạo ra cho sinh viên ngành CĐSP, thì đã đến lúc Trường CĐSP Đà Lạt cần quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo. Bởi, trong các dịp tổng kết năm học, một “điệp từ” thường được nhắc đi nhắc lại từ năm này qua năm khác: “hiệu quả đào tạo chưa cao”. Cùng với đó, nhà trường cũng cần chú trọng đến công tác quảng bá, giới thiệu để thu hút nhiều sinh viên hơn.

VIỆT HÙNG

Nguồn thu nhập thêmVới chiếc móc nhỏ bằng kim loại

trên tay, Nguyễn Thị Trúc Ly - sinh viên Khoa Văn năm tư Đại học Đà Lạt đang khéo léo móc len thành chiếc lá dâu nhỏ nhắn, vừa làm vừa nói chuyện với chúng tôi. Trong căn phòng trọ nhỏ gần đường Nguyễn Công Trứ - Đà Lạt của Trúc Ly có rất nhiều túi chứa len các màu, trên bàn học là bọc đựng các quả dâu kèm lá xanh - thành phẩm của Ly trong một tuần làm thêm: “Cuối tuần du khách thường lên đông nên chủ hàng hối làm nhanh một chút, chiều phải giao hàng rồi” - Vân tươi cười.

Cũng như nhiều sinh viên ở Đà Lạt, cô sinh viên người Quảng Ngãi này tìm được một nghề làm thêm để kiếm thêm thu nhập chút ít trong lúc đi học đại học tại thành phố hoa, đó là nghề đan - móc len.

“Trước đây, em cũng từng đi làm vườn rồi, làm vườn phải có xe máy, cùng đi với nhóm bạn, đi hơi xa một chút, công việc nhiều nhưng rất cực, làm cả ngày từ sáng sớm đến tối mịt mới về, về nhà chỉ muốn lên giường không nhúc nhích nổi người. Em cũng đi làm hoa, mùa tết cả nhóm cùng đi làm được cũng nhiều tiền, công việc không nặng nhưng thời gian rất gò

bó, ảnh hưởng việc học. Được một chị người quen chỉ cho cách móc len nên em làm nghề này gần 2 năm nay. Với lại, đây là năm cuối em muốn tập trung cho việc học để ra trường nên chọn công việc làm thêm này rất phù hợp” - Ly cho biết.

Nghề đan, móc len này theo Ly không khó, chỉ cần chịu khó quan sát và phải có chút đam mê mới làm được: “Chẳng áp lực như các bạn đi làm gia sư hay phục vụ nhà hàng, tiệc cưới nhưng phải tỉ mỉ một chút. Khoán sản phẩm mà, cứ tùy lịch học mà nhận hàng, nếu bận học thì nhận ít, rảnh thì nhận nhiều, khi nào xong thì mang đến cho các chủ hàng”.

Theo Trúc Ly, tùy vào từng sản phẩm mà người móc len được trả công khác nhau, chẳng hạn như móc lá dâu, mỗi chiếc lá được trả 200 - 300 đồng, một trái dâu sẽ là 500 đồng, một chiếc vớ trẻ em có công cao hơn chút... Những ngày đầu làm chậm nên Ly thu nhập ít, nhưng nay quen tay nên sản phẩm làm ra nhiều, mỗi tuần nếu chăm chỉ thì có thể kiếm được khoảng 200 - 300 nghìn đồng.

Trong dãy nhà trọ nơi Trúc Ly ở cũng có không ít bạn chọn nghề đan len như Ly. Nguyễn Hồng Hoa,

người Buôn Mê Thuột, sinh viên năm ba Khoa Luật - Đại học Đà Lạt cho biết. “Đắk Lắk mùa đông cũng lành lạnh như Đà Lạt nên áo len cũng khá thông dụng. Hồi nhỏ em đã mê nghề đan len để tự tay đan đồ cho mình nhưng qua đây học đại học mới học được nghề này”.

Những tìm tòi mới Ưu điểm lớn nhất của nghề đan,

thêu móc len như nhiều sinh viên cho biết là có thể nhận hàng ở nhà làm, làm bất cứ lúc nào mình muốn, tiết kiệm được thời gian đi lại, thu

nhập cũng tàm tạm tùy theo khả năng mà không ảnh hưởng việc học.

Như chị Hồng - một chủ cửa hàng áo quần trong đó có hàng len và đồ lưu niệm trên đường Bùi Thị Xuân cho biết, đa số người làm ra các sản phẩm thủ công này là sinh viên: “Thú thật, lúc đầu cũng ngại khi giao cho sinh viên làm hàng, nhưng thật sự ngạc nhiên là nhiều bạn rất chịu khó và khéo léo không thua gì những người làm lâu năm, không chỉ nhận giá gia công khá dễ chịu mà hàng các bạn làm ra rất đẹp và luôn có nhiều mẫu mới”.

Trong lúc nói chuyện, chị Hồng đưa chúng tôi xem các món hàng sinh viên làm, đó là những móc khóa nhỏ xinh nhiều màu sắc, những bao đựng điện thoại với nhiều hình thú cách tân ngộ nghĩnh, những bình hoa làm từ len giống hoa thật... Chị cho biết du khách vào cửa hàng rất thích những mẫu hàng mới này nên gần đây chị đặt hàng cho các sinh viên khá nhiều để bán trong mùa hè và dịp lễ hội hoa cuối năm nay.

Chị Hải, một người chuyên bán đồ len tại Khu Hòa Bình cũng cho biết rất thường lấy hàng đan móc tay của sinh viên: “Nhiều em rất năng động, thường xuyên cập nhật các kiểu trên mạng nên hàng rất phong phú. Tôi đặt hàng các em nhưng không trả thấp quá, tạo điều kiện cho các em như con cháu mình đi học xa làm thêm đó mà”. Chị Hải cũng đưa chúng tôi xem các mẫu đan móc tự tay sinh viên làm đang rất thịnh hành trong giới trẻ hiện nay như Đôremon, Minion, mèo Kitty...

Riêng với Hồng Hoa, cô sinh viên Khoa Luật năm ba này mộc mạc: “Em rất thích nghề này, mai mốt về Buôn Ma Thuột, nếu không tìm được việc làm, em sẽ mở một cửa hàng đồ len, đồ lưu niệm cho du khách với các mẫu hàng độc đáo cách điệu từ các hoa văn người bản địa Tây Nguyên mà em tự mình tìm tòi lâu nay”.

GIA KHÁNH

Sinh viên Đà Lạt với nghề len mỹ nghệ Nhiều sinh viên tại Đà Lạt đã chọn làm thêm ở nhà bằng nghề đan len mỹ nghệ, tự tay mình khéo léo làm ra những món đồ kỷ niệm xinh xắn “handmade”, vừa có thêm thu nhập vừa học thêm được một nghề mới.

Một quầy bán đồ len tại chợ Đà Lạt. Ảnh: G.K

Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm. Ảnh: Văn Báu

Theo đại diện Sở GDĐT, những năm gần đây, tình hình đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ổn định, không thừa, không thiếu, cơ bản đáp ứng việc dạy học và phù hợp so với tỷ lệ học sinh. Do vậy, việc tuyển dụng giáo viên chỉ để bổ sung vào số giáo viên nghỉ hưu, với tỷ lệ 10 người nghỉ thì tuyển 5 người, trong đó, thực hiện tinh giản biên chế 10%. Những năm tới, việc tuyển thêm giáo viên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tăng học sinh.

Page 5: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

5 THỨ BA 12 - 9 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp,

mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả này là sự nỗ lực, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã. Cụ thể, từ thực tế của địa phương, đồng thời, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng dân số, trong những năm qua, Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã quan tâm đầu tư cả về nguồn lực, vật lực, đồng thời chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể địa phương chủ động đưa chương trình DS - KHHGĐ vào công tác của mỗi đơn vị. Cùng đó, cán bộ dân số xã cùng cộng tác viên dân số các thôn, xóm đã đến từng gia đình rà soát các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để hướng dẫn áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

Toàn xã có 2.048 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 tuổi có chồng, trong đó, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 69,3% năm 2012 lên 73,1% (2016). Trong những năm qua, ngành dân số xã đã phát huy vai trò của những người uy tín trong thôn, xóm để tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền qua tờ rơi, loa phát thanh của thôn, xóm.

Song song với đó, xã cũng thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện trực tiếp với nội dung chủ yếu là cách sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng - chống lây nhiễm HIV. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, vào mỗi đợt chích ngừa, tiêm vacxin hàng tháng, cộng tác viên dân số và y tế thôn bản sẽ kết hợp tuyên truyền, phân tích cho bà con hiểu những hệ lụy của việc sinh nhiều con sẽ kéo theo đói nghèo, thất học, trẻ bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, lồng ghép với việc vận động chị em sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Ngoài ra, xã đã tích cực triển khai mô hình can thiệp giảm tình trạng sinh con thứ 3 như “Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên” ở thôn đồng bào dân tộc Gân Reo - là thôn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn khá cao.

Ngoài đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện công tác của mình, Ban Dân số xã

Liên Hiệp: Nỗ lực giảm sinh con thứ baTrong những năm qua, xã Liên Hiệp (Đức Trọng) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để nỗ lực giảm tỷ lệ sinh con thứ ba. Nhờ vậy, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên đã giảm so với các năm trước, từ 13,5% (2014) giảm xuống còn 9,84% (2016).

Cán bộ y tế xã Liên Hiệp phát tờ rơi tuyên truyền DS-KHHGĐ cho người dân trên địa bàn. Ảnh: T.V

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ AGRIBANK LÂM ĐỒNGChăm lo cho người lao độngđể hoàn thành nhiệm vụ

Công đoàn cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Lâm

Đồng vừa tổ chức Đại hội lần thứ 9, nhiệm kỳ 2017-2022.

Hiện tại, Agribank Lâm Đồng có 253 người lao động, trong đó có 43 lao động nữ và 178

đoàn viên công đoàn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thu nhập bình quân năm 2012

của người lao động Agribank là 15,6 triệu đồng/người/tháng, năm 2016 là 24,6 triệu đồng/người/

tháng. Trong nhiệm kỳ 2012-2017 vừa qua, tổ chức công đoàn Agribank đã chăm lo cho người lao động, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở, góp phần giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Các phong trào trong người lao động thi đua

nâng cao năng suất, chất lượng làm việc, xây dựng thương hiệu Agribank, rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao, học tập và làm theo tấm gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh… đều được công đoàn tổ chức và hoàn thành tốt. Không chỉ chăm lo

đời sống của người lao động, công tác an sinh xã hội của Agribank cũng được chú trọng với con số gần 10 tỷ đồng trong nhiệm kỳ 2012-2017,

góp phần xây dựng thương hiệu Agribank trong cộng đồng.

Hoạt động của tổ chức công đoàn đã góp phần giúp Agribank Lâm Đồng hoàn thành

tốt nhiệm vụ được giao với những con số ấn tượng. Đến hết năm 2016, tổng dư nợ đạt

14.075 tỷ đồng, tỉ lệ dư nợ tăng trưởng bình quân trong nhiệm kỳ là 18,2%/năm, vượt chỉ

tiêu được giao. Việc đầu tư tín dụng luôn được Agribank Lâm Đồng thực hiện đúng mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương với phương châm tăng trưởng tín dụng đi đôi với củng cố, nâng cao chất lượng tín

dụng. Nợ xấu toàn tỉnh đến 31/8/2017 là 43,3 tỷ đồng, chiếm 0,42% tổng dư nợ, thấp hơn

con số được giao là 1% tổng dư nợ. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, CĐCS Agribank

chi nhánh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện vai trò tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động

tích cực lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy Agribank hoàn thành

tốt nhiệm vụ. Chỉ tiêu cụ thể là nguồn vốn hàng năm tăng trên 15%, dư nợ hàng năm tăng 15%

trở lên, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ, thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng hàng năm từ 20% trở lên, đảm bảo thu nhập cho người lao động

và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với ngân sách Nhà nước.

D.Q

Di Linh có 76 ca mắc sốt xuất huyếtBà Phạm Thị Bạch Yến, Giám đốc Sở Y tế

vừa có chuyến kiểm tra tình hình sốt xuất huyết tại xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

Gia Hiệp là điểm “nóng” về sốt xuất huyết của huyện Di Linh. Theo Trung tâm Y tế huyện

Di Linh, qua ghi nhận, đến nay, trong tổng số 76 ca mắc sốt xuất huyết trên toàn huyện, thì

xã Gia Hiệp có 21 ca. Đa số các hộ dân tại đây chưa chủ động trong phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Nhiều hộ vẫn để các vật dụng chứa nước

ngoài trời nhưng không có nắp đậy. Ngoài ra, sân vườn, mương nước, cống rãnh cùng nhiều

vật dụng dễ tích tụ nước, như: vỏ ô tô, thau chậu, chum vại..., tạo điều kiện thuận lợi cho

loăng quăng phát triển. Kết luận buổi làm việc, bà Phạm Thị Bạch

Yến yêu cầu địa phương cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, địa phương cũng

cần tổ chức thực hiện diệt loăng quăng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời, không để sốt xuất huyết bùng phát thành dịch, nhất là không

để có trường hợp nào tử vong do sốt xuất huyết.T.ĐỒNG

Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình “Sẻ chia yêu thương” tại Trường Tiểu học Chơ Ré - xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng.

Trong chương trình, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã tuyên truyền Luật An toàn giao thông cho các em học sinh, tặng 1 bộ máy vi tính để bàn và 300 chiếc ghế nhựa cho Trường Tiểu học Chơ Ré. Nhóm từ thiện Gia đình nhỏ và Bệnh viện thẩm mỹ Thanh Vân trao 538 phần quà cho học sinh toàn trường; tặng 165 phần quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tặng trên 250 phần quà gồm gạo, mì ăn liền, dầu ăn, tiền cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời khánh thành nhà ăn cho nhà trường với toàn bộ kinh phí do Nhóm từ thiện Gia đình nhỏ hỗ trợ.

Anh Trần Đức Trung - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh cho biết: “Đây là hoạt động thường niên, nằm trong chương trình công tác Đoàn, phong trào thanh

Thanh niên Công an tỉnh “Sẻ chia yêu thương” với người nghèo xã Đạ Quyn

niên của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh. Chúng tôi kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, nhằm có những sự hỗ trợ kịp thời cho

người dân những địa phương còn nhiều khó khăn, cũng như các em học sinh khi bước vào năm học mới”.

VIỆT QUỲNH

Tặng quàcho các hộ gia đìnhkhó khăn.

đã thường xuyên kết hợp cùng Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên tuyên truyền trong các hội nghị, trong các buổi sinh hoạt về thực hiện giảm sinh con thứ 3. Anh Huỳnh Ngọc Đãi - Bí thư Đoàn xã Liên Hiệp cho biết, công tác tuyên truyền giáo dục vận động thanh niên thực hiện pháp lệnh dân số, thực hiện công tác DS-KHHGĐ được Đoàn Thanh niên xã xác định là một trong những nội dung quan trọng, nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên và nhân dân trên địa bàn.

Vì vậy, hàng năm, Ban Thường vụ Đoàn xã đã chủ động phối hợp với Ban DS-KHHGĐ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về công tác DS-KHHGĐ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung giáo dục được cụ thể hóa, gần gũi với cuộc sống đời thường như: Phát tờ rơi, tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt các CLB, mô hình… với hơn 7 cuộc, thu hút trên 350 ĐVTN - HSSV tham gia mỗi năm. Đồng thời, Đoàn xã đưa nội dung giáo dục về DS trở thành nội dung được

quan tâm trong sinh hoạt thường kỳ của các chi đoàn.

Bà Trịnh Thị Hoàng - Chủ tịch Hội LHPN xã Liên Hiệp cũng cho hay, xác định chị em phụ nữ là đối tượng chủ yếu của chương trình DS - SKSS - KHHGĐ, những năm qua, Hội phụ nữ xã đã tăng cường công tác tuyên truyền và lồng ghép các hoạt động tuyên truyền vào các buổi họp chi hội, tổ hội và các cuộc họp Ban chấp hành phụ nữ xã; kết hợp tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ trong xã để chị em nên dừng lại ở việc sinh từ 1-2 con, để có điều kiện phục vụ gia đình và chăm sóc con cái.

Chị Nguyễn Thị M. (thôn Gân Reo) cho hay: “Tôi năm nay 45 tuổi, có 3 con gái rồi. Nói thật, lúc trước cũng định cố, biết đâu sinh được thằng con trai cho đủ nếp, đủ tẻ nhưng sau nhiều lần được nghe các chị phụ nữ, công tác dân số phân tích, tôi đã hiểu ra càng sinh nhiều con, càng khó thoát nghèo, lại không thể nuôi và chăm con tốt được nên năm ngoái, tôi đã quyết định đi triệt sản. Giờ thì vợ chồng tôi đã yên tâm làm ăn, lo cho các con ăn học thôi”.

THY VŨ

Page 6: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

6 THỨ BA 12 - 9 - 2017

BẠN CẦN BIẾT

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Người nhiễm HIV sử dụng thẻ BHYT để điều trị thuốc ARV từ ngày 1/1/2018

Bộ Y tế đã có Công văn số 4783/BYT-AIDS về việc đẩy mạnh công tác kiện toàn, thực hiện khám, chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS.

Nội dung Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT), từ năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn thành công tác kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS đáp ứng được các điều kiện khám chữa bệnh (KCB) HIV/AIDS qua Quỹ BHYT trước ngày 30/6/2016.

Tuy nhiên, đến nay tiến độ hoàn thành công tác kiện toàn các cơ sở điều trị còn chậm, chỉ có 67,5% các cơ sở điều trị HIV/AIDS hoàn thành việc kiện toàn, 37,7% các cơ sở điều trị cung cấp dịch vụ KCB HIV/AIDS qua BHYT. Nhiều tỉnh/thành phố có các cơ sở điều trị HIV/AIDS trực thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trung tâm y tế một chức năng và chưa có phương án kiện toàn phù hợp đáp ứng được các điều kiện KCB HIV/AIDS qua Quỹ BHYT. Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp thuốc ARV điều trị HIV/AIDS qua Quỹ BHYT từ ngày 1/1/2018.

Nhằm đảm bảo quyền lợi KCB BHYT cho người bệnh HIV/AIDS và cung cấp thuốc ARV điều trị HIV/AIDS qua BHYT từ ngày 1/1/2018, Bộ Y tế đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo Sở Y tế, BHXH tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai phương án trong việc tổ chức hệ thống y tế thực hiện nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh/thành phố đáp ứng được các điều kiện khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT.

Hoàn thành công tác kiện toàn và thực hiện KCB HIV/AIDS qua BHYT, cụ thể: Đối với các bệnh viện đang điều trị HIV/AIDS cần bổ sung hợp đồng KCB HIV/AIDS vào hợp đồng KCB BHYT hằng năm, triển khai cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS qua Quỹ BHYT, thời gian hoàn thành việc bổ sung hợp đồng KCB HIV/AIDS là trước ngày 30/9/2017; đối với các Trung tâm Y tế và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS: khẩn trương rà soát các điều kiện để ký hợp đồng KCB BHYT, bao gồm HIV/AIDS, với các cơ quan BHXH. Trường hợp không thể hoàn thành việc ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH trước ngày 30/10/2017, đề nghị Sở Y tế có kế hoạch tư vấn, chuyển người nhiễm HIV đang điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế một chức năng sang các bệnh viện đang triển khai điều trị HIV/AIDS qua BHYT.

Về tư vấn và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT: Triển khai các biện pháp và huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia và sử dụng thẻ BHYT cho điều trị thuốc ARV từ ngày 1/1/2018. Đồng thời, triển khai các biện pháp hỗ trợ, theo dõi người bệnh trong quá trình chuyển giao điều trị HIV/AIDS, không để tình trạng gián đoạn, bỏ điều trị do tác động của quá trình chuyển giao này.

AN NHIÊN

Ngày ít thì mười mấy cái, ngày nhiều có khi lên gần năm mươi cái. Việc làm của bà khiến nhiều người nghi ngờ bà

bị tâm thần, nhưng với bà, bà làm công việc này bằng cả tấm lòng của mình chỉ với mong muốn những chiếc kim tiêm đó không gây hại cho những người khác. Bà là Nguyễn Thị Gạo (54 tuổi, nhà ở Tổ dân phố 11, Phường II, TP Bảo Lộc), hiện là giáo viên của một trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Bảo Lộc.

Trong một dịp tình cờ, tôi gặp bà ở khu vực Công viên hồ Đồng Nai. Người phụ nữ ấy chìa ra cho tôi xem chiếc hộp nhựa đựng đầy kim tiêm đã qua sử dụng. Bà bảo: “Mấy hôm nay ít nên chỉ được chừng này, hai ngày nhặt được khoảng 40 chiếc. Những ngày nhiều, tôi có thể nhặt được gần cả trăm chiếc. Toàn bộ số kim tiêm đều do con nghiện ma túy sử dụng và vất lại tại chỗ”. Công việc này được bà Gạo làm khoảng 3 tháng nay. Lý do rất đơn giản, một lần đưa các em học sinh ra Công viên hồ Đồng Nai để thực hành môn nhiếp ảnh, bà thấy quá nhiều kim tiêm nên “khiếp quá”. Sau buổi thực hành đó, bà Gạo quyết định đi nhặt kim tiêm. Những ngày đầu, những chiếc kim tiêm vương vãi trên mặt đất, nhét dưới gốc cây được bà thu nhặt. Có ngày, số lượng kim tiêm có thể cân được gần cả ký. Lâu dần, bà bắt đầu mở rộng khu vực nhặt kim tiêm ra khu vực nghĩa trang liệt sỹ và một số nghĩa trang khác, khu vực đồi Hà Giang và các công viên, quảng trường nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực Công viên hồ Đồng Nai. Khi tôi hỏi bà có sợ không khi làm công việc này, bà nói: Không sợ mà chỉ thấy buồn! Buồn vì mặt trái của thành phố lại phơi bày ra ngay tại những nơi có nhiều người qua lại. Tôi chỉ muốn công việc mình làm giúp cho những khu vực này sạch sẽ hơn dưới mắt du khách và trẻ con có chỗ vui chơi mà không gặp nguy hiểm vì vô tình giẫm đạp kim tiêm.

Trong mắt nhiều người, bà Gạo như người bị tâm thần khi ngày ngày cứ lang thang khắp các nghĩa trang để nhặt kim tiêm. Bà chia sẻ: “Mọi người đều nghĩ tôi bị tâm thần nên mới vậy. Ngay cả con gái của tôi ban đầu cũng nghĩ vậy nên cứ khuyên bảo tôi, nhưng hiện giờ cháu

Người phụ nữ nhặt kim tiêmNhiều tháng nay, người phụ nữ ấy đã rong ruổi khắp những điểm “nóng” trên địa bàn TP Bảo Lộc để nhặt kim tiêm do con nghiện vứt sau khi sử dụng.

đã hiểu và thông cảm với công việc của mẹ. Tôi không ngại những người khác nghĩ gì về mình mà chỉ làm những việc mình thấy hữu ích”.

Chia sẻ cảm nghĩ về công việc mình làm, bà đưa ngón tay cái lên và mỉm cười: “Công việc này thật tuyệt vời!”. Tôi đã kiểm chứng thông tin từ một vài người về bà Gạo, nhiều ý kiến vẫn cho rằng bà “không bình thường” nhưng tôi vẫn quyết định viết bài về bà vì một lý do thật đơn giản: Dù bà như thế nào thì công việc

bà làm thật tuyệt vời và rất hữu ích, không xuất phát từ động cơ cá nhân hay vụ lợi vì bất cứ lý do gì. Nhiều lần, bà Gạo đã giáp mặt trực tiếp với những thanh niên tiêm chích ma túy. “Nhiều lúc, chúng vật vã sau cơn phê thuốc, tôi còn mua kẹo cho chúng ăn. Những lúc chúng tỉnh táo hơn, tôi lựa lời khuyên bảo chúng nó. Dẫu biết rằng khó có thể để thay đổi nhưng tôi vẫn đưa ra lời khuyên. Giờ thì chúng bớt vất kim tiêm bừa bãi rồi mà đã biết bỏ vào thùng tôi đặt tại khu vực này”. Nói về chiếc thùng đựng chất thải nguy hại này, bà Gạo cho biết đã đến Trung tâm Y tế Bảo Lộc để xin và treo ở một gốc cây tại Công viên hồ Đồng Nai. Mỗi ngày, bà Gạo đến đây thu gom rồi mang đến Bệnh viện II Lâm Đồng để bỏ vào thùng. Ban đầu, bảo vệ bệnh viện không cho bà vào để bỏ nhưng nay thì đã tận tình chỉ chỗ cho bà bỏ vào.

Với một chiếc lọ nhựa được che sau lớp túi ni lông màu đen, một cái kẹp gấp để đảm bảo an toàn, một chiếc khẩu trang y tế, ngày ngày, bà Gạo vẫn rong ruổi nhiều nơi để nhặt kim tiêm. Ai nghĩ sao bà mặc kệ, chỉ biết rằng công việc hữu ích thì bà cứ làm và tôi tin tưởng vào điều đó.

ĐÔNG ANH

Bà Gạo gắp một chiếc kim tiêm từ gốc cây do con nghiện bỏ lại. Ảnh: Đông Anh

Đều là dân chơi “hàng đá”, từ đầu tháng 6/2017 đến nay, nhóm nghi can đã gây ra hàng chục vụ trộm trên địa bàn TP Đà Lạt lấy đi nhiều tài sản để đổi ma túy đá.

Chiều ngày 8/9, Công an TP Đà Lạt đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với Phạm Thanh Tùng (SN 1996) hộ khẩu tại xã Hội Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An và Nguyễn Mạnh Trung (SN 1987) hộ khẩu tại 90 Phan Huy Chú, Tổ 5, khối 6, phường Khánh Xuân, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cả 2 cùng tạm trú tại TP Đà Lạt về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, điều tra từ nghi vấn nhóm đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm trên địa bàn, tối ngày 7/9, Công an TP Đà Lạt đã tiến hành triệu tập Tùng và Trung đến cơ quan công an để làm rõ. Tiến hành đấu tranh với Tùng, Trung và mở rộng điều tra, đêm ngày 7/9, Công an TP Đà Lạt tiếp tục triệu tập P.Q.D. (SN 1986) hộ khẩu tại huyện K’rông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, tạm trú Phường 8, TP Đà Lạt để làm việc.

Lời khai ban đầu của Tùng và Trung thể hiện, từ tháng 6/2017 đến nay, Tùng cầm đầu cùng Trung đã gây ra 13 vụ trộm cắp tài sản tại các nhà dân trên địa bàn TP Đà Lạt. Thủ đoạn của nhóm này là bất kể đêm hay ngày, thấy nhà dân nào sơ hở là đột nhập bằng cửa

thông gió, cửa sổ vào lấy tài sản gồm chim cảnh, tượng gỗ, điện thoại di động, tiền mặt… Toàn bộ tài sản lấy được các nghi can mang đổi lấy ma túy đá về sử dụng và D. được xác định là người cung cấp ma túy cho nhóm này.

Trong số 2 đối tượng đã bị cơ quan công an khởi tố thì Trung là người có 3 tiền án và 2 tiền sự gồm 1 tiền án cướp tài sản và 1 tiền án trộm cắp tài sản, bị TAND TP Buôn Mê Thuột xử

phạt tổng cộng 30 tháng tù giam. Cuối năm 2015 Trung đến Đà Lạt tiếp tục gây án trộm cắp tài sản và bị TAND TP Đà Lạt xử phạt 9 tháng tù giam, ra tù tháng 9/2016. Cả 2 đều nghiện ma túy, từng bị bắt buộc đi cai nghiện 2 năm nhưng đều tái nghiện.

Hiện Công an TP Đà Lạt đang mở rộng điều tra vụ án này.

MAI KHANH

Bắt nhóm nghiện gây ra hàng chục vụ trộm

Đối tượng Phạm Thanh Tùng tại hiện trường vụ trộm ở số 1 Lương Thế Vinh, Phường 3, TP Đà Lạt.

Đối tượng Nguyễn Mạnh Trungtại cơ quan công an.

Trong mắt nhiều người, bà Gạo như người bị tâm thần khi ngày ngày cứ lang thang khắp các nghĩa trang để nhặt kim tiêm. Bà chia sẻ: “Mọi người đều nghĩ tôi bị tâm thần nên mới vậy. Ngay cả con gái của tôi ban đầu cũng nghĩ vậy nên cứ khuyên bảo tôi, nhưng hiện giờ cháu đã hiểu và thông cảm với công việc của mẹ. Tôi không ngại những người khác nghĩ gì về mình mà chỉ làm những việc mình thấy hữu ích”.

Page 7: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

7 THỨ BA 12 - 9 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

“Bóng ma” đa cấp tái hiện Với vẻ ngoài hào nhoáng, một thanh niên

khoảng 30 tuổi tay xách cặp màu đen bước vào quán cà phê C. L gần ngã 5 Trường Đại học Đà Lạt, bên trong, có 13 sinh viên (phần lớn là nữ) đã ngồi chờ sẵn. Người này lần lượt bắt tay từng người trong nhóm, tự giới thiệu là giám đốc chi nhánh của một công ty chuyên cung cấp các mặt hàng mỹ phẩm, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Anh phân trần lý do đến trễ là phải gặp đối tác để ký hợp đồng với giá trị lớn. Đối lập với cử chỉ lưu loát, dứt khoát của vị giám đốc trẻ là sự lóng ngóng, rụt rè của nhóm “đối tác” tương lai. Cách ăn mặc, giao tiếp có phần vụng về của nhóm bạn trẻ cho thấy, hầu hết những sinh viên này đều là sinh viên năm nhất, đến từ vùng nông thôn, mới nhập học cách đây vài tuần. Trong số 13 người thì 11 người là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Vừa ngồi ghế, vị giám đốc lập tức “rót mật” vào tai người khác bằng những ngôn từ mĩ miều. Anh giới thiệu, đã tốt nghiệp đại học và có hai bằng đại học loại giỏi, gồm luật và kinh tế. Ra trường làm việc trong cơ quan nhà nước, vì lương “quá bèo” nên chỉ sau vài tháng anh đã nghỉ việc và đến với việc kinh doanh đa cấp. Vị giám đốc cũng không ngại ngần chỉ trích nặng nề những người làm xấu hình ảnh bán hàng đa cấp. Anh dẫn chứng đây là hoạt động đã được cả thế giới công nhận, pháp luật Việt Nam cho phép... Khi đã trấn an và đánh tan sự hoài nghi của nhóm bạn trẻ, người này ca ngợi những sản phẩm của công ty mình đang làm có hiệu quả tức thì, công dụng hoàn hảo, người sử dụng các loại mỹ phẩm này “lột xác” chỉ trong 10 ngày. “Mình cam đoan, khi dùng loại mỹ phẩm số 1 thế giới này lúc trở về nhà ba mẹ bạn nhìn thấy cứ ngỡ khách lạ đi lạc đường!..” - vị giám đốc trẻ quả quyết.

Sau hơn 30 phút phân tích những ưu điểm tuyệt đối của sản phẩm mà mình đang cung cấp, người này chuyển sang phần “trao cơ hội làm giàu” cho “đối tác”. Bây giờ, vị giám đốc trẻ hiện hình một người bán hàng đa cấp biến

Nỗi lo “bóng ma” đa cấpLợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều tân sinh viên, nhất là sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số mới lên TP Đà Lạt nhập học, một số đối tượng đã dụ dỗ, lôi kéo họ tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp biến tướng với những hứa hẹn đường mật, vẽ ra viễn cảnh giàu có trong tầm tay.

tướng, chẳng khác gì những người anh ta vừa lớn tiếng chỉ trích trước đó.

Theo người này, điều kiện để trở thành đối tác của công ty là mua sản phẩm để dùng thử. “Phải dùng thử để thấy được công dụng tuyệt vời của hãng mỹ phẩm của chúng ta. Một khi bạn đã “lột xác” rồi thì không cần phải mời, mọi người cũng lao tới xin tham gia...”. Người này đưa ra các gói để “đối tác” lựa chọn, thấp nhất là 6 triệu đồng, cao nhất lên tới hàng trăm triệu đồng. Tỉ lệ phần trăm và doanh thu mỗi tháng của “đối tác” sẽ tỉ lệ thuận với giá trị các gói sản phẩm bán ra, mua vào. Theo người này, thị trường Đà Lạt còn rất lớn, cơ hội để nhóm bạn trẻ trở thành giám đốc các chi nhánh đang trong tầm tay. Chỉ cần mời 50 người mua hàng là đủ điều kiện được công ty trao quyết định làm giám đốc chi nhánh. Lúc này, thu nhập lương và các khoản ngoài lương mỗi tháng ít nhất 100 triệu đồng. Kết thúc buổi gặp gỡ, người này nhấn mạnh: “Người thành công là người biết nắm bắt cơ hội, biến ước mơ trở thành hiện thực. Sự giàu sang, vinh quang hay nghèo đói là do bạn quyết định!”. Vị giám đốc

trẻ một lần nữa thúc giục mọi người giới thiệu bạn bè tham gia, đồng thời mời đến dự hội thảo để “nắm rõ chiến lược kinh doanh” của công ty vào tối thứ bảy tại một khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân, TP Đà Lạt.

Chị Thu, sinh viên năm ba, Trường Đại học Đà Lạt cho biết, chị thường xuyên bị bạn bè mời tham gia hội thảo của các công ty kinh doanh đa cấp, nhất là vào đầu những năm học mới. Mới đây, vì quá nể bạn mà chị đã tham dự một buổi hội thảo về thực phẩm chức năng. “Buổi hội thảo có khoảng 100 người tại một căn phòng chật chội. Tất cả các cửa đều bị khóa, mọi người không được sử dụng điện thoại, không quay phim, chụp ảnh. Kết thúc mỗi câu “có cánh”, mỗi đoạn của người thuyết trình là được một nhóm vỗ tay cổ vũ, tán dương. Họ mời mọc, lôi kéo mọi người mua hàng, bán hàng, giới thiệu người khác tham gia để trở thành “đối tác” của công ty!..” - chị Thu kể lại.

Phát hiện nhiều vụ đa cấp vi phạmNgày 25/8 vừa qua, Công an Phường

10, TP Đà Lạt nhận được trình báo của phụ huynh sinh viên Đinh Thị Bích Ngọc (Trường Đại học Đà Lạt) về việc chị Ngọc bị bạn dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp biến tướng. Theo gia đình, chị Ngọc gọi điện về nhà xin tiền với lý do là mượn điện thoại giá trị lớn của bạn rồi đánh mất, cần tiền mua điện thoại để đền. Gia đình đã lặn lội từ quê vào Đà Lạt tìm hiểu thì vỡ lẽ, chị Ngọc đã tham gia vào bán hàng đa cấp, mua gói sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Lô Hội (trụ sở tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh) 27 triệu đồng, đã thanh toán được 13 triệu đồng. Từ nguồn tin này, cơ quan Công an đã triệu tập những người liên quan làm việc và yêu cầu trả lại tiền cho chị Ngọc. Tiếp tục theo dõi hoạt động của công ty trên, ngày 30/8, Công an TP Đà Lạt đã phát hiện ông Nguyễn Tấn Minh (25 tuổi, tạm trú tại Đà Lạt), xưng là giám đốc chi nhánh Đà Lạt của Công ty TNHH Thương mại Lô Hội đang tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp chui trên đường Hùng Vương, Phường 10, TP Đà Lạt. Hội thảo này có hàng chục người tham gia, trong đó chủ yếu là sinh viên vừa lên Đà Lạt nhập học và người đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện Công an TP Đà Lạt đang hoàn tất hồ sơ để xử phạt hành chính ông Nguyễn Tấn Minh.

Trung tá Phạm Văn Huấn, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an TP Đà Lạt thông tin, tính đến đầu năm 2017, trên địa bàn Đà Lạt có 9 doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp, chủ yếu là thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Thời gian qua, lực lượng công an đã triệu tập một số người của các doanh nghiệp này để làm việc. Xử phạt hành chính 5 công ty về các hành vi kinh doanh không giấy phép, bán hàng không hóa đơn, tổ chức hội nghị, hội thảo trái phép… Công an TP Đà Lạt cũng đã chuyển 3 vụ lên Công an tỉnh Lâm Đồng để điều tra, xử lý theo thẩm quyền. “Phần lớn bán hàng đa cấp đã bị biến tướng theo kiểu người tuyến trên bóc lột người tuyến dưới. Lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước!..” - Trung tá Phạm Văn Huấn nói.

VĂN BÁU - KHẮC LỊCH

Trung tá Phạm Văn Huấn, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ.

Đó là trường hợp gia đình bà Đinh Thị Thúy và chồng là ông Bùi Văn Lượng (địa chỉ thửa 204, đường Đa Minh,

Phường 5, TP Đà Lạt). Theo thông tin bà Thúy cung cấp, vào đầu tháng 2/2017, gia đình bà mua miếng đất tại thửa 204, đường Đa Minh để xây nhà ở diện tích sàn rộng 119,1 m2 gồm 3 tầng (1 bán hầm, 1 trệt, 1 lầu). Tới ngày 1/3, UBND TP Đà Lạt cấp giấy phép xây dựng số: 158/GPXD. Trước khi cấp giấy phép Phòng quản lý đô thị (QLĐT) thành phố đã tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng thửa đất cụ thể và được duyệt trong hồ sơ taluy hiện hữu cao 3 m phía trước nhà với tổng lượng bê tông cốt thép (BTCT) xây kè chắn đất là 30,7 m3.

Sau khi bắt tay vào xây dựng nhà được khoảng hơn 1 tháng, gia đình bà Trần Nhược Uyên (41 tuổi, trú tại 33, nhà ở phía dưới nhà bà Thúy), do lo sợ ngôi nhà 3 tầng đè lên bờ taluy phía sau nhà bà Thúy cao 4,5 m gây nguy hiểm cho gia đình nên làm đơn khiếu nại lên UBND Phường 5 và TP Đà Lạt. Tới giữa tháng 5/2017, qua kiểm tra hiện trạng và nội dung làm việc với gia đình bà Đinh Thị Thúy và Trần Nhược Uyên, UBND TP Đà Lạt đã đánh giá: Sau khi

Xây nhà trên bờ taluy, cần giải pháp thiết kế từ đầuTrong kết cấu xây dựng tại TP Đà Lạt là có tới trên 60% nhà ở, công trình có hệ thống taluy, kè chắn từ thấp tới cao. Trong khi đó, quá trình xây dựng nhiều người dân thường không để ý tới các giải pháp thiết kế chịu lực nhà ở xây dựng trên bờ taluy ngay từ đầu. Nhiều vụ việc khi có khiếu nại, cơ quan chức năng buộc phải tạm đình chỉ xây dựng nhà vì nguy cơ gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận.

vị thiết kế gia cố khả năng chịu lực taluy thì tiếp tục sai sót dẫn tới kéo dài thời gian thi công. Cũng theo ông Hữu, việc thi công taluy, nhà ở của gia đình bà Thúy phức tạp do Công ty tư vấn thiết kế xây dựng thiết kế hồ sơ taluy thiếu trách nhiệm dẫn tới việc xây dựng kéo dài một phần. Cụ thể, sau khi tư vấn được duyệt giấy phép ngày 30/6, tới ngày 20/7 công ty tư vấn gửi văn bản đính chính thông tin với nội dung: thiết kế taluy BTCT cho gia đình bà Thúy chỉ nhằm mục đích tăng cường khả năng chịu lực ổn định và mang lại mỹ quan cho kè hiện hữu. Trong giải pháp thiết kế không tính tới tải trọng và áp lực khác tác động lên kè. “Hiện chúng tôi đang liên hệ Trung tâm kiểm định và tư vấn xây dựng - Sở Xây dựng Lâm Đồng để làm hồ sơ thiết kế taluy chịu lực cho gia đình bà Thúy. Sau khi có hồ sơ đầy đủ, chúng tôi sẽ duyệt cấp phép lại để gia đình thi công taluy, nhà ở trong thời gian sớm nhất” - ông Hữu cho biết.

Theo UBND TP Đà Lạt, hằng năm thành phố đều định kỳ cùng các ban, ngành liên quan tăng cường quản lý chất lượng xây dựng công trình tầng hầm, tường chắn đất, đập và taluy trên địa bàn từ khả năng chịu lực của tường, biện pháp thi công lấy đất, kiểm tra độ dốc thoát nước trong phạm vi xây dựng tầng hầm, tầng chắn... Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, rà soát thành phố cũng phát hiện một số hộ dân chưa liên hệ công ty thiết kế có chức năng thiết kế taluy, kè chắn đảm bảo khả năng chịu tải công trình xây dựng trên đất. C.THÀNH

“Trong GPXD UBND TP Đà Lạt cấp về mặt kết cấu chịu lực chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm. Theo đó, trường hợp nhà ở riêng lẻ xin cấp GPXD có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên thì hồ sơ thiết kế nhà ở, khả năng chịu lực ngôi nhà phải do tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hành nghề thiết kế và đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư phải ký xác nhận thống nhất nội dung bản vẽ và chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế, kết cấu chịu lực theo quy định của pháp luật”.

Ông Nguyễn Dương Trung Hữu - Phó Phòng QLĐT TP Đà Lạt

công trình nhà 3 tầng của bà Thúy hoàn thành sẽ có tải trọng tương đối lớn, có khả năng gây ảnh hưởng và mất ổn định cho taluy đá (xây từ năm 2009), gây nguy hiểm cho các công trình lân cận. Chính vì vậy, thành phố yêu cầu bà Thúy thương lượng với hộ bà Uyên để lập phương án thiết kế, cải tạo bờ taluy hiện trạng. Đồng thời, gia đình bà Thúy phải tạm thời dừng thi công tới khi có giấy phép mới.

Theo hướng dẫn của thành phố, bà Trần Nhược Uyên làm đơn đồng ý nhượng lại 2 m2 đất, trị giá 20 triệu đồng để bà Thúy xây dựng taluy chắn đất và đã được cấp Giấy phép xây dựng số 975/GPXD ngày 30/6/2017. Tới ngày 17/7/2017 gia đình bà Thúy, ông Lượng lấy nguyên vật liệu (xi măng, cát, đá, sắt) nhân

công... để thi công nhưng bà Uyên không đồng ý với lý do: trong giấy phép xây dựng Công ty tư vấn thiết kế xây dựng A.M thiết lập cho gia đình bà Thúy, việc gia cố taluy chỉ tăng cường khả năng chịu lực ổn định, hoàn toàn không tính toán đến tải trọng và áp lực khác tác động lên taluy. Và chỉ vì giấy phép gia cố taluy chịu lực cho ngôi nhà không đúng quy định, gia đình bà Thúy bị tạm đình chỉ xây dựng tới thời điểm này chưa thể thi công, gây tổn thất về thời gian, kinh tế gia đình không nhỏ.

Ông Hữu cho biết thêm, như vậy, chiếu theo trường hợp nhà bà Đinh Thị Thúy GPXD không có phương án thiết kế chịu lực cho taluy thứ 2, giáp nhà bà Uyên ngay từ đầu. Tới khi bà Uyên khiếu nại lên cơ quan chức năng mới liên hệ đơn

Page 8: Cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng Một ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25512_Bao_Lam_Dong_ngay_12_9_2017… · Phương hướng nhiệm

8 THỨ BA 12 - 9 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Vừa qua, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc có tiếp nhận hồ sơ nhận QSD đất của ông Phạm Nguyễn Nhật Trường và bà Nguyễn Thị Kiều Phượng đối với thửa đất số 280, tờ bản đồ số 8, diện tích 2.243 m2 đất CLN, tại xã Lộc Nga (thửa đất đã được cấp GCN QSD đất số P 817002 do UBND thị xã Bảo Lộc cấp ngày 8/9/1999). Thửa đất này được ông Phạm Nguyễn Nhật Trường và bà Nguyễn Thị Kiều Phượng nhận sang nhượng của hộ bà Lê Thị Lịch năm 2009 bằng giấy tay (có giao GCN), tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

Do bà Lê Thị Lịch đã chết theo giấy chứng tử số 19 quyển số 1/2007 xã Lộc Nga. Nay Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc thông báo: Các hộ gia đình nếu có tranh chấp thửa 280, tờ bản đồ số 8 xã Lộc Nga đã cấp cho hộ bà Lịch và những người có quyền lợi thừa kế thửa đất nêu trên, đề nghị liên hệ chi nhánh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc, UBND xã Lộc Nga, nếu các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ cũng như không có bất kỳ khiếu nại, phản ánh nào liên quan đến thửa đất nói trên thì chi nhánh sẽ tiến hành lập thủ tục đăng ký QSD đất cho ông Phạm Nguyễn Nhật Trường và bà Nguyễn Thị Kiều Phượng theo quy định.

Mọi thắc mắc, kiến nghị về sau Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố

Bảo Lộc không giải quyết.

Vừa qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc có tiếp nhận hồ sơ nhận QSD đất của ông Lê Văn Biên cùng vợ bà Lê Thị Đát đối với thửa đất 316, tờ bản đồ số 9 (F,133,III), diện tích 1.949 m2 đất CLN, tại phường Lộc Tiến (thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSD đất số K 672842 do UBND thị xã Bảo Lộc cấp ngày 27/8/1997). Thửa đất này được ông Lê Văn Biên cùng vợ bà Lê Thị Đát nhận sang nhượng của hộ bà Đỗ Thị Minh Hiếu năm 1998 bằng giấy tay (có giao GCN), tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục theo quy định.

Nay Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc thông báo: hộ bà Đỗ Thị Minh Hiếu đang ở đâu đề nghị liên hệ chi nhánh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc, UBND phường Lộc Tiến, nếu hộ bà Hiếu, các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ cũng như không có bất kỳ khiếu nại, phản ảnh nào liên hệ đến thửa đất nói trên thì chi nhánh sẽ tiến hành lập thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất cho hộ ông Lê Văn Biên cùng vợ bà Lê Thị Đát theo quy định.

Mọi thắc mắc, kiến nghị về sau Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc không giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

... nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu chi bộ trong vùng đồng bào DTTS. Trong đó phải kể đến đồng chí Lơ Mu Ha Pôl - Bí thư Chi bộ thôn Đạ Nghịt 1, người luôn gương mẫu, hết lòng vì bà con, thôn bản, kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác bảo vệ, quản lý rừng đến từng người dân. Đồng thời tính dân chủ trong sinh hoạt chi bộ luôn được phát huy, mọi đảng viên đều được nói lên ý kiến của mình và kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của người dân báo cáo với chi bộ tìm phương hướng giải quyết hoặc kịp thời báo cáo tình hình lên cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Nhắc đến dấu ấn của đảng viên vùng đồng bào DTTS ở xã Lát, Chi bộ thôn Păng Tiêng là điển hình đáng được ghi nhận với 5 đồng chí, trong đó 4 đảng viên chính thức và 1 đảng viên dự bị đều là người đồng bào DTTS. Với 147 hộ dân, 623 nhân khẩu sinh sống chủ chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, Chi bộ thường xuyên sâu sát với bà con để khắc phục những khó khăn, kịp thời nắm bắt những kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hay ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để tìm một hướng đi mới cho thôn. Bí thư Chi bộ thôn Păng Tiêng - R’Ông K Thiết cho biết, trước đây, đời sống của người dân còn nhiều vất vả, nhưng thời gian gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cuộc sống đã được cải thiện rất nhiều. Và, những đảng viên trong Chi bộ luôn gương mẫu để bà con noi theo. Đồng thời, không ngừng tuyên truyền, vận động các thanh niên trong thôn phải tích cực lao động sản xuất, không được rượu chè, gây mất trật tự, vi phạm pháp luật …

Bí thư Chi bộ R’Ông K Thiết tâm sự: “Là người đứng đầu Chi bộ, thời gian qua, tôi cùng các đảng viên khác thường xuyên đến tận nhà gặp từng người để tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Cách làm của các đảng viên trong chi bộ là thường lấy ngay ví dụ hai hộ dân, một hộ khá giả và một hộ dân toàn những lao động khỏe mạnh nhưng lười lao động. Khi đó chúng tôi sẽ phân tích rằng tiền bạc làm ra phải từ mồ hôi nước mắt chứ không phải từ trên trời rơi xuống, xe máy, ti vi, tủ lạnh họ mua được đều là nhờ tích cực lao động, không ai cho mình cả”.

ĐỨC TÚ

Dấu ấn phát triểnđảng viên... TIẾP TRANG 2Châu Á - Thái Bình Dương không thể đạt thỏa thuận thay TPP trong 2017

Các bộ trưởng kinh tế tới từ 16 nước châu Á - Thái Bình Dương đang đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại thủ đô Manila của Philippines ngày 10/9 thừa nhận sẽ không đạt được một thỏa thuận trong năm nay.

Các bộ trưởng kinh tế đang tham gia đàm phán RCEP - một thỏa thuận thương mại thay thế Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cho biết họ sẽ cố gắng đạt được tiến triển quan trọng trong các cuộc thương lượng muộn nhất là trong tháng 11, thời điểm lãnh đạo 16 nước sẽ nhóm họp tại Manila.

Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Thương mại Philippines Ceferino Rodolfo nhận định RCEP là “lựa chọn duy nhất căn cứ vào các cuộc đàm phán TPP hiện nay”.

Tuy nhiên, quan chức này cho biết 16 nước tham gia RCEP đã từ bỏ mục tiêu đạt được thỏa thuận này trong năm nay, do khác biệt trong các mục tiêu giảm hoặc cắt bỏ thuế, cũng như việc mở cửa các dịch vụ.

RCEP là hiệp định giữa 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và

Nga chuẩn bị đưa 175 chuyên gia rà phá bom mìn tới SyriaReuters đưa tin ngày 11/9, Hãng thông tấn

Interfax dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này chuẩn bị đưa 175 kỹ sư rà phá bom mìn tới thành phố Deir al-Zor của Syria để tiến hành công tác tháo gỡ bom mìn.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo nhóm đầu tiên gồm 40 kỹ sư đã được triển khai tới căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria.

Trước đó, ngày 9/9, quân đội Syria và lực lượng vũ trang đối lập đã mở các đợt tấn

công riêng rẽ nhằm vào những cứ điểm của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại tỉnh Deir al-Zor với mục tiêu thu hẹp sự kiểm soát của nhóm này ở khu vực gần biên giới với Iraq.

Theo hãng tin SANA, quân đội Syria đã tấn công và phá vỡ vòng vây của IS với một căn cứ không quân ở phía Đông thành phố Dier ez-Zor. Theo đó, lực lượng hỗ trợ từ khu vực nghĩa trang phía Nam thành phố phối hợp

với lực lượng phòng thủ căn cứ đã phá vỡ vòng vây của IS.

Diễn biến này đã giúp quân đội Syria hiện có thể kết nối toàn bộ những khu vực mà họ kiểm soát ở phía Tây thành phố.

Bên cạnh đó, quân đội Syria cũng chiếm lại được giếng dầu ở Tây Nam thành phố cùng một phần tuyến đường cao tốc tới thành phố al-Mayadeen, nơi có nhiều tay súng IS đang cố thủ. TTXVN

Ông Tan Chuan Jin được bầu làm tân Chủ tịch Quốc hội SingaporeTheo phóng viên TTXVN tại Singapore,

ngày 11/9, ông Tan Chuan Jin, nguyên Bộ trưởng Phát triển Gia đình và Xã hội Singapore đã chính thức được bầu làm Chủ tịch Quốc hội của nước này thay bà Halimah Yacob.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước

đó đã công bố quyết định đề cử ông Tan Chuan Jin vào vị trí đứng đầu cơ quan lập pháp và nhận được sự ủng hộ của đại đa số các nghị sỹ Quốc hội.

Ông Tan Chuan Jin, từng lần lượt đảm nhiệm các cương vị Bộ trưởng Bộ Nhân lực

và Bộ trưởng Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội Singapore.

Trước đó, ngày 7/8 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Singapore Halimah Yacob đã từ chức để tham gia tranh cử Tổng thống.

TTXVN

6 đối tác đối thoại bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Do đó, RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của ASEAN với các đối tác, là khối thương mại chiếm 50% dân số thế giới và 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Khác với Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên

Thái Bình Dương (TPP), RCEP không yêu cầu các nước thành viên tuân thủ các điều khoản về bảo vệ quyền lao động, nâng cao tiêu chí về môi trường.

Nhưng cũng giống như TPP, đàm phán RCEP gặp phải nhiều trở ngại lớn trước khi đi tới thỏa thuận cuối cùng.

TTXVN

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Trùng Khánh,Tây nam Trung Quốc ngày 9/8. (Nguồn: THX/TTXVN)