14
BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 www.wvi.org/vietnam Mọi thông tin trong Báo cáo Tổng kết 2014 thuộc bản quyền của Tầm nhìn Thế giới Việt Nam. Tầm nhìn Thế giới Việt Nam Tầng 4, Tòa nhà HEAC 14-16 Hàm Long, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam Tel: (84-4) 3943 9920

BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 www.wvi.org/vietnam

Mọi thông tin trong Báo cáo Tổng kết 2014 thuộc bản quyền của Tầm nhìn Thế giới Việt Nam.

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam Tầng 4, Tòa nhà HEAC 14-16 Hàm Long, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam Tel: (84-4) 3943 9920

Page 2: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

NỘI DUNG Phạm vi hoạt động

Thông điệp từ Trưởng đại diện

Mục tiêu 1 Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục cho trẻ em, bao gồm đào tạo nghề

Mục tiêu 2 Giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Mục tiêu 3 Nâng cao năng lực cho cộng đồng và đối tác địa phương nhằm cải thiện an sinh trẻ em

Mục tiêu 4 Thúc đẩy quyền trẻ em

Mục tiêu 5 Nâng cao năng lực cho cộng đồng để quản lý rủi ro thảm họa/khủng hoảng

2 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 3

Thành tựu 2014

4 5

6

7

9

10

11

12

Vì một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em, Và những tấm lòng thiện chí biến mong ước đó thành hiện thực.

Tầm nhìn

Tầm nhìn Thế giới là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực hiện các chương trình cứu trợ và phát triển nhằm cải thiện chất lượng sống cho cộng đồng, đặc biệt là trợ giúp trẻ em, người nghèo và những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Tầm nhìn Thế giới hoạt động phục vụ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, dân tộc hay giới.

Lịch sử phát triển

Tầm nhìn Thế giới hoạt động tại Việt Nam từ năm 1990, cho tới nay đã đầu tư hơn 220 triệu đô la vào công tác cứu trợ và các chương trình phát triển tại 15 tỉnh, thành trên khắp Việt Nam.

Giá trị cốt lõi Tầm nhìn Thế giới được thôi thúc và khích lệ bởi tình yêu, sự thương cảm và quan tâm đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với người nghèo, người thiệt thòi và trẻ em.

Các tiến bộ về an sinh trẻ em

Chương trình chủ đạo 8

13

Câu chuyện nổi bật 14

Hướng tới sự phát triển toàn diện 15

Sự tham gia của trẻ em 16

Người khuyết tật 16

Bình đẳng giới 18

HIV/AIDS 19

Phát triển nông nghiệp & kinh tế, Tài chính vi mô 20

Viện trợ bằng hàng hóa 21

Phòng chống mua bán người 21

Đối tác 23

Nhà tài trợ 24

Nhân viên 25

Trách nhiệm giải trình 26

Chiến lược Quốc gia 2015-2017 27

- Tầm nhìn Thế giới là một tổ chức Cơ đốc - Chúng tôi quý trọng con người - Chúng tôi cam kết phục vụ người nghèo - Chúng tôi có trách nhiệm với nguồn lực được giao phó - Chúng tôi là đối tác bình đẳng - Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp

Page 3: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

4 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 5

Chương trình Phát triển vùng (CTPTV) Tỉnh/Thành phố

1 CTPTV Bắc Bình Bình Thuận 2 CTPTV Hàm Thuận Bắc Bình Thuận 3 CTPTV Hòa Vang Đà Nẵng 4 CTPTV Sơn Trà Đà Nẵng 5 CTPTV Đắk R’lấp Đăk Nông 6 CTPTV Điện Biên Đông Điện Biên 7 CTPTV Mường Chà Điện Biên 8 CTPTV Tủa Chùa Điện Biên 9 CTPTV Tuần Giáo Điện Biên

10 CTPTV Đô thị Ngô Quyền Hải Phòng 11 CTPTV Đô thị Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh 12 CTPTV Đô thị Quận 4 TP. Hồ Chí Minh 13 CTPTV Lạc Sơn Hòa Bình 14 CTPTV Mai Châu Hòa Bình 15 CTPTV Yên Thủy Hòa Bình 16 CTPTV Tiên Lữ Hưng Yên 17 CTPTV Hiên Quảng Nam 18 CTPTV Nam Giang Quảng Nam 19 CTPTV Nông Sơn Quảng Nam 20 CTPTV Phước Sơn Quảng Nam 21 CTPTV Tiên Phước Quảng Nam 22 CTPTV Trà My Quảng Nam 23 CTPTV Quế Sơn Quảng Nam 24 CTPTV Minh Long Quảng Ngãi 25 CTPTV Sơn Tây Quảng Ngãi 26 CTPTV Trà Bồng Quảng Ngãi 27 CTPTV Đakrông Quảng Trị 28 CTPTV Hải Lăng Quảng Trị 29 CTPTV Hướng Hóa Quảng Trị 30 CTPTV Triệu Phong Quảng Trị 31 CTPTV Vĩnh Linh Quảng Trị 32 CTPTV Bá Thước Thanh Hóa 33 CTPTV Bắc Cẩm Thủy Thanh Hóa 34 CTPTV Nam Cẩm Thủy Thanh Hóa 35 CTPTV Lang Chánh Thanh Hóa 36 CTPTV Như Xuân Thanh Hóa 37 CTPTV Quan Hóa Thanh Hóa 38 CTPTV Quan Sơn Thanh Hóa 39 CTPTV Thường Xuân Thanh Hóa 40 CTPTV Như Thanh Thanh Hóa 41 CTPTV Na Hang Tuyên Quang 42 CTPTV Lục Yên Yên Bái 43 CTPTV Trạm Tấu Yên Bái 44 CTPTV Trấn Yên Yên Bái 45 CTPTV Văn Chấn Yên Bái 46 CTPTV Văn Yên Yên Bái 47 CTPTV Yên Bình Yên Bái

Dự án đặc biệt Tỉnh/Thành phố 1 Nâng cao năng lực cấp cơ sở huyện Phù Cừ Hưng Yên 2 Sự khởi đầu mới cho trẻ em Hải Phòng 3 Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hà Nội

4 Phát triển kinh tế cho các hộ nghèo tại Lạc Sơn, Tủa Chùa

Hòa Bình, Điện Biên

5 Dự án tuổi thơ - Phòng ngừa nguy cơ xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em

Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh

6 Tăng cường năng lực phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa

7 Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV Hải Phòng

8 Chương trình Chấm dứt mua bán người Quảng Trị, Quảng Nam, Yên Bái

9 Nước uống an toàn cho cộng đồng dễ bị tổn thương mùa lũ lụt Quảng Trị

10 Nước sạch và vệ sinh môi trường có sự tham gia của cộng đồng Quảng Trị

11 Vận động chính sách bảo vệ trẻ em Yên Bái

12 Mô hình cung cấp năng lượng tái tạo do cộng đồng quản lý cho các thôn khó khăn tại Việt Nam

Hòa Bình

13 Dự án Sáng kiến hỗ trợ trong chăn nuôi Quảng Trị, Hòa Bình

14 Dự án Các sáng kiến bảo vệ môi trường Quảng Trị

15 Các giải pháp lồng ghép và bền vững về năng lượng sạch cho Việt Nam Quảng Nam

16 Tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai Hải Phòng

17 Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Điện Biên

18 Sức khỏe trẻ em toàn cầu Quảng Trị, Điện Biên

THÔNG ĐIỆP TỪ TRƯỞNG ĐẠI DIỆN

“Tôi vô cùng phấn khởi trước những tác động tích cực mà dự án của Tầm nhìn Thế giới đã mang lại cho hơn

3 triệu trẻ em trên đất nước Việt Nam trong năm 2014, trong đó, 975.336 trẻ hưởng lợi trực tiếp và

2.102.297 trẻ hưởng lợi gián tiếp.”

Những thành tựu quan trọng được phản ánh trong các số liệu liên quan đến tình trạng an sinh trẻ em tại 47 Chương trình Phát triển vùng (CTPTV) của chúng tôi. Về y tế, chúng tôi hỗ trợ 755 CLB dinh dưỡng duy trì hoạt động nhằm cung cấp cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ những kiến thức và thực hành dinh dưỡng cần thiết, góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ thấp còi từ 34% xuống còn 33,4%. Về giáo dục, Phương pháp học tập tích cực cùng mô hình CLB đọc sách của trẻ được nhân rộng tại các CTPTV, nâng tỷ lệ trẻ có khả năng đọc hiểu thành thạo từ 71% lên 74%. Bên cạnh đó, 798 CLB trẻ em tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của trẻ tại 34 CTPTV. Trẻ được trực tiếp thực hiện 144 dự án nhỏ, qua đó trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cũng như các kỹ năng sống thiết thực. 2014 là năm chúng tôi đẩy mạnh công tác vận động chính sách nhằm tạo ra những tác động bền vững hơn trên phạm vi rộng hơn. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Bộ Y tế là những đối tác của chúng tôi trong dự án xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ và Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi – hai giải pháp cơ bản cho vấn đề suy dinh dưỡng.

Chúng tôi cũng tích cực đề xuất các kiến nghị đến Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội trong quá trình hoàn thiện sửa đổi Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em dựa trên những kinh nghiệm của chúng tôi tại cộng đồng. Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng do chúng tôi khởi xướng tiếp tục được củng cố và mở rộng tới tỉnh Bình Thuận. Để đạt được những thành tựu trên, không thể không kể đến sự đóng góp quý báu của các nhà tài trợ tại 12 quốc gia, Cơ quan Phát triển quốc tế Úc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc cũng như các trường học, nhà thờ và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng đánh giá cao sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các cơ quan Chính phủ của Việt Nam và sự tận tâm của các nhân viên TNTGVN trong năm vừa qua. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc tới Quý vị đã đồng hành cùng chúng tôi trong nỗ lực đảm bảo cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho tất cả trẻ em Việt Nam.

E. Daniel Selvanayagam Trưởng đại diện

HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Page 4: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 7 6 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014

3.077.633 trẻ em được hưởng lợi

từ các dự án trên cả nước, trong đó:

975.336 trẻ hưởng lợi trực tiếp,

2.102.297 trẻ hưởng lợi gián tiếp.

151.564 trẻ em được hỗ trợ tiếp

cận giáo dục chất lượng hơn.

120.137 trẻ em cải thiện tình

trạng dinh dưỡng và sức khỏe nhờ được

tiếp cận với nước sạch và môi trường vệ

sinh hơn.

975.336 trẻ em được lắng nghe và

quyền của các em được tôn trọng và bảo

vệ.

140.448 trẻ dễ bị tổn

thương và trẻ đăng ký được

hưởng lợi trực tiếp từ những sáng kiến do

cộng đồng làm chủ.

167.454 trẻ em trong trường học

và cộng đồng hiểu về rủi ro thiên tai và

biến đổi khí hậu, cách phòng tránh và

cách ứng phó khi thiên tai xảy đến.

THÀNH TỰU 2014 CÁC TIẾN BỘ VỀ AN SINH TRẺ EM

34,0

%

19,4

%

8,5

%

33,4

%

18,1

%

7,7

%

0%

10%

20%

30%

40%

Prevalence of

stunting inchildren under 5

Prevalence of

underweight inchildren under 5

Prevalence of

wasting inchildren under 5

FY13

FY14

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tại tất cả CTPTV

Thấp còi Nhẹ cân Gầy còm

Năm 2014, tỷ lệ trẻ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm giảm lần lượt 0,6%, 1,3% và 1,2%.

Tỷ lệ trẻ đọc hiểu thành thạo tại tất cả CTPTV

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Registered Children

Non-Registered Children

Disabled Children

Non-Disabled Children

Ethinic Minority Children

Kinh Children

Boys

Girls

All children FY14

FY13

Tất cả Nữ

Nam Trẻ dân tộc Kinh

Trẻ dân tộc thiểu số

Trẻ khuyết tật Trẻ không bị khuyết tật

Trẻ không đăng ký

Trẻ đăng ký

Năm 2014, tỷ lệ trẻ 11 tuổi có khả năng đọc hiểu thành thạo tăng 3,7%, tỷ lệ nhập học ở trẻ dân tộc thiểu số tăng 3,4%.

Số dự án do cộng đồng thực hiện

0

10

20

30

40

50

60

Nort

h

Die

n B

ien

Yen B

ai

Than

h

Hoa

Quan

g

Tri

Quan

g

Nam

South

FY13

FY14

Miề

n Bắ

c

Điệ

n Bi

ên

Yên

Bái

Than

h H

óa

Quả

ng T

rị

Quả

ng N

am

- Đà N

ẵng

Miề

n N

am Vùng

Năm 2014 có 144 dự án do trẻ khởi xướng, tăng 38% so với tổng số dự án trong năm 2013 nhằm phát huy tiềm năng và tài năng của trẻ.

*Báo cáo An sinh trẻ em Năm 2014 được đăng tải tại www.wvi.org/vietnam

2013

2014

2013 2014

2014

2013

Page 5: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 9

CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐẠO Trong năm 2014, Tầm nhìn thế giới tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ trẻ em và cộng đồng ở những khu vực khó khăn và nghèo đói nhất cả nước. Cộng đồng được tạo điều kiện tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án cùng với chính quyền và các bên liên quan.

CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO TRẺ EM, BAO GỒM ĐÀO TẠO NGHỀ Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể về giáo dục khi tỷ lệ trẻ nhập học tại các trường tiểu học tăng lên mức 98%. Tuy nhiên, một số thách thức trong việc cải thiện chất lượng giáo dục vẫn còn tồn tại như giáo trình học chưa phù hợp và thiết thực với học sinh, cơ sở vật chất chưa đầy đủ và phương pháp dạy học truyền thống cản trở khả năng tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh. Trong nhiều năm qua, Tầm nhìn Thế giới không chỉ tập trung đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em mà còn hỗ trợ Chính phủ cải thiện hệ thống giáo dục thông qua nhiều sáng kiến đa dạng.

“Sau khi tốt nghiệp khóa học chế tác đồ gỗ, nhóm 6 người chúng tôi góp vốn mở một cửa hàng đồ gỗ. Công việc buôn bán tới nay vẫn thuận lợi; mỗi tháng, thu nhập của chúng tôi ổn định ở mức 2.500.000 VNĐ. Hiện tại, cả 6 thành viên đang tích góp thêm vốn để mở rộng quy mô trong năm sau. Nếu kế hoạch thành hiện thực, có thể chúng tôi sẽ tạo được công ăn việc làm cho 10 thợ nữa”, anh Nguyễn Trí Thành, Thôn 4, xã Yên Thái chia sẻ.

Các can thiệp chính Hỗ trợ cá nhân hay tổ nhóm điều hành Nhóm trẻ gia đình tư thục tại các địa bàn không có nhà trẻ để chăm sóc tốt hơn nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Tập huấn cho giáo viên mầm non Phương pháp lấy trẻ làm trọng tâm, giúp họ xây dựng giáo án có đan xen âm nhạc, trò chơi và các hoạt động phát triển khả năng ngôn ngữ để tăng cường tính tương tác trong lớp học cho học sinh tại 39 CTPTV. Tập huấn cho 26 Bà mẹ trợ giảng về phương pháp rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ giữa giáo viên người Kinh và trẻ dân tộc thiểu số tại các trường mầm non. Tăng cường sự phối hợp giữa Ban phụ huynh-giáo viên với nhà trường trong các hoạt động như thiết kế dụng cụ dạy học, thúc đẩy đối thoại giữa phụ huynh, xây dựng thư viện thân thiện và gây quỹ duy trì hoạt động cho các CLB trẻ em tại 136 trường học. Thành lập 85 CLB đọc sách của trẻ giúp trẻ có cơ hội đọc sách ngoài giờ học để nâng cao khả năng đọc hiểu và 17 Thư viện thân thiện với trẻ giúp trẻ phát triển thói quen và kỹ năng đọc sách. Tổ chức Đào tạo nghề cho 580 thanh, thiếu niên bỏ học dựa trên nguyện vọng, năng lực cá nhân cũng như nhu cầu của thị trường lao động.

Kết quả nổi bật Tăng tỷ lệ nhập học của trẻ ở cấp mầm non. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi nhập học đạt 66-100% tại 26 CTPTV so với mức 60-100% trong năm 2013. Đây là kết quả cúa sự cải tiến trong phương pháp dạy học, cơ sở vật chất và chất lượng bữa ăn. Tăng số trẻ có khả năng đọc hiểu ở tuổi 11. Trong năm 2014, 5.955 trẻ 11 tuổi được đánh giá có khả năng đọc hiểu thành thạo, tăng 3,7% so với kết quả khảo sát năm 2013. Trẻ yêu thích việc đọc sách. Khoảng 50.000 học sinh tại 37 CTPTV được tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú, được tham gia vào các buổi đọc sách và nhiều hoạt động liên quan khác tại CLB đọc sách, Thư viện thân thiện với trẻ và các lớp học áp dụng Phương pháp lấy trẻ làm trọng tâm. Thanh thiếu niên có việc làm và thu nhập ổn định. Tính đến nay, 363 thanh, thiếu niên đã hoàn thành các khóa đào tạo nghề do Tầm nhìn Thế giới tổ chức tại 14 CTPTV có thu nhập ổn định ở mức 100-200 USD/tháng.

Nhằm đảm bảo an sinh cho trẻ em cùng gia đình và cộng đồng của trẻ, chúng tôi tập trung nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng, cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng, cải thiện nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo vệ quyền trẻ em, xây dựng năng lực, giảm thiểu rủi ro thiên tai cùng nhiều sáng kiến phát triển khác.

Page 6: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

10 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 11

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CỘNG ĐỒNG VÀ ĐỐI TÁC ĐỊA PHƯƠNG NHẰM CẢI THIỆN AN SINH TRẺ EM

GIẢM TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

Năm 2014 ghi nhận sự giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự hạn chế về kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người chăm sóc trẻ, chất lượng dịch vụ y tế thấp, hạn chế trong năng lực của các cán bộ y tế địa phương và các vấn đề vẫn còn tồn đọng về nước sạch và vệ sinh môi trường. Trong bối cảnh đó, Tầm Nhìn Thế Giới đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều dự án về dinh dưỡng và y tế nhằm giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, đặc biệt tại các khu vực miền núi.

“Từ ngày tham gia CLB, tôi học được rất nhiều kiến thức về cách chăm sóc các con. Tôi thực hành phân loại thức ăn theo 4 nhóm dinh dưỡng, thay đổi các món ăn thường xuyên để các cháu ăn được nhiều hơn và hấp thụ tốt hơn. Ví dụ, khi con tôi được 7-12 tháng tuổi, tôi nấu bột cho cháu thay vì nhai mớm cơm cho cháu như trước đây”, chị Thiện, thành viên của CLB Dinh Dưỡng An Tảo tại CTPTV Tiên Lữ, cho biết.

Các can thiệp chính Thành lập 755 Câu lạc bộ Dinh dưỡng với sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Các hoạt động về sức khỏe và dinh dưỡng đều do chính các thành viên tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, qua đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho con em mình.

Áp dụng Phương pháp tiếp cận lồng ghép để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, trong đó có các can thiệp về Nông nghiệp và Kinh tế (vật nuôi cung cấp chất béo và đạm, gạo và các cây lương thực cung cấp tinh bột, rau cung cấp vitamin). Các thành viên CLB Dinh dưỡng còn lập ra các nhóm tiết kiệm, cùng góp vốn cho nhau vay để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình cũng như giải quyết các nhu cầu khác.

Giảm số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi. Chỉ trong một năm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 4,6% tại những địa phương có mô hình CLB Dinh dưỡng được vận hành hiệu quả.

Kết quả nổi bật

Bà mẹ và trẻ em được bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm

Triển khai Mô hình giáo dục phục hồi dinh dưỡng

cho trẻ thông qua học và làm theo điển hình tích

cực (PD/Hearth) tại 8 CTPTV nhằm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân.

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi tại 6 CTPTV với liệu pháp bù nước, bổ sung kẽm và bồi dưỡng thức ăn phù hợp. 267 thôn thuộc 21 CTPTV được hỗ trợ cải thiện nguồn nước sạch và vệ sinh thông qua mô hình Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ.

Áp dụng Truyền thông thay đổi hành vi, Xây dựng năng lực song song với việc tổ chức các khóa tập huấn về dinh dưỡng và y tế tại 39 CTPTV nhằm trang bị cho đối tác địa phương và người chăm sóc trẻ các kiến thức về thực hành nuôi dưỡng trẻ.

“Nhờ có chương trình hỗ trợ, thôn của tôi đã huy động được sự tham gia và đóng góp của người dân địa phương để hoàn thành 300 mét đường bê tông xi măng. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục xây thêm 900 mét đường nữa vào năm sau”, anh Ngân Văn Dương chia sẻ tại cuộc họp các Ban Phát triển thôn bản trên địa bàn CTPTV Quan Hóa vào tháng 7/2014.

Song song với những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Tầm Nhìn Thế Giới đã và đang phối hợp với các đối tác và người dân trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển tại địa phương.

Các can thiệp chính

Cùng với việc người dân ngày càng ý thức rõ hơn về vai trò của bản thân như một chất xúc tác quan trọng trong sự phát triển của chính họ, Tầm Nhìn Thế Giới đã tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực và trao quyền cho cộng đồng tại địa phương để trang bị cho họ những kỹ năng và sự tự tin cần thiết.

Kết quả nổi bật

Trẻ tăng cân. Trong năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 3% tại các CTPTV có CLB Dinh dưỡng vận hành hiệu quả. Đáng lưu ý là tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 15%-20% tại 29 trung tâm thực hành Mô hình giáo dục phục hồi dinh dưỡng cho trẻ thông qua học và làm theo điển hình tích cực. Trẻ hưởng lợi từ việc cải thiện thực hành dinh dưỡng và nuôi dưỡng. 15.000 thành viên của 755 CLB Dinh dưỡng được trang bị kiến thức về dinh dưỡng và thực hành nuôi dưỡng trẻ, từ đó biết cách lựa chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Tăng thu nhập, tăng thực phẩm dinh dưỡng. Nhờ thu nhập được cải thiện, 36% khách hàng Tài chính Vi mô đã có thể bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày cho con em mình. Cải thiện tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường. CTPTV Hiệp Đức, Trấn Yên và Lang Chánh đã có những cải thiện đáng kể với tỷ lệ người dân sử dụng nhà vệ sinh đạt chuẩn tăng lần lượt là 23,3%, 17% và 16,2%.

Số lượng Ban Phát triển thôn bản (VDB) vận hành hiệu quả đạt 431 trong năm 2014. VDB là một loại hình tổ chức dựa vào cộng đồng với thành viên là các lãnh đạo và người dân địa phương, chịu trách nhiệm dẫn dắt quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các Sáng kiến phát triển cộng đồng (CDI). Sáng kiến phát triển cộng đồng là dự án nhỏ do cộng đồng thiết kế và thực hiện dưới sự dẫn dắt của các thành viên VDB. 410 CDI đã được thực hiện trong năm 2014, giúp giải quyết nhu cầu cho các hộ gia đình, đặc biệt là trẻ em, dễ bị tổn thương nhất.

Lãnh đạo và thành viên cộng đồng được trao quyền. 1.831 thành viên của các VDB và các Ban Quản lý cấp huyện, xã được tập huấn về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như các hiểu biết cơ bản về an sinh trẻ em. Nhiều sáng kiến cộng đồng nhằm hỗ trợ những trẻ dễ bị tổn thương nhất. Các CTPTV đã phối hợp cùng VDB và người dân thực hiện các sáng kiến đáp ứng nhu cầu của trẻ, ưu tiên những trẻ dễ bị tổn thương nhất. Các sáng kiến bao gồm tổ chức hoạt động thể thao, vui chơi cho trẻ nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi và các dịp lễ, Tết, xây dựng sân chơi an toàn và góc học tập cho trẻ trong trường học và cộng đồng, v.v.. Cộng đồng địa phương đóng góp cho các dự án. Từ việc Tầm nhìn Thế giới tài trợ 100% ngân sách dự án, tính làm chủ của cộng đồng đang ngày càng được nâng cao với tỷ lệ đối ứng từ cộng đồng trong các CDI đạt mức 40-80%. Trong năm 2014, 154.796 USD đã được người dân đầu tư cho công tác phát triển ở địa phương của họ.

Page 7: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

12 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 13

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CỘNG ĐỒNG ĐỂ QUẢN LÝ RỦI RO THẢM HỌA/KHỦNG HOẢNG

THÚC ĐẨY QUYỀN TRẺ EM

2014 là năm triển khai cuối cùng của Chương trình Quốc gia 5 năm về Bảo vệ trẻ em. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác bảo vệ quyền trẻ em, trên thực tế, vẫn còn rất nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ vùng sâu vùng xa, đang phải sống trong nguy cơ bị lạm dụng và bóc lột sự do thiếu các dịch vụ bảo vệ cũng như một hệ thống bảo vệ trẻ em đủ mạnh và hiệu quả. Đồng thời, năng lực hạn chế của các cơ quan thực thi pháp luật cùng những hạn chế trong ngân sách và kiến thức liên quan cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương ở trẻ. Trong nhiều năm qua, Tầm Nhìn Thế Giới đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện một cách đầy đủ.

Các can thiệp chính Củng cố việc thực hiện các chính sách về quyền trẻ em thông qua các Ban bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Với sự hỗ trợ của Tầm nhìn Thế giới, 5 Ban cấp huyện, 23 Ban cấp xã và 96 Ban cấp thôn đã được thành lập và đi vào hoạt động nhằm hỗ trợ các cơ quan chính phủ thực thi các chính sách liên quan đến quyền trẻ em.

Kết quả nổi bật Sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua đã đưa đất nước vào danh sách các nước có thu nhập trung bình. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đang không ngừng đầu tư trên nhiều lĩnh vực để duy trì thành tựu này. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của Việt Nam gặp phải hai thách thức lớn, bao gồm rủi ro thiên tai cao và các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Nhiều vùng trên cả nước liên tục phải hứng chịu bão, lũ và đứng trước các nguy cơ hạn hán, động đất, sóng thần, cháy rừng, các đợt nóng, lạnh bất thường và các dịch bệnh trên vật nuôi. Những thảm họa này không chỉ tàn phá đời sống và sức khỏe của con người mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng và giáo dục. Tầm Nhìn Thế Giới đặc biệt lo ngại về tác động của thiên tai tới đời sống của các hộ gia đình và trẻ em. Để giảm thiểu những rủi ro này, Tầm nhìn Thế giới đã và đang phối hợp cùng chính quyền địa phương tăng cường vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thiên tai và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Các can thiệp chính

Kết quả nổi bật

“Tôi không thể đọc và viết do mắt kém, nhưng nhờ sự giúp đỡ của xóm giềng, tôi đã chuẩn bị được cho bản thân kế hoạch ứng phó với thiên tai. Giờ tôi không còn cảm thấy sợ hãi như trước kia nữa vì tôi đã biết mình phải làm gì trước, trong và sau khi bão về để bản thân và gia đình được an toàn”. “Trước khi bão về, tôi chú ý lắng nghe tin bão trên đài phát thanh hoặc trên loa phóng thanh của thôn.” “Tôi tích trữ nước uống và thực phẩm, gói ghém một số đồ đạc cần thiết phòng khi phải sơ tán. Tôi già rồi, nhưng tôi vẫn có thể chủ động đối phó với bão.” Bà Nguyễn Thị Bon, 84 tuổi, một người dân ở Thanh Hóa, cho biết.

Công tác vận động chính sách liên quan đến quyền trẻ em cũng được Tầm Nhìn Thế Giới đẩy mạnh thông qua các cuộc đối thoại chính sách về quyền và bảo vệ trẻ em, trong đó có Luật bảo vệ trẻ em sửa đổi và Thông tư liên bộ về Phòng chống mua bán người. Tầm nhìn Thế giới luôn giữ vững cam kết là đại diện cho tiếng nói của trẻ.

Nhận thức về quyền trẻ em được nâng cao. Các buổi tập huấn về quyền trẻ em giúp cha mẹ và người chăm sóc trẻ xác định được những hành vi vi phạm quyền của trẻ. Họ cũng được hướng dẫn về thủ tục khai báo những hành vi này tới Ban bảo vệ trẻ em cấp địa phương. Sự thờ ơ của người dân đối với vấn đề bảo vệ trẻ em đang dần được đẩy lùi. Người dân địa phương được tiếp cận với dịch vụ bảo vệ trẻ em tốt hơn. Việc thiết lập Hệ thống bảo vệ trẻ em giúp trẻ và người chăm sóc trẻ có thể tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, ở Quảng Nam, số trẻ và người chăm sóc trẻ chủ động tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em tăng 78% so với trước đây. Vận động chính sách về quyền trẻ em được tăng cường thực hiện ở cấp huyện, xã, thôn. Tổng cộng 87 hoạt động vận động chính sách đã được thực hiện tại 47 CTPTV, trong đó, 74 hoạt động đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các chính sách liên quan tới quyền trẻ em. Đóng góp xây dựng Luật liên quan đến trẻ em. Tầm Nhìn Thế Giới tích cực đưa ra ý kiến đóng góp và khuyến nghị cho dự thảo sửa đội Luật Bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, Thông tư liên Bộ Hướng dẫn trình tự, thủ tục tiếp nhận và xác minh nạn nhân bị mua bán đã chính thức được thông qua. Thông qua dự án cấp khu vực về Chấm dứt Mua bán người (ETIP), Tầm nhìn Thế giới đã có nhiều đóng góp kỹ thuật trong quá trình xây dựng thông tư này.

Tăng cường Khả năng phòng ngừa và ứng phó thiên tai của cộng đồng thông qua sự tham gia của các đối tác và người dân địa phương vào quá trình xây dựng Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở cấp thôn bản. Phối hợp với chính quyền địa phương và các trường học đối tác lồng ghép nội dung Giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Thích ứng với biến đổi khí hậu (DRR-CCA) lấy trẻ em làm trung tâm vào chương trình học trong nhà trường. Nhiều hoạt động cấp trường đã được thực hiện, trong đó có đào tạo cho giáo viên về DRR-CCA, tổ chức các lớp tập huấn cho trẻ về kỹ năng bơi và thực hành sơ cứu, v.v.. Thúc đẩy quan hệ hợp tác công-tư trong lĩnh vực DRR-CCA với một dự án thí điểm của Tầm nhìn Thế giới nhằm gắn kết chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động DRR-CCA.

Người dân cộng đồng sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Năm 2014, 204 xã và 959 thôn tại các CTPTV của Tầm Nhìn Thế Giới đã cập nhật Kế hoạch Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đạt 15% mục tiêu do Chính phủ đề ra trong Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020. Kiến thức và kỹ năng của học sinh và giáo viên về DRR-CCA được tăng cường. Mô hình DRR-CCA lấy trẻ em làm trung tâm được thực hiện tại 248 trường tiểu học và trung học tại 25 CTPTV. Trẻ được học bơi và tham gia vào các hội thi, trò chơi liên quan đến DRR-CCA. Trong khi đó, giáo viên được thực hành kỹ năng ứng phó với thiên tai thông qua các buổi diễn tập. Khối tư nhân tham gia vào các hoạt động DRR-CCA. Dự án thí điểm của Tầm nhìn Thế giới đã huy động được 70 doanh nghiệp địa phương hỗ trợ các hoạt động DRR-CCA.

Page 8: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

14 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 15

Với những ai may mắn sinh ra và lớn lên trong no ấm, việc học và phấn đấu vì một nghề nghiệp tốt trong tương lai là một lẽ tất nhiên. Ngược lại, với những ai kém may mắn xuất thân trong nghèo khó, con đường tìm kiếm lối thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo không phải lúc nào cũng sáng rõ và dễ dàng. Tuy nhiên, với sự kiên trì bền bỉ, thành công là điều có thể.

Từ đầu những năm 1990, thông qua dự án Bảo trợ trẻ, Tầm nhìn Thế giới không ngừng nuôi dưỡng hy vọng và ước mơ của trẻ dễ bị tổn thương. Câu chuyện về anh Cao Đức Việt là một trong số những câu chuyện khích lệ chúng tôi tiếp tục theo đuổi sứ mệnh của tổ chức. Từ trẻ bảo trợ, Việt đã trở thành Cán bộ Phát triển cộng đồng của Tầm nhìn Thế giới tại CTPTV Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Sinh ra trong một gia đình nghèo làm nghề nông tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tuổi thơ của Việt thiệt thòi hơn đa phần bạn bè cùng trang lứa. “Gia đình tôi có bốn người, sống dựa vào một thửa ruộng nhỏ, một đôi lợn và một đàn gà. Bố mẹ tôi làm lụng rất vất vả từ sáng sớm tới tối khuya để nuôi anh em tôi ăn học, nhưng thu nhập ít ỏi của bố mẹ tôi vẫn không đủ để trang trải cho cả gia đình”, Việt kể. “Với hoàn cảnh gia đình lúc ấy, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ trở thành một người có học thức cao và thành công trong cuộc sống. Tôi không có ước mơ. Tôi chỉ có một kế hoạch đơn giản cho tương lai, đó là trở thành công nhân xây dựng.”

Năm 7 tuổi, Việt được lựa chọn tham gia chương trình Bảo trợ trẻ của Tầm nhìn Thế giới. Được tiếp xúc với nhà bảo trợ và các nhân viên của Tầm nhìn Thế giới, Việt đã dần thay đổi suy nghĩ về tương lai. Việt kể tiếp: “Nhà bảo trợ trở thành một người bạn mới của tôi. Bác luôn gửi thư và thiệp chúc mừng cho tôi vào mỗi dịp lễ, Tết cũng như ngày sinh nhật, qua đó, khích lệ tôi tìm kiếm và theo đuổi tới cùng ước mơ của mình.” “Thời gian đầu, tôi thấy vô cùng thích thú bởi tôi được tham gia các hoạt động vẽ, hát, múa và được vui chơi với rất nhiều bạn mới. Lớn hơn, tôi nhận ra mục đích của chương trình không chỉ dừng lại ở đó mà hướng tới giúp đỡ trẻ em và các gia đình nghèo có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi tự hứa với bản thân sẽ học thật giỏi để sau này có thể làm những công việc có ích cho cộng đồng như các cô, chú đang làm.” “Ước mơ của tôi nay đã thành hiện thực. Tôi thấy tự hào và thêm quyết tâm giúp thật nhiều trẻ em khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội thay đổi cuộc sống như tôi. Tôi hy vọng nỗ lực và nhiệt huyết của mình sẽ góp phần mang lại an sinh cho những trẻ em kém may mắn trên khắp đất nước”, Việt chia sẻ. “Tầm nhìn Thế giới tự hào được là một phần trong hành trình thay đổi cuộc sống của Việt. Chúng tôi khao khát rằng từ đây, một vòng xoay mới sẽ bắt đầu – trẻ được khích lệ theo đuổi ước mơ sẽ thành công và tiếp tục mang sự khích lệ ấy tới những thế hệ sau, để từ đó, mọi trẻ em đều có cơ hội được phát huy hết tiềm năng của bản thân và sống một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa”, bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng ban Bảo trợ trẻ của Tầm nhìn Thế giới Việt Nam, phát biểu.

HY VỌNG MỚI CHO NỖ LỰC CHẤM DỨT ĐÓI NGHÈO

HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

2014 là một năm bước ngoặt để Tầm nhìn Thế giới nhìn lại những thành tựu và thách thức trong giai đoạn thực hiện Chiến lược quốc gia 2012-2014. Bên cạnh những tiến bộ quan trọng trong việc duy trì an sinh trẻ em, Tầm nhìn Thế giới cũng có những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.

Page 9: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM

Thể thao giúp chị giũ sạch mặc cảm trong quá khứ và học cách trân trọng các giá trị của cuộc sống.

16 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 17

TỪ VỈA HÈ TỚI CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG

Là tổ chức hoạt động vì trẻ em, Tầm Nhìn Thế Giới phối hợp cùng cộng đồng thực hiện các sáng kiến thúc đẩy sự tham gia và tiếng nói của trẻ với mong muốn mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật và trẻ dễ bị tổn thương, được phát triển toàn diện và phát huy mọi tiềm năng của mình. Trẻ được tạo điều kiện tham gia vào nhiều hoạt động hấp dẫn và có ý nghĩa do Tầm Nhìn Thế Giới tổ chức. Các hoạt động này nằm trong mục tiêu chiến lược của Tầm Nhìn Thế Giới về vận động chính sách liên quan đến quyền trẻ em (xem trang 12).

“Em mơ ước sau này trở thành giáo viên dạy toán để dạy cho các học sinh khiếm thị”, Khoa, một trẻ bảo trợ khiếm thị ở CTPTV Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, chia sẻ.

ƯU TIÊN NGƯỜI KHUYẾT TẬT Phụ nữ, nam giới và trẻ em khuyết tật cũng có mơ ước cho tương lai, tuy nhiên, tại nhiều địa phương, họ không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản và bị tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Từ khi sinh ra, Tâm (32 tuổi) chỉ có một bàn tay. Trong nhiê u năm, khiếm khuyết này khiến chị sống xa cách những người xung quanh cùng nỗi mặc cảm. Với sự hỗ trợ của Tầm Nhìn Thế Giới, chị đã vượt lên thách thức và thành công trong sự nghiệp thể thao cua mình.

Chị Tâm cười thật tươi khi kể về sự thay đô i trong cuô c sống kể từ khi chị tham gia thi đấu thể thao cách đây gần 10 năm.

Trẻ tự tin phát biểu và mơ ước cho tương lai. 4 CTPTV thường xuyên tổ chức các hoạt động cho trẻ em, đăc biệt là trẻ khuyết tật, để khuyến khích các em phát biểu suy nghĩ, từ đó hình thành cho mình sự tự tin. 27 CTPTV tổ chức thi viết cho trẻ em, thu hút hơn 20.500 trẻ tham gia trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình về bạn bè, cộng đồng và nhà bảo trợ cũng như về những thay đổi mà Tầm Nhìn Thế Giới mang lại cho đời sống của các em.

Trẻ em được tập huấn để trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. 6.700 trẻ em và thanh, thiếu niên tại 15 CTPTV được trang bị và thực hành các kỹ năng sống như lập kế hoạch và ra quyết định. Các em đã cùng nhau lên kế hoạch và trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động mang tính sáng tạo như hát, múa, vẽ nhằm truyền tải thông điệp về chương trình bảo trợ tới trẻ bảo trợ và gia đình.

Trẻ lên tiếng về những vấn đề liên quan đến trẻ. 27 Diễn đàn Trẻ em đã được tổ chức trong năm 2014, tạo cơ hội cho trẻ nói lên suy nghĩ và những băn khoăn của bản thân. Trẻ cũng đưa ra các kiến nghị và mong muốn các nhà chức trách có những giải pháp thích hợp. Mô hình Dự án nhỏ do trẻ khởi xướng được trình bày trong hội thảo tham vấn quốc gia và đã được đưa vào Dự thảo Chương trình quốc gia Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Trẻ phát triển tài năng, sự sáng tạo và sự khéo léo. 7.100 trẻ tại 23 CTPTV tham gia làm bưu thiếp Giáng sinh để gửi gắm thông điệp và tình cảm đến nhà bảo trợ. 17 CTPTV tạo điều kiện cho trẻ tham gia thực hiện các thước phim ngắn về cuộc sống hàng ngày của trẻ nhằm mục đích thúc đẩy mô hình Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức và trao quyền cho trẻ, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

Thúc đẩy sự tiến bộ toàn diện của cộng đồng bằng cách đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, trong tiếp cận các dịch vụ và cơ hội phát triển là một trong những cam kết mang tính toàn cầu của Tầm Nhìn Thế Giới. Tại Việt Nam, trẻ khuyết tật được tham gia vào mọi chương trình hoạt động của chúng tôi. Mới đây, Tầm nhìn Thế giới cũng đã thiết kế một dự án đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật nhằm hỗ trợ họ nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ công và cơ hội việc làm.

Bảo trợ trẻ khuyết tật Năm 2014, 851 trẻ khuyết tật được bảo trợ trong Chương trình Bảo trợ trẻ em của Tầm Nhìn Thế Giới. Cũng như mọi trẻ bảo trợ khác, các em thường xuyên nhận được những lá thư chia sẻ và khích lệ từ người bảo trợ ở nước ngoài.

Gỡ bỏ rào cản hòa nhập Nhiều chương trình tập huấn đã được Tầm nhìn Thế giới tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và đối tác địa phương về quyền, khả năng và vai trò của người khuyết tật. Qua đó, cộng đồng nhận ra nhu cầu gỡ bỏ các rào cản đối với nhóm đối tượng này - tạo dư ng một môi trường sống dễ tiếp cận hơn, cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức va xóa bỏ dần thành kiến về người khuyết tật. Trẻ em và người khuyết tật nay đã có thể dễ daàng tiếp cận các sáng kiến thôn bản và có khả năng tư thưc hiên các sáng kiến cua mình.

Môi trường học tập hòa nhập Các khóa tập huấn và truyền thông về phòng chống kỳ thị đối với trẻ khuyết tật được tổ chức cho các giáo viên, nhân viên y tế và cán bộ địa phương, góp phần tạo ra một môi trường mẫu giáo và tiểu học thân thiện cho trẻ khuyết tật. Kết quả, tỷ lệ trẻ khuyết tật biết đọc tăng từ 41,1% năm 2013 lên 53,8% năm 2014. Sân chơi được sửa chữa, nâng cấp cũng tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật tham gia sinh hoat cùng bạn bè mô t cách dễ dàng hơn.

Một cuộc sông được tôn trọng Một mạng lưới dựa vào cộng đồng có trách nhiệm xác định và hỗ trợ nhóm đối tượng khuyết tật hoăc rối loan phát triê n ở địa phương đã đươ c thiết lâp. Vơi sư hỗ trợ cua nhân viên Tầm nhìn Thế giới, mang lưới này đã thưc hiện đánh giá các dịch vụ y tế hiê n thời dành cho người khuyết tật, dư a trên kết quả đó, nhiều hỗ trợ đã được thực hiện, bao gồm điều trị tại nhà cho người khuyết tật nghèo và tập huấn kỹ thuật trị liệu cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, Tầm nhìn Thế giới và mạng lưới này cũng hỗ trợ, tao điều kiện cho người khuyết tật tham gia các khóa đào tạo nghề và tiếp cận các cơ hội việc làm. Năm 2014, 62 khóa dạy nghề cho người khuyết tật đã được tổ chức.

“Thể thao đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi”, chị nói, “Trước đây, tôi từng bán vé số hoặc bán giày dọc hè phố. Nhiều lúc khách và người qua đường lấy tôi làm trò đua, cũng tủi thân lắm.” Chị Tâm đã không đơn độc trên con đường chông gai đó. Tầm Nhìn Thế giới đã hỗ trợ chị tham gia mang lưới những người khuyết tật tại địa phương. Năm 2003, chị tham gia các hoạt động đầu tiên. Bốn năm sau, Tầm Nhìn Thế Giới phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Câu lạc bộ người khuyết tật đầu tiên ở xã mà chị Tâm đang sinh sống. Ngay lâp tức, chị đăng ký làm thành viên Câu lạc bộ và sớm nhận ra những cơ hội mới từ quyết định này, bao gồm quyền lợi đươ c sử dụng các dụng cụ thể thao do Tầm Nhìn Thế Giới hỗ trơ . Khi đã trở nên tự tin hơn, chị quyết tâm rèn luyện để phát triển sự nghiệp thể thao của mình. Tới nay, chị Tâm đã sở hữu một bộ huy chương với tám huy chương bạc và đồng tại các kỳ Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á, trong đó có Đại hội gần đây nhất được tổ chức tại Myanmar năm 2013. Chị còn giành 30 huy chương vàng trong các giải thi đấu quốc gia. Các môn thi đấu sở trường của chị là bơi lội, ném lao, ném đĩa và nhảy xa. Câu chuyện của chị Tâm là nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật khác cùng có khát khao thành công. Ngoài những hỗ trợ về tinh thần và vật chất, Tầm Nhìn Thế giới tiếp tục trợ giúp các thành viên Câu lạc bộ khuyết tật phát triển sinh kế, nâng cao thu nhâ p. Chị tâm sự: “Khoảng một nửa số thành viên trong Câu lạc bộ của tôi đã được nhận bò và được tập huấn cách chăn nuôi bò, nhờ vậy họ đã vượt qua các khó khăn tài chính và cải thiện cuôc sống.”

Page 10: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

18 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 19

XÓA BỎ HIV/AIDS

Để xây dựng một cộng đồng nơi an sinh trẻ em được đảm bảo, mọi thành viên trong cộng đồng đó đều cần đươ c bình đẳng trước mọi cơ hội và nguồn lực. Tầm Nhìn Thế Giới coi áp dụng bình đẳng giới trong mọi chương trình hoạt động là một tiêu chí quan trọng trong công tác phát triển.

“Trước đây, tôi thường nhìn thấy trên đường cảnh người phụ nữ gùi các bó củi nặng trên lưng trong khi người chồng tay không bước đi phía sau. Bây giờ, có nhiều ông chồng đã bắt đầu chia sẻ với vợ công việc nhà, làm ruộng và chăm sóc con cái”, anh Bàng, một thành viên thôn Trà Cót, huyện Trà My, cho biết.

Cuối năm 2014, hơn 14.000 phụ nữ đã hỗ trợ nhau thực hiện mô hình vườn rau sạch để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình, tổ chức các buổi truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình và các thực hành dinh dưỡng, và chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm liên quan tới chuẩn bị bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ.

Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục cuộc chiến chống HIV – loại virus lây lan chủ yếu qua con đường tiêm chích ma túy. Với y tế là một trong những lĩnh vực ưu tiên, nhiều năm qua, Tầm nhìn Thế giới đã triển khai dự án về HIV/AIDS do chính phủ Mỹ tài trợ. Tỷ lệ người nhiễm HIV hiện tương đối thấp tại các huyện dự án của Tầm nhìn Thế giới, tuy nhiên, chúng tôi cam kết vẫn tiếp tục nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn HIV/AIDS bằng cách lồng ghép các hoạt động về HIV/AIDS vào các chương trình sức khỏe hiện nay.

“Các kiến thức mới về HIV/AIDS giúp cháu hiểu về tình trạng sức khỏe của bố. Cháu không còn sợ bị nhiễm HIV từ bố nữa. Cháu tự tin hơn rất nhiều khi chăm sóc bố vì cháu đã được tập huấn rồi”, Lò Thị Thu, học sinh lớp 7, tỉnh Điện Biên, cho biết.

XÂY DỰNG MỘT TƯƠNG LAI BÌNH ĐẲNG

Chênh lệch giới tiếp tục tồn tại trong các gia đình Việt Nam. Sự chênh lệch này bắt rễ từ các chuẩn mực văn hóa và cách hành xử vốn đã ăn sâu vào đời sống người dân, kéo theo sự bất công và cái nghèo mang tính hệ thống. Nếu những chuẩn mực mang tính tiêu cực này không đươ c xác định và giải quyê t, nỗ lực đảm bảo an sinh cho trẻ em trai và trẻ em gái cua Tầm nhìn Thế giới có thể sẽ gặp rất nhiều cản trở.

Nhận thức và hành động về giới Các khóa tập huấn và các buổi thảo luận tại cộng đồng về bình đẳng giới đã tạo ra tác động tích cực tới người dân và chính quyền địa phương. Phụ nữ có cơ hội nêu ra ý kiến, bày tỏ mối quan tâm về những vấn đề liên quan tới bất bình đẳng giới, từ đó yêu cầu chính quyền và cộng đồng địa phương hỗ trợ. Các thành viên trong cộng đồng thỏa thuận chung tay giảm bớt và xóa bỏ các chuẩn mực và tập quán văn hóa cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động dự án, ví dụ như CLB Dinh dưỡng, lớp xóa mù chữ cho người lớn và Ban phát triển thôn bản. Có khoảng 138 sáng kiến cộng đồng đã được thiết kế và thực hiện bởi các nhóm phụ nữ.

Nghiên cứu về thực trạng tảo hôn Khoảng cuối năm 2014, Tầm Nhìn Thế Giới đã phối hợp cùng chính quyền và cộng đồng địa phương tỉnh Quảng Ngãi thuê tư vấn thực hiện nghiên cứu về vấn đề tảo hôn, một thực trạng xã hội đã tồn tại từ lâu, cản trở các em gái vị thành niên phát huy đầy đủ tiềm năng của bản thân và xoáy sâu thêm vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Kết quả của nghiên cứu này sẽ tác động tới các can thiệp của Tầm Nhìn Thế Giới tại các khu vực dự án.

Cái nhìn về giới từ khâu thiết kế tới đánh giá dự án Phụ nữ được khuyê n khi ch tham gia vào mọi hoạt động của Tầm Nhìn Thế Giới, bắt đầu từ khâu khảo sát, thiết kế dự án cho tới khâu thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Năm 2014 có 6 dự án trong giai đoạn thiết kế có sự tham gia của phụ nữ. Một chuyên gia về giới đưa ra hướng dẫn cho các dự án để đảm bảo vấn đề giới được cân nhắc trong mọi hoạt động.

Trao quyền cho phụ nữ Áp dụng mô hình Tổ nhóm Phụ nữ Phát triển Cộng đồng (REFLECT), Tầm nhìn Thế giới đã tổ chức các lớp dạy chữ cho 580 phụ nữ mù chữ tại 5 CTPTV để dạy cho họ kỹ năng đọc cũng như các kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ, tài chính, sinh kế và bảo vệ môi trường.

Giáo dục và nâng cao nhận thức về HIV/AIDS Tầm nhìn Thế giới tổ chức các sự kiện và chiến dịch Truyền thông Thay đổi hành vi nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan tới HIV/AIDS cho khoảng 10.000 người dân địa phương, trong đó có trẻ em và thanh thiếu niên. Một trong những mục tiêu của chiến dịch là vận động người dân thử máu và gặp tư vấn. Các khóa tập huấn về Giáo dục Dự phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên được tổ chức tại 18 CTPTV. Các em được trang bị kiến thức về nguyên nhân lây nhiễm HIV và cách bảo vệ bản thân khỏi những nguyên nhân này. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được tư vấn về cách phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con. Qua đó, bà mẹ nhiễm HIV được cung cấp các kiến thức giúp phòng tránh lây truyền HIV sang con trong thời gian mang thai, sinh nở, và cho con bú. Hỗ trợ người nhiễm HIV Để giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS vẫn đang phải vật lộn với thực tế khó khăn, Tầm nhìn Thế giới đã mở rộng phạm vi hỗ trợ của mình thông qua Liên minh Chăm sóc tại Cộng đồng dành cho người nhiễm HIV/AIDS và trẻ nhiễm/bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC), qua đó giúp họ được chăm sóc tốt hơn ngay trong chính cộng đồng của mình. 42,1% gia đình có trẻ OVC đã được tiếp cận các dịch vụ liên quan tới HIV thông qua Dự án Hope in Action thực hiện tại CTPTV Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và dạy nghề, bảo vệ và các hỗ trợ pháp lý, sinh kế và tư vấn về tâm sinh lý.

Page 11: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

Trong báo cáo Mục tiêu Niên niên kỷ mới đây nhất, Chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong xóa đói giảm nghèo (Mục tiêu 1). Tuy nhiên, nhiều người dân sống ở các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các dân tộc thiểu số chiếm 15% trong tổng số 90 triệu dân, dường như vẫn nằm bên lề sự phát triển này khi sự tách biệt khỏi tiến trình phát triển chung của đất nước khiến họ bị tước đi các kỹ năng và cơ hội tham gia vào nền kinh tế thị trường mới. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ vẫn đang hàng ngày phải vật lộn kiếm sống để đáp ứng các nhu cầu của con cái.

20 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 21

VIỆN TRỢ BẰNG HÀNG HÓA

CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI Di cư bất hợp pháp giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng có mối liên hệ mật thiết với nạn mua bán người. Nạn nhân từ các nước này, trong đó có Việt Nam, bị bán sang các nước khác làm lao động chân tay hoặc lao động tình dục. Chương trình Chấm dứt Mua bán người (ETIP) là sáng kiến 5 năm (2011 - 2016) cấp khu vực đang được triển khai tại tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Yên Bái dưới sự phối hợp cùng các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ khác. ETIP tập trung vào 3 phương diện: Phòng ngừa, Bảo vệ nạn nhân và Vận động chính sách.

Tăng cường sự tham gia của thanh niên Các khóa tập huấn và truyền thông về di cư an toàn được tổ chức cho các thành viên của CLB Thanh niên, cung cấp cho các em bộ Công cụ Di cư an toàn, trong đó có đầy đủ thông tin về mua bán người và các kỹ năng cần thiết. Thông qua các Diễn đàn Thanh niên và các hoạt động phòng ngừa do thanh niên khởi xướng, 563 thanh, thiếu niên đã có cơ hội đối thoại trực tiếp với các quan chức chính phủ, nêu ra những vấn đề các em quan tâm và đề xuất các khuyến nghị nhằm giải quyết tình trạng mua bán người.

ĐÁP ỨNG CÁC NHU CẦU CỦA TRẺ

Trong bối cảnh đó, Tầm nhìn Thế giới đã thực hiện lồng ghép các can thiệp Phát triển kinh tế, Nông nghiệp và Tài chính vi mô vào chương trình xóa đói giảm nghèo tại các địa bàn dự án. Thông qua Ban phát triển thôn bản, CLB Dinh dưỡng và nhóm phụ nữ, các can thiệp này được thực hiện nhằm bổ sung cho các chương trình Y tế, Giáo dục, Nâng cao năng lực và Quản lý Thiên tai.

Chăn nuôi nâng cao thu nhập Sáng kiến Hỗ trợ Chăn nuôi thực hiện tại 36 CTPTV đã chứng tỏ tính hiệu quả khi giúp nhiều hộ nghèo nâng cao thu nhập. Tại CTPTV Văn Yên và Tiên Lữ, mô hình nuôi gà giúp mỗi hộ gia đình tăng thu nhập 50-100 USD/tháng. Khoảng 40 hộ cực nghèo đã được hỗ trợ bò giống để triển khai mô hình chăn nuôi. Sản xuất giống lúa giá rẻ, chất lượng cao, và rau không thuốc trừ sâu Nông dân nghèo tại 13 CTPTV được tập huấn kỹ thuật thâm canh, canh tác và quản lý giống lứa bền vững, nhờ đó tiết kiệm trung bình 250-300 USD/ha chi phí mua giống, phân bón và thuốc trừ sâu cho mỗi vụ mùa. Với việc giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu, mô hình này cũng góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe cho người dân. Phương pháp sản xuất phân hữu cơ được giới thiệu tại 2 CTPTV, giúp 50% hộ gia đình trồng rau không hóa chất cho các bữa ăn của gia đình, góp phần cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

Người nông dân tiếp cận với Chuỗi giá trị tại địa phương 2.159 nông dân tại 15 ADP đã áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị, tập trung vào 14 sản phẩm chủ đạo gồm lợn, bò, gà, vịt, nấm, gạo, măng, gấc, hạt tiêu, dược liệu, mật ong và thổ cẩm. Những sản phẩm này được các hộ nông dân bán cho các đầu mối thu mua tại các khu chợ. Phát triển kinh doanh và Xóa mù tài chính Nhân viên Tầm nhìn Thế giới Việt Nam đã tập huấn cho các Nhóm Phát triển Kinh doanh tại 22 CTPTV. Các thành viên của nhóm sau đó tập huấn lại cho các hộ gia đình để giúp họ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chính họ. Năm 2014, 390 thành viên Nhóm Hỗ trợ Phát triển Kinh doanh đã tập huấn cho 7.250 hộ gia đình và tư vấn tài chính cho 3.379 hộ khác. Khuyến khích tiết kiệm và tín dụng nhỏ thông qua dịch vụ Tài chính Vi mô Nhóm tiết kiệm là một hình thức góp vốn, sau đó cho các thành viên trong nhóm vay lại để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của gia đình như dinh dưỡng, giáo dục cho con và các nhu cầu khác. 219 Nhóm Tín dụng và Tiết kiệm do Cộng đồng tự quản (ASCA) được thành lập với 4.430 thành viên đã tiết kiệm được tổng cộng 43.533 USD tính tới cuối năm 2014. Các khoản cho vay tài chính vi mô nhằm giúp các hộ gia đình đầu tư vào giáo dục, sức khỏe, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh và các nhu cầu sinh hoạt khác đã mang lại lợi ích cho 20.971 trẻ. 78% khách hàng Tài chính Vi mô cho biết con em họ được hưởng lợi từ chương trình này. 94% số khách hàng được phỏng vấn liệt kê ít nhất một lợi ích. Ba lợi ích phổ biến nhất bao gồm đủ nguồn lương thực, thực phẩm (36%), đủ quần áo và giày dép (23%) và được tiếp cận giáo dục cơ bản (17%).

MÙA ĐÔNG ẤM

Tầm nhìn Thế giới đã tiếp nhận nhiều sản phẩm đồ dùng, vật dụng từ các nhà tài trợ doanh nghiệp và cá nhân như một hình thức viện trợ bằng hàng hóa. Việc tiếp nhận những sản phẩm này luôn được cân nhắc một cách cẩn trọng để đảm bảo hàng hóa được đưa đến tận tay trẻ và gia đình trẻ nhưng không ảnh hưởng tới văn hóa hay hoạt động kinh tế của họ tại địa phương. Năm 2014, 1.517 trẻ tại CTPTV Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã được tặng chăn len, giúp các em đủ ấm trong mùa đông giá rét. Mùa A Dua, học sinh lớp 6, xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, phấn khởi chia sẻ: “Với chiếc chăn mới, mùa đông này em thấy rất ấm áp.”

Hỗ trợ nạn nhân Nạn nhân bị mua bán được hỗ trợ hòa nhập với cộng đồng thông qua các hoạt động như họp mặt các nạn nhân và đối thoại chính sách. Trong năm 2014, 15 nạn nhân đã được trợ giúp để tái hòa nhập cộng đồng. Kể từ khi quay trở về, sự an toàn của bản thân nạn nhân và gia đình cũng như tâm lý, sức khỏe, tình trạng pháp lý, sự kết nối với xã hội, an ninh kinh tế, giáo dục và chỗ ở của nạn nhân đã được cải thiện đáng kể. Vận động chính sách cấp địa phương Phối hợp với Ban Vận động chính sách và Quyền trẻ em của Tầm nhìn Thế giới, ETIP đã đối thoại với các đối tác chính phủ ở cấp địa phương về phòng ngừa mua bán người và đã tiếp cận người dân để nâng cao nhận thức cho họ về cách bảo vệ con em khỏi nguy cơ bị mua bán. Vận động chính sách cấp quốc gia và khu vực ETIP cũng đưa ra những khuyến nghị liên quan đến vấn đề mua bán người cho Chính phủ trong quá trình xây dựng và sửa đổi Bộ luật Hình sự và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Sự hợp tác giữa các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống mua bán người. Tầm nhìn Thế giới tích cực tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo Sáng kiến phối hợp cấp bộ khu vực sông Mê Kông về phòng chống mua bán người (COMMIT) và Mạng lưới chống mua bán người. Thông qua đó, Tầm nhìn Thế giới chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các tổ chức quốc tế và địa phương trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến phòng chống mua bán người. Từ những nỗ lực này, Thông tư liên bộ về phòng chống mua bán người được xây dựng, thông qua và hiện đang được thực hiện trên khắp cả nước.

Page 12: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

Dự án sẽ kéo dài 3 năm rưỡi, do Tầm nhìn Thế giới Australia phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ. Dự án hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân tại những vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Một trong những khía cạnh quan trọng của dự án là huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào vấn đề này. Các hoạt động như tập huấn và hội thảo về các chủ đề liên quan sẽ được tổ chức cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.

HỢP TÁC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

22 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 23

TRỞ VỀ TRONG YÊU THƯƠNG

Bị dụ dỗ bởi lời hứa có công việc thu nhập cao ở Trung Quốc, Trần* đã bị kẻ môi giới lừa bán vào một nhà chứa khi Trần mới 16 tuổi.

Qua đó, họ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tự tin, biết quý trọng bản thân, suy nghĩ tích cực và tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Bảy phụ nữ là nạn nhân bị mua bán trở về đã được cung cấp các kiến thức và kĩ năng nhận thức bản thân, xác định giá trị, tư duy logic và sống tích cực.

ĐỐI TÁC Cách tiếp cận Chương trình Phát triển của Tầm nhìn Thế giới chú trọng việc hợp tác với các đối tác chính phủ và địa phương để đảm bảo an sinh cho trẻ em. Tầm nhìn Thế giới coi hợp tác là một kênh quan trọng để nâng cao tính làm chủ của địa phương trong các dự án, đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Đại diện lãnh đạo Tầm nhìn Thế giới, UBND thành phố Hải Phòng và UBND 3 quận Ngô Quyền, Cát Hải, Tiên Lãng đã thể hiện quyết tâm trong việc phối hợp giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc các bên cùng ký kết vào Biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án “Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa tại thành phố Hải Phòng”.

Trưởng đại diện Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam, ông Daniel Selvanayagam và Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng,

ông Đỗ Trung Thoại ký kết Biên bản ghi nhớ.

Trần sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Quảng Trị, bố hay say rượu và kiếm cớ đánh đập khiến hai mẹ con Trần bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ Trần thường xuyên đau ốm nên không thể đi làm kiếm tiền cho Trần tiếp tục đến trường. Ở tuổi 16, Trần bỏ học, đi bán trái cây cho xe tốc hành ở cầu Đông Hà. Trần hi vọng sẽ được đổi đời sau khi đồng ý nhận cơ hội việc làm hấp dẫn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay sau khi đặt chân lên đất khách, Trần bị lừa bán vào nhà chứa và bị ép trở thành gái mại dâm trong suốt 18 tháng cho đến khi Trần trốn thoát, trở về Việt Nam. Năm nay, bước sang tuổi 29, Trần có 2 con và vẫn chưa thể tìm được một công việc ổn định vì chưa học hết lớp 12. Trần là một trong số 7 người phụ nữ bị mua bán tham gia vào khóa tập huấn kỹ năng sống tại tỉnh Quảng Trị do Chương trình Chấm dứt Mua bán người (ETIP) và Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức. Theo số liệu điều tra của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị, năm 1994 có 30 nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc hoặc Lào để kết hôn hoặc làm lao động tình dục. Đến nay, 25 người đã trở về sinh sống tại địa phương nhưng đa phần trong số họ bị cộng đồng kì thị. Bản thân họ cũng cho rằng mình không còn có ích cho xã hội. Đây là những rào cản trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho những nạn nhân bị mua bán trở về. Trong 3 ngày tập huấn, 7 phụ nữ đã mạnh dạn chia sẻ câu chuyện của mình về quá trình bị mua bán và cuộc sống hiện tại sau khi trở về quê hương. Họ cũng được cung cấp các kiến thức và kỹ năng nhận thức bản thân, xác định giá trị, tư duy logic và sống tích cực.

Chị Nguyên* cho biết: “Trước đây, tôi không dám kể chuyện của mình với ai vì không muốn ai biết tôi là nạn nhân từng bị mua bán. Nay được giãi bày câu chuyện của mình và được người khác cảm thông khiến tôi thật sự nhẹ lòng.” Các nạn nhân cũng cùng nhau xây dựng thông điệp truyền thông “Hãy yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với nạn nhân bị mua bán trở về”. Ngay sau khóa tập huấn, buổi “Gặp gỡ và đối thoại” giữa nạn nhân bị mua bán trở về với đại diện chính quyền và các Ban, ngành, đoàn thể tỉnh Quảng Trị đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nạn nhân nói lên tâm tư, nguyện vọng cũng như khuyến nghị của mình. “Tôi cho rằng đây là một hoạt động thiết thực và cần được tổ chức thường xuyên hơn nữa để chúng tôi có thể trực tiếp và kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của chính những nạn nhân, từ đó đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của họ,” Ông Hoàng Tuấn Anh, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị nhận xét về sự kiện.

* Danh tính của nạn nhân đã được thay đổi.

Trong năm 2014, Tầm nhìn Thế giới tăng cường hợp tác với các đối tác chính phủ như Bộ Y tế; Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Quốc gia; Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương. Tầm nhìn Thế giới cũng là thành viên tích cực của nhiều nhóm kỹ thuật, cùng thảo luận với các đại diện của chính phủ và các đối tác khác như Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ quốc tế về các vấn đề và khuyến nghị liên quan tới nhiều lĩnh vực cụ thể. Tầm nhìn Thế giới hợp tác chặt chẽ với Hội phụ nữ trong việc lựa chọn khách hàng tham gia Chương trình Tài chính Vi mô, trong khi đó, ETIP phối hợp với tổ chức Blue Dragon hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán. Tầm nhìn Thế giới cũng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các tổ chức phi chính phủ quốc tế như CARE, PLAN và ADRA. Ở cấp huyện và cộng đồng, Tầm nhìn Thế giới làm việc với Ủy ban Nhân dân, Ban Phát triển Chương trình và các phòng, ban chức năng của huyện.

Dự án cũng hỗ trợ các cộng đồng có nguy cơ hứng chịu thiên tai đánh giá mức độ rủi ro cũng như khả năng chống chịu của họ trước các vấn đề về môi trường, đồng thời cung cấp cho họ các giải pháp sinh kế thay thế có tính thích ứng cao, giúp họ chuẩn bị và ứng phó với những thay đổi dài hạn do tác động của các yếu tố môi trường. Phát biểu tại lễ ký kết, Trưởng đại diện Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam, ông Daniel Selvanayagam, cho biết: “Các bên sẽ làm việc chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện dự án này, vì những người nghèo trong vùng thực sự cần sự trợ giúp của chúng ta để ứng phó với những tác động từ môi trường.” Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ Tịch UBND thành phố Hải Phòng, cho biết, ông đánh giá cao cam kết của dự án và nhấn mạnh dự án sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ về giải ngân đúng hạn cũng như chất lượng của các hoạt động được thực hiện. “Chúng tôi mong muốn đây sẽ là một dự án kiểu mẫu cho các dự án khác học hỏi,” ông Thoại nói. “Tôi mong rằng khi dự án kết thúc, chúng ta sẽ lại gặp gỡ để chúc mừng thành công của dự án và trao đổi về những cơ hội hợp tác tiếp theo trong tương lai.” Dự kiến, khoảng 65.000 người tại 3 quận của Hải Phòng sẽ được hưởng lợi từ dự án này.

Page 13: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

24 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 25

Các chương trình phát triển của Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam đạt được những thành công nhất định là nhờ sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân, tổ chức và chính phủ.

TỪ RÁC THẢI THÀNH NGUỒN NHIÊN LIỆU

Dự án cộng đồng hướng tới một môi trường sống trong lành được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (KEB).

Tầm nhìn Thế giới trân trọng sự cống hiến của toàn thể nhân viên trong tổ chức với những nỗ lực không ngừng nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em và cộng đồng dễ bị tổn thương. Trong nhiều năm qua, nhân viên của chúng tôi luôn chứng tỏ sự tận tâm và cam kết của mình trong công tác phục vụ người nghèo, đặc biệt là những nhân viên sống và làm việc tại những khu vực vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

nội dung đa dạng, liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ trẻ em và thúc đẩy sự tham gia của trẻ; bảo trợ trẻ; kỹ năng làm việc nhóm và tổ chức tập huấn; giám sát và đánh giá; truyền thông; tài chính; sức khỏe/nước sạch/vệ sinh môi trường; kỹ năng sống; phát triển nông nghiệp/kinh tế; quản lý công việc; và kỹ năng hướng dẫn và lãnh đạo.

CÁC CON SỐ NỔI BẬT

516 208 308 Nhân viên Nam Nữ

24 50% Khóa tập huấn Các vị trí chủ chốt đã xác định được người kế cận

để đào đạo kỹ năng lãnh đạo

NHÀ TÀI TRỢ

Cá nhân Tầm nhìn Thế giới đánh giá cao sự đóng góp của hơn 20.000 nhà bảo trợ - những người đã nhiệt tâm cam kết giúp đỡ trẻ em. Bên cạnh những hỗ trợ về tài chính là những lá thư, tấm thiệp và những món quà nhỏ chan chứa tình cảm gửi đến trẻ bảo trợ, mang lại hi vọng và động viên các em vươn lên.

Các tập đoàn và tổ chức khác Tầm nhìn Thế giới cũng tri ân những đóng góp bằng tiền mặt và hiện vật từ các công ty, tập đoàn đã giúp giải quyết nhiều nhu cầu của trẻ em và cộng đồng. Các nhà tài trợ bao gồm Tập đoàn Sam Sung (Hàn Quốc), Procter và Gamble (P&C) tại Việt Nam, Panasonic tại Việt Nam, YoungOne (Hàn Quốc), Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc và Tổ chức từ thiện của Đức, Aktion Deutschland Hilft. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Tầm nhìn Thế giới trân trọng đóng góp của các trường học, nhà thờ và các tập đoàn khác trên toàn thế giới.

Chính phủ Với vai trò là đối tác phát triển, Tầm nhìn Thế giới nhận tài trợ chính phủ từ các cơ quan như Phòng Thương mại và Ngoại giao Australia, Chính phủ Na Uy, Bộ Ngoại giao Phần Lan, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc.

Tại nhiều thôn xóm ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, số lượng cây ngày càng ít dần là mối lo ngại lớn của các lãnh đạo địa phương. Không chỉ làm giảm số lượng gỗ dùng làm nhiên liệu cho đun nấu, vấn đề này còn gây ra những tác động tiêu cực mang tính lâu dài, như suy giảm nguồn nước, xói mòn đất và lũ lụt. Ngoài ra, người dân ở đây còn gặp một thách thức nữa là số lượng trấu và phân gia súc, gia cầm lớn, không được xử lý khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Để giải quyết vấn đề này, Tầm nhìn Thế giới đã khởi động dự án do KOICA và KEB tài trợ với mục đích phổ biến mô hình bếp đun trấu cải tiến cho cộng đồng địa phương, qua đó góp phần giảm thiểu tác động của suy thoái môi trường và giải quyết vấn đề vệ sinh thôn xóm. Tới nay, 40 hộ gia đình đã sử dụng loại bếp này. Trấu trở thành nguồn nhiên liệu hữu ích phục vụ cho đun nấu thay vì bị vứt đi hoặc bị đốt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như trước đây. Nấu ăn trở nên nhanh chóng, dễ dàng và vệ sinh hơn so với bếp đun rơm kiểu cũ. Người dân cũng không cần chặt cây lấy củi đun nữa.

Hệ thống khí sinh học (biogas) cũng được lắp đặt tại 160 hộ gia đình, sử dụng nguồn phân gia súc để vừa sản xuất khí ga, vừa làm phân bón vi sinh. Các chất thải chăn nuôi từng gây ra mùi hôi thối và thu hút ruồi muỗi nay đã được sử dụng hiệu quả, trở thành nguồn năng lượng dồi dào cho người dân, góp phần giữ gìn làng quê xanh, sạch, đẹp.

“Mục tiêu của dự án là bảo vệ môi trường của huyện Triệu Phong thông qua các mô hình thân thiện với môi trường như Quản lý rác thải, Hệ thống Biogas và Hệ thống bếp đun cải tiến. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ góp phần làm thay đổi đời sống của trẻ em nơi đây”, bà Nam IL Woo, Phó đại diện thường trú của KOICA tại Việt Nam, bày tỏ.

NHÂN VIÊN

Để nâng cao năng lực và chuyên môn của nhân viên, Tầm nhìn Thế giới đã tổ chức nhiều khóa tập huấn và đào tạo chuyên sâu với

Đội ngũ nhân viên là thế mạnh và là tài sản quý giá của Tầm nhìn Thế giới. Họ luôn đảm bảo tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình cao trong công việc hàng ngày. Các nhân viên của chúng tôi tiếp tục nỗ lực mở rộng các chương trình hoạt động để giúp đỡ được nhiều trẻ em và cộng đồng nghèo hơn nữa ở Việt Nam.

Page 14: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org 2014 - VNM.pdf · BÁO CÁO TỔNG KẾT 2014 ... Phương pháp học tập tích cực cùng ... Chúng tôi cũng tích cực ề xuất các kiến

Chi tiết các khoản chi

Vận động chính sách, Giới, Khuyết tật, Sự tham gia của trẻ, Dự án bảo trợ lồng ghép được tăng cường và thực hiện xuyên suốt ở những nơi người dân dễ bị tổn thương, bao gồm cả vùng đô thị.

Mục tiêu chiến lược: Đảm bảo an sinh bền vững cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dễ bị tổn thương nhất (MVC)

Viện trợ bằng hàng hóa, 0,10%

Tư nhân, 12,77%

Chính phủ và các nguồn khác, 8,03%

Chương trình bảo trợ, 79,10%

26 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 World Vision Việt Nam | Báo cáo tổng kết 2014 27

Chi tiết các khoản thu Nguồn thu Số tiền (USD)

Chương trình bảo trợ 15.055.399

Tư nhân 2.431.505

Chính phủ và các nguồn khác 1.527.623

Viện trợ bằng hàng hóa 19.084

TỔNG 19.033.611

Nguồn chi Số tiền (USD)

Chi phí dự án 16.833.964

Viện trợ bằng hàng hóa 19.084

Chi phí hành chính 2.180.563

TỔNG 19.033.611

Chi phí dự án, 88,44%

Viện trợ bằng hàng hóa, 0,10%

Chi phí hành chính, 11,46%

Australia, 24,16% Áo, 3,14%

Pháp, 0,73%

Đức, 12,47%

Hồng Kông, 5,67%

Nhật Bản, 9,72%

Hàn Quốc, 17,06%

Malaysia, 5,49%

Hà Lan, 0,04%

Singapore, 2,55%

Thụy Sĩ, 6,28%

Đài Loan, 4,11%

Hoa Kỳ, 7,32% Việt Nam, 1,04%

Nguồn thu từ các văn phòng tài trợ

Văn phòng tài trợ

Australia 4.599.536 Áo 649.180 Pháp 138.039 Đức 2.372.995 Hồng Kông 1.078.536 Nhật Bản 1.849.981 Hàn Quốc 3.246.325 Malaysia 1.044.828 Singapore 485.443 Hà Lan 741 Thụy Sĩ 1.195.439 Đài Loan 782.246 Hoa Kỳ 1.393.203 Việt Nam 197.219 TỔNG 19.033.611

Số tiền (USD)

Chi tiết các khoản chi theo lĩnh vực hoạt động

Danh mục cơ bản %

Vận động chính sách 141.159 0,74%

Nông nghiệp 1.953.947 10,27%

Khảo sát/Thiết kế dự án 156.047 0,82%

Trẻ bị khủng hoảng 92.300 0,48%

Người khuyết tật 25.536 0,13%

Giảm nhẹ thiên tai 1.080.890 5,68%

Phát triển kinh tế 694.888 3,65%

Giáo dục 2.741.453 14,40%

Cứu trợ khẩn cấp 147.299 0,77%

Môi trường 259.277 1,36%

An ninh lương thực 87.883 0,46%

Bình đẳng giới 17.193 0,09%

Y tế 1,822,906 9.58%

Số tiền (USD)

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CỦA TẦM NHÌN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2015-2017

TĂN

G C

ƯỜ

NG

BẢN

SẮC

GIÁ

TRỊ

ĐỐ

C

CH

ƯƠ

NG

TRÌ

NH

Tăng cường khả năng chống chịu của hộ gia

đình và cộng đồng nhằm duy trì an sinh

trẻ em

HỆ

THỐ

NG

&

QU

Y TR

ÌNH

NG

UỒ

N T

ÀI T

RỢ &

C

ÁC N

GU

ỒN

LỰ

C Tăng cường sự tham gia của MVC vào hoạt động chương trình

Tăng cường sự lồng ghép giữa các quy trình nội bộ và hệ thống

Xây dựng một hệ thống thiết kế, giám sát và đánh giá hiệu quả dựa trên các bằng chứng thuyết phục về hiệu quả chương

trình, phục vụ quá trình học tập rút kinh nghiệm

Đa dạng hóa nguồn tài trợ

Quản lý nguồn lực hiệu quả

CO

N N

ỜI

& VĂ

N H

ÓA

Thu hút và giữ nhân tài có tâm huyết Phát triển lãnh đạo và đội ngũ nhân viên kế cận cho những vị trí chủ chốt

4

5

6

7

8

9

10 11

Danh mục cơ bản %

HIV/AIDS 119.423 0,63%

Cơ sở hạ tầng 282.496 1,48%

Phát triển năng lực lãnh đạo 2.022.215 10,62%

Dinh dưỡng 370.005 1,94%

Quản lý chương trình, dự án 3.785.003 19,89%

Bảo vệ trẻ em 816.951 4,29%

Hỗ trợ trú ẩn 27 0,0001%

Quản lý chương trình bảo trợ 1.765.581 9,28%

Nước sạch và vệ sinh môi trường 550.604 2,89%

Đánh giá và giám sát 100.528 0,53%

TOTAL 19.033.611 100%

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH Số tiền (USD)

Bảo vệ trẻ em khỏi lạm dụng, bóc lột và tai

nạn thương tích

3 Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm cải

thiện kết quả học tập và kỹ năng sống cho

trẻ

2 Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi thông qua phương pháp tiếp

cận lồng ghép

1