32
Thực hiện bởi: Đầu tư Phái Sinh https://dautuphaisinh.com BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN QUÝ II/2017

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

  • Upload
    dinhbao

  • View
    223

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

Thực hiện bởi: Đầu tư Phái Sinh https://dautuphaisinh.com

BÁO CÁO

NGÀNH THỦY SẢN

QUÝ II/2017

Page 2: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 1

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN ………………………………………...…………………………………………………………………………………………………… 02

1.1 THÁCH THỨC ……………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………… 02

- Hạn hán và xâm nhập mặn …………………..………………………………………………………………………………………………………………………... 02

- Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại ………………………………………………………..…………………………………………….…………………. 02

- Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao………………………….…………………………………………………………….…………... 02

- Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu………………………….……………………………………………………………………………….………….. 03

- Chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ ………………………………………………………………………………………..…………………………….……….…… 03

- Truyền thông các nước đưa thông tin không có lợi ............................................................................................................................................... 03

- Những bất cập tại một số quy định và thủ tục hành chính…………………………..……………………………….…………………………….…… 03

1.2 CƠ HỘI …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 04

- Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động thủy sản .…………………………………………………..………………… 04

- Được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ ……………………………….………………………………………………….………………………………. 04

- Hội nhập ngày càng sâu rộng vào Quốc tế ……………………………………………………………………………………..……………………………….. 04

- Tiềm năng lớn về Ngành thủy sản …………………………………..…………………………………………………………….……………………………….. 04

1.3 TRIỂN VỌNG ……………………………..…………………………………………………………………………………………………………….………………………...….. 05

II. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU …………………………..………………………………………………………………………..……………………………...… 05

VHC : Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn ………………………………………………………………………………………………………………………………………… 06

HVG : Công ty cổ phần Hùng Vương ……………………………..…………………………………………………………………..………………………………….. 10

SEA : Tổng công ty thủy sản Việt Nam (CTCP) ………………………………………..…………………………………………..……………………………….. 14

DAT : CTCP đầu tư du lịch và phát triển thủy sản Việt Nam …………………………….………………………………...…………………………………. 17

ANV : Công ty cổ phần Nam Việt …………………………………………………………………….…………………………………..………………………………... 20

ACL : CTCP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang ………………..……………..………………………………………………….………………………………… 23

FMC : Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta …………………………………………………………………………………………..………………………………… 26

AGF : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang ……………….………………………………………………………………………………… 29

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN …………………………………………………………..…………………………………………………………………...…… 31

Page 3: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 2

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN

Trong năm 2016, nganh nông nghiê p noi chung va thuy san

noi riêng ga p không it nhưng kho khăn do biê n đo i khi ha u,

han han va xâm nha p ma n kêo dai, sư co môi trương va lu

lut đa liên tiê p xay ra tai cac tinh miê n Miê n Trung đa gây

anh hương đê n hoat đo ng san xua t cua ngươi dân.

Năm 2016, ma c du, không tạo đột biến nhưng nganh thủy

sản va n la ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của nông nghiệp

khi có đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu chung

của toàn ngành.

Kim ngạch xuất khẩu thuy san cua ca năm đat trên 7 tỷ USD

tăng 6.5% so vơi cung ky năm 2015, điê u nay đa cho thấy sư

nỗ lực lớn của toàn ngành. Trong đó, tôm và cá tra vẫn là hai

mặt hàng chính của thủy sản, đây la hai ma t hang chu lưc

cua Viê t Nam. Đa c biê t, trong đo ma t hang tôm đang co dư

đia đê phat triê n lơn va tôm Viê t Nam co lơi thê canh tranh

trên thê giơi, cụ thể:

Kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm đat khoảng 1.7 tỷ

USD, tăng 6.6% so năm 2015;

Kim ngạch tôm đat trên 3.1 tỷ USD, tăng 6.7% so năm

2015.

Đến nay, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị

trường trên thế giới. Nhờ ký các hiệp định thương mại, thủy

sản Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhưng sẽ là đối tượng

để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm

bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

Trong năm qua, nhơ sư chi đao quyê t liê t tư Trung ương đê n

đia phương đa kip thơi đưa ra cac giai phap chi đao san xua t

va ban hanh cac chinh sach ho trơ cho ngươi dân trong hoat

đo ng san xua t thuy san.

Riêng đo i vơi nuôi trồng thủy sản đã cơ bản kiểm soát được

dịch bệnh, tập trung phát triển các đối tượng nuôi chủ lực

như tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể với các biện pháp thâm

canh cao và duy trì phát triển tốt. Các công đoạn sản xuất

giống, tổ chức sản xuất, chế biến phát triển hai sản phẩm chủ

lực là tôm nước lợ và cá tra đã được ứng dụng công nghệ

cao, tiếp cận với trình độ của thế giới.

Sản xuất trên biển tuy còn nhiều khó khăn, nhưng khai thác

xa bờ vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và có sự chuyển biến tốt.

Trong đó đáng chú ý là chuỗi giá trị khai thác cá ngừ bước

đầu được hình thành. Các chính sách hỗ trợ phát triển thủy

sản được triển khai mạnh và đã phát huy hiệu quả.

NGÀNH THỦY SẢN : THÁCH THỨC

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2017

sẽ có 07 thách thức chính của ngành thủy sản Việt Nam.

Thách thức 01: Hạn hán và xâm nhập mặn

Tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp trong 2016

được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, nhất

là các loài nuôi nước ngọt, trong 2017 – tác động không nhỏ đến diện tích và sản

lượng nguyên liệu thủy sản nói chung.

Thách thức 02: Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại

Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ

là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành

SX nội địa hoặc hạn chế NK. Những rào cản như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các

quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU hay chương trình

thanh tra riêng biệt đang và sẽ được tăng cường áp dụng.

Về các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu

Nhật Bản duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và

Sulfadiazinê đối với các lô hàng tôm NK từ Việt Nam. Tuy nhiên, thêo quy định mới

của Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, từ tháng 10/2016, Nhật Bản loại bỏ ra

khỏi danh sách giám sát các chất Sulfamethoxazole, Sulfadiazine và

Chloramphenicol trong tôm nuôi Việt Nam.

Kiểm soát bảo tồn nguồn lợi:

Đối với khai thác và XK cá ngừ, ngoài quy định của NOAA thuộc Bộ Thương mại Mỹ

và Tổ chức Viện đảo và trái đất (Earth Island Institute - EII) liên quan đến chương

trình bảo vệ cá hêo trong thương mại XK cá ngừ. EU và sắp tới là Mỹ đều thắt chặt

quy định kiểm soát và chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không thêo quy định

và không báo cáo (IUU).

Thuế chống bán phá giá và hương trình thanh tra cá da trơn: Thuế chống bán

phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản

kỹ thuật lớn cho cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế CBPG quá cao, hiện

nay, số lượng DN XK cá tra đi Mỹ chỉ còn 2-3 DN lớn bám trụ được thị trường này.

Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng đang trong

giai đoạn chuyển tiếp. Mặc dù, chương trình này chưa tác động mạnh tới kim ngạch

XK cá tra sang thị trường Mỹ nhưng gây hoang mang tâm lý cho các nhà XK. Thuế

CBPG tôm POR10 tăng cao, gây bất lợi cho XK tôm Việt Nam sang Mỹ, tạo áp lực tâm

lý tới các DN XK và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng.

Thách thức 03: Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao

Ngành nuôi tôm và một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn

nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản

xuất của VN đang cao hơn từ 10-30%. Có nhiều yếu tố tác động tạo ra giá thành sản

phẩm cao (từ giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất sau thu hoạch, điện-nước,

các chi phí hành chính...). Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động lên hệ số cạnh

tranh của thủy sản Việt Nam trong năm 2017 mà các DN đặc biệt quan tâm.

Page 4: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 3

THÁCH THỨC NGÀNH THỦY SẢN

Hạn hán và xâm nhập mặn

Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại

Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao

Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ

Truyền thông các nước đưa thông tin không có lợi

Những bất cập tại một số quy định và thủ tục hành chính

Thách thức 04: Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Với uy tín nguồn cung có chất lượng cho thị trường thế giới và năng lực/công nghệ

cao cho chế biến thủy sản, Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà nhập khẩu thủy sản

trên thế giới. Tình hình thiếu nguyên liệu cho CBXK ở một số nhóm hàng hoặc tại

một số thời điểm trong năm ngày càng rõ rệt. Nhiều DN đã duy trì việc nhập khẩu

các nguồn nguyên liệu (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc, một số loài cá biển...) để tạo ra

sự ổn định và năng lực cạnh tranh trong thời gian qua. Việc thiếu nguyên liệu thủy

sản trong nước phục vụ nhu cầu XK sẽ tiếp tục là một vấn đề nhiều DN thủy sản

quan ngại trong năm 2017.

Thách thức 05: Chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ

Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều

thị trường. Tuy nhiên, ngành và nhiều DN Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất

các ưu đãi/cơ hội của FTA. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết và chương

trình hành động tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo cơ hội và điều

kiện tối đa cho DN nhưng việc tái cơ cấu, cải cách các quy định và thủ tục hành chính

để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập vẫn tiến triển chưa nhanh.

Trong khi đó các nước đối thủ cạnh canh về thủy sản (Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan,

Indonesia...) ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua những chương

trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá

thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Sự cạnh tranh này là tất yếu để

thúc đẩy cho phát triển, nhưng cũng đang và sẽ khiến DN thủy sản Việt Nam gặp

nhiều khó khăn để giữ và gia tăng thị phần.

Thách thức 06: Truyền thông các nước đưa thông tin không có lợi

Trong 10 năm qua, đã xuất hiện ở gần 10 quốc gia (Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai

Cập, Pháp....) việc truyền thông đưa thông tin không có lợi, không khách quan về sản

phẩm thủy sản của Việt Nam (ô nhiễm, bẩn, kim loại nặng, môi trường dơ…). Tác hại

của truyền thông là không thể đo đếm và ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến sức tiêu

thụ và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các thị trường cụ thể.

Những dòng thông tin không tích cực này, dưới sức lan tỏa của internet và mạng xã

hội, đã có những tác động dai dẳng và được nhận định tiếp tục có tác động đến tiêu

thụ thủy sản Việt Nam trong 2017 và các năm sau đó.

Thách thức 07: Những bất cập tại một số quy định và thủ tục hành chính

Chưa thực sự hỗ trợ cho cải thiện năng lực cạnh tranh của DN. Dù Chính phủ đã liên

tục 3 năm có các Nghị quyết 19 và nhiều chỉ đạo tích cực, nhưng quá trình sửa đổi

các văn bản pháp quy đã đc nhận diện vẫn diễn ra chậm (chưa được 30% trong

2016) trong khi lại phát sinh các nội dung bất cập mới. Một Nghị quyết 19/2017

tiếp theo của Chính phủ là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là sự chuyển dịch trong

thay đổi, sửa đổi từ văn bản pháp quy liên quan đến thực thi của các đơn vị quản lý

Nhà nước chức năng.

Page 5: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 4

CƠ HỘI NGÀNH THỦY SẢN

Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt

động thủy sản

Được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Hội nhập ngày càng sâu rộng vào Quốc tế

Tiềm năng lớn về Ngành thủy sản

NGÀNH THỦY SẢN : CƠ HỘI

Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động thủy sản

Với đặc điểm bờ biển dài hơn 3,260 km, cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng

chịt, Việt Nam hầu như đáp ứng khá tốt điều kiện đánh bắt, nuôi trồng cho nhiều

loài thủy hải sản trên toàn quốc.

Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn luôn được sự quan tâm

và hỗ trợ của Chính Phủ

Với Quyết định số 332/QĐ-TTg đặt mục tiêu phát triển dài hạn cho ngành thủy sản

Việt Nam và Nghị Định 36/2014/NĐ- CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm

cá tra, thêo đó một số tiêu chuẩn về chất lượng cá tra sẽ được kiểm soát ở mức cao

hơn thị trường đang tiêu thụ với mong muốn nâng hình ảnh sản phẩm cá tra trên

thế giới, đồng thời quy hoạch tốt hơn về nuôi trồng về cả số lượng lẫn chất lượng.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao và khuyến khích xuất nhập khẩu thủy sản trong năm

2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây đã thông qua một dự án

làm cho ngành thủy sản cạnh tranh hơn với sự hỗ trợ tài chính trị giá hơn 100 tỷ

đồng từ chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, Ngân sách Nhà nước sẽ

cung cấp 40 tỷ đồng, phần còn lại hơn 60 tỷ đồng sẽ được hỗ trợ bởi các doanh

nghiệp quốc tế.

Cùng với nguồn tài trợ, dự án cũng sẽ sửa đổi các quy định đối với hàng hải sản xuất

khẩu, giấy chứng nhận nguồn gốc, phương pháp bảo quản và chính sách hải quan

theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các quy định và kiểm tra về nuôi trồng thủy sản,

thức ăn, chế biến, và đóng gói xuất khẩu cũng sẽ tăng lên. Việc sửa đổi các quy định

dự kiến sẽ làm tăng đầu tư nước ngoài cho phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản

nước ngọt, nước lợ và nước mặn để tạo ra các giống hải sản chất lượng cao, chế

phẩm sinh học và thức ăn chăn nuôi.

Tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sắp ký kết, tiêu biểu

như FTA Việt Nam; Liên minh kinh tế Á-Âu, FTA Việt Nam và Hàn Quốc; các hiệp

định quan trọng như FTA Việt Nam – EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Dương (TPP) sẽ giúp Việt Nam tăng lợi thế khi xuất khẩu thủy sản sang những thị

trường chủ lực như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Nga với thuế suất 0%.

Tiềm năng lớn về Ngành thủy sản

Xét về nhu cầu thủy sản, ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều tiềm năng. Về dài hạn,

thêo đánh giá của liên hợp quốc, dân số thế giới dự kiến đạt 9.2 tỷ người vào năm

2050. Hoạt động sản xuất thực phẩm cần tăng thêm 60% vào năm 2030 để đáp ứng

đủ cho lượng người ăn ngày càng tăng. Trong đó, tiêu thụ thủy sản nuôi trồng sẽ gia

tăng. Thêo dự báo trong báo cáo tổ chức lương thực thế giới, tiêu thụ thủy sản nuôi

trồng sẽ gia tăng từ 49% năm 2012 lên 62% năm 2030.

Hiện nay, xuất khẩu cá tra giảm rủi ro về thanh toán do đang hụt hàng. Cụ thể, với

thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay, thậm chí muốn trả

tiền trước để có hàng nhưng chưa chắc mua được. Còn thị trường Mỹ, theo thông

lệ sẽ thanh toán sau 45-60 ngày nhưng hiện chỉ sau 3 ngày là phải trả đủ. Nguyên

nhân là nguồn cá tra nguyên liệu bị thiếu hụt 30%-40% từ cuối năm 2016 và đến

hết tháng 6-2017 có thể lên đến 50%. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong 20

năm con cá tra “xuất ngoại”.

Mở rộng thị trường mới đặc biệt là Trung Quốc nhằm bù đắp những cắt giảm từ các

thị trường truyền thống. Dự báo thị trường Trung Quốc có thể sẽ soán ngôi đầu của

Mỹ trong việc nhập khẩu cá tra. Trong cơ cấu tiêu thụ cá tra tại Trung Quốc, 70%-

Page 6: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 5

PHÂN TÍCH MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU

VHC : Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

HVG : Công ty cổ phần Hùng Vương

SEA : Tổng công ty thủy sản Việt Nam (CTCP)

DAT : CTCP đầu tư du lịch và phát triển thủy sản Việt Nam

ANV : Công ty cổ phần Nam Việt

ACL : CTCP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang

FMC : Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta

AGF : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang

80% là đi vào hệ thống nhà hàng, còn lại là người tiêu dùng mua về chế biến trong

gia đình. Qua chế biến trong nhà hàng, các đầu bếp có thể làm ra hàng trăm món ăn

cao cấp, có giá trị gia tăng cao với giá bán lên đến 30-40 USD/kg, trong khi giá nhập

khẩu chỉ khoảng 2,5 USD/kg (kể cả chi phí vận chuyển). Ngoài ra, Trung Quốc đang

xem xét bỏ thuế GTGT (13%) nên nhà nhập khẩu có thể tăng giá mua từ Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản được chứng minh là xu hướng sản xuất bền vững hơn cho

tương lai. Xét trong ngành nuôi trồng thì nuôi cá lại bền vững hơn nhiều so với các

ngành chăn nuôi khác. Một trong những ví dụ về tính bền vững của cá so với các

loại thịt khác là mức độ tiêu hao một số nguồn lợi tự nhiên để sản xuất ra một kg cá

thấp hơn nhiều so với các tiêu hao để có được một kg thịt. Ngoài ra, dấu chân carbon

(“carbon footprint”) của cá cũng là một lợi thế so với các vật nuôi khác. Trong các

nghiên cứu so sánh giữa nuôi cá hồi và các hoạt động sản xuất thịt khác, carbon

footprint của cá hồi là 2.9 trên 1kg sản phẩm ăn được, trong khi đó con số này là

3.4 và 5.9 cho gà và heo. Carbon footprint của các loại động vật ăn cỏ còn cao hơn,

lên tới mức 30.

NGÀNH THỦY SẢN : TRIỂN VỌNG

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, xuất

khẩu thủy sản cả năm 2017 sẽ đạt khoảng 7.4 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2016.

Tôm va ca tra va n la hai san pha m chu lưc va đươc ky vong tiê p tuc tăng trương

trong năm 2017.

Đo i vơi ngành tôm của Việt Nam hiê n dư địa cho phát triển san pha m trên thi

trương rất lớn, bên canh đo, Viê t Nam có lợi thế vơi bờ biển dài, điều kiện thời tiết

khí hậu cũng thuận lợi cho tôm phát triển. Một diện tích xâm ngập mặn khá lớn có

thể mở rộng thêm diện tích nuôi trong tương lai và lợi thế nữa, tôm có thể làm ra

rất nhiều sản phẩm. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp, trong đó có

con tôm phát triển đúng tiềm năng và lợi thế, Thủ tướng Chinh phu đa đồng ý chủ

trương dành một gói tín dụng 50,000 – 60,000 tỷ đồng với cơ chế vay thuận lợi và

thông thoáng nhất.

Theo Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ),

năm 2017 sẽ chứng kiến sự gia tăng khoảng 20% nhu cầu xuất khẩu cá tra ở hầu

hết các thị trường truyền thống cũng như tiềm năng. Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra

sang thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng gấp rưỡi thị trường Mỹ.

Ngoài xuất khẩu, thị trường trong nước với hơn 90 triệu người dân cũng khuyến

khích tiêu thụ những sản phẩm cá tra do doanh nghiệp sản xuất ra, chế biến gia tăng

giá trị sản phẩm và phát triển các sản phẩm thủy sản là đặc sản của các vùng miền

và địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội chợ chuyên

về sản phẩm cá tra tại Hà Nội để giới thiệu và xúc tiến thương mại ngay thị trường

trong nước.

Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn, tuy nhiên thị trường thủy sản Việt

Nam trong năm 2017 kỳ vọng sẽ có nhiều bước cải thiện và tích cực. Thêo đó, Chính

phủ và người dân sẽ cùng nhau phối hợp để đưa ngành thủy sản Việt Nam nói chung

và các sản phẩm thủy sản trong nước nói riêng đạt các tiêu chuẩn hội nhập và cạnh

tranh với các thị trường các nước xuất khẩu khác.

Page 7: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 6

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Tiền thân của Vĩnh Hoàn là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn được

thành lập tại Thị xã Sa đéc - Đồng Tháp vào năm 1997. Năm

2007, công ty chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần

Vĩnh Hoàn và niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán

là VHC.

Vĩnh Hoàn giữ vững vị trí dẫn đầu của toàn ngành cá tra

(chiếm 15% thị phần trong năm 2016) và đứng thứ 2 trong

ngành thủy sản Việt Nam (sau các doanh nghiệp xuất khẩu

tôm).

Là doanh nghiệp đầu ngành, công ty có chuỗi giá trị khá

khép kín từ vùng nuôi có chứng nhận tiêu chuẩn nuôi quốc

tế AquaGap do tổ chức IMO cấp cũng như tự chủ được nguồn

thức ăn nuôi cho cá được sản xuất bởi nhà máy thức ăn thủy

sản Vĩnh Hoàn 1. Vĩnh Hoàn cũng là doanh nghiệp đầu tiên

trên thế giới đạt chứng nhận BAP – Best Aquaculture

Practice với cấp độ “4 sao” sao cho trại giống, thức ăn, nuôi

trồng và chế biến cá tra. VHC cũng có chứng nhận nuôi bền

vững ASC (Aquaculture Stewardship Council) cho trại nuôi

cá tra.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : HOSE

Mã giao dịch : VHC

Ngày niêm yết : 24/12/2007

Vốn điều lệ : 924,039,430,000

CP lưu hành : 92,403,943

Cơ cấu sở hữu

CĐ trong nước : 72.04%

CĐ ngoài nước : 27.85%

Cổ phiếu quỹ : 0.11%

Cổ đông lớn

Trương Thị Lệ Khanh : 49.32%

VHC : CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2016 với kế hoạch và hành động cụ thể cùng những nỗ lực không mệt mỏi của

từng công nhân viên công ty, Vĩnh Hoàn đã xuất sắc hoàn thành vượt mục tiêu về

lợi nhuận là kết quả của những bước đi chiến lược đã được xây dựng từ nhiều năm.

Tổng giá trị xuất khẩu của công ty năm 2016 đạt 272 triệu USD, tăng 9% so với năm

2015, trong đó riêng doanh số xuất khẩu thủy sản tăng hơn 8% do sự tăng trưởng

đều ở các nhóm sản phẩm cá tra, cá chẽm, cá rô phi và các sản phẩm giá trị gia tăng.

Hoạt động xuất khẩu của Công ty tăng trưởng mạnh khoảng 18% trong 3 quý đầu

năm nhưng chậm lại vào quý 4 do giá nguyên liệu bắt đầu tăng cao từ tháng 10.

Công ty đã chủ động giảm sản xuất vào những tháng cuối năm để bảo vệ biên lợi

nhuận và cũng để thực hiện một số hoạt động tu sửa, nâng cấp nhà xưởng.

Doanh thu của VHC tăng trưởng từ 1,425 tỷ đồng năm 2007 lên 7,370 tỷ đồng đồng

trong năm 2016, tương đương tốc độ CAGR doanh thu trong giai đoạn 2007-2016

là 23% trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 80% và phần còn lại là tiêu thụ nội địa.

Nhờ hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% vào thị trường Mỹ được duy trì song

song với việc phát triển các thị trường mới, doanh thu VHC có sự tích cực vượt trội

so với ngành.

Doanh thu thuần hợp nhất năm 2016 đạt 7,370 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2015,

trong đó có sự đóng góp của tất cả các nhóm sản phẩm. Nhóm sản phẩm chính là cá

tra tăng 9%, bột mỡ cá và các sản phẩm phụ phẩm tăng hơn 14% và các sản phẩm

giá trị gia tăng tăng hơn 33%. Sản phẩm cá chẽm qua giai đoạn cạnh tranh khó khăn

với các nước khác đã bắt đầu có bước phát triển ổn định với mức tăng doanh thu

xuất khẩu tăng hơn 40%. Các nhóm sản phẩm mới bắt đầu có sự đóng góp đáng kể

vào doanh thu chung là collagen&gelatin và cá rô phi với mức doanh thu lần lượt là

gần 30 tỷ đồng và 26 tỷ đồng.

173196

232250

272

0

100

200

300

400

2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6

TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (TỶ ĐỒNG)

12.95%11.85%

13.08%12.36%

14.61%

0%

5%

10%

15%

20%

2012 2013 2014 2015 2016

BIÊN LỢI NHUẬN GỘP

Page 8: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 7

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN

THỜI GIAN VỐN ĐIỀU LỆ SỰ KIỆN

29/12/2000 17,300,000,000 Cổ phần hóa

14/07/2007 300,000,000,000 Niêm yết trên sàn HOSE

15/03/2010 353,280,000,000 Phát hành CP cho đối tác chiến lược

27/12/2010 471,513,000,000 Trả cổ tức 2010 bằng CP tỷ lệ 10%

06/2013 475,113,000,000 Phát hành CP cho cán bộ CNV

04/07/2013 614,049,000,000 Trả cổ tức đợt 2 năm 2012 bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%

12/2014 924,039,000,000 Phát hành CP cho cán bộ CNV

LĨNH VỰC KINH DOANH

Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của VHC hiện nay là

chế biến xuất khẩu cá sản phẩm từ cá Tra, Basa (thị cá Tra,

Basa phi lê; da cá; các sản phẩm phụ bao gồm bột cá, mỡ cá

và các sản phẩm giá trị gia tăng cao như Gelatin, Collagen

thủy phân, hóa dược phẩm) cùng một số sản phẩm từ các

loại thuỷ sản khác như cá chẽm, cá rô phi.

Thủy sản và bột mỡ chiếm đến 96% cơ cấu doanh thu. Hai

sản phẩm khác là thức ăn thúy sản (3.1%) và gạo (0.57%)

có sự suy giảm do công ty đã bán bớt nhà máy sản xuất thức

ăn và giảm dần mảng kinh doanh gạo để hoàn toàn tập trung

vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Trong năm 2015, bắt đầu ghi nhận doanh thu từ sản phẩm

Colagen và Gelatin nhờ nhà máy sản đã bắt đầu đi vào vận

hành.

Kết quả kinh doanh

CHỈ TIÊU 2016 2015 % CHÊNH LỆCH

Doanh thu thần 7,369.98 6,527.52 13%

Giá vốn hàng bán 6,236.78 5,690.82 10%

Lợi nhuận gộp 1,066.76 802.57 33%

Lợi nhuận tài chính (6.14) (43.79) -86%

Tổng LN trước thuế 672.43 386.67 74%

Lợi nhuận sau thuế 565.44 320.83 76%

LNST của công ty mẹ 566.74 322.56 76%

Bên cạnh đó trong năm 2016 trước tình hình hình khó khăn chung của thị trường

xuất nhập khẩu thủy sản, VHC cũng tích cực thực hiện các công tác cắt giảm và quản

lý chi phí hiệu quả. Đầu tiên là mô hình khép kín, kiểm soát nguồn nguyên liệu được

nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế cả về chi phí, sản lượng và chất lượng. Với việc nâng

tỷ lệ tự cung nguồn nguyên liệu lên 65% trong năm 2016, Công ty đã tiết giảm được

chi phí đầu vào một cách đáng kể, đặc biệt là vào những tháng nguồn nguyên liệu

khan hiếm do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra, việc gia tăng tổng sản

lượng sản xuất lên thêm 10% so với năm 2015 đã giúp tiết giảm một số khoản chi

phí sản xuất.

Kết thúc năm 2016 công ty đã đạt được mốc doanh thu mới với 7,303 tỷ đồng và

lợi nhuận sau thuế đạt 567 tỷ đồng, lần lượt đạt mức tăng 12% và 76% so với năm

2015. EPS năm 2016 đạt 6,133 đồng/cp.

Nhìn chung, trong bối cảnh khó khăn của ngành thủy sản những năm gần đây và

kéo dài trong những tháng đầu năm 2016, kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn thật

sự ấn tượng. Đầu tiên, phải kể đến lợi thế về vị trí vùng nguyên liệu của VHC khi

vùng nuôi chủ yếu của VHC nằm ở Đồng Tháp, khu vực bị thiệt hại ít nhất bởi xâm

nhập mặn và hạn hán trong những tháng đầu năm nay. Thêm nữa, VHC được hưởng

mức thuế chống bán phá giá thấp nhất so với tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu sản

phẩm cá Tra, Basa philê của Việt Nam vào thị trường Mỹ là một lợi thế hơn hẳn các

công ty khác trong ngành thủy sản. Ngoài ra, công ty còn chú trọng trong việc sản

xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như Collagên và Gêlatin, sẽ giúp tăng biên

lợi nhuận, ảnh hưởng tích cực đến kêt quả kinh doanh trong tương lai của VHC.

THUẬN LỢI

Vĩnh Hoàn hiện sở hữu các thế mạnh đã giúp Công ty phát triển trong 19 năm qua

và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Thế mạnh nhờ vào vị trí dẫn đầu. Vĩnh Hoàn là Công ty dẫn đầu ngành cá tra

Việt Nam từ năm 2010 đến nay, chiếm thị phần 15% của toàn ngành. Công ty có

thị phần lớn tại 2 khối thị trường Mỹ và Châu Âu phân khúc cao, lần lượt là 40%

và 25%.

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp tại Việt Nam được hưởng thuế suất xuất khẩu

vào thị trường Mỹ với mức thuế thấp. Điều này cho thấy uy tín là thương hiệu

của Vĩnh Hoàn đối với thị trường khó tính nhất hiện nay. Bên cạnh đó, lợi thế

thuế suất cũng giúp Vĩnh Hoàn phần nào đảm bảo kế hoạch doanh thu đặc biệt

là khi Mỹ bắt đầu áp dụng các chính sách bảo hộ và chống bán phá giá đối với

mặt hàng thủy sản.

Mạng lưới bán hàng sâu rộng toàn cầu với uy tín cao và lợi thế trong chiến

lược vượt qua các rào cản thương mại. Sản phẩm của Vĩnh Hoàn có mặt ở

hầu hết các hệ thống bán lẻ và các kênh phân phối thực phẩm lớn trên thế giới.

Công ty đã chứng minh được khả năng đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu của

người mua về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và dịch vụ khách hàng.

4,236

5,105

6,300 6,528

7,370

210 158 439 323 567

0

3,000

6,000

9,000

2012 2013 2014 2015 2016

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN (TỶ ĐỒNG)

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Page 9: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 8

Các chỉ số cơ bản

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 2016 2015 2014

EPS của 4 quý gần nhất 6,133 3,491 7,232

BVPS cơ bản 25,898 22,611 20,236

P/E cơ bản 9.42 8.36 7.97

ROS 7.74 4.94 7.36

ROEA 25.29 16.29 26.31

ROAA 12.87 7.29 12.47

Tình hình nợ của VHC

CHỈ TIÊU 2016 2015

Tổng nguồn vốn 4,451 4,356

Nợ phải trả 2,058 2,267

Nợ ngắn hạn 1,517 1,818

Nợ dài hạn 541 449

Vốn chủ sở hữu 2,393 2,089

Hệ số nợ 46% 52%

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Các khoản nợ chủ yếu của VHC

ĐƠN VỊ 2016 2015

CT TNHH thực phẩm Vạn Đức 2,133.56 4,460.98

NH TMCP Công thương VN - CN Đồng Tháp 408.57 144.20

NH TMCP Ngoại thương VN - CN TP.HCM 216.56 1,134.33

NH TNHH MTV HSBS 197.96 28.08

NH TNHH MTV ANZ - CN TP.HCM 42.55 21.95

NH Phát triển Việt Nam - CN Đồng Tháp 0 5.10

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Các chứng nhận về an toàn thực phẩm và nuôi trồng bền vững. Vĩnh Hoàn

được biết đến như một nhà sản xuất uy tín đáp ứng được các yêu cầu cao nhất

về quản lý chất lượng sản phẩm với hệ thống, cơ sở vật chất tốt nhất và đội ngũ

nhân viên giỏi nhất. Vĩnh Hoàn là công ty đầu tiên đạt chứng nhận nuôi bền vững

ASC và chứng nhận BAP 4 sao và hiện nay tiếp tục dẫn đầu về số lượng nguyên

liệu đạt chứng nhận.

Đội ngũ quản lý có tầm nhìn, giàu kinh nghiệm và gắn bó. Ban điều hành của

Công ty nhiều năm qua đã liên tiếp đạt được những mục tiêu và mang lại mức

lợi nhuận ngày càng cao cho cổ đông, đặc biệt là kết quả năm 2016. Bên cạnh đó

đội ngũ lãnh đạo của Vĩnh Hoàn đã gắn bó nhiều năm với tinh thần trách nhiệm

cao, tính tuân thủ tuyệt đối cùng với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn đã dẫn

dắt Công ty phát triển liên tục trong 19 năm qua và nhiều năm tiếp theo.

KHÓ KHĂN

Vĩnh hoàn hiện tại vẫn chưa tuyển dụng đầy đủ và kịp thời nguồn lao động trực tiếp

cho các nhà máy mới đặc biệt là 2 nhà máy nhà máy chế biến cá tra số 2 của Công

ty con Vạn Đức Tiền Giang và Công ty cổ phần Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp.

Thương hiệu các sản phẩm của Vĩnh Hoàn hiện đang có mặt trên các thị trường từ

trong nước đến quốc tế, tuy nhiên thương hiệu của các sản phẩm trên thị trường

quốc tế vẫn chưa đủ mạng. Cạnh tranh với các thương hiệu sản phẩm từ các nước

có truyền thống xuất khẩu khác còn lớn.

Hiện tại Vĩnh Hoàn chỉ tập trung vào các hoạt động thủy sản và đặc biệt là cá tra,

kinh nghiệm kinh doanh các ngành khác vẫn chưa nhiều.

Doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng được hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning)

trong quản lý. Chính vì thế hiệu quả kinh doanh vẫn chưa được nâng cao, năng lực

cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế vẫn chưa được nâng cao, đặc biệt

là trong thời kỳ hội nhập.

TÌNH HÌNH VAY NỢ

Trong năm 2016, cùng với việc chú trọng thúc đẩy mở rộng thị trường phát triển

kinh doanh, Vĩnh hoàn còn tập trung phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu. VHC

đã nỗ lực trong việc nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp khi

giảm hệ số nợ từ 52% năm 2015 xuống còn 46%. Đây là tín hiệu tốt đối với một

doanh nghiệp sản xuất như Vĩnh Hoàn.

Năm 2016, tổng nguồn vốn VHC đạt 4,451 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2015. Trong

đó nợ phải trả đạt 2,058 tỷ đồng giảm 9% so với năm trước và ở chiều ngược lại

vốn chủ sở hữu lại đạt 2,393 tỷ đồng tăng 15% nhờ lợi nhuận chưa phân phối của

doanh nghiệp đạt 1,249 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2015. Có thể thấy, chiến lược

thay đổi chính sách đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp là đúng đắn và bước đầu

cho thấy hiệu quả.

VHC đã tiến hành giảm nợ phải trả thông qua việc chủ động thanh toán hơn 300 tỷ

đồng nợ ngắn hạn đến hạn, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp từ 80%

xuống còn 73%. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng chủ động gia tăng khoản nợ dài

hạn từ 449 tỷ đồng lên 541 tỷ đồng nhằm đảm bảo quá trình sản xuất lâu dài của

doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo báo cáo tài chính doanh nghiệp thì tại ngày 31/12/2016 và

31/12/2015, Tập đoàn không có khoản vay nào quá hạn thanh toán. Có thể thấy

Vĩnh Hoàn vẫn đang kiểm soát nợ hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được

liên tục và ổn định.

Page 10: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 9

Năng lực sản xuất tăng 20%

THÔNG TIN CỤ THỂ

Giá chuyển nhượng 360 tỷ đồng

Nợ vay của nhà máy 160 tỷ đồng

Chi phí đầu tư thêm dự tính 300 tỷ đồng

Công suất tối đa của nhà máy 350 tấn nguyên liệu/ngày

Công suất năm cuối 2017 150 tấn nguyên liệu /ngày

Công suất cuối năm 2018 300 tấn nguyên liệu/ngày

Từ những phân tích về thuận lợi và khó khăn, Vĩnh Hoàn đã

đặt ra chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận trong năm 2017 như sau:

CHỈ TIÊU 2016 2017F Tăng

trưởng (%)

Doanh thu hợp nhất 7,304 9,200 26%

Thủy sản và bột mỡ 6,932 8,717 26%

Thức ăn thủy sản 334 345 3%

Gạo 10 20 100%

Colagen và Gelatin 28 118 321%

LNST hợp nhất của cổ đông công ty mẹ

567 600 6%

Thủy sản và bột mỡ 574 594 3%

Thức ăn thủy sản 22 21 -5%

Gạo -17 -15 -12%

Colagen và Gelatin -12 0 -100%

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TRIỂN VỌNG

Năng lực sản xuất tăng thêm 20% khi nhận chuyển nhượng nhà máy thủy sản

Thái Bình.

Việc Vĩnh Hoàn nhận chuyển nhượng 100% vốn tại thủy sản Thanh Bình là bước đi

để hiện thực hóa kế hoạch tăng thêm 20% năng lực sản xuất cho năm 2017 và cũng

là tiền đề cho các năm tiếp thêo. Công ty Thanh Bình Đồng Tháp đang sở hữu nhà

máy diện tích lớn với 2 nhà xưởng có thể đầu tư nâng công suất lên tới 400 tấn

nguyên liệu/ngày và kho lạnh có thể chứa 5,000 tấn. Hiện tại công ty đang hoạt

động 1 xưởng với công suất 50 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy Thủy sản Thanh

Bình cùng nằm trong khu vực Đồng Tháp khá gần các nhà máy chế biến hiện hữu

và vùng nuôi của Vĩnh Hoàn do đó rất thuận tiện trong việc xử lý phụ phẩm và vận

chuyển nguyên liệu.

Giá trị chuyển nhượng 100% sở hữu tại Thanh Bình là 360 tỷ đồng trong đó Thanh

Bình đang còn khoản nợ vay khoảng 160 tỷ đồng. Công suất tối đa của nhà máy

Thanh Bình là 350 tấn nguyên liệu/ngày và để đạt công suất này Vĩnh Hoàn cần đầu

tư thêm máy móc với mức chi phí khoảng 300 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến cuối

năm 2017 nhà máy sẽ đạt công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày và đến năm 2018

sau khi hoàn thiên đầu tư xưởng chế biến thứ 2 tại nhà máy Thanh Bình tổng công

suất sẽ đạt 300 tấn nguyên liệu/ngày. Đế năm 2018, tổng năng lực sản xuất của VHC

là 1.000 tấn nguyên liệu/ngày tăng thêm 11% so với cuối năm 2017.

Kế hoạch năm 2017 với tổng doanh thu tăng trưởng 26%, tuy nhiên do giá

nguyên liệu tăng nên lợi nhuận dự kiến chỉ tăng 6%.

Doanh thu dự phóng cho năm 2017 là 9,200 tỷ tăng 26% so với 2016. Trong đó

tăng trưởng sản lượng chủ yếu đến từ các thị trường mới, thị trường Mỹ sẽ giữ

nguyên sản lượng.

Đến thời điểm tháng 9/2017 sẽ là hạn cuối cho việc công bố kết quả xêm xét đánh

giá của phía Mỹ về ngành sản xuất cá tra Việt Nam. Tuy nhiên phía Mỹ đã cam kết

hỗ trợ Việt Nam để đáp ứng các tiêu chuẩn tương đương và không gián đoạn hoạt

động xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian xem xét quy chuẩn

tương đồng. Do đó, đối với chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, mặc dù chưa

rõ các quy chuẩn tương đồng sẽ khó khăn hơn như thế nào nhưng việc bị tạm dừng

xuất khẩu sang thị trường này đã được loại bỏ. Bên cạnh đó, thuế suất 0% vẫn sẽ là

lợi thế của Vĩnh Hoàn để lấy tăng thêm thị phần tại Mỹ khi số lượng doanh nghiệp

cá tra sang Mỹ hiện nay đang giảm xuống đặc biệt từ sau khi việc giám sát cá tra

nhập khẩu vào Mỹ chuyển từ FDA sang USDA.

Gần đây tín hiệu xuất khẩu đi thị trường các nước Châu Á tăng trưởng khả quan,

đặc biệt là thị trường Trung Quốc – Hồng Kong. Theo dự báo, kim ngạch xuất đi thị

trường này trong 2017 sẽ thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn

nhất của Việt Nam. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đi Trung Quốc của Vĩnh Hoàn

tăng 137%. Sản lượng xuất khẩu trực tiếp không qua các công ty thương mại tại thị

trường Trung Quốc gần đây đang tăng và dần chiếm ưu thế so với lượng xuất cho

các công ty thương mại cho thấy khả năng tiếp cận thị trường của VHC khá tốt. Dự

kiến thị trường này tiếp tục sẽ tăng trưởng tích cực cho năm 2017.

Bên cạnh việc tích cực mở rộng thị trường kinh doanh, tình trạng thiếu hụt nguyên

vật liệu cũng là bài toán mà doanh nghiệp cần giải quyết trong năm nay. Dù việc

một phần việc tăng giá nguyên liệu đã được chuyển sang giá bán và Vĩnh Hoàn có

lợi thế tự chủ được 65% sản lượng nguyên liệu đầu vào nhưng chi phí nguyên liệu

vẫn tăng so với 2016. Lợi nhuận gộp biên dự báo cho năm 2017 là 14.4% thấp hơn

mức 14.7% năm 2016. Lợi nhuận sau thuế dự phóng là 600 tỷ đồng, tăng 6% so với

2016.

Page 11: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 10

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) tiền thân là công ty

TNHH Hùng Vương, được thành lập và đi vào hoạt động từ

năm 2003 tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức

Công ty cổ phần từ năm 2007 và được niêm yết trên sàn

HOSE từ năm 2009 với mã chứng khoán là HVG.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : HOSE

Mã giao dịch : HVG

Ngày niêm yết : 25/11/2009

Vốn điều lệ : 2,270,382,910,000

CP lưu hành : 222,038,291

Cơ cấu sở hữu

Cá nhân trong nước : 88.92%

Tổ chức trong nước : 0.47%

Cá nhân nước ngoài : 1.82%

Tổ chức nước ngoài : 8.79%

Cổ đông lớn

Dương Ngọc Minh : 32.65%

HVG : CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Doanh thu của HVG tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần

đây nhờ tăng cường các hoạt động M&A khá mạnh mẽ vào các

công ty thức ăn chăn nuôi và các công ty trong ngành tôm. Tốc độ tăng trưởng doanh

thu trong giai đoạn 2010-2015 đạt 22.7%, nhưng hiệu quả kinh doanh lại không

tăng trưởng tương xứng, khi ROA và ROE suy giảm còn lần lượt 1.2% và 5% năm

2015 từ mức 8.3% và 24.8% năm 2011.

Năm 2016, dưới tác động của biến động từ giá dầu và Brexit cùng với tình hình ảm

đạm của hoạt động nuôi cá tra trong nước khiến tình hình kinh doanh HVG cũng

không mấy khả quan. HVG đạt 17,884 tỷ đồng doanh thu, tăng 8.7% so với năm

2015. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ lỗ âm 49.3 tỷ đồng kéo theo lợi

nhuận sau thuế hợp nhất còn vỏn vẹn 9.7 tỷ đồng – giảm gần 90% so với báo cáo

trước kiểm toán và giảm 93% so với năm trước.

Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và kinh doanh

hàng hóa (chủ yếu là nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi) là 3 mảng chính

trong tổng doanh thu của HVG với tỷ lệ đóng góp gần tương đương nhau chiếm từ

21% - 37% trong tổng doanh thu.

Hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt 3,686 tỷ đồng. Lĩnh vực này đã đóng góp

khoảng 20.61% tổng doanh thu của HVG và hầu hết doanh thu bán ra ngoài đến từ

Công ty thức ăn Việt Thắng với sản phẩm chủ lực là thức ăn cho cá tra - basa chiếm

96% tổng doanh thu và chiếm khoảng 12% thị phần thị trường thức ăn thủy sản.

Hoạt động thương mại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đêm lại 5,362 tỷ đồng, chiếm

29.99% doanh thu cho HVG với mặt hàng chính là bánh dầu đậu nành. Nguồn

nguyên liệu bánh dầu đậu nành không chỉ cung cấp đủ cho các nhà máy thức ăn của

Công ty mà có thể cung cấp cho các Công ty sản xuất thức ăn trong nước. Tuy nhiên,

rủi ro từ hoạt động thương mai tương đối cao và biên lợi nhuận từ hoạt động này

không mấy ổn định.

Hoạt động xuất khẩu – nuôi trồng – chế biến thủy sản năm 2016 ghi nhận 6,562 tỷ

đồng, chiếm 37% doanh thu thuần. Theo lý giải của ông Dương Hồng Minh-TGĐ thì

hoạt động xuất khẩu của công ty trong năm ảnh hưởng từ việc đồng tiền mất giá từ

7,794 7,689

11,043 12,337

17,884

285 296 425 142 9.7 -

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

2012 2013 2014 2015 2016

DOANH THU & LỢI NHUẬN (Tỷ đồng)

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

36.70%

29.99%

20.61%

7.62%

4.61%0.47%

CƠ CẤU DOANH THU

Xuất khẩu - Nuôi trồng - chế biến thủy sản

Nội địa - Hàng hóa

Nội địa - Thức ăn thủy sản

Nội địa - Nuôi trồng - chế biến thủy sản

Nội địa - Phụ phẩm chế biến

Doanh thu khác

Page 12: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 11

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN

THỜI GIAN VỐN ĐIỀU LỆ

15/01/2007 120,000,000,000

20/05/2007 250,000,000,000

05/07/2007 300,000,000,000

25/11/2007 350,000,000,000

30/03/2008 412,400,000,000

15/10/2008 494,880,000,000

15/09/2009 600,000,000,000

31/12/2010 659,981,000,000

09/2012 791,977,000,000

09/2013 1,200,000,000,000

21/11/2014 1,319,998,000,000

01/07/2015 1,891,993,320,000

02/2016 2,270,382,910,000

LĨNH VỰC KINH DOANH

Lĩnh vực kinh doanh chính của Hùng Vương là nuôi trồng

chế biến và xuất khẩu thủy sản với sản phẩm truyền thống

là cá tra, basa. Trong những năm qua, Hùng Vương (HVG)

thưc hiên hang loạt thương vu M&A theo chiều sâu đê hoàn

thiện cả quy trình hoạt động theo chuỗi cung ưng khêp kin,

từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản. Nhờ vậy, HVG

trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong

ngành thủy sản.

Những thương vụ M&A quan trọng của công ty gồm mua

công ty Agrifish (AGF) vào năm 2011, không chỉ giúp HVG

đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, gia tăng năng lực sản xuất

mà còn giúp tăng khả năng tự chủ về nguyên liệu. Năm 2013,

việc HVG tiếp tục thâu tóm công ty thức ăn chăn nuôi Việt

Thắng (VTF) đã đêm lại sự thay đổi lớn thứ hai cho HVG,

giúp công ty tự chủ được 100% thức ăn cho các vùng nuôi

và doanh thu từ bán thức ăn chăn nuôi ra thị trường cũng

đóng góp một tỷ trọng lớn vào tổng doanh thu của Công ty.

Từ sản phẩm kinh doanh truyền thống là cá tra, basa, công

ty mở rộng sang mảng kinh doanh tôm khi năm 2013, HVG

đầu tư vào các doanh nghiệp ngành tôm như Fimêx (FMC),

Tắc vân, Lâm Thủy Sản Bến Tre.

Ngoài ra, HVG còn tham gia kinh doanh trong lĩnh vực khác

như: kinh doanh kho lạnh, kinh doanh địa ốc hay nuôi lợn…

những nước nhập khẩu thủy sản cùng việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit)

đã khiến giá cá tra nguyên liệu giảm 4,000 đồng/kg và giá xuất khẩu cá giảm 15%

so với trước đó.

Trong khi doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm thì biên lợi nhuận HVG đang

ngày một đi xuống, giảm xuống 7.2% năm 2016 từ mức 15.5% năm 2011, thấp hơn

khá nhiều so với biên lợi nhuận 12% của đối thủ trong ngành là Vĩnh Hoàn. Nguyên

nhân là do chi phí mở rộng diện tích nuôi trồng quá nhanh và mặt hàng cá tra cũng

chịu sức ép cạnh tranh cũng như thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ. Thêm

nữa, biên lợi nhuận gộp của HVG cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh doanh

có biên lợi nhuận thấp như nguyên liệu làm thức ăn như bánh đậu nành có biên lợi

nhuận chỉ ở mức 3%. Ngoài ra, mặt hàng cá cũng chịu sức ép cạnh tranh và thuế

chống bán phá giá.

THUẬN LỢI

HVG là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản với tên tuổi

được xây dựng trên thị trường từ nhiều năm.

Hùng Vương là một trong số ít doanh nghiệp thủy sản xây dựng được chuỗi sản

xuất khép kín từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi đến xuất khẩu. Nhờ vậy, công

ty có khả năng tự cung cấp nguyên liệu, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ chất lượng

và chi phí hoạt động. Một lợi ích khác là nguồn gốc sản phẩm rõ ràng hơn – một yêu

cầu về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà nhập

khẩu thủy hải sản trên thế giới, sẽ là một lợi thế xuất khẩu cho sản phẩm của HVG.

Thị trường xuất khẩu của HVG khá phân tán từ Châu Âu, Châu Mỹ, đến các thị

trường Châu Á có thể coi là một lợi thế cho HVG tránh rủi ro cho khi một thị trường

nào đó có biến động sụt giảm mạnh

Ngoài ra, HVG cũng như các doanh nghiệp ngành thủy sản trong dài hạn sẽ hưởng

lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Sau khi các hiệp định

thương mại tự do có hiệu lực, thuế suất xuất khẩu sẽ giảm về 0% trong khi các đối

tác trong hiệp định là các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam bao gồm

có Mỹ, Nhật (hiệp định TPP), EU (FTA Việt Nam-EU), Nga (FTA Việt Nam - Nga -

Belarus –Kazakhstan) …

KHÓ KHĂN

Về các rào cản thương mại, HVG thường xuyên bị đánh thuế chống bán phá giá cao

từ thị trường Mỹ đã gây tổn thất khá lớn cho tình hình kinh doanh của công ty.

Trong đợt rà soát lần thứ 11, DOC đã lựa chọn Indonesia làm quốc gia tính giá trị

thay thế so với Việt Nam, và việc lựa chọn này báo hiệu một kỷ nguyên của các mức

thuế CBPG cao, gây tranh cãi và mang tính trừng phạt một cách bất hợp lý đối với

các nhà xuất khẩu fillet cá tra/basa Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến ngành

cá tra Việt Nam nói chung mà còn ảnh hưởng đến HVG nói riêng.

Về rào cản kỹ thuật, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam nói chung và HVG

nói riêng chịu rào cản kỹ thuật từ các nước phát triển như quy định về xuất xứ,

kiểm dịch, hàm lượng kháng sinh… Chương trình Farm Bill (Chương trình Giám sát

14%

9%8%

7% 7.5%

0%

5%

10%

15%

20%

2012 2013 2014 2015 2016

BIÊN LỢI NHUẬN GỘP

Page 13: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 12

Kế hoạch

CHỈ TIÊU 2017F 2018F

Doanh thu 20,000 25,000

Lợi nhuận 400 700

Đơn vị tính: Tỷ đồng

cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ) cũng là một rào cản đáng quan tâm. Farm Bill

giám sát chặt chẽ điều kiện nuôi trồng không những làm tăng chi phí cho các doanh

nghiệp mà còn làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu. Mặc dù Thượng nghị sỹ đã bỏ

phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ chương trình này trong tháng 5 vừa qua, nhưng

Quyết định cuối cùng còn chờ Hạ viện Mỹ thông qua và tổng thống ký thành luật.

Điểm đáng lo ngại nhất của HVG là việc mở rộng quá nhanh đi cùng việc tổng nợ

vay ngắn và dài hạn tăng mạnh từ 2,958 tỷ đồng trong năm 2012 lên 8,681 tỷ đồng

vào cuối niên độ 2015-2016 (chiếm 52.8% trong tổng tài sản) đã tạo áp lực đáng kể

lên lãi vay. Ngoài ra, một điểm đáng lo ngại khác là các khoản phải thu khá lớn gia

tăng từ 1,854 tỷ năm 2012 lên 7,654 tỷ vào cuối niên độ 2015-2016 cùng với trích

lập dự phòng phải thu khó đòi gia tăng.

TRIỂN VỌNG

Kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm 2017 kém khả quan.

CTCP Hùng Vương (HVG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2017 (niên

độ tài chính 1/1 – 31/3/2017) với doanh thu thuần đạt 2,949 tỷ đồng và 266 tỷ đồng

lợi nhuận gộp, lần lượt giảm 46% và 11% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân

chính dẫn đến doanh thu từ thức ăn chăn nuôi giảm do không đủ nguồn cung cấp

cá giống, nông dân buộc phải cắt giảm sản lượng nuôi trồng, nhu cầu tiêu thụ thức

ăn từ đó giảm theo.

Bên cạnh đó giá xuất khẩu cá fillêt cũng tăng mạnh do cung không đủ cầu. Công ty

chủ động giữ hàng, không bán ngay ra thị trường để chờ ký những hợp đồng giá

cao. Doanh số quý 2 sụt giảm 45%, tuy nhiên, phần sụt giảm này sẽ được bù đắp

trong quý 3 và quý 4 sắp tới.

Trong kỳ, chi phí bán hàng trong kỳ cũng tăng 15% lên mức 139.6 tỷ đồng chủ yếu

là do tăng chi phí lương thưởng cho bộ phận bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp

tăng 39% lên 54 tỷ đồng chủ yếu là do chi phí dự phòng phải thu khó đòi và chi phí

lương thưởng cho bộ phận quản lý. Bên cạnh đó công ty cũng nỗ lực giảm nợ vay

7.3% so với đầu kỳ, tương đương 640 tỷ đồng đã khiến chi phí tài chính trong kỳ

giảm 12% còn 151 tỷ đồng. Tuy nhiên do vay nợ lớn khiến cho khoản chi phí lãi vay

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của HVG. Thêo đó đã làm lợi nhuận sau

thuế của cổ đông công ty mẹ giảm 42 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận

mức lỗ 41 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, HVG chỉ ghi nhận lãi sau thuế vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng

và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 31 tỷ đồng. Điều này khiến cho kế

hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu 20,000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận

sau thuế 400 tỷ đồng trở nên thách thức.

Hoạt động thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản

cả nước trong năm nay sẽ có nhiều triển vọng, sẽ tăng thêm 5% và ước đạt 7,5 tỷ

USD. Bên cạnh đó cùng với nhu cầu cá tra từ các thị trường truyền thống cũng như

thị trường mới tăng thì giá xuất khẩu cá tra hiện cũng tăng mạnh. Tại thị trường

Châu Á, giá trung bình là 2,7USD/kg vào giữa tháng 2, tăng 10% so với trước đó

một tuần, dự báo tiếp tục tăng đến mức 2,8-3USD/kg trong tháng 3 và tháng 4.

Mặt khác, dù nhu cầu cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu lớn nhưng sản lượng

nuôi lại giảm. Ước tính, lượng cá thu hoạch năm 2017 trong dân và doanh nghiệp

còn chưa đến 500.000 tấn, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Việc nuôi mới của đầu

vụ vẫn còn chậm do nông dân thua lỗ trong năm vừa qua nên hết vốn. Hiện tại, thả

nuôi mới chủ yếu được tập trung ở các doanh nghiệp sở hữu vùng nuôi lớn, nguồn

vốn mạnh như Hùng Vương.

Đến tháng 3/2017, Hùng Vương còn trên 100 triệu con giống size 10 con/1kg –

1,1kg. Agifish (công ty con) còn đến 56 triệu con sizê tương tự. So với cá nguyên

Page 14: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 13

CHỈ TIÊU 2016 2015

Tổng nguồn vốn 16,603 9,025

Nợ phải trả 13,336 6,172

Nợ ngắn hạn 12,255 5,443

Nợ dài hạn 1,081 729

Hệ số nợ 80% 68%

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Các khoản nợ chính

NGÂN HÀNG KHOẢN VAY

Ngân hàng đầu tư và phát triển VN 3570.10

NH TMCP Ngoại thương VN 1985.32

NH TMCP Sài Gòn Công Thương 451.33

NH TMCP Kỹ Thương VN 375.35

NH TMCP Quốc tế VN 265.84

NH TMCP tập đoàn Petrolimex – CN An Giang 149.96

Đơn vị tính: Tỷ đồng

liệu đang được bán với giá 25.000 - 26.000 đ/kg trên thị trường, giá thành nuôi

trồng của Hùng Vương và Agifish chỉ ở mức 20.000 đ/kg.

Không chỉ chủ động về nguồn nguyên liệu, Hùng Vương còn dự trữ đến 33.000 tấn

fillet thành phẩm. Với giá xuất khẩu như hiện tại, chỉ riêng việc bán hàng tồn kho

cũng mang về cho Hùng Vương khoản lợi nhuận tương đối lớn. Năm 2017 là năm

Hùng Vương sẽ hoàn thiện các tiêu chí: giảm chi phí tài chính, giảm hàng tồn kho,

giảm 40% nợ vay ngắn hạn

Hoạt động chăn nuôi

Năm 2017, dự án chăn nuôi hêo là bước đi mới trong chiến lược của Hùng Vương

– một mảng kinh doanh nhiều tiềm năng và đầy kỳ vọng. HVG hiện có 2 dự án chăn

nuôi heo (tại An Giang và Bình Định). Từ tháng 4/2017, Công ty sẽ chuyển 2.500

heo giống con đang có tại Long An ra Bình Định để đến cuối năm nay, trang trại tại

Bình Định có 1.000 con heo ông bà và 10.000 con heo bố mẹ, trang trại tại Long An

sẽ có 10.000 con bố mẹ và 1.500 con heo ông bà. Còn trang trại An Giang sẽ là trung

tâm cung cấp giống bao gồm 1.500 con cụ kị và tái đàn, 5.000 con ông bà. Hiện tại

giá heo thịt trên thị trường đang giảm tuy nhiên vẫn đực kỳ vọng sẽ được cải thiện

vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Dự báo hoạt động chăn nuôi hêo sẽ là hoạt

động tạo nên điểm đột phá cho HVG trong khi hoạt động thủy sản đang gặp nhiều

khó khăn từ rào cản quốc tế.

TÌNH HÌNH VAY NỢ

Bên cạnh hàng loạt các thương vụ M&A mở rộng quy mô doanh nghiệp thì gánh

nặng về các khoản nợ HVG cũng ngày càng gia tăng lên tới 13,174 tỷ đồng (tính đến

ngày 31/12/2016). Trong đó, chiếm tới 93% là nợ ngắn hạn, tương ứng 12,256 tỷ

đồng, còn nợ dài hạn ở mức 918 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hùng Vương hiện ở mức 4.08 lần, nợ phải

trả/tổng tài sản là 0.8 lần. Việc sử dụng đòn bảy tài chính cao chưa mang lại hiệu

quả cho hoạt động kinh doanh, HVG thực sự đang gặp phải khó khăn trong việc giải

quyết các khoản nợ, giảm thiếu áp lực chi phí tài chính vào kết quả hoạt động kinh

doanh trong các năm tiếp theo.

Xét cơ cấu nợ ngắn hạn, các khoản vay và nợ thuê tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất

tới 7,438.6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2015. HVG cũng đang có

nợ phải trả cho người bán hàng hơn 4,292 tỷ đồng, cùng các món nợ khác hàng

trăm tỷ đồng…

Với quy mô vay nợ lớn, Hùng Vương có lẽ đang chịu áp lực cân đối nguồn tiền trả

nợ không hề dễ dàng. Báo cáo cho thấy, trong năm 2016, công ty đã chi trả nợ gốc

vay hơn 5,329 tỷ đồng, tăng 43% so với số trả nợ năm trước. Tính bình quân mỗi

ngày HVG đã phải trả nợ gốc vay tới… 14.6 tỷ đồng. Chi phí lãi vay phải trả năm qua

là 132 tỷ đồng.

Trong khối nợ này, có hơn 8,336 tỷ đồng là nợ vay và nợ thuê tài chính của HVG

tính đến cuối năm 2016, đã được cho vay từ 13 ngân hàng trong nước và ngân hàng

có vốn nước ngoài. Trong đó, chủ nợ lớn nhất là BIDV với dư nợ cuối kỳ lên tới gần

4,300 tỷ đồng, gồm cho vay, trái phiếu doanh nghiệp dài hạn. Riêng khoản nợ trái

phiếu được HVG đảm bảo bằng nhiều cổ phiếu và một bất động sản tại Tp.HCM.

Chủ nợ lớn thứ hai là Vietcombank với dư nợ cuối kỳ còn gần 1,857 tỷ đồng, dư nợ

tại VIB là 533 tỷ đồng, Vietinbank là 386 tỷ đồng… Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng

khác gồm Têchcombank, OCB, ACB, Saigonbank, TPbank … đang cho HVG vay vốn

tín dụng hay đầu tư trái phiếu HVG dài hạn.

Page 15: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 14

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty cổ phần

(SEAPRODEX), là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu

của ngành thủy sản. Được thành lập vào năm 1978 với tên

gọi ban đầu là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản, trải qua

gần 40 năm hoạt động và phát triển, SEAPRODEX không

ngừng củng cố thương hiệu, ngày càng khẳng định uy tín

với các đối tác trong và ngoài nước, hướng đến mục tiêu và

chiến lược trở thành Tập đoàn kinh tế thủy sản hàng đầu tại

Việt Nam.

Thương hiệu SEAPRODEX không chỉ là biểu tượng chất

lượng sản phẩm thủy sản tại thị trường nội địa mà còn là

thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế, được công nhận

và bảo hộ bởi Tổ chức thế giới về Quyền sở hữu trí tuệ OMPI

– Geneve (Thụy Sĩ), EU, Mỹ và khu vực Châu Á, …

VỊ THẾ CÔNG TY

Đối với ngành xuất khẩu thủy sản chế biến: Tổng Công ty

Thủy sản Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chính là sản

xuất chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Doanh thu hợp nhất từ xuất khẩu thủy sản của Tổng Công

ty chiếm khoảng 60% tổng doanh thu hợp nhất, nhưng chỉ

chiếm chưa đầu 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của

cả nước.

Đối với ngành sản xuất kinh doanh nội địa và thương mại

xuất khẩu: Doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa

và thương mại nhập khẩu của SEAPRODEX chiếm xấp xỉ

40% tổng doanh thu hợp nhất với các sản phẩm chủ yếu các

loại vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất như sắt, thép cuộn, kim

loại màu, hạt nhựa, giấy bao bì…phục vụ nhu cầu tiêu thụ

trong nước.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : UPCOM

Mã giao dịch : SEA

Ngày niêm yết : 23/12/2016

Vốn điều lệ : 1,250,000,000,000

CP lưu hành : 125,000,000

Cơ cấu sở hữu

CĐ nhà nước : 63.38%

Tổ chức khác : 35.67%

Cổ phiếu quỹ : 0.01%

Cá nhân trong nước : 0.94%

Cổ đông lớn

Bộ Nông nghiệp và PT nông thôn : 63.38%

CTCP Nova Bắc Nam 79 : 20.10%

CTCP XNK Tổng hợp Miền Nam : 15.00%

SEA : TỔNG CÔNG TY THỦY SẢN VIỆT NAM - CTCP

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2016 hoạt động Tổng công ty nhìn chung vẫn còn

nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản do áp lực cạnh tranh về

lao động, nguyên liệu, giá xuất khẩu trong khi các thị trường tiêu thụ truyền thống

không có khởi sắc đột biến đáng kể.

Mặt khác việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2016 tiếp

tục gặp một số trở ngại trong bối cảnh chờ Chính phủ quyết định thoái vốn nhà

nước cũng ảnh hưởng lớn đến Tổng công ty từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đến

công tác quản lý điều hành và cả tâm lý người lao động.

Năm 2016, SEA ghi nhận tổng sản lượng sản xuất thủy sản xuất khẩu đạt 3,155 tỷ

đồng vượt 10.3% so với kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 45 triệu USD

tăng 13.4% so với hết hoạch. Thêo đó tổng doanh thu đạt 1,512 tỷ đồng, tăng 8.5%

so với năm 2015. Song do giá vốn tăng mạnh hơn nên lợi nhuận gộp đạt gần 118

tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đáng chú ý là năm 2016, Sêaprodêx ghi nhận gần 310 tỷ đồng lãi từ các

công ty liên doanh liên kết (trong đó có 304 tỷ đồng lãi từ CTCP Việt Pháp Sản xuất

thức ăn gia súc Proconco), tăng đột biến so với gần 56 tỷ đồng ghi nhận trong năm

2015 nên kết quả cả năm 2016 Sêaprodêx lãi sau thuế 308.4 tỷ đồng, gấp 4.2 lần

lợi nhuận đạt được năm 2015. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty

mẹ hơn 302 tỷ đồng.

CHỈ TIÊU 2015 2016 %

Doanh thu bán hàng và CCDV 1,422.87 1,512.98 6%

Giá vốn hàng bán 1,296.53 1,394.85 8%

Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 124.00 118.00 -5%

Lợi nhuận tài chính 2.06 8.10 294%

Lợi nhuận khác 2.54 -10.06 -495%

Tổng lợi nhuận trước thuế 74.90 31.29 -58%

Lợi nhuận sau thuế 72.99 308.16 322%

Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 62.78 302.05 381%

Đơn vị tính: tỷ đồng

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Năm 2014 vẫn còn là một năm khó khăn của ngành thủy sản. Đối với bản thân

Seaprodex thì lợi nhuận hàng năm cũng không mấy khả quan với tỷ suất lợi nhuận

trên vốn đấu tư chỉ có khoảng 3-15%. Ngoài ra, dù được gọi là anh cả trong ngành

thủy sản nhưng Sêaprodex không trực tiếp kinh doanh thủy sản mà là công ty đang

đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành thủy sản và phát triển các dự án bất động

3,458 3,136

1,420 1,542

98 215 72 308

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

2013 2014 2015 2016

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN (TỶ ĐỒNG)

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Page 16: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 15

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

Kể từ sau thời điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình

công ty cổ phần vào ngày 17/04/2015 với số vốn điều lệ

1,250 tỷ đồng, tính đến thời điểm này, công ty vẫn chưa thay

đổi vốn điều lệ.

CHỈ TIÊU Đơn vị 2016 2017F %

chênh lệch

SX KINH DOANH

Chỉ tiêu sx công nghiệp

Chế biến thủy sản Tấn 3,154.5 2,860.0 -10%

Đóng sửa tàu thuyền Chiếc 12.0 7.0 -71%

Nuôi trồng thủy sản Tấn 90.6 105.6 14%

Chỉ tiêu kinh doanh

Chế biến thủy sản Triệu USD

39.7 36.0 -10%

Xuất nhập khẩu Triệu USD

61.4 50.0 -23%

KD TM, DV nội địa Triệu USD

300.9 250.0 -20%

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Tổng doanh thu tỷ

đồng 1,613.6 1,427.0 -13%

Lợi nhuận trước thuế tỷ

đồng 51.4 41.0 -25%

sản. Báo cáo tài chính của Công ty cho thấy vốn đầu tư vào công ty con của

Seaprodex là 148 tỷ đồng, công ty liên kết là 662 tỷ đồng.

Công ty có 3 công ty con là Công ty CP XNK Thủy sản Hà Nội với số vốn điều lệ (VĐL)

100 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 59.34% vốn điều lệ; XNK thủy sản Năm Căn VĐL 50 tỷ

đồng, tỷ lệ sở hữu 50.78%, Cơ khí đóng tàu thủy sản Việt Nam 56.25 tỷ đồng, tỷ lệ

sở hữu 62.37%. Sêaprodêx cũng có 9 Công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 20 đến

50%. Trong đó đáng chú ý là có một công doanh nghiệp rất lớn trong ngành thức

ăn chăn nuôi là CTCP Việt Pháp Sản xuất thức ăn chăn nuôi Proconco với số VĐL

1,582 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 22.08%.

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước khác thì sức hấp dẫn

của cổ phiếu Seaprodex không nằm ở ngành nghề kinh doanh chính mà nằm ở quỹ

đất doanh nghiệp này. Vốn là một Công ty mẹ của rất nhiều Công ty trong ngành

thủy sản của Bộ NN & PTNN, Seaprodex có rất nhiều đất đai quý giá được nhà nước

giao. Phát biểu với báo giới, chính ông Trần Tấn Tâm, Tổng giám đốc Seaprodex

nhận định “Tiềm năng của Seaprodex không nằm ở lĩnh vực kinh doanh chính là

thủy sản, mà ở quỹ đất đang sở hữu. Trong tương lai, lĩnh vực hoạt động chính của

Tổng công ty là bất động sản, chứ không phải thủy sản”.

Thực tế nhìn vào quỹ đất của Seaprodex khiến không ít người mơ ước. Công ty vừa

hoàn thành thủ tục đóng tiền sử dụng đất trên mảnh đất vàng 2-4-6 Đồng Khởi, Q1,

TP.HCM. Đây là khu đất có diện tích 1,522 m2 và Sêaprodêx đã bỏ ra 560 tỷ đồng

để trả Tiền sử dụng đất cho mảnh đất này. Nếu tính theo giá trị thị trường hiện nay

mảnh đất này có giá trị 800 đến 1,000 tỷ đồng. Kế bên khu đất này, Seaprodex cũng

đang làm thủ tục để xác lập quyền sử dụng đất tại khu đất 21 Ngô Đức Kế có diện

tích 552.5 m2 để hợp khối với 2-4-6 Đồng Khởi.

Tại TP.HCM Sêaprodêx còn có các khu đất khác như 22-24-26 Mạc Thị Bưởi, Q1

(277.8 m2), 211 Nguyễn Thái Học, Q1 (243.4 m2), 26/1A Lê Thánh Tôn (83.2) m2,

Số 7 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh (1,1875m2), 97/6 Kinh Dương Vương, Quận

6 (541.9 m2). Mặc dù muốn phát triển dự án trên đất này Công ty phải làm thủ tục

và đóng Tiền sử dụng đất nhưng với lợi thế là đang sử dụng có thể mang lại cho

Công ty hàng trăm tỷ đồng.

Ngoài mảnh đất vàng nói trên Seaprodex còn có một quỹ đất rộng lớn tại Vũng Tàu,

Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội. Đặc biệt quỹ đất gần 6,000 m2 tại Số 2 Ngô Gia Tự,

Quận Long Biên, Hà Nội cũng là một khu đất vàng. Công ty hoàn toàn có thể khai

thác quỹ đất này để làm dự án và mang lại giá trị cao.

TÌNH HÌNH NỢ VAY

Tổng số nợ phải trả đến 31/12/2016 là 349,599 tỷ đồng, chiếm 21.33 % tổng nguồn

vốn. Trong đó chủ yếu là:

Khoản vay của Ngân hàng Vietcombank số tiền là 36.6 tỷ đồng và vay của CTCP Xây

dựng Bắc Nam 79 số tiền là 280 tỷ đồng để nộp tiền quyền sử dụng khu đất 2-4-6

Đồng khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

Phải trả người bán : 3,221,000 đồng

Phải trả người lao động : 3,040,107,950 đồng

Chi phí lãi vay phải trả : 10,272,155,553 đồng

Phải trả khác : 19,684,043,371 đồng

Hệ số nợ phải trả /vốn chủ sở hữu thấp chỉ đạt 0.27 lần. Đảm bảo hệ số nợ phải trả

trên vốn chủ sỏ hữu của Tổng công ty nằm trong giới hạn cho phép.

Page 17: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 16

TRIỂN VỌNG

Năm 2017, dự kiến tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều biến động, khó khăn trong

ngành thủy sản tiếp tục còn nhiều thách thức và rủi ro từ biến Năm 2017, tiếp tục

sẽ là một năm khó khăn đối với ngành thủy sản nói chung và hoạt động xuất khẩu

thủy sản của SEA nói riêng. Dự báo sản xuất chế biến thủy sản năm 2017 của SEA

đạt khoảng 2,860 tẩn, giảm 10% so với năm 2016. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản

sẽ được doanh nghiệp đẩy mạnh, cung cấp khoảng 105.6 tần nguyên liệu đầu vào

cho chế biến, tăng 14% so với năm 2016. Năm 2017, SEA đặt kế hoạch thận trọng

với 1,427 doanh thu thuần và 41 tỷ lợi nhuận trước thuế, lần lượt giảm 13% và 25%

so với năm 2016.

Triển vọng từ các dự án bất động sản. Hiện tại SEA đang năm giữ hàng loạt các mảnh

đất “vàng” như ở 2-4-6 Đồng Khởi, Q1, TP.HCM; 22-24-26 Mạc Thị Bưởi, Q1; 211

Nguyễn Thái Học, Q1 … và còn nhiều khu đất tại Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng

và Hà Nội. Kỳ vọng hoạt động cho thuê các khu đất mà SEA đang sở hữu sẽ mang lại

cho công ty một phần lợi nhuận đột biến trong dài hạn.

Tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ là bước đột phá đưa SEA phát triển. Hiện tại nhà nước

đang thoái vốn tại SEA, và có sự gia nhập của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính

mới như CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Miền Nam và CTCP Nova Bắc Nam 79. Đây

sẽ là nhân tố mới hứa hẹn sẽ giúp công ty vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng

trong tương lai.

Page 18: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 17

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát Triển Du lịch An

Giang thành lập năm 2007, chuyển sang mô hình cổ phần

năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu 53 tỷ đồng.

Hiện nay công ty đang niêm yết trên sàn HOSE (Mã DAT) với

tổng vốn điều lệ gia tăng lần gần nhất 1/2015 là 381 tỷ,

tương đương 38.1 triệu cổ phiếu, trong đó CTCP Đầu tư và

Phát triển Đa quốc gia IDI sở hữu 79.25%.

DAT hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến

phụ phẩm từ cá tra, cá basa – một lĩnh vực được đánh giá

khá tiềm năng trong tương lai.

VỊ THẾ CÔNG TY

TRISEDCO là công ty con của Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Đa quốc gia (I.D.I) và là đối tác liên kết của Tập

đoàn Sao Mai, cổ đông lớn nhất của công ty mẹ.

Hiện nay TRISEDCO đang sở hữu 73,9% vốn góp tại công ty

con là Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO). Công ty có nhà

máy sản xuất bột cá được đầu tư máy móc công nghệ hiện

đại và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn HACCP,

ISO 22000:2005. Hiện nay nhà máy sản xuất bột cá đã được

cải tiến để nâng công suất chế biến lên 300 tấn nguyên

liệu/ngày.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm, phụ phẩm

từ cá Tra;

Sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi;

Chế biến và kinh doanh lương thực thực phẩm;

Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí;

Một số ngành nghề khác thêo đăng ký kinh doanh.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : HOSE

Mã giao dịch : DAT

Ngày niêm yết : 05/11/2015

Vốn điều lệ : 381,000,000,000

CP lưu hành : 38,100,000

Cơ cấu sở hữu

Cá nhân trong nước : 16.82%

Tổ chức trong nước : 83.18%

Cổ đông lớn

CTCP ĐT và PT Đa quốc gia I.D.I : 79.25%

DAT : CTCP ĐẦU TƯ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Kết thúc năm 2016, DAT đạt doanh thu 944.7 tỷ trong đó chủ

yếu đến từ mảng bột cá xuất khẩu, đạt tỷ tọng 47.8%, tăng

trưởng 77.6% trong năm qua. Lĩnh vực Mỡ cá và dầu cá cũng đóng góp đáng kể với

tỷ trọng 22.5% và 21.3%, và tăng trưởng lần lượt 25.7% và 70.7%.

CƠ CẤU DT

(Tỷ đồng)

DOANH THU (Tỷ đồng) BIÊN LỢI NHUẬN (%)

2015 2016 Tăng trưởng 2015 2016

Bột cá 255.545 451.66 76.7% 17.1% 7.3%

Mỡ cá 169.335 212.855 25.7% -14.4% 1.1%

Dầu cá 118.061 201.51 70.7% 5.2% 3.8%

Các sản phẩm phụ 42.465 34.364 -19.1% 0.0% 5.9%

Khác 71.844 44.34 -38.3% 35.5% 43.1%

TỔNG 657.25 944.729 43.7% 7.7% 6.8%

So với kế hoạch đã đặt ra đầu năm, tổng doanh thu DAT chỉ đạt 79.7% so với kế

hoạch 1,200 tỷ đặt ra đầu năm 2016. Bên cạnh đó, đáng chú ý dù tăng trưởng doanh

thu khá tích cực nhưng chi phí giá vốn của công ty lại tăng nhanh hơn dẫn đến biên

lợi nhuận sụt giảm trên cả hai mảng chính Bột cá và Dầu cá. Mảng Mỡ cá có cải thiện

được biên lợi nhuận nhưng là từ -14.4% năm 2015 lên 1.1% năm 2016. Biên lợi

nhuận chung trong năm 2016 nhìn chung đang ở mức thấp nhất trong 4 năm trở

lại đây, phản ánh đúng thực trạng cạnh tranh đang tăng lên dẫn đến chi phí nguyên

liệu đầu vào tăng cao.

Xét trong cơ cấu chi phí chung của công ty trong giai đoạn từ 2014 – 2017. Tỷ trọng

chi phí tài chính mà chủ yếu là lãi vay luôn chiếm đến gần 40% tổng lợi nhuận gộp

(Đã bao gồm cả lợi nhuận tài chính), cho thấy công ty đang chịu gánh nặng tài chính

khá lớn. Thực tế, lãi vay đã có xu hướng giảm trong năm 2014, tuy nhiên sau đó

tăng trở lại vào năm 2015 và thậm chí tăng tới 114.2% trong năm 2016, sau khi

công ty liên tục tăng gấp 4 lần số nợ từ năm 2014 – 2016. Dù vậy tỷ trọng hiện tại

của chi phí tài chính vẫn duy trì ở mức trung bình, tương ứng với doanh thu.

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016

Lợi nhuận gộp 41,104 24,058 50,921 63,991

Chi phí lãi vay 16,239 12,842 14,458 30,971

Chi phí bán hàng và QL 23,271 9,023 16,091 24,616

Nợ ngắn hạn 113,631 92,802 137,690 425,563

Nợ dài hạn 20,614 45,611 200,255 183,289

3 tháng đầu năm 2017 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực về cả doanh thu và lợi

nhuận. Cụ thể công ty đạt 212.3 tỷ DT trong quý I/2017, tăng 68.5% so với cùng kỳ

2016. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng 28%, từu 4.25 tỷ lên 5.44

tỷ. Mặc dù vậy, các con số này mới chỉ bằng lần lượt 14.2% và 11.9% kế hoạch đề

ra đầu năm 2017.

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

DAT sẽ nâng công suất nhà máy chế biến bột cá mỡ cá lên mức 400 tấn nguyên

liệu/ngày, tăng 33.3% so với công suất hiện tại. Đồng thời công ty cũng sẽ đầu

tư xây dựng kho chưa thành phẩm vào quý 4/2017.

DAT cũng sẽ hoàn thiện nhà máy tinh luyện dầu cá để đảm bảo hoạt động 100%

công suất. Hiện nay kinh doanh dầu cá cao cấp mang thương hiệu Ranêê đang

Page 19: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 18

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

Thời gian Vốn điều lệ

09-2009 97,942,526,109

05-2010 125,951,526,109

09-2011 150,000,000,000

01-2015 380,000,000,000

01-2015 381,000,000,000

là mảng mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Đây là một lĩnh vực khá tiềm

năng bởi chưa có công ty nào trong nước sản xuất dầu ăn tinh luyện từ mỡ cá

tra. Công ty cho biết hiện nay mỡ cá tra chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chế

biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản, sản xuất dầu biodiesel và xuất khẩu thô với

giá thấp. Trong khi Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập khẩu dầu thực vật và nhu

cầu đang ngày càng gia tăng. Chính vì thế, có thể thấy sản phẩm dầu cá là một

mắt xích quan trọng trong chuối khép kín từ nuôi trông đến chế biến và xuất

khẩu cá basa.

Hiện nhà máy giai đoạn 1 công suất 97 tấn/ngày đã đi vào hoạt đông. Công ty

dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 2 trong quý 3/2017 để nâng công suất lên 200

tấn/ngày.

HẠNG MỤC TIẾN ĐỘ

Đầu tư 01 dây chuyền sản xuất bột cá, mỡ cá Hoàn thành

Xây mới kho chứa thành phẩm và dây chuyền đóng gói Quý 3 và Quý 4/2017

Nhận chuyển nhượng nhà máy tinh luyện dầu cá Hoàn thành

(Tháng 7 vận hành thử)

Mua 2 lò hơi mới thay thế nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường

Đang tiến hành

KẾ HOẠCH 2017

Nói về kế hoạch 2017, trước thực trạng cạnh tranh ngày một cao, ngoài thu mua

nguyên liệu và sản xuất, DAT dự kiến sẽ kinh doanh thương mại bột cá (Mặt hàng

xuất khẩu chủ yếu) để tăng doanh thu. Chiến lược này tận dụng thế mạnh của công

ty là có quy mô hoạt động lớn và là một trong số ít các công ty xuất khẩu thức ăn

thủy sản có giấy phép xuất bột cá đi Trung Quốc. Cụ thể kế hoạch:

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của DAT rất khả quan với mức tăng trưởng 58.8%

doanh thu và 84.7% đối với lợi nhuận sau thuế. Trong đó đáng chú ý lĩnh vực Dầu

cá Ranee sẽ đóng góp khoảng ¼ tổng doanh thu. Với mức kế hoạch trên, công ty kỳ

vọng biên lợi nhuận sẽ cải thiện lên 10.09% do tỷ trọng giá vốn giảm. Bên cạnh đó

các loại chi phí của DAT cũng được dự kiến sẽ tăng đáng kể như chi phí bán hàng

hay quản lý. Dù vậy đối với những sản phẩm mới như dầu cá Ranêê, đây sẽ là một

tín hiệu tích cực cho thấy ban lãnh đạo thực sự nghiêm túc với chiến lược đã đề ra.

THUẬN LỢI

Trải qua 9 năm phát triển, TRISEDCO hiện đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp

có sản lượng xuất khẩu bột cá tra lớn nhất Việt Nam (Sau Honoroad). Với công

nghệ hiện đại, chất lượng và giá thành hợp lý, công ty đang là đối tác của nhiều

công ty Trung Quốc, Nhật, cũng như các doanh nghiêp trong nước. Thêo ước

tính của công ty, công suất nhà máy dầu cá hiện tại chỉ đáp ứng 3% tổng nhu cầu

thị trường, cho thấy tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.

Việt Nam có lượng dầu mỡ cá tra dồi dào mà không một quốc gia nào có được,

qua đó cung cấp cho DAT 100% nguyên liệu. Bên cạnh đó, chất lượng cá tra VIệt

Nam cũng đã được các tổ chức nước ngoài chứng nhận là đủ an toàn vệ sinh để

xuất khẩu.

Nhu cầu về các sản phẩm bổ dưỡng, sạch đang ngày càng tăng cao.

Page 20: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 19

Tập đoàn Sao Mai (TRISEDCO là công ty thành viên) sẽ hoàn thành dự án Nhà

máy chế biến thức ăn thủy sản trong cuối quý 2/2017 sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho TRISEDCO gia tăng DT và LN.

Nhà máy sản xuất bột cá của TRISEDCO đạt tiêu chuẩn HACCP và ISO

22000:2005 với 3 dây chuyển nhập của của Thái lan, Trung Quốc và Quang Huy

BK. Công ty đang có kế hoạch nâng công suất lên gần 400 tấn nguyên liệu/ngày.

Nhà máy chê sbieens dầu cá tinh luyện của TRISEDCO cũng đang sử dụng công

nghệ của tập đoàn Dêsmêt – Bỉ. Đây là một trong những công nghệ hiện đại nhất

hiện tại và là nhà máy tinh luyện dầu cá đầu tiên của khu vực ĐBSCL nói riêng.

Ban lãnh đạo công ty cho biết mặc dù giá cả nguyên vật liệu biến động tiêu cực

và tình hình cạnh tranh ngày càng cao tuy nhiên công ty có nhiều lý do để tin

rằng những tác động đó sẽ không gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Thứ nhất, sản

xuất bột cá tra đang là xu thế mới thay thế cho bột cá biển do chất lượng vượt

trội về độ tươi và đồng đều dinh dưỡng. Hơn nữa nguồn cung nguyên liệu bột

cá biển có tính chất mùa vụ do đánh bắt, không ổn định so với nguồn cung của

cá tra/basa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, sản phẩm dầu

cá – chiếm 21.3% doanh thu của DAT cũng lấy nguyên liệu từ chính dây chuyển

sản xuất bột cá, mỡ cá do đó biến động nguyên vật liệu sẽ không có ảnh hưởng

nhiều đến công ty.

KHÓ KHĂN

Tình hình hạn hạn, xâm nhập măn nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản. Bên

cnahj đó, sự xuất hiện ngành càng nhiều các công ty trong lĩnh vực này dẫn đến tình

trạng cạnh tranh cao, đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng. Ban lãnh đạo đã tính đến

phương án tăng cường kinh doanh thương mại bột cá để duy trì doanh số (Không

chỉ sản xuất mà còn thu mua và bán lại)

TRIỂN VỌNG

Theo dự báo của FAO, sản phẩm bột cá tra/basa sẽ là xu thế lựa chọn mới và tiềm

năng cho các nhà sản xuất thức ăn gia súc gia cầm và thủy sản. Bên cạnh đó, việc

suy giảm nguồn cung từ việc đánh bắt cá biển từ Peru (hơn 80% thị phần xuất khẩu

bột cá biển trên thế giới) sẽ là tiền đề cho sản phẩm bột cá tra/basa đi lên.

Hiện tại tại Việt Nam, chỉ có khoảng hơn 40 công ty có các nhà máy chế biến bột cá,

trong khi trong khi bột cá được xêm như thành phần rất có giá trị trong thức ăn

chăn nuôi. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành trong các năm tới.

Đối với ngành dầu ăn, thêo ước tính từ Euromonitor, ngành dầu ăn tăng 7% về sản

lượng và 12% về giá trị trong 2013, nhu cầu được ước tính sẽ còn tăng gấp 3 lần

vào năm 2020. Mặt khác, trước thực trạng giá thành dầu cá biển ngày càng cao do

các tác động môi trường, khí hậu làm khan hiếm nguồn nguyên liệu, qua đó khiến

tiềm năng về một loại sản phẩm thay thế như dầu cá tra/basa trở nên cần thiết. Sẳn

phẩm dầu cá tinh luyện của TRISEDCO là sản phẩm đầu tiên trên thế giới được lấy

từ mỡ cá tra/basa và là được kỳ vọng đủ khả năng cạnh tranh dựa trên chất lượng

tốt và hệ thống phân phối tiện lợi.

Page 21: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 20

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Công ty Cổ phần Nam Việt - Navico tiền thân là Công ty

TNHH Nam Việt thành lập năm 1993 và chuyển sang hoạt

động theo mô hình cổ phần năm 2006. Navico hoạt động

trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu các sản phẩm cá sa, cá ba

tra và cá lóc. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên 100 quốc

gia trên thế giới như Nga, EU, Trung quốc, Úc.

Nam Việt hiện hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến xuất

khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa chủ yếu phục vụ xuất

khẩu. Thị trường XK của Công ty hiện nay là Nga, EU, Trung

Quốc, Úc và hơn 40 nước trên thế giới. ANV hiện có 3 nhà

máy với tổng công suất trên 120,000 tấn/năm. Sản phẩm

kinh doanh của công ty chủ yếu là chế biến xuất khẩu các

sản phẩm cá sa, cá ba tra và cá lóc.

VỊ THẾ CÔNG TY

ANV hiện là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về kim ngạch

xuất khẩu thủy sản với 188 triệu USD, với 40% xuất khẩu

sang EU.

Bên cạnh đó, công ty hiện áp dụng quy trình kiểm soát chất

lượng sản phẩm thêo HACCP, GMP, SQF, có đủ điều kiện

xuất khẩu sang hơn 100 nước trên thế giới. Công ty cũng sở

hữu nhà máy Lạnh Ấn Độ Dương với công suất thiết kế 700

tấn nguyên liệu/ngày.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Nuôi trồng thủy sản

Sản xuất thức ăn thủy sản

Chế biến thủy sản

Sản xuất bao bì giấy, bao bì PE

Các ngành nghề kinh doanh khác theo Giấy ĐKKD.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : HOSE

Mã giao dịch : ANV

Ngày niêm yết : 07/12/2007

Vốn điều lệ : 660,000,000,000

CP lưu hành : 65,605,250

Cơ cấu sở hữu

CĐ đặc biệt : 72.68%

Cá nhân trong nước : 25.09%

Tổ chức trong nước : 1.54%

Cá nhân nước ngoài : 0.12%

Tổ chức nước ngoài : 0.57%

Cổ đông lớn

Doãn Tới : 45.37%

Doãn Chí Thanh : 13.64%

Doãn Chí Thiên : 13.64%

ANV : CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Doanh thu ANV đã tăng trưởng nhẹ trong năm 2016 sau khi giảm

10% trong năm 2016, dù vậy, lợi nhuận gộp lại giảm xuống 361

tỷ do biên lợi nhuận giảm từ 15.3% xuống chỉ còn 12.8%. Mặc dù lợi nhuận thuần

từ HĐKD vẫn ghi nhận tăng trưởng hơn 4.5 lần so với năm 2015, tuy nhiên đó là

do doanh thu tài chính tăng đột biến lên tới 154.5 tỷ, tăng gần 4 lần so với năm

2015.

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016

Doanh thu bán hàng 2,575,619 2,780,080 2,528,419 2,847,113

Biên lợi nhuận gộp 13.54% 15.13% 15.13% 12.69%

Doanh thu tài chính 24,701 20,896 40,942 154,496

Lợi nhuận sau thuế 6,303 61,306 1,591 13,432

Đơn vị tính: tỷ đồng

Mặt khác, 2016 cũng là năm thứ 2 liên tiếp ANV ghi nhận lỗ lớn đầu tư công ty liên

doanh liên kết, đạt 117.3 tỷ, tăng gần gấp đôi so với năm 2015 do chính thức thoái

vốn tại những công ty đầu tư không hiệu quả. Kỳ vọng trong năm nay ANV sẽ

không phải ghi nhận một khoản lỗ nào nữa do đã thanh lý hết số cổ phần. Đáng

chú ý, chi phí bán hàng giảm khá mạnh xuống 135.8 tỷ, giảm 15% trong khi chi phí

quản lý DN lại tăng đến hơn 100% do “Dự phòng nợ phải thu khó đòi” tăng từ 11

tỷ lên 75.8 tỷ trong đó chủ yếu là nợ phải thu khách hàng đã quá hạn trên 2 năm.

Các chi phí khác không có nhiều thay đổi.

Kết thúc năm 2016, LNST của ANV cải thiện từ mức 1.5 tỷ lên 13.4 tỷ, tuy nhiên

khác với sự cải thiện trong năm 2014 chủ yếu là do từ hoạt động sản xuất kinh

doanh, con số của năm 2016 không phản ánh thực tế tình hình kinh doanh của

ANV trong năm qua. Dù vậy, với việc thoái vốn và ghi nhận phần lớn các khoản lỗ,

cũng như dự phòng trong năm trước, đây sẽ là cơ sở để kỳ vọng sự cải thiện trong

những năm tới.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2017

Kết thúc quý I/2017, ANV ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cải thiện mạnh mẽ.

Doanh thu của ANV đã tăng 27.9%, đạt 701.3 tỷ, đồng thời biên lợi nhuận cũng cải

thiện lên mức 12.9% so với chỉ 7.5% cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý. Lợi nhuận

trước thuế của ANV tăng gấp 3 lần so với quý 1/2016 do đóng góp tích cực từ

doanh thu, và do lợi nhuận khác kỳ này không còn âm nặng như kỳ trước. So sánh

với kế hoạch đã đề ra đầu năm, ANV đã hoàn thành lần lượt 23.6% và 24.8% kế

hoạch doanh thu và lợi nhuận

CHỈ TIÊU Quý

I/2016 Quý

I/2017 Tăng

trưởng Kế hoạch 2017 (Tỷ)

Hoàn thành kế hoạch (%)

Doanh thu 548.428 701.3 27.9% 2,971 24%

Biên lợi nhuận 7.5% 12.9%

Lợi nhuận trước thuế 7.31 30.34 315.1% 122 25%

Cơ cấu bảng cân đối tài sản và nguồn vốn

Không có nhiều sự cải thiện ở đây khi tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu vẫn

chiếm phần lớn tổng tài sản và có xu hướng tăng dần. Các khoản phải thu ngắn hạn

đã tăng 38.5% trong năm 2016 (Chủ yếu từ công ty liên quan là Công ty TNHH Đại

Tây Dương), còn các khoản phải thu dài hạn cũng tăng mạnh từ 19 tỷ lên tới 263

Page 22: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 21

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

Kể từ sau thời điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình

công ty cổ phần với số vốn điều lệ 660 tỷ đồng, tính đến thời

điểm này, công ty vẫn chưa thay đổi vốn điều lệ.

Cơ cấu nợ vay tính đến hết quý 1/2017

KỲ HẠN

CHỦ NỢ SỐ TIỀN

(Tỷ) TỶ

TRỌNG

Nợ ngắn hạn

Ông Doãn Tới – Chủ tịch HĐQT 0.4 0.0%

Bà Dương Thị Kim Hương 100 9.2%

Ngân hàng BIDV 310.7 28.5%

NH TMCP Sài Gòn Hà Nội 44.4 4.1%

Ngân hàng TMCP Tiên Phong 51.2 4.7%

NH TMCP Ngoại Thương VN 269.4 24.7%

NH United Overseas Bank 43.5 4.0%

NH TMCP Quốc tế Việt Nam 212.8 19.5%

NH TMCP Kỹ Thương VN 0 0.0%

Vay dài hạn đến hạn trả 36.8 3.4%

Nợ thuê tài chính đến hạn trả 21.8 2.0%

Tổng nợ ngắn hạn 1091 100%

Nợ dài hạn

Ông Doãn Tới – Chủ tịch HĐQT 18.7 8.8%

Công ty TNHH Đại Tây Dương 48.2 22.7%

Ngân hàng TMCP Tiên Phong 78 36.8%

NH TMCP Ngoại Thương VN 24.4 11.5%

Thuê Tài chính 42.7 20.1%

Tổng nợ dài hạn 212 100%

tỷ (Không có giải trình, nhưng nhiều khả năng cũng là từ Công ty TNHH Đại Tây

Dương).

Sự thay đổi lớn nhất trên bảng cân đối kế toán của ANV nằm ở các tài sản dài hạn

mà cụ thể là khoản chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại CTCP DAP số 2 –

VinaChem trị giá 432.9 tỷ và ghi lỗ 113 tỷ.

Về cơ cấu nguồn vốn, không có nhiều xáo trộn ngoại trừ xu hướng giảm tỷ trọng

nợ ngắn hạn và gia tăng tỷ trọng nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn của ANV đã giảm từ mức

1,303 tỷ xuống còn 1,161 tỷ, giảm 10% lấy từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

và đầu tư, còn nợ dài hạn cũng giảm từ mức 338 tỷ xuống còn 222 tỷ (-34.4%)

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016

Nợ ngắn hạn 39.5% 40.8% 39.8% 38.5%

Nợ dài hạn 1.9% 3.6% 10.4% 7.4%

Nợ khác 10.0% 14.9% 10.3% 10.8%

Vốn chủ sở hữu 48.5% 40.7% 39.6% 43.4%

TÌNH HÌNH NỢ VAY

3 chủ nợ lớn nhất của ANV là BIDV, Vietcombank và VIB

Nguồn vốn vay mới chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn là 36.75 tỷ

Nguồn vốn huy động từ các cá nhân bao gồm Ông Doãn Tới và bà Dương Thị

Kim Hương không tính lãi suất.

THUẬN LỢI

Ban lãnh đạo đang cho thấy thái độ cương quyết trong việc tái cơ cấu phân bổ

tài sản, cho giải thế những công ty làm ăn thua lỗ cũng như thoái phần vốn đầu

tư không hiệu quả.

Mặc dù có các khoản đầu tư thua lỗ, lĩnh vực thủy sản ít nhiều cho thấy những

tín hiệu khởi sắc khi mang về cho công ty phần lớn lợi nhuận. Kỳ vọng tái cơ

cấu sẽ giúp công ty không còn chịu những khoản lỗ và tập trung toàn bộ sức

mạnh cho lĩnh vực thủy sản

Ngoài thoái vốn khỏi các doanh nghiệp ngoài ngành, ANV còn tích cực giảm vốn

nợ vay, việc này sẽ làm giảm bớt áp lực cho dòng tiền của ANV, đặc biệt là trong

giai đoạn khó khăn hiện tại.

39.5% 40.8% 39.8% 38.5%

1.9% 3.6% 10.4%7.4%

10.0%14.9%

10.3%10.8%

48.5%40.7% 39.6% 43.4%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2013 2014 2015 2016

CẤU TRÚC VỐN

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác Vốn chủ sở hữu

Page 23: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 22

KHÓ KHĂN

Ngành cá tra Việt Nam được đánh giá vẫn tiếp tục những khó khăn khi kim ngạch

xuất khẩu chỉ dừng lại ở mức 1.7 USD trong vài năm trở lại đây. Một bộ phận không

nhỏ các doanh nghiệp do thua lỗ kéo dài đã phải phá sản, trong khi các doanh

nghiệp còn lại vẫn cạnh tranh khốc liệt về giá cả qua đó khiến biên lợi nhuận thu

hẹp dần.

TRIỂN VỌNG

Với 65.6 triệu cổ phiếu lưu hành (394,750 cổ phiếu quỹ) công ty hiện được định giá

ở mức 750 tỷ, khá thấp so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, với lợi nhuận khiêm tốn trong những năm gần đây thể hiện qua EPS ở

ở mức thấp 300 đồng/cp, ngay cả năm đạt lợi nhuận cao kỷ lục 2014, EPS cũng chỉ

đạt chưa đến 1,000 đồng/cp.

Chuyển sang hệ số P/E của doanh nghiệp có thời kỳ được kéo lên tới con số hàng

trăm, và tại thời điểm hiện tại cũng đang ở mức 18x, quá cao so với các công ty

cùng ngành.

Xem xét hai chỉ số sinh lợi chính ROA và ROE có thể thấy mức cao nhất mà công ty

đạt được là vào năm 2014 với mức ROE là 4.52% và ROA là 2%. Dù vậy đó là năm

duy nhất ANV ghi nhận lãi khủng do biên lợi nhuận cao.

Mức sinh lợi các năm sau đó đã suy giảm đáng kể và chỉ đạt lần lượt 0.62% và

1.49%. Đóng góp chính cho sự cải thiện trong năm 2016 là tăng trưởng lợi nhuận

và suy giảm tổng tài sản, tuy nhiên không phải do cải thiện ở hoạt động kinh doanh

chính mà do đóng góp từ mảng tài chính khá nhiều.

Dựa trên triển vọng về ngành thủy sản và đánh giá về bản thân doanh nghiệp, ANV

sẽ khó có thể hồi phục nhanh chóng và phải rất nỗ lực để lấy lại những gì đã mất

trong những năm qua.

Page 24: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 23

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An

Giang - ACL thành lập từ năm 2003 với vốn ban đầu 22 tỷ

đồng hoạt động trong ngành khai thác, nuôi trồng và chế

biến thủy sản (Cá tra Fillêt). Công ty được biết đến là một

công ty gia đình thuộc sở hữu của bà Trần Thị Vân Loan –

Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc với tỷ lệ năm giữ 50.24% công

ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần và chính thức

niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM vào năm 2007. Hiện tại ACL

đã tăng vốn điều lệ lên 227.9 tỷ, tương đương với 22.79

triệu cổ phiếu niêm yết.

VỊ THẾ CÔNG TY

Sản phẩm của công ty đã có mặt ở hơn 70 quốc gia. Những

thị trường xuất khẩu chính là Trung Đông, Châu Âu, Úc,

Châu Mỹ, Mỹ...

Trong năm 2013 Công ty đứng thứ 9 trong số các công ty có

kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Công ty đã xây dựng nguồn nguyên liệu các tra với diện tích

vùng nuôi 45 ha nhằm đảm bảo 45% nhu cầu nguyên liệu

cho quá trình sản xuất. Khả năng chủ động nguồn nguyên

liệu được xem là lợi thế so với các công ty trong ngành. Hiện

nay công suất trung bình của doanh nghiệp là 250 tấn cá

nguyên liệu/ngày và quy mô 2500 công nhân.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Mua bán, nuôi trồng, chế biến, bảo quản thủy sản và sản

phẩm từ thủy sản.

Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế

biến thủy sản.

Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều).

Các ngành nghề khác theo Giấy phép đăng ký KD.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : HOSE

Mã giao dịch : ACL

Ngày niêm yết : 05/09/2007

Vốn điều lệ : 227,996,750,000

CP lưu hành : 22,799,675

Cơ cấu sở hữu

Cổ đông trong nước : 97.01%

Cổ đông nước ngoài : 2.99%

Cổ đông lớn

Trần Thị Vân Loan : 21.62%

Trần Tuấn Khanh : 5.87%

Trần Văn Nhân : 5.72%

Trần Minh Nhựt : 5.72%

Trần Tuấn Nam : 5.72%

Lê Thị Lệ : 5.72%

Trần Thị Thu Vân : 5.72%

ACL : CTCP XNK THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Trong năm 2016, doanh thu ACL tăng trưởng 13.2%, thấp hơn

so với mức tăng trưởng năm 2015. Dù vậy, do chi phí tài chính

tăng cao mà trong đó lãi vay đã tăng từ 37.8 tỷ lên 56.82 tỷ, ăn mòn đáng kể lợi

nhuận gộp. Bên cạnh đó, tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý của công ty cũng tăng

và qua đó khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 20%, từ 30.4 tỷ, xuống còn

24 tỷ. So sánh với kế hoạch đề ra đầu năm 2016, doanh thu và lợi nhuận trước

thuế đã hoàn thành lần lượt 99.2% và 96% - không quá tệ cho một năm khó khăn

của ngành thủy sản. Trong quá khứ, khả năng hoàn thành kế hoạch của ACL cũng

không được đánh giá cao. Ví dụ như trong năm 2014, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

của ACL chỉ đạt 84% và 70% DT và LNST.

HẠNG MỤC KẾ HOẠCH 2016

(Tỷ đồng) THỰC HIỆN 2016

(Tỷ đồng) HOÀN THÀNH

Sản lượng xuất khẩu 18,000 21,792 121.1%

Doanh thu thuần 1,300 1,289 99.2%

Doanh thu xuất khẩu 37 37 99.0%

Lợi nhuận trước thuế 25 24 96.0%

Cập nhật kết quả quý 1/2017

Sau 3 tháng đầu năm 2017, ACL ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện so với cùng

kỳ năm trước. Cụ thể doanh thu tăng nhẹ 4% lên 282.4 tỷ - mức cao nhất so với

các cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 2.17 tỷ, tăng

191% do có sự cải thiện nhẹ ở một số hạng mục như biên lợi nhuận, doanh thu tài

chính, chi phí bán hàng. So với kế hoạch đặt ra giống hệt năm 2015 (1,300 tỷ doanh

thu và 25 tỷ lợi nhuận), tiến độ hoàn thành kế hoạch năm nay có nhỉnh hơn khi

hoàn thành 22% và 9% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

Quý I/2016 Quý I/2017 Tăng trưởng Hoàn thành KH

Doanh thu 270,210 282,433 4.5% 21.7%

Lợi nhuận sau thuế 744 2,168 191.4% 8.7%

Tại buổi họp cổ đông mới đây ngày 24/05, thay vì chi trả cổ tức như cam kết chắc

chắn tại Đại hội cổ đông năm 2016, năm nay ĐHĐCĐ đã thông qua 100% tán thành

kế hoạch giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để cân đối nguồn tài chính. Ban lãnh

đạo cũng bày tỏ nguyện vọng được giữ lại lợi nhuận năm 2017 (nếu có) để bù đắp

lại nguồn vốn đã đầu tư trong năm 2016 vào các dự án như kho lạnh Đông Á, dây

987,212

854,490

1,139,475 1,289,474

5,148 12,312 29,133 23,503

-13.4%

33.4%

13.2%

139%137%

-19%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

-200,000

300,000

800,000

1,300,000

1,800,000

2013 2014 2015 2016

KẾT QUẢ KINH DOANH

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Tăng trưởng Doanh thu Tăng trưởng LNST

Page 25: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 24

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN

THỜI GIAN VỐN ĐIỀU LỆ (VNĐ)

2-2005 22,000,000,000

9-2007 90,000,000,000

7-2010 110,000,000,000

11-2011 183,996,750,000

7-2016 227,996,750,000

Cơ cấu nợ vay tính đến hết quý 1/2017

KỲ HẠN

CHỦ NỢ SỐ TIỀN

(Tỷ) TỶ

TRỌNG

Vay ngắn hạn

Ngân hàng NN&PT nông thôn VN 32.113 4.8%

Ngân hàng BIDV 378.946 56.9%

Ngân hàng HSBC 49.5 7.4%

Ngân hàng ACB 0 0.0%

Ngân hàng Indovina 27.9 4.2%

Ngân hàng Công Thương VN 78.9 11.8%

Ngân hàng Natixis 52.4 7.9%

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam 19.4 2.9%

NH Việt Nam Thịnh Vượng 16.172 2.4%

Vay nợ dài hạn đến hạn trả 10.75 1.6%

Tổng vay ngắn hạn 666.08 100.0%

Vay dài hạn

Ông Trần Tuấn Khanh 7.2 11.6%

Ông Trần Tuấn Nam 7.2 11.6%

Bà Trần Thị Vân Loan 25.9 41.8%

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích 0 0.0%

Bà Trần Thị Thu Vân 0 0.0%

Ngân hàng BIDV 8.7 14.0%

Ngân hàng Công Thương VN 13 21.0%

Tổng vay dài hạn 62 100.0%

chuyền mới nhà máy thức ăn, thay thế thiết bị cũ. Năm trước công ty đã chi trả cổ

tức 30% LNST bằng tiền mặt cho cổ đông.

Xét trong cả giai đoạn 2014 – 2016, tỷ trọng chi phí tài chính đang có xu hướng

tăng dần. Nếu năm 2013 con số này là 18.1% thì đến năm 2016, tỷ lệ này 30%.

Nguồn vốn nợ của ACL đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn này, từ mức 450 tỷ lên

mức 832 tỷ năm 2016. Trong đó riêng vay và nợ ngắn hạn đã tăng từ mức 365 tỷ

lên mức 718 tỷ, còn nợ dài hạn cũng tăng từ 23.8 tỷ lên 62.1 tỷ. Gánh nặng tài chính

đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận ACL. Tuy nhiên, đang chú ý là cùng với sự

gia tăng quy mô doanh thu tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý lại có xu hướng

giữ nguyên hoặc tăng chậm hơn, dẫn đến tỷ trọng so với tổng lợi nhuận gộp giảm

cho thấy công ty cũng có ý thức trong việc tiết giảm chi phí.

Xem xét tỷ lệ sinh lời (ROE, ROA) trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây. ROE

của công ty đã cải thiện từ mức chỉ 1.89% lên cao nhất 10.03% vào năm 2015 và

giảm xuống còn 7.2% năm 2016. Hai yếu tố góp phần giúp ACL đạt được tỷ lệ sinh

lời khả quan hơn là biên lợi nhuận ròng và đòn bẩy tài chính. Biên lợi nhuận ròng

đã tăng từ vỏn vẹn 0.52% lên tới 2.54% năm 2015 và 1.81% năm 2017. Bên cạnh

đó, tỷ lệ gia tăng đòn bẩy cũng là một trong những yếu tố tác động đáng kể.

TÌNH HÌNH NỢ VAY

Hai chủ nợ lớn nhất của ACL là BIDV và Vietinbank

Nợ chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn là 10.75 tỷ (1.6% tổng nợ ngắn hạn)

Các khoản vay cá nhân không tính lãi suất

THUẬN LỢI

Mặc dù thị trường Mỹ bị thu hẹp nhưng công ty đã rất nỗ lực để tìm kiếm những

thị trường khác thay thế như Châu Á và đặc biệt là Trung Quốc – thị trường

mới được khai thác từ năm 2015. Mặc dù giá bán vào thị trường này thấp hơn

tương đối tuy nhiên cũng là một giải pháp trong bối cảnh khó khăn chung của

ngành. Bên cạnh đó công ty cũng thực hiện duy trì tại các thị trường truyền

thống như Trung Đông, Úc hay Châu Mỹ…

Trong năm 2016, công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi một phần nợ vay thành

cổ phiếu nhằm giảm áp lực trả nợ đồng thời khuyến khích Chủ nợ gắn bó lợi

ích lâu dài với công ty. Việc chuyển đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi ngắn hạn

cho công ty khi giảm bớt áp lực lãi vay và dồn tiền cho các kế hoạch phát triển

khác.

365,262 472,718

742,028 718,006

24,068

11,697

88,230

62,127 268,995

280,388

300,321 352,384

26,964

19,966

37,888

56,824

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

-

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

NGUỒN & CHI PHÍ LÃI VAY

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Chi phí lãi vay

Page 26: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 25

KHÓ KHĂN

Dịch bệnh thời tiết thay đổi liên tục ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng thấp.

Xấu khẩu sang các thị trường cao cấp bị giảm sút, tại hầu hết các thị trường lớn

đều gặp khó khăn về nhu cầu tiêu thụ, giá bán không tăng, yêu cầu về chất

lượng, an toàn vệ sinh …

Ngành sản xuất cá tra luôn phải đối mặt với các chính sách bảo hộ người nuôi

trồng thủy sản tại các nước nhập khẩu. Các rào cản mới được áp dụng mạnh

hơn trong khi các rào cản cũ vẫn tiếp tục duy trì.

Người nuôi cá treo ao trong khi công ty phải đầu tư gần 80% sản lượng cho

nuôi trồng vì thế việc các yếu tố về chất lượng nguồn nước, bệnh cá, chất lượng

giống, mưa bão, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thời tiết có thể làm tỷ lệ chết của

cá gia tăng, qua đó làm giảm lượng cá tra nuôi hoặc thậm chí mất toàn bộ sản

lượng. Đó cũng là vấn đề của ngành thủy sản trong năm 2016. Việc thiếu con

giống trầm trọng dẫn đến việc hàng loạt ao nuôi bị treo, thiếu hụt nguyên liệu

sản xuất cho năm 2017.

TRIỂN VỌNG

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một tăng dần, ngoài việc trông chờ vào sự khởi

sắc của ngành hay từ thị trường tiêu thụ, bản thân doanh nghiệp cũng xác định cần

phải có những chiến lược rõ ràng, tập trung vào chất lượng sản phẩm.

Với lợi thế là một trong những nhà cung cấp trực tiếp cho hệ thống siêu thị

Walmart toàn cầu, CL-Fish sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng để giữ mối quan hệ tốt

với khách hàng lớn này. Bên cạnh đó, ACL cũng sẽ tiếp tục duy trì thị phần tại các

thị trường truyền thống đã có tăng trưởng tốt trong những năm qua như khu vực

Trung Đông, Châu Á và Châu Mỹ.

CL-Fish cũng sẽ tăng cường đầu tư vào mảng chế biến thức ăn thủy sản, vừa để

phát triển mảng kinh doanh thức ăn thủy sản và vừa chủ động được nguồn thức

ăn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao mà giá thành rẻ. Trong năm 2016, ACL đã nâng

công suất nhà máy thức ăn lên 56,000 tấn/năm.

Page 27: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 26

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

CTCP Thực phẩm Sao Ta tiền thân là doanh nghiệp 100%

vốn Ban TCQT Tỉnh uỷ Sóc Trăng, thành lập ngày

20/1/1995, công ty đi vào hoạt động từ ngày 3/2/1996 với

ngành nghề chính là chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Đến

1/1/2003 doanh nghiệp được cổ phần và đổi tên là CTCP

Thực phẩm Sao Ta, tên thương mại FIMEX VN. Ngày

7/12/2006 cổ phiếu FIMEX VN lên sàn giao dịch chứng

khoán TP.HCM với mã tên FMC. Hiện nay phần vốn Văn

phòng Tỉnh uỷ Sóc Trăng sở hữu chỉ còn dưới 7%.

VỊ THẾ CÔNG TY

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty luôn hoàn

thành vượt mức kế hoạch đề ra. Suốt 9 năm liền gắn liền với

hiệu quả kinh doanh rất cao, đồng thời cũng là doanh

nghiệp nhiều năm dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản

vào thị trường Nhật Bản (từ năm 1999 – 2004) và luôn nằm

trong top 5 trong các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu

thủy sản lớn nhất nước kể từ khi bắt đầu hoạt động (năm

1997 đến nay) và vị thế này vẫn được giữ vững đến nay.

Nhiều năm liền Công ty dẫn đầu cả nước về lượng tôm tinh

chế xuất vào Nhật Bản. Trong quá trình hoạt động và phát

triển, Công ty đã được tặng thưởng các danh hiệu cao quý

như: Huân chương lao động, cờ thi đua, các danh hiệu, bằng

khen của Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành.

Công ty còn đầu tư riêng vùng nuôi tôm rộng 160 hêcta, đạt

chuẩn BAP, ASC tạo thêm sự tin cậy về sản phẩm tôm sạch

khi cung cấp cho khách hàng.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Mua bán, nuôi trồng, chế biến, bảo quản thủy sản và sản

phẩm từ thủy sản.

Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế

biến thủy sản.

Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều).

Các ngành nghề khác theo Giấy phép đăng ký KD.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Sàn giao dịch : HOSE

Mã giao dịch : FMC

Ngày niêm yết : 07/12/2006

Vốn điều lệ : 300,000,000,000

CP lưu hành : 30,000,000

Cơ cấu sở hữu

Cổ đông pháp nhân : 65.6%

Cổ đông cá nhân : 29.8%

Cổ đông lớn

CTCP Hùng Vương : 54.28%

FMC : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Cơ cấu doanh thu của Công ty Thực phẩm Sao Ta chủ yếu từ

mảng xuất khẩu tôm các loại như tôm tinh chế và tôm giá trị

gia tăng, chiếm gần 97% trong tổng doanh thu. Ngoài nguồn thu chính từ xuất khẩu

tôm, Công ty còn có thêm nguồn thu nông sản từ Nhà máy Thực phẩm An San. Kể

từ năm 2013, Ban lãnh đạo đã xác định được mặt hàng chế biến chủ lực là sản phẩm

phối chế giữa tôm và nông sản và ký được hợp đồng bao tiêu lớn từ đối tác nước

Nhật Bản, từ đó lĩnh vực chế biến nông sản bắt đầu có hướng đi riêng và mỗi năm

đóng góp hơn 3% trong tổng doanh thu của Công ty.

Cơ cấu về Doanh thu (triệu đồng)

CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 QUÝ I/2017

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Bán thuỷ sản 2,788,693 96.94% 2,194,785 97.45% 1,293,096 95.18%

Bán hàng nông sản

88,028 3.06% 57,390 2.55% 65,492 4.82%

Cơ cấu về Lợi nhuận (triệu đồng)

CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 QUÝ I/2017

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Bán thuỷ sản 237,569 87.39% 154,343 87.84% 75,951 75.6%

Bán hàng nông sản

34,282 12.61% 21,364 12.16% 24,510 24.4%

Có thể thấy mặc dù chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhưng lợi nhuận đêm lại từ mảng

thuỷ sản của FMC là không cao do Với đặc thù của ngành chế biến thực phẩm thì

giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ đạo tới hơn 90% trên tổng chi phí. Trong

đó giá vốn bán thủy sản chiếm đến 98% trên tổng giá vốn, còn lại giá bán nông sản

chỉ chiếm 2%. Do đó những biến động của giá cả nguyên vật liệu sẽ tác động tới

doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

CHỈ TIÊU 2015 2016 TĂNG/GIẢM 2017

Tổng giá trị tài sản 1,343,959 1,538,256 14.46% 1,300,095

Doanh thu thuần 2,876,721 2,252,175 -21.71% 1,358,588

Lợi nhuận từ HĐKD 95,555 77,961 -18.41% 1,358,588

Lợi nhuận khác 9,099 62 -99.32% 45,140

Lợi nhuận trước thuế 104,654 78,023 -25.45% 44,726

Lợi nhuận sau thuế 97,363 73,845 -24.16% 43,458

Đơn vị tính: triệu đồng

Page 28: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 27

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN

THỜI GIAN VỐN

ĐIỀU LỆ (Tỷ VNĐ)

HÌNH THỨC

01/01/2003 104 Cổ phần hóa, NN nắm giữ 77%

22/01/2003 60 Giảm vốn NN còn 60%

20/07/2007 70 Phát hành 900.000 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và thưởng 100.000 cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt.

21/05/2008 79 Phát hành riêng lẻ 1.000.000 cổ phiếu cho NĐT chiến lược với giá phát hành là 48.000 đồng/cổ phiếu

01/02/2009 80

Cổ đông sáng lập góp vốn để tăng lên đủ 80 tỷ đồng theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 04/04/2008.

30/03/2013 130 Phát hành riêng lẻ 5.000.000 cổ phiếu cho Nhà đầu tư chiến lược với giá phát hành là 10.500 đồng/cổ phiếu

31/03/2015 200

Phát hành ra công chúng 6.500.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá phát hành là 15.000 đồng/cổ phiếu và 500.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu

25/03/2016 300

Phát hành ra công chúng 10.000.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu

Kế hoạch kinh doanh 2017

CHỈ TIÊU DỰ KIẾN 2017 DỰ KIẾN 2018

Giá trị So sánh 2016 Giá trị So sánh 2017

Doanh thu thuần 3,375 49.87% 4,000 18.52%

Lợi nhuận trước thuế 100 28.21% 120 20%

Lợi nhuận sau thuế 95 21.79% 114 20%

Lợi nhuận sau thuế/DTT 2.8% -0.48% 2.9% 3.4%

Cổ tức 30% 66.67% 20% -33.33%

Tuy tình hình thị trường lẫn nguyên liệu sẽ vẫn còn nhiều biến động do kinh tế thế

giới còn bất ổn và dịch bệnh nuôi tôm còn tiềm ẩn, nhưng Ban lãnh đạo công ty vẫn

tin tưởng vào khả năng hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn và đặt mục tiêu 2017 sẽ

hoàn thành kế hoạch với doanh thu dự kiến là 3.375 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế

tối thiểu 100 tỷ đồng và cổ tức 30%. Tránh tình trạng biến động về lượng tôm xuất

khẩu cũng như giá tôm trong nước và trên thế giới tiếp tục giảm, kế hoạch năm

2018 được Ban lãnh đạo Công ty dự kiến ở mức khá khiêm tốn, cụ thể doanh thu là

4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 120 tỷ đồng.

Trong năm 2017, FMC sẽ có thêm doanh thu từ mảng kinh doanh mới là gia công

chế biến. Do chi phí nhân công Trung Quốc đang tăng mạnh trong thời gian gần đây,

Việt Nam đang hưởng lợi nhờ làn sóng chuyển dịch gia công từ Trung Quốc qua

Việt Nam và các nước có chi phí nhân công thấp. Sau thương vụ thâu tóm công ty

TNHH Tin An với giá trị đạt 40 tỷ đồng, FMC đã bỏ ra thêm 60 tỷ để nâng cấp nhà

máy phục vụ cho các hoạt động gia công chế biến. Mặc dù biên lợi nhuận từ mảng

này không cao, doanh thu của công ty sẽ tăng thêm và lợi nhuận sẽ được duy trì ổn

định trong các năm tới.

THUẬN LỢI

Việc Việt Nam gia nhập TPP sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

nói chung và Fimêx nói riêng được giảm thuế nhập khẩu về 0%, giúp tăng kim

ngạch xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản;

Công ty có nguồn tài chính lành mạnh do đó thuận lợi cho việc thu mua, dự trữ

nguyên liệu trong giai đoạn hết vụ nuôi;

Ban lãnh đạo Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến thủy

sản;

Đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, gắn bó lâu dài với Công ty;

Uy tín thương hiệu sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao.

Công ty có vùng tôm tự nuôi tạo được thế mạnh có nguồn nguyên liệu sạch,

nhằm tăng thêm uy tín thương hiệu trên thương trường.

KHÓ KHĂN

Tình hình nuôi tôm vẫn còn khó khăn dẫn đến rủi ro trong việc hoạch định kinh

doanh;

Hàng rào kỹ thuật tại các thị trường lớn vẫn rất căng thẳng, gây khó cho việc

hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm;

Sự mất giá của đồng yên và đồng Euro gây bất lợi cho việc xuất khẩu sang thị

trường Nhật Bản và thị trường EU;

Cặp tỉ giá USD/VND thường biến động bất thường, dẫn đến khó khăn trong việc

hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty;

Sự cạnh tranh về thu mua tôm nguyên liệu, cạnh tranh về nhân công lao động

giữa các doanh nghiệp bạn trong vùng lân cận.

Page 29: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 28

TIỀN CHỦ NỢ SỐ TIỀN LÃI SUẤT

TriệuUSD

Vietcombank – CN Sóc Trăng 6.83

1.9-2.2% Vietinbank – CN Sóc Trăng 5

VIB Bank – CN Cần Thơ 0.9

OCB – CN Cần Thơ 3.87

TỔNG 16.6

VND

Vietcombank – CN Sóc Trăng 406 tỷ

4.7-5.0% Vietinbank – CN Sóc Trăng 150 tỷ

VIB Bank – CN Cần Thơ 49 tỷ

TỔNG 653 tỷ 4.7-5.0%

TÌNH HÌNH DƯ NỢ

Tại thời điểm 31/03/2017, tổng dư nợ vay của Công ty là 761.017.509.623 đồng

Trong đó vay ngoại tệ 16.613 triệu USD tại các ngân hàng như Viêtcombank – CN

Sóc Trăng (6.83 triệu USD), Vietinbank – CN Sóc Trăng ( 5 triệu USD), VIB Bank –

CN Cần Thơ (0.9 triệu USD) và OCB – CN Cần Thơ ( 3.87 triệu USD). Lãi suất từ 1.9

- 2.2%

Bên cạnh đó là vay hơn 382 tỷ đồng từ Vietcombank – Chi nhánh Sóc Trăng (170

tỷ), Vietinbank – Chi nhánh Sóc Trăng ( 196 tỷ), VIB Bank – Chi nhánh Cần Thơ

(15.8 tỷ). Lãi suất 4.7 – 5.0%

TRIỂN VỌNG

Trong năm 2017, FMC sẽ có thêm doanh thu từ mảng kinh doanh mới là gia công

chế biến. Do chi phí nhân công Trung Quốc đang tăng mạnh trong thời gian gần đây,

Việt Nam đang hưởng lợi nhờ làn sóng chuyển dịch gia công từ Trung Quốc qua

Việt Nam và các nước có chi phí nhân công thấp. Sau thương vụ thâu tóm công ty

TNHH Tin An với giá trị đạt 40 tỷ đồng, FMC đã bỏ ra thêm 60 tỷ để nâng cấp nhà

máy phục vụ cho các hoạt động gia công chế biến. Mặc dù biên lợi nhuận từ mảng

này không cao, doanh thu của công ty sẽ tăng thêm và lợi nhuận sẽ được duy trì ổn

định trong các năm tới.

Page 30: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 29

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Tiền thân của CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang

trước đây là nhà máy đông lạnh của Công ty thuỷ sản An

Giang được khởi công xây dựng năm 1985 và đi vào hoạt

động vào tháng 03 năm 1987. Tháng 11 năm 1995 Công ty

xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGIFISH) được thành

lập theo quyết định số 964/QĐUB của UBND Tỉnh An Giang

ký ngày 20/11/1995. Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà

nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” và đã trở thành

một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam

trong ngành thủy sản. CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An

Giang (AGIFISH Co.) được thành lập theo quyết định số

792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06

năm 2001. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức

hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép

niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

ngày 8/3/2002 với mã chứng khoán là AGF.

VỊ THẾ CÔNG TY

Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu các

tra hàng đầu của Việt Nam. Luôn nằm trong top 10 về thị

phần xuất khẩu.

Công ty được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU

với 4 codê: DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ

HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong

và ngoài nước.

AGF là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về kim

ngạch xuất khẩu thủy sản, với năng lực chế biến đạt trên

30.000 tấn thành phẩm/năm. Các thị trường xuất khẩu

chính là Mỹ, Châu Á, Úc, Đông Âu và Nga, Trung Đông, Nam

Mỹ.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Mã giao dịch : AGF

Ngày niêm yết : 02/05/2002

Vốn điều lệ : 281,097,430,000

CP lưu hành : 28,109,743

Cơ cấu sở hữu

Cá nhân trong nước : 11.23%

Tổ chức trong nước : 79.68%

Cá nhân nước ngoài : 0.62%

Tổ chức nước ngoài : 0.22%

Cổ đông lớn

CTCP Hùng Vương : 79.58%

TCT ĐT và KD vốn NN : 8.24%

AGF : CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Kết quả kinh doanh 2016

Các chỉ tiêu kế hoạch như kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận đều

không đạt như kế hoạch đã đề ra. Một số nguyên nhân chính là :

Công ty bị áp mức thuế chống phá giá sang Hoa Kỳ khá cao. Thuế suất áp dụng

cho sản phẩm cá tra philê đông lạnh của công ty Agifish ở mức 0,66 USD/kg. Vì

vậy, trong năm 2016 công ty không xuất hàng qua thị trường Hoa Kỳ phải tìm

kiếm thị trường thay thế.

Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn tới sức mua

và giá trị xuất khẩu sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, phải kể đến thời tiết năm

2016 biến đổi bất thường so với các năm trước, cá nuôi tăng trưởng chậm, tiêu

tốn thức ăn nhiều hơn, tỷ lệ hao hụt cao dẫn đến giá thành cá nuôi tăng, hiệu

quả thấp.

CHỈ TIÊU TH 2015 KH 2016 TH 2016 SO SÁNH

2016/2015 TH/KH

Tổng doanh thu (tỷ) 1,719 2,800 3,291 191% 118%

LN trước thuế (tỷ) 0.16 50 2.585 1,615% 5%

Sản lượng XK (tấn) 16,672 30,000 30,645 146% 102%

Kim ngạch XK (triệu USD)

44.7 72 59.27 133% 82.31%

Cập nhật kết quả Quý II/2017

Kết thúc quý 2/2017, công ty ghi nhận doanh thu và giảm 56.8% so với cùng kỳ

năm 2016. Tuy nhiên LN sau thuế lại tăng từ - 8.7 tỷ lên 3.08 tỷ do cải thiện biên lợi

nhuận và doanh thu tài chính tăng gần gấp đôi. Cùng với lợi nhuận khác cũng tăng

trưởng khá tốt đã giúp LNST có được con số khả quan. Dù vậy, con số lũy kế tính

đến hết 30/3/2017 mới chỉ dừng ở mức 4.7 tỷ LNST và còn cách khá xa so với mức

kế hoạch mà công ty đề ra đầu năm là 50 tỷ LNST. Hơn thế, sau 2 lần bị nhắc nhở

về việc chậm nộp báo cáo tài cihnhs bán niên soát xét, AGF đã chính thức bị liệt vào

diện cảnh báo.

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Xét trong cơ cấu tổng tài sản của AGL, hàng tồn kho và khoản phải thu (Bao gồm

khoản phải thu dài hạn) chiếm phần lớn và đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể, tỷ

trọng này đã tăng từ mức 64.2% năm 2014 lên tới 82.4% năm 2016. Trong đó, các

khoản phải thu đã tăng đột biến gần 3 lần lên 1,417 tỷ (Tính đến hết năm 2016)

trong đó chủ yếu đến từ hai công ty là CT TNHH MTV Thủy sản Hưng Thành và

CTCP Nông Thủy sản Việt Phú.

Thậm chí khi tính đến hết 31/12/2016, khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm 1,246

tỷ và giảm xuống 996 tỷ trong quý 1/2017, nhưng hàng tồn kho cũng tăng tương

ứng từ mức 601 tỷ lên 784 tỷ. Không hiểu trong bối cảnh thị trường như vậy, lý do

nào khiến công ty phải giữ một lượng tồn kho lớn như vậy.

Page 31: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 30

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN

THỜI GIAN VỐN ĐIỀU LỆ (VNĐ)

28/6/2001 41,790,000,000

3/7/2006 63,880,000,000

6/10/2006 78,870,000,000

5/9/2007 128,590,000,000

Quý 4/2013 255,540,000,000

9/7/2015 281,090,000,000

TIỀN CHỦ NỢ SỐ TIỀN LÃI SUẤT

TriệuUSD

BIDV CN Hồ Chí Minh 2,920,000

2.2-4.2%

NH Phương Đông – CN An Giang 2,500,000

NH Indovina – CN An Giang 2,800,000

TỔNG 8,220,000 2.2-4.2%

VND

NH BIDV – CN Hồ Chí Minh 406 tỷ

6.5-8.7%

NH TMCP Petrolimex – An Giang 150 tỷ

NH VIB – CN An Giang 49 tỷ

NH Indovina – CN An Giang 4.5 tỷ

NH OCB – CN An Giang 43.5 tỷ

TỔNG 653 tỷ 6.5-8.7%

NGUỒN VỐN

Tỷ trọng nợ dài hạn của AGF đang có xu hướng giảm dần (dù xét về tổng nợ vẫn duy

trì ở mức 50% so với vốn chủ sở hữu). Báo cáo dòng tiền những năm gần đây cũng

cho thấy dòng tiền thu được từ đi vay đang nhỏ hơn so với dòng tiền chi trả nợ gốc.

Đây hi vọng sẽ là tín hiệu tốt rằng công ty đang có kể hoạch cơ cấu lại nguồn vốn

thay vì mất khả năng huy động vốn.

Mặt khác, chỉ tính riêng các khoản vay ngân hàng. Hiện hai khoản vay thế chấp tại

ngân hàng BIDV có trị giá gần 500 tỷ, gần bằng tổng tài sản dài hạn của AGF, đạt

548 tỷ. Thực tế trong đó tài sản cổ định chỉ đạt 234 tỷ, phần còn lại chủ yếu là tài

sản dở dang và chi phí trả trước dài hạn chính là tiền thuê đất trả trước.

DƯ NỢ

Tại thời điểm 31/12/2016, tổng dư nợ vay của Công ty là 856,856,704,730 đồng.

Trong đó vay ngoại tệ 8.22 triệu USD tại các ngân hàng như – BIDV CN Hồ Chí Minh

(2.92 triệu USD), Ngân hàng Phương Đông – CN An Giang ( 2.5 triệu USD), Ngân

hàng Indovina – CN An Giang (2.8 triệu USD). Lãi suất từ 2.2 – 4.2%

Bên cạnh đó là vay hơn 653 tỷ đồng từ BIDV – CN Hồ Chí Minh (406 tỷ), Ngân hàng

TMCP Tập đoàn Pêtrolimêx – CN An Giang ( 150 tỷ), VIB Bank – CN An Giang (49

tỷ). Ngân hàng Indovina – CN An Giang ( 4.5 tỷ), OCB – CN An Giang ( 43.5 tỷ). Lãi

suất từ 6.5-8.7%

THUẬN LỢI

Công ty Agifish là thành viên của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

(VCCI), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội cá tra

Việt Nam (VPA), Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thuỷ sản An Giang (AFA). Do đó

Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất:

HACCP, CoC, Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025: 2005. Các tiêu

chuẩn ASC, BAP cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu và nhà máy chế biến của Công ty

đã được cấp giấy chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế.

Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code:

DL07, DL08, DL09, DL360; được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng

người Hồi giáo trong và ngoài nước.

Trên thị trường trong nước sản phẩm chế biến từ cá tra, basa Agifish là “Hàng Việt

Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2016 do người tiêu dùng bình chọn.

KHÓ KHĂN

Bước sang năm 2017, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn

do lượng cá nguyên liệu không đủ đáp ứng cho các nhà máy chế biến dẫn đến giá

cá nguyên liệu sẽ tăng trong khi giá bán xuất khẩu khó có thể tăng.

Các ngân hàng siết chặt tín dụng với các doanh nghiệp thủy sản do có một số doanh

nghiệp đã phá sản để lại các khoản nợ lớn cho các ngân hàng.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục gặp khó nhất là thị trường Mỹ, sau khi đắc cử tân

Tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương

(TPP), nên khó có thể dự báo trước các chính sách tiếp theo tại thị trường Mỹ.

TRIỂN VỌNG

Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF), dự định trình lên ĐHĐCĐ thường

niên năm 2017 kế hoạch doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng giảm 24% so với thực hiện

năm 2016, nhưng lợi nhuận trước thuế ước đạt 50 tỷ đồng, gấp gần 13 lần so với

thực hiện của năm 2016 (3,9 tỷ đồng).

Tuy mất đi thị trường Mỹ nhưng công ty đang và sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị

trường Trung Quốc để đảm bảo ổn định sản xuất và từng bước tang trưởng. Công ty

đang hướng tới việc nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Page 32: BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN - dautuphaisinh.com · - Những bất cập tại một số ... - Việt Nam có vị trí và điều kiện tự nhiên phù hợp cho hoạt động

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Quý II/2017

ĐẦU TƯ PHÁI SINH ĐIỂM TỰA CHO NHÀ ĐẦU TƯ

https://dautuphaisinh.com | Trang 31

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong 02 quý III & IV năm 2017, Chúng tôi đánh giá Ngành thủy sản vẫn CHƯA CÓ NHIỀU TÍN HIỆU KHẢ QUAN. Điển hình như các rào cản kĩ

thua t tại các thi trường xua t khẩu chính, giá tri gia tăng cao như Nha t Bản, Mỹ, Châu Âu sẽ hạn chê cho tăng trưởng của ngành. Cùng với đó, việc

tăng cường xua t khẩu sang thi trường Trung Quốc sẽ mang theo nhiều rủi ro và giá tri gia tăng tha p hơn hẳn so với các thi trường khác.

Mặc dù tình hình chung vẫn chưa thực sự thuận lợi cho Ngành thủy sản nói chung, tuy nhiên Chúng tôi khuyê n nghi Nhà đầu tư có thể xem xét

Theo Dõi với mo t số mã đầu ngành như HVG, VHC nhờ kê hoạch mở ro ng sản xua t đáp ưng nhu cầu xua t khẩu, tự chủ nguồn nguyên liệu và cha t

lượng sản phẩm tốt đã được thi trường tiêu thụ đánh giá cao, hoặc cổ phiếu SEA đang sở hữu quỹ đất lớn.

Một vài thông tin đáng lưu ý về Ngành thủy sản:

Xuất khẩu thủy san 2 tháng đầu năm 2017 giam 3.1% yoy.

Xuất khẩu thủy san 2 tháng đầu năm 2017 ước đạt 844 triệu USD, giam 3,1% so với cùng kỳ năm 2016. Nhật Ban, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và

Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy san Việt Nam trong tháng 1 năm 2017, chiếm 51,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy

san. Trong tháng 1 năm 2017, các thị trường co giá trị xuất khẩu thủy san tăng mạnh là Hà Lan (50,3%), Brazil (26,4%) và Nhật Ban

(10,2%).

Nổi bật, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã giam gần 20% yoy trong khi đó xuất khấu vào thị trường Trung Quốc lại tăng 14.3% yoy.

Nguyên liệu đầu vào thiếu khoang 40% cho đến năm 2018 sẽ làm giá thành tiếp tục tăng.

Chương trình giám sát cá da trơn bắt đầu đi vào hiệu lực từ tháng 9/2017

KHUYẾN CÁO MIỄN TRÁCH NHIỆM:

Thông tin trình bày trong báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo. Báo cáo không mang tính chất mời chào

mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo luận trong báo cáo này.

Các nhà đầu tư nên có các nhận định độc lập về thông tin trong báo cáo này, xem xét các mục tiêu đầu tư cá nhân, tình hình tài chính và nhu cầu đầu

tư của mình, tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia về các vấn đề quy phạm pháp luật, tài chính, thuế và các khía cạnh khác trước khi tham gia

vào bất kỳ giao dịch nào với cổ phiếu của (các) công ty được đề cập trong báo cáo này.

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của báo cáo dưới mọi hình thức. Bản báo cáo này là sản

phẩm thuộc sở hữu của Đầu tư phái sinh, người sử dụng không được phép sao chép, chuyển giao, sửa đổi, đăng tải lên các phương tiện truyền thông

mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Đầu tư phái sinh.

--------------------------------------------------------------------------

ĐẦU TƯ PHÁI SINH

Địa chỉ : Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Điện thoại : 0933 000 222

Email : [email protected]

Website : https://dautuphaisinh.com