28
THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH - KHÔNG PHỔ BIẾN Bản tin Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương Số 29 - 2018 16/07/2018 Thông tin chọn lọc, theo yêu cầu của nhóm các đơn vị, doanh nghiệp TRONG SỐ NÀY: Tổng quan kinh tế tuần qua………………………………………………………………. Một số thông tin đáng chú ý ngành GTVT và Xây dựng…………………………… Đầu tư ngành GTVT và Xây dựng……………………………………………………… Hà Nội triển khai đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm……………... Bộ GTVT đề nghị giải ngân vốn ODA cho 4 dự án của VEC……………………… Tp.HCM ưu tiên xây chung cư cao tầng tại 6 quận nội thành…………………….. Xây tuyến cao tốc Hà Nội -Viêng Chăn khoảng 2,5 tỷ USD………………………. Chính sách điều hành quản lý………...………………………………………………….. Ban hành Nghị định mới về cho vay lại vốn vay ODA……………………………... Tình hình thị trường vật liệu xây dựng………………………………………………….. Gạch ốp lát Việt Nam chiếm lĩnh thị trường…………………………………………. Tình hình xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng…………………………………………… Tình hình giao dịch nhập khẩu thép xây dựng tại khu vực cửa khẩu Móng Cái Nhập khẩu ống thép từ Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng 5/2018…………. Giá nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 biến động theo xu hướng tăng…….. Kinh tế – Thương mại……………………………………………………………………… Sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2018…………………………………………… Doanh nghiệp cần biết…………………………………………………………………….. Thông tin mời thầu…………………………………………………………………….. 2 3 4 4 7 9 13 15 15 18 18 19 19 20 23 25 25 28 28 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phòng Thông tin xuất nhập khẩu 655 Phạm Văn Đồng- Bắc Từ Liêm- Hà Nội Đại diện tại TP.HCM Bộ phận biên tập: (024) 22192875 173 Hai Bà Trưng - phường 6 - Quận 3 Bộ phận Marketing: (024) 37152585 Tel (028) 38224150 Fax: (024) 37152574 Fax: (028) 38224041

Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH - KHÔNG PHỔ BIẾN

Bản tin Thông tin Thương mại

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương

Số 29 - 2018 16/07/2018

Thông tin chọn lọc, theo yêu cầu của nhóm các đơn vị, doanh nghiệp

TRONG SỐ NÀY:

➢ Tổng quan kinh tế tuần qua……………………………………………………………….

➢ Một số thông tin đáng chú ý ngành GTVT và Xây dựng……………………………

➢ Đầu tư ngành GTVT và Xây dựng………………………………………………………

❖ Hà Nội triển khai đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm……………...

❖ Bộ GTVT đề nghị giải ngân vốn ODA cho 4 dự án của VEC………………………

❖ Tp.HCM ưu tiên xây chung cư cao tầng tại 6 quận nội thành……………………..

❖ Xây tuyến cao tốc Hà Nội -Viêng Chăn khoảng 2,5 tỷ USD……………………….

➢ Chính sách điều hành quản lý………...…………………………………………………..

❖ Ban hành Nghị định mới về cho vay lại vốn vay ODA……………………………...

➢ Tình hình thị trường vật liệu xây dựng…………………………………………………..

❖ Gạch ốp lát Việt Nam chiếm lĩnh thị trường………………………………………….

➢ Tình hình xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng……………………………………………

❖ Tình hình giao dịch nhập khẩu thép xây dựng tại khu vực cửa khẩu Móng Cái

❖ Nhập khẩu ống thép từ Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng 5/2018………….

❖ Giá nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 biến động theo xu hướng tăng……..

➢ Kinh tế – Thương mại………………………………………………………………………

❖ Sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2018……………………………………………

➢ Doanh nghiệp cần biết……………………………………………………………………..

❖ Thông tin mời thầu……………………………………………………………………..

2

3

4

4

7

9

13

15

15

18

18

19

19

20

23

25

25

28

28

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phòng Thông tin xuất nhập khẩu

655 Phạm Văn Đồng- Bắc Từ Liêm- Hà Nội Đại diện tại TP.HCM

Bộ phận biên tập: (024) 22192875 173 Hai Bà Trưng - phường 6 - Quận 3

Bộ phận Marketing: (024) 37152585 Tel (028) 38224150

Fax: (024) 37152574 Fax: (028) 38224041

Page 2: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 2

TỔNG QUAN KINH TẾ TUẦN QUA

I. Kinh tế thế giới.

Những diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là tâm điểm của kinh tế toàn cầu trong tuần qua. Theo đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng cường độ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 06/7 và phía Trung Quốc có động thái đáp trả tương ứng. Ngày 10/7, Mỹ tiếp tục công bố danh sách 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có thể phải chịu thêm thuế nhập khẩu sớm nhất là từ tháng 9/2018, trong đó có khoảng 6.031 dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế bổ sung, từ thực phẩm, thuốc lá, than đá, hóa chất, đến những sản phẩm điện tử tiêu dùng. Đáp lại động thái này, phía Trung Quốc tuyên bố chắc chắn sẽ trả đũa nếu danh sách này được thông qua, đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các công ty trong nước thay đổi cơ cấu nhập khẩu, cũng như tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác để thay thế cho các hàng hóa từ Mỹ. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là một phần trong hàng loạt tranh chấp thương mại ngày càng được mở rộng giữa Mỹ và các quốc gia khác, thậm chí trong đó bao gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU, Mexico hay Canada.

Trong giai đoạn này, có thể nói chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính là rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu, kéo theo những tác động tiêu cực lên niềm tin, tâm lý doanh nghiệp và làm thay đổi định hướng hoạt động đầu tư trong tương lai, là nguyên nhân chính khiến các thị trường hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán toàn cầu biến động mạnh trong thời gian qua.

Với quan điểm “nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ đầu năm 2018 đã đưa ra hàng loạt chính sách thuế quan nhằm thay đổi những thỏa thuận thương mại được cho là không công bằng và có hại cho kinh tế Mỹ, kêu gọi quan hệ giao thương trên nguyên tắc “công bằng và có đi có lại”, đồng thời cho biết sẽ gỡ bỏ hàng rào thuế quan nếu nước Mỹ đạt được các thỏa thuận có lợi hơn với các đồng minh thương mại.

Các biện pháp nhằm làm cân bằng cán cân thương mại của chính quyền Mỹ bước đầu đã có lợi cho kinh tế nước này khi thâm hụt thương mại đã giảm xuống. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5/2018, thâm hụt thương mại của nước này đã giảm 6,6% so với tháng trước xuống 43,1 tỷ USD, đánh dấu mức thâm hụt thương mại thấp nhất trong 18 tháng gần đây của Mỹ nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh của xuất khẩu. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đã tăng gần 2% lên mức cao kỷ lục 215,3 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 0,4% lên mức 258,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (không gồm dịch vụ) của Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất 144,2 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh trong xuất khẩu nhóm hàng lương thực, trong đó riêng xuất khẩu đậu nành đã đạt mức 2 tỷ USD.

Trong khi đó, lĩnh vực lao động của Mỹ cũng ghi nhận diễn biến tích cực với 213 nghìn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra trong tháng 6/2018, cao hơn nhiều so với con số dự báo 195 nghìn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6/2018 cũng đã tăng lên mức 4%, cao hơn so với 3,8% - tỷ lệ thấp nhất trong 18 năm được ghi nhận trong tháng 5, trong khi thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,2% trong tháng 6 sau khi tăng 0,3% trong tháng 5. Lạm phát của Mỹ cũng ghi nhận tốc độ tăng nhanh với chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 6/2018 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng tới 3,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức dự báo tăng 3,2% và đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ năm 2011 đến nay. Có thể thấy, sự vững mạnh

Page 3: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 3

của thị trường lao động và nền kinh tế đã làm giảm lo ngại về tình trạng lạm phát thấp, gia tăng niềm tin cho đà tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần quan trọng cho chính sách điều hành tiền tệ, cụ thể là củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2018.

II. Kinh tế trong nước.

Tại thị trường trong nước, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn trên thế giới cùng với sự bất ổn định trên nhiều lĩnh vực của kinh tế toàn cầu và xu hướng dịch chuyển của dòng vốn đã và đang tác động đến kinh tế Việt Nam, mà trước mắt là kéo theo sự biến động liên tục của tỷ giá cộng với xu hướng giảm mạnh trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Đến thời điểm ngày 12/7, tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.652 đồng/USD, tăng 1,06% so với thời điểm đầu năm 2018. Trong khi đó, giá USD được niêm yết tại các ngân hàng thương mại phổ biến trong khoảng 23.075-23.090 đồng/USD, tăng 1,45% - 1,5% so với đầu năm 2018 và nếu so với đầu tháng 6/2018 tỷ giá đã tăng tới 1,05%. Trước diễn biến này, NHNN đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm và bắt đầu can thiệp bằng việc bán ra USD trong các ngày đầu tháng 7 để ổn định tâm lý thị trường. Mặc dù vậy, vẫn có hàng loạt sức ép cũ và mới đang gây khó khăn cho chính sách điều hành tiền tệ trong thời gian tới. Trong đó những yếu tố tác động chính là xu hướng tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới, tranh chấp thương mại bùng nổ, nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm và lạm phát cả năm 2018 tiến gần mức mục tiêu 4%. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ liên tục phá giá và những động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản cũng sẽ là các yếu tố tác động mạnh đến tỷ giá trong nước thời gian tới.

Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán trong nước giảm rất mạnh từ 1.200 điểm xuống dưới 900 điểm chỉ trong ba tháng gần đây. Tính đến ngày 12/7, chỉ số VN-Index đã rơi xuống mức 898,5 điểm, tương ứng giảm 25,4% kể từ đỉnh và 8,7% kể từ đầu năm 2018.

Cùng với khả năng dịch chuyển của dòng vốn FDI, FII và xuất khẩu có thể giảm tốc do phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng của kinh tế thế giới, đặc biệt là 4 đối tác chính bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Eurozone, sự bất ổn của thị trường tài chính trong nước do ảnh hưởng của thị trường thế giới sẽ gây khó khăn đến các chính sách điều hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, phần nào sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng GDP trong cả năm 2018.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH GTVT VÀ XÂY DỰNG

Trong nửa đầu năm 2018, ngành thép trong nước có sự tăng trưởng tốt, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 43,7%; 5,3% và 16% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả này chủ yếu do kinh tế trong nước tăng trưởng khá, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản được triển khai trong năm 2018. Bên cạnh đó, việc giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ triển khai ngay từ những tháng đầu năm tạo tiền đề tốt cho tăng trưởng của ngành.

Dự báo, ngành thép 2018 sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15% và sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.

Page 4: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 4

- Tính đến hết tháng 5/2018, lượng xuất khẩu sắt thép đạt 2,36 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, tăng 41,9% về lượng và tăng 57,8% về trị giá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sắt thép Việt Nam là ASEAN trong đó Campuchia với 491 nghìn tấn, tăng 48,4%; Indonesia 301 nghìn tấn, tăng 25,4%; Malaysia 292 nghìn tấn, tăng 99%. Ngoài ra còn có Hoa Kỳ 368 nghìn tấn, tăng 104%; EU 286 nghìn tấn, tăng 146% so với cùng kỳ năm trước;

- Nhập khẩu ống thép các loại về Việt Nam trong tháng 5/2018 đạt 18,7 nghìn tấn, trị giá 20,9 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với tháng 4/2018, và so với cùng kỳ năm 2017 cũng tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu ống thép các loại về Việt Nam đạt 84,2 nghìn tấn, trị giá 84,8 triệu USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017;

- Tháng 5/2018, lượng nhựa đường cấp độ 60/70 nhập khẩu từ thị trường Singapore đạt 19,8 nghìn tấn, trị giá 7 triệu USD, giảm 33,9% về lượng và giảm 34,1% về trị giá so với tháng trước đó, và so với cùng kỳ năm ngoái giảm 7,1% về lượng và tăng 2,8% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường này đạt 156,2 nghìn tấn, trị giá 54,8 triệu USD, tăng 29,3% về lượng và tăng 41,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017;

- Xây tuyến cao tốc đường bộ Hà Nội -Viêng Chăn khoảng 2,5 tỷ USD;

- Đề xuất đầu tư 5.800 tỷ đồng xây sân bay Sa Pa;

- Quảng Ninh đầu tư 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông;

- Công bố hợp đồng dự án BT hơn 226 tỷ đồng tại Bắc Giang;

- 223,87 triệu USD cho phát triển đô thị xanh;

- Hà Nội triển khai đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm;

- Tp.HCM ưu tiên xây chung cư cao tầng tại 6 quận nội thành;

- Tìm nhà đầu tư BT Xây đường bộ song song đường sắt Hà Nội - Lào Cai;

- Bộ GTVT đề nghị giải ngân vốn ODA cho 4 dự án của VEC;

- TP.HCM: Duyệt đầu tư 9 dự án trong Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc;

- Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, quận Nam Từ Liêm; Duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến nối Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng và duyệt chỉ giới đường Võ Nguyên Giáp đến Sóc Sơn;

- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

- Bộ Xây dựng hướng dẫn áp dụng quy định trong quản lý thực hiện hợp đồng;

- Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 1586 /BXD-VLXD gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Tĩnh;

- Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2398/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ 2 việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan;

ĐẦU TƯ NGÀNH GTVT VÀ XÂY DỰNG

Luân chuyển vốn và đầu tư

Hà Nội triển khai đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm

Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 486.991 tỷ đồng (gồm 27 dự án ngân sách và nguồn vốn ODA, 26 dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP)...

Page 5: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 5

Thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm và các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội sẽ triển khai đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 486.991 tỷ đồng (bao gồm 27 dự án ngân sách và nguồn vốn ODA, 26 dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) và 2 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa). Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, đến nay, tiến độ các công trình trọng điểm đã được đẩy nhanh và có chuyển biến tích cực.

Các sở, ngành đã tham mưu cân đối bố trí vốn ở mức cao, đáp ứng nhu cầu; đồng thời, báo cáo UBND thành phố cho phép thực hiện cơ chế ứng vốn linh hoạt để khẩn trương giải phóng mặt bằng; thường xuyên đôn đốc tiến độ, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo UBND thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chủ động rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư dự án. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các công trình trọng điểm cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, dẫn đến tiến độ chậm so với yêu cầu đề ra của thành phố.

Đặc biệt là giải phóng mặt bằng một số dự án còn vướng, như: các ga ngầm của 2 tuyến đường sắt, mở rộng đường Vành đai III, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long; khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II; tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì...

Bên cạnh đó, một số dự án phải điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án (Bệnh viện Nhi, Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên - Khu liên cơ Võ Chí Công, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Phụ sản, Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội)...

Đáng chú ý, các dự án PPP thủ tục còn chậm. Một số chủ đầu tư chưa quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ; chậm hoàn thiện các thủ tục lập, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề xuất dự án.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016 - 2020, nhất là đối với nhóm sử dụng vốn ngân sách và nguồn vốn ODA, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành và chủ đầu tư tập trung quyết liệt nhằm hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND thành phố về tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm trên địa bàn; sớm bàn giao mặt bằng thi công, đặc biệt là các công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Theo đó, các sở, ngành tham mưu cơ chế linh hoạt, ưu tiên bố trí đủ vốn, đáp ứng tiến độ giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm.

Cũng theo chỉ đạo của thành phố, các chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch tiến độ thi công, biện pháp thi công tối ưu cho từng dự án theo từng quý của năm 2018 và những năm tiếp theo; tập trung hoàn thành thủ tục quyết toán dự án hoàn thành; đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án theo kế hoạch tiến độ chi tiết đã xây dựng.

Các chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng, hoàn thiện hồ sơ giải ngân kế hoạch vốn năm 2017 kéo dài và kế hoạch vốn năm 2018 đã giao; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án (chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế...).

Đối với nhóm dự án đầu tư theo hình thức PPP và xã hội hóa, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán cho các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT; trong đó

Page 6: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 6

ưu tiên bố trí đủ quỹ đất thanh toán cho các dự án BT trọng điểm; đồng thời, yêu cầu các đơn vị khẩn trương lập, trình thẩm định hoặc hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

UBND thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện; trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần chủ động báo cáo để kịp thời chỉ đạo giải quyết./.

Quảng Ninh đầu tư 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước đầu tư gần 200 km đường cao tốc và

sân bay, bao gồm, đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, chuẩn bị khởi công đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái… Chính chiến lược này đã và đang "dọn tổ" đón nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Trong 3 năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách 10.172 tỷ đồng, nguồn vốn xã hội hóa 19.828 tỷ đồng.

Nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Cầu Bắc Luân II, đường dẫn cầu Bắc Luân II; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 từ Đông Triều đến Mông Dương; Đường Đông Triều - Lục Nam (Bắc Giang); Đường Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; Đường giao thông kết nối đường Trới - Vũ Oai với quốc lộ 18 qua khu công nghiệp Việt Hưng…

Nhiều dự án đã và đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (dự kiến hoàn thành tháng 8/2018); tuyến đường từ Cảng hàng không Vân Đồn đến Khu phức hợp giải trí cao cấp Khu kinh tế Vân Đồn (hoàn thành quý I năm 2019); Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng xuống khu công nghiệp Nam Tiền Phong (hoàn thành trong năm 2018); Bến cảng khách quốc tế Hòn Gai (hoàn thành trong năm 2018); Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II (hoàn thành năm 2018)…

Nhiều dự án quan trọng khác sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện đầu tư: Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (khởi công trong quý III/2018), Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả (khởi công quý III/2018); Đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Vịnh Cửa Lục (phấn đấu khởi công dự án vào năm 2019).

Theo đó, hầm Cửa Lục sẽ nối 2 đường Hạ Long (Bãi Cháy) và Lê Thánh Tông (Hồng Gai), đây là công trình cấp đặc biệt thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hầm có thiết kế với 6 làn xe theo tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104-2007, dài 2.140m, trong đó đường hầm dài 1.310m (hầm kín dài 970m, hầm hở dài 340m), tổng vốn đầu tư dự kiến 7.875 tỷ đồng.

Quảng Ninh đã tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện dự án hầm Cửa Lục tại vị trí trên, báo cáo và xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện.

Khi hoàn thành, sẽ tạo thêm một hướng kết nối giữa khu vực Bãi Cháy và khu vực Hồng Gai, đảm bảo mọi loại xe có thể lưu thông, kể cả trong trường hợp mưa bão; phá thế độc đạo của cây cầu Bãi Cháy thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc giao thông do phương tiện ngày một gia tăng và "cấm cầu" trong những ngày mưa bão có gió cấp 6.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, tổng số dự án BĐS đã và đang triển khai tại Quảng Ninh lên tới hơn 100 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD, đa dạng phân khúc, từ nghỉ dưỡng, giải trí, shophouse, đến chung cư.

Có thể kể đến các dự án BĐS khiến cho Quảng Ninh thay đổi diện mạo đáng kể trong vòng 3 năm qua, như: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Hạ Long Bay Resort, Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Ha Long, Khu đô thị biển Vinhomes Dragon Bay, Tổ hợp Dự án Công viên Đại Dương Hạ Long, Khu đô thị Halong Marina, Tổ hợp Dự án Mon Bay Hạ Long, New Life Tower Ha Long, Sunrise Apartment Quảng Ninh, Green Bay Village, chung cư Lideco…

Page 7: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 7

Trong số các nhà đầu tư lớn phải kể đến Tập đoàn Sun Group với mảng đầu tư BĐS du lịch với quy mô tầm cỡ quốc tế. Đó là dự án Sun World Hạ Long Complex trải rộng 214ha, tổng vốn đầu tư 7.794 tỷ đồng đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng vừa phát triển quần thể nhà phố thương mại và biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao Sun Premier Village Ha Long Bay nằm ngay bên cạnh quần thể công viên.

Đầu năm 2016, Tập đoàn FLC cũng chính thức đặt dấu ấn với quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, quy mô 224ha, tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng. Đây là khu phức hợp bao gồm nhiều hạng mục như sân golf 18 lỗ, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, khách sạn 5 sao, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp...

Hiện bên cạnh dự án cảng hàng không quốc tế, khu nghỉ dưỡng có casino và 13km đường trục chính do Sun Group đang triển khai, Quảng Ninh đang kêu gọi 5 "siêu dự án" tại Vân Đồn, đó là: Dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phượng Hoàng, quy mô 691ha với tổng mức đầu tư dự kiến 5.500 tỷ đồng; dự án đảo Nất Đất quy mô 116ha, tổng mức đầu tư khoảng 3.150 tỷ đồng;

Dự án Khu du lịch biển Hòn Soi Nhụ quy mô 120ha với tổng mức đầu tư 637 tỷ đồng; dự án Khu du lịch sinh thái rộng 452ha gồm sân golf, khách sạn 3 - 5 sao, khu vui chơi giải trí… với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng; khu Hòn Chín được quy hoạch quy mô 28ha với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng.

Theo đánh giá của các chuyên gia ,lợi thế của thị trường BĐS Quảng Ninh là nguồn cung vẫn đang đi sau nhu cầu của khách hàng, hầu hết những căn hộ trung và cao cấp đều có lượng giao dịch thành công cao, tính thanh khoản tốt. Hơn nữa, người mua BĐS Quảng Ninh có nhu cầu ở thực và đầu tư sinh lời cao, vì thế hầu hết doanh nghiệp BĐS đều tập trung chiến lược phát triển dài hạn ở mảnh đất đầy tiềm năng này.

Mới đây, Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc với Công ty CP Vân Đồn Heritage Road về dự án "Con đường di sản Vân Đồn". Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm tại Vân Đồn có quy mô dự kiến 3.300ha.

Theo đơn vị tư vấn, đây là dự án khu du lịch, dịch vụ tổng hợp chất lượng cao với hệ thống du lịch liên hoàn. Dự án nằm trên khu đồi kéo dài từ xã Đông Xá đến xã Hạ Long. Con đường di sản này không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn được sử dụng cho mục đích cứu hộ, bảo vệ rừng và phục vụ mục đích quốc phòng khi cần thiết.

Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vân Đồn đang triển khai các thủ tục đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay. Theo đó, dự án nằm tại xã Hạ Long, được quy hoạch trên diện tích 94ha gồm 5 phân khu, như: Tổ hợp khách sạn 5.000 phòng, công viên nước, trung tâm mua sắm, bến tàu, bãi biển công cộng. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 5.000 tỷ đồng.

Bộ GTVT đề nghị giải ngân vốn ODA cho 4 dự án của VEC

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân nguồn vốn ODA các dự án do VEC làm chủ đầu tư.

Hiện tại, VEC làm chủ đầu tư đồng thời nhận nợ đối với nguồn vốn ODA thuộc 4 dự án đường bộ cao tốc gồm Nội Bài - Lào Cai, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành.

Trước đó, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng, trong khi chờ cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển từ cơ chế vay lại nguồn vốn ODA sang cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước, giao Bộ Tài chính và VEC tạm thời dừng phê duyệt các hồ sơ giải ngân đối với toàn bộ nguồn vốn ODA thuộc 4 dự án nêu trên.

Page 8: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 8

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng, dừng giải ngân các dự án cao tốc dẫn đến phá vỡ phương án tài chính dự án, ảnh hưởng đến những chính sách đã cam kết với các nhà tài trợ, tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện từ phía nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ đối với các nhà tài trợ và các tổ chức tín dụng quốc tế.

Do đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép được tiếp tục giải ngân vốn ODA theo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 đã được Thủ tướng giao cho các dự án.

Công bố hợp đồng dự án BT hơn 226 tỷ đồng tại Bắc Giang UBND tỉnh Bắc Giang vừa công bố Hợp đồng Dự án Xây dựng các tuyến đường

trục khu dân cư thôn Chằm thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) với tổng mức đầu tư 226,43 tỷ đồng.

Đây là dự án đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) thứ 3 được công bố kể từ khi Nghị định số 63/2018/NĐ-CP có hiệu lực.

Theo thông tin công bố, tuyến đường có quy mô đường giao thông đô thị với vận tốc thiết kế 50 km/h, bề rộng mặt cắt ngang từ 22,5 m đến 36 m; mặt đường bê tông nhựa, mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc = 155Mpa.

Dự án nêu trên do Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phát và Công ty CP Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ đầu tư. Trong tổng số vốn hơn 226 tỷ đồng thì vốn nhà đầu tư góp là 33,965 tỷ đồng và phần vốn nhà đầu tư huy động là 192,46 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện Dự án là thị trấn Đồi Ngô và xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trên nền diện tích đất là 9,05 ha. Thời hạn hợp đồng là 24 tháng. Thời điểm chuyển giao công trình Dự án là quý III/2020.

Kêu gọi đầu tư một số dự án cấp bách vào đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang kêu gọi đầu tư một số dự án cấp bách vào đảo Phú Quốc để góp

phần phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đó, những dự án này, gồm: Khu bệnh viện kết hợp nghỉ dưỡng diện tích hơn 10 ha tại Khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ với Bệnh viện - Trung tâm điều dưỡng Bãi Trường và đất công viên cây xanh, quy mô 500 giường; Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng hơn 42 ha tại Khu du lịch sinh thái Bãi Thơm, xã Bãi Thơm, khả năng phục vụ khoảng 1.200 - 1.600 khách/ngày; dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải, công suất xử lý 150 tấn rác/ngày, quy mô diện tích 5,25 ha tại ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ.

UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt danh mục 3 dự án kêu gọi đầu tư này, giao Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc tổ chức công bố danh mục dự án, làm bên mời thầu và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, toàn huyện đảo Phú Quốc hiện có 278 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các khu quy hoạch với diện tích 10.676 ha, ước tổng vốn đầu tư hơn 361.000 tỷ đồng; trong đó, có 241 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 8.809 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 263.491 tỷ đồng, trong số này đã có 34 dự án đi vào hoạt động, 73 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu lớn Trong tuần, trên phạm vi cả nước có 591 kế hoạch lựa chọn nhà thầu được công

khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong đó, những gói thầu sau đây dự kiến triển khai lựa chọn nhà thầu trong quý III, IV/2018.

Page 9: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 9

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Mua sắm y dụng cụ lắp đặt cố định xương năm 2018, với giá gói thầu hơn 585,720 tỷ đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Mua sắm y dụng cụ lắp đặt cố định xương năm 2018. Tổng mức đầu tư của Dự án là 585,7 tỷ đồng.

Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Xây lắp, với giá gói thầu hơn 90,157 tỷ đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Đường tránh Phúc Yên từ Khu đô thị Đầm Diệu vượt đường sắt đi Nam Viêm, giai đoạn 1. Tổng mức đầu tư của Dự án là 134,4 tỷ đồng.

Bệnh viện Hùng Vương sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Mua sắm Hóa chất - Vật tư tiêu hao năm 2018, với giá gói thầu hơn 179,524 tỷ đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Mua sắm hóa chất - vật tư tiêu hao năm 2018. Tổng mức đầu tư của Dự án là 181 tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 1 Thiết kế, cung cấp thiết bị, hướng dẫn lắp đặt, vận hành và chuyển giao công nghệ dây chuyền nghiền xi măng công suất 500.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Xi măng An Giang, với giá gói thầu hơn 60,612 tỷ đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Đầu tư dây chuyền nghiền xi măng công suất 500.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Xi măng An Giang. Tổng mức đầu tư của Dự án là 135.979.224.000 đồng.

Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 30 Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị và xây lắp nhà máy tuyển số 1 và các công trình phụ trợ, với giá gói thầu hơn 162,104 tỷ đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phần Mỏ tuyển. Tổng mức đầu tư của Dự án là 764,9 tỷ đồng.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Xây lắp Trụ sở làm việc Khu công nghệ cao Đà Nẵng và cung cấp, lắp đặt thiết bị, với giá gói thầu hơn 134,049 tỷ đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 8.841 tỷ đồng.

Tin quy hoạch và đầu tư tại các tỉnh, thành phố Tp.HCM ưu tiên xây chung cư cao tầng tại 6 quận nội thành

Theo chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020, Tp.HCM ưu tiên xây dựng chung cư cao tầng tại 6 quận gồm: Quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân.

Trong dự thảo Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 được trình tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố khóa IX ngày 10/7, UBND Tp.HCM cho biết, sẽ không phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng tại khu vực quận 1, 3.

Tại 6 quận nội thành phát triển gồm: Quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, thành phố ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng dọc trục giao thông công cộng lớn như metro 1 tại quận 2, 9, Thủ Đức; hoặc khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực ưu tiên phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân được hưởng chính sách hỗ trợ.

Còn tại 11 quận nội thành hiện hữu gồm: Quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị và hoàn thiện các dự án dở dang. Tp.HCM hạn chế cho xây nhà, chung cư cao tầng mới ở khu vực này nếu chưa có kế hoạch làm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.

5 huyện ngoại thành được ưu đãi hình thành khu dân cư mới

Tp.HCM sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính tại các khu vực: Huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ.

Page 10: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 10

Tp.HCM cũng tập trung tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; cùng với đó, khai thác hiệu quả hệ thống giao thông đô thị như các tuyến metro, đường vành đai,... có chính sách ưu đãi đặc biệt để hình thành các khu dân cư mới (cao cấp và bình dân) phù hợp chủ trương giảm dân nội thành, kết hợp với tổ chức lại dân cư ngoại thành.

Theo quan điểm phát triển nhà ở của dự thảo, Tp.HCM đặc biệt hướng đến những người có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội; từng bước chuyển đổi mô hình nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại.

Cụ thể, chính quyền thành phố đề ra mục tiêu phấn đấu nâng chỉ tiêu diện tích bình quân trên đầu người đến năm 2020 là 19,8m2; đến 2025 là 22,8m2. Trong khi cuối năm 2017 con số này ở thành phố đạt 18,87m2.

Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu xây dựng 20.000 căn nhà ở xã hội, bao gồm 10.000 căn cho các đối tượng thu nhập thấp và 10.000 căn cho các đối tượng tái định cư; 35.000 chỗ ở tập trung cho công nhân tương đương 350.000m2 sàn và 6.750 chỗ ở tập trung cho sinh viên.

Đấu thầu chọn nhà đầu tư

Từ nay đến năm 2020, Tp.HCM sẽ tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư, ưu tiên triển khai thực hiện các dự án nhà ở chung cư cao tầng dọc các trục đường giao thông lớn tại 6 quận nội thành phát triển để thay thế các khu vực nhà ở xuống cấp.

Đồng thời, khuyến khích phát triển loại hình nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở cho thuê nhằm phục vụ người khó khăn về nhà ở (lao động nhập cư), góp phần hạn chế việc xây nhà không phép, trái phép ở các khu vực ngoại thành.

Về giải pháp, Tp.HCM sẽ phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư trong các lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở xã hội cho thuê; tiếp tục thực hiện và mở rộng đối tượng được vay vốn kích cầu. Việc này không chỉ áp dụng với các dự án nhà ở lưu trú cho công nhân, mà cả dự án nhà ở xã hội cho thuê được hỗ trợ toàn bộ lãi suất không quá 70% của phần vốn đầu tư xây dựng với thời gian không quá 7 năm…

TP.HCM: Duyệt đầu tư 9 dự án trong Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc

UBND Thành phố vừa duyệt danh mục các dự án có sử dụng đất trong Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc tại Quận 9, TP.HCM và Tx Dĩ An, Bình Dương.

Cụ thể, dự án Khu giải trí dịch vụ công cộng (khu I – khu cổ đại) với diện tích sử dụng đất 6,5ha; phục vụ nhu cầu giải trí, dịch vụ công cộng cho dân cư trên địa bàn và các khu vực lân cận.

Dự án Khu làng hoa - du lịch suối khoáng (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 17,88ha; nuôi trồng và sản xuất, trưng bày, kinh doanh các loại cây hoa cá cảnh truyền thống và hiện đại.

Dự án Công viên điện ảnh (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 23,28ha; trưng bay, giới thiệu nền điện ảnh Việt Nam; cung câp các dịch vụ điện ảnh cho các đoàn làm phim...

Dự án Khu làng văn hóa các dân tộc (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 48,17ha; tái hiện, khai thác các di sản văn hóa của 54 cộng đồng dân tộc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và ẩm thực có nét đặc trưng của các dân tộc.

Dự án Khu công viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 9,62ha; hình thành 1 khu công viên với các trò chơi

Page 11: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 11

mang cảm giác mạnh; nối kết không gian với khu du lịch suối khoáng, tạo thành một quần thể du lịch hoàn chỉnh với nhiều loại hình vui chơi giải trí đa dạng.

Dự án Khu nhà nghỉ thấp tầng (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 11,74ha.

Dự án Khu tái hiện rừng Trường Sơn (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 20,19ha; tái tạo lại một phần của rừng Trường Sơn va cac đia danh, di tich nôi tiêng trên đương mon Hô Chi Minh trong giai đoan chông My cưu nươc.

Dự án Khu thể dục thể thao ngoài trời (khu IV - khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 3,71ha; tạo địa điểm tô chưc cac sinh hoat lơn vê thê duc thê thao, văn hoa văn nghê.

Dự án Khu dịch vụ công cộng phục vụ chung toàn khu (khu IV – khu sinh hoạt văn hóa) với diện tích sử dụng đất 5,95ha; hình thành khu thương mại, khu dịch vụ ăn uống, giải khát, giải trí trong nhà...

Các dự án này sẽ được tổ chức đấu thầu theo quy định.

Theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc được điều chỉnh vào năm 2009, Khu quy hoạch nằm phía Đông Nam Xa lộ Hà Nội thuộc địa bàn phường Long Bình, quận 9 và phường Bình An, Tx Dĩ An. Các mặt giáp giới như sau: Phía Đông giáp sông Đồng Nai, phía Tây giáp Xa lộ Hà Nội, phía Nam giáp khu sân golf, phía Bắc giáp khu dân cư.

Tổng diện tích khu đất là 403,3ha, trong đó diện tích tại phường Long Bình là 376,3ha, diện tích tại phường Bình An là 26,9ha, gồm 4 khu: Khu cổ đại 84,15ha, Khu trung đại 29,19ha, Khu cận - hiện đại 35,92ha, Khu sinh hoạt văn hóa 245,74ha.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, quận Nam Từ Liêm

UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 3346/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000 tại khu đất số 59, tổ 4, phường Cầu Diễn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; trong ô quy hoạch K1-1 (phần quy hoạch sử dụng đất).

Quyết định nêu rõ, mục tiêu điều chỉnh quy hoạch nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 về biện pháp di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất, đầu tư xây dựng công trình công cộng và công trình nhà ở thấp tầng để phù hợp với không gian cảnh quan kiến trúc khu vực, đồng thời bổ sung tiện ích công cộng phục vụ cho khu dân cư, góp phần đồng bộ, hoàn chỉnh với hạ tầng đô thị và nhu cầu phát triển khu vực. Khớp nối đồng bộ về quy hoạch, hạ tầng đô thị khu vực, chống lấn chiếm và tránh hình thành đất xen kẹt, không đủ điều kiện xây dựng công trình. Làm cơ sở pháp lý nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dụng theo quy định và làm cơ sở để các cấp chính quyền thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000 tại khu đất số 59, tổ 4, phường cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm trong ô quy hoạch K1-1 về chức năng sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chung của ô quy hoạch K1-1 theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 được duyệt. Các nội dung khác về hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, san nền, thoát nước, thông tin, vệ sinh môi trường...) trong ranh giới nghiên cứu điều chỉnh cục bộ này được nghiên cứu cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư, đảm bảo khớp nối phù hợp quy hoạch khu vực và không làm ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. Các khu vực khác trong ô quy hoạch K1-1 và ngoài phạm vi điều chỉnh cục bộ

Page 12: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 12

nêu trên được giữ nguyên theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000 được duyệt và các Quyết định, quy định khác có liên quan.

Khu đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tại số 59, tổ 4, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm (do Công ty cổ phần Cao su Hà Nội đang quản lý sử dụng) thuộc ô quy hoạch K1-1, có tổng diện tích khoảng 9.186,4m2, trong đó, phần đất có diện tích khoảng 968,4m2 nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch. Phần diện tích đất còn lại có diện tích khoảng 8.218m2, theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 2/12/2015, phần đất này có ký hiệu K1-1/CQ1 và xác định chức năng đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo. Nay điều chỉnh thành phần đất ký hiệu K1-1/HH3 có chức năng đất hỗn hợp (gồm công cộng, cây xanh, nhà ở...).

Hà Nội duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến nối Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng

Mới đây, chính quyền TP. Hà Nội đã chính thức phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng đến hết địa bàn huyện Gia Lâm với tỷ lệ 1/500.

Cụ thể, chiều dài của tuyến đường nói trên là 2,78km, thuộc địa phận thị trấn Yên Viên và các xã Yên Viên, Yên Thường (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Tuyến đường có điểm đầu (điểm 1) tại vị trí giao với đường Hà Huy Tập. Trong khi đó, điểm cuối (điểm 5) hết địa phận của huyện Gia Lâm.

Theo thiết kế được duyệt, tuyến đường có mặt cắt ngang điển hình rộng 40m gồm 22,5m lòng đường xe chạy; 14,5m vỉa hè hai bên; 3m dải phân cách giữa. Những thông số này phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị N9, tỷ lệ 1/5.000 đã được phê duyệt.

Nội dung văn bản phê duyệt cho biết, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. Hà Nội được chính quyền TP giao nhiệm vụ xác nhận hồ sơ chỉ giới đường đỏ phù hợp với nội dung quyết định trên; bàn giao cho UBND huyện Gia Lâm để tổ chức công bố công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường, mục đích là để phục vụ công tác quản lý quy hoạch cũng như thực hiện dự án.

Theo chỉ đạo của TP. Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến Trúc cùng các đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được UBND TP phê duyệt. Đồng thời, UBND huyện Gia Lâm sẽ bàn giao hồ sơ cho UBND thị trấn Yên Viên, UBND các xã Yên Viên, Yên Thường để quản lý quy hoạch xây dựng dọc hai bên tuyến đường và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định hiện hành.

Hà Nội duyệt chỉ giới đường Võ Nguyên Giáp đến Sóc Sơn

UBND Thành phố Hà Nội vừa ký Quyết định phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến đô thị vệ tinh Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội quyết định tuyến đường có chiều dài khoảng 5,5km, với điểm đầu tại khu vực nút giao với đường Võ Nguyên Giáp và điểm cuối giao với tuyến đường tỉnh lộ 131. Đây là tuyến đường cấp đô thị, loại liên khu vực.

Tuyến đường được chia làm 02 đoạn. Đoạn 1, từ nút giao đường Võ Nguyên Giáp đến nút giao Quốc lộ 18 mới với quy mô mặt căt ngang điển hình rộng B=50m, lòng đường 02 làn xe mỗi làn rộng 11,25m; dải phân cách giữa rộng12,5m; vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 7,25m.

Page 13: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 13

Đoạn 2, từ nút giao Quốc lộ 18 mới đến nút giao với đường tỉnh lộ 131 với quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng B=40m, gồm lòng đường xe chạy 02 làn mỗi bên rộng 11,25m; dải phân cách giữa rộng 3m; vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 7,25m.

Riêng đối với đoạn tuyến qua Khu tái định cư Tiên Dược - Mai Đình phục vụ giải phóng mặt bằng tại huyện Sóc Sơn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chỉ giới đường đỏ được cập nhật theo hồ sơ với quy mô mặt cắt ngang đoạn tuyến B=49m, gồm: 2 làn xe mỗi làn 11,25m; dải phân cách rộng 3m; vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 7,25m; lòng đường gom rộng 6m, vỉa hè phía Tây đường gom rộng 3m.

Với các nút giao thông và các đường ngang, Hà Nội sẽ xây dựng tổ hợp nút giao khác mức tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Quốc lộ 18 cũ.

Còn các nút giao thông với các tuyến đường ngang khác được tổ chức theo quy hoạch tổ chức nút giao cùng mức; Chỉ giới đường đỏ tại các nút giao với các đường ngang này chỉ xác định sơ bộ và sẽ được xác định cụ thể, bổ sung trong quá trình lập quy hoạch chi tiết hai bên đường hoặc các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường ngang được cấp thẩm quyền phê duyệt.

UBND Thành phố Hà Nội giao huyện Sóc Sơn triển khai cắm mốc tuyến đường theo quy hoạch, đồng thời thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. UBND huyện Sóc Sơn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường theo quy định.

Hà Nội duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến nối đường Dốc Hội đến đường 40m UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 3451/QĐ-UBND về việc phê duyệt

chỉ giới đường đỏ tuyến đường chính khu vực nối đường Dốc Hội đến đường 40m (cắt qua khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm), tỷ lệ 1/500 tại huyện Gia Lâm.

Theo Quyết định, tuyến đường có điểm đầu (điểm 1) tại vị trí giao với tuyến đường Dốc Hội (đường Ngô Xuân Quảng); điểm cuối (điểm 10) giao với đường quy hoạch B=40m cắt qua khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm (đường Đông Dư - Dương Xá). Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 1,45km.

Hướng tuyến được xác định trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N11, tỷ lệ 1/5000, các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt và các dự án đầu tư xây dựng dọc theo tuyến.

Đây là đường chính khu vực có bề rộng mặt cắt ngang điển hình rộng B=30m, gồm lòng đường xe chạy rộng 15m; vỉa hè hai bên rộng 2x7,5=15m. Chi tiết cấu tạo mặt cắt ngang đường sẽ được xác định chính thức theo dự án đầu tư xây dựng tuyến đường được duyệt.

Phát triển giao thông - Đô thị

Xây tuyến cao tốc Hà Nội -Viêng Chăn khoảng 2,5 tỷ USD Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã

có buổi làm việc để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo trong việc triển khai dự án làm đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (Lào).

Được biết, sau khi hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn đã chuyển sang giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi. JICA sẽ hỗ trợ Việt Nam và Lào khảo sát, đánh giá độc lập về nhu cầu vốn cũng như hướng tuyến trong giai đoạn nghiên cứu này.

Page 14: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 14

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cần có cuộc họp giữa Lào, Việt Nam và JICA để thống nhất các nội dung quan trọng, tiến hành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Tuyến cao tốc cần ngắn nhất và có chi phí thấp nhất song phải tác động lớn nhất tới kinh tế - xã hội, giúp các tỉnh khó khăn của Lào nơi tuyến đi qua phát triển kinh tế.

Cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn có quy mô 4-6 làn xe, chạy theo hướng ngắn nhất là Viêng Chăn - Pacxan - cửa khẩu Thanh Thủy - nút giao nối vào tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đang xây và về Nghệ An - Ninh Bình - Hà Nội.

Theo thiết kế, tổng chiều dài tuyến cao tốc này vào khoảng 725km. Trong đó, 355km thuộc địa phận Lào, khoảng 370km thuộc địa phận Việt Nam. Nơi có địa hình đặc biệt khó khăn, vận tốc thiết kế là 80km/h, còn lại là 100-120km/h.

Một nghiên cứu trước đó đưa ra mức đầu tư dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, thời gian thực hiện trước năm 2020. Trong khi đó, giai đoạn 2 đầu tư khoảng 1 tỷ USD và thực hiện sau năm 2020.

Tìm nhà đầu tư BT Xây đường bộ song song đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố Dự án Đầu tư xây dựng đường song song đường sắt Hà Nội - Lào Cai (tuyến phía Bắc) đoạn từ Quốc lộ 2C đến đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).

Dự án do Liên danh Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long - Công ty CP Hoàng Hà đề xuất, với tổng mức đầu tư là 228,8 tỷ đồng. Địa điểm triển khai Dự án là tại TP. Vĩnh Yên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021.

Đây là công trình cấp II, gồm 1 tuyến chính dài 4,124m và 2 tuyến nhánh vuốt lên đường Hợp Thịnh - Đạo Tú (dài 316,8m và 342,493m). Các hệ thống trên tuyến gồm cây xanh trên vỉa hè, cống thoát nước dọc bên phải tuyến, cống thoát nước ngang đường, cầu trên tuyến. Hai tuyến nhánh thiết kế điện chiếu sáng, cây xanh và hệ thống cống thoát nước.

Mục tiêu của Dự án là nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải cho các dự án đô thị đang hình thành dọc khu vực đường Nguyễn Tất Thành, khu vực xã Định Trung, Thanh Vân và khu vực phía Bắc TP. Vĩnh Yên, huyện Tam Dương, góp phần từng bước cụ thể quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc.

Ngoài tư cách nhà đầu tư, Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long từng được biết đến với tư cách nhà thầu. Theo số liệu thống kê được các chủ đầu tư công bố, nhà thầu này từng liên danh với một số nhà thầu khác trúng các gói thầu xây lắp công trình thủy lợi tại Hà Nội, Thái Bình,…

Đơn cử như liên danh với Công ty CP Đầu tư xây dựng Gia Long trúng Gói thầu số 6 Xây dựng công trình thuỷ công khu đầu mối thuộc Dự án Nâng cấp và xây dựng mô hình hiện đại hóa hệ thống tưới Hạ Dục, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội, với giá trúng thầu là 21,707 tỷ đồng; liên danh với một số nhà thầu khác trúng Gói thầu Khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công và thi công xây dựng công trình nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), để kết hợp tạo mặt bằng phát triển công nghiệp - dịch vụ…

Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long có địa chỉ tại Km3 500 đường Hùng Vương, phường Phú Khánh, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình; có vốn điều lệ trên 200 tỷ đồng và khoảng 3.000 nhân viên.

Page 15: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 15

Đề xuất đầu tư 5.800 tỷ đồng xây sân bay Sa Pa Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải cho xây dựng

Cảng hàng không Sa Pa với tổng vốn đầu tư gần 5.800 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, Cảng hàng không Sa Pa là sân bay lưỡng dụng, việc sớm xây dựng Cảng hàng không Sa Pa là rất cần thiết. Dự án Cảng hàng không Sa Pa nằm trên địa bàn xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; diện tích đất sử dụng đất là 371ha.

Cảng hàng không Sa Pa được đầu tư xây dựng với quy mô sân bay dân dụng cấp 4C. Tổng vốn đầu tư gần 5.779 tỷ đồng (không bao gồm chi phí xây lắp, trang thiết bị của quốc phòng).

Quy mô dự kiến đầu tư được chia làm 2 giai đoạn trong đó, giai đoạn 1 (đến năm 2020) quy mô sân bay cấp 4C, công suất 560.000 khách/năm và 600 tấn hàng hóa/năm; vị trí sân đỗ tàu bay là hai vị trí; loại máy bay khai thác là A320, A321 và tương đương. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 4.745 tỷ đồng (bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng của cả dự án).

Giai đoạn 2 (đến năm 2030), quy mô sân bay cấp 4C; công suất 1,5 triệu khách/năm và 2.880 tấn hàng hóa/năm; vị trí sân đỗ tàu bay là 5 vị trí; loại máy bay khai thác là A320, A321 và tương đương. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.033 tỷ đồng.

CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ

Ban hành Nghị định mới về cho vay lại vốn vay ODA

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Nghị định quy định rõ tỷ lệ cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh. Theo đó, địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 40%. Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50%. Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ TP. Hà Nội, TP.HCM), tỷ lệ cho vay lại là 70%. Riêng TP. Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ cho vay lại là 100%.

Đáng chú ý, đối với doanh nghiệp, Nghị định quy định doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lãi suất cho vay lại được quy định tại Khoản 5 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018 thay thế Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 1058/ĐS-ĐTXD ngày 11/4/2018 của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam về việc xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1638 /BXD-KTXD ngày 05/7/2018 đề nghị Tổng Cty đường sắt Việt Nam lấy làm căn cứ để tổ chức thực hiện.

Page 16: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 16

Theo đó, việc xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng qua các giai đoạn, thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình và Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Căn cứ điều kiện cụ thể, từng thời điểm của dự án, công trình, chủ đầu tư xem xét quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức chi phí tư vấn theo công bố tại các quyết định trên.

Trường hợp vận dụng định mức chi phí tư vấn không phù hợp hoặc dự án, công trình có quy mô lớn hơn quy mô theo hướng dẫn tại các quyết định trên hoặc những công việc tư vấn chưa có định mức đã được công bố thì chủ đầu tư lập dự toán để xác định chi phí.

Trường hợp điều chỉnh nội dung hợp đồng phải căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết giữa các bên có hiệu lực và các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên, phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng, không trái với hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, trên nguyên tắc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.

Hướng dẫn áp dụng quy định trong quản lý thực hiện hợp đồng Sau khi nhận được Văn bản số 1053/BQLĐSĐT-KHHĐ ngày 05/6/2018 của Ban

quản lý Đường sắt đô thị, UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn áp dụng quy định trong quản lý thực hiện hợp đồng, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1650 /BXD-KTXD ngày 05/7/2018 gửi Ban quản lý Đường sắt đô thị, UBND TP Hồ Chí Minh.

Văn bản chỉ rõ, về áp dụng điều ước quốc tế: Điều 2, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Về nghiệm thu, thanh toán: Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiến độ hợp đồng thì trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ.

Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng, các bên phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.

Đối với những công việc vẫn được triển khai trong thời gian chưa thực hiện điều chỉnh, gia hạn hợp đồng thì việc nghiệm thu, thanh toán các hạng mục công việc này được thực hiện sau khi hoàn tất thủ tục gia hạn hợp đồng.

Về điều chỉnh tiến độ hay gia hạn thực hiện hợp đồng: Khi thời hạn hoàn thành hợp đồng kết thúc nhưng hợp đồng vẫn còn hiệu lực, hợp đồng chưa được gia hạn thì các bên căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng đã ký, phạm vi công việc thực tế đã triển khai để thỏa thuận, thống nhất ký phụ lục gia hạn thời hạn hoàn thành hợp đồng, đảm bảo tính liên tục của hợp đồng và phù hợp với các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có liệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.

Page 17: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 17

Bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1586 /BXD-VLXD gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, sau khi nhận được Văn bản số 1778/UBND-NL2 ngày 06/4/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và căn cứ Khoản 1, Điểu 15 của Luật Khoáng sản và Khoản 1, Điều 12 của Nghị định 158/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, Bộ Xây dựng thống nhất việc bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại Văn bản số 1778/UBND-NL2 nêu trên.

Việc quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản các khu vực nêu trên được thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản; Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đảm bảo không nằm trong khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt.

Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với thép không gỉ nhập khẩu

Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2398/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ 2 việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Theo đó, từ ngày 20/7/2018 đến ngày 20/6/2019, thép không gỉ nhập khẩu sẽ áp mức thuế chống bán phá giá mới. Được biết, so với mức thuế được áp dụng trước đó (từ 14/5/2016 đến 19/7/2018), mức giá này gần như không thay đổi.

Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập từ Trung Quốc là 25,35% (ngoại lệ có Công ty Shanxi Taigang Stainless Steel được hưởng mức thuế 17,47%). Mức thuế áp dụng với những sản phẩm thép nhập khẩu từ Malaysia là 9,31%; Indonesia là 13,03% và Đài Loan là 13,79%.

So với trước, sản phẩm nhập khẩu từ Công ty PT Jindal Stainless (Indonesia) được hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp hơn từ mức 13,03% xuống còn 6,64%. Mức thuế áp dụng với Công ty Yuan Long Stainless Steel Corp (Đài Loan) lại cao hơn các nhà sản xuất khác với 37,29%.

Mặt khác, sau khi xem xét kết luận rà soát cũng như ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Bộ Công Thương cho biết, thị trường đang có một số sản phẩm thép không gỉ mà doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Chính vì thế, Bộ sẽ miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm sau đây:

- Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được đánh bóng gương (độ bóng No.8 hoặc Super Mirror) và có keo phủ bảo vệ;

- Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn chìm trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ;

- Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo màu sắc khác nhau trên bề mặt bằng công nghệ phủ màu chân không PVD, hóa chất, điện phân hoặc công nghệ tương tương và có keo phủ bảo vệ;

Page 18: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 18

- Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn trên bề mặt bằng phương pháp in lazer và có keo phủ bảo vệ;

- Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn nổi trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ.

THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Gạch ốp lát Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trong thời gian gần đây, các sản phẩm gạch ốp lát do các doanh nghiệp trong nước

sản xuất đang chiếm lĩnh thị trường. Chất lượng được cải tiến, mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh… là những lý do quan trọng để hàng nội "lấy lòng" người tiêu dùng.

Theo chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) cho biết, tại thời điểm hiện tại, hàng gạch ốp lát sản xuất trong nước được khá nhiều người tiêu dùng chọn mua, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu phổ thông và trung cấp. Hiện, gạch ốp lát của các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 70% doanh số của cửa hàng, còn lại là hàng nhập khẩu Ấn Độ, Trung Quốc, Italia, Indonesia… những thương hiệu gạch ốp lát Việt được khách hàng tin tưởng lựa chọn nhiều nhất hiện nay phải kể đến: Prime, Đồng Tâm, Itaca, Hòa Mỹ…

Theo đánh giá của nhiều chủ cửa hàng, các dòng sản phẩm gạch ốp lát của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phong phú hơn về cả mẫu mã và giá thành, phù hợp với nhiều đối tượng ở các phân khúc. Hiện nay, thị trường VLXD có tới hơn 15 thương hiệu gạch ốp lát "made in" Việt Nam với hàng trăm mẫu khác nhau theo các dòng như: Gạch men Granite, gạch men thô, gạch bóng kính, gạch ceramic dòng thường, gạch granite phủ men nano…

Ở phân khúc bình dân có Prime, Vitto, Tasa,… giá giao động từ 80.000 - 125.000/m2; các thương hiệu cao cấp như Đồng Tâm, Hoàn Mỹ, Itaca… có giá từ 125.000 – 190.000 /m2 ,tạo điều kiện để người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Hàng trong nước giá thành hợp lý, mà chất lượng, mẫu mã được cải tiến, màu sắc đa dạng, tươi mới, rất hợp với xu hướng xây dựng của các gia đình trẻ. Nhiều hãng trong nước bây giờ đã đầu tư công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có khả năng kháng khuẩn giúp bảo vệ sức khỏe nên tôi rất an tâm.

Một nguyên nhân khác khiến nhiều người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn hàng nội vì hàng nhập từ nước ngoài giá thành cao. Đặc biệt, hiện một số hãng đã đầu tư công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất theo xu hướng thiết kế mới nhất từ châu Âu đáp ứng thị hiếu của cả những khách hàng kỹ tính nhất.

Theo Chủ cửa hàng VLXD, hầu hết các hãng nội địa đều có tổng kho tại nhiều địa phương nên việc vận chuyển gạch rất tiện, nguồn hàng được đảm bảo thường xuyên, không phụ thuộc nhiều từ nhà phân phối. Vì tiện vận chuyển nên giá thành gạch ốp lát Việt Nam rẻ, chất lượng hầu hết đều đã được cải thiện so với 2 - 3 năm trước, khách hàng khi mua về dùng phản hồi lại khá tích cực.

Phần lớn các cửa hàng, đại lý phân phối gạch ốp lát lớn đều nhận định, lượng khách hàng tiêu thụ gạch nội địa đang tăng. Tuy nhiên, với sự đa dạng, phong phú của thị trường gạch ốp lát như hiện nay, khách hàng cũng cần cân nhắc và có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

Dự báo ngành thép 2018 sẽ tăng từ 20 – 22% Ngành thép hiện đang có mức tăng tốt do nền kinh tế tăng trưởng khá, nhiều

dự án bất động sản, hạ tầng giao thông được triển khai xây dựng.

Page 19: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 19

Tính đến hết tháng 5/2018, lượng xuất khẩu sắt thép đạt 2,36 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, tăng 41,9% về lượng và tăng 57,8% về trị giá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sắt thép Việt Nam là ASEAN trong đó Campuchia với 491 nghìn tấn, tăng 48,4%; Indonesia 301 nghìn tấn, tăng 25,4%; Malaysia 292 nghìn tấn, tăng 99%. Ngoài ra còn có Hoa Kỳ 368 nghìn tấn, tăng 104%; EU 286 nghìn tấn, tăng 146% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 43,7%; 5,3% và 16% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo ngành thép 2018 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15% và sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.

Đặc biệt sản xuất thép cuộn cán nóng tăng mạnh nhất 154% so với năm ngoái nhờ vào việc Formosa Hà Tĩnh dự định tăng gấp đôi công suất sản xuất khi đưa lò cao số 2 (công suất 4 triệu tấn/năm) đi vào sản xuất trong 6 tháng cuối năm 2018 giúp nâng tổng công suất của Fomosa lên 7 – 8 triệu tấn/năm.

Bên cạnh đó, một số dự án dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm nay. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát đưa vào hoạt động dự án thép cán khoảng 600 nghìn tấn trong tháng 8/2018; Tập đoàn Hoa Sen đưa thiết bị dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh, mạ màu vào hoạt động với công suất 350 nghìn tấn; Công ty thép Tung Ho cũng dự kiến đưa vào dây chuyền sản xuất công suất 600 nghìn tấn thép xây dựng trong 6 tháng cuối năm.

XUẤT NHẬP KHẨU VLXD

Mặt hàng thép

Tình hình giao dịch nhập khẩu thép xây dựng tại khu vực cửa khẩu Móng Cái Thép xây dựng là trọng tâm chủ yếu trong tuần từ ngày 5-12/7/2018 của các công ty,

đơn vị và lực lượng tư thương của Việt Nam, được nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Cơ cấu thép xây dựng nhập khẩu tuần này đa dạng hơn, gồm thép tròn vằn cây dài, thép hình chữ I, U, H và các loại thép dây dùng buộc cốt thép bê – tông đảm bảo sự kết nối công trình. Các sản phẩm thép này, thị trường trong nước đang có nhu cầu cao, nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. Trong tuần này sản lượng thép xây dựng các loại nhập khẩu đạt 10.000 tấn. Thép cuộn, thép lá giảm nhập đáng kể, chỉ chiếm 20% so với tổng sản lượng.

Tham khảo giá các loại thép nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái ngày 11/7/2018

(Tỷ giá NDT/VNĐ tại Móng Cái: 3.480/1)

Tên sản phẩm Giá

(NDT/tấn)

Thép dây ɸ(1.40-1.60)mm, trọng lượng 50kg/cuộn và 100kg/cuộn (dùng buộc cốt thép bê tông) 3.960

Thép dây ɸ(1.85-4.80)mm, trọng lượng 100kg/cuộn (dùng buộc cốt thép bê tông công trình lớn) 3.820

Thép dây ɸ2.15mm, trọng lượng 200kg/cuộn (dùng buộc cốt thép bê tông công trình xây dựng) 3.660

Thép dây ɸ2.25mm, trọng lượng 200kg/cuộn (dùng buộc cốt thép bê tông công trình xây dựng) 3.560

Thép tròn cán nóng, dạng vòng ɸ8mm, 100kg/vòng cuộn (dùng trong xây dựng nhà cửa) 3.350

Thép tròn vằn cán nóng, không hợp kim ɸ10mm, cây dài 11.9m (dùng trong xây dựng nhà ở) 3.320

Thép tròn vằn cán nóng, không hợp kim ɸ12mm, cây dài 12m (dùng trong xây dựng nhà ở) 3.270

Thép tròn vằn cán nóng, không hợp kim ɸ14mm, cây dài 12m (dùng trong xây dựng nhà ở) 3.240

Thép tròn vằn cán nóng, không hợp kim ɸ(16-18-20-22)mm, cây dài 12m (dùng trong XDCB) 3.210

Thép tròn vằn cán nóng, không hợp kim ɸ(24-26-28-30)mm, cây dài 12m (dùng trong XDCB) 3.200

Thép hình chữ I cán nóng, tiêu chuẩn SS400(400x200x8x13)mm, loại 792kg/cây dài 6m 3.260

Thép hình chữ U cán nóng, tiêu chuẩn SS41(250x80x9)mm, loại 384kg/cây dài 6m 3.280

Thép hình chữ H cán nóng, tiêu chuẩn SS41(250-500)mm x (9-13)mm x (14-20)mm, cây dài 12m 3.280

Page 20: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 20

Tên sản phẩm Giá

(NDT/tấn)

Thép cuộn cán nóng, không hợp kim, có hình dập nổi (7.8x1500)mm x Coil 3.320

Thép cuộn cán nguội, tiêu chuẩn JJSG3141 PCCT-SD (1.6x1200)mm x Coil 3.300

Thép lá cán nóng (HR), tiêu chuẩn JJSG3131 chưa tráng, phủ, mạ (3-3.4)mm x (600-963)mm x C 3.290

Thép lá mạ crom, tráng, phủ vecnis, C=0.15%, dạng tấm hình răng cưa (838x927x0.2)mm 3.310

Thép tấm cán nguội, tiêu chuẩn JJSG3141, không hợp kim, chưa tráng, sơn (0.95x914x1828)mm 3.290

Thép tấm cán nóng, phẳng, không hợp kim, tiêu chuẩn JJSG3101/SS400, chưa tráng, phủ, mạ (11.8x1500x6000)mm

3.260

Nhập khẩu ống thép từ Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng 5/2018

5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu ống thép các loại về Việt Nam đạt 84,2 nghìn tấn, trị giá 84,8 triệu USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 5/2018, nhập khẩu các chủng loại ống thép về Việt Nam có sự biến động trái chiều giữa các chủng loại, trong khi nhập khẩu hai chủng loại ống thép có mã HS 73.04 và 73.06 tăng thì nhập khẩu 2 chủng loại ống thép có mã HS 73.05 và 73.03 giảm.

Nhập khẩu ống thép các loại về Việt Nam trong tháng 5/2018 đạt 18,7 nghìn tấn, trị giá 20,9 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với tháng 4/2018, và so với cùng kỳ năm 2017 cũng tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu ống thép các loại về Việt Nam đạt 84,2 nghìn tấn, trị giá 84,8 triệu USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá nhập khẩu trung bình các loại ống thép về Việt Nam trong tháng 5/2018 đạt 1.119,1 USD/tấn, tăng 18,5% so với tháng 4/2018 và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu trung bình ống thép về Việt Nam đạt 1.007 USD/tấn, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng ống thép nhập khẩu qua các tháng năm 2016 - 2018

(Đvt: tấn)

0

10.000

20.000

30.000

40.000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Về chủng loại:

Trong tháng 5/2018, nhập khẩu các chủng loại ống thép về Việt Nam có sự biến động trái chiều giữa các chủng loại, trong khi nhập khẩu hai chủng loại ống thép có mã HS 73.04 và 73.06 tăng thì nhập khẩu 2 chủng loại ống thép có mã HS 73.05 và 73.03 giảm. Cụ thể:

Chủng loại ống thép có mã HS 73.04 được nhập khẩu nhiều nhất trong tháng 5/2018, với lượng nhập khẩu đạt 10,3 nghìn tấn, trị giá 12,6 triệu USD, tăng 19,2% về

Page 21: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 21

lượng và tăng 49,2% về trị giá so với tháng trước đó, tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái giảm 2,6% về lượng và tăng 22,4% về trị giá.

Nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.06 cũng tăng trong tháng 5/2018 với lượng nhập khẩu đạt 7,3 nghìn tấn, trị giá 6,9 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 15,6% về trị giá so với tháng trước đó, và so với cùng kỳ năm ngoái tăng khá 55,2% về lượng và tăng 40,2% về trị giá.

Trái lại, nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.05 giảm 55,9% về lượng và giảm 42,4% về trị giá so với tháng trước đó (đạt trên 1 nghìn tấn, trị giá 1,3 triệu USD). Ngoài ra, nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.03 giảm 53,2% về lượng và giảm 73,6% về trị giá so với tháng trước đó (đạt 60 tấn, trị giá 52,7 nghìn USD).

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu các chủng loại ống thép về Việt Nam đa phần giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.04 giảm 15,1% về lượng, ống thép có mã HS 73.06 giảm 4,2% về lượng và nhập khẩu ống thép có mã HS 73.05 giảm 14,3% về lượng. Riêng nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.03 tăng rất mạnh, tăng 240% về lượng và tăng 288,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017 (đạt 403 tấn, trị giá 452,2 nghìn USD).

Giá nhập khẩu các chủng loại ống thép về Việt Nam trong tháng 5/2018 đa phần tăng so với tháng trước đó, trong đó, giá nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.04 tăng 25,2%, đạt 1.222 USD/tấn, giá nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.06 tăng 8,5%, đạt 950 USD/tấn và giá nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.05 có giá 1.299 USD/tấn, tăng 30,7% so với tháng trước đó. Riêng giá nhập khẩu chủng loại ống thép có mã HS 73.03 giảm 43,6%, đạt 880 USD/tấn.

Một số chủng loại ống thép nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 5 năm 2018

(Lượng: tấn, trị giá: nghìn USD)

Mã HS T5/18 So T4/2018 So T5/2017 (%) 5T/18 So 5T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

7304 10.318 12.609 19,2 49,2 -2,6 22,4 43.502 47.315 -15,1 14,0

7306 7.300 6.935 6,6 15,6 55,2 40,2 35.322 31.599 -5,2 38,8

7305 1.028 1.336 -55,9 -42,4 1.212,2 825,7 5.007 5.460 -14,3 3,6

7303 60 53 -53,2 -73,6 92,2 45,4 403 452 240,0 288,1

(Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Ghi chú các mã HS:

73.06 - Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng khác, bằng sắt hoặc bằng thép

73.04 - Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, không nối, bằng sắt (trừ gang đúc) hoặc thép

73.05 - Các loại ống và ống dẫn khác bằng sắt hoặc bằng thép, có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính ngoài trên 406,4 mm

73.03 - Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, bằng gang đúc

Về thị trường nhập khẩu:

Trong tháng 5/2018, Việt Nam nhập khẩu ống thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 59,6% tổng lượng ống thép nhập khẩu, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 14,7% và Nhật Bản chiếm 10,4%. Nhập khẩu ống thép từ thị trường Trung Quốc về Việt Nam tiếp tục tăng so với tháng trước đó, với lượng nhập khẩu đạt 11,1 nghìn tấn, trị giá 12,2 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 32,8% về trị giá, ngoài ra, nhập khẩu ống thép từ Nhật Bản cũng tăng 45,9% về lượng và tăng 18,4% về trị giá (đạt 1,9 nghìn tấn, trị giá 1,8 triệu USD). Đáng chú ý, nhập khẩu ống thép từ hai thị trường Ukraina và UAE mặc

Page 22: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 22

dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng rất mạnh, tăng lần lượt về lượng là 492,6% và 309,6% so với tháng trước đó.

Riêng nhập khẩu ống thép từ thị trường Hàn Quốc trong tháng 5/2018 giảm 54,4% về lượng và giảm 60,4% về trị giá so với tháng trước đó (đạt 2,7 nghìn tấn, trị giá 1,7 triệu USD).

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp lớn nhất ống thép các loại vào Việt Nam, tuy vậy, lượng ống thép nhập khầu từ thị trường này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017, giảm 2,3% về lượng nhưng trị giá vẫn tăng 20,4% (đạt 45,7 nghìn tấn, trị giá 47,7 triệu USD). Nhìn chung, nhập khẩu ống thép vào Việt Nam từ các thị trường nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2018 đa phần giảm hoặc chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017, riêng nhập khẩu ống thép từ thị trường Malaysia tăng rất mạnh, tăng 1.353,1% về lượng và tăng 4.687,7% về trị giá, đạt 930 tấn, trị giá 728 nghìn USD.

Một số thị trường nhập khẩu ống thép của Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2018

(Lượng: tấn, trị giá: nghìn USD)

Thị trường T5/2018 So T4/2018 (%) So T5/2017 (%) 5T/2018 So 5T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 11.150 12.283 18,2 32,8 15,7 33,4 45.787 47.708 -2,3 20,4

Hàn Quốc 2.757 1.721 -54,4 -60,4 126,6 166,5 18.542 12.079 10,9 21,0

Nhật Bản 1.952 1.870 45,9 18,4 77,7 112,3 7.366 8.165 11,4 82,9

Slovenia 1.474 3.214 1.992 4.335

Đài Loan 863 1.219 16,9 41,1 9,7 11,2 3.786 4.833 2,0 -0,6

Ukraina 329 395 492,6 488,4 835 917 -21,4 -13,4

UAE 84 66 309,6 250,3 132 107

Indonesia 47 45 -26,1 -31,3 212 209 -74,8 -66,5

Malaysia 21 71 930 728 1.353,1 4.687,7

Đức 14 17 -97,0 -97,0 649 942 -29,8 -11,5

Singapore 9 6 -82,5 -91,0 -99,0 -99,3 1.131 1.272 -76,1 -68,9

Thái Lan 5 20 -92,2 -89,4 -63,4 -47,5 226 609 94,1 108,4

Italia 1 3 -98,5 -99,2 130 590

Hồng Kông 1 2 -96,4 -88,6 4 14 -95,5 -85,1

(Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Một số doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Hàn Quốc đạt trị giá cao trong 5 tháng đầu năm 2018

STT Doanh nghiệp Trị giá (nghìn

USD)

1 Cty TNHH Posco Vst 118.882

2 Cty TNHH Posco - Việt Nam 114.397

3 Cty TNHH Posco Việt Nam Holdings- Chi Nhánh Đồng Nai- Vhpc 57.308

4 Cty TNHH Hyosung Việt Nam 43.423

5 Cty TNHH Nhà Máy Tàu Biển Hyundai-Vinashin 26.862

6 Cty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh 24.729

7 Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên 15.382

8 Cty TNHH Sbk Vina 15.268

9 Cty TNHH Est Vina Haiphong 11.379

STT Doanh nghiệp Trị giá (nghìn

USD)

Page 23: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 23

10 Cty TNHH Sài Gòn Stec 10.844

11 Cty TNHHTrung Tâm Gia Công Hà Nội Việt Nam Posco - Vnpc 10.557

12 Nhà Máy Luyện Phôi Thép - Chi Nhánh Cty CP Thép Pomina 9.577

13 Cty TNHH Thép Xây Dựng Youjin Vina 8.328

14 Cty TNHH Honda Trading Việt Nam 7.235

15 Cty TNHH Tech Seal - Dai Binh 6.688

16 Cty TNHH Posco Ss Vina 6.270

17 Cty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải Ptsc 6.118

18 Cty TNHH Kpf Việt Nam 5.698

19 Cty TNHH Điện Tử Samsung Hcmc Ce Complex 5.546

20 Cty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam 5.533

21 Cty TNHHHệ Thống Điện Ge Việt Nam 5.202

22 Cty TNHH Điện Tử Foster (Việt Nam) 4.756

23 Cty CP Thép Hùng Cường 4.714

24 Cty CP Thương Mại Hàng Hóa Quốc Tế Ipc 4.504

25 Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 4.479

26 Cty TNHH Heesung Electronics Việt Nam 4.476

27 Cty TNHH Uju Vina 4.379

28 Cty TNHH Cs Wind Việt Nam 4.346

29 Cty CP Tập Đoàn Thép Tiến Lên 4.151

30 Cty TNHH Kefico Việt Nam 4.036

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ để tham khảo)

Mặt hàng nhựa đường

Giá nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 biến động theo xu hướng tăng

5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường Singaore đạt 156,2 nghìn tấn, trị giá 54,8 triệu USD, tăng 29,3% về lượng và tăng 41,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá nhập khẩu trung bình nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường Singaore vẫn trong xu hướng tăng từ cuối năm 2017 đến nay, riêng giá nhập khẩu trong tháng 5/2018 đạt 354,9 USD/tấn, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước đó nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2017.

5 tháng đầu năm 2018, Singapore tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhựa đường lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng nhựa đường nhập khẩu, với lượng nhập khẩu đạt 163,5 nghìn tấn, trị giá 57,5 triệu USD, tăng 34,1% về lượng và tăng 45,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.

Tháng 5/2018, lượng nhựa đường cấp độ 60/70 nhập khẩu từ thị trường Singapore đạt 19,8 nghìn tấn, trị giá 7 triệu USD, giảm 33,9% về lượng và giảm 34,1% về trị giá so với tháng trước đó, và so với cùng kỳ năm ngoái giảm 7,1% về lượng và tăng 2,8% về trị giá.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường này đạt 156,2 nghìn tấn, trị giá 54,8 triệu USD, tăng 29,3% về lượng và tăng 41,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng và giá NKTB nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường Singapore

(Đvt: Lượng (tấn), giá NKTB (USD/tấn))

Page 24: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 24

0

10

20

30

40

50

60

T01/1

6

T03/1

6

T05/1

6

T07/1

6

T09/1

6

T11/1

6

T01/1

7

T03/1

7

T5/17

T7/17

T9/17

T11/1

7

T1/18

T3/18

T5/18

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Lượng (1.000 tấn) Giá NKTB (USD/tấn)

(Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của tổng cục Hải quan)

Giá nhập khẩu trung bình nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường Singaore vẫn trong xu hướng tăng từ cuối năm 2017 đến nay, riêng giá nhập khẩu trong tháng 5/2018 đạt 354,9 USD/tấn, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước đó nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu trung bình nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường Singapore đạt 350,9 USD/tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số lô hàng nhựa đường nhập khẩu từ thị trường Singapore trong tháng 5/2018

Ten hang Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Cửa khẩu ĐK GH

Nhựa đường xá 60/70 dạng lỏng, hàng mới 100%

1.001 357,6 Cảng Cần Thơ FOB

Nhựa đường nóng lỏng cấp độ 60/70 (Paving Asphalt 60/70N),

3.094 347,1 Cảng Nhà Bè CFR

Nhựa đường độ kim lún 60/70 có nguồn gốc từ dầu mỏ

3.010 369,3 Cảng Tam Hiệp CIF

Nhựa đường 60/70, dạng lỏng (+/-5%) 1.000 367,0 Cảng Tam Hiệp CFR

Nhựa đường lỏng Shell 60/70 (từ Bitum dầu mỏ), hàng rời, mới 100%.

4.005 368,0 Cảng Cái Lân CFR

Nhựa đường 60/70 dạng lỏng (+/-5%), hàng mới 100%

1.655 367,0 Cảng Đoạn Xá CFR

SHELL BITUMEN 60/70 – Nhựa đường lỏng 60/70 Xá

3.218 323,5 Cảng Nhà Bè FOB

Nhựa đường 60/70 dạng lỏng(+/-5%), hàng mới 100%

2.866 353,0 Cảng Gò Dấu CFR

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Một số doanh nghiệp nhập khẩu nhựa đường từ thị trường Singapore đạt trị giá cao trong 5 tháng đầu năm 2015

STT Doanh nghiệp Trị giá (nghìn

USD)

1 Cty TNHH Nhựa Đường Petrolimex 15.075

2 Cty CP Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Red 12.596

3 Cty CP Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại Quốc Tế 11.819

4 Cty CP Nhựa Đường Thiết Bị Giao Thông 5.928

STT Doanh nghiệp Trị giá (nghìn

USD)

5 Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cung ứng Nhựa Đường 5.858

Page 25: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 25

6 Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhựa Đường Puma Energy Việt Nam 4.896

7 Cty CP Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Giao Thông 3.727

8 Cty TNHH Thương Mại - Sản Xuất - Dịch Vụ Tín Thịnh 1.738

9 Chi Nhánh Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhựa Đường Puma Energy Việt Nam Tại Quảng Nam

1.111

10 Cty TNHH Sg Global Commodity 592

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ để tham khảo)

KINH TẾ – THƯƠNG MẠI

Sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2018 Sản xuất công nghiệp trong tháng đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất toàn

ngành công nghiệp tháng Sáu ước tính tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 3,6%;ngành chế biến, chế tạo tăng 15,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 10%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 12,9%, quý II tăng 8,4%), cao hơn mức tăng 7% của cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12,7%, đóng góp 9,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung nhưng đang có xu hướng tăng chậm lại (quý I tăng 15,7%; quý II tăng 10,1%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 1,3% (chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 5,7%), làm giảm 0,2 điểm phần trăm mức tăng chung.

Xét theo công dụng sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản xuất của sản phẩm trung gian (phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo) 6 tháng đầu năm 2018 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng tăng 10,3% (sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 7,7% và sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tăng 11,6%).

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại tăng 20,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 20,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 18,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 17,5% (quý I tăng mạnh 30,1% nhưng quý II chỉ tăng 4%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,2%.

Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất thuốc lá tăng 2,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 2,6%; khai khoáng khác (đá, cát, sỏi…) giảm 0,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 2,7%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 5,7% (khai thác dầu thô giảm 10,9% và khai thác khí đốt tự nhiên giảm 0,2%).

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 6 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô tăng 43,7%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 22,1%; đường kính tăng 18,9%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 18,5%; thức ăn cho thủy sản tăng 17,8%; ti vi tăng 17%; thép thanh, thép góc tăng 16%.

Tuy nhiên có một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Điện thoại di động tăng 2,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 2%; bột ngọt tăng 1,6%; thức ăn cho gia súc tăng 0,6%; sữa tươi bằng cùng kỳ năm trước; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0,2%; phân u rê giảm

Page 26: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 26

1,8%; dầu gội đầu, dầu xả giảm 2,3%; sữa tắm, sữa rửa mặt giảm 6,6%; dầu thô khai thác giảm 10,9%.

Trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó Hà Tĩnh là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 170,9%, chủ yếu do có sự đóng góp của Tập đoàn Formosa.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 24%; Bắc Ninh tăng 19,2%; Thái Nguyên tăng 12,1%; Vĩnh Phúc tăng 11,9%; Quảng Ninh tăng 11%; Hải Dương tăng 10,6%; Bình Dương tăng 8,8%; Đồng Nai tăng 8,3%; Hà Nội tăng 8%; Đà Nẵng tăng 7,8%; Cần Thơ tăng 7,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,1%; Quảng Nam tăng 5,6%; Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 2%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2018 tăng 5% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,4%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 49,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 21%; sản xuất kim loại tăng 15,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 15%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 14,9%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấphoặc giảm: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 3,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 3,3%; sản xuất phương tiện vận tải tăng 2,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 1,1%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2018 tăng 11,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2017 tăng 10,4%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất thuốc lá tăng 2%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 1,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 8,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 16,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 28%.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 216,5% do thời điểm này năm trước Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 144,1%, nguyên nhân chủ yếu do tồn kho sản phẩm điện thoại di động, máy tính bảng đang chờ xuất khẩu của Công ty Samsung; sản xuất phương tiện vận tải tăng 132,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 47,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 36,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 31,8%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2018 là 63,4%, là mức tồn kho thấp nhất những năm qua. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Dệt là 287,5%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) 117,2%; sản xuất xe có động cơ 79,4%; chế biến thực phẩm 75,1%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/6/2018 tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng tăng 3,5%.

Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm trước; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,2%; riêng ngành khai khoáng giảm 0,9% (lao động khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,8%).

Page 27: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 27

Lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/6/2018 so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Cần Thơ tăng 23,2%; Hải Phòng tăng 14%; Đồng Nai tăng 5,5%; Hà Nội tăng 4,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,8%; Bình Dương và Quảng Ninh cùng tăng 3,4%; Hải Dương tăng 3,3%; thành phố Hồ Chí Minh và Thái Nguyên cùng tăng 0,2%; Bắc Ninh giảm 1,2%; Vĩnh Phúc giảm 2,2%; Đà Nẵng giảm 4,2%.

TIN VẮN ➢ Quảng Ninh chuẩn bị xây hầm qua vịnh Cửa Lục gần 8.000 tỷ đồng. Hầm đường bộ

qua Vịnh Cửa Lục là công trình cấp đặc biệt nhằm giảm tải cho cầu Bãi Cháy cũng như tăng cường kết nối giữa hai khu vực của TP Hạ Long (Quảng Ninh). Theo thiết kế, công trình gồm 6 làn xe, tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104-2007. Các đơn vị tư vấn dự án (Công ty CP FECON; Công ty Nippon Koei (Nhât Ban); Tông công ty tư vân thiêt kê giao thông vân tai) đa đưa ra những phương an co thê triên khai gồm: Phương an hâm khoan TBM, phương an đâu tư xây dưng câu và phương an hâm dim. Căn cứ vào cac điêu kiên thưc tê tai vi tri dư kiên triên dự án này, các đơn vị này sẽ tiến hành so sánh, đánh giá, nhân đinh phương án tối ưu nhất.

➢ UBND TP. Hà Nội vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán cho các dự án nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất thanh toán các dự án BT trọng điểm. Thành phố cũng yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch giao vốn để đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm. Tính đến nay, trong danh mục dự án trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội dự kiến thực hiện trên 20 dự án theo hình thức hợp đồng BT, với tổng mức đầu tư các dự án là 281.155 tỷ đồng.

➢ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và UBND 3 tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế vừa ký kết các hiệp định tài trợ cho Dự án Phát triển các đô thị xanh, với tổng giá trị 223,87 triệu USD. Trong tổng vốn đầu tư Dự án, có 3 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và 3 triệu USD viện trợ từ Quỹ Tín thác Thích ứng Biến đổi khí hậu đô thị (UCCRFT), được hỗ trợ bởi Quỹ Rockefeller và các chính phủ Thụy Sĩ, Vương quốc Anh. Ngoài ra, hỗ trợ kỹ thuật đi kèm Dự án trị giá 12,8 triệu USD, trong đó 10,8 triệu USD sẽ được tài trợ bởi GEF và 2 triệu USD từ UCCRTF. Dự kiến, Dự án hoàn thành vào tháng 12/2023, sẽ giúp 3 thành phố Hà Giang, Vĩnh Yên và Huế cải thiện các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị xanh.

➢ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thanh Hóa vừa cho biết, từ ngày 11/7 - 11/8/2018, Trung tâm này sẽ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa (giai đoạn 2, 3) tại địa chỉ số 52, Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dự án nêu trên có tổng mức đầu tư dự kiến gần 182 tỷ đồng và Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư. Thời điểm mở sơ tuyển Dự án là 9h30 ngày 11/8/2018.

➢ Từ ngày 7-12/7, tại kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng, các dự án trọng điểm và động lực của thành phố trong giai đoạn 2016-2020 đã được đem ra thảo luận. Theo đó, thành phố dự kiến thực hiện 65 dự án với mức đầu tư 92.000 tỷ đồng (gần 4 tỷ USD), lấy từ ngân sách thành phố, Trung ương và vốn vay ODA. Bên cạnh đó, thành phố cũng đề xuất lấy 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để thu hồi 7 dự án gồm: Dự án Khu phức hợp Đà Nẵng Center; dự án Khu du lịch ven biển của Công ty Hòn Ngọc Á Châu; dự án Khu du lịch ven biển của Công ty TNHH IVC; khu đất của dự án DAP - DAP 1 - DAP 2; dự án Nhà hàng và bến du thuyền của Công ty TNHH IVC; khu đất bên cạnh Công viên APEC và dự án Viễn Đông Meridian - 84 Hùng Vương.

Page 28: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_23/xd_so2916-07-2018_MIIA.pdf · Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Giao thông vận tải & Xây dựng”

16/07/2018 28

➢ UBND Thành phố HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án bố trí nguồn vốn ngân sách TP đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh tại 9 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm để tổ chức đấu giá theo quy định. 9 lô đất đấu giá nêu trên thuộc khu chức năng số 1 của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các khu đất này có diện tích 78.000 m2 là đất sạch nhưng chưa có hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông kết nối. 6 lô được quy hoạch là khu dân cư đa chức năng, 3 lô là khu thương mại đa chức năng với tổng mức đầu tư ước tính là 27.000 tỷ đồng gồm chi phí đầu tư, Tiền sử dụng đất, chi phí hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông kết nối..

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

▪ MỜI THẦU

STT

Bên mời thầu

Gói thầu Dự án Nguồn vốn

Hình thức đấu thầu

Thời gian mở, đóng

thầu Địa điểm liên hệ

1

Công ty cổ phần Tư vấn XDGT Hải Dương

Thi công xây dựng

Cải tạo, nâng cấp đường Lê Đại Hành đoạn từ khu vực sân vận động xã An Lạc đi cổng làng văn hóa thôn Đại

Ngân sách xã, ngân sách thị xã hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác

Mời đấu thầu rộng rãi

trong nước

Từ ngày 13/07/2018 đến ngày 23/07/2018

Ủy ban nhân dân xã An Lạc, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tel. 0902 640 781

2

Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng Hoàng Anh Phú

Gói thầu xây lắp + lán trại

Đường nối từ phía bắc chân cầu vượt đến đường vào trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Xã hội hóa giao thông nông thôn

Mời đấu thầu rộng rãi

trong nước

Từ ngày 13/07/2018 đến ngày 20/07/2018

UBND xã Bình Minh, Xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai hoặc tại Cty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng Hoàng Anh Phú, Lầu 1 A3, Kp8, P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Tel: 090 881 3455

3

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Alpha Việt Nam

Gói thầu số 02: Chi phí xây lắp và hạng mục chung công trình

Cải tạo, Nâng cấp đường Nguyễn Khuyễn, P. Vinh Tân

Ngân sách thành phố hỗ trợ 25% tổng mức đầu tư; Ngân sách P. Vinh Tân 25% tổng mức đầu tư; Đóng góp

Mời đấu thầu rộng rãi

trong nước

Từ ngày 13/07/2018 đến ngày 20/07/2018

Văn phòng UBND P. Vinh Tân, Khối Cộng Hòa, P. Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tel: 091 378 2268

4 Phòng Quản lý đô thị Q. Ô Môn

Xây lắp

Nâng cấp tuyến đường KH8 - Lung Sen - Thới Thạnh

Ngân sách nhà nước

Mời đấu thầu rộng rãi

trong nước

Từ ngày 13/07/2018 đến ngày 20/07/2018

Phòng Quản lý đô thị Q. Ô Môn, lầu 1, trụ sở UBND Q. Ô Môn, TP Cần Thơ. Người phụ trách bán hồ sơ Võ Hoàng Giang. Tel: 0292 386 2917

-----o0o-----

Thông tin thương mại chuyên ngành: Giao thông vận tải & Xây dựng

Giấy phép xuất bản số: 59/GP-XBBT ngày 21/09/2017

In tại: Hà Nội

Kỳ hạn xuất bản: Hàng tuần

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh