28
Bn tin Thông tin Thương mạ i Trung tâm Thông tin Công nghip và Thương mại BCông Thương Thông tin phục vụ Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành Công nghiệp và Hàng tiêu dùng S20 ra ngày 14/05/2018 Trong s này: Trang ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BỘ CÔNG THƯƠNG 655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội Bộ phận biên tập: Tel: (024) 22192875 Bộ phận tư vấn thông tin và phát hành: Tel: (024) 37152586 (024) 37152585 Fax: (024) 37152574 TỔNG QUAN KINH TẾ .....................................................................................2 THÔNG TIN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI ......................3 Tình hình xut nhp khu hàng hóa trong tháng 4 và tháng 4 tháng đầu năm 2018 ........................................... 3 QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP.........5 Khởi động dán Nhà máy điện khí LNG ti Bc Liêu .... 5 Đóng điện ĐZ 500/220kV Hiệp Hòa-Đông Anh-Bc Ninh 2 ........................................................................................ 5 Hà Ni triển khai Đề án phát trin sn phm công nghip chlực năm 2018............................................................. 5 CHÍNH SÁCH – QUY ĐỊNH MỚI.....................................................................6 Điều kiện để được htrkinh phí phát trin công nghip htr................................................................................ 6 MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP – TIÊU DÙNG CHỦ LỰC ............................7 Xut khu qung và khoáng sản tăng ............................. 7 4 tháng, xut khẩu dây điện và dây cáp điện tăng 40%.. 9 Tháng 4/2018, xut nhp khu kim loại màu đều gim ........................................................................................ 13 Nhp siêu ngành thép gim mnh ................................. 18 Tình hình xut, nhp khu giy và sn phm giy 4 tháng năm 2018........................................................................ 25 ĐỀ NGHỊ KHÔNG SAO CHÉP DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO. CÁC DOANH NGHIỆP CÓ Ý KIẾN PHẢN HỒI XIN THÔNG BÁO NGAY VỀ BAN BIÊN TẬP

Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_congnghiep_htd_so_20-2018...Bản tin Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản tin

Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương

Thông tin phục vụ Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành Công nghiệp và Hàng tiêu dùng

Số 20 ra ngày 14/05/2018

Trong số này: Trang

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Phòng Thông tin

Xuất nhập khẩu

TRUNG TÂM THÔNG TIN

CÔNG NGHIỆP VÀ

THƯƠNG MẠI

BỘ CÔNG THƯƠNG

655 Phạm Văn Đồng –

Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Bộ phận biên tập:

Tel: (024) 22192875

Bộ phận tư vấn

thông tin và phát hành:

Tel: (024) 37152586

(024) 37152585

Fax: (024) 37152574

TỔNG QUAN KINH TẾ ..................................................................................... 2

THÔNG TIN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI ...................... 3

Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 và tháng 4 tháng đầu năm 2018 ........................................... 3

QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP ......... 5

Khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG tại Bạc Liêu .... 5

Đóng điện ĐZ 500/220kV Hiệp Hòa-Đông Anh-Bắc Ninh 2 ........................................................................................ 5

Hà Nội triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2018 ............................................................. 5

CHÍNH SÁCH – QUY ĐỊNH MỚI ..................................................................... 6

Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................................................................ 6

MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP – TIÊU DÙNG CHỦ LỰC ............................ 7

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng ............................. 7

4 tháng, xuất khẩu dây điện và dây cáp điện tăng 40% .. 9

Tháng 4/2018, xuất – nhập khẩu kim loại màu đều giảm ........................................................................................ 13

Nhập siêu ngành thép giảm mạnh ................................. 18

Tình hình xuất, nhập khẩu giấy và sản phẩm giấy 4 tháng năm 2018 ........................................................................ 25

ĐỀ NGHỊ KHÔNG SAO CHÉP DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO. CÁC DOANH NGHIỆP CÓ Ý KIẾN PHẢN HỒI XIN THÔNG BÁO NGAY VỀ BAN BIÊN TẬP

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 2

TỔNG QUAN KINH TẾ I. Kinh tế thế giới Tuần qua, rủi ro của kinh tế toàn cầu đã quay trở lại trong bối cảnh Tổng thống

Mỹ Donal Trump tuyên bố Mỹ chính thức rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân Iran kí kết với nhóm 6 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức, đồng thời, Mỹ cũng sẽ áp dụng lại tất cả những cấm vận và trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Động thái này của Mỹ có thể tác động đến xuất khẩu dầu thô của Iran và khiến căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông gia tăng.

Đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong tuần qua mặc dù đã đạt được đồng thuận về một số vấn đề trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước và nhấn mạnh cam kết giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại, tuy nhiên những bất đồng lớn nhất trong tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hầu như chưa đạt được kết quả tích cực. Hiện bất đồng lớn nhất trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào yêu cầu của Mỹ muốn Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ còn 200 tỷ USD vào năm 2020, đồng thời giảm thuế đối với tất cả các sản phẩm xuống mức không cao hơn mức Mỹ áp đặt đối với các mặt hàng của Trung Quốc. Diễn biến này làm gia tăng lo ngại các biện pháp đối đầu và “trả đũa” thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục quay trở lại, tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Tại Mỹ, các số liệu kinh tế tích cực được công bố tuần qua cho thấy triển vọng khá khả quan của kinh tế Mỹ trong quý II/2018. Trong lĩnh vực thương mại, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 3/2018 đã giảm 15,2% xuống 49 tỷ USD - mức thấp nhất trong 6 tháng gần đây nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nhất là các mặt hàng đậu tương và máy bay. Trên thị trường lao động, trong tháng 4/2018, kinh tế Mỹ đã tạo thêm 164 nghìn việc làm mới, đưa tỷ lệ thất nghiệp của nước này giảm từ 4,1% xuống 3,9%, đánh dấu mức thấp nhất của chỉ số này trong 17 năm qua. Với diễn biến này, có thể thấy trong 6 tháng qua, chính quyền của Tổng thống Trump đã thành công trong việc giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng đẩy mạnh quá trình nâng lãi suất trong năm 2018. Tuy nhiên, chỉ số giá sản xuất của Mỹ trong tháng 4 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức dự báo tăng 2,8% và là mức tăng thấp nhất của chỉ số này kể từ cuối năm 2017, cho thấy đà tăng của lạm phát đang có dấu hiệu “chững lại” sau nhiều tháng ở mức cao.

Tại Trung Quốc, trong tháng 4/2018, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 21,5% và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ năm trước, đưa cán cân thương mại của nước này thặng dư 28,78 tỷ USD, cao hơn so với mức dự báo đạt 24,7 tỷ USD. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 2,1% trong tháng 3/2018 do giá lương thực giảm. Mức tăng của chỉ số CPI hiện thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc đặt ra là 3%. Sức ép lạm phát ở mức thấp đang tạo ra nhiều dư địa để chính quyền nước này tăng cường các biện pháp đối phó với các rủi ro tài chính trong khi vẫn giữ chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập.

II. Kinh tế trong nước Tại thị trường trong nước, diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong 4

tháng đầu năm 2018 cho thấy xu hướng hồi phục rõ nét và tương đối vững chắc trên cơ sở những cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nổi bật là sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên thị trường thế giới; công nghiệp chế biến chế tạo trong thời gian

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 3

tới khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước sau khi đã đạt mức tăng trưởng mạnh trong năm 2017 và quý 1/2018; sản xuất nông nghiệp đã dần ổn định và có bước tăng trưởng, nhưng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm ngập mặn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Trên thị trường tiền tệ, sự ổn định của tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2018 đến nay được coi là một trong những điểm nổi bật nhất trong chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến ngày 10/5/2018, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đứng ở mức 22.578 đ/USD, tăng 0,73% so với thời điểm đầu năm 2018, trong khi tỷ giá niêm yết tại các Ngân hàng thương mại hiện đứng quanh mức 22.805 đ/USD, chỉ tăng khoảng 0,25%. Trong những tháng tiếp theo, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chính sách điều hành tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục phát huy hiệu quả, nguồn cung dồi dào nhờ xu hướng thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn FDI tăng khả quan, cán cân thương mại trong 4 tháng qua thặng dư tới 3,9 tỷ USD và đặc biệt dự trữ ngoại hối quốc gia tăng nhanh chóng (hiện đạt trên 63 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay). Mặc dù vậy, thị trường ngoại tệ và tỷ giá vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn nhất định, đó là thương mại vẫn phụ thuộc đáng kể vào khu vực doanh nghiệp FDI; khả năng FED cũng như các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có thể thu hẹp chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến của thị trường và chính sách bảo hộ thương mại và nguy cơ xung đột thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại quốc tế cũng như tăng trưởng toàn cầu, từ đó tác động bất lợi đến thị trường ngoại tệ và tỷ giá.

THÔNG TIN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 và tháng 4 tháng đầu năm 2018

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2018 giảm 11,1% so với tháng 3/2018 nhưng vẫn tăng nhẹ 2,3% so với tháng 4/2017, đạt 35,57 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 4/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 143,89 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 73,89 tỷ USD, tăng 19,2%; đồng thời kim ngạch nhập khẩu tăng 9,5%, đạt 70 tỷ USD.

Như vậy, với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn so với nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 đã thặng dư 3,89 tỷ USD. Tính riêng trong tháng 4/2018, Việt Nam đã xuất siêu 1,16 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2018, thặng dư thương mại vẫn chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI. Cụ thể, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 10,96 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2018, tăng so với kim ngạch xuất siêu 5,2 USD tỷ của khối này trong 4 tháng năm 2017. Trái lại, khối doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu khá cao, với kim ngạch 7,07 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2018, giảm nhẹ so với mức nhập siêu 7,14 tỷ USD của khối này trong cùng kỳ năm 2017.

- Về xuất khẩu

Trong tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 13,1% so với tháng trước nhưng lại tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 18,36 tỷ USD; Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 lên mức 73,89 tỷ USD, tăng 19,2% so với 4 tháng năm 2017.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng cao ở cả hai khu vực kinh tế FDI và kinh tế trong nước. Theo đó, 4 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 19,4%, đạt 52,43 tỷ USD;

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 4

Trong khi đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước xuất khẩu 21,45 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá xuất khẩu nhiều loại hàng hóa có xu hướng tăng cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng cao trong 4 tháng đầu năm nay.

Số liệu thống kê cho thấy, có 10/16 mặt hàng có giá xuất khẩu tăng trong 4 tháng đầu năm 2018. Trong đó, nổi bật có mặt hàng gạo tăng 12,9% so với 4 tháng năm 2017, đạt bình quân 505 USD/tấn; thậm chí tại thời điểm đầu tháng 5/2018 giá gạo chào bán của Việt Nam đang cao hơn 34 USD/tấn đối với gạo Ấn Độ và cao hơn từ 5 – 15 USD/tấn đối với gạo Thái Lan. Tương tự hạt điều tăng 6,4%, chè tăng 7,9%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 37,2%, dầu thô tăng 26,3%,…

Tuy nhiên, giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2017 như: Cà phê giảm 14,8%, hạt tiêu giảm 42%, cao su giảm 27,1%. Mặc dù giá xuất khẩu giảm song lượng xuất khẩu của các mặt hàng trên vẫn tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2017, cà phê tăng 17%, hạt tiêu tăng 13,8%, cao su tăng 10,2%. Điều này cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước ta vẫn đạt được hiệu quả nhất định.

Trong khi đó, nhu cầu và giá tăng đưa kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam tăng 14,3% so với 4 tháng năm 2017, hàng rau quả tăng 29%, hạt điều tăng 35,3%, gạo tăng 40,3%...

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng công nghiệp chế biến cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, kim ngạch điện thoại các loại và linh kiện tăng tới 32,5%, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 30,7%, hàng dệt may tăng 14,5%, giày dép các loại tăng 10%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh 42,2% về lượng và 27% về trị giá…

- Về nhập khẩu

Trong tháng 4/2018 nhập khẩu hàng hóa của nước ta giảm 8,9% so với tháng trước, chủ yếu là do tác động từ sự sụt giảm của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm 14,1%.

Lũy kế đến hết tháng 4/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 41,47 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp FDI tăng 7,2% và doanh nghiệp trong nước tăng 13%.

Trong tháng 4/2018, nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm so với tháng 3/2018 như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 26,3%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 9,8%, chất dẻo nguyên liệu giảm 20,3%, xăng dầu giảm 19,4%...

Trong khi đó, một số mặt hàng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao như: Phân bón tăng 22,6%, thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng 14,4%, vải các loại tăng 23,1%, sắt thép các loại tăng 13,3%, hàng rau quả tăng 15%...

Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 19,8%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 6,4%, vải các loại tăng 12,9%, bông các loại tăng 25,2%, xơ, sợi dệt tăng 25,4%, giấy các loại tăng 11,4%, chất dẻo nguyên liệu tăng 18,8%, hóa chất tăng 22,4%, xăng dầu các loại tăng 31,8%...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm 79,7% về lượng và 72,6% về trị giá so với 4 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cũng giảm 8,9%....

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 5

QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP Khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG tại Bạc Liêu

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển dự án Nhà máy điện khí LNG trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với Liên doanh đầu tư Energy Capital Vietnam (Mỹ).

Theo Biên bản ghi nhớ, dự án Nhà máy điện khí LNG tại Bạc Liêu do Liên doanh đầu tư Energy Capital Việt Nam làm chủ đầu tư. Quy mô công suất tối đa lên đến 3.200MW, được xây dựng trên diện tích 100 ha, dự kiến chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Hoàn thành xây dựng nhà máy điện công suất 1.000 MW, dự kiến khởi động trong năm 2018, hoạt động cuối năm 2021.

Giai đoạn 2: Xây dựng bổ sung nhà máy điện công suất 1.000 MW, hoạt động cuối năm 2024.

Giai đoạn 3: Xây dựng bổ sung nhà máy điện khí công suất 1.200 MW, đi vào hoạt động năm 2027.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 91.400 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ USD.

Đóng điện ĐZ 500/220kV Hiệp Hòa-Đông Anh-Bắc Ninh 2 Tại Trạm biến áp 220 kV Long Biên, Hà Nội, Ban Quản lý dự án các công trình

điện miền Bắc (CPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện cung đoạn 500 kV Đông Anh - Phố Nối và cung đoạn 220 kV Long Biên - Bắc Ninh 2, hoàn thành dự án đường dây 500/220kV Hiệp Hòa - Đông Anh - Bắc Ninh 2.

Đây là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm A có tổng mức đầu tư hơn 1.769 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, CPMB thay mặt EVNNPT điều hành quản lý dự án, Công ty Truyền tải điện 1 tiếp nhận quản lý vận hành khi công trình hoàn thành.

Công trình có quy mô xây dựng 1 mạch đường dây (ĐZ) 500 kV kết hợp 2 mạch 220 kV trên cùng một hàng cột và 2 nhánh rẽ đến Trạm biến áp 220 kV Đông Anh, Long Biên (mỗi nhánh 4 mạch 220 kV) với tổng chiều dài khoảng 48,4 km và mở rộng ngăn lộ tại TBA 500 kV Hiệp Hòa.

Đường dây đi qua địa bàn huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang; các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội và các huyện Yên Phong, Tiên Du, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Việc đóng điện 2 cung đoạn nói trên chính thức hoàn thành toàn bộ dự án ĐZ 500/220kV Hiệp Hòa - Đông Anh - Bắc Ninh 2, đồng thời hoàn thành khép vòng toàn bộ cụm dự án phía Đông Bắc Thành phố Hà Nội: ĐZ 500/220kV Hiệp Hòa - Đông Anh - Bắc Ninh 2, TBA 500 kV Hiệp Hòa, TBA 500/220kV Đông Anh, TBA 500 kV Phố Nối, ĐZ 500/220kV Bắc Ninh 2 - Phố Nối và các TBA 220 kV Bắc Ninh 3, Long Biên, Bắc Ninh 2.

Hà Nội triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2018 UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về việc triển khai Đề

án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội năm 2018.

Mục đích của đề án là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) TP; thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất các SPCNCL trên địa bàn TP, khu vực phía Bắc và cả nước hình thành “chuỗi cung ứng”, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới. Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025; xác định các nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án. Hỗ trợ, tổ chức công nhận khoảng 30 sản phẩm trở thành SPCNCL TP Hà Nội.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 6

Kế hoạch nhằm tổ chức xét chọn, công nhận SPCNCL TP Hà Nội và đề xuất các

cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có SPCNCL TP; Đẩy mạnh hoạt động xúc

tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp; Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư

và sản xuất kinh doanh; Tuyên truyền, tôn vinh và nâng cao uy tín Chương trình

SPCNCL TP; Nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

khoa học công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn kinh phí thực hiện, gồm có nguồn kinh phí ngân sách TP cân đối từ

nguồn chi nghiệp vụ của các Sở, ngành năm 2018 đã được UBND TP giao hoặc đề

nghị UBND TP cấp bổ sung trên cơ sở hướng dẫn, thẩm tra của Sở Tài chính; Nguồn

kinh phí doanh nghiệp đóng góp (nếu có); Các nguồn huy động hợp pháp khác.

CHÍNH SÁCH – QUY ĐỊNH MỚI

Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập,

quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ có hướng dẫn

cụ thể điều kiện để các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công

nghiệp hỗ trợ.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công

nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng đủ 05 điều kiện sau:

Một là, nội dung nhiệm vụ, đề án phải đáp ứng nhu cầu thực tế trong phát triển

công nghiệp hỗ trợ; Phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ được cấp

có thẩm quyền phê duyệt; Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh

tế, ngành, địa phương đã được Chính phủ phê duyệt; Đảm bảo tính khả thi về:

Phương thức triển khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở

vật chất kỹ thuật; Đối với các đề án có thời gian thực hiện kéo dài hơn 01 năm tài

chính, Đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.

Hai là, nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công

Thương đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp trung ương; Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương).

Ba là, đơn vị đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được

cấp thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ).

Bốn là, cam kết của đơn vị thực hiện đề án công nghiệp hỗ trợ chưa được hỗ trợ

từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung và thẩm định của

cơ quan phê duyệt đề án.

Năm là, trong 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ không thuộc một trong các

trường hợp sau: Đã chủ trì đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ có kết quả nghiệm thu

ở mức “không đạt”; Giao nộp sản phẩm không đúng hạn mà không có ý kiến chấp

thuận của Bộ Công Thương; Sử dụng kinh phí đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ

không theo quy định hiện hành.

Cũng theo Thông tư, kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ

trợ là từ: Ngân sách trung ương/địa phương; Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức,

cá nhân trong nước, ngoài nước; Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của

pháp luật.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 7

MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP – TIÊU DÙNG CHỦ LỰC Quặng và khoáng sản khác:

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng - Dự báo giá quặng sắt sẽ tăng trong thời gian tới.

- Trung Quốc nhập khẩu tới 78% lượng quặng và khoáng sản từ Việt Nam 4

tháng năm 2018.

I. Diễn biến thị trường quặng sắt

Theo thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng

350 triệu tấn quặng sắt, tương đương lượng nhập khẩu cùng kỳ năm 2017.

Tồn kho giảm và tiêu thụ thép tiếp tục ổn định, nên giá nguyên liệu sản xuất

chính là quặng sắt vẫn duy trì mức cao.

Cụ thể, tại sàn giao dịch Thượng Hải, giá quặng sắt giao kỳ hạn loại tiên chuẩn

ngày 10/5 tại thị trường nội địa đạt 574 USD/tấn, tương đương so với trước đó một

tuần. Mức giá này đã giảm 13,0% so với cùng kỳ năm 2017.

Giá quặng sắt loại tiêu chuẩn Fe 62% ngày 10/5 đạt 65,6 USD/tấn, giảm 0,7%

so với tuần trước đó và giảm tới 18,3% so với thời điểm này năm 2017.

Việc tồn kho giảm, trong khi thị trường thép vẫn tăng trưởng khả quan, dự báo

giá quặng sắt sẽ tăng trong thời gian tới.

Giá quặng sắt (SHCNOI) trên sàn giao dịch Index SteelHome Trung Quốc ngày (10/05/2018)

Chủng loại Giá bình quân

ngày 10/05/2018

So với tuần

trước (%)

So với tháng

trước (%)

So với quý

trước (%)

So với cùng kỳ năm 2017

(%)

Chỉ số giá quặng sắt của Trung Quốc (SHCNOI)

574 NDT/tấn -0,06 1,13 -10,84 -12,95

Giá quặng sắt trong nước của Trung Quốc (Fe: 65%) (SHCNDOI)

617 NDT/tấn 0 0,31 -10,92 -6,96

Giá quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc (Fe: 62%, CFR) (SHCNIOI)

65,6 USD/tấn (511 NDT/tấn)

-0,72 1,65 -11,8 -18,3

Giá quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc (Fe: 65%, CFR) (SHCNIOI)

84,17 USD/tấn (622 NDT/tấn)

-0,14 1,53 -7,82 -6,15

Giá quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc (Fe: 58%, CFR) (SHCNIOI)

50,72 USD/tấn (375 NDT/tấn)

-1,03 1,67 -12,54 -16,61

Nguồn: http://en.steelhome.cn

II. Cập nhật tình hình xuất khẩu quặng và khoáng sản

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2017 lượng xuất khẩu quặng &

khoáng sản của Việt Nam đạt 470,34 nghìn tấn, trị giá 24,43 triệu USD, tăng 10,6% về

lượng và tăng 72,1% về trị giá so với tháng 3/2018; giảm 12,4% về lượng và giảm

5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 4/2018, lượng quặng và

khoáng sản của Việt Nam xuất khẩu đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 65,52 triệu USD, tăng

10,2% về lượng và tăng 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 8

Diễn biến lượng quặng & khoáng sản xuất khẩu qua các tháng (nghìn tấn)

0

100

200

300

400

500

600

700

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2018, lượng quặng và khoáng sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chiếm 77,8% lượng xuất khẩu cả nước; tiếp đến là New Zealand và Đài Loan cùng chiếm 1,6%; Nhật Bản chiếm 1,1%...

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 4 tháng năm 2018 đạt 13,5 nghìn tấn, tăng 35,5 lần so với cùng kỳ năm 2017; xuất khẩu sang thị trường Indonesia cũng tăng tới 5,1 lần; xuất khẩu tới thị trường Malaysia tăng 132,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản tháng 4 và 4 tháng năm 2018

(Đvt: Lượng (tấn); Trị giá (nghìn USD))

Thị trường T4/2018 So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4T/2018 So với 4T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 470.344 24.432 10,6 72,1 -12,4 -5,1 1.526.236 65.518 10,2 9,4

Trung Quốc 412.343 12.002 5,9 35,1 -10,4 20,3 1.187.243 29.136 2,2 20,0

New Zealand 24.990 1.744

Đài Loan 6.611 448 -29,9 -25,6 -13,0 -4,8 24.669 1.646 -28,0 -21,7

Nhật Bản 4.745 1.306 -9,7 -20,4 11762,5 284,2 16.858 4.551 19,7 11,6

Indonesia 831 210 -76,5 -47,7 9,9 137,8 14.065 1.654 409,8 340,0

Hàn Quốc 482 971 502,5 5,6 703,3 90,5 13.482 3.449 3447,9 184,5

Malaysia 3.180 653 1717,1 143,2 1850,9 433,5 6.480 1.486 254,9 132,6

Nga 20 230

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Cập nhật giá xuất khẩu một số lô hàng từ ngày 02 – 08/05/2018

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD)

Thị trường Cửa khẩu Mã GH

Dolomite nung dạng cục kích cỡ 1cm - 7cm. Hàng đóng trực tiếp trong 12 containers. Gía CNF: 54 USD/tấn. Trị giá tính thuế tính theo giá FOB: 53.59 USD/tấn

290,00 53,59 Đài Loan Cảng Xanh Vip

C&F

Zircon Flour ( Bột zircon siêu mịn) ZrO2: 65% min, TiO2: 0.25% max, Fe2O3: 0.10% max; SiO2: 32.50% max; cỡ hạt <75 micro-met

69,00 800,00 Đài Loan Tiên Sa CIF

Dolomite nung dạng cục, đóng bao Jumbo 1,15 tấn/bao (+/-5%); Size (20-70)mm; Xuất xứ Việt Nam

521,25 101,45 Ấn Độ Tân cảng - Hải Phòng

CFR

Dolomite nung dạng cục 10-60mm. Hàng đóng trong bao jumbo. Trị giá tính thuế theo giá FOB. Hàng mớI

484,01 102,00 Ấn Độ Tân Vũ - Hải Phòng

CFR

Bột Zircon cỡ hạt nhỏ hon 75 Micro mét (ZrO2 >= 65%), / Zirconium Silicate

100,00 1.950,00 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Tinh Quặng Flourite, hàm lượng CaF2 lớn hơn 97% 609,76 170,00 Hồng Kông Qui Nhơn FOB

Bột Barite API 13A, hàm lượng BaSO4: 90.12%, cỡ hạt < 756,00 122,00 Inđônêxia Đình Vũ - CIF

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 9

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD)

Thị trường Cửa khẩu Mã GH

1mm; Hợp đồng : 06-2018/NHG-JMMT ngày 25/01/2018 Nam Hải

Fluorspar cấp axit (CaF2 > 98%, độ ẩm là 7.89%) 264,98 322,05 Luxembua Nam Hải FOB

Dolomite nung, kích cỡ 10-80mm, hàm lượng MgO: 35.22%, đóng trong bao jumbo trong container 20'

120,20 100,00 Malaysia Cảng Xanh Vip

FOB

Dolomite nung, kích cỡ 5-20mm, hàm lượng MgO: 33.08%, đóng trong bao jumbo trong container 20'

142,80 104,00 Malaysia Cảng Xanh Vip

FOB

Tinh quặng Graphite tự nhiên, dạng bột, hàm lượng C90%, mới 100%

19,80 320,00 Trung Quốc Đình Vũ - Nam Hải

CIF

Tinh quặng Graphite tự nhiên, dạng bột, hàm lượng tối thiểu C92%, mới 100%

26,00 420,00 Trung Quốc Đình Vũ - Nam Hải

CIF

Quặng sắt thô, chưa qua nung kết; Hàm lượng sắt 60%; Kích cỡ 3x4; Xuất xứ: Lào; Hàng mới 100%

380,70 45,00 Trung Quốc Nghi Sơn EXW

Tinh Quặng sắt Manhetit đã quy khô, hàm lượng Fe>= 68%, Al2O3 0,29%;TiO2<0,001%;SiO2 3,6%;P <0,001%; CaO<0,01%;MgO 0,32%;K2O<0,001%;Na2O 0,022%;Cu 0,002%;Zn 0,004%; Mn 0,15%; MKN<0,01%;S<0,01

42,33 35,19 Trung Quốc Lào Cai DAF

Quặng sắt Limonit, hàm lượng Fe >=54%, 3.110,69 24,64 Trung Quốc Lào Cai DAF

Tinh quặng ILMENITE (TIO2: 48,10%), hàng rời, độ ẩm 9,96%

508,44 35,19 Trung Quốc Cửa Việt FOB

Bột Zircon (ZrO2: 65%min; cỡ hạt 75um max). 135,00 1.050,00 Trung Quốc Qui Nhơn C&F

Dây điện và dây cáp điện:

4 tháng, xuất khẩu dây điện và dây cáp điện tăng 40% Theo thống kê Tổng cục hải quan, tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dây

điện và dây cáp điện của Việt Nam đạt 120,06 triệu USD, giảm 14,4% so với tháng trước và tăng 24,7% so với tháng 4/2017. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của nước ta đạt 507,88 triệu USD, tăng 40,2% so với 4 tháng đầu năm 2017.

Riêng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD trong tháng 4, giảm 13,9% so với tháng trước. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu dây cáp điện của khối này đạt 435 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 85,7% tỷ trọng của toàn ngành.

Trong 4 tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của Việt Nam rất thuận lợi đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Singapore tăng 80,7%; Anh tăng đột biến 527,4%; Australia tăng 319,5%... mặc dù đây là những thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp nhưng là dấu hiệu cho thấy các thị trường này đang quan tâm đến các sản phẩm dây điện và dây cáp điện của Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này vì các thị trường này có nhu cầu lớn về mặt hàng này.

Kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam (ĐVT: triệu USD)

0

30

60

90

120

150

180

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 10

Thị trường xuất khẩu dây điện và dây cáp điện:

4 tháng đầu năm 2018, mặt hàng dây và cáp điện của Viêt Nam đã xuất khẩu tới 16 thị trường trên thế giới. Trong đó:

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dây cáp điện lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 37,75 triệu USD, giảm 15,3% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu dây cáp điện của nước ta sang thị trường này đạt 181,97 triệu USD, tăng 64,7% so với cùng kỳ năm 2017. Đây cũng là thị trường lớn nhất trong 4 tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 39,5% của cả nước.

Trong 4 tháng đầu năm, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu dây cáp điện lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch đạt 105 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 27,4 triệu USD, giảm 14,8% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu dây cáp điện lớn thứ ba của nước ta với kim ngạch đạt 13,7 triệu USD trong tháng 4, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu dây cáp điện sang thị trường này đạt 51,5 triệu USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của nước ta là Mỹ với kim ngạch đạt 6,2 triệu USD trong tháng 4, giảm 22,9% so với tháng trước và giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 27,3 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường Singapore với kim ngạch nhập khẩu đạt 19,3 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 80,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu dây cáp điện sang các thị trường chính đều tăng khá mạnh, trừ thị trường Hồng Kông giảm 9,1%, Campuchia giảm 10%, Philipin 10,8%... Trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Australia với mức tăng 319,5%...

Thị trường xuất khẩu dây và cáp điện tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

Thị trường T4/2018

(nghìn USD) So T3/2018

(%) So T4/2017

(%) 4T/2018

(nghìn USD) So 4T/2017

(%) Tỷ trọng

4T//2018 (%)

Tổng 108.009 -14,1 19,7 460.421 40,1 100,00

Trung Quốc 37.755 -15,3 21,0 181.975 64,7 39,5

Nhật Bản 27.390 -14,8 21,8 105.693 28,6 23,0

Hàn Quốc 13.760 -2,4 42,8 51.572 43,5 11,2

Mỹ 6.213 -22,9 -0,3 27.307 11,3 5,9

Singapore 4.073 -36,0 237,4 19.315 80,7 4,2

Thái Lan 3.815 -9,1 13,9 16.301 31,0 3,5

Hồng Kông 4.261 11,8 -3,8 14.777 -9,1 3,2

Philippin 1.887 -18,9 -42,0 9.079 -10,8 2,0

Campuchia 2.827 18,6 38,4 8.587 -10,0 1,9

Indonesia 2.564 38,8 52,3 6.953 22,8 1,5

Australia 779 -67,1 2,4 5.598 319,5 1,2

Malaysia 1.081 -14,3 -59,8 4.794 4,3 1,0

Anh 297 -37,5 147,6 3.314 527,4 0,7

Lào 518 -22,3 40,8 2.062 18,7 0,4

Đài Loan 515 -28,0 0,6 2.014 19,5 0,4

Pháp 273 -26,7 10,4 1.082 27,6 0,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 11

Chủng loại xuất khẩu

Tháng 3 năm 2018, xuất khẩu cáp mạng cách điện, cáp điện thoại di động, cáp kết nối điện thoại với máy tính là chủng loại có mức tăng trưởng cao nhất với kim ngạch đạt 39,4 triệu USD, tăng đột biến 50% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 3 tháng năm 2018 xuất khẩu chủng loại này của nước ta đạt 125,4 triệu USD, tăng 53,6% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là chủng loại xuất khẩu lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2018, chiếm tỷ trọng 33% của cả nước.

Sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai trong 3 tháng đầu năm 2018 là bộ dây điện truyền dẫn, dây cáp có đầu nối dùng trong gia dụng, cáp dữ liệu, cáp kết nối với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 65,8 triệu USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng tháng 3/2018, xuất khẩu chủng loại này đạt trên 25 triệu USD, tăng 58,8% so với tháng trước và tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài ra xuất khẩu các sản phẩm cáp điện bọc nhựa cao cấp… cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017

Đáng chú ý, một số mặt hàng tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái trong 3 tháng đầu năm như: Dây điện dùng trong công trình, cáp đồng, cáp nhôm trung thế ABC…

Chủng loại dây điện và dây cáp điện xuất khẩu chính trong tháng 4 và 4 tháng

năm 2018 (nghìn USD)

Chủng loại T3/2018 So T2/2018

(%) So T3/2017

(%) 3T/2018

So 3T/2017 (%)

Tỷ trọng (%)

3T/2018 3T/2017

Tổng 136.511 50,1 64,3 379.624 63,7 100,0 100,0

Cáp mạng cách điện, cáp điện thoại di động, cáp kết nối điện thoại với máy tính

39.413 26,8 50,3 125.406 53,6 33,0 35,2

Bộ dây điện truyền dẫn, dây cáp có đầu nối dùng trong gia dụng, cáp dữ liệu, cáp kết nối…

25.064 58,8 33,2 65.870 31,6 17,4 21,6

Cáp cáp điện bọc nhựa cao cấp, cáp ABC, AV, LV, CV, CXW,...

15.027 73,8 39,1 40.313 42,3 10,6 12,2

Dây cáp có gắn đầu nối kết nối tín hiệu 8.016 36,8 19.979 5,3 0,0

Dây và cáp điện bọc nhựa cao cấp dùng trong ô tô, máy in

7.474 64,0 22,2 19.525 24,6 5,1 6,8

Dây điện dùng trong công trình AVSS, CHFUS, CIVUS, BKCPJ, IVSSH, HFCS…

5.323 -4,0 266,1 19.199 349,1 5,1 1,8

Cáp quang 5.830 23,1 18,4 17.428 56,9 4,6 4,8

Cáp đồng trục gắn đầu nối 5.651 61,0 10,2 15.106 2,2 4,0 6,4

Dây điện bọc nhựa đã cắt và gắn đầu nối 5.362 78,6 13.217 3,5 0,0

Cáp đồng, cáp nhôm trung thế ABC bọc nhựa cao cấp

2.889 391,0 780,4 5.010 624,4 1,3 0,3

Kabel isoliert; bis 80V 2.052 445,6 19.861,6 4.778 14.613,5 1,3 0,0

Bộ dây điện truyền dẫn, dây cáp bán dẫn dùng cho ô tô, máy xây dựng

1.506 52,2 25,0 3.813 25,0 1,0 1,3

Cáp điện 2.837 374,0 3.521 0,9 0,0

Cáp điện loại 220k 524 -13,0 3.465 0,9 0,0

Bộ dây dẫn dùng cho túi khí, mui xe ô tô 1.345 55,9 25,6 3.336 2,1 0,9 1,4

Dây cáp điện, dây cắm của tai nghe 1.585 165,8 60,6 3.304 10,9 0,9 1,3

Dây dẫn điện cho bộ phận điều khiển từ, ghế ngồi

1.078 280,9 66,1 2.195 20,0 0,6 0,8

Dây cáp đồng trục cách điện, cáp chưa gắn đầu nối

841 51,4 25,5 2.120 -1,4 0,6 0,9

Cáp điện tử, cáp chuyển tiếp cho viễn thông

801 60,7 13,2 2.034 -14,2 0,5 1,0

Phần tĩnh của động cơ điện 527 -3,8 40,5 1.714 83,3 0,5 0,4

Dây điện đã lắp với đầu nối 500 -5,1 -46,4 1.657 -5,3 0,4 0,8

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 12

Chủng loại T3/2018 So T2/2018

(%) So T3/2017

(%) 3T/2018

So 3T/2017 (%)

Tỷ trọng (%)

3T/2018 3T/2017

Cáp điều khiến chống nhiễu, dây điện hạ thế

484 153,1 -16,1 1.066 16,2 0,3 0,4

Cáp điện ( Electric Cable ) 06/1KV 418 101,2 887,9 854 1.131,4 0,2 0,0

Dây cáp điện bọc nhựa lõi đồng hoặc nhôm

202 35,1 -68,0 720 -62,0 0,2 0,8

Dây đồng tròn tráng men 302 326,2 347,6 599 290,3 0,2 0,1

Dây điện từ, dây nhôm tráng men 205 65,7 424,1 464 -19,0 0,1 0,2

Bộ kết nối CS 165 76,7 32,1 399 2,4 0,1 0,2

Cáp điện loại 26/40.5(52)kV 385 -39,4 385 -39,4 0,1 0,3

Cáp điện loại 66kV bọc XPLE 115 58,4 83,0 376 -55,7 0,1 0,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tham khảo 50 doanh nghiệp xuất khẩu dây điện và dây cáp điện đạt kim ngạch

cao trong 3 tháng đầu năm 2018.

STT Doanh nghiệp 3T/2018

(nghìn USD)

1 Cty Tnhh Fuhong Precision Component (Bắc Giang) 63.131

2 Cty Tnhh New Wing Interconnect Technology (Bắc Giang) 54.635

3 Cty Tnhh Cáp Điện Và Hệ Thống Ls Việt Nam 19.891

4 Cty Cp Cáp Điện Và Hệ Thống Ls-Vina 18.929

5 Cty Tnhh Sumitomo Electric Interconnect Products Việt Nam 10.116

6 Cty Tnhh Nissei Electric Việt Nam 9.726

7 Cty Tnhh Nissei Electric Mytho 9.119

8 Cty Cp Địa Ốc - Cáp Điện Thịnh Phát 8.867

9 Cty Tnhh Prettl Việt Nam 8.841

10 Cty Tnhh Bandai Việt Nam 7.528

11 Cty Tnhh Kurabe Industrial (Việt Nam) 7.467

12 Cty Tnhh Jtec Hà Nội 7.148

13 Cty Tnhh Hitachi Cable Việt Nam 7.072

14 Cty Tnhh Molex Việt Nam 6.783

15 Cty Tnhh Cáp Taihan Vina 5.777

16 Cty Tnhh Sd Việt Nam 5.600

17 Cty Tnhh Rftech Thái Nguyên 5.293

18 Cty Tnhh Fujikura Fiber Optics Viêêt Nam 5.107

19 Cty Tnhh Luxshare - Ict ( Việt Nam ) 4.761

20 Cty Tnhh Bucheon Việt Nam 4.666

21 Cty Tnhh Nissei Electric Hà Nội 4.509

22 Cty Tnhh Iwasaki Electric Việt Nam 4.383

23 Cty Tnhh Ksd Vina 4.200

24 Cty Tnhh Sumidenso Việt Nam 3.759

25 Cty Tnhh Điện Tử Broad Việt Nam 3.038

26 Cty Tnhh Sl Electronics Việt Nam 2.839

27 Cty Tnhh Furukawa Automotive Parts (Việt Nam) 2.819

28 Cty Tnhh Risun Việt Nam 2.704

29 Cty Tnhh Paloma Việt Nam 2.534

30 Cty Tnhh Csm Việt Nam 2.402

31 Cty Tnhh Auto System Việt Nam 2.389

32 Cty Tnhh Hayakawa Electronics Việt Nam 2.217

33 Cty Tnhh Nhật Linh 2.174

34 Cty Tnhh Yingtong (Việt Nam) Electronic Technology 2.152

35 Cty Tnhh Sougou Việt Nam 2.137

36 Cty Tnhh Ryonan Electric Việt Nam 2.068

37 Chi Nhánh Cty Tnhh Johoku Hải Phòng Tại Thái Bình 2.045

38 Cty Tnhh I Sheng Electric Wire & Cable (Việt Nam) 1.995

39 Cty Tnhh Kurabe Industrial Bắc Ninh 1.965

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 13

STT Doanh nghiệp 3T/2018

(nghìn USD)

40 Cty Tnhh Bucheon Việt Nam Đồng Nai 1.905

41 Cty Tnhh Shinsei Nitto Việt Nam 1.894

42 Cty Tnhh Selim Electronics 1.848

43 Cty Tnhh Một Thành Viên Thông Tin M3 1.837

44 Chi Nhánh Cty Tnhh Siemens Tại Bình Dương 1.733

45 Cty Tnhh Haengsung Electronics Việt Nam 1.704

46 Cty Tnhh Elpo Vina 1.609

47 Cty Tnhh Ta Hsing Electric Wire & Cable (Viet Nam) 1.596

48 Cty Tnhh Công Nghệ Ample Sun 1.433

49 Cty Tnhh Daeha Cable Việt Nam 1.329

50 Cty Tnhh Thiết Bị Tân Tiến Sumiden Việt Nam 1.264

Số liệu thống kê sơ bộ chỉ sử dụng để tham khảo

Kim loại màu:

Tháng 4/2018, xuất – nhập khẩu kim loại màu đều giảm I. Thế giới:

Tuần qua, nhìn chung giá các kim loại màu trên thế giới dao động nhẹ. Có phiên giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng qua, nhưng sau đó đã tăng trở lại; tuy nhiên việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã kiềm chế xu hướng tăng. Đối với kẽm, trong phiên giao dịch ngày 04/05, giá kim loại này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017, nhưng sau đó đã tăng trở lại do lo ngại về nhu cầu thép chịu áp đặt thuế quan bởi Mỹ. Cụ thể:

- Giá đồng tăng do dự đoán nhu cầu sẽ mạnh trong quý II/2018 và dự trữ giảm; cùng với đó, khối lượng nhập khẩu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc tăng mạnh đã hỗ trợ giá. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã kiềm chế xu hướng tăng. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London – tham chiếu cho toàn thị trường đồng trong phiên giao dịch ngày 10/05 tăng 1% lên 6.810 USD/tấn. Theo giới phân tích thị trường cho biết nếu phá vỡ ngưỡng kháng cự 6.833 USD/tấn thì giá đồng có thể tăng lên 6.869 USD/tấn.

Giá đồng kỳ hạn tháng 7 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) tăng 0,7% lên 51.250 NDT (8.049,82 USD)/tấn.

Dự trữ đồng tại các kho ở sàn giao dịch kim loại London đã giảm 9.600 tấn xuống 293.025 tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1. Trong khi đó, sản lượng đồng của Chile quý 1/2018 đã tăng 18,9% so với cùng quý năm trước do Escondida – mỏ đồng lớn nhất thế giới – nâng gấp 3 sản lượng lên 322.700 tấn để khôi phục sản xuất sau những đợt công nhân đình công kéo dài hồi năm ngoái.

Trong tháng 4/2018, Trung Quốc nhập khẩu 442.000 tấn đồng chưa chế biến, mức cao nhất trong năm 2018.

- Giá nhôm tại London giảm 0,9% xuống còn 2.345 USD/tấn, trong phiên trước đó tăng 0,6% sau khi dự trữ giảm xuống còn 21.100 tấn. UACJ Corp (Nhật Bản) cho biết, công ty này đã ngừng mua nhôm từ Rusal Nga do các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với nhà sản xuất này, nhưng công ty đã tìm nguồn cung khác thay thế.

- Chốt phiên giao dịch ngày 09/05, giá kẽm kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME ở mức 3.077 USD/tấn. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 04/05, giá kẽm đã giảm xuống mức thấp nhất kể 14/09/2017, ở mức 2.975 US/tấn. Sản lượng kẽm tinh chế của Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 2,1% so với tháng trước đó lên 377.000 tấn, do các mỏ luyện kim trở lại hoạt động từ việc bảo dưỡng, nhà nghiên cứu Antaike cho biết.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 14

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME (Đvt: USD/tấn)

6.5006.6006.7006.8006.9007.0007.1007.2007.300

09/

01

15/

01

19/

01

25/

01

31/

01

06/

02

12/

02

16/

02

22/

02

27/

02

05/

03

09/

03

15/

03

21/

03

27/

03

04/

04

10/

04

16/

04

20/

04

26/

04

02/

05

09/

05

Nguồn: LME

II. Tình hình xuất, nhập kim loại màu trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

+ Về xuất khẩu kim loại màu và sản phẩm từ kim loại

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu kim loại màu

và sản phẩm từ kim loại trong tháng 4/2018, đạt 194,97 triệu USD, giảm 6,0% so với

tháng 3/2018; nhưng tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 4 tháng

đầu năm 2018, xuất khẩu kim loại màu và sản phẩm đạt 724,88 triệu USD, tăng 33,0%

so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu kim loại màu và sản phẩm của doanh nghiệp có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong tháng 4/2018, đạt 133,77 triệu USD, giảm 6,8% so

với tháng 3/2018; nhưng tăng 39,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 4 tháng

đầu năm 2018, đạt 504,80 triệu USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu kim loại màu và sản phẩm từ kim loại (triệu USD)

0306090

120150180210

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường xuất khẩu kim loại màu và sản phẩm:

Tháng 4/2018, xuất khẩu kim loại màu và sản phẩm sang những thị trường chủ lực là Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều giảm so với tháng 3/2018. Tuy nhiên, tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, trong số các thị trường trên chỉ có thị trường Hàn Quốc giảm nhẹ.

Thị trường xuất khẩu kim loại màu và các sản phẩm từ kim loại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

Thị trường T04/2018

(nghìn USD) So với

T03/2018 (%) So với

T04/2017 (%) 4T/2018

(nghìn USD) So với

4T/2017 (%)

Tỷ trọng (%)

4T/2018 4T/2017

Tổng 194.967 -6,0 30,3 724.877 33,0 100,0 100,0

Ấn Độ 52.192 -4,6 23,8 198.068 33,6 27,3 27,2

Mỹ 27.347 -4,9 30,6 109.608 54,9 15,1 13,0

Nhật Bản 19.497 -16,5 14,1 75.174 18,8 10,4 11,6

Hàn Quốc 13.125 -9,7 -2,9 52.107 -0,1 7,2 9,6

Trung Quốc 10.312 -18,6 3,2 42.637 40,7 5,9 5,6

Đài Loan 9.624 10,9 207,7 30.568 209,3 4,2 1,8

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 15

Thị trường T04/2018

(nghìn USD) So với

T03/2018 (%) So với

T04/2017 (%) 4T/2018

(nghìn USD) So với

4T/2017 (%)

Tỷ trọng (%)

4T/2018 4T/2017

Campuchia 5.510 -20,1 15,3 22.928 34,3 3,2 3,1

Thái Lan 4.463 -42,7 -2,2 19.898 -10,2 2,7 4,1

Indonesia 7.433 18,2 54,0 16.222 4,7 2,2 2,8

Canada 4.559 41,9 2,2 15.386 22,8 2,1 2,3

Philippin 6.216 150,0 156,0 12.699 52,4 1,8 1,5

Myanma 2.313 -50,9 -13,3 12.350 11,5 1,7 2,0

Australia 1.948 -45,5 -41,1 11.964 -18,9 1,7 2,7

Anh 3.106 -5,0 28,3 11.489 18,7 1,6 1,8

Malaysia 2.652 -20,3 70,7 10.038 -7,8 1,4 2,0

Braxin 1.414 83,1 53,1 5.083 73,3 0,7 0,5

Hồng Kông 638 -53,7 -77,5 4.969 -54,7 0,7 2,0

Đức 1.335 -0,6 84,7 4.748 38,9 0,7 0,6

Singapore 380 -17,6 -22,5 1.558 -14,3 0,2 0,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

+ Về nhập khẩu kim loại màu:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu kim loại màu trong tháng 4/2018 đạt 129,26 nghìn tấn với trị giá 504,97 triệu USD, giảm 31,9% về lượng và 25,8% về trị giá so với tháng 3/2018; tăng 8,6% về lượng và 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu kim loại màu về Việt Nam đạt 579,30 nghìn tấn với trị giá 2,16 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và 26,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhập khẩu chiếm 59% về tổng lượng, và 60% về tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước trong tháng 4/2018, đạt 16.18 nghìn tấn, với trị giá 304,64 triệu USD, giảm 42,57% về lượng và 29,71% về trị giá so với tháng 3/2018; tăng 7,34% về lượng và 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu kim loại màu của khối doanh nghiệp FDI đạt 378,23 nghìn tấn với trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 16,0% về lượng và 27,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Nhập khẩu chủng loại đồng của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2018 đạt 17,56 nghìn tấn với trị giá 139,97 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và 10,8% về trị giá so với tháng 3/2018; tăng 12,1% về lượng và 29,5%% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 68,61 nghìn tấn với trị giá 566,46 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và 35,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá và lượng nhập khẩu kim loại màu qua các tháng Ơ

0

50

100

150

200

T04/16 T06/16 T08/16 T10/16 T12/16 T02/17 T04/17 T06/17 T08/17 T10/17 T12/17 T02/18 T04/18

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

L­îng (tÊn) Gi¸ NKTB (USD/tÊn)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về giá: Tháng 4/2018, giá nhập khẩu trung bình kim loại màu về Việt Nam tăng trở lại, ở mức 3.907 USD/tấn, tăng 8,9% so với tháng 3/2018; tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, ở mức 3.724 USD/tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 16

Về nguồn cung:

Tháng 4/2018, nhập khẩu kim loại màu từ các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan giảm so với tháng 3/2018. Trong khi đó, nhập khẩu từ thị trường Malaysia và Ấn Độ tăng mạnh.

Nguồn cung kim loại màu tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

(Đvt: Lượng – 1.000 tấn; Trị giá – 1.000 USD)

Nguồn cung T04/2018 So với T03/2018 (%) So với T04/2017 (%) 4T/2018 So với 4T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 129.263 504.970 -31,9 -25,8 8,6 19,3 579.303 2.157.305 15,4 26,7

Hàn Quốc 30.213 117.604 -7,4 -13,7 -11,3 -3,1 121.673 493.667 -8,6 4,9

Trung Quốc 26.706 90.710 -6,7 -15,2 57,5 64,0 106.051 353.810 -7,6 17,4

Australia 13.987 44.997 -23,3 -28,7 -35,2 -20,8 62.671 200.934 -10,8 10,0

Malaysia 14.975 36.638 22,6 22,3 198,3 207,6 42.299 103.813 48,9 55,9

Nhật Bản 5.112 39.047 -22,6 -20,5 -12,5 10,4 22.183 170.429 0,0 22,9

Thái Lan 5.751 29.785 -3,4 -3,8 90,2 91,5 21.228 113.403 62,1 80,3

Đài Loan 4.723 18.274 -26,7 -24,8 -33,7 -16,4 20.021 77.160 -11,5 2,5

Indonesia 4.443 26.874 69,4 89,7 154,5 250,5 14.681 87.307 -4,1 9,9

Ấn Độ 4.987 16.096 209,2 206,4 193,9 238,2 10.017 32.159 64,1 89,4

UAE 1.688 4.302 -1,4 -6,0 -24,2 -11,6 8.139 19.957 11,7 26,0

Nga 1.485 3.719 -45,6 -49,3 58,0 61,9 7.512 19.916 70,7 97,4

Nam Phi 1.689 9.034 27,0 21,9 -29,5 -25,2 7.454 39.808 24,6 50,0

Quata 964 2.275 -30,5 -32,8 55,2 71,0 4.668 11.148 -19,2 -6,4

Chilê 701 5.037 0,3 -2,0 -49,9 -37,6 2.802 19.794 -34,9 -22,0

Hồng Kông 1.106 1.340 227,2 -15,9 372,6 47,2 2.037 5.066 196,9 70,6

Singapore 245 1.446 21,3 -5,5 -18,6 -1,8 1.014 5.827 4,2 10,5

Philippin 401 2.804 87,4 84,9 -37,9 -25,4 984 6.210 -42,6 -38,4

Lào 29 38 -50,0 -50,0 -94,9 -94,9 793 4.369 -57,6 79,5

Canada 164 975 -15,0 -13,4 331,6 99,5 749 3.647 463,2 110,8

Đức 218 1.490 134,4 80,5 -36,4 -2,6 684 4.377 -27,8 -17,4

Mỹ 95 1.315 -72,6 -6,0 313,0 231,8 638 4.369 303,8 136,2

Bỉ 42 242 -73,9 -60,4 -86,3 -68,3 513 3.045 -87,3 -74,3

áo 333 929 389,7 47,2 -45,7 -65,8 424 1.907 -62,8 -55,9

Italia 73 315 -42,1 -57,7 143,3 57,0 385 2.426 -4,0 0,2

Braxin 200 668 - - - - 200 668 1.900,0 1.191,5

Anh 16 153 -74,2 -70,9 220,0 178,0 90 876 119,5 132,7

Pháp 16 78 300,0 19,0 700,0 -0,9 52 543 -11,9 3,6

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một số chủng loại kim loại màu nhập khẩu từ ngày 01/05 đến ngày 09/05/2018

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD)

Thị trường Cảng, cửa

khẩu ĐK GH

Đồng các loại

Dây đồng hợp kim ( đồng thau) Copper wire (phi 0.25mm) 0,8 1.250 Đài Loan Cát Lái C&F

Đồng thỏi chưa gia công (đồng thau , (23.8*10.2*5.5)cm 17 5.330 Đài Loan Cát Lái CIF

Đồng thau, dạng tấm - 72 x 17 x 32.7 mm 0,4 5.570 Đài Loan Cát Lái C&I

Đồng thanh, size: phi 9.5*2500mm 3 5.800 Đài Loan Cát Lái C&F

Đồng que - 9X2.5M 0,5 6.020 Đài Loan Cát Lái C&I

Dây đồng CU01 ( qc: 0.183mm * 30mm ) 4 6.660 Đài Loan Cát Lái CIF

Đồng tấm: LFC 900MM X 900MM X 15 MM 201 7.067 Đài Loan Cát Lái CIF

Đồng tấm tinh chế có chiều dày trên 0.15mm 149 7.074 Đài Loan Đình Vũ CIF

Đồng thau hợp kim dạng cuộn (C2680R-1/2H) 0.6mm X 600mm X coil 1,2 6.345 Hàn Quốc Tân Vũ CIF

Đồng thau hợp kim dạng cuộn (C2680R-1/2H) 0.5mm X 600mm X coil 4 6.616 Hàn Quốc Tân Vũ CIF

Đồng tinh luyện chưa gia công cực âm catot 99 6.920 Hàn Quốc Cảng Xanh CIF

Hợp kim đồng-Niken-Kẽm( Bạc Niken ) dạng dải chưa được bồi, loại C7521R,kt 0.15mm*130mm 1/2H

0,1 4.350 Hàn Quốc Green Port CIF

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 17

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD)

Thị trường Cảng, cửa

khẩu ĐK GH

Đồng hợp kim (đồng thau) dạng thanh, quy cách: D4.76*2820mm 19 6.062 Hồng Kông Cát Lái CIF

Dây đồng 2.6mm 20 7.096 Hồng Kông Green Port CIF

Dây đồng size 2.227 mm - Annealed Bare Copper Wire size 2.227 mm 7 6.910 Malaysia Cát Lái CIF

Dây đồng size 2.000 mm - Annealed Bare Copper Wire size 2.000 mm 15 7.023 Malaysia Cát Lái CIF

Đồng tinh luyện - nguyên chất - có phospho -dạng viên hình cầu 9 7.668 Malaysia Cát Lái CIF

Đồng vàng dạng thanh loại C36000 kích thước 9.5 x 2500mm 2 6.200 Malaysia Hải Phòng CIF

Đồng tinh luyện ca tốt cực âm dạng tấm hiệu JCC 300 7.171 Nhật Bản Cát Lái CIF

Đồng tinh luyện dạng tròn P31CE(sato) TVC-P31CE-0220 0,2 7.641 Nhật Bản Cát Lái CIF

Dây đồng tinh luyện (đường kính 8mm) 40 6.856 Singapore Tân Vũ CIF

Dây đồng đỏ 8.0MM; bằng đồng tinh luyện (Copper Wire Rod 8.0MM) 20 7.025 Thái Lan Đình Vũ CIF

Đồng sợi 2,9 mm 220 7.133 Thái Lan Đình Vũ CIF

Đồng tinh luyện cực âm dùng trong sản xuất dây điện 98 6.893 Thuỵ Sỹ Cát Lái CIF

Đồng tinh luyện ca tốt cực âm dạng tấm , hiệu STERLITE T 100 7.600 Thuỵ Sỹ Cát Lái CIF

Đồng tinh luyện cực âm (đồng tấm) 295 6.931 Thuỵ Sỹ Green Port CIF

Đồng dạng ống, đường kính: 1.0 MM 0,2 4.993 Trung Quốc Cát Lái FOB

Đồng tinh luyện- electrolytic copper cathodes 991 7.050 Trung Quốc Cát Lái CIF

Đồng tấm tinh luyện cực âm, nhãn hiệu: Somika. 450 7.150 Trung Quốc Cát Lái CIF

Đồng thau cây (6.5mm x 2.5m), không hiệu, mới 100% 0,2 5.000 Trung Quốc Phước Long CIF

Nhôm các loại

Nhôm không hợp kim chưa gia công dạng thỏi 99.70% MIN AL 100 2.199 Đài Loan Cát Lái CIF

Cây phôi nhôm hợp kim chưa gia công dạng thanh tròn, mã 6063, kích thước 4 inch x 5800mm

46 2.235 Đài Loan Tân Vũ CIF

Billet nhôm hợp kim, chưa gia công, hình tròn, phi 7 inchs, dài 5.8 m 51 2.315 Đài Loan Đình Vũ CIF

Nhôm lá cuộn - Hợp kim A3104-H19 (dày: 0.255mm, rộng: 1712.06mm)

142 2.667 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Nhôm hợp kim làm thân lon 3104H19 (sản phẩm từ nhôm vụn loại I) 119 750 Hàn Quốc Tiên Sa CIF

Nhôm tấm không hợp kim, kích thước 180cm x 150 cm x 5mm 47 1.600 Hồng Kông Cảng Xanh C&F

Thanh phôi nhôm hợp kim chưa gia công 6063, dạng thanh, mặt cắt ngang hình tròn, đường kính 4''(102mm), chiều dài 5.8m

99 2.123 Singapore Hải An CIF

Phôi nhôm hợp kim , 1.AD12.1 (Aluminium Alloy "AD12.1") 60 2.150 Thái Lan Cát Lái CIF

Phôi nhôm 610511 203 x 5800mm 195 2.309 Thuỵ Sỹ Cát Lái DAP

Thanh ty nhôm dài 2-3m 1,1 600 Trung Quốc Cát Lái CIF

Nhôm tấm hợp kim dạng tấm. Aluminum Plain Sheet 6061-T6. 30mm*1250mm*2500mm

2 2.565 Trung Quốc Cát Lái CIF

Tấm nhôm hợp kim 5052 H112, quy cách: 30x1250x2500 mm 2 2.610 Trung Quốc Cát Lái CIF

Nhôm hợp kim dạng tấm A5052 H112, Kích thước 10mm x 1250mm x 2500mm

7 2.625 Trung Quốc Cát Lái CIF

Nhôm không hợp kim dạng cuộn. Size: 0.25mmx1130mmxCoil 13 2.670 Trung Quốc Cát Lái FOB

Nhôm tấm hợp kim hình tròn / 2.1*398 mm 2 2.709 Trung Quốc Cát Lái CIF

Nhôm cuộn-F có độ dày 7mm, bề ngang 1350mm 317 2.125 Trung Quốc Đình Vũ CIF

Sợi hợp kim nhôm Magie đường kính 0.115mm 11 1.500 Trung Quốc Cảng Xanh CIF

Dây nhôm hợp kim trần, phi <=2mm 1,2 1.500 Trung Quốc Móng Cái DAF

Nhôm hợp kim, dạng thanh hình rỗng dài 5.8m, rộng khoảng 5.5cm 0,3 2.614 Trung Quốc Nam Hải FOB

Thanh nhôm hình chữ V, không hợp kim, kích thước: 2cm*2cm, dầy 0.038cm, dài 3m

13 1.200 Trung Quốc Đình Vũ CIF

Nhôm lá mỏng dạng cuộn GRADE B, chưa được bồi, đã được cán, chưa được gia công thêm, chiều dày 0,005mm, rộng 300mm

0,6 2.070 Trung Quốc Đình Vũ CIF

Nicken các loại

Niken không hợp kim dạng tấm (qui cách: 4"x4") 20 15.770 Đài Loan Cát Lái C&F

Niken (dạng thanh) (không hợp kim) 1,1 23.800 Đài Loan Tiên Sa CIF

Dây niken - (0.3*1.4 mm - bằng hợp kim niken) 0,3 19.820 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Niken tấm - NICKEL PLATE 600MM X 130MM 0,2 20.310 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Kim loại Niken/Nickel Chip 50*25*10mm 0,1 17.130 Nhật Bản Cát Lái FCA

Niken chưa gia công 99.91% chưa tráng phủ, chưa mạ -dạng tấm, cỡ 71cm x 104cm (28" x 41")

6 13.505 Singapore Hải Phòng CIF

Dây hợp kim niken Alloys 82- 3d1.2mm 2 24.800 Trung Quốc Cát Lái FOB

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 18

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD)

Thị trường Cảng, cửa

khẩu ĐK GH

Chì các loại

Chì nấu 99.9% 38 2.376 Đài Loan Cát Lái CIF

Chì thỏi nguyên chất tinh luyện 99.97% 20 2.570 Hàn Quốc Đình Vũ CIF

Chì nguyên liệu dạng thỏi (Pb: 99.99%min ) 203 2.516 Hồng Kông Cát Lái CIF

Chì thỏi min 85% 25 1.300 Lào Lao Bảo DAP

Chì nguyên liệu dạng thỏi ( 99%min ) 20 2.089 Nhật Bản Cát Lái CIF

Chì thỏi ( chưa gia công, chưa tinh luyện ) PB 98% MIN 98 2.307 Singapore Cát Lái CIF

Chì tinh luyện 99 2.503 Thuỵ Sỹ Green Port CIF

Kẽm các loại

Hợp kim kẽm (dạng thỏi) 24 1.750 Đài Loan Cát Lái C&F

Kẽm thỏi không hợp kim, hàng chưa gia công 100 3.300 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Dây kẽm 2 1.270 Hồng Kông Cát Lái CIF

Kẽm không hợp kim dạng thỏi 351 2.749 Thuỵ Sỹ Cái Mép CIF

Bột kẽm dùng để sản xuất nhựa PVC - Zinc Borate 3 2.600 Trung Quốc Cát Lái CIF

Kẽm kim loại dạng phoi Zinc - Zn 5 300 Trung Quốc Hữu Nghị DAF

Thiếc các loại

Thanh hàn thiếc MC60 (Sn: 63%, Pb: 37%) ),kích thước (29*1.5*1)cm 0,7 15.000 Hàn Quốc Tân Vũ CIF

Thanh hàn thiếc MC20 (Sn: 98%, Cu: 2%), kích thước 29*1.5*1 cm 0,5 20.000 Hàn Quốc Tân Vũ CIF

Que hàn bằng thiếc AHS4-B20 đường kính 2.5mm dài 300mm 0,5 23.010 Hàn Quốc Green Port CIF

Thiếc thỏi 99,95% sn 20 21.337 Nhật Bản Cảng Xanh CIF

Dây hàn thiếc 0.9*0.27mm 11 11.970 Singapore Cảng Xanh CIF

Dây thiếc hàn đầu cực chì bình ắc quy (f 2mm) 0,2 16.110 Xamoa Cát Lái CIF

Sắt thép công nghiệp:

Nhập siêu ngành thép giảm mạnh - Giá thép thô tại sàn kim loại Lon don và Thượng Hải đồng loạt giảm

mạnh trong tuần đầu tháng 5/2018.

- Sản lượng thép trong nước tăng mạnh, giá thép xây dựng dự báo giảm trong thời gian tới.

- Nhập siêu ngành thép Việt Nam đến hết tháng 4/2018 tiếp tục giảm đạt mức 1,62 tỷ USD, thấp hơn khá nhiều mức 2,33 tỷ USD cùng kỳ năm 2017.

I. Diễn biến thị trường thép thế giới

Nguồn cung

Theo thống kê của Hiệp hội thép thế giới (worldsteel), tiêu thụ thép thế giới sẽ đạt 1,61 tỷ tấn trong năm 2018, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Dự báo trước đó của tổ chức này cho biết tiêu thụ thép thế giới sẽ tăng lên mức 1,62 tỷ tấn. Tuy nhiên, do không có sự tăng trưởng đáng kể trong nhu cầu tiêu thụ thép Trung Quốc, nên việc tieu thụ dự kiến có thể giảm hơn nữa so với mức dự báo 1,61 tỷ tấn hiện nay.

Worldsteel dự báo, tiêu thụ thép Trung Quốc sẽ giảm 2% vào năm 2019 do hoạt động xây dựng nội địa giảm và nhiều nhà máy thép tại Trung Quốc dự kiến tiếp tục cắt giảm trong nước nước và tăng cường đầu tư ra ngoài.

Cập nhật tình hình sản lượng thép các nước

- Tại Trung Quốc: Báo cáo của Hiệp Hôi Thép Trung Quốc (CISA) cho biết, tổng lượng thép thô giữa tháng 4 trung bình 2,437 triệu tấn/ngày, mức cao nhất lịch sử. Mức này tăng 1,1% so với đầu tháng 4 và 5% so với cùng kỳ năm 2017.

Sản lượng gia tăng theo chu kỳ tại Trung Quốc thường cao từ tháng 5 đến tháng 6, sau đó giảm từ từ tháng 6 đến tháng 8.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 19

- Tại Nhật Bản: Tồn kho HRC, CRC và thép mạ của các nhà máy, trung tâm thép cuộn, nhà phân phối Nhật cuối tháng 3 tăng 2% so với tháng 2 lên 4,21 triệu tấn.

Tồn kho của các nhà máy cuối tháng 3 tăng 2% so với tháng trước đó lên 1,94 triệu tấn. Tồn kho của các nhà phân phối tăng 5,9% so với tháng trước đó lên 882 nghìn tấn. Tồn kho tại các trung tâm dịch vụ giảm 0,4% so với cuối tháng 2 xuống 1,39 triệu tấn.

Tồn kho HRC tăng 4,4% so với tháng trước lên 2,31 triệu tấn trong tháng 3, còn thép mạ tăng 0,7% lên 1,29 triệu tấn. Trong khi đó, tồn kho CRC giảm 2,3% so với tháng 2 xuống 779 nghìn tấn.

Tồn kho thép dẹt khoảng 4 triệu tấn, và tồn kho cuối tháng 3 tăng lần đầu tiên trên 4,2 triệu tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6/2015.

- Tại Mỹ: Sản lượng thép tại Mỹ tăng lên 7,26 triệu tấn vào tháng 3/2018 từ 6,45 triệu tấn vào tháng 2/2018. Đây là tháng đạt sản lượng cao nhất kể từ tháng 12/2015. Việc chính phủ Mỹ ra phán quyết áp thuế với các mặt hàng thép và nhôm đang có hiệu quả với ngành sản xuất thép nước nay. Trong tháng 4/2018, sản xuất thép thô nước này dự báo tăng lên 7,45 triệu tấn.

- Tại Ấn Độ: Sản lượng thép thô dự kiến đạt kỷ lục mới trong tháng 4/2018 đạt 9,51 triệu tấn (kỷ lục trước đó đạt được trong tháng 3/2018 là 9,23 triệu tấn) nhờ một số dự án sản xuất tại khu vực phía Nam nước này mới đi vào hoạt động. Tính đến hết tháng 3/2018, Ấn Độ đã là nhà sản xuất xuất thép thô lớn thứ hai thế giới, vượt qua Nhật Bản.

Hỗ trợ sản lượng thép thô của Ấn Độ tăng là việc xuất khẩu tăng mạnh tới Trung Đông, Trung Quốc và EU. Trong khi tiêu thụ nội địa cũng tăng tới 8% trong tháng 4/2018.

Báo cáo của Reuters cho biết, sản lượng thép tại Hàn Quốc, Đại Loan và Indonesia trong tháng 4/2018 dự kiến cũng sẽ tăng so với tháng 3/2018.

Về giá

Tuần đầu tháng 5/2019, giá thép tại hai sàn giao dịch kim loại Lon don và Thương Hải cùng giảm so với thời điểm cuối tháng 4/2018, cụ thể.

Tại sàn giao dịch Lon don, giá thép giao kỳ hạn tuần đầu tháng 5/2018 liên tục giảm, giá giao kỳ hạn ngày 9/5 đạt 350 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 6/4/2018. Trong khi, giá phôi thép tuần đầu tháng 5/2018 tăng nhẹ 1 USD so với thời điểm cuối tháng 4/2018 đạt 556 USD/tấn. Hiện giá phôi thép giảm 4 USD so với thời điểm đầu năm 2018.

Tại Trung Quốc: Giá thép tại sàn giao dịch Thượng Hải phục hồi mạnh trong tháng 4/2018, do lượng tồn kho giảm. Tiêu thụ mạnh đã giúp tồn kho tháng 4/2018 giảm tới 30% so với mức 19 triệu tấn của tháng 3/2018. Trong tuần đầu tháng 5/2018, giá một số chủng loại giảm nhẹ, cụ thể

Giá thép tấm giao kỳ hạn tại sàn giao dich kim loại Thượng Hải ngày 10/5 đạt 4.509 NDT/tấn, giảm nhẹ 0,2% so với thời điểm cuối tháng 4/2018. Hiện mức giá thép tấm đã tăng 17,5% so với thời điểm này năm trước.

Tương tự, giá thép thanh, thép dây, thép cán phẳng cũng giảm 0,1 – 1% so với tuần trước đó. Tương tự so với thời điềm năm trước, giá các chủng loại tăng từ 5,5 – 19%, tuỳ từng chủng loại.

II. Thị trường trong nước

Tổng hợp từ tình hình giá bán thép xây dựng trong nước cho biết, tuần đầu tiên của tháng 5/2018 giá sắt thép xấy dựng công bố từ các công ty Hòa Phát, Pomina, Việt Nhật, Thép Miền Nam, Thái Nguyên… cho biết, giá bán các chủng loại từ 13,5 – 14,5 triệu đồng/tấn, ổn định so với cuối tháng 4/2018

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 20

Giá bán tuần đầu tháng 5/2018 cơ bản giảm gần 1 triệu đồng tấn so với thới điểm tháng 3/2018. Với việc sản xuất cung ứng từ các nhà máy gia tăng trong 4 tháng đầu năm 2018 như Tập đoàn Hòa Phát đã cho ra thị trường 719 nghìn tấn, tăng 51 nghìn tấn so với cùng kỳ 2017. Các công ty thép Thái Nguyên, Pomina, Việt Nhật, Tôn Đông Á tăng tới gần 200 nghìn tấn.

Dự báo lượng thép xây dựng cung ứng ra thị trường dồi dào, giá thép tiếp tục giảm hơn so với hiện nay. Trong khi nhập khẩu cũng sẽ giảm trong những tháng tới.

III. Tình hình xuất - nhập khẩu sắt thép các loại

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 4/2018 cả nước xuất khẩu 481,56 nghìn tấn sắt thép các loại, với giá trị đạt gần 370 triệu USD, tuy có giảm 7,2%% về lượng và 5,2% về trị giá so với tháng trước đó nhưng tăng lần lượt 64,2% về lượng và 78,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 4/2018, cả nước xuất khẩu tới 1,91 triệu tấn, trị giá đạt 1,41 tỷ USD, tăng 43,6% về lượng và tăng 61,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân sắt thép các loại tháng 4/2017 đạt 767,54 USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 3/2018 và tăng 8,6% so với tháng 4/2017.

Nhập siêu ngành thép giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể trong 4 tháng năm 2018 nhập siêu đạt 1,62 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 3,03 tỷ USD. Trong khi cùng kỳ năm 2017 nhập siêu đạt 2,33 tỷ USD.

Diễn biến lượng thép xuất khẩu năm 2016 – 2018 (ĐVT: nghìn tấn)

0

110

220

330

440

550

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường xuất khẩu:

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, sắt thép của Việt Nam xuất khẩu tới thị trường Đông Á (trừ Nhật Bản) và Trung Đông giảm; tới các thị trường Mỹ, EU, ASEAN tăng mạnh. Cụ thể:

Khu vực Đông Á: Ngoại trừ Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao còn các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lượng xuất khẩu đều giảm từ 5,6 – 9,4% so với cùng kỳ năm 2017; khu vực Trung Đông, xuất khẩu tới thị trường Ả Rập Xê Út giảm 36,7%, xuất khẩu tới UAE giảm 28,6%.

Khu vực ASEAN: Ngoài trừ việc xuất khẩu tới hai thị trường Singapore và Philippin giảm còn lại các thị trường trong khối đều tăng trưởng rất cao. Trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất là Campuchia (tăng 43,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2017); các thị trường Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Myanma đều đạt mức tăng từ 32 – 98% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài một số thị trường xuất khẩu lớn trên, thị trường xuất khẩu sắt thép Việt Nam cũng tăng rất mạnh ở một số thị trường Italia, Bỉ, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,…

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 21

Một số thị trường xuất khẩu sắt thép các loại tháng 4 và 4 tháng năm 2018

(Đvt: Lượng (tấn); Trị giá (nghìn USD))

Thị trường T4/2018 So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4T/2018 So với 4T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 481.560 369.617 -7,2 -5,2 64,2 78,2 1.907.980 1.406.683 43,6 61,7

Campuchia 89.724 58.435 -22,7 -21,6 66,8 93,7 374.095 238.334 43,8 66,6

Mỹ 72.554 64.537 -21,9 -13,7 77,6 80,4 289.963 243.522 115,0 123,7

Indonesia 65.259 53.604 -7,6 -6,4 28,7 43,1 264.526 208.052 33,0 43,9

Malaysia 52.264 37.505 -27,4 -19,6 130,8 135,7 238.624 157.997 97,6 112,1

Bỉ 41.396 32.325 123,6 125,4 3838,7 1927,2 123.211 92.851 833,4 564,1

Thái Lan 19.513 14.701 -37,0 -31,5 -28,0 -13,3 95.617 67.376 43,3 39,1

Hàn Quốc 26.206 15.581 125,6 82,9 27,6 34,7 77.945 48.680 -9,4 -0,9

Đài Loan 17.889 10.018 120,8 70,9 14,3 -5,4 73.145 39.299 -5,6 -19,6

Lào 12.552 9.415 -17,4 -17,1 36,8 54,3 47.197 34.487 31,5 52,6

Philippin 6.800 4.254 10,0 6,3 -47,2 -39,2 39.343 23.711 -66,1 -54,2

Nhật Bản 5.281 4.863 -13,2 -4,6 469,7 225,1 37.168 26.929 1044,0 487,3

Italia 1.912 3.855 -90,0 -77,5 201,6 204,8 31.567 29.923 984,8 505,3

Ấn Độ 7.721 6.372 -17,9 -22,9 57,7 51,7 31.448 27.692 108,3 106,7

Anh 24.334 17.845 21060,0 9330,6 28869,0 18363,1 27.824 20.767 134,5 142,5

Myanma 4.688 3.114 29,0 9,4 53,0 48,2 20.865 14.310 51,4 69,1

Tây Ban Nha 1.693 1.798 -78,6 -66,5 3747,7 4533,6 19.736 14.885 -29,6 -4,8

Australia 5.054 4.220 123,1 94,7 12,9 28,6 16.479 13.056 -47,7 -31,0

Pakixtan 3.596 2.127 -20,8 -20,7 3,4 21,7 9.224 5.472 -59,6 -50,1

Singapore 2.715 2.560 -16,4 -19,8 18,6 40,2 6.991 6.641 -33,7 2,8

UAE 798 813 16,3 -39,1 806,8 1550,0 4.126 6.759 -28,6 69,2

Trung Quốc 257 423 -64,0 -64,7 -80,7 -66,7 3.483 4.948 -7,4 -17,0

Nga 421 515 -72,1 -68,6 -43,3 -26,4 2.694 3.055 86,8 107,8

Ả Rập Xê Út 1.140 685 4122,2 2430,7 -35,7 -45,2 1.189 738 -36,7 -44,4

Đức 214 489 6,5 10,6 84,5 54,7 975 2.221 -4,0 24,5

Ai Cập 525 444 695,5 544,3 654 573

Thổ Nhĩ Kỳ 223 303 129,9 69,4 156,3 176,9 629 929 83,9 142,0

Braxin 43 50 34,4 37,5 290,9 -22,3 571 451 -56,6 -65,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về nhập khẩu

Lượng sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam tính đến hết tháng 4/2018 dù giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017, nhưng vẫn đạt 4,28 triệu tấn, đạt tổng giá trị 3,03 tỷ USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 5,3% về trị giá. Trong tháng 4/2018, lượng nhập khẩu đạt 1,16 triệu tấn, tăng 11,3% so với tháng 3/2018 nhưng giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Giá sắt thép nhập khẩu trung bình trong tháng 4/2018 thiết lập mức cao nhất từ trước tới nay đạt 725,17 USD/tấn, tăng 1,8% so với tháng trước đó và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng năm 2018, giá nhập khẩu trung bình đạt 706,9 USD/tấn, tăng 23,7% so với mức 571,3 USD/tấn đạt được cùng kỳ năm 2017.

Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu năm 2016 - 2018

0400800

1.2001.6002.000

T01/2016 T04/16 T07/16 T10/16 T01/2017 T04/17 T07/17 T10/17 T01/2018 T04/18

0200400

6008001000

Lượng (1.000 tấn) Giá (USD/tấn)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 22

Cho đến hết tháng 4/2018, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp các loại sắt thép lớn nhất cho Việt Nam mặc dù giảm tới 33,2% lượng nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2017. Tổng lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tính đến hết tháng 4/2018 đạt 1,32 triệu tấn, chiếm tới 42,6% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước; tiếp đến là thị trường Nhật Bản chiếm 16,5%; Hàn Quốc chiếm 13,9%; Đài Loan chiếm 10,8%. Trong 4 thị trường trên ngoại trừ Hàn Quốc tăng trưởng đạt mức tăng trưởng, cả 3 thị trường còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2017.

Có 5 thị trường đạt mức tăng trưởng nhập khẩu về Việt Nam rất manh so với cùng kỳ năm 2017 là Đan Mạch, Hồng Kông, Australia, Nga và Braxin, với mức tăng đều trên 100%.

Thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam tháng 4 và 4 tháng năm 2018

(Đvt: Lượng (tấn); Trị giá (nghìn USD)

Thị trường T4/2018 So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4T/2018 So với 4T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 1.164.260 844.283 11,3 13,3 -17,7 -0,9 4.282.098 3.027.227 -23,5 -5,3

Trung Quốc 698.873 491.796 73,3 65,0 25,3 42,3 1.822.330 1.321.458 -33,2 -12,4

Nhật Bản 170.390 120.280 -19,4 -17,6 -15,8 -4,5 708.053 486.345 -7,2 7,3

Hàn Quốc 145.104 119.438 4,8 10,5 22,7 31,9 594.605 473.677 8,6 21,6

Đài Loan 84.861 58.776 -22,7 -19,7 -37,5 -22,7 462.118 299.186 -13,1 4,0

Ấn Độ 12.040 9.656 -79,0 -74,6 -95,8 -93,5 219.280 137.727 -69,9 -63,3

Nga 21.641 12.022 -49,6 -51,3 -70,4 -66,6 192.775 107.741 107,0 134,3

Braxin 11.020 5.455 -45,1 -51,5 122,1 106,1 114.224 63.234 128,9 156,6

Thái Lan 2.669 4.050 -78,6 -53,7 -69,0 -41,7 21.079 20.713 -52,6 -34,4

Indonesia 7.129 8.655 43,8 155,9 17,9 143,5 18.734 16.135 -37,4 8,5

Australia 15.359 7.779 141,1 154,2

Malaysia 2.136 2.809 -31,9 -40,0 -21,1 -16,2 11.223 15.490 16,7 26,3

Ả Rập Xê út 49 32 -99,0 -98,6 6.267 2.955

Mỹ 1.213 1.318 21,1 -20,6 91,3 108,6 3.356 4.157 45,9 61,0

Đức 384 1.116 -53,9 -45,0 -69,5 -46,6 2.280 6.867 -47,7 14,3

New Zealand 2.076 984 -59,5 -52,2

Bỉ 379 262 -54,7 -37,7 -70,3 -59,4 1.850 1.079 -69,3 -57,9

Tây Ban Nha 764 716 128,7 69,2 66,8 42,9 1.816 1.911 52,9 52,7

Hồng Kông 1.728 1.246 9500,0 1192,8 12242,9 1821,3 1.799 1.544 491,8 405,8

Italia 479 813 -11,0 24,9 -68,8 -38,2 1.494 2.176 -59,4 -30,7

Thụy Điển 178 940 -68,2 -3,3 53,4 80,0 1.137 3.080 -16,2 -16,3

Nam Phi 329 488 3,1 -16,0 -44,7 -48,4 1.131 1.836 -57,1 -51,6

Hà Lan 184 310 -5,2 -7,5 -17,5 56,6 658 948 -58,6 -20,1

Singapore 200 252 -9,1 -11,6 20,5 -11,4 647 924 -39,9 -30,4

Phần Lan 34 98 -80,9 -79,3 561 1.398 -13,6 -19,0

Đan Mạch 7 22 -50,0 -58,9 541 372 2359,1 407,4

Anh 501 456 -60,8 -57,9

Thổ Nhĩ Kỳ 76 58 -67,7 -75,6 -71,5 -67,7 425 411 -60,6 -59,7

Áo 144 1.045 148,3 133,9 35,8 110,6 315 2.165 4,0 160,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cập nhật giá nhập khẩu một số lô hàng sắt thép các loại từ ngày 02 – 08/05/2018

Tên hàng Lượng

(tấn) Giá

(USD/tấn) Thị trường Cảng, CK

Mã GH

Cáp thép dự ứng lực làm cốt bê tông

Cáp thép dự ứng lực làm cốt bê tông, đường kính 15.7mm, tiêu chuẩn EN10138, grade 279KN, không vỏ bọc, không gân xoắn, độ chùng thấp, 07 sợi

150,84 890,00 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Cáp thép dự ứng lực(thép cốt bê tông dự ứng lực) đường kính 15.24 mm/7 sợi không vỏ bọc, tiêu chuẩn ASTM A416-2006,1860 MPA

96,32 875,00 Thái Lan Tiên Sa CIF

Cáp dự ứng lực bằng thép ASTM A416/A416M-2002, grade 270, đường kính 15.24MM, loại dãnh 7 sợi, dùng trong xây dựng

23,92 810,00 Trung Quốc Cát Lái CIF

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 23

Tên hàng Lượng

(tấn) Giá

(USD/tấn) Thị trường Cảng, CK

Mã GH

Dây thép cacbon không hợp kim

Dây thép không hợp kim, chưa được mạ phủ hoặc trángS40C-I3-9.8, hàm lượng Carbon (0.25%<C<0.60%)(Hàng mới 100%)

13,35 1.070,00 Đài Loan Tân Vũ - Hải Phòng

FOB

Dây thép carbon cao phủ hợp kim đồng hàm lượng carbon tối thiểu 0.6% tính theo trọng lượng, dùng sản xuất dây cáp., đường kính 1.75mm

129,18 930,00 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Dây thép không hợp kim, Cacbon (C) >= 0.6%,không tráng không mạ, dùng làm lò xo, đk 1.83mm ---- 6.64MM, ,tiêu chuẩn thép ASTM A227. Hàng loai hai, moi 100%

38,81 465,00 Hoa Kỳ Cảng Xanh Vip

C&F

Dây thép carbon cao phủ hợp kim đồng hàm lượng carbon tối thiểu 0.6% tính theo trọng lượng, dùng sản xuất dây cáp, đường kính 1.68mm

62,80 910,00 Malaysia Cát Lái CIF

SWBVH52020113#&Sợi thép dùng làm tanh lốp (dây tanh) - BEAD WIRE - Hàng tạm nhập tái chế cho hàng xuất trả về theo TK 301805027660/E62 (21.3.2018) - Mục 1

19,20 945,47 Nhật Bản Cát Lái FOB

Dây thép cacbon không hợp kim, không tráng phủ mạ, đường kính 2.60 mm, hàm lượng carbon 0.16%, dung sai 0.04%. Tiêu chuẩn JIS G 3507. Mới 100%.

15,56 1.000,00 Thái Lan Đình Vũ C&F

Dây thép không hợp kim bề mặt mạ kẽm đường kính 3,7mm 54,00 440,00 Trung Quốc Cát Lái CIF

Dây thép hợp kim

Dây thép hợp kim cán nguội, dạng cuộn để sản xuất đầu tuốc nơ vít. Đường kính D6.32mm

20,01 1.750,00 Đài Loan Đình Vũ FOB

Dây thép hợp kim Silic-Mangan, dạng cuộn, bề mặt không phủ mạ hoặc tráng, mặt cắt ngang hình tròn với 03 gân xoắn dọc theo chiều dài. Kích cỡ 7,1MM x cuộn.(Mới 100%)

97,43 860,00 Đảo British Virgin

Cát Lái CIF

Dây thép mạ kẽm tỷ lệ carbon cao - mã số hàng hóa thuộc chương 98110090 Kết quả PTPL số 2526/TB-PTPL ngày 20/11/2015

15,54 1.111,44 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Dây thép hợp kim ( Mangan-Silic) dự ứng lực BAR JIS G 3137-2008, dạng cuộn đều, dùng trong xây dựng, đường kính 9,0 mm

122,35 749,98 Hồng Kông Cát Lái CIF

Dây thép hợp kim kéo nguội SCR420HVC-SG đường kính 25 mm,có mặt cắt ngang đông đặc đều nhau, hàm lượng Cr :1.18%, tiêu chuẩn MU163FB011,không tráng,phủ, mạ sơn

15,57 1.308,82 Nhật Bản PTSC Đình Vũ

CIF

Dây thép hợp kim có chứa Bor, không được mạ hoặc tráng (UNGALVANIZED STEEL WIRE 1.14MM)

14,15 1.220,00 Trung Quốc Cát Lái CIF

Thép cán nguội không hợp kim

Thép không hợp kim, cán phẳng, dạng cuộn, cán nguội, chưa sơn phủ, mạ hoặc tráng, hàng loại 2.KT: dày 0.5 - 1.0mm x rộng 900-1200mm x cuộn. Mới 100%, sx theo TC JIS G3141 SPCC

21,04 540,00 Đài Loan Cảng Xanh Vip

CFR

Thép lá cán nguội dạng cuộn, không hợp kim, chưa dát phủ mạ hoặc tráng (thép đen cán để tráng thiếc) kích thước 0,20-0,40mm x 600-1100mm x 45 cuộn, tiêu chuẩn JIS G3141, hàng mới 100%

142,10 520,00 Hàn Quốc Cát Lái CFR

Thép cuộn cán nguội, cán phẳng, không hợp kim, chưa tráng phủ mạ sơn, tiêu chuẩn JIS G3141, mác thép SPCC, mới 100%. Kích thước: (0.6-0.8)mm x 900mm x cuộn

20,01 443,00 Nhật Bản Cá Hạ Long CFR

Thép không hợp kim dạng tấm cán nguội , không sơn phủ hoặc tráng ( 1250*2500*1.8MM)

29,08 644,50 Trung Quốc Cát Lái CIF

Thép cán nóng hợp kim

Thép hợp kim cán nóng đã qua ngâm ủ và tẩy gỉ, chiều rộng trên 600mm, dạng cuộn (ALLOY HOT ROLLED STEEL COIL),2.29mm x 1190mm x coil.Mới 100%. (Si>0.6%).CSVC HR-ES-4

519,70 558,00 Đài Loan Thép Miền Nam

CFR

thép tấm cán nóng hợp kim Crom(Cr: 0.3% min), tiêu chuẩn ASTM A36CR, xuất xứ Trung Quốc. Quy cách:(12-40)mm x 2000mm x 12000mm. Dùng làm kết cấu thép.

1.399,43 630,00 Đảo British Virgin

Hoàng Diệu CFR

Thép tấm cán nóng, hợp kim (Cr>=0.3%), được cán phẳng, chưa phủ mạ hoặc tráng, chưa được gia công quá mức cán nóng. Quy cách: (20x2000x12000) mm. TC: ASTM A572/A572M - ASTM A572 GR 50

195,94 617,00 Hàn Quốc Bến Nghé CFR

Thép hợp kim được cán phẳng, không gia công quá mức cán nóng, chưa tráng phủ mạ, dạng tấm, có CR>=0.3%, tiêu chuẩn ASTM A36, mác thép A36CR (10x2000x6000)mm

298,61 576,00 Hồng Kông Bến Nghé CFR

Thép hợp kim cán nóng chưa phủ dát mạ hoặc tráng, chiều rộng trên 600mm, dạng cuộn, 4.5mm x 1547mm x coil. (Bo>=0.0008%). CNCSPC-6

79,54 600,00 Nhật Bản Thị Vải CFR

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 24

Tên hàng Lượng

(tấn) Giá

(USD/tấn) Thị trường Cảng, CK

Mã GH

Thép hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ, hoặc tráng, dạng tấm, Crom >=0.3%, ASTM A36/A36M, mác thép A36, size 45x2000x6000 (mm)

29,67 577,00 Trung Quốc Bến Nghé CFR

Thép hợp kim Bo cán phẳng, cán nóng dạng tấm EN10 204-3.1, HARDOX 500 : 10 x 2000 x 5800 mm ( hàng mới 100% )

57,39 1.710,00 UAE Nam Hải C&I

Thép cán nóng không hợp kim

Thép cán nóng cán phẳng chưa tráng phủ mạ sơn dạng cuộn không hợp kim QC:;( 1.95 - 2.80 x 900 - 1393 )mm Hàng qui cách không đồng nhất TC: SAE J403-SAE1016

494,90 520,00 Ôxtrâylia Tân Thuận 2 CIF

Thép cán nóng chưa tráng phủ mạ không hợp kim dạng Tấm. Quy cách (3.00 - 4.75 X 1000 - 1200 X 2000 - 3000UP)mm. Hàng loại 2

45,10 305,00 Đài Loan Cát Lái CFR

Thép tấm không hợp kim, ko gia công quá mức cán nóng , ko phủ mạ tráng. Kích thước dày 9 x rộng 2438 x dài 11950 (mm). Tiêu chuẩn A36. Mới 100%. Hàm lượng C: 0.29 %.

16,47 1.000,00 Anguilla Tân cảng - Hải Phòng

CFR

Thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ, hoặc tráng, dạng tấm, mới 100%, mác thép Alform 700M, size 10.00x1500x12000 (mm)

12,82 1.092,21 Bỉ Cát Lái CIF

Thép tấm không hợp kim được cán nóng các loại (chiều dày: 6mm~40mm)

1.053,13 544,91 Hàn Quốc Cty Hyundai Vinashin

FOB

Thép tấm cán nóng không hợp kim chưa tráng phủ mạ PL50x1524x6096 (mm). Hàng mới 100%.

43,75 755,00 Inđônêxia Cảng Xanh Vip

CFR

Thép cuộn cán nóng loại 2, không hợp kim, chưa tráng phủ mạ sơn, được cán phẳng, tiêu chuẩn JIS G3101, size: 1.2-2.9mm x 600mm AND UP x cuộn, hàng mới 100%

194,52 408,00 Nhật Bản Đình Vũ CFR

Thép không hợp kim, cán phẳng dạng cuộn, chưa phủ, mạ hoặc tráng, cán nóng, hàng loại 2. KT: dày 3.0 mm đến 4.7 mm x rộng 850mm trở lên x cuộn. Sx theo tiêu chuẩn JIS G3101 SS400

325,66 457,00 Samoa Cảng Xanh Vip

CFR

Thép tấm cán nóng chưa phủ mạ ( không hợp kim) ABS AH36, kích thước 22mm x 2000mm x 11900mm. Hàng mới 100%.

279,48 705,00 Trung Quốc Bến Nghé CFR

Thép tấm không hợp kim, cán nóng dạng không cuộn có chiều rộng từ 600mm trở lên- PL 5 X 2000 X 6000MM - Standard EN10025 S355JR.

50,40 718,00 UAE Cát Lái CFR

Thép tấm cán nóng chưa phủ mạ (2.30-UPX 900-1250mm x 1800-2550mm) Dùng sx vòng đệm). Mới 100%.

98,93 550,00 Xâysen Cát Lái CIF

Thép cơ khí chế tạo

Thép hợp kim, thành phần hợp kim chính Cr>0.6%, Mo>0.03% tính theo trọng lượng, dạng thanh tròn trơn, chưa được gia công quá mức cán nóng, mặt cắt ngang hình tròn, SCM415, đường kính:(36-38 X 6000)MM

78,52 878,00 Đài Loan Lotus CIF

Thép hợp kim có mặt cắt ngang hình tròn không chứa Bo được cán nóng Cr (1.00%-1.20%), phi 110mm, CD:5750mm, hàng hóa không sử dụng làm cốt thép bê tông (hàng mới 100%)

225,56 1.280,00 Hoa Kỳ Cát Lái CIF

Thép hợp kim dạng thanh tròn trơn S35C, cán nóng loại cơ khí chế tạo phi 36x5800mm, chưa được tráng phủ hoặc mạ. Hàm lượng BO duy nhất: 0.0008% trở lên %, TC JIS: G4051

56,80 800,00 Nhật Bản Tân Vũ - Hải Phòng

CIF

Thép cán nóng dạng thanh tròn dùng trong cơ khí chế tạo , JIS G4051 - Kích cỡ: 16-300mm x 4000-6000mm. Thép hợp kim Cr min 0,3%, không tráng phủ mạ, Hàng không quy chuẩn

370,08 583,00 Trung Quốc Lotus CFR

Thép hình

Thép chữ U không hợp kim cán nóng C380x100x13x20-12000 (mm) 42,80 850,00 Đài Loan Đình Vũ CFR

Thép hình chữ H, hợp kim (B>0.0008%), được cán nóng. chưa tráng phủ mạ. Size(mm): 488 x 300 x 11 x 18 x 12000. Hàng thuộc chương 98110010.Tiêu chuẩn : JIS G3101 SS400-B/ ASTM A36B

46,08 590,00 Hàn Quốc Lotus CFR

Thép hình chữ U cán nóng, chưa tráng phủ mạ, hợp kim chứa nguyên tố Bo ( Bo >= 0,0008% ), hàng mới 100% tiêu chuẩn JIS G3101 SS400-B, kích cỡ (250 x 90 x 9 x 13 x 12000)mm

63,08 645,00 Hàn Quốc Đoạn Xá CFR

Thanh thép hình chữ I,không hợp kim,cán nóng,cao: 270mm,rộng: 135mm chiều dày thân 6.6mm,chiều dày cánh 10.2mm

102,67 811,80 Singapo Cái Mép CFR

Thép hình H cán nóng, chưa tráng phủ mạ, hợp kim, dài 6m, có B>=0.0008%, tiêu chuẩn JIS G3101, SS400B (100x55x3.6)mm

147,83 587,00 Trung Quốc Tân Thuận (HCM)

CFR

Thép không hợp kim hình chữ H (cao 240mm, rộng 240mm, dài 11900mm)- BEAM HEB 240 (240 X 240 X 10 X 17 X 83.2KG/M)X11900MM - Standard EN10025 S355JR

21,78 718,00 UAE Cát Lái CFR

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 25

Tên hàng Lượng

(tấn) Giá

(USD/tấn) Thị trường Cảng, CK

Mã GH

Thép không gỉ

Thép không gỉ cán nóng dạng tấm 430. Size : 5.00 - 7.00MM x 1000MM UP x 1000MM UP.

88,53 755,00 Đài Loan Cát Lái FOB

Thép không gỉ cán phẳng chưa gia công quá mức cán nguội dạng cuộn SUS 430 (JIS G4305) hàng loại 3, NSX SANKEI METAL CO.,LTD. Kích thước: 1.45 x 900 (mm)/cuộn. Hàng mới 100%

24,62 665,00 Andora Tân Vũ - Hải Phòng

CIF

Thép không gỉ cán nguội dạng thanh tròn 304, kích thước (25-83)mm x 6000-6100mm, hàng mới 100%

21,81 2.200,00 Ấn Độ Cát Lái CIF

Thép không gỉ cán nguội dạng cuộn: KT: 0.3-3.0mm x 40-599mm x cuộn

59,45 900,00 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Thép không gỉ cán nóng, dạng cuộn, Tiêu chuẩn : ASTM A240 . Grade 201 HR No 1, 2.5mm x 510mm x cuộn, NSX :BEST RESOURCES ( HONGKONG) CO.,LIMITTED . Mới 100%.

47,95 1.185,00 Hồng Kông Đình Vũ CIF

Thép không gỉ cán nóng dạng cuộn 409. Size: 5.00mmx1299mmxC 18,65 800,00 Nam Phi Cát Lái CIF

Thép không gỉ cán nguội dạng cuộn, chủng loại 400, kích thước (0.2-2.5)mm x (60-385)mm, hàng mới 100%

27,77 770,00 Nhật Bản Cát Lái CFR

Thép không gỉ cán phẳng dạng cuộn( cán nguội ) kích thước : dày 0.4 x 1250 mm x C (Stainless steel flat scroll(Cold Rolled).nhà sx: Shanxi Taigang Stainless Steel Co., Ltd.Hàng mới 100%

34,25 750,00 Trung Quốc Cát Lái CFR

Thép không gỉ cán nóng dạng cuộn 430. Size: 3.6 - 5.8MM x 1000MM UP x C. Hàng mới 100%.

46,09 1.000,00 UAE Cát Lái CIF

Thép không hợp kim dạng thanh, que, hình

Thép cây 70 79,45 801,00 Đài Loan Lotus CIF

Thép dạng thanh không hợp kim cán nguội (10.1 x 4190mm).NL dùng để sx cốt quạt gia dụng.

14,38 862,00 Đài Loan Cát Lái CIF

Thép không hợp kim được cán nóng, chưa được phủ,mạ hoặc tráng,dạng que tròn,cuộn cuốn không đều,đường kính 6.5MM,tiêu chuẩn GB/T701-2008,loại SAE 1008. Mới 100%

203,21 495,00 Đảo British Virgin

Tân Thuận (HCM)

DDU

Thép không hợp kim, dạng cuộn không đều (Low carbon steel wire rod), cán nóng, đường kính mặt cắt ngang hình tròn 5,5mm; Tiêu chuẩn: KS D 3554:2002 (JIS G 3505:2004/ISO 16120-1:2001)

344,04 576,00 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Thép cán nóng dạng thanh tròn trơn không hợp kim, chưa qua tráng phủ mạ, chưa qua rèn, không phải thép cốt bê tông tiêu chuẩn: JIS G4051 S10C-S55C,k/t (mm): ĐK danh định( 20-300) x(1000-8000)

589,96 416,53 Nhật Bản Cá Hạ Long CFR

Thép thanh tròn trơn cán nóng dạng cuộncuốn không đều,khônghợpkim.Size10.0mmxcuộn,SAE1008.Mới100%TC:ASTM A510. TCVN -1766:1975.

450,56 553,00 Trung Quốc Lotus CFR

Giấy và bột giấy:

Tình hình xuất, nhập khẩu giấy và sản phẩm giấy 4 tháng năm 2018 - Dự báo giá giấy thế giới sẽ tăng mạnh trong những tháng tới.

- Trung Quốc – thị trường chiếm tới gần 30% thị phần xuất khẩu giấy và các sản phẩm của Việt Nam.

- Giá nhập khẩu giấy bình quân về Việt Nam tăng mạnh trong tháng 4/2018.

I. Tin quốc tế

Nguồn cung

- Tại Trung Quốc: Dưới sức ép của chính phủ Trung Quốc nhằm giảm thiều ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất tái chế và sản xuất giấy ra môi trường, giá giấy thu mua bột giấy và giấy tái chế trong nước tăng mạnh, điều này nhập khẩu của nước này tăng mạnh từ thị trường bên ngoài. Hậu quả là giá giấy và bột giấy nguyên liệu liên tục tăng, cho đến hết quý tháng 4/2018, giá đã tăng khoảng 15% so với hồi đầu năm.

Theo Hiệp Hội giấy Trung Quốc, trong tháng tới một số nhà máy giấy tại Trung Quốc cho biết sẽ tăng giá các sản phẩm giấy do thiếu nguyên liệu thô và giấy phế thải nhập khẩu. Trong khi diễn biến giá giấy trên thế giới đang có xu hướng tăng.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 26

- Tại Mỹ: Theo Reuters, giá bột giấy và giấy cuộn của Mỹ tăng gần 10% so với hồi đầu năm, trong khi giấy đóng gói, giấy báo, giấy viết cũng tăng từ 5 – 8%. Hiện Canada – thị trường cung cấp giấy nguyên liệu cho Mỹ lớn thứ hai ngừng xuất khẩu một số chủng loại vào thị trường Mỹ sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra chống bán phá giá gỗ xẻ không tráng và giấy in báo từ Canada.

Về giá

Giá bột giấy nhập khẩu tại Trung Quốc:

Giá niêm yết ngày 9/5/2018 trên sàn giao dịch Thượng Hải, các chủng loại bột Kraft gỗ mềm tẩy trắng, bột Kraft gỗ cứng tẩy trắng, bột Kraft gỗ mềm không tẩy… ổn định so với thời điểm cuối tháng 4/2018, đạt từ 810 – 960 USD/tấn.

Giá thu mua nội địa tại Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh sau khi chính phủ Trung Quốc vẫn áp dụng biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ các nhà máy tái chế giấy. Các thương nhân Trung Quốc đang tích cực thu gom hàng từ thị trường bên ngoài, cụ thể:

Bột Kraft gỗ mềm không tẩy, tuần đầu tháng 5/2018đạt 7.680 – 7.850 RMB/tấn, tăng 90 - 100 RMB/tấn so với hồi đầu tháng 4/2018. Các chủng loại bột Kraft gỗ mềm tẩy trắng, bột Kraft gỗ cứng tẩy trắng tăng 30 - 70 RMB/tấn đạt 5.870 – 7.620 RMB/tấn.

Việc nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian này là bởi tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm tháng 5 đến tháng 8 hàng năm tại Trung Quốc, trong khi lệnh hạn chế sản xuất trong nước đã đẩy giá thu giấy và bột giấy tăng mạnh. Là thị trường chiếm tới 40% sản lượng của thế giới, dự báo giá giấy sẽ còn tăng trong thời gian tới.

II. Cập nhật tình hình xuất, nhập khẩu giấy các loại

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy trong 4 tháng năm 2018 giảm mạnh tới 33% so với cùng kỳ năm 2017 đạt 198 triệu USD. Riêng tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu đã giảm tới 38% so với tháng 3/2018 và giảm 34% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy qua các tháng từ năm 2015 – 2018

(Đvt: triệu USD)

020406080

100

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

N¨m 2016 N¨m 2017 N¨m 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường xuất khẩu:

Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc đạt 56 triệu USD, tăng 9 lần (797,7%) so với cùng kỳ năm 2017. Hiện Trung Quốc chiếm 28,3% kim ngạch xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam.

Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong 4 tháng năm 2018, đạt 36,22 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017. Đài Loan, Nhật Bản, Campuchia lần lượt là các thị trường xuất khẩu lớn sau hai thị trường Trung Quốc và Đài Loan.

Giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam xuất khẩu phần lớn sang các nước Đông Nam Á, chiếm tới 41% tổng kim ngạch cả nước. Trong đó, xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, tiếp đến là Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Philippin…

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 27

Thị trường suy giảm về kim ngạch nhập khẩu giấy của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay là Đức, Australia, Anh…Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu tới các thị trường này chiếm khá thấp.

Một số thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy tháng 4 và 4 tháng năm 2018

Thị trường T4/2018

(nghìn USD) So với T3/2018

(%) So với T4/2017

(%) 4T/2018

(nghìn USD) 4T/2018 so với

4T/2017 (%)

Tổng 57.061 -38,3% -33,8% 197.709 -32,9%

Trung Quốc 18.520 -26,4% 1633,0% 55.969 797,7%

Mỹ 16.153 73,8% 8,0% 36.218 13,1%

Đài Loan 7.450 -9,6% -1,6% 29.383 5,4%

Nhật Bản 6.036 -16,0% -3,2% 27.279 2,0%

Campuchia 4.412 -26,0% 17,9% 18.996 16,0%

Malaysia 4.822 11,4% 95,6% 14.835 70,7%

Indonesia 3.235 -43,8% 34,0% 14.557 66,4%

Singapore 2.966 -9,8% -7,3% 12.087 -5,8%

Thái Lan 2.539 -11,2% 74,3% 10.683 53,7%

Philippin 2.044 -16,4% 195,8% 9.913 128,4%

Australia 2.399 -8,7% -6,2% 9.118 -11,8%

Hàn Quốc 1.851 4,5% 162,3% 6.321 191,1%

Hồng Kông 622 -7,4% 28,4% 2.435 18,2%

Lào 247 -51,8% -9,8% 1.390 4,3%

UAE 290 -47,1% 34,0% 1.196 26,6%

Đức 45 -86,9% -86,5% 575 -45,9%

Anh 124 -21,8% 12,9% 498 -4,7%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhập khẩu giấy các loại:

Nhập khẩu giấy các loại tháng 4/2018 đạt 158,02 nghìn tấn, kim ngạch đạt 148,46 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 11,8% về kim ngạch so với tháng 3/2018; tăng 1,4% về lượng và tăng 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 4/2018, lượng nhập khẩu giấy các loại về Việt Nam đạt 638 nghìn tấn, kim ngạch đạt 586,4 triệu USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 11,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.

Về giá: Sau khi giảm nhẹ trong tháng 3/2018, giá nhập khẩu bình quân giấy các loại về Việt Nam lại tăng trong tháng 4/2018, đạt 939,4 USD/tấn (mức tăng khoảng 23 USD/tấn so với tháng 3/2018). Đáng chú ý so với mức giá bình quân 843 USD/tấn đạt được trong tháng 4/2017, mức giá này tăng tới 11,5% (khoảng 97 USD/tấn).

Tính chung 4 tháng cộng lại, giá nhập khẩu bình quân giấy các loại đạt 922 USD/tấn, tăng 10,9% so với mức bình quân 831,3 USD/tấn đạt được cùng kỳ năm 2017.

Giá và lượng giấy các loại nhập khẩu qua các tháng từ năm 2016 – 2018

(ĐVT: USD/tấn)

0

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

T01-16 T04-16 T07-16 T10-16 T01-17 T04-17 T07-17 T10-17 T01-18 T04-18

0

200

400

600

800

1.000L­îng (tấn) Gi¸ NKTB

Nguồn: Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI chuyên ngành CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNG TIÊU DÙNG

Số 20 ra ngày 14/05/2018 28

Về thị trường cung cấp: Cho đến hết tháng 4/2018, Trung Quốc là thị trường cung cấp giấy và các sản phẩm từ giấy lớn nhất cho Việt Nam, sản lượng nước này xuất khẩu sang Việt Nam khá cao chiếm 18,9% lượng giấy và các sản phẩm từ giấy cả nước dù sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam đã giảm 8% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai cung cấp giấy cho Việt Nam với 103,36 nghìn tấn, tăng 41% so với mức 73,5 nghìn tấn cùng kỳ năm 2017. Tiếp đến là Hàn Quốc đạt 101,36 nghìn tấn, tăng 29,4%;…

Đáng chú ý, tuy không là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhưng Ấn Độ là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong 4 tháng đầu năm 2018 với mức tăng 310,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương ứng số lượng đạt 10,4 nghìn tấn.

Tham khảo một số nguồn cung giấy các loại tháng 4 và 4 tháng năm 2018

(ĐVT: Lượng – tấn; Kim ngạch – nghìn USD)

Thị trường T4/2018 So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4T/2018 So với 4T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 158.022 148.464 -14,0 -11,8 1,4 13,0 637.936 586.423 0,4 11,4

Trung Quốc 31.830 28.842 -6,0 -2,0 10,5 31,4 120.737 105.218 -8,0 7,4

Nhật Bản 26.087 20.083 -18,0 -13,4 44,0 50,1 103.357 76.177 40,6 37,8

Hàn Quốc 22.306 20.126 -26,4 -30,3 0,1 0,0 101.210 92.262 29,4 28,1

Indonesia 25.395 22.806 -13,6 -7,2 17,4 45,6 93.434 77.968 -2,0 17,7

Thái Lan 16.821 14.649 -12,6 -14,0 4,9 14,2 69.733 61.078 -0,5 16,1

Đài Loan 15.405 9.789 -13,0 -16,1 -37,5 -29,3 66.473 42.883 -29,8 -18,5

Malaysia 4.406 4.415 -17,4 -11,5 -36,7 -7,0 19.992 18.300 -21,8 -3,1

Singapore 3.135 12.316 16,7 -0,1 -8,2 -7,8 12.707 52.412 -8,3 -5,2

Ấn Độ 1.934 2.414 -41,6 -48,3 92,4 -29,7 10.401 14.371 310,6 55,5

Phần Lan 2.459 2.661 3,3 2,3 40,6 44,8 7.394 7.972 12,0 15,6

Nga 1.631 1.779 -12,6 6,7 -13,0 -0,7 6.224 6.313 -16,9 -2,7

Mỹ 1.237 1.313 30,3 9,4 -61,7 -47,2 4.900 5.315 -51,4 -34,3

Philippin 426 258 9,8 6,7 107,8 140,5 2.842 1.684 9,5 25,1

Italia 301 584 -23,8 -25,0 -72,3 -38,4 1.864 3.148 -61,4 -14,9

Đức 473 1.013 66,0 67,7 37,1 90,8 1.234 2.616 0,6 9,3

Thụy Điển 202 310 -62,5 -42,5 -45,1 -26,8 1.075 1.258 -8,7 -2,9

Áo 120 165 -78,1 -66,0

Pháp 49 77 -84,1 -93,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bản tin Thông tin Thương mại chuyên ngành Công nghiệp và Hàng tiêu dùng

Giấy phép xuất bản: 59/GP - XBBT ngày 21 tháng 09 năm 2017

Kỳ hạn xuất bản: Hàng tuần

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh