27
I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. CÔNG TY TRONG NGÀNH V. KTHUT CÔNG NGHVI. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S11 THÁNG 11/2016

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

[Year]

I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. CÔNG TY TRONG NGÀNH

V. KỸ THUẬT –CÔNG NGHỆ

VI. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 11 –THÁNG 11/2016

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

VRA ban hành Quy chế và Quy trình thẩm định việc sử dụng Nhãn

hiệu chứng nhận “CAO SU VIỆT NAM / VIET NAM RUBBER”

Theo ý kiến thống nhất của Ban Chấp hành và Hội đồng Thẩm định Nhãn hiệu chứng nhận Cao su

Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã ban hành Quy chế (sửa đổi) quản lý và sử dụng Nhãn hiệu

chứng nhận “CAO SU VIỆT NAM / VIET NAM RUBBER” tại Quyết định số 325/QĐ-HHCS

ngày 18/11/2016 và Quy trình thẩm định quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “CAO SU VIỆT

NAM / VIET NAM RUBBER” tại Quyết định số 326/QĐ-HHCS ngày 18/11/2016.

Đây là những cơ sở để Hiệp hội tiến hành việc thẩm định chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh

nghiệp để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “CAO SU VIỆT NAM /

VIET NAM RUBBER” cho những sản phẩm đạt tiêu chí của Hiệp hội và tiến đến xây dựng

Thương hiệu ngành cao su Việt Nam.

Trong đợt 1 năm 2016, việc thẩm định được thực hiện chủ yếu đối với sản phẩm cao su thiên nhiên

của 6 Hội viên tiên phong, gồm:

(1) Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

(2) Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk

(3) Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

(4) Công ty Cổ phần Cao su Hàng Gòn

(5) Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng

(6) Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

Các sản phẩm của những Hội viên được Hội đồng Thẩm định xét chọn sẽ được Hiệp hội ra Quyết

định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “CAO SU VIỆT NAM / VIET

NAM RUBBER” và sẽ được công bố Đợt 1 tại Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam ngày

09/12/2016 (Trung tâm Hội nghị White Palace TP.HCM).

Từ tháng 11/2016, Hiệp hội tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký của những Hội viên khác. Kế hoạch thẩm

định Đợt 2 được dự kiến trong năm 2017, vào thời điểm có sản xuất những sản phẩm cao su thiên

nhiên.

Hiệp hội đang nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định những sản phẩm gỗ cao su và sản phẩm

công nghiệp cao su được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “CAO SU VIỆT NAM / VIET NAM

RUBBER”. Hội viên có thể liên hệ với Ban Tư vấn (0903 383 564) hoặc Văn phòng Hiệp hội (08

3932 2605) để biết thêm thông tin chi tiết về việc đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “CAO

SU VIỆT NAM / VIET NAM RUBBER”.

Hiệp hội Cao su Việt Nam

QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH I

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

ừng.

Báo cáo ngành hàng cao su tháng 11/2016 I. Thị trường thế giới:

1. Tiêu thụ cao su thế giới:

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới (ANRPC) ra lời kêu gọi các nước tăng

nguồn cung cho thị trường nội địa, trong thời điểm các nước xuất khẩu cao su tự nhiên đang dần

chuyển thành các nước tiêu dùng cao su lớn. Nếu khuynh hướng này tiếp diễn, dư cung cao su cho

xuất khẩu từ các nước này có thể giảm trong dài hạn.

Các doanh nghiệp sản xuất cao su và lốp xe đang được thúc đẩy phát triển tại Thái Lan, Indonesia,

Việt Nam và Ma-lai-xia. Với tiêu dùng cao su toàn cầu dự đoán tăng ít hơn 4% trong năm 2016,

tiêu dùng được dự đoán tăng 8,3% tại Thái Lan, 12,4% tại Indonesia và 17,6% tại Việt Nam. Các

chính sách công nghiệp tại Thái Lan, Indonesia, Ma-lai-xia và Việt Nam đang tập trung vào thu hút

đầu tư phát triển chế biến cao su ở hạ nguồn chuỗi giá trị.

ANRPC nhận định kinh tế tiếp tục chậm lại tại nhiều nước và giảm giá hàng hóa có thể khiến nhiều

người tin rằng nguồn cung nguyên liệu thô đang dư thừa. Tuy nhiên, đây có thể là một giả định sai.

Theo Thời báo Khơ me, giá cao su thế giới có thể tăng lên mức 2.000 – 2.500 USD/tấn nhờ tiến

triển lạc quan của kinh tế toàn cầu cũng như việc cắt giảm sản lượng của 4 nước sản xuất cao su

hàng đầu là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Hiện nay, Hiệp hội Các nước sản xuất cao

su thiên nhiên (ANRPC) đang cắt giảm khoảng 300.000 tấn nhằm ổn định giá. Tổng thư ký Hiệp

hội Phát triển cao su Campuchia Men Sopheak cho biết, sản lượng cao su giảm còn do nguyên nhân

mưa nhiều ảnh hưởng đến việc khai thác mủ cao su. Giá cao su thế giới hiện nay khoảng 1.860

USD/tấn và nếu 4 quốc gia trên cùng bắt tay cắt giảm ít nhất 15% sản lượng cao su xuất khẩu thì

giá sẽ ổn định hoặc tăng dần. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhận định còn quá sớm để các nhà

sản xuất cao su thuộc nhóm nằm ngoài 4 “đại gia” nói trên lạc quan.

Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết nước này xuất khẩu gần 83.000 tấn cao su từ tháng 1 –

9/2016, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cho thấy diện tích cao su ở Campuchia tiếp tục

tăng lên, đa số tập trung ở các tỉnh đông bắc như Mondulkiri và Rattanakiri. Tổng diện tích cao su

TIÊU ĐIỂM THÁNG 11 II

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Campuchia đạt khoảng 402.000 ha vào tháng 9, vượt xa mục tiêu 400.000 ha chính phủ đặt ra đến

năm 2020.

2. Thị trường cao su Malaysia:

Chính phủ Malaysia sẽ không hỗ trợ đẩy giá cao su nhưng sẽ tập trung tới ảnh hưởng của việc giảm

giá đến thu nhập của các hộ dân trồng cao su. Chính phủ đã thực hiện chương trình Khuyến khích

sản xuất cao su (IPG) từ năm 2015 nhằm giảm gánh nặng cho các hộ tiểu điền bị ảnh hưởng từ việc

suy giảm giá cao su và đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầy đủ cho lĩnh vực chế biến.

Đầu năm 2016, IPG được khởi động khi giá cao su SMR 20 (FOB) ở mức 5,50 RM (1,3 USD)/kg

hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường và mức

giá khởi động. Với cách tính toán như vậy, các hộ tiểu điền có năng suất 3.000 kg/ha/năm và có 2

ha diện tích cao su có thể đạt thu nhập hàng tháng khoảng 1.100 RM (262 USD). Tháng 9/2016,

349.248 hộ tiểu điền đã được hỗ trợ trên phạm vi quốc gia theo ưu đãi này với số tiền 50,98 triệu

RM (12 triệu USD). Chính phủ Malaysia đã phân bổ nguồn ngân sách khoảng 200 triệu RM (47,6

triệu USD) để thực hiện hỗ trợ này.

Đại diện các công ty chế biến cao su từ các quốc gia Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ đã liên hệ

trực tiếp với Hội đồng mạng lưới cao su (Rubber Network Council) và Tổ chức Cao su Tiểu điền

Thái Lan (RNRF) kể từ khi giá cao su bắt đầu hạ xuống hơn 1 năm qua. Như vậy, thương lái cao su

quốc tế bỏ qua thị trường cao su kỳ hạn và mua cao su trực tiếp từ các hộ dân trồng cao su Thái Lan

với lý do là có sự chênh lệch lớn so với cao su được định giá tại thị trường cao su kỳ hạn.

Hiện là một trong những nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, Malaysia đã tiến lên vị trí

nằm trong top 3 thế giới về nguồn cung cao su tin cậy và nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới với

doanh thu xuất khẩu 1 tỷ USD (4,38 tỷ RM). Theo thống kê của Hội đồng Cao su Malaysia

(MRB), tính đến hết quý 3/2016, ngành cao su đã đóng góp 7,97 tỷ RM trong doanh thu xuất khẩu

quốc gia, tăng 56% so với năm ngoái. Năm ngoái, tăng trưởng xuất khẩu cao su của Malaysia cũng

đạt tới 54%. Ngành cao su Malaysia lạc quan bất chấp triển vọng kinh tế toàn cầu, đồng Ringgit yếu

đi làm tăng chi phí nguyên liệu thô.

Ngành cao su Malaysia đã có sự tăng trưởng đột biến từ những năm 1960, cao su trở thành một

ngành quan trọng trong nền kinh tế nước này trong nhiều năm và đã tăng trưởng tốt, kéo theo nhiều

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

các nhà sản xuất, xuất khẩu cao su vào các ngành sản xuất cao su đa dạng. MRB giám sát nguồn

cung cao su trên cả thị trường nội địa và quốc tế để duy trì cạnh tranh bất chấp tình hình thị trường

quốc tế ngày một khốc liệt. MRB cũng triển khai các chiến lược duy trì tốc độ tăng trưởng của

ngành ở mức 6%/năm nhằm đạt muc tiêu của chính phủ đưa nền kinh tế Indonesia trở thành nền

kinh tế có thu nhập cao.

3. Thị trường cao su Ấn Độ:

Chính phủ Ấn Độ vừa cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm cao su từ Malaysia theo Thỏa thuận

Hợp tác kinh tế toàn diện Ấn Độ – Malaysia (IMCECA). Theo thông báo của Tổng cục Thuế và

Hải quan Ấn Độ, thuế nhập khẩu của lốp mới và lốp đắp lại cho ô tô con, xe buýt và xe tải sẽ giảm

xuống 5%, có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2016 trong khi thuế của lốp máy bay, lốp máy móc nông

nghiệp và lốp xe công trình sẽ được xóa bỏ.

Danh mục các hàng hóa khác được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong thông báo bao gồm bao cao su,

găng tay y tế, thảm lót sàn, gôm tẩy, sản phẩm cao su cứng, một số loại cao su tổng hợp, cao su phế

liệu và vụn cao su, đai cao su đắp lại, săm xe, ống cao su và băng tải.

Ngành cao su Ấn Độ nhận định, khi thuế nhập khẩu giảm xuống, nhiều sản phẩm cao su giá rẻ từ

Malaysia tràn vào thị trường nội địa Ấn Độ và đẩy nông dân cao su vào tình thế khó khăn hơn.

4. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản:

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thị trường cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) biến động tăng

tích cực trong tháng 11/2016 do đồng đô la Mỹ tăng mạnh so với đồng yên Nhật. Đồng yên suy yếu

khiến giá cao su giao dịch bằng tiền yên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ tiền tệ khác.

Hợp đồng benchmark giao tháng 4/2017 đạt mức cao nhất trong 17 tháng vào cuối phiên giao dịch

22/11, tăng phiên thứ 3 liên tiếp sau khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất

trong hơn 2 năm. Với mức giá đóng cửa 229,5 Yên/kg, hợp đồng benchmark tháng 4/2017 thiết lập

mức cao nhất kể từ tháng 6/2015, và tăng 5,4 yên so với phiên trước (21/11). So với ngày giao dịch

đầu tháng, hợp đồng benchmark tháng 4/2017 đã tăng tổng cộng 46,4 yên/kg (tương đương 25%) so

với giá đóng cửa phiên giao dịch 1/11 ở mức 183,1 yên/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2017 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng lên mức cao 17.680

NDT/tấn, mức cao nhất kể từ 30/7/2014.

Đồng đô la Mỹ tăng 0,1% lên mức 112,56 yên vào đầu phiên 24/11, sau khi chạm mức cao 112,98

yên phiên trước đó, trước ngày nghỉ Lễ Tạ ơn tại Mỹ. Trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản tăng lên

mức cao nhất gần 11 tháng do đồng yên suy yếu và sau khi chứng khoán phố Wall đóng cửa đạt

mức cao kỷ lục, trong khi đồng đô la Mỹ tăng, số liệu nền kinh tế Mỹ đẩy lợi tức trái phiếu Mỹ lên

mức cao nhiều năm.

Trên thị trường cao su giao ngay tại châu Á, thương lái nước ngoài bắt đầu mua tại khu vực phía

Nam Thái Lan, với hy vọng mua cao su từ các công ty và các nhóm nông dân lớn tại đây, tuy nhiên

nguồn cung không đủ để đáp ứng. Sau đó, họ đã chuyển hướng tới Indonesia nhưng chất lượng cao

su ở đây chưa phù hợp với yêu cầu. Cuối cùng, họ chuyển sang những người trồng cao su tại khu

vực Đông Bắc Thái Lan thông qua mạng lưới của họ. Cao su được định giá dựa vào giá mặt bằng

chung của thị trường, cộng thêm chi phí quản lý và một khoản lợi nhuận.

Các công ty cao su tại Thái Lan chào giá mủ chén (100%) vào khoảng 51 – 52 Baht (1,46 – 1,49

USD)/kg, mủ chén thô được bán khoảng 21 – 32 Baht (0,6 – 0,91 USD)/kg và giá mủ latex tại phía

Nam Thái Lan khoảng 56 Baht (1,6 USD)/kg.

II. Việt Nam:

1. Tình hình trong nước:

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong tháng 11/2016, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng

tích cực, cùng với xu hướng tăng giá trên thị trường cao su thế giới. Cụ thể: cao su SVR3L tăng gần

8.000 đ/kg, từ 33.800 đ/kg (1/11) lên 41.700 đ/kg (22/11); cao su SVR10 tăng 5.600 đ/kg, từ 34.100

đ/kg lên 39.700 đ/kg.

Tuy nhiên, hệ thống cung cấp giá tại địa phương ghi nhận giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước

lại quay đầu giảm sau hai tuần đầu tháng tăng giá, từ 9.280 đ/kg xuống còn 8.960 đ/kg đối với mủ

tạp 32 độ.

Nếu kể từ đầu vụ thu hoạch năm nay, giá mủ cao su đang dần nhích tăng. Suốt mấy tháng qua, khi

những cơn mưa xuất hiện ngày càng nhiều cũng là thời điểm bước vào vụ thu hoạch mủ cao su năm

2016. Giá mủ nước nhiều nơi tương đối ổn định với mức cao hơn so với cuối năm 2015. Các đại lý

thu mua mủ cao su tại khu vực Đông Nam bộ cho biết, giá mủ cao su tươi mua vào từ 6.500 –

12.000 đ/kg (tăng 1.000 – 2.500 đ/kg so với hồi đầu tháng 9/2016). Giá mủ cao su dạng nước tại

Bình Phước tăng từ 6.720 đ/kg lên 7.040 đ/kg, 7.400 đ/kg và hiện tại là 8.960 đ/kg đối với mủ tạp

32 độ. Nguyên nhân giá mủ cao su tươi tăng là do một số nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn đã

giảm sản lượng khai thác vì giá mủ thời gian qua quá rẻ, có lúc chỉ bằng 2/3 giá hiện tại.

Cùng với đó, mặt hàng cao su thiên nhiên đã ổn định được thị trường xuất khẩu, nhất là Trung Quốc

vì nhu cầu sản xuất săm lốp ô tô của thị trường này đang đà tăng nhẹ. Còn tính từ mức đáy gần nhất

vào giữa tháng 6/2016, đến nay giá mủ cao su thế giới đã tăng xấp xỉ 20%.

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Riêng về cao su sơ chế SVR3L, hồi quý 1/2016, giá dao động ở mức 26 – 28 triệu đồng/tấn, vào

cuối tháng 4/2016 bỗng tăng lên 37 triệu đồng/tấn nhưng kéo dài không bao lâu. So với mức giá

chạm đáy hồi đầu năm 2016 là 26 triệu đồng/tấn thì với mức giá 33-34 triệu đồng/tấn đã và đang

mang lại chút ít hy vọng.

Trong nhiều tuần qua, sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung

Quốc tăng trưởng từ 10 – 12%/tuần. Tuần qua, lượng cao su xuất khẩu đạt 15.200 tấn, với chủng

loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn đưa vào xuất khẩu đa dạng hơn. Giá cao su xuất khẩu chủng loại SVR

3L tuần qua đạt xấp xỉ 16.000 NDT/tấn. Các loại thuộc chất lượng 1 giá thấp hơn từ 200 – 300

NDT/tấn. Loại cao su xám SVR10, SVR20 thấp hơn tới 2.000 NDT/tấn. Dự báo xuất khẩu cao su

của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng 8% về sản lượng và 2 – 3% về giá.

Không chỉ thuận lợi về nhu cầu, giá cao su cũng đang có xu hướng tăng. Giá sản phẩm cao su sơ

chế đóng bánh 33,3 kg thương hiệu SVR 3L đạt bình quân là 12.500 – 13.000 NDT/tấn. Sự chênh

lệch giá của sản phẩm này đối với các sản phẩm khác như SRV 5, SRV-L, SRV-CV50. SRV-CV60

dao động từ 300 – 400 NDT/tấn. Riêng đối với hai sản phẩm cao su đóng bánh màu xám là SRV

10, SRV 20 thấp hơn 100 NDT/tấn.

2. Dự báo xuất nhập khẩu cao su tháng 11/2016:

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính khối lượng xuất

khẩu cao su tháng 11 năm 2016 đạt 117 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng

xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1,1 triệu tấn và 1,43 tỷ USD, tăng 12,3% về khối

lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng

đầu năm 2016 đạt 1.267 USD/tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là 2

thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2016, chiếm 66,1% thị

phần. Mười tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường này tăng lần lượt là

21,6% và 10,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 11/2016 đạt 44 nghìn tấn với giá trị đạt 74 triệu USD,

đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2016 đạt 387 nghìn tấn với giá trị đạt

604 triệu USD, tăng 10,9% về khối lượng và tăng 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Bốn thị

trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 10 tháng đầu năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia

và Đài Loan, chiếm 55,7% thị phần. Trong 10 tháng đầu năm 2016, khối lượng cao su ở hầu hết các

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

thị trường nhập khẩu đều tăng trừ thị trường Nga. Về giá trị, các thị trường hầu hết có giá trị nhập

khẩu cao su tăng trong 10 tháng đầu năm 2016 ngoại trừ thị trường Nga, Nhật Bản và Campuchia

với mức giảm lần lượt là 22,5%, 2,4% và 9,8%.

Nguyễn Lan Anh

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp & PTNT

2. CSDL giá nông sản PMARD của CIS

3. Tin Reuters

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo ngày 5/12 tăng sau khi giá dầu tăng

Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark tăng phiên hôm thứ hai (5/12), do giá dầu

tăng cao và giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải qua đêm gia tăng, khiến các nhà đầu tư đẩy

mạnh mua vào.

Yếu tố cơ bản

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn tháng 5 tăng 3,1 yên, hoặc 1,4%, lên 232,8

yên (tương đương 2,05 USD)/kg, sau khi giảm 3% tuần trước đó.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 140 NDT, lên 17.990 NDT

(tương đương 2.613,7 USD)/tấn phiên giao dịch hôm thứ sáu (2/12).

Dự trữ cao su tại kho ngoại quan được giám sát bởi Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 7,5% so

với tuần trước đó.

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tin tức thị trường

Giá dầu có tuần tăng mạnh nhất trong ít nhất 5 năm hôm thứ sáu (2/12), giữ ở mức trên 51

USD/thùng, sau quyết định của OPEC sẽ cắt giảm sản lượng, nhằm hạn chế dư cung toàn cầu, gây

áp lực giá trong hơn 2 năm qua.

Nguồn: VITIC/Reuters

Cao su tự nhiên đã qua thời gian khó

Giá bán mủ cao su tự nhiên đang có dấu hiệu hồi phục sau một thời gian dài nằm trong xu

hướng giảm.

Giá bán cao su bình quân tháng 10/2016 của các doanh nghiệp trong nước đạt 31 – 32 triệu

đồng/tấn, tăng khoảng 18% so với mức đáy đầu năm. Trên thị trường quốc tế, giá cao su STR20 và

RSS3 tăng xấp xỉ 33% và 35% so với đầu năm.

Một số nguyên nhân chính giúp giá cao su hồi phục là do hiện tượng La Nina khiến lượng mưa tăng

đột biến, ảnh hưởng đến việc khai thác cao su, làm giảm nguồn cung. Hơn nữa, các nền kinh tế lớn

như Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, tiếp tục tăng trưởng ổn định nên nhu cầu

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

cao su ở mức cao. Ngoài ra, chênh lệch cung cầu cao su quốc tế đã trở về mức cân bằng hơn trong

hai năm trở lại đây.

Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về các thị trường hàng hóa, giá cao

su tự nhiên được dự báo có xu hướng hồi phục từ nay đến năm 2025. Trong ngắn hạn, năm 2017,

chúng tôi cho rằng, khí hậu thất thường sẽ gây áp lực lên nguồn cung cao su thiên nhiên các nước,

nhưng giá dầu ở mức thấp khiến cho giá cao su nhân tạo duy trì ở mức thấp nên giá cao su tự nhiên

có thể chỉ tăng nhẹ.

Giá bán bình quân đang tăng, nhưng lợi nhuận từ sản xuất kinh – doanh doanh cao su chiếm tỷ

trọng chưa cao trong tổng lợi nhuận của các công ty trong ngành 9 tháng đầu năm. Cụ thể, lợi

nhuận này của DPR chiếm khoảng 10% lợi nhuận gộp. Tương tự, tại PHR là gần 1/3 lợi nhuận

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

trước thuế (160 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ); tại TRC là 53% lợi nhuận trước thuế (43 tỷ

đồng, tăng 25,6%). Nguyên nhân là do chênh lệch giá vốn và giá bán bình quân trong kỳ chỉ khoảng

2 – 3 triệu đồng/tấn. Chúng tôi cho rằng, lợi nhuận từ kinh doanh cao su của các công ty sẽ có sự

cải thiện trong năm 2017.

Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác, chủ yếu đến từ thanh lý vườn cây

cao su, đóng góp lớn vào lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Lợi nhuận từ các hoạt động

kinh doanh khác của DPR chiếm xấp xỉ 80% lợi nhuận trước thuế; của PHR chiếm khoảng 70%, đạt

111 tỷ đồng. Với TRC, hoạt động thanh lý vườn cây mang lại hơn 20 tỷ đồng, chiếm 47% lợi nhuận

trước thuế.

Giá cao su vẫn còn thấp nhưng các công ty cao su thiên nhiên duy trì chính sách cổ tức tương đối

hấp dẫn. DPR dự kiến trả cổ tức năm 2016 ở mức 30% (3.000 đồng/CP), ước tính chi 135 tỷ đồng,

lợi suất cổ tức hiện là 8,3%. Chúng tôi cho rằng, mức cổ tức này là khả thi do tính đến thời điểm

cuối quý III/2016, DPR có lượng tiền và tương đương tiền 645 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 548 tỷ đồng. Hay PHR, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua mức cổ tức năm 2016 không

thấp hơn 10%, tương ứng lợi suất cổ tức xấp xỉ 4%. Với kết quả kinh doanh 9 tháng 2016 khả quan

và tình hình tài chính lạnh mạnh, PHR có đủ năng lực trả cổ tức cao hơn.

CTCK Maybank Kim Eng

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá cao su toàn cầu có thể chạm mốc 2.500 USD/tấn trong năm 2017

Giá cao su toàn cầu được cho là sẽ tăng lên khoảng 2.000 – 2.500 USD/tấn trong năm tới nhờ nỗ

lực cắt giảm nguồn cung của các nước sản xuất lớn, theo dự đoán của quan chức cấp cao Bộ Nông

nghiệp Campuchia.

Giá cao su dự báo tăng mạnh chủ yếu nhờ các nước sản xuất thắt chặt nguồn cung trên toàn cầu.

Trang Khmer Times trích lời của ông Pol Sopha – tổng giám đốc sở cao su trực thuộc Bộ Nông

nghiệp Campuchia cho biết, bốn nước trụ cột trong Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên,

gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, đã thống nhất tạm ngừng xuất khẩu cao su ra thị

trường để ổn định giá.

“Nhờ đó, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu đã giảm khoảng 300.000 tấn và giá đồng thời bị

đẩy lên cao. Chúng tôi dự đoán, giá cao su sẽ tăng lên khoảng 2.000 – 2.500 USD/tấn vào năm

2017,” ông Sopha nói.

Cũng theo ông, giá cao su tăng mạnh trong thời gian qua một phần khác nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su

thiên nhiên tăng mạnh khi Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đang dần phục hồi.

Bổ sung ý kiến của ông Sopha, ông Men Sopheak – Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Cao su

Campuchia cho rằng, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung cao su trên toàn cầu bị

thiếu hụt.

“Tình hình thời tiết tại các nước sản xuất cao su gần đây không mấy thuận lợi. Mưa nhiều gây trở

ngại cho công tác lấy mủ và đóng gói xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất.

Kết quả là, giá cao su càng được đà tăng mạnh. Giá cao su hiện nay vào khoảng 1.860 USD/tấn.

Tuy nhiên, nếu 4 nước, gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan, đồng thuận tiếp tục giảm

15% xuất khẩu cao su, giá mặt hàng này sẽ ổn định trở lại, thậm chí tăng lên,” ông nói.

Tuy nhiên, ông Sopheak cũng cảnh báo rằng, nếu sản lượng cao su của 4 nước trên phục hồi về mức

bình thường và họ tăng xuất khẩu, giá cao su sẽ giảm trở lại.

Oanh Oanh

Theo VNB – PL.XH

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tháng 11, Việt Nam xuất khẩu 117 nghìn tấn cao su, giá trị 165 triệu USD

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng cao su xuất khẩu tháng

11/2016 của nước ta ước đạt 117 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD. Tổng hợp 11 tháng đầu

năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su với giá trị 1,43 tỷ USD, tăng 12,3% về khối

lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2016 đạt 1.267 USD/tấn, giảm 9,6% so với cùng

kỳ năm 2015.

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm

2016, chiếm 66,1% thị phần. Mười tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường

này tăng lần lượt là 21,6% và 10,6% so với cùng kỳ năm 2015.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA CAO SU VIỆT NAM 10 THÁNG NĂM 2016

Đơn vị: Lượng = tấn; Giá trị = 1.000 USD

TT

Mặt

hàng/Tên

nước

10 tháng/2015 10 tháng/2016 % 2016/2015 Thị phần (%)

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá

trị 2015 2016

Cao su 870,449 1,219,994 997,297 1,264,040 114.6 103.6 100.0 100.0

1 TRUNG

QUỐC 433,236 601,878 583,011 732,071 134.6 121.6 49.3 57.9

2 ẤN ĐỘ 63,167 94,142 78,072 104,126 123.6 110.6 7.7 8.2

CÔNG TY TRONG NGÀNH IV

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

3 MALAIXI

A 137,134 187,167 80,045 97,175 58.4 51.9 15.3 7.7

4 HÀN

QUỐC 23,396 34,498 31,629 42,729 135.2 123.9 2.8 3.4

5 ĐỨC 23,357 34,876 28,452 36,978 121.8 106.0 2.9 2.9

6 HOA KỲ 28,686 37,271 26,978 32,732 94.0 87.8 3.1 2.6

7 ĐÀI LOAN 21,107 32,174 21,511 29,516 101.9 91.7 2.6 2.3

8 THỔ NHĨ

KỲ 16,623 22,813 17,143 21,177 103.1 92.8 1.9 1.7

9 NHẬT

BẢN 8,356 14,077 9,127 13,684 109.2 97.2 1.2 1.1

10 ITALIA 10,864 14,984 10,991 13,186 101.2 88.0 1.2 1.0

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 11/2016 đạt 44 nghìn tấn với giá trị đạt

74 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2016 đạt 387 nghìn tấn

với giá trị đạt 604 triệu USD, tăng 10,9% về khối lượng và tăng 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm

2015.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 10 tháng đầu năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản,

Campuchia và Đài Loan, chiếm 55,7% thị phần. Trong 10 tháng đầu năm 2016, khối lượng cao su ở

hầu hết các thị trường nhập khẩu đều tăng trừ thị trường Nga. Về giá trị, các thị trường hầu hết có

giá trị nhập khẩu cao su tăng trong 10 tháng đầu năm 2016 ngoại trừ thị trường Nga, Nhật Bản và

Campuchia với mức giảm lần lượt là 22,5%, 2,4% và 9,8%.

Page 16: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

NGUỒN NHẬP KHẨU CAO SU CHÍNH CỦA VIỆT NAM THÁNG 10 NĂM 2016

Đơn vị: Lượng = tấn; Giá trị = 1.000 USD

Thứ

tự

Mặt hàng/Tên

nước

10 tháng/2015 10 tháng/2016 % 2016/2015 Thị phần (%)

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 2015 2016

Cao su 317,065 540,241 343,014 529,406 108.2 98.0 100.0 100.0

1 HÀN QUỐC 63,719 108,020 68,012 109,224 106.7 101.1 20.0 20.6

2 NHẬT BẢN 39,478 85,583 42,330 83,508 107.2 97.6 15.8 15.8

3 CAMPUCHIA 47,309 63,828 48,110 57,583 101.7 90.2 11.8 10.9

4 ĐÀI LOAN 28,735 49,336 32,159 49,502 111.9 100.3 9.1 9.4

5 THÁI LAN 25,566 40,177 33,002 45,320 129.1 112.8 7.4 8.6

6 TRUNG

QUỐC 16,701 33,026 19,913 40,286 119.2 122.0 6.1 7.6

7 HOA KỲ 6,622 16,443 7,580 16,510 114.5 100.4 3.0 3.1

8 MALAIXIA 11,246 14,058 14,471 15,588 128.7 110.9 2.6 2.9

9 INĐÔNÊXIA 7,229 13,375 8,221 14,514 113.7 108.5 2.5 2.7

10 NGA 9,197 16,263 8,674 12,609 94.3 77.5 3.0 2.4

Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) hợp tác với Công ty Black Donuts

Engineering Inc (Phần Lan) chuyển giao công nghệ sản xuất lốp Radial

tiên tiến của châu Âu

Ngày 16/11/2016, Công ty CP Cao su Đà Nẵng(DRC) đã ký kết hợp đồng với Công ty Black

Donuts Engineering Inc về việc chuyển giao những công nghệ mới, đột phá của thế giới trong

sản xuất lốp Radial cho DRC.

Công ty Black Donuts Engineering Inc (Phần Lan) là công ty hàng đầu thế giới chuyên về tư vấn

chuyển giao công nghệ, sản xuất lốp xe.

Việc tiếp cận những công nghệ – thiết bị tiên tiến của thế giới là nhiệm vụ quan trọng, không thể

thiếu trong công tác sản xuất – kinh doanh của DRC. Với sự hợp tác này, từ năm 2017 chất lượng

lốp xe Radial DRC chắc chắn sẽ có bước đột phá mới, tạo ra những dòng sản phẩm lốp Radial có

Page 17: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, nâng thương

hiệu DRC lên một tầm cao mới trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lốp xe trên thế giới.

Cao su Đồng Phú: 10 tháng lãi 106 tỷ đồng chỉ bằng 68% cùng kỳ

Giá cao su tháng 10 tiếp tục đạt con số trên 31 triệu đồng/tấn cao hơn rất nhiều so với con số

kế hoạch hồi đầu năm 2016.

Page 18: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

CTCP Cao su Đồng Phú (mã CK: DPR) đã công bố KQKD tháng 10/2016 với mức sụt giảm khá

mạnh.

Theo đó, riêng tháng 10/2016, DPR tiêu thụ được hơn 2.625,3 tấn mủ cao su nâng mức tiêu thụ 10

tháng đầu năm 2016 lên gần 12.064 tấn tương ứng hoàn thành 67% kế hoạch cả năm 2016.

Trong tháng 10 giá cao su tiêu thụ bình quân đạt 31,2 triệu đồng/tấn cao hơn rất nhiều so với con số

kế hoạch 26 triệu đồng/tấn. Bình quân 10 tháng giá cao su đạt hơn 30,6 triệu đồng/tấn thấp hơn con

số bình quân 10 tháng đầu năm trước đạt 33,1 triệu đồng/tấn tuy nhiên có thể thấy giá cao su đã có

những diễn biến tích cực so với hồi đầu năm.

Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, DPR đạt 494,8 tỷ đồng doanh thu và 106,5 tỷ đồng lợi nhuận tương

đương 68,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt gần 52% kế hoạch cả năm 2016.

Đóng cửa phiên giao dịch 1/12, DPR tăng 0,85% lên mức 35.500 đồng/CP với khối lượng khớp

lệnh là 20.060 đơn vị. Tính trung bình 10 phiên gần đây, khối lượng khớp lệnh của DPR đạt 36.217

đơn vị/phiên trong khi trước đó nhiều phiên giao dịch hồi tháng 9 cổ phiếu này chỉ đạt vài nghìn

đơn vị giao dịch/phiên.

Page 19: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Diễn biến giá cổ phiếu DPR trong 3 tháng qua

Tú Anh

Theo InfoNet/HSX

Cao su Kon Tum hoàn thành kế hoạch trước 41 ngày

Sáng ngày 25/11, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum long trọng tổ chức lễ mừng công

hoàn thành kế hoạch năm 2016

Lãnh đạo VRG trao thưởng 140 triệu đồng cho công ty.

Đến hết ngày 20/11, Công ty đã khai thác đạt mốc 12.806 tấn (đạt 100,04% kế hoạch), về đích

trước thời gian 41 ngày. Dự kiến, đến ngày 31/12 công ty sẽ khai thác đạt 14.436 tấn mủ, vượt

1.636 tấn, tương ứng 12,78 % kế hoạch. Đây là năm thứ 5 liên tiếp công ty khai thác về đích trước

20 ngày và là năm có thời gian về đích sớm nhất.

Theo đó, năng suất vườn cây bình quân toàn công ty đã đạt 2 tấn/ha, tiếp tục là thành viên trong

CLB 2 tấn/ha của VRG và là năm thứ 5 công ty gia nhập câu lạc bộ 2 tấn/ha của Tập đoàn.

Page 20: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thành quả trên là kết quả đóng góp công sức của toàn thể CBCNV và các đơn vị trong toàn công

ty, quyết tâm thi đua vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nổi bật trong

phong trào thi đua tăng năng suất – sản lượng là 7 nông trường vẫn duy trì năng suất trên 1,8 tấn.

Đó là NT Dục Nông đạt 2,54 tấn/ha, NT Ya Chim 2,04 tấn/ha, là đơn vị 9 năm liên tục ở trong CLB

2 tấn/ha của VRG, NT Đăk H’ring 2,01 tấn/ha, NT Ngọc Wang 1,95 tấn/ha, NT Plei Kần 1,88

tấn/ha và 2 NT Hòa Bình, Tân Hưng đều 1,80 tấn/ha. Toàn công ty có 40 tổ đạt năng suất trên 1,8

tấn/ha, trong đó có 28 tổ trên 2 tấn/ha.

Năm qua, với nhiều chính sách linh hoạt trong công tác bán hàng nên công tác tiêu thụ của công ty

cũng gặp nhiều thuận lợi. Dự kiến, đến 31/12 toàn công ty tiêu thụ được 15.288 tấn mủ cao su các

loại (tăng 2,7% so với năm 2015), doanh thu đạt 452,7 tỷ đồng, giá bán bình quân 29,6 triệu

đồng/tấn. Ước lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 61,84 tỷ đồng (tăng 58% so với năm 2015), nộp

ngân sách nhà nước 28,33 tỷ đồng (tăng 9,3% so với năm 2015). Lương bình quân NLĐ đạt 5,083

triệu đồng/người/tháng.

Với những kết quả đã đạt được, Công ty đã quyết định khen thưởng cho 3 NT tiêu biểu nhất là Dục

Nông, Đăk H’ring và Ngọc Wang mỗi đơn vị 20 triệu đồng, thưởng 28 tổ hoàn thành sản lượng

sớm nhất, mỗi tổ 3 triệu đồng, tổng tiền thưởng là 204 triệu đồng. Đồng thời, với thành tích hoàn

thành kế hoạch sớm 41 ngày, công ty đã được VRG thưởng 140 triệu đồng.

Tin, ảnh: Văn Vĩnh

Giá cao su là liều “doping” cho Hoàng Anh Gia Lai?

Lợi nhuận của HAGL được kỳ vọng sẽ khả quan khi các đồn điền cao su của Công ty được khai

thác đầy đủ vào năm 2018-2019.

Từ vị trí người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán rơi xuống vị trí thứ 12, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ

tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), có một năm không vui. Các khoản

lỗ từ mảng nông nghiệp vẫn là bài toán treo lơ lửng và hy vọng từ cao su đã trở thành nỗi thất vọng

cho cả HAGL lẫn nhà đầu tư.

Cổ phiếu hồi phục

“Bán nhà cũng trồng cao su”, bầu Đức đã tuyên bố như thế sau khi giá cao su thế giới có mức cao

nhất vào tháng 2.2011, đạt đỉnh sau 30 năm. Thế nhưng, ngay sau tuyên bố này, giá cao su không

ngừng lao dốc cho đến giữa năm nay, HAGL đã kịp đầu tư một thủ phủ cao su tại Lào, một phần tại

Campuchia và Việt Nam.

Page 21: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đến giữa năm ngoái, ông Đức vẫn còn kỳ vọng vào cao su khi chia sẻ với nhà đầu tư: “Những năm

tới, chu kỳ sụt giảm giá cao su kết thúc, sản lượng của HAGL đạt đỉnh, sẽ là lợi thế lớn cho Công

ty”. Sau thời gian đầu tư mạnh vào cao su nhưng giá lại tụt dốc, HAGL đã phải hạn chế mở rộng

diện tích khai thác. Trong báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng vừa qua, khoản lỗ của Công ty Cổ

phần Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG), công ty con đầu tư vào nông nghiệp của HAGL, đã lên

đến 643 tỉ đồng, vượt mức thua lỗ mà cổ đông thông qua. Doanh thu từ bán mủ cao su của HNG đạt

35,5 tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mảng này vẫn lỗ gần 26 tỉ đồng. Trước

tình hình khó khăn, ông Đức đã tính đến phương án bán cao su để trả nợ.

Trong nhiều tháng gần đây, cổ phiếu HAG của HAGL và HNG đồng loạt giảm sâu. Vào những

ngày đầu tháng 10, cổ phiếu HAG và HNG tiếp tục đi xuống và tạo đáy; cả 2 cổ phiếu này giao

dịch ở mức chỉ bằng một nửa mệnh giá. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của HNG,

ông Đức cho biết đang cân nhắc về việc bán 20.000ha cao su cho các đối tác Trung Quốc, sau khi

bán xong cùng với việc bán mảng mía đường sẽ thu về một khoản ít nhất là 8.000 tỉ đồng.

Theo tính chu kỳ, mặt bằng giá nửa cuối năm đóng vai trò quyết định đến tình hình lợi nhuận của

các doanh nghiệp cao su. Mảng cao su thường đóng góp khoảng 30% sản lượng từ quý III và 35-

40% sản lượng đóng góp từ quý IV. Đến tháng 10 vừa qua, giá cao su đã bất ngờ tăng trở lại và dự

báo sẽ tiếp tục tăng cho đến hết năm.

Sau thời gian bị quên lãng, trong phiên giao dịch giữa tháng 10 vừa qua, cổ phiếu HAG và HNG lại

trở thành tâm điểm của thị trường khi đồng loạt tăng trần. Diễn biến tăng này là do tác động của giá

cao su. Giá tăng có giúp HAGL thoát thua lỗ?

Khó xoay chuyển tình thế

Theo kế hoạch của HAGL, trong năm 2016, diện tích khai thác cao su 4.403ha, dự kiến thu được

5.265 tấn mủ khô góp phần mang lại doanh thu khoảng 127 tỉ đồng và lỗ 59 tỉ đồng. Nhờ giá cao su

thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng mạnh cũng như một số hàng hóa khác đồng loạt tăng giá

vào tháng giữa tháng 11, kéo theo là giá cổ phiếu các công ty của HAGL tăng. Tính đến phiên ngày

25.11, giá cổ phiếu HAG đã tăng lên trên 6.000 đồng so với mức dưới 5.000 đồng 1 tháng trước đó.

Là cổ đông lớn nhất với hơn 347,7 triệu cổ phiếu (khoảng 44%), tài sản ông Đoàn Nguyên Đức

trong ngày tăng lên hơn 118 tỉ đồng, giúp ông “nắm” trở lại khối tài sản hơn 2.000 tỉ đồng… Với

kết quả trên, vốn hóa thị trường của HAGL đã tăng 269 tỉ đồng.

Page 22: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

22 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo giới đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của HAGL có thể sẽ bứt phá trong 2 tháng cuối năm do giá

cao su thiên nhiên thế giới đang có đà tăng mạnh. Thời điểm giữa tháng này, giá cao su hợp đồng

tương lai tại Nhật đã leo lên 225,6 yên/kg, cao hơn mức giá 205 yên/kg đầu tuần qua và đạt mức

cao nhất trong vòng 1 năm qua. Giá bán cao su bình quân tháng 10.2016 của các doanh nghiệp

trong nước đạt 31-32 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 18% so với mức đáy đầu năm. Trên thị trường

quốc tế, giá cao su tự nhiên và cao su sơ chế tăng xấp xỉ 33% và 35% so với đầu năm.

Một số nguyên nhân chính giúp giá cao su hồi phục là do hiện tượng La Niña khiến lượng mưa tăng

đột biến, ảnh hưởng đến việc khai thác cao su, làm giảm nguồn cung. Hơn nữa, các nền kinh tế lớn

như Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, tiếp tục tăng trưởng ổn định nên nhu cầu

cao su ở mức cao. Ngoài ra, chênh lệch cung cầu cao su quốc tế đã trở về mức cân bằng hơn trong 2

năm trở lại đây.

Mặc dù cao su cũng góp phần giúp cổ phiếu của HAGL tăng lên nhưng cũng không giúp công ty

này trang trải các khoản lỗ ngàn tỉ đồng, vì thực tế ngành nông nghiệp của HAGL bao gồm nhiều

mảng như mía đường, chăn nuôi bò… Trong khi đó, doanh thu bán bò quý III vẫn chiếm chủ đạo

với 767 tỉ đồng, nhưng lại giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu bán đường cũng giảm

63%, chỉ còn 92 tỉ đồng.

Việc thanh lý tài sản cũng giúp cho HNG có thêm khoản lợi nhuận khác là 48,5 tỉ đồng, trong khi

cùng kỳ lỗ hơn 800 triệu đồng. Dòng tiền của HNG trong quý này bị âm 221 tỉ đồng, trong khi cùng

kỳ năm trước dương 368 tỉ đồng.

Giá cao su tăng đã hỗ trợ mạnh cho cả HAG và HNG vì doanh thu từ cao su được kỳ vọng sẽ chiếm

tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu ở thời gian tới. Đặc biệt, lợi nhuận của HAGL kỳ vọng sẽ đạt bước

ngoặt vào giai đoạn 2018-2019, thời điểm mà cao su, các đồn điền dầu cọ… được khai thác đầy đủ.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu từ mủ cao su của HAGL chỉ đạt 15,8 tỉ

đồng, rất nhỏ so với tổng doanh thu 3.658 tỉ đồng của Tập đoàn. Vì thế, chưa thể khẳng định giá

cao su tăng có thể xoay chuyển được tình thế ở HAGL. Bên cạnh đó, đà tăng giá cổ phiếu chỉ có thể

bền vững khi kết quả kinh doanh của Tập đoàn cải thiện một cách cơ bản trong các quý tới, nhất là

kế hoạch tái cơ cấu được triển khai một cách hiệu quả nhất.

Mai Hân

Page 23: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

23 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng 11/2016:

+ Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng:

Hoàn thiện hệ thống đường sá cho diện tích trồng mới năm 2016; Tu bổ hệ thống đường

đã qua sử dụng.

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho công nhân lao động sản xuất tại dự án.

+ Chăm sóc vườn cây cao su đã trồng các năm trước:

Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy vườn cây cao su đã trồng các năm trước.

Tiến hành công tác cắt đọt, tạo tán vườn cây cao su năm 2015.

Page 24: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

24 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Cần kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào

Với sản lượng cao, nhưng đa số các công ty trên địa bàn Tây Nguyên chỉ quan tâm đến chất lượng

nguyên liệu sản phẩm khi tiếp nhận tại nhà máy mà chưa quan tâm đến chất lượng và khối lượng

mủ nguyên liệu tại vườn cây cao su.

Thu gom mủ tại vườn cây Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum.

Đây là một trong các nội dung quan trọng, được Ban Công nghiệp VRG đánh giá về thực trạng và

chất lượng mủ cao su của các đơn vị Tây Nguyên tại Hội nghị “Nâng cao năng lực quản lý chế

biến, chất lượng và môi trường khu vực Tây Nguyên”, tổ chức tại Công ty TNHH MTV Cao su

Kon Tum ngày 4/11

Chú trọng hơn công tác vệ sinh mủ tại vườn cây và vận chuyển đến nhà máy.

KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ V

Page 25: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

25 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo báo cáo của Ban Công nghiệp VRG thì trên địa bàn Tây Nguyên, công tác thu gom mủ của

một số đơn vị vẫn chưa được thực hiện tốt. Cụ thể như: Sàn chứa mủ đông tạp bằng xi măng, sàn gỗ

nhưng không được vệ sinh thường xuyên nên dễ gây tái nhiễm bẩn hay chưa loại bỏ tạp chất mủ

đông tạp triệt để tại vườn cây, công tác vệ sinh dụng cụ thu hoạch mủ chưa đạt yêu cầu, chưa tráng

thùng sau khi đổ mủ vào tank nên không thu hồi được lượng mủ còn sót lại trong thùng…

Theo thang điểm 30 của Ban Công nghiệp đánh giá việc quản lý chất lượng mủ ngoài vườn cây của

các công ty cao su Tây Nguyên thì 4 công ty tại Gia Lai có số điểm cao nhất, dẫn đầu là Công ty

TNHH MTV Cao su Chư Prông với 22 điểm, tiếp đến là Công ty Chư Păh 21 điểm, Công ty Chư

Sê đạt số điểm 19 và Mang Yang là 18 điểm, đơn vị có số điểm thấp nhất là Công ty TNHH MTV

Cao su Ea H’leo chỉ có 14 điểm. Là đơn vị có diện tích lớn của Tây Nguyên, Công ty Kon Tum

cũng đã cải thiện tốt môi trường làm việc từ vườn cây về đến nhà máy trong những năm gần đây.

Hiện khu vực Tây Nguyên có 10 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất 75.500 tấn/ năm,

trong đó mủ cốm tinh chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43.500 tấn/ năm, tiếp đến là mủ đông tạp 22.500

tấn/năm và RSS là 15.000 tấn/năm. Năm 2015 khu vực này đã chế biến được 54.924 tấn, đạt 103%

kế hoạch. Cơ cấu sản phẩm của khu vực cũng khá phong phú với SVR 3L, 5 chiếm 43,6%, tỷ lệ mủ

10 và 20 là 40,4%, RSS là 11,6%, CV là sản phẩm có tỷ trọng thấp nhất với 1%, tiếp đến là mủ ly

tâm với 2,3% còn lại là sản phẩm khác (Crepe, skim block và ngoại lệ).

Công tác vệ sinh dụng cụ và khu vực thu nhận mủ tại vườn cây của phần lớn các công ty Tây

Nguyên đều do bộ phận kỹ thuật nông trường kiểm tra. Chức năng của Phòng quản lý chất lượng

chưa được chú trọng hoặc chưa được giao nhiệm vụ để phát huy vai trò trong quản lý chất lượng

nhằm thực hiện quản lý chặt chẽ nguyên liệu từ vườn cây đến nhà máy, điều này đã dẫn đến công

tác vệ sinh tại vườn cây và vận chuyển đến nhà máy của các công ty trên địa bàn chưa đạt yêu cầu.

Nhanh chóng củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo Ban Công nghiệp, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng mủ nguyên liệu, về khách quan là

do đặc tính của giống, các yếu tố về đất, còn về chủ quan đến từ ánh sáng trực tiếp, đất đá, cát hay

tro bụi…. Để khắc phục vấn đề này, theo Ban Công nghiệp thì áp dụng các giải pháp trong quản lý,

tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ nhân lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chất

lượng, phát huy hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Page 26: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

26 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong đó, quan trọng nhất là việc kiểm tra và phân loại thật tốt nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, các

đơn vị cần lưu ý đến công tác chống tái nhiễm bẩn cho sản phẩm, tăng cường công tác kiểm tra

giám sát. Cùng với đó là có kế hoạch, chương trình thi đua khen thưởng cho những tập thể và cá

nhân thực hiện tốt công tác chất lượng, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

VRG đã có định hướng cho các công ty, nhất là các đơn vị Tây Nguyên cần nhanh chóng củng cố

và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành các thủ tục cần thiết đăng ký được cấp nhãn hiệu “Cao

su Việt Nam”. Đến cuối 2016, Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ xem xét một số công ty sản xuất, chế

biến cao su đạt các tiêu chí về chất lượng và đảm bảo sự ổn định để cấp quyền sử dụng nhãn hiệu

“Cao su Việt Nam”.

Bài, ảnh: Văn Vĩnh

Page 27: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2016€¦ · hoặc giá mủ chén 2,20 RM (0,52 USD)/kg. Mức hỗ trợ là sự chênh lệch giữa giá thị trường

27 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam – VRA Annual Dinner 2016

09/12/2016

White Palace Convention Center

Liên hệ: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam

Contact: The Vietnam Rubber Association Office

Tel: 84.8.3932 2605

Fax: 84.8.3932 0372

Email: [email protected]

Website: www.vra.com.vn

India Rubber Expo

Chennai Trade Centre, Chennai – 600

006, Tamil Nadu, India.

January 19-21, 2017

Contact: Shirley Abraham

Mobile: + 91 98404 79570

Email: [email protected],

Website: www.indiarubberexpo.in

SỰ KIỆN NGÀNH CAO SU TRONG THÁNG SAU VI