23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ .......... BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Tên bài tập: Tìm hiểu về biểu đồ xương cá (fishbone diagram) Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Danh sách thành viên: Nguyễn Anh Tuấn 20073172 Ninh Văn Sơn 20062717 Tạ Đức Ngọc 20076330 Vũ Hoàng Long 20076317

Bieu Do Xuong CA

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bieu Do Xuong CA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

..........

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Tên bài tập: Tìm hiểu về biểu đồ xương cá (fishbone diagram)

Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Danh sách thành viên: Nguyễn Anh Tuấn 20073172

Ninh Văn Sơn 20062717

Tạ Đức Ngọc 20076330

Vũ Hoàng Long 20076317

Nguyễn Hữu Hanh 20060941

Hà Nội – 10/2010

Page 2: Bieu Do Xuong CA

Mục lục

Phân công công việc các thành viên................................................................................................3

I. Khái niệm và lịch sử hình thành...................................................................................................3

1. Khái niệm.................................................................................................................................3

2. Lịch sử hình thành....................................................................................................................3

II. Vai trò của biểu đồ xương cá......................................................................................................4

1. Tại sao lại sử dụng biểu đồ xương cá ?....................................................................................4

2. Tại sao biểu đồ xương cá lại có ý nghĩa ?................................................................................4

3. Biểu đồ Xương cá hỗ trợ như thế nào ?...................................................................................4

4. Biểu đồ Xương cá được áp dụng ở đâu ?.................................................................................5

5. Khi nào Biểu đồ Xương cá có ý nghĩa?...................................................................................5

6. Biểu đồ Xương cá đem lại lợi ích cho ai?................................................................................5

III. Quy trình xây dựng biểu đồ xương cá.......................................................................................5

1. Bước 1: Xác định vấn đề cần quan tâm...................................................................................6

2. Bước 2: Tìm ra những nguyên nhân chính..............................................................................6

3. Bước 3: Phân tích sâu hơn các nguyên nhân chính (Trong nguyên nhân chính sẽ bao gồm những yếu tố nào).........................................................................................................................7

4. Bước 4: Chọn lọc nguyên nhân để giải quyết..........................................................................9

IV. Các ứng dụng của biểu đồ xương cá.........................................................................................9

V. Ưu nhược điểm của biểu đồ xương cá.....................................................................................10

1. Ưu điểm..................................................................................................................................10

2. Nhược điểm............................................................................................................................10

VI. Quá trình xác định nguyên nhân gốc rễ thông qua nguyên nhân tiềm năng...........................11

VII. Một số ví dụ ứng dụng biểu đồ xương cá...............................................................................12

Page 3: Bieu Do Xuong CA

Phân công công việc các thành viên

Nguyễn Anh Tuấn: Quá trình xây dựng biểu đồ xương cá, làm file word + slide

Ninh Văn Sơn: Khái niệm và lịch sử hình thành, vai trò của biểu đồ xương cá

Tạ Đức Ngọc: Ứng dụng của biểu đồ xương cá, tìm ví dụ ứng dụng biểu đồ xương cá

Vũ Hoàng Long: Ưu nhược điểm của biểu đồ xương cá, tìm ví dụ ứng dụng biểu đồ xương cá

Nguyễn Hữu Hanh: Quá trình xác định nguyên nhân gốc rễ thông qua nguyên nhân tiềm năng, tìm ví dụ ứng dụng biểu đồ xương cá

Biểu đồ xương cá (Biểu đồ nhân quả)

I. Khái niệm và lịch sử hình thành

1. Khái niệm

Biểu đồ xương cá (fishbone diagram) còn có các tên gọi khác là biểu đồ nguyên nhân – kết quả (cause and effect diagram) hay phương pháp Ishikawa (Ishikawa diagram), là một phương pháp nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp trong quản lý, lãnh đạo.

Biểu đồ xương cá được xem là 1 trong 7 công cụ cơ bản của Quản lý chất lượng, bao gồm cả biểu đồ tần suất, đồ thị kiểm soát chất lượng, phiếu thu thập thông tin chất lượng, biểu đồ pareto, đồ thị phân bố, sơ đồ dòng chảy

- Nó được gọi là xương cá vì biểu đồ này có hình dạng giống xương cá.

2. Lịch sử hình thành

Phương pháp này mang tên một người Nhật là ông Kaoru Ishikawa đưa ra vào những năm 1960. Ông này là người tiên phong về quy trình quản trị chất lượng ở nhà máy đóng tàu của Kawasaki và được xem là một trong những người có công với quản trị hiện đại.

Phương pháp này được sử dụng lần đầu vào những thập niên 1960.

Page 4: Bieu Do Xuong CA

II. Vai trò của biểu đồ xương cá

1. Tại sao lại sử dụng biểu đồ xương cá ?

Thông thường khi xảy ra một vấn đề thì nguyên nhân thường được đổ lỗi lòng vòng. Điều này gây ra sự mẫu thuẫn trong nội bộ, cũng như sự thiếu trung thực, đổ lỗi lẫn cho nhau dẫn tới việc liên hệ giữa các bên thất bại dẫn tới hoạt động hoặc dự án có thể bị đổ vỡ. Cách tốt nhất giải quyết việc này là cần xác định được nguyên nhân cốt lõi (root cause) của vấn đề thay vì chỉ quan sát bề ngoài của vấn đề (mà chúng ta gọi là hiện tượng).

Cách thức mang tính hệ thống và có cơ cấu này người ta gọi là Root Cause Analysis. Có nhiều công cụ ứng dụng để phát triển Root Cause Analysis thì cách phổ biến nhất được nhiều công ty sử dụng là mô hình 5 TẠI SAO ? (5 WHY?) của công ty TOYOTA. Cơ bản công cụ này được hiểu là việc sử dụng câu hỏi TẠI SAO nhiều lần cho đến khi tìm ra được yếu tố cốt lõi nhất (atomic-yếu tố hạt nhân) nhưng phải đảm bảo có thể xử lý được (actionable). Để mô hình hóa quy trình “5-WHY?” người ta áp dụng mô hình xương cá (Fishbone Diagram hay Ishikawa diagram ).

2. Tại sao biểu đồ xương cá lại có ý nghĩa ?

Biểu đồ Xương cá là một bước phát triển của “cách tiếp cận của người cứu hỏa nhìn và chữa”. Nó mang tính hệ thống, trong đó nó cho phép quá trình tư duy phản ánh chân thực và logic những sự kiện trong thực tế. Nó cũng đưa ra cách thức khám phá tất cả mọi góc độ của một vấn đề và bỏ qua bất kỳ một quan điểm cá nhân nào sang một bên.

3. Biểu đồ Xương cá hỗ trợ như thế nào ?

Một Biểu đồ Xương cá sẽ trình bày cho bạn những nguyên nhân của vấn đề và những lý do tại sao bạn không cải tiến như bạn nên làm.

Page 5: Bieu Do Xuong CA

Biểu đồ Xương cá cho phép bạn nghiên cứu những nguyên nhân, quyết định những nguyên nhân nào bạn có thể kiểm soát và những cái nào bạn không thể. Dựa vào đó bạn có thể kiểm soát, sau đó bạn có thể bắt đầu phát triển các chương trình cải tiến với những mục tiêu cụ thể trong đầu. Nó cho phép bạn đi tới gốc rễ của vấn đề chứ không phải triệu chứng.

4. Biểu đồ Xương cá được áp dụng ở đâu ?

Biểu đồ Xương cá được áp dụng trong mọi tình huống nơi có thể có nhiều nguyên nhân của một vấn đề, thông thường là một tình huống trong đời thực.

Lĩnh vực áp dụng: điều tra nguyên nhân của sản phẩm lỗi, phân tán và tai nạn.

5. Khi nào Biểu đồ Xương cá có ý nghĩa?

Nó có ích khi bạn có một vấn đề bị gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, hoặc nơi mà những mối quan hệ phức tạp đôi khi có thể che giấu đi nguồn gốc. Nó đặc biệt có ích trong việc đảm bảo tránh mắc lại những lỗi đã xảy ra. Biểu đồ Xương cá sẽ giúp bạn vẽ ra một cách có hệ thống những yếu tố (nguyên nhân) này.

6. Biểu đồ Xương cá đem lại lợi ích cho ai?

Biểu đồ Xương cá là một công cụ hiệu quả, nó giúp bạn giải quyết các vấn đê, không phải truyền đạt những biện pháp đo lường tạm thời gây tốn thời gian, tiền bạc và tài nguyên môi trường. Về cơ bản thì toàn bộ cơ quan, tổ chức sẽ có lợi từ việc phân tích chính xác một vấn đề.

III. Quy trình xây dựng biểu đồ xương cá

Page 6: Bieu Do Xuong CA

1. Bước 1: Xác định vấn đề cần quan tâm

Chọn một vấn đề cần tìm hiểu và viết lên phía bên phải. Kẻ một đường thẳng từ trái sang phải mũi tên hướng về phía giống như xương sống và đầu con cá.

Những vấn đề có thể là:

- Chất lượng sản phẩm: Cỡ sản phẩm, lỗi, tỉ lệ lỗi

- Kết quả hoạt động: Hiệu suất làm việc, thời gian yêu cầu, hạn giao hàng, và hiệu quả.

2. Bước 2: Tìm ra những nguyên nhân chính

Những nguyên nhân chính (còn gọi là xương sườn) được liệt kê ra ở những nhánh lớn ở 2 bên xương sống

Dưới đây là những nguyên nhân điển hình: (6M)

-Con người (Manpower): Người mà có liên quan đến quá trình

- Phương pháp (Methods): Cách mà quá trình được diễn ra và những yêu cầu cụ thể để thực hiện quá trình đó, như là các chính sách, luật lệ, quy tắc...

- Máy móc (Machines): Bất cứ thiết bị nào, máy tính, công cụ.. cần phải có để thực hiện công việc

- Nguyên vật liệu (Materials): Nguyên vật liệu thô, các thành phần, giấy, bút... được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng

- Đo lường (Measurements): Dữ liệu phát sinh trong quá trình được sử dụng để đánh giá chất lượng của quá trình

- Môi trường (Mother nature): Các điều kiện, như là địa điểm, thời gian, nhiệt độ, và văn hóa mà có ảnh hưởng tới quá trình

Page 7: Bieu Do Xuong CA

3. Bước 3: Phân tích sâu hơn các nguyên nhân chính (Trong nguyên nhân chính sẽ bao gồm những yếu tố nào)

Viết ra những tác động cụ thể thuộc nguyên nhân chính (còn gọi là nhánh trung)

Những câu hỏi được đặt ra đối với các nguyên nhân chính:

- Con người:

+ Tài liệu đã được giải thích đúng chưa ?

+ Thông tin được phổ biến đúng chưa ?

+ Người nhận có hiểu được thông tin không ?

+ Họ đã được đào tạo thích hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lý con người chưa ?

+ Có phải quá nhiều yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ không ?

+ Những hướng dẫn có sẵn có không ?

+ Có phải môi trường ảnh hưởng đến hành động cá nhân ?

+ Có phiền nhiễu tại nơi làm việc ?

+ Cần bao nhiêu kinh nghiệm cá nhân để thực hiện nhiệm vụ này ?

+ Có phải không quan tâm đến sự mệt mỏi của nhân viên ?

- Máy móc

+ Công cụ có được sử dụng chính xác không ?

+ Các file có được lưu lại với đúng phần mở rộng và đúng vị trí không ?

+ Thiết bị có ảnh hưởng tới môi trường ?

+ Thiết bị có được bảo dưỡng đúng thời hạn không ?

Page 8: Bieu Do Xuong CA

+ Liệu các thiết bị hoặc phần mềm đang sử dụng có những tính năng hỗ trợ cho yêu cầu công việc không ?

+ Máy móc có được lập trình đúng cách ?

+ Máy móc có được bảo vệ ?

+ Các thiết bị có được sử dụng trong khả năng và giới hạn của nó không ?

+ Có phải mọi thiết bị điều khiển bao gồm nút dừng khẩn cấp được dãn nhãn rõ ràng hoặc được tô màu để dễ nhận biết không ?

+ Thiết bị ứng dụng thích hợp cho các công việc nào ?

- Đo lường

+ Môi trường có ảnh hưởng tới sự đo lường không ?

+ Các máy đo có chính xác không ?

+...

- Nguyên vật liệu

+ Có phải các thông tin cần thiết có sẵn và chính xác ?

+ Thông tin có thể được xác minh hoặc kiểm tra chéo ?

+ Có thông tin nào được thay đổi gần đây không ?

+ Làm cách nào để luôn cập nhật thông tin ?

+ Điều gì xảy ra nếu chúng ta không có thông tin mà chúng ta cần ?

+ Vật liệu đã được thử nghiệm đúng ?

+ Có vật liệu thay thế không ?

+ Quá trình của nhà cung cấp có được xác định và quản lý không ?

+ Vật liệu có bị ô nhiễm không ?

+ Vật liệu có được xử lý đúng cách ?

- Môi trường

+ Quá trình có bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ không ?

+ Quá trình có bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, độ rung, tiếng ồn, ánh sáng ... không ?

+ Quá trình có được chạy trong môi trường được kiểm soát không ?

...

Page 9: Bieu Do Xuong CA

- Phương pháp

+ Các thùng, hộp... có được dãn nhán đúng cách ?

+ Công nhân có được đào tạo đúng cách không ?

+ Những thử nghiệm có được kiểm định thống kê không ?

+ Dữ liệu được kiểm tra có cho đúng nguyên nhân không ?

+ Có hướng dẫn công việc rõ ràng bằng văn bản ?

+ Có đầy đủ các công cụ thiết kế và kiểm soát ?

+ Thiết kế có được thay đổi không ?

...

4. Bước 4: Chọn lọc nguyên nhân để giải quyết

Sau khi hoàn thành biểu đồ xương cá, tất cả các thành viên liên quan nên kiểm tra và chọn nguyên nhân nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với từng vấn đề.

Lưu ý:

- Kiểm tra lại cả những nguyên nhân không được chỉ ra

- Khoanh vùng những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn tới vấn đề (thường từ 5-8 nguyên nhân)

IV. Các ứng dụng của biểu đồ xương cá

- Liệt kê các nguyên nhân là quá trình sản xuất bị biến động vượt ra ngoài giới hạn qui định trong tiêu chuẩn.

Page 10: Bieu Do Xuong CA

Xem xét các công đoạn sản xuất và kiểm tra sổ sách vận hành theo sơ đồ nhân quả để phát hiện các yếu tố nào được vận hành chưa phù hợp với tiêu chuẩn.

- Định rõ những nguyên nhân nào cần được điều tra trước tiên

+ Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, hãy thảo luận với các cán bộ có liên qua và viết các kết quả vào biểu đồ đó để xác định các yếu tố có tính quyết định.

+ Khi cuốc thảo luận dẫn đến các bất đồng thì hãy quyết định các yếu tố được điều tra đầu tiên bằng cách biểu quyết lấy ý kiến thống nhất.

- Việc xây dựng biểu đồ nhân quả có tác dụng tích cực trong việc đào tạo và huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.

Lôi cuốn mọi người suy nghĩ về các câu hỏi: "Nguyên nhân gì gây nên sự biến động chất lượng đó ?" và "Mối quan hệ giữa các nguyên nhân và kết quả tác động như thế nào đến đặc tính chất lượng đó ?". Và khi lập được biểu đồ này sẽ gặt hái thêm những kiến thức mới.

- Có thể sử dụng biểu đồ nhân quả cho bất kỳ vấn đề nào

Sơ đồ nhân quả cho thấy rõ từng nguyên nhân, nhờ vậy ta có thể đề xuất các giải pháp nhanh chóng hơn.

V. Ưu nhược điểm của biểu đồ xương cá

1. Ưu điểm

- Đặt ra yêu cầu xây dựng Biểu đồ dòng chảy quá trình

- Xem hệ thống hiện thời là những nguyên nhân tiềm năng của một vấn đề

- Xác định các quy trình công việc khác nhau

- Có tác dụng hướng dẫn, đào tạo cho các thành viên chưa quen với quá trình hoạt động

- Dễ sử dụng do hầu hết mọi thành viên đều quen thuộc với hệ thống

- Có thể dùng để dự đoán những vấn đề qua việc chú trọng vào nguồn gốc của các sai lệch

2. Nhược điểm

- Dễ bỏ qua những nguyên nhân tiềm năng (như nguyên vật liệu hoặc thước đo) do nhân viên có thể quá quen thuộc với quá trình

- Khó áp dụng với các quá trình sản xuất dài, phức tạp.

Page 11: Bieu Do Xuong CA

VI. Quá trình xác định nguyên nhân gốc rễ thông qua nguyên nhân tiềm năng

Page 12: Bieu Do Xuong CA

VII. Một số ví dụ ứng dụng biểu đồ xương cá

Page 13: Bieu Do Xuong CA

---

Ứng dụng biểu đồ xương cá tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé sợ, thích, ghét...

Page 14: Bieu Do Xuong CA

Nguồn bài viết:

Thạc sĩ Khoa học điện toán, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Nguyễn Phi

Thạc sĩ Ngôn ngữ trị liệu (lâm sàng) Nguyễn Tường Anh

Bài này giúp bạn truy tìm nguyên nhân cho một hiện tượng nào đó, ví dụ như truy tìm nguyên nhân tại sao bé sợ trời mưa. Một khi biết được nguyên nhân, bạn có thể giúp bé hết/bớt sợ trong hiện tại và ngăn ngừa trong tương lai. Còn nếu như bạn biết tại sao bé thích ngủ dưới đất, bạn sẽ biết cách dạy cho bé ngủ trên giường they ý mình muốn. 

Để truy tìm nguyên nhân cho một hiện tượng nào đó, chúng ta sẽ dùng Biểu đồ xương cá. Biểu đồ này liệt kê 7 nguyên nhân tổng quát như sau:

1. Âm thanh

2. Ánh sáng

3. Môi trường

4. Mùi

5. Vị

6. Xúc giác

7. Bản thân

Mỗi nguyên nhân tổng quát trên lại được liệt kê chi tiết hơn. Ví dụ như nguyên nhân Âm thanh được chia nhỏ thành các mục như sau

Âm thanh

Nguyên nhân Lý do

Dai dẳng Âm thanh dai dẳng, ví dụ như tiếng tông đơ chạy đều đều, hay tiếng mưa rả rích

Bùng lên Âm thanh thỉng thoảng bùng lên, ví dụ như tiếng mưa rả rích, lâu lâu chợt bùng to lên

To Âm thanh to, ví dụ như sấm sét lúc mưa, hay tiếng mưa đập vào mái tôn

Tần số Âm thanh tần số cao hay thấp, ví dụ như tiếng gió rít qua khe cửa khi trời mưa, hay tiếng sấm ầm ì 

Cách truy tìm rất đơn giản. Đầu tiên bạn tự hỏi “hiện tượng” mình muốn truy tìm nguyên nhân là gì? Ví dụ như “hiện tượng” là bé sợ trời mưa, vậy việc phải làm là truy tìm nguyên nhân tại sao bé sợ. Dùng 7 bảng (Âm thanh, Ánh sáng, Môi trường, Mùi, Vị, Xúc giác, Bản thân), bạn sẽ động não tìm các sự việc liên quan tới các nguyên nhân. Ví dụ như trong phần Âm thanh/Dai dẳng, bạn sẽ liệt kê tất cả các sự việc liên quan tới âm thanh dai dẳng (tiếng mưa dai dẳng, tiếng

Page 15: Bieu Do Xuong CA

nước chảy vào máng xối dai dẳng, tiếng máy bơm nước trong nhà dai dẳng bơm nước ra ngoài đường...)

Sau khi liệt kê tất cả các sự việc liên quan, bạn sẽ tìm cách khống chế các nguyên nhân đó, rồi quan sát xem bé có còn sợ nữa hay không. Ví dụ như để khống chế tiếng mưa dai dẳng, bạn có thể cho bé đeo noise-canceling headphone, hoặc cho nghe nhạc (bài nhạc bé thích), hoặc nút lỗ tai lại. Bạn sẽ phải khống chế tất cả các nguyên nhân và quan sát xem bé có còn sợ trời mưa không. Nếu bé hết sợ, bạn phải làm gì kế tiếp? Bạn có muốn thử khống chế từng nguyên nhân một (thay vì tất cả các nguyên nhân) để xem bé sợ gì không? Hay bạn không quan tâm, chỉ cần biết là nếu khống chế tất cả các nguyên nhân cùng một lúc thì bé hết sợ.

Hãy xem một ví dụ cụ thể. Giả sử như bạn nút lỗ tai bé lại, đóng cửa buông rèm xuống để ánh sáng sét không lọt vào, và bé hết sợ. Vậy bạn có muốn thử vén màn lên xem bé sợ vì ánh sáng không? Hay mở nút lỗ tai ra xem bé sợ vì tiếng động? Bạn có muốn dùng phương pháp loại trừ để xem bé sợ vì nguyên nhân gì?

Việc này liên quan tới cách bạn khống chế các nguyên nhân. Nếu đi bất kỳ đâu, gặp mưa bạn cũng có thể khống chế tất cả các nguyên nhân, thì có lẽ bạn không cần phải loại trừ. Nhưng trong trường hợp bạn chỉ có thể khống chế được một vài nguyên nhân, bạn nên loại trừ để biết nguyên nhân chính. Xin lưu ý rằng việc bạn loại trừ sẽ làm cho bé bị stress, nên nếu không đáng làm, xin đừng làm. Và cũng xin lưu ý nhiều khi không có một nguyên nhân chính duy nhất, mà phần lớn là nhiều nguyên nhân con hợp lại gây ra hiện tượng.

Tóm lại, các bước truy tìm nguyên nhân là:

1. Coi hiện tượng là gì.

2. Trong mỗi nguyên nhân chính, điền vào bảng các nguyên nhân con.

3. Tìm cách khống chế tất cả các nguyên nhân con, quan sát xem có ảnh hưởng tới hiện tượng hay không. Nếu không có kết quả, mở rộng, triển khai các nguyên nhân con trong 6 nguyên nhân chính, lập lại bước 2.

4. Quyết định xem có đáng để dùng phương pháp loại trừ để tìm nguyên nhân chính không.

Page 16: Bieu Do Xuong CA

 

Ví dụ: Tại sao bé sợ trời mưa?

Chúng ta hãy cùng nhau thực tập tìm lý do tại sao bé sợ trời mưa. 

Bước 1: Hiện tượng là gì? Sợ trời mưa

Bước 2: Điền vào các bảng nguyên nhân

Âm thanh     Nguyên nhân Lý do

Dai dẳng Tiếng mưa dai dẳng

Bùng lên Mưa nhỏ nhưng thỉng thoảng bùng to lên làm bé giật mình

To Tiếng mưa, sấm/sét to

Tần số cao Tiếng gió rít qua cửa

Page 17: Bieu Do Xuong CA

Ánh sáng  Nguyên nhân Lý do

Loá Sét lóa sáng

Bóng  

Nhấp nháy Sét nhấp nháy sáng

Góc đèn chiếu vào mắt

 

 

Môi trường Nguyên nhân Lý do

Lạ Mưa nên mẹ đóng cửa sổ, làm phòng trở nên lạ lẫm

Quen  

Gọn gàng Mưa nên mẹ mang quần áo vào phòng, gây mất gọn gàng

Chật  

Nhỏ, hẹp  

Rộng  

Đông  

Vắng Mưa làm ngoài đường vắng người

 

 Mùi   Nguyên nhân Lý do

Thơm  

Thối  

Nồng Mùi hơi nước nồng trong không khí

 

Page 18: Bieu Do Xuong CA

 Vị  Nguyên nhân Lý do

Nóng  

Lạnh  

Ngọt  

Chua  

Cay  

 Xúc giác Nguyên nhân Lý do

Cứng  

Mềm  

Nóng  

Lạnh Mưa làm trời lạnh

Hạt lớn  

Hạt nhỏ  

Trơn Mưa làm nền nhà trơn

Nhám  

Nhũn  

Ướt Nền nhà, đồ vật ẩm ướt

Rung Sấm sét làm nền nhà rung. Mưa làm mái tôn rung...

Gai  

 

Bản thân

            Sợ sấm sét đánh vào nhà

            Sợ mưa ngập làm chết đuối

            Sợ mưa làm sập mái nhà

            vân vân

Page 19: Bieu Do Xuong CA

Với nguyên nhân <Bản thân>, bạn phải dùng kỹ thuật phân tích, ví dụ như cho đọc sách về sấm sét, nghe kể chuyện về mưa, v...v... Giải thích cho bé biết mưa cũng có thể có lợi, ví dụ như nước tưới đồng lúa, làm ngập hồ ao cho cá bơi... Một kỹ thuật liên quan là “làm cho quen dần” (desensitize) mà chúng tôi sẽ nói thêm ở một bài khác, đại loại là làm cho bé quen dần với hiện tượng, bớt nhạy cảm và bớt sợ. 

Bước 3: Khống chế các nguyên nhân

 

Nguyên nhân Thử khống chế

Tiếng mưa dai dẳng Đeo noise-canceling headphone, đeo headphone nghe bản nhạc bé thích

Mưa nhỏ nhưng thỉng thoảng bùng to lên làm bé giật mình

Nút tai chống ồn. Dùng thời khoá biểu PAXT cho bé biết thỉnh thoảng sẽ có tiếng bùng lên

Tiếng mưa, sấm/sét to Nút tai chống ồn. Dùng thời khoá biểu PAXT.

Tiếng gió rít qua cửa Nút khe cửa bịt tiếng rít

Sét lóa sáng Nút khe cửa, mở đèn sáng (coi chừng ánh đèn, góc chiếu làm bé sợ)

Sét nhấp nháy sáng Nút khe cửa

Mưa nên mẹ đóng cửa sổ, làm phòng trở nên lạ lẫm

Đóng cửa sổ nhưng buông rèm xuống, hoặc cho bé ngồi quay vào trong coi tivi...

Mưa nên mẹ mang quần áo vào phòng, gây mất gọn gàng

Mang quần áo sang phòng khác

Mưa làm ngoài đường vắng người

Đừng để bé nhìn ra ngoài đường

Mùi hơi nước nồng trong không khí

Đóng chặt cửa trước khi trời mưa

Mưa làm trời lạnh Mở điều hòa

Mưa làm nền nhà trơn Giữ nền nhà khô ráo, hoặc cho bé lên giường ngồi

Nền nhà, đồ vật ẩm ướt

Giữ nền nhà khô ráo, hoặc cho bé lên giường ngồi

Page 20: Bieu Do Xuong CA

Sấm sét làm nền nhà rung. Mưa làm mái tôn rung...

Chơi trò chơi “mưa to”, giả làm tiếng mưa, làm sấm sét, làm rung giường để bé quen với cảm giác bị rung

Sợ cho bản thân Cho đọc sách, nghe kể chuyện về trời mưa. Cho bé thấy 2 mặt của vấn đề (lợi/hại của mưa). Cho bé quen dần (desensitize).

 

Bước 4: Nếu việc khống chế tất cả các nguyên nhân có kết quả, bạn quyết định xem có nên áp dụng phương pháp loại trừ không.

Nếu bạn thử khống chế các nguyên nhân mà không thấy có kết quả, bạn cần làm lại từ đầu, thử truy tìm các nguyên nhân, lý do mới và thử lại cho đến khi có kết quả. Chúc bạn kiên nhẫn, bền chí và may mắn.