28
Bài 2: Chi phí, doanh thu và li nhun ca doanh nghip FIN102_Bai2_v2.0013107202 17 Ni dung Chi phí kinh doanh ca doanh nghip. Chi phí sn xut kinh doanh và giá thành sn phm ca doanh nghip. Doanh thu và thu nhp khác ca doanh nghip. Các loi thuế chyếu đối vi doanh nghip. Li nhun và phân tích đim hòa vn. Phân phi li nhun và các quca doanh nghip. Mc tiêu Hướng dn hc Cung cp nhng kiến thc cơ bn vni dung chi phí, doanh thu, li nhun, phân phi li nhun trong doanh nghip. Nhn thc rõ mi quan hgia doanh thu, chi phí, li nhun, tđó rút ra vn đề vđầu tư và phương pháp qun lý chi phí. Thi lượng hc 8 tiết Để hc tt bài này, hc viên cn nm vng khái nim, ni dung các vn đề vchi phí, doanh thu và li nhun. Cn hình dung và phân tích tác động ca nhng thay đổi vdoanh thu, chi phí đến li nhun và tình hình tài chính ca doanh nghip. Liên hvi chính sách, chế độ tài chính doanh nghip hin hành có liên quan. BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LI NHUN CA DOANH NGHIP

BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 17

Nội dung

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp.

Các loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp.

Lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn.

Phân phối lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp.

Mục tiêu Hướng dẫn học

Cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung chi phí, doanh thu, lợi nhuận, phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Nhận thức rõ mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận, từ đó rút ra vấn đề về đầu tư và phương pháp quản lý chi phí.

Thời lượng học

8 tiết

Để học tốt bài này, học viên cần nắm vững khái niệm, nội dung các vấn đề về chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

Cần hình dung và phân tích tác động của những thay đổi về doanh thu, chi phí đến lợi nhuận và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Liên hệ với chính sách, chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành có liên quan.

BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Page 2: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

18 FIN102_Bai2_v2.0013107202

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Thông tin kinh tế thị trường

Bạn hãy đọc những dòng thông tin sau đây từ thị trường:

Thông tin kinh tế ngày 25/02/2010: Trước thông tin giá điện sẽ tăng 6,8% vào đầu tháng 3 năm 2010, nhiều nhà chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành sản xuất thép và xi măng sẽ bị tác động rất lớn. Theo ông Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết bình quân phải tốn 600 KWh để sản xuất một tấn phối thép. Nếu điện tăng giá 6,8%, chi phí điền để sản xuất phôi thép sẽ tăng thêm 50.000 đồng/tấn. Trong năm 2010, ngành thép lên kế hoạch sản xuất khoảng 2,8 triệu tấn phôi. Như vậy, việc tăng giá điện sẽ làm toàn ngành chi thêm khoảng 140 tỷ đồng. Đối với ngành xi măng, mặc dù chi phí điện trong sản xuất chiếm tỷ lệ thấp hơn so với sản xuất thép nhưng nếu giá điện tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có công suất hàng tríệu tấn mỗi năm sẽ bị đội lên không phải nhỏ. Trong ngắn hạn, việc tăng giá điện sẽ làm cho các doanh

nghiệp sản xuất xi măng bị giảm bớt lợi nhuận.

Theo Bản tin thị trường chứng khoán ngày 23/02/2010: Cổ phiếu của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội bị đưa vào diện cảnh báo. Lý do chủ yếu là lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2009 của công ty là con số âm, với mức lỗ 33 tỷ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu của công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (TRI) bị đưa hẳn vào diện kiểm soát do năm 2008 công ty

thua lỗ 145 tỷ đồng và tiếp tục lỗ trong năm 2009 là 86,2 tỷ đồng.

Qua những thông tin cho thấy chi phí, doanh thu và lợi nhuận là vấn đề thường xuyên làm đau đầu không ít các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung cũng như các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chúng, từ đó gợi mở những vấn đề đặt ra trong việc quản lý những nội dung trên.

Page 3: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 19

2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm về chi phí kinh doanh

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp nhất thiết phải bỏ ra những chi phí nhất định.

Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính.

2.1.2. Nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sản xuất, hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ và thông qua tiêu thụ cung cấp cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh là mua hàng hoá và sau đó bán hàng hoá ra cho người tiêu dùng. Để tiến hành các hoạt động đó, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí gọi chung là chi phí sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại vật tư đã tiêu hao, khấu hao tài sản cố định, tiền lương hay tiền công và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các bộ phận:

Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ;

Chi phí bán hàng;

Chi phí quản lý doanh nghiệp;

Chi phí tài chính: Là chi phí liên quan đến việc huy động vốn kinh doanh và liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính cũng như các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau:

o Lãi tiền vay vốn kinh doanh phải trả trong kỳ.

o Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng: là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng do khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ và đã trả tiền thanh toán trước thời hạn.

o Chi phí liên quan đến việc doanh nghiệp cho các tổ chức khác vay vốn nếu có.

o Chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán (nếu có).

o Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

o Khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính...

Ngoài chi phí kinh doanh bao hàm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính như đã nêu trên, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp còn có thể phát sinh chi phí khác.

Chi phí khác là những khoản chi phí liên quan đến các hoạt động có tính chất bất thường, các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt đối với hoạt động thông thường của

Page 4: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

20 FIN102_Bai2_v2.0013107202

doanh nghiệp, như: Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp khác.

2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

2.2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên liên quan đến việc sản xuất và bán hàng hay tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Để quản lý chi phí, trước hết cần phải phân loại chi phí. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành những loại nhất định. Thông thường có một số phương pháp chủ yếu phân loại chi phí sản xuất kinh doanh như sau:

2.2.1.1. Phân loại theo nội dung kinh tế

Cơ sở của phương pháp phân loại này là dựa vào nội dung kinh tế của chi phí, trên cơ sở đó sắp xếp những chi phí có cùng nội dung kinh tế vào một loại và mỗi loại được gọi là một yếu tố chi phí.

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí sau đây:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu (còn gọi là chi phí vật tư): là toàn bộ giá trị tất cả các loại vật tư mua từ bên ngoài dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…

Chi phí về khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số khấu hao các loại tài sản cố định mà doanh nghiệp trích trong kỳ.

Chi phí về nhân công: là toàn bộ tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động kinh doanh ở trong kỳ.

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... mà doanh nghiệp phải trích trong kỳ.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ do các đơn vị kinh tế ở bên ngoài cung cấp như: tiền điện, nước, điện thoại, tiền bốc xếp và vận chuyển hàng hoá, trả tiền hoa hồng đại lý môi giới, uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tư vấn, quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác.

Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí tiếp tân, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí tuyển dụng; chi phí bảo hộ lao động…

Phân loại theo nội dung kinh tế là dựa vào hình thái ban đầu của chi phí bỏ vào sản xuất – kinh doanh mà không phân biệt chi phí đó dùng ở đâu và dùng cho sản phẩm nào.

Cách phân loại chi phí này cho thấy rõ mức chi phí về lao động vật hoá và tiền lương trong toàn bộ chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã phát sinh trong năm. Điều đó có tác dụng xác định trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối giữa các kế hoạch khác như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố định, kế hoạch nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Page 5: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 21

2.2.1.2. Phân loại theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí

Cơ sở của phương pháp phân loại này là dựa vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh của chi phí. Trên cơ sở đó, sắp xếp những chi phí sản xuất kinh doanh có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh vào một loại và mỗi loại như vậy được gọi là một khoản mục chi phí. Thông thường chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành những khoản mục chi phí sau đây:

Chi phí vật tư trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương hay tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh ở phạm vi phân xưởng hoặc ở các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp trả cho cán bộ quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.

Chi phí bán hàng: là các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo...

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như chi phí về công cụ dụng cụ; khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý, điều hành doanh nghiệp và các chi phí phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp khác: tiền lương và phụ cấp trả cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp, dự phòng nợ phải thu khó đòi, công tác phí…

2.2.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với quy mô sản xuất kinh doanh có thể chia chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí cố định và chi phí biến đổi (hay còn gọi là định phí và biến phí).

Chi phí cố định là những chi phí không biến động trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định; tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý; chi phí quảng cáo; chi phí thuê tài sản, thuê văn phòng…

Chi phí biến đổi là những chi phí biến động trực tiếp theo sự tăng, giảm của quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, tiền lương trả cho người lao động trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng...

Việc phân loại chi phí theo phương pháp này có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Qua việc xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất sản phẩm với chi phí bỏ ra giúp các nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích ứng đối với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp xác định được sản lượng sản phẩm sản xuất hoặc doanh thu để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Page 6: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

22 FIN102_Bai2_v2.0013107202

2.2.2. Giá thành và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

2.2.2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Phân loại giá thành

Căn cứ vào phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.

o Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản chi phí:

Chi phí vật tư trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung.

o Giá thành toàn bộ của sản phẩm: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm và có thể được xác định theo công thức sau:

Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng

hoá, dịch vụ =

Giá thành sản xuất sản phẩm

hàng hoá, dịch vụ +

Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trên góc độ kế hoạch hóa giá thành, có thể chia giá thành làm hai loại: giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.

Vai trò

Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của giá thành thể hiện ở những điểm sau:

o Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là một trong những căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

o Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm tra, kiểm soát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp cải tiến tổ chức và kỹ thuật.

o Giá thành còn là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả, thực hiện chính sách cạnh tranh sản phẩm trong cơ chế thị trường.

2.2.2.2. Hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm thường xuyên của các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp:

Page 7: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 23

o Là nhân tố quan trọng tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Hạ giá thành là một công cụ quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp có điều kiện hạ thấp giá bán và như vậy sẽ đẩy mạnh được việc tiêu thụ

sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn.

o Hạ giá thành là yếu tố trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, hạ giá thành là một trong những biện pháp cơ bản và lâu dài để

tăng lợi nhuận của doanh nghiêp.

o Hạ giá thành là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được vốn lưu động. Việc hạ giá thành khiến cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vật tư, nhân công trên một đơn vị sản phẩm và như vậy với quy mô sản xuất kinh

doanh không đổi, doanh nghiệp có thể giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động.

Chỉ tiêu đánh giá việc hạ giá thành sản phẩm

Để xem xét đánh giá việc hạ giá thành sản phẩm, người ta thường dùng hai chỉ tiêu

là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm.

o Mức hạ giá thành sản phẩm: Phản ánh số chi phí mà doanh nghiệp có thể tiết

kiệm được do hạ giá thành sản phẩm và có thể được xác định theo công thức sau: n

z i1 i1 i1 i0i 1

M [(S Z ) (S Z )]

Trong đó:

Mz: Mức hạ giá thành sản phẩm, so sánh được năm nay hay kỳ này so với năm trước hay kỳ gốc.

Si1: Số lượng sản phẩm i năm nay hay kỳ này.

Zi1: Giá thành đơn vị sản phẩm i năm nay hay kỳ này.

Zi0: Giá thành đơn vị sản phẩm năm báo cáo hay kỳ gốc.

i: Loại sản phẩm so sánh được (i = 1, n).

o Tỷ lệ hạ giá thành: Phản ánh mức độ phấn đấu hạ giá thành của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:

zz n

i1 i0i 1

MT

(S Z )

Trong đó:

Tz: Tỷ lệ hạ giá thành.

Mz, Si1, Zi0: Đã chú thích ở trên.

2.3. Những loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp

Những loại thuế chủ yếu mà doanh nghiệp nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, thuế

thu nhập doanh nghiệp.

Page 8: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

24 FIN102_Bai2_v2.0013107202

2.3.1. Thuế giá trị gia tăng

Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

o Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế,

o Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam thuộc diện chịu thuế GTGT.

o Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT do Nhà nước quy định tùy theo tình hình kinh tế – xã hội của từng thời kỳ bao gồm nhiều loại như hàng hoá, dịch vụ thuộc sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế, những sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng; sản phẩm muối; nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê; chuyển quyền sử dụng đất; dịch vụ y tế, dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán; bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cây trồng, các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh; dạy học, dạy nghề...

o Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế.

Thuế GTGT = Giá tính thuế Thuế suất

Giá tính thuế GTGT được quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, trả thay lương cho người lao động là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường.

Đối với hàng hóa, dịch vụ khác được quy định cụ thể tại thông tư hướng dẫn về thuế GTGT của Bộ Tài chính.

Mức thuế suất thuế GTGT được quy định cho từng nhóm hàng, loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, ví dụ: thuế suất thấp nhất (0%) được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, mức thuế suất (5%) áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu, đời sống của con người như sản xuất nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phân bón, thuốc trừ sâu… Mức thuế 10% áp dụng đối với hoạt động khai thác, hóa chất, mỹ phẩm, khách sạn….

Phương pháp tính thuế GTGT

Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

o Phương pháp khấu trừ thuế: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy

Page 9: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 25

định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT.

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra =Giá tính thuế của hàng

hoá, dịch vụ bán ra Thuế suất thuế GTGT

Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng

hoá nhập khẩu.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất xi măng; trong tháng 1/năm N, bán ra được 200 tấn xi măng, đơn giá 800.000đ/tấn (là giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%, tức là giá người mua phải thanh toán là 880.000đ/tấn). Để sản xuất ra số xi măng trên, trong tháng doanh nghiệp đã mua nguyên liệu, vật

tư như sau:

Hàng hoá mua trong tháng

Đơn vị tính

Sản lượng mua

Giá đơn vị Thành tiền Thuế GTGT đầu vào

Clanke tấn 100 0,5trđ/T 50.000.000đ 5.000.000đ

Điện kw 5000kw 700đ/kw 3.500.000đ 350.000đ

Xăng, dầu tấn 10 4 trđ/T 40.000.000đ 4.000.000đ

Cộng 93.500.000đ 9.350.000đ

Giả định các loại vật tư; nguyên liệu, năng lượng mua vào chỉ dùng để sản xuất xi măng. Vậy thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp trong tháng 1/N như sau:

Thuế GTGT đầu ra trên số xi măng bán ra là: 800.000đ/T 200T 10% = 16.000.000đ

Số thuế GTGT được khấu trừ là 9.350.000đ

Số thuế GTGT còn phải nộp là:16.000.000đ – 9.350.000đ = 6.650.000đ

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào có chứng từ ghi giá thanh toán, là giá đã có thuế GTGT thì doanh nghiệp căn cứ vào giá đã có thuế và thuế suất thuế

GTGT để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Ví dụ: Tổng giá thanh toán của doanh nghiệp A là 110 triệu đồng (giá có thuế

GTGT), dịch vụ này chịu thuế suất là 10%.

Giá chưa có thuế GTGT là:

110 triệu đồng

1 + 10% = 100 triệu đồng

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 100 triệu đồng 10% = 10 triệu đồng

o Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch

vụ chịu thuế bán ra

Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó

GTGT của hàng hoá, dịch vụ

= Giá thanh toán của hàng

hoá, dịch vụ bán ra –

Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng

Page 10: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

26 FIN102_Bai2_v2.0013107202

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Phương pháp này chỉ áp dụng cho các cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm các căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng,

bạc và đá quý.

2.3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Là một loại thuế gián thu mà Nhà nước thực hiện nhằm điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng một số mặt hàng nhất định và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là những hàng hoá được quy định trong Luật Thuế TTĐB như rượu, bia các loại, thuốc lá, ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xăng các loại, bài lá, vàng mã... và những loại dịch vụ như kinh doanh vũ trường, casinô, kinh doanh xổ số...

Đối tượng không chịu thuế TTĐB do Nhà nước quy định thường là những hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu thuộc diện hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, hàng hoá quá cảnh, hàng tạm nhập, tái xuất và tạm xuất khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế...

Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Cách tính thuế TTĐB phải nộp:

Thuế TTĐB phải nộp

= Số lượng hàng hoá

tiêu thụ

Giá tính thuế đơn vị hàng hoá

Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

o Số lượng hàng hoá tiêu thụ là số lượng, sản lượng hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB được sản xuất ra đem bán, hàng gia công, hàng hoá, dịch vụ để tiêu dùng nội bộ, làm quà biếu, quà tặng...

o Giá tính thuế đối với hàng hoá sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT; đối với hàng hoá nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu, cộng thuế nhập khẩu; đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm giao hàng; đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB; đối với hàng hoá dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế TTĐB của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này.

o Thuế suất thuế TTĐB được qui định trong biểu thuế mà Nhà nước ban hành..

2.3.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế: Là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa được từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Page 11: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 27

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục hải quan gồm:

o Các hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.

o Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.

o Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; hàng hóa là dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu là số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu, giá tính thuế, thuế suất của mặt hàng.

Phương pháp tính thuế:

Thuế xuất hoặc nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng hoá thực tế xuất khẩu

hoặc nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan

Trị giá tính thuế tính trên 1 đơn vị

hàng hóa

Thuế suất

Trong đó:

o Nếu áp dụng thuế tuyệt đối sẽ lấy số lượng đơn vị từng mặt hàng XNK nhân () với mức thuế tuyệt đối của chúng. Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng.

o Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với các cam kết quốc tế. Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ được quy định cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

o Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu gồm có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.

Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ nước có thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ nước thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với nước ta.

Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ nước không thực hiện đối xử tối huệ quốc, không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

2.3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.4.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng nộp thuế TNDN là những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN trừ các đối tượng quy định theo quy định của Nhà nước.

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN: là các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không thuộc diện nộp thuế TNDN, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.

Page 12: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

28 FIN102_Bai2_v2.0013107202

2.3.4.2. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế Thuế suất thuế TNDN

Thuế suất thuế TNDN do Nhà nước quy định. Ngoài ra các trường hợp miễn, giảm thuế áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức bình thường nhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích kinh doanh, phát triển doanh nghiệp mới, phát triển các ngành, nghề ở vùng sâu, vùng xa…

Thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ

tính thuế =

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

– Chi phí hợp lý trong kỳ tính

thuế +

Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính

thuế

o Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanh thu trừ (–) các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.

o Thu nhập chịu thuế khác: Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.

o Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng (doanh thu không bao gồm thuế GTGT); trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

o Chi phí hợp lý bao gồm:

Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai lần mức khấu hao theo mức bình thường để nhanh chóng đổi mới công nghệ;

Chi phí vật tư, nhiên liệu, năng lượng được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho;

Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo qui định, không kể tiền lương, tiền công của chủ DNTN, chủ hộ cá thể kinh doanh và sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh;

Chí phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khá;

Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao động hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích

Page 13: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 29

nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo quy định;

Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1, 2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay;

Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định;

Trợ cấp thôi việc cho người lao động;

Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí; đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý;

Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo quy định của Chính phủ;

Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định.

Các khoản chi phí sau đây không được tính vào chi phí hợp lý; các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi; các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp; các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế, các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.

Ví dụ:

Giá bán đơn vị sản phẩm A là 100.000đ.

Thuế GTGT 10% là 10.000đ.

Giá thanh toán: 110.000đ.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000đ. Trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT.

2.4. Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp

2.4.1. Doanh thu của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh cũng là quá trình tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động kinh doanh.

Doanh thu của doanh nghiệp thường bao gồm hai bộ phận: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ) và doanh thu hoạt động tài chính.

Page 14: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

30 FIN102_Bai2_v2.0013107202

2.4.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Khái niệm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các loại hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là bộ phận doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thương mại.

Khi hoàn thành việc bán hàng, về cơ bản doanh nghiệp đã xác định được doanh thu. Xem xét trên góc độ tài chính, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là khi quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được thực hiện và người mua đã chấp nhận thanh toán không kể đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy, khi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ được ghi nhận cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu hàng hoá đó cho người mua.

Cần phân biệt doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ với tiền thực thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Tiền thực thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là số tiền mặt mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trong kỳ. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương thức bán chịu hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng thì sau khi đã xuất giao hàng, quyền sở hữu đã được chuyển giao cho khách hàng, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận, nhưng phải sau một

thời gian nhất định doanh nghiệp mới thu được tiền bán hàng.

Xác định doanh thu bán hàng.

o Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ có thể được xác định theo công

thức sau: n

ti ii 1

S Q P

Trong đó:

S: Doanh thu bán hàng trong kỳ;

Qti: Số lượng sản phẩm i bán trong kỳ;

Pi: Giá bán một sản phẩm i;

i: Loại sản phẩm (i =1,n ).

Số lượng sản phẩm tiêu thụ: Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước; trong trường hợp này, số

lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Qti = Qdi + Qsi – Qci

Trong đó:

Qdi: Số lượng sản phẩm i tồn kho đầu kỳ;

Qsi: Số lượng sản phẩm i sản xuất nhập kho trong kỳ;

Qci: Số lượng sản phẩm i tồn kho cuối kỳ.

o Giá bán sản phẩm xác định theo giá hoá đơn. Trong trường hợp lập kế hoạch doanh thu, giá bán được xác định dựa trên cơ sở chính sách giá cả sản phẩm của doanh nghiệp.

Page 15: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 31

o Doanh thu thuần bán hàng: Ngoài việc xác định doanh thu bán hàng, còn phải xác định doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.

Doanh thu thuần bán hàng

= Doanh thu bán hàng

– Chiết khấu thương mại,

giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại

– Các loại thuế gián thu được tính gộp trong

giá bán nếu có

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp giảm trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn, theo thoả thuận về chiếc khấu thương mại đã được ghi trong hợp đồng.

Giảm giá hàng bán: Là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua đối với số hàng đã xuất giao nhưng kém chất lượng, sai quy cách theo hợp đồng...

Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị số hàng hoá đã xuất giao và doanh nghiệp đã ghi nhận vào doanh thu, nhưng nay bị người mua trả lại và từ chối thanh toán do hàng không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất... vi phạm nghiêm trọng hợp đồng kinh tế.

Các loại thuế gián thu được tính gộp trong giá bán (nếu có) như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu...

Ý nghĩa của doanh thu và tăng doanh thu Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ cũng như việc tăng doanh thu bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, điều đó được thể hiện ở những điểm sau: o Doanh thu là một căn cứ quan trọng xác định kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp. o Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng

để bù đắp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như bù đắp chi phí về nguyên vật liệu, để trả tiền công và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như nộp các khoản thuế v.v..

o Tăng doanh thu là một trong những mục tiêu thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

o Tăng doanh thu là một tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

2.4.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong một thời kỳ nhất định từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ bao gồm các khoản chủ yếu sau:

Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn (nếu có).

Số tiền chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng khi mua vật tư, hàng hoá đã thanh toán trả tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận.

Số cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh với doanh nghiệp khác (nếu có).

Khoản lãi khi bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

Số tiền thu được về bán bất động sản đối với doanh nghiệp có kinh doanh bất động sản.

Khoản lãi do bán ngoại tệ...

Page 16: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

32 FIN102_Bai2_v2.0013107202

2.4.2. Thu nhập khác của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn có thể có khoản thu nhập khác.

Thu nhập khác là các khoản thu trong kỳ từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm một số khoản chủ yếu sau:

Tiền thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

Khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp.

Tiền bảo hiểm được bồi thường.

Khoản thu được từ nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ.

Khoản nợ phải trả nhưng không xác định được chủ.

Các khoản thu nhập kinh doanh những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra...

2.5. Lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn

2.5.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp

2.5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính của các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.

Từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu hay thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được số doanh thu hay thu nhập đó.

Lợi nhuận = Doanh thu

hay thu nhập –

Chi phí tạo ra doanh thu

hay thu nhập

Lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng vì:

Lợi nhuận là một trong những tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ, một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững…

Lợi nhuận là nguồn tài chính để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của các quyết định đầu tư và các quyết định quản lý hoạt động kinh doanh thường xuyên cuối cùng được thể hiện ở số lợi nhuận thu được. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 17: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 33

2.5.1.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp

Xem xét trên góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp, lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận khác và lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Là lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trong năm của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận sản xuất kinh doanh (Lợi nhuận

bán hàng) =

Doanh thu bán hàng

–Trị giá vốn bán hàng

– Chi phí bán

hàng –

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

= Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

– Giá vốn hàng

bán

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác trong năm có thể được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Trên cơ sở xác định được lợi nhuận từ các hoạt động có thể xác định được lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong năm:

Lợi nhuận trước thuế

= Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ +

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

+ Lợi nhuận

khác

Từ lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước dưới hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại là lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập

Trên góc độ tài chính còn có thể xác định lợi nhuận sau thuế theo công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế (1 – Thuế suất thuế TNDN)

2.5.2. Phân tích điểm hòa vốn

2.5.2.1. Khái niệm điểm hoà vốn và phân tích hòa vốn

Điểm hòa vốn

Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí tức là doanh nghiệp không bị lỗ và không có lãi.

Khi xem xét điểm hoà vốn, người ta còn có thể phân biệt hai trường hợp: Điểm hoà vốn kinh tế và điểm hoà vốn tài chính.

Page 18: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

34 FIN102_Bai2_v2.0013107202

o Điểm hoà vốn kinh tế: Là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa tính đến lãi vay vốn kinh doanh phải trả). Như vậy, tại điểm hoà vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bằng không (EBIT = 0).

o Điểm hoà vốn tài chính: Là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hoà vốn này lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là bằng không (EBT = 0).

Phần sau đây chủ yếu xem xét điểm hòa vốn kinh tế.

Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn là một phương pháp phân tích xem xét mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, sản lượng sản phẩm hay doanh thu và lợi nhuận.

Việc phân tích điểm hoà vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp:

o Giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp dự báo sản lượng sản phẩm cần sản xuất hoặc doanh thu cần đạt tới để hòa vốn hay đạt được mức lợi nhuận dự kiến khi biết cơ cấu chi phí và chính sách giá cả của doanh nghiệp.

o Phân tích tác động của chi phí cố định, chi phí biến đổi vá giá cả sản phẩm đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế để từ đó quyết định đầu tư và cách thức quản lý chi phí nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

o Phân tích tác động của đổi mới thiết bị, công nghệ và quy mô kinh doanh đến sự thay đổi kết cấu chi phí và giá bán, từ đó thấy được ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

o Phân tích tác động của các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm cắt giảm chi phí cố định để tăng lợi nhuận.

Phân tích điểm hòa vốn cũng có những hạn chế nhất định:

o Trong mô hình phân tích hòa vốn, giá bán và chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm được giả định là không đổi và như vậy, hàm số doanh thu và tổng chi phí là hàm tuyến tính. Tuy nhiên, trong thực tế các hàm số này thường là hàm phi tuyến tính, chẳng hạn trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp chỉ tăng được sản lượng tiêu thụ bằng cách giảm giá bán, hoặc chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm lúc đầu giảm xuống khi sản lượng sản phẩm sản xuất tăng lên, nhưng khi tới một giới hạn nhất định để sản lượng tăng lên đòi hỏi chi phí biến đổi cũng tăng lên...

o Trong thực tế, việc phân chia chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phi cố định và chi phí biến đổi không hoàn toàn đơn giản, chẳng hạn có những khoản chi phí chỉ cố định trong một giới hạn sản lượng sản phẩm hay mức độ hoạt động nhất định của doanh nghiệp nếu vượt quá giới hạn đó thì khoản chi phí đó cũng tăng lên.

o Phân tích điểm hòa vốn rất hữu ích đối với 1 loại sản phẩm, tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, khi đó việc phân tích là rất phức tạp.

Page 19: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 35

2.5.2.2. Xác định sản lượng hoà vốn kinh tế

Sản lượng hoà vốn kinh tế là số lượng sản phẩm cần sản xuất tiêu thụ để đạt điểm hoà vốn kinh tế và có thể xác định theo công thức sau:

H

FQ

P V

Trong đó:

QH: Sản lượng hoà vốn kinh tế;

F: Tổng chi phí cố định kinh doanh của doanh nghiệp;

V: Chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm;

P: Giá bán một sản phẩm.

Ví dụ: Một Công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng có chi phí cố định kinh doanh là 40 triệu đồng, giá bán đơn vị sản phẩm A là 10.000đ và chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm A là 2.000đ. Căn cứ vào tài liệu trên, có thể xác lập mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ chi phí, doanh thu và kết quả tiêu thụ theo bảng sau:

Sản phẩm tiêu thụ (cái)

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Tổng chi phí Doanh thu Lãi (+) Lỗ (-)

3.000 40.000 6.000 46.000 30.000 - 16.000

4.000 40.000 8.000 48.000 40.000 - 8.000

5.000 40.000 10.000 50.000 50.000 -

6.000 40.000 12.000 52.000 60.000 + 8.000

7.000 40.000 14.000 54.000 70.000 + 16.000

Đơn vị: 1.000đ

Đồ thị 2.1: Điểm hòa vốn

Page 20: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

36 FIN102_Bai2_v2.0013107202

Trên đồ thị biểu diễn:

Trục Ox là sản lượng tiêu thụ (đơn vị: 1.000 sản phẩm).

Trục Oy biểu diễn doanh thu, chi phí (đơn vị: triệu đồng).

MF: Chi phí cố định kinh doanh;

MC: Đường tổng chi phí;

OS: Đường doanh thu.

OS cắt MC tại I và I là điểm hoà vốn

Thay số liệu vào công thức ta có:

400.000.000 QH =

10.000 – 2.000 = 5.000 sản phẩm

2.5.2.3. Xác định doanh thu hoà vốn kinh tế

Doanh thu hoà vốn kinh tế (SH) là mức doanh thu bằng với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và có thể xác định theo công thức sau:

SH = QH P (1)

Từ công thức (1) có thể biến đổi:

H H

F FS Q P P

VP V 1P

Vậy có thể rút ra:

H

FS

V1

P

(2)

2.5.2.4. Xác định công suất hoà vốn

Xác định công suất hoà vốn (h%) nhằm xem xét cần phải huy động bao nhiêu phần trăm (%) công suất máy móc thiết bị theo thiết kế vào sản xuất sản phẩm sẽ đạt được sự hoà vốn, có thể xác định theo công thức sau:

H

S

Qh% 100%

Q

Hoặc:

S

Fh% 100%

Q (P V)

Trong đó:

h%: Công suất hòa vốn.

QS: Công suất theo thiết kế.

P, F,V: Như đã chú thích ở trên.

2.5.2.5. Xác định thời gian hoà vốn

Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết đạt được hoà vốn kinh tế (đơn vị tính là tháng) và có thể xác định theo công thức sau:

Page 21: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 37

TH = H

n

QQ12

Hoặc

HH

n

Q 12T

Q

Trong đó:

TH: Thời gian hoà vốn kinh tế (tháng);

QH: Sản lượng hoà vốn kinh tế;

Qn: Số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong năm;

12: Số tháng trong năm;

Theo ví dụ trên phần 2.5.2.2, giả sử trong năm doanh nghiệp dự kiến sản xuất tiêu thụ được 6.000 sản phẩm. Vậy, thời gian hoà vốn:

H

5.000 12T

6.000

10 tháng

2.5.2.6. Xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất để đạt được mức lợi nhuận dự tính

Khi đã biết tổng chi phí cố định kinh doanh, chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm và giá bán sản phẩm có thể xác định số lượng sản phẩm cấn sản xuất tiêu thụ để đạt được mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) dự kiến.

Xuất phát từ công thức: EBIT = Q (P – V) – F

Có thể rút ra, số lượng sản phẩm cần sản xuất để đạt được mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế theo công thức sau:

P

F EBITQ

P V

Trong đó:

QP: Số lượng sản phẩm cần sản xuất để đạt được mức lợi nhuận dự kiến.

P, F,V: Như đã chú thích ở trên.

2.6. Phân phối lợi nhuận các quỹ của doanh nghiệp

2.6.1. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân phối lợi nhuận là một trong những vấn đề tài chính rất quan trọng. Đây không phải là việc phân chia lợi nhuận một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hòa các mối quan hệ lợi ích.

Trong phân phối lợi nhuận, đòi hỏi phải quán triệt các vấn đề có tính nguyên tắc sau:

o Việc phân phối lợi nhuận phải tuân thủ các quy định ràng buộc của pháp luật.

Page 22: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

38 FIN102_Bai2_v2.0013107202

o Phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích dài hạn.

Các phương hướng phân phối chủ yếu:

Nhìn chung, lợi nhuận thực hiện hay lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được phân phối theo các hướng chủ yếu sau:

o Bù đắp lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

o Nộp thuế thu nhập của doanh nghiệp.

o Phần lợi nhuận còn lại là lợi nhuận sau thuế.

Một số điểm chú ý: Trên cơ sở tuân thủ các quy định ràng buộc của pháp luật, chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện việc phân phối lợi nhuận sau thuế. Việc phân phối số lợi nhuận này do chủ sở hữu của từng loại hình doanh nghiệp quyết định cụ thể. Tuy nhiên, trong phân phối cần chú ý một số điểm sau:

o Trích lập quỹ dự phòng tài chính: Nhằm bù đắp những tổn thất thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh (ngoài phần được Công ty bảo hiểm bồi thường nếu có).

o Giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng thêm vốn: Phần này được thể hiện dưới hình thức trích lập Quỹ đầu tư phát triển.

o Trích một phần lợi nhuận dùng để khuyến khích,cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp: Phần này được thể hiện dưới hình thức trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và Quỹ thưởng ban điều hành công ty…

Hiện nay, việc phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước được phân phối cụ thể như sau:

o Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có);

Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa;

Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;

Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại các điểm trên được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

Page 23: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 39

o Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ

sung vốn Nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung

vốn Nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động

về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác. Thủ tướng Chính phủ quyết

định thành lập quỹ này.

o Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:

Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;

Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích

một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản

trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều

kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty

phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch;

Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của

công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công

ty không có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban

Chấp hành Công đoàn công ty.

o Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển

và quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội

đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc (đối với

công ty không có Hội đồng quản trị).

2.6.2. Các loại quỹ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp trích lập các loại quỹ nhằm sử dụng cho mục

đích nhất định. Thông thường doanh nghiệp có các loại quỹ

chủ yếu sau:

Quỹ dự phòng tài chính: Nguồn trích lập quỹ từ lợi

nhuận sau thuế. Mục đích sử dụng quỹ:

o Bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất

thiệt hại về tài sản do nguyên nhân khách quan gây

ra hoặc các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải sau khi

đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường, nếu những tài sản đó được doanh

nghiệp mua bảo hiểm.

o Bù đắp các khoản lỗ của công ty theo nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Quỹ khen thưởng: Nguồn trích lập quỹ từ lợi nhuận sau thuế. Mục đích sử dụng quỹ:

o Thưởng cuối năm hay thường kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp do

những thành tích họ đã đạt được trong hoạt động kinh doanh.

o Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có thành tích

đột xuất.

o Thưởng cho cá nhân và đơn vị bên ngoài doanh nghiệp do có đóng góp nhiều

cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp.

Page 24: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

40 FIN102_Bai2_v2.0013107202

Quỹ phúc lợi: Nguồn trích lập quỹ chủ yếu là từ lợi nhuận sau thuế. Mục đích sử dụng quỹ:

o Đầu tư, xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp; góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

o Chi phí cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội.

o Trợ cấp khó khăn thường xuyên hoặc đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện.

Quỹ thưởng Ban điều hành Công ty: Nguồn trích lập quỹ chủ yếu từ lợi nhuận sau thuế. Quỹ này dùng để thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty do có thành tích điều hành công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài các loại quỹ nêu trên, các doanh nghiệp còn có thể trích lập các loại quỹ khác nhằm mục đích nhất định. Tuy nhiên, việc trích lập quỹ phải phù hợp với các quy định của luật pháp và thường phải được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

Page 25: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 41

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một kỳ nhất định. Đây là bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ do các hoạt động tài chính mang lại.

Điểm hòa vốn: Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra.

Lợi nhuận: Là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại.

Page 26: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

42 FIN102_Bai2_v2.0013107202

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các phương pháp chủ yếu phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

2. Hãy phân tích vì sao các nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm? Để đánh giá việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu nào?

3. Hãy phân biệt doanh thu bán hàng và tiền thực thu bán hàng của doanh nghiệp? Việc phân biệt đó có ý nghĩa gì?

4. Doanh nghiệp tăng được lợi nhuận có ý nghĩa kinh tế gì?

5. Tại sao nói phân tích hòa vốn là công cụ quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp?

BÀI TẬP

Bài tập 1

Công ty X đang xem xét kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm mới. Dự kiến chi phí cố định kinh doanh cho việc sản xuất sản phẩm này là 200 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 100.000 đồng. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 150.000 đồng/sp. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm dự kiến đạt 10.000 sản phẩm.

Yêu cầu:

1. Hãy xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn kinh tế?

2. Nếu chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm giảm bớt được 5.000 đồng thì sản lượng hòa vốn thay đổi như thế nào?

3. Nếu các yếu tố không thay đổi so với dự kiến ban đầu ngoại trừ giá bán dự kiến gảm đi 10.000 đồng thì sản lượng hòa vốn tăng lên hay giảm đi?

Bài tập 2

Doanh nghiệp A chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, đồng thời thực hiện tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh năm N như sau:

Chi phí sản xuất và tiêu thụ:

o Khấu hao thiết bị: 120 triệu đồng/năm.

o Chi phí vật tư: 0,35 triệu đồng/SP.

o Tiền thuê nhà xưởng: 85 triệu đồng/năm.

o Chi phí nhân công trực tiếp: 0,125 triệu đồng/SP.

o Chi phí bằng tiền khác: 0,025 triệu đồng/SP.

o Chi phí cố định khác: 45 triệu đồng/năm.

Giá bán chưa có thuế GTGT: 0,7 triệu đồng/SP.

Công suất thiết kế: 1.500 SP/năm.

Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.

Yêu cầu:

1. Xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, công suất hoà vốn, thời gian hoà vốn? Vẽ đồ thị điểm hoà vốn.

Page 27: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

FIN102_Bai2_v2.0013107202 43

2. Trong năm, nếu doanh nghiệp dự kiến phải đạt được lợi nhuận sau thuế là 70 triệu đồng thì phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?

Bài tập 3

Công ty TNHH Bình Minh chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm X có tình hình tài chính như sau:

Tài liệu năm báo cáo:

o Giá thành sản xuất sản phẩm trong năm là 1 triệu đồng/sản phẩm.

o Số sản phẩm tồn kho cuối ngày 31 tháng 12 là 200 sản phẩm.

Tài liệu năm kế hoạch:

o Số sản phẩm dự kiến sản xuất trong năm là 1.950 sản phẩm, số tốn kho cuối năm là 150 sản phẩm.

o Giá thành sản xuất sản phẩm dự tính hạ 10% so với năm báo cáo. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 5% giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ trong năm.

o Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 1,5 triệu đồng/sản phẩm.

o Vốn sản xuất kinh doanh bình quân sử dụng trong năm là 600 triệu đồng, trong đó 50% là vốn vay với lãi suất vay vốn 10%/năm.

o Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%.

Yêu cầu:

1. Xác định lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch của công ty?

2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch của công ty?

Biết rằng: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Bài tập 4

Công ty cổ phần Nam Hà chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A với công suất thiết kế 10.000 sản phẩm/năm, năm N dự kiến như sau:

Sản lượng sản xuất. tiêu thụ trong năm: 8.000 sản phẩm.

Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:

o Tổng chi phí cố định: 200 triệu đồng.

o Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/ sản phẩm.

Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng: 100.000 đồng/sản phẩm.

Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm: 20 triệu đồng.

Yêu cầu:

1. Vận dụng việc phân tích điểm hòa vốn kinh tế, hãy cho biết với mức sản xuất, tiêu thụ như trên và chưa tính đến lãi vay vốn, công ty lãi hay lỗ?

2. Công ty vừa nhận được thông tin: doanh nghiệp Thái Dương sẽ đặt hàng với với công ty, nội dung chủ yếu là: đặt mua 1.200 sản phẩm với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 90.000 đồng/sản phẩm. Vậy, xét thuần túy về mặt lãi, lỗ theo bạn, công ty có nên nhận thêm đơn đặt hàng này hay không? Và giải thích vì sao?

3. Có một phương án kinh doanh đưa ra như sau: Nếu Công ty thực thực hiện giảm giá bán xuống còn 95.000 đồng/sản phẩm, công ty sẽ sản xuất tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Khi đó công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế?

Page 28: BÀI 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

44 FIN102_Bai2_v2.0013107202

Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%. Nếu nâng mức sản xuất tiêu thụ trong phạm vi quy mô 10.000 sản phẩm doanh nghiệp không phải bổ xung vốn lưu động thường xuyên và không phải gia tăng vốn vay.

Bài tập 5

Công ty TNHH Phương Đông chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm Z với công suất thiết kế: 8.000 sản phẩm/năm, có tài liệu năm N (năm báo cáo):

Sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong năm: 6.000 sản phẩm/năm

Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:

o Tổng chi phí cố định kinh doanh: 320 triệu đồng/năm.

o Chi phí biến đổi: 40.000 đồng/sản phẩm.

Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng: 120.000 đồng/sản phẩm.

Tổng số vốn kinh doanh bình quân là: 600 triệu đồng; trong đó, vốn vay là 300 triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm N?

2. Theo tính toán của các nhà quản lý công ty, năm nay (năm N+1) chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm vẫn như năm trước. Để có thể tiêu thụ số sản phẩm khi huy động hết công suất sản xuất theo thiết kế thì công ty cần giảm giá bán xuống mức 110.000 đồng/sản phẩm; Tuy nhiên, tổng số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm dự tính sẽ là 720 triệu đồng; trong đó: số vốn vay là 350 triệu đồng và vẫn có thể vay với lãi suất 10%/năm. Nếu thực hiện phương án này thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh so với năm trước sẽ tăng lên hay giảm đi?

Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%.