36
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Embed Size (px)

DESCRIPTION

LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO. Khái niệm về lợi nhuận. Lợi nhuận (return) là kết quả đầu tư vào một tài sản tài chính Đầu năm 2011, giả sử bạn đầu tư vào cổ phiếu X với giá 30.000 đ. Đến cuối năm bạn nhận được cổ tức 1.000 đ, và giá cổ phiếu tăng lên 32.000 đ. Đo lường lợi nhuận. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Page 2: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận (return) là kết quả đầu tư vào một tài sản tài chính

Đầu năm 2011, giả sử bạn đầu tư vào cổ phiếu X với giá 30.000 đ. Đến cuối năm bạn nhận được cổ tức 1.000 đ, và giá cổ phiếu tăng lên 32.000 đ.

Page 3: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Đo lường lợi nhuận

Lợi nhuận = 1.000 + (32.000 -30.000)

= 3.000 đ

Tỷ lệ lợi nhuận =

Lợi nhuận được đo lường bằng số tuyệt đối và số tương đối.

%10000.30

000.3

Page 4: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi nhuận kỳ vọng

Trường hợp Xác suất Lợi nhuận

Kinh tế hoạt động tốt

30% 20%

Kinh tế bình thường

40% 10%

Kinh tế xấu 30% -10%

100% 7%

Xem xét một cổ phiếu với khả năng sinh lợi như sau

Page 5: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi nhuận kỳ vọng Lợi nhuận kỳ vọng là bình quân gia quyền của

các trường hợp lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số là xác suất của từng trường hợp.

= 30%.20% + 40%.10% + 30%.(-10%)

= 7%

R

Page 6: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Rủi ro

Rủi ro là khả năng lợi nhuận thực tế khác với lợi nhuận kỳ vọng

Rủi ro cao nghĩa là xác suất xảy ra lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng sẽ cao, và vì vậy xác suất xảy ra lợi nhuận cao hơn kỳ vọng cũng cao. Rủi ro và lợi nhuận song hành, lợi nhuận phải tương xứng với rủi ro.

Page 7: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Rủi ro

Trường hợp Xác suất Lợi nhuận X Lợi nhuận Y

Kinh tế tốt 30% 20% 40%

Kinh tế bình thường

40% 10% 10%

Kinh tế xấu 30% -10% -30%

100% 7% 7%

Xem xét 2 cổ phiếu X và Y với lợi nhuận kỳ vọng như sau

Page 8: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Đo lường rủi ro

Phương sai

Độ lệch chuẩn 2

n

iii RRp

1

22

Phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn thì lợi nhuận thực tế càng xa giá trị kỳ vọngrủi ro cao

Phương sai và độ lệch chuẩn là thước đo sự biến động của giá trị so với bình quân và được dùng để đo lường rủi ro.

Page 9: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Đo lường rủi ro Với các chứng khoán có lợi nhuận kỳ vọng

khác nhau, để có thể so sánh rủi ro phải sử dụng hệ số biến đổi

Hệ số biến đổi

RCV

Page 10: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Hệ số biến đổi-ví dụ

CP X có lợi nhuận kỳ vọng 15%, độ lệch chuẩn 5%. Cổ phiếu Y có lợi nhuận kỳ vọng 30%, độ lệch chuẩn 8%.

CVX = 5%/15% = 0.33

CVY = 8%/30% = 0.27

CP X tuy có độ lệch chuẩn thấp hơn, nhưng rủi ro trên từng đơn vị lợi nhuận cao hơn, nghĩa là so với Y, CP X rủi ro hơn.

Page 11: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Rủi ro

Rủi ro được xem xét dưới 2 góc độ: Rủi ro vốn có của từng chứng khoán Rủi ro của chứng khoán khi kết hợp với

các chứng khoán khác trong danh mục đầu tư

Page 12: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi nhuận-rủi ro của danh mục đầu tư

Trường hợp Xác suất Lợi nhuận A Lợi nhuận B Danh mục

Kinh tế xấu 30% 20% -30% -5%

Kinh tế bình thường

50% 8% 12% 10%

Kinh tế tốt 20% -10% 40% 15%

100% 8% 5% 6.5%

Xét danh mục đầu tư gồm 2 chứng khoán sau (50%-50%):

Page 13: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi nhuận-rủi ro của danh mục đầu tư Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục

= 50%.8% + 50%.5%= 6.5%

Rủi ro của danh mục

= 0.3 .(-5%-6.5%)2 + 0.5 . (10%-6.5%)2 + 0.2 .(15%-6.5%)2 = 0.006

0.077 = 7.7%

pR

2p

006.0p

Page 14: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Rủi ro của danh mục đầu tư

Từ kết quả tính toán cho thấy: Rủi ro của danh mục đầu tư không phải bằng bình

quân rủi ro các chứng khoán có trong danh mục Rủi ro tổng hợp của danh mục đầu tư nhỏ hơn rủi

ro bình quân các chứng khoán có trong danh mục

rủi ro danh mục đầu tư phụ thuộc vào tương quan giữa các chứng khoán với nhau

Page 15: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Hệ số tương quan

ρ: Hệ số tương quan biểu hiện mối tương quan giữa sự biến động của 2 cổ phiếu

ρ= 0 : 2 cổ phiếu không tương quanρ>0: tương quan thuậnρ<0: tương quan nghịch

ρ= 1: 2 cổ phiếu tương quan thuận hoàn toàn

ρ= -1: 2 cổ phiếu tương quan nghịch hoàn toàn

Page 16: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Phương sai của danh mục 2 chứng khoán

212122

22

21

21

2 2 wwwwP Hệ số ρ càng nhỏ hơn 1 thì σp càng giảm

Nếu ρ =1 :

2211

222112121

22

22

21

21

2 1.2

ww

wwwwww

p

p

Đa dạng hóa không làm giảm rủi ro

Page 17: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi ích đa dạng hóa Đa dạng hóa đầu tư (đầu tư vào nhiều chứng

khoán khác nhau) làm giảm rủi ro của danh mục đầu tư xuống so với bình quân rủi ro các chứng khoán có trong danh mục

Mức độ giảm của rủi ro của danh mục phụ thuộc vào hệ số tương quan của các chứng khoán có trong danh mục

Hệ số tương quan âm đem lại tác dụng đa dạng hóa tốt hơn

Page 18: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Số lượng chứng khoán

Rủi ro thị trường

Rủi ro có thể đa dạng hóa

p

Lợi ích của đa dạng hóa

Page 19: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi ích đa dạng hóa

Số lượng chứng khoán trong danh mục càng nhiều, rủi ro danh mục càng giảm

Rủi ro bao gồm 2 phần:

Rủi ro có thể đa dạng hóa (rủi ro hệ thống) có thể triệt tiêu qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đây là những rủi ro riêng biệt của chứng khoán.

Rủi ro không thể đa dạng hóa còn gọi là rủi ro thị trường, rủi ro hệ thống gắn với những yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thiên tai, chiến tranh… Rủi ro hệ thống tác động đến tất cả chứng khoán trên thị trường.

Page 20: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Thái độ với rủi ro

Bạn lựa chọn như thế nào giữa 2 khoản đầu tư sau:

Chứng khoán X chắc chắn đem lại lợi nhuận 10%

Chứng khoán Y có thể lời 30% hoặc lỗ 10% với xác suất ngang nhau

Page 21: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Thái độ với rủi ro

Nếu chọn X bạn là người không thích rủi ro

Nếu không thấy khác biệt giữa X và Y bạn là người trung lập với rủi ro

Nếu chọn Ybạn là người thích rủi ro

Page 22: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của một chứng khoán

Nhà đầu tư sẽ tối thiểu hóa rủi ro bằng việc

đa dạng hóa đầu tư

Chỉ có rủi ro hệ thống của chứng khoán là

được bù đắp bằng lợi nhuận

Page 23: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Mô hình CAPM CAPM xác định lợi nhuận cần phải có của một

chứng khoán tương xứng với rủi ro hệ thống của chứng khoán ấy

Công thức:

r = rf + β.(rm – rf)

r: lợi nhuận đòi hỏi của chứng khoán

rf : lợi nhuận phi rủi ro

β: hệ số beta

rm: lợi nhuận thị trường

Page 24: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Mô hình CAPM

rf : lợi nhuận của chứng khoán phi rủi ro (trái phiếu chính phủ)

rm : lợi nhuận từ danh mục thị trườn

(rm – rf) : phần bù rủi ro thị trường Hệ số β đo lường mức độ biến động của

chứng khoán so với thị trường, tức là phản ảnh rủi ro hệ thống của chứng khoán

Page 25: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Hệ số beta

β = 1: chứng khoán có rủi ro giống như rủi ro của danh mục thị trường

β > 1: chứng khoán có rủi ro cao hơn mức chung của thị trường

β < 1: chứng khoán có rủi ro cao hơn mức chung của thị trường

β < 0: chứng khoán biến động ngược chiều với thị trường

Page 26: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Ví dụ xác định r bằng CAPM

Cổ phiếu HighNet có beta 1.2, lợi nhuận phi rủi ro 5%, lợi nhuận thị trường 12%.

Mức sinh lợi đòi hỏi của nhà đầu tư đối với HighNet là ?

Page 27: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Đường SML

Đồ thị biểu diễn CAPM gọi là đường SML (Security Market Line)

β

r

1

rm

SML

Page 28: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Đường SML

Các chứng khoán nằm trên SML có lợi nhuận tương xứng với rủi ro hệ thống của chứng khoán

Các chứng khoán nằm bên ngoài SML đang có giá đắt hoặc rẻ khi so với rủi ro

Page 29: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Cổ phiếu FAS có beta 1.3, lợi nhuận phi rủi ro là 6%, lợi nhuận thị trường 12%. Dự kiến FAS đem lại lợi nhuận 15% trong năm tới.

Cho ý kiến về việc đầu tư vào FAS ?

Page 30: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Đo lường beta

ρi,M : hệ số tương quan giữa chứng khoán i và thị trường

σi : độ lệch chuẩn của lợi nhuận chứng khoán I

σM : độ lệch chuẩn của lợi nhuận thị trường

M

iMi

,

Page 31: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Tính beta trong thực tế

Dùng phương pháp hồi quy dựa trên dữ liệu lịch sử lợi nhuận của chứng khoán i theo lợi nhuận của thị trường

Hệ số góc của đường thẳng thu được là beta

Page 32: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Ví dụ tính beta của ASI

Năm Thị trường ASI

1 25.7% 40.0%

2 8.0% -15.0%

3 -11.0% -15.0%

4 15.0% 35.0%

5 32.5% 10.0%

6 13.7% 30.0%

7 40.0% 42.0%

8 10.0% -10.0%

9 -10.8% -25.0%

10 -13.1% 25.0%

Page 33: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Tính beta của ASI

r ASI = 0.83r M + 0.03

R2 = 0.36-40%

-20%

20%

40%

-40% -20%0%

20% 40%

r M

rASI

Page 34: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Tính beta trong thực tế

Chọn chỉ số chứng khoán (index) đại diện cho danh mục thị trường và tính rm

Thông thường chọn kỳ thống kê là tháng với độ dài khoảng 4-5 năm

Nếu dữ liệu quá khứ ngắn, có thể chọn 52 tuần

Page 35: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Nhược điểm của mô hình CAPM

Dựa trên nhiều giả định mang tính lý thuyết Xác định các tham số không đơn giản Đôi khi mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi

ro không phải là mối quan hệ tuyến tính Có một số yếu tố khác như quy mô doanh

nghiệp, tính thanh khoản, hệ số P/B… cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận đòi hỏi của chứng khoán

Page 36: LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Ưu điểm của mô hình CAPM

Đơn giản, dễ sử dụng do chỉ sử dụng một nhân tố chính là beta

Xác định lợi nhuận dựa trên rủi ro là hợp lý Trên 40 năm qua, CAPM là phương pháp

được sử dụng phổ biến nhất để tính lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán