38
BÁO CÁO KT QUĐÁNH GIÁ TÍNH DTN THƯƠNG VÀ NĂNG LC THÍCH NG TI XÃ THNH HI VÀ XÃ THNH PHONG, HUYN THNH PHÚ, TNH BN TRE Bn tho, Tháng 07 năm 2012

Ben Tre VCA Report - Final - iucn.org · 2.4 Phân tích ma trận tổn thương ấp 6 và ấp 7 ----- 20 2.4.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ... SWOT Điểm mạnh, điểm

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG TẠI XÃ THẠNH HẢI VÀ XÃ THẠNH PHONG, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Bản thảo, Tháng 07 năm 2012

ii  

Mục lục

Từ Viết Tắt -------------------------------------------------------------------------------------------------- iv

Danh mục hình ---------------------------------------------------------------------------------------------- v

Danh mục bảng -------------------------------------------------------------------------------------------- vi

I. Giới thiệu -------------------------------------------------------------------------------------------------- 1

II. Phương pháp -------------------------------------------------------------------------------------------- 3

III. Kết quả --------------------------------------------------------------------------------------------------- 4

1. Ấp 8 Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú(14/06/2012) ------------------------- 4

1.1 Sơ lược về vị trí khảo sát --------------------------------------------------------------------- 4

1.2 Các sinh kế chính và tỷ lệ nguồn lao động------------------------------------------------ 5

1.3 Lịch mùa vụ và các hiện tượng thời tiết tại ấp 8 Cồn Bửng -------------------------- 5

1.4 Phân tích ma trận tổn thương ấp 8 --------------------------------------------------------- 8

1.4.1 Yếu tố Tự nhiên- Sinh Kế --------------------------------------------------------------------------- 8

1.4.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ----------------------------------------------------- 9

1.4.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ------------------------------------------------------------------ 10

1.4.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------------- 10

1.4.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ---------------------------------------------- 11

1.4.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ------------------------------------------------------------ 11

1.5 Bản đồ rủi ro ấp 8 ----------------------------------------------------------------------------- 12

1.6 Tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng của người dân ấp 8 với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT) --------------------------------------------------------------------- 13

1.6.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------------- 13

1.6.2 Điểm yếu ---------------------------------------------------------------------------------------------- 14

1.6.3 Cơ hội -------------------------------------------------------------------------------------------------- 14

1.6.4 Thách thức ------------------------------------------------------------------------------------------- 15

1.7 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp 8 - 15

1.8 Mô hình thích ứng của người dân ấp 8 -------------------------------------------------- 16

1.9 Đề xuất của người dân ấp 8 ---------------------------------------------------------------- 16

2. Ấp 6, 7, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú (15/06/2012) ------------------------------ 17

2.1 Sơ lược về vị trí khảo sát ------------------------------------------------------------------- 17

2.2 Các sinh kế chính và tỷ lệ nguồn lao động---------------------------------------------- 17

2.3 Lịch mùa vụ và các hiện tượng thời tiết tại khu vực ấp 6 và ấp 7 ---------------- 18

2.4 Phân tích ma trận tổn thương ấp 6 và ấp 7 --------------------------------------------- 20

2.4.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ------------------------------------------------------------------------ 20

iii  

2.4.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------------------- 21

2.4.3Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế -------------------------------------------------------------------- 22

2.4.4Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ----------------------------------------------- 23

2.4.5 Yếu tố Tự nhiên và phi Tự nhiên – Sử dụng đất ------------------------------------------- 23

2.5 Bản đồ rủi ro ấp 6 ----------------------------------------------------------------------------- 24

2.6 Tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng của người dân ấp 6, 7 với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT) --------------------------------------------------------------- 25

2.6.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------------- 25

2.6.2 Điểm yếu ---------------------------------------------------------------------------------------------- 25

2.6.3 Cơ hội -------------------------------------------------------------------------------------------------- 26

2.6.4 Thách thức ------------------------------------------------------------------------------------------- 26

2.7 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp 6, 7 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 27

2.8 Mô hình thích ứng của người dân ấp 6, 7----------------------------------------------- 28

2.9 Đề xuất của người dân ấp 6, 7 ------------------------------------------------------------ 28

V. Nhận xét chung về các ấp nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 29

1 Tính tổn thương ------------------------------------------------------------------------------------- 29

1.1 Độ nhạy cảm ----------------------------------------------------------------------------------- 29

1.2 Độ tiếp xúc -------------------------------------------------------------------------------------- 29

2 Về tầm quan trọng của các tổ chức tại địa phương (Sơ đồ VENN) -------------------- 30

3 Các đề xuất chính ---------------------------------------------------------------------------------- 30

Các đề xuất khác ------------------------------------------------------------------------------------------- 32

iv  

Từ Viết Tắt

BCR Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái Lan, Campuchia và Việt Nam

BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DANIDA Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch EU Liên minh Châu Âu GIZ Tổ chức hợp tác quốc tế Đức HĐND Hội đồng Nhân dân HTX Hợp tác xã IUCN Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế KHKT Khoa học – Kĩ thuật MTTQ Mặt trận Tổ quốc NGO Tổ chức phi chính phủ NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Oxfam GB Tổ chức Oxfam Anh QL Quốc lộ SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengths, Weaknesses,

Opportunities, Threats) SDF Tổ chức phát triển bền vững Thái Lan (Sustainable Development Foundation) TNMT Tài nguyên Môi trườngUBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (United Nations Development

Programme) VCA Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã (World Wild Fund)

v  

Danh mục hình

Hình 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Bến Tre .......................................................................... 2

Hình 2: Vị trí ấp 8, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre ......................................... 5

Hình 3: Bản đồ rủi ro Ấp 8, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre ..................... 12

Hình 4: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức trong cộng đồng ấp 8 ......................................................................................................................................... 15

Hình 5: Vị trí ấp 6, 7, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre .............................. 17

Hình 6: Bản đồ rủi ro ấp 6 xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre ...................... 24

Hình 7: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp 6, 7 ..................................................................................................................... 27

vi  

Danh mục bảng

Bảng 1: Lịch mùa vụ ấp 8 .................................................................................................. 5

Bảng 2: Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra tại ấp 8 Cồn Bửng, xã Thạnh Hải ..... 6

Bảng 3: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế .......................................................................................................... 8

Bảng 4: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 9

Bảng 5: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ........................................................................................... 10

Bảng 6: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ............................................................................................... 10

Bảng 7: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................ 11

Bảng 8: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất .................................................................................. 11

Bảng 9: Lịch mùa vụ ấp 6, 7 ............................................................................................ 18

Bảng 10: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp 6, 7 ......................... 19

Bảng 11: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ........................................................................................................ 20

Bảng 12: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 21

Bảng 13: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ............................................................................................... 22

Bảng 14: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 23

Bảng 15: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất .............................................................. 23

I. Giới thiệu

Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu tuy nhiên ở cấp độ địa phương, có rất nhiều việc có thể làm để giảm thiểu tác động và nắm bắt những cơ hội mà biến đổi khí hậu mang đến.Việc thích ức sẽ làm mức độ tác động mà BĐKH tạo ra có sự thay đổi rõ rệt.Việc thích ứng bao gồm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương (tăng sức chịu đựng) thông qua việc giảm nguy cơ phải đối mặt với các hiểm họa, giảm mức độ nhạy cảm của hiểm họa, hoặc tăng khả năng giải quyết hiểm họa. Việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và các hành động vì cộng đồng hoặc do cộng đồng thực hiện ngày càng được nhìn nhận như nền tảng quan trọng cho đáp ứng hiệu quả. Các cách tiếp cận dựa trên cộng đồng cũng quan trọng như vậy.

Xuất phát từ nhu cầu đó, IUCN với sự hỗ trợ tài chính của EU đã khởi động dự án Cải thiện Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Dự án sẽ tăng cường khả năng của chính quyền và người dân địa phương trong việc lập kế hoạch và thích ứng với các hiểm họa khí hậu trong tương lai tại tám tỉnh ven biển từ Tp HCM đến Bangkok bao gồm: Tp Hồ Chí Minh (Cần Giờ), Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang ở Việt Nam; Kampot và Koh Kong ở Campuchia; Trat và Chanthaburi ở Thái Lan. Trong đó, Bến Tre và Sóc Trăng nằm ở Đồng bằng Sông Cửu Long, là khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng.

Khởi động từ giữa năm 2011, dự án đã thực hiện một số nghiên cứu nền về BĐKH ở vùng dự án, nghiên cứu đánh giá hiện trạng tại các tỉnh dự án và bắt đầu triển khai việc đánh giá rủi ro, xác định các hoạt động thử nghiệm nhằm phòng chống các rủi ro do BĐKH mang đến. Hoạt động này nhằm giúp cho việc thiết kế, thực hiện và giám sát kết quả của các hoạt động thử nghiệm; và tiến hành phân tích chi phí-lợi ích và đánh giá tính khả thi cho việc nhân rộng các hoạt động thử nghiệm ra khu vực lớn hơn.

Từ tháng 04 năm 2012, nhóm dự án IUCN đã bắt đầu thực thiện các chương trình tập huấn về Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với BĐKH cho các cán bộ chủ chốt thuộc các tỉnh dự án tại Việt Nam. Chương trình tập huấn kết hợp Đánh giá đã được tiến hành tại tỉnh Bến Tre từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 06 năm 2012.

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài hơn 65km. Tổng diện tích tự nhiên Tỉnh Bến Tre là 2.360,62 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Địa giới hành chánh tỉnh Bến Tre như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang - Phía Nam và Tây giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh - Phía Đông giáp với biển Đông

Bến Tre có 09 đơn vị hành chánh gồm một thành phố Bến Tre và 08 huyện là Bình Đại, Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Tôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh

Phú.Trung tâm thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 85km về hướng Tây Bắc.

Tỉnh Bến Tre có hình dạng như một chiếc quạt giấy xòe ra với các nan quạt là các dòng sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên hướng ra biển Đông đã chia cắt địa hình tỉnh ra thành ba cù lao lớn gồm Cù lao Minh (huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam và huyện Thạnh Phú), cù lao Bảo (một phần huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và thị xã Bến Tre) và cù lao An Hóa (phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Ba Tri).

Hình 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Bến Tre

Nguồn: http://www.bentre.gov.vn

Bến Tre thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26oC – 27oC. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.

Bến Tre với điều kiện khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó

khăn do thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.Bên cạnh đó, vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm đáng kể kết hợp với gió chướng mạnh đưa nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tại các huyện gần phía biển và ven biển.

II. Phương pháp

Phương pháp và các công cụ được sử dụng trongquá trình Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu (VCA) tại 4 tỉnh của dự án BCR được tổ chức Phát triển Bền vững SDF Thái Lan đề xuất thông qua việc sử dụng một khung phương pháp luận chung bao gồm các công cụ và phương pháp đánh giá tổng hợp từ CARE và UNDP. Bên cạnh đó, kết quả phân tích hiện trạng cùng kinh nghiệm thực tế của các cán bộ địa phương cũng được sử dụng trong quá trình đánh giá.

Quá trình đánh giágồm 2 phần chính:

- Tập huấn trên lớp cho các thành viên sẽ tham gia đánh giá VCA về các khái niệm chung, phương pháp và các công cụ đánh giá;

- Khảo sát, đánh giá thực địa sử dụng các công cụ đã được tập huấn với sự tham gia của cộng đồng. Địa bàn khảo sát là các ấp được lựa chọn dựa trên kết quả phân tích hiện trạng và qua tư vấn với các ban ngành của tỉnh Bến Tre.

Phương pháp và các công cụ đánh giá được sử dụng bao gồm:

• Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách Thức) là công cụ được sử dụng để phân tích nội lực của địa phương thông qua các ưu điểm và nhược điểmnhư khả năng, nguồn lực và cơ chế. Các tác động từ môi trường bên ngoài đến cộng đồng như các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên thông qua các cơ hội và thách thức trong bối cảnh thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, các ưu điểm và cơ hội được xác định là các yếu tố tích cực cần được phát huy trong khi các nhược điểm và thách thức là các yếu tố cần phải được kiểm soát và giảm thiểu.

• Công cụ 6W2H, Lịch mùa vụ được sử dụng để thu thập các thông tin về hoạt động sinh kế, các thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại địa phương.

• Ma trận tổn thương dùng phân tích mối liên hệ giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên, phi tự nhiên với độ nhạy cảm của các vấn đề sinh kế, tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng đấttại địa phương. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng, tính cấp thiếtcủa các yếu tố và vấn đề mà chúng sẽ được cộng đồngđịa phương đánh giá và xếp loại theo mức độ ưu tiên.

• Bản đồ rủi ro thể hiện các tác động, ảnh hưởng của các rủi ro do con người, thiên tai đến sinh kế, môi trường sinh thái trong khu vực được người dân địa phương phát họa bằng các nét vẽ cơ bản thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các quan sát thực tế tại địa phương.

• Sơ đồ VENN thể hiện mối liên hệ, tương tác giữa các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng trong bối cảnh thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

III. Kết quả

Kết quả VCA được trình bày trong báo cáo này nhằm cung cấp các thông tin về tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng của người dân ấp 8, xã Thạnh Hảivà ấp 6 và 7, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú dưới ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

1. Ấp 8Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú(14/06/2012)

1.1 Sơ lược về vị trí khảo sát

Ấp 8 thuộc xã Thạnh Hải nằm ở phía đông nam của tỉnh Bến Tre, cuối Cù lao Minh. Ấp 8 gồm 2.183 hộ dân với 7.978 nhân khẩu. Trong đó, người dân ấp 8 Cồn Bửng với 100% dân số là người Kinh với tỷ lệ hộ nghèo là 13,3%. Địa giới hành chính của ấp 8 như sau:

- Phía đông và đông bắc giáp với biển Đông

- Phía bắc giáp với ấp Thạnh Thới Đông

- Phía tây giáp với ấp Thạnh Lợi

- Phía nam giáp xã Thạnh Phong

Hiện tại, ấp 8 Cồn Bửng có tổng diện tích đất tự nhiên là 115 ha.Trong đó, diện tích đất tôm quảng canh là 8 ha gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú, diện tích nuôi sò huyết khoảng 4 ha, diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 8 ha.Về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích đất khoảng 39,5ha. Cây trồng chủ lực tại ấp 8 là khoai lang, dưa hấu, sắn và đậu phộng với tổng diện tích gieo trồng trên toàn ấp là 38ha và các loại cây khác là 1,5ha.

Hình 2: Vị trí ấp 8, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre

1.2 Các sinh kế chính và tỷ lệ nguồn lao động

Qua khảo sát và phỏng vấn người dân ấp 8 cho thấy, các sinh kế chính ghi nhận tại đây bao gồm:

• Nuôi tôm quảng canh gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú thu hút khoảng20% lực lượng lao động của ấp

• Nuôi sò huyết dọc các bờ sông với khoảng 10% lực lượng lao động • Tham gia các hợp tác xã nuôi nghêu Thạnh Lợi (thuộc ấp Thạnh Thới B)và HTX

Bình Minh (thuộc ấp Thạnh Thới Đông) với khoảng 1.000 xã viên chiếm 95% dân số của toàn ấp.

• Trồng màu gồm các loại cây trồng chủ lực như khoai lang, dưa hấu,đậu phộng và sắn. Trồng màu là hình thức sinh kế chính của ấp 8 thu hút khoảng 60% lực lượng lao động của ấp.

• Đánh bắt thủy với với chủ yếu là đánh bắt gần bờ chiếm 7% lực lượng lao động • Các nghề dịch vụ khác chiếm 3% lực lượng lao động.

1.3 Lịch mùa vụ và các hiện tượng thời tiết tại ấp 8 Cồn Bửng

Bảng 1: Lịch mùa vụ ấp 8

Các Sinh Kế T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nuôi tôm thẻ chân trắng (Quảng canh)

x x x x x

Nuôi tôm sú (quảng canh)

x x x x x

Nuôi cua x x x x x x x x x x

Nuôi sò huyết x x x x x x x x x x x x Khai thác nghêu giống x x x x x Nuôi heo x x x x x x x x x x x x Nuôi bò x x x x x x x x x x x Khoai lang x x x x Dưa hấu x x x x x x Đậu phộng x x x x Sắn x x x x x

Trong đó,

- Tôm thẻ chân trắng được nuôi quảng canh với thời gian thả tôm từ tháng 3 và thu hoạch vào tháng 7 hàng năm

- Tôm sú cũng được nuôi quảng canh, bà con thả tôm giống từ tháng 4 và thu hoạch vào tháng 8 hàng năm.

- Cua được nuôi gần như quanh năm, xuống giống vào khoảng tháng 11 và thu hoạch vào tháng 8 của năm sau

- Sò huyết được người dân địa phương quay lưới, thả giống nuôi dọc theo bờ sông ở những nơi dòng chảy ít biến động với thời điểm xuống giống từ tháng 5 hàng năm và thu hoạch vào tháng 4 năm sau.

- Nghêu giống được khai thác chủ yếu vào tháng 8 hàng năm, giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 là giai đoạn nghêu giống sinh sản và phát triển tập trung tại HTX nghêu Thạnh Lợi và HTX Bình Minh.

- Về chăn nuôi gia súc, heo và bò được bà con trong ấp nuôi quanh năm. - Khoai lang trồng trên đất giồng cát từ tháng 4 hàng năm đến tháng 7 thu hoạch

và kết thúc vụ mùa. - Sắn được trồng từ tháng 4 và thu hoạch vào tháng 8 hàng năm - Dưa hấu được bà con trồng thành 2 vụ, vụ chính từ tháng 1 đến tháng 3 hàng

năm và vụ phụ từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. - Đậu phộng cũng là một trong những cây trồng phù hợp với đất giồng cát của ấp

8 với lịch mùa vụ từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

Tuy nhiên, các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tại ấp bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện thời tiết và sự thay đổi khí hậu.Hàng năm, bà con nơi đây chịu tác động rất lớn bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan được thống kê bên dưới.

Bảng 2: Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra tại ấp 8 Cồn Bửng, xã Thạnh Hải

Các hiện tượng thời tiết cực

đoan T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nắng nóng x x x x Mưa x x x x x x x Áp thấp nhiệt đới x x x Mưa trái mùa x Triều cường x x x x xSạt lở đất x x x x x Sét x Lốc xoáy x x x x x

- Nắng nóng kéo dài từ tháng 1 đến nửa đầu tháng 4 hàng năm. - Mưa thường diễn ra ngay nửa tháng cuối của tháng 4 kéo dài đến tháng 10 hàng

năm. Trong đó, hiện tượng mưa trái mùa theo bà con quan sát thì mưa xuất hiện vào tháng 1 hàng năm. Bên cạnh đó, tình trạng mưa kèm theo sấm sét thường diễn ra vào giai đoạn mưa đầu mùa của nửa cuối tháng 4.

- Hiện tượng áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. - Triều cường diễn ra trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau - Tình trạng sạt lở đất diễn ra khá phổ biến tại ấp 8 và kéo dài từ tháng 8 đến

tháng 12 hàng năm. - Lốc xoáy diễn ra khá thường tại địa phương vào khoảng thời gian tháng 5 và từ

tháng 8 kéo dài đến tháng 11 hàng năm.

Dưới tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan nêu trên, nhóm khảo sát đã ghi nhận lại các nhận định, đánh giá của bà con ấp 8 về những thiệt hại kinh tế diễn ra hàng năm tại ấp như sau:

Theo ghi nhận của bà con địa phương, từ năm 2005 trở về trước, các hoạt động nuôi nghêu và nuôi trồng thủy sản nói chung tại xã Thạnh Hải rất phát triển, bà con thu nhập ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, mùa màng thường mất trắng. Nguyên nhân mà bà con nghĩ đến đó là do sự thất thường của thời tiết, nước biển ngày càng dâng cao và ngập úng diễn ra thường xuyên hơn.

Thiệt hại đầu tiên và nặng nề nhất có thể kể đến là tình trạng sò huyết nuôi bị chết dọc theo các bờ sông trên địa bàn của ấp từ năm 2011 đến thời điểm nhóm đánh giá đến khảo sát vào tháng 6 năm 2012. Toàn bộ diện tích sò huyết được nuôi bởi 200 hộ dân của ấp 8 chiếm khoảng 24ha bị ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, theo nhận định của bà con, một nguyên nhân khác góp phần nữa đó chính là do môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động nuôi tôm công nghiệp.Nước thải trong quá trình vệ sinh ao nuôi tôm kết hợp bùn đáy ao được bơm và thải trực tiếp ra sông và kênh rạch.Với 24 ha sò huyết này nếu được nuôi và khai thác đúng thời điểm có thể thu hoạch được khoảng 960 tấn sò thương phẩm với giá trị khoảng 28 tỷ đồng. Do những thiệt hại nặng nề này dẫn đến tình trạng bà con mất vốn, nợ nần và sinh kế của người nuôi sò đang dần đi vào bế tắc.

Tiếp đến là tình trạng nuôi nghêu thương phẩm bị thiệt hại nặng tại các HTX nuôi nghêu ven biển mà người dân ấp 8 tham gia.Hàng năm, sau giai đoạn thu hoạch nghêu giống từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm là giai đoạn nuôi nghêu thương phẩm bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau của người dân địa phương với tổng diện tích nuôi khoảng 609ha. Tuy nhiên, với sự thay đổi của thời tiết, chế độ thủy triều (sóng mạnh) cũng như nền cát không ổn định đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nghêu con và hiện tượng nghêu chết hàng loạt.Cho đến nay, với sự vào cuộc của các sở ban ngành như Sở NN&PTNT, Sở TNMT trong công tác xác định nguyên nhân nghêu chết bao gồm việc gửi mẫu đến các Viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm và thực hiện các đề tài nghiên cứu nhưng dường như nguyên nhân cốt yếu vẫn chưa được xác định. Xác

định nguyên nhân nghêu chết, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cũng như các biện pháp phòng tránh rủi ro thiệt hại thật sự là vấn đề cấp bách mà bà con vùng nuôi nghêu cần trong thời điểm hiện tại.

Thiệt hại thứ ba và cũng là tình trạng thường diễn ra tại khu vực ấp 8, xã Thạnh Hải là vấn đề vỡ các dải cáttrải dài khoảng 3 km dọc theo bờ biển. Hàng năm, dưới tác động của triều cường kết hợp bão và mưa lớn (đặc biệt vào mùa gió chướng) đã gây ra hiện tượng sạt lở, phá vỡ các dải cát này, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái nông nghiệp trên đất cát tại khu vực ven biển. Theo nhận định và quan sát của bà con địa phương, tình trạng sạt lở này diễn ra từ năm 1997 đến nay, với mức độ sạt lở khoảng 5ha đất trồng màu của 60 hộ dân ven biển. Ước tính thiệt hại khoảng 350 triệu hàng năm.

Tình trạng ngập úng diễn ra hàng năm cũng gây thiệt hại không nhỏ đến sinh kế của bà con ấp 8. Mưa lớn kết hợp triều cường diễn ra mạnh nhất từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm gây thiệt hại hoa màu, nuôi trồng thủy sản, ách tắc trong giao thông, cản trở sinh hoạt của bà con, gây ô nhiễm môi trường nước. Ước tính tổng thiệt hại do ngập úng gây ra hàng năm khoảng 216 triệu đồng.

1.4Phân tích ma trận tổn thương ấp 8

1.4.1 Yếu tố Tự nhiên- Sinh Kế

Bảng 3: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Mức độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m

sinh

kế

Ưu tiên Sạt lở Triều cường

Bão Lốc xoáy

Nắng nóng kéo

dài

Tổng cộng

Trồng màu (sắn, dưa, khoai, đậu phộng) 3 3 2 2 2 12

Sò, tôm, cua 1 3 2 0 3 9Đánh bắt thủy sản ven bờ 1 0 3 3 0 7

Nghêu giống 2 0 1 0 2 5 Làm thuê 1 0 2 1 0 4

- Trong các nguồn sinh kế chính của người dân, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản ven bờ, sản xuất nghêu giống và làm thuê là những ngành quan trọng nhất. Tuy nhiên, trước các tác động của yếu tố thiên nhiên, nghề trồng màu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặt biệt trong bối cảnh nước biển dâng cao, sạt lở đất cát ven biển gây thiệt hại lớn về đất đai cho người dân. Ngoài ra, năm nào hoa màu canh tác nơi đây cũng bị ngập úng do triều cường tăng cao. Bên cạnh đó, các nhân tố bão, lốc xoáy và nắng nóng kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến hoa màu vì bão, lốc xoáy làm dập, gãy đổ và bật gốc cây trồng, nắng nóng làm đất cát khô khan, thiếu nước tưới tiêu cho cây.

- Nguồn sinh kế nhạy cảm thứ hai là nghề nuôi trồng thủy sản như nghêu, sò, cua, tôm. Nghề này chịu ảnh hưởng nặng bởi tác động của triều cường gây ngập bờ, đe

dọa đến vật nuôi trong ao. Ngoài ra, nắng nóng kéo dài, hoặc nhiệt độ thay đổi quá đột ngột cũng làm xáo trộn môi trường sống của tôm và làm tôm dễ nhiễm bệnh,chết. Tương tự như vậy, khi có mưa bão đến, môi trường sống của tôm cũng bị xáo trộn dẫn đến thiệt hại nặng nề.

- Đối với nghề đánh bắt thủy sản ven bờ, ảnh hưởng chủ yếu đến từ bão và lốc xoáy vì các nhân tố này ngăn cản người dân ra khơi khai thác, đồng thời gây rủi ro cao cho các ngư dân.

- Riêng việc sản xuất nghêu giống, theo người dân, thiệt hại thường đến từ hiện tượng nắng nóng kéo dài và nhiệt độ thay đổi thất thường gây sốc nghêu, và làm nghêu chết.

- Nghề làm thuê ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thời tiết, tuy nhiên khi giông bão đến cũng có thể ảnh hưởng đến những người nghèo làm thuê.

1.4.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 4: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m T

NTN

Ưu tiên Sạt lở Triều cường

Bão Lốc xoáy

Nắng nóng

Tổng

Đất trồng màu 3 3 2 2 2 12 Nước ngọt 2 2 0 0 2 6 Bãi nghêu sò 2 1 1 0 2 6 Rừng phòng hộ 3 0 1 1 0 5 Tài nguyên biển 1 0 2 0 0 3

- Trong phần tài nguyên thiên nhiên, đất trồng hoa màu là nguồn tài nguyên dễ bị tổn thương nhất bởi tất cả 5 yếu tố tiếp xúc liệt kê ra bên trên. Trong đó, triều cường làm ngập đất, làm đất nhiễm mặn. Sạt lở ven biển, sông làm mất đất nông nghiệp. Bão, lốc xoáy làm xói mòn đất, đồng thời nắng nóng làm đất trở nên khô hạn cằn cỗi.

- Nước ngọt bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi yếu tố sạt lở, triều cường và nắng nóng vì sạt lở và triều cường làm nước mặn xâm lấn vào nội đồng, gây nhiễm mặn, tác hại đến cây trồng và hệ sinh thái nội đồng. Nắng nóng làm cạn kiệt nguồn nước ngọt trên các cồn cát dùng để trồng trọt ven biển.

- Bãi nghêu sò bị tác động nhiều của sạt lở vì theo người dân, các bãi này sẽ dịch chuyển dần thường xuyên vào trong đất liền khi xói mòn kết hợp nước biển dâng xảy ra. Ngoài ra, người dân cũng cho rằng nắng nóng làm tài nguyên nghêu sò tự nhiên trên các bãi triều sốc nhiệt và chết, gây thiệt hại lớn đến nguồn tài nguyên địa phương.

- Rừng phòng hộ chủ yếu chỉ bị thiệt hại bởi tác động của sạt lở gây mất rừng, và lùi sâu dần vào trong nội đồng. Các yếu tố tiếp xúc khác tác động không đáng kể đến rừng phòng hộ.

- Tài nguyên biển như tôm, cá, sản phẩm dưới tán rừng chủ yếu bị ảnh hưởng từ bão vì thường sau cơn bão, làm cá tôm lùi dần ra xa bờ.

10 

1.4.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất

Bảng 5: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên Mức độ nhạy cảm

với yếu tố sử dụng đất

Vấn đề này không nghiêm trọng, chủ yếu người dân chỉ lo sợ triều cường ảnh hưởng lớn đến hoa màu vì hiện tường này thường xuyên xảy ra.

1.4.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế

Bảng 6: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m

sinh

kế

Ưu tiên Giá cả bấp bênh

Chính sách

chưa tốt Tiếp cận

KHKT Trộm cắp Tổng

Nghêu giống 2 2 3 2 9 Sò, tôm, cua 1 1 3 1 6 Màu (sắn, dưa, khoai, đậu phộng) 2 2 2 0 6

Đánh bắt thủy sản ven bờ 1 0 1 0 2 Làm thuê 1 1 0 0 1

- Nghề sản xuất nghêu giống bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các yếu tố giá cả không ổn định, chính sách chưa hoàn thiện, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn yếu và tình trạng trộm nghêu diễn ra khó kiểm soát. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế người dân. Do đó, nông dân đề xuất nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực này như thiết lập thị trường và đầu ra ổn định, nâng cao năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật trong nghề nghêu và có biện pháp phù hợp để đảm bảo an ninh, giảm tình trạng nghêu tặc, ngân hàng có chính sách ưu đãi cho người nuôi nghêu (khoảng 80% dân nuôi nghêu vay tiền ngân hàng, nhưng khi nghêu chết thì không có tiền trả).

- Tương tự như nghề nuôi nghêu, việc nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nặng bởi vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng của người dân còn thấp, dẫn đến tôm chết hàng loạt thường xuyên, gây thiệt hại lớn lên đời sống nhân dân. Còn lại các yếu tố khác ít ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm.

- Đối với nghề trồng hoa màu, nạn trộm cắp không phổ biến, nhưng các yếu tố như giá cả, chính sách hỗ trợ, và áp dụng khoa học kỹ thuật thì vẫn còn yếu và thiếu, tác động tương đối lớn lên sinh kế người dân.

- Riêng nghề đánh bắt thủy sản ven bờ và nghề làm thuê, mặc dù quan trọng đối với một bộ phận người dân nơi đây, nhưng chúng ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố phi tự nhiên nêu trên.

11 

1.4.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 7: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m T

NTN

Ưu tiên Phá rừng Trộm cắp Thiếu tiếp cận KHKT

Thiếu vốn Tổng

Bãi nghêu sò 0 2 3 2 7 Đất trồng màu 2 0 2 2 6 Tài nguyên biển 2 1 0 3 6 Rừng phòng hộ 1 2 2 0 5 Nước ngọt 1 0 2 1 4

Theo người dân, nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối ítnhạy cảm với yếu tố phi tự nhiên. Tuy nhiên, trong 5 nguồn tài nguyên nêu trên, mức độ bị ảnh hưởng nặng lần lượt là bãi nghêu sò, đất trồng màu, tài nguyên biển, nước ngọt và rừng phòng hộ.

- Nguồn tài nguyên trên bãi nghêu nhạy cảm cao với nạn trộm cắp vì nhiều người đến đây khai thác tràn lan vào mùa nghêu gây kiệt quệ cho nguồn tài nguyên này. Riêng đối với yếu tố tiếp cận KHKT, có lẽ người nông dân đã lầm với phần sinh kế nuôi nghêu nên đã cho yếu tố này rất quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nghêu. Tương tự, chính sách hỗ trợ vốn cho người dân trong nuôi nghêu còn thấp cũng ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên đất ở bãi nghêu, nhiều bãi còn trống, bỏ hoang vì dân không có tiền đầu tư mua con giống thả.

- Đất trồng màu bị ảnh hưởng tương đối bởi tác động của nạn phá rừng vì rừng bị xóa sẽ làm nguồn nước ngọt trữ trong đất giảm. Bên cạnh đó, yếu tố thiếu áp dụng KHTK còn phổ biến, người dân sửdụng thuốc, hóa chất nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác, làm đất bị thoái hóa. Một nhân tố khác nữa là thiếu sự hỗ trợ vốn trong trồng trọt làm cho một số khu đất bị hạn chế trong khai thác nguồn lợi (đáng lẽ có thể trồng những thứ giá trị, lợi nhuận cao hơn, nhưng không có tiền để thực hiện)

- Tài nguyên biển bị ảnh hưởng tương đối lớn donạn phá rừng vì phá rừng làm mất nơi trú ẩn và sinh sản của tôm cá, gây sụt giảm nguồn tài nguyên biển. Vấn đề nghiêm trọng hơn là thiếu vốn trong khai thác làm cho người dân nghèo, sửdụng những công cụ không phù hợp và thu hoạch tất cả những gì đánh bắt được, kể cả con non, từ đó dẫn đến kiệt quệ nguồn tài nguyên biển.

- Tài nguyên nước ngọt ở đây chủ yếu đề cập đến nguồn nước ngầm. Sự khai thác nước ngọt ồ ạt trong trồng trọt ven biển có thể ảnh hưởng đến sự sụt giảm nguồn nước ngầm. Do đó áp dụng KHKT trong canh tác cần phải được phổ biến, hỗ trợ tập huấn cho nông dân nhiều hơn để họ hiểu vấn đề, áp dụng kỹ thuật trong canh tác để chọn giống cây trồng phù hợp, giảm nguồn nước sử dụng.

1.4.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất

Bảng 8: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

12 

Mức độ nhạy cảm với yếu tố sử dụng

đất

Vấn đề này nhạy cảm với khu vực xã Thạnh Hải nên chính quyền đề xuất không thể tiến hành lấy ý kiến dân trực tiếp được. Tựu trung như sau: về cơ sở hạ tầng, điều kiện khá tốt và người dân chỉ đề xuất kéo điện thêm phủtoàn bộ ấp để dân sử dụng bơm nước tưới hoa màu. Tuy nhiên về vấn đề sử dụng đất, nhiều người dân không hài lòng lắm vì những vấn đề như: khi dân thắc mắc, cán bộ thiếu giải thích cặn kẽ cho dân. Nhiều người dân bao chiếm khu vực đất bãi bồi ven biển (trên 90 hộ) và không chấp hành chủ trương di dời của nhà nước. Theo chính quyền địa phương, nhà nước có chủ trương thu hồi đất này để đề xuất chia lại cho những hộ nghèo không có đất sản xuất. Hợp tác xã nghêu làm ăn không hiệu quả do trộm cắp, sự không trung thực của thành viên,… nên gây bất hoà trong các thành viên. Do đó hiện nay chính quyền đang làm thủ tục giải thể (có thể chuyển sang 1 hình thức mới). HTX này có 420 ha và khoảng 250 thành viên gồm đủ thành phần giàu, nghèo.

1.5Bản đồ rủi ro ấp 8

Hình 3: Bản đồ rủi ro Ấp 8, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre

- Bản đồ trên cho thấy khu vực đất giồng trồng màu ven biển bị ảnh hưởng rủi ro cao nhất của các loại thiên tai như gió bão, xoáy lở và đặc biệt là triều cường gây ngập úng hoa màu, làm đất nhiễm mặn. Dãy đụn cát ven biển khá dày (khoảng 20-30m), được bao phủ bởi lớp phi lao mỏng, nhưng không chắc chắn và thường xuyên bị nước biển tràn vào do tác động của xói lở và triều cường. Với chiều dài khoảng 5 km, có một số khu ven biển được bồi đắp hàng năm trong khi phần còn lại là bị xói

13 

lở. Do đó, tính dễ tổn thương của cộng đồng và hệ sinh thái nơi đây rất cao. Mong muốn lớn nhất của bà con là làm sao ngăn chặn được triều cường để yên tâm sản xuất.

1.6 Tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng của người dân ấp 8 với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

1.6.1Điểm mạnh - Về giao thông nông thôn, xã Thạnh Hải nói chung và ấp 8 Cồn Bửng nói riêng đã

nhận được sự quan tâm từ Sở Giao thông Vận tải và Sở NN&PTNT tỉnh thông qua việc đầu tư đường giao thông xuyên suốt từ ngã ba Mũi tàu (QL 57) ra đến Cồn Bửng. Trong đó, đoạn đường từ trung tâm xã ra đến Cồn Bửng khoảng 6km đã được trải nhựa, rộng khoảng 3m tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và giao thương giữa ấp với các địa phương lân cận.

- Về điện chiếu sáng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, hiện nay mạng lưới điện đã phủ khắp toàn xã Thạnh Hải nói chung (đạt 2.100/2.183 hộ) và đa số các hộ gia đình của ấp 8 Cồn Bửng nói riêng. Hệ thống cung cấp điện được bà con đánh giá là khá đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương.

- Ấp 8 Cồn Bửng được thiên nhiên ưu đãi với các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có gồm hệ thống nước ngọt phục vụ cho tưới tiêu khá đảm bảo. Nguồn nước ngọt này được khai thác ở tầng nông (2-4m) phục vụ chủ yếu cho các hoạt động trồng màu trên đất giồng cát. Bên cạnh đó, nguồn nghêu giống sản sinh khá dồi dào ở các bãi triều dọc theo dãi ven biển của ấp cũng là một lợi thế rất mạnh của ấp. Hàng năm, nghêu giống bắt đầu sinh sôi từ tháng 4 và người dân có thể khai thác đến hết tháng 8 với nguồn thu nhập khá cao và ổn định.

- Ngoài ra, dãy rừng phòng hộ ven biển cũng là một nguồn tài nguyên quý quá giúp bà con tránh gió bão, lốc xoáy, tuy nhiên diện tích này theo đánh giá của bà con thì vẫn còn khá mỏng (đặc biệt diện tích cây Dương chắn cát) và chưa thể giảm được nguy cơ phá hủy các dải cát ven biển diễn ra hàng năm.

- Được sự quan tâm của Sở NN&PTNT, hàng năm người dân địa phương được tiếp cận với các chương trình tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chương trình FSPSII do Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì đã tổ chức các lớp tập huấn nuôi cua biển cho các hộ nghèo, nuôi tôm thâm canh cho một số hộ dân trong ấp. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III cũng đã tổ chức đầu tư 02 mô hình nuôi Vọp cùng với chương trình tập huấn nuôi Vọp thương phẩm cho một số hộ dân.

- Người dân địa phương với lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản và được tiếp cận với các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng NN&PTNT khá thuận lợi nên tạo điều kiện tốt cho bà con trong việc đầu tư sản xuất và phát triển sinh kế.

- Một trong những thuận lợi mà người dân ấp 8 Cồn Bửng đánh giá khá quan trọng đó chính là tiềm năng du lịch Biển và du lịch lịch sử tại đây. Với khu di tích đường Hồ Chí Minh trên biển (đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam), mộ tập thể chôn 21 người (chứng tích tội ác chiến tranh) và dãy bờ biển Cồn Bửng hoang sơ có tiềm năng rất lớn cho khai thác và phát triển du lịch.

14 

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đó, bản thân ấp 8 cũng có nhiều điểm yếu được trình bày sau đây ở phần 1.6.2

1.6.2 Điểm yếu - Người dân địa phương hành năm phải đối mặt với nhiều tác động do điều kiện thời

tiết, khí hậu thay đổi đến các hoạt động sản xuất cũng như sức khỏe của họ. Thế nhưng, người dân chưa thật sự nhận được sự quan tâm đúng mực từ các cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BĐKH. Điều người dân thật sự quan tâm ở đây chính là sự hỗ trợ về mạng lưới tuyên truyền và hệ thống cảnh báo sớm để họ có thể chủ động chuyển đổi mùa màng và kịp thời ứng phó với các rủi ro do thiên tai. Bên cạnh đó, các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai như nhà trú bão cộng đồng, áo phao hay các lớp tập huấn về ứng phó vẫn chưa được phổ biến.

- Bên cạnh tấm đai rừng phòng hộ ven biển còn khá mỏng, đồng thời hệ thống đê biển vẫn chưa được xây dựng là những điểm hạn chế trong công tác chắn sóng, chắn cát, giảm thiểu tác động của thiên tai thường xuyên xảy ra tại đây.

- Dưới những tác động của BĐKH, tình trạng thiếu nước ngọt cho tưới tiêu sẽ xảy ra trong tương lai không xa nhất là trong giai đoạn nắng nóng kéo dài và mùa gió chướng đẩy nước mặn lấn sâu vào nội đồng. Tuy nhiên, theo nhận của bà con, ấp và xã chưa có một quy hoạch hay phân khu trồng trọt cụ thể. Việc trồng trọt không theoquy hoạch, tự chuyển đổi mùa màng thiếu hướng dẫn kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái đất và trữ lượng nước ngầm.

- Người dân ấp 8 Cồn Bửng được thiên nhiên ưu đãi với nguồn nghêu giống thiên nhiên sản sinh hàng năm tập trung tại các bãi triều ven biển từ cửa sông Hàm Luông đến cửa Định An (25km đường bờ biển). Tuy mô hình HTX đã được xây dựng với các quy chế và nguyên tắc hoạt động được tỉnh ủng hộ.Tuy nhiên, thời điểm nghêu giống xuất hiệnthì tình trạng cướp nghêu lại diễn ra vô cùng hỗn loạn và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn toàn xã. Người dân địa phương, dưới xúc tác của các thương lái, xem trọng lợi ích cá nhân, chưa có ý thức cao về làm ăn tập thể, cùng chia sẻ lợi ích do thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh đó, người dân từ các địa phương khác cũng tham gia vào việc khai thác nghêu trên địa bàn xã Thạnh Hải làm cho tình hình an ninh trật tự càng thêm rối ren.

- Theo kết quả khảo sát, hoạt động chăn nuôi tại địa phương không phát triển do người dân địa phương tập trung chủ yếu vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Do vậy, cần đa dạng sinh kế cho bà con, tránh sự phụ thuộc quá mức vào một hoặc một số sinh kế nhất định như hiện nay.

1.6.3Cơ hội - Giá cả nông sản khá ổn định do những điều kiện thuận lợi về đất đai, nước tưới tiêu

phục vụ ổn định cho sản xuất nông nghiệp giúp ngành trồng trọt đạt năng suất cao. Giao thông nông thôn thuận lợi cũng là một trong những điều kiện giúp người nông dân bán nông sản giá cao và không bị thương lái ép giá.

- Ấp đviệc tvào h

- Các Oxfađem thức,

1.6.4 Th- Dưới

ngàyđộng

- Bên trên c

1.7 Sơ đ

Hình

- Sơ đhấu vấp.

- Qua chưachiếnsinh sốngNhómchia nông

được sự qutạo điều kiệhệ thống đưdự án về thm GB, Ngâlại rất nhiề

, cải thiện s

hách thức i tác động

y càng trở g sản xuất vcạnh đó, vớcây trồng, t

đồ VENN m

4: Sơ đồ V

đồ VENN trêvì theo ngư

sơ đồ VENa có nhiều n binh, Hội kế người d, đa phần

m Tự tươnsẻ kinh ng

g nghiệp, ho

uan tâm củaện thuận lợường bộ vàhích ứng bân hàng Thều cơ hội csinh kế cho

của triều cnên nghiêm

và sự an toàới những thtrên các loà

mối quan h

VENN mối

ên thể hiện ười dân, dư

NN và phảhỗ trợ thậtPhụ nữ, Đodân, hoạt đngười dâng trợ (chơihiệm với noặc tự vay

a các cấp cợi cho vay và tiềm năngiến đổi khí hế giới đã cho ấp 8 Cngười dân

ường và nm trọng đãàn của ngưhay đổi củaài thủy sản

ệ giữa các

tương quađồ

các vấn đềa hấu là ng

ản ảnh củat sự cho doàn Thanh động còn mn phải tự thi hụi giữa c

nhau trong vốn ngân

chính quyềvốn, hỗ trợ du lịch củahậu của cávà đang đ

Cồn Bửng n địa phươn

ước biển dã, đang và ười dân ấp 8a thời tiết, nnuôi gây th

c tổ chức v

an giữa sinồng ấp 8

ề liên quan guồn sinh kế

người dânân. Các tổniên chưa

mang tính hhân vận độcác chị emtrồng trọt, hàng. Cũng

ền địa phươkỹ thuật nu

a xã. ác tổ chức được thực nói riêng t

ng.

dâng, tình tsẽ ảnh hư8.

ngày càng chiệt hại mùa

và cơ quan

nh kế và cá

đến nghề tế quan trọn

n nơi đây, ổ chức nhưđóng vai tr

hình thức. ộng, thiết lậ

m phụ nữ đhoặc tự liêg vì điểm n

ơng, các nguôi trồng th

phi chính phiện tại xãrong việc n

trạng xói lởưởng trầm

có nhiều bệa màng của

n với cộng

ác tổ chức

trồng màu, ng của ngư

các đoàn ư Hội Nôngrò chủ đạo,Do đó, để ập nên nhữđể giúp vốnên hệ với cánày, các sả

gân hàng thủy sản, đầ

phủ như Wã Thạnh Hảnâng cao n

ở đất, ngập trọng đến

ệnh lạ xuất a bà con.

đồng ấp 8

c trong cộn

cụ thể là dời dân tron

thể ban ngg dân, Hội , trực tiếp tđảm bảo cững nhóm n), tự lập nác đại lý vậản phẩm bá

rong ầu tư

WWF, ải đã nhận

úng hoạt

hiện

8

ng

ưa g

gành Cựu rong cuộc như hóm ật tư án ra

16 

phải qua trung gian là thương lái tự do nên giá cả cũng rất bấp bênh. Do vậy, nguồn lực tiềm năng để bổ trợ cho cộng đồng nơi đây chính là làm sao phát huy tối đa vai trò của các ban ngành đoàn thể, cụ thể là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân.

1.8Mô hình thích ứng của người dân ấp 8

- Đắp bờ đê cao chống triều cường ảnh hưởng đến các cánh đồng trồng màu - Phủ bạt trên các liếp trồng màu nhằm giảm lượng nước bốc hơi,giảm lượng nước

tưới tiêu và thực hành tưới tiết kiệm. - Trồng thêm rừng đước, phi lao dọc theo các dãy cát ven biển nhưng tỷ lệ sống của

cây rất thấp vì tình trạng sạt lở, gió và sóng đánh gây ngã, chết cây. - Xây nhà theo hướng có tính đến tác động của gió, bão và lốc xoáy - Đào giếng nông (ở độ sâu khoảng từ 2 – 4m) để lấy nước ngọt trên giồng cát tưới

tiêu hoa màu.

1.9Đề xuất của người dân ấp 8

- Làm đê bằng kè đá dọc theo rừng phòng hộ nhằm giảm tác động của sạt lở cát và chắn sóng.

- Kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các công ty, nhà máy để tạo việc làm tại chỗcho người dân địa phương.

- Xây dựng nhà trú bão, cung cấp các trang thiết bị, vật dụng đồng thời mở các lớp tập huấn phòng ngừa và ứng phó với thiên tai.

- Hỗ trợ trụ chống sét, cột thu lôi. - Tăng tải trọng cầu - Hỗ trợ kiến thức KH-KT, vốn trồng hoa màu - Hỗ trợ mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm như hỗ trợ nuôi bò, dê vì ở khu vực này

nhiều cỏ, nhưng lại thiếu vốn - Xây dựng HTX trồng màu - Hỗ trợ đào giếng khoan để lấy nước ngọt - Đầu tư xây dựng trạm y tế ấp, hỗ trợ năng lực cho trạm y tế - Hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan lịch sửtạiđịa phương - Được thường xuyên phổ biến về BĐKH, được cảnh báo sớm về các hiện tượng thời

tiết cực đoan nhằm giúp người dân chuyển đổi mùa vụ và thích ứng kịp thời. - Qui hoạch vùng trồng trọt, chăn nuôi. - Nâng cấp, tu bổ phòng học để tạo điều kiện học tập cho học sinh. - Hỗ trợ cán bộ thú y về ấp hỗ trợ bà con chăn nuôi hiệu quả hơn. - Thành lập câu lạc bộ vui chơi giải trí (cờ tướng, ca hát). - Kéo điện xuống đến cuối ấp - Đối với ngập úng: cần máy bơm hút nước. - Đối với vấn đề sò huyết chết do môi trường ô nhiễm: đề nghị các nghành chức năng

kiểm soát chặt chẽ nước thải của các hộ nuôi tôm công nghiệp và có biện pháp xử lý trước khi thải nước ra ngoài môi trường.

- Đối với nghêu tự nhiên không nuôi được quanh năm: hỗ trợ kĩ thuật nuôi nghêu thương phẩm.

17 

2. Ấp 6, 7, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú(15/06/2012)

2.1 Sơ lược về vị trí khảo sát

Ấp 6, 7thuộc xã Thạnh Phong – sau đây gọi chung là khu vực khảo sát, là khu vực thuộc tiểu vùng 3 của huyện Thạnh Phú, nằm cách trung tâm huyện Thạnh Phú khoảng 17km, nằm cuối Cù lao Minh. Khu vực khảo sát gồm 746 hộ dân với2.944 nhân khẩu (trong đó, dân số ấp 6 chiếm 52,4% ). Khu vực khảo sát có 100% dân số là người Kinh, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 23% ở cả02 ấp. Địa giới hành chính của hai ấp như sau:

- Phía Đông và Đông bắc giáp biển Đông

- Phía Nam giáp Vàm Khâu Băng dẫn ra cửa sông Cổ Chiên.

- Phía Tây giáp với xã Giao Thạnh

- Phía Bắc giáp xã Thạnh Hải

Hiện tại, khu vực khảo sát thuộc xã Thạnh Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.000 ha (ấp 6 chiếm 1.200ha). Trong đó, bao gồm các diện tích đất nuôi trồng thủy sản như đất nuôi tôm quảng canh, đất nuôi tôm công nghiệp bao gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng.Đất nuôi sò huyết (sò cám), mặt nước nuôi cá phi và đất bãi triều nuôi nghêu thương phẩm. Về hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó cây trồng chủ lực là khoai lang, dưa hấu, sắn và đậu phộng, xoài tứ quý và các loại cây khác.

Hình 5: Vị trí ấp 6, 7, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre

2.2 Các sinh kế chính và tỷ lệ nguồn lao động

Các sinh kế chínhghi nhận được qua khảo sát người dân ấp 6, 7 bao gồm:

18 

- Nuôi trồng thủy sản gồm nuôi tôm sú công nghiệp và quảng canh; nuôi tôm thẻ; nuôi sò huyết giống (sò cám); nuôi cá rô phi; khai thác nghêu giống và nuôi nghêu thương phẩm. Trong quá trình thống kê từ cấp ấp rất khó xác định tỷ lệ % lao động cho từng ngành nghề cụ thể do người dân làm rất nhiều nghề khác nhau để mưu sinh. Tuy nhiên, nhìn chung nghề nuôi tôm thu hút tỷ lệ lao động trung bình với 11% dân số của ấp 6 và khoảng 15% lao động của ấp 7 xã Thạnh Phong.

- Nghề đánh bắt thủy sản chủ yếu là tàu thuyền cào đáy, cào lưới ven bờ với khoảng 9,5% lực lượng lao động của ấp 6 và 30% lực lượng lao động của ấp 7 tham gia khai thác.

- Trồng màu là hoạt động sinh kế chủ lực tại khu vực khảo sát. Cây trồng gồm các loại chủ lực như đậu, khoai lang, củ sắn, dưa hấu, xoài tứ quý thu hút khoảng 67% lực lượng lao động của ấp 6 và 55% lực lượng lao động của ấp 7 tham gia sản xuất.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ.

2.3 Lịch mùa vụ và các hiện tượng thời tiết tại khu vực ấp 6 và ấp 7

Bảng 9: Lịch mùa vụ ấp 6, 7

Các sinh kế chính T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nuôi tôm sú (Công nghiệp)

x x x x x

Nuôi tôm sú (Quảng canh)

x x x x x

Nuôi tôm thẻ x x x x x Nuôi cua x x x x x Nuôi sò huyết giống x x x x x x x x x x x Nuôi cá phi x x x x x Khai thác nghêu tự nhiên x x x x x x x Nuôi nghêu thương phẩm x x x x x x x x Trồng đậu x x x x Trồng khoai lang, sắn x x x x Trồng dưa hấu x x x x x x Trồng xoài tứ quý x x x x x x x x x x x x

Qua bảng lịch mùa vụ trình bày ở bảng 10 có thể thấy,

- Nghề nuôi trồng thủy sản khá phổ biến ở địa bàn khảo sát của xã Thạnh Phong. Tôm sú nuôi công nghiệp được bắt đầu xuống giống từ tháng 3 đến tháng 7 thì thu hoạch. Trong khi đó, tôm sú quảng canh được bà còn nuôi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thì thu hoạch. Và tôm thẻ được bà con nuôi từ tháng 2 đến 6 hàng năm.

- Mô hình nuôi cua được bà con bắt đầu mùa vụ từ tháng 11 và thu hoạch vào tháng 2 năm sau.

- Nuôi sò huyết giống dọc theo kênh, rạch và sông được bắt đầu từ tháng 3 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau.

- Cá rô phi được nuôi từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm thu hoạch.

19 

- Nghêu giống được khai thác từ tháng 4 (bắt đầu rộng nghêu) và tháng 10 thì thu hoạch. Đồng thời, nghêu thương phẩm cũng được đầu tư nuôi ở các bãi triều trong xã từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm thì thu hoạch.

- Nghề trồng màu cũng rất phát triển tại khu vực này. Trong đó, đậu được trồng từ tháng 7 đến tháng 10; khoai lang và sắn thì được trồng từ tháng 4 đến 7 hàng năm; Dưa hấu được trồng thành 2 vụ ở xã Thạnh Hải, trong đó vụ chính bắt đầu trồng từ tháng 9 đến tháng 12 thì thu hoạch và mùa vụ phụ rơi vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.

- Ngoài ra, cây ăn quả ngắn ngày trong đó cây chủ lực là xoài tứ quý được bà con ưa chuộng và phát triển nhiều ở vùng đất giồng này.

Tuy nhiên, dưới tác động của sự thay đổi thời tiếtđã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản của bà con hai ấp 6 và 7 xã Thạnh Phong.

- Theo bà con, do nắng nóng kéo dài kết hợp với chất lượng nước thay đổi dẫn đến tôm, sò huyết, nghêu và cá chết trên diện rộng gây thiệt hại kinh tế lớn cho khoảng 20 hộ gia đình với diện tích nuôi trồng khoảng 15ha.

- Ngập do mưa kết hợp triều cường diễn ra hàng năm tại cồn Cao và một phần ấp 7 (phía ven biển) trong đó ngập nặng nhất thường diễn ra vào tháng 10 và 11 đã gây ngập úng toàn bộ diện tích hoa màu, gây trở ngại cho các sinh hoạt đời sống của 110 hộ dân.

- Lốc xoáy gây đổ ngã hoa màu, cây trồng, cây rừng và thiệt hại nhà cửa của người dân xã Thạnh Phong.Ước tính lốc xoáy năm 2011 đã gây thiệt hại 2ha hoa màu và khoảng 25ha rừng tại đây.

- Sét đánh gây thiệt hại các thiết bị gia đình và cây cối trong vùng thường diễn ra vào tháng 8 và 9 hàng năm.

Bảng 10: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp 6, 7

Các hiện tượng thời tiết T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mùa nắng x x x x x Khô hạn x x Mùa mưa x x x x x x x x Áp thấp nhiệt đới, bão x x Mưa trái mùa x x Triều cường, gió chướng x x Lốc xoáy, sét x x

Các hiện tượng thời tiết thất thường được trình bày trong bảng 11.Trong đó:

- Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Trong đó, tháng 7 thường được người dân địa phương gọi là hạn Bà chằn để minh họa cho hiện tượng nắng lớn và gắt.

- Khô hạn kéo dài từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. - Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Trong khi đó

mưa cũng có khi xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 được gọi là mưa trái mùa.

20 

- Áp thấp nhiệt đới kèm theo bão thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9 âm lịch kèm theo lốc xoáy và sấm sét.

- Triều cường và gió chướng thường xuất hiện vào tháng 9 và tháng 10

2.4Phân tích ma trận tổn thương ấp 6 và ấp 7

2.4.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế

Bảng 11: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Mức độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m s

inh

kế

Ưu tiên Lốc xoáy

Nắng nóng kéo

dài

Sấm sét

Áp thấp nhiệt đới

Triều cường

Tổng

cộng

Màu (dưa hấu, sắn (củ đậu)) 2 3 0 2 3 10 Nuôi tôm, cua 0 3 0 1 3 7 Đánh bắt thủy sản dưới tán rừng 2 0 1 2 1 6

Nuôi nghêu 0 2 0 0 1 3Nuôi heo, bò, dê 1 1 0 0 1 3 Làm thuê 0 0 1 2 0 3

‐ Trồng màu chiếm vị trí quan trọng và mang tính dễ bị tổn thương cao nhất trước các tác động của thiên tai. Trong đó, nghiêm trọng nhất là triều cường và nắng nóng kéo dài. Thường nắng nóng gây ra tình trạng khô hạn, hoa màu sinh trưởng chậm. Vì thiếu nước tưới tiêu nên người dân phải bơm nước ngầm, gây tốn kém thêm tiền điện. Riêng đối với triều cường thường xuyên làm cây trồng bị ngập, đất bị nhiễm mặn nên năng suất giảm nhiều. Ngoài ra, lốc xoáy cũng ảnh hưởng đến hoa màu vì làm tốc gốc hoặc dập cây, áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều, ngập úng cây trồng, làm năng suất giảm.

‐ Nghề sinh kế nhạy cảm tiếp theo là nuôi trồng thủy sản. Việc thời tiết thất thường như nắng nóng kéo dài gây thiệt hại rất lớn đến việc nuôi tôm cua vì gây sốc nhiệt và dễ phát sinh dịch bệnh. Nhân tố ảnh hưởng mạnh nữa là tác hại của triều cường, gây ngập bờ, xoáy lở, và vỡ bờ bao vuông tôm, thiệt hại tôm nuôi và gây xáo động môi trường. Bên cạnh đó, áp thấp nhiệt đới gây nhiều mưa cũng ít nhiều ảnh hưởng đến ngành sinh kế này vì làm pH trong nước thay đổi.

‐ Nghề nhạy cảm thứ 3 là đánh bắt thủy sản dưới tán rừng. Nghề này bị tác động tương đối chủ yếu từ áp thấp nhiệt đới và lốc xoáy vì khu vực ven biển, gió lốc hay mạnh hơn trên đất liền gây gãy đổ cây, nguy hiểm cho người khai thác, mưa cũng to và nhiều hơn gây khó khăn cho người đánh bắt. Triều cường lên làm nước ngập khó bắt cá, sấmsét gây thiệt hại tính mạng cho dân.

‐ Riêng nghề nuôi nghêu, tác động thiên tai chủ yếu đến từ nắng nóng kéo dài làm môi trường sống nghêu bị sốc và chết, gây thiệt hại rất lớn cho nhiều người dân ở Bến Tre trong thời gian vừa qua (được cho là một trong những nguyên nhân chính làm nghêu chết).

21 

‐ Riêng nghề làm thuê chủ yếu bị ảnh hưởng từ mưa gió do áp thấp nên không thể đi làm được. Nghề chăn nuôi gia súc gia cầm thì ít bị tác động nhiều bởi các yếu tố thiên nhiên mặc dù đây cũng là một trong những nguồn sinh kế phổ biến của người dân.

2.4.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 12: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m vớ

i TN

TT

Ưu tiên Lốc xoáy Nắng nóng kéo

dài

Sấm sét Áp thấp nhiệt đới

Triều cường

Tổng cộng

Đất sản xuất 0 2 0 0 2 4 Bãi nghêu giống 1 2 0 0 0 3 Nguồn nước ngọt 0 1 0 0 2 3

Rừng phòng hộ 1 0 1 0 0 2 Thủy sản tự nhiên 0 1 0 0 1 2

- Đất sản xuất là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tính nhạy cảm cao nhất trước tác động của triều cường và nắng nóng kéo dài vì triều cường làm đất bị nhiễm mặn, trong khi nắng nóng kéo dài, cây cối sẽ thiếu nước và đất bị khô hạn. cả hai yếu tố này đều góp phần làm giảm chất lượng đất.

- Riêng bãi nghêu giống, nắng nóng kéo dài là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nguồn tài nguyên này vì nắng nóng làm sốc nhiệt môi trường, làm tài nguyên nghêu bị ảnh hưởng. Việc này diễn ra rất phổ biến và rõ ràng ở Bến Tre.

- Trước các tác động của yếu tố tự nhiên, cụ thể là triều cường dâng cao, nguồn tài nguyên nước ngọt bị ảnh hưởng khá nhiều vì khi nước mặn dâng ngập các cồn cát, sẽ thấm vào lòng đất, và gây nhiễm mặn cho nguồn nước ngầm gần mặt đất. Người dân sẽ gặp khó khăn trong sử dụng nguồn nước tưới tiêu.

- Đối với rừng phòng hộ, các ảnh hưởng từ yếu tố thiên nhiên không tác động nhiều, chỉ một phần bị tác động do lốc xoáy làm gãy đổ cây, và xói lở đất (gió thổi đất cát), và một mối nguy khác là sấm sét làm cháy rừng.

- Nguồn thủy sản tự nhiên cũng không bị tác động nhiều bởi yếu tố tự nhiên, chỉ một phần tài nguyên cá di chuyển ra xa bờ khi triều cường lên (dân nói là do đánh bắt không được, nên cho là ít cá đi khi nước lên) và nắng nóng có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của một số loài tôm cá (người dân chỉ nói chung chung).

22 

2.4.3Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế

Bảng 13: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m

sinh

kế

Ưu tiên Giá cả bấp

bênh

Thiếu vốn

Dân trí thấp

Trộm cắp

Tổng cộng

Màu (dưa hấu, sắn) 3 2 2 1 8 Nuôi tôm, cua 2 3 2 1 8 Nuôi nghêu 2 3 3 0 8 Nuôi heo, bò, dê 2 2 2 0 6 Làm thuê 0 0 2 0 2 Đánh bắt thủy sản dưới tán rừng

0 0 0 0 0

- Đối với mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên, hoa màu vẫn là nguồn sinh kế nhạy cảm dễ bị tổn thương cao nhất. Giá cả nông sản làm ra luôn bấp bênh, không ổn định, thị trường thiếu tính bền vững. Ngoài ra, thiếu vốn và tình trạng trình độ dân trí thấp phổ biến ở Việt Nam cũng tác động đến đời sống người dân sâu sắc vì dân không có tiền đầu tư cho cây trồng, thiếutiếp cận khoa học kỹ thuật nên năng suất không cao, cây trồng không phù hợp, không biết tìm thị trường, dễ bị ép giá.

- Tương tự như hoa màu, nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, cua và nghêu cũng bị nhảy cảm cao trước các yếu tố tiếp xúc phi tự nhiên như giá cả bấp bênh, thiếu vốn, và trình độ dân trí thấp. Thị trường không ổn định làm cho thu nhập của người dân thiếu bền vững. Bên cạnh đó, do thiếu vốn trong nuôi nghêu nên một lượng lớn diện tích bãi bồi cũng để hoang do dân không đủ tiền mua con giống thả, nuôi tôm cua thì dân thiếu nợ ngân hàng nhiều. Một trong những lý do gây ra tôm cua nghêu nuôi trồng chết nhiều theo người dân là do thiếu kiến thức trong áp dụng khoa học kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân.

- Sinh kế nhạy cảm tiếp theo là nghề chăn nuôi gia súc, lĩnh vực này chủ yếu bị tác động là do người dân thiếu kiến thức trong kỹ thật chăn nuôi nên hiệu quả, năng suất còn thấp.

- Nghề làm thuê chủ yếu chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố trình độ dân trí thấp nên chỉ có thể tham gia các hoạt động lao động phổ thông ít đòi hỏi tay nghề, thu nhập thấp, và không bền vững.

Theo người dân, nghề đánh bắt thủy sản ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiếp xúc phi tự nhiên.

23 

2.4.4Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 14: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c độ

nhạ

y cả

m vớ

i TN

TN Ưu tiên Trộm cắp Quy hoạch

SDĐ Trình độ dân trí

Nguồn lực lao động

Tổng cộng

Rừng phòng hộ 1 2 1 0 4 Bãi nghêu giống 1 0 2 0 3 Thủy sản tự nhiên

0 0 1 1 2

Đất sản xuất 0 0 1 0 1 Nguồn nước ngọt 0 0 1 0 1

- Trong phần này, nguồn tài nguyên rừng ngập mặn bị nhạy cảm cao bởi vấn đề quy hoạch sử dụng đất vì người dân cho rằng hiện tượng chuyển đất rừng sang tôm-rừng dù chủ trương có đúng đi nữa thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng và diện tích rừng. Và rõ rang là trong thời gian vừa qua, rừng thì ngày càng thu hẹp trong khi vuông tôm thì ngày càng rộng ra là một minh chứng. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp và nạn trôm cắp cũng ít nhiều tác động tiêu cực lên nguồn tài nguyên rừng phòng hộ, vì có hiện tượng chặt phá trộm rừng dù xảy ra không nhiều.

- Tài nguyên nghêu giống bị ảnh hưởng nhiều do dân trí thấp, dẫn đến việc khai thác tận diệt tài nguyên, và vì nghèo đói nên số người tham gia khai thác nghêu cũng tăng cao, làm cạn kiệt nguồn nghêu giống.

- Nguồn lợi thủy sản tự nhiên khác cũng bị ảnh hưởng một phần bởi do trình độ dân trí thấp, người dân thất nghiệp nhiều nên phải dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều công cụ khai thác không phù hợp, gây áp lực và nguy cơ suy thoái cho nguồn tài nguyên này.

- Riêng đất sản xuất và nguồn tài nguyên nước ngọt ít bị ảnh hưởng. Theo người dân, do dân trí thấp, một phần rủi ro có thể gây ra cho tài nguyên đất là sử dụng nhiều hóa chất trong trồng trọt làm đất thoái hóa, và khai thác nguồn nước ngầm quá mức làm tài nguyên nước ngọt có thể bị cạn kiệt.

2.4.5Yếu tố Tự nhiên và phi Tự nhiên – Sử dụng đất

Bảng 15: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên, phi tự nhiên Mức độ

nhạy cảm với

Sử dụng đất

Đây là vấn đề nhạy cảm với khu vực xã Thạnh Phong nên chính quyền đề xuất không nên đưa vào chương trình. Chung quy lại là có nhiều hộ bao chiếm đất vùng bãi bồi, nằm ngoài quy hoạch,… cũng tương tự như xã Thạnh Hải, do đó có một sự mâu thuẫn giữa cơ quan chức năng và người dân, khi đề cập đến chuyện này, người dân nhốn nháo lên, không kiểm soát được nên đã không tiến hành lấy ý kiến về vấn đề này.

24 

2.5Bản đồ rủi ro ấp 6

Hình 6: Bản đồ rủi ro ấp 6 xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre

- Bản đồ rủi ro trên cho thấy hoa màu chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất dưới tác động của thiên tai. Đối với ấp 6, khu trồng màu ven khu dân cư và Cồn Dài dọc theo Rạch Út Giúp nằm giữa bản đồ (dài khoảng 4km) chịu ảnh hưởng rất lớn dưới tác động của triều cường. Mồi lần triều cường lên, hoa màu khu này hầu như luôn bị ngập và chết, do đó người dân rất lo lắng và luôn trong trạng thái nơm mớp sợ trước các thiên tai từ nước và gió bão. Mong muốn lớn nhất của người dân nơi đây là có 1 đê chắn dọc theo con rạch này để ngăn nước tràn vào khu trồng màu. Ngoài ra, địa bàn cũng có bãi nghêu chạy dọc theo bờ biển, nghêu thường hay bị bệnh trước tác động của thời tiết. Tuy nhiên, yếu tố này khó kiểm soát nên người dân không trông mong được hỗ trợ, can thiệp nhiều từ yếu tố bên ngoài.

- Một giải pháp khác chống triều cường ngập úng do người dân đề xuất là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng (dọc theo rạch) sang đất canh tác tôm và rừng, và giao khoán đất này cho dân nghèo giữ, khi đó, dân sẽ tự làm bờ bao trên ao tôm của họ và như vậy nước sẽ không tràn vào khu trồng hoa màu bên trong

25 

nữa. Đề xuất này là sáng kiến của người dân, chưa được chính quyền xem xét tới. Tuy nhiên, đây có thể được xem là giải pháp tối ưu cho vấn đề đang đối mặt.

2.6 Tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng của người dân ấp 6, 7 với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

2.6.1 Điểm mạnh Thạnh Phong là một trong những xã của Tỉnh Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào.Trong đó, nguồn lợi thủy hải sản có thể được xem là nguồn tài nguyên dồi dào nhất gồm nghêu giống phát sinh hàng năm ở bãi triều, nguồn lợi cua giống tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn.Bên cạnh đó, tài nguyên rừng ngập mặn với diện tích khoảng 1.221ha trên địa bàn xã Thạnh Phong cũng là một trong những tài sản vô giá của xã.Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước ngọt tầng nông ở các giồng cát góp phần rất lớn trong việc giải quyết nhu cầu nước tưới tiêu cho các cánh đồng màu trên giồng cát của các ấp ven biển.

Đường giao thông nội bộ trong ấp đã được bêtông hóa, tạo điều kiện khá thuận cho các hoạt động sinh hoạt, giao thương buôn bán giữa các ấp với nhau. Bên cạnh đó, đường giao thông giữa xã Thạnh Phong với các xã khác được nối liền thông qua quốc lộ 57, tiếp đó là tuyến đường ra đến biển Đông. Đường giao thông trong ấp và xã cơ bản hoàn thiện như hiện nay đó là nhờ có sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân, đóng góp của người dân xã Thạnh Phong.

Thuận lợi thứ ba, chính là tiềm năng du lịch lịch sử, du lịch biển và du lịch sinh thái thông qua các khu di tích lịch sử như Đường Hồ Chí Minh trên biển (đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam), Bia tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát Khâu Băng, hệ sinh thái rừng ngập mặn của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Thạnh Phú. Với các tiềm năng du lịch này, nếu được đầu tư và quan tâm đúng mức thì Khu BTTN Đất Ngập nước Thạnh Phú nói riêng và người dân xã Thạnh Phong nói chung sẽ hưởng được rất nhiều lợi ích từ việc nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân, tăng cường các hoạt động bảo tồn cho khu đất ngập nước đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương dựa trên các hoạt động khai thác du lịch.

Nhận thức của người dân Xã biển Thạnh Phong nói chung và người dân ấp 6 và ấp 7 nói riêng về BĐKH khá tốt. Đây là cộng đồng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH, do vậy người dân nơi đây nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều bên liên quan. Trong đó bao gồm các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH, chuyển giao KH-KT trong trồng trọt và chăn nuôi.

2.6.2 Điểm yếu Bên cạnh các điểm mạnh thì ấp 6 và ấp 7 cũng đang tồn tại các điểm yếu như:

- Thời tiết thất thường và không thể dự báo hay đoán trước được như trước đây. Chính những thay đổi thất thường này đã gây ra các tác động rất lớn đến mùa màng, nuôi trồng thủy sản, nuôi gia súc, gia cầm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

26 

- Do đặc thù của vị trí địa lý, khu vực ấp 7 thường xuyên bị nước biển dâng cao, triều cường gâp ngập úng mộtphần diện tích hoa màu, nhà cửa, diện tích nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, thủy triều dâng cao, giông gió, sóng lớn cũng gây ra tình trạng sạt lở ven biển tại địa bàn hai ấp. Tuy nhiên, theo bà con cho biết, xã Thạnh Phong chưa được xây dựng hệ thống đê biển cũng như hệ thống đê ngăn mặn, ngăn triều cường nên tình trạng sạt lở diễn ra hàng năm.

- Tình trạng phá trộm rừng do nhận thức của một vài cá nhân chưa cao trong công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, người dân địa phương chưa nhận thức được lợi ích của mô hình làm ăn tập thể, cụ thể là hiện trạng của HTX thủy sản Thạnh Phong trong khai thác và nuôi nghêu thương phẩm. Tình trạng người dân ở các địa phương khác khai thác nghêu thịt bất hợp pháp (cướp nghêu) dưới sự kích động của các thương lái, đã tạo nên tình trạng hỗn loạn, mất an ninh trật tự tại địa phương.

- Ngoài ra, theo chia sẻ của người dân địa phương về vấn đề quyền sử dụng đất, hiện tại vẫn còn một số hộ gia đình chưa được cấp sổ chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc này gây trở ngại cho bà con trong quá trình vay vốn ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất. Ở đây có sự mâu thuẫn hoặc chính quyền và người dân chưa hiểu nhau trong việc quy hoạch và sử dụng diện tích đất bãi bồi ven biển nên việc cấp giấy chủ quyền sử dụng đất cho các hộ có đất bãi bồi vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết.

- Về cơ sở hạ tầng, hiện tại hai ấp chưa được đầu tư trạm y tế nên việc khám chữa bệnh đối với bà con còn khó khăn.Xã chưa xây dựng được nhà trú bão cộng đồng và ấp 7 vẫn chưa có trường mẫu giáo cho các em đến trường, phải đi học ở các điểm trường xa nhà góp phần làm tăng tỷ lệ trẻ không đến trường.

- Tỷ lệ dịch chuyển lao động cao do tình trạng thất nghiệp ở địa phương tăng dẫn đến hầu hết các lao động trẻ di chuyển về các thành phố lớn như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để tìm việc làm.

2.6.3 Cơ hội - Người dân địa phương nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc

giao khoán rừng để giữ và bà con có thể vừa bảo vệ rừng vừa nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng thường tổ chức các chương trình tập huấn kiến thức về BĐKH, KH-KT trong nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.

- Bên cạnh đó, người dân cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng NN&PTNT cũng như ngân hàng chính sách. Tuy nhiên, theo chia sẻ của bà con, chỉ đối với các gia đình nghèo và có sổ chủ quyền đất (sổ đỏ) mới có thể vay vốn làm ăn.

- Xã Thạnh Phong là địa bàn được sự hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế từ các tổ chức như WWF, Oxfam GB, DANIDA, …

2.6.4 Thách thức - Như đã trình bày ở phần Cơ hội, người dân địa phương chỉ một số hộ gia đình

nghèo và có sổ chủ quyền đất mới có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Trong khi

một schủ q

- Ngàynhư v

- Tình cũnglượnsinh

- Bên nhữngây rmất a

2.7 Sơ đ

Hình 7:

- Đối vtrọngđó, d

- So vdườntrò củvốn nnông

số hộ khácquyền đất.y càng có nvật nuôi gâtrạng sạt lở giảm đi rấg đất, gây hoạt của cộcạnh các t

ng kích độnra tình trạnan ninh trật

đồ VENN m

Sơ đồ VE

với người dg và là nguồdưa hấu, sắvới xã Thạnng như tốt ủa Hội Phụngân hàng,g dân theo

c chưa tiếp

nhiều dịch ây tác động ở đất diễn ất nhiều. Kế

ngập úng mộng đồng đtác động d

ng của các tng trộm cướt tự trên địa

mối quan h

ENN mối tư

dân ở ấp 6ồn sinh kế ắn, và đậu pnh Hải, hohơn theo qụ nữ, Hội N lập các nhhướng dẫn

cận được

bệnh lạ xurất lớn đếnra hàng năết hợp với hmùa màng địa phươngdo thiên nhthương lái ớp nghêu ga bàn xã Th

ệ giữa các

ương quan cộng

6 và ấp 7 xchính nên

phộng là 3 oạt động củquá trình quNông dân đhóm tín dụnn của các c

nguồn vốn

uất hiện trên kinh tế vàăm dẫn đếnhiện tượng và các ao .

hiên gây racùng với ng

gây thất thohạnh Phong

c tổ chức v

giữa sinh đồng ấp 6

xã Thạnh Phọ đã chọloại cây chiủa các đoàuan sát và đóng góp nhg, cũng nhcơ quan ch

n để đầu tư

ên thủy hải à thu nhập cn hậu quả là

thủy triều dnuôi thủy s

a còn có tágười dân từoát nguồn tg.

và cơ quan

kế và các , 7

Phong, trồnn sơ đồ VEiếm ưu thếàn thể, baný kiến của hiều trong ư chuyển ghuyên môn

ư sản xuất

sản nuôi, của người dà đất sản xdâng ảnh hsản đồng th

ác nhân coừ các địa pthu nhập c

n với cộng

tổ chức, c

g màu là hENN cho ng. n ngành ởngười dânvấn đề hỗ

giao khoa h như Trạm

do chưa c

cây trồng cdân. xuất của bàhưởng đến hời gây cản

on người. Dhương kháủa bà con,

đồng ấp 6

cơ quan tro

hoạt động qghề này. T

ở Thạnh Phn. Trong đótrợ thủ tụcọc kỹ thuật

m Khuyến n

có sổ

cũng

à con chất n trở

Dưới ác đã gây

6, 7

ong

quan rong

hong ó, vai c vay t cho ông,

28 

Phòng Nông nghiệp... Bên cạnh đó, người dân cũng tự lập ra các nhóm hỗ trợ vốn cho nhau như chơi hụi. Các đại lý vật tư nông nghiệp thường bán thiếu (bán chịu) vật tư cho nông dân, sau khi thu hoạch họ sẽ trả.Sản phẩm nông nghiệp thường được bán cho thương lái tự do, do đó, mối quan hệ giữa các nhân tố này khá chặt chẽ và gần gũi. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có một số cơ quan ban ngành chuyên môn khác như kiểm lâm, đồn biên phòng,… nhưng ít có sự tương tác trục tiếp do đặc thù công việc. Các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi ít có vai trò trong hoạt động sinh kế này.

2.8Mô hình thích ứng của người dân ấp 6, 7

- Trồng thêm rừng phòng hộ, cây phi lao chắn cát. - Đắp đê bao khi triều cường dâng - Di dời dân khi có bão, lũ xảy ra - Trồng rừng - Trồng xoài tứ quý xen sắn (củ đậu, không phải khoai mì) - Trồng màu phủ bạc - Chằng chéo nhà cửa, bao đất để trên mái nhà chống bão - Đắp bờ bao bằng đất - Khai thông đường nước

2.9Đề xuất của người dân ấp 6, 7

- Nạo vét thông thoáng kênh nội đồng ở ấp 6 để phục vụ tưới tiêu - Các bộ chuyên môn hỗ trợ tư vấn trong lựa chọn vật nuôi cây trồng phù hợp trong

điều kiện thời tiết thay đổi để tăng thu nhập cho người dân - Hỗ trợ tạođầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, tránh bị thương lái ép giá - Hỗ trợ cove (máy) đắp bờ dọc theo rạch 327(Rạch Út Giúp) để tránh nước mặn tràn

vào khu trồng màu - Hỗ trợ vốn cho bà con chăn nuôi bò - Hỗ trợ hộ nghèo xây nhà chắc chắn, chống bão - Cơ quan địa phương cần trang bị hệ thống dự báo hiện đại để thông tin kịp thời đến

bà con khi có bão, lốc xoáy hay thiên tai đến nhằm giúp bà con ứng phó hay di dời kịp thời giảm thiểu tổn thất về tài sản và tính mạng.

- Hỗ trợ vốn và kiến thức trong canh tác hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Xây dựng nhà trú bão và hỗ trợ cáctrang thiết bị ứng phó BĐKH - Hỗ trợ trụ chống sét, trạm thu lôi - Xây dựng hố xí hợp vệ sinh nhằm giảm tình trạng ô nhiễm các thủy vực như sông,

kênh, rạch trên địa bàn xã. - Xây dựng đê bao ngăn triều cường. - Xây dựng trường mẫu giáo ấp 7 nhằm tạo điều kiện cho con em đến trường thuận

lợi hơn. - Xây dựng đường liên ấp ra Cồn Cao (đường bê tông).

29 

- Quy hoạch vùng trồng trọt, nuôi thủy sản hợp lý tránh khai thác quá mức nguồn nước ngầm, xả thải nước nuôi trồng thủy sản bất hợp lý gây ảnh hưởng đến các vùng nuôi trồng lân cận.

- Hỗ trợ cho vay với nguồn vốn vay cao hơn để đầu tư sản xuất. - Cấp quyền sử dụng đất đối với những hộ gia đình chưa có sổ đỏ - Mở các lớp đào tạo nghề (nghề may) tại chổ để tạo công ăn việc làm cho bà con,

nhất là đối với các thành phần thất nghiệp. - Phát triển du lịch sinhthái dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn, mô hình du lịch lịch

sử - Hỗ trợ lắp đặt trạm thu lôi chống sét. - Cung cấp máy bơm cho hệ thống thủy lợi, kênh mương thoát nước. - Đê chống lũ, triều cường.

V. Nhận xét chungvề các ấp nghiên cứu

1 Tính tổn thương

1.1 Độ nhạy cảm

- Về sinh kế: nghề trồng màu (chủ yếu là dưa hấu và củ sắn), nuôi trồng thủy sản (tôm và nghêu) và đánh bắt thủy sản ven bờ là những ngành có tính nhạy cảm cao, dễ bị tổn thương nhất trước tác động của Biến đổi khí hậu và các yếu tố phi khí hậu. Hầu như tất cả người dân ven biển ít nhiều đều phụ thuộc vào một trong ba nghề chính này. Do đó, để tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng nơi đây, Dự án nên tập trung vào những vấn đề có liên quan đến ba lĩnh vực nêu trên.

- Về tài nguyên thiên nhiên: đất sản xuất (cụ thể là đất giồng trồng màu), bãi nghêu giống, thủy sản ven bờ và nguồn tài nguyên nước ngọt là những nguồn dễ bị tổn thương cao nhất. Các nguồn tài nguyên này hiện nay đang được khai thác phổ biến và thường xuyên. Nếu không có biện pháp phù hợp để quản lý và phục hồi kịp thời, những nguồn tài nguyên này sẽ bị suy giảm nhanh chóng và kiệt quệ.

- Về sử dụng đất: cuộc khảo sát không có nhiều thông tin về vấn đề này vì tương đối nhạy cảm. Nhưng nhìn chung, tiện ích và cơ sở hạ tầng nơi đây khá tốt so với một số khu vực khác thực hiện dự án. Rừng được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, có xung đột trong vấn đề sử dụng đất giữa chính quyền địa phương và người dân, lỗi có thể một phần do người dân không thực hiện đúng chủ trương của nhà nước, một số hộ tiến hành bao chiếm đất khu bãi bồi ven biểnvà không giao trả lại đất cho nhà nước để thực hiện các dự án khác (như trồng rừng hoặc khoán lại đất cho dân).

1.2 Độ tiếp xúc

- Yếu tố tự nhiên: các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến sinh kế người dân và môi trường nơi đây gồm nắng nóng kéo dài (cả bao gồm biên độ nhiệt cao), triều cường, sạt lở và lốc xoáy. Những hiện tượng trên thật sự là mối đe dọa cho

30 

cộng đồng ven biển trong công cuộc chiến gia giảm ảnh hưởng tiêu cực từ BĐKH. Do đó trong hoạt động, dự án cần chú ý đến những nhân tố tiêu biểu này.

- Yếu tố phi tự nhiên: bao gồm thị trường không ổn định, thiếu vốn sản xuất, thiếu tiếp cận khoa học kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ chưa thật hoàn chỉnh là những nhân tố chính được bà con phản ánh. Các yếu tố hiện nay tác động tiêu cực giáng tiếp hoặc trực tiếp lên đời sống của người dân, và góp phần ảnh hưởng xấu đến hệ các hệ sinh thái. Do đó, đây cũng là một điểm Dự án nên chú tâm vào khi thực hiện.

2 Về tầm quan trọng của các tổ chức tại địa phương (Sơ đồ VENN)

Về cơ bản, hoạt động sinh kế và ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân chủ yếu được tác động bởi 2 đoàn thể gần gủi nhất trong địa phương là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân. Các ban ngành đoàn thể khác dù có hoạt động, nhưng phần nhiều mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực tế. Các tổ chức, cơ quan chức năng chuyên môn khác như Kiểm lâm, Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Ban Phòng chống Bão lụt,… có hoạt động trong lĩnh vực của mình, nhưng chưa đề cao được tính tuyên truyền, ý thức giáo dục trong nhân dân. Đa phần, người dân phải tự thân vận động, tự lập ra những nhóm chức năng riêng của mình như chơi hội, góp vốn, tự lien lạc với đại lý mua bán…Do đó, còn rất nhiều việc cần phải làm trong vấn đề này, nhưng trước tiên Dự án nên tập trung vào hỗ trợ cho 2 cơ quan gần gũi và hoạt động tích cực nhất cho cộng đồng là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ đễ giúp đỡ cho người dân.

3 Các đề xuất chính

Hầu hết người dân địa phương đề xuất được hỗ trợ xây dựng tuyến đê ngăn mặn, ngăn triều cường để bà con yên tâm sản xuất mà không bị tác động bởi tình trạng ngập úng hàng năm. Giải pháp này khá tốn kém và có lẽ vượt khả năng hỗ trợ tài chính của dự án BCR. Tuy vậy, trong quá trình thảo luận, bà con đề cập đến việc đồng quản lý tuyến đai rừng ven biển (khu vực dọc Cồn Cao và ấp 7 xã Thạnh Phong) và đề xuất được cùng trồng rừng, quản lý rừng và nuôi tôm-cua dưới tán rừng. Đề xuất này mang tính khả thi cao bởi lợi ích của bà con gắn liền với việc bảo vệ, chăm sóc rừng và hoạt động làm giảm lượng nước biển tràn vào nội đồng gây ngập úng các vùng nuôi trồng thủy sản và hoa màu. Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, bà con sẽ tự thích ứng với tình trạng nước biển dâng bằng cách đắp bờ bao, trồng thêm rừng ngăn ngừa nước biển dâng dọc theo tuyến kênh Tư Giúptràn vào các khu khoanh nuôi của họ từ đó giảm luôn các tác động do triều cường và ngập úng.

Đề xuất thứ hai là được nâng cao năng lực về thích ứng và ứng phó với biển đổi khí hậu. Một mạng lưới tuyên truyền viên (cán bộ môi trường của xã có thể kiêm nhiệm công tác này) gồm các bên liên quan và khuyến khích sự tham gia của hội phụ nữ xã trong việc tổ chức các chương trình tập huấn, trao đổi các kiến thức về BĐKH, kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế vi mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc phổ biến các kiến thức KH-KT về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cũng như cách thức chọn lựa cây trồng – vật nuôi phù hợp là rất cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong quá trình tham khảo ý kiến của nhân dân các ấp, có một số mô hình của những

31 

hộ gia đình sản xuất giỏi như mô hình trồng xoài tứ quý, mô hình nuôi xen cá, cua và sò huyết rất thành công và mô hình này cần nhân rộng cho các hộ gia đình khác.

Việc đa dạng hóa sinh kế cho bà con vùng ven biển là vô cùng cần thiết nhằm giảm mức độ phụ thuộc của họ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong đó, việc họ quá phụ thuộc sinh kế của mình vào nguồn tài nguyên nghêu giống xuất hiện hàng năm ở các bãi triều, nguồn cua giống dưới tán rừng, nuôi trồng từ nguồn giống thủy sản tự nhiên nhưng thiếu hướng dẫn kỹ thuậtđã vô hình chung đưa họ vào hoàn cảnh dịch bệnh, thất mùa, nợ nần chồng chất khi thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt, khó đoán và dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Một hệ thống cảnh báo, dự báo sớm về triều cường, thiên tai là điều hết sức cần thiết để giúp bà con có những hành động thích ứng và ứng phó kịp thời chẳng hạn như di dời, thay đổi mùa vụ, chọn cây – con nuôi phù hợp hơn trong điều kiện thay đổi. Thế nhưng, hiện tại hệ thống này vẫn còn mang tính thụ động (react) nên nhiều khi bà con trở tay không kịp dẫn đến mất trắng mùa màng, nợ lại thêm nợ và cuộc sống của họ lại càng trở nên khó khăn.

Tình trạng sạt lở, vở nổng cát vẫn thường xuyên diễn ra gây nhiều thiệt hại về của cải vật chất cho bà con. Một mô hình trồng rừng trên đất cát, đất cát pha hay trong điều kiện sạt lở cần được nghiên cứu thử nghiệm và sớm ứng dụng trong điều kiện của xã Thạnh Phong và Thạnh Hải là cấp thiết.

Hiện trạng nghêu thương phẩm và nghêu giống chết trên diện rộng trong giai đoạn nắng nóng kéo dài gây ra không ít khó khăn cho bà con sống phụ thuộc vào nghề khai thác và nuôi nghêu này. Tuy nhận được sự quan tâm của các bên liên quan trong việc xác định nguyên nhân và tìm giải pháp giảm thiểu rủi ro cho tình trạng nghêu chết nhưng theo thực thế quan sát thì hiện các HTX nghêu trên địa bàn huyện Thạnh Phú nói chung và xã Thạnh Phong, Thạnh Hải nói riêng vẫn còn rất mơ hồ về các bước phòng chống/ngăn ngừa rủi ro, thiếu kiến thức khoa học tronghoạt động nuôi nghêu. Nghêu vẫn chết hàng năm và cuộc sống của người dân vẫn điêu đứng.

Tiếp tục công tác trồng rừng, tạo tấm chắn phi lao dày hơn, khuyến khích sự tham gia của người dân trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng như gắn chặt lợi ích của họ với công tác bảo vệ rừng là việc rất cần thiết.Nhà nước và người dân cùng tham gia bảo vệ rừng và người dân cũng được chia sẻ lợi ích từ rừng.

Hiện tại, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân chưa đảm bảo vệ sinh. Nước bị nhiễm mặn và phèn rất nặng, đề xuất xây dựng các trụ nước quy mô gia đình, sử dụng các vật liệu lọc địa phương để giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, đa số người dân vùng biển không sử dụng hố xí hợp vệ sinh mà đi vệ sinh trực tiếp trên các con sông, kênh, rạch. Do vậy, hoạt động hỗ trợ xây dựng các hố xí hợp vệ sinh cũng là một trong những đề xuất đáng quan tâm.

Mô hình du lịch lịch sử, ngắm biển và du lịch rừng dựa trên cảnh quan của Khu BTTN đất ngập nước Thạnh Phú là một mô hình cần xúc tiến đầu tư. Đây chính là một trong

32 

những mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái, gắn kết lợi ích của người dân với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.Khi mô hình này phát triển, người dân địa phương sẽ có thể hưởng được lợi ích từ rừng đồng thời nâng cao nhận thức của họ hơn trong công tác trồng thêm, chăm sóc và phát triển hệ sinh thái tự nhiên có sẵn.

Quy hoạch vùng trồng màu và nuôi trồng thủy sản hợp lý [quy hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn] nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngầm, tối thiểu hóa tác động/rủi ro từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các khu vực nuôi trồng.Đây là một đề xuất mà cấp tỉnh nên xem xét bởi tình trạng lan truyền dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng như tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm phục vụ cho tưới tiêu đang và sẽ diễn ra nghiêm trọng trong tương lai rất gần. Và cuối cùng rồi thì mọi hoạt động sản xuất của con người thiếu quy hoạch hợp lý, vượt quá ngưỡng chịu đựng của thiên nhiên cũng sẽ gây ra những tác động vô cùng to lớn đến chính con người.

Các đề xuất khác - Đối với phần đề xuất chung cho 2 xã, có một số vấn đề khả thi Dự án có thể tập

trung vào là xác lượng trững lượng nước ngọt ngầm để có kế khoạch khai thác cho tưới tiêu phù hợp. Hỗ trợ cho dân trong các vấn đề đào tạo nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã trồng màu, tập huấn và tư vấn cho dân kỹ thuật trồng trọt và chọn cây giống phù hợp, hỗ trợ vốn để canh tác. Thử nghiệm mô hình nuôi dê, bò vì nơi đây có nhiều cỏ. Ngoài ra, có thể kết hợp với ngư dân tiến hành bảo tồn một số loài thủy sản quan trọng như cua ghẹ.

- Về đề xuất riêng, nên tác động chính quyền phủ điện cho toàn ấp 8 ở xã Thạnh Phong, đắp bờ bao ngăn mặn và triều cường dọc theo kênh Tư Giúp (khoảng 4km) hoặc đề xuất chính quyền địa phương chuyển dãy rừng ngập mặn mỏng ven kinh và rẫy của người dân làm khu nuôi tôm dưới tán rừng, đồng thời phân bổ đất này cho dân nghèo không có đất canh tác, như vậy người dân sẽ tự làm bờ bao bảo vệ và khu trồng màu sẽ được đảm bảo an toàn trước tác động của triều cường.