99
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI ĐINH THỊ NGỌC LINH BO VMÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ LIÊN MINH CHÂU ÂU: THC TRNG VÀ GII PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC Hà Nội, năm 2018

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ NGỌC LINH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

LIÊN MINH CHÂU ÂU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC

Hà Nội, năm 2018

Page 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ NGỌC LINH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

LIÊN MINH CHÂU ÂU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Châu Âu học

Người hướng dẫn khoa học

TS. HOA HỮU CƯỜNG

Hà Nội, năm 2018

Page 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết

quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và

chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã

được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn

gốc.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Ngọc Linh

Page 4: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và gia đình.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hoa Hữu Cường. Thầy

là người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã luôn bên cạnh hướng dẫn về

chuyên môn cũng như động viên, khuyến khích tôi trong quá trình làm việc.

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, cô trong khoa Khoa học

Quốc tế học, chuyên ngành Châu Âu học, Học viện Khoa học xã hội. Trong

quá trình học tập, tôi đã nhận được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của rất nhiều

thầy, cô trong khoa.

Cuối cùng xin dành những lời cảm ơn yêu thương nhất cho gia đình,

đồng nghiệp trong Viện Nghiên cứu Châu Âu. Những người đã luôn bên cạnh

giúp đỡ và động viên để tôi có động lực hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Ngọc Linh

Page 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................... 5

7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA

LIÊN MINH CHÂU ÂU ....................................................................................... 7

1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 7

1.2. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Liên minh Châu Âu ....................... 8

Chương 2:CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA LIÊN

MINH CHÂU ÂU .............................................................................................. 21

2.1. Bảo vệ môi trường không khí thông qua hệ thống chính sách, luật pháp ......22

_Toc5256479492.2. Bảo vệ môi trường không khí thông qua giải pháp kinh tế ........... 47

2.3. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật ................................................................................ 52

2.4. Giải pháp về truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng ................................ 57

2.5 Giải pháp hợp tác trong nước, quốc tế và giải pháp khác ........................................ 63

Tiểu kết chương ............................................................................................................. 64

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ......... 67

3.1. Những khó khăn về lý chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam .............................. 73

3.2. Đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường không khí .. 75

3.3. Đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường không khí ..... 75

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 83

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 89

Page 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

As Arsenic

BaP Benzo[a]pyrene

C6H6 Benzene

Cd Cadmium

CH4 Methane

CO Carbon monoxide

CO2

O3

PM2,5

PM10

SO2

NH3

EU: European Environment Agency

Carbon dioxide

Ozone

Hạt bụi có đường kính 2,5 µm trở xuống

Hạt bụi có đường kính 10 µm trở xuống

Sulphur dioxide

Ammonia

Liên minh Châu Âu

EEA: European Environment Agency Cơ quan môi trường Châu Âu

OECD: Organisation for Economic Co-

operation and Development

WHO: World Health Organization

TCVN

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Tổ chức Y tế Thế giới

Tiêu chuẩn Việt Nam

Page 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí theo Chỉ thị chất lượng không khí

xung quanh của EU .......................................................................................... 28

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông ở EU....... 31

Bảng 2.3. Xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường ở một số nước EU ........... 38

Bảng 2.4. Trung bình các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường

không khí ở EU những năm 2010 trở lại đây .................................................. 40

Bảng 2.5. Quy định trần khí thải NOx ở các quốc gia EU và mục tiêu của

chương trình trần khí thải quốc gia ................................................................. 43

Bảng 2.6. Căn cứ tính thuế môi trường ........................................................... 48

Bảng 2.7. Số lượng xe điện ở EU.................................................................... 55

Page 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc

sống, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm

trọng trong đó có vấn đề ô nhiễm không khí. Hầu hết các quốc gia từ đang

phát triển đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, EU đều phải đau đầu về

tình trạng chất lượng không khí ngày càng đi xuống. Đảm bảo được chất

lượng không khí là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền

kinh tế và môi trường. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe, giảm tuổi thọ

của người dân, suy giảm kinh tế, tăng chi phí y tế... Châu Âu là khu vực có

nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới đã tương đối

thành công trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng không khí. Chính sách

quản lý chất lượng không khí của châu Âu đã đạt được những thành công

đáng kể trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thông qua chính sách quản

lý chất lượng không khí của châu Âu. Năm 2005 với Chiến lược về chống ô

nhiễm không khí với mục tiêu: “để đạt được mức chất lượng không khí tốt

không gây nguy hại đối với sức khỏe con người và môi trường”. Mục tiêu này

được tái khẳng định trong “Chương trình hành động Môi trường của Liên

minh châu Âu trong giai đoạn 2014-2020”. Mặc dù đã có những kết quả rất

tốt, nhưng ô nhiễm không khí tiếp tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

và môi trường ở châu Âu. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nền kinh tế…

châu Âu.

Nhiều nước trên thế giới coi “Châu Âu” là một mẫu hình về bảo vệ chất

lượng không khí trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí đang

là một vấn đề đáng lo ngại, cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số

cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, chất

Page 9: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

2

lượng không khí ngày càng giảm, thành phần gây ô nhiễm không khí ngày

càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ gây độc hại với môi

trường và sức khoẻ con người. Theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, có 72% hộ

gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Đây là tỷ lệ quá cao so với

các khu vực khác bởi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được nhận định là hai thành

phố ô nhiễm không khí nặng nhất. Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người

Pháp chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi

trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng khẳng định tại một cuộc hội thảo

về cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị đã khẳng định: “Tại các

đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người

dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành

phố ô nhiễm không chỉ đứng đầu Đông Nam Á mà còn ở châu Á”. Còn theo

một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam

nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng

nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường

không khí còn nhiều bất cập xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và

khách quan như hệ thống luật chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp nên việc thực

thi còn nhiều kẽ hở; công nghệ xử lý ô nhiễm còn lạc hậu; thiếu vốn, kinh phí

đầu tư cho việc kiểm soát ô nhiễm và tái sử dụng; ý thức của người dân chưa

cao; đội ngũ cán bộ kiểm soát ô nhiễm còn chưa đủ trình độ .v.v...

Vì vậy tác giả thực hiện đề tài này với hy vọng đưa ra được một số kinh

nghiệm trong việc bảo vệ môi trường không khí của EU đến với các nhà

hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Công trình của tác giả Nguyễn Văn Ngừng “Một số vấn đề về ô nhiễm

môi trường của Liên minh Châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu Chhâu Âu số 5 –

2004. Bài viết giới thiệu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước Châu

Page 10: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

3

Âu. Nguyên nhân và hậu quả.

Công trình của tác giả Bùi Văn Ga, 2007, đã đánh giá được tác hại của

các chất ô nhiễm trong không khí xả của động cơ đốt trong; Quy trình đo đếm

các chỉ tiêu ô nhiễm của ô tô.

Công trình của Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh 2005, đề cập tới việc

quản lý môi trường hướng đến phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam,

trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một nội dung nhỏ được

nhắc tới trong cuốn sách này.

Công trình của tác giả Phạm Ngọc Đăng, (2011), đã nêu được một số

nội dung liên quan đến các vấn đề môi trường khu công nghiệp và đô thị, luật

pháp kiểm soát ô nhiễm, các tiêu chuẩn môi trường, các phương pháp quản lý

môi trường đô thị và khu công nghiệp trong đó có một ít trang nói về vấn đề

kiểm soát chất lượng không khí đô thị.

Công trình của tác giả Jordan & Adelle, 2012 đề cập tới chính sách

quản lý môi trường nói chung của EU, trong đó có đề cập tới chính sách của

một số quóc gia cụ thể.

Công trình của tác giả Hung Yung Tse 2012 đề cập tới một số biện

pháp kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới nói

chung. Những ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm không khí ở một số khu vực

trên thế giới.

Công trình của tác giả Belcham, 2014 đề cập tới các công cụ quản lý

môi trường nói chung, trên phương diện lý thuyết trên thế giới..v.v.. Đây là tài

liệu cơ bản về lý thuyết song thực tế sử dụng các công cụ ấy như thế nào ở

EU thì tác giả lại chưa đề cập tới.

Marquita K. Hill “Understanding Enviromental Pollution” London:

Cambridge University pres, 2010. Cuốn sách gồm 19 phần nói về môi trường,

ô nhiễm môi trường như ôi nhiễm môi trường không khí, nguồn nước... và

Page 11: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

4

ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ và sự biến đổi khí hậu.

Atkinson, Rob: “ Sustainability in European Environmental policy:

Challenges of governance and knowledge” – New York: Routledge, 2011.

Cuốn sách nghiên cứu về tính bền vững trong chính sách môi trường của Liên

minh Châu Âu và chỉ ra những thách thức trong quản lý và nhận thức vủa

người dân về môi trường. Đồng thời cuốn sách nêu những đánh giá về chíên

lược phát triển bền vững của Liên minh Châu ÂU.

Công trình của cơ quan môi trường Liên minh châu Âu, EEA 2016, đề

cập tới vấn đề giao thông bằng xe điện ở EU trong đó tác giả nhấn mạnh tới

yếu tố công nghệ và chính sách của các chính phủ trong việc phát triển hệ

thống xe điện ở EU. Tuy nhiên công trình chưa đúc rút được kinh nghiệm để

gợi ý cho quốc gia khác trên thế giới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng môi trường không khí và các giải pháp bảo vệ

môi trường không khí ở EU.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường không khí cho Việt Nam trên

cơ sở phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bảo vệ môi trường

không khí của EU.

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Môi trường không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

mà EU đang áp dụng

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Những năm 2000 trở lại đây.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Page 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

5

Để thực hiện mục tiêu đặt ra đề tài đã sử dụng các phương pháp tiếp

cận truyền thống mang tính khoa học như: (1) Tiếp cận dựa trên phép duy vật

biện chứng. Cách tiếp cận này giúp cho nhà nghiên cứu có quan điểm chỉ đạo,

nghiên cứu dựa trên quy luật chung của tự nhiên và xã hội và là cơ sở cho

việc nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, chính xác, sâu sắc. (2) Tiếp cận

dựa trên quan điểm hệ thống, liên ngành, đa chiều. Đây là cách tiếp cận phù

hợp cho cả nghiên cứu về tự nhiên và xã hội. Nó xem xét đối tượng nghiên

cứu trong mối quan hệ toàn diện với các đối tượng khác, đối tượng ở trạng

thái vận động, phát triển và được đặt tại một hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy

luật vận động của chúng (3) Tiếp cận dựa trên quan điểm logic-lịch sử và thực

tiễn. Điều này góp phần tạo nên tính khách quan, logic trong nghiên cứu và

tính ứng dụng vào đời sống của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp khoa học phổ biến đáng tin cậy

sau: 1) Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp. Dựa vào các nguồn tài liệu

trên đài, báo, tivi. Đây có thể là số liệu thô hoặc đã được xử lý dựa theo mục

đích của người thu thập. (2) Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa

trên các tư liệu có được, các kết quả điều tra được (3) Phương pháp nghiên

cứu liên ngành (4) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Tìm hiểu về các về các biện pháp bảo vệ môi trường của Liên minh

Châu Âu. EU đã có nhiều thành công trong việc kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Trong nhiều năm trở lại đây chất lượng không khí của các

quốc gia EU luôn ở mức tốt; Tỉ lệ số ngày có chất lượng không khí xấu luôn ở

mức rất thấp..... Có được những thành công trên là nhờ các quốc gia EU đã có

nhiều giải pháp phù hợp từ luật pháp nhà nước đến sử dụng công cụ kinh tế,

Page 13: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

6

khoa học kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đến nâng

cao nhận thức cộng đồngv.v…

Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách

của Việt Nam

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu 3 chương

Chương1: Tổng quan về chất lượng môi trường không khí của Liên minh

Châu Âu

Chương 2: Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí của

Liên minh Châu Âu

Chương 3: Đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Page 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

7

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA

LIÊN MINH CHÂU ÂU

1.1. Một số khái niệm cơ bản

Các khái niệm về chất lượng, phân loại chất lượng môi trường không

khí sẽ được giải thích rõ trong nội dung này từ đó giúp người đọc có cái nhìn

khái quát về các thuật ngữ, khái niệm sẽ được đề cập chính trong luận văn.

Môi trường khí là lớp không khí trên bề mặt trái đất. Không khí cũng

như nước cần cho sự sống của con người cũng như hầu hết các sinh vật trên

trái đất, đồng thời là một tài nguyên cho nhiều hoạt động sản xuất.

Ô nhiễm môi trường không khí, theo cách hiểu của các quốc gia châu

Âu là sự có mặt của các chất lạ có trong không khí, hay là sự biến đổi trong

thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và

các hệ sinh thái khác [49]. Là sự biến đổi các thành phần của môi trường

không khí vượt quá giới hạn quy chuẩn cho phép và ảnh hưởng xấu đến con

người và sinh vật

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014, là sự biến đổi

của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi

trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh

vật [11].

Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt

của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người,

sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…

Nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm không khí có rất nhiều nguồn

khác nhau gây nên ô nhiễm không khí, nếu chia theo bản chất nguồn phát sinh

tự nhiên, nhân tạo gồm 2 nhóm: nhóm có nguồn gốc tự nhiên như núi lửa,

cháy rừng…; nhóm có nguồn gốc nhân tạo như đốt các nhiên liệu hóa thạch

Page 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

8

trong các nhà máy nhiệt điện, giao thông, công nghiệp và hộ gia đình; sản

xuất công nghiệp và sử dụng dung môi như hóa chất, khoáng sảnh; nông

nghiệp; xử lý chất thải…. Nếu chia theo đặc điểm của nguồn thải gồm có

nguồn thải di động, nguồn thải cố định. Nếu chia theo nguồn gốc phát sinh

gồm có: nguồn từ hoạt động giao thông vận tải, sinh hoạt, sản xuất công

nghiệp….

Bảo vệ môi trường không khí theo quan điểm của EU đó là các biện

pháp nhằm giảm tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người và

môi trường. Hầu hết các giải pháp được sử dụng ở cấp cộng đồng, chẳng hạn

như giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu và tiêu chuẩn sản phẩm (ở EU

tiêu chuẩn để sản xuất xe hơi được quy định trong Euro. Từng quốc gia thuộc

EU cần đưa thêm các biện pháp nhằm thực hiện quản lý chất lượng môi

trường không khí tại nước mình [25].

Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ môi trường năm 2014, và năm 2017

có sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến việc bảo vệ môi trường không

khí. Luật đã đưa ra cách hiểu về bảo vệ môi trường không khí là quá trình

phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Với mục tiêu nhằm giảm

tác hại của ô nhiễm không khí tới môi trường và sức khỏe con người.

1.2. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Liên minh

Châu Âu

1.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Liên minh Châu Âu

Không khí sạch là điều cần thiết cho sức khỏe của con người và môi

trường xung quanh. Ở Châu Âu, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, do

các hoạt động của con người như: tăng sản lượng về công nghiệp, nông

nghiệp cũng như sự gia tăng đáng kể về các phương tiện và các hoạt động

giao thông… đã gây ô nhiễm không khí, khiến chất lượng không khí xuống

cấp một cách đáng kể. EU đánh giá chất lượng môi trường không khí thông

Page 16: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

9

qua 14 chỉ số: Carbon dioxide không phải giải phóng từ khí tự nhiên (CO2),

Carbon dioxide từ khí tự nhiên (Biomass CO2), Nitroux oxide (N2O),

Methane (CH4), Perfluorocarbons (PFCs), Hydrofluorocarbons (HFCs),

Sulphur hexafluoride (SF6), Nitrogen oxides (NOx), Non-methane volatile

organic compounds, (NMVOCs ), Carbon monoxide (CO), Particulate matter

< 10μm (PM10), Particulate matter < 2,5μm (PM2,5), Sulphur dioxide (SO2),

Ammonia (NH3) [17].

Từ cuối những năm 1970, bảo vệ môi trường không khí là một trong

những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách môi trường của Liên minh

châu Âu (EU). EU đã nỗ lực để giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không

khí như carbon monoxide, oxit lưu huỳnh, chì, và số chất ô nhiễm khác có hại

cho sức khỏe con người và môi trường theo các tiêu chuẩn chất lượng không

khí. Mặc dù đã có những thành công lớn trong việc bảo vệ môi trường không

khí, nhưng tại một số nơi nồng độ các chất ô nhiễm lại tiếp tục gia tăng. Từ

năm 2004-2017, ở EU tất cả các khí thải chính như PM, O3, NO2,.. thải vào

môi trường không khí xung quanh đã giảm, trong đó giảm ít nhất là NH3

(6%) và lớn nhất là SOx (58%). Các chất gây ô nhiễm không khí vẫn vượt

quá tiêu chuẩn châu Âu và đặc biệt là tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ

chức Y tế Thế giới (WHO).

- Nồng độ bụi (PM) trong không khí ở một số quốc gia, khu vực ở EU

vẫn còn vượt ngưỡng cho phép từ năm 2013 đến nay.

Đối với nồng độ bụi có đường kính từ 10µm trở xuống (PM10), theo

tiêu chuẩn EU quy định giá trị giới hạn hàng ngày là 50µ/m3, tuy nhiên thực

tế nồng độ PM10 đã vượt quá giới hạn đỏ này ở một số nước thành viên. Năm

2013, người ta ghi nhận có sự vượt ngưỡng hàng ngày rất cao (>50µg/m3) tại

nhiều nước như Bulgaria, Ý, Ba Lan, Slovakia và khu vực Balkan (dữ liệu

tính toán được tính theo trung bình cộng). Khu vực đô thị và khu ngoại ô là

Page 17: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

10

nơi có nồng độ PM10 vượt quá giới hạn cho phép, có khoảng 19% dân số

sống ở đô thị (EU-28) tiếp xúc với PM10 trên giá trị giới hạn hàng ngày (theo

tiêu chuẩn EU), còn so với tiêu chuẩn của WHO là khoảng 53% dân số đã tiếp

xúc với PM10 trong năm 2015 [18, tr.7,8] (Điều này được minh họa cụ thể

trong sơ đồ phần phụ lục). Ở các quốc gia khác nhau, mức độ người dân tiếp

xúc với nồng độ PM10 vượt ngưỡng khác nhau.

Đối với nồng độ PM2,5, cũng vượt quá giới hạn (20µg/m3) ở 7/28 nước

EU, như Ý, Solovakia, Bulgaria, Sovenia, Lithuania, Cộng hòa Séc, Croatia

và Ba Lan, cũng như một số nhà ga ở Pháp [18, tr.8] (Mức độ tập trung PM 2,5

được minh họa trong sơ đồ phần phụ lục). Khu vực đô thị và ngoại ô là những

vừng có nồng độ PM2,5 cao hơn cả. Nếu theo quy định của WHO giới hạn

PM2,5 là 10µg/m3 thì hầu hết các quốc gia EU đều không đạt được tiêu chuẩn

này, do đó đây là vấn đề lớn đặt ra đối với lãnh đạo các nước EU trong tương

lai. Khoảng 9% dân số EU phải tiếp xúc với nồng độ PM2,5 vượt ngưỡng cho

phép (theo quy định của EU) năm 2015, nếu theo quy định của WHO thì con

số này rất cao khoảng >82% dân số tiếp xúc.

- Nồng độ O3 đã vượt qua mức giới hạn cho phép ở 18/28 quốc gia EU

năm 2015 là 41%, cao hơn 11% được so với năm 2014. So với tiêu chuẩn của

WHO con số này là 96% [30,tr.8]. Khoảng 30% dân số sống ở đô thị tiếp xúc

với nồng độ khu vực trong đó ngưỡng giá trị mục tiêu O3 của EU để bảo vệ

sức khỏe con người. Nếu tính theo giới hạn cho phép của WHO thì con số này

lên đến 95% [30,tr.8].

Theo thống kê của EU, nồng độ O3 tăng dần từ phía Bắc tới phía Nam

trong EU, nồng độ cao nhất là ở các quốc gia Địa Trung Hải. Khu vực mặt đất

ở nơi có nồng độ NOx cao thì nồng độ O3 sẽ giảm xuống và xảy ra phản ứng

giữa hai chất khí này để tạo ra một loại chất khác. Do đó O3 tập trung chủ yếu

Page 18: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

11

ở khu vực nông thôn, đồng thời bị ảnh hưởng mạnh về nồng độ do biến đổi

thời tiết (chi tiết xem phụ lục).

- Nồng độ NOx ở khu vực đô thị, đặc biệt là ở khu vực gần đường giao

thông vượt quá ngưỡng cho phép ở 19 quốc gia EU năm 2013 [19, tr.8].

Khoảng 9% dân số của EU phải tiếp xúc với môi trường không khí có nồng

độ NOx vượt ngưỡng cho phép (theo tiêu chuẩn của EU), số liệu này đã giảm

so với 20% số người phải tiếp xúc với NOx vượt ngưỡng cho phép giai đoạn

2010-2013. Theo đánh giá, nồng độ khí thải NOx giảm là rất ít trong những

năm gần đây, một trong những nguyên nhân chính đó là sự gia tăng số lượng

các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu dầu diezel [16, tr.32].

- Tại nhiều trạm quan trắc nồng độ benzen và các hợp chất vòng thơm ở

các quốc gia EU đều vượt ngưỡng cho, tập trung chủ yếu tại khu vực Trung

và Đông Âu (như Autria, Bulgari, Croatia) (chi tiết phân bố nồng độ BaP

trong phụ lục). Có 13 quốc gia trong số 28 quốc gia EU có nồng độ BaP vượt

ngưỡng cho phép cao nhất là Ba Lan, cộng hòa Séc, Bulgari. Tại một số trạm

đo của Ba Lan, nồng độ BaP cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép.

Đối với BaP ngưỡng quy định không gây tác động đến sức khỏe con

người là 1 ng/m3, tuy nhiên, số liệu đo đếm cho thấy 97% số trạm đo ở đô thị

và 87% số trạm đo ở ngoại ô, nông thôn đều có nồng độ BaP vượt giới hạn kể

trên [16, tr.34]. Khu vực đô thị là nơi chịu ô nhiễm nhiều nhất, khoảng >20%

dân số ở EU phải tiếp xúc với nồng độ benzen cao hơn tiêu chuẩn cho phép

(theo quy định của EU).

- Các chất gây ô nhiễm khác như SO2, CO, Pb và các kim loại độc hại

khác. Hầu hết các chất ô nhiễm này vẫn còn trong mức giới hạn cho phép ở

hầu hết các quốc gia. Nhưng tại một số vùng thì nồng độ chất này có thể cao

hơn mức cho phép, ví dụ theo kết quả quan trắc ở 1392 trạm đo trên toàn EU

về nồng độ SO2 trong môi trường không khí xung quanh, chỉ có 2 trạm của

Page 19: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

12

Bulgari nồng độ SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 500µg/m3 [16, tr36]. Tuy

nhiên theo tiêu chuẩn của WHO có đến 20% dân số ở khu vực đô thị (EU-28)

tiếp xúc với nồng độ SO2 vượt quá mức cho phép [30, 10]. Nồng độ chất khí

CO cao thường xuất hiện ở khu vực đô thị, khu vực thuận chiều với hướng

gió có các nhà máy sản xuât. Nồng độ Asen (As), cadmium (Cd), và nickel

(Ni) trong không khí ở EU là rất thấp. Tuy nhiên, theo thời gian, nồng độ các

chất này sẽ tăng lên đáng kể do hiện tượng lắng đọng và tham gia vào chuỗi

thức ăn của các loài sinh vật.

1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở EU

Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng,

sinh hoạt gia đình và xử lý chất thải là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu

ở EU.

- Theo đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm, thì ô nhiễm môi trường không

khí ở EU chủ yếu xuất phát từ nguồn thải di động. Theo quan điểm của EU

nguồn thải di động bao gồm phương tiện vận tải đường thủy (tàu biển, tàu

thủy), đường không (máy bay, chuyên cơ), đường bộ (xe tải, xe buýt, ô tô),

đường sắt (tàu hỏa) máy nông, công nghiệp... Nguồn thải cố định cũng góp

một phần nhỏ các chất gây ô nhiễm không khí.

Theo thống kê năm 2005, lượng khí thải từ các nguồn di động chiếm

khoảng 60% tổng lượng phát thải NOx, 20% tổng số PM2,5, và 30% tổng VOC

(hợp chất cabon dễ bay hơi) tại EU. Phương tiện giao thông đường bộ tạo ra >

70% lượng khí thải NOx, > 60% của PM2,5. Giai đoạn 2005-2010, thực hiện

các quy định mới của EU, lượng NOx từ nguồn di động 18%, PM2,5 giảm 21%

và VOC giảm 34% (giảm thấp hơn so với nguồn tĩnh).

Dự tính đến năm 2020, lượng khí thải NOx sẽ được EU cắt giảm 40%,

năm 2030 là 60% so với năm 2005; PM 2,5 giảm 55% trong năm 2020 và 75%

vào năm 2030 so với năm 2005 .

Page 20: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

13

- Theo nguồn gốc phát sinh gồm khí thải từ hoạt động giao thông, sinh

hoạt, sản xuất công nghiệp….

+ Hoạt động giao thông vận tải

Tại EU, lượng khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ hiện nay

chiếm khoảng 17%, cao hơn mức của năm 1990. Năm 2014 lượng khí thải

chiếm khoảng 20%. Một số ý kiến cho rằng lượng khí thải thực tế còn cao

hơn khoảng 30-40%, bởi các phương tiện đo đạc của EU chưa đáp ứng được

yêu cầu thực tế. Gần đây người ta đã tiến hành đo đạc lượng khí thải thực tế

của hầu hết các mẫu xe ô tô ở EU đều cao hơn tiêu chuẩn công bố nhiều lần,

chẳng hạn mẫu xe Mercedes Benz hay BMW, Volkswagen… chạy động cơ

dầu [5].

Cụ thể, theo thống kê của Ủy ban châu Âu, giao thông là nguồn đóng

góp lớn nhất lượng khí thải NOx, chiếm 46% tổng lượng khí thải vào năm

2013 ở Liên minh châu Âu. Ngành giao thông vận tải phụ thuộc chủ yếu vào

dầu mỏ, nó sử dụng 94% năng lượng từ dầu mỏ. Do đó việc giảm việc tiêu

thụ nhiên liệu và phát thải ở ngành này đòi hỏi phải có thời gian; cần có sự kết

hợp nhịp nhàng với các biện pháp khác như quy hoạch đô thị, cải tiến công

nghệ sử dụng nhiên liệu thay thế. Theo dự báo, số lượng xe dự kiến sẽ tăng

30% và 40% vào năm 2030 so với năm 2005. Mặc dù, EU có quy định giảm

lượng khí thải NOx đối với phương tiện ô tô theo Euro 6 nhưng áp lực từ gia

tăng số lượng xe đến môi trường không khí vẫn hiện hữu.

Các phương tiện vận tải đường bộ đóng góp > 12% tổng PM 10 và

>14% đến PM2,5 lượng khí thải [40, tr.25], 23% tổng lượng khí thải VOC [40,

tr.31] trong EU-27 giai đoạn 2005-2015. Các phương tiện sử dụng động cơ

điesel là nguồn đóng góp chủ yếu lượng PM2,5 và PM10. Máy móc nông, lâm

nghiệp đóng góp > 8% tổng PM 2,5, còn một số loại máy móc khác có lượng

Page 21: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

14

khí thải PM 2,5 không đáng kể. VOC được tạo ra chủ yếu do bốc hơi nhiên

liệu phục vụ việc vận hành động cơ khoảng 17%.

Với các chất kim loại thì hoạt động giao thông tạo ra nhiều BaP nhất và

chất này có xu hướng tăng, còn các chất kim loại khác thì giữ ổn định hoặc

giảm [16, tr.18].

Ngoài ra, lượng khí thải từ vận chuyển quốc tế tại các vùng biển châu

Âu có thể đóng góp thêm 15% tổng số PM 2,5, 50% lượng NOx và 75% tổng

SOx của EU-28 [16, tr.19].

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp vẫn được đánh giá nguyên nhân chính dẫn tới ô

nhiễm không khí ở EU. Tuy nhiên, trong những năm qua, tổng lượng các chất

gây ô nhiễm không khí từ hoạt động này có chiều hướng giảm đồng đều so

với năm 2004 [16, tr.17]. Đây là kết quả do EU có những quy định nghiêm

khắc và chế tài thực thi kiểm soát một cách hiệu quả [16, tr.18]. Người ta chỉ

ghi nhận nồng độ kim loại nặng BaP tăng cao trong giai đoạn từ 2004 đến

nay, còn các kim loại khác có xu hướng giảm Theo thống kê, năm 2013

ngành công nghiệp đóng góp tới 52% tổng lượng VOCs trong EU-28, 40%

lượng Ni và 56% lượng Cd, 60% Pb; 22% PM10 , 25% SOx, 16% PM 2,5,

41% tổng lượng phát thải Hg.

+ Sinh hoạt và thương mại

Hoạt động sinh hoạt hộ gia đình, thương mại phát thải chính ra các loại

khí PM 2,5, PM10, BaP, CO: đóng góp từ 43% PM10, 58% lượng PM 2,5, 73%

tổng lượng BaP, 47% CO trong EU năm 2014. Việc sử dụng gỗ và sinh khối

làm nhiên liệu đốt sưởi ấm quy mô hộ gia đình đang có xu hướng tăng lên ở

các nước EU do chính sách trợ cấp của chính phủ và tăng giá các nhiên liệu

khác. Vi vậy nồng độ một số khí phát thải có xu hướng tăng lên trong tương

lai do hoạt động này.

Page 22: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

15

+ Sản xuất năng lượng

Sản xuất năng lượng cũng là nguồn gây nhiễm không khí khá quan

trọng. Từ năm 2004 đến 2013, tổng lượng các chất gây ô nhiễm từ hoạt động

này một số có xu hướng giảm như NOx, PM2,5, CO, NH3, VOC; một số có xu

hướng không giảm và thậm chí tăng lên như PM10, SOx [16, tr.17]. Sản xuất

năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối là nguồn tạo ra BaP chủ

yếu ở EU.

+ Xử lý chất thải rắn

Quá trình xử lý chất thải rắn làm phát sinh nhiều loại khí độc hại cho

môi trường. Từ năm 2004-2013 hầu hết các loại khí độc hại xuất phát từ quá

trình đốt cháy chất thải rắn đều giảm xuống, trừ PM10 và SOx là không giảm

[16, tr.17].

+ Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp cũng đóng góp một lượng chất thải gây ô nhiễm

không khí nhất định, những năm qua lượng các chất phát thải giảm ít nhất.

Năm 2013, lượng khí thải NH3 chiếm 93% tổng số NH3, 14% PM10, 31% CH4

trong EU-28. Đây chinh là một trong những hoạt động gây ô nhiễm môi

trường không khí nghiêm trọng nhất.

1.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đã tác động đến cả môi trường và các vấn đề xã hội,

nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, công trình xây dựng

và khí hậu... Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến khu vực rộng lớn. Một

số chất gây ô nhiễm không khí tồn tại trong môi trường trong thời gian dài,

tích tụ trong môi trường và trong chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến con người và

động vật

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe

Page 23: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

16

Ở châu Âu, ô nhiễm môi trường không khí có ảnh hưởng lớn đến sức

khỏe; Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014, cho thấy

ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe là không nhỏ, ô nhiễm không

khí gây ra khoảng 80% số ca tử vong sớm do mắc bệnh tim và đột quỵ ra các

trường hợp tử vong sớm; Tiếp đến là bệnh về phổi và ung thư phổi. Ô nhiễm

không khí làm tăng tỷ lệ mắc một loạt các bệnh (ví dụ như hô hấp và các bệnh

tim mạch và ung thư). Chất gây ô nhiễm có tác hại đối với sức khỏe con

người lớn nhất là PM, O3 và NO2. Ngoài ra, BaP gây ra những tác hại cho sức

khỏe, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu. Trong năm 2014, tại 41 quốc gia Châu

Âu đã có khoảng 428.000 người tử vong sớm do tiếp xúc dài hạn với nồng độ

của PM25, trong đó có khoảng 399.000 người là ở EU-28 [30]. Tác động ước

tính của việc tiếp xúc với nồng độ NO2 (tiếp xúc lâu dài) và O3 (tiếp xúc ngắn

hạn) của người dân trong 41 quốc gia châu Âu là khoảng 78.000 người trong

đó 14.440 người tử vong sớm. Con số tại EU-28 là khoảng 75.000 người và

13.600 người tử vong sớm. Theo báo cáo của WHO tình trạng ô nhiễm không

khí còn làm giảm quá trình phát triển của thai và và gây sinh non nếu bà mẹ

mang thai tiếp xúc dài hạn với môi trường ô nhiễm không khí, và nó làm giảm

quá trình phát triển của em bé sau khi ra đời. Ô nhiễm không khí còn tác động

lên hệ thần kinh gây ra chứng mất trí nhớ ở người già. Chất lượng môi trường

không khí xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà, do quá

trình đốt cháy nhiên liệu, sản phẩm tiêu dùng, cải thiện hiệu quả năng lượng

trong các tòa nhà, và các hoạt động của con người. Tiếp xúc với hóa chất

trong nhà là tác nhân sinh học có liên quan đến triệu chứng hô hấp, dị ứng,

hen suyễn, và tác động vào hệ thống miễn dịch. Radon, một loại khí tự nhiên

trong lòng đất bị rò rỉ vào các tòa nhà, là một chất gây ung thư.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến kinh tế

Page 24: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

17

Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) dự đoán các chi

phí do ô nhiễm môi trường không khí sẽ tăng lên khoảng 2% tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) của Châu Âu vào năm 2060 [30]. Ảnh hưởng của ô nhiễm

không khí đối với sức khỏe, giảm tuổi thọ, tăng chi phí y tế và giảm năng suất

lao động… đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế. Ủy ban châu Âu ước tính

tổng chi phí do tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khoảng 330-

940 tỷ Eur mỗi năm.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên các hệ sinh thái

Ô nhiễm không khí có một số tác động quan trọng đến môi trường và có

thể ảnh hưởng trực tiếp thực vật, cũng như chất lượng nước, đất và các hệ

sinh thái. Ví dụ, ảnh hưởng của khí 03 ở tầng thấp làm giảm tỷ lệ tăng trưởng

của cây nông nghiệp, và cây trồng rừng. Theo ước tính năm 2010 chi phí của

do giảm sản lượng cây trồng là khoảng 3 tỷ EUR. O3 làm giảm năng suất của

cây lúa mỳ, ước tính là 27 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2000, những nước bị

ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp, Đức, Bulgaria, Anh, Ý, Ba Lan, và Tây Ban Nha.

O3 gây ra hiện tượng giảm tốc độ tăng trưởng của cây trồng dẫn đến thiệt hại

về kinh tế cho các chủ rừng. Ví dụ, những thiệt hại kinh tế hàng năm của các

chủ rừng ở Thụy Điển đã được ước tính là khoảng 40 triệu EURO.

Chất gây ô nhiễm khác, chẳng hạn như oxit nitơ, SO2 và ammonia

(NH3) tạo nên hiện tượng axit hóa a đất, sông hồ, gây ra sự biến mất của một

số loài động vật và thực vật. Ngoài gây ra hiện tượng axit hóa, NH3 và NOx

phát thải cũng phá vỡ hệ sinh thái đất và nước bằng cách bổ sung quá nhiều

đạm, chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, dẫn đến

những thay đổi trong sự đa dạng sinh vật và cuộc xâm lược của các loài mới.

* Hiện tượng lắng đọng Axit (Acid deposition) hiện đang là một trong

những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng nhất không chỉ vì

mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống của con người và các hệ

Page 25: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

18

sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm

soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xét những ảnh hưởng của

chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu. Lắng đọng axit là một hiện tượng đã

được phát hiện từ lâu song được chú ý nhiều nhất từ khoảng những năm 80

cho tới nay do tác hại của chúng gây ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế

giới. Lắng đọng axit được tạo thành trong quá trình khí quyển bị ô nhiễm do

sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn thải công nghiệp và có

khả năng lan rộng tới hàng trăm, hàng ngàn kilomet. Vì vậy, có thể nguồn

phát thải sinh ra từ quốc gia này song lại có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân

cận do sự chuyển động trong khí quyển. Lắng đọng axit gây ra những hậu quả

nghiêm trọng: làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các

rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá

hoại các công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

con người… Thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính tới hàng tỷ đô la Mỹ.

Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục. Bởi vậy, hiện

nay vấn đề lắng đọng axit là vấn đề mà toàn nhân loại quan tâm.

Mưa axit là một hiện tượng của lắng động axit. Nguyên nhân của mưa

axit là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2, SO3,NO, NO2, N2O. Các

khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, làm cho

độ pH thấp gây nên hiện tượng mưa axit. Các khí này có nguồn gốc từ tự

nhiên trong các hoạt động của núi lửa, nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ

các hoạt động của con người. (Khí thải từ các nhà máy và các phương tiện

giao thông, chặt phá rừng, rác thải…). Người ta ước tính rằng 9% diện tích

rừng của châu Âu và 25% trong số các hồ châu Âu đã được tiếp xúc với mức

độ ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn của EU cho quá trình axit hóa trong

năm 2010. Theo báo cáo môi trường năm 2014, có khoảng 7% tổng diện tích

hệ sinh thái của EU-28 có nguy cơ của sự axit hóa trong năm 2010, giảm

Page 26: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

19

nhiều so với 30% năm 2005 và 94% năm 1990. Sự cải thiện này chủ yếu là do

EU đã giảm mạnh lượng khí thải SOx trong hai thập kỷ qua.

* Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng dư thừa các chất dinh dưỡng

trong nước hoặc đất. Nó đe dọa đa dạng sinh học thông qua sự tăng trưởng

quá mức của một vài loài, trong đó phát triển mạnh trong sự hiện diện của các

chất dinh dưỡng bổ sung, gây thiệt hại cho một số lượng lớn các loài, mà từ

lâu đã là một phần của hệ sinh thái nhưng đang quen với một môi trường thấp

hơn chất dinh dưỡng. Hai nguyên nhân chính của hiện tượng phú dưỡng là dư

thừa nitơ dinh dưỡng (chủ yếu là nitrat và amoni) và phosphat dư thừa trong

hệ sinh thái. Ô nhiễm không khí góp phần dư thừa này của nitơ chất dinh

dưỡng, như nitơ phát thải vào không khí, chủ yếu là từ khí thải NOX (từ quá

trình đốt cháy các nhiên liệu) và lượng khí thải NH3 (chủ yếu từ phân bón

nông nghiệp). Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng phổ biến nó ảnh hưởng

đến hầu hết các hệ sinh thái châu Âu. Trong thập kỷ qua, các cải thiện trong

vấn đề axit hóa đã không được kết hợp một cách song song với việc cải thiện

hiện tượng phú dưỡng. EEA ước tính trong năm 2010 tại EU-28 có 63% khu

vực hệ sinh thái có nguy cơ của hiện tượng phú dưỡng, do nitơ trong khí

quyển cao, mức bao phủ hầu hết lục địa châu Âu như Ireland và khu vực phía

Nam của Vương quốc Anh và Thụy Điển.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với khí hậu

Ô nhiễm không khí là thủ phạm trực tiếp gây hiện tượng biến đổi khí

hậu. Gây hiệu ứng nhà kính: nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng

nhà kính như CO2, CFC, CH4, hơi nước…. Ảnh hưởng của hiện tượng này là

làm trái đất nóng lên, gây nhiều tác hại đến môi trường, làm mực nước biển

tăng, gây ra các hiện tượng hạn hán, cháy rừng…

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với các công trình xây dựng và

và di sản văn hóa

Page 27: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

20

Châu Âu là trung tâm kinh tế và văn hóa của thế giới, tại đây có rất

nhiều tòa nhà lớn bao gồm cả các tòa nhà là những di sản văn hóa lớn. Các tác

động của ô nhiễm không khí lên các vật liệu của các công trình di sản văn hóa

là một mối quan tâm lớn, vì những ảnh hưởng này có thể dẫn đến sự biến mất

các công trình đó. Đó là sự ăn mòn, phân hủy sinh học và bẩn. Phát thải các

chất ô nhiễm không khí đã để lại nhiều dấu ấn trên bề mặt của các tòa nhà.

Các bức tường, cửa sổ và mái nhà, được làm chủ yếu bằng đá, gạch, xi măng,

kính, gỗ và gốm, bị đổi màu, bị hỏng, làm yếu các kết cấu và bẩn. Đặc biệt

hiện tượng axit hóa gây ra hiện tượng ăn mòn bởi các chất chủ yếu là (lưu

huỳnh và nitơ oxit, SOx và NOx, cũng như carbon dioxide (CO2). Các chi phí

thiệt hại cho các tòa nhà đã được ước tính khoảng 1 tỷ Eur trong năm 2010.

Page 28: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

21

Chương 2

CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA LIÊN

MINH CHÂU ÂU

Chương này sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp

quản lý chất lượng môi trường không khí đã và đang được EU thực thi trong

những năm gần đây, chỉ ra những thành công cũng như những khó khăn cần

giải quyết. Bao gồm giải pháp về pháp luật, chính sách; hợp tác giữa các

ngành, quốc gia, quốc tế và chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ

nhằm giảm thiểu ô nhiễm; tăng cường công tác nghiên cứu;

Trong những thập kỷ gần đây chất lượng không khí đã được cải thiện

một cách đáng kêt trong Liên minh châu Âu (EU), nhờ những nỗ lực chung

của EU và chính quyền các quốc gia, khu vực và địa phương. Từ năm 2000,

GDP của EU đã tăng 32%, trong khi lượng phát thải của các chất ô nhiễm

không khí chính đã giảm từ 10% đến 70% tùy thuộc vào chất ô nhiễm. Tuy

nhiên, ở hầu hết các nước thành viên thuộc EU, việc không tuân thủ các tiêu

chuẩn chất lượng không khí vẫn tiếp tục tiếp tục diễn ra làm ảnh hưởng đến

chất lượng cuộc sống của công dân EU. đặc biệt đáng lo ngại là các khu vực

đô thị, nơi phần lớn người dân châu Âu sinh sống. Trong một cuộc thăm dò ý

kiến gần đây về môi trường ở EU, ô nhiễm không khí được coi là vấn đề đáng

lo ngại sau biến đổi khí hậu. Người dân EU kỳ vọng rằng hành động hiệu quả

sẽ được thực hiện ở tất cả các cấp để giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ công

dân EU khỏi các tác hại của nó

Do đó, EU đặt ra mục tiêu, thông qua luật đã được các nước thành viên

và Nghị viện châu Âu thông qua, để đảm bảo được chất lượng không khí

không ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe con người và rủi ro đến môi trường. Để

đạt được mục tiêu này cần có sự hợp tác toàn cầu, toàn châu Âu, quốc gia và

Page 29: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

22

địa phương để đảm bảo các chính sách về chất lượng không khí đạt được hiệu

quả.

2.1. Bảo vệ môi trường không khí thông qua hệ thống chính sách,

luật pháp

Từ đầu những năm 1970, EU đã nỗ lực cải thiện chất lượng không khí

bằng cách thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp đủ mạnh, phù hợp liên

quan đến việc đảm bảo chất lượng môi trường không khí.

Chất lượng không khí đã được cải thiện trong Liên minh châu Âu (EU)

trong những thập kỷ gần đây, nhờ những nỗ lực chung của EU và chính quyền

quốc gia, khu vực và địa phương. Năm 2010, EU đưa ra chiến lược EU tới

năm 2020, trong đó bảo vệ môi trường không khí được lồng ghép vào mục

tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và năng lượng.

* Mục tiêu của chính sách bảo vệ môi trường không của EU

Trong chính sách bảo vệ không khí của EU đã đề ra mục tiêu dài hạn là

đạt được tiêu chuẩn về chất lượng không khí, không tác động tới xấu môi

trường và sức khỏe con người [29]. Đến năm 2020, giá trị giới hạn cho nồng

độ PM2.5 là 20µg/m3 trong môi trường không khí xung quanh. Phải kiểm soát

được nguồn gây ô nhiễm đồng thời tăng việc sử dụng năng lượng có khả năng

tái tạo từ 11% năm 2008, lên 15% năm 2013, 16% năm 2014 và mục tiêu đến

năm 2020 là 20%; giảm việc sử dụng năng lượng sơ cấp từ 1693,1 triệu tấn

năm 2008 (quy theo dầu thô) xuống còn 1569,1 triệu tấn năm 2013 và 1507,1

triệu tấn năm 2014, mục tiêu tới năm 2020 là 1483 triệu tấn; giảm việc tiêu

thụ năng lượng cuối cùng từ 1180 triệu tấn năm 2008, xuống còn 1106,2 triệu

tấn năm 2013 và 1061,2 triệu tấn năm 2014, mục tiêu tới năm 2020 là 1086

triệu tấn [33]. Trong chiến lược hướng đến năm 2020, việc kiểm soát nguồn

gây ô nhiễm cũng được nêu khá rõ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

xuống còn 22% so với năm 1990, tăng cường sử dụng năng lượng có khả

năng tái tạo lên 20%, tăng 20% hiệu quả sử dụng năng lượng [33].

Page 30: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

23

* Nguyên tắc trong chính sách bảo vệ môi trường không khí

Nguyên tắc chính được EU thiết lập trong chính sách bảo vệ môi

trường không khí là nguyên tắc phòng ngừa, tập trung vào quản lý và kiểm

soát ô nhiễm tại nguồn với sự tham gia ở cả cấp liên minh và cấp quốc gia;

nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; nguyên tắc khắc phục hậu quả,

nếu ô nhiễm xảy ra nhà quản lý, doanh nghiệp phải có các biện pháp phục hồi

hoặc thay thế các nguồn tài nguyên đã bị tác động. Những biện pháp khắc

phục gồm có xử lý trực tiếp nguồn gây ô nhiễm, xử lý những khu vực lân cận,

đền bù thiệt hại [29].

2.1.2. Hệ thống luật pháp và chính sách bảo vệ môi trường trường

không khí của Liên minh châu Âu

2.1.2.1. Hệ thống luật pháp về chính sách bảo vệ môi trường không khí

Luật bảo vệ môi trường không khí thể hiện trong khung luật pháp của

EU chủ yếu dưới dạng văn bản luật phái sinh là các chỉ thị, quy định, quyết

định và án lệ.

* Xây dựng và thực thi các chỉ thị, quyết định của Nghị viện và Hội

đồng châu Âu

+ Các chỉ thị về chất lượng không khí

Ngày 21 tháng 5 năm 2008, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ban hành

Chỉ thị 50/2008/EC về chất lượng không khí xung quanh và không khí sạch

hơn cho châu Âu, và có hiệu lực vào ngày 11/6/2008. Các nước thành viên có

2 năm chuẩn bị thực thi Chỉ thị này. Chỉ thị quy định giám sát nồng độ PM2,5

ở các nước phải được thực hiện sớm hơn; việc trì hoãn hoặc miễn thực hiện

áp dụng giới hạn PM10, NO2 hoặc benzen sẽ được thực hiện sớm hơn thời hạn

2 năm. Chỉ thị này cũng chỉ rõ giới hạn nồng độ cho phép của PM2,5 là 25

µg/m3 chỉ được thực hiện ngày 1 tháng 1 năm 2015, đến năm 2020 giới hạn

cho phép giảm xuống mức 20 µg/m3, trong khi đó chỉ số giới hạn cho phép

của WHO là 10 µg/m3 (trung bình năm).

Page 31: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

24

Chỉ thị 99/2008/EC về bảo vệ môi trường trong đó có quy định về các

hành vi phạm tội và xử lý liên quan đến ô nhiễm không khí như xả thải trái

phép các chất gây ô nhiễm, phá hủy tầng ozone… như hành vi phạm tôi hình

sự và phải có chế tài xử lý răn đe có hiệu quả tương xứng. Chỉ thị này cũng

yêu cầu các nước thành viên phải đưa khung hình phạt gây ô nhiễm môi

trường vào luật quốc gia, trong đó hành vi xả khí thải, bức xạ ion hóa một

cách cô ý, gây hậu quả nghiêm trọng bị coi là tội phạm hình sự trên toàn EU.

Mức phạt tội phạm hình sự khác nhau gồm cả phạt tiền và phạt tù, trong đó

phạt tù có thể kéo dài tới 5 năm (như ở Bỉ) [46, tr.27].

Chỉ thị 107/ 2004 / EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về arsenic,

cadmium, thủy ngân, niken và các hydrocacbon thơm đa vòng trong không

khí xung quanh. Trong đó, các giá trị giới hạn cho các chất gây ô nhiễm được

nêu khá rõ ràng, tuy nhiên chỉ thị này chỉ quy định cần có sự giám sát đối với

nồng độ thủy ngân.

Quyết định của Ủy ban châu Âu 461/2004/EC liên quan tới báo cáo

hàng năm về đánh giá chất lượng môi trường không khí ở các nước thành

viên.

Quyết định 224/2004/EC liên quan tới nghĩa vụ của quốc gia thành viên

phải xây dựng và thực thi kế hoạch, chương trình kiểm soát ô nhiễm ở khu

vực vượt quá chỉ số giới hạn.

Chỉ thị 3/2002/ EC (Third Daughter Directive) của Nghị viện và Hội

đồng Châu Âu liên quan đến ozone trong không khí xung quanh. Chỉ thị thiết

lập giá trị mục tiêu dài hạn cho nồng độ ozone trong không khí. Ozone là một

chất ô nhiễm thứ cấp được hình thành trong khí quyển do các phản ứng hóa

học của hydrocacbon và các oxit nitơ ion sự hiện diện của ánh sáng mặt trời.

Khi chỉ thị như vậy cũng mô tả các yêu cầu giám sát nhất định liên quan đến

các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các oxit nitơ trong không khí.

Page 32: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

25

Chỉ thị 81/2001/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về trần khí thải

quốc gia đối với các chất ô nhiễm nhất định; các nước thành viên phải đặt giới

hạn cho giới hạn cho tổng lượng khí thải vào năm 2010 với bốn chất gây ô

nhiễm chính gồm sulfur dioxide, oxit nitơ, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và

amoniac. Với các nước thành viên mới, đây được coi như là điều kiện bắt

buộc khi gia nhập EU. Để thực hiện chỉ thị này các nước thành viên phải đưa

nội dung giảm khí thải gây ô nhiễm vào chương trình, kế hoạch quốc gia về

bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đồng thời phải xây dựng báo cáo khí

thải để Cơ quan Môi trường và Ủy ban châu Âu theo dõi , đánh giá.

Chỉ thị 69/2000 / EC (Second Daughter Directive) của Hội đồng và

Nghị viện Châu Âu về giá trị hạn chế đối với benzene và carbon monoxide

trong không khí xung quanh. Đây là lần thứ hai Chỉ thị thiết lập các tiêu chí

số liên quan đến đánh giá và quản lý của benzen và carbon monoxide trong

không khí.

Năm 1999, EU cũng thông qua chỉ thị Chỉ thị 30/1999/EC (First

Daughter Directive) về giới hạn bụi lơ lửng PM10 và các chất ô nhiễm khác

trong không khí xung quanh, trong đó PM10 tối đa ở ngưỡng 40 mg/m3). Lưu

ý rằng giá trị cho phép của WHO là 20mg/m3 (trung bình năm).

Quyết định 101/1997 của Hội đồng châu Âu/ EC về việc trao đổi thông

tin dữ liệu từ các mạng và máy riêng biệt đo ô nhiễm môi trường không khí

trong các nước thành viên. Trong đó Quyết định cũng đề cập đến việc phổ

biến thông tin về chất lượng không khí tới công chúng. Điều này được các

quốc gia EU thực hiện bằng cách đưa thông tin trên các trang web, báo chí và

chiếu trên các màn hình ở nơi công cộng. Các thông tin được cập nhật thường

xuyên và được lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định. Tại các nước

thành viên, khi nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá ngưỡng cho phép cần phải

thông tin rộng rãi tới công chúng. Ngoài ra, các thông tin về ô nhiễm không

Page 33: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

26

khí cũng được chuyển tới Cơ quan Môi trường Châu Âu quản lý (the

European Environment Agency -EEA).

Chỉ thị 62/1996/EC của Hội đồng châu Âu về đánh giá và quản lý chất

lượng không khí xung quanh thường được gọi là chỉ thị khung về chất lượng

không khí thị. Chỉ thị này mô tả các nguyên tắc cơ bản và cánh thức đánh giá

chất lượng không khí của các nước thành viên; liệt kê các chất gây ô nhiễm sẽ

được quy định trong các tiêu chuẩn.

Chỉ thị 203/85/EEC của Hội đồng châu Âu quy định về tiêu chuẩn chất

chất lượng không khí cho nitrogen dioxide.

Chỉ thị 779/80/ EEC của Hội đồng châu Âu quy định giá trị giới hạn

chất lượng không khí và các giá trị cho phép đối với sulfur dioxide và các hạt

lơ lửng trong không khí.

+Những Chỉ thị về kiểm soát nguồn thải tĩnh

Chỉ thị 2193/2015 quy định khí thải đối với các nhà máy khí đốt có quy

mô vừa trong lĩnh vực kiểm soát khí thải sulfur dioxide (SO2), oxit nitơ

(NOx) và bụi từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt

điện có công suất từ 1 megawatt (MWth) và ít hơn 50 MWth.

Chỉ thị 75/2010/EU về khí thải công nghiệp, trong đó đặt ra các nguyên

tắc chính cho phép kiểm soát khí thải công nghiệp

Chỉ thị 1/2008/EC của Hội đồng châu Âu liên quan đến tích hợp phòng

chống và kiểm soát ô nhiễm (nay không còn hiệu lực).

Chỉ thị 80/2001/EC về giới hạn phát thải các chất ô nhiễm nhất định

vào không khí từ các nhà máy lớn (nay không còn hiệu lực).

Chỉ thị 76/2000/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về việc đốt

chất thải rắn.

Hội đồng Chỉ thị 66/94/ EC sửa đổi Chỉ thị 609/88/EEC về giới hạn

phát thải các chất ô nhiễm nhất định vào trong không khí từ các nhà máy lớn.

Page 34: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

27

+ Về kiểm soát các hợp chất dễ bay hơi

Chỉ thị 33/2012/EU sửa đổi Chỉ thị 32/1999/EC liên quan đến nồng độ

lưu huỳnh trong nhiên liệu.

Chỉ thị 42/2004/EC của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu về giới hạn

khí thải đối với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do việc sử dụng dung môi hữu

cơ trong sơn trang trí, vecni và các sản phẩm sơn xe.

Quyết định số 13/1999/ EC về giới hạn khí thải của các hợp chất hữu

cơ dễ bay hơi do sử dụng các dung môi hữu cơ trong hoạt động.

Chỉ thị 63/94/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về việc kiểm

soát khí thải VOC từ việc lưu trữ và phân phối xăng dầu.

+ Về kiểm soát khí thải từ giao thông

Chỉ thị 70/98/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến

chất lượng nhiên liệu xăng và dầu diesel và sửa đổi của chỉ thị số 12/93 Hội

đồng châu Âu. Chỉ thị 17/2003/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu sửa

đổi Chỉ thị 70/98/EC liên quan đến chất lượng của nhiên liệu xăng và diesel.

Công ước chống ô nhiễm MARPOL 78/73

Ngoài các chỉ thị, quyết định liên quan trực tiếp đến chất lượng môi

trường không khí, EU còn ban hành cả các văn bản pháp luật mang tính

phòng ngừa như chỉ thị về vòng đời của các phương tiện giao thông [22,

tr.34], trong đó quy định rõ về việc sử dụng, tái sử dụng, tái chế phương tiện

này nhằm giảm áp lực tối đa cho bầu không khí tại các lò đốt cuối cùng; chỉ

thị về sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng.

* Tiêu chuẩn chất lượng không khí môi trường xung quanh

Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong các chỉ thị, quyết định

của Hội đồng và Nghị viện châu Âu.

Page 35: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

28

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí theo Chỉ thị chất lượng không

khí xung quanh của EU

Chỉ tiêu Thời gian

trung bình

Mức độ tập

trung Quy định

Giới hạn

cho phép

mỗi năm

Bụi hạt mịn

PM2.5 1 năm 25mg/m3*

Có hiệu lực từ

01/01/2010 đến

01/01/2015

n/a

Sulphur

dioxide (SO2)

1 giờ 350 µg/m3 Có hiệu lực từ

01/01/2005 24

24 giờ 125 µg/m3 3

Nitrogen

dioxide

(NO2)

1 giờ 200 µg/m3 Có hiệu lực từ

01/01/2010** 18

1 năm 40 µg/m3 n/a

PM10

24 giờ 50 mg / m3 Có hiệu lực

01/01/2005 35

1 năm 40 mg / m3 Có hiệu lực

01/01/2005 n / a

Chì (Pb) 1 năm 0,5 mg / m3

Có hiệu lực

2005/01/01 (hoặc

từ 01/01/2010 ở

vùng lân cận

n / a

CO

Tối đa 8

giờ trung

bình hàng

ngày

10 mg / m3 Có hiệu lực

01/01/2005 n / a

Benzen 1 năm 5 mg / m3 Có hiệu lực

01/01/2010*** n / a

Ozone

Tối đa 8

giờ trung

bình hàng

ngày

120 mg / m3 Có hiệu lực

2010/01/01

Trung

bình 25

ngày trên

3 năm

Asen 1 năm 6 ng / m3 Có hiệu lực

12/31/2012 n / a

Cd 1 năm 5 ng / m3 Có hiệu lực

12/31/2012 n / a

Ni 1 năm 20 ng / m3 Có hiệu lực

12/31/2012 n / a

Page 36: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

29

Polycyclic

Aromatic

hydrocacbons

1 năm

1 ng / m3

(Thể hiện như

nồng độ của

Benzo (a)

pyrene)

Có hiệu lực

12/31/2012 n / a

Nguồn: European comission.2016. Air Quality Standards

http://ec.europa.eu/environment/air/quality/standards.htm, 8/6, truy cập ngày

11/6/2018.

Chú ý:

* Tiêu chuẩn PM2.5 sẽ được EU đưa ra trong chỉ thị mới sau năm 2015, trong

đó tiêu chuẩn sẽ được tiết lập dựa trên trung bình các chỉ số mà các quốc gia

thành viên đưa ra.

** Theo chỉ thị mới , các nước thành vien có thể áp dung cho đến năm 2015 tại

một khu vực cụ thể.

*** Theo chỉ thị mới, các nước thành viên có thể áp dụng mở rộng tối đa 3

năm kể từ năm 2011

Dựa trên bảng tiêu chuẩn chung này mà các quốc gia thành viên EU có

thể đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, để phù hợp với điều kiện của từng

quốc gia cụ thể. Ví dụ tại một số quốc gia Bắc Âu, họ đã đặt ra tiêu chuẩn

Cd<1ng/m3 bởi sự lo ngại nếu để Cd ở mức 5 ng/m3 sẽ gây hại tới sức khỏe

con người do sự tích tụ Cd lâu dài trong các loại thực phẩm [16, tr53].

* Tiêu chuẩn chất lượng khí thải đối với các phương tiện giao thông

Các hoạt động giao thông vận tải là một trong những hoạt động gây ô

nhiễm môi trường không khí lớn nhất. Các quy định về khí thải được áp dụng

như một phần của khuôn khổ EU cho việc phê chuẩn phân loại xe hơi, xe tải

chở hàng, xe buýt và xe khách. Các tiêu chuẩn "Euro" kế tiếp được chỉ định

bằng chữ số Ả Rập cho xe tải nhẹ (ô tô và xe tải) và chữ số La Mã cho xe

Page 37: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

30

hạng nặng (xe tải, xe buýt và xe khách). Các tiêu chuẩn mới nhất là Euro 6

cho xe hạng nhẹ và Euro VI cho xe hạng nặng.

Tiêu chuẩn khí thải hiện hành được áp dụng đối với xe ô tô và xe tải, xe

bus ở EU là Euro 6 và được trình bày cụ thể trong chỉ thị 46/2007/EC. Euro 6

đưa ra giới hạn khí thải NOx đối với xe ô tô là 80mg/km, thấp hơn nhiều so

với Euro 4 là 120mg, Euro 2 là 380mg (Việt Nam đang chuẩn bị áp dụng

Euro 4).

Page 38: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

31

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông ở EU

Xe khách – Động cơ xăng Xa khách – Động cơ diesel

NOx

(g/MJ)

PM2,5

(mg/MJ)

CO

(g/MJ)

NMVOC

(g/MJ)

NOx

(g/MJ)

PM2,5

(mg/MJ)

CO

(g/MJ)

NMVOC

(g/MJ)

Không kiểm soát 0,841 0,905 4,775 0,857 0,269 86,808 0,246 0,060

Euro 1 0,171 0,955 1,839 0,207 0,289 34,395 0,158 0,021

Euro 2 0,101 1,000 1,184 0,104 0,290 21,478 0,105 0,020

Euro 3 0,042 0,428 1,034 0,053 0,335 17,900 0,036 0,010

Euro 4 0,025 0,431 0,349 0,032 0,268 16,557 0,039 0,007

Euro 5 0,025 0,498 0,408 0,045 0,376 0,899 0,044 0,008

Euro 6 0,024 0,439 0,364 0,041 E6.1: 0,171

E6.2: 0,054

0,999 0,049 0,009

Xe tải nhẹ - Động cơ xăng Xe tải nhẹ - Động cơ dầu

NOx

(g/MJ)

PM2,5

(mg/MJ)

CO

(g/MJ)

NMVOC

(g/MJ)

NOx

(g/MJ)

PM2,5

(mg/MJ)

CO

(g/MJ)

NMVOC

(g/MJ)

Không kiểm soát 0770 0674 5480 0788 0,425 88,417 0,334 0,036

Euro 1 0127 0574 1956 0122 0,372 31,513 0,157 0,043

Page 39: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

32

Euro 2 0055 0574 1323 0052 0,372 31,513 0,157 0,045

Euro 3 0032 0255 1173 0031 0,309 23,139 0,138 0,030

Euro 4 0018 0269 0483 0018 0,249 13,017 0,113 0,011

Euro 5 0016 0306 0548 0025 0,346 0,749 0,113 0,012

Euro 6 0018 0337 0605 0028 E6.1: 0,180

E6.2: 0,057

0,763 0,116 0,012

Xe máy - Động cơ xăng Xe tải nặng - Động cơ dầu

NOx

(g/MJ)

PM2,5

(mg/MJ)

CO

(g/MJ)

NMVOC

(g/MJ)

NOx

(g/MJ)

PM2,5

(mg/MJ)

CO

(g/MJ)

NMVOC

(g/MJ)

Không kiểm soát 0109 57215 13629 4025 1012 40126 0,200 0,072

Euro 1 0278 16021 7546 0691 0791 32297 0,186 0,056

Euro 2 0254 22594 3581 1100 0856 16020 0,165 0,037

Euro 3 0111 3237 1699 0219 0657 14656 0,175 0,033

Euro 4 0433 2909 0,012 0,001

Euro 5 0248 2934 0,012 0,001

Euro 6 0032 0149 0,012 0,001

Nguồn: Jens Borken-Kleefeld, Leonidas Ntziachristos. 2012. The potential for further controls of emissions from

mobile sources in Europe.Service Contract on Monitoring and Assessment of Sectorial Implementation Actions, p. 16.

Page 40: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

33

Các tiêu chuẩn phát thải Euro liên tiếp đã giảm đáng kể lượng phát thải

PM và các chất ô nhiễm khác như HC và CO. Tuy nhiên, phát thải NOx - và

đặc biệt là lượng phát thải NO2 từ vận tải đường bộ đã không giảm nhiều như

mong đợi. Với giới thiệu các tiêu vì phát thải trong điều kiện lái xe "thực tế"

thường cao hơn so với mức được đo trong thử nghiệm (đặc biệt đối với xe

chạy bằng diesel).

Để đối phó với lượng phát thải trên đường cao tốc, nơi có sự khác biệt

đáng kể với thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trong những năm gần đây,

Ủy ban đã phát triển quy trình kiểm tra phát thải lái xe thực (RDE), áp dụng

từ ngày 1 tháng 9 năm 2017. Thủ tục kiểm tra này sẽ phản ánh tốt hơn lượng

khí thải thực tế trên đường và giảm chênh lệch hiện tại giữa lượng phát thải

được đo trong lái xe thực tế cho những người đo trong phòng thí nghiệm, sử

dụng máy phân tích phát thải trên tàu để đo lượng phát thải trong một thử

nghiệm thực tế, trên đường .

* Tiêu chuẩn chất lượng khí thải đối với các hoạt động nông nghiệp

Ngành nông nghiệp là người phát thải chính của amoniac, với tỷ lệ từ

90% trở lên. Amoniac là tiền chất quan trọng cho các hạt mịn thứ cấp trong

không khí, đôi khi trên vài chục hay hàng trăm kilômét phía dưới của khí thải

amoniac. Ngoài ra, nông nghiệp cũng góp phần làm phát thải PM, NOx và

VOC chính, mặc dù đối với các cổ phiếu nhỏ hơn nhiều. Trái ngược với tình

hình các ngành khác, luật pháp EU chưa tập trung vào giảm ô nhiễm không

khí từ nông nghiệp.

Phát thải amoniac từ nông nghiệp chủ yếu xảy ra do sự bay hơi từ phân

của vật nuôi (sự bốc hơi của mẫu hòa tan), từ gia súc, phân chuồng, nước tiểu

và lắng đọng trong đồng cỏ chăn thả, hoặc phân bón trên đất nông nghiệp.

Một lượng nhỏ khí thải amoniac phát sinh từ việc làm bay hơi amoniac từ

Page 41: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

34

phân đạm và từ cây trồng thụ tinh. Lượng phát thải PM và VOC chủ yếu là do

các hoạt động đốt đồng ruộng, mặc dù có nhiều lệnh cấm ở nhiều quốc gia.

Công nghệ sạch có thể được áp dụng theo một cách có hiệu quả kinh tế

tồn tại, nhưng chỉ được áp dụng rộng rãi ở các nước EU tương đối ít.

Chỉ thị 2284/2016/EU bao gồm một loạt các biện pháp giảm phát thải

từ nông nghiệp. Để thúc đẩy các hoạt động tốt nhất, Ủy ban châu Âu quan

tâm đến các sáng kiến có thể giúp phổ biến và sử dụng các công nghệ sạch

trong lĩnh vực nông nghiệp, và sẽ ngành nông nghiệp sẽ trở thành tâm điểm

của Diễn đàn Không khí sạch đầu tiên. Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi giảm

thiểu ô nhiễm không khí là một ưu tiên trong việc sửa đổi chính sách nông

nghiệp chung trong tương lai.

* Tiêu chuẩn chất lượng khí thải đối với các hoạt động công nghiệp

Các hoạt động công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh

tế của châu Âu góp phần vào sự tăng trưởng bền vững nhưng đã có tác động

đáng kể đến môi trường không khí.

Các công trình lắp đặt công nghiệp lớn nhất chiếm một phần đáng kể

tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí quan trọng và cũng có

các tác động môi trường quan trọng khác, bao gồm phát thải ra nước và đất,

phát sinh chất thải và sử dụng năng lượng. Do đó, phát thải từ các cơ sở công

nghiệp phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp EU trong một thời gian.

Chỉ thị 2193/2015/EU về các nhà máy đốt trung gian (MCP): Chỉ thị

MCP quy định lượng phát thải sulfur dioxide (SO2), nitơ oxit (NOx) và bụi từ

quá trình đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy với đầu vào nhiệt định mức bằng

hoặc lớn hơn hơn 1 megawatt (MWth) và ít hơn 50 MW.

Chỉ thị 75/2010/EU về phát thải công nghiệp (IED): IED đưa ra các

nguyên tắc chính cho phép và kiểm soát các cài đặt dựa trên phương pháp tích

Page 42: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

35

hợp và áp dụng các kỹ thuật tốt nhất (BAT). BAT là kỹ thuật hiệu quả nhất để

đạt được mức độ bảo vệ môi trường cao, có tính đến chi phí và lợi ích.

Chỉ thị 63/1994/ EC và Chỉ thị 126/2009/ EC về lưu trữ và phân phối

xăng dầu: Hai chỉ thị liên quan nhằm ngăn chặn khí thải vào khí quyển của

các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) bằng cách áp đặt các biện pháp trên

các bước chính trong quá trình lưu trữ và phân phối xăng từ thiết bị đầu cuối,

các trạm dịch vụ và cho các phương tiện cá nhân.

Quy định 166/2006 về Sổ đăng ký chuyển nhượng và chuyển giao chất

ô nhiễm châu Âu, chỉ thị cung cấp cho công chúng quyền truy cập thông tin

chi tiết về lượng khí thải và các chất ô nhiễm và chất thải từ khoảng 30.000 cơ

sở công nghiệp.

Qua việc phân tích hệ thống các văn bản pháp luật của EU về bảo vệ

môi trường không khí có thể rút một số điểm chính như sau:

Thứ nhất, Các văn bản pháp luật của EU quy định một cách khái quát

và rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí của EU. Đây là

điều kiện căn bản về pháp luật để các nước thành viên thực hiện.

Thứ hai, các văn bản pháp luật của EU có thể được các quốc gia thành

viên trực tiếp thực thi mà không cần có quy định riêng, điều này tạo nên tính

thống nhất trên toàn EU. Một số quy định yêu cầu các nước thành viên thể

hiện trong luật quốc gia, chẳng hạn việc thực hiện xử phạt các đối tượng gây

ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, song song với việc ban hành các văn bản luật pháp, EU đều

ban hành cẩm nang hướng dẫn thực hiện. Trong đó toàn bộ nội dung cụ thể

của các chỉ thị được hướng dẫn, giải thích trong cẩm nang này. Do vậy các

quốc gia dễ dàng trong việc tiếp cận, thực thi các quy định. Điều này khác so

với Việt Nam khi các văn bản luật được ban hành sớm, song lại phải chờ các

bộ ban ngành hướng dẫn thực hiện qua các thông tư, quy định…

Page 43: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

36

Thứ tư, quá trình xây dựng các văn bản, các quy định xuất phát từ nhu

cầu của đại đa số các nước thành viên và được Nghị viện và Hội đồng châu

Âu thông qua. Yêu cầu bảo vệ môi trường không khí có thể được một quốc

gia đề cử, các quốc gia cùng xem xét và bàn bạc thống nhất thành quy định

chung.

2.1.2.2. Gói chương trình không khí sạch của EU

Trong nhiều thập niên qua EU đã có rất nhiều hành động để cải thiện

chất lượng không khí. Với mục đích giảm nồng độ ô nhiễm không khí, giảm

thiểu tác hại đến sức khỏe và môi trường trên lãnh thổ EU. Trong gói chương

trình không khí sạch năm 2013, đã đề ra mục tiêu đảm bảo chất lượng không

khí ở ngưỡng an toàn tại các quốc gia Châu Âu đến năm 2030. Trong đó,

chương trình không khí sạch tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, hỗ trợ nghiên

cứu và đổi mới, hợp tác quốc tế; sửa đổi trần phát thải với 6 chất gây ô nhiễm

chặt chẽ hơn; xây dựng một chỉ thị mới về giảm thiểu ô nhiễm không khí do

việc lắp đặt các lò đốt rác vừa và nhỏ [21].

Kết quả dự kiến của chương trình này đến năm 2030, giúp EU

tránh 58.000 người chết sớm, giảm diện tích hệ sinh thái bị ô nhiễm bởi nito

đạt xấp xỉ 123.000 km2 (hơn một nửa diện tích của Romania), duy trì hệ sinh

thái tự nhiên an toàn cho 56.000 km2 (hơn toàn bộ diện tích của Croatia) do ô

nhiễm nito, giảm 19.000 km2 hệ sinh thái rừng bị axit hóa, tiết kiệm cho xã

hội một chi phí đáng kể..

- Chiến lược chuyên đề về ô nhiễm không khí

Đây là chiến lược chuyên đề được đưa ra từ năm 2005 trong khuôn khổ

chương trình hành động môi trường lần thứ 6 và gần đây là lần thứ 7. Mục

tiêu của chiến lược là ổn định và uy trì chất lượng không khí đảm bảo ở EU,

giảm rủi ro với sức khỏe con người và môi trường. Để thực hiện mục tiêu này

EU đã thông qua chỉ thị về nồng độ lưu huỳnh trong nhiên liệu; xây dựng và

Page 44: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

37

thực hiện đàm phán thành công nghị định thư thiết lập kiểm soát ô nhiễm

không khí (nghị định thư Gothenburg); giảm thời gian thực hiện tiêu chuẩn

mới cho ô tô từ năm 2020 (tiêu chuẩn Euro 6) [21].

Có thể nói đây là những nỗ lực cụ thể của EU nhằm giảm ô nhiễm môi

trường không khí từ hoạt động giao thông vận tải. EU phấn đấu đến năm

2050, giảm 80-95% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động giao

thông vận tải bằng cách nghiên cứu các công nghệ mới, hiện đại, sử dụng hiệu

quả tài nguyên…. [21, tr.7]. Trong tương lai EU sẽ giảm một nửa lượng ô tô

cá nhân sử dụng trong thành phố vào năm 2030, chuyển sang sử dụng các

phương tiện giao thông khác, thiết lập các quy định về sử dụng nhiên liệu bền

vững một cách chặt chẽ.

2.1.2. Thực thi hệ thống luật pháp, chính sách ở cấp độ quốc gia

Theo quy định, các nước thành viên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ

pháp lý thực thi hệ thống luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường không

khí mà EU đã đưa ra. Các chỉ số về môi trường không khí xung quanh phải

được tuân thủ trên toàn lãnh thổ, nếu chỉ số nào bị vượt quá ngưỡng thì quốc

gia đó phải lên kế hoạch, chương trình để giảm nồng độ chất đó xuống theo

luật của EU ban hành.

- Xây dựng và thực thi Luật luật pháp

Với mỗi quốc gia thành viên đều phải xây dựng và thực thi luật bảo vệ

môi trường nói chung và trong đó có bảo vệ môi trường không khí; các doanh

nghiệp, cơ sở kinh doanh đều phải đánh giá tác động môi trường và thực hiện

các biện pháp bảo vệ, giảm thiểu rủi ro môi trường, tuân thủ tiêu chuẩn bảo vệ

môi trường xung quanh, tiêu chuẩn khí thải… Về cơ bản các quốc gia EU đều

xây dựng cho mình bộ luật khá hài hòa trong bảo vệ môi trường không khí

như công hòa Séc, Đan Mạch…[39, tr.27]. Nó vừa đảm bảo tính đặc trưng

riêng của quốc gia vừa phù hợp với các quy định chung của EU.

Page 45: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

38

Các quốc gia đều tiến hành cụ thể hóa chế tài xử phạt vi phạm về bảo

vệ môi trường không khí trong luật quốc gia. Đây là giải pháp xử lý “cuối

đường ống”, bởi các chủ thể đã gây ra mô nhiễm và không thể phòng ngừa

được. Vi phạm về bảo vệ môi trường không khí có thể là không thực hiện các

quy định về quản lý; không cung cấp dữ liệu về sử dụng tài nguyên, môi

trường; không nộp thuế, phí bảo vệ môi trường; xin các giấy phép không

đúng quy định... Trước khi xử lý các vi phạm hầu hết các quốc gia EU đều

thống nhất có một thời gian tiến hành cảnh báo bằng văn bản tới các đối

tượng vi phạm [39, tr.17].

Mức xử lý có thể khác nhau ở các quốc gia, song đối với các tội phạm

hình sự về gây ô nhiễm không khí đều phải chịu phạt tiền và phạt tù. Đây là

hình thức xử lý cứng rắn của các quốc gia EU đối với các đối tượng gây ô

nhiễm không khí.

Bảng 2.3. Xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường ở một số nước EU

Cộng hòa Séc Hungari Lithuania Ba Lan Solovakia

Phê

chuẩn

hình sự

- Giam giữ

- Cải tạo công

ích

- Phạt tiền

- Trục xuất

khỏi đất nước

- Cấm hoạt

động ở nơi cư

trú

- tịch thu tài

sản

- Tịch thu

hàng hóa

- Cấm hoạt

động

- Rút các

danh hiệu

- Giam giữ

- Cải tạo

công ích

- Phạt tiền

- Trục xuất

khỏi đất

nước

- Cấm hoạt

động nơi

cư trú

- tịch thu

tài sản

- Cấm

hành nghề

- Cấm thực

hiện quyền

công dân

- Giam giữ

- Tạm

giam

- Phạt tiền

- Tước

quyền làm

việc trong

một số tổ

chức nhất

định

- Tước

chức vụ

- Thực hiện

nhiệm vụ

công cộng

- Thu hồi

giấy phép

- Giam giữ

- Phạt tiền

- Cấm hoạt

động

- Đền bù

thiệt hại

- Tước

danh dự

- Khắc

phục hư

hại

- Tịch thu

lợi nhuận

từ vi phạm

- Giam giữ

- Phạt tiền

- Tước vị

trí, danh

hiệu

- Cấm

hoạt động

- Đền bù

thiệt hại

- Cấm hoạt

động ở nơi

cư trú

Page 46: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

39

- Khiển

trách

- Kiểm

soát hoạt

động

- Loại bỏ

ảnh hưởng

- Tịch thu

tài sản,

hàng hóa

- Giới hạn

quyền công

dân

Xử phạt

hình sự

dưới

dạng

hành

chính

- Phạt tiền

- Phạt danh

dự

- Cấm hoạt

động

- Khiển trách

- Tạm

giam

- Phạt tiền

- Cấm lái

xe

- Tịch thu

hàng hóa

- Cấm hoạt

động

- Khiển

trách

- Phạt tiền

- Cấm hoạt

động trong

thời gian

nhất định

- Phạt danh

dự

- Khắc phụ

hư hại

Xử phạt

hành

chính

- Phạt tiền

- Tịch thu

hàng hóa

- Cấm hoạt

động sản xuất

gây hại cho

môi trường

- Phạt tiền

- Tạm thời

đình chỉnh

hoạt động

- Chấm dứt

hoạt động

- Sửa đổi,

thay thế

- Phạt tiền

- Tước

giấy phép

- Tước một

số quyền

nhất định

- Tịch thu

- Cảnh cáo

- Phạt tiền

- Tăng phí

- Dừng

hoạt động

- Thu hồi

vĩnh viễn

hay tạm

thời giấy

phép

- Phạt tiền

- Tăng tiền

phạt

- Thu giữ

- Sửa đổi,

thay thế

Nguồn: Jendrośka Jerzmański Bar & Partners. 2004. Study on

measures other than criminal ones in cases where environmental Community

law has not been respected in a few candidate countries. For the European

Commission (DG Environment), p. 7.

Ngoài xử lý hình sự, các quốc gia cũng linh hoạt trong việc xử phạt

hành chính, mục tiêu cuối cùng là giảm tới mức tối thiểu các vi phạm trong

lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí. Bản thân một chủ thể vi phạm phải

chịu nhiều hình phạt khác nhau, một số trường hợp phạt hành chính nhiều

Page 47: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

40

chính quyền có thể nghiên cứu tăng hình phạt nên thành hình sự, việc tăng

này có quy định rõ ràng và được áp dụng ở từng quốc gia khác nhau [39, tr.8].

Ở Lithunia xử phạt hành chính có thể tương đương với xử lý hình sự ở một số

nước khác, kể cả trong trường hợp vi phạm do vô tình. Việc xử lý vi phạm

bằng hành chính cũng đa dạng được cụ thể trong các đạo luật về đánh giá tác

động môi trường, đạo luật phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm… và được nghiên

cứu thay đổi mức phạt cho phù hợp với từng giai đoạn, từng quốc gia. Ví dụ,

các hoạt động gây ô nhiễm không khí thường bị phạt nặng tại khu vực đô thị,

dân cư tập trung đông đúc trong khi nhẹ hơn ở một số vùng nông thôn.

Tại Ba Lan, các doanh nghiệp không tuân thủ việc kiểm soát ô nhiễm

phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt hành chính như tăng mức phí bảo

vệ môi trường với khí thải, dừng hoạt động của doanh nghiệp, thu hồi giấy

phép…Các quyết định này được người đứng đầu chính quyền địa phương đưa

ra, buộc doanh nghiệp phải thực hiện [39, tr.32].

Bảng 2.4. Trung bình các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi

trường không khí ở EU những năm 2010 trở lại đây

Loại hình xử lý

Quốc gia Xử lý hành chính

Hành chính kết

hợp hình sự Hình sự

Cộng hòa Séc

1.206 trường hợp

phạt tiền

290 trường hợp

xử lý khác

145 trường hợp 15 trường hợp

Hungari 536 trường hợp 49.789 trường

hợp 146 trường hợp

Lithuania 16.617 trường

hợp 19 trường hợp

Page 48: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

41

Ba Lan

3007 trường hợp

phạt tiền

24 trường hợp

dừng hoạt động

70 trường hợp

Solovakia

663 trường hợp

phạt tiền

226 trường hợp

buộc phục hồi

Không có số liệu Không có số liệu

Nguồn: Jendrośka Jerzmański Bar & Partners. 2004. Study on

measures other than criminal ones in cases where environmental Community

law has not been respected in a few candidate countries. For the European

Commission (DG Environment), p.33.

Như vậy, số lượng trường hợp bị phạt hành chính thường cao gấp trên

10 lần số trường hợp bị phạt hình sự. Điều này là dễ lý giải bởi việc phạt hành

chính được thực hiện rộng rãi, trong khi phạt hình sự chỉ nhằm đến các đối

tượng gây ô nhiễm nặng lề môi trường không khí.

Đối tượng bị phạt có thể là doanh nghiệp, người vi phạm, mức phạt

hành chính thường khá cao ở các quốc gia. Chẳng hạn, Cộng hòa Séc là 5.774

euro, Ba Lan là 1.274 euro… song cũng có quốc gia mức phạt này rất thấp

như Lithuania 45 euro [39, tr.34].

Thủ tục nộp phạt hành chính, hình sự cũng được quy định đa dạng ở

từng quốc gia của EU, chẳng hạn tại cộng hòa Séc nộp phạt được quy định

trong Bộ luật hành chính tổng thể; ở Ba Lan, quy định nộp phạt theo pháp luật

chung được chia thành các mã số riêng trong thủ tục hành chính; tại

Solovakia thủ tục này được quy định trong luật hành chính. Như vậy việc nộp

phạt hành chính có xu hướng phân mảnh ở từng quốc gia, song nếu xét trên

một quy trình chung thì chung lại có sự thống nhất tương đối [39, tr.9]. Thời

Page 49: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

42

gian hoàn thiện các thủ tục nộp phạt hành chính thường dưới 3 tháng, xử lý

hình sự thường dưới 24 tháng [39, tr.34].

Hoạt động khởi kiện và giải quyết kiện tụng liên quan đến vấn đề ô

nhiễm môi trường không khí do người chịu ảnh hưởng và người gây ra ô

nhiễm tiến hành theo trình tự pháp lý. Chi phí cho việc khởi kiện và tham gia

tố tụng thường rất cao và bên thua kiện sẽ phải chi trả chi phí này, một số

quốc gia nhà nước có thể chịu một số chi phí liên quan như chi phí chuyên

gia, phiên dịch [39, tr.20]. Hầu hết các quốc gia đều không khuyến khích việc

giải quyết vấn đề bằng kiện tụng, song đây là phương án cuối cùng khi các

phương án giải quyết khác (chịu nộp phạt, chịu đền bù...) không khả thi. Sau

khi có phán quyết cuối cùng các bên có thời gian 30 ngày để xem xét kháng

cáo, sau đó phải thực thi theo các phán quyết.

Hệ thống cơ quan chịu trách nhiệm thực thi luật pháp khá đang dạng ở

mỗi quốc gia: xử phạt hành chính về môi trường nói chung, môi trường không

khí nói riêng do chính quyền cấp thành phố, cơ quan môi trường (cả trung

ương và thành phố), cơ quan y tế vệ sinh công cộng, cơ quan cứu hỏa thực

hiện; tòa án hành chính giám sát việc thi hành các quyết định hành chính … Ở

cộng hòa Séc cơ quan thực hiện xử lý các vi phạm hành chính là thanh tra môi

trường (của Bộ), chính quyền địa phương, thanh tra thương mại, cảnh sát; ở

Ba Lan cơ quan xử lý vi phạm là người đứng đầu thị trấn, thành phố, huyện,

thanh tra môi trường, cơ quan vệ sinh, cơ quan cứu hỏa…. [39, tr.13]. Thậm

chí có quốc gia cơ quan thu tiền phạt còn tách rời với cơ quan xử phạt (Ba

Lan), hoặc cơ quan quản lý hành chính công chịu trách nhiệm xử phạt hành

chính về vi phạm bảo vệ môi trường không khí (Hungary). Như vậy nhiệm vụ

thực thi, kiểm soát pháp luật bảo vệ môi trường được phối kết hợp điều phối

trong nhiều cơ quan khác nhau, do vậy chất lượng nguồn nhân lực quản lý sẽ

có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả của công tác quản lý, một người khó có thể

Page 50: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

43

phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau không thuộc phạm vi chuyên môn của

mình.

- Chương trình trần khí thải môi trường quốc gia

Để thực hiện luật pháp của EU về trần khí thải các quốc gia trong khối

đều phải xây dựng các chính sách, giải pháp và dự kiến tác động của chúng

đến trần phát thải quốc gia từ năm 2002. Trần phát thải này được quy định

riêng đối với từng loại khí thải NOx, CO, VOC… và được các quốc gia quy

định khác nhau. Mốc thời gian được quy định trong trần phát thải được tính

vào năm 2010.

Bảng 2.5. Quy định trần khí thải NOx ở các quốc gia EU và mục tiêu của

chương trình trần khí thải quốc gia

Đơn vị tính: nút đơn vị

Quốc gia

Trần

phát

thải

quốc gia

Mục

tiêu của

kế

hoạch

Theo

Euro 4

Theo

Euro 3

Theo

Euro 2

Trung

bình

Áo 103 166 160 158 141 150

Bỉ 176 241 226 220 196 207

Bulgari 247 105 105 105 101 104

Síp 23 19 19 19 18 18

CH Séc 286 220 218 218 208 213

Đan Mạch 127 126 123 123 116 119

Estonia 60 29 28 28 28 28

Phần Lan 170 162 156

Pháp 810 1015 971 962 835 880

Đức 1051 1195 1160 1151 1074 1106

Hi Lạp 344 281 281 281 275 277

Page 51: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

44

Hungary 198 141 139 139 133 136

Ireland 65 94 83

Ý 990 1083 1056 1051 978 1014

Latvia 61 35 34 34 32 33

Lithuania 110 48 48 48 47 47

Luxembourg 11 40 37 36 30 32

Malta 8 8 8 8 7 8

Hà Lan 260 276 263 263 232 238

Ba Lan 879 713 710 707 678 691

Bồ Đào Nha 250 191 187 187 171 178

Romani 437 250 249 249 245 246

Slovakia 130 81 81 81 79 79

Sovenia 45 47 46 46 43 45

Tây Ban Nha 847 1080 1052 1049 964 997

Thụy Điển 148 157 154 154 147 149

Anh 1167 1193 1165 1164 1094 1121

EU 27 9003 8998 8776 8737 8118 8357

Nguồn: Jens Borken-Kleefeld, Leonidas Ntziachristos. 2012. The potential for

further controls of emissions from mobile sources in Europe.Service Contract

on Monitoring and Assessment of Sectorial Implementation Actions, tr.44

Về cơ bản quy định nồng độ các chất ô nhiễm không khí trong trần phát

thải quốc gia đều thấp hơn so với tiêu chuẩn Euro, điều này cho thấy để đạt

được mục tiêu đã đề ra thì các quốc gia EU phải tiếp tục phấn đấu thực hiện

mục tiêu giảm nồng độ phát thải các chất ô nhiễm, mục tiêu này có thể đạt

được trong 20-50 năm tới.

Cho đến nay trần phát thải được lồng ghép vào các gói chính sách thực

thi chương trình không khí sạch và được các quốc gia EU thực hiện tương đối

Page 52: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

45

nghiêm túc. Theo thống kê của Cơ quan môi trường Châu Âu, năm 2011 các

quốc gia vượt trần khí thải quy định với NOx là Liechtenstein, Luxembourg,

Áo, Pháp, Đức, Bỉ; vượt trần quy đinh với NH3 là Croatia và Phần Lan. Năm

2012, các quốc gia vượt trần khí thải với NOx là Liechtenstein, Luxembourg,

Áo, Pháp, Đức, Bỉ; vượt trần quy đinh với NH3 là Croatia và Phần Lan….[18]

Trong năm 2012, 14 nước vi phạm trần phát thải quy định với một chất

khí nhất định tăng 1 trường hợp so với năm 2011 và giảm 1 trường hợp so với

năm 2010. Liechtenstein, Luxembourg, Na Uy và Tây Ban Nha vượt quá quy

định về trần phát thải với hai loại khí vào năm năm 2012. Một số quốc gia

khác đã rất vất vả để đáp ứng được giới hạn phát thải như Áo, Bỉ, Pháp , Đức,

Ireland.

- Chương trình kích cầu

Chính phủ và chính quyền địa phương ở nhiều quốc gia EU cũng xây

dựng cho họ các chương trình kích cầu tiêu thụ sản phẩm ít tác động tới môi

trường không khí. Chẳng hạn, việc mua sắm các phương tiện công phục vụ

hoạt động của chính phủ và chính quyền thường ưu tiên sử dụng phương tiện

tiêu thụ năng lượng sạch như xe điện. Ở Anh, chính quyền địa phương đưa ra

quy định tại mỗi Hội đồng địa phương phải có ít nhất một chiếc xe điện phục

vụ chung. Tại Séc, chính quyền địa phương và đô thị nhận được trợ cấp

khoảng 20-30% khi mua xe điện thay thế.

Cung cấp các dịch vụ giá rẻ hoặc miễn phí cho người dân, hoặc doanh

nghiệp sử dụng các phương tiện giao thông an toàn với môi trường. Chẳng

hạn chính quyền cung cấp các dịch vụ bãi đỗ xe miễn phí cho xe điện từ năm

2012-2014 ở Bulgaria [43], ở Đức từ năm 2014, ở Latvia từ năm 2016...;

người xin cấp phép đậu xe được ưu tiên trong quá trình cấp phép ở hầu hết

các quốc gia EU; cung cấp dịch vụ sạc điện công cộng miễn phí ở Séc,

Bulgari, Đan Mạch…; xây dựng và sử dụng các làn xe riêng dành cho xe

Page 53: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

46

buýt, xe cá nhân chay bằng điện như ở Đức, Estonia, Anh…; cho phép xe điện

có thể đi vào các khu vực hạn chế phương tiện tiện đi lại như ở Ý, Hy Lạp;

Như vậy, ở cấp độ quốc gia EU, việc xây dựng và thực thi hệ thống luật

pháp, chính sách nhằm kiểm soát ô nhiễm được thực hiện khá chặt chẽ,

nghiêm túc. Các vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường không khí đều

được xử lý dưới hình thức hình sự. Hầu hết các vi phạm còn lại đều được xử

lý dưới hình thức dân sự. Số trường hợp tái diễn vi phạm dân sự, hoặc chậm

trễ nộp phạt ở mức rất thấp dưới 5% ở Hungary, Ba Lan, Đan Mạch… Điều

này xuất phát từ việc các doanh nghiệp khó có thể có đủ nguồn lực để nộp

phạt nếu tái diễn vi phạm (nếu tái diễn số tiền phải nộp phạt sẽ tăng lên nhiều

lần) [39, tr.34]; nếu chậm trễ nộp phạt doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu mức

phạt cao từ phía cơ quan quản lý.

Các chính sách kiểm soát, bảo vệ môi trường không khí được chính

quyền trung ương và đia phương các nước thành viên thực hiện tương đối

đồng bộ, đặc biệt là các chính sách liên quan tới phát triển khoa học công

nghệ trong lĩnh vực giao thông; công nghệ hỗ trợ quản lý môi trường, kiểm

soát ô nhiễm không khí.

Chính quyền địa phương và trung ương cũng tạo điều kiện thuận lợi để

cho các doanh nghiệp, người vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong

trường hợp doanh nghiệp chưa đủ khả năng chi trả họ có thể đàm phánm

thương lượng để kéo dài thời gian nộp phạt, từ đó giúp doanh nghiệp có thể

ổn định sản xuất, tiếp tục đứng vững trên thị trường. Trước khi tiến hành xử

phạt, chính quyền, cơ quan quản lý thường có văn bản thông báo trước, từ đó

doanh nghiệp có sự chuẩn bị hoặc khắc phục nhất định [39, tr.35].

Tuy nhiên luật pháp, chính sách trong bảo vệ môi trường không khí

cũng bộc lộ một số tồn tại, chẳng hạn quy định phạt tiền cộng dồn đối với các

vi phạm áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể có thể làm quá khả năng chi

Page 54: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

47

trả của chủ thể, điều đó gây khó khăn cho việc thu tiền phạt hoặc doanh

nghiệp phải tự dừng hoạt động gây nên những vấn đề khác cho xã hội. Doanh

nghiệp có xu hướng chuyển tiền phạt vào giá cả sản phẩm và bán cho người

tiêu dùng, như vậy xuất hiện hiệu ứng ngược, người tiêu dùng vẫn phải chịu

thiệt cuối cùng. Nguồn nhân lực thực hiện giám sát còn mỏng, phương tiện

còn chưa hiện đại cho nên trong nhiều trường hợp họ không tuân thủ các quy

định [39, tr.44]. Một số doanh nghiệp cố tình vi phạm tiêu chuẩn trong thời

gian dài mà cơ quan quản lý mới phát hiện ra, khiến cho việc xử lý khó khăn,

chẳng hạn trường hợp vi phạm về quy định xả thải của các hãng oto Đức. Quy

định về tiêu chuẩn NOx đối với các loại ô tô hạng nhẹ dường như không có

tác dụng trên thực tế [14].

2.2. Bảo vệ môi trường không khí thông qua giải pháp kinh tế

Một trong những giải pháp quan trọng trong chính sách bảo vệ môi

trường không khí ở EU là áp dụng thành công các công cụ kinh tế để kiểm

soát ô nhiễm và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các nước EU và OECD.

Thông qua các khoản đóng góp gồm thuế và phí môi trường, chứng nhân ISO,

nhãn xanh, đầu tư, bảo hiểm....EU hướng tới xây dựng nền kinh tế các bon

thấp. Đây là tham vọng của các quốc gia EU, đến năm 2050, khu vực này sẽ

duy trì và phát triển một nền kinh tế mà khả năng phát thải các bon thấp (ít

phát thải). Nhiều biện pháp được EU và chính phủ các nước đưa ra để thực

hiện gồm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi

trường, đặc biệt là khí thải từ hoạt động giao thông.

2.2.1. Thuế môi trường

Thuế môi trường được hiểu là khoản đóng góp bắt buộc của doanh

nghiệp, người sản xuất và tiêu dùng nhằm bù đắp lượng chi phí bỏ ra để quản

lý môi trường. Để bảo vệ môi trường không khí, EU xây dựng các chính sách

thuế môi trường đối với các nguồn năng lượng, giao thông, tài nguyên, các

Page 55: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

48

chất khí gây ô nhiễm môi trường từ đó khuyến khích con người sử dụng năng

lượng sạch, công nghệ ít xả thải khí hoặc xả thải khí an toàn ra môi trường. Ở

một số nước khác trên thế giới ngoài thuế người ta còn đánh phí môi trường

song các quốc gia EU không đánh phí xả thải mà thay đối bằng thuế ô nhiễm.

Bảng 2.6. Căn cứ tính thuế môi trường

Thuế năng lương (bao gồm cả nhiên liệu phục vụ giao thông)

+ Phục vụ

giao thông

- Xăng không chì

- Xăng pha chì

- Dầu Diezel

- Các sản phẩm năng lượng khác phục vụ giao thông

+ Phục vụ

mục đích văn

phòng

- Dầu nguyên liệu nhẹ

- Dầu nguyên liệu nặng

- Khí tự nhiên

- Than, than công, nhiên liệu sinh học…

+ Khí thải

nhà kính

- Cacbon nhiên liệu

- Phát thải khí nhà kính (thu từ giấy phép phát thải)

Thuế giao thông (không tính nhiên liệu)

+ Phương tiện vận tải nhập khâủ

+ Đăng ký, đăng kiểm các phương tiện cơ giới

+ Thuế đường bộ

+ Phí cầu đường

+ Bảo hiểm phương tiện

Thuế ô nhiễm

+ Đo lường và ước lượng khí

thải

- Đo lường và ước lượng khí thải NOx

- Đo lường và ước lượng khí thải SO2

- Đo lường và ước lượng khí thải CO

+ Hợp chất phá hủy tầng ozon

Nguồn: Eurostat, 2013, Environmental taxes: a statistical guide,

Luxembourg: Publications Office of the European Union, p.12.

Page 56: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

49

Thuế môi trường đánh vào năng lượng và giao thông chiếm phần chủ

yếu nguồn thu thuế bảo vệ môi trường. Thuế ô nhiễm, đánh vào từng loại chất

gây ô nhiễm, song việc tính thuế và đánh thuế là rất khó khăn vì vậy chúng

thường được đánh chung vào thuế năng lượng thông qua việc tính thuế suất

cabon.

Thuế môi trường thường đánh cao đối với các phương tiện sử dụng

năng lượng hóa thạch [19, tr.60]. Mức thuế này không được giảm khi chính

phủ đưa ra các chương trình trợ cấp đối với doanh nghiệp. Còn với các

phương tiện sử dụng năng lượng sạch, EU lại có chính sách miễn hoặc giảm

phí trước bạ, giảm thuế giá trị gia tăng….. Việc miễn thuế trước bạ hoàn toàn

được áp dụng ở Bỉ, Hi Lạp, Hungary, Latvia, Hà Lan và Bồ Đào Nha…; việc

giảm thuế trước bạ được thực hiện ở Phần Lan, Đan Mạch…Việc giảm thuế

giá trị gia tăng được áp dụng ở Na Uy và Iceland. Giảm thuế lưu thông đường

bộ cho xe điện cũng là cách mà nhiều quốc gia thực hiện như Đức, Ý và Thụy

Điển: ở Thụy Điển thuế này được miễn trong 5 năm đầu; ở Đức thuế được

miễn cho 10 năm; Bỉ, Hy Lạp, Hà Lan có thể miễn giảm từ 1 đến 3 năm.

Giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập công ty cho người, công ty sử

dụng xe điện được áp dụng ở Bồ Đào Nha….

2.2.2. Bảo hiểm môi trường

Tại châu Âu, ngành bảo hiểm có lịch sử lâu dài và chiếm một vị trí khá

quan trọng trong việc chia sẻ rủi ro, kể cả rủi ro do ô nhiễm môi trường không

khí. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý về môi trường là giải pháp cụ thể do bên

thứ ba cung cấp đối với các doanh nghiệp khi chẳng may doanh nghiệp gặp

phải các vấn đề rủi ro về môi trường, trong đó có cả rủi ro do doanh nghiệp

gây ô nhiễm môi trường.

Page 57: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

50

Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý về môi trường do Hiệp hội bảo hiểm các

nước xây dựng và được cung cấp rộng rãi bởi các công ty bảo hiểm như ở

Đức, Hà Lan.

2.2.3. Hệ thống thương mại khí thải

Đây là lĩnh vực mới đóng góp nguồn thu quan trọng cho chính phủ

thông qua việc thương mại hóa giấy phép phát thải. Hệ thống thương mại khí

thải của EU ( European Union’s Emissions Trading System -ETS) được thực

hiện thống nhất ở EU từ những năm 2000. Đây là hệ thống được phát triển

dựa trên nội dung thực hiện nghị định thư Kyoto, giúp các nước phát triển

linh hoạt hơn khi tham gia vào nghị định [45, tr. 395-418]. Thặng dư từ các

khoản thương mại khí thải chiếm tỉ lệ khá lớn từ năm 2000 trở lại đây, tuy

nhiên, khoản thặng dư này đang có xu hướng giảm dần kể từ năm 2014, năm

2015, Eu quyết định lùi việc đấu giá 300 triệu tấn khí thải thương mại, điều

đó khiến cho thặng dư từ quá trình thương mại giảm xuống đáng kể [29].

Cho đến năm 2013, có 11.000 doanh nghiệp, nhà sản xuất đăng ký vào

mạng lưới hệ thống thương mại khí thải của EU, ở đó các doanh nghiệp có thể

mua cota ô nhiễm từ các doanh nghiệp khác trong EU hay có thể mua ở bên

ngoài EU.

2.2.4. Trợ cấp bảo vệ môi trường không khí

Trợ cấp nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí là trợ

cấp của chính phủ cho các dự án, tổ chức, doanh nghiệp... thực hiện các biện

pháp bảo vệ môi trường không khí. Trợ cấp này có mục đích ưu đãi nhiều hơn

cho các đối tượng có hành động thân thiện với môi trường [42, tr.6].

Các khoản trợ cấp được quy định cụ thể trong các quy định của liên

minh châu Âu và áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thực hiện các biện

pháp bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi trường không khí. Gần đây

nhất năm 2014, EU công bố hướng dẫn trợ cấp nhà nước cho bảo vệ môi

Page 58: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

51

trường và năng lượng thay cho hướng dẫn năm 2008 [21, tr.11] . Theo hướng

dẫn này, mức trợ cấp có thể đạt trên 15 triệu euro cho một doanh nghiệp mà

không phải đấu thầu cạnh tranh, hỗ trợ áp dụng cho các doanh nghiệp sản

xuất năng lượng tái tạo có công suất trên 250 MW, sản xuất nhiên liệu sinh

học đạt >1.500 tấn/năm; đối với các doanh nghiệp hòa lưới điện từ năng

lượng có khả năng tái tạo có thể được hỗ trợ trên 50 triệu euro/dự án, lưu trữ

cacbon > 50 triệu euro/dự án; miễn thuế bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp

sản xuất năng lượng tái tạo….

Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện

pháp môi trường không khí Ủy ban châu Âu và các cơ quan liên quan cung

cấp nguồn tài chính hỗ trợ thông qua các chương trình “Life+”, chương trình

“khung cạnh tranh và đổi mới”, quỹ Cohesion, Quỹ xã hội châu Âu, quỹ phát

triển vùng châu Âu, quỹ bảo lãnh nông nghiệp, quỹ nông nghiệp phát triển

nông thôn, quỹ hàng hải và thủy sản. Về nhân lực Ủy ban châu Âu hỗ trợ các

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường

không khí thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo, nâng cao kỹ năng, cải

thiện hiệu suất môi trường.

Chiến lược hướng đến năm 2020, EU hướng tới mục tiêu tăng trưởng

thông minh và bền vững, mục tiêu bảo vệ môi trương được đặt ra là giảm

20% lượng khí thải nhà kính sao với mức năm 1990, tăng tỉ trọng sử dụng

nhiên liệu có khả năng tái tạo lên 20%, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng

lên 20%. Cho nên chương trình khí hậu và năng lượng được các quốc gia đặt

lên hàng đầu, đi kèm với nó là cá hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp.

Đây là nguồn trợ cấp đáng kể mà doanh nghiệp có thể nhận được khi thực

hiện các giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

Chẳng hạn, có thể xem xét trợ cấp của EU đối với doanh nghiệp và

người tiêu thụ xe đạp điện. Quá trình hỗ trợ này được tiến hành thành một chu

Page 59: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

52

trình khép kín từ người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Ở

một số quốc gia, chính phủ tài trợ cho người mua xe điện hoặc miễn phí bảo

hiểm. Chẳng hạn ở Thụy điển và Romani chính phủ tài trợ cho người dân mua

xe mới có lượng khí thải thấp ở mức tương đương với nhau; ở Anh, các khoản

tài trợ này khác nhau giữa các chủng loại xe.

Hỗ trợ tài chính cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất

xe điện, có lượng khí thải thấp. Chẳng hạn tại Phần Lan, chính phủ có chương

trình hỗ trợ doanh nghiệp trong 5 năm để sản xuất xe điện, với tổng kinh phí

khoảng 100 triệu euro. Mục đích chính của các chương trình hỗ trợ này để tạo

điều kiện cần thiết cho doan nghiệp phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh

các phương tiện hiện đại có thể vươn tầm ra khỏi khu vực, quốc gia.

Một số chính phủ, cũng như chính quyền địa phương, có khả năng tài

chính hỗ trợ doanh nghiệp và người dân cơ sở hạ tầng để phát triển xe điện.

Chẳng hạn, Bộ Môi trường và cơ quan quản lý năng lượng của Pháp hỗ trợ

lắp đặt 5.000 trạm sạc điện vào năm 2015; Thụy Điển hỗ trợ các gia đình lắp

đặt điểm sạc điện gia đình [19, tr62];…

Như vậy, hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường không khí được tiến

hành một cách có bài bản, thường xuyên, đảm bảo tính thống nhất với các

chương trình phát triển của quốc gia.

2.3. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật

Bao gồm các công nghệ thu gom, xử lý khí thải; hệ thống kỹ thuật giám

sát… đã và đang được các nước Châu Âu sử dụng hoặc trong quá trình nghiên

cứu.

2.3.1. Hệ thống quan trắc, giám sát, cung cấp thông tin phát thải chất ô nhiễm

Hệ thống giám sát phát thải chất gây ô nhiễm (The European Pollutant

Release and Transfer Register: E-PRTR) được xây dựng đồng bộ trên EU, Cơ

quan môi trường châu Âu chịu trách nhiệm quản lý hệ thống. Với hệ thống

Page 60: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

53

này EU có thể theo dõi dữ liệu khí thải của 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp

trong 65 lĩnh vực chính của EU. Các cơ sở sản xuất phải cung cấp thông tin

liên quan đến phát thải khí thải, nước thải cho cơ quan quản lý giám sát đều

đặn, thường xuyên.

Bên cạnh đó các quốc gia EU đều xây dựng một cách có hệ thống các

trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh nhằm cung cấp

thông tin về chất lượng môi trường không khí hiện đại cho cơ quan quản lý và

người dân. Hệ thống này có ở tất cả các quốc gia thuộc EU. Các số liệu quan

trắc được gửi về cơ quan quản lý theo thời gian mặc định. Điều này tạo cơ sở

thuận lợi cho việc thu thập và đánh giá, báo cáo về môi trường và cơ quan

quản lý có thể đưa ra các cảnh báo sớm, kịp thời.

Để phục vụ một cách tốt nhất thông tin cho cơ quan quản lý và người

dân, EU đã xây dựng được bản đồ các địa điểm cảnh báo ô nhiễm và cung cấp

miễn phí cho người dân dựa vào ứng dụng của smartphone, internet….

2.3.2. Sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại ít gây tác động tới

môi trường

Có ba công nghệ được kỳ vọng sẽ được phổ biến rộng rãi đối với các

phương tiện chở khách, gồm: thay thê động cơ diesel mới cho loại động cơ

diesel thông thường, đến năm 2030 dự kiến sẽ chiếm 50% tổng số xe khách.

Đối với ô tô động cơ diesel thông thường sẽ được nâng cấp để tăng hiệu suất

sử dụng nhiên liệu khoảng 2%. Đối với ô tô chở khách dùng động cơ hybrid

(động cơ truyền thống chạy bằng xăng, các động cơ khác chạy điện) dần được

phổ biến nhằm giảm lượng xăng tiêu thụ.

Xe điện (xe đạp, ô tô), cung cấp một phương thức mới cho giao thông

hạn chế gây ô nhiễm môi trường không khí. Hiện nay EU đang phát triển

mạnh mẽ hệ thống xe buýt điện, xe ô tô cá nhân và xe đạp điện. Năm 2015,

cứ 700 xe ô tô lưu hành ở EU có 1 chiếc là xe điện [19, tr. 46]. Hệ thống mô

Page 61: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

54

tơ điện mang lại lợi ích tối ưu cho các phương tiện, thay cho động cơ đốt

trong thông thường. Để hệ thống này phát huy tốt các nước EU đã xây dựng

hệ thống sạc điện cho các phương tiện này khá đầy đủ (gồm cả sạc nhanh tại

các cây sạc, sạc qua bộ truyền không dây – wireless, sạc vật lý khi xe chạy)

cho nên đây sẽ là hướng ưu tiên trong phát triển hệ thống giao thông ở EU.

Trung bình mỗi quốc gia của EU có vài ngàn điểm sạc điện công cộng do cơ

quan nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất xe điện lắp đặt. Hà Lan dẫn đầu

với một mạng lưới hơn 23.000 vị trí sạc công cộng năm 2016. Các quốc gia

khác có số lượng lớn điểm sạc công cộng bao gồm Đức (hơn hơn 14.000),

Pháp (hơn 13.000), Vương Quốc Anh (khoảng 11.500) và Na Uy (hơn 7.600).

Nước có ít điểm sạc nhất (ít hơn 40) là Bulgaria, Cyprus, Iceland và Lithuania

[19, tr34].

Page 62: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

55

Bảng 2.7. Số lượng xe điện ở EU

Đơn vị tính: nghìn chiếc

Loại xe

Năm

Xe sử dụng

ác quy

Xe sử dụng động cơ

hybrid và ác quy Tổng số

2010 0,7 0 0,7

2011 8,3 0 8,3

2012 13,9 0 13,9

2013 24,2 24,9 49,1

2014 37,9 33,8 71,7

2015 58,6 90,9 149,5

Nguồn: EEA. 2016. Electric vehicles in Europe. Luxembourg:

Publications Office of the European Union, p.48

Năm 2011, Estonia thông qua chương trình xe điện di động quốc gia

nhằm cung cấp cho người dân phương tiện đi lại thân thiện với môi trường.

Giai đoạn đầu của dự án, bộ Xã hội của nước này quyết định mua khoảng 500

xe điện của Mitsubishi. Tính đến tháng 11 năm 2013, nước này có tổng cộng

165 khu vực sạc nhanh đã được xây dựng trên toàn đất nước. Hiện nay, số

nước lượng xe điện vào khoảng trên 1.100 xe, trong đó có khoảng 500 xe

thuộc quyền sử dụng của các cơ quan nhà nước. Năm 2014, Chính phủ

Esonia xây dựng và công bố gói tài trợ lên tới 50% chi phí cho một chiếc xe

điện mới. Giá trung bình của một chiếc xe điện ở châu Âu là 30.000 euro.

Ngoài ra, chủ sở hữu chiếc xe điện mới có thể xin tài trợ 1.000 để trang trải

các chi phí lắp đặt một trạm sạc điện [19, tr.33].

Về xe đạp điện (thực chất là xe đạp bán điện), từ năm 2006 đến năm

2014, số lượng xe sử dụng đã đạt được mức độ ổn định: năm 2014 có khoảng

Page 63: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

56

1.325.000 xe đạp điện được bán, tăng 14 lần so với năm 2006. Tại Pháp năm

2014 có 77.500 xe đạp điện đã được bán[19, tr.37]

Hiện nay, xe tải hạng nhỏ cũng đang được nghiên cứu để sử dụng động

cơ điện thay cho động cơ khí đốt thông thường. Năm 2015, khoảng 0,5% số

xe bán tải mới bán ra là xe điện chay bằng pin. Trung bình hàng năm số lượng

xe bán ra tăng 15%. Năm 2012, tổng số xe bán tải điện bán ra là 5.700 chiếc

đến năm 2015 là 8.500 chiếc. Pháp là quốc gia tiêu thụ xe điện bán tải lớn

nhất khoảng 3.900 chiếc năm 2015, Đức là 950 chiếc, Anh với 800 chiếc, Tây

Ban Nha với 500 chiếc, Ý với 450 chiếc [7, tr.49].

Mặc dù công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường nhưng khi xây dựng hệ

thống xe điện các nước EU cũng gặp những khó khăn sau: Khó khăn do cơ sở

hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của xe điện (khu vực sạc còn ít). Nhiều

quốc gia đã có chính sách hỗ trợ việc xây dựng các điểm sạc công cộng, song

với nhu cầu ngày càng tăng, công nghệ ngày càng đổi mới thì những điểm sạc

này khó đáp ứng được nhu cầu; giá cả của chiếc xe điện còn cao, trong trường

hợp không có trợ cấp quốc gia, giá một chiếc xe điện 10.000 euro đắt hơn xe

thông thường, bên cạnh đó người sử dụng không được bảo hiểm chi trả trong

nhiều trường hợp [37]; thiết kế xe chưa đầy đủ, mẫu mã còn chưa đa dạng;

tuổi thọ của pin còn thấp, việc thay thế pin mới có chi phí còn quá cao; xe

điện cần có làn đi riêng nhưng hầu như các quốc gia đều rất khó khăn trong

việc xây dựng một làn riêng; sử dụng xe điện đồng nghĩa với việc chuyển

nguồn gây ô nhiễm tới đầu nguồn sản xuất năng lượng, do đó các quốc gia

cần có những nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất điện.

2.3.3. Công nghệ sản xuất, khai thác nguồn năng lượng hiện đại, ít khí thải

Theo thống kê năm 2014, gần 30% sản lượng điện của EU-28, được

sản xuất từ năng lượng có khả năng tái tạo [32], đây là con số mong ước của

Page 64: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

57

nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam – nơi sở hữu nguồn năng

lượng có khả năng tái tạo khá dồi dào.

Ở EU người ta nghiên cứu chế tạo các loại động cơ hiện đại, ngoài việc

tiêu hao ít năng lượng nó còn tạo ra khí thải ít gây hại cho môi trường, đạt tiêu

chuẩn khí thải Euro 6. Động cơ chạy bằng dầu dần được nghiên cứu, lắp đặt

thêm các chức năng xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra để

giảm ô nhiễm người ta còn chú ý tới công nghệ chống mài mòn lốp, phanh

đối với các phương tiện giao thông, điều này làm giảm đáng kể lượng bụi

tổng số TSP, PM2,5, PM10…[40, tr.19].

Để có được những công nghệ này EU đã có nhiều chính sách “mở

đường” cho khoa học công nghệ như đầu tư mạnh vào nghiên cứu công nghệ

hiện đại, nâng cao nhận thức của người dân nhằm thay đổi thói quen, hành vi

của họ trong tiêu dùng, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu...

2.4. Giải pháp về truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng

2.4.1. Giáo dục bảo vệ môi trường

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, các

quốc gia EU đặc biệt chú trọng tới giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức

cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường không khí. Năm 1993, Nghị viện châu Âu

ra nghị quyết trong đó kêu gọi các nước thành viên đưa giáo dục môi trường

nói chung môi trường không khí nói riêng vào hệ thống giáo dục quốc dân

của từng nước. Mục đích của nghị quyết nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức

từ “gốc” đối với công dân trong tương lai. Vì vậy, thế hệ trẻ ngày nay ở EU

có nhận thức cao về bảo vệ môi trường là hệ quả tất yếu.

Các chương trình giáo dục được tại các quốc gia được tổ chức linh

hoạt, ngoài việc học tập về môi trường ở trong trường học học sinh còn được

tham gia vào các chương trình thực tế do chính quyền địa phương và trường

Page 65: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

58

học cùng phối hợp triển khai ví dụ chương trình học tập và sử dụng xe điện từ

năm 2010 cho học sinh tại Bỉ. Chương trình này được đánh giá cao về mô

hình và kết quả đạt được trong tầng lớp học sinh.

Để hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý môi

trường hoặc Bộ giáo dục cung cấp miễn phí tài liệu về giáo dục môi trường

cho các trường học; Các tài liệu có thể là tạp chí, sách, tờ rơi, bản tin, cẩm

nang, băng, đĩa, thông tin trên các website, cơ sở dữ liệu….Các nội dung

trong tài liệu là kết quả của những hội thảo về môi trường được các nhà khoa

học đúc rút và công bố. Kinh phí được hỗ trợ thông qua các chương trình như

môi trường và sáng kiến học đường, xây dựng các phim tài liệu về hệ sinh

thái (tại Áo), hệ thống trường xanh (Bỉ), xây dựng mô hình kết nối trong cộng

đồng (Pháp)….

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học ở từng cấp bậc sẽ

dần dần đưa chương trình giáo dục môi trường vào các môn học từ mức thấp,

vừa, mức cao và gắn chặt với thực hành. Một số quốc gia như Hà Lan, Đức

đưa giáo dục môi trường vào bậc đại học [20, tr.5].

Chương trình giáo dục môi trường có thể là chương trình quốc gia,

được cung cấp miễn phí hay có thể là chương trình do từng bang, từng địa

phương quyết định lựa chọn. Chẳng hạn, tại Đức, các bang có thể tư quyết

định và đưa ra chương trình phù hợp; tại Tây Ban Nha, chương trình giáo dục

môi trường được địa phương hóa theo ngôn ngữ riêng; tại Anh, Bắc Ai Len,

xứ Wales có chương trình quốc gia về giáo dục môi trường áp dụng từ bậc

tiểu học tới đại học; ở Scotland chương trình giáo dục môi trường được thiết

kế cho từng đối tượng cụ thể trong hệ giáo dục phổ thông. Cơ quan chịu trách

nhiệm cung cấp chương trình có thể cung cấp một cách chi tiết chương trình

Page 66: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

59

giảng dạy (Bồ Đào Nha, Anh, Luxumburg..) hoặc cung cấp khuôn khổ để các

trường tự điều chỉnh bổ sung (Đan Mạch, Phần Lan, Ý…).

Các môn học về giáo dục môi trường có thể tổ chức thành môn riêng

biệt hay lồng ghép vào các môn sẵn có. Hầu hết quốc gia EU lựa chọn cách

lồng ghép vào các môn đã có ở bậc tiểu học, nhằm giảm áp lực về thời gian

học tập cho học sinh nhưng cũng có nước lựa chọn thành một môn học riêng

biệt hoặc tiếp cận liên ngành theo chủ đề. Đến bậc trung học thì các quốc gia

đều chủ yếu chọn phương pháp lồng ghép vào các môn học đã có kết hợp với

giảng dạy theo chủ để.

Các môn học được kết hợp để lồng ghép nội dung về môi trường vào,

chủ yếu là địa lý, lịch sử, công nghệ, khoa học, giáo dục công dân. Nếu giáo

dục môi trường là một môn riêng thì nó sẽ giải quyết hai nội dung lớn là

những hiểu biết về môi trường và khám phá thế giới. Nếu triển khai qua cách

tiếp cận liên ngành theo chủ đề thì các chủ đề gợi ý có thể là đa dạng sinh

học, vẻ đẹp tự nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa của cảnh quan, đời sống và

môi trường…

Tóm lại, quá trình thực hiện các chương trình giảng dạy về bảo vệ môi

trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng ở các nước EU có

một số điểm cần lưu ý: các chương trình giảng dạy không nên thiết kế quá chi

tiết, điều đó làm khó cho người trực tiếp giảng dạy; mức độ giảng dạy, cung

cấp thông tin phụ thuộc lớn vào người giáo viên và trách nhiệm của người

giáo viên đó [20, tr.8]; tùy vào cấp bậc học sinh mà các quốc gia có các

chương trình, phương pháp giảng dạy khác nhau; học sinh vừa được học lý

thuyết vừa được kết hợp với thực hành, thực tế; EU chú trọng đến việc

khuyến khích các trường cung cấp thông tin đào tạo về môi trường đến các

trường khác trong khu vực; khuyến khích phổ biến các sáng kiến trường học

Page 67: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

60

về bảo vệ môi trường (chẳng hạn giải thưởng xanh) trên khắp EU; cần có

đánh giá quá trình giáo dục về bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi

trường không khí so với các mục tiêu đã đặt ra; đào tạo giảng viên có đầy đủ

chuyên môn và kỹ năng trong bảo vệ môi trường...

2.4.2. Công tác truyền thông hướng tới cộng đồng

Như đã biết, EU là một trong những khu vực đi đầu thế giới trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường trong, là cái nôi của nhiều tổ chức môi trường toàn cầu

như Tổ chức Hòa bình xanh .v.v.. Điều này chứng tỏ người Châu Âu có ý

thức cao, từ rất sớm về môi trường, bảo vệ môi trường không khí và các

nguồn tài nguyên. Để có được kết quả này người châu Âu đặc biệt chú trọng

tới công tác giáo truyền thông.

Các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng (đài, báo, tivi,

internet, mạng xã hội… ) hỗ trợ đắc lực cho việc tuyên truyền nhằm xây dựng

một nền kinh tế không phát thải. Ở đó các nguồn tài nguyên được sử dụng, tái

chế, tái sử dụng theo chu trình gần như khép kín.

Chính quyền, nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức

tuyên truyền, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan đoàn

thể về các hoạt động liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động

giao thông, sản xuất, sinh hoạt…

Những năm gần đây, chính quyền địa phương luôn cung cấp một cách

thường xuyên thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí qua các

phương tiện thông tin đại chúng ở hầu hết các quốc gia trong EU. Tùy vào

từng chất ô nhiễm khác nhau mà người ta quy định số ngày khi vượt ngưỡng

phải thông báo, chẳng hạn với O3 số ngày phải thông báo khi vượt ngưỡng là

3 giờ liên tục [16, tr.25]. Thông tin này cũng được cung cấp miễn phí bất cứ

khi nào có yêu cầu.

Page 68: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

61

Các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường nói

chung, môi trường không khí nói riêng ra đời và đóng vai trò đáng kể trong

việc bảo vệ môi trường. Nhiều tổ chức tình nguyện ra đời và thu hút sự tham

gia của đông đảo công chúng ở Anh, Pháp, Đan Mạch, chẳng hạn, tổ chức

Green 10 có sự tham gia của trên 10 triệu người, tổ chức Conservation

Volunteers Alliance có sự tham gia của trên 1 triệu người .v.v..Tại Hungary,

các tổ chức này tham gia giám sát việc Thanh tra môi trường của cơ quan

quản lý, tham gia giám sát việc thực hiện xử phạt về môi trường. Tại Ba Lan,

các NGO có thể tham gia với tư cách như một nguyên đơn trong các vụ án

khiếu kiện liên quan tới bảo vệ môi trường [39, tr.29].

Người dân ở các quốc gia EU đều có ý thức và tham gia vào việc bảo

vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường không khí nói riêng. Chẳng hạn,

học sinh được tham gia vào các hoạt động thực tế về bảo vệ môi trường

không khí chẳng hạn, tại Ba Lan, Đức học sinh được tham gia dã ngoại quan

sát về việc xả thải khí thải ở các cơ sở sản xuất, được viết bài tiểu luận và đưa

ra các sáng kiến bảo vệ môi trường.

Nhiều phong trào vì môi trường được phát động trong các tầng lớp dân

cư từ chính trị gia, hoàng gia, doanh nghiệp người dân và thu hút được sự

tham gia của đông đảo những người quan tâm. Những phong trào này thường

do những người có “uy tín”, chiếm được “lòng tin” của cộng đồng đứng lên

phát động. Chẳng hạn, các hoàng gia ở Châu Âu hiện nay rất quan tâm đến

vấn đề bảo vệ môi trường. Họ là những người gương mẫu và tích cực nhất

trong việc bảo vệ môi trường, thường dùng uy tín cá nhân của mình để phát

động các phong trào về môi trường. Nữ hoàng Anh Elisabeth II, mong muốn

nâng cao ý thức của con người về môi trường không khí nên bà là người đi

đầu trong việc giảm tiêu thụ năng lượng không có khả tái tạo, ưu tiên sử dụng

năng lượng có khả năng tái tạo. Trong cung điện Buckingham bà cho làm

Page 69: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

62

thêm nhiều cửa sổ mới và lắp thêm kính để tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết

kiệm năng lượng. Hoàng gia Bỉ thường xuyên sử dụng xe đạp để di chuyển tại

thủ đô Bruxelles thay vì phải sử dụng xe hơi chuyên dụng. Vua Albert luôn

hô hào việc tăng số ngày cấm xe hơi lưu thông tại các khu phố trung tâm ở

thủ đô Bruxelles và nhiều thành phố lớn khác để hạn chế việc thải khí xăng

dầu vào môi trường. Tại Hà Lan, Hoàng gia phát động việc sử dụng các loại

năng lượng sạch, vật liệu tái chế. Để làm gương cho dân chúng, từ năm 1998,

Hoàng gia Hà Lan sử dụng sản phẩm gia dụng làm từ nguyên liệu tái chế

v.v...

Ngoài ra, người Châu Âu luôn có ý thức trong việc bảo vệ môi trường

không khí thông qua việc tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông minh. Người dân ở

các quốc gia này đều ưu tiên sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường nói

chung, môi trường không khí nói riêng (ưu tiên sử dụng phương tiện giao

thông xanh, phương tiện giao thông công cộng). Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản

tiền nhất định để mua những sản phẩm thân thiện với môi trường ngay cả khi

họ không thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trong xã hội như Hà Lan, Đan

Mạch. Điều này hoàn toàn khác với người dân ở các quốc gia đang phát triển như

Việt Nam, chỉ có người giàu mới quan tâm và mua các hàng hóa vì môi trường.

Tuy nhiên, người châu Âu cũng phải thừa nhận rằng có sự phụ thuộc

nhất định giữa khả năng tài chính của mỗi cá nhân với ý thức tự nguyện tiêu

dùng hàng hóa thân thiện với môi trường hay nộp thuế môi trường. Phải

chăng các quốc gia EU có thu nhập bình quân đầu người cao, người dân sẽ có

ý thức cao về bảo vệ môi trường? Theo điều tra của Franzen 2003 và Garcia

2005 thì điều này hoàn toàn phù hợp, bởi khi đã có dư giả kinh tế nhất định

thì người ta nghĩ đến chuyện hưởng thụ và bảo vệ môi trường không khí xung

quanh.

Page 70: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

63

2.5 Giải pháp hợp tác trong nước, quốc tế và giải pháp khác

- Hợp tác trong nước, quốc tế

Các quốc gia cũng khá chú trọng tới hợp tác trong nước và quốc tế

nhằm quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí. Tháng 1 năm 2016, 4 thành phố

lớn của Anh là Nottingham, Bristol, Milton Keynes và London đã cùng nhau

ký cam kết hợp tác trong việc phát triển công nghệ xanh đối với các phương

tiện giao thông. Trong khuôn khỏ hợ tác này, 4 thành phố sẽ sử dụng 40 triệu

bảng Anh để hỗ trợ việc phát triển công nghệ xe thân thiện môi trường, xây

dựng các điểm sạc điện công cộng, xây dựng 25.000 chỗ đậu xe miễn phí cho

chủ phương tiện [19, tr.61].

Giữa các tổ chức, cơ quan quản lý có mối liên hệ thường xuyên với

nhau như giữa chính quyền địa phương, cảnh sát, các lữ đoàn tên lửa, thanh

tra, an toàn lao động, y tế….. trong việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm. Hình

thức hợp tác có thể đơn thuần dựa vào nền tảng khoa học công nghệ truyền

thông hoặc tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ trao đổi chính thức

nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm ở một khu vực cụ thể nào đó [39, tr.38].

- Công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở

Liên minh Châu Âu nói chung và các nước thành viên nói riêng luôn

quan tâm tới công tác quy hoạch, chiến lược môi trường, đặt chúng trong quy

hoạch chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của từng khu vực, từng quốc gia.

Chẳng hạn tại Italy người ta chia thành các vùng không khí có nguy cơ ô

nhiễm cao từ đó thực hiện việc quy hoạch dân cư, sản xuất cho hợp lý.

Cơ sở hạ tầng được phát triển hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới về

bảo vệ môi trường không khí. Chẳng hạn, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 71: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

64

giao thông hiện đại phục vụ xe điện, hệ thống giao thông vận tải xuyên châu

Âu (Trans‑European Transport Network -TEN-T).

Ngoài ra, EU chú trọng tới việc báo cáo và cập nhật dữ liệu thống kê về

chất lượng môi trường không khí, thực trạng kiểm soát ô nhiễm trong toàn EU

là bắt buộc, báo cáo này phải được cập nhật hàng năm trong hệ thống kiểm

soát ô nhiễm không khí chung trên toàn EU.

Tiểu kết chương

Với các giải pháp mà EU và các quốc gia thành viên đã thực hiện, dự

báo đến năm 2030, lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường sẽ giảm và đạt

được mục tiêu đã đề ra, các điểm ô nhiễm không khí sẽ được giải quyết triệt

để. Quá trình thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường của EU có thể rút ra

một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, Liên minh Châu Âu và các nước thành viên đã xây dựng

được hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường không khí tạo cơ

sở thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia vào bảo vệ môi

trường không khí [6].

Thứ hai, theo đánh giá của Cục Môi trường EU, hiệu quả xử phạt vi

phạm về bảo vệ môi trường không khí luôn chỉ ở mức tương đối. Mặc dù việc

xử phạt là những công cụ rất hiệu quả để ngăn ngừa cũng như giảm nhẹ và

khắc phục thiệt hại môi trường không khí do không tuân thủ pháp luật song

nó chỉ thực sự phát huy khi được sử dụng kết hợp với các giải pháp khác

mang tính phòng ngừa [39, tr.5].

Thứ ba, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan môi trường, cơ quan hành

pháp và lập pháp nói cách khác giữa cơ quan làm luật và cơ quan thực thi

pháp luật ở các quốc gia EU. Điều này tạo nên sức mạnh trong việc thực thi

Page 72: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

65

luật pháp ở các quốc gia. Hầu hết các vi phạm pháp luật đều được xử lý cuối

bằng bằng cách phạt hành chính (đánh vào kinh tế), và mức phạt tăng dần

theo thời gian nhờ đó chính quyền các nước thu được một khoản kinh phí

không nhỏ từ việc xử lý vi phạm và tái sử dụng, đầu tư cho các công trình bảo

vệ môi trường không khí.

Thứ tư, trong việc xử lý các vụ án vi phạm về ô nhiễm môi trường

không khí, cơ quan quản lý môi trường sẽ có đầy đủ chuyên môn để xem xét,

đánh giá, vì vậy quá trình hợp tác trong các vụ án xét xử là cần thiết để đảm

bảo tính chính xác của từng vụ việc.

Thứ năm, một số quy định về xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường

không khí chưa hài hòa giữa các vùng, một số tiểu mục xử phạt có liên quan

tới nhiều lĩnh vực khác nhau khiến cho đối tượng bị xử lý bị cộng dồn nhiều

hình phạt dẫn đến việc xử phạt quá cao, gây khó cho cơ quan thực thi; nhiều

quy định pháp lý xử phạt thay đổi một cách liên tục dẫn đến khó khăn trong

việc thực thi; hiện tượng trốn tránh, cố tình vi phạm vẫn xảy ra song không

phải phổ biến nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp không

đủ khả năng trả, thậm chí có doanh nghiệp đứng trên bờ phá sản.

Thứ sáu, các giải pháp về kinh tế được các quốc gia EU sử dụng một

cách linh hoạt. Các công cụ thuế, bảo hiểm, hệ thống thương mại, trợ cấp

được sử dụng song song với nhau dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm

phải trả tiền, hoặc người được hưởng thụ phải trả tiền.

Thứ bảy, EU là cái nôi sản sinh ra nhiều công nghệ hiện đại, tiết kiệm

nhiên liệu, bảo vệ môi trường, chẳng hạn công nghệ trong lĩnh vực giao

thông, sản xuất xe hơi, xe đạp điện, điện mặt trời….Để có được công nghệ

này, các quốc gia EU có đầu tư thỏa đáng để phát triển khoa học công nghệ

thông qua các quỹ bảo vệ môi trường. Hệ thống các trạm quan trắc được xây

Page 73: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

66

dựng đồng bộ, vì vậy các số liệu đo đếm, thu thập liên tục từ đó giúp EU có

thể xây dựng được hệ thống cảnh báo trên toàn khu vực.

Thứ tám, ở tầm vi mô, các quốc gia đều phát huy vai trò của các tổ

chức, mạng lưới xã hội, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường,

chú ý đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trách nhiệm của cá

nhân trước các vấn đề chung. Đây cũng là những kinh nghiệm quý các nước

trên thế giới nói chung có thể tham khảo và vận dụng trong đó có Việt Nam.

Page 74: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

67

Chương 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi

trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi

trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây

ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí

hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp

hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi

trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo

chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan

trọng.

Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp

Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp

vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc

bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp

cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất

phân tán, do quá trình đô thị hoá, phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên

hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội thành của nhiều thành

phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có

khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội

thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300

cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Trong các năm gần đây nguồn ô

nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội thành có phần giảm bớt do các

tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm

nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nội đã đầu tư

Page 75: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

68

xây dựng kỹ thuật hạ tầng 10 cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoại thành

với tổng diện tích đất quy hoạch 2.573ha để khuyến khích các xí nghiệp cũ ở

trong nội thành di dời ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt, thành phố Hà Nội

có chế độ thưởng tiến độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 - 2004, mức

thưởng từ 10 triệu đến 500 triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã

di chuyển được 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công

ty Cổ phần Dệt 10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê,...

Hiện nay có 6 công ty đang di chuyển là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà

Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng Long.

Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức

cao nhất) cho những doanh nghiệp di dời trong năm 2002, mức thưởng này

chỉ còn 50% đối với các doanh nghiệp di dời vào năm 2003 và chỉ còn 40%

nếu di dời vào năm 2004. Tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh khác cũng đã đầu tư

kỹ thuật hạ tầng xây dựng một số cụm công nghiệp nhỏ để tập trung các

doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề ở đô thị và làng nghề vào các

cụm công nghiệp này,...

Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm

công nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai

Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I

(Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô

nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc

biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm,

các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện

thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính

do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất

khác.

Page 76: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

69

Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động,

một số bài báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết

mòn" đối với làng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít

khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những

làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng

nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô

nhiễm môi trường không khí.

Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập

trung vào 82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành

"Đánh giá tác động môi trường", nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp

bảo vệ môi trường đã được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi

trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường.

Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện

đốt than, chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây

ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải

Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao

thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm

1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại

khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao

thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường

không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô

nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng

70%.

Page 77: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

70

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, năm 1990 có

34.222 xe ôtô, năm 1995 có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham gia giao

thông. Như vậy sau 10 năm số lượng ôtô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần. Về xe

máy ở Hà Nội năm 1996 mới có khoảng 600.000 xe máy, năm 2001 gần 1

triệu, năm 2002 tăng tới hơn 1,3 triệu xe máy, bình quân khoảng 1 xe máy/2

người dân. Ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 mới có khoảng 1,2 triệu xe

máy, năm 2001 gần 2 triệu xe, năm 2002 gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số

lượng xe máy ở các đô thị nước ta mỗi năm tăng khoảng 15 - 18%, số lượng

xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 - 10%.

Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng

Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,...

rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây

dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong

quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi

trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong

không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới

10 - 20 lần.

Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân

Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá

cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun

nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và

dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn

gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình

trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.

Page 78: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

71

Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và

năm 2003, ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,

Đà Nẵng, đặc biệt là ở các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số

gia đình có mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu

bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất

nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện

tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang

dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ

khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc

nhóm bếp và ủ than.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm bụi:

Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm

bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông

lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.

Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở

sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho

phép.

Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành

phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn

cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi

lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra

quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ

bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.

Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi

trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố

Page 79: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

72

Cần Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm

bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa

mưa.

Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và

Tây Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh,

Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành phố, thị xã

Nam Bộ.

Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung

còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như

là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển

đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô

nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 -

1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam

(1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m3),...

Ô Nhiễm khí SO2:

Nói chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công

nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép.

Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long An có nồng độ khí

SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 2 lần, ở các

thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh,

Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO2 trung bình ngày đều

dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần.

Dựa trên thực trạng chất lượng môi trường không khí, và các biện pháp

bảo vệ môi trường không khí mà Việt Nam đang áp dụng. Kết hợp với kinh

Page 80: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

73

nghiệm rút từ kinh nghiệm quản lý của các nước EU tác giả sẽ đề xuất một số

giải pháp bảo vệ tốt hơn chất lượng môi trường không khí của Việt Nam.

3.2. Những khó khăn về lý chất lượng môi trường không khí ở Việt

Nam

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi

trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi

trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây

ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí

hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp

hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi

trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo

chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan

trọng

Cho đến nay, nước ta cũng thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi

trường không khí như luật pháp, chính sách; giải pháp kinh tế; công nghệ kỹ

thuật; truyền thông; hợp tác trong nước và quốc tế song vẫn gặp nhiều khó

khắn, bất cập như sau:

Thứ nhất là về nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về vấn đề

bảo vệ không khí nói riêng quản lý môi trường nói chung mặc dù đã có nhiều

tiến bộ song vẫn còn ở mức thấp. Một bộ phận không nhỏ người dân không

biết các văn bản quy định về bảo vệ môi trường không khí hoặc các quy định

xử phạt nên người dân vẫn cứ tiến hành xả rác thải bừa bãi gây ô nhiễm

không khí.

Thứ hai là cơ chế phối hợp và nguồn nhân lực còn thiếu. Hiện chưa có

cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm có hiệu quả giữa các cấp ngành

Page 81: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

74

trong việc triển khai thực hiện quyết định 64/ 2003/QĐ-TTg, đặc biệt là với

các sở trực thuộc trung ương nhưng nằm trên địa bàn do tỉnh quản lý.

Thứ ba là tác quy định còn chồng chéo, chưa đồng bộ và thiếu tính khả

thi. Một số quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí còn bị chống lấn, trùng

lặp với các quy định khác. Một số quy định đưa ra không thể áp dụng vào

thực tế chẳng hạn trả phí ô nhiễm với từng chất khí gây khó khăn cho doanh

nghiệp. Thậm chí một số doanh nghiệp họ cho rằng nếu thu như vậy thì doanh

thu của doanh nghiệp không đủ để trả phí.

Chế tài để xử lý các hành vi vi phạm xả thải gây ô nhiễm không khí còn

hạn chế, chưa đủ sức răn đe, chỉ có khung hình phạt hành chính, chưa có

khung phạt hình sự cũng như chưa có quy định chi tiết về thiệt hại; giám định

thiệt hại; giải quyết bồi thường thiệt hại, giải quyết khiếu kiện tập thể.... Có

thể nói, thiếu rõ ràng và minh bạch đang là vấn đề nổi lên trong các văn bản

quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm. Điều đó không chỉ gây khó hiểu cho

người dân, doanh nghiệp và còn cả chính quyền dẫn đến tình trạng cố tình

làm sai và hiểu sai văn bản.

Việc tuân thủ các chế tài, luật pháp còn nhiều hạn chế. Trong một số

trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được các doanh nghiệp, nhà

thầu coi như một thủ tục nhằm hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt

các dự án, hoạt động đầu tư.

Thứ tư là thiếu một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu do không đủ về

nguồn kinh phí, nguồn nhân lực chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức đồng thời

chưa được quyền cưỡng chế nếu cơ sở, cá nhân đó vi phạm về bảo vệ môi

trường không khí.

Thứ năm là tài chính. Đầu tư tài chính từ nhà nước cho việc kiểm soát ô

nhiễm không khí còn hạn chế. Hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm đều thiếu nguồn

Page 82: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

75

vốn để thực thi các biện pháp triệt để. Nhiều cơ sở gây ô nhiễm là cơ sở công

ích của nhà nước, kinh phí xử lý do nhà nước cung cấp nhưng các cơ sở này

lại chưa thực hiện tốt

3.3. Đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ

môi trường không khí

3.2.1. Xây dựng và thực thi có hiệu quả luật pháp, chính sách

Việt Nam cần xây dựng và thực thi có hiệu quả luật pháp và chính sách

để bảo vệ môi trường không khí. Hệ thống luật pháp phù hợp, nhất quán, chặt

chẽ là yếu tố quan trọng giúp các cơ quan thực thi có thể làm tốt nhiệm vụ của

mình.

Những năm qua Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, luật pháp liên

quan đến quản lý môi trường không khí nhưng chưa chặt chẽ và đồng bộ. Hệ

thống tổ chức, phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và có sự phân

công tương đối cụ thể từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên các chính

sách, luật pháp còn bộc lộ nhiều điểm bất cập đồng thời việc quản lý và thực

hiện của các cơ quan từ trung ương tới địa phương, doanh nghiệp còn chưa

hiệu quả. Nguyên nhân xuất phát từ bản thân các chính sách, luật pháp chưa

hoàn thiện, đội ngũ thực thi, quản lý kém hiệu quả. Phân công trách nhiệm

còn chồng chéo nhau, quy hoạch khó thực hiện.

Do đó đó để bảo vệ môi trường không khí thành công hệ thống chính

sách về quản lý rác thải cần phải được thực hiện dựa trên nền tảng một khung

pháp lý đồng bộ.

Trước hết cần rà soát lại các quy định cần đảm bảo sự thống nhất, đồng

bộ. Cần quy định và xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm quy định về bảo vệ môi

trường không khí.

Page 83: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

76

Đối với các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới kinh nghiệm từ các nước Châu

Âu cho thấy, việc xây dựng tiêu chuẩn liên quan tới việc xả thải ra môi trường

không khí cần phải được xem xét kỹ lưỡng dựa trên nguồn nguyên liệu đầu

vào. Nói cách khác cần có những quy định nghiêm ngặt đối với các loại vật

liệu, thành phần, hợp chất hóa học có liên quan đến quy trình sản xuất dễ gây

ô nhiễm môi trường không khí. Những quy định này sẽ giúp giảm thiểu đáng

kể việc sử dụng các nguyên liệu độc hại trong quá trình sản xuất. Đồng thời

những tiêu chuẩn này cần được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước

Nhà nước có chính sách và các quy đinh rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi

để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia thực hiện kiểm

soát ô nhiễm không khí; khuyến khích các thành phần này xây dựng, tham gia

một cách có trách nhiệm vào việc gìn giữ môi trường không khí.

Cần có chính sách, quy định minh bạch trong việc bảo vệ môi trường

trường không khí. Chẳng hạn các cơ quan hoạch định chính sách của nhà

nước cần có những nghiên cứu thiết thực nhằm xây dựng một cơ chế tham gia

hiệu quả của chính quyền, cộng đồng nhất là những cộng đồng bị ảnh hưởng

tiêu cực từ ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng quá mức nguồn tài

nguyên, hoặc không có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung.

Kết hợp việc thanh kiểm tra, giám sát và xử phạt hành chính một cách

thường xuyên, đảm bảo cho các quy định được thực thi.

Đối với doanh nghiệp các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường

không khí cần phải có lộ trình thực hiện rõ ràng từ khuyến khích tới bắt buộc

áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo các doanh nghiệp

có thể hiểu rõ các quy định cũng như có phương án chuyển đổi, thay thế và

điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với điều luật quy định. Doanh

Page 84: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

77

nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu các quy định về quản lý rác

thải đồng thời thực hiện một cách nghiêm túc.

3.2.2. Sử dụng linh hoạt, hợp lý công cụ kinh tế

Ở nước ta, bước đầu cũng áp dụng một số công cụ kinh tế trong bảo vệ

môi trường không khí như thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu, phí

bảo vệ môi trường đối với các chất gây ô nhiễm..... Bước đầu công cụ này đã

khuyến khích được người dân giảm bớt lượng khí xả thải ra môi trường. Tuy

nhiên với tốc độ phát triển kinh tế như ở nước ta thì nhu cầu về nguyên, nhiên

vật liệu, giao thông... ngày càng tăng sẽ làm tăng áp lực lên môi trường không

khí. Thêm vào đó công tác thu phí xả thải ra không khí của doanh nghiệp là

vô cùng khó khăn; quy định xử phạt chưa đủ mạnh khiến cho người nộp dễ

chây ì, không chịu thực hiện.

Kinh nghiệm cho thấy cần sử dụng linh hoạt công cụ kinh tế trong điều

kiện của Việt Nam, cụ thể là có chính sách miễn, giảm, hỗ trợ cho các doanh

nghiệp về thuế, phí xả thải khi họ gặp khó khăn. Nhà nước và chính phủ có

những ưu đãi nhất định cho khu vực cộng đồng địa phương tự quản về bảo vệ

môi trường như tổ chức tuyên dương, hỗ trợ vốn phát triển mô hình sản xuất,

kinh doanh thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái .v.v..

3.2.3. Nâng cao nhận thức của các thành phân dân cư thông qua hoạt

động giáo dục, truyền thông

Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ môi trường không khí

là một giải pháp hay để giảm thiểu ô nhiễm được các quốc gia EU áp dụng.

Thông thường trách nhiệm cá nhân trước doanh nghiệp về việc bảo vệ môi

trường không khí thường không được doanh nghiệp quan tâm nhiều nên khi

phát hiện có vấn đề về ô nhiễm họ có thể không thông báo cho chủ doanh

nghiệp khiến vấn đề này không được giải quyết sớm. Điều này rất có ý nghĩa

Page 85: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

78

khi ở nước ta quan điểm về “của chung, của công” khiến không ít người thực

hiện bảo vệ.

Việc nâng cao nhận thức này thường được tiến hành thông qua giải

pháp truyền thông đại chúng một cách thường xuyên, liên tục từ đó giảm bớt

các hành vi xấu gây hại tới môi trường không khí.

Đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trường từ gia đình tới trường học

nhằm giúp thế hệ trẻ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với

môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng, xây dựng nếp sống

văn minh, gần gũi với tự nhiên. Trải nghiệm, khám phá tự nhiên, quan sát

hoạt động sản xuất, xả thải ra môi trường của con người có thể coi là hình

thức hữu hiệu giúp khơi dậy lòng yêu thiên nhiên cho học sinh và những

người tham gia. Kinh nghiệm từ các nước EU cho thấy, nhà trường cũng như

các tổ chức bảo vệ môi trường cần có khuyến khích, ưu tiên cho học sinh

tham gia vào các hành trình khám phá tìm hiểu tự nhiên, từ đó giúp học sinh

tích lũy thêm những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như khơi dậy lòng

yêu quê hương, đất nước

3.2.4. Phát triển công nghệ thu gom, xử lý khí thải, hoàn thiện các trạm

đo giám sát chất lượng môi trường không khí

Ở Việt Nam việc nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sạch, công

nghệ thu gom, xử lý khí thải, tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên vật liệu giảm

thiểu lượng khí thải tạo ra, mới được đề cập tới trong một vài năm gần đây.

Trong khi đó việc triển khai ứng dụng công nghệ mới lại gặp rất nhiều khó

khăn và bất cập. Chẳng hạn, Việt Nam có một số nghiên cứu giảm thiểu ô

nhiễm không khí của các lò đốt chất thải rắn xong việc phân loại triệt để

nguồn rác thải trước khi đưa vào lò đốt chưa được tiến hành đúng nên hiệu

Page 86: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

79

quả việc đốt rác là không cao, khí thải từ các lò đốt này vẫn còn tác động xấu

tới môi trường.

Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu cho thấy, việc nghiên cứu, xây

dựng, phát triển cộng nghệ sạch, công nghệ thu gom, xử lý khí thải cần được

ưu tiên trong các chương trình nghiên cứu, ứng dụng, điều này giúp Việt Nam

giảm thiểu việc phải nhập hệ thống máy móc từ nước ngoài. Các doanh

nghiệp ngoài việc hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu trong nước

về bảo vệ môi trường không khí nên chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu,

tìm hiểu và áp dụng công nghệ sạch công nghệ sạch vào sản xuất để hạn chế

lượng khí thải ra môi trường xung quanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên

cơ sở đó nhà nước cần có chính sách nhất quán, dài hạn hỗ trợ cho các doanh

nghiệp phát triển công nghệ xử lý môi trường từ vốn, người nhân lực….

3.2.5. Một số giải pháp khác

Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí cần được sử dụng linh

hoạt. Tại một khu vực cụ thể, nhiều giải pháp được sử dụng song song với

nhau, địa phương đó cần có đánh giá xem hiệu quả của các giải pháp đó như

thế nào từ đó đưa ra một giải pháp mũi nhọn.

Kinh nghiệm của các nước Châu Âu cho thấy, cần khuyến khích và đa

dạng hóa các thành phần kinh tế cùng tham gia kiểm soát ô nhiễm không khí.

Ngoài việc người dân tự kiểm soát các hoạt động xả thải từ phía hộ gia đình,

doanh nghiệp tự kiểm soát hoạt động xả thải của chính họ cũng được tham gia

kiểm soát của cơ quan quản lý .

Phân cấp trách nhiệm rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ trong việc

kiểm soát ô nhiễm không khí từ trung ương tới địa phương. Củng cố việc hợp

tác, phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, chia sẻ kỹ năng,

chia sẻ thông tin… giữa các cơ quan để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Page 87: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

80

Page 88: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

81

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở EU và

gợi mở cho Việt Nam tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Là một khu vực có nền kinh tế phát triển nhưng hàng năm EU vẫn

phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động giao

thông, sinh hoạt, công nghiệp, xử lý chất thải rắn. Mặc dù mức độ ô nhiễm

không phải ở mức đáng báo động như các quốc gia phát triển song nó cũng

gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, môi trường, sức khỏe cho người dân ở EU.

2. Các giải pháp được áp dụng nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí

được EU thực hiện một cách có hiệu quả từ cấp liên minh đến các quốc gia

thành viên, đây là nguồn kinh nghiệm quý cho các nước trên thế giới học tập

như xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách luật pháp, sử dụng công cụ

kinh tế, giải pháp giáo dục truyền thông, hợp tác quốc tế.

3. Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở việt Nam bao

gồm: xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách, luật pháp về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí; Sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ kinh tế;

Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí thông qua

giáo dục, truyền thông; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật

nhằm thu gom, xử lý khí thải, hoàn thiện các trạm đo giám sát chất lượng môi

trường không khí…

Có thể nói rằng, công cuộc bảo vệ môi trường là cuộc chiến lâu dài,

khó khăn giữa cái lợi trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ (của cá nhân, tổ

chức) và lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội. Để kiểm soát ô nhiễm

Page 89: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

82

môi trường không khí thành công đòi hỏi sự chung tay của tất cả các thành

phần xã hội từ người dân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan quản

lý, chính phủ... đồng thời phải có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kịnh

kinh tế của Việt Nam.

Page 90: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Mộng Lân (2007) Các công cụ quản lý môi trường, Nhà

xuất bản KHKT, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013) Báo cáo môi trường không

khí quốc gia, Nhà xuất bản Tài nguyên và Môi trường.

3. Lê Văn Khoa (Chủ biên) (2003), Khoa học môi trường, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2005), Quản lý môi trường

cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Ndminhduc (2015), Scandal gian lận của Volkswagen bị đưa ra

ánh sáng như thế nào?, 29/9, URL: https://tinhte.vn/threads/scandal-gian-lan-

cua-volkswagen-bi-dua-ra-anh-sang-nhu-the-nao.2512561/, truy cập ngày

20/4/2018.

6. Nguyễn Thị Ngọc (2016) Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí ở Liên minh Châu Âu, đề tài cấp Viện.

7. Phạm Ngọc Đăng, (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu

công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội

8. Trân Thanh Lâm, (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh

tế, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

9. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh, 2009, Giáo

trình cơ sở môi trường không khí, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng, 2008, Con người và

môi trường, Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

11. Quốc hội, 2014, Luật bảo vệ môi trường, Luật số 55/2014/QH13.

12. Cục Bảo vệ Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường

quốc gia năm 2010, Hà Nội, trang 34

Page 91: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

Tiếng Anh

13. Belcham, 2014, Manual of environment management, EU

commission publishing.

14. Carslaw, D., Sean Beevers, E. Westmoreland, Martin Williams,

J. Tate, T. Murrells, John R. Stedman, et al. 2011. Trends in NOX and NO2

Emissions and Ambient Measurements in the UK.

15. Central for global dialog. 2014. Environmental law and

regulation in the european union, 26/10, URL:

http://cgd.swissre.com/risk_dialogue_magazine/Environmental_liability/Envir

onmental_law_and_regulation_in_the_European_Union.html, truy cập ngày

7/4/2018.

16. Cristina Guerreiro and others, 2015, Air quality in Europe —

2015 report, Luxembourg: Publications Office of the European Union.

17. EC, 2013a, Commission Staff Working Document

Accompanying the Communication on a revised EU Strategy on Air Pollution

Proposal for a revision of Directive 2001/81/EC on national emission ceilings

for certain atmospheric pollutants. Proposal for a legislative instrument on

control of emissions from Medium Combustion Plants — Impact Assessment,

SWD (2013) 531, European Commission, Brussels,

(http://ec.europa.eu/environment/archives/air/pdf/Impact_assessment_ en.pdf)

accessed 4 September 2015.

18. EEA, 2015, Air pollution — emissions of selected

pollutants,18/12, URL: http://www.eea.europa.eu/soer-2015/countries-

comparison/air, truy cập ngày 29/5/2018.

19. EEA. 2016, Electric vehicles in Europe. Luxembourg:

Publications Office of the European Union, p. 7.

Page 92: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

20. Eleanor Stokes, Ann Edge and Anne West, 2001, Environmental

education in the educational systems of the European Union, the Environment

Directorate-General of the European Commission report, p.

21. EU commission, 2014. Guidelines on state aid for

environmental protection and energy 2014-2020. European Union Instiution

bodies offices and agencies: p.11

22. EU, 2000, Directive 2000/53/EC of the European Parliament and

of the Council of 18 September 2000 on end-of life vehicles (OJ L 269,

21.10.2000, p. 34).

23. European Comission. 2013. Environment: New policy package to

clean up Europe's air, 18/12, URL: http://europa.eu/rapid/press-release_IP-

13-1274_en.htm, truy cập ngày 14/3/2018.

24. European Comission. 2013. The clean Air Policy Package,

18/12, URL: http://ec.europa.eu/environment/air/clean_air_policy.htm, truy

cập ngày 14/5/2018.

25. European comission. 2016. Additional toolsFacebookTwitter

YouTube Print versionDecrease textIncrease text Implementation of ambient

air quality legislation, 8/6, URL:

http://ec.europa.eu/environment/air/quality/legislation/index.htm, truy cập

ngày 3/1/2018.

26. European comission. 2016. Air pollutants from road transport.

27/6, url: http://ec.europa.eu/environment/air/transport/road.htm, truy cập

ngày 4/5/2018.

27. European comission. 2016. Review of the EU Air policy, 31/8,

URL:

http://ec.europa.eu/environment/air/review_air_policy.htm&usg=ALkJrhjBW

OQ3mcgv6_yd8Vzax06wT_kW9Q, truy cập ngày 24/5/2018.

Page 93: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

28. European environment agency. 2016. Surplus emission permits

start decreasing in the EU’s emissions trading system, 17/10, URL:

http://www.eea.europa.eu/highlights/surplus-emission-permits-start-

decreasing, truy cập ngày 7/11/2017.

29. European Environment Agency.2016. Air pollution, 3/6, URL:

http://www.eea.europa.eu/themes/air/intro, truy cập ngày 7/11/2017.

30. European Environment Agency. 2017. Air Quality in Europe – 2017

Report, URL: https://www.eea.europa.eu/publications/air-quality-in-europe-

2017

31. Eurostat metadata. Nd. Air emissions accounts and intensities.

http://ec.europa.eu/eurostat/cache/metadata/en/env_ac_ainah_r2_esms.htm,

truy cập ngày 30/5/2018.

32. Eurostat, 2016, Electricity generated from renewable sources.

http://ec.europa.eu/eurostat/tgm/table.do?tab=table&init=1&language=en&pc

ode=tsdcc330&plugin=1) accessed July 2016.

33. Eurostat. Nd. Target. URL:

http://ec.europa.eu/eurostat/web/europe-2020-indicators/europe-2020-

strategy/targets, truy cập ngày 31/10/2017.

34. Eurostatat, 2012. Glossary: Final energy consumption, 7

September, URL: http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-

explained/index.php/Glossary:Final_energy_consumption, truy cập ngày

28/10/2017.

35. Eurostatat, 2014. Glossary: Primary energy consumption, 11

December, URL: http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-

explained/index.php/Glossary:Primary_energy_consumption, truy cập ngày

28/5/2018.

Page 94: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

36. Eurostatat. N.d. Europe 2020 in a nutshell. URL:

http://ec.europa.eu/eurostat/web/europe-2020-indicators/europe-2020-

strategy, truy cập ngày 28/5/2018.

37. Hacker, F., Waldenfels, R. and Mottschall, M., 2015,

Wirtschaftlichkeit von Elektromobilität in gewerblichen Anwendungen.

Betrachtung von Gesamtnutzungskosten, ökonomischen Potenzialen und

möglicher CO2-Minderung im Auftrag der Begleitforschung zum BMWi

Förderschwerpunkt IKT für Elektromobilität II: Smart Car – Smart Grid –

Smart Traffic, Öko-Institut, Berlin.

38. HUNG Yung-Tse, 2012, Handbook of environment and waste

air management. Volume 1. Air and water pollution control, World scientific

publishing.

39. Jendrośka Jerzmański Bar & Partners. 2004. Study on measures

other than criminal ones in cases where environmental Community law has

not been respected in a few candidate countries. For the European

Commission (DG Environment), p. 5.

40. Jens Borken-Kleefeld, Leonidas Ntziachristos. 2012. The

potential for further controls of emissions from mobile sources in

Europe.Service Contract on Monitoring and Assessment of Sectorial

Implementation Actions

41. Jordan & Adelle, 2012, Environmental policy in the EU, Actors

Instutions and processes publishing

42. Larsson, 2004,. Environmental subsidies-a review of subsidies in

Sweden between 1993 and 2000. Miljö och regional statistik : Statistiska

centralbyrån.

Page 95: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

43. Macdonald, L., 2014, Bulgarian city introduces free parking for

electric cars, 12/11, URL: http://www.eltis.org/discover/news/bulgarian-city-

introduces-free-parking-electric-cars, accessed July 2016.

44. Mark A. & Clare M., 2010, European Nitrogen assesement,

Cambrige: European sciences foundation.

45. Montgomery, W.D. "Markets in Licenses and Efficient Pollution

Control Programs." Journal of Economic Theory 5 (Dec 1972):395-418

46. National report for Belgium. 2015. Evaluation Study on the

Implementation of Directive 2008/99/EC on the Protection of the

Environment through Criminal Law by Member States. Milieu Ltd.

(Belgium), 15 rue Blanche, B-1050, Brussels, p.27

47. Pallemaerts, 2006, Sancitioning economic crime, the institute for

European studies, Brussel.

48. VanDeveer, 2010, Regional governance and environmental

problems, Blackwell publishing.

49. Wikipedia, n.d, Air pollution, URL:

https://en.wikipedia.org/wiki/Air_pollution, truy cập ngày 29/5/2018.

Page 96: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

PHỤ LỤC

Sơ đồ 1: Mức độ tập trung PM10 ở EU năm 2013

Nguồn: Cristina Guerreiro and others, 2015, Air quality in Europe — 2015

report, Luxembourg: Publications Office of the European Union, p.21.

Page 97: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

Sơ đồ 2: Mức độ tập trung PM2.5 ở EU năm 2013

Nguồn: Cristina Guerreiro and others, 2015, Air quality in Europe — 2015

report, Luxembourg: Publications Office of the European Union, p.24.

Page 98: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

Sơ đồ 3: Mức độ tập trung O3 ở EU năm 2013

Nguồn: Cristina Guerreiro and others, 2015, Air quality in Europe — 2015

report, Luxembourg: Publications Office of the European Union, p.26.

Page 99: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở

Sơ đồ 4: Mức độ tập trung BaP ở EU năm 2013

Nguồn: Cristina Guerreiro and others, 2015, Air quality in Europe — 2015

report, Luxembourg: Publications Office of the European Union, p.34.