23
NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC HÀNH NGUỒN CUNG BỀN VỮNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÓ ĐẠO ĐỨC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2018 BÁO CÁO HỘI THẢO SUPPORTED BY

BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

i BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC HÀNH NGUỒN CUNG BỀN VỮNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÓ ĐẠO ĐỨC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2018

BÁO CÁO HỘI THẢO

SUPPORTED BY

Page 2: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

Thành công của sự kiện này có được nhờ nỗ lực và sự hỗ trợ nhiệt tình của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội trong vai trò đồng tổ chức, cùng với các đối tác chính là Đại sứ quán Thụy Điển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tp.HCM (Sở LĐ, TB&XH).

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể khách mời tọa đàm và các diễn giả đã dành thời gian tham gia sự kiện lần này, bao gồm các Ông H.E. Giles Lever, Bà Victoria Rhodin Sandström, Ông Trần Ngọc Liêm, Ông Ian Pascoe, Ông Tim Galvin, Ông George Williams, Ông Alexander Christopher Falter, Ông Bill Watson, Ông Kanwarpreet Singh, Ông Florian Beranek và Bà Mimi Vũ. Trân trọng cảm ơn Bà Christina Amel đã chủ trì phiên thảo luận.

Chúng tôi xin cảm ơn những đóng góp của British Business Group Việt Nam (BBGV) và Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) cho sự kiện lần này.

Cuối cùng, chúng tôi đặc biệt cảm ơn Bộ phận Hợp tác Phát triển Vùng thuộc Đại sứ quán Thụy Điển tại Thái Lan và Quỹ Phát triển Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM Development Fund) đã hỗ trợ chương trình Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Mua bán người (CREST).

David Knight, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam và Điều phối khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................................IIBỐI CẢNH .............................................................................................................................1GIỚI THIỆU VỀ HỘI THẢO ...................................................................................................2

Nâng cao Cơ hội tiếp cận Thị trường dành cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực hành Nguồn cung bền vững và Quan hệ lao động có Đạo đức trong Chuỗi cung ứng .................................................................................................................2

KHAI MẠC..............................................................................................................................3BÀI THAM LUẬN CHÍNH ......................................................................................................5

Chính sách xã hội bền vững và quan hệ lao động có trách nhiệm, những yếu tố chính để nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường ..................................................5

Tọa đàm 1: Tìm hiểu Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại và tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân ...........6

Tọa đàm 2: Chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp: Thách thức và cơ hội trong quá trình hướng đến các thực hành quan hệ lao động có đạo đức .........................8

THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ ..................................................................................................11

Pháp luật về Phòng chống nô lệ hóa thời hiện đại và các quan hệ đối tác toàn cầu: Vì sao có đạo luật về phòng chống nô lệ hóa thời hiện đại, các công ty cần làm gì để tuân thủ và vượt lên trên sự tuân thủ? ......................................................11

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................14ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ VỀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC ...............................................15

Nội dung chương trình ..................................................................................................19

Page 3: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

1 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

Tình trạng nô lệ hóa thời hiện đại vẫn là thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu và hiện đang diễn ra ở nhiều ngành khác nhau. Các công ty lớn trên thế giới thường tìm nguồn cung sản phẩm và dịch vụ tại Châu Á, nơi thường có tình trạng thuê lao động di cư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm hơn 60% trong số 40 triệu nạn nhân của nô lệ hiện đại (2017), tỷ lệ lao động cưỡng bức cao nhất thế giới. Năm 2017, số nạn nhân của lao động cưỡng bức trong khu vực tư nhân là 16 triệu người. Tình trạng Ràng buộc bởi nợ nần ảnh hưởng đến hơn 17% người trong độ tuổi trưởng thành bị buộc phải làm việc trong ngành nông nghiệp, giúp việc nhà hoặc chế xuất và gia công (2017). Nhiều nạn nhân trong số này là lao động di cư được thuê làm việc trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty. Các công ty có thể vô tình vướng vào một số rủi ro do phụ thuộc vào các mô hình kinh doanh thâm dụng lao động và hạn chế trong tính minh bạch trong tuyển dụng và di cư, cũng như tình trạng lao động nhập cư mắc nợ để có được công việc. Thiếu nhận thức về tiêu chuẩn lao động, những thực hành tuyển dụng có trách nhiệm cũng như năng lực của nhà cung ứng trong thực thi các chính sách và vận hành hệ thống quản lý có thể làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của người lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc tạo ra sự thay đổi, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư Liên hợp quốc đã hợp tác ngày càng chặt chẽ với các công ty có thuê lao động di cư trong chuỗi cung ứng.

Chương trình Trách nhiệm Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Mua bán người (CREST) của IOM là sáng kiến khu vực nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của khối tư nhân trong việc phát huy quyền con người và quyền làm việc của lao động di cư trong hoạt động của công ty và trong chuỗi cung ứng.

BỐI CẢNH

Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SGDs) công nhận khối tư nhân là tác nhân quan trọng đóng góp vào các tiến bộ kinh tế xã hội toàn cầu. Các công ty tư nhân cũng có thể phát huy ảnh hưởng tích cực to lớn trong giải quyết nạn bóc lột sức lao động trong chuỗi cung ứng và dần được công nhận về nghĩa vụ xã hội và pháp lý để làm như vậy.

Các xu hướng toàn cầu về tăng cường hoạt động thẩm định và giải trình trong Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại của Anh, Đạo luật về Minh bạch Chuỗi cung ứng của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của doanh nghiệp của Pháp và Luật yêu cầu thẩm định lao động trẻ em của Hà Lan cũng như các điều luật tương tự sắp áp dụng tại các nước như Úc đã thúc giục các công ty xác định những yếu tố rủi ro quan trọng ở các khu vực địa lý và các ngành cũng như hiểu được cách mà các yếu tố liên quan đến di cư làm tăng rủi ro trên.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Sự tăng trưởng này có được nhờ vào đầu tư mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ưu tiên vào lĩnh vực sản xuất và gia công. Tuy nhiên, mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia đang mở rộng ra nhiều nước cũng làm tăng tính cạnh tranh cho bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Những điều luật mới và môi trường trách nhiệm giải trình ở mức độ tự nguyện hay bắt buộc cùng với đòi hỏi ngày càng cao đến từ người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng như những quy định về mua sắm đấu thầu và ký kết hợp đồng như Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EUFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại vô vàn cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Page 4: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

2 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

thảo đã thảo luận về ảnh hưởng của các quy định quốc tế trong chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm điển hình trong bối cảnh Việt Nam và khu vực.

Mục tiêu của hội thảo bao gồm:

• Cung cấp nền tảng để tăng cường sự hiểu biết về bức tranh toàn cảnh về nô lệ hóa thời hiện đại và các xu hướng yêu cầu thẩm định và giải trình, quy định về mua sắm và ký hợp đồng trong các hiệp định thương mại.

• Tạo cơ hội thảo luận về những thực hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội như một động lực chính mở ra các cơ hội thị trường ở Việt Nam và xa hơn.

• Nhấn mạnh những thông lệ tốt và các cơ hội hướng đến quan hệ lao động có đạo đức thông qua chia sẻ về cách tiếp cận chính sách bền vững khác nhau của các công ty.

• Nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác và các giải pháp thiết thực trong tuân thủ và thực hành trách nhiệm xã hội.

Báo cáo hội thảo này trình bày những chủ điểm thảo luận quan trọng và những chủ đề chính trong hội thảo bao gồm thông lệ tốt nhất và những cách tiếp cận thành công kèm theo những khuyến nghị đề xuất cùng với các nguồn lực cho tiến trình phía trước.

NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC HÀNH NGUỒN CUNG BỀN VỮNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÓ ĐẠO ĐỨC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Thụy Điển cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán Anh và Tổ chức IOM đã cùng phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam: Thực hành nguồn cung bền vững và quan hệ lao động có đạo đức trong chuỗi cung ứng’ vào ngày 20/03/2018 như một phần nằm trong Chương trình Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Mua bán người (CREST) do Bộ phận Hợp tác Phát triển Vùng thuộc Lãnh sự quán Thụy Điển tại Thái Lan tài trợ.

Hội thảo thu hút hơn 60 đại biểu từ cộng đồng doanh nghiệp, lãnh đạo nhà nước các cấp và các tổ chức phi chính phủ (NGO) bao gồm công ty Coats, ECCO, IKEA và Hãng luật Hogan Lovells, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổ chức LIN - Trung tâm Phát triển Cộng đồng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Quỹ Pacific Links, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Chương trình Better Work Vietnam thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng với sự góp mặt của doanh nghiệp từ các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Hội

GIỚI THIỆU VỀ HỘI THẢO

Page 5: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

3 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

PHIÊN KHAI MẠC

• H.E. Giles Lever Đại sứ Anh Đại sứ quán Anh tại Việt Nam

• Victoria Rhodin Sandström Bí thư thứ nhất, Đặc trách các vấn đề chính trị Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam

• Trần Ngọc Liêm Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam, Giám đốc VCCI Tp.HCM • David Knight Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam và Điều phối khu vực Việt Nam, Lào,

Campuchia Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM)

LUẬT PHÁP VỀ CHẤM DỨ T NÔ LỆ HÓA THỜI HIỆN ĐẠI LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI TÌNH TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC CHUỖI CUNG ỨNG

Trong phát biểu mở đầu hội thảo ông Giles Lever, Đại sứ Anh tại Việt Nam đã nêu lên sự phổ biến của tình trạng nô lệ hóa hiện đại và sự trỗi dậy của bối cảnh pháp lý mới đề ra những nghĩa vụ bổ sung dành cho các công ty để minh chứng rằng hàng hóa và dịch vụ không liên quan đến vấn đề nô lệ hóa hiện đại. Với Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại, Vương quốc Anh đang đi đầu trong việc giải quyết vấn đề nô lệ hóa hiện đại trên thế giới.

Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thành lập nhiều Đặc khu kinh tế hơn, các thực hành tuyển dụng và quan hệ lao động tôn trọng và bảo vệ phẩm giá không còn mang tính tự nguyện tự giác nữa mà trở nên bắt buộc cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hội nhập toàn cầu.

Đại sứ quán Anh phối hợp chặt chẽ với nhiều cấp đối tác để giải quyết tình trạng mua bán người và ngày càng tăng cường hợp tác với chính phủ Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp nhằm kéo giảm khả năng xảy ra bóc lột lao động có thể diễn ra tại Việt Nam. Cuối cùng, những doanh nghiệp nào tuân thủ pháp luật sẽ được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh, nhất là dưới sự lớn mạnh của làn sóng tiêu dùng có đạo đức, những quy định trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như các hiệp định thương mại tự do khác.

Page 6: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

4 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

CÁCH TIẾP CẬN LỒNG GHÉP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI, BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Bà Victoria Rhodin Sandström, Bí thư thứ nhất đặc trách các vấn đề chính trị, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, nhấn mạnh tính cần thiết phải tiếp cận tích hợp để giải quyết các vấn đề quyền con người, bất bình đẳng giới và biến đổi khí hậu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở khu vực này đã mang lại tác động tích cực, bà vẫn chỉ ra tính cần thiết phải giải quyết các tác động to lớn về quyền con người và bảo vệ môi trường. Ví dụ, di cư thường mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho lao động di cư nhưng nhiều người trong số này lại là nạn nhân của những trường hợp tuyển dụng và quan hệ lao động không tuân thủ các chuẩn mức quốc tế. Sự tham gia và phối hợp với khu vực tư sẽ là chìa khóa để tìm ra những giải pháp bền vững trong đó trọng tâm nằm ở quyền con người và bình đẳng giới. Bà Victoria cho rằng những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và kinh doanh bền vững không còn xem các hoạt động này là chi phí tăng thêm mà thực ra, các chính sách này khi được chủ động triển khai, sẽ đóng góp bền vững vào sự tăng trưởng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ BỀN VỮNG NHỜ VÀO CÁC THỰC HÀNH TUYỂN DỤNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÓ ĐẠO ĐỨC

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó chủ tịch VCCI Việt Nam và Giám đốc VCCI Chi nhánh Tp. HCM, nhấn mạnh tầm quan trọng trong kinh doanh bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế về quan hệ lao động đối với cộng động doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI. Là một nước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu giữ vị trí chủ lực trong tăng trưởng kinh tế, thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những ưu tiên quan trọng của Việt Nam. Ông Liêm nhắc lại rằng Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về Lao động Cưỡng bức (C29) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và chủ động triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030. Việc phổ biến các thông lệ tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam và xây dựng quan hệ khăng khít với tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ là yếu tố quyết định để thâm nhập thành công vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tầm quan trọng của thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC NHẰM CHẤM DỨ T NẠN NÔ LỆ HÓA VÀ MUA BÁN NGƯỜI

Ông David Knight, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam kiêm Điều phối khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia, trình bày về tầm quan trọng của việc xem xét kỹ lưỡng cách thức đáp ứng của doanh nghiệp.

Mặc dù Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), một cơ quan liên chính phủ, đã chú trọng hợp tác với nhiều chính phủ để chống lại nạn mua bán người nhưng tổ chức IOM cũng ngày càng phối hợp với nhiều doanh nghiệp để giải quyết bền vững và triệt để tình trạng nô lệ hóa thời hiện đại. Những công ty hàng đầu tuân thủ các quy định mới và đồng thời, họ cũng nhận thức cao hơn về nô lệ hóa thời hiện đại cũng như các thực hành về quan hệ lao động và tuyển dụng có trách nhiệm, và các yêu cầu đối với các nhà cung ứng cấp một. Trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức IOM nhận thấy rằng nhiều đối tác đang tìm cách giải quyết những rủi ro này nhưng lại bị hạn chế về năng lực, vì hoạt động phòng ngừa đòi hỏi sự am hiểu sâu hơn về tình cảnh của người lao động và những nguy cơ bị mua bán, vấn đề này thường xuất phát từ tính dễ bị tổn thương và các yếu tố ngoài nơi làm việc, bắt đầu tại giai đoạn tuyển dụng. Lao động di cư đến các trung tâm đô thị tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài để làm việc có những đặc điểm dễ bị tổn thương đặc thù và họ cần được cộng đồng doanh nghiệp chú ý cũng như bảo vệ nhiều hơn .

Do sự di chuyển của lao động ngày càng tăng, IOM càng tăng cường hỗ trợ những doanh nghiệp đảm bảo tuyển dụng có trách nhiệm và đối xử bình đẳng với lao động di cư. Khi hành động có trách nhiệm, doanh nghiệp trở thành một đối tác mạnh nhằm chấm dứt và khắc phục tình trạng nô lệ hóa hiện đại, và quan trọng hơn là ngăn chặn từ đầu. Quan hệ đối tác trong xây dựng năng lực, các công cụ hữu ích và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những rủi ro trên và giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh có được nhờ sức ép pháp lý và đòi hỏi của người tiêu dùng. IOM là một thành viên trong một cộng đồng ngày càng lớn đồng lòng hướng đến nâng cao nhận thức rằng làm điều tốt cho người lao động và cho gia đình họ cũng chính là mang lại điều tốt cho công ty .

Page 7: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

5 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BỀN VỮNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM, NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Ông Ian Pascoe, Giám đốc điều hành, Grant Thornton (Thái Lan), trình bày về chính sách xã hội bền vững và quan hệ lao động có trách nhiệm với vai trò là những yếu tố chính để mang đến cơ hội tiếp cận thị trường. Những rủi ro từ nguồn cung cũng như tuyển dụng không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế rất đa dạng và liên quan đến rủi ro pháp lý, tổn hại uy tín doanh nghiệp, rủi ro giao dịch, những mối đe dọa tài chính và đầu tư và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ông Ian Pascoe phân tích một số rủi ro sau:

• Rủi ro pháp lý: Tính phức tạp từ các yêu cầu pháp lý qua vụ kiện chống lại tập đoàn sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ thủy hải sản Thai Union. Nguồn cung đầu vào cho công ty chỉ có 3% là ở Thái Lan, còn lại phần lớn đến từ Việt Nam. Tập đoàn Thai Union và các công ty con tại Hoa Kỳ hiện đang phải đối mặt với vụ kiện 2 tỷ USD tại bang California do bị cáo buộc rằng họ bán cho khách hàng những sản phẩm từ chuỗi cung ứng có yếu tố lao động cưỡng bức.

• Rủi ro tổn hại uy tín: Thương hiệu là một trong những yếu tố marketing mạnh nhất đối với doanh nghiệp và sự tổn hại về uy tín có thể làm cho giá cổ phiếu giảm.

• Rủi ro giao dịch: Bởi vì nhiều điều luật và quy định ngăn cản việc gia nhập thương mại nếu như các doanh nghiệp không thể chứng minh được sự tuân thủ, những thực hành không có đạo đức có thể dẫn đến rủi ro giao dịch.

• Tiếp cận tài chính: Các thực hành nguồn cung không theo chuẩn mực quốc tế có thể đe dọa khả năng tiếp cận tài chính và đầu tư của doanh nghiệp. Tiếp cận tài chính giữ vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và các biện pháp thẩm

BÀI THAM LUẬN CHÍNH

định cần được áp dụng để đảm bảo rằng sự đầu tư này sẽ không mang đến rắc rối cho các nhà đầu tư.

• Những thách thức về năng suất lao động: Tình trạng thiếu hụt lao động cũng như thiếu hay không phù hợp về kỹ năng đã và đang làm cho cuộc cạnh tranh trong tìm kiếm người lao động và nhân tài càng căng thẳng hơn. Lực lượng lao động có năng lực và tâm huyết là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng. Các yếu tố đóng góp cho tăng trưởng không thể không kể đến việc tăng số lượng lao động và cải thiện năng suất lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề lao động di cư, công ty Grant Thornton đã ký biên bản ghi nhớ với tổ chức IOM để bồi dưỡng kỹ năng về hỗ trợ các doanh nghiệp, tận dụng tác động tích cực của việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận về tuyển dụng lao động di cư và đảm bảo rằng không có công nhân nào phải trả tiền để có chỗ làm và vì thế rơi vào thế ràng buộc bởi nợ nần. Trong thỏa thuận hợp tác này, Grant Thornton và IOM cùng hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập quỹ về thực hành tăng cường tính liêm chính chống nô lệ hóa và mua bán người, đánh giá rủi ro và đáp ứng mong đợi của các bên liên quan. Theo ông Ian Pascoe, môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ nên được xem là một cơ hội. Những doanh nghiệp Việt Nam nào chủ động đưa ra các chính sách và quy trình cần thiết sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường.

Page 8: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

6 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

TỌA ĐÀM 1: TÌM HIỂU ĐẠO LUẬT PHÒNG CHỐNG NÔ LỆ HÓA HIỆN ĐẠI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

• George Williams Luật sự, Hãng luật Hogan Lovells, Văn phòng Tp. HCM

• Tim Galvin Trưởng Bộ phận Nhập cư và Di cư, Đại sứ quán Anh, Hà Nội

• Maximilian Pottler Quản lý Chương trình CREST, IOM

ĐẠO LUẬT PHÒNG CHỐNG NÔ LỆ HÓA HIỆN ĐẠI CỦA ANH: CÁC TÁC ĐỘNG VỀ MẶT PHÁP LÝ ĐẾN KINH DOANH TOÀN CẦU

Ông George Williams, luật sư của hãng luật quốc tế Hogan Lovells, trình bày tổng quan về Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại của Anh. Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại năm 2015 ra đời nhằm mục đích đảm bảo rằng những chuỗi cung ứng cho các công ty lớn không có tình trạng nô lệ hóa hiện đại và dính dáng đến “nô lệ hóa hoặc mua bán người” được định nghĩa trong các cụm từ “nô lệ hóa; giúp việc khổ sai, bị cưỡng bức hoặc bị buộc phải làm việc” và “mua bán người”. Đạo luật này áp dụng cho các tổ chức thương mại có a) giao dịch kinh doanh hoặc có một phần hoạt động kinh doanh tại Anh và b) có doanh thu hàng năm ít nhất là 36 triệu bảng Anh, yêu cầu phải có báo cáo tình trạng lao động nô lệ và mua bán người trong báo cáo thường niên cho mỗi năm tài chính bao gồm hoạt động của tất cả các công ty con chứ không chỉ có công ty mẹ ở Vương quốc Anh. Ban Giám đốc phải phê duyệt báo cáo trên và công bố trên website hoặc cung cấp ngay khi được yêu cầu trong trường hợp công ty không có website. Do đó, đây là văn bản pháp luật có tác động rất sâu rộng, ngay cả đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không quá quy mô ở Vương quốc Anh.1

1 Các công ty có thể tham khảo hướng dẫn do Bộ Nội vụ Vương quốc Anh ban hành vào tháng 10/2015 trong đó có trình bày chi tiết nội dung các điều khoản về Phòng chống Nô lệ hóa thời hiện đại, cùng với những chỉ dẫn khác, để hỗ trợ các công ty xử lý vấn đề nô lệ hóa hiện đại và mua bán người trong chuỗi cung ứng của các công ty mình.

Các công ty có thể áp dụng linh hoạt những mẫu biểu và nội dung để đưa vào báo cáo theo yêu cầu của Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa thời hiện đại nhưng Đạo luật này cũng có liệt kê những loại thông tin nào cần thiết phải có trong báo cáo. Báo cáo cần trình bày chính xác và đầy đủ các bước đã tiến hành nhằm đảm bảo rằng hoạt động của công ty cũng như chuỗi cung ứng không có tình trạng nô lệ hóa thời hiện đại. Theo Khoản 54 (5), báo cáo tình trạng nô lệ hóa và mua bán người của các tổ chức phải bao gồm những thông tin về:

Khách hàng Việt Nam sẽ ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn và họ cũng sẽ đưa ra các yêu cầu thẩm định. Trong tương lai, các công ty sẽ càng chú trọng hợp tác với các nhà cung ứng Việt Nam có chuỗi cung ứng và các quy trình thẩm định nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ trách nhiệm giải trình và ngăn ngừa rủi ro tổn hại uy tín.

THƯƠNG MẠI, CÁC LUẬT MỚI VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Ông Tim Galvin, Trưởng Bộ phận Nhập cư và Di cư, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, cho rằng vấn đề nô lệ hóa là tàn tích từ quá khứ. Nô lệ hóa thời hiện đại là hoạt động kinh doanh hái ra tiền tạo ra khoảng 150 tỉ USD mỗi năm. Hoạt động này chỉ xếp thứ hai sau mua bán ma túy trong nhóm hoạt động bất hợp pháp.

Cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Các rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro

Các quy trình thẩm định được tiến hành

Các chính sách liên quan tới nô lệ hóa và mua bán người

Hiệu quả của các biện pháp phòng chống nô lệ hóa và mua bán người

Tập huấn cho nhân viên

Hình 1. Thông tin trong báo cáo

Page 9: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

7 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

Các điều luật liên quan chuỗi cung ứng như Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa thời hiện đại, Đạo luật Minh bạch Chuỗi cung ứng của bang California 2010 và sự ra đời của Đạo luật Nô lệ hóa hiện đại của Úc mang tính đột phá trong việc tăng cường tính minh bạch.

Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại tập trung bảo vệ nạn nhân, kết án chung thân người buôn nô lệ, nhận diện tội phạm bằng cách phòng ngừa và ban hành lệnh hạn chế sự di chuyển của đối tượng tiềm năng và tăng quyền cho Tòa án Anh. Đạo luật này đã định hình vai trò của Ủy ban độc lập chống Nô lệ hóa hiện đại.

Quan trọng hơn, thông qua việc yêu cầu các công ty trình ra các báo cáo thường niên đã được cấp quản lý ký, Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại đã đưa vấn đề này vào các cuộc họp của ban giám đốc. Đặc biệt dưới sự giám sát của người tiêu dùng có đạo đức và các tổ chức phi chính phủ (NGO), các công ty được hưởng lợi từ việc tuân thủ các luật lệ trên nhiều phương diện, từ nâng cao uy tín, có được chuỗi cung ứng linh hoạt và ổn định cho đến cải thiện niềm tin với nhà đầu tư và mạng lưới khách hàng do ngày càng nhiều khách hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn đạo đức khắt khe hơn và phải đảm bảo rằng sản phẩm họ mua không liên quan đến nạn bóc lột lao động và nô lệ hóa. Thậm chí, các doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi điều luật này cũng có thể bị ảnh hưởng do nhiều công ty sẽ tìm kiếm các nhà cung ứng và đối tác, những tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức và tuân thủ. Hiện nay, một phần hai các tổ chức chịu tác động của luật đã công bố báo cáo và ngày càng có nhiều tổ chức trên thế giới tự nguyện tuân thủ điều luật này. Sự chuyển đổi từ thái độ lãnh

đạm sang cuộc thi đua tuân thủ là dấu hiệu rõ ràng về sự thay đổi cách tổ chức kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của các báo cáo trên.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP TRONG XÓA BỎ NÔ LỆ HÓA VÀ MUA BÁN NGƯỜI (CREST)

Theo ông Maximilian Pottler, Quản lý Chương trình CREST của tổ chức IOM, di cư đóng góp một phần lớn vào sự phổ biến của nạn mua bán người và cưỡng bức lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi di cư để làm việc có thể ảnh hưởng tích cực đến người lao động di cư và người thuê mướn lao động ở nước xuất cư và nước nhập cư, số nạn nhân mua bán người được các công ty thuê mướn ngày càng tăng lên, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trên thực tế, mặc dù Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vấn đề giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cũng như tính dễ tổn thương của lao động di cư vẫn còn rất trầm trọng. Theo Ước tính toàn cầu về Cưỡng bức Lao động năm 2012 của ILO, lao động di cư (trong nước và ra nước ngoài) chỉ chiếm 4.4% lực lượng lao động toàn thế giới nhưng lại chiếm 44% tổng số nạn nhân lao động cưỡng bức. Tính dễ tổn thương của lao động di cư xuất hiện tại giai đoạn tuyển dụng. Quan trọng hơn, khi người lao động bị thu phí tuyển dụng, họ trở nên dễ tổn thương đối với nhiều hình thức lạm dụng, trong đó có ràng buộc bởi nợ nần. Tổ chức IOM phối hợp với các công ty để phân tích các khía cạnh về di cư trong chính sách và quy trình tuyển dụng cũng như đưa tuyển dụng lao động di cư vào yêu cầu thẩm định và đánh giá.

Chương trình CREST của IOM xây dựng quan hệ đối tác với những công ty nào muốn tối đa hóa lợi ích từ lao động di cư trong hoạt động kinh doanh của mình và giảm nguy cơ của lạm dụng và bóc lột lao động. Ví dụ, IOM phối hợp với các đối tác, như công ty IKEA, để lập sơ đồ quá trình tuyển dụng xuất phát từ nơi làm việc ngược trở

Page 10: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

8 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

lại thời điểm họ còn ở nước xuất cư. Tổ chức IOM cũng làm việc với các công ty đối tác về tập huấn đào tạo và hỗ trợ khắc phục.

Những quan hệ này giúp định hướng chính sách công ty nhằm hỗ trợ hoạt động tuyển dụng lao động di cư có đạo đức và phòng chống bóc lột lao động nhiều hơn. Cuối cùng, những nỗ lực hợp tác này là điển hình rõ ràng của sự hợp tác đa bên giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự để phối hợp sâu hơn trong các giải pháp phát triển bền vững.

TỌA ĐÀM 2: CHIA SẺ KINH NGHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH HƯỚNG ĐẾN CÁC THỰC HÀNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÓ ĐẠO ĐỨC

Thành phần tham gia:

• Alexander Christopher Falter Tổng Giám đốc Công ty giày ECCO Việt Nam

• Bill Watson Giám đốc Điều hành, Phụ trách khu vực Việt Nam, Campuchia và Hàn Quốc Công ty TNHH Coats Phong Phú

• Kanwarpreet Singh Quản lý về Tuân thủ và Chính sách bền vững, Inter IKEA Group

Đại diện của ba công ty chia sẻ kinh nghiệm về quá trình hướng đến chuỗi cung ứng sử dụng lao động có đạo đức để minh họa các khác biệt trong cách tiếp cận và các thực hành tốt nhất trong doanh nghiệp.

TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG THEO CHIỀU DỌC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO TÍNH MINH BẠCH VÀ GIÁM SÁT Sự cố sập xưởng may Rana Plaza tại Pakistan đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ thương hiệu may mặc nào nhận ra sự cần thiết của minh bạch chuỗi cung ứng, theo ông Alexander Falter, Tổng Giám đốc công ty sản xuất và bán lẻ giày Đan Mạch ECCO. Công ty ECCO hoạt động dựa trên chuỗi cung ứng tích hợp chiều dọc: Công ty ECCO không những vừa thiết kế giày vừa sở hữu, vận hành các xưởng thuộc da và nhà máy mà còn tự tiếp thị và bán sản phẩm. Theo ông Alexander Falter, đối với thương hiệu tự xây dựng như ECCO, ngoài việc

Page 11: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

9 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

lồng ghép các khía cạnh phát triển bền vững vào văn hóa doanh nghiệp và quá trình ra quyết định, đảm bảo tính minh bạch và khả năng giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quan hệ lao động cũng như quyền con người luôn đóng vai trò tiên quyết. Mặc dù công ty tự sản xuất phần lớn da thuộc và giày nhưng ECCO vẫn phụ thuộc vào các nhà cung ứng để cung ứng dịch vụ và nguyên vật liệu. Quy tắc Ứng xử của ECCO bao gồm 10 nguyên tắc, được áp dụng cho nhân viên ECCO, các nhà cung ứng bên ngoài và các đối tác kinh doanh. Để đảm bảo thực thi các chính sách, ECCO tiến hành đào tạo, thực hiện đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập thường xuyên.

LÀM VIỆC VỚI CÁC NHÀ CUNG ỨNG ĐỂ XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG NGÀY CÀNG SÂU SÁT

Ông Bill Watson, Giám đốc điều hành Coats Phong Phú, Việt Namvà Đặc trách Kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc cho tập đoàn kinh doanh hàng dệt may, hàng thủ công hàng đầu thế giới Coats Group cũng đồng quan điểm về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá và sự tham gia của nhà cung ứng. Coats không khoan nhượng đối với bất kỳ hoạt động tuyển dụng bóc lột, bao gồm lao động trẻ em và buôn bán người. Bên cạnh nghĩa vụ tuân thủ bắt buộc theo các quy định như Đạo luật về minh bạch trong chuỗi cung ứng của bang California, Hoa Kỳ (2010) và Đạo luật Phòng chống chế độ nô lệ hiện đại của Anh (2015), Coats xem các tiêu chuẩn đạo đức cao giữ vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh, quan hệ đối tác mạnh mẽ với khách hàng, tăng năng suất lao động và giữ chân người lao động.

Cam kết này mở rộng ra toàn bộ chuỗi cung ứng của Coats bao gồm tự sản xuất và cung ứng bên ngoài thông qua Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung ứng. Trong quá trình thực hiện Quy tắc Ứng xử và đánh giá, Coats chú trọng sự tham gia của nhà cung ứng và các chương trình nâng cao năng lực.

Đối với Coats, Việt Nam là nước có “nguy cơ cao” vì có sự hiện diện của các rủi ro về mua bán người, cưỡng bức lao động và ràng buộc bởi nợ nần trong các lĩnh vực như sản xuất lương thực thực phẩm, may mặc và gia công công nghệ. Theo ông Bill Watson, trở ngại chính đối với việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại Việt Nam là mức độ nhận thức thấp và kiến thức hạn chế về các yêu cầu trong quan hệ lao động cũng như năng lực hạn chế của các hệ thống quản lý.

Nhờ Bộ Quy tắc ứng xử dành cho Nhà cung ứng, Coats nhắm tới mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác nhà cung ứng bền vững. Bước đầu tiên để áp dụng Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung ứng là tạo điều kiện cho các nhà cung ứng có cơ hội nghiên cứu yêu cầu của Quy tắc Ứng xử, cho phép họ tự đánh giá ở những mặt được Coats ghi nhận cần cải tiến và mở các kênh liên lạc để hỏi đáp và hỗ trợ sau đó. Sau đó, các nhà cung ứng sẽ được Coats và đánh giá viên bên thứ ba đánh giá sau 9 đến 12 tháng tính từ lúc có hội thảo (seminar) dành cho nhà cung ứng, dựa trên các đánh giá năng lực và quy mô của các nhà cung ứng. Các cuộc tiếp xúc tiếp sau seminar nhằm mục đích tìm hiểu mức độ am hiểu của nhà cung ứng về Quy tắc ứng xử chứ không mang tính chất điều tra đánh giá. Sau đó, Coats mới đánh giá và gặp gỡ tiếp để hỗ trợ các nhà cung ứng, việc này trở thành một phần trong quá trình đánh giá thường xuyên về năng lực nhà cung ứng chú trọng khả năng cải thiện của nhà cung ứng.

THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI LÂU DÀI TRONG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG CHO CÁC CHUỖI CUNG ỨNG LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM

Ông Kanwarpreet Singh, Quản lý về Tuân thủ và Chính sách Bền vững tại Việt Nam cho biết tầm nhìn của công ty IKEA là “tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” trong đó có đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung ứng và cộng đồng địa phương trên phương diện tác động môi trường, quyền con người, quản trị và đạo đức. Các cam kết bền vững của IKEA được định hướng bởi các Mục tiêu Phát triển Bền vững và các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền của Liên Hợp Quốc là trường hợp điển hình nhất cho nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới này bởi vì IKEA xây

Page 12: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

10 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

Nguồn: Báo cáo Chỉ số Nô lệ hóa hiện đại toàn cầu 2016 (do Coats dịch)

dựng mối quan hệ tích cực và bền vững với các nhà cung ứng cũng như gây dựng niềm tin khách hàng song song với sự thành công về tài chính dài hạn của công ty.

Lao động di cư và người tị nạn do cưỡng bức lao động, thiếu minh bạch trong điều kiện làm việc của chuỗi cung ứng và sự giám sát không hiệu quả của các nhà thầu phụ nằm trong những rủi ro trách nhiệm xã hội đáng kể nhất mà các công ty đang phải đối mặt. IKEA nhận thức rằng lao động nhập cư là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong chuỗi cung ứng của IKEA. Để giải quyết những rủi ro này, công ty đã đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng về tuyển dụng và sử dụng lao động thông qua Quy tắc ứng xử của nhà cung ứng IKEA (IWAY).

IKEA đang liên kết với các công ty đối tác thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong cách tuyển dụng lao động di cư và hỗ trợ sự thành lập của Nhóm lãnh đạo về Tuyển dụng có trách nhiệm (LGRR). Nhóm này ủng hộ “Nguyên tắc người sử dụng lao động chi trả” nhằm kêu gọi người sử dụng lao động chi trả toàn bộ chi phí tuyển dụng thay vì người lao động phải trả với mục tiêu xóa bỏ vấn đề thu phí tuyển dụng người lao động trong vòng một thập kỷ.

Để giúp các nhà cung ứng giải quyết những thách thức trong tuyển dụng lao động có trách nhiệm, IKEA đã phối hợp với IOM vào năm 2016 nhằm lập sơ đồ quá trình tuyển dụng trong chuỗi cung ứng từ nước xuất cư của người lao động (Nepal và Bangladesh) đến các nhà cung ứng của IKEA tại Malaysia để tìm hiểu tường tận quá

trình tuyển dụng trong đó có nhiều đơn vị tham gia cũng như nắm được quá trình tuyển dụng theo góc nhìn của người lao động di cư Một trong những nhân tố chính đẩy người lao động vào tình thế rủi ro chính là tính phức tạp của quy trình tuyển dụng này.

Khi làm việc với các nhà cung ứng, IKEA xây dựng phương thức trả lại phí tuyển dụng cũng như xây dựng hướng dẫn cho các đánh giá viên phụ trách tuân thủ tính bền vững của Quy tắc ứng xử của nhà cung ứng IWAY.

Năm 2017 vừa qua IKEA đã mở rộng hoạt động cùng với IOM để khoanh vùng nhiều hành lang di cư hơn tại Châu Á cũng như giới thiệu nhiều điển hình và giải pháp tốt dành cho các nhà cung ứng. Điều này bao gồm các báo cáo đánh giá tại nhà cung ứng và tại các đơn vị tuyển dụng ở nước mà người lao động xuất cư và nhập cư. Dự án này cung cấp bức tranh rõ ràng hơn về hành trình của lao động di cư từ quê nhà đến các nhà cung ứng của IKEA tại các lãnh thổ đã xác định và làm rõ những rủi ro phát sinh trong tuyển dụng xuyên biên giới. Dựa trên những kết quả thu được từ dự án này, IKEA đã xây dựng Bộ Hướng dẫn của IKEA về Tuyển dụng lao động có trách nhiệm. Bộ tài liệu này nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết và nâng cao năng lực cho nhà cung ứng để quản lý có trách nhiệm việc tuyển dụng lao động di cư. Bộ tài liệu này tập trung vào di cư xuyên biên giới thông qua các đơn vị tuyển dụng hoặc trung gian nhưng cũng đưa ra các nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả loại hình tuyển dụng.

2 http://www.ilo.org/global/topics/forced-labour/publications/WCMS_182004/lang--en/index.htm

Page 13: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

11 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG NÔ LỆ HÓA THỜI HIỆN ĐẠI VÀ CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN CẦU: VÌ SAO CÓ ĐẠO LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG NÔ LỆ HÓA THỜI HIỆN ĐẠI, CÁC CÔNG TY CẦN LÀM GÌ ĐỂ TUÂN THỦ VÀ VƯỢT LÊN TRÊN SỰ TUÂN THỦ?

Trong khi phần tọa đàm chú trọng mục tiêu tăng cường sự hiểu biết về các đạo luật phòng chống nô lệ hóa thời hiện đại, vai trò các công ty và tầm quan trọng của quan hệ đối tác nhằm xóa bỏ bóc lột lao động cũng như phát triển những thông lệ tốt tại các công ty, phần này là các thảo luận tương tác về một số mô hình và phương thức khác nhau trong thực hành quan hệ lao động có đạo đức.

Nói một cách vắn tắt, phần thảo luận chuyên đề này hướng đến mục tiêu sau:

• Nêu lên những cân nhắc về tính bền vững trong chương trình phát triển lớn. • Cung cấp hướng dẫn cụ thể về tuân thủ Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại

và hơn thế nữa để hướng tới thông lệ tốt nhất (kết hợp với thực tiễn từ các công ty trình bày buổi sáng)

• Trình bày những khía cạnh khác nhau trong quan hệ đối tác về thực hành nguồn cung bền vững và quan hệ lao động có đạo đức

THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ

Thành phần tham gia:

• Florian Beranek Chuyên gia về Trách nhiệm Xã hội và Ứng xử có trách nhiệm trong kinh doanh

(RBC), UNIDO

• George Williams Luật sư, Hãng luật Hogan Lovells

• Mimi Vu Giám đốc Truyền thông và Đối tác chiến lược - Pacific Links

• Alexander Christopher Falter Tổng giám đốc Công ty Giày ECCO Việt Nam

• Maximilian Pottler Quản lý chương trình CREST, IOM

Page 14: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

12 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: HÃY HÀNH ĐỘNG

Hội thảo này không những cung cấp khuôn khổ tương tác để thảo luận chuyên sâu về các điều luật chống nô lệ hóa thời hiện đại và mở rộng lộ trình phát triển mà còn hướng dẫn cụ thể cách vận dụng Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa thời hiện đại để đảm bảo tuân thủ và quan trọng hơn là hướng đến thông lệ tốt nhất.

đó có các chính phủ. Tương tự như vậy, các quan hệ đối tác, chẳng hạn như các hiệp hội doanh nghiệp chính thức hoặc phi chính thức, quan hệ đối tác công-tư hoặc hợp tác với xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế có thể tạo hiệu ứng cấp số nhân để lan tỏa ra toàn bộ cộng đồng vì khả năng nhìn nhận vấn đề và trách nhiệm giải trình hạn chế ở cấp độ này sẽ góp phần đẩy những người dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng của nền kinh tế toàn cầu vào các nguy cơ bị bóc lột lao động.

MUA BÁN NGƯỜI TẠI VIỆT NAM: SỰ THAM GIA Ở CẤP ĐỘ NHÀ MÁY

Theo bà Mimi Vu, Giám đốc Truyền thông và Đối tác Chiến lược Pacific Links, tình trạng mua bán người vẫn còn là vấn đề nổi cộm của Việt Nam, nằm trong nhóm các nước có nhiều nạn nhân mua bán người tại Châu Á và Châu Âu. Các khu công nghiệp là một trong những mảnh đất tuyển dụng chính của các nạn nhân, những người gần như có kỹ năng yếu và xuất thân từ các tỉnh thành khác. Những kẻ mua bán người thường mang danh là người tuyển dụng lao động.Lao động di cư trong nước thường phải chu cấp cho nhiều hộ gia đình phụ thuộc và thường có không hiểu biết nhiều về tài chính. Sự tập trung công nhân trên một khu vực địa lý nhỏ tại các khu công nghiệp tạo thuận lợi cho những kẻ mua bán người đi lừa công nhân với những lời hứa hão huyền về cơ hội việc làm tốt hơn. Chương trình Nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán người tại các nhà máy (FACT) do Pacific Links khởi xướng ở cấp độ cá nhân người lao động và cấp độ nhà máy nhằm đảm bảo rằng công nhân lẫn cấp quản lý nhà máy đều được trang bị bộ công cụ và kiến thức cần thiết để giảm rủi ro và tự bảo vệ bản thân.

NHỮNG ĐÒI HỎI PHÁP LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO LUẬT PHÒNG CHỐNG NÔ LỆ HÓA THỜI HIỆN ĐẠI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Theo ông George Williams, Luật sư của hãng Hogan Lovells, mặc dù nội dung của Đạo luật có tính chất không bắt buộc nhưng Đạo luật này vẫn dành dư địa cho các công ty làm rõ báo cáo và chính sách. Trọng tâm báo cáo phải bao gồm đối tượng bị ảnh hưởng, chính sách chi tiết và tuyên bố chính sách nội bộ cùng với những biện pháp thực hiện cụ thể để giảm nguy cơ của nạn bóc lột lao động và nô lệ hóa trong chuỗi cung ứng của công ty. Mặc dù thẩm quyền đối với tội phạm ở Anh còn giới hạn, Đạo luật Phòng chống nô lệ hiện đại Anh có tính khái quát đủ để cho phép điều tra rộng hơn đối với trường hợp nghi ngờ có buôn bán người. Vì khả năng hình sự

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc bao gồm bộ mục tiêu mà chính phủ kỳ vọng sẽ đạt được, doanh nghiệp cũng mong muốn đóng góp vào sự thành công của các mục tiêu này. Phát triển bền vững và đóng góp vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) nên được xem là trọng tâm kinh doanh của công ty, theo như ý kiến của ông Florian Beranek, Chuyên gia về Trách nhiệm Xã hội và Ứng xử có trách nhiệm trong kinh doanh (RBC), UNIDO.

Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững đặt trọng tâm vào 5 trụ cột phát triển quan trọng thường gọi là 5P - People (Con người), Planet (Hành tinh), Prosperity (Phát triển thịnh vượng), Peace (Hòa bình) và Partnership (Hợp tác). Theo ông Florian Beranek, điều quan trọng đối với doanh nghiệp là kêu gọi các bên tham gia, trong

Page 15: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

13 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

hóa các loại tội phạm này, các doanh nghiệp phải thận trọng và chủ động tham gia với nhà cung ứng để tránh tình trạng vô tình góp phần nô lệ hóa thời hiện đại trong chuỗi cung ứng bởi vì các doanh nghiệp cũng sẽ là tổ chức thực hiện các cơ chế để phát hiện vi phạm hình sự trong chuỗi cung ứng.

BIẾN ĐẠO ĐỨC THÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ DOANH NGHIỆP

Theo ông Alexander Christopher Falter, Tổng Giám đốc công ty giày ECCO Việt Nam, việc tìm kiếm các nhà cung ứng tham gia trong mạng lưới sản xuất của công ty thường dựa trên các cuộc tiếp xúc và xây dựng quan hệ đối tác nhờ giới thiệu truyền miệng, triển lãm thương mại và hội chợ hoặc internet trong khi quyết định lựa chọn cuối cùng sẽ phụ thuộc vào kết quả thẩm định.

Một câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để đạo đức kinh doanh có thể chắc chắn đi vào thực tiễn. Điều này đòi hỏi khả năng “xâu chuỗi” trong quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm như một phần trong hoạt động thường ngày tại doanh nghiệp với sự tham gia của các phòng ban, đội ngũ quản lý và nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn lao động, phát triển sản phẩm, nhân sự, mua sắm, cung ứng bên ngoài cũng như tính bền vững và các nhóm CSR. Điều này cũng bao gồm đánh giá tình trạng và sự tham gia hiệu quả của người lao động, doanh nghiệp trao quyền được phát biểu cho người lao động nhiều hơn và đảm bảo rằng người lao động có thể tham gia các buổi đối thoại trên tinh thần xây dựng với cấp quản lý.

NGUYÊN NHÂN SÂU XA VÀ CÁC YẾU TỐ TRONG TUYỂN DỤNG: CÁC YẾU TỐ CỦA NÔ LỆ HÓA THỜI HIỆN ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN DI CƯ

Theo ông Maximilian Pottler, Quản lý Chương trình CREST của IOM, khi đã hiểu rõ những rủi ro đang gặp phải, các doanh nghiệp sẽ tìm ra những giải pháp bền vững và hiệu quả nhờ tuân thủ yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro. Từ trước đến nay, các động lực di cư kinh tế trong nước đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã

hội Việt Nam, đặc biệt là nhờ di cư từ nông thôn lên thành thị và đi làm việc tại các khu công nghiệp. Đa phần người di cư là phụ nữ, cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nô lệ hóa thời hiện đại và bóc lột lao động. Để giải quyết những thách thức này, điều quan trọng là phải am hiểu tình hình của lao động di cư, bao gồm cả về các yếu tố đẩy và kéo, chu kỳ di chuyển và toàn bộ thực thể có liên quan. Trên thực tế quan hệ đối tác giữa IOM và IKEA, sự am hiểu này đã cho ra đời một báo cáo đánh giá tổng hợp và toàn diện, làm nền tảng đưa ra các chính sách tốt hơn.

Những người tham dự hội thảo cũng nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất phải trả chi phí tìm công nhân cao cho môi giới lao động không chính thức để giúp tuyển dụng lao động. Hình thức này làm tăng rủi ro cho người lao động và công ty sử dụng lao động.

Tình hình kinh tế năng động cũng dẫn đến sự xuất hiện nhanh chóng của các đặc khu kinh tế mới, góp phần làm tăng tính luân chuyển của lao động trong nước. Ở những khu vực giáp biên giới, luân chuyển lao động tiểu ngạch với các nước láng giềng như Campuchia làm cho Việt Nam trở thành nước nhập cư của một số nhóm di cư nhất định.

Page 16: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

14 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

KẾT LUẬN

Với sự tham gia của đại diện của hơn 60 công ty từ các doanh nghiệp đa quốc gia và địa phương, Hội thảo tại Tp. Hồ Chí Minh đã đánh giá các khung pháp lý và giải pháp thực tiễn để thúc đẩy các nguyên tắc kinh doanh có trách nhiệm và thực hành quan hệ lao động có đạo đức. Rất nhiều quan điểm đã được chia sẻ trong ngày với thông điệp chính là các điều luật chống nô lệ hóa hiện đại là bước đầu tiên trong việc mang lại thay đổi và chắc chắn khuyến khích sự chủ động từ phía các doanh nghiệp. Trong khi luật pháp là động lực thay đổi chính, việc đưa các cân nhắc về trách nhiệm xã hội vào quá trình ra quyết định quan trọng cũng như chiến lược đầu tư của các nhà cung ứng và các công ty đa quốc gia là chìa khóa để thúc đẩy sự thay đổi bền vững nhằm xóa bỏ bóc lột lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

IOM tin rằng sự thay đổi cấu trúc xảy ra khi các thương hiệu, nhà cung ứng, đơn vị tuyển dụng và chính phủ cùng chung tay để thúc đẩy tiến bộ. Luật pháp về chống nô lệ hóa thời hiện đại là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong bối cảnh ngày càng nhiều các quy định quốc tế về chuỗi cung ứng, và đặc biệt tính đến sự tăng cường trong quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm và tuyển dụng đạo đức do cộng đồng doanh nghiệp tất cả các ngành thực hiện. Trong vấn đề bóc lột lao động, quyết định của khách hàng, công ty và nhà đầu tư ngày càng dựa trên hồ sơ thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp nào chủ động tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế sẽ có khả năng tận dụng lợi thế so sánh khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và góp phần vào sự phát triển kinh doanh bền vững ở Việt Nam.

Page 17: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

15 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ VỀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

Với sự đồng thuận về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), nhu cầu đánh giá và trách nhiệm giải trình ngày một tăng đang thúc đẩy sự thay đổi thực sự trong cộng đồng doanh nghiệp. Tính bền vững sẽ tiếp tục chuyển từ vị trí thứ yếu vào vị trí trung tâm trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

Điển hình của doanh nghiệp trong hội thảo này cho thấy: cả yêu cầu trách nhiệm giải trình lẫn các sáng kiến thúc đẩy quyền công dân bền vững và có trách nhiệm theo Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc (UN Global Compact), Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GRI), Bộ nguyên tắc về Đầu tư có trách nhiệm (PRI) và chuẩn mực toàn cầu về công bố thông tin với mục đích khuyến khích doanh nghiệp hành động.

Chúng ta đều nhận ra rằng vấn đề nô lệ hóa thời hiện đại không thể được giải quyết nếu thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân. Quan trọng hơn, những đạo luật chống nô lệ hóa thời hiện đại đảm bảo phải có sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp và khuyến khích thi đua giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy lãnh đạo doanh nghiệp quyết tâm chống lại nạn nô lệ hóa hiện đại. Do đó, các điều luật trở thành động lực chính để tăng tính minh bạch, và là bước đầu tiên hướng tới sự thay đổi bền vững nhờ cân nhắc các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong quyết định điều hành và đầu tư.

Trong khi các công ty đang chịu áp lực ngày càng lớn từ các nhóm liên quan khác nhau, như người tiêu dùng, xã hội dân sự, nhà đầu tư và chính phủ để minh bạch hơn về tác động môi trường, kinh tế và xã hội của doanh nghiệp, sự lớn mạnh trên thị trường đầu tư có trách nhiệm đã để lại nhiều dấu ấn trong thập kỷ qua. Do đó, sự thay đổi pháp lý cũng gián tiếp thúc đẩy công bố dữ liệu môi trường, xã hội và quản trị giữa các công ty bởi vì các nhà đầu tư đang nhận thấy lợi ích từ đầu tư bền vững, dài hạn vào các doanh nghiệp đạt được chỉ số môi trường, xã hội và quản trị cao. Do đó, các doanh nghiệp ngày càng được yêu cầu công bố các báo cáo phát triển bền vững.

Page 18: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

16 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

TÌNH TRẠNG DI CƯ Ở VIỆT NAM

• Năm 2015 người di cư chiếm gần 14% dân số Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm có hơn 100.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.

• Gần 20% dân số đô thị là người di cư, và khu vực phía Nam có tỉ lệ người di cư cao nhất với 29,3%.

• Người di cư trong nước Việt Nam có khả năng làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng hơn những người không di cư.

• Các công ty nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là một trong những nguồn cầu lao động di cư quan trọng: tỷ lệ người di cư làm việc trong khu vực FDI cao gấp 3 lần tỷ lệ người không di cư, trong khi đó tỷ lệ người di cư làm việc tại khu vực tư nhân cao hơn gần 9% so với người không di cư .

• Người di cư có khả năng dễ bị tổn thương cao hơn những người không di cư do các yếu tố cấu trúc, hoàn cảnh và cá nhân/hộ gia đình.

DI CƯ, TUYỂN DỤNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Sau ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến lớn về kinh tế và hội nhập quốc tế. Di cư trong nước và ra nước ngoài thường được xem như khía cạnh không thể tách rời đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong sự di chuyển của người dân cả trong và ngoài nước trong 20 năm qua.

HÃY HÀNH ĐỘNG

Những yêu cầu giải trình pháp lý cho thấy việc ngăn ngừa tuyển dụng và quan hệ lao động không tuân thủ các chuẩn mức quốc tế sẽ không còn là hoạt động trách nhiệm xã hội mang tính tùy chọn của doanh nghiệp. Đây sẽ là một yêu cầu thiết yếu đối với tất cả các thương hiệu trên thế giới.

Quy tắc ứng xử là công cụ đánh giá rủi ro, tuân thủ và xác minh, xây dựng năng lực dần dần và cuối cùng nhằm đảm bảo rằng các công ty chỉ chọn nhà cung ứng và doanh nghiệp nào cùng chia sẻ những giá trị và tiêu chuẩn.

Đây là cơ hội dành cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hành động và chứng minh sự sáng suốt trong điều hành. Điều quan trọng hiện giờ là tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và những thực hành kinh doanh có đạo đức. Những thực hành này sẽ quay lại tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của các công ty khi thu được lợi tức đầu tư nhờ hội nhập sâu hơn vào các mạng lưới sản xuất toàn cầu.

3/4 UNFPA, The 2015 National Internal Migration Survey.

CÁC CÔNG TY CẦN NGUỒN CUNG TẠI VIỆT NAM CÓ XU HƯỚNG TÌM KIẾM NHÀ CUNG ỨNG VIỆT NAM NÀO ĐANG TUÂN THỦ CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ ĐỂ ĐẢM BẢO TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU GIẢI TRÌNH PHÁP LÝ VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO BỊ TỔN HẠI UY TÍN.

BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU VÀ CÁC KHÍA CẠNH CẦN THIẾT ĐỂ TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN

Nhằm thúc đẩy sự thay đổi bền vững, các cải tiến ở cấp độ doanh nghiệp phải dựa trên tầm nhìn dài hạn về thành công nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh thúc đẩy những thực hành kinh doanh có đạo đức. Các cân nhắc tuân thủ xã hội cần được xem xét theo nhu cầu thị trường có nền tảng pháp lý phù hợp.

As migrant workers, internal and international, represent a vulnerable group that is disproportionately affected by exploitation and slavery, migration aspects will have to mainstreamed into corporate policies and processes that relate to companies’ labour supply chain.

Page 19: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

17 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

CÁC THÔNG LỆ TỐT:

Tham gia cùng với nhà cung ứng và người lao động

Sự tham gia này là cơ hội để thiết lập đối thoại chính sách bền vững với các nhà cung ứng, làm rõ những kỳ vọng cũng như hướng dẫn và hỗ trợ nhà cung ứng đưa ra các chính sách phù hợp, quản lý chuỗi cung ứng và các quá trình thẩm định.

• Apple đã xây dựng chương trình nâng cao năng lực tập trung vào các phương tiện kỹ thuật dành cho các nhà cung ứng năng lực thấp và trung bình với hơn 150 công cụ kỹ thuật do Apple phát triển.

• Trong Chương trình đào tạo cho nhân viên nhà cung ứng, Apple tuyên bố rằng tính từ năm 2008, công ty đã đào tạo cho 14,7 triệu lao động làm việc trong chuỗi cung ứng về các quyền của nhân viên, quy định pháp luật về quan hệ lao động tại nước sở tại, các biện pháp bảo vệ có trong Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung ứng và các kênh phản ánh.

• Trong Chương trình Tiến tới Xóa bỏ Nô lệ hóa thời hiện đại, Adidas đã tổ chức hội thảo nâng cao năng lực về chống nô lệ hóa thời hiện đại cho toàn bộ các nhà cung ứng cấp 2 tại các nước có nguy cơ cao và lên kế hoạch mở rộng phạm vi đào tạo đến các nước có nguy cơ cao trong chuỗi cung ứng của các nhà cung ứng cấp 2 này. Adidas cũng có kế hoạch khởi động chương trình thẩm định tập trung vào các công ty môi giới lao động và các đơn vị tuyển dụng ở các nước có nguy cơ cao có liên quan.

• Nhà sản xuất bán dẫn Hà Lan NXP Semiconductors đã giành giải thưởng về hạng mục “Chính sách và Kết quả thực hiện” năm 2016, xác định được số lượng lao động dễ bị tổn thương và tiến hành tập huấn đào tạo cho các nhà cung ứng để đưa ra quyết định mua hàng và đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.

• Thay đổi trong nhu cầu thị trường và sản xuất có thể dẫn đến làm thêm giờ và góp phần làm tăng nguy cơ lao động cưỡng bức bằng cách tăng sử dụng lao động tạm thời và phi chính thức, đặc biệt là lao động di cư và hợp đồng phụ không hợp pháp. Sự tham gia của người lao động nhờ các cơ chế trao quyền và phản ánh

có thể giúp các công ty và nhà cung ứng xác định được rủi ro trong chính sách riêng và các thực hành mua sắm nhằm nâng lương và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Một số công ty điển hình như Microsoft, Asos (Thổ Nhĩ Kỳ) và Burberry (Trung Quốc) đã triển khai những đường dây nóng ẩn danh để thu thập phản ánh của nhân viên.

Minh bạch chuỗi cung ứng

Việc lập sơ đồ chuỗi cung ứng cho phép các công ty tránh rủi ro tốt hơn và giúp mở rộng thẩm định trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

• Dating back to 2008, HPE disclosed their supplier list, and published their supply chain smelter list in 2013.

• In February 2017, Unilever as the first consumers goods company publicly disclosed its entire palm oil supply chain including over 300 direct suppliers and more than 1,400 processing mills in order achieving a fully traceable supply chain to address deforestation and human rights abuses.

• Currently, a strong trend for supply chain transparency is driving increased disclosure. For instance, Primark published their garment supplier list in February 2018, including over 1,000 factories in 31 countries. Primark follows H&M, C&A, Adidas, Esprit and Gap which have all disclosed lists of their first tier of global suppliers.

Tham gia có chọn lọc các bên liên quan

Quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự để thúc đẩy sự hợp tác nhằm tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng có thể cải thiện năng lực cho toàn bộ các bên liên quan để tuân thủ những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và quan hệ lao động quốc tế.

• Adidas là công ty chiến thắng chung cuộc trong giải thưởng Quỹ Thomson Reuters lần 2 về Chấm dứt tình trạng Nô lệ hóa cho các kết quả đánh giá minh bạch, hướng dẫn tìm nguồn cung có trách nhiệm mạnh mẽ và các công cụ hiệu quả để theo dõi các chuỗi cung ứng có nguy cơ cao. Adidas đã phối hợp chặt

Page 20: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

18 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

chẽ với các tổ chức để chấm dứt vấn đề nô lệ hóa thời hiện đại như Diễn đàn Chính phủ và Doanh nghiệp về Lộ trình Bali, Câu lạc bộ Mekong, Hiệp hội Lao động Công bằng và tổ chức IOM.

• Apple đã xây dựng Chương trình Đánh giá Tính sẵn sàng Ứng phó rủi ro (RRA) vào năm 2016 - một công cụ đánh giá nhà cung ứng tiềm năng và hiện hữu để hiểu khả năng xảy ra cũng như theo dõi các rủi ro chính trong hoạt động của nhà cung ứng và khuyến khích hành động tập thể giữa các bên thông qua việc mở nguồn cung thông qua Liên minh Doanh nghiệp có trách nhiệm (RBA). Apple cũng hợp tác với tổ chức Phi lợi nhuận Pact và khởi xướng chiến dịch nâng cao nhận thức rộng rãi vào năm 2017 trong đó nêu ra những rủi ro trong ngành khai mỏ và phổ biến đến các cộng đồng tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Congo (DRC).

• Theo nhận định của Oxfam về khoảng trống giữa các chính sách của Unilever và thực tế người lao động tại Việt Nam, bao gồm lương thấp và làm việc nhiều giờ, Unilever đã thực hiện các chính sách tìm nguồn cung tốt hơn, củng cố niềm tin giữa công nhân và cấp quản lý, bao gồm cải thiện hiệu quả của các cơ chế phản ánh và tuyển dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Unilever.

• Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) chiến thắng ở hạng mục ‘Minh bạch và Ứng phó với Thách thức’ của Giải thưởng Chấm dứt Nô lệ hóa năm 2016 nhờ vào những cam kết lâu dài để lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia độc lập về những rủi ro đã xác định trong chuỗi giá trị của công ty này. HPE cũng phối hợp với các nhà cung ứng, đơn vị tuyển dụng, các công ty và tổ chức chuyên môn hàng đầu để thúc đẩy tuyển dụng có trách nhiệm và chống lại bóc lột lao động di cư trong các chuỗi cung ứng toàn cầu tại Đông Nam Á.

Tuyển dụng có trách nhiệm

Hiểu rõ hơn về các chuỗi cung ứng sử dụng lao động di cư đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu nguy cơ ngày càng lớn của vấn đề nô lệ hóa thời hiện đại trong lao động di cư.

• Công ty Coca-Cola, HP Inc., Hewlett Packard Enterprise, IKEA và Unilever đã tham gia Nhóm lãnh đạo về Tuyển dụng có trách nhiệm (LGRR), một liên minh giữa các công ty và tổ chức chuyên môn hàng đầu. Với sự hỗ trợ của Viện Nhân quyền và

Kinh doanh, nhóm bao gồm Trung tâm Interfaith về Trách nhiệm Doanh nghiệp, IOM, tổ chức phi chính phủ Verité và các công ty đa quốc gia lớn khác tập trung nâng cao nhận thức về tuyển dụng có trách nhiệm và chống lại bóc lột lao động di cư trong các chuỗi cung ứng toàn cầu giữa các doanh nghiệp. Sau đó, nhóm tiếp tục nhận được sự tham gia của M&S, Walmart, GE, Mars Inc, Tesco và Vinci. Các thành viên cam kết tuân thủ “Nguyên tắc người sử dụng lao động chi trả” theo nghĩa không có lao động nào phải trả chi phí để có được việc làm - chi phí tuyển dụng này không tính vào người lao động mà tính cho người sử dụng lao động.

• HPE xây dựng tiêu chuẩn đầu tiên trong ngành về lao động di cư nước ngoài trong chuỗi cung ứng năm 2014 để giải quyết vấn đề bóc lột lao động tiềm ẩn của nhóm nhân công dễ bị tổn thương này, nâng cao năng lực cần thiết và nhìn thấy trước hoạt động xóa bỏ tình trạng người lao động phải trả phí tuyển dụng.

• Kể từ 2015, Apple thực hiện chính sách người lao động không phải trả phí để tuyên chiến với vấn đề lao động bắt buộc. Apple công bố rằng công ty đã trả lại hơn 30 triệu USD cho hơn 35.000 lao động nước ngoài có ký hợp đồng trong chuỗi cung ứng của công ty kể từ 2008.

Page 21: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

19 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Thời gian Nội dung Diễn giả/người điều khiển

8:30 SA - 9:00 SA Đăng ký tham dự

9:00 SA - 9:25 SA Chào mừng và Giới thiệu

Dưới sự điều khiển của Bà Christina Ameln Tư vấn về CSR/Chính sách bền vững, Giá trị cốt lõi, Quan hệ lao động và Quản lý thay đổi• H.E. Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam • Victoria Rhodin Sandström, Bí thư thứ nhất, Đặc trách chính trị, Đại sứ

quán Thụy Điển tại Việt Nam • Trần Ngọc Liêm – Phó giám đốc VCCI Tp. HCM• David Knight, Trưởng phái đoàn IOM và Điều phối khu vực Việt Nam,

Lào, Campuchia

9:25 SA - 9:40 SAChính sách xã hội bền vững và quan hệ lao động có trách nhiệm, những yếu tố chính để nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường

Ông Ian Pascoe, Giám đốc điều hành, Grant Thornton (Thái Lan)

9:40 SA - 10:00 SA Chụp ảnh/Nghỉ giải lao/Tiệc trà/Networking

10:00 SA - 10:45 SA

Tọa đàm 1:

Tìm hiểu Đạo luật Phòng chống Nô lệ hóa hiện đại và tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân

Dưới sự điều khiển của Bà Christina Ameln - Tư vấn về CSR/Chính sách bền vững, Giá trị cốt lõi, Quan hệ lao động và Quản lý thay đổi• George Williams, Luật sư, Hãng luật Hogan Lovells - Đạo luật phòng

chống Nô lệ hóa thời hiện đại của Anh: Các tác động về mặt pháp lý đến kinh doanh toàn cầu

• Tim Galvin, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam - Thương mại, các điều luật mới và môi trường pháp lý

• Maximilian Pottler, Quản lý chương trình CREST, IOM - Tầm quan trọng của quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân: Chương trình trách nhiệm của Doanh nghiệp trong xóa bỏ nô lệ hóa và mua bán người (CREST)

Hỏi - Đáp

Page 22: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

20 BÁO CÁO HỘI THẢO

TRỞ LẠI MỤC LỤC

10:50 SA - 11:40 SA

Tọa đàm 2:

Chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp: Thách thức và cơ hội trong quá trình hướng đến các thực hành quan hệ lao động có đạo đức

Dưới sự điều khiển của Bà Christina Ameln Tư vấn về CSR/Chính sách bền vững, Giá trị cốt lõi, Quan hệ lao động và Quản lý thay đổi• Alexander Christopher Falter, Tổng Giám đốc ECCO Vietnam • Bill Watson- Giám đốc điều hành Coats Phong Phú Co. Ltd - Việt Nam,

Campuchia và Hàn Quốc • Kanwarpreet Singh, Inter IKEA Group, Quản lý về tuân thủ và Chính

sách bền vững khu vực Đông Nam Á

Hỏi - Đáp

11:45 SA - 12:00 CH Tổng kết buổi sángDavid Knight, Trưởng phái đoàn IOM và Điều phối khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia

12:00 -13:00 Ăn trưa

1:00 CH -14:15 CH

Thảo luận chuyên đề: Pháp luật về Phòng chống nô lệ hóa thời hiện đại và các quan hệ đối tác toàn cầu:

Vì sao có đạo luật về phòng chống nô lệ hóa thời hiện đại, các công ty cần làm gì để tuân thủ và vượt lên trên sự tuân thủ?

Người điều khiển Christina Ameln Tư vấn về CSR/Chính sách bền vững, Giá trị cốt lõi, Quan hệ lao động và Quản lý thay đổi

Diễn giả• Florian Beranek, Chuyên gia về Trách nhiệm Xã hội và Ứng xử có trách nhiệm trong kinh doanh (UNIDO)• George Williams, Luật sư, Hogan Lovells • Mimi Vũ - Giám đốc truyền thông và Đối tác chiến lược - Pacific Links • Alexander Christopher Falter, Tổng Giám đốc ECCO Vietnam• Maximilian Pottler, Quản lý chương trình CREST, IOM

2:15 CH -14:30 CHPhát biểu bế mạc

• Đại diện IOM và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam • Trao chứng nhận tham dự

2:30 CH -15:00 CH Tiệc trà, cà phê/Networking

Page 23: BÁO CÁO HỘI THẢO NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG … báo cáo hội thảoVI.pdf · của Bang California - Hoa Kỳ, Luật trách nhiệm giám sát của

Supported by

HO CHI MINH CITY20 MARCH 2018