35
CHƯƠNG 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN NAM Câu 1: Tại sao Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn? Liên hệ thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay? Trả lời: - Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển. - Bối cảnh hiện nay: Việt Nam đang trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Muốn phát triển đất nước thì Đảng phải vững mạnh. Vì vậy Đảng cần thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn để phát triển vững mạnh. - Chỉnh đốn, đổi mới Đảng là yêu cầu khách quan làm cho Đảng thường xuyên trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. - Hồ Chí Minh cho rằng: đảng sống trong xã hội: mỗi cán bộ đảng viên đều chịu sự ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt lẫn cái xấu ,cái hay lẫn cái dở. do vậy chỉnh đối mới Đảng phải được tiến hành thường xuyên để Đảng viên phát huy được cái tốt, lọc bỏ cái xấu để mỗi chi bộ đều mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,….làm tròn được nhiệm vụ của Đảng.

Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Upload
    sjuxinh

  • View
    32.070

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN NAM

Câu 1: Tại sao Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn? Liên hệ thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Trả lời:

- Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển.

- Bối cảnh hiện nay: Việt Nam đang trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Muốn phát triển đất nước thì Đảng phải vững mạnh. Vì vậy Đảng cần thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn để phát triển vững mạnh.

- Chỉnh đốn, đổi mới Đảng là yêu cầu khách quan làm cho Đảng thường xuyên trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

- Hồ Chí Minh cho rằng: đảng sống trong xã hội: mỗi cán bộ đảng viên đều chịu sự ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt lẫn cái xấu ,cái hay lẫn cái dở. do vậy chỉnh đối mới Đảng phải được tiến hành thường xuyên để Đảng viên phát huy được cái tốt, lọc bỏ cái xấu để mỗi chi bộ đều mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,….làm tròn được nhiệm vụ của Đảng.

- Hồ Chí Minh nhận định:bên cạnh số đong cuả Đảng viên xứng đáng với danh hiệu của mình thì vẫn còn 1 số thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng. Họ tự cho mình quyền sống xa hoa hưởng lạc từ đó mà đi đến tham ô, trụy lạc, thaamj chí sa vào tội lỗi.Hồ Chí Minh đã nêu lên luận điểm: “ 1 dân tộc , 1 đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn không nhất định ngày nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không sáng sủa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Vì vậy, phải chỉnh đốn để tẩy rửa tất cả những lỗi lầm, sai trái đó.

- Trong điều kiện Đảng đac trở thành Minhng cầm quyền, Hồ Chí Minh coi việc xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên vì: một mặt, Quyên lực có sức mạnh rất to lớn để cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới trong tất cả lĩnh vực

Page 2: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

của đời sống xã hội. Nếu biết sử dụng đúng quyền lực.; mặt khác nó có sức phá hoại ghê ghớm vì con người nắm quyền lực có thể thoái hóa, biến chất rất nhanh chóng nếu đi vào con đường tham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quền, đặc lợi. Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng dể hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạndo thái hoá biến chất gây ra.

- Liên hệ thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay:

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta rất coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà gần đây nhất là nghị quyết trung ương IV “về 1 số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Toàn Đảng, toàn dân cùng chung tay vào chỉ đạo thực hiện ngiji quyết từ trung ương đến cấp dưới.

Nghị quyết dang được thực hiện dưới sự chỉ đạo sát sao , nghiêm chỉnh, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động” diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đấu tranh phê phán những biểu hiện” tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nộ bộ Đảng nhằm giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.truớc diễn biến và tình trạng biển Đông hiện nay, Đảng càng phải xây dựng và chỉnh đốn nhằm giữ vững lập trường, quan điểm chính trị trong cán bộ Đảng viên, đồng thời củng cố lòng tin trong nhân dân, cùng nhân dân và sự đồng tình của các nước bạn, của thế giới để giải quyết trên cơ sở hòa bình, ốn định, cung phát triển , cùng có lợi.

Câu 2: Vận dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

-Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khoa học-chính trị, chỉ 1 đảng chính trị đại diện cho 1 giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành. Quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của mình.

Để xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh thì Đảng phải thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn.

Page 3: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

- Hồ CHí Minh đã nhiều lần đề cập tới đòi hỏi xây dựng Đảng ta: là đạo đức, là văn minh”, một Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc và thời đại.

- Chỉnh đốn và đổi mới Đảng là nhằm làm cho Đảng ta vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ Đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực trước những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.

- Sống trong xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải chịu sự ảnh hưởng của cái tốt, cái xấu, chỉ có thể phát huy được cái tốt , cái hay bằng việc rèn luyện thường của cán bộ, đảng viên, thường xuyên chỉnh đống đảng.

- Khi cách mạng gặp khó khăn, việc xây dựng và chỉnh đốn Đảnglà công việc tất yếu phải làm, là công việc đạc biệt coi trọng, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cách mạng cho cán bộ đảng viên, đồng thời củng cố lòng in trong nhân dân.

- Khi cách mạng thắng lợi sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, chủ quan, duy ý chí => kiêu ngại, xa hiện thực dẫn đến công tác xây dựng và chỉnh đốn càng phải được quan tâm, chú ý.

- Trước lúc đi xa, Người để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng:” việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảnglàm cho mỗi cán bộ Đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó.toàn tâm phục vụ nhân dân nhằm hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thái hóa, biến chất gây ra trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hiện nay toàn Đảng ta ra sức phấn đấu,tự chỉnh đốn và đổi mới lạ Đảng. Nghị quyết Trung ương IV được ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI đề ra nhằm đúng tình hình, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, giúp cho Đảng ngàu càng hoàn thiện hơn, ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được nhiều kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao, củng cố, đa số cán bộ Đảng viên có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.

Bên cạnh đó, những hạn chế yếu kém cần được rút kinh nghiệm, khắc phục và sửa chữa. Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,

Page 4: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau: Chạy theo danh lợi, tiền tài, tham nhũng, lãng phí, vô nguyên tắc…

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng, cần tiếp tục thực hiện 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng đã đề ra; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 3 vấn đề:

- Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp TW đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng.

Chương 5 : Tư Tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Câu 1: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay?

Trả lời:

1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền vững. Chính vì vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, co bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.

- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mội thắng lợi. Đại đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng

Page 5: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng, đó chính là khố đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hồ Chí minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của Đảng mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp chung của cả quần chúng nhân dân, phải do quần chúng và vì quần chúng.

- Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân.

Nội hàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí minh rất phong phú, bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp bậc các quan hệ liên kết giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội.

Đoàn kết rộng rãi, thực sự, chân thành dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, tri thức.

Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là truyền thống yêu nước , lòng tự hào dân tộc , yêu thương con người, thủy chung, sống có tình nghĩa.

Cùng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hồ Chí minh còn đặc biệt quan tâm đến lòng khoan dung, đọ lượng với con người. Lòng khón dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc.

Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất là một tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì

Page 6: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

- Thực trạng và yêu cầu.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Việt Namchur động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì độc lập, hòa bình và phát triển.

Trong những năm đổi mới nền kinh tế của đất nước, nước ta tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị ổn định.Đảm bảo thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc phát triển đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế.

Tuy vậy, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn trên con đường phát triển của đất nước như nạn tham nhũng, quan liêu cùng với sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ độ ngũ cán bộ, đảng viên đã và đang cản trở việc thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước. Cùng với việc đối mặt với những âm mưu và các thế lực thù địch trong và ngoài nước, chúng lợi dụng những vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo hòng tuyên truyền, xuyên tạc những chủ trương chính sách của đảng và nhà nước gây mất trật tự an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân với chính phủ.

Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Cụ thể:

Page 7: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

-Đảng ta phải luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thê giới, Việt Nam tiếp tục đoàn kết, giúp đỡ và ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng, trào lưu tiến bộ của thời đại về mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiens bộ xã hội.

-Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự cường, chủ trương phát huy sức mạnh dân tộc trên cơ sở đó chủ trương tranh thủ sự đồng tình ủng hộ từ lực lượng bên ngoài, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu mỗi thời kỳ.

Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng về đại đoàn kết trong công cuộc đổi mới hiện nay:

-Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.

-Hoàn thiện hệ thống luật pháp, có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi sai trái để nêu gương và củng cố niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ.

-Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của dân tộc lên trên hết.

-Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, tri thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Với tính chất là một tổ chức liên minh chính trị. Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với chính quyền giải quyết ngày càng có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân, thực hiện dân chủ, đổi mới xã hội, chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia ngày càng thiết thực vào việc xây dựng, giám sát, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, mặt trận tổ quốc Việt Nam phải chủ động góp phần cùng đảng và nhà nước xây dựng, hoàn thiện một số chính sách chung để sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần cùng đảng và nhà nước ta đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.

Page 8: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

-Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc .

Khơi dậy và phát huy sức mạnh nội lực. Nâng cao ý chí tự lực tự cường trong chính sách đaik đoàn kết, đồng thời phải khắc phục những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt là tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa.

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ tham nhũng, quan lieu. Phải tiếp tục đổi mới chính sách nhà nước, chính sách giai cấp, chính sách xã hội.

-Xác định hướng đi cho đất nước đó là đại đoàn kết toàn dân tộc- cội nguồn sức mạnh của đất nước, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước.

Câu 2 : Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Trả lời:

1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Sức mạnh dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là chủ nghĩa yêu nước nồng nàn,là tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do của dân tộc, là ý chí tự lực tự cường. Cùng với sức mạnh dân tộc là sức mạnh thời đại đó là đoàn kết với các dân tộc anh em trên thế giới nhất là sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại, là sự đồng tình ủng hộ của các nước anh em và loài người tiến bộ trên thế giới. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh,nó góp phần đưa cách mạng đi đến thắng lợi.

-Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.

-Hồ Chí Minh đã nhận thấy nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước của ông cha ta cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là do đường lối cách mạng không đúng đắn, phương pháp cách mạng không phù hợp với xu thế của thời đại. Nắm được đặc điểm đó của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Và Hồ Chí Minh đã xác định chính xác đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đó là đi theo con đường của cách mạng vô sản.

Page 9: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

-Kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Là nhà yêu nước chân chính Hồ Chí Minh đã phát huy triệt để sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Đồng thời là nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Chủ trương dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.

-Có quan hệ hữu nghị, hợp tác,sẵn sang làm bạn với mọi nước dân chủ.

Thực hiện quan điểm đối ngoại, hòa bình, hữu nghị, Hồ Chí Minh đã thể hiện là một nhà ngoại giao mẫu mực vừa cứng rắn về nguyên tắc vừa mềm dẻo về sách lược. Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hào bình, đoàn kết quốc tế, đồng thời luôn phân biệt rõ bạn, thù của cách mạng.

2.Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là một nội dung quan trọng làm nên thắng lợi trong từng giai đoạn cách mạng của nước ta. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mĩ, ngoài lòng yên nước nồng nàn, ý chí quyết thắng lợi kẻ thù xâm lược, sự dũng cảm, kiên cường bất khuất của nhân dân ta còn có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế đã đưa cách mạng việt nam đi đến thắng lợi, giải phóng dân tộc ra khỏi áp bức bóc lột, đất nước hoàn toàn độc lập.

Trong công cuộc đổi mới suốt 25 năm qua nhờ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đảng và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu về mọi mặt. Kinh tế chuyển từ kinh tế bao cấp, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ vậy mà kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển từ một nước kém phát triển lên đang phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện. Chính trị_xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố và nâng cao, đặc biệt nước ta đã có quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và thế giới.

Page 10: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta cũng còn những hạn chế tồn tại như: chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém chưa đáp ứng được với những yêu cầu mà xã hội đặt ra. Hiện tượng suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nạn tham nhũng, quan lieu, lãng phí…sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây mất đoàn kết nội bộ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải xây dựng, phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Cụ thể:

Phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

-Lấy mục tiêu chung của cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối sử về thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo.

-Đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân _tập thể_xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn kỷ cương, chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí, nâng cao tinh thần yêu nước, phẩm chất chính trị, tinh thần tự lực tự cường.

-Đại đoàn kết dân tộc phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp,hình thức trong đó có chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước có ý nghĩa quan trongh hàng đầu.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ tri thức trẻ đủ đức đủ tài, vừa hồng vừa chuyên.

- Trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong khu vực và trên thê giới phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm dẻo, nguyên tắc cứng rắn, biết nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách.

- Học tập khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài và áp dụng vào Việt Nam một cách linh hoạt.

Page 11: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Chương VI : Tư tưởng Hồ chí minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Câu 1: Vận dụng TT HCM về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân vao việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Trả lời:

*Tư tưởng HCm về dân chủ

- HCM quan niệm “dân chủ” có nghĩa là “dân là chủ” và “dân làm chủ”.

“Dân là chủ” là đề cập đến vị thế của dân, “dân làm chủ” là đề cập đến năng lực và trách nghiệm của dân.

-Dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền lợi con người, quyền công dân.

Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong đó dân chủ trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, đó là: Đảm bảo quyền con người

Quyền lực thuộc về nhân dân

Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước.

+ Trên lĩnh vực kinh tế dân chủ được thực hiện:

Mọi người, mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội,, quyền bình đẳng trong phát triển kinh tế.

Không xóa bỏ sở hữu hợp pháp của tư sản dân tộc.

+ Trên lĩnh vực VH-XH dân chủ được thể hiện:

Mỗi người dân không phân biệt già-trẻ, trai - gái, giàu-nghèo,không phân biệt dân tộc tôn giáo, họ đều có quyền học tập, nâng cao trình độ và được khẳng định năng lực của mình.

Là chủ thể của văn hóa và được hưởng những giá trị của văn hóa.

Page 12: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

*Tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân

- Nhà nước của dân:

+Trong Quốc Hội khóa I, HCM đã kahwngr định rõ ràng: “Nước Việt Nam là nước Dân chủ cộng hòa. Tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái- trai, giàu – nghèo, giai cấp, dân tộc, tôn giáo” ( Điều 1 Hiến pháp năm 1946).

+Nhân dân bầu ra đại biểu quốc hội và đại biểu hội đông nhân dân và cũng có quyền bãi miễn họ nếu họ tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

+Người dân được hưởng quyền dân chủ, có quyền làm tất cả những việc mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật.

-Nhà nước do dân:

+ Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, do dân làm chủ vì vậy HCM luôn nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng phải làm cho nhân dân hiểu những chủ trương, đường lối của Đảng, làm cho nhân dân tin, dân ủng hộ và làm cho nhân dân giác ngộ được quyền làm chủ của mình để nâng cao ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình.

-Nhà nước vì dân

+nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích, nguyện vọng của dân, không có mục đích và lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần – kiệm – liêm – chính .

+Cán bộ, đẳng viên vừa là người lãnh đạo, người hướng dẫn nhân dân nhưng đồng thời cũng là những người “đầy tớ” trung thành của nhân dân, là những người “ lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ”

*Vận dụng TT HCM về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân vào việc xây dựng nahf nước pháp quyền XHCN trong công cuộcđổi mới hiện nay.

- Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế dân chủ gián tiếp

Page 13: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

+Nhân dân tham gia quản lý nhà nước bằng sự phối – kết hợp giữa các tổ chức, phong trào, các nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

-Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nahapj quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.

- Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

+Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các chức năng của Quốc hội.

+Phát huy vai trò, trách nhiệm , nâng cao năng lực, bản lĩnh và nghiệp vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội.

+Tiếp tục kiện toàn các cơ quan Quốc hội

+ Tăng cương mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân

+Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quốc hội.

-Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân , do dân, vì dân.

+Đẩy mạnh cải cách thể chế của nền hành chính nhà nước.

+Cải cách tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức

+Đổi mới chế đồ tài chính công và tài sản công

-Đẩy mạnh cải cách nên tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

+Tiếp tục sửu đổi, bổ sung vầ hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của tư pháp.

+Đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp

+Chấn chỉnh các tổ chức và các hoạt động bổ trợ tư pháp

Page 14: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

+Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN.

-Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất.

- Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước.

-Đôi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Câu 2 : Vận dụng TT HCM về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mãnh mẽ vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay?

Trả lời:

1. Xác định bản chất tham nhũng     Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tham nhũng được xác định là lực cản trở công cuộc đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu và nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Nhận thức được những tác hại đó, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong tình hình mới.       2. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong những năm qua và định hướng của Đảng ta      Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”. Cho nên, Đảng chủ trương “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở”. Đại hội X của Đảng cũng nêu thực trạng: “Thoái hoá, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngăn chặn,

Page 15: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. Nghị quyết. Đại hội X của Đảng đã xác định “đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của toàn xã hội”.     Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XI, có đánh giá tình hình hiện nay “Tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi”.          Cuối tháng 11/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng. Hội nghị này đã cho thấy một cách khá toàn diện cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và nhân dân ta trong những năm qua.      Trong nhiệm kỳ này (2006-2010), Đảng và Nhà nước đã coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn trong chỉ đạo điều hành, thể hiện quyết tâm chính trị cao, tổ chức thực hiện, triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tháng 7/2006, Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”; Quốc hội khoá XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó quy định thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng. Hàng năm, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt, đánh giá kết quả phòng chống tham nhũng; Quốc hội nghe báo cáo và cho ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng; Uỷ ban thường vụ Quốc hội tăng cường công tác giám sát về phòng chống tham nhũng. Công tác phòng chống tham nhũng là một nội dung chính trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Các bộ, ngành trung ương và các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tổ chức nghiêm túc việc quán triệt, triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.     Trên nhiều mặt, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt kết quả và chuyển biến rõ nét. Công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tham nhũng gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo được chuyển biến trong nhận thức, ý thức và trở thành hành động trong phòng, chống tham nhũng. Việc phòng ngừa tham nhũng với những giải pháp đồng bộ đang từng bước phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc phát hiện,

Page 16: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

xử lý các vụ án tham nhũng được tăng cường. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm theo pháp luật. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở trung ương và cấp tỉnh, cùng các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được hình thành khẩn trương đi vào hoạt động, đã giúp các cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đã được phát huy.      Về phương hướng công tác phòng chống tham nhũng nhiệm kỳ tới (2011 – 2015) nhiều ý kiến tại Hội nghị cho rằng cần kiên quyết mục tiêu: ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng; loại bỏ dần cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng. Để đạt mục tiêu ấy, các cấp uỷ đảng phải thực sự coi phòng, chống tham nhũng là trọng tâm công tác lớn, trong đó phải bố trí cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm công tác phòng, chống tham nhũng. Cùng với việc hoàn thiện thể chế để phòng ngừa, phải khắc phục những hạn chế phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ vừa qua và triển khai các giải pháp đã được đề ra trong “Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020” và kế hoạch thực hiện “Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng”.      Cần có nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, sáng tạo hơn. Như công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản khi có yêu cầu, và có cơ chế để xử lý hành vi làm giàu bất chính; khoan hồng đặc biệt với người đưa hối lộ nhưng tự giác khai báo; có cơ chế ngăn chặn hành vi che giấu, tẩu tán tài sản do tham nhũng mà có. Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần được khẩn trương triển khai; phát huy vai trò tích cực của báo chí trong phòng chống tham nhũng. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ngành, các cấp cần xác định đúng vai trò, vị trí công tác phòng chống tham nhũng, coi đây là một trong các trọng tâm công tác lớn có tính chất thường xuyên, liên tục. Trước hết, phải đánh giá đúng thực trạng tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống tham nhũng tại cơ quan đơn vị mình. Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức lối sống “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Công tác phòng chống tham nhũng phải là nội dung kiểm điểm định kỳ công tác của các cấp, các ngành. Kết quả thực hiện phòng chống tham nhũng là một tiêu chí không thể thiếu được trong việc bình xét thi đua, khen thưởng và phân loại chất lượng đảng viên, đề bạt cán bộ.     Hội nghị còn thảo luận, đề xuất với Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số nội dung:

Page 17: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

    -  Cho nghiên cứu cơ chế công khai tài sản một số chức danh chủ chốt, cao cấp của Đảng, Nhà nước; công khai tài sản của cán bộ, công chức khi được đề bạt, bổ nhiệm và ứng cử; có cơ chế để thẩm định, xác minh tài sản, thu nhập.    -  Có quy chế về trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng khi để ra tham nhũng nơi mình được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Từ vụ Vinashin và những yếu kém trong điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng, cân nhắc tái lập Ban Kinh tế, Ban Nội chính của Đảng.   -  Đẩy mạnh việc ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, tạo thuận lợi cho xử lý án tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Cân nhắc việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng.

Với những gì mà toàn Đảng, toàn dân ta đã làm được trong những năm qua trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng; với những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết; với những giải pháp đã và đang được đưa ra; với quyết tâm mới, động lực mới sau Đại hội Đảng lần thứ XI, những mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta nhất định sẽ được thực hiện.

CHƯƠNG VII: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Câu 1: Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, sinh viên cần học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?

Trả lời:

Hiện nay, sinh viên là lực lượng đông đảo, có tri thức, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi đánh giá về vai trò của sinh viên, Người nhấn mạnh “ Thanh niên là người chủ trương lai đất nước. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là thanh niên.”

Đối với thế hệ sinh viên ngày nay, Người đòi hỏi phải ra sức học tập trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ trong nhà trường, sách vở mà còn cả trong gia đình, xã hội, thực tiễn cuộc sống. Học không phải làm quan mà là học để lấy kiến thức, kinh nghiệm để phụng sự cho Tổ quốc, Nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội ngày càng phát triển

Page 18: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Thanh niên, sinh viên muốn làm chủ tương lai của đất nước một cách xứng đáng thì ngay từ bây giờ phải tự giác rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải tích cực chuẩn bị cho tương lai. Nét nổi bật của sinh viên Việt Nam là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù sáng tạo, ham mê nghiên cứu để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu cho bản thân và xã hội. Việc giáo dục sinh viên phải liên hệ chặt chẽ cuộc với những cuộc đấu tranh của đất nước nhằm giúp họ tránh những độc hại, tiêu cực của xã hội, tiếp thu cái hay, tiến bộ trong cuộc sống.

Sinh viên phải giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, biết vươn tới các giá trị chân – thiện – mỹ. Chúng ta phải có hoài bão, lý tưởng sống và niềm tin ở tương lai của dân tộc, biết đấu tranh bảo vệ sự công bằng, lên án cái xấu. Phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, kiên trì phấn đấu vượt mọi khó khăn, thi đua học tập tốt và tham gia lao động sản xuất góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Muốn thực hiện được như vậy thì sinh viên ngày nay cần:

- Thường xuyên bồi dưỡng, tiếp thu đạo đức cách mạng, đạo đức cách mạng ở đây là đạo đức mới, là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người đúng nghĩa. Đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn mà nó là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ của mỗi người. Vì vậy, sinh viên phải thực sự nỗ lức rèn luyện đạo đức cách mạng. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, phê phán thói hư, tật xấu, thường xuyên phê bình, tự phê bình…giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Sinh viên phảo biết bồi dưỡng thể chất. Theo Hồ Chí Minh, sức khỏe là vốn quý nhất. Người đặc biệt quan tâm tới sự phát triển toàn diện của thanh niên, trong đó có sự phát triển về mặt thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, thực hiện đời sống mới…phải có sức khỏe thì mới thành công, Bởi vì “một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh.” Với tinh thân đó, Người tự mình nêu gương sáng về rèn luyện sức khỏe và kêu gọi tất cả mọi người thường xuyên rèn luyện thân thể. Nó vừa là

Page 19: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

trách nhiệm vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Đặc biệt đối với sinh viên, thanh niên, Người mong muốn họ phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn. Để có được vậy, không còn cách nào khác là hăng hái làm việc, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.

Muốn vậy, Đảng và Nhà nước ta cần phải có các biện pháp kịp thời để khắc phục bằng một số giải pháp như sau:

- Cần quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nhiều hơn nữa.

-Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cần ohair thiết thực và có tính chuyên sâu.

- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên.

- Cần phải phát huy vai trò tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống thanh niên.

Câu 2:Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhvề con người vào việc xây dựng con người mới XHCN ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

*Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người:

-Con người được nhìn nhận trong một chỉnh thể:

+ Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực,thể lực và các hoạt động của nó.

Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận ,xem xét con người trong tính đa dạng:đa dang trong quan hệ xã hội,đa dạng trong tính cách,khát vọng,phẩm chất,khả năng,đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân,điều kiện sống,làm việc.

+ Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của 2 mặt đối lập: thiện-ác,hay-dở,tốt-xấu,hiền lành-dữ…bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội của con người.

-Con người cụ thể,lịch sử:

Page 20: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng ở một số trường hợp “phẩm giá con người”nhưng phần lớn Người xem xét con người trong các quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp,theo giới tính,nghề nghiệp trong khối thồng nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế.

-Bản chất con người mang tính xã hội:

Trong quá trình lao động,sản xuất,con người dần nhận thức được các hiện tượng,quy luật của tự nhiên,của xã hội,hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau từ đó xác lập mối quan hệ giữa người với người.

-Con người là sản phẩm của xã hội,là tổng hòa các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng,chủ yếu bao gồm các quan hệ anh em,họ hàng,bầu bạn,đồng bào,loài người.

* Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào xây dựng con người mới XHCN trong công cuộc đổi mới hiện nay:

Toàn Đảng,toàn dân ta đã xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Để công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta đi đến thắng lợi cần phải có những con người mới-con người xã hội chủ nghĩa.Sự nghiệp xây dựng con người mới là 1 sự nghiệp lâu dài nhưng sự nghiệp cũng luôn có mục tiêu và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng.Trong giai đoạn này-giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH,Đảng và nhà nước ta quán triệt thực hiện 1 số nội dung sau:

- Có ý thức làm chủ nhà nước, tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng “mình vì mọi người,mọi ngươi vì mình”.

- Cán bộ Đảng viên phải nêu cao tinh thần phụ trách trước Đảng,trước nhân dân.Phải thậi sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân,không được lên mặt “quan cách mạng” trước dân.

-Xây dựng con người mới vừa có đức,vừa có tài,Muốn làm được như vậy thì phải nâng cao chất lượng giáo dục,đào tạo,nâng cao năng lực,trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng viên sao cho đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra hiện

Page 21: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

nay, vì thế mỗi người không ngừng học hỏi,học mọi lúc,mọi nơi,luôn có ý thức tự rèn luyện đạo đức,lối sống,phẩm chất chính trị,cach mạng để xây dựng những con người có trình độ,năng lực.

+ Phải có nhận thức sâu sắc về công việc mà mình đảm nhiệm,lao động có ý thức,kỷ luật,có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp,biết đánh giá công việc và hiệu quả lao động của mình.

+ Có văn hóa,có tình nghĩa,có ý thức nâng cao trình độ về mọi mặt,biết giải quyết tốt các quan hệ xã hội.

+ Phải có lòng yêu nước thưong dân,có tình yêu thương giai cấp và đồng loại,sống nhân văn,nhân đạo,kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu chống phá của các kẻ thù,bảo vệ thành quả cách mạng.

+ Dám phê phán những hành vi sai trái,đấu tranh phòng chống các tệ nan tham nhũng,quan liêu,lãng phí.

+ Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Câu 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay?

Trả lời:

1. Những quan điểm chung

a. Định nghĩa về văn hóa

- Tháng 8/1943: Lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu ra 1 định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời

Page 22: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

b. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống, xã hội

- Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

- Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

c. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

- Tính dân tộc: biểu hiện như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác.

- Tính khoa học: thể hiện ở tính hiện đại, tiến tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học macxit, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tính đại chúng: thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.

d. Quan điểm về chức năng của văn hóa

- Văn hóa bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.

a. Thành tựu

- Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển góp phần làm phong phú thêm nền Văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng.

Page 23: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

- Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam đang từng bước hình thành.

- Các tài năng văn hóa, nghệ thuật được khuyến khích.

- Nhiều di sản văn hóa cả vật chất và phi vật chất đã được giữ gìn, tôn tạo.

- Việc phân phối, sản xuất các sản phẩm văn hóa đã nhanh và đều khắp.

- Dân trí được nâng lên cùng với văn hóa phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ niềm tin của nhân dân được nâng lên.

b. Hạn chế

- Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

- Mức độ trầm trọng của các tệ nạn quan liêu, bao cấp, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực khác.

- Môi trường văn hóa có mặt xuống cấp, lối sống văn hóa trong lãnh đạo và quản lý chưa được nâng cao, đội ngũ những người làm công tác văn hóa chưa đủ mạnh.

3. Giải pháp

- Tăng cường sự lao động của Đảng, sự quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, tạo ra sự chuyển biến cơ bản và bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn chặt với cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, học tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là đối với cán bộ chủ chốt các cấp và thanh niên.

- Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển văn hóa-nghệ thuật thông tin đại chúng, bảo tồn phát huy di sản văn hóa, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Nâng cao hợp tác quốc tế về văn hóa, giữ vững hòa nhập chứ không hòa tan.

- Nâng cao trình độ và nhận thức lãnh đạo cho cán bộ, đảng viên trên lĩnh vực văn hóa.

Page 24: Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nêu cao tinh thần gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống.