17
Bài keynote của TS. Trần Vinh Dự, Chủ tịch Broward College Vietnam, dành cho các bạn trẻ tại Hội thảo Today's Voice: Năng lực Người Việt Trẻ do Unesco - CEP tổ chức sáng thứ bảy 8.8 vừa rồi. "Xin cảm ơn ban tổ chức đã dành cho tôi cơ hội thú vị này để chia sẻ với các bạn. Chúng ta đang sống trong một giai đoạn kỳ lạ của lịch sử nhân loại. Toàn cầu hóa đã trở thành sự thực. Thế giới giờ đây được kết nối với nhau một cách gần như hoàn hảo. Một diễn biến đơn độc ở một quốc gia sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến cả thế giới rộng lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ năm 2009 đã tạo ra một cơn địa trấn về tài chính trên toàn cầu. Năm 2014, bệnh dịch Ebola ban đầu bùng nổ ở Tây Phi chỉ cần vài tháng đã lan khắp thế giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc mới chỉ suy sụp vài tháng trở lại đây đã ngay lập tức đẩy Australia hay New Zealand, những quốc gia tưởng như chẳng mấy liên quan, vào khủng hoảng kinh tế. Hàng loạt các thách thức lớn nhất hiện nay, bao gồm biến đổi khí hậu, dân số tăng, cạn kiệt tài nguyên, sức khỏe và bệnh dịch, hay hội tụ thông tin… là những vấn đề mang tính toàn cầu. Nhìn xa hơn một chút vào tương lai, chỉ mới 3 tuần trước thôi, các nhà khoa học ở New York đã chế tạo thành công những robots có khả năng sơ khai về

Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Citation preview

Page 1: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Bài keynote của TS. Trần Vinh Dự, Chủ tịch Broward College Vietnam, dành

cho các bạn trẻ tại Hội thảo Today's Voice: Năng lực Người Việt Trẻ do

Unesco - CEP tổ chức sáng thứ bảy 8.8 vừa rồi.

"Xin cảm ơn ban tổ chức đã dành cho tôi cơ hội thú vị này để chia sẻ với các

bạn.

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn kỳ lạ của lịch sử nhân loại. Toàn cầu

hóa đã trở thành sự thực. Thế giới giờ đây được kết nối với nhau một cách

gần như hoàn hảo. Một diễn biến đơn độc ở một quốc gia sẽ nhanh chóng

ảnh hưởng đến cả thế giới rộng lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ

năm 2009 đã tạo ra một cơn địa trấn về tài chính trên toàn cầu. Năm 2014,

bệnh dịch Ebola ban đầu bùng nổ ở Tây Phi chỉ cần vài tháng đã lan khắp thế

giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc mới chỉ suy sụp vài tháng trở lại

đây đã ngay lập tức đẩy Australia hay New Zealand, những quốc gia tưởng

như chẳng mấy liên quan, vào khủng hoảng kinh tế.

Hàng loạt các thách thức lớn nhất hiện nay, bao gồm biến đổi khí hậu, dân số

tăng, cạn kiệt tài nguyên, sức khỏe và bệnh dịch, hay hội tụ thông tin… là

những vấn đề mang tính toàn cầu.

Nhìn xa hơn một chút vào tương lai, chỉ mới 3 tuần trước thôi, các nhà khoa

học ở New York đã chế tạo thành công những robots có khả năng sơ khai về

Page 2: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

tự nhận thức. Một năm trước, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một trí tuệ

nhân tạo (AI) đã vượt qua khảo nghiệm Turing (Turing Test). Với các bạn

chưa biết Turing Test là gì, nó là một khảo nghiệm để xác định xem một trí

tuệ nhân tạo có thể giao tiếp với con người theo cách mà con người không

thể nhận biết được nó là AI hay là người thật. Giờ đây, người ta bắt đầu bàn

tán nhiều về thời điểm kỳ dị của công nghệ (technological singularity) sắp đến

gần, một thời điểm mà tương lai của loài người trở nên khó đoán, thậm chí

trở thành một giống loài “lạc hậu” và sớm bị tuyệt chủng vì máy móc.

Và đối với các fan của khoa học viễn tưởng, giờ nhiều chuyện không còn là

viễn tưởng nữa. NASA vừa mới tìm ra một “trái đất” mới, một hành tinh rất xa

nhưng rất giống với trái đất. Điều đó làm tăng vọt khả năng có các giống loài

thông minh khác đang sống đâu đó trong vũ trụ.

Rõ ràng là, loài người đang đứng trước một thời đại kỳ lạ. Chúng ta ngày

càng trở thành một. Các thách thức lớn nhất không còn mang tính địa

phương. Chúng ta cùng đối diện nó với tư cách là một: một loài, một sự tồn

tại.

Về mặt địa phương, với tư cách là một quốc gia, chúng ta cũng đang đối mặt

với quá nhiều thách thức. Tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang lấy dần đi một phần lớn đất đai nông nghiệp.

Nếu các dự báo là đúng, đến cuối thế kỷ này, khoảng 40% diện tích đất ở

miền Nam sẽ bị nước biển xâm nhập và không thể trồng cấy được nữa. Dân

số nước ta vẫn đang tăng. Tỷ lệ thất nghiệp trong số các bạn trẻ đặc biệt cao,

nhất là trong số các bạn có bằng đại học hoặc cao đẳng. Và với các bạn còn

chưa nhận thức được, thời kỳ vàng của dân số Việt Nam đang qua rất

nhanh.Điều đó có nghĩa là dân số VN đang già đi. Chẳng bao lâu nữa chúng

ta sẽ không thể tự hào là một đất nước với dân số trẻ, và điều đó kéo theo rất

nhiều hệ lụy.

Page 3: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Thêm vào những thách thức đó, nền kinh tế của chúng ta đang bị mắc kẹt

trong bẫy cân bằng thấp. Môi trường kinh doanh của chúng ta quá thiếu tính

minh bạch và bị vấy bẩn bởi thủ tục hành chính rườm rà và tham nhũng. Hình

ảnh quốc gia đang bị hoen ố bởi chính các hành vi của người Việt chúng ta,

từ chuyện nhỏ như quên không nói lời cảm ơn, không biết xếp hàng, không

biết nói nhỏ nơi công cộng, đến những chuyện tày đình như trộm cắp, buôn

lậu, băng đảng nơi xứ người.

Về mặt cá nhân, người Việt trẻ cũng đang gặp một thời kỳ gian khó. Chẳng

bao lâu nữa chúng ta sẽ đi vào kỷ nguyên tự do lưu chuyển lao động trong

khối ASEAN. Cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động, vốn đã nghiệt ngã, sẽ

còn trở nên nghiệt ngã hơn nhiều. Trong khi đó, hơn 80% học sinh tốt nghiệp

PTTH ở Việt Nam năm nay có điểm tiếng Anh dưới 5 điểm. Hệ thống đại học

và cao đẳng của chúng ta quá lạc hậu và những sinh viên ra trường hầu như

không có kỹ năng gì để bắt đầu ngay vào làm việc trong một nền kinh tế hiện

đại.

Với tư cách là một người Việt trẻ, các bạn nên làm gì? Tôi muốn có 2 gửi

gắm quan trọng muốn chia sẻ với các bạn.

Gửi gắm thứ nhất là một câu nói của Mahatma Gandhi thời trước “be the

change you wish to see in the world” – hãy trở thành chính sự thay đổi mà

bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này. Nếu bạn muốn làm cho Việt Nam tốt

lên, thì bạn phải tự mình tốt lên trước đã. Trong thời kỳ lạ lùng này, thách

thức cũng đưa đến nhiều cơ hội. Nhờ có toàn cầu hóa mà chưa bao giờ trong

lịch sử của Việt Nam, thế hệ trẻ có thể dễ dàng đến các nước phát triển để

học tập, kiếm việc trong các tập đoàn toàn cầu, sống và trải nghiệm các nền

văn hóa khác, và khám phá thế giới.

Mới cách đây 2 ngày, tôi vừa có dịp được tham gia buổi phỏng vấn cấp học

bổng của Broward College Việt Nam cùng với một số giáo sư người Mỹ và

Page 4: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Úc. Một trong những ứng viên là một nữ sinh vừa tốt nghiệp PTTH đến từ

Lâm Đồng. Khả năng nói tiếng Anh của cô bé miền núi có thể nói là hoàn hảo.

Bài viết của cô bé cũng hoàn hảo. Thái độ và phong cách của cô bé cũng đầy

tự tin và chân thành. Khi được hỏi bằng cách nào mà cô bé có thể học được

Anh ngữ tốt như vậy, cô bé trả lời rằng mình hoàn toàn tự học lấy. Chúng tôi

hỏi tiếp tại sao muốn học Broward College, cô bé trả lời rất thật rằng trong gia

đình đã có chị họ học đại học công lập, rồi học thạc sĩ, cuối cùng ra trường đi

làm chỉ có 3-4 triệu Đồng/tháng lương, không đủ sống. Vì thế, cô bé muốn

học một trường quốc tế, để sau này không bị rơi vào vết xe đổ của chị.

Cô bé đã được nhận học bổng tới 80% từ Broward College.

Một cô bé miền núi bé nhỏ có thể nghĩ được như thế, quyết tâm được như

thế, thì không có lý do gì các bạn ngồi đây không làm được. Các bạn là

những người trẻ tuổi và tài năng. Các bạn đừng mất công ngần ngại, đừng

nhìn lại, hãy cố gắng, tìm kiếm một cơ hội, và khi tìm được, hãy nắm chắc lấy

nó. Hãy biết nắm bắt lợi thế độc đáo này của toàn cầu hóa. Không có cách

nào tốt hơn để tiến bộ bằng việc trải nghiệm nó trong những đất nước phát

triển hơn, có thể là Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Đức, hay một quốc gia nào đó khác.

Một điều cần ghi nhớ là bạn vừa người Việt, nhưng cũng là một công dân của

thế giới. Là một công dân toàn cầu không phải là việc tự nhiên. Chúng ta phải

học. Điều đó là cần thiết vì các vấn đề toàn cầu không thể được giải quyết bởi

các não trạng địa phương thiển cận. Tuy nhiên, một tầm nhìn toàn cầu không

nên chỉ là một lựa chọn có tính toán, mà nó cần phải đến từ chính trái tim của

các bạn, rằng con người,dù ở đâu, màu da, giới tính,tôn giáo, ngôn ngữ, hay

bất cứ thứ gì khác biệt, cũng đều có quyền được tôn trọng và bình đẳng như

nhau.

Gửi gắm thứ hai của tôi là một chút lý thuyết mà tôi chợt nhớ đến khi nhìn vào

biểu tượng của chương trình ngày hôm nay. Biểu tượng của chương trình

Page 5: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

này là cánh bướm màu xanh. Một trong những học thuyết nổi bật được nhiều

người nhắc đến của thế kỷ 20 là lý thuyết về sự hỗn loạn (chaos theory).Theo

lý thuyết này, sự khác biệt rất nhỏ tại điểm khởi đầu có thể dẫn tới những kết

quả khác biệt vô cùng lớn. Ví dụ hay được nhắc tới là sự vỗ cánh của một

con bướm nhỏ cũng có thể làm lệch hướng một cơn bão lớn xảy ra vài tuần

sau đó tại một đại lục xa xôi.

Ý tôi muốn nói là gì? Chúng ta đều muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhưng

chúng ta thường kỳ vọng người khác làm hộ chúng ta việc này. Một phần vì

chúng ta nghĩ mình là người bình thường, và một người bình thường thì

không thể làm gì ảnh hưởng đến tương lai của thế giới. Nhưng tôi muốn nói

với các bạn rằng chúng ta không cần phải làm một vĩ nhân mới có thể thay

đổi thế giới. Thế giới luôn luôn được thay đổi bởi những điều nhỏ bé mà hàng

tỷ con người, trong đó có bạn và có tôi, đang hàng ngày, hàng giờ thực hiện.

Để phụng sự đất nước này, để giúp nhân loại tồn tại và phát triển, các bạn

hãy bắt đầu ngay từ ngày hôm nay, bằng những việc làm tưởng như đơn giản

và tầm thường của mình. Đừng vội nghĩ đến những chuyện lớn lao, hãy hình

thành những thói quen mới và tốt hơn cho cá nhân mình, hãy dành một chút

thời gian nhỏ mỗi ngày nghĩ về các vấn đề của xã hội, hoặc làm một việc nhỏ

gì đó có ích cho cộng đồng. Những việc làm đó, giống như những cánh bướm

bé nhỏ, sẽ có ngày tạo ra cơn bão lớn làm thay đổi thế giới.

Và điều đó không phải là một thứ lý thuyết hão huyền. Nó được chứng thực

ngay trên đất nước chúng ta. Không có ai biết rằng sự lên tiếng ban đầu mấy

tháng trước của các bạn trẻ, các bà nội trợ tại Hà Nội trên các mạng xã hội đã

khiến thành phố này phải ngưng kế hoạch chặt hạ hàng nghìn cây cổ thụ ven

đường, để giờ đây vào mùa hè, người dân Hà Nội vẫn còn được tận hưởng

bóng mát còn sót lại của các tán cây đã tồn tại hàng trăm năm.

Page 6: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Hay mới gần đây, câu chuyện xây tượng đài “nghìn tỉ” trong khi các tỉnh phía

Bắc chìm trong ngập lụt, một số nơi hoang tàn như Quảng Ninh, một biểu

hiện nhãn tiền của việc phát triển không bền vững, trong khi trẻ em còn có

trường hợp chết vì đói, hoặc vì tai nạn khi qua sông đi học mà không có cầu,

hoặc không có trường lớp tử tế để học hành… đã làm cho hàng nghìn, hàng

trăm nghìn người phải lên tiếng. Và giờ đây câu chuyện đó có vẻ như sẽ

được tạm dừng.

Hay đơn giản hơn, câu chuyện những người thợ đào giếng cứu bé gái 7 tuổi

bị lọt xuống giếng sâu 8m ở Bình Dương đã đem lại sự xúc động to lớn đối

với cộng đồng người Việt. Hình ảnh những người thợ lưng trần, miệt mài đào

bới trong 9 giờ liên tục để cuối cùng cứu sống được em bé trong tình huống

nghìn cân treo sợi tóc không những là biểu hiện cao đẹp của nhân tính, mà

còn tạo cảm hứng lớn cho những người quan tâm, theo dõi, để biết cái tốt

vẫn còn hiện diện đâu đó, để tự thấy mình xấu hổ và cần phải sống có trách

nhiệm hơn.

Chúng ta cần nhiều hơn những nỗ lực như thế, dù nhỏ bé, nhưng hàng ngày,

hàng giờ đóng góp sức mình, để cùng nhau tạo nên những thay đổi lớn, để

cuộc sống dần tốt đẹp hơn, hướng thiện hơn. Thế giới này đang rất cần thay

đổi. Đất nước này đang rất cần thay đổi. Mong rằng từng người trong các

bạn, vừa dưới danh nghĩa cá nhân, vừa đứng bên nhau thành một tập thể,

hãy trở thành chính sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này. Và

hàng ngày, hàng giờ, không ngừng góp nhặt, bằng những hành động nhỏ bé

của mình, để tạo thành một cơn bão lớn đem đến sự đổi thay thực sự cho

tương lai của đất nước.

Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe và chúc các bạn một cuối tuần thật tuyệt

vời"

Page 7: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Diễn văn trong lễ tốt nghiệp của một tiến sĩ

Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là

một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các

bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Trong

ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người

bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

Điều thứ nhất là về sự thất bại.

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của

tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995

và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu

tiên. Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập.

Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường. Nhưng đáng tiếc là chương

Page 8: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không

thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.

Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường

Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó

chỉ có 400 nghìn Đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.

Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận

được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.

Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần

phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng. Thời kỳ

này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi

đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không

uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học

Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm

24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.

Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm

luận án. Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để

tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng. Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng

của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì

thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007,

tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng

gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường. Ngay từ trước khi ra

trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn

100 nghìn USD/năm.

Page 9: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất

nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản

quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ

sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì

tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một

thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi

tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK

Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này,

chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong

lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là

công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng

trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của Trường.

Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những

thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm

tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm

hơn.

Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm

trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như

tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với

nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm

các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.

Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại

thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh

ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử

Page 10: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn

mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.

Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời.

Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một

ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ. Thế nhưng

đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như

một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15

năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi. Điều đó cũng sẽ

đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và

một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.

Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các

bạn biết tận dụng. Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như

là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại

và biết dùng nó một cách có ích nhất.

Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp

lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở

đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì

các bạn thực sự yêu thích nhất.

Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học

Standford. Jobs nói rằng “thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng

phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác. Đừng bị sập bẫy

các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của

người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm

tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn. Và điều quan trọng nhất là hãy có

can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là

Page 11: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào.

Những thứ khác đều là thứ yếu.”

Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ

vượt qua những thử thách hơn. Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của

các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm

việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.

Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ

sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ. Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được

đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi

cũng cộc cằn.

Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày

một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và

quan hệ quốc tế. Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải

trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm

tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Nếu như nhiều tuần qua đi

không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt

ô xi để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.

Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự

biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có

lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm

kiếm. Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết

mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra.

Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi

nó bằng toàn bộ năng lượng của mình. Vì thời gian của các bạn trên đời này

chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở

thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.

Page 12: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc.

Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên

tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để

trở thành giàu có. Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng

chưa bao giờ là một người thực sự giàu có. Có thể trong số các bạn tốt

nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi

tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là

những người có cuộc sống bình thường.

May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có

thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược

lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh

phúc.

Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm,

những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn. Hạnh phúc không phải là một

khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con

người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã

cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ

nhặt nhất. Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong

một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các

bạn đi vĩnh viễn.

Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình

có.

Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn. Các bạn

đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình.

Page 13: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực

nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.

Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một

ngày, có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với

các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn

đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.

Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần

phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi

ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này.

Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng

và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh

phúc.

Tác giả: TS. Trần Vinh Dự

Nguồn: Broward College

Page 14: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Đê lai cho minh môt đôi thu

Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2011 tại Bắc Kinh.

Đê bai: Đoc tai liêu cho săn sau đây, lam bai theo yêu cầu:

Sau khi kêt thuc Giai vô đich bong ban thê giơi Rotterdam , giáo viên va hoc

sinh cung nhau thao luân . Hoc sinh A noi : Tuyêt vơi qua , Đôi tuyên Trung

Quôc lai đoat toan bô chưc vô đich !Thanh công nay co thê noi la rât xưng

đang. Thi đâu thê thao la phai dưa vao thưc lưc . Hoc sinh B noi : Nhưng tôi lai

cang mong muôn chưng kiên các tuyên thu nươc ngoai thi đâu quyêt liêt va

chiên thăng các tuyên thu nôi tiêng Trung Quôc . Môt quôc gia nêu đôc quyên

tâm huy chương vang môn thi đâu thê thao nao qua lâu thi thâ t ra se không

co lơi cho sự phát triên cua môn thê thao đo . Hoc sinh C noi : Co ngươi chu

chương, Đôi tuyên Trung Quôc nên nhương môt hai tâm huy chương vang

cho đôi tuyên nươc khac , nhưng tôi lai không tan thanh , nêu như cô tinh thua,

thi se vi pham nguyên tăc thi đâu công băng va tinh thần Ô-lim-pich...

Page 15: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Giáo viên: Các em noi đêu co ly , nhưng ly le nay không nhưng thê hiên trong

môn thi đâu bong ban , ma cung phu hơp vơi các linh vực trong cuô c sông xa

hôi.

Yêu câu: Dưa vao tai liêu cho săn trên đây , mơi anh/chi tự lựa chon goc đô ,

tư đăt tiêu đê , liên hê vơi thưc tê , lam bai văn trên 800 chư. Ngoai thơ ca ra ,

không giơi han vê thê loai .

Bài làm:

Thí sinh dựa vao đê bai săn co tư đăt tiêu đê:

Đê lai cho minh môt đôi thu

--- Chúc mừng những người đã giúp bạn trưởng thành

Đội tuyển thể thao Trung Quốc tuy đã đoạt toàn bộ huy chương vang tai Giai

vô đich Bong ban thê giơi , thê nhưng tôi lai không lây lam phân khơi chut nao

cả, môt cam giac buôn ba cô đơn chi mong thât bai chơt trao lên tron g long ,

thât la ơ trên cao không sơ gi gia lanh. Đội tuyển Trung Quốc cần phải có một

đôi thu. Mà trên đời này, chăng phai cung như vây hay sao , môt ngươi nao đo

mà có một đối thủ thì là điều rất hạnh phúc , bơi vi đ ối thủ của bạn , sẽ cùng

bạn trưởng thành trên đường đời, cho đên khi ban leo lên đên đinh cao nhât .

Thơi thê tạo anh hùng, hay anh hung tạo thời thế. Anh hung thương xuât hiên

tưng đôi tưng căp môt , Viêt vương Câu Tiên va Ngô vương Hap Lư , Tào

Tháo và Lưu Bị , Mao Trach Đông va Tương Giơi Thach . Trông ho đêu như

đôi thu cua nhau , thê nhưng ho đa khiên cho đôi phương thanh công , đông

thơi ho cung lam nên chinh ban thân minh , và chính vì có sự tôn tai cua đôi

thủ, thì bản thân mình mới phải càng gắng sức gấp bội cho việc học tập , và

mơi đi phân đâu. Cuôi cung mơi co đươc công thanh danh toại.

Page 16: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Vua Tân Thuy Hoang thông nhât thiên ha , tôi tin răng thư ma ôn g co đươc

không phai la niêm vui vi minh đa trơ thanh ngươi duy nhât đươc tôn

vinh trên muôn van ngươi, mà là ông cảm thấy buồn tẻ và lạnh lẽo vì không ai

đich nôi minh, không chiên ma thăng , ông đa mât đi muc tiêu phân đ ấu, đông

thơi cung mât đi chinh ban thân ông, cuôi cung triêu đinh nha Tân đên đơi thư

hai liên bi diêt vong . Lưu Bang tuy tham tiên ham cua , háo sắc đẹp , thê

nhưng vi co sư tôn tai cua Hang Vu, khiên Lưu Bang đa tư môt ke bui đơi trên

phô, cuôi cung trơ thanh môt đê vương tai gioi , tôi tin răng , năm Lưu Bang

qua đơi , ngươi tương nhơ Lưu Bang nhât không phai la ai , mà ắt phải là

Hạng Vũ-đôi thu suôt đơi cua Lưu Bang.

Hạnh phúc thường khiên cho con ngươi trơ nên mê muôi , thê nhưng khô đau

lại khiến cho con người trưởng thành . Ngươi chung ta thương không nhơ ro

lăm chinh la ngươi mang lai hanh phuc cho minh , thê nhưng ai la ke gây ra

nôi khô đau to lơn cho m ình thì thường lại khắc cốt ghi tâm . Cuôc đơi không

có đối thủ chính là cuộc đời không chọn vẹn . Môi khi tôi đoc cuôn "Khang Hy

Đai Đê", thì dường như trông thấy hình ảnh vua Khang Hy chúc rượu trong

bưa tiêc Thiên tho , tôi thương cam đông đên nươc măt lưng trong , nhà vua

chúc ba bát rượu , bát rượu thứ nhất kính dâng cho Hoàng thái hậu Hiếu

Trang, bát rượu thứ hai kính dâng cho các vị công thần , đến bát rượu thứ ba,

Ngài nói như thế này : "Bát rươu thư ba nay , Trâm kinh dâng cho ke thu đa

chêt cua Trâm, Ngao Bai, Ngô Tam Quê, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan, còn có Thái

tư Chu Tam nưa , họ đều là những anh hùng hào kiệt , chính họ mới là những

ngươi đa tao nên Trâm đây, họ đã ép buộc Trẫm lập nên công trạng vĩ đại .

Trâm căm ghet ho , nhưng lại kính trọng họ . Ôi, đang tiêc lam sao , họ đều đã

chêt ca rôi , Trâm buôn te biêt nhương nao ! Trâm không chuc ho chêt đi môt

cách bình yên, mà chúc họ khiếp sau sống lại thì vẫn làm kẻ thù của Trẫm!"

Thât la hao phong biêt nhương nao, thât la bât khuât lam sao.

Page 17: Bài phát biểu của TS Trần Vinh Dự

Tư xưa anh hung nhiêu trăc trơ , muôn van hiêm trơ cuôi cung cung như sâu

tăm tư trong ken chui ra.

Hãy giữ lại một đối thủ cho bản thân mình , hãy để lại cho mình một mục tiêu

phân đâu, hãy để cho bản thân mình mãi mãi dạt dào sức sống.

Hãy chúc phúc đối thủ của mình , chính vì có họ , bạn mới có thể giành được

vẻ vang của ngày hôm nay.

Hãy quý trọng đối thủ của mình , bơi vi rôi co ngay ban se phat hiên , vai tro

không thê thay thê đươc cua ho lai ngư tri trong long ban.

Chúng ta không làm người cầu mong thất bại một cách cô đ ơn, chúng ta là

nhưng hao han băng xương băng thit , chúng ta kính trọng đối thủ của chúng

ta, để đối thủ và chúng ta cùng nhau tiến bộ , cùng nhau trưởng thành , tât ca

chúng ta đều sẽ tiến tới có được một mảnh trời xanh thuôc vê chinh ban thân

mình.