Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    1/16

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    2/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    2 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    TÌNH HUỐNG D ẪN NH ẬP

    Sự  công nhận vai trò của tài chính doanh nghiệp

    Trong nền kinh tế  k ế  hoạch hóa tậ p trung, tài chính doanh

    nghiệ p và đúng hơ n theo thuật ngữ  lúc đó thườ ng dùng là“Tài vụ xí nghiệ p” đóng một vai trò mờ  nhạt không đáng k ể,hầu như ngườ i ta chỉ nhìn thấy vai trò của k ế toán. Khi chuyểnsang nền kinh tế  thị  tr ườ ng, cùng vớ i sự  phát triển của thị tr ườ ng tài chính, một sự thật khách quan, mặc nhiên tài chínhdoanh nghiệ p ngày càng đóng một vai trò quan tr ọng, là mộttrong yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanhnghiệ p. Các nhà kinh tế cho r ằng, sự  thành công của một doanh nghiệ p hay ngay cả  sự  tồnvong của nó, một phần lớ n đượ c xác định bở i chính sách tài chính trong quá khứ và hiện tại.

    Câu hỏi

    Vậy, tài chính doanh nghiệ p là gì? Tại sao tài chinh doanh nghiệ p đóng một vai trò quan tr ọngnhư vậy? Những vấn đề này là chủ đề chính của bài học này.

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    3/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    FIN102_Bai1_v2.0013107202 3 

    1.1.  Tài chính doanh nghiệp

    1.1.1.  Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính

    1.1.1.1.  Hoạt động của doanh nghiệp

     

    Khái niệm doanh nghiệpDoanh nghiệ p là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứnghàng hoá cho ngườ i tiêu dùng qua thị tr ườ ng nhằm mục đích sinh lờ i.

      Quá trình hoạt động của doanh nghiệp

    Quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệ p cũng là quá trình k ết hợ  p các yếu tố đầuvào như  nhà xưở ng, thiết bị, nguyên vật liệu,v.v.. và sức lao động để  tạo ra yếu tố  đầu ralà hàng hoá và tiêu thụ  hàng hoá đó để  thu

    lợ i nhuận.Trong nền kinh tế  thị  tr ườ ng, để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệ p phải có lượ ng vốn tiền tệ nhất định. Vớ i từng loạihình pháp lý tổ  chức, doanh nghiệ p có phươ ng thức thích hợ  p tạo lậ p số  vốntiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó doanh nghiệ p mua sắm máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, v.v.. Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệ p thực hiện bán hànghoá và thu đượ c tiền bán hàng. Vớ i số tiền bán hàng, doanh nghiệ p sử dụng để 

     bù đắ p các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, tr ả tiền công cho ngườ i lao động,các khoản chi phí khác, nộ p thuế cho Nhà nướ c và phần còn lại là lợ i nhuận sau

    thuế, doanh nghiệ p tiế p tục phân phối số lợ i nhuận này. Như vậy, quá trình hoạtđộng của doanh nghiệ p cũng là quá trình tạo lậ p, phân phối và sử dụng quỹ tiềntệ  hợ  p thành hoạt động tài chính của doanh nghiệ p. Trong quá trình đó, làm

     phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao gồm dòng tiền vào, dòngtiền ra gắn liền vớ i hoạt động đầu tư  và hoạt động kinh doanh thườ ng xuyênhàng ngày của doanh nghiệ p.

    1.1.1.2.  Các quan hệ tài chính chủ yế u trong doanh nghiệp

    Bên trong quá trình tạo lậ p, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệ p là các quan hệ kinhtế dướ i hình thức giá tr ị hợ  p thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệ p và bao hàm

    các quan hệ tài chính chủ yếu sau:

      Quan hệ  tài chính giữ a doanh nghiệp vớ iNhà nướ c: Quan hệ này đượ c thể hiện chủ yếuở  chỗ doanh nghiệ p thực hiện các ngh ĩ a vụ  tàichính vớ i Nhà nướ c như nộ p các khoản thuế, lệ 

     phí... vào ngân sách. Đối vớ i doanh nghiệ p nhànướ c còn thể hiện ở  việc Nhà nướ c đầu tư vốn

     ban đầu và vốn bổ sung cho doanh nghiệ p bằngnhững cách thức nhất định.

     

    Quan hệ tài chính giữ a doanh nghiệp vớ i cácchủ thể kinh tế và các tổ chứ c xã hội khác:

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    4/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    4 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    o  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệ p vớ i các chủ thể kinh tế khác là mối quanhệ r ất đa dạng và phong phú, đượ c thể hiện trong việc thanh toán, thưở ng phạtvật chất khi doanh nghiệ p và các chủ thể kinh tế khác cung cấ p hàng hoá, dịchvụ cho nhau (bao hàm cả các loại dịch vụ tài chính).

    o   Ngoài quan hệ tài chính vớ i các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệ p có thể còn

    có quan hệ tài chính vớ i các tổ chức xã hội khác như thực hiện tài tr ợ , v.v..

      Quan hệ tài chính giữ a doanh nghiệp vớ i ngườ i lao động trong doanh nghiệp:Quan hệ  này đượ c thể  hiện trong việc doanh nghiệ p thanh toán tiền công, thựchiện thưở ng phạt vật chất vớ i ngườ i lao động trong quá trình tham gia vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệ p, v.v..

      Quan hệ  tài chính giữ a doanh nghiệp vớ i các chủ sở  hữ u của doanh nghiệp:Mối quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở  hữuđối vớ i doanh nghiệ p và trong việc phân chia lợ i nhuận sau thuế của doanh nghiệ p.

      Quan hệ  tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là mối quan hệ  thanh toángiữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệ p trong hoạt động kinh doanh, trong việc hìnhthành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệ p.

    1.1.1.3.  Đặc điể m của các hoạt động tài chính

    Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra một số điểmsau:

      Xét về hình thứ c, tài chính doanh nghiệ p là quỹ tiền tệ  trong quá trình tạo lậ p, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền vớ i hoạt động của

    doanh nghiệ p.  Xét về bản chất,  tài chính doanh nghiệ p là các

    quan hệ kinh tế dướ i hình thức giá tr ị nảy sinh gắn liền vớ i việc tạo lậ p, sử dụngquỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệ p

     Như vậy hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệ p nhằm đạt tớ i cácmục tiêu của doanh nghiệ p đề ra. Các hoạt động gắn liền vớ i việc tạo lậ p, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hoá của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệ p.

    1.1.2.  Nội dung tài chính doanh nghiệp

     

    Tài chính doanh nghiệ p bao gồm các nội dung chủ yếu sau:o  Lựa chọn và quyết định đầu tư 

    Triển vọng của một doanh nghiệ p trongtươ ng lai phụ  thuộc r ất lớ n vào quyết địnhđầu tư  dài hạn vớ i quy mô lớ n như  quyếtđịnh đầu tư đổi mớ i công nghệ, mở  r ộng sảnxuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mớ i,v.v.. Để  đi đến quyết định đầu tư  đòi hỏidoanh nghiệ p phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, k ỹ thuật và tài

    chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầutư và thu nhậ p do đầu tư mang lại, hay nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    5/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    FIN102_Bai1_v2.0013107202 5 

    dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ  hội đầu tư về mặt tàichính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tàichính của việc đầu tư.

    o  Xác định nhu cầu vốn và tổ chứ c huy động vốn đáp ứ ng k ịp thờ i, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

    Tất cả  các hoạt động của doanh nghiệ p đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chínhdoanh nghiệ p phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động củadoanh nghiệ p ở   trong k ỳ  (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn). Tiế p theo,

     phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng k ị p thờ i, đầy đủ và có lợ i chocác hoạt động của doanh nghiệ p. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và

     phươ ng pháp huy động vốn thích hợ  p, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặtnhư: K ết cấu nguồn vốn, những điểm lợ i của từng hình thức huy động vốn, chi

     phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn...

    o  Sử  dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi vàđảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

    Tài chính doanh nghiệ p phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện cócủa doanh nghiệ p vào hoạt động kinh doanh, giải phóng k ị p thờ i số  vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàngvà các khoản thu khác, đồng thờ i quản lý chặt chẽ  mọi khoản chi phát sinhtrong quá trình hoạt động của doanh nghiệ p. Thườ ng xuyên tìm biện pháp thiếtlậ p sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệ p luôn cókhả năng thanh toán các khoản nợ  đến hạn.

    o  Thự c hiện phân phối lợ i nhuận, trích lập và sử  dụng các quỹ của doanh nghiệp

    Thực hiện phân phối hợ  p lý lợ i nhuận sau thuế cũng như trích lậ p và sử dụngtốt các quỹ của doanh nghiệ p sẽ góp phần quan tr ọng vào việc phát triển doanhnghiệ p và cải thiện đờ i sống vật chất và tinh thần của ngườ i lao động trongdoanh nghiệ p.

    o  Kiểm soát thườ ng xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp

    Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát đượ c tình hình hoạt động củadoanh nghiệ p. Mặt khác, cần định k ỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của

    doanh nghiệ p. Qua phân tích, cần đánh giá đượ c hiệu quả sử dụng vốn, nhữngđiểm mạnh và điểm yếu trong quản lý và dự báo tr ướ c tình hình tài chính củadoanh nghiệ p, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệ p k ị p thờ iđưa ra các quyết định thích hợ  p điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính.

    o  Thự c hiện k ế hoạch hoá tài chính.

    Các hoạt động tài chính của doanh nghiệ p cần đượ c dự kiến tr ướ c thông quaviệc lậ p k ế hoạch tài chính. Có k ế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệ p mớ i cóthể đưa ra các quyết định tài chính thích hợ  p nhằm đạt tớ i các mục tiêu củadoanh nghiệ p. Quá trình thực hiện k ế  hoạch tài chính cũng là quá trình chủ 

    động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị tr ườ ng biến động.  Quyết định tài chính

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    6/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    6 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    Trong hoạt động của doanh nghiệ p, nội dung của tài chính doanh nghiệ p đượ c thể hiện cụ thể hóa bằng các quyết định tài chính. Trong các quyết định tài chính củadoanh nghiệ p có ba quyết định có tính chất chiến lượ c: Quyết định đầu tư, quyếtđịnh tài tr ợ  hay huy động vốn và quyết định phân chia lợ i nhuận sau thuế hoặcquyết định chi tr ả cổ tức đối vớ i công ty cổ phần.

    Quyết định đầu tư: Đây là quyết định quan tr ọng hàng đầu của doanh nghiệ p,nó tr ả  lờ i câu hỏi: Doanh nghiệ p lựa chọn cơ  hội đầu tư nào, vốn của doanhnghiệ p đượ c đầu tư vào đâu, vào l ĩ nh vực nào? Sự quan tr ọng của quyết địnhđầu tư thể hiện ở  những điểm chủ yếu sau:

      Quyết định đầu tư  là quyết định chủ  yếu tạo ra giá tr ị  mớ i cho doanh

    nghiệ p. Một quyết định đầu tư đúng đắn là cơ  sở  gia tăng giá tr ị của doanhnghiệ p và ngượ c lại.

      Quyết định đầu tư tác động đến tỷ suất sinh lờ i và r ủi ro của doanh nghiệ p

    trong tươ ng lai: Quyết định này ảnh hưở ng quyết định đến cơ  cấu tài sản và

    từ đó ảnh hưở ng tớ i cơ  cấu chi phí sản xuất kinh doanh và r ủi ro kinh doanhcủa doanh nghiệ p.

    Để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn đòi hỏi Giám đốc và các nhà quản quản

    tr ị doanh nghiệ p phải nắm bắt đượ c thông tin,cân nhắc nhiều yếu tố và điều

    quan tr ọng phải có tầm nhìn.

    o  Quyết định tài tr ợ   hay quyết định huy đông vốn. Đây là một quyết định tàichính cực k ỳ quan tr ọng, tr ả lờ i câu hỏi: Lấy vốn từ đâu, bằng cách nào để cólợ i cho doanh nghiệ p? Quyết định tài tr ợ   sẽ  xác định cơ   cấu nguồn vốn của

    doanh nghiệ p. Để đi đến quyết định tài tr ợ  ta cần xem xét, cân nhắc hàng loạtmối quan hệ giữa vốn chủ sở  hữu và vốn vay, giữa lợ i nhuận để lại tái đầu tư và phần lợ i nhuận phân chia ngay cho chủ sở  hữu... Thị tr ườ ng tài chính càng

     phát triển thì việc lựa chọn nguồn tài tr ợ , cách thức và hình thức huy động vốncàng phức tạ p và đòi hỏi sự cân nhắc càng tinh tế hơ n. Quyết định tài tr ợ  ảnhhưở ng không nhỏ  đến sự  thành công hay thất bại của một doanh nghiệ p,

     bở i lẽ:

      Quyết định tài tr ợ  ảnh hưở ng tr ực tiế p và r ất lớ n đến tỷ suất lợ i nhuận vốn

    chủ sở  hữu hay thu nhậ p 1 cổ phần.

     

    Quyết định tài tr ợ  tác động đến r ủi ro tài chính của doanh nghiệ p.

    Quyết định phân chia lợ i nhuận hay quyết định chi tr ả cổ  tức đối vớ i công ty cổ  phần: Việc phân chia lợ i nhuận sau thuế  là một quyết định tài chính có tính chấtchiến lượ c của một doanh nghiệ p. Toàn bộ  lợ i nhuận sau thuế  thuộc chủ  sở  hữudoanh nghiệ p, nhưng vấn đế đặt ra là dành bao nhiêu để lại tái đầu tư? Đây là vấnđề không đơ n giản, đòi hỏi phải cân nhắc xem xét giải quyết các mối quan hệ giữalợ i ích ngắn hạn và lợ i ích dài hạn, giữa lợ i ích tr ướ c mắt của chủ sở  hữu và sự tăng tr ưở ng của doanh nghiệ p trong tươ ng lai. Quyết định này liên quan mật thiếtvớ i quyết định đầu tư và quyết định tài tr ợ .

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    7/16

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    8/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    8 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    o  Hoạt động tài chính của doanh nghiệ p liên quan và ảnh hưở ng tớ i tất cả cáchoạt động của doanh nghiệ p.

    o  Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệ p ngày cànglớ n. Mặt khác, thị tr ườ ng tài chính càng phát triển nhanh chóng, các công cụ tàichính để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy quyết

    định huy động vốn, quyết định đầu tư, v.v.. ảnh hưở ng ngày càng lớ n đến tìnhhình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệ p.

    o  Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan tr ọng đối vớ i các nhà quảnlý doanh nghiệ p để  kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệ p.

    1.1.2.2.  Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp

    Trong nền kinh tế thị tr ườ ng, doanh nghiệ p hoạt động kinh doanh có thể có nhiều mụctiêu khác nhau, nhưng mục tiêu bao trùm là tối đa hóa giá tr ị  thị  tr ườ ng của doanhnghiệ p, đối vớ i công ty cổ phần đượ c cụ thể hóa là tối đa hóa giá cổ phiếu của công ty.

    Vớ i ý đó, ngườ i ta có thể diễn đạt bằng nhiều cách nói khác nhau, như mục tiêu củadoanh nghiệ p là tối đa hóa lợ i ích của chủ sở  hữu doanh nghiệ p hay tối đa hóa của cảihoặc tài sản của cổ đông. Các quyết định của các nhà quản tr ị  công ty phải nhằmmang lại lợ i ích tốt nhất cho các cổ động hay chủ sở  hữu doanh nghiệ p, điều đó đượ cthể hiện là các quyết định quản lý phải nhằm hướ ng tớ i tối đa hóa giá cổ phiếu củacông ty trên thị tr ườ ng. Một vấn đề đượ c đặt ra phải chăng tối đa hóa lợ i nhuận mớ i làmục tiêu bao trùm hay mục tiêu quan tr ọng hàng đầu của công ty? Hầu hết các nhàkinh tế đều cho r ằng tối đa hóa lợ i nhuận chưa phải là mục tiêu bao trùm hay mục tiêuquan tr ọng của công ty, sở  d ĩ  như vậy là do:

     

    Tối đa hóa lợ i nhuận chưa tính đến yếu tố thờ i gian. Các nhà quản tr ị doanh nghiệ pcó thể sử dụng các biện pháp làm tăng lợ i nhuận trong ngắn hạn, tuy nhiên sự tănglợ i nhuận đó có thể làm ảnh hưở ng không tốt đến việc thu lợ i nhuận của công tytrong dài hạn. Mặt khác, có thể  tổng lợ i nhuận của công ty tăng lên nhưng thunhậ p 1 cổ phần của công ty chưa chắc đã tăng,

      Tối đa hóa lợ i nhuận chưa phản ánh và chưa tính đến yếu tố r ủi ro. Một công ty cóthể đạt đượ c lợ i nhuận lớ n nhưng r ủi ro của công ty r ất lớ n. Phần lớ n các nhà đầutư không đánh giá cao công ty này, vì thế giá cổ phiếu của công ty không tăng lênmà thậm chí có thể giảm đi.

     Như vậy, tối đa hóa giá tr ị thị tr ườ ng của doanh nghiệ p hay tối đa hóa giá cổ phiếucủa công ty đượ c coi là mục tiêu bao trùm của công ty. Như vậy, mục tiêu tài chínhdoanh nghiệ p cũng là tối đa hóa giá tr ị  thị  tr ườ ng của doanh nghiệ p hay tối đa hóagiá cổ phiếu của công ty. Khi đưa ra các quyết định tài chính quan tr ọng cần phảicân nhắc xem xét tác động của nó đến các yếu tố ảnh hưở ng đến giá cổ phiếu củacông ty. Cũng cần thấy r ằng các hoạt động của các nhà quản tr ị nhằm tối đa hóa giácổ phiếu của công ty không chỉ mang lại lợ i ích cho cổ đông mà tự nó còn mang lạilợ i ích cho xã hội.

    1.2.  Nhữ ng nhân tố  chủ yế u ảnh hưởng đế n việc tổ  chứ c tài chính doanh nghiệp

    Tài chính là một công cụ quan tr ọng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệ p. Việctổ chức tài chính trong các doanh nghiệ p đều dựa trên những cơ  sở  chung nhất định.

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    9/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    FIN102_Bai1_v2.0013107202 9 

    Tuy nhiên, tài chính của các doanh nghiệ p khác nhau cũng có những đặc điểm khácnhau do ảnh hưở ng của nhiều nhân tố. Sau đây ta xem xét những nhân tố chủ yếu ảnhhưở ng đến việc tổ chức tài chính của doanh nghiệ p:

    1.2.1.  Hình thứ c pháp lý tổ  chứ c doanh nghiệp

     

    Mỗi doanh nghiệp tồn tại dướ i một hình thứ c pháp lý nhất định về  tổ chứ cdoanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệ p năm 2005, xét về hình thức

     pháp lý có các loại hình Doanh nghiệ p chủ yếu sau:

    o  Doanh nghiệ p tư nhân;

    o  Công ty hợ  p danh;

    o  Công ty cổ phần;

    o  Công ty trách nhiệm hữu hạn.

     Ngoài bốn loại hình doanh nghiệ p nêu trên còn cóhợ  p tác xã.

      Hình thứ c pháp lý tổ chứ c doanh nghiệp ảnhhưở ng rất lớ n đến việc tổ chứ c tài chính doanh nghiệp trên các khía cạnh chủ yếu:  Phươ ng thức hình thành, huy động vốn và việc chuyển nhượ ng vốn; tráchnhiệm của chủ  sở  hữu đối vớ i khoản nợ  và các ngh ĩ a vụ  tài sản khác của doanhnghiệ p; phân phối lợ i nhuận sau thuế, v.v..

     Những ảnh hưở ng của hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệ p đến tài chính của cácloại hình doanh nghiệ p thể hiện ở  những điểm chủ yếu sau:

    1.2.1.1.  Doanh nghiệp tư  nhân

    Doanh nghiệ p tư nhân là doanh nghiệ p do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệ p.

     Như vậy, chủ doanh nghiệ p là ngườ i đầu tư bằng vốncủa mình và cũng có thể huy động thêm vốn từ bênngoài qua các hình thức đi vay. Tuy nhiên việc huyđộng vốn từ  bên ngoài là r ất hạn hẹ p và loại hìnhdoanh nghiệ p này không đượ c phép phát hành bất k ỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn trên thị tr ườ ng.Qua đó, cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệ p tư 

    nhân là hạn hẹ p, loại hình doanh nghiệ p này thườ ngthích hợ  p vớ i việc kinh doanh quy mô nhỏ.

    Chủ doanh nghiệ p tư nhân có toàn quyền quyết định đối vớ i tất cả  hoạt động kinhdoanh và tài chính của doanh nghiệ p, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệ p củamình, có quyền bán doanh nghiệ p của mình cho ngườ i khác hoặc có quyền tạmngừng hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện cho thuê hay bán doanh nghiệ p hoặc tạmngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ p phải tuân thủ  các yêu cầu của phápluật hiện hành và lợ i nhuận sau thuế  là tài sản hoàn toàn thuộc quyền sở  hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệ p. 

    Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệ p tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Điều đó cũng có ngh ĩ a là về mặt tài chính, chủ doanh nghiệ p phải chịu trách nhiệm vô hạn đối vớ i các khoản nợ  của doanh nghiệ p.

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    10/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    10 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    1.2.1.2.  Công ty hợp danh

    Công ty hợ  p danh là doanh nghiệ p, trong đó:

      Phải có ít nhất hai thành viên hợ  p danh ngoàicác thành viên hợ  p danh có thể  có thành viêngóp vốn.

      Thành viên hợ  p danh phải là cá nhân, có trìnhđộ  chuyên môn và uy tín nghề  nghiệ p và phảichịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mìnhvề ngh ĩ a vụ của Công ty.

      Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ  của Công ty trong phạmvi số vốn đã góp vào Công ty.

      Trong Công ty hợ  p danh, thành viên hợ  p danh có quyền quản lý Công ty và tiếnhành các hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty. Các thành viên hợ  p danh có

    quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý Công ty, cùng liên đớ i chịutrách nhiệm về các ngh ĩ a vụ của Công ty. Thành viên góp vốn có quyền đượ c chialợ i nhuận theo tỷ lệ đượ c quy định tại điều lệ Công ty nhưng không đượ c tham giaquản lý Công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty.

       Ngoài vốn điều lệ, Công ty hợ  p danh có quyền lựa chọn hình thức huy động vốntheo quy định của pháp luật, nhưng không đượ c phát hành bất k ỳ loại chứng khoánnào để huy động vốn.

      Các thành viên hợ  p danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối vớ i khoản nợ  của Công ty,còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ  của Công ty trong phạm visố vốn góp vào Công ty.

    1.2.1.3.  Công ty trách nhiệm hữ u hạn

    Theo luật Doanh nghiệ p hiện hành ở  Việt Nam, có haidạng công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty tráchnhiệm hữu hạn có hai thành viên tr ở   lên và Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên.

      Công ty trách nhiệm hữ u hạn hai thành viên trở  lên là doanh nghiệ p trong đó: 

    o  Thành viên chịu trách nhiệm về  các khoản nợ  và các ngh ĩ a vụ tài sản khác của doanh nghiệ ptrong phạm vi số  vốn đã cam k ết góp vàodoanh nghiệ p.

    o  Phần vốn góp của thành viên chỉ chuyển nhượ ng theo quy định của pháp luật.

    o  Thành viên có thể  là tổ chức, cá nhân; số  lượ ng thành viên không vượ t quá nămmươ i ngườ i.

    o  Thành viên của Công ty có quyền biểu quyết tươ ng ứng vớ i phần vốn góp.

    Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam k ết. Ngoài phần vốngóp của thành viên, Công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    11/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    FIN102_Bai1_v2.0013107202 11 

    động vốn theo quy định của pháp luật, nhưng Công ty không đượ c quyền phát

    hành cổ phiếu.

    o  Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của Hội đồng thành viên, Công ty

    có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

    o  Lợ i nhuận sau thuế  thuộc về  các thành viên của Công ty, việc phân phối lợ i

    nhuận do các thành viên quyết định, số lợ i nhuận mỗi thành viên đượ c hưở ng

    tươ ng ứng vớ i phần vốn góp vào Công ty.

      Công ty trách nhiệm hữ u hạn một thành viên: Là doanh nghiệ p do một tổ chức

    hoặc một cá nhân làm chủ sở  hữu (sau đây gọi là chủ sở  hữu Công ty); chủ sở  hữu

    Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ  và ngh ĩ a vụ  tài sản khác của công ty

    trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

    o  Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân k ể từ ngày đượ c cấ p giấy

    chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    o  Đối vớ i Công ty TNHH một thành viên, phải xác định và tách biệt tài sản của

    chủ sở  hữu công ty và tài sản của Công ty: Chủ sở  hữu công ty là cá nhân phải

    tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình vớ i các chi tiêu trên cươ ng

    vị là Chủ tịch Công ty và Giám đốc.

    o  Công ty TNHH một thành viên không đượ c quyền phát hành cổ phiếu.

    1.2.1.4.  Công ty cổ  ph ần

    Công ty cổ phần là doanh nghiệ p, trong đó:

      Vốn điều lệ  đượ c chia thành nhiều phần bằng

    nhau gọi là cổ phần.

      Cổ  đông chỉ  chịu trách nhiệm về  nợ   và các

    ngh ĩ a vụ  tài sản khác của doanh nghiệ p trong

     phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.

      Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượ ng cổ phần

    của mình cho ngườ i khác, tr ừ tr ườ ng hợ  p có quy định của pháp luật.

      Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượ ng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn

    chế số lượ ng tối đa.

     

     Ngoài các hình thức huy động vốn thông thườ ng, Công ty cổ phần có thể phát hành

    các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếu đủ 

    tiêu chuẩn theo luật định. Đây là một ưu thế của loại hình doanh nghiệ p này.

      Các cổ  đông của Công ty đượ c tự  do chuyển

    nhượ ng cổ phần cho ngườ i khác. Điều này làm

    cho ngườ i đầu tư  có thể  dễ  dàng chuyển dịch

    vốn đầu tư của mình.

      Việc phân phối lợ i nhuận sau thuế thuộc quyền

    quyết định của Đại hội đồng cổ đông Công ty.  Cũng giống như Công ty trách nhiệm hữu hạn,

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    12/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    12 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    thành viên của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) đối vớ i các khoảnnợ  của Công ty trong phạm vi phần vốn đã góp.

    1.2.2.  Đặc điể m kinh tế  – k  ỹ thuật của ngành kinh doanh

    Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệ p thườ ng đượ c

    thực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhấtđịnh. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế –k ỹ thuật riêng ảnh hưở ng không nhỏ  tớ i việc tổ chức tàichính doanh nghiệ p.

    Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệ p thườ ng đượ cthực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhấtđịnh. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế –k ỹ thuật riêng ảnh hưở ng không nhỏ  tớ i việc tổ chức tàichính doanh nghiệ p.

       Những doanh nghiệ p hoạt động trong ngành thươ ng mại, dịch vụ  thì vốn lưu độngchiếm tỷ tr ọng cao hơ n, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơ n so vớ idoanh nghiệ p hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệ p, công nghiệ p, đặc biệt làcông nghiệ p nặng. Ở các ngành này, vốn cố định thườ ng chiếm tỷ lệ cao hơ n vốn lưuđộng, thờ i gian thu hồi vốn cũng chậm hơ n.

       Những doanh nghiệ p sản xuất ra những loại sản phẩm có chu k ỳ sản xuất ngắn thìnhu cầu vốn lưu động giữa các thờ i k ỳ trong năm thườ ng không có biến động lớ n,doanh nghiệ p cũng thườ ng xuyên thu đượ c tiền bán hàng, nhờ  đó có thể dễ dàng bảo

    đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầukinh doanh. Ngượ c lại, những doanh nghiệ p sản xuất ra những loại sản phẩm có chuk ỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượ ng vốn lưu động lớ n hơ n.

     Những doanh nghiệ p hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thờ i vụ thì nhucầu về vốn lưu động giữa các thờ i k ỳ trong năm chênh lệch nhau r ất lớ n, giữa thuvà chi bằng tiền thườ ng có sự không ăn khớ  p nhau về  thờ i gian. Đó là điều phảitính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm bảo đảm vốn k ị p thờ i, đầy đủ cho hoạtđộng của doanh nghiệ p cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền.

    1.2.3.  Môi trường kinh doanh Môi tr ườ ng kinh doanh bao g ồm t ấ t cả nhữ ng đ iề u kiện bên trong và bên ngoài ảnh

    hưở ng t ớ i hoạt động của doanh nghiệ p: môi tr ườ ng kinh t ế  – tài chính, môi tr ườ ng

    chính tr ị , môi tr ườ ng pháp luật, môi tr ườ ng công nghệ , môi tr ườ ng văn hoá – xã hội,

    v.v.. Doanh nghiệ p tồn tại và phát triển trong môi tr ườ ng kinh doanh nhất định. Dướ iđây, ta xem xét tác động của môi tr ườ ng kinh tế tài chính đến hoạt động tài chính củadoanh nghiệ p.

      Cơ  sở  hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ  sở  hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông,thông tin liên lạc, điện, nướ c...) sẽ  giảm bớ t đượ c nhu cầu vốn đầu tư  của

    doanh nghiệ p, đồng thờ i tạo điều kiện cho doanh nghiệ p tiết kiệm đượ c chi phítrong kinh doanh.

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    13/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    FIN102_Bai1_v2.0013107202 13 

      Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng tr ưở ng thìcó nhiều cơ  hội cho doanh nghiệ p đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệ p

     phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngượ c lại, nền kinh tế đang trong tình tr ạng suy thoái thì doanh nghiệ p khó có thể tìm đượ c cơ  hội tốt để đầu tư.

      Lãi suất thị trườ ng: Lãi suất thị tr ườ ng là yếu tố tác động r ất lớ n đến hoạt độngtài chính của doanh nghiệ p. Lãi suất thị tr ườ ng ảnh hưở ng đến cơ  hội đầu tư, đếnchi phí sử dụng vốn và cơ  hội huy động vốn của doanh nghiệ p. Mặt khác, lãi suấtthị  tr ườ ng còn ảnh hưở ng gián tiế p đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệ p. Khi lãi suất thị tr ườ ng tăng cao, thì ngườ i ta có xu hướ ng tiết kiệm nhiềuhơ n tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệ p.

      Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở  mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệ p gặ p khó khăn khiến cho tình tr ạng tài chính của doanh nghiệ p

    căng thẳng. Nếu doanh nghiệ p không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tănglên trong khi quy mô kinh doanh không thay đổi và cũng làm cho tình hình tài chínhdoanh nghiệ p không ổn định.

      Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nướ c đối vớ i doanh nghiệp: Như cácchính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xuất – nhậ p khầu, chế độ  khấu hao tài sản cố định... đây là yếu tố  tác động lớ n đến các vấn đề đề  tàichính của doanh nghiệ p.

      Mứ c độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệ p hoạt động trong những ngành nghề, l ĩ nh

    vực có mức độ  cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệ p phải đầu tư nhiều hơ n choviệc đổi mớ i thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượ ng sản phẩm, cho quảng cáo,tiế p thị và tiêu thụ sản phẩm...

      Thị trườ ng tài chính và hệ thống các trung gian tài chính:

    Hoạt động của doanh nghiệ p gắn liền vớ i thị t r ườ ng tài chính, nơ i mà doanhnghiệ p có thể huy động gia tăng vốn, đồng thờ i có thể đầu tư các khoản tàichính tạm thờ i nhàn r ỗi để  tăng thêm mứcsinh lờ i của vốn hoặc có thể  dễ  dàng hơ nthực hiện đầu tư  dài hạn gián tiế p. Sự  pháttriển của thị  tr ườ ng làm đa dạng hoá cáccông cụ  tài chính và các hình thức huy độngvốn cho doanh nghiệ p, chẳng hạn như  sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tàichính, sự  hình thành và phát triển của thị tr ườ ng chứng khoán,…

    o  Hoạt động của các Trung gian tài chính cũng ảnh hưở ng r ất lớ n đến hoạt độngtài chính của doanh nghiệ p. Sự  phát triển lớ n mạnh của các Trung gian tàichính sẽ cung cấ p các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơ n chocác doanh nghiệ p. Ví dụ như  sự phát triển của các ngân hàng thươ ng mại đãlàm đa dạng hoá các hình thức thanh toán như  thanh toán qua chuyển khoản,

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    14/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    14 FIN102_Bai1_v2.0013107202 

    thẻ  tín dụng và chuyển tiền điện tử, v.v.. Sự  cạnh tranh lành mạnh giữa cáctrung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơ n cho doanh nghiệ p tiế p cận, sử dụngnguồn vốn tín dụng vớ i chi phí thấ p hơ n.

    o  Khi xem xét tác động của môi tr ườ ng kinh tế – tài chính không chỉ xem xét ở   phạm vi trong nướ c mà còn cần phải xem xét đánh giá môi tr ườ ng kinh tế tàichính trong khu vực và trên thế giớ i. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá nền kinhtế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động lớ n về kinh tế, tài chính trong khuvực và trên thế giớ i ảnh hưở ng mau lẹ đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanhcủa một quốc gia.

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    15/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    FIN102_Bai1_v2.0013107202 15 

    TÓM LƯỢ C CUỐI BÀI

      Tài chính doanh nghiệ p là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệ p, đượ c hình thànhthông qua hoạt động tài chính của doanh nghiệ p, và biểu hiện ra bên ngoài dướ i dạng quan hệ giữa doanh nghiệ p vớ i Nhà nướ c; vớ i các chủ thể khác; vớ i ngườ i lao động; vớ i chủ sở  hữu

    và ngay trong nội bộ doanh nghiệ p.  Hoạt động tài chính của doanh nghiệ p là một hoạt động thông qua việc tạo lậ p, phân phối, sử 

    dụng và vận động chuyển hóa của quỹ  tiền tệ của doanh nghiệ p nhằm đạt tớ i các mục tiêucủa doanh nghiệ p đề ra.

      Tài chính của doanh nghiệ p là công cụ  quan tr ọng để  thực hiện các mục tiêu của doanhnghiệ p, tuy nhiên việc tổ chức tài chính của doanh nghiệ p cũng có những điểm khác nhau doảnh hưở ng bở i các yếu tố như: Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệ p, đặc điểm kinh tế k ỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như môi tr ườ ng kinh doanh….

  • 8/19/2019 Bài 1 - Tổng Quan Về Tài Chính Doanh Nghiệp

    16/16

      Bài 1: Tổ ng quan v ề tài chính doanh nghiệp 

    16 FIN102 Bai1 v2 0013107202

    CÂU HỎI ÔN T ẬP

    1.  Tài chính doanh nghiệ p bao hàm những nội dung chủ yếu gì? 

    2.  Tại sao có thể nói tài chính doanh nghiệ p đóng vai trò hết sức quan tr ọng trong hoạt động và

    hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệ p?3.  Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệ p ảnh hưở ng đến những vấn đề chủ yếu nào của tài

    chính doanh nghiệ p?

    4.  Tại sao có thể nói đặc điểm kinh tế k ỹ thuật của ngành kinh tế mà doanh nghiệ p hoạt độngtrong đó in đậm dấu vết vào tài chính của doanh nghiệ p?

    5.  Hãy phân tích mối quan hệ giữa thị tr ườ ng tài chính và tài chính của doanh nghiệ p?