183
Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MỘT TRONG NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CỐT LÕI CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ThS. Trần Mai Ước 1 Tóm tắt: Hiện nay, khi mà hội nhập đang là xu thế phổ biến trên thế giới, có thể khẳng định rằng, kỹ nẵng sống nói chung, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề nói riêng là một trong những kỹ năng cần thiết đối với tất cả mọi người, nhất là các bạn sinh viên. Kỹ năng này sẽ giúp chúng ta giải quyết những trở ngại hàng ngày một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với “Thế giới phẳng” như hiện, bên cạnh mặt tích cực còn có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến đời sống của sinh viên, đặc biệt ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của không ít các bạn sinh viên. Vì vậy, vấn đề giáo dục kỹ năng sống nói chung, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng. Summary: Now, when that integration is the trend popular in the world, it can be stated that, in general life skills, including problem-solving skills in particular is one of the skills needed for everyone, especially the students. This skill will help us solve everyday problems quickly and efficiently. With the " The world is flat " as is, besides the positive side there are no small negative effect on the lives of students, particularly affecting morality, lifestyle of many students. Therefore, education in general life skills, including problem-solving skills to students at universities and colleges today is the problem significant strategic importance. 1. Đặt vấn đề 1 Phó trưởng khoa, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 1

A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀMỘT TRONG NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CỐT LÕI

CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ThS. Trần Mai Ước1

Tóm tắt:

Hiện nay, khi mà hội nhập đang là xu thế phổ biến trên thế giới, có thể khẳng định rằng, kỹ nẵng sống nói chung, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề nói riêng là một trong những kỹ năng cần thiết đối với tất cả mọi người, nhất là các bạn sinh viên. Kỹ năng này sẽ giúp chúng ta giải quyết những trở ngại hàng ngày một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với “Thế giới phẳng” như hiện, bên cạnh mặt tích cực còn có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến đời sống của sinh viên, đặc biệt ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của không ít các bạn sinh viên. Vì vậy, vấn đề giáo dục kỹ năng sống nói chung, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng.

Summary:

Now, when that integration is the trend popular in the world, it can be stated that, in general life skills, including problem-solving skills in particular is one of the skills needed for everyone, especially the students. This skill will help us solve everyday problems quickly and efficiently. With the " The world is flat " as is, besides the positive side there are no small negative effect on the lives of students, particularly affecting morality, lifestyle of many students. Therefore, education in general life skills, including problem-solving skills to students at universities and colleges today is the problem significant strategic importance.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho giới sinh viên hiện nay là một việc làm cần thiết trong việc định hướng phát triển cá nhân. Điều này sẽ giúp sinh viên tự tin, có những kỹ năng cần thiết để tồn tại, phát triển cũng như khẳng định mình trong “thế giới phẳng” đang là xu thế phổ biến trong bối cảnh hội nhập. Trong các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và lao động bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi sinh viên phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là sinh 1 Phó trưởng khoa, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 1

Page 2: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

viên phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì tự bản thân sinh viên có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách tối ưu nhất.

2. Nội dung

2.1 Những kỹ năng sống cơ bản cần thiết đối với sinh viên

Bàn về quan niệm kỹ năng sống, hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Cũng bàn về khái niệm này, WHO cho rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả và giải pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Và theo UNESCO, kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, đã có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau, và chúng ta có thể hiểu kỹ năng sống là những kỹ năng thực hành2 mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao, hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng, là khả năng để mỗi người có thể ứng phó một cách thích hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau.

Trong bối cảnh mở và toàn cầu như hiện nay, ngoài những kiến thức chuyên môn, sinh viên cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta có thể “gom” lại những kỹ năng

2 Trần Mai Ước (2011), Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học ngân hàng TPHCM – giải pháp quan trọng trong việc định hướng phát triển cá nhân. HTKH “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên”,Trường cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, tr. 112.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 2

Page 3: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

sống cần có đối với các bạn sinh viên trong bối cảnh hiện nay gồm 10 kỹ năng căn bản và quan trọng sau:

1.      Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)

2.      Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)

3.      Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

4.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

5.      Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

6.      Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

7.      Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

8.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

9.      Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

10.   Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Những kỹ năng này không những chỉ giúp người cho các bạn sinh viên nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch cuộc sống ở trường lớp, ở gia đình cũng như ở ngoài xã hội, góp phần quan trọng tạo nên “cú hích” giúp các bạn sinh viên thích ứng nhanh và hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay.

Một điều chúng ta có thể khẳng định rằng, kỹ năng sống có ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân sinh viên và của xã hội, ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe, bảo vệ quyền con người. Những người có kỹ năng sống sẽ có những hành vi tích cực góp phần xây dựng và làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh, làm thay đổi những thói quen tiêu cực trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên những kỹ năng thích hợp và cần thiết cho cuộc sống sinh viên như: chăm sóc sức khỏe bản thân, giao tiếp ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc theo nhóm, thuyết trình trước mọi người, được thể hiện tư duy logic và sáng tạo… nhằm giúp sinh viên phát triển đầy đủ mọi mặt góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và làm “bàn đạp” cần thiết và quan trọng khi sinh viên tốt nghiệp ra trường đi làm.

Kỹ năng sống còn là một chìa khóa vạn năng, nó giúp cho các bạn sinh viên từng bước được khẳng định mình trong công việc sinh hoạt cũng như học tập hàng

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 3

Page 4: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

ngày. Cần lưu ý thêm rằng kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sống là không đồng nhất. Kỹ năng chuyên môn là thao tác tư duy theo quy trình học tập và làm việc mang tính kỹ thuật và phương pháp hóa mà người học phải tư duy, nhồi nhét kiến thức thuần túy. Còn kỹ năng sống là một chuỗi hệ thống hành vi ứng xử có văn hóa của người học đối với thầy cô, bạn bè, gia đình và xã hội. Do đó, trong quá trình chuyển đổi từ nhận thức sang hành vi ứng xử có văn hóa, hoàn thiện nhân cách, lý tưởng và kỹ năng sống sẽ không làm mất đi tính giáo dục toàn diện mà còn góp phần tạo ra sự chuyển biến quan trọng có tính cách mạng trong tư duy và hành động hướng tới một nền giáo dục toàn diện mà gia đình, nhà trường và xã hội đã và đang quan tâm.

2. 2 Kỹ năng giải quyết vấn đề và các bước quan trọng cần thiết trong công thức giải quyết vấn đề

Giáo dục kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đòi hỏi mỗi trường đại học không chỉ trang bị những kiến thức chuyên môn nền tảng cho sinh viên mà còn phải trang bị nhiều “kỹ năng mềm” khác cho họ, đặc biệt là kỹ năng sống cơ bản để họ có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Như vậy, hiện nay có  rất nhiều kỹ năng sống sinh viên mà sinh viên cần biết và sử dụng và một trong những kỹ năng sống cốt loi, rất cần thiết đối vói sinh viên trong bối cảnh hội nhập như hiện nay đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề.

Giải quyết vấn đề (Problem solving) là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc… Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào, nhưng khi có kỹ năng này, chúng ta có thể giải quyết “thấu tình đạt lý” những vấn đề mà đang vướng mắc. Qui trình thưc hiện kỹ năng này được chia thành các bước cơ bản sau:

Bước một, tiếp nhận vấn đề.

Ở bước này chủ thể phải nhanh chóng nhận ra được vấn đề đang tồn tại cần được giải quyết là gì? Nếu nó không được giải quyết thì điều gì sẽ xảy ra tiếp thep. Ở bước này, chúng ta không nên lãng phí thời gian và sức lực để tìm hiểu nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

Bước hai, nhìn nhận và phân tích vấn đề.

Ở bước này, chúng ta cần xác định được những thông tin của công việc bằng cách đặt ra những câu hỏi.

- Tính chất của công việc (khẩn cấp, quan trọng)?

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 4

Page 5: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

- Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?

- Nguồn lực để thực hiện công việc?

- Công việc này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?

- Bản chất của công việc là gì?

- Những đòi hỏi của công việc?

- Mức độ khó – dễ của công việc?

Bước ba, đề ra mục tiêu.

Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp ta đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Câu hỏi ở đây sẽ là: "Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?".

Bước bốn, đánh giá giải pháp.

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, chúng ta sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Câu hỏi ở đây sẽ là: Trên cơ sở những thông tin có được và mục tiêu cần đạt được, các giải pháp mà tôi có thể chọn lựa là gì?

Bước năm, chọn lựa và xác định giải pháp.

Yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng giải pháp nhưng chỉ là thử trong đầu. Các câu hỏi ở đây như sau:

- Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào?

- Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào?

- Phí tổn (về tài chính, thời gian, công sức…) cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu?

- Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất?

Bước sáu, thực hiện.

Khi chúng ta tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, thì chúng ta có thể bắt tay vào hành động.

Bước bảy, đánh giá kết quả.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, chúng ta cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 5

Page 6: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp chúng ta có được những “gợi mở” cần thiết và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA, trong đó, K: Thông tin (Knowledge); O: Mục tiêu (Objectives); A: Phương án ( Alternatives); L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead); A: Hành động (Action)

Về mặt lý thuyết, để giải quyết một vấn đề thì phải trải qua các bước ở trên. Tuy nhiên, trong thực tế, đứng trước một vấn đề cụ thể thì việc giải quyết bó không phải lúc nào cũng phải hoặc có thể thực hiện đầy đủ và tuần tự các bước. Để thành công trong giải quyết vấn đề, đòi hỏi chủ thể phải hết sức linh hoạt xem xét mọi khía cạnh để có quyết định một cách nhanh chóng mà không cần đi theo các bước một cách máy móc. Trong trường hợp này, các bước ở trên đã hòa quyện vào nhau trong tư duy của chủ thể.

2. 3 Gợi mở những giải pháp cơ bản hướng đến phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay

Giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, bên cạnh mặt tích cực còn có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến đời sống của sinh viên, đặc biệt ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của không ít các bạn sinh viên3. Vì vậy, vấn đề giáo dục kỹ năng sống nói chung, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng trong những nhiệm vụ của nhà trường. Để làm tốt được nhiệm vụ quan trọng này, theo chúng tôi cần phối hợp đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần kết hợp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề với việc rèn luyện các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý xúc cảm…

Thứ hai, tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm hơn nữa của các tổ chức, đoàn thể trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Phòng công tác chính trị, quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên… Đây là những tổ chức ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng cũng như thái độ nghề nghiệp cho sinh viên.

3 ThS Nguyễn Thị Minh Tâm, ThS. Trần Mai Ước (2011), Một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục sinh viên trường Đại học ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Một thế kỉ Người đi tìm đường cứu nước”, Trường Đại học Sài Gòn. Tr.640.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 6

Page 7: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Thứ ba, tiếp tục tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và học. Trong đó, đổi mới về nội dung bảo đảm vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn cuộc sống. Ðổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường là dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, lồng ghép giáo dục các “kỹ năng mềm”, đồng thời coi trọng đúng mức các kỹ năng xã hội và các kỹ năng tư duy, hình thành các năng lực cơ bản như thích nghi, hành động, ứng xử, tự học, tự khẳng định và tự đánh giá, phê phán... 

Thứ tư, các trường đại học, cao đẳng nên thường xuyên phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức những buổi hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên nhằm hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần lành mạnh hoá đời sống sinh viên, khiến cho sinh viên không mắc các tệ nạn xã hội. Mặt khác, đây cũng chính là môi trường lý tưởng cho các bạn có thể ứng dụng những kỹ năng mà mình đã biết nhằm giải quyết vấn đề, khám phá bản thân….

3. Kết luận

Hiện nay, với những biến đổi đi lên của xã hội. Sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng đã được nhà trường trang bị một lượng kiến thức lớn và chuyên sâu để làm nền tảng tri thức phục vụ cho quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân trong học tập và lao động. Điều đó cũng đóng một phần cần thiết trong việc giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận được với những cơ hội để phát triển cho bản thân. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa thực sự là đầy đủ để một cá nhân có thể vững vàng bước vào đời, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên hiện nay. Do vậy, ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nhà trường cũng cần phải trang bị, giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên để không chỉ tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, Nxb ĐHSP Hà Nội.

2. Trần Mai Ước, Cung Thị Tuyết Mai (2012), Kỹ năng sống – Hành trang cần thiết cho các bạn sinh viên trong bối cảnh hội nhập, HTKH “Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường”, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội

3. Trần Mai Ước (2011), Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay, HTKH “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội”, Trường Đại học Sao Đỏ.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 7

Page 8: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

4. Trần Mai Ước (2012), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông – Việc làm cần thiết trong bối cảnh hội nhập, HTKH “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông thực trạng và giải pháp”, Ủy ban Nhân dân quận Phú Nhuận, Phòng Giáo dục và đào tạo.

5. Dalcar (2000), Framework of Action, World Education Forum, Senegal.

6. Fatima Boujarwah (2012), Socially computed scripts to support social problem solving skills, Georgia Institute of Technology, Atlanta, Georgia, United States

7. www.unicef.org/lifeskills/index_whichskills.html

8. www.ariselife-skikks.org

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 8

Page 9: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN UEF

TS. Hoàng Thị Tuyết - ĐHSP TP.HCM

Với mục tiêu tối thượng là giúp cho sinh viên tốt nghiệp có năng lực và phẩm chất hành nghề hiệu quả, có thể thích ứng ngay với môi trường làm việc cạnh tranh và hội nhập, UEF tìm kiếm các chiến lược của để bảo đảm rằng sinh viên tốt nghiệp được trang bị các kiến thức và kỹ năng đúng và phù hợp với nghề nghiệp. Bài viết này trình bày cách phân loại và định nghĩa về các kỹ năng hành nghề đã được giới thiệu trong nguồn tư liệu quốc tế. Từ đó, đề nghị một số chiến lược nên được áp dụng để giúp sinh viên UEF nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.

1. CÁC LOẠI KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ

1.1. KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ

Kỹ năng hành nghề là những kỹ năng (employability skills) cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức (Hillage and Pollard, 1998; Harvey, 2001; The Australian National Training Authority – ANTA, sách “Kỹ năng hành nghề cho tương lai”, năm 2002).

Kỹ năng hành nghề được phân loại thành hai nhóm lớn, thể hiện hai cấp độ khác nhau: kỹ năng kỹ thuật (tạm dịch từ technical skills) và kỹ năng “lãnh đạo” trình độ cao (upper-level leadership skills).

Nhóm kỹ năng kỹ thuật liên quan đến kiến thức và khả năng về một công việc hoặc hoạt động cụ thể, đòi hỏi có năng lực chuyên biệt và khả năng sử dụng những công cụ hoặc kỹ thuật nào đó (Katz, 1955). Ví dụ như kỹ năng kế toán, nghiệp vụ ngân hàng,...

Nhóm thứ hai là các kỹ năng “lãnh đạo” trình độ cao (upper-level leadership skills) bao gồm các kỹ năng như là giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề, quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và linh hoạt, và giải quyết vấn đề. Nhóm kỹ năng thứ hai này còn được chia thành gồm hai nhóm nhỏ. Đó là kỹ năng con người (tạm dịch từ human skills) và kỹ năng quan niệm (tạm dịch từ conceptual skills). Northouse (2004) mô tả kỹ năng quan niệm là khả năng làm việc

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 9

Page 10: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

với các ý tưởng và khái niệm. Trong lúc đó, kỹ năng kỹ thuật liên quan đến vật thể, sự việc (things) và kỹ năng con người được xem là những kỹ năng liên cá nhân, chỉ việc có hiểu biết về con người và có thể làm việc, hòa hợp với người khác trong khi triển khai làm việc.

Kỹ năng kỹ thuật có xu hướng cần thiết cho những người làm việc ở cấp thấp. Trong lúc đó, kỹ năng quan niệm có xu hướng cần nhiều cho những người làm việc ở cấp cao . Riêng kỹ năng con người thì quan trọng đối với tất cả mọi cấp làm việc (Gustin, 2001; Kay & Russette, 2000; Moscardo, 1997; Tas et al., 1996, Northouse, 2004).

1.2. SỰ GIAO THOA GIỮA CÁC NƯỚC TRONG XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CẦN THIẾT NHẤT CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP

Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn cho thấy cho thấy dù số lượng và tên gọi các kỹ năng hành nghề không hoàn toàn trùng nhau giữa năm quốc gia (Hoa Kỳ, Úc, Anh, Canada, và Singaprore), nhưng các kỹ năng này tựu trung thuộc hai nhóm: kỹ năng con người và kỹ năng quan niệm, không bao hàm kỹ năng kỹ thuật.

Nguồn thông tin tổng hợp này cũng cho thấy sáu kỹ năng hành nghề cơ bản sau đây được đề cập thống nhất giữa các nước:

Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance). Cả năm quốc gia đều đề cập đến kỹ năng này. Tuy nhiên, Canada có vẻ như yêu cầu cao hơn ở người tốt nghiệp đại học, nên kỹ năng này được gọi là kỹ năng nghiên cứu khoa học. Kỹ năng nghiên cứu khoa học này đi liền với kỹ năng công nghệ và toán.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills) Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making) Kỹ năng tự quản lý/lãnh đạo bản thân (Self-management) ( Hoa Kỳ, Úc, & Singapore), tương ứng

với kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours) của Canada và Kỹ năng làm việc với người khác của Anh thích ứng

Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills- Úc, Singapore) tương ứng với kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills- Hoa kỳ) và kỹ năng thích ứng (Adaptability- Singapore)

Kỹ năng công nghệ (Technology skills) (Bốn quốc gia đề cập ngoại trừ Hoa kỳ). Theo các nguồn:

(1): The U.S. Department of Labor & The American Society of Training and Development)

(2): http://www.acci.asn.au/text_files/issues_papers/Employ_Educ/ee21.pdf)

(3) http://www.dius.gov.uk/).

(4) http://www.dest.gov.au/NR/rdonlyres/4E332FD9-B268-443D-866C-621D02265C3A/2212/

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 10

Page 11: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

final_report.pdf)

(5) (http://wsq.wda.gov.sg/GenericSkills/)

1.3. PHẨM CHẤT THÁI ĐỘ HÀNH NGHỀ

Theo Báo cáo về Các kỹ năng hành nghề của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Khoa học Úc (2002), các phẩm chất thái độ cá nhân dưới đây được các nhà tuyển dụng xem trọng: (1) Sự tận tụy, gắn kết (commitment); (2) Lòng chân thành và tính trung thực; (3) Lòng nhiệt tình; (4) Sự đáng tin cậy; (5) Khả năng thể hiện cá nhân; (6) Tính hài hước; (7) Trí thông minh thực hành tốt (commonsense); (8) Lòng tự trọng tích cực; (9) Sự cân bằng giữa thái độ đối với công việc và với đời sống gia đình; (10) Khả năng ứng phó với căng thẳng; (11) Động cơ; và (12) Tính thích ứng

Khung kỹ năng thái độ này đã cung cấp cho các trường đại học những hướng dẫn hữu ích trong việc cơ hội làm cho sinh viên tốt nghiệp của mình khác biệt với sinh viên tốt nghiệp của các trường khác.

1.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ

Các kỹ năng học tập giúp thành công trong học tập (academic success) cũng tạo nền tảng cho kỹ năng tư học, trau dồi học hỏi ở nơi làm việc tương lai. Năng lực nghề nghiệp là cái gì đó không tách rời khỏi việc học tập mà là được phát triển ra từ quá trình học tập thành công (Harvey, 2003). Từ quan điểm về mối quan hệ mật thiết giữa quá trình và chất lượng học tập với việc phát triển năng lực nghề nghiệp, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã tìm kiếm phát triển một danh mục các kỹ năng và phẩm chất học tập có liên quan chặt chẽ đến các kỹ năng nghề nghiệp (Enright và Gitomer, 1989; Miles, Cairns và Huston, 2002; Grehan, Flanagan & Malgady, 2011; Barrie, 2011). Đặc biệt, một khào sát tất cả websites của các trường đại học ở Úc đã đi đến tổng hợp và khái quát nên một danh mục các kỹ năng học tập mà sinh viên đại học cần có như sau:

Khả năng giao tiếp ở trình độ đại học- bao gồm cả các kỹ năng công nghệ thông tin (khả năng đọc viết đa phương tiện truyền thông- multiliteracy).

Kỹ năng giao tiếp liên cá nhân và làm việc đội nhóm, bao gồm khả năng và sự sẵn lòng hội nhập với các cộng đồng văn hóa khác nhau.

Kiến thức lý thuyết và thực tiễn, và kinh nghiệm đạt được từ các môn học được thể hiện thông qua việc áp dụng kiến thức chuyên biệt.

Kỹ năng “intrapersonal”, bao gồm khả năng và sự sẵn lòng hòa hợp mục đích và tầm nhìn của

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 11

Page 12: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

cá nhân với tầm nhìn của trường đại học dành cho sinh viên của nó. Kỹ năng hoạch định và tổ chức ở trình độ cao được thể hiện qua việc lập kế hoạch hiệu quả

hoạt động dài hạn và hằng ngày. Kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng tư duy độc lập và sáng tạo

Các kết quả khảo sát trên tập trung phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa các kỹ năng và phẩm chất học tập ở đại học với kỹ năng nghề nghiệp- đặc biệt là kỹ năng con người và kỹ năng quan niệm. Từ cách tiếp cận tích hợp kỹ năng học tập với kỹ năng nghề nghiệp nghiệp, một số nhà giáo dục Úc đã phát triển danh mục hai loại kỹ năng này trong mối liên hệ giữa chúng. Quan điểm tích hợp này gợi ra một đòi hỏi rằng việc thiết kế chương trình đào tạo đại học cần xem xét làm thế nào để có thể cung cấp tốt nhất các cơ hội cho sinh viên phát triển đồng thời hai loại kỹ năng học tập và nghề nghiệp nhằm giúp họ có thể theo đuổi sự nghiệp chuyên môn về lâu dài.

2. ĐỀ NGHỊ MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN UEF

2.1. NGỮ CẢNH

Để thực hiện bất kỳ chiến lược, phương pháp nâng cao năng lực hành nghề cho sinh viên tốt nghiệp, nhà trường cần xem xét các yếu tố ngữ cảnh- cơ sở cho việc thực hiện thành công chương trình đào tạo. Trong các yếu tố ngữ cảnh này, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của nhà trường được xem như là nhân tố có tính chất lý tưởng- mong muốn đạt được, trong lúc các nhân tố còn lại như bản chất của chương trình đào tạo, đặc điểm trình độ đầu vào của sinh viên, năng lực và phẩm chất của đội ngũ chuyên viên, giảng viên và quan tâm-nhu cầu của nhà tuyển dụng, vừa là điều kiện hiện tại cần xây dựng, vừa là nguyên nhân-vấn đề cần giải quyết.

(1) Tầm nhìn và sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM.

UEF luôn hướng tới xây dựng một trường đại học tiên tiến đại diện cho một mô hình đào tạo chất lượng cao và chuyển giao các thành quả nghiên cứu khoa học cơ bản ứng dụng vào các hoạt động thực tiễn. Đến năm 2020 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM sẽ là một trung tâm giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học kinh tế hiện đại và cung cấp những sản phẩm trí tuệ đáp ứng mong mỏi ngày càng cao của xã hội trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, góp phần vào sự nghiệp canh tân giáo dục Đại học của nước nhà. Sinh viên tốt nghiêp từ UEF có kiến thức và kỹ năng hành nghề tốt,

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 12

Page 13: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

đạt trình độ Anh văn tương được IELTS 5.0 thích ứng ngay với môi trường kinh doanh làm việc cạnh tranh, hội nhập (Theo uef.edu.vn).

(2) Chương trình đào tạo của UEF có quá tải như nhiều chương trình đào tạo đại học hiện nay?

Các chương trình đào tạo hiện nay nhìn chung bao gồm khoảng trên dưới 110 tín chỉ với khoảng trên dưới 50 học phần, chưa kể thời lượng tăng thêm cho các môn như Tiếng Anh, Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Điều này, dẫn đến việc mỗi học kỳ người học phải học trung bình từ 5 đến 8 học phần. Trong khi đó, các chương trình tín chỉ quốc tế chỉ cho phép người học học tối đa là 4 học phần cho mỗi học kỳ. Chương trình với quá nhiều giờ lên lớp khiến sinh viên không đủ thời gian tự học, tự nghiên cứu và ít cơ hội thời gian áp dụng vào thực tiễn. Trong bối cảnh giáo dục như trên, để có thể đào tạo năng lực hành nghề tốt cho sinh viên, chương trình đào tạo của UEF cần được xác định và bảo đảm đã “mở” và “mềm” đủ cho việc có thể đưa quá trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

(2) Đội ngũ giảng viên UEF nhiệt tình, giàu hiểu biết và tự giác luôn gánh trách nhiệm lớn lao về việc tự cập nhật những kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới cho mình, từ đó có cơ sở giảng dạy cho sinh viên một cách thực tiễn?

Việc toàn thể đội ngũ giảng viên- cán bộ nhân viên nhà trường cùng hướng về hệ thống các mục tiêu hành nghề mà sinh viên cần đạt có ý nghĩa quan trọng thực tiễn. Với tầm nhìn này đội ngũ giảng dạy và đào tạo cùng chung tay phát triển bền vững một cơ chế liên hệ trao đổi, chịu trách nhiệm riêng cũng như chung ở các lĩnh vực môn học khác nhau nhằm tạo nên một cộng đồng học tập và phát triển trong nhà trường. Mô hình này tạo điều kiện cho giảng viên trao đổi tài liệu, hội thảo thường kỳ chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo tiến trình và kết quả dạy học hướng đến việc giúp SV đạt kỹ năng phẩm chất hành nghề, tránh tình trạng mỗi GV là một ốc đảo về chuyên môn.

(4) Sinh viên đầu vào với kỹ năng học tập tích cực và tự học có thể không cao?

Chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay (nặng về đọc chép, thiên về từ chương khoa cử) cùng với tình trạng kết quả thi đại học không cao của nguồn sinh viên được tuyển, chắc chắn có hệ lụy đến yếu tố khả năng học tập và tự học của sinh viên đầu vào của trường. Trong khi đó, yếu tố khả năng học tập này được xem như là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở đại học (giáo dục đại học cao đẳng là giáo dục nghiệp nghiệp chuyên môn). Nói cách khác, như Harvey, (2003) đã khẳng định, năng lực nghề nghiệp là cái gì đó không tách rời khỏi việc học tập mà là được phát triển ra từ quá trình học tập thành công.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 13

Page 14: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

(5) Xu hướng tập trung đề cập đến hai nhóm kỹ năng chung là kỹ năng con người và kỹ năng quan niệm của nhà tuyển dụng.

Kết quả khảo sát của TS Vũ Thế Dũng và Trần Thanh Tòng (2009) trên 300 mẫu quảng cáo tuyển dụng liên quan đến ngành học quản lý, kinh tế đã kết luận: các nhà tuyển dụng có xu hướng tập trung đề cập đến kỹ năng cơ bản, kỹ năng giá trị gia tăng, và kỹ năng dành cho nhà lãnh đạo tương lai (Theo www.laodong.com.vn   ). Ba kỹ năng này liên quan đến hai nhóm kỹ năng chung là kỹ năng con người và kỹ năng quan niệm như đã nêu trong phần định nghĩa về kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong 300 mẫu thông báo này là các nhà tuyển dụng Việt Nam hầu như không đề cập đến khả năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân, một trong những nhân tố mà các nhà tuyển dụng quốc tế nhấn mạnh đối với sinh viên tốt nghiệp như đã trình bày phía trước.

2.2. CÁC CHIẾN LƯỢC

Các chiến lược phát triển kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên UEF được trình bày xoay quanh ba đối tượng hoạt động chính trong quá trình này: (1) Nhà trường đại học-Cơ sở đào tạo bao gồm quản lý, giảng viên, nhân viên nhà trường; (2) Sinh viên; (3) Và nhà tuyển dụng. Ngoài ra, có thể đề cập đến một yếu tố khác đó là nhà nước cùng các chính sách liên quan đến giáo dục nghề nghiệp ở bậc đại học-cao đẳng của chính phủ.

2.2.1. Xác lập hệ thống kỹ năng hành nghề với các mục đích cụ thể cho sự phát triển năng lực

Trong chương trình, bảng mục tiêu đào tạo mô tả tích hợp ba nhóm kỹ năng hành nghề (kỹ năng con người, kỹ năng quan niệm và kỹ năng kỹ thuật) thành một tổng thể bao gồm các năng lực trong vòng một hoặc tập hợp nhiều ngữ cảnh với tính chất phức hợp và cụ thể của các hành vi cần thể hiện. Đặc biệt, những kỹ năng học tập được mô tả như những thực thể lồng ghép hữu cơ giữa hai kỹ năng quan niệm và kỹ năng con người.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 14

Page 15: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Ngữ cảnh

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

2.2.2. Phối hợp áp dụng hai mô hình: đào tạo và kiểm soát theo dõi

Mô hình đào tạo theo Harvey (2002) bao gồm ba tiến trình cốt loi tác động đến việc phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên: (1) tiến trình sư phạm khuyến khích sự phát triển, (2) tiến trình tự phản ánh (self-reflection) và thái độ sẵn lòng học tập của sinh viên và (3) sự phát biểu ro ràng các kinh nghiệm và khả năng của sinh viên. Harvey cũng chỉ ra rằng các cơ hội phát triển nghề nghiệp, ở mức độ nào đó, chịu tác động bởi nội dung các môn học và một số lĩnh vực chương trình có xu hướng tích cực trong việc nâng cao năng lực hành nghề cho SV.

Mô hình kiểm soát và điều chỉnh:

Frye (2000) và các đồng nghiệp của ông đã đề xuất một mô hình trong đó cho phép các cơ sở đào tạo kiểm soát và điều chỉnh quá trình phát triển kỹ năng và phẩm chất hành nghề cho sinh viên. Mô hình này nhận diện các bất cập và lỗi giữa các cặp thành tố: (1) Đòi hỏi của nhà tuyển dụng và việc đáp ứng của cơ sở đào tạo; (2) Hứng thú, quan tâm của người học và đòi hỏi của nhà tuyển dụng: bất cập giữa những điều người học định đạt được thông qua giáo dục và đào tạo với những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần; và (3) Việc cung cấp của cơ sở đào tạo với nhu cầu-hứng thú của người học: bất cập giữa các khóa học mà cơ sở đào tạo cung cấp với những nhu cầu và kỳ vọng của người học. Mô hình kiểm soát của Frye được xem là phần cốt loi của cơ chế kiểm định chất lượng đào tạo của chương trình.

2.2.3. Phát triển bộ công cụ chẩn đoán và thu thập ghi nhận kỹ năng

Mỗi sinh viên vào đại học có một tập hợp các kỹ năng riêng biệt của mình. Thách thức của nhà trường đó là tìm cách nâng cao các kỹ năng hành nghề trên kinh

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 15

kỹ năng học tậpkỹ năng học tập

Page 16: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

nghiệm sẵn có của từng cá nhân trong suốt thời gian họ học ở đại học, và bảo đảm rằng các kỹ năng đó vừa đáp ứng được nhu cầu và hứng thú của sinh viên, vừa đáp ứng được những trông đợi của nhà tuyển dụng trong tương lai. Việc nâng cao kỹ năng đòi hỏi sự tự ý thức về điểm mạnh và yếu trong vốn kỹ năng của cá nhân. Mỗi SV UEF nhất thiết phải được giúp để hình dung và phát triển chân dung bản thân một cách tích cực: tôi là ai, tôi hiện như thế nào, tôi muốn mình sẽ trở thành người như thế nào.

Do vậy, nhà trường cần thiết lập và phát triển bộ công cụ chẩn đoán và thu thập ghi nhận kỹ năng. Việc sử dụng sớm các công cụ chẩn đoán trong khuôn khổ chương trình học tập, ngay từ tháng đầu tiên sinh viên vào học giúp mỗi sinh viên nhận diện các mặt mạnh và những phương diện yếu cần được cải thiện để tạo nền tảng tốt, đáp ứng các yêu cầu học tập ở đại học được đào tạo theo mô hình chất lượng cao- chất lượng quốc tế như ở UEF.

Hai nội dung chính cần chẩn đoán là các kỹ năng học tập- tự học cơ bản và một số yếu tố phẩm chất tâm lý cá nhân có tác động mạnh đến quá trình nâng cao năng lực cá nhân như khí chất, động cơ, phong cách học tập, nhận thức về bản thân (self-conept), kỹ năng giao tiếp và ý thức cộng đồng… Bộ hướng dẫn chẩn đoán có khả năng trở thành không chỉ trở thành công cụ tự nhận thức hữu ích cho sinh viên mà còn được phát triển thành một phương tiện đo lường-đánh giá các kỹ năng rộng hơn.

2.2.4. Tập trung gia cố các kỹ năng học và tự học cho sinh viên trong những tháng đầu tiên của chương trình học

Trên cơ sở kết quả thu thập được từ quá trình chẩn đoán nâng cao sự tự nhận thức của sinh viên, cần có kế hoạch và biện pháp thích hợp nhằm gia cố, phát triển để làm mạnh nền tảng khả năng học tập và tự học của sinh viên ngay từ những tháng đầu tiên của khóa học đại học. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì như đã bàn bạc, năng lực hành nghề được phát triển và lộ ra từ quá trình học tập thành công (Harvey, 2002).

Sau đây là các kỹ năng học tập nên tập trung gia cố cho sinh viên để các em tự vượt lên những hệ lụy của lối học thụ động, loại bỏ dần sức ỳ trong hoạt động suy nghĩ, nhận thức và giải quyết vấn đề:

Kỹ năng đọc hiểu và làm việc với văn bản

Kỹ năng lập luận, trình bày giải quyết vấn đề dưới hình thức nói và viết

Công cụ lĩnh hội tri thức = các khả năng điều khiển (regulatory capacities) và những tiến trình siêu nhận thức (metacognitve processes)

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 16

Page 17: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Kế hoạch gia cố năng lực học tập cần tập trung vào việc huấn luyện sinh viên chủ động và tự giác nắm bắt các công cụ và cách thức lĩnh hội tri thức, từ đó làm cho họ dần dần có khả năng điều chỉnh khi thực hiện một nhiệm vụ hay giải quyết một vấn đề. Năng lực điều chỉnh tạo cho người học kỹ năng kiểm soát và tự theo doi quá trình thực hiện hoạt động nhận thức của mình và làm việc có kế hoạch. Đây còn gọi là những năng lực điều khiển (regulatory capacities), năng lực tự dẫn dắt lãnh đạo bản thân. Phương thức này giúp những sinh viên thụ động, có sức ỳ lớn trong suy nghĩ có thể rút ngắn thời gian để hội nhập vào quỹ đạo tự học, tự nghiên cứu ở đại hoc.

2.2.5. Phát triển một chương trình mở, linh hoạt và thực tiễn với phương pháp giảng dạy tiên tiến cùng với những nghiên cứu về kết quả đầu ra chặt chẽ

Bảo đảm thực hiện được các nguyên tắc đào tạo

Nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục đại học trên thế giới đã đi đến những kết luận về các nguyên tắc bảo đảm cho chương trình đào tạo thành công năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Các nguyên tắc đó là:

1. Các kỹ năng hành nghề được phát triển tốt nhất khi chúng được bao hàm trong các mục đích giảng dạy vả được dạy một cách tường minh

2. Các cách tiếp cận dạy học dân chủ chiếm ưu thế so với các quan điểm giàng dạy theo lối truyền thụ một chiều để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

3. Trong phạm vi lớp học, các kỹ năng nghề nghiệp được học tốt nhất khi các giờ học mô phỏng được những đặc điểm then chốt của bối cảnh làm việc thực tế liên quan đến nghề nghiệp tương lai, và các nhiệm vụ học tập thể hiện gần giống như các công việc được thực hiện trong thực tế nghề nghiệp. Quá trình này được gọi là ngữ cảnh hóa môn học.

4. Một đặc điểm cơ bản của các giờ học thành công trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp đó là giảng viên có và trao đổi những kỳ vọng cao trong việc học và hành vi của người học.

5. Việc tổ chức học tập theo hướng cá thể hóa được xác định bởi nhu cầu và phong cách học tập, chứ không phải bởi kế hoạch giảng dạy và nội dung giáo trình được thiết chế sẵn sẽ giúp người học lĩnh hội tốt kỹ năng nghề nghiệp.

6. Sinh viên không chỉ tham gia tích cực trong việc trải nghiệm học tập các phương pháp sư phạm mà còn trong ngữ cảnh của tiến trình tự nhận thức bản thân và tự đánh giá. Kỹ năng phản ánh này làm cho sinh viên có khả năng nhận biết và phát biểu tường minh về những kiến thức- kỹ năng đang học, có khả năng nghĩ ra cách liên hệ chúng

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 17

Page 18: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

với các hình thức kiến thức và kỹ năng khác, khả năng suy nghĩ đến những lĩnh vực mà kiến thức kỹ năng đã học có thể ứng dụng được, hiểu ro những điểm mạnh và yếu và tìm kiếm các phương cách nâng cao chúng.

6. Giáo viên giảng dạy thành công khi họ được cho sự chủ động đáng kể trong việc thiết lập chương trình, thiết kế lớp học và xác định phương hướng giảng dạy trong lúc nhà trường bảo đảm rằng tất cả giảng viên, chuyên viên nhà trường có khả năng phù hợp để hỗ trợ sinh viên học tập tích cực. Nhờ đó, có thể tạo tác động liên tục đến việc phát triển động cơ học tập và hành nghề cho sinh viên.

Tổ chức việc học ngoại ngữ theo hướng rèn kỹ năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn và phát triển khả năng giao tiếp trong công việc liên quan đến hoạt động chuyên môn

Tổ chức học sử dụng công nghệ thông tin như là một phương thức lưỡng năng: soạn thảo văn bản để trình bày bài tập/ luận văn/ bài thi/bài kiểm tra và tìm kiếm & lưu trữ thông tin liên quan đến chuyên môn sẵn sàng cho truy cập để vận dụng.

Giáo trình hoặc đề cương bài giảng được biên soạn theo hướng dạy sinh viên tự học và kế hoạch hóa việc học

Để giáo trình là công cụ hiệu quả giúp SV tự học và kế hoạch hóa và điều khiển tốt việc học, giáo trình không chỉ tri thức lý thuyết được đề cập tinh chế, tường minh, mà tri thức phương pháp phải là một nội dung quan trọng trong giáo trình.

Thực tập (internship), Vừa học vừa làm tại cơ sở (placement) và Hoạt động ngoại khóa

Thực tập nghề nghiệp hiệu quả (internship)

Thực tập và kiến tập là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo đại học- cao đẳng. Cần có chiến lược hữu hiệu từ cả ba phía: Nhà trường, Đơn vị sử dụng lao động và Sinh viên nhằm làm cho các chương trình thực tập tốt nghiệp thực sự đạt hiệu quả. Chiến lược đầu tiên là nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thực tập tốt nghiệp từ nhà trường cùng với việc xây dựng cơ chế tổ chức chuyên trách thực tập nghề nghiệp (thực tập do phòng đào tạo hoặc các khoa phụ trách có thể khó lòng có đủ nhân lực đảm nhiệm được công việc này). Thứ hai là chương trình thực tập cần được xây dựng cụ thể, chi tiết, chủ động liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh viên đi thực tập. Từ đó, nhà trường có thể dự báo trước có thể lo cho sinh viên bao nhiêu suất thực tập. Đối với những sinh viên còn lại, có hướng dẫn cách thức đi tuyển dụng thực tập sao cho hiệu

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 18

Page 19: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

quả. Thứ ba có cơ chế hoạt động theo doi, đánh giá, phản hồi kết quả thực tập của sinh viên một cách thực chất. Chẳng hạn kết quả thực tập của sinh viên sẽ là cơ sở phán ánh những điểm mạnh và hạn chế của chương trình đào tạo, mức độ đạt được của các mục tiêu chương trình…. thông qua việc nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, bằng bảng hỏi, hỏi chuyện trực tiếp… Thứ tư là sự phối hợp có kế hoạch giữa nhà trường và các cơ quan tuyển dụng thực tập trên quan điểm hoạt động các bên cùng có lợi để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo những điều kiện tốt nhất để thực tập sinh tiếp cận với công việc, cử người hướng dẫn sinh viên thực tập tận tình, chu đáo. Thứ năm là đề nghị Nhà nước có quy định ro ràng về việc tiếp nhận và tổ chức cho sinh viên thực tập và đưa vào Luật Lao động. Hiện tại, việc tiếp nhận sinh viên thực tập hiện nay phần lớn dựa vào tinh thần tự nguyện của các cơ quan, doanh nghiệp dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp hoặc mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với nhà trường hoặc với bản thân sinh viên, gia đình của sinh viên, chứ chưa có quy định có tính chất pháp lý. Có như vậy, cơ hội có được kỳ thực tập thành công mới rộng mở với sinh viên trong tất cả các chuyên ngành.

          Thử nghiệm thực hiện một năm hoặc một học kỳ “ Vừa học vừa làm tại cơ sở doanh nghiệp” (Placement)

Nhiều nước phương Tây hiện nay đã và đang triển khai thực hiện mô hình bằng cấp đại học có tên là sandwich degree. Đây là chương trình đào tạo đại học 4 năm trong đó sinh viên được trải qua trọn môt năm (thường là sau năm thứ hai) làm việc ở một cơ quan, tổ chức, hoặc công ty, xí nghiệp nào đó (a placement year). Qua năm placement này, sinh viên đạt được kinh nghiệm thực tế, làm việc trong lĩnh vực mình lựa chọn, áp dụng kiến thức đã học để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và được trả lương. Sinh viên có thể đạt được nhiều lợi ích về mặt chuyên môn lẫn cá nhân từ năm học tập theo kiểu làm việc này. Để gia tăng hơn số lượng cơ hội cho sinh viên học tập nâng cao năng lực hành nghề cho SV, nhà trường UEF nên nghĩ đến việc cơ cấu lại chương trình để có thể thực hiên mô hình bằng cấp đại học sandwich degree

Tạo nguồn hoạt động ngoại khóa phong phú cho SV rèn luyện năng lực nghề nghiệp

bằng cách phát triển on-campus social enterprise (tạm dịch là mô hình tác nghiệp xã hội trong nhà trường)

Social enterprise- mô hình tác nghiệp xã hội, đã được thực hiện từ những năm 1980 ở nhiều trường đại học tại Anh và Úc. Mô hình tác nghiệp xã hội được xem là

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 19

Page 20: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

một cơ hội cho sinh viên và giảng viên, nhân viên có động cơ học tập và phát triển, cung cấp nguồn hoạt động ngoại khóa phong phú và hữu ích. liên quan trực tiếp đến việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp. Mô hình này đưa mọi người tham gia vào một chương trình nghị sự và hành động tác nghiệp một cách trong sáng và chúng thường được hỗ trợ bởi sự đóng góp từ các cơ quan doanh nghiệp, cộng đồng với tư cách là những mạnh thường quân. Hiện đã có nhiều trường đại học có các công ty tác nghiệp xã hội với hồ sơ dày dặn ghi nhận các hoạt động doanh nghiệp của họ. Các trường này xem nguồn hoạt động tác nghiệp xã hội vừa là đòn bẩy thúc đẩy sinh viên học tập, vừa là tiến trình tương tác với cộng đồng. Trung tâm Quan Hệ Doanh Nghiệp của UEF hiện tại có thể được xem là một phần trong mô hình tác nghiệp xã hội này.

Kinh nghiệm tổng kết từ giáo dục đại học ở các nước, trong mô hình này, nhà trường đại học đảm đương nhiều vai trò “anchor” khác nhau, tạm dịch là trung tâm liên kết và thực hiện các hoạt động trong nhà trường với hoạt động cộng đồng và doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà trường đóng nhiều vai trò khác nhau: tạo nguồn việc làm, thực hiện các cuộc tập huấn- đào tạo nghề nghiệp cho dân địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương thông qua việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tốt, đồng hành với nhà nước góp phần làm cho kinh tế của cộng động trở nên vững mạnh. Vai trò “anchor” của nhà trường trong mô hình tác nghiệp được mô tả khái quát với các nhiệm vụ: (1) Người mua/ cung cấp: (Purchaser); (2) Người tuyển dụng lao động; (3) Người phát triển nguồn lực lao động (Workforce Developer); (4) Người nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (Incubator); (5) Nhà tư vấn và nhà xây dựng mạng lưới hoạt động; và (6) Người phục vụ và bênh vực cho các lợi ích kinh tế của cộng đồng

Thông qua các vai trò trên, nhà trường đại học tạo ra nguồn hoạt động không chỉ hỗ trợ cho cộng đồng mà quan trọng hơn tạo nên nguồn cơ hội cho sinh viên hoạt động để rèn luyện và phát triển các năng lực hành nghế, đặc biệt các hoạt động này có thể được triển khai thành các dự án cho SV thực hiện xuyên suốt quá trình học tập

2.2.6. Phát triển các nhóm cố vấn doanh nghiệp

Nhà trường có thể phát triển các nhóm cố vấn từ các doanh nghiệp ở cấp khoa. Các nhóm cố vấn này hoạt động với tư cách là những người bạn quan trọng (‘critical friends’), là những người trong nhà hơn là người ngoài thỉnh thoảng tham gia với tư cách chuyên gia báo cáo/tập huấn hoặc khách mời tham quan. Với vai trò là người trong cuộc ấy, doanh nghiệp theo doi các hoạt động và quá trình phát triển của khoa, hoặc là những cố vấn chuyên môn trong các lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế chương trình. Đây là sự thể hiện tiến trình hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, điều mà thường không thể thấy ở bên ngoài nhà trường. Liên quan đến triển vọng nghề

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 20

Page 21: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

nghiệp tương lai, sự hiện hữu của nhóm cố vấn như thế là mối quan tâm nghiêm túc đối với sinh viên. Trong tiến trình này, nhằm tạo giá trị gia tăng cho năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, nhà trường triển khai tích hợp vào chương trình đào tạo một số chuyên đề/chương trình huấn luyện do chính doanh nghiệp đảm trách và sinh viên hoàn thành khóa học này sẽ được doanh nghiệp uy tín cấp chứng chỉ./.

--------------------------------------------

Tài liệu tham khảo chính

Blaxell, R. & Moore, C. (2012). Connecting academic and employability skills and attributes. In Developing student skills for the next decade. Proceedings of the 21st Annual Teaching Learning Forum, 2/ 2012. Perth: Murdoch University.http://otl.curtin.edu.au/tlf/tlf2012/refereed/blaxell.html

Harvey, L. (2002), Employability and Diversity, Centre for Research and Evaluation, Sheffield Hallam University

Harvey, L., (2003). Transitions from higher education to work. Centre for Research and Evaluation, Sheffield Hallam University, with advice from ESECT and LTSN Generic Centre.

Review of Business -University collaboration. Chapter: Development of skills and knowledge for employment. The Wilson Review 11/ 2011, retreived at http://www.wilsonreview.co.uk/review/development-of-skills-and-knowledge-for-employment/

Trần Minh Đức (2008). CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM CUỐI. Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo theo nhu cầu XH” Khoa Kinh Tế - Luật ĐHQG TPHCM, 2008 http://hoithao.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=1705&ur=hoithao

Vũ Thế Dũng và Trần Thanh Tòng (2009). Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế. Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Đại Học Bách Khoa Tp.HCM, http://www.oisp.hcmut.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc/cu-nhan-cong-nghe-thong-tin-latrobe-university/171-yeu-cau-cua-nha-tuyen-dung.html

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 21

Page 22: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN KỸ NĂNG MỀM

BẰNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG

ThS. Đỗ Kiên Trung4

Đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giảng dạy không chỉ bắt đầu từ những nghị quyết vĩ mô, hay từ chương trình khung và việc phân bố chương trình mà còn phải bắt đầu từ người giảng viên – những người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho người học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một phương pháp (nói đúng hơn là một lỹ thuật giảng dạy) đã mang lại nhiều lợi ích khi được ứng dụng trên thế giới, đó là giảng dạy bằng phương pháp tình huống (case study).

1. Tại sao việc giảng dạy bằng phương pháp tình huống trở nên cần thiết?

Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng tình huống thật ra không quá mới mẻ trong nền giáo dục thế giới. Thậm chí nó còn là tiêu chí bắt buộc đối với các chuyên ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng trong giải quyết vấn đề như y học, kinh doanh, hay sư phạm – những ngành gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ giữa người với người.

Điều này xuất phát từ một thực tế là bất cứ một sinh viên các trường đại học cao đẳng nào trên thế giới đều phải được trang bị rất nhiều kiến thức chuyên môn thuần túy lý thuyết, và trên cơ sở những kiến thức lý thuyết đã được trang bị đó, sinh viên mới có thể ứng dụng vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Sẽ thật là lố bịch khi cho rằng thực hành quan trọng hơn lý thuyết. Lý thuyết và thực hành có vai trò quan trọng như nhau, trong đó lý thuyết như một nền móng (của tòa tháp), còn thực hành là việc xây các tầng (của tòa tháp).

Tuy nhiên, lý thuyết – cho dù được bổ sung liên tục đi chăng nữa – cũng đã có những khác biệt tương đối so với thực tế mà nó khái quát lên được. Vì thế khi áp dụng những lý thuyết đó vào thực hành sẽ gây khó khăn cho sinh viên, do độ chênh về tính hệ thống – cấu trúc.

Cụ thể, nếu như ta cắt đoạn hiện thực thành từng phần riêng để nghiên cứu (siêu hình hóa) bản chất của nó, và khái quát, trừu tượng nó thành một hệ thống lý thuyết. Vấn đề là bản thân thực tế (mà ta dùng để nghiên cứu) có những yếu tố (element) cấu

44 Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 22

Page 23: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

thành nên hệ thống (system) riêng biệt của nó, mà từ những hệ thống này – bộc lộ những tính quy luật chung – xây dựng những cấu trúc (structure) nhất định của đối tượng, và được hiện lộ với chủ thể tư duy qua các chức năng (function) khả giác. Chính vì thực tế 1 có hệ thống – cấu trúc riêng, thực tế 2 (mà lý thuyết muốn ứng dụng) có hệ thống – cấu trúc riêng, gây nên độ chênh tương đối, làm cho sự ứng dụng lý thuyết đó trở nên khó khăn và không hoàn chỉnh (thực tế 2 đôi khi cũng chính là thực tế 1 nhưng đã vận động, biến đổi, không còn là thực tế 1 – mà lý thuyết đã được khái quát lên trên nó).

Chính vì thế, mọi sự cố gắng nhằm ứng dụng lý thuyết vào thực tế luôn gặp khó khăn và không đạt những hiệu quả như mong đợi.

Phương pháp sử dụng tình huống sẽ khắc phục một phần vấn đề này.

2. Phương pháp tình huống là gì?5

Tình huống (case) là một hoàn cảnh thực tế trong đó chủ thể phải đưa ra quyết định. Các tình huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh khác nhau mà chủ thể đó phải cân nhắc khi ra quyết định với những thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn vào lúc đó

5 Phần lý thuyết về tình huống tác giả bài viết sử dụng một số nội dung từ chương trình “Using case for teaching purpose” của CEMD.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương

Hệ thống – Cấu trúc 1

Thực tế 1Thực tế 1

Lý thuyếtLý thuyết

Thực tế 2Thực tế 2

Hệ thống – Cấu trúc 2

Khái quát Ứng dụng

23

Page 24: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Tình huống trình bày một sự mâu thuẫn/xung đột, đặc biệt là sự căng thẳng giữa những phương án hành động khác nhau mà những phương án này tạo ra những quan điểm, lợi ích, và những giá trị khác nhau trong sự mâu thuẫn và nó đòi hỏi phải được giải quyết bằng một quyết định. Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học.

Các tình huống yêu cầu các sinh viên đóng vai của nhân vật chính và ra một hoặc nhiều quyết định quan trọng. Thông tin thường được cố tình bỏ sót, cho phép có nhiều phương án khả dĩ.

Tình huống là mô tả của một trường hợp có thật, thường bao gồm một quyết định, thách thức, cơ hội, hay vấn đề mà một hay nhiều người trong tổ chức đó phải đối phó. Tình huống yêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể. Thông thường các tình huống được trình bày trong các ấn bản. Hiện nay, ngày càng có nhiều tình huống trình bày dưới dạng phim, băng video, CD ROM, băng cassette, đĩa, hay kết hợp các phương tiện trên. Với mạng giao tiếp, đồ họa tương tác và cơ sở dữ liệu siêu truyền thông, người học có thể tham dự các tình huống bằng nhiều phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, những tình huống được in ấn hiện nay vẫn phổ biến nhất do thuận tiện và chi phí thấp. Việc viết tình huống tập trung trước tiên trên loại tình huống truyền thống.

Phương pháp tình huống là phương pháp học dựa trên cơ sở thảo luận. Nó cho phép người tham dự học bằng cách thực hành và dạy người khác qua nghiên cứu các tình huống cụ thể. Tình huống mô tả lại một vấn đề thực tế ta có thể gặp trong một tổ chức hay đời sống. Cơ hội lặp đi lặp lại việc nhận dạng, phân tích và giải quyết nhiều tình huống đa dạng sẽ giúp người học thành thạo trong công việc của họ.

Phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Nghiên cứu tình huống như là phương tiên giảng dạy đã và đang trở nên rất phổ biến trong khoa học xã hội và nhân văn nói chung, đặc biệt là trong giáo dục luật pháp, y học và kinh doanh. Đối với mục đích giảng dạy, một nghiên cứu tình huống không cần phản ánh các biểu hiện hoặc hoạt động thực tế có thật một cách đầy đủ hoặc hoàn toàn chính xác; mục đích của nó là để thiết lập một khung cảnh cho sự thảo luận, tranh luận giữa những người học.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 24

Page 25: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Học bằng tình huống là một quá trình gồm ba bước: chuẩn bị cá nhân, thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận cả lớp. Mỗi bước có vai trò và đóng góp theo nhiều cách khác nhau vào chất lượng học tập dưới hình thức tích lũy và tăng trưởng. Các tình huống cho sinh viên và giảng viên cùng một thông tin để ra quyết định. Từ khởi điểm này mỗi người sẽ đóng góp một vai trò khác nhau trong quá trình học tập.

Điều này xuất phát từ thực tế là khi làm việc cá nhân, những ý tưởng thường bị che khuất hay bị bóp méo bởi những định kiến cố hữu cũng như những hạn chế của bản thân trong việc ra quyết định, tuy nhiên nó có mặt tích cực là phát huy tính chủ động cũng như bộc lộ nét độc đáo của cá nhân. Thảo luận nhóm sẽ giúp cá nhân trình bày ý kiến cũng như lắng nghe những quan điểm khác nhau từ đó cùng rút qua hướng giải quyết của nhóm. Tuy vậy, phải tiến hành thảo luận trên lớp sau khi nhóm đã có thời gian chuẩn bị, đây là lúc quyết định tính thuyết phục và khả thi trong việc đưa ra hướng giải quyết của nhóm. Nói cách khác, là tính hiệu quả của quyết định sẽ được mang ra tranh luận và bảo vệ thẳng thắn, tôn trọng và xây dựng.

3. Lợi ích của việc giảng dạy bằng tình huống

Bằng việc đóng vai các nhân vật trong tình huống, sinh viên không chỉ đưa ra các quyết định cho mình mà còn hướng dẫn cho người khác việc ra các quyết định, tức là sinh viên được học qua thực hành và dạy người khác. Họ có cơ hội nhập vai và gánh trách nhiệm của những con người cụ thể trong những tổ chức cụ thể. Đó chính là hình thức huấn luyện tại chỗ. Phương pháp tình huống cho phép sinh viên tham gia vào quá trình ra quyết định mà người ta phải thực sự đương đầu trong một tổ chức thực; có quyền sở hữu, cảm giác được áp lực, nhận rủi ro, và trình bày ý tưởng của mình với người khác.

Các tình huống được viết ra rất công phu, tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt nên tính khoa học và thực tiễn rất cao, nó giúp sinh viên làm quen với thực tế, khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhiều cấp quản lý, nhiều loại hình và quy mô, cũng như nhiều địa điểm trên thế giới. Chính ảnh hưởng tích lũy của những thách thức khác nhau này cho phép sinh viên sẽ làm việc sau này biết rằng quá trình ra quyết định hiệu quả trở thành một tài sản cá nhân quan trọng.

Các tình huống cho sinh viên cơ hội thực hành khoa học cũng như nghệ thuật quản lý trong một thiết kế thí nghiệm nên hạn chế được rủi ro của cá nhân cũng như của tổ chức.

Tình huống cũng là công cụ tuyệt vời để kiểm tra kiến thức lý thuyết và hiểu biết sâu sắc hơn. Bản thân các tình huống có thể chứa các tư liệu lý thuyết hoặc các tài liệu

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 25

Page 26: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

đọc liên quan đến tình huống giao cho sinh viên có thể bao quát một số phương diện lý thuyết. Các tình huống cho sinh viên cơ hội thấy lý thuyết được áp dụng vào thực tế như thế nào hay nhận ra nhu cầu của lý thuyết.

Các tình huống cung cấp thông tin về cách công việc được hoạch định và tổ chức trong nhiều trường hợp khác nhau, các hệ thống hoạt động ra sao và các tổ chức cạnh tranh như thế nào. Phương pháp tình huống đặc biệt thích hợp với hoàn cảnh mới và phức tạp. Các nhà quản lý cần thích nghi với môi trường luôn thay đổi.

Phương pháp tình huống buộc sinh viên phải ra quyết định với những thông tin có sẵn và xác định thông tin còn thiếu vì trong thực tế, hiếm khi ta tiếp cận được tất cả thông tin cần thiết để ra quyết định.

Các tình huống giúp sinh viên phát triển lòng tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập và hợp tác trong công việc với đồng nghiệp. Hơn nữa, các tình huống còn thúc đẩy phát triển tư duy về các mặt mạnh yếu và cho phép cá nhân tiến triển vững chắc. Các tình huống cũng bắt buộc sinh viên phải có trách nhiệm với việc học của họ.

Bằng phương pháp tình huống, sinh viên sẽ gắn với quá trình học cách người khác học như thế nào. Mặc dù mọi tình huống đều khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là quá trình học phương pháp học.

Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng tình huống đã được sử dụng phổ biến trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới. Phương pháp này đã khắc phục một phần những khó khăn và hạn chế của việc ứng dụng lý thuyết vào thực hành cũng như tăng tính chủ động cá nhân và hiệu quả làm việc nhóm. Phương pháp này không khó áp dụng, mà hiệu quả lại rất cao, và sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị cho người dạy cũng như người học.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 26

Page 27: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thanh TrúcGiảng viên Bộ môn Công tác xã hội

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

---------------------------------------------------

Có một thực trạng không vui mà nền giáo dục đại học Việt Nam nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung phải thừa nhận hiện nay. Đó là việc thái độ và kỹ năng học tập của nhiều sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có động cơ học tập tích cực, thiếu năng lực xây dựng kế hoạch học tập và học tập có phương pháp, không biết chủ động đi tìm kiến thức, chưa biết khai thác những thế mạnh của bản thân… Có lẽ chúng ta không nên cho rằng là sinh viên đại học, các em tự khắc biết tất cả những điều đó. Khi vừa bước chân vào trường đại học, mỗi sinh viên cần được huấn luyện những gì là cần thiết để thành công trong môi trường đại học và cả trong công việc sau này. Chúng ta có thể tổ chức hướng dẫn các em những thái độ và kỹ năng đó dưới hình thức một số buổi tập huấn đầu năm hay nếu được, có thể dành hẳn một môn trong chương trình học của học kỳ đầu tiên dạy các thái độ và kỹ năng này.

NỘI DUNG

1. LÒNG TỰ TRỌNG VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP NGHIÊM TÚC

Một bộ phận không nhỏ sinh viên cho rằng vào được đại học là xong, họ có nhiều cách “xoay xở” để vượt qua các kỳ thi hết môn, các bài tiểu luận, đề tài cuối khóa, thậm chí cả kỳ thi tốt nghiệp mà không bằng con đường miệt mài học tập hay chuyên tâm nghiên cứu. Sẽ không phải là một môi trường đại học đúng nghĩa khi vẫn còn đó hiện tượng quay cóp, lật tài liệu, hay “xin điểm” trong và sau các kỳ thi. Ở các trường đại học thuộc các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến thì “coi thi” hay “trộn đề thi” (thành nhiều đề thi với nhiều mã đề) là những khái niệm khá xa lạ. Không biết vì lòng tự trọng hay vì nét độc đáo cá nhân trong mỗi bài làm được đề cao hay vì cả hai mà hầu hết sinh viên của họ đều không nghĩ đến việc trao đổi bài hay những hình thức gian lận khác trong phòng thi. Thiết nghĩ “Lòng tự trọng” nên được mang ra phân tích, bàn luận một lần nữa khi các em vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Cần giúp

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 27

Page 28: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

sinh viên ý thức rằng không gian lận là một trong những tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của một trường đại học.

2. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

Đại học là một môi trường mà việc thụ động chờ thầy cô “mớm” kiến thức cho là hoàn toàn không phù hợp. Ngày nay với sự phổ biến của Internet, sách vở, và các phương tiện truyền thông, việc chủ động tìm đến với tri thức đã không còn quá khó. Sinh viên cần đọc sách, tham khảo tài liệu trước để khi vào lớp, giảng viên chỉ cần tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ, đào sâu vấn đề. Do đó, ngoài những tài liệu tham khảo mà giảng viên giới thiệu, các sinh viên mới cần được hướng dẫn cách tra cứu tài liệu, tìm các tạp chí chuyên ngành và tiếp cận những website thuộc lĩnh vực học tập của mình đồng thời tập huấn phương pháp tự học để có thể chủ động hơn trong hành trình đi đến làm chủ kiến thức.

3. CON ĐƯỜNG TƯ DUY VÀ CÁCH PHÁT HUY TỐI ĐA CHỨC NĂNG CỦA

BỘ NÃO

Sinh viên cần biết bản thân thiên về hình thức tư duy nào: bằng hình ành, âm thanh hay nhờ thực hành để có cách học tập phù hợp với mình nhất. Ngoài ra sinh viên cũng cần hiểu về bộ não, nơi điều khiển các chức năng tư duy. Nên cho các em làm trắc nghiệm xác định bán cầu não thuận của mình để phát huy những thế mạnh sẵn có đồng thời tìm cách phát triển những chức năng nơi bán cầu não còn lại. Tìm hiểu về bộ não, các em sẽ có những kiến thức cần thiết về trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và các tiến trình lưu trữ thông tin vào bộ nhớ. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện và tận dụng tối đa trí nhớ của mình phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu.

4. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM

Lợi ích của phương pháp làm việc nhóm đã được nhiều người thừa nhận. Tuy nhiên sinh viên Vietnam vẫn chưa thật sự quen với kiểu làm việc này. Do đó tập huấn để các em biết cách chấp nhận sự khác biệt về quan điểm và phong cách giữa các thành viên trong nhóm nhằm tránh va chạm, mâu thuẫn đồng thời biết cách giải quyết khi vấn đề nảy sinh. Sức mạnh, khả năng sáng tạo và tinh thần của cả tập thể được phát huy nếu đó là một tập thể dân chủ, đoàn kết và tôn trọng.

5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH

Một trong những lợi ích của toàn cầu hóa là kiến thức được chia sẻ trên phạm vi toàn cầu. Muốn đi sâu vào một lĩnh vực nào đó thì việc đọc các bài báo, sách, tạp chí khoa học từ các nước phát triển là hết sức cần thiết. Biết tiếng Anh còn là chìa khóa để

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 28

Page 29: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

các sinh viên tiếp cận các hội thảo, workshop chuyên ngành. Đó là cơ hội để các em tham gia vào một cộng đồng rộng lớn hơn, vào hiệp hội những người có chuyên môn gặp gỡ để chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

6. KỸ NĂNG GIAO TIẾP, QUẢN LÝ THỜI GIAN, ỨNG PHÓ VỚI STRESS

VÀ NHỮNG KỸ NĂNG MỀM KHÁC

Giao tiếp hiệu quả nâng cao sự tự tin và là cánh cửa mở rộng các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý cho từng công việc, thậm chí hiểu và tổ chức công việc phù hợp với nhịp sinh học của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên trên con đường đi đến mục tiêu hoàn thành chương trình đại học và thành công trong công việc tương lai. Quản lý stress trước những kỳ thi là điều hầu như sinh viên nào cũng thấy cần thiết. Ngoài ra những kỹ năng mềm khác như kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kết bạn và duy trì tình bạn… sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho sinh viên trong môi trường đại học cũng như trong công việc sau này.

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT

Những thái độ và kỹ năng trên có thể được truyền đạt cho sinh viên dưới dạng một số buổi tập huấn như các buổi học “Định hướng” cho sinh viên năm thứ nhất tại các trường đại học ở Mỹ. Các trường đại học Việt Nam cũng có thể đưa hẳn những kỹ năng này vào chương trình học của sinh viên trong học kỳ đầu tiên. Phương pháp giảng dạy sẽ không thiên về thuyết trình vì sẽ không tạo ra nhiều hứng thú cho sinh viên và vì vậy, có thể sẽ không mang lại những hiệu quả mong đợi. Giảng viên có thể yêu cầu sinh viên đọc trước tài liệu ở nhà. Thời gian trong lớp học sẽ được tập trung cho các hoạt động thảo luận nhóm (group discussion), chọn và trình bày trước lớp một mảng kiến thức nhóm mình tâm đắc (group presentation), tranh luận (debate). Để thực hiện hoạt động tranh luận, giảng viên thường chia lớp thành hai nhóm rồi yêu cầu họ tranh luận về hai quan điểm trái ngược nhau, mỗi nhóm phải tìm lý lẽ bảo vệ quan điểm của nhóm mình. Bài tập về nhà có thể là các bài thu hoạch sau khi học xong một chương trong giáo trình.

GIÁO TRÌNH

Giáo trình dùng để giảng dạy có thể là quyển “The Study Skills Handbook” (Cẩm nang dạy kỹ năng học tập) của tác giả Stella Cottrell do Palgrave phát hành. Đây là quyển sách mà sinh viên có thể học hầu hết các kỹ năng và thái độ cần thiết để thành công trên giảng đường. Có thể tìm thấy những hướng dẫn cụ thể và chi tiết từ việc chuẩn bị tâm lý cho việc bước vào trường đại học trong vai trò sinh viên mới

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 29

Page 30: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

đến cách sắp xếp các tập tin trên máy tính cá nhân đến kỹ năng thuyết trình, rồi đến phương pháp lập trình cho bộ nhớ của mình. Việc dịch và sử dụng quyển sách này tại các trường đại học Việt Nam hẳn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các em sinh viên, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học tại Việt Nam./.

-------------------------------------------------

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 30

Page 31: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

DẠY VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

CHO SINH VIÊN

PGS.TSKH Bùi Loan Thùy

Tư duy phản biện rất quan trọng trong đào tạo bậc đại học. Hiện nay một số ít trường đại học ở Việt Nam đã đưa vào chương trình chính khóa để giảng dạy vì rất nhiều lý do. Có thể kể ra một số lợi ích chính mà kiểu tư duy này mang lại cho sinh viên như:

1. Giúp sinh viên vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen, truyền thống có sẵn đã định hình từ bậc học phổ thông. Với tinh thần phản biện sinh viên sẽ vượt khỏi những quan niệm truyền thống, cố gắng hướng đến cái mới trong khoa học, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến trong suy nghĩ, nỗ lực tìm cách tiếp cận mới. Sinh viên sẽ tập trung tìm hiểu những ý tưởng mới hoặc tìm cách phát hiện những giá trị mới của những vấn đề tưởng như đã là muôn thủa, cũ kỹ. Tâm thế của họ sẵn sàng hơn để tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ, trong cuộc sống. Khi có ý thức ro ràng trong việc phải nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, chắc chắn sẽ đưa lại những kết quả khác, mới lạ, có tính sáng tạo cao. Vì vậy nếu rèn luyện sinh viên suy nghĩ theo lối phản biện sẽ kích thích khả năng sáng tạo trong tư duy của họ.

2. Giúp sinh viên suy nghĩ một vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau. Do đó sinh viên sẽ có cái nhìn đa chiều trước một vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống, trong khoa học, trong học tập, tránh được hiện tượng nhìn nhận xem xét vấn đề một chiều, phiến diện. Như vậy, sau khi tốt nghiệp đi làm sinh viên có thể suy nghĩ để giải quyết mọi vấn đề theo hướng xem xét kỹ mọi góc độ, mọi khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn được phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc.

3. Tư duy phản biện giúp sinh viên có ý thức ro ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác trong lúc tranh luận, giảm tự ái (nếu có) và sẵn sàng chấp nhận sự thật hơn, cho dù có thể sự thật đó không làm bản thân cảm thấy hài lòng, thậm chí đôi khi cảm thấy bị xúc phạm. Có tư duy phản biện sinh viên sẽ phát triển khả năng lắng nghe các ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu sự thật, tìm hiểu bản chất của vấn đề để thấu hiểu vấn đề trước khi đưa ra kết luận về vấn đề đó. Sinh viên sẽ dám thừa nhận cái sai của mình, sẵn sàng hơn khi thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy dễ thiết lập được quan hệ tốt với mọi người.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 31

Page 32: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

4. Tư duy phản biện giúp cho sinh viên – với tư cách là chủ thể tư duy có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế và những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của chính mình, từ đó giúp sinh viên đưa ra những nhận định, phán đoán tối ưu nhất có thể có. Ngoài ra sinh viên sẽ nhận thức được rằng có nhiều ý tưởng là điều rất tốt nhưng quan trọng hơn là việc thực hiện ý tưởng có khả thi hay không?, làm thế nào để thực hiện được ý tưởng đó?....

5. Tư duy phản biện giúp cho sinh viên suy nghĩ theo hướng tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, chán đời, mất lòng tin khi gặp thất bại trong cuộc sống, trong học tập, trong các mối quan hệ…. Khi từng sinh viên đều suy nghĩ theo hướng tích cực, họ sẽ tự khám phá những tiềm năng vốn có trong bản thân mình và những tiềm năng này khi được khám phá, khai thác sẽ trở thành “nội lực” giúp từng cá thể vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, góp phần hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo.

6. Tư duy phản biện giúp sinh viên nỗ lực cập nhật, chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân trong một biển thông tin rộng lớn. Từ đó nâng cao kỹ năng tiếp cận mọi nguồn tin, tra cứu tìm tin và kỹ năng xử lý thông tin, trình bày vấn đề một cách sáng tạo, định vị luận điểm/luận cứ một cách ro ràng. Việc học và rèn luyện tư duy phản biện một cách tích cực sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa kiến thức của sinh viên, giúp sinh viên suy nghĩ độc lập, tư duy theo hướng mở, nhận thức mọi vấn đề một cách ro ràng hơn, tập lập luận với những dẫn chứng đáng tin cậy, biết phân tích, phân loại, tổng hợp, so sánh, đánh giá, từ đó suy nghĩ chín chắn hơn, tự ra quyết định và hành động.

Đối với môn học Kỹ năng Tư duy phản biện, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện sinh viên, người giảng viên cần đặc biệt lưu ý đến mức độ nhận thức của từng sinh viên là rất khác nhau để lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao dần khả năng nhận thức của cá thể người học.

Nhận thức của sinh viên liên quan đến tư duy phản biện trong thời kỳ học đại học có mức độ cao thấp khác nhau6.

Mức độ thấp nhất: sinh viên lĩnh hội kiến thức, nhận diện vấn đề bằng cách nghe, quan sát để phát hiện ra các nguyên tắc, quy tắc, nguyên lý, quy luật. Sinh viên chỉ quan tâm học thuộc lòng những kiến thức mới dưới dạng sự kiện do người thầy cung cấp. Với mức độ này sinh viên sẽ bức xúc nếu người thầy đưa ra những câu trả lời có 6 Huỳnh Hữu Tuệ. Tư duy phản biện trong học tập đại học//Bản tin ĐHQG Hà Nội số 232 tháng 6 năm 2010. news.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 32

Page 33: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

điều kiện, hoặc là không trả lời mà lại đặt ra những câu hỏi khác. Nhận thức của sinh viên dừng lại ở cấp độ “Biết” nghĩa là có thể nhớ lại hoặc nhận diện vấn đề đã học, có thể xác định được các khái niệm, liệt kê được những nội dung chính và liên quan đến khái niệm đó. Ở mức độ thấp, sinh viên chưa có tư duy phản biện.

Mức độ trung bình: sinh viên có thể bắt chước, thực hành làm theo mẫu của người thầy đưa ra và khi thực hiện các thao tác theo mẫu có thể điều chỉnh, thay đổi, sửa đổi mẫu để sử dụng trong hoạt động thường ngày. Sinh viên bắt đầu nhận thức ra rằng có thể có những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề và có thể có những quan điểm hoàn toàn đối lập nhau. Sinh viên cảm thấy đủ sức để tự mình suy nghĩ, để đặt lại vấn đề về những kiến thức do người thầy truyền đạt. Tuy nhiên, nhiều sinh viên còn yếu về lập luận khi đánh giá những cái nhìn khác nhau và gặp khó khăn khi người thầy đòi hỏi sinh viên đưa ra những lập luận nhằm khẳng định quan điểm riêng của mình. Ở mức độ này sinh viên thường cho rằng đánh giá của người thầy đối với cá nhân mình hoàn toàn mang tính chủ quan. Nhận thức của sinh viên ở mức độ trung bình đã nâng lên cấp độ “Hiểu” và “Vận dụng” nghĩa là có thể hiểu nghĩa của thông tin dựa vào kiến thức học trước đó, có thể mô tả, giải thích, làm ro được vấn đề và có khả năng sử dụng tri thức để hoàn thành nhiệm vụ với một sự chỉ dẫn nhất định, có thể tính toán, sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Ở mức độ trung bình, sinh viên có thể có tinh thần phản biện.

Mức độ khá: sinh viên bắt đầu có ý thức chọn lọc (có thể thực hiện mẫu đã sửa đổi một cách thành thạo, hiệu quả hơn) và có khả năng thực hiện hoạt động theo các cách khác nhau, phát triển theo các hướng khác nhau dưới sự hướng dẫn của người thầy. Sinh viên tìm cách nâng cao sức thuyết phục khi trình bày các quan điểm khác nhau và quan điểm riêng của mình do đã nhận thức ro tầm quan trọng của chứng cứ và lý luận. Sinh viên có khả năng chấp nhận người khác có thể không đồng ý với cái nhìn của họ và không nhắm mắt tuân thủ tuyệt đối ý kiến của người thầy sau khi đã phân tích kỹ, đánh giá vấn đề với tư duy phản biện. Sinh viên bắt đầu nhìn người thầy của mình với tư cách là một người hướng dẫn có trình độ và cũng là một người đồng hành trong lĩnh vực tư duy, chứ không phải là một người không hề mắc sai lầm, người thầy có thể có quan điểm khác quan điểm của mình. Điều này có nghĩa là nhận thức của sinh viên ở mức độ khá bắt đầu tiến tới cấp độ phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề. Sau khi “Phân tích” (phân loại được vấn đề, đặt các giả thuyết hoặc tìm ra các luận điểm, luận cứ, bằng chứng liên quan bằng cách đối chiếu, so sánh, kiểm tra), sinh viên có thể “Tổng hợp” (hợp nhất, kết hợp các ý kiến, thiết kế các biện pháp, phát triển vấn đề, tạo ra cái mới) và tiến hành “Đánh giá” (khen ngợi, phê phán dựa vào các tiêu chuẩn

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 33

Page 34: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

cụ thể, diễn giải các bằng chứng một cách có hệ thống). Ở mức độ khá, bên cạnh tinh thần phản biện, sinh viên bắt đầu có khả năng phản biện.

Mức độ giỏi, xuất sắc: sinh viên có khả năng khởi xướng hoạt động mới hoặc kết hợp nhiều hoạt động khác nhau, kết hợp được các kỹ năng khác nhau, có thể tạo ra cái mới dựa trên cái cũ. Đây là cấp độ sáng tạo trong nhận thức. Ở mức độ này sinh viên sẽ thể hiện ro ràng các cách tiếp cận vấn đề khác nhau, có quan điểm cá nhân ro ràng, có khả năng bảo vệ quan điểm cá nhân và có cách tiêu hóa kiến thức riêng cũng như vận dụng kiến thức để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định của mình, chủ động thực hiện điều mình ưa thích sau khi đã cân nhắc, lựa chọn, kết hợp mục tiêu mới với các mục tiêu khác theo thứ tự ưu tiên. Với những sinh viên xuất sắc sẽ có khả năng tạo ra mẫu hoạt động mới (cái mới hoàn toàn). Ở mức độ giỏi, xuất sắc sinh viên thường có tư duy phản biện.

Để một sinh viên bình thường bước đầu có tư duy phản biện đòi hỏi người giảng viên phải trải qua một số bước:

* Bước 1: Thúc đẩy sinh viên suy nghĩ theo lối phản biện:

- Khuyến khích sinh viên suy nghĩ độc lập và đặt các loại câu hỏi khác nhau trước một vấn đề đặt ra cần giải quyết. Buộc họ phải tự đặt câu hỏi trước một vấn đề đặt ra;

- Hướng dẫn sinh viên hỏi đúng trọng tâm, biết cách đặt câu hỏi đúng chỗ, đúng lúc;

- Khêu gợi trong sinh viên sự mong muốn tìm hiểu sự thật;

- Yêu cầu sinh viên đưa ra nhận xét cá nhân, xét đoán hoặc đánh giá vấn đề ngay tại lớp;

- Yêu cầu sinh viên giải thích lý do, lập luận, chứng minh cho quan điểm của mình;

- Khuyến khích sinh viên xem xét cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, mặt phải, mặt trái của một vấn đề;

- Giúp sinh viên tìm ví dụ để hỗ trợ cho đánh giá của họ về một vấn đề;

- Đưa thông tin phản hồi cho sinh viên.

* Bước 2: Dạy sinh viên tư duy phản biện:

- Khuyến khích sinh viên hoài nghi khoa học, phân biện hoài nghi khoa học với “nghi ngờ tất cả”, không tin vào bất cứ điều gì, không tin bất cứ người nào;

- Yêu cầu sinh viên đặt ra các giả thuyết khác nhau, phương án khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề đặt ra;

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 34

Page 35: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

- Hướng dẫn sinh viên gạt bỏ những giả thiết sai, có lỗi hoặc mơ hồ;

- Khuyến khích sinh viên hướng đến cái mới, sự đổi mới;

- Yêu cầu sinh viên khi lập luận phải bảo đảm không vi phạm các quy tắc logic, nhận diện được các dạng ngụy biện, bảo đảm biết chắc chắn về những dữ kiện, khái niệm;

- Yêu cầu sinh viên xem xét kỹ mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan, kiểm tra giả định của mình trước khi đi đến kết luận hoặc ra quyết định. Bảo đảm là kết luận rút ra một cách logic từ giả thiết;

- Đòi hỏi sinh viên quan tâm đến sự chính xác, sử dụng ngôn ngữ chính xác để khẳng định kết luận của mình. Tránh được trường hợp đưa ra các khẳng định mà không thể chứng minh được.

- Khuyến khích sinh viên tranh luận (một cách lịch sự) ngay trên lớp, trong lúc làm việc nhóm. Biết tôn trọng người khác trong khi tranh luận. Không chấp nhận ý kiến của người khác một cách mù quáng và có tinh thần cởi mở với các quan điểm khác nhau; Biết quan tâm tới quan điểm của người khác và biết chấp nhận ý kiến lạ, ngược quan điểm của mình;

- Hỗ trợ sinh viên kiểm tra cơ sở suy nghĩ của họ, hỗ trợ phân biệt cái tốt và cái xấu;

- Tổ chức thảo luận theo phương pháp Socrat:

* Bước 3: Đòi hỏi sinh viên rèn luyện tư duy phản biện một cách có ý thức:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 35

Page 36: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

- Giảng viên phải ra các bài tập và lường trước các tình huống cần lập luận, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên trình bày suy nghĩ, tạo cơ hội để sinh viên đưa ra lập luận của mình;

- Nâng dần độ khó của bài tập, cho sinh viên nhận ra rằng các bài tập khó là những thử thách thú vị;

- Khi sinh viên suy luận, nhận xét, đánh giá đòi hỏi họ phải đưa ra bằng chứng, chứng minh;

- Buộc sinh viên phải tập truyền đạt ý tưởng, quan điểm và giải pháp cho người khác một cách ro ràng.

- Yêu cầu sinh viên đặt mình vào vị trí của người có lợi ích, quyền lợi, tình cảm, định kiến, truyền thống khác, … để xem xét vấn đề;

- Yêu cầu sinh viên khi trình bày các vấn đề phải tôn trọng các dữ liệu đã thu thập được; phải quan sát một cách hệ thống, lặp lại nhiều lần, điều tra theo đúng các yêu cầu khoa học (nếu có).

- Yêu cầu sinh viên xác định ro ràng mục đích khi xem xét một vấn đề nào đó, xác định các khía cạnh, các mặt, các mối liên hệ quan trọng của vấn đề và tổng hợp các kết quả đã thu được.

Khi giảng dạy môn học kỹ năng Tư duy phản biện, giảng viên thường gặp khó khăn khi nhận thức của phần đông sinh viên thường dừng lại ở mức độ thấp (cấp độ “Biết”) và mức độ trung bình “Hiểu” và “Vận dụng” trong quá trình học nhiều môn học khác. Tư duy của sinh viên đã quen với kiểu tiếp nhận tri thức một cách thụ động và cảm thấy hài lòng/thỏa mãn với kết quả đạt được. Họ học thuộc lòng những tri thức được truyền dạy, làm cho chúng định hình thành những con đường trong suy nghĩ và trong hành động vì vậy khi ra trường họ chỉ làm được những việc đã được học và làm đúng theo những cái được dạy, họ không tự đổi mới được tri thức của mình. Hoặc có những sinh viên ham hiểu biết nên tiếp nhận bất kỳ một tri thức nào mà họ quan tâm nên biết nhiều, biết rộng và có thể nói về rất nhiều vấn đề nhưng lại không làm nên được một việc gì cụ thể. Nguyên nhân chính là tri thức thì có nhiều nhưng nhưng lại ở mức “hiểu ít” và những tri thức trong một hệ thống để có thể làm được một việc cụ thể lại không đủ. Vì vậy nếu nhìn ở góc độ tư duy phản biện thì sinh viên chưa có tư duy phản biện hoặc có thể có tinh thần phản biện nhưng hoàn toàn chưa có khả năng phản biện.

Trong thực tế việc hình thành thói quen sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá trong khi tiếp nhận tri thức không thể chỉ với một môn học 30 tiết là có ngay được. Những hoạt động này của não bộ phải là thường xuyên với tất cả các môn học khác nhau và thực hiện trong suốt quá trình học đại học cũng như sau khi tốt nghiệp đi làm thì sinh

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 36

Page 37: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

viên mới có khả năng phản biện chứ không dừng lại ở tinh thần phản biện. Trên cơ sở này, họ sẽ hình thành tư duy độc lập vững vàng, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, và trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào hoặc trước khi đưa ra quyết định hành động, sẽ chủ động phân tích và đánh giá, đưa ra được những nhận định, phán đoán hợp lý cho hoạt động thực tiễn, từ đó hình thành một phong cách tư duy phản biện trong cuộc sống.

Để khắc phục khó khăn nêu ở trên và nâng cao dần mức độ nhận thức của từng sinh viên người giảng viên có thể sử dụng một số biện pháp sau:

1. Yêu cầu sinh viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt về tư duy của bản thân, tự nhận diện năng lực tư duy của mình. Từng cá nhân sinh viên phải tự đánh giá được năng lực tư duy của mình để từ đó thấu hiểu về chính mình, đánh giá được đúng năng lực của bản thân. Biết thừa nhận những hạn chế của cá nhân mà không sa vào trạng thái tự ti. Trên cơ sở này, sinh viên tìm một vị trí phù hợp với khả năng của mình trong hoạt động nhóm, có cái nhìn tích cực về điểm yếu để tìm cách khắc phục và xác định được mình có thể đóng góp gì có ích cho nhóm, cho tập thể.

Ví dụ có thể giúp sinh viên tự đánh giá năng lực nhận thức của mình bằng các tiêu chí về khả năng ghi nhớ, năng lực hành vi, năng lực tư duy.

Khả năng ghi nhớ của sinh viên thể hiện qua tốc độ ghi nhớ, lĩnh vực ghi nhớ, hình thức ghi nhớ, lượng thông tin về sự vật, sự việc được ghi nhớ. Sinh viên tự đánh giá bản thân mình ghi nhớ nhanh hay chậm về đối tượng trong một đơn vị thời gian, ghi nhớ về đối tượng dưới dạng hình ảnh hay tiếng nói, có thể tổng hợp và hoàn thiện thông tin về đối tượng ghi nhớ ở mức độ nào? Có thể sàng lọc thông tin và dự đoán những thông tin có thể có của đối tượng hay không? ....

Năng lực hành vi của bản thân từng sinh viên được đánh giá theo từng cặp hành vi: mạnh mẽ - yếu đuối; khéo léo - vụng về; nhanh nhẹ - chậm chạp; kiên trì, bền bỉ - nhanh buồn chán, mệt mỏi; cương quyết - mềm mỏng; đúng đắn - lệch lạc; thẳng thắn - lắt léo; trung thực - dối trá; mạnh dạn - e dè; can đảm - nhút nhát; hấp tấp - bình tĩnh; đơn giản - phức tạp; cẩn thận - cẩu thả; vô tư - toan tính…

Giảng viên giúp sinh viên phân loại hành vi nào thuộc về bản năng, hành vi nào hình thành trong quá trình sinh sống, giao tiếp xã hội, tích lũy kinh nghiệm.

Năng lực tư duy: từng sinh viên tự đánh giá xem bản thân có 3 năng lực quan trọng nhất của tư duy là tư duy kinh nghiệm, tư duy sáng tạo và tư duy lý luận hay không.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 37

Page 38: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Những sinh viên có tư duy kinh nghiệm sẽ thể hiện ro ràng qua việc sử dụng kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết các vấn đề hiện tại. Các vấn đề này có thể là mới hoặc là các vấn đề đã từng giải quyết. Nếu là các vấn đề đã từng giải quyết, thì quá trình tư duy sẽ đi theo đúng con đường mà quá trình tư duy trước đã trải qua . Nếu vấn đề có những điểm khác biệt thì bỏ qua các điểm khác biệt đó để đưa về vấn đề đã giải quyết để áp dụng các kinh nghiệm đó. Đây là phương pháp giải quyết vấn đề mới bằng kinh nghiệm cũ, đi tìm đáp án cho câu hỏi “vấn đề này thuộc sự giải quyết của kinh nghiệm nào?” Nếu không có kinh nghiệm thì vấn đề đó sẽ không được giải quyết.

Những sinh viên có tư duy sáng tạo không sử dụng kinh nghiệm mà vận dụng các kinh nghiệm, đi tìm đáp án cho câu hỏi: “Có những kinh nghiệm nào có thể áp dụng được cho việc giải quyết vấn đề này?” và sẽ lục tìm trong kinh nghiệm để tìm các phương án khả thi và chọn ra phương án tốt nhất trong các phương án được tìm ra. Đây là phương pháp giải quyết vấn đề theo cách “khác trước và tốt hơn”. Vì vậy tư duy sáng tạo có thể giải quyết được một số vấn đề không hoàn toàn thuộc các kinh nghiệm đã có trên cơ sở kết hợp hoặc vận dụng kinh nghiệm, điều mà tư duy kinh nghiệm không thực hiện được.

Những sinh viên có tư duy lý luận không xác định vấn đề một cách đơn giản mà đánh giá sự cần thiết hay sự phù hợp của vấn đề đặt ra với hoàn cảnh hiện tại và trong tương lai. Tư duy lý luận có tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn, thấy được nhiều mối quan hệ hơn, vì vậy tư duy lý luận có thể tìm được cách giải quyết mới chưa có trong kinh nghiệm. Tư duy lý luận có thể mở đường cho tư duy sáng tạo. Giá trị của tư duy lý luận cũng có thể kết thúc nhưng thời gian thường kéo dài và có không ít sản phẩm của tư duy lý luận là tồn tại vĩnh cửu.

Giảng viên cần phải giúp sinh viên phân biệt được rằng tư duy kinh nghiệm và tư duy sáng tạo đều bắt nguồn từ hiện thực, phải có sự kích thích tương ứng từ bên ngoài để kích hoạt quá trình tư duy, trong khi đó tư duy lý luận cũng cần phải có sự kích thích, nhưng các kích thích đó không bắt buộc phải có nguồn gốc từ các kích thích bên ngoài. Có nhiều trường hợp một quá trình tư duy lý luận bắt nguồn từ một quá trình tư duy khác, đi sâu vào quá trình tư duy chứ không đi tới sự thể hiện các hành vi. Quá trình tư duy lý luận có thể có rất nhiều mục tiêu. Khi đã đạt được một mục tiêu thì có thể xuất hiện thêm nhiều mục tiêu khác và quá trình tư duy lý luận sẽ diễn ra liên tục. Khi một quá trình tư duy lý luận đang diễn ra, hệ thần kinh có thể ngừng hoặc hạn chế sự tiếp nhận các kích thích thần kinh hiện tại từ bên ngoài. Điều này dẫn đến hiện tượng được gọi là “đãng trí” và nó làm suy giảm đáng kể sự ghi nhớ về hiện tại. Ngoài

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 38

Page 39: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

ra, một khi tư duy lý luận đã tạo ra các con đường bền vững trong não bộ thì việc sử dụng lý luận trong tư duy thực chất chỉ là tư duy kinh nghiệm chứ không phải là quá trình tư duy lý luận nữa. Lý luận trong trường hợp này chỉ là tài nguyên của tư duy. Tính phức tạp của lý luận dẫn đến sự nhầm lẫn giữa việc sử dụng lý luận đã có với tư duy lý luận. Vì vậy, khi một người sử dụng lý luận chưa thể bảo đảm chắc chắn rằng người đó đã có tư duy lý luận. Tư duy lý luận là phương thức hoạt động trí tuệ cấp cao và việc vận dụng lý luận thường diễn ra trong môi trường của phương thức hoạt động sáng tạo. Tư duy lý luận luôn luôn đòi hỏi lập luận, chứng minh. Nếu là nhà khoa học, tư duy lý luận sẽ đi liền với tư duy khoa học, tư duy phản biện và đòi hỏi năng lực quan sát, đối chiếu, so sánh, thí nghiệm, thử nghiệm, suy luận tốt.

2. Ra các bài tập luyện tập để nâng cao dần cấp độ  chỉ số EQ (Emotion quotient) của sinh viên (chỉ số thông minh xúc cảm, đặc trưng cho sự thông minh tâm hồn7) trong khi tranh luận với người khác, chế ngự được cảm xúc của mình, có đầu óc cởi mở, thích ứng tốt với sự thay đổi. Sinh viên sẽ hiểu được tại sao mọi người lại giữ một số niềm tin nào đó và không áp đặt người khác phải suy nghĩ giống mình, dễ đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ hơn :

- Cấp độ 1 (nhận biết cảm xúc): khả năng có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh.

- Cấp độ 2 (hiểu được cảm xúc): khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.

- Cấp độ 3 (tạo ra cảm xúc): khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác, thông qua đó, biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.

- Cấp độ 4 (quản lý cảm xúc): khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng vào tập thể.

3. Ra các bài tập luyện tập liên quan chặt chẽ đến khả năng phản biện để sinh viên có thể:

Nhìn nhận mọi vấn đề không bị rập khuôn, không phán đoán tình huống một cách hấp tấp, vội vàng. Nhận diện dễ dàng các dạng ngụy biện trong thực tế.

Vận dụng, tuân thủ các nguyên tắc, quy luật logic của tư duy.

Đưa ra câu hỏi hoặc vấn đề quan trọng cũng như là hệ thống hóa các ý tưởng, quan điểm, giải pháp của mình và trình bày chúng một cách mạch lạc, ro ràng.

Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp, đánh giá và giải thích các thông tin một cách hiệu quả.

7 Quan điểm của nhà tâm lý học Peter Salovey đại học Yale Hoa kỳ đầu thập kỉ 90. vnexpress.net/gl/khoa hoc

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 39

Page 40: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Suy nghĩ một cách chín chắn, suy luận bằng nhiều cách thức khác nhau, lập luận để rút ra được kết luận và giải pháp hợp lý cho các vấn đề khi đánh giá chúng dựa trên những tiêu chuẩn liên quan.

Kiểm nghiệm những nhận định của bản thân.

Tóm lại, việc dạy và tăng cường rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên là hết sức cần thiết. Môn học kỹ năng Tư duy phản biện sẽ giúp sinh viên trưởng thành nhanh về mặt nhận thức, sẽ cởi mở hơn với các quan điểm khác nhau, tự khắc phục được sự thiên vị và khuynh hướng thiên lệch trong tư duy của bản thân, có khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và hiểu cảm xúc của người khác, có khả năng sử dụng các thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình./.

-----------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng của giáo sư Paul Bott tại lớp huấn luyện Phương pháp giảng dạy hiện đại tổ chức tại UEF vào tháng 07/2011.

2. Bùi Loan Thùy, Phạm Đình Nghiệm. Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.-UEF, 2012.

3. Huỳnh Hữu Tuệ. Tư duy phản biện trong học tập đại học//Bản tin ĐHQG Hà Nội số 232 tháng 6 năm 2010. news.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese

4. Nhận diện tư duy. tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nhận_diện_tư_duy

5. vnexpress.net/gl/khoa hoc

6. http://www.criticalthinking.org

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 40

Page 41: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

TƯ DUY SÁNGTẠO

NỀN TẢNG CỦA THÁI ĐỘ SẴN SÀNG

Nguyễn Trần ThànhThạc sĩ Khoa Học Máy Tính,

Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú----------------------------------

1. Giới Thiệu

Trong quá trình học tập, làm việc và trong cuộc sống nói chung, mỗi người luôn cần hình thành những phẩm chất, giá trị riêng để từ đó giá trị cho cuộc sống của bản thân nói riêng và xã hội xung quanh nói chung. Trong những phẩm chất đa dạng và thú vị ấy, bài viết sẽ đề cập đến hai chủ đề phổ biến là kỹ năng và thái độ. Hai nội dung kỹ năng và thái độ sẽ được bài viết đề cập chính đến khía cạnh kỹ năng về “tư duy sáng tạo” và thái độ về một “thái độ sẵn sàng” trong học tập và làm việc. Đối tượng mà bài viết đề cập chính là sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường và những sinh viên vừa tốt nghiệp tham gia vào cơ quan, xí nghiệp, công ty và tổ chức để làm việc tạo nên giá trị.

Với mục tiêu cuối cùng của bài viết là trao đổi về lộ trình “Từ tư duy sáng tạo đến thái độ sẵn sàng”. Bố cục bài viết được chia làm năm phần, lần lượt trao đổi một số khái niệm cơ bản, thống nhất một vài ý kiến liên quan, để từ đó, người viết và người đọc dễ dàng có cùng cơ sở để nhìn về giá trị của lộ trình “Từ tư duy sáng tạo đến thái độ sẵn sàng”.

- Phần 1, “Giới thiệu”, trình bày nội dung chính của bài viết và phạm vi, đối tượng bài viết đề cập.

- Phần 2, “Tư duy sáng tạo”, sẽ sơ lược một vài khái niệm cơ bản trong lĩnh vực sáng tạo, tư duy sáng tạo và vai trò của tư duy sáng tạo.

- Tiếp theo, phần 3, “Từ tư duy sáng tạo đến thái độ sẵn sàng”, sẽ trao đổi qua về thái độ, thái độ sẵn sàng, cũng như giá trị của nó với tư duy sáng tạo.

- Sau đó, phần 4, “Một vài suy nghĩ”, sẽ trao đổi trình bày một số vấn đề nhìn nhận từ thực tế môi trường làm việc.

- Cuối cùng, phần 5, “Kết luận”, tóm tắt nội dung bài viết và những điểm cơ bản bài viết đề cập đến.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 41

Page 42: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

2. Tư Duy Sáng Tạo

Để thuận tiện cho việc trao đổi, giúp cho người viết và người đọc thống nhất với nhau một số khái niệm cơ bản, phần này sẽ trình bày sơ lược một số khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực sáng tạo. Chính vì thế, người viết khuyến khích người đọc nên tìm hiểu thêm một cách chi tiết hơn từ các tài liệu tham khảo hoặc các nguồn khác về lĩnh vực sáng tạo và tư duy sáng tạo. Trong khuôn khổ bài viết này, liên quan đến lĩnh vực sáng tạo, người viết cố gắng trình bày một góc nhìn về các nội dung: “Sáng tạo là gì?”, “Tư duy sáng tạo là gì?” và “Vai trò của tư duy sáng tạo”.

Sáng tạo là gì?

Có một thực tế là nhiều người đề cập đến sáng tạo và nói về sáng tạo khá nhiều, nhất là thời gian gần đây nhưng lại rất khó khăn để trao đổi, giải thích cặn kẽ “Sáng tạo là gì?”. Phần lớn, nhiều người khi trao đổi về sáng tạo là ‘ngầm định’ người nói và nghe đều biết, hiểu về khái niệm sáng tạo. Nhưng thực tế, có khá nhiều trường hợp thì đó chỉ là những cái biết và hiểu khá chung chung, đại khái. Chính vì thế, việc cần có một định nghĩa ro ràng, cụ thể về khái niệm sáng tạo là rất cần thiết. Có một số cách tiếp cận và trình bày về định nghĩa sáng tạo, để thống nhất, bài việt này sử dụng định nghĩa sáng tạo theo như trong tài liệu tham khảo [1]:

Đinh nghĩa 1: “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi.”.

Với sinh viên đang theo học hay sinh viên vừa tốt nghiệp, khái niệm “hoạt động” ở đây được hiểu chính là hai hoạt động: học tập và làm việc. Và với những hoạt động học tập và làm việc đó mà tạo ra bất kỳ cái gì mà vừa có đồng thời “tính mới” và “tính ích lợi” thì được xem đó là hoạt động sáng tạo. Trong đó, so với một đối tượng tiền thân cho trước, “tính mới” là những tính chất, phẩm chất mới được tạo ra, hình thành nên mà đối tượng tiền thân không có được. Đó có thể là phương pháp học tập mới, phương pháp giảng dạy mới như nhóm thảo luận, làm đề tài, lấy người học làm trung tâm; và các phương pháp, hình thức này được áp dụng vào các môn học, buổi học hoặc phương pháp thực hành nào đó mà trước đây chưa có, chưa được áp dụng.

Tuy nhiên, các hoạt động, kết quả mới ấy không phải mới vì… nó mới. Mà mọi hoạt động mới ấy cần đáp ứng một tiêu chuẩn, mà trong định nghĩa trên đã trình bày, rất cần chú ý, đó là “tính ích lợi”; như thế, mới được gọi đầy đủ là cái đó có tính sáng tạo. Nếu tách rời, không chú ý về “tính ích lợi” thì những buổi thảo luận nhóm mới ấy có thể dễ dàng rơi vào những buổi nói chuyện ồn ào vô bổ mất thời gian, đi lệch, rời xa

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 42

Page 43: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

nội dung kiến thức, kỹ năng mà người dạy muốn truyền đạt đến người học cần trang bị trước khi ra ngoài, tham gia vào thị trường lao động đầy cạnh tranh.

Tóm lại, việc hiểu ro và đầy đủ khái niệm sáng tạo sẽ giúp cơ sở hiểu đúng đắn những gì liên quan đến vấn đề sáng tạo, tránh những sai sót không đáng có. Ví dụ như: ngộ nhận về cổ súy quá đáng về sáng tạo, là cứ thấy cái gì mới mới một tí cũng tuyên dương khen thưởng bỏ qua giá trị cố loi là “tích ích lợi” đồng thời. Hay ngược lại, không nhận thấy vấn đề về “tính mới” là một phần tất yếu của quá trình sáng tạo, mang lại giá trị ích lợi nên dễ bị rơi vào trạng thái của tính ì quen thuộc với cái cũ, không chấp nhận cái mới, đón nhận những giá mới của quá trình sáng tạo mang lại, thậm chí là có những hành động, biện pháp cản trở quá trình sáng tạo và đổi mới.

Tư duy sáng tạo là gì?

Ích lợi và giá trị của sáng tạo là vậy, nhưng làm thế nào để có sáng tạo? Có thể bằng một hành động trong quá trình học tập hay làm việc nào đó sẽ mang đến kết quả sáng tạo, giống như một hành động ngẫu nghiên hay thử và sai. Tuy là vậy, con người là một động vật có định hướng hành động bằng tư duy, nên để có những kết quả sáng tạo, hành động sáng tạo, con người cũng cần trang bị một tư duy tương ứng, tư duy sáng tạo. Từ định nghĩa 1 ở trên, tư duy sáng tạo có thể được hiểu một cách tương ứng như sau [1].

Định nghĩa 2: “Tư duy sáng tạo là quá trình suy nghĩ tạo ra cái gì mới và có ích.”

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngày càng có nhiều vấn đề cần giải quyết và đưa ra quyết định, cũng trong tài liệu [1], một định nghĩa khác về tư duy sáng tạo được trình bày như sau.

Định nghĩa 3: “Tư duy (suy nghĩ) sáng tạo là quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định, từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích, hoặc từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết.”

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng và đầy cạnh tranh như hiện nay, mỗi công ty hay nhân viên sẽ luôn đối diện với các vấn đề xảy đến do tự bản thân công việc thay đổi hay phát sinh mới, hoặc các vấn đề mang đến bởi chính môi trường xung quanh, thị trường doanh nghiệp đó hoạt động. Điều này thể hiện nhu cầu cấp thiết của việc trang bị một công cụ tư duy hiệu quả cho nhân viên (những sinh viên sẽ tốt nghiệp trong tương lai) để đáp ứng với yêu cầu từ cuộc sống, từ công việc nhằm suy nghĩ giải quyết vấn và ra quyết định trong bối cảnh môi trường làm việc ngày càng thay đổi nhanh

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 43

Page 44: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

chóng, nhiều vấn đề mới cần giải quyết, nhiều kiến thức, kỹ năng mới cần phải được tiếp cận và lĩnh hội.

Vai trò của tư duy sáng tạo

Như chúng ta đã biết vấn đề trong cuộc sống, trong công việc ngày càng nhiều, ngày càng bùng nổ; đồng thời bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nguồn nhân lực ngày càng hạn chế và yêu cầu thời gian giải quyết ngày càng thu ngắn. Có lẽ thế, H.G. Wells khi nhìn nhận lịch sử nhận loại đã có nhận định như sau:

“Lịch sử loài người càng ngày càng trở thành cuộc chạy đua giữa giáo dục và thảm họa.”

Chính vì thế, vào năm 1990, Bộ lao động Mỹ cùng với Hiệp hội Hoa Kỳ về huấn luyện và phát triển đã đưa ra danh sách các kỹ năng của tương lai của người lao động cần trang bị cho thiên niên kỷ mới gồm mười ba kỹ năng (xem chi tiết bảng 1), trong đó, kỹ năng đặc biệt và quan trọng nhất là kỹ năng về “Tư duy sáng tạo”.

1 Tư duy sáng tạo 8 Giao tiếp bằng lời nói2 Ðặt mục đích / Ðộng cơ 9 Tính hiệu quả của tổ chức3 Các kỹ năng quan hệ giữa người với người 10 Các kỹ năng phát triển cá nhân / nghề nghiệp4 Lãnh đạo 11 Giải quyết vấn đề5 Học cách học tập 12 Tự trọng6 Lắng nghe 13 Làm việc tập thể7 Thương lượng – đàm phán

Bảng 1: Kỹ năng tương lai của người lao động, (1990), Bộ lao động Mỹ, Hiệp hội Hoa Kỳ về huấn luyện và phát triển.

Chú ý rằng, đó là nhận định của Bộ lao động Mỹ vào những năm… 1990. Thực tế đã chứng minh rằng, trong hơn hai thập kỷ qua, sự bùng nổ của các hãng, ngành nghề liên quan đến công nghệ gắn liền với các sản phẩm sáng tạo mang lại những tính năng, giá trị mới đầy tiện nghi đã chiếm ưu thế và thành công một cách mãnh liệt. Với thời điểm này, trong bối cảnh của thị trường và thực tế Việt Nam, bên cạnh kiến thức và kỹ năng trong ngành nghề lĩnh vực của mình, người lao động không còn là cần trang bị những kỹ năng trên mà là yêu cầu cấp thiết, mệnh lệnh từ cuộc sống trong thời đại của thế giới phẳng, nền kinh tế toàn cầu rất năng động và cạnh tranh khốc liệt.

3. Tư Duy Sáng Tạo – Nền Tảng Của Thái Độ Sẵn Sàng

Khi xem xét về một nhân viên, cá nhân trong công việc, các công ty và nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến ba khía cạnh quan trọng cấu thành nên giá trị chính của người lao động là

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 44

Page 45: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong phần này sẽ tóm lược qua về thái độ và thái độ sẵn sàng trong công việc khi đối diện với các vấn đề và thách thức.

Thái độ là gì?

Định nghĩa của Fishbein và Ajzan [2] về thái độ như sau.

Định nghĩa: “Thái độ là một khuynh hướng, đã được rèn luyện, để thực hiện với một cách thức chắc chắn trong một mục tiêu hay tình huống cụ thể.”

Như vậy, thái độ là một trạng thái bên trong mà có ảnh hưởng đến sự nhìn nhận, chọn lựa và ra quyết định của từng cá nhân theo một hình thức ổn định, chắc chắn khi tiến hành thực hiện một việc trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Điểm chú ý của thái độ đó là vấn đề đã được rèn luyện trước đó để hình thành nên một trạng thái cần thiết, mong muốn khi tiếp cận và giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, đó chính là những thái độ, thói quen cần thiết được hình thành sau một quá trình luyện tập, trải nghiệm.

Ro ràng, việc hình thành nên những thái độ đúng đắn nhằm giúp người nhân viên đảm nhận tốt công việc là rất cần thiết. Ngoài ra, chính những thái độ tốt này đồng thời cũng tạo nên sự tương tác, ảnh hưởng tích cực đến các đồng nghiệp trong quá trình làm việc; ngược lại, nếu cá nhân không, chưa có những thái độ tốt này thì không chỉ khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn gây tác động tiêu cực đến môi trường làm việc và đồng nghiệp xung quanh. Do đó, thái độ của mỗi nhân viên đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công hay thất bại của cá nhân đó, cũng như là cho toàn công ty, theo một hiệu ứng lan tỏa trong một hệ thống.

Thái độ sẵn sàng là gì?

Trong rất nhiều thái độ cần thiết trong môi trường làm việc, nổi bật hơn cả là thái độ sẵn sàng (trong tiếng Anh gọi là thái độ Can-Do). Thái độ sẵn sàng là một trạng thái, tư thế sẵn sàng, xung phong đảm nhận công việc và hoàn thành nó. Hay nói cách khác, thái độ sẵn sàng là có thể được định nghĩa như sau.

Định nghĩa 5: “Thái độ sẵn sàng là một thái độ thể hiện một sự tự tin và có đầy đủ nguồn lực để đối diện với những thách thức.”

Cụ thể hóa những ích lợi của một thái độ tốt mang lại như đã trao đổi ở trên, thái độ sẵn sàng giúp cho một cá nhân có tinh thần lạc quan khi đối diện và vượt qua thách thức. Mà mỗi lần vượt qua một khó khăn, một thách thức ngoài những kết quả trực tiếp có được khi giải quyết xong vấn đề đó, ngoài ra chính bản thân cá nhân đó cũng có thêm kinh nghiệm, tự tin hơn, trưởng thành hơn trong hành trình phát triển cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 45

Page 46: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Theo góc nhìn tâm lý học, quá trình hình thành thái độ sẵn sàng là sự tham gia phức tạp của nhiều yếu tố, tình huống như: khám phá thế mạnh khác biệt duy nhất, tưởng thưởng những thành tựu và nỗ lực, loại bỏ yếu tố tiêu cực và phát triển tư duy tích cực, dám đón nhận thất bại và học từ thất bại, … Trong khuôn khổ bài viết này, phần tiếp theo sẽ nhìn nhận thái độ sẵn sàng dưới quan điểm tư duy sáng tạo.

Từ tư duy sáng tạo đến thái độ sẵn sàng

Xem lại về định nghĩa 5, việc hình thành nên thái độ sẵn sàng để đối diện với những thách thức là nhờ hai yếu tố sự tự tin và có đầy đủ nguồn lực. Trong tình huống bình thường, nguồn lực ở đây có thể là hiểu kiến thức và kỹ năng chuyên môn được trang bị trước đó; và sự tự tin chính là những thành công đã có được khi vượt qua khó khăn trong quá khứ nhờ những kiến thức đã biết, đã được trang bị. Có nghĩa là, nếu chỉ đơn thuần với kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã học, không có hình thành kiến thức mới, kỹ năng mới, thì dù có tự tin đến mấy đi nữa, thì cá nhân đó cũng chỉ giải quyết được những vấn đề trong phạm vi nhất định của chuyên môn, kiến thức đó, những vấn đề đã biết.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, vấn đề, khó khăn, thách thức luôn thay đổi, mới mẻ và có nhiều khác biệt so với quá khứ, kiến thức đã biết. Có một câu trong cuốn “Tư duy lại tương lại” đề cập đến vấn đề này như sau.

“Những kinh nghiệm, thành công trong quá khứ chưa chắc đã còn đúng và còn áp dụng được trong tương lai.”

Ro ràng, bên cạnh những tình huống thông thường, yêu cầu thực tế để giải quyết một vấn đề, thách thức mới cần một tư duy mới để suy nghĩ tạo ra những giải pháp trong những vấn đề mới mẻ, đôi khi vượt ra ngoài phạm vi của kiến thức và chuyên môn thông thường. Chính vì thế, trên nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người lao động cần được phải trang bị một công cụ, phương pháp tư duy sáng tạo để giải quyết những vấn đề thách thức mới ngày càng phức tạp, đa dạng và luôn biến đổi.

Đây chính là một vai trò quan trọng của tư duy sáng tạo [1] trong quá trình biến đổi thông tin thành tri thức, biến tri thức đã biết thành tri thức mới.

4. Một Vài Suy Nghĩ

Các phần trên đã trình bày một số khái niệm cơ bản về tư duy sáng tạo và thái độ sẵn sàng, cũng như những vấn đề liên quan. Phần tiếp theo sẽ chia sẻ một số quan điểm từ góc nhìn thực tế công việc.

Từ ghế nhà trường đến bàn làm việc.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 46

Page 47: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cả trong chuyên môn của lĩnh vực nghề nghiệp đó cũng nhưng các lĩnh vực bỗ trợ là một công việc quan trọng ở giai đoạn đại học, trong đó đặc biệt cần thiết đồng thời cho việc hình thành, phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo. Bằng những môn học, buổi thực hành, đồ án, các kiến thức, kỹ năng được rèn luyện và lâu dần thái độ tích cực cũng sẽ được hình thành nên tương ứng. Về tư duy sáng tạo, nó có thể được cảm nhận, biết, hiểu và hình thành nên một cách gián tiếp trong các buổi học, thực hành, hay làm đồ án; hoặc kỹ năng tư duy sáng tạo cần được học tập và hình thành một cách trực tiếp, giáo trình môn học đầy đủ, qui củ bởi một khóa học chính thức. Có như thế, người lao động mới có cơ sở hình thành thói quen tư duy sáng tạo.

Cuối cùng vẫn là kết quả.

Có một ngộ nhận hay gặp đó là việc quá chú ý vào kỹ năng và thái độ nhằm tập trung cho việc tìm việc làm mà quên đi cái gốc của đi làm việc là… làm được việc, trong đó, kiến thức, kỹ năng chuyên môn đóng vai trò rất lớn và là chủ đạo. Có một hiện tượng là rất nhiều em sinh viên không chuẩn bị đầy đủ kiến thức chuyên môn mà thực tế đang yêu cầu. Nguyên nhân này một phần là vì các em không biết thực tế nhu cầu cần kiến thức, kỹ năng chuyên môn gì mà chuẩn bị, trau dồi, rèn luyện cho nó tốt nhất. Một phần khác là vì các em có tâm lý ‘vừa đủ’, như thế chỉ mới dừng ở mức là biết ‘khái niệm’ về kiến thức, kỹ năng đó chứ chưa thực sự là được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp; hoặc cũng do dành nhiều thời gian chuẩn bị những yếu tố bỗ trợ, trong khi chưa hình thành, và chuẩn bị những yếu tố cốt loi nhất về kiến thức, kỹ năng, thái độ dành cho chuyên ngành đó. Do vậy, nếu hiểu rằng, khi đi làm, kết quả công việc sau cùng là thước đo rất quan trọng trong quá trình làm việc sẽ giúp cách em hiểu cần làm gì, chuẩn bị gì và điều chỉnh những gì.

Quá tự tin, lạc quan tếu về cây đũa thần.

Với sự lệch lạc trình bày trên, thiết nghĩ cũng cần đề cập đến một vấn đề rắc rối không kém, đó là sự ‘tự tin thái quá’, ‘lạc quan tếu’ bởi thái độ sẵn sàng quá mức. Thái độ sẵn sàng đối diện với thách thức và vượt qua nó là vô cùng cần thiết. Nhưng nên nhớ rằng, một trong những yếu tố cấu thành nên thái độ sẵn sàng này chính là có nguồn lực đầy đủ. Khi sự chuẩn bị từ kiến thức đến kỹ năng chưa đủ nhưng lạc quan quá mức sẽ một lần nữa quay lại tạo nên phản tác dụng vì chính thất bại trên công việc đó gây nên. Thậm chí, ngay cả khi đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về tư duy sáng tạo nhưng trong công việc chuyên môn cụ thể vẫn cần trước tiên là kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Dù có thể kết hợp với những người có chuyên môn đó, nhưng cơ bản hơn hết, trong bước đầu tiên chính người lao động cần trang bị kiến thức chuyên môn trong lĩnh

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 47

Page 48: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

vực của mình. Ở một góc nhìn khác, hiện tượng lạc quan tếu này có nguyên nhân chính là mang kiến thức, kỹ năng ra ngoài phạm vi áp dụng. Có thể đó là áp dụng kiến thức, kỹ năng ngoài phạm vi của một chuyên môn hẹp này cho một chuyên môn hẹp khác mà nghĩ rằng tương đương, hoặc cũng có thể là áp dụng kiến thức, kỹ năng ở những mức độ không tương xứng với yêu cầu thực tiễn.

5. Kết Luận

Tóm lại, bài viết này trình bày một số khái niệm cơ bản về sáng tạo, tư duy sáng tạo và vai trò của tư duy sáng tạo trong môi trường việc làm, yêu cầu của thị trường lao động. Qua việc nắm bắt một số khái niệm cơ bản này, bên cạnh đó, bài viết giới thiệu về tầm quan trọng của thái độ, thái độ sẵn sàng trong việc cấu thành giá trị của một nhân viên, tạo nên sự thành công cả cho cá nhân và công ty. Trong đó, điểm nổi bật là cơ chế hình thành thái độ sẵn sàng dưới nền tảng của kỹ năng tư duy sáng tạo. Ngoài ra, bài viết cũng phần nào đề cập đến một vài suy nghĩ, sai lầm, ngộ nhận phổ biến mà nhiều em sinh viên, nhất là các em sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm hay mắc phải.

Qua bài viết này, người viết hy vọng phần nào góp phần làm ro được tầm quan trọng của tư duy sáng tạo, luyện tập, rèn luyện để hình thành nên một thái độ sẵn sàng đúng mức, từ đó sẽ giúp thành công cho người đọc cả trong học tập và làm việc. Khi thấy ro được những ích lợi và giá trị, người lao động sẽ tự ý thức để dành công sức và thời gian xứng đáng nhằm có sự chuẩn bị một cách phù hợp tương ứng, như Louis Pasteur đã nói “Dịp may chỉ đem lại ích lợi cho bộ óc đã được chuẩn bị”./.

-------------------------------

Tài Li u Tham Kh oệ ả

[1] Phan Dũng. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (Quyển một của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”). Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK). TpHCM. 2004.

[2] Fishbein, M. and Ajzan,I., Belief Attitude Intention and Behavior: Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, Ma.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 48

Page 49: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

ThS. BÙI ĐỨC TÂMTRẦN CHÍ VĨNH LONG

Trường Đại học Tài chính – Marketing

----------------------------------------

Tóm tắt: Nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp có ý nghĩa rất lớn đến việc tạo dựng hành trang vào đời thêm vững chắc. Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát và đánh giá thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thái độ của sinh viên đối với vấn đề này.

1. MỞ ĐẦU

Hoạt động chủ đạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp là hoạt động lao động (nghề nghiệp). Hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi những cựu sinh viên phải tích cực hòa nhập vào đặc trưng của nghề, các mối quan hệ đồng nghiệp cũng như những đặc trưng của đơn vị (cơ quan, doanh nghiệp, trường học,…) cụ thể nào đó. Do đó, trước khi tốt nghiệp sinh viên cần có sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp trong quá trình đào tạo. Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên có thể biểu hiện ở ba mặt của đời sống tâm lý là nhận thức, thái độ và kỹ năng.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp kém xuất phát từ thái độ thờ ơ, dửng dưng của sinh viên về vấn đề này. Việc hình thành thái độ tích cực đối với hoạt động thực tập sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách cho sinh viên cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ

2.1. Nghề nghiệp

Theo quan điểm Macsxit nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử. Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động. Lao động là loại hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động là loại hoạt động sáng tạo ra con

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 49

Page 50: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động chính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề.

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội [1].

2.2. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp

Trong sự tác động qua lại giữa con người với thế giới nói chung, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình đối với thế giới. Thái độ được hiểu là sự thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tâm thế của cá nhân trong phản ứng theo hướng khẳng định hay phủ định với một vài tình huống của môi trường [2].

Khi người sinh viên có thái độ đúng, hăng say rèn luyện thì tốc độ thích ứng với hoạt động thực tập nhanh hơn. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập được biểu hiện qua các nội dung thực tập như nghiên cứu kỹ các yêu cầu và nội dung của hoạt động thực tập Đơn vị thực tập theo quy định của Nhà trường và Đơn vị thực tập; Tìm kiếm thông tin tuyển dụng thực tập và chủ động nộp đơn liên hệ với Đơn vị thực tập phù hợp; Thu thập thông tin bên trong (tài liệu, sổ sách, báo cáo, ấn phẩm của đơn vị) và thông tin bên ngoài (internet, báo và tạp chí liên quan,…); Thực hiện các công tác chuyên môn, nghiệp vụ được phân công (bán hàng, kế toán, tài chính, marketing,…); Thực hiện đa dạng các nhiệm vụ văn phòng (soạn thảo văn bản, photocopy, trực điện thoại, đón khách,…); Giao tiếp ứng xử tốt với người hướng dẫn và và tạo mối quan hệ mọi người trong Đơn vị thực tập; Viết nhật ký thực tập và sàng lọc các thông tin, dữ liệu để có tư liệu hoàn chỉnh đề tài; Viết đề tài và báo cáo định kỳ về tiến độ công việc tại Đơn vị thực tập cho giảng viên hướng dẫn.

3. THỰC TRẠNG VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Để xác định thái độ của sinh viên về đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi tiến hành điều tra 120 sinh viên năm cuối vừa tham gia thực tập trong năm 2012 thuộc hai nhóm ngành Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh – Marketing – Thẩm định giá của trường Đại học Tài chính – Marketing. Nội dung câu hỏi: “Bạn hãy cho biết mức độ hứng thú của bạn đối với những công việc phải thực hiện trong quá trình thực tập?” kết quả thể hiện trong bảng 3.1.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 50

Page 51: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Bảng 3.1. Thái độ của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp

Nội dung ThíchBình

thườngKhông thích

SL %

SL % SL %

Nghiên cứu kỹ các yêu cầu và nội dung của hoạt động thực tập Đơn vị thực tập theo quy định của Nhà trường và Đơn vị thực tập

32 26.7% 80 66.7% 8 6.7%

Tìm kiếm thông tin tuyển dụng thực tập và chủ động nộp đơn liên hệ với Đơn vị thực tập phù hợp

52 43.3% 58 48.3% 10 8.3%

Thu thập thông tin bên trong (tài liệu, sổ sách, báo cáo, ấn phẩm của đơn vị) và thông tin bên ngoài (internet, báo và tạp chí liên quan,…)

55 45.8% 63 52.5% 2 1.7%

Thực hiện các công tác chuyên môn, nghiệp vụ được phân công (bán hàng, kế toán, tài chính, marketing,…)

84 70.0% 33 27.5% 3 2.5%

Thực hiện đa dạng các nhiệm vụ văn phòng (soạn thảo văn bản, photocopy, trực điện thoại, đón khách,…)

38 31.7% 70 58.3% 1210.0%

Giao tiếp ứng xử tốt với người hướng dẫn và và tạo mối quan hệ mọi người trong Đơn vị thực tập.

81 67.5% 38 31.7% 1 0.8%

Viết nhật ký thực tập và sàng lọc các thông tin, dữ liệu để có tư liệu hoàn chỉnh đề tài

34 28.3% 77 64.2% 9 7.5%

Viết đề tài và báo cáo định kỳ về tiến độ công việc tại Đơn vị thực tập cho giảng viên hướng dẫn

40 33.3% 69 57.5% 11 9.2%

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 51

Page 52: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Kết quả khảo sát cho thấy, những nội dung công việc cần thiết cho hoạt động thực hành nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp được sinh viên tỏ thái độ tích cực qua việc lựa chọn thích đối với các nội dung:

Thực hiện các công tác chuyên môn, nghiệp vụ được phân công (bán hàng, kế toán, tài chính, marketing,…) chiếm tỷ lệ 70.0%, xếp thứ nhất. Vì đối với sinh viên quá trình thực tập là một hoạt động giúp sinh viên tiếp cận thực tiễn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để trong tương lai hội nhập với nguồn nhân lực của nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa.

Giao tiếp ứng xử tốt với người hướng dẫn và và tạo mối quan hệ mọi người trong Đơn vị thực tập chiếm tỷ lệ 67.5% xếp thứ hai. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp, năng lực ứng xử cũng như năng lực tạo lập mối quan hệ của sinh viên với mọi người. Điều này càng khẳng định việc đào tạo kỹ năng mềm nhất là kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong công sở, trong kinh doanh rất cần thiết đối với sinh viên ngành kinh tế.

Thu thập thông tin bên trong (tài liệu, sổ sách, báo cáo, ấn phẩm của đơn vị) và thông tin bên ngoài (internet, báo và tạp chí liên quan,…) chiếm 45.8%, xếp thứ ba. Trong quá trình thực tập thì hoàn thành báo cáo thực tập với số liệu đầy đủ và khách quan nhất là nhiệm vụ quan trọng vì tìm kiếm được số liệu càng thực tế, đầy đủ và ro rang càng chứng tỏ năng lực của sinh viên và khó khăn khi Đơn vị thực tập hạn chế trong việc hỗ trợ số liệu cho sinh viên. Do đó, mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của số liệu thực tập nhưng thực tiễn lại khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu nên chỉ có khoảng một nửa sinh viên thích công việc này.

Tuy nhiên, một số nội dung công việc được sinh viên tỏ thái độ không tích cực qua việc lựa chọn không thích đối với các nội dung:

Thực hiện đa dạng các nhiệm vụ văn phòng (soạn thảo văn bản, photocopy, trực điện thoại, đón khách,…) chiếm 10.0%, xếp thứ nhất. Điều này phản ánh, một bộ phận không nhỏ sinh viên cho rằng thực tập là chỉ làm công việc liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ kinh tế chứ không phải “rót nước pha trà” do đó những công việc liên quan đến hành chính văn phòng không được sinh viên tỏ thái độ tích cực cao.

Viết đề tài và báo cáo định kỳ về tiến độ công việc tại Đơn vị thực tập cho giảng viên hướng dẫn chiếm 9.2%, xếp thứ hai. Trong quá trình thực tập rất cần sinh viên thường xuyên liên lạc với giảng viên hướng dẫn nhưng việc này được sinh viên và giảng viên thực hiện qua loa, chiếu lệ như thông qua điện thoại, email,…có nhiều khi trong suốt đợt thực tập 03 tháng sinh viên chỉ gặp giảng viên hướng dẫn 02 lần.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 52

Page 53: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Tìm kiếm thông tin tuyển dụng thực tập và chủ động nộp đơn liên hệ với Đơn vị thực tập phù hợp chiếm 8.3%. xếp thứ ba. Điều này chứng tỏ thái độ thờ ơ của một bộ phận sinh viên trong việc chuẩn bị cho quá trình thực tập mà khâu quan trọng nhất là tìm kiếm đơn vị và không tích cực phối hợp với nhà trường tìm kiếm đơn vị thực tập phù hợp.

Thái độ của sinh viên trong hoạt động thực tập nghề nghiệp là suy nghĩ, cảm xúc và khuynh hướng hành vi theo hướng khẳng định hay phủ định đối với các nội dung công việc thực tập. Đối với sinh viện việc tỏ thái độ một cách đúng đắn, tích cực sẽ có tác động rất lớn đến việc rèn luyện và tu dưỡng để hoàn thiện những nội dung công việc này ngay từ khi còn là sinh viên.

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Trên cơ sở những nghiên cứu về thực trạng, trong khuôn khổ của một bài báo, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp:

Một là, nâng cao nhận thức của sinh viên về hoạt động thực tập nghề nghiệp thông qua việc tổ chức thường xuyên công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng và lối sống cho sinh viên và xây dựng môi trường học đường lành mạnh với những hoạt động ngoại khóa phong phú như tổ chức các Câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường; tăng cường rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên; mở rộng và phong phú hóa các hình thức tổ chức các hội thi rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn; phối hợp với đơn vị thực tập tổ chức các buổi tọa đàm về cơ hội và kinh nghiệm nghề nghiệp. Để từ đó sinh viên có nhận thức đúng đắn, thái độ và hành vi tích cực với hoạt động này.

Hai là, cần có sự quản lý, ngăn chặn hành vi gian lận trong quá trình thực tập nghề nghiệp như không đi thực tập vẫn có báo cáo thực tập; thực tập không tuân thủ nội quy; thực tập qua loa, chiếu lệ,…thông qua các biện pháp về hành chính và chế tài hiệu quả.

Ba là, nhà trường cần chú trọng thêm về vấn đề giáo dục văn hóa đạo đức kinh doanh cho sinh viên, dạy cho sinh viên kỹ năng giao tiếp,ứng xử, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết xung đột,… nhằm nâng cao hành vi tích cực của sinh viên đối với hoạt động này.

Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và đơn vị thực tập. Nhà trường phối hợp với đơn vị thực tập xây dựng các biện pháp can thiệp nhằm giảm

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 53

Page 54: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

thiểu thái độ thờ ơ của sinh viên đối với hoạt động thực tập đồng thời giúp sinh viên biết cách hòa đồng với tập thể tại đơn vị thực tập.

5. KẾT LUẬN

Những tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã hội và trong tầng lớp sinh viên, đặc biệt là sinh viên kinh tế. Nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức và có những biện pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng và lối sống cho sinh viên nhằm tạo ra sự định hướng tác động thống nhất, hạn chế được những thái độ tiêu cực và phát huy được những thái độ tích cực để sinh viên vững bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường./.

-------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Chí Vĩnh Long, Nguyễn Văn Quang, “Một số giải pháp nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trong công tác hướng nghiệp”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Huế, số 03, 2011.

[2]. Phạm Mạnh Hà, “Thái độ của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp”, Tạp chí Tâm lý học, số 03, 2007

[3]. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, Nxb Đại học Quốc gia, 1999.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 54

Page 55: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM (SOFT SKILLS) CHO SINH VIÊN

ThS. Lê Hoàng QuânGiảng viên, Tư vấn viên kỹ năng quản trị doanh nghiệp

---------------------------------------------

Hiểu đúng về kỹ năng mềm

Kỹ năng “mềm” là cách gọi để phân biệt với các kỹ năng có khuynh hướng tay chân như sử dụng, vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị (như công việc của các kỹ sư, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật…), sự thuần thục các môn thể thao (bơi lội, đá bóng, đánh cầu…) cách chơi nghệ thuật (vẽ tranh, chơi đàn, ca hát, nhảy múa…).

Kỹ năng mềm có thể được xem như kỹ năng vận dụng ngôn ngữ và tài ứng biến trong những hoàn cảnh tương tác với người khác nhằm mang lại một hiệu quả có lợi cho nguời sử dụng. Trong môi trường làm việc kỹ năng mềm còn được xem là kỹ năng mang lại hiệu quả cho 2 bên khi làm việc với nhau.

Ví dụ: Một đồng nghiệp do hiểu lầm không muốn hợp tác với bạn, bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng mềm để giải quyết tình huống sao cho có lợi cho mình và cho người kia (win-win).

Bạn là nhân viên chăm sóc khách hàng và thường xuyên phải nghe các than phiền của khách như “Công ty các anh phục vụ chậm chạp quá !”, “Sản phẩm bên anh kém chất lượng …” Bạn sẽ phải trả lời khách hàng ra sao để “gìn giữ” hình ảnh công ty mà vẫn không làm mất lòng khách hàng.

Nếu bạn là quản lý, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều những tình huống mang tính “con người” của nhân viên, như giải quyết mâu thuẩn giửa 2 nhân viên dưới quyền, hoặc đưa ra những lời nhận xét thẳng thắn mà không làm mất lòng nhân viên …

Hoặc đơn giản bạn chỉ là một người bình thường khi có gặp phải những “vấn đề” trong xã hội với chính gia đình bạn, hàng xóm, người đi đường, nhân viên công quyền … chắc chắn bạn cần có kỹ năng mềm để giải quyết các tình huống đó.

Như vậy không cần phải nói, người khéo léo sử dụng kỹ năng mềm sẽ thành công hơn và dễ dàng đạt được hiệu quả tích cực hơn từ các tình huống mà bất kỳ ai cũng phải đối mặt hàng ngày, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau từ công việc, xã hội và gia đình.

Kỹ năng mềm có thể chia làm 2 nhóm chính:

1. Nhóm kỹ năng phát triển cá nhân:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 55

Page 56: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Kỹ năng giao tiếp (Communication skills hoặc Interpersonal skills), kỹ năng này có thể bao gồm các kỹ năng khác như kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning techniques), kỹ năng lắng nghe (listening skill), kỹ năng thuyết phục (Influencing skills), kỹ năng đàm phán, thương lượng (Negotiation skills), kỹ năng giải quyết vấn đề và mâu thuẩn (Problem solving and Conflict resolution skills), kỹ năng thuyết trình (Presentation skill), tư duy sáng tạo (Creative thinking) … Kỹ năng quản lý thời gian (Time management skills)

2. Kỹ năng mang tính đội nhóm:

Kỹ năng lãnh đạo (Team leadership skills), kỹ năng hoạch định, tổ chức và giao việc (Planning, organising skills and delegation skill), kỹ năng tổ chức cuộc họp (meeting skill), kỹ năng xây dựng đội ngũ (Team work and team building skills), kỹ năng động viên (Motivation skills), kỹ năng huấn luyện (Training and coaching skills) …

Đôi lúc 2 nhóm kỹ năng này có thể đan xen với nhau về cách phân nhóm vì suy cho cùng, các kỹ năng mềm đểu nhằm vào mục tiêu tương tác với người khác.

Vận dụng tốt kỹ năng mềm là một điều không đơn giản, vì ngôn ngữ và cách ứng xử của bạn trong tình huống này có thể đúng, nhưng trong một hoàn cảnh khác sẽ không mang lại hiệu quả ! Việc đào tạo và huấn luyện kỹ năng mềm cũng thế, với những năm kinh nghiệm làm công việc đào tạo huấn luyện kỹ năng mềm cho nhiều doanh nghiệp của tôi cho thấy, khi đứng lớp và nêu một tình huống nào đó để học viên xử lý, bao giờ tôi cũng nhận nhiều ý kiến về cách ứng xử khác nhau, khi đưa ra cách giải quyết tình huống bao giờ tôi cũng đưa ra vài gợi ý để học viên có thể linh động và vận dụng trong những ngữ cảnh, con người khác nhau. Và khi nhận xét về tình huống của học viên đưa ra, tôi cũng chỉ nói sẽ hợp lý nếu vận dụng trong tình huống thế này, thế nọ … và hãy cẩn trọng trong những tình huống khác … Kể ra cũng đúng thôi, vì câu nói của bạn rất có thể làm vừa lòng người này nhưng lại gây phản cảm với người khác. Vì thế công việc đào tạo và học kỹ năng mềm cũng “mềm mại và uyển chuyển” như cái tên gọi của nó, không có cách ứng xử nào là tuyệt đối đúng và sai. Vấn đề ở đây là bạn biết vận dụng nó đúng vào một tình huống cụ thể nào đó.

Những khó khăn khi đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Vào đầu những năm 2000, lúc ấy tôi còn tham gia giảng dạy tại một trường cao đẳng, thầy trưởng khoa biết tôi lúc đó đã giảng kỹ năng mềm cho nhiều công ty đa quốc gia nên muốn tôi đưa thí điểm một vài môn học về kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng làm việc đội nhóm ... mỗi môn học chỉ có 1 đơn vị học trình là 30 tiết vào giảng dạy cho sinh viên năm cuối. Có thể

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 56

Page 57: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

nói vào thời điểm này, việc đưa kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy là một điều rất mới mẻ và thú vị. Sinh viên cảm thấy thích thú nhưng pha lẫn lúng túng trong cách việc đưa ra giải pháp hoặc không biết ứng xử thế nào trong những tình huống thảo luận.

5 năm sau tôi gặp lại một sinh viên ngày trước, đó là một sinh viên giỏi thể hiện rất nhiều ý tưởng và chiến lược sắc bén mà tôi không thể nào quên khi còn đứng lớp của em tại trường. Lúc này em đã du học về, đã làm việc cho một công ty Mỹ được một thời gian và đã trở thành giám đốc của công ty riêng khá thành công của mình. Trong nhiều lần trò chuyện sau đó, em thú nhận với tôi rằng “Thú thật với thầy, lúc thầy giảng mấy môn kỹ năng mềm đó trên lớp, bọn em chẳng hiểu bao nhiêu đâu, mãi cho đến cái ngày bọn em đi làm, em mới vỡ ra nhiều điều ...”

Ro ràng, sinh viên không có môi trường để trải nghiệm và hoàn chỉnh kỹ năng mềm mình đang học tại trường.

Sự cần thiết phải đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Một lần khác, do nễ người quen, tôi giới thiệu con trai của một anh bạn vừa tốt nghiệp đại học đến một công ty kinh doanh máy tính lớn để được tuyển dụng. Anh giám đốc nhân sự cũng nễ tôi và công ty cũng thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng nên vui vẻ tổ chức ngay buổi phỏng vấn đột xuất này.

Anh GĐNS đưa ra 4 trang giấy đầy những câu hỏi trắc nghiệm chẳng liên quan gì đến chuyên môn mà chỉ nhằm vào phong cách sống, suy nghĩ riêng tư của ứng viên. Con trai của anh bạn tôi lúng túng không biết phải trả lời như thế nào, loay hoay mãi với những câu hỏi mà không biết phải đánh dấu ra sap? Anh GĐNS thấy vậy bèn nói “Thôi được rồi, em chỉ cần trả lời 1 câu thôi, em có xem phim hoặc đọc sách Tam Quốc Chí rồi chứ? Vậy thì em cho biết em thích một nhân vật nào trong các nhân vật sau: Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Công, Khỗng Minh, nói cho tôi nghe vì sao em thích nhân vật đó?” Trước ánh mắt kinh ngạc của tôi lẫn cả anh GĐNS, em này nhún vai, lắc đầu tỏ vẻ không biết và quan trọng hơn, tôi nhận ra các cách trả lời trong cái nhún vai, lắc đầu đó là “Điều đó không quan trọng để tôi phải biết đến! Tôi không quan tâm!”

Cuối cùng kết thúc buổi phỏng vấn, anh GĐNS kết luận: “Đây chỉ buổi phỏng vấn vòng 1, chủ yếu để chúng tôi phát hiện tính cách và thái độ của em. Nhưng có thể nói thẳng ra là em đã không đạt yêu cầu của vòng này, em không để lại chút ấn tượng nào với tôi cả. Tuy nhiên với quan hệ với thầy đây (ám chỉ tôi) nên tôi muốn khuyên em rằng, nhiều bạn bè của em đã đi làm từ thời còn sinh viên, họ đã thể hiện rất nhiều tham vọng, khao khát của họ với tôi, còn em thì không! Tuy nhiên, do người của thầy

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 57

Page 58: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

giới thiệu, tôi tin em đã là người tốt, tôi sẽ chuyển em sang vòng sau để tiếp tục có những test về chuyên môn ngành học của em. Còn những vấn đề của buổi phỏng vấn hôm nay mình tạm gác qua, nếu về sau em được nhận vào làm trong công ty, công ty sẽ đào tạo lại nhận thức và định hướng lại cho em.”

Như vậy có thể nói việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề cần thiết của giai đoạn hướng nghiệp, chuẩn bị cho các em có một ít hành trang khi bước chân vào làm việc tại doanh nghiệp, tuy nhiên nếu chỉ có chuẩn bị bằng cách giảng dạy không thôi thì chưa đủ. Theo tôi, một số em sinh viên đã đi làm từ những năm học đại học, nhưng phần lớn thì không, vậy nếu chỉ học kỹ năng mềm “chay” thì rất có thể sẽ vướng vào tình trạng mà tôi vừa đề cập ở trên. Còn ngược lại không đề cập đến kỹ năng mềm ở trường đại học, thì những cái lắc đầu chán nản sẽ còn hiện trên gương mặt của các nhà tuyển dụng.

Để học tốt kỹ năng mềm, sinh viên cần phải làm gì?

Vậy theo tôi, việc giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên là điều rất cần thiết, tuy nhiên nó cần được gắn với thực tiễn trải nghiệm của sinh viên, đặc biệt là phù hợp với sinh viên năm cuối. Nhà trường cần khuyến khích sinh viên hoặc liên kết với các doanh nghiệp để giới thiệu sinh viên năm cuối đến thực tập tại các doanh nghiệp này (ở các nước tiên tiến, sinh viên năm cuối thường dành ít nhất 3 tháng để thực tập tại các doanh nghiệp) nơi đó họ có cơ hội để trải nghiệm kỹ năng mềm mà họ đã được học tại trường. Bản thân sinh viên nên mạnh dạn đăng ký thực tập tại các cơ quan và tranh thủ thời gian này để nhận biết sâu hơn về nhân cách bản thân và hoàn thiện cách ứng xử của mình với người khác.

Gần đây do sự phát triển của Internet, sinh viên dành rất nhiều thời gian trước máy vi tính, thói quen và cũng là sự lười biếng cọ xát là những chướng ngại cho việc phát triển kỹ năng mềm. Nhiều em khi chat online thì rất tự nhiên, nhưng ngược lại khi giao tiếp trực tiếp thì lại rất e dè, ngại ngùng, thậm chí khó gần! Vì thế đối với người sinh viên, ngoài những giờ học trên lớp cần có những sinh hoạt đội nhóm, cần có những trải nghiệm trong khi sinh hoạt với bạn bè để có thể tự rút ra cho mình những bài học khi “va chạm” với người khác, từ đó điều chỉnh bản thân giúp cho mình những hành trang cần thiết cho công việc mai sau.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 58

Page 59: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN

QUA CÁI NHÌN ĐA CHIỀU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

ThS. Chu Nguyễn Mộng NgọcKhoa Toán Thống kê ĐH Kinh tế Tp HCM

------------------------------------------------------------

Nỗ lực và thành quả cải tiến chương trình giảng dạy và chất lượng đào tạo theo kịp đà biến chuyển ngày một nhanh của kỹ thuật-công nghệ-kinh tế-xã hội của các trường đại học Việt Nam thời gian qua là điều mà rất nhiều người hoạt động trong và ngoài lĩnh vực giáo dục đại học phải thừa nhận. Kết quả của những cải tiến đó là ngày càng nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp được trang bị những kiến thức chuẩn về ngành nghề mà họ được đào tạo, có chuyên môn vững vàng đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên các nhà tuyển dụng vẫn chưa hoàn toàn bị chinh phục bởi có một thực tế như sau: nhà tuyển dụng thấy rằng sinh viên chúng ta nhìn chung có chuyên môn tốt nhưng thái độ và kỹ năng làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.

Trong khuôn khổ hội thảo “Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hàng trang vững chắc cho sinh viên vào đời” do trường Đại học Kinh tế Tài chính Tp HCM tổ chức, tác giả bài tham luận sẽ trình bày những cách nhìn khác nhau của nhà tuyển dụng về vấn đề này, sau đó là những đề xuất của mình với mong muốn đạt được kết quả cuối cùng là một sự kết nối giữa doanh nghiệp và trường đại học về vấn đề đào tạo kỹ năng và thái độ cho sinh viên nhằm đạt được chất lượng của các cử nhân tương lai ngày càng yên lòng nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng đầu tiên tác giả tìm hiểu ý kiến là ông Huỳnh Bá Duy, Quản lý cấp cao công ty Nghiên cứu Thị trường Epinion (Đan Mạch). Theo ông Duy, kiến thức chuyên môn của cử nhân các trường đại học trong nước ta nói chung là tốt, thậm chí rất tốt, và không hề thua kém các sinh viên được đào tạo ở nước ngoài, tuy nhiên, về kỹ năng thì thế yếu nổi ro nhất là kỹ năng truyền đạt. Do Epinion là một công ty nghiên cứu thị trường nên việc giải thích, diễn giải được các kết quả khảo sát thị trường dưới dạng số liệu thống kê thành các thông tin hữu dụng cho khách hàng là hết sức cần thiết, nhưng các em không làm được điều này. Ngay cả việc trao đổi để hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện công việc nhóm cũng rất khó khăn khiến cho không đạt được kết quả cuối cùng như ý. Nguyên nhân của hạn chế này là do sự thiếu rèn luyện trong quá trình học tập tại trường qua các hoạt động làm

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 59

Page 60: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

việc nhóm, thuyết trình…và một phần khác là do cách đào tạo các ngành liên quan đến toán và thống kê còn nặng tính công thức và vận dụng cứng nhắc mà quên đi tính ứng dụng mới là nhu cầu thiết thân với số đông.

Chia sẻ về vấn đề thái độ của các em, ông Duy cho biết một thực tế đáng lo là các tân cử nhân của chúng ta không có định hướng nghề và đam mê nghề nghiệp ro rệt. Ông Duy nhấn mạnh là nếu không có đam mê nghề nghiệp thì với đặc thù ngành nghề của công ty Epinion hạn chế này khiến các em không thể tiến lên cao và vươn xa hơn trong nấc thang sự nghiệp, mặc dù có tố chất. Do đó quan điểm của lãnh đạo công ty này là sẽ loại bỏ ngay trong quá trình phỏng vấn các ứng viên không thể hiện được quan điểm ro ràng về định hướng nghề. Cũng theo ông Duy thì đây là hệ quả của việc thiếu định hướng nghề từ những cấp dưới và sự đào tạo còn tập trung quá nhiều vào kiến thức lý thuyết mà thiếu phần thực hành, kiến tập để các em có trải nghiệm với công việc tương lai từ đó nảy sinh xúc cảm và niềm tin.

Ông Duy chú ý rằng, định hướng đào tạo lấy người học làm trung tâm, giảng dạy đối thoại thay vì độc thoại với sinh viên và khuyến khích tư duy phản biện của môt số trường đại học tiên tiến nước ta thời gian qua là xu hướng hoàn toàn đúng và đáng khích lệ, tuy nhiên quá trình đó cần kết hợp với sự theo doi và điều chỉnh thái độ của các em, vì có một bộ phận sinh viên khi ra trường đi làm đã vận dụng kỹ năng phản biện không đúng cách kết hợp với cái tôi đặc biệt dẫn đến việc không lắng nghe ai, không có tinh thần cầu tiến hay hướng đến thành quả chung trong công việc, những cá nhân đó dĩ nhiên bị đào thải, và theo ông Duy, thất bại sẽ là bài học tốt cho các em này, nhưng sẽ tốt hơn nếu nhà trường đã nhận thấy và điều chỉnh sớm để các em để tránh được thất bại, điều này đặc biệt cần chú ý hơn với các trường đại học có mức thu học phí cao khiến cho sinh viên dễ nảy sinh tâm lý mình được nuông chiều, là cái rốn của vũ trụ.

Nhìn từ một hướng khác, bà Trần Thị Thanh Loan8, Giám đốc, trưởng phòng Hành chính quản trị doanh nghiệp - công ty TNHH Manulife Việt Nam lại cho rằng nhân sự mà bà tiếp xúc trong công việc thể hiện hai xu hướng ro rệt, nếu các cử nhân này tốt nghiệp từ nước ngoài hoặc các trường đại học trong nước mà có yếu tố nước ngoài thì họ rất xuất sắc trong kỹ năng trình bày ý tưởng dưới cả dạng viết và miệng và có thái độ hợp tác trong làm việc nhóm cực kỳ cao. Ngược lại, nếu học từ các trường trong nước, dù Manulife đã tuyển dụng những cử nhân ưu tú so với mặt bằng chung thì kỹ

8 Đây là ý kiến cá nhân của bà Loan, không phải phát ngôn chính thức của Manulife VN

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 60

Page 61: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

năng thuyết trình của họ vẫn thiếu chuyên nghiệp. Bàn về nguyên nhân thất bại của các sinh viên nội địa trong làm việc nhóm theo bà Loan lí do chính là do thái độ chứ không phải do thiếu kỹ năng giao tiếp hay các kỹ năng khác. Các em sinh viên từ các trường trong nước không thấy được sự cần thiết của hợp tác để phát triển. Sinh viên học các trường có yếu tố nước ngoài cực kì độc lập và tự tin nhưng lại rất biết hợp tác, chính do môi trường đào tạo nước ngoài đã tập luyện cho họ tư duy đó, không hợp tác thì không thể tồn tại được bởi vì sự phát triển đời sống kinh tế-xã hội và kỹ thuật kéo theo những yêu cầu khắt khe hơn trong công việc, khiến không có cá nhân nào có thể biết hết mọi thứ và cũng không ai có thể làm tất cả mọi việc. Trong tình huống đó làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau, đồng thời phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân giúp cho công việc đạt hiệu suất cao hơn rất nhiều. Môi trường đào tạo của các trường đại học có yếu tố nước ngoài lại cũng biết cách tiêu diệt tính ỷ lại của sinh viên Việt Nam bởi vì không ai cho dựa dẫm, không nể nang qua chuyện, nếu không tham gia hết mình trong làm việc nhóm thì sẽ không có điểm, không hoàn thành được môn học, nhờ đó mà họ có thái độ đúng mực trong làm việc nhóm và rất thành công.

Điểm đáng mừng là bà Loan cũng đánh giá kiến thức và chuyên môn của nhân sự được đào tạo trong nước thuyết phục không thua kém nhân sự nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài tại công ty Manulife, bà Loan đơn cử ví dụ bà NTT là cử nhân tốt nghiệp đại học Kinh tế Tp HCM, sau đó tiếp tục học tập trong nước dưới sự định hướng của công ty Manulife Việt Nam và với nỗ lực của chính bản thân mình đã đạt được chứng chỉ quốc tế Actuary danh giá của ngành Bảo hiểm và hiện nay là một nhà lãnh đạo trẻ tài năng trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm của công ty Manulife Việt Nam.

Người thứ ba được tác giả tham khảo ý kiến là ông Phạm Quang Hòa trưởng phòng Tổ chức-Hành chính của công ty Kinh doanh sản phẩm khí thuộc Tổng công ty khí Việt Nam, ông Hòa cũng có nhiều tâm tư về các sinh viên của chúng ta. Ông cho rằng tại giảng đường các cử nhân học rất nhiều nhưng lại thiếu kỹ năng thực hành, mà thực ra đó mới là yêu cầu thiết yếu đối với đầu ra của bậc đào tạo đại học, dẫn đến khi bắt tay vào làm việc các em hoàn toàn lúng túng, ví dụ một tân cử nhân ngành kinh tế đối ngoại không biết quy trình của một thủ tục xuất hàng ra sao, cử nhân ngành quản trị nhân sự không biết quy trình tuyển dụng-đào tạo làm thế nào, và nhà tuyển dụng phải cầm tay chỉ việc từ những bước căn bản nhất.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 61

Page 62: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Nhà trường phải định hướng và hình thành cho các em tính cách phù hợp với nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, ông Hòa khẳng định rằng công ty rất quan tâm đến việc đánh giá tính cách nghề nghiệp khi tuyển dụng, ông nêu lên một tình huống phỏng vấn tuyển dụng làm ví dụ như sau, hội đồng tuyển dụng vẽ một hình vuông to, rồi lại chia tiếp nó thành 4 hàng và 4 cột (tức là có 16 ô vuông con bên trong) và yêu cầu ứng viên đếm số ô vuông có trong hình, nếu một ứng viên vào công việc tại phòng Kế toán nhanh chóng nhẩm 4x4=16 và cho câu trả lời chỉ trong vài giây mà không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng bức hình, ứng viên đó có thể bị loại vì thiếu sự cẩn thận kỹ lưỡng cần thiết với một người làm kế toán, nhưng phản xạ nhanh chóng ở ứng viên vào vị trí nhân viên kinh doanh thì lại được tán đồng. Ví dụ khác, một hình xăm nho nhỏ có thể không lạc long thậm chí còn gây ấn tượng nếu ở trên cánh tay nhân viên một công ty hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nhưng trên cánh tay một nhân viên kinh doanh khi tiếp xúc với khách hàng thì không ổn.

Cũng từ chủ đề tuyển dụng, ông Hoà cho biết rất thường gặp các em sinh viên khi phỏng vấn xin việc vào công ty lại không có sự tìm hiểu cặn kẽ về công ty, đến nỗi tên đầy đủ của công ty không nói chính xác được, ngành nghề hoạt động của công ty là gì không nắm ro… những cá nhân như vậy bị loại ngay dù chuyên môn tốt, theo đánh giá của ông Hòa thì lý do của vấn đề này lại nằm ở nghịch lý là vì các em có chuyên môn tốt nên dẫn đến tự tin thái quá, tự tin là một thái độ tốt, cần thiết cho các sinh viên của chúng ta để thành công, nhưng tự tin đến mức không thấy cần phải tìm hiểu ro về đối tượng của mình thì lại là sai lầm dẫn đến thất bại.

Bản thân tác giả bài tham luận, qua nhiều năm giao tiếp với sinh viên các trường trong quá trình tham gia giảng dạy, và giữ nhiệm vụ quản lý sinh viên năm cuối thực tập tốt nghiệp, đã không ít lần đối mặt với sự xa rời thực tế, thiếu kỹ năng của các em trong quá trình học tập cũng như làm hồ sơ xin việc/xin thực tập gửi nhà tuyển dụng, các thiếu sót này nhiều khi rất đơn giản và ngây ngô đến mức khó tin: Có những em sinh viên gửi hồ sơ cho doanh nghiệp bằng các địa chỉ email hết sức phản cảm như [email protected] khong.so.ai.het@..., các email như vậy khiến được nhà tuyển dụng không còn muốn đọc tiếp nội dung, thậm chí ông Huỳnh Bá Duy của công ty Epinion còn nói rằng ông không ngần ngại nhấn nút “Delete” nếu thấy các email có địa chỉ như thế. Có nhiều em gửi CV và các lá đơn xin việc/xin thực tập cho nhà tuyển dung mà trong đó đầy lỗi chính tả, thậm chí lỗi chính tả tiếng Việt cũng mắc chứ không chỉ tiếng Anh, nội dung bên trong thì do copy - paste lung tung lại không kiểm

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 62

Page 63: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

tra kỹ lưỡng nên dẫn đến hậu quả là phần đầu thì Kính gửi công ty A mà phần cuối lại kính chào công ty B, thử hỏi những hồ sơ như thế làm sao qua được vòng loại?

Lại có nhiều em sinh viên gửi đi những email không có Subject, vào bên trong không có một lời xưng tên, tự giới thiệu mình là ai, các em giải thích lý do gửi mail xong rồi “Send” cùng một cái CV đính kèm vì nghiễm nhiên xem như người nhận phải lập tức mở CV đính kèm ra đọc để biết người gửi là ai. Với các nhà tuyển dụng lớn thường xuyên bận rộn, ngập trong hàng trăm email mỗi ngày thì những email như mô tả ở trên dễ dàng đi vào quên lãng do vô tình hoặc hữu ý.

Các em sinh viên của chúng ta thiếu sức bền và sự kiên định, dễ nản lòng thối chí trước áp lực và thử thách, thường là sau một thời gian thực tập, thử việc các em sinh viên kêu ca với tác giả về áp lực công việc quá lớn, mức độ căng thẳng quá cao so với giai đoạn đi học, tiêu cực hơn, nhiều em còn cho rằng mình đang bị chèn ép do là “ma mới”. Thực ra, có các nhà tuyển dụng cho biết họ chọn biện pháp thử sức tập sự viên bằng cách tạo áp lực rất lớn ngay từ đầu chứ không có sự nương nhẹ người mới, vì tập sự viên vượt qua giai đoạn ban đầu đó thì mới có thể trụ lai trong công việc. Nếu các em được tập luyện quen với áp lực và cường độ căng thẳng ngay từ quá trình học tập tại giảng đường thì những cảm xúc tiêu cực này sẽ bị khống chế.

Để khắc phục các vấn đề nêu trên theo tác giả có một số biện pháp như sau:

1. Rèn luyện liên tục cho các em ngay từ những năm đầu, ngay trong quá trình học tập, giao tiếp với nhau và với thầy cô giáo tính chuyên nghiệp, ro ràng, tinh thần tự chủ, hợp tác, kỹ năng truyền đạt thông suốt. Sự rèn luyện này cần các giảng viên định hướng các em thực hiện trong từng môn học, qua từng bài thảo luận, đề tài nhóm, bài thuyết trình, qua giao tiếp hàng ngày chứ không phải chỉ qua lớp huấn luyện kỹ năng mềm. Đối với việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển tinh thần đồng đội của các em ở nguyên tắc không quá nhiều thành viên trong nhóm, trên thực tế do quy mô lớp học đông nên các giáo viên có tâm lý thành lập các nhóm đông thành viên để giảm số lượng nhóm phải quản lý nhưng thực tế những nhóm học tập đến 8 hoặc 10 thành viên thì dễ dàng dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc, theo tác giả số lượng 3-4 người là con số lý tưởng cho hiệu quả làm việc nhóm, đồng thời các chủ đề nhóm đủ phức tạp để đòi hỏi sự hợp tác tương trợ lẫn nhau rất chặt mới hoàn thành được. Giảng viên định hướng cho sinh viên các nguyên tắc đúng trong quá trình làm việc nhóm để có thể đạt được hiệu quả chung đó là :

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 63

Page 64: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Loại bỏ suy nghĩ học nhóm là hình thức “vừa học, vừa chơi” gây mất tập trung. Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh sa đà vào những chủ đề không liên quan,.

Bảo vệ quan điểm của mình nhưng đừng quá bảo thủ bởi kết quả cuối cùng phải là sự đồng lòng của cả nhóm. Đây là tiêu chí tối quan trọng cho sự thành công của công việc nhóm, do đó cần các cá nhân trong nhóm tôn trọng và thấu hiểu, ngay cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ.

Tập luyện tư duy xem trọng mọi ý kiến trong quá trình làm việc chung dù cho ý kiến đó ngược lại quan điểm thông thường. Khoan chỉ trích mà hãy đặt bản thân mình vào nhiều trường hợp khác nhau để nhìn nhận các ý kiến của các thành viên khác trên cơ sở hợp tác đạt được kết quả chung.

Tôn trọng các quy định chung nhất là chuyện giờ giấc và tiến độ.

2. Thường xuyên cung cấp cho các em các kinh nghiệm thực tế trong quá trình đào tạo bằng các chương trình kiến tập, bằng phương pháp giảng dạy theo các mô hình thực tế ví dụ xây dựng mô hình phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hay phòng kế toán...như một phòng làm việc thực sự tại doanh nghiệp với kịch bản công việc như thật để các em tham gia làm việc, giải quyết. Tổ chức các tọa đàm trao đổi với nhà tuyển dụng để các em biết công việc thực tế tại doanh nghiệp ra sao, doanh nghiệp đang cần những nhân sự như thế nào, bởi thành thật thừa nhận là thầy cô nói nhiều lần chỉ hiệu quả (gần) bằng nhà tuyển dụng nói một lần, theo kinh nghiệm của tác giả.

3. Tạo áp lực trong học tập, làm việc nhóm qua thật nhiều bài tiểu luận, thuyết trình, kịch bản, bài tập về nhà, bài kiểm tra tại lớp trong quá trình học nhằm rèn luyện cho các em sức bền. Áp lực tạo cho các em dĩ nhiên phản lực lại phía giảng viên khiến giảng viên phải làm việc căng thẳng hơn trong việc thiết kế chương trình giảng dạy, chấm bài….nhưng nó tạo cho các em khả năng thích ứng với thực tế.

4. Phát triển các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, nhiều khi chỉ đơn giản như sắp xếp tài liệu trong thư viện của trường, hay tham gia tổ chức các sự kiện của nhà trường như đón tiếp học sinh cấp 3 đến tham quan, nấu ăn-phục vụ trong các sự kiện của trường, tổ chức các hoạt động gây quỹ từ thiện, các cuộc thi tài năng, biểu diễn văn nghệ … Các em sinh viên sẽ trưởng thành lên rất nhiều từ các hoạt động như trên. Các em tự rèn luyện được công tác tổ chức, triển khai thực hiện, kết hợp được lý thuyết và thực tiễn, hoàn thiện các kỹ năng, và hiểu được sự

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 64

Page 65: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

phức tạp trong đời sống thực để từ đó tích lũy cho mình những kinh nghiệm sống quí báu, hình thành cho bản thân thái độ phù hợp với cuộc sống thực tế đầy thách thức.

5. Rèn luyện cho sinh viên thái độ và tính cách phù hợp với nghề nghiệp trong quá trình giảng dạy từng môn học. Ví dụ bản thân tác giả, là giảng viên môn Thống kê, ngay trong đề cương môn học tác giả đã đề ra cho mình và các em mục tiêu “Rèn luyện thói quen trung thực và khách quan với các số liệu thống kê sẽ tiếp xúc trong cuộc sống và công việc, thói quen này phải trở thành nền tảng đạo đức nghề nghiệp nếu sinh viên phát triển sự nghiệp theo các chuyên ngành liên quan nhiều số liệu thống kê cũng như kỹ thuật thống kê”. Và mục tiêu đó được tác giả tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá liên tục trong suốt quá trình học tập của các em với môn học.

Về cơ bản, các kỹ năng không phải là thứ có thể học được qua sách vở trong một ngày, thái độ cũng không tự nhiên thay đổi chỉ sau một giấc ngủ, chúng được góp nhặt từ kinh nghiệm sống của riêng mỗi người. Vì vậy, để có thể nắm vững kỹ năng và hình thành thái độ phù hợp, sinh viên phải không ngừng học hỏi, luyện tập, mà người định hướng và giúp đỡ cho quá trình học hỏi và luyện tập đó của các em sinh viên chính là chúng ta, nhà đào tạo./.

----------------------------------------------------------------

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 65

Page 66: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI YẾU TỐ KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÙNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

SỰ VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

(Analyzing the relationship between the group of skills and attitudes elementstogether with training programs – The application in practice and some solutions to

Vietnamese schools)

ThS. Phạm Quang HuyKhoa Kế toán – Kiểm toán

Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

TÓM TẮT

Có thể thấy từ xưa đến nay, mọi thế hệ nhân loại đều khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người. Trong quá trình hoạt động của các trường đại học, cao đẳng hiện nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn của từng ngành học cụ thể thì bộ phận quản lý đào tạo đã bắt đầu dần dần hướng đến nhóm các kiến thức bổ trợ, trong đó kỹ năng mềm đang được đưa vào chương trình hướng dẫn ngoại khóa hoặc một số môn học phụ trợ cho sinh viên tại trường mình. Nguyên nhân mà các trường hướng đến việc cung cấp các kỹ năng mềm chính là xuất phát từ một điều cần phải khẳng định chính là mô hình KSA trên thế giới – đây là yếu tố về kiến thức, kỹ năng và thái độ –là lý thuyết nêu ra ba yếu tố cơ bản hợp thành năng lực của con người, điều mà người học phải đạt được và mô hình này đã được nhiều các quốc gia tiên tiến áp dụng từ rất lâu vì đây được xem là bộ kiềng ba chân cho một sinh viên khi ra trường. Dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng khá ít nghiên cứu tập trung về hai trong ba nội dung đó, là kỹ năng và thái độ, cũng như việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố này với chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng còn hạn chế và chưa được khai thác nhiều trong quá trình giảng dạy. Sử dụng phương pháp tổng hợp và nghiên cứu định tính trong quản trị, mục đích chính của bài viết là cung cấp một cái nhìn tổng thể về những vấn đề chung nhất có liên quan đến kỹ năng và thái độ của người học. Qua đó, thông qua việc phân loại theo mô hình CEARAU, xác định chi tiết các nhóm kỹ năng, thái độ đang được nêu cụ thể trên thế giới và quy trình thiết kế chương trình đào tạo, tác giả cũng đưa ra một khuôn mẫu gồm quy trình ba bước trong việc thay đổi theo trình tự tổng quát đối với chương trình giáo dục đào tạo các cơ sở giáo dục nhằm tạo sự đồng bộ hơn, cân bằng hơn giữa ba yếu tố KSA mà một sinh viên cần

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 66

Page 67: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

có khi tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng với 4 nhóm kỹ năng cụ thể song hành trong 4 lĩnh vực chính trong cuộc sống hiện nay.

Từ khóa: giáo dục, kỹ năng, thái độ, kiến thức, chương trình đào tạo, nguồn nhân lực

1. Tính cấp thiết của vấn đề

Cùng với giai đoạn phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì tất cả các quốc gia đều hướng đến một sự tăng trưởng ổn định, bền vững trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Mỗi nước sẽ tập trung vào việc thay đổi, cải cách một hoặc một nhóm ngành nghề nào đó mà được xem là thế mạnh hoặc có thể nó là điểm yếu hiện tại của quốc gia mình. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách tổng thể thì tất cả các nước dù có thay đổi ở lĩnh vực cụ thể nào thì điều đầu tiên và quan trọng hơn cả chính là sự tập trung của chính phủ và toàn dân trong việc cải cách đối với lĩnh vực giáo dục. Thật vậy, trong một xã hội luôn có nhiều nội dung phải quan tâm thực hiện. và tại bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ khoảng thời gian nào của lịch sử nhân loại thì giáo dục luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi mục đích giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng trong giáo dục, vì không những nó chi phối, ảnh hưởng một cách toàn diện và sâu sắc không những đối với những yếu tố quan trọng khác, mà còn chi phối, ảnh hưởng một cách toàn diện và sâu sắc, về mọi mặt đối với từng cá nhân và cộng đồng của một đất nước. Do đó, nó cần phải luôn được đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Tại Việt Nam, vào năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới. Ngoài ra, nước ta cũng đã và đang ký kết các hiệp định song phương, đa phương với nhiều nước, nhiều tổ chức, hiệp hội. Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu thì việc tham gia này đã đem Việt Nam gia nhập một ‘sân chơi’ thương mại lớn, tuy nhiên hiện vẫn chưa thực sự chuẩn bị tốt để đón đầu cơ hội và kháng cự các tiêu cực từ chính sân chơi toàn cầu này. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn nhân lực quốc gia chưa đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng đó. Chính vì lẽ đó, vào ngày 13.06.2012, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong chiến lược này nêu ro mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, nền giáo dục sẽ được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Đi vào cụ thể của chiến lược, Chính phủ đã khẳng định: trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước, thực hiện đổi mới chương trình và sách, giáo trình từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 67

Page 68: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

địa phương. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc phòng - an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông.

Thông qua những điểm chính đó, có thể thấy rằng, bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn thì kỹ năng và hướng nghiệp cũng được chú tâm nhằm cung cấp một đội ngũ sinh viên học viên ‘vừa hồng vừa chuyên’, qua đó có thể tham gia ngay vào quá trình lao động tại các đơn vị sau khi hoàn thành chương trình học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một sự thật có thể thấy rằng, hầu hết các trường hiện nay đều tập trung vào việc thay đổi, nâng cao, cập nhật nội dung của các môn học chuyên ngành, các vấn đề thuộc về chuyên môn mà vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực đến kỹ năng và thái độ mà người học có được. Bên cạnh đó, một số ít trường thấy được tầm quan trọng của hai yếu tố này nên đã cố gắng đưa vào chương trình đào tạo một số môn học bổ trợ nhưng điều này vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể là chưa có giáo trình phục vụ đào tạo, đội ngũ giảng viên chuyên môn về lĩnh vực này chưa có, tài liệu chuyên về vấn đề này còn khá ít… Chính do các nguyên nhân và tầm quan trọng trên nên bài viết này hướng đến việc cung cấp một khuôn mẫu tổng quát về lý thuyết có liên quan đến hai thành phần là thái độ và kỹ năng, phân loại, mối quan hệ giữa hai nhân tố này, từ đó đưa ra những khuyến nghị cơ bản trong việc thay đổi chương trình đào tạo của các trường bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố cơ bản mà một sinh viên cần phải có, chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ, đặc biệt là hai yếu tố mang tính vô hình và khó khăn hơn cả trong môi trường dạy, học hiện nay.

2. Một số khái niệm cơ bản, phân loại và mối quan hệ giữa kỹ năng và thái độ

2.1. Thuật ngữ sử dụng

Theo Mạnh Tử thì “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Như vậy, việc giáo dục con người là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng trong việc tạo ra một người hữu ích cho đất nước. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, mục tiêu của giáo dục thật sự rất ro ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 68

Page 69: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh.

Việc phân tích chỉ thật sự được làm ro khi các khái niệm cơ bản cần được hiểu một cách đầy đủ. Theo đó, kiến thức – kỹ năng – thái độ là một bộ ba có quan hệ mật thiết theo hình bên. Kiến thức được hiểu là toàn bộ nội dung chuyên môn mà sinh viên, học sinh được cung cấp trong các năm trong nhà trường. Khái niệm này được khá nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, nhưng kỹ năng và thái độ thì vẫn còn hạn chế. Để có sự vận dụng thích hợp thì trong bài viết này thì hai thuật ngữ đó cần được làm ro:

Kỹ năng (tiếng Anh được viết là ‘skill’) được hiểu chính là một năng lực cụ thể nào đó để giúp cho một cá nhân có thể tham gia vào một hoạt động cụ thể nào đó. Nó có thể là khả năng, năng lực, trình độ hoặc mức độ khéo léo để thực hiện các nhiệm vụ được giao mà những yêu cầu này có thể xuất phát từ quá trình học tập, đào tạo, thực hành hoặc học hỏi kinh nghiệm. Nó giúp cung cấp một quá trình ứng dụng cụ thể các kiến thức theo khuôn mẫu lý thuyết đã học vào các tình huống cụ thể trên thực tế. Kỹ năng cũng được áp dụng ở một mức độ rộng rãi hơn, có thể liên quan đến hành vi, thái độ và các thuộc tính cá nhân làm cho các yếu tố này tác động chặt chẽ, tạo nên một cá nhân hoàn thiện hơn trong công việc hoặc các yêu cầu của xã hội.

Thái độ (tiếng Anh được viết là ‘attitude’) được hiểu chính là một tập hợp các sự tin tưởng, các loại phản ứng khác nhau trong một khóa học nào đó và nó được phát triển trong một khoảng thời gian với trình độ văn hóa, xã hội nhất định. Thái độ có tác dụng tạo ra những ý kiến không có biểu hiện cụ thể hay vô hình đối với người khác và thông qua đó những đối tượng này có thể hiểu ro thêm nội dung cần truyền đạt. Người học có thể biểu hiện ro nét thái độ của mình bằng việc thích hoặc không thích một khóa học, một nội dung nào đó. Theo Tapia & Marsh (2004) cho rằng thái độ được định nghĩa là sự tự tin, mối lo lắng, giá trị mà sinh viên sử dụng tính hữu ích của kiến thức họ có vào cuộc sống hiện tại và trong tương lai, cách thụ hưởng những giá trị khác và động lực.

2.2. Phân loại và mối quan hệ giữa kỹ năng và thái độ

Hiện nay chưa có tài liệu nào thống kê một cách đầy đủ về các loại kỹ năng và thái độ mà người học cần phải đạt được. Căn cứ theo tài liệu hướng dẫn về khảo thí trong giáo dục của khối Cộng đồng Châu Âu thì khái niệm cũng như phân loại cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được chính thức kiểm định bởi các hội đồng giáo dục ngành thế giới. Chính vì điều này nên xuất hiện khá nhiều chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 69

Page 70: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

này. Bài viết cung cấp một số nội dung cơ bản được nhiều trường đại học thừa nhận trên thế giới. Cụ thể như sau:

Theo Tổ chức giáo dục Scotland thì tổng cộng có 5 kỹ năng cốt loi mà một người cần phải đạt được để phục vụ cho quá trình học tập, áp dụng trong công việc và trong cuộc sống. Đó là: kỹ năng truyền thông (communication skill), kỹ năng tính toán (numeracy skill), kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving skill), kỹ năng xử lý tin học (information technology skill) và kỹ năng làm việc với những người khác (skill of working with others).

Theo thống kê của Tổ chức giáo dục của Vương quốc Anh trong giai đoạn 2005-2008, các chuyên gia hướng đến việc đề cao các kỹ năng liên quan đến quá trình nhận thức vì họ cho rằng tất cả các kỹ năng dù có biểu hiện như thế nào thì tất cả đều xuất phát bởi chính sự suy nghĩ của từng cá nhân trong quá trình thao tác trên thực tế. Chính do điều này nên họ đã đưa ra 6 kỹ năng cần thiết cho tất cả những người học cần có để có thể phát triển một chuỗi suy nghĩ, trong đó bao gồm cả những kiến thức lý thuyết và áp dụng thực tế vào công việc. Cụ thể chính là mô hình CEARAU cho việc phát triển tổng thể suy nghĩ và nhận thức cá nhân:

Creating: kỹ năng về sự sáng tạo. Đây là kỹ năng cần thiết cho các đối tượng khi tham gia vào công việc và cần có những sáng kiến mới, ý tưởng mới hay sản phẩm mới thông qua các hoạt động như thiết kế, lập kế hoạch, tái cấu trúc, thiết lập công thức mới…

Evaluating: kỹ năng về sự đánh giá. Đây là kỹ năng liên quan đến việc phán đoán về một vấn đề nào đó, một phương pháp hoặc một sản phẩm. Việc đánh giá được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề và hầu hết trong các giai đoạn trong công việc.

Applying: kỹ năng về sự vận dụng. Đây là yêu cầu đối với người học để có thể áp dụng kiến thức và sự hiểu biết vào các bối cảnh khác nhau.

Remembering: kỹ năng về sự gợi nhớ. Đây là yếu tố quan trọng khi tham gia vào những hoạt động thực tế bằng cách nhớ lại, sắp xếp thông tin, dữ liệu đã có để có thể xử lý công việc theo đúng những gì đã được học trong quá trình giáo dục, đào tạo.

Analysing: kỹ năng về sự phân tích. Kỹ năng này yêu cầu người học phải biết chia nhỏ vấn đề đang nghiên cứu thành từng phần nhỏ hơn, tìm kiếm phương án cho từng mảng công việc cũng như xác định mối quan hệ giữa các nhóm đó.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 70

Page 71: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Understanding: kỹ năng về sự hiểu biết. Nó giúp người học có thể mô tả, giải thích, tóm tắt hay phiên dịch những gì đã có cho các đối tượng khác một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, theo quá trình nghiên cứu về y khoa và quá trình phát triển bộ não cũng như nhận thức của con người tại Trường Đại học Miami Miller – School of Medicine, kiến thức là một vấn đề hầu hết đều được các trường đại học, cao đẳng quan tâm trong quá trình giảng dạy và nó luôn được thay đổi. Họ cho rằng, kiến thức có mối quan hệ mật thiết với kỹ năng và thái độ mà đây chính là hai yếu tố rất khó có thể giảng dạy một cách cụ thể và chi tiết cũng như hầu như không có giáo trình nào đề cập đến hai nội dung này. Theo trường này thì có tất cả 7 kỹ năng và thái độ cần phải quan tâm, đó là: truyền thông (communication), vật chất (physical exam), thủ tục quy trình (procedures), công nghệ thông tin (informatics), tự học hỏi (self learning), quản lý thời gian (time management) và giải quyết vấn đề hiệu quả (effective problem solving).

Riêng về khía cạnh thứ hai, tức là đối với thái độ thì hầu hết các tổ chức trên thế giới khi đề cập đến nội dung này đều hướng đến 5 nhóm thái độ cơ bản mà người học có thể tích lũy, tiếp nhận trong quá trình giáo dục và đào tạo, đó là những thái độ xuất phát từ các hoạt động hay tính chất được liệt kê: hành vi ứng xử (behavior), ứng xử làm việc nhóm (teamwork), tính chuyên nghiệp (professionalism), những chất lượng cá nhân chủ yếu (key personal qualities) và động lực bản thân (motivation).

Tóm lại, dù có phân loại như thế nào thì hai phạm trù kỹ năng và thái độ luôn có mối quan hệ nội tại với nhau. Do vậy, Bên cạnh việc tìm hiểu từng mảng thuật ngữ thì cũng có nhiều tổ chức tỉm hiểu về sự tương tác giữa hai nội dung này. Nguồn gốc của kỹ năng và thái độ trong quá trình học tập cũng như mối quan hệ của hai yếu tố này trong quá trình hình thành tổng thể kiến thức của một cá nhân sẽ được biểu hiện ro thông qua mô hình được thiết lập bởi hai vị giáo sư Hoa Kỳ là Marcus Crede và Nathan R. Kuncel vào năm 2008. Qua sơ đồ này, kỹ năng và thái độ có tác động vô cùng chặt chẽ. Nó xuất phát từ cấp độ phản xạ khi đối diện với các vấn đề đặt ra, thông qua kiến thức, kinh nghiệm trong quá khứ với thuộc tính riêng có của từng cá nhân sẽ tổng hợp hình thành dần dần các kỹ năng để giải quyết và bộc lộ qua các thái độ của cá nhân đó trong môi trường hoạt động; từ đó kiến thức chuyên môn sẽ tổng hợp dần dần trong tiềm năng của đối tượng khi học tập, nghiên cứu theo đúng động cơ của từng cá nhân cụ thể. Hình sau sẽ minh họa một cách tổng quát về sự phối hợp chặt chẽ này:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 71

Page 72: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Cần phải hiểu rằng, để kỹ năng và thái độ có thể hình thành một cách tự nhiên nhưng đúng theo những gì mà giảng viên hoặc người hướng dẫn mong đợi thì phải nhận thức được 5 cấp độ nhận thức do Krathwohl cùng cộng sự đưa ra vào năm 1964, đó là:

- Cấp độ thứ nhất là tiếp nhận (receive): người học sẽ nhận thức được các chủ đề và sẵn lòng bắt đầu học tập về những chủ đề đó.

- Cấp độ thứ hai là phản hồi (responding): đây chính là phạm vi điều chỉnh từ lúc sẵn cung cấp những ý kiến cũng như những cảm giác về sự hài lòng những gì mà họ được học.

- Cấp độ thứ ba là đánh giá (valuing): người học sẽ tự động gắn một giá trị nào đó cho chủ đề mà mình đã học, tin tưởng và cam kết đi cùng với nó.

- Cấp độ thứ tư là tổ chức (organization): người học đưa ra một bộ các giá trị theo một hệ thống giá trị mà họ tự thiết lập có thể sử dụng để phản hồi đối với từng tình huống cụ thể.

- Cấp độ thứ năm là đặc tính hóa (characterization): người học sẽ mô tả đặc điểm bởi một giá trị hay một tổ hợp giá trị nào đó. Lúc này họ đã hoàn toàn tiếp thu những gì đã học và mô hình hóa thành những phần trí nhớ trong cá nhân họ.

Các cấp độ trên nếu được thực hiện một cách trình tự và đồng bộ thì sẽ đem lại một khuôn mẫu lý thuyết và thực hành đầy đủ cho các trường có thể vận dụng những điều kiện sẵn có để thiết kế một chương trình đào tạo những sinh viên có kiến thức và kỹ năng tổng thể, nhằm tạo ra một con người tương đối toàn diện sau quá trình học tập.

3. Bốn nhóm kỹ năng và thái độ cần thiết

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương

Khả năngnhận thức tổng

thể

Kinh nghiệm và quá trình đào tạo trước

đây

Tính cách cá nhân và Sở thích bản thân

Sự biểu hiện về mặt kiến

thức

Chuỗi kiến thức có được

Động lực hay động cơ cá nhân

Kỹ năng học tập(Study skill)

Thái độ học tập(Study Attitude)

Kiến thức chuyên môn khác nhau

72

Page 73: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Khi các khoa chuyên môn, các trường đại học, cao đẳng thiết kế một chương trình học thì các nhà giáo dục đều quan tâm đến hàm lượng kiến thức chuyên ngành mà người học đạt được. Ngoài ra, cùng kiến thức đó thì những người làm chương trình cũng dần đưa vào những biện pháp để tăng cường kỹ năng vốn có của sinh viên hoặc bổ sung thêm những kiến thức, cách thức xử lý cần thiết cho người học. Chúng ta cần phải hiểu rằng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần được đặt vào nhu cầu trong đặc tính riêng của từng cá nhân trong quá trình học tập; đồng thời tính cách riêng có này sẽ nằm trong một quy trình khép kín với chương trình dạy học, nguồn lực hiện tại và cấu trúc tổng thể theo mô hình sau:

Với mô hình trên thì có thể nhận thấy rằng mục đích và cấu trúc của chương trình đào tạo là hai thành tố có mối quan hệ gần nhất với việc hình thành tính cách của người học. Theo các chuyên gia trên thyế giới thì thái độ sẽ được hình thành cùng với quá trình học tập các nhóm kỹ năng khác nhau. Với sự ẩn chứa qua lại như vậy, dựa theo mô hình chương trình đào tạo và tác động tiềm tàng đó, theo nghiên cứu của Adelakun (2011) đã nêu ro các nhóm kỹ năng và thái độ trong từng lĩnh vực. Cụ thể, giáo sư đã đưa ra 4 nhóm ngành nghề, trong đó mỗi ngành lại chứa đựng 4 kỹ năng, thái độ như sau:

- Đối với lĩnh vực xã hội: các nội dung sinh viên cần có là các kỹ năng truyền thông, các kỹ năng thuộc về xã hội, các kỹ năng trình bày và các kỹ năng giữa cá nhân với nhau.

- Đối với lĩnh vực kinh doanh và quản trị: các nội dung sinh viên cần có là kỹ năng lãnh đạo, các kỹ năng về quản lý kinh doanh và công ty, kỹ năng về làm việc theo nhóm và kỹ năng về kế toán, số liệu, tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 73

Page 74: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

- Đối với lĩnh vực công nghệ và tin học: các nội dung sinh viên cần có là kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về lập chương trình, các kỹ năng về kỹ thuật chi tiết và các kỹ năng về thiết kế.

- Đối với lĩnh vực toán và khoa học: các nội dung sinh viên cần có là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng về nghiên cứu và phát triển, kỹ năng về phân tích định hướng và kỹ năng về tư duy phản biện, logic.

Có thể thấy rằng, mức độ tổng hợp của nghiên cứu trên được đánh giá rất cao vì đã cung cấp được một cách khái lược nhất về hầu hết các nhóm kỹ năng, thái độ mà một sinh viên nên có khi học các lĩnh vực trong cuộc sống. Và theo đó, nếu sinh viên có thể tổng hợp càng nhiều nhóm này thì mức độ hoạt động dễ dàng, thuận lợi trong xã hội càng được khẳng định.

4. Một số định hướng cho các trường tại Việt Nam

Giáo dục được xem chính là một quy trình truyền cho người học những kiến thức cùng với các hiểu biết sâu sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên sâu. Một trong những nhiệm vụ chính của chương trình đào tạo chính là tạo ra các hướng dẫn và các công cụ để giúp sinh viên có thể học tập hiệu quả. Học tập ở đây cần phải hiểu là toàn bộ những gì mà giúp sinh viên hình thành nhân cách để có thể thích nghi trong khi tham gia công việc, giao tiếp hay ứng xử trong xã hội sau này, nhằm để đảm bảo cho sinh viên đạt được kỹ năng về chuyên môn và các vấn đề. Theo UNESCO (1998), trong thời gian trước thì giáo dục chưa được đa dạng cũng như chưa thể tiếp cận những điều mới, nhưng trong tương lai thì thế hệ trẻ cần được giáo dục và cần được trang bị những kỹ năng mới, kiến thức mới và những lý tưởng mới. Qua điều này thì các trường của Việt Nam có thể vận dụng những kỹ năng và thái độ nêu trên để có thể có những thay đổi trong chương trình đào tạo hiện tại. Các trường có thể xem xét mô hình sau trong việc chỉnh sửa chương trình của trường mình như sau:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 74

Page 75: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Dựa vào mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong đào tạo trên thì chúng ta cần phải thiết lập lại mục tiêu cụ thể của từng môn học, từng khóa học, từng ngành học hoặc từng chương trình học; đồng thời việc thiết lập này cần phải đi vào chi tiết cho từng mảng nội dung. Với những mục tiêu đã vạch ro và xác định chi tiết thì sẽ tiến đến tìm hiểu và đề ra ro những kỹ năng, thái độ chuyên biệt cho từng mảng nội dung này và công việc cần thực hiện liên tục, nhiều lần trong chương trình. Việc hoàn thành quá trình này sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể những gì cần đưa vào đào tạo trên thực tế. Từ đó, các trường sẽ tiến hành xây dựng cấu trúc chương trình, bao gồm hai mảng là các chuyên đề cần được bổ sung cũng như các hoạt động khác mà sinh viên cần tham gia trong quá trình học tập theo chương trình đào tạo đó. Cùng quá trình làm việc của bộ phận chuyên môn đào tạo thì các phòng ban khác cũng cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ, phong trào, các hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo mức độ đồng bộ và đạt được những gì mà mục tiêu đưa ra ở phần trên vì phương pháp dạy học chỉ được thực hiện tốt nếu độ sẵn sàng của các yếu tố đi kèm được chuẩn bị tốt hay còn gọi là độ khả thi nguồn lực hiện có. Sự kết nối ba bước này được xem là một quy trình hoàn thiện để có được một chương trình đào tạo kỹ năng và thái độ tốt nhất cho sinh viên các trường hiện nay.

5. Thay cho lời kết

Các quốc gia trên thế giới hiện nay đối diện với sự thay đổi hàng ngày và sự thay đổi này diễn ra một cách vô cùng nhanh chóng với một tốc độ chóng mặt. Là thành viên WTO, Việt Nam tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu và hẳn nhiên sẽ chịu tác động trực tiếp, tức thì từ mọi biến động của kinh tế thế giới. Để có thể ứng phó với tất cả những biến cố này, Việt Nam cần có một nguồn nhân lực đủ mạnh với đầy đủ kiến thức và những khả năng của từng cá nhân để có thể giải quyết trọn vẹn các vấn đề đặt ra. Có thể thấy rằng, tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, những thành tựu của giáo

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 75

Page 76: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Theo chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam, các trường cần phải tiếp tục, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Với định hướng ro ràng này chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đã thừa nhận tầm quan trọng của nhóm kiến thức có sự kết hợp với các kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên để cung cấp một nguồn nhân lực toàn diện cho xã hội.

Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục trong Thế kỷ 21 của Tổ chức UNESCO, có tiêu đề là “Học tập: Kho báu bên trong” (thường được biết đến dưới tên Ủy ban Delors) nhấn mạnh bốn trụ cột của giáo dục chính là: học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để làm người. Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam với tiến trình hội nhập sâu rộng hiện nay thì sự phát triển của giáo dục và đào tạo được xem là một phương án khá quan trọng trong việc tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để giải pháp này thật sự đi vào thực tiễn và đem lại một kết quả cao, hiệu quả tốt thì Việt Nam cần có những chương trình đào tạo nhằm cung cấp đầy đủ cho người học không chỉ kiến thức về chuyên môn, mà qua đó còn giúp người học hình thành dần những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cũng như những biểu hiện, tính cách hay chính là thái độ bản thân để họ có thể hòa hợp trong cộng đồng sống sau này khi tốt nghiệp một chương trình học nào đó./.

--------------------------------

Tài liệu tham khảo (References)

1. Alison, M. W. & Elmira, C (2010), ‘Student Attitudes Toward Study Skills’, Business Research Consortium of Western New York Spring Conference, St. John Fisher College, Rochester, New York, April 25, 2009.

2. Biggs, J.B. (1996), ‘Enhancing teaching through constructive alignment’, Higher Education, vol. 32, pp. 347-364.

3. Boettcher, J. V (2003), ‘Design levels for distance and online learning. In Distance learning and university effectiveness: Changing educational paradigms for online learning’, R. Discenza, C. Howard, and K. Schenk, 21-54. Hershey, PA: Idea Group.

4. Bruner, J. S (1963), ‘The Process of education’, New York: Vintage Books.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 76

Page 77: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

5. Freeman, W. J (2000), ‘How brains make up their mind’, New York: Columbia University Press.

6. Krathwohl, D.R., Bloom, B.S. & Masia, B.B. (1964), ‘Taxonomy of educational objectives: the classification of educational goals’, Handbook 2 Affective domain, McKay, New York.

7. Marcus, C. & Nathan R. K (2012), ‘Study Habits, Skills, and Attitudes: The Third Pillar Supporting Collegiate Academic Performance’, A Multisite Study of Learning in Introductory Psychology Courses, Teaching of Psychology July 1, 2012 39: 170-175.

8. PGS-TS Phạm Đình Nghiệm (2012), ‘Sinh viên ngành xã hội: Thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn, Phòng Quản lý khoa học và dự án - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

9. Sunal, D. W et al (2001), ‘Teaching science in higher education: Faculty professional development and barriers to change’, School Science & Mathematics, 101 (5), 246-257.

10. Tapia, M & Marsh, G (2004), ‘An instrument to measure mathematics attitudes’, Academic Exchange, 16-21.

11. UNESCO (1998), ‘Higher Education in the Twenty-First Century: Vision and Action’, retrieved February 10, 2010 from http://www.unesco.org/education/educprog/wche/.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 77

Page 78: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

LUẬN BÀN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

ThS. Hồ Trần Hùng9

ThS. Trần Mai Ước10

---------------------------------

Tóm tắt:

Hiện nay, khi mà thế giới đang trở nên “phẳng” hơn bao giờ hết, thì việc giáo dục kỹ năng sống là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết đối với các trường đại học, cao đẳng. Giáo dục kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đòi hỏi môi trường đại học, cao đẳng không chỉ trang bị những kiến thức chuyên ngành nền tảng cho sinh viên mà còn phải trang bị nhiều “kỹ năng mềm” khác cho người học, đặc biệt là kỹ năng sống cơ bản để họ có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. 

Summary:

Currently, when the world is becoming "flat" than ever before, the life skills education is a significant issue important and the urgent need for universities and colleges. Life skills education is one of the important issues in comprehensive education for students. The publication of outcomes for students graduating from each university requires, colleges not only equipped but the foundation of specialized knowledge to students but also be equipped with multiple "soft skills" other learners , especially basic life skills so they can quickly integrate into careers and social life.

1. Dẫn nhập

Giai đoạn hiện nay, xã hội luôn có sự biến đổi đầy biến động. Sự xâm nhập của các luồng thông tin, văn hóa phẩm, văn hóa phương tây cùng với những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội hướng vào đối tượng là sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng nhanh chóng góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho giới sinh viên hiện nay là một việc làm cần thiết trong việc định hướng phát triển cá nhân. Điều này sẽ giúp sinh viên tự tin, có những kỹ

9 Phó trưởng phòng, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh10 Phó trưởng khoa, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 78

Page 79: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

năng cần thiết để tồn tại, phát triển cũng như khẳng định mình trong “thế giới phẳng” như hiện nay.

2. Nội dung

Chúng ta biết rằng, hiện nay, giáo dục đã trở thành đại chúng. Giáo dục đã và đang đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội. Với bối cảnh quốc tế chứa nhiều thời cơ và thách thức, trước những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đã tạo áp lực trực tiếp giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế - xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là với lứa tuổi của sinh viên, là độ tuổi cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.

2.1.Có thể khẳng định một điều rằng, kỹ năng sống có ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân sinh viên và của xã hội, ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe, bảo vệ quyền con người. Những người có kỹ năng sống sẽ có những hành vi tích cực góp phần xây dựng và làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh, làm thay đổi những thói quen tiêu cực trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên những kỹ năng thích hợp và cần thiết cho cuộc sống sinh viên như: chăm sóc sức khỏe bản thân, giao tiếp ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc theo nhóm, thuyết trình trước mọi người, được thể hiện tư duy logic và sáng tạo… nhằm giúp sinh viên phát triển đầy đủ mọi mặt góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và làm “bàn đạp” cần thiết và quan trọng khi sinh viên tốt nghiệp ra trường đi làm.

2.2. Kỹ năng sống còn là một chìa khóa vạn năng, nó giúp cho các bạn sinh viên từng bước được khẳng định mình trong công việc sinh hoạt cũng như học tập hàng ngày. Cần lưu ý thêm rằng kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sống là không đồng nhấ11t. Kỹ năng chuyên môn là thao tác tư duy theo quy trình học tập và làm việc mang tính kỹ thuật và phương pháp hóa mà người học phải tư duy, nhồi nhét kiến thức thuần túy. Còn kỹ năng sống là một chuỗi hệ thống hành vi ứng xử có văn hóa của người học đối với thầy cô, bạn bè, gia đình và xã hội. Do đó, trong quá trình chuyển đổi từ nhận thức

11 Trần Mai Ước (2011), Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay, HTKH “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội”, Trường Đại học Sao Đỏ, tr 31.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 79

Page 80: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

sang hành vi ứng xử có văn hóa, hoàn thiện nhân cách, lý tưởng và kỹ năng sống sẽ không làm mất đi tính giáo dục toàn diện mà còn góp phần tạo ra sự chuyển biến quan trọng có tính cách mạng trong tư duy và hành động hướng tới một nền giáo dục toàn diện mà gia đình, nhà trường và xã hội đã và đang quan tâm.

Bàn về quan niệm kỹ năng sống, hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Cũng bàn về khái niệm này, WHO cho rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả và giải pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Và theo UNESCO, kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, đã có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau, và chúng ta có thể hiểu kỹ năng sống là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao, hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng, là khả năng để mỗi người có thể ứng phó một cách thích hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau.

2.3. Thế kỷ XXI được cho là thế kỷ của kỹ năng, trong đó có kỹ năng sống. Do vậy, việc học những kỹ năng thực hành xã hội đòi hỏi sinh viên phải học rồi hành (áp dụng) liên tục. Để hoạch định tương lai của mình, sinh viên cần phải tự học, tự phát triển năng lực, đồng thời việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của giới trẻ nói chung, trong đó có sinh viên cũng cần phải được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hiện nay, nhà trường, doanh nghiệp xã hội đã bắt đầu quan tâm đến việc trang bị kỹ năng sống cho cho giới trẻ, trong đó có sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và đang có những phối hợp để thực hiện. Nhà nước ta thật sự quan tâm chú trọng xây dựng và phát triển một nền giáo dục mới mang tính “Giáo dục toàn diện” về trình độ, kiến thức, nhận thức,  tư tưởng, tình cảm, thái độ và kỹ năng sống. Hàng năm Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác sinh viên nhằm tăng

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 80

Page 81: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trong một số môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung, chất lượng và phương pháp, chưa quan tâm thật sự đến dạy người - dạy nghề theo hướng tích cực. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nhỏ trong sinh viên có những biểu hiện nguy cơ lệch lạc về tư tưởng, phong cách, đạo đức, lối sống gây nhiều lo lắng đến gia đình, nhà trường và xã hội.

Thực trạng đạo đức, ứng xử của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn vừa qua dễ dàng cho chúng ta nhận thấy những mặt tốt, tích cực mà các bạn sinh viên thể hiện ro nét, đó là: Dám nghĩ, dám làm; Chấp nhận cạnh tranh để lấy đó làm tiền đề cho sự phát triển; Gắn học với hành, đề cao giá trị thực tiễn; trong đó nổi bật nhất là tính sáng tạo và hiếu học của sinh viên, nhất là trong ngành có nhiều sự biến đổi và thay đổi chóng mặt như: tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin…Trong xu thế hội nhập, không chỉ đòi hỏi về mặt chuyên môn, xu hướng mở cửa đòi hỏi các bạn sinh viên phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác như ngoại ngữ, văn hoá, chính trị, các kỹ năng mềm…Tất cả những điều đó góp phần xây dựng thế hệ sinh viên trở thành những con người phát triển toàn diện.

Bảng 1 : Tương quan giới tính với nhóm giá trị lao động được lựa chọn

Nguồn: Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh, Một số chỉ báo về định hướng giá trị của sinh viên các trường đại học hiện nay, Tạp chí Tâm Lý học,2008

So sánh kết quả điều tra trong bảng 2, có thể thấy mặc dù phần đông sinh viên có sự tin tưởng tích cực vào các giá trị lao động, tuy nhiên sự khác biệt cũng thể hiện khá ro giữa giá trị coi trọng và giá trị cần thiết. Trong bảng giá trị được sinh viên coi trọng

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 81

Page 82: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

yếu tố “linh hoạt trong công việc” xếp thứ 9, thì trái lại trong bảng giá trị được sinh viên coi là cần thiết lại có tỷ lệ sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức khá ro về yêu cầu của sự linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường công việc năng động và cạnh tranh hiện nay. Bên cạnh đó điều đáng mừng là sinh viên hiện nay hướng tới các giá trị mà họ vừa coi trọng, vừa cần thiết phản ánh tính tích cực xã hội như lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp. Các giá trị lao động chung chung như “quý trọng thành quả lao động”, “tôn trọng người lao động” được nhiều sinh viên đặt ở vị trí cao trong bảng giá trị được coi trọng, tuy nhiên ở bảng giá trị cần thiết họ lại đề cao những giá trị cụ thể liên quan đến những phẩm chất cá nhân mà họ cần phấn đấu.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những biểu hiện về tâm lý, cách ứng xử và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống một cách thiếu định hướng giáo dục của sinh viên. Hàng loạt các vụ, việc xảy ra có liên quan đến sinh viên như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, vi phạm luật giao thông, gây gỗ đánh nhau, có hành vi cấu thành tội phạm, quay cóp, thiếu trung thực trong thi cử….Vấn đề sinh viên thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô  tâm,  thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, nhà trường đang là những cản trở lớn  cho sự phát triển của chính bản thân các bạn sinh viên.

Bảng 2 : Nhận thức tình hình vi phạm pháp luật trong sinh viên

Nội dung vi phạm Phổ biến

Ítphổ biến

Không có

Không trả lời

Vi phạm luật giao thông 22,5% 55,7% 16,8% 5%

Tụ tập đua xe hoặc cổ vũ đua xe 5,8% 27,6% 61,3% 5,3%

Gây gỗ đánh nhau 9,7% 48,4% 36,8% 5%

Nguồn: Viện nghiên cứu thanh niên, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII 2003-2008. Hà Nội, tr 73-74.

Nhiều hành vi tiêu cực cho thấy sinh viên đôi khi hoặc nhiều khi thực hiện như: nói xấu người khác, tiêu xài lãng phí, trễ hẹn, gian lận và mưu mẹo trong thi cử, chưng diện lòe loẹt, nhậu nhẹt, nói tục chửi thề, xem thường người khác, cãi vã với cha mẹ, vô lễ với thầy cô và người lớn tuổi, đánh nhau, phá hoại môi trường, sai giờ, xả rác bừa bãi, trộm cắp, mê tín dị đoan, rủ bạn bè xem phim sex, sống thử... Ngoài ra, còn có một bộ phận sinh viên tại, bên cạnh đề cao tư tưởng “makeno” (mặc kệ nó), còn có

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 82

Page 83: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế  giới  ảo của Internet của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những  cơ hội kết  bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sỡ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.

2.4. Giai đoạn hiện nay, cơ chế thị trường cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, bên cạnh mặt tích cực còn có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến đời sống của sinh viên, đặc biệt ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của không ít các bạn sinh viên. Vì vậy, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng trong những nhiệm vụ của nhà trường. Để làm tốt được nhiệm vụ quan trọng này, theo chúng tôi cần phối hợp đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và học. Trong đó, đổi mới về nội dung bảo đảm vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn cuộc sống. Ðổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường là dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, lồng ghép giáo dục các “kỹ năng mềm”, đồng thời coi trọng đúng mức các kỹ năng xã hội và các kỹ năng tư duy, hình thành các năng lực cơ bản như thích nghi, hành động, ứng xử, tự học, tự khẳng định và tự đánh giá, phê phán... 

Thứ hai, tiến hành lồng ghép những nội dung của kỹ năng sống vào một số môn học. Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống chưa được vào giảng dạy chính thống trong chương trình khung của các trường đại học, cao đẳng, nhưng có thể thực hiện giáo dục thông qua lồng ghép trong nội dung một số môn học (như các môn mà nhà trường có thể đưa vào chương trình giảng dạy chính thức hoặc cho sinh viên tự chọn mà nội dung có liên quan ít nhiều đến kỹ năng sống như: Kỹ năng học Đại học, Logic học12 (Nội dung liên quan đế tư duy phản biện), Phương pháp nghiên cứu khoa học…). Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải biết chọn lọc, đưa vào những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhằm giúp sinh viên hiểu ro tính chất môn học và áp dụng được kiến thức đó vào đời sống. Vấn đề cần chú trọng ở đây đó chính là đội ngũ giảng viên giảng dạy những môn này cần có chuyên môn tốt, kỹ năng, kiến thức sâu, rộng để có thể thu hút, khơi dậy được sự hứng thú của SV trong tiếp nhận kiến thức và bản thân phải là tấm gương về đạo

12Trong học phần này, có thể mở rộng và “xoáy” sâu vào phần tư duy phản biện (Critical thinking). Tư duy phản biện hoặc tư duy phê phán là học hoặc giải quyết một vấn đề nào đó mà luôn theo hướng mở rộng tầm mắt để tiếp thu điều mới. Hãy bắt đầu bằng việc khẳng định điều cốt loi của vấn đề là gì, sau đó là suy nghĩ rộng hơn, và tính đến các khả năng, các khía cạnh khác nhau của vấn đề và cuối cùng là rút ra kết luận sau khi đã hiểu vấn đề dựa trên các dẫn chứng ro ràng. Động lực, định kiến riêng của người học và các chuyên gia sau đó được đem ra so sánh với kết luận và từ đó rút ra đánh giá.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 83

Page 84: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

đức lối sống, do vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên làm sao đáp ứng yêu cầu của vấn đề giáo dục kỹ năng sống.

Thứ ba, tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm hơn nữa của các tổ chức, đoàn thể trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Phòng công tác chính trị, quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Công đoàn và các tổ chức khác ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng cũng như thái độ nghề nghiệp cho sinh viên. Hình thành và tổ chức tốt các phong trào, chương trình, hoạt động có tính thiết thực và có ý nghĩa lớn nhằm thu hút các bạn sinh viên tham gia như: tổ chức cuộc thi gắn với thông tin, kiến thức kinh tế - xã, ngày hội việc làm, các câu lạc bộ đội, nhóm về các kỹ năng mềm, về công tác xã hội, hưởng ứng một cách tích cực và đạt giải cao các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, về truyền thống anh hùng của dân tộc, thông qua công tác văn thể, thông qua phong trào sinh viên tình nguyện…

Thứ tư, các trường đại học, cao đẳng nên thường xuyên phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức những buổi hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên nhằm hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên13. Đây là yếu tố quan trọng góp phần lành mạnh hoá đời sống sinh viên, khiến cho sinh viên không mắc các tệ nạn xã hội. Trong mỗi một năm học, nhà trường nên quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên, thành lập các ban chuyên trách tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, định kỳ điều tra về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhà trường cần thể hiện vai trò cầu nối giữa sinh viên và đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động, từ đó giúp sinh viên xác định động cơ học tập đúng đắn, có ý chí tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, tránh xã các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại của sinh viên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

3. Kết luận

Hiện nay, với những biến đổi đi lên của xã hội. Sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng đã được nhà trường trang bị một lượng kiến thức lớn và chuyên sâu để làm nền tảng tri thức phục vụ cho quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân trong học tập và lao động. Điều đó cũng đóng một phần cần thiết trong việc giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận được với những cơ hội để phát triển cho bản thân. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa thực sự là đầy đủ để một cá nhân có thể vững vàng bước vào

13 Trần Mai Ước (2011), Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay, HTKH “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội”, Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 84

Page 85: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

đời, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên hiện nay. Do vậy, ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nhà trường cũng cần phải trang bị , giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên để không chỉ tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân. Có thể khẳng định rằng, việc giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thành công của các bạn sinh viên trong cuộc sống cũng như trong công việc. Giáo dục kỹ năng sống được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên là việc làm cần thiết và cũng là thách thức đối với nền giáo dục nói chung và cho các trường đại học, cao đẳng nói riêng./.

------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Mai Ước (2011), Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học ngân hàng TPHCM – giải pháp quan trọng trong việc định hướng phát triển cá nhân, HTKH “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên”,Trường cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

2. Trần Mai Ước (2011), Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay, HTKH “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội”, Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương

3. World Health Organization (1994), life skills education for children and adolescents in schools

4. Smt. Usha Prakash (2011), Life Skill Education : Innovation in Teacher Education, tham khảo từ http://www.isrj.net/Nov/Education_53.aspx

5. Dalcar (2000), Framework of Action, World Education Forum, Senegal.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 85

Page 86: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

HỌC PHẦN KỸ NĂNG TƯ DUYTHUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG

ThS. Nguyễn Thanh HiểnKhoa Giáo dục Đại cương

Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM---------------------------------------------------------------

Dẫn luận.

Tư Duy (Thinking) là một “đặc sản” mà chỉ loài người mới sở hữu. Đề cập đến Tư Duy, chúng ta nghĩ ngay đến bộ não, vì bộ não là trung tâm điều khiển Tư Duy con người. Như vậy, để hiểu tư duy, phải chăng chúng ta cần hiểu cấu trúc, vai trò và hoạt động của bộ não?!

Bài viết này, người viết xin vận dụng những tìm hiểu về thành quả của ngành tâm lý học, thần kinh học, khoa học nghiên cứu về não để làm nền tảng xây dựng chứng cứ, phân tích, đề xuất các phương pháp, nội dung giảng dạy liên quan đến học phần Kỹ năng Tư Duy.

Nền tảng khoa học để nghiên cứu vấn đề - Bộ não người

Bộ não chúng ta ngày nay có trọng lượng khoảng 1,5kg, với hàng tỷ nơ-ron thần kinh cùng những mô khác, mềm như bơ và có màu đỏ hồng. Não không phải chỉ một khối mô mềm mà được hợp thành từ nhiều phần. Phần lớn nhất trong bộ não là đại não, dù chúng ta làm gì, ca hát, nghe nhạc, đọc sách, ngồi yên hay nằm ngủ thì đại não vẫn đang điều khiển chúng ta. Phần não phát triển nhiều nhất là phần trước của đại não, nơi quyết định đến tính cách và trí tưởng tượng của chúng ta ; Nơi chịu trách nhiệm về tất cả những gì làm cho chúng ta trở thành một con người thông minh có suy nghĩ.

Bộ não – Từ dưới lên

Nếu nhìn từ bên phải vào (nhìn thẳng vào tai trái) và chuyển mắt từ gáy sau cổ đến đỉnh đầu, chúng ta có hình ảnh não bộ được chia thành ba (3) tầng như sau:

1. Cuốn não (Não sau, còn gọi là não bò sát): chịu trách nhiệm chính về các bản năng cố hữu của động vật ví như hành động chạy trốn kẻ thù.

2. Não giữa (Hệ não Rìa bao quanh cuốn não) quản lý hầu hết các hoạt động thiên về tình cảm, cảm xúc, cảm giác.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 86

Page 87: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

3. Não trước là phần phát triển đặc biệt ở con người, là nơi trú ngụ của tư duy.

Cụ thể ta có bảng số 1 mô tả khối não ba tầng với từng bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động của con người như sau:

Tầng 1Cuốn não (Não sau hay Não bò sát)Chiếm 10% não bộ

Tầng 2Não giữa (Hệ não Rìa, não động vật có vú)Chiếm 10% não bộ

Tầng 3Đại não (Vo não)Chiếm 80% não bộ

- Lãnh địa- Không gian- Sống còn- Tự phòng thủ- Tự sinh tồn- Ăn uống- Chăm sóc, chải chuốt- Nhịp điệu (khiêu vũ)- Hệ thần kinh tự động (đi,

thở, nhịp tim v.v…)

- Cảm xúc- Tìm cảm- Bản năng nhóm, xã

hội- Gia đình- Tâm hồn, Linh hồn- Lòng tin, chính kiến

(quyền lực)- Trung gian giữa ý thức

và tiềm thức- Khóc vì vui hay đau

đớn- Trực giác (thuộc các

giác quan)

- Tư duy- Khái niệm hóa- Đọc- Viết- Lôgích- Toán- Giải quyết vấn đề- Ra quyết định- Ngôn ngữ- Trực giác (linh

cảm)

Bảng 1: Khối não ba tầng_Nguồn: Maclean, P., Nat. Inst. Of Mental Health, USA

Bộ phận xưa nhất của bộ não là thân não bọc quanh đầu trên của tủy sống. Bộ não sơ khai chi phối những chức năng sống còn chủ yếu, như hô hấp và chuyển hóa của các cơ quan khác của cơ thể, cũng như những phản ứng và cử động đã được đúc khuôn. Bộ não này chiếm ưu thế ở thời kỳ bò sát.

Từ gốc não sơ khai đó đã xuất hiện những trung tâm thần kinh làm chỗ trú ngụ cho các xúc cảm. Những tầng lớp mới đã xuất hiện cùng những động vật có vú đầu tiên. Trong khi phát triển, hệ thống rìa (não giữa) này đã tạo ra hai công cụ cực kỳ hữu hiệu là năng lực học tập và trí nhớ. Những bước tiến liên tiếp ấy cho phép một con vật thực hiện những lựa chọn thông hơn để sống còn và làm cho phản ứng của nó thích ứng chính xác với những thay đổi, ràng buộc của môi trường hơn là phản ứng tự động và theo khuôn mẫu.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 87

Page 88: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Cách đây chừng 100 triệu năm, bộ não của các động vật có vú trải qua một đợt tăng trưởng mạnh mẽ. Đó là sự xuất hiện của vo não. Theo tiến hóa, vo não mới của con người hiện đại (Homo Sapiens) phát triển hơn hẳn những loài khác, đã tạo ra cái riêng biệt chỉ có ở con người. Nó là nơi ngự trị của Tư duy, nơi chứa đựng các trung tâm tập hợp và tìm hiểu những tri giác của giác quan.

Bộ não - Trái và Phải

Sự hiểu biết về ba tầng não giúp chúng hiểu vai trò quan trọng và quyết định của não trước. Ro ràng với khối lượng đa số, đại não quyết định khá nhiều các khía cạnh phong phú trong trí tuệ và tư duy của con người, nhưng như thế vẫn chia đủ; Bộ não còn hấp dẫn hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.

Tiếp tục nghiên cứu, nếu nhìn thẳng vào trán, từ trên đỉnh đầu đi xuống, chúng ta sẽ thấy phần đại não và não giữa của bộ não được chia thành hai nửa, còn gọi là hai bán cầu não. Khoa học đã chứng minh, não trái điều khiển, chịu trách nhiệm về phần cơ thể bên phải ; Và ngược lại não phải điều khiển, chịu trách nhiệm về phần cơ thể bên trái.

Hai nửa bán cầu não có những liên kết và cùng chung chức năng điều khiển cơ thể như một khối thống nhất, nhưng bản thân từng bán cầu lại có sự phân chia thế mạnh kiểm soát các hoạt động riêng biệt trong một loạt các hoạt động về tư duy và cảm xúc của con người. Ngày nay bằng các phương tiện nghiên cứu khoa học hiện đại như não đồ, điện não đồ, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ v.v… khoa học đã chứng minh được các chức năng của hai bán cầu não theo bảng sau:

Bán cầu Não trái Bán cầu Não phải

- Lôgich- Lý trí- Ngôn ngữ- Đọc- Viết- Tiến trình thẳng một

chiều- Cơ sở lập luận- Phân tích

- Trực giác- Cảm xúc- Hình ảnh- Mô thức- Không gian- Tiến trình song song- Toàn thể- Tổng hợp

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 88

Page 89: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Cụ thể hơn ta có bảng so sánh:

Bảng 2: So sánh chức năng hoạt động của hai bán cầu não

Bán cầu Não trái Bán cầu Não phải

- Theo lôgích- Nhìn từng cái riêng lẻ- Từng bước- Nhớ tên- Liên tiếp, tuần tự- Đọc, ngữ âm- Chính xác về văn phạm- Đúng/sai, Trắng/đen- Từ- Toán- Viết- Đọc- Nhớ lời bài hát- Kiểm soát bên phải- Lý trí, dựa trên lý lẽ- Tư duy- Nghĩa đen của lời nói- Ý thức- Suy nghĩ- Luật sư- Tuy duy của phương

Tây- Khách quan- Kỹ năng khoa học- Thuộc trí tuệ- Trừu tượng- Tư duy một chiều- Thẩm định ý tưởng

- Theo cảm tính/linh tính- Nhìn vào toàn cảnh- Tính tổng thể- Nhớ mặt- Đồng thời- Đọc cả chữ- Biểu trưng, ẩn dụ- Xám, chồng lên nhau- Hình ảnh- Nghệ thuật- Âm nhạc- Nhìn theo không gian 3 chiều- Nhớ giai điệu- Kiểm soát bên trái- Tưởng tượng- Mơ mộng- Cường độ lời nói, cơ thể ngôn

ngữ- Vô thức, tiềm thức- Cảm xúc (cảm giác)- Điêu khắc/Họa sĩ- Tư duy của phương Đông- Chủ quan- Chiêm nghiệm, trực giác- Thuộc cảm xúc, tình dục- Cụ thể- Tư duy phá cách- Phát ý tưởng

Nguồn: Life Matters_The Whole Brain Way to Managing Our Life and Career – Peter Shephard PhD. D.Lit.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 89

Page 90: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Từ bảng số 2 trên, chúng ta phát hiện một khía cạnh khá thú vị về vai trò của não phải và những lĩnh vực thế mạnh của người khuynh hướng não phải. Thật không phải khi phân biệt rạch rồi người não trái, não phải, bởi bản thân não bộ với hai bán cầu cùng điều khiển hoạt động và tư duy của con người như một khối thống nhất. Sự phân biệt chức năng điều khiển của hai bán cầu não nêu trên chủ yếu dựa trên mức độ đa số, hay tính trội, chứ không phải một bán cầu chịu trách nhiệm hoàn toàn và riêng lẻ cho một kiểu tư duy đặc thù của con người.

Nhưng qua bảng trên, chúng ta đã có cái nhìn khá ro về kiểu tư duy ứng với từng bán cầu não. Đa số con người hiện đại thuận tay phải, nên không khó hiểu vì sao não trái có khuynh hướng nổi trội hơn. Và vì vậy những gì não trái kiểm soát cũng có khuynh hướng lấn át hơn. Điều đó cũng giải thích cho các loại tư duy thuộc khuynh hướng não trái một thời được đánh giá rất cao, như tư duy lôgich, tư duy phân tích, tư duy theo kiểu văn hóa phương Tây, đã chiếm độc tôn trên các diễn đàn khoa học hàng thế kỷ, cũng như khả năng ứng dụng của não trái vào thực tiễn phát triển văn minh loài người.

Ngày nay, chúng ta đã hiểu hơn về cấu tạo não và hai bán cầu não. Chúng ta biết rằng, thật phiếm diện khi chỉ đề cao văn hóa tư duy phương Tây, đề cao tư duy lôgich, phân tích, quy nạp, đánh giá (là hiện thân của khuynh hướng não trái), vì ro ràng một con người hoàn thiện cần phát triển cả hai bán cầu não. Chính vì lý do đó mà hiện nay những nước có nền văn minh phát triển, các quốc gia phương Tây đã tìm hiểu sự huyền diệu trong các triết lý văn hóa phương Đông, tìm hiểu kiểu tư duy đa chiều mang tính hệ thống mà thật ra là hiện thân ro nét nhất cho nữa bán cầu não phải trong chính mỗi con người chúng ta.

Sự hiểu biết vượt bậc về não người từ vài thập niên cuối của thế kỷ 20, cùng với môi trường đa văn hóa, thương mại và giao lưu tiện lợi (nhờ internet), khoa học thế kỷ 21 đã xây dựng khá nhiều nguyên lý mới và thay đổi triệt để cách chúng ta truyền đạt và đào tạo con người. Đó là các mô hình huấn luyện sao cho kích thích người học sử dụng toàn bộ hai bán cầu não chứ không thuần thiên về não trái hay não phải. (Nội dung và phương pháp huấn luyện hai não sẽ được người viết trình bày trong phần đề xuất các môn học về tư duy).

Mô hình toàn não

Tích hợp hệ thống não 3 tầng và sự phân chia hai bán cầu não, ta có mô hình toàn não theo nghiên cứu của Ned Herrmann (nhà vật lý, nhạc sĩ, họa sĩ, điêu khắc và giáo dục học) như sau:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 90

Page 91: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Não trước (Phần “Tư Duy” của chúng ta)

Phần não trái

- Tính Lôgích- Dựa vào sự kiện, trên cơ sở

lập luận- Phân tích- Số lượng hóa

- Tính toàn thể- Trực giác (linh tính)- Hòa nhập, hợp nhất- Tổng hợp

Phần não phải

- Tính liên tục, xâu chuỗi- Có tổ chức, ngăn nắp- Chi tiết hóa- Kế hoạch hóa

- Giao tiếp (giữa cá nhân với nhau)- Dựa vào cảm giác, cảm xúc- Vận động (điều khiển cơ thể)- Cảm xúc

Hệ Rìa (Phần “Cảm xúc” của chúng ta)

Hệ thống tích hợp của Ned Herrmann giúp chúng ta có cái nhìn ro hơn về chức năng của đại não và não giữa ứng với phần bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hệ Não Rìa, dù chiếm chỉ 10% khối lượng não, nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giáo dục và huấn luyện, vì đó là nơi hiện hữu của năng lực học tập và trí nhớ. Nói cụ thể hơn, chúng ta không thể bỏ quên phần cảm xúc, trực giác và các khả năng vận động cơ thể (kỹ năng) của con người trong quá trình học tập và làm việc.

Từ phần trình bày cơ sở khoa học về thần kinh học bên trên, người viết xin tóm lược như sau:

1. Tư duy tập trung ở đại não, mà phần lớn ở não trước của đại não ; đây là phần phát triển cao nhất và là đặc thù, chi phối các năng lực thuộc trí tuệ của loài người.

2. Tư duy được phân khu trong não người thành hai phần bán cầu, mỗi bán cầu có khuynh hướng chịu trách nhiệm về các kiểu tư duy khác nhau, đôi khi là đối lập, có lúc lại cộng hưởng cho nhau.

3. Tư duy không phải là phần duy nhất mà con người cần phát triển. Tham gia vào quá trình hoạt động học tập và ghi nhớ có phần quan trọng của cảm xúc và các giác quan xúc cảm.

4. Tư duy và kỹ năng mềm (các kỹ năng thuộc tính cách, thể hiện bản thân và năng lực giao tiếp) được phân khu gần như ở hai tầng não khác nhau, nên chúng ta có thể tách biệt kỹ năng tư duy với kỹ năng mềm

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 91

Page 92: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY

Do vị trí đặc biệt của Tư duy trong quá trình phát triển của xã hội loài người, mà Tư Duy đã và đang là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học, trong đó có đào tạo và huấn luyện về chính tư duy. Ở mức độ vĩ mô, tư duy được nghiên cứu và giảng dạy trải rộng từ ngành triết học, tôn giáo (thần học), đến các chuyên ngành của tâm lý học, quản trị học, bao gồm cả chuyên ngành tự nhiên và xã hội.

Từ nghĩa rộng đó khái niệm “Tư duy” đã và đang kết hợp với các “tính từ” theo sau tạo nên các loại, kiểu gọi tư duy khác nhau và rất phong phú, đa dạng, như: tư duy hình thức, tuy duy lôgích, tư duy một chiều, tư duy phân tích, tư duy quy nạp, tư duy song song, tư duy phá cách, tư duy tích cực, tư duy sáng tạo, tư duy đổi mới, tư duy tối ưu, tư duy đột phá, tư duy chiến lược v.v….

Qua quá trình tìm hiểu về các lý thuyết tư duy và các hình thức giảng dạy về tư duy, người viết nhận thấy dù có tên gọi nào thì các lớp lý thuyết và nghiên cứu về tư duy vẫn qui về 3 (ba) phân khu cơ bản ứng với não trái – não phải – đại não của bộ não con người. Theo đó ta có 3 nhóm tư duy nền tảng là:

1. Nhóm Tư duy Phản biện (Critical thinking) ứng với chức năng trội của não trái. Đây là dạng thức tư duy phát triển mạnh trong nền văn hóa phương Tây - được cho là khởi nguồn từ 3 thủy tổ về tư duy là Socrated, Plato và Aristole. Tư duy này rất nổi tiếng với phương pháp tranh luận, phân tích và đánh giá. Nhóm tư duy Lôgích với đặc trưng có tính phản biện, tranh luận và loại trừ cao, chủ yếu tập trung vào kết quả cuối cùng, chính là một trong những nền tảng cho hệ tư tưởng về quản lý và vận hành của các quốc gia và tập đoàn Phương Tây, một thời giúp các quốc gia và tập đoàn phương Tây nhảy vọt về kinh tế, phát triển vượt bậc về văn minh và khoa học kỹ thuật. Biểu hiện ro cho dạng tư duy này được tìm thấy lồng ghép trong các môn học về khoa học đại cương (như Triết học, Lôgích học, kinh tế vĩ mô, vi mô v.v…), khoa học tự nhiên (Toán và Vật lý) và ứng dụng rất phổ biến trong các hình thức quản lý của kinh doanh như cách lập dự án, các kỹ thuật phân tích định lượng, lập biểu đồ, xây dựng mô hình, thiết kế phần mềm v.v...

2. Nhóm tư duy Hệ thống ứng với chức năng trội của não phải. Đây là dạng thức tư duy đã từng là nền tảng của loài người được thể qua đặc tính sống hòa nhập cùng thiên nhiên. Tư duy này tiếp tục ngự trị và phát triển mạnh ở văn hóa Phương Đông do những yếu tố khách quan từ lịch sử phát triển của khu vực địa lý này. Bản chất thiên nhiên là một hệ thống, nên người phương Đông sớm mang trong mình những đặc trưng mà sau này đã phát triển thành hệ tư tưởng mà chúng ta có thể gọi là Tư

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 92

Page 93: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

duy Hệ thống. Tính hệ thống không phải chỉ có ở Phương Đông mà ở Phương Tây cũng có, nhưng chính Phương Đông là nơi tạo nên đặc trưng và sức bật nhiều hơn cho loại tư duy này. Đều này được minh chứng qua các tôn giáo lớn – là những hệ tinh thần mang tính hệ thống cao – đều xuất phát từ châu Á: Ấn Giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo cho đến Hồi giáo. Tôn giáo nhìn từ gốc độ thần học là một dạng triết lý đầy tư duy, hệ thống tôn giáo này cùng với các triết lý đạo đức học đa thần hay Khổng Giáo, Đạo Lão, đã tạo nên sự khác biệt khá ro nét về kiểu tư duy mang đậm tính hệ thống so với phương Tây.

Tư duy hệ thống dựa vào nguyên lý cơ bản là tính nhân-quả và vòng phản hồi, tính liên đới đa chiều và tổng thể. Sự phát triển về văn minh của các quốc gia phương Tây, một thời đã đánh giá không cao tư duy hệ thống. Ngày nay với sự vươn lên của các quốc gia Phương Đông mà tính hệ thống đã được nghiên cứu và được nhìn lại. Tư duy hệ thống được thấy rất ro qua các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu, khả năng cân bằng của thiên nhiên; hay trong các ngành xã hội học, trong lĩnh vực quản lý nhân sự, kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, và văn hóa doanh nghiệp.v.v…

Ở một mặt nào đó, người ta từng cho rằng tư duy hệ thống là trái ngược với tư duy phương Tây, nhưng thực ra đó là sự bổ sung, hỗ trợ; là mặt kia trong hai mặt của cùng một vấn đề.

Ba bốn thập niên trước đây người ta phân biệt tư duy phản biện với tư duy hệ thống là vì chúng ta chưa biết về cấu trúc não bộ với hai bán cầu não. Ngày nay sự hiểu biết về chức năng trội của hai bán cầu não đã vén bức màn bí mật và cung cấp cho chúng ta những sự hiểu biết, cũng như khẳng định khá ro về các khía cạnh tư duy của con người.

Là chương trình huấn luyện và giáo dục toàn diện, chúng ta phải giúp người học sử dụng hết cả hai bán cầu não, hay nói cách khác chúng ta phải cung cấp cái nhìn toàn diện bao gồm cả tư duy phản biện (logích) và tư duy hệ thống.

3. Cuối cùng là nhóm tư duy Sáng tạo gồm cả hai bán cầu ứng với phần đại não của loài người. Trước đây người ta đánh giá rất cao những người tạo ra các ý tưởng được xem là sáng tạo và đổi mới. Nguyên nhân là do có sự nhận thức và giáo dục phiếm diện về tư duy chỉ đề cao não trái (khoa học tự nhiên) hoặc não phải (khoa học xã hội và lĩnh vực nghệ thuật). Ngày nay khoa học đã chứng minh, những thiên tài là những người đã sử dụng cả hai bán cầu não để phát triển khả năng tư duy; Và

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 93

Page 94: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

vô hình chung, họ là những con người có tư duy vô cùng sáng tạo. Việc giải mã sự liên đới giữa sáng tạo và tư duy hai não đã giúp chúng ta có cái nhìn thiết thực hơn về việc thiết kế các chương trình đào tạo, huấn luyện hiện đại. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, với sự tiếp sức của công nghệ vi tính, người ta đã từng bước mở nhiều lớp dạy tư duy sáng tạo đại trà với những thủ thuật cụ thể được kết hợp cả hai bán cầu não. Tư duy sáng tạo đã len vào rất nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt phát triển trong kinh doanh như bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhân sự, xây dựng thương hiệu, quảng cáo, thiết kế sản phẩm v.v...

Trong các nhóm tư duy thì Tư duy sáng tạo là có nhiều tên gọi và được phổ biến nhiều nhất. Vì là tư duy sáng tạo, nên trong chừng mực nào đó các phương pháp huấn luyện có nơi chỉ mang tính tình thế, dạy về chiêu thức, kỷ xảo xử ý tình huống hơn là cách nhìn sáng tạo theo hệ thống.

Đề xuất môn học cho học phần tư duy:

1. Tư duy phản biện: Kích thích sinh viên phát triển khả năng phân tích, quy nạp và đánh giá vấn đề theo các tiền đề đã đưa ra. Đây là loại tư duy chủ đạo của não trái. Loại tư duy này người viết tìm thấy trong các môn học Tư duy phản biện, Lôgich học.

2. Tư duy Hệ thống: Loại tư duy giúp chúng ta thấy cái toàn thể hơn chỉ là từng cái nhỏ trong hệ thống. Ví dụ thấy từng cây xanh và hệ thống rừng mà cây xanh đó đang sinh tồn. Đây là loại tư duy chủ đạo của não phải.

3. Tư duy sáng tạo: Có nhiều cách hiểu cho khái niệm này, nhưng theo quan điểm nghiên cứu khoa học cơ bản, TSKH. Phan Dũng – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học Kỹ Thuật (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM), cho rằng loại tư duy tìm cách giải quyết vần đề và ra quyết định là một cách nói khác của tư duy sáng tạo. Việc sử dụng cụm từ ‘giải quyết vấn đề’ hay ‘sáng tạo’ chỉ khác nhau là ở mức độ thấp hay cao. Ví dụ, khi dùng kiến thức làm việc nhóm vào giải quyết những vấn đề của nhóm, các thành viên buộc phải ứng dụng lý thuyết linh động phù hợp vào hoàn cảnh của mình. Việc suy nghĩ linh động cho từng hoàn cảnh được xem là tư duy sáng tạo (có thể chỉ là mức độ dễ) để giải quyết vấn đề và ra quyết định cho vấn đề gặp phải. Tư duy sáng tạo là loại tư duy cần kết hợp cả hai báo cầu não. Hay nói cách khác, khi chúng ta giải quyết vấn đề và ra quyết định, chúng ta cần vận dụng cả hai kiểu tư duy lôgích-phản biện và hệ thống.

Như vậy học phần Tư Duy sẽ gồm ba phần:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 94

Page 95: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

1. Tư duy lôgich - Tư duy Phản biện – Critical Thinking): đang được dạy trong trường qua môn Kỹ năng Mềm.

2. Tư duy Hệ thống (System Thinking):

o Kỹ thuật tư duy hệ thống đã được Peter Senge giới thiệu trong mô hình lý

thuyết quản trị Tổ chức học tập.

o Có thể tham khảo phần giới thiệu về Tư duy Hệ thống trong môn học Phương

pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật để giải quyết vấn đề và ra quyết định của thầy Phan Dũng – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học Kỹ Thuật (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM).

3. Tư duy sáng tạo (Creativity Thinking)

o Các kỹ thuật tư duy của học giả Edward De Bono: Qui trình tư duy “To-Lo-Po-

So-Go”, Tư duy Phá cách (Lateral Thinking) v.v…

o Kỹ thuật Mindmap của học giả Tony Buzan

o Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản (theo học thuyết Triz từ môn học của TSKH

Phan Dũng)

Cụ thể môn tư duy được thiết kế:

Tổng thời gian: 45 tiết (15buổi/3 tiết buổi) được chia thành 3 phần

Buổi 1: Giới thiệu môn học_ Tổng quan về môn học và lý do học môn tư duy (3 tiết)

Khái niệm môn học tư duy: nhìn từ nghiên cứu não và thần kinh học;

Lý do cần học môn tư duy;

Phương pháp huấn luyện;

Mục tiêu và yêu cầu đặt ra của môn học.

Phần 1: Tư duy phản biện: 4 buổi (12 tiết)

Định nghĩa, lý do và lợi ích của tư duy phản biện trong cuộc sống (3 tiết);

Phương pháp ứng dụng (6 tiết);

Thực hành (3 tiết).

Phần 2: Tư duy hệ thống: 3 buổi (9 tiết)

Giới thiệu tư duy hệ thống, định nghĩa, lý do tồn tại và lợi ích của tư duy hệ thống (3 tiết);

Kỹ thuật thực hành (6 tiết);

Phần 3: Tư duy sáng tạo – kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: 6 buổi (18 tiết)

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 95

Page 96: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Định nghĩa, lợi ích của tư duy sáng tạo. Kỹ năng phát hiện vấn đề, và giải quyết vấn đề (3 tiết);

Các kỹ thuật tư duy sáng tạo (6 tiết);

Thực hành (9 tiết).

Buổi 15: (3 tiết) Tổng kết môn học_ Hệ thống tư duy não trái-não phải và tư duy cả hai bán cầu não.

Trên đây là phần giới thiệu và đề xuất cho tiểu đề tài nghiên cứu về học phần Tư Duy cho trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF). Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế và thiển ý của người viết, phần trình bày chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự xem xét và góp ý của Quí thầy/cô, để người viết có cơ hội điều chỉnh và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình./.

-------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình: Kỹ Năng Mềm – PGS. TSKH. Bùi Loan Thùy, PGS. TS. Phạm Đình Nghiệm, Lưu hành nội bộ UEF, 2011

2. Bộ sách 7 cuốn: Giải quyết vần đề và Ra quyết định – Phan Dũng, NXB Trẻ, 2010

3. Chiến lược đại dương xanh, NXB Lao động–Xã hội, 2010;4. Bộ Não – Công việc âm thầm của chất xám, NXB Trẻ, 2009;5. Tư Duy Đột phá – Hibino Shozo, NXB Trẻ, 2009,6. Quạ khôn không bao giờ khát, NXB Lao động–Xã hội, 2009;7. Cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo, NXB Lao động–Xã hội, 2009;8. Sáu chiếc nón tư duy, NXB Trẻ, 2008;9. Phương pháp tư duy Lôgích, NXB Văn hóa Thông tin, 2008;10. Một tư duy hoàn toàn mới – Daniel H. Pink, NXB Lao động-xã hội, 2008;11. Brain Rules – John J. Medina, Pear Press, 2008;12. Trí tuệ Xúc cảm – Daniel Goleman, NXB Lao động–Xã hội, 2007;13. Tư duy Nổi trội, NXB Tri thức, 2007;14. Five Minds for the Future – Howard Gardner, Harvard Business Press, 2007;15. The Mindmap Book (New Edition) – Tony & Barry Buzan, Pearson Education

Ltd, UK, 2006; 16. Critical Thinking Skills – Stella Cottrell, Palgrave Macmillan, 2005;17. First, Break All the Rules – Marcus Buckingham and Curt Coffman,Gallup

Organization, 2004;

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 96

Page 97: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

18. Introducing NLP – Joseph O’Connor and John Seymour, Happer Collins Publishers Ltd., 2003;

19. Thinking Course – Edward De Bono, BBC Worldwide Ltd, 2004 (re-issued);20. Whole Brain Thinking and Learning – Peter Shephard, Ph. D, Brain

Dominamce Technologies Sdn, Bhd. KL, Malaysia, 2001;21. 7 kinds of Smart – Thomas Armstrong, Plume, Penguin Group, 1999;22. The Fifth Discipline – Peter M. Senge, Bantam Doubleday Dell Publishing

Group, Inc., 1994;

-----------------------------------

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 97

Page 98: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

KỸ NĂNG NETWORKINGXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ

Trần Minh HảiCông ty TNHH Biển Đức (Mr.M Corporation)

-----------------------------------------------------------

I. Tổng quan kỹ năng networking.

1. Tổng quan về kỹ năng sống trong sinh viên.

Hiện tại, phần lớn sinh viên ý thức được việc phải trang bị các kỹ năng sống trước khi ra trường. Thông qua các khóa học, chuyên đề hoặc các buổi chia sẻ nhóm. Bên cạnh đó, thông tin trên internet cũng đa dạng, phong phú và đơn giản trong việc truy cập, trau dồi kiến thức. Việc bùng nổ các trung tâm, các trường hoặc các khóa học ngắn hạn về kỹ năng sống cũng là một tín hiệu tích cực giúp các sinh viên có ý thức hơn về việc cải thiện kỹ năng. Các trang tìm kiếm việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cũng ý thức được việc trang bị các kỹ năng, kiến thức này cho các đối tượng tìm việc nhằm đáp ứng gần hơn nhu cầu giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.

Tuy nhiên, hầu hết các kỹ năng sống hiện tại được dạy và học một cách rời rạc, không có tính kế hoạch cũng như không phân loại được các kỹ năng nào thực sự cần thiết. Một số khóa học kỹ năng còn nhầm lẫn trong việc truyền đạt kiến thức với huấn luyện kỹ năng. Đối tượng sau khi học chỉ nắm được lý thuyết, kỹ năng không được huấn luyện chuyên sâu và không có môi trường thực tế để áp dụng, dẫn đến việc khi sinh viên đi làm, doanh nghiệp gần như phải đào tạo, huấn luyện lại từ đầu.

2. Kỹ năng networking là gì ?

Kỹ năng Networking là khả năng tìm kiếm, xây dựng và kết nối các mối quan hệ và các nguồn thông tin để tạo dựng, phát triển các cơ hội mới. Các mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng lòng tin vững chắc và có định hướng, kế hoạch ro ràng. Chúng ta không thể đợi đến khi cần mới xây dựng mối quan hệ, nền tảng lòng tin, sự hiện diện và uy tín trong từng mối quan hệ phải được xây dựng vững chắc theo thời gian, nếu không, ta chỉ có những mối quan hệ tạm thời.

Mỗi cá nhân đều có một mạng lưới mối quan hệ sẵn có, được gầy dựng theo thời gian. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ chỉ đạt được kết quả tốt khi chúng ta có mục tiêu và kế hoạch ro ràng.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 98

Page 99: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Các mối quan hệ dựa trên lòng tin là các mối quan hệ bền chặt và ý nghĩa nhất. Việc xây dụng các mạng lưới mối quan hệ này đỏi hòi nhiều thời gian và công sức. Kết quả mà chúng ta gặt hái được là điều tất yếu, vì khi ta cho đi một cơ hội, một mối quan hệ, chúng ta cũng sẽ nhận được những cơ hội và những mối quan hệ tương ứng.

Networking thực ra rất đơn giản, xuất hiện hàng ngày trong các hoạt động mà ta có thể nhận thấy. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, cà phê một lúc để hỏi han về việc học ở trường, hay việc bố của đứa bạn thân nói vài lời với ông sếp ở công ty về bạn, tới việc gặp gỡ các anh chị học khoá trên đã đi làm để tìm hiểu về một nghề nghiệp nào đó…

Có hàng loạt các kỹ năng sống mà ta phải học, phải rèn luyện trong suốt cuộc đời: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình …. Trong đó, kỹ năng networking bao hàm hầu hết các kỹ năng khác và là nhân tố chính quyết định đến sự thành bại của mỗi người.

Vậy, kỹ năng networking được hiểu là kỹ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ chất lượng, là tổ hợp của nhiều kỹ năng sống khác.

3. Tầm quan trọng ?

Văn hóa Á Đông nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói chung, việc tề gia, việc xây dựng gia đình hạnh phúc luôn là việc quan trọng nhất. Mối quan hệ tương hỗ của các cá nhân trong từng gia đình được xây dựng và phát triển tốt tùy thuộc vào từng cá nhân. Một gia đình mà ông bà, cha mẹ, con cái có được tiếng nói chung, có được sự quan tâm, thấu hiểu và thể hiện được những giá trị nhân văn cốt loi là một gia đình hạnh phúc. Những đại gia đình mà họ hàng, cô, dì, chú bác, các cháu có mối quan hệ tốt là một dòng họ văn hóa và vững mạnh.

Bạn khó có thể thành công trong xã hội nếu bạn không xây dựng được mối quan hệ trong gia đình tốt. Điều đó đã thể hiện ở thực tế khi hầu hết các gia đình có truyền thống đều có con cái thành đạt và hạnh phúc trong xã hội.

Bên cạnh đó, networking là kỹ năng sống quan trọng nhất, chiếm tới 75% khả năng thành đạt của một người làm việc chuyên nghiệp. Việc bạn tài năng hay không chưa đủ, vấn đề là bạn phải xây dựng tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và kể cả những mối quan hệ xã hội tương hỗ cho công việc của bạn.

Với mỗi cá nhân, cái tôi của mỗi người là rất lớn. Các giá trị văn hóa cốt loi mà mỗi chúng ta gầy dựng theo năm tháng có thể mang những giá trị khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 99

Page 100: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Vượt qua chính mình luôn là điều khó nhất của mỗi người. Chan hòa các giá trị cá nhân với tập thể là một điều khó nhưng luôn có thể hiện thực được.Một người thành công, dù là doanh nhân, vận động viên, công nhân viên chức, sinh viên ….luôn có một mạng lưới mối quan hệ sau lưng hỗ trợ.

Chúng ta không thể thành công khi chỉ có một mình.

4. Kỹ năng networking hình thành ra sao?

Kỹ năng networking được hình thành khi áp dụng các kiến thức vào thực tiễn. Các kiến thức này đến từ ông bà, cha mẹ, anh chị em từ lúc chúng ta còn bé. Khi lớn lên, tiếp xúc với môi trường học đường, công việc và xã hội, các kiến thức này ngày càng nhiều và đòi hỏi chúng ta phải phân tích, chọn lọc và ứng dụng vào thực tế.

Học kỹ năng networking là chúng ta lặp đi lặp một hoặc một tổ hợp các hành động cụ thể nào đó. Những hành động này phải có mục đích và định hướng ro ràng.

Thiếu mục đích, ta sẽ không có động lực để tiếp thu kiến thức, hoặc áp dụng vào thực tế.

Thiếu định hướng, dễ dẫn đến việc chúng ta tạo ra nhiều mạng lưới mối quan hệ nhưng không chất lượng, dẫn đến việc chúng ta mất thời gian và công sức một cách vô ích. Lúc này, các mạng lưới mối quan hệ đa phần là xã giao, quan hệ tạm thời và mục đích đơn giản chỉ là vui chơi, giải trí.

II. Networking trong xã hội.

1. Hiện trạng

Theo tạp chí Wall Street Journal (2004), 94% những người tìm việc thành công đều cho rằng networking chính là yếu tố giúp họ có được công việc mong muốn.

Một số ý kiến cho rằng networking chỉ quan trọng đối với những bộ phận liên quan đến khách hàng như: marketing, sales, chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế là trên tổng thể doanh nghiệp, từng cá nhân đều phải ứng dụng kỹ năng này để thành công hơn trong công việc.

Doanh nghiệp phải chia ro hai hướng khách hàng: khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài. Nhưng bộ phận như nhân sự, điều hành … phải xem những nhân viên khác là khách hàng nội bộ. Việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ này là một phần không thể tách rời để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tập thể doanh nghiệp vững mạnh chỉ khi các cá nhân gắn kết, có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ và lòng tin vững mạnh.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 100

Page 101: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Đối với các bộ phận giao tiếp với khách hàng bên ngoài, việc trước tiên cũng phải xây dựng và củng cố mối quan hệ nội bộ trước. Việc thông cảm, hiểu và chia sẻ các thông tin liên quan về cuộc sống, công việc … giữa các nhân viên các bộ phận luôn là điều cần thiết. Nội bộ vững mạnh và có tiếng nói chung sẽ là nền tảng để cả doanh nghiệp chung sức phục vụ khách hàng.

Với khách hàng bên ngoài, ngoài việc chỉ bán được hàng, ngoài việc chỉ bộ phận chăm sóc khách hàng phát triển mối quan hệ, thì việc các bộ phận marketing, sales … phải luôn có tư tưởng tích cực trong việc xây dựng mối quan hệ khách hàng.

Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu là yếu tố sống còn của từng doanh nghiệp. Nếu chỉ đơn giản là bán một món hàng cho một khách hàng là xong thì chưa đủ. Khi chúng ta xem vấn đề của khách hàng là vấn đề của chúng ta, phải giúp khách hàng đạt được điều họ muốn thông qua sản phẩm, dịch vụ, giải pháp. Khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và có những đánh giá tốt sẽ là một kênh marketing truyền miệng tốt nhất. Nguồn khách hàng mới đến từ khách hàng cũ là vô giá.

Trong vài năm gần đây, thuật ngữ “refferal marketing” đang được quan tâm và có nhiều tổ chức được lập ra để hệ thống hóa phương thức marketing, bán hàng này. Mấu chốt của “refferal marketing” chính là ứng dụng kỹ năng networking chuyên sâu để tạo ra các mạng lưới bán hàng cho chính doanh nghiệp mình. Việc tìm ra, gia nhập và sinh hoạt các tổ chức trên đang là một xu thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) quan tâm.

2. Những tình huống networking

- Tham gia 1 sự kiện networking: Sự kiện networking được tạo ra nhằm kết nối các doanh nghiệp để tương hỗ phát triển trong công việc marketing và bán hàng. Việc các đối tượng tham gia được trang bị kỹ năng networking tốt sẽ có ưu thế lớn trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ tại đây.

- Tham gia các hội thảo, hội nghị, các buổi thuyết trình: Các sự kiện này là cơ hội tốt để thực hành kỹ năng networking và là một kênh để phát triển các cơ hội, các mối quan hệ mới.

- Tham gia các sự kiện cá nhân như đám cưới, tiệc, lễ kỷ niệm: tương tự như các sự kiện khác, đây cũng là một trong những kênh để ứng dụng tốt kỹ năng networking. Một người có kỹ năng networking tốt, có định hướng tham gia ro ràng sẽ có được những mối quan hệ tốt thông qua kênh này. Còn lại, đa phần mọi người tham gia một cách bị động và hầu như không có kết quả gì.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 101

Page 102: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

- Các buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với đối tác, khách hàng: Trong công việc kinh doanh, ngoài việc bán hoặc mua món hàng nào đó. Việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác, khách hàng là thực sự quan trọng. Điều thực sự ấn tượng là chúng ta không thể biết được người đối diện chúng ta biết những ai. Do đó, luôn trong tư thế sẵn sàng xây dựng và phát triển mối quan hệ với người đối diện sẽ luôn khiến ta gặp hái được những kết quả tốt bất ngờ. Mỗi người đều có những mạng lưới mối quan hệ riêng, do đó, dựa trên cơ sở mối quan hệ lòng tin và sự hiện diện, việc chia sẻ các mối quan hệ, các thông tin, các cơ hội … cũng sẽ đem về cho ta các thành quả tương ứng.

Luật nhân quả luôn luôn đúng.

3. Những rào cản

Bản chất của vấn đề luôn luôn có hai mặt của nó. Những kết quả, những thuận lợi của một kỹ năng networking tốt chúng ta đã biết. Bên cạnh đó, cũng có những rào cản tùy theo từng cá nhân khi tiếp thu kiến thức, áp dụng kỹ năng networking vào thực tế môi trường doanh nghiệp:

- Tâm lý số lượng hơn chất lượng:

- Thiếu kiến thức networking:

- Chưa định hướng ro ứng dụng kỹ năng:

- Tâm lý bị động:

- Tư tưởng cục bộ:

- Thiếu môi trường để thực hành, ứng dụng

III. Thực trạng kỹ năng networking trong trường đại học

1. Hiện trạng

Mỗi cá nhân sinh viên đều có một mạng lưới mối quan hệ cá nhân. Cụ thể là các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè … Nếu một sinh viên được trang bị và rèn luyện kỹ năng networking tốt, thì việc sinh viên ra trường và tìm được một công việc phù hợp không phải là việc khó.

Thực tế, hầu hết các sinh viên vẫn loay hoay trong việc định hướng công việc và tìm kiếm một công việc, một môi trường làm việc phù hợp. Từ lúc còn là học sinh, việc thiếu các mối quan hệ chất lượng dẫn đến thiếu người định hướng nghề nghiệp. Sinh viên không được định hướng nghề nghiệp tốt hầu như sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc trái với ngành nghề đã học. Những sinh viên tốt nghiệp với đúng ngành nghề đam mê,

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 102

Page 103: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

được định hướng ro ràng, phù hợp với nhu cầu xã hội đa phần sẽ thành công trong công việc, khả năng thăng tiến và thăng hoa trong công việc sẽ tốt hơn rất nhiều, so với những sinh viên tốt nghiệp phải làm trái nghành nghề.

Việc truyền đạt kiến thức, ý thức và tầm quan trọng của kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ là việc cần làm cấp bách ngay từ ghế nhà trường. Các mối quan hệ được xây dựng tốt từ môi trường này là một tài sản vô giá cho cả một tiến trình học, làm việc của sinh viên sau này.

2. Những tình huống networking giành cho sinh viên.

- Trong lớp học:

Từ khi còn học cấp I, cấp II, cấp III cho đến khi học Đại Học, sinh viên nên giữ mối quan hệ tốt với các bạn học. Khi ra trường, mỗi người một ngành, một nghề sẽ hỗ trợ nhau rất tốt trong công việc. Đa phần, những công việc tốt, những môi trường làm việc tốt đều đến từ các mối quan hệ giới thiệu.

- Các hoạt động ngoại khóa, đoàn hội:

Đây là một kênh tốt để cập nhật kiến thức, là nơi để thực hành kỹ năng cũng như là nguồn để xây dựng các mối quan hệ. Những sinh viên tích cực tham gia các hoạt động đoàn hội hay ngoại khóa thường sẽ luôn có thái độ tích cực trong việc xây dựng các mối quan hệ. Các mối quan hệ xuất phát từ các hoạt động này đa phần là những mối quan hệ tốt, vì những người tham gia là những người có chung đam mê, chịu hy sinh, chấp nhận cho đi và luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới.

- Các sự kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm:

Hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, các hội doanh nghiệp với sinh viên đang ngày càng nhiều. Đa phần các chủ doanh nghiệp là người từng trải và rất mong muốn chia sẻ lại kiến thức, kinh nghiệm cho những sinh viên. Một phần nâng cao thương hiệu cá nhân, thương hiệu doanh nghiệp. Cao hơn nữa, là đào tạo, huấn luyện và chọn lọc những nhân sự mới cho doanh nghiệp. Do đó đây là hoạt động thiết yếu sinh viên phải tham gia. Các kiến thức có thể được học, nhưng những trải nghiệm từ người đi trước thì không phải dễ dàng có được. Học từ những thất bại, những thành công của người đi trước luôn tốt. Khi sinh viên xây dựng và phát triển được các mối quan hệ này cũng đã là một khởi đầu thuận lợi cho việc phát triển công việc sau tốt nghiệp.

- Các mối quan hệ gia đình, bạn bè:

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 103

Page 104: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Phân biệt ro sự nhờ vả, dựa lưng các mối quan hệ với việc xây dựng và nhận sự hỗ trợ từ các mối quan hệ này. Bố mẹ, chú bác … là những người đã trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm công việc trước ta rất nhiều. Nguồn lực sẵn có này cộng với mối quan hệ gia đình sẽ luôn là nền tảng hỗ trợ ta về tinh thần, về kiến thức hay kể cả công việc. Những sinh viên luôn nỗ lực phát triển bản thân, phát triển công việc và hài hòa với các mối quan hệ gia đình sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi cho công việc khi ra trường.

- Trong môi trường thực tập, làm thêm:

Sinh viên rất năng động trong việc tự lập và phát triển cá nhân thông qua các công việc làm thêm, hoặc chủ động thực tập tại các doanh nghiệp. Nên định hướng và mục tiêu ro ràng khi chọn môi trường, doanh nghiệp để ngoài việc kiếm thêm thu nhập, chúng ta còn phát triển được một mạng lưới mối quan hệ, các cơ hội mới và quan trọng hơn nữa là đào sâu các kỹ năng, kiến thức phục vụ cho công việc khi ra trường.

- Các diễn đàn chuyên ngành:

Thời đại CNTT bùng nổ, việc truy cập internet, các công cụ online ngày càng phổ dụng. Diễn đàn chuyên ngành là nơi rất tốt để học các kiến thức thực tế phục vụ cho công việc. Thành viên các diễn đàn hầu hết là những Anh/Chị có chuyên môn cao, chuyên sâu và quan trọng là muốn chia sẻ. Tạo dựng được các mối quan hệ bền vững với các đối tượng này sẽ cho ta rất nhiều cơ hội để phát triển. Thiếu kỹ năng networking chúng ta chỉ có thể cập nhật các kiến thức, nhưng nếu có kỹ năng tốt, ta sẽ có thêm các mối quan hệ và có thể là có cả công việc mong muốn từ những Anh/Chị đi trước.

3. Rào cản

Thiếu tự tin

Lạm dụng CNTT

Thiếu kiến thức

Thiếu định hướng

Không có sân chơi

IV.Xây dựng kỹ năng networking như thế nào ?

Kỹ năng networking hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm và thái độ tích cực như thế nào của từng cá nhân. Phân biệt ro các bước thực hiện để xây dựng kỹ năng networking là việc phải làm trước tiên để

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 104

Page 105: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

đảm bảo có tính kế hoạch và hệ thống. Nếu không ro ràng ngay từ đầu, tâm lý tiêu cực sẽ dần bào mòn nhiệt huyết xây dựng kỹ năng này.

1. Xác định mục đích ?

Tại sao tôi phải có kỹ năng này ?

Lợi ích của tôi khi xây dựng và phát triển kỹ năng này là gì ?

2. Lên kế hoạch

Kế hoạch có thể tổng quan hoặc chi tiết, nhưng quan trọng là phải đơn giản, dễ thực hiện và phải phân ra các cấp độ tương ứng với từng tiến trình hình thành kỹ năng.

3. Cập nhật kiến thức liên quan

Luôn cập nhật kiến thức về kỹ năng networking thông qua các kênh: offline, online .

4. Luyện tập

Không ngừng luyện tập để kỹ năng trở thành thói quen, khi đó mọi việc trở nên đơn giản và hiệu quả.

5. Ứng dụng và hiệu chỉnh

Cập nhật kiến thức là quan trọng, bên cạnh đó phải luôn ứng dụng kỹ năng vào thực tế, chu trình liên tục của quá trình hình thành kỹ năng là : kiến thức - ứng dụng – hiệu chỉnh .

V. Test trắc nghiệm

Một bài trắc nghiệm để đánh giá về kỹ năng networking cho sinh viên, để sinh viên biết họ đang thuần thục bao nhiêu % kỹ năng networking./.

-------------------------------------------

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 105

Page 106: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆPTHỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

ThS. Phạm Văn DũngTrường Cao đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp

----------------------------------------------

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 8/2012, trên cả nước có tổng số 457 trường đại học, cao đẳng. Với tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo thống kê năm 2012 khoảng 576.000 chỉ tiêu cho các khối ngành nghề như: Kỹ thuật công nghệ, kinh tế, tài chính-ngân hàng, sư phạm, khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, y dược, nông-lâm-ngư nghiệp, nghệ thuật và thể dục thể thao. Như vậy, ước tính hàng năm số sinh viên-học sinh tốt nghiệp tối thiểu cũng khoảng vài ba trăm ngàn người với đủ các lĩnh vực. Đây là nguồn nhân lực dồi dào để cung cấp cho nhu cầu của tất cả các ngành nghề trong xã hội. Đặc biệt, trong những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của các Khu chế xuất, khu công nghiệp tại hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước đã thu hút hàng vạn doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, điều đó đòi hỏi cần phải có một lực lượng lao động lớn cung cấp cho các doanh nghiệp, trong đó, nguồn nhân lực có tay nghề là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của các doanh nghiệp.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, với hệ thống đào tạo phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với khoảng 230 trường đại học-cao đẳng, hàng năm nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao được đào tạo ra trường góp phần giải quyết một số lượng không nhỏ nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận, nhất là tại các khu chế xuất, khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn, đa dạng ngành nghề, trang thiết bị hiện đại. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được theo nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng, việc đào tạo không thể phù hợp riêng cho từng doanh nghiệp từ đó dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực ra trường còn khiếm khuyết ở nhiều kỹ năng, trong đó đáng chú ý là kỹ năng mềm.

Trên thực tế, doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng được những lao động có tay nghề, chuyên môn, có kỹ năng mềm đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy vậy bài toán về chất lượng đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp vẫn còn bỏ ngỏ nên buộc lòng nhiều doanh nghiệp phải đào tạo lại hoặc đào tạo tại chỗ để đảm bảo nguồn lao động cho doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 106

Page 107: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Tình hình khan hiếm lao động có trình độ đáp ứng ngày càng khan hiếm do các địa phương đã hình thành ngày càng nhiều khu công nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghệ cao cũng dẫn tới tình trạng khan hiếm lao động. Trong khi đó, các trường đào tạo còn mang nặng lý thuyết, nội dung đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động, máy móc thiết bị thực hành trong các trường chưa nhiều, lạc hậu rất nhiều so với công nghệ trong các doanh nghiệp. Chưa huy động được các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp đưa sinh viên đến thực tập. Hệ quả là doanh nghiệp cũng không tuyển dụng đủ và sử dụng hết lực lượng sinh viên khi ra trường gây ra sự lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng lao động. Người lao động còn yếu về tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và trình độ hiểu biết pháp luật, những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày.

Qua phản hồi từ đại diện các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, nơi tiếp nhận sinh viên vào làm việc, đánh giá rằng sinh viên Việt Nam nhìn chung có kiến thức nhưng thái độ và kỹ năng làm việc chưa đáp ứng nhu cầu. Điều đó đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng cần phải có đánh giá một cách đầy đủ, đúng đắn và kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.

I. Thực trạng về kỹ năng mềm, thái độ của sinh viên tốt nghiệp

1. Một số khái niệm:

Kỹ năng cứng: Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của chúng ta, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm (soft skills) được định nghĩa là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của con người như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng tâm lý, sáng tạo đổi mới…Với đối tượng học sinh-sinh viên, kỹ năng này được hiểu là bản lĩnh nhận thức cá nhân trước xã hội, kỹ năng định hướng tương lai, hành trang vào đời để vươn tới thành công.

Thái độ: Thái độ là cách mà chúng ta phản ứng lại trước một hiện tượng, sự việc đang diễn ra. Thái độ thường được biểu hiện dưới dạng quan tâm/không quan tâm, thích/không thích, tích cực/tiêu cực hoặc đôi khi trung tính.

2. Phân loại kỹ năng mềm:

Theo UNICEF, các kỹ năng sống gồm ba nhóm kỹ năng lớn thuộc về tâm lý và tương tác cá nhân: Các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân, các kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán, các kỹ năng mô phỏng và quản lý bản thân. Trong mỗi nhóm

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 107

Page 108: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

lại gồm khoảng 10 kỹ năng khác nhau từ xác định mục tiêu, tư duy tích cực… đến quản lý bản thân, đối phó với thất bại, mất mát14…

Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Every 2nd Thursday15:

- Có một quan điểm lạc quan;

- Hòa đồng với tập thể;

- Giao tiếp hiệu quả;

- Tỏ thái độ tự tin;

- Luyện kỹ năng sáng tạo;

- Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình;

- Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác;

- Đa năng và biết những công việc ưu tiên cần làm trong danh sách;

- Có cái nhìn tổng quan.

3. Thực trạng về kỹ năng mềm, thái độ của sinh viên tốt nghiệp

Khuyến cáo của UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột học tập của thế kỷ 21 là "Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người”. Trào lưu này đã phát triển rộng trên thế giới trong những năm gần đây, chú trọng vào phát huy năng lực mỗi cá nhân, khẳng định mình trong xã hội bằng sự định hướng trước tương lai. Tuy nhiên, ở Việt Nam, yếu tố hướng nghiệp của học sinh, sinh viên lại quá yếu, phần lớn là thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng sống dẫn đến mất tự tin, không tự vạch trước một lộ trình nghề nghiệp cho tương lai. Theo bà Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh-sinh viên (Bộ GD&ĐT), yếu tố thiếu kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay được thể hiện khá ro ở khâu định hướng việc làm. Thống kê của Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy: 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm là do thiếu các yếu tố kỹ năng thực hành xã hội, 83% bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng sống16

Kỹ năng sống hiện nay đang được dư luận đề cập và quan tâm nhiều hơn trước. Đối tượng cần được áp dụng kỹ năng sống chính là lớp trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Điều đó khẳng định một thực trạng, học sinh thiếu kỹ năng sống sẽ dẫn đến lệch lạc thái quá trong suy nghĩ, hành động, dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực, đáng tiếc;

14 www.phs.edu.vn15 Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Tài liệu Kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm.16 http://www.baomoi.com/Ky-nang-mem-trong-hoc-sinh--sinh-vien-Khong-the-hoc-dai-tra/

59/8348598.epi

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 108

Page 109: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

sinh viên thiếu kỹ năng mềm sẽ khó thành công trong cuộc sống, không định hướng mục tiêu tương lai sẽ khó thành đạt. Mặt khác, kiến thức nhà trường vẫn chỉ đơn thuần là lý thuyết, nặng về số liệu, học sinh học xong rất dễ quên, hoặc xa rời thực tế.

Rất nhiều học sinh giỏi các kỹ năng sống nhưng lại là người ích kỷ, chăm sóc bản thân tốt nhưng lại thiếu quan tâm đến những người xung quanh, kế cả cha mẹ hay anh chị em của mình. Đó chính là vì các em chưa có các giá trị sống yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm17...

Tại Hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” do Hiệp hội Các trường Cao đẳng, trung cấp kinh tế kỹ thuật tổ chức tại Trường trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn ngày 30/3/2012, ông Lê Hoàng Phúc - Trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long thừa nhận khoảng 70% kiến thức học sinh, sinh viên học được ở trường không sử dụng được khi làm việc, nhà tuyển dụng khi tiếp nhận sinh viên đều phải đào tạo lại18. 

Theo số liệu khảo sát của Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về ý kiến doanh nghiệp trong quá trình sử dụng sinh viên của trường cho thấy, 100% doanh nghiệp phải đào tạo thêm kiến thức cho sinh viên. Trong đó, kiến thức cần đào tạo lại có tới 51,52% về kỹ năng mềm và 42,42% về nghiệp vụ chuyên môn.

Biểu đồ 1. Nội dung cần đào tạo lại cho sinh viên tốt nghiệp

17 12 giá trị sống - www.phs.edu.vn hoặc www.giatricuocsong.org18 Báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ bảy, 31/03/2012.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 109

Page 110: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Năm 2012, tác giả tiến hành khảo sát 22 doanh nghiệp trong các Khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về các lĩnh vực doanh nghiệp phải tự đào tạo cho thấy:

100

59.168.2

0

20

40

60

80

100

Đào tạo taynghề

Kiến thứcpháp luật,

văn hóa ứngxử

Kỹ năng làmviệc nhóm

Đào tạo lại

Biểu đồ 2. Nội dung cần đào tạo lại cho sinh viên tốt nghiệp

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rất cụ thể, bên cạnh 100% các doanh nghiệp phải đào tạo lại kiến thức tay nghề cho sinh viên tốt nghiệp thì có đến 59,1% phải đào tạo bổ sung về kiến thức pháp luật, văn hóa ứng xử; 68% phải đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm. Điều này chứng tỏ rằng, sinh viên tốt nghiệp còn yếu về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đầu tư tại Việt Nam rất đa dạng về ngành nghề và đến từ nhiều quốc gia khác nhau, do đó phải hết sức chú ý giảng dạy cũng như truyền đạt cho sinh viên trước khi tốt nghiệp những kiến thức về văn hóa ứng xử trong từng doanh nghiệp như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ….

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Doanh nghiệp về phẩm chất đạo đức của người lao động có tay nghề cũng cho thấy: Hầu hết người lao động chỉ được đánh giá ở mức Khá và Trung bình.

Đánh giá của các Doanh nghiệp về đạo đức người lao động

Tốt4%

Khá48%

Trung bình48%

Tốt

Khá

Trung bình

Biểu đồ 3. Đánh giá của doanh nghiệp về đạo đức của NLĐ

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 110

Page 111: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Đánh giá chung về tác phong lao động của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua:

Đánh giá của các Doanh nghiệp về tác phong của người lao động có tay nghề

Tốt4% Khá

26%

Trung bình70%

Tốt

Khá

Trung bình

Biểu đồ 4. Đánh giá của doanh nghiệp về tác phong của NLĐ

Đánh giá chung về tinh thần, thái độ làm việc theo nhóm của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua:

Đánh giá của các Doanh nghiệp về tinh thần, thái độ của lao động có tay nghề

Khá35%

Trung bình52%

Kém13%

Khá

Trung bình

Kém

Biểu đồ 5. Đánh giá của doanh nghiệp về tinh thần, thái độ của NLĐ

Nhìn vào biểu đồ cho thấy, hầu hết về tinh thần, thái độ người lao động có tay nghề được đánh giá chỉ ở mức trung bình, cá biệt có đến 13% đánh giá kém.

Đánh giá chung về tinh thần, trách nhiệm của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 111

Page 112: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Đánh giá về tinh thần trách nhiệm

Khá48%

Trung bình39%

Kém13%

Khá

Trung bình

Kém

Biểu đồ 6. Đánh giá của doanh nghiệp về tinh thần, thái độ của NLĐ

Đánh giá chung về tính sáng tạo, linh hoạt của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua:

Bảng 1. Đánh giá chung của doanh nghiệp về tính sáng tạo, linh hoạt của NLĐ

Đánh giá chung về tính sáng tạo, linh hoạt của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua

Số lượng %

Khá 5 21.7

Trung bình 16 69.6

Kém 2 8.7

Total 23 100.0

Đánh giá chung về khả năng hòa nhập trong tập thể của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua:

Bảng 2. Đánh giá chung của doanh nghiệp

về khả năng hòa nhập trong tập thể của NLĐ

Đánh giá chung về khả năng hòa nhập trong tập thể của công nhân được tuyển dụng trong 6 năm qua

Số lượng %

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 112

Page 113: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

Tốt 1 4.3

Khá 9 39.1

Trung bình 13 56.5

Total 23 100.0

Từ những kết quả phân tích nêu trên, có thể khẳng định rằng, chất lượng sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế ở rất nhiều mặt, trong đó đặc biệt là các kỹ năng mềm như khả năng hòa nhập tập thể, tính sáng tạo, linh hoạt; đạo đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ đối với công việc…

II. Đề xuất một số giải pháp

Trong khuôn khổ có hạn, tác giả chỉ đề xuất hai giải pháp cụ thể, trước hết là đối với sinh viên, thứ hai là đối với các trường đại học-cao đẳng.

1. Đối với sinh viên:

Kỹ năng mềm hay kỹ năng sống vốn là sự thẩm thấu và trải nghiệm. Kỹ năng nào thiếu thì phải tự tìm, phải có sự định hướng, tự trang bị, chứ không thể học hết lớp này đến lớp khác thì sẽ "thành tài”. Vì thế, quan niệm cứ học qua lớp kỹ năng sống là có ngay kỹ năng sống là hết sức sai lầm. Mặt khác, người dạy cũng phải được trang bị kiến thức sống một cách đầy đủ, phải qua trải nghiệm thực tế, phải biết quan sát học trò thiếu gì để đưa ra những định hướng, truyền thụ bổ ích, sáng tạo.

Thực hành kỹ năng và rèn luyện thái độ trong quá trình sống, học tập là thành tố quan trọng để sinh viên làm hành trang bước vào đời. Những kỹ năng này được hình thành ngay từ khi họ còn là đứa trẻ. Cuộc sống, hoàn cảnh gia đình, quan hệ trong gia đình, vai trò của họ trong gia đình… cũng là những yếu tố góp phần hình thành kỹ năng sống. Không phải là những gì to lớn, mà có thể đó chỉ là những điều bình thường như việc lắng nghe và phản hồi như thế nào khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ, anh chị em; xử lý như thế nào trước một tình huống khó khăn của bản thân hay của gia đình hay của người thân…Có thể thấy một thực tế, những sinh viên xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh càng khó khăn thì kỹ năng mềm của các em thường tốt hơn, bởi các em được trải nghiệm và xử lý qua nhiều tình huống, hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, trong quá trình học đại học, những sinh viên nào tham gia tốt các công tác Đoàn-Hội, các hoạt động tình nguyện hay các phong trào thì kỹ năng mềm cũng tốt hơn như mạnh dạn và tự tin hơn khi nói chuyện trước đám đông; có khả năng

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 113

Page 114: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

xây dựng được kế hoạch tổ chức, triển khai một hoạt động nào đó; có nhiều mối quan hệ hơn; tinh thần và trách nhiệm cao hơn…

Như vậy, để có được những kỹ năng mềm tốt, trước hết sinh viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản nhất trong trường học. Bên cạnh đó, cần chú ý học hỏi và rèn luyện kỹ năng mềm ngay trong cuộc sống gia đình, trong quan hệ với họ hàng và bè bạn…Cần tham gia nhiệt tình các hoạt động Đoàn-Hội, các công tác xã hội, hoạt động tình nguyện để có điều kiện cọ sát thực tế.

2. Đối với nhà trường

Theo Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Toản trích từ điều tra của tạp chí Japan UP DATE, tháng 7/1996 thì bước vào thế kỷ 21, các tổ chức, Doanh nghiệp đòi hỏi người lao động có những phẩm chất với thứ tự ưu tiên như sau:

Bảng3 : Tiêu chí Doanh nghiệp lựa chọn

Chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ %

1. Nhiệt tình trong công tác 30

2. Sự hợp tác 20

3. Sự sáng tạo 14

4. Kiến thức chuyên môn 12

5. Có cá tính 11

6. Các hoạt động ở lĩnh vực khác 6

7. Kiến thức thực tế 3.5

8. Thứ hạng trong học tập 2

9. Uy tín trường đào tạo 1.5

Điều này cho thấy các doanh nghiệp không chỉ yêu cầu người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ học vấn mà quan trọng hơn đó là những kỹ năng và thái độ

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 114

Page 115: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

của sinh viên tốt nghiệp như ý thức trách nhiệm, kỷ luật đạo đức, sự nhiệt tình và hợp tác, sự sáng tạo của người lao động19.

Ro ràng các trường đại học cần phải có sự thiết kế, điều chỉnh lại chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó phải đặc biệt chú ý nội dung, phương pháp đào tạo về kỹ năng mềm cho sinh viên.

Trước hết, cần chú ý thiết kế nội dung giảng dạy bao nhiêu là đủ, là đáp ứng và lấp đầy chỗ thiếu của sinh viên. Muốn vậy, nên chăng cần thiết kế đa dạng nội dung, có thể theo các Môđun, chuyên đề cụ thể cả lý thuyết lẫn thực hành để sinh viên tự lựa chọn đăng ký học. Cần có quy định, sinh viên phải học và đạt được tối thiểu bao nhiêu mô đun hay chuyên đề là đủ.

Tiếp theo, phải đề cập đến phương pháp và trình độ giảng dạy của giảng viên. Nói cách khác, người học nhìn người dạy để tìm ra cách học cho mình20. Như vậy, làm cách nào qua phương pháp giảng dạy để nâng cao tính sáng tạo, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề của học sinh. Làm cách nào phương pháp giảng dạy phải giúp sinh viên xác định những loại thông tin, dữ liệu, kỹ năng nào cần thiết cho công việc tương lai cả mình. Qua đó, sinh viên không chỉ tự trang bị những kiến thức, kỹ năng mà còn luôn cập nhật kiến thức đã có, xây dựng thái độ tình cảm đúng đắn đối với nghề nghiệp và xã hội. Như vậy, mỗi Giảng viên trực tiếp giảng dạy kỹ năng mềm sẽ là một tấm gương để sinh viên soi rọi, học tập những kỹ năng từ ngay chính thầy cô. Muốn vậy, phải lựa chọn được những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong giảng dạy, đã từng đi làm trong các doanh nghiệp thì càng tốt; hơn thế nữa, giảng dạy kỹ năng mềm đòi hỏi những kỹ năng và tình huống thực tế, do vậy phải chú ý đến yếu tố tuổi tác của giảng viên, nếu trẻ quá sẽ khó được sinh viên chấp nhận và thuyết phục.

Bên cạnh đó, nếu được, các trường nên có những nội dung ngoại khóa để sinh viên trải nghiệm thực tế như đi dã ngoại, tham quan doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hay trực tiếp tham gia sản xuất trong các trang trại, làng nghề v.v...trong một khoảng thời gian nhất định theo năm học, sau đó cho viết báo cáo, trao đổi kinh nghiệm...

III. Khuyến nghị19 Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Thuấn – Đề tài khoa học: Nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Sở Khoa học công nghệ và môi trường, tr 70

20 PGS - TS Đỗ Huy Thịnh – Xây dựng chương trình, đánh giá và kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học.

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 115

Page 116: A-KỶ YẾU HỘI THẢO KỸ NĂNG (1)

Hội thảo: Huấn luyện Kỹ năng và Thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời

1. Đối với các trường PTTH:

Cần hết sức lưu ý với những trường dạy chuyên ban. Trên thực tế, các em học sinh khối Tự nhiên thường coi nhẹ việc học các môn Xã hội và ngược lại. Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành kỹ năng sống trong các em học sinh và sinh viên sau này.

2. Với Gia đình sinh viên:

Kỹ năng mềm của sinh viên được hình thành và học hỏi phần nhiều ngay tại chính gia đình. Do vậy, không ai khác chính cha mẹ và người thân của sinh viên là những người sẽ giúp các em rèn luyện những kỹ năng này. Trong cuộc sống hàng ngày phải yêu cầu các em làm và tham gia chia sẻ những công việc gia đình từ những việc nhỏ hàng ngày như nấu ăn, sắp xếp đồ đạc trong nhà, đóng cây đinh lên tường, gắn cái móc treo cây chổi, hoặc phụ giúp cha mẹ đi chợ mua đồ nấu ăn...đến những việc lớn hơn như chia sẻ với cha mẹ những lo toan trong gia đình để từ đó bao quát, năm được cách xử lý các công việc trong gia đình.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Mặc dù đối với hệ Trung cấp chuyên nghiệp đã có Thông tư quy định giảng dạy môn học Kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung cấp. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý bổ sung những môn học kỹ năng mềm cho bậc Đại học, Cao đẳng. Theo đánh giá, hiện nay sinh viên phải học lượng kiến thức đại cương quá nặng nề, hơn nữa một số môn học không nhất thiết phải học trong trường đại học như Giáo dục thể chất; đối với những môn học chính trị cần nghiên cứu bố trí xem đối tượng học ngành nghề nào thì học bao nhiêu là đủ, không nên đánh đồng tất cả các khối ngành đều phải học như nhau. Phải khảo sát, đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như hứng thú của sinh viên với những môn học này ra sao để có điều chỉnh cho phù hợp./.

-----------------------------------------------

Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF) – Khoa Giáo dục Đại cương 116