43
BẢNG THUYẾT MINH DỰ THẢO 2 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU, VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; công chức Quản lý thị trường; phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường và chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường. Căn cứ khoản 2 Điều 9; khoản 3 Điều 10; khoản 3 Điều 39; Điều 40 của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Trong đó, riêng về phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường quy định tại khoản 1 Điều 40 chưa có văn bản quy định chi tiết. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan Quản lý thị trường các cấp. 2. Công chức Quản lý thị trường và viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan Quản lý thị trường các cấp. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường. Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quản lý thị trường 1. Quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. 2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với lực - Căn cứ khoản 1 Điều 9; khoản 3 Điều 4 và Điều 43 Pháp lệnh Quản lý thị trường. - Tham chiếu các văn bản quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lực lượng khác như: Hải quan, Thuế...(Điều 6 Nghị định số 36/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan; Quyết định số 1

706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

  • Upload
    lybao

  • View
    231

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

BẢNG THUYẾT MINH DỰ THẢO 2 NGHỊ ĐỊNHQUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của lực lượng Quản lý thị trường các cấp; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; công chức Quản lý thị trường; phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường và chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường.

Căn cứ khoản 2 Điều 9; khoản 3 Điều 10; khoản 3 Điều 39; Điều 40 của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Trong đó, riêng về phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường quy định tại khoản 1 Điều 40 chưa có văn bản quy định chi tiết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Cơ quan Quản lý thị trường các cấp.2. Công chức Quản lý thị trường và viên chức, người lao động làm

việc trong cơ quan Quản lý thị trường các cấp.3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tổ chức và hoạt

động của lực lượng Quản lý thị trường.Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quản lý thị

trường1. Quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương

theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. 2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện

quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường,3.Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường chịu trách nhiệm

trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường; thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Quản lý thị trường các cấp; Quản lý thị trường cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Quản lý thị trường cấp trên.

- Căn cứ khoản 1 Điều 9; khoản 3 Điều 4 và Điều 43 Pháp lệnh Quản lý thị trường.- Tham chiếu các văn bản quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lực lượng khác như: Hải quan, Thuế...(Điều 6 Nghị định số 36/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan; Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế...)

Điều 4. Hệ thống tổ chức của Quản lý thị trườngPhương án 1: Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống dọc từ

trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:

- Căn cứ khoản 1 Điều 9; khoản 3 Điều 4 và Điều 43 Pháp lệnh Quản lý thị trường.- Xây dựng trên cơ sở kế thừa Nghị định 10/CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 27/2008/NĐ-CP về tổ chức bộ máy quản lý thị trường các cấp; Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

1

Page 2: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

1. Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. 2. Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương (gọi chung là Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) là cơ quan quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

4. Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại Thành phố Hà Nội. Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.

Quyết định số 907/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường hiện nay.- Tham chiếu quy định về tổ chức Tổng cục thuộc Bộ tại Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; quy định về cơ cấu tổ chức của Hải quan tại Điều 7 Nghị định số 36/2015/NĐ-CP, Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan; Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự...

Điều 4. Hệ thống tổ chức của Quản lý thị trườngPhương án 2:

Lực lượng Quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương, theo nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:

1. Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương 2. Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương (gọi chung là Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) là cơ quan Quản lý thị trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

4. Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại Thành phố Hà Nội. Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có tư cách pháp

2

Page 3: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

nhân, có con dấu riêng, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung quy định tại Điều 4, Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường; chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp;

b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, kế hoạch phát triển dài hạn, đề án, dự án quan trọng về quản lý thị trường, dự thảo Báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về quản lý thị trường;

c) Đề án thành lập và tổ chức lại Tổng cục Quản lý thị trường.2. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết

định:a) Cơ chế, chính sách về công tác quản lý thị trường; chế độ chính

sách, tiêu chuẩn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng đối với công chức quản lý thị trường; nội dung, trình tự thủ tục kiểm tra, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường;

b) Quy định về chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu; chế độ thông tin, hệ thống các mẫu biểu, văn bản sử dụng trong công tác quản lý thị trường, thẻ kiểm tra thị trường đối với lực lượng Quản lý thị trường;

c) Kế hoạch hoạt động hàng năm của lực lượng Quản lý thị trường.3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản

quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Quản lý thị trường.

- Xây dựng trên cơ sở rà soát Điều 4, Điều 9, Điều 17 của Pháp lệnh Quản lý thị trường - Kế thừa và phát triển Điều 4 Nghị định 10/CP về tổ chức bộ máy quản lý thị trường các cấp; Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 907/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý thị trường hiện nay.- Tham chiếu quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thi hành án dân sự tại: Quyết định 65/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan; Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự, Quyết định 54/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê...

3

Page 4: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường: a) Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống

các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, an toàn thực phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật;

c) Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về kiểm tra kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường;

d) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật liên quan đến quản lý thị trường theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện công tác giám sát, dự báo, cảnh báo về tình hình vi phạm pháp luật trên thị trường;

e) Sử dụng các biện pháp và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho công tác dự báo và kiểm tra, kiểm soát thị trường.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý thị trường.8. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ

4

Page 5: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

trong ngành quản lý thị trường.9. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý thị trường theo

phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.

10. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Quản lý thị trường theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.

11. Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động quản lý thị trường theo quy định của pháp luật.

12. Hướng dẫn và kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

13. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

14. Quản lý tài chính, tài sản được giao và các quỹ, các nguồn tài chính của quốc tế hỗ trợ cho công tác quản lý thị trường theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.

15. Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ thành viên của Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại các cấp.

16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 6a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh (Phương án 1)

1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường:a) Xây dựng và trình Tổng cục Quản lý lý thị trường kế hoạch, biện

pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo quy định của

- Xây dựng trên cơ sở rà soát Điều 4, Điều 8, Điều 17, Điều 43 của Pháp lệnh Quản lý thị trường - Kế thừa và phát triển Điều 5 Nghị định 10/CP về tổ chức bộ máy quản lý thị trường các cấp và quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường tại Điều 3 Thông tư liên tịch 34/2015/TTLT-

5

Page 6: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

pháp luật; các chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý thị trường;

b) Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý thị trường;

c) Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra kiểm soát thị trường trong hoạt đông kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường trên địa bàn cấp tỉnh;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác quản lý thị trường trên địa bàn cấp tỉnh;

đ) Theo dõi, tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn cấp tỉnh; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật đó.

2. Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền:

a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn cấp tỉnh; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật;

b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường;

c) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính;

d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được giao trên địa bàn;

BCT-BNV của Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường địa phương.- Tham chiếu các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan, Cục thuế, Cục Thống kê, Cục Thi hành án dân sự tại các văn bản: Nghị định số 36/2015/NĐ-CP quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp; Quyết định số 108/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế; Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự...

6

Page 7: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

đ) Xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền do đơn vị trực thuộc chuyển giao; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử lý các vụ việc vượt thẩm quyền.

3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được giao liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn.

4. Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường địa phương theo phân cấp quản lý:

a) Xây dựng kế hoạch và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, biên chế, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc của Quản lý thị trường địa phương;

b) Xây dựng và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường và người lao động thuộc Cục theo phân cấp quản lý;

d) Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức Quản lý thị trường và tổ chức thực hiện;

đ) Tổ chức thực hiện các quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, số hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm tra thị trường;

e) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường;

g) Thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Công Thương;

h) Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình thương nhân doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được giao trên địa bàn; tình hình vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao; kết quả kiểm tra,

7

Page 8: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đội ngũ công chức; trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

6. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.

8. Quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí được bổ sung từ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Quản lý phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ được giao; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

9. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Quản lý thị trường, thực hiện báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường và cấp có thẩm quyền giao.

Điều 6b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh (Phương án 2)

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác quản lý thị trường:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo quy định của pháp luật; các chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý thị trường;

b) Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản

- Kế thừa và phát triển Điều 5 Nghị định 10/CP về tổ chức bộ máy quản lý thị trường các cấp; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường tại Điều 3 Thông tư liên tịch 34/2015/TTLT-BCT-BNV của Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường địa phương.

8

Page 9: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

lý thị trường;c) Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra kiểm soát thị trường

trong hoạt đông kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường trên địa bàn tỉnh;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh;

đ) Theo dõi, tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn cấp tỉnh; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật đó.

2. Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền:

a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn cấp tỉnh; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật;

b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường;

c) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đơn vị trực thuộc trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính;

d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được giao trên địa bàn;

đ) Xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các vụ việc vượt thẩm quyền.

3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được giao liên

9

Page 10: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn.4. Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường địa

phương:a) Xây dựng kế hoạch và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về tổ

chức, biên chế, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc của Quản lý thị trường địa phương;

b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường và người lao động thuộc Cục theo phân cấp quản lý;

d) Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức Quản lý thị trường và tổ chức thực hiện;

đ) Tổ chức thực hiện các quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, số hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm tra thị trường;

e) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường;

g) Thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

h) Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình thương nhân doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được giao trên địa bàn; tình hình vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao; kết quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đội ngũ công chức; trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

6. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

10

Page 11: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.

8. Quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí được bổ sung từ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Quản lý phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ được giao; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

9. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Quản lý thị trường, thực hiện báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường và cấp có thẩm quyền giao.

Điều 7. Công chức Quản lý thị trường1. Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng vào làm

việc tại cơ quan Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào các ngạch công chức Quản lý thị trường.

2. Công chức Quản lý thị trường phải đảm bảo các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, tiêu chuẩn chung của công chức Quản lý thị trường và tiêu chuẩn cụ thể theo ngạch công chức Quản lý thị trường.

3. Các ngạch công chức Quản lý thị trường:a) Kiểm soát viên cao cấp thị trường;b) Kiểm soát viên chính thị trường;c) Kiểm soát viên thị trường;

- Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh Quản lý thị trường - Tham chiếu, rà soát về thẩm quyền của Bộ Nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ tại Luật cán bộ, công chức; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 58/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

11

Page 12: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

d) Kiểm soát viên trung cấp thị trường.4. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương quy định tiêu

chuẩn các ngạch công chức Quản lý thị trường; quy định về bổ nhiệm, nâng ngạch công chức Quản lý thị trường quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo Quản lý thị trường; quy định về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với các chức danh lãnh đạo và các ngạch công chức Quản lý thị trường.

Điều 8. Tiêu chuẩn chung của công chức Quản lý thị trường1. Tiêu chuẩn về phẩm chất a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

c) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.

d) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

đ) Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

2. Tiêu chuẩn về năng lực a) Có năng lực tham mưu quản lý, điều hành, lãnh đạo và tổ chức

thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chức trách nhiệm vụ trong lĩnh vực được giao;

b) Có khả năng nghiên cứu, phân tích, dự báo và đề xuất các giải

Xây dựng trên cơ sở tham chiếu, rà soát Luật cán bộ, công chức, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; kế thừa quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ công chức quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính; Thông tư 02/2015/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức quản lý thị trường

12

Page 13: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

pháp thực hiện có hiệu quả các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.

c) Có khả năng tiếp cận, tổ chức triển khai các ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

d) Nắm được các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trường và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực được giao phụ trách;

đ) Hiểu biết về nghiệp vụ quản lý thị trường và các kiến thức khác có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao phụ trách;

3. Tiêu chuẩn trình độ, đào tạo bồi dưỡng:a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp dạy nghề, trung học chuyên

nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác và phù hợp với tiêu chuẩn của từng ngạch công chức Quản lý thị trường;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước theo từng ngạch công chức Quản lý thị trường;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng theo tiêu chuẩn từng ngạch công chức Quản lý thị trường;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn từng ngạch công chức Quản lý thị trường.

Điều 9. Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức Quản lý thị trường (theo Phương án 1 về hệ thống tổ chức của Quản lý thị trường)

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái công chức Quản lý thị trường hiện đang giữ các chức vụ Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường từ tỉnh này đến tỉnh khác, sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quyết định điều

Tham chiếu Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự

13

Page 14: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

động, luân chuyển, biệt phái công chức Quản lý thị trường địa phương từ tỉnh này đến tỉnh khác.

Điều 10. Thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra của công chức Quản lý thị trường

1. Công chức Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 45 và Điều 53 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 của Pháp lệnh Quản lý thị trường và quy định pháp luật có liên quan.

- Căn cứ Điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường, Điều 45 và Điều 53 Luật Xử lý vi phạm hành chính;- Kế thừa quy định tại Thông tư 09/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

Điều 11. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng1. Quản lý thị trường được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật

chuyên dùng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

2. Chủng loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

a) Phương tiện chuyên dùng: xe ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi; xe ô tô tải, ô tô bán tải;

b) Tầu, xuồng cao tốc, ca nô;c) Xe mô tô 2 bánh hoặc 3 bánh;d) Máy bộ đàm và thiết bị chuyển tiếp sóng;đ) Thiết bị đo, kiểm tra nhanh của các cơ sở kiểm định kỹ thuật;e) Thiết bị công nghệ thông tin có tích hợp Wifi, 3G, GPS; máy in

cầm tay và các thiết bị công nghệ khác liên quan đến việc thu thập, ghi nhận chứng cứ thanh tra;

- Căn cứ khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Quản lý thị trường;- Tham chiếu văn bản quy định phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của lực lượng công an nhân dân, thanh tra giao thông vận tải... Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

14

Page 15: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

g) Các thiết bị văn phòng.3. Tùy theo từng lĩnh vực, từng cấp Quản lý thị trường, cấp có thẩm

quyền quyết định việc trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ tác nghiệp cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Ngoài những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết, cơ quan Quản lý thị trường được huy động phương tiện, trang thiết bị của cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quy định về kỹ thuật của phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng

1. Quy định về kỹ thuật của phương tiện chuyên dùnga) Xe ô tô chở người đến 7 chỗ: có dung tích xi lanh tối thiểu 2.000

cm3; có màu xanh đen, nóc có đèn hiệu màu vàng, có vị trí treo cờ hiệu, trong cabin có vị trí gắn các thiết bị chuyên dùng khác;

b) Xe ô tô tải và xe ô tô bán tải: có trọng tải tối thiểu 1500 kg, dung tích xi lanh tối thiểu 2.000 cm3 đối với xe ô tô tải; có công suất tối thiểu 120 mã lực, dung tích xi lanh tối thiểu 2.000 cm3, có 4 chỗ ngồi, có đèn hiệu màu vàng ở nóc cabin, có thùng chở hàng và các thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;

c) Xe mô tô: xe có dung tích xi lanh tối thiểu 125 cm3;d) Tàu, xuồng chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử

lý vi phạm hành chính trên đường thủy: có công suất máy tối thiểu 90 mã lực đối với tàu và có công suất máy tối thiểu 25 mã lực đối với xuồng cao tốc;

2. Phương tiện, thiết bị phải được đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Quản lý thị trường;- Tham chiếu văn bản quy định phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của lực lượng công an nhân dân, thanh tra giao thông vận tải... Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Điều 13. Quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện làm việc của cơ quan Quản lý thị trường các cấp (theo Phương án 1 về hệ thống tổ chức của Quản lý thị trường)

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc phân cấp thẩm

- Xây dựng trên cơ sở rà soát Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các văn bản có liên quan; Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản quy định liên quan, Dự thảo Nghị định

15

Page 16: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

quyền quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị chuyên dụng tại cơ quan cơ quan Quản lý thị trường các cấp theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

2. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách quyết định: mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản (trừ nhà, đất, xe ô tô); bảo trì, sửa chữa tài sản trong phạm vi ngân sách được giao theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương; thực hiện quản lý, sử dụng báo cáo thống kê theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

3. Bộ Công Thương quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản đối với cơ quan Quản lý thị trường các cấp.

4. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường các cấp, công chức Quản lý thị trường thực hiện quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

quy định chung về thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phương tiện làm việc và giao Bộ Công Thương quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản đối với cơ quan Quản lý thị trường các cấp.- Tham chiếu các quy định: + Quyết định 58/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; + Thông tư 19/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Quyết định 58/2015/QĐ-TTg; + Thông tư 89/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; + Quyết định 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; + Thông tư 03/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; + Công văn 10999/TCHQ-TVQT của Tổng cục Hải quan về việc quy định chi tiết một số nội dung về công tác quản lý, sử dụng tài sản tại các đơn vị Hải quan; + Nghị định 106/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân…

Điều 14. Phù hiệu Quản lý thị trườngPhù hiệu quản lý thị trường gắn trên mặt trước của mũ Kepi, làm

bằng kim loại hình tròn đường kính 32 mm: mặt của phù hiệu phía ngoài nền màu xanh, giữa có ngôi sao vàng 5 cánh nổi trên nền đỏ hình tròn, sát mép phù hiệu có đường viền bằng 2 bông lúa mầu vàng, cuống 2 bông lúa

- Kế thừa và phát triển trên cơ sở quy định tại Nghị định 10/CP và Thông tư 07/2014/TT-BCT ngày 14/02/2014 quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường- Tham chiếu Nghị định số 10/2005/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT-

16

Page 17: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

gắn với "bánh xe lịch sử" mầu vàng, trên mặt bánh xe có hàng chữ quản lý thị trường viết tắt là "QLTT" mầu đỏ, xếp cong theo chiều cong của vành bánh xe lịch sử. Phù hiệu được cài lên" cành tùng" bằng kim loại mầu trắng trước khi gắn vào mũ.

Phù hiệu quản lý thị trường gắn trên mặt mũ mềm cũng tương tự như trên nhưng kích thước được thu nhỏ lại với đường kính 25 mm và cành tùng.

BTC về trang phục của Hải quan; Nghị định 160/2007/NĐ-CP, Nghị định 29/2016/NĐ-CP về trang phục của Công an nhân dân

Điều 15. Cờ hiệu Quản lý thị trường1. Cờ hiệu Quản lý thị trường được làm bằng vải màu xanh thẫm,

hình tam giác cân theo tỷ lệ cạnh bên so với cạnh đáy là 5/3; hai cạnh bên có đường viền gắn các sợi tua màu vàng và ở trung tâm có phù hiệu Quản lý thị trường.

2. Kích thước cụ thể của cờ hiệu Quản lý thị trường theo mục đích, phương tiện sử dụng và đúng tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này.

- Kế thừa và phát triển trên cơ sở quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BCT ngày 14/02/2014 quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường- Tham chiếu Nghị định số 10/2005/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT-BTC về trang phục của Hải quan; Nghị định 160/2007/NĐ-CP, Nghị định 29/2016/NĐ-CP về trang phục của Công an nhân dân

Điều 16a. Cấp hiệu Quản lý thị trường (Phương án 1 kế thừa quy định hiện tại)

1. Cấp hiệu gắn trên ve áoa) Cấp hiệu gắn trên ve áo hình bình hành, nền màu xanh đen, bề

mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng, trên nền có gắn phù hiệu Quản lý thị trường bằng kim loại;

b) Cấp hiệu gắn trên ve áo được cấp cho công chức và người lao động làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường.

2. Cấp hiệu Quản lý thị trường gắn trên cầu vaia) Cấp hiệu gắn trên cầu vai nền màu xanh đen, bề mặt vải có các

gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng nghệ. Đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh.

b) Cấp hiệu gắn trên cầu vai của công chức chuyên ngành Quản lý thị trường giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, đơn vị trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trở lên gắn sao kim loại màu vàng, vạch kim loại màu vàng và khuy bằng kim loại màu

- Kế thừa và phát triển trên cơ sở quy định tại Nghị định 10/CP và Thông tư 07/2014/TT-BCT ngày 14/02/2014 quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường

17

Page 18: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

vàng.c) Cấp hiệu gắn trên cầu vai của công chức chuyên ngành Quản lý

thị trường không giữ các chức vụ lãnh đạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này gắn sao kim loại màu trắng và khuy bằng kim loại màu trắng.

d) Số sao trên cấp hiệu cầu vai của các ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường được quy định như sau: Kiểm soát viên cao cấp thị trường gắn bốn sao; Kiểm soát viên chính thị trường gắn ba sao; Kiểm soát viên thị trường gắn hai sao; Kiểm soát viên trung cấp thị trường và nhân viên kiểm soát thị trường gắn một sao.

đ) Số vạch trên cấp hiệu cầu vai của công chức chuyên ngành Quản lý thị trường giữ các chức vụ lãnh đạo quy định như sau:

- Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường gắn ba vạch;

- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Vụ Trưởng, Phó Vụ Trưởng và tương đương của Tổng Cục Quản lý thị trường gắn hai vạch;

- Lãnh đạo các đơn vị của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Cục của Tổng cục Quản lý thị trường gắn một vạch.

e) Công chức chưa bổ nhiệm vào một trong các ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường và người lao động làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường thì không cấp cấp hiệu gắn trên cầu vai, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.

g) Những người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng cục Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường mà chưa bổ nhiệm vào một trong các ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường được cấp và sử dụng cấp hiệu cầu vai có số sao tương đương với ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường và màu sao, số vạch theo quy định tại điểm b, điểm đ khoản 2 Điều này như sau: Ngạch chuyên viên tương đương ngạch Kiểm soát viên thị trường; Ngạch chuyên viên chính tương đương ngạch Kiểm soát viên chính thị trường; Ngạch chuyên viên cao cấp tương đương ngạch Kiểm soát

18

Page 19: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

viên cao cấp thị trường.Điều 16b. Cấp hiệu Quản lý thị trường (Phương án 2 có sửa đổi,

bổ sung)1. Cấp hiệu gắn trên ve áoa) Cấp hiệu gắn trên ve áo là cành tùng đơn bằng kim loại, đeo trên

ve cổ áo trang phục xuân - hè, thu - đông và lễ phục, cụ thể như sau:Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường: cành tùng đơn bằng kim

loại màu vàng có thêm 01 ngôi sao 5 cánh bằng kim loại màu vàng gắn ở cạnh phía trong của cành tùng.

Lãnh đạo Cục, Vụ và các chức vụ tương đương thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Lãnh đạo đơn vị thuộc Cục của Tổng cục Quản lý thị trường, Lãnh đạo đơn vị thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và các chức vụ tương đương: cành tùng đơn bằng kim loại màu vàng.

Công chức chuyên môn, nghiệp vụ Quản lý thị trường và người lao động: cành tùng đơn bằng kim loại màu bạc.

b) Cấp hiệu gắn trên ve áo được cấp cho công chức và người lao động làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường.

2. Cấp hiệu Quản lý thị trường gắn trên cầu vaia) Cấp hiệu gắn trên cầu vai nền màu xanh đen, bề mặt vải có các

gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng. Đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh. Riêng cấp hiệu của Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường có nền hoa văn màu vàng, xung quanh có đường viền nhỏ màu đỏ.

b) Số vạch ngang của cấp hiệu bằng kim loại mầu vàng dùng để phân biệt chức vụ đối với cấp lãnh đạo.

c) Sao trên nền cấp hiệu: sao bằng kim loại, vân nổi, được gắn thành một hàng thẳng dọc ở giữa cấp hiệu. Sao màu vàng thể hiện chức vụ Lãnh đạo Quản lý thị trường các cấp. Sao màu bạc thể hiện các ngạch các ngạch công chức Quản lý thị trường.

2. Quy định cấp hiệu cho từng cấp

- Kế thừa và phát triển trên cơ sở quy định tại Nghị định 10/CP và Thông tư 07/2014/TT-BCT ngày 14/02/2014 quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường- Tham chiếu Nghị định số 10/2005/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT-BTC về trang phục của Hải quan; Nghị định 160/2007/NĐ-CP, Nghị định 29/2016/NĐ-CP về trang phục của Công an nhân dân; Quyết định số 593/QĐ-TTg về phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế; cấp hiệu của công chức Thi hành án dân sự tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

19

Page 20: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

a) Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường: nền cấp hiệu mầu vàng, bề mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu đỏ, đầu to cấp hiệu có 03 vạch ngang mầu vàng, đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh; giữa nền cấp hiệu có gắn sao mầu vàng, gồm:

- Cấp hiệu của Tổng cục trưởng: 2 sao màu vàng;- Cấp hiệu của Phó Tổng cục trưởng: 1 sao mầu vàng.b) Lãnh đạo Cục, Vụ và các chức vụ tương đương thuộc Tổng cục

Quản lý thị trường, Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh: nền màu xanh đen, bề mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng, đầu to cấp hiệu có 2 vạch ngang mầu vàng, đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh; ở giữa có sao mầu vàng, gồm:

- Cấp hiệu của cấp Trưởng: 2 sao mầu vàng;- Cấp hiệu của cấp Phó: 1 sao mầu vàng.c) Lãnh đạo đơn vị thuộc Cục của Tổng cục Quản lý thị trường,

Lãnh đạo đơn vị thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và các chức vụ t-ương đương: nền màu xanh đen, bề mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng, đầu to cấp hiệu có 1 vạch ngang mầu vàng, đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh; giữa nền cấp hiệu có sao mầu vàng, gồm:

- Cấp hiệu của cấp Trưởng: 2 sao mầu vàng;- Cấp hiệu của cấp Phó: 1 sao mầu vàng.

d) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ: nền màu xanh đen, bề mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng, đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh, giữa nền cấp hiệu có gắn các sao mầu bạc, cụ thể như sau:

- Ngạch kiểm soát viên cao cấp thị trường và tương đương: 4 ngôi sao màu bạc.

- Ngạch kiểm soát viên chính thị trường và tương đương: 3 ngôi sao màu bạc.

20

Page 21: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

- Ngạch kiểm soát viên thị trường và tương đương: 2 ngôi sao màu bạc.

- Ngạch kiểm soát viên trung cấp thị trường và tương đương: 1 ngôi sao màu bạc.

Công chức giữ ngạch nhân viên kiểm soát thị trường cũ và người lao động tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp: nền màu xanh đen, bề mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng, đầu nhỏ cấp hiệu đính khuy bằng kim loại có ngôi sao năm cánh nổi, mép khuy viền bông lúa xung quanh.

Điều 17. Biển hiệu Quản lý thị trường1. Biển hiệu Quản lý thị trường của công chức chuyên ngành Quản

lý thị trường và công chức giữ chức vụ Tổng cục Cục trưởng, Phó tổng cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường mà chưa bổ nhiệm vào một trong các ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường có đường viền nhỏ xung quanh màu vàng, nền màu xanh đen, phía trái là phù hiệu Quản lý thị trường có cành tùng. Phía trên bên phải ghi hàng chữ Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Quản lý thị trường Trung ương; phía dưới bên phải ghi họ tên và số hiệu công chức Quản lý thị trường.

2. Biển hiệu Quản lý thị trường của công chức chưa bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường và người lao động làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường tương tự như biển hiệu của công chức chuyên ngành Quản lý thị trường quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng phía dưới bên phải không có số hiệu công chức Quản lý thị trường, chỉ ghi họ tên công chức hoặc người lao động đó.

- Kế thừa và phát triển trên cơ sở quy định tại Nghị định 10/CP và Thông tư 07/2014/TT-BCT ngày 14/02/2014 quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường- Tham chiếu Nghị định số 10/2005/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT-BTC về trang phục của Hải quan; Nghị định 160/2007/NĐ-CP, Nghị định 29/2016/NĐ-CP về trang phục của Công an nhân dân

Điều 18. Trang phục Quản lý thị trường1. Trang phục Quản lý thị trường bao gồm:a) Áo bludông xuân hè và thu đông cho nam.b) Áo bludông thu đông cho nữ, áo xuân hè cho nữ.c) Áo khoác cho nam.

- Kế thừa và phát triển trên cơ sở quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BCT ngày 14/02/2014 quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường- Tham chiếu Nghị định số 10/2005/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT-

21

Page 22: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

d) Áo khoác cho nữ.đ) Áo măng tô san hoặc áo bông 03 lớp.e) Quần âu cho nam.g) Quần âu cho nữ hoặc váy nữ;h) Mũ kê pi, mũ mềm và phù hiệu cành tùng;i) Bộ trang phục đại lễ gồm: Áo bludông, áo khoác, cravat, mũ kê

pi, quần âu, váy nữ, giầy da.k) Trang phục khác gồm: Mũ bảo hiểm dùng đi xe máy; thắt lưng;

giầy da; dép quai hậu; bít tất; áo mưa; cặp tài liệu; ủng; găng tay; quần áo bảo hộ lao động; găng tay bảo hộ lao động; mũ bảo hộ lao động.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định mẫu quy cách trang phục Quản lý thị trường, niên hạn, cấp phát, quản lý, sử dụng trang phục của Quản lý thị trường

BTC về trang phục của Hải quan; Nghị định 160/2007/NĐ-CP, Nghị định 29/2016/NĐ-CP về trang phục của Công an nhân dân; trang phục của công chức ngành Thi hành án dân sự quy định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự

Điều 19. Chế độ và kinh phí mua sắm biển hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, trang phục, phương tiện làm việc, thiết bị kỹ thuật

Kinh phí để mua sắm, sửa chữa biển hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, trang phục, phương tiện làm việc, thiết bị kỹ thuật được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm hoặc theo đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định chung và thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết thi hành; Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Điều 20. Chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường

1. Công chức Quản lý thị trường được hưởng lương, phụ cấp theo ngạch, bậc, chức vụ công chức chuyên ngành Quản lý thị trường, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp đặc thù khác phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật.

2. Công chức Quản lý thị trường bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp

- Căn cứ Điều 40 Pháp lệnh Quản lý thị trường;- Xây dựng trên cơ sở rà soát chế độ chính sách hiện có đối với công chức Quản lý thị trường và tham chiếu các quy định về chế độ chính sách đối với công chức của các lực lượng khác như: Hải quan, Kiểm lâm, Thi hành án dân sự...

22

Page 23: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

luật về ưu đãi người có công với cách mạng.Điều 21. Đối tượng, điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp

thâm niên1. Đối tượng công chức Quản lý thị trường được hưởng phụ cấp

thâm niên và điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên: a) Công chức Quản lý thị trường được xếp lương theo các ngạch:

Nhân viên Kiểm soát thị trường, Kiểm soát viên trung cấp thị trường, Kiểm soát viên thị trường, Kiểm soát viên chính thị trường và Kiểm soát viên cao cấp thị trường

b) Các chức danh chuyên ngành Quản lý thị trường: Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục Quản lý thị trường, Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Lãnh đạo các đơn vị của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Cục của Tổng cục Quản lý thị trường.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên:a) Thời gian làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường được xếp

lương vào các ngạch công chức Quản lý thị trường hoặc chức danh của các chuyên ngành Quản lý thị trường quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp những người làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường trước ngày được chuyển, xếp lương vào các ngạch công chức Quản lý thị trường thì thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là thời gian thực tế làm việc được tính từ ngày ban hành Nghị quyết số 249-HĐBT ngày 02 tháng 10 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung Nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23 tháng 11 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường;

b) Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác khi chuyển công tác về cơ quan Quản lý thị trường được cộng để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

- Căn cứ khoản 1 Điều 40 Pháp lệnh Quản lý thị trường- Xây dựng trên cơ sở rà soát chế độ chính sách hiện có đối với công chức Quản lý thị trường và tham chiếu các quy định về chế độ chính sách đối với công chức của các lực lượng khác như: Hải quan, Kiểm lâm, Thi hành án dân sự...- Về chế độ phụ cấp thâm niên nghề cho công chức Quản lý thị trường. Đây là quy định mới của Pháp lệnh Quản lý thị trường, chế độ phụ cấp này hiện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, dự thảo Nghị định quy định cụ thể về: đối tượng, điều kiện, mức phụ cấp, thời gian tính phụ cấp, phương pháp tính phụ cấp, nguồn ngân sách chi trả phụ cấp thâm niên cho công chức Quản lý thị trường để bảo đảm Nghị định có hiệu lực thi hành không cần thông tư hướng dẫn.- Tham chiếu Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 76/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; các Thông tư liên tịch: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP ; 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm,; Thông tư 40/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên hải quan; Thông tư số 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng...

23

Page 24: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên: a) Thời gian tập sự;b) Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị;c) Thời gian làm các công việc xếp lương theo các ngạch hoặc chức

danh ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này và không được tính hưởng phụ cấp thâm niên;

d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

e) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 22. Mức phụ cấp thâm niên1. Công chức Quản lý thị trường quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị

định này làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được tính theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp

×=

Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số

×x

Mức lương tối thiểu chung do

×x

Mức % phụ cấp thâm niên được

Tham chiếu Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 76/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; các Thông tư liên tịch: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP ; 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm,; Thông tư 40/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên hải quan; Thông tư số 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng...

24

Page 25: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

thâm niên

phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

Chính phủ quy định từng thời kỳ

hưởng

Điều 23. Cách chi trả phụ cấp và nguồn kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên

1. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

2. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên (bao gồm cả việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.

3. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với công chức Quản lý thị trường do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tham chiếu Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 76/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; các Thông tư liên tịch: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP ; 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm,; Thông tư 40/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên hải quan; Thông tư số 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng...

Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp1. Bộ Công Thươnga) Xây dựng Đề án thành lập, tổ chức lại Tổng cục Quản lý thị

trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;b) Chỉ đạo và bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động

của Tổng Cục Quản lý thị trường;c) Quy định về lập dự toán, quyết toán, phân cấp mua sắm, quản lý,

25

Page 26: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

sử dụng, chế độ trang cấp tài sản nhà nước, công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc, trang phục cho lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật;

d) Đảm bảo chế độ chính sách đối với công chức Quản lý thị trường.

2. Bộ Nội vụa) Thẩm định việc thành lập, tổ chức lại Tổng cục Quản lý thị

trường theo quy định của pháp luật;b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn các

ngạch công chức Quản lý thị trường; quy định về bổ nhiệm, nâng ngạch công chức Quản lý thị trường.

3. Bộ Tài chínhThẩm định, phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán,

quyết toán kinh phí mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc, trang phục và chế độ chính sách đảm bảo hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp a) Phối hợp với Bộ Công Thương bảo đảm cơ sở vật chất, trụ sở

làm việc cho cơ quan Quản lý thị trường các cấp; giải quyết các kiến nghị về công tác quản lý thị trường.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương về công tác cán bộ đối với công chức Quản lý thị trường giữ chức vụ Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

c) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn phối hợp

26

Page 27: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

kịp thời với lực lượng Quản lý thị trường trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 25. Hiệu lực thi hành1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày....tháng.... năm

2016.2. Bãi bỏ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của

Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; Nghị định 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường.

3. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày .... tháng....năm 2016. Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch công chức Quản lý thị trường đã nghỉ hưu từ ngày... tháng... năm 2016 trở về trước không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này.

Điều 25. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức

thực hiện Nghị định này.2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ

quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ

chức thực hiện Nghị định này.2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ

quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm

27

Page 28: 706-Bảng thuyết minh dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết PL QLTT

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾTMỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

VĂN BẢN CĂN CỨ, THAM CHIẾU,VĂN BẢN ĐƯỢC KẾ THỪA

thi hành Nghị định này./.

28