13
1 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 (không kể thời gian chép đề) Bài 1:(1 điểm) Xác định từ loại của những từ được gạch chân: a. Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm. b. Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn. c. Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã. d. Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả trường. Bài 2: (2 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau: a. Một nắng hai sương. b. Ở hiền gặp lành. Bài 3: (2 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại câu gì? (Câu đơn hay câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ) a. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục. b. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Bài 4: (2 điểm) “Nòi tre đâu chịu mọc cong Trưa nên đã nhọn như trông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” <Trích. Tre Việt Nam. Nguyễn Duy> Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh đẹp nào? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó? Bài 5: (3 điểm) Mùa xuân, quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất (bài viết khoảng 20 – 25 dòng).

42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

1

42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT)

ĐỀ SỐ 1

Thời gian: 90 (không kể thời gian chép đề) Bài 1:(1 điểm)

Xác định từ loại của những từ được gạch chân: a. Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm. b. Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn. c. Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã. d. Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả trường.

Bài 2: (2 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau:

a. Một nắng hai sương. b. Ở hiền gặp lành.

Bài 3: (2 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại câu gì? (Câu đơn hay câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ)

a. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục. b. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa

tím. Bài 4: (2 điểm)

“Nòi tre đâu chịu mọc cong Trưa nên đã nhọn như trông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”

<Trích. Tre Việt Nam. Nguyễn Duy> Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh đẹp nào? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó? Bài 5: (3 điểm) Mùa xuân, quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất (bài viết khoảng 20 – 25 dòng).

Page 2: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

2

ĐÁP ÁN Bài 1:

a. Động từ b. Danh từ c. Động từ d. Danh từ

Bài 2: Giải thích thành ngữ: a. “Một nắng hai sương”: Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc của người nông dân. b. “Ở hiền gặp lành” : Ăn ở hiền lành tốt bụng sẽ gặp được may mắn, được nhiều người giúp đỡ.

Bài 3: a. Trạng ngữ: Trưa, khi chiều tà.

Chủ ngữ: Nước biển, biển. Vị ngữ: Xanh lơ, đổi sang màu xanh lục.

b. Trạng ngữ: Trên nền cát trắng thủy tinh – nơi ngực cô Mai…giặc. Chủ ngữ: Những bông hoa tím. Vị ngữ: Mọc lên.

Bài 4: Những hình ảnh đẹp: - Đâu chịu mọc cong. - Đã nhọn như chông. - Lưng trần phơi nắng phơi sương. - Manh áo cộc, nhường cho con.

Nêu bậc được 2 ý: - Tinh thần bất khuất, không chịu khuất phục trước kẻ thù của dân tộc ta. - Lòng yêu thương đùm bọc giống nòi của dân tộc ta.

Bài 5: a. Mở bài: - Giới thiệu được: Cảnh quê hương em rất đẹp, nhất là vào mùa xuân cảnh đẹp mà em thích nhất đó

là cảnh gì? b. Thân bài: - Nêu được cảnh đẹp: Theo thứ tự thời gian hoặc theo thứ tự không gian. - Xem cảm xúc trong quá trình miêu tả. c. Kết luận: - Nêu được cảm nghĩ hoặc tình cảm của bản thân hoặc của mọi người đối với cảnh đẹp quê em.

Page 3: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

3

ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút

Bài 1: (3 điểm) a. Xác định từ loại của các từ sau:

Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. b. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Bò kéo xe, hai bò gạo, cua bò lổm ngổm. Bài 2: (3 điểm)

Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: - Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. - Ngày qua, trong sương thiu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu

kết trái. - Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn

bay lượn. Bài 3: (3 điểm)

Trong đoạn văn dưới đây, có 4 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai:

Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Theo Ngô Quân Miện. Bài 4: (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?

Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. (Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân) Bài 5: (6 điểm)

Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 – 25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.

Page 4: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

4

ĐÁP ÁN Bài 1: (3 điểm)

a. Yêu cầu HS xác định được: (1,5đ) - Niềm vui, tình yêu: Là danh từ - Vui chơi. Yêu thương: Là Động từ - Đáng yêu, vui tươi: Là tính từ - HS xác định đúng được mỗi từ cho 0,25đ. b. Học sinh nêu được nghĩa của các từ đồng âm như sau: - Từ “bò” trong cụm từ “Bò kéo xe”: Con bò. - Từ “bò” trong cụm từ “Hai bò gạo”: Đơn vị đo lường. - Từ “bò” trong cụm từ “Cua bò lổm ngổm”: Di chuyển thân thể.

Nêu đúng nghĩa mỗi từ cho 0,5đ. Bài 2: (3 điểm)

Bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ của mỗi câu được xác định như sau: - Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. (1đ)

TN CN VN - Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa

khép TN CN

- Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một TN CN

đàn bướm vàng rập rờn bay lượn. VN

HS làm đúng mỗi câu cho 1 điểm. Nếu chỉ đúng ở bộ phận riêng thì: TN (0,5đ); CN (0,25đ); VN (0,25đ).

Bài 3: (3 điểm) HS xác định được câu sau đây có dấu phẩy dùng sai (mỗi câu thừa một dấu phẩy). Câu 1, 2, 4, 5.

Đoạn văn đúng như sau: Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Theo Ngô Quân Miện HS chỉ ra được các dấu phẩy đặt sai vị trí cho 1,0 điểm. HS chép lại đúng đoạn văn 2,0 điểm. (Đúng mỗi câu đã sửa cho 0,5 điểm) Bài 4: (4 điểm)

Gợi ý trả lời: Đọc đoạn thơ, ta thấy tác giả đã nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Đây là một “cánh diều biếc” thả trên cánh đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ, thú vị trên quê hương. Kia là “Con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng mà lắng đọng. Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đaẽ và sâu sắc.

- HS nêu được ý cơ bản trên thông qua từ ngữ cụ thể , diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc cho tối đạ điểm 4,0đ.

- Tùy theo mức độ có thể cho ở mức thấp hơn 3,4; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 0,5đ. Bài 5: (6 điểm)

a. Yêu cầu chung: - Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh). - Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lý.

Page 5: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

5

- Diễn đạt trôi chảy, lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc, trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.

b. Yêu cầu cụ thể: - HS đáp ứng được các yêu cầu chung nói trên và một số yêu cầu cụ thể dưới đây.

+ Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích nhất (Cây đa hoặc cánh đồng, mái đình, dòng sông,…) + Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc cụ thể thành những ý riêng)

- HS nêu được các ý cơ bản nêu trên, diễn đạt mạch lạc, có cản xúc cho điểm tối đa. - Tùy theo mức độ có thể cho ở mức độ thấp hơn: 5,5; 5,0; 4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0.

Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài là 1 điểm.

Page 6: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

6

ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 90 phút

Bài 1: (3 điểm) A/ Điền chữ (tiếng) thích hợp bắt đầu bằng d, gi, hoặc r vào ô trống: a. Nam sinh …….trong một…….đình có truyền thống hiếu học. b. Mấy bác thợ xây làm việc trên…….giáo. c. Bố mẹ…….mãi, Nam mới chịu dậy tập thể……. d. Ông ấy nuôi chó…….để…….nhà. e. Tớ vừa…….tờ báo ra, đang đọc…….thì có khách. B/ Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? a. Nam có 10 quyển sách vở. b. Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé!

Bài 2: (2 điểm) Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

Mảnh sân trắng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.

Theo em. ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây: - Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy - Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy

Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao? Bài 3: (6 điểm)

Khi viết văn miêu tả, người viết thường sử dụng cách nói nhân hóa (tức là gán cho vật những tình cảm, tính chất của người). Em hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):

a. Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống. b. Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển. c. Mấy con chim hót ríu rít trên cây. d. Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi.

Bài 4: (8 điểm) Em hãy viết thêm phần mở đầu và phần diễn biến của câu chuyện cho phần kết thúc sau:

Mặt trời và gà trống ………….. Từ bấy trở đi, sáng sớm, mỗi khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời tươi cười hiện ra, phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.

Page 7: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

7

ĐÁP ÁN Bài 1: (3 điểm)

A/ Học sinh điền đúng theo yêu cầu được 1đ, sai mỗi chỗ trừ 0,1đ. a. Nam sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. b. Mấy bác thợ xây làm việc trên giàn giáo. c. Bố mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy tập thể dục. d. Ông ấy nuôi chó dữ để giữ nhà. e. Tớ vừa giở tờ báo ra, đang đọc dở thì có khách.

B/ (2đ) Học sinh trả lời được ở câu a (Nam có 10 quyển sách vở), từ sách vở có nghĩa tổng hợp, nên không đứng sau từ quyển. Có thể sửa lại: Nam có 10 quyển sách. Ở câu b (Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé!), từ sách không kết hợp trực tiếp với từ chỉ số lượng “ba”, trước từ sách thường có một danh từ chỉ loại như: quyển, cuốn (tạo thành: quyển sách, cuốn sách). Có thể sửa lại: Mẹ mua cho con 3 quyển sách (hoặc: cuốn sách), mẹ nhé. Mỗi ý đúng được 1đ.

Bài 2: 2đ. Học sinh phân tích được ý nghĩa của hai cách ngắt nhịp:

- Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả ánh trăng đều “chất đầy”, đều tràn ngập. Cảnh tượng này gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/lúc chất đầy) thì gợi ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy: 1,5đ

- Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn: 0,5đ Bài 3:

6đ. HS viết đúng theo yêu cầu diễn đạt được theo ý đã cho bằng hình ảnh nhân hóa làm cho câu văn thêm sinh động. Mỗi ý đúng được 1,5đ.

VD: a. Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống. Một luồng gió nhẹ thoảng qua mang theo chiếc lá vàng vừa rời

thân cây rơi xuống. Chiếc lá vàng chao lượn trong không gian như còn luyến tiếc khung trời rộng, như muốn nhìn lần cuối thân cây đã từng ấp ủ lá bao ngày, như lưu luyến từ giã đám lá còn xanh.

b. Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển. Gặp những ngày mưa lũ, con sông mang dòng nước đỏ phù sa và ngầu bọt, réo sôi, vội vã lao đi như muốn đưa nhanh sức mạnh thừa thải đổ ra biển.

c. Mấy con chim hót ríu rít trên cây. Mấy chú chim ríu ra ríu rít trò chuyện huyên náo trên cành cây. d. Mỗi ngày, một tờ lịch bọ bóc đi. Cứ mỗi ngày, lịch lại thay một khuôn mặt mới, rạng rỡ và vui vẻ.

Vào ngày chủ nhật, lịch thay chiếc áo giản dị hằng ngày bằng màu sắc đỏ tươi, làm ửng hồng cả trang giấy trắng tinh. Mỗi lần đưa tay lên bóc tờ lịch, em cảm thấy như nó quyến luyến vì phải từ biệt ngôi nhà yêu dấu của nó để ra đi.

Bài 4: Nội dung: Yêu cầu HS kể tiếp được phần mở đầu và diễn biến theo mạch văn của phần kết thúc đã cho về việc đấu tranh giữa các con vật khi được phân công đi tìm mặt trời. Khi không con vật nào chịu đi thì gà trống xung phong đi tìm mặt trời với bao khó khăn gian khổ và cuối cùng gà trống cũng tìm được mặt trời cho vạn vật và từ đó đến nay mỗi khi gà trống gáy là lúc đó gà trống gọi ông mặt trời dậy.

Điểm 7,8: Đúng thể loại, nội dung khá phong phú, diễn đạt khá trôi chảy, câu văn có hình ảnh, sử dụng câu từ chính xác. Song trình bày chưa đẹp còn mắc từ 3 đến 5 lỗi chính tả. Điểm 5,6: Còn lúng túng về nội dung diễn đạt chưa thoát ý của bài còn mắc khoảng 10 lỗi chính tả và dùng từ. Điểm 1,2: Tùy theo mức độ trên mà GV cho điểm cho phù hợp.

Chữ viết đẹp còn mắc 5 lỗi chính tả: 1đ. Nếu sai từ 5 lỗi trở lên, còn dập xóa không cho điểm.

Page 8: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

8

ĐỀ SỐ 4 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Bài 1: (1 điểm) Em hiểu thế nào là quyền rơm vạ đá, quyền cao chức trọng. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó?

Bài 2: (1 điểm) Nêu cách hiểu khác nhau trong từng câu sau:

a. Đoàn tàu chở ô tô sơn xanh. b. An, Huy đi với Hoàn nhé!

Bài 3: (1,5 điểm)Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu sau: a. Người phụ nữ ít duyên ấy gò má cao, đôi mắt hẹp và dài, mái tóc khô xác và đỏ quạch. b. Sở dĩ Nguyễn Đình Thi nhận ra cái chớm lạnh của một buổi sớm mùa thu là vì ông có sự nhạy cảm

và tinh tế của một nhà thơ tài hoa. c. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình

yên và thanh thản. Bài 4: (1 điểm)

Đặt câu có từ “khỏe” giữ các chức vụ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ và bổ ngữ. Bài 5: (1.5 điểm)

Đọc đoạn thơ: “Tiếng dừa làm diệu nắng trưa ,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”. (Trích: Cây dừa – Trần Đăng Khoa).

Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật miêu tả được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên? Với cách miêu tả đó giúp em cảm nhận như thế nào về cây dừa.

Bài 6: (2 điểm) Một đêm em nằm mơ thấy mình bị lạc vào rừng, vào thế giới thần tiên, kì diệu. Em hãy kể lại giấc mơ ấy.

Page 9: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

9

ĐÁP ÁN Bài 1: (1 điểm)

+ Quyền rơm vạ đá: Quyền hành thì ít trách nhiệm thì nặng 0,25đ + Quyền cao chức trọng: Chức vụ quan trọng và quyền hành lớn (thường nói về xã hội cũ)

0,25đ

Đặc câu: (VD) + Cụ Nam thường bảo: “Làm cái chức Trưởng thôn chỉ là quyền rơm vạ đá thôi!

0,25đ

+ Cụ Lý quyền cao chức trọng, đi đâu cũng được mọi người kính nể 0,25đ Lưu ý: Học sinh có thể đặt câu khác, đúng ngữ pháp, nghĩa trong sáng và rõ nghĩa vẫn cho điểm.

0,25đ

Bài 2: (1 điểm)

a. “Đoàn tàu chở ô tô sơn xanh”. Có hai cách hiểu: + Đoàn tàu / chở ô tô sơn xanh (ô tô có màu sơn xanh)

0,25đ

+ Đoàn tàu chở ô tô/sơn xanh (đoàn tàu được sơn màu xanh) 0,25đ b. “Anh, Huy đi với Hoàn nhé!”. Có 3 cách hiểu:

+ An/ Huy đi vối Hoàn nhé! (An ơi, Huy đi với Hoàn nhé!) + An, Huy/ đi với Hoàn nhé! (An và Huy cùng đi với Hoàn nhé!)

0,3đ

+ An, Huy đi với/ Hoàn nhé! (Cho An và Huy đi với, Hoàn nhé!) 0,2đ Bài 3: (1,5 điểm)

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu sau: Người phụ nữ ít duyên ấy/ gò má cao, đôi mắt hẹp và dài, mái tóc khô xác CN VN và đỏ gạch.

0,5đ

Sỡ dĩ Nguyễn Đình Thi/ nhận ra cái chớm lạnh của một buổi sớm mùa CN1 VN1 thu//là vì ông/ có sự nhạy cảm tinh tế của một nhà thơ tài hoa. CN2 VN2

0,5đ

Thấp thoáng/ những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng// những cây tre/ VN1 CN1 CN1 lâu nay vẫn đứng yên, bình yên và thanh thản. VN2

0,5đ

Bài 4: (1 điểm) HS đặt đúng mỗi câu cho 0,2đ Khỏe// là điều mà ai cũng ước mơ. (giữ chức vụ chủ ngữ) Bạn Nam//rất khỏe. (giữ chức vụ VN) Vì to, khỏe, con trâu đó đã giành chức vô địch. (giữ chức vụ TN) Con trâu khỏe nhất đã đạt giải. (Giữ chức vụ ĐN) Bạn Nam ăn rất khỏe. (giữ chức vụ BN)

Bài 5: (1,5 điểm) Nêu được biện pháp nghệ thuật nhân hóa 0,25đ Đưa ra được những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây dừa như con người: tiếng dừa, gọi, múa réo, đứng canh, đủng đỉnh…

0,25đ

Nêu được cảm nhận của bản thân em về cây dừa: Cây dừa thật gần gũi, gắn bó với con người, cây dừa đã điều hòa được khí hậu, là nơi tụ hội của chim muông, cây dừa đã làm đẹp cho quê hương đất nước. Hình ảnh về cây dừa cũng là biểu tượng của con người Việt Nam nói chung, con người miền Nam nói riêng.

0,75đ

Biết cách sắp xếp ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh 0,25đ

Page 10: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

10

Lưu ý: Học sinh có thể vừa bình vừa lồng cảm xúc nhưng phải nêu bật nội dung của khổ thơ và cảm nhận về cây dừa. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh trừ 0,25 điểm ở từng nội dung.

Bài 6: (2 điểm) Học sinh viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đủ số câu quy định, có cấu trúc mạch lạc. - Nội dung: Viết đúng thể loại văn kể chuyện (Kể lại giấc mơ của mình) - Dùng từ chính xác, câu văn trong sáng, ý văn liên kết. - Bài viết có cảm xúc hồn nhiên.

(Tùy mức độ làm bài của HS cho từ 0 – 2đ)

Page 11: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

11

ĐỀ SỐ 5 Thời gian làm bài: 90 phút

Bài 1: Viết lại 5 câu tục ngữ có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng. Bài 2:

Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp các từ trên thành hai nhóm theo hai cách:

a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy). b. Dựa vào từ loại (danh từ, động từ, tính từ).

Bài 3: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:

a. Sáng sớm, bà con trong các thônđã nườm nượp đổ ra đồng. b. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng. c. Sau những cơn mưa mùa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên

khắp các sườn đồi. d. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái

cây trĩu xuống từ hai phía cù lao. Bài 4:

Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau: Chú ý chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu.

a) Vì bão to nên cây không bị đổ. b) Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.

Bài 5: Trong bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng, Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,

Như dân làng bám chặt quê hương. Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ của người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?

Bài 6: Viết bài văn ngắn khoảng 20 dòng tả lại một bữa cơm thân mật, đầm ấm trong gia đình.

Page 12: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

12

ĐÁP ÁN Bài 1:

5 câu tục ngữ, ca dao: - Ăn trông nồi, ngồi trong hướng. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Đi đâu mà vội mà vàng

Mà vấp phải đá mà quàng phải dây. - Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. Bài 2:

Sắp xếp như sau: a) Dựa vào cấu tạo (cách 1) - Từ đơn: vườn, ngọt, ăn. - Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng. b) Dựa vào từ loại (cách 2) - Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn. - Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn. - Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt.

Bài 3: Xác định như sau:

a) Sáng sớm, / bà con trong các thôn/ đã nườm nượp đổ ra đồng. TN CN VN

b) Đêm ấy, / bên bếp lửa hồng, / ba người / ngồi ăn cơm với thịt gà rừng. TN1 TN2 CN VN

c) Sau những cơn mưa mùa xuân, / một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát / trải TN CN ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. VN

d) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, / người nhanh tay/ có thể với TN CN lên hái được hững trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao. VN

Bài 4: Chữa lại các câu theo hai cách như sau:

a) Vì bão to nên cây không bị đổ. - Cách 1: Tuy bão to nhưng cây không bị đổ. (thay bằng cặp từ: Tuy …nhưng…) - Cách 2: Vì bão to nên cây bị đổ. (bớt từ “không”, thay đổi nội dung) b) Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. - Cách 1: Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. (thay từ “nhưng” bằng từ “thì”, thay từ “vẫn”

bằng từ “không”, chỉnh nội dung) - Cách 2: Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ. (thay từ “nhưng” bằng từ “thì”, thay từ “vẫn”

bằng từ “không”, chỉnh nội dung) Bài 5:

Qua bài thơ, ta thấy được những điều đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ (qua hình ảnh cây dừa trong bài thơ):

- Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngnag, tự hào trong chiến đấu.

- Câu Lá vẫn xanh rất mựa dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.

Page 13: 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TI NG VI T L P 5 (CÓ ĐÁP ÁN …giaidethi24h.net/upload/filemau/311298342338_42-de-thi-hoc-sinh...(CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) ĐỀ S ... Em hãy giải

13

Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương ý nói phẩm chất

kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương miền Nam.