12
KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Việt Nam tham gia tích cực các trụ cột cộng đồng ASEAN Miên man rượu cần Bon Đưng Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 350 - 4852 THỨ BẢY, NGÀY 12/8/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tích cực tham gia có trách nhiệm đối với công tác người có công với cách mạng TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh 3 Âm vang mùa thu Cách mạng Tháng Tám... 6 Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ASEAN và 22 năm Việt Nam tham gia ASEAN tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Tư liệu Người lính cá biệt 5 Truyện ngắn: NGUYỄN THANH HƯƠNG 202,5 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương và Lâm Đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới đã được phân bổ cho các địa phương. Nguồn: UBND tỉnh T hời gian qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và công tác người có công với cách mạng được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong cả nước triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công với cách mạng được mở rộng. Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng. Đời sống của gia đình người có công không ngừng cải thiện. Nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác người có công với cách mạng vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận người có công vẫn chưa được xác nhận; số liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định danh tính còn nhiều. Việc huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công còn hạn chế. Một số nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ xuống cấp chưa được quan tâm tu bổ, tôn tạo. Đời sống của một bộ phận gia đình có công còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng khai man hồ sơ, trục lợi chính sách vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong xã hội. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện tốt hơn nữa công tác người có công với cách mạng; phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, ngày 19/7/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 14-CT/TW về “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng”...

3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Việt Nam tham gia tích cực các trụ cột cộng đồng ASEAN

Miên man rượu cần Bon Đưng

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 350 - 4852THỨ BẢY, NGÀY 12/8/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tích cực tham gia có trách nhiệm đối với công tác người có công với cách mạng TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh

3

Âm vang mùa thu Cách mạng Tháng Tám...

6

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ASEAN và 22 năm Việt Nam tham gia ASEAN tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Người lính cá biệt5Truyện ngắn:

NGUYỄN THANH HƯƠNG

202,5 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương và Lâm Đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới đã được phân bổ cho các địa phương.

Nguồn: UBND tỉnh

Thời gian qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và công tác người có công với cách mạng được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính

quyền trong cả nước triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công với cách mạng được mở rộng. Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng. Đời sống của gia đình người có công không ngừng cải thiện. Nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác người có công với cách mạng vẫn còn những hạn chế nhất

định. Một bộ phận người có công vẫn chưa được xác nhận; số liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định danh tính còn nhiều. Việc huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công còn hạn chế. Một số nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ xuống cấp chưa được quan tâm tu bổ, tôn tạo. Đời sống của một bộ phận gia đình có công còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng khai man hồ sơ, trục lợi chính sách vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong xã hội.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện tốt hơn nữa công tác người có công với cách mạng; phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, ngày 19/7/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 14-CT/TW về “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng”...

Page 2: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

2 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Tích cực tham gia... TIẾP TRANG 1

... Ban Bí thư đã đề ra một số nhiệm vụ yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Theo đó, có một số nhiệm vụ trọng tâm:

Trước hết, phải lãnh đạo và chỉ đạo, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công. Xác định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác người có công. Nghiên cứu, ban hành Pháp lệnh thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành. Rà soát,

hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách người có công, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu, thực hiện chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam đang định cư ở nước ngoài; chính sách đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học; người tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1974-1975 nhưng chưa đủ thời gian được cấp huy chương.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, đẩy nhanh tiến độ xác nhận người có công, giải quyết hồ sơ tồn đọng, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và không để sót. Phấn đấu đến năm 2020, giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng; từng bước rà soát, phân loại và có hướng giải quyết đối với các đối tượng người có công còn tồn đọng ở cấp cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Kết hợp việc bố trí ngân sách nhà nước với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác người có công với cách mạng. Gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công…

Một nhiệm vụ quan trọng nữa là phải bằng việc làm thiết thực, hiệu quả, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia có trách nhiệm đối với công tác người có công và phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ, kịp thời biểu dương khen thưởng các thương binh, bệnh binh và gia đình người có công phát huy truyền thống tốt đẹp, tự nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. LAN HỒ

Trợ giá nhiều loại giống cây trồng vùng ven Đà Lạt

Các khu vực nông nghiệp vùng ven thành phố Đà Lạt như xã Xuân Thọ, xã Tà

Nung vừa được phê duyệt trợ giá nhiều loại giống cây trồng trong mùa mưa năm 2017, nhằm nâng cao thu nhập cho nông

dân trên một đơn vị diện tích đất. Cụ thể ở xã Xuân Thọ được trợ giá

20.000 cây giống bơ ghép (20 ha) và gần 98.000 cây giống hoa cát tường (hơn 0,3 ha). Xã Tà Nung được trợ giá hơn 1.060

cây bơ ghép (hơn 10,6 ha) và gần 9.250 cây giống cà phê robusta thực sinh (8,4 ha).

Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ mỗi cây giống bơ ghép, cà phê robusta,

hoa cát tường với các mức lần lượt 25.000 đồng, 2.500 đồng và 990 đồng/cây. Người

sản xuất đối ứng nguồn vốn tương ứng với mỗi cây vừa nêu là 15.000 đồng, 500

đồng và 660 đồng. Riêng hộ đồng bào dân tộc thiểu số được trợ giá 100% cây giống.

VŨ VĂN

Xử phạt 56 trường hợp vi phạm về phòng cháy chữa cháy

Thông tin từ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy (Phòng PCCC số 2), từ đầu

năm đến nay, đơn vị kiểm tra an toàn PCCC tổng số 571 lượt cơ sở, trong đó kiểm tra

4 chuyên đề (chuyên đề chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng, khách sạn,

chung cư cao tầng; chuyên đề về rừng và các cơ sở khai thác chế biến lâm sản;

chuyên đề các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở kết hợp cho khách lưu trú du lịch,

biệt thự du lịch, nhà trọ; chuyên đề các cửa hàng kinh doanh xăng dầu) với 318 lượt cơ

sở và kiểm tra định kỳ 253 lượt cơ sở.Qua kiểm tra đã phát hiện 489 tồn tại

thiếu sót về PCCC, chủ yếu các lỗi hồ sơ quản lý PCCC không đầy đủ, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chưa tốt và duy

trì hoạt động phòng cháy cơ sở... Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC được tăng cường, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp

luật các trường hợp vi phạm về phòng cháy chữa cháy theo quy định. Theo đó,

cơ quan chức năng đã tham mưu ban hành 56 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

đối với 56 trường hợp với tổng tiền phạt 267,35 triệu đồng.

HOÀNG YÊN

CÁT TIÊN: Thăm hỏi, tặng quà 20 gia đình có người bị nhiễm chất độc dioxin

Ngày 8/8, huyện Cát Tiên đã đến thăm hỏi, tặng quà 20 gia đình chính sách, có

người bị nhiễm chất độc dioxin trên địa bàn.Qua đó, lãnh đạo Huyện ủy Cát Tiên đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình là nạn nhân chất độc dioxin tại các xã Mỹ Lâm, xã Gia Viễn và thị trấn Cát Tiên. Ngoài ra, lãnh đạo huyện Cát Tiên còn đến thăm, tặng quà các gia đình chính

sách có người bị nhiễm chất độc dioxin ở xã Tiên Hoàng và xã Đồng Nai Thượng.

Được biết, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cát Tiên là địa bàn có vị trí chiến lược về mặt quân sự và là nơi

đóng chân của Khu ủy Khu VI. Quân và dân Khu VI đã đoàn kết, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, anh dũng chiến đấu góp phần giải phóng hoàn toàn miền

Nam, thống nhất đất nước.TRỊNH CHU

ĐƠN DƯƠNG: 8 giờ truy bắt đối tượng trộm xe trong đêmNgày 8/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra

Công an huyện Đơn Dương ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra đối với Nguyễn Quốc Tiến (SN 1989, thường trú tại Lộc Đức, Bảo Lâm, Lâm Đồng) về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, vào lúc 20h05 ngày 1/8, Công an xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương nhận được tin báo của ông Trịnh Nguyễn Vinh, trú tại Lạc Xuân, Đơn Dương, Lâm Đồng về việc bị mất 1 chiếc xe mô tô hiệu Honda Air Blade, biển kiểm

soát 49F1-18039 khi dựng trước nhà một người quen.

Sau khi nhận được tin báo trên, Công an huyện Đơn Dương đã khẩn trương triển khai lực lượng chốt chặn trên tất cả các tuyến đường ra khỏi huyện, đồng thời sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành truy tìm đối tượng. Đến 4h sáng ngày 2/8, tổ trinh sát phát hiện một thanh niên khả nghi đang điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 49F1-18039 chạy theo hướng xã Tu Tra (Đơn Dương) về huyện Đức

Trọng. Bị lực lượng công an truy đuổi, đối tượng tăng ga bỏ chạy đến đường cao tốc thuộc địa bàn xã Liên Hiệp (Đức Trọng) rồi bỏ xe chạy lên một đường mòn gần đó thì bị khống chế, bắt giữ.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Quốc Tiến khai nhận, do thiếu tiền tiêu xài nên đối tượng đã nảy sinh ý định trộm cắp và đến gây án trên địa bàn huyện Đơn Dương. Hiện Công an huyện Đơn Dương đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

LÊ TIẾN

Gần 250 lao động thi tuyển đặc cách viên chứcCó tới 246 người lao động thuộc các cơ

quan, đơn vị trường học, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Đam Rông đã tham gia kỳ thi tuyển đặc cách viên chức năm 2017 do UBND huyện Đam Rông tổ chức mới đây. Để được tham gia kỳ thi này, những lao động trên đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ, có thời gian công tác liên tục tại huyện từ đủ 36

tháng trở lên không kể thời gian tập sự… Tham gia kỳ thi, các thí sinh thực hiện

2 phần thi dưới hình thức vấn đáp, gồm: kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành. Hiện ngành chức năng huyện Đam Rông đang tiến hành hoàn tất công tác tổng hợp kết quả và sẽ công bố kết quả kỳ thi trong thời gian tới.

Kỳ thi tuyển đặc cách viên chức lần

này, nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Đam Rông bổ sung đội ngũ viên chức có chất lượng tốt; đồng thời, giúp các viên chức mới được tuyển dụng yên tâm công tác và cố gắng phấn đấu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị và địa phương phát triển.

ĐAM TRỌNG

Đạ Huoai đạt tỷ lệ thu ngân sách cao nhất tỉnh Tính đến 31/7/2017, tổng thu ngân sách của

huyện Đạ Huoai được 53,6 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch cả năm, tăng hơn 42% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thuế quản lý đã thu được 51,6 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch cả năm, tăng hơn 41% so cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với 12 huyện, thành trong toàn tỉnh thì hiện nay, huyện

Đạ Huoai đạt tỷ lệ thu ngân sách cao nhất và cao hơn tỷ lệ bình quân chung toàn tỉnh 30%.

Để đạt được kết quả nói trên, ngay từ đầu năm, huyện Đạ Huoai đã tăng cường công tác quản lý thu ngân sách và chống thất thu thuế. Chi cục Thuế huyện phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn và các ngành liên quan quản

lý tốt các nguồn thu, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại và tập trung thu nợ còn tồn đọng. Mặt khác, huyện cũng đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. XL

Hội LHPN tỉnh Champasak thăm và làm việc với Hội LHPN tỉnh Lâm ĐồngThiết thực hưởng ứng kỷ niệm 50

năm Ngày thành lập ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2017) và “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017” cùng với các sự kiện 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017), từ ngày 8-11/8, Hội LHPN tỉnh Champasak - Lào đã tổ chức đoàn thăm, làm việc và học tập kinh nghiệm tại Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng nhằm góp phần vun đắp tình cảm ngày

càng tốt đẹp của 2 tổ chức Hội nói riêng và hai dân tộc Việt Nam - Lào nói chung.

Tham gia đoàn công tác có bà Vạt Sa Na Si Li Ma, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Champasak làm trưởng đoàn cùng 13 đồng chí đại diện Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Champasak - Lào.

Trước khi làm việc tại Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, Đoàn có buổi gặp mặt, chào xã giao lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng và được đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí

Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đón tiếp.

Cũng trong dịp này, 2 tổ chức Hội phối hợp tổ chức Hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Hội của 2 bên. Đây là dịp để 2 tổ chức Hội thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và cũng chính là một trong những hoạt động công tác đối ngoại trọng tâm của Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng năm 2017.

NGUYỄN THỊ THỦY

Page 3: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

3 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

AN NHIÊN

Chất lượng quốc tếĐóng chân trên địa bàn Lâm Đồng,

Ladophar là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng đã phát huy được lợi thế của vùng đất phù hợp cho nhiều cây dược liệu quý phát triển như: Astiso, Diệp hạ châu, nấm Linh chi, Đương quy, Đảng sâm… Để đáp ứng nhu cầu người dân ngày càng cao về các sản phẩm sản xuất từ dược liệu, từ năm 2013, Ladophar đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng trên diện tích hơn 10.000 m2 tại Khu Công nghiệp Phú Hội - Đức Trọng. Ở đây có 2 nhà máy, đó là nhà máy sản xuất trà thảo mộc đạt tiêu chuẩn HACCP với công suất thiết kế khoảng 800 tấn trà thảo dược/năm, được trang bị hệ thống pha chế, sấy khô và đóng gói tự động, được tổ chức một cách đồng bộ, khép kín; có hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP - WHO đảm bảo điều kiện tốt nhất để tồn trữ và bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm trong suốt thời gian lưu kho. Nhà máy thứ hai là nhà máy chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP - WHO với công suất thiết kế 180 tấn cao mềm/

Ladophar khai thác thế mạnh từ dược liệu địa phươngKhông chỉ ở Lâm Đồng mà cả vùng Tây Nguyên, Ladophar là đơn vị dẫn đầu về chế biến, tiêu thụ dược liệu và xây dựng được chuỗi phân phối dược liệu, thực phẩm chức năng, khai thác được thế mạnh từ dược liệu địa phương. Tỉ lệ mặt hàng sản xuất từ dược liệu chiếm trên 60% tổng giá trị sản lượng hàng năm.

năm, 180 tấn cao khô/năm; nhà máy được trang bị hệ thống xử lý dược liệu sạch trước khi đưa vào sản xuất, có hệ thống chiết xuất hiện đại; hệ thống cô chân không, áp suất giảm; hệ thống sấy dưới nhiệt độ thấp giúp cho việc chiết xuất cao dược liệu được tối ưu và hàm lượng dược chất đạt tối đa.

Đối với nhà máy GMP tại trụ sở công ty ở Đà Lạt đã được đầu tư dây chuyền pha chế, đóng ống và dây chuyền chiết rót, đóng nắp chai tự động cho các sản phẩm thuốc nước đảm bảo quản trị chất lượng sản phẩm đạt

tiêu chuẩn đăng ký đến tay người tiêu dùng. Song song với việc đổi mới công nghệ,

cải tiến các quy trình sản xuất, Ladophar áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để quản lý chất lượng toàn bộ tiến trình sản xuất từ khâu trồng dược liệu đến sản phẩm cuối cùng. Công ty Ladophar thực hiện theo hệ thống tiêu chuẩn Thực hành tốt (GPS) trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuốc: Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, hệ thống kho bảo quản đạt GSP, phòng kiểm nghiệm đạt

Đóng gói sản phẩm cao dược liệu được chiết xuất từ Astiso của Ladophar. Ảnh: An Nhiên

GLP, hệ thống phân phối đạt GDP, nhà thuốc đạt GPP, vùng nguyên liệu dược đạt GACP. Với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, Ladophar áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như: HACCP, ISO 22000:2005. Công ty Ladophar đã được nhận giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) năm 2016, với giải thưởng này, vị thế Ladophar được nâng lên tầm cao mới trong ngành và trong cả nước, sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Không ngừng đầu tư đa dạng sản phẩm Dược sỹ CKI Phạm Thị Xuân Hương

- Tổng Giám đốc Ladophar cho biết: Để nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu lực chữa bệnh cho các sản phẩm từ dược liệu, Ladophar chú trọng công tác nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến và đổi mới công nghệ. Công ty đã liên kết với các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học để chuyển những kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân, như đã nhận chuyển giao quy trình chiết xuất Diệp hạ châu đắng của các chuyên gia ở Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh với tỉ lệ hoạt chất cao, tăng chất lượng sản phẩm hơn hẳn các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho bà con nông dân ở Cát Tiên...

MINH ĐẠO

Tăng trưởng xanh - cơ sở để phát triển bền vững TTX là chương trình toàn diện, tạo ra

hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang tiếp cận xu hướng tiến bộ này. Với Lâm Đồng, là tỉnh có rừng đầu nguồn lớn ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực hạ du sông Đồng Nai; có vùng tiểu khí hậu đặc trưng nên để phát triển thành một trong những trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước. Mặt khác, Đà Lạt còn là trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng lớn mang tầm khu vực. Vì vậy, vấn đề TTX trở thành một trong những định hướng chiến lược quan trọng đối với địa phương Lâm Đồng. Mục đích nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

TTX là xây dựng nền kinh tế xanh, là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính; đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội. TTX là nhân tố

Bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanhBảo vệ môi trường hiện nay đang ngày càng chịu nhiều áp lực từ phát triển nền kinh tế. Vì vậy, tăng trưởng xanh (TTX) là sáng kiến của thế giới, cũng là tất yếu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường và là định hướng chiến lược phát triển bền vững.

xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới; đồng thời là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.

Nhanh chóng tiếp cận với chương trình TTX, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về TTX thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” cùng “Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014-2020”. Mục tiêu chung là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội... Theo đó, xu thế phát triển theo các định hướng là “xanh hóa sản xuất”; “xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu

dùng bền vững”.

Và chiến lược bảo vệ môi trường Để góp phần hiện thực hóa TTX, Việt

Nam đặt ra những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020: tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định 60%; đô thị loại IV, loại V và các làng nghề đạt 40%; cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%; tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg; diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35 - 45%; tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%.

Song hành với đó, bên cạnh Luật Bảo vệ

môi trường, năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Đa dạng sinh học là hành lang pháp lý quan trọng. Cùng đó là hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh bảo vệ môi trường khá bao quát, như Nghị quyết 41-NQ/TW và Nghị quyết số 24-NQ/TW; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt là Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, cùng nhiều chương trình, chiến lược, kế hoạch chuyên ngành khác...

Theo cách hiểu nền kinh tế hiện đại, khi kinh tế phát triển tốt cũng có nghĩa là đã giải quyết đồng thời cả vấn đề xã hội và môi trường. Nếu có chăng mâu thuẫn thì nó nảy sinh từ việc lựa chọn mô hình phát triển. Vì vậy, giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng việc lựa chọn mô hình TTX. Và để hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường theo hướng TTX, cần nhiều giải pháp mạnh về lĩnh vực môi trường, từ đầu tư, cộng đồng cùng vào cuộc đến áp dụng nghiêm các chế tài...

Với Lâm Đồng, 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có tổng diện tích gieo trồng hơn 303.695 ha; dự kiến cả năm hơn 361.004 ha, tăng 1,67% so với năm 2016. Trong đó, có khoảng 45.000 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 16,9% tổng diện tích gieo trồng. Về trồng rừng, năm 2016, toàn tỉnh trồng được 733,32 ha/1.025,3 ha rừng, đạt 71,5% kế hoạch năm. Chăm sóc rừng trồng các năm đạt 100% kế hoạch giao với 2.034,4 ha.

Năm 2017, kế hoạch toàn tỉnh sẽ trồng rừng 2.783 ha; chăm sóc rừng trồng các năm 7.357ha; cùng đó là kế hoạch trồng cây phân tán, cây che bóng với 89.443 cây...

Đà Lạt là một trong 15 đô thị ở Việt Nam được chọn thí điểm xây dựng tăng trưởng xanh. Ảnh: M.Đạo

XEM TIẾP TRANG 11

XEM TIẾP TRANG 11

Page 4: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

4 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: NGUYỄN THANH HƯƠNG

- Các cậu có biết vì sao tớ nghiện thuốc lào không?

- Thì quê cậu ở Tiên Lãng - Hải Phòng, nổi tiếng về trồng thuốc lào. Trồng thuốc thì tha hồ mà hút chứ sao!

- Không phải thế đâu!- Thế thì vì cái gì?- Vì lúc mới sinh ra, từ khi bú

mẹ, hai đầu vú của mẹ tớ đã có mùi thuốc lào. Hơn một tuần lễ bị sặc vì mùi thuốc, nhưng tớ nghĩ không bú thì sống bằng gì. Thế là bú mãi thành quen.

Cả đám lính trẻ hơn chục anh ngơ ngác, chưa hiểu sao. Có cậu nói luôn: thế thì ai bôi thuốc lào vào đầu vú của mẹ cậu?

- Nói thế mà chưa hiểu à?Đám lính trẻ im lặng một lát rồi

tất cả cùng cười phá lên thật lâu. Ha ha ha hiểu rồi, đồ quỷ sứ!

Người kể chuyện vì sao nghiện thuốc lào tên là Bào. Lại là anh chàng Bào, lính mới được bổ sung vào Trường Sơn tháng 5/1972, thuộc biên chế tiểu đội 1, trung đội 1 mà tôi là trung đội trưởng.

Ở Trường Sơn, không có văn bản nào quy định bao nhiêu thời gian sẽ là lính cựu, lính mới, nhưng ở trung đội công binh của tôi, anh nào gỡ phá bom mìn của giặc nhanh, gọn thì được gọi là lính cựu. Bào mới vào 2 tháng, nhưng kinh nghiệm phá bom nổ chậm của anh không thua những người lính đã ở đây hai, ba năm.

Trông hình thức bên ngoài, anh chàng có vẻ yếu ớt: người thanh mảnh, da trắng nhưng không phải là trắng hồng, vẻ thư sinh. Mà thật ra, Bào là sinh viên năm thứ ba, đại học tổng hợp văn, tạm xếp bút nghiên lên đường ra trận như hàng ngàn sinh viên cùng thời với mình khi đất nước có giặc ngoại

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Ngày 8/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt “Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (1967-2017)”.

Kể từ năm 2017, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2017, cùng phát hành một loại tem mới - “Tem ASEAN”, thể hiện về một chủ đề chung do các nước thành viên đề xuất và lựa chọn. Đồng thời, trên mẫu tem của các nước ASEAN sẽ có logo “ASEAN Post” cùng với hình ảnh

đặc trưng của quốc gia mình. Chủ đề “Tem ASEAN” năm

2017 là quốc hoa. Bộ tem của Việt Nam được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng và sự phối mầu, thể hiện hoa sen hồng là quốc hoa của Việt Nam, nền tem là hình ảnh trống đồng và logo “ASEAN Post” ở phía trên.

Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (1967-2017) của Việt Nam do họa sỹ Tô Minh Trang, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Tem gồm một mẫu có giá mặt là 3.000 đồng.

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN

GIA KHÁNH

Theo ông Phan Đình Đồng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Di Linh,

ngay trong đầu hè, Phòng đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn thuộc Phòng quản lý tích cực tu sửa cơ sở vật chất, nâng cấp cảnh quan sân trường để chuẩn bị cho năm học mới 2017 - 2018 đang đến.

Cùng đó, vì là huyện có đông đảo học sinh người dân tộc thiểu số nên ngay từ đầu hè, Phòng Giáo dục Di Linh yêu cầu các trường học tại các xã có học sinh dân tộc thiểu số phải mở các lớp tăng cường tiếng Việt trong hè. Đến nay, Di Linh đã mở tổng cộng 33 lớp tăng cường tiếng Việt cho 867 học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Các trường học trong hè cũng đã tổ chức các lớp ôn tập văn hóa cho học sinh có học lực yếu cũng như mở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.

Để bổ sung đội ngũ giáo viên của huyện, trong hè, Phòng GDĐT Di Linh cũng mở cuộc thi tuyển giáo viên nhằm tuyển 330 chỉ tiêu cho năm học 2017 - 2018.

Những năm gần đây, Di Linh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện.

Với bậc học mầm non, mạng lưới trường lớp theo Phòng GDĐT huyện cho biết, đến nay đã phủ đều trên 19/19 xã, thị trấn của huyện. Tất cả các trường mầm non trên địa bàn đều thực hiện bán trú, có y tế trường học, có chương trình sữa học đường; hầu hết đều nỗ lực cải thiện chất lượng bữa ăn cho học sinh nhằm giảm tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, nhất là trong các xã vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số.

Di Linh cho đến nay thực hiện khá tốt việc huy động trẻ ra lớp cũng như chuẩn bị tiếng Việt cho

Trong nhiều năm nay, Giáo dục Di Linh đã có những nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn. Ở thời điểm này, huyện đang tích cực chuẩn bị cho năm học mới.

Di Linh nỗ lực nâng chất lượng giáo dục toàn diện

trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các xã khó khăn. Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ được thực hiện thường xuyên và khá hiệu quả. Trong năm học 2016 - 2017 vừa qua, hầu hết trong gần 2.100 cháu người dân tộc thiểu số học tại các trường mẫu giáo, mầm non đều có khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày.

Trong bậc tiểu học, Phòng chỉ đạo thực hiện khá hiệu quả các nội dung đổi mới giáo dục tiểu học, đồng thời xây dựng các trường tiểu học điểm để nhân rộng các hoạt động chuyên môn. Huyện cũng thực hiện tốt việc dạy học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục ở 25 trường, đồng thời mở rộng việc dạy và học tiếng Anh theo đề án cùng tiếng Anh tự chọn.

Với bậc THCS, điểm nổi bật của Di Linh trong năm học qua chính là việc triển khai rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh đến tất cả các trường học trên địa bàn. Tổng cộng có 49 dự án của 23 trường trong toàn huyện dự thi giải cấp huyện, tăng gần gấp đôi so với

năm học trước, trong đó có cả các trường vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn như Sơn Điền, Gia Bắc, Đinh Trang Thượng. Trong 3 dự án của huyện tham gia cấp tỉnh có 2 dự án được giải.

Phòng GDĐT chỉ đạo các trường học trên địa bàn tùy thuộc điều kiện cơ sở vật chất của mình, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cao nhất có thể. Năm học 2016 - 2017 vừa qua, Di Linh có 24 trường tiểu học và 2 trường THCS thực hiện dạy 2 buổi/ngày với trên 12.000 học sinh.

Theo ông Phan Đình Đồng, Phòng cũng chú ý nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của huyện thông qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên hằng năm, qua các chuyên đề, hội giảng, thao giảng, thi tay nghề; khuyến khích giáo

viên tự học, tự nâng cao trình độ. Trong tổng số 1.980 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá theo chuẩn trong năm học vừa qua có 743 người đạt xuất sắc, 1.207 người đạt khá.

Nhiều nhiệm vụ được đặt ra cho năm học đến, trong đó Di Linh sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn; nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo môi trường học tập thuận lợi để thu hút học sinh đến trường, làm tốt công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học, nhất là trong các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mẫu giáo Sơn Điền - xã vùng sâu của Di Linh đang được xây dựng với tổng kinh phí 8 tỷ đồng.

Ảnh: N.Brừm

DI LINH: Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng văn hóa nông thôn mới cho 220 cán bộ

Trong 3 ngày qua, Sở VH-TT-DL đã phối hợp cùng UBND huyện Di Linh tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên đề Văn hóa nông thôn mới với sự tham dự của 220 cán bộ làm công tác văn hóa, huyện, xã, các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Dự lớp bồi dưỡng, các học viên đã được học tập các nội dung: Khái quát hệ thống văn bản quy định triển khai nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới và văn hóa nông thôn mới; các vấn đề về thực hiện nếp

sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; hướng dẫn quy trình xây dựng Quy chế hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong duy trì hoạt động, phát triển và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và chuyên đề kỹ năng quản lý và khai thác hiệu quả hoạt động và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của các

thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Nhiều ý kiến thảo luận, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện xây dựng văn hóa nông thôn mới cũng được đưa ra tại lớp học. Qua đó, đã giúp đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở hiểu rõ về Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới và xây dựng văn hóa nông thôn mới; nắm chắc cách thức tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở, không ngừng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới. QUỲNH UYỂN

Page 5: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

5 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Người lính cá biệt

- Các câu chuyện mà tôi kể, câu thơ của tôi đọc đều là của nhân dân sáng tạo ra, sao đồng chí lại ngăn cấm tôi. Đồng chí chỉ có quyền phê bình tôi là không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không chấp hành kỷ luật quân đội mà thôi. Cười để quên đi vất vả, cười là thuốc bổ tinh thần, tiếng cười nằm trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Chỉ có… chỉ có… xin lỗi đồng chí là đối phương mới sợ tiếng cười, sợ văn hóa Việt Nam thôi, thưa đồng chí chỉ huy tôn kính!

Lạ chưa, mọi người lại vỗ tay hoan hô? Sau mấy chục phút rút kinh nghiệm công việc những ngày qua là ca hát. Lạ chưa, Bào hát rất hay những bài ca cách mạng như: Trên đỉnh Trường Sơn ta hát,

giặc sẽ cuốn xéo khỏi nước ta, và ruộng bí đao sẽ thành hố bom to đùng to đoàng! Mọi người lại cười vì cách nói, điệu bộ của Bào.

* * *Tôi ở chung hầm với Sơn, trung

đội phó của tôi. Một buổi tối, vì mưa to, chúng tôi không đến với đồng đội của mình ở các hầm khác, Sơn nói với tôi:

- Sinh viên đại học có khác, cậu ta thông làu làu sử sách cổ kim đông tây. Đêm thường kể cho anh em nghe. Nào “Tam Quốc”, “Thủy Hử”, “Hồng lâu mộng”, “Tây du ký”… rồi thì lịch sử văn minh phương Tây, văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ v.v… khá lắm.

Tôi giật mình, thì ra đâu chỉ có việc Bào tếu táo, tục tĩu mà còn… có một con người khác trong Bào. Cũng qua Sơn kể, tôi mới biết Hoàng Bào, họ tên đầy đủ của anh lính trẻ này - Hoàng là vàng, là hoàng đế, Bào là áo của Hoàng đế đấy nhé các cậu ạ - Bào nói vậy. Còn Xanh-pê-tec-bua là thành phố Lêningrát ngày nay. Tại sao là Xanh? Xanh là thánh, chứ không phải màu xanh. Rồi thì Thiên là trời, địa - đất, tử - mất, tồn - còn, tử - con, tôn - cháu, lục - sáu, tam - ba, gia - nhà, quốc - nước, tiền - trước, hậu - sau, ngưu - trâu, mã - ngựa… Nhiều lắm, đồng chí trung đội trưởng ạ. Đúng là có học vẫn hơn.

Tôi tự thấy mình hẹp hòi, nhưng cái tính ích kỷ của tôi nó bắt tôi im lặng, không thừa nhận mình yếu kém. Tôi vốn học không khá, nên 18 tuổi mới học xong lớp 7/10. Thi không đỗ lên cấp 3, tôi ở nhà làm việc ở đoàn xã. 24 tuổi, tôi được kết nạp vào Đảng và được cử giữ chức Bí thư xã đoàn. Được một năm, tôi xung phong nhập ngũ, đó là tháng 2/1971. Tôi thích vào bộ đội bởi làng tôi nhiều thanh niên nhập ngũ, lúc về phép, mặc quân phục, mũ đeo sao, trông “oách” lắm. Có cậu bằng tuổi tôi lại được mặc quần áo sỹ quan, đeo súng ngắn, oai thật.

Và rồi tôi trúng tuyển, được đào tạo 6 tháng về công binh và vào Trường Sơn. Từ chuyện của Bào, tôi thấy mình thật kém cỏi, lúc ở nhà chỉ đọc mỗi tờ “Tiền phong”, không quan tâm đến đọc, mà có muốn đọc cũng không có sách báo. Thời chiến mà, cái gì cũng hiếm.

Nghe Sơn kể về Bào, tôi thấy mình nhỏ bé quá. Người lính đâu chỉ có dũng cảm trước quân thù, dám chấp nhận hi sinh, mà còn phải có học thức, lạc quan, yêu đời. Vậy mà tôi không chịu hiểu, hay không hiểu để rồi, người ta có mặt tốt thì cố tình bỏ qua, chỉ chăm chăm tìm cho ra cái mà mình cho là xấu ở người khác…

… Ba đêm liền, tôi trằn trọc mất ngủ, rồi tôi đi đến một quyết định, sẽ năng gần gũi Bào để học hỏi những kiến thức lịch sử, văn hóa bù vào cái lỗ hổng quá lớn trong đầu mình. Tôi sẽ nói với Bào, tôi xin lỗi đồng chí vì thời gian qua tôi đã xa lánh đồng chí.

Và rồi tôi thiếp đi. Bỗng nhiên Bào đến bên tôi, Bào tươi cười đọc cho tôi nghe 3 bài thơ mới sáng tác của mình, tôi chúc mừng Bào rồi chúng tôi nói với nhau về sau này hết giặc, tôi sẽ học thêm văn hóa để phục vụ lâu dài trong quân đội,...

Bài ca Trường Sơn, Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Xe ta đi trong đêm Trường Sơn v.v… rồi Bào lại đọc những bài thơ của chính mình sáng tác, những bài thơ ca ngợi người lính cách mạng ở Trường Sơn với niềm tin tất thắng của dân tộc. Tôi buộc phải nghe bởi không thể đứng ngoài cuộc.

Hết giờ sinh hoạt mà mấy chàng lính trẻ vẫn nán lại để nghe thêm chuyện của Bào kể. Tôi bỏ về, vẫn tin là Bào lại kể chuyện tếu mà thôi.

* * *Nơi sinh hoạt của trung đội tôi

(cũng như các trung đội khác ở Trường Sơn) là chiếc hầm chữ A được ken dày bằng gỗ, đắp đất lèn kỹ, nửa nổi nửa chìm, đủ chứa

gần 40 người. Những năm tháng Trường Sơn khói lửa, các đơn vị công binh, pháo binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đóng quân cách mặt đường khoảng 200 đến 300 mét, cứ 2 người ở một hầm chữ A. Bếp ăn cũng là hầm chữ A khá rộng. Anh nuôi chia cơm cho từng người, rồi mỗi người tản một chỗ ngồi ăn đề phòng giặc ném bom. Chúng cứ nhằm vào màu xanh của rừng mà ném bởi chúng nghĩ quân ta trú ở đó. Tuy nhiên chúng không thể quên nhiệm vụ của tội ác giao cho chúng là ném bom cho nát mặt đường, không cho xe ta chở hàng, vũ khí ra trận, ngăn chặn các sư đoàn bộ binh ta trên đường mòn Hồ Chí Minh ngày đêm thẳng tiến vào Nam. Bom chúng ném đủ loại: Bom bi, bom phá, bom phát quang… Chúng ném vô tội vạ, ném như trẻ con vô thức nắm những hòn sỏi quăng từ trên cao xuống và không thể thiếu bom nổ chậm. Nó nằm ở các ngóc ngách trên dọc các tuyến đường Trường Sơn, nó nổ bất kỳ lúc nào, và vì thế, sau mỗi trận bom tạm ngừng, công binh lại ào lên mặt đường để đi tìm “kẻ thù giấu mặt nguy hiểm” - những trái bom nổ chậm, “sứ giả” của tội ác.

* * *- Ở quê tớ ấy mà, nhiều gia

đình trồng bí đao, loại bí xanh có hình dáng như trái bầu nhưng to hơn, loại này đem đến cho nhà máy sản xuất bánh kẹo làm mứt tết ngon tuyệt.

Hàng xóm nhà tớ có một ông, sáng mờ mờ ra ruộng bí đao, thấy 4 trái rất to, nằm ở giữa ruộng, ông mừng lắm, kiểu này bán cho nhà máy sản xuất bánh kẹo sẽ thu khối tiền. Ông chạy về gọi con cháu ra khiêng về, sau khi lật đi lật lại để ước lượng xem, chao ôi nó nặng đến 500 kg mỗi quả. Một giờ sau, ông cùng con cháu thất vọng vì kẻ nào đã vác trộm 4 trái bí đó, mà không biết rằng có một tổ công binh của ta đi qua, phát hiện ra đó là bom liền tháo ngòi nổ và đem đi. May quá, nếu không thì hơn ba chục người không còn thấy ngày

Minh họa: Thanh Toàn

xâm. Đó là điều đáng trân trọng. Nhưng riêng tôi không thích anh này, mặc dù anh là lính của tôi. Là trung đội trưởng lại nắm ngay tiểu đội 1, ngày đầu tiên thấy anh chàng được đưa đến, tôi đã không cảm tình bởi anh chàng mặc bộ quân phục chật cứng, người cao gầy nên trông anh như cây sào di động. Anh này đã chữa lại quần áo theo ý mình. Đã vậy, lúc nào cũng hai tay chắp sau đít, đi đi lại lại ngắm nhìn cây rừng, máy bay rồi suối chảy, cặp lông mày nhíu lại ra vẻ đang suy nghĩ một điều gì quan trọng. Điểm không thích thứ hai ở anh chàng này là anh ta luôn miệng kể chuyện tếu táo, đọc thơ có nội dung tục tĩu để mọi người cười đùa ầm ĩ, ngay cả lúc đang tập trung tháo bom nổ chậm mà máy bay Mỹ ngày nào cũng thả xuống đường Trường Sơn. Cách đọc thơ, cách nói chuyện tếu của Bào để mọi người cười, nhưng họ càng cười to, cười nhiều khi Bào diễn tả động tác mà tôi bảo thằng hề trên sân khấu.

Tôi càng bực mình là các chiến sỹ ở tiểu đội 2, 3 cũng xúm đến để nghe Bào, lắm lúc quên cả nhiệm vụ trên mặt đường hoặc cả lúc đến giờ ăn.

Là chỉ huy tôi không thể xa lánh chiến sỹ của mình nhưng với riêng Bào, tôi thật sự không thích gần gũi. Mà hình như Bào cũng biết vậy nên cũng không mặn mà gì với tôi. Đã vậy, lúc nào giáp mặt cũng “thưa đồng chí chỉ huy tôn kính” càng làm tôi khó chịu.

Có đến 6 lần sinh hoạt trung đội vào buổi tối, tôi nhắc Bào bớt nói tếu táo, kể chuyện tục tĩu đi, Bào đều đứng lên nói:

Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam (cùng với 2 nhà thiết kế khác là Sushma Patel và Catalin Botezatu) mở màn cho Tuần lễ Thời trang cao cấp New York 2017, diễn ra từ ngày 8 đến 10/9 tại New York - Mỹ với bộ sưu tập “Sen vàng.

Điểm nhấn đặc biệt của bộ sưu tập “Sen vàng” chính là những chiếc áo dài được đính các họa tiết, hoa văn dát vàng thật, kim hoàn, đá quý.

Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam có kinh nghiệm hơn 30 năm gắn liền với áo dài, được người trong giới gọi là “chú ong dệt áo dài bằng ngôn ngữ của lụa”.

Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết bộ sưu tập này hình thành từ cảm hứng về vẻ đẹp của các nàng tiểu thư đài các trong lễ cưới hỏi thời phong kiến. Các mẫu thiết kế của “Sen vàng” sử dụng hình ảnh hoa sen kết hợp cùng họa tiết rối nước dân tộc trên chất lụa đặc biệt, tạo nên vẻ đẹp bình dị mà cao sang, thuần khiết. Đỗ Trịnh Hoài Nam nổi tiếng trong giới khi nhận được khá nhiều giải thưởng chuyên ngành, như: Giải ba cuộc thi Mẫu thời trang Việt Nam lần thứ 5, giải chất liệu trong cuộc thi Grandprix 2004, tham dự chung kết giải Mercedes Benz thời trang châu Á...

Áo dài Việt ra mắt tại Tuần lễ Thời trang cao cấp New YorkNew York Couture Fashion

Week nằm trong khuôn khổ của Tuần lễ Thời trang New York, là nơi quy tụ hàng loạt nhà thiết kế, tạo mốt nổi tiếng và danh giá ở khắp các châu lục. Sự kiện này thu hút nhiều báo chí quốc tế cũng như các khách hàng VIP, doanh nhân và giới mộ điệu thời trang trên toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên, một nhà thiết kế Việt Nam mang hình ảnh áo dài và kỹ thuật từ các làng nghề truyền thống của nước ta tới một tuần lễ thời trang lớn trên thế giới.TS tổng hợp (theo baovanhoa.vn,

nld.com.vn, hanoimoi.com.vn)XEM TIẾP TRANG 11

Việt Nam giành nhiều giải thưởng tại cuộc thi Hoàng tử & Công chúa quốc tế 2017

Cuộc thi Prince and Princess International 2017 (Hoàng tử & Công chúa quốc tế 2017) là sân chơi dành cho các bé từ 4-12 tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trải qua 17 năm tổ chức, Prince and Princess International

đã trở thành một cuộc thi uy tín và có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Năm nay, 50 thí sinh đến từ 17 quốc gia đã cùng quy tụ tại Chiang Mai, Thái Lan. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia tranh tài tại cuộc thi và xuất sắc giành được

5 giải thưởng, bao gồm: Giải Nam vương thiếu nhi Âu Á 2017; Á vương thiếu nhi Hoàng tử & Công chúa quốc tế 2017; giải Phong cách thời trang ấn tượng, giải Gương mặt được yêu thích nhất ở hai hạng mục Children (Trẻ em) và Teen (Thiếu niên).

Page 6: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

6 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

KHÁNH LINH

Cộng đồng Chính trị -An ninh ASEAN (APSC) nâng hợp tác chính trị, an ninh lên một tầmcao mới Tuyên bố hòa hợp ASEAN II

(Tuyên bố Bali II) được các lãnh đạo ASEAN ký tại Cấp cao ASEAN lần thứ 9 (tháng 10/2003), xác định mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 (đẩy nhanh vào 31/12/2015); trong đó, Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) là một trụ cột (sau này đổi thành Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC). APSC có nền tảng là những thành quả hợp tác chính trị - an ninh mà ASEAN đã đạt được kể từ khi Hiệp hội được thành lập năm 1967.

Bước sang thế kỷ 21, ASEAN phải đối mặt với những thách thức cả an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, các nước ASEAN đã nhất trí tăng cường hơn

Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực.

Ra mắt bộ sách về thiên nhiên của tác giảGiải Vàng Sách hay

Tùy bút: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Hiếm có đất nước nào lại có hai mùa thu như đất nước Việt Nam ta: Mùa thu thiên nhiên và

mùa thu cách mạng. Mùa thu xanh thắm đất trời và mùa thu rạo rực lòng người. Mùa thu Cách mạng Tháng Tám như một dấu ấn mốc son lịch sử chói lọi, một bản hòa ca âm vang...

72 năm đã trôi qua nhưng chúng ta vẫn cứ ngỡ như đang được sống lại những ngày sôi nổi tưng bừng ấy. Những ngày mà nhà thơ Tố Hữu - một thi sĩ, chiến sĩ đã say đắm trong niềm vui bất tuyệt: “Ta đi dưới 4000 năm lịch sử / Hôm nay tràn hoa đỏ nhụy vàng tươi/ Ta đi đây với thế kỷ 20/ Mạch suối trẻ trong dòng người vô địch”. Cảm hứng cách mạng đã thành cảm xúc thi ca, cộng hưởng với muôn con tim cùng chung nhịp đập. Một niềm tự hào về trầm tích lịch sử quá khứ, một niềm hân hoan niềm tin vào tương lai tươi sáng. Tất cả đã hòa chung tạo nên bản giao hưởng với muôn cung bậc hội tụ lòng người. Cách mạng Tháng Tám là đỉnh cao của cao trào cách mạng qua hai cuộc diễn tập là Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) và Phong trào cách mạng dân chủ (1936-1939). Phải trải qua một chặng đường lịch sử biết bao gian khó, hy sinh; và thời cơ đã đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Và kỳ diệu thay chỉ sau 15 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ với 15 năm tuổi đời cùng với lực lượng nhỏ bé của mình khoảng 5.000 đảng viên lại tổ chức cách mạng thành công trên khắp đất nước Việt Nam. Thành công này không thể xảy ra nếu chỉ dựa vào số lượng đảng viên ít ỏi mà đến từ sự chuẩn bị kiên trì 15 năm của Việt Minh: các đảng viên cộng sản gắn bó sâu rộng với quần chúng cùng đồng cảm cộng khổ hiểu được tâm tư của nhân dân. Khi thời cơ đến Đảng đã kêu gọi hàng triệu người dân nổi dậy đoàn kết ủng hộ Việt Minh.

Chúng ta đang sống trong không khí những ngày thu thiên nhiên tươi đẹp nhất trong 4 mùa. Và từ đó cứ mỗi độ thu về lòng ta không chỉ đằm sâu hơn những tình cảm thiêng liêng mà còn bừng dậy một sức nghĩ mới, khao khát đổi mới chính mình, đổi mới đất nước. Năng lượng của Cách mạng Tháng Tám đã khơi dậy sức mạnh tiềm năng, tiềm ẩn, đã kích hoạt lòng tự hào, niềm tin của mỗi con người đối với đất nước. Một đất nước hình chữ S cuộn chảy qua bao thác ghềnh vừa mềm mại vừa quyết liệt, nhân ái tài hoa như nhà thơ Huy Cận đã khái quát: “Lưng treo gươm tay mềm mại bút hoa”. Một đất nước của thi ca, nhạc họa, của thiên nhiên bốn mùa xanh tươi nắng ấm nhiệt đới. Đất nước ấy giống như một con đê trên bán đảo lưng tựa dãy Trường Sơn sừng sững, mặt đối diện với biển Đông

sóng gió trụ vững qua bao bão táp. Đất nước ấy, những con người ấy không chỉ làm ra lịch sử mà còn nâng lịch sử lên một tầm cao mới đến với nhân loại. Lịch sử như một dòng chảy lắm khi quanh co uốn khúc, trầm luân nhưng luôn hướng về phía trước như dòng sông hướng về khát khao biển cả. Có những cuộc cách mạng tạo ra bước phát triển nhảy vọt, đem lại sự thay đổi tiến bộ “Một ngày bằng mấy trăm năm”. Cách mạng Tháng Tám là như vậy! Không chỉ oanh liệt chống ngoại xâm, không chỉ dừng ở việc giành chính quyền mà còn thay đổi sâu sắc cả cơ tầng xã hội, khai sinh ra những con người mới, dân tộc mới. Khái niệm độc lập không chỉ là lãnh thổ, là quyền tự trị, là sự lớn mạnh về tiềm năng quân sự mà còn là sự đúc kết phát triển hùng mạnh về văn hóa. Một văn hóa Việt Nam của tâm hồn con người Việt Nam từ thiên nhiên đất nước Việt Nam. Như Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” đã từng tuyên cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Âm vang dòng người cuộn chảy vùng lên cướp chính quyền của Cách mạng Tháng Tám đó là sự cuộn chảy từ tâm thức dân tộc, từ đồng bào ta con Lạc cháu Hồng cùng chung bọc trứng mẹ Âu Cơ. Từ Nam chí Bắc, thành thị đến nông thôn, miền ngược miền xuôi cùng chung ước nguyện: Độc lập, tự do. Âm hưởng của bài ca “19/8” của nhạc sỹ Xuân Oanh đắm say lòng người: “19/8 khi quốc dân căm hờn kêu thét/ Tiến lên cùng hò mau diệt tan hết quân thù chung/ 19/8 ánh sáng tự do đưa tới/ Cờ bay nơi nơi muôn ánh sao vàng”. Trong ký ức của mình nhạc sĩ Xuân Oanh nhớ lại khi ông viết bài hát này là khi cùng hòa cuộn với dòng người trong khí thế sục sôi bừng bừng. Ông vừa đi vừa âm vang cuộn chảy những dòng nhạc đầu tiên viết trên tờ báo cũ. Viết đến đâu ông hát vang đến đó và cả dòng người hát theo ông. Cho đến khi nốt nhạc cuối cùng kết thúc mới có tên ca khúc ra đời “19/8” lấy tên ngày cách mạng cướp chính quyền ở Hà Nội. Cũng như nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Huế tháng 8” - Một khúc ca trữ tình, lãng mạn độc đáo là khi ông đang đảm nhiệm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Khúc

cuối của bài thơ Tố Hữu đã mượn một thoáng siêu thực để diễn tả một cảnh thực siêu niềm vui bất tuyệt dẫn đến cơn say không còn hình ảnh thực nữa mà bay bổng tượng trưng: “Gió ơi gió hãy làm giông, làm tố/ Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi / vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi/ Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác/ Ôi thiên đường tai miên man lắng nhạc/ Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm/ Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!”. Có một bộ phim truyện khá nổi tiếng tái hiện lại không khí những ngày lịch sử này là “Sao tháng 8”. Hình ảnh ngôi sao vàng không chỉ phấp phới tung bay trên lá cờ quốc kỳ đỏ tươi, mà sao tháng 8 còn là những ngôi sao lấp lánh giữa bầu trời trong xanh mùa thu. Những ngôi sao như thân phận những con người từ “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Có thể nói cảm hứng Cách mạng Tháng Tám là cảm hứng của thời đại nhân lên gấp bội. Ở đây không phải ngẫu nhiên mà có sự giao hòa kỳ diệu của sông núi đất trời, của thắm tươi rạo rực muôn người. Sao Tháng Tám là ngôi sao chỉ đường, sáng đường và xòe ra 5 cánh như biểu tượng cho những tầng lớp công nông liên minh

Những ngày này khi trở lại Thủ đô Hà Nội, đứng trước quảng trường Nhà hát lớn trong nắng thu vàng ngọt mật ong dưới những tán cây xanh xòe rộng chấp chới bao mắt lá, tôi hồi tưởng lại cách đây 72 năm sáng ngày 19/8 hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường về đây. Và 10 giờ rưỡi cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của thanh niên tự vệ của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu đã diễn ra. Đại diện Việt Nam tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Những tấm ảnh đen trắng ngày ấy đã lưu danh vào ký ức lịch sử, ký ức của mọi người. Bắc bộ phủ vẫn còn nguyên lớp sơn, cánh cửa vào ra khép mở hằng ngày. Những dấu ấn thời gian ngày nào không thể nào phai được. Lưu giữ ký ức chính là lưu giữ tâm hồn. Lưu giữ tâm hồn chính là lưu giữ sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hóa. Tất cả rồi sẽ qua đi nhưng ký ức lịch sử của tâm hồn thì vẫn còn sống mãi. Tôi có dịp trở lại Tân Trào, đứng dưới gốc đa xòe tán

nắng xanh cổ thụ vẫn ngỡ còn nghe vọng lại những trang hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa ở chiến khu Việt Bắc. Đại tướng viết: “Trước mặt toàn thể đại biểu tham dự đại hội, trước mặt toàn thể bộ đội tập hợp dưới cờ tôi thay mặt Ủy ban khởi nghĩa tuyên đọc bản quân lệnh số 1 cho giải phóng quân”. Từ những chiến sĩ với vũ khí thô sơ cho đến những binh đoàn chủ lực hiện đại ngày nay vẫn nguyên vẹn hình ảnh “anh bộ đội Cụ Hồ”. Nguyên vẹn người chiến sĩ “từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu” đã góp phần làm nên thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám thần kỳ rung trời chuyển đất. Một cuộc khỏi nghĩa như trào dâng sóng đổ cuốn phăng đi tất cả tàn dư của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước” được ông viết từ năm 1946-1954 là cả một sự nghiền ngẫm thấu đáo về sức lớn mạnh nội lực của đất nước. Đó là con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử. Với giọng thơ đằm sâu giàu suy tưởng nhà thơ vẫn không thể nén được tiếng reo vui hồ hởi đắm say của một thi nhân mang tâm hồn nhạc sĩ: “Rừng xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng thơm mát/ Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa”. Sau 72 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, con sông Hồng, sông Mẹ, sông Cái như thanh gươm cài bên hông thành phố Hà Nội vẫn đỏ nặng phù sa. Phù sa của đất, phù sa của tình người quyện chặt, trữ lượng phù sa của quá khứ truyền thống lịch sử. Sông Hồng như một biểu tượng của ăm ắp đầy và tinh khiết thắm đỏ. Đỏ như cả dòng máu bao người con thân yêu ngã xuống để giành độc lập tự do cho dân tộc. Đỏ như sự hồng hào tươi mới của các công trình xây dựng hôm nay. Sáng thu này đi dọc sông Hồng lòng ta bỗng hân hoan reo ca: “Tháng Tám mùa thu xanh thắm/ Mây nhởn nhơ bay hôm nay trời đẹp lắm/ Mây của ta trời thắm của ta/ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” như nhà thơ Tố Hữu ngày nào. Và đây, một nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang thay đổi diện mạo lớn mạnh hằng ngày từ hào khí âm vang Mùa thu Cách mạng Tháng Tám lịch sử...

KỶ NIỆM 72 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2017)

Âm vang mùa thu Cách mạng Tháng Tám...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu

KHÔI NGUYÊN THẢO

Sau 25 năm vắng bóng trên văn đàn, nhà văn Vũ Hùng, ở tuổi 84, đã trở lại với độc

giả nhỏ tuổi bằng Bộ sách Văn học thiếu nhi 12 cuốn và được tôn vinh Giải Vàng ở hạng mục Sách hay tại Giải thưởng Sách Việt Nam năm 2016. Hội đồng chung khảo xét giải thưởng nhận định: “Bộ sách viết về muông thú, rừng núi và thiên nhiên tươi đẹp. Với tài năng văn học, học vấn sâu rộng, với tấm lòng yêu quý thiên nhiên và trẻ thơ, nhà văn Vũ Hùng đã tạo nên những trang văn đẹp và hay hiếm có về thiên nhiên hoang sơ trong rừng nguyên sinh Việt Nam. Những tác phẩm của ông còn có giá trị giáo dục cho trẻ em nhiều thế hệ sau”.

Tiếp nối thành công của sự trở lại ấy, 6 tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng vừa được tái bản sau 1/4 thế kỷ, gồm: Phía Tây Trường Sơn, Bí ẩn của rừng già, Chim mùa, Các bạn của Đam Đam, Biển bạc và Phượng hoàng đất, hoàn chỉnh bộ sách giá trị gồm 18 cuốn dành cho thiếu nhi và cho chính tuổi trẻ của ông.

Với Phía Tây Trường Sơn, chúng ta được ngắm thiên nhiên ở những góc độ bất ngờ nhất, đáng yêu nhất. Điều này thật cần thiết với bạn đọc hôm nay, khi thiên nhiên đang ngày

Với 6 cuốn sách vừa ra mắt của nhà văn Vũ Hùng, độc giả sẽ có những mảng màu đa sắc về “rừng vàng, biển bạc” mà thiên nhiên đã ưu đãi cho con người, để từ đó thấy mình có nhiều cảm xúc yêu thương Mẹ thiên nhiên hơn.

Page 7: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

7 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lời hay - Ý đẹp

Cuộc đời nàykhông quá chật hẹp, nếu bạn biếtđúng chỗ của mình.

Rô - ma - Khay - am

nữa hợp tác chính trị và an ninh để ứng phó hiệu quả với các thách thức, duy trì môi trường khu vực hòa bình, ổn định thuận lợi cho tăng cường liên kết kinh tế và hợp tác khu vực. Sáng kiến thành lập APSC đã được Indonesia đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN tháng 4/2003.

Ý tưởng của Indonesia được các nước đánh giá khá tích cực do xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực sự của cả Hiệp hội. Tuy nhiên, các nước đều cho rằng nội dung cụ thể của sáng kiến còn khá “táo bạo” đối với ASEAN và cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hợp tác ASEAN và chính sách của mỗi nước thành viên. Theo đó, các nước ASEAN đã cùng bàn thảo, điều chỉnh và đi đến thống nhất về xây dựng APSC, cùng với Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN, tạo thành ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Mục tiêu của APSC là nhằm nâng hợp tác chính trị, an ninh lên

một tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp của các đối tác bên ngoài, nhằm bảo đảm cho các nước ASEAN chung sống hòa bình với nhau và với thế giới bên ngoài trong một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp. APSC không phải là một khối quân sự, không nhằm tới một liên minh quân sự hay có chính sách đối ngoại chung. APSC sẽ thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về an ninh, gồm cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường; tăng cường hợp tác chính trị, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung; thúc đẩy xu hướng không sử dụng vũ lực và giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; rộng mở quan hệ với các đối tác, các tổ chức bên ngoài và giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Theo Kế hoạch tổng thể, APSC khi hoàn thành sẽ gồm 3 đặc điểm chính (thành tố chính): (i) Một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ trên cơ sở các giá trị và chuẩn mực chung;

(ii) Một khu vực gắn kết, hòa bình, ổn định và tự cường, chia sẻ tránh nhiệm vì một nền an ninh toàn diện; (iii) Một khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài trong một khu vực ngày càng liên kết chặt chẽ và tùy thuộc lẫn nhau.

Để hoàn thành mục tiêu APSC với các đặc điểm nêu trên, các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực sau:

(1) Hợp tác chính trị với các nội dung chính là tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin giữa nhân dân các nước, nâng cao hiểu biết về lịch sử, xã hội, thể chế chính trị của từng nước ASEAN,…

(2) Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung vì đoàn kết và hợp tác ở khu vực, thông qua việc củng cố và phát huy các công cụ chính trị như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và

KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Việt Nam tham gia tích cực các trụ cột cộng đồng ASEANCộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực.

các văn kiện then chốt khác. (3) Ngăn ngừa xung đột và xây

dựng lòng tin nhằm giảm nhẹ căng thẳng, ngăn ngừa xung đột mới nảy sinh cũng như ngăn các tranh chấp chưa được giải quyết bùng phát thành xung đột; nâng cao minh bạch và chia sẻ thông tin về chính sách an ninh - quốc phòng; tạo khuôn khổ cho hợp tác giữa các lực lượng quốc phòng, an ninh của các nước ASEAN...

(4) Giải quyết hòa bình xung đột và tranh chấp, ASEAN sẽ tiếp tục củng cố các công cụ, khuôn khổ chính trị ở khu vực, để bảo đảm mọi tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên, cũng như giữa các nước thành viên với bên ngoài, phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình,...

(5) Kiến tạo hòa bình sau xung đột, với các nội dung như tăng cường cứu trợ nhân đạo, giúp phát triển nguồn nhân lực, hợp tác về hòa giải và thúc đẩy các giá trị hòa bình…

(6) Tăng cường hợp tác trong ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là khủng bố và các loại tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán người, ma túy, các nhóm tội phạm hoạt động xuyên

biên giới, buôn bán vũ khí, tội phạm mạng, cướp biển,...

(7) Quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp: nâng cao hiệu quả cảnh báo sớm, tăng cường hợp tác quân - dân sự khi có thiên tai, đơn giản hóa thủ tục cho việc các nước ASEAN cung cấp cứu trợ tới các vùng bị ảnh hưởng trong khu vực,…

(8) Ứng phó kịp thời với các vấn đề khẩn cấp hay tình hình khủng hoảng ảnh hưởng tới ASEAN.

(9) Tăng cường thúc đẩy các quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác bên ngoài, để tranh thủ các đối tác đóng góp vào hòa bình, an ninh ở khu vực và hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, trong đó có trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh.

Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây dựng APSC. Ngoài ra, ASEAN sẽ tiếp tục tham vấn và hợp tác về các vấn đề đa phương cùng quan tâm tại LHQ và các diễn đàn quốc tế khác.

Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng APSC, cùng các nước thành viên “chèo lái” con thuyền ASEAN đi đúng hướng; chủ động đề xuất và thúc đẩy ASEAN xây dựng nhiều quyết sách,...

XEM TIẾP TRANG 11

Ra mắt bộ sách về thiên nhiên của tác giảGiải Vàng Sách hay

càng thu hẹp, dần xa tầm với con người. Theo từng trang viết tài hoa của nhà văn, mối giao cảm giữa con người với cây cỏ muông thú hiện lên sống động. Hành trình của ba người lính trẻ vào lòng nước bạn Lào là hành trình khám phá thiên nhiên hùng vĩ, hòa vào các phong tục tập quán mới mẻ của người dân bản địa, trải nghiệm quá trình học hỏi kiên trì để trở thành những người quản tượng yêu thương và thấu hiểu loài voi.

Các bạn của Đam Đam là câu chuyện tình bạn xúc động giữa cậu bé Đam Đam 13 tuổi và chú chó Phay Phay. Cả hai lớn lên bên nhau, bắt đầu những cuộc đi săn trong rừng sâu. Rồi Đam Đam và Phay Phay có thêm chú khỉ Xa-ni làm bạn. Cả ba cùng nhau có những kỉ niệm khó quên… Bên cạnh câu chuyện tình bạn giữa người và vật sống động, Các bạn của Đam Đam còn là những trang văn khắc họa sắc nét cuộc sống gắn bó với thiên nhiên của con người Tây Nguyên.

Trong Biển bạc, nhà văn không chỉ cung cấp lượng kiến thức dồi dào bổ ích về sinh vật biển Việt Nam, mà còn mở ra những khung cảnh kì vĩ, đầy chất thơ cũng như những con người gắn bó cuộc đời với biển cả quê hương. Trong mắt Vũ Hùng, biển Việt Nam cất giấu trong lòng nó biết bao điều kì bí.

Mỗi một loài, như trai ốc, đồi mồi, cua, tôm, mực, sâm biển, nhện biển, cá mập, cá nhám… đều có thể kể cho bạn nghe câu chuyện độc đáo, gần gũi thân quen mà vẫn vô cùng mới lạ, đưa bạn bơi qua bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Bí ẩn của rừng già là những trang văn thấm đẫm chất thơ. Đọc đến trang cuối cùng của quyển sách, bỗng nhận ra mình yêu quí núi rừng Tây Nguyên đến nhường nào. Vũ Hùng khắc họa thật chi tiết những nguyên tắc của rừng - cách để các

Với 6 cuốn sách vừa ra mắt của nhà văn Vũ Hùng, độc giả sẽ có những mảng màu đa sắc về “rừng vàng, biển bạc” mà thiên nhiên đã ưu đãi cho con người, để từ đó thấy mình có nhiều cảm xúc yêu thương Mẹ thiên nhiên hơn.

loài vật sống cùng nhau trong những cánh rừng bạt ngàn. Đó là sự tôn trọng không gian sống của nhau, như loài hổ hùng mạnh luôn tránh xa bầy voi, những con báo, và cả loài người. Đó là sự đoàn kết cưu mang, khi những con trâu đực luôn nằm ở vòng ngoài để bảo vệ trâu mẹ và nghé con nằm giữa. Đó cũng là cách tương trợ, khi bầy voi to lớn cho những chú cheo cheo yếu ớt được nương tựa, né tránh lũ thú săn mồi…

Với ba truyện ngắn xuất sắc trong Chim mùa, cuộc sống, sinh hoạt,

NGUYỄN THANH ĐẠM

Hãy nghiệmtừ dáng núiNgoặt trăm cua tay áoXuyên lớp lớp sương mù Ta ghì cương “ngựa trắng”Mây bồng bềnh vó câu.

Trưa nay lên Bạch MãSay chim hót, gió lànhDẫu trầm tư hoang tíchNhưng khoảng trời vẫn xanh

Hương Phong Lanquấn quyện

Thác Đỗ Quyên khói mờNhớ người phương xa ấyKhông cùng ta hôm nay…

Khi cuộc đời bể dâuKhi nặng lòng hơn thiệtHãy nghiệm từ dáng núiSừng sững mà lặng thinh.

Bạch Mã 2007 - 2017

nếp nghĩ, ước mơ của trẻ em dân tộc hiện lên vô cùng chân thực và sống động. Không những thế, theo từng dòng văn tài hoa, người đọc sẽ được dẫn vào các khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, để thêm một lần mến yêu hơn, say mê hơn thiên nhiên và con người trên dải Trường Sơn.

Trong khu rừng nọ, có đôi chim gáy sẵn sàng chiến đấu với diều hâu hung ác để bảo vệ chim non yêu quí. Lại có bầy ri non muốn bay nhưng ngại đôi cánh nhỏ, để rồi học được bài học lớn về tính kiên trì. Và thật khó quên tình bạn đẹp giữa chú cu li lùn với bác Gỗ Mộc, khi chú không ngại đường xa vất vả đến bắt sâu cứu bác. Đấy là thế giới loài vật trong Phượng hoàng đất, trong trẻo và nên thơ đến lạ. Từng câu từng chữ của nhà văn thấm đượm hơi thở núi rừng, đưa người đọc đến từng cành cây ngọn cỏ, hòa mình vào đời sống thật kì thú và đáng yêu của loài vật. Đặt sách xuống, đọng lại trong ta những bài học bổ ích, nhẹ nhàng.

Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của hơn 40 đầu sách cho thiếu nhi, nhiều tác phẩm dịch sang tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc... Ông từng 2 lần nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cho tác phẩm Sao Sao (1982) và Sống giữa bầy voi (1986); Giải Vàng, Giải thưởng Sách Việt Nam 2016 cho Bộ sách Văn học thiếu nhi 12 cuốn do NXB Kim Đồng thực hiện… Ông được xem là tác giả xuất sắc với mảng đề tài thiên nhiên, đất rừng Tây Nguyên.

Bộ sách gồm 6 tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng.

Page 8: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

8 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Ghi chép: VƯƠNG TÙNG CƯƠNG

Khám phá và thưởng lãm núi rừng luôn là khát vọng không cùng trong tôi, đã không ít

lần ba lô dép lốp tôi độc hành cùng núi rừng Lâm Đồng: Păng Tiêng, Đam Rông, Cát Tiên, Lâm Hà, Lạc Dương…

Và hôm nay, một ngày chính hạ, tôi lại ba lô xe máy về với Lạc Dương. Hơn mười cây số vòng vềnh con đường Đà Lạt - Lạc Dương sớm mai chìm trong mưa bay và sương phủ. Gió cao nguyên thấm lạnh, điệp trùng hai bên đường là vườn đồi rau xanh cùng hoa trái. Mờ ảo trong sương làng bản xa xa, những ngôi nhà chênh vênh sườn núi tạo một bức tranh thủy mặc kỳ thú. Chẳng liên quan, chỉ là một cái tên trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng Lạc Dương - Địa danh trong Đường thi thời Đông Chu chợt thức trong tôi:

Khuyến quân chánh tận tam bôi tửu

Tây xuất Dương Quan (Lạc Dương) vô cố nhân

(Hãy uống với tôi cạn ba chung rượu

Một khi ra khỏi chốn Lạc Dương còn đâu bạn hiền)

Đang miên man mơ đãng về một địa danh Lạc Dương cổ sử xa xôi thì tôi đã tới giữa thị trấn huyện rồi. Như đã hẹn, anh Non - Trưởng ban Văn hóa thị trấn là người K’Ho đã đứng chờ ở cổng trụ sở Ủy ban khi biết tôi muốn tìm hiểu về nghề nấu rượu cần của đồng bào địa phương, hồ hởi: - Dễ mà, sang Bon Đưng gặp bà Rơ Ông Mồn.

Tôi cùng Non phóng xe tới Bon Đưng cách ủy ban chừng hơn một cây số.

Thật may mắn, bà Mồn cùng cô con gái đang đứng trước cổng nhà như sắp đi đâu. Dừng trước căn nhà, nhìn bao quát quanh Bon (thôn), hàng trăm căn hộ đa phần vẫn giữ nguyên nếp gỗ xưa, xếp hàng ngang dọc đổ dần từ cao xuống thấp, gợi nhớ về một thuở khai sơn quần cư. Bản sắc chân mộc hoang dã, gắn kết cộng đồng này dậy trong tôi một cảm xúc bản địa thiêng liêng khó tả. Có gì đó như nửa vui, nửa buồn, vừa tiếc thương, vừa chấp nhận để đi lên…

Trong căn nhà gỗ, trên mái, quanh tường bao đen bóng màu tro củi. Sàn nhà, trên mấy tầng giá gỗ la liệt các loại chóe. Chóe sành màu da lươn nhiều cỡ: bốn, năm, sáu, tám, mười lít. Chóe đã ủ rượu bịt kín miệng, chóe hở miệng đang chờ làm mẻ mới. Đọc chữ viết bằng sơn trắng trên chóe: LENĐY, LENNA bất ngờ tôi nhận ra rượu cần nhãn hiệu này mình đã từng uống vài lần ở Nha Trang và Đà Lạt. Còn nhớ chóe rượu LENĐY trong bữa nhậu ở Nha Trang, cả hội đều ngấm say, anh bạn người

Miên man rượu cần Bon Đưng Theo tử vi tôi mệnh thổ (Ốc thượng thổ - đất trên cao, chung phận với con tò vò xây tổ trên mái nhà). Bởi thế từ bé đến giờ tôi rất mê rừng núi. Rừng là kho báu thiên nhiên, với tôi còn hơn thế, rừng bồi đắp, thổi vào hồn tôi những luồng sinh khí mới, rừng di dưỡng ủ ấp an lành nâng bước tôi đi. Và cảnh trầm mặc của rừng luôn gợi trong tôi sự kỳ bí, phiêu lãng. Mười năm qua, tôi chọn Đà Lạt - Lâm Đồng làm nơi định cư cũng là hợp mệnh trời. Sinh quyển và sự yên bình chốn Cao nguyên này là thiên đường sống.

Phan Rang bật đứng dậy quát to: Có LENĐY thì quên WHISKY, COGNAC! Rồi huơ huơ hai tay rên sướng: Cao gạo tuyệt chiêu! Tuyệt chiêu cao gạo! Và một thầy giáo Hà Nội nho nhã thư sinh là thế cũng líu lưỡi la đà: Sinh thủy là đây! Mỹ tửu là đây!...

Lan man hồi tưởng, tôi càng thấy mình may mắn và hạnh phúc với buổi sớm này đang được trực quan tại BON ĐƯNG bên một nghệ nhân dân gian lão luyện rượu cần.

Bà Mồn đã ngoài tuổi sáu mươi, nửa thế kỷ ủ rượu, chế cần. Bà cho hay cả Bon già trẻ, gái trai đều biết làm rượu. Hiện tại chưa thành lập công ty, doanh nghiệp gì, vẫn là tự phát từng nhà hoặc nhóm lại từng tổ mươi nhà cùng làm, vì nhỏ lẻ, manh mún nên thị phần hạn hẹp. Số lượng xuất bán chủ yếu vào mùa du lịch, những ngày lễ tết cho du khách. Còn lại phục vụ dân bản địa quanh vùng. Hiện mỗi năm gia đình bà xuất bán khoảng hai trăm chóe, số lượng xuất của cả Bon là chục ngàn. Nếu được đầu tư, tổ chức tốt số lượng sẽ nhân lên nhiều lần, và sẽ là một doanh số kinh doanh lớn.

Tôi hỏi LENĐY, LENNA có phải là thương hiệu chính không, anh Non cho hay, chỉ là ký hiệu riêng, tránh nhầm hàng nhà khác, bà Mồn đặt theo tên hai đứa con gái bà.

Vừa tiếp chuyện, bà Mồn vừa trải nilon để làm mẻ mới. Và quy trình sản xuất cũng được diễn giải cụ thể luôn: Nguyên liệu chính là gạo. Ngày xưa làm cả bằng bắp và gạo. Giống gạo dân tộc gọi là: Kuôi Mé, Kuôi Kon; hạt to, chắc, ăn ngọt, thơm đậm, rượu ngon. Vì năng suất thấp nay dùng gạo giống mới. Tỉ lệ: gạo xay xát 70% cộng 30% gạo lức (gạo còn vỏ cám), nấu cơm chín, hạt cơm khô, nếu ướt nát rượu bị chua. Nhìn nồi cơm 15 cân gạo mới nấu bà Mồn đang đổ ra để trộn men, thấy hai

màu nâu và trắng lẫn đều. Bóp men lẫn cơm có tra thêm chút vỏ trấu, trộn đều rồi bỏ dồn vào chóe, bịt kín miệng chóe lại. Ngày trước bịt chóe bằng đất hoặc tro bếp trát kín mặt, nay có thể dùng nilon. Cứ ủ một tháng trong râm là dùng được, khi trời lạnh cần thêm chăn phủ. Lúc uống mới bỏ lớp bịt đất, than tro hoặc nilon, đổ nước sạch đầy chóe, không để trào. Phong

tục cũ cứ một chóe cắm một cần, cần bằng dây mây hoặc nứa rừng.

Khi tôi hỏi về nguyên liệu chính thứ hai là men, bà Mồn phủi hai tay đang trộn cơm men đứng dậy, mắt buồn lơ đãng nhìn xa xăm với giọng xao xác vừa đủ nghe: Men xưa lấy từ lá, hoa rừng hoặc củ đoòng giống như sâm núi về phơi khô, giã lẫn với gạo ngâm, ủ một tuần lại phơi khô giã trộn với cơm.

Rồi bà thở dài: nay dùng men mới, công nghiệp. Rừng chặt phá nhiều, không còn mấy lá, hoa và củ nữa, lấy được mẻ men rừng tốn công hao sức lắm…

Vẻ mặt buồn và giọng tiếc nuối của bà Mồn khiến tôi thật sự cảm thông chia sẻ. Trong tôi tự bật câu hỏi: liệu có kiểm soát được chất lượng men mới này không, loại men đang bán rộng rãi trên thị trường? Tôi tin rằng nỗi buồn lo của bà Mồn, của BON ĐƯNG và cả tôi nữa chắc cũng là nỗi lo lắng và trách nhiệm của các cấp ngành địa phương. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay, duy trì phát triển nghề truyền thống là hướng đi đúng, phải làm, mặc dù quá trình đó gặp không ít bất cập.

Lấy chuyện nguyên liệu rượu làm đơn cử, tôi nghĩ lối thoát không dễ dàng một sớm một chiều. Song hướng khả thi là rất có. Từ nội lực của địa phương: Dân Bon đông đúc, cần cù, thạo nghề và yêu nghề. Xúc tiến du lịch ngày càng mạnh, thị trường rộng mở. Vùng nguyên liệu thiên nhiên vốn có từ xưa, chưa tiệt chủng; vậy phải có quy hoạch để bảo tồn và phát triển nó. Dự án vùng nguyên liệu cho rượu cần xứ LANG BIAN phải sớm được ưu tiên xây dựng triển khai. BON ĐƯNG phải là một điểm đến hấp dẫn cả về văn hóa ẩm thực và văn hóa tinh thần. Sản phẩm mang thương hiệu RƯỢU CẦN LANG BIAN là một đặc sản đặc hữu vùng miền, một sản phẩm đáng tự hào để quảng bá; một mũi nhọn kinh tế lợi nhuận lớn. Chất rượu núi rừng LANG BIAN từng chinh phục nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Rượu cần BON ĐƯNG đã chạm vào hồn vía văn minh, chất men LANG BIAN đủ thách thức với các thương hiệu đẳng cấp kinh điển quốc tế.

“Rượu là văn minh thứ hai loài người, sau lửa” - một tổng kết khoa học xác lập vị thế của rượu trong quá trình tiến hóa nhân loại. Những giá trị đích thực, “chạm trần” dân tộc như rượu BON ĐƯNG tất sẽ gặp và hòa cùng dòng chảy văn minh nhân loại. Bỗng chập chờn trong tôi câu thơ của ai đấy từng viết về rượu xứ này:

Vít cong một mảnh trăng rừngRượu cầnSuối chảy thơm lừng BON

ĐƯNG…

Vừa qua, tại thị trấn Lạc Dương, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp về công tác quản lý, tổ chức và biểu diễn cồng chiêng phục vụ du lịch với sự tham dự của cán bộ làm công tác quản lý văn hóa của tỉnh, huyện Lạc Dương và 11 đội, nhóm cồng chiêng đang hoạt động biểu diễn phục vụ du khách trên địa bàn huyện.

Kết quả đạt được của hoạt động biểu diễn cồng chiêng phục vụ du khách, biến di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thành sản phẩm du lịch độc đáo của đồng bào Lạch đang sinh sống dưới chân núi Lang Bian trong thời gian qua được các nhà quản lý văn hóa các cấp đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các đội, nhóm cồng chiêng đã phát sinh không ít những hạn chế,

thiếu sót cần khắc phục như: “cò” biểu diễn, làm sai lệch giá trị văn hóa cồng chiêng, những khó khăn trong việc duy trì hoạt động... Đại diện các nhóm cồng chiêng đã nêu ra nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn hoạt động và đóng góp nhiều ý kiến sát thực về điều kiện tổ chức biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách du lịch hiện nay.

Từ những ý kiến thảo luận đóng góp, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng sẽ sớm ban hành văn bản Hướng dẫn quản lý và tổ chức biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để tạo môi trường thuận lợi cho Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không ngừng được bảo tồn và phát huy giá trị.

QUỲNH UYỂN

Sớm ban hành hướng dẫn quản lý hoạt động biểu diễn cồng chiêng

Ủ rượu cần tại thôn Bon Đưng, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Ảnh: Phan Nhân

Men say đại ngàn Nam Tây Nguyên. Ảnh: Mai Văn Bảo

Page 9: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

9 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

DIỄM THƯƠNG

Anh Phan Thanh Sang - Chủ trang trại lan YSA Orchid chia sẻ: Tôi thấy

các sản phẩm khởi nghiệp của các bạn thanh niên rất đa dạng và phong phú, chất lượng cũng rất tốt nhưng do mới nên nhãn hàng của các bạn chưa được biết đến nhiều. Cũng lợi thế là nằm trong Làng du lịch canh nông Xuân Hương, lượng du khách ghé đến tham quan khá nhiều nên tôi quyết định dùng một góc nhỏ trong Điểm dừng chân YSA Orchid để mở một Vườn ươm khởi nghiệp, hỗ trợ cho các thanh niên khởi nghiệp.

Gọi là “góc nhỏ” nhưng khu vực Vườn ươm khởi nghiệp được đặt ngay gần cửa ra vào của vườn lan và gần quầy thu ngân để du khách dễ dàng thấy các sản phẩm ngay khi vừa bước vào và trong lúc chờ tính tiền các sản phẩm mua tại trang trại lan. Những sản phẩm khởi nghiệp như: Cà phê sạch, nông sản sấy khô, rau organic, atiso, đặc sản

Đà Lạt… được xếp bắt mắt trên các kệ gỗ cùng những thông tin liên quan về doanh nghiệp, xuất xứ sản phẩm, và cả hình ảnh của nơi sản xuất của sản phẩm một cách khá bài bản. Cũng từ khi Vườn ươm khởi nghiệp ra đời, vườn lan YSA Orchid cũng bắt đầu thêm dịch vụ cà phê để phục vụ du khách mà cà phê sạch được pha chế chính là từ sản phẩm khởi nghiệp. Du khách vừa có thể tham quan, tìm hiểu thông tin và thưởng thức vị cà phê, các loại đặc sản ngay tại điểm dừng chân này.

Cũng tham gia “ký gởi” sản phẩm tại Vườn ươm khởi nghiệp, Hoàng Sỹ Hiếu - Cà phê Organic, xã Đạ Đờn, Lâm Hà cho biết: Từ khi tham gia và trưng bày các sản phẩm tại Vườn ươm tại trang trại lan, chúng tôi có nhiều đối tác đã tìm đến liên hệ mua sản phẩm, các đơn đặt hàng từ Vườn ươm cũng tăng đáng kể. Tôi nghĩ đây cũng là một cách tiếp cận thị trường rất hay và cần nhân rộng, vì các sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất là cách

quảng bá thương hiệu ngắn mà hiệu quả nhất.

Ngoài khu vực trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp, không gian thưởng thức các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt, Lâm Đồng lý tưởng giữa trang trại hoa lan đẹp mắt, tại đây còn có một khu vực dành riêng cho các tài liệu, sách báo… liên quan đến vấn đề

khởi nghiệp cho các bạn trẻ đến tìm đọc và trao đổi kinh nghiệm cùng nhau hay trao đổi với chính ông chủ trang trại lan - người khởi nghiệp thành công từ niềm đam mê với hoa.

Mô hình Vườn ươm khởi nghiệp là mô hình đầu tiên ở Lâm Đồng, đưa các sản phẩm đến gần với du khách và đối tác hơn, đúng

với tầm nhìn ban đầu nơi đây đang dần trở thành Vườn ươm của các sản phẩm nông nghiệp nông nghệ cao, các sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng. Anh Hồ Ngọc Phong Hải - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng nhận xét: Vườn ươm khởi nghiệp này là ý tưởng khá hay, hỗ trợ thực tế cho các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Không chỉ giúp các sản phẩm tìm đường ra thị trường mà nơi đây cũng là địa chỉ tin cậy để trao đổi ý tưởng khởi nghiệp, mạnh dạn đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp để được hỗ trợ nếu khả thi. Mô hình này rất cần nhân rộng hơn nữa tại nhiều nơi, nhiều điểm tham quan du lịch để các sản phẩm nhanh chóng tìm được chỗ đứng, giúp các ý tưởng khởi nghiệp thành công, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy mới ra đời và đang dần đi vào hoạt động, nhưng Vườn ươm hỗ trợ khởi nghiệp đã kết nối giữa các ý tưởng và doanh nghiệp khởi nghiệp với các đối tác, người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khởi nghiệp trong cộng đồng thanh niên… Tin rằng Vườn ươm khởi nghiệp này sẽ trở thành một trong những “kênh” chắp cánh cho các sản phẩm khởi nghiệp Lâm Đồng.

LÊ TRỌNG

40 năm…sưu tầm cổ vật!Tọa lạc trong không gian

thoáng đẹp và bình yên của Thiền viện Vạn Hạnh, “Bảo tàng Văn hóa Phật giáo và Dân tộc” được Thượng tọa, Viện chủ Thích Viên Thanh sáng lập cách đây 6 năm đã thực sự thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người, trên nhiều bình diện và lĩnh vực khác nhau. Tại đây, hơn 10.000 cổ vật, hiện vật quý hiếm thuộc các niên đại khác nhau, phản ánh sinh động văn hóa Phật giáo và nền văn minh lúa nước cũng như đời sống, sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng các dân tộc Việt Nam theo suốt chiều dài của lịch sử đất nước đã được Viện chủ cất công sưu tầm trong suốt 40 năm qua.

“Cơ duyên mà tôi tiếp cận và sưu tập được những cổ vật, hiện vật quý hiếm như thế này là từ những chuyến đi làm công tác từ thiện - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh. Mục đích thành lập Bảo tàng là muốn giúp cho thế hệ mai sau có được cái nhìn và sự hiểu biết đầy đủ về những phong tục, tập quán của cha ông chúng ta đã để lại cũng như những dấu ấn văn hóa của dân tộc ta” - Thượng tọa bộc bạch.

Bên cạnh những cổ vật phản ánh văn hóa Phật giáo với nhóm tượng Phật thời Nguyễn - triều đại mang dấu ấn khá rõ nét văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Phật giáo; nhóm tượng các bậc vĩ nhân bằng đồng, hay như một số vật dụng thờ cúng đặc biệt quý hiếm, Bảo tàng còn là nơi lưu giữ, trưng bày hàng ngàn cổ vật, hiện vật từ 30 năm đến hàng trăm năm tuổi mà không phải bảo tàng nào cũng có được, như: Các loại mâm đồng, nồi đồng, các loại chiêng-chóe cổ, các vật dụng trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của cư dân nông nghiệp và cư dân các

dân tộc bản địa Tây Nguyên. Một phần không gian của bảo

tàng còn lưu giữ những vật dụng, hiện vật hết sức đời thường và dân dã trong suốt một thời gian dài đã từng gắn bó mật thiết với cư dân nông nghiệp, với nền văn minh lúa nước như: Xe đạp nước, máy tuốt lúa, cuốc, cày, nơm, vó, gùi… Đặc biệt, các loại nồi đồng, cối đá đã nhuốm màu thời gian đã nói lên nhiều điều về những giá trị cổ xưa, lấp lánh vẻ đẹp thuần khiết, đồng thời là biểu tượng văn hóa của một thời kỳ lịch sử khó quên trong tâm thức Việt. Theo Viện chủ, để sở hữu một khối tài

sản khổng lồ và vô giá như thế này, trên thực tế ông cũng đã gặp không ít những khó khăn, vất vả trong quá trình sưu tầm các loại cổ vật, hiện vật tại nhiều địa phương trong cả nước.

Nhiều cổ vật quý hiếm Là du khách đến từ TP Hồ Chí

Minh cùng với gia đình trong một chuyến tham quan TP Hoa Đà Lạt gần đây, anh Đặng Đăng Khoa đã không khỏi ngạc nhiên khi được tận mắt “mục sở thị” không gian Bảo tàng cổ vật nơi đây. Anh say sưa tìm hiểu và ghi lại hình ảnh các cổ vật, hiện vật quý hiếm mà lần đầu tiên trong đời mới có dịp diện kiến với niềm vui không kể xiết: “Tôi thực sự bất ngờ bởi nơi đây đã lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Ngoài những cổ vật, hiện vật quý hiếm của nền văn hóa Phật giáo, còn có cả những cổ vật, hiện vật của nhiều nền văn hóa lớn như: văn hóa Chăm, văn hóa Tây Nguyên, nền văn hóa cận, hiện đại… Những cổ vật, hiện vật được trưng bày tại đây là vô giá, nhưng còn công lao mà thầy Thích Viên Thanh đã cất công tìm kiếm, sưu tầm thì còn lớn hơn rất nhiều, không thể nói hết được!”. Không chỉ du khách thập phương mà ngay cả điêu khắc gia K’Minh Tuấn - Hội viên Chi hội

Mỹ thuật thuộc Hội VHNT Lâm Đồng, người từng đoạt nhiều giải thưởng và có thâm niên trong giới mỹ thuật tỉnh Lâm Đồng cũng khá bất ngờ khi tận mắt chứng kiến khối tài sản khổng lồ đang hiện hữu tại nơi đây. Điêu khắc gia chia sẻ: “Được khám phá không gian cổ vật của thầy Viên Thanh, với tôi, quả là điều rất bổ ích. Không chỉ có nhiều cổ vật quý hiếm ngay cả một số bảo tàng của Nhà nước cũng không thể có được, mà những gì đang hiện hữu tại Bảo tàng còn giúp tôi có được những tư liệu quý giá cho công việc điêu khắc của tôi sau này… Tuy nhiên, theo tôi, thầy cần sắp xếp, bố trí và chú thích các cổ vật một cách cụ thể, khoa học hơn để nó phát huy giá trị cao nhất tại Bảo tàng”.

Rõ ràng, việc hệ thống hóa các cổ vật, hiện vật đã sưu tầm được theo niên đại, theo nhóm, phẩm cấp và sắp xếp, chú thích nó một cách hợp lý, cụ thể trong một chỉnh thể thống nhất để các cổ vật, hiện vật phát sáng trong không gian nơi đây là điều hết sức cần thiết, đòi hỏi phải mất khá nhiều thời gian và cả công sức cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có liên quan. Đây cũng là tâm nguyện đau đáu của Thượng tọa, Viện chủ Thích Viên Thanh khi đã dành phần lớn tâm sức của đời mình để kiếm tìm, sưu tầm và đưa các cổ vật, hiện vật quý hiếm, hay nói đúng hơn là đưa các giá trị văn hóa đến gần hơn với công chúng.

Độc đáo “Bảo tàng văn hóa Phật giáo và Dân tộc”Với hơn 10.000 cổ vật, hiện vật quý hiếm thuộc các niên đại khác nhau được trưng bày tại Thiền viện Vạn Hạnh, Phường 8 - TP Đà Lạt, “Bảo tàng Văn hóa Phật giáo và Dân tộc” do Thượng tọa, Viện chủ Thích Viên Thanh sáng lập được xem là bảo tàng tư nhân vô giá và lớn nhất hiện nay ở Lâm Đồng.

Những chiếc chuông cổ bằng đồng đặc biệt quý hiếm. Ảnh: L.Trọng

Vườn ươm khởi nghiệpVới ý tưởng là một không gian giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp của các bạn trẻ đến du khách, đối tác và cũng là địa điểm “gõ cửa” của các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, Vườn ươm khởi nghiệp tại địa chỉ: Vườn lan YSA Orchid, 12 Hồ Xuân Hương, phường 9, TP Đà Lạt ra đời và đang ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm đến.

Các du khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại Vườn ươm khởi nghiệp. Ảnh: D.Thương

Page 10: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

10 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công

thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank PHÒNG BẠN ĐỌC

Em Lý Văn Hợi sinh năm 2005, thường trú tại Thôn 3, xã B’Lá, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Năm 2008, ông Lý Văn Giang cha em Lý Văn Hợi đã đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác. Mới lên 3, Hợi đã mồ côi cha, nhưng người mẹ trẻ Lâm Thị Lim lại đang tâm bỏ lại sau lưng đứa con thơ dại mà ra đi biệt tích (nay vẫn không có thông tin). Từ đó, em Lý Văn Hợi ở với bà nội là Lục Thị Thó (sinh năm 1944). Thân già nuôi cháu nhỏ bà Thó lâm bệnh và đã chết năm 2015. Hiện tại, em Hợi phải nương nhờ nhà chú, bác mỗi nơi một, hai tháng, em chuyển hết nhà này tới nhà kia, cuộc sống của em hiện tại rất khó khăn…!

Năm học vừa qua, Lý Văn Hợi đã hoàn thành chương trình lớp 6 tại Trường TH&THCS Bế Văn Đàn B’Lá. Hoàn cảnh khó khăn của em rất cần sự chung tay giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng để em có điều kiện tiếp tục theo học và có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Lâm đến thăm và tặng quà cho cháu Lý Văn Hợi.

Để em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống

HOÀNG YÊN

Không lập hồ sơ vụ việcNhận được thông tin phản ảnh của

nhiều người dân, chúng tôi thâm nhập vào hiện trường để ghi nhận vụ việc. Theo chân người dân vào Tiểu khu 277A - xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tại hiện trường cho thấy 1 cây Thông đỏ đã bị triệt hạ dấu vết đã cũ, lá đã khô, đối tượng sử dụng cưa máy để cưa hạ. Cây thông triệt phá đã bị lâm tặc lấy đi chỉ còn trơ gốc và ngọn. Ông K’Ten, người quản lý bảo vệ rừng Thông đỏ ở đây hơn 30 năm nay, không cầm được nước mắt bởi cánh rừng từng che chở đồng đội ông khi chiến đấu với Fulro bị lâm tặc triệt phá. Ông cho biết, Đức Trọng chỉ mới đóng số được hơn 400 cây Thông đỏ để bảo tồn, thế nhưng trên thực tế còn rất nhiều cây rất to, lâu năm vẫn chưa được đóng số, trong đó cây vừa bị triệt phá nằm trong số đó. Nếu cơ quan chức năng không quản lý, để tình trạng phá rừng Thông đỏ diễn ra thì chỉ trong khoảng 10 năm tới, rừng ở đây sẽ không còn cây Thông đỏ nữa.

Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Trọng thông tin, Hạt đang tiến hành điều tra vụ phá rừng tại lô 1, khoảnh 4, TK 277A, địa giới hành chính xã Hiệp An, trong đó một cây Thông đỏ bị lâm tặc triệt phá, tổng khối lượng thiệt hại 6,309 m3 gỗ tròn; khối lượng gỗ còn tại hiện trường 3,114 m3, khối lượng gỗ bị lấy đi 3,644 m3. Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng về việc kiểm tra khai thác rừng trái phép “gỗ Thông đỏ” tại khu vực rừng thuộc địa giới hành chính các xã Hiệp An và Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã chủ trì phối hợp với Ban QL Rừng phòng hộ Đại Ninh, UBND xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức tuần tra, kiểm tra tại khu vực rừng thuộc các tiểu khu 276, 277A và B, 268 giáp ranh với huyện Lâm Hà và TP Đà Lạt, qua đó đã phát hiện 1 cây Thông đỏ tại Tiểu khu 277B lâm phận do BQL Rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý, cách ranh giới hành chính huyện Lâm Hà khoảng 300 m bị khai thác trái phép. Cây Thông đỏ có đường kính vị

Xót xa Thông đỏ tiếp tục bị đốn hạ Những ngày qua, vụ việc phá rừng Thông đỏ bị cơ quan chức năng phát hiện, nhưng toàn bộ số gỗ đã bị lâm tặc lấy đi. Hiện tại cơ quan chức năng đang điều tra để làm rõ hành vi của đối tượng vi phạm.

Cây Thông đỏ ở Tiểu khu 277A đã bị lâm tặc triệt phá, chỉ còn lại gốc và phần ngọn. Ảnh: H.Y

cáo vụ vi phạm cho Hạt Kiểm lâm để xác minh, điều tra xử lý vụ vi phạm.

Trưởng Ban Quản lý rừng liệu có liên quan? Ông Nguyễn Văn Trung thừa nhận

tình trạng xâm hại Thông đỏ là đáng báo động. Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các bên liên quan tăng cường kiểm tra và phát hiện những vụ việc phá rừng Thông đỏ, những cây này vẫn chưa được đóng số quản lý. Ông Trung lý giải, vì kiểm lâm địa bàn chỉ có một người nên công tác nắm bắt địa bàn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, lực lượng chức năng khi phát hiện vi phạm thường bị đối tượng chống đối quyết liệt vì vậy rất khó khăn trong vấn đề xử lý, địa bàn lại xa xôi, đồi dốc gần với khu vực sản xuất của người dân nên rất khó phát hiện vụ việc vi phạm. Vấn đề phá Thông đỏ được UBND huyện hết sức quan tâm và chỉ đạo làm rõ những sai phạm để xử lý đúng người đúng tội. Hiện tại, Hạt Kiểm lâm huyện đang phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND xã Hiệp An, Hiệp Thạnh và BQL Rừng phòng hộ Đại Ninh tiến hành điều tra, xác minh truy tìm đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Những ngày qua, dư luận trên địa bàn huyện Đức Trọng bàn tán xôn xao về vụ một cán bộ của BQL Rừng phòng hộ Đại Ninh đang cất giấu khối lượng lớn gỗ nghi là Thông đỏ và ngày 1/8/2017, nhận được tin báo từ phóng viên đề nghị phối hợp để xác minh nguồn tin về việc cất giữ gỗ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Qua đó, cán bộ kiểm lâm tiến hành kiểm tra nhà ông Nguyễn Văn Nhẫn - Trưởng BQL Rừng phòng hộ Đại Ninh, trong quá trình kiểm tra xung quanh khu vực nhà ông Nhẫn phát hiện có khoảng 6 khúc gỗ thành phẩm dài hơn 1 m, đường kính khoảng 30 - 40 cm và một số phách gỗ xẻ; bên trong ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Nhẫn qua quan sát có bàn ghế lớn làm bằng gỗ và lục bình cỡ lớn. Ngoài ra, tại ngôi nhà liền kề với ngôi nhà ông Nhẫn có một số hộp và phách gỗ xẻ, chủ nhà cho biết toàn vộ số này là của ông Nhẫn gửi nhờ. Hiện Hạt Kiểm lâm đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để điều tra, xác minh toàn bộ nguồn gốc lâm sản cất giữ tại nhà ông Nhẫn cũng như các giấy tờ liên quan do ông Nhẫn cung cấp cho cơ quan chức năng, để làm cơ sở xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh chỉ đạo: Làm rõ nguồn gốc số Thông đỏ trong nhà Trưởng Ban Quản lý rừng

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ số gỗ Thông đỏ trái phép trong nhà ông Nguyễn Văn Nhẫn (Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đại Ninh, huyện Đức Trọng) theo phản ánh của dư luận và báo chí mấy ngày qua.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ số Thông đỏ cất giữ trái phép tại nhà ông Nhẫn. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với lực lượng chức năng điều tra, làm rõ vụ việc và báo cáo tỉnh kết quả xử lý trước ngày 15/8. 

 Trước đó, vào ngày 1/8, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng nhận được tin báo có gỗ quý cất giấu tại nhà ông Nhẫn (thuộc xã Phú Hội, huyện Đức Trọng). Khi tiến hành kiểm tra, Hạt phát hiện 6 khúc gỗ lớn nghi là gỗ Thông đỏ tại nhà Trưởng ban.

 Thời điểm kiểm tra, gia đình ông Nhẫn né tránh nên đến tận chiều tối 3/8, Hạt mới lập được biên bản hiện trường. Hạt Kiểm lâm Đức Trọng khẳng định 6 khúc gỗ (đường kính từ 25 - 29 cm, dài từ 81 - 91 cm) phát hiện trong nhà ông Nhẫn chính là gỗ thông đỏ, loài cây nguy cấp, quý hiếm có tên trong Sách đỏ, thuộc nhóm 1A đang được bảo vệ nghiêm ngặt vì có nguy cơ tuyệt chủng.

Ông Nhẫn giải thích số gỗ này do người bạn làm ở một công ty trong Khu Công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng) tặng, có nguồn gốc rõ ràng là mua từ gỗ tịch thu của cơ quan nhà nước ở thành phố Đà Lạt nên ông mang về để ở nhà, tính đưa đi đục làm tượng trưng bày chơi nhưng do bận quá chưa kịp làm. Tuy nhiên, qua kiểm tra, ghi nhận của kiểm lâm 6 khúc gỗ này không có dấu búa của cơ quan chức năng. C.THÀNH

trí gốc chặt 50 cm, chiều dài thân 8 m được cắt thành 3 lóng (trong đó 2 lóng đã lấy đi khỏi hiện trường; 1 lóng còn lại tại hiện trường có quy cách đường kính 35 cm, chiều dài 2,5 m, khối lượng 0,240 m3 lóng gỗ bị sâu bệnh). Qua quan sát thực tế tại hiện trường, cây

Thông đỏ bị khai thác trái phép một số cành nhánh, lá vẫn còn xanh tươi. Đáng nói hơn, trong quá trình kiểm tra, đơn vị chủ rừng là BQL Rừng phòng hộ Đại Ninh đã phát hiện hành vi “khai thác rừng trái phép” nhưng không lập hồ sơ vụ vi phạm theo biểu mẫu quy định, báo

Page 11: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

11 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Bào nói sẽ trở về trường đại học của mình, ra trường sẽ xin làm phóng viên Báo Quân đội Nhân dân.

Đang trò chuyện, bỗng hàng chục tiếng nổ rất to. Chúng lại đến ném bom. Mới mờ mờ sáng. Tôi choàng dậy. Thì ra tôi ngủ lơ mơ. Nhưng bom nổ là có thật. Hàng loạt bom trút xuống, mặt đất chao đảo như thể mặt nước nổi sóng.

Hết tiếng nổ rồi. Tôi nhìn đồng hồ: 5h15. Nghe tiếng lao xao ở hầm số 5 cách chỗ tôi ở 4 hầm, tôi chạy sang, đã thấy 8 chiến sỹ xúm xít một chỗ. Tôi rẽ vào. Muộn rồi, Bào nằm đấy, máu me đầy mình. Chúng thả đủ loại bom. Bào bị hàng chục viên bom bi cắm sâu vào đầu, vào mặt và toàn bộ thân thể.

Hôm ấy, đến phiên của Bào trực đêm với Tuấn cùng tiểu đội 1. Ba giờ sáng, Bào bảo Tuấn đi ngủ, còn Bào thức để suy nghĩ viết cho xong bài thơ. Bào đi đi lại lại trong khu vực trung đội 1 đóng quân. Thế rồi chúng đến. Bom ném mặt đường, ném bừa ra cả ven rừng - nơi đóng quân của các đơn vị. Một trái bom bi quăng trúng cửa hầm, nơi Bào đang đứng quan sát.

Đơn vị tổ chức lễ truy điệu Bào ở khoảng đất trống nhưng cao ráo. Khoảng đất chỉ có cỏ tranh, gai góc và những cây hoang dại.

Tôi bần thần cả người. Tôi thầm trách mình đã cố chấp Bào, coi Bào là người không đứng đắn, là đứa ngông nghênh mà không nghĩ đến

Bào là người lính có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Nhiều hôm, không phải ca trực chiến, Bào cũng ra mặt đường phá bom nổ chậm với đồng đội. Trông người thanh mảnh vậy mà có đến 3 lần cõng đồng đội bị thương, đi một mạch 4 km đến trạm quân y tiền phương.

* * *Bốn mươi sáu năm đã đi qua, tôi còn nhớ

mãi gương mặt của Bào lúc hi sinh: cặp mắt mở to, môi hé mở như chuẩn bị cười trước khi kể những truyện vui hoặc đọc thơ cho đồng đội nghe. Tôi ân hận vì luôn nghĩ, luôn nói Bào là người lính cá biệt, càng ân hận khi đã nhận ra sai lầm của mình thì Bào đã đi xa. Tuổi trẻ thường nghĩ đến tương lai, tuổi già thường hoài cổ. Quá khứ mà tôi luôn nghĩ tới là những năm tháng ác liệt nhưng tự hào ở Trường Sơn, nghĩ tới những cán bộ, chiến sỹ đã có mặt ở Trường Sơn trong những ngày khói lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong đội ngũ ấy, có những người lính dũng cảm, thông minh như Bào mà đáng lẽ tôi phải nhận ra, chỉ một vài ngày ở với nhau. Ích kỷ, ghen ghét người quanh ta chỉ làm cho mình nhỏ bé đi, thậm chí thói ấy nó giết chính mình nếu mình không kiên quyết từ bỏ nó.

Với Hoàng Bào, cậu ấy ra đi khi chưa tròn 22 mùa xuân, nhưng Bào và hàng chục vạn thanh niên như Bào đã dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc vĩnh viễn mùa xuân.

Người lính cá biệt... TIẾP TRANG 5

... Sáu tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã thực hiện trồng được 2.520 cây phân tán. Đây là những nội dung quan trọng góp phần hiện thực hóa chương trình TTX ở tỉnh Lâm Đồng.

Đối với thành phố Đà Lạt, địa phương có diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao rất lớn, vừa là có diện tích rừng nội ô đô thị với 431 ha... vấn đề TTX càng được quan tâm đặc biệt. Phó chủ tịch UBND thành phố Tôn Thiện San cho biết, thành phố có những ưu tiên hoạt động TTX cụ thể như: tổ chức các con đường hoa, đường phố không rác, các hoạt động về hoa, tổ chức thi nhà hàng “nhãn hiệu xanh”, khuyến khích các tổ chức sử dụng năng lượng tiết kiệm điện. Cùng đó, hạn chế đến mức thấp nhất xâm hại tài nguyên rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp; tăng cường trồng rừng và trồng cây phân tán. Để giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp của

Đà Lạt theo hướng giảm nhà kính, nhà lưới, tăng dần sản xuất thủy canh, tiết kiệm nước, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền, vận động nông dân cùng thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp…

Phó Giám đốc quốc gia Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - ông Bakhodir Burkhanov nhận xét: “Chúng tôi đánh giá rất cao, Đà Lạt là một trong số ít thành phố đi đầu về thúc đẩy TTX ở Việt Nam thông qua kế hoạch hành động. Đà Lạt đang kế thừa những kết quả về TTX của các đô thị trên thế giới như tiết kiệm năng lượng, xanh hóa sản xuất, xanh hóa tiêu dùng, giao thông xanh…”. Vì vậy, thành phố Đà Lạt đang là một trong 15 đô thị ở Việt Nam được các tổ chức quốc tế lựa chọn thí điểm xây dựng kế hoạch TTX. Đây là tin vui cho địa phương để tự hào, cũng là thử thách về trách nhiệm của mỗi công dân Đà Lạt và Lâm Đồng.

Bảo vệ môi trường... TIẾP TRANG 3

... định hướng cho hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhằm tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, tạo sức mạnh chung để cùng nhau ứng phó với những thách thức, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống, bảo vệ an ninh, hòa bình cho khu vực và quốc tế.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã chủ trì bàn bạc với ASEAN và tham vấn các đối tác, thúc đẩy đồng thuận mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia; đồng thời, khởi xướng và chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ nhất. Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEAN định hình, tạo đường ray và động lực cho “con tàu” vận hành phù hợp với lợi ích an ninh và hợp tác khu vực, mở ra một kênh đối thoại và hợp tác quốc phòng đa phương, hiệu quả và thực chất nhất hiện nay tại khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN tiếp

tục thúc đẩy các lĩnh vực ưu tiên triển khai các mục tiêu còn lại của kế hoạch tổng thể APSC; tích cực triển khai sáng kiến của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; chủ trì thành công diễn đàn biển ASEAN (AMF) và diễn đàn biển ASEAN mở rộng (LAMF), góp phần nâng cao vai trò của diễn đàn đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn biển cũng như tự do hàng hải trong khu vực và tham gia các hoạt động cụ thể của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các nước đối tác về phòng chống khủng bố và các loại tội phạm.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, với vai trò của mình, Việt Nam sẽ chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp” xây dựng, định hình luật chơi chung, góp phần quan trọng vào việc duy trì, bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

(CÒN NỮA)

Việt Nam tham gia... TIẾP TRANG 7

... Trong 5 năm qua, Ladophar đã không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cụ thể: cải tiến dây chuyền chiết xuất cao dược liệu, nâng chất lượng sản phẩm lên 1,5 lần về hàm lượng; sản lượng lá tươi đưa vào sản xuất tăng gấp 2 lần; cải tiến dây chuyền sản xuất cao khô cho chất lượng sản phẩm ổn định, năng suất tăng gấp 6 - 7 lần; cải tiến dây chuyền sản xuất thuốc nước, năng suất tăng gấp 3,5 lần; cải tiến quy trình sản xuất Ống uống Astiso; cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm Cao đặc Astiso, áp dụng công nghệ chiết xuất mới giúp gia tăng hàm lượng Cynarin lên 50%. Để đa dạng hóa sản phẩm, Ladophar tập trung nghiên cứu các sản phẩm thuốc nước, thuốc viên từ các dược liệu như: Linh chi, Đảng sâm, Đương quy, Vân mộc hương vốn là thế mạnh về dược liệu của tỉnh Lâm Đồng và đã cho ra đời các sản phẩm độc đáo như: Herbaga được chiết xuất và pha chế theo quy trình nghiêm ngặt từ các loại dược liệu quý giúp thanh lọc cơ thể, có dạng nước dễ hấp thu, cho tác dụng nhanh và hiệu quả; Eros For Men được chiết xuất từ 100% thảo mộc thiên nhiên,

dành cho phái mạnh, giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý lẫn trí óc, giảm mệt mỏi; kẹo Astiso là sản phẩm kẹo dược liệu tốt cho sức khỏe đầu tiên từ cây Astiso có mặt trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Để bắt kịp nhu cầu thị trường, trong vòng 5 năm qua, Ladophar đã nghiên cứu 30 mặt hàng mới từ dược liệu, trong đó có 10 sản phẩm đã đưa ra thị trường. Hiện Ladophar đã sản xuất 90 mặt hàng, trong đó có 50 mặt hàng thuốc và 40 mặt hàng thực phẩm chức năng, có 41 mặt hàng sản xuất từ dược liệu. Tỉ lệ mặt hàng sản xuất từ dược liệu chiếm trên 60% tổng giá trị sản lượng hàng năm. Một số mặt hàng đạt danh hiệu Sao vàng đất Việt, trong đó các mặt hàng thuốc, trà từ Astiso do Ladophar sản xuất được khách hàng tin dùng và đã được xuất khẩu ra một số nước.

Trong năm 2017, Ladophar tiếp tục đầu tư khoảng 25 tỷ đồng để nâng cấp máy móc, trang thiết bị, cơ sở sản xuất; nghiên cứu đưa vào sản xuất những sản phẩm dược mới phục vụ người tiêu dùng; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước; đảm bảo duy trì tổng doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng.

Ladophar khai thác... TIẾP TRANG 3

10 phút sau khi tín hiệu vũ trụ lạ được phát hiện, các nhà thiên văn học nhận thấy nó phát ra “gần như có chu kỳ”.

Mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện một tín hiệu lạ được gửi trực tiếp từ một ngôi sao mờ, cách chúng ta chỉ 11 năm ánh sáng.

Tín hiệu này xuất hiện và được xác định nguồn phát tại ngôi sao lùn Ross 128 và tối hơn Mặt Trời 2.800 lần, tuy nhiên xung quanh ngôi sao này lại không phát hiện được bất cứ hành tinh nào quay xung quanh.

Các nhà nghiên cứu đã vô tình phát hiện ra tín hiệu bí ẩn này khi sử dụng Đài quan sát Arecibo (Arecibo Observatory), một kính thiên văn radio khổng lồ được xây dựng và đặt tại Puerto Rico.

Mặc dù kính thiên văn Arecibo được tạo ra với mục đích chính là phát hiện các tín hiệu lạ từ không gian nhưng nó cũng vô cùng hữu ích trong việc xác định các ngân hà cách xa chúng ta và thiên thạch gần Trái Đất.

Nhà sinh vật học vũ trụ Abel Méndez, hiện đang nghiên cứu và làm việc tại Đại

Phát hiện tín hiệu vũ trụ kỳ lạ, cách Trái Đất chỉ 11 năm ánh sáng

Ảnh minh họa: The Reverse Engineers.

học Puerto Rico tại Arecibo cho biết ngôi sao đã được quan sát khoảng 10 phút sau khi tín hiệu lạ được phát hiện và điều kỳ lạ là tín hiệu này “gần như có chu kỳ” (“almost periodic”).

Mặc dù Méndez cũng cho biết thêm đây không giống với tín hiệu được phát ra từ sự sống ngoài Trái Đất nhưng cũng không loại trừ mọi khả năng có thể.

“Nhóm Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài Trái Đất (Search for Extraterrestrial Intelligence - viết tắt là SETI) đã phát hiện ra tín hiệu này”, Méndez viết trong email gửi tới Business Insider.

Méndez cho rằng tín hiệu này giống như tín hiệu mà con người đặt vào không gian như vệ tinh vậy!

“Trường quan sát của Arecibo khá rộng, vì thế không loại trừ khả năng tín hiệu này không phải xuất phát từ ngôi sao mà có thể một vật thể khác nằm trên đường quan sát. Chúng tôi chưa từng thấy vệ tinh phát ra tín hiệu như vậy”, Méndez cho biết và gọi tín hiệu lạ này là “rất khác biệt”.

Một cách lý giải khác cho tín hiệu này là sự lóe sáng của ngôi sao hay sự bùng nổ năng lượng từ bề mặt của nó, từ đó giải phóng ra nguồn năng lượng radio lớn, có thể làm gián

đoạn hay phá vỡ hệ thống vệ tinh và liên lạc trên Trái Đất.

Nguồn năng lượng này lớn tới mức có thể bóp méo từ quyển Trái Đất, gây ra bão địa từ và vô hiệu hóa hệ thống vô tuyến trên Trái Đất giống như điều mà các cơn bão từ của Mặt Trời có thể gây ra vậy.

Méndez cho biết thêm Arecibo vẫn đang tập trung quan sát Ross 128 và các khu vực xung quanh nhiều lần, bắt đầu từ ngày 16/7.

“Sẽ là thành công nếu chúng tôi tìm được tín hiệu này phát ra từ ngôi sao chứ không phải các khu vực xung quanh, nhưng nếu không thể phát hiện thì bí ẩn sẽ chìm sâu hơn vào bóng tối như chính ngôi sao”.

Seth Shostak, một nhà thiên văn cấp cao ở Viện SETI xác nhận rằng nhóm nghiên cứu đã sử dụng Anten Kính Viễn vọng Allen (Allen Telescope Array) mạnh mẽ tại California để kiểm tra tín hiệu.

Đây liệu có phải là một tín hiệu từ nền văn minh của người ngoài hành tinh hay chỉ là sự phát sáng của ngôi sao, tất cả chỉ có thể chờ đợi những gì mà nhóm nghiên cứu có thể phát hiện trong tương lai. Phát hiện được công bố trên Business Insider.

Nguồn: Sciencealert

Page 12: 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á …baolamdong.vn/upload/others/201708/25112_BLD_cuoi_tuan_ngay_12.8.2017…KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC

12 THỨ BẢY 12 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

“Mẹ tôi”. Ảnh: Lại Thế Anh

VIỆT QUỲNH

Đến cơ sở của anh Nhã vào một buồi chiều mưa to, chúng tôi khá bất ngờ vì phòng tập vẫn nhộn nhịp, đông người. Anh Nhã cười bảo, bất kể mưa nắng, cứ đều đặn mỗi ngày từ 4h30 đến 7h sáng, 15h đến 19h tối, trên sân bóng, trong phòng tập lúc nào cũng rộn ràng không khí tập luyện. “Người lớn - con nít, người già - người trẻ, cán bộ hay nông dân gì cũng có, bởi khi đã đến đây thì mọi người chẳng còn khoảng cách hay khác biệt, chỉ còn một điểm chung là tinh thần thể thao sôi nổi.”- anh Nhã chia sẻ.

CLB mang tên Mike Thảo Vy - được đặt theo tên cô con gái đầu lòng của anh Nhã. Với tổng diện tích khoảng hơn 8.000 m2, hiện tại, toàn khu tập có 4 sân đa năng thường để đánh cầu lông, 1 sân bóng chuyền, 1 sân bóng đá mini và 1 phòng tập Gym. Ngoài ra còn có khu vui chơi dành riêng cho thiếu nhi với cầu trượt, sân bóng, patin và tô tượng,... Năm 2000, anh Nhã xây phòng tập tạ đầu tiên, sau đó dần dần mở rộng thêm sân bóng đá, cầu lông, và trong suốt 16 năm hoàn toàn miễn phí, kinh phí duy trì hoạt động của CLB chỉ dựa vào việc buôn bán của gia đình anh Nhã ở Sài Gòn. Đến tháng 1/2017, khi nhu cầu của người tập ngày càng cao, anh Nhã đầu tư giàn máy móc tập luyện mới từ Sài Gòn, phòng tập Gym mới bắt đầu lấy phí 120.000 - 150.000 đồng/tháng cho mỗi người. Riêng sân đá bóng, trước giờ anh chỉ

Mang phận ở xã vùng xa lo cái ăn cái mặc đã vất vả trăm bề huống hồ là việc dành thời gian để rèn luyện sức khỏe ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm. Vậy mà suốt 17 năm qua, anh Phan Đức Nhã (SN 1972, Thôn 11, xã Lộc Thành) đã làm cái việc “bao đồng” mà ít ai nghĩ đến: Mở một trung tâm thể dục thể thao cho bà con đến tập luyện miễn phí.

thu tiền điện và tiền nước uống, khoảng 60.000 đồng mỗi giờ, và với học sinh thì nhiều khi anh còn cho luôn nước uống.

Thành phần tham gia vào CLB rất phong phú, từ giáo viên đến cán bộ Nhà nước, nông dân, học sinh,... Người dân ở các xã lân cận như Tân Lạc, Hòa Nam, Lộc Nam,... cũng tới luyện tập ngày càng nhiều. Tại đây, các thành viên tham gia vào từng bộ môn sẽ tự quản lý với nhau. Riêng đối với môn thể hình, bản thân anh Nhã trước đây, lúc còn sinh sống ở Sài Gòn đã tham gia tập luyện tại CLB Công đoàn, có kinh nghiệm và kỹ thuật nên anh trực tiếp hướng dẫn cho những người mới tập.

Anh Nhã bảo, chữ “duyên” khiến anh gắn bó với Bảo Lâm, với Lâm Đồng, khi chỉ trong một lần đi du lịch ngang qua Bảo Lâm, anh ngay lập tức có thiện cảm và quyết định rời Sài Gòn lên đây sinh sống. Mang theo gia đình, mang theo cả niềm đam mê và tinh thần thể thao, anh xây dựng nên CLB Mike Thảo, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị cho bộ môn tập thể hình và sân bãi cho cầu lông, bóng đá.

Xác định từ đầu rằng mở phòng tập ngay tại vùng quê nghèo còn nhiều khó khăn này thì sẽ không bao giờ có việc thu lại vốn bỏ ra ban đầu, nhưng anh Nhã vẫn mở, với mong muốn: “Để người dân vùng sâu, vùng xa, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số có không gian luyện tập, phát triển thể dục thể thao, từ đó mà bớt đi nhiều tệ nạn xã hội, nhất là trong thanh niên. Bởi khi chơi thể thao, không

chỉ sức khỏe được nâng lên mà tinh thần và văn hóa ứng xử của mỗi người cũng được điều chỉnh”.

Mà đúng thật, việc sức khỏe trở nên dẻo dai khi luyện tập thể thao là điều mà ai trong CLB của anh Nhã cũng phải công nhận. Anh Nông Quang Tước (31 tuổi, Thôn 5, Lộc Thành), đã tham gia tập Gym tại CLB Thảo Vy được một năm rưỡi. Trước đây, 3 năm sống chung với bệnh thần kinh tọa khiến anh mất ăn mất ngủ, sức lao động giảm sút nhiều, người thường xuyên đau ốm, bệnh tật. Sau khi nghe lời anh Nhã đi tập một thời gian, anh Tước thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt, ổn định hơn, không phải uống thuốc nhiều như trước. Bây giờ, anh Tước đã có thể đi làm vườn và ít thấy mệt. Anh tươi cười cho hay: “Tôi thường tranh thủ tập buổi sáng, ngày nào mưa quá thì tập buổi chiều, nhưng cố gắng duy trì đều đặn hàng ngày. May nhờ có sẵn phòng tập ở địa phương nên nông dân chúng tôi dù có bận bịu

Mang thể thao về làng

vườn tược nhưng vẫn tranh thủ đến tập được. Việc tập thể dục thể thao không chỉ giúp tôi rèn luyện sức khỏe, mà còn luyện được ý chí và nghị lực cao hơn để duy trì thường xuyên việc luyện tập hàng ngày”.

Mỗi năm, CLB của anh Nhã đều đặn mở các giải bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,... để anh em có điều kiện giao lưu, thi đấu trong xã, trong huyện. “Người dân và cả chính quyền không có điều kiện kinh tế nhưng có tinh thần, nhờ sự ủng hộ vậy mà mình có động lực để mở rộng rồi duy trì phòng tập. Cùng nhau làm để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.”- anh Nhã chia sẻ.

Gắn bó với anh Nhã từ những ngày đầu CLB thể thao này mới thành lập, khi mà người dân ở đây chưa có nhiều người hứng thú với thể thao, anh Nguyễn Quang Thuận (41 tuổi, Thôn 6, xã Lộc Thành) tâm sự: “Khi trung tâm được mở ra, số người tập ban đầu không nhiều, từ từ mới lan truyền

với những ai thật sự đam mê rồi sau đó mới đông lên. Tới bây giờ thì ai cũng thấy được tác dụng đối với sức khỏe nên rất đông người tới luyện tập. Mọi người ở đây, từ thể chất con người đến văn hóa ứng xử đều thông qua thể dục thể thao mà được rèn luyện dần.

Năm thứ 17 gắn bó với những giờ tập luyện ở CLB Thảo Vy, anh Thuận bây giờ còn giúp hướng dẫn những người mới bắt đầu với môn thể hình luyện tập. Anh Thuận tự hào bảo, trung tâm này không đào tạo ra những vận động viên chuyên nghiệp, vì địa phương này không có đủ điều kiện, đủ cơ hội, nhưng tụi anh xây dựng tình yêu, cho các bạn trẻ có niềm đam mê với thể dục thể thao để khi ra các môi trường khác rộng lớn hơn, các bạn sẽ có tiền đề để phát huy và thể hiện. Đã có những Huy chương Vàng, Huy chương Bạc quốc gia, nhưng anh Nhã nói rằng, vui hơn cả vẫn là khi nhìn thấy những người bệnh tật hay sức khỏe yếu, nhờ vào kiên trì luyện tập ở trung tâm mà khỏe lên từng ngày, sức khỏe, tinh thần đều được cải thiện.

Dẫn chúng tôi đến thăm CLB thể thao của anh Nhã, anh Đinh Văn Thành - cán bộ văn hóa - xã hội xã Lộc Thành hồ hởi cho biết: “Từ khi có khu thể thao tổng hợp, phong trào thể dục thể thao của địa phương có bước phát triển và cải thiện đáng kể. Tinh thần thể dục thể thao của người dân cũng được nâng lên rõ rệt, làm giàu thêm đời sống tinh thần cho người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số. Việc CLB đứng ra tổ chức giải cũng được chính quyền ủng hộ vì từ đây, phong trào thi đua thể dục thể thao của xã nhà được đẩy mạnh trong các lần thi đấu cụm, thi đấu huyện”.

Anh Nhã (áo đen) trực tiếp hướng dẫn các bài tập cơ bản cho người tập. Ảnh: V.Quỳnh

Góc ảnh đẹpGiành HCV SEA Games, VĐV nhận 10 triệu đồngtiền mặt ngay tại sân

Mức thưởng “nóng” cho VĐV Việt Nam giành HCV tại SEA Games 2017 là 10 triệu đồng, thưởng trực tiếp bằng tiền mặt ngay tại sân.

Mức thưởng “nóng” dành cho các VĐV Việt Nam đã được công bố bên thềm lễ xuất quân SEA Games 2017. Với mỗi HCV, những vận động viên mang vinh quang về cho Tổ quốc được thưởng “nóng” ngay lập tức 10 triệu đồng, nhận bằng tiền mặt ngay tại sân thi đấu. Mức thưởng cho HCB và HCĐ lần lượt là 8 triệu và 5 triệu đồng.

Quỹ thưởng “nóng” của Đoàn thể thao Việt Nam hiện có khoảng 2 tỷ đồng. Trưởng đoàn Trần Đức Phấn cho biết

ông vẫn đang đàm phán với 2 nhà tài trợ nữa. Nếu đàm phán thành công, quỹ thưởng và mức thưởng sẽ tiếp tục tăng lên.

Nhìn chung, quỹ thưởng “nóng” của SEA Games 2017 không khác nhiều so với kỳ SEA Games gần nhất. Tại Singapore 2015, mỗi HCV cũng được nhận 10 triệu đồng tiền mặt.

Đoàn thể thao Việt Nam sẽ lên đường tham dự SEA Games từ ngày 19 tới 30/8 tại Malaysia. Đoàn có 681 VĐV, tranh tài ở 32 môn. Đoàn dự kiến giành 49 tới 59 HCV, cố gắng bảo vệ vị trí thứ 3 chung cuộc.

Theo THETHAO24H