36
2.2. Nội dung Hiến pháp Hoa kỳ 2.2.1. Các quy định về bộ máy nhà nước Nhánh lập pháp: Nhánh hành pháp: Nhánh tư pháp: 2.2.2. Sự phân chia thẩm quyền giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang Sự phân định về thẩm quyền lập pháp: Về nguyên tắc, thẩm quyền lập pháp vẫn thuộc về các bang, thẩm quyền của liên bang chỉ là ngoại lệ, bị giới hạn bằng cách quy định rõ ràng trong Hiến pháp và không được giải thích rộng: + Trước khi bản Hiến pháp ra đời, các bang đã tồn tại như những quốc gia độc lập bên cạnh nhau, không bang nào có thể lấn át bang nào. Với mục đích chủ yếu là thiết lập một chính quyền đủ mạnh với những quyền lực hạn chế nhưng đủ mạnh để vừa có thể đảm bảo yêu cầu điều chỉnh được mối quan hệ giữa các bang trong nhà nước liên bang, đảm bảo quyền lực của liên bang không lấn át quyền lực của bang nên Hiến pháp chỉ trao cho nhà nước liên bang một số quyền hạn chế. Những quyền chủ yếu mà Hiến pháp trao cho nhà nước Liên bang được quy định cụ thể tại Mục 8 Điều I của Hiến pháp bao gồm những thẩm quyền chính sau: - Xác định các sắc thuế “Thống nhất trên toàn lãnh thổ Mỹ”; - Điều chỉnh hoạt động thương mại “Với nước ngoài, giữa các bang và với các bộ lạc da đỏ”; - Ban hành mọi đạo luật cần thiết và phù hợp nhằm đảm bảo các quyền được trao cho chính phủ liên bang;

2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

2.2. Nội dung Hiến pháp Hoa kỳ 2.2.1. Các quy định về bộ máy nhà nước

Nhánh lập pháp: Nhánh hành pháp: Nhánh tư pháp:

2.2.2. Sự phân chia thẩm quyền giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang

Sự phân định về thẩm quyền lập pháp: Về nguyên tắc, thẩm quyền lập pháp vẫn thuộc về các bang, thẩm quyền của

liên bang chỉ là ngoại lệ, bị giới hạn bằng cách quy định rõ ràng trong Hiến pháp và không được giải thích rộng:

+ Trước khi bản Hiến pháp ra đời, các bang đã tồn tại như những quốc gia độc lập bên cạnh nhau, không bang nào có thể lấn át bang nào. Với mục đích chủ yếu là thiết lập một chính quyền đủ mạnh với những quyền lực hạn chế nhưng đủ mạnh để vừa có thể đảm bảo yêu cầu điều chỉnh được mối quan hệ giữa các bang trong nhà nước liên bang, đảm bảo quyền lực của liên bang không lấn át quyền lực của bang nên Hiến pháp chỉ trao cho nhà nước liên bang một số quyền hạn chế. Những quyền chủ yếu mà Hiến pháp trao cho nhà nước Liên bang được quy định cụ thể tại Mục 8 Điều I của Hiến pháp bao gồm những thẩm quyền chính sau:

- Xác định các sắc thuế “Thống nhất trên toàn lãnh thổ Mỹ”;- Điều chỉnh hoạt động thương mại “Với nước ngoài, giữa các bang và với các

bộ lạc da đỏ”;- Ban hành mọi đạo luật cần thiết và phù hợp nhằm đảm bảo các quyền được

trao cho chính phủ liên bang;+ Hiến pháp đề cập rất ít đến thẩm quyền của bang ngoài những đoạn văn rõ

ràng bảo đảm cho tiểu bang một ít thẩm quyền. Đến tu chính án thứ X thì ranh giới phân chia giữa quyền lực Liên bang và bang đã trở nên rõ ràng hơn bằng điều khoản : “Những quyền lực mà Hiến pháp không trao cho Liên bang Hợp chủng quốc, hoặc không cấm đoán các tiểu bang sử dụng quyền đó, vẫn dành cho các bang và dân chúng”. Như vậy với Tu chính án thứ X, thẩm quyền lập pháp sẽ hoàn toàn thuộc về các bang, chỉ trừ một số ít quyền hạn rõ ràng đã dành cho liên bang tại Mục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I.

Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang đều có thể được mở rộng theo những cách thức nhất định:

Page 2: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

+ Đối với bang, trong những vấn đề Quốc hội có thẩm quyền lập pháp thì bang vẫn được trao một số quyền nhất định. Đó là “thẩm quyền còn lại”1. Bang có thể có “thẩm quyền còn lại” trong hai trường hợp:

- Pháp luật liên bang quy định một cách chung chung: Với những vấn đề pháp luật liên bang có quy định nhưng quy định không hết thì tiểu bang có thể ban hành pháp luật để bổ sung hoặc lấp những chỗ trống của pháp luật liên bang trong những vấn đề đó. Tuy nhiên, không được đưa ra những điều luật trái với các quy phạm của pháp luật liên bang. Trường hợp này pháp luật liên bang mang tính định khung, còn pháp luật của tiểu bang mang tính chi tiết: Chủ yếu trong lĩnh vực Luật môi trường, Luật lao động…

- Pháp luật liên bang không quy định: Với vấn đề thuộc thẩm quyền lập pháp của liên bang nhưng liên bang chưa điều chỉnh đến thì tiểu bang được ban hành pháp luật nhưng không được trái với tinh thần của Hiến pháp và cản trở hoạt động thương mại giữa các tiểu bang.

+ Về phía liên bang, thẩm quyền lập pháp của liên bang trên thực tế đã được mở rộng hơn rất nhiều so với sự giới hạn trong Hiến pháp:

- Thẩm quyền lập pháp của liên bang được mở rộng hơn rất nhiều nhờ có sự tồn tại của thông luật liên bang trong trường hợp các tòa án liên bang thụ lý những vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang (các vụ đa chủng).

- Trước năm 1938, những người ủng hộ cho chủ nghĩa liên bang giải thích “luật” quy định: Đối với những vấn đề không do luật liên bang điều chỉnh thì các tòa án liên bang được áp dụng những luật khác (“the law”) của bang mà quy phạm xung đột nhắc đến (Luật tổ chức tòa án 1789) một cách rất hẹp. Những người này cho rằng, thuật ngữ “luật” ở đây chỉ dùng để nói đến những quy định do cơ quan lập pháp của bang ban hành chứ không bao gồm các án lệ của bang. Do đó, trong trường hợp cơ quan lập pháp của bang “im lặng” (thiếu vắng những quy định của cơ quan lập pháp bang) thì tòa án liên bang sẽ tự do áp dụng quy tắc của mình để xét xử mà không cần quan tâm đến quyết định xét xử của tòa án bang. Trong những trường hợp như vậy, tòa án bang đã tạo ra nhưng quy phạm thông luật liên bang. Quan điểm trên của tòa án liên bang đã vấp phải rất nhiều sự phản đối. Những người phản đối cho rằng Hiến pháp cho phép tòa án liên bang xét xử đối với những vụ “đa chủng” nhằm mục đích tránh sự thiên vị của tòa án xét xử khi công dân của bang mình là một bên trong vụ xét xử chứ không cho phép việc tạo ra pháp luật liên bang ngoài phạm vi lập pháp đã trao cho Quốc hội. Tạo ra thông luật liên bang trong trường hợp đó là đi ngược lại tinh

1 René David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới trong thế giới đương đại, NXB. TpHCM, tr 303.

Page 3: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

thần của Hiến pháp là công nhận ưu thế của chính quyền liên bang trong những vấn đề mà Hiến pháp cố gắng bảo vệ cho thẩm quyền của tiểu bang2 (Tu chính án số X).

+ Sau năm 1938, sau vụ hãng đường sắt Erie kiện Thompkins3 quan điểm của Tòa án tối cao Mỹ đã thay đổi đối với vấn đề trên. Tòa án tối cao tuyên bố: “Luật khác” quy định trong Luật tòa án 1789 là pháp luật của từng bang riêng biệt. Pháp luật đó do nghị viện của bang đưa ra trong văn bản pháp luật hay do Tòa án tối cao bang tạo ra trong quyết định tòa án – Vấn đề này không liên quan đến chính quyền liên bang. Nguyên tắc này ngày nay được áp dụng một cách triệt để, ngay cả khi pháp luật của bang không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì các thẩm phán của liên bang phải đặt mịnh vào vị trí của thẩm phán bang để xem xét trong trường hợp tương tự thì thẩm phán bang sẽ giải quyết vấn đế đó ra sao.

Mặc dù vậy, thông luật liên bang vẫn tồn tại vì có những lĩnh vực chỉ thuộc về thẩm quyền lập pháp của chính quyền liên bang: Luật liên bang về phát minh, sáng chế, về nhãn mác. Thông luật của liên bang sẽ được tạo ra khi xét xử những lĩnh vực chỉ thuộc thẩm quyền lập pháp của Quốc hội nhất là trong lĩnh vực chống độc quyền4

Thẩm quyền Liên bang ngày càng được mở rộng phần lớn nhờ sự giải thích Hiến pháp của Tối cao Pháp viện.

Với một bản Hiến pháp cô đọng và kém rõ ràng buộc các thẩm phán thuộc Tối cao Pháp viện phải giải thích những điểm pháp lý phát sinh theo nguyên tắc “phù hợp với ý chí của những nhà soạn thảo Hiến pháp” vào năm 1787 hay còn gọi là nguyên tắc: “Giải thích theo tinh thần Hiến pháp”. Những nguyên tắc trên được giải thích rất linh động và đã làm thay đổi trên thực tế một cách rõ rệt mối tương quan giữa luật Liên bang và luật của bang. Có thể dẫn ra ví dụ về việc giải thích Hiến pháp Mĩ liên quan đến “điều khoản thương mại”.

+ Chính Chánh án John Marshall là người đầu tiên mở rộng “điều khoản thương mại” trong vụ án Gibbson kiện Ogden năm 18245. Sau án lệ này, một nguyên tắc được tòa án thiết lập là các đạo luật của bang nếu làm phức tạp thêm thương mại quốc tế hoặc thương mại giữa các tiểu bang với nhau thì đạo luật đó vô hiệu.

+ Cũng chính John Marshall người giải thích chi tiết thẩm quyền liên bang theo điều khoản thương mại, đặc biệt là đã định danh ba yếu tố về quyền lực của Quốc hội cho thương mại tiểu bang: Thương mại không chỉ là buôn bán mà còn là tất cả các dạng hoạt động thương mại khác. Tòa án tối cao quy định rằng “thương mại giữa các bang”, thương mại liên bang không chỉ là các giao dịch qua ranh giới giữa các bang

2 Xem, René David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, NXB. TpHCM, tr 307.3 Xem, René David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, NXB. Tp HCM, tr 307.4 Xem: René David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, NXB.Tp.HCM, tr 308.5 Xem: Phạm Minh, Những điều cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, NXB Lao động, tr 79.

Page 4: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

mà còn là bất cứ hoạt động nào ảnh hưởng đến thương mại của hơn một bang bao gồm cả công nghiệp và công nhận tính hợp hiến của những điều luật liên bang nhằm cải thiện điều kiện làm việc của công nhân hoặc nhằm tổ chức nền kinh tế quốc gia. Quyền quản lý thương mại là quyền khuyến khích, xúc tiến, cấm hoặc hạn chế thương mại.

=> Như vậy, nhờ vào sự giải thích Hiến pháp của Tòa án tối cao, Quốc hội và những cơ quan khác của Liên bang được công nhận thẩm quyền rộng lớn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Quốc hội có thể thông qua các điều luật và cung cấp tài chính để nâng cấp đường thủy, quy định các biện pháp an tòa đường không và cấm vận chuyển giữa các bang một số hàng hóa nhất định. Quốc hội có thể quy định việc đi lại của người dân, sự di chuyển của tàu hỏa, dòng chuyển dịch của cổ phiếu và trái phiếu, tín hiệu truyền hình và internet. Quốc hội cũng cấm những người vận hành các phương tiện liên bang hay phục vụ các hành khách liên bang đối xử bất công với khách hàng do chủng tộc, giới tính, dân tộc, tuổi già hay sự tàn tật của họ.

Sự phân định thẩm quyền tư pháp: Khi nói đến sự phân chia thẩm quyền tư pháp giữa liên bang và bang là

nói đến sự phân chia thẩm quyền xét xử giữa hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tòa án bang:

+ Thẩm quyền xét xử của hai hệ thống tòa án được xác định giống như nguyên tắc phân chia thẩm quyền lập pháp của chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang. Tức là thẩm quyền xét xử chính vẫn thuộc về tòa án bang nên các tòa này còn có tên gọi là tòa án có thẩm quyền xét xử tổng quát (Court of general jurisdiction), thẩm quyền xét xử của tòa án liên bang là thẩm quyền hẹp và bị giới hạn bằng việc quy định cụ thể trong Hiến pháp (Điều IV) nên các tòa này còn có tên gọi là tòa án thẩm quyền hạn chế (Court of limited jurisdiction). Các bên chỉ có thể kiện lên tòa án liên bang những trường hợp khi Hiến pháp Mỹ công nhận rằng tòa án liên bang có thẩm quyền trong những trường hợp đó. Có thể nói rằng việc kiện lên tòa án liên bang thường không mang tính đặc quyền vì các bên trong cùng vụ kiện có thể kiện ở tòa án các bang 6.

+ Thẩm quyền xét xử của hai hệ thống có thể được xác định như sau (trong trường hợp xét xử sơ thẩm):

- Các vụ việc mà thẩm quyền giải quyết chỉ thuộc về một hệ thống tòa án7:

6 Xem: René David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, NXB. TpHCM, tr 3197 Xem: Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, NXB. Tư pháp, tr 194.

Page 5: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Tòa án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc luật pháp của bang quy định và thỏa mãn thêm điều kiện cá bên trong vụ việc đều phải là công dân của bang mình;

Tòa án liên bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với một số vụ việc liên quan đến: thủ tục xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng hải, khiếu kiện chống lại các cơ quan hành chính liên bang8.

- Các vụ việc mà cả hai hệ thống tòa án đều có thẩm quyền:Đối với những vụ việc này, các bên có quyền lựa chọn tòa án bang hay tòa án

liên bang để giải quyết. Cụ thể:Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống tòa án bao

gồm:Thứ nhất, các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng Hiến pháp

và các đạo luật của liên bang. Để đảm bảo rằng, Hiến pháp và pháp luật liên bang phải được giải thích theo ý chí của liên bang ngay cả khi những vụ việc như vậy được xét xử ở tòa án bang, các nhà lập hiến đã cho phép Tòa án tối cao Liên bang được quyền xét xử phúc thẩm đối các bản án của tòa án tối cao bang liên quan đến việc diễn giải pháp luật liên bang và thẩm quyền “ban hành đặc lệnh lấy lên để xét xử lại” các quyết định của tòa án cấp dưới. Do đó, Tòa án tối cao liên bang vẫn là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giải thích và áp dụng Hiến pháp cũng như các đạo luật liên bang

Thứ hai, các tranh chấp liên quan đến yếu tố “đa chủng”. Yếu tố đa chủng có thể được xác định là: Các bên trong vụ tranh chấp là công dân của hai bang khác nhau trở lên hoặc một trong các bên là đương sự là người nước ngoài. Xuất phát từ nhận thức cho rằng tòa án bang có thể sẽ thiên vị cho bên đương sự là công dân của bang mình trong vụ tranh chấp nên đối với những vụ việc này các bên có thể kiện lên tòa án liên bang. Tuy nhiên, để được kiện lên tòa án liên bang, các tranh chấp phải có giá trị vượt qua mức tối thiểu nhất định (hiện nay số tiền tối thiểu này là 75.000 USD) trừ những vụ việc liên quan đến: quyền công dân, quyền bầu cử, quyền tác giả…

Lưu ý: Đối với vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống tòa án, nếu bên nguyên khởi kiện tại một tòa án bang không phải bang của bên bị thì bên bị có thể yêu cầu chuyển vụ việc lên tòa án liên bang9.

Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống tòa án bao gồm các vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và cấp liên bang đều có quyền khởi tố.

8 Xem: Micheal Bodan, Luật So sánh, tr 120.9 Xem: Micheal Bogdan, Luật So sánh, tr 120.

Page 6: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Như vậy, chúng ta thấy rằng thẩm quyền xét xử của hệ thống tòa án liên bang không hoàn toàn trùng với thẩm quyền lập pháp. Điều đó có nghĩa là tòa án liên bang có cả thẩm quyền đối với những vụ việc thuộc lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật bang. Ngược lại, tòa án bang cũng có thẩm quyền đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của liên bang. Lúc này, sẽ nảy sinh vấn đề: tòa án bang và tòa án liên bang sẽ áp dụng luật nào (luật bang hay liên bang) khi vụ việc xét xử lại không thuộc thẩm quyền lập pháp của cơ quan lập pháp cùng cấp?

Luật áp dụng tại các tòa án:Khi xác định vấn đề luật áp dụng, chúng ta xem xét trên hai phương diện: Luật

nội dung và luật tố tụng.+ Về luật tố tụng:Không phụ thuộc vào việc tòa án thụ lý vụ việc thẩm quyền lập pháp của cấp

nào, luật tố tụng được áp dụng trong mọi trường hợp là luật tố tụng của tòa án mình. Chẳng hạn, khi tòa án liên bang thụ lý vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang thì tòa án liên bang sẽ áp dụng luật tố tụng của liên bang10.

+ Về luật nội dung:- Nguyên tắc là vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào thì tòa án phải

áp dụng luật nội dung của cấp đó. Cụ thể, tòa án liên bang khi giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang thì phải áp dụng luật pháp của bang (cả luật thành văn và thông luật11), tòa án của bang khi xét xử những vụ việc liên quan đến pháp luật liên bang thì phải áp dụng pháp luật liên bang12. Tòa án liên bang khi áp dụng luật bang giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp bang thì phải giải thích pháp luật bang theo đúng tinh thần của tòa án bang (cả trong trường hợp pháp luật của bang quy định không rõ hoặc không quy định thì thẩm phán liên bang phải đặt mình vị trí của thẩm phán bang để suy xét đối với vụ việc đó thì thẩm phán bang sẽ giải quyết như thế nào). Tương tự đối với thẩm phán bang.

- Đối với những vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang thì tòa án phải áp dụng pháp luật của bang nếu vấn đề liên quan đến bang, áp dụng pháp luật liên bang khi vụ tranh chấp mang tính chất xuyên bang. 2.2.3. Cơ chế tu chính Hiến pháp

Các đại biểu tham dự Đại hội lập Hiến biết rằng họ không thể soạn thảo luật cho mọi khả năng tình huống. Do đó, Điều V của Hiếp pháp đã trao cho Quốc hội quyền thông qua tất cả các luật “cần thiết và hợp lý” để thực hiện các quyền lực Hiến

10 Xem: Micheal Bogdan, Luật So sánh,tr 120.11 Trước năm 1938, đối với những vấn đề mà pháp luật thành văn của bang không quy định thì tòa án liên bang không cần xem xét đến thông luật bang mà tùy nghi áp dụng những quy tắc của thông luật liên bang để xét xử.12 Xem: Phạm Minh, Những điều cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, NXB. Lao động, tr 172.

Page 7: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

pháp trao cho Tổng thống, Quốc hội và các tòa án Liên bang. Nhờ có quy định này mà Hiến pháp luôn là một Hiến pháp “sống”, một Hiến pháp vĩnh cửu. Từ khi ra đời đến nay, Hiến pháp đã được bổ sung bằng 27 tu chính án.

Cơ chế tu chính Hiến pháp được quy định như sau:+ Hiến pháp có thể được sửa đổi khi có 1 trong 2 trường hợp sau:- Có 2/3 phiếu bầu của mỗi viện của Quốc hội - Do một hội nghị quốc gia do Quốc hội triệu tập theo yêu cầu của 2/3 các bang.Để trở thành một phần của Hiến pháp, các điều sửa đổi bổ sung phải được các

cơ quan lập pháp hoặc các hội nghị trong 3/4 các bang phê chuẩn. Chỉ có 1 điều sửa đổi bổ sung thứ 21 được các hội nghị bang phê chuẩn. Tất cả các điều khác được các cơ quan lập pháp của bang phê chuẩn.

+ Hiến pháp không quy định thời hạn để các bang phê chuẩn. Tuy nhiên, Tòa án quy định rằng các điều bổ sung sửa đổi phải được thông qua trong một thời gian hợp lý và Quốc hội phải quyết định thời gian như thế nào cho hợp lý, như trường hợp xảy ra khi Điều bổ sung sửa đổi thứ 27 được phép ban hành sau hơn 202 năm đề xuất. Từ đầu những năm 1900, hầu hết các điều sửa đổi bổ sung đều yêu cầu phê chuẩn trong 7 năm.

Tính cho đến nay, Hiến pháp đã được được bổ sung sửa đổi bằng 27 tu chính án do Quốc hội thông qua và được cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn theo quy định tại điều 5 của Hiến pháp. Những tu chính án này, đặc biệt là 10 tu chính án đầu tiên còn được biết đến với tên gọi Tuyên ngôn về Nhân quyền đã làm cho Hiến pháp Hoa Kì từ chỗ không hoàn thiện hướng đến hoàn thiện và đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của Hiến pháp. 27 tu chính án nói trên phần lớn là những quy định bảo vệ quyền công dân, quyền con người và hoàn thiện các thiết chế Nhà nước như: Quyền lợi của các công dân được đảm bảo về bản thân, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và tịch thu vô lý… (Tu chính án số 4); cấm chế độ nô lệ (tu chính án số 13); quyền bầu cử Quốc hội là công dân Mĩ đủ 18 tuổi (Tu chính án 16); không một người nào được bầu làm Tổng thống quá 2 nhiệm kì (Tu chính án 22). Bên cạnh đó, cũng có một số tu chính án cho đến nay vẫn gây ra những bất đồng trong xã hội Mĩ và người nước ngoài khó lòng chấp nhận. Điển hình Tu chính án số 2 cho phép công dân Mĩ có quyền giữ và mang khí giới13.

Bên cạnh sự diễn giải Hiến pháp của Tòa án tối cao, quá trình tu chính án của Quốc hội cũng góp phần làm cho Hiến pháp Mĩ luôn là bản Hiến pháp “sống”. Có nghĩa là nó luôn điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội ở Mỹ. 13 Xem: Phạm Minh, Giáo trình luật hiến pháp nước ngoài, NXB CAND – 1999, tr 205-207.

Page 8: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Tuy nhiên để những nguyên tắc cơ bản mà nó xác lập không bị thay đổi, Hiến pháp đã quy định một quá trình tu chính Hiến pháp rất khắt khe. Minh chứng là Quốc hội đã xem xét hơn 9.000 điều sửa đổi bổ sung nhưng chỉ đề xuất 33 bản đệ trình cho các bang. Trong số này, chỉ có 27 điều dược phê chuẩn. Quá trình tu chín Hiến pháp cũng không phải là không có điểm yếu khi chỉ duy nhất Quốc hội có quyền quyết định nên đưa ra đệ trình nào để có thể xem xét thông qua. 2.2.4. Quy trình lập pháp của Quốc hội

Các nghị sĩ đều có quyền đệ trình các dự án luật, nhưng Hiến pháp quy định “Tất cả dự luật nhằm nâng cao lợi tức phải xuất phát từ Hạ Viện”. Vì vậy, Thượng nghị viện không có quyền đề xuất các dự luật về thu thuế quan. Mỗi dự luật đều phải trải qua một số giai đoạn tại mỗi viện. Có thể tóm tắt quá trình để một sáng kiến lập pháp trở thành đạo luật hoàn chỉnh thông qua 7 bước cơ bản sau:

Bước 1: Ủy ban chuyên môn của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện sẽ soạn thảo dự thảo luât14. Các trình tự lập pháp phải được xem xét bởi các uỷ ban thường trực, mỗi uỷ ban có thẩm quyền trong một lĩnh vực riêng biệt chẳng hạn như nông nghiệp hay ngân sách. Hạ viện có 20 uỷ ban thường trực, trong khi con số này tại Thượng viện là 16. Trong một số trường hợp, các dự luật có thể được đệ trình các ủy ban đặc biệt (xem xét các lĩnh vực chuyên môn hẹp hơn các uỷ ban thường trực). Các ủy ban được phép tổ chức các cuộc điều trần và thu thập chứng cứ khi xem xét các dự luật. Các uỷ ban cũng có thể sửa đổi dự luật, nhưng chỉ có toàn thể thượng viện hoặc toàn thể hạ viện mới có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ các dự luật;

Bước 2 : Ủy ban phải tự thông qua bản dự thảo do các thành viên trong Ủy ban soạn thảo. Sau khi xem xét và thảo luận, ủy ban sẽ bỏ phiếu quyết định xem có nên trình dự luật trước toàn viện hay không;

Bước 3 : Dự thảo sau khi được các thành viên ở Ủy ban tán thành sẽ được chuyển lên 2 Viện;

Bước 4 : Nghị viện và Hạ viện tiến hành thông qua dự thảo;

14 Các Nghị sĩ Quốc hội thường đệ trình những dự án luật theo yêu cầu của những nhóm vận động hành lang (lobbyist). Các nhóm này thường vận động để thông qua hoặc bác bỏ một đạo luật ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Trong một số trường hợp các nhóm này đã soạn thảo dự luật và nhờ một Nghị sĩ đệ trình. Các nhóm vận động hành lang phải đăng ký vào cơ sở dữ liệu trung ương. Những nhóm vận động hành lang thường hoạt động cho các tổ chức chính trị, các công ty, chính quyền tiểu bang, chính quyền nước ngoài và nhiều nhóm khác. Nhiều nhà vận động hành lang nổi trội từng là thành viên quốc hội hoặc là những người có thân nhân là những nghị sĩ đương nhiệm.

Page 9: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Bước 5 : Một khi một dự luật được thông qua tại một viện, nó sẽ được gởi đến viện kia; tại đó, nó có thể được thông qua, hoặc bị bác bỏ, hoặc bị sửa đổi. Để một dự luật có thể trở thành luật, cả hai viện phải đồng thuận về văn bản của dự luật;

Bước 6 : Nếu có sự xung đột về nội dung pháp luật, Ban hòa giải (bao gồm thành viên của cả hai viện) sẽ được thành lập. Ban hòa giải (Ủy ban thương thảo) sẽ sửa đổi lại dự thảo ở những nội dung có xung đột giữa 2 viện sau đó gửi lại dự thảo luật đã sửa đổi cho 2 Viện thông qua lại một lần nữa, nếu được thông qua thì nó có nhiều cơ hội trở thành luật trừ khi Tổng thống phủ quyết, nếu không được thông qua thì coi như dự luật đó thất bại;

Bước 7: Dự thảo luật sau khi đã được thông qua ở 2 Viện với cùng một nội dung sẽ được chuyển lên cho Tổng thống. Sau khi được thông qua tại hai viện, dự luật sẽ được trình Tổng thống. Tổng thống có thể:

+ Chọn ký ban hành, nó sẽ trở thành luật;+ Phủ quyết, gởi trả về Quốc hội kèm theo lời phản kháng. Trong trường hợp

này, dự luật chỉ có thể trở thành luật nếu cả hai viện biểu quyết với hai phần ba số phiếu để vô hiệu hoá sự phủ quyết của tổng thống;

+ Sau cùng, còn có một chọn lựa khác cho tổng thống, là không làm gì hết, không ký ban hành, cũng không phủ quyết. Trong trường hợp này, Hiến pháp có qui định dự luật sẽ tự động trở thành luật sau mười ngày (không tính ngày chủ nhật). Tuy nhiên, nếu quốc hội chấm dứt kỳ họp trong mười ngày này, dự luật sẽ không thể trở thành luật. Vì vậy, tổng thống có thể phủ quyết một dự luật được thông qua vào cuối kỳ họp của quốc hội bằng cách lơ nó đi; thủ thuật này được gọi là “phủ quyết bỏ túi” hay “phủ quyết ngầm” (pocket veto).3. Hệ thống tòa án

Đặc điểm nổi bật của hệ thống tòa án Mỹ là có sự tồn tại của hai hệ thống tòa án: Hệ thống tòa án Liên Bang và hệ thống tòa án các bang. Đặc điểm này của pháp luật Mỹ được quyết định bởi hình thức nhà nước liên bang và chúng ta thấy hệ thống tòa án chỉ có một hệ thống tòa án duy nhất do Anh là quốc gia theo hình thức nhà nước đơn nhất. 3.1. Hệ thống tòa án Liên bang:

Hệ thống tư pháp Liên bang theo Điều III của Hiến pháp sẽ bao gồm 1 tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới do Quốc hội lập ra.

Bằng đạo luật Tư pháp 1789, Quốc hội đã lập ra hai nhóm tòa án cấp dưới bao gồm: 3 tòa lưu động, 13 tòa án hạt. Như vậy, sau khi đạo luật tư pháp liên bang ra đời, hệ thống tòa án liên bang đã được kiện toàn với cấu trúc: Đứng đầu là tòa án tối cao, tòa phúc thẩm trung gian và tòa án sơ thẩm. Cho đến nay, cấu trúc của hệ thống tòa

Page 10: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

án Liên bang vẫn được giữ nguyên nhưng số lượng các tòa cấp dưới Tòa án tối cao đã tăng lên rất nhanh cùng với đà tăng trưởng của kinh tế và sự gia tăng số lượng các bang từ 13 bang ban đầu thành 50 bang như ngày nay.

Ngoài ra, Quốc hội còn thành lập một số các tòa đặc biệt để giám sát các một số đạo luật của Quốc hội căn cứ trên Điều I của Hiến pháp. Do đó, các tòa này còn có tên gọi là nhóm tòa luật định: Tòa khiếu kiện chính quyền nước Mỹ (claim court), tòa thương mại quốc tế (court of internationaltrade), tòa xét xử về thuế (tax court) và các cơ quan xét xử bán tư pháp. 3.1.1. Tòa khu vực ( Tòa án sơ thẩm, Tòa án phân khu, Tòa án quận - The Unitied State District Court):

Đây là cấp tòa thấp nhất trong hệ thống tòa án liên bang, chức năng chủ yếu của nó là xét xử hầu hết các vụ việc thuộc thẩm quyền tài phán của liên bang. Mỗi tòa khu vực phụ trách một khu vực hay còn gọi là “quản hạt”. Quốc hội định ra ranh giới giữa các quản hạt dựa trên những tiêu chí: dân số, diện tích, số lượng vụ việc phải giải quyết. Có những tiểu bang chỉ có 1 quản hạt song cũng có những bang thì có tới 4. Hiện nay ở Mỹ có 94 tòa án khu vực.

Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần II, tòa án liên bang có thẩm quyền đối với 2 loại vụ việc: Loại vụ việc thứ nhất do tính chất của vụ việc (liên quan đến Hiến pháp, các đạo luật liên bang, điều ước quốc tế), loại vụ việc thứ hai mà tòa án liên bang được quyền thụ lý do tính chất của đượng sự (các đương sự trong các vụ tranh chấp đến từ 2 bang hoặc nhiều bang khác nhau hoặc một trong các bên đương sự là người nước ngoài). Trong số những vụ việc trên, tòa án sơ thẩm liên bang có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với hầu hết các vụ án hình sự và dân sự . Ngoài ra, tòa này còn có thẩm quyền đối với các vụ phá sản và hàng hải…

+ Tòa này thụ lý các vụ việc hình sự liên quan đến Bộ luật Hình sự liên bang. Sau khi một người bị bồi thẩm đoàn kết luận là có tội thì thẩm phán là người quyết định hình phạt theo khung hình phạt đã quy định trong luật. Nếu hình phạt đã nằm trong khung do luật quy định thì không đượ kháng án về thời gian thụ án. Chính quyền không được kháng nghị với quyết định vô tội do Bồi thẩm đoàn đưa ra, nhưng bị cáo bị buộc tội có thế kháng cáo nếu họ cho rằng thẩm phán hoặc Bồi thẩm đoàn đã đưa ra một quyết định không đúng.

+ Đối với các vụ việc dân sự, tòa án hạt thẩm quyền thụ lý đối với:Những vụ việc mang tính chất Liên bang: Tức là các tranh chấp liên quan đến

việc diễn giải Hiến pháp, các đạo luật hoặc các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ kí kết. Những vụ việc mang tính “đa chủng”: Những vụ việc liên quan liên quan đến

công dân từ 2 bang trở lên, hoặc một trong các bên tranh chấp là người nước ngoài

Page 11: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

nhằm tránh khỏi sự thiên vị của tòa án bang nơi có công dân của mình là một bên đương sự trong vụ tranh chấp. Tuy nhiên, để được thụ lý ở tòa sơ thẩm Liên bang, vụ việc phải liên quan đến việc tranh chấp số tiền lớn hơn mức tối thiểu (75.000USD) trừ các vụ liên quan đến quyền công dân, quyền bầu cử, khiếu kiện về phát minh hay bản quyền, hộ chiếu và thủ tục nhập tịch...

Để thực hiện được chức năng xét xử của mình, mỗi tòa sơ thẩm thường có số lượng thẩm phán được bổ nhiệm dao động từ 2 – 20 thẩm phán, phụ thuộc vào số lượng vụ việc mà mỗi tòa án phải giải quyết. Mỗi phiên tòa sẽ do 1 thẩm phán tiến hành xét xử. Trong một số ít vụ án sẽ do 1 hội đồng gồm 3 thẩm phán đảm nhiệm.

Đây là cấp tòa duy nhất trong hệ thống tòa án liên bang mà luật sư được đối chất trực tiếp với người làm chứng. Đây cũng là cấp tòa quy định có sự tham gia bắt buộc của bồi thẩm đoàn trừ khi bị các bên từ chối. Trong các vụ hình sự thường có sự tham gia của 12 bồi thẩm, trong khi các vụ dân sự thường bao gồm 6 bồi thẩm.

Tòa án hạt với vai trò lập chính sách: xuất phát từ việc tòa án hạt thường là nơi thụ lý đầu tiên các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án liên bang nên trong lĩnh vực mới khi chưa có sự hướng dẫn rõ ràng của tòa án cấp trên cũng như của ngành lập pháp thì tòa này có thể đưa ra những chính sách mới – Đóng vai trò lập chính sách. 3.1.2. Tòa phúc thẩm (Courts of Appeals):

Chức năng của Tòa phúc thẩm: - Chức năng xem xét lại:+ Hầu hết các vụ việc được tòa phúc thẩm xem xét lại đều bắt đầu từ các tòa án

hạt liên bang. Các bên nguyên đơn không thỏa mãn với quyết định của tòa cấp dưới có thể kháng cáo lên tòa phúc thẩm vùng có tòa án hạt liên bang đó. Các toà phúc thẩm cũng có quyền xem xét lại quyết định của một số cơ quan hành chính.

Do tòa phúc thẩm không thể kiểm soát vụ việc nào sẽ được xét xử theo trình tự phúc thẩm, nên nó phải giải quyết cả những công việc hàng ngày lẫn những việc rất quan trọng. Một đằng là các kháng cáo và kiến nghị nhỏ nhặt, không có ý nghĩa gì hoặc rất ít cơ hội thay đổi bản án. Nhưng mặt khác, cũng có các vụ việc phát sinh những vấn đề lớn về chính sách công và nảy sinh nhiều bất đồng. Quyết định của tòa phúc thẩm trong các vụ đó có nhiều khả năng sẽ tạo lập chính sách chung cho toàn xã hội, chứ không chỉ những nguyên đơn liên quan. Các vụ việc về quyền tự do công dân, phân chia địa hạt, tôn giáo và giáo dục là những ví dụ điển hình của loại tranh chấp có thể ảnh hưởng đến mọi công dân.

+ Việc xem xét lại của tòa phúc thẩm có hai mục đích:Thứ nhất là sửa lỗi. Thẩm phán vùng thường được kêu gọi đứng ra giám sát

hoạt động của các tòa án hạt liên bang và cơ quan hành pháp liên bang, và giám sát

Page 12: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

việc các cơ quan này áp dụng và diễn giải luật liên bang và bang như thế nào. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tòa phúc thẩm không cần tìm kiếm bằng chứng tình tiết mới, mà là kiểm tra ghi chép của toà cấp dưới để tìm lỗi. Trong quá trình sửa lỗi, tòa phúc thẩm cũng đồng thời giải quyết tranh chấp và thực thi luật quốc gia.

Chức năng thứ hai là phân loại và phát triển một số ít các vụ việc cần được Tòa án tối cao xem xét lại. Thẩm phán vùng giải quyết các vấn đề pháp lý trước khi đưa lên các thẩm phán Tòa án tối cao, và có thể giúp xếp loại những kiến nghị nào cần được xem xét lại. Các học giả tư pháp nhận thấy rằng thường có sự khác nhau giữa phiên xét xử lần đầu và lần thứ hai trong các vụ được phúc thẩm.

- Chức năng lập chính sách: Vai trò lập chính sách của Tòa án tối cao xuất phát từ thực tế nó là cơ quan giải

thích luật, và đối với toà phúc thẩm cũng tương tự như vậy. Phạm vi lập chính sách của tòa phúc thẩm thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn, vì trong phần lớn vụ việc, tòa phúc thẩm là cơ quan xét xử cuối cùng.

Để minh họa cho tác động quan trọng của các thẩm phán tòa án vùng, chúng ta hãy xem xét một quyết định của Tòa phúc thẩm vùng số 5. Trong nhiều năm, Trường Luật thuộc Đại học Texas (cũng như nhiều trường luật khác ở Mỹ) đã ưu tiên cho người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mêhicô nhằm tăng số lượng các sinh viên thiểu số. Tập quán này đã bị khiếu kiện tại một tòa án hạt liên bang trên cơ sở là nó đã phân biệt đối xử đối với người da trắng và các nhóm thiểu số không được ưu tiên, vi phạm Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn. Ngày 18 tháng Ba 1996, một cơ quan xét xử gồm các thẩm phán Vùng số 5 đã ra phán quyết trong vụ Hopwood kiện Bang Texas, trong đó nêu rõ Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn không cho phép các trường được phân biệt đối xử như vậy, và trường luật này không được sử dụng chủng tộc làm một yếu tố xét tuyển. Đơn kháng cáo được gửi lên yêu cầu Tòa án tối cao phát đặc lệnh (trát đòi) lấy lên xét xử, nhưng đã bị từ chối. Từ đó phán quyết này đã trở thành luật của các bang Texas, Louisiana và Mississippi (các bang thuộc Vùng số 5). Mặc dù về mặt kỹ thuật, chỉ các trường ở Vùng số 5 bị tác động bởi phán quyết này, nhưng một bài xã luận của Tạp chí luật quốc gia đã cho thấy điều khác hẳn, rằng mặc dù một số người “có thể lý luận rằng phán quyết trong vụ Hopwood chỉ được áp dụng ở ba bang miền Nam..., nhưng thực tế là hiệu trưởng tất cả các trường luật (và các trường khác) trên toàn quốc, do sợ bị kiện tương tự, đã phải tìm các cách khác thay thế cho hành động ưu tiên các nhóm thiểu số”.

Những công việc của Tòa phúc thẩm:

Page 13: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Tòa phúc thẩm khác với Tòa án tối cao là chúng không được quyết định vụ nào được xét xử, và vụ nào thì không. Nhưng các thẩm phán vùng cũng đã xây dựng nhiều phương pháp để sử dụng thời giờ của họ một cách hiệu quả nhất.

Rà soát sơ bộ: Trong giai đoạn rà soát sơ bộ, thẩm phán quyết định sẽ xem xét phúc thẩm một cách triệt để, hay giải quyết vụ việc theo hình thức khác. Khối lượng án tồn đọng có thể được giảm bớt bằng cách tập hợp các kháng nghị tương tự vào một vụ xét xử chung, và kết quả cũng sẽ là một bản án chung. Để quyết định vụ nào sẽ được giải quyết mà không cần tranh tụng, các tòa án phúc thẩm ngày càng phải dựa nhiều vào thư ký luật hoặc các chưởng lý tham mưu. Những người này đọc đơn từ và tóm tắt lại, sau đó gửi đề xuất lên các thẩm phán. Do đó, nhiều vụ việc được giải quyết mà không thông qua giai đoạn tranh tụng.

Cơ quan xét xử gồm ba thẩm phá: Các vụ việc được giải quyết triệt để thường được xem xét bởi một cơ quan xét xử gồm ba thẩm phán, chứ không phải toàn bộ thẩm phán phúc thẩm trong vùng. Tức là nhiều vụ việc có thể được xét xử đồng thời bởi các nhóm ba thẩm phán khác nhau, thường ngồi tại các thành phố khác nhau trong vùng.

Thủ tục tố tụng toàn thẩm (En Banc): Đôi lúc, các nhóm thẩm phán khác nhau trong cùng một vùng có thể đưa ra các phán quyết mâu thuẫn trong các vụ tương tự nhau. Để giải quyết mâu thuẫn và tăng cường tính nhất quán trong vùng, luật liên bang quy định thủ tục tố tụng “en banc” (toàn thẩm) (một từ cổ của Pháp, chỉ các ghế ngồi trên cao), trong đó tất cả các thẩm phán phúc thẩm ngồi lại với nhau trong cùng một cơ quan xét xử và quyết định một vụ việc. Ngoại lệ đối với quy tắc này xuất hiện ở Vùng số 9, do ở đây việc tập hợp được tất cả các thẩm phán phúc thẩm là quá khó khăn. Do đó, cơ quan xét xử “en banc” chỉ gồm 11 thẩm phán. Thủ tục tố tụng “en banc” cũng có thể được sử dụng để giải quyết các vụ việc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tranh tụng: Các vụ việc lọt qua vòng rà soát sơ bộ và chưa được các bên liên quan tự giải quyết thì sẽ được đưa ra tranh tụng. Luật sư của mỗi bên chỉ được cho phép một thời lượng ngắn (có thể chỉ khoảng 10 phút); trong thời gian đó họ sẽ trao đổi về các điểm nêu trong văn bản tóm lược của mình, và phải trả lời các câu hỏi của thẩm phán.

Phán quyết: Sau giai đoạn tranh tụng, các thẩm phán có thể nghị án trong một thời gian ngắn, và nếu thống nhất được, họ sẽ công bố phán quyết ngay lậ p tức. Nếu không, phán quyết sẽ được đưa ra sau khi kéo dài thời gian nghị án. Sau khi nghị án, một số quyết định sẽ được công bố, kèm theo một lệnh ngắn hoặc văn bản ý kiến không ký tên của tòa. Một số ít phán quyết được đưa ra kèm theo các ý kiến dài hơn, được các thẩm phán ký tên, hay thậm chí là các ý kiến bất đồng và đồng quy. Dù tập

Page 14: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

tục tòa phúc thẩm ở các vùng là khác nhau, nhưng gần đây có xu hướng chung là giảm bớt số lượng các ý kiến được lập thành văn bản và công khai hóa.

3.1.3. Vị trí và chức năng của Tối cao pháp viện Mỹ trong hệ thống tòa án của Mỹ

Vị trí: Khác với hệ thống tòa án của người Anh, Tòa án tối cao của người Mĩ là cấp

xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang và là tòa án thật sự rất có quyền lực.Được thành lập năm 1787 bởi Hiến pháp, Tòa án tối cao vừa là cơ quan xét xử

sơ thẩm và phúc thẩm cuối cùng đối với những vụ việc quan trọng vừa là cơ quan thẩm định tối cao tính hợp hiến của các đạo luật cụ thể.

Tòa này có trụ sở duy nhất đặt tại thủ đô Washington. Tòa tối cao hiện nay bao gồm 9 thẩm phán, trong đó sẽ có một thẩm phán giữ vai trò Chánh án. Thẩm phán của tòa án tối cao cũng như các tòa án Liên bang khác do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng nghị viện. Để có thể đưa ra phán quyết, phải có sự đồng ý của ít nhất 6 thẩm phán.

Chức năng: - Tòa án tối cao với chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm:Tòa tối cao có thẩm quyền xét xử sơ thẩm chung với thẩm quyền của tòa án

khu vực . Tuy nhiên, Hiến pháp quy định có hai trường hợp bắt buộc phải được xét xử sơ thẩm ở Tòa án tối cao. Đó là:

+ Vụ án là sự tranh chấp giữa các bang; + Sự việc do Đại sứ nước ngoài khởi kiện. => Vì là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án nên bản án sơ thẩm của Tòa

án tối cao có giá trị chung thẩm không thể bị kháng cáo hay kháng nghị ở bất kì tòa nào khác.

Tuy nhiên, Tòa tối cao chủ yếu thực hiện xét xử phúc thẩm với tư cách là cấp phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống tòa án Mỹ. Tòa án tối cao Mỹ có thẩm quyền xét xử chung thẩm đối với:

+ Các kháng cáo, kháng nghị chuyển lên từ tòa án phúc thẩm liên bang;+ Một số phán quyết của tòa án tối cao bang. Chỉ thực hiện phúc thẩm bản án

của tòa án tối cao bang khi phán quyết chung thẩm của Tòa án bang trái với Hiến pháp hay với luật Liên bang nhằm mục đích bảo vệ tính chất tối cao của Hiến pháp và bảo đảm thống nhất về sự giải thích các đạo luật Liên bang. Không bao giờ Tòa tối cao phúc thẩm các bản án chung thẩm của bang nếu bản án đó giải quyết vấn đề theo Luật pháp bang. Nghĩa là, đối với luật pháp của 1 bang, tòa án bang có quyền quyết định cao nhất cũng như vấn đề xét xử chung thẩm các vấn đề đó.

Page 15: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

=> Do đó, nó là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích Hiến pháp, các đạo luật của cơ quan lập pháp và các hiệp ước.

Để giảm tải áp lực cho Tòa án tối cao, Quốc hội đã cho phép Tòa án tối cao có quyền tùy ý đối với một số ngoại lệ: Tòa chỉ xét xử những vụ việc mà Tòa muốn xử; tiếp nhận những kháng cáo, kháng nghị nếu cho rằng đó là vụ việc quan trọng hoặc vì mâu thuẫn nào đó trong các phán quyết của Tòa phúc thẩm Liên bang. Khi thụ lý hay từ chối giải quyết vụ việc, Tòa không cần phải đưa ra lý do.

Thẩm quyền “đặc lệnh lấy lên xét xử lại” – (certiorari): Tòa án tối cao có được thẩm quyền này kể từ năm 1925. Theo đó, một người có thể yêu cầu Tòa án tối cao xem xét lại một phán quyết của tòa cấp dưới (tòa phúc thẩm Liên bang, tòa tối cao của bang); và các thẩm phán sẽ quyết định xem có đồng ý với yêu cầu đó hay không. Nếu Tòa án tối cao đồng ý xem xét, nó sẽ phát lệnh yêu cầu tòa cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Tòa án tối cao. Nếu yêu cầu đó bị từ chối, quyết định của toà cấp dưới vẫn giữ nguyên giá trị

- Chức năng giải thích Hiến pháp Chính quyền này đã góp phần tạo nên danh tiếng và uy tín của Tối cao pháp

viện Mỹ. Hiến pháp năm 1787 là bản Hiến pháp hết sức ngắn gọn và nhiều khi không rõ ràng, chính vì vậy Hiến pháp đã trao cho Tòa án tối cao thẩm quyền giải thích Hiến pháp.

Với thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Tòa án tối cao đã phát triển những tư tưởng cơ bản của của Hiến pháp vào nhiều lĩnh vực cụ thể nhất là bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của cơ quan nhà nước.

Việc diễn giải Hiến pháp của Tòa án tối cao còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia thẩm quyền lập pháp giữa Liên bang và bang.

- Chức năng bảo hiến Chức năng quan trọng này phát sinh không ngoài thẩm quyền giải thích Hiến

pháp được Tối cao pháp viện sáng tạo ra năm 1803 dưới quyền của chánh án Marshall thông qua vụ án Marbury kiện Madison. Có thể tóm tắt vụ kiện này như sau:

Ngay trước khi rời khỏi vị trí Tổng thống, Tổng thống John Adam đã bổ nhiệm những người của đảng mình vào vị trí mới trong ngành tư pháp. Tổng thống mới đắc cử là Thomas Jefferson đã rất bất bình và cho rằng đó là hành động lạm dụng quyền lực. Sau khi phát hiện ra một số vị trí bổ nhiệm chưa được thực hiện, ông đã lệnh cho Bộ trưởng ngoại giao của mình là James Madison bãi bỏ sự bổ nhiệm đó. William Marbury – một trong những người được bổ nhiệm bị bãi bỏ đã kiện yêu cầu tòa án buộc James Madison tuân thủ các quyết định bổ nhiệm họ làm thẩm phán của Tổng thống John Adams. Marbury cho rằng Đạo luật Tư pháp 1789 đã trao cho Tòa án tối

Page 16: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

cao Liên bang quyền ban hành lệnh yeu cầu một quan chức chính quyền thực hiện nghĩa vụ của họ. Vụ án này đặt Tòa án tối cao vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu Tòa án yêu cầu cơ quan hành pháp trao quyền cho Marbury thì rất có thể Tổng thống sẽ từ chối và uy tín của Tòa án tối cao sẽ bị giảm sút. Còn ngược lại, nếu Tòa án khước từ yêu cầu này sẽ đồng nghĩa với việc công khai thừa nhận tư pháp không có quyền gì đối với hành pháp. Cuối cùng, Chánh án Tòa án tối cao John Marshall với sự thông thái của mình đã đưa ra một quyết định sáng suốt với sự giải thích mà sau này đã trở thành dấu ấn trong lịch sử Hiến pháp Mỹ. Marshall tuyên bố Tòa án tối cao Liên bang không có thẩm quyền giải quyết vấn đề này, mặc dù Mục 13 của Đạo luật Tư pháp trao cho tòa án thẩm quyền trong lĩnh vực đó nhưng điều này trái với quy định tại Điều III Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước và có giá trị pháp lý tối cao. Vì vậy, khi một đạo luật thông thường trái với Hiến pháp thì đạo luật đó phải bị tuyên bố là vô hiệu. Quyền bảo hiến của Tòa án tối cao còn thể hiện ở việc có quyền xem xét và tuyên bố bất kì quyết định nào của Tổng thống và chính phủ là vi hiến.

Về mặt hình thức, Hiến pháp là một văn kiện pháp lý đặc biệt do một cơ quan đặc biệt làm ra theo những thủ tục pháp lý vô cùng chặt chẽ. Văn kiện đó chứa đựng những yếu tố quan trọng nhất của một chính thể, cơ cấu của các cơ quan quyền lực… và tất cả những quy định đó đòi hỏi phải có sự tuân thủ một cách triệt để từ các cơ quan công quyền và đây cũng chính là nguyên tắc tối cao của Hiến pháp. Để buộc mọi cơ quan phải tôn trọng Hiến pháp, cần phải có một cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước xem bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp có bị vi pham hay không. Người Mỹ đã chấp nhận trao quyền này cho Tối cao pháp viện, cơ quan cao nhất của hệ thống tư pháp. Rõ ràng, với vai trò này Tòa án tối cao đóng vai trò như một tòa án Hiến pháp.

=> Hiến pháp Mỹ lúc đầu quy định về hệ thống tư pháp còn khá mờ nhạt hơn so với hai hệ thống quyền lực còn lại. Tuy nhiên, với những thẩm phán tài năng, quyền lực của hệ thống tư pháp đã được cũng cố hơn trước rất nhiều. Tòa án tối cao Mỹ đã thực sự trở thành một đối trọng với hai thiết chế còn lại. 3.2. Hệ thống tòa án bang

Hiện nay, ở các bang đang tồn tại chủ yếu những mô hình tổ chức tòa án như sau:

Có bang tổ chức thành hai cấp: Trong đó không có cấp xét xử trung gian là cấp phúc thẩm.

Ngày nay có tới gần 40 bang đã học tập theo mô hình tòa án theo ba cấp như hệ thống tư pháp liên bang.Theo đó bao gồm 3 cấp: Cấp thấp nhất thường gọi là tòa quản

Page 17: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

hạt hay tòa địa hạt (New York: “tòa tối cao”), tòa phúc thẩm cấp trung, tòa án tối cao (tòa phúc thẩm cuối cùng, tòa chỉnh lỗi – court of errors).

Ngoài ra, các bang còn có tòa án đặc biệt như: tòa án đại diện chuyên xét xử những vụ việc có liên quan đến di chúc và thừa kế, tòa án khiếu nại có thẩm quyền thụ lý các vụ thiệt hại do chính quyền bang gây ra; tòa án gia đình có thẩm quyền giải quyết những vụ việc phạm tội của vị thành niên và liên quan đến luật gia đình. 3.2.1. Tòa sơ thẩm bang

Một số bang phân chia tòa án sơ thẩm thành 2 loại tòa: Tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế, tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung.

Các tòa có sơ thẩm thẩm quyền hạn chế thường xét xử những vụ án nhỏ nhằm giảm áp lực cho các tòa sơ thẩm thẩm quyền chung.

+ Đối với vụ án hình sự nó chỉ đảm nhận giải quyết các vụ vi cảnh và tội ít nghiêm trọng. Hình phạt mà tòa này được giới hạn ở việc chỉ được tuyên phạt tù không quá 1 năm. Tòa sơ thẩm thẩm quyền hạn chế tại một số bang còn có chức năng giải quyết các vấn đề sơ khởi (làm công tác chuẩn bị) trong các vụ hình sự nghiêm trọng. Những việc mà tòa án này thực hiện bao gồm: làm thủ tục khởi tố, bảo lãnh và chỉ định luật sư cho những bị cáo không đủ tiền, tiến hành điều tra ban đâu. Sau đó, vụ việc được chuyển lên cho tòa án sơ thẩm thẩm quyền chung để làm tiếp phần bào chữa, xét xử và áp dụng hình phạt15.

+ Đối với các vụ dân sự, các tòa này thường chỉ giới hạn trong những vụ tranh chấp từ 500USD trở xuống. Chế tài mà tòa này được áp dụng thường là hình phạt tiền không quá 1.000 USD.

Việc xét xử thường không được ghi chép và các thẩm phán không cần phải được đào tạo luật bài bản. Bản án của tòa này có thể kháng cáo, kháng nghị lên tòa sơ thẩm thẩm quyền chung và được xét xử lại theo thủ tục “de novo” (sơ thẩm lại) hoặc sơ thẩm lần hai chứ không phải là thủ tục phúc thẩm như thường lệ16.

Tòa sơ thẩm thẩm quyền chung:Thẩm quyền:+ Các vụ án hình sự nghiêm trọng và những vụ án dân sự lớn. Ngoài ra, ở

nhiều bang, tào này còn giải quyết những vấn vụ việc thuộc một số lĩnh vực chuyên biệt như: tội phạm hình sự vị thành niên, quan hệ gia đình và di chúc.

+ Tòa này còn thụ lý các kháng cáo, kháng nghị từ tòa sơ thẩm thẩm quyền hạn chế.

15 Xem: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Tr 6016 Xem: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Tr 60

Page 18: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Về hình thức xét xử: Thông thường tòa ở khu vực nông thôn tòa này thường thực hiện việc xét xử lưu động (thẩm phán thường đi một vòng và lập tòa án ở các khu vực khác nhau trong phạm vi lãnh thổ theo lịch trình định sẵn), ở khu vực thành thị việc xét xử được thực hiện cố định tại một địa điểm.

Thẩm phán của tòa này thường phải có bằng đại học luật. Việc xét xử ở tòa sơ thẩm thẩm quyền chung phải được nghi chép. 3.2.2. Tòa phúc thẩm

Tính đến năm 1995 mới chỉ có 39 bang thành lập tòa này. Mục đích ra đời của tòa phúc thẩm là nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho tòa án tối cao của bang.

Số lượng thẩm phán của mỗi tòa thường khác nhau: Có bang chỉ có 3 thẩm phán (Alaska) nhưng có bang có tới 80 thẩm phán (Texsas). Tại một số bang, thủ tục toàn thẩm được áp dụng, nhưng ở bang khác được phân chia theo các nhóm thường xuyên hoặc luân chuyển. 3.2.3. Tòa tối cao bang

Tất cả các bang đều có tòa tối cao, thậm chí có bang có tới 2 tòa án tối cao trong đó một tòa sẽ phụ trách lĩnh vực hình sự, một tòa phụ trách lĩnh vực dân sự (Oklahoma, Texas). Số lượng thẩm phán ở mỗi tòa dao động từ 3 – 9 thẩm phán.

Tòa án tối cao của bang có khá nhiều nhiều điểm tương đồng với Tòa án tối cao liên bang. Cụ thể:

+ Thủ tục xét xử thường áp dụng ở các tòa là thủ tục toàn thẩm. Khi vụ việc được tòa án tối cao bang chấp nhận xem xét lại, các bên sẽ trình nộp các văn bản tóm lược, và thực hiện tranh tụng. Khi đưa ra quyết định, các thẩm phán đưa ra ý kiến bằng văn bản giải thích cho quyết định của mình.

+ Có quyền lựa chọn vụ việc để xét xử;3. Nghề luật và đạo tạo luật 3.1. Đào tạo luật

Tương tự như các nước châu Âu, việc đào tạo luật ở Mĩ được thực hiện một cách bài bản nhưng khác ở chỗ trong khi các nước châu Âu thực hiện việc đào tạo luật ở bậc đại học thì Mĩ lại thực hiện ở bậc sau đại học.

+ Để được vào học tại các trường luật, thí sinh phải là những người đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học thuộc chuyên ngành khác, phải dự một kì thi thi tư pháp quốc gia (Law chool Aptitude Test – LSAT).Kì thi này do Ủy ban tổ chức các trường luật tổ chức (thành viên của Ủy ban bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau: giáo dục, tâm lý, thống kê, phân tích..).

+ Kỳ thi này không nhằm mục đích kiểm tra kiến thức luật mà nhằm vào việc đánh giá khả năng lý luận, tư duy của thí sinh. Các trường luật sẽ lựa chọn sinh viên

Page 19: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

trên cơ sở kết quả của kì thi tư pháp quốc gia, nhưng có tính đến yếu tố địa phương. Thường, các trường luật của các bang sẽ ưu tiên lựa chọn khoảng 70% số sinh viên là người của bang. Thời gian đào tạo tại các trường này sẽ kéo dài 3 năm.

Phương pháp được các trường đào tạo luật ở Mỹ ưa chuộng là phương pháp tình huống (Case – method) và phương pháp đối thoại (Socrat):

+ Theo phương pháp tình huống, tài liệu dùng cho việc học tập của sinh viên không phải là các bài giảng hay giáo trình mà chính là những tuyển tập tình huống (đa số là bản án của Tòa án tối cao) hoặc những trích đoạn từ các điều khoản được thiết kế để giải thích những nguyên tắc pháp luật, chúng có ý nghĩa gì và chúng phát triển như thế nào.

+ Sau quá trình tự đọc trước ở nhà, trong những buổi học dưới sự hướng dẫn của giảng viên sinh viên sẽ trình bày về những điều đã đọc, nêu những vướng mắc, những điều chưa rõ. Giảng viên thay vì sẽ đưa ra câu trả lời trực tiếp cho sinh viên thì lại đưa ra câu hỏi chất vấn sinh viên xung quanh những vấn đề thắc mắc, thay đổi những chi tiết của vụ việc để sinh viên hiểu và thấy được quyết định của tòa sẽ thay đổi như thế nào (Socrat). Phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ người dạy và sự tự giác từ sinh viên. Về phía giảng viên, họ phải chuẩn bị hết sức công phu, đọc nhiều tài liệu, dự kiến tình huống, chuẩn bị câu hỏi từ nhiều góc độ khác nhau,.. Về phía người học, phải học tập hết sức chăm chỉ và nghiêm túc. Thống kê cho thấy, số giờ học của sinh viên trong một tuần tính cả thời gian tự học là 72 giờ. Bên cạnh sự đòi hỏi của phương phương pháp Socrat, cách đánh giá kết quả học tập hết sức khắt khe của trường và mối liên hệ giữa thành tích học tập với cơ hội tìm kiếm việc làm đã khiến cho sinh viên luật ở Mĩ hết sức tự giác và chủ động trong việc học.

Một số các trường luật ở Mĩ hiện đang thử nghiệm việc sử dụng chương trình thực tập. Theo đó, sinh viên sẽ được tham gia vào các công việc thật sự và họ học luật bằng cách xử lý tình huống thực tế.

Phương pháp giảng dạy ở các trường luật của Mỹ rất phù hợp với tính phức tạp của hệ thống pháp luật nước này nói chung và hệ thống án lệ nói riêng. Bởi ở Mĩ có sự tồn tại của pháp luật Liên bang bên cạnh các bang, và pháp luật ở các bang lại không hoàn toàn giống nhau. Do đó, sinh viên không thể học thuộc lòng hết các quy định của pháp luật thành văn do cơ quan lập pháp và hành pháp tạo ra cũng như toàn bộ các quy phạm chứa đựng trong các án lệ. Các trường đào tạo luật trên thực tế thường đặt ra mục tiêu đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện hơn là thầy giáo dạy học. 3.2. Cấu trúc nghề luật 3.2.1. Nghề luật sư

Page 20: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

Để hành nghề luật sư, phải có chứng chỉ hành nghề do đoàn luật sư của bang cấp. Với quy định này, sinh viên sau khi có bằng luật phải tham dự vào kì thi do đoàn luật sư của bang nơi mình muốn hành nghề tổ chức và đánh giá theo sự ủy quyền của Tòa án tối cao bang.

Khoảng 1/2 số bang ở Mỹ đòi hỏi người hành nghề luật phải là thành viên của đoàn luật sư bang mình. Tuy vậy, giữa các bang hiện đang tồn tại việc thỏa thuận có đi có lại. Tức, luật sư của bang này có thể hành nghề ở bang khác sau một số năm thực hành nghề luật tại bang mà mình được cấp chứng chỉ hành nghề (thường là 5 năm). Một số bang cho phép cả những người nước ngoài dự thi hành nghề luật, đặc biệt đối với những người có bằng luật sau đại học (advanced law degree) do một khoa luật nào đó của Mỹ cấp (New York và California).

Hoa Kì không có sự phân chia luật sư thành luật sư tư vấn và luật sư bào chữa. Tuy nhiên, xu hướng chuyên môn hóa đang phát triển do pháp luật ngày càng phức tạp. Theo đó, nhiều công ty luật đã chia các luật sư thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thường tập trung vào những vấn đề cụ thể: nhóm luật sư tranh tụng, nhóm luật sư tư vấn (nhóm chuyên sâu trong lĩnh vực thuế, luật công ty, sở hữu trí tuệ..).

Luật sư Mỹ thể hành nghề cá nhân hoặc tham gia vào các công ty luật. Phần lớn các luật sư Mỹ làm việc riêng rẽ (70%) hoặc cùng với một đồng nghiệp – Partner (15%). Luật sư có thể được làm những công việc khác mà một công dân có thể làm (kinh doanh, tư vấn, tham gia vào chính trị)

Khác với Anh, các luật sư cho bên nguyên ở Mỹ thường làm việc trên cơ sở tính phí theo tỷ lệ (ở Anh việc thỏa thuận về phí giữa luật sư bào chữa và khách hàng bị coi là trái đạo đức). Tỷ lệ thông thường là khoảng từ 25% - 50%. Đối với luật sư bào chữa cho bên bị thường được trả phí theo giờ. Cách tính phí theo tỷ lệ góp phần khiến cho nước Mỹ là quốc gia hay kiện tụng nhất trên thế giới và số lượng luật sư cũng đông đảo nhất17. 3.2.2. Nghề thẩm phán

Do sự tồn tại của hệ thống tòa án kép gồm hệ thống tòa án Liên bang và tòa án Tiểu bang nên thẩm phán ở Mỹ có 2 loại: Thẩm phán Liên bang và thẩm phán Tiểu bang.

Thẩm phán liên bang: Giống với Anh, các ứng viên cho vị trí thẩm phán Liên bang của Mỹ thường là

những luật sư có kinh nghiệm thực tiễn thực tiễn và uy tín. Tuy nhiên, khác với Anh, thẩm phán Liên bang của Mỹ có thể được bổ nhiệm từ những giáo sư luật. Điểm chung đối với các thẩm phán liên bang là đều là những người có bằng đại học luật, 17 Xem: Micheal Bogdan, Luật So sánh, tr 124.

Page 21: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

được Tổng thống bổ nhiệm sau khi có sự phê chuẩn của Thượng nghị viện. Thẩm phán liên bang có nhiệm kỳ suốt đời và được nhận một khoản lương trong suốt nhiệm kỳ không bao giờ giảm đi. Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng để có thể trở thành thẩm phán liên bang đó là hầu hết các ứng viên cho vị trí này đều là những người hoạt động đảng phái hết sức tích cực hầu hết trong số họ đều là những người có cùng định hướng về chính trị và lý tưởng với Tổng thống bổ nhiệm họ18.

Thẩm phán bang: Khó có thể đưa ra những nét chung ở các thẩm phán của Tiểu bang. Khác với

các thẩm phán liên bang, không phải tất cả các thẩm phán bang đều có bằng đại học chuyên ngành luật (thẩm phán ở tòa sơ thẩm thẩm quyền hạn chế); có bang thẩm phán có nhiệm kỳ suốt đời nhưng cũng có bang thẩm phán được đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ. Cácch thức để trở thành thẩm phán ở các bang rất đa dạng. Thông thường có những cách thức chủ yếu sau:

Bầu cử thẩm phán: Có hai hình thức bầu cử thẩm phán: bầu cử theo đảng phái và bầu cử phi đảng phái.

+ Bầu cử theo đảng phái, hình thức bầu cử này đòi hỏi những người tranh cử nhất thiết phải là thành viên của đảng phái chính trị nào đó của bang. Đây thường là cách thức mà những người đứng những người đứng đầu đảng phái chính trị thưởng công cho những người trung thành với đảng mình.

+ Bầu cử phi đảng phái là hình thức những người tranh cử dựa trên cơ sở những tư tưởng và năng lực phẩm chất của mình chứ không dựa trên việc mình là thành viên của một đảng phái chính trị nào.

Tóm lại, dù bầu cử theo hình thức nào thì các thẩm phán trúng cử cũng đều là những người gắn bó với đảng phái chính trị nào đó. Bởi ngay cả với hình thức bầu cử phi đảng phái thì các đảng chính trị thường ủng hộ những ứng viên thẩm phán độc lập và đóng góp vào chiến dịch vận động của họ19.

Có bang áp dụng quy trình tuyển chọn như ở Liên bang, tức được bổ nhiệm bởi Thống đốc bang và được Thượng viện bang phê chuẩn. Một số bang thuộc phía Tây lại thực hiện chế độ bầu thẩm phán. Người muốn trở thành thẩm phán phải ra ứng cử, vận động tranh cử.

Tuyển chọn dựa trên thành tích:+ Tuyển chọn dựa trên thành tích là hình thức các bang lựa chọn ra thẩm phán

từ những luật gia thực hành có nhiều thành tích, tạo được uy tín. Tuy nhiên, xu hướng

18 Xem: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Khái quát về pháp luật Hoa Kỳ, tr 173.19 Xem: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Khái quát về pháp luật Hoa Kỳ, tr 187.

Page 22: 2 · Web viewMục 8 Điều I, và một số quyền hạn mà bang không được làm quy định tại Mục 10 Điều I. Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của

của các bang thường kết hợp hình thức tuyển chọn dựa trên thành tích kết hợp với bầu cử.

+ Thống đốc bang sẽ bổ nhiệm một ứng viên vào chức vụ thẩm phán sau khi tham khảo danh sách do một Ủy đề cử của bang đưa ra. Sau khi phục vụ được một thời gian (thông thường là một năm), thẩm phán được bổ nhiệm sẽ phải vận động tranh cử dựa trên thành tích của mình. Nếu được các cử trị ủng hộ, thẩm phán đó sẽ giữ chức vụ trong một nhiệm kỳ tương đối dài20.

Bổ nhiệm bởi Thống đốc hoặc cơ quan lập pháp của bang:Có rất ít bang sử dụng hình thức này. Theo hình thức này thì: + Thống đốc thường có xu hướng bổ nhiệm những ứng viên hoạt động chính trị

tích cực và hoạt động của họ mang lại lợi ích cho Thống đốc, hoặc đảng chính trị của Thống đốc.

+ Cơ quan lập pháp của bang thường có xu hướng bổ nhiệm những ứng viên là cựu thành viên của cơ quan lập pháp bang cho chức vụ thẩm phán ở tòa sơ thẩm. 3.2.3. Giáo sư dạy luật

Do đào tạo luật ở Mỹ coi trong xu hướng thực hành nên cũng như thẩm phán, giáo sư luật được lựa chọn từ các luật sư đang hành nghề. Tuy nhiên, các trường luật danh tiếng nhất với mong muốn tăng thêm danh tiếng của trường và thu hút thêm tài trợ, sinh viên giỏi thường chú trọng đến việc mời những học giả nghiên cứu.

Hiệp hội luật sư và Hiệp hội các trường dạy luật có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn, đào tạo và đánh giá giảng viên.

+ Hiệp hội các trường dạy luật hàng năm thường công bố tuyển dụng giáo viên giảng.

+ Sau 5-7 năm làm trợ giảng, giáo viên trợ giảng có thể được nhà trường công nhận là phó giáo sư hay giáo sư sau khi đánh giá năng lực nghiên cứu, các công bố khoa học, đánh giá năng lực giảng dạy và đóng góp cho đoàn luật sư, cho nhà trường và cho cộng đồng.

+ Khi đã chọn nghề giảng dạy các luật sư phải bỏ nghề luật sư. Tuy nhiên, mức lương mà các giáo sư nhận được thường khá cao giúp cho họ có thể tập trung vào công tác nghiên cứu giảng dạy. Thông thường là khoảng 200.000 USD/1 năm21.

20 Xem: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, tr 188.21 Luận văn cử nhân: “Giải pháp cho phương thức đào tạo luật tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Anh, Pháp, Mỹ)”, Trần Thị Thu Sương.