18_Benh Truyen Nhiem Thu y

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    1/146

     

    Bệnh truyền nhiễm thú y 

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    2/146

     

    LỜ I NÓI ĐẦU 

     Ngành đào tạo thú y trong những năm vừa qua đã có những nỗ  lực trongviệc mở  r ộng quy mô và nâng cao chất lượ ng đào tạo. Tuy nhiên, đổi mớ i và cậ pnhật kiến thức của nhiều giáo trình đại học trong l ĩ nh vực này còn chậm. Trong số giáo trình cần biên soạn mớ i đó có "Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y". Giáotrình môn học này hiện đang đượ c sử dụng trong các khoa (bộ môn) đại học thú yvà chăn nuôi - thú y đã đượ c biên soạn tr ướ c đây gần 30 năm. Trong thờ i đại khoahọc công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, đồng thờ i các thuật ngữ khoa họccũng trên đà đó không tránh khỏi biến đổi theo quá trình vận động khách quan củaxã hội, nhiều kiến thức trong tài liệu cũ đó đã tr ở  nên bất cậ p. Giáo trình này đượ cchấ p nhận biên soạn cùng vớ i gần 40 giáo trình khác trong khuôn khổ  chươ ngtrình của Dự án mức B "Nâng cao năng lực đào tạo các môn liên quan sinh học"của Đại học Huế. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thờ i gian, nội dung giáo trình

    này chỉ giớ i hạn trong phần truyền nhiễm học đại cươ ng còn đượ c hiểu là "Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm thú y". Đây là phần đầu trong chươ ng trình dài gồm 11 đơ nvị học trình của môn "Bệnh truyền nhiễm thú y", áp dụng cho sinh viên năm giápcuối và năm cuối của ngành học Thú y.

     Những quy tắc viết thuật ngữ  có nguồn gốc nướ c ngoài không phải chữ Hán là vấn đề lớ n, phức tạ p và chưa đượ c thống nhất trong các văn bản, trên thựctế  nhiều quy tắc khác nhau đồng thờ i đượ c sử  dụng. Theo chúng tôi, nhữngnguyên tắc Việt hóa, không du nhậ p từ  nướ c ngoài một cách khiên cưỡ ng, vànguyên tắc bảo đảm tính nhất quán của thuật ngữ  cần đượ c tuân thủ. Giáo trìnhnày áp dụng quy tắc ghi âm thuật ngữ có nguồn gốc tiếng nướ c ngoài đã đượ c ápdụng trong "Giáo trình vi sinh vật học thú y" do Nhà xuất bản Nông Nghiệ p ấnhành năm 2002 và là giáo trình mang nội dung tiền đề  cho môn học này. Đồngthờ i, để tránh sự hiểu lầm xuất phát từ vốn từ vựng có sự khác biệt giữa các khuvực chúng tôi sử dụng từ "bệnh" thay cho từ "ốm" tuy từ sau đã khá phổ biến trongcác tài liệu phổ thông, tr ừ những tr ườ ng hợ  p sao chép lại từ văn bản khác.

    Tham gia biên soạn giáo trình này gồm:

    -TS Phạm Hồng Sơ n, chủ biên, biên soạn phần "Mở  đầu", các chươ ng 1, 2,3, 4 và 5, tr ừ mục "Luật pháp liên quan thú y" thuộc chươ ng 4, và 5

    -TS Bùi Quang Anh biên soạn mục "Phân tích dịch tễ học" thuộc chươ ng 3và mục "Luật pháp liên quan thú y" thuộc chươ ng 4.

    Chúng tôi trân tr ọng cám ơ n sự tham gia ý kiến xây dựng của ThS NguyễnThị Thanh, BS Phan Văn Chinh (tr ườ ng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và TSLê Lậ p (Phân Viện Thú y miền Trung, Nha Trang), PGS Đỗ Ngọc Liên (Đại họcQuốc gia Hà Nội) cũng như sự động viên, khích lệ của nhiều đồng nghiệ p kháctrong và ngoài khoa Chăn nuôi - Thú y, và đặc biệt cám ơ n GS Đào Tr ọng Đạt là

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    3/146

    ngườ i đã tận tình trong việc hiệu đính bản thảo. Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ và tạo điều kiện biên soạn của các thành viên trong gia đình chúng tôi.

    Chúng tôi mong nhận đượ c sự đóng góp ý kiến xây dựng từ các thầy giáo,

    cô giáo, các em sinh viên và các đồng nghiệ p để giáo trình này đượ c hoàn thiệnhơ n trong lần tái bản.

    TÁC GIẢ 

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    4/146

    Chương 1

    C Ơ  CH Ế  PHÁT BỆ NH TRUY Ề N NHI Ễ M (BỆ NH C  ẢM NHI Ễ M)

    I. Cảm nhiễm và phát bệnh

    1. M ầm bệnh (căn bệnh, bệnh nguyên)

    Khác vớ i bệnh không truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm có một đặc tính chunglà có tính lây lan và do một loại, hoặc đôi khi một số loại, vi sinh vật gọi là mầm bệnhgây nên. M ột mầm bệnh là một vi sinh vật đ óng vai trò nguyên nhân tr ự c tiế  p và khôngthể   thiế u của một bệnh truyề n nhiễ m. Mầm bệnh có nhiều loại và mỗi loại thườ ng gâynên bệnh vớ i những đặc điểm riêng, nhưng chúng có điểm chung là tính gây bệnh (hayđộc tính) đối vớ i ký chủ.

    Vi khuẩn là nhóm lớ n vi sinh vật có đặc điểm chung là có nhân nguyên thủy, tứcnhân chưa có màng nhân và cấu tạo từ một ADN xoắn kép, vòng khép kín, cơ  thể thườ ng

    là đơ n bào và sinh sản bằng tr ực phân. Phần lớ n vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhấtđịnh, chẳng hạn tính k ết bám (bám dính) lên tế bào, mớ i gây đượ c bệnh. Vi khuẩn tácđộng bằng nội độc tố, ngoại độc tố hoặc bằng các cơ  chế lý, hóa khác.

    Xoắn khuẩn (bộ Spirochaetales) tuy cũng là một loại vi khuẩn nhưng chúng gâyra những bệnh có đặc điểm riêng. Phần lớ n bệnh do xoắn khuẩn gây nên là bệnh bạihuyết, gây sốt định k ỳ và xuất hiện định k ỳ xoắn khuẩn trong cơ  thể, bệnh do xoắn khuẩnthườ ng cho miễn dịch không bền.

     Rickettsia cũng là những vi khuẩn nhưng có cơ  cấu trao đổi chất không hoàn thiệnnên phụ thuộc vào tế bào ký chủ, do đó là những vật ký sinh nội bào. Chúng gây những bệnh sốt phát ban do chấy r ận truyền lây. Những động vật chân đốt này có thể  truyền

     Rickettsia  trong nhiều thế hệ của chúng. Trong thiên nhiên có những thú r ừng hoặc giasúc mang trùng. Bệnh do  Rickettsia  gây ra thườ ng cho miễn dịch mạnh và bền.Chlamydia có những đặc điểm tươ ng tự  Rickettsia nhưng không có cơ  cấu trao đổi chấtnên phụ  thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượ ng của ký chủ và có hình thái chuyển hóatuần hoàn từ tr ạng thái nhỏ (thể cơ  bản) sang tr ạng thái lớ n (thể lướ i).

     Mycoplasma cũng là những vi khuẩn nhưng kích thướ c nhỏ và không có vách tế  bào nên thườ ng có hình thái đa dạng. Chúng gồm nhiều loại. Vi khuẩn thuộc nhóm nàyđượ c phân lậ p đầu tiên là sinh vật gây bệnh viêm phổi - màng phổi có tên tắt là PPO(pleuropneumonia organism), cho nên các Mycoplasma phân lậ p đượ c từ các tr ườ ng hợ  pkhác thườ ng đượ c gọi là PPLO (pleuropneumonia-like organisms). Chúng thườ ng gây ranhững bệnh mãn tính nhưng lây lan mạnh, có hiện tượ ng mang trùng lâu dài và gây miễn

    dịch bền vững.Xạ  khuẩn ( Actinomyces) và nhóm liên quan xạ  khuẩn (các chi Streptomyces,

     Nocardia,...) cũng là những vi khuẩn vì có đặc điểm chung là nhân nguyên thủy nhưngchúng lại có cơ  thể hình sợ i thườ ng cong, xoắn và phân nhánh. Xạ khuẩn lan r ộng dần từ một điểm (đặc biệt trong bệnh phẩm) theo hình phát xạ của ánh sánh mặt tr ờ i và sinh bàotử đồng loạt như các nấm (vì vậy tr ướ c đây chúng đượ c coi là nấm bậc thấ p).

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    5/146

      Virut là nhóm lớ n vi sinh vật r ất nhỏ, chưa có cấu trúc tế bào, có những thuộc tínhở   ranh giớ i giữa vật vô sinh và vật hữu sinh. Chúng thườ ng có tính hướ ng đối vớ i mộtloại tổ chức nhất định, do đó thườ ng gây những biểu hiện giống nhau ở  những động vậtkhác loài. Bệnh do virut gây nên thườ ng lây lan mạnh, có hiện tượ ng mang trùng và làmtr ỗi dậy những bệnh ghép khác nhưng cũng thườ ng gây miễn dịch mạnh và bền.

     Nấm (hay chân khuẩn) là sinh vật nhân thực, tức nhân có màng nhân, phụ thuộcvào hình thái mà thườ ng đượ c chia thành nấm men và nấm sợ i. Thuật ngữ "nấm mốc" chỉ các loại nấm sợ i không đạt kích thướ c lớ n như nấm mũ (lớ  p Nấm đảm). Đa số nấm sợ i vàmen gây bệnh thườ ng sống hoại sinh trong thiên nhiên, có bào tử có thể sống lâu dài ở  ngoại cảnh. Một số nấm gây bệnh thườ ng có hai dạng hình thái phụ thuộc vào điều kiện phát triển bên trong hay bên ngoài cơ   thể  động vật. Khi nhuộm tiêu bản bệnh phẩmnhững nấm này ta thườ ng thấy chúng có dạng hình cầu hay hình tr ứng (dạng nấm men)nhưng khi nuôi cấy ở   môi tr ườ ng nhân tạo chúng lại có dạng sợ i (khuẩn ty). Vì vậy,chúng thườ ng đượ c gọi là nấm nhị hình. Nhìn chung, các bệnh do các nấm gây ra thườ ngmãn tính và cho miễn dịch không vững chắc.

     Nguyên trùng (protozoa) cũng là các sinh vật nhân thực, thườ ng đượ c coi là độngvật bậc thấ p. Vì thế  nguyên trùng gây bệnh đượ c coi là các động vật ký sinh(zooparasites) trong khi các yếu tố khác nêu trên (vi khuẩn, virut, nấm) đều đượ c coi làcác thực vật ký sinh (phytoparasites). Vì vậy, nhiều tài liệu bệnh cảm nhiễm (bệnh truyềnnhiễm gia súc) không mô tả loại tác nhân gây bệnh này một cách không thích đáng. Cácnguyên trùng ký sinh đườ ng máu gây nên bệnh truyền nhiễm có đặc điểm là thườ ng docôn trùng hút máu truyền lây. Bệnh không có miễn dịch thực sự mà thườ ng chỉ cho miễndịch có trùng.

    Việc xác định một vi sinh vật có phải là một mầm bệnh hay không là không d ễ .Trên cơ   thể động vật có nhiều loại vi sinh vật chung sống tạo thành khu hệ vi sinh vật"bình thườ ng", hay còn gọi là vi khuẩ n chí   bình thườ ng, không gây bệnh, đã thiết lậ p

    đượ c sự cân bằng vớ i ký chủ nên cả hai bên tồn tại và phát triển một cách cùng có lợ i. Visinh vật gây bệnh (mầm bệnh) cũng có thể gây bệnh ẩn tính hoặc nhiều khi bệnh tr ải quakhông thấy có biểu hiện gì. Vì vậy, cần phải có những tiêu chuẩn khách quan cho việcxác định mầm bệnh. Koch, khi nghiên cứu bệnh lao đã đề  ra bốn nguyên tắc xác địnhmầm bệnh (định đề Koch). Những nguyên tắc này là 1) vi sinh vật gây bệnh nhất định phân lậ p đượ c từ tất cả các tr ườ ng hợ  p bệnh và phân bố của nó trong cơ  thể nhất trí vớ i bệnh biến, 2) có thể bồi dưỡ ng đượ c vi sinh vật đó dướ i dạng lứa cấy thuần khiết trongống nghiệm, 3) nhất định gây bệnh thự c nghiệm đượ c vớ i vi sinh vật gây bệnh đó ở  độngvật mẫn cảm và 4) từ động vật cảm nhiễm thực nghiệm lại có thể phân lậ p đượ c vi sinhvật đó.

     Những nguyên tắc của Koch đã đóng vai trò to lớ n trong quá trình phát hiện mầm

     bệnh truyền nhiễm, nhưng từ  cuối thế  k ỷ XIX, càng ngày ngườ i ta càng thấy nhiều visinh vật là nguyên nhân của bệnh nhưng không thể đáp ứng điều kiện của Koch. Chẳnghạn, vi khuẩn bệnh Tyzzer (Tizơ ) không thể nuôi cấy trong ống nghiệm nhưng có thể gây bệnh thực nghiệm cho động vật, ngượ c lại các vi khuẩn gây bệnh cơ  hội thì r ất dễ nuôicấy trong ống nghiệm nhưng r ất khó tạo đượ c bệnh thực nghiệm.

    Để xác định một vi sinh vật có phải là mầm bệnh hay không việc đươ ng nhiên cần phải tính đến đáp ứng miễn dịch của động vật chủ chống lại vi sinh vật đó. Do đó, điểm

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    6/146

    cần thêm vào định đề Koch là sự  gia t ăng hàm l ượ ng kháng thể  đặc hiệu vào k  ỳ hồi phục.Gần đây, cùng vớ i sự tiến bộ của sinh học phân tử việc giám định vi sinh vật mầm bệnhvớ i vi sinh vật không gây bệnh đã tr ở  nên dễ dàng hơ n. Nhờ  k ỹ thuật tạo dòng gen (genecloning) làm khả thi việc phân lậ p và đánh dấu gen chi phối tính gây bệnh nhất định nênlàm cho việc nghiên cứu cảm nhiễm - phát bệnh ngày càng tiến triển. Từ đó, những "định

    đề Koch ở  mức phân tử" đã đượ c đề xuất và gồm những điểm sau: 1) kiểu hình hay tínhtr ạng phải liên quan đến vi sinh vật mầm bệnh trong một loài hay một chi, 2) việc bấthoạt hóa vị trí gen xác định liên quan tính gây bệnh nhất định dẫn đến giảm về lượ ng độclực hoặc tính gây bệnh của vi sinh vật, và 3) phục hồi hoặc di nạ p lại gen chi phối tínhgây bệnh đã biến dị hay đã mất nhất định phục hồi tính gây bệnh của vi sinh vật.

     Nhờ  định đề Koch, việc phân loại vi khuẩn thành gây bệnh và không gây bệnhtiến triển nhanh chóng. Tùy loài, có vi khuẩn phát huy tính gây bệnh không phải là nhữngvi khuẩn thườ ng trú của cơ  thể (vi khuẩn lao, vi khuẩn tỵ thư,...) nhưng cũng có vi khuẩnthườ ng trú lại tr ở  nên gây bệnh, như  E. coli là vi khuẩn thườ ng trú của đườ ng ruột nhưnglại là nguyên nhân gây bệnh đườ ng sinh dục tiết niệu. Do đó, phươ ng pháp nghiên cứu bệnh trong tậ p đoàn hay nghiên cứ u d ịch (t ễ  ) học đượ c vận dụng và ngày càng khẳng

    định ý ngh ĩ a của mình trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa bệnh (hiện tượ ng)và mầm bệnh (bản chất) của bệnh truyền nhiễm.

    Một trong những tính chất cơ  bản của mầm bệnh là tính gây bệnh của chúng. Điềukiện đầu tiên và cơ  bản nhất của mầm bệnh là phải có tính gây bệnh hay năng l ự c ký sinh.

    Vi sinh vật trong thiên nhiên có nhiều loại: tự dưỡ ng và dị dưỡ ng. Trong số dị dưỡ ng cũng có loại hoại sinh sống nhờ  các chất xác chết của động vật và thực vật, loại kýsinh sống nhờ  các tế bào động vật và thực vật, loại tùy tiện có thể sống trong điều kiệnvừa ký sinh vừa hoại sinh. Ngoài ra, còn có loại ký sinh bắt buộc chỉ sống và phát triểntrong cơ  thể ký chủ.

    Hiện tượ ng ký sinh của vi sinh vật là k ết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, trong

    đó chọn lọc tự nhiên là cơ   chế phổ quát. Ban đầu chúng là loại ký sinh không thườ ngxuyên, sau dần sống thích ứng trên cơ  thể sinh vật, tr ở  thành ký sinh bắt buộc và cơ  thể tr ở  thành một môi tr ườ ng sống thuận lợ i duy nhất đối vớ i chúng. Sự thích nghi của mầm bệnh dần tạo cho mầm bệnh các kiểu trao đổi chất khác nhau, có hình thái và đặc điểmsinh lý đặc tr ưng cho từng loại. Đặc tính đó đượ c truyền từ đờ i này sang đờ i khác. Trongquá trình tiến hóa thích nghi vớ i cơ  thể súc vật, nhiều loại mầm bệnh như  Rickettsia vàvirut đã hướ ng đến ký sinh ở  trong tế bào tổ chức (ký sinh nội bào). Nhiều mầm bệnh cóxu hướ ng cư  trú và sinh sản ở  những tổ  chức nhất định hoặc vớ i mỗi loại cơ   thể  nhấtđịnh, như virut lở  mồm long móng ký sinh ở  súc vật loài móng chẵn, vi khuẩn tỵ thư ở  động vật một móng. Có loại gây bệnh cho tất cả các loài gia súc như virut dại. Tuy nhiên,trong nhiều tr ườ ng hợ  p ở  vi khuẩn giữa các chủng gây bệnh và không gây bệnh chỉ có sự 

    khác biệt nhỏ là sự tồn tại của yếu tố ngoại lai (ví dụ, plasmid ở  Salmonella và phage ở  Corynebacterium diphtheriae,...) trong các chủng gây bệnh. Các yếu tố  ngoại lai nàycũng có thể là k ết quả của quá trình tiến hóa ký sinh lâu dài của vi khuẩn và dần dần tr ở  nên có khả năng dịch chuyển độc lậ p.

    Tính gây bệnh hay độc tính là thuộc tính cơ  bản của mầm bệnh, là sự khác biệtquan tr ọng giữa vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật không gây bệnh. Tính gây bệnh củamột vi sinh vật gắn liền vớ i năng l ự c xác l ậ p sự  t ồn t ại và phát triể n (sinh sản) của nó

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    7/146

    trong cơ   thể  ký chủ. Đặc tính này đượ c đo lườ ng bằng đại lượ ng độc l ự c. Độc lực biểuhiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh. Đươ ng nhiên đại lượ ng này không chỉ diễn tả hayđánh giá đặc tính của mầm bệnh nói chung mà là đặc tính đối vớ i loại cơ  thể ký chủ cụ thể. Như vậy, độc lực còn nói lên khả năng chống đỡ  của ký chủ cụ thể đối vớ i mầm bệnhxác định. Một mầm bệnh có thể có độc lực cao đối vớ i cá thể này hay loài này nhưng lại

    có độc lực thấ p hoặc không có độc lực đối vớ i cá thể khác hay loài khác.Mầm bệnh có độc tính là nhờ  khả năng xâm nhậ p và phát triển trong cơ  thể, điều

    này phụ thuộc vào năng lực của nó tiết ra các yếu tố chống lại các cơ  chế của cơ  thể ngăncản vật ngoại lai xâm nhậ p (các yếu tố k ết bám, hay bám dính), các loại chất độc chấtngăn cản các cơ  năng bảo vệ cơ  thể, chất phá hủy các tổ chức của cơ  thể trong quá trìnhxâm nhậ p và phát triển đó. Độc lực của mầm bệnh không cố định. Nhìn chung, mầm bệnh phân lậ p ở  động vật bệnh cấ p tính hoặc trong ổ dịch có độc lực cao hơ n chính mầm bệnh đó đã qua nuôi dưỡ ng kéo dài trong phòng thí nghiệm. Các vi sinh vật cùng loài phân lậ p ở  những ổ dịch khác nhau cũng có độc lực khác nhau. Độc lực của mầm bệnhcũng có thể  làm tăng giảm hoặc làm mất hoàn toàn bằng nhiều phươ ng pháp nhân tạo.Điều kiện tự nhiên cũng có thể  làm biến đổi độc lực của mầm bệnh. Con ngườ i đã sử 

    dụng khả năng biến đổi của độc lực vào việc phòng chống bệnh truyền nhiễm như  tiêuđộc, chế các loại vacxin,...

    Số lượ ng: Tính gây bệnh (hay thườ ng gọi là độc tính) là thuộc tính nhất thiết phảicó của vi sinh vật gây bệnh. Nếu không có các hàng rào bảo vệ cơ  thể cũng như quá trình phát triển miễn dịch của ký chủ ngăn tr ở  sự xâm nhậ p và phát triển của mầm bệnh, thìmỗ i t ế  bào vi khuẩ n hay mỗ i virion virut đề u có tính gây bệnh, tức cũng có thể xâm nhậ pvà phát triển trong cơ  thể ký chủ. Trong thực tế, tính đề kháng của ký chủ làm một lượ nglớ n tế bào hay virion bị tiêu diệt, vì vậy, mầm bệnh phải có một ngưỡ ng số  lượ ng nhấtđịnh mớ i thiết lậ p đượ c khả năng xâm nhậ p và sau đó phát triển trong ký chủ. Do đó, độclực (đại lượ ng dùng để đo lườ ng độc tính) của một mầm bệnh còn phụ  thuộc vào số lượ ng (thể tích dịch chứa mầm bệnh, hoặc số  tế bào hoặc số virion) của mầm bệnh đó.Đại lượ ng này thườ ng đượ c đo bằng các thí nghiệm trên động vật thí nghiệm cụ thể. Số lượ ng của mỗi vi sinh vật mầm bệnh là yếu tố quan tr ọng trong quá trình sinh bệnh củanó. Có mầm bệnh chỉ cần số  lượ ng r ất ít, có khi chỉ  cần một tế bào vi khuẩn tụ huyết( Pasteurella) cũng đủ gây bệnh cho thỏ, từ 2 - 5 tế bào vi khuẩn sẩy thai truyền nhiễm( Brucella) có thể gây bệnh cho chuột lang. Nhưng có mầm bệnh đòi hỏi số  lượ ng phảinhiều mớ i gây đượ c bệnh như nha bào nhiệt thán phải tớ i 24 nghìn cái mớ i gây bệnh ở  thỏ, còn vi khuẩn  Brucella phải tớ i 200 - 500 triệu tế bào mớ i gây bệnh ở  cừu. Khi số lượ ng tế bào vi khuẩn tăng lên thì khả năng gây bệnh tăng lên, bệnh tiến triển càng nặng.

    Trong phòng thí nghiệm, để diễn tả độc lực của mầm bệnh ngườ i ta quy ướ c dùngliều ít nhất có thể gây chết, ký hiệu là DLM (dosis lethalis minima), tức là dùng số lượ ng

    mầm bệnh ít nhất nuôi trong những điều kiện nhất định về môi tr ườ ng, nhiệt độ và thờ igian có thể giết chết một động vật nhất định. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưở ng quá mạnh củatính đề kháng cá thể của động vật thí nghiệm đại lượ ng này r ất khó xác định. Do đó trênthực tế, để có thể xác định độc lực một cách chính xác hơ n (và ổn định hơ n), ngườ i tathườ ng dùng liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (ký hiệu LD50 - mean lethal dose),còn đối vớ i những mầm bệnh không thể gây chết động vật mà chỉ gây bệnh mãn tính thìngườ i ta sử dụng liều gây nhiễm 50% (ID50 - mean infective dose). Đươ ng nhiên, do biểuhiện độc tính của mầm bệnh chịu ảnh hưở ng mạnh từ phía ký chủ nên biểu thị độc lực

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    8/146

    của một mầm bệnh thườ ng phải nêu rõ loại động vật thí nghiệm. Ngườ i ta có thể ghi "mỗiml dịch bệnh phẩm chứa bao nhiêu LD50 đối vớ i chuột nhắt tr ắng sơ   sinh" nhưng mặtkhác ngườ i ta cũng có thể xác định đượ c số lượ ng tế bào vi khuẩn mầm bệnh tạo nên mộtliều gây chết trung bình đó. Để xác định LD50 ngườ i ta có một số phươ ng pháp, trong đóthườ ng sử dụng phươ ng pháp Reed và Muench. Phươ ng pháp này có ưu điểm sử dụng

    một số lượ ng khá ít động vật thí nghiệm. Ví dụ dướ i đây trình bày cách xác định LD50  bằng phươ ng pháp này.

    Bảng: Thí nghiệm tiêm 0,2 ml bệnh phẩm pha loãng dần để xác định LD50 của bệnh phẩm

     Nồngđộ 

    Số độngvật thínghiệm

    Số độngvật chết

    Số độngvật sống

    sót

    Số độngvật chết

    cộng dồn

    Số động vật sống sótcộng dồn

    Tỷ lệ chết(%)

    10-1 6 6 0 20 0 100,010-2 6 5 1 14 1 93,310-3 6 4 2 9 3 75,010-4 6 3 3 5 6 55,510-5 6 2 4 2 10 16,6 10-6 6 0 6 0 16 0

      Rõ ràng liều LD50 nằm ở  khoảng giữa 10-4 ứng vớ i tỷ lệ cận trên (Pa) là 55,5% và

    10-5 ứng vớ i tỷ lệ cận dướ i (Pu) là 16,6%, tức là 10-(4+ x). Ta có thể  tính đượ c  x dựa vào

    công thức:  x = (Pa  - 50)/(Pa - Pu), do đó  x = (55,5 - 50)/(55,5 - 16,6) = 5,5/38,9 = 0,14.Vậy, 1 LD50 của bệnh phẩm mà ta thử nghiệm là 0,2 ml dịch bệnh phẩm đó ở  nồng độ 10

    -

    4,14, tức là 0,2 ml dịch bệnh phẩm đã pha loãng 13804 lần.

    Đườ ng xâm nhập: là yếu tố ảnh hưở ng nhiều đến độc lực của mầm bệnh. Đườ ngxâm nhậ p của các loại mầm bệnh đượ c xác lậ p trong quá trình tiến hóa lâu đờ i của chúngđể thích nghi vớ i đờ i sống ký sinh, tạo điều kiện thích hợ  p nhất để chúng gây bệnh và bảotồn nòi giống. Vì vậy, tr ải qua quá trình chọn lọc tự nhiên, mỗi loại mầm bệnh thiết lậ pđượ c một con đườ ng thích hợ  p nhất để vào cơ  thể. Những mầm bệnh khác nhau có những

    đườ ng xâm nhậ p khác nhau. Một loài mầm bệnh có thể có một hoặc nhiều đườ ng xâmnhậ p, trong đó vẫn có một đườ ng xâm nhậ p chính.

    Đườ ng xâm nhậ p có ý ngh ĩ a quan tr ọng trong hiện tượ ng nhiễm trùng. Nếu đườ ngxâm nhậ p thích hợ  p thì mầm bệnh dễ  dàng gây bệnh và bệnh thể  hiện điển hình. Nếuđườ ng xâm nhậ p không thích hợ  p thì mầm bệnh có thể không gây bệnh (virut viêm phổilợ n qua da) hoặc gây bệnh nhẹ và cho miễn dịch (vi khuẩn viêm phổi - màng phổi bò quada đuôi) hoặc cần số lượ ng nhiều gấ p nhiều lần mớ i gây đượ c bệnh. Ngoài ra, cùng mộtđườ ng xâm nhậ p nhưng ở  những vị  trí khác nhau trên cơ   thể  thì có thể gây nên nhữnghiện tượ ng bệnh lý khác nhau. Những đườ ng xâm nhậ p chủ yếu của mầm bệnh vào cơ  thể là đườ ng tiêu hóa, đườ ng qua da, niêm mạc, đườ ng sinh dục - tiết niệu và đườ ng máu.

    Khả năng xâm nhậ p vào cơ  thể, sinh sôi nảy nở  trong cơ  thể, khả năng gây bệnhvớ i một số lượ ng lớ n nhất định, cùng vớ i khả năng chịu đựng đượ c ngoại cảnh, hợ  p lạitạo thành khả năng xâm nhiễ m của mầm bệnh. Khả năng này làm cho mỗi bệnh truyềnnhiễm có tính chất dịch (tễ) học riêng biệt. Những điều đó có ý ngh ĩ a r ất quan tr ọng trongcông tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.

    2. C ảm nhi ễ m (nhi ễ m trùng)

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    9/146

    2.1. Khái niệm

    Cảm nhiễm (thườ ng gọi là nhiễm trùng) là tr ạng thái, quá trình hay hiện tượ ngmầm bệnh xâm nhậ p vào cơ  thể động vật mẫn cảm, là một hiện tượ ng sinh học phức tạ pxảy ra khi mầm bệnh xâm nhậ p vào cơ  thể động vật, trong những điều kiện nhất định củangoại cảnh. Sau khi xâm nhậ p và phát triển trong cơ  thể, mầm bệnh tác động nhiều mặt

    đến cơ  thể. Để phản ứng lại, cơ  thể chiến đấu vớ i mầm bệnh trong quá trình cảm nhiễmtiến triển. K ết quả  của cảm nhiễ m  có thể  dẫn đến  phát bệnh  hay không phát bệnh  tùythuộc vào nhiều yếu tố. Nếu phát bệnh do cảm nhiễm một mầm bệnh nào đó thì những biểu hiện thườ ng đặc tr ưng cho bệnh đó.

    Cùng vớ i sự hình thành và phát triển học thuyết mầm bệnh của Koch và Pasteur,...nhiều ngườ i, khi phân tích nguyên nhân và phươ ng pháp phòng bệnh truyền nhiễm, đãnhấn mạnh vai trò to lớ n sức đề kháng của cơ  thể. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minhvai trò chủ động của cơ  thể trong quá trình nhiễm trùng và đã tìm mọi biện pháp làm tăngsức đề kháng của cơ  thể đối vớ i bệnh tật. Tạo điều kiện thuận lợ i cho cơ  thể và bất lợ i đốivớ i mầm bệnh là biện pháp ngăn chặn nhiễm trùng hoặc làm giảm nhẹ sự tiến triển củaquá trình đó. Metchnicov đã đưa ra một khái niệm "cảm nhiễm là cuộc đấu tranh giữa haisinh thể hữu cơ ". Hiện tượ ng đấu tranh giữa cơ   thể và mầm bệnh lại xảy ra trong điềukiện nhất định của ngoại cảnh nên còn chịu ảnh hưở ng của r ất nhiều nhân tố ngoại cảnh.Trong nhiều tr ườ ng hợ  p, ảnh hưở ng qua lại của các nhân tố đó đã dẫn đến k ết quả là hiệntượ ng cảm nhiễm, phát bệnh hoặc mầm bệnh không thiết lậ p đượ c sự tồn tại của nó trongcơ  thể động vật.

    Học thuyết đánh giá đúng tầm quan tr ọng của cơ   thể  và môi tr ườ ng là thuyếtstress. Thuyết này cho r ằng (và đã đượ c chứng minh r ằng) khi cơ   thể bị kích thích bở imầm bệnh hoặc yếu tố ngoại cảnh bất k ỳ, thần kinh trung ươ ng tiế p nhận và xử lý kíchthích để bảo vệ cơ  thể, kích thích còn đượ c truyền xuống vùng dướ i thị và tuyến yên. Từ thùy tr ướ c của tuyến yên hormon ACTH (adrenocorticotropic hormon) kích thích tuyến

    thượ ng thận đượ c tiết xuất và theo máu đi khắ p cơ  thể và tác động vào vỏ  thượ ng thậnlàm tổ chức này tiết steroid chống viêm dạng cortisol giúp cơ  thể duy trì sự thăng bằngtr ướ c sự  kích thích của yếu tố  kích thích (yếu tố  gây bệnh). Trong khi đó, thùy tr ướ ctuyến yên còn tiết STH (somatotropic hormon) có tác dụng tăng cườ ng phản ứng của tổ chức liên k ết, tăng cườ ng tổng hợ  p protein, trong đó có tổng hợ  p kháng thể, tăng cườ ng phản ứng viêm kích thích tổ chức tăng sinh,... dẫn đến tăng cườ ng sức chống đỡ  của cơ  thể. Trung tâm dướ i thị còn thông qua hormon thần kinh của mình điều tiết vỏ  thượ ngthận tiết deoxycorticosterol và aldosteron (aldosterone) tăng cườ ng phản ứng viêm và đápứng miễn dịch. Phản ứng viêm tăng sức đề kháng nhưng cũng tăng cườ ng sự kích thíchcơ   thể và sự kích thích này đượ c cân bằng bở i các steroid chống viêm. Tuy nhiên, khikích thích kéo dài hoặc cườ ng độ quá cao (bở i mầm bệnh hoặc môi tr ườ ng bất lợ i hoặc cả 

    hai) thì khả năng của lớ  p vỏ thượ ng thận bị suy kiệt nên không thể duy trì nồng độ steroidchống viêm, trái lại khi đó tuyến nội tiết này vẫn bị  kích thích và tiết xuấtmineralocorticoid (có cả aldosteron) tăng cườ ng phản ứng viêm làm tình tr ạng bệnh tr ở  nên tr ầm tr ọng. Vì vậy, khả năng chống lại sự xâm nhậ p của mầm bệnh phụ  thuộc vàotr ạng thái thần kinh, sự tích lũy của cơ  thể (sức khỏe) và thể tr ạng cơ  thể,...

    Vì vậy, muốn hiểu điều kiện phát sinh và phát triển bệnh truyền nhiễm, không thể giớ i hạn sự hiểu biết về một phía ở  visinh vật mầm bệnh, mà phải tìm hiểu tr ạng thái của cơ  thể có khả năng chuyển từ cảm nhiễm thành bệnh truyền nhiễm.

    2.2. Các loại cảm nhiễm

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    10/146

      Cảm nhiễm là quá trình và k ết quả của sự xâm nhậ p của vi sinh vật ký sinh (gây bệnh) vào cơ  thể động vật. Dựa vào loại nhóm mầm bệnh ta có thể phân loại cảm nhiễmthành cảm nhiễ m vi khuẩ n, cảm nhiễ m virut , cảm nhiễ m nấ m, cảm nhiễ m nguyên trùng ,...hoặc phân loại theo mức độ chi tiết hơ n của mầm bệnh như cảm nhiễm vi khuẩn lao, cảmnhiễm rickettsia,... Tươ ng tự, ta cũng có thể dựa vào đặc điểm, vị trí và hậu quả của sự 

    tươ ng tác giữa mầm bệnh nói chung vớ i ký chủ để phân loại cảm nhiễm.Sau khi xâm nhậ p vào cơ   thể, mầm bệnh có thể  tác động cục bộ như gây viêm,

    thủy thũng, hoại tử. Cảm nhiễm cục bộ là sự tậ p trung vi sinh vật mầm bệnh trong mộthay một số tổ chức (mô) hay cơ  quan nhất định và tác động của chúng biểu hiện chủ yếutại chỗ đó. Tr ườ ng hợ  p này xảy ra khi cơ  thể có khả năng ngăn chặn mầm bệnh phát triểnvà lan r ộng. Quá trình này thườ ng kèm theo phản ứng của cơ  thể, như thân nhiệt tăng, cácchỉ tiêu máu biến đổi, kháng thể hình thành, hô hấ p và tuần hoàn,... tăng cườ ng. Nhữngtổn thươ ng cục bộ còn có thể sinh ra do đặc tính hướ ng tổ chức đặc biệt của mầm bệnh,tức là chúng chỉ cư trú và phát triển ở  những loại tổ chức nhất định do quá trình chọn lọcvà thích nghi của mầm bệnh đó. Tính chất này đặc biệt rõ đối vớ i một số loại virut, như virut dại hướ ng tế bào thần kinh, virut lở  mồm long móng hướ ng tế bào thượ ng bì. Ngay

    cùng một loại virut cũng có chủng hướ ng tế bào khác nhau như virut đậu hướ ng thượ ng bì và virut đậu hướ ng dịch hoàn.

    Quá trình cảm nhiễm cục bộ có thể là tiề n phát  (hay nguyên phát) nếu bệnh phátra ở  cơ  thể khỏe hoặc thứ  phát  nếu xảy ra ở  cơ  thể khi bệnh đang giảm.

    Có loại mầm bệnh sau khi xâm nhậ p vào cơ  thể thì khu trú một cách cục bộ ở  mộttổ chức thuận lợ i cho sự phát triển của nó, r ồi sau đó mớ i phân tán đi khắ p cơ  thể. Có loạituy vẫn nằm tại chỗ nhưng chất tiết của nó dẫn đi khắ p cơ   thể gây tác hại cơ   thể  theonhiều đườ ng (tr ực khuẩn uốn ván,...). Chúng cũng có thể lan từ tổ chức này sang tổ chứckhác bằng cách tiế p xúc và lan r ộng dần như trong bệnh hoại tử  (necrobacillosis), bệnhnấm da, hoặc có thể lan r ộng theo đườ ng ống như trong bệnh lao, vi khuẩn lao theo chất

    tiết xuất ở  các ống phế quản, lan từ một điểm đã tổn thươ ng đến các phế nang khác, hoặctheo đườ ng tiết niệu, đườ ng thần kinh,... Chúng còn lan tỏa theo đườ ng máu và mạch lâm ba (lympho) gây nên hiện tượ ng bại huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm độc huyết, nhiễmmủ huyết. Lan tỏa trong cơ  thể, mầm bệnh gây nên cảm nhiễ m toàn thân.

    Do có nhiều phươ ng thức tác động khác nhau nên mầm bệnh có thể gây ra hiệntượ ng r ối loạn toàn thân và r ối loạn cục bộ. Triệu chứng toàn thân (sốt, ủ  r ũ,...) là triệuchứng chung của nhiều bệnh truyền nhiễm, còn triệu chứng cục bộ là triệu chứng riêngcho từng bệnh. Ví dụ, bệnh đóng dấu lợ n và bệnh tụ huyết trùng lợ n cấ p tính đều có triệuchứng chung là sốt cao, chứng bại huyết nhưng ở  bệnh đóng dấu lợ n thì nổi từng đám đỏ ở  da còn bệnh tụ huyết trùng thì sưng hạch hầu,... Triệu chứng cục bộ  cũng là do tính phản ứng của cơ  thể quyết định và quá trình bệnh lý cục bộ ảnh hưở ng đến quá trình bệnh

    lý toàn thân (bệnh lý chung). Tổn thươ ng cục bộ lúc nào cũng ảnh hưở ng đến tr ạng tháitoàn thân. Sự hình thành bệnh lý cục bộ chính là do tính phản ứng bảo vệ của cơ  thể trongquá trình chống bệnh. Khi chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, cần phải căn cứ một loạt triệuchứng cục bộ và triệu chứng toàn thân, không chỉ dựa vào riêng triệu chứng cục bộ.

    Động vật khỏe mạnh có thể bị cảm nhiễm vi sinh vật (mầm bệnh) từ ngoài vào vàmắc bệnh. Tr ườ ng hợ  p này gọi là nhiễ m trùng t ừ  ngoài hay cảm nhiễ m t ừ  ngoài (ví dụ, bệnh nhiệt thán). Có nhiều tr ườ ng hợ  p mầm bệnh nằm trong cơ  thể dướ i dạng hoại sinh.

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    11/146

    Cơ  thể và mầm bệnh tạm thờ i ở  thế cân bằng. Mầm bệnh không thể hiện tính gây bệnh vàcơ  thể cũng không loại tr ừ đượ c mầm bệnh. Khi cơ  thể suy yếu, mầm bệnh biến đổi, tínhgây bệnh đượ c tăng cườ ng nên có khả năng gây bệnh cho cơ  thể. Tr ườ ng hợ  p cảm nhiễmnày gọi là nhiễ m trùng t ừ  trong . Các vi sinh vật gây cảm nhiễm từ trong thườ ng là nhữngmầm bệnh cảm nhiễ m cơ  hội.

    Cảm nhiễm do một loại mầm bệnh gây ra gọi là cảm nhiễ m đơ n  (nhiễm trùngđơ n), do hai hay nhiều mầm bệnh cùng một lúc gọi là cảm nhiễ m hỗ n hợ  p  hay nhiễ mtrùng hỗ n hợ  p (cảm nhiễm ghép, nhiễm trùng ghép). Trong quá trình cảm nhiễm hỗn hợ  pthườ ng có hiện tượ ng cộng hưở ng, tức là mầm bệnh nọ làm tăng độc lực cho mầm bệnhkia. Quá trình tiến triển của bệnh cảm nhiễm hỗn hợ  p r ất nặng, triệu chứng lâm sàng hỗnhợ  p r ất phức tạ p, động vật vừa có triệu chứng và bệnh tích của bệnh này vừa có triệuchứng và bệnh tích của bệnh kia, cho nên việc chẩn đoán và phòng tr ị r ất khó khăn.

    Khi cơ  thể đã cảm nhiễm và mầm bệnh này tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ haixâm nhậ p thì gọi là cảm nhiễ m k ế   phát   (nhiễm trùng k ế  phát). Điều kiện để xuất hiện bệnh cảm nhiễm k ế phát chủ yếu là do sức đề kháng của cơ  thể bị suy yếu bở i mầm bệnhthứ nhất nên tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ hai nổi lên hoặc đột nhậ p vào cơ  thể mà gây bệnh. Mầm bệnh k ế  phát làm bệnh nặng thêm. Vì vậy loại cảm nhiễm này còn gọi lànhiễ m trùng tiế  p sứ c hay cảm nhiễ m tiế  p sứ c.

    Hiện tượ ng một mầm bệnh xâm nhậ p vào cơ   thể đang bị mắc bệnh cảm nhiễmmầm bệnh đó thì gọi là bội nhiễ m. Nếu cơ  thể đã khỏi bệnh cảm nhiễm nào đó mà mắc lại bệnh do cảm nhiễm mầm bệnh đó thì gọi là tái nhiễ m. Cần phân biệt tái nhiễm vớ i tái phát. Tái phát  là xuất hiện lại bệnh mặc dù ký chủ không bị nhiễm trùng thêm lần nữa,còn tái nhiễm là bị cảm nhiễm lần thứ hai vớ i cùng một loại mầm bệnh sau khi cơ  thể đãhoàn toàn bài tr ừ mầm bệnh đó ở  lần cảm nhiễm thứ nhất.

    Trong quá trình cảm nhiễm, nếu mầm bệnh sinh sản và phát triển một thờ i giandài trong máu thì gọi là bại huyế t . Khi lan tràn bằng đườ ng máu và đườ ng lâm ba mầm

     bệnh có thể gây tổn thươ ng ở  các cơ  quan và tổ chức khác nhau nhưng không sinh sảntrong đó thì gọi là nhiễ m trùng huyế t . Tùy loại mầm bệnh mà có thể là nhiễ m virut huyế t  (viremia: chứng máu nhiễm virut) hoặc nhiễ m khuẩ n huyế t   (bacteremia: chứng máunhiễm vi khuẩn). Trong nhiều bệnh truyền nhiễm vi khuẩn không sinh sản trong máu (dokhông thể hấ p thụ đượ c lượ ng sắt cần thiết cho sự phát triển, chẳng hạn), chúng chỉ ở  trong máu một thờ i gian ngắn. Máu làm nhiệm vụ chở  mầm bệnh đến nơ i khu trú, chonên nhiễm trùng huyết còn gọi là nhiễ m trùng qua máu. Nếu quá trình này do các vikhuẩn sinh mủ  gây nên thì gọi là nhiễ m trùng mủ  huyế t . Khi hiện tượ ng bại huyết vànhiễm trùng mủ huyết cùng xảy ra một lúc thì gọi là bại huyế t có mủ.

     Nhiễm trùng huyết là tr ạng thái hết sức quan tr ọng đối vớ i những loại virut và

    mầm bệnh khác lan truyền nhờ  động vật chân đốt hút máu. Các ký chủ khác nhau có thể có phản ứng khác nhau. Những ký chủ khuyế ch đại mầm bệnh (host-amplifier) là nhữngký chủ phát triển nhiễm trùng huyết đến mức đủ gây ô nhiễm cho động vật chân đốt hútmáu và đóng vai trò quan tr ọng trong việc lây lan bệnh (ví dụ, l ợ n đối vớ i bệnh viêm não Nhật Bản). Trong khi đó, sau khi bị cảm nhiễm dù bệnh tiến triển tr ầm tr ọng các ký chủ chung mạt  hay ký chủ cuố i cùng (dead-end host) không bị chứng nhiễm trùng huyết nênkhông thể giúp mầm bệnh lây lan nhờ  động vật chân đốt hút máu (ví dụ, ng ườ i đối vớ i bệnh viêm não Nhật Bản).

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    12/146

      Có những loại vi khuẩn mầm bệnh sinh sản và hình thành độc tố  trong cơ   thể nhưng chính mầm bệnh không lan tràn xa tổ chức cư trú. Đặc điểm của vi khuẩn này làcó độc tính cao và đầu độc cơ  thể bằng độc tố. Hiện tượ ng này của cơ  thể gọi là nhiễ mđộc huyế t .

    2.3. Quá trình tiến triển bệnh

    Bệnh truyền nhiễm là một quá trình đấu tranh giữa mầm bệnh và cơ  thể trong điềukiện ngoại cảnh nhất định. Cho nên, khác vớ i những bệnh nội khoa và ngoại khoa khôngtruyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nào cũng thườ ng tiến triển qua những giai đoạn nhấtđịnh. Nói chung, quá trình đó có bốn thờ i k ỳ: nung bệnh, khở i phát, toàn phát và cuối bệnh.

    Thờ i k ỳ nung bệnh: Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm là có thờ i k ỳ nung bệnh (còn gọi là thờ i k ỳ ủ bệnh). Đó là khoảng thờ i gian từ lúc mầm bệnh xâm nhậ p vàocơ  thể cho tớ i khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Trong thờ i k ỳ này mầm bệnh bắt đầu sinh sản và những chất độc đượ c tích lũy trong cơ  thể. Có thể cũng đã có những phản ứng chống lại mầm bệnh.

    Thờ i k ỳ nung bệnh của từng bệnh r ất khác nhau thờ i k ỳ này có thể ngắn từ 3 - 6ngày (trong bệnh nhiệt thán,...) hoặc kéo dài một đến hai tuần hay một đến hai tháng(trong bệnh dại, bệnh sẩy thai truyền nhiễm,...). Trong cùng một bệnh, thờ i k ỳ nung bệnhcủa các cá thể  trong cùng loài động vật cũng khác nhau, tuy nhiên, mỗi bệnh truyềnnhiễm thườ ng có thờ i gian nung bệnh trung bình nhất định.

    Thờ i k ỳ nung bệnh của một bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân:số lượ ng và độc lực của mầm bệnh (số lượ ng mầm bệnh ban đầu càng nhiều và độc lựccàng cao thì thờ i k ỳ nung bệnh càng ngắn và ngượ c lại), tr ạng thái của cơ   thể  (sức đề kháng của cơ  thể càng cao thì thờ i k ỳ nung bệnh càng dài và ngượ c lại), vị trí xâm nhậ pcủa mầm bệnh (nếu virut dại xâm nhậ p vào chỗ càng xa hệ thần kinh trung ươ ng thì thờ i

    k ỳ nung bệnh càng dài và ngượ c lại), điều kiện ngoại cảnh (lạnh, nóng,...) và nhiều yếu tố khác. Trong thờ i k ỳ nung bệnh, tuy động vật chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàngnhưng đã có r ối loạn trao đổi chất, có phản ứng bạch huyết, có sự thay đổi đột ngột củahệ tuần hoàn và có thể đã phát hiện đượ c bệnh bằng các phươ ng pháp chẩn đoán dị ứnghay huyết thanh học.

    Thờ i k ỳ nung bệnh có ý ngh ĩ a dịch tễ học r ất quan tr ọng, vì ở  nhiều bệnh súc vậtđã bài xuất mầm bệnh và có khả năng làm lây bệnh trong thờ i k ỳ nung bệnh. Biết thờ i k ỳ nung bệnh có thể đưa ra các biện pháp phòng và chống bệnh có cơ  sở  khoa học như địnhthờ i gian nhốt riêng, thờ i gian cách ly vật bệnh, thờ i gian công bố hết dịch và để chẩnđoán bệnh.

    Thờ i k ỳ khở i phát: Thờ i k ỳ nung bệnh chuyển dần sang thờ i k ỳ khở i phát. Ở thờ ik ỳ này các cơ  năng đã bị r ối loạn, con vật đã thể hiện triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độcnhư thân nhiệt tăng, ủ r ũ, mệt mỏi, kém ăn, đó là những triệu chứng đầu tiên có thể thấy ở  đại đa số bệnh truyền nhiễm.

    Thờ i k ỳ toàn phát: Sang thờ i k ỳ toàn phát, do mầm bệnh đột nhậ p và tác độngđến cơ  quan nội tạng nhất định, do tính hướ ng tổ chức của nó, con vật bệnh mớ i xuất hiệnđầy đủ những triệu chứng điển hình của từng loại bệnh. Vì vậy, ở  thờ i k ỳ này, bên cạnh

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    13/146

    các triệu chứng chung  ngày càng nặng thấy xuất hiện triệu chứng và bệnh tích đặc hiệu của bệnh, giúp cho việc chẩn đoán bệnh đượ c dễ dàng.

    Thờ i k ỳ  cuối bệnh: Tùy theo sức đề  kháng khác nhau của cơ   thể, một bệnhtruyền nhiễm có thể k ết thúc bằng khỏi bệnh, thành bệnh mãn tính hay gây chết. Con vật bệnh có thể  chế t  nếu mầm bệnh thắng cơ  thể. Sau khi con vật chết mầm bệnh vẫn còn tồn

    tại một thờ i gian r ồi mớ i bị phá hủy, phụ thuộc vào bản chất của mầm bệnh và các yếu tố môi tr ườ ng. Vi khuẩn nhiệt thán, chẳng hạn, sau khi gây chết động vật nếu không tiế pxúc vớ i ôxy khí quyển (xác không bị mổ,...) thì không hình thành nha bào đượ c và nhanhchóng bị các vi khuẩn đườ ng ruột và các vi sinh vật khác lấn át và tiêu diệt. Nhưng nếutiế p xúc ôxy khí quyển thì vi khuẩn nhiệt thán hình thành nha bào và tồn tại lâu dài trongtự nhiên có khi đến mấy chục năm.

     Nếu mầm bệnh và cơ  thể không bên nào thắng bên nào thì có thể hoặc các triệuchứng bệnh giảm dần, bệnh kéo dài, chuyể n thành mãn tính, con vật vẫn bài xuất mầm bệnh trong một thờ i gian ngắn hoặc dài; hoặc con vật khỏi hẳn triệu chứng, nó biến thànhvật lành bệnh mang trùng , loại này mang và bài xuất mầm bệnh một thờ i gian dài trongkhi con vật có thể có hoặc không miễn dịch.

    Khả năng khác là con vật lành bệnh hoàn toàn, các phản ứng miễn dịch của cơ  thể chiếm ưu thế, các r ối loạn và tổn thươ ng dần dần đượ c hồi phục, thế cân bằng của cơ  thể vớ i ngoại cảnh dần dần ổn định, mầm bệnh dần bị tiêu diệt và thải tr ừ ra khỏi cơ  thể, quátrình bài xuất mầm bệnh sau khi lành bệnh có thể tiế p tục một thờ i gian ngắn hoặc kéodài. Như vậy một con vật đượ c coi là lành bệnh truyền nhiễm và có thể nhậ p đàn tr ở  lại phải là con vật lành bệnh hoàn toàn, tức là khỏi về cả các mặt: hết triệu chứng, bệnh tích,hết r ối loạn chức phận và hết cả mầm bệnh nên không còn bài xuất mầm bệnh nữa. Convật lành bệnh hoàn toàn mớ i không còn nguy hiểm về mặt dịch tễ học.

    Cũng có tr ườ ng hợ  p mầm bệnh có thể xâm nhậ p đượ c vào cơ   thể nhưng do độclực thấ p nên bị nhanh chóng đào thải khỏi cơ  thể, khi đó dấu hiệu duy nhất của sự cảm

    nhiễm này là chuyển hóa huyết thanh học: kháng thể đượ c hình thành nhưng động vậtkhông biểu hiện bệnh cũng như không mang trùng và thải trùng. Các tr ườ ng hợ  p như vậycó thể gọi là cảm nhiễ m thui (abortive infection).

    Ở mỗi thờ i k ỳ của bệnh cảm nhiễm, bệnh thể hiện có tính chất khác nhau đối vớ icon vật nhưng xét về mặt dịch tễ  học thì ở  bất cứ  thờ i k ỳ  nào con vật cũng đều nguyhiểm, vì chúng đều bài xuất mầm bệnh và là nguồn gây bệnh dịch (nguồn bệnh). Đặc biệtnguy hiểm về mặt dịch tễ học là con vật ở  thờ i k ỳ nung bệnh hoặc lành bệnh mang trùngvà lành bệnh hoàn toàn nhưng chưa bài xuất hết mầm bệnh, vì trong các tr ườ ng hợ  p nàycon ngườ i có thể không nhận biết đượ c sự bài xuất mầm bệnh để  có những biện pháp phòng chống thích hợ  p.

    2.4. Các thể bệnh

    Các thể bệnh có thể xảy ra trong quá trình mắc bệnh thể hiện sự đấu tranh giữa cơ  thể và mầm bệnh. Tùy theo tính chất và thờ i gian kéo dài của các thể bệnh mà phân biệtcác thể sau đây.

    Thể quá cấp tính: Thể này còn gọi là thể ác tính, bệnh diễn biến r ất nhanh. Vậtchết ngay sau khi xuất hiện triệu chứng. Thể này thườ ng xảy ra ở  đầu ổ dịch. Vật mắc

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    14/146

     bệnh dễ chết, vớ i triệu chứng bệnh tích không điển hình, có thể không k ị p thể hiện triệuchứng.

    Thể cấp tính: Bệnh kéo dài từ một ngày đến một số ngày vớ i các triệu chứng đặctr ưng của bệnh.

    Thể mãn tính: Ở thể này, quá trình tiến triển của bệnh chậm, bệnh kéo dài hàngtuần, hàng tháng, có khi hàng năm. Triệu chứng thườ ng không rõ r ệt, không điển hìnhhoặc không thấy biểu hiện, tỷ lệ chết thấ p. Thể này r ất khó đoán, thườ ng phải dùng các phươ ng pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm mớ i định đượ c bệnh. Gia súc, gia cầm bị bệnhở  thể này tuy không bị chết nhiều nhưng do tồn tại lâu trong đàn, mầm bệnh vẫn đượ c bàixuất ra chung quanh gây cảm nhiễm cho những động vật khác nên r ất nguy hiểm.

    Thể  ẩn (tính): Ở  thể này, con vật không có triệu chứng bệnh nhưng trong phủ tạng có bệnh tích và có bài xuất mầm bệnh. Súc vật mang mầm bệnh r ất lâu, bài xuấtthườ ng xuyên ra ngoài, là nguyên nhân làm phát sinh d ịch. Bệnh ở  thể ẩn có khi tạo miễndịch cho động vật, ít khi gây chết. Muốn chẩn đoán bệnh phải dùng phươ ng pháp thínghiệm (dị ứng, huyết thanh học, phân tích gen,...).

    Thể không điển hình: Ở thể này triệu chứng và bệnh tích khác vớ i triệu chứng bệnh điển hình của bệnh.

    Thể khỏe mang trùng: Ở thể này con vật khỏe mạnh như bình thườ ng, không cótriệu chứng bệnh tích, nhưng vẫn mang và bài xuất mầm bệnh.

    Các thể trên đều có thể chuyển hóa từ thể này sang thể khác tùy theo sự biến đổisức đề  kháng của cơ   thể  con vật. Các thể  ác tính (quá cấ p tính và cấ p tính) làm chếtnhanh và nhiều động vật nhưng xét về mặt dịch tễ học thì không nguy hiểm bằng các thể ẩn, thể khỏe mang trùng vì các thể sau thườ ng khó nhận biết, khó chẩn đoán k ị p thờ i vàchính xác nên có khả năng làm dịch kéo dài.

    3. C ảm nhi ễ m vi khuẩ n và phát bệnh

    3.1. Quá trình cảm nhiễm vi khuẩn

    Cảm nhiễm thiết lậ p từ lúc vi khuẩn bắt đầu sinh sản trong ký chủ. Điều kiện bắt buộc là vi khuẩn xâm nhậ p đượ c vào cơ  thể ký chủ và xác lậ p đượ c sự tồn tại của chúngở  đó. Con đườ ng xâm nhậ p phổ biến nhất là qua cơ  quan hô hấ p, tiêu hóa và sinh dục -tiết niệu. Bên cạnh đó, vi khuẩn còn xâm nhậ p qua mắt, da bị thươ ng hoặc bỏng,... Saukhi xâm nhậ p vào cơ   thể, vi khuẩn k ết bám và khu trú ở  các tế bào ký chủ như  tế bàothượ ng bì,... sau khi tự xác lậ p sự tồn tại như vậy, vi khuẩn sinh sản và khuyếch tán vàocơ  thể.

    Cảm nhiễm có thể tr ực tiế p từ tổ chức lan dần sang tổ chức k ế tiế p hoặc thông quacon đườ ng tuần hoàn (qua máu và bạch huyết). Cảm nhiễm dòng máu (nhiễm trùng huyếthoặc bại huyết) cũng có thể chỉ nhất thờ i cũng có thể kéo dài. Nhờ  chứng nhiễm khuẩnhuyết vi khuẩn có thể khuyếch tán toàn thân và đạt đến các tổ chức mà ở  đó nó phát triểndễ dàng. Một ví dụ về con đườ ng cảm nhiễm vi khuẩn là bệnh cảm nhiễm phế cầu khuẩnở  ngườ i. Ở khoảng 5 - 40% ngườ i bình thườ ng có thể phân lậ p đượ c vi khuẩn này từ hầuhọng, khi cơ  thể suy nhượ c hoặc không hô hấ p bình thườ ng (như khi bị hôn mê) vi khuẩn bị hút vào phổi và gây cảm nhiễm ở  cuối khí quản của phổi đã tr ở  nên đề kháng yếu. Vi

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    15/146

    khuẩn sinh sản kéo theo chứng viêm phổi. Sau đó vi khuẩn theo mạch lâm ba vào máu. Ở 10 - 20% ngườ i mắc bệnh viêm phổi sau khi chẩn đoán viêm phổi thì thấy xuất hiệnchứng nhiễm khuẩn huyết. Nếu xuất hiện nhiễm khuẩn huyết vi khuẩn đạt đến vị trí dễ  phát triển như dịch tủy sống, van tim, bao khớ  p và gây cảm nhiễm thứ phát ở  đó. Do đónhững bệnh k ế phát như viêm tủy, viêm nội tâm mạc, viêm khớ  p bại huyết xuất hiện.

    3.2. Tính gây bệnh của vi khuẩn

    Bám dính: Bám dính (adhesiveness, còn gọi là k ết bám) là đặc tính thiết yếu đốivớ i vi khuẩn và tiền đề phát huy tính gây bệnh. Trong tr ườ ng hợ  p không thể bám dính vikhuẩn sẽ bị bài khứ khỏi tổ chức bở i lớ  p dày niêm dịch và thể dịch. Sau khi bám dính, vikhuẩn hình thành khuẩn lạc nhỏ và bắt đầu giai đoạn tiế p theo của quá trình cảm nhiễm.Chẳng hạn, để phát bệnh thổ tả vi khuẩn V. cholerae phải đượ c nuốt vào, di động, tẩu hóahóa học, xâm nhậ p vào sâu trong lớ  p niêm dịch của bề mặt đườ ng ruột, k ết bám lên thụ thể  trong lớ  p keo niêm dịch, tẩu hóa hóa học đến lớ  p sâu giữa các vi nhung mao niêmmạc ruột và bắt đầu giai đoạn sản sinh độc tố.

    Vi khuẩn trong quá trình bám dính phải có giai đoạn thiết yếu khi thụ thể của vi

    khuẩn k ết hợ  p vớ i tính k ỵ thủy bề mặt, tính tích điện bề mặt và thụ thể bề mặt tế bào. Tuynhiên, tế bào ký chủ cũng như  tế bào vi khuẩn đều có bề mặt tích điện âm nên có tácdụng đẩy nhau. Lực đẩy này bị  suy giảm nhờ   lực k ỵ  thủy giữa bề  mặt tế  bào vớ i vikhuẩn. Bề mặt vi khuẩn càng k ỵ  thủy thì càng dễ bám dính lên bề mặt tế bào. Nhưngquan tr ọng hơ n, trên bề mặt của tế bào cũng như bề mặt vi khuẩn có những phân tử bề mặt phản ứng tươ ng bổ một cách đặc hiệu. Đa số vi khuẩn có những cấu trúc lồi ra bề mặt (pili) là khí quan bám dính có dạng lông nhung. Ví dụ, chủng vi khuẩn E. coli mang pili typ 1 có khả năng bám dính vào thụ thể D-mannoza của bề mặt tế bào. Nếu thêm D-mannoza vào môi tr ườ ng nuôi cấy thì khả năng bám dính của vi khuẩn giảm.

    Liên cầu khuẩn sinh mủ  (liên cầu khuẩn typ A) có cấu trúc bề  mặt dạng lông

    nhung gọi là fimbria chứa axit lipoteichoic và protein M. Axit lipoteichoic bám dính lêntế bào thượ ng bì khoang miệng. Sự bám dính nhờ  vào phần lipoid của axit lipoteichoicnhư những "bị thụ thể" k ết hợ  p vớ i thụ thể tế bào là phân tử fibronectin. Protein M hoạtđộng như  kháng thực bào nhờ  k ết hợ  p vớ i thụ  thể  của mảnh Fc của Ig (globulin miễndịch) dẫn đến ngăn tr ở  quá trình opsonin hóa vi khuẩn. Ngượ c lại, trong cơ  thể miễn dịchcác kháng thể chống các "bị thụ thể" của vi khuẩn ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn lêntế bào mà bảo vệ cơ  thể khỏi cảm nhiễm.

    Xâm nhập: Đối vớ i vi khuẩn mầm bệnh, sự xâm nhậ p của nó vào tế bào thượ ng bì ký chủ  là giai đoạn tr ọng yếu trong quá trình cảm nhiễm. Các Salmonella  đi quakhoảng gian cách giữa các tế bào thượ ng bì, còn Yersinia và Chlamydia thì xâm nhậ p vàotrong tế bào thượ ng bì r ồi đi vào tổ chức.

    Tế bào vi khuẩn có thể bị đóng kín trong không bào (phagosome) của tế bào chấtký chủ và bị tiêu diệt ở  tr ạng thái này, hoặc (nếu ở  các tế bào thực bào) không bào dunghợ  p vớ i lysosom (lysosome) chứa các enzym có tác dụng phân giải mạnh, hình thành phagolysosom trong đó diễn ra quá trình phân hủy vi khuẩn. Nhưng cũng có khi màngkhông bào bị phân giải, vi khuẩn đi vào tế bào chất và có thể phát triển ở  trong đó. Tính sinh độc t ố  của vi khuẩn thườ ng không liên quan đế n tính xâm nhậ p của chúng, các vikhuẩn không sinh độc tố cũng có thể xâm nhậ p vào tế bào thượ ng bì. Khi Yersinia bámdính vào tế  bào ký chủ, màng tế  bào chất tế  bào ký chủ  sẽ  hình thành những mấu lồi

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    16/146

    (chân giả) thu nạ p dần vi khuẩn vào tế bào, cơ  chế bào nhậ p (endocytosis) này hình thànhmàng dạng bao bao quanh vi khuẩn gọi là không bào (hoặc phagosom nếu ở  các tế bàothực bào), sau đó màng không bào chứa vi khuẩn bị phân giải, vi khuẩn lọt vào tế bàochất. Tính xâm nhậ p đượ c chi phối bở i một gen duy nhất của nhiễm sắc thể và độc lậ pvớ i những gen cần thiết cho việc phát huy tính gây bệnh của vi khuẩn do plasmid chi

     phối.Độc tố: Các độc tố do vi khuẩn sản sinh ra đượ c chia thành hai loại: nội độc tố và

    ngoại độc tố.

     Ngoại độc t ố : Các vi khuẩn Gram dươ ng cũng như vi khuẩn Gram âm đều sảnsinh độc tố thiết yếu để tr ở  thành nguyên nhân gây bệnh. Độc tố bị làm mất độc tính đượ cgọi là giảm độc tố (toxoid) dùng làm vacxin phòng bệnh. Các ngoại độc tố cấu thành từ hai bộ phận: phần hấ p phụ lên tế bào và phần phát huy độc lực.

    Độc tố uốn ván còn gọi là tetanoplasmin là ngoại độc tố của tr ực khuẩn Cl. tetani  phát triển sản sinh ra, có phân tử lượ ng khoảng 150 kDa. Trong đó, bộ phận hấ p phụ tế  bào có độ lớ n khoảng 100 kDa, và bộ phận phát huy độc tính là khoảng 50 kDa liên k ết

    vớ i nhau nhờ  mối liên k ết S-S. Độc tố di hành theo dây thần kinh hướ ng tâm hoặc theo hệ thống tuần hoàn toàn thân đến trung khu thần kinh, gây tr ở  ngại cho việc phóng xuất cácchất ức chế  synap của tế  bào thần kinh vận động (acetylcholinesteraza phân giảiacetylcholin) nên thần kinh vận động bị kích thích khống. Ban đầu co thắt cơ  có tính cục bộ, sau co thắt cơ  toàn thân. Lượ ng nhỏ độc tố cũng gây chết.

    Độc tố  trúng độc thịt (botulinus) là độc tố  không chịu nhiệt do tr ực khuẩn thổ nhưỡ ng Cl. botulinum sản sinh ra. Vi khuẩn này tồn tại trong đất và nướ c, khi ô nhiễm đồ hộ p hoặc thức ăn bao gói kín thì phát triển trong thực phẩm dướ i điều kiện yếm khí màsản sinh độc tố. Trong đườ ng ruột độc tố đượ c hấ p thu di hành đến thần kinh vận động,tác động ở   synap tế  bào thần kinh và đầu thần kinh của cơ   gây tr ở   ngại phóng xuấtacetylcholin. Đầu ra của synap mất kích thích, tổ  chức cơ   mất tính căng tr ươ ng nên

    không thể co rút gây ra chứng bại liệt, cơ  thể bị suy tuần hoàn và hô hấ p mà chết.Enterotoxemia: Tr ực khuẩn Cl. perfringens đượ c chia thành 5 nhóm từ A đến E

    nhưng các vi khuẩn nhóm A là nguyên nhân bệnh tràng độc huyết (enterotoxemia) ở  bò.Hiếm khi phát hiện đượ c độc tố trong máu nhưng thấy có trong cơ . Vi khuẩn này sản sinhđộc tố α (alpha, gây chết, hoại tử, dung huyết), σ (sigma, gây chết, dung huyết), κ (kappa,colagenase gây chết, hoại tử) và ν (nu, deoxynucleaza).

    Enterotoxin (ngoại độc tố gây tiêu chảy): Tiêu chảy có thể do độc tố ruột hoặc dovi khuẩn xâm nhậ p vào tế bào ruột gây ra. Độc tố gây tiêu chảy gọi là enterotoxin. Cácđộc tố  này có thể  do tụ  cầu khuẩn,  E. coli, Clostridium, Yersinia enterocolica, Vibrio  parahaemolyticus, Aeromonas,... sản sinh ra. Enterotoxin do các vi khuẩn sản sinh ra có

    những thuộc tính lý, hóa và sinh học khác nhau nên thườ ng đượ c gọi kèm thêm tên loại vikhuẩn: enterotoxin liên cầu, enterotoxin E. coli,...

     N ội độc t ố : Nội độc tố  là phức chất lipopolysaccharid của vách tế bào vi khuẩnGram âm, bài xuất ra môi tr ườ ng khi tế bào bị dung giải. Các chất này chịu nhiệt, có phântử lượ ng 5 - 9.000 kDa, có thể chiết xuất bằng phenol. Có thể tr ắc định nội độc tố bằngtr ắc nghiệm litmus (litmus test). Chất dịch chiết từ tế bào dạng amip của con sam (litmus,

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    17/146

    horse-shoe crab) có khả năng hóa keo khi tiế p xúc vớ i một lượ ng r ất nhỏ nội độc tố vikhuẩn (0,0001 g/ml).

    Tác d ụng sinh lý bệnh của các nội độc tố tươ ng tự nhau không phụ thuộc vào loạivi khuẩn, chỉ tr ừ  Bacteroides. Trong bệnh lâm sàng cũng như bệnh thực nghiệm, thườ ng phát sốt, bạch cầu giảm, đườ ng huyết giảm, huyết áp hạ và sốc, lưu dẫn (tẩy r ửa) các cơ  

    quan trung khu như não, tim, thận,... bị tr ở  ngại, bổ thể hoạt hóa theo con đườ ng nhánh,đông máu nội huyết quản tràn lan, gây chết,...

    Phát sốt: Thân nhiệt đượ c duy trì ở  một mức ổn định là nhờ  sự cân bằng các quátrình sinh nhiệt và thải nhiệt đượ c điều tiết bở i trung khu điều tiết nhiệt ở  vùng dướ i thị (hypothalamus). Nội độc tố kích hoạt các tế bào như tế bào đơ n nhân,... gây tiết xuất chấtinterleukin 1 (chất phát sốt nội tại), nhờ  đó tác động lên trung khu điều tiết nhiệt cao hơ nmức bình thườ ng nên làm thân nhiệt tăng. Nếu tiêm nội độc tố cho động vật thì việc tiếtxuất interleukin 1 cần một khoảng thờ i gian nên phát sốt sau khoảng 60 - 90 phút. Nếutiêm tr ực tiế p interleukin 1 phát sốt sẽ diễn ra trong vòng 30 phút. Nếu tiêm cho động vậtinterleukin 1 nhắc lại một số lần thì phát sốt vẫn sẽ diễn ra tươ ng tự, nhưng nếu tiêm độctố nhắc lại một số lần thì phản ứng sốt sẽ dần dần giảm. Điều đó là do có sự dung nạ p bở icác kháng thể IgM chống lipopolysaccharid và sự phong tỏa mạng lướ i nội bì.

    Chứng giảm bạch cầu: chứng nhiễm khuẩn huyết Gram âm vào thờ i k ỳ  đầuthườ ng thấy sự giảm thiểu các tế bào bạch cầu. Tiêm nội độc tố cũng có thể  thấy hiệntượ ng tươ ng tự. Nếu đã tr ải qua, sẽ xuất hiện chứng giảm bạch cầu thứ phát. Chứng giảm bạch cầu ở  k ỳ đầu thườ ng kèm theo phát sốt đồng hành vớ i sự tiết xuất interleukin.

    Chứng hạ đườ ng huyết: Nội độc tố làm tăng cườ ng sự phân giải đườ ng nên dẫnđến chứng giảm đườ ng huyết.

    Hạ huyết áp: Trong thờ i k ỳ đầu của chứng nhiễm khuẩn huyết Gram âm xuất hiệnchứng co thắt tiểu động mạch và t ĩ nh mạch ở  phạm vi r ộng. Sự dãn huyết quản ngoại vi

    tiế p theo quá trình đó làm tính thẩm thấu của mạch máu tăng, giảm tuần hoàn đến cáct ĩ nh mạch, giảm lực co bóp của tim, đình tr ệ tuần hoàn vi mao quản, co thắt huyết quảnngoại vi, sốc, tr ở  ngại lưu dẫn thận và các hậu quả của các chứng đó. Các chứng này thấyđượ c khi tiêm nội độc tố cho động vật. Nội độc tố làm tăng nhanh tiết xuất các chất kíchthích huyết quản (VAS) như  serotonin, kallikrein, kinin,... Mạch máu bị  tổn thươ ng dochứng đông máu nội huyết quản di căn tràn lan do nội độc tố vi khuẩn gây ra nhưng sốcdo tổn thươ ng mạch máu cũng có  thể  do virut hoặc vi khuẩn Gram dươ ng không cólipopolysaccharid gây ra.

    Tr ở  ngại dẫn lưu thận và chứng axit huyết (acidosis): Tr ở  ngại lưu thông máu củacác cơ  quan trung khu như thận, não, tim, phổi,... hạ huyết áp, sốc,... dẫn đến thiếu ôxy,các cơ  quan tr ở  nên không thể làm việc bình thườ ng, do đó tr ở  ngại huyết quản tr ở  nên

    tr ầm tr ọng. Khi sự  dẫn lưu (tẩy r ửa) các cơ   quan không đủ, axit hữu cơ   tích lũy gâychứng axit huyết.

    Hoạt hóa bổ thể theo đườ ng nhánh: Thành phần thứ ba của hệ thống bổ thể (C3) bị hoạt hóa bở i nội độc tố mặc dù các yếu tố  thứ nhất, thứ hai và thứ  tư  (C1, C2, C4)không hoạt hóa, khi đó diễn ra hàng loạt phản ứng liên quan bổ thể (quá mẫn, phản ứngtẩu hóa hóa học, tổn thươ ng màng,...) làm các thành phần bổ thể trong huyết tươ ng (C3,

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    18/146

    C5 - C9) giảm. Do đó, hiệu quả đề kháng không đặc hiệu của cơ  thể chống cảm nhiễmmầm bệnh xâm nhậ p sau đó bị giảm.

    Đông máu nội huyết quản tràn lan: thườ ng phát ra khi có sự máu nhiễm vi khuẩnGram âm. Nội độc tố hoạt hóa yếu tố đông máu thứ XII (yếu tố Hageman) khở i động quátrình đông máu, chuyển hóa fibrinogen thành fibrin. Nội độc tố  đồng thờ i hoạt hóa

     plasminogen chuyển hóa plasmin (là enzym phân giải protein), enzym này chuyển hóacác fibrin thành các mảnh. Sự giảm thiểu fibrinogen và tiểu cầu trong máu lưu hành ngoạivi là đặc tr ưng của chứng đông máu nội huyết quản tràn lan (DIC - disseminatedintravascular coaggulation). Nội độc tố làm các tiểu cầu k ết dính vào nội bì huyết quản,do đó gây nên hiện tượ ng hư huyết (thiếu máu) hoặc hoại tử xuất huyết. Nội độc tố kíchthích tiết xuất endorphin vào trong máu. Ở động vật có chửa thai bị xuất huyết, đẻ non vàsẩy thai. Cảm nhiễm vi khuẩn Gram âm đườ ng sinh dục tiết niệu thườ ng là nguyên nhânđẻ non và chết động vật non trong k ỳ sơ  sinh sớ m. Chết thườ ng do cơ  năng của các nộiquan toàn thân không hoàn chỉnh, sốc và đông máu nội huyết quản tràn lan, nhưngthườ ng không tỷ lệ thuận vớ i hàm lượ ng nội độc tố trong máu.

    Hiện tượ ng Shwartzman là một ví dụ riêng của DIC. Tiêm nội độc tố vào nội bìcho động vật r ồi nếu ngày hôm sau tiêm t ĩ nh mạch thì ban đầu vùng da đã tiêm bị hoại tử sau một số giờ . Nhưng nếu tiêm nội độc tố vào t ĩ nh mạch nhắc lại hai ngày liên tục thìthấy xuất hiện chứng DIC về mặt tổ chức học tươ ng tự khi nhiễm khuẩn huyết Gram âm.Lần tiêm nội độc tố thứ nhất phong tỏa hệ lướ i nội bì nên hệ này không bài khứ đượ c nộiđộc tố tiêm lần hai một cách có hiệu quả.

    Chết: Chết là do các cơ   quan toàn thân mất hết chức năng của mình gây ra,thườ ng do sốc, DIC, và không liên quan đến hàm lượ ng nội độc tố trong máu. 

    Công kích tố hay nhân tố kháng thự c bào: Vi khuẩn có thể bị các tế bào bạchcầu đa nhân và đại thực bào bắt nuốt và tiêu diệt nhưng vi khuẩn có thể hấ p bám các chấtthành phần của ký chủ mà tránh đượ c tác dụng của các tế bào thực bào. Chẳng hạn, trên

     bề mặt tụ cầu vàng có protein A có thể k ết hợ  p vớ i Fc của IgG, k ết quả là làm mất khả năng opsonin hóa của kháng thể. Bên cạnh đó nhiều vi khuẩn có bề mặt gọi là giáp mô(vỏ nhầy) cấu tạo từ polysaccharid, hoặc protein M hoặc lông nhung,... là những yếu tố đa dạng có tác dụng kháng thực bào. Các polysaccharid giáp mô phế cầu khuẩn có đếnhơ n 80 loại (typ/dạng), các protein M của liên cầu nhóm A có đến 60 loại. Tính đa dạngnày làm cho khả năng đáp ứng miễn dịch phòng ngự của cơ  thể không có tác dụng chéo. Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng sản sinh độc tố mà thoát khỏi sự thực bào. Trong khi ức chế sự tự vệ của cơ  thể, công kích tố tạo nên bức màn che cho vi khuẩnsinh sản và lan tràn khắ p cơ  thể.

    Công kích tố có thể  tách riêng bằng phươ ng pháp nhân tạo từ dịch thẩm xuất ổ 

    viêm hoặc từ nướ c lọc canh trùng vi khuẩn gây bệnh và dùng để chế vacxin phòng bệnh. Nếu cho công kích tố vào canh trùng có độc tính thì độc lực của canh trùng đó đượ c tănglên.

    Enzym (men) lan truyền: Tính ký sinh của vi khuẩn phụ thuộc vào mức độ độctính của nó mà tr ướ c hết là khả năng vượ t qua các hàng rào ngăn cản sự xâm nhậ p củachúng vào tổ chức của cơ  thể. Vi khuẩn tác động lên ký chủ bằng hệ thống các enzym, làcác yếu tố xúc tác hóa học có tác động vớ i một liều r ất nhỏ. Nhiều enzym đượ c coi là yế ut ố  lan truyề n ( yế u t ố  xâm nhiễ m hay yế u t ố  khuyế ch tán). Yếu tố lan truyền liên quan đến

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    19/146

    khả năng của vi khuẩn ký sinh xuyên qua tổ chức của cơ  thể ký chủ, chi phối tính ký sinhcủa vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố lan truyền làm tăng tính thẩm thấu của tổ chức và có khả năng làm di chuyển mầm bệnh trong cơ  thể. Những yếu tố này làm tăng sức gây bệnh củanhiều loại vi khuẩn như  vi khuẩn uốn ván, hoại thư  sinh hơ i, phế  cầu khuẩn, liên cầukhuẩn,... Tuy nhiên, đánh giá vai trò của từng enzym lan truyền trong quá trình bệnh lý

    cảm nhiễm là không dễ, chẳng hạn các kháng thể chống enzym lan truyền của liên cầukhuẩn không có ảnh hưở ng gì đối vớ i quá trình bệnh.

    Colagenaza: Cl. perfringens sản sinh không chỉ  leucithinaza mà còn các enzymcolagenaza phân giải protein. Phân giải protein chủ yếu trong tổ chức liên k ết là colagen,enzym này làm tăng nhanh quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn trong tổ chức liên k ết.

    Coaggulaza: Các vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) k ết hợ  p các yếutố phản ứng coaggulaza (CRF) có mặt trong huyết thanh làm đông tụ huyết tươ ng. Xungquanh vùng bệnh biến do tụ cầu khuẩn gây ra hình thành bức tườ ng fibrinogen, giúp vikhuẩn sinh tồn trong tổ chức, đồng thờ i xung quanh vi khuẩn tậ p trung protein tơ  huyết(fibrin) bảo vệ vi khuẩn.

     Hyaluronidaza: là enzym phân giải axit hyaluronic là yếu tố  cấu thành tổ  chứcliên k ết, do các tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và các vi khuẩn yếm khí sản sinh ra, giúp vikhuẩn khuyếch tán vào bên trong tổ chức.

    Streptokinaza ( fibrinolysin): là enzym do các liên cầu khuẩn dung huyết sản sinhra, làm hoạt hóa các enzym phân giải protein huyết tươ ng. Tác dụng làm tan huyết tươ ngđông giúp vi khuẩn khuyếch tán vào bên trong tổ chức.

     Hemolysin và leukocidin: Có những vi khuẩn sản sinh các chất gọi là cytolysintrong đó có hemolysin gây dung giải hồng cầu, leukocidin giết tế bào bạch cầu. Các liêncầu nhóm A sản sinh các streptolysin O và S gây dung giải hồng cầu nhiều loại động vậtđến mức gây tử vong. Streptolysin O mẫn cảm vớ i ôxy nên bất hoạt hóa trong điều kiện

    hiếu khí nhưng đượ c tái hoạt hóa khi bị khử. Streptolysin O có tính kháng nguyên, cònstreptolysin S (là enzym không mẫn cảm vớ i ôxy) lại không có tính kháng nguyên.

    Các Clostridium sản sinh hemolysin dạng enzym leucithinaza,... các tụ cầu khuẩnsản sinh cả hemolysin lẫn leukocidin. Nhiều vi khuẩn Gram âm phân lậ p từ ổ bệnh sảnsinh hemolysin, như  các  E. coli  gây bệnh đườ ng tiết niệu thườ ng sản sinh hemolysinnhưng r ất hiếm khi phát hiện thấy E. coli đườ ng tiêu hóa có thuộc tính này.

    Enzym phân giải kháng thể: Trong số các mầm bệnh có nhiều loại vi khuẩn sảnsinh enzym phân cắt khoảng giữa prolin vớ i serin hoặc prolin vớ i threonin của vùng bảnlề  của kháng thể  IgA vốn là cơ   cấu phòng ngự  chủ  yếu của niêm mạc. Một số  Haemophilus và Streptococcus gây bệnh sản sinh enzym phân giải IgA nhưng nhiều vikhuẩn thuộc các chi này do không mang gen tươ ng ứng nên không sản sinh đượ c enzymnày.

     Như vậy, vi khuẩn ảnh hưở ng đến cơ  thể về nhiều mặt. Nhưng sự phát triển và tácđộng của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc về bản chất của chúng cũng như phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ  thể. Mầm bệnh có thể bị tiêu diệt hoặc có thể phát triểngây nên bệnh truyền nhiễm.

    4. C ảm nhi ễ m virut và phát bệnh

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    20/146

    4.1. Quá trình cảm nhiễm virut

    Virut sau khi xâm nhậ p vào cơ  thể ký chủ thì bắt đầu sinh sản gây cảm ứng miễndịch nhưng nhiều virut k ết thúc bằng cảm nhiễm ẩn tính, nếu phát bệnh thì trong nhiềutr ườ ng hợ  p thể bệnh r ất đa dạng. Bệnh tr ải qua đa dạng, có thể chỉ ngắn (cấ p tính), kéodài (mãn tính) hoặc nhiều khi kéo dài suốt đờ i. Trong cảm nhiễm mãn tính virut có thể 

    liên tục sinh sản và bài xuất ra ngoài. Cũng có thể virut tồn tại tiềm phục ở   tr ạng tháikhông cảm nhiễm nhưng thỉnh thoảng tái hoạt hóa. Trong cảm nhiễm cấ p tính virut sinhsản và bài xuất gây tổn hại tr ực tiế p cho tế bào. Cũng có những virut không giết chết tế  bào mà hình thành khối u, ức chế miễn dịch, thay đổi cơ  năng tế bào,...

    Tác dụng qua lại giữa virut vớ i tế bào diễn ra đa dạng tùy loại virut, khó có thể khái quát nhưng nói chung virut tác động đến tế bào qua các bướ c: 1) xâm nhậ p, 2) sinhsản, 3) đạt đến tế bào đích, gây tổn hại tế bào và cơ  quan mà phát bệnh.

    Xâm nhập: Con đườ ng xâm nhậ p phổ  biến là qua da, đườ ng hô hấ p, tiêu hóa,sinh dục - tiết niệu và k ết mạc.

     Xâm nhậ p qua da: Da bình thườ ng gây tr ở  ngại sự xâm nhậ p của virut. Trong lớ  p

    tế bào hóa sừng của biểu bì virut không thể phát triển đượ c nên cảm nhiễm có thể qua vếtthươ ng, bỏng,... Động vật chân đốt (muỗi, ve,...) chích hút hoặc kim tiêm,... có thể gâycảm nhiễm virut một cách cơ  giớ i. Trong lớ  p Malpigi dướ i biểu bì có tế bào sống nhưngkhông có mạch máu, bạch huyết và thần kinh. Các papillomavirut đã xâm nhậ p vào biểu bì hình thành u cục bộ nhưng không thể khuyếch tán toàn thân. Nhưng nếu tiêm virut nàyvào lớ  p da thực (thực bì) hoặc tổ chức bên dướ i da thực và cơ  thì virut khuyếch tán toànthân.

     Xâm nhậ p qua đườ ng hô hấ  p: Virut đã xâm nhậ p đườ ng hô hấ p hình thành cảmnhiễm cục bộ trong ký chủ, thườ ng gây nên bệnh cảm nhiễm cục bộ. Virut lan truyền nhờ  khí dung đượ c tạo ra khi ho, hắt hơ i, hoặc thông qua tiế p xúc máng ăn uống, hoặc tiế p

    xúc gươ ng mũi,... Xâm nhậ p của virut hít vào phụ  thuộc kích thướ c khí dung, nhiệt độ,ẩm độ,... Các hạt lớ n thườ ng chỉ  gây cảm nhiễm đườ ng hô hấ p trên những các hạt cóđườ ng kính nhỏ hơ n 5 μm có thể đạt đến các phế nang và gây bệnh đườ ng hô hấ p dướ i(viêm phổi).

     Xâm nhậ p qua đườ ng tiêu hóa: Các virut cảm nhiễm đườ ng tiêu hóa nhất thiết phải chống chịu đượ c axit dạ dày, dịch mật, hàng loạt enzym phân giải protein cũng như các IgA tiết xuất, các tế bào bạch cầu, đại thực bào,... Các enterovirut đề kháng axit nêncó thể tồn tại trong đườ ng tiêu hóa nhưng các rhinovirut mẫn cảm axit nên bị vô hoạt. Ở  pH thấ p capsid bị hư hỏng nên các ARN virut bị tan tạo nên những capsid r ỗng không cótính cảm nhiễm. Do đó, các rhinovirut không thể cảm nhiễm đườ ng tiêu hóa. Ngượ c lại,các poliovirut, virut Coxsackie,... không bị hư hại trong điều kiện pH thấ p nên dễ dàng

    gây cảm nhiễm đườ ng tiêu hóa, chúng tạo thành nhóm enterovirut. Các virut gây cảmnhiễm đườ ng ruột không chỉ đề kháng vớ i các enzym tiêu hóa protein tiết từ dạ dày, ruộtvà tuyến tụy, mà còn tăng cườ ng độc tính nhờ  các enzym này. Ví dụ, tính cảm nhiễm củarotavirut là nguyên nhân tiêu chảy ở  gia súc non đượ c tăng cườ ng khi protein V4 phângiải thành protein V5 và V8. Tươ ng tự, coronavirut có glycoprotein E2 của gai (peplome)trên áo ngoài khi phân cắt thì tăng cườ ng độc tính. Còn reovirut thì sau khi áo ngoài phângiải virion tr ần mớ i tr ở  nên có tính cảm nhiễm ở  đườ ng tiêu hóa. Nói chung các virut gây bệnh đườ ng tiêu hóa không bị các enzym tiêu hóa làm vô hoạt.

  • 8/18/2019 18_Benh Truyen Nhiem Thu y

    21/146

    Trong nhiều tr ườ ng hợ  p nếu xử  lý protein capsid bằng enzym phân giải proteinvirion virut thay đổi cấu trúc và lộ  xuất gốc quyết định cơ   năng mớ i trên protein nhấtđịnh, làm k ết hợ  p thụ thể, dung hợ  p màng, xâm nhậ p tế bào, hoạt hóa dịch mã,... tr ở  nêndễ dàng. Muối mật tiêu hóa màng áo ngoài virion ngăn cản virut xâm nhậ p vào ống tiêuhóa. Tr ừ coronavirut, các virut gây bệnh đườ ng tiêu hóa đều không có áo ngoài.

     Xâm nhậ p qua đườ ng sinh d ục - tiế t niệu: Virut viêm mũi - khí quản truyền nhiễm bò, virut ban giao cấu ngựa,... lây truyền qua đườ ng sinh dục. Virut xâm nhậ p qua nhữngvết thươ ng nhỏ do ma sát trong quá trình giao cấu. Các yếu tố có thể ngăn tr ở  sự nhậ p củavirut là pH của âm đạo, cổ tử cung, các thành phần của nướ c tiểu, kháng thể IgA tiết xuất.

     Xâm nhậ p qua k ế t mạc: K ết mạc thườ ng không phải là con đườ ng xâm nhậ p củavirut nhưng bệnh viêm k ết mạc do virut có thể xuất hiện cục bộ hoặc toàn thân. Ở ngườ ikhi mắt bị  dị  vật, hoặc khi bơ i lội k ết mạc có thể  bị  nhiễm các enterovirut vàadenovirut,...

    Khuyếch tán cảm nhiễm trong cơ  thể ký chủ: Các virut gây cảm nhiễm cục bộ sinh sản ở   các tế bào lân cận nơ i xâm nhậ p r ồi khuyếch tán từ  tế bào này sang tế bào

    khác. Những tổn hại do virut giớ i hạn ở   thượ ng bì, các hạch lâm ba trong khu vực. Ở đườ ng hô hấ p có thể gặ p các bệnh cảm nhiễm coronavirut, rhinovirut, virut cúm, ở  đườ ngtiêu hóa - bệnh tiêu chảy cấ p tính do coronavirut, rotavirut. Khi đó, các triệu chứng toànthân như phát sốt, ớ n lạnh, đau cơ , uể oải, biếng ăn,... có thể gặ p là do các chất môi giớ i(mediator) theo hệ tuần hoàn tác động vào các hệ thống của cơ  thể còn virut chỉ khu trúcục bộ.

    Có thể gặ p cảm nhiễm virut cục bộ và toàn thân, điều này phụ thuộc vào phươ nghướ ng bài xuất của virut ra khỏi tế bào, thụ thể virut, nhiệt độ cơ  thể và cấu trúc của bề mặt tế bào,... Đối vớ i các virut có áo ngoài thì orthomyxovirut, paramyxovirut bài xuất ra phía lòng cơ  quan hình ống, trong khi đó các rhabdovirut bài xuất ra ngoài biểu bì. Cáchthức bài xuất là do vị  trí phần màng tế bào chứa glycoprotein virut quyết định. Xét từ 

     phía virut thì trình tự axit amin tín hiệu đặc hiệu của virut quyết định. Do đó tính phâncực của quá trình bài xuất virut khỏi tế bào là nhân tố quan tr ọng nhất trong những nhântố ảnh hưở ng quá trình cảm nhiễm. Các virut chỉ bài xuất ra phía lòng cơ  quan ống tiêuhóa, hô hấ p,... thì chỉ gây cảm nhiễm cục bộ ở  lớ  p tế bào thượ ng bì, còn các virut bài xuấtvào phía trong dễ  dàng xâm nhậ p vào tổ  chức niêm mạc dướ i lớ  p thượ ng bì, r ồi theomạch máu, mạch bạch huyết hoặc dây thần kinh lan khắ p cơ  thể.

     Khuyế ch tán theo máu: Virut hiếm khi xâm nhậ p tr ực tiế p vào máu nhưng chúngcó thể xâm nhậ p khi ngườ i ta lạm dụng thuốc tiêm vào t ĩ nh mạch hoặc do động vật chânđốt hút máu. Thông thườ ng