269
50 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SSNG (Earth and Life Sciences) 1. Mã môn hc: GEO1050 2. Stín ch: 3 - Stiết lý thuyết: 42 tiết - Stiết thc hành: 3 tiết - Stiết thc: 0 tiết 3. Môn hc tiên quyết: 4. Ngôn ngging dy: Tiếng Vit 5. Ging viên: - Ging viên 1: PGS.TS. Phm Quang Tun và các Ging viên của khoa Địa lý, Trường ĐHKHTN. - Ging viên 2: Các cán bthích hp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học, Trường ĐHKHTN. 6. Mc tiêu môn hc (chuẩn đầu ra): 6.1. Kiến thc: Nhvà hiểu được các nội dung cơ bản nht vTrái đất trong không gian, các chuyn động của Trái đất và hquca nó; Nhvà hiểu được đặc điểm chính ca các quyn (thch quyn, khí quyn, thy quyn, thquyn, sinh quyn); Nhvà hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhvà hiểu được các đới tnhiên và nhng quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhvà hiểu được lch shình thành ssng, sxut hiện con người và vai trò ca Trái đất đối vi ssng của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng ca các hot động này tới môi trường; Nhvà hiểu được thc trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhn thức được trách nhim của con người trước thiên nhiên và các gii pháp bo v, nâng cao chất lượng môi trường sng. 6.2. Knăng và thái độ cá nhân, nghnghip Phát trin knăng cộng tác, làm vic nhóm; Trau di, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; Rèn knăng bình luận, thuyết trình trước công chúng; Rèn knăng lập kế hoch, tchc, quản lý, điều khin, theo dõi kim tra hoạt động, làm vic nhóm, lp mục tiêu, phân tích chương trình. 6.3. Knăng và thái độ xã hi

16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

50

16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences)

1. Mã môn học: GEO1050

2. Số tín chỉ: 3

- Số tiết lý thuyết: 42 tiết

- Số tiết thực hành: 3 tiết

- Số tiết tự học: 0 tiết

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý, Trường

ĐHKHTN.

- Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải

dương học, Môi trường, Sinh học, Trường ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra):

6.1. Kiến thức:

Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các chuyển

động của Trái đất và hệ quả của nó;

Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển,

thổ quyển, sinh quyển);

Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;

Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;

Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò của Trái

đất đối với sự sống của con người;

Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các hoạt

động này tới môi trường;

Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được trách

nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng

môi trường sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 2: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

51

Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định hướng phát

triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử dụng

hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể về

sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội hiểu

được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh nói chung và

bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để hiểu

hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên;

Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn nhận, đánh

giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác nhau;

Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng môi

trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương tiện thông tin

đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các định hướng khắc

phục, ứng phó.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã

được xác định trong mục tiêu của môn học.

- Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với bài

giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;

7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của

sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ

Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%)

- Hình thức: thi viết (90 phút)

Page 3: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

52

- Tiêu chí:

Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ

Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ

Tổng: 10đ

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải (2005). Cơ sở Địa lý tự nhiên ,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Lưu Đức Hải, Trần Nghi (2009). Giáo trình Khoa học Trái đất. NXB Giáo dục, Hà Nội.

- Nguyễn Như Hiền (2005). Sinh học đại cương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Đào Đình Bắc. Địa mạo đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

- Phạm Văn Huấn. Cơ sở Hải dương học, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

- Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình Tài nguyên nước, NXB ĐHQGHN, 2005

- Vũ Văn Phái. Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2007.

- Tạ Hòa Phương. Trái đất và sự sống. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 1983.

- Tạ Hòa Phương. Những điều kỳ diệu về Trái đất và sự sống. NXB Giáo dục, 2006.

- Lê Bá Thảo (chủ biên) và nnk.Cơ sở địa lý tự nhiên, tập 1, 2, 3. NXB Giáo Dục, Hà Nội,

1987.

- Tống Duy Thanh và nnk. Giáo trình địa chất cơ sở. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2003.

- Phạm Quang Tuấn . Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng . Nxb ĐHQG Hà Nội,

2007.

- Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Thanh Sơn,

Thủy văn đại cương, T. 1 & 2, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

- Kalexnic X.V. Những quy luật địa lý chung của Trái Đất. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà

Nội, 1973.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm những đặc điểm

chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình thành và phát

triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất, góp phần nâng

cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức cơ bản

về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các quyển trên trái đất:

thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng như các quy luật vận

động của các quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người

Page 4: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

53

học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển sự sống cũng như tác

động của con người lên Trái đất và môi trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi

khí hậu, các tai biến thiên nhiên và các giải pháp ứng phó, thích ứng.

10. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu

1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

1.1 Trái Đất trong không gian;

1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh;

1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng;

1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và

những hệ quả địa lý của chúng;

1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất;

1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.

2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết)

2.1 Khái niệm chung về thạch quyển

2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất;

2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất;

2.4 Tinh thể và khoáng vật

2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và biến chất);

2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động đất; núi

lửa);

2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa)

2.8 Địa hình bề mặt Trái đất

2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất;

2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình

2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình

2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan

2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất

2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

3. Khí quyển (3 tiết)

3.1 Cấu tạo của khí quyển

3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển

3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu

3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa

3.6 Nước trong khí quyển

3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết)

4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy

Page 5: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

54

4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất

4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước

4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất

4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy

4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)

4.7. Đại dương và Biển cả

5. Thổ quyển (3 tiết)

5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất;

5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất;

5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

6. Sinh quyển (3 tiết)

6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển;

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất;

6.3. Các đới sinh vật;

6.4. Các khu sinh học trên Trái đất

7. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết)

7.1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý;

7.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng;

7.3. Quy luật địa đới;

7.4. Quy luật phi địa đới;

7.5. Tính nhịp điệu;

7.6. Các đới tự nhiên trên Trái đất;

8. Trái đất và Con người (5 tiết)

8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống

8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người

8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người

9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết)

9.1. Tác động của con người tới Trái đất

9.2. Khái niệm chung về môi trường

9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu trong

lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con người đối với

biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường

9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

17. ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

1. Mã môn học: MAT1090

2. Số tín chỉ: 03

Page 6: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

55

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Nguyễn Đức Đạt, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Đào Văn Dũng, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Phạm Chí Vĩnh, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường ĐHKHTN

TS. Lê Đình Định, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu và

nắm bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban đầu về

không gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc tơ. Môn học

giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các khái niệm ban đầu

về ánh xạ tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các đường bậc hai, làm quen với

các mặt bậc hai cơ bản.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số

phức, ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn

đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2001). Toán học cao cấp, Tập 1-

Đại số và Hình học giải tích. NXB Giáo dục.

- Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải

tích. NXB ĐHQG Hà Nội.

- Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập hợp và ánh

xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm, vành, trường;

trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về nghiệm của đa thức,

từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức thành tích các nhân tử, một

phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn giản. Trong phần ma trận, định thức,

hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức có liên quan được trình bày trên ngôn ngữ

hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái niệm trên

và phương pháp thực hành giải hệ phương trình đại số tuyến tính, một nội dung thường gặp

trong tất cả các lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới những vấn đề

cơ bản của không gian véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những tổng quát hóa

lên trường hợp nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ trong không gian

Page 7: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

56

mà sinh viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất quan trọng của ánh

xạ tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn chiều, phép biến đổi trực

giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về hình học giải tích cung

cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc hai, các dấu hiệu nhận

dạng từng loại.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT)

1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp.

1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ.

1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức.

1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử.

1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực.

1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản.

Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính(8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận.

2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức.

2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận.

2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý Kronecker-Capelli.

Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss.

Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính.

3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi tọa độ

khi chuyển cơ sở.

3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn.

Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính.

4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính.

4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính.

4.4. Dạng toàn phương.

Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT)

5.1. Đường thẳng và mặt phẳng.

5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết đường

bậc hai.

5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản.

5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

18. GIẢI TÍCH I

1. Mã môn học: MAT1091

2. Số tín chỉ: 2

Page 8: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

57

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Đặng Đình Châu, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Đào Văn Dũng, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Phạm Chí Vĩnh, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

TS. Lê Đình Định, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và

phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về

hàm một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm một biến.

Biết các ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính diện tích, thể tích,

giải quyết các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2001). Toán học cao cấp, Tập 2, Phép

tính giải tích một biến số. NXB Giáo dục.

Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép

tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

James Stewart (2007). Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th edition,

June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng dụng để

tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh, quy tắc tìm giới

hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân

xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về chuỗi số, chuỗi số dương,

chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

1.1. Tập hợp.

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

Page 9: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

58

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

1.4. Hàm số hợp.

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược.

Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

2.2. Giới hạn một phía.

2.3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

2.4. Sự liên tục của hàm một biến.

2.5. Điểm gián đoạn.

2.6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài tập)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

3.2. Đạo hàm một phía.

3.3. Đạo hàm cấp cao.

3.4. Các định lý về giá trị trung bình.

3.5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

3.6. Quy tắc Lôpitan.

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài tập)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

4.3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

4.5. Tích phân suy rộng.

4.6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

5.1. Chuỗi số.

5.2. Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

5.3. Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

5.4. Khái niệm chuỗi hàm.

5.5. Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

19. GIẢI TÍCH II

1. Mã môn học: MAT1192

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

Page 10: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

59

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Đặng Đình Châu, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Đào Văn Dũng, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Phạm Chí Vĩnh, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

TS. Lê Đình Định, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân

của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất phép tích

phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp giải phương

trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về

hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo hướng

ngành học của mình.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2008). Toán học cao cấp, Tập 3-

Phép tính giải tích nhiều biến số. NXB Giáo dục.

- Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm-

Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân. NXB ĐHQG Hà Nội,

2005.

- James Stewart (2007). Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như giới hạn,

tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về tích phân bội

cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích, trọng tâm, khối

lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt. Đưa ra các công

thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp giải phương trình vi

phân cấp1 và cấp 2.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

1.1. Các khái niệm cơ bản.

1.2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến.

1.3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao.

1.4. Vi phân toàn phần.

Page 11: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

60

1.5. Đạo hàm theo hướng.

1.6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn.

1.7. Cực trị của hàm nhiều biến.

1.8. Ứng dụng của phép tính vi phân.

Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Tích phân hai lớp.

2.2. Cách tính tích phân hai lớp.

2.3. Tích phân ba lớp.

2.4. Cách tính tích phân ba lớp.

2.5. Ứng dụng tích phân bội.

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Tích phân đường loại một.

3.2. Tích phân đường loại hai.

3.3. Tích phân mặt loại một.

3.4. Tích phân mặt loại hai.

3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt.

Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Phương trình vi phân cấp I.

4.3. Phương trình vi phân cấp II.

20. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Theo quy định ban hành đề cương cho khoa ngoài của Khoa Toán - Cơ - Tin học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

21. XÁC SUẤT THỐNG KÊ

1. Mã môn học: MAT1101

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 ( MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Hoàng Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Tạ Công Sơn, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Page 12: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

61

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Sinh viên nắm được:

- Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

- Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số

phân bố thường gặp trong thực tế.

- Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

- Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa học khác cũng

như trong cuộc sống.

6.2. Kĩ năng

- Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên -

ngành học của mình.

- Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel, Minitab, R, S-

plus,...)

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

6.2. Thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Đặng Hùng Thắng (2009). Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất bản

Giáo dục.

- Đặng Hùng Thắng (2008). Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục.

- Đặng Hùng Thắng (2009). Bài tập xác suất. Nhà Xuất bản Giáo dục.

- Đặng Hùng Thắng (2008). Bài tập thống kê. Nhà Xuất bản Giáo dục.

- Đào Hữu Hồ (2008). Xác suất thống kê. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất

cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố,

các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc trưng

của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế. Phần thống kê giới

thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán này

Page 13: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

62

như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan và hồi

quy.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc, liên

tục) độc lập, cùng phân bố.

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Page 14: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

63

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp 2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến

tính đơn.

Bài tập

22. CƠ - NHIỆT

1. Mã môn học/chuyên đề: PHY1100

2. Số tín chỉ: 03

+ Nghe giảng lý thuyết: 33

+ Làm bài tập/thảo luận trên lớp: 9

+ Tự học: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

- GS.TS. Nguyễn Huy Sinh

- GS.TS. Bạch Thành Công

- PGS.TS. Tạ Đình Cảnh

- PGS.TS. Lê Thị Thanh Bình

- PGS.TS. Lê Văn Vũ

Page 15: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

64

- PGS.TS. Ngô Thu Hương

- TS. Ngạc An Bang

- TS. Đỗ Thị Kim Anh

- TS. Phạm Nguyên Hải

- TS. Nguyễn Anh Tuấn

- TS. Nguyễn Việt Tuyên

- ThS. Nguyễn Ngọc Đỉnh

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng trong bối

cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho sinh viên những

kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp;

hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

6.1. Kiến thức:

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động lực

học.

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên nhân gây

ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu được và áp

dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng và

năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu và nhận biết

được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được thuyết

tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt

động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những

biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự dẫn nhiệt

trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động cơ nhiệt,

máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và nghiên

cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

6.2. Kỹ năng thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp nghiên

cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/ cử nhân,kỹ

sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có

thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học trong thực tế đời

sống.

Page 16: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

65

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung

thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp xếp công

việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề của của nền kinh

tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự

nghiệp.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm

việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản,

qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn:

- Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra

giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức

lý thuyết vào việc giải thích, phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt

Nam. Việc nghiên cứu và đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp

phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

7. Hình thức kiểm tra đánh giá

- Hình thức kiểm tra cuối kỳ (thi hết môn): thi viết

- Hoạt động học tập: Nghe giảng trên lớp, thảo luận/ trao đổi, bài tập trên lớp, tự học,

kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra (thi) cuối kỳ.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1,

NXB ĐHQGHN, 2005.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo

dục Việt nam, 2010.

- D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lýTập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

- Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cươngTập 1Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục, 2007.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- R.A.Serway and J.Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson Books/Cole,

6th edition, 2004.

- Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật lý phân tử và Nhiệt học, NXB ĐHQGHN,

1995.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2009.

- Nguyễn Văn Ẩn, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phạm Viết Trinh, Bài tập vật lý đại cương Tập

1, NXB Giáo dục, 1993.

Page 17: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

66

- Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản

của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định

luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen

động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động

của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh

tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương

đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt

động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số 1 và

định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở thuyết

động học phân tử

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần 1. CƠ HỌC

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học,

kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình chuyển

động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển động tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly tâm,

lực Coriolit

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

Page 18: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

67

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

6.2. Tổng hợp dao động

6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

6.7. Hiệu ứng Doppler

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

9.2. Các thang nhiệt giai

9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

10.2. Nhiệt dung của vật chất

10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Page 19: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

68

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ bản

của thuyết động học phân tử

11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán

12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học theo

Thomson và theo Clausius

13.3. Chu trình Carnot

13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

13.6. Ý nghĩa của Entropy

23. ĐIỆN-QUANG

1. Mã môn học/chuyên đề: PHY1103

2. Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết Điện từ: 14

+ Bài tập Điện từ : 9

+ Lý thuyết Quang học: 14

+ Bài tập Quang học: 7

+ Tự học xác định: 0

+ Kiểm tra, đánh giá: 1

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

- TS. Đỗ Thị Kim Anh

Page 20: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

69

- TS. Ngạc An Bang

- PGS.TS Phạm Văn Bền

- PGS.TS. Nguyễn Thế Bình

- GV. Đào Kim Chi

- PGS.TS. Trịnh Đình Chiến

- TS. Nguyễn Mậu Chung

- GV. Võ Lý Thanh Hà

- TS. Phạm Nguyên Hải

- TS. Hoàng Chí Hiếu

- PGS.TS. Bùi Văn Loát

- PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh

- GS.TS. Nguyễn Huy Sinh

- GS.TS. Lưu Tuấn Tài

- ThS. Đặng Thanh Thủy

- PGS.TS. Phạm Quốc Triệu

- TS. Lê Tuấn Tú

- TS. Nguyễn Anh Tuấn

- ThS. Bùi Hồng Vân

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và Quang học

- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của Vật lý

hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2. Kỹ năng:

Phần Điện từ:

- Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và việc

ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng thí

nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này.

- Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các hiện tượng

thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung từng

chương của chương trình.

Phần Quang học:

- Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa, nhiễu xạ,

phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng quang điện và

ứng dụng của chúng.

- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong thực tiễn

học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3. Thái độ người học:

Page 21: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

70

- Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống thực tiễn.

7. Hình thức kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra thường xuyên (15%)

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ

bản.

- Kiểm tra giữa kỳ (25%)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày.

- Thi kết thúc (60%)

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận vớithực tiễn.

8. Giáo trình, tài liệu:

Phần Điện –Từ :

Học liệu bắt buộc

- Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and J.Walker.

Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

- 2-R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson

Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

Học liệu tham khảo

- Tôn Tích Ái. Điện và từ. NXB ĐHQGHN, 2004.

- Nguyễn Châu và n.n.k. Điện và từ. NXB Bộ GD&ĐT, 1973.

- Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ. Vật lý đại cương tập II. NXB Giáo

dục, 2001.

- Vũ Thanh Khiết. Điện và từ, NXB Giáo dục 2004.

Phần Quang học:

Học liệu bắt buộc

Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007

Học liệu tham khảo

- David Halliday, Cơ sở Vật lý, Tập 6, Nhà xuất bản giáo dục, 1998

- Ngô Quốc Quýnh, Quang học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp,

1972

- Lê Thanh Hoạch, Quang học, Nhà xuất bản Đại học KHTN,1980

- Eugent Hecht, Optics , 4th edition, (World student series edition), Adelphi University

Addison Wesley, 2002

- Joses-Philippe Perez, Optique, 7th edition, Dunod ,Paris, 2004

- B.E.A.Saleh, M.C. Teich, Fundamentals of Photonics, Wiley Series in pure and

applied Optics, New York, 1991

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Page 22: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

71

Phần Điện từ:

Môn học Điện và từ cung cấp cho người học:

Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật Ohm, Joule-

Lenz…Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart -

Laplace, Faraday...Dao động điện và sóng điện từ.

Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động có gia

tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những hiện tượng liên

quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học:

Trình bày:

+ Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa, nhiễu xạ

và phân cực ánh sáng

+ Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu ứng

quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ các định

luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của Planck và sau đó là

thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được vận dụng để giải thích

một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng không giải thích được.

10. Nội dung chi tiết môn học

Phần Điện –Từ

Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

1.3. Định luật Gauss.

1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.

Nội dung 2:

Chương 2: Điện thế(3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

2.3. Năng lượng điện trường.

2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.

Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.

3.3. Các quy tắc Kirchhoff

3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.

Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.

Page 23: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

72

4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

4.3 Lực Lorentz.

4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5:

Chương 5:Cảm ứng điện từ(3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

5.2. Tự cảm, hỗ cảm.

5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.

Phần Quang học:

Nội dung 6

Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1 Thí nghiệm Young

6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe

6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa

6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc

6.3. Giao thoa bản mỏng

6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot

6.5 Giao thoa kế Michelson

Bài tập

Nội dung 7

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer

7.2 Nhiễu xạ Fresnel

7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel.

7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ

7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer

7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp

7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn

7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe

7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe

7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử

7.4 Nhiễu xạ tia X

Bài tập

Nội dung 8

Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline

8.1.1 Thí nghiệm

Page 24: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

73

8.1.2 Giải thích

8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực.

8.2.1 Phân cực thẳng

8.2.2 Phân cực tròn

8.2.3 Phân cực ellip

8.2.4 Ánh sáng tự nhiên.

8.3. Định luật Malus.

8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết.

8.5. Các bản bước sóng (/4, /2. ) và ứng dụng

Bài tập

Nội dung 9

Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1 Bức xạ nhiệt

9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt

9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt

9.2. Tính chất hạt của ánh sáng

9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết

photon) của Einstein

9.2.2. Hiệu ứng quang điện

9.2.3 Hiệu ứng Compton

24. THỰC HÀNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: PHY1104

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Nguyễn Thị Thục Hiền

PGS.TS. Lê Hồng Hà

PGS.TS. Lê Thị Thanh Bình

TS. Ngạc Anh Bang

NCS.NCV. Lê Duy Khánh

ThS.NCV. Trần Vĩnh Thắng

TS.NCV. Trịnh Thị Loan

ThS.NCV. Nguyễn Từ Niệm

PGS.TS. Ngô Thu Hương

ThS.NCV. Nguyễn Ngọc Đỉnh

TS.GV. Nguyễn Việt Tuyên

Page 25: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

74

TS.GV. Đỗ Thị Kim Anh

TS.GV. Lê Tuấn Tú

ThS.GV. Bùi Hồng Vân

CN.NCV. Đào Kim Chi

TS.GV. Nguyễn Hoàng Nam

ThS.NCV. Lưu Mạnh Quỳnh

ThS.NCV. Giang Kiên Trung

ThS.GV. Lê Thị Hải Yến

ThS.GV. Vũ Thanh Mai

6. Mục tiêu môn học:

3.1. Mục tiêu chung

3.1.1. Mục tiêu kiến thức

Vật lý học là ngành khoa học thực nghiệm, sinh viên không những cần nắm vững về lý

thuyết mà cần phải được quan sát và hiểu được các hiện tượng vật lý xảy ra trong thực tế.

Môn Thực hành Vật lý Đại cương nhằm giúp cho sinh viên thực hành một số các thí

nghiệm đã được lý thuyết chứng minh, kiểm nghiệm lại lý thuyết của các môn: Cơ học,

Nhiệt học, Điện từ và Quang học. Môn học cũng giúp cho sinh viên có cơ hội được quan

sát, phân tích và qua đó hiểu sâu sắc thêm về một số các hiện tượng vật lý về cơ, nhiệt,

điện, quang trong tự nhiên.

Trong quá trình thực hành, sinh viên được trang bị một số kiến thức về các phương pháp

đo, nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vận hành của một số thiết bị và hệ đo cơ bản.

3.1.2. Mục tiêu kỹ năng

Môn Thực hành Vật lý Đại cương nhằm rèn luyện cho sinh viên một kỹ năng làm việc

khoa học, chính xác, tư duy thực nghiệm, giúp cho sinh viên biết gắn lý thuyết đã được học

với thực tế thực nghiệm, đáp ứng được nhu cầu công việc trong xã hội hiện đại.

Môn học cũng nhằm đào tạo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, khả năng phân tích và

giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành và xử lý số liệu thực nghiệm cho sinh viên.

Bên cạnh đó, việc thực hành theo nhóm gồm từ 2 đến 3 sinh viên cũng tăng cường và rèn

luyện khả năng phối hợp làm việc theo nhóm. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng

hiện đại mà sinh viên cần phải được trang bị trước khi ra trường.

3.1.3. Mục tiêu thái độ

Môn học nhằm khuyến khích động viên sinh viên nghiên cứu về vật lý nói riêng cũng như

khoa học thực nghiệm nói chung. Các giờ thực hành thí nghiệm cũng rèn luyện cho sinh

viên đức tính nghiêm túc, tôn trọng kỷ luật và các nội quy an toàn trong Phòng Thí nghiệm.

3.2. Mục tiêu chi tiết

Mục tiêu

Bậc 1

(Nhớ)

Bậc 2

(Hiểu)

Bậc 3

(Phân tích, đánh giá)

Page 26: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

75

Nội dung

Lý thuyết phép

đo, sai số và xử

lý số liệu thực

nghiệm

- Cách phân loại

phép đo

- Các cách tính sai

số

- Quy tắc viết kết

quả

- Cách xử lý số liệu

thực nghiệm

- Cách biểu diễn kết

quả thực nghiệm trên

đồ thị

- Biết cách xác định giá

trị đại lượng cần đo và

đánh giá sai số của

phép đo

- Biết phân tích nguyên

nhân gây ra sai số của

phép đo

Bài 1: Chuyển

động của con lắc

toán học

- Điều kiện để dao

động của con lắc

toán học là điều

hòa đơn giản

- Công thức tính

chu kỳ dao động

của con lắc toán

học

- Công thức về

định luật bảo toàn

và chuyển hóa cơ

năng

- Cách bố trí thí nghiệm

- Cách xử dụng máy

đo thời gian có cổng

quang học

- Biết cách xác định gia

tốc trọng trường từ dao

động của con lắc toán

học. Đánh giá sự sai

khác giữa giá trị nhận

được từ thực nghiệm và

lý thuyết. Giải thích kết

quả đó

- Phân tích kết quả thực

hành về định chuyển

hóa và bảo toàn năng

lượng. Đánh giá sự hao

phí năng lượng

Bài 2: Nghiên

cứu một số định

luật cơ bản của

chuyển động trên

máy Atwood

- Cần phân biệt sự

khác nhau trong bố

trí thực hành để

nghiệm lại định

luật I, II Niutơn và

tính gia tốc g

- Các công thức

nghiệm lại định

luật I, II Niutơn và

công thức tính gia

tốc g

- Hiểu nguyên lý hoạt

động của công tắc

quang điện

- Biết cách bố trí thí

nghiệm để nghiệm lại

định luật I, II Niutơn và

xác định gia tốc g

- So sánh kết quả thực

nghiệm và lý thuyết.

Phân tích sự khai khác

nếu có

Bài 3: Xác định

vận tốc truyền

âm trong không

khí và hệ số =

CP/CV

- Điều kiện tồn tại

sóng đứng trong

ống

- Công thức liên hệ

giữa tần số cộng

- Biết nguyên lý thí

nghiệm để xác định vận

tốc truyền âm trong

không khí (v) và chỉ số

đoạn nhiệt

- Đánh giá kết quả v và

nhận được từ thực

nghiệm với lý thuyết

Page 27: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

76

hưởng fn+k và số

thứ tự cộng hưởng

k

Bài 4: Xác định

gia tốc trọng

trường bằng con

lắc thuận nghịch

- Điều kiện để dao

động của con lắc là

điều hòa

- Điều kiện để con

lắc là thuận nghịch

- Công thức tính

gia tốc trọng

trường

- Nguyên tắc phép đo

xác định gia tốc g qua

dao động điều hòa của

con lắc thuận nghịch

- Đáng giá kết quả gia

tốc g nhận được từ thực

nghiệm với giá trị thực

của gia tốc trọng trường

tại Hà Nội và giá trị lý

thuyết. Nhận xét và

phân tích các giá trị đó

Bài 5: Nghiên

cứu chuyển động

quay bằng con

lắc chữ thập

- Phương trình cơ

bản đối với vật rắn

quay quanh trục cố

định

- Định lý Steinơ -

Huygen. Công thức

thực nghiệm kiểm

nghiệm định lý

Steinơ- Huygen

- Cách bố trí thực hành

để xác định mô men

quán tính, mômen lực

ma sát, và nghiệm lại

định lý Steinơ -

Huygen.

- Nguyên tắc họat động

của công tắc quang

điện

- Đánh giá kết quả thực

nghiệm về định lý

Steinơ-Huygen

Bài 6: Dao động

ký điện tử và một

số ứng dụng

- Chức năng của

máy phát âm tần

- Chức năng của

dao động ký

- Tìm hiểu một số núm

chức năng trên mặt

máy phát âm tần và dao

động ký

- Tìm hiểu một số

nguyên tắc xác định tần

số, biên độ của dao

động bằng dao động k

- Áp dụng đo tần số và

biên độ của thế xoay

chiều nhờ dao động ký

- Xác định tần số của

dao động hình sin bằng

phương pháp Lissajou

Bài 7: Đo suất

điện động và

điện trở

- Định luật Ôm

-Một số nguyên tắc

mắc vol kế và

ampe kế trong các

mạch điện

- Biết sử dụng các chức

năng khác nhau của

đồng hồ vạn năng, của

vôn kế, ampe kế

- Cách xác định suất

điện động của một

nguồn điện, điện trở có

giá trị nhỏ và điện trở

có giá trị lớn

- Đánh giá mức độ

chính xác của phép đo

Page 28: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

77

Bài 8: Quang

hình học

- Một số định luật

cơ bản của quang

hình: đinh luật

phản xạ, khúc xạ.

- Một số hiện

tượng và tính chất

quanh như: tính

thuận nghịch đối

với đường truyền

ánh sáng, sự tán

sắc và phản xạ toàn

phần, mối quan hệ

ảnh - vật qua thấu

kính hội tụ, sự tạo

ảnh qua gương cầu

- Làm quen với các

dụng cụ, thiết bị

- Bố trí thí nghiệm để

khảo sát một số định

luật, hiện tượng và tính

chất của quang hình

học

- Đánh giá mức độ

chính xác của các phép

đo

Bài 9: Khảo sát

sự nhiễu xạ ánh

sáng. Xác định

bước sóng ánh

sáng bằng cách

tử

- Định nghĩa hiện

tượng nhiễu xạ.

- Công thức xác

định bước sóng ánh

sáng

- Các yêu cầu của

thực nghiệm

- Nắm được hiện tượng

nhiễu xạ qua khe hẹp

và nhiễu xạ qua cách tử

phẳng

- So sánh giá trị bước

sóng ánh sáng xác định

từ thực nghiệm với giá

trị nguồn sáng lade.

- Đánh giá kết quả khảo

sát sự phân bố cường

ánh sáng trong ảnh

nhiễu xạ

Bài 10: Đo độ

dài

- Cách đọc số đo

độ dài trên thước

kẹp có du xích

- Cách đọc số đo

trên panme

- Nguyên tắc sử

dụng kính hiển vi

- Cách dẫn công thức

tính chiều dài của một

vật được đo bằng thước

kẹp có du xích để nâng

cao độ chính xác của

phép đo

- Cấu tạo và hoạt động

của panme với đinh ốc

vi cấp

- Sự tạo ảnh của một

vật qua kính kiển vi

- Biết sủ dụng dụng cụ

thích hợp để đo kích

thước của các vật nhỏ

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần chuẩn bị thực hành và báo cáo các bài thực hành: 20%

- Phần thực hành: 20%

- Thi cuối kỳ: 60%

Page 29: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

78

7.2. Lịch thi và kiểm tra

Thi cuối kỳ: sau tuần 10

7.3. Tiêu chí đánh giá các bài thực tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên

- Tham dự đầy đủ các buổi thực hành theo lịch trình

- Hàng tuần hoàn thiện và trình báo cáo theo quy định

- Đánh giá sinh viên về kiến thức, khả năng thực hành, ý thức trong mỗi buổi thực hành

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Lê Khắc Bình, Nguyễn Ngọc Long, Thực tập Vật lý Đại cương, Trường Đại học Tổng

hợp Hà Nội, Năm 1990 (cho sinh viên Khoa Vật lý).

- Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Long, Thực tập Vật lý Đại cương phần

Cơ - Nhiệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007.

- Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), Lê Khắc Bình, Thực tập Vật lý Đại cương phần Điện -

Từ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007.

- Nguyễn Thị Thục Hiền (Chủ biên), Thực tập Vật lý Đại cương phần Quang, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007

- Bộ môn Vật lý Đại cương, Thực tập Vật lý Đại cương (Tài liệu lưu hành nội bộ)

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Huy Sinh, Nhiệt học, Nhà xuất bản Giáo dục, Năm 2005.

- Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương, Tập I, Cơ học và nhiệt học, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 1999.

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công và Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương, Tập II,

Điện học và quang học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 1998.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn Thực hành Vật lý Đại cương bao gồm 10 bài thực hành liên quan đến những kiến thức

cơ bản nhất về các hiện tượng cơ, nhiệt, điện, quang như: hiện tượng tán sắc ánh sáng, hiện

tượng khúc xạ ánh sáng, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, dao động điều hòa, sóng đứng…

Bên cạnh đó, sinh viên cũng thực hành nghiên cứu chuyển động quay của con lắc thuận

nghịch, sự truyền sóng âm trong không khí, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dao động

ký điện tử, máy phát âm tần, kính hiển vi, pan me, thước kẹp và một số dụng cụ đo khác

như am pe kế, von kế, máy đếm thời gian …

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài mở đầu: Sơ lược về lý thuyết phép đo và sai số

1. Định nghĩa phép đo và sai số

2. Phương pháp xác định sai số của các phép đo trực tiếp

3. Phương pháp xác định sai số của các phép đo gián tiếp

4. Cách viết kết quả

Page 30: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

79

5. Phương pháp biểu diễn kết qủa bằng đồ thị

Bài 1: Chuyển động của con lắc toán học

1. Mục đích

1.1. Nghiên cứu chuyển động của con lắc toán học, sự liên hệ giữa độ dài, khối lượng

và chu kì dao động của con lắc.

1.2. Khảo sát định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Máy đo thời gian có cổng quang học (Photogate timer)

3.2. Nguồn nuôi 9V (AC Adapter)

3.3. Chân đế, thanh trụ dài 70 cm, giá treo con lắc, con lắc

3.4. Thước kẹp, thước đo góc, dây chỉ

4. Thực hành

4.1. Nghiên cứu dao động của con lắc toán học

4.2. Nghiệm lại định luật bảo toàn cơ năng.

5. Xử lý số liệu

Bài 2: Nghiên cứu một số định luật cơ bản của chuyển động trên máy Atwood

1. Mục đích

1.1. Nghiệm lại các định luật Neutơn I và II trong chuyển động tịnh tiến

1.2. Xác định gia tốc rơi tự do g

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Máy Atwood

3.2. Công tắc quang điện K1 và K2, máy đo thời giam, nam châm điện

3.3. Gia trọng có khối lượng là m0, m1 và m2

4. Thực hành

4.1. Nghiệm lại định luật I của Newton

4.2. Nghiệm lại định luật II của Newton

4.3. Xác định gia tốc trọng trường g

5. Xử lý số liệu

Bài 3: Xác định vận tốc truyền âm trong không khí và hệ số = Cp/Cv

1. Mục đích

1.1. Khảo sát quá trình truyền sóng âm trong không khí.

1.2. Bằng cách thiết lập sóng đứng trong một ống kín, ta có thể xác định vận tốc truyền

âm, từ đó xác định chỉ số đoạn nhiệt .

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Dao động kí điện tử

3.2. Máy phát âm tần

Page 31: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

80

3.3. Micrôphôn

3.4. Loa

3.5. Ống nhựa

4. Thực hành

4.1. Xác định vận tốc truyền âm không khí từ kết quả phụ thuộc của tần số cộng hưởng

(sóng đứng) fn+k phụ thuộc vào số thứ tự cộng hưởng

4.2. Tính chỉ số đoạn nhiệt v

p

C

C

5. Xử lý số liệu

Bài 4: Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch

1. Mục đích

Nghiên cứu dao động điều hoà, từ đó xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận

nghịch.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Con lắc thuận nghịch

3.2. Máy đếm tự động hiện số có cổng quang học

3.3. Thước kẹp

4. Thực hành

4.1. Khảo sát sự phụ thuộc của 25 chu kỳ T1, 25 chu kỳ T2 vào vị trí của gia trọng

4.2. Xác định vị trí của gia trọng để con lắc là thuận nghịch. Từ đó tính gia tốc trọng

trường g

5. Xử lý số liệu

Bài 5: Nghiên cứu chuyển động quay bằng con lắc chữ thập

1. Mục đích

Nghiệm lại phương trình cơ bản của chuyển động quay, từ đó xác định mômen quán

tính, mômen của lực ma sát và nghiệm lại định luật Steiner - Huygen

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Con lắc chữ thập

3.2. Công tắc quang điện

3.3. Máy đo thời gian

3.4. Thước kẹp

3.5. Quả nặng và các gia trọng

4. Thực hành

4.1. Khảo sát sự phụ thuộc của MT vào , từ đó xác định I và Mms

4.2. Tương tự xác định I' và M'ms, từ đó so sánh hiệu số (I' - I) giữa kết quả thực nghiệm

và tính lý thuyết

5. Xử lý số liệu

Page 32: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

81

Bài 6: Dao động ký điện tử và một số ứng dụng

1. Mục đích

1.1. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dao động ký điện tử.

1.2. Sử dụng dao động ký điện tử để đo một số đặc trưng cơ bản của dòng xoay chiều.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Dao động ký điện tử

3.2. Máy phát âm tần

4. Thực hành

4.1. Tìm hiểu một số núm chức năng trên mặt máy

4.2. Đo tần số và biên độ của thế xoay chiều

4.3. Đo tần số bằng phương pháp Lissajou

5. Xử lý số liệu

Bài 7: Đo suất điện động và điện trở

1. Mục đích

1.1. Học cách sử dụng các dụng cụ như đồng hồ vạn năng, ampe kế vv...

1.2. Xác định suất điện động của một nguồn điện và giá trị của các điện trở.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Đồng hồ vạn năng

3.2. Ampe kế

3.3. Bộ điện trở

4. Thực hành

4.1. Xác định suất điện động E

4.2. Đo gần đúng điện trở

5. Xử lý số liệu

Bài 8: Quang hình học

1. Mục đích

1.1. Nghiệm lại định luật phản xạ

1.2. Nghiệm lại định luật khúc xạ, nguyên lý thuận nghịch của đường truyền ánh sáng

1.3. Nghiên cứu hiện tượng tán sắc. Khảo sát hiện tượng phản xạ toàn phần

1.4. Nghiệm lại công thức cơ bản của thấu kính và gương cầu

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Nguồn sáng

3.2. Giá quang học

3.3. Bàn chia độ và giá đỡ

3.4. Giá đỡ đặt lên bàn chia độ

Page 33: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

82

3.5. Giá đỡ (đặt lên bàn quang)

3.6. Bản nhiều khe

3.7. Bản một khe

3.8. Màn hình

3.9. Gương quang học

3.10. Thấu kính trụ

3.11. Vật mũi tên

3.12. Thấu kính hội tụ f = 75 mm

3.13. Gương cầu f = 50 mm

4. Thực hành

4.1. Thí nghiệm 1: Định luật phản xạ

4.2. Thí nghiệm 2: Định luật khúc xạ

4.3. Thí nghiệm 3: Tính thuận nghịch của đường truyền ánh sáng

4.4. Thí nghiệm 4: Sự tán sắc và phản xạ toàn phần

4.5. Thí nghiệm 5: Thấu kính hội tụ. mối quan hệ ảnh - vật

4.6. Thí nghiệm 6: Sự tạo ảnh qua gương cầu

5. Xử lý số liệu

Bài 9: Khảo sát sự nhiễu xạ ánh sáng - Xác định bước sóng ánh sáng bằng cách tử

1. Mục đích

1.1. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử

1.2. Xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc từ nguồn laser.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Nguồn phát tia laser bán dẫn

3.2. Cách tử nhiễu xạ

3.3. Cảm biến photodiode silicon

3.4. Bộ khuếch đại và chỉ thị

3.5. Bộ khuếch đại và chỉ thị

3.6. Thước trắc vi (panme) chính xác 0,01mm

3.7. Hệ thống giá đỡ thí nghiệm

3.8. Màn quan sát phổ nhiễu xạ

4. Thực hành

4.1. Tìm ảnh nhiễu xạ của chùm tia laser qua cách tử phẳng

4.2. Xác định bước sóng của chùm tia laser

4.3. Khảo sát sự phân bố cường độ sáng trong ảnh nhiễu xạ tia laser

5. Xử lý số liệu

Bài 10: Đo độ dài

1. Mục đích

Page 34: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

83

1.1. Tìm hiểu nguyên tắc nâng cao độ chính xác của một số dụng cụ đo độ dài nhờ du

xích, ốc vi cấp.

1.2. Biết sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp có độ chính xác cao như thước kẹp,

panme, kính hiển vi v.v ...

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Thước kẹp

3.2. Panme

3.3. Kính hiển vi

3.4. Trắc vi vật kính

3.5. Các mẫu đo

4. Thực hành

4.1. Dùng thước kẹp:

- Sử dụng hàm A và B của thước kẹp đo đường kính quả cầu

- Sử dụng hàm C và D của thước kẹp đo đường kính trong của ống trụ

- Sử dụng đầu E của thước kẹp đo độ sâu của các mẫu

4.2. Dùng panme đo độ dày một tấm kính, tấm nhựa, đường kính của sợi dây đồng và

đũa thuỷ tinh

4.3. Dùng kính hiển vi xác định đường kính sợi dây đồng

25. VẬT LÝ HIỆN ĐẠI

Theo quy định ban hành đề cương cho khoa ngoài của Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên

26. HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: CHE1080

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

Page 35: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

84

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết

hoá học theo quan điểm của cơ học lượng tử; các khái niệm và quy luật cơ bản trong các

lĩnh vực: nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa học và dung

dịch của các chất điện ly.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể học tập và

nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp nghiên

cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và giảng

dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có

thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế đời

sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng

số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở

nhà: lí thuyết, bài tập.

- Kết quả giải bài tập trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15 phút trên

lớp

-Đánh giá khả năng nhớ, hiểu

và kỹ năng giải bài tập của

từng nội dung các chương

riêng lẻ. 20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết theo nội

dung của môn học

-Đánh giá khả năng giải các

bài tập có liên quan tới nhiều

nội dung trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học Làm bài thi viết 90 phút

-Đánh giá khả năng hiểu, nhớ

và vận dụng lí thuyết để giải

thích các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập tổng hợp

của các phần I và phần II

60%

Tổng 100%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Văn Nhiêu. Hóa đại cương (Phần cấu tạo chất), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2003.

Page 36: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

85

- Lâm Ngọc Thiềm, Bùi Duy Cam. Hóa Đại Cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2007.

- Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội, Bài tập cơ sở lí thuyết các quá trình

hóa học, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 4, Hà Nội, 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học gồm 2 phần: Cấu tạo chất và Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học.

Phần cấu tạo chất bao gồm những nội dung chủ yếu sau: cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên

kết hoá học theo các quan điểm hiện đại: cơ sở của cơ học lượng tử, phương pháp liên kết

hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương pháp MO). Cấu tạo của

các phức chất, các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân tử, kim loại) và một số trạng thái tập

hợp.

Phần cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học gồm các nội dung chủ yếu sau: Xác định biến

thiên của các hàm nhiệt động nội năng, entanpi, entropi và thế đẳng nhiệt đẳng áp trong các

quá trình hóa học từ đó biết được điều kiện, chiều hướng xảy ra của các quá trình hóa học,

điều kiện cân bằng của hệ hóa học, các hằng số cân bằng theo áp suất và nồng độ, các yếu

tố ảnh hưởng tới cân bằng hóa học, cân bằng ion trong dung dịch của các chất điện ly, cân

bằng trong hệ oxi hóa khử, pin ganvanic, điện phân, tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh

hưởng tới tốc độ phản ứng hóa học.

5. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN I : CẤU TẠO CHẤT

Chương 1. Cấu tạo nguyên tử

1.1. Một số khái niệm và định luật cơ bản của hóa học

1.1. Nguyên tử. Thành phần, cấu trúc của nguyên tử

1.2. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng, giữa khối lượng và vận tốc chuyển động

1.3. Thuyết lượng tử Planck

1.3.1. Bức xạ điện từ. Đại cương về quang phổ

1.3.2. Thuyết lượng tử Planck

1.4. Đại cương về cơ học lượng tử

1.4.1. Sóng vật chất de Broglie

1.4.2. Hệ thức bất định Heisenberg

1.5. Nguyên tử hidro và những ion giống hidro

1.5.1. Phương trình Schroedinger cho bài toán hidro

1..5.2. Nghiệm và kết quả của bài toán hidro.

1.5.3. Các mức năng lượng và quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro

1.5.4. Những ion giống hidro

1.5.5. Spin của electron. Orbital toàn phần

1.6. Nguyên tử nhiều electron.

Page 37: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

86

1.6.1. Các Orbital nguyên tử và giản đồ năng lượng của các electron

1.6.2. Cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn (theo chu kỳ

và theo nhóm)

Chương 2. Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

2.1. Khái quát về phân tử và liên kết hoá học

2.2. Khái quát về các loại liên kết: ion, cộng hóa trị, liên kết kim loại, tương tác Van de Walls,

liên kết hidro

2.3. Phương pháp liên kết cộng hóa trị (phương pháp VB)

2.3.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp VB

2.3.2. Bài toán H2 của Hettler- London

2.3.3. Phương pháp VB và sự giải thích các vấn đề về liên kết

2.3.4. Các loại liên kết Xichma (), Pi()

2.3.5. Sự lai hoá các obitan nguyên tử. Các dạng lai hóa sp, sp2, sp3

2.4. Phương pháp Orbital phân tử (phương pháp MO)

2.4.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp MO

2.4.2. Phương pháp MO và ion phân tử H2

2.4.3. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử đồng hạch (A2)

2.4.4. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử dị hạch (AB)

2.4.5. Phương pháp MO-Huckel và hệ electron

2.4.6. Liên kết trong phức chất

Chương 3. Các trạng thái tập hợp của chất

3.1. Mở đầu

3.2 Tinh thể

3.2.1. Đại cương về tinh thể

3.2.2. Tinh thể ion

3.2.3. Tinh thể kim loại

3.2.3. Tinh thể nguyên tử

3.2.3. Tinh thể phân tử

3.3. Chất rắn vô định hình

3.4. Chất lỏng

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

Chương 4. Nhiệt động học hóa học

4.1. Mở đầu

4.2. Nguyên lý I của nhiệt động học. Định luật bảo toàn năng lượng

4.2.1. Nội năng. Entanpi

4.2.2. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học. Định luật Hees

4.2.3. Tính hiệu ứng nhiệt theo sinh nhiệt và thiêu nhiệt của chất

4.3. Nguyên lý II của nhiệt động học

Page 38: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

87

4.3.1. Entropi và ý nghĩa vật lí của nó

4.3.2. Tính biến thiên entropi của quá trình hóa học, quá trình chuyển pha

4.4. Thế đẳng áp-đẳng nhiệt và chiều hướng diễn biến của các quá trình hoá học

Chương 5. Cân bằng hóa học

5.1. Khái niệm về trạng thái cân bằng hoá học

5.2. Hằng số cân bằng Kp, Kc. Định luật tác dụng khối lượng. Mối liên hệ giữa hằng số can

bằng và G0pư. Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ - Hệ thức Van’t Hoff

5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng. Sự chuyển dịch cân bằng, nguyên lý le

Chatelier

Chương 6. Động hóa học

6.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng hoá học.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng

6.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Hằng số tốc độ phản ứng

Bậc phản ứng, phân tử số của phản ứng

6.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Khái niệm về năng lượng hoạt động

hoá của phản ứng

6.2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Cơ chế của các quá trình xúc tác

đồng thể và dị thể

6.3. Phương trình động học của phản ứng bậc một. Thời gian nửa phản ứng

Chương 7. Dung dịch (giờ tín chỉ lý thuyết: 5, bài tập:1)

7.1. Các khái niệm: dung dịch, dung môi, chất tan, độ tan, dung dịch bão hoà, các cách biểu

diễn nồng độ dung dịch.

7.2. Sự điện li của các axit, bazơ và muối. Độ điện li, hằng số điện li

7.3. Sự điện li của nước. Tích số ion của nước. Khái niệm về pH

7.4. Thuyết Bronsted về axit và bazơ. Khái niệm cặp axit-bazơ liên hợp

7.5. Tính pH của một số dung dịch axit, bazơ, muối

7.6. Hệ đệm

7.7. Chất chỉ thị màu axit - bazơ

7.8. Cân bằng trong dung dịch của các chất điện li ít tan. Tích số tan

7.9. Cân bằng tạo phức trong dung dịch. Hằng số bền, hằng số không bền của phức

chất

7.10. Khái quát về dung dịch keo

Chương 8: Phản ứng oxi hóa khử. Điện hóa học

8.1. Phản ứng oxi hóa-khử: khái niệm phản ứng oxi hoá-khử, phương trình nửa phản ứng, cặp

oxi hóa-khử, số oxi- hoá. Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử

8.2. Pin Ganvani: cấu tạo và hoạt động của một pin kim loại đơn giản: kí hiệu pin, sức điện

động của pin, quan hệ giữa sức điện động và biến thiên thế đẳng áp của phản ứng xảy ra trong

pin

Page 39: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

88

8.3. Các loại điện cực. Thế điện cực tiêu chuẩn và cách xác định. Phương trình Nernst. Pin nồng

độ.

8.4. Chiều và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử

8.5. Sự điện phân. Các định luật Faraday

27. HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Mã môn học: CHE1081

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hoá học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS. TS. Nguyễn Đình Thành, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- PGS.TS. Phan Minh Giang, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- TS. Trần Thị Thanh Vân, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- TS. Đoàn Duy Tiên, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- TS. Trần Mạnh Trí, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- ThS. Nguyễn Thị Sơn, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- ThS. Lê Thị Huyền, Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất về hoá học hữu cơ để họ có điều kiện học

các môn học chuyên ngành, thấy được vai trò và mối quan hệ của hoá học hữu cơ đối

với các lĩnh vực khoa học khác.

- Sinh viên nắm được các tính chất vật lí và hoá học của các lớp hợp chất hữu cơ; hiểu và

áp dụng được các tính chất này trong các nghiên cứu cụ thể của từng ngành khoa học

chuyên ngành.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

Page 40: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

89

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình môn

học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong khoa học cho

người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các môn học

khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học hữu cơ,

qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học

mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận thức

được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư duy

khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý thuyết, biết vận

dụng vào giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và tái

hiện các nội dung cơ bản của

môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững các tính

chất hoá học của các chương đã học,

biết vận dụng giải thích các hiện

tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập độc

lập, kỹ năng giải quyết những

vấn đề, bài tập, vận dụng các

luận điểm lý thuyết đã học ở

mứcđộ trung bình

20%

Thi kết

thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý thuyết,

đánh giá được giá trị của lý thuyết

trên cơ sở giải các bài tập có liên

quan của toàn bộ chương trình môn

học Hoá học Hữu cơ.

Đánh giá trình độ nhận thức và

kỹ năng vận dụng lý thuyết để

giải quyết các bài tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Thành, Cơ sở Hoá học hữu cơ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

(2011).

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học “Hoá học hữu cơ” bao hàm các khái niệm về cấu trúc và liên kết trong phân tử

hợp chất hữu cơ. Các phần chính của môn học là các chương về các lớp chất hữu cơ như

hydrocarbon (alkan, alken, alkyn và aren), dẫn xuất haloalkan, các hợp chất chứa nhóm

Page 41: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

90

chức (như alcohol/phenol; aldehyd/keton; acid carboxylic và dẫn xuất; amin), các hợp chất

tạp chức (carbohydrate, amino acid, peptid/protein, lipid. Trong mỗi lớp hợp chất có đề cập

đến tính chất hoá học và điều chế của chúng. Một số cơ chế của các phản ứng hoá học hữu

cơ quan trọng đã được mô tả.

The subject “Organic chemistry” consists of the conceptions of the structures and bonds in

organic molecules. The main parts are the chapters of the class of organic substances, such

hydrocarbons (alkanes, alkenes, alkynes and arenes), haloalkanes, the compounds

containing functional groups (such as alcohols/phenols, aldehydes/ketones, carboxylic

acids, amines, carbohydrates, amino acids, peptid/protein, lipids. In each chapter, chemical

properties and methods of preparation are mentioned. The important mechanics of some

reaction are described.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. CẤU TRÚC VÀ LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ. PHÂN LOẠI

HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1.1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

1.1.2. Phân loại hợp chất hữu cơ

1.2. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ CARBON

1.2.1. Sự phân bố electron trong nguyên tử

1.2.2. Orbital nguyên tử

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ HỌC

1.4. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ

1.5. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.5.1. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của methan

1.5.2. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của ethan

1.5.3. Các orbital lai hoá sp2 và cấu trúc của ethylen

1.5.4. Các orbital lai hoá sp và cấu trúc của acetylen

1.6. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT ORBITAL PHÂN TỬ

1.7. BIỂU DIỄN LIÊN KẾT

1.7.1. Các cấu trúc Lewis

1.7.2. Các cấu trúc Kekulé

1.7.3. Các cấu trúc rút gọn

1.8. SỰ PHÂN CỰC CỦA LIÊN KẾT VÀ ĐỘ ÂM ĐIỆN

1.9. CÁC LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ CÓ CỰC VÀ MOMEN DIPOL

1.10. SỰ CỘNG HƯỞNG

1.10.1. Sự cộng hưởng

1.10.2. Các qui tắc cho các dạng cộng hưởng

1.11. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA BRØNSTET-LOWRY

Page 42: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

91

1.11.1. Định nghĩa Brønstet-Lowry

1.11.2. Lực acid và lực base

1.12. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA LEWIS

1.12.1. Định nghĩa Lewis

1.12.2. Các acid Lewis và hình thức mũi tên cong

1.12.3. Base Lewis

1.13. CÁC TƯƠNG TÁC KHÔNG CỘNG HOÁ TRỊ

1.14. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ

1.15. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

1.15.1. Các phản ứng radical

1.15.2. Các phản ứng có cực

1.16. MÔ TẢ PHẢN ỨNG

1.16.1. Cân bằng, tốc độ và các thay đổi năng lượng

1.16.2. Năng lượng phân li liên kết

1.16.3. Các chất trung gian

1.16.4. Trạng thái chuyển tiếp

Chương 2. HYDROCARBON NO

A. ALKAN

2.1. ALKAN VÀ NHÓM ALKYL. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

2.2. NHÓM ALKYL

2.3. TÊN GỌI CỦA ALKAN

2.3.1. Tên gọi của alkan mạch thẳng

2.3.2. Tên gọi của alkan mạch phân nhánh

2.3.3. Tên thông thường

2.3.4. Tên gọi của ankyl phân nhánh

2.4. ĐIỀU CHẾ ALKAN

2.4.1. Phản ứng không làm thay đổi khung carbon

2.4.2. Sản phẩm có nhiều carbon hơn chất phản ứng

2.5. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKAN

2.6. PHẢN ỨNG CỦA ALKAN

2.6.1. Phản ứng halogen hoá

2.6.2. Phản ứng với sunfonyl cloride

2.6.3. Phản ứng nitro hoá alkan

2.6.4. Phản ứng oxi hoá

2.6.5. Sự nhiệt phân: Cracking

2.7. HOÁ HỌC LẬP THỂ CỦA ALKAN

2.7.1. Cấu dạng của ethan

2.7.2. Cấu dạng của propan

2.7.3. Cấu dạng của butan

Page 43: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

92

2.8. GỐC TỰ DO CARBO. ĐỘ BỀN CỦA GỐC TỰ DO CARBO

2.8.1. Radical tự do

2.8.2. Độ bền tương đối của radical

B. CYCLOALKAN

2.10. TÊN GỌI CỦA CYCLOALKAN

2.11. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CYCLOALKAN

2.12. ĐIỀU CHẾ CYCLOALKAN

2.13. PHẢN ỨNG CỦA CYCLOALKAN

2.14. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN cis-trans Ở CYCLOALKAN

2.15. ĐỘ BỀN CỦA CYCLOALKAN: SỨC CĂNG VÒNG

2.16. CẤU DẠNG CỦA CÁC CYCLOALKAN

2.16.1. Cyclopropan

2.16.2. Cyclobutan

2.16.3. Cyclopentan

2.16.4 Cấu dạng của cyclohexan

Chương 3. HYDROCARBON KHÔNG NO

A. ALKEN

3.1. TÊN GỌI CỦA ALKEN

3.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKEN

3.3. ĐỒNG PHÂN cis-trans

3.4. QUI TẮC ĐỘ ƯU TIÊN. DANH PHÁP E,Z

3.5. ĐỘ BỀN TƯƠNG ĐỐI CỦA ALKEN

3.6. ĐIỀU CHẾ ALKEN

3.6.1. Các phản ứng tách 1,2

3.6.2. Khử hoá một phần alkyn

3.7. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP ELECTROPHIL CỦA ALKEN

3.7.1. Cơ chế của phản ứng cộng hợp với HBr

3.7.2. Hướng của sự cộng hợp electrophil: Qui tắc Markovnikov

3.7.3. Carbocation: Cấu trúc và độ bền

3.7.4. Bằng chứng về cơ chế cộng hợp electrophil: Sự chuyển vị carbocation

3.7.5. Sự cộng hợp của halogen vào alken

3.7.6. Sự cộng hợp của các acid hypohalous vào alken: Sự tạo thành halohydrin

3.7.7. Sự cộng hợp nước vào alken: Oxymercury hoá

3.7.8. Sự cộng hợp nước vào alken: Hydrobor hoá

3.7.9. Khử hoá alken: Hydro hoá

3.8. SỰ CỘNG HỢP RACIDAL TỰ DO: HIỆU ỨNG KHARASCH

3.9. OXI HOÁ ALKEN

3.9.1. Epoxi hoá và hydroxyl hoá

3.9.2. Phân cắt thành hợp chất carbonyl

Page 44: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

93

3.10. POLYMER HOÁ ALKEN

3.10.1. Sự cộng hợp radical vào alken: Sự polymer hoá radical

3.10.2. Sự cộng hợp carbocation vào alken: Sự polymer hoá cationic

3.11. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG ALKEN TRONG CÔNG NGHIỆP

B. ALKYN

3.12. TÊN GỌI CỦA ALKYN

3.13. ĐIỀU CHẾ ALKYN: CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA DIHALIDE

3.14. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYN

3.15. PHẢN ỨNG CỦA ALKYN

3.15.1. Cộng hợp với HX và X2

3.15.2. Hydrat hoá alkyn

3.15.3. Khử hoá alkyn

3.15.4. Oxi hoá phân cắt alkyn

3.16. TÍNH ACID CỦA ALKYN

3.16.1. Sự tạo thành anion acetylide

3.16.2. Alkyl hoá anion acetylide

3.17. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA ALKYN

C. POLYEN

3.18. ĐỘ BỀN CỦA CÁC DIEN LIÊN HỢP

3.19. SỰ CỘNG HỢP ELECTROPHIL VÀO DIEN LIÊN HỢP: ALLYLIC

CARBOCATION

3.20. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP VÒNG DIELS-ALDER

3.21. CÁC POLYMER DIEN: CAO SU THIÊN NHIÊN VÀ CAO SU TỔNG HỢP

Chương 4. HOÁ HỌC LẬP THỂ

4.1. HOÁ LẬP THỂ VÀ NGUYÊN TỬ CARBON TỨ DIỆN

4.2. TÍNH BẤT ĐỐI XỨNG VÀ TÍNH HOẠT ĐỘNG QUANG HỌC

4.2.1. Tính bất đối xứng của phân tử

4.2.2. Tính hoạt động quang học

4.3. QUI TẮC VỀ ĐỘ ƯU TIÊN. XÁC ĐỊNH CẤU HÌNH THEO QUI TẮC TRÌNH TỰ

R,S

4.4. ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ dia

4.5. CÁC HỢP CHẤT meso

4.6. HỖN HỢP RACEMIC

4.7. TÓM TẮT VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

4.8. HÌNH CHIẾU FISCHER

4.9. QUI KẾT CẤU HÌNH R,S CHO HÌNH CHIẾU FISCHER

Chương 5. BENZEN VÀ TÍNH THƠM

5.1. NGUỒN VÀ TÊN GỌI CỦA HỢP CHẤT THƠM

5.2. CẤU TRÚC VÀ ĐỘ BỀN CỦA BENZEN

Page 45: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

94

5.3. TÍNH THƠM VÀ QUI TẮC HÜCKEL 4n + 2

5.4. CÁC HỢP CHẤT THƠM ĐA VÒNG

5.5. PHẢN ỨNG THẾ ELECTROPHIL THƠM

5.5.1. Phản ứng brom hoá

5.5.2. Các phản ứng thế electrophil thơm khác

5.6. SỰ ALKYL HOÁ VÀ ACYL HOÁ VÒNG THƠM: PHẢN ỨNG FRIEDEL-

CRAFTS

5.6.1. Alkyl hoá vòng thơm

5.6.2. Acyl hoá vòng thơm

5.7. CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ TRONG VÒNG BENZEN THẾ

5.8. GIẢI THÍCH VỀ CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ

5.8.1. Sự hoạt hoá và sự phản hoạt hoá của vòng thơm

5.8.2. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm alkyl

5.8.3. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm -OH và -NH2

5.8.4. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng ortho và para: Các halogen

5.8.5. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng meta

5.9. OXI HOÁ HỢP CHẤT THƠM

5.9.1. Oxi hoá mạch nhánh alkyl

5.9.2. Brom hoá mạch nhánh alkylbenzen

5.10. KHỬ HOÁ HỢP CHẤT THƠM

5.10.1. Hydro hoá xúc tác

5.10.2. Khử hoá alkyl aryl keton

Chương 6. CÁC ALKYL HALIDE

6.1. TÊN GỌI CỦA ALKYL HALIDE

6.1.1. Danh pháp thay thế IUPAC

6.1.2. Danh pháp tên chức

6.1.3. Tên thông thường

6.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYL HALIDE

6.3. CẤU TRÚC CỦA ALKYL HALIDE

6.4. ĐIỀU CHẾ CÁC ALKYL HALIDE TỪ ALKAN

6.4.1. Halogen hoá radical

6.4.2. Điều chế các alkyl halide từ alken: Sự brom hoá allylic

6.4.3. Điều chế các alkyl halide từ alcol

6.5. ĐỘ BỀN CỦA ALKYL RADICAL: SỰ CỘNG HƯỞNG

6.6. PHẢN ỨNG VỚI MAGNESI. CHẤT PHẢN ỨNG GRIGNARD

6.7. CÁC PHẢN ỨNG GHÉP CƠ-KIM LOẠI

6.8. PHẢN ỨNG CỦA CÁC ALKYL HALIDE: SỰ THẾ VÀ SỰ TÁCH NUCLEOPHIL

6.9. PHẢN ỨNG SN2

6.10. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN2

Page 46: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

95

6.10.1. Chất nền (chất phản ứng): Các hiệu ứng không gian trong phản ứng SN2

6.10.2. Tác nhân tấn công nucleophil

6.10.3. Nhóm bị thế

6.10.4. Dung môi

6.11. PHẢN ỨNG SN1

6.12. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN1

6.12.1. Chất nền (chất phản ứng)

6.12.2. Nhóm bị thế

6.12.3. Nucleophil

6.12.4. Dung môi

6.13. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA ALKYL HALIDE: QUI TẮC ZAITSEV

6.14. PHẢN ỨNG E2 VÀ HIỆU ỨNG ĐỒNG VỊ DEUTERI

6.15. PHẢN ỨNG TÁCH E2 VÀ CẤU DẠNG CYCLOHEXAN

6.16. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH E1 và E1cB

6.16.1. Phản ứng E1

6.16.2. Phản ứng E1cB

6.17. TÓM TẮT VỀ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG: SN1, SN2, E1, E1cB, VÀ E2

Chương 7. ALCOL VÀ PHENOL

ALCOL VÀ PHENOL

7.1. TÊN GỌI CỦA ALCOL VÀ PHENOL

7.1.1. Phân loại alcol

7.1.2. Tên gọi của alcol

7.1.3. Danh pháp của phenol

7.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALCOL VÀ PHENOL: LIÊN KẾT HYDRO

7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG TỔNG HỢP ALCOL

7.4. ALCOL TỪ SỰ KHỬ HOÁ CÁC HỢP CHẤT CARBONYL

7.4.1. Khử hoá aldehyd và keton

7.4.2. Khử hoá acid carboxylic và ester

7.4.3. Alcol từ phản ứng của hợp chất carbonyl với chất phản ứng Grignard

7.5. TÍNH ACID VÀ TÍNH BASE

7.6. PHẢN ỨNG CỦA ALCOL

7.6.1. Chuyển hoá alcol thành alkyl halide

7.6.2. Dehydrat hoá alcol thành alken

7.6.3. Chuyển hoá alcol thành ester

7.7. SỰ OXI HOÁ ALCOL

7.8. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG PHENOL

7.9. PHẢN ỨNG CỦA PHENOL

7.9.1. Phản ứng thế electrophil ở nhân thơm

7.9.2. Sự oxi hoá phenol: Các quinon

Page 47: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

96

Chương 8. ALDEHYD VÀ KETON

8.1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT CARBONYL

8.2. TÊN GỌI CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.2.1. Tên gọi hệ thống

8.2.2. Danh pháp IUPAC của một số aldehyd và keton phức tạp

8.2.3. Danh pháp thường

8.3. TỔNG HỢP ALDEHYD VÀ KETON

8.3.1. Tổng hợp aldehyd

8.3.2. Tổng hợp keton

8.4. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA NHÓM CARBONYL

8.4.1. Tính chất vật lí

8.4.2. Đặc điểm cấu trúc electron

8.4.3. Tính base của aldehyd và keton

8.5. HOÁ HỌC CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.5.1. Sự oxi hoá aldehyd và keton

8.5.2. Các phản ứng cộng hợp nucleophil của aldehyd và keton

8.5.3. Khả năng phản ứng của aldehyd và keton

8.5.4. Sự cộng hợp nucleophil của nước: Sự hydrat hoá aldehyd và keton

8.5.5. Sự cộng hợp nucleophil của HCN: Sự tạo thành cyanohydrin

8.5.6. Sự cộng hợp nucleophil của chất phản ứng Grignard và hydride : Sự tạo thành

alcol

8.5.7. Sự cộng hợp nucleophil của amin: Sự tạo thành imin và enamin

8.5.8. Sự cộng hợp nucleophil của hydrazin: Phản ứng Wolff-Kishner

8.5.9. Sự cộng hợp nucleophil của alcol: Sự tạo thành acetal (và ketal)

8.5.10. Phản ứng thế α carbonyl

8.5.11. Các phản ứng ngưng tụ carbonyl

Chương 9. ACID CARBOXYLIC VÀ DẪN XUẤT

9.1. TÊN GỌI CỦA ACID CARBOXYLIC VÀ NITRIL

9.1.1. Các acid carboxylic

9.1.2. Các nitril

9.2. NGUỒN GỐC, CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA ACID CARBOXYLIC

9.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ACID CARBOXYLIC

9.3.1. Oxi hoá các alkylbenzen

9.3.2. Oxi hoá alken

9.3.3. Oxi hoá alcohol hoặc aldehyd

9.3.4. Thuỷ phân nitril

9.3.5. Carboxyl hoá chất phản ứng Grignard hoặc cơ-lithi

9.3.6. Phản ứng haloform của các methyl keton

9.4. TÍNH ACID CỦA ACID CARBOXYLIC

Page 48: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

97

9.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ACID CARBOXYLIC

9.5.1. Phản ứng của acid carboxylic với base

9.5.2. Khử hoá acid carboxylic : Sự tạo thành alcohol

9.5.3. Chuyển hoá acid thành acid cloride

9.5.4. Chuyển hoá acid thành acid anhydrid

9.5.5 Chuyển hoá acid thành ester

9.6. CÁC ACID CARBOXYLIC ĐA CHỨC

9.6.1. Tính acid của các diacid

9.6.2. Sự tạo thành anhydrid bởi acid lưỡng chức

9.7. HOÁ HỌC CỦA NITRIL

9.7.1. Điều chế nitril

9.7.2. Các phản ứng của nitril

9.8. CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC: PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL

9.9. TÊN GỌI CỦA CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC

9.9.1. Các acid halid, RCOX

9.9.2. Các acid anhydrid, RCO2COR’

9.9.3. Các amid

9.9.4. Các ester, RCO2R’

9.10. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

9.11. CÁC PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL

9.12. PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL CỦA ACID CARBOXYLIC

9.12.1. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid halide

9.12.2. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid anhydrid

9.12.3. Chuyển hoá acid carboxylic thành ester

9.12.4. Chuyển hoá acid carboxylic thành amid

9.12.5. Chuyển hoá acid carboxylic thành alcohol

9.13. HOÁ HỌC CỦA ACID HALIDE

9.13.1. Điều chế acid cloride

9.13.2. Phản ứng của acid cloride

9.14. HOÁ HỌC CỦA ACID ANHYDRID

9.14.1. Điều chế các acid anhydrid

9.14.2. Phản ứng của acid anhydrid

9.15. HOÁ HỌC CỦA ESTER

9.15.1. Điều chế các ester

9.15.2. Phản ứng của ester

9.16. HOÁ HỌC CỦA AMID

9.16.1. Điều chế amid

9.16.2. Phản ứng của amid

Chương 10. AMIN

Page 49: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

98

10.1. TÊN GỌI CỦA AMIN

10.2. ĐIỀU CHẾ AMIN

10.2.1. Bằng phản ứng SN2 của alkyl halide

10.2.2. Khử hoá hợp chất nitro, amid và nitril

10.3. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA AMIN

10.4. TÍNH BASE CỦA AMIN

10.5. TÍNH BASE CỦA ARYLAMIN THẾ

10.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC AMIN

10.6.1. Alkyl hoá và acyl hoá

10.6.2. Muối ammonium bậc IV: Sự tách loại Hofmann

10.7. PHẢN ỨNG CỦA ARYLMIN

10.7.1. Sự thế electrophilic ở nhân thơm

10.7.2. Muối diazonium: Phản ứng Sandmeyer

10.7.3. Phản ứng ghép đôi diazonium

Chương 11. CARBOHYDRATE

11.1. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE

11.2. HOÁ HỌC LẬP THỂ CARBOHYDRATE: HÌNH CHIẾU FISCHER

11.3. CÁC ĐƯỜNG D,L

11.4. CẤU HÌNH CỦA CÁC ALDOSE

11.5. CÁC CẤU TRÚC VÒNG CỦA MONOSACCARITE: CÁC ANOMER

11.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC MONOSACCARITE

11.6.1. Sự tạo thành ester và ether

11.6.2. Sự tạo thành glycoside

11.6.4. Sự khử hoá các monosaccarite

11.6.5. Sự oxi hoá các monosaccarite

11.7. CÁC MONOSACCARITE THIẾT YẾU

11.8. DISACCARIDE

11.8.1. Cellobiose và maltose

11.8.2. Lactose

11.8.3. Sucrose

11.9. POLYSACCARIDE

11.9.1. Cellulose

11.9.2. Tinh bột và glycogen

11.10. MỘT VÀI CARBOHYDRAT QUAN TRỌNG

Chương 12. AMINO ACID, PEPTID VÀ PROTEIN

12.1. CẤU TRÚC CỦA AMINO ACID

12.2. CÁC AMINO ACID, PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON-HASSELBALCH VÀ

ĐIỂM ĐẲNG ĐIỆN

Page 50: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

99

12.3. PEPTID VÀ PROTEIN

12.4. CẤU TRÚC CỦA PROTEIN

12.5. ENZYME VÀ COENZYME

Chương 13. LIPID. ACID NUCLEIC

LIPID

13.1. SÁP, CHẤT BÉO VÀ DẦU

13.2. XÀ PHÒNG

13.3. PHOSPHOLIPID

13.4. CÁC PROSTAGLANDIN VÀ CÁC EICOSANOID KHÁC

13.5. TERPENOID

13.6. STEROID

13.7. CÁC HORMONE STEROID

13.7.1. Các hormone giới tính

13.7.2. Các hormone tuyến thượng thận

13.7.3. Các steroid tổng hợp

ACID NUCLEIC

13.8. CÁC NUCLEOTIDE VÀ ACID NUCLEIC

13.9. SỰ GHÉP ĐÔI BASE TRONG DNA: MÔ HÌNH WATSON-CRICK

28. HÓA HỌC PHÂN TÍCH

1. Mã môn học: CHE1057

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Văn Ri, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại 0913569059,

email: [email protected]

- PGS.TS. Tạ Thị Thảo, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN.Điện thoại 0977 323 464,

email: [email protected]

- TS. Phạm Thị Ngọc Mai, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email:

826.1856; [email protected].

- ThS. Lê Thị Hương Giang, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email:

826.1856; 0912 336 161; [email protected]

- TS. Vi Anh Tuấn, THPT chuyên khoa học Tự nhiên, Trường ĐHKHTN. Điện thoại,

email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected]

- TS. Bùi Xuân Thành, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 826.1856;

0913 269 893; [email protected]

Page 51: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

100

- TS. Từ Bình Minh, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 826.1856;

0914 257 869; [email protected]

- TS. Nguyễn Thị Ánh Hường, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email:

826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

- Hiểu được bản chất của các cân bằng hoá học

- Hiểu được bản chất và nguyên tắc của các phương pháp phân tích định lượng hoá học và

công cụ

- Ứng dụng được các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chất, nghiên cứu và

trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ, kinh tế.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng:

- Vận dụng được cơ sở lý thuyết các cân bằng hóa học và phương pháp tính toán nồng độ

cân bằng của các cấu tử trong các hệ cân bằng trong các dung dịch nước để giải thích

được bản chất các qui trình phân tích

- Có khả năng sử dụng của các phương pháp phân tích hóa học và công cụ hiện đại để

phân tích các chất trong đối tượng thực tế.

- Vận dụng được các phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên

môn trong đó phân tích đóng vai trò như công cụ hỗ trợ.

6.3. Về thái độ

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong nghiên cứu khoa học.

- Nhận thức rõ vai trò của Hóa phân tích trong các ngành khoa học và đời sống xã hội

- Có ý thức vận dụng tốt các kiến thức về Hóa phân tích trong quá trình nghiên cứu khoa

học và hoạt động chuyên môn sau này.

6.4. Các mục tiêu khác:

- Rèn luyện tính cần cù, khả năng làm việc kiên nhẫn, tỉ mỉ và tác phong thí nghiệm trung

thực, chính xác

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi xây dựng phương pháp mới

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích.

Mục tiêu nhận thức chi tiết

Mục tiêu

Bậc 1

(Nhớ)

Bậc 2

(Hiểu và áp dụng)

Bậc 3

(Phân tích, Đánh giá)

Bậc 4

(Sáng tạo)

Page 52: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

101

Nội dung

Chương 1.

Cân bằng

hóa học và

hoạt độ

Biết các cân bằng

hóa học dùng trong

Hóa phân tích, nêu

được định nghĩa

hoạt độ

Thiết lập được các

cân bằng hóa học

đã cho, phân biệt

được sự khác nhau

giữa hoạt độ và

nồng độ

Tính toán được các

cân bằng hóa học và

hoạt độ của các dung

dịch

Suy rộng ra ảnh

hưởng của lực

ion theo thuyết

Dơbye-

Huycken

Chương 2.

Đại cương về

phương pháp

chuẩn độ

(phân tích

thể tích)

Biết các khái niệm

và nguyên tắc

chung của phương

pháp phân tích thể

tích: chuẩn độ,

điểm tương đương

, điểm cuối, chất

chỉ thị, chất chuẩn.

Hiểu được nguyên

tắc của quá trình

chuẩn độ, các loại

nồng độ, cách tính

kết quả trong phân

tích thể tích

Thiết lập được các

quá trình chuẩn độ,

tính nồng độ của các

chất định phân

Tự lập được kế

hoạch pha chế

các dụng dịch,

chuẩn hóa lại

dung dịch chuẩn

Chương 3.

Xử lí số liệu

thực nghiệm

bằng thống

kê toán học

Biết các khái niệm

về các đại lượng

đặc trưng của tập

số liệu phân tích,

các loại sai số,

phân bố thực

nghiệm và lý

thuyết.

Tính được các đại

lượng đặc trưng của

tập số liệu phân

tích, tính các sai số,

thiết lập đường

chuẩn và hồi qui

tuyến tính

Đánh giá được tập số

liệu phân tích thông

qua các đại lượng đặc

trưng, tính và loại bỏ

các sai số thô, đánh

giá đường chuẩn và

hồi qui tuyến tính

Xây dựng được

kế hoạch đánh

giá phương pháp

phân tích, số

liệu phân tích và

lựa chọn phương

pháp phân tích

phù hợp

Chương

4.Cân bằng

axit và bazơ

và chuẩn độ

axit bazơ

Nêu được định

nghĩa về axit, bazơ,

cặp axit - bazơ liên

hợp, công thức tính

pH tương ứng

Tính được pH của

các dung dịch axit,

bazơ, thiết lập được

các phương trình

chuẩn độ axit-bazơ

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ và tính

nồng độ của các chất

trong quá trình chuẩn

độ axit-bazơ, biết cách

chọn chất chỉ thị phù

hợp

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp

axit- bazo

Chương

5.Phức chất

trong dung

dịch và

chuẩn độ tạo

phức

Nêu được định

nghĩa và các khái

niệm về phức chất,

hằng số bền và

không bền, các yếu

tố ảnh hưởng đến

sự tạo phức trong

dung dịch,

complexon và

phương pháp

chuẩn độ

Tính được hằng số

bền, không bền của

phức chất, hằng số

bền điều kiện, nồng

độ cân bằng của các

ion và phân tử trong

các dung dịch phức

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ và tính

nồng độ của các chất

phân tích trong quá

trình chuẩn độ tạo

phức, đặc biệt là

chuẩn độ complexon

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp

complexon

Page 53: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

102

complexon

Chương

6.Phản ứng

kết tủa và

chuẩn độ kết

tủa

Nắm được Qui luật

tích số tan và điều

kiện tạo thành kết

tủa, biết các yếu tố

ảnh hưởng đến độ

tan

Tính được tích số

tan điều kiện, độ tan

của các chất

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ, tính

được nồng độ của các

chất phân tích trong

các phương pháp phân

tích khối lượng và

chuẩn độ kết tủa

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp kết

tủa

Chương 7.

Cân bằng oxi

hoá khử và

phương pháp

chuẩn độ oxi

hoá khử

Nêu được định

nghĩa và các khái

niệm về chất oxi

hoá, chất khử, cặp

oxi hoá - khử liên

hợp, quá trình oxi

hoá, quá trình khử,

phản ứng oxi hoá -

khử, viết được

phương trình Nerst,

chất chỉ thị oxi hóa

- khử

Tính được thế oxi

hoá - khử, thế oxi

hoá - khử điều kiện,

hằng số cân bằng

của phản ứng oxi

hoá - khử

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ và tính

nồng độ của các chất

phân tích trong quá

trình chuẩn độ oxi hoá

- khử, đặc biệt biết

ứng dụng một số

phương pháp thông

dụng: Phương pháp

pemanganat,

đicromat, iot-

thiosunfat, bromat-

bromua trong phân

tích mẫu thực tế.

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp

oxi hóa- khử

Chuơng 8.

Các phương

pháp phân

tích quang

học

Biết các khái niệm

về bức xạ điện từ,

các kiểu tương tác

của ánh sáng với

vật chất, phân loại

các phương pháp

phân tích quang

học. Phát biểu

được định luật

Bouger-Lambert-

Beer, biết các

phương pháp phân

tích quang học

khác nhau

Hiểu nội dung, ý

nghĩa và những

nguyên nhân làm

sai lệch định luật

Bouger-Lambert-

Beer. Hiểu nguyên

tắc cấu tạo và sơ đồ

thiết bị phân tích

theo nguyên lí của

phương pháp phân

tích quang học

Vận dụng được

phương pháp phân

tích quang học cho

những ứng dụng

nghiên cứu liên quan:

phân tích định tính và

định lượng các chất

phân tích bằng

phương pháp phân

tích quang học

Tự xây dựng

được phương

pháp phân tích

quang phù hợp

để xác định

lượng vết các

chất vô cơ và

hữu cơ.

Chương 9.

Các phương

pháp phân

tích điện hoá

Biết sự xuất hiện

dòng điện, phân

loại các phương

pháp điện hoá:

phương pháp điện

thế, điện lượng,

Hiểu được nguyên

tắcđo thế cân bằng

của điện cực, các

loại điện cực dùng

trong phân tích điện

hóa, các loại dòng

Vận dụng qui trình

phân tích định tính và

định lượng các chất

phân tích liên quan

bằng phương pháp

phân tích điện hóa phù

Tự xây dựng

được phương

pháp phân tích

điện hóa phù

hợp để xác định

lượng vết các

Page 54: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

103

phương pháp Von-

ampe

điện trong phương

pháp Von-Ampe

hợp chất vô cơ và

hữu cơ.

Chương 10.

Các phương

pháp sắc kí

Nêu được định

nghĩa, phân loại

các phương pháp

phân tích sắc ký

(theo cơ chế tách,

theo pha động,

theo phân bố

không gian), các

đại lượng đặc trưng

của quá trình sắc

ký, số đĩa lí thuyết,

chiều cao đĩa lí

thuyết.

Hiểu được nguyên

tắc, sơ đồ cấu tạo và

hoạt động của các

phương pháp sắc kí:

sắc kí khí và sắc kí

lỏng

Ứng dụng các phương

pháp sắc kí trong phân

tích định tính và định

lượng các chất phân

tích trong các đối

tượng mẫu liên quan

Tự xây dựng

được phương

pháp sắc ký để

tách và để xác

định lượng vết

các chất vô cơ

và hữu cơ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Điểm đánh giá thường xuyên : chiếm 20% điểm môn học; gồm các điểm bài tập

chương, điểm kiểm tra 15 phút, điểm bài tập nhóm và điểm cho theo kỹ năng của SV

trong các buổi xemina.

- Kiểm tra giữa học kì (1 lần). chiếm 20 % điểm môn học. Bài viết được tiến hành trong

60 phút. Đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi và đề thi hoặc đề thi ra bổ sugn theo từng

học kỳ. Giờ kiểm tra và bài kiểm tra do các trợ giảng phối hợp với giảng viên chính

trông thi và chấm.

- Điểm kiểm tra kết thúc môn học: chiếm 60% điểm môn học. Bài viết được tiến hành

trong 90 phút. Đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi và đề thi. Giờ kiểm tra và hình thức

thi kiểm tra do nhà trường đảm nhiệm. Bài kiểm tra do các trợ giảng phối hợp với giảng

viên chính chấm.

6. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Văn Ri và một số tác giả “Hoá học phân tích” dành cho sinh viên không thuộc

chuyên ngành Hóa. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia (Sắp sửa in)

- Trần Tứ Hiếu, Hóa học phân tích. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2002.

7. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần (định tính và định

lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc của các chất. Trong phần đầu nêu

bức tranh toàn cảnh về hoá phân tích bao gồm giới thiệu các nội dung chính, các phương

pháp hoá phân tích, các bước của một qui trình phân tích, nhiệm vụ, vai trò và lĩnh vực ứng

dụng của hoá phân tích đối với các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và kinh tế xã hội, ứng dụng

thống kê trong Hóa phân tích để xử lý số liệu thực nghiệm. Nội dung chủ yếu của môn học

Page 55: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

104

giới thiệu lí thuyết của các loại cân bằng quan trọng trong dung dịch, các phương pháp

phân tích định lượng hoá học sử dụng các loại cân bằng đó để xác định lượng lớn và lượng

nhỏ các chất. Trong phần tiếp theo giới thiệu nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của các

phương pháp phân tích công cụ để xác định lượng vết các chất cũng như phạm vi ứng dụng

của mỗi phương pháp trong phân tích mẫu thực tế.

This subjest is to provide an understanding of principles of analytical chemistry such as

statistics, equilibrium chemistry, kinetics, and how to apply these principles in chemistry

and related disciplines especially in life sciences and environmental sciences. Students are

also expected to learn about the common instrumentations used in quantitatively

characterizing the trace amount of substances and composition of selected samples of

matter. Understanding the limitations of measurement puts boundaries on what we can

know of the physical and biological world.

8. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần mở đầu: Đại cương về Hoá Phân tích (1t)

- Hoá học phân tích là gì?

- Phân tích định tính và phân tích định lượng.

- Khái quát về các phương pháp phân tích: Các phương pháp hoá học, các phương pháp

vật lí và hoá lý (các phương pháp công cụ).

- Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi ứng dụng của hoá phân tích.Vai trò và ý nghĩa của hoá

phân tích đối với sự phát triển của hoá học, các ngành khoa học, công nghệ và tiến bộ xã

hội.

- Các bước của một qui trình phân tích tổng thể.

- Giới thiệu các phần nội dung của chương trình.

Chương 1. Cân bằng hóa học và hoạt độ(1t)

1.1. Cân bằng hoá học và hằng số cân bằng nhiệt động.

1.2. Hoạt độ và nồng độ. Cách tính hệ số hoạt độ.

1.3. Hằng số cân bằng điều kiện và ý nghĩa.

1.4. Các loại cân bằng hóa học trong phân tích, các loại phản ứng phân tích và các

phương pháp định lượng hoá học

Chương 2. Đại cương về phương pháp chuẩn độ (phân tích thể tích)(1t)

2.1.Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích.

- Khái niệm chuẩn độ, điểm tương đương, điểm cuối, chất chỉ thị.

2.2. Các phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

- Yêu cầu của một phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

- Các loại phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

2.3. Các cách chuẩn độ.

Chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ ngược, chuẩn độ thay thế.

2.4. Các loại nồng độ.

Page 56: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

105

- Nồng độ phần trăm khối lượng, phần trăm thể tích. Nồng độ mol.

- Nồng độ đương lượng.

- Nồng độ phần triệu (ppm) và phần tỉ (ppb).

2.5. Các cách tính kết quả trong phân tích thể tích. Thí dụ.

2.6. Các cách pha chế dung dịch chuẩn. Các thí dụ.

Chương 3. Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học (6t)

3.1 Định nghĩa và các khái niệm.

- Sai số và các loại sai số, lan truyền sai số.

- Các đại lượng đặc trưng cho tập số liệu lặp lại: Giá trị trung bình, Phương sai, Độ

lệch tiêu chuẩn, Hệ số biến thiên.

- Các khái niệm về độ chính xác (độ đúng, độ chụm), hiệu suất thu hồi của phép phân

tích.

- Các chữ số có nghĩa. Các thí dụ.

- Hàm phân bố và chuẩn phân bố: phân bố thực nghiệm, phân bố Gauxơ, phân bố

Student, phân bố Fisher

- Khoảng tin cậy và cách xác định khoảng tin cậy.

- Độ không đảm bảo đo và cách ước lượng độ không đảm bảo đo.

3.2. Kiểm tra các dữ kiện thực nghiệm bằng phương pháp thống kê.

- Loại bỏ các sai số thô bằng xử dụng chuẩn Đixơn.

- Tìm sai số hệ thống và so sánh kết quả phân tích sử dụng chuẩn Student.

- Một số ví dụ về đánh giá kết quả phân tích

3.3. Đường chuẩn và hồi qui tuyến tính

3.3.1 Đường chuẩn

- Phương pháp đường chuẩn.

- Phương pháp thêm chuẩn

- Chất nội chuẩn và chất đồng hành.

3.3.2 Hồi qui tuyến tính đơn biến

- Phương pháp bình phương tối thiểu;

- Đánh giá mô hình hồi qui tuyến tính.

- Tính toán nồng độ từ đường chuẩn và đường thêm chuẩn.

Chương 4.Cân bằng axit và bazơ và chuẩn độ axit bazơ. (6t)

4.1. Định nghĩa các khái niệm.

- Định nghĩa : axit , bazơ , cặp axit - bazơ liên hợp, các thí dụ.

4.2. Tính pH của các hệ đơn axit , bazơ trong nước.

- Dung dịch đơn axit mạnh, dung dịch đơn bazơ mạnh.

- Dung dịch đơn axit yếu, đơn bazơ yếu.

- Dung dịch đệm. Đệm năng. Cách điều chế dung dịch đệm. Thí dụ.

Page 57: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

106

4.3. Tính pH của dung dịch các đa axit , đa bazơ, dung dịch đệm.

4.4. Chuẩn độ axit-bazơ

4.4.1 Chất chỉ thị axit - bazơ.

- Lí thuyết chất chỉ thị axit - bazơ. Khoảng pH đổi màu của chất chỉ thị. Chỉ số pT. Các

chất chỉ thị hỗn hợp. Các chất chỉ thị thường dùng.

4.4.2. Sự biến thiên pH trong quá trình chuẩn độ.

- Xây dựng đường cong chuẩn độ.

- Đặc điểm đường cong chuẩn độ trong các trường hợp: chuẩn độ đơn axit mạnh, đơn

bazơ mạnh, chuẩn độ đơn axit yếu và chuẩn độ đơn bazơ yếu, chuẩn độ đa axit yếu, đa bazo

yếu.

4.4.3. Cách chọn chất chỉ thị.

- Phương pháp vẽ đường cong chuẩn độ.

- Phương pháp tính sai số chỉ thị. Các thí dụ.

4.4.4. Một số ví dụ ứng dụng phương pháp chuẩn độ axit- bazo trong thực tế.

Chương 5.Phức chất trong dung dịch và chuẩn độ tạo phức (5t)

5.1 Định nghĩa các khái niệm.

- Định nghĩa phức chất. Sự tạo thành dung dịch phức. Danh pháp.

5.2. Hằng số bền và hằng số không bền của phức chất.

5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức trong dung dịch

- Khái niệm về hằng số bền điều kiện.

- Ảnh hưởng của pH; Ảnh hưởng của phối tử khác; Ảnh hưởng của phản ứng kết tủa.

5.4. Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong các dung dịch phức. Các thí

dụ.

5.5. Các complexon, EDTA.

- Giới thiệu các complexon và phức của EDTA với các ion kim loại.

- Tính pH để tạo phức hoàn toàn các complexonat.

5.6. Phương pháp chuẩn độ complexon dùng EDTA.

5.6.1. Lí thuyết chất chỉ thị màu kim loại.

5.6.2 Xây dựng đường cong chuẩn độ.

5.6.3 Giới thiệu một số chất chỉ thị và các thí dụ ứng dụng trong thực tế.

Chương 6.Phản ứng kết tủa và chuẩn độ kết tủa (5t)

6.1. Qui luật tích số tan và điều kiện tạo thành kết tủa.

- Tích số tan. Điều kiện tạo thành kết tủa.

- Quan hệ giữa độ tan và tích số tan.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

- Các ảnh hưởng của: ion chung, pH, nồng độ phối tử , của nhiệt độ, của điều kiện kết

tủa, của kích thước hạt.

Page 58: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

107

- Tích số tan điều kiện

- Cộng kết và kết tủa sau.

6.3. Phân tích khối lượng

6.3.1. Nguyên tắc chung của phương pháp khối lượng.

6.3.2. Dạng cân và dạng kết tủa. Các yêu cầu của từng dạng.

6.3.3. Cách tính kết quả . Các thí dụ.

6.4. Chuẩn độ kết tủa

6.4.1 Nguyên tắc chung của chuẩn độ kết tủa.

6.4.2 Xây dựng đường cong chuẩn độ.

6.4.3. Các phương pháp chuẩn độ bạc :

- Phương pháp Mohr.

- Phương pháp Fajans.

- Phương pháp Volhard.

Chương 7. Cân bằng oxi hoá khử và phương pháp chuẩn độ oxi hoá khử. (5t)

7.1. Định nghĩa các khái niệm

- Chất oxi hoá , chất khử. Cặp oxi hoá - khử liên hợp. Thí dụ

- Quá trình oxi hoá , quá trình khử. Phản ứng oxi hoá - khử.

- Thí nghiệm điện hoá chứng minh phản ứng oxi hoá - khử.

7.2 Cường độ chất oxi hoá , chất khử.

- Phương trình Nerst. Thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn và ý nghĩa.

- Cách xác định thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn

7.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thế oxi hoá - khử. Thế oxi hoá - khử điều kiện.

7.4. Thế oxi hoá của cặp oxi hoá - khử liên hợp và không liên hợp.

7.5. Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử.

7.6 Phương pháp chuẩn độ oxi hoá - khử.

7.6.1 Nguyên tắc chung của phương pháp.

7.6.2. Lí thuyết chất chỉ thị oxi hoá - khử.

7.6.3. Đường cong chuẩn độ chuẩn độ oxi hoá - khử.

7.6.4. Một số phương pháp thông dụng:

- Phương pháp pemanganat.

- Phương pháp đicromat.

- Phương pháp iot- thiosunfsat.

- Phương pháp bromat- bromua.

Chuơng 8 Các phương pháp phân tích quang học (5t)

8.1 Đại cương về các phương pháp phân tích quang học (1t)

- Mở đầu, Phổ bức xạ điện từ, Các kiểu tương tác của ánh sáng với vật chất, Phân loại các

phương pháp phân tích quang học.

Page 59: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

108

8.2Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ phân tử (2t)

- Nguyên tắc chung, Định luật Bouger-Lambert-Beer, Tính chất cộng của độ hấp thụ quang,

Những nguyên nhân làm sai lệch định luật Bouger-Lambert-Beer, Sơ đồ thiết bị

- Ứng dụng thực tế.

8.3 Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ (1t)

- Nguyên tắc; Định luật cơ bản về phát xạ nguyên tử , Các nguồn kích thích trong phương pháp

quang phổ phát xạ nguyên tử, Sơ đồ thiết bị.

- Ứng dụng thực tế.

8.4Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (1t)

- Nguyên tắc phương pháp; Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của nguyên tử tự do, Quá

trình nguyên tử hóa mẫu: bằng ngọn lửa, không ngọn lửa; Các yếu tố ảnh hưởng; Sơ đồ thiết bị.

- Ứng dụng thực tế.

Chương 9 Các phương pháp phân tích điện hoá (5t)

9.1 Đại cương về điện hoá (1t)

- Sự xuất hiện dòng điện, Phân loại các phương pháp điện hoá: phương pháp điện thế, điện

lượng, phương pháp Von-ampe

9.2Các phương pháp phân tích điện thế (2t)

- Nguyên tắc, Đo thế cân bằng của điện cực, Các loại điện cực dùng trong phân tích điện thế:

Điện cực so sánh, Điện cực làm việc, Điện cực loại I, Điện cực loại II, Điện cực chọn lọc ion;

Phương pháp chuẩn hoá điện cực: đường chuẩn, thêm chuẩn; Đo pH.

- Ứng dụng trong thực tế.

9.3 Các phương pháp Von-Ampe (2t)

- Nguyên tắc; Các loại điện cực làm việc; Dòng điện trong phương pháp Von-Ampe: Dòng

Faraday, dòng tụ điện; Dạng đường cong Von-Ampe.

- Phương pháp cực phổ, phương pháp Von-Ampe vòng, phương pháp Von-Ampe hoà tan.

- Ứng dụng trong thực tế

Chương 10: Các phương pháp sắc kí (5t)

10.1 Đại cương về các phương pháp sắc kí (2t)

- Định nghĩa, Phân loại các phương pháp phân tích sắc ký (theo cơ chế tách, theo pha động,

theo phân bố không gian), Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký; Số đĩa lí thuyết, chiều

cao đĩa lí thuyết.

10.2 Phương pháp phân tích sắc kí khí. (1t)

- Nguyên tắc; Các loại khí mang dùng trong sắc ký khí; Pha tĩnh trong sắc ký khí; Sơ đồ hệ

thiết bị sắc ký khí; Các loại detecto trong sắc ký khí;

- Ứng dụng sắc ký khí

10.3 Phương pháp phân tích sắc ký lỏng (2t)

- Nguyên tắc chung; Pha tĩnh trong sắc ký lỏng; Pha động trong sắc ký lỏng; Sơ đồ thiết bị sắc

kí lỏng; Các loại detecto, Các loại sắc ký khác : sắc ký ion ; sắc ký cặp ion; sắc kí rây phân tử.

Page 60: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

109

- Ứng dụng của sắc kí lỏng

29. THỰC TẬP HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: CHE1069

2. Số tín chỉ:

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên:

Các giảng viên thuộc Bộ môn Hoá vô cơ, Khoa Hoá học, trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

- Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học Hoá đại

cương.

6.3. Mục tiêu về kỹ năng:

- Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước đầu hình

thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

- Tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Có khả năng độc lập tư duy, phân tích và giải quyết các vấn đề gặp phải trong khi tiến

hành thực nghiệm.

6.4. Mục tiêu về thái độ của sinh viên:

- Rèn luyện tác phong làm việc có tính chuyên nghiệp cao.

- Tăng cường sự gắn bó với ngành học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc môn học

60%.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

Ngô Sỹ Lương (2004). Giáo trình thực tập Hoá đại cương - NXB ĐHQG.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- A.W. Laubengayer (Coruell University); C.W.J. Caife (Middebarry College); O.T.

Beachley (State University of New York, Buffalo) (1992). Experiments and Problems in

General Chemistry. Holt, Renehart and Winston, Inc.

- W.Shafer, J.Klunker, T.Shenlenz, I.Meier, A.Symonds (1998). Laboratory Experiments

of Chemistry. Phywe Series of Publication.

Page 61: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

110

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Thực tập Hoá đại cương là chương trình thực hành đầu tiên của các môn thực

hành trong phòng thí nghiệm dành cho tất các các sinh viên bậc đại học có liên quan tới

Hoá học. Do vậy môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản:

- Nội quy và các quy tắc an toàn lao động trong phòng thí nghiệm (PTN) Hoá học.

- Giới thiệu các loại dụng cụ, thiết bị, máy móc cũng như các loại hoá chất được sử dụng

thường xuyên trong PTN.

- Minh chứng các định luật cơ bản trong Hoá học (định luật khí, nguyên lí dịch chuyển

cân bằng…)

- Các thí nghiệm minh hoạ các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng.

- Nghiên cứu các quá trình trong dụng dịch: sự điện li, kết tủa, thuỷ phân, tạo phức…

- Nghiên cứu các phản ứng oxi hoá khử và điện phân.

- Cung cấp kỹ năng về phân tích định lượng: Phương pháp chuẩn độ cũng như ứng dụng

trong phân tích thực tế (xác định độ cứng và các chỉ số DO, COD của nước)

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1:- Giới thiệu Nội quy phòng thí nghiệm; Giới thiệu các loại dụng cụ, hoá chất thông

thường trong PTN.

Giới thiệu nội quy PTN

Học các quy tắc an toàn khi làm việc trong PTN

Giới thiệu các loại dụng cụ, hoá chất thông thường trong PTN

Thực hành các thao tác cơ bản trong PTN hoá học: Rửa dụng cụ, cân, lọc tách và rửa

kết tủa khỏi dung dịch.

Bài 2:Xác định đương lượng của magiê kim loại theo phương pháp đẩy hiđrô.

Nguyên tắc và đối tượng áp dụng của phương pháp đẩy hydro.

Cách tiến hành và xử lý số liệu.

Bài 3:Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.

Nguyên lý Le Chatelier.

Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hoá học.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học.

Bài 4:Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học.

Định luật tác dụng khối lượng và ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Phương trình Arrhenius và ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Các đặc trưng của chất xúc tác và ảnh hưởng của nó đến tốc độ phản ứng.

Bài 5: Dung dịch của các chất điện li. pH của dung dịch. Dung dịch đệm.

Đo độ dẫn điện, sự phụ thuộc của độ dẫn điện và độ điện li vào sự pha loãng.

Xác định các giá trị pH của các dung dịch axit, bazơ, muối.

Page 62: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

111

Khảo sát tính đệm của các hệ đệm axit và đệm bazơ.

Bài 6:Phương pháp chuẩn độ axit – bazơ

Khái niệm vê chất gốc và các đặc trưng của phản ứng chuẩn độ

Pha các dung dịch axit, bazơ với nồng độ mong muốn.

Chuẩn độ với chỉ thị phenolphtalein để xác định nồng độ chưa biết của một axit hoặc

bazơ.

Bài 7: Phương pháp chuẩn độ oxy hoá - khử

Pha dung dịch chuẩn axit oxalic và dung dịch KMnO4.

Xác định nồng độ dung dịch KMnO4 bằng phép chuẩn độ với axit oxalic.

Bài 8: Phương pháp chuẩn độ tạo phức

Khái niệm và các phương pháp chuẩn độ tạo phức.

Xác định hàm lượng của các cation kim loại bằng phương pháp chuẩn độ tạo phức.

Bài 9: Xác định độ cứng của nước sinh hoạt.

Định lượng độ cứng của nước sinh hoạt bằng phương pháp phân tích thể tích.

Bài 10: Xác định chỉ số DO và COD của nước thải

Đo một số chỉ tiêu nước thải: hàm lượng oxi hoà tan và nhu cầu oxi hoá học.

Bài 11:Sự thuỷ phân. Tích số tan của các chất điện li ít tan.

Tiến hành các thí nghiệm chứng minh sự thuỷ phân của các muối và các yếu tố ảnh

hưởng đến cân bằng thuỷ phân.

Khái niệm tích số tan, độ tan, dung dịch bão hoà. Xác định điều kiện để một kết tủa

được tạo thành hoặc bị hoà tan.

Bài 12:Phản ứng oxy hoá- khử. Đo thế điện cực và sức điện động của pin điện hoá.

Các khái niệm về phản ứng oxi hoá khử và các phản ứng minh hoạ

Khái niệm về thế điện cực, sức điện động của pin. Tiến hành các thí nghiệm đo thế

của một điện cực và đo sức điện động của các pin Ganvani.

Bài 13:Điện phân dung dịch, hiên tượng dương cực tan và định luật Faraday.

Điện phân nước, các dung dịch muối, axit.

Minh hoạ hiện tượng dương cực tan.

Định lượng khối lượng chất giải phóng ra trên điện cực. Định luật Faraday.

Bài 14: Thi hết môn

30. HÓA SINH HỌC (Biochemistry)

1. Mã môn học: BIO2500

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Hóa học đại cương (CHE1080)

Page 63: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

112

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHNT

PTS.TS. Bùi Phương Thuận, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHNT

TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHNT

TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHNT

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, phân bố của các hợp chất sống và

quá trình sinh tổng hợp và phân giải cảu chúng trong tế bào và cơ thể sống

- Phân tích và làm sáng tỏ được các quá trình trao đổi chất gắn liền với sự trao đổi năng

lượng cơ bản của tế bào và cơ thể.

- Hiểu nguyên lý và biết cách phân tích định tính và định lượng một số hợp chất sinh học

cơ bản.

- Giải thích được một số hiện tượng sống trên cơ sở hiểu biết các tính chất, hoạt tính, sự

chuyển hóa của một số hợp chất sinh học.

- Hiểu được các bước cơ bản của công nghệ DNA tái tổ hợp.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng được một số dụng cụ và máy móc cơ bản trong phân tích hóa sinh.

- Nắm vững nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm,

- Hình thành tác phong cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ trong thực nghiệm.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí quan trong của hóa sinh học trong việc giải thích cơ sở

phân tử của sự sống và vai trò của hóa sinh học trong nhiều lĩnh vực liên quan.

- Góp phần năng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực hành được trang bị để lý giải một số hiện tượng sống,

áp dụng các hiểu biết đó trong bảo vệ sức khỏe, môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học vào

các bài giảng trên lớp.

- Giữa kỳ (trắc nghiệm, 20%)

- Cuối kỳ (thi viết, 60%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (2009). Hoá sinh học. NXB Giáo dục.

Page 64: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

113

- Nguyễn Quang Vinh, Bùi Phương Thuận, Phan Tuấn Nghĩa (2004). Thực tâp hoá sinh

học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nelson D.L., Cox M.M. (2008). Lehninger Principles of Biochemistry. Worth Publishers,

New York

- Berg, J. M., Tymoczko, J. L., Stryer, L. (2007) Biochemistry, the 6th Edition, W. H.

Freeman, New York.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học cung cấp các kiến thức về các nội dung chính sau đây:

- Thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, phân bố của các hợp chất sống bao gồm: axit amin,

protein, carbohydrate, lipid, axit nucleic, vitamin và hormone.

- Xúc tác sinh học: enzyme và ribozyme, cơ chế xúc tác, động học xúc tác enzyme, sự hoạt

hóa và ức chế hoạt tính enzyme, gọi tên và phân loại enzyme.

- Các nguyên lý của quá trình trao đổi chất và năng lượng bao gồm: sự biến đổi năng lượng

tự do, quá trình phosphoryl hóa mức cơ chất và phosphoryl hóa và oxi hóa qua chuỗi vận

chuyển điện tử.

- Quá trình sinh tổng hợp và phân giải carbohydrate (đường phân, oxy hóa kỵ khí glucose,

chu trình krebs, con đường pentose phosphate, sự tân tạo glucose, quang hợp và sinh tổng

hợp oligo và polysacharide)

- Quá trình phân giải và sinh tổng hợp lipid (triacylglycerol và các lipid khác)

- Quá trình phân giải và sinh tổng hợp DNA (sao chép và sửa chữa DNA)

- Quá trình sinh tổng hợp và phân giải RNA (quá trình phiên mã)

- Quá trình phân giải và sinh tổng hợp protein (quá trình dịch mã), điều hòa biểu hiện gen

trong tế bào.

- Giới thiệu về công nghệ DNA tái tổ hợp

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Mở đầu

1.1. Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu của hoá sinh học.

1.2. Tóm tắt lịch sử và tình hình phát triển của hoá sinh học trên thế giới và trong nước, triển

vọng và phương hướng.

1.3. Sự liên hệ chặt chẽ giữa hoá sinh học với các ngành khoa học khác và vai trò, ý nghĩa của

hoá sinh học đối với đời sống và thực tế sản xuất.

1.4. Giới thiệu chung về các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu hoá sinh học.

Chương 2: Protein

2.1. Giới thiệu chung về protein

2.2. Cấu tạo, thành phần nguyên tố của protein

2.3. Các amino acid cấu tạo nên protein

2.4. Sự liên kết giữa các amino acid bằng liên kết peptide, phản ứng đặc trưng của liên kết

peptide

2.5. Cấu tạo, đặc tính, phân loại và vai trò sinh học của protein

2.6. Giới thiệu về các phương pháp tách chiết, tinh sạch và nghiên cứu cấu trúc của protein

Page 65: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

114

Chương 3: Enzyme

3.1. Giới thiệu chung về các chất xúc tác sinh học (enzyme và ribozyme)

3.2. Cấu trúc phân tử enzyme

3.3. Hoạt tính xúc tác enzyme, tính đặc hiệu kiểu phản ứng và đặc hiệu cơ chất của enzyme

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng enzyme (nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất, các

chất ức chế, các chất họat hóa, nhiệt độ, pH...).

3.5. Động học phản ứng enzyme

3.6. Phân loại enzyme (giới thiệu chung về cách gọi tên, phân loại enzyme)

Chương 4: Carbohydrate và sinh học các đường

4.1. Giới thiệu chung về carbohydrate

4.2.Cấu trúc, tính chất của các monosaccharide quan trọng và phổ biến, các dẫn xuất

monosaccharide quan trọng

4.3. Các phản ứng thường dùng để định tính, định lượng monosaccharide và một số phản ứng

quan trọng khác của monosaccharide

4.4.Đặc điểm cấu trúc và một số đặc tính của các disaccharide, oligo- và polysaccharide phổ

biến trong tự nhiên.

Chương 5: Lipid

5.1. Giới thiệu chung về lipid

5.2. Triacyglecerol và các axit béo

5.3. Các loại lipid khác

Chương 6: Acid nucleic

6.1. Giới thiệu chung về acid nucleic

6.2. Thành phần cấu tạo của acid nucleic (ADN và ARN)

6.3. Cấu trúc của acid nucleic

6.4. Một số tính chất cơ bản của acid nucleic và ứng dụng

Chương 7: Vitamin

7.1. Giới thiệu chung về vitamin

7.2. Các vitamin hoà tan trong nước

7.3.Các vitamin hoà tan trong chất béo

Chương 8: Hormon và cơ chế phân tử điều hoà các quá trình trao đổi chất

8.1. Giới thiệu chung về hormon

8.2. Hormon ở người và động vật bậc cao

8.3. Hormon thực vật

Chương 9: Giới thiệu chung về trao đổi chất và trao đổi năng lượng

9.1. Trao đổi chất

9.1.1.Quá trình đồng hoá và dị hoá, các con đường trao đổi chất và các chất trao đổi

9.1.2.Sự liên quan giữa đồng hoá và dị hoá

Page 66: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

115

9.2. Trao đổi năng lượng

9.2.1.Sự biến đổi năng lượng tự do của các phản ứng và con đường trao đổi chất

9.2.2.Liên kết cao năng, sự hình thành, vai trò của ATP và các hợp chất cao năng khác

9.2.3.Oxi hoá-khử sinh học và sự biến đổi năng lượng của phản ứng oxi hóa khử sinh học

9.2.4.Chuỗi hô hấp và thuyết hoá thẩm

Chương 10: Trao đổi carbohydrate

10.1. Quá trình phân giải carbohydrate

10.1.1.Quá trình phân giải các carbohydrate thành các monosaccharide, các enzyme amylolytic

và một số enzyme liên quan

10.1.2.Các con đường phân giải monosaccharide glucose

10.1.2.1.Đường phân kị khí (glycolysis) và lên men.

10.1.2.1.Chu trình Krebs và chu trình glyoxylate

10.1.2.3.Con đường pentosephosphate.

10.1.3. Quá trình phân giải một số mono- và disaccharide quan trọng khác

10.1.3.1. Sự phân giải lactose và galactose

10.1.3.2. Sự phân giải sucrose và fructose

10.2. Sinh tổng hợp carbohydrate

10.2.1. Sự tân tạo glucose (gluconeogenesis)

10.2.2. Sự tổng hợp monosaccharide từ CO2 và H2O nhờ quá trình quang hợp

10.2.3. Các chu trình C3, C4 và CAM

10.2.4. Sinh tổng hợp các di-, oligo- và polysaccharide

Chương 11: Trao đổi lipid

11.1. Sự phân giải lipid

11.1.1.Sự phân giải triacylglycerol

11.1.2. Sự phân giải các lipid khác

11.1.3. Phân giải acid béo theo con đường -oxi hoá

11.1.4. Sự phân giải acid béo bằng các con đường oxi hoá khác (alpha và omega-oxi hoá)

11.1.5. Sự phân giải các thành phần khác của lipid

11.2.Sinh tổng hợp lipid

11.2.1.Sinh tổng hợp acid béo

11.2.2.Sinh tổng hợp triacylglycerol

11.2.3. Sinh tổng hợp các lipid khác

Chương 12: Trao đổi acid nucleic

12.1. Sự phân giải acid nucleic

12.1.1. Các nuclease (DNase và RNase) và tính đặc hiệu tác dụng của chúng

12.1.2. Sự phân giải base purine

Page 67: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

116

12.1.3. Sự phân giải các base pyrimidine

12.2.Sinh tổng hợp nucleotide và acid nucleic

12.2.1.Quá trình tổng hợp các nucleotide purine

12.2.2.Tổng hợp nucleotide pyrimidine

12.2.3.Tổng hợp acid nucleic từ các nucleotide

12.2.4. Sinh tổng hợp in vitro các acid nucleic và các ứng dụng

Chương 13: Trao đổi protein

13.1. Sự phân giải protein

13.1.1. Sự thuỷ phân protein và các enzyme proteolytic

13.1.2. Sự phân giải các amino acid

13.2. Sinh tổng hợp amino acid và protein

13.2.1. Sinh tổng hợp các amino acid

13.2.2. Sinh tổng hợp protein

13.2.3. Điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein hay điều hoà biểu hiện gen

Chương 14: Giới thiệu về công nghệ ADN tái tổ hợp

14.1. Nhân dòng gen và các bước cơ bản của nhân dòng gen

14.2. Đưa gen ngoại lai vào vật chủ và biểu hiện gen ngoại lai

14.3. Ứng dụng của công nghệ ADN tái tổ hợp

31. SINH HỌC TẾ BÀO (Cell Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2501

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào và cơ thể (BIO3500), Cá thể và quần thể (BIO3501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0947440249, E-

mail: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 0983010703, E-

mail: [email protected]

- ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0904342423, E-mail:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

Page 68: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

117

- Nắm được các khái niệm cơ bản về cấu trúc, chức năng và sự điều hòa hoạt động của tế

bào.

- Hiểu được nội dung học thuyết tế bào cổ điển và hiện đại cũng như mối liên hệ mật thiết

giữa sinh học tế bào với di truyền và hóa sinh..

- Hiểu được cách tế bào sử dụng năng lượng cũng như vận dụng được các định luật nhiệt

động học trong việc giải thích một số hoạt động của tế bào: sự hình thành các bậc cấu

trúc protein, các phản ứng hóa học diễn ra trong các quá trình đường phân, lên men và

hô hấp tế bào.

- Hiểu được chức năng của màng tế bào trong: phân tách thành phần nội bào với môi

trường ngoại bào; sự trao đổi chất qua màng tế bào; các quá trình vận chuyển nội bào,

hoạt động tiết.

- Nắm được cấu trúc bộ khung xương của tế bào và giải thích được cơ chế của sự vận

động của tế bào; mối liên hệ tế bào với tế bào và với môi trường xung quanh.

- Mô tả được chu trình tế bào và sự phân chia của tế bào. Giải thích được sự hình thành tế

bào ung thư liên quan đến sự rối loạn trong chu trình tế bào.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Xây dựng được kỹ năng phân tích chức năng dựa trên cấu trúc (mối quan hệ biện chứng

giữa cấu trúc và chức năng)

- Kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích các cơ chế,

hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tế bào.

- Kỹ năng giải quyết một vấn đề khoa học: từ hiện tượng đến giả thuyết, thu thập tài liệu

tham khảo để chứng minh giả thuyết hoặc tiến hành thí nghiệm để chứng minh giả

thuyết.

- Kỹ năng phân tích số liệu dựa trên các kết quả từ các thí nghiệm đã được công bố.

- Thiết kế thí nghiệm về giải trình tự ADN

- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng tránh một số bệnh

có căn nguyên từ tế bào (ung thư).

- Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp điều trị bệnh thông qua

sự hoạt động của gen; sự biểu hiện protein.

Page 69: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

118

- Ứng dụng kiến thức để tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống: protein tái tổ hợp, năng

lượng sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra

kết thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1.Giáo trình bắt buộc:

- Albert et al., 2010. Essential Cell Biology, third edition, ISBN 13:978-0-8153-4130-7

- Becker et al., 2009. The World of the Cell, fifth edition, ISBN 13:978-0-8053-9393-4

- Lodish et al., 2007. Molecular Cell Biology, sixth edition, ISBN-13: 978-0716776017

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Như Hiền, 2008. Giáo trình Sinh học tế bào. NXB Giáo dục

- Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu, 2009. Tế bào học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

- Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2005. Công nghệ tế bào động vật.

NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các khái niệm cơ bản liên quan đến cấu trúc, chức

năng và sự điều hòa hoạt động trong tế bào. Lịch sử hình thành và phát triển của sinh học tế

bào trong mối liên hệ mật thiết không thể tách rời với hóa sinh và di truyền. Các quá trình

sinh học tuân theo các định luật cơ bản của nhiệt động học. Các tế bào được cấu trúc từ các

phân tử lớn và thành phần hóa học vô cùng phong phú. Cấu trúc và chức năng của protein.

Quá trình đường phân và lên men; Hô hấp tế bào; Màng tế bào; Các cấu trúc và sự vận

chuyển nội bào; Cơ chế truyền tin trong tế bào; Bộ khung xương tế bào và sự vận động của

tế bào. Sự hình thành giao tử; Sự tiến hóa hệ gen trong tế bào; Chu trình tế bào và sự phân

bào; Sự bất thường trong hoạt động của tế bào và mối quan hệ vơi ung thư. Một số kỹ thuật

trên gen và tế bào; Giải trình tự ADN; Giới thiệu về sinh học phát triển.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

1.1. Giới thiệu môn học (Introduction to the course)

1.2. Thuyết tế bào (Cell theory)

1.3. Tế bào và bào quan (Cells and Organelles)

Chương 2. Năng lượng sinh học (Bioenergetics)

2.1.Con đường của năng lượng trong tế bào (The Flow of energy in the Cell)

2.2.Trao đổi năng lượng hóa học

2.2.1. Đường phân và lên men (Chemotrophic Energy Metabolism: Glycolsis and Fermentation)

2.2.2. Hô hấp hiếu khí (Aerobic Respiration )

Page 70: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

119

Chương 3. Cấu tạo và chức năng của protein (Protein structure and function)

3.1. Sự hình thành chuỗi polypeptide (Polymers of Amino Acids)

3.2. Cấu hình không gian của phân tử protein (The Three-Dimensional Structures of Proteins)

3.3. Cấu trúc bậc 4 của phân tử protein (Tertiary Structure: Domains and Motifs)

Chương 4. Cấu trúc và chức năng của màng sinh học (Structure and Function of

Membranes)

4.1.Màng sinh học: Cấu tạo, vai trò và thành phần hóa học (Membranes: Their Structure,

Function, and Chemistry)

4.2.Vận chuyển qua màng (Transport Across Membranes)

4.2.1. Vận chuyển thụ động (pasive transport)

4.2.2. Vận chuyển chủ động (active transport)

4.3.Vận chuyển nội bào (Intracellular Compartments and Transport)

4.3.1. Cấu trúc các bào quan vận chuyển: The Endoplasmic Reticulum, Golgi Complex,

Endosomes, Lysosomes, and Peroxisomes

4.3.2. Sự vận chuyển các bào quan

Chương 5. Truyền tin tế bào

5.1. Cơ chế con đường truyền tin (Signal Transduction Mechanism)

5.2.Tín hiệu xung điện trong tế bào thần kinh (Electrical Signals in Nerve Cells)

5.3.Chất truyền tin và thụ cảm thể (Messengers and Receptors)

Chương 6. Bộ khung xương của tế bào

6.1. Cấu trúc bộ khung tế bào (Cytoskeletal Systems)

6.1.1. Vi ống

6.1.2. Vi sợi

6.1.3. Sợi trung gian

6.2. Vận động của tế bào (Cellular Movement)

6.2.1. Sự di chuyển của tế bào (Cell Motility)

6.2.2. Sự co cơ (Contractility)

Chương 7. Di truyền và giới tính (Sex and Genetics)

7.1.Đặc điểm và vai trò của giới tính (Features and roles of sex)

7.2.Tạo giao tử (Gametogenesis)

Chương 8. Tương tác tế bào trong cơ thể (Cellular Communities)

8.1.Đặc điểm cấu trúc của mô (tissues)

8.2.Tế bào gốc trong mô (Stem Cells)

Chương 9. Điều khiển hoạt động của gen (Control of Gene expression)

9.1.Điều khiển phiên mã ở vi khuẩn (Control of Bacterial Gene expression)

9.2.Điều khiển hoạt động gen ở tế bào nhân chuẩn (Control of Eukaryotic Gene)

Page 71: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

120

Chương 10. Tăng trưởng và phân chia tế bào (Cell growth and division)

10.1. Điều khiển chu trình tế bào (Control of the Cell Division Cycle)

10.2. Chết theo chương trình của tế bào (Apotoisis)

10.3. Tế bào bất thường – tế bào ung thư (Aberrant cell behavior – cancer)

Chương 11. Tổng quan về sự phát triển ở động vật

11.1. Các nguyên lý của sự phát triển (Principles of Development)

11.2. Giới thiệu các giai đoạn phát triển của động vật (An Introduction to Animal

Development)

Chương 12. Thao tác trên tế bào và gen (Manipulating Genes and Cells)

11.3. Phân lập và nuôi cấy tế bào (Isolating Cell and Growing Them in Culture)

11.4. Kỹ thuật phân tích phân tử ADN (Analizing DNA molecules)

32. SINH HỌC PHÂN TỬ (Molecular Biology)

1. Mã môn học: BIO2122

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2503), Tế bào và cơ thể (BIO3500)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. GVC: Võ Thị Thương Lan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0988551068, E-mail: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0983010703, E-mail: [email protected]

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện

thoại:0947440249, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Hiểu được cấu trúc genome tế bào prokariot, eukariot.

- Hiểu được tính phức tạp của genome.

- Hiểu được định nghĩa gen, các cơ chế kiểm soát hoạt động phiên mã, dịch mã của gen

trong tế bào nhân sơ và nhân chuẩn

- Hiểu được quá trình tái bản ADN nhiễm sắc thể (dạng vòng, dạng thẳng)

- Hiểu được quá trình sửa chữa ADN, các cơ chế sửa chữa. Sửa chữa dựa vào trình tự

tương đồng. Sửa chữa không tương đồng.

- Phân biệt và nắm vững cơ chế hoạt động của các yếu tố ADN có khả năng di chuyển

- Phân biệt và hiểu được chức năng của một số ARNi

Page 72: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

121

- Hiểu được các kỹ thuật cơ bản của ADN tái tổ hợp, điện di ADN, xây dựng thư viện

ADN, thư viện ADNc, sàng lọc tách dòng, các kỹ thuật lai ADN/ARN, PCR, giải trình

tự,... .

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thiết lập được thí nghiệm biến nạp plasmid vào tế bào nhận.

- Thực hiện được phản ứng PCR.

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản cắt với enzym giới hạn, tách dòng, sàng lọc.

- Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh phân tích kích thước các băng

ADN.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiên thức genome, gen, kiểm soát hoạt động của gen để nghiên cứu các sinh

vật nhân sơ, nhân chuẩn

- Áp dụng kiến thức để hiểu được và thực hiện được các kỹ thuật phục vụ nghiên cứu sinh

học phân tử ở mức độ cơ bản, thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyển,

các tác nhân vi sinh vật gây bệnh bằng các kỹ thuật cơ bản như PCR, cắt với enzym giới

hạn, định tính, định lượng ADN/ARN/protein.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra hàng tuần trong các giờ thực tập, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1.Giáo trình bắt buộc:

- Alberts B. et al.(2008). Molecular Biology of the Cell (Fifth edition). Garland

Publishing. New York.

- Snustad D. et al. (2011). Principles of Genetics (Sixth edition). John Wiley & Sons, Inc.

New York.

- Võ thị Thương Lan, 2006. ” Sinh học phân tử tế bào và ứng dụng”, NXB GD.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Brown T.A. (2002). Genomes (Second edition). BIOS Scientific Publishers, Ltd.

- Võ Thị Thương Lan, 2007. “Một số vấn đề cơ bản của sinh học phân tử”. NXB ĐHQG.

- Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003). Sinh học Phân tử. NXB GD.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học đưa ra những kiến thức cơ bản về cấu trúc genome, cấu trúc gen ở mức độ phân tử,

hiểu được tính phức tạp của genome, vai trò của các thành phần ADN không mang mã di

Page 73: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

122

truyền và khái niệm gen. Học sinh hiểu rõ về các cơ chế tái bản nhiễm sắc thể và sửa chữa

ADN. Môn học giới thiệu các quá trình từ điều hòa kiểm soát hoạt động của gen trong các tế

bào nhân sơ và nhân chuẩn, trong các giai đoạn sinh trưởng, biệt hoá và phát triển của cơ

thể. Các quá trình được minh chứng bằng các kỹ thuật phân tích cấu trúc nhiễm sắc thể,

phân tích các phân tử ADN, ARN, xây dựng các thư viện ADN tổng số, ADNc protein, thiết

kế phân tử ADN tái tổ hợp, các kỹ thuật phân tích sự có mặt, biểu hiện phiên mã, dịch mã

của gen. Các kỹ thuật nhân bản, định tính, định lượng AND/ARN/protein.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Cấu trúc genome

1.1.ADN là vật liệu di truyền

1.2.Cấu trúc nhiễm sắc thể

1.2.1.Nhiễm sắc thể vi khuẩn: cấu trúc hạch nhân

1.2.2.Nhiễm sắc thể trong tế bào eukaryot: vùng dị nhiễm sắc

1.2.3.Tâm động (centromere) của nhiễm sắc thể eukaryot

1.2.4.Đầu mút (telomere) của nhiễm sắc thể eukaryot

1.3.Genome (hệ gen)

1.3.1.Genome của tế bào prokaryot (tế bào nhân sơ)

1.3.2.Genome của tế bào eukaryot (tế bào nhân thực)

1.3.3.Methyl hoá ADN trong genome eukaryot

1.4.ADN trong các bào quan của tế bào eukaryot

1.4.1.ADN ty thể

1.4.2.ADN lục lạp

1.5.Khái niệm gen

1.5.1.Các gen trong genome vi khuẩn

1.5.2.Các gen trong genome virus

1.5.3.Các gen trong genome eukaryot

1.6.Phân loại gen

1.6.1.Các gen trong một họ gen

1.6.2.Các gen lặp đi lặp lại liên tục

1.6.3.Gen giả

1.7.Thành phần ADN không chứa gen trong genome

1.7.1.Transposon trong genome vi khuẩn

1.7.2.Retrotransposon trong genome eukaryot

1.7.3.T-DNA di chuyển từ genome prokaryot đến genome eukaryot

1.8.Sắp xếp lại genome

1.8.1.Thay đổi dạng giao phối ở nấm men

1.8.2.Thay đổi kháng nguyên bề mặtở động vật đơn bào

Page 74: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

123

Chương 2: Phiên mã và kiểm soát phiên mã

2.1.Mã di truyền bộ ba

2.2.Promoter

2.3.Protein tham gia khởi động phiên mã

2.4.Kiểm soát khởi động phiên mã

2.4.1.Kiểm soát tiêu cực- yếu tố kìm hãm

2.4.2.Kiểm soát tích cực- yếu tố hoạt hoá

2.4.3.Kiểm soát theo cơ chế suy giảm

2.5.Kiểm soát phiên mã trên gen eukaryot

2.5.1.Phản ứng methyl hoá ADN

2.5.2.Phản ứng acetyl hoá histone

2.6.Kiểm soát kết thúc phiên mã ở vi khuẩn

2.7. Tín hiệu ngăn cản dừng phiên mã ở prokaryot

2.8. Kiểm soát kết thúc phiên mã ở eukaryot

2.9. Biến đổi ARNm trong tế bào eukaryot

2.9.1. Polyadenyl hoá ở đầu 3’ của ARNm

2.9.2. Phản ứng cắt nối exon-intron

2.9.3. Phản ứng tự cắt intron của ARNm

2.9.4. Phản ứng trans-splicing

2.10. Kiểm soát sau phiên mã ở tế bào eukaryot

2.10.1. Độ dài đuôi polyA

2.10.2. Độ bền vững của ARNm

2.10.3. ARNmi (micro RNA)

2.10.4. Đọc sửa ARNm

Chương 3: Dịch mã, kiểm soát tổng hợp protein

3.1. Chức năng của các vùng 5’ không dịch mã, 3’ không dịch mã

3.2. Kiểm soát khởi động dịch mã.

3.3. Vai trò của ARN trong kiểm soát dịch mã

3.4. Phản ứng tổng hợp protein

3.5. Tính chính xác của phản ứng tổng hợp protein

3.6. Tổng hợp protein có đích phân bố trong nhân

3.7. Tổng hợp protein có đích phân bố trên màng

3.8. Cải biến sau dịch mã

Chương 4: Kỹ thuật ADN tái tổ hợp

4.1. Cắt ADN bằng enzym giới hạn

4.2. Phân ly các đoạn ADN

4.3. Xây dựng bản đồ vị trí của enzym giới hạn

Page 75: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

124

4.4. Các vector trong kỹ thuật tách dòng

4.4.1. Plasmid

4.4.2. Phage

4.4.3. Các loại vector khác

4.5. Đưa ADN lạ vào vector

4.6. Ngân hàng ADN tổng số

4.7. Ngân hàng ADNc

4.8. Sàng lọc một dòng từ ngân hàngADN

4.8.1. Nguyên tắc của kỹ thuật lai acid nucleic

4.8.2. Điều kiện của phản ứng lai

4.8.3. Phương pháp đánh dấu đầu dò

4.8.4. Phương pháp sàng lọc chung (screening)

4.9. Các kỹ thuật lai acid nucleic

4.9.1. Phương pháp lai Southern blot

4.9.2. Phương pháp lai northern blot

4.9.3. Kỹ thật lai tại chỗ (insitu)

4.10. Xác định trình tự nucleotide

4.10.1. Phương pháp hoá học Marxam-Gilbert

4.10.2. Phương pháp enzym Sanger

4.10.3. Xác định trình tự trên máy tự động

4.11. Một số kỹ thuật xác định tương tác protein-ADN

4.11.1. Phương pháp “DNA footprint”

4.11.2. Phương pháp xác định băng điện di chậm

4.12. Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction)

4.12.1. Nguyên lý của PCR

4.12.2. Một số yếu tố ánh hưởng đến PCR

Chương 5. Seminar theo chủ đề

Gồm 5 chủ đề như sau:

Topic 1: Plasmid và ứng dụng trong công nghệ gen

Topic 2: Các kỹ thuật biến nạp

Topic 3: Nguyên lý và ứng dụng của việc xác định nồng độ ADN/ARN

Topic 4: Các ứng dụng của PCR trong nghiên cứu và y học.

Topic 5: Ứng dụng của enzyme giới hạn trong nghiên cứu sinh – y học

33. VI SINH VẬT HỌC (Microbiology)

1. Mã môn học: BIO2503

2. Số tín chỉ: 3

Page 76: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

125

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2500), Di truyền học đại cương (BIO3502)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

ThS. Mai Thị Đàm Linh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 10 bài kiểm tra ngắn chiếm 25%

Kiểm tra giữa kỳ: 01 bài chiếm 25%

Kiểm tra cuối kỳ: 01 bài chiếm 50%

Hình thức bài kiểm tra: 30% câu hỏi multichoice, 20% câu hỏi đúng sai, 20% câu hỏi

tìm thông tin, 30% câu hỏi ngắn

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Thomas D. Brock, Michael T. Madigan, John M.Martinko, Jack Parker, (2011), Biology

of Microbiology, 12th edition, Prentice Hall, Englewood Cliff, New Jersey.

- Prescott Lansing M, Harley, John P, Klein, Donald A, (2011), Microbiology, tenth

edition, Mc Graw-Hill.

- Bauman Robert W, 2004, Microbiology, Pearson Benjamin Cummings

- Tortora, Funke, Case (2010)Microbiology – An Introduction Benjamin Cummings

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về vi sinh vật, từ cấu trúc tế bào

cho đến chức năng của chúng, cơ sở hóa sinh học của sự trao đổi chất trong tế bào vi sinh

vật, sinh trưởng của tế bào vi sinh vật,các phương pháp nghiên cứu về vi sinh vật. Đồng

thời giáo trình còn cung cấp thông tin về vai trò của vi sinh vật trong nghiên cứu và trong

đời sống bao gồm: Dịch tễ học các vi sinh vật gây bệnh, đa dạng vi sinh vật và sự tương tác

với hệ sinh thái, vi sinh vật công nghiệp…

Subject in Microbiology balances the most current coverage with the major classical and

contemporary concepts essential for understanding microbiology. Microorganisms and

Microbiology, A Brief Journey to the Microbial World, Chemistry of Cellular Components,

Structure/Function in Bacteria and Archaea, Nutrition, Culture and Metabolism of

Microorganisms, Microbial Growth, Essentials of Molecular Biology, Archael and

Eukaryotic Molecular Biology, Regulation of Gene Expression, Overview of Viruses and

Virology, Principles of Bacterial Genetics, Genetic Engineering, Microbial Genomics,

Microbial Evolution and Systematics, Methods in Microbial Ecology, Microbial

Ecosystems, Industrial Microbiology, Biotechnology, Antimicrobial Agents and

Pathogenicity, Microbial Interactions with Humans, Essentials of Immunology,

Immunology in Host Defense and Disease, Molecular Immunology, Diagnostic and

Microbiology and Immunology, Epidemiology, Person-to-Person Microbial Diseases,

Vectorborne and Soilborne Diseases, Wastewater Treatment, Water Purification, and

Page 77: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

126

Waterborne Micriobial Diseases, Food Preservation and Foodborne Microbial Diseases.

Intended for those interested in learning the basics of microbiology

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1 Các nhân tố cấu tạo nên tế bào và virut

1.2 Sự tiến hóa loài

1.3 Đa dạng vi sinh vật

Chương 2.Các kĩ thuật vi sinh vật cơ bản

2.1 Kính hiển vi

2.2 Kính hiển vi điện tử

2.3 Dinh dưỡng vi sinh vật

2.4 Môi trường nuôi cấy

2.5 Giống chuẩn vi sinh vật

2.6 Kĩ thuật khử trùng

Chương 3.Cấu trúc tế bào

3.1 Lipid

3.2 Kích thước và hình dạng tế bào

3.3 Màng tế bào và các hình thức vận chuyển qua màng

3.4 Thành tế bào prokariotes

3.5 Các cấu trúc bên ngoài tế bào

3.6 Sự chuyển động của vi sinh vật

Chương 4.Trao đổi chất

4.1 Năng lượng và enzym

4.2 Phản ứng oxi hóa khử và các hợp chất giàu năng lượng

4.3 Các con đường trao đổi chất

4.4 Sự đa dạng trong trao đổi chất ở vi sinh vật

Chương 5.Sinh trưởng ở vi sinh vật

5.1 Quá trình phân chia ở tế bào vi khuẩn

5.2 Sinh trưởng

5.3 Các phương pháp xác định sinh trưởng của vi sinh vật

5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật

Chương 6.Virut, viroids, prions

6.1 Cấu trúc và sinh trưởng ở virutVirus tructure and growth

6.2 Sao chép ở virut

6.3 Phân loại virut

6.4 Các cấu trúc dưới đơn vị virut

Chương 7. Sự tiến hóa và hệ thống hóa ở vi sinh vật

7.1 Giới thiệu chung

7.2 Sự tiến hóa ở vi sinh vật

7.3 Quá trình hệ thống hóa ở vi sinh vật

Chương 8.Di truyền học vi khuẩn

Page 78: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

127

8.1 Cấu trúc genom của tế bào Prokaryot

8.2 Cấu trúc genom của tế bào Eukaryot

8.3 Giới thiệu một số nhóm vi khuẩn tiêu biểu

Chương 9.Vi khuẩn cổ

9.1 Giới thiệu chung về vi khuẩn cổ

9.2 Sự chuyển hóa năng lượng ở vi khuẩn côe

Chương 10.Sinh thái học vi sinh vật

10.1. Tương tác trong quần thể vi sinh vật

10.2. Các phương pháp xác định hoạt tính vi sinh vật trong tự nhiên

Chương 11.Miễn dịch học vi sinh vật

11.1 Giới thiệu chung

11.2 Kháng nguyên

11.3 Kháng thể

11.4 Mối tương tác giữa vi sinh vật và con người

11.5 Miễn dịch học trong các bệnh từ vi sinh vật

Chương 12.Vi sinh vật học công nghiệp

12.1 Vi sinh vật công nghiệp và sự tạo thành sản phẩm

12.2 Các sản phẩm công nghiệp từ vi sinh vật phục vụ trong sức khỏe

12.3 Các sản phẩm công nghiệp từ vi sinh vật phục vụ trong công nghiệp thực phẩm

34. SINH HỌC PHÁT TRIỂN (Developmental Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3503

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2502), Sinh lý học người và động vật (BIO2504)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

098301070, E-mail: [email protected]

- ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904342423, E-

mail: [email protected]

- TS.GV: Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0947440249, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Chỉ ra được các yếu tố phát triển ở sinh vật.

- Mô tả lại được quá trình tạo giao tử nói chung ở động vật và riêng biệt ở động vật có vú.

- Mô tả được quá trình phát triển phôi sớm của các loại động vật điển hình trong nghiên

cứu là giun tròn, cầu gai, cá lưỡng tiêm, ếch và động vật có vú.

Page 79: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

128

- Giải thích được cơ chế để trứng chỉ thụ tinh với duy nhất một tinh trùng cùng loài mặc

dù rất nhiều tinh trùng được tạo ra và cùng phải tham gia quá trình thụ tinh.

- Giải thích được cơ chế tạo hình của phôi trên cơ sở điều hòa hoạt động gen.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Xây dựng được bài thuyết trình bằng tiếng Anh theo chủ đề liên quan đến sự phát triển

của động vật.

- Biết phân tích và chọn lọc thông tin để viết báo cáo chuyên môn bằng tiếng Anh.

- Có được kỹ năng nghe thuyết trình và đặt câu hỏi, đặc biệt là bằng tiếng Anh.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản và chủ động lựa chọn thời

điểm mang thai hợp lý cho cá nhân và cộng đồng.

- Hiểu được bản chất của giới tính và vấn đề bất thường giới tính và giải thích được cho

những người có liên quan.

- Vận dụng kiến thức để giải thích những quan điểm chưa đúng về vai trò quan trọng của

người phụ nữ trong việc tạo ra thế hệ tương lai.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra

kết thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Scott Gilbert, 2006. Developmental Biology, Eighth edition. Sinauer Associates, Inc.,

Sunderland, Massachusetts USA.

- Klaus Kalthoff, 2001. Analysis of Biological Development, McGraw-Hill Science.

- Nguyễn Mộng Hùng, 1993. ” Bài giảng sinh học phát triển”, NXB KH&KT.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Mộng Hùng, 2004. Công nghệ tế bào phôi động vật. NXB Đại học Quốc gia

Hà nội

- Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành, 2004. Hướng dẫn thực tập sinh học phát triển.

NXB Đại học Quốc gia Hà nội

- Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2005. Công nghệ tế bào động vật

NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Page 80: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

129

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các vấn đề của sinh học phát triển từ đơn giản đến

phức tạp bao gồm: Các yếu tố phát triển trong sinh sản các loại sinh vật điển hình; Quá

trình biến đổi phức tạp từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ tới các giao tử thành thục; Các biến

đổi của trứng và tinh trùng trong quá trình thụ tinh để hình thành nên hợp tử; Quá trình

phát triển phôi ở một số loài động vật điển hình; Cơ chế quyết định giới tính ở động vật; Tế

bào gốc và sự biệt hóa thành tế bào chức năng; Quá trình điều hoà hoạt động gen trong phát

triển phôi; Cơ chế của sự hình thành trục cơ thể trong quá trình phát triển phôi ở ruồi dấm

và động vật có vú.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Khái niệm phát triển

1.1. Khái niệm phát triển

1.2. Phát triển và sinh sản.

1.3. Các yếu tố phát triển ở các sinh vật sơ đẳng

1.3.1. Amíp

1.3.2. Tảo đơn bào Acetabularia

1.3.3. Nấm nhầy Dictyostelium discoideum

1.4. Sự phát triển ở động vật đa bào

Chương 2. Sự tạo giao tử

2.1. Sơ đồ chung về tạo giao tử

2.2. Các tế bào sinh dục nguyên thuỷ

2.3. Sự phân chia sinh - thể

2.4. Sự sinh tinh (Spermatogenesis)

2.4.1. Cấu tạo tinh trùng

2.4.2. Một vài tính chất của tinh trùng có liên quan tới vấn đề thụ tinh nhân tạo.

2.4.3. Tuyến sinh dục đực.

2.4.4. Biểu mô sinh tinh và sự tạo tinh.

2.4.5. Sự tạo hình tinh trùng

2.5. Sự tạo trứng (Oogenesis)

2.5.1. Hình dạng và cấu trúc tế bào trứng

2.5.2. Các kiểu tạo trứng

2.5.3. Giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào

2.5.4. Giai đoạn tăng trưởng noãn bào

2.5.4.1. Những biến đổi của nhân noãn bào trong giai đoạn tăng trưởng

2.5.4.2. Dự trữ các thành phần của bộ máy tổng hợp protein

2.5.4.3. Sự tạo noãn hoàng

2.5.5. Sự thành thục noãn bào và rụng trứng

2.5.6. Cơ chế điều hòa chu kỳ rụng trứng

Chương 3. Sự thụ tinh

Page 81: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

130

3.1 Ảnh hưởng qua lại giữa trứng và tinh trùng qua khoảng cách

3.2 Tương tác tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng

3.3 Sự tạo và kết hợp các nhân nguyên

3.4 Sự phân vùng noãn bào chất

3.5 Một số trường hợp sinh sản đặc biệt. Trinh sản, mẫu sinh và phụ sinh.

Chương 4. Sự phát triển phôi sớm

4.1 Sự phân cắt và tạo phôi nang

4.1.1 Đặc tính chung của phân cắt

4.1.2 Hình thái học và phân loại phân cắt

4.1.3 Các kiểu phân cắt một phần

4.1.4 Các kiểu phân cắt hoàn toàn

4.1.5 Sự tạo phôi nang và các loại phôi nang

4.2 Tạo phôi vị

4.2.1 Các phương thức tạo phôi vị ở phôi phân cắt hoàn toàn

4.2.2 Các phương thức tạo trung bì

- Bằng các tận bào ở nhóm có miệng nguyên sinh

- Từ nội bì ở nhóm có miệng thứ sinh

- Tạo túi

- Tách lớp

- Di cư

4.2.3 Tạo phôi vị ở cầu gai

4.2.4 Tạo phôi vị ở cá lưỡng tiêm

4.2.5 Tạo phôi vị ở lưỡng thê (ở phôi ếch)

4.3 Tạo phôi thần kinh và biệt hoá trung bì

4.3.1 Ở cá lưỡng tiêm

4.3.2 Ở lưỡng thê

- Tạo thần kinh

- Sự tách trung bì

- Sự biệt hoá trung bì

4.4 Dẫn xuất của ba lá phôi

- Dẫn xuất của ngoại bì

- Dẫn xuất của nội bì

- Dẫn xuất của trung bì

4.5 Phát triển phôi sớm ở chim

4.5.1 Cấu tạo trứng gà

4.5.2 Phôi nang

4.5.3 Tạo phôi vị

Page 82: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

131

4.5.4 Tạo các túi ngoài phôi

4.6 Phát triển phôi sớm ở động vật có vú

4.6.1 Phát triển phôi

4.6.2 Sự tạo nhau thai

4.6.3 Phân loại nhau thai

Chương 5. Quyết định giới tính ở động vật

5.1 Quyết định giới tính do nhiễm sắc thể giới tính

5.2 Quyết định giới tính do gen trên nhiễm sắc thể thường

5.3. Quyết định giới tính do môi trường

Chương 6. Tế bào gốc và sự biệt hóa

6.1 Các khái niệm cơ bản

6.2 Tế bào gốc trong phát triển phôi sớm

6.3 Quyết định, biệt hoá và điều chỉnh ở giai đoạn sớm

6.4 Vai trò của vị trí phôi bào ở động vật có vú

6.5 Sự cảm ứng phôi

6.6 Nguyên tắc về biệt hoá tế bào

Chương 7. Sự tạo mẫu hình của phôi và điều hòa gen trong phát triển phôi

7.1 Phân tích ở mức di truyền và phân tử sự tạo mẫu hình ở phôi ruồi giấm

7.1.1 Quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm

7.1.2 Các gen mẹ ảnh hưởng đến tạo trục trước – sau.

7.1.3 Các gen phân đốt

7.1.4 Các gen homeotic

7.1.5 Tạo trục lưng – bụng.

7.2 Phân tích ở mức di truyền và phân tử sự tạo mẫu hình ở phôi động vật có xương

sống.

7.2.1 Sự bảo thủ tiến hoá của phức hệ homeobox.

7.2.2 Các gen Hox

7.3 Điều hòa gen trong phát triển cơ thể động vật

7.3.1 Cấu trúc gen

7.3.2 Vai trò của trình tự điều hòa

7.3.3 Sự điều hòa gen trong quá trình phát triển

35. SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT (Human and Animal Physiology)

1. Mã môn học: BIO2504

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2500), Sinh học tế bào (BIO2051)

Page 83: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

132

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- ThS. Phạm Trọng Khá, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- ThS. Lưu Thị Thu Phương, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- TS. Tô Thanh Thúy, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1.Kiến thức

- Hiểu các khái niệm và các nguyên lý cơ bản trong sinh lý học nói chung và sinh lý

người và động vật nói riêng.

- Nắm vững các kiến thức về những quá trình sống diễn ra trong cơ thể người và động vật

từ bậc thấp đến bậc cao như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, sinh sản, ý

nghĩa và quá trình phát triển cũng như cơ chế hoạt động của các hệ thống đó….Trên cơ

sở đó sinh viên có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng sinh lý xảy ra trong hệ thống sống,

có thể tiến hành các thí nghiệm điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan tới sinh lý

người và động vật.

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu dùng trong sinh lý người và động vật và các

hướng ứng dụng vào thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Có kỹ năng phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sinh lý học người và

động vật.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động thực

tiễn liên quan đến sinh lý học người và động vật.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn, thực hành trong

phòng thí nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Page 84: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

133

- Cindy L. Stanfrield, 2011. Principles of Human Physiology, 4th edition, Benjamin

Cummings, USA.

- Hill, Wyse, Anderson, 2008. Animal Physiology, 2nd edition, Sinauer Associatees, Inc.

USA.

- Guyton and Hall, 2010. Textbook of Medical Physiology, 12th edition, Sinauer

Associatees, Inc. USA.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học gồm 6 phần chính: (1) thế nào là sinh lý học, (2) các hệ thống tích hợp, điều tiết

cơ thể (thần kinh, nội tiết, cảm giác), (3) tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất, (4) Cơ và sự vận

động, (5) Sự vận chuyển các khí hô hấp (tuần hoàn, hô hấp) và (6) Nước, muối và sự bài

tiết, cân bằng nội môi. Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở sinh

lý học người và động vật. Các quá trình sinh lý cơ bản được trình bày ở mức độ cơ thể, tế

bào và phân tử cùng với một số ứng dụng cụ thể.

The courseconsists ofsixparts: (1)What isphysiology?, (2) Integrating systems, control of

the body (nervous system, endocrine system, sensory), (3) Digestion, absorption and

energy metabolism, (4) Movement and muscle, 5)Oxygen, carbon dioxide, internal

transport (circulation and respiration) and 6)Water,saltexcretion, homeostasis. This

courseprovidesstudents withbasic knowledgeonthe human and animalphysiology. The

basicphysiological processis presented inthelevels from molecules to the body together

with somespecific applications.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về sinh lý học

- Khái niệm sinh lý học

- Sự tổ chức của cơ thể

- Phương pháp nghiên cứu

- Cân bằng nội môi: một nguyên tắc tổ chức trung tâm của sinh lý học

Chương 2. Sinh lý thần kinh

2.1. Quá trình phát triển và tiến hóa của hệ thân kinh

2.2. Tổng quan về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh

2.3. Tế bào thần kinh và tín hiệu điện

2.3.1. Neuron và Neuroglia

2.3.2. Sự thiết lập điện thế màng và điện thế hoạt động: bản chất xung thần kinh

2.4. Synap thần kinh

2.4.1. Synap điện

2.4.2. Synap hóa học

2.4.3. Cơ dẫn truyền xung thần kinh qua synap

2.5. Các trung khu thần kinh và tính chất của chúng

2.6. Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh

Page 85: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

134

2.6.1. Khái niệm phản xạ

2.6.2. Cung phản xạ

2.6.3. Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện

2.7. Hệ thần kinh trung ương

2.7.1. Tủy sống: chất xám và chất trắng

2.7.2. Não bộ: vỏ bán cầu đại não và các cấu trúc dưới vỏ não

2.8. Một số đặc điểm cơ bản trong sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

2.9. Hệ thần kinh thực vật tính và động vật tính

Chương 3. Sinh lý máu

3.1. Chức năng chung của máu

3.2. Tổng quan về các thành phần của máu, những khái niệm cơ bản

3.3. Vị trí tạo máu và sự tạo máu

3.4. Huyết tương

3.5. Hồng cầu

3.5.1. Hemoglobin và sự vận chuyển O2 và CO2

3.5.2. Chu kỳ sống của hồng cầu

3.5.3. Nhóm máu

3.6. Bạch cầu: phân loại bạch cầu và chức năng của chúng

3.7. Tiểu cầu và sự cầm máu

Chương 4. Sinh lý tuần hoàn

4.1. Tổng quan về hệ tuần hoàn

4.2. Giải phẫu tim và hệ mạch

4.2.1. Tim: sự hoạt động như một cái bơm

- Đặc tính hưng phấn cơ tim

- Chu kỳ tim

- Lưu lượng tim và cơ chế kiểm soát lưu lượng tim

- Hoạt động điện của tim, điện tim

4.2.2. Huyết áp

4.3. Điều hòa hoạt động tim - mạch

4.4. Tuần hoàn máu ở cá

Chương 5. Sinh lý hô hấp

5.1. Cấu trúc và chức năng của hệ hô hấp

5.2. Sự trao đổi khí

5.2.1. Tuần hoàn phổi

5.2.2. Sự khuếch tán các khí hô hấp

5.2.3. Trao đổi khí O2 và CO2

5.3. Sự vận chuyển các khí hô hấp trong máu

Page 86: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

135

5.4. Điều hòa hô hấp

Chương 6. Sinh lý tiêu hóa

4.1. Các chất dinh dưỡng

4.1.1. Protein

4.1.2. Lipid

4.1.3. Carbohydrat

4.1.4. Các vitamin and muối khoáng

4.2. Sự bài tiết dịch tiêu hóa

4.2.1. Sự bài tiết nước bọt

4.2.2. Sự bài tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày

4.2.3. Sự bài tiết dịch tiêu hóa ở tuyến tụy

4.2.4. Sự bài tiết dịch mật

4.2.5. Sự bài tiết dịch ruột

4.3. Quá trình tiêu hóa và hấp thu

4.3.1. Tiêu hóa và hấp thu carbohydrat

4.3.2. Tiêu hóa và hấp thu lipid

4.3.3. Tiêu hóa và hấp thu protein

4.3.4. Hấp thu muối và nước

Chương 7. Sinh lý bài tiết

7.1. Các chức năng của hệ bài tiết

7.2. Các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất

7.3. Cấu trúc của hệ bài tiết

7.3.1. Cấu trúc đại thể của thận

7.3.2. Cấu trúc vi thể của thận

7.4. Quá trình hình thành và bài xuất nước tiểu

7.4.1. Quá trình lọc cầu thận

7.4.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở các ống thận

7.4.3. Điều hòa tốc độ lọc cầu thận

7.5. Hệ bài tiết với cân bằng nước, muối khoáng và axit – bazơ

Chương 8. Sinh lý nội tiết

8.1. Tổng quan về các tín hiệu (chất truyền tin) trong cơ thể sống

8.2. Phân loại các tín hiệu: tín hiệu hóa học và tín hiệu điện

8.3. Tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết

8.4. Bản chất hóa học của hormon

8.5. Đặc tính của hormon

8.6. Cơ chế tác dụng của hormon

8.7. Những tác dụng sinh lý của hormon

Page 87: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

136

8.8. Sự tổng hợp, tích trữ và giải phòng hormon

8.9. Điều hòa hoạt động của hormon

8.10. Các loại tuyến nội tiết và chức năng của chúng

Chương 9. Sinh lý cơ

9.1. Cấu trúc cơ xương (cơ vân)

9.2. Cơ chế phân tử của sự co cơ

9.3. Điều hòa hoạt động co cơ

9.4. Cơ trơn và cơ tim

9.5. Sự rèn luyện thân thể

36. THỐNG KÊ SINH HỌC (Biostatistics)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2046

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết

Giải tích 2 (MAT1192), Xác suất thống kê (MAT1101).

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- GVC. Chu Văn Mẫn, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đaịhọc

Khoa học Tự nhiên.

- TS. Đỗ Minh Hà, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đaịhọc Khoa

học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Biết cách thu thập số liệu trong nghiên cứu các vấn đề sinh học, sắp xếp hệ thống hoá số

liệu đã thu được, tìm ra những tham số đặc trưng cho bộ số liệu này. (Mức 1)

- Nắm được các phương pháp phân tích các quy luật biến thiên của các bộ số liệu thu

được, xác định mối liên hệ giữa nhiều hệ thống số liệu. (Mức 2)

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp toán học trong việc giải bài toán sinh học,

xử lí thống kê và quản lí số liệu, khai thác một cơ sở dữ liệu nghiên cứu trong sinh học

bằng một số phần mềm Thống kê. (Mức 3)

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Hình thành kỹ năng tổ chức lưu trữ, quản lý, khai thác và phân tích dữ liệu tự động, thể

hiện thông tin phục vụ thực tế. (Mức 2)

- Sử dụng thành thạo các thủ tục phân tích thống kê, giải quyết bài toán mô tả biến động

quần thể bằng phần mềm Thống kê. (Mức 3)

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 88: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

137

- Rèn luyện sinh viên có tính thận trọng, tỉ mỉ và sáng tạo trong khi thao tác với dữ liệu.

(Mức 3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức được trang bị vào việc xử lý dữ liệu trong việc làm niên

luận, khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học sau này. (Mức 3).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 5

o Hình thức kiểm tra: thực hành trên máy

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 10

o Hình thức kiểm tra: thực hành trên máy

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

o Điểm trung bình chung của các bài thực hành

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Chu Văn Mẫn. 2011. Tin học trong công nghệ sinh học. NXB GIÁO DỤC Hà Nội

- Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ, 2001.Thống kê Sinh học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội, 162 tr.

- Samuels Witmer. 2003. Statistics for the Life sciences, 3-rd ed. Pearson Education.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về thống kê sinh học và Microsoft Excel. Tổng thể và mẫu, số trung bình,

phương sai và các đặc trưng thống kê khác của mẫu. Một số hàm cơ bản trong Excel để

tính các đặc trưng thống kê của mẫu. Ước lượng các tham số thống kê của tổng thể, dung

lượng mẫu. So sánh các tham số thống kê, phương pháp phi tham số, phân tích phương sai,

phân tích tương quan và hồi quy. Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa thực nghiệm trong sinh

học. Quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu sử dụng bảng tính Excel.

Introduction to Biostatistics and Microsoft Excel. Population and sample, the sample mean,

variance and other parameters of the sample. Some basic functions in Excel to calculate the

statistical parameters of the sample. Estimation of the population parameters, size of the

sample. Comparison of statistical parameters, nonparametric methods, analysis of variance,

correlation and regression analysis. Experimental design and optimization in biology.

Management and exploitation of biological database using Excel spreadsheets.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về phương pháp thống kê sinh học và Microsoft Excel

1. Các khái niệm cơ bản

Page 89: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

138

2. Các thao tác cơ bản trong bảng tính

3. Ví dụ giải một vài bài toán sinh học bằng phần mềm Microsoft Excel

Chương 2. Các khái niệm cơ bản về thống kê sinh học

1. Nhắc lại một vài khái niệm và kí hiệu

2. Tổng thể và mẫu

3. Đặc trưng thống kê của mẫu

3.1. Đại lượng trung bình

3.2. Các chỉ số phân tán

4. Tính các đặc trưng thống kê mẫu bằng hàm trong Microsoft Excel

Chương 3. Ước lượng các tham số của tổng thể

1. Đặt vấn đề và một vài khái niệm

2. Ước lượng số trung bình, phương sai và xác suất của tổng thể

2.1. Ước lượng số trung bình, phương pháp tính trong Microsoft Excel

2.2. Ước lượng phương sai, phương pháp tính trong Microsoft Excel

2.3. Ước lượng xác suất (tỷ lệ) của một tổng thể, phương pháp tính trong

Microsoft Excel

3. Xác định dung lượng mẫu cần thiết, phương pháp tính trong Microsoft Excel

Chương 4. Kiểm định giả thiết thống kê về các tham số của đặc trưng sinh học

1. Đặt bài toán và một vài khái niệm

2. Phương pháp so sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu

2.1. Ý nghĩa

2.2. So sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu độc lập

2.2.1. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = 2

2.2.2. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = ....= k với k3

2.3. So sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu liên hệ

2.3.1. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = 2

2.3.2. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = ....= k với k3

2.4. Kiểm định tính độc lập và so sánh các tỷ lệ

2.4.1. So sánh tỷ lệ

2.4.2. Kiểm định tính độc lập của các yếu tố thí nghiệm

3. Phương pháp phân tích phương sai (analysis of variance - ANOVA)

3.1. Đặt bài toán

3.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với các thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn

toàn (fully randomized designs)

3.3. Phân tích phương sai hai nhân tố

Chương 5. Mô hình hóa quy luật phân bố của một đặc trưng sinh học

1. Tiêu chuẩn 2

Page 90: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

139

2. Kiểm định một mẫu theo một hàm phân phối

2.1. Hàm phân phối chuẩn

2.2. Luật xác suất nhị thức

2.3. Luật xác suất Poisson

2.4. Phân bố giảm (phân bố mũ hàm Meyer)

2.5. Phân bố Weibull

2.6. Phân bố khoảng cách

Chương 6. Phân tích tương quan và hồi quy

1. Khái niệm về phân tích thống kê nhiều biến số

2. Xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng - hệ số tương quan R

3. Phân tích tương quan hồi quy

3.1. Hồi quy tuyến tính một lớp

3.2. Liên hệ tuyến tính nhiều lớp

4. Phân tích tương quan phi tuyến tính

4.1. Giới thiệu một số hàm phi tuyến tính

4.2. Phân tích mối liên hệ giữa các đại lượng tương quan phi tuyến

5. Thiết lập tương quan hồi quy bằng biểu đồ

5.1. Giới thiệu chế độ biểu đồ của phần mềm Microsoft Excel

5.2. Thiết lập biểu đồ tương quan

Chương 7. Thiết kế thí nghiệm

1. Khái niệm cơ bản

1.1. Khái niệm về thiết kế thí nghiệm

1.2. Mô hình thiết kế thí nghiệm

1.3. Các bước thực hiện thiết kế thí nghiệm

2. Thiết kế thí nghiệm

2.1. Mục tiêu

2.2. Lựa chọn các biến

2.3. Lựa chọn thiết kế thí nghiệm

2.4. Thiết kế thí nghiệm bậc 1

3. Tối ưu hoá thực nghiệm

3.1. Phương pháp thực nghiệm theo đường dốc nhất

3.2. Phương pháp khảo sát mặt mục tiêu

3.3. Phương pháp đơn hình

3.4. Bài toán ví dụ

Chương 8. Phân tích cơ sở dữ liệu

1. Những khái niệm cơ bản

2. Thao tác với cơ sở dữ liệu

Page 91: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

140

2.1. Tạo lập một cơ sở dữ liệu

2.2. Chỉnh và sửa cơ sở dữ liệu

3. Sắp xếp cơ sở dữ liệu

4. Chọn lọc dữ liệu (Data Filter)

4.1. Lọc dữ liệu bằng lệnh Auto Filter

4.2. Lọc dữ liệu bằng Advanced Filter

5. Phân tích dữ liệu bằng kỹ thuật Pivot Table

5.1. Tạo Pivot Table

5.2. Hiệu chỉnh và khai thác Pivot Table

6. Tính tần số các giá trị trong một cơ sở dữ liệu

6.1. Phương pháp dùng hàm Countif trong fx của thanh công cụ

6.2. Phương pháp dùng Tools/ Data analysis/ Histogram để khảo sát hàm phân

phối tần số

37. NIÊN LUẬN

1. Mã môn học: BIO2505

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: các môn học cơ sở ngành

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên: do các bộ môn phân công

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

- Vận dụng sáng tạo những khái niệm và những nguyên lý cơ bản trong sinh học và công

nghệ sinh học để giải quyết các bài toán cụ thể trong thực tiễn

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

- Phát triển kỹ năng lập luận, tư duy logic, tính hệ thống giải quyết vấn đề;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn kỹ năng biện luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì và kỹ năng quản lý thời gian trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

- Rèn luyện kỹ năng thao tác trong phòng thí nghiệm; nắm chắc cách thu thập và sử lý số

liệu .

- Thiết kế được các mô hình thực nghiệm phục vụ nghiên cứu sinh học.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 92: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

141

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể có những hướng nghiên cứu

mới giải quyết các vấn đề mới trong xã hội liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bản

thân

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được hướng nghiên

cứu giải quyết tình hình thực tiễn đặt ra.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 9

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thuyết trình

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thiết kế thí nghiệm

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

o Điểm trung bình chung của các bài thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, bài

tập, tiểu luận

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc: do các bộ môn yêu cầu

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này nhằm cung cấp cơ sở thực tế củng cố lý tuyết đã học, đồng thời cũng để rèn

luyện kỹ năng thao tác trong phòng thí nghiệm, cách thu thập và sử lý số liệu cho sinh viên.

Ngoài ra một số bài thực tập thiên nhiên còn giúp cho sinh viên tập quan sát, nhận xét, thu

mẫu và biết cách phân tích các dữ liệu thu được.

This course is designed to support students to pratice skills in the laboratory, method

collect and analyse data in biological research. Field studies also help students to practice

skills: observe, comment, collect sample and analyse biological data....

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành

1.1. Các phương pháp

1.2. Vấn đề đạo đức và an toàn trong nghiên cứu

Chương 2. Thực nghiệm

2.1. Thiết kế thí nghiệm

2.2. Phân tích, xử lý số liệu

2.3. Đánh giá kết quả

Page 93: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

142

38. MIỄN DỊCH HỌC (Immunology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2506

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2500), Vi sinh vật học (BIO2503)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

Nguyễn Quang Huy, Giảng viên, TS, Khoa sinh học, Trường ĐH KHTN

Trịnh Tất Cường, Giảng viên, TS, Phòng thí nghiệm trọng điểm CN enzym và Protein

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về miễn dịch học như các hệ thống bảo vệ cơ thể,

kháng nguyên, kháng thể. Sự tiến hoá về hệ miễn dịch tế bào và phân tử của các loài

động vật

- Nắm vững kiến thức về cơ sở phân tử và tế bào của sự tương tác miễn dịch giữa kháng

thể và các thụ thể đối với kháng nguyên và các tác nhân gây bệnh.

- Nắm vững và phân tích cơ sở phân tử của các bệnh miễn dịch (các dạng bệnh tự miễn,

các dạng bệnh quá mẫn và các bệnh đột biến ung thư hệ miễn dịch), Liệu pháp phòng và

chữa bệnh miễn dịch, các phương pháp nghiên cứu về miễn dịch phân tử và tế bào

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài

tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài

tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm

việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong

các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng

văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

Page 94: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

143

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học Miễn dịch học, đặc biệt là

những kiến thức và phân tích về các hàng rào miễn dịch trong cơ thể, cơ chế tương tác

giữa kháng nguyên và kháng thể, các bệnh miễn dịch

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra giữa kỳ:

- Thời gian: sau tuần thứ 7

- Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

- Hệ số điểm: 20%

Kiểm tra cuối kỳ:

- Thời gian: sau tuần thứ 14

- Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

- Hệ số điểm: 60%

Điểm thường xuyên:

- Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar trên

lớp.

- Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Đỗ Ngọc Liên, 2008. Miễn dịch học cơ sở NXB ĐHQG Hà Nội.

- Kindt, Goldsby, Osborne, 2007. Kuby Immunology 6th, W. H. Freeman and Company

- Charles A. Janeway, Paul Travers, Mark Walport, Mark Shlomchik, 2005.

Immunobiology, Garland Science Publishing

9. Tóm tắt nội dung môn học (tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học miễn dịch học cung cấp các kiến thức tổng hợp về cơ sở tế bào học của hệ thống

thể dịch của miễn dịch tự nhiên và tiếp thu của người và động vật bậc cao. Các cơ chế tế

bào và phần tử của sự tương tác miễn dịch, các biện pháp dự phòng và chữa bệnh miễn

dịch. Nội dung môn học chủ yếu tập trung vào cấu trúc của kháng nguyên, kháng thể cũng

như sự đáp ứng miễn dịch, dung nạp miễn dịch và cơ chế một số bệnh tự miễn. Môn học

này cũng giới thiệu về một số bệnh miễn dịch cũng như các phương pháp nghiên cứu trong

miễn dịch. Từ những kiến thu được, môn học giúp sinh viên có được các hiểu biết về hệ

miễn dịch trong cơ thể của chính mình. Cách phòng và chữa bệnh bằng liệu pháp miễn dịch

và miễn dịch cấy ghép.

This course providing general knowledge on the basis of the cytology of the system can

translate natural immunity and absorb the higher animals and humans. The mechanism and

cellular elements of immune interactions, the measures of prevention and treatment of

immune diseases. Course content focuses on the structure of antigens, antibodies and the

immune response, immune tolerance and mechanism of some autoimmune diseases. This

course provides an introduction to a number of immune diseases as well as research

methods in immunity. From these strong earnings, subjects help students acquire the

Page 95: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

144

knowledge of the immune system in his own body. The prevention and treatment with

immunotherapy and transplantation immunity.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Hệ miễn dịch tự nhiên và hệ miễn dịch tiếp thu

1.1. Sự phát triển của các tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tự nhiên.

1.2. Sự phát triển tế bào và thể dịch của hệ miễn dịch tiếp thu.

1.3. Các cơ quan miễn trung ương và ngoại vi của hệ miễn dịch: cấu trúc và

chức năng.

1.4. Cơ chế đáp ứng miễn dịch tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh.

Chương 2. Kháng nguyên và các tác nhân gây bệnh

2.1. Bản chất hoá học của kháng nguyên.

2.2. Các dạng kháng nguyên gây bệnh: kháng nguyên vi khuẩn, kháng nguyên

virut và các dạng khác.

2.3. Epitop, hapten, protein mang và immunogen.

2.4. Vaccin, tiêm chủng và gây miễn dịch chủ động.

2.5. Kháng nguyên tái tổ hợp và dự phòng miễn dịch.

Chương 3. Kháng thể: cấu trúc, chức năng và di truyền học

3.1. Đặc điểm chung về cấu tạo và chức năng của kháng thể.

3.2. Di truyền học và tính đa dạng kháng thể.

3.3. Kháng thể đơn dòng, kháng thể đa dòng và kháng thể tái tổ hợp.

3.4. Sản xuất kháng thể trong cơ thể sống và trong công nghệ sinh học.

Chương 4. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể và các phương pháp nghiên cứu miễn

dịch

4.1. Đặc tính các phản ứng kháng nguyên – kháng thể.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu miễn dịch.

Chương 5. Các thụ thể và các cụm biệt hóa kháng nguyên

5.1. Cấu trúc và chức năng thụ thể BCR.

5.2. Cấu trúc và chức năng thụ thể TCR.

5.3. Cấu trúc và chức năng một số cụm biệt hoá CD.

Chương 6. Phức hệ phù hợp tổ chức chủ yếu (MHC)

6.1. Cấu trúc và chức năng của MHC

6.2. Di truyền học và đa dạng của MHC.

6.3. Biểu hiện bệnh lý của MHC.

Chương 7. Hệ thống bổ thể

7.1. Các thành phần bổ thể và sự biến đổi giữa chúng.

7.2. Các con đường hoạt hoá bổ thể.

7.3. Hiệu quả hoạt hoá bổ thể trong đáp ứng miễn dịch.

Page 96: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

145

Chương 8. Hợp tác trong đáp ứng miễn dịch tế bào và thể dịch

8.1. Hợp tác tế bào và trình diện kháng nguyên giữa tế bào APC và tế bào T.

8.2. Hợp tác tế bào B và T trong đáp ứng miễn dịch.

8.3. Hợp tác tế bào tế bào T và sự lựa chọn dòng.

Chương 9. Dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn

9.1. Các cơ chế dung nạp miễn dịch.

9.2. Sự phá vỡ dung nạp và bệnh tự miễn.

9.3. Sự điều hoà miễn dịch, vai trò của cytokin trong dung nạp miễn dịch.

9.4. Vai trò của HLA trong bệnh tự miễn dịch.

9.5. Một số cơ chế sự tổn thương miễn dịch trong bệnh tự miễn.

Chương 10. Các phản ứng quá mẫn và bệnh tự miễn

10.1. Quá mẫn typ 1 cơ chế bệnh.

10.2. Quá mẫn typ 2,3 cơ chế bệnh.

10.3. Quá mẫn typ 4 cơ chế bệnh.

10.4. Một số bệnh dị ứng, biện pháp và dự phòng.

Chương 12. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh và tiếp thu

12.1. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh.

12.2. Các bệnh thiếu hụt miễn dịch tiếp thu.

12.3. Các phương pháp tế bào học và sinh học phân tử trong chữa bệnh thiếu hụt miễn

dịch

Chương 13. Miễn dịch trong cấy ghép

13.1. Phân loại các dạng cấy ghép và đặc tính miễn dịch.

13.2. Cơ chế thải bỏ mảnh ghép.

13.3. Liệu pháp kìm hãm miễn dịch trong cấy ghép.

13.4. Các biến chứng trong cấy ghép dị gen.

Chương 14. Dự phòng và biện pháp miễn dịch

14.1. Dự phòng miễn dịch và tiêm chủng

14.2. Các biện pháp miễn dịch chữa bệnh.

Chương 15. Sự tiến hóa miễn dịch của các loài động vật

15.1. Hệ thống miễn dịch tế bào và thế dịch của động vật không xương sống

15.2. Hệ thống miễn dịch tế bào và thể dịch của động vật có xương sống

15.3. Hệ thống miễn dịch tế bào và thể dịch của động vật có vú

39. NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Introduction to Biotechnology)

1. Mã môn học: BIO2409

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2502)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Page 97: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

146

5. Giảng viên:

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0983010703, E-mail: [email protected]

- PGS.TS. GVC. Võ Thị Thương Lan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0988551068, E-mail: [email protected]

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0947440249, E-mail: [email protected]

- ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904342423,

E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

- Hiểu được lịch sử phát triển của công nghệ sinh học. Phân biệt được công nghệ sinh học

kinh điển và công nghệ sinh học hiện đại

- Phân biệt các lĩnh vực cơ bản của công nghệ sinh học phục vụ trong nông nghiệp, y

dược, công nghiệp, xử lý môi trường.

- Hiểu được các nguyên tắc cơ bản để tạo sinh vật chuyển gen, tế bào chuyển gen trong

từng lĩnh vực của công nghệ sinh học.

- Hiểu được các kỹ thuật di truyền phân tử, sinh học phân tử (chọn lọc, phân lập, tách

chiết, tinh sạch) để tạo nên các sản phẩm của công nghệ đỏ.

- Hiểu được các kỹ thuật di truyền phân tử, sinh học phân tử (lai, chỉ thị phân tử, vector

chuyển gen ở thực vật) tạo tế bào chuyển gen, cây chuyển gen của công nghệ xanh.

- Hiểu được các kỹ thuật vi sinh phân tử, sinh học phân tử (đột biến, chọn lọc, các điều

kiện môi trường) tạo các vi sinh vật chuyển gen của công nghệ xám và trắng.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thực hiện được thí nghiệm với vector nhân dòng, vector biểu hiện, vector chuyển gen.

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản biến nạp, chuyển nhiễm

- Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh, chọn lọc, phân tích các dòng tái

tổ hợp, các tế bào chuyển gen.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức di truyền phân tử, sinh học phân tử để hiểu các qui trình cơ bản của

bốn lĩnh vực cơ bản của công nghệ sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 98: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

147

Kiểm tra hàng tuần, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Thieman et al.,(2008). Introduction to Biotechnology (2nd Edition).

- Renneberg and Demain (2007). Biotechnology for Beginners.

- Phạm Thành Hổ (2006),Nhập môn Công nghệ Sinh học. NXB KH&KT.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Glick B, R. and Pasternak J, J. (2003). Molecular Biotechnology – Principles and

Applications of Recombinant DNA. 3ndPress. Washington.

- Nguyễn Như Hiền (2008). Công nghệ tế bào. NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu lịch sử và xu hướng phát triển, những khái niệm cơ bản và các lĩnh vực của

Công nghệ Sinh học bao gồm công nghệ đỏ, công nghệ xanh, công nghệ xám và công nghệ

trắng liên quan chặt chẽ đến sinh học phân tử của các chuyên ngành vi sinh vật, hóa sinh, tế

bào và kỹ nghệ gen. Cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật về ứng dụng của

Công nghệ Sinh học phục vụ đời sống con người. Đây là những kiến thức cơ bản của

những môn như vi sinh vật, hóa sinh, sinh học phân tử, sinh học tế bào và mô phôi được

đưa vào ứng dụng thực tế.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Chương 1: Những khái niệm về công nghệ Sinh học

1.1. Định nghĩa Công nghệ Sinh học

1.2. Lịch sử phát triển của Công nghệ Sinh học.

1.3. Các lĩnh vực Công nghệ Sinh học.

1.4. Công nghệ sinh học đỏ ứng dụng trong Y Dược

1.5. Công nghệ sinh học xanh ứng dụng trong Nông nghiệp

1.6. Phương hướng và triển vọng của Công nghệ Sinh học trong tương lai

Chương 2: Công nghệ gen

5.1. Một số kỹ thuật thông dụng để thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp. Một số enzym đặc biệt

dùng trong ADN tái tổ hợp (zinc finger nuclease, homing endonuclease, site-specific

recombinases)

5.2. Thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp có khả năng biểu hiện trong các tế bào chủ nhân sơ, nhân

chuẩn. Các hệ vector chuyển gen, vector biểu hiện.

5.3. Biến nạp, chuyển nạp vector biểu hiện vào các tế bào, vật chủ thích hợp.

5.4. Biểu hiện protein tái tổ hợp trong thực khuẩn thể (Phage display)

5.5. Biểu hiện protein tái tổ hợp trong nấm men. Hệ thống lai kép (two hybrid system)

Page 99: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

148

Chương 3: Công nghệ sinh học trong Y Dược

3.1. Một số kỹ thuật phục vụ xét nghiệm chẩn đoán, tiên lượng bệnh (bệnh truyền nhiễm, bệnh

di truyền do đột biến gen, bệnh ung thư, điều trị đích): nested PCR, multiplex PCR, gap PCR,

RT-PCR, ACSM-PCR, dot bot, reverse dot blot,...

3.2. Sàng lọc và phát triển thuốc. Nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm lâm sàng

3.3. Biểu hiện thụ thể tái tổ hợp

3.4. Sản xuất protein có hoạt tính sinh học bằng con đường ADN tái tổ hợp.

3.5. Hệ vector virus sử dụng chuyển gen trong liệu phép gen

Chương 4: Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp

4.1. Lai tạo truyền thống kết hợp với các chỉ thị phân tử ADN

4.2. Sử dụng các chỉ thị phân tử trong chọn giống, phân lập gen qui định tính trạng mong muốn

4.3. Vector chuyển gen T-DNA. Thiết kế vector mang gen chuyển, gen chỉ thị

4.4. Các phương pháp chuyển gen thực vật. Cây chuyển gen.

Chương 5: Công nghệ sinh học trong công nghiệp và môi trường

5.1. Công nghệ sinh học trong công nghiệp:

5.1.1. Các enzyme và sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm.

5.1.2. Nguồn nguyên liệu và năng lượng sinh học.

5.1.3. Vật liệu sinh học cho các ngành khoa học khác.

5.2. Công nghệ sinh học trong môi trường: bảo vệ và cải tạo môi trường sống và tài nguyên

thiên nhiên.

5.2.1. Cải tạo đất, nước.

5.2.2. Xử lý rác thải.

5.2.3. Chỉ thị sinh học xác định mức độ ô nhiễm.

40. LÝ SINH HỌC (Biophysics)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2507

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Cơ-Nhiệt (PHY1100), Điện-Quang (PHY1103), Sinh học tế bào (BIO2051).

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳ, Bộ môn Tế bào – Mô Phôi – Lý Sinh học, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN

- ThS. Bùi Thị Vân Khánh, Bộ môn Tế bào – Mô Phôi – Lý Sinh học, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN

- TS. Đỗ Minh Hà, Bộ môn Nhân học – Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Page 100: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

149

6.1. Về kiến thức

- Nắm được các định nghĩa, nhớ được các cấu trúc quan trọng trong hệ sống.

- Hiểu được các cơ chế lý hóa cơ bản nhất của các quá trình sống từ mức độ phân tử, tế

bào, cơ quan đến cơ thể.

- Nắm được cơ sở nguyên lí một số phương pháp vật lí, hoá từ đó đánh giá và áp dụng

học trong nghiên cứu Sinh học và Y học.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có khả năng nhận biết, hiểu và áp dụng được những tiến bộ của công nghệ thông tin

trong nghiên cứu sinh học.

- Có khả năng áp dụng đúng những quy tắc hóa lý cơ bản trong nghiên cứu sinh học thực

nghiệm.

- Rèn luyện các kỹ năng tư duy logic.

- Rèn luyện tính trung thực, chính xác trong khoa học.

- Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức lý thuyết được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, giải thích

những cơ chế lý hóa cụ thể xuấ hiện trong thực tiễn nghiên cứu thực nghiệm sinh học.

- Nắm được cơ sở nguyên lí một số phương pháp vật lí, hoá từ đó có thể áp dụng học

trong nghiên cứu Sinh học và Y học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch thực

nghiệm, thực hiện seminar trên lớp với các chủ đề cho trước, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc

môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý sinh học. NXBĐHQG Hà nội, 2001

- Nguyễn Thị Quỳ. Lý sinh học (phần thực hành). NXBKH&KT, 2002

- Philip C. Nelson. Biological Physics, 2nd ed. W.H. Freeman and Company, 2008.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Tổng quan về quá trình nhiệt động học trong các hệ Sinh vật - một hệ mở và dị thể, các

quá trình diễn ra trong đó tuân theo các nguyên lí của Nhiệt động học. Động học các quá

trình sinh học. Lý thuyết màng tế bào, các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào.

Cơ sở hoá lí của các hiện tượng điện thế màng tế bào, điện thế sinh vật và cơ chế truyền

xung hưng phấn trong đối tượng sinh vật. Ảnh hưởng/tác dụng của một số yếu tố vật lý

đến hệ thống sống. Cơ chế truyền năng lượng, cơ chế tác dụng của tia và cơ chế tổn thương

Page 101: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

150

của hệ dưới ảnh hưởng của các tác nhân đó. Ứng dụng phương pháp của khoa học vật lý

vào nghiên cứu sinh học. Giới thiệu chung về thiết bị nano và một vài cơ chế điều hoà chức

năng sinh học của chúng.

Introduce to thermodynamic processes in biological systems – an open and heterogenous

systems. The kinetics of biological processes. Membrane theory, transport systems on the

cellular membrane. Principle of membrane potential, potential of cells, organisms and

voltage impulse mechanism in living systems. Effect of some physical factors to living

systems. The mechanism of energy tranfer. Biosafety in radiobiological reseach.

Application of chemico-physical method in biological research. Introduction of

nanotechnology and several applications in biology.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Nhiệt động học hệ sinh vật

1.1 Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu nhiệt động học

1.1.1 Đối tượng

1.1.2 Phương pháp:

- Phương pháp vật lý thống kê

- Phương pháp Nhiệt động

1.2 Một số khái niệm và đại lượng cơ bản của nhiệt động học

1.2.1 Hệ, phân loại hệ thống.

1.2.2 Trạng thái của hệ, phương trình trạng thái, trạng thái cân bằng nhiệt động

1.2.3 Các thông số nhiệt động: Thông số trạng thái và thông số quá trình

1.2.4 Năng lượng của hệ: Động năng, thế năng, nội năng của hệ

1.3 Nguyên lí I nhiệt động học đối với hệ sinh vật

1.3.1 Nội dung Nguyên lí I Nhiệt động học

1.3.2 Hệ quả Nguyên lí I nhiệt động học (Định luật Hexơ)

1.3.3 Các dạng công và nhiệt trong cơ thể

1.3.4 Áp dụng nguyên lí I nhiệt động học vào hệ thống sống

1.4 Một số dạng chuyển hoá năng lượng thành công trong cơ thể người: Công co cơ, công hô

hấp và chuyển hoá năng lượng ở hệ tim mạch.

1.5 Nguyên lí II Nhiệt động học đối với hệ sinh vật

1.5.1 Những hạn chế của nguyên lí I Nhiệt động học. Khái niệm về gradient

1.5.2 Nội dung nguyên lí II nhiệt động học

1.5.3 Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

1.5.4 Động cơ nhiệt - chu trình Carnnot

1.5.5 Entropy

1.5.6 Biến thiên entropy trong quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

1.6 Biểu thức tổng quát Nguyên lí I và II nhiệt động học đối với một hệ kín

Page 102: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

151

1.7 Entanpy và Năng lượng tự do của hệ

1.8 Áp dụng nguyên lí II nhiệt động học vào hệ thống sống

1.8.1 Phân biệt trạng thái cân bằng nhiệt động và trạng thái cân bằng dừng

1.8.2 Cân bằng dừng bền và cân bằng dừng không bền

1.8.3 Biến đổi entropy và vai trò của entropy trong hệ thống sống.

Chương 2: Động học các quá trình sinh học

2.1 Khái niệm về động học các quá trình. Một số quá trình sinh học

2.2 Tốc độ và bậc của phản ứng: Định nghĩa, ví dụ

2.3 Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ

2.3.1 Động học các phản ứng đơn giản (phản ứng bậc 1, 2 và 3)

2.3.2 Động học các phản ứng phức tạp (phản ứng thuận nghịch, nối tiếp, song song và phản ứng

vòng)

2.4 Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ

2.4.1 Quy luật phân bố phân tử theo tốc độ (phân bố Maxoen-Bonzơman)

2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng:

- Phương trình Arenius

- Hệ số Van-hốp/Đại lượng Q10

- Năng lượng hoạt hoá

2.5 Phương pháp phức hoạt hoá

2.6 Enzym và động học enzym

2.6.1 Enzym và hoạt độ enzym

2.6.2 Cơ chế xúc tác của Michaelis-Menten

2.6.3 Một số phương pháp nghiên cứu động học enzym

2.7 Phản ứng tự xúc tác và phản ứng dây chuyền

Chương 3: Tính thấm của tế bào và mô.

3.1 Định nghĩa tính thấm

3.2 Một số phương pháp nghiên cứu tính thấm

3.3 Một số đặc điểm lí hoá đặc trưng của màng tế bào và hệ đa màng, mô hình cấu trúc khảm

lỏng của màng tế bào theo Singer và Nicolson.

3.4 Các con đường vận chuyển vật chất qua màng: qua siêu lỗ, qua lớp lypit kép, qua chất mang

3.5 Quy luật vận chuyển vật chất qua màng:

3.5.1 Quy luật vận chuyển thụ động: quy luật khuếch tán, hệ số khuếch tán, hệ số thấm, hệ số

phân bố và ý nghĩa của nó.

3.5.2 Quy luật vận chuyển tích cực:

Cơ sở hoá lí của hiện tượng phân bố không đồng đều các chất trong tế bào và mô.

Phân biệt các "Bơm sinh học": vị trí phân bố, cơ chất do chúng vận chuyển.

3.5.3 Ẩm bào: cơ chế của hiện tượng phagocytose và pinocytose

3.6 Vận chuyển nước: vai trò của áp suất thẩm thấu trong vận chuyển nước

Page 103: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

152

3.7 Vận chuyển vật chất qua hệ đa màng

3.8 Tính thấm của tế bào và mô đối với axit và kiềm.

Chương 4: Một số tính chất hoá lí của hệ keo sinh vật

4.1 Một số đại lượng vật lý của hệ keo sinh vật:

4.1.1 Chất lỏng Niutơn và phi Niutơn

4.1.2 Hiện tượng khuếch tán trong các hệ keo

4.1.3 Độ nhớt cấu trúc của các hệ keo

4.1.4 Áp suất thẩm thấu của các hệ keo

4.1.5 Sự phân tán và hấp thụ ánh sáng của hệ keo

4.2 Các hiện tượng điện động học

4.2.1 Phân loại các hiện tượng điện động học

4.2.2 Bản chất thế điện động

Nguồn gốc điện tích trên bề mặt tướng phân tán

Cấu trúc lớp điện kép

4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thế điện động

4.2.4 Các phương pháp xác định thế điện động

4.3 Ứng dụng các hiện tượng điện động học trong nghiên cứu sinh học và y học

Chương 5: Độ dẫn điện của tế bào và mô

5.1 Điện trở, điện trở suất, điện dẫn suất của các đối tượng sinh vật

5.2 Đặc điểm dòng điện một chiều và xoay chiều khi đi qua mô sống

5.3 Tổng trở của tế bào và mô

5.4 Cơ chế phân cực trong hệ thống sinh vật

5.5 Ứng dụng các phương pháp đo độ dẫn điện trong sinh học và y học.

Chương 6: Điện thế sinh vật

6.1 Nguồn gôc, bản chất một số loại điện thế trong hệ hoá lí

6.2 Nguồn gốc, bản chất điện thế tĩnh và điện thế hoạt động ở hệ thống sống.

6.3 Cơ chế dẫn truyền xung hưng phấn

6.3.1 Dẫn truyền xung hưng phấn trên dây thần kinh

6.3.2 Dẫn truyền xung hưng phấn từ thần kinh đến cơ

Chương 7 : Quang sinh học

7.1 Ánh sáng và vai trò của năng lượng mặt trời đối với sinh giới

7.2 Các quá trình quang sinh

7.3 Các giai đoạn cơ bản của quá trình quang sinh

7.3.1 Hấp thụ ánh sáng, quy luật hấp thụ

7.3.2 Khử trạng thái kích thích: Toả nhiệt, phát quang, di chuyển năng lượng

7.3.3 Đặc điểm của các hiện tượng phát quang

- Huỳnh quang và lân quang và ứng dụng

- Suất lượng tử phát quang, phổ kích thích phát quang

Page 104: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

153

7.3.4 Các quá trình quang sinh: Tốc độ, suất lượng tử của phản ứng quang hoá; Phổ hoạt động

của phản ứng quang hoá.

7.4 Quang hợp

7.4.1 Đặc điểm chung của quá trình quag hợp

7.4.2 Các yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình quang hợp: quang hệ I và II

7.4.3 Cơ chế của quá trình quang hợp ở cây xanh

7.5 Tác dụng của tia tử ngoại tới axit nucleic và protein

Chương 8: Phóng xạ sinh học

8.1 Các hiện tượng phóng xạ: phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo

8.2 Các nguồn tia phóng xạ

8.2.1 Nguồn tia Rơntgen và tính chất của tia Rơntgen

8.2.2 Nguồn tia Gamma (γ)và tính chất của tia γ.

8.2.3 Nguồn tia Bêta (β) và tính chất của tia β

8.2.4 Nguồn tia Anpha (α) và tính chất của tia α

8.2.5 Nguồn tia Nơtron (n) và tính chất của tia n

8.2.6 Nguồn tia Proton (P) và tính chất của tia P

8.3 Quy luật phân rã phóng xạ

8.3.1 Chu kì bán rã

8.3.2 Hoạt độ phóng xạ

8.3.3 Mật độ bức xạ

8.3.4 Cường độ bức xạ

8.4 Tác dụng của tia phóng xạ đến vật chất sống

8.4.1 Cơ chế truyền năng lượng của tia phóng xạ tới vật chất

8.4.2 Cơ chế tương tác của tia phóng xạ với hệ thống sống

- Những tính chất cơ bản của tia phóng xạ khi tác dụng với hệ thống sống.

- Cơ chế tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp: Các hiệu ứng giải thích

8.4.3 Cơ chế tổn thương phóng xạ ở hệ thống sống: Các thuyết giải thích

8.5 Các đơn vị đo liều lượng bức xạ

8.6 Cơ sở của các phương pháp xác định liều bức xạ

8.7 Ứng dụng đồng vị phóng xạ trong Sinh Y học

8.8.An toàn phóng xạ.

Chương 9. Công nghệ Nano trong sinh học

9.1 Giới thiệu chung về công nghệ Nano.

9.2 Các hướng nghiên cứu về công nghệ Nano

9.3 Các ứng dụng của công nghệ Nano trong Sinh học.

41. SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (Plant Physiology)

1. Mã môn học: BIO2508

2. Số tín chỉ: 3

Page 105: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

154

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học tế bào (BIO2501), Cá thể và quần thể (BIO3501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảngviên:

- TS. Lê Hồng Điệp, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Lê Quỳnh Mai, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Hiểu các khái niệm và các nguyên lý cơ bản trong sinh lý thực vật

- Nắm vững các kiến thức về những quá trình sống diễn ra trong cơ thể thực vật như trao

đổi nước và muối khoáng, quang hợp, hô hấp…Trên cơ sở đó sinh viên có thể làm sáng

tỏ nhiều hiện tượng xảy ra trong cây.

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu dùng trong sinh lý thực vật và các hướng ứng

dụng vào thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sinh lý thực vật

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động thực

tiễn liên quan đến sinh lý thực vật

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các kết quả thí nghiệm hay lựa chọn các

giải pháp cho các ứng dụng thực tế trong nông nghiệp và sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

Page 106: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

155

- Taiz L. and Zeiger E. (2010). Plant Physiology. Sinauer Associates Inc. Publisher,

Massachusetts, America.

- Reece J.B., Urry L.A., Cain M.L., Wasserman S.A., Minorsky P.V. and Jackson R.B.

(2011). Campbell biology, ninth edition. Pearson Education Inc., San Francisco

America.

- Hopkins W.G. and Huener N.P.A. (2009). Introduction to plant physiology, fourth

edition. John Wiley & Sons Inc., New Jersey, America

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Foyer H.C. and Zhang H. (2011). Nitrogen metabolism in plants in post-genomic era.

Blackwell Publishing Ltd., Oxford, England.

- Mauseth J.D. (2009). Botany - An introduction to plant biology, fourth edition. Jones

and Barlett Publishers, London, England.

- Srivastara L.M. (2002). Plant growth and development. Elsevier Science, Florida,

America.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học “Sinh lý thực vật” cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về những quá

trình sinh lý diễn ra trong cây. Môn học tập trung vào các cơ chế quan trọng của quá trình

quang hợp, mối liên quan của nước đối với các mô và toàn bộ cây, dinh dưỡng khoáng và

trao đổi nitơ, vai trò của hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phản ứng

của thực vật đối với các điều kiện bất lợi của môi trường sống. Bên cạnh đó môn học còn

giới thiệu cho sinh viên tầm quan trọng của sinh lý thực vật đối với sinh học thực vật và

nông nghiệp

Plant physiology subject will provide an introduction to basic principles of plants including

physiological processes occurring in plants. The course will emphasize the importance of

water relations in tissues and whole plants, photosynthesis, plant respiration, mineral

nutrition, nitrogen assimilation, plant hormones and their roles in growth and development,

plant responses to environmental conditions. The students are expected to use their

understanding of plant physiology to explain many plant performances applied in the

agronomy and horticulture.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Sinh lý tế bào thực vật

1.1. Cấu trúc của tế bào thực vật

1.1.1. Thành tế bào

1.1.2. Không bào

1.2. Hấp thụ nước và các chất tan của tế bào

Chương 2: Trao đổi nước ở thực vật

2.1. Thế nước

2.2. Sự hút nước của rễ

2.3. Vận chuyển nước trong thân

Page 107: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

156

2.4. Sự thoát hơi nước qua lá

2.5. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước qua khí khổng

2.6. Sự cân bằng nước trong cây

Chương 3: Dinh dưỡng khoáng và nitơ của thực vật

3.1. Dinh dưỡng khoáng

3.1.1. Phân loại các nguyên tố khoáng

3.1.2. Vai trò sinh lý của nguyên tố khoáng

3.1.3. Các dấu hiệu thiếu hụt nguyên tố khoáng

3.1.4. Kỹ thuật dùng trong nghiên cứu dinh dưỡng khoáng

3.2. Dinh dưỡng nitơ

3.2.1. Đồng hóa nitrate

3.2.2. Đồng hóa amon

3.3. Cố định nitơ

Chương 4: Quang hợp

4.1. Pha sáng của quang hợp

4.1.1. Các sắc tố quang hợp

4.1.2. Sự hấp thụ ánh sáng

4.1.3. Cơ chế của quá trình quang hợp

4.2. Pha tối của quang hợp

4.2.1. Cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM

4.2.2. Sinh tổng hợp đường và tinh bột

4.2.3. Vận chuyển và phân bố các sản phẩm quang hợp

4.3. Quang hợp và ngoại cảnh

4.4. Quang hợp và vấn đề năng suất cây trồng

Chương 5: Hô hấp của thực vật

5.1. Hô hấp kỵ khí và hiếu khí

5.2. Sự hình thành năng lượng trong hô hấp thực vật

5.3. Quang hô hấp

Chương 6: Sinh trưởng và phát triển

6.1. Các hình thức sinh trưởng

6.2. Sinh tổng hợp và vai trò của hormone thực vật

6.2.1. Nhóm auxin

6.2.2. Nhóm cytokinin

6.2.3. Nhóm Gibberellin

6.2.4. Ethylene và axít abscisic

6.2.5. Các hormone khác

6.2.6. Ứng dụng của các hormone thực vật

Page 108: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

157

6.3. Nghiên cứu và định lượng hormone thực vật

6.4. Cơ chế tác dụng của hormone thực vật

6.5. Sự ra hoa của thực vật

6.5.1. Sự xuân hóa

6.5.2. Quang chu kỳ

Chương 7: Sinh lý tính chống chịu của thực vật

7.1. Stress của môi trường sống

7.2. Tính chống chịu của thực vật với các điều kiện ngoại cảnh

7.2.1. Nhiệt độ

7.2.2. Khô-hạn

7.2.3. Ánh sáng

7.2.4. Độ mặn

7.3. Tính chống chịu các tác nhân gây bệnh

42. SINH HỌC NGƯỜI (Human Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2509

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2502), Sinh lý học người và động vật (BIO2504)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản của sinh học người. Hiểu và phân tích được

các thông tin về tiến hóa người, genome người, biến dị sinh học người, bệnh nhiễm và

bệnh ung thư.

- Kỹ năng: Thực hành phân tích được các biến dị sinh học người.

- Thái độ: Làm việc theo nhóm, tự tin, năng động và linh hoạt.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá dựa trên sự thể hiện của sinh viên khi chuẩn bị đề tài/ trình bày seminar, lên lớp

và kiểm tra viết.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Matter F., 2001. Human Biology. The McGraw- Hill Companies.

- Nguyễn Văn Yên, 2000. Sinh học người. NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

- Primrose S.B., Twyman R.M., 2004. Genomics: Applications in Human Biology.

Blackwell Publishers.

Page 109: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

158

- Strachan T. and Read A., 2011. Human molecular genetics. 4th ed. Garland Science,

Taylor &Francis Group, LLC.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về Tin sinh học, cơ sở dữ liệu về trình tự nucleotide và protein, cơ sở dữ liệu về

bản đồ genome, tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu genome. Các phương pháp

dự đoán sử dụng trình tự ADN, đa hình trình tự, các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự

protein, phân tích cấu trúc của protein, tương tác giữa các phân tử và các con đường sinh

học. Đánh giá sự tương đồng trình tự theo từng cặp, tạo và phân tích so sánh nhiều trình tự

protein. Phân tích chủng loại phát sinh. Thiết kế primer.

Introduction to Bioinformatics, nucleotide and protein sequence databases, genomic

mapping databases, information retrieval from biological databases, genomic databases.

Predictive methods using DNA sequences, sequence polymorphisms, predictive methods

using protein sequences, protein structure analysis, intermolecular interactions and

biological pathways. Assessing pairwise sequence similarity, creation and analysis of

protein multiple sequence alignments. Phylogenetic analysis. Primer design.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nguồn gốc và tiến hóa người

1.1. Giới thiệu về hominoids

1.1.1. Homonoids xuất hiện sớm

1.1.2. Quan hệ tiến hóa giữa các homonoid

1.2. Australopithecines

1.2.1. Hominid là gì?

1.2.2. Australopithecines

1.2.3. Tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của Australopithecines

1.3. Dòng Homo

1.3.1. Homo habilis

1.3.2. Homo erectus

1.3.3. Homo sapiens

Chương 2. Di truyền người và quần thể

2.1. Giới thiệu

2.2. Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể

2.2.1. Nhiễm sắc thể người

2.2.2. Các bất thường về nhiễm sắc thể

2.3. Gen trong phả hệ và trong quần thể

2.3.1. Hình mẫu di truyền Menden

2.3.2. Di truyền các đặc điểm đa nhân tố

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tần xuất gen

2.4. Chương trình genome người

Page 110: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

159

2.4.1. Tổ chức của chương trình genome người

2.4.2. Làm thế nào để lập bản đồ và giải trình tự genome người

2.5. Tổ chức của genome người

2.5.1. Tổ chức chung của genome người

2.5.2. Tổ chức, phân bố và chức năng của của các gen ARN người

2.5.3. Tổ chức, phân bố và chức năng của của các gen ghi mã cho polypeptide người

2.6. Bệnh học phân tử người

Chương 3. Biến dị sinh học người

3.1. Các đặc điểm hình thái người

3.1.1. Các đặc điểm đầu, mặt

3.1.2. Các đặc điểm cơ thể

3.1.3. Đặc điểm vân tay

3.2. Các hệ thống kháng nguyên ở người

3.2.1. Kháng nguyên hồng cầu

3.2.2. Kháng nguyên bạch cầu

3.3. Hệ protein huyết tương/ huyết thanh

3.3.1. Giới thiệu về hệ protein của người

3.3.2. Ứng dụng của hệ protein huyết tương/ huyết thanh

Chương 4. Tăng trưởng và phát triển ở người

4.1. Giới thiệu

4.2. Các giai đoạn tăng trưởng ở người

4.3. Các xu hướng tăng trưởng và trưởng thành ở người

4.4. Tăng trưởng và phát triển ở các nhóm người khác nhau

4.5. Sự thích ứng của con người với môi trường sống

Chương 5. Dinh dưỡng ở người

5.1. Các khái niệm cơ bản về dinh dưỡng ở người

5.2. Chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm

5.3. Vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể người

5.4. Dinh dưỡng ở các nhóm người khác nhau

5.5. Dinh dưỡng đối với sức khỏe và bệnh ở người

Chương 6. Sức khỏe và bệnh ở người

6.1. Giới thiệu

6.2. Sức khỏe cá thể và sức khỏe cộng đồng

6.3. Các bệnh nhiễm

6.4. Bệnh ung thư

6.5. Chăm sóc sức khỏe ở người

Chương 7. Sinh học hình sự

7.1. Giới thiệu

Page 111: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

160

7.2. Phân tích hình sự các đặc điểm hình thái: xương cốt, vân tay, ...

7.3. Phân tích hình sự các đặc điểm về máu: nhóm máu, dấu vết máu ...

7.4. Phân tích hình sự các đặc điểm dịch cơ thể: nước bọt, tinh dịch, ...

7.5. Phân tích ADN hình sự

43. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ (Population and Community Ecology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2510

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Cá thể và quần thể (BIO3501), Cơ sở sinh thái học (BIO3507)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- TS. Lê Thu Hà, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- TS. Đoàn Hương Mai, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nắm vững và vận dụng được các nguyên nhân gây biến động số lượng quần thể trong

điều kiện tự nhiên và nhân tác.

- Sử dụng được các kiến thức về sinh trưởng quần thể và các tham số nhân khẩu học để

mô phỏng sự biến động số lượng quần thể, dự báo khả năng khai thác hợp lý và kiểm

soát hiệu quả các quần thể.

- Hiểu và nắm vững các kiến thức về cấu trúc quần thể, quần xã, chiến lược tồn tại và

phát triển trong chu kỳ sống của cá thể, quần thể, diễn thế sinh thái của quần xã.

- Nắm vững bản chất cạnh tranh cùng loài và khác loài, các quan hệ vật dữ và mồi, các

quan hệ tương tác dương trong quần thể và trong quần xã.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng tính toán và dự báo về số lượng theo thời gian của từng nhóm tuổi hoặc thế

hệ của quần thể .

- Có khả năng phân tích xác định được sự tồn tại hay không tồn tại của các quần thể cạnh

tranh và số lượng của quần thể cạnh tranh tại điểm cân bằng .

- Có kỹ năng phân tích, đánh giá và áp dụng các kiến thức đã học dưới dạng trãi nghiệm

thực tiễn

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm và có thái độ chủ động trong

công việc, say mê nghề nghiệp.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 112: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

161

- Từ các kết quả mô phỏng về biến động số lượng quần thể, sinh viên có trách nhiệm hơn

trong các hoạt động bảo vệ các loài nguy cấp, các quần xã sinh vật ở các hệ sinh thái

nhạy cảm và sử dụng bền vững đa dạng sinh học .

- Vận dụng các kiến thức đã học để tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về bảo tồn đa

dạng sinh học.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng áp dụng kiến thức và vận dụng kỹ năng đã học trong việc giảng dạy,

nghiên cứu về quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

- Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 8

o Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi hoặc kiểm tra viết bao gồm

các câu hỏi lý thuyết ngắn và bài tập.

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: tự luận, bao gồm các câu hỏi về lý thuyết và có bài tập

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

o Điểm trung bình chung của các điểm kiểm tra kiến thức trên lớp (hỏi trực tiếp hoặc

bằng các câu hỏi kiểm tra ngắn bằng giấy dạng Quiz)

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Micheal Begon, Colin R. Townsend, John L. Harper (2006). Ecology: From Individuals

to Ecosystems (Fourth ed.). Blackwell Publishing Ltd.

- Nguyễn Xuân Huấn (2003). Sinh thái học quần thể. NXB ĐHQG Hà Nội, 188 tr.

- Putman R. J. (1994). Community Ecology. Chapman & Hall, 178 p.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ)

Môn học cung cấp các kiến thức về cấu trúc, sinh trưởng và biến động quần thể, cạnh tranh

cùng loài và khác loài, các mối quan hệ vật dữ và mồi, các mối quan hệ tương tác dương,

ảnh hưởng của các mối quan hệ tương hỗ sinh thái đến quần thể, cấu trúc quần xã và môi

trường của chúng. Môn cũng giới thiệu các đặc trưng của cấu trúc mạng lưới thức ăn và các

mối quan hệ về dinh dưỡng, các nguyên lý về điều chỉnh quần thể, cơ chế cùng tồn tại giữa

các loài, diễn thế sinh thái của quần xã và sự duy trì tính đa dạng của loài và quần xã cũng

như các hướng nghiên cứu dự báo, ứng dụng của sinh thái học quần thể và quần xã trong

kiểm soát và khai thác hợp lý các quần thể.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

Page 113: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

162

PHẦN I. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

Chương 1. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ

1.1. Các khái niệm về quần thể

1.2. Cấu trúc của quần thể.

1.2.1. Kích thước và mật độ quần thể

1.2.2. Cấu trúc và phân bố không gian

1.2.3. Cấu trúc tuổi

1.2.4. Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản

1.3. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể.

1.3.1. Mối tương tác dương

1.3.2. Mối tương tác âm

1.3.3. Đặc trưng và các loại cạnh tranh cùng loài

Chương 2. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ

2.1. Sinh trưởng độc lập mật độ của quần thể

2.1.1. Các mô hình cơ bản về sinh trưởng độc lập mật độ của quần thể

2.1.1.1. Mô hình với thời gian rời rạc

2.1.1. 2 Mô hình với thời gian liên tục

2.1.1. 3. Mối quan hệ giữa mô hình với thời gian liên tục và rời rạc

2.1.2. Sinh trưởng tiềm năng của quần thể trong tự nhiên

2.2. Sinh trưởng phụ thuộc mật độ của quần thể

2.2.1. Mô hình sinh trưởng logistic

2.2.2. Phân tích trạng thái cân bằng ở mô hình sinh trưởng logistic

2.2.3. Sự chậm trễ thời gian và sinh trưởng phụ thuộc mật độ

2.3. Mô hình quần thể dựa trên cấu trúc tuổi

2.4. Sử dụng ma trận để lập mô hình và mô hình ma trận Leslie

Chương 3. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ

3.1. Các loại biến động quần thể và quan điểm về biến động số lượng quần thể

3.1.1. Các loại biến động số lượng quần thể

3.1.2. Các quan điểm về biến động quần thể

3.2. Các quá trình gây ra biến động số lượng quần thể

3.2.1. Mức sinh sản

3.2.2. Mức tử vong và mức sống sót

3.2.3. Nhập cư và xuất cư

3.2.4. Sự tăng trưởng và số lượng cá thể của quần thể

3.3. Sự điều chỉnh số lượng quần thể

3.3.1. Các giả thuyết về sự điều chỉnh kích thước của quần thể

3.3.2. Sự điều chỉnh kích thước của quần thể và các trạng thái cân bằng của

Page 114: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

163

quần thể

3.4. Quần thể chuyển tiếp (Metapopulation)

3.4.1. Khái niệm về quần thể chuyển tiếp

3.4.2. Các mô hình quần thể chuyển tiếp (Metapopulations)

3.4.2. Ứng dụng của quần thể chuyển tiếp trong sinh học bảo tồn

Chương 4. TIẾN HÓA TRONG CHU KỲ SỐNG CỦA CÁC CÁ THỂ TRONG

QUẦN THỂ

4.1. Quan điểm của Cole

4.2. Các mô hình Cole mở rộng

4.3. Tiến hóa ở các sinh vật sinh sản một lần và sinh sản nhiều lần

4.4. Tiến hóa của khả năng phát tán

4.5. Chọn lọc ‘r’ và chọn lọc ‘K’

PHẦN II. SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ

Chương 5. KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN XÃ VÀ CÁC

MỐI QUAN HỆ TƯƠNG HỖ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ

5.1. Các khái niệm về quần xã sinh vật.

5.2. Cấu trúc của quần xã

5.2.1. Đa dạng về loài và mối quan hệ về thành phần loài và số lượng cá thể của các

loài.

5.2.2. Cấu trúc không gian của quần xã.

5.2.3. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.

5.2.4. Diễn thế sinh thái của quần xã

5.3. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

5.3.1. Các mối tương tác dương của các quần thể trong quần xã sinh vật.

5.3.2. Các mối tương tác âm của các quần thể trong quần xã sinh vật.

Chương 6. CẠNH TRANH GIỮA CÁC LOÀI

6.1. Bản chất và đặc trưng của cạnh tranh khác loài

6.2. Ổ sinh thái và cạnh tranh loại trừ

6.2.1. Khái niệm về ổ sinh thái

6.2.2. Mối quan hệ về nguồn sống trong không gian: Sự trùng lặp và sự phân chia ổ sinh

thái

6.3. Nguyên tắc cạnh tranh loại trừ

6.4. Cùng tồn tại trong cạnh tranh

6.4.1. Cùng tồn tại trong cạnh tranh và vai trò của sự không đồng nhất về không gian và

thời gian

6.4.2. Cạnh tranh về thức ăn và mô hình phân bố tự do lý tưởng

6.4.3. Cạnh tranh về không gian và mô hình phân bố tự do lý tưởng kết hợp với sự bảo

Page 115: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

164

vệ lãnh thổ

6.5. Các mô hình cạnh tranh của Lotka-Voltera

6.5.1. Phép giải bằng đồ thị

6.5.2. Tính bền vững và trạng thái cân bằng của mô hình Lotka –Voltera

6.5.3. Các mô hình Lotka - Voltera mở rộng

Chương 7. CÁC MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA VẬT DỮ VÀ MỒI

7.1. Các loại quan hệ vật dữ và mồi

7.2. Các loại hàm dinh dưỡng – Phản ứng theo hàm của vật dữ đối với mật độ vật mồi

7.2.1. Phản ứng theo hàm dinh dưỡng loại 1

7.2.2. Phản ứng theo hàm dinh dưỡng loại 2

7.2.3. Phản ứng theo hàm dinh dưỡng loại 3

7.3. Vai trò của sự phụ thuộc mật độ ở vật mồi

7.4. Mối quan hệ tương hỗ vật thịt – con mồi

7.4.1. Mô hình vật ăn thịt và con mồi của Lotka - Voltera

7.4.2. Biến động các quần thể trong mô hình cơ sở của Lotka-Voltera

7.5. Mối quan hệ tương hỗ giữa vật ký sinh – vật chủ

7.5.1. Mô hình Nicholson-Bailey

7.5.2. Các cơ chế cho sự bền vững của hệ vật ký sinh - vật chủ

7.6. Mối quan hệ tương hỗ giữa dịch bệnh và mầm bệnh

7.6.1. Các mô hình về dịch bệnh

7.6.2. Khả năng điều chỉnh sinh trưởng quần thể của dịch bệnh

7.7. Mối quan hệ tương hỗ giữa động vật và thực vật

Chương 8. TÍNH CÂN BẰNG CỦA QUẦN THỂ VÀ QUẦN XÃ

8.1. Các khái niệm về tính cân bằng

8.2. Những đặc trưng về tính cân bằng của quần thể và quần xã

8.3. Ảnh hưởng của mối quan hệ tương hỗ giữa các quần thể lên sự cân bằng của quần xã

8.4. Đa dạng loài và tính cân bằng của quần xã

8.5. Diễn thế sinh thái và sự cân bằng của quần xã

8.6. Các nguyên nhân tạo lập nên tính cân bằng và làm mất cân bằng sinh thái

8.7. Ứng dụng lý thuyết cân bằng trong khai thác, kiểm soát và bảo tồn các quần thể

8.7.1. Khai thác hợp lý các quần thể

8.7.2. Kiểm soát và khống chế hiệu quả các quần thể

8.7.3. Duy trì đa dạng loài và bảo vệ các quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt

Page 116: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

165

44. CÁC NGUYÊN LÝ CỦA SINH HỌC BẢO TỒN (Principles of Conservation Biology)

1. Mã môn học: BIO2511

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết

Thực vật học (BIO3504), Động vật học động vật có xương sống (BIO3506)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

- Nhớ và nắm vững các thuật ngữ khoa học, khái niệm liên quan về sinh học bảo tồn.

- Phân tích và hiểu rõ bản chất của sinh học bảo tồn.

- Hiểu và nắm vững các kiến thức về đa dạng sinh học, đa dạng sinh học toàn cầu, đa

dạng các nhóm sinh vật trong tự nhiên, mối quan hệ hữu cơ giữa các loài trong tự nhiên.

- Phân tích, nắm vững các kiến thức về những mối đe dọa đối với đa dạng sinh vật như:

Sự phá huỷ những nơi cư trú, Tốc độ tuyệt chủng, Nguyên nhân tuyệt chủng, Nơi cư trú

bị phá huỷ và ô nhiễm, Khai thác quá mức, Sự du nhập của các loài ngoại lai, Sự lây lan

của các bệnh dịch...

- Phân biệt rõ cơ chế tác động của từng mối đe dọa. Nhận biết rõ đâu là nguyên nhân

chính.

- Nắm vững các phương pháp bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học: Bảo tồn nguyên vị,

bảo tồn chuyển vị, Phục hồi, Sử dụng hợp lý đất đai, Biện pháp chính sách và tổ chức,

Bảo vệ và phục hồi các HST, các loài, các quần thể và nguồn gen

- Phân biệt và hiểu rõ các mức độ bảo tồn: Bảo tồn ở cấp quần thể và loài, bảo tồn ở cấp

quần xã.

- Nắm vững các kiến thức về bảo tồn và phát triển bền vững. Lý giải các mối quan hệ

giữa bảo tồn và phát triển bền vững. Các hướng giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa

bảo tồn và phát triển bền vững.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thành thạo các kỹ năng tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến môn học.

- Biết các đọc và tóm lược các kiến thức về sinh học bảo tồn. Đọc được các tài liệu bằng

tiếng anh liên quan đến môn học.

- Nắm rõ cách viêt bài tham gia thảo luận theo chuyên đề, thuần thục phương pháp trình

bày báo cáo thảo luận trước nhóm hoặc trước lớp.

- Chủ động trong các hoạt động làm việc theo nhóm.

Page 117: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

166

- Thái độ cá nhân nghề nghiệp Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì, tự tin, chủ

động, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được giá trị của bảo tồn đa dạng sinh học.

- Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học trong tự nhiên.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

8. Giáo trình bắt buộc:

- Richard B. Primack (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà

Nội.

- Phạm Bình Quyền (chủ biên) (2002). Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Groom M.J., Meffe G.K., Carrol C.R. (2006). Principles of Conservation Biology.

Sinauer Asociates, Inc. Publishers Sunderland, Massachusetts U.S.A.

9. Tóm tắt nội dung môn học

- Nguyên lý cơ bản về sinh học bảo tồn; những khái niệm chung về sinh học bảo tồn; đa

dạng sinh học, giá trị của đa dạng sinh học, phương pháp đánh giá đa dạng sinh học, về

con người và tự nhiên, về sự suy thoái đa dạng sinh học, nguyên nhân và hậu quả, về

bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Bảo tồn ở cấp quần thể và

loài; bảo tồn ở cấp quần xã; vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững.

- Phương pháp bảo tồn

- Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới.

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

- Phương pháp cơ bản về đánh giá đa dạng sinh học; lựa chọn những giải pháp ưu tiên

quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên cho hiện trường cụ thể

This course provides basic knowledge on principles of coservation biology. The main

topics include general concepts on conservation biology, biodiversity and its values,

methods to assess biodiversity, relationships between nature and man, biodiversity

deterioration, causes and effects, management and sustainable development of

biodiversity, conservation at levels of population and community, issues of conservation

and sustainable development, conservation methodology, biodiversity conservation

status in the world and Vietnam, priority solutions for natural resource management and

conservation.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề

Chương 1.SINH HỌC BẢO TỒN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

1.1. Các phương pháp bảo tồn đa ngành

1.2. Khái niệm sinh học bảo tồn

Page 118: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

167

1.3. Giới thiệu về sinh học bảo tồn

1.4. Đa dạng sinh học

1.5. Sự phân bố của đa dạng sinh học

1.6. Sự thuyệt chủng và kinh tế

1.7. Những giá trị kinh tế trực tiếp

1.8. Những giá trị kinh tế gián tiếp

1.9. Kinh tế sinh thái và bảo tồn tự nhiên

1.10. Những khía cạnh mang tính đạo đức

Chương 2. NHỮNG MỐI ĐE DOẠ ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC

2.1. Tốc độ tuyệt chủng

2.2. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng

2.3. Sự phá huỷ những nơi cư trú

2.4. Tác động biên

2.5. Nơi cư trú bị phá huỷ và ô nhiễm

2.6. Khai thác quá mức

2.7. Sự du nhập của các loài ngoại lai

2.8. Sự lây lan của các bệnh dịch

2.9. Sự dễ bị tuyệt chủng

Chương 3. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN THỂ VÀ LOÀI

3.1. Những bất cập của các quần thể nhỏ

3.2. Biến động số lượng cá thể trong quần thể

3.3. Sự biến đổi môi trường và các thiên tai

3.4. Quan trắc các quần thể

3.5. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể

3.6. Quan trắc dài hạn các loài và hệ sinh thái

3.7. Sự hình thành tái lập các quần thể mới

3.8. Tái lập mới các quần thể thực vật

3.9. Các chương trình tái lập quần thể và pháp luật

3.10. Chiến lược bảo tồn chuyển vị

3.11. Các cấp độ bảo tồn loài

3.12. Bảo tồn các nguồn gen

3.13. Bảo tồn loài bằng pháp chế

Chương 4. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ

4.1. Các khu bảo tồn

4.2. Thiết kế các khu bảo tồn

4.3. Quản lý các khu bảo tồn

4.4. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

Page 119: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

168

4.5. Sinh thái học phục hồi

4.6. Phục hồi những quần thể bị nguy cấp và các hệ sinh thái bị gây hại

Chương 5. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

5.1. Phát triển bền vững

5.2. Hoạt động của chính phủ

5.3. Các xã hội truyền thống và sự đa dạng sinh học

5.4. Những lỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững

Chương 6. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

6.1. Tình trạng hiện nay về đa dạng sinh học ở Việt Nam

6.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

45. SINH HỌC BIỂN (Marine Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2512

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Cá thể và quần thể (BIO3501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Xuân Huấn, PGS.TS, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên

Nguyễn Thành Nam, ThS, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về biển và đại dương cũng như những đặc tính thủy lý

hóa của nước biển và đại dương; hiểu được các đặc tính của nước thuận lợi cho sự phát

sinh và phát triển của thế giới sinh vật.

- Biết được nguồn gốc và sự tiến hóa của sinh vật biển, các dạng sống và sự đa dạng của

thế giới sinh vật biển cũng như mối quan hệ giữa chúng.

- Nắm vững kiến thức về cá các đặc điểm sinh học, sinh thái của các nhóm sinh vật chính

cũng như đặc điểm của một số hệ sinh thái biển đặc thù để có thể phân tích, đánh giá và

áp dụng trong các hoàn cảnh thực tế.

- Nắm vững và phân tích được các mối quan hệ giữa con người với biển và đại dương,

các vấn đề về khai thác và bảo vệ nguồn lợi để có thể áp dụng, thực hành trong thực tế.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài

tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.

Page 120: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

169

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài

tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng làm việc

nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các

nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn

bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học Sinh học biển, đặc biệt là

những kiến thức và phân tích về vài trò và mối quan hệ giữa con người với biển và đại

dương đối với quốc gia ven biển như Việt Nam để có những hành động thích hợp trong

thực tế.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học và phát triển để áp dụng trong bảo tồn,

bảo vệ nguồn lợi sinh vật, hệ sinh thái biển nói riêng cũng như đa dạng sinh học và môi

trường nói chung; đồng thời vận dụng các kiến thức để có thể phát triển kinh tế biển.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

+ Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 7

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

Hệ số điểm: 20%

+ Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 14

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 60%

+ Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar

trên lớp.

Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Vũ Trung Tạng (2005). Sinh học và Sinh thái học biển. NXB. ĐHQGHN.

- Peter Catro and Michael E. Huber (2008). Marine Biology, 7th edition. McGraw-Hill,

New York, USA.

Page 121: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

170

- Jeffrey S. Levinton (2009). Marine Biology, 3rdedition. Oxford Uiversity Press.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học “Sinh học biển” cung cấp các kiến thức tổng hợp về các đặc điểm thủy lý hóa của

biển và đại dương. Nội dung môn học chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu sự đa dạng của

các dạng sống ở biển: chúng gồm những dạng gì, chúng hoạt động như thế nào, và bằng

phương thức gì chúng liên hệ với nhau và liên hệ với môi trường sống của chúng. Môn học

này cũng giới thiệu và bàn luận về mối quan hệ giữa con người và biển: nguồn lợi từ biển

cả, tác động của con người lên môi trường biển, đại dương và sự quan tâm của con người.

Từ những kiến thu được, môn học giúp sinh viên có được các giải pháp cơ bản để bảo vệ

môi trường biển, nguồn lợi thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

"Marine Biology" course provides students knowledges about chemical and physical

features of seawater and the world ocean; The course is a complete introduction to the

biology of marine organisms: who they are, how they work, where they live, and how they

interact with each other and with their environment. This course also discuss about the

relationship between human and the sea: resources from the sea, the impact of the humans

on marine environment, the oceans and human affairs. From these knowledges, the course

help students having some typical solutions for protecting marine environment, natural

resources, biodiversity conservation and sustainable development.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN HÓA

CỦA SỰ SỐNG TRONG BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

1.1. Những đặc tính của nước thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật

1.2. Sự ra đời của sự sống và tiến hóa của sinh quyển

1.3. Nguồn gốc và sự tiến hóa của sinh vật biển

1.4. Đa dạng của thế giới sinh vật biển

Chương 2: CÁC DẠNG SỐNG CỦA THỦY SINH VẬT VÀ CƯ DÂN CỦA BIỂN

2.1. Các dạng sống của thủy sinh vật

2.2. Cư dân của biển

Chương 3: PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT BIỂN

3.1. Những quy luật chung về sự phân bố của sinh vật biển

3.2. Các vùng phân bố của sinh vật biển

3.3. Phân vùng địa lý sinh vật của sinh vật biển

Chương 4: DINH DƯỠNG CỦA SINH VẬT BIỂN

4.1. Các dạng dinh dưỡng của sinh vật biển

4.2. Dinh dưỡng của sinh vật biển

4.3. Khả năng khai thác thức ăn của sinh vật biển

4.4. Phổ thức ăn và sự lựa chọn thức ăn của sinh vật biển

Page 122: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

171

4.5. Cường độ dinh dưỡng và sự tiêu hóa thức ăn của sinh vật biển

4.6. Nhịp điệu dinh dưỡng ở sinh vật biển

Chương 5: HÔ HẤP CỦA SINH VẬT BIỂN

5.1. Các dạng hô hấp của sinh vật biển

5.2. Sự thích nghi của sinh vật biển với quá trình trao đổi khí

5.3. Sự vận chuyển oxy và dioxit cacbon trong cơ thể

5.4. Cường độ và hiệu quả hô hấp

5.5. Tính ổn định của sinh vật biển đối với sự thiếu hụt oxy và hiện tượng chết hàng loạt của

chúng

Chương 6: SINH SẢN CỦA SINH VẬT BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU

KIỆN MÔI TRƯỜNG LÊN QUÁ TRÌNH SINH SẢN

6.1. Các dạng sinh sản ở sinh vật biển

6.2. Tuổi và kích thước sinh sản

6.3. Sự phát triển của tuyến sinh dục và các dấu hiệu sinh dục thứ cấp

6.4. Sức sinh sản của thủy sinh vật

6.5. Quá trình sinh sản

6.6. Những thích nghi của sinh vật biển nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sinh sản

Chương 7: SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT BIỂN

7.1. Sự tăng trưởng của cơ thể

7.2. Sự phát triển của cá thể

7.3. Tuổi thọ của sinh vật biển

7.4. Năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển

Chương 8: NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG, VẤN ĐỀ

KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN

8.1. Năng suất sơ cấp của biển và đại dương

8.2. Năng suất thứ cấp của biển và đại dương

8.3. Nguồn lợi sinh vật biển và vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi

8.4. Phát triển kinh tế biển và những tác động lên môi trường biển

8.5. Biến đổi môi trường biển và đại dương

8.6. Khai thác quá mức và không hợp lý

8.7. Khai thác hợp lý nguồn lợi

Page 123: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

172

46. NHẬP MÔN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG (Introduction to Environmental

Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2416

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Cơ sở Sinh thái học (BIO3507)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Lê Thu Hà, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu các khái niệm, các dạng và nguyên nhân gây ô nhiễm, suy giảm tài nguyên và đa

dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

- Nắm vững kiến thức về các tác hại sinh thái do các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm

nước, ô nhiễm chất thải rắn và nguy hại, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học gây

ra. Từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá các tình huống trong thực tế.

- Nắm vững nguyên tắc của các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm. Trên cơ sở đó có thể

bố trí thí nghiệm, nghiên cứu để giải quyết một vấn đề về ô nhiễm trong thực tế.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nắm vững nguyên tắc của các phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng được quy trình quan trắc và đánh giá các dạng ô nhiễm.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác bảo

vệ môi trường, thiên nhiên của địa phương.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được các biện pháp

bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học hữu hiệu.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 9

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm.

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

Page 124: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

173

o Điểm trung bình chung của các bài thảo luận

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Bill Freedman, 1999. Environmental Ecology. Academic Press. London.

- Edward.A.Laws, 2000. Aquatic pollution. Wiley Publishers.

- Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 2004. Kĩ thuật môi trường. NXB Giáo dục

8.2. Tài liệu tham khảo

- Phan Nguyên Hồng và nnk, 2004. Hỏi đáp về môi trường và sinh thái. NXB Giáo dục

Hà Nội.

- Lê Văn Khoa và nnk, 2001. Khoa học môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội.

- Phạm Bình Quyền (chủ biên), 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh, 2005. Quản lý chất thải nguy hại. NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

- Trương Mạnh Tiến, 2005. Quan trắc môi trường. NXB Đại học Quốc gia HN.

- Mai Đình Yên và nnk, 1997. Con người và Môi trường. NXB Giáo dục HN.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

“Sinh thái học Môi trường” là môn học cung cấp kiến thức về các dạng ô nhiễm chủ yếu

hiện nay trên trái đất bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và

chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về tài nguyên

thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Tác động của các dạng ô nhiễm lên hệ

sinh thái, lên sức khỏe của sinh vật và con người. Môn học còn trang bị cho sinh viên các kĩ

thuật thu mẫu không khí, mẫu nước; các phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đánh giá

ô nhiễm dựa vào sự biến đổi của hệ sinh thái. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên

kiến thức về các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh

học và phát triển bền vững.

"Environmental Ecology" course is to provide knowledge of the major forms of pollution,

including air pollution, water pollution, solid waste pollution and hazardous waste. It also

provides students with the knowledge of natural resources, biodiversity, sustainable

development. This course also includes the ecological effects of pollutionon the ecosystem

and the health of animals and humans. This course provides students with the techniques of

air sampling, water samples; the analytical methods and data processing to assess pollution

based on the transformation of ecosystems. In addition, this course also gives students

knowledge of protection the environment, natural resources, biodiversity conservation and

sustainable development.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường

Page 125: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

174

1.2 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng

sinh học, mất cân bằng sinh thái

1.3 Những thách thức sinh thái môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam

Chương 2. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

2.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

2.2. Các dạng ô nhiễm không khí

2.3. Các tác hại sinh thái của ô nhiễm không khí

2.4. Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm không khí

2.5. Các phương pháp đánh giá ô nhiễm không khí

Chương 3. Ô NHIỄM NƯỚC

3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.2. Các dạng ô nhiễm nước

3.3. Các tác hại sinh thái của ô nhiễm nước

3.4. Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm nước

3.5. Các thông số và phương pháp đánh giá ô nhiễm nước

Chương 4. Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

4.1. Các dạng chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.2. Tác hại sinh thái của chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.3. Các biện pháp quản lý và xử lý

Chương 5. SỰ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

5.1. Tài nguyên thiên nhiên

5.2. Đa dạng sinh học

Chương 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG

6.1. Các biện pháp Bảo vệ Môi trường

6.2. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

6.3. Phát triển bền vững

47. TẾ BÀO VÀ CƠ THỂ (Cell and Organism)

1. Mã môn học: BIO3500

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết

Hóa học đại cương (CHE1080), Tiếng Anh A1-C1 (FLF1105-ELF1109)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

Điện thoại: 0912150799, E-mail: [email protected]

Page 126: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

175

- TS. Nguyễn Quang Huy, Bộ môn Sinh lý thực vật và hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại: 0903263388, E-mail: [email protected]

- TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Bộ môn Tế bào-Mô-Phôi và Lý sinh, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại: 0947440249, E-mail: [email protected]

Trợ giảng

- ThS. Trần Thị Thùy Anh, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,

Điện thoại: 04.38584748, Email: [email protected]

- ThS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Bộ môn Sinh lý thực vật và hóa sinh, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0985294144, Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học

6.1. Kiến thức

- Biết và nhớ các khái niệm cơ bản liên quan đến lý thuyết tế bào của sinh học hiện đại.

- Hiểu và giải thích được các nguyên lý cơ bản liên quan đến cấu trúc và chức năng của tế

bào và các bào quan; đặc điểm của các liên kết hóa học, cấu trúc và chức năng của các

đại phân tử sinh học; tương tác giữa các phân tử sinh học trong cấu tạo và hoạt động

chức năng của tế bào và các cơ quan tử.

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm

ở cấp độ phân tử - tế bào - cơ thể.

- Hiểu và vận dụng được các kỹ năng cơ bản trong thu thập và tổng quan tài liệu, hình

thành giả thiết và thiết kế thí nghiệm, phân tích, đánh giá và diễn giải các số liệu thí

nghiệm và đưa ra kết luận hoặc xây dựng giả thiết mới.

6.2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

- Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của Sinh học hiện đại ở cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể.

- Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ

bản của Hóa sinh học, Tế bào học, Di truyền học, Sinh học phân tử và Công nghệ Sinh

học trong phân tích các hệ thống sinh học ở cấp độ tế bào và cơ thể.

- Có thể vận dụng những kiến thức về sinh học tế bào và cơ thể để giải quyết một số bài

toán cụ thể trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y-sinh-dược, công nghiệp

thực phẩm, mỹ phẩm và bảo vệ môi trường.

6.3. Thái độ

Page 127: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

176

- Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong

vận dụng các khái niệm của di truyền học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời

sống xã hội.

- Nhận thức rõ vai trò của các nguyên lý sinh học ở các cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể

trong bối cảnh phát triển chung của sinh học hiện đại;

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc giải quyết các bài toán hoặc

vấn đề cụ thể của thực tiễn đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được

xác định trong mục tiêu của môn học.

- Hình thức: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ngắn về các khái niệm vừa học, viết thiết kế

thí nghiệm, viết báo cáo thực tập, ….

- Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập và báo cáo thực hành mới được tham dự

và tính điểm kiểm tra lý thuyết nêu ở mục 7.2 dưới đây.

Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của

sinh viên trong tiến trình của môn học.

Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

- Nội dung: Học thuyết tế bào và cấu tạo tế bào; Đặc điểm của các liên kết hóa học; hóa

học của nước và cacbon; Các nhóm chức, các axit amin và liên kết peptit; Cấu trúc

protein; Năng lượng tự do, phản ứng hóa học và enzym; Cấu trúc của lipit và các đặc

tính của màng; Hệ thống nội màng và các con đường xuất bào; Cấu trúc và chức năng

của hydrat cacbon, mạng ngoại bào; Khung xương tế bào; Trao đổi chất: các phản ứng

ôxy hóa khử, đường phân, hô hấp và chu trình TCA; Tổng hợp và điều hòa ATP.

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

- Nội dung: Axit nucleic và đóng gói ADN; Chu trình tế bào, nguyên phân và các điểm

kiểm tra tế bào; Sinh tổng hợp ADN; Tái bản và sửa chữa ADN; Ứng dụng tổng hợp

ADN trong sinh học phân tử; Giảm phân; Các lỗi trong giảm phân và các cơ chế xác

định giới tính; Di truyền học Menđen; Phả hệ và di truyền liên kết giới tính; Liên kết

gen và tái tổ hợp trong giảm phân; Di truyền học Menden mở rộng.

Page 128: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

177

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

Thi hết môn:

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc

khóa học.

- Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Scott Freeman (editor-in-chief) (2007). Biological Sciences (3rd Ed.). Person Inc.

Publish.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Phạm Thị Trân Châu và Trần Thị Áng (2006). Hóa sinh học, Nxb Giáo dục.

- Lê Duy Thành, Tạ Toàn, Nguyễn Thị Hồng, Đinh Đoàn Long (2007). Di truyền học,

Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

- Campbell (ed.) (2011). Sinh học (Biên dịch và hiệu đính: Phạm Văn Lập và nhiều người

khác), Nxb Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Sinh học hiện đại được hình thành dựa trên hai học thuyết chủ chốt: học thuyết tế bào và

học thuyết tiến hóa. Mục tiêu của môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên các nguyên lý

cơ bản là nền tảng của học thuyết tế bào; đồng thời sinh viên được làm quen với một số

phương pháp cơ bản trong nghiên cứu và phân tích các hệ thống sống ở cấp độ phân tử - tế

bào - cơ thể.

Page 129: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

178

Modern Biology is based on the two essential concepts: the cell theory and the theory of

evolution. This course is subjected to provide students with key principles and definitions

of the cell theory along with practical skills in examining and analyzing biological systems

at degrees of biomacromolecules, cells and organisms.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

1) Giới thiệu: Sinh học là khoa học về sự sống.

2) Học thuyết tế bào và cấu tạo tế bào

3) Đặc điểm của các liên kết hóa học; hóa học của nước và cacbon

4) Các nhóm chức, các axit amin và liên kết peptit

5) Cấu trúc protein

6) Năng lượng tự do, phản ứng hóa học và enzym

7) Cấu trúc của lipit và các đặc tính của màng

8) Hệ thống nội màng và các con đường xuất bào

9) Cấu trúc và chức năng của hydrat cacbon; mạng ngoại bào

10) Khung xương tế bào

11) Trao đổi chất: các phản ứng ôxy hóa khử, đường phân, hô hấp và chu trình TCA

12) Tổng hợp và điều hòa ATP

13) Axit nucleic và đóng gói ADN

14) Chu trình tế bào, nguyên phân và các điểm kiểm tra tế bào

15) Sinh tổng hợp ADN

16) Tái bản và sửa chữa ADN

17) Ứng dụng tổng hợp ADN trong sinh học phân tử

18) Giảm phân

19) Các lỗi trong giảm phân và các cơ chế xác định giới tính

20) Di truyền học Menđen

21) Phả hệ và di truyền liên kết giới tính

22) Liên kết gen và tái tổ hợp trong giảm phân

23) Di truyền học Menden mở rộng

24) Hệ gen học và các bệnh di truyền ở người

25) Nguyên lý trung tâm của sinh học phân tử

26) Phiên mã và dịch mã; Điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực

27) Sơ lược về công nghệ sinh học

Page 130: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

179

48. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ (Organisms and Populations)

1. Mã môn học: BIO3501

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết: Tế bào và cơ thể (BIO3500)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Đại

học Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-8582796,

email: [email protected]

- TS. Đoàn Hương Mai , PTN Sinh thái học và Sinh học môi trường, Khoa Sinh học, Đại

học Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-8582796,

email: [email protected]

- ThS. Lưu Thị Thu Phương, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-38581774, email:

[email protected]

- ThS. Phạm Trọng Khá, Bộ môn Nhân học - Sinh lý học, Khoa Sinh học, Đại học Khoa

học Tự nhiên, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội. Điện thoại, email: 04-38581774, email:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

Kiến thức:

- Hiểu và phân biệt được các khái niệm, các định nghĩa và định luật.

- Nắm vững kiến thức đã học từ đó có thể phân tích được những nghiên cứu điển hình

thông qua các ví dụ trong bài học

- Khám phá được quá trình biến đổi từ năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học

- Liệt kê được các tác dụng sinh lý của auxin, ethylene trong cơ thể thực vật

- Chỉ rõ vai trò của cân bằng nội môi trong việc điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra

trong cơ thể.

- Mô tả cấu tạo của phổi và đường dẫn khí ở người

- Làm sáng tỏ quá trình trao đổi khí trong cơ thể, đặc biệt là ở phổi và mô

- Trình bày cấu tạo của tim và hệ thống dẫn truyền trên tim

- Làm sáng tỏ hoạt động trong một chu kỳ tim, chức năng của hệ mạch, điều hòa huyết áp

- Trình bày những biến đổi và sự thích nghi của hệ hô hấp và tuần hoàn khi luyện tập (vận

cơ mạnh)

- Trình bày cấu tạo của thận

- Làm sáng tỏ các chức năng của thận

Kỹ năng – thái độ:

- Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc

- Kỹ năng phân tích vấn đề

- Kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu

Page 131: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

180

- Kỹ năng thuyết trình

- Kỹ năng giao tiếp tiếng anh tốt

- Tự tin, chủ động và linh hoạt

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức tỷ lệ (%)

Bài tập nhỏ trong tuần 10

Bài tập nhóm/tháng (bài thực hành) 10

Bài kiểm tra giữa kỳ 20

Thi cuối kỳ 60

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Scott Freeman, Biological Science, tái bản lần thứ 4, 2010, Pearson Education Inc.

Publishing

- Campbell & Reece, Biology, 6th Edition, 2002, Pearson Education Inc. Publishing

- Taiz L. & Zeiger E., Plant physiology 4th Edition, 2009,. Sinauer Associates, Inc.,

publishers, Massachusetts, America.

- Robert M. Berne, Matthew N. Levy (1993), Physiology, third edition, Mosby Year

Book.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Bao gồm một số kiến thức tiêu biểu cho sinh lý động, thực vật, di truyền học và sinh học

quần thể, với trọng tâm nhấn mạnh vào các cơ chế tiến hóa. Môn học này là cơ sở tiền đề

cho các môn học về Sinh thái học, Sinh học quần thể, Sinh học thực vật và sinh lý động

vật.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1: Quần thể và Sinh học tiến hóa

Chương 1: Di truyền quần thể

1.1 Sinh trưởng quần thể & sự thay đổi di truyền

1.2 Biến dị di truyền và hệ quả của nó

1.3 Sự thay đổi di truyền qua các thế hệ

Chương 2: Chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa

2.1. Các kiểu chọn lọc tự nhiên

2.1.1. Chọn lọc kiên định

2.1.2. Chọn lọc cân bằng

2.1.3. Chọn lọc định hướng

2.1.4. Chọn lọc theo chu kỳ

2.1.5. Chọn lọc đứt đoạn

2.1.6. Chọn lọc phụ thuộc tần số

2.1.7. Chọn lọc giới tính

2.2. Quá trình tiến hóa; nghiên cứu điển hình về chứng nhiễm melanin

Page 132: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

181

2.3. Quá trình tiến hóa; nghiên cứu điển hình: bắt chước và thuyết hỗ sinh

Chương 3: Sự hình thành loài mới

3.1. Sự hình thành loài 1: kết quả của sự cách ly và tính phân kỳ

3.2. Sự hình thành loài 2: quá trình hình thành loài cùng khu vực phân bố

3.3. Sự hình thành loài 3: quá trình hình thành loài do nhiễm sắc thể

3.4. Cấu trúc lại quá trình tiến hóa; tính thích nghi của thực vật

Chương 4: Quang hợp ở thực vật

4.1. Các mắt xích nhiên liệu của quá trình quang hợp

4.2. Sự thích nghi của quang hợp, biến đổi khí hậu

Phần 2: Sinh học thực vật

Chương 1: Trái đất nguyên thủy và sự phát triển của giới thực vật

1.1. Trái đất nguyên thủy và quá trình tiến hóa hóa học

1.2. Bằng chứng hóa thạch

1.3. Sự sản sinh oxy và hình thành tầng Ozone

1.4. Sự tiến hóa của thực vật trên cạn

Chương 2: Quá trình vận chuyển ở thực vật

2.1. Thế nước ở tế bào thực vật

2.1.1. Vai trò của nước đối với đời sống thực vật

2.1.2. Thế nước

2.1.3. Phương pháp xác định thế nước

2.2. Sự vận chuyển nước trong cơ thể thực vật

2.2.1 Aquaporin – kênh vận chuyển nước trong tế bào

2.2.2. Lực kéo của quá trình thoát hơi nước: Thuyết sức căng

2.2.3. Xylem và sự vận chuyển nước

2.2.4. Bộ máy khí khổng và sự thoát hơi nước

2.3. Sinh lý chịu hạn

2.3.1. Sự biến đổi của hệ lá trong giai đoạn thực vật sinh trưởng và phát triển

2.3.2. Khả năng chịu hạn thông qua sự sinh trưởng của hệ rễ

2.3.3. Giai đoạn sau sinh trưởng

2.4. Phloem và quá trình vận chuyển đường

2.4.1. Phloem – vị trí và cấu trúc

2.4.2. Tành phần và tốc độ

2.1.3. Áp lực vạn chuyển

Chương 3: Hoocmon thực vật và quá trình sinh trưởng/phát triển

3.1. Auxin – tín hiệu của quá trình sinh trưởng

3.1.1. Lịch sử phát hiện

3.1.2. Cấu trúc hóa học

3.1.3. Tác dụng sinh lý

Page 133: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

182

3.2. Phytochrome và sự hình thành hoa

3.2.1. Sự hình thành hoa được kích thích bởi quang chu kỳ

3.2.2. Vị trí và chất tiếp nhận quang chu kỳ (phytochrome)

3.2.3. Cấu tạo của hoa

3.2.4. Sự hình thành giao tử đực và giao tử cái

3.3. Auxin và quá trình phát triển của quả

3.3.1. Sự thụ phấn và thụ tinh

3.3.2. Sự phát triển của quả

3.3.3. Sự phát triển của quả không hạt

3.4. Ethylene và quá trình chín quả

3.4.1. Ethylene trong quá trình quả chín

3.4.2. Phân loại quả theo hô hấp đột phát

3.4.3. Các tác dụng sinh lý khác của Ethylene

3.5. Thực hành

Bài 1: Sự kéo dài tế bào và chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro

Bài 2: Kích thích tạo chồi và ra rễ của cytokinin và auxin

Bài 3: Kiểm tra mẫu nhiễm và đánh giá tác dụng sinh lý của các chất điều hòa sinh trưởng

thuộc nhóm cytokinin và auxin

Chương 4: Khả năng tự bảo vệ của thực vật

4.1. Bảo vệ bởi các hợp chất tự nhiên trong cơ thể

4.1.1. Tannin

4.1.2. Alkoloid

4.1.3. Tinh dầu

4.2. Đáp ứng bảo vệ

3.2.1. Con đường tín hiệu

3.2.2. Bảo vệ tại vị trí lây nhiễm

3.2.3. Bảo vệ thông qua hệ thống

3.2.4. Bảo vệ bởi sự tương tác với các cá thể bên cạnh

49. DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG (General Genetics)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3502

2. Số tín chỉ: 04

3. Môn học tiên quyết

Hóa sinh học (BIO2500), Tế bào học (BIO2501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

Page 134: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

183

PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,

Điện thoại: 0912150799, E-mail: [email protected]

TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,

Điện thoại: 09126727679, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các nguyên lý di truyền cơ bản như các quy luật di truyền học Menđen và

Menđen mở rộng, lập bản đồ di truyền, các nguyên lý cơ bản của di truyền phân tử, di

truyền học tế bào, di truyền học quần thể.

- Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của di truyền học để giải quyết các bài toán và các

vấn đề thực tiễn trong cuộc sống liên quan đến sinh học nói chung và di truyền học nói

riêng.

- Nắm vững nguyên lý của các phương pháp nghiên cứu di truyền học hiện đại, trong đó

có di truyền học phân tử và tế bào để khi ra trường có thể nhanh chóng tiếp cận với các

kỹ thuật mới và chủ động sáng tạo hoàn thành các công việc chuyên môn được giao.

6.2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

- Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của Di truyền học ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể và quần thể.

- Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ

bản của Di truyền học phân tử, Di truyền học tế bào và Di truyền học quần thể trong

phân tích các hệ thống sinh học ở cấp độ tế bào và cơ thể.

- Có thể vận dụng những kiến thức về sinh học tế bào và cơ thể để giải quyết một số bài

toán cụ thể trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y-sinh-dược, công nghiệp

thực phẩm, mỹ phẩm và bảo vệ môi trường.

6.3. Thái độ

- Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong

vận dụng các khái niệm của di truyền học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời

sống xã hội;

- Nhận thức rõ vai trò của các nguyên lý di truyền học trong bối cảnh phát triển chung của

sinh học hiện đại và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp

thực phẩm, y-dược học và bảo vệ môi trường;

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc giải quyết các bài toán hoặc

vấn đề cụ thể của thực tiễn đời sống.

Page 135: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

184

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

a. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:Đánh giá ý thức học tập và kiến thức sinh viên

thông qua các buổi thảo luận trên lớp hoặc qua phần làm bài tập trên máy tính.

- Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập thuộc phần kiểm tra, đánh giá thường

xuyên mới được tham dự và tính điểm kiểm tra lý thuyết nêu ở mục 7.2 dưới đây.

b. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

7.2.1. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

- Nội dung: Các nguyên lý di truyền học Menđen; Xác suất thống kê, Phép thử 2; Di

truyền học Menđen mở rộng; Nguyên phân, giảm phân; Di truyền liên kết giới tính và

các cơ chế xác định giới tính; Liên kết gen và trao đổi chéo; Tái bản và sửa chữa ADN;

Đột biến và các cơ chế phát sinh đột biến.

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

- Nội dung: Cấu trúc và chức năng gen; Phiên mã di truyền và dịch mã di truyền. Nhiễm

sắc thể và các yếu tố di truyền vận động; Di truyền học vi khuẩn và virut; Điều hòa hoạt

động gen ở sinh vật nhân sơ; Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực.

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

c. Thi hết môn:

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc

khóa học.

- Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Page 136: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

185

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Hartwell LH et al (2011). Genetics: From genes to genomes (4th Ed.). McGrawHill.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Lê Duy Thành, Tạ Toàn, Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long (2007). Di truyền học. NXB

KHKT.

- Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long (2007). Chú giải di truyền học. NXB Giáo dục.

- Đỗ Lê Thăng (2000). Thực tập Di truyền học. ĐH KHTN, ĐH QGHN, Hà Nội.

- Đỗ Lê Thăng, Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thị Hồng Vân (2007). Chọn lọc và hướng dẫn

giải bài tập di truyền học. NXB Giáo dục.

- Peter J. Russel. Fundamentals of Genetics. Addison Wesley Longman Inc. 2000.

- Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng (2009). Cơ sở Di truyền học phân tử và tế bào. NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Di truyền học cơ sở, bao gồm các

nguyên lý di truyền học Menđen và di truyền học Menđen mở rộng, lập bản đồ di truyền,

áp dụng các nguyên lý di truyền học để phân tích các đối tượng khác nhau như virus, vi

khuẩn, vi nấm, di truyền ngoài nhân, di truyền học quần thể; di truyền học phân tử, bao

gồm cấu tạo và chức năng của ADN, ARN, các quá trình di truyền ở cấp phân tử như mã di

truyền, sao mã (tái bản), phiên mã, dịch mã, sinh tổng hợp protein và các kỹ thuật cơ bản

để nghiên cứu di truyền học phân tử. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên thông

tin về những hướng ứng dụng cơ bản của di truyền học, đặc biệt là kỹ thuật di truyền trong

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội (nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y-dược học, bảo vệ môi trường,

v.v…).

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

1) Các nguyên lý di truyền học Menđen

2) Xác suất thống kê, Phép thử 2

3) Di truyền học Menđen mở rộng

4) Nguyên phân, giảm phân

5) Di truyền liên kết giới tính và các cơ chế xác định giới tính

Page 137: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

186

6) Liên kết gen và trao đổi chéo

7) Tái bản và sửa chữa ADN

8) Đột biến và các cơ chế phát sinh đột biến

9) Phân tích cấu trúc và chức năng gen

10) Phiên mã và dịch mã di truyền

11) Nhiễm sắc thể và các yếu tố di truyền vận động

12) Di truyền học vi khuẩn và virut

13) Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ

14) Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực

15) ADN tái tổ hợp và kỹ thuật di truyền trong nghiên cứu các hệ gen

16) Di truyền học ung thư

17) Di truyền học hệ miễn dịch

18) Di truyền học quần thể và tiến hóa

50. THỰC VẬT HỌC (Botany)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3504

2. Số tín chỉ: 5

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN.

- TS. Nguyễn Thùy Liên: bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

- ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh: bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nắm được các hệ thống phân loại thực vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Nắm được

nguồn gốc và đặc điểm chính của các đơn vị phân loại (Mức 1).

- Nắm được đặc điểm quan trọng để nhận biết các lớp, phân lớp và các họ nhất là các họ

có ý kinh tế (Mức 1).

- Hiểu được các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến cấu tạo tế bào, mô, cơ quan và cơ thể

thực vật và nấm. Nắm được đặc điểm tổng quát của từng bậc phân loại. Trên cơ sở đó áp

dụng vào từng nhóm đối tượng cụ thể. (Mức 2).

- Đánh giá được các đặc điểm tiến hóa của từng taxon. (Mức 3)

- Khái quát được quá trình tiến hóa trong giới thực vật (Mức 3).

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nắm vững các đặc điểm hình thái, giải phẫu và tiến hóa của thực vật và nấm (Mức 2)

Page 138: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

187

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể hiểu được cơ sở khoa học của

các hệ thống phân loại thực vật khác nhau và đánh giá mức độ tiến hóa của chúng. (Mức

3)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Áp dụng các kiến thức về thực vật, đánh giá khả năng sử dụng thực vật vào thực tiễn

cuộc sống;

- Nâng cao lòng yêu nghề và ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, hiểu sâu về sự phong

phú và đa dạng của nguồn tài nguyên thực thực vật từ đó có nhận thức đúng đối bảo tồn

và phát triển bền vững. (Mức 3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng nhận diện được một số loài thực vật cơ bản; những loài có giá trị kinh tế

cũng như các loài có nguy cơ bị tiêu diệt; xác định được vị trí của nó trong hệ thống

phân loại thực vật, đề ra biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật (Mức

4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 7

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận.

Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 14

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 50%

- Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài thực hành.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Bá, 2007. Giáo trình Thực vật học, Nxb Giáo dục.

- Nguyễn Bá, 2007. Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục.

- Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, 2004. Hệ thống học thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội.

- Trần Ninh, Nguyễn Thị Minh Lan, 2005. Thực tập hệ thống thực vật, Nxb ĐHQG Hà

Nội.

- James D. Mauseth, 2009. Botany introduction to Plant Biology, Fourth edition, Jones

and Bartlett Publishers.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu chung về môn học, các quan điểm về thực vật. Đặc điểm hình thái giải phẫu giới

thiệu cấu tạo, chức năng của mô (mô phân sinh, mô bì, mô cơ bản, xylem và phloem); các

cơ quan dinh dưỡng (thân, lá và rễ); cơ quan sinh sản (hoa, quả và hạt). Đặc điểm hình thái,

cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng của giới Nấm (Nấm nhầy, nấm thật, nấm noãn, nấm tiếp

hợp, nấm túi và nấm đảm); giới Thực vật: thực vật bậc thấp các ngành tảo (tảo Đỏ, tảo

Page 139: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

188

Nâu, tảo Sillic, tảo Lục và các ngành khác); thực vật bậc cao (ngành Dương xỉ trần, ngành

Rêu, ngành Thông đất, ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành hạt Trần, ngành hạt

Kín). Đặc điểm sinh sản, nguồn gốc phát sinh và các đặc điểm tiến hóa, thích nghi môi

trường sống. Tính đa dạng được thể hiện qua hệ thống phân loại với đặc điểm ở mức độ

phân loại tới ngành, lớp hoặc bộ cho mỗi ngành của giới Nấm và Thực vật. Tầm quan

trọng, ý nghĩa thực tiễn của Nấm, Thực vật với điều kiện tự nhiên và đời sống con người.

Introduction of the subject, the views of flora. Morphological characteristics of tissues

(meristem, tissue, tissue basic, xylem and phloem), nutritional organs (stems, leaves and

roots), reproductive organs (flowers, fruits and nuts). Morphological characteristics and

structure of Kingdom Fungi (slime mold, zygote fungi, sac fungi, mushrooms…) and

Kingdom plantae: lower plants (red algae , brown algae, diatom, green algae and other

divisions), higher plants (Ferns, Mosses, conifers, angiosperm…).

Reproductive characteristics and the adaptation of plants. This diversity is expressed

through classification systems. Importance and practical significance of fungi and plants to

natural and human life.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

PHẦN LÝ THUYẾT (45 tiết)

CHƯƠNG 1. Giới thiệu chung

1.1. Nhiệm vụ và lịch sử phát triển môn thực vật hoc.

1.1.1. Quan niệm về sinh giới

1.1.2. Nhiệm vụ của môn thực vật hoc.

1.1.3. Lược sử phát triển môn thực vật hoc.

1.2. Phương pháp nghiên cứu trong môn thực vật hoc.

1.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hình thái so sánh; phương pháp giải phẫu so

sánh; các phương pháp khác

CHƯƠNG 2. Mô thực vật

2.1. Khái niệm, phân loại mô

2.1.1. Mô phân sinh

2.1.2. Mô bì

2.1.2.1.Mô bì sơ cấp

2.1.2.3.Mô bì thứ cấp

2.1.3. Mô cứng

.2.1.3.1. Sợi

2.1.3.2. Thể cứng

2.1.4. Mô dẫn

2.1.4.1.Xy lem

2.1.4.2. Phloem

2.1.4.3. Các kiểu bó dẫn

Page 140: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

189

CHƯƠNG 3 Các cơ quan sinh dưỡng

3.1. Thân

3.1.1. Hình thái ngoài

3.1.1.1. Chồi

3.1.1.2. Cách sắp xếp lá trên cành

3.1.1.3. Sự phân nhánh của chồi.

3.1.1.4. Đặc tính phân nhánh

3.1.1.5. Biến thái của thân

3.1.2. Cấu tạo giải phẫu của thân

3.1.2.1. Cấu tạo sơ cấp

3.1.2.2. Cấu tạo thứ câp

3.2. Rễ

3.2.1. Hình thái ngoài của rễ

3.2.1.1. Các phần của một rễ

3.2.1.2. Các kiểu rễ

3.2.1.3. Biến thái của rễ

3.2.2. Giải phẫu rễ

3.2.2.1. Cấu tạơ cấp của rễ

3.2.2.2. Cấu tạo thứ cấp của rễ

3.3. Lá

3.3.1 Hình thái ngoài của lá

3.3.1.1. Các phần của một lá

3.3.1.2. Lá đơn

3.3.1.3. Lá kép

3.3.2. Giải phẫu lá

3.4. Hoa

3.4.1. Cấu tạo của một hoa

3.4.1.1. Trục hoa, đế hoa

3.4.1.2. Bao hoa

3.4.1.3. Bộ nhị

3.4.1.4. Bộ nhụy

3.4.2. Biểu diễn cấu tạo của hoa

3.4.2.1. Hoa thức

3.4.2.2. Hoa đồ

3.4.3. Cụm hoa

3.5. Quả

3.5.1. Vách quả

3.5.2. Các kiểu quả

3.5.2.1. Quả khô

3.5.2.2. Quả mọng

Page 141: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

190

3.6. Hạt

3.6.1. Vỏ hạt

3.6.2. Nội nhũ

3.6.2.1. Nội nhũ nhân

3.6.2.2. Nội nhũ tế bào

3.6.2.3. Nội nhũ trạch tả

CHƯƠNG 4. Giới Nấm - Fungi

4.1.Nấm nhầy

4.2.Nấm thật

4.2.1.Ngành nấm noãn- Oomycota.

4.2.2.Ngành nấm cổ - Chytridiomycota

4.2.3.Ngành nấm thật - Mycota

4.2.3.1.Lớp nấm tiếp hợp - Zyzomycetes

4.2.3.2.Lớp nấm túi - Ascomycetes

4.2.3.2.1.Bộ nấm men - Endomycetales

4.2.3.2.2.Bộ nấm cúc - Eurotiales (Plestascales, Aspergillales).

4.2.3.2.3.Bộ Clavicipitales

4.2.3.3. Lớp nấm đảm – Basidiomycetes

4.2.3.3.1.Phân lớp nấm đảm đơn bào - Holobasidiomycetidae

4.2.3.3.2.Phân lớp nấm đảm đa bào - Heterobasidiomycetidae

4.2.3.3.3.Phân lớp đảm mọc từ bào tử nghỉ - Teliosporomycetidae

4.3. Nhóm địa y

4.3.1.Hình thái và cấu tạo giải phẫu Địa y

4.3.2.Phân loại Địa y

CHƯƠNG 5. Tảo

5.1. Đặc điểm chung

5.2. Sinh sản

5.3. Phân loại

5.3.1. Ngành Tảo đỏ - Rhodophyta

5.3.2. Ngành tảo hai roi lông - Cryptophyta

5.3.3. Ngành tảo hai rãnh - Dinophyta

5.3.4. Ngành tảo roi lệch – Xanthophyta

5.3.5. Ngành Tảo silíc- Bacillariophyta

5.3.6. Ngành Tảo nâu - Phaeophyta.

5.3.7. Ngành Tảo mắt – Euglenophyta

5.3.8. Ngành Tảo lục – Chlorophyta

Chương 6. Thực vật có phôi - Embryobionta

6.1.Ngành Rêu - Bryophyta

6.2.Ngành Dương xỉ trần - Rhyniophyta

6.3.Ngành Thông đất - Lycopodiophyta

Page 142: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

191

6.4.Ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta

6.5.Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

6.6.Ngành Thông - Pinophyta

6.6.1.Phân ngành Tuế - Cycadicae

6.6.2.Phân ngành Thông – Pinicae

6.6.3.Phân ngành Dây Gắm - Gneticae

6.7. Ngành Mộc lan - Magnoliophyta

6.7.1.Lớp Mộc lan - Magnoliopsida

6.7.1.1.Phân lớp Mộc lan – Magnoliidae

6..7.1.1.1.Bộ Mộc lan – Magnoliales

6.7.1.1.2. Bộ Na – Annonales

6.7.1.1.3. Bộ Long não – Laurales

6.7.1.2. Phân lớp Hoàng liên – Ranunculidae

6.7.1.2.1.Họ Hoàng liên – Ranunculaceae

6.7.1.3. Phân lớp Sau sau – Hamamelididae

6.7.1.3.1. Bộ Sau sau – Hamamelidales

6.7.1.3.2. Bộ Dẻ – Fagales

6.7.1.4.Phân lớp Cẩm chướng – Caryophyllidae

6.7.1.4.1. Bộ Cẩm chướng – Caryophyllales

6.7.1.4.2. Bộ Rau răm – Polygonales

6.7.1.5.Phân lớp Sổ - Dilleniidae

6.7.1.5.1. Bộ Sổ – Dilleniales

6.7.1.5.2. Bộ Đỗ quyên – Ericales

6.7.1.5.3. Bộ Bầu bí – Cucurbitales

6.7.1.5.4. Bộ Bông – Malvales

6.7.1.5.5. Bộ Gai – Urticales

6.7.1.5.6. Bộ Thầu dầu – Euphorbiales

6.7.1.6. Phân lớp Hoa hồng – Rosidae

6.7.1.6.1. Bộ Hoa hồng – Rosales

6.7.1.6.2. Bộ Sim – Myrtales

6.7.1.6.3. Bộ Đậu – Fabales

6.7.1.6.4. Bộ Bồ hòn – Sapindales

6.7.1.6.5. Bộ Cam – Rutales

6.7.1.6.6. Bộ Nhân sâm – Araliales

6.7.1.7. Phân lớp Bạc hà – Lamiidae

6.7.1.7.1. Bộ Long đởm – Gentianales

6.7.1.7.2. Bộ Cà – Solannales

6.7.1.7.3. Bộ Khoai lang – Convolvulales

6.7.1.7.3. Bộ Hoa mõm chó – Scrophulariales

6.7.1.7.4. Bộ Bạc Hà – Lamiales

Page 143: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

192

6.7.1.8. Phân lớp Cúc – Asteridae

6.7.1.8.1.Bộ Cúc – Asterales

6.7.2. Lớp Loa kèn – Liliopsida

6.7.2.1. Phân lớp Trạch tả - Alismidae:

6.7.2.1.1. Bộ Trạch tả -Alismales

6.7.2.2. Phân lớp Loa kèn - Liliidae

6.7.2.2.1.Nhóm thụ phấn nhờ côn trùng

6.7.2.2.1.1.Bộ Náng – Amaryllidales

6.7.2.2.1.2.Bộ Củ nâu – Dioscoreales

6.7.2.2.1.3.Bộ Phong lan – Orchidales

6.7.2.2.1.4.Bộ Gừng – Zingiberales

6.7.2.2.2. Nhóm thụ phấn nhờ gió

6.7.2.2.1. Bộ Cói – Cyperales

6.7.2.2.2. Bộ Lúa – Poales

6.7.2.3. Phân lớp Cau – Arecidae

6.7.2.3.1. Bộ Cau – Arecales

6.7.2.3.2. Bộ Ráy – Arales

PHẦN THỰC HÀNH (24 tiết)

Bài 1: Mô thực vật

Mô bì:Mẫu quan sát – Lá khoai lang, lá tỏi tây, cành dâu tằm, lá nhót. Yêu cầu quan sát – tế bào

biểu bì, lỗ khí , lông hình sao, vỏ, lỗ vỏ.

Mô cứng: Mẫu quan sát – vỏ quả mơ. Yêu cầu quan sát – hình dạng của tế bào cứng, vách tế

bào

Mô dẫn: mẫu quan sát – cành bí ngô, thân tre. Yêu cầu quan sát – phloem, xylem, bó mạch hở

kép, bó mạch kín.

Bài 2: Hình thái thân, rễ và lá

Thân, rễ: Mẫu quan sát - Cây Dâm bụt, cỏ Mần trầu, Lúa, cây họ Đậu, cây Đước, Trầu không,

Bầu bí, Trầu không; Hướng dương, Tre. Yêu cầu quan sát- Hình dạng ngoài thân, rễ, các loại

rễ; cấu tạo sơ cấp của thân hai lá mầm, một lá mầm, cấu tạo sơ cấp của rễ.

Lá: Mẫu quan sát:Các loại lá đơn, các loại lá kép. Yêu cầu quan sát – các phần của lá, lá phân

thùy, chia thùy, chẻ thùy; cách phân gân, kiểu gốc lá, đỉnh lá, mép lá, kiểu lá kép lông chim,

kiểu lá kép chân vịt; cáu tạo giải phẫu của lá.

Bài 3: Hình thái hoa và quả

Mẫu quan sát: hoa dâm bụt, hoa bầu bí, hoa Ngọc lan;cụm hoa họ đậu, hoa cúc, hoa Layơn, hoa

vòi voi, hoa chuối, hoa lúa, Ngô, quả các loại (quả Hồi, Đậu, Cải, Mận, Xà cừ, Chò, Giẻ, Bầu

bí, Cà chua, Mít, Dứa.....). Yêu cầu quan sát: cấu tạo của hoa; các kiểu cụm hoa; các kiểu quả.

Bài 4: Giới Nấm

a. Ngành Nấm Noãn - Oomycota: mẫu quan sát - Saprolegnia sp., Phytophthora infestans De

Bary, Peronospora sp.Yêu cầu quan sát - búi sợi nấm không có vách ngăn tế bào; thể sinh động

bào tử hình chuỳ với vách ngăn ngang ở gốc.

Page 144: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

193

b. Ngành Nấm thật - Eumycota.

Lớp Nấm tiếp hợp - Zygomycetes: mẫu quan sát - Chi Mốc trắng (Mucor), chi Mốc đen

(Rhizopus). Yêu cầu quan sát - Màu sắc của hệ sợi; hình dạng của trụ; rễ giả.

Lớp Nấm túi - Ascomycetes: Mẫu quan sát - Nấm men (Sachromyces cerevisiae, Aspergillus

sp., Penicillum sp., Meliola citricola, Daldinia cocentrica, Hypocrea sp., Cookeinia sulcipes.

Yêu cầu quan sát - Hình thái và màu sắc của các đại diện; phân biệt các hình dạng chính;sự

phân nhánh của sợi nấm, cơ quan sinh sản sinh bào tử vô tính.

Lớp Nấm Đảm - Basidiomycetes: Mẫu vật quan sát - Mẫu tươi hay mẫu ngâm Nấm Lim

(Ganoderma lucidum), Nấm rơm (Volvariella volvacea), Nấm trứng (Calvatia lilacina Henn),

Mộc nhĩ (Auricularia polytricha [Mont.] Sacc., Ngân nhĩ (Tremella fuciformis), Nấm than

(Ustilago esculenta), Nấm gĩ (Puccinia thwaitesii.). Yêu cầu quan sát - hình dạng màu sắc của

nấm, phân biệt các phần của nấm, cấu tạo và hình dạng của đảm, các loại bào tầng, hình dạng

đảm bào tử.

Bài 5: Ngành Tảo Đỏ - Ngành tảo Silíc- Ngành tảo Nâu

a. Ngành Tảo Đỏ - Rhodophyta: Mẫu quan sát - Porphyra crispata Kjell, Batrachospermum

moniliforme, Polysiphonia sp., Gracilaria sp. Yêu cầu quan sát - Hình dạng và cấu trúc của tản,

phân biệt hình thái ngoài của hai thế hệ.

b. Ngành tảo hai rãnh – Dinophyta: Mẫu quan sát - Perinidium sp. Yêu cầu quan sát – quan sát

cấu trúc tế bào, phân biệtmặt lưng mặt bụng, khe dọc, khe ngáng của tảo.

c. Ngành tảo roi lệch – Xanthophyta: Mẫu quan sát – Vaucheria sp. Yêu cầu quan sat – Một

đoạn sợi có cơ quan sinh sản, cấu trúc vô bào của tảo.

d.Ngành tảo Silíc - Bacillariophyta: Mẫu quan sát - Fragillaria, Pinnularia, Coscinodiscus,

Chaetoceros. Yêu cầu quan sát - Hình dạng của tế bào, sự chuyển động của tảo Silíc.

e. Ngành tảo Nâu - Phaeophyta: Mẫu quan sát - Ectocarpus, Padina pavonia, Dictyota

dichotoma, Colpomenia, Sargassum. Yêu cầu quan sát - Hình dạng cơ thể, phân biệt thân, rễ và

lá giả.

a. Bài 6: Ngành tảo Lục – Chlorophyta

a.Bộ Chlamydomonadales: Mẫu quan sát - mẫu ngâm hay tươi tảo Chlamydomonas. Yêu cầu

quan sát - hình dạng cơ thể, cách chuyển động của tảo.

b. Bộ Đoàn tảo - Volvocales: Mẫu quan sát - Đoàn tảo (Volvox). Yêu cầu quan sát - hình dạng

tập đoàn, hình dạng tập đoàn con.

c. Bộ Chlorococcales:Mẫu quan sát- tảo Cầu (Chlorella), tảo Lưới (Hyd- rodictyon),

Scenedesmus sp, Pediastrum sp. Yêu cầu quan sát - Hình dạng và cấu tạo của các loài.

d. Bộ Ulothrix: Mẫu quan sát - Tảo Sợi quăn (Ulothrix sp), Cladophora sp. Yêu cầu quan sát -

Hình dạng các đại diện.

e. Bộ Ulvales: Mẫu quan sát - Ulva. Yêu cầu quan sát - hình dạng tản, cấu tạo giải phẫu.

f.Bộ Chaetophorales:Mẫu quan sát - Pleurococcus sp; Trentepohlia. Yêu cầu quan sát - hình

dạng cơ thể, các nội quan bên trong (thể màu, thể dầu, nhân).

g.Bộ Tảo ống - Siphonales: Mẫu quan sát - Codium sp, Caulerpa sp. Yêu cầu quan sát - Hình

dạng ngoài, cấu tạo giải phẫu.

Page 145: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

194

h.Bộ Zygnematales: Mẫu quan sát - Tảo Xoắn (Spirogyra sp), Zygnema sp. Yêu cầu quan sát-

hình dạng ngoài, hình dạng thể màu.

h.Bộ Desmidiales; Mẫu quan sát - mẫu tươi hay ngâm các loài tảo Lưỡi liềm (Closterium sp.),

Cosmarium sp. Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài, hình dạng cơ quan sinh sản.

Bài 7: Ngành Rêu - Ngành Thông Đất - Ngành Tháp bút –Ngành Dương xỉ

a.Ngành Rêu - Bryophyta: Mẫu vật quan sát -Mẫu ngâm hay mẫu tươi Rêu sừng (Anthoceros

sp.), Rêu Tản (Marchantia polymorpha L.) và Rêu than (Funaria hygrometricha Hedw.). Yêu

cầu quan sát- Phân biệt thể giao tử và thể bào tử của cây Rêu than; sự khác nhau giữa ba đại

diện của ngành Rêu.

b.Ngành Thông đất - Lycopodiophyta: Mẫu vật quan sát- Mẫu ngâm hay tươi và bông bào tử

của cây Thông đất - Lycopodiella cernuua (L.) Franco & Vasc; cây Quyển Bá - Selaginella

sp.Yêu cầu quan sát: Hình dạng ngoài của hai loài (cách phân cành, sắp xếp của lá, các loại lá);

vị trí của bông bào tử; hình dạng của bông bào tử; hình dạng lá bào tử.

c.Ngành Tháp bút - Equisetophyta:Mẫu vật quan sát- Mẫu tươi hay ngâm cây Tháp bút; bông

bào tử Tháp bút.Yêu cầu quan sát- Hình dạng của cây, hình dạng và cách sắp xếp của lá trên

thân và cành, hình dạng và vị trí của bông lá bào tử, hình dạng của lá bào tử, cách sắp xếp của

túi bào.

d.Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta:Mẫu vật quan sát- Mẫu tươi hay khô các loài; Dương xỉ

thường - Cyclosorus parasiticus (L.) Farwell.; Cây Tế - Dicranopteris linearis (Burm. f.)

Underw.; Dương xỉ mộc - Cyathea podophylla (Hook.) Copel.

Bài 8 Ngành Thông – Phân lớp Mộc lan – Phân lớp Hoang liên

a.Ngành Thông- Pinophyta

Phân ngành Tuế - Cycadicae: Mẫu vật quan sát- Mẫu ngâm nón đực cây Vạn tuế - Cycas

revoluta Thunb.; Cây Vạn Tuế và lá noãn Vạn tuế. Yêu cầu quan sát: Hình dạng cây vạn tuế; vị

trí nón đực; cấu tạo của nón đực; cách sắp xếp của lá noãn; hình dạng lá noãn và cách sắp xếp

của noãn.

Phân ngành Thông - Pinicae:Mẫu vật quan sát -Mẫu ngâm hay tươi Thông đuôi ngựa - Pinus

massoniana D. Don; Bách tán - Araucaria excelsa R. Br.; Bụt moc. - Taxodium distichum (L.)

Rich.; Thông tre - Podocarpus neriifolius D. Don; nón đực của các loài Thông.Yêu cầu quan

sát: Hình dạng lá của các loài, vị trí của nón đực và nón cái của Thông đuôi ngựa, hình dạng hạt

phấn (chú ý túi khí).

Phân ngành Dây Gắm- Gneticae: Mẫu vật quan sát - Mẫu tươi hay mẫu ngâm cây Dây gắm -

Gnetum montanum Markgr.Yêu cầu quan sát- Hình dạng ngoài, cấu tạo cơ quan sinh sản.

b.Phân lớp Mộc Lan - Magnoliidae: Mẫu quan sát- mẫu tươi hay mẫu ngâm cây Ngọc Lan hoa

vàng - Michelia champaca L.; cây Hoàng Lan - Cananga odorata (Lamb.) Hook. et Thoms.; cây

Long Não - Cinnamomum camphora (L.) Sieb. Yêu cầu quan sát- các cơ quan sinh dưỡng của

các đại diện; phân tích cấu tạo hoa; vị trí; các thành phần, cách sắp xếp của bao hoa; bộ nhị; bộ

nhuỵ; các loại quả.

c.Phân lớp Hoàng Liên - Ranunculidae: Mẫu quan sát- mẫu tươi hay mẫu ngâm cây Mao Lương

- Ranunculus sceleratus L.; Dây ông lão - Clematis smilacifolia Wall. và hoa La lét -

Delphidium consolida L. Yêu cầu quan sát- Hình thái ngoaì của các đại diện; chú ý hình dạng

Page 146: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

195

của lá; cấu tạo của hoa; số lượng, cách sắp xếp; chú ý vẩy tuyến mật ở gốc cánh hoa; số lượng,

hình dạng của quả.

Bài 9: Phân lớp Sau sau - Cẩm chướng - Phân lớp Sổ

a.Phân lớp Sau Sau - Hamamelididae: Mẫu vật quan sát- Mẫu cây Giẻ gai- Castanopsis sp; cây

Sồi đá - Lythocarpus sp và Sồi cau - Quercus sp. Yêu cầu quan sát- các cơ quan sinh dưỡng của

các đại diện; các kiểu cụm hoa; các kiểu quả; phân biệt 3 chi của họ Giẻ.

b.Phân lớp Cẩm Chướng - Caryophyllidae: Mẫu quan sát - mẫu tươi hay ngâm của các cây Cẩm

Chướng - Dianthus caryophyllus L.; Dền Gai - Amaranthus spinosus L.; cây Mào gà - Celosia

argentea L.; có Xước - Achyranthes aspera L.; Câu Nghể - Polygonum hydropiper L. Yêu cầu

quan sát - hình thái ngoài để phân biệt các đại diện; kiểu lá kèm đặc trưng; kiểu cụm hoa; phân

tích cấu tạo của 1 hoa; kiểu quả.

c.Phân lớp Sổ -Dilleniidae

1.Họ Bầu bí – Cucurbitaceae: Mẫu quan sát- mẫu tươi hay ngâm của cây Bí Ngô - Cucurbita

pepo L.; Mướp - Luffa cylindrica (L.) Roem và Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.)

Spreng.. Yêu cầu quan sát- Các đặc điểm hình thái như thân lá, vị trí của tua cuốn, vị trí của

hoa, cấu tạo của từng loại hoa.

2.Họ Bông – Malvaceae: Mẫu quan sát- mẫu ngâm hay tươi của các loài Hoa dâm bụt -

Hibiscus rosa-sinensis L., Ké hoa vàng - Sida rhombifolia L., Cối xay - Abutilon indicum (L.)

Sweet. Yêu cầu quan sát- hình thái ngoài của các cơ quan sinh dưỡng, dạng lá kèm, sợi libe ở

vỏ thân cành, vị trí của hoa, thành phần của hoa, đài phụ, đài, tràng hoa, bộ nhị, loại quả.

3.Họ Gai – Urticaceae: Mẫu vật quan sát - mẫu tươi hay ngâm của cây Dâu - Morus alba L.,

Dướng - Broussonelia papyrifera (L.) Vent. và Sung - Ficus racemosa L. Yêu cầu quan sát-

hình thái ngoài của cơ quan sinh dưỡng, phân biệt các kiểu cụm hoa, các thành phần của hoa,

các kiểu quả.

4.Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae: Mẫu vật quan sát- mẫu ngâm hay tươi của các loài Thầu dầu -

Ricinus communis L., Trạng nghuyên - Euphorbia pulcherrima (Grah.) Jacq., Dầu mè- Jatropha

curcas L. Yêu cầu quan sát- hình thái ngoài của các đại diện, các kiểu cụm hoa, vị trí của cụm

hoa, sự tiêu giảm của các thành phần hoa, kiểu quả đặc trưng.

Bài 10: Phân lớp Hoa Hồng

a.Phân lớp Hoa hồng - Rosidae

a.Họ Hoa Hồng – Rosaceae: Mẫu quan sát - Mẫu tươi hay khô của Hoa Hồng - Rosa chnensis

Jaq., Mâm xôi - Rubus sp., Mận - Prunus salicina Lindl. Yêu cầu quan sát - Hình thái ngoài,

kiểu lá kép, lá kèm, cáu tạo của hoa, kiểu đế hoa, cách đính lá noãn, kiểu quả.

2.Họ Đậu – Fabaceae: Mẫu quan sát - mẫu tươi hay mãu khô cây Keo dậu(Leucena glauca L.),

Phượng vĩ (Delonix regia [Bojer] Raf.), Muồng ba lá (Crotalaria mucronata Desv.). Yêu cầu

quan sát- hình thái của các cơ quan sinh dưỡng, các kiểu lá kép, cấu tạo của một hoa, chú ý ba

kiểu hoa đồ, kiểu quả, cách đính của hạt.

3.Họ Cam – Rutaceae: Mẫu quan sát- Mẫu tươi hay mẫu ngâm hoa bưởi (Citrus maxima L.),

Quất hồng bì (Clausena lansium Lour.), Ba gạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.), Cây xoan

(Melia azedarach L.). Yêu cầu quan sát- Hình thái ngoài của các đại diện để phân biệt được sự

khác nhau taxon bậc chi và họ, chú ý điểm tuyến trên lá của các đại diện thuộc họ Cam; các

kiểu cụm hoa, cấu tạo của một hoa, các kiểu quả.

Page 147: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

196

Bài 11: Phân lớp Bạc hà - Phân lớp Cúc – Phân lớp Trạch tả

a.Phân lớp Bạc hà – Hoa Môi - Lamiidae

1.Họ Cà phê - Rubiaceae: Mẫu quan sát - Hoa Mẫu đơn (Ixora coccinea L.), Hoa Bướm bạc –

Musanda sp. Yêu cầu quan sát - Các đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh dưỡng, kiểu cụm

hoa, bộ nhị, bộ nhuỵ, kiểu quả.

2.Họ Hoa Môi – Lamiaceae: Mẫu quan sát - mẫu tươi hay mẫu khô cây Húng quế (Ocimum

basilicum L.),ích mẫu (Leonurus sibiricus L.). Yêu cầu quan sát-Hình thái cơ quan sinh dưỡng,

cơ quan sinh sản, cấu tạo của hoa và quả.

3.Họ Cà - Solanaceae: Mẫu quan sát- Mẫu tươi cây cà dại (Solanum torvum Sw.), cây lu đực

(Solanum nigrum L.) và cây thuốc lá (Nicotianan tabacum L.). Yêu cầu quan sát - các đặc điểm

ngoài của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản, kiểu cụm hoa, cấu tạo của một hoa, các thành

phần của hoa, các kiểu quả.

b.Phân lớp Cúc – Asteridae

1.Họ Cúc – Asteraceae: Mẫu quan sát - mãu ngâm tươi các loài Cứt lợn (Ageratum conyzoides

L.), Đơn buốt (Bidens pilosa L.), Bồ công anh (Lactuca indica L.) và Cúc vạn thọ (Tagetes

patula L.). Yêu cầu quan sát - Các đặc điểm hình thái để nhận biết các tính chất đặc trưng của

họ, kiểu cụm hoa, các loại hoa, kiểu quả.

c. Phânlớp Trạch tả - Alismatidae

1. Họ Trạch tả - Alismataceae: Mẫu quan sát – Cây rau mác (Sagittaria sagittifolia L.).

Yêu cầu quan sát: hình thái cơ quan dinh dưỡng, kiểu cụm hoa, cấu tạo của hoa và quả.

Bài 12. Phân lớp loa kèn- phân lớp Cau

a. Phân lớp Loa kèn - Liliidae

1.Bộ Loa kèn – Liliales: Mẫu quan sát – Loa Kèn – Lilium logiflorum Thunb., La dơn

(Gladiolus communis L.), Lưỡi đồng (Belamcanda chinensis (L.) DC.. Yêu cầu quan sát - Các

đặc điểm hình thái bên ngoài để nắm được các đặc điểm đặc trưng của họ, quan sát các kiểu

cụm hoa.

2.Bộ Gừng - Zingiberales: Mẫu quan sát – Họ Chuối: Hoa chuối (Musa paradisiaca L.), Họ

Gừng: Gừng (Zingiber officinale Rosc. Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài của các đại diện;

kiểu cụm hoa; cấu tạo của một hoa.

3.Họ Cói – Cyperaceae: Mẫu quan sát - Củ gấu (Cyperus rotundus L.), Thuỷ trúc (Cyperus

inoolucratus), có Bạc đầu (Kylinga monocephala Rottb.). Yêu cầu quan sát - hình dạng ngoài,

cách sắp xếp của lá, kiểu cụm hoa, sự biến thái của bao hoa.

3.Họ Lúa – Poaceae: Mẫu quan sát - cây Lúa (Oryza sativa L.), Ngô (Zea mays L.), Cỏ công

viên (Paspalum conjugatum Berg.). Yêu cầu quan sát - Hình dạng bên ngoài, các phần của một

lá, kiểu cụm hoa, sự biến thái của bao hoa, số lượng nhị.

b.Phân lớp Cau – Arecidae

1.Họ Cau – Arecaceae: Mẫu quan sát - Cau (Areca catechu L.), Dừa (Cocos nucifera L.), Cọ

(Livistona cochinchinensis (Bl.) Mart.). Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài, kiểu cụm hoa, cấu

tạo của một hoa, kiểu quả.

2.Họ Ráy – Araceae: Mẫu quan sát - Khoai nước (Colocasia esculenta (L.) Schott.), Củ chóc

(Typhorum trilobatum (L.) Schott.), Vạn niên thanh (Scindapsus aureus Angl.), Lan ý

(Spathiphyllum patinii N.E.Br.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.). Yêu cầu quan sát - Hình dạng bên

ngoài, kiểu cụm hoa, phân biệt các loại hoa.

Page 148: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

197

51. ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (Invertebrate Zoology)

1. Mã môn học: BIO2054

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- NCS. Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

- Nhớ và hiểu các thuật ngữ khoa học, khái niệm liên quan đến môn học động vật không

xương sống

- Hiểu biết và nắm vững những kiến thức cơ bản về hình thái, cấu tạo, sinh sản phát triển

cá thể và hệ thống phân loại để thấy sự phong phú, đa dạng của động vật không xương

sống.

- Phân tích và làm sáng tỏ được quá trình tiến hóa và thích nghi từ thấp đến cao của động

vật không xương sống trong tự nhiên.

- Phân tích, đánh giá mối quan hệ tương hỗ giữa các loài trong quần thể.

- Hiểu biết sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với tự

nhiên và đời sống con người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng thành thạo kính hiển vi, kính hiển vi soi nổi và làm tiêu bản để quan sát, mô tả

động vật không xương sống.

- Nắm vững phương pháp giải phẫu động vật không xương sống để quan sát, mô tả hình

thái và tổ chức cơ thể của chúng.

- Tổng hợp và phân tích mô tả kết quả quan sát về hình thái ngoài cũng như cấu tạo của

các tổ chức cơ thể của động vật không xương sông trong quá trình thực tập.

- Nhớ đầy đủ các nguyên tắc và thực hiện tốt phương pháp vẽ hình cũng như cách thể

hiện những đặc điểm về cấu tạo cơ thể các đại diện của động vật không xương sống.

- Thái độ cá nhân nghề nghiệp Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì, tự tin, chủ

động, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được giá trị của động vật không xương sống trong tự nhiên cũng

như và đối với con người

Page 149: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

198

- Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

- Edward E.Ruppert, Richard S. Fox, Robert D. Barnes (2004). Invertebrate Zoology,

Thomson Brooks/Cole Seventh edition.

- Jan.A. Pechenik (2010). Biology of the Invertebrates. Tufts University, sixth edition.

- Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học (Chủ biên) (1999). Hướng dẫn thực tập Động

vật không xương sống. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Thái Trần Bái (2001). Động vật không xương sống. NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể (hình thái ngoài và tổ chức cơ thể), cấu tạo và chức

năng các hệ cơ quan như vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, sinh

dục ... của động vật không xương sống (ĐVKXS) từ đơn bào đến đa bào và những biến

đổi của chúng trong quá trình tiến hóa và thích nghi.

- Đặc điểm sinh sản, phát triển của ĐVKXS từ đơn bào đến đa bào với các mức độ phát

triển tiến hóa và thích nghi khác nhau.

- Tính đa dạng được thể hiện qua hệ thống phân loại với đặc điểm ở mức độ phân loại tới

lớp hoặc bộ cho mỗi ngành của ĐVKXS.

- Những nét cơ bản về chủng loại phát sinh và đặc điểm tiến hóa thích nghi của ĐVKXS.

- Tầm quan trọng của ĐVKXS đối với tự nhiên và đời sống con người.

This course provides basic knowledge on invertebrate zoology. Main topics include

morphology and body structures, functions and anatomy of organ systems for each

invertebrate group, characteristics of invertebrate development and reproduction,

invertebrate biodiversity and taxonomy, basic phylogeny and evolutionary adapatation,

invertebrate importances for nature and man.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Chương 1: NHẬP MÔN VỀ ĐVKXS

1.1. Đối tượng, nội dung của môn học ĐVKXS

1.2. Mối liên quan của môn học ĐVKXS với các lĩnh vực khác

1.3. Phương pháp học ĐVKXS (phương pháp học lý thuyết, phương pháp học

thực tập, tài liệu tham khảo.

1.4 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu ĐVKXS

Chương 2: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (PROTOZOA)

2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo

Page 150: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

199

2.2. Hệ thống phân loại ĐVNS đến lớp, đặc điểm mỗi lớp với đại diện minh họa

2.3. Đặc điểm các hình thức sinh sản của ĐVNS

2.4. Ý nghĩa thực tiễn của ĐVNS

Chương 3: ĐỘNG VẬT ĐA BÀO (EUMETAZOA)

3.1. Phân biệt ĐV đa bào chính thức (Eumetazoa) và ĐV cận đa bào (Parazoa)

3.2. Một số giả thuyết về nguồn gốc phát sinh động vật đa bào

3.3. Phân loại động vật đa bào

Chương 4: NGÀNH THÂN LỖ (PORIFERA)

4.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

4.2. Phân loại thân lỗ

4.3. Vị trí của thân lỗ trong hệ thống ĐVKXS

Chương 5: NGÀNH RUỘT KHOANG (COELENTERATA)

5.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

5.2. Phân loại ruột khoang

5.3. Các hình thức sinh sản, phát triển của ruột khoang

5.4. Ý nghĩa thực tiễn của ruột khoang

Chương 6: NGÀNH SỨA LƯỢC (CTENOPHORA)

6.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

6.2. Phân loại sứa lược

6.3. Vị trí của sứa lược trong hệ thống ĐVKXS

Chương 7: NGÀNH GIUN GIẸP (PLATHELMINTHES)

7.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

7.2. Phân loại giun giẹp

7.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển giun giẹp

7.4. Ý nghĩa thực tiễn của giun giẹp

Chương 8: NGÀNH GIUN TRÒN (NEMATHELMINTHES)

8.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

8.2. Phân loại giun tròn

8.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển giun tròn

8.4. Ý nghĩa thực tiễn của giun tròn

Chương 9: NGÀNH GIUN ĐỐT (ANNELIDA)

9.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

9.2. Phân loại giun đốt

9.3. Đặc điểm sinh sản, phát triển giun đốt

9.4. Ý nghĩa thực tiễn của giun đốt

Chương 10: NGÀNH CHÂN KHỚP (ARTHROPODA)

10.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể

Page 151: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

200

10.2. Phân loại chân khớp

10.3. Đặc điểm lớp côn trùng (Insecta)

10.4. Ý nghĩa thực tiễn của chân khớp

Chương 11: NGÀNH THÂN MỀM (MOLLUSCA)

11.1. Đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo cơ thể

11.2. Phân loại thân mềm và đặc điểm của các lớp chính (song kinh, hai mảnh vỏ, chân

bụng và chân đầu)

11.3. Hiện tượng mất đối xứng cơ thể ở chân bụng

11.4. Sinh sản, phát triển của thân mềm

11.5. Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm

Chương 12: NGÀNH DA GAI (ECHINODERMATA)

12.1. Đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo cơ thể

12.2. Đặc điểm sinh sản, phát triển

12.3. Phân loại da gai

12.4. Ý nghĩa thực tiển của da gai

Chương 13. GIỚI THIỆU NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ CHỦNG LỌAI

PHÁT SINH (PHYLOGENESE) VÀ TIẾN HÓA CỦA

ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

13.1. Sự xuất hiện và biến đổi của một số cơ quan ở động vật không xương sống

13.2 Chủng loại phát sinh của động vật không xương sống

52. ĐỘNG VẬT HỌC ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG (Vertebrate Zoology)

1. Mã môn học: BIO3506

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Động vật học động vật không xương sống (BIO3505)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- ThS. Hoàng Trung Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- ThS. Nguyễn Thành Nam, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các kiến thức về phân loại, giải phẫu và sinh học, sinh thái học các nhóm

động vật có xương sống (mức 1).

- Nắm vững các đặc điểm về hình thái giải phẫu, sinh học, sinh thái học, đặc điểm thích

nghi và tiến hóa của các nhóm động vật có xương sống (mức 2).

Page 152: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

201

- Nắm vững nguyên tắc phân loại các nhóm động vật có xương sống, cách thức sử dụng

các bảng hướng dẫn và khóa định loại để phân loại mẫu vật các nhóm động vật có

xương sống.

- Nắm vững các phương pháp khoa học sử dụng trong nghiên cứu và bảo tồn động vật có

xương sống, từ đó có thể thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như

ngoài thiên nhiên (mức 3).

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật giải phẫu, phân loại các nhóm động vật có xương sống

(mức 2).

- Có thể thực hiện/tham gia thực hiện các nghiên cứu về đa dạng sinh học, sinh học, sinh

thái học và bảo tồn các nhóm động vật hoang dã (mức 3).

- Được rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm qua các buổi

thảo luận và các bài thực hành.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Sinh viên được làm quen với các nhóm động vật có xương sống, các phương pháp

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, có trách nhiện hơn trong các

hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong việc giảng dạy, thực hiện được

các nghiên cứu về phân loại học, sinh học, sinh thái và bảo tồn các nhóm động vật có

xương sống ở Việt Nam (mức 4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 8

o Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

o Điểm trung bình chung của các bài thực hành

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Pough, F.H., C.M. Janis, J.B. Heiser, 2009. Vertebrate Life, 8th edition. Benjamin

Cummings.

- Hickman, C. P., Robert, L. S., Keen, S. L., Larson, A., I'Anson, H., Eisenhour, D. J.,

2008. Integrated Principles of Zoology, 14th edition. The McGraw-Hill Company.

Page 153: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

202

- Hà Đình Đức, 1971. Thực tập động vật học có xương sống. NXB Đại học và Trung học

chuyên nghiệp.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học giới thiệu hệ thống phân loại và lịch sử tự nhiên của các nhóm động vật có xương

sống trong đó nhấn mạnh đến những đặc điểm thích nghi về hình thái chức năng và tập tính

của động vật. Môn học cũng giới thiệu các mối quan hệ chủng loại phát sinh, đa dạng và

sinh học của các nhóm động vật có xương sống. Các chủ đề chính: (1) đặc điểm chính của

các lớp và các bộ động vật có xương sống đương đại; (2) lịch sử tiến hóa của các nhóm

động vật có xương sống; (3) những thích nghi về hình thái, cấu trúc, sinh lý, sinh thái và

tập tính của động vật có xương sống đối với thức ăn và kiếm ăn, di chuyển, sinh sản; (4) đa

dạng các nhóm động vật có xương sống trên thế giới và ở Việt Nam, công tác bảo tồn động

vật hoang dã ở Việt Nam. Phần thực hành cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu tạo, kỹ

năng trong giải phẫu và phân loại các nhóm động vật có xương sống.

An introduction to the classification and natural history of vertebrates with additional

emphasis on adaptive features of the functional morphology and ethology of animals. This

course surveys the phylogenetic relationships, diversity, and biology of the vertebrates.

This will include the following topics: (1) characterization of the classes and orders of the

extant vertebrates; (2) the evolutionary history of the various vertebrate lineages; (3)

morphological, structureral, ecological, physiological and behavioral adaptations of

vertebrates for feeding, locomotion, reproduction, etc; (4) diversity of vertebrates,

conservation of wildlife in Viet Nam.

Lab practices provide knowledges of dissection structures and skills at identification and

classification of vertebrate taxa.

10. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN LÝ THUYẾT

Chương 1 Tính đa dạng và Hệ thống phân loại của Động vật có xương sống

1.1. Phân loại học Động vật có xương sống

Chương 2 Các mối quan hệ của Động vật có xương sống, Cấu trúc cơ bản của Động

vật có xương sống

2.1. Quan hệ của Động vật có xương sống với các động vật khác

2.2. Định nghĩa Động vật có xương sống

2.3. Cấu trúc cơ bản của động vật có xương sống

Chương 3 Động vật có xương sống nguyên thủy và Nguồn gốc ĐVCXS có hàm

3.1. Các nhóm cá không hàm

3.2. Từ động vật không hàm đến động vật có hàm

Chương 4 Sự thích nghi với môi trường nước

4.1. Đặc điểm môi trường nước

4.2. Nước và Các cơ quan cảm giác của cá

4.3. Môi trường bên trong của động vật có xương sống

Page 154: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

203

4.4. Trao đổi nước và ion

4.5. Phản ứng với nhiệt độ

Chương 5 Lớp Cá sụn

5.1. Đặc điểm chung

5.2. Phân lớp Cá mang tấm

5.3. Phân lớp cá Toàn đầu

Chương 6 Cá xương

6.1. Sự xuất hiện của Cá xương

6.2. Lớp Cá vây thịt

6.3. Lớp Cá vây tia

Chương 7 Sự thích nghi với môi trường trên cạn

7.1. Nâng đỡ và Di chuyển trên cạn

7.2. Ăn trên cạn

7.3. Sinh sản trên cạn

7.4. Thở không khí

7.5. Bơm máu lên trên

7.6. Hệ cơ quan cảm giác trong không khí

7.7. Giữ nước trong môi trường khô

7.8. Điều hòa thân nhiệt trong môi trường biến động

Chương 8 Nguồn gốc và tiến hóa của động vật bốn chân

8.1. Nguồn gốc của động vật bốn chân

8.2. Động vật không màng ối

8.3. Động vật có màng ối

Chương 9 Lớp Lưỡng cư

9.1. Sự đa dạng của Lưỡng cư

9.2. Đặc điểm sinh học của Lưỡng cư

Chương 10 Lớp Bo sát

10.1. Bộ Rùa

10.2. Bộ Đầu mỏ

10.3. Bộ Có vảy

10.4. Bộ Cá sấu

Chương 11 Lớp Chim

11.1. Nguồn gốc của chim

11.2. Sự đa dạng của Lớp chim

11.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của Chim

Chương 12 Lớp Thú

12.1. Nguồn gốc và tiến hóa của Thú

Page 155: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

204

12.2. Sự đa dạng của thú

12.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của Thú

PHẦN THỰC HÀNH

Bài 1: Giải phẫu động vật có xương sống: Hệ Tiêu hóa, Hệ Hô hấp, Hệ Tuần hoàn

Bài 2: Giải phẫu động vật có xương sống: Hệ Niệu - Sinh dục, Hệ Thần kinh

Bài 3: Bộ xương động vật có xương sống

Bài 4: Sự thích nghi của bộ xương chim với đời sống bay lượn

Bài 5: Định loại cá

Bài 6: Định loại Lưỡng cư

Bài 7: Định loại Bò sát

Bài 8: Định loại Chim

Bài 9: Định loại Thú

Bài 10: Đa dạng động vật có xương sống ở Việt Nam (tìm hiểu tại Bảo tàng Sinh học -

19 Lê Thánh Tông)

53. CƠ SỞ SINH THÁI HỌC (Basic Ecology)

1. Mã môn học: BIO3507

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết

Thực vật học (BIO3504), Động vật học động vật có xương sống (BIO3506)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS. Lê Thu Hà, PTN Sinh thái học và Sinh học Môi trường, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tel: 0903.217776; Email: [email protected]

- TS. Đoàn Hương Mai, PTN Sinh thái học và Sinh học Môi trường, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tel: 0906261975; Email: [email protected]

- ThS. Trương Ngọc Kiểm, PTN Sinh thái học và Sinh học Môi trường, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tel: 0989097459;Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

- Hiểu và có khả năng vận dụng sáng tạo những khái niệm và những nguyên lý cơ bản về

mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở các mức độ tổ

chức khác nhau: cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

- Hiểu được mối quan hệ của con người với tự nhiên trong việc khai thác tài nguyên thiên

nhiên và gìn giữ sự trong sạch của môi trường cho sự phát triển một xã hội văn minh và

bền vững.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Page 156: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

205

- Phát triển kỹ năng hợp tác làm việc nhóm; tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi; khả năng

lập luận, tư duy logic, tính hệ thống giải quyết vấn đề; kỹ năng biện luận, thuyết trình.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; rèn luyện tính kiên trì và kỹ năng

quản lý thời gian trong công việc

- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt

động, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác bảo

tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được các biện pháp

khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh

học hữu hiệu

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 9

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thuyết trình

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc tự luận

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

o Điểm trung bình chung của các bài thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, bài

tập, tiểu luận

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Charles J. Krebs (2008). Ecology. Benjamin Cummings Publishers.

- Manuel C. Molles (2009). Ecology: Concepts and Applications. McGraw-Hill

Science/Engineering/Math Publisher.

- Thomas M. Smith, Robert Leo Smith (2012). Elements of Ecology. Benjamin

Cummings.

- Colin R. Townsend, Michael Begon, John L. Harper (2008). Essentials of Ecology.

Wiley-Blackwell Publisher.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Vũ Trung Tạng (2003). Cơ sở Sinh thái học. Nxb Giáo dục.

- Dương Hữu Thời (1998). Cơ sở Sinh thái học. Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

Page 157: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

206

- Odum E.P (1978). Cơ sở sinh thái học (sách dịch). Nhà xuất bản ĐHTHCN.

- Vũ Trung Tạng (2004). Sinh học và sinh thái học biển. Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

- Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

- Phạm Bình Quyền (2003). Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững. Nxb

ĐHQGHN, Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm và những nguyên lý cơ bản về mối quan

hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở các mức độ tổ chức khác

nhau: cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, bao gồm trong đó cả mối quan hệ của con

người với tự nhiên trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ sự trong sạch của

môi trường cho sự phát triển một xã hội văn minh và bền vững.

This course is designed to introduce students to concepts and principles about relationships

between organisms and their environment in the different levels: individuals, populations,

communities and ecosystems. Other, this course also refers to the relationship between the

human with nature in the rational exploitation of natural resources and preserve the purity

of our environment for the sustainable development.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Mở đầu

1.1. Định nghĩa

1.2. Mục đích và đối tượng môn học

1.3. Lịch sử phát triển sinh thái học

1.4. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học

1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh thái học

Chương 2. Mối quan hệ tương tác giữa sinh vật và môi trường

2.1. Những khái niệm cơ bản trong sinh thái học

2.2. Các mối quan hệ của sinh vật với các yếu tố môi trường.

2.3. Tập tính học và cơ sở sinh lý học của tập tính ở sinh vật

Chương 3. Quần thể sinh vật

3.1. Định nghĩa và các khái niệm về quần thể.

3.2. Cấu trúc của quần thể.

3.3. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể.

3.4. Sản lượng hữu cơ và cân bằng năng lượng trong quần thể.

3.5. Động học, sự dao động số lượng và cơ chế tự điều chỉnh số lượng của

quần thể.

Chương 4. Quần xã sinh vật

4.1. Các khái niệm về quần xã sinh vật.

4.2. Cấu trúc của quần xã

Page 158: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

207

Chương 5. Hệ sinh thái

5.1. Định nghĩa và các khái niệm. Những ví dụ về các hệ sinh thái.

5.2. Cấu trúc hệ sinh thái.

5.3. Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất

5.4. Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái, những khái niệm về năng suất sinh vật và sự

phân bố năng suất sơ cầp trong sinh quyển.

5.5. Các chu trình sinh địa hóa.

5.6. Sự diễn thế của hệ sinh thái.

Chương 6. Sinh quyển và các khu sinh học

6.1. Sự ra đời và tiến hóa của sinh quyển, sự tiến hóa của sinh vật và đa dạng

sinh học.

6.2. Các khu sinh học trên cạn và dưới nước và những đặc trưng của chúng.

Chương 7. Dân số, tài nguyên và môi trường

7.1. Sự ra đời và vai trò của con người trong hệ sinh thái.

7.2. Dân số và lịch sử phát triển dân số toàn cầu và của Việt Nam.

7.3. Chiến lược cho sự phát triền bền vững.

7.4. Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người.

7.5. Những hậu quả sinh thái gây ra do con người trong các hoạt động kinh tế.

54. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI (Human Genetics)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3407

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học người (BIO2509), Di truyền học đại cương (BIO3502)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

ThS. Chu Văn Mẫn, Giảng viên chính, Bộ môn Nhân học – Sinh lý học.

ThS. Nguyễn Thị Tú Linh, Cán bộ giảng dạy, Bộ môn Nhân học – Sinh lý học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về di truyền học người. Phân tích, đánh giá được các

vấn đề liên quan đến bộ nhiễm sắc thể, hệ gen và một số cách thức di truyền các tính

trạng ở người. Hiểu và phân tích được sự biểu hiện của tính trạng ở người. Hiểu và phân

tích được trạng thái cân bằng di truyền và các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất gen trong

quần thể người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Thành thạo một số kỹ năng lập phả hệ, lấy vân tay theo gia đình, phương pháp điện di,

phân tích quy luật di truyền. Hình thành tư duy khoa học trong việc nghiên cứu các hội

Page 159: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

208

chứng, bệnh, tật di truyền ở người. Hiểu đúng bản chất khoa học của nguồn gốc bệnh,

tật nhằm tìm phương pháp hạn chế phát sinh cũng như tác hại của chúng đối với con

người.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích hiện tượng để tìm hiểu bản chất của sự việc. Khả năng tư

duy liên hệ cũng như đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế những tác hại của nhân tố

bất lợi đối với gia tài gen di truyền của người và sinh giới nói chung.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn:

- Vận dụng được các kiến thức về di truyền học người trong phân tích các đặc điểm liên

quan đến bệnh và các cơ chế di truyền ở người.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ và kết thúc môn học bằng các hình thức thi tự

luận, trắc nghiệm hoặc trình bày seminar.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Chu Văn Mẫn, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Trần Chiến (2002). Di truyền học người, NXB

Khoa học kỹ thuật.

- Antoni Horst (1973). Bệnh lý phân tử, NXB Y học Hà Nội (Tài liệu dịch).

- Nguyễn Như Hiền (2007). Di truyền tế bào, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Con người cũng tuân theo các quy luật di truyền Mendel. Môn học đề cập tới vai trò của

nhiễm sắc thể, qui luật phát sinh đột biến, tác động của gen trong sự phát triển cá thể…

những nguyên nhân, hậu quả của các sai lệch nhiễm sắc thể, gen, quá trình trao đổi chất và

nhiều hội chứng di truyền khác. Sự đa hình của các tính trạng ở mức cá thể, số lượng lớn

các tộc người là một tài liệu phong phú để nghiên cứu bản chất các sai khác di truyền giữa

các nhóm người khác nhau (các quần thể), các qui luật phân bố địa lý của các gen, hiện

tượng di truyền các đặc điểm tâm lý. Môn học bao gồm các vấn đề cụ thể: Các phương

pháp nghiên cứu di truyền học người. Nhiễm sắc thể và gen của người. Phân tích sự di

truyền tính trạng ở người. Quần thể người. Sự di truyền trong quần thể ngẫu phối. Di

truyền hoá sinh.

People inheritance also follows the rules of Mendelian genetics. Subject refers to the role

of chromosomes, mutagenesis, the impact of genes in the development of individual ... the

causes and consequences of the subnormal chromosomes, genes, metabolism and many

other genetic syndromes. The polymorphism of traits at the individual level, the large

number of ethnic groups is an abundant materials to study the nature of the genetic

betweendifferent groups (populations), the rules of geographically distribution of genes, the

genetic phenomenon of psychological characteristics. The course includes the specific

problem: The method of genetic research. Humans chromosomes and genes. Analysis of

genetic traits in human populations. The random genetic distribution in the population.

Biochemical genetics.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Page 160: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

209

Chương 1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người

1. Những khó khăn và thuận lợi của nghiên cứu di truyền người

1.1. Một số khó khăn của nghiên cứu di truyền người

1.1. Một số thuận lợi của nghiên cứu di truyền người

2. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người

2.1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ

2.2. Phương pháp nghiên cưú trẻ sinh đôi

2.3. Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào

2.4. Phương pháp nghiên cứu di truyền hoá sinh

2.5. Phương pháp nghiên cứu thống kê quần thể

2.6. Phương pháp nghiên cứu mô phỏng học

Chương 2. Nhiễm sắc thể và gen của người

1. Các nguyên tắc nghiên cứu nhiễm sắc thể của người

1.1. Nguyên tắc nhuộm và hiện băng nhiễm sắc thể

1.2. Đánh giá tiêu bản nhiễm sắc thể

1.3. Phân tích chất nhiễm sắc giới tính trong nhân tế bào gian kỳ

2. Bản đồ nhiễm sắc thể của người

3. Các bệnh nhiễm sắc thể

3.1. Tần số của bệnh nhiễm sắc thể

3.2. Các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể thường

3.3. Các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính

Chương 3. Phân tích sự di truyền tính trạng của người

1. Sự di truyền tính trạng theo nhiễm sắc thể thường

1.1. Đặc điểm do một gen trội ở nhiễm sắc thể thường qui định

1.2. Đặc điểm do một gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định

2. Đặc điểm do một gen liên kết với giới tính qui định

2.1. Nguyên tắc phân tích

2.2. Một số ví dụ

3. Cơ sở di truyền học của trí thông minh

3.1. Chỉ số thông minh - IQ

3.2. Sự phân bố IQ trong quần thể người

3.3. Sự di truyền trí thông minh

3.4. Vai trò của môi trường đối với trí thông minh

Chương 4. Quần thể người, sự di truyền trong quần thể ngẫu phối

1. Định luật HARDY - WEINBERG

1.1. Khái niệm quần thể

Page 161: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

210

1.2. Tần số gen và kiểu gen

1.3. Định luật Hardy - Weinberg

2. Áp dụng định luật HARDY - WEINBRG

2.1. Alen

2.2. Đa gen

2.3. Gen liên kết giới tính

3. Hiện tượng cận huyết ở quần thể người

3.1.Hiện tượng cận huyết

3.2. Hệ số cận huyết trong quần thể

3.3.Hậu quả của giao phối cận huyết

Chương 5. Di truyền hoá sinh

1. Đột biến gen và sự thay thế một axit amin duy nhất

1.1. Các dạng hemoglobin

1.2. Cấu trúc của các dạng hemoglobin

1.3. Mã di truyền

1.4. Hiệu quả của sự thay thế một axit amin

2. Một gen một chuỗi polypeptit

2.1. Protêin "Lai" ở cá thể dị hợp tử

2.2. Nhiều lô-cút gen cùng quyết định một protein

2.3. Sự phân bố của các lô-cút gen trên nhiễm sắc thể quyết định các dạng protein đa

phân tử

3. Lặp , mất và chuyển đoạn : Ảnh của chúng tới cấu trúc protein

3.1. Các dạng haptoglobin do mất đoạn, lặp đoạn

3.2. Lặp đoạn và sự tiến hoá của protein

3.3. Trao đổi chéo lệch và hậu quả

3.4. Mất đoạn - nguyên nhân xuất hiện protein lạ

4. Đột biến làm thay đổi tốc độ tổng hợp protein của gen

4.1.Tốc độ tổng hợp protein và cấu tạo gen

4.2. Một số rối loạn di truyền về tốc độ tổng hợp protein

5. Cholinesteaza của huyết thanh

5.1.Dạng mẫn cảm với sucxinildicholin.

5.2. Dạng mẫn cảm với floritnatri

5.3. Enzym glucozo - 6 - photphat dehydrogenaza

6. Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh

6.1. Bệnh alcaptonuria

6.2. Hội chứng phenylxeton - niệu

6.3. Hội chứng galactosemia

Page 162: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

211

6.4. Bệnh thiếu hụt các izoenzym

6.5. Các hư hỏng hệ vận chuyển tích cực

7. Cơ sở di truyền của bệnh ung thư và HIV/AIDS

7.1 Cơ sở di truyền của bệnh ung thư

7.2. Vấn đề HIV /AIDS

8. Những biến đổi gen của bệnh lý phân tử

55. HÓA SINH HỌC VÀ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA TẾ BÀO (Biochemistry and Cellular

Metabolisms)

1. Mã môn học: BIO3408

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hóa học đại cương (CHE1080), Tế bào và cơ thể (BIO3500)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Bùi Phương Thuận; Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh - Khoa Sinh học.

- TS. Nguyễn Đình Thắng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh- Khoa Sinh học.

- TS. Nguyễn Quang Huy; Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh - Khoa Sinh học.

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

- Hiểu và nắm vững được các khái niệm cơ bản về cấu tạo, đặc tính, chức năng, cũng như

về quá trình trao đổi (bao gồm sinh tổng hợp và phân giải) của các nhóm hợp chất sinh

học, trong đó chú trọng mối liên quan đến cơ thể con người.

- Phân tích được mối liên quan chặt chẽ giữa cấu tạo và chức năng của các hợp chất sinh

học cũng như sự điều hòa của từng con đường trao đổi; làm sáng tỏ được mối liên quan

giữa sự chuyển hóa của các hợp chất thành một thể thống nhất (bên cạnh sự biệt hóa các

cơ quan) mang lại sự toàn vẹn cho cơ thể.

- Nắm vững và phân tích được ảnh hưởng của các trạng thái bệnh lý đến toàn bộ quá trình

trao đổi chất, cũng như nắm được một số phương pháp phân tích định tính và định lượng

các hợp chất sinh học cơ bản.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài

tập, các chủ đề thuyết trình được giao theo nhóm.

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, kiểm tra hoạt động làm việc theo nhóm,

lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

Page 163: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

212

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

- Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài

tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm

việc theo nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc

trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp

bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học, đặc biệt là những kiến thức và

phân tích về mối liên quan chặt chẽ giữa các hợp chất sinh học trong việc bảo đảm tính

toàn vẹn và tổng thể trong hoạt động sống của toàn bộ cơ thể .

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của hóa sinh học trong khoa học sự sống và

trong các lĩnh vực liên quan.

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc chăm lo sức khỏe.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

Hình thức: thuyết trình (có thể theo nhóm) về các chủ đề cho trước.

Hệ số điểm: 20%

- Thi cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 15

Hình thức thi: thi viết (kết hợp tự luận và trắc nghiệm).

Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar

trên lớp.

Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Garrett R. H., and Grisham C. M., Principles of Biochemistry with a Human Focus.

Publisher: Brooks /Cole, Pacific Grove, CA, 2002.

- Berg J. M., Tymoczco J. L., Stryer L., Biochemistry. 6th edit, Publisher: W. H.

Freeman, 2011.

- Lehninger Principles of Biochemistry. Lehninger A. L., Nelson D. L., Cox M. M.

Publisher: W. H. Freeman, 2008.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Campbell M. K., Farrell O. S. Biochemistry, 7th edit, Publisher: Brooks /Cole, 2012.

Page 164: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

213

- Devlin T. M. Textbook of Biochemistry with Clinical Correlations, 7th edit. Publisher:

Wiley-Liss, Hoboken, NJ (USA), 2010.

- Donald Voet D.and Voet J. G., Biochemistry, 4th edit. Publisher: John Wiley & Sons,

2010.

- Harvey R. A., Ferrier D. R. Biochemistry (Lippincott's Illustrated Reviews Series). 7th

edit. Publisher: Wolters Kluwer, Lippincott- Williams & Wilkins, 2011.

- James K. Hardy. Concepts of Biochemistry, Publisher: Wiley, 2006

- Marshall W. J.and Bangert S. K. Clinical Biochemistry: Metabolic and Clinical Aspects.

2th edit., Publisher: Elsevier Limited., 2008.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học cung cấp các kiến thức tổng thể về các hợp phần phân tử của tế bào. Cấu tạo, đặc

tính và chức năng của các nhóm hợp chất quan trọng như protein, enzyme, carbohydrate,

lipid, nucleic acids... được đề cập một cách chi tiết, hệ thống và chú trọng đến mối liên

quan với cơ thể con người. Trong đó, sự đa dạng về cấu tạo và chức năng của protein được

đặc biệt nhấn mạnh. Tiếp theo, sự trao đổi chất của tế bào sẽ được trình bày với điểm nhấn

là sự điều hòa các con đường trao đổi, sự thống nhất của các đường hướng khác nhau. Ảnh

hưởng của các trạng thái bệnh lý đến toàn bộ quá trình trao đổi chất cũng được đề cập đến.

Mối liên hệ giữa sự chuyển hóa của các hợp chất riêng biệt (bao gồm carbohydrate, lipid,

protein và nucleic acid) và sự biệt hóa các cơ quan sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn sự điều

hòa tổng thể của toàn bộ quá trình trao đổi chất, nguyên nhân khiến cơ thể thích ứng được

với môi trường bên ngoài.

The course provide the total knowledge about cellular components in correlation with

human being. The structure, properties and function of important biological molecules like

proteins, enzymes, carbohydrates, lipids, nucleic acids …are thoroughly and systematically

reffered to. Meanwhile, the structural complexity and functional diversity of proteins are

especially emphasized. The information transfer is also considered in the course. The

intermediary metabolism is presentated with the pathway regulation and metabolic

intergration as the main focus. The influence of disease states on the whole metabolism is

also considered. The correlations between metabolism of different substances (like

carbohydrates, lipids, proteins and nucleic acids) and organ specialization will help the

students understand how various pathways are co-regulated- the reason why organism can

adapt to the environnement.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Chương 1: Bản chất hóa học của các hiện tượng sinh học.

1.1 Các đặc tính của hệ thống sống

1.2 Phân tử sinh học: phân tử của sự sống và phản ánh chính xác điều kiện sống

Chương 2: Nước, pH và dung dịch đệm.

2.1 Tính chất của nước.

2.2 pH.

2.3 Các dung dịch đệm.

Page 165: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

214

Chương 3: Các Amino Acid, Peptide và Protein

3.1 Các amino acid.

3.1.1 Amino Acid: Đơn vị cấu tạo của protein

3.1.2 Đặc tính acid-base và các phản ứng của các amino acid

3.2 Các peptide và protein

3.2.1 Protein là polymer mạch thẳng của các amino acid

3.2.2 Cấu trúc của các phân tử protein

3.2.3 Các chức năng sinh học của protein

3.2.4 Các phản ứng của peptide và protein

3.2.5 Cấu trúc bậc I của protein

Chương 4: Cấu trúc bậc II, III và IV của protein

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của protein

4.2 Cấu trúc bậc II của protein

4.3 Cấu trúc bậc III của protein

4.4 Cấu trúc bậc IV của protein

Chương 5: Động học của phản ứng enzyme

5.1 Các đặc tính của enzyme

5.2 Động học của các phản ứng do enzyme xúc tác

5.3 Sự kìm hãm hoạt động của enzyme

5.4 Động học của các phản ứng enzyme có hai hay nhiều cơ chất

5.5 Ribozyme và abzyme

Chương 6: Tính đặc hiệu và sự điều hòa phản ứng enzyme.

6.1 Đặc hiệu là kết quả của sự nhận biết phân tử.

6.2 Những khái niệm chung về sự điều khiển hoạt động của emzyme

6.3 Điều hòa dị lập thể

6.4. Mô hình glycogen phosphorylase

6.5 Mô hình hemoglobin

Chương 7: Cơ chế hoạt động của enzyme.

7.1 Xúc tác cộng hóa trị.

7.2 Xúc tác acid-base.

7.3 Xúc tác ion kim loại.

7.4 Serine Proteases

7.5 The Aspartic Proteases

7.6 Lysozyme

Chương 8: Lipid và hệ thống màng

8.1 Lipid

8.1.1 Acid béo

8.1.2 Các lipid đơn giản: triacylglycerols, sáp và steroids

Page 166: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

215

8.1.3 Glycerophosholipids, sphingolipids, terpenes

8.2 Màng

8.2.1 Cấu trúc của protein màng

8.2.2 Màng và các polysaccharide bề mặt tế bào

8.2.3 Các glycoprotein

8.2.4 Các proteoglycan

Chương 9: Vận chuyển qua màng

9.1 Khuếch tán thụ động

9.2 Khuếch tán được hỗ trợ

9.3 Các hệ vận chuyển chủ động

9.4 Các quá trình vận chuyển nhờ ATP, ánh sáng và gradient nồng độ ion

9.6 Các lỗ màng đặc hiệu

9.7 Các chất kháng sinh ionophore

Chương 10: Nhiệt động học của các hệ thống sinh học

10.1 Các khái niệm cơ bản về nhiệt động học

10.2 Sự khác biệt vật lí của các đặc tính nhiệt động

10.3 Các phân tử sinh học năng lượng cao

10.4 ATP là phân tử dự trữ và cung cấp năng lượng

Chương 11: Carbohydrate và trao đổi carbohydrate

11.1 Carbohydrate

11.1.1 Phân loại carbohydrate

11.1.2 Monosaccharides

11.1.3 Oligosaccharides

11.1.4 Polysaccharides

11.2 Quá trình đường phân

11.2.1 Pha I của đường phân

11.2.2 Pha II của đường phân

11.2.3 Các con đường kị khí của pyruvate

11.2.4 Sự chuyển hóa các cơ chất khác trong đường phân

11.3 Chu trình tricarboxylic acid

11.3.1 Bước chuẩn bị: sự khử carbon của pyruvate

11.3.2 Các phản ứng trong chu trình

11.3.3 Sự điều hòa chu trình TCA

11.3.4 Chu trình Glyoxylate của thực vật và vi khuẩn

Chương 12: Chuỗi vận chuyển điện tử và sự phosphoryl hóa- oxi hóa

12.1 Phức hợp I: NADH-Coenzyme Q Reductase

12.2 Phức hợp II: Succinate-Coenzyme Q Reductase

Page 167: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

216

12.3 Phức hợp III: Coenzyme Q-Cytochrome c Reductase

12.4 Phức hợp IV: Cytochrome c Oxidase

12.5 ATP Synthase

12.6 Tỉ lệ P/O cho sự vận chuyển điện tử và phosphoryl hóa- oxi hóa

Chương 13: Sự oxi hóa acid béo

13.1 Sự huy động chất béo từ thức ăn và từ mô mỡ

13.2 Sự oxi-hóa acid béo

13.3 Sự oxi-hóa các acid béo có số carbon lẻ và các acid béo không no

13.4 Thể ketone

Chương 14: Sự tân tạo glucose, sự trao đổi glycogen và con đường pentose phosphate

14.1 Sự tân tạo glucose và quá trình điều hòa

14.2 Sự trao đổi glycogen và sự kiểm soát quá trình chuyển hóa.

14.3 Con đường pentose phosphate

Chương 15: Tính tổng thể và đơn hướng của các con đường trao đổi chất

15.1 Một hệ thống phân tích quá trình trao đổi chất

15.2 Hóa học lượng pháp về trao đổi chất và tạo ATP

15.3 Sự đơn hướng.

15.4 Sự trao đổi chất trong cơ thể đa bào

Chương 16: Sự tiếp nhận và truyền thông tin ngoại bào

16.1 Các con đường truyền tín hiệu và hormone

16.2 Các thụ thể truyền tín hiệu từ các hormone

16.3 Các nhân tố truyền tín hiệu nội bào thứ cấp

16.4 Protein liên kết GTP: mắt xích hormone còn thiếu

16.5 Các thụ thể 7-TMS

16.6 Protein Kinase C truyền các tín hiệu của chất truyền tin thứ cấp

16.7 Các module protein trong sự truyền tín hiệu

16.8 Các hormone steroid

56. VI SINH VẬT Y HỌC (Medical Microbiology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3409

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2503)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Page 168: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

217

TS. Bùi Thị Việt Hà

Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các tác nhân gây bệnh thuộc các loại vi sinh vật khác nhau, bệnh lý học, khả

năng lây lan, đặc biệt là cơ chế gây bệnh của các vi sinh vật.

- Nêu được tên, cơ chế gây bệnh và các vấn đề liên quan của một số loài virus, vi khuẩn,

nấm và ký sinh trùng.

- Nắm được các phương pháp chẩn đoán và điều trị các tác nhân gây bệnh.

- Nắm được các nhóm thuốc kháng vi sinh vật cơ bản.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn xã hội

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng đọc, hiểu, phân tích và biết cách khai thác thông tin/ tư liệu liên quan đến

các nghiên cứu về phân loại, xác định và cơ chế gây bệnh của các loài vi khuẩn và virus.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra:

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra:

+ Hệ số điểm: 50%

- Điểm thường xuyên

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận

+ Hệ số điểm: 30%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Văn Ty (2005). Virut học. Nxb Giáo dục Hà Nội

- Lansing M. Prescott, John P. Harley, Donald A. Klein (2007). Microbiology 7th. Mc

Graw Hill Science/ Engineering/Math.

Page 169: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

218

- Geo. F. Brooks, Karen C. Caroll, Janet S. Butel, Stephen A. Morse (2007). Jawetz,

Melnick, & Adelberg’s Medical Microbiology, 24th,. McGraw-Hill Medical.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Những thay đổi, cải thiện về điều kiện vệ sinh, thói quen sinh hoạt của con người cũng như

sự phát triển nhanh chóng các phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh đã

giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như

virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Vi sinh vật Y học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các vi sinh vật gây

bệnh khác nhau, bệnh lý học, khả năng lây lan, đặc biệt là cơ chế gây bệnh của các vi sinh

vật, dịch tễ học của các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, môn học còn cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cập nhật về phương pháp chẩn đoán, phòng tránh và điều trị các bệnh do

vi sinh vật gây nên.

This course will focus on mechanisms of microbial pathogenesis and the host response, and

the scientific approaches that are used to investigate these processes. How do microbes

adhere to host cells? How do environmental cues direct the response of microbial

pathogens? How do microbial pathogens modulate host cells to expedite virulence? How

do host cells respond to microbial pathogens? How does the host immune system react to

microbial pathogens? What does genomics tells us about how microbial pathogens evolve?

How do emerging pathogens take advantage of new ecological niches? How can microbial

pathogens be thwarted? Although there are numerous microbial pathogens, the answers to

these questions indicate that many pathogens use similar approaches to solve common

problems.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật (4 tiết)

1.1. Mối quan hệ giữa vật chủ và ký sinh

1.2. Sinh bệnh học của các bệnh virut

1.2.1. Sự xâm nhập, tiếp xúc và sự nhân lên ở giai đoạn đầu

1.2.2. Sự lan truyền virut và sự hướng tế bào

1.2.3. Đáp ứng miễn dịch của vật chủ

1.2.4. Sự bình phục sau nhiễm trùng

1.2.5. Sự tổn thương tế bào và ốm lâm sàng

1.2.6. Sự giải phóng virus ra khỏi vật chủ (virus shedding)

1.3. Sinh bệnh học của các bệnh vi khuẩn

1.3.1. Duy trì ổ chứa vi khuẩn gây bệnh

1.3.2. Sự truyền vi khuẩn gây bệnh cho vật chủ

1.3.3. Sự gắn bám và định vị vùng sinh trưởng của các tác nhân gây bệnh

trên vật chủ

1.3.4. Xâm lăng của vi khuẩn gây bệnh

Page 170: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

219

1.3.5. Sinh trưởng và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh

1.3.6. Rời khỏi vật chủ

1.3.7. Dòng trị nhiễm của vi khuẩn gây bệnh

1.3.8 . Sự điều hoà yếu tố độc của vi khuẩn

1.3.9. Đảo có khả năng gây bệnh

1.3.10. Sự gây độc

1.4. Cơ chế vi khuẩn thoát khỏi hệ thống bảo vệ của cơ thể

1.4.1. Sự thoát của virut khỏi hệ thống bảo vệ của vật chủ

1.4.2. Sự thoát của vi khuẩn khỏi hệ thống bảo vệ của vật chủ

Chương 2. Hóa trị liệu bằng thuốc kháng sinh vi sinh vật (4 tiết)

2.1. Sự phát triển của hóa trị liệu.

2.2. Tính chất chung của các thuốc kháng vi sinh vật.

2.3. Xác định hoạt tính của các thuốc kháng vi sinh vật.

2.4. Các nhóm kháng sinh, cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh và những

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh.

2.5. Hiện tượng kháng kháng sinh và cơ chế kháng thuốc.

2.6. Thuốc kháng nấm.

2.7. Thuốc kháng virus.

Chương 3. Vi sinh vật lâm sàng (4 tiết)

3.1. Thu thập mẫu, vận chuyển và dự trữ mẫu bệnh phẩm.

3.2. Các phương pháp phát hiện vi sinh vật trong mẫu bệnh phẩm.

3.2.1. Kính hiển vi

3.2.2. Sinh trưởng và các phản ứng sinh hoá

3.2.3. Các phương pháp miễn dịch xác định nhanh

3.2.4. Xác định bằng phage

3.2.5. Các phản ứng sinh học phân tử và phân tích các sản phẩm trao đổi chất

3.3. Xác định tính mẫn cảm với chất kháng sinh

3.4. Hệ thống vi tính trong vi sinh vật lâm sàng

Chương 4. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm (5 tiết)

4.1. Thuật ngữ về dịch tễ học

4.2. Đo tần số xuất hiện dịch bệnh: công cụ của các nhà dịch tễ học

4.3. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm

4.4. Phát hiện bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng dân cư

4.5. Phát hiện dịch bệnh

4.6. Chu kỳ bệnh truyền nhiễm: Lịch sử bệnh

4.7. Tính độc và phương thức lan truyền

4.8. Xuất hiện và tái phát dịch bệnh

Page 171: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

220

4.9. Kiểm soát dịch bệnh

4.10. Cảnh báo về khủng bố sinh học

4.11. Du lịch toàn cầu và mỗi quan tâm đến sức khoẻ

4.12. Nhiễm trùng cơ hội

Chương 5. Các bệnh do virus (4 tiết)

5.1.Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp

5.1.1. Thủy đậu và zona

5.1.2. Cúm gà

5.1.3. Sởi

5.1.4. Quai bị

5.1.5. Viêm phổi và đường hô hấp do virus.

5.1.6. Rubella

5.1.7. Đậu mùa (Variola).

5.2. Bệnh do virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

5.2.1. Suy giảm miễn dịch AIDS/HIV.

5.2.2. Cytomegalovirus.

5.2.3. Virus Herpes gây bệnh đường sinh dục và những herpes gây bệnh

khác ở người.

5.2.4. Parvovirus gây bệnh ở người.

5.2.5. Leukemia

5.2.6. Mononucleosis

5.2.7. Viêm gan do virus.

5.3. Bệnh do virus lây truyền qua đường thức ăn và nước uống

5.3.1. Viêm dạ dày ruột do virus.

5.3.2. Viêm gan do virus týp A

5.3.3. Viêm gan do virus týp E

Chương 6. Các bệnh do vi khuẩn (5 tiết)

6.1. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua đường hô hấp

6.1.1. Bạch hầu

6.1.2. Viêm não

6.1.3. Viêm phổi mycobacterium

6.1.4. Bệnh do liên cầu khuẩn

6.1.5. Lao

6.2. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua trung gian chân đốt

6.2.1. Sốt Rickettsia

6.2.2. Dịch hạch

6.3. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

Page 172: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

221

6.3.1. Bệnh do tụ cầu khuẩn.

6.3.2. Bệnh than

6.3.3. Uốn ván

6.3.4. Viêm loét dạ dày

6.3.5. Viêm phổi mycoplasma và clamydial

6.3.6. Bệnh hủi

6.3.7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, nhiễm khuẩn

âm đạo.

6.4. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua thức ăn và nước uống

6.4.1. Thương hàn

6.4.2. Lỵ trực trùng

6.4.3. Tả

6.4.4. Ỉa chảy do nhiễm E. coli

6.4.5. Ngộ độc do độc tố tụ cầu qua đường thức ăn.

6.4.6. Viêm ruột dạ dày.

Chương 7: Các bệnh do nấm và ký sinh trùng (4 tiết)

7.1. Bệnh do nấm

7.1.1 Nấm gây bệnh trên bề mặt da.

7.1.2. Nấm gây bệnh trong da

7.1.3. Nấm gây bệnh ở vùng dưới da.

7.1.4. Nấm cơ hội gây bệnh.

7.2. Bệnh do ký sinh trùng

7.2.1. Sốt rét.

7.2.2. Lỵ amip

7.2.3. Trùng roi Trichomonias

57. CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHÂN TỬ (Molecular Biotechnology)

1. Mã môn học: BIO3410

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2503), Di truyền học đại cương (BIO3502)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHNT

TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Trường ĐHKHNTN

TS. Phạm Bảo Yên, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường

ĐHKHNTN

Page 173: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

222

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Hiểu được đối tượng và các công cụ phân tử của kỹ nghệ gen, các bước chi tiết để nhân

dòng và biểu hiện một gen ngoại lai trong vật chủ cũng như các cách thức để nâng cao

hiệu suất cũng như chất lượng protein tái tổ hợp..

- Hiểu và phân tích được sơ đồ cấu trúc của một vector nhân dòng và vector biểu hiện

gen.

- Thiết kế được sơ đồ thí nghiệm để có thể nhân dòng và biểu hiện thành công một gen

ngoại lai

- Giải thích được những lợi thế của việc áp dụng kỹ nghệ gen đối với các hệ thống sinh

vật và ứng dụng của chúng trong công nghệ sinh học hiện đại.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng được một số dụng cụ và máy móc cơ bản trong phân tích hóa sinh và sinh học

phân tử.

- Nắm vững hơn các nguyên tắc an toàn sinh học,

- Hình thành tác phong cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ trong thực nghiệm.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí trung tâm của kỹ thuật di truyền trong phát triển công

nghệ sinh học hiện đại và sự đóng góp của nó trong việc cải tiến thế giơi sống theo

hướng có lợi cho con người.

- Góp phần nâng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực hành được trang bị để lý giải một số hiện tượng

sống, cải tạo cải giống cây trồng, vật nuôi, phát hiện các sinh vật chuyển gen có hại cho

sức khỏe và môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học

vào các bài giảng trên lớp.

- Giữa kỳ (trắc nghiệm, 20%)

- Cuối kỳ (thi viết, 60%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Glick, B.R., Pasternak, J.J., Patten , C.L. (2010). Molecular Biotechnology: principles

and applications of recombinant DNA. ASM Press.

- Wink, M. (2006). Intrduction to Molecular Biotechnology. Wiley-VCH Verlag GmbH &

Co. KgaA. Weiheim.

- Thieman, W. J. & Palladino, M.A. (2009). Introduction to Biotechnology. 2nd Edition.

Perason Benjamin Cummings

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Page 174: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

223

Môn học giới thiệu các nguyên lý của kỹ nghệ gen bao gồm các công cụ phân tử của thao

tác gen, các kỹ thuật tách, nhân dòng, biểu hiện và cải biến các gen trong các hệ thống tế

bào nhân sơ và nhân chuẩn. Đặc biệt môn học tập trung giới thiệu các nghiên cứu và ứng

dụng của công nghệ sinh học phân tử trong các hệ thống vi sinh vật, thực vật, động vật và

con người.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu về Công nghệ sinh học

1.1. Công nghệ sinh học

1.2. Công nghệ sinh học hiện đại hay Công nghệ sinh học phân tử.

Chương 2. Nhân dong phân tử

2.1. DNA là cơ chất của công nghệ DNA tái tổ hợp.

2.2. Thao tác gen và các công cụ cảu thao tác gen

2.3. Nhân dòng gen trong E. coli

Chương 3. Biểu hiện gen ngoại lai ở các cơ thể tiền nhân

3.2. Lựa chọn các hệ thống vector biểu hiện

3.3. Lựa chọn các vật chủ

3.4. Các biện pháp làm tăng độ bền của protein

Chương 4. Biểu hiện gen ngoại lai ở tế bào nhân chuẩn

4.1. Các hệ thống biểu hiện của Saccharomyces cerevisiae và của các tế bào nấm

men khác.

4.2. Các hệ thống biểu hiện của tế bào côn trùng nuôi cấy.

4.3. Các hệ thống biểu hiện của tế bào động vật có vú.

Chương 5. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp với các hệ thống vi sinh vật

5.1. Tổng hợp các sản phẩm khác nhau (protein, kháng sinh, polyme...)

5.2. Chẩn đoán bệnh tật ở mức phân tử

5.3. Sản suất vacin và các sản phẩm điều trị bệnh khác

5.4. Các ứng dụng khác

Chương 6. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp với các hệ thống thực vật

6.1. Tạo các cây trồng kháng sâu, bệnh, thuốc trừ sâu

6.2. Tạo các cây trồng chống chịu stress (nóng, nắng, lạnh...)

6.3. Điều tiết quá trình tạo sắc tố hoa

6.4. Các ứng dụng khác của chuyển gen thực vật

Chương 7. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp với các hệ thống động vật và con

người

7.1. Tạo các protein tái tổ hợp

7.2. Tạo các động vật chuyển gen

7.3. Liệu pháp gen

7.4. Các ứng dụng khác của công nghệ DNA tái tổ hợp ở động vật và con người

Page 175: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

224

Chương 8. Các vấn đề an toàn và đạo đức đối với việc áp dụng công nghệ sinh học phân

tử

8.1. Những quy tắc an toàn với công nghệ ADN tái tổ hợp

8.2. Các sinh vật chuyển gen và các thực phẩm chuyển gen

8.3.Các quy định về liệu pháp gen và các vấn đề về đạo đức

58. MÔ HỌC (Histology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3411

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh lý học người và động vật (BIO2504), Sinh học phát triển (BIO3503)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0947440249, E-

mail: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 0983010703, E-

mail: [email protected]

- ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0904342423, E-mail:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Nhận biết thế giới quan khoa học về một mắt xích quan trọng trong hệ thống cấu trúc

nghiêm ngặt của sự sống từ phân tử - tế bào đến mô – cơ quan - cơ thể và quần thể.

- Nhận thức được khả năng của mô về giải biệt hóa, chuyển dạng, tái sinh, bảo quản, cấy

ghép, lão hóa và chết, cùng một số bệnh thường gặp ở các mô.

- Xác định được sự phân bố của các loại mô trên trong từng cơ quan/hệ cơ quan của cơ

thể.

- Mô tả được cấu trúc cơ bản của từng loại mô cũng như sự phân loại trong từng loại mô.

- Phân biệt được bốn loại mô cơ bản trong cơ thể người: biểu mô, mô liên kết, mô cơ và

mô thần kinh.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Khái quát được các mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc – chức năng – điều khiển –

mô phỏng.

- Vận dụng các kiến thức tế bào/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích sự hình thành nên

các mô cũng như sự khác biệt giữa các loại mô trong cơ thể

- Kỹ năng quan sát và mô tả cấu trúc mô học của cơ quan trên các tiêu bản mô học.

- Áp dụng phương pháp giải phẫu hiển vi (microscopic anatomy).

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 176: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

225

- Có tinh thần học tập năng động

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Học tập được bộ ba cấu trúc – chức năng – điều khiển của cơ thể để chế tạo ra những

công cụ lao động – mà đỉnh cao là những robot thông minh để phục vụ con người.

- Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp nuôi cấy mô/cơ quan

phục vụ cho đời sống con người.

7. Phương pháp kiểm ra và đánh giá:

Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết

thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Luiz Carlos J., Jose C (2003) Basic Histology, Text and Atlas, Tenth Edition Lange

Medical Books McGraw Hill

- Trần Công Yên (2004). Mô học (Bài giảng lưu hành nội bộ). Bản in tại Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

- Trịnh Bình (2002). Mô học. Xuất bản lần thứ 2 có sửa chữa bổ sung. NXB.Y học, Hà

Nội

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Trịnh Hữu Hằng, Trần Công Yên (2002). Sinh học cơ thể động vật, NXB. Đại học Quốc

gia Hà Nội

- Nguyễn Kim Giao (2004). Hiện vi điện tử trong Khoa học sự sống. NXB. Đại học Quốc

gia Hà Nội

- Victor P. Eroschenko (2000). Atlas of Histology with Functional Correlations, ninth,

Edition Lippincott Williams & Wilkins

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn tại và phát triển (từ mức độ phân tử đến tế

bào, mô, cơ quan, cơ thể và quần thể...). Qua môn học, sinh viên sẽ biết được các loại mô

trong cơ thể như biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh được hình thành từ tế bào gốc

phôi như thế nào, đồng thời là sự phân bố, cấu trúc và chức năng của từng loại mô trong cơ

quan để hoạt động sống. Một số đặc điểm sinh học của các mô. Nguồn gốc, phân bố, đặc

điểm, chức năng và phân loại của biểu mô. Nguồn gốc và sự phát sinh hệ thống mô liên

kết. Phân bố và chức năng của mô liên kết. Đặc điểm chung và phân loại mô cơ trong cơ

thể. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh, các tế bào thần kinh chính thức và

thần kinh đệm. Một số bệnh thường gặp ở các mô.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Page 177: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

226

Chương 1. Những khái niệm tổng quan

1.1 Vị trí của mô trong thứ bậc cấu trúc của sự sống.

1.2 Nguồn gốc và phân loại các mô.

1.3 Một số đặc điểm sinh học của các mô

1.4 Ung thư - sự phát triển lạc hướng di truyền của tế bào.

Chương 2. Biểu mô

2.1 Nguồn gốc và phân bố của biểu mô trong cơ thể

2.2 Những đặc điểm chung về cấu trúc và chức năng của biểu mô.

2.3 Biểu mô phủ

2.3.1 Biểu mô đơn, dẹt: cấu tạo và phân bố.

2.3.2 Biểu mô đơn, khối : cấu tạo và phân bố.

2.3.3 Biểu mô đơn, trụ: cấu tạo và phân bố.

2.3.4 Biểu mô kép, dẹt: cấu tạo và phân bố

2.3.5 Biểu mô kép, khối: cấu tạo và phân bố

2.3.6 Biểu mô kép, trụ: cấu tạo và phân bố.

2.3.7 Biểu mô giả kép, trụ: cấu tạo và phân bố.

2.3.8 Biểu mô kép biến dạng: cấu tạo và phân bố.

2.3.9 Biệt hoá riêng của các tế bào biểu mô hấp thu và bài xuất.

2.3.10 Các sợi thần kinh và mao mạch liên hệ với biểu mô.

2.3.11 Các tế bào ngoại lai ở biểu mô.

2.3.12 Đổi mới và tái sinh của biểu mô.

2.4 Biểu mô tuyến

2.4.1 Nguồn gốc biểu mô của các tuyến ngoại tiết và nội tiết.

2.4.2 Phân loại, mô tả và phân bố của các tuyến ngoại tiêt; các phương thức ngoại tiết (không

huỷ, bán huỷ, toàn huỷ, tiết ra tế bào).

2.4.3 Sự kiểm tra ngoại tiết.

2.4.4 Phân bố, cấu tạo của các tuyến nội tiết.

2.4.5 Mối quan hệ của các tế bào nội tiết với hệ thống mạch máu và bạch huyết

2.4.6 Cơ chế kiểm tra và các mối quan hệ trong một số hệ thống nội tiết (hệ thống

Hypothalamo – Hypophyse với hệ sinh dục).

2.4.7 Cơ chế của hooc môn tác động tới các tế bào đích.

Chương 3. Mô liên kết

3.1 Nguồn gốc và sự phát sinh hệ thống mô liên kết.

3.2 Phân bố và chức năng của mô liên kết

3.3 Các thành phần cấu tạo nên mô liên kết: Các loại tế bào, các loại sợi, chất cơ bản vô

định hình.

3.4 Phân loại và mô tả các mô liên kết

3.4.1 Mô tả mô liên kết mềm: mô liên kết thưa, mô liên kết lưới, mô mỡ, mô nhầy, mô hạt

(khi bị viêm).

Page 178: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

227

3.4.2 Mô liên kết sợi: gân, dây chằng, cân, bì.

3.4.3 Mô liên kết cứng: sụn trong, sụn đàn hồi, sụn sợi, sự tái sinh của sụn, sự thoái hoá

sụn, bộ xương ngoài, xương xốp, xương đặc (trong đó có cấu trúc Haver’s); cơ chế

của quá trình ngấm canxi; tái sinh của xương; ảnh hưởng của chất dinh dưỡng và

hoocmôn đối với xương.

3.4.4 Hệ máu, cấu trúc, chức năng của các thành phần hữu hình của máu

3.4.5 Quá trình tạo máu ở phôi thai và cơ thể trưởng thành. Sự điều hoà quá trình tạo máu.

Chương 4: Mô cơ

4.1 Đặc điểm chung và phân loại cơ

4.2 Cơ trơn: cơ biểu mô (myoepithelia) và cơ trơn chính thức. Cấu tạo, phân bố và hoạt

động của cơ trơn.

4.3 Cơ vân: Sự hình thành hợp bào cơ vân. Cấu trúc mô cơ vân. Cấu trúc phân tử của hợp

bào cơ vân. Sự co cơ vân. Cấu tạo của tấm thần kinh – cơ.

4.4 Cơ tim: Nguồn gốc cơ tim. Cấu trúc mô cơ tim. Cấu trúc của tế bào cơ tim. Cơ chế phân

tử của sự co cơ tim. Cấu trúc mô nút tim và chức năng của nó. Các dây thần kinh đến cơ tim và

các mạch máu nuôi tim.

Chương 5. Mô thần kinh

5.1 Sự biệt hoá của mô thần kinh và hệ thần kinh trung ương. Chất trắng và chất xám. Cấu

trúc giải phẫu đại thể của não bộ và tuỷ sống.

5.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.

5.3 Phân loại các tế bào thần kinh chính thức và thần kinh đệm.

5.4 Cấu trúc của một nơron vận động điểm hình (tế bào thần kinh vận động hình sao ở sừng

trước tuỷ sống); thân nơron, các sợi nhánh, sợi trục, các đầu mút (tận cùng), các synapses và

dẫn truyền thần kinh qua synapse. Tính phân cực trong hoạt động chức năng của nơron.

5.5 Cấu tạo của tế bào Schwann và sự hình thành bao myelin. Sợi thần kinh có bao myelin

và không có bao myelin. Cấu tạo của một dây thần kinh.

5.6 Hệ thần kinh thực vật (autonomic), cấu tạo, chức năng.

5.7 Cấu tạo tế bào thần kinh tiết, hệ thần kinh tiết (neurosecretion system), các

neurohormon.

5.8 Sự thoái hoá và tái tạo của nơron. Các tế bào thần kinh đệm

59. THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC (Experiments in Genetics)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3508

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Di truyền học đại cương (BIO3502)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

Page 179: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

228

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,

Điện thoại: 0912150799, E-mail: [email protected]

- TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,

Điện thoại: 09126727679, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Có khả năng nhận ra vấn đề cần nghiên cứu và hình thành giả thuyết khoa học thuộc

lĩnh vực di truyền học và các ngành khoa học có liên quan..

- Có kỹ năng thiết kế thí nghiệm nhằm kiểm định giả thiết.

- Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý của di truyền học và sử dụng các trang thiết bị, dụng

cụ nghiên cứu để triển khai thí nghiệm khoa học đã được thiết kế.

- Có kỹ năng thu thập và xử lý số liệu tuân thủ các nguyên tắc thống kê.

- Có kỹ năng trình bày, diễn giải và thảo luận các kết quả (số liệu) nghiên cứu bằng sử

dụng bảng, biều, hình ảnh, đồ thị, hình vẽ và viết báo cáo thí nghiệm.

- Có kỹ năng diễn giải kết quả nghiên cứu (thí nghiệm), đưa ra kết luận hoặc hình thành

giả thiết mới (nếu có).

6.2. Kỹ năng

- Hiểu rõ cách thức vận dụng các khái niệm, nguyên lý lý thuyết vào thực tiễn, từ đó nhận

thức và biết đánh giá, trân trọng các giá trị của các công trình nghiên cứu khoa học.

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiên cứu được đào tạo trong giải quyết các vấn đề

thực tiễn thuộc lĩnh vực di truyền học hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.

6.3. Thái độ

- Có niềm đam mê khoa học sinh học; rèn luyện tính sáng tạo, bền bỉ, tỉ mỉ, chính xác,

trung thực, khách quan, làm việc theo kế hoạch trong công tác nghiên cứu khoa học.

- Hình thành năng lực thực nghiệm khoa học, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiến thức và kỹ năng thực hành di truyền học của sinh viên được dánh giá qua 2 bản

báo cáo thí nghiệm tương ứng với 2 chủ đề tự chọn: 1) Di truyền học Menđen / Di

truyền học quần thể, 2) Tách chiết, tinh sạch ADN và Lập bản đồ giới hạn.

- Hình thức đánh giá: báo cáo thí nghiệm được viết gồm các phần 1) Tổng quan tài liệu,

2) Vật liệu và phương pháp thí nghiệm, 3) Kết quả thí nghiệm và thảo luận, 4) Kết luận,

5) Tài liệu tham khảo.

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ, hiểu và vận dụng đúng các khái niệm và nguyên lý di truyền học nói riêng và

sinh học nói chung trong thiết kế thí nghiệm 2 đ

Thực hiện đúng các kỹ thuật phòng thí nghiệm 3 đ

Thu thập, xử lý và biểu diễn số liệu theo phương cách phù hợp 2 đ

Diễn giải kết quả thí nghiệm và viết báo cáo 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Page 180: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

229

Tổng 10đ

Điểm tổng kết môn học là điểm trung bình của 2 bản báo cáo thí nghiệm.

8. Giáo trình, tài liệu (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Đỗ Lê Thăng (1993). Thực tập Di truyền học (Tập 1 và 2). Dự án Hợp tác Việt Nam -

Hà Lan, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Allan Jones (2003). Practical Skills in Biology (3rd Ed). Pearson Education Ltd.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học hướng dẫn sinh viên làm quen với nghiên cứu thực nghiệm về di truyền học sử

dụng kết hợp các phương pháp của di truyền học kinh điển và di truyền học phân tử. Các

thí nghiệm dựa trên các nguyên lý di truyền học Menđen, tách chiết và tinh sạch ADN, lập

bản đồ giới hạn và di truyền học quần thể được sinh viên triển khai tại phòng thí nghiệm.

Trọng tâm được giảng dạy là kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hiện nghiên cứu trong

phòng thí nghiệm, thu thập và phân tích số liệu và viết báo cáo thí nghiệm. Môn học được

thực hiện 3 giờ / 1 buổi mỗi tuần, ngoài ra là các hoạt đông phụ trợ cần thiết để sinh viên có

thể viết được báo cáo thí nghiệm.

Experimental investigations of inheritance using techniques of classical and molecular

genetics. Experiments based on the principles of Mendelian inheritance, PCR-based

marker, restriction mapping, population genetics are performed by students. Emphasis is

put on experimental design, laboratory technique, data collection and analyses and report

writing. One 3-hour laboratory session per week plus additional lab work for the report

writing.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

Kỹ thuật vô trùng trong phòng thí nghiệm

- Di truyền học Menđen (phân tích các phép lai một cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng ở

ruồi giấm bằng phòng thí nghiệm ảo)

- Tách chiết và tinh sạch ADN

- Lập bản đồ giới hạn

- Di truyền học quần thể

60. THỰC HÀNH SINH HỌC PHÂN TỬ (Experiments in Molecular Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề:BIO313

2. Số tín chỉ:04

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2502)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Page 181: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

230

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. GVC. Võ Thị Thương Lan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0988551068, E-mail: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0983010703, E-mail: [email protected]

TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0947440249, E-mail: [email protected]

- ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904342423, E-

mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Hiểu được các nguyên tắc qui trình tách chiết và thực hành tốt với ADN plasmid.

- Hiểu được các nguyên tắc qui trình tách chiết và thực hành tốt với ADN tổng số.

- Hiểu được cách sử dụng các enzym giới hạn đế thiết kế ADN tái tổ hợp.

- Nắm vững và thực hành được các bước biến nạp vào vi khuẩn E.coli

- Hiểu được các bước cơ bản của kỹ thuật PCR.

- Nắm vững các kỹ thuật điện di ADN, sàng lọc tách dòng, xác định nồng độ

ADN/ARN/protein...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thiết lập được thí nghiệm biến nạp plasmid vào tế bào nhận.

- Thực hiện được phản ứng PCR.

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản cắt với enzym giới hạn, tách dòng, sàng lọc.

- Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh phân tích kích thước các băng

ADN.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức và thực hành để hiểu được và thực hiện được các kỹ thuật phục vụ

nghiên cứu sinh học phân tử ở mức độ cơ bản, thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán

bệnh di truyển, các tác nhân vi sinh vật gây bệnh bằng các kỹ thuật cơ bản như PCR, cắt

với enzym giới hạn, định tính, định lượng ADN/ARN/protein.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra hàng tuần trong các giờ thực tập, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Page 182: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

231

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Bài giảng do cán bộ soạn phù hợp với nguyên vật liệu và trang thiết bị sử dụng cho từng

nhóm, từng bài thực tập.

- Sambrook J, Russell DW, (2001), Molecular cloning: A laboratory manual, 3rd edition,

Cold Spring Habor Laboratory Press, Vol 1-3

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Võ Thị Thương Lan, 2007. “Một số vấn đề cơ bản của sinh học phân tử”. NXB ĐHQG.

- Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003). Sinh học Phân tử. NXB GD.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học đưa ra những kiến thức cơ bản và hướng dẫn cụ thể để sinh viên làm quen và thao

tác thành thạo được một số kỹ thuật đơn giản của ADN tái tổ hợp, các kỹ thuật nhân bản,

định tính, định lượng AND/ARN/protein.

This course describe the basic techniques used in molecular biology. Students will learn

basic bacterial culture techniques, transformation, agarose gel electrophoresis, plasmid and

genomic DNA purification, DNA restriction digestion and analysis. This course focus on

Polymerase Chain Reaction (PCR) and troubleshoot a PCR protocol.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Bài mở đầu, giới thiệu về môn học, những lưu ý trong phòng thí nghiệm sinh học phân

tử.

Bài 2: Chuẩn bị các loại đệm cho cả đợt thực hành (Preparation of buffers required for all

experiments)

1.1.Các loại đệm thường dùng trong sinh học phân tử

1.2.Pha một số đệm sẽ dùng trong đợt thực hành

Bài 3: Tạo tế bào vi khuẩn khả biến (Preparation of competent cells)

3.1. Nguyên tắc tạo tế bào vi khuẩn khả biến

3.2. Thực hiện tạo tế bào khả biến với vi khuẩn E.coli DH5

Bài 4: Biến nạp ADN vào tế bào khả biến (Transformation in E. coli DH5)

4.1. Các phương pháp biến nạp ADN vào vi khuẩn

4.1. Biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn khả biến E. coli DH5 bằng sốc nhiệt

Bài 5: Tách chiết ADN plasmid hoặc ADN hệ gen (Isolation of plasmid DNA or isolation of

genomic DNA)

5.1. Giới thiệu các phương pháp thường dùng để tách chiết ADN và nguyên lý của mỗi

phương pháp.

5.2. Tách chiết ADN plasmid sử dụng đệm kiềm

Bài 6: Seminar kết quả 4 bài đã thực hiện

Bài 7: Chuẩn bị bản gel điện di agarose (Preparation of agarose gel)

7.1. Agarose và ứng dụng trong điện di

7.2. Chuẩn bị bản gel agarose ở 3 nồng độ khác nhau.

Page 183: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

232

Bài 8: Cắt ADN bằng enzyme giới hạn (Restriction enzyme digestions of genomic DNA and/or

plasmid DNA)

8.1. Vai trò của enzyme giới hạn trong sinh học phân tử

8.2. Thực hành cắt ADN bằng 2-3 loại enzyme giới hạn khác nhau

Bài 9: Điện di trên gen agarose (Electrophoresis on agarose gel with different concentration)

9.1. Nguyên tắc của điện di

9.2. Điện di sản phẩm ADN cắt bằng enzyme giới hạn trên gel agarose ở các nồng độ

khác nhau.

Bài 10: Seminar kết quả thực hành 4 bài tiếp theo

Bài 11: PCR (nested-PCR, multiplex-PCR, RT-PCR,…)

11.1. Nguyên lý của PCR và những khác biệt trong các loại PCR

11.2. Thực hành PCR lồng

Bài 12: PCR (tiếp theo)

12.1. Thực hành single-PCR (một trong các cặp mồi của multiplex PCR)

12.2. Thực hành multiplex-PCR

Bài 13: Phân tích kết quả chạy PCR (Analysis of PCR products)

13.1. Chạy điện di sản phẩm PCR

13.2. Phân tích kết quả

Bài 14. Seminar 3 bài tiếp theo, giải đáp thắc mắc (Answer student’s questions)

Bài 15: Tách chiết protein

15.1. Nguyên tắc tách chiết Protein

15.2. Tách chiết protein từ vi khuẩn (hoặc lá cây)

15.3. Đo nồng độ protein

Bài 16: Chuẩn bị gel acrylamide

16.1. Đặc điểm của gel acrylamide

16.2. Thực hành đổ bản gel 8, 10%

Bài 17: Điện di Protein

17.1. Điện di protein

17.2. Nhuộm gel acrylamide với Coomassie Blue

Bài 18: Seminar kết quả tách protein, điện di và phân tích kết quả.

61. THỰC HÀNH KỸ THUẬT AND TÁI TỔ HỢP

(Experiments in Recombinant DNA Technique)

1. Mã môn học: BIO3510

2. Số tín chỉ: 4

- Nghe giảng lý thuyết: 15 giờ

- Thực hành: 45 giờ

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2502), Công nghệ sinh học phân tử (BIO3410)

Page 184: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

233

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng thí nghiệm trọng điểm về protein-enzym, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại: 0989087784, Email: [email protected]

- ThS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0988266362, Email: [email protected]

- ThS.NCV. Ngô Thị Trang, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0988903761,

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ thuật cơ bản của DNA tái tổ hợp. Cụ thể

các kiến thức liên quan và các quy trình: chuẩn bị tế bào khả biến, biến nạp sản phẩm

gắn gen - vector vào tế bào khả biến, tinh sạch plasmid, chọn lọc thể biến nạp bằng PCR

và điện di sản phẩm PCR trên gel agarose.

- Thực hiện các thí nghiệm giúp sinh viên củng cố các kiến thức lý thuyết liên quan đến

DNA tái tổ hợp.

- Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng nắm rõ bản chất và chủ động giải quyết các bài

toán nhân dòng DNA.

Mục tiêu về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng cộng tác và làm việc theo nhóm

- Rèn luyện kỹ năng đánh giá, giải thích kết quả thí nghiệm

- Là cơ sở phát triển kỹ năng thiết kế thí nghiệm giải quyết bài toán cụ thể trong nghiên

cứu sinh học phân tử

- Bằng cách tiến hành các thí nghiệm theo hướng dẫn và viết báo cáo, tường trình kết quả

thu được sẽ giúp sinh viên bước đầu có kỹ năng viết một báo cáo khoa học.

Thái độ học tập:

- Rèn luyện các đức tính cần thiết trong nghiên cứu khoa học: làm việc chăm chỉ, chủ

động, độc lập, làm việc theo nhóm; có thái độ trung thực, khách quan trong đánh giá kết

quả.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Bài tường trình báo cáo thí nghiệm theo nhóm: 60%

- Đánh giá kết quả thí nghiệm của mỗi nhóm: 20%

- Đánh giá tinh thần, thái độ của sinh viên trong buổi thực tập: 20% (mức độ làm việc

chăm chỉ, tính chủ động, độc lập, nghiêm túc trong qúa trình thực hành)

8. Giáo trình bắt buộc

- Phan Tuấn Nghĩa. Thực hành kỹ thuật di truyền (tài liệu chính phục vụ cho môn học,

chưa xuất bản).

- Sambrook J. and Russel DW, 2001. Molecular cloning protocols: a laboratory manual.

Cold Harbor Spring Laboratory Press.

Page 185: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

234

- Primrose SB, Twyman RM and Old RW., 2002. Principles of Gene Manipulation sixth

edition. Oxford, UK: Blackwell Science.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Thực hành kỹ thuật DNA tái tổ hợp gồm 5 bài thực tập giới thiệu những kỹ thuật và các quy

trình cơ bản trong DNA tái tổ hợp ở tế bào vi khuẩn, bao gồm:

Bài 1. Chuẩn bị hoá chất và môi trường: Một số lưu ý khi làm việc trong các phòng thí nghiệm,

cũng như các nguyên tắc để đảm bảo kết quả tin cậy và cách chuẩn bị một số hoá chất và môi

trường nuôi cấy thường dùng trong các thí nghiệm DNA tái tổ hợp.

Bài 2. Biến nạp gen và nhận dạng các thể biến nạp bằng phương pháp sàng lọc xanh/trắng.

Bài 3. Tinh sạch DNA plasmid từ tế bào vi khuẩn biến nạp.

Bài 4. Sàng lọc thể biến nạp bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp polymerase (PCR).

Bài 5. Phân tích DNA bằng điện di trên gel agarose

The course consists of 5 excercises to introduce the basic techniques and processes

of recombinant DNA in bacterial cells, including:

Exercise 1: Preparing chemicals and medium. A few notes while working in the laboratory as

well as the principles to ensure reliable results and how to prepare chemicals and culture

medium commonly used in recombinant DNA experiments.

Exercise 2: DNA transformation and identify tranformants by screening blue/white colony

method.

Exercise 3: Purification of plasmid DNA from bacteria.

Exercise 4: Screening transfomants by Polymerase Chain Reaction (PCR).

Exercise 5: DNA analysis by agarose gel electrophoresis.

10. Mô tả chi tiết môn học

Bài 1. Chuẩn bị hoá chất và môi trường

1. Một số lưu ý khi chuẩn bị, sử dụng hoá chất và dụng cụ thí nghiệm

- Để đảm bảo tính an toàn khi làm việc

- Để đảm bảo kết quả thí nghiệm tin cậy

2. Chuẩn bị một số hoá chất và môi trường nuôi cấy thường dùng trong các thí nghiệm DNA tái

tổ hợp

3. Một số chữ viết tắt thường gặp

Bài 2. Biến nạp gen và nhận dạng các thể biến nạp bằng phương pháp sàng lọc xanh/trắng

1. Giới thiệu chung

2. Nguyên liệu và hoá chất

3. Dụng cụ và máy móc

4. Cách làm

Bài 3. Tinh sạch DNA plasmid từ tế bào vi khuẩn biến nạp

1. Giới thiệu chung

Page 186: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

235

2. Nguyên liệu và hoá chất

3. Dụng cụ và máy móc

4. Cách làm

Bài 4. Sàng lọc thể biến nạp bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp polymerase (PCR)

1. Giới thiệu chung

2. Nguyên liệu và hoá chất

3. Dụng cụ và máy móc

4. Cách làm

Bài 5. Phân tích DNA bằng điện di trên gel agarose

1. Giới thiệu chung

2. Nguyên liệu và hoá chất

3. Dụng cụ và máy móc

4. Cách làm

62. THỰC HÀNH HÓA SINH HỌC (Experiments in Biochemistry)

1. Mã môn học: BIO3511

2. Số tín chỉ: 4

- Nghe giảng lý thuyết: 15 giờ

- Thực hành: 45 giờ

3. Môn học tiên quyết: Hoá sinh học (BIO2500)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904263388,

Email: [email protected]

- TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0988266362, Email: [email protected]

- ThS.NCV. Ngô Thị Trang, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,Điện thoại: 0988903761,

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: (knowledge, skills, attitude)

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

Bằng cách tiến hành các phản ứng hoá học, sinh viên phải thực hiện được các thí nghiệm

theo hướng dẫn, quan sát, giải thích hiện tượng từ đó củng cố thêm kiến thức lý thuyết và

áp dụng vào một số tình huống mới trong nghiên cứu của lĩnh vực hoá sinh. Cụ thể:

- Hiểu, chứng minh và giải thích được tính chất lưỡng tính, tính chất keo của dung dịch

protein.

- Xác định được nhiệt độ, pH hoạt động tối thích, ảnh hưởng của các chất kích thích và

kìm hãm lên hoạt động của enzym amylase. Từ đó áp dụng lên các enzym khác.

- Xác định được đơn vị hoạt độ của một số enzym

Page 187: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

236

- Chứng minh được sự có mặt và định lượng một số axit amin, chuỗi peptide, amylase,

tinh bột, mỡ trung tính, vitamin...

6.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Vận dụng được thành thạo các phương pháp Hoá sinh cơ bản trong nghiên cứu sinh học

- Là cơ sở phát triển kỹ năng thiết kế thí nghiệm giải quyết bài toán cụ thể trong nghiên

cứu hoá sinh

- Có khả năng đọc, hiểu, giải thích các kiến thức liên quan trong nghiên cứu

- Bằng cách tiến hành các thí nghiệm theo hướng dẫn và viết báo cáo, tường trình kết quả

thu được sẽ giúp sinh viên bước đầu có kỹ năng viết một báo cáo khoa học.

6.3. Thái độ học tập:

- Rèn luyện các đức tính cần thiết trong nghiên cứu khoa học: làm việc chăm chỉ, chủ

động, độc lập, làm việc theo nhóm; có thái độ trung thực, khách quan trong đánh giá kết

quả.

7. Phương pháp kiểm tra và đánh giá

- Kiểm tra viết (10-20 phút) đầu giờ mỗi buổi thực hành: 60%; trong đó bao gồm:

+ 80% kiến thức liên quan bài thực hành cũ

+ 20% kiến thức liên quan đến bài thực hành mới

- Đánh giá kết quả thí nghiệm của mỗi nhóm: 20%

- Đánh giá tinh thần, thái độ của sinh viên trong buổi thực tập: 20% (mức độ làm việc

chăm chỉ, tính chủ động, độc lập, nghiêm túc trong qúa trình thực hành)

Lưu ý: Đối với một số bài thực tập có thể thay thế 60% điểm kiểm tra ngắn đầu giờ bằng

cách viết tường trình kết quả thí nghiệm nhằm hướng dẫn sinh viên bước đầu biết cách viết

kết quả nghiên cứu.

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Quang Vinh, Bùi Phương Thuận, Phan Tuấn Nghĩa (2004). Thực tập Hoá sinh

học, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (2009). Hoá sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.

- Nelson DL and Cox MM (2000). Lehninger Principles of Biochemistry, Worth

Publishers New York.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Thực tập hoá sinh gồm 10 bài thực tập hướng dẫn sinh viên thực hiện các phản ứng liên

quan đến các tính chất chung, đặc tính của các nhóm hợp chất quan trọng của tế bào và cơ

thể sống: protein, enzyme, sacharide, axit nucleic, lipid và các chất thực vật thứ sinh... Về

cơ bản, mỗi bài thực tập bao gồm 2 phần chính: phần định tính và phần định lượng các

nhóm hợp chất trên. Qua đó minh họa và củng cố phần kiến thức lý thuyết sinh viên đã

được học. Đây cũng là các bài thực tập giúp sinh viên làm quen với một số phương pháp

thường quy hay dùng trong các phòng thí nghiệm Hoá sinh.

Page 188: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

237

There are ten experimental lessons in this subject introducing about important compounds

in cells and organism: protein, enzyme, saccharide, lipid, vitamin, secondary metabolism

compounds....Each lesson includes two major parts are qualitative and quantitative analysis

of those compouds.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1. Protein

1. Tính chất lưỡng tính của axit amin và protein

- Xác định điểm đẳng điện của casein

2. Tính chất keo của dung dịch protein

2.1. Các phản ứng kết tủa thuận nghịch protein

- Kết tủa bằng muối trung tính

- Kết tủa bằng dung môi hữu cơ

2.2. Sự biến tính protein

- Tác dụng của nhiệt độ cao

- Kết tủa protein bằng axit vô cơ đặc

- Kết tủa protein bằng axit hữu cơ

- Kết tủa protein bằng muối kim loại nặng

Bài 2. Protein (tiếp)

3. Các phản ứng màu của axit amin và protein

3.1. Phản ứng biure

3.2. Phản ứng với Ninhidrin

3.3.Phản ứng với axit nitro

3.4. Phản ứng xantoprotein của các axit amin vòng

3.5. Phản ứng Pauli để phát hiện histidin và tirosine

3.6. Phản ứng Adamkievic đặc trưng cho tryptophan

- Phản ứng với axit glioxilic

- Phản ứng với oximetylfucfurol

- Phản ứng với focmandehit

3.7. Phản ứng của các axit amin chứa lưu huỳnh

Bài 3. Emzym

1. Các thí nghiệm định tính một số enzym

1.1. Pepxin

1.2. Amylase của nước bọt

1.3. Urease

2. Tính chất của enzym

2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của amylase nước bọt

Page 189: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

238

2.2. Ảnh hưởng của các chất kích thích và các chất kìm hãm

- Ảnh hưởng của NaCl và CuSO4 đến hoạt độ amylase

Bài 4. Emzym (tiếp)

2. Tính chất của enzym (tiếp)

2.3. Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt độ của enzym - xác định pH thích hợp của

amylase nước bọt

2.4. Tính đặc hiệu của enzym

- Tính đặc hiệu của urease

- Tính đặc hiệu tác dụng của α-amylase nước bọt và sacharase của nấm men

3. Xác định hoạt độ của một số enzym

3.1. Xác định hoạt độ của α-amylase theo phương pháp Wohlgemuth

3.2. Xác định hoạt độ urease theo phương pháp chuẩn độ

Bài 5. Saccharide

1. Các phản ứng của mono- và disaccharide

1.1. Phản ứng tromer

1.2. Phản ứng với thuốc thử Fehling

1.3. Phản ứng Benedict

1.4. Phản ứng với đồng axetat

1.5. Phản ứng tráng gương

1.6. Phản ứng khử xanh metylen

1.7. Phản ứng khử kali ferixianua

1.8. Phản ứng Xelivanop

1.9. Phản ứng với ure

1.10. Phản ứng của saccharose với muối coban

Bài 6. Saccharide (tiếp)

2. Phản ứng định tính polisaccharide

2.1. Phản ứng màu của Iot với tinh bột

2.2. Kiểm tra tính khử của dung dịch tinh bột

2.3. Sự thuỷ phân tinh bột

Bài 7. Lipid - Mỡ trung tính

1. Tính chất lý hoá của mỡ

1.1. Tính tan

1.2. Sự tạo thành nhũ tương

2. Phản ứng phân biệt các thành phần cấu tạo của mỡ

2.1. Phản ứng tạo thành acrolein

2.2. Phản ứng xà phòng hoá

Page 190: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

239

2.3. Sự tạo thành axit béo tự do

3. Xác định các chỉ số của mỡ

3.1. Xác định chỉ số axit

3.2. Xác định chỉ số xà phòng hoá

3.3. Xác định chỉ số iôt

Bài 8. Vitamin

1. Các phản ứng định tính của vitamin

1.1. Các vitamin tan trong chất béo

- Vitamin A

+ Phản ứng với sắt (II) sufat

+ Phản ứng với H2SO4

- Vitamin D

+ Phản ứng với anilin

- Vitamin E

+ Phản ứng với HNO3

+ Phản ứng với FeCl3

- Vitamin K

+ Phản ứng với anilin

Bài 9. Vitamin (tiếp)

1.2. Các vitamin hoà tan trong nước

- Vitamin B1

+ Phản ứng với thuốc thử diazo

- Vitamin B2

+ Phản ứng khử

- Vitamin C (Axit ascobic)

+ Phản ứng với K3Fe(CN)6

+ Phản ứng với Iôt

+ Phản ứng với xanh metylen

2. Định lượng vitamin

2.1. Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ

2.2. Định lượng vitamin A (đọc thêm)

Bài 10. Các chất thực vật thứ sinh và axit nucleic

1. Các chất thực vật thứ sinh

1.1. Phản ứng màu nhận biết acbutin

1.2. Thuỷ phân acbutin bằng acbutase

2. Axit nucleic

- Định lượng ADN bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 260 nm

Page 191: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

240

63. THỰC HÀNH DỰ ÁN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ

(Biotechnology Processing Projects Laboratory)

1. Mã môn học: BIO3512

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2502), Vi sinh vật học (BIO2503)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Hòa Anh, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

- Sinh viên có kiến thức chung về xây dựng và thực hiện các dự án công nghệ sinh học,

hiểu nguyên lý các quá trình sinh học của dự án và những kỹ thuật cơ bản liên quan tới

tế bào, acid nucleic, protein và enzyme.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Sinh viên phải tự chủ động thiết kế một dự án có liên quan tới công nghệ vi sinh, enzyme và

protein. Ngoài ra, sinh viên phải có tính kỷ luật và có khả năng làm việc theo nhóm thực

hiện các dự án đã thiết kế, bao gồm từ khâu tính toán lượng hóa chất cần sử dụng, chuẩn bị

môi trường nuôi cấy vi sinh vật, các dung dịch đệm…, tới thực hành các bước như nuôi tế

bào vi khuẩn tái tổ hợp chứa gen biểu hiện protein mong muốn, kiểm tra biểu hiện protein,

tinh sạch protein, kiểm tra độ tinh sạch, xác định hoạt tính và tính toán sản lượng protein thu

được. Cuối cùng, sinh viên phải có khả năng thảo luận nhóm, lập báo cáo dự án trên cơ sở

kết quả đạt được.

Sinh viên có thêm mố số khả năng sau:

- Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, đọc tài liệu chuyên ngành

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc

- Rèn kỹ năng thiết kế và tổ chức thí nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic

- Nhận thức rõ vai trò của các quá trình công nghệ sinh học trong sản xuất

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các bài toán cụ thể

của xã hội đặt ra.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra kiến thức nền

Page 192: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

241

- Để học môn học Thực hành dự án quá trình công nghệ sinh học, sinh viên cần các kiến

thức nền về hóa sinh, vi sinh, tế bào, sinh học phân tử, ADN tái tổ hợp và kỹ thuật di

truyền.

- Mục đích kiểm tra: Việc kiểm tra kiến thức nền nhằm đánh giá và phân loại được kiến

thức cơ sở của sinh viên so với yêu cầu của môn học. Trên cơ sở đánh giá và phân loại

kiến thức nền của sinh viên để có được chiến lược dạy học phù hợp.

- Hình thức kiểm tra: Liệt kê các kỹ thuật, đặt câu hỏi, thảo luận trên lớp trước khi giảng

lý thuyết thực tập

7.2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (30%)

- Mục đích kiểm tra: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và có tính kỷ luật,

chuyên cần trong thực nghiệm

- Hình thức kiểm tra: điểm danh có mặt đúng giờ, theo dõi ý thức tham gia thực hành,

trực nhật phòng thí nghiệm, ý thức chuẩn bị cho buổi thực hành, và tích cực trong thảo

luận nhóm.

7.3. Kiểm tra đánh giá định kỳ (60%)

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của

sinh viên trong tiến trình của môn học.

7.3.1.Kiểm tra giữa kỳ, tuần 5: kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với bài tập tình huống:(20%)

- Tiêu chí đánh giá:

+ Trắc nghiệm đúng 04 câu 4đ

+ Phân tích logic và đúng 02 bài tập lý thuyết thực nghiệm 6đ

Tổng: 10đ

7.3.2. Báo cáo thực tập toàn bộ dự án quá trình sinh học (40%)

- Hình thức: Viết tự luận

- Tiêu chí:

+ Xây dựng dự án khoa học 2đ

+ Nắm được các bước tiến hành của kỹ thuật 2đ

+ Kết quả thực nghiệm 4đ

+ Phân tích số liệu khoa học 2đ

Tổng: 10đ

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

- Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Hòa Anh, 2012. Hướng dẫn thực tập môn Thực hành

dự án sinh học. Tài liệu thực tập lưu hành nội bộ.

- Lê Văn Hoàng, 2007. Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công

nghiệp. Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

- Glick, B. R. and Pasternak, J.J. 2003. Công nghệ sinh học phân tử: Nguyên lý và ứng

dụng của ADN tái tổ hợp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006 (Bản dịch từ tiếng Anh)

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Page 193: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

242

Môn học cung cấp các kiến thức và các bước thực hành để thực hiện một dự án công nghệ

sinh học, từ thiết kế thí nghiệm bao gồm phân công nhân sự, tính toán lượng hóa chất cần

sử dụng, chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật, các dung dịch đệm…, tới thực hành các

bước như nuôi tế bào vi khuẩn tái tổ hợp chứa gen biểu hiện protein mong muốn, kiểm tra

biểu hiện protein, tinh sạch protein, kiểm tra độ tinh sạch, xác định hoạt tính và tính toán sản

lượng protein thu được.Môn học giúp cho sinh viên có kỹ năng tính toán và phân tích thực

nghiệm cũng như khả năng làm việc theo nhóm trong môi trường đa ngành..

10. Nội dung chi tiết

Bài 1: Giới thiệu môn học, thiết bị phòng thí nghiệm và các kỹ thuật cơ bản liên quan đến

môn học

1. Giới thiệu môn học

2. Giới thiệu các thiết bị phòng thí nghiệm

3. Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn

4. Phương pháp xác định hoạt tính của beta-galactosidase

5. Phương pháp đánh giá mức độ biểu hiện của protein

Bài 2: Xây dựng dự án quá trình sản xuất beta-galactosidase từ tế bào E. coli tái tổ hợp ở

quy mô phòng thí nghiệm

1. Xây dựng sơ đồ quá trình sản xuất

2. Xây dựng sơ đồ quá trình kiểm nghiệm

3. Tính toán hóa chất và dụng cụ tiêu hao.

Bài 3: Chuẩn bị hóa chất và nguyên vật liệu

1. Cân và pha môi trường lên men vi khuẩn

2. Cân và pha các đệm

3. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ tiêu hao

Bài 4: Cấy đánh thức và lên men cấp 1

1. Cấy đánh thức tế bào vi khuẩn E. coli tái tổ hợp từ ống giống bảo quản ở -80oC

2. Lên men cấp 1 dịch nuôi cấy tế bào

Bài 5: Lên men sinh khối sản xuất protein tái tổ hợp

1. Lên men sinh khối

2. Cảm ứng biểu hiện beta-galactosidase

Bài 6: Thu sinh khối tế bào và protein tổng số chứa beta-galactosidase

1. Ly tâm thu sinh khối tế bào

2. Siêu âm phá vỡ tế bào thu dịch chiết protein tổng số

Bài 7: Kiểm tra mức độ biểu hiện beta-galactosidase bằng phương pháp SDS-PAGE

1. Chạy điện di protein

2. Đánh giá mức độ biểu hiện và tính toán lượng beta-galactosidase sản xuất được

Bài 8: Kiểm tra biểu hiện beta-galactosidase với cơ chất đặc hiệu X-gal

1. Định tính bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch

2. Định lượng bằng phương pháp quang phổ kế

3. Tính toán hoạt độ và hoạt độ riêng

Page 194: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

243

Bài 9: Kiến tập thiết bị máy móc ở quy mô pilot tại nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học

1. Các thiết bị sản xuất:

2. Các thiết bị kiểm nghiệm

3. Các thiết bị đóng gói, vận chuyển.

Bài 10: Kiến tập quá trình sản xuất và kiểm nghiệm một sản phẩm sinh học tại nhà máy

1. Quá trình công nghệ sản xuất

2. Quá trình kỹ thuật kiểm nghiệm.

64. THỰC HÀNH VI SINH VẬT HỌC (Experiments in Microbiology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3513

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2503)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên(họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

ThS. Trần Thị Thanh Huyền, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

ThS. Mai Thị Đàm Linh, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

TS. Phạm Thế Hải, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề(kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Thành thạo kỹ thuật soi kính hiển vi, làm tiêu bản soi tươi và tiêu bản nhuộm

- Phân loại được vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men và nấm mốc về hình thái khuẩn lạc.

- Phân loại được nhóm vi khuẩn Gram âm, Gram dương và thành thạo thao tác nhuộm tế bào

sống và tế bào chết.

- Thành thạo làm tiêu bản nhuộm bào tử vi khuẩn, quan sát và phân biệt được hình dạng và

vị trí của bảo tử trong tế bào.

- Phân loại được một số nấm mốc thường gặp, quan sát và phân biệt bào tử nang, bào tử đốt,

và bào tử tiếp hợp, rễ giả của một số nấm

- Giải thích được sự hình thành khuẩn ti giả ở nấm men.

- Giải thích được hiện tượng sinh khí trong ống dịch nuôi cấy nấm men

- Thành thạo phương pháp phân lập vi sinh vật, giữ giống

- Hiểu được nguyên lý của một số phản ứng sinh hóa của vi sinh vật: khả năng sinh indol,

H2S, khả năng sinh khí, khả năng sử dụng đường, phản ứng catalase, phản ứng đỏ methyl

red

6.2. Kỹ năng

- Có khả tiến hành các xét nghiệm làm tiêu bản soi tươi các mẫu bệnh phẩm và đọc được kết

quả thí nghiệm.

Page 195: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

244

- Có khả năng phân loại vi sinh vật bằng hình thái và bằng nhuộm hoặc nuôi cấy xác định

đặc điểm sinh hóa

- Có khả năng làm việc trong các phòng xét nghiệm về vi sinh và hóa sinh

6.3. Thái độ

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về vấn

đề khoa học sinh học

- Nhận thức rõ được vai trò có lợi và có hại của vi sinh vật trong tự nhiên và trong công,

nông nghiệp.

- Có khả năng phân loại vi sinh vật bằng hình thái và bằng nhuộm hoặc nuôi cấy xác định

đặc điểm sinh hóa

- Có khả năng làm việc trong các phòng xét nghiệm về vi sinh và hóa sinh

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra đánh giá thường xuyên

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được

xác định trong mục tiêu của môn học.

- Hình thức: Kiểm tra kiến thức bằng cách đặt câu hỏi khi giảng lý thuyết và khi kiểm tra sản

phẩm thực hành của sinh viên.

Kiểm tra đánh giá định kỳ

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của

sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Nội dung: Sinh viên trả lời câu hỏi sau mỗi bài thực hành và nộp báo cáo sau mỗi buổi thực

hành. Điểm của môn học được tính bằng điểm trung bình chung các bài báo cáo.

8. Giáo trình bắt buộc(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Kiều Hữu Ảnh(2006). Giáo trình vi sinh vật học lý thuyết và bài tập giải sẵn tập 1, 2, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

- Vũ Thị Minh Đức (2001). Thực tập Vi sinh vật học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà

Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học(mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Thực hành vi sinh vật học là môn học bổ trợ cho môn Vi sinh vật học giúp cho sinh viên hiểu

rõ được phần lý thuyết, làm rõ khái niệm: cấu trúc phù hợp với chức năng. Đồng thời, môn

học là một phần không thể thiếu, là tiền đề cho các kĩ thuật phòng thí nghiệm làm việc với vi

sinh vật. Học xong môn này, sinh viên có thể tự tin làm việc trong các phòng thí nghiệm hoặc

các phòng xét nghiệm vi sinh…

Practical microbiology is the subjects that support for the Microbiology. It helps students

understand the theory, concept: the function depends on the structure. Also, the course is an

essential part require for student working in laboratory. After the course, students will be

confident when working in the microbiological laboratories.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề(trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Làm tiêu bản soi tươi và nhuộm đơn, quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn

Page 196: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

245

- Phân biệt các dụng cụ thí nghiệm

- Làm tiêu bản soi tươi dịch huyền phù 4 loại vi khuẩn với hình dạng và cách sắp

xếp khác nhau

- Cách cố định vết bôi

- Làm tiêu bản nhuộm đơn 4 loại vi khuẩn

- Trả lời câu hỏi liên quan đến lý thuyết về hình thái tế bào vi sinh vật và làm bài

tập tường trình thực tập

Bài 2: Nhuộm Gram, quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn

- Phương pháp nhuộm Gram cải tiến

- Phương pháp nhuộm Gram nhanh

- Kết quả nhuộm Gram phụ thuộc vào nhiều yếu tố

- Xác định nhóm vi khuẩn trong bài thực tập là Gram + hay – khi đã biết 1vi sinh

vật kiểm định thuộc nhóm Gram + hoặc –

- Trả lời câu hỏi liên quan đến cấu tạo thành tế bào vi khuẩn và sự phân chia vi

khuẩn dựa vào cấu trúc thành tế bào.

- Làm tường trình thực tập

Bài 3: Nội bào tử của vi khuẩn

- Thế nào là nội bào tử vi khuẩn, so sánh với bào tử nấm mốc hoặc nấm men

- Phương pháp nhuộm nội bào tử

- Phương pháp xử lý nhiệt theo Pasteur và quan sát sự sinh trưởng

Bài 4: Nhận dạng một số nấm mốc thường gặp

- Quan sát chung về hình thái và màu sắc khuẩn lạc nấm: so sánh với hình thái

khuẩn lạc vi khuẩn hoặc xạ khuẩn

- Quan sát cấu trúc mang conidi và conidi

- Quan sát nấm tiếp hợp Zygomycetes

- Cách làm tiêu bản Henrici

- Cách làm tiêu bản giọt ép quan sát một số nấm thường gặp.

- Quan sát sự hình thành rễ giả ở nấm.

Bài 5: Nấm men

- Quan sát hình dạng tế bào nấm men Candida và Saccharomycopsis

- Một số đặc tính của tế bào Saccharomyces cerevisiae

+ Sự nảy chồi

+ Khả năng hình thành glicogen

+ Xác định tỷ lệ tế bào sống, chết theo phương pháp Painting và Kirsop

+ Quan sát các bào tử nang

+ Sự hình thành CO2

Bài 6. Sinh trưởng của vi sinh vật

Page 197: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

246

- Phân lập vi khuẩn

- Phương pháp cấy ria 3 pha trên đĩa thạch

- Xác định hoạt tính enzyme, kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên

thạch.

- Xác định sinh trưởng bằng đo OD600

- Đếm số tế bào sống (số khuẩn lạc trên đĩa thạch)

65. THỰC HÀNH SINH HỌC TẾ BÀO (Experiments in Cell Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3418

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết

Sinh học tế bào (BIO2501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0947440249, E-mail: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0983010703, E-mail: [email protected]

- ThS.GV. Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại: 0904342423, E-

mail: [email protected]

- ThS. NCV Lê Thị Thanh Hương, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, E-mail:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

- Nắm được các khái niệm cơ bản về cấu trúc, chức năng và sự điều hòa hoạt động của tế

bào.

- Hiểu được nội dung học thuyết tế bào cổ điển và hiện đại cũng như mối liên hệ mật thiết

giữa sinh học tế bào với di truyền và hóa sinh..

- Hiểu được cách tế bào sử dụng năng lượng cũng như vận dụng được các định luật nhiệt

động học trong việc giải thích một số hoạt động của tế bào: sự hình thành các bậc cấu

trúc protein, các phản ứng hóa học diễn ra trong các quá trình đường phân, lên men và

hô hấp tế bào.

- Hiểu được chức năng của màng tế bào trong: phân tách thành phần nội bào với môi

trường ngoại bào; sự trao đổi chất qua màng tế bào; các quá trình vận chuyển nội bào,

hoạt động tiết.

- Nắm được cấu trúc bộ khung xương của tế bào và giải thích được cơ chế của sự vận

động của tế bào; mối liên hệ tế bào với tế bào và với môi trường xung quanh.

- Mô tả được chu trình tế bào và sự phân chia của tế bào. Giải thích được sự hình thành tế

bào ung thư liên quan đến sự rối loạn trong chu trình tế bào.

Page 198: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

247

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Xây dựng được kỹ năng phân tích chức năng dựa trên cấu trúc (mối quan hệ biện chứng

giữa cấu trúc và chức năng)

- Kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích các cơ chế,

hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tế bào.

- Kỹ năng giải quyết một vấn đề khoa học: từ hiện tượng đến giả thuyết, thu thập tài liệu

tham khảo để chứng minh giả thuyết hoặc tiến hành thí nghiệm để chứng minh giả

thuyết.

- Kỹ năng phân tích số liệu dựa trên các kết quả từ các thí nghiệm đã được công bố.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng tránh một số bệnh

có căn nguyên từ tế bào (ung thư).

- Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp điều trị bệnh thông qua

sự hoạt động của gen; sự biểu hiện protein.

- Ứng dụng kiến thức để tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống: protein tái tổ hợp, năng

lượng sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết

thúc môn học.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1.Giáo trình bắt buộc:

- Các học liệu liên quan đến môn học sẽ được gửi đến sinh viên trước mỗi bài học.

- Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành, 2004. Hướng dẫn thực tập sinh học phát triển.

NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

- Trần Công Yên, Hoàng Thị Mỹ Nhung 2008. Hướng dẫn thực tập Mô học. Bài giảng

lưu hành nội bộ.

- Ngô Giang Liên, 1993. Thực tập tế bào học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Mộng Hùng, 2004. Công nghệ tế bào phôi động vật. NXB Đại học Quốc gia

Hà nội.

- Victor P. Eroschenko (2000). Atlas of Histology with Functional Correlations, ninth,

Edition Lippincott Williams & Wilkins.

Page 199: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

248

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Để duy trì sự sống cho cơ thể, tế bào phải thực hiện rất nhiều các chức năng khác nhau.

Một số tế bào đảm nhiệm những chức năng chuyên biệt như vận động, sinh trưởng, tiết…

Đồng thời các tế bào luôn luôn phải duy trì ổn định nồng độ các chất trong tế bào chất, tiêu

hóa thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng, tái sử dụng các phân tử, loại bỏ chất và tổng

hợp protein. Thêm vào đó, sự tạo thành các cấu trúc phức tạp như mô hay cơ quan đòi hỏi

sự kết hợp tinh vi của các tế bào cũng như hoạt động của chúng. Sự kết hợp này phải đúng

lúc, đúng chỗ để đảm bảo cho cơ thể tồn tại. Sinh học tế bào tập trung chủ yếu vào sự kiểm

tra các tế bào cũng như các hoạt động của chúng. Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên khám

phá/tìm hiểu các vấn đề trên bằng cách sử dụng các kỹ thuật trong sinh học tế bào. Bởi vì

có rất nhiều các kỹ thuật khác nhau được các nhà khoa học sử dụng, trong khuôn khổ của

khóa học này, chúng tôi chỉ giới thiệu một số vấn đề sau: kính hiển vi; qui trình làm tiêu

bản đúc cắt; kỹ thuật li tâm; các giai đoạn phát triển phôi cá, gà, chuột; Nội dung chi tiết

môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Giới thiệu môn học

1.1. Giới thiệu chung về môn học. Các quy định bắt buộc khi tham gia môn học

1.2. Giới thiệu các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sinh học tế bào

Bài 2: Tế bào trong mô và cơ quan

2.1. Các phương pháp nhuộm tế bào và mô thông thường

2.2. Phương pháp hiển vi

2.3. Quan sát các tiêu bản mô học

Bài 3: Thu nhận các bào quan trong tế bào

3.1. Phương pháp li tâm

3.2. Phá màng tế bào

3.3. Thu nhận bào quan

Bài 4: Hóa chất ảnh hưởng như thế nào lên tế bào?

4.1. Ảnh hưởng của hóa chất lên quá trình phân bào

4.2. Ảnh hưởng của hóa chất lên sự chết của tế bào

Bài 5: Công nghệ sinh học: các sản phẩm biến đổi gen

5.1. Vai trò của công nghệ sinh học với thực phẩm

5.2. Kiểm tra các sản phẩm biến đổi gen bằng kỹ thuật PCR

Bài 6: Quá trình tạo tinh trùng ở động vật

6.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

6.2. Cấu trúc tinh hoàn và sự hình thành tinh trùng ở động vật

6.3. Thực hành làm tiêu bản tinh hoàn động vật có vú (chuột)

Bài 7: Quá trình tạo trứng ở động vật có vú

7.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

7.2. Cấu trúc buồng trứng động vật có vú và sự phát triển nang trứng

Page 200: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

249

7.3. Thực hành làm tiêu bản buồng trứng động vật có vú (chuột)

Bài 8: Sự phát triển phôi gà và cá

8.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

8.2. Kỹ thuật ấp trứng gà và thu nhận phôi ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

8.3. Lựa chọn cá bố mẹ, ghép cá bố mẹ, thu nhận phôi và theo dõi sự phát triển của phôi cá.

Bài 9: Sự phát triển phôi sớm ở động vật có vú (chuột)

9.1. Sinh viên tự thiết kế thí nghiệm

9.2. Kỹ thuật kích thích chuột siêu bài noãn.

9.3. Thu nhận phôi ở các giai đoạn phát triển 2 – 3 – 4 – 5 ngày.

Bài 10: Thực hiện lại bài thực chưa đạt kết quả

Bài 11: Seminar báo cáo kết quả thực hành quá trình tạo tinh trùng ở động vật có vú.

11.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

11.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 12: Seminar báo cáo kết quả thực hành quá trình tạo trứng ở động vật có vú.

12.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

12.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 13: Seminar báo cáo kết quả thực hành sự phát triển phôi gà và cá.

13.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

13.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 14: Seminar báo cáo kết quả thực hành sự phát triển phôi sớm ở động vật có vú.

14.1. Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả

14.2. Thảo luận và đánh giá kết quả của các nhóm.

66. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT (Plant development)

1. Mã môn học: BIO3419

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Sinh lý học thực vật (BIO2508)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS. Lê Quỳnh Mai, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại, email: 04-8582796, email: [email protected]

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN, Điện thoại, email: 04-8582796, email: [email protected]

- ThS. Trần Thị Dụ Chi, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại, email: 04-8582796, email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

Page 201: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

250

- Liệt kê được các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, nêu được bản chất các chất đó, vai

trò của chúng trong phát phiển ở thực vật.

- Giải thích được các cơ chế điều hòa sinh trưởng của từng chất dựa trên quá trình điều hòa

gen và tương tác giữa các chất kích thích và ức chế sinh trưởng.

- Vận dụng được các hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng trong thí nghiệm về thực vật,

trong thực tiễn trồng trọt

- Tổng hợp được cơ chế chung của các cơ chế điều hòa gen, điều hòa hoạt hóa các chất

phytohormone

- Mô hình hóa hoạt động tương tác giữa các chất điều hòa sinh trưởng

- Hiểu được chu trình sống của thực vật

- Lý giải được một số các hiện tượng cơ bản xảy ra liên quan tới phát triển thực vật như

ngọn hướng sáng, lá khép lại vào ban đêm

- Dự đoán được tác động của điều kiện ngoại cảnh tới cây trồng

- Ứng dụng được hiểu biết về phát triển thực vật trong trồng trọt

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Tổ chức sắp xếp lập kế hoạch cho công việc cá nhân, độc lập trong công việc

- Biết thu thập, đánh giá tài liệu, phân tích vấn đề

- Tự tin, chủ động, biết đặt mục tiêu chính cho công việc, biết tạo động lực cho công việc

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có khả năng làm việc nhóm, đoàn kết, hỗ trợ, yêu cầu hỗ trợ

- Kỹ năng giao tiếp công tác: nhanh nhẹn, hiệu quả, đi thẳng vào vấn đề chính

- Giữ thái độ tích cực trước mọi vấn đề, có khả năng thuyết trình, diễn giải.

- Trình độ giao tiếp, chuyển tải vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh tốt

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Phát hiện, phân tích, tổng kết vấn đề

- Đưa ra giải pháp giải quyết

- Mô hình hóa các giải pháp và kiểm chứng

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Câu hỏi ngắn, Chấm điểm thảo luận trên lớp

8. Giáo trình bắt buộc:

- Taiz L. & Zeiger E., 2010. Plant physiology 5th Edition. Sinauer Associates, Inc.,

publishers, Massachusetts, America.

- William G. Hopskin, 2001. Introduction to Plant Physiology. Wiley

- Ottoline Leyser and Stephen Day, 2003. Mechanisms in Plant Development. Blackwell

Publishing

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Phát triển ở thực vật diễn ra dưới những yếu tố điều hòa như auxin, gibberellin, cytokinin,

acid abscisic..., bản chất, cơ chế tác động, các ảnh hưởng sinh lý của các chất điều hòa sinh

Page 202: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

251

trưởng đó, phát triển của từng cơ quan như rễ, thân và những giai đoạn phát triển thực vật

phải trải qua: nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa, kết quả sẽ là nội dung chính trong môn học

này. Trong quá trình phát triển của mình thực vật chịu rất nhiều tác động từ môi trường

sống xung quanh. Thực vật phải có các cơ chế phòng thủ, thích nghi, phản ứng lại với các

điều kiện đó. Môn học này cũng nhằm nghiên cứu về các cơ chế nói trên để giúp người học

có thể phân tích được quá trình phát triển của thực vật trong chính điều kiện thực.

Plant development influenced by many kinds of plant regulators such as auxin, gibberellin,

cytokinin, acid abscisic..., basics, transduction mechanisms and physiological effections of

these hormones; the development of each organ like shoot, root; the main stages of

development in plant cycle: germination, growth, flowering, fruit development and

ripening are being contents of this course. During development, plants are affected by

many of environment condition around them including alot of abiotic and biotic factors.

Plants have to improve their defence and response mechanisms against them. This course

also studies on those mechanisms to help students analying the development of plants in

the real life.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Các giai đoạn phát triển của thực vật

1.1. Phát triển của tế bào thực vật

1.1.1. Phân chia tế bào

1.1.2. Pha giãn tế bào

1.1.3. Biệt hóa tế bào

1.2. Phát triển sinh dưỡng

1.2.1. Quá trình nảy mầm của hạt

1.2.2. Sinh trưởng của cây

1.3. Phát triển sinh sản

1.3.1. Giai đoạn ra hoa

1.3.2. Thụ phấn

1.3.3. Phát triển của quả

1.4. Phát triển phôi

Chương 2. Các chất điều hoa sinh trưởng thực vật

2.1. Các Auxin

2.1.1. Phytohormone được phát hiện đầu tiên

2.1.2. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

2.1.3. Các tác dụng sinh lý

2.1.4. Cơ chế truyền tín hiệu

2.2. Các Gibberellin

2.2.1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

2.2.2. Các tác dụng sinh lý

2.2.3. Cơ chế truyền tín hiệu

2.3. Các Cytokinin

2.3.1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

Page 203: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

252

2.3.2. Các tác dụng sinh lý

2.3.3. Cơ chế truyền tín hiệu

2.4. Các Brassinosteroid

2.4.1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

2.4.2. Các tác dụng sinh lý

2.4.3. Cơ chế truyền tín hiệu

2.5. Ethylene

2.5.1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

2.5.2. Các tác dụng sinh lý

2.5.3. Cơ chế truyền tín hiệu

2.6. Acid abscicis

2.6.1. Cơ chế sinh tổng hợp và vận chuyển trong cây

2.6.2. Các tác dụng sinh lý

2.6.3. Cơ chế truyền tín hiệu

2.7. Tương tác giữa các hormone thực vật

Chương 3. Đáp ứng của thực vật trước các yếu tố bên ngoài

3.1. Các sinh vật gây bệnh

3.1.1. Một số bệnh cây thường mắc phải

3.1.2. Cơ chế kháng bệnh ở thực vật

3.2. Các sinh vật ăn thực vật

3.2.1. Giảm năng suất do sâu hại

3.2.2. Cơ chế tự vệ của thực vật

3.3. Các yếu tố môi trường

3.3.1. Các yếu tố bất lợi phi sinh học

3.3.2. Cơ chế thích nghi của thực vật

3.3.3. Cơ chế tập chống chịu của thực vật

67. NỘI TIẾT HỌC (Endocrinology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3420

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh lý học người và động vật (BIO2504), Cá thể và quần thể (BIO3501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Tô Thanh Thúy, Bộ môn Nhân học-Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN,

ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết hệ điều khiển và phối hợp hoạt động của mọi cấu trúc

trong cơ thể động vật ở các mức độ cơ thể, tế bào, phân tử. Sinh viên nắm được các đặc

tính chung của hệ thống điều khiển nội tiết, so sánh với hệ điều khiển thần kinh. Nắm được

Page 204: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

253

bản chất của hệ điều khiển nội tiết là hệ thống thông tin liên lạc bằng các chất hóa học giữa

các tế bào. Nắm được khái niệm về hormon, bản chất hóa học của các hormon, cơ chế tác

dụng của các hormon. Có kiến thức về các tuyến nội tiết chính ở người, các hormon của

các tuyến này và tác dụng của chúng, một số bệnh nội tiết điển hình. Tăng cường khả năng

đọc, viết, phân tích và trình bày báo cáo khoa học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra thường xuyên thông qua thảo luận seminar. Kiểm tra viết kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Rod R. Seeley, Trent D. Stephens, Philip Tate (2000). Anatomy and physiology.

McGraw Hill.

- Balint Kacsoh (2000). Endocrine Physiology. McGraw Hill.

- Melmed S., K.S.Polonsky, P.R.Larsen, H.M.Kronenberg (2011). Williams Textbook of

Endocrinology. Elsevier Saunders

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Khái niệm về nội tiết (so sánh với ngoại tiết), hệ điều khiển nội tiết (so với điều khiển thần

kinh), các kiểu dẫn truyền tín hiệu endocrine, paracrine và autocrine. Hormon, bản chất hóa

học của hormon, sự tổng hợp và tiết hormon, cơ chế tác dụng của hormone, các tuyến nội

tiết chính ở người, các hormon và chức năng của chúng. Một số bệnh nội tiết điển hình.

Fundamental concepts in endocrinology: endocrine (in comparison with exocrine),

endocrine/hormonal control (in comparison with neural control). Endocrine, paracrine,

autocrine signaling. Hormone, biosynthesis and secretion of hormones, mechanisms of

hormonal action. Human endocrine glands and hormones. Endocrine disorders.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương I. Hệ nội tiết - Hệ thống thông tin bằng tín hiệu hóa học giữa các tế bào

1. Các khái niệm

1.1 Nội tiết – hệ thống thông tin bằng tín hiệu hóa học

1.1.1 Khái niệm về hệ thống nội tiết, so sánh với hệ thần kinh

1.1.2 Các thành phần của hệ thống truyền thông tin giữa các tế bào

1.2. Các dạng điều khiển bằng tín hiệu hóa học giữa các tế bào

1.2.1 Endocrine

1.2.2 Autocrine

1.2.3 Paracrine

1.2.4 Pheromonal

1.3. Hormon

1.3.1 Khái niệm về hormon

1.3.2 Bản chất hóa học của các hormon

1.3.2.1 Các hormon là protein và peptid

Page 205: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

254

1.3.2.2 Các hormon có nguồn gốc từ các acid amin

1.3.2.3 Các hormon có nguồn gốc lipid

1.4 Sinh tổng hợp các hormon

1.4.1. Sinh tổng hợp các protein hormon

1.4.2. Sinh tổng hợp các steroid hormon

1.4.3 Sinh tổng hợp các hormon có nguồn gốc từ tyrosin

1. 5 Điều khiển sự tiết hormon

1.5.1 Điều khiển tiết thần kinh sự tiết hormon

1.5.2 Điều khiển tiết hormon bởi các hormon khác

1.5.3. Điều khiển tiết hormon bởi nồng độ các chất trong máu

1.5 Sự vận chuyển và phân phối hormon trong cơ thể

1.4.1 các protein gắn (mang) tham gia vào vận chuyển hormon

1.6 Chuyển hóa và đào thải hormone

1.7 Các phương pháp đo nồng độ hormon

Chương II: Cơ chế tác dụng của hormon

2.1 Ba mức độ tác dụng của hormon: mức độ phân tử, mức độ tế bào, mức độ cơ thể

2.1.1 Tác dụng của hormon ở mức độ phân tử

- Điều khiển hoạt động của gene (gene transcription)

- Tổng hợp và phân hủy protein

- Hoạt động của các enzyme

- Tương tác của protein

2.1.2 Tác dụng của hormon ở mức độ tế bào

- Điều khiển sự phân bào (cell division)

- Điều khiển sự biệt hóa tế bào (cell differentiation)

- Điều khiển sự chết tế bào (cell death hay cell apoptosis)

- Điều khiển sự vận động của tế bào (cell motility)

- Điều khiển hoạt động tiết của tế bào (secretion)

- Điều khiển dinh dưỡng tế bào (nutrient uptake)

2.1.3 Hormon điều hòa và phối hợp hoạt động của cơ thể:

- Điều hòa cân bằng điện giải

- Cân bằng năng lượng (trao đổi chất)

- Đáp ứng với môi trường

- Đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển

- Điều khiển và điều hòa sinh sản

2.2 Hormon tác dụng đến tế bào đích thông qua các receptor đặc hiệu

- Khái niệm về receptor. Đặc tính của receptor

- Các loại receptor

Page 206: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

255

- Con đường truyền tín hiệu trong tế bào (signal transduction pathway) và các

thành phần của nó (nâng cao)

2.3 Các con đường truyền tín hiệu của hormon đối với tế bào đích

2.3.1 Hormon có receptor nằm trên màng tế bào

2.3.1.1 Receptor điều khiển các kênh ion trên màng tế bào

2.3.1.2 Receptor hoạt hóa G-Protein:

2.3.1.2.1 Cấu trúc của G-protein receptor

2.3.1.2.2 Con đường truyền tín hiệu cAMP-protein kinase A

2.3.1.2.2 Con đường truyền tín hiệu DAG-PKC và IP3-Calmodulin (nâng cao)

2.3.1.3 Receptor làm thay đổi hoạt động của các enzyme nội bào

2.3.1.3.1 Con đường truyền tín hiệu Jak-STAT

2.3.2 Hormon có receptor nội bào

2.3.2.1 Cấu trúc chung của receptor nội bào

2.3.2.2 Họ receptor nội bào (intracellular receptor family) và chức năng như yếu tố

phiên mã (ligand-regulated transcription factor)

Chương III: Các tuyến nội tiết và các hormone của nó (nâng cao)

3.1 Các tuyến nội tiết chính được điều khiển theo hệ thống 4 bậc:

thần kinh trung ương, hypothalamus, tuyến yên (pituitary), tuyến đích

3.2 Các tuyến nội tiết chính và các hormon của nó

3.2.1Hypothalamus và các hormone

3.2.1.1 Hormon giải phóng

3.2.1.2 Hormone ức chế

3.2.2 Tuyến yên

3.2.2.1 hormon thùy trước tuyến yên

3.2.2.2 Hormon thùy sau tuyến yên

3.2.2 Tuyến giáp và tuyến cận giáp

3.2.2.1 Sinh tổng hợp hormone tuyến giáp T3 và Thyroxin T4

3.2.2.2 Calcitonin và sự điều hòa calci và phospho máu

3.2.3 Tuyến thượng thận

3.2.3.1 Cấu trúc tuyến thượng thận: phần vỏ và phần tủy

3.2.3.2 Các steroid hormon của phần vỏ tuyến thượng thận

3.2.3.3 hormon của phần tủy tuyến thượng thận có nguồn gốc tyrosine

3.2.4 Tuyến tụy

3.2.4.1 Cấu trúc của đảo tụy Langerhans

3.2.4.2 Insulin và glucagon điều hòa chuyển hóa đường và chất béo

3.2.5 Tuyến sinh dục

3.2.5.1 Buồng trứng và estrogen

Page 207: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

256

3.2.5.2 Thể vàng và progesterone

3.2.5.3 Tinh hoàn và testosterone

3.2.6 Tuyến tùng

3.3 Các tổ chức nội tiết khác

Chương IV: Một số bệnh nội tiết

5.1 Cơ chế của các bệnh nội tiết

5.2. Insulin và bệnh tiểu đường

5.2.1 Insulin receptor và cơ chế tác dụng của insulin

5.2.2 Sự truyền tín hiệu ngay sau khi insulin receptor bị hoạt hóa

5.2.3 Sự truyền tín hiệu tiếp theo

5.2.4 Insulin và sự chuyển hóa đường

5.2.4.1 GLUT- 4 và các protein tham gia vận chuyển glucose vào tế bào (nâng cao)

5.2.5 Insulin và sự chuyển hóa chất béo

5.2.6 Bệnh tiểu đường và các hướng nghiên cứu chữa bệnh

5.2.6.1 Bệnh tiểu đường type 1

5.2.6.2 Bệnh tiểu đường type 2

5.2.6.3 Các hướng nghiên cứu chữa bệnh (nâng cao)

5.2 Một số bệnh nội tiết khác (nâng cao)

68. SINH LÝ HỌC ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG SO SÁNH (Comparative Vertebrate

Physiology)

1. Mã môn học: BIO3421

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh lý học người và động vật (BIO2504), Cá thể và quần thể (BIO3501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- ThS. Phạm Trọng Khá, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- ThS. Lưu Thị Thu Phương, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- TS. Tô Thanh Thúy, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học(kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.4. Kiến thức

- Hiểu được sự tiến hóa của động vật có xương sống; Hiểu được nguyên lý cân bằng nội

môi ở các động vật thuộc các lớp động vật có xương sống.

- Nắm vững các kiến thức về các quá trình sống diễn ra ở các loài động vật có xương

sống. Trên cơ sở đó sinh viên có thể làm sáng tỏ những khác biệt sinh lý giữa các loài

động vật có xương sống cùng với nó là sự thích nghi với điều kiện sống.

Page 208: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

257

6.5. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sinh lý so sánh động

vật có xương sống

6.6. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động thực

tiễn liên quan đến sinh lý so sánh động vật có xương sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Hill, Wyse, Anderson (2008). Animal Physiology, 2nd edition, Sinauer Associatees, Inc.

USA.

- Pat Willmer, Graham Stone, Ian Johnston (2005). Environmental Physiology of

Animals. 2nd edition, Blackwell Science Ltd.

- Meyes and Schute (2008). Principles of Animal Physiology, 2nd edition, Benjamin

Cummings, USA.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học giới thiệu về sự so sánh các chức năng của các cơ quan, hệ thống cơ quan ở

các động vật có xương sống. Sự so sánh này tập trung vào một số hệ thống đó là hệ tiêu

hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và sự điều hòa nhiệt độ cơ thể. Đặc biệt là nhấn mạnh

đến khía cạnh sự thích nghi sinh lý với điều kiện môi trường của các loài động vật có

xương sống.

A comparative study of vertebrate function. Physiology of selected systems, including

digestion, circulation, excretion, respiration, and temperature regulation. Emphasis on

physiological adaptations to the environment.

10. Nội dung chi tiết môn học(trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về sinh lý học so sánh

1.1. Nhắc lại một số khái niệm cơ bản trong sinh lý học

Page 209: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

258

1.2. Những vấn đề trung tâm của sinh lý học so sánh

1.3. Sự tiến hóa của động vật có xương sống

1.3.1. Động vật và môi trường sống của chúng

1.3.2. Ngày nay,các động vật thực hiện các chức năng của chúng như thế nào?

Chương 2. Trao đổi năng lượng và tốc độ chuyển hóa

2.1. Khái niệm động hóa và dị hóa

2.2. Các dạng năng lượng và sự thay đổi trong hoạt động sinh lý

2.3. Hiệu quả của sự biến đổi năng lượng

2.4. Tốc độ trao đổi chất ở các loài động vật có xương sống

2.4.1. Tốc độ trao đổi chất cơ bản và tốc độ trao đổi chất chuẩn

2.4.1. Mối quan hệ giữa tốc độ trao đổi chất với kích thước của cơ thể

2.5. Năng lượng của thức ăn và sự sinh trưởng ở các loài động vật

2.6. Các dạng trao đổi hiếu khí và kị khí

2.7. Năng lượng của hoạt động hiếu khí

Chương 3. Điều hòa nhiệt độ ở các loài động vật

3.1. Các khái niệm cơ bản

3.2. Cơ chế điều hòa nhiệt độ ở động vật biến nhiệt

3.3. Cơ chế điều hòa nhiệt độ ở động vật đẳng nhiệt

3.4. Sự truyền nhiệt giữa các loài động vật với môi trường của chúng.

Chương 4. Hô hấp ở động vật có xương sống

4.1. Sự tương phản các đặc điểm tự nhiên của không khí và nước

4.2. Sự khuếch tán của các khí

4.3. Những khái niệm cơ bản về sự hô hấp ngoài

4.4. Hô hấp ở cá

4.5. Hô hấp ở lưỡng cư

4.6. Hô hấp ở bò sát

4.7. Hô hấp ở chim và động vật có vú

4.8. Sự điều hòa hô hấp với cân bằng axit – bazơ ở các động vật có xương sống

Chương 5. Sinh lý tuần hoàn

5.1. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các động vật có xương sống

5.2. Hệ tuần hoàn ở cá

5.3. Hệ tuần hoàn ở lưỡng cư và bò sát

5.4. Hệ tuần hoàn ở chim và động vật có vú

5.5. Sự vận chuyển các khí hô hấp ở động vật có vú dưới biển

5.5.1. Sự điều chỉnh tuần hoàn khi lặn

5.5.2. Quá trình trao đổi chất khi lặn

Chương 6. Sinh lý cân bằng nước và muối

Page 210: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

259

6.1. Tầm quan trọng của các dịch thể ở các loài động vật có xương sống

6.2. Mối quan hệ trong các dịch thể

6.3. Sự tiến hóa tổng hợp urê

6.4. Sinh lý thận ở động vật dưới nước và động vật trên cạn

6.5. Sự cân bằng nước và muối của các động vật trong môi trường sống của chúng

6.5.1. Ở động vật nước ngọt

6.5.1. Ở động vật biển

6.5.2. Ở động vật sa mạc

69. SINH HỌC THẦN KINH (Neurobiology)

1. Mã môn học: BIO3422

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh lý học người và động vật (BIO2504), Cá thể và quần thể (BIO3501)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- ThS. Phạm Trọng Khá, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- ThS. Lưu Thị Thu Phương, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

- TS. Tô Thanh Thúy, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học (Kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là sinh học thần kinh, phân loại tế bào thần kinh, làm thế nào nhận

biết một tế bào thần kinh.

- Nắm vững các kiến thức về vị trí, cấu tạo và chức năng của các bộ phận cấu thành hệ

thần kinh, làm sáng tỏ bản chất của xung thần kinh và sự dẫn truyền xung thần kinh.

Hiểu rõ tín hiệu hóa học và tín hiệu điện. Các chất trung gian dẫn truyền thần kinh,

Những hiểu biết hiện nay về cơ chế phân tử của học tập, trí nhớ…Định hướng phát triển

của khoa học thần kinh trong tương lai

- Nắm được một số phương pháp nghiên cứu trong sinh học thần kinh và các ứng dụng

vào thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ

Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng thu thập và

tổng hợp tài liệu, kỹ năng thuyết trình, tự tin, chủ động và linh hoạt.

Có thái độ học tập chủ động, tích cực

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

Page 211: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

260

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình bắt buộc

- Dale Purves, George J. Augustine, David Fitzpatrick, William C. Hall, Anthony-Samuel

LaMantia, and Leonard E. White (2012), Neuroscience, Fifth Edition, Sinauer

Associatees, Inc. USA.

- Nicholls, J.G., Martin, A.R and Wallace B.G (2001), From Neuron to Brain,

4thedition,Sinauer Associatees, Inc. USA.

- Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology (2010), 12th edition, Sinauer

Associatees, Inc. USA.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản từ neuron tới não bộ. Những nội

dung chính được đề cập đến bao gồm chức năng chung của hệ thần kinh, sự phát triển sớm

của não bộ, đơn vị cấu chúc và chức năng của hệ thần kinh, bản chất xung thần kinh, sự

dẫn truyền tín hiệu điện và tín hiệu hóa học trong các tế bào thần kinh, các chất trung gian

dẫn truyền thần kinh và các thụ thể của chúng, hoạt động thần kinh cấp cao, những vấn đề

và triển vọng của sinh học thần kinh trong tương lai.

This course will provide an introduction to basic principles of neurobiology from neuron to

brain, including the common functions of nervuos system, early brain development,

functional and structural unit of nervous system, the nature of nervous pulse, transportation

of electrial and chemical signals of nerve cells, neurotransmitters and their receptors,

complex brain functions, problems and perspectives of neurobiology in the future.

10. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Giới thiệu chung về hệ thần kinh ở người và động vật

1.1. Quá trình phát triển chủng loại của hệ thần kinh

1.2. Nguyên tắc tổ chức của hệ thần kinh

1.3. Chức năng của hệ thần kinh, mối liên hệ giữa thần kinh – thể dịch trong điều hòa

hoạt động của cơ thể.

Chương 2. Sự phát triển của hệ thần kinh ở giai đoạn phôi thai

2.1. Quá trình hình thành các lá phôi và sự hình thành ống thần kinh

2.2. Sự hình thành các cấu trúc chính của hệ thần kinh

Page 212: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

261

2.3. Sự biệt hóa của các tế bào thần kinh

2.4. Các gen Homeobox và POU với sự phát triển sớm của não bộ

2.5. Quá trình myelin hóa

2.6. Các nghiên cứu mới nhất về sự hình thành và phát triển của axon và synap

Chương 3. Thành phần tế bào của hệ thần kinh

3.1. Sự đa dạng tế bào trong hệ thần kinh

3.2. Neuron

3.3. Tế bào thần kinh đệm – Neuroglia

3.4. Sự tái tạo tế bào thần kinh

3.5. Các cấu trúc nối giữa các tế bào

3.6. Tế bào glia và hàng rào máu não

3.7. Synap – nơi tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh

Chương 4. Các tín hiệu điện của các tế bào thần kinh

4.1. Sự định vị của các kênh ion trên tế bào thần kinh

4.2. Cơ sở ion của điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

4.3. Phương pháp Patch Clamp

4.4. Cơ chế phân tử của sự dẫn truyền xung thần kinh

Chương 5. Hoạt động tiết của các neuron

5.1. Tổng quan về các chất trung gian dẫn truyền thần kinh và hormon thần kinh

5.1.1 Tổng hợp protein ở thân neuron

5.1.2. Vận chuyển các protein được tổng hợp theo axon

5.1.3. Hoạt động tiết các chất trung gian dẫn truyền thần kinh và hormon thần

kinh

5.1.4. Xuất bào và nhập bào ở synap

5.2. Các loại chất trung gian dẫn truyền thần kinh

5.2.1. Các chất gây hưng phấn

5.2.2. Các chất gây ức chế

Chương 6. Quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào

6.1. Hệ thống truyền tín hiệu thông qua G protein

6.2. Hệ thống truyền tín hiệu thông qua các receptor là các kênh ion

Chương 7. Hoạt động thần kinh cấp cao

7.1. Khái niệm

7.2. Hệ thống tín hiệu 1 và 2

7.3. Học tập và trí nhớ

7.4. Giấc ngủ

Chương 8. Một số bệnh lý thần kinh

Page 213: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

262

8.1. Parkinson

8.2. Alzheimer

8.3. Huntington

Chương 9. Một số hướng nghiên cứu hiện nay về sinh học thần kinh

9.1. Sinh học thần kinh phân tử

9.2. Miễn dịch học thần kinh

9.3. Sinh học thần kinh tập tính

9.4. Sinh học thần kinh bệnh lý và tuổi già

70. THỰC NGHIỆM SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (Experiments in Plant Physiology)

1. Mã môn học: BIO3515

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết: Sinh lý học thực vật (BIO2508)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN, Điện thoại, email: 04-8582796, email: [email protected]

- TS. Lê Quỳnh Mai, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại, email: 04-8582796, email: [email protected]

- TS. Lê Hồng Điệp, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN, Điện thoại, email: 04-8582796, email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức:

- Giải thích được các kết quả thí nghiệm về áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật, cường

độ quang hợp và hiệu suất của quá trình thoát hơi nước.

- Quan sát được hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật

- Áp dụng được nguyên lý về độ phân cực của các hợp chất trong thí nghiệm phân tách

sắc tố thực vật

- Chứng minh được khả năng quang hợp của lục lạp tách rời

- Chứng minh được sự có mặt của các chất khoáng trong tro thực vật

6.2. Kỹ năng - thái độ:

- Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc

- Kỹ năng phân tích vấn đề

- Kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu

- Kỹ năng thuyết trình

- Kỹ năng giao tiếp tiếng anh tốt

- Tự tin, chủ động và linh hoạt

Page 214: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

263

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức tỷ lệ (%)

Bài tập nhóm/tháng 20

Bài kiểm tra giữa kỳ 20

Thi cuối kỳ 60

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Vũ Văn Vụ và Cs, Thực tập Sinh lý thực vật, 2004, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

- Scott Freeman, Biological Science, tái bản lần thứ 4, 2010, Pearson Education Inc.

Publishing

- Campbell & Reece, Biology, 6th Edition, 2002, Pearson Education Inc. Publishing

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học hướng dẫn sinh viên quan sát sự hấp thụ nước của tế bào thực vật, xác định cường

độ thoát hơi nước ở lá cũng như sự vận chuyển nước và các chất hòa tan trong hệ mạch

dẫn. Các thí nghiệm về phân tích hàm lượng, thành phần sắc tố và cường độ hấp thụ CO2/

thải O2 cũng được thiết kế để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chức năng quang hợp ở thực

vật.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Tế bào thực vật

Bài thực hành 1: Sự xâm nhập của các chất vào tế bào thực vật

Bài thực hành 2: Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế bào vảy hành

Bài thực hành 3: Tính thấm của tế bào sống và chết đối với dịch bào

Chương 2: Sự hút nước của tế bào thực vật

Bài thực hành 4: Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật bằng phương pháp co

nguyên sinh

Bài thực hành 5: Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật bằng phương pháp so sánh

tỷ trọng dung dịch

Bài thực hành 6: Xác định sự hút nước của tế bào thực vật theo sự biến đổi nồng độ dung

dịch

Bài thực hành 7: Xác định sự hút nước của tế bào thực vật dựa trên phương pháp Usprung

Chương 3: Sự hấp thụ và vận chuyển nước

Bài thực hành 8: Sự vận chuyển nước và các chất hòa tan ở cành cây tách rời

Bài thực hành 9: Xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh

Bài thực hành 10: Quang sát sự đóng mở của khí khổng dưới kính hiển vi

Chương 4: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật

Bài thực hành 11: Phân tích các chất khoáng trong thực vật

Bài thực hành 12: Xác định ion NO-3 ở thực vật

Page 215: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

264

Chương 5: Quang hợp

Bài thực hành 13: Phản ứng lý hóa và tính cảm quang của diệp lục

Bài thực hành 14: Tách sắc tố bằng sắc ký bản mỏng

Bài thực hành 15: Tách và định lượng nhóm sắc tố vàng

Bài thực hành 16: Xác định hàm lượng diệp lục a và b trong lá của thực vật C3/C4

Bài thực hành 17: Xác định hoạt tính quang hóa của lục lạp tách rời

Bài thực hành 18: Sự thải oxi ngoài sáng của cây thủy sinh

Bài thực hành 19: Xác định cường độ quang hợp theo phương pháp Tiurin

Chương 6: Hô hấp tế bào

Bài thực hành 20: Phát hiện enzyme của quá trình hô hấp

Chương 7: Sinh trưởng và phát triển

Bài thực hành 21: Xác định ảnh hưởng của Gibberellin đến sự nảy mầm của hạt

Bài thực hành 22: Xác định tính hướng sáng của thực vật

71. THỰC NGHIỆM SINH LÝ HỌC ĐỘNG VẬT (Experiments in Animal Physiology)

1. Mã môn học: BIO3516

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết: Sinh lý học người và động vật (BIO2504)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- ThS. Lưu Thị Thu Phương, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- ThS. Phạm Trọng Khá, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- TS. Tô Thanh Thúy, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

- Thành thạo các kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các chỉ số sinh lý

cơ bản

- Thực hiện được các kỹ thuật giải phẫu tách dây thần kinh, tạo chế phẩm cơ quan cô lập

(như tim, cơ...) trên động vật thực nghiệm

- Chứng minh một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của một vài cơ quan, hệ

cơ quan trong cơ thể

- Tái hiện các thí nghiệm kinh điển trong sinh lý học như thí nghiệm Stanius, ức chế

Sechenov...

- Tạo mô hình gây choáng insulin

- Thiết kế quy trình thành lập phản xạ có điều kiện trên động vật thực nghiệm dực trên mô

hình của Pavlov

Page 216: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

265

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thành thạo các kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm (Mức 2)

- Có khả năng tiến hành một số thí nghiệm độc lập (Mức 2)

- Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả (Mức 2)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong một

số công việc có liên quan (Mức 3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học có thể cải tiến quy trình thí nghiệm hoặc

phát triển mô hình mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn (Mức 4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 5

o Hình thức kiểm tra: thảo luận theo nhóm.

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 10

o Hình thức kiểm tra: bốc thăm để tiến hành một thí nghiệm

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

o Điểm trung bình chung của các bài kiểm tra ngắn

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh (2000). “Thực hành Sinh lý người và động vật”, Nhà

xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

“Thực hành Sinh lý học động vật” trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực hành về lĩnh vực

Sinh lý học trong Phòng thí nghiệm. Sinh viên sẽ được cung cấp các phương pháp cơ bản

nhằm xác định các chỉ số sinh lý quan trọng trong cơ thể. Người học cũng được tiến hành

các thí nghiệm trên động vật thực nghiệm nhằm chứng minh những nguyên lý cơ bản trong

Sinh lý học. Môn học cũng tái hiện nhiều thí nghiệm kinh điển giúp khơi gợi khả năng sáng

tạo của sinh viên trong nghiên cứu Sinh lý học hiện đại. Bên cạnh đó, môn học bước đầu

giúp sinh viên xây dựng thành công một mô hình thí nghiệm. Ngoài ra sinh viên được thể

hiện khả năng sáng tạo bằng cách thiết lập một quy trình thành lập phản xạ có điều kiện

trên động vật dựa vào mô hình của Pavlov.

"Experiments in animal physiology" courseprovidesstudents with the practical skills in the

field of Physiology in the Laboratory. Students willbe provided with thebasic methodto

determinethephysiologicalimportant indexes in the body. Thelearnerswere also

conductedexperimentson animalsto provethebasic principlesofPhysiology. Besides, this

Page 217: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

266

course showsclassicexperiments that help students develop their creative abilities in the

studymodernPhysiology. In addition, this subject provides students with ability on building

an experimental model. Moreover, their creativities are shown by establishinga processof

formationconditionedreflexesin animalsbasedon the model ofPavlov.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Giới thiệu về môn học

1.1. Ý nghĩa môn học

1.2. Động vật thí nghiệm

1.3. Thiết bị, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm

1.4. Các kỹ thuật cơ bản

Chương 2. Hệ tuần hoàn và máu

2.1. Xác định nhóm máu

2.2. Xác định hàm lượng hemoglobin

2.3. Giải phẫu tim, nhịp tim

2.4. Nghe tiếng tim

2.5. Ghi điện tim

2.6. Đo huyết áp động mạch bằng phương pháp gián tiếp

2.7. Điều hoàn hoạt động của tim theo cơ chế thần kinh

2.8. Thí nghiệm Stanius

2.9. Thí nghiệm Claude-Bernard

Chương 3. Hệ hô hấp

3.1. Đo dung tích sống và lưu lượng khí thở cực đại

Chương 4. Hệ nội tiết

4.1. Cắt tuyến yên

4.2. Xác định hàm lượng đường máu

4.3. Gây sốc insulin

4.4. Chẩn đoán thai nghén sớm

Chương 5. Hệ thần kinh - cơ

5.1. Đo lực cơ

5.2. Phân tích cung phản xạ

5.3. Ức chế Sechenov

5.4. Thành lập phản xạ có điều kiện

Chương 6. Các cơ quan cảm giác

6.1. Đo thị lực

6.2. Xác định các vùng vị giác trên lưỡi

Page 218: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

267

72. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Scientific Research)

1. Mã môn học: BIO3517

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Đã hoàn thành một số môn học thuộc Khối kiến thức chung của nhóm ngành & đã hoàn

thành một môn học thuộc Khối kiến thức ngành và bổ trợ theo yêu cầu của từng bộ môn

tương ứng.

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- Bộ môn Động vật không xương sống: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS.TS. Nguyễn

Xuân Quýnh, PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, TS. Trần Anh Đức, TS. Nguyễn Quang

Huy, CN. Nguyễn Thanh Sơn, CN. Ngô Thị Minh Thu

- Bộ môn Động vật có xương sống: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, TS. Lê Thu Hà, CN.

Vũ Ngọc Thành, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Hoàng Trung Thành, ThS. Thạch Mai

Hoàng, ThS. Nguyễn Thành Nam, ThS. Nguyễn Huy Hoàng

- Bộ môn Thực vật học: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, TS. Nguyễn Thùy Liên, ThS.

Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, CN. Hồ Thị Tuyết Sương

- Phòng thí nghiệm Sinh thái & Sinh học môi trường: TS. Lê Thu Hà, TS. Đoàn Hương

Mai, ThS. Trương Ngọc Kiểm, ThS. Bùi Thị Hoa

- Bộ môn Nhân học & Sinh lý học: PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, TS. Tô Thanh Thúy, ThS.

Chu Văn Mẫn, ThS. Lưu Thị Thu Phương, TS. Đỗ Minh Hà, ThS. Phạm Trọng Khá,

ThS. Nguyễn Thị Tú Linh, CN. Phạm Thị Bích

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Củng cố và mở rộng các kiến thức thuộc một trong những lĩnh vực nghiên cứu đa dạng

sinh học (đã được học ở các môn Động vật học động vật không xương sống, Động vật

học động vật có xương sống, Thực vật học, Sinh thái học) hoặc Nhân học và sinh lý học.

- Tổng hợp và hệ thống hóa những kiến thức nêu trên thông qua việc thực tập trực tiếp,

thiết kế thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa.

- Hiểu và áp dụng được các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học: đặt giả

thuyết, tổng quan tài liệu liên quan, thiết kế thí nghiệm hoặc thiết kế quy trình thực hiện

điều tra thực địa, thu thập số liệu, phân tích kết quả và kiểm chứng giả thuyết.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Hiểu được và có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu sinh học trong phòng thí

nghiệm hoặc ngoài thực địa: phương pháp thiết kế thí nghiệm, phương pháp quan sát,

ghi chép, điều tra thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu.

- Hiểu và có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị phục vụ nghiên cứu.

- Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu trong các tài liệu tham khảo.

Page 219: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

268

- Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế thu được từ các thí

nghiệm, bài thực tập.

- Rèn luyện các kỹ năng suy luận logic, củng cố tính trung thực, chính xác và tỉ mỉ.

- Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong nhanh nhẹn,

dẻo dai, tinh thần hợp tác và tính kỷ luật và tinh thần nghiêm túc trong công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Xây dựng và bồi đắp lòng yêu ngành Sinh học và ý thức vươn lên trong nghề nghiệp.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức cốt lõi của Sinh học vào thực tiễn nghề nghiệp.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá trong quá trình học thông qua đánh giá các hoạt động thực tập của sinh viên.

- Đánh giá sau quá trình học thông qua báo cáo thực tập của sinh viên.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Tùy từng chuyên môn của Bộ môn đảm nhiệm.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Tìm hiểu công việc nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực đa dạng sinh học (Động vật học

động vật không xương sống, Động vật học động vật có xương sống, Thực vật học, Sinh

thái học) hoặc Nhân học và sinh lý học. Sinh viên được học thông qua các hoạt động

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, hoặc ngoài thực địa (bao gồm tổng hợp tài liệu, thiết

kế thí nghiệm độc lập, phân tích và đánh giá số liệu viết và thuyết trình báo cáo khoa học).

Sự ứng dụng các kiến thức này sẽ thể hiện ở học kỳ thứ 7 của từng sinh viên.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1. Giới thiệu chung về môn học bởi Bộ môn và Phòng thí nghiệm

Phần 2. Giới thiệu về quy trình cơ bản của nghiên cứu khoa học

Phần 3. Đặt giả thuyết

Phần 4. Tổng quan tài liệu

Phần 5. Thiết kế thí nghiệm

Phần 6. Tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa

Phần 7. Thu thập và phân tích số liệu

Phần 8. Kiểm tra giả thuyết.

Phần 9. Viết báo cáo khoa học

Phần 10. Thuyết trình kết quả nghiên cứu

Page 220: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

269

73. THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI (Plant and Humanity)

1. Mã môn học: BIO3426

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Thực vật học (BIO3504)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN.

- TS. Nguyễn Thùy Liên, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

- ThS. Nguyễn Thị Kim Than, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu và giải thích các nhóm thực vật sống bì sinh, cây dây leo, thực vật ngập mặn ven

biển (Rú, Vẹt,…). Vai trò của cây xanh trong kết trúc cảnh quan đô thị, đa dạng sinh học

thực vật trong việc bảo vệ môi trường xanh và phát triển bền vững.

- Hiểu được các khái niệm, cấu trúc tế bào, nội quan và sản phẩm thứ cấp và ứng dụng

thực vật bằng kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học thực vật.

- Hiểu và giải thích nguồn gốc tiến hóa của thực vật.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể hiểu được vai trò và ý nghĩa

của thực vật với con người.

- Biết và chủ động khai thác, thu thập, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến môn học.

Viết bài tham gia thảo luận, trình bày báo cáo theo chuyên đề trước nhóm hoặc trước

lớp.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Hiểu biết và có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền

vững

- Áp dụng các kiến thức về thực vật, đánh giá khả năng sử dụng thực vật vào thực tiễn

cuộc sống

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng nhận diện được một số loài thực vật cơ bản; những loài có giá trị kinh tế.

Biết cách phòng tránh các nhóm thực vật, nấm mọc hoang gây độc cho con người; đề ra

biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật. Phát triển các khu bảo tồn và

Vườn quốc gia.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 7

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận.

Page 221: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

270

Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 14

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài thảo luận trên lớp.

Hệ số điểm: 20%

7. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- James D. Mauseth (2009). Botany introduction to Plant Biology, Fourth edition, Jones

and Bartlett Publishers, 2009.

- Walter S. Judd, Christopher S. Campbell, Elizabeth A. Kellogg, Peter F. Stevens,

Michael J. Donoghue (2007). Plant Systematics a Phylogenetic Approach, Third edition,

Publishers-Sunderland, Massachusetts USA.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Dennis W. Woodland (2009). Contemporary Plant Systematics, Fourth Edition, Printed

in the United States of America.

- Peter H. Raven, Ray F. Evert, Susan E. Eichhorn (2004). Biology of Plant, 7th Edition.

Printed in the United States of America, 2004.

- Nguyễn Bá (2007). Giáo trình Thực vật học, Nxb Giáo dục.

- Nguyễn Bá (2007). Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục.

- Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004). Hệ thống học thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội.

8. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Hoạt động của con người, mối liên hệ giữa thực vật với con người, vai trò của hệ sinh thái

thực vật đối với con người, tổng quan sự đa dạng thực vật. Lựa chọn một số chủ đề mang

tính toàn cầu như mưa axit, phá rừng, công nghệ sinh học, và những ứng dụng khác. Giá trị

kinh tế và tác hại của các nhóm cây thuốc, cây độc, cũng như nguồn dinh dưỡng của các

loài thực vật như các loài Rong biển, Nấm ăn, Xoài và Rầu riêng...

9. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

1. Giới thiệu

2. Thực vật, cây xanh, dịch vụ môi trường

3. Vai trò của cây xanh trong kết trúc cảnh quan đô thị

4. Nhóm thực vật chứa chất kích thích gây nghiện

5. Nhóm cây dây leo

6. Rễ và các cơ quan của rễ

7. Rừng ngập mặn

Page 222: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

271

8. Cấu tạo của thân

9. Gỗ và xác định độ tuổi của gỗ

10. Cấu tạo tế bào

11. Chất nguyên sinh

12. Sản phẩm thứ cấp

13. Vách tế bào

14. Di truyền và công nghệ sinh học thực vật

15. Cấu trúc đất, mưa a xít

16. Dinh dưỡng khoáng N, P, K

17. Sự thoát hơi nước

18. Hoocmon và sự ra hoa

19. Quả và quá trình chín

20. Tảo lục và chất lượng nước

21. Rong biển

22. Nấm mốc

23. Nấm men

24. Nấm ăn

25. Địa y

26. Rêu

27. Dương xỉ

28. Thông

29. Hệ thống rừng và khu bảo tồn

74. SINH THÁI HỌC TIẾN HÓA (Evolutionary Ecology)

1. Mã môn học: BIO3427

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Cá thể và quần thể (BIO3501), Cơ sở sinh thái học (BIO3507).

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Trần Anh Đức, Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên

- PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa Sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

Page 223: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

272

- Nhận biết & hiểu được tầm quan trọng và pham vi ứng dụng của sinh học tiến hóa trong

ngành sinh học, tác động của sinh học tiến hóa đối với xã hội.

- Nhận biết & hiểu được những khái niệm cơ bản của sinh học tiến hóa: di truyền quần

thể, sự hình thành loài, chọn lọc tự nhiên, chọn lọc giới tính, địa lý sinh vật, đồng tiến

hóa, tiến hóa ở mức độ phân tử.

- Nhận biết & hiểu được các cơ chế và mô hình tiến hóa của sinh vật.

- Nhận biết, hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa tiến hóa và đa dạng sinh học.

- Nhận biết, hiểu áp dụng được những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu chủng loại

phát sinh của sinh vật.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có khả năng nhận biết, hiểu và áp dụng được những tiến bộ của công nghệ thông tin

trong nghiên cứu sinh học.

- Có khả năng áp dụng đúng những quy tắc cơ bản các phương pháp nghiên cứu chủng

loại phát sinh.

- Rèn luyện các kỹ năng tư duy logic

- Rèn luyện tính trung thực, chính xác trong khoa học.

- Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và hiểu được vai trò nền tảng của sinh học tiến hóa trong nghiên cứu sinh học

nói chung trong bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nhận thức và hiểu được ảnh hưởng của sinh học tiến hóa đối với xã hội loài người.

- Xây dựng và bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên – môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức lý thuyết được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, giải quyết

những vấn đề cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu sinh học, liên quan đến việc giải thích sự

tiến hóa của sinh vật, mối quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm sinh vật.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá trong quá trình học thông qua bài tập nhỏ và thảo luận nhóm ngay trên lớp.

- Đánh giá sau quá trình học thông qua bài tiểu luận của nhóm sinh viên (tổng hợp, phân

tích & đánh giá một vấn đề cụ thể trong sinh học tiến hóa) và phần thuyết trình kết thúc

môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Futuyma D.J. (2009). Evolution, 2nd edition. Sinauer Associates Inc.

- Mayr E. (2001). What evolution is. Basic Books.

- Kardong K.V. (2008). An Introduction to Biological Evolution, 2nd edition. McGraw-

Hill.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học giới thiệu lý thuyết và bằng chứng về cơ chế tiến hóa ở các quần thể tự nhiên. Các

chủ đề chính bao gồm di truyền quần thể, sự hình thành loài, chọn lọc tự nhiên, chọn lọc

Page 224: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

273

giới tính, địa lý sinh vật, đồng tiến hóa, tiến hóa ở mức độ phân tử. Ngoài ra sinh viên còn

được làm quen và tập áp dụng những phương pháp tiếp cận mới nhất trong nghiên cứu

chủng loại phát sinh và tiến hóa của sinh vật thông qua các bài tập trên lớp giải quyết

những trường hợp cụ thể của tiến hóa.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Sinh học tiến hóa

Tiến hóa là gì ?

Thời kỳ trước Darwin

Charles Darwin

Thuyết tiến hóa của Darwin

Các thuyết tiến hóa sau Darwin

Tổng quan chung về các thuyết tiến hóa

Những vấn đề liên quan đến triết học

Sắc tộc, tôn giáo và tiến hóa

Bằng chứng và giả thuyết tiến hóa

Chương 2. “Tree of Life”: Phân loại và quan hệ nguồn gốc của sinh vật

Phân loại sinh vật

Phỏng đoán lịch sử nguồn gốc phát sinh của sinh vật

Đồng hồ phân tử

Cây di truyền

Những khó khăn trong phân tích nguồn gốc phát sinh

Hiện tượng lai và chuyển gen

Chương 3. Các mô hình tiến hóa

Lịch sử tiến hóa

Phỏng đoán lịch sử tiến hóa

Một số mô hình tiến hóa suy ra từ hệ thống phân loại học

Việc phân tích quan hệ nguồn gốc ghi nhận xu hướng tiến hóa

Mô hình tiến hóa của gene và genome

Chương 4. Tiến hóa và hóa thạch

Một số khái niệm địa chất cơ bản

Hóa thạch

Hóa thạch Hominin

Quan hệ nguồn gốc và hóa thạch

Các xu hướng tiến hóa

Tốc độ tiến hóa

Chương 5. Lịch sử sự sống trên trái đất

Trước khi sự sống bắt đầu

Page 225: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

274

Sự phát sinh của sự sống

Sự sống ở thời kỳ tiền Cambri

Sự sống ở đại Cổ sinh: Thời kỳ bùng nổ Cambri

Sự sống ở đại Cổ sinh: từ kỷ Ordovic đến kỷ Devon

Sự sống ở đại Cổ sinh: kỷ Carbon và kỷ Permi

Sự sống ở đại Trung sinh

Đại Tân sinh

Chương 6. Địa lý tiến hóa

Bằng chứng địa lý của tiến hóa

Những mô hình phân bố chính

Những yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến phân bố địa lý

Kiểm tra các giả thuyết về lịch sử địa lý sinh vật

Quan hệ nguồn gốc địa lý sinh vật

Giới hạn phân bố địa lý: Sinh thái và Tiến hóa

Tiến hóa của các sơ đồ phân bố địa lý

Sơ đồ phân bố đa dạng sinh học hiện tại

Chương 7. Sự tiến hóa của đa dạng sinh học

Ước lượng và mô hình hóa sự đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học ở Liên đại Hiển sinh (the Phanerozoic)

Liệu đa dạng loài đã đạt mức độ cân bằng?

Chương 8. Nguồn gốc của sự đa dạng di truyền

Gene và genome

Đột biến gene

Đột biến là một quá trình ngẫu nhiên

Sự biến đổi của kiểu nhân

Chương 9. Biến dị

Nguyên nhân của biến dị kiểu hình

Những nguyên lý cơ bản của sự biến dị di truyền trong quần thể

Biến dị di truyền trong các quần thể tự nhiên: gen đơn

Biến dị di truyền trong các quần thể tự nhiên: gen nhiều locus

Biến dị giữa các quần thể

Chương 10. Sự thay đổi tần số của gene: sự tiến hóa ngẫu nhiên

Lý thuyết của sự thay đổi tần số của gene

Tiến hóa nhờ thay đổi tần số của gene

Lý thuyết trung tính của tiến hóa phân tử

Sự trao đổi gene và sự thay đổi tần số của gene

Page 226: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

275

Chương 11. Chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi

Sự thích nghi: một số ví dụ

Bản chất của chọn lọc sự nhiên

Một số ví dụ của chọn lọc tự nhiên

Các mức độ chọn lọc

Bản chất của sự thích nghi

Chương 12. Lý thuyết di truyền của chọn lọc tự nhiên

“mức độ phù hợp” (Fitness)

Các mô hình chọn lọc tự nhiên

Sự đa hình được duy trì nhờ chọn lọc một cách cân bằng

Các kết quả của sự thay đổi trong một bước tiến hóa

Ưu điểm của chọn lọc tự nhiên

Dấu hiệu phân tử của chọn lọc tự nhiên

Chương 13. Tiến hóa kiểu hình

Cấu trúc di truyền quy định kiểu hình

Những yếu tố cấu thành sự sai khác kiểu hình

Sự thay đổi tần số gên hay chọn lọc tự nhiên?

Chọn lọc tự nhiên qua các đặc điểm lượng hóa

Điều gì giúp duy trì đa dạng di truyền ở các đặc điểm lượng hóa?

Tương quan tiến hóa của các đặc điểm lượng hóa

Liệu Di truyền học có thể dự đoán dài hạn quá trình tiến hóa?

Phạm vi phản ứng

Những giới hạn di truyền đối với tiến hóa

Chương 14. Tiến hóa của lịch sử sự sống

Chọn lọc cá thể và chọn lọc nhóm

Mô hình hóa kiểu hình tối ưu

Nguồn gốc tiến hóa là yếu tố tạo nên “mức độ phù hợp” (Fitness)

Chương 15. Giới tính và sinh sản

Tiến hóa của tần suất đột biến

Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính

Nghịch lý của giới tính

Tỷ lệ giới tính

Lai gần và lai xa

Khái niệm chọn lọc giới tính

Cạnh tranh giữa các con đực và giữa các tinh trùng

Chọn lọc giới tính bằng lựa chọn ghép đôi

Page 227: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

276

Đồng tiến hóa đối kháng

Các chiến lược kết đôi

Chương 16. Xung đột và hợp tác

Xung đột

Tương tác xã hội và hợp tác

Xung đột di truyền

Ký sinh, cộng sinh và các mức độ tương tác

Tập tính của con người và xã hội loài người

Chương 17. Loài

Loài là gì?

Sự cách ly di truyền

Xác định loài như thế nào

Khác biệt giữa các loài

Cơ sở di truyền của cách ly sinh sản

Hiện tượng phân ly ở mức độ phân tử giữa các loài

Hiện tượng lai

Chương 18. Quá trình hình thành loài

Các mô hình của quá trình hình thành loài

Sự hình thành loài khác vùng phân bố

Các cơ chế khác của quá trình hình thành loài

Hiện tượng đa bội và quá trình hình thành loài mới

Quá trình hình thành loài có thể diễn ra nhanh đến mức độ nào?

Hệ quả của quá trình hình thành loài

Chương 19. Đồng tiến hóa: sự tiến hóa tương tác giữa các loài

Bản chất của đồng tiến hóa

Đồng tiến hóa dưới góc độ quan hệ nguồn gốc phát sinh

Đồng tiến hóa giữa kẻ thù và nạn nhân

Hiện tượng cộng sinh

Sự tiến hóa của tương tác cạnh tranh

Chương 20. Tiến hóa của gene và genome

Đa dạng của genome và tiến hóa

Tiến hóa của protein

Chọn lọc tự nhiên đối với genome

Nguồn gốc của các gene mới

Chương 21. Tiến hóa và sinh học phát triển

Hox Gene và sự hình thành sinh học phát triển tiến hóa

Page 228: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

277

Những bằng chứng đối với sinh học phát triển tiến hóa đương đại

Sự hình thành quan niệm đặc điểm tương đồng

Điều hòa gene và sinh học phát triển

Bản chất di truyền phân tử của gene điều hòa

Chương 22. Tiến hóa vĩ mô: quá trình tiến hóa ở bậc trên loài

Tốc độ tiến hóa

Sự biến đổi dần dần và bước nhảy

Sự bảo thủ và tiến hóa

Tiến hóa của những cấu trúc mới

Xu hướng tiến hóa

Chương 23. Khoa học tiến hóa và Thuyết Sáng tạo vạn vật

Những người theo thuyết sáng tạo và những người hoài nghi thuyết tiến hóa

Khoa học, Lòng tin và giáo dục

Bằng chứng của quá trình tiến hóa

Bác bỏ những lý lẽ của thuyết sáng tạo vạn vật

75. CÔN TRÙNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (General Entomology)

1. Mã môn học: BIO3428

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Động vật học động vật không xương sống (BIO3505)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

- PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

- TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nhận biết được các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ thể; cấu tạo và chức

năng của vỏ cơ thể, các hệ cơ quan như: vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,

thần kinh, sinh dục, cơ quan cảm giác, tuyến nội tiết và ngoại tiết.

- Nắm được các đặc điểm sinh sản: phương thức sinh sản; quá trình phát triển phôi và

phát triển hậu phôi; hiểu và giải thích được cơ chế điều hòa và phát triển côn trùng, phân

biệt được các kiểu biến thái, các khái niệm vòng đời, thế hệ, pha phát triển, tuổi thọ,

lứa…

Page 229: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

278

- Hiểu và phân biệt đặc điểm và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái như: yếu tố vô sinh

(khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, thủy văn), yếu tố sinh học (thức ăn, quan hệ trong loài,

quan hệ khác loài) đến biến động số lượng côn trùng.

- Nhận biết các đặc điểm phân loại và phân loại đến bộ côn trùng.

- Nhận biết được vai trò, ý nghĩa thực tiễn của côn trùng trong tự nhiên và đời sống của

con người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Rèn luyện kỹ năng thực hành, làm và quan sát tiêu bản, giải phẫu cơ thể côn trùng trong

phòng thí nghiệm; kỹ năng phân tích định loại côn trùng.

- Biết cách thu thập các kết quả thí nghiệm từ việc quan sát mẫu vật hoặc tiêu bản, thể

hiện trên các hình vẽ khoa học.

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thông qua việc tìm kiếm, thu

thập, phân tích, khai thác và xử lý các tài liệu, thông tin, tư liệu liên quan đến côn trùng;

viết và trình bày một vấn đề khoa học.

- Sinh viên được khuyến khích và phát triển các kỹ năng và thái độ cá nhân tổng quát

khác như: quản lý thời gian và các nguồn lực, tự quản lý bản thân, kiên trì, chăm chỉ, tự

tin, say mê và hứng thú với công việc.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung

thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc

lập.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh

đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (kỹ năng giao tiếp bằng văn

bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, xemina,

thực hành thí nghiệm, sinh viên có cơ hội để áp dụng những kiến thức về côn trùng vào

lĩnh vực y học, nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học. Hoạt động này sẽ tạo cho sinh

viên phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp tương lai.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp: 10%

Thực tập trong phòng thí nghiệm: 10%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Bài kiểm tra (thi) hết môn học: 60%

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Nguyễn Anh Diệp, Trương Quang Học, Phạm Bình Quyền(2005). Côn trùng học. NXB

ĐHQG Hà Nội.

- Phạm Bình Quyền (2005). Sinh thái học côn trùng. NXB ĐHQG Hà Nội.

Page 230: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

279

- Cedric G. (2005). Entomology, Plenum Pres, New York and London.

8.2.Tài liệu tham khảo

- Borror J.D. (1989) An Introduction to the Study of Insects. Sixth Edition. Saunder

College Publishing.

- Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học (Chủ biên) (1999). Hướng dẫn thực tập Động

vật không xương sống.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Mayr, E. (1991). Principles of Systematic Zoology, McGraw-Hill, New York.

- Chapman, R.F. (1982). The Insect Structure and Functions. Hodder and Stoughton,

London Sydney Aukland Toronto, 1982.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Nguồn gốc của côn trùng, mối quan hệ giữa côn trùng với các nhóm động vật chân khớp khác.

Đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ thể; cấu tạo và chức năng của vỏ cơ thể, các hệ

cơ quan như vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh dục, cơ quan

cảm giác, tuyến nội tiết và ngoại tiết. Đặc điểm sinh sản và phát triển; phương thức sinh

sản; phát triển hậu phôi và biến thái, chu kỳ phát triển của côn trùng. Những đặc điểm sinh

thái học cơ bản của côn trùng; các yếu tố vô sinh; các yếu tố sinh học, biến động số lượng

côn trùng. Tiến hóa và tính đa dạng của côn trùng; hệ thống phân loại côn trùng. Vai trò ý

nghĩa thực tiễn của lớp côn trùng.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. QUAN HỆ TIẾN HÓA GIỮA CÔN TRÙNG VÀ CÁC

ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP KHÁC

1.1. Đặc điểm của côn trùng

1.2. Tính đa dạng của động vật chân khớp

1.2.1. Có móc (Onychophora)

1.2.2. Trùng ba thuỳ (Trilobita)

1.2.3. Có kìm (Chelicerata)

1.2.4. Giáp xác (Crustacea)

1.2.5. Nhiều chân (Myriapoda)

Chương 2. NGUỒN GỐC CỦA CÔN TRÙNG

2.1. Một số giả thiết theo quan điểm một nguồn gốc

2.2. Giả thuyết đa nguồn gốc của Tiegs và Manton

Chương 3. PHÂN ĐỐT VÀ PHÂN CHIA CÁC PHẦN CỦA CƠ THỂ

3.1. Phân đốt cơ thể

3.2. Phân chia các phần cơ thể

Chương 4. ĐẦU VÀ PHẦN PHỤ CỦA ĐẦU

4.1. Quá trình đầu hóa và số đốt của đầu côn trùng

4.2. Cấu tạo của đầu

4.3. Kiểu đầu côn trùng

Page 231: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

280

4.4. Phần phụ của đầu

4.4.1. Anten

4.4.2. Phụ miệng

Chương 5. CỔ VÀ NGỰC

5.1. Cổ

5.2. Ngực và phần phụ của ngực

5.2.1. Cấu tạo của các đốt ngực

5.2.2. Phần phụ của ngực

Chương 6. BỤNG VÀ PHẦN PHỤ CỦA BỤNG

6.1. Cấu tạo của bụng

6.2. Phần phụ của bụng

6.2.1. Phần phụ sinh dục

6.2.2. Các phần phụ khác

Chương 7. VỎ CƠ THỂ

7.1. Cấu tạo vỏ cơ thể

7.2. Quá trình lột xác và hình thành vỏ mới

7.2.1. Trước lột xác

7.2.2. Lột xác

7.2.3. Sau lột xác

7.3. Mầu sắc vỏ của vỏ cơ thể

7.3.1. Màu vật lý

7.3.2. Màu hoá học

Chương 8. CƠ QUAN CẢM GIÁC

8.1. Cơ quan cảm giác cơ học

8.1.1. Lông xúc giác

8.1.2. Chuông cảm giác

8.1.3. Dây cung cảm giác

8.1.4. Cơ quan Jonston

8.1.5. Cơ quan cảm giác dưới khuỷu

8.2. Cơ quan cảm giác hoá học

8.2.1. Vị giác

8.2.2. Khứu giác

8.3. Cảm giác nhiệt

8.4. Cảm giác độ ẩm

8.5. Cơ quan thính giác

8.6. Cơ quan thị giác

8.6.1. Mắt kép

8.6.2. Mắt đỉnh

8.6.3. Mắt đơn bên

Page 232: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

281

Chương 9. HỆ THẦN KINH

9.1. Cấu tạo của hệ thần kinh

9.2. Thần kinh trung ương

9.2.1. Não

9.2.2. Hạch thần kinh dưới hầu

9.2.3. Chuỗi hạch thần kinh bụng

9.3. Hệ thần kinh giao cảm

9.4. Sinh lý thần kinh

9.4.1. Xung thần kinh và xinap

9.4.2. Thần kinh trung ương điều khiển các phản ứng tức thời

9.4.3. Sinh lý thần kinh liên quan đến tập tính và bản năng của côn trùng

Chương 10. TUYẾN NGOẠI TIẾT VÀ NỘI TIẾT

10.1. Tuyến ngoại tiết

10.1.1. Cấu tạo của tuyến ngoại tiết

10.1.2. Chức năng của tuyến ngoại tiết

10.2. Tuyến nội tiết

10.2.1. Cấu tạo của hệ nội tiết

10.2.2. Chức năng của tuyến nội tiết

Chương 11. HỆ CƠ

11.1 Cơ xương

11.1.1. Cấu tạo

11.1.2. Tiếp điểm của cơ xương

12.1.3. Các nhóm cơ xương

11.2. Cơ nội tạng

11.3. Sinh lý vận động của cơ - co cơ

11.4. Thần kinh điều khiển hoạt động của cơ

Chương 12. HỆ TIÊU HÓA

12.1. Cấu tạo

12.1.1. Ống tiêu hoá

12.1.2. Tuyến tiêu hoá

12.2. Hoạt động tiêu hoá

12.2.1. Nhu động của ruột.

12.2.2. Sự dinh dưỡng

Chương 13. HỆ HÔ HẤP

13.1. Cấu tạo

13.1.1. Khí quản và vi khí quản

13.1.2. Túi khí

13.1.3. Lỗ thở

13.2. Hoạt động hô hấp

Page 233: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

282

13.2.1. Hô hấp chủ động

13.2.2. Điều hoà hô hấp

13.2.3. Trao đổi hô hấp cơ sở

13.3. Hô hấp của côn trùng sống ở nước và nội ký sinh.

13.3.1. Hô hấp của côn trùng sống ở nước

13.3.2. Hô hấp của côn trùng nội ký sinh

13.3.3. Haemoglobin

Chương 14. HỆ TUẦN HOÀN VÀ THỂ MỠ

14.1. Cấu tạo

14.1.1. Ống tim lưng

14.1.2. Màng lưng

14.1.3. Màng bụng

14.1.4. Cơ quan bơm máu phụ hay tim phụ

14.2. Hoạt động tuần hoàn

14.2.1. Tuần hoàn máu trong cơ thể

14.2.2. Hoạt động của tim

14.2.3. Thành phần và chức năng của máu

14.3. Thể mỡ

14.3.1. Cấu tạo

14.3.2. Phân loại và chức năng

Chương 15. HỆ BÀI TIẾT

15.1. Cấu tạo

15.1.1. Ống Malpighi

15.1.2. Các dạng ống Malpighi

15.1.3. Chức năng của ống Malpighi

15.2. Tuyến môi

15.3. Tế bào thận

15.4. Tế bào urat của thể mỡ

Chương 16. HỆ SINH DỤC

16.1. Cơ quan sinh dục cái.

16.1.1. Cấu tạo

16.1.2. Sự hình thành trứng

16.2. Cơ quan sinh dục đực

Chương 17. SINH HỌC SINH SẢN

17.1. Phương thức sinh sản của côn trùng

17.1.1. Đẻ con

17.1.2. Sinh sản đơn tính.

17.1.3. Ấu trùng đẻ

17.1.4. Đẻ nhiều phôi hay trứng sinh

Page 234: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

283

17.2. Trứng và phát triển phôi

17.2.1.Hình thái cấu tạo và sự đẻ trứng

17.2.2. Phát triển phôi

Chương 18. PHÁT TRIỂN HẬU PHÔI VÀ BIẾN THÁI

18.1. Các kiểu biến thái

18.1.1. Biến thái không hoàn toàn

18.1.2. Biến thái hoàn toàn

18.2. Pha ấu trùng: pha thứ hai của phát triển cá thể ở côn trùng

18.2.1. Tăng trưởng và tuổi của ấu trùng

18.2.2. Các dạng ấu trùng

18.3. Pha nhộng:

18.3.1. Các kiểu nhộng

18.3.2. Phát triển của nhộng

18.4. Điều khiển sự phát triển

18.4.1. Điều hoà nội tiết trong sự phát triển

18.4.2. Các nhân tố khởi động và kết thúc chu kỳ lột xác

18.4.3. Sinh lý của sự biến thái

18.4.4. Nguồn gốc của biến thái

18.5. Pha trưởng thành

18.5.1. Chín sinh dục

18.5.2. Hiện tượng dị hình giới tính, giao phối và thụ tinh

18.5.3. Hiện tượng đa hình

18.6. Khả năng tự vệ của côn trùng

18.6.1. Tự vệ chủ động

18.6.2. Tự vệ bị động

Chương 19. CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CÔN TRÙNG

19.1. Chu kỳ sống (vòng đời)

19.2.Thế hệ

19.3. Tuổi thọ

19.4. Lứa

19.5. Chu kỳ mùa và chu kỳ năm

19.6. Diapau

19.6.1. Khái niệm cơ bản

19.6. Các kiểu diapau

Chương 20. SINH THÁI CÔN TRÙNG

20.1. Các yếu tố vô sinh

20.1.1. Khí hậu

20.1.2. Thời tiết

20.1.3. Các yếu tố thổ nhưỡng, thủy văn

Page 235: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

284

20.2. Các yếu tố sinh học

20.2.1. Sự chuyên hóa thức ăn

20.2.2. Vật ký sinh và vật chủ

20.2.3. Cạnh tranh trong loài

20.2.4. Cạnh tranh khác loài

20.3. Biến động số lượng côn trùng

20.3.1. Khái niệm cơ bản

20.3.2. Mô tả biến động số lượng quần thể côn trùng

Chương 21. PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG

21.1. Hệ thống phân loại côn trùng

21.2. Các bộ côn trùng thường gặp

76. THỦY SINH VẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG (General Hydrobiology)

1. Mã môn học: BIO3429

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Động vật học không xương sống (BIO3505), Động vật học có xương sống (BIO3506)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- NCS. Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học

6.1. Kiến thức

- Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành và sự phát triển của thủy sinh học trên thế giới và ở

Việt Nam. Thực hiện các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thủy sinh học.

- Nhớ và hiểu rõ về đặc tính thủy lý hóa học của môi trường nước, sự phân chia các vùng

trong thủy vực.

- Hiểu được đời sống cá thể, quần thể và quần loại thủy sinh vật.

- Nhớ và hiểu rõ sự phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển, thủy vực.

- Phân tích, đánh giá năng suất sinh học của thủy vực và vấn đề khai thác, bảo vệ nhằm

nâng cao năng suất sinh học thủy vực.

- Phân tích, đánh giá việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật các thủy vực.

- Phân tích, đánh giá vấn đề nhiễm bẩn, xử lý nước nhiễm bẩn và bảo vệ các nguồn nước

sạch tự nhiên.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nắm vững kỹ năng khảo sát điều tra về đặc tính các thủy vực và sinh học các thủy vực

nước ngọt.

Page 236: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

285

- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ và phương pháp thực hành nghiên cứu ngoài thực địa.

- Thái độ cá nhân nghề nghiệp: Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì, tự tin, chủ

động, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí, vai trò và giá trị của các thủy vực trong tự nhiên và đối

với con người.

- Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên.

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ.

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản)

- Đặng Ngọc Thanh (1974). Thủy sinh học đại cương.NXB ĐH & THCH, Hà Nội

- Đặng Ngọc Thanh (1980). Khu hệ động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt nam.

NXB KHKT Hà nội.

- Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980). Định loại động vật không

xương sống nước ngọt Bắc Việt nam. NXB KHKT Hà nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính thủy lý hóa học của môi

trường nước, đời sống cá thể, quần thể và quần loại thủy sinh vật. Sự phân bố của thủy

sinh vật trong thủy quyển và thủy vực. Năng suất sinh học của thủy vực và vấn đề khai

thác, bảo vệ nhằm nâng cao năng suất sinh học thủy vực. Vấn đề nhiễm bẩn các nguồn

nước tự nhiên.

This course provides basice knowledge on hydrobiology. The main topics include

physiochemical characteristics of aquatic environment; aquatic lives at the levels of

organism, population and community; distributions of aquatic organisms in various

water bodies and hydrosphere; aquatic productivity and issues of exploitation and

protection for enhancing aquatic productivity; pollutions in natural water bodies.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề

PHẦN MỞ ĐẦU

Đối tượng, vị trí và nhiệm vụ của thủy sinh học

Lịch sử hình thành và sự phát triển của thủy sinh học

Lịch sử phát triển của thủy sinh học ở Việt nam

Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thủy sinh học

Chương 1. MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC THỦY VỰC TRONG THIÊN NHIÊN

1.1. Đặc tính của môi trường nước thuận lợi cho sự sống

1.2. Thủy vực và sự phân chia các vùng trong thủy vực

Page 237: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

286

1.3. Đặc tính lý hoá cơ học của nước và nền đáy thủy vực

Chương 2. ĐỜI SỐNG CÁ THỂ THỦY SINH VẬT

2.1. Di động ở thủy sinh vật

2.2. Dinh dưỡng ở thủy sinh vật

2.3. Trao đổi nước và muối ở thủy sinh vật

2.4. Sinh sản và phát triển ở thủy sinh vật

2.5. Hiện tượng phát quang ở thủy sinh vật

Chương 3. ĐỜI SỐNG QUẦN THỂ VÀ QUẦN LOẠI THỦY SINH VẬT

3.1. Đặc điểm cấu trúc quần thể thủy sinh vật

3.2. Quan hệ quần thể ở thủy sinh vật

3.3. Biến động số lượng quần thể thủy sinh vật

3.4. Sinh trưởng của quần thể thủy sinh vật

3.5. Đặc điểm của quần loại thủy sinh vật

3.6. Phân chia các quần loại sinh vật trong thủy vực và đặc điểm thích ứng

3.7. Đặc tính phân bố và biến động phân bố của các quần loại sinh vật trong

thủy vực

3.8. Quan hệ quần loại ở thủy sinh vật

Chương 4. TỔNG QUÁT VỀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THỦY SINH VẬT

TRONG THỦY QUYỂN

4.1. Quy luật tổng quát về sự phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển

4.2. Biến động phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển

Chương 5. NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA THỦY VỰC

5.1. Các khái niệm xác định năng suất sinh học của thủy vực

5.2. Sản lượng sinh vật sơ cấp của thủy vực

5.3. Sản lượng sinh vật thứ cấp của thủy vực

5.4. Các nhân tố quyết định năng suất sinh học của thủy vực

5.5. Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất sinh học thủy vực

Chương 6. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI SINH VẬT

CÁC THỦY VỰC

6.1. Vai trò to lớn của thủy sinh vật trong tự nhiên và đời sống con người

6.2. Tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản trên thế giới

6.3. Phương hướng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên thế giới hiện nay

6.4. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ta

6.5. Vấn đề phân loại và phân vùng thủy vực

Chương 7. VẤN ĐỀ NHIỄM BẨN VÀ CHỐNG NHIỄM BẨN CÁC

NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN

7.1. Nguyên nhân và tác hại của nước bị nhiễm bẩn

Page 238: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

287

7.2. Xác định độ nhiễm bẩn của thủy vực

7.3. Phân loại độ nhiễm bẩn của thủy vực

7.4. Khả năng tự lọc sạch nước của thủy vực

7.5. Vấn đề xử lý nước nhiễm bẩn và bảo vệ các nguồn nước sạch tự nhiên

77. SINH HỌC NGHỀ CÁ (Fisheries Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3430

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Động vật học động vật có xương sống (BIO3506)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS.Nguyễn Xuân Huấn, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- ThS. Nguyễn Thành Nam, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu và nắm vững các kiến thức về các quá trình trong chu kỳ sống của các loài cá bị

khai thác, bao gồm: sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng, tử vong .

- Nắm vững được các tham số gây ra biến động số lượng quần thể và mối tương quan

giữa biến động số lượng với các yếu tố tự nhiên và tác động của nghề cá.

- Vận dụng các kiến thức về chu kỳ sống của cá (sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng, tử

vong) để giải thích sự biến động số lượng của các quần thể cá bị khai thác.

- Mô phỏng sự biến động số lượng quần thể, dự báo khả năng khai thác và đề xuất các

giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững nguồn lợi.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có khả năng xác định được các chỉ tiêu và tham số sinh học trong chu kỳ sống của các

loài cá bị khai thác .

- Có kỹ năng tính toán và dự báo về biến động số lượng của các quần thể bị khai thác và

xác định ngưỡng khai thác hợp lý .

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm và có thái độ chủ động trong

công việc, say mê nghề nghiệp .

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Từ các kiến thức đã học và kết quả mô phỏng về biến động quần thể, sinh viên có trách

nhiện hơn trong các hoạt động bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi .

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong công tác giảng dạy hoặc triển khai

thực hiện được các nghiên cứu về sinh học nghề cá .

- Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Page 239: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

288

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 8

o Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi hoặc kiểm tra viết bao gồm

các câu hỏi lý thuyết ngắn và bài tập.

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: Thi viết, bao gồm các câu hỏi về lý thuyết và có bài tập

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

o Điểm trung bình chung của các điểm kiểm tra kiến thức trên lớp (hỏi trực tiếp hoặc

bằng các câu hỏi kiểm tra ngắn bằng giấy dạng Quiz)

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Cushing D. H. (1968). Fiheries Biology - A study in Population Dynamics, The

University of Wisconsin Press.

- Michael King (2007). Fisheries Biology - Assessment and Management, Second

edition, Blackwell Publishing Ltd.

- Nguyễn Xuân Huấn (2003). Bài giảng Sinh học nghề cá, bổ sung cập nhật hàng năm từ

bản in nội bộ.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ)

Sinh học nghề cá là một môn khoa học tập trung nghiên cứu về các quá trình sinh học trong

chu kỳ sống của các quần thể cá bị khai thác và biến động của chúng dưới tác động của

nghề cá để từ đó đưa ra các biện pháp khai thác hợp lý và quản lý nghề cá bền vững. Do

vậy, giáo trình cung cấp các kiến thức về nơi sống của cá và các đặc trưng về sinh sản, sinh

trưởng, dinh dưỡng của các quần thể cá bị khai thác và biến động của chúng trong mối

quan hệ với điều kiện tự nhiên và dưới tác động của nghề cá. Những nội dung có liên quan

như các nguồn lợi chính của nghề cá, phương pháp đánh bắt, phương pháp thống kê số liệu

nghề cá, các mô hình đánh giá đàn cá, quản lý nghề cá cũng được giới thiệu trong giáo

trình này.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

Chương 1. NGUỒN LỢI NGHỀ CÁ

1.1. Các nguồn lợi chính về động vật không xương sống

1.1.1. Động vật Thân mềm

1.1.2. Động vật Da gai

1.1.3. Nguồn lợi Giáp xác

1.2. Nguồn lợi Cá

Page 240: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

289

1.3. Nguồn lợi nghề cá ở Biển Đông Việt Nam

1.3.1. Nguồn lợi động vật không xương sống ở Biển Đông

1.3.2. Nguồn lợi cá Biển Đông

1.3.3. Những nguồn lợi sinh vật khác của Biển Đông

Chương 2. CÁC LOẠI NGƯ CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC

2.1. Lưới rê

2.1.1. Phân loại

2.1.2. Cấu tạo

2.1.3. Những nguyên tố ảnh hưởng tới hiệu quả đánh bắt của lưới rê

2.1.4. Kỹ thuật khai thác

2.2. Lưới kéo

2.2.1. Phân loại

2.2.2. Cấu tạo

2.2.3. Kỹ thuật khai thác

2.3. Lưới vây

2.3.1. Phân loại

2.3.2. Cấu tạo

2.3.3. Kỹ thuật khai thác

2.4. Nhóm nghề câu, xiên, móc

2.4.1. Phân loại

2.4.2. Nghề câu vàng

2.4.3. Nghề câu cần, câu tay

2.4.4. Nghề câu mực

2.5. Nhóm lưới cố định

2.5.1. Cấu tạo và kỹ thuật khai thác lưới cố định

2.5.2. Nghề lồng bẫy

2.6. Các nghề khác

2.6.1. Đánh cá bằng ánh sáng

2.6.2. Đánh bắt những loại cá sợ ánh sáng

Chương 3. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG ĐÀN CÁ KHAI THÁC VÀ CÁC QUÁ TRÌNH

SINH HỌC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỘNG ĐÀN CÁ

3.1. Phân bố và mật độ quần thể cá

3.1.1. Phân bố và khái niệm về đàn cá

3.1.2. Mật độ tương đối

3.1.3. Kích thước tuyệt đối

3.2. Mối quan hệ chiều dài và trọng lượng

3.3. Tính chọn lọc ngư cụ

3.3.1. Thí nghiệm bao phủ đụt lưới

Page 241: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

290

3.3.2. Thí nghiệm thả lưới có tính chọn lọc khác nhau đan xen kế tiếp

3.4. Các kiểu chu kỳ sống của cá

3.4.1. Những khái niệm và quan điểm về sự phát triển

3.4.2. Các dạng và các giai đoạn phát triển

3.4.3. Tính chu kỳ của sự phát triển

3.5. Sinh trưởng cá

3.5. 1. Khái niệm về sinh trưởng ở cá

3.5. 2. Các phương trình sinh trưởng cá

3.5.3. Ý nghĩa nghiên cứu sinh trưởng trong đánh giá trạng thái nghề cá

3.6. Dinh dưỡng cá và mối quan hệ của dinh dưỡng đến biến động đàn cá

3.6.1. Phổ thức ăn, sự lựa chọn và cạnh tranh thức ăn ở cá

3.6.2. Mối quan hệ vật dữ và mồi

3.6.3. Cường độ dinh dưỡng và sự tiêu hóa ở cá

3.6.4. Nhịp điệu dinh dưỡng của cá

6.6.5. Mối quan hệ của dinh dưỡng và biến động đàn cá

3.7. Sinh sản và lượng bổ sung

3.7.1. Nơi đẻ và thời gian đẻ

3.7.2. Chiều dài chín sinh dục Lm50

3.7.3. Thời gian bổ sung

3.7.4. Chiều dài của lượng bổ sung

3.8. Mối quan hệ giữa kích thước đàn cá và lượng bổ sung

3.9. Tử vong

3.9.1. Phương pháp xác định hệ số tử vong toàn phần (Z)

3.9.2. Phương pháp xác định hệ số tử vong tự nhiên (M)

3.9.3. Phương pháp xác định hệ số tử vong khai thác (F)

Chương 4. CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO KHẢ NĂNG KHAI THÁC

QUẦN THỂ CÁ

4.1. Mục tiêu đánh giá đàn cá và dự báo khả năng khai thác

4.2. Các mô hình đánh giá đàn cá và dự báo khả năng khai thác

4.2.1. Các mô hình tổng thể

4.2.2. Các mô hình giải tích

4.3. Sai khác về nghiên cứu đánh giá trạng thái đàn cá và dự báo khả năng khai

thác giữa vùng ôn đới và vùng nước nhiệt đới

4.4. Các nghiên cứu về đánh giá trữ lượng đàn cá và dự báo khả năng khai thác ở

Việt Nam

4.5. Mô hình sản lượng thặng dư

4.5.1. Mô hình Schaefer

4.5.2. Mô hình Fox

Page 242: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

291

4.5.3. Sản lượng khai thác cân bằng tối đa (MSY) và sản lượng kinh tế tối đa

(MEY)

4.6. Mô hình sản lượng trên lượng bổ sung

4.6.1. Tính sản lượng tương đối (Y/R) từ mô hình Berventon và Holt

4.6.2. Tính sản lượng tuyệt đối ở trạng thái cân bằng từ mô hình Berveton và Holt

4.7. Phương pháp phân tích quần thể thực tế VPA ước tính khối lượng và sinh khối đàn

cá - Mô hình VPA

4.8. Mô hình phân tích thế hệ dựa vào số liệu chiều dài (LCA)

4.9. Các phương pháp dự báo

4.9.1. Dự báo theo mô hình VPA

4.9.2. Mô hình dự báo Thompson và Bell

4.9.3. Dự báo theo sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác

(CPUE) và sản lượng khai thác cân bằng tối đa (MSY)

Chương 5.ĐÁNH GIÁ VÀ GIÁM SÁT NGHỀ CÁ

5.1. Các loại số liệu cần thu thập

5.1.1. Thành phần loài trong sản lượng

5.1.2. Số liệu sinh học

5.1.3. Số liệu môi trường

5.1.4. Số liệu về tài chính

5.2. Thu thập số liệu

5.3. Phân tích, xử lý số liệu và đánh giá đàn cá

5.4. Phân tích sản lượng tiềm năng

5.5. Phân tích tài chính

5.6. Giám sát nghề cá

5.6.1. Thu thập số liệu về tần số phân bố chiều dài cá

5.6.2. Thu thập số liệu về sản lượng và cường lực khai thác

5.6.3. Đo cường lực khai thác

5.6.4. Những thay đổi về cường lực khai thác hiệu quả

5.6.5. Năng lực đánh bắt

5.6.6. Hiệu ứng không gian

5.6.7. Nghề cá đa loài

5.6.8. Nghề cá đa ngư cụ

5.6.9. Giams sát nghề cá giải trí và tự cung cấp

5.6.10. Mô hình sản lượng thặng dư dựa trên sản lượng và theo khu vực

Chương 6. QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

6.1. Các quan điểm về khai thác hợp lý và bất hợp lý

6.2. Các mục tiêu và chiến lược quản lý

6.2.1. Các mục tiêu trong quản lý nghề cá

6.2.2. Các chiến lược quản lý thích ứng

Page 243: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

292

6.3. Các quy định của nghề cá

6.3.1. Kiểm soát đầu vào nghề cá

6.3.2. Kiểm soát đầu ra nghề cá

6.3.1. Tăng cường hiệu lực các quy định về nghề cá

78. TẬP TÍNH HỌC ĐỘNG VẬT (Animal Behavior)

1. Mã môn học: BIO3431

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh lý học người và động vật (BIO2504)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

- ThS. Hoàng Trung Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm cơ bản liên quan đến tập tính động vật

- Phân biệt được các kiểu tập tính, các cơ chế điều khiển và tiến hóa của các kiểu tập tính

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thấy rõ được vai trò của tập tính đối với sự tồn tại và phát triển của động vật.

- Hiểu được các cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu về tập tính;

- Giải thích được việc sử dụng các cách tiếp cận khác nhau trong các nghiên cứu về tập

tính (thí dụ, tiến hóa, sinh lý, tâm lý, ...) (mức 2).

- Nắm được các cơ chế ảnh hưởng đến tập tính động vật: cơ chế thần kinh, hormon, cơ

chế phát triển và di truyền; ...

- Mô tả được cơ sở sinh lý của tập tính, đặc biệt là trong định hướng và giao tiếp ở động

vật (mức 3).

- Thảo luận về tiến hóa của tập tính (của các cá thể và của các nhóm động vật) như một

dạng thích nghi dưới những áp lực của môi trường (chọn lọc tự nhiên) (mức 3)

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Được rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm qua các buổi

thảo luận, seminar.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng các nguyên lý cơ bản của tập tính động vật trong nghiên cứu sự phát triển của

tập tính phức tạp (thí dụ, tập tính của con người) (mức 4).

- Có thể vận dụng những hiểu biết về tập tính trong thực tiễn nhân nuôi động vật có ích và

phòng trừ động vật có hại.

- Được rèn luyện các kỹ năng cần có của một nhà khoa học: cách đọc, cách suy nghĩ, ...

Page 244: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

293

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 8

o Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc

- Scott Graham (2005). Essential Animal behavior. Blackwell Publishing Ltd.

- John Alcock (2009). Animal Behavior. Sinauer Associatess, INC. Publishers. 9th

Edition Sunderland, Massachussetts.

- Krebs J. R. and N B Davies (2012). Behavioural Ecology: An Evolutionary Approach.

Blackwell Scientific Publication.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Khóa học cung cấp những kiến thức cơ bản về tập tính, các kiểu tập tính, các cơ chế và tiến

hóa của tập tính động vật; sự hình thành tập tính trên cơ sở phản xạ bản năng và phản xạ tập

nhiễm thông qua sự điều khiển của hệ thần kinh và các hormon.; các dạng tập tính chủ yếu

của động vật trong định hướng, di cư, sinh sản, kiếm ăn, giao tiếp, và các tập tính xã hội.

Các chủ đề được nghiên cứu bao gồm lịch sử phát triển của khoa học nghiên cứu về tập tính

động vật; các công cụ và cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu về tập tính; các cơ

chế ảnh hưởng đến tập tính động vật, gồm cơ chế thần kinh, hormon, cơ chế phát triển và di

truyền; cách thức để động vật tồn tại, tìm kiếm thức ăn, và sinh sản, ...

10. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1 Giới thiệu chung về tập tính động vật

1.1. Tập tính là gí?

1.2. Những câu hỏi trong nghiên cứu tập tính

1.3. Tập tính là những thích nghi

1.4. Tại sao cần nghiên cứu tập tính?

Chương 2 Kiểm soát tập tính: vai tro của hệ thần kinh

2.1. Kích thích tập tính

2.2. Các thành phần của Hệ thần kinh

2.3. Điều khiển sự bắt mồi

2.4. Điều khiển tập tính trốn thoát

Page 245: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

294

Chương 3 Sự kích thích và tổ chức của tập tính

3.1. Sự kích thích

3.2. Nhịp điệu sinh học

Chương 4 Sự phát triển của tập tính

4.1. Gene và tập tính

4.2. Môi trường và tập tính

4.3. Học hỏi, sự thay đổi của tập tính

4.3. Sự định hướng

4.4. Sự di cư

Chương 5 Sự giao tiếp

5.1. Giao tiếp là gì?

5.2. Sự phát triển và biểu hiện của các tín hiệu giao tiếp

5.3. Môi trường và biểu hiện tín hiệu giao tiếp

5.4. Tiếng kêu cảnh báo

5.5. Nhận dạng các cá thể

Chương 6 Tập tính kiếm ăn; tìm kiếm, lựa chọn và xử lý thức ăn

6.1. Foraging decisions

6.2. Quyết định ăn cái gì

6.3. Tối ưu hóa hoạt động kiếm ăn

6.4. Quan điểm phân bố tự do

6.5. Kiếm ăn trong môi trường có nhiều rủi ro

Chương 7 Tránh bị ăn thịt: duy trì sự sống đề phong các xung đột

7.1. Tự vệ sơ cấp: làm giảm khả năng bị tấm công

7.2. Tự vệ thứ cấp: làm giảm khả năng thành công của kẻ tấn công

Chương 8 Tập tính sinh sản

8.1. Khác biệt đực cái

8.2. Lựa chọn đối tác giao phối

8.3. Hệ thống giao phối

79. THỰC NGHIỆM SINH THÁI HỌC (Experiments in Ecology)

1. Mã môn học: BIO3518

2. Số tín chỉ: 04

3. Môn học tiên quyết: Cơ sở sinh thái học (BIO3507)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

- TS. Lê Thu Hà, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Tel: 0903.217776; Email:

[email protected]

- TS. Đoàn Hương Mai, Trường ĐHKHTN, Tel: 0906261975; Email: [email protected]

Page 246: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

295

- ThS. Trương Ngọc Kiểm, Trường ĐHKHTN, Tel: 0989097459; Email:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

- Vận dụng sáng tạo những khái niệm và những nguyên lý cơ bản về mối quan hệ giữa

sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở các mức độ tổ chức khác nhau:

cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

- Vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ của con người với tự nhiên trong việc khai

thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, ứng

phó với biến đổi khí hậu...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng hợp tác làm việc nhóm;

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

- Phát triển kỹ năng lập luận, tư duy logic, tính hệ thống giải quyết vấn đề;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn kỹ năng biện luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì và kỹ năng quản lý thời gian trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

- Rèn luyện kỹ năng thao tác trong phòng thí nghiệm: Biết cách thu mẫu, phân tích và xử

lý mẫu vật phục vụ nghiên cứu sinh thái học.

- Nắm chắc cách thu thập và sử lý số liệu trên cơ sở nắm vững các mô hình toán sinh thái

và các ứng dụng thống kê sinh học.

- Thiết kế được các mô hình thực nghiệm phục vụ nghiên cứu sinh thái học.

- Có kỹ năng đánh giá tác động của điều kiện môi trường lên các đối tượng sinh vật.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác bảo

tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Hình thành thái độ công bằng, khách quan, khoa học trong nghiên cứu sinh thái học và

sinh học môi trường

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được các biện pháp

bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học hữu hiệu

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 9

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thuyết trình

o Hệ số điểm: 20%

Page 247: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

296

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 15

o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thiết kế thí nghiệm

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

o Điểm trung bình chung của các bài thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, bài

tập, tiểu luận

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc:

- J. Underwood, 1997. Experiments in Ecology. Cambridge University Press.

- Nicholas J. Gotelli, Aaron M. Ellison, 2004. A Primer Of Ecological Statistics. Sinauer

Associates

- Lưu Lan Hương, Trịnh Thị Thanh, 2001. Sinh thái học (phần thực tập). Nxb ĐHQGHN.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này nhằm cung cấp cơ sở thực tế củng cố lý tuyết cơ sở sinh thái học, đồng thời

cũng để rèn luyện kỹ năng thao tác trong phòng thí nghiệm, cách thu thập và sử lý số liệu

cho sinh viên. Ngoài ra một số bài thực tập thiên nhiên còn giúp cho sinh viên tập quan sát,

nhận xét, thu mẫu và biết cách phân tích các dữ liệu thu được.

This course is designed to support students to pratice skills in the laboratory, method

collect and analyse data in ecological research. Some ecological field studies also help

students to practice skills: observe, comment, collect sample and analyse ecological data...

Other, this courses also help students know how can rational exploitation of natural

resources and preserve the purity of our environment for the sustainable development.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Các phương pháp nghiên cứu sinh thái học

1.1. Các phương pháp thực địa

1.2. Các phương pháp thực nghiệm

1.3. Các phương pháp mô phỏng

Chương 2. Thực nghiệm sinh thái học

2.1. Đánh giá chất lượng và quan trắc môi trường nước.

2.2. Ứng dụng GIS và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu Sinh thái học

2.3. Nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền

vững

2.4. Ứng dụng mô hình toán trong nghiên cứu sinh thái học

Page 248: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

297

80. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Scientific Research)

1. Mã môn học: BIO3517

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Đã hoàn thành một số môn học thuộc Khối kiến thức chung của nhóm ngành & đã hoàn

thành một môn học thuộc Khối kiến thức ngành và bổ trợ theo yêu cầu của từng bộ môn

tương ứng.

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- Bộ môn Động vật không xương sống: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS.TS. Nguyễn

Xuân Quýnh, PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, TS. Trần Anh Đức, TS. Nguyễn Quang

Huy, CN. Nguyễn Thanh Sơn, CN. Ngô Thị Minh Thu

- Bộ môn Động vật có xương sống: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, TS. Lê Thu Hà, CN.

Vũ Ngọc Thành, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Hoàng Trung Thành, ThS. Thạch Mai

Hoàng, ThS. Nguyễn Thành Nam, ThS. Nguyễn Huy Hoàng

- Bộ môn Thực vật học: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, TS. Nguyễn Thùy Liên, ThS.

Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, CN. Hồ Thị Tuyết Sương

- Phòng thí nghiệm Sinh thái & Sinh học môi trường: TS. Lê Thu Hà, TS. Đoàn Hương

Mai, ThS. Trương Ngọc Kiểm, ThS. Bùi Thị Hoa

- Bộ môn Nhân học & Sinh lý học: PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, TS. Tô Thanh Thúy, ThS.

Chu Văn Mẫn, ThS. Lưu Thị Thu Phương, TS. Đỗ Minh Hà, ThS. Phạm Trọng Khá,

ThS. Nguyễn Thị Tú Linh, CN. Phạm Thị Bích

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Củng cố và mở rộng các kiến thức thuộc một trong những lĩnh vực nghiên cứu đa dạng

sinh học (đã được học ở các môn Động vật học động vật không xương sống, Động vật

học động vật có xương sống, Thực vật học, Sinh thái học) hoặc Nhân học và sinh lý học.

- Tổng hợp và hệ thống hóa những kiến thức nêu trên thông qua việc thực tập trực tiếp,

thiết kế thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa.

- Hiểu và áp dụng được các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học: đặt giả

thuyết, tổng quan tài liệu liên quan, thiết kế thí nghiệm hoặc thiết kế quy trình thực hiện

điều tra thực địa, thu thập số liệu, phân tích kết quả và kiểm chứng giả thuyết.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Hiểu được và có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu sinh học trong phòng thí

nghiệm hoặc ngoài thực địa: phương pháp thiết kế thí nghiệm, phương pháp quan sát,

ghi chép, điều tra thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu.

- Hiểu và có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị phục vụ nghiên cứu.

- Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu trong các tài liệu tham khảo.

Page 249: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

298

- Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế thu được từ các thí

nghiệm, bài thực tập.

- Rèn luyện các kỹ năng suy luận logic, củng cố tính trung thực, chính xác và tỉ mỉ.

- Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong nhanh nhẹn,

dẻo dai, tinh thần hợp tác và tính kỷ luật và tinh thần nghiêm túc trong công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Xây dựng và bồi đắp lòng yêu ngành Sinh học và ý thức vươn lên trong nghề nghiệp.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức cốt lõi của Sinh học vào thực tiễn nghề nghiệp.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá trong quá trình học thông qua đánh giá các hoạt động thực tập của sinh viên.

- Đánh giá sau quá trình học thông qua báo cáo thực tập của sinh viên.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Tùy từng chuyên môn của Bộ môn đảm nhiệm.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Tìm hiểu công việc nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực đa dạng sinh học (Động vật học

động vật không xương sống, Động vật học động vật có xương sống, Thực vật học, Sinh

thái học) hoặc Nhân học và sinh lý học. Sinh viên được học thông qua các hoạt động

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, hoặc ngoài thực địa (bao gồm tổng hợp tài liệu, thiết

kế thí nghiệm độc lập, phân tích và đánh giá số liệu viết và thuyết trình báo cáo khoa học).

Sự ứng dụng các kiến thức này sẽ thể hiện ở học kỳ thứ 7 của từng sinh viên.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1. Giới thiệu chung về môn học bởi Bộ môn và Phòng thí nghiệm

Phần 2. Giới thiệu về quy trình cơ bản của nghiên cứu khoa học

Phần 3. Đặt giả thuyết

Phần 4. Tổng quan tài liệu

Phần 5. Thiết kế thí nghiệm

Phần 6. Tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa

Phần 7. Thu thập và phân tích số liệu

Phần 8. Kiểm tra giả thuyết.

Phần 9. Viết báo cáo khoa học

Phần 10. Thuyết trình kết quả nghiên cứu

Page 250: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

299

81. TIN SINH HỌC (Bioinformatics)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2414

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2500), Lý sinh học (BIO2507)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản của Tin sinh học. Hiểu và phân tích được dữ

liệu về trình tự nucleotide và protein, dự đoán gen và protein, phân tích chủng loại phát

sinh phân tử dựa vào trình tự ADN và protein.

- Kỹ năng: Thực hành phân tích được trình tự nucleotide và protein.

- Thái độ: Làm việc theo nhóm, tự tin, năng động và linh hoạt.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá dựa trên sự thể hiện của sinh viên khi làm bài tập, chuẩn bị đề tài/ trình bày

seminar, lên lớp và kiểm tra viết.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Baxevanis A. D., Ouellette B. F. F (2005). Bioinformatics (A Practical Guide to the

Analysis of Genes and Proteins). John Wiley & Sons.

- Lesk A. M (2008). Introduction to Bioinformatics. 3rd ed. Oxford University Press.

- Mount D. W (2001). Bioinformatics: Sequence and Genome Analysis (Genome

Analysis). Cold Spring Harbor Laboratory Press.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về Tin sinh học, cơ sở dữ liệu về trình tự nucleotide và protein, cơ sở dữ liệu về

bản đồ genome, tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu genome. Các phương pháp

dự đoán sử dụng trình tự ADN, đa hình trình tự, các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự

protein, phân tích cấu trúc của protein, tương tác giữa các phân tử và các con đường sinh

học. Đánh giá sự tương đồng trình tự theo từng cặp, tạo và phân tích so sánh nhiều trình tự

protein. Phân tích chủng loại phát sinh. Thiết kế primer.

Introduction to Bioinformatics, nucleotide and protein sequence databases, genomic

mapping databases, information retrieval from biological databases, genomic databases.

Predictive methods using DNA sequences, sequence polymorphisms, predictive methods

using protein sequences, protein structure analysis, intermolecular interactions and biological

pathways. Assessing pairwise sequence similarity, creation and analysis of protein multiple

sequence alignments. Phylogenetic analysis. Primer design.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cơ sở dữ liệu sinh học

Page 251: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

300

1.1. Cơ sở dữ liệu trình tự

1.1.1. Cơ sở dữ liệu sơ cấp và thử cấp

1.1.2. Cơ sở dữ liệu trình tự nucleotide

1.1.3. Cơ sở dữ liệu trình tự protein

1.2. Cơ sở dữ liệu bản đồ genome

1.2.1. Các thành phần của bản đồ genome

1.2.2. Các loại bản đồ genome

1.2.3. Các nguồn bản đồ genome

1.2.4. Bản đồ so sánh

1.2.5. Sử dụng nguồn bản đồ genome

1.3. Truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu sinh học

1.3.1. Truy cập thông tin liên hợp: Hệ thống Entrez

1.3.2. Truy cập thông tin theo gen: LocusLink

1.3.3. Các cơ sở dữ liệu y học

1.4. Cơ sở dữ liệu genome

1.4.1. UCSC

1.4.2. NCBI

1.4.3. Ensembl

Chương 2. Phân tích trình tự ADN

2.1. Các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự ADN

2.1.1. Các phương pháp dự đoán gen

2.1.2. Các chương trình dự đoán gen

2.1.3. Phân tích promoter: Xác định đặc trưng của promoter và dự đoán

2.2. Đa hình trình tự

2.2.1. Khái quát về tiến hóa và nguồn gốc của đa hình

2.2.2. Các dạng đa hình

2.2.3. Các phương pháp xác định đa hình nucleotide đơn (SNP)

2.2.4. Các cơ sở dữ liệu công cộng về đa hình trình tự

2.2.5. Xác định kiểu gen

2.2.6. Chương trình quốc tế lập bản đồ đơn bội

Chương 3. Phân tích trình tự và cấu trúc của protein

3.1. Các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự protein

3.1.1. Dự đoán đặc tính của protein

3.1.2. Dự đoán chức năng của protein

3.2. Phân tích cấu trúc của protein

3.2.1. Cơ sở dữ liệu về cấu trúc của protein

3.2.2. Thể hiện cấu trúc của protein

3.2.3. So sánh cấu trúc của protein

Page 252: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

301

3.3. Tương tác giữa các phân tử và con đường sinh học

3.3.1. Cơ sở dữ liệu về tương tác phân tử và con đường sinh học

3.3.2. Các thuật toán dự đoán về tương tác phân tử và con đường sinh học

3.3.3. Các nguồn cung cấp dự đoán tương tác phân tử

3.3.4. Công cụ hiển thị mạng lưới và con đường sinh học

Chương 4. Đánh giá sự tương đồng trình tự theo từng cặp

4.1. So sánh trình tự theo khu vực và toàn thể

4.2. Phương pháp so sánh hai trình tự bằng vẽ điểm (dotplot)

4.3. Các ma trận tính điểm để so sánh trình tự

4.3.1. Ma trận không phụ thuộc vào vị trí các gốc trong trình tự

4.3.2. Ma trận phụ thuộc vào vị trí các gốc trong trình tự

4.4. So sánh trình tự theo khu vực: BLAST

4.5. So sánh trình tự theo toàn thể: Needleman-Wunsch

4.6. Các chương trình khác để so sánh hai trình tự

Chương 5. Phân tích so sánh nhiều trình tự protein

5.1. Giới thiệu về so sánh nhiều trình tự

5.2. Hàm tính điểm so sánh trình tự

5.3. Xây dựng so sánh nhiều trình tự

5.3.1. Các tiếp cận truyền thống

5.3.2. Các tham số so sánh

5.3.3. Các tiếp cận lặp đi lặp lại và đồng hợp tác

5.4. Phân tích so sánh nhiều trình tự

5.4.1. Phân tích chất lượng/ xác định sai số

5.4.2. Vùng bảo thủ/ đồng hợp

5.5. Các ứng dụng so sánh nhiều trình tự

5.6. Các chương trình để so sánh nhiều trình tự

5.6.1. ClustalW

5.6.2. T-Coffee

5.6.3. MAFFT

5.6.4. MUSCLE

5.6.5. ProbCons

5.6.6. Các chương trình khác

Chương 6. Phân tích chủng loại phát sinh

6.1. Các thành phần cơ bản của mô hình chủng loại phát sinh

6.2. Phân tích dữ liệu chủng loại phát sinh

6.3. So sánh: Xây dựng mô hình dữ liệu và trích dữ liệu chủng loại phát sinh

6.4. Xác định mô hình thay thế

6.4.1. Mô hình tốc độ thay thế giữa các base

Page 253: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

302

6.4.2. Mô hình tốc độ thay thế giữa các acid amin

6.5. Các phương pháp xây dựng cây chủng loại phát sinh

6.5.1. Phương pháp dựa trên khoảng cách

6.5.2. Phương pháp dựa trên tính chất

6.6. Đánh giá cây chủng loại phát sinh

6.7. Các phần mềm phân tích chủng loại phát sinh

Chương 7. Thiết kế primer

7.1. Giới thiệu về PCR và thiết kế primer

7.2. Các tham số cho thiết kế primer

7.2.1. Các tham số cho thiết kế từng primer

7.2.2. Các tham số cho thiết kế cặp primer

7.3. Các chương trình để thiết kế primer

7.3.1. Thiết kế primer cho PCR

7.3.2. Thiết kế primer cho PCR định lượng

82. PROTEOMIC VÀ SINH HỌC CẤU TRÚC (Proteomics and Structural Biology)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2212

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2500)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Trịnh Hồng Thái, PGS.TS., Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản về proteomics và Sinh học cấu trúc. Có khả

năng hiểu và phân tích dữ liệu phổ khối và dữ liệu cấu trúc phân tử của protein.

- Kỹ năng: Thực hành phân tích được các dữ liệu khối phổ và cấu trúc phân tử của

protein.

- Thái độ: Làm việc theo nhóm, tự tin, năng động và linh hoạt.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá dựa trên sự thể hiện của sinh viên khi làm bài tập, chuẩn bị đề tài/ trình bày

seminar, lên lớp và kiểm tra viết.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Liebler D.C (2002). Introduction to proteomics: tools for the new biology. Humana

Press.

- Veenstra T.D., Yates J.R (2006). Proteomics for Biological Discovery. John Wiley &

Sons.

Page 254: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

303

- Hoffmann E.D., Stroobant V. (2001). Mass Spectrometry: Principles and Applications.

John Wiley & Sons.

- Petsko G.A., Ringe D. (2003). Protein Stucture and Function. Sinauer Associates.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về proteomics. Các phương pháp phân tách protein để phân tích proteomics.

Khối phổ trong phân tích peptide và protein. Nhận dạng protein bằng phương pháp dấu vân

tay peptide và phương pháp khối phổ liên tiếp. Phân tích trình tự peptid bằng khối phổ liên

tiếp. Các ứng dụng của proteomics trong phân tích proteome, phân tích biểu hiện protein,

nghiên cứu phức hợp protein và sự tương tác protein-protein, và nghiên cứu sự biến đổi sau

dịch mã của protein. Những tiếp cận mới trong proteomics. Giới thiệu về sinh học cấu trúc,

các mức cấu trúc của protein. Các phương pháp dự đoán và phân tích cấu trúc của protein

và acid nucleic.

Introduction to proteomics. Protein fractionation methods for proteomics. Mass

spectrometry for protein and pepetide analysis. Protein identification by peptide mass

fingerprinting and tandem mass spectrometry data. Peptide sequence analysis by tandem

mass spectrometry. Applications of proteomics in mining proteomes, protein expresion

profiling, identifying protein-protein interaction and protein complexes, and mapping

protein modifications. Novel approaches in Proteomics. Introduction to structural biology.

Levels of protein structure. Predictive methods and analysis of protein and nucleic acid

structure.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Proteomics và proteome

1.1. Proteomics

1.1.1. Gới thiệu về proteomics

1.1.2. Công cụ nghiên cứu proteomics

1.1.3. Ứng dụng của proteomics

1.2. Proteome

1.2.1. Khái niệm về Proteome và genome

1.2.2. Cấu trúc theo modul của protein

1.2.3. Các họ protein chức năng

1.2.4. Suy diễn proteome từ genome

1.2.5. Biểu hiện gen và mức protein

Chương 2. Các phương pháp phân tách protein

2.1. Phân tách thành phần dưới tế bào

2.2. Phân tách phức hợp protein

2.3. Phân tách các protein

2.3.1. Hòa tan protein trong dung dịch

2.3.2. Các kỹ thuật sắc ký

Page 255: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

304

2.3.3. Các kỹ thuật điện di

2.4. Các xu hướng trong phân tách protein dùng cho nghiên cứu proteomics

2.5. Các kỹ thuật thủy phân protein

2.5.1. Các protease dùng để thủy phân protein

2.5.2. Thủy phân trong gel điện di

Chương 3. Khối phổ

3.1. Giới thiệu

3.2. Các phương pháp ion hóa

3.2.1. Phương pháp ESI (Electrospray Ionization)

3.2.2. Phương pháp MALDI (Matrix-Assisted Laser Desorption Ionization)

3.2.3. Phương pháp DESI (Desorption Electrospray Ionization)

3.3. Máy phân tích khối

3.3.1. Khối phổ bẫy ion

3.3.2. Khối phổ thời gian bay

3.3.3. Khối phổ tứ cực

3.3.4. Khối phổ tứ cực thời gian bay

3.3.5. Khối phổ FTICR (Fourier Transform Ion Cyclotron Resonance)

Chương 4. Nhận dạng protein

4.1. Phương pháp PMF

4.1.1. Giới thiệu về PMF

4.1.2. Các tiếp cận phân tích sử dụng PMF

4.1.3. Các công cụ phần mềm cho phân tích PMF

4.2. Phương pháp khối phổ liên tiếp ESI

4.2.1. Ứng dụng khối phổ liên tiếp ESI để nhận dạng protein

4.2.2. Các công cụ phần mềm để nhận dạng protein từ dữ liệu khối phổ liên tiếp ESI.

Chương 5. Phân tích trình tự peptid bằng khối phổ

5.1. Trình tự peptid

5.2. Phân mảnh ion peptid trong MS-MS

5.3. Phổ MS-MS

5.4. Phổ PSI

Chương 6. Ứng dụng của proteomics

6.1. Phân tích proteome

6.1.1. Phân tích proteomics bằng điện di hai chiều kết hợp khối phổ MALDI-TOF

6.1.2. Phân tích proteomics bằng kết nối trực tiếp sắc ký lỏng hai chiều phân tách peptide và

khối phổ liên tiếp MS/MS

6.1.3. Phân tích proteomics bằng sắc ký lỏng hai chiều phân tách peptide và khối phổ MALDI-

TOF/TOF

6.2. Phân tích biểu hiện protein

Page 256: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

305

6.2.1. Proteomics định lượng sử dụng gel 2-D và 2-D DIGE

6.2.2. Proteomics định lượng sử dụng LC-MS và đánh dấu đồng vị: ICAT, iTRAQ, NBS

6.3. Nghiên cứu sự tương tác protein-protein và nhận dạng phức hợp protein

6.3.1. Nghiên cứu sự tương tác protein-protein

6.3.2. Xác định phức hợp protein chức năng

6.4. Nghiên cứu sự biến đổi sau dịch mã của protein

6.4.1. Xác định các protein được phosphoryl hóa

6.4.2. Xác định các protein được glycosyl hóa

6.4.3. Những biến đổi sau dịch mã khác

Chương 7. Sinh học cấu trúc

7.1. Giới thiệu về sinh học cấu trúc

7.2. Amino acid: viên gạch xây dựng cấu trúc của protein

7.3. Cấu trúc ba chiều của protein

7.3.1. Khái quát về cấu trúc của protein

7.3.2. Cấu hình của protein

7.3.3. Các mức cấu trúc của protein

7.3.4. Phân loại cấu trúc của protein (SCOP)

7.3.5. Nếp gấp của protein

7.4. Dự đoán cấu trúc của protein

7.4.1. Hiển thị cấu trúc của protein

7.4.2. Dự đoán cấu trúc bậc hai của protein

7.4.3. Đánh giá cấu trúc của protein

7.5. Dự đoán chức năng của protein

7.5.1. Motif cấu trúc và motif chức năng của protein

7.5.2. Dự đoán chức năng từ cấu trúc của protein

7.6. Dự đoán cấu trúc của ARN

7.6.1. Giới thiệu về cấu trúc của ARN

7.6.2. Nhiệt động học cấu trúc bậc hai của ARN

7.6.3. Các chương trình dự đoán cấu trúc bậc hai của ARN

7.6.4. Dự đoán cấu trúc bậc ba của ARN

7.7. Các phương pháp vật lý xác định cấu trúc ba chiều của protein

7.7.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X

7.7.2. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân

Page 257: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

306

83. VI RÚT HỌC CƠ SỞ (Basic Virology)

1. Mã môn học/chuyên đề:BIO2216

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2503)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Bùi Thị Việt Hà, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nắm vững các định nghĩa, khái niệm cơ bản trong Virut học, nhận biết được sự khác

nhau giữa virut với các sinh vật khác và giữa các nhóm virut; định rõ tính chất, hình thái

cấu trúc, các thành phần hóa học của virut và chức năng của chúng.

- Hiểu được phương thức, cơ chế lây truyền, xâm nhập, nhân lên và lan truyền của virut,

cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ và các chiến lược sinh tồn của virut trong

cơ thể vật chủ.

- Nắm được các phương pháp sử dụng trong phân lập, nuôi cấy virut; trong việc phát hiện

virut và các thành phần hóa học của chúng

- Biết các phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý do virut

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm

việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về vấn

đề liên quan đến bệnh học virut, dịch tễ học của virut, sử dụng virut trong các kỹ thuật

di truyền.

- Nhận thức rõ được tầm quan trọng của virut đối với y học, dịch tễ học, kỹ thuật sinh học

phân tử.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, có ý thức tuyên truyền,

nâng cao ý thức cộng đồng trước nguy cơ và tác hại của các bệnh do virut gây ra.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng đọc, hiểu, phân tích các tài liệu, thông tin khoa học liên quan đến virut và

các tác nhân gây bệnh

Page 258: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

307

- Có khả năng hiểu cơ chế gây bệnh, cách thức lây truyền, nhận biết các đặc điểm lâm

sàng đặc trưng của một số bệnh phổ biến do virut gây ra.

- Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của các tác nhân chính trị, xã hội, kinh tế và sinh học

đến sự bùng nổ và phát tán của các bệnh dịch do virut.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra: Seminar hoặc tiểu luận

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra: Thi trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận/ bài tập nhóm

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Văn Ty (2005). Virut học, Nhà xuất bản Giáo dục

- Bruce A. Voyles (2002). Biology of Viruses, Education Mc.GrawHell. Higher Education

- John Carter, Venetia Saunders (2007). Virology: Principles and Application, John

Wiley & Sons Ltd.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học này cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về virut: cấu tạo, hình thái,

phân loại, phương thức di truyền của virut, cơ chế gây bệnh cũng như mối tương tác giữa

virut gây bệnh và tế bào vật chủ. Ngoài ra giáo trình còn giúp sinh viên thấy được vai trò,

tầm quan trọng của virut như một công cụ kỹ thuật di truyền dùng trong nghiên cứu, phát

triển các phương pháp chữa bệnh. Sinh viên cũng sẽ được giới thiệu, làm quen với các

phương pháp nghiên cứu, các kĩ thuật sinh học phân tử sử dụng trong chẩn đoán lâm sàng

các bệnh lý do virut gây ra.

The course explores the biology of viruses and their unique strategic properties that enable

their persistance. We will examine virus structure, classification and replication strategies,

epidemiology, molecular virology, laboratory diagnosis, and applications of viruses in

biotechnology, including gene therapy. The pathogenesis of a number of human, animal and

plant diseases is discussed in the context of virus-host interactions, as well as the

persistance, transfer and control of virus infections in the community.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VIRUS

1.1. Vài nét lịch sử về sự phát triển của virut học

1.2. Hình thái và cấu trúc của virut

Page 259: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

308

1.2.1. Genome của virut

1.2.2. Vỏ capsit

1.2.3 Vỏ ngoài

1.2.4. Protein của virut

1.2.5. Tên gọi và phân loại virut

Chương 2. CÁC PHƯƠNG THỨC SINH SẢN CỦA VIRUT

2.1. Mối quan hệ giữa virut và tế bào

2.1.1 Chu trình tan

2.1.2. Chu trình tiềm tan

2.1.3. Hậu quả của mối tương tác giữa virut và tế bào

2.2. Đại cương về chu trình nhân lên của Virut

2.2.1. Hấp phụ

2.2.2 Xâm nhập và “cởi áo”

2.2.3. Tổng hợp các thành phần của virut

2.3. Các phương thức nhân lên của virut

2.3.1. Các virut có genom ADN

2.3.2 Các virut có genom ARN

Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP VÀ NUÔI CẤY VIRUT

3.1. Nuôi cấy trên mô tế bào

3.2. Nuôi trên phôi gà

3.3. Nuôi trên động vật mẫn cảm

3.4. Nuôi cấy virut gây bệnh thực vật

3.5. Nuôi cấy Phage

Chương 4. DI TRUYỀN VIRUT

4.1. Một số khái niệm cần thiết về di truyền học

4.1.1. Sao chép ADN

4.1.2. Phiên mã

4.1.3. Dịch mã

4.2. Di truyền Virut

4.2.1 Genom của virut

4.2.2. Đột biến

4.2.3. Mối tương tác di truyền giữa các virut

4.3. Thể thực khuẩn và vectơ tách dòng

4.3.1. Phage λ cải biến

4.3.2. Cosmit

4.3.3. Vectơ dùng để xác định trình tự ADN-TTK M13

4.3.4. Phagemit

4.4. Liệu pháp gen

Chương 5. DỊCH TỄ HỌC VIRUT VÀ BỆNH HỌC PHÁT SINH

Page 260: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

309

5.1. Dịch tễ học

5.1.1. Các con đường lan truyền virut

5.1.2. Truyền dọc (vertical transfusion)

5.2. Đặc điểm bệnh sinh trong quá trình nhiễm Virut

5.2.1. Cơ sở bệnh sinh

5.2.2. Yếu tố xác định khả năng gây bệnh

5.2.3. Các giai đoạn phát sinh bệnh do nhiễm virut

5.3. Các cơ quan đích chủ yếu của virut

5.3.1. Hệ thần kinh trung ương

5.3.2. Đường hô hấp

5.4. Các loại nhiễm virut chính

5.4.1. Nhiễm sinh sản (productive infection)

5.4.2. Nhiễm thui chột (abortive infection)

5.4.3. Nhiễm đề kháng

5.4.4. Nhiễm tiềm ẩn

5.4.5. Nhiễm không biểu hiện

5.5. Các dạng bệnh lý chính trong nhiễm virut

5.5.1. Mức độ tế bào

5.5.2. Các virut gây bệnh đường hô hấp

5.5.3. Các virut gây bệnh đường thần kinh

5.5.4. Các virut gây bệnh đường tiêu hóa

5.5.5. Các virut gây bệnh đường sinh dục

5.5.6. Các virut gây bệnh hệ tim mạch và hệ bạch huyết

5.5.7. Virut gây bệnh da

Chương 6. CHẨN ĐOÁN NHIỄM VIRUT

6.1. Các kỹ thuật tự động

6.2. Huyết thanh học

6.2.1. Elisa

6.2.2. Kỹ thuật Western Blot

6.2.3. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang

6.2.4. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

6.2.5. Phản ứng kết hợp bổ thể

6.2.6. Các kỹ thuật khác

Chương 7. MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUT

7.1. Các khái niệm cơ bản

7.1.1. Miễn dịch không đặc hiệu

7.1.2.Miễn dịch đặc hiệu

7.2. Virut và hệ thống miễn dịch

7.2.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống virut

Page 261: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

310

7.2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống virut

7.3. Bệnh lý miễn dịch trong nhiễm virut

7.3.1. Các bệnh phức hợp miễn dịch

7.3.2. Nhiễm tiếp virut sau khi phức hợp miễn dịch đã phân ly

7.3.3 Các tổn thương mô do phản ứng miễn dịch chống virut

7.4. Cơ chế thoát khỏi miễn dịch

7.4.1. Gắn xen vào genom của tế bào

7.4.2. Sự lan truyền của virut giữa các tế bào

7.4.3. Virut nhiễm vào loại tế bào không chịu sự giám sát của hệ thống

miễn dịch

7.4.4. Một số trường hợp khác

7.4.5. Sự biến đổi kháng nguyên

7.4.6. Khả năng ức chế miễn dịch

Chương 8. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG VIRUT

8.1 Hóa trị liệu

8.1.1. Hóa trị liệu

8.1.2. Các chất ức chế ADN-polymerase của virut

8.1.3. Các chất có cấu trúc tương tự nucleosid

8.1.4. Các chất ức chế enzym phiên mã ngược (RT)

8.1.5. Các chất ức chế protease (PI-protease inhibitors)

8.1.6. Các chất tương tự như nucleosid với phổ tác dụng rộng

8.2. Interferon

8.2.1. Sự tạo thành Interferon

8.2.2. Phân loại IFN

8.2.3. Tính chất của IFN

8.2.4. Tác dụng sinh học của IFN

8.2.5. Cơ chế tác dụng của IFN

8.2.6. Sử dụng trong điều trị

8.2.7. Hiệu quả kháng virut của yếu tố hoại tử cung (TNF)

8.2.8. Chế tạo IFN

8.3. Các phương pháp nghiên cứu phát triển thuốc mới chống virut

8.3.1 Thuốc dựa trên axit nucleic

8.3.2. Thuốc có nguồn gốc thảo mộc

8.4. Cơ chế kháng thuốc của virut

8.5. Vacxin chống virut

8.5.1. Vacxin giảm độc lực

8.5.2. Vacxin bất hoạt hay vacxin chết

8.5.3. Vacxin từng phần

8.5.4 Vacxin tạo dòng

Page 262: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

311

8.5.5. Vacxin dựa trên ADN

Chương 9. VIRUT CỦA VI KHUẨN (BACTERIOPHAGE)

9.1. Hình thái và thành phần hóa học của Thể thực khuẩn (TTK)

9.2. Khái quát về quá trình nhân lên của TTK

9.2.1. Sự hấp phụ

9.2.2.Xâm nhập

9.2.3. Sao chép

9.2.4. Lắp ráp

9.2.5. Phóng thích

9.3. Thể thực khuẩn ARN

9.3.1. Thể thực khuẩn MS2

9.4. Thể thực khuẩn ADN đơn, đa diện

9.4.1. TTK φX174 và hiện tượng gen chồng lớp

9.4.2. Sao chép ADN theo cơ chế vòng xoay

9.4.3. Phiên mã và dịch mã ở φX174

9.5. TTK ADN mạch đơn, dạng sợi

9.6. TTK ADN kép

9.6.1. Loại có kích thước nhỏ - TTK T7

9.6.2. TTK ADN kép có kích thước lớn

9.7. Hiện tượng tiềm tan và phage λ

9.7.1 Hiện tượng tiềm tan

9.7.2. Phage λ

9.8. Virut ôn hòa kiểu plasmid

9.9. TTK chuyển vị - Phage MU

9.9.1. Cấu trúc

9.9.2. Bản đồ di truyền

9.9.3. Đột biến và các phage cải biến

9.9.4. Sao chép ADN ở phage Mu

Chương 10. VIRUT CỦA THỰC VẬT, CÔN TRÙNG, TẢO VÀ NẤM

10.1. Virut của côn trùng

10.2. Virut của nấm và tảo

10.3. Virut gây bệnh cho tôm

10.4. Virut thực vật

10.4.1. Khả năng lây nhiễm

10.4.2. Phân loại virut thực vật

10.4.3. Hình thái

10.4.4. Các virut ARN ở thực vật

10.4.5. Các virut ADN ở thực vật

10.4.6. Viroit

Page 263: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

312

10.4.7. Virusoit

Chương 11. PRION

11.1 Prion

11.1.1 Prion là gì

11.1.2. Khái quát về prion

11.1.3.Cấu trúc của prion

11.1.4. Sự nhân lên của prion

11.2. Bệnh prion di truyền

11.2.1. Bệnh Creutzfeldt – Jacob (CJD)

11.2.2. Bệnh CJD biến thể kiểu mới

11.2.3. Bệnh Gerstmann- Straussler- Scheinker (GSS)

11.2.4. Bệnh mất ngủ gây chết có tính di truyền

11.3. Các bệnh Prion lây nhiễm

11.4. Prion ở nấm men

11.5. Chẩn đoán bệnh Prion

11.6. Nghiên cứu biện pháp chống bệnh prion

Chương 12. UNG THƯ DO VIRUT

12.1 Một số khái niệm về ung thư

12.2. Chu kỳ tế bào và apoptosis

12.2.1. Chu kỳ tế bào

12.2.2.Sự điều hòa chu trình tế bào

12.3. Các con đường dẫn đến ung thư

12.3.1. Sự biến đổi proto- oncogen thành oncogen

12.3.2. Virut gây ung thư

12.3.3. Vai trò của telomer trong ung thư

12.3.4. Ung thư liên quan đến tế bào gốc

84. SINH THÁI HỌC NHIỆT ĐỚI VÀ BẢO TỒN (Tropical Ecology and Conservation)

1. Mã môn học: BIO4074

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Cơ sở sinh thái học (BIO3507).

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- Bộ môn Động vật không xương sống: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS.TS. Nguyễn

Xuân Quýnh, PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, TS. Trần Anh Đức, TS. Nguyễn Quang

Huy, CN. Nguyễn Thanh Sơn, CN. Ngô Thị Minh Thu

Page 264: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

313

- Bộ môn Động vật có xương sống: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, TS. Lê Thu Hà, CN.

Vũ Ngọc Thành, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Hoàng Trung Thành, ThS. Thạch Mai

Hoàng, ThS. Nguyễn Thành Nam, ThS. Nguyễn Huy Hoàng

- Bộ môn Thực vật học: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, TS. Nguyễn Thùy Liên, ThS.

Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, CN. Hồ Thị Tuyết Sương

- Phòng thí nghiệm Sinh thái & Sinh học môi trường: TS. Lê Thu Hà, TS. Đoàn Hương

Mai, ThS. Trương Ngọc Kiểm, ThS. Bùi Thị Hoa

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Củng cố và mở rộng các kiến thức về đa dạng sinh học đã được học ở các môn Động vật

học động vật không xương sống, Động vật học động vật có xương sống, Thực vật học,

Sinh thái học; áp dụng thực tế đối với hệ sinh thái nhiệt đới tại Việt Nam. Tổng hợp và

hệ thống hóa những kiến thức nêu trên thông qua việc quan sát, thực hành trực tiếp

ngoài thực địa.

- Hiểu rõ hơn, so sánh và phân biệt các mối liên hệ giữa sinh vật và môi trường sống của

chúng.

- Nhận biết, khám phá và hiểu được những kiến thức về về địa lý sinh vật và sinh học bảo

tồn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Hiểu được và có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu sinh học ngoài thiên nhiên:

phương pháp quan sát, ghi chép, điều tra số liệu thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật.

- Có khả năng phân tích và đúc kết các số liệu thực tế thu được từ hoạt động khảo sát

ngoài thực địa.

- Rèn luyện các kỹ năng suy luận logic, củng cố tính trung thực, chính xác và tỉ mỉ.

- Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong nhanh nhẹn,

dẻo dai, tinh thần hợp tác và kỷ luật trong công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Xây dựng và bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên – môi trường.

- Nâng cao lòng yêu nghề và ý thức vươn lên trong nghề nghiệp.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức cốt lõi của Sinh học vào thực tiễn nghề nghiệp.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá trong quá trình học thông qua đánh giá các hoạt động thực tập của sinh viên.

- Đánh giá sau quá trình học thông qua báo cáo thực tập của sinh viên.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Trần Đình Nghĩa (chủ biên), Phan Huy Dục, Hà Đình Đức, Bùi Công Hiển, Nguyễn Xuân

Huấn, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Xuân Quýnh, Đặng Thị Sy, Nguyễn Nghĩa Thìn. Sổ

tay Thực tập thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

Page 265: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

314

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Đây là môn học được tiến hành ngoài thực địa. Nội dung chính của môn học là cung cấp

các kiến thức về đa dạng sinh học, về các hệ sinh thái, sinh thái học, địa lý sinh vật, sinh

học bảo tồn, với bối cảnh là các hệ sinh thái nhiệt đới của Việt Nam. Sinh viên được chia

thành các nhóm và thực hành nghiên cứu về đa dạng sinh học theo 3 hướng: đa dạng thực

vật, đa dạng động vật có xương sống, đa dạng động vật không xương sống tại các sinh cảnh

khác nhau.

Sinh viên cần nắm vững và thực hành các phương pháp nghiên cứu sinh học ngoài tự nhiên

như cách quan sát, ghi chép, điều tra thu thập mẫu vật, nhận biết các loài sinh vật thường

gặp, phân tích định loại, xử lý và bảo quản mẫu vật. Kết thúc đợt thực địa sinh viên cần

tổng kết các kết quả đã thu hoạch được và viết một báo cáo khoa học. Môn học này còn

cung cấp các kỹ năng và thói quen khoa học cần thiết khi nghiên cứu sinh học thực địa, bồi

đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Vị trí của thực tập thiên nhiên trong chương trình đào tạo sinh học và

trách nhiệm của sinh viên

1.1. Mục tiêu của thực tập thiên nhiên.

1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể đối với sinh viên.

1.3. Các tác phong và kỹ năng khoa học sinh viên cần phải rèn luyện trong thực tập

thiên nhiên.

Chương 2: Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và các sinh cảnh vùng thực tập

2.1. Vị trí địa lý.

2.2. Địa hình

2.3. Các điều kiện khí hậu, thủy văn

2.4. Các sinh cảnh.

Chương 3: Côn trùng ở cạn

3.1. Mục đích yêu cầu

3.2. Nội dung.

3.3. Đặc điểm nhận dạng một số họ côn trùng phổ biến

Chương 4: Động vật không xương sống ở nước

4.1. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thủy sinh học

4.2. Giới thiệu một số nhóm động vật không xương sống cỡ lớn phổ biến ở các thủy

vực nước ngọt.

Chương 5: Cá, Lưỡng cư và Bo sát

5.1. Cá

5.2. Lưỡng cư (Ếch nhái)

5.3. Bò sát

Chương 6: Chim và Thú

6.1. Phần chung: nghiên cứu khu hệ chim, thú.

6.2. Phương pháp nghiên cứu chim.

Page 266: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

315

6.3. Nghiên cứu về thú.

Chương 7: Thực vật bậc cao

7.1. Mục đích yêu cầu

7.2. Phương thức kiểm tra

7.3. Nội dung chi tiết

Chương 8: Nấm và Tảo

8.1. Phần Nấm

8.2. Phần Tảo

85. TIỂU LUẬN KHOA HỌC

1. Mã môn học: BIO4076

2. Số tín chỉ: 2

- Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 10 giờ tín chỉ

- Thực hành trong phòng thí nghiệm hoặc thực tập thực tế ngoài thực địa: 20 giờ

3. Môn học tiên quyết:Các môn học thuộc khối kiến thức chung của nhóm ngành và các môn

thuộc khối kiến thức cơ sở ngành

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên: Bộ môn Sinh lý thực vật và Hoá sinh cùng các bộ môn khác

6. Mục tiêu môn học: (knowledge, skills, attitude)

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

- Chủ động lựa chọn phương pháp thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu

ngoài thực địa để thu thập thông tin, số liệu về một vấn đề nghiên cứu cụ thể.

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên sẽ chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu

và thiết kế thí nghiệm một cách độc lập trên một đối tượng hoặc một vùng nghiên cứu

cụ thể để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.

- Giải quyết được những nội dung khoa học của chuyên đề dưới dạng công trình nghiên

cứu khoa học.

6.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Kỹ năng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

- Có kỹ năng thu thập và tổng quan tài liệu nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu cụ thể.

- Xây dựng được cấu trúc một báo cáo khoa học dưới dạng báo cáo tổng kết kết quả hoặc

bài báo để có thể công bố trong các tạp chí chuyên ngành hoặc hội nghị.

6.3. Thái độ học tập:

- Rèn luyện các đức tính cần thiết trong nghiên cứu khoa học: làm việc chăm chỉ, chủ

động, độc lập, làm việc theo nhóm; có thái độ trung thực, khách quan trong đánh giá kết

quả.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

Page 267: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

316

- Kiểm tra kết quả nghiên cứu thu được theo tiến độ, tinh thần và thái độ học tập, nghiên

cứu của sinh viên: 40% (tiến hành trong suốt thời gian sinh viên nghiên cứu).

- Bảo vệ tiểu luận gồm cả phần viết báo cáo khoa học và trả lời câu hỏi: 60% (tiến hành

sau khi kết thúc môn học và theo lịch của nhà Trường)

8. Giáo trình bắt buộc

- Nelson DL and Cox MM (2000). Lehninger Principles of Biochemistry, Worth

Publishers New York.

- Jones A, Reed R. and Weyers J (2010). Practical skills in Biology. Benjamin

Cummings, 4 edition.

- McMillan VE. (1996). Writing papers in the Biological Sciences. Bedford/St Martins;

2nd Sprl edition.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Tiểu luận khoa học là môn học có nội dung thực hành nghiên cứu khoa học tổng hợp, kết

hợp các kiến thức của ngành và chuyên ngành đã học để thể hiện trong một báo cáo chuyên

đề cụ thể. Sinh viên được hướng dẫn xây dựng các hướng nghiên cứu cụ thể, bao gồm: đề

xuất, phát hiện vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm ý nghĩa

khoa học và thực tiễn của vấn đề, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, tổng quan tài liệu có liên

quan, nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể để giải quyết từng nội dung

nghiên cứu cụ thể để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết vấn đề và kết luận. Những

nội dung này đề có sự kết hợp kiến thức cơ bản và các hướng nghiên cứu ứng dụng nhất

định theo đề xuất của sinh viên và giáo viên hướng dẫn khoa học.

The content of course is scientific research practice, a combination of specific knowledge

have learnt to express in a specific thematic report. From the contents of specific research

proposed by student and supervisor, students are guided methods to discover issues, find

the meaning of scientific and practical issues, specific objectives of research, introduction

related, content of issue to be addressed to achieve research objectives, solve problems and

conclusions. Scientific essay can be a part of the results achieved in graduation thesis of

students.

10. Nội dung chi tiết môn học

+ Phần 1. Hướng dẫn sinh viên lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách thu thập tài liệu và tổng

quan tài liệu:

- Tình hình nghiên cứu ngoài nước

- Tình hình nghiên cứu trong nước

- Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu (Trên cơ sở đánh giá

tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan,

những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá những khác biệt về trình độ

KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn

tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể

hoá mục tiêu đặt ra và những nội dung cần thực hiện để đạt được mục tiêu).

- Hướng nghiên cứu hay đặt ra mục tiêu nghiên cứu

Page 268: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

317

- Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, chỉ ra các nội dung nghiên cứu để giải quyết mục tiêu

+ Phần 2. Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện nội dung nghiên cứu

và tiến hành nghiên cứu

+ Phần 3. Tổng kết kết quả nghiên cứu và kết luận

+ Phần 4. Viết tiểu luận

+ Phần 5. Hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận: Bố cục, cách trình bày, hình thức tiểu luận

Tuỳ theo từng nhóm chuyên ngành và giáo viên hướng dẫn khoa học, môn học sẽ có những

đặc thù riêng có thể lựa chọn các vấn đề đã được nghiên cứu để viết tổng quan và báo cáo hoặc

tiến hành nghiên cứu, tổng kết kết quả. Tiểu luận khoa học cũng có thể là một bài báo khoa học

được đăng trên các tạp chí chuyên ngành sinh học của các tác giả khác hoặc là công trình

nghiên cứu của sinh viên và tập thể.

86. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Graduation thesis or final examination)

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO4077

2. Số tín chỉ: 9

3. Môn học tiên quyết:

Môn học tiên quyết: Hoàn thành các môn học thuộc khối kiến thức chung của nhóm ngành,

khối kiến thức ngành và bổ trợ, Sinh thái học nhiệt đới và bảo tồn (BIO4074), Tiểu luận

khoa học (BIO4076).

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt/tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Cán bộ hướng dẫn từ các trường đại học, viện nghiên cứu, v.v.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu, có phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện

đại về một trong các lĩnh vực: sinh học phân tử và tế bào, sinh học cơ thể động, thực vật

và người, sinh học quần thể, quần xã, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. (Mức 1)

- Có khả năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại nhằm xử lý

một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Sinh học. (Mức 2)

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Sinh học vào việc giải quyết 1

vấn đề cụ thể. (Mức 2)

- Có kỹ năng tìm hiểu và đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) (Mức 1).

- Có khả năng đánh giá và phân tích một nghiên cứu cụ thể. (Mức 3)

- Sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm truyền thống và các máy móc hiện đại nhằm

đáp ứng tốt các công việc liên quan đến một lĩnh vực cụ thể trong Sinh học. (Mức 2)

Page 269: 16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences) 1

318

- Có kĩ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết: điều tra, thu thập mẫu, định loại, phân tích

và tổng hợp số liệu trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa (Mức 3).

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm bảo đảm hình

thành con người phát triển toàn diện, hữu ích. (Mức 1)

- Thành thạo tin học văn phòng, biết sử dụng các phần mềm để xử lí số liệu (Mức 2);

- Áp dụng các kiến thức về Sinh học, đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc

sống (Mức 3).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng các kiến thức về Sinh học, đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc

sống. (Mức 3)

- Có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu theo định hướng của cán bộ hướng dẫn. (Mức 4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Khóa luận tốt nghiệp được đánh giá thông qua buổi bảo vệ khóa luận, dựa vào đánh giá

của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học cuối khoá của sinh viên để xét và công

nhận tốt nghiệp. Trong khóa luận, sinh viên phải thể hiện kiến thức tổng hợp về một lĩnh

vực cụ thể trong sinh học (sinh học tế bào, sinh học cơ thể, sinh học quần thể) mà mình đã

tiếp thu trong quá trình học tập để vận dụng vào nghiên cứu và giải quyết những vấn đề

thực tiễn liên quan Sinh học.

Graduatethesisisascientific workofstudentsto finish undergraduate degree. In thisthesis, the

student must usegeneral knowledgeon a specific areain biologyinthe learning process,

apply this knowledgein a particular researchand solvea problem in Biology.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Hình thức giảng dạy: Sinh viên tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của cán bộ hướng dẫn.

Trình bày các kết quả nghiên cứu dưới dạng khóa luận tốt nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp được đánh giá thông qua buổi bảo vệ khóa luận, dựa vào đánh giá của

hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.