25
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI 1.2. Mã số học phần: LAW 606 1.3. Số tín chỉ: 02 tín chỉ 1.4. Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Luật 2. Mô tả học phần Môn học “Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng trọng tài” cung cấp những kiến thức chuyên sâu về pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp này trong hoạt động thương mại của các thương nhân, tại một số các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế có uy tín trên thế giới. Môn học bao gồm 2 phần: Phần 1, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Phần 2, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại một số Trung tâm trọng tài quốc tế như: ICC (Phòng thương mại và Công nghiệp quốc tế); AAA Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ); VIAC (Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam); HKIAC (Trung tâm

1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Thông tin học phần

1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

BẰNG TRỌNG TÀI

1.2. Mã số học phần: LAW 606

1.3. Số tín chỉ: 02 tín chỉ

1.4. Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Luật

2. Mô tả học phần

Môn học “Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng trọng tài” cung cấp những kiến thức

chuyên sâu về pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn áp

dụng giải quyết tranh chấp này trong hoạt động thương mại của các thương nhân, tại một

số các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế có uy tín trên thế giới.

Môn học bao gồm 2 phần:

Phần 1, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

Phần 2, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại một số Trung tâm trọng tài

quốc tế như: ICC (Phòng thương mại và Công nghiệp quốc tế); AAA Hiệp hội Trọng tài

Hoa Kỳ); VIAC (Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam); HKIAC (Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Hồng Kông);

JCAA (Hiệp hội Trọng tài thương mại Nhật Bản); SCC (Trọng tài Phòng thương mại

Stockholm); LCIA (Tòa án Trọng tài quốc tế London); SIAC (Trung tâm Trọng tài quốc

tế thương mại Singapore); KLRCA (Trung tâm Trọng tài Kuala Lumpur)…

Khi nghiên cứu môn học này, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức về:

(i) Khái niệm, các hình thức trọng tài thương mại;

(ii) So sánh thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và

tòa án;

Page 2: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

(iii) Thỏa thuận trọng tài – cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế bằng trọng tài;

(iv) Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo Công ước New York 1958 về Công nhận

và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài và pháp luật trọng tài các nước;

(v) Tố tụng trọng tài (nguyên đơn gửi đơn kiện; bị đơn gửi bản tự bảo vệ và đơn

kiện lại; thành lập Hội đồng trọng tài; phạm vi thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; phiên

họp giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm trọng tài; ban hành quyết định trọng tài; công

nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài…);

(vi) Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại một số Trung tâm trọng tài

quốc tế (lựa chọn một số trung tâm trọng tài quốc tế tiêu biểu, có uy tín, có quy tắc tố

tụng tiến bộ và thực tiễn giải quyết nhiều vụ tranh chấp thương mại);

(vii) Những vấn đề pháp lý các thương nhân Việt Nam cần lưu ý khi lựa chọn

phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;

(viii) Bài học kinh nghiệm – bình luận một số phán quyết của Trọng tài thương mại

quốc tế.

3. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, học viên sẽ:

- Học viên phải nắm vững:

(i) các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài –

nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (thỏa thuận trọng tài), trong đó bao gồm

các quy định của pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về trọng tài;

(ii) tố tụng trọng tài và thực tiễn vận dụng các kỹ năng trong tranh tụng, giải quyết

vụ tranh chấp bằng trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ tranh

chấp thương mại.

- Học viên sẽ nhận biết được nguyên tắc cơ bản và điều kiện mang tính tiên quyết

trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Biết vận dụng kiến thức đã học về

Page 3: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

các vấn đề như: thẩm quyền của trọng tài (khác với tòa án); quy trình tố tụng trọng tài

(các bước tố tụng cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài); đánh giá tính khả thi

trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình trong một vụ kiện cụ thể.

- Từ kiến thức đã học, người học có kỹ năng tranh tụng bảo vệ quyền lợi của mình

trong phiên họp giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài; biết vận dụng kiến thức

vào thực tiễn hoạt động kinh doanh để tư vấn và xử lý tình huống cụ thể trong hoạt động

thương mại quốc tế như:

(i) Soạn thảo, tư vấn về phần giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;

(ii) Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (luật áp dụng

và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp).

- Trong quá trình nghiên cứu môn học, yêu cầu đối với học viên là:

(i) Tích cực, chủ động tìm hiểu và nắm vững các vấn đề pháp lý trong giải quyết

tranh chấp thương mại bằng trọng tài liên quan đến hoạt động thương mại của các thương

nhân Việt Nam với đối tác nước ngoài;

(ii) Có tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập, tự nghiên cứu đối với môn học;

(iii) Tự tin trong việc thực hành nghề nghiệp về thương mại quốc tế nói chung và

giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài nói riêng.

4. Nội dung học phần

4.1. Tổng quan:

Nội dung học phần gồm 8 chương

STT Tên chương Nội dung khái quát

1 Tổng quan về trọng tài thương mại quốc tế.

- Nghiên cứu nội dung cơ bản về trọng tài thương mại quốc tế; phân biệt các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và các phương thức lựa chọn khác.

- Phân biệt các hình thức trọng tài và trình tự tố tụng của các hình thức trọng tài (trọng tài ad hoc và trọng tài quy chế); tính ưu việt của

Page 4: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Tên chương Nội dung khái quát

của các hình thức trọng tài.

2

Thỏa thuận trọng tài – cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

- Nghiên cứu các hình thức thỏa thuận trọng tài và giá trị pháp lý của các hình thức thỏa thuận trong tài – cơ cở pháp lý hình thành thầm quyền của trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.

- Phân biệt phạm vi thẩm quyền của tòa án và thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại. Từ đó để vận dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân.

- Các điều kiện pháp luật quy định để phán quyết trọng tài thương mại có hiệu lực và được công nhận, thi hành ở nước ngoài.

3

Hội đồng trọng tài và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật trọng tài trong việc thành lập hội đồng trọng tài (trọng tài ad hoc; trọng tài thường trực) phân biệt về mặt pháp lý trong việc thành lập Hội đồng trọng tài theo quy định của pháp luật và theo quy tắc tố tụng trọng tài của các Trung tâm trọng tài.

- Phân biệt thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và thẩm quyền của cơ quan tư pháp khác (tòa án), trong quá trình tố tụng trọng tài. Từ đó nắm rõ bản chất và cơ sở pháp lý của thẩm quyền trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại.

- Bản chất của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại cơ quan tư pháp và trọng tài; điều kiện và hiệu lực của các biện pháp đó của tòa án và trọng tài.

4 Tố tụng trọng tài. - Nghiên cứu các nội dung cơ bản trong việc

Page 5: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Tên chương Nội dung khái quát

viết đơn kiện và bản tư bảo vệ của nguyên đơn và bị đơn trong một vụ kiện cụ thể.

- Quy định của pháp luật về quyền lựa chọn của các bên trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài – so sánh với các cơ quan tố tụng khác.

- Nắm vững và phân biệt được việc chọn luật áp dụng và chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong vụ kiện, từ đó áp dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trọng vụ kiện.

- Hoàn thiện kỹ năng tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tại phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài.

5

Phán quyết trọng tài. - Nghiên cứu các nội dung và điều kiện hiệu lực của phán quyết trọng tài.

- Phân biệt điều kiện hiệu lực, công nhận và thi hành của phán quyết trọng tải của Hội đồng trọng tài ad hoc; trong tài thường trực (quy chế).

- Nghiên cứu các nội dung và điều kiện hủy phán quyết trọng tài; so sánh điều kiện hủy phán quyết trọng tài trong pháp luật trọng tài quốc gia và Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài.

6 Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

- Phân biệt khác nhau về mặt pháp lý của chế định công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật đối với phán quyết trọng tài.

- So sánh và phân biệt được các điều kiện về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của pháp luật các nước.

Page 6: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Tên chương Nội dung khái quát

- So sánh các điều kiện về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trong pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế.

- Vận dụng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tại cơ quan thẩm quyền tại nơi phán quyết trọng tài được công nhận và thi hành.

7

Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế tại các Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế.

- Nghiên cứu quy định trình tự tố tụng theo Quy tắc tố tụng trọng tài của các Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại (khởi đầu vụ kiện; thành lập Hội đồng trọng tài; Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp; Quyết định trọng tài…) của một số Trung tâm trọng tài tiêu biểu, từ đó có sự so sánh về tính ưu việt trong tố tụng trọng tài của các Trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín.

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (vụ việc được giải quyết tại VIAC; phán quyết có kháng cáo yêu cầu hủy tại Tòa án; lý do và thực trạng).

- Từ những vấn đề mang tính thực tiễn, học viên rút ra bài học trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế.

8 Bài học kinh nghiệm – Bình luận một số phán quyết chọn lọc của các Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế.

- Vận dụng nội dung đã học cho việc xem xét một số vụ việc thực tiễn đã được các Hội đồng trọng tài, tại các Trung tâm trọng tài xét xử.

- Học viên thực hành bằng việc viết đơn kiện cho một vụ kiện giả định do giảng viên cung

Page 7: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Tên chương Nội dung khái quát

cấp. - Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, học viên

chọn và bảo vệ quyền lợi cho một bên trong vụ tranh chấp (nguyên đơn hoặc bị đơn) theo hình thức đối kháng.

4.2. Chi tiết học phần và kế hoạch thực hiện:

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

1 1

Chương 1. Tổng quan về trọng tài thương mại quốc tế

- Khái niệm về trọng tài thương mại quốc tế

- Các hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn trong hoạt động thương mại quốc tế của các thương nhân

- Các hình thức trọng tài

- Xu hướng phát triển của trọng tài thương mại trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế

- Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC)

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo).

- Alan Redfern, Martin Hunter, 2004. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. NXB London Sweet & Maxwell.

- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), 2004. Trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn.

- Văn bản pháp luật và các tài liệu khác.

2 2 Chương 2. Thỏa thuận trọng tài – cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài- Khái niệm, các hình thức, thỏa

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu

Page 8: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

thuận trọng tài. - Phạm vi thẩm quyền của trọng

tài. - Tính độc lập của thỏa thuận trọng

tài trong hợp đồng thương mại quốc tế.

- Quyền lựa chọn phương thức của người tiêu dùng trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài.

- Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

tham khảo). - Trung tâm trọng tài quốc tế

Việt Nam (VIAC), 2004. Trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn.

- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, 2004. 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc.

- Albert Jan van den Berg, 1981. Công ước New York 1958. NXB Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer. (Bản dịch của VCCI)

- Alan Redfern, Martin Hunte, 2004. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Nxb London Sweet & Maxwell.

- - Văn bản pháp luật và các tài liệu khác.

3 3 Chương 3. Hội đồng trọng tài và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài- Khái niệm; thành phần Hội đồng

trọng tài; quy định chung đối với trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài; thay đổi trọng tài viên.

- Thành lập hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài; thành lập

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo);

- Trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, VCCI, 2004;

Page 9: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

hội đồng trọng tài Ad hoc. - Thẩm quyền của hội đồng trọng

tài (thẩm quyền của thẩm quyền). - Thẩm quyền của hội đồng trọng

tài về xác minh sự việc, thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng.

- - Thẩm quyền của trọng tài về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc (tham khảo các phần về thành lập Hội đồng trọng tài, phạm vi thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong vụ tranh chấp có nhiều nội dung tranh chấp);

- Vụ kiện.

4 4 Chương 4. Tố tụng trọng tài- Khái niệm, trình tự tố tụng trọng

tài. - Nguyên đơn đưa đơn kiện. - Bản tự bảo vệ và đơn kiện lại của

Bị đơn. - Quyền của các bên trong tố tụng

trọng tài liên quan đến việc thương lượng, rút hồ sơ, bổ sung đơn kiện và đơn kiện lại.

- Ngôn ngữ, địa điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

- Luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong tố tụng trọng tài.

- Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

- Hội đồng trọng tài ra quyết định.

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo);

- Tài liệu bắt buộc: Quy tắc tố tụng trọng tài của một số Trung tâm trọng tài quốc tế (ICC; VIAC; AAA; LCIA; HKIAC; JCAA; SCC; SIAC; KLRCA…)

- Albert Jan van den Berg, 1981. Công ước New York 1958. NXB Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer. (Bản dịch của VCCI)

- Alan Redfern, Martin Hunte, 2004. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Nxb London Sweet &

Page 10: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

Maxwell.

- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế: nhận dạng tranh chấp; biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết. Nxb Chính trị quốc gia 2012, tái bản 2014.

- Công ước New York 1958;

- Văn bản pháp luật và các tài liệu khác.

5 5 Chương 5. Phán quyết trọng tài- Khái niệm, nguyên tắc ra phán

quyết trọng tài. - Nội dung, hình thức và hiệu lực

phán quyết trọng tài. - Phán quyết trọng tài ad hoc. - Phán quyết trọng tài quy chế. - Hủy phán quyết trọng tài. - Giá trị pháp lý của phán quyết

trọng tài.

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo);

- Tài liệu bắt buộc: Các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc (VIAC xuất bản từ 2008 – 2014)

- Alan Redfern, Martin Hunte, 2004. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Nxb London Sweet & Maxwell.

- Công ước New York 1958;

- Văn bản pháp luật và các tài liệu khác.

- Luật trọng tài thương mại Việt Nam (Chương về phán

Page 11: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

quyết trọng tài có so sánh với Luật trọng tài thương mại một số quốc gia).

6 6

Chương 6. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài- Khái niệm về công nhận và thi

hành phán quyết trọng tài. - Công nhận và thi hành phán

quyết trọng tài nước ngoài theo pháp luật quốc gia.

- Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo Điều ước quốc tế- Công ước New york 1958 về Công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo);

- Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài;

- Albert Jan van den Berg, 1981. Công ước New York 1958. NXB Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer. (Bản dịch của VCCI).

- Văn bản pháp luật và các tài liệu khác.

- Luật Trọng tài thương mại Việt Nam (Chương về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có so sánh với pháp luật trọng tài thương mại một số quốc gia).

- Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Chương về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, quyết định trọng tài nước ngoài).

Page 12: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

7 7

Chương 7. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế tại các Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế- Quy tắc tố tụng và thực tiễn giải

quyết tranh chấp thương mại tại Trung tâm trọng tài quốc tế ICC

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA).

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại một số Trung tâm trọng tài khác (JCAA – Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản); SCC (Trọng tài Phòng thương mại Stockholm); LCIA (Tòa án Trọng tài quốc tế London); SIAC (Trung tâm trọng tài quốc tế thương mại Singapore); KLRCA (Trung tâm trọng tài Kuala Lumpur)…

Nghiên cứu đề cương môn học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo);

- Tài liệu bắt buộc: Các quyết định trọng tài thương mại quốc tế chọn lọc (VIAC từ 2008 – 2014);

- Báo cáo tổng kết giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hàng năm của VIAC và của một số Trung tâm trọng tài khác;

- Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ Trọng tài và kinh nghiệm (PGS. TS. Hoàng Ngọc Thiết). NXB Chính trị quốc gia 2002;

- Albert Jan van den Berg, 1981. Công ước New York 1958. NXB Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer. (Bản dịch của VCCI)

- Alan Redfern, Martin Hunte, 2004. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. NXB London Sweet & Maxwell.

8 8 Chương 8. Bài học kinh nghiệm – Nghiên cứu đề cương môn

Page 13: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Buổi Nội dung Yêu cầu

Bình luận một số phán quyết chọn lọc của các Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế.

- Bình luận (chọn lọc) các phán quyết trọng tài quốc tế.

- Bài học về thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.

- Chuẩn bị hồ sơ vụ kiện (thu thập chứng cứ, tài liệu…).

- Đánh giá các khả năng để bảo vệ quyền lợi (giá trị vụ tranh chấp; chi phí vụ cho vụ kiện; khả năng về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài…).

- Tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp (tranh tụng và đưa ra các yêu cầu tại phiên họp…).

- Thi hành phán quyết trọng tài tại quốc gia được yêu cầu công nhận và thi hành.

học; những đề xuất.

Những tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình (trong mục tài liệu tham khảo);

- Các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc (VIAC 2008-2014);

- Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ Trọng tài và kinh nghiệm (PGS. TS. Hoàng Ngọc Thiết). Nxb Chính trị quốc gia 2002;

- ThS-GVC Nguyễn Ngọc Lâm, 2012. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại quốc tế: Nhận dạng tranh chấp; Biện pháp ngăn ngửa và Phương pháp giải quyết. Tái bản lần thứ hai 2014, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Tài liệu tham khảo:

(1) Luật thương mại 2005.

(2) Nghị định của Chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi

tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và hoạt

động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

(3) Luật trọng tài thương mại được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thông qua ngày 17/06/2010.

Page 14: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

(4) Nghị định của Chính phủ số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/07/2011 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

(5) Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

(6) Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài

nước ngoài.

(7) Bộ nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế- UNIDROIT 2004. NXB Việt

Pháp.

(8) Incoterms 2010 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC).

(9) UCP 600- ICC

(10) Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003. Giáo trình luật thương mại quốc tế. NXB

Công an nhân dân.

(11) Trường Đại học Luật TP. HCM, 2012. Giáo trình Luật thương mại quốc tế. NXB

Hồng Đức.

(12) Trường Đại học Luật TP. HCM, 2015. Giáo trình Luật kinh doanh quốc tế.

NXBHồng Đức.

(13) Trường Đại học Luật TP. HCM, 2015. Giáo trình Luật Trọng tài thương mại quốc

tế.

(14) Hanoi Law University, 2012. Textbook International Trade and Business Law.

Hanoi: People’s Public Security Publishing House. (Giáo trình song ngữ Anh-Việt

do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III, download

miễn phí từ các đường link http://intertradelaw. hlu.edu.vn/files/Giao%20trinh

%20Luat%20Thuong%20mai%20quoc%20te. pdf;

(15) Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), 2004. Trọng tài và phương thức

giải quyết tranh chấp lựa chọn.

(16) Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, 2004. 50 phán quyết trọng tài quốc tế

chọn lọc.

Page 15: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

(17) Albert Jan van den Berg, 1981. Công ước New York 1958. NXB Kluwer Law and

Taxation Publishers, Deventer. (Bản dịch của VCCI).

(18) Alan Redfern, Martin Hunter,2004. Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại

quốc tế. NXB London Sweet & Maxwell.

(19) Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế,Sổ tay về Hệ thống giải quyết tranh

chấp của WTO. NXB Chính trị Quốc gia 2005.

(20) GS Raj Bhala, 2001. Luật thương mại quốc tế, Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

NXB LexisNexis 2001. (Bản dịch tiếng Việt. NXB Tư pháp 2006).

(21) GS. TS Nguyễn Thị Mơ, 2002. Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải

trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế. NXB Chính trị quốc gia.

(22) Nguyễn Khánh Ngọc (Hiệu đính), 2010. Giải quyết tranh chấp thương mại tại

WTO. NXB Lao động – Xã hội.

(23) Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng, 2005. Luật Thương mại Quốc tế. NXB Đại học

Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

(24) PGS. TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê Thị Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn, 2003.

Hợp đồng thương mại quốc tế. NXB Công an nhân dân.

(25) ThS -GVC Nguyễn Ngọc Lâm, 2012. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương

mại quốc tế: Nhận dạng tranh chấp; Biện pháp ngăn ngửa và Phương pháp giải

quyết. Tái bản lần thứ hai 2014. NXB Chính trị Quốc gia.

(26) Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Trường Sơn, 2014. Tuyển tập điều ước quốc tế về Hợp

đồng – Vận chuyển và Thanh toán quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia.

(27) Nguyễn Ngọc Lâm, 2012. Tư pháp quốc tế (phần chung). NXB Đại học Quốc gia

TP. HCM.

(28) Nguyễn Ngọc Lâm, 2012. Tư pháp quốc tế (Phần riêng – một số chế định cơ

bản). NXB Phương Đông.

Page 16: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

(29) Nguyễn Vũ Hoàng, 2005. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con

đường tòa án. TP. HCM: NXB Thanh Niên.

(30) Hoàng Ngọc Thiết, 2002. Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ Trọng

tài và kinh nghiệm. NXB Chính trị quốc gia.

(31) Nguyễn Như Tiến, 2004. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp

đồng thuê tàu chuyến. NXB Giao thông Vận tải.

(32) Đào Văn Hội, 2004. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt

Nam. NXB Chính trị quốc gia.

* Các website

(33) http://www.chinhphu.vn

(34) http://www. doingbusiness.org

(35) http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

(36) http://www.mof.gov.vn

(37) http://www.mofa.gov.vn

(38) http://www.moit.gov.vn

(39) http://www.mutrap.org.vn

(40) http://www.nciec.gov.vn

(41) http://www.uncitral.org

(42) http://www.unidroit.org.

6. Phương pháp đánh giá học phần

STT Điểm thành phần Tỉ lệ %

1 Điểm quá trình 20%

2 Bài tiểu luận hoặc bài kiểm tra (do giảng viên tổ chức) 20%

Page 17: 1.1. Tên học phần:sdh.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/LAW 606... · Web viewĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần 1.1. Tên học phần: PHÁP LUẬT

STT Điểm thành phần Tỉ lệ %

3 Thi kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 60%

Điểm tổng kết môn học

(Điểm quá trình * 20% + tiểu luận hoặc bài kiểm tra *20% + Điểm thi cuối kỳ * 60%)

100%