125

Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh
Page 2: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 1

9353 Bolsa Ave, #J - PMB K45 - WESTMINSTER, CA 92843 Điện thoại: 714/952-3123 Website: http://www.hthkiengiang.org/

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIA Nhiệm kỳ: 2013-2015

BAN CỐ VẤN

Ông Tạ Thái Bình Ông Nguyễn Thanh Sơn Bác Sĩ: Trần Văn Chơn

Ông Lý Hữu Diệu Ông Mai Ngọc Diệp

Ông Huỳnh Văn Quang Cô Lê Kim Anh

Ông Võ Văn Hạnh Ông Lê Minh Triều

BAN CHẤP HÀNH

Hội Trưởng: Trần Văn Phú Phó NộI Vụ: Huỳnh Thanh Hoàng

Phó NgoạI Vụ: Thái Mỹ Vinh Phó HT Đặc Trách Corona

Trịnh Sơn Lượng Phó HT Đặc Trách San Diego

Nguyễn Minh Lương Phó HT Đặc Trách Escondido

Phạm Hồng Biên Tổng Thư Ký: Tạ Duy Luân

Thủ Quỹ: Nguyễn Thị Thu Cúc PhóThủ Quỹ: Phùng Thị Được

CÁC TRƯỞNG BAN

TB Xã Hội: Nhu Kim Thu TB Văn Nghệ: Nguyễn Minh Lương

TB Báo Chí: Trần Thị Tú TB Khánh Tiết: Đỗ Hữu Lộc

TB Ẫm Thực: Hàn Thị Ngọc Minh TB Tiếp Tân: Trương T Huỳnh Liên

Page 3: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 2

Mục Lục Trang

Lá Thư Hội Trưởng 5

Sinh Hoạt, Tường Trình,Thông Báo Sinh hoạt HTH Kiên Giang 2014 – Ngọc Khánh 57Tường Tình Tài Chánh – Nguyễn Thị Thu Cúc 92

VănDê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6

Gang Tấc – Phùng Quân 14

Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18

Đòn bánh Tét của Ngoại – Hoàng Thị Tố Lang 25

Hơi thở rướn của lục bát – Cao Vị Khanh 30

Ý Xuân đầu năm – Yên Thư 38

Tô mì quảng – Đường Sơn 41

Sói đồng hoang – Âu Thị Phục An 46

Năm Mùi nói chuyện Dê – Việt Hải 51

Kiên giang, một lần nhìn lại – NHã Quân 69

Chia bớt em, nỗi buồn anh... – Trang Thanh Trúc 79

Rạch giá, bạn bè và nỗi niềm xa xứ – Hồng Thu 83

Mùa không mưa – Vũ Thành Sơn 98

Mụ Hấp – Nguyễn Hoài Phương 107

NhạcTình Xuân tha hương – Thơ: Đặng Thái Sử, 122

Nhạc : Hòa Bình

Nghiên Cứu & Sưu Tầm

Những điều nên biết khi ăn trứng vịt lộn – Sưu Tầm 96

Sáu loại rau nên ăn nhiều – Dương Hằng 103

Gia chánh ngày Xuân – Sưu Tầm 115

Spirits of the Sands (Nguyễn H An) – Lê Văn Khoa 114

Phiếm Luận 65

Bắn – Mạch Vạn Niên

CHỦ TRƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH HTHKG Miền Nam California

THỰC HIỆN

BAN BÁO CHÍ HTHKG Miền Nam California

VỚI SỰ ĐÓNG GÓP CỦA

Cao Vị Khanh, Trạch Gầm, Hoàng Thị Tố Lang, Phùng Quân, Mạch Vạn Niên, Việt Hải, BCD, Trúc Lang, Võ Ngô, Nhã Quân, Yên Thư, Đường Sơn, Hồng Thu, Âu Thị

Phục An, Nguyễn thị Diu Dàng, Ngoc Khánh, Trang Thanh Trúc, Nguyễn Thị Thu Cúc, Đồ Quảng, Lê Văn Khoa, Hạ

Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Nguyễn Hoàng An, Cát Vân, Trầm Vân, Ca Dao, Nguyễn Hoài Phương, Vũ Thành Sơn,

Phạm Hồng Ân, Dương Hằng, Đặng Thái Sử & Hòa Bình, Sưu Tầm, Bách Khoa

Toàn Thư, Trần Văn Phú.

TRÌNH BÀY TRANG BÌA Graphics & Design: Trịnh Sơn Lượng

HÌNH ẢNH

Trịnh Sơn Lượng

TRÌNH BÀY

Trần Văn Phú , Trần Thị Tú, và Tạ Duy Luân

QUẢNG CÁO

Thái Mỹ Vinh, Trịnh Sơn Lượng

Mọi Chi Tiết Xin Liên Lạc về

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG NAM CALI

9353 Bolsa Ave. # J - PMB K45 Westminster, CA 92683 Điệ th i 714/ 775 5343

Page 4: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 3

Thơ Trang

Xuân có về . Hạ Hoa 17

Xuân đốt lửa – Trúc Lang 23

Một trời mơ (họa Xuân đốt lửa)– Võ Ngô 24

Vẽ lại mùa Xuân – Trầm Vân 28

Khi trở về, tháng Chạp – BCD 29

Trời đất cũng tha phương – Trạch Gầm 37

Nhớ bạn, Tịnh, Nôm na tứ tuyệt – Phùng Quân 40 Dấu sông xưa – Cao Vị Khanh 45 Nhìn con tạo bước về đây ... – Võ Ngô 50 Quê hương trong lòng – Cát Vân 56 Ta và quê hương dấu mặt – Âu Thị Phục An 56 Thơ Đồ Quảng – Đồ Quảng 64 Hương sen – Nguyễn Hoàng Hiệp 68 Ngọn đông phong – Ca Dao 78 Say – BCD 82 Về đâu đôi mắt ấy – Phùng Quân 82 Tuổi mộng – Trúc Lang 94 Mơ (họa bài Tuổi mộng) – Võ Ngô 95 Đi và để lại – Âu Thị Phục An 102 Đêm Rạch giá, nghe điệu.. – Phạm Hồng Ân 106 Quê – Âu Thị Phục An 121

Vui Cười Trang Cái điện thoại của ai?? – Sưu Tầm 44 Cười thấm thía – Sưu Tầm 97 Vui Cười – Sưu Tầm 123

ồ ầ

Mục Lục

Page 5: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 4

Ban Báo Chí HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG

Miền Nam California

Chân Thành Cám Ơn Quí Đồng Hương, quí Thầy Cô cùng các Bạn cựu học sinh Kiên Giang đã đóng góp bài vở

và hình ảnh. Các cơ sở Thương Mại và quí thân hữu

đã đăng quảng cáo. Quí vị Ân Nhân và Nhóm Cựu HọcSinh

Kiên Giang đã yểm trợ tài chánh và

Bảo Trợ

ĐẶC SAN KIÊN GIANG

Xuân Ất Mùi - 2015 Hoàn Tất Một Cách Mỹ Mãn

Page 6: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 5

Kính thưa quí Đồng Hương và Thân Hữu Kiên Giang, Rạch Giá,

Trong niềm hân hoan chào đón một năm mới, năm Ất Mùi, tôi xin thay mặt Ban Quản Trị HTHKG miền nam California chân thành gởi đến từng gia đình của tất cả bà con cô bác cùng anh chị em đồng hương, thân hữu Kiên Giang/Rạch Giá lời chúc một Năm Mới dồi dào sức khỏe và phúc lộc dồi dào.

Nhìn lại sinh hoạt của Hội Thân Hữu Kiên Giang Miền Nam California trong 21 năm qua, kể từ khi Hội được thành lập, chúng ta mới thấy được rằng Hội đã gặt hái được những thánh tựu đáng kể trong việc củng cố và phát huy tình đồng hương và thân hữu trong tinh thần tương thân, tương trợ.

Nhân dịp nầy tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả quí đồng hương và thân hữu Kiên Giang/Rạch Giá về những tình cảm gắn bó và những thương yêu của quí vị đã dành cho Hôi. Chính nhờ vào những yêu thương của quí vị mà Hội còn tồn tại và phát triển. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các bác, và các anh chị trong Ban Cố Vấn cùng các anh chị em trong Ban Chấp Hành về tinh thần phục vụ đồng hương bền bĩ và bất vụ lợi của quí vị. Sau cùng tôi cũng xin chân thành cám ơn những yễm trợ về vật chất và tinh thần của đông đảo các Thầy Cô và các Bạn cựu học sinh Kiên giang trong mọi sinh hoạt của Hội.

Trong tinh thần tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của Hôị, chúng tôi luôn cố gắng củng cố và phát huy những sinh hoạt của Hội trong tình đồng hương và thân hữu. Với chiều hướng đó, tôi luôn tin tưởng rằng Hội sẽ tiếp tục nhận được sự yêu thương, tín nhiệm và những yễm trợ tích cực, quí báu của tất cả quí bà con cô bác cùng anh chị em đồng hương và thân hữu Kiên Giang/Rạch Giá.

Một lần nữa xin chân thành kính chúc qúi đồng hương và thân hữu Kiên Giang/Rạch Giá một Năm Mới An Khang và Thịnh Vượng.

Trân trọng,

TM. Ban Quản Trị HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG Miền Nam Cali

Hội Trưởng: Trần Văn Phú

Lá Thư Hội Trưởng

Page 7: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 6

rong các loài gia súc, con dê là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Trong văn hóa phương Đông dê là một trong 12 con giáp, đại biểu cho địa chi (Mùi), và cũng nằm trong tam sinh lục súc (三牲六畜), trong văn hóa phương Tây, dê nằm trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết, dê còn xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và đặc biệt là trong Kitô giáo với hình tượng con dê gánh tội.

Là một biểu tượng phong phú, xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử loài người, trong đời sống vật chất và tâm linh, từ Đông sang Tây, biểu tượng dê phong phú và phức tạp, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông[1]. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở các hai nền văn hóa Đông-Tây.

Tổng quát

Dê là loài động vật thuộc họ Bovidae. Dê là loài

động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...). Cả dê cái và dê đực đều có râu. Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...).

Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh. Dê hoang sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi...Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó... Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê. Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh, con dê đực có thể giao phối mạnh với rất nhiều con cái trong bầy.

T

Page 8: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 7

Phương Tây

Trong văn hóa phương Tây, dê là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos. Trong bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Biểu tượng của Ma Kết có hình ảnh của chữ ‘v’ cho đầu của một con dê biển, bởi vì chòm sao Ma Kết được tìm thấy ở phía Nam trên bầu trời hoàng đạo. Cũng có những ý kiến cho rằng biểu tượng này diễn tả một con dê đang khuỵ gối. Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi cá. Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn.

Từ dê đực sang dê cái hình tượng đã đổi giá. Dê cái là hình ảnh đáng kính yêu trong các huyền thoại phương Tây, là nghĩa mẫu của thần Zeus, là bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non đeo đuổi cuộc sống và lý tưởng, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm hãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ "dê tế thần, dê sứ giả " (bouc émissaire, scape coat)

Hy Lạp-La Mã

Một truyền thuyết nói rằng khi vị thần dê Pan bị tấn công bởi con quái vật Typhon, ông ngâm mình xuống sông Nin, phần phía trên mặt nước vẫn là dê, nhưng phần ở dưới nước đã hóa thành cá. Trong huyền thoại Hy Lạp con dê đực còn là hình tượng của thần Pan, thủy tổ của mục đồng, ngày xưa là kẻ chăn dê, Pan sống trên non cao, thổi sáo làm bằng ống sậy để tưởng nhớ giọng nói của người yêu đã lẫn hồn vào lau lách. Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần hay Á thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Trong văn hóa Babylon,

Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.

Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sửa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con. Trong truyền thuyết Hy Lạp còn có kể về quái vật dê - Yale (tiếng Latin: eale, tiếng Do Thái: ל, yael tức là con dê núi) với những đặc điểm của thân hình một con dê nhưng kết hợp có hàm lợn. Yale được miêu tả trong thần thoại Hy lạp cổ như một con dê với cặp sừng lớn và có sức mạnh rất lợi hại. Loài vật này có kích thước bằng con hà mã, bộ hàm giống loài lợn và có bộ lông màu vàng hoặc nâu. Tên của chúng bắt nguồn từ một từ có nghĩa là "có thể quay lại" trong tiếng Hy Lạp, ý muốn nói sừng của loài Yale có khả năng quay và thay đổi hướng để tấn công con mồi và đối thủ ở bất cứ phương hướng nào. Ngoài chức năng tự vệ, cặp sừng này còn dùng để săn mồi bằng cách đâm xuyên qua con mồi.

Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.

Page 9: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 8

Bắc Âu

Trong thần thoại Bắc Âu, Thần Thor cưỡi trên một cỗ xe được kéo bởi hai con dê đực, mỗi khi người Bắc Âu cổ xưa nghe tiếng sấm, họ sẽ nói rằng thần Thor đang cưỡi cỗ xe của ông đến. Khi Thor cưỡi cỗ xe dê đến đấu trường, tên khổng lồ đá có trái tim nhát gan nên bỏ chạy mất. Thor quăng búa sét đánh Hrungnir, còn tên khổng lồ quăng một cặp sừng lên đánh Thor. Chiếc búa đụng phải cái sừng văng mất, nhưng một mảnh vỡ của cái sừng đánh trúng đầu Thor.

Kitô giáo

Trong Kitô giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van

thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi...". Trong Kinh thánh còn cho thấy dê chính là vật cưng của Quỷ Satan (Baphomet).

Trong các kinh Cựu ước và Tân ước có đề cập đến hình tượng hai con dê dùng để hiến tế. Con thứ nhất là con dê tạ tội tức là con dê bị giết để

tạ tội với Chúa, còn con dê thứ hai là con dê gánh tội là con dê bị yểm trù mọi tội lỗi của người Do Thái trút lên nó rồi đuổi nó vào sa mạc. Cả hai con dê đều liên quan đến nghi thức hiến tế và được đề cập rất cụ thể, từng chi tiết và sống động trong các tài liệu của Kitô giáo. Trong kinh Cựu Ước: Dê được nhắc đến trong kinh Cựu ước thông qua câu chuyện về Chúa gọi và chọn ông Áp-ra-ham để khởi đầu cho một dân riêng của Chúa.

Ðể chứng minh lời hứa của mình về quyền sở hữu đất đại của ông Áp-ra-ham, Chúa đã truyền cho ông Ap-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước, các con vật phải ở hạn ba tuổi là vì chúng đang trong thời kỳ tinh tuyền, không vết nhơ, và không bị uế tạp. Ông Áp-ra-ham đã làm theo lời chỉ dạy. Ông đặt tất cả lễ vật lên trên bàn thờ. Người dâng tiến lễ vật sẽ đặt tay trên con dê. Con dê sẽ bị giết, và con cháu ông A-ha-ron sẽ rảy máu con dê chung quanh bàn thờ (trích Lv 3:12-13).

Con dê sẽ bị giết và vị tư tế dùng tay bôi máu con vật lên các góc của bàn thờ, số máu còn lại thì đổ xuống chân bàn thờ (Lv 4:22-26). Trong một đàn dê, người ta chỉ giữ một vài con dê đực, trong khi dê cái thì có thể nhiều. Vì số lượng dê đực hiếm hoi, nên trị giá một con dê đực có lẽ đắt hơn một con dê cái vào thời đó. Luật Do thái

Page 10: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 9

qui định dùng con dê để làm lễ xá tội cá nhân hay tập thể chỉ trong trường hợp họ phạm tội một cách vô ý. Trường hợp họ xúc phạm mệnh lệnh Chúa một cách cố tình và được người khác biết, thì không thể dùng con dê để làm của lễ xá tội.

Trong ngày lễ Sa-ba-át của người Do thái, ngoài một vài con vật ở trên, cộng đồng Do thái đặc biệt tiến dâng hai con dê đực trước bàn thờ Chúa. Vị tư tế sẽ bắt thăm chọn giữa hai con: Một thăm chọn một con cho Chúa, thăm còn lại sẽ chọn con dê cho A-da-dên.. Vị tư tế sẽ sát tế "con dê cho Chúa" làm lễ tạ tội cho toàn dân (con dê tạ tội). Sau khi rảy máu con dê trên một cái nấp xá tội và làm một vài nghi thức thánh hiến bàn thờ con dê bị sát tế để tạ tội thì xác của nó được đem ra ngoài trại xa mà đốt đi. Sau đó người ta dẫn con dê cho A-da-dên còn sống tới. Vị tư tế đặt hai tay lên đầu con dê này, rồi xưng thú trên nó tất cả lỗi lầm của toàn dân. Ông trút tất cả những tội lỗi đó lên mình con dê gánh tội hay oan dương. Sau khi xưng thú tội cộng đồng xong, vị tư tế sẽ nhờ một người phục dịch dẫn con dê này thả sâu vào sa mạc.

Con dê này gánh mọi tội lỗi cộng đồng Do Thái mà đi lạc lõng trong sa mạc. Thức ăn của dê là cỏ tươi mà giữa một sa mạc khô cằn, không cỏ, không nước, lại có thú dữ ăn thịt như sư tử và chó sói quanh quẩn, thì số phận của con dê gánh tội coi như đã được định đoạt. Vì phải gánh tội cho cộng đồng mà nó giờ đây phải sống trong đói khát và sợ hãi,và cuối cùng nó sẽ chết trong đau đớn, có khi là kiệt sức vì đói khát, có khi bị phanh thây bởi một con sư tử hay một đàn sói dữ tợn. Về người thả dê khi trở về phải làm những việc thanh tẩy để tránh sự uế tạp lây từ con dê đó. Anh ta phải giặt áo và tấm rửa kỷ lưỡng trước khi anh ta trở về với cộng đồng.

Sách Dân số cũng đề cập rất nhiều đến lễ vật cho Chúa bằng các con vật kể trên. Nói về con dê, tựu trung thì lễ xá tội cần một con dê đực cho các đầu mục hay cho từng chi tộc, trong khi một con dê cái thì dành cho các thường dân. Lễ

cầu an trong dân thì cần năm con dê đực. Lễ tạ tội cho vương quốc thì cần bảy con dê đực (2 Sb 29:21). Lễ khánh thành đền thờ Chúa thì cần mười hai con dê đực (Er 6:17). Ngay cả khi dân Do Thái trở về đất nước sau thời gian bị lưu đày. Họ cũng đã dùng mười hai con dê đực để làm lễ tạ tội (Er 8:36).

Trong Cựu ước cho rằng, Chúa đồng ý tha thứ lỗi lầm cho người có tội nếu họ mang tế vật, đặc biệt là con dê, đến trước bàn thờ Chúa để các vị tư tế sát tế nó. Máu chiên, bò, và dê đã trở thành biểu tượng và dấu ấn giữa Chúa và con người. Khi nào họ phạm tội thì việc đầu tiên là đi kiếm cho mình một con dê, rồi mang nó đến trước bàn thờ. Vị tư tế sẽ sát tế con vật và rồi nghiễm nhiên tội họ được tha. Tuy vậy việc sát tế lễ vật cần phải đi đôi với lòng thành. Kinh Thánh cũng nói đến chuyện Chúa đã chê bài lễ vật: Ngần ấy lễ lược của các ngươi, đối với ta, nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã thấy ngấy. Máu bò, máu chiên dê ư, Ta đây chẳng có thèm đâu! (Is 1:11).

Con dê bị giết cho lễ Christmas Bò của ngươi, ta nào có tha thiết Chiên của ngươi, chẳng lẽ ta ham hố! Vì thú rừng là của ta hết thảy, Cả ngàn muôn loài vật và núi đồi Mọi thứ chim trời, ta đều nắm rất rõ, Động vật nơi hoang dã chính thuộc về ta. Ta mà đói, ta đâu cần nói cho các ngươi hay, Vì trái đất với mọi loài, chính ta làm chủ. Thịt bò há là thức ăn của ta ăn ư? Máu chiên há là đồ để ta uống à?

Page 11: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 10

Trong kinh Tân Ước con số tám ngày liên quan đến chuyện con dê trong Cựu ước. Chúa đã nói với Mô-sê rằng Bê, chiên, hay dê, sau khi sinh, sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, từ ngày thứ tám trở đi, nó sẽ được đoái nhận làm lễ tiến, làm lễ hỏa tế dâng Chúa (Lv 22:27). Ma-ri-a và tGiu-se đã không tiến dâng một con dê hay con cừu, nhưng đã tiến dâng một đôi chim bồ câu non thể theo luật truyền dạy. Giao Ước cũ trong Cựu ước là máu của chiên, bò, và dê. Giao Ước mới trong Tân ước thì không dùng máu súc vật nữa.

Phương Đông

Trong văn hóa phương Đông với thuyết 12 con giáp thì dê là con giáp đại biểu cho địa chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Trong 12 con giáp, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu nhưng cũng không kém phần nhanh trí. Dê là một trong những thần vật được người Ai Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai Cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc có nhiều điển tích gắn liền với con dê, chứng tỏ nó gần gũi trong cuộc sống của người Trung Quốc, nổi tiếng thì có điển tích Dương xa (tức xe dê kéo), cụ thể là vua Tấn Võ đế của Trung Quốc thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào tức đêm ấy nhà vua sẽ ngủ với cung phi đó. Nên hàng trăm cung phi mỗi đêm tìm lá dâu non loại lá mà dê háu ăn rồi đặt trước cửa phòng để xe dê dừng lại. Nhưng không được vua đến tìm thú vui, thì người cung nữ cảm thấy cô đơn lạnh lẽo. Và điều này được phản ánh qua tác phẩm của Việt Nam là Cung oán ngâm khúc

Phải duyên hương lửa cùng nhau Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ Dấu dương xa đám cỏ quanh co

Điển tích chăn dê gắn liền với Tô Vũ là tôi trung của nhà Hán khi đi sứ mang đất Hung Nô,

bị Thuyền Vu Hung Nô giữ không cho về và truyền lệnh đầy ông này lên phương bắc (Bắc Hải), vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông này phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ

được trở về đất Hán. Sau này nhà Hán thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Hung Nô, Tô Vũ mới được tha về và ông này trở thành một tấm gương về tinh thần trung quân ái quốc của Trung Quốc.

Điển tích năm bộ da dê kể về thừa tướng Bách Lý Hề là tướng nước Ngu mà Nước Ngu bị Tấn cướp, Bá Lý Hề lưu lạc sang nước Sở làm kẻ chăn dê. Vua nước Tần là Mục Công biết Bá Lý Hề là người tài giỏi, sai người mang năm bộ da dê chuộc về làm tướng quốc khi đã ở tuổi 70. Sau, Bá lý Hề giúp Mục Công dựng nghiệp lớn. Sau đó có một câu hát trong bộ truyện Đông Chu Liệt Quốc mô tả về nội dung này: Năm bộ da dê/Bá lý Hề, năm bộ da dê/Từ chàng ra đi/Mổ con gà mái/Nồi cơm gạo đỏ/Chừ thương thì thương/Ngày nay giàu sang/Chàng quên chăng chàng

Người nước Lỗ thời trước hay mổ thịt dê đực làm lễ Cốc sóc, về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử lại bảo Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ ngầm nói rằng triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ Cốc sóc nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Trang Tử đã có kể chuyện về người bán thịt dê nước

Page 12: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 11

Sở, có công phò vua, nhưng từ chối công khanh. Sách Liệt Tử, cùng thời, kể chuyện một con dê mất, nhiều người đi tìm, nhưng không kiếm ra vì đường đời lắm ngã rẽ.

Việt Nam

Do dê được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo giá trị tinh thần phong phú ảnh hưởng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam. Đối với người Việt Nam, dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt Nam. Nó là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất trong Lục súc gồm Dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thánh là tam sinh gồm dê, lợn, bò trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi[2].

Sách Lĩnh Nam Chích Quái ở chương đầu tiên, về họ Hồng Bàng, đã kể lại rằng từ thời xa xưa, người Việt trong hôn nhân, đã biết giết trâu, dê làm đồ lễ, con dê đã được nuôi làm gia súc và sử dụng vào việc tế lễ. Vào giữa thế kỷ 16, trong bài Đào Nguyên Hành thì Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã tả cảnh nông thôn Việt Nam là Trâu bò, gà lợn, dê ngan/Đầy lũ đầy đàn, rong thả khắp nơi. Vào thời nhà Nguyễn, con dê chỉ được sử dụng trong việc tế lễ: Dê vốn thật thuộc loài tế lễ/... Để hòng khi tế thánh tế thần/... Hễ có việc lấy dê làm trước/Dê dâng vào người mới lạy sau. Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, dưới triều đại vua Minh Mạng, mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật

tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải.

Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào thơ văn Việt. Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ, Trần Hưng Đạo cũng có nhắc đến hình ảnh con dê và coi đó là biểu hiện của bọn sứ giả Mông Cổ chỉ bằng loài dê chó nhưng hống hách, ngạo mạn: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình/Đem thân dê chó mà ngạo mạn tể tướng. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có câu gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ: Hai vầng nhật nguyệt chói loà/đâu dung lũ treo dê bán chó/ Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Nhà thơ Bùi Giáng cũng có một thời kỳ chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952), ông đã có bài thơ cảm khái trong đó mô tả về loài dê.

Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh Thôi từ nay tha hồ em mặc sức Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe Thôi từ nay tha hồ em mặc sức Vang vang lên đồi núi giọng be be Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...

Hay những câu thơ khác về con dê của nhà thơ này: Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm/Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu/Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh/Này đây em Hoa Cà hỡi! chiếc nâu (mô tả về từng con dê). Và: Dành riêng mình – dê hỡi hiểu vì sao?/Vì lòng anh luống ân thầm tha thiết/Gán đời mình trọn kiếp với dê sao. Nhà thơ Lê Đạt cũng có câu thơ: Ông cụ mịt mù dê phía núi/Ríu rít làng và khói xóm lung. Hay nhưng câu thơ như: Đàn dê bỏm bẻm trăng/Mấy lũn cũn dê con/Chân tân tất trắng /Vểnh râu thang gọi/ Be he ông. Hay

Page 13: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 12

những câu thơ khác là: Một con dê trắng... hai con trắng dê/Ba con dê trắng/Dê hằng hà nghìn lẻ vỗ bạch đêm. Và những câu thơ như: Rừng động xanh/Ai đừng được xuân/Mấy dê non buồn sừng húc gió/Cẫng lên cỡn lên/Be he xuân

Trong ca dao, văn học dê cũng hiện lên sinh động: Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi/Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!. Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn Dung dăng dung dẻ/Dắt trẻ đi chơi/Cho Cháu về quê/Cho dê đi học/Cho cóc ở nhà/Cho gà bới bếp. Hay những câu thơ như: Ru em buồn ngủ buồn nghê/Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi) /Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi/Con dê chín mùi làm thịt em ăn.

Nhà vua Lê Thánh Tông đã có hai bài Vịnh Tô Vũ, trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập cũng có nói về loài dê: Biển bắc xuân chầy dê chẳng nghén/Trời nam thu thẳm nhạn không thông. Trong truyện nôm Tô Công phụng sứ, khuyết danh, gồm có 24 bài đường luật, tương truyền có từ thời Mạc, thế kỷ 16, nhân chuyện Lê Quang Bí đi sứ Trung Quốc, bị nhà Minh giữ lại 18 năm ở Nam Ninh: Hơi dê hãy ngấu manh tơi lá /Tuyết nhạn còn in cái tóc lông.

Hình ảnh dê trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Nếu như ở phương Tây, có trò chơi đếm cừu thì ở Việt Nam có trò bịt mắt bắt dê rất vui vẻ[3], Trò chơi này thường được tổ chức trong các ngày vui (Hội đầu xuân, trung thu..) hoặc các cuộc chơi thể thao văn hoá dân dã, với cách khác nhau tùy thuộc đối tượng tham dự. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng đối với các cô cậu thanh niên, thiếu nữ là một dịp để tiếp cận, đụng chạm về thể xác vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của phong kiến[2].

Giả vờ bịt mắt bắt dê Để cho cô cậu dễ bề... với nhau.

Trong nghệ thuật, trong tranh bức vẽ hai dê qua cầu diễn tả hai chú dê húc nhau, giữa chiếc cầu cong do chẳng con nào chịu nhường đối phương hay còn gọi là bạng nhau. Bức Mẹ con nhà dê là sự âu yếm của dê mẹ đối với dê con hiếu động. Mô tả đặc sắc nhất là bức bịt mắt bắt dê của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) Vẽ cảnh chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ mặt bịt kín đang lần mò tìm bắt nó.

Trong thành ngữ

Trong ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Dê (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn. Dê được lấy làm đối tượng cho nhiều câu ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã như: Bán bò tậu ruộng mua dê về cày chê cách thức làm ăn không biết tính hay thuật ngữ Cà kê dê ngỗng đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng huyên thuyên những chuyện lặt vặt, ngoài lề. Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng là kinh nghiệm lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh

Thuật ngữ nổi tiếng: Treo đầu dê, bán thịt chó chỉ về sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo nói và làm không ăn khớp nhau (trong câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lận thế treo dê mang bán chó/Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền. Máu bò cũng như tiết dê dù hai thứ tiết khác nhau người

Page 14: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dê trong biểu tượng văn hóa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 13

ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề. Dương chất hổ bì có nghĩa là cái chất là chất dê như da là da cọp, dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất bên trong. Trong binh pháp cũng có kế: Thuận thủ khiên dương (tiện tay dắt dê) hày thuật ngữ Xua dê cừu đi đấu với hổ báo chỉ về sự không tương quan lực lượng.

Tính dục

Về tự nhiên, với bản tính giao phối và sinh sản rất mạnh nên dê được gán cho hình tượng của sự dâm đãng và thô tục, điều này là điểm tương đồng trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính vì khả năng sinh lý của mình, con dê gắn liền với nhiều thành kiến. Người

ta hay dùng từ Máu dê để chỉ những người có ham muốn, không kiểm soát và muốn thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ, thói dê khái quát bản tính ham chinh phục người khác giới hay sự dâm tiện, dê cụ hay dê già chỉ kẻ rất dâm đãng, dê xồm cũng có nghĩa tương tự.

Râu dê mô tả bộ râu rậm, dài, hơi cong và cũng là hình ảnh khêu gợi, tiếng kêu be be của con dê đôi khi cũng gợi lên tiếng cười dâm dật, dê (ai đó) còn là từ chỉ hành vi sàm sỡ người khác. người Việt Nam thì gọi là dê, dê xồm, dê cụ, dê già, dê gái, máu dê. Người đàn ông hiếu dục, dâm đãng, thô tục thì người Tây phương gọi là Satyre. Người Mỹ cũng có cụm từ Let go you randy old goat!, tạm dịch: buông tao ra, đồ dê già. To get someboy’s goat, tạm dịch là quấy rối (ai đó). Ở Việt Nam, những người sinh vào năm dê đều mang tuổi Mùi, hình ảnh một con

dê cụ: Tuổi Mùi là con dê chà/Có sừng, có gạc, râu ra um sùm

Trong văn chương và trong văn hóa Việt nam, hình ảnh con dê thường bị nhìn dưới một khía cạnh châm biếm. Vì con dê đực có khả năng truyền giống rất mạnh, nên người ta thường ví những ông có máu thích lang chạ trong vấn đề tình ái và tình dục với biệt hiệu Dê xồm. Tục ngữ Việt nam có câu: Bươm bướm mà đậu cành bông/Ðã dê con chị, lại bồng con em. Những "ông dê xồm" này bị người đời coi khinh, vì họ không theo khuôn phép thuần phong mỹ tục. Cho nên tục ngữ Việt nam mỉa mai những người này là Phượng hoàng đậu nhánh sa kê/Ông thần ổng hổng vật mấy thằng dê cho rồi. Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê và thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn: Dê sồm ăn lá khổ qua/Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm

Trong Lục Vân Tiên, bộ mặt của Bùi Kiệm đã từng giở trò với Kiều Nguyệt Nga, trở thành trơ trẽn qua câu thơ: Con người Bùi Kiệm máu dê/Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng miêu tả về những nhu cầu tính dục khá thầm kín thông qua từ ngứa, buồn/châm, húc: Ong non ngứa nọc châm hoa rữa/Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa. Trong số đề, mỗi con số đề có vẽ hình một súc vật trong đó số 35 kèm hình con dê số băm lăm có nghĩa là hiếu sắc. Và hình tượng dê, trong nghĩa tiêu cực, chỉ áp dụng cho đàn ông, sữa dê nói đến sự bổ dưỡng, nguồn thu nhập lớn, mới lạ.

Chú thích

1. Chẳng lẽ đàn ông nào cũng có "máu dê" trong người?

2. “Con dê trong thơ ca”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.

3. “Sinh viên ngoại quốc chơi 'bịt mắt bắt dê' như thế nào?”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.

Page 15: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gang Tấc

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 14

Phùng Quân

iá như buổi sáng hôm ấy, thầy Phùng cứ thẳng tay, tát vào mặt tôi một cái thật mạnh, thì có lẽ tôi đâu có một kỷ niệm đáng nhớ như thế này! Đã gần 50 năm sau, mỗi lần nhớ lại buổi sáng hôm ấy, tôi vẫn không khỏi bồi hồi. Cái cảm giác sợ hãi pha lẫn xúc động, vẫn hiện về rõ ràng trong tâm trí tôi, như những dòng chữ học trò còn tươi nét mực trên trang giấy mới.

Trường trung học Nguyễn Trãi khi đó đã dọn về Khánh Hội, bên cạnh bờ sông Saigon. Khung trời quanh đây lúc nào cũng trong xanh và gió mát. Tuổi học trò chúng tôi vẫn hồn nhiên ngày ngày đến trường, chưa vướng bận những lo nghĩ về tương lai. Từ khi chúng tôi bắt đầu theo học lớp đệ Tam, không biết ai đã reo rắc ý nghĩ, đây là năm chỉ cần học tà tà để dưỡng sức, vì cứ theo kinh nghiệm của các bậc đàn anh, chương trình lớp đệ Tam không có nhiều

môn học phải quan tâm lắm. Bạn bè đồng lứa, có những anh lớn tuổi hơn vì học trễ vài ba năm, nên chuyện động viên cũng gần kề. Riêng chúng tôi từ khi lên được đệ nhị cấp, thường tỏ ra mình người lớn hơn, ngang tàng hơn. Trong lớp, nhóm chúng tôi tuy vẫn là những học sinh chăm chỉ và xuất sắc, không thuộc thành phần “bê bối” như các “xóm nhà lá” khác nhưng lúc này cũng đã bắt đầu biết rủ rê, cùng nhau về sớm, trốn những giờ học mà tự cho là không quan trọng hay không cần thiết, chẳng hạn những giờ sinh ngữ phụ như Anh văn quá vỡ lòng đối với một số chúng tôi, vì ai nấy cũng đã học tư thêm tại Ziên Hồng, Nguyễn Ngọc Linh hay Hội Việt Mỹ… cả rồi! Còn nói chi đến các giờ học khác như Sử Địa, Công Dân, đều là những dịp để bọn tôi thỉnh thoảng cùng rủ nhau cúp cua trốn học. Tôi đoan chắc các thầy thừa biết nhưng vì sành tâm lý học trò, nên vẫn thường tha thứ làm ngơ. Hơn nữa hàng năm trong các kỳ thi Tú Tài, sĩ số học sinh Nguyễn Trãi đỗ nhiều và đỗ cao, nên có lẽ vì thế mà các thầy yên tâm hơn chăng? Đâu ai biết là tuy vắng mặt tại trường nhà nhưng chúng tôi lại rất chăm chỉ, chen chúc trong những lớp luyện thi Toán Lý Hóa buổi chiều.

Câu chuyện mà tôi sắp kể đây xảy ra khi chúng tôi đang học lớp đệ Nhị. Hôm ấy một buổi sáng đẹp trời, từ lầu ba nhìn qua khung cửa sổ, các ống khói tàu bên kia sông đang tỏa nhẹ những cụm khói đen giữa bầu trời. Chốc chốc từng hồi còi tàu lại hụ vang như thúc dục. Có phải chuyến hải hành nào đó đang muốn tìm thêm kẻ đồng hành nơi lũ chúng tôi, hay muốn rủ rê cùng tham gia vào những giờ phiêu du trốn học? Giờ học kế tiếp hôm ấy là giờ Sử Địa của thầy Đặng Đình Phùng nhưng bọn chúng tôi mười đứa, vẫn đồng lòng rủ nhau trốn giờ Sử Địa của thầy. Từ lầu ba, chúng tôi hối hả chạy xuống thang lầu thì bất ngờ thầy Phùng

G

Page 16: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gang Tấc

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 15

đang từ phía dưới lầu đi ngược lên. Gặp chúng tôi, thầy hỏi vội và còn dặn dò thêm: “Giờ này các anh còn đi đâu thế? Phải lên học đi chứ!” Mọi người cùng dạ dạ, vâng vâng với thầy rồi hùa nhau biến mất khỏi sân trường. Hôm ấy, chúng tôi đã trốn giờ học của thầy Phùng. Học với thầy môn Sử Địa suốt mấy năm liên tiếp, thầy nhớ từng đứa chúng tôi. Thành ra những năm cuối trung học, mỗi khi nhắc đến môn Sử Địa là phải nói ngay đến thầy Phùng. Riêng tôi còn nhớ rất rõ, vào mỗi niên học mới, trong giờ Sử Địa đầu tiên, thầy Phùng bao giờ cũng lập đi lập lại, kể không sai mảy may một chi tiết nào về những diễn biến của cuộc chiến tranh Triều Tiên, nào là vĩ tuyến 38 ở đâu, nào là tướng MacArthur hành quân ra sao. Còn môn Địa Lý thì thầy dặn chúng tôi chỉ cần nhớ hai câu: “Biển nóng lạnh nhanh, đất nóng lạnh chậm” là có thể giải thích tất cả những hiện tượng liên quan đến gió mùa. Mấy năm liên tiếp nghe hoài những điều đó, hầu như ai nấy đều thuộc nằm lòng nhưng vui nhất trong giờ Địa Lý, mỗi khi cần giảng đến điều kiện thay đổi gió mùa, thầy hay nhắc đến thời điểm “mặt trời đã lên đến thiên đỉnh”, khi ấy cả lớp lại được dịp cười vang, tất cả cùng nhìn hướng về cái đầu hói bóng, trông rất “savant” của thầy. Bình thường ngoài môn Sử Địa, đâu mấy ai biết thầy Phùng còn là một người rất nghệ sĩ. Một lần lớp B3 của chúng tôi tổ chức văn nghệ Tất niên, thầy ghé vào chơi. Cao hứng thầy cầm đàn và hát cho chúng tôi nghe: “... Quê tôi miền Trung Du...”. Giọng hát của thầy rất “ténor” và truyền cảm vô cùng!

Thế là buổi sáng hôm đó, chúng tôi đã cả gan, ngang nhiên dám trốn giờ Sử Địa ngay trước mặt thầy Phùng. Một hành động quá ư là liều lĩnh, dám coi thường thầy, không thể nào tha thứ được! Ngày hôm ấy chúng tôi đã rủ nhau đi chơi những đâu, thực sự giờ này không còn ai nhớ nữa! Có quá nhiều điều mới lạ và thú vị để tâm hồn được dịp bay bổng, rong chơi tựa như những cánh chim bên sông, lâu lâu bỗng thấy nhớ rừng, mong được xa thành phố. Trước cổng trường Nguyễn Trãi, con đường Trịnh Minh Thế dẫn đến kho Năm trong thương cảng, quanh năm chỉ thấy bụi mù vì những đoàn xe vận tải. Chạy dọc theo một bên đường còn lại, có những quán “bar” san sát nhau và ngay cổng chính dẫn vào trường, hàng quán lụp xụp mọc lên để phục vụ giới lao động nơi bến tàu. Đôi lúc trong lòng tôi nhen nhúm cảm giác không vui, tựa như một thoáng lưu đày, bởi vì cái không khí học đường mà thầy trò chúng tôi hàng ngày đang trải qua, đã mất hẳn cái vẻ thanh lịch của một mảnh đất văn học ngày trước. Nhiều khi tự an ủi, biết đâu đó lại chẳng là những kinh nghiệm quí báu, giúp tuổi thơ chúng tôi được gần gũi với đời sống thực tế, bớt đi ít nhiều mơ mộng biết đâu sẽ tốt hơn cho tuổi học trò? Thế hệ chúng tôi từ khi bắt đầu hiểu biết chút ít về cuộc sống, đã chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm cay đắng của đất nước, buồn nhiều hơn vui. Tuổi trẻ đồng nghĩa với chiến tranh, còn tương lai thì như giấc mơ toan tính từng ngày. Khi mới lớn tuổi mười lăm mười bảy, Làm học trò mắt sáng với môi tươi (1). Hình ảnh nên thơ ấy đã trở nên hiếm hoi, có còn chăng chỉ là khi được vô tư trong thoáng chốc, nghịch phá giữa bạn bè. Những lần trốn học rủ nhau ra ngoại ô, chúng tôi chở nhau qua ngả cầu Bình Lợi,

Page 17: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gang Tấc

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 16

hướng về phía Thủ Đức. Nhìn những cánh đồng lúa, ruộng vườn xanh tươi hai bên hương lộ xa tít chân trời, có một chút gì thoáng mát và thật bình yên tràn vào tâm hồn chúng tôi, mọi thứ tưởng chừng bay xa, chỉ còn để lại chút hồn nhiên, vui chơi thỏa thích một ngày. Ngay sáng hôm sau trở lại lớp, ai nấy chưa kịp ngồi yên chỗ, thì thầy Phùng đột ngột xuất hiện, bước nhanh vào lớp. Thầy đứng trước bục giảng, quắc mắt giận dữ nhìn tất cả chúng tôi và nói to như ra lệnh: “Hôm qua những anh nào dám trốn giờ của tôi, tất cả bước lên đây”. Chúng tôi mười đứa cộng thêm vài anh “xóm nhà lá” lo sợ bước lên đứng trước bảng đen, thành một hàng dài cạnh bục giảng sau lưng thầy. Sau vài lời giải thích và phân bua với vị giáo sư đồng nghiệp về thái độ quá ư là hỗn láo, dám nói dối và coi thường giáo sư, thầy Phùng quay lại và bắt đầu xử tội chúng tôi. Thầy gọi từng đứa ra đứng trước mặt và hình phạt cho mỗi trò là một cái tát ngàn cân để nhớ đời. Trong đời học sinh, tôi cũng đã nhiều lần chứng kiến cảnh các thầy giáo phạt học trò nhưng thú thật chính tôi chưa bao giờ sống trong những giây phút sợ hãi và căng thẳng cực độ đến như vậy! Từng đứa chúng tôi lần lượt bước ra lãnh phạt như lên đoạn đầu đài. Đứa nào đeo kính cận đều bị thầy Phùng bắt phải gỡ ra trước khi lãnh án này. Có một chàng “xóm nhà lá” nổi tiếng ba gai, ngay khi thầy giơ tay cao sắp bạt tai, vội giơ hai nắm tay lên ngang đầu trong tư thế boxing như muốn đấm trả lại thầy. Thầy quát lớn: “Bỏ ngay tay xuống, tao đã từng là võ sĩ quyền anh, có thể đấm 10 đấm trong một giây...

Khôn hồn thì đứng yên đừng giở trò...”. Tôi không nhớ mình đã đứng chỗ nào trong đám tội nhân chờ lên đoạn đầu đài nhưng nhớ rất rõ lúc đến phiên mình, tôi bình tĩnh bước đến trước mặt thầy và yên lặng đứng chờ đợi hình phạt dành cho mình. Trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi ấy, bao sợ hãi lúc ban đầu bỗng vụt tan biến đi, tôi chỉ còn cảm thấy một nỗi hối hận dâng tràn. Nhìn thầy đưa cao tay, sửa soạn bản án kế tiếp, tôi đã hình dung được với bàn tay rắn chắc kia, chắc chắn sẽ để lại một vết hằn to lớn trên mặt. Tôi mơ hồ cảm thấy một làn gió, vụt lướt nhanh trên khuôn mặt mình, mọi thứ tưởng chừng như sụp đổ sau giây phút hãi hùng ấy! Bỗng nhiên không gian trở nên yên ắng lạ thường, thì ra khi chỉ còn trong gang tấc, thầy Phùng đã đột ngột dừng tay! Sau giây phút bàng hoàng ấy, tôi nghe thầy mắng: “Thôi, đi về chỗ...!” Kết cuộc, tôi là đứa học trò duy nhất được thầy ân xá trong ngày hôm đó. Tôi lặng lẽ trở về chỗ ngồi mang theo cảm xúc ân hận khó tả. Tôi yên lòng vì được thầy tha thứ nhưng đồng thời một niềm hối hận bao la dâng tràn, gặm nhấm mãi tâm hồn từ đó về sau. Giá như hôm ấy, thầy Phùng cứ thẳng tay tát xuống mặt tôi một cái thật mạnh, thì có lẽ gần 50 năm sau, cảm giác ân hận và xúc động kia chắc đã tàn phai và không còn để lại trong tôi lắm bồi hồi! Chúng tôi mãi ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy và riêng tôi, sự biết ơn kia cứ mãi nằm sâu trong tâm tưởng. Mỗi khi bạn bè cũ có dịp gặp nhau, chúng tôi lại nhắc đến

Page 18: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gang Tấc

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 17

những kỷ niệm buồn vui tuổi học trò của một thời Nguyễn Trãi. Người ta thường nói: “Miếng ngon nhớ lâu, cơ cầu nhớ dai”. Ai cũng có những kỷ niệm buồn vui... Riêng tôi, xin chọn giây phút vô cùng xúc động của tình thầy trò trong “Gang Tấc” ấy, làm chiếc gối êm trong tuổi già... Tôi nhắm mắt lại để trở về với một thoáng năm xưa: “... tôi hình dung từ xa một người mặc chemise trắng cộc tay, đang lái chiếc Vespa cũ kỹ màu trắng, ai như thầy Phùng vừa đậu ở cuối sân trường ...”. Ở đây, những hôm trời nắng to, đôi lần tôi ngước mắt nhìn bầu trời cao qua mấy ngọn cây, khi ấy “mặt trời đã lên quá thiên đỉnh” bỗng nhiên lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến những kỷ niệm năm xưa, trong gang tấc ấy mà thành thiên thu, với vị thầy khả kính Đặng Đình Phùng. PHÙNG QUÂN http://www.ngocbao.org (1) Thơ Đinh Hùng

Xuân mãi nơi nào chẳng về đây Hơi sương khói nhẹ thoáng đầu ngày Em xưa vườn cũ còn chăng mộng Tỉnh giấc Xuân hồng ngọn gió đông Người chốn xa xăm, bóng bụi hồng Trăng tàn sương lạnh, hạt mong manh Về nơi đâu nhỉ người năm cũ Từ dạo trưa hè, biệt thiên thu Xuân lại về đây Xuân năm cũ Người cõi xa mù, buồn thiên thu

HẠ HOA

XXuuâânn CCóó VVềề??

Page 19: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiê

Sauđau, nhà nầy.chúng1975 gọi lniệm của nhiêu nămcánh xuốnKhi còn xhành lý, L- Chắc sađâu đó kiếGiá em hả- Ừ, nhưnngười ta cò- Sài Gònban đêm k- Năm xử- Bây giờHay là mìnmì vịt tiềm

Lâmthượng hạvăn nghệ, Những nămviết bài chchàng đã gthêm đã qumuộn mànnhững lầnphụ mẫu, già vẫn cò- Ừ, sao c

Saumấy chiếcnhững khuhơn mấy c

ên Giang Xuân

u nhiều lần xập, cháu

tôi nhất địnlà hạ quyết xuân năm

m xa vắng. Cng Tân Sơn Nxếp hàng trìâm đã bảo tôau khi xuốngếm gì ăn trư? ng hôm nayòn bán đồ ănn mà em, kh

khi tụi mình cửa năm xưa rờ đổi mới, chnh biểu tài x

m ăn chắc đã m có tâm ạng. Ngày còđá banh, xâ

m 80, ngày mho công cuộcgần vượt mặua tuổi 60, cng, nên chỉ n về Rạch Gsau đó khônn bên tôi . cũng được. Tu khi hè hụic valise nặnuôn mặt hải chiếc valise,

Ất Mùi – 2015

về KG chỉ vu đám cướnh về quê ăn tâm, để tìmnào, có cò

Chuyến bay cNhất đã hơn ình pasport ôi: g máy bay, ước khi đi th

y là 28 Tết n uống gì giờhông nhớ mìcòn học trênrồi cha nội. hắc trở lại nxế chạy vô Clắm. hồn ăn uốnòn trẻ nào vây dựng xã hmới qua Mỹc đấu tranh. Bặt, đầy bia rưchắc chàng nthích hưởng

Giá một mìnng thăm em,

Tôi bảo Lâmi khiêng lên ng trĩu để k

quan lạnh l, Lâm hân h

Kiên Gian

5

vì cha ốm, mới v..v..., l

Tết, tiếng sm lại những kòn gì sau bcủa United h10 giờ khuyvà khám x

mình tạm ghhẳng về Rạc

rồi, anh ngờ nầy khôngình lang thann nầy sao?

như hồi đó rồChợ Lớn kiế

ng thuộc loviết lách, chhội, đất nướỹ, còn ôm đàBây giờ, bụnượu cuối tuầnghĩ mọi sự đg thụ. May h, trước thă nên tấm th

m. khiêng xuốn

khám xét, vlùng còn nặnhoan đẩy hàn

KD

ng Du Ký Mùa

mẹ ần au kỹ ao hạ

ya. xét

hé ch

ghĩ ? ng

ồi. ếm

oại hơi ớc. àn, ng ần, đã là ăm ân

ng với ng nh

lý ra cqua mTân Schúc ttôi. ỒMỹ, ktừ máhành l- Anh- Chị

chồngtrống,rồi. Tchờ khtrẻ, đếmất cángangcảm tphonebảo Lâ

“Chết chắc n- Điệxem s

út Nga- Uả- Ừ, - Anh- Tâykhông

nói tiếdặn đ

KIÊDU K

Xuân

cổng phi trườmột cảnh đờSơn Nhất. Ngtrong cái nóỒn ào, náo nkhông nghe áy phóng thalý của mình.

nh Năm, em đị Tám qua đ

Tôi nhìn qg. Lâm có vẻ cũng khôngất cả trở nên

khách cũng đến hỏi tụi tôái náo nhiệt

g, lớp xách tthấy lo ngạe đã có sẳn sâm gọi kiếm

Lâm vừa t cha, sao cnó ngủ rồi”. ện thoại gầnao.

Tôi đứng ka trả lời anh hai về tsao không đ

nh nói anh vềy Tàu gì, cóg? Biểu nó ra

Lâm bắt đầếng Việt màđón ngày âm

ÊN GKÝ M

ờng. Tôi vẫnời mới mỗi gười ta đứngng đêm nhiệ

nhiệt khác htiếng cười nanh nhắc nh. Mọi người đây nè. đây. quanh khôngẻ ngơ ngác. g thấy ai. Đn vắng vẻ, cđịnh bỏ đi . ôi đi đâu. Pban ngày, t

tay, lớp kéo,ại. Đưa chosim VN như

m mấy đứa emgọi phone

con Ba nó Tôi bảo Lâm

n hết pin, th

kế bên Lâm

tới phi trườnđứa nào đón ề 28 tây mà. ó đứa nào ởa đây gặp taoầu nổi nóngà không có pm lịch, ngườ

GIAMÙA X

Nguyễn

T

n có cảm giákhi bước ra

g đông nghẹệt đới phà v

hẳn phi trườnnói, chỉ nghhở mọi ngườgọi nhau ơi

g thấy gia đìRa tới khoả

Đã hơn 11 gichỉ mấy chiMột chú ta

Phi trường vthêm hành lý, lớp mang vo Lâm chiếưng đã gần hm xem sao.

vừa nói vkhông bắt

m: hôi gọi cô ú

nên nghe ti

ng rồi hả? anh chị hết v

ở Sài Gòn bo. . Thì ra hai aphụ đề, nênời đến đón

ANG XUÂn Thị Dịu

Trang 18

ác bước a cổng ẹt, chen ào mặt ng bên e tiếng ời để ý ới.

nh bên ảng sân iờ đêm ếc taxi

axi còn về đêm ý ngổn vai, tôi ếc cell hết pin,

với tôi: phone,

út Nga

iếng cô

vậy?

bây giờ

anh em n người

tưởng

G

ÂN Dàng

Page 20: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Du Ký Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 19

ngày tây, nên có vấn đề là vậy. Hơn tiếng đồng hồ sau thằng cháu ở Sài gòn mới chạy xe gắn máy đến. - Cậu Hai, mợ Hai.

Lâm bắt đầy sổ nho chùm “Mẹ con mầy làm gì kỳ vậy, dặn một đường, làm một nẻo”. Tôi biết lỗi phần nào tại Lâm, nên bảo chàng thôi đi. Hơn 24 tiếng lang thang ngoài đường (ra sớm chờ check in ở LAX, rồi chờ 5 tiếng ở Đài Loan,cộng thêm 18 tiếng bay) tôi chỉ muốn tắm, lên giường nằm thẳng cẳng mà thôi. - Con dẫn cậu mợ kiếm gì ăn rồi tìm chỗ ngủ, mai xe lên rồi mình về Rạch Giá.

Thằng nhỏ tìm taxi, dặn đường đi, chạy xe gắn máy theo kế bên. Đường Sài Gòn về đêm hơi se lạnh trong gió bấc cuối năm, im ả, một thoáng nào trong tôi chợt nhớ về những ngày tháng cũ cùng Lâm đi chơi, khuya đưa tôi về nội trú. Tôi thiếp trong giấc ngủ, mặc hai cậu cháu tung tăng đi ăn.

Buổi sáng Sài Gòn còn vương lại không khí trong lành đêm qua làm tôi thấy dễ chịu. Đi qua đầu ngỏ kế bên, Lâm gọi thức ăn sáng. - Cà phê ở đây ngon hả Thu ? - Ừ, nhưng cơm tấm không ngon bằng ở Rạch Giá, chỗ gần nhà mình đó. - Ừ, không biết sáng mai có bán không, 30 Tết rồi. - Thì ra mùng ăn, mấy giờ xe lên rước mình? - Chắc khoảng 8 giờ, út Nga nói anh tài xế đi từ 3,4 giờ sáng.

Thành phố như ít người hơn, có lẽ những người lao động đã tìm đường về quê trong mấy ngày tết. Qua khỏi cầu Mỹ Thuận, tôi nhắc Lâm đi đường Vàm Cống. Tôi vẩn thích đi phà. Ngang sông, tôi thích nhìn đám lục bình với những cánh hoa tím mỏng manh, lạc lõng trôi vào sông lớn, tôi thích làn gió mơn man mái tóc, da mặt tôi. Tôi nhớ ngày đi học xa xưa. Sài gòn Rạch Giá, mỗi năm mấy bận đi, về. Chiến tranh dữ dội như không bao giờ chấm dứt. Mỗi chuyến đi về là mỗi lần ba má tôi lo sợ cho đứa con gái nhỏ, lúc ấy , tôi không ngại gì cả. Trong đầu đứa con gái mới lớn là biết bao nổi niềm, mơ mộng chín từng mây, chìến tranh như không dính dáng đến nó. Bây giờ, nhìn lại, tôi thấy mình quá ích kỷ hay tôi quá ư nhỏ dại?

Có lẻ cả hai. Tiếng điện thoại reo làm tôi trở về với

hiện tại. - Mợ hai thích ăn gì , để con mua, chiều dẹp chợ rồi? - Con mua gì để ăn Tết cũng được, à con nhớ mua cho mợ bó rau ngổ và chục cá rô nghe.

Cô cháu dâu chồng rất dể thương. Nó lo lắng, săn sóc ngôi nhà của tôi ở Rạch Giá, lo cơm nước cho chúng tôi khi chúng tôi trở về. Ngôi nhà đó cũng là nơi ba má chồng tôi ở trong những năm cuối đời, nơi chúng tôi gặp lại bạn bè cũ một cách thoải mái, một vacation home ở Việt Nam dù nó được xây dựng nên một cách rất tình cờ, mang đến niềm vui cho rất nhiều người.

Mấy trăm chiếc nem Lai Vung được Lâm xách đi với đôi mắt sáng rỡ, dù tôi đã dặn là không được rớ tới, nhưng hồi ngang Gò Đen, ba thùng rượu nếp than đã được lên xe thi lời dặn dò của tôi trở thành vô ích. Một chục hủ mắn thái Châu Đốc cũng đã theo gót đám nem Lai Vung lên xe. Tôi thì quơ ngang một mớ bánh phồng tôm Sa Giang và kẹo chuối, bánh mứt.

Xe đến Rạch Sỏi, trời đã trưa. Người người mua sắm vẫn còn đông đảo. Hai bên đường, dưới dạ cầu, những nhánh mai vàng vàng cả đường đi, mấy đống dưa hấu đang chờ người đến rước. Vạn thọ, cúc đại đóa, lan, hạnh còn bày ở ven đường. Rạch Sỏi ngày nay là Rạch Giá của mấy chục năm về trước. Tôi nghe mùi biển, mùi cá từ đâu theo gió mang về. Xa quê hương, đi nhiều nơi chốn, bãi biển, ngay cả vùng tôi đang sống, bãi biển nầy nối với bãi kia, nhưng không có nơi nào mang mùi hương của gió biển Rạch Giá. Mùi của rong biển, của cá tôm tươi vừa lên bờ. Tôi nghe cả mùi khô cá thiều, cá mặn hay cả mùi nước mắm Phú Quốc. Đôi khi tôi thầm nghĩ có lẽ, những mùi hương ấy đến từ tâm thức tôi, hơn là từ khứu giác.

Tôi đến nhà, sau khi thay y phục mỏng, nhẹ, nơi tôi đến đầu tiên là chợ hoa Tết. Chợ hoa bây giờ được dời về gần nhà tôi, nghĩa là trên đường Lạc Hồng, vừa qua khỏi cổng Tam Quan, chạy dài về hướng biển, thuộc khu lấn biển. Chợ vẫn còn đông người ngắm nhìn. Hoa

Page 21: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiê

mai vàng tDĩ nhiên lloài hoa kthiếu tronglan, huệ trtôi: “Mấy Tết rồi”. Tvới mẹ ngmới có cáiđủ, cộng mình vô cù

Đênhưng cànliễn đỏ, bálại một mùchúc nhausống vợ cđích, thì khriêng, lời không? Lâmai còn đếkế của tôi

Phicó bề ngoàcùng ba tôhè. Buildincửa kiếng xưa là mộnơi, nắng một phi trnghi cần ccó lẽ vì chgian thảnhcho hết. Tcũng chia đầu tiên ccòn thiếu tìm gặp hơLâm. Trờitâm tại qunhững chiếcay, miếnsáng thật t

ên Giang Xuân

trong nhữnglà tôi phải rkhông có ở g ngày Xuânrắng phải đưcái dĩ nhiên

Tôi vui vẻ, hgày xưa. Từi cảm giác nthêm tâm h

ùng hạnh phêm giao thừnh mai vàngánh tét, rượuùa xuân trọnu “Chúc mừchồng, trên hông còn niềchúc ấy tôi âm cùng tôi ến phi trườnvề đây cùngi trường Rạài khác hẳn 4ôi đưa tôi trởng mới với bao quanh

ột vùng trốnmưa tự tại.

rường đúng ó. Em tôi bư

huyến bay quh thơi một mTừ khi đất nư

năm, xẻ bảychị em tôi đ

những anh ơi huớm thâi đã sáng duán bún cáếc bánh cống cá lóc trắhú vị.

Ất Mùi – 2015

g chậu to nhrinh một chMỹ, loại h

n. Dĩ nhiên ược rinh về n của em là hhồn nhiên nừ Tết 75, lầnnáo nức nầyhồn thanh t

húc trong mùừa, không pg, mùi hoa hu trà, bánh n vẹn trong ừng năm mớ

con đường ềm vui, nỗi bkhông biết đi ngủ vì sá

ng Rạch Sỏi g đón xuân. ạch Sỏi trong40 năm trướở về Sài Gònđài kiểm so, có ghế ng

ng trơn, bụi Tuy vậy nónghĩa vì thiước tới, dánguá sớm, đâu

mình nên em ước đổi thayy, mỗi đứa mđược ăn tết

chị em kháân yêu của gdần, chúng tá ngon nhấtng dòn tan, mắng, ngọt, k

Kiên Gian

5

ỏ tùy giá tiềhậu mai vànhoa không thvạn thọ, quấnhà. Lâm bhết cả chợ hhư đi chợ Tn đầu tiên t. Vật chất đthản, tôi th

ùa xuân mới.pháo đì đùnhuệ trắng, cmức đã mantôi. Chúng tới”. Trong đđi đã gần tbuồn nào là có là sáo ngáng sớm ngàđón người e

g sương sớmc, khi lần cun, sau kỳ ngoát không lưgồi chờ. Ng

mù bay kh vẫn không iếu nhiều tig hơi mệt mỏ

u có nhiều thphải tận dụn

y, gia đình tmột hướng, lcùng nhau d

ác. Ít nhất, tgia đình, ngotôi cùng điểt Kiên Gianmuỗng dấm khiến buổi

ng Du Ký Mùa

ền. ng, hể ất, ảo oa

Tết tôi ầy ấy

ng, âu ng tôi đời tới tư gữ ày

em

m, uối ghĩ ưu, ày ắp là ện ỏi,

hời ng tôi ần dù tôi oài ểm ng, ớt ăn

đườnggià hơthể sẳkhôngvới ththầy rniệm nhưngcủa thmột đđó, dùMạng rỡ tromàu títiêu, nmá tôiThànhđầu năít thấyquần átiền lì nhưngtrang khôngSáng mtuổi, lnghĩ đthèm t

thành pháo RiềngThươn

Xuân

BúBuổi trưa,

g Tự Đức cơn nữa đượẳn sàng bất g trở lại. Anhhầy, không ởrất giống basống của

g chúng tôi rhầy. Nhà thầyđoạn đường ù bây giờ kh đã không c

ong nắng xuím đỏ, cây mnhưng tôi vi, anh em tôih phố Rạch ăm, chợ búay trẻ em haáo mới, hân xì. Những n

g tết đến, nhnhà cửa, k

g gian khiến mùng một tếlấy tiền lì xđến mùi tô mthuồng cả nă

Buổi chiềunáo nhiệt, bông. Ngư

g, Rạch Sỏi ng cho ngườ

ún Kiên Gia chúng tôi đ

củ. Trông thợc, chỉ còn cứ lúc nào h em tôi, đứở trường thì ởa tôi trong tthầy trò khrất cảm ơn sy Đ. cách nhngắn. Tôi mhông còn gìòn, cây mai

uân đã biến mmận trắng quẫn thoáng thi trong ngôi Giá vắng lặn

a đã nghĩ nhay người lớnhoan rủ nha

năm xưa, dùhà nhà treo không khí t

mọi người nết, anh em tôì, mùi giấy mì hay trứngăm. u mùng mộtồn ào, thì

ười dân từ ... đổ về đểời dân quê, n

T

ang đến thăm thầhầy không thxương và dcho chuyếnứa nào cũng ở nhà riêng, tuổi già. Dùhông giống sự dạy dỗ, uhà củ của ba muốn đi nganì nửa. Số 61đầu ngỏ, và

mất, cây bônuằn trái, tất hấy bóng dnhà đã đổi cng hơn tronóm họp, nhưn, trong nhữau đi chúc tếù trong chiếnđèn, kết ho

tết tràn đầynao nức đónôi rủ nhau đibạc mới kh

g vịt lộn mà

t tết, thành pra tối nay Miệt Thứ, ngắm pháo

nghèo. Có ng

Trang 20

ầy Đ. ở hể nào

da, như n đi xa,

có học với lại

ù quan nhau,

uốn nắn má tôi

ng qua 1 Cách àng rực ng giấy cả mất áng ba chủ ấy. g ngày ưng tôi ững bộ t, nhận

n tranh, oa, tân

y trong n xuân. i mừng

hiến tôi à tôi đã

phố trở có đốt Giồng

o bông. guời cả

Page 22: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Du Ký Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 21

đời chưa một lần nhìn thấy pháo bông, họ náo nức, chen lấn nhau nghẹt cả mấy con đường dẫn ra biển, nơi bắn pháo bông. Nhìn lại chính mình, chợt thấy mình hay không bằng hên. Mỗi đêm pháo bông từ Disneyland, nơi tôi đang sống, nhiều và đẹp hơn biết bao lần mà mấy khi tôi ngắm nhìn. Nếu tôi không may mắn vượt biển thành công thì chắc tôi là một trong những người đang chen lấn đó .

Sáng mùng hai chúng tôi đèo nhau đi khắp phố phường trong chợ Rạch Giá. Tôi lớn lên từ Rạch Giá mà thật sự tôi vẫn chưa biết hết những xóm riềng của thành phố thân thương nầy. Tôi không biết đi xe đạp, chuyên lô ca chưn thì chỉ có thể đi từ nhà đến trường, đến chợ, nhiều lắm là đi xuống dinh tỉnh trưởng, ra sân vận động là hết, lấy chồng thì biết thêm xóm nhà máy cháy.

Bắt đầu từ cổng tam quan chúng tôi đi về xóm chùa Láng Cát. Khi qua xóm nhà máy cháy, đến nhà cô em chồng, nhìn con sông sau nhà, nơi ở đầu tiên khi về nhà chồng, nơi tôi chia xẻ những vui buồn cùng những bà con lối xóm, nghèo, tốt bụng, nơi nưóc mắt nhiều hơn nụ cười trong năm năm sau khi hết chiến tranh . Chính nơi này, những chuyến ghe đưa người ra biển, đầy lo sợ, hồi hộp, và may mắn thay chúng tôi đã đến miền đất hứa. Quẹo trái là đến xóm chùa Tam Bảo, thẳng qua xóm bánh tầm, qua cầu Ong Đình Ký, tới Châu Văn, chùa ông Quan Đế, qua cầu đôi, ngang đường Mạc Cữu, xuống xóm Vàm Trư, nơi thìên đường hạnh phúc của tôi thời nhỏ dại. Đến chùa Ông Thần, thẳng qua chùa Phật Bà ngừng lại đốt nén hương cúng phật đầu năm rồi thẳng đường đến trường Nguyễn trung Trực. Đối diện với nó mà tôi tưởng như không phải là ngôi trường mà chúng tôi đã trải qua bao năm trong thời niên thiếu. Không thấy hồ nước đầy hoa súng trắng, đỏ, cũng không thấy cột cờ, nơi mỗi buổi sáng thứ hai, tôi cùng các bạn chào cờ đầu tuần. Khỏi trường học là xóm Mộ Bia, con đường qua sân vận động không còn đi ngang được nữa nên vòng qua Khám Lớn, tới ty cảnh sát, ty bưu điện, qua cầu chợ, ngang cầu nhà thương ngó ra cửa biển mà nhớ thời ra biển lớn với bao toan tính dọc ngang. Đó là những nơi chốn trong tâm

tưởng của những người con Kiên Giang trưởng thành từ trước 1975. Hiện tại, thành phố đã lắm đổi thay. Những người không trở lại Kiên Giang trong những năm gần đây sẽ tưởng mình như Từ Thức khi trở về. Tôi nhìn thấy những bụi mai vàng lác đác hoa, vài chậu cúc đại đóa rung rinh trong nắng sớm, nhưng chợ đã bắt đầu nhóm, người người lam lũ, vất vả. Hình như mùa xuân đã bắt đầu lẩn khuất. Lâm chở tôi về, tôi cũng thấm mệt. Tết đã đi xa xa.

Buổi tối, dân chùa đã tụ họp trên sân thượng nhà tôi. CHÙA, tiếng gọi thân yêu để chỉ nơi chốn cũ thời đại học ở Sài gòn, nơi tuổi trẻ xa nhà , thiếu thốn mọi thứ nhưng dư mộng mơ và nhất là dư dả tình bạn trong sáng. Ngôi nhà ấy được thuê bằng số tiền do nhiều sinh viên Kiên Giang theo học tại Sài Gòn góp lại nên được họ gọi là “chùa” và ghẹo nhau là “sãi”. Ai từ Kiên Giang lên học ở Sài Gòn mà không có tiền mướn nhà, tiền ăn, hỏi sư sãi ở chùa một tiếng là ok, nhưng với đìều kiện con trai , chịu dùng nền gạch làm giường, chịu học, chịu chơi càng tốt. Có độc chiếc mùng rộng đủ cho hơn mười mấy người ngủ. Có cái chảo xoay tròn không chịu ngừng, cho đến khi hết sạch thức ăn. Có người ngủ, người học bài, người đàn hát, người uống rượu, người vẽ tranh trong khoảng không gian chật hẹp ấy. Những đêm văn nghệ gọi là hạnh ngộ đã thành hình. Cũng trong nơi chốn nhỏ bé đó, đã hội tụ hơn 30 người. Các cô bạn cùng trường cũ được mời đến. Tiếng đàn, tiếng hát, những đôi mắt có đuôi, khiến những đêm văn nghệ ấy thật vô cùng ấm cúng. Những năm tháng đó, đã tạo nên mối thân tình, gắn bó một cách lạ kỳ giữa những người bạn. Không có những tính toán, mưu toan, dẩu cho thời gian đã trôi qua, những mái tóc xanh đã phai màu. Họ đã vào tù vì tình bạn ấy, họ đã hy sinh để giúp bạn qua lúc khó khăn, hiểm nguy, họ đã vui mừng khi bạn thành công. Sau nầy, mỗi người chọn lý tưởng, con đường đi riêng, người bên nầy, kẻ bên kia nhưng tình bạn giữa họ vẫn cứ là tình bạn. Khi gặp nhau, như một phản xạ tự nhiên, họ chỉ nhắc đến chuyện bạn bè và cười vui liên tục.

Lâm, người ở chùa lâu nhất, từ lúc khai trương đến khi đóng cửa, được anh em gọi đùa

Page 23: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiê

là sãi cả, yphát biểu đ- Tui Vincon, đủ ăn

Kếbên đã nhẩ- Ai muốnó.

HoÀ,

thị xã. Quthăm chúnquà nho nly nước mí- Đúng đphải qua ttức.

Hưng cười- Ai mà c

Cần- Tao dạytao, muốn

Thlàm thông trong tỉnh lên chức đ

ên Giang Xuân

yêu cầu cácđầu tiên: nh già hành

n. ế đến Quốc, ẩy xổm vô mn cất nhà tro

oàng hôn trêthì ra Quốc

uốc nhỏ conng tôi thườnnhỏ, khi chuốía, chắc Quốđó, thằng Hưtao . Tao từ

Cầi kha khả: cần mầy. Tiền ngồi kế bêy Anh văn, lên quan tiếì ra, Cần là dịch viên ncần có trình

đều là học trò

Ất Mùi – 2015

c sãi điểm d

nghề xe ôm

chưa kịp nómiệng: ong thị xã nầ

ên biển Kiên đang coi về

n, hiền lành,ng mang theối nướng, kốc biết tôi haưng mà muừ chối nó mấ

ầu đúc

ền là tiên là Pên tiếp lời:

ai muốn đi n chức cũngthầy giáo A

nên phần lớnh độ Anh văò của Cần.

Kiên Gian

5

danh. Vinh g

m, một vợ h

ói thì Hưng k

ầy thì phải qu

Giang ề nhà đất tron, mỗi lần đ

eo những mókhi gói xôi vay ăn quà vặtuốn cất nhà ấy lần nên n

Phật.

Mỹ phải gg gặp tao”. Anh văn, từnn các quan lớăn tối thiểu đ

ng Du Ký Mùa

già

hai

kế

ua

ng ến ón

vò, t. là

ặp

ng ớn để

- Còncơm gkhôngnữa ngnầy ch

- Thônhờ mlúc nầ

- Còn- Em

Sau 19người lực tỉnbuổi h- Giớhưởng

vội gạ- KhThằngtao.

- Ai tao.

nói đùnước em mớ

cành đmùa đxuân tnhà. Knếu mnhư nBiết đ

Xuân

Minh lên tn ai ăn nhậugạo nghe q

g cũng chưa ghe. À, có thhưa?

Hiền tiếp lôi đi ông nộ

mấy thằng Vầy hơi khấm

Lâm lên tin Bình thì sa

m cũng đi làmBình là sả

975, Bình c được đãi nnh. Dù vậy

họp chùa nàoới thiệu hoàig, uống đi nà

Ngọc, nguạc ngang: hoan, cho tag nào muốn

Kế đến Homuốn nhậu

Cả bọn cùùa loạn xà nđá”, “chúc mới” và những

Tôi trở vềđào nở muộđông, vườn tới. Tôi bồi Không tết nơmột quê hươnhiều người đến bao giờ?

tiếng: u thì gặp tao.quí vị, bây đủ, phải có

hằng nào lo

lời: ội, tao giặt Việt kiều nhkhá.

iếng: ao em? m tà tà thôi. ải em, ít nóó cha tập kế

ngộ. Bình làmy, Bình rất o vắng mặt ni sao chớ, thằào. Văn lên tuyên trưởng

ao báo cáocó bằng thi

oàng, em tôi thịt kangaru

ùng nâng lyngầu “một pmừng năm mg tràng cười ề Cali thì tếộn còn rực cây trái sauhồi nhớ nhữơi nào bằng ơng tự do, dđợi mong

Vườn ĐịaNguyễn

T

. Cái đó là ngiờ có chạ

ó nhậu nhẹt,cái tiết mục

ủi cũng quahư thằng Lâ

i nhất trongết trở về nênm xếp phòndể thương,

nó. ằng nào làmtiếng. g phòng giá

o sãi cả vớiệt, học giả t

lên tiếng: u thì qua Úc

y trong nhữnhần trăm dưmới”, “chúc sảng khoái.ết đã đi xa,

rỡ trong giu nhà trơ cànững ngày tếtquê hương

dân chủ, nhâthì hay biế

a Đàng, đôngn Thị Dịu

Trang 22

nhu cầu ạy tiền , em út c em út

a ngày, âm nên

g chùa. n thành ng điện

không

m gì nấy

áo dục

ới chớ. thì gặp

c thăm

ng câu ưới cục c mừng những

ió lạnh nh chờ t ở quê nhưng

ân văn ết mấy.

g 2014. Dàng

Page 24: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Xuân Đốt Lửa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 23

XXuuâânn ĐĐốốtt LLửửaa

Em lại đến đôi môi trần tóc ướt, Trên cánh đồng trang sách tuổi dòng sông ! Cánh buồm nào không bến nước mênh mông ? Để nhan sắc trầm tư đêm nguyệt tận, Sao không để gió thêu thùa sưởi ấm, Những âm thanh nhảy bổng thuở xuân thì ? Hay Em là giọt nắng dại mưa si ? Để Ta thở trong men tình rượu vũ ! Lòng tự hỏi sao không là tuyết phủ, Áo sương mù Paris trắng sông Seine ! Sao không cầm đôi mắt hờn ghen, Lòng xa cách khi máu tim nóng hổi. Em hãy đến trên ngực trần tóc rối, Đôi vòng tay vốn làm lá sen nhung ? Hơi thở mềm như tơ lụa không trung, Nương ánh sáng theo bờ vai tóc ngắn, Ta sẽ viết bài thơ toàn áo trắng, Một mặt trời có đồi vú âm thanh ! Bởi thân Em chùm sao sáng long lanh ? Một vũ trụ mười ngón tay gối mộng ! Từng khóe mắt màu xanh đen lộng lộng, Giữa tinh cầu chuyển bước bút chân dung, Đường Ta đi thi tứ vóc Mê Cung ? Bộ ngực nhỏ leo thang tim mở cửa. Tình vốn đẹp khi tình còn đốt lửa Đỏ bừng lên trong đôi má giai nhân ? Máu si mê khi ánh mắt môi gần, Dung nhan đó tóc hoang rừng giữ kín, Đừng có sợ bút người thay mực tím, Khi Em buồn Ta viết tặng bài thơ ? Trúc Lang OKC Xuân Ất Mùi 2015

Page 25: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Một Trời Thơ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 24

MMộộtt TTrrờờii TThhơơ (Kính họa Mùa Xuân Đốt Lửa – Trúc Lang OKC) Em chơt đến bờ môi trần mọng ướt Sưởi làn đông tan mỏng băng dòng sông Để nước xuôi về biển cả mênh mông Chan chứa một vùng yêu thương bất tận . Bờ cõi mộng chia nồng làn hơi ấm Tay uyên ương níu cả mộng xuân thì Miệng ươm nồng hơi ấm lẫn mê si Gom tiếng vọng yêu nên : trời vần vũ . Đêm đông lạnh ngoài kia làn tuyết phủ Ấm môi chưa ta đốt cả đêm trường ! Tình nóng dần hòa quyện với đêm sương Tạo khung ảnh nồng chan lên bếp sưởi . Hương đọng hạt tóc thơm như dòng suối Ngẩn ngơ trên màu mắt của huyền nhung Sự khát khao trổi nhịp đã lên khung Nên tiếc quãng xuân thì đang rút ngắn . Kia lọn tuyết đang phơi màu trong trắng Mặt trời loang miên tỏa sắc trời thanh Tai lắng sâu mắt kề mắt long lanh Nghênh vũ trụ đón âm dương vào mộng . Đông thổn thức gió mây đang lồng lộng Tinh cầu chao tay níu cả hình dung Tình chưa qua , mộng còn gởi mê cung Đào nguyên động , đang chờ người mở cửa . Làn đông buông sưởi ai khơi bếp lửa Khói đêm loang khêu gợi một hình nhân Từ cõi xa đang dấn bước lại gần Cùng ta để xây cung trần chưa kín . Đời vì ta , ta vì đời chưa nín Để cho suôn , suông cả một trời thơ .

Võ Ngô

Page 26: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đòn bánh Tét của Ngoại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 25

Đêm qua tôi cặm cụi kiếm hình làm cái banner mới cho Tha Hương ăn Tết. Gắn lên xong tôi hài lòng vô cùng vì thấy như Tết đang rộn ràng đi về có đủ mọi thứ: có bánh chưng, có mai vàng , có dưa hấu, có phong bì lì xì, có pháo Tết ... thế mà sáng nay dậy tôi nhận email từ NTNT - cô học trò bên Cali- cô bé complaint cô giáo rằng: - Cô của em ơi, cái banner cô làm đẹp lắm, song cô có bánh chưng mà thiếu bánh Tét, sao cô quên bánh Tét của em, cô bỏ đòn bánh Tét vào lì xì cho em đi cô, Tết với em là phải có bánh Tét, bánh Tét của Ngoại em hồi xưa cô ơi. Đọc xong email tôi liền ngồi vào máy loay hoay sửa lại cái banner cho em, tôi muốn nói với em rằng vì vô tình sơ ý đó thôi chớ hơn ai hết cô giáo của em làm sao quên được đòn bánh Tét một trời kỷ niệm của đời mình, và bài viết nầy như một tưởng nhớ đến những mùa xuân thơ ấu xa xưa, đòn bánh Tét kỷ niệm của tôi, của Ngọc Tuyền, của tất cả những người con xa xứ và như quà tặng cho tất cả thân hữu trong lúc xuân về với lời chúc một mùa Xuân mới tràn đầy hạnh phúc ....

Mỗi độ xuân về, nhớ tới Ngoại là nhớ làm sao đòn bánh Tét Ngoại gói. Nhớ ngày còn thơ,Tết năm nào tôi cùng gói bánh với Ngoại, nói thế cho oai chứ bé con như tôi ngày ấy chỉ biết ăn thôi chứ tôi biết gì mà gói, song tại sao tôi lại nói là"Tôi gói bánh với Ngoại"? Tôi mồ côi cha sớm nên Ngoại như là cái bóng râm thật lớn che mát cả quãng đời thơ ấu của tôi. Ba mất ngày tôi còn bé, hai mẹ con về nương náu với Ngoại, Ngoại có quán trầu cau trong nhà lồng chợ, nhớ hồi nhỏ bản tánh hay ăn quà vặt tôi hay lầm thâm tự hỏi: - Sao Ngoại không bán cái gì mà lại bán trầu cau hỏng biết nữa có cái gì mà ăn. Tuy bận rộn với bán buôn những ngày cuối năm song 26, 27 Tết là tôi nghe Ngoại nói với Má: - Mai bây ở chợ về tạt qua chú chín tiệm đong mấy ký nếp thơm về cho Má và con Bé gói bánh ăn Tết Rồi xây qua tôi Ngoại ôm tôi vào lòng âu yếm nói:

Đòn Bánh Tét Của Ngoại

Hoàng Thị Tố Lang

Page 27: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đòn bánh Tét của Ngoại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 26

- Mai hai bà cháu mình gói bánh ăn Tết nghe con Tôi thật sung sướng trong vòng tay Ngoai, tôi gật đầu nũng nịu nói: - Dạ con gói bánh với Ngoại nha mà Ngoại nhớ gói hai đòn bánh Tét nhưn chuối thiệt là nhỏ cho con nữa nghe Ngoại Ngoại mắng yêu tôi: - Cha mầy, sao cái miệng mi dẻo đeo y chang thằng cha bây vậy Thật vậy, nói nó gói bánh nghe ngon lành lắm song ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nó làm sao biết gói, nó chỉ biết lau lá, cắt dây buộc sẵn cho Ngoại, lâu lâu Ngoại cho cháu chơi như bán đồ hàng, ngoại để tự tay cháu múc nếp đổ lên lá, và bỏ đậu, bỏ thit, vào cho Bà gói.

Hình ảnh một già một trẻ xúm xít bên nhau ngồi gói bánh đẹp vô cùng , Ngoại vừa làm mà vừa nói cho cháu nghe:

- Con trải lá tấm ngang, tấm dọc nè, đổ vào một lớp nếp, một lớp đậu, một miếng thịt đã ướp , một lớp đậu và sau cùng là nếp. Vừa nói mà đôi tay bà xoay như chong chóng, dáng bà ngồi gói bánh đẹp làm sao. Sau khi bỏ mọi thứ theo thứ tự vào lá xong, ngoại cầm hai mép lá chuối gấp chung lại, xốc nếp nhè nhẹ cho đòn bánh đều đặn và tròn Bà gấp lá chuối ở đầu này đòn bánh rồi xoay lại đầu kia, đắp hai miếng lá lên mỗi phía cho đòn bánh vuông góc, rồi Ngoại cột dây thoăn thoắt.chẳng mấy chốc mà cả thau nếp trở thành những đòn bánh thật bắt mắt. Đòn bánh Ngoại gói đẹp lắm, dong dỏng cao như dáng dấp của Ngoại, ngoại có cặp mắt rất đẹp, mỗi lần Ngoại cười mắt Ngoại như cười theo có đuôi và tôi nghĩ chắc hồi còn trẻ Ngoại đẹp lắm , ngày ấy tôi còn nhỏ mà không hiểu sao tôi nghĩ như vậỵ Ngoại gói xong mấy chục đòn bánh trong chớp mắt, khoảng nếp dư còn lại Ngoại tập cháu gói, dạy cách dóng đầu bánh cho vuông. Ngoại cười ngặt ngoẽo khi nhìn thành quả cháu làm là đòn bánh đầu lớn đầu nhỏ trông mà buồn cười. Tôi thích nghe tiếng cười của Ngoại, tiếng cười như có nước, như tiếng suối chảy mà người ta bảo ai cười vậy là người đó hạnh phúc lắm, điều đó có lẽ đúng vì tôi thấy dù bận rộn chuyện bán buôn song Ngoại có cái dáng dấp thảnh thơi lắm, nhất là lúc ngoại ngồi trên chiếc divan trước nhà têm trầu để ăn và những lúc cùng ông tôi ngồi uống trà sau bữa cơm chiều dưới giàn hoa giấy. Gói xong bánh, dọn dẹp lau chùi đâu đó xong là Ngoại bắt đầu lấy nồi ra để luộc, Ngoại luộc bánh ngoài trời trước sân nhà, gần bàn ông Thiên, nồi luộc bánh là chiếc thùng phuy do ông xin được của một

Page 28: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đòn bánh Tét của Ngoại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 27

người quen, ông đem thợ hàn để cất bớt và hàn lại, nồi được bắt trên cái cà ràng ông táo có ba chân được làm bằng các viên gạch tiểu chất lên, chất bánh vào xong Ngoại đổ đầy nước và dằn trên mặt nồi mấy viên gạch cho bánh khỏi trồi lên khỏi mặt nước, dưới đáy nồi Ngoại không quên để các thanh tre ngang để bánh không nằm sát dưới đáy nồi. Tôi được Ngoại cho đi lấy củi bỏ vào ông lò, tôi thích ngồi bên bếp lửa trông chừng bánh với Ngoại song lần nào cùng thế chưa đến mười giờ là tôi đã gục đầu vào lòng Bà mà ngủ trước khi bánh chín. Vậy mà khi cắt đòn bánh đầu tiên để thử Ngoai. không quên kêu cháu dậy: - Thức dậy ăn bánh nè Bé, bánh của con chín rồi nè.

Tiềng Ngoại văng vẳng bên tai cùng mùi bánh thơm ngát cả sân làm tôi choàng tỉnh dây. Tôi đưa tay dụi mắt và tỉnh ngủ ngay khi Ngoại bốc chiếc bánh con con do cháu gói: -Ăn đi con ngon lắm Ôi chao mùi nếp thơm phức ngào ngạt bốc lên , mùi nước cốt dừa hòa với cái bùi bùi của đậu, cái mằn mặn ngọt ngọt của miếng thịt ba chỉ ướp hành tiêu quyến rủ làm sao. Tôi nghe Tết đang đi về, Tất cả các hương vị ấy quyện vào nhau mà cho mãi

đến bây giờ mấy mươi năm sau ngồi viết những dòng nầy mà không làm sao tôi quên được cái cảm giác tuyệt vời khi đưa miếng bánh vào miệng. Suốt cuộc đời tôi an bánh Tét nhiều nơi song không làm sao nơi nào ngon bằng của Ngoại. Ông cũng thường hay bảo:

- Ăn bánh của bà bây rồi không ăn chỗ nào cho bằng. Ông ăn bánh Tét rất khó, ông hay nói:

-Bánh Tét mà nấu sống góc chẳng khác nào lấy phải nhằm một con vợ vô duyên. Biết tính ông nên Ngoại luộc bánh thật kỹ, thấy tôi đút củi nhiều Ngoại hay la và bảo:

- Để lửa cao như vậy bánh không ngon đâu cháu, đôi khi áp lửa bánh còn sống nữa là khác cháu à

Tôi thích nhất là xem Ngoại tét bánh bằng sợi dây lạt, một đầu dây Ngoại cắn chật và cứ thế mà tét bánh một cách dễ dàng, khoanh nào khoanh nấy đều đặn như nhạu. Khi Ngoại tét bánh mùi hương của bánh thơm ngát cả gian nhà như Tết đang chan hòa trong lòng mọi người, cho ta cái cảm nhận hương xuân bàng bạc khắp đất trời một cách kỳ diệu.

Sau nầy Ngọai thôi bán trầu và cùng ông vào Ngọn Vàm Trư cầu số một mua đất làm vườn, làm rẫy, mẹ con tôi không theo Ngoại vào ruộng mà mỗi tuần ông bà chở đồ ra chợ bán một lần và ghé thăm cháu. Thế mà năm nào Tết đến tôi cùng lặn lội đi xuồng vào Ngoại để gói bánh với Ngoai, như tìm lại chút hương xưa của quãng đời thơ ấu, Lúc nầy tôi đã lớn, tôi giúp Ngoại nhiều việc hơn như việc đãi đậu, làm nhưn, ra vườn rọc lá chuối và xếp lá , ngay cả việc xào nếp, ướp thịt sằn cho bà với những gia vị nêm nếm mà bà đã dạy, Ngoại

Page 29: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đòn bánh Tét của Ngoại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 28

bằng lòng lắm. Nhà Ngoại trồng mãn cầu rất nhiều , hai bà cháu ra vườn kiếm mấy trái mãn cầu chín cây đem vào làm mứt, tôi lại mê ăn mứt chùm ruột nên Ngoại cũng lui cui hái vào mà sên mứt cho cháu …Ngoại lại sai anh Phương kiếm mấy trái dừa khô rám vỏ mà làm mứt dừa cho ông nhâm nhi ba ngày Tết ...

Ôi, mới đó mà đã mấy mươi năm qua, bao nhiêu vật đổi sao dời , song những cái tết ngày thơ vẫn còn đó theo tôi mãi trên bước đường lưu lạc mỗi độ xuân về, kỷ niệm xưa vần còn đây mà Ngoại của tôi giờ đà khuất bóng. Ngày Ngoại mất tôi cũng không về được để chịu tang, xuân về đòn bánh Tét của Ngoại mãi mãi vẫn còn như một nhắc nhớ, như một vỗ về đứa con phiêu bạt tận chân trời góc bể nầy.

Cám ơn Ngoại, cám ơn đòn bánh Tét ướp đầy yêu thương trong quãng đời thơ ấu của con. Hoàng Thị Tố Lang

Vẽ lại mùa Xuân Trầm Vân Em như một đóa hoa quỳnh Trời đêm ngan ngát hương trinh dịu dàng Cành cây ngọn cỏ mơ màng Dắt dìu con gió lang thang bãi bờ Nụ cười em đóa môi thơ Cho ngàn giọt nắng ngủ hờ miên man Xuân về rực rỡ mai vàng So đo sắc đẹp hồng nhan thẹn thùng Em về hoa cỏ nghiêng rung Lòng anh lợp mái thủy chung che tình Nụ cười ửng đỏ bình minh Cặp nghiêng áo lượn nép mình trường xưa Lòng anh ngàn tiếng guốc khua Em về góc phố đợi chờ nôn nao Cây nghiêng cành xuống đón chào Tay cầm tay dắt lối vào thiên thai... Ngờ đâu trời ập thiên tai Tình xa òa vỡ u hoài phong ba Anh đành chia cuộc tình xa Áo em nghiêng lượn đôi tà về đâu ? Nhà người em đã làm dâu Con bồng con bế bạc đầu cưu mang Nhớ không lệ xót sang ngang Khăn nào lau hết những hàng lệ rơi Bây giờ đôi ngả xa xôi Nhớ em qua những tiếng cười vọng âm Tình anh sương khói mưa dầm Chỉ xin gặp lại một lần cầm tay Để nghe tim đập ngất ngây Tâm hồn xanh lại những ngày trẻ trung

Page 30: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Khi trở về, Tháng Chạp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 29

KKhhii ttrrởở vvềề,, TThháánngg CChhạạpp

Nơi người về có bức tường rêu Ngăn bên kia nhà hàng hoa sao nhái Vẫn thoáng thấy áo dài bay màu nắng sớm Thoáng thấy em, hàng bín tóc đung đưa Nơi người về sáu tháng nắng mưa Con lộ đá trải niềm tin bất định Bụi tỏa mù như lấp dấu vui xưa Em chắc thôi ngồi trên võng đung đưa Hát mùi mẫn một bài ca vọng cổ Để hoa nắng rung tàng cây me dốt Và ven sông tiếng giỏ giọt xuôi về Em của mùa Xuân mộng ước tràn trề Người trở lại có tìm ra giấc cũ Nơi hồn mai vàng mấy độ Xuân xanh Nơi tôi trở về uống nước trời mưa Nghe lắng đọng nỗi buồn không rõ nét Như khi ngồi bên em canh nồi bánh Khói củi dừa đun mắt lệ cay cay Mùa Tết bên trời tu hú vờn bay ... Và anh nhớ có một người lẻ bạn .... BCD

Page 31: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hơi Thở Rướn của Lục Bát

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 30

tặng bậu, mỏng dánh

Bắt đầu…

……..bắt đầu là một lời tán thán (hay tán tỉnh cũng vậy thôi) như vầy” em hai ơi sao em nhẹ hếu (đẹp giàng trời) như cái bông hường (mới nở) vậy mà tôi thì (uổng quá!) đã là một con bướm hết thời (quờ quạng). Nói cho văn vẻ hơn một chút thì là em-nhẹ-quá-như-bông-hường-mà-tôi-cánh-bướm-tà-dương-chập-chờn. Như vậy tại-sao lại ra nông nổi này khi viết lại thành lục bát em nhẹ quá (khi khổng khi không xuống hàng bất tử) như bông hường mà tôi cánh bướm tà dương (lại bất tử xuống hàng) chập chờn Tại-sao-không-là

Em nhẹ quá như bông hường Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn (như từ hồi nẳm vậy đó, coi phải cái điệu thì thầm thủ thỉ dụ dỗ vo ve ong bướm … hơn không ) Nhưng mà tại sao lại hỏi tại-sao. ( có khi nào ngồi lơ mơ, đầu óc thả lang vơ vẩn, rồi bất chợt ngó chăm bẳm vào bất kỳ một chữ nào đó-chẳng hạn như chữ tại-sao, sẽ thấy cái chữ tại-sao này nó kỳ cục như chính cái ý nghĩa tại sao kỳ cục của nó vậy). Không tin thử coi. Không tin nữa, cứ thử lên giọng hỏi coi, tại-sao? Coi có câu trả lời nào không. Hay chỉ là một sự im lặng dị thường. Thiên hà ngôn tai! ngày khuỵu xuống trên thân . thồ kiếp xưa chim hạc ốm o gầy mòn hát ru trầm điệu vai thon gối đầu lên nỗi mất, còn thịt xương em nhẹ quá như bông hường mà tôi cánh bướm tà dương

Page 32: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hơi Thở Rướn của Lục Bát

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 31

chập chờn chẻ hai lời vệt môi hôn mớm câu hoa mị nhiếp hồn tân toan ừ ! kiếp vui cũng họa hoằn thì đường quang quẽ đừng băn khoăn chờ tôi-nơi-em-khất-đời-thơ có nhau vụng dại dăm tờ bối thơm

Xuống hàng là xuống hàng. Chấm và hết. Không có hỏi han lôi thôi. Mà cũng không có phân trần lếch thếch. (thơ chớ bộ nhân tình nhân ngãi gì sao mà ỉ ôi… )

Xuống hàng là xuống hàng. Giống y cái ngã ba đường đời vậy đó. Tới đó là phải tan-hàng-cố-gắng. Tới đó là phải anh-đường-anh-tôi-đường-tôi. Tới đó là người-lên-ngựa-kẻ-chia-bào. Có níu có kéo có trì thì cũng có cưỡng lại được đâu. Thì còn hỏi tại sao làm chi cho thêm ngớ ngẩn. Mà có hỏi thì cũng có ai trả lời đâu. Thiên hà ngôn tai! Tới đó thì xuống hàng vậy đó. Mà điều có thấy không. Tự dưng nghe như thảm thiết hơn khi lời thơ bị bứt rời ra, đứt lìa. Và hình ảnh không còn là một bức tranh tĩnh (chết) nữa mà trở thành một hoạt cảnh (sống, động) hẵn hoi. Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn. Thơ đi một hơi một mạch nghĩa là vẫn còn đó, sức sống. Sự liền lạc của chữ nghĩa mang trong nó hình ảnh của gắn bó, của tồn tại… nghĩa là của hy vọng (dù le lói)? Như vậy là câu thơ không chuyển được hết cái ý nghĩa của thôi-đành, của đành-vậy, của cũng-đành, của đầu-hàng, của chịu-trận, của hết-thuốc-chữa… nghĩa là của tuyệt vọng.

mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn (hai chữ “chập chờn” rớt xuống hàng dưới in hình như đôi cánh mỏi đã rụng xuống chiều nào, thấy không) Câu thơ động đậy làm hình ảnh cánh bướm xao xác, chấp chới, như rụng, như rơi. Ý thơ được phụ diễn thêm bằng hình thơ. Tuyệt cú! Chẳng phải phương pháp audio-visuel vẫn được coi là cách thức truyền đạt hiệu quả nhất sao. Nhất ông, ông hoàng… Ðã biểu xuống hàng thì phải xuống hàng, vậy thôi. Thì ừ ! kiếp vui cũng họa hoằn thì đường quang quẽ đừng băn khoăn chờ ờ vậy đó mà lạ lắm. Cái chữ “chờ” bỏ hàng nhảy xuống đứng trơ trọi một mình, băn khoăn thấy rõ. Thấy không, cái tình cảnh một-mình-đứng-giữa-khoảng-chơ-vơ, cái chữ “chờ” lơ láo đó. Dặn đừng chờ mà thật ra biết rằng không cần dặn. Nên dặn mà rất ngại ngùng. Bởi có gì hứa hẹn đâu, sự chênh lệch đó, mà chờ mà dặn mà không ngại ngùng khi dặn đừng chờ. Thành ra giữa chữ “chờ” (lẻ ra) ở trên với chữ “chờ” bỏ xuống câu dưới là một khoảng cách có thật không đo được của bao nhiêu ray rứt của bấy nhiêu do dự của chừng ấy phân vân của rất mực tần ngần, của một thú nhận về sự thất bại tự thân nằm trong mối hạnh ngộ bất thường. Và… thấp thoáng trong đó, không chừng còn nguyên… một nỗi tiếc thương. Vì vậy thơ làm sao êm xuôi cho được khi

Page 33: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hơi Thở Rướn của Lục Bát

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 32

cuộc tình đã đòi đoạn như chính cái hạnh-phúc-thiên-tai vốn đã là yếu tính của cuộc tình trái cựa. Thơ phải trắc trở trặc trẹo cho đúng kiểu tréo ngoe của tình yêu trễ nãi đó thôi. Cho nên có phải chính cái ngắt chữ bất ngờ như hơi thở đứt quảng, cái nhảy câu bất tử như cơn thở dốc đứt hơi , cái hình thức vặn vẹo như cơn mê sảng đồng thiếp mới nói được hết mức cái lạng quạng cái băng hăng bó hó cái nhăn nhó chần chừ cái nửa đời nửa đoạn cái dở dang tức tưởi của những toan tính muộn màng. (có nghe chăng, cái hơi thở hắt, cam đành!) Thấy chưa, thấy cái xuống hàng lạ lắm đó chưa. Ðêm chườm củi, khói ngây ngây nhà ai sưởi muộn cuối ngày đông miên bước chân đi giữa vạn miền về nghe một chút bình yên phập phồng đã quen đời gánh mênh mông vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm… giả sử làm ngang viết ( đọc, coi, ngó… ) vầy được không bước chân đi giữa vạn miền về nghe một chút bình yên phập phồng đã quen đời gánh mênh mông vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm có thấy gì khác lạ không. Người nghe chắc không thấy lạ. Nghe xuôi tai. Nghe thuận thảo. Nghe êm ái như có ngón tay nghê

thường nào sờ soạng lên vết cắt còn rịn máu. Nghe như có hơi thở trầm hương nào rà sát lên lớp da non mới vừa bắt miệng. Thơ đó. Có gì lạ đâu. Thơ y như hồi nào tới giờ. Y như cái hồi cô Kiều chảy giọt nước mắt thất thân theo kiểu sáu-tám-ôi-kim-lang-hởi-kim-lang-thôi-thôi-thiếp-đã-phụ-chàng-từ-đây. Hơn nữa muốn cho đúng điệu nhất thì phải đọc và viết rõ ràng như vầy : (hai chấm, xuống hàng)

(thụt vô một hàng ) Ôi Kim lang, hởi Kim lang (xuống hàng) (Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây ló ra một hàng ) Lục bát là phải vậy. Luật chơi đã rành rành ra thế. Dẫu có chịu chơi cách mấy (phá thể, biến thể… gì gì đi nữa) thì cũng phải trên dưới rõ ràng. Sáu trên tám dưới. Sáu trên tám dưới. Sáu trên tám dưới. Cứ như vậy đó mà bốn-câu-ba-vần hay trường-thiên lưu liên sao sao cũng được. (Ngoại trừ một ít bài ca dao có 8,10,12,14 chữ mỗi câu cũng chỉ phá lệ cho vui mà số lượng rất ít, không đáng kể) Còn về nhịp thơ (tiết tấu, ngắt câu ngắt chữ) thì phải là nhịp chẳng (2/2/2/2 hay 2/2/4 hoặc 4/4) như để phù họp với cách thở hít của người ta, nhẹ nhàng, đều đặn, hòa hoản. Vậy sao (lại tại-sao) mà ngang ngược trồi sụt cho đến đỗi thắc thẻo thất thường như vậy. đã quen đời gánh mênh mông vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm

Page 34: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hơi Thở Rướn của Lục Bát

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 33

mà không thắc thẻo sao được vì có phải vết nào cũng giống vết nào đâu. Cái làm nên thương nên nhớ đâu phải cái hời hợt cạn sớt phủi rớt ngoài da. Cái làm nên thương nên nhớ phải là cái hun hút thăm thẳm, cái trong trỏng tuyệt mù, cái người-Huế-nhớ-nhau-trọn-đời, hết kiếp. Như vậy nếu không xuống-hàng, nếu cứ viết ngang bằng thì làm sao khỏi lấn cấn. Thử coi. Vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm. Vết nào như vết nấy. Ai mà chịu. Cái vết quan trọng nhất, đầu mối của mọi thứ dấu vết trên đời này phải có cái chỗ riêng của nó, một mình, để thấy được cái chỗ đương hai hóa thành một, để thấy được bỗng chốc đầu cổ tay chân gì cũng mất tiêu ráo trọi mà chỉ còn gom lại có một chỗ duy nhất, để gọi nhau nấn níu, tượng hình mà cũng tượng tình nhất, cái chỗ để gọi nhau “mình ơi”. Vết đâm. vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm (có nghe không hơi thở rướn rờn rợn vết mặn nồng !) Tại vậy đó mà thơ cứ phải dẩy nẩy, vùng vằn, vụt chạc vì có quá nhiều điều lấn cấn, tức tưởi, không yên. Muốn nói cho hết, cho đủ, cho vừa thì chỉ còn cách bứt tung ra khỏi cái vòng khuôn chặt chịa êm xuôi quen thuộc đó. Có điều gì khó nói hay nói mà không thể nói hết. Có điều gì phải giấu lại dù vốn muốn phơi trần. Ấm a ấm ức. Lở dở. Nửa chừng. Có điều gì muốn la hét mà môi cứ ngậm câm. Hay miệng há hốc mà tiếng cứ ứ nghẹn. ngồi bên cửa

lọt ưu phiền dễ chừng năm tháng đã quên lòng người một vòng dang rộng xa khơi một ôm hụt hẫng phiên trời thâm căn ngồi nghe thương thế lịm dần với mốc meo nắng với tần ngần mưa với mưa với mưa với mưa với môi bằn bặt âm thừa khổ sai Mắt nhắm nghe thơ hẳn cũng nói không trật rằng thì là thơ lục bát. Mà mở mắt ngó trừng trừng thì lại ngờ ngợ không chắc. Cái hình ảnh và nhịp điệu quen thuộc sáu tám đâu còn nữa. Ma lực của vần điệu và cú pháp đã phù phép hồn người ra khỏi cái mặt phẳng một chiều tỉnh lặng để hóa thân vào cái cõi lừng lững ba chiều. Ở đó thơ đục đá đẽo tượng. Ở đó thơ điêu khắc trầm luân. Có lúc nào thấy được chăng cái hình người gãy gập, ngồi bó gối, gục đầu chịu trận dưới cơn mưa xối xả của định mạng, hồn thương phế, miệng ngậm câm đến nỗi mỗi tiếng hét bất lực chưa kịp thoát ra đã vỗ ngược vào lồng ngực từng tràng sấm sét. Ðọc thơ, nhìn thơ mà như mường tượng sờ được từng mảng-thơ bôi tô đắp trét. Thấy không, nỗi phiền muộn như một thứ chất lỏng dẻo nhẹo ẩm rít chảy-ngấm-thấm-lọt vào lòng người vốn dĩ như cái miệng phễu nên hứng không sót một giọt nào, lệ cường toan. Thấy không cái hụt hẫng có thật, có thật đến quơ tay còn ôm được cái trống không, thật như đuôi-mắt-chân-chim đã mỏi, thật như đường-môi-cắn-chỉ đã tưa, thật như sợi-tóc-ráng-chiều đã tối. Thấy không, mùa nắng đã qua, em đã xa và mùa mưa đang

Page 35: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hơi Thở Rướn của Lục Bát

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 34

tới. Những giọt mưa mang hơi ẩm phủ mốc meo lên tấm lòng cổ độ. Và tình chúng ta, tình chúng ta còn lại gì ngoài một nắm di hài. ngồi bên lệ cỗ di hài dễ chừng năm tháng đã dài thiên thu ngồi vàng vọt bóng trăng lu với riêng ngồi lại ao tù thiết thân Thử chép lại bài thơ theo cái khuôn khổ ngay ngắn, nghiêm chỉnh, cân xứng như vốn dĩ đã ngàn năm coi còn có cái tác dụng huyễn hoặc đó chăng? Câu thơ lục bát tự thân rất xuôi chèo mát mái, vần điệu thảo ngay, dịu dàng, dễ chịu. Vừa có yêu vận vừa có cước vận làm bài thơ có quá hai câu trở lên nối nhau khít rim, chặt chịa, liền lạc như một tràng chuổi hột hiền lành mà vị trí và vai trò của từng hột chuổi được phân bổ đồng đều tạo nên một thế quân bình hoàn chỉnh. Nhìn như vậy, lục bát chính là thể thơ biểu hiện rõ nhất cho cái thế thăng bằng tuyệt diệu trong lòng người Việt, bài học khôn ngoan nhất của cuộc trường chinh cam go dành đất sống với hai thế lực đối nghịch thường xuyên, thiên nhiên và ngoại xâm. Sự hòa điệu giữa người và người cũng như giữa người và thiên nhiên đã phản ảnh trong cái nhịp hài hòa, thuận thảo, êm ái, tự tại… của những câu lục bát ngay từ thời còn là ca dao bay lượn trên sông nước ruộng đồng. Vì vậy, nếu có tìm đọc lại ngàn bài lục bát cũng vẫn y cái giọng điệu và nhịp tiết đều đặn, hiền

lành, ngọt ngào… như ru như dỗ. Dỗ người vì chính lòng mình đã được dỗ yên. Ngay cả đến thời gần đây, lục bát vẫn còn nguyên cái thế thăng bằng dễ thương đó. Nhìn một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính được chép tay bằng mực tím y như ngó một cô con gái nhà lành, thùy mị, phía trước phía sau tề chỉnh, cái gì cũng vừa vừa phải phải, như chính cái đòi hỏi chừng mực của một thời kỳ mực thước. Nhưng mà có còn nữa đâu, cái thời vừa-vừa-phải-phải đó. Những khám phá mới của khoa học và triết học giữa hai thời hũy diệt lớn đã làm thay đổi hẵn lối sống và nếp suy nghĩ của con người. Ðã có người kêu lên thượng đế đã chết. Không biết ông ta có chết thật không chớ con người thì quả tình ngất ngư đến mất thở. Khoa học tăng hiệu năng tàn phá theo cấp số nhân, triết lý cứu rỗi con người theo cấp số cộng, chiến tranh làm mọc lên những thành phố lở lói nhanh hơn cây xanh, máy móc tăng vọt tốc độ của đời sống lẹ hơn suy nghĩ và đô thị vây khốn con người trong những giấc mộng cụt đầu cụt đuôi. Chung cư khoá trái cửa kín mít, ngã tư ngã năm ngã sáu ngã bảy, đèn xanh đỏ chớp tắt chớp tắt, chiếc đinh ốc của Charlot, con chó điều-kiện-hoá của Palow, miệng đại vực mở toác hoác ngay giữa con phố triệu người, miệng đại vực mở tanh banh ngay giữa lồng ngực ám khói, mặt trời rồ dại, mặt trăng thất tiết… Và con người, con người thành kẻ thất lạc chính mình. mỗi lần đi một hỏi đường tôi chậm lụt giữa nộ cuồng thế gian giữa trăm khốc liệt giăng hàng tìm đâu

Page 36: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hơi Thở Rướn của Lục Bát

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 35

tôi? ở ngổn ngang sự tình Không phải tự nhiên mà lục bát đèo bồng làm mặt lạ. Tại đã tới lúc người ta lạ mặt với chính mình và với cả thế giới chung quanh. Thiên nhiên không còn là cõi trú ẩn bao dung và tha nhân thì trở thành địa ngục. Con người tới và đi như khách lạ ngang qua cuộc đời tựa quán trọ buồn hiu. Cõi nhân gian rốt lại chỉ là một cõi giả hình và cuộc sống nếu có thật chỉ gom lại trong từng khoảnh khắc. Chân lý thay đổi như trò mạo hóa. Mọi đối cực của cuộc đời là trò chơi của chữ nghĩa và sự chọn lựa về một phía nhất định chỉ là thái độ ngụy tín nhất của con người. Ðầu-đuôi, trên-dưới, ngược-xuôi, trong-ngoài, tốt-xấu rồi ra cũng chỉ là những khái niệm hết sức tương đối, hình học không gian đã phá vỡ định đề Euclide, ở bên ngoài trái đất trên tuốt mấy tầng mây mọi thứ đã lộn nhào, và sau cuộc đổi đời năm ấy, những nấc thang giá trị cũng lộn tùng phèo trong lòng ta. Còn lại gì không, có còn lại gì không trong lòng ta, thế quân bình huyền thoại. mỏng manh là sợi tơ tằm hoang mang là tiếng thơ thầm gọi tên là trăm con chữ tật nguyền là trăm con chữ tật nguyền ? ờ chữ nghĩa đã tật nguyền nên chỉ đưa đến ngộ nhận và bế tắc. Ðến một lúc tất cả trở nên nhòe nhoẹt, lờ mờ, nhập nhằng, lợn cợn… đường ranh biện biệt đã mỏng hơn sợi tơ tằm thì còn chỗ nào để phân biệt phải-trái, đúng-sai, vui-buồn, mê-tỉnh… Ðã không rõ ràng thì chỗ nào là chỗ phải dừng. Mà dừng lại có

chắc đã đúng chưa khi hạnh phúc chỉ là mặt này của đau khổ mặt kia, khi tiếng cười có khi chỉ là ngụy trang của tiếng khóc, khi yêu đương chỉ là mầm móng của tan vỡ, và mộng mị chính là khởi đầu cho một cuộc tự sát dịu dàng. Vậy thì có cần phải đi ngay về thẳng, đường đi có còn chỗ tới khi chỗ về đã bít đường lui. Sao không lung lăng khi chính lòng ta khệnh khạng, bối rối, mù mờ trước những đối cực bất phân. Sao không xiên xẹo khi chính lòng ta còn không ngay ngắn, nữa là. chao ơi thiệt tội đêm dài nghiến sâu thân thế lạc loài thể thân chừ trùm cái bóng phân vân về mô cũng đụng chút gần thịt xương …………….. ta về nhang khói lắt lay thôi âm hồn nọ vẫn ngày dương gian ……………… ta về như gợn gió âm ở lâu vết buốt ngực trầm tích kia giọt mưa giọt lệ đầm đìa thất phu nhoè buổi ta về trắng không nghe không em, thơ như cái hơi thở rướn từ một vết thương chí tử, vói, níu, bắt tràm qua

Page 37: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiê

cuộc sốngtim đã mNhững câchính nhữmạng. Ðọđể thấy rđược, bộ lay lắt, lộmột cố gắcó hình dhạnh phúcâu cười…tưởng, đãlụy, từ kh Bởi vậy, hàng rẽ lốchính lònhình cũngrẽ hàng đó Mà hổng tụy được Từ khi Pimảnh vụncòn lành lmỹ cảm mxé thịt, củtrị, của hHoàng Xcũng phảimới, trật bị xé ra từvỡ vụn củđầu xuốngđứng hai làm thơ? tả, thơ hổnhân gian tiễn cung vút một đu

ên Giang Xuân

g, như cái mỏi nấn nuốâu những chững bày-đặọc lại trên rõ ràng cáimặt thật củộn xộn, lu ắng vớt vát dáng nhất đúc, đau khổ… đã khônã thay đổi rhi…

đâu phải ối, chệnh chng người đg khấp khểnó thôi.

chừng phảcùng ta, cuộ

icasso chẻ hn thì bộ mlặn nữa. Homới. Mỹ cảủa lò thiêu nhọa diệt c

Xuân Sơn ci bị phá đổ tự của cuộcừng mảnh rủa con mắt g đất, mọi schân trên Thơ lộn lạổn hển khi

n, mệt đừ

uôi mày

Ất Mùi – 2015

hơi thở hắtối qua bờ

hữ rơi, rụngặt-rất-tình-cmôi, đọc li chúng ta ủa cõi ngườbu, rối bùđể định hìnịnh, cuộc đ, niềm vui,

ng còn là crồi khi chín

khi khônghoạng, khấpđã thương nh, chệnh ch

ải vậy lục ộc trầm luâ

hình người mặt nhân giaoặc chỉ lànhảm của chấtngười, của chủng… Lầcái trật tự đi để lập lạc điêu tàn mrồi ráp lại tđiêu linh. Csự có dị thưmặt trần g

ạo như cõi hi con tim đ

Hơi Thở

5

t từ một trcõi tử sinh

g bất ngờ nhcờ của địnại trong mkhông thấ

ời, phân vânù… Thơ nhnh cái khônđời, tình yêu, tiếng khóái như ta đ

nh lòng ta đ

g lục bát bp khểnh. Bởtật nên vó

hoạng, bỏ lố

bát mới tậân đó.

ra làm trăman cũng đâh lặn theo ct nổ banh dám sát chínần này, vớlành lặn cại một trật tmới. Lục btheo cái nhìChỏng ngượường hơn khgian này mhồng trần tđập sái nhị

Rướn của Lục

ái h.

hư nh ắt ấy n,

hư ng u, c, đã đã

bỏ ởi óc ối

ận

m âu ái da nh ới cũ tự át ìn ợc hi

mà ất ịp

hỡi ơngón trễ tr Từ cáan, ckhả, tbất trcó gì rúm hnhư cdở ch … khđuôi … khquặp lệ từ nguyềquy h Khi đcuộc CaoNguồ

c Bát

ơi tình lụy tay

ràng

ái vị trí lỏncủa cái tâmthơ là đườnrắc trong mbất thường

hay luông tcái hơi thở hứng.

hi đó, con cá mắc cạn

hi đó, cổ thlại sợi trúc

trích một nền thân đuố

hàng mỵ nư

đó, lục bát lđời.

o Vị Khanồn: Sáng T

ng chỏng củm bất định, ng bay lêu

một thế giới g đâu khi lụtuồng suồngcủa mình,

tim nhỏ xn

ắt nghẽn nhc ti

ét ngang ối . lả ương

là hơi thở rư

nh Tạo

T

ủa cuộc sốncủa cái tìn

lỏng của cobất ổn. Nh

ục bát vặn vg sả… chẳnnhững khi

íu đập, chò

hư cái cần đ

ướn níu ta l

Trang 36

ng bất nh bất on tim hư vậy vẹo, co ng qua … đời

òi như

đàn bẻ

lại với

Page 38: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Trời đất cũng tha phương

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 37

Có phải ta buồn trời đất cũng buồn theo Đi trong mưa sao khói thuốc nhạt phèo Thèm một mái hiên… quê hương mưa gió Để thấy em cười… tóc ướt rắc reo Quê hương mình mưa trắng trời bong bóng Bong bóng phập phòng em hứng đầy tay Anh mài miệt cùng quê hương lửa bỏng Em trong mưa ướt lạnh… con phố dài Cali mấy ngày… mưa mờ trời đất Anh đi trong mưa nhớ góc phố Sài Gòn Hai đứa âm thầm lặng im ngây ngất Khói Basto ôm má phấn môi son Chừ anh trong mưa lạnh lùng phố lạ Gióng mắt phương trời nhớ nụ cười xưa … Ghé quán cà phê trú mưa anh ạ, Ngồi nhì mưa mà thả nỗi bang quơ… Cái nỗi bang quơ… giờ tìm đâu thấy Mưa gió xứ người lạ cả quê hương Dẫm nát chân mưa nước cuồn cuộn chảy Xa em rồi… trời đất cũng tha phương

Trạch Gầm (Trích: Vụn Vặt)

Trời Đất Cũng

Tha Phương

Page 39: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Ý Xuân Đầu Năm

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 38

ÝÝ XXuuâânn

ĐĐầầuu NNăămm Yên Thư

Ngày đầu một năm đang ngấp nghé ngoài hiên, ngồi ôn lại những chuyện cũ đã qua theo lề thói cũ " Tống cựu Nghinh Tân", những thoáng nhớ xa xưa chợt trở về trong phút " Giao Thừa", tình cờ đọc lại những trang thư cũ.... của Thầy Cô bạn bè năm xưa, chợt bồi hồi tấc dạ...

"Chúng ta trở thành đám dân Do Thái mới, lang thang giữa 1 thế giới lạ lùng. Chung quanh không còn con đường đất đá lởm chởm mà là những đồi thông kiêu hãnh, không còn những mái nhà tranh trống hoác bên con hẻm lầy lội mà là những cao ốc ngất ngưởng với hàng trăm cửa kiếng kín mít như những con mắt lạnh lùng. Và nhất là tiếng nói, cách sống, nếp suy nghĩ ở vùng đất mới đã làm ta ngất ngư không ít. Bỗng nhiên ta lạc mất 1 quê hương nghèo nàn nhưng

quen thuộc biết bao nhiêu, để rồi lọt vào 1 thế giới giàu có nhưng xa lạ đến muôn vàn..." (CAO VỊ KHANH)

Lòng người ly hương vẫn luôn nhớ về quê cũ Rạch Giá ở gần tận cùng nước Việt với:

Chợ Sài Gòn cẩn đá Chợ Rạch Giá tráng xi mon Giã em ở lại vuông tròn Anh về xứ sở hết còn ra vô Có nhiều người bạn quen vẫn hay thắc mắc? Sao lại có tên Rạch Giá ? Chữ Rạch Giá ý nghĩa như thế nào ? Theo sự cắt nghĩa dễ hiểu bấy lâu nay thì sở dĩ gọi tên RẠCH GIÁ vì thời kỳ vùng đất này mới khai phá, 2 bên bờ con kinh (RẠCH) mọc nhiều loại cây giống cây tràm gọi là cây GIÁ. Vì vậy lấy vật đặt tên, địa phương này từ đó được gọi là Rạch Giá . Nếu xét về văn hóa và văn minh, Rạch Giá tương đối chậm tiến so với các tỉnh vùng miệt trên như Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho. Cứ nghe qua mấy câu ca dao là đủ biết rồi: Má ơi đừng gả con xa Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu! Đó là tâm trạng e ngại, ấn tượng kinh hoàng của những cô gái miệt trên phải đi lấy chồng ở miệt dưới như U MINH-

Page 40: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Ý Xuân Đầu Năm

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 39

RẠCH GIÁ- CÀ MAU- (GIANG MINH ÐOÁN)** Tuy nhiên, tâm tình của người dân ở vùng nghe ra xa xôi hẻo lánh này lại thật thà chất phát, đối xử rất là tình nghĩa với tất cả những người con dâu hay rể đến ở đây. Tình đồng hương đậm đà ấy luôn vững bền theo năm tháng. Đó là động lực chính yếu tạo nên sự gắn bó lâu dài của tình đồng hương Kiên Giang từ bao nhiêu năm qua ở hải ngoại, qua biết bao biến đổi từ những ngày đầu định cư còn rất bở ngở, cho đến nay. Bao nhiêu năm trôi nhanh như bóng câu qua cửa, tâm tình xa xứ ấy là nỗi niềm ẩn khúc của hơn triệu người dân VIỆT lưu vong ở mỗi độ Xuân về. Bầu trời nam Cali sáng nay mang sắc xám của mùa đông Chicago, một hiện tượng đã lâu lắm không xảy ra ở vùng nắng ấm của miền Nam California. Vùng đất xa xôi ở thập niên 60, nơi mà chỉ có những người làm việc trong hệ thống hành chánh, quân đội, hay những người tuổi trẻ có cơ hội được xuất dương du học, mới có điều kiện để biết đến. Thế mà sau biến cố đổi đời nghiệt ngã của quê hương, hơn triệu người dân VIỆT đã đặt chân đến nơi này và phải đành chọn nơi này làm quê hương thứ hai... Dù không phải như cô gái VIỆT xưa, phải theo chồng xa xứ, cho lòng mãi ngậm ngùi chua xót khi đọc lại những xần Thơ- Văn u buồn ở trên của hai vị Thầy dạy Việt Văn ở trường NTT ngày

nào…Nhưng lòng người dân VIỆT ly hương ở mỗi độ Xuân về cũng mang nặng nỗi buồn man mác của người lữ thứ xa quê Vì vận nước mãi còn suy vong, người dân đành chịu chung nghiệp dữ...Bao giờ thì quê hương sẽ được quang phục, cho đồng bào VN còn được nói chung một tiếng nói, cùng chung sức đóng góp cho sự vững mạnh và trường tồn của quê hương, để cho những chàng trai trẻ Việt và những cô gái Việt, được học lại lịch sử oai hùng ngàn đời của quê hương từ những ngày đầu lập nước và gìn giữ độc lập tự do cho nước nhà. Nam Cali những ngày đầu năm dương lịch, đã có mưa về, như lời thầm thì cầu mong của những cư dân gốc Việt đang cư ngụ ở đây. Bao giờ thì mơ ước " Quê hương VN được thật sự Thái Bình trong Độc-Lập và Tự- Do" cũng được thành sự thật như thiên nhiên ở đây đang ưu đãi mọi người... Để chúng ta có thể tìm lại được hình ảnh tuyệt vời đầy tình tự quê hương:

Page 41: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Ý Xuân Đầu Năm

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 40

Em xóm biển, tiếng còi tàu mệt lả Chị Minh Lương mát rượi bóng dừa xanh Nhớ không anh, nhan sắc gái Kiên Thành Xui đắm đuối cậu trai chùa Láng Cát Chuyến xe sớm qua ngang phường Vĩnh Lạc Đón em về, nắng xế cổng Tam Quan Ôi hai hàng khuynh diệp hắt hiu vàng... Để tất cả chúng ta cùng được gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi trên chính quê hương mình vào " NGÀY HỘI LỚN " của Quê Hương: Ôi Rạch Giá, buổi gặp đầu bỡ ngỡ Sao khi xa như núm ruột cắt lìa Nhớ vô cùng từng nẻo rẽ, đường chia Này góc phố, cụm hoa, này bực thạch... Này tiếng sóng thầm thì như tiếng trách Này bờ sông, cột đá vẫn chờ ai Làm sao về cho kịp buổi chiều nay...? (*)

YÊN THƯ 01/16/2015

(*)Trích thơ CAO VỊ KHANH (**)Trích đoạn viết của GIANG MINH ĐOÁN (***}Những chữ in nghiêng được trích đoạn từ trang web " Trăm nhớ ngàn Thương của chi HS. Cảm ơn chị cho phép.

Thơ PHÙNG QUÂN

Nhớ Bạn Bạn cũ giờ như cánh nhạn xa Đây hiên ngói lạnh lúc trăng tà Hỏi sao mới có sầu thiên cổ! Vợi chút trăm năm một ấm trà.

Tịnh Sáng ra chào tiếng lạ Nào ai dưới hiên nhà Hồn nhiên vài chiếc lá Vàng phai hàng dậu xa.

Nôm Na Tứ Tuyệt Ai bảo em thường yêu mưa ngâu! Nên chi Thu đến lại than sầu Đôi khi có lẽ mà như vậy Để chút hương mà nhớ đến nhau.

PHÙNG QUÂN Hàng Gió, Cơn mưa đầu tiên 2014.

Page 42: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tô Mì Quảng

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 41

Đường Sơn Gió lành lạnh qua thị xã, sương sớm vẫn còn chưa tan. Mùa Xuân chim kêu ríu rít. Tiếng gà thay phiên nhau gáy sớm hơn thường lệ. Xe cộ, người ồn ào tấp nập tới lui lẫn vài tiếng kèn của xe gắn máy của các bạn hàng mua bán sớm. Không lâu lắm, không gian chung quanh dưới cầu ấm áp hẳn lên nhờ ánh nắng mặt trời. Hắn đã quen với chu kỳ nầy bao năm rồi. Hắn ghét mùa Hè nóng nực, cháy da, lý do đơn giản là hắn gốc từ miền cao nguyên, nay sợ nắng hơn là sợ rắn, sợ hơn những gì ghê gớm nhất, lý do cũng vì nắng làm đôi mắt hắn gần như mù. Hắn thầm nghĩ:”Nắng với đui mù là đồng hành.” Chiến tranh, đổi đời quá đột ngột, cộng với thân thuộc dần dần ra đi, đưa đẩy số phận làm cho hắn không biết đôi khi - mình là ai? Tết Mậu Thân, tổng tấn công từ miền Bắc, miền Trung nhiều tỉnh bị chiếm đóng. Gia đình hắn tránh và di tản lần lần vào Sài Gòn, từ đó xuôi ngược không dừng mà đưa hắn đến miền Tây; đến bảy mươi lăm thì lưu lạc đến tỉnh cuối trời Tây của đất nước mà lúc trước, khoảng thập niên năm mươi được gọi là ‘khỉ ho cò gáy’ nơi mà người miền trên chỉ biết tới qua vài điểm – Lăng

dòng họ Mạc Thiên Tích, Hà Tiên Thập Cảnh và Đông Hồ, Hòn Phu Tử, anh hùng Nguyễn Trung Trực và U Minh Hạ – ‘trên thì muỗi reo như sáo, dưới sông đỉa như bánh canh’. Đó là Kiên Giang - Rạch Giá. Rồi những biến cố liên tiếp, hắn chỉ còn bám trụ ở đây vì đã giáp biển rồi, không thể chạy bằng chân hay đường bộ được nữa. Qua các con đường quá quen thuộc như trong lòng bàn tay, như thường lệ, hắn đặt chiếc chiếu vuông cũ trên lề đường, ngồi ngay ngắn và bắt đầu hành nghề với harmonica để...xin tiền. Hắn viết chữ trên giấy cạc tông gấp đôi lại dựng đứng bên hông để người qua đường biết số phận của hắn. Mù khiến cho hắn có thời gian để tự điêu luyện tiếng kèn, chuyên nghiệp và xuất thần hơn. Hôm nay, hắn trong lòng rộn rực, biết là gặp qưới nhân làm hắn suy nghĩ - một ân nhân nào đi qua đây, một cô bà nào thấy mình dễ thương, hay gặp một người bạn nào đó sẽ chia sẻ hoàn cảnh với mình...sự suy nghĩ làm tiếng kèn thổi bài ‘Nỗi Lòng Hoa Phượng’, lúc suy tư, lo lắng như học sinh sắp thi tú tài không biết đậu rớt; lúc vui tươi, phất phớ như những hàng bông phượng đỏ, hồng, tím nở rộ tung bay trước gió; lúc buồn rũ rượi vì học trò sắp phải chia tay nhau mang theo nhiều ký ức thời trung học cũng như tình yêu, tình bạn, trường vắng bóng ...như phụ họa cho bài thơ tả mùa Hè, mùa Hạ. Kìa hàng phượng vĩ vươn cao Đàn ve tấu khúc rạt rào vi vu Nắng như tỏa ngút hồn thư Phượng rơi phủ lối đỏ lừ gót chân Sài gòn nắng hắt tia vàng Vạt tà tung cánh nón nàng nghiêng lay Hơi sông bốc khắp trời mây Viết xong lưu bút, trường đây nhớ người

TTôô MMìì QQuuảảnngg

Page 43: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tô Mì Quảng

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 42

Hắn không cần, chỉ biết là phần trưa của mình hôm nay là ổ bánh mì nhỏ giá ba ngàn đồng. Đói và lạnh là bạn của hắn. Bất chợt, mùi thơm, thơm lắm từ đâu bay đến mỗi lúc một gần. Hắn vui mừng như một vật gì đã mất từ lâu, không thể nào tìm lại được. Đây là lần đầu tiên trong đời, hai tay hắn chạm đôi guốc đang mang. Có bàn tay nhặt tấm cạc tông lên, hắn lại nghe:” Ông thổi kèn hay lắm. Thật quá xúc động.” Tiếng guốc từ từ xa dần rồi mất hẳn. Hắn thừ ra, miên man, suy tư thật lâu. Không bao lâu thì hắn cảm nhận hơi tiền, tiền... trong nón xin ăn của hắn...không biết là bao nhiêu...hắn mừng lắm, ao ước nhớ đến tô mì quảng đặc biệt nơi xuất xứ của hắn. Ôi! Nghe nói tiệm nào đó ở thị xã có món mì quảng. Dù hắn biết món chế biến đó không thể nào giống nơi xuất xứ của nó, nhưng phải thưởng thức dù mai nầy có ra sao thì ra; vã lại bao năm qua, hắn quên luôn là hương vị tô mì quảng lần cuối như thế nào! Hắn gom nón lại và cất vào áo. Vừa cuốn lại chiếc chiếu...hắn nghe tiếng quát to: ‐ Ê! Thằng ăn mày kia! Hôm nay mầy

khấm khá. Đưa cái nón tiền cho tao. ‐ Xin ông tha cho con. Đó là buổi cơm

chiều của con. ‐ Tao không cần biết cơm chiều, cơm tối.

Mầy không đưa thì chúng tao cho mầy nhừ xương.

‐ Van ông! Đây nầy. Ông lấy bao nhiêu cũng được. Xin chừa tiền cho con một tô mì quảng.

‐ Được! Tao đâu để mầy chết làm gì. Hắn biết trong xã hội kẻ khôn, thông minh, lanh lợi cách mấy cũng bị gạt, bị bóc lột huống chi mình là kẻ mù, ăn mày, dốt nát. Hôm đó, hắn đếm nhiều tờ giấy... biết được bao nhiêu! Thôi đành phải nhịn cơn thèm

mì, hắn lê lếch xin cơm, bún thừa của các người bán hàng rong có lòng nhín phần ăn thí cho hắn. Hắn biết họ còn con, nhiều khi chồng, vì hoàn cảnh phải sống bám víu vào gánh hàng rong của vợ. Một muỗng cơm, cháo, bún lẫn lộn đưa vào miệng, vừa nhai làm hắn chảy nước mắt cho số phận của mình, của ai đó xung quanh. Hắn muốn mình chết đi cho hết kiếp, nhưng không được vì mẹ hắn trước khi chết cũng dạy:” Phải sống cho hết kiếp để trả tất cả các nhiệp dĩ, oan oan tương báo. Nếu bỏ đi thì cũng trở lại trả tiếp. Vô ích.” Tuy không hiểu nhiều về Phật pháp, nhưng qua lời của mẹ, hắn luôn luôn cho là đúng. Càng khốn nạn, gian nan, khổ ải thì hắn càng vui trong lòng vì ai cũng phải chết. Chết ư! Lúc đó thì ăn mày hay thủ tướng, chủ tịch đều ngang nhau, đều bình an, không còn những hơi thở khó khăn. Có khi mình sung sướng hơn. Nhiều ông dù chết vẫn chưa an thân, chưa kể quá nhiều kẻ thù bị người ta cứ lôi ra như những tên tội phạm, kết án, đôi lúc cả dòng họ, mà bêu xấu, mà chữi, mà nguyền rủa từ đời nầy sang đời khác. Mùi hương quen thuộc đến với hắn, gần hắn. Đôi guốc cao gót của một kẻ sang trọng trước mặt. Hắn không thổi nữa mà van xin: ‐ Lạy bà! Xin giúp con một việc. ‐ Tôi chỉ thích nghe ông thổi kèn hay hay.

Tôi không giúp được gì cho ai cả. ‐ Lạy bà! Con không biết nương vào ai

cả. Con tin bà. ‐ Ông muốn tôi làm gì để giúp ông? ‐ Con tin bà! Nầy đây là tất cả những gì

con có được. Con nghe có nơi mổ mắt ở thành phố. Hy vọng của con là được nhìn thấy xung quanh, thế gian dù một phút cũng mãn nguyện.

‐ Ồ! Tiền… Ông … Ông.

Page 44: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tô Mì Quảng

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 43

‐ Con dốt lại mù làm sao mà lo thế nào được!

‐ Ông không sợ tôi gạt à! ‐ Con tin bà, không dám nghĩ. ‐ Được! Tôi nhờ người giúp, đưa ông lên

thành phố lo thủ tục. Tiền đó ông cứ giữ chi dụng, trị bệnh. Còn việc mổ thành công hay không thì tôi không biết!

‐ Con đội ơn bà.

Nhiều tổ chức thiện nguyện trên thế giới có nhiều bác sĩ Mỹ, Úc phối hợp với Việt Nam (*) chuyên khoa mắt đã giúp nhiều người ở Việt Nam lấy lại ánh sáng. Tuy không thấy hoàn toàn một trăm phần trăm, nhưng một con mắt cũng đủ cho hắn nhìn thấy lại sau hơn hai mươi năm. Hắn nhìn mây trắng đẹp quá, bầu trời màu xanh, cây cỏ, xe cộ qua lại, người đông hơn, quang cảnh sầm uất, nhà cao tầng, đường cầu hiện đại...lần đầu tiên trong đời, vượt xa trí tưởng tượng khiến hắn cứ tưởng là mình đang đứng ở một thủ đô, kinh đô ánh sáng nào đó. Hắn nhớ lời mẹ, về quê thăm, mong tìm được những kỷ niệm, khung trời cũ, nhất là thân nhân. Thật đáng tiếc, xung quanh hắn bây giờ hoàn toàn xa lạ. Dân địa phương nay lẫn lộn với nhiều thành phần, tiếng nói thay đổi khiến hắn đôi lúc không hiểu hỏi lại. Nếu hắn vận bộ quần áo tươm tất hơn, người ta có thể nghĩ hắn là người nước ngoài về thăm. Dòng họ của hắn trước có tiếng tăm trong làng, nay đã bị quên lãng, hỏi không ai biết, cũng không ai quan tâm tìm hiểu để tìm hộ vì qua điệu bộ ngây ngô và cách ăn mặc của hắn. Hắn cũng không quên ra chợ thưởng thức lại ‘mì quảng’. Hắn nhìn tô mì, không ăn vội mà trầm tư, so sánh quá khứ và hiện tại qua tô mì. Ở Rạch Giá, hắn với tư cách ăn mày, cơm thừa, canh cặn thường xuyên thì tô mì trong

quán vẫn là xa xỉ, không thể chê, mà xem như là buổi tiệc nhỏ. Hắn biết là mì quảng mà lưu lạc đến Kiên Giang thì công thức, cách nấu, kể cả cọng mì như ‘tam sao, thất bổn’ không thể nào sánh với món đặc biệt quê hương hắn trước 1975. Mấy chục năm qua, đây là dịp ăn lại món ‘ruột’ xuất xứ từ quê mình, hắn từ từ thưởng thức, nửa phút, một phút sau… hắn nhăn mặt, không phải vì mặn, mà miệng hắn chạm hương vị là lạ lần đầu trong đời, luỡi hơi tê:”Tô mì quảng trông rất bắt mắt, đậm đà thật, nhưng hình như có điều gì không ổn làm mình khó nuốt! Hình như rau, thịt khác vị, không tươi bằng tô mì ở Kiên Giang, cọng mì lại dai hơn khó nhai. Nghe nói người ta bây giờ hay dùng nhiều hóa chất, hay là công thức mì quảng hiện tại phải tiến bộ như thế, hay là mình già rồi!” Hắn chỉ ăn vài cọng, một lát thịt nhỏ, không thể ăn hết tô mì, ngưng lại gắp từng miếng bánh phồng bỏ vào miệng nhai, ngồi đợi cho đến khi có người thấy, xin tô mì đổ vào ca mang đi. Hắn phủ trên mặt đất chiếc chiếu cũ và bắt đầu thổi kèn. Hắn thích cuộc sống mù loà hơn là thấy lại xã hội ‘giả nhiều chân ít’. Mùi hương cũ bay lại. Trước mặt là một phụ nữ đẹp trung niên mà hắn đoán trạc tuổi mình. Hắn nghĩ:” Có lẽ cô ấy có những ẩn khúc của cuộc đời cho nên mới thấm thía tiếng kèn của mình.” Hắn giơ tay vuốt đôi guốc cao gót quen thuộc, nói khẽ: ‐ Con đội ơn bà. ‐ Tôi rất tiếc là gặp ông ở đây. Số mù khó

đổi. ‐ Vâng! Đội ơn bà. Ăn mày cũng thế.

Cô đưa tấm cạc tông lên, ghi gì trên đó xong bỏ đi. Hắn thấy chữ ‘mù’ quay về phía mình, vội vả lật miếng qua mặt bên kia có

Page 45: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tô Mì Quảng

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 44

hàng chữ ‘Đời Nhiều Thứ Đẹp. Tôi không thấy’. Sự việc vẫn diễn tiến như cũ. Mỗi lần gặp phụ nữ trung niên ấy thì nón của hắn khá bộn tiền. Các tên côn đồ đến hỏi như thường lệ. Hắn nộp.... Chúng thí cho hắn một ít. Giờ thì mắt phải của hắn rõ hơn sau khi giải phẩu. Phiá bên kia đường, góc phố nghèo xơ xác vẫn còn, đánh giầy, ăn xin như hắn không thiếu. Một thiếu phụ bồng con thiểu não với các tờ vé số trên tay mời mọc khách mua. Hắn tự trách phải chi mình đừng thấy lại cái tương phản của xã hội. Hắn, chỉ thấy lại được có mấy tháng mà hiểu rằng, cuộc sống dù ăn mày, nhưng cũng khá hơn nhiều tầng lớp, nhiều hoàn cảnh trong xã hội ‘chân giả khó phân’. Con người thay đổi bản sắc quá nhiều. Họ làm bất cứ hành động vì tiền kể cả cướp của ăn mày. Lâu nay không tiếp xúc với bên ngoài bằng mắt, nay thấy lại, hắn suy nghĩ đơn giản là xã hội bây giờ:”Kẻ mạnh, kẻ có quyền thế, đang hành xử giống như tác phong của mấy tên côn đồ mà mình nhìn chúng xuyên qua cặp kiếng đen hằng ngày.“ Hắn tự nhủ:” Nếu mình mà hoạt động giống như người bình thường không mù, có lẽ sau nầy mình sẽ trở thành nạn nhân!” Món ăn ao ước của hắn cũng tan biến từ đó, không còn thèm tô mì quảng dù ở bất cứ nơi nào. Hắn cuốn tròn số tiền giá độ hai, ba tô mì quảng mà bọn côn đồ thí lại. Hắn dọn dẹp, chầm chậm đi đến giả vờ quờ quạng, chạm bàn tay đứa bé, nhét tiền vào, rồi lần lần gậy đi. Người thiếu phụ ngạc nhiên, định đi theo hỏi, nhưng hắn bất giác, quay gậy lại, chấm gậy vào đất vài lần theo thói quen của người mù, đưa harmonica lên miệng vừa đi, vừa thổi một khúc nhạc. Đường Sơn

(*) Ở Úc châu, có tổ chức The Fred Hollows Foundation chuyên giúp mổ mắt rất thành công cho các xứ chậm phát triển như – Phi Châu, Việt Nam, Lào, Campuchia v.v…

Cái Điện Thoại của Ai? Trong phòng tắm hơi có tiêng điện thoại di động kêu , một người đàn ông cầm máy lên nghe , tiếng một cô gái trẻ nhẹ nhàng : - Anh yêu đó hả , anh ơi em vừa đi shopping về , em vừa mua một chiếc máy 50 đô , em tính vào tài khoản anh nhé! - Em cứ tự nhiên. - Anh tuyệt quá , em còn mua một bộ nữ trang 500 đô ! - Rồi , tính vô anh luôn đi ! không có vấn đề gì! - Ôi !! anh yêu của em ! Em vừa thua cá độ đá banh thua 5000 đô rồi ! - Em đừng lo , cứ trừ vào anh cả đi ! - Anh đúng là người đàn ông tuyêt vời nhất của đời em , em cúp máy nhé ! Sau khi tắt điện thoại, người đàn ông đứng dậy hỏi lớn : - Cái điện thoại này của ai???

Sưu Tầm

Page 46: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Dấu sông xưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 45

Anh đã hứa sẽ về thăm quê cũ Ghé tìm em nghe lại điệu buồn xưa Ôi giọng hát một thời em quyến dụ Xúi lòng mê câu giọng cổ quê mùa Anh đã hứa sẽ về qua sông Cổ Đón đò ngang thăm lại xóm giềng quen Ai xui khách thương hồ quên bến đỗ Tách sào khuya còn giấu nỗi niềm riêng Con sông lớn thênh thang mùa nước lũ Lục bình mang từng mảng chuyện đường xa Qua bến nhỏ bập bềnh như nhắn nhủ Lòng kẻ đi gởi gắm lại quê nhà Anh lớn vội bên vàm sông xoái lở Ngó mê man bãi thắp nối cồn cao Em có nhớ những trưa nồng tiếng thở Sát kề nhau như thuở mận say đào Dòng sông đó cuộn mình quanh chợ Vĩnh Mẹ Tam bình nghiêng nón ngoắc đò trưa Cha đứng đợi như tiền duyên đã định Rước tình về tiếp nối chuyện ngàn xưa Thương nhớ lắm dòng sông thời tuổi nhỏ Dắt tay người qua lỡ chuyến đò thương Ta trể hẹn một đêm rằm trăng tỏ Tóc còn đau từng sợi rối tơ vương Ôi tội nghiệp con sông dài nối biển Dấu đưa người qua bãi vắng ghềnh sâu Người ra đi một lần là vĩnh viễn Nhớ thương nhau chỉ thấy bạc mái đầu.

Cao Vị Khanh (Trích: Lệ Từ Nét Ngang)

Dấu Sông Xưa

Page 47: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sói Đồng Hoang

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 46

Âu Thị Phục An

Tên anh là gì tôi không biết, nhưng tôi quen anh qua một trang tìm bạn bốn phương với cái tên đẹp đẽ Vũ Quang.

Những năm 1972, 1973 chiến trường nào cũng sôi động . Tôi sống ở Sài Gòn ngày ngày hồn nhiên đi học , ngày ngày không biết gì về cuộc chiền vẫn rình rập quanh phố thị.

Những cuộc xuống đường khi tôi còn học ở trường Trung học Hưng Đạo Sài Gòn, lại mơ hồ và sôi nổi giống như một trò đùa . Cảnh sát cầm dùi cui đứng gác ở cổng trường và các lớp học. Tên xách động bị cảnh sát dí leo lên tầng cao nhất dọa nhảy xuống. Cảnh sát dã chiến lùa đám nữ sinh ra cổng phụ của trường khi cổng chính đã khóa chặt. Những tà áo dài trắng chạy rối rít chen nhau ra cổng như những con vịt trắng bị lùa trên cánh đồng . Chỉ có khác một điều là chúng tôi không kêu lên quàng quạc. Đám nam sinh các lớp lớn hơn thì phấn khích leo và nhảy qua cửa sổ, tràn ra các

hành lang. Chúng tôi cứ chạy cho đến khi nghe tiếng nổ của lựu đạn cay và dường như sắp ngất vì ngộp thở và cay mắt tôi mới gục xuống che đầu mình vào hai cánh tay . Mở mắt ra được mới thấy mình đang ngồi quỵ trước rạp hát Thăng Long. Tuy thế, đối với lứa tuổi ấy, tôi vẫn chưa chạm mặt với chiến tranh ,vì họ bắn giết nhau từ đâu đó, những vùng xôi đậu bao quanh bằng những hàng rào kẽm gai. Còn thành phố , nhất là thủ đô Sài Gòn thì hầu như chiến tranh cũng bị che khuất bởi những đòn tâm lí chiến. Tất cả bị ru ngủ với các bài ca sến sướt mướt dành cho lính và hậu phương. Giới trí thức có học hành ít nhiều thì hầu như say ngủ cùng các bài phản chiến của Trịnh Công Sơn, tình ca bi lụy thiết tha của Ngô Thụy Miên, Từ công Phụng. Hoặc điên điên tàng tàng với thuyết hiện sinh ,hippy, J.P.Sartre , Nietzsche và… Phạm công Thiện. Hầu như, đó là một thời mà không khí chiến tranh lãng mạn phủ ngập cả miền Nam nước Việt. Sống đầy đủ, dư thừa vật chất từ người Mỹ đổ vào, một công chức như ba tôi với chức vụ Trưởng Ban Cải Huấn của một trại giam đã có thể nuôi mười đứa con ăn học ngon lành, nhà tôi có đến hai người giúp việc. Vì má tôi cứ đẻ sòn sòn năm một.

Trong một lá thư, anh viết. Anh đã chứng kiến thằng bạn thân nhất ăn một viên đạn vào đầu, mắt nó còn tròn xoe kinh ngạc, nó hớp những hơi thở cuối cùng trước sự hoảng loạn của anh. Anh tê dại ôm đầu nó vào lòng kêu tên nó khản hơi và khóc rống như một mụ đàn bà bị chồng bỏ rơi. Tên thằng bạn anh là Vũ Quang. Từ đó anh trở thành Vũ Quang.

Thư anh viết về cho tôi hàng đống. Chữ viết đẹp. Đôi khi có vài bức họa bằng màu nước nho nhỏ dễ thương. Anh gọi tôi là đóa hoa

Page 48: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sói Đồng Hoang

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 47

vô thường. Hoặc có khi gào lên “ có phải em đã về từ tiền kiếp ?”

Anh thường nhắc đến Vũ Quang, cũng như anh không hề chấp nhận nổi sự ra đi như một con chó bị bắn vào đầu như vậy. Bởi với anh Vũ Quang là một con người. Hiển nhiên là một chàng trai tân khỏe mạnh yêu đời, luôn ca hát nghêu ngao và quá yêu cuộc đời nầy. Nếu không có cái cuộc chiến tù mù chó đẻ nầy thì có lẽ hai thằng vẫn còn đang khoác vai nhau chiều chiều tán gái long nhong. Hoặc đêm đêm hì hục gò từng nét chữ cho những lá thư tình lãng mạn.

Em ơi phố thị chiều mưa

Ôm em sao hết sao vừa tay anh ?

Hơn một năm sau đó, tôi thường hỏi anh sao không về Sài Gòn thăm em? Không về với phố à? Không về với những đêm vui sao? Tìm chút nhẹ nhàng cho lòng mình với chứ? Không yêu em à? Tất cả những mời gọi đều là câu trả lời KHÔNG. Anh nói anh đã mọc nanh, mọc lông khắp người, móng vuốt thò ra , và hơn hết là hơi thở anh đã tanh mùi máu. Anh thèm uống máu trả thù. Ngày ngày anh chỉ khoái bắn đại bác về cánh đồng hoang trước mặt, bắn cho đến khi chuột cũng chết hết , cỏ không mọc nổi, đến dế cũng tắt tiếng dù có khi những đêm mưa anh cũng thèm nghe chúng nó hòa tấu.

Những lá thư sau nầy của anh đều được anh ký là sói – đồng – hoang.

Nhưng rồi cái bản năng yêu đương của gã trai trong anh cũng cuồng lên như loài sói mùa động tình. Anh kêu tôi gọi tôi thậm chí vừa tru vừa khóc. Anh thèm làm người lại rồi. Anh nói như vậy. Thiết tha đến cảm động .Mà thật ra tôi cũng thèm được chữa

lành cho anh cái vết thương chí mạng mà thằng bạn thân của anh để lại , mà cuộc chiến tầm phào anh phải dự phần đã tàn phá gần hết kiếp người của anh, không biết đến bao giờ trên những cánh đồng chó chết của chiến tranh.

Tôi đã điên cuồng chạy về phía anh theo tấm bản đồ mà anh ghi nơi đóng quân, ở một chổ nào đó gần mặt trận Tây Ninh, nơi đang tàn khốc nhất của các mặt trận mà không ai dám đến, nếu không phải là người lính.

Xe đò thả tôi xuống một con đường khô khốc đầy nắng và đất vụn lởm chởm Nắng là thứ nhiều nhất ở đây. Nó ướp cả con đường nhỏ xa hút tầm nhìn bằng cái màu vàng hực hỡ kiêu căng của nó. Có tiếng ì ầm của đại

bác từ xa vọng lại làm tôi hoang mang . Tôi nhìn về phía cánh đồng và chờ đợi.May quá, có chiếc xe jeep từ trong con đường đất chạy ra. Và tôi được đưa vào trong đó ,vì anh đang đợi tôi, người lính của anh nói vậy.

Có rất nhiều cái hầm được đào sâu dưới đất, bên trên chỉ là những bao cát che chắn làm nắp hầm trú ẩn. Tôi cúi người chui vào một cái hầm như vậy.Thật bất ngờ khi tôi nhìn thấy một sĩ quan mặc đồ rằn ri và một cô gái dáng người chắc đậm đang cùng ngồi bên nhau trên cái giường bố nhỏ hẹp.Anh đứng lên bắt tay tôi và giới thiệu cô bạn với tôi. Anh nói cô cũng mới từ Sài Gòn lên thăm anh. Họ dọn ra bánh mì cùng vịt quay và chúng tôi dùng bữa. Sau đó cô gái ra về.

Page 49: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sói Đồng Hoang

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 48

Cô lạnh lùng chào tôi kiêu ngạo. Khuôn mặt bự phấn son đầy vẽ thỏa mãn.

Cô gái về một lát thì anh bỗng tái xanh mặt nằm vật ra giường. Anh kêu đau đầu và nói đang say thuốc lắm, vì muốn mau hết đau nên đã uống thuốc quá liều. Rồi anh chồm lên chửi đổng những tiếng đạn pháo đang vọng về làm cho anh điên tiết. Nó là một nhắc nhớ quá bẩn thỉu trong lúc nầy, trong lúc anh đang đón người yêu. Nó làm anh rơi tõm từ đám mây nhiều màu xuống cái vũng lầy ngập ngụa thực tại. Anh xin lỗi tôi vì đủ mọi thứ. Về cô gái đang theo đuổi anh. Về cái thằng người chó đẻ của anh. Em trong sáng lắm. Em là thiên thần để cho anh biết mình là quỷ sứ. Em biết không anh… đã…,anh… vừa mới làm tình với cô gái ấy. Em biết không anh phải dọn sạch cái thứ nhục dục bẩn thỉu của mình đi trước khi gặp em đó, em có biết đó là cái quái gì không? Đóa hoa vô thường của anh!

Rồi anh khóc rưng rức trong lòng tôi. Mồ hôi và mùi bia từ người anh lan tỏa trong tôi một thứ cảm xúc ngây ngất kỳ lạ. Tôi vuốt những sợi tóc của anh nhẹ nhàng xoa dịu cơn thống khổ của một con sói không còn có chổ quay về. Như mọi gã trai trong thời chiến, vô vọng và điên cuồng trước số phận.

Anh trắng trẻo và xanh xao. Bàn tay trái chỉ còn ba ngón. Anh ngồi dựa vào tôi hút thuốc lá. Rồi anh ném khúc thuốc đi và nhìn tôi . Sau đó anh trìu mến đặt tôi nằm dài ra giường. Anh nằm đè lên người tôi. Anh nói . Anh muốn yêu em quá…bờ môi anh lạnh ngắt… Nhưng hãy cho anh được như thế nầy thôi . Hôn lên những ngón tay em thôi nhé??? Thôi em về đi. Về thành phố mà lo học hành. Làm một cô giáo hay là lấy một thằng

kỹ sư nào đó . Đừng lấy mấy thằng lính như anh.

Tôi đã có cảm giác sợ hãi trước anh.Và thêm một chút xót xa khó hiểu Anh không còn là Vũ Quang mềm yếu trong những lá thư , dù đôi khi anh có hằn học một chút khi viết về cuộc chiến, thân phận con người, có thể là những khi say. Tôi ngồi lên và buộc lại mái tóc dài của mình bằng cái khăn tay nhỏ. Tôi tựa lưng vào vách hầm. Những tấm carton loang lổ được dắt xen kẻ nhau để che khuất mấy cái bao cát . Một cái ba lô của lính treo lủng lẳng. Tôi thò tay vào đó lôi ra cuốn sổ màu đen. Tôi e là nhật ký của anh nên không dám mở . Nhưng vài tấm hình lại rơi ra từ đó. Tôi cầm lên xem. Là hình của tôi. Vũ Quang tự làm tỉnh mình bằng ly đá chanh do người lính đem tới. Tôi được một ly cà phê đá. Ở chỗ đồng không cỏ cháy nầy, đối mặt với Vi Ci ở phía bên kia mặt trận , dưới những cái hầm , cả hai bên , tôi thấy đều như chuột, dù anh không chịu như vậy, vẫn muốn mình là sói. Ý nghĩ nầy khiến tôi bật cười một mình. Vũ Quang đang trò chuyện với một thiếu úy. Có lẽ đang truyền đạt lệnh gì đó mà tôi thấy anh nầy dạ dạ luôn miệng. Nghe tôi cười Vũ Quang quay lại nhướng mày hỏi. Tôi khoa tay ra ý không có gì. Anh liền giới thiệu người thiếu úy. Đây là Kha . Ca sĩ của tụi anh. Ê ! Kha, kiếm cây đàn vô chơi một tí .Có vài tiếng nổ uỳnh oàng từ xa vọng lại làm tôi lo lắng. Vũ Quang rít hơi thuốc lá thản nhiên . Không sao đâu em, thỉnh thoảng tụi anh phải nổ vài cái cho lủ việt cộng biết là tụi anh vẫn còn đây. Tôi rụt rè. Anh ơi, họ ở có gần lắm không?Anh vung tay. Tít mù trong rừng kia, em đừng sợ bà xã của anh à. Câu nói trấn an và âu yếm của anh làm tôi vui lên. Vũ Quang cũng đã điềm tĩnh trở lại. Ly đá chanh có lẽ đang

Page 50: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sói Đồng Hoang

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 49

phát huy hiệu lực. Anh lúc bấy giờ mới nhìn tôi thật ấm áp làm tôi sượng sùng nóng ran cả đôi má. Tôi đang nhớ lại lúc nảy khi Vũ Quang trong cơn say thuốc đã hơi quá trớn với mình , mà tôi thì lại không có chút kháng cự . Tôi có yêu anh không , tôi không biết . Đây là lần gặp đầu tiên sau gần một năm thư từ qua lại. Anh không gởi cho tôi tấm hình nào. Nhưng tôi đã không cần biết mặt anh từ lâu, vì trong sâu thẳm của hai tâm hồn, tôi và anh đã gần như quyện chặt lấy nhau và cho nhau trọn cả trái tim rồi còn gì. Tôi quá lãng mạn phải không? thật sự những cuốn tiểu thuyết của Quỳnh Dao , những Geoger Sand, những Francois Sagan đương thời đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Tôi thường chìm vào những giấc mơ tình ái buông thả đến mê đắm khi hay tưởng tượng về một người tình oai dũng lãng mạn như Vũ Quang. Và bằng lời thư thật hay , nét vẽ lãng mạn, tính cách ngang tàng, tất cả của tâm hồn anh đã như một lực hút mạnh khiến tôi gan góc bỏ thành phố leo lên xe đò tìm đến anh như một con điên. Dù tôi biết rằng anh đang ở trên mặt trận, tôi cũng không sợ, vì tôi không hình dung ra nó.Không phải tôi đã từng xem Cuốn Theo Chiều Gió sao? Tình yêu vô cùng lãng mạn trong chiến tranh chỉ bởi vì nó mong manh và tuyệt đẹp.

Thiếu úy Kha bước vào , trên tay là cây guitar . Kha khá đẹp trai. Da màu đồng khỏe mạnh. Uống gì không anh em lấy. Kha nói. Kiếm cho anh vài chai con Cọp đi, cho vui. Kha chui ra ngoài. Vũ Quang lại nhìn tôi. Em rất dễ yêu, nhỏ à. Chuyện khi nảy ?? anh xin lỗi nha??? Nhưng anh yêu em quá đó thôi. Đừng nghĩ nhiều về chuyện đó nữa. Tôi câm bặt không nói gì. Tôi vốn e thẹn và ít nói. Nhất là nói về cái điều đang ngợp trong lòng tôi lúc nầy. Hạnh phúc. Kha đem bia vào định đi thì Vũ Quang kêu

lại. Hát một bài cho bà xã mình nghe đi Kha. Một bài gì đó của Lê Uyên Phương đi. Cho Lần Cuối nhé? Bài đó hơi buồn. Nhưng mà cũng đúng với mấy thằng lính như mình . Cũng được đó Kha. “… giờ nầy còn gần nhau, cầm chắc mối duyên bẽ bàng, cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng, cầm chắc nổi thương đau…” Trời, anh Kha hát hay quá, mà buồn thí mồ. Tôi nói . Rồi gượng cười. Bàn tay ấm nóng của Vũ Quang đã cầm lấy tay tôi từ khi nào không biết nữa.

Thời gian như ngưng lại cho những lứa đôi. Tôi đọc câu nầy ở đâu không nhớ nhưng hiện tại thì tôi lại thấy thời gian không ngưng mà sao trôi qua nhanh quá. Trong thoáng chốc tôi thấy mình hạnh phúc đến muốn tắt thở. Đã chiều rồi. Thấy tôi ngó đồng hồ, Vũ Quang tiếc rẻ. Anh rất muốn em ở lại với anh đêm nay. Nhưng anh biết là không thể. Thôi em về đi kẻo muộn. Thiếu úy Kha đã lặng lẽ đi từ lúc nào. Tôi cứ thừ người ra không biết nói gì làm gì . Ánh mắt anh như đốt tôi . Như nọc độc con ong chích vào thịt da đến tê dại. Bất giác tôi liếm môi mình . Tôi thú nhận là mình cũng khát khao anh. Muốn ở lại với anh một đêm quá. Muốn được anh ghì trong tay. Muốn … ,trời đất ! tôi điên rồi. Tôi còn muốn cả cái việc, như lúc nảy, anh nằm đè lên người tôi . .. Nhưng, Chiếc xe jeep lại lắc lư đưa tôi ra đường lộ lớn. Tôi ngoái nhìn dáng anh từ từ khuất xa tầm mắt. Cái dáng dong dỏng cao, cô đơn đến kỳ lạ. Anh vẫy tay mãi để chào tôi. Theo gió, tôi nghe tiếng con sói hét lên tạm biệt. Tôi gặp lại Kha ba tháng sau . Không phải gặp đâu đó mà Kha đến tìm tôi tận trường học, sau buổi tan trường . Chúng tôi ngồi ở một quán cà phê thời thượng. Có nhạc Trịnh dịu vợi đầy ắp những giai điệu buồn lãng đãng của chiến tranh , thân phận, tình yêu . Đôi khi có xen

Page 51: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sói Đồng Hoang

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 50

vào một chút Phạm Duy đầy mê hoặc với bài hát như một cơn lên đồng :” Kỷ Vật Cho Em”. Kỷ vật của Vũ Quang, mà không , tên anh bây giờ tôi đã biết , là Hữu Việt , để lại cho tôi chính là cuốn nhật ký bìa đen mà hôm nào tôi đã thấy nó trong ba lô của anh. Trong đó vẫn còn tấm hình tôi, nhưng nó đã bị xé làm tư làm tám và được dán lại bằng băng keo ngang ngang dọc dọc như băng bó một vết thương . Kha cười nửa miệng khi tôi tròn mắt nhìn . À, cái vụ nầy là do một cơn ghen ầm ỉ mà ra. Kha giải thích. Một cô bồ trong vài cô bồ của Vũ Quang đã nổi ghen …với em mà xé tấm hình nầy. Vũ Quang đã cặm cụi dán lại. Tôi buồn rầu. Sao anh ấy nhiều bồ bịch vậy anh? Đùa vậy thôi, lính tráng mà em, biết giờ nào đi mà hứa hẹn với ai. Có yêu thì cũng …để đó. Còn lại chỉ là tình hờ với các cô vủ nữ hoặc gái bán bar. Lính có tình yêu thật sự không anh. Có chứ. Nhưng đều dấu trong tim em à. Tôi nhìn Kha qua ánh sáng mù mờ của quán. Có một cô gái nào đó trong phố thị như tôi cũng đang chờ Kha. Và trong tim Kha, cô ấy trong veo như thủy tinh. Dệt mộng và thương nhớ. Như tôi ư.?

Kha đưa tôi về. Mưa tháng tám lất phất bay . Tôi sợ hải thấy mình chưa chịu khóc . Có gì đóng chặt cửa trái tim tôi lại. Có gì lạ lắm. Như cái cách con phù du cứ đập thân nó mãi vào khung cửa kính có ánh sáng . Và chết. Chết. ? Vậy là anh không còn nữa sao Vũ Quang ? chết ra sao? chết hồi nào? Có việc đó thật sao? Nó thế nào nhỉ ? Tôi bê người đi như say vậy. Loạng choạng. Và nó tới thật sảng khoái. Cơn khóc trụi lủi bỗng ào đến như một cơn mưa bất thần.. ..

Âu Thị Phục An

Buồng đêm cửa bóng trăng soi Đông mang những lọn tuyết rơi lạnh lùng Thương vần chưa nối nên khung Chữ thưa chưa níu những tầng thương yêu Gío lòn khe tiếng vi vu Nghe như tiếng sáo dặt dìu đêm khuya Từ ngày thân cách đời chia Em anh thành kẻ sống xa quê nghèo Gẫm thân có khác chi bèo Trên sông dị biệt chốn nào là nơi .. Nương thân ở chốn quê người Khác chi chùm gởi ngỡ đời mình sang Cây đông khăn trắng ai quàng Đường đông ai thắp hai hàng đèn đêm Đông bỏ đi, xuân lại tìm Hạ qua thu đến khó dìm nỗi thương Chỉ còn tấc dạ vương vương Mắt xa trông thấy mù sương giăng đầy Niềm thương nỗi nhớ đã gầy Nhìn con tạo bước về đây để buồn .

Võ Ngô

NNhhììnn ccoonn ttạạoo bbưướớcc vvềề đđââyy đđểể bbuuồồnn!!

Page 52: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Năm Mùi Nói Chuyện Dê

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 51

Năm Mùi, nói chuyện Dê

Việt Hải sưu tầm heo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm. Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu. Ðược người ta đêm về nuôi thuần hóa, sử dụng thành gia súc, sáu con vật nuôi thông dụng : dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu. Dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh như heo và bò. Dê có tên khoa học Capra sp., thuộc loại động vật có vú (Mammalia), bộ móng chân (Artiodactyla), loại nhai lại (Ruminantia) có sừng rổng (Bovidae). Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cưả hàm trên. Dê nuôi gốc giống Capra Prisca. Các loại Steinbock/sơn dương Gaemse/ Linh dương. Schneeziege sinh sống ở Rocky

Mountains trên cao 4000m ở Hoa Kỳ; Iberissche Steinbocke vùng Bán đảo Tây Ban Nha; schraubenziege dê rùng ở Pakistan và Himalaya...

Tập tính

Hiện nay người ta cho rằng dê có nguồn gốc từ các loài dê rừng: nhóm dê châu Âu, châu Á và dê châu Phi. Dê rừng sừng dài cong cả mét, so với dê nuôi sừng nhỏ và yếu hơn, hoặc không có sừng, tai dài hay ngắn hơn tùy giống. Riêng màu sắc và lông dài ngắn thay đổi tùy theo từng vùng, có loại lông dài mịn như lông cừu. Loại dê Angoraziege lông dài biến chế len ở Thổ Nhỉ Kỳ (Turkey). Thủ đô Ankara tên cổ Angora. Nên có tên len Angora (phát xuất từ Angora gốc ở Thổ). Vùng Kaschmir, độc lập năm 1947, có dê Kaschmirziege sống biên giới India và Parkistan có lông tốt, chế biến len vải (cashmere) phẩm chất cao Dê ăn cỏ cây, các chồi non đủ loại, không kén ăn nhưng thích thay đổi nón ăn, lá dâu có lẽ hấp dẫn với dê hơn. Ngày xưa các Cung phi hay dùng lá dâu, lá so đũa để mời gọi xe dê của Vua vào phòng. Dê trong Sở thú thích thức ăn bán trong máy tự động và cả kẹo bánh. Các loại dê đều thích leo trèo. Có thể nhảy từ mỏm đá nầy sang chổ khác cao xa hơn. Dê có thể nhịn nước lâu ngày trong sa mạc, có sức chịu đựng mưa nắng, tuyết phủ... Dê đực có sức mạnh về sinh lý, thừa sức sống phục vụ cho một đàn dê cái, 100 dê cái chỉ cần 4 dê đực. Mỗi ngày một con đực làm "nhiệm vụ" trên 5 lần, nhưng vẫn khoẻ chạy nhảy! Con dê đực có mùi hôi để quyến rũ phái tính? Có người cho rằng mùi hôi phát ra từ dưới sừng, và có thể từ mồ hôi ?

T

Page 53: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Năm Mùi Nói Chuyện Dê

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 52

Dê trong sinh hoạt xã hội

Trong Thập Nhị Ðịa Chi 12 con Giáp, dê đứng hàng thứ 8. Tính theo tháng (tháng giêng tính từ Dần), tháng Sáu thuộc tháng Mùi và trong ngày giờ Mùi từ 13 –15 giờ . Con người thuần dưỡng dê và nó trở thành con vật nuôi trong nhà, cung cấp thịt sửa vv... Trong đời sống, chuyện về dê nhiều ý nghiã khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Từ xưa người ta hay dùng dê để tế lễ. Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, Triều đại vua Minh Mạng (1791-1840), mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải. Minh Mạng (1840) thứ 21, cho dân chúng miền Trung các dê giống để nuôi, ai nuôi nhiều thì có thưởng.vv. Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sửa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con. Theo sách Tấn thư, Tấn Vũ Đế (thời Chiến quốc) sống xa hoa, có rất nhiều cung tần mỹ nữ. Đêm đêm nhà vua thường dùng xe có dê kéo trong hậu cung, cho dê kéo đi đâu thì đi. Các phi tần biết vậy, thường lấy lá dâu rắc trước cửa phòng mình. Dê thích ăn lá dâu sẽ ngừng xe lại và người cung phi ấy sẽ may mắn được gặp gỡ với “mặt rồng” và đựơc Tấn Vũ Đế ân sủng. Chúng ta thường nghe nói dê là dương. Ðàn ông nhiều vợ hoặc hay tán tỉnh thì bị gọi là có "thói dê" ? hay "dê cụ". Ai có chòm râu cằm rậm hơi cong thì gọi là "râu dê" Nghệ

sĩ Thanh Việt hài hước trên sân khấu có giọng "cười dê" hay t ánh "be he" nói chuyện không thật, trên trời dưới biển. Trong y học có t ừ "Satyriasis" chỉ thể lực về sinh lý. Nếu xét con dê có đời sống hiền lành như các gia súc khác, nhưng cái gì xấu thì bị gán ghép cho dê thật là tội nghiệp. "Máu dê" thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ; các cô nói anh ấy "dê quá". Người Mỹ cũng nói: Let go you randy old goat ! To get someboy’s goat. "Bán bò tậu ruộng mua dê về cày " Mỉa mai sinh hoạt hằng ngày, không biết tính. "Cà kê dê ngỗng" ám chỉ người ăn không ngồi rồi, kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn. "Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng" Chứng tỏ nuôi dê không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi không tốn thực phẩm "Máu bò cũng như tiết dê" Dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò. Câu trên ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề. "Treo đầu dê bán thịt chó“ Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo, ba xạo, nói và làm không ăn khớp nhau. "Dương chất hổ bì " Chất là chất dê, da là da cọp. Dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất xấu xa bên trong. "Bịt mắt bắt dê" Trò chơi dân gian trong đó có một người bịt mắt, đuổi theo một con dê, hoặc đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê kêu be be. Nghĩa bóng là làm một việc khó có thể đạt được kết qủa.

Page 54: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Năm Mùi Nói Chuyện Dê

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 53

Dê trong ca dao, văn học linh động, hấp dẫn mà thâm thúy. Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !! Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Cho Cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ngồi xệp xuống đây Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm, sinh cuối đời hậu Lê không rõ năm sinh. Sau khi Tổng Cóc từ trần, nữ sĩ lập quán bán nước để mưu sinh và giao thiệp với các bạn văn nhân thi sĩ . Một hôm bọn trẻ dẫn nhau đến yêu cầu Xuân Hương cho tựa bài thơ, bà đọc bốn câu thơ : Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ Ong non ngưá nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa. Trong điển cố văn học đã có từ “dương xa” là xe dê các đời vua chúa dùng đi lại trong cung phi mỹ nữ, trong việc đưa đón ái ân. Trong tập Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1789) cũng có câu: Phải duyên hương lửa cùng nhau Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào Nguyễn Ðình chiểu (1822-1888) nhà thơ yêu nước chống thực dân Tây. Trong bài

Văn Tế Nghiã sĩ Cần Giuộc, đã gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ: Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Theo sử sách ghi chép, dưới thời nữ Hoàng Ðế Cixi (1835-1908) gọi là Từ Hi Thái Hậu/Tz’u-hsi, ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn. Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt " Sơn dương trùng" là một trong bảy món ăn đặc sản độc đáo...giới bình dân thì làm lẩu hay Carry dê.. Theo Ðông Y, sửa dê có vị ngọt tính

âm tác dụng bổ hư, bồi dưỡng cơ thể. Người ta vắt sửa dê vào lúc trời sáng, khi dê con chưa ngủ dậy, bế dê con sang chỗ khác vắt sửa dê mẹ

Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ "Cốc sóc". Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống (học trò Khổng Tử tên là Ðoan Mộc Tứ nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi) muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử (Kong Qui sinh năm 551-479 trước CN) bảo: "Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ". Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ "Cốc sóc" nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc.

Page 55: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Năm Mùi Nói Chuyện Dê

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 54

Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998) cảm nỗi lòng Tô Vũ, và chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952) Ðồi tăm tắp chạy về ôm chân núi San sát đồi phủ phục quần núi xanh Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh Thôi từ nay tha hồ em mặc sức Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe Thôi từ nay tha hồ em mặc sức Vang vang lên đồi núi giọng be be.... Ngẩng đầu lên ! dê ơi anh thong thả Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh Ngẩng đầu lên ! đây lòng anh vàng đá Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên... Ông Tô Vũ, sứ giả nhà Hán thời (Hán Vũ Đế vua thứ 6 nhà Hán 140-87 tr.CN). Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô. Triều đình Hung Nô có lời dụ hàng, Nhưng Tô Vũ giữ thể diện nhà Hán, giận dữ quát mắng, chúa Hung Nô là Thuyền Vũ sai quân áp tải ông đến giam vào hang sâu, với ý giết chết sứ thần nhà Hán. nhưng Tô Vũ không chết trong hang. Thuyền Vũ liền truyền lệnh đầy ông lên phương bắc, vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: " Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ được trở về đất Hán". Hán Vũ Đế và cung đình nhà Hán biết tin sứ thần Tô Vũ bị hại, đã nêu tấm gương trung nghĩa với đất nước và bị giam trong hang cho đến chết, nên vô cùng thương xót, luôn nêu cao công trạng và gương trung nghĩa cho đời. (Thời gian trôi qua Hán và Hung Nô giảng hoà,Tô Vũ được tự do về nước).

Những dược thảo mang tên Dê/Dương - Cà Dái dê còn gọi cà tím tên khoa học / Solanum melongena họ cà Solanaceae chứa chất violanin. - Dương Ðề / Rumex wallichii họ rau Polygonaceae. Rễ và lá chứa anthraglucosid. - Dâm Dương Hoắc/ Herba epimedii, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae. - Cây Sừng Dê / Semen Strophanthididivaricati còn gọi là dương giác nữu, đương giác ảo chứa các chất Glucosid. - Dương Ðề Thảo/ Emilia Sonchifolra họ cúc Compositae - Dương San Hô/ Euphorbia tithymaloides họ thầu dầu Euphorbiaceae - Dương Xuân Sa/ Amomun Villosum họ gừng Gingberaceae chứa saponin. - Dương Ðào/ Averrhoacarambola.

1. -

* Các năm Mùi trong lịch sử Quý Mùi (503): Ngày 12/9/503 là ngày sinh của Lý Bôn ( ? - 548), tức Lý Bí, quê ở Long Hưng. Tháng 1- 542, Lý Bí kêu gọi dân chúng khởi nghĩa chồng công quân Lương. Thứ sử Tiên Tư khiếp sợ bỏ chạy về nước. Tháng 2-544, Lý Bí xưng Lý Nam Đế. Niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là

Page 56: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Năm Mùi Nói Chuyện Dê

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 55

Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Triều Tiền Lý khới nghiệp từ đấy. Tân Mùi (791): Năm 766, Phùng Hưng (761-802) quê Sơn Tây cùng anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm (766-789). Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng chiếm được thành Tống Bình (Hà Tây), được tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương. Kỷ Mùi (1019): Năm sinh của Lý Thường Kiệt (1019-1105). Năm 1061, ông được cử vào trấn giữ vùng núi Thanh Nghệ hiểm trở. Năm 1077, quân Tống đem 10 vạn quân, 1 vạn ngựa chiến, cùng 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Quân giặc bị quân dân ta đánh chặn ngay từ cửa Ải Lạng Sơn. Ngày 18/1/1077, quân Tống tiến đến bờ Bắc sông Cầu và bị chặn lại hơn 2 tháng. Đến đúng lúc giặc Tống bị dồn vào tính thế khốn quẫn tại sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt ra lệnh quân dân Ðại việt tấn công, giặc Tống thua rút quân về nước. Đinh Mùi (1427): quân ta chém tướng Liễu Thăng ở núi Mã Yên và hơn 1 vạn quân giặc. Tướng Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng. Ngày 10/12/1927, Lê Lợi(1385-1433) và Nguyễn Trãi (1380-1442) cho Vương Thông đến "Hội thề Đồng Quan" chúng xin hứa không bao giờ xâm lược Đại Việt nữa. Năm Ất Mùi (1595): Sau khi đánh bại quân nhà Mạc, Trịnh Tùng (?- 1623) khôi phục cố đô Thăng Long vào năm 1592. Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ mày cai trị theo quy mô của bậc đế Vương. Từ đấy bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh.

Kỷ Mùi (1859): Pháp đánh chiếm Gia Định, Trương Định (1820-1864) tổ chức khởi nghĩa chống giặc ở Gò Công, Tân An, đựơc triều đình Huế giao chức lãnh binh. Đinh Mùi (1907): Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại phố Hàng Đào, do việc vận động của Phan Chu Trinh(1872-1926) với các nhà Nho tiến bộ. Ông Lương Văn Can(1854-1927) làm Hiệu trưởng, giám học là ông Nguyễn Quyền và một số nhà trí thức; học giả nổi tiếng Ất Mùi (1955): Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20/7/1954, quy định ngày 24/4/1955, quân đội Pháp rút khỏi Quảng Ninh, ngày 13/5/1955 rút khỏi Hải Phòng cho đến ngày 16/5/1955.. Và các năm Ðinh Mùi(1967); Tân Mùi (1991) và Quý Mùi (2003)... Lịch sử đổi thay qua các năm Mùi, con người tiến bộ theo văn minh khoa học. Có các sự tích, giai thoại và văn học viết về dê, tùy theo nhận xét của mỗi người. Nhưng dê vẫn một đời nguyên thủy của nó. Dù mùa xuân đến rồi qua nhanh ! Việt Hải- sưu tầm

Page 57: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Thơ Quê Hương

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 56

Quê hương trong lòng

Tôi mang trong lòng chút quê hương Mộc mạc lắm thôi rất bình thường Bến nước bờ lau xanh dậu trúc Hoa cau thềm cũ thoáng mùi hương Tôi cũng mang thương nhớ một đời Ấu thơ lời ru má buông lơi Câu ca dao ngọt ngào êm ái Ví dầu..cầu ván đóng..đinh ơi ... Cầu ván đóng đinh bước gập ghình Nổi trôi vận nước mãi điêu linh Tôi bước nơi này thân khách trú Nhớ hoài đôi mắt má buồn tênh Tôi dẫn tôi về trên lối xưa Vườn dừa ngan ngát gió đong đưa Bàn tay vụng dại còn thơ lắm Con nước hiền soi mộng dại khờ Con nước, mùa trăng ..giấc chiêm bao Dâng đầy như nỗi nhớ nghẹn ngào Con nước xa nguồn còn nguyên vẹn Hình hài như thưở mẹ thương trao ??? Tôi mở tôi vào trong cõi tôi Tưởng đời lặng lẽ vẫn êm trôi Mà nửa hồn quê còn in dấu Nỗi buồn viễn xứ biết sao nguôi

Cát Vân

Ta và hồn quê dấu mặt

đất, biển, nhà xưa, đâu đó hồn quê khều nỗi nhớ viên đạn trong tim chưa rỉ sét mưa trắng, tinh khôi, con gái, còn dấu mặt con đường, thấp cao con dốc, bờ đê hoàng hôn nụ hôn che nón khóc bên trời, tha hương, bụi bặm đầy mắt nhớ hồn quê trong tóc ai thơm mùi rơm rạ hồn quê vương áo ai bay qua sông rộng lặng lờ một hoàng hôn còn dấu mặt…

Âu Thị Phục An

QQuuêê HHưươơnngg

Page 58: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 57

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIA NĂM 2014

SINH HOẠT

NGỌC KHANH

Page 59: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 58

Thêm một năm mới đang đến với đồng hương Kiên Giang. Chúng tôi, ban quản trị Hội Thân Hữu Kiên Giang Nam California (HTHKG) xin kính chúc bà con Kiên Giang một năm mới hạnh phúc, tài lộc, và sức khỏe dồi dào để cùng đoàn kết chung sức xây dựng hội ngày thêm vững mạnh nơi xứ người. Sau đây, chúng tôi xin tường trình cùng bà con những hoạt động của hội trong năm vừa qua. NGÀY TẤT NIÊN HỘI NGỘ XUÂN GIÁP NGỌ

Tất niên hội ngộ xuân Giáp Ngọ của HTHKG được tổ chức vào ngày 1/19/14 tại nhà hàng PARACEL SEAFOOD. Bà con Kiên Giang lần lượt đến đón mừng tết sắp đến trong sự trang trọng và vui vẻ. Những tà áo đủ màu của quí cô, quí bà mang lại vẻ rực rở cho ngày xuân.

Sân khấu được trang hoàng đơn giản nhưng không thìếu nét thắm tươi với hai cành mai vàng đã được các chị bỏ công thực hiện từ những ngày trước và những chậu cúc vàng như mang thêm phúc lộc. Đặc biệt nhất phải là tấm poster khổ lớn với hình cổng tam quan và cành mai đầy lộc mới làm mọi người cãm tưởng như đang đón xuân tại quê nhà Rạch Gía. Cám ơn anh Trịnh Sơn Lượng, phó hội trưởng HTHKG đặc

trách vùng Corona, đã thực hiện tấm poster.

Đến 12 giờ trưa thì buổi tiệc tất niên được bắt đầu bằng lễ chào quốc kỳ Việt Mỹ, lời chúc tết của anh hội trưởng Trần văn Phú, lời chào mừng của anh trưởng ban tổ chức, báo cáo tài chánh của chị thủ quĩ.

Tiếp theo là tiết mục vui nhộn mà các em nhỏ háo hức chờ đợi là múa lân và lì xì (hội mong có thêm các em tham gia để số tiền lì xì dành các em được sử dụng hết). Sau đó, mười món quà chúc thọ đã được trao tận tay quí cụ cao niên. Chúng tôi vô cùng cảm ơn quí cô bác đã không quản ngại trời lạnh, đường xa đến chia sẻ niềm vui cùng đồng hương trong ngày xuân.

Không khí buổi tất niên hội ngộ nhộn nhịp hơn trong tiết mục bốc thăm tặng hai mươi phần quà xuân cho các đồng hương may mắn. Đồng thời, các chị trong ban quản trị hội đã bán vé số độc đắc với kết quả là đồng hương trúng số đã chia đôi tiền bán vé số với HTHKG.

Page 60: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 59

Hội trưởng Trần Văn Phú chúc tết đồng hương

Trưởng ban tổ chức Trịnh Sơn Lượng chào mừng đồng hương và quan khách

Đoàn lân chúc tết

Tặng quà chúc thọ quí cụ cao niên

Lì xì cho trẻ em

Đến đây, chị Trần Thị Tú, trưởng ban báo chí HTHKG, giới thiệu Đặc San Xuân Giáp Ngọ. Cũng như năm qua, Đặc San Xuân Giáp Ngọ của HTHKG cũng được thực hiện trên Internet để tránh khoản chi phí ấn loát khá cao. Dù vậy, thực hiện Đặc San trên Internet vẫn là một nỗ lực lớn lao của ban báo chí và các anh chị em khác trong ban quản trị.

Đặc biệt năm nay hội trúng mùa tranh ảnh nên ngoài tấm poster poster cổng tam quan của anh Trịnh Sơn Lượng, anh Nguyễn Minh Lương, trưởng ban văn nghệ HTHKG lại bỏ công, của thực hiện hai bức ảnh Kiên Giang tuyệt đẹp để hội bán đấu giá gây quỹ. Xin cảm ơn anh Nguyễn Minh Lương.

Page 61: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 60

Chị Trần Thị Tú giới thiệu Đặc San

Từ phải sang trái: Anh Trần Văn Phú, anh Nguyễn

Minh Lương và vị đồng hương mua bức ảnh “Chiều Trên Biển Kiên Giang”

Từ phải sang trái: Anh Nguyễn Minh Lương, vị đồng hương mua bức ảnh “Nhà Lồng Chợ Rạch Giá”, và

anh Tạ Duy Luân Chương trình được tiếp tục sang phần văn

nghệ với những tiếng hát đầy tình tự quê hương làm buổi tiệc tất niên thêm phần ấm cúng.

Bốn giờ chiều, anh hội trưởng tuyên bố bế mạc. Mọi người chia tay bằng lời chúc mừng năm mới, hy vọng con ngựa sải đến mang theo vạn sự an lành. TRẠI HÈ KIÊN GIANG 2014

Trại hè Kiên Giang 2014 được tổ chức tại Garden Grove Park vào ngày 20 tháng 7 năm 2014. Hè là mùa mà mọi người thích các sinh hoạt ngoại trời cùng gia đình nên đồng hương tham dự rất đông đảo. Nhiều người đến sớm cùng anh chị em trong ban quản trị treo biểu ngữ, quét dọn nhà mát, trải bàn... Dù không được phép mở amplier lớn, nhưng tiếng nhạc vừa đủ nghe cũng giúp đồng hương thêm phần phấn chấn. Ban quản trị cung cấp bửa ăn trưa cho đồng hương gồm các món bánh tầm bì, xôi, bánh mì, dưa hấu, nước uống, bà con mang đến rất nhiều thức ăn khác để cùng chia sẻ, nào bánh, nào thức uống, bắp nấu. Rất cám ơn tình thần của đồng hương. Các môn thể thao như bóng chuyền, vũ cầu đã được các em thanh thiếu niên tham dự sôi nổi. Nếu lì xì, múa lân là tiết mục hấp dẫn các em trong ngày tất niên hoặc tân niên thì đập kẹo là phần các em mong đợi nhiều nhất trong trại hè. Dễ thương cho những khuôn mặt ngây thơ, hồn nhiên chờ đợi những chiếc kẹo đổ tung ra để cùng nhau nhặt bỏ vào túi. Văn nghệ lúc nào cũng là lời mời gọi cho những tiếng hát đang lên làm mọi người ngạc nhiên vì những giọng ca rất nhà nghề. Trong nhiều năm gần đây, phần văn nghệ của HTHKG càng sinh động hơn nhờ sự đóng góp nhiệt thành của ban Sống Vui với sự dìu dắt của anh chị Ngọc và Kim Vui, hai đồng hương Kiên Giang. Đặc biệt trong trại hè, ngoài phần văn nghệ, ban Sống Vui còn khệ nệ mang đến nhiều món ăn ngon lành chứa trong thúng, gánh làm ai nấy chợt nhớ quê nhà xa thẳm. Cám ơn sự đóng góp của quí vị Tất cả thức ăn, đồ uống đã được chiếu cố nồng nhiệt. Phần thưởng cho các giải thể thao đã trao. Nắng chiều đã dần nhạt, mọi người chia tay hẹn nhau vào ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Page 62: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 61

Nhóm Sống Vui đang gồng gánh

các món “đặc sản” vào trại

Đồng hương đang cùng thưởng thức buổi ăn trưa

Một tiết mục văn nghệ

Thi đấu bóng chuyền

Đập kẹo

LỄ TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC LẦN THỨ 146

Ngày lễ tưởng niệm anh hùng Nguyễn trung Trực lần thứ 146 được tổ chức vào ngày 21 tháng năm 2014 (nhằm ngày 28 tháng 8 âm-lịch năm Giáp Ngọ) tại trường Mc Garvin Intermediate, 9802 Bishop Place, Westminster, CA 92683. Đó là một ngày ấm áp, trời sắp sửa vào thu, thế nhưng mọi người trong ban quản trị và nhiều đồng hương phải đổ mồ hôi hột vì đã gần 11 giờ trưa mà hội trường vẫn chưa mở cửa. Mọi thứ lễ vật cùng mọi người phơi mình ngoài nắng. Cuối cùng, khoảng 11 giờ 20, người mở cửa đã đến, mọi người ùa vào, vội vã, hối hả sắp xếp công việc. Bàn hương án là việc quan trọng nhất trong buổi lễ, may mắn các anh chị em trong ban quản trị đã lo lắng, cưa đẻo từ nhiều tuần trước nên rắp nối rất nhanh và hoàn tất đúng giờ. Các chị sắp xếp hoa quả, bánh mứt, xôi cùng với 9 con heo quay vàng rực một cách trang nghiêm. Buổi lễ được khai mạc đúng 12 giờ trưa qua phần chào cờ Việt Mỹ, lễ rước kiệu, lễ an vị, lễ tế thần, chào mừng quan khách, lịch sử và ý nghĩa ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn trung Trực.

Page 63: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 62

Bàn hương án

Lễ rước kiệu

Lễ tế thần

Phái đoàn Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương

Đại diện giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo

Buổi ăn trưa

Đến 1 giờ, đồng hương và quan khách cùng dùng bửa ăn trưa. Cám ơn anh Bảy Việt đã giúp ban ẩm thực chặt nhỏ heo quay một cách khéo léo để bửa ăn trưa được dọn ra nhanh chóng và tươm tất cho mọi người. Cũng không quên cám ơn các lễ vật của quí vị trong ban quản trị cùng đồng hương mang đến, sau khi dâng cúng cụ đã cùng chia sẻ trong khi tiếp tục thưởng thức phần văn nghệ do ban Sống Vui và đồng hương đảm trách. Buổi lể chấm dứt lúc 4 giờ chiều.

Page 64: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 63

Đồng hương tuần tự thắp hương

Một màn hợp ca

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN

Bên cạnh những sinh họat trên, ban xã hội, văn nghệ, báo chí, ẩm thực và khành tiết đã cùng nhau họat động một cách tích cực trong mục đích phục vụ đồng hương. BAN XÃ HỘI

Ban Xã Hội do chị Nhu Kim Thu đảm trách. Trong năm qua, những hoạt động của ban xã hội gồm có: Phúng điếu và chia buồn cùng anh Nguyễn văn Thôi cùng gia đình về việc thân mẫu anh Thôi mãn phần tại Việt Nam. Chia buồn cùng anh Đỗ thức Quang và gia đình trong đám tang của chị Quang. Chia buồn cùng anh Trần Quang Liêm và gia đình trong đám tang thân mẫu anh Liêm tại Little SàiGòn.

Chia buồn cùng gia đình anh Bành lương Khai mãn phần tại Riverside. Thăm viếng ông Lý hữu Diệu đang dưỡng bệnh tại tư gia. BAN BÁO CHÍ

Trong năm qua, như lời phát biểu của chị Trần thị Tú, trưởng ban báo chí, tờ đặc san hằng năm của HTHKG vẫn được thực hiện online để tránh chi phí ấn loát khá lớn có thể gây trở ngại cho các sinh hoạt khác của hội. BAN VĂN NGHỆ

Mọi sinh hoạt của HTHKG đều có sự góp mặt rất sinh động của ban văn nghệ do anh Nguyễn minh Lương làm trưởng ban. Dù ở tận San Diego, anh vẫn luôn hăng hái tham gia các sinh hoạt của hội. Hoan nghênh tinh thần trách nhiệm cao độ của anh Minh Lương. Bên cạnh đó, chúng tôi chân thành cám ơn ban Sống Vui đã liên tục tiếp tay làm nên những chương trình văn nghệ thật sinh động. BAN ẨM THỰC

Có thực mới giựt được đạo. Trong năm qua, chị Hàng ngọc Minh đã phân phối các thức ăn, uống đến tay mọi người một cách ngon lành, đầy đủ. Dù nhà xa, gia đình bận rộn, chị luôn luôn làm tròn trách nhiệm. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các chị trong ban quản trị và quí đồng hương tiếp tay cho bam ẩm thực một cánh nhiệt thành trong năm qua. THỦ QUỸ Do chị Nguyễn thị Thu Cúc đảm nhiệm. Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của đồng hương cùng quan khách, số tồn quỹ ngang ngày 31/12/2014 lên đến $8309.73 (xin xem chi tiết trong bảng báo cáo tài chánh). Chúng tôi xin thành thực cảm ơn sự ủng hộ của quí vi.

Ngọc Khánh

Page 65: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Thơ Đồ Quảng

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 64

ĐĐồồ QQuuảảnngg

Buô n Tuô i Gia Nửa đời ly loạn nhọc bôn ba, Vượt sóng còn thân, thoáng khú già. Chân bước thấp cao gần hụt hẩn, Mắt mờ chữ nhỏ đọc không ra, Gia đình phân tán con dăm nẽo, Cố quốc tôi đòi Chệt chiếm qua. Lực bất tòng tâm, tài chẳng thể, Mãi buồn nước mất, xót quê cha.

Phản Biện*

Tự do phát biểu chốn trời tây, Vì thế văn minh đến thế nầy. Phản biện thiết cần điều phải có, Thuận từ láo lếu mãi sao đây. Cộng hòa to tiếng ca thành tích, Dân chủ lời ra vạch khuyết đầy. Nhờ đủ bàn ngang và tán dọc, Lộ trình điều chỉnh tiến phây phây. *Nhiều kẻ thấy ai không nói theo ý mình thì tức giận, nên nhớ lại lời triết gia Voltaire Pháp đại khái là: “Điều anh nói có thể tôi không đồng ý, nhưng tôi sẽ tranh đấu đến chết để bảo vệ cho quyền anh được nói điều đó”.

Nổi Nông *

Phải trái chưa phân rõ chuyện gì, Chúng đông lôi kéo vội hùa đi, Hoan hô chẳng rõ điều chưa phải, Đả đảo nào hay chuyện trọng vì. Tuổi trẻ nỗi nông không thể trách, Già đầu mông mị đáng sầu bi, Lời ngay bạn tốt nên trân quí, Ghi nhớ trong lòng để nghĩ suy. *Thấy nhiều người không có chủ kiến, thiếu thông tin thường để bị kẻ khác lôi kéo lợi dụng vào việc tán dương hoặc đả đảo vô nghĩa, nên tác giả viết bài nầy.

Page 66: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Bắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 65

hiến tranh đã kết thúc gần 40 năm rồi mà kể chuyện chiến tranh bắn giết thì thật là lạc quẻ và ngán như cơm nếp. Mấy mươi năm chiến tranh thống khổ chắc chắn không ai mong muốn được thái bình như dân Việt Nam chúng ta. Nhìn mấy ông khủng bố ISIS bên Trung Đông giết mấy người dân vô tôi như ngoé, lại còn cho trẻ nít làm đao phủ cầm cây súng Colt còn không nỗi mà xử tử các con tin phương Tây thì thật là nhẫn tâm và vô nhân đạo đến cỡ nào. Rồi gần đây bắn giết bừa bãi như xi nê bên Paris khiến Âu Châu phải báo động đỏ. Thật ra Việt Nam mình cũng một thời tao loạn lấy đi biết bao nhiêu sinh mạng của thường dân vô tội, nhưng kể ra cũng chưa sánh bằng các ông ISIS Hồi Giáo cuồng tín ở Trung Đông. Đó là nói về chuyện bắn bằng súng thật. Nhưng có một thứ súng bắn không kêu đùng đùng mà nghe như tiếng suối reo hay tiếng mưa rơi thánh thót. Đó là súng bắn khỉ. Súng nầy ông nội tui mang từ Tàu qua Việt Nam mà ông già tía tui còn cất giữ lại để làm kỷ niệm với hai cái gối sành sứ tuyệt đẹp. Chắc hồi còn trai trẻ chưa vợ ông bị mê hoặc bởi các nàng mặc xường xám châm ngòi cho súng

nổ trong khi ông nằm gác chân chữ ngũ để đi mây về gió. Súng không giết người tức khắc mà chết ngọt ngào một cách từ từ. Vì vậy mà ông nội tui hui nhị tì khi tuổi đời chưa được nửa thế kỷ. Ngày nay dân chơi thứ thiệt không thèm dùng súng bắn khỉ nữa mà xài kim để chích choác cho mau tới thiên đàng. Hoặc vài viên trăng trắng là đủ để lên đến tận mây xanh. Chơi súng bắn khỉ quả là quá xưa rồi diễm. Riêng ông Vua Minh Mang thì ngược lại ổng dùng súng bắn nước. Vì ỷ y có toa thuốc thần dược của Thái Y Lãn Ông nên ông bắn lia chia mệt nghỉ, bắn ngày bắn đêm bắn thêm ngày họp mệt mỏi với các quần thần. Cho nên ông đành tử trận trên long sàng khi vừa đúng tuổi năm bó. Vậy tui khuyên quý bạn đừng có lạm dụng toa thuốc Minh Mạng của Thái Y Lãn Ông mà theo ông theo bà quá sớm. Còn tui ở tuổi thất thập cổ lai hi rồi, chính phủ Mỹ chẳng thèm nhận làm lính trừ bị dù tui có muốn tình nguyện sang chiến đấu bên Afghanistan hay Iraq như ông Mã Viện ở tuổi bảy mười mà nghe mang quân đánh người đẹp Trưng Trắc Trưng Nhị là nhào ra chiến trường liền. Bắn khỉ thì thấy cái gương của ông nội nên

CChhuuyyệệnn PPhhíímm

BB ẮẮ NN

MMạạcchh VVạạnn NNiiêênn

C

Page 67: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Bắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 66

chẳng dám rờ tới. Cơm thì tui ăn đã mấy chục năm ngán gần chết mà dù có thèm phở thì cầm cái tô lạ đã run run đâu phải sức trai tráng như vua Minh mạng mà tát cho cạn tô. Húp nước lèo còn chưa xong nữa là...Vậy thì quý bạn sẽ hỏi tui rằng ông không bắn các thứ đó thì ông bắn cái gì đây cha nội mấy đứa con nít ?! Dạ thưa ! Để tui từ từ kể cho quý bạn nghe. Số là sau sáu năm được nhà nước ta ưu ái khoan hồng cho đi học tập cải tạo tại miền Bắc, tốt nghiệp được thả về ăn cơm trộn đá sỏi bể hết sáu cái răng hàm tui bèn tim đường vọt lẹ. Nói thiệt với quý bạn nghen bà xã tui là một cây Tử Vi đại tài. Bã nói tui vượt biên kỳ đó là trót lọt ăn chắc. Nhưng để cẩn thận bã nói tui đi một mình thôi rủi có bề gì thì bã còn thăm nuôi. Mà thiệt tui đi bằng đường Hà Tiên nên qua Thái Lan chỉ có 48 tiếng đồng hồ an toàn. Nhưng bụt nhà không thiêng bã đi sau (dù bã tự coi Tử Vi cho mình) thì bị bắt hai lần, hêt tiền ! Nhờ ở Việt Nam học môn Anh Văn là môn chính, qua Thái Lan tui cũng tự tìm tòi học thêm mấy ngôn ngữ y học nên được làm "thông dịch hạch" cho mấy bác sĩ Cao Ủy Tỵ Nạn. Dù tình nguyện nhưng cũng được trả lương 15 bath mỗi tuần đủ tiền cà phê thuốc lá.Nhờ vậy mà mấy cô tưởng bở tui là Giáo Sư Anh Văn tại Việt Nam xin được thọ giáo. Sợ bể mánh nên mấy tiểu thư có học thức là tui từ chối, tui chỉ chọn hương đồng cỏ nội nhưng phải là Hoa Trinh Nữ hay Hồng Điệp trước bàn Thông Thiên. Vì thế tui chọn được hai cô, một cô 15 một cô 17. Cô 17 bẻ gãy sừng trâu thì tình thầy trò bỗng chốc hoá thành tình yêu chân chính. Nói thiệt đó nghen. Hai cô cũng có trả công tui chút đỉnh nhưng tui không lấy tiền, các cô đành gửi thuốc hút và rủ tui

uống bia. Vậy là đời tỵ nạn ở trại của tui thật là hạnh phúc. Khi chuyển trại sang Bataan, Philippine, hai nàng cũng đi cùng chuyến và ở cùng trại thật là may mắn. Nhưng "Tình Bataan Có List Thì Văng" dù nàng có khóc sướt mướt trước khi lên đường sang Mỹ (nàng có list đi trước). Tui biết có một chàng nào đó cùng quê Kiên Lương với nàng thường gửi tiền cho nàng mỗi tháng và đón chờ nàng ở Seaside, California. Hỡi Bà Ngoại Bà Nội yêu dấu ơi ! Chúc nàng hạnh phúc muôn đời ! Hồi còn ở Thái Lan tui có quen với một anh tên Mạch Sùng. Thấy tui cùng họ Mạch anh lại làm quen : - Nị cỏn Kwảng Tung ? - Mậu ! Ngộ Nàm dành xập xám chướng. Biết xực cơm cháy, ông già ngộ đã hui nhị tì ! Vậy mà ảnh cũng nhận tui làm em họ và xin ở cùng phòng để chia cơm xẻ cháo. Tui gọi ảnh là tài có vì ảnh lớn hơn tui ba tuổi. Tài Có Sùng nói tiếng Việt còn lơ lớ nhưng tính tình rất thật thà. Anh nói anh học Trường Bác Ái Học Viện, tui cười vậy là anh em mình cùng xóm vì tui học Pétrus Ký kế bên. Mỗi khi ảnh nhận được tiền của bà con Bên Mỹ gửi qua ảnh đều mời tui đi nhậu. Riêng tui là con bà Phước có chút tiền vì nhờ làm thông dịch mà thôi. Lúc được chuyển lên Bangkok để chờ máy bay qua Bataan tụi tui muốn đi chơi một vòng Bangkok mà sợ trễ máy bay nên không dám đi đâu. Một hôm có tên reserve lên tới phi trường Don Muang thì bị trả về nên tụi tui mới dám chắc ngày sau không có tên mình trong danh sách ra đi nên khuya hôm đó thức từ 5 giờ sáng để xin phép ra trại đi Bangkok chơi vì mỗi ngày họ

Page 68: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Bắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 67

chỉ cho có 10 người, mình phải đúng chờ như người ta chờ mua đồ Black Friday. Hai anh em, một người biết tiếng Anh, một người giỏi tiếng Tàu cả Quảng Đông lẫn Phổ Thông thì ra Bangkok chơi chắc không có gì trở ngại. Ra đến trung tâm Bangkok thấy các thương xá choáng ngôp hàng hóa và người ta tự tiện lựa chọn hàng hoá mà không ai dòm ngó bỗng nhiên cảm thấy mình như Mán về Thành. Mà thật vậy. Đó là năm 1981 nước mình còn ăn bo bo gạo hẩm xài than đá vụn. Thật tủi nhục làm sao ! Hai anh em ghé khu chợ bán đồ ăn mỗi người xực hai tô, một tô hủ tiếu một tô mì, thiếm xực thêm một chai bia. Đi lòng vòng "tham quan" bỗng nhiên tui cảm thấy mắc cầu bèn đề nghị Tài Có Sùng tìm quán cà phê vừa uống cà phê vừa tiện việc để tui...bức cỏ. May quá ngay góc đường gần đó có một quán cà phê mà có cô hàng bé bé xinh xinh sao nó giống mấy quán cà phê ở quê hường mình quá. Tụi tui nhào vô kêu mỗi người một cái xây chừng. Khi cô chủ bưng cà phê ra tui bèn hỏi : - Do you speak English ? - Yes ! - Do you have a restroom ? - No ! Restroom over there. Cô chỉ tay vào khách sạn to tướng nằm bên kia góc đường. Tui biết cô nghĩ chữ resroom là phòng trọ chứ không phải là phòng tiểu tiện như người Mỹ thường dùng (vì chữ rest trong tiếng Anh là nghỉ ngơi). Có lẽ cô học tiếng Anh từ người Anh chứ không phải là người Mỹ như tui đã học. Lúc ấy tui cũng quên khuấy đi mất chữ WC và toilet. Mình thấy phòng tiêu sờ sờ trong góc không lẽ mình nhào đại vào coi kỳ nên mới lịch sự hỏi như vậy. Tui bèn khều Tài Có

Sùng nói nị cỏn tiếng Tàu với cố nẻn đi. Tài Có Sùng bèn la phan một tràng Quảng Đông. Cô nàng lắc đầu không hiểu. Anh lại chơi sang tiếng Phổ Thông, cô cũng lắc đầu nói Tríu Chẩu. Tới đây Tài Có Sùng ú ớ vì tiếng Tiều Châu Tài Có ta không biết. Tài Có liền lấy viết ra viết vì chữ Tàu dù có nói khác nhưng viết giống nhau. Nàng cũng lắc đầu. Lúc đó tui chợt nhớ ra hồi còn học Pétrus Ký ở trọ nhà chú của Huỳnh Trí Quang, ở Chợ Lớn, người Tiều Châu thằng Tỷ nhỏ hai tuỏi mỗi lần nó muốn đi cầu thì nó gọi má nó và nói như vầy : - Úm ! Úa ái khứ bắn xái ! Lúc đó quýnh quá vì Tào Tháo rượt tới nơi rồi tui mới nói đại: :"ÚA ÁI KHỨ BẮN XÁI". Nàng bèn chỉ cái cầu tiêu nằm chần dần trong một góc. Tui lật đật nhảy vào nói thank you. Chắc lúc ấy mặt tui đỏ như gấc ! Vậy là quý bạn biết tui BẮN cái gì rồi ! Trở ra tui thấy nhẹ nhỏm. Khi cáo từ nàng tưởng tui biết tiếng Tiều nên nói một hơi : - Thùi cằng thắng củi thùi cằng bó ! Tui chẳng biết nàng nói gì nhưng đoán chừng nàng cảm ơn hay mời tới uống lần sau nên giả bộ như hiểu và gật đầu rồi dong lẹ. Bạn nào biết xin dịch dùm. Đa tạ ! Mạch vạn Niên

Page 69: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Hương Sen

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 68

Đời ta như dòng sông Uốn bên ngọn lửa hồng Sưởi ấm lòng cô quạnh Cho quên đi trời đông

Tia nắng sáng vừa lên Con chim non tự tình Chung quanh đều im lặng Không gian sao làm thinh

Nhớ những buổi chiều xưa Ai tựa bên hàng dừa Tà áo dài thấp thoáng Sao đẹp như bài thơ !

Hành lang trường vương vấn Xưa ai đứng thẫn thờ Như say mùi bụi phấn Hay si tình vu vơ

Hương sen còn thoang thoảng Trêu con tim đọa đày Ngỡ chìm vào quên lãng Sao hồn vẫn còn say ?

Muốn quên nhưng lại nhớ Tuy xa nhưng lại gần Tuổi học trò một thuở Trọn cuộc đời bâng khuâng

Bảng đen tà áo trắng Mang kỷ niệm êm đềm Những vui buồn năm tháng Chắc không bao giờ quên NGUYỄN HOÀNG HIỆP

Hương Sen

Page 70: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 69

KKiiêênn ggiiaanngg MMộộtt llầầnn nnhhììnn llạạii Nhã Quân

Ðã quá trưa, không còn kịp để đi những chuyến xe thường, nên từ Long Xuyên về Rạch Giá Trần phải đổi hai chuyến xe. Chuyến đầu tiên từ Long Xuyên là một chiếc xe đò nhỏ, cũ kỉ và được biến cải chạy bằng than. Cái bình than cồng kềnh được treo ở phía sau của một bên xe. Nó chiếm gần một nữa cái chỗ đứng của anh lơ và những hành khách không có chỗ ngồi phải đeo lủn lẳn ngoài sau. Trần thầm nghĩ đây hẳn là kết quả của một cuộc đổi đời! Xe sắp sữa khởi hành thì một chị đàn bà bế đứa con nhỏ hớt hải chạy đến xin đi. Trần đứng lên lách người ra khỏi xe, nhường chỗ cho chị đàn bà và cùng đeo phía sau với một số hành khách khác. Chàng cảm thấy dễ chịu hơn là phải bị ém ở phía trong xe, ngột ngạt với đủ thứ mùi và cái nóng âm ỉ toát ra từ cái bình than.

Chiếc xe ngừng lại ở Kinh B cho hành khách xuống và rước thêm một số hành khách mới rồi tiếp tục chạy. Trần cảm thấy

thoải mái tìm được một chỗ ngồi sau khi đứng suốt một đoạn đường. Cuối cùng xe ngừng hẳn lại ở bến xe Tân Hiệp. Trần nối đuôi những hành khách lần lượt xuống xe. Chàng thở phào nhẹ nhỏm rồi nhìn một vòng khu phố chung quanh. Trần cố moi trong óc về cái hình ảnh của một chợ Tân Hiệp sung túc ngày nào, để đối chiếu với hình ảnh một chợ chiều hoang vắng bây giờ, nhưng tất cả chỉ mờ nhạt. Lần sau cùng chàng ghé ngang qua Tân Hiệp là vào khoảng cuối năm 1974, sau khi về thọ tang Ba chàng. Dù không thực sự sinh sống ở Tân Hiệp, nhưng dối với Trần, Tân Hiệp như có một cái gì gắn bó và quyến luyến vì ở đó là nơi sinh cơ lập nghiệp của Ông Bà Nội chàng, của Ba Má chàng trước khi gia đình tản cư ra tỉnh.

Trần nhìn đồng hồ, đã hơn 3 giờ chiều

nhưng cái nắng của những ngày giữa tháng tư vẫn còn âm ỉ. Còn mấy chiếc xe lam đậu ở đằng kia, và như thế chắc chắn chàng sẽ về Rạch Giá kịp trong ngày hôm nay. Ðây là lần thứ ba chàng về thăm Rạch Gia,ù kể từ khi chàng ra khỏi cái gọi là “trại cải tạo”. Cái cảm giác lạ quắc lạ quơ đối với những người chung quanh làm Trần cảm xa lạ ngay chính trên quê hương mình. Chàng thấy nôn nao muốn về gặp lại anh chị, các cháu chàng và những người thân quen. Trần chợt nhớ da diết vợ chàng và đứa con gái, bây giờ đang ở một trại tỵ nạn nào đó ở Mả Lai.

*** Trong lần thăm nuôi sau cùng, ở trại

Suối Máu – Biên Hòa, ngoài vợ con chàng còn có người anh rễ và chị vợ chàng cùng đi. Trong lần đó H. quyết định là sẽ gởi đứa con gái cùng vượt biên với người anh chị hai của nàng, còn nàng sẽ ở lại, tiếp tục nuôi chàng chờ ngày về. Nhưng Trần cương quyết:

Truyện ngắn

Page 71: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 70

“Em phải đi với con. Vì tương lai của con, mình đành phải xa nhau một thời gian. Khi anh về, anh sẽ tìm đường đi sau...” Trần định nói nhiều hơn, nhưng tên công an với cặp mắt cú vọ đăm đăm nhìn chàng. Trần quay qua đứa con gái đang ngồi trong lòng chàng. “Con gái ba ở nhà có giỏi không? Ráng cho giỏi mai mốt ba về với mẹ với con.”

“Dạ...” Chàng bế đứa con gái lên và ôm trọn vào ngực. Chàng hôn lên cái má phính dễ thương và nghe lòng quặn lại. Chàng nói nhanh với anh chị vợ chàng, “Anh chị cho em xin gởi vợ và con em...!” H. nắm bàn tay chàng xiết mạnh. Trần nhìn nàng. Ðôi mắt nàng đầy nước mắt. Trần hiểu nàng đang muốn nói một điều gì đó, nhưng cố nén lại vì sợ những lời của nàng sẽ bật thành tiếng khóc! Tên công an lên tiếng, “Hết giờ thăm viếng rồi, các anh sữa soạn về trại.” Trần đứng lên, trao đứa con cho người chị. Chàng ôm vội H. và hôn lên đôi mắt ràn rụa nước mắt của nàng. Một chút vị mặn thắm vào môi chàng. H. nấc lên trong tay chàng. Trần trấn an, “Em yên lòng. Chắc chắn rồi vợ chồng mình sẽ có ngày sum hợp...!” Thực sự đó là lời Trần muốn trấn an cho chính chàng. Nhìn vợ và con bước ra khỏi vòng rào của khu thăm nuôi, tim chàng nhói lại. Cái khoảng cách không gian nầy rồi sẽ xa thêm hơn và không biết rồi sẽ còn có cái cơ may gặp lại nhau không?!

*** Trần giữ được một chỗ ngồi trên

chiếc xe lam và cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với chiếc xe đò chạy bằng than buổi trưa. Trần nhìn về hướng bờ sông, những rặng

cây bên kia bờ sông nhô cao xanh rì làm nền cho những tia nắng vàng nhạt cuối ngày.

Chiếc xe lam khởi hành chở đầy mười hai người khách kể cả hai người ngồi hai bên cạnh bác tài xế. Con đường nhựa lồi lõm với những ổ gà và hai hàng cây bên đường lùi dần. Gió buổi chiều mơn man lên mái tóc Trần. Chàng quay nhìn lại đoạn dường xe vừa đi qua và cảm thấy như mỗi một nơi chốn, mỗi một địa danh như có gắn liền với một chút kỷ niệm nào đó. Chiếc xe đi ngang qua Thánh-Thất Cao-Ðài, ở đó chàng nhớ vào những năm còn ở tiểu học, chàng thường theo cha về dọn cỏ mồ mã ông bà nội ngoại vào những dịp lễ thanh minh.

Xe chậm lại khi băng qua cái cống

bắt qua Kinh Sáu, đủ để cho chàng nhìn lại con kinh xanh chạy dài ngút ngàn. Con kinh đã mang lại sự mầu mỡ cho đất đai, và sự sung túc cho những cư dân sống hai bên bờ.ø Sự sung túc được do lường bằng số lượng lúa đổ trong bồ vào cuối vụ mùa, bằng số con trâu, con bò mà những cư dân có được và tất cả đã dổi bằng mồ hôi, bằng sức lao động và sự cần cù, lam lủ. Gia đình người chị thứ sáu của chàng cũng từng là những cư dân sống ở đây vào những thập niên 80.

Trần nhớ ông anh rể chàng, một người

đàn ông nhỏ con, nhưng rắn chắc, quanh năm đi chân đất và họa hoằn lắm mới thấy anh mặc áo. Cái niên lịch của anh là 365 ngày làm việc với con trâu, con bò, với cái len, cây cuốc. Chị chàng, một người đàn bà lam lủ, thương chồng thương con một mực. Ước mơ của chị là nuôi được thêm vài con heo, mua được thêm một con trâu, con bò và cho mấy đứa con chị đi học để chúng biết đọc biết viết với người ta... Rồi bao nhiêu năm sinh cơ lập nghiệp ở đó, gia đình chị

Page 72: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 71

chàng đã bán tất cả những gì họ đã tạo dựng để theo gia đình bên chồng về vùng “đất thánh”. Và họ đã chôn chặt những ước mơ của họ ở khu làng tân lâp, hẻo lánh ở sát bìa rừng đâu đó ở Tây Ninh.

Những suy nghĩ miên man đã làm Trần

không hay là chiếc xe lam đả đến sân bay Rạch Sỏi. Từ con lộ chạy dọc phía ngoài, chàng nhìn thấy cái đài không lưu không cao lắm, ở phía sau dãy nhà trệt dùng làm nơi cho khách đợi, chờ đáp chuyến bay. Trần nhớ lại một vài lần trong những năm đại học chàng đã đáp những chuyến bay của Air VietNam từ đó lên Sài gòn trước khi lên Ðà lạt.

Chiếc xe lam ngừng lại ở bến xe Rạch

sỏi cho một số hành khách xuống. Trần nhìn một vòng, chàng nhận ra một số tiệm quán quen thuộc dọc bến xe. Thực sự Rạch sỏi hay An-Hòa là một địa danh, là một danh từ riêng, đã gắn liền với cái thời thơ ấu của chàng vào những năm tiểu học và một hai năm đầu của trung học. Ở đó chàng có rất nhiều những người bạn rất thân, những người bạn quen nhau từ cái thuở còn là những cậu bé con, ở cái trường tiểu học đầu tiên trong làng. Trần nhớ ngôi trường có hai phòng học được dựng lên trên một mảnh đất ruộng, cách bến xe khoảng một cây số, trên đường từ Rạch Giá - Minh Lương. Cuối

ngày học, thầy trò cùng nhau đào đất ruộng để đắp thành sân chơi. Vào những ngày mùa khô, chàng theo lũ bạn băng đường đồng về nhà sau giờ học. Trần nhớ con lộ duy nhất nối liền từ bến xe dẫn vào chợ cũ – và từ đó người ta có thể đi thẳng xuống Tà Niên. Con lộ lầy lội vào những ngày mưa dầm và gồ ghề đá sỏi vào những ngày của mùa nắng khô. Cũng chính con lộ đó đã ghi lại trong chàng đi những mộng mơ tình yêu của một thời tuổi nhỏ.

Trần nhớ đến Hh. và một chút tình yêu

ngây ngô dễ thương. Một thứ tình yêu thánh thiện không vượt xa hơn những nụ cười và những cái nhìn trao đổi. Nhưng từ ngày gia đình chàng dời nhà ra tỉnh, lâu lắm chàng mới tìm đượcù lý do xin phép mẹ về thăm lại Rạch sỏi và hiếm hoi lắm chàng mới gặp lại nàng và những lần gặp lại đó cũng không giúp cho tình yêu chàng đi xa hơn. Thực sự tình yêu chàng dành cho Hh. có lớn hơn trong lòng chàng, nhưng những câu thúc lễ giáo của gia đình, đã không làm cho thằng bé con trong chàng kịp lớn lên theo tình yêu đó. Trước khi Trần thi tú tài phần hai thì người anh họ của nàng báo cho chàng hay là nàng đã lập gia đình với một người bạn của anh nàng, cũng ở cùng làng!

***

Chiếc xe lam tiếp tục chuyển bánh. Trần quay nhìn lại khu chợ mới Rạch sỏi. Cái khu chợ được xây cất lên, sau khi gia đình chàng đã dời ra tỉnh, từ một vùng đất ruộng nằm cạnh con lộ và tiếp giáp bờ sông. Thực sự ngôi chợ mới nầy chẳng có những kỷ niệm, những gắn bó nào đối với Trần. Trong chàng luôn luôn là hình ảnh của một ngôi chợ củ lợp bằng lá lụp sụp. Ở đó có những người bán hàng quen thuộc và gần gũi như tình thân gia đình. Ở đó có bà xẩm bán nước đá bàu mà vào những trưa cuối

Page 73: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 72

tuần Trần và đứa em trai thường xin mẹ năm cắt (thường là một đồng xé đôi) đề mua nước đá nhận, xịt “si-rô”. Ở đó có cô Tám bán gạo, có anh Ba bán nước đá mía... Ở đó mọi người, cả người mua, kẻ bán nhận ra nhau và gọi tên nhau vanh vách.

Trần cũng không làm sao quên được phía trước cái chợ nhà lồng củ kỉ đó là cái rạp hát lợp bằng lá tàu, chung quanh che bằng lá và chỉ có cái mặt tiền là làm bằng gỗ. Lâu lâu một gánh hát cải lương, một đoàn hát bội về diển lại những tuồng xưa tích cũ. Mỗi lần như vậy cả làng cùng rộn lên với những tiếng trống rao bảng mỗi chiều, với những bản tân nhạc vọng đi từ những chiếc loa trước giờ trình diển, và cả một vùng chung quanh rạp hát sáng rực lên với hào quang của những ánh đèn điện. Con lộ trước nhà chàng tấp nập người qua, kẻ lại và mọi người như hòa chung nhau niềm vui của một ngày hội lớn.

Xe dừng lại ở Cầu Quay cho một người khách xuống. Quang cảnh chung quanh không thay đổi nhiều lắm so với lần cuối chàng qua nơi nầy, vào khoảng cuối năm 1974. Vẫn nhà máy xay đá bên kia đường, nhưng giờ chắc không còn hoạt động nữa. Vẫn con đường nhỏ chạy dọc bờ sông với hàng dừa cao nghiêng nghiêng soi mình trên dòng sông; vẫn ngôi trường nhỏ với cây phượng che rợp một nữa sân chơi; vẫn cái maí hiên lợp bằng tôn cao vừa qua khỏi đầu, mà có lần chàng và đám bạn trú tạm, chờ qua cơn mưa, sau khi ghé thăm một người bạn học ở gần đó.

Xe qua mộ Hội Ðồng Suông. Trần nhìn thấy cái vòng rào của khu mộ ẩn hiện đằng sau hàng cây cao lêu nghêu và dảy nhà lá. Những thân cây xoài to vươn cành sum xuê như những cây cổ thụ. Vào những mùa xoài rộ trái, chàng theo đám bạn đến đó để nhặt những trái rụng hoặc để chiêm ngưỡng cái tài thiện xạ “nạn giàn thun” của một thằng bạn. Chàng không biết chút gì về quá khứ của khu mộ đó, nhưng cái tên của khu mộ đã cho phép chàng suy đoán một một phần nào về cái lịch sữ của nó.

Trần cũng nhận ra khu thí điểm ấp chiến lược được xây dựng lên từ những năm trước năm 1963 ở khu Tắc Ráng. Những ngôi nhà ngày nào được cất lên theo một quy hoạch có tính cách chiến lược nào đó(?), được bao bọc bởi một vòng rào kẻm gai, giờ trông hoang tàn vắng lặng. Cái sinh khí của một vùng đất sống ngày nào giờ không còn nữa. Trần nghe một chút xót xa len nhẹ trong lòng chàng. Trần không biết có phải tất cả mọi vật chung quanh chàng giờ đây được chiếu rọi qua một thứ lăng kính hoài nghi, sợ hải và chán chường. Cái thứ hoài nghi, sợ hải và chán chường phát sinh như một thứ phản ứng phụ, bắt nguồn từ những liều thuốc vô hình mà chàng dùng để chống đỡ với những chiêu bài, những khẩu hiệu và những lời hứa hẹn hão huyền từ những năm ở tù...

Page 74: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 73

Xe qua cống Rạch Mẻo, Trần nhìn thâý cái cổng Tam Quan thấp thoáng từ đằng xa. Chàng nghe rộn rã một niềm vui. Trần không nhớ rõ nó được xây lên từ lúc nào, nhưng sự hiện hữu của nó bây giờ như một biểu tượng gắn liền với địa danh Kiên Giang như hình với bóng. Người ta không thể không nhớ đến cổng Tam Quan khi nói về Kiên Giang hay Rạch Giá. Do đó mà dù có đi xa Kiên Giang bao lâu, khi trở lại chỉ cần nhìn thấy cổng Tam Quan, người ta sẽ có cái cảm tưởng là mình đã thực sự trở về “nhà”...

Khi xe vượt qua cổng Tam Quan, Trần quay nhìn lại chiêm ngưỡng cái công trình kiến trúc rất Việt Nam đó. Nó không có vẻ kiêu kỳ như kiến trúc của Pháp, nó cũng không có cái vẻ đồ sộ của những cổng thành Hy Lạp, nhưng nó có cái nét uy nghi rất chân phương và bình dị. Như cái bình dị và chân tình của những người Kiên Giang.

Về thăm Kiên Giang lần nầy Trần thấy có một chút xót xa len nhẹ trong lòng. Cái giấy ra trại liệt kê nơi cư ngụ của chàng không phải là Kiên Giang, mà ở huyện Chợ Mới, Long Xuyên. Ở đó là quê vợ của chàng. Ở đó có Ba Má vợ chàng sống đơn độc, quạnh hiu trong căn nhà rộng thênh thang. Từng ngày dỏi mắt trông chờ thằng con trai đang đi học cải tạo; từng đêm chong đèn ngồi nhớ thương những đứa con xa xứ...

*** Sau khi ra trại chàng về sống với ba má

vợ chàng như cái thời “ở rể” xa xưa. Sự trở về của Trần như một bù đắp cho những thiếu vắng trong lòng ông bà, nhưng chàng không biết sự bù đắp đó có tương xứng với những chịu đựng mà ông bà phải mang mểnh khi không còn chàng bên cạnh. Trần nhớ mấy hôm trước đây khi chàng cho ba vợ chàng

biết ý định ra đi của chàng, ông thở dài và bảo với chàng,

“Ba biết trước sau gì rồi cũng có ngày nầy. Nhưng ba vẫn hằng cầu mong cho cái ngày con được đoàn tụ với vợ con của con...” Trần nghe nhói đau trong lòng. Ông tiếp,

“Con cứ đi, nhưng đùng cho má con biết, cứ nói là con về thăm bên con.” Trần cố nén những giọt nước mắt chực trào ra, nói nhanh,

“Con đi rồi ba ráng giữ gìn sức khỏe, và lo cho má...” “Con ráng cẩn thận. Nếu chưa tìm đường đi được, nhớ trở về với ba má...” Trần thực sự đã thấy được khoảng trống vắng quá lớn lao trong ngôi nhà và trong lòng của ba má vợ chàng, và không biết bao giờ khoảng trống đó được lấp đầy...!

*** Xe đi ngang qua ngã tư Am Ông Ðịa

rồi ngã tư nhà giảng Tin Lành, Trần nhìn thoáng qua con đường Chi Lăng. Con đường băng qua cái nghĩa địa mà vào những dịp lễ thanh minh cả khu vực trở nên rực rỡ lên với những sắc màu của giấy vàng mã, và màu sơn mới của những ngôi mộ nằm dọc hai bên đường.

Từ đó dẫn xuống đường Lâm Quang Ky. Con đường có ngôi nhà thân yêu đã chở che cho chàng và những người thương cho gần một nửa cái thời niên thiếu của chàng. Chính căn nhà đó là chứng nhân cho cái gương kiên trì, bền bỉ và cái mộng “dời non lấp biển” của ba chàng. Trần nhớ ngày đầu mua lại căn nhà của một cảnh sát viên trong cái khu gia binh của Cảnh Sát, qua sự giới thiệu của anh rể chàng, cũng là một cảnh sát viên. Căn nhà với hầm hố trước mặt và hai bên. Ði vào nhà phải qua cái cầu ván. Như vậy đó mà chỉ gần ba năm sau thôi, tất cả

Page 75: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 74

hầm hố chung quanh nhà được lấp bằng, và mảnh đất của khu nhà được nối dài ra biển, gần gấp đôi so với những khu đất kế cận. Từng ngày, ba chàng đã bền bỉ tải những khối đất biển bằng chiếc xe “cút kít”, cũng chính ông làm ra, để bồi đắp cho khu đất nhà. Nó như một thú tiêu khiển của ông, nhưng nhiều lúc thấy xót xa với cái công việc nặng nhọc đó, má chàng phàn nàn,

“Bộ ông định lấp luôn ra tới biển mới vừa bụng ông sao?” Ba chàng trả lời,

“Cái gì người ta làm được, mình làm được mà bà!” Cái triết lý đơn giản đó và cái hình ảnh kiên trì, bền bỉ của ba chàng đã thực sự ăn sâu trong lòng chàng. Nó như một thứ áo giáp vô hình đã chở che cho chàng trong những ngày tháng ở tù, và Trần biết nó sẽ là một thứ vũ khí mà chàng rất cần để đương đầu cho những ngày tháng sắp tới.

Căn nhà bây giờ dùng làm nơi thờ phượng ba má chàng và do gia đình anh chị chàng ở. Từ sau cái lần vượt biên thất bại mấy tháng trước với người anh lớn, Trần không bao giờ dám trở về đó nữa.

Chiếc xe dừng lại ở ngã tư Xã Mai, Trần xuống xe với một hành khách khác. Tay cầm chặt cái xách tay, có mấy bộ đồ trong đó. Chàng thẩn thờ nhìn suốt con đường Cô Bắc, một thoáng kỷ niệm chợt sống lại trong lòng chàng. Ðã lâu rồi từ ngày chàng và Th. không còn liên lạc với nhau. Cái mặc cảm bỏ cuộc, trốn chạy vẫn còn làm chàng nghe ray rức! Cuộc tình của chàng và Th. chấm dứt không kèn, không trống. Nó đơn giản như sự thời tiêu của một khế ước. Nó không có những ồn ào chất vấn và nó cũng những quẩn quanh giải thích. Th. là vậy đó. Nàng chỉ biết yêu là yêu...!

Bên kia là đường Cô Giang, sau một

thoáng tần ngần, Trần băng qua đường và thả bộ về nhà chị chàng. Quang cảnh chung quanh không thay đổi nhiều lắm. Vẫn cái quán cà phê ở ngã tư; vẫn cái nhà in ở góc đường, nhưng không biết có còn hoạt động không; vẫn con lộ lởm chởm đá sỏi; vẫn con hẻm vào nhà chật chội, có lẽ vừa đủ cho hai người đi đối diện qua mặt nhau...

Trần bước vào nhà, chị chàng dang ngồi ở bộ “đi-văn” ăn trầu, ngẩng đầu lên nhìn. “Thưa chị Tư.” Sau một thoáng ngỡ ngàng, chị chàng kêu lên, “Cậu mười! Mấy đứa ơi, cậu mười về nè bây ơi!” Chị chàng vẫn thường có cái thói quen gọi chàng là “cậu mười”, mặc dầu trong gia đình chàng là đứa con thứ mười, nhưng theo cái thứ bậc của người Nam, chàng phải là thứ mười một. Chàng còn một chú em Út. Không biết có một lý do nào đó mà những bà chị chàng chọn cái cách gọi chàng là “Cậu Mười nhỏ” (để phân biệt với người anh trên chàng), thay vì là “Cậu Út lớn”. Mấy đứa cháu chàng từ sau bếp ùa ra mừng rỡ, “Tụi con tưởng đâu cậu đã đi được

Page 76: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 75

rồi chớ!”

Chị chàng hỏi thăm về tin tức của vợ con chàng ở trại tỵ nạn. Trần giải thích qua loa. Chị chàng hối chàng đi tắm cho khỏe, rồi bão mấy đứa nhỏ dọn cơm. Cùng với gia đình chị chàng, quây quần trên cái “đi văn” ăn bữa cơm tối, Trần ăn một bữa cơm ngon lành với cá rô kho tộ!

Buổi tối chàng mượn chiếc xe đạp của đứa cháu, đạp một vòng ra phố. Từ đường Nguyễn Trung Trực tràng đạp xe về hướng chợ. Những ngọn đèn đường yếu ớt, vàng vọt không đủ chiếu sáng những cảnh vật hai bên đường. Trần đạp xe chậm lại trên cầu đút. Gió từ biển đêm thổi về làm chàng nghe dịu đi cái không khí oi oi của một ngày nắng. Chàng nhớ lại câu chuyện của một chiếc cầu đã gẫy. Nó không phải là chiếc cầu ở Huế mà Trầm Tử Thiêng phổ nhạc, mà là chiếc cầu mà chàng đang đi qua, chiếc “cầu đút” quen thuộc của những cư dân Kiên Giang và một lần nào đó trong cái thuở chiến tranh, nó là nạn nhân của một sự phá hoại!

Trần quẹo qua đường Trần Hưng Ðạo. Chàng muốn nghe lại tiếng gió rì rào trên những ngọn cây sao cao lêu nghêu ở hai bên đường; chàng muốn ngắm lại dòng sông êm đềm xô những cụm lục bình trôi thảnh thơi ra biển; chàng muốn ngắm lại cái quán Ba Ký để nhớ lại những lần họp mặt ồn ào thuở nào với thằng Hội, thằng Thuận, thằng Thanh, thằng Lền.., và để nhớ những lần nhậu quắc cần câu, lũ bạn phải khiêng chàng về bất tỉnh. Gìờ thì có thằng vượt biên, có thằng đã ra đi vĩnh viễn, có thằng dang quần quật kiếm sống cầu mong sao cho qua nhanh một đời!

Trần cố moi trong trí nhớ của mình về những người bạn còn lại. Hình như bây giờ không còn ai nữa. Tháng trước về, chàng có ghé thăm chị tư của Ph. Bây giờ vợ chồng nó định cư ở Canada. Gặp vợ thằng L. biết được giờ nó đang ở Mỹ...

Trần đi qua khu phố trước mặt rạp hát

Châu Văn. Ðã từ lâu lắm, hình như là từ sau năm 1974, chàng không có dịp nhìn những sinh hoạt phố xá của Kiên Giang về đêm. Những hình ảnh xa xưa như lờ mờ hiện ra trong trí nhớ của chàng. Hình như nơi nầy có những quán “bia ôm” ồn ào với những ngọn đèn màu tối lù mù; nơi kia có những quán ăn với mùi xào nấu thơm phưng phức; nơi đó rạp hát Châu Văn sặc sỡ với những bản quảng cáo dầy màu sắc cho những phim ca vũ nhạc Ấn Ðộ... Nhưng bây giờ trước mặt chàng là một khu phố nằm gần như im lìm, bất động. Các tiệm chạp phô hai bên đường giờ nầy đã đóng cửa. Một chiếc xe gắn máy chạy vụt qua để lại những cụm khói khét lẹt và những âm thanh khuấy động sự yên tỉnh của khu phố. Ðằng kia ánh sáng của những ngọn đèn dầu từ mấy chiếc xe bán thuốc lá và bia rượu nước ngoài chiếu lờ mờ. Trần biết ở đó có Th. Lần về trong tháng rồi chàng tình cờ gặp H. và H. đã đưa chàng có ghé lại thăm nàng ở đó. Trần phân vân không biết mình có nên ghé lại từ giã nàng không. Nhưng không hiểu vì một lý do nào đó, Trần tiếp tục đạp xe đi xuống hướng cầu tàu Mỹ. Khi đi ngang qua chỗ nàng bán, chàng dừng lại bên kia đường, nhìn qua. Th. đang ở đó với chồng nàng. Ánh sáng vàng nhạt của ngọn đèn dầu đủ soi rõ khuôn mặt nàng. Vẫn cái nét tươi tắn, hồn nhiên thuỡ nào. Nàng đang cười cười, nói nói. Trần lẫm bẫm một mình, “Giả biệt Th.”, rồi lầm lũi đạp xe đi mà không còn biết mình đi đâu.

Page 77: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Kiên Giang Một Lần Nhìn Lại

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 76

Tự dưng Trần có cảm tưởng mình như người mộng du. Chàng băng qua chiếc cầu dẩn qua bến xe Hà Tiên, chàng định đi qua trường Nguyễn Trung Trực, để tìm lại chút kỷ niệm của cái thuỡ học trò ngày nào, nhưng giờ nầy có lẽ hơi trể. Chàng đi qua khu nhà, xưa là Ty Thông Tin, rồi qua tòa nhà Bưu Ðiện. Từ đó chàng đạp xe đi theo con đường ngang qua dinh tỉnh trưởng cũ. Những chiếc ghe đánh cá vẫn chen chút nhau trên một đoạn sông chật chội. Bên kia sông là đường Bạch Ðằng. Con đường đó dẩn xuống đường Hoàng Diệu, chạy dọc theo bờ biển. Con đường dẩn ngang qua trường Nguyễn Trung Trực cũ, mà chàng đã học từ đệ thất và cho đến hết năm đệ tứ, trước khi dời qua ngôi trường mới ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trần nhớ đến những buổi sáng đến trường, trong khi chờ đợi cổng trường mở, những nhóm nữ sinh trong quần đen, áo dài trắng chen lẫn trong những nhóm nam sinh trong áo trắng quần xanh. Họ chiếm cứ cả một đoạn đường trước cổng trường học; họ cười nói huyên thuyên; họ chuyện trò hồn nhiên và họ mộng mơ về một tương lai nào đó...

Trần chợt nghĩ đến những mộng mơ của mình. Những mộng mơ mà chàng vẽ vời, tô diểm và nuôi dưỡng, từ sau khi bước vào ngưỡng đại học. Nhưng rồi mùa hè đỏ lữa đến! Nó đã mang theo cái lửa đỏ thiêu cháy tất cả những mầm xanh hy vọng trong lòng chàng và của tất cả thanh niên vào lứa tuổi của chàng. Vưà xong đại học, chàng đã phải khăn gói lên Quang Trung trình diện để đi vào quân đội! Tưởng đâu cái dư âm của mùa hè đỏ lửa năm nào sẽ tàn lụi với thời gian, để cho những mầm xanh trong cây hy vọng về tương lai của chàng sẽ lại đâm chồi. Nhưng cái lửa đỏ năm nào vẫn còn âm ỉ đâu đó, và nó chợt bùng lên, lan tràn trên khắp

chiến trường. Và cái tháng tư đen thực sự đã bứng đi cả gốc rể của thân cây hy vọng trong chàng..!

Gió biển thổi vào làm xôn xao hàng dừa dọc bờ sông. Trần nghe ớn lạnh. Cái thứ ớn lạnh không do từ gió biển, mà nó xuất phát từ những mất mát, những hoài nghi, chán chường và tuyệt vọng. Gần đến sân vận động, Trần quay xe lại, chàng không thể tiếp tục đi nữa. Chàng nghe nhớ đến vợ con chàng quá đổi! Khi xe lên chiếc cầu sắt, trước bưu diện, Trần chợt nhớ đến H., vợ chàng. Nhớ đến mùa hè năm nào nàng theo anh chị nàng về thăm Kiên Giang...

*** Khoảng cuối tháng sáu, Kiên Giang có

những trận mưa sớm bất ngờ. Sau một cơn mưa đủ làm ướt đất, Anh chị H. đưa nàng đến thăm gia đình chàng. H. xững sờ nhìn Trần, vì nàng không ngờ chàng chững chạc đến như vậy! Ðiều đó làm nàng lúng túng. Nàng không thể tiếp tục xưng hô với chàng bằng tên, như nàng vẫn thường dùng một cách khách sáo, trong những lá thư trao đổi với chàng và ngay từ giây phút đó, nàng đã xưng “em” ngọt xớt.

Trần đưa nàng qua những con đường

mòn, băng qua khu nhà bao bọc bởi những cây ăn trái xum xuê, trong khu vườn nằm giữa đường Lâm Quang Ky và đường Nguyễn Trung Trực và chạy dài từ khoảng nhà giảng Tin Lành đến Am Ông Ðịa. Qua một cây dâu, say đầy những trái no tròn, H. say sưa ngắm nhìn những chùm dâu chín mộng. Trần nài nỉ người chủ nhà và mua cho nàng mấy ký dâu. Trước khi anh chị nàng đón nàng về, H. đã chọn lại những quả dâu to nhất gởi lại cho ba má chàng. Rồi ngay sau khi nàng về, Trần đã viết một lá thư dài cho nàng, chàng hy vọng khi nàng về đến Sài gòn, nàng sẽ nhận được lá thư đó.

Page 78: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiê

Trong thưtỉnh, và cthơ lục bá

Em về đPhải em Buổi s

Kiên Gianngay chíngặp nàng Nàng quachiếc xe k

Trần có cái dunếu khôngphải đượphép ước“dâu” biếthành vợ quân đội.rưởi, nhưnhau chỉ vnăm 1975nước” chSau cái nnhững mấvà những chàng lạilòng chào

Trần lòng chànnhanh lênquanh nữvọng đanTương laimột ngàyChàng phtheo nhữn

ên Giang Xuân

ư chàng gửchàng còn nát:

để lại mớ dm mơ chuyệ

áng hôm sng, và trên nh trên chiếtrên chiếc x

ay lại vẩy khuất ở cuố

không biết uyên, cái nợg vì cái duyợc một bà c, để cho ến thành sự

thành chồ. Cưới nhưng cái thờvài ba thán5 đến., man

ho toàn dângày đánh dất mát, nhữtang tóc đi

i xa nhau o đời vừa hơ

nghe có mng ấm lại. n, không đểa. Chàng đng dâng đi của đứa co

y đoàn tụ đhải ra đi! Vng hạt hy

Ất Mùi – 2015

ửi theo mộnhớ hai câu

dâu, ện cau trầu,

au, H. theođường đến ếc cầu sắt nxe hơi với atay cho đ

i một góc đ

***

vợ chồng nợ với nhauyên cái nợ ttiên hiền bcâu chuyệnự thực. Nàồng sau khhau được hời gian họ ng. Rồi ngàng theo cáin miền Namdấu cho mộtững đổ vở, niêu thương trong khi ơn ba tháng

một cái gì Chàng hâmể ý đến nhữđã tìm thấy đầy trong on gái chànã thôi thúcVợ con chvọng và h

Kiên Gian

5

ột bài thơ tu cuối của b

, không em?

o anh chị rtrường, cũn

nầy, chàng anh chị nànđến khi bónđường.

người ta phu không. Vthì chắc là ban cho mn những qàng và chànhi chàng vhơn một nă

thực sự gày 30 tháng “tai trời ám Việt Namt mở đầu chnhững chia đó, vợ chồnđứa con đ

g...!

đó chợt làm hở đạp ững gì chunmột niềm hlòng chàn

ng và ước mc chàng ra đàng đã manọ sẽ gieo

ng Một Lần Nh

tán bài

?

rời ng đã

ng. ng

hải Và H.

một quả ng

vào ăm gần g 4 ách m. ho ly ng đầu

àm xe ng hy ng. mơ đi. ng lại

nhữngmới n

Tr

nhìn rbiển yrộng mđèn, thoángđóm lra đi. cho chhy vọnbẩm m

người Nhã

hìn Lại

g hạt đó chnào đó.

rần dừng xra biển nghyên lặng vàmênh môngcó lẽ của g rải rác nglập lòe. Ng Biển sẽ đưhàng; và bng mà chàn

một mình, “Giã từ K

i thân yêu c

Quân

ho chàng tr

xe lại bên he lòng bìnà thu nhỏ lạg. Tia sáng

những ghgoài kia nhưgày mốt, nưa chàng điiển sẽ cho

ng bị cướp m

Kiên Giangcủa tôi...!”

T

rên một vùn

này cầu đnh yên. Vại như cái mg của nhữnghe lưới cáư những congày kia chài; biển sẽ chchàng lại

mất đi. Trầ

g, giã từ

Trang 77

ng đất

đút và ề đêm

mặt hồ g ngọn , thấp n đom àng sẽ hở che những ần lẩm

những

Page 79: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Ngọn Đông Phong

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 78

Góp trăm ngọn gió Đông tàn Khói thơm hương cũ hoa vàng bên song Chim quyên ngậm nhánh cỏ hồng Ðậu trên vai áo rỉa lông tơ trời Rót đầy chén dạ quang bôi Khi rừng trơ lá nửa vời xác xao Hơi sương trắng đọng bên rào Ðôi bươm bướm trắng tan vào rừng hoang Hương trầm chưa đốt đã tan Ngọn đông phong, thổi rụng ngàn lá khô

Ca Dao

Ngọn Đông Phong

Page 80: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Chia bớt Em nỗi buồn Anh..

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 79

TùyBút

Chia bớt Em

NỖI BUỐN ANH...

TRANG THANH TRÚC

Em trở ra ngoài nhà bếp, ăn bún riêu một mình. Anh có mê ăn cái món nhiều cà, nhiều nước, nhiều rau, này không? Có người cho rằng, bún riêu là cái món rẻ tiền bởi chẳng thấy thịt thà ở đâu hết. Toàn là cà chua phi với hành lá, toàn là riêu cua (từ trong gói đông lạnh) trộn chung với trứng gà, cho đẹp mắt. Còn lại toàn là nước với nước. Cái mầu riêu đỏ đỏ vàng vàng, ngó nghèo thấy mồ! Chan nước riêu vào ăn với bún, với cơm, với rau muống chẻ. Rồi hì hụp bưng lên mà húp. Chẳng có gì khác! Kỳ thật, bao nhiêu đó gia vị mà người ta vẫn than ngắn than dài, là "chẳng có gì khác". Anh có nghĩ vậy không? Em đang ngồi một mình, nói chuyện một mình. Ơ không, nói chuyện cùng mấy cọng bún nho nhỏ nằm ngoan trong lòng bàn tay. Hồi nãy em luộc bún hơi quá thời gian nên

bây giờ mấy cọng bún này mềm quá. Anh còn nhớ cái câu người ta hay ví von tình cảm của một người yếu đuối là tựa như bún không? Em đi làm lại thứ Hai này rồi. Mường tượng ra trăm việc đang trông chờ, thấy ngán quá. Bên ngoài (phía tay trái, từ chỗ em ngồi), bầu trời khoác theo chiếc áo mây bằng lụa trong veo. Mới mưa dầm mưa dề lúc nãy bây giờ nắng lại ấm áp chan hoà. Làm như cơn mưa lớn ban nãy chưa hề có. Em để ý mỗi lần bị trúng mưa về được đến nhà rồi thói quen đầu tiên là em phải đi gội đầu ngay. Không thôi da đầu ngứa ngáy khó chịu lắm! Nước mưa từ trời rơi xuống thì dễ thương, nhưng vì phải xuyên qua mấy đường mây, xuyên qua mấy rặng cây, trộn lẫn với mấy cái nhà máy thở đầy khói xám cho nên khi nước mưa dừng lại trên tóc em, nước mưa tự dưng bớt dễ thương! Anh biết gì không? Mưa canh chừng em đó. Mưa mời mọc em nữa. Mưa đợi em hong khô mái tóc xong, mưa đợi em mở cửa bước xuống đường thênh thang ra phố là mưa vồn vã trở về ngay! Nếu cái mầu mưa trên tóc, mềm mại, ngọt ngào tìm thấy trong thơ, thì cái xa vắng của mưa càng dễ làm cho nỗi nhớ buâng khuâng hơn trong nhạc. Nhưng thật ra, anh biết gì không (nữa, lại "anh biết gì không") Những giọt mưa khi bám trên tóc, tóc sẽ đan thành những sợi rối, khó gỡ lắm. Tựa như nước mưa đẫm ướt trên da thịt. Mưa sẽ lan nhanh vào cơ thể. Mưa sẽ gởi lại trái tim con vi trùng sốt dễ thương thất nhất trong ngày. Đến lúc ấy, tha hồ khép hờ con mắt, giả đò mê man ngủ (sốt mà). Hy vọng ai đó trong cổ tích sẽ bước ra. Một bàn tay đặt dịu dàng trên trán, một bàn tay đặt nhẹ lên chỗ có trái tim. Anh ngủ ngon nha, lát trưa em ghé lên văn phòng một chút. Có cô bạn đến làm việc

Page 81: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Chia bớt Em nỗi buồn Anh..

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 80

hôm nay và ngày mai (thứ Bảy, Chủ Nhật mà phải lấy métro lẻ loi đi làm, chán quá há). Em ghé lên ăn trưa thôi. Cô ta dọa em là phải uống thuốc bổ từ ngay bây giờ, vì giấy tờ, hồ sơ đang có đà vượt qua cái chiều cao của màn hình máy vi tính rồi. Vượt qua màn hình máy vi tính là cỡ ba gang tay chứ gì? Ồ nhằm nhò chi. Chuyện nhỏ. Em cười trong điện thoại. Mùa hè vẫn còn mà. Con nít chưa tựu trường, tha hồ ở lại trễ, tha hồ lao động vinh quang. Bên Pháp, luật làm việc là 35 giờ một tuần, tùy các hãng xưởng phân công như thế nào. Như hãng em, là 37 giờ một tuần, cho nên mỗi một tháng em có quyền lấy một ngày nghỉ (đương nhiên nghỉ ăn lương). Cứ tính trung bình bốn tuần lễ em có một ngày nghỉ phép như thế. Và tổng cộng là 13 ngày nghỉ đặc biệt này trong năm. Có điều là em không có quyền lấy một lúc 13 ngày phép mà cứ phải bốn tuần chọn một ngày. Và nếu áp dụng theo đúng luật lao động em sẽ làm việc một ngày "không được hơn 8 tiếng". Nhưng nói là nói vậy thôi, có lúc tụi em làm việc hơn 9 tiếng nói chi "không được quá 8 tiếng" trong ngày! Công việc hôm nay mà trên tấm lịch đã đánh những con dấu chương trình và thời hạn cho ngày mai, tháng tới, năm sau. Ai nói dân Tây làm việc "cà tàng" đâu ha? Không ai giữ chân tụi em ở lại trễ khi có công việc nhiều, mà người ta chỉ yêu cầu giao hồ sơ đúng thời hạn thôi. Cho nên, cái việc ở lại trễ để làm cho xong công việc (không được trả thêm lương phụ trội) là chuyện bình thường! Trừ khi phải làm việc cho thứ Bảy, hay Chủ Nhật, thì được quyền lấy một nghỉ để nghỉ bù. Mà thôi, dẹp hai cái ngày lao động vinh quang này đi, cực chẳng đã. Đoạn đường để vào hãng ngày thứ Bảy vắng vẻ ghê lắm, xe lửa điện chạy ra ngoại ô mà. Chuyển lòng vòng từ trạm Opéra để lấy hướng về Nanterre-Préfecture. Hành lang chờ, bến đợi, không phải trong tuần nên tất cả mọi

thứ đều trở nên hiu hắt . Một tiếng động nhỏ cũng đủ làm em giật mình. Vắng vẻ quá đâm ra nghi ngại đủ điều! Em hẹn cô bạn sẽ ghé vào lúc 12 giờ 30 trưa. Cô đang trong tình trạng xuống tinh thần. Bệnh lên, bệnh xuống, mà không chịu ở nhà nghỉ ngơi. Cô đơn, buồn, dễ bị lợi dụng, nợ nần chồng chất. Ai nói dân Kế Toán biết tính hay, biết tính kỹ? Đếm sơ sơ có hai cái bóng quờ quạng đứng ngặm đắng cay ngoài sân rồi đó! Có mấy sợi chỉ rối mà gở hoài không ra. Vậy mà công việc trong văn phòng cũng đâu vào đấy. Cũng khá đó chứ! Còn chút sáng suốt biết phân biệt việc nào công, việc nào tư, rõ ràng. Tự dưng em thở dài, ngán ngẫm. Coi vậy em cũng còn đỡ vất vả hơn cô bạn người Ý này nhiều lắm. Có băng qua cái đoạn đèo gắt gay, say lên say xuống, ra được đến con đường bằng phẳng mới biết thế nào là ta vừa ói ra mật xanh! Cảm sốt nguyên ngày thứ Sáu, nên thứ Bảy phải đi làm bù. Rồi sẽ thêm ngày Chủ Nhật làm bù cho cái sốt hôm thứ Hai trong tuần qua. Tinh thần yếu, nên cơ thể sẽ càng khó chống chọi lại mấy con vi trùng. Nay sốt, mai sốt, kéo dài như thế này mãi thì lấy thuốc gì mà trợ cho nổi bệnh suy nhược. Em hỏi: - Ăn uống gì chưa? Bên kia đầu giây trả lời: - Nhà vắng vẻ thế này, biết ăn uống với ai. Mấy nốt nhạc vừa gõ trên phím đen, nghe chùng muốn đuối người. Em cố nói: - Thì bên này cũng đang ngồi ăn có một mình thôi. Một mình. Một mình, hai chữ quen thuộc lắm, hai chữ thân thiết lắm. Bạn hãy cố gắng vượt qua. Nói thật đó. - Thật gì? Nhà bạn còn có người này, người kia. Nhà tôi chỉ còn mỗi tôi thôi. Hai đứa con tôi về thăm ông bà hết rồi.

Page 82: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Chia bớt Em nỗi buồn Anh..

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 81

Em hơi do dự một chút rồi gặng hỏi: - Người ấy đâu nữa rồi? - Người ấy à? Hôm qua có về nhưng độ hai tiếng sau lại đi nữa rồi. Hôm nay, chắc là tối mới lại về. Ơ cũng không có gì chắc cả. Không biết sẽ trở về đêm nay hay không. Nhưng bất cần! - Biết nói "bất cần" mà sao lại tự tiếp tục hành hạ mình như thế. Im lă.ng. Tự dưng mọi thứ trở nên lặng câm. Chúa ơi, không biết bên kia đầu giây cô đang làm gì. Trời ơi, đáng lý ra không nên nói câu này. Ai đời đi xúi người ta bỏ nhau chứ. Em quýnh quáng. - A lô, a lô đâu mất rồỉ? - Đây, chứ đâu! Tiếng ai đó cười mà ngỡ như khóc. Em nhớ có đọc đâu đó một câu viết đại khái như thế này, "Thà phải sống một mình còn hơn phải sống với một người mà mình không hạnh phúc". Hôm nay, em viết thêm: "Thà phải ngủ một mình hơn là phải ngủ chung với một người mà cả hai không mang lại cho nhau hạnh phúc!" Vợ chồng sống chung trong một căn nhà mà không ai quan tâm ai, khi có chuyện cần thiết thì mới giao tế. Sống theo kiểu "bổn phận công dân". Vì dòng họ, vì tách ra thì không thể trả nổi tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền học cho con cái (mấy cái nốt nhạc ấm ớ này nghe khô khan quá chừng). Nhưng đôi khi cái chuyện "bổn phận công dân" lại làm cho tình thế bớt căng thẳng hơn là sống chung một phòng, sống chung một giường, mà không có gì xẩy ra! Gần như thế đó mà ai bệnh hoạn gì cũng không màng, ai sắp chết cũng không kham. Chung một giường nhưng không chung một chỗ nằm, không chung một hướng nhìn. Mỗi người là một vách tường câm khác nhau. Tình yêu gì chán như cơm nguội mùa Đông!

Anh có nghĩ vậy không? Nói gì thì nói sao em thấy tinh thần cô bạn em càng lúc càng sụy sụp quá. Sau ngày sinh nhật của cô, sáu người lính xe cứu hỏa đã mang cô vào khẩn cấp trong nhà thương. Cơn động kinh âm ỉ tái phát. Cô chụp, cô ném, bất cứ thứ gì tìm thấy trên lối đi. Cô la, cô hét, như đây không phải là cô bình thường của mọi ngày nữa. Cho đến một lúc cô không cảm giác được điều gì thêm, cô không nhận diện ra ai, thế giới mù rồi, cô mù rồi. Giẫy giụa. Khóc lóc. Sáu người lính cứu hỏa giằng co lắm mới khóa được hai cánh tay cô, đôi chân cô rồi cột cái thân thể ốm nhom lên chiếc băng ca chở khẩn cấp vào nhà thương (người ấy, coi vậy cũng còn chút lương tâm đó chứ, biết nhấn hai con số 18 cầu cứu sở cứu hoả đến khẩn cấp để mang cô đi trị liệu). Đó, thấy không, ai nói cái người ấy sống không tình không nghĩa đâu. Cô bị khủng hoảng tinh thần lên đến mực cao độ vậy mà ngay lúc ấy, em đã không nhận ra những thông điệp nguy hiểm này. Trước ngày em đi biển cũng là ngay ngày sinh nhật cô, em còn gọi lại chúc mừng: - "Sinh Nhật vui vẻ nghe. Mọi buồn phiền rồi sẽ dần dần qua đi. Hãy cố gắng lên!" Thế mới biết, khi người ta càng đau khổ người ta càng muốn giấu kín nỗi đau riêng một mình. Ơi anh hãy giúp em bằng cách chia bớt em, nỗi buồn anh... (Đã đến giờ hẹn rồi. Em phải đi đây).

Trang Thanh Trúc

Page 83: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Say – Về đâu đôi mắt ấy

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 82

SSAAYY !!

Cuối năm tiễn đưa chén rượu nhạt

Uống thêm cho lạc nẻo quan hà

Rượu chưa làm say lòng đã kiệt

Cười ta nửa tỉnh nửa mơ hoa

Áo trắng em gầy vóc bạc hạnh

Tình xưa tan như tàn bụi tro

Rừng sâu tiếng hát ru ngàn phượng

Tình em như ngọn cỏ gió đùa

Làm sao giữ mãi một hồn riêng

Thở cho nụ môi đậm tóc huyền

Bạn hỡi xin cùng say chất ngất

Vất vưởng giao thừa khóc Đỗ Quyên

BCD

VVỀỀ ĐĐÂÂUU ĐĐÔÔII MMẮẮTT ẤẤYY Ta giã từ phương Đông Một đêm tháng mười trời mây vần vũ Xếp lại thanh xuân ngày tháng cũ Gói trọn niềm riêng, vội vã lên đường. Em đến từ trời Nam Bước tạm dung qua bao ngày lênh đênh mưa lũ Chưa gột hết u buồn sau một chuyến ra khơi Bình minh đen gác lại cuối chân trời Trong ánh mắt thấp thoáng niềm tin Còn bàng hoàng cơn mê hấp hối. Ta gặp em đây tình cờ Chuyến bay đêm lầm lũi Bỏ lại quê hương, em ngậm ngùi. Còn ta… một đêm thu Nương cánh bằng ta tủi. Giã biệt Xứ Mặt Trời phương Đông Tưởng bình yên một cõi! Tần ngần ta hiểu kiếp lưu vong. Ánh mắt em nhìn ta mù khơi Thoáng hiện u hoài ôi xa xôi Ký ức oan khiên bỗng tìm về trong đêm tối Không gian im lìm lạc lõng những vì sao Ánh mắt em trao, xen kẽ tiếng rì rào Sâu thẳm nhưng âm thầm ta hiểu. Thôi thế từ mai em ơi, Đời mình sẽ không còn Nam chi chờ Việt điểu (*) Tình người Việt Nam tha phương Quê hương mờ xa còn diệu vợi đến bao giờ? Ta biết rồi mai thôi chia tay Về nơi tuyết trắng bõ bao ngày Nơi đâu cũng vẫn nơi nào ấy Có một dòng sông mây trắng bay.

PHÙNG QUÂN Hoài niệm Chuyến Bay Đêm Los Angeles - Fort Chaffee - Cuối tháng 10, 1975. (*) Việt điểu sào Nam chi: Chim Việt đậu cành Nam

Page 84: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 83

BBạạnn bbèè vvàà NNỗỗii nniiềềmm xxaa xxứứ Hồng Thu

Viết về Rạch Gía là viết về nguồn cội thật, đã bị một tờ giấy thế vì khai sinh biến tôi thành một kẻ lạ ngay trên mảnh đất cắt rún chôn nhau.

Tôi vốn được mở mắt chào đời ở Nam Thái Sơn, Rạch Gía, cái dạo người dân phải chạy Tây, chạy Việt Minh tứ tán, nên làm gì có nhà thương sạch sẽ cho tôi được bảnh chọe chào đời. Tôi được sinh ra trọng một cái chòi lợp tạm, có bà mụ vườn hết sức giỏi nên mới còn "cái thằng tôi" đến ngày hôm nay. Má kể là tôi bị nhau tràng quấn cổ, tưởng đâu đã chết cả mẹ lẫn con rồi. Sau này, khi đến tuổi đi học, má mới làm giấy thế vì khai sinh cho tôi, với nguyên quán là làng Thụy Phương, tỉnh Hà Ðông... Tưởng đâu mọi chuyện đơn giản, giản đơn như cái ước mơ của một người đàn bà xa xứ là nhắc cho con cháu đừng quên quê cha đất tổ ở tít một miền Bắc xa xôi... Ai dè, chính cái làng Thụy Phương, tỉnh Hà Ðông trên giấy tờ (và có lẽ chả bao giờ được thấy tận mắt) đã biến tôi thành

một kẻ lạ ngay chính trên cái nơi tôi thật sự chào đời.

Quê chị ở đâu? Không bao giờ tôi trả lời được ngay câu hỏi đó. Bởi tôi tần ngần với chính tôi nhiều lắm về gốc gác của mình! Sao tôi không bật ra được một câu trả lời là Rạch Gía? Vì trên giấy tờ tôi sinh ở Hà Ðông (dối trá trước pháp luật). Sao tôi không bật ra được một câu trả lời là Hà Ðông? Vì thực tế tôi được sinh ra ở Rạch Gía (dối trá trước sự thật). Con cá, con tôm ở sông Kiên, ở vịnh Thái; hạt lúa, củ khoai, con mắm, trái dừa ở Minh Lương, Rạch Sỏi đã nuôi tôi lớn khôn. Nhưng tôi vẫn như người mộng du lảng quên, lẫn lộn cả thực và hư, bởi đầu óc tôi, tâm trí tôi vẫn mơ màng về cái làng quê ngoại: "Thụy Phương là đất văn chương"... Nơi có ông bác ruột đàn tam thập lục hay đến nổi ma hiện ra bên cửa sổ lắng nghe đàn. Nơi có bà ngoại, chồng chết sớm, phải tần tảo may thuê vá mướn nuôi con, nhưng vẫn tâm tâm niệm niệm may áo cúng dường chư tăng, chư ni đúng một trăm kiểng chùa mới thỏa dạ. Ước nguyện của ngoại chả bao giờ thành, và má tôi phải mồ côi mồ cút, buôn gánh bán bưng từ cái tuổi mười ba, cái tuổi mà bọn con gái nhà giàu còn được tung tăng cắp sách đến trường...

*

* *

Rồi bây giời, sau gần bẩy năm ở Mỹ, và nhất là sau một buổi nói chuyện "long distance" với Sơn Núi ơ Texas dài ba tiếng đồng hồ, tôi bỗng nhận ra rằng: mình quá bạc!!! Bạc vì mình không phải họ lục bình trôi mà sao vẫn không cắm rễ ăn sâu bám

RRạạcchh ggiiáá

Page 85: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 84

chắc vào một nơi chốn vững bền. (Tôi rời Rạch Gía lên Sài Gòn từ năm 1970, đi Long An dạy học 7 năm, qua Phi Luật Tân 7 tháng 2 ngày, và đến Mỹ cuối năm 92 , tuy ở Maryland thôi, nhưng cũng đã dọn nhà tới, dọn nhà lui đến 5, 6 lần...). Bạc vì mình cứ như một thứ cô hồn lãng tử, một kẻ lang thang lià cội xa nguồn hết sức dửng dưng. Như một đời rong rêu...bèo giạt... Như một kiếp mây trời không chỗ dừng chân.

Bạc vì mặc cho mọi người xăng xái quay về quê cha đất tổ, hoặc cứ ấp ủ một ngày về... Riêng tôi vẫn thản nhiên để đời mình trôi tới đâu thì trôi, tấp tới đâu thì tấp. Nếu có trở về Việt Nam hay không cũng không bận tâm gì mấy. Có điều kiện tiền bạc rủng rỉnh thì về - như đi du lịch! Bằng không thì cũng không hề day dứt. Vì còn gì nữa đâu mà thắc mắc luyến lưu...

Tôi không còn nhà nữa. (Nhà ở Rạch Gía. Bán từ xưa rồi. Nhà ở Sài Gòn. Cũng đã sang tên).

Tôi không còn có bố mẹ già chờ đợi con vò võ ở phương trời nữa. (Bố tôi đã mất trước má tôi những 13 năm rồi). Vậy thì còn ai để tôi hăm hở trở lại viếng thăm?

"Còn cha, còn mẹ thì hơn

Không cha, không mẹ như đờn đứt dây" (Ca dao)

Ðã thế ông bà nội ngoại của tôi đã

chết từ khi tôi chưa được sinh ra đời, (từ trước cả khi ba má tôi gặp nhau nữa chứ), và ở tít một miền quê xa lắc nào đó ở ngoài Bắc. Nếu tôi có trở về thăm viếng cũng chả còn người nào biết tôi là con cái nhà ai.

Cũng như tôi không thể biết ai cùng "một giọt máu đào" với mình để mà thắm thiết hỏi chào vồn vã, hơn là lịch sự bình thường như với những "ao nước lã" xung quanh.

Chính cái lỗ hổng sâu oắm về nguồn cội tôi. Chính cái số không to tướng về ông bà chú bác cô dì cậu mợ tôi. Chính vì không có một sợi day cốt nhục tình thâm cụ thể buộc ràng nên tôi rất dễ dửng dưng, rất dễ dàng quên lãng thờ ơ mọi sự...Không có gì cột chặt tôi lại với người, như là không còn sức hút của trái đất nữa, tôi tha hồ bấp bênh, tha hồ bềnh bồng, tha hồ chông chênh, tha hồ đảo điên, điên đảo...

Như đã nói, nhìn ngược lên nguồn

cội ông bà tiên tổ, tôi không thấy mặt ai. Nhìn lại đầu đuôi, tôi chỉ có một bà chị duy nhất lớn hơn tôi đến 9 tuổi đầu, và hình như cũng chả thương yêu gì tôi cho lắm. Chị có gia đình chị, chồng con chị, công ăn việc làm buôn bán, bán buôn của chị. Tôi chả hề nằm trong cái bận bịu đã quá thừa bận bịu cho chị rồi. Nên tôi rất thảnh thơi mà ra đi. Không có một chút buộc ràng dan diú. Nên tôi dửng dưng không màng dự định quay về. Về thăm ai và vì ai???

Page 86: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 85

Về Sài Gòn ... Hay Rạch Gía ...

Về Long An ... Hay tìm lại Bataan ...

Tuy dứt khoát, tôi không phải là

người từ đất nẻ chui lên. Cũng không phải là người "đứt dây rớt xuống làm người thế gian". Nhưng rõ ràng tôi như là thân cây không cội rễ. Như nước không có nguồn. Như chim không có tổ. Như thuyền không có bến. Và dĩ nhiên tôi thấy mình chả giống ai !!!

Người ta có gia phả để kể cho con

giòng, cháu giống nghe. Ðể hãnh diện, tự hào là ông này, bà nọ. Người ta có đại gia đình huyết thống để gắn bó, để thương yêu, đùm bọc cho nhau, bảo vệ lẫn nhau. Ðàng này, bình thường không nói làm gì, khi năm hết tết đến, khi đám giỗ đám cúng, khi có chuyện "hữu sự"... Ðó là lúc cái quạnh quẽ, đìu hiu của mẹ con tôi rõ nét nhất, ớn lạnh nhất.

Người ta thường bảo "không cha đeo

chân chú, xảy mẹ bú vú dì". Còn chúng tôi - má tôi cũng mồ côi mồ cút từ khi mới 13 tuỏi đầu - khi không còn cha nữa, cũng không có chân chú để mà đeo, mà bám víu. Lúc không còn mẹ nữa, cũng không có vú dì để mà đòi được bú, đòi được yêu chiều.

... Có một lần, ở Rạch Giá, má tôi bị

một con nợ (đàn ông) đánh bầm cả mắt, khi bà nhắc họ một món nợ từng ghi sổ lâu ngày (chả là má tôi bán hàng xén mà) ... Một tuần sau, khi xong lớp luyện thi tú tài ở Sài Gòn (trọ học nhà bà chị ) , về nhà thấy mẹ như vậy thì thương xót và tức uất quá mà không biét làm sao. Chỉ biết khóc nức lên một hồi rồi quệt nước mắt, nước mũi,

khăn áo chỉnh tề qua nhà người ta nói phải, nói trái - cầu hòa ! Tôi biết mình không hẳn đã tốt đẹp, cao thượng gì , khi uốn ba tấc lưỡi xí xóa hết mọi chuyện, ngay cả món nợ, nếu họ không muốn trả. Nhưng tôi biết làm gì đây. Bứt mây thì động rừng. Không khéo họ kéo đàn, kéo lũ, kéo giòng, kéo họ của họ ra, họ là dân đánh cá, dân "ăn đầu sóng, nói đầu gió" chứ đâu phải tay vừa, thì ngay cả anh chàng Chân Lý cũng phải co giò chạy mất, bởi cái chiến thuật "lấy thịt đè người", "cả vú lấp miệng em". Chứ đừng nói mẹ con tôi - chân yếu tay mềm, thân cô thế cô, một bà già với một đứa con gái "bạch diện thư sinh", lại còn được dạy thuộc nằm lòng câu châm ngôn nhẫn nhục "một sự nhịn là chín sự lành".

Từ thuở nào rồi, cả hai mẹ con tôi,

có chuyện rủi ro không biết chạy đến ai cầu mong giúp đỡ, chở che. Từ lúc nào rồi, có việc vui gì cũng không biết gọi ai cùng vỗ tay cười. Chỉ toàn là những "ao nước lã" mà nên tình nên nghiã, nên thương nên mến. Chỉ toàn là những "láng giềng gàn" nên phải ngậm ngùi "bán anh em xa", nên phải ngậm ngùi làm rơi rớt những "giọt máu đào" ...

Ðúng là: "Anh em thiên hạ, láng

giềng người dưng" (N D). Cứ thế. Một mình mình biết, một mình mình hay, một mình mình vui, một mình mình buồn. Vậy đó. Lủi thủi đi, lủi thủi đứng, lủi thủi nằm, lủi thủi ăn, lủi thủi ngủ. "Lủi thủi như hủi đi chợ trưa ..."

Cái tâm trạng và hoàn cảnh "cô đơn

độc đạo" của má tôi như là một thứ nghiệp dĩ di truyền trọn vẹn sang tôi. Khi tôi đến tuổi trưởng thành thì cũng y chang như vậy. Như tôi là một thứ bản sao chính hiệu một

Page 87: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 86

đời tứ cố vô thân, quay đi quay lại rồi cũng đành phải nương tựa chính mình.

"Cô hồn nhờ gởi tha hương

Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng" (Nguyễn Du)

Tôi đã đánh mất ngôi nhà tôi đã ở, hai lần. Một lần ở Rạch Giá, chấm dứt một đoạn đời thanh xuân. Một lần ở Sài Gòn, chấm dứt một đoạn đời quá lưá, lỡ thời. Tôi còn đánh mất dần dần những đồ đạc thân thiết, những kỹ vật thương quí, những kỹ niệm thiết tha, bởi những di chuyển, dời đổi bắt buộc. Do đó toàn bộ cuộc sống tôi rõ ràng là một cuộc phiêu du. Tôi chỉ là một khách trọ. Những ngôi nhà từ đó về sau cũng chỉ là quán trọ. Không bao giờ còn được gọi hai tiếng "nhà mình" như ngày xưa còn má, còn tôi thơ ngây, son trẻ. Ðã thế tôi còn xém mất trí nhớ nữa bởi tai nạn xe cộ tưởng đã xong đời. Một phần ký ức như bị tẩy xoá sạch sẽ, một phần nếu như những vết chàm xâm thì cũng nhạt màu dần. Thế nên, tôi đã sống với một vốn liếng quá khứ nghèo nàn, nhòe nhạt, những thắm thiết cũng dần dần bốc hơi. Những gắn bó cũng dần dần dãn ra, xa lạ, khi phải bắt buộc chuyển di. Xa mặt thì thường bị cách lòng. Tất cả, từ đó, chỉ còn là xã giao, là lịch sự, là ngoài mặt, là giả lả, là dửng dưng. (Ai tri âm đó, mặn mà với ai? Nguyễn Du)... Tôi tự thấy mình không muốn bạc bẽo rồi cũng phải bạc bẽo. Không muốn lãng quên nhưng vẫn cứ bị quên ... Bởi lối sống Mỹ ư? Bởi thời gian ư? Bởi trí nhớ cằn cỗi, cùn mằn ư? Có thể và có thể ...

*

* *

Viết về Rạch Giá là viết về những phép lạ từ mhững người bạn một thời trung học cũ. Không có các bạn, tôi chỉ là một kẻ tật nguyền. Một kẻ có bộ nhớ bị cắt cụt. Một kẻ không quá khứ. Không hề có tuổi thanh xuân. Nhưng. "Qua Sơn Núi, qua Lâm Sốc-Lý Sở, qua Ðạm Nhiên, qua Rừng Lan, qua đôi vợ chồng Châu Hiền-Lâm Tuyết, trí nhớ mình như được phục hồi ! Cái dĩ vãng 30 năm về trước. Cái quá khứ trẻ trung những tưởng như một thân cây bị chặt trụi cành non lá mềm. Ai ngờ vẫn còn đó. Vẫn ở đó. Mơn mởn. Lung linh hình ảnh tươi xanh..." (Một nhành hoa mai trắng).

Tôi lại còn được nghe tiếng sóng ngày nào: ..."Rõ ràng là tiếng sóng. Tiếng sóng êm đềm của một thời bé thơ và thiếu nữ ở Rạch Giá, xóm biển, đường Hoàng Diệu. Còn mùi thum thủm khai khai, gây gây của cá đuối xẻ phơi khô, mời mọc hàng đàn ruồi nhặng... Còn từng nhà giăng lưới ra phơi, rồi ồn ào vá lưới đập chì...

...Có nhiều khi tiếng sóng dữ dằn, gầm rú hất những tảng nước hung bạo lên mái tôn, hất cả những dề lục bình nằm phơi xác trên mái, luà những khối nước khổng lồ tràn qua khe cửa làm ngập lụt tứ bề, làm chai lọ, nồi niêu trôi lềnh bềnh trong nhà y như trong cơn hồng thủy. Hai mẹ con quần xăn cao lên tận bẹn, ngồi chồm hổm trên cái chỏng cây, lúi húi xên mứt cà chua đỏ lưỡng, xên những trái cà na dôn dốt, nước đường vàng óng như mật ong, hoặc luôn tay luôn chân với cái chảo dầu đầy ắp bánh mì chiên, những món quà đầy hấp dẫn để bán cho ngày hôm sau. Bếp lửa nổ lách tách, tiếng sóng vỗ ì ầm, ì ầm vây buả, bóng hai mẹ con in lên vách bởi ánh lửa bập bùng, chập chờn, lủi thủi bên nhau, quấn quít lấy nhau ..." (Mỉm cười).

Page 88: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 87

Tôi thấy lại được hòn Rùa nằm muôn đời giữa nước, giữa trời. Xa xa là hòn Sơn Rái... Cho tới bây giờ tôi cũng chả biết là cái đầu của hòn Rùa dính liền hay rời ra với thân mình của nó nữa. Có những bữa trời quang mây tạnh, rõ ràng là có sự bứt rời. Nhưng khi biển động, mây trời vần vũ, vết đứt lại được liền trơn... Không biết ai đó kể một huyền thoại về một con ruà tu luyện thành tinh, hay bò đi phá xóm phá làng, bị trừng phạt bằng cách bị chém lià đầu, nên bây giờ bất động chung thân!!!

Viết về Rạch Giá là viết về những ân tình sâu nặng từ những người bạn một thời Nguyễn Trung Trực, những trái tim Bồ Tát nở hoa ...

"Ai bảo đời không Phật

Bạn bè tôi hằng hà Hiện giữa lòng máu thịt

Tim Bồ Tát nở hoa" (HT.)

Các bạn đã nghe được tiếng kêu cầu cứu khổ của tôi, đã hóa giải dùm tôi mọi nghiệp chướng, nạn tai, khốn đốn. Mỗi người một tay. Mỗi người một cách. Mỗi người một thắm thiết nghiã tình.

Gần gũi thì có Rừng Lan với cái má lúm đồng tiền muôn thuở, luôn luôn chu đáo và giúp đở thực tế từng lúc, từng khi. Ðôi khi là thiền sư Ðạm Nhiên ghé về Virginia, về DC ban bố mưa pháp, rải từ tâm lên đời lận đận. Xa thì có Châu Hiền-Lâm Tuyết ở Canada là nhà xuất bản "chuà" thuyển tập "Mỉm cười" - một chút quà văn nghệ cho bạn bè và thầy cô Rạch Giá cũ. Sơn Núi ở Texas cho tiền mắc đường dây điện thoại riêng, cho vé máy bay

khứ hồi về Luoisiana nghỉ vacation một tuần. Nợ ngân hàng và tiền cái xe Acura Legend này là tiền Lâm Sốc và Lý Sở cho mượn dài hạn để trang trải và để có phương tiện mà đi kiếm cơm... Còn có các bạn ở Phila, Florida, ở Cali gọi điện thoại han hỏi, hỏi han...

Tôi đâu có phải là người cô quạnh. Mình đâu có "lủi thủi như hủi đi chợ trưa"... Quanh tôi là cả một chỗ dựa êm ả, ấm áp và vững chắc hơn cả gia đình, hơn cả huyết thống họ hàng.

Nhờ các bạn, tôi thấy tôi là thân cây có cội rễ. Là nước có nguồn. Là chim có tổ. Là thuyền có bến. Tôi lại được là tôi, một đứa bạn một thời trung học từng được mệnh danh là Sư Tử Hà Ðông. ( Chả hiểu cái tên có "vận" vào người hay không, mà tôi "ống chề" suốt kiếp và vẫn ca bài "Suốt đời ta chẳng yêu ai, chỉ yêu một mảnh hình hài khẳng khiu"). Nguồn cội của tôi. Tổ ấm của tôi - là Rạch Giá ! Không phải Rạch Giá hiểu theo nghiã địa dư chí, mà là Rạch Giá - tình bạn, tình đồng hương, tình người "bầu bí" thương nhau...

..."Cùng với hơn một triệu người Việt tha hương từ sau 75, đang định cư ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc, Canada, Ðức, Phần Lan, Thụy Ðiển v...v... tôi cũng đã đến Maryland, rất muộn màng, với hai bàn tay trắng nhợt, trắng nhạt, trắng lạnh như xác chết một đêm đông lạnh kinh hoàng đối với người dân miền nhiệt đới..." (Mỉm cười).

Những tưởng hai bàn tay trắng lạnh ấy sẽ phải tự co lại cho ấm mà sống trọn kiếp lưu vong, như đã từng sống lưu vong trên đất nước của chính mình... Như các bạn biết đó, tôi sinh ra ở Rạch Giá. Nhưng

Page 89: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 88

tôi vẫn thấy mình là người miền Bắc, cho dù là một thứ Bắc mất gia phả đi nưã. Bởi vì có má tôi. Má tôi là mái nhà. Là tổ ấm. Là tình thương. Má chính là quê hương miền Bắc của tôi ! Ðến khi má mất ở Sài Gòn. Tôi thực sự bơ vơ. Không còn Thụy Phương - Hà Ðông nữa. Không còn Rạch Giá - Kiên Giang nữa. Ở Sài Gòn nhưng không phải người Sài Gòn chính hiệu. Tôi thực sự trôi lăn. Tôi thực sự luân lạc. Không có gì để bâu viú. Không có chỗ để tựa nương. Tôi lưu vong ngay giữa Sài Gòn. Càng điêu đứng hơn sau tháng tư đen... Nhưng, bây giờ, ở Mỹ, tôi không thấy mình lưu vong nữa, từ khi có những cú phôn rộn ràng của bạn bè một thời thân ái cũ. Tất cả bỗng được thắp sáng. Tất cả bỗng được bừng dậy. Tôi gặp lại quê hương. Tôi gặp lại Rạch Giá giữa nơi xứ lạ quê người !!!

Tôi gặp lại Rạch Giá dài dài. Khi thì từ Canada, anh bạn Châu Hiền gọi qua sôi nổi kể về "bữa tiệc ba khiá", cả đại gia đình ăn quên chết ngay giữa Toronto; là món "cua xào lăn" (Cour de Langue), "vỏ cá bự lại rẻ" (vocabulaire) với "mông xừ Vincent" thân thiết suốt 7 năm ròng, bây giờ mới được "tái ngộ" ở tiệm sách bên bển.

Khi thì là những câu chuyện và những bức hình trường lớp ngày xưa, được Sơn Núi về Việt Nam đem qua, với một thôi một hồi tường thuật về hoàn cảnh sống của bạn bè còn kẹt lại. Những vui buồn may rủi. Những vinh nhục thịnh suy. Những tình đời tráo trở. Chuyện kẻ mất, người còn. Kẻ sinh con, người sinh của. Về những đổi thay của bộ mặt Rạch Giá ...vv...và...vv... Rồi một tuần lễ ở Louisiana là một tuần lễ của người Rạch Giá, món ăn Rạch Giá, phong cảnh Rạch Giá ngay ở Houma, Dulac. Những người Rạch Giá ở đó là gia chủ Lâm

Sốc - Lý Sở cùng gia đình đám em ruột của họ đang sinh cơ lập nghiệp nơi đây, khách là Sơn Núi - Ánh Tuyết và vợ chồng Tây Môn Khánh từ Texas lái xe qua, cặp kỳ phùng địch thủ Chế bồng Nga - La la Thắng và tôi... Cùng những người không có mặt nhưng vẫn hiện diện tràn đầy: Là có một ông già hay cười "khoe răng ... đẹp" ra sân ga đón và tiển đưa bạn ở Ðức. Là chị Mai Hắc Ðế ở Canada phải được đổi thành Mai Bạch Ðế mới đúng vì chị trắng ra, đẹp ra hơn bao giờ. (Xứng đào xứng kép hết sức là khi chị vợ "lột da" thì anh chồng "lột lưỡi". Xưa anh ít nói bao nhiêu, thì nay anh nói nhiều bấy nhiêụ Ngoài cái nói nhiều, anh còn nói nhanh, nói liên tu bất tận như đạn pháo liên thanh.) Là thiền sư Ðạm Nhiên bao giờ cũng từ từ, không vội vã, từ tướng đi, cách thở, cách ăn uống, nói năng. Một mẫu người luôn luôn chậm rãi ung dung và đầy từ ái giữa cõi đời chụp giựt, bất an. Là cô bé mít ướt Ấn Ðộ xưa, bây giờ ở Florida, là một người vợ, một người mẹ đảm đang, quán xuyến mọi việc trong ngoài. Là cô nữ sinh tóc đen dài, da trắng như bông bưởi, có cái cằm lẹm độc đáo, đang có gia đình phát đạt ở Texas. Là lớp trưởng tam C có tên của hai đại cường đối nghịch thì chả biết trôi giạt hà phương. Là người có má lúm đồng tiền, tướng người "ngũ đoản", có lẽ vì tướng ngũ đoản là tướng qúi, nên nàng có cuộc sống vật chất tương đối thoải mái và nổi tiếng là người đi du lịch nhiều nhất trong đám bạn bè. Là chủ tiệm computer khá giả, nhưng "bà chủ" tự thú là rất "chicken" vì "sợ" lái xe hơi và rất tự hào về cậu con trai "qúi tử" đang ở Phila. Là một cậu học sinh giỏi luôn luôn "thủ khẩ như bình", nghe đâu đang ở Long An. Rồi nào là Lễ, là Luân, là Chí, là Xyồng, là thầy Hai, thầy Nhân, thầy Cường, thầy Thọ, cô Kim Anh, cô Mỹ, thầy Kiệt cao, thầy Kiệt lùn, thầy "Nê Ru"... Bạn bè và thầy cô một

Page 90: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 89

thời Rạch Giá, nay đang ở bốn phương trời ... đất khách, hoặc vẫn còn kẹt cứng Việt Nam ...

Sau ba mươi năm gặp lại nơi đất lạ

xứ người. Nhìn tạn mặt nhau. Mừng vì có bạn vẫn vậy. Hoặc thở dài vì có người thay đổi quá đi. Già hơn. Lùn xuống. Xấu xí. Khác xa. Nhưng khi nhắc lại ngày xưa. Những ngày áo trắng, những ngày mực xanh, mực tím, phượng hồng. Thất cả mọi nếp nhăn. Thất cả mọi râu ria, tóc bạc. Tất cả mọi xấu xí, đổi thay. Bỗng biến mất hết. Vẫn lại là những đưá bạn ngày nào. Vẫn mười tám, đôi mươi của hồi đó. Vẫn nhữnh biệt danh chọc ghẹo. Vẫn cái khỉ khọt, cách cười, giọng nói, cách pha trò, tếu. Tất cả vẫn vậy. Vẫn trẻ trung. Vẫn mãi mãi thanh xuân...

Ôi. Sao tình bạn hay quá vậy. Xa

cũng hoá gần. Già cũng thành trẻ. Xưa cũng thành nay.

Ôi. Sao cái thời trung học nó bất tử

đến vậy. Dù hiện tại chồng vợ, con cái đùm đề. Dù hiện tại bận rộn mưu sinh. Dù hiện tại thịt nhão, gân chùng. Nhưng, vẫn còn đó vĩnh viễn cái cô nữ sinh hiền ngoan hay lí lắc, cái cậu nam sinh trai trẻ, xông xáo, trong từng thân xác cỗi cằn, thay đổi, già nua...

Tuy bận bịu lu bù xứ, chị Lý Sở vẫn

đãi chúng tôi những món ăn Rạch Giá như là bánh khọt, bánh canh tôm cua thịt, khổ qua nhồi chả cá thịt, bánh khoai mì sữa đậu xanh nướng, bánh trung thu, bánh in gia truyền... Anh Lâm Sốc lại bày món canh rau tập tàng nấu cá ngọt lịm, ăn với mắm

tép chua, riềng ớt cay nồng; món gỏi tôm sống, rau răm, đậu phọng, hết sức độc đáo và khoái khẩu cho mấy tay bợm nhậu. Còn những món ăn chơi miền biển như cua luộc, tôm luộc, cá nướng cuốn bánh tráng, rau sống, thôi thì ê hề, phủ phê.. (Ðâu có phải là ai cũng có dịp ăn cua luộc chấm muối chanh điểm tâm đến mắc "ngây' như bọn này đâu nhỉ ?) Còn nếu các bạn muốn gặp lại Rạch Giá bằng sông nước hữu tình, bằng không gian đồng điệu, thì mời các bạn ghé bến Houma một buổi chiều tà. Cũng mặt trời to, đỏ ối, rực rỡ như một cái mâm vàng, lộng lẫy hào quang, từ từ chìm xuống mặt nước mênh mông... Cũng gió thổi từ xa về nồng nàn mùi biển mặn. Cũng trời chiều bảng lảng hoàng hôn, làm lòng kẻ xa nhà chùng xuống. Cũng cái khai khai, gây gây, nồng nồng của bến vựa tôm cá. Rồi con đường đi vào vựa lổn nhổn đá, hai bên bờ cỏ lác đưng sậy cao nhồng hoang dã. Cũng có những kẻ đi câu cá trộm, đứng lặng thinh như những kẻ chờ thời. Cũng có những cánh cò trắng thấp thoáng tìm mồi, hay nghểnh cổ ngó mông... Cũng có bên bờ rạch, bờ sông, những mái nhà lợp lá, bên hông nhà là bụi chuối sum xuê, rồi dàn bầu, dàn bí trổ hoa vàng rực rỡ... Trời ơi. Việt Nam chăng? Rạch Giá chăng? Không. Louisiana đó! Dư Lạc Thôn (Dulac) của anh Lâm Sốc và chị Lý Sở đó các bạn à !!!

Viết về Rạch Giá trong thời điểm

chiến tranh Kosovo, hình ảnh đoàn người lũ lượt, thiểu não, bồng bế dắt diú đi tìm đất sống...Rồi tornado ở Oklahoma, Kansas đã chà nát vụn nhà cửa, xe cộ, tài sản và mạng sống con người. Rồi tin đồn tận thế năm 2000 ... Và cụ thể nhất là vụ thảm sát ở trường trung học Columbine (Colorado) ... Tất cả là những cú đánh động đau đớn cho "cái-thằng-tôi-Vietnamese-Refugee". Tôi thấy lại chúng ta: "1000 năm đô hộ giặc

Page 91: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Rạch Giá – Bạn bè và Nỗi niềm xa xứ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 90

Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày..." Tôi thấy kinh Pháp Hoa nói đúng, rất đúng: "Tam giới vô an, du như hỏa trạch". Lửa vô thường thiêu đốt cỏi người ta. Chả nơi nào an toàn cho con người trú ngụ: Ở nhà ư? Ở trường học ư? Ở nơi làm việc ư? Chợ buá ư? Trên đường đi ư??? Không hỏa hoạn thì cũng đạn pháo. Không đạn lớn thì súng cầm tay. Không bởi những cai thầu chiến tranh thì cũng bởi thiên nhiên vô tình. Không bởi những bộ óc điên thì cũng bởi những kẻ "out-of-control", bởi rượu, bởi drugs, bởi Video Games, bởi phim ảnh bạo động chém giết, bởi nhạc khích động thú tính dã man. Chưa kể những tai nạn máy bay, xe lửa, tàu bè. Khi viết những dòng lượm lặt như trên, tôi không hề cố ý hô hào cổ động rằng "Tu mau kẻo trễ". Tôi cũng không có ý lên án hoặc đã kích người này, sự việc nọ, vì nếu tôi có ý đó đi nữa thì có thay đổi được gì tình hình thế giới(?) Tôi chỉ muốn nói đến những việc làm cụ thể, những biểu hiện tốt đẹp của các bạn tôi, không những chỉ trong tuyển tập "Mỉm cười" ma còn đầy trong thực tế mênh mang ...

Giữa những băng hoại và sa đọa. Giữa những chết chóc và tàn phá. Giữa những đổi thay và bất tường mai hậu. Vẫn có những người học trò Rạch Giá xưa cũ dù học Lâm quang Ky, Võ Văn, Phó Ðiều hay Nguyễn Trung Trực. Vẫn có các thầy cô đã từng dạy ở Rạch Giá, nay đang phiêu bạt khắp bốn biển năm châu. Vẫn tìm đến với nhau! Như chim đơn tìm bầy. Như những nhánh sông con tìm về biển lớn. Chúng ta tìm đến với nhau, qua những mục nhắn tin trên báo, qua bạn bè truyền miệng... Ðể chung vui xẻ buồn. Hoạn nạn đở nâng. Bởi anh Lâm Sốc hay nói: "Bạn cũ qúi hiếm, lỡ lạc phải tìm, bắt gặp phải giữ". Bởi đâu có ai tắm hai lần trên một giòng sông. Bởi đâu

có hai lần cái thời thanh xuân, trung học, trẻ trai...

Những buổi lễ tưởng niệm anh hùng

dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Texas, ở Cali, những buổi họp mặt đông đảo cựu học sinh Rạch Giá ở Toronto tháng 5, 1999, ở Cali tháng 7, 1999, và dự định buổi họp mặt cựu học sinh Kiên Giang năm 2000, và ngay cả những buổi gặp gỡ dăm người, bốn tên cũng đều là những biểu hiện đẹp đẽ của tình bạn, tình thầy trò, và nói chung là tình người Rạch Giá - Việt Nam.

Chúng ta là lục bình, vừa đi vừa nở hoa thắm đẹp.

Chúng ta là thuyền con, từng lên thác xuống ghềnh, từng vượt đại dương, từng trôi nổi bềnh bồng chao đảo, nhưng vẫn vững tay chèo chống.

Chúng ta đang già đi nhưng tâm hồn vẫn trẻ.

Chúng ta đang xấi đi, nhưng tình yêu thương vẫn đẹp đẽ, thủy chung.

Chúng ta đang rất xa quê, nhưng trái tim ta vẫn đầy ắp quê nhà.

Viết về Rạch Giá là viết về một khẳng định: tình bạn chính là quê hương tôi.

Hồng Thu

Page 92: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Giường Lạ

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 91

Giường Lạ (Viết lúc đưa mẹ vào viện dưởng lão vì căn bịnh Alzheimer)

Hôm nay mẹ nằm trên giường lạ

Chung quang cũng người nhưng chẳng lại người thân

Mẹ nằm đó lơ mắt nhìn hư ảo

Ta là ai mà lúc nhớ lúc không?

Ta nhớ lúc quanh ta là hơi ấm

Của chồng, của con, của mái ấm gia đình

Sao hôm nay ta nằm đây cô lẻ?

Nước mắt muốn rưng mà lệ đã khô cằn

Ta nhớ quá đàn con dăm đứa

Nhớ ngày nào chúng tựa lũ gà con

Theo chân mẹ tháng ngày khôn lớn

Ta già nua nên quên mất chúng là ai

Chúng lớn khôn nhưng không lớn can trường

Để đủ sức cỏng mẹ qua từng đêm thử thách

Ừ hình như đêm nay ta nhớ lại

Cả một đời vất vả cũng vì con

Ừ hình như đêm nay trên giường lạ

Ta khóc thầm vì biết chẳng là ta

Buồn đứng đó mắt ai cùng ước lệ

Nắn hoàng hôn thưa rớt bên đường…

Nguyễn Hoàng An

Page 93: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tường Trình Tài Chánh 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 92

Ngày Khoản nhập Số tiền Ngày Khoản xuất Số tiền

01/01/2014 Tồn quỹ $7,076.43

Tất Niên Xuân Quý Tỵ 01/19/2014 Anh Minh CD $400.00 01/19/2014 Banner Tất Niên Hội Ngộ $207.36

" Phù Văn Nam $50.00 " TV để rút thăm $261.03" Thùng Donation $56.00 " Thông báo Saigon Radio HN $168.00" Huỳnh Mỹ Lệ $200.00 " Trang hoàng sân khấu $119.50" Trịnh sơn Lượng $50.00 " Ban nhạc $250.00" Bà Tám Trí $100.00 " Lacquer tặng anh Minh CD $70.00" Thu Ánh $50.00 " Paracel Seafood $3,966.00" Tiền tặng lại từ người trúng số $200.00 " Múa lân $300.00" Sổ xố quà anh Dũng $40.00 " Quà cao niên $130.00" Tranh hòn tre $200.00 " Lì xì $52.00" Bán vé tại nhà hàng và vé Minh CD $3,679.58" Tranh chợ Rạch Gía $600.00" Sổ xố tiền mặt $486.00" Vé Mỹ Vinh thu $1,110.00" Vé Lộc Cúc thu $390.00" Vé anh Phú thu $120.00" Vé chú Năm Diệu thu $150.00

01/19/2014 Cộng nhập Tất Niên $7,881.58 01/19/2014 Cộng xuất Tất Niên $5,523.89

01/19/2014 Tồn quỹ $9,434.12

02/08/2014 Hội thân hữu Cà Mau $100.0002/24/2014 City of G.G. permit $150.0002/24/2014 City of G. G. deposit $250.0003/02/2014 Hoi Thân Hữu Gò Công $100.00

Bank service charge 3/13-3/14 $39.00Stamps, văn phòng phẩm $260.81

05/24/2014 Stamps, bao thư $254.5405/24/2014 Ink, labels $133.1405/25/2014 Lệ phí Webside HTHKG $84.0006/14/2014 Bank service fee $3.0005/25/2014 Vòng hoa chị Đỗ Thức Quang $100.0006/30/2014 Phúng điếu mẹ anh Thôi $100.0006/28/2014 Insurance Lễ Giỗ Cụ Nguyễn $339.0007/14/2014 Bank service fee $3.00

Ink and toner $101.51

$2,195.00

07/19/2014 Tồn quỹ $7,239.12

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIABáo cáo tài chánh từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014

THU CHI

Cộng xuất từ 01/20/14 đến 07/19/14

Page 94: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tường Trình Tài Chánh 2014

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 93

Ngày Khoản nhập Số tiền Ngày Khoản xuất Số tiền

07/19/2014 Tồn quỹ (mang sang từ trang trước) $7,239.12

Trại hè 201407/20/2014 Phù văn Nam $50.00 7/20/2014 Ban nhạc $250.00

" Năm Mở và bạn hữu $26.00 " Bánh tầm, giá $250.00" Đồng hương và thân hữu $940.00 " Bì $271.25" Trần thị Tú $100.00 " Dưa hấu $50.00

" Xôi $200.00" Nước mắm, nước cốt dừa $120.00" Nước uống $20.00" Gift certificates $80.00" Bình nước $80.19" Ly,dĩa,đủa,napkin, table cover $116.17" Chả lụa $40.00" Cà phê, bánh mì $40.57" Thông báo Saigon Radio HN $180.00

07/20/2014 Cộng nhập trại hè 2014 $1,116.00 7/20/2014 Cộng xuất trại hè 2014 $1,698.18

07/20/2014 Tồn quỹ $6,836.94

08/14/2014 GG city deposit return $250.00 08/16/2014 Zip Post $80.0008/17/2014 Hội Ái Hữu Gò Công $100.0008/14/2014 service fee $3.0009/14/2014 service fee $3.00

$250.00 $186.00

09/20/2014 Tồn quỹ $6,900.94

Giỗ cụ Nguyễn09/21/2014 Nguyễn Tiến $30.00 09/21/2014 Vật dụng tu bổ bàn hương án $47.49

" Chị Trần Hoàng Anh $200.00 " Ly, Dĩa, Napkins $113.31" Phùng thị Được+Hải $200.00 " Stamps, labels $220.84" Nguyễn minh Lương $100.00 " Thông báo Saigon Radio HN $180.00" Châu Phong $50.00 " Ban nhạc $250.00" Tác giả Mạc thi Loan tặng lại 50% $154.00 " Dao thớt $35.56" Gia đình Huỳnh Em $100.00 " Hoa cho bàn thờ $45.45" Gia đình Ngô văn Việt $100.00 " Vải nắp bàn $45.56" Gia đình Châu thị Phong $40.00 " Tip for custodian $40.00" Gia đình Trần Lan $30.00 " Cà phê và bánh mì $38.00" Gia đình Võ văn Hải $40.00 " 3 con heo quay $570.00" Phật Giáo Hòa Hảo $100.00 " 3 mâm xôi $60.00" Gia đình Chung Hoa $50.00 " Lân $300.00" Gia đình Phù văn Nam $50.00 " Nhang đèn, trái cây $150.00" Bửu Sơn Kỳ Hương $280.00 " Bánh hỏi, cải $250.00" Thùng donation $2,217.00 " Nước đá $50.00" Trần thi Tú $100.00 " Nước mắm $55.00

" Mướn hội trường $684.00" Rau, hành $25.00

09/21/2014 Cộng nhập ngày giỗ cụ Nguyễn $3,841.00 09/21/2014 Cộng xuất ngày giỗ cụ Nguyễn $3,160.21

09/21/2014 Tồn quỹ $7,581.73

12/20/2014 CD VIDEO MANUFACTURING $800.00 10/14/2014 Bank service fee $3.0011/14/2014 Bank service fee $3.0011/07/2014 Phân ưu gia đình anh No $63.0012/12/2014 Bank service fee $3.00

$800.00 $72.00

31/12/2014 Tồn quỹ $8,309.73

Cộng nhập từ 07/21/14 đến 09/20/14 Cộng xuất từ 07/21/14 đến 09/20/14

Cộng nhập từ 09/22/14 đến 31/12/14 Cộng xuất từ 09/22/14 đến 31/12/14

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIABáo cáo tài chánh từ ngày 01/12/2014 đến ngày 31/12/2014 (tiếp theo)

THU CHI

Page 95: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tuổi Mộng

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 94

Em vẫn đẹp như màu xanh tuổi mộng Như cánh đồng trang sách áo sân trường ! Bốn mùa Xuân tình trái đất Quê hương, Đôi mắt sáng long lanh hàng phượng vỹ, Tình lớp học chưa quên dòng nhật ký,, Ta đưa người hay người đưa tiễn con tim ! Tiếng trống tan nước mắt lại quay tìm ? Những bàn ghế chưa thay màu mực tím ! Giấy bút vẫn âm thầm thơ dấu kín, Bức thư tình Em bỏ sót trong mơ ? Hôm nao về Ta bỗng chợt bâng quơ, Lá me rụng bay đi nhiều ít nhớ ! Tuổi mơ mộng trôi nhanh hơn nhịp thở, Xếp bút nghiên Ta vội vã lên đường ! Em trờ về trong giọt nắng Quê hương ? Ba lô nặng trên vai người lính trận, Xác người vẫn chồng chất cơn địa chấn, Cho đến ngày tàn cuộc vụt qua mau ? Người trở về bốn ngả lạc chân nhau ? Ta lại đến trường xưa tìm dấu cũ, Áo trắng vắng qua những hàng phượng rủ Vết hoen màu tường gạch ngói rêu phong Tiếng trống trường cát bụi bước lưu vong ? Em thất lạc một đêm trăng vượt biển! Rồi từ đó thân Hời (1) năm nhánh chuyển ? Làn sóng người chia vạn nẻo Quê hương ! Em ở đâu ? Ta lạc bóng mười phương ! Cổng trường khép, hàng lá me phượng chết ? Xuân lại đến bốn mươi không thấy Tết,(1) Thấy màu tang xương máu nhuộm chân người !

Trúc Lang OKC Xuân Ất Mùi 2015 (1) Người Chiêm Thành mất Nước (2)40 năm lạc Em ?

TTuuổổii MMộộnngg

Page 96: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 95

Xin trả em về một thời hoa mộng Thuở tuổi thơ đùa giởn trước sân trường Bên tiếng lòng rung động tiếng quê hương Màu môi thắm như màu hoa phượng vỹ : Rồi một thuở tập tành ghi nhật ký Chưa thương yêu tiềm ẩn ở trong tim Chưa suy tư sầu gối giấc mộng tìm Hoa thắm nở trên đường hoa sắc tím . Ép trang giấy vào lòng thương giấu kín Để đêm buông thầm gọi những niềm mơ Nàng xuân về ai cất tiếng bâng quơ Gái xuân mộng mỗi chiều riêng nỗi nhớ . Nét xuân tươi tình yêu qua tiếng thở Hoa xuân vui chào đón khắp nẻo đường Mùa xuân nào còn đọng những dư hương Cùng hơi thoảng , lúa đầu mùa , cơm chín . Người xuân đó vì sao lòng khép kín ? Theo dòng đời trôi nổi bước qua mau Tay lần tay ngày nối tiếp theo nhau Xây mộng đẹp khi nào , về chốn cũ : Được ngắm phượng với sắc màu chưa rủ Dõi sân trường để kiếm cánh tàn phong Rồi đem về , em đốt khoảng lưu vong Cho ngắn lại ngày về nơi xứ biển . Vận nước suy khi cuộc đời xoay chuyển Lúc giặc về cưỡng chiếm hết quê hương Bốn mươi năm chân bước khắp nẻo đường Yêu cũng muộn , thương thì như đã chết . Nơi xứ lạ mỗi lần nhìn thấy tết Hoa tuyết đang nở trắng dưới đường người .

Võ Ngô

MMơơ (Kính họa: Tuổi Mộng, Trúc Lang OKC)

Page 97: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Những điều cần biết khi ăn trứng Vịt lộn

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 96

Những điều nên biết khi ăn

Sưu Tầm

Mưa lâm râm… ai… hột dzịt lộn… hông… !!! tiếng rao kéo dài… đã là kỷ niệm… một thời.. Nhân dịp Tết đến ăn hột vịt lộn, lai rai vài ba chai bia với bạn bè cũng là một cái thú. Sau đây là một vài điều nên biết khi ăn trứng vịt lôn…

Trứng vịt lộn là món ăn rất giàu dinh dưỡng. Nhưng không phải vì thế mà ai cũng ăn được và ăn bao nhiêu cũng xong. Có những người thuộc nhóm “cấm chỉ định” với trứng vịt lộn mà cứ ăn bừa, bổ đâu chẳng thấy lại rước họa vào thân. 1/- Tại sao ăn trứng vịt lộn (cút lộn) với rau răm ? Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, lạnh bụng, say nắng… Do vậy, rau răm được dùng rất rộng rãi với vai trò là loại rau gia vị cho các món ăn. Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, đồng thời được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt (trứng cút lộn) có khả năng là để giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt (trứng cút lộn), đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Nhưng điều mà ai cũng thấy đó chính là rau răm (đôi khi có người ăn thêm gừng) sẽ giúp cho người ăn trứng

vịt (trúng cút lộn) không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa. 2/- Ăn trứng vịt lộn vào lúc nào ? Ở miền Bắc, người ta thường ăn trứng vịt lộn buổi sáng. Ở miền Nam, hay ăn trứng vịt lộn bắt đầu từ chiều cho đến tối. Vậy ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý? Câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì trứng vịt lộn là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được. 3/- Ăn bao nhiêu là đủ ? Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một cái trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…Như vậy trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu

TTrrứứnngg VVịịtt LLộộnn

Page 98: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Những điều cần biết khi ăn trứng Vịt lộn

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 97

đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần. 4/- Trẻ em có được ăn trứng vịt lộn ? Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). 5/- Ai không được ăn trứng vịt lộn ?Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ 6/- Người gầy ăn trứng vịt lộn nhiều có mập không ? Câu trả lời là có, do đó trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng. Trứng vịt lộn giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A. Sử dụng trứng vịt lộn bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó cơ thể bạn mới hấp thụ được một cách trọn vẹn. Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân.

******************************** Câu chuyện thứ nhất:

Một ông than phiền với bạn: - Đàn bà lạ thật ! Hằng ngày bôi son trát phấn vào mặt họ thì chả sao. Đêm qua tôi đi chơi về, mặt dính có tí môi son mà con vợ tôi làm ầm ĩ cả lên. Câu chuyện thứ hai:

- Anh xem áo em đã quá cũ đến nỗi hàng núc cũng đã mòn. - Ừ, mai anh sẽ mua cho em... - Thích quá anh mua cho em cái áo mới? - Không! Anh mua cho em bộ núc mới. Câu chuyện thứ ba:

- Con hãy lấy vợ đi! Vợ con nó sẽ san sẻ những nỗi phiền muộn và khó khăn của con. - Nhưng con đâu có phiền muộn hay khó khăn gì đâu bố. - Rồi sẽ có! Sau ngày cưới thôi. Câu chuyện thứ tư:

Sau khi từ giã ông chồng tại phòng thăm viếng nhà tù, bà vợ đi thẳng đến gặp người quản tù xin cho chồng làm việc nhẹ hơn. Quản tù trả lời: - Các tù nhân ở đây đều làm việc nhẹ là dán hộp giấy đấy chứ! - Thế tại sao chồng tôi lại than đêm nào cũng phải thức khuya đào hầm? Sưu Tầm

Cười thấm thía

Page 99: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mùa Không Mưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 98

MMùùaa kkhhôônngg mmưưaa Vũ Thành Sơn Những con chuồn chuồn bay lượn phía trên đầm nước như một đám mây đen, nhiều con sà xuống thấp sát cái bè tre nổi dập dềnh gần bờ. Trong ánh nắng ban mai, có thể nhìn thấy những đường gân nổi lên trên những đôi cánh mỏng. Bầu trời trong xanh và cao, chỉ gợn một vài vệt mây. Biển ở trước mặt, đằng sau đụn cát, lấp lóa nắng như một tấm gương khổng lồ hắt ánh sáng ngược lên trời. Một hàng cây thưa lá nằm ở cuối đụn cát về phía tay phải. Muốn ra biển, người ta bắt buộc phải đi qua cái đầm nước mặn. Hoặc dùng ghe khi nước lên. Hoặc vào những lúc đóng miệng đầm, như sáng nay, nước chỉ sâm sấp đến bắp vế, chỉ cần xăn quần lội bộ. Khi ấy, trên mặt nước nổi lên xác những con cá chết phơi

bụng trắng hếu và rong rêu; bên dưới là lớp bùn đen ngập đến mắt cá chân. Mấy cô gái đã đi đến giữa đầm nước. Từ bên trong nhà hàng có thể nhìn thấy họ đang bước đi rón rén, nối đuôi nhau thành hàng một, trong đó một chiếc áo đỏ nổi bật lên trên nền những chiếc áo khác màu trắng, màu xám buồn bã. Thỉnh thoảng họ dừng lại và chụm đầu vào nhau, có vẻ như họ đang cười đùa vui vẻ, nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy âm thanh gì vọng đến từ phía đó. Tôi đã uống xong tách cà phê và lơ đãng nhìn ra các cô gái, như xem một cuốn phim câm quay chậm. Đầu óc trống rỗng. Trước mặt đám chuồn chuồn vẫn bay lượn. Tôi nghĩ hôm nay không chắc sẽ có mưa, như ngày hôm qua, như… Căn phòng vuông vức khoảng hơn mười mét vuông, sơn màu xanh xám. Bóng đèn néon giữa trần nhà vừa đủ sáng. Một bộ ghế sofa đồ sộ bằng nệm đen kê sát cửa ra vào chạy ôm theo hai bên tường chiếm gần hết diện tích căn phòng. Trên cái bàn có mặt kính màu trà, người ta đã đặt sẵn một đĩa trái cây. Anh nhìn thấy có thanh long, chôm chôm, bưởi đã bóc, bên cạnh còn có mấy phong kẹo cao su và một hộp phô mai con bò cười còn nguyên. Không khí ẩm mốc, mùi thuốc lá, mùi mồ hôi người và nước hoa trộn lẫn vào nhau thành một thứ mùi khó chịu làm anh tởm lợm. Anh buông người xuống ghế và duỗi chân ra trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, hứng trọn hơi máy lạnh từ phía trên đầu thổi xuống. Trên bức tường đối diện, một tấm ảnh khổ lớn chụp phong cảnh một bãi biển với những hàng dừa, nước xanh trong và những chiếc ghế trải nệm bên dưới những cái mái lợp lá. Sáng nay anh đã đi dạo trên bãi. Vào lúc

Truyện ngắn

Page 100: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mùa Không Mưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 99

tám giờ chỉ có lác đác vài người tắm biển. Đây chưa phải là cao điểm mùa du lịch nên không có nhiều khách nội địa, phần lớn ra biển là người ở địa phương và một ít người nước ngoài. Nhưng anh lại thích đến đây vào thời điểm như thế này, bãi biển không quá đông người để cho anh có thể tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc được bỏ lại sau lưng đám đông và mọi tiếng động huyên náo của nó. Anh cũng đã nằm trên một trong những chiếc ghế bọc nệm ấy nhìn ra ngoài khơi, nghe tiếng sóng vỗ lẫn vào trong tiếng gió. Nắng sưởi ấm da thịt. Anh mang theo một cuốn sách và một chai nước, nhưng anh không thể đọc được gì vào lúc đó. Anh đã hoàn toàn tan loãng ra và bay lên trên trời xanh, giữa những cụm mây trắng bồng bềnh. Người đàn bà béo núc ních trong bộ váy ngủ lúc nãy mở cửa bước vào phòng. Ả mỉm cười nhìn Thức và anh hỏi, giọng rổn rảng “Hai bác có yêu cầu đặc biệt em nào tối nay không?” Lúc mới đến anh đã nhìn thấy ả dưới chân cầu thang bước ra ôm chầm lấy Thức, hôn lên má Thức chùn chụt, miệng luyên thuyên “Gớm sao lâu quá, anh không ghé đến em?” Hai tay ả đeo đầy vòng vàng, gương mặt trát phấn, môi tô màu tím như xác chết trong những cuốn phim kinh dị. Thức là khách quen thuộc ở nơi này. Thức nói như vậy lúc chạy xe trên đường. “Ông cứ yên tâm vui vẻ đi,” Thức nói. Quả thật, khi đến, cửa sắt bên ngoài đã đóng nhưng một gã thanh niên ngồi trước nhà vừa thoáng thấy bóng Thức đã đứng bật ngay dậy mở cửa dắt xe vào, nhanh nhẹn như đã có hẹn từ trước. Thức chỉ tay vào anh, hất hàm về phía người đàn bà, nói:

- Đây là ông anh của tôi, bà xem có đứa nào được kêu ra ngồi chơi. - Con Thu Hà nhé? - Được. Một thanh niên mang vào một két bia Heineken, hai cái khăn ướp lạnh. Một gã khác mang vào một sô đá và mở màn hình karaoké. Thức ngồi ở phía đầu ghế bên kia, trên tay cầm quyển danh sách các bài hát và cái micro. Gương mặt Thức đỏ ké. Anh không nhớ mình đã uống bao nhiêu chai, rượu lẫn bia. Bữa ăn bắt đầu ở nhà Thức. Từ trên sân thượng nhìn xuống biển, sóng lớn, cây cầu chạy qua trước mặt nhà và những tàu thuyền nằm san sát nhau phía sau lưng. Anh nhìn thấy bùn, rác, những vỏ chai nhựa và đám trẻ nhỏ bên những cái thuyền thúng. Nắng đã tắt từ lâu nhưng đèn đường chưa bật sáng, gió thổi mát lạnh mang theo vị muối mặn và mùi cá chết. Bữa ăn kéo dài. Một vài người bạn của Thức đến nhập cuộc, không khí bữa ăn càng trở nên ồn ào, náo nhiệt. Rồi bọn họ đã quyết định tiếp tục cuộc chơi ở một nơi khác. Thức ăn lại được gọi mang ra, nhưng chẳng có ai động đến một chút nào vào lúc đó mà chỉ có uống, rồi uống và những tràng cười, nói tưởng như liên tu bất tận. Tuy nhiên, vào một lúc, anh còn đủ tỉnh táo để nhận ra đường phố đã thưa thớt xe cộ và thực khách ở các bàn bên cạnh trong quán đã lần lượt ra về. Anh bỗng cười bâng quơ không thành tiếng. Anh bỗng thèm được nhìn thấy khuôn mặt của mình vào lúc này. Sau cùng tất cả cũng giải tán, chỉ còn Thức và anh chưa muốn kết thúc ở đó. - Anh!

Page 101: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mùa Không Mưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 100

Một cô gái mặc chiếc áo mỏng hai dây, váy đen ngắn trên đầu gối bước vào sà vào lòng Thức, giọng nũng nịu. Cô thoăn thoắt khui bia rót đầy ly của Thức và của anh. Cô nâng ly lên cho Thức uống rồi xé cái bao đựng khăn mặt chậm những bọt bia bám quanh miệng Thức. Cô quay sang mời anh uống. Tất cả diễn ra một cách gọn gàng, điệu nghệ. - Em tên Nguyệt. Anh chờ chút xíu nữa nha. Con Thu Hà đang qua. Cô gái có tên Thu Hà mặc một chiếc váy bó màu đỏ làm nổi bật những đường cong gợi dục. Nước da nâu, cái cằm vuông như Sandra Bullock và một cặp môi dày đầy nhục cảm. Cô cũng lặp lại y hệt những động tác của Nguyệt lúc nãy đối với anh. Nhưng anh đã không còn uống được nữa, hơi bia đưa lên mũi làm anh nhộn nhạo khó chịu. Ngọn đèn néon được tắt ngay khi Thu Hà ngồi xuống, chỉ còn lại ánh sáng của ngọn đèn vàng áp tường và ánh sáng của màn hình chớp nháy. Tiếng hát của Nguyệt cất lên pha với giọng của Thức phụ họa. Thức vẫn còn tỉnh táo lắm, giọng hát vẫn mượt mà, luyến láy, như thể từ chiều đến giờ chưa từng uống một giọt bia rượu nào. Tiếng nhạc sôi động làm cho anh tỉnh táo. Trong bóng tối Thu Hà nhai kẹo cao su nhóp nhép, cô ôm chầm lấy anh, hai bàn tay mơn man trên ngực anh và chạy dần dần xuống dưới. Hơi thở của cô phả lên cổ anh nóng ran. Anh chìm ngập trong mùi dầu gội đầu, mùi xác thịt. Anh cảm thấy ngột ngạt, cố nhúc nhích người để ngồi thẳng lưng lên. Ở bên kia, đôi song ca đã hát xong một bản, bây giờ đến lượt anh và Thu Hà. Thật tình anh hoàn toàn không có hứng thú gì và cũng chẳng còn hơi sức đâu để hát vào lúc này. Thu Hà cũng chối đây đẩy không chịu hát. Cô nốc bia không ngừng và bàn tay vẫn

không ngớt khám phá những nơi kín đáo của thân thể anh. Da bàn tay khô, nham nháp. Anh bất thần chặn một bàn tay đang hăng hái thám hiểm ở khu vực nhạy cảm trên thân thể mình lại và đưa lên xem. Dưới ánh sáng của ngọn đèn vàng, anh nhìn thấy những ngón to, ngắn, tô màu, đầy những mụn chai sần trong lòng bàn tay. Cô nói đã đến làm việc ở thành phố này hơn hai năm, thuê nhà trọ ở bên kia cầu, về phía cuối chợ. “Này cặp bên đó hát một bài đi chứ!”, giọng Thức cất lên từ phía cuối ghế. Họ cũng đang quấn chặt lấy nhau. Nguyệt đang hát một bài tình ca sến, mùi mẫn. Trên màn hình một cô gái đứng dựa vào cánh cổng gỗ một ngôi nhà đổ nát, tay mân mê chiếc nón lá, đôi mắt nhìn ra xa. Nguyệt hát thiếu hơi và lưỡi như bị ngắn. Két bia mang ra đã vơi đi một nửa. Nãy giờ anh chỉ nhấm nháp chút đỉnh, còn lại là hai cô gái thay phiên nhau uống với Thức. Rồi lại một bài hát khác tiếp theo với giai điệu trẻ trung, sôi nổi. Thu Hà vẫn không hát. Anh đoán có thể cô không biết đọc chữ. Hình ảnh cặp tình nhân trên bãi biển xuất hiện cùng với những ngọn sóng vỗ vào bờ, bọt tung trắng xóa. Anh nghĩ ngày mai nhất định anh sẽ ra tắm biển từ sáng sớm, vùng vẫy thỏa thích trong làn nước mát cho đến khi nào nắng gắt mới thôi. Bàn tay của Thu Hà vẫn vuốt ve, mơn trớn dài theo thân thể anh, mỗi lúc một cuồng nhiệt, đánh thức từng tế bào, từng lỗ chân lông, từng đường gân, huyết mạch anh thức dậy. Từ khi bệnh tim của Thúy phát triển, anh đã không còn chung đụng xác thịt với đàn bà nữa. Thúy yếu gầy, hai bàn tay nổi rõ những đường gân xanh, trong đêm nàng thường có những cơn thở dốc và anh từ đó cũng lây cả chứng mất ngủ. Nằm bên cạnh, anh nhìn thấy lồng ngực Thúy nhô lên xẹp xuống nặng nhọc. Nhưng vào lúc này, dưới bàn tay thô nhám và mùi da thịt nóng hổi của cô gái ngồi bên

Page 102: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mùa Không Mưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 101

cạnh, tất cả những thèm khát bị dồn nén trong con người anh bấy lâu nay bỗng chốc trỗi dậy mạnh mẽ như những ngọn sóng thần quật đổ và quét sạch tất cả mọi cản trở trên lối đi của nó. Anh ngộp thở; anh không còn nghe thấy gì chung quanh nữa; anh đang cố vùng vẫy, hai tay bám víu, cào cấu điên dại vào bất cứ cái gì anh nhìn thấy được trên thân thể cô gái. Cánh cửa được mở ra. Ánh sáng đột ngột. Từ phía sau Thu Hà xô nhẹ anh vào. Trước khi quay lưng đi cô âu yếm hôn lên má anh nói “Em trở lại liền”, bàn tay vẫn không chịu buông tha anh. Còn lại một mình, anh đi lại loanh quanh trong phòng chờ cô gái. Ở phòng bên, dù cố lắng nghe nhưng không một âm thanh gì của Thức và Nguyệt lọt sang. Ở đây vẫn lặp lại một kiểu xếp đặt nội thất sơ sài y hệt phòng karaoké bên cạnh. Bức rèm vải nhung màu đỏ. Cái bàn có mặt kính màu trà. Màn hình 21 inch ở giữa. Sau lưng là bức ảnh chụp công viên ở một xứ lạnh. Hai ngọn đèn vàng áp tường. Cái ghế sofa chạy ôm hai tường đặt sát lối ra vào. Anh không thấy có một cái giường nào cả. Bỗng nhiên anh cảm thấy mình lạc lõng giữa những đồ vật vô tri đó, chúng hoàn toàn xa lạ với anh, thậm chí bây giờ trong căn phòng sáng sủa này, chúng lộ ra là những thứ vật dụng rẻ tiền, thô kệch, màu sắc sặc sỡ, bình thường không hợp gu của anh chút nào. Không biết bao nhiêu người đã ngồi hoặc nằm trên cái sofa đó. Thu Hà đã trở lại. Trên tay cô cầm một chiếc khăn lông màu trắng còn nguyên trong vỏ bao ny lông. Cô ôm ghì lấy anh cuồng nhiệt, thân thể hừng hực. Đôi môi cô gái như cái vòi bạch tuột hút chặt anh. Trong một chớp mắt cô vội vàng trút bỏ chiếc váy đỏ trên người và những mảnh vải bên trong, trước đó anh còn kịp nhìn thấy

cô nhanh nhẹn cho tay vào khoảng giữa áo nịt ngực lấy ra bao cao su đựng trong một cái bao trong suốt hình vuông màu xanh tím. Anh nhìn cô gái từ đầu xuống chân, săm soi các bộ phận trên con người cô, tỉ mỉ như lần đầu mới nhìn thấy thân thể của đàn bà. Ánh mắt anh dừng lại ở hai cái núm vú thâm đen thụt sâu vào trong, lỗ rốn và dúm lông giữa hai đùi. Trước mặt anh lúc này là toàn bộ da thịt, lông tóc mà một người đàn bà có thể có, toàn bộ sức mạnh bí ẩn mà từ lúc anh vào đây đã giữ chặt lấy anh, đã khiến anh cuồng si, đang phơi bày lồ lộ đến từng chi tiết. Nhưng trong lúc anh vẫn còn đứng bất động ra đấy, cô gái đã nhanh chóng cởi bỏ hết quần áo trên người anh, ném lên mặt bàn. Trong ánh sáng trắng của căn phòng, anh và cô gái không quen biết, hai sinh vật trần truồng đó, đứng đối diện nhau. Bất chợt anh buột miệng hỏi: - Bây giờ là mấy giờ rồi?

1. Người ra biển chơi bây giờ đã xuất hiện nhiều hơn. Họ đi thành từng tốp nhỏ năm, sáu người mang theo cả đồ ăn, thức uống lỉnh kỉnh đựng trong những cái giỏ nhựa, có lẽ họ sẽ ở đây chơi cho đến chiều. Nhìn cách ăn mặc, tôi đoán đó là những người sống ở quanh khu vực này. Một ít nhóm

Page 103: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mùa Không Mưa

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 102

thuê ghe, phần lớn số còn lại xăn quần lội bộ qua đầm nước. Thường sau những cuộc tụ tập như thế này, bãi biển sẽ ngập ngụa rác. Tiếng nhạc từ một cái loa gắn trên tường phát ra nhè nhẹ. Tối hôm qua là thứ bảy, nhà hàng có chương trình biểu diễn nhạc sống phục vụ khách. Một cô ca sĩ và một người đàn ông đệm piano chơi từ lúc bảy giờ tối cho đến mười giờ. Họ thay nhau diễn liên tục, xen kẽ giữa phần đơn ca của cô ca sĩ là màn độc tấu piano. Nhưng mới đến khoảng chín giờ, mọi người đã lục tục rời khỏi nhà ăn đi hết, chỉ còn mỗi mình tôi và hai nghệ sĩ kia ở lại. Sau buổi diễn, người chơi đàn ngồi lại với tôi trò chuyện cho đến tận khuya. Có lẽ chúng tôi cũng chẳng biết đi đâu và cũng chẳng có việc gì làm khi ấy. Người đàn ông nói với tôi vợ anh đã chết, họ chưa kịp có đứa con nào với nhau. Anh sống tạm bợ qua ngày bằng việc dạy đàn và chơi nhạc cuối tuần ở nhà hàng này. Tôi còn ở lại thành phố biển này đến hết ngày hôm nay nữa. Từ khi mới tới, trời âm u như muốn mưa nhưng chẳng có một trận mưa nào, làm cho không khí bỗng nhiên trở nên oi bức, khó chịu. Tối nay, tối chủ nhật, sẽ lại có chương trình biểu diễn nhạc sống. Tôi sẽ ngồi lại đây cho tới khuya, như hôm qua, và tôi sẽ gặp lại người đàn ông chơi đàn ấy.

VŨ THÀNH SƠN

Đi và để lại

đâu đó con đường mờ dần trong ký ức

tháng ngày vụt qua quê hương có mòn mỏi ngóng ta về

căn nhà xưa chắc giờ ám khói khói hương nào chiều thắp lên bay ngọt ngào ổi chín Tắc Cậu chìm nổi một dòng sông

dừa khô rớt xuống xuồng ba lá xuôi dòng kinh nhà ngoại

bữa cơm chiều ba khía bay sạch nồi cơm

tuổi non đến trường sáng sớm toòng teng ngoại cõng dò đường

mưa, mưa trắng ngọn dừa mưa, đục ngầu nỗi nhớ, ta đi…

Âu Thị Phục An

Page 104: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sáu loại rau nên ăn nhiều

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 103

Cà rốt Trong sách “Bản thảo cang mục” của Trung Quốc có nói cà rốt là loại rau có bổ dưỡng cho mắt. Những người bị chứng quáng gà ăn cà rốt là khỏi. Cà rốt bảo vệ niêm mạc, ăn cà-rốt lâu ngày thì không dễ bị cảm. Người Mỹ cho rằng cà rốt là thứ rau làm đẹp người, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc. Người thường xuyên ăn cà rốt đích thực đẹp từ trong lẫn ngoài. Khái niệm đẹp này phải là sự kết hợp hài hoà trong ngoài. Hơn nữa nó có chút tác dụng chống ung thư. Cà rốt còn không sợ nhiệt độ cao, cho dù nhiệt độ cao bao nhiêu thì cũng không làm mất đi dinh dưỡng.

Bí đỏ Bí đỏ kích thích tế bào tuỵ sản sinh ra insulin. Cho nên người thường xuyên ăn bí bỏ rất ít mắc bệnh tiểu đường.

Mướp đắng Tuy nó đắng nhưng nó kích thích tiết ra insulin, người thường ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường. Những người có tuổi nên ăn bí đỏ, mướp đắng thường xuyên.

Cà rốt, quả bí đỏ, mướp đắng, cà chua, tỏi và mộc nhĩ đen đều là những thực phẩm có ích để bảo vệ sức khỏe, giúp sống thọ. Dưới đây là dẫn giải của GS Tề Quốc Lực, ĐH Y học

Bắc Kinh, Trung Quốc.

Page 105: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sáu loại rau nên ăn nhiều

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 104

Cà chua Ở Mỹ hội chữ thập đỏ tuyên truyền cổ động các gia đình trồng cà chua, ăn cà chua, mục đích là phòng chống ung thư. Đó là đều mới được biết đến 5-6 năm nay. Cà chua có thể phòng chống ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến. Tôi hỏi mọi người, cà chua nên ăn theo cách nào? Có người trả lời: thật đơn giản, rửa rồi ăn sống thôi, có người nói cắt thành miếng nhỏ, trộn lẫn vào một ít đường, ăn và uống cùng với một chút bia. Nếu ăn theo cách như thế này thì tôi nói thẳng là ăn cũng như không.

Trong cà chua có một chất kết hợp cùng với protein và bị bao quanh bởi xen-lu-lô nên rất khó lọt ra ngoài. Vì thế phải làm nóng lên, khi nóng đến mức độ nhất định nó mới lọt ra được. Tôi mách các bạn, cà chua xào

trứng gà là đáng tiền nhất. Ngoài ra còn có canh cà chua hoặc canh cà chua trứng gà cũng rất tốt. Mong mọi người chú ý, cà chua ăn sống không chống được ung thư. Tỏi Tỏi là vua chống ung thư. Tôi vừa nói tỏi ăn như thế nào, có người nói ngay tỏi phải ăn nóng. Sao cái gì bạn cũng muốn ăn nóng? Tôi xin thưa với các bạn: tỏi đun nóng lên thì tác dụng bằng không! Người Sơn Đông, người Đông Bắc rất thích ăn tỏi, cứ bóc từng nhánh mà ăn, còn nói tỏi không bị ung thư, nhưng chẳng mấy hôm họ bị ung thư trước.

Vậy ăn tỏi thế nào? Xin thưa quý vị, trước hết phải thái nhánh tỏi thành từng lát mỏng, để ngoài không khí khoảng 15 phút, lúc đó tỏi sẽ sản sinh ra một loại chất gọi là allimin, khi đó tỏi mới có tác dụng. Bản thân tỏi không chống được ung thư, Allimin trong tỏi mới chống được ung thư, hơn nữa là vua chống ung thư. Rất nhiều người không ăn tỏi bởi vì tỏi có mùi. nếu sợ tỏi có mùi thì ăn một quả sơn tra, nhai nắm lạc rang, hoặc nhấm nháp chút

Page 106: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Sáu loại rau nên ăn nhiều

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 105

lá chè là hết mùi ngay. Xay nhỏ hoặc băm nhỏ tỏi cho vào dấm thì cũng sẽ có hiệu quả rất tốt. Mộc nhĩ đen

Bây giờ cứ đến tết, người chết vì nhồi máu cơ tim ngày càng nhiều, càng ngày càng có nhiều người chết trẻ, thậm chí ở cả tuổi 30! Vì sao chứng này gia tăng mạnh vào dịp tết? Có hai nguyên nhân, một là máu đặc và cơ thể tụ nhiều chất béo. Một nguyên nhân khác là Tết ăn nhiều thực phẩm thân thiết với những chứng bệnh này. Nhồi máu cơ tim tuy không có cách gì chữa được nhưng hoàn toàn có thể phòng chống. Có bác sĩ khuyên uống Aspirin , vì sa? Vì aspiril có thể khiến máu không đông đặc lại, không bị nhồi máu cơ tim. Nhưng hậu quả là gì? Hậu quả là chảy máu ở đuôi mắt. Bây giờ rất nhiều người bị chảy máu ở đuôi mắt. Tôi khuyên mọi người đừng uống aspirin nữa. Vậy uống gì thay thế? Ăn mộc nhĩ đen.

Ăn mộc nhĩ đen có hai tác dụng, trong đó có một tác dụng là khiến máu không bị đông đặc lại. Tác dụng này của mộc nhĩ đen là do một chuyên gia bệnh tim của Mỹ phát hiện, ông đã đoạt giải Nobel. Sau khi ông công bố ra, tất cả người Châu Âu người có tiền và có địa vị đều ăn mộc nhĩ đen, chứ không uống aspirin nữa. Người thế nào là người có thể chất ngưng tụ máu? Xin trả lời là người thấp lùn và to béo, đặc biệt là những phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh;người thuộc nhóm máu A; người có cổ càng ngắn thì càng dễ mắc bệnh tụ máu. Để phòng chống chứng nhồi máu cơ tim, thứ nhất là tết không nên ăn đồ biển nhiều, thứ hai nên uống một chút trà ngon, có tác dụng hoạt huyết giải tồn ứ đọng, thứ ba không được tức giận, hễ tức giận là máu sẽ ngưng tụ lại. Uống rượu trắng cũng dễ đặc máu, muốn uống rượu thì nên uống vang đỏ và lượng không quá 100ml/ ngày. Dương Hằng

Page 107: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Đêm Rạch Giá, nghe điệu huê tình…

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 106

Tôi đứng dậy ôm niềm vui Rạch Giá Nghe xôn xao từng âm bậc ngũ cung Ðiệu huê tình từ góc phố mông lung Chợt bay vút như trăm bầy chim lượn. Tôi đứng dậy, cám ơn đời rộng lượng Tưới dùm tôi vườn mộng đã khô khan Khâu thay tôi những mảng rách ngang tàng Trong đổ nát thời thanh niên hoang dại. Cám ơn em, như cội nguồn cây trái Tình vươn vai cho tôi hái mầm xanh Hạnh phúc là triệu giọt biển long lanh Trên đôi má thơm hương lài hương cúc Tình yêu là ngàn con sông trăm khúc Ðổ xuôi dòng về đáy mắt trong veo Không là mây, tôi cũng vội bay theo Lãng đãng mãi kiếp phù sinh ngớ ngẩn Không là gió, tôi cũng xin vô tận Tung tăng vờn từng sợi tóc em bay. Rạch Giá ôm tôi thương nhớ quắt quay Biển đẩy sóng tràn lưng đêm mát rượi Ðiệu huê tình ngấm vào môi vào lưỡi Tình yêu em thấm trong máu trong tim…

Phạm Hồng Ân

Đêm Rạch Giá, nghe điệu huê tình trên góc phố Nguyễn Trung Trực

Page 108: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 107

MMụụ HHấấpp Nguyễn Hoài Phương

- Thiên hạ dạo này điên hết rồi ông ạ. Tôi nói với lão Cường. Lão năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, cái tuổi chẳng mấy ai để ý vì sự nhạt nhẽo đến vô vị của nó. Nhưng người ta vẫn rất dễ nhận dạng lão. Vì lão khá to cao với cái đầu hói bóng, nhẵn thín hình tam giác rất nhân tướng học và vì lão luôn mồm kêu những chứng bệnh khó chịu của của loài người nói chung và của riêng cánh đàn ông mà lão phải chịu đựng một cách dai dẳng chẳng biết đã từ bao nhiêu năm nay, đó là bệnh đau mắt, bệnh đau răng và bệnh liệt dương. - Mày nói đúng. - Lão hỉ hả đồng tình với tôi, kèm thêm một câu bình luận. - Chúng nó điên hết rồi. Điên nặng. Rồi vừa lục túi lấy bao thuốc, (chẳng là lão

nghiện thuốc khủng khiếp), lão vừa thủng thẳng: - Mà điên nặng nhất phải kể đến là con mụ Hấp nhà tao. Mày biết nó hâm đến bao nhiêu độ không? Hỏi thế thôi, nhưng không đợi tôi kịp trả lời, lão đã bộc bạch: - Năm nay nó năm mươi tám tuổi thì tức là nó hâm năm mươi tám độ rồi. Tao để ý, cứ thêm một tuổi là nó hâm thêm một độ. Hâm đến chừng nào người ta không chịu được nó nữa thì thôi. Tôi chưa thấy lão Cường gọi tên thật của ai bao giờ. Bản chất thích soi mói và độc mồm độc miệng nên lão chỉ nhăm nhăm tìm những nét gì xấu nhất, dở nhất, những khiếm khuyết không thể sửa chữa của người khác để gọi. Và ngay đến cả vợ lão, lão cũng chẳng tha. Ngoài hai chữ “mụ Hấp“ mà bất cứ lúc nào cũng bật ra một cách hết sức tự nhiên, lão còn gọi bà ta là mụ Béo, mụ Cộc, mụ Lác..., nghĩa là toàn những cái tên mà chỉ mới nghe qua đã thấy thể hiện sự khinh bỉ, xấu xí.

- Có bao giờ ông nghĩ rằng bà ấy sẽ hâm đến bao nhiêu độ không?

Nghe tôi hỏi thế, lão Cường lắc đầu ngoay ngoảy. Rít vội một hơi thuốc, lão nói ngay, không để ý đến một cục bọt dẻo quẹo, vàng xỉn, đã kịp xuất hiện ở bên mép từ lúc nào:

- Làm sao mà tao biết được, hở mày. Vì chắc chắn là tao sẽ chết trước mụ. Mày không biết chứ, cái loại hâm hấp như mụ ấy thường sống rất lâu. Những người khác thì chỉ cần sốt đến bốn mươi, bốn mốt độ là đã thấy nguy hiểm lắm, còn các mụ có khi hấp

Truyện ngắn

Page 109: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 108

đến chín chín, một trăm độ vẫn cảm thấy bình thường.

Lão Cường rất hay kêu Trời với kêu chết. Thỉnh thoảng người ta lại nghe lão kêu:

- Ôi giời ơi, cứ kiểu này chắc là tao phải chết mất.

Hoặc, thậm chí nặng nề hơn:

- Tao chết rồi. Chúng mày phải biết, tao là thằng chết chưa kịp chôn mà thôi.

Rồi lão than vãn:

- Cuộc đời này có sống cũng chẳng tích sự gì, nhiều khi tao thấy chết đi có khi còn hay hơn. Lão cũng đã tính đến cái chết. Đã mấy lần tôi được nghe chính mồm lão nói:

- Tao chẳng sợ chết mà chỉ sợ khổ con khổ cháu. Lạy ông trời! Nếu muốn bắt tao chết thì xin ông ấy cho tao ốm độ một tuần rồi đi ngay, chứ đừng bắt lay lắt hết năm này qua năm khác. Khổ lắm. Được thế thì phúc.

Tuy thỉnh thoảng cũng lo lắng, đề phòng những trường hợp xấu nhất:

- Còn nếu ông không cho thì tao cũng có cách của tao.

Song, nói chung là lão vẫn lạc quan:

- Thì cũng như cụ thân sinh của tao ấy. Cụ đi nhanh lắm. Từ đầu đến cuối có không đầy một tuần. Cụ nằm đó, đợi con cháu về đông đủ là đi, thanh thản, nhẹ nhàng, sạch sẽ, chẳng phiền hà đến ai… Trong gia đình tao, ai cũng nói là tao giống cụ nhất. Nếu ông trời bắt tao phải đi thì tao cũng chỉ mong ông cho tao đi nhanh giống như cụ. Chứ phải sống bên cạnh con mụ Hấp nhà

tao mà lại ốm lên ốm xuống nữa thì có khác gì sống ở địa ngục, một thứ địa ngục ở ngay trần gian này. Mà mày biết cái gì không…

Tất nhiên là tôi không biết. Nhưng tôi chưa kịp nói gì thì lão đã tiếp:

- Vậy mà ngày xưa mụ là lính của tao đấy. Ngày mụ còn là con loong toong, chạy công văn dưới phòng hành chính quản trị thì tao đã là phó giám đốc công ty rồi. Thời ấy, mụ có muốn trông thấy mặt tao cũng khó chứ đừng nói đến chuyện cứ mở mốm ra là chửi bới, trách móc với yêu sách bố mày phải như thế này, bố mày phải như thế kia như bây giờ.

Vì tên thật của mụ Hấp, tức vợ lão Cường là Dương nên một số người hay đùa cứ thích gọi nhà lão là nhà ông Cường Dương. Mà như thế thì có khác gì lấy dao cứa vào nỗi đau của lão. Lão tức lắm, và nếu ngó trước ngó sau không thấy bóng đàn bà con gái nào thì thế nào lão cũng chửi toáng lên:

- Mẹ tiên sư chúng mày… Bao nhiêu năm nay bố mày có lên được lần nào đâu mà chúng mày dám gọi bố mày như vậy.

Rồi lão lại văng tục: “Cường là cường cái con…” Song, như sực nhớ ra điều gì đau lòng, lão lại đổi giọng: “cái cục cứt.”

Trêu thì trêu vậy, nhưng vì nhiều lẽ, căn bệnh trầm kha của lão cũng vẫn được khối người quan tâm. Người thì mách lão hay là mua bìm bịp, tắc kè hoặc cá ngựa về ngâm rượu mà uống, người lại bảo hay là kiếm mấy bộ rắn, loại ngũ xà ấy, nghe nói nghiệm lắm, hay là kiếm mấy bộ dái dê. Lão cũng lùng mua được cả loại thuốc có pha bột cạo từ sừng con tê giác với bột xương con linh miêu, tức là những loại kích thích cực mạnh nhưng tất cả đều vô hiệu.

Page 110: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 109

Có người muốn dùng biện pháp mạnh hơn, còn xúi lão:

- Ông thử kiếm con bé nào tre trẻ mà cặp một thời gian xem thế nào. Người ta chẳng vẫn bảo một cái lạ bằng tạ cái quen đấy là gì. Có mấy em, nghệ sỹ hẳn hoi, trông tấy lắm, đẹp bốc lửa luôn, mình biết chiều nó thì nó cũng chiều lại phải biết. Chắc chắn thế.

Nhưng kệ ai muốn nói gì thì nói, lão vẫn lắc đầu nguây nguẩy:

- Thôi đi chúng mày. Tao đã thử chán cả rồi, nhưng đâu lại vẫn cứ vào đấy. Chẳng biết tại sao cứ tưởng tượng ra mặt cái con mụ Hấp là tao lại chẳng còn làm được cái gì mới lạ chứ.

Cứ như một số người biết chuyện kể lại thì lão bị tâm lý…

Hơn một chục năm về trước, lợi dụng chức phó giám đốc công ty, lão bố trí cho bà vợ lúc đó đang độ hồi xuân một suất đi lao động nước ngoài, hy vọng một cuộc đổi đời. Mà đúng thế thật, mới chỉ có mấy năm số tiền và của cải mụ gửi về thừa đủ để lão tậu một ngôi nhà mới với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho cả năm tầng. Ngày ấy, chuyện kiếm tiền sao mà đơn giản đến vậy, dễ đến mức mụ vợ lão nghĩ một cách rất giản đơn rằng, chỉ một mình mụ vơ thì không xuể, nếu kéo thêm được ông chồng sang, hai vợ chồng hợp sức lại mà vơ thì mới bõ. Bởi, vốn liếng có cần gì phải nhiều nhặn lắm đâu, mỗi ngày chỉ cần bán dăm chục cây thuốc là đã có tiền nghìn, hơn ở Việt Nam còng lưng đi làm cả đời. Và thế là bằng mọi cách, từ viết thư kể nể đến gọi điện thoại về nỉ non, mụ lừa được lão sang thật. Mà sang một cách chính thức, bằng tiền nhà nước hẳn hoi. Bởi ai chẳng biết,

với sự ranh mãnh sẵn có và với chức vụ ấy thì làm gì mà lão chẳng xoay sở được một chuyến đi công tác kết hợp với thăm thân nhân dài ngày.

Thì lúc đầu lão Cường cũng nghĩ rằng lão chỉ sang thăm vợ vài tháng rồi sẽ về. Vậy nên, khi mới chân ướt chân ráo đến Đức được mấy ngày, thấy mụ vợ bảo ông phải ở lại thì lão giật lẩy người lên:

- Ở là ở thế nào. Cơ quan còn bao nhiêu là công việc, ở lại thì giao cho ai, ai làm được ? Với lại chỉ còn mấy tháng nữa là đại hội đảng bộ toàn công ty rồi, ở lại thì còn tham gia bầu bán cái gì được nữa.

Phải nói là lão Cường cũng thuộc loại người có con mắt nhìn xa trông rộng. Lão rất hy vọng vào cái đại hội sắp tới này. Gì chứ việc lão trúng cử vào cấp ủy là cái chắc. Tay giám đốc công ty thì đã già lắm rồi, lại chẳng có trình độ, sớm muộn rồi cũng phải về hưu, cái ghế ấy không phần lão thì còn phần ai nữa. Lão còn trẻ, mới có bốn mấy tuổi, lại có bằng đại học, mặc dù là bằng chuyên tu thôi nhưng cũng hơn hẳn cái bằng trung cấp của tay kia. Nhưng lão muốn tính toán kiểu gì thì tính, mụ vợ vẫn không chịu. Mới xa nhau có mấy năm mà lão thấy tính tình mụ thay đổi hẳn, hơi một tí là cơng cái mặt lên, không chịu lép vế, chịu thua ai bất kỳ cái gì bao giờ. Mụ nhìn thẳng vào mặt lão, mắt long lên, vừa dè bỉu, vừa kiên quyết :

- Gớm ! Báu gì cái cấp ủy với cái chức giám đốc của ông. Cứ cho là ông trúng cấp ủy với lên được chức giám đốc đi chăng nữa thì một tháng lương của ông được mấy chục ngàn đồng, có bằng ở đây người ta đi bán thuốc lá một buổi không. Thôi ! Thôi ! Thôi ! Không nói nhiều nữa. Tôi đã bảo ở lại là ở lại. Cũng cóc phải lo không có thằng

Page 111: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 110

nào làm thay được công việc của ông. Mà ai bảo với ông thế. Ông ở lại có khi chúng nó càng sướng. Chẳng gì thì bớt được thằng tranh chấp, đấu đá nào cũng tốt thằng ấy …

Rồi mụ đích thân chuẩn bị hành trang để lão đi bán thuốc lá ngay. Cũng chẳng cần gì nhiều, chỉ mấy cái ba lô thật to, thật bền, thêm mấy cái túi xách nữa là xong. Cũng chính mụ đích thân đứng ra huấn luyện cho lão, từ cách vận chuyển, chào hàng, giao hàng, thanh toán đến cách chạy cảnh sát, cách tẩu tán tang chứng vật chứng, cách bỏ của chạy lấy người… Và chỉ sau mấy buổi như vậy, lão đã trở thành một người buôn lậu thuốc lá, thành thạo không kém một tay thực thụ nào.

Đi bán thuốc lá được một thời gian, thấy việc kiếm tiền quá dễ, lão Cường mới thấy quyết định của vợ là đúng. Ở lại là phải. Tuy phải sức khuya dậy sớm một tí thật, nhưng ngày nào cũng đút túi cả nghìn Đê* với hơn nghìn Đê* thì chẳng mấy năm mà lão trở thành triệu phú, một tương lai sán lạn rất gần với sự thật mà bất kỳ một anh cấp ủy hay một anh giám đốc công ty nào có nằm mơ cũng không thấy được.

Ở đời, nhiều khi người ta cứ mải mê với chuyện này quá thì lại đâm chểnh mảng với chuyện kia. Lão Cường cũng vậy. Nhiều hôm, vì ban ngày quá say sưa, mải mê với chuyện buôn bán nên đêm đến, về tới nhà là lão nằm vật ra giường rồi ngủ thẳng cẳng, mê mệt tới quên cả ăn uống, quên luôn cả bà vợ cũng đang nằm ngáy khò khò bên cạnh. Của đáng tội, thời gian đầu lão cũng thấy hơi có chút áy láy, nhưng sau nghĩ lại, lão cho rằng, có khi mụ cũng như lão thôi, cả ngày chạy ngược chạy xuôi bở hơi tai như thế thì ngoài ăn bù ngủ bù ra còn thiết cái gì nữa. Và lão cười khe khẽ, lấy làm lạ cho cái sự đời. Thế mà ở cơ quan lắm thằng

độc mồm độc miệng cứ bảo lão có vợ mà cho đi Tiệp đi Đức (hay đi nước ngoài, nói chung) là ngu, là ăn mấy bát cứt. Dạo ấy, lão cũng lơ mơ nghĩ có khi là mình ngu, đáng ăn cứt thât. Bởi chính lão cũng biết đàn bà có nhiều con chỉ đợi chồng ra khỏi nhà để rước trai lên giường, cần gì phải đi nước ngoài, phải xa nhau hàng mấy năm trường. Bây giờ lão mới thấy là mình hồ đồ. Thì ai chẳng biết là đi nước ngoài là có điều kiên, nhưng cứ vắt chân lên cổ mà chạy như vợ lão suốt ngày như thế kia thì nhiều khi có để con buồi ở ngay bên cạnh nó cũng chẳng màng.

Có lẽ lão Cường còn cười và còn tin vào cái chân lý mà lão mới phát hiện ra ấy mãi mãi, nếu cái buổi chiều thứ sáu định mệnh đó không đến.

Hôm ấy là ngày mười ba. Chẳng biết nghe ai hay lấy kinh nghiệm ở đâu mà mấy gã bạn cùng đi thuốc với lão ở cửa siêu thị cứ bảo thứ sáu là đen lắm, không bị mất thuốc, mất tiền thì cũng bị công an, phòng thuế rượt, buôn bán chẳng ra gì… làm lão cũng hơi nản. Vậy nên, đáng lẽ phải nhét vào mấy cái ba lô hơn năm chục cây Malboro như mọi khi, thì lão lại chỉ xếp một cách lỏng lẻo có gần bốn chục cây để rồi không ngờ bán vèo vèo có mấy tiếng đã hết.

Lúc ấy mới có hơn bốn giờ chiều, nghĩa là còn những mấy giờ nữa mới tối, mà khách khứa thì chẳng hiểu ở đâu ra mà vẫn còn nhiều đến vậy. Ngập ngừng lắm rồi lão Cường cũng mở mồm, tính hỏi vay mấy đứa bên cạnh dăm cây thuốc để gỡ gạc thêm. Nhưng rồi dù lão có cầu khẩn, nài nỉ đến mấy thì cũng chẳng đứa nào san sẻ cho lão lấy một chút. San sẻ cho lão để rồi cùng hết, cùng đứng mà nhìn à, chẳng đứa nào lại dại đến vậy. Chúng chỉ hỏi lão :

Page 112: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 111

- Nhà bác ở cách đây có xa không ?

Rồi khi biết là chỉ có bốn năm bến tầu điện thì mấy đứa lại bảo :

- Tưởng thế nào, chứ có bốn năm bến như vậy thì có gì đáng nói. Cùng lắm thì vừa đi vừa về cũng hơn nửa tiếng chứ mấy. Bác cứ nhảy tầu về mà lấy.

Thấy mấy đứa nói cũng có lý, lão Cường nghe theo. Vừa lúc đó chuyến tầu của lão chạy tới, lão bèn nhảy lên luôn để rồi chỉ không đầy mười phút sau đã về đến nhà.

Mới sang Đức được ít lâu nhưng lão Cường đã học được thói quen làm cái gì cũng phải thật nhẹ nhàng, không được gây bất kỳ một tiếng động gì mạnh, không được tạo sự chú ý cho bất cứ kẻ nào. Lão khe khẽ mở khóa, khe khẽ lách người vào nhà, rón rén bước về phía buồng, nơi lúc sáng lão còn bỏ lại hơn chục cây thuốc dưới gầm giường, để rồi khi khe khẽ mở cửa buồng ra thì không thể nào mà ngờ được rằng lại thấy mụ vợ của lão đang hổn hển, cuốn chặt lấy thằng láng giềng mà lão rất ghét. Cái thằng chỉ đáng tuổi con tuổi cháu của lão và lôi thôi thì không thể nào chịu nổi. Cái đầu nó lúc nào cũng xù ra như cái nơm, hai hàm răng thì vừa đưa hết ra ngoài vừa vàng khè như răng cải mả.

Tất nhiên là trên người cả hai đứa đều không có một mảnh vải nhỏ… Và từ lúc ấy trở đi, mụ vợ của lão trở thành mụ Hấp, mụ Điên, mụ Béo, mụ Cộc. Không bao giờ lão gọi mụ bằng tên hay bằng em nữa. Vì cách gọi ấy, nên có nhiều người không biết, hỏi tại sao lại đối sử với vợ cục súc, dùi đục chấm mắm cáy như vậy thì lão nhăn nhó trả lời :

- Chúng mày muốn tao phải gọi nó bằng em à ? Nếu vậy thì chúng mày chẳng biết mẹ gì

cái bệnh của tao. Cứ nghĩ đến chữ em là tao thấy đau không thể nào chịu nổi. Đau đến không sao mở mồm mở miệng ra được. Thật đấy. Thề có mặt giời. Tao có nói sai tao chết ngay.

Cũng có người bảo lão :

- Ông ghét bà ấy như vậy thì chia tay nhau đi có tốt hơn không ? Không chịu nổi nhau thì sống với nhau làm gì cho thêm khổ ra…

Thì lão bảo :

- Nói như chúng mày thì nói làm gì. Ở đời, nhiều khi căm thù nhau tưởng đến không đội trời chung nhưng vẫn cứ phải sống với nhau vì những lý do khác. Như tao có phải sống với mụ Hấp thì cũng vậy. Chuyện này chúng mày có nghe chắc cũng chẳng tin, nhưng mà tao nói thật, tao còn mấy thằng con, tao phải có trách nhiệm với chúng nó, nếu không có tao chắc mụ hành chúng nó đến chết mất.

Thì ra vậy. Lão Cường có với mụ Hấp ba thằng con trai. Nếu cứ nghe kinh nghiệm « tam nam bất phú » của các cụ mà bảo nhà lão nghèo thì sai toét. Vì ngược lại, nhà lão rất giầu. Ít nhất là cũng giầu từ khi sang Đức. Người ta bảo, tiền vốn của vợ chồng lão phải đến mấy trăm nghìn Đê. Sau này, khi việc buôn thuốc lá lậu không còn dễ dàng nữa, mụ Hấp mới dùng số tiền đó để mở một cái nhà hàng. Vì bản tính đa nghi, không bao giờ tin ai cái gì, lại tham công tiếc việc nên mọi công việc trong nhà hàng này mụ đổ lên đầu bố con lão hết mà không thuê ai cả. Ngay từ đầu tiên, mụ đã phân công :

- Việc liên hệ đặt mua các loại thực phẩm từ các nơi là của tôi. Việc chế biến, bảo quản, nấu nướng ở trong bếp là của thằng lớn. Việc phục vụ cho khách ăn bên ngoài

Page 113: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 112

là của thằng thứ hai. Việc nghe điện thoại rồi lái xe mang đồ ăn đến cho những ai đặt là của thằng thứ ba. Còn ông thì ngoài mấy việc nhặt rau, nấu cơm, thái thịt thái cá ra ông còn phải rửa bát, quét nhà, lau cửa kính và lau mấy cái toilet lúc nào cũng phải thật sạch…

Nghe lão Cường than vãn :

- Mày chẳng thể tưởng tượng được công việc trong một cái nhà hàng nó phức tạp đến như thế nào đâu. Kể ra thì chỉ bằng ấy chữ thôi nhưng mà nó lặp đi lặp lại cũng thành cao như núi ấy. Riêng phần tao, chỉ việc một ngày phải thái mấy chục cân vừa rau vừa thịt với rửa mấy trăm cái đĩa cái bát đủ các loại, mấy chậu vừa dao vừa thìa dĩa… cũng đủ mỏi nhừ tay với đau ê đau ẩm cả người rồi. Phải thêm cả việc lau mấy trăm mét vuông vừa nhà vừa bếp, mấy chục cái cửa sổ với gần chục cái hố xí nữa thì lại càng mệt lắm. Vậy nên, ngày nào tao cũng phải lọ mọ làm từ bảy tám giờ sáng, đêm thì một hai giờ mới được lên giường.

Tôi bảo :

- Công việc nhiều như thế, sao ông bà không bỏ ra mấy trăm, thuê thêm người làm cho nó bớt đi.

Thì lão lắc đầu :

- Mày còn nói thế tức là mày còn chưa biết con mụ Hấp nhà tao là người như thế nào rồi. Không bao giờ nó lại chịu bỏ ra mỗi tháng mấy trăm để thuê một người rửa bát rửa đĩa hay là quét dọn đâu. Mấy đồng cũng không chứ đừng nói mấy trăm…

Tôi lại nói :

- Nhưng ông cũng phải biết giữ gìn sức khỏe của ông chứ. Chẳng gì thì ông cũng là

người có tuổi rồi. Làm công việc nặng mà làm nhiều như vậy thì ông chịu được mấy bữa.

Nhưng lão vẫn gạt đi :

- Tao thì nói làm gì. Tao có chết ngay bây giờ cũng được. Sở dĩ tao phải làm ngày làm đêm như thế là vì thương mấy thằng con của tao. Tao mà bỏ đấy thì mụ Hấp mụ ấy lại bắt chúng nó phải làm. Mà công việc của thằng nào thì cũng nhiều. Hơn nữa chúng nó lại hãy còn tuổi ăn, tuổi ngủ. Hôm nào cũng vậy, đêm đến, về tới nhà, đặt mình xuống giường là thằng nào cũng ngủ như chết, sáng ngày ra thì hò như hò đò cũng chẳng thằng nào muốn dậy.

Đấy là lão chưa kể hết. Mà lão có không nói ra thì ai cũng biết là vì suốt ngày phải ở trong bếp, công việc lại nặng nhọc, vừa phải tiếp xúc với dầu mỡ lại vừa thiếu không khí, thiếu ánh sáng mặt trời nên cả ba thằng con của lão đều có dấu hiệu suy nhược. Đặc biệt là thằng thứ nhất thì thể hiện của bệnh trầm cảm đã quá rõ ràng, có thời kỳ nó đã bỏ nhà đi lang thang hàng mấy tháng liền.

Thương thân, thương con bao nhiêu thì lão Cường lại càng giận vợ bấy nhiêu. Nỗi tức bực ấy, lão dồn lên đầu mụ :

- Trăm sự cũng chỉ tại mụ hấp quá, điên quá mà chúng ông phải khổ.

Và lão càng khổ hơn khi nghĩ đến tương lai. Lão nói với tôi :

- Tao thì không nói làm gì. Tương lai rõ ràng nhất của tao là ở nghĩa địa. Tao chỉ thương cho mấy thằng kia. Mày tính, thằng bé cũng hơn hai mươi còn thằng lớn thì đã gần bốn mươi rồi… Vậy mà chẳng thằng nào biết cái gì. Cứ nói đến con gái là lảng.

Page 114: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Mụ Hấp

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 113

Ấy thế mà mụ ấy hãy còn đe, đứa nào mà léng phéng, dính đến chuyện yêu đương nhăng nhít là chết với tao. Mày nghĩ có điên không ?

Tôi nói với lão :

- Thấy bảo kỳ nghỉ phép vừa rồi bà ấy về Việt Nam kén vợ cho mấy thằng mà ?

Để rồi lại phải nghe lão rầu rĩ :

- Nói thật với mày, tao đi đó đi đây cũng đã nhiều rồi, nhưng quả là trên đời này không có ai hâm hơn, điên hơn có mụ Hấp nhà tao được. Chẳng hiểu sao mà nhìn thấy đứa con gái nào mụ cũng sợ như thế.

Mà quả vậy. Mụ Hấp vợ lão có những toan tính và sự lo lắng thái quá đến bệnh hoạn. Nhất là cái khoản chọn vợ cho con. Với bọn từ Việt Nam sang, bao giờ mụ cũng gặt phắt. Ối giời, mụ nói oang oang giữa, tin làm sao được loại ấy hả các cô các cậu. Riêng mấy tháng lê la từ Việt Nam sang đây, qua bao nhiêu nước, rồi vượt rừng vượt suối, ai dám đảm bảo là chúng nó không qua tay thằng nào. Bọn ở Việt Nam mà lơn lớn một tí rồi cũng không được mụ chấm. Đặc biệt là bọn hơi có học một tí hoặc nhà ở thành phố, thị xã. Ối giời, bọn ấy cũng không được các cô các cậu ạ. Chúng nó đã biết mùi đời, rước sang rồi có khi chưa được ba bảy hai mươi mốt ngày nó đã tót đi làm vợ thằng khác, để con mình đã bơ vơ lại vẫn hoàn bơ vơ. Đối tượng của mụ phải là những đứa hoàn toàn ngây thơ, phải trẻ, khỏe, trông được, học hành ít thôi và cái chính là phải không biết điện thoại di động với internet, không biết chít chát là cái gì, mà cái loại ấy thì khó quá.

Lão Cường bảo tôi :

- Tao cũng đến phải bó tay với mụ thôi mày ạ. Mụ càng ngày càng hấp, hâm nặng đến hết thuốc chữa rồi. Thời buổi này, tìm đâu ra đứa con gái nào phù hợp được với tiêu chuẩn của mụ. Đào đâu ra đứa chưa biết yêu lần nào để nó lấy con mụ.

Rồi lão than :

- Cái mà tao ghét nhất là cái thói đạo đức giả của mụ. Càng thấy mụ leo lẻo, phải chọn đứa nào nết na, chính chuyên, biết yêu chồng, thương con… mà tao lại càng chỉ muốn đấm cho mụ vỡ mõm. Sao mụ không tự sờ lên gáy mụ xem mụ là cái thá gì mà mụ đề ra lắm yêu cầu, yêu sách điên rồ làm khổ người khác đến vậy. Mày nói đúng. Thiên hạ dạo này điên hết rồi. Điên nặng. Mà nặng nhất trong số nặng ấy là con mụ Hấp nhà tao. Nó điên đến mức không thể nào chữa được.

Xong lão tỏ vẻ muốn cắt đứt câu chuyện bằng cách hối hả hít hít nốt mấy hơi thuốc và kêu dạo này hay đau lưng quá để chuẩn bị đứng dậy. Tôi cũng chẳng muốn chèo kéo thêm lão làm gì. Lúc mới gặp nhau, tôi đã định kể cho lão nghe một vài chuyện điên vui vui khác của thiên hạ. Nhưng rồi mồm tôi không địch lại được với mồm lão, để rồi câu chuyện này tự nhiên cứ hướng theo ý lão từ lúc nào cũng chẳng biết nữa.

Ghi chú : * Tức Dmark, đơn vị tiền tệ của nước Đức thống nhất, được lưu hành cho đến khi chuyển sang đồng Euro.

Nguyễn Hoài Phương

Page 115: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Spirits of the Sands

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 114

“Spirit of the Sands” Nguyễn Hoàng An (Trích Vài ảnh lạ từ miền Bắc, Lê Văn Khoa)

Hôm nay tôi xin được giới thiệu vài ảnh lạ của những tay ảnh miền Bắc California, nói rõ hơn, họ ở San Jose và Sacramento. Tại sao gọi là ảnh lạ? Lạ ở đây là lạ ở khóe nhìn, vì những người này cũng chụp ảnh bằng máy hình như chúng ta chụp hình. Họ thấy hình ảnh lạ mắt do ý nghĩ hay sự liên tưởng, hoặc dùng trí tưởng tượng để tạo ra hình mình muốn người khác cũng nhận ra được.

Người xem ảnh thường chỉ thấy đồi cát đẹp. Nguyễn Hoàng An ở San Jose gọi ảnh trên là “Spirit of the Sands”. Với ảnh này An đã đi vào phần tâm linh của vạn vật. Hình thể lạ hiện ra cho người nào sẵn sang tiếp nhận, để có thể nhìn ra hình thể không thầy được qua hình thể thường thấy. Nhìn vào ảnh nảy tôi thấy một thiếu nữ khỏa thân, nằm ngửa, chân trái co lại và tréo qua bên mặt. Hai tay bung rộng xoài ra. Tôi có cảm tưởng người chụp ảnh nhì từ dưới chân lên trên. Máy ảnh khá thắp và chụp rất gần ống quyển với ống kính tầm rộng, nên chân nữ thần động cát lớn hơn phần trên của người nàng. Vì nằm ngửa và dang hai tay nên ngực theo luất hấp lực, lài ra chứ không vung lên. Tự nhiên và hợp lý đấy chứ?

Lê Văn Khoa

Page 116: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 115

Cách gói bánh Tét nếp cẩm đặc sản của người miền Tây Cách gói bánh tét không phức tạp nhưng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Học cách gói bánh tét ngon của người miền Tây để có chiếc bánh tét đẹp và ngon đón Tết về.

Nguyên liệu

Phần vỏ bánh

- 2kg nếp dẻo (không lộn gạo) - 800 gr dừa khô - 2 muỗng cafê muối - 3 xấp lá chuối hột

- 1 bó dây lạt - 1 bó lá cẩm

Phần nhân bánh

- 600gr đậu xanh cà - 200gr mỡ thịt - 5 tép hành lá - 5 muỗng cafê mỡ nước - ½ muỗng cafê muối

Cách làm nhân bánh

- Dừa khô vắt lấy 2 chén nước cốt và 4 chén nước giảo. Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ, nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn. Hành lá xắt nhuyễn. Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm.

- Bắt chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vào, tiếp đến cho đậu xanh, muối vào, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần.

- Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ.

Theo Sưu Tầm

Page 117: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 116

Xào nếp

- Lá cẩm nhặt lấy lá, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá.

- Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp và 1,5 muỗng muối vào xào đến khi nếp ráo hơi có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân.

Gói bánh

1. Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài. Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong. Lá bịt đầu cắt ngang 5cm, chiều dài 15cm. Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá. Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài. Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa.

2. Gấp 2 mí lá ngoài lại với nhau, cuốn tròn, dùng dây lạt cột ở giữa.

3. Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư. Gấp

đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau.

4. Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự.

5. Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh – tức buộc 2 đầu chéo nhau theo chiều dọc đòn bánh để giữ cho lá 2 đầu không bung ra.

6. Dùng dây lạt buộc từ 6 đến 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh.

7. Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại.

Nấu bánh

1. Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục.

Thường người dân hay dùng củi khô và to để nấu bánh.

Page 118: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 117

2. Bánh được nấu trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.

3. Bánh chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.

Hương thơm và nét đặc trưng của từng loại nhân bánh quyện vào nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng rất riêng của ngày Tết tại đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ cần một chút cẩn thận và khéo léo là bạn có thể thực hiện cách gói bánh tết ngon này. Bạn sẽ tạo ra ngay những chiếc bánh tét ngon và đẹp bày trong dịp Tết rồi đó!

Cách gói bánh tét chuối thơm ngon hảo hạng đón Tết

Bên cạnh cách gói bánh tét truyền thống, người miền Nam hay học cách làm bánh tét nhân chuối. Bánh tét nhân chuối vừa thơm vừa ngọt, rất hợp với người ăn chay. Cách thức gói và nấu bánh tét chuối cũng như cách gói bánh tét thông thường.

Nguyên liệu

1 kg gạo nếp

1 ít đậu đỏ, đậu đen (cái này tùy thích)

1 vài lá dứa, rửa sạch thái nhỏ vắt lấy nước.

12 trái chuối sứ chín mùi, lột vỏ.

1 trái dừa tươi nạo ra lấy nước cốt dừa (hoặc dùng 1 lon nước cốt dừa)

2 muỗng café muối

3 muỗng canh đường

Cách làm

Lá chuối tươi rửa sạch, lau khô

1. Chuối sứ chín tỏa mùi thơm nức, bạn lột vỏ chuối rồi cho thêm chút muối + đường vào chuối.

2. Nếp để gói bánh tét ngâm khoảng 6 giờ, vớt ra, xả lại nhiều lần nước lạnh, để ráo. Nếu thích phần gạo nếp có màu xanh, bạn có thể dùng thêm lá dứa. Lá dứa xắt nhỏ, giã nát vắt lấy nước cốt mầu xanh có mùi thơm.

Sau đó, bạn bắc chảo nóng, cho nếp vào xào, thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa và nước lá dứa vào trộn cho đều, khoảng 15 phút cho nếp hơi ra nhựa thì cho thêm một it nước cốt dừa trộn đều xong nhắc ra khỏi bếp. Nhớ canh sao để nếp đừng bị nhão hay quá chín, chỉ hơi ra nhựa dính nhau để gói cho dễ mà thôi.

3. Lá chuối để gói bánh tét cần được rửa sạch, rồi lau khô. Trong quá trình rửa lá chuối, bạn hết sức nhẹ nhàng tránh để lá chuối bị rách nhé!

Gói Bánh

Bắt đầu học cách gói bánh tét chuối nhé! Hãy cùng xem trình tự cách gói bánh tét sau đây nha!

Page 119: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 118

1. Rải lá chuối rồi cho phần nếp trải đều lên trên. Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài. Phần nếp sẽ có màu xanh nếu bạn nấu nếp với lá dứa xoay nhuyễn, để tạo thêm sự phong phú và đẹp mắt cho món bánh tét ngày Tết.

2. Cho chuối sứ vào giữa của bánh tét, cho đủ để chuối và phần nếp cùng độ dài nhé!

3. Dùng dây lạt buộc đều, chặt tay để tạo thành một đòn bánh tét dài và tròn đều.

Luộc Bánh

Để luộc bánh tét ngon, bạn cho lá chuối còn thừa xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục trong vòng 8- 10 tiếng.

Bánh được nấu với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau nhé!

Thành phẩm

Bánh tét chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh tét vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn. Và chúng ta cùng cắt bánh tét nhân chuối ra ăn thử nhé!

Cách gói bánh tét chay ba màu đón Tết

Để giúp các bạn chuẩn bị đón một cái Tết thật ấm cúng, thật đặc sắc theo đúng truyền thống của dân tộc ta, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị cách làm bánh Tét chay có 3 màu vừa rất đẹp, bắt mắt mà cũng rất thơm ngon.

Nguyên liệu

- 550 gram nếp tốt cho màu lá dứa hiệu Gạo nếp thượng hạng - 750 gram nếp tốt cho màu lá cẩm hiệu Gạo nếp thượng hạng - 1 gói đậu xanh cà không vỏ hiệu DOUBLE HORSE 12 oz - 2 lon và 3/5 lon nước dừa hiệu SAVOY (coconut cream 400 ml)

Cách làm

Page 120: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 119

1. Cách làm nhân bánh tét ba màu

Ngâm 1 gói đậu xanh qua đêm. Sáng hôm sau, vo sạch, cho 1 chút muối vô đậu xanh, vo kỹ lại để khử mùi. Chắt nước, không cần ráo khô hẳn. Cho vào 1 lon nước dừa, nữa muỗng cà phê muối. Nấu chín, sau khi chín cho vào 10 muỗng cà phê đường. Quậy tan đường trong đậu xanh cho đều. Xong, đậy nắp nồi lại để lửa riu riu 5 phút sau tắt lửa. Để nguội, chia làm 5 phần đều nhau, vo tròn mỗi viên nhân bề dài khoảng 20cm.

2. Làm vỏ bánh tét ba màu

Vỏ màu lá dứa

- 500 gram nếp vo sạch ngâm nước 3 giờ.

Bắt chảo lên, đổ vào 270 gram nước dừa + nửa muỗng cà phê muối + 4 muỗng cà phê đường + 1 muỗng cà phê nước màu lá dứa trộn đều, đổ nếp (nhớ chắt ráo nước) vào chảo xào cho đều nhau. Chia làm 5 phần đều nhau (5 bánh)

Vỏ màu lá cẩm

- 800 gram nếp vo sạch ngâm nước lá cẩm 3 giờ.

Bắt chảo cho vào 1 lon nước dừa + 2/3 muỗng cà phê muối + 5 muỗng đường.

Tiếp theo, đổ nếp ngâm (nhớ chắt hết nước) vào xào cho đều.

Bắc chảo xuống chia làm 5 phần đều nhau.

3. Cách gói bánh tét ba màu

Trải 1 miếng nylon trên bàn. Để 1/5 nếp lá dứa trên miếng nylon. Ép thành 1 hình chữ nhật bề ngang 6 inches, bề dài 7.5 inches.

Để viên nhân vào và cuộn tròn lại, để sang một bên

Trải 1 miếng nylon khác trên bàn, để 1/5 nếp lá cẩm trên miếng nylon ép thành 1 hình chữ nhật ngang 7.5 inches, bề dài 9 inches

Để phần nếp lá dứa có nhân lên phần nếp lá cẩm và cuộn tròn lại. Nhớ bỏ miếng nylon ra.

Page 121: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 120

Để lên lá chuối và cột lại thành 1 đòn bánh tét.

Bắt nồi nước nấu sôi , thả các đòn bánh tét vào. Nấu 4 giờ, vớt ra xả nước lạnh, để dựng đứng . Khi bánh nguội , cất bánh vào tủ lạnh, 1 ngày sau ăn mới ngon.

Lời khuyên

Khi xào nếp không nên xào nhão quá, chỉ xào cho nước dừa áo đều hột nếp là được.

Làm sao để nấu bánh chưng, bánh tét vừa xanh vừa dẻo?

Làm sao để nấu bánh chưng và bánh tét để giữ màu xanh cho bánh mà không độc hại?

Để giữ màu xanh cho bánh, hãy thử những cách sau:

Khi ngâm gạo

Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.

Gạo nếp ngâm trước 1 đêm, được trộn với nước lá riềng xanh mướt

Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.

Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.

Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.

Khi chuẩn bị lá dong

Lá dong rửa sạch từng tàu. Để có bánh chưng, bánh tét ngon thì phải chỉn chu và công phu từ khâu chọn lá, chọn nếp, đậu, thịt heo đến khâu nấu bánh.

Lá mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn

Page 122: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Gia Chánh Ngày Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 121

trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.

Giữ màu khi nấu bánh

Dùng nồi tole để nấu bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.

Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.

Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.

Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.

Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.

Chúc bạn và gia đình có những bánh chưng xanh, bánh tét dẻo cho ngày Tết này.

Quê hình như lâu không nhớ đến quê mình ta phiêu bạt tưởng chừng quên quê mẹ có nhiều khi dối lòng như con ghẻ xứ sở người ta trụ để làm chi?

qua rồi qua đã đâu hết xuân thì chừng nghe Tết mới nhớ mình đen bạc mộ của mẹ có mái che mưa nắng? mộ chị mình có được mấy ai thăm?

tuổi non tơ xiêm áo đáy mộ nằm biền biệt lạc cũng một đời thôi chị mộ của ngoại già nua đời yên nghỉ, nằm ở đâu giữa Tắc Cậu xanh rừng

biển Kiên Giang ngày ấy biển muôn trùng phù sa đỏ nuôi hai bờ cơm áo dòng sông thơ trẻ thơ thường huyên náo những trưa hè trốn học lội tung tăng

ôi áo dài con gái chẳng nếp nhăn ta đi học nón che đường đi, nắng ta đi học chở theo nhiều giấc mộng ngẩn ngơ chiều mây vừa chợt trôi theo

không nhớ xa xôi chỉ nhớ quê nghèo đường mưa ướt bùn trơn chân không vững ôi quê mẹ sao mà xa bất tận lâu không về, ta có bạc tình quê?

Âu Thị Phục An

Page 123: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Tình Xuân tha hương

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 122

Page 124: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh

Trang Vui Cười

Đặc San Kiên Giang Xuân Ất Mùi – 2015 Trang 123

VVuuii CCưườờii Chắc chắn sinh con trai

Một cô đang có bầu mặc váy ngồi đối diện với cụ già trên xe khách. Cô rất vô ý cứ khoe cả 2 chân ra, cụ già ngứa mắt lắm nhưng không biết nhắc kiểu gì. Một lúc cụ cất lời:

- Cô đang có bầu à?

- Vâng ạ.

- Cô sẽ sinh con trai đúng không?

- Đúng quá ạ. Sao cụ biết?

- À, vì lão đã thấy cái râu của nó lòi ra rồi đó.

Đoán sẽ có thai

Trên xa lộ, cô gái trẻ vẫy tay xin đi nhờ chiếc xe tải chạy Nam - Bắc.

Gã lái xe dừng lại mời cô gái:

- Tôi thường xuyên đi lại trên tuyến đường Sài Gòn – Hà Nội. Đây là lần thứ hai trong tuần tôi giúp đỡ một người phụ nữ có thai.

- Nhưng em đã có thai đâu! - Cô gái nói.

- Ồ tất nhiên! Đã tới Hà Nội đâu chứ...

- ?????

Khích lệ tinh thần

Một anh chàng thấy bạn của mình hay lôi ảnh của vợ ra ngắm liền hỏi: "Sao cậu hay lấy ảnh vợ trong ví ra nhìn hoài vậy? Có gì lạ không?"

- Khi mình gặp những phiền phúc trong cuộc đời, mình lấy ảnh cô ấy ra nhìn là mình hết lo lắng ngay.

- Vậy sao? Hình ảnh vợ đã khích lệ cho tinh thần cậu phải không?

- Đúng vậy, khi nhìn ảnh của cô ấy, mình tự an ủi là con vợ như vậy mà mình còn chịu được thì không có phiền phức trên thế gian này mà to lớn hơn thế nữa.

- !!!!!

Rút kinh nghiệm

Một phụ nữ chồng vừa chết chẳng bao lâu đã tái hôn. Một hôm, trong lúc cãi cọ với người chồng mới, hai người mắng nhau không tiếc lời:

- Cô chẳng phải là người đứng đắn. Nếu đứng đắn, cô đâu đã chẳng lấy tôi ngay sau khi anh ta vừa mất - Anh chồng đỏ mặt tía tai đay nghiến.

Cô vợ gật gù:

- Được, lần sau tôi sẽ đợi lâu hơn!

Sưu Tầm

Page 125: Đặ Ấ · Dê trong biểu tượng Văn hóa – Bách Khoa Toàn Thư 6 Gang Tấc – Phùng Quân 14 Kiên giang du ký mùa Xuân – Nguyễn Thị Dịu Dàng 18 Đòn bánh