22
TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC 191 Ánh nhìn trực diện cùng đôi mắt sáng, vầng trán cao, đó chính là những cảm nhận đầu tiên với bất cứ ai lần đầu tiếp xúc với ông. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh khối óc suốt đời miệt mài nghiên cứu, làm bạn với cây cỏ, giới động vật, côn trùng, còn là tâm hồn rất “thơ” của một trái tim biết yêu và cảm nhận cuộc sống muôn màu. Cuộc đời của ông là sự song hành của những công trình nghiên cứu và những vần thơ. Ông chính là GS.TSKH Vũ Quang Côn – nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Chủ tịch Hội Côn trùng Việt Nam. GS.TSKH Vũ Quang Côn MỘT ĐỜI VỚI “CÔN TRÙNG VÀ CÂY CỎ” MỘT ĐỜI THƠ

Giới thiệu

Embed Size (px)

DESCRIPTION

GS-TSKH Vũ Quang Côn

Citation preview

Page 1: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

191

Ánh nhìn trực diện cùng đôi mắt sáng, vầng trán cao, đó chính là những cảm nhận đầu tiên với bất cứ ai lần đầu tiếp xúc với ông. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh khối óc suốt đời miệt mài nghiên cứu, làm bạn với cây cỏ, giới động vật, côn trùng, còn là tâm hồn rất “thơ” của một trái tim biết yêu và cảm nhận cuộc sống muôn màu. Cuộc đời của ông là sự song hành của những công trình nghiên cứu và những vần thơ. Ông chính là GS.TSKH Vũ Quang Côn – nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Chủ tịch Hội Côn trùng Việt Nam.

GS.TSKH Vũ Quang Côn

MỘT ĐỜI VỚI “CÔN TRÙNG VÀ CÂY CỎ”

MỘT ĐỜI THƠ

Page 2: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

192

Có chí thì nên

GS.TSKH Vũ Quang Côn sinh ngày mồng 1 tháng 7 năm 1944 tại xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, bên cạnh dòng sông Trà Lý lúc dữ, lúc hiền. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nhưng tỉnh Thái Bình giặc Pháp chưa chiếm tới, cha ông mất sớm (1945) khi ông vừa hơn 1 tuổi, việc lo toan ruộng, vườn và nuôi dậy 5 người con đè nặng lên vai người mẹ. Người mẹ của GS phải quản lý một gia tài vườn đất vào loại bậc trung trong làng xã, chỉ huy các con nhỏ ngoài việc cày cấy còn trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, có khi còn trồng bông để dệt vải, đủ dùng cho gia đình còn mang bán mà vẫn cho con theo học ở làng xã và huyện. Mẹ gửi gắm niềm hy vọng vào các con. Chiến tranh tràn đến Thái Bình (1949), mẹ vẫn lo toan gia đình và còn nuôi bộ đội và cán bộ kháng chiến. Các anh chị của GS đều theo nghề dạy học như mong mỏi của người cha và mẹ. Tinh thần hiếu học ấy đã ngấm vào máu thịt của ông ngay khi còn là cậu học sinh nhỏ ở làng. Trong kháng chiến, năm 1952 ông thi đỗ vào trường tiểu học công lập ở Thị xã Thái Bình, lúc đó là trường bảo hộ của Pháp. Hòa bình lặp lại ông về quê tiếp tục học nốt cấp 1 ở xã và rồi cấp 2 của huyện Tiên Hưng, Thái Bình. Suốt những năm học cấp 1và cấp 2 tại quê nhà, mặc dù việc học có những lúc bị đói khổ trong và sau cải cách nhưng GS.TSKH Vũ Quang Côn vẫn là một trong những học sinh đứng đầu lớp.

Niềm yêu thích sinh học của ông được bộc lộ và phát triển bắt đầu từ những năm học cấp 3 (trường PTTH) Lê Quý Đôn. Những điều lý thú của giới sinh vật cùng với tâm hồn lãn mạn, nhạy cảm trước thiên nhiên đã làm nên niềm say mê hết sức tự nhiên của GS với lĩnh vực sinh học. Việc thi đỗ vào khoa Sinh

Page 3: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

193

học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1962 cũng chính là sự lựa chọn để có thể thực hiện niềm đam mê đó. Là một trong những sinh viên có học lực tốt của khoa Sinh học khóa 1962 - 1966, GS.TSKH Vũ Quang Côn đã sớm định hình trong đầu một phương pháp luận học tập đúng đắn – phương pháp đã theo ông trong suốt chặng đường nghiên cứu sau này: luôn tập trung hết sức với một số công việc đã được xác định và bỏ công theo đuổi nó. Kết quả có được nhất định phải xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Chính nguyên tắc này đã tạo động lực giúp ông vượt qua những khó khăn thử thách của chuyên ngành sinh học – một chuyên ngành hết sức lý thú nhưng đòi hỏi người theo đuổi phải có ý chí và sự kiên trì.

Sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp với điểm đánh giá tốt về đề tài côn trùng hại cây dâu ở ngoại thành Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS Nguyễn Văn Thạnh – Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, sau đó là Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ Thực vật. GS.TSKH Vũ Quang Côn được chọn vào làm Thư kí vụ Ban Sinh vật Địa Học thuộc Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước (lúc đó GS. Tạ Quang Bửu làm trưởng ban). Ông chịu trách nhiệm theo dõi nhiệm vụ Điều tra cơ bản côn trùng toàn miền Bắc Việt Nam (đề phòng chiến tranh côn trùng và vi trùng của địch) theo chỉ thị 65-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó cũng chính là khoảng thời gian mà ông phải vượt qua nhiều khó khăn thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng khi đi khắp nơi để điều tra, khảo sát và thu thập tình hình thực hiện chỉ thị của Chính Phủ, tổng kết và báo cáo hàng năm cho Nhà nước. Lòng yêu nghề và lớn hơn là lòng yêu nước đã giúp ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sau khi kết thúc nhiệm vụ Điều tra cơ bản côn trùng toàn Miền Bắc Việt Nam vào năm 1968, GS.TSKH Vũ

Page 4: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

194

GS Vũ Quang Côn tại rừng Bạch Dương (nước Nga) vào mùa đông 1973

Quang Côn thực hiện nghiên cứu thực trạng sâu hại bông và tìm cách phòng trừ chúng tại Định Tường, Yên Định, Thanh Hóa, phụ trách tổ nghiên cứu đề tài này trong 2 năm.

Tuy mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, nhưng GS.TSKH Vũ Quang Côn đã chứng tỏ được ý chí và năng lực của một người nghiên cứu khoa học, đã vượt qua được bước “thử lửa” đầu tiên để thật sự bước vào giai đoạn tiếp theo – giai đoạn học tập và nghiên cứu tại Nga.

Nước Nga và những bài học lớn

Trở thành Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Phó chủ tịch Ban chấp hành Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Ủy ban điều hành ASEANET (Đông Nam Á), Ủy viên Hội đồng Quản trị chương trình PROSEA Đông Nam Á, đại diện nhóm Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học của Việt Nam tại ASEAN ; và hiện nay GS đang là Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước, chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Ngành sinh học, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của GS.TSKH Vũ Quang Côn. Nhưng với ông, quãng thời gian dài được học tập và nghiên cứu

Page 5: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

195

tại Viện Động Vật học – Viện Hàn lâm khoa học Nga (Liên Xô cũ) chính là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời nghiên cứu của mình, tạo điều kiện cho ông bộc lộ được niềm say mê, năng lực nghiên cứu sinh học, đồng thời giúp ông tích lũy những bài học bổ ích trong khoa học và trên đường đời.

Tháng 3 năm 1970 được nhà nước chọn và cử đi học nước ngoài, GS.TSKH Vũ Quang Côn viết đề cương nghiên cứu sinh gửi sang Nga – một đề cương theo đúng hướng (may mắn hơn nhiều người khác phải chờ đợi có khi đến vài năm) thì tháng 10 năm đó phía bạn đã đồng ý nhận ông làm nghiên cứu sinh và đầu năm 1971 ông sang Nga với tư cách là nghiên cứu sinh tại Viện Động vật học – Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Leningrad (Liên Xô cũ). Khó khăn ban đầu của ông khi làm nghiên cứu sinh ở đây là khí hậu khắc nghiệt, rất rét, có khi dưới âm 25Co, sức khỏe lại bị hạn chế, vốn tiếng Nga ít ỏi học được trong thời gian còn là sinh viên trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Nhưng với sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo tiếng Nga và thầy hướng dẫn khoa học là GS. TSKH Evgeny Semennovich Sugonyaev cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân và với phương pháp học tập đúng đắn: bắt đầu học từ những bài tổng quan nhất trong những sách chuyên môn của thầy, GS Vũ Quang Côn đã dần khẳng định được năng lực của mình. Quãng thời gian học tập và nghiên cứu sinh tại Viện Động vật học – Viện Hàn lâm Khoa học Nga là quãng thời gian khó quên của GS bởi ông được tiếp cận với một nền khoa học vĩ đại có truyền thống hơn 250 năm với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Sự nhiệt tình từ các thầy cô, các cộng tác viên, các nhà khoa học, sự sắp xếp hợp lý và tôn trọng những người làm khoa học, từ cấu trúc và trưng bày có tính truyền thống của Viện, và đặc biệt điều kiện đầy đủ

Page 6: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

196

GS Vũ Quang Côn và thầy hướng dẫn GS. E. S. Sugonyaev năm 1975

về phương tiện hỗ trợ nghiên cứu, tài liệu tham khảo khoa học hoàn toàn đầy đủ và cập nhật đã tạo động lực giúp ông có những công trình nghiên cứu thành công nổi trội.

Thời gian học tập và nghiên cứu này là thời gian hoàng kim nhất của GS.TSKH Vũ Quang Côn khi thầy Evgeny Semennovich Sugonyaev để ông viết đề cương ngắn thể hiện đề tài nghiên cứu của mình: “Mối quan hệ vật chủ - kí sinh ở loài rệp sáp hại Eulecanium caraganae và kí sinh của nó ở vùng Lê nin grát”. Trong một thời gian rất ngắn, GS.TSKH Vũ Quang Côn và thầy giáo hướng dẫn đã có thể trao đổi chuyên môn mà không cần tới phiên dịch. Trong năm đầu tiên làm nghiên cứu sinh tại đây, GS Vũ Quang Côn vừa kết hợp thực hiện điều tra nghiên cứu,

Page 7: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

197

vừa học ngoại ngữ và thi triết học. Đến năm thứ 2, ông đã đi vào thực nghiệm. Quyết tâm hoàn thành đề cương nghiên cứu với kết quả tốt nhất, GS.TSKH Vũ Quang Côn đã miệt mài giành cả ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật để làm việc trên phòng thí nghiệm, thường 23h đêm mới về đến nhà, luôn mày mò nghĩ ra những thí nghiệm mới, ý tưởng cho những khám phá mới, mặc dù thầy giáo hướng dẫn chỉ yêu cầu ông nghiên cứu những điều cơ bản nhất có khả năng đáp ứng một luận án Tiến sĩ (Candidat Nauk = Doctor of philosophy). Thấy được tinh thần cầu thị của nghiên cứu sinh, thầy Evgeny Semennovich Sugonyaev đã động viên GS Vũ Quang Côn chứng minh một quy luật trước đây chưa thể khái quát được liên quan đến luận án của ông đó là: Mối quan hệ thích nghi giữa chu trình mùa của vật chủ và ký sinh, những phản ứng của vật chủ bị ký sinh và đặc điểm tiến hóa thích nghi của ký sinh ở các tuổi và pha non, hai kiểu thở hút khác nhau của ấu trùng một loài ký sinh trong vật chủ, vào mùa hè lấy oxi trực tiếp ở bên ngoài và vào mùa đông lấy oxi thẩm thấu qua da của ký sinh – một điển hình trong đường tiến hóa từ lấy oxi ngoài trời sang lấy oxi trong cơ thể vật chủ. Sau khi nghiên cứu và viết một số báo cáo đầy đủ, hoàn chỉnh, ông đã chứng minh được quy luật khái quát đó và nhiều lí luận khác, đưa ra những kết luận quan trọng. Luận án của ông được hội đồng khẳng định là một luận án có giá trị với nhiều khám phá mới và cần được in thành sách chuyên khảo độc lập và đề nghị ông được tiếp tục nghiên cứu để làm TSKH. Năm 1975, GS Vũ Quang Côn đỗ Tiến sĩ Sinh học tại Nga khi đó ông đã công bố được 5 công trình trên các tạp chí. Năm 1979, cuốn sách chuyên khảo đầu tiên của ông cùng với thầy hướng dẫn của mình được xuất bản bằng tiếng Nga do NXB Khoa học, Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô. Đến

Page 8: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

198

GS Vũ Quang Côn điều tra sâu hạiở ruộng lúa (năm 1977)

năm 1989 chuyên khảo này được Bộ Nông nghiệp Mỹ hợp đồng với một Tổ chức khoa học Pakistan dịch ra tiếng Anh với tên gọi: “Host – Parasite Relationships in Insects: as they relate to Eulecanium caraganae Borchs and its parasite Encyrtus infidus Rossi” với số lượng lớn, gặp ở hầu hết các thư viện Khoa học Mỹ và một số nước.

Năm 1975, GS Vũ Quang Côn trở về nước và công tác tại Viện Sinh vât học, phụ trách tổ sinh thái và thực nghiệm côn trùng. Tại đây ông tiếp tục làm các đề tài nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ ký sinh và vật chủ ở côn trùng. Đặc biệt trong thời gian này ông thực hiện nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu tìm kiếm cách sử dụng các loài thiên địch (kí sinh, bắt mồi và vi sinh vật) trong phòng chống sinh học sâu hại lúa và đay ở Việt Nam”. Ông đã thí nghiệm thành công về sinh thái học, sinh học trên nhiều đối tượng mẫu là sâu cánh Vảy hại lúa và nhiều loài ong ký sinh của chúng tạo điều kiện cho luận án Tiến sĩ Khoa học sau này.

Năm 1983 được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện, Viện Động Vật học – Viện Hàn lâm khoa học Nga gọi GS.TSKH Vũ Quang Côn sang làm luận án Tiến sĩ Khoa học. Dựa trên những tài liệu từ đề

Page 9: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

199

tài cấp Nhà nước và một số đề tài khác, ông lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các mối quan hệ vật chủ - ký sinh của cánh vảy hại lúa và những ký sinh của chúng trong điều kiện Miền Bắc Việt Nam”. Với phương pháp rất chặt chẽ, kinh điển cộng với nhiều phương pháp mới do tác giả sáng tạo ra và quyết tâm viết luận án này trên đối tượng mẫu của Việt Nam. Nếu như nghiên cứu các mối quan hệ vật chủ - ký sinh trên đối tượng mẫu là 1 loài côn trùng vật chủ với 1 loài ký sinh đã tạo nên những khám phá lý thú và mới trong khoa học để nhận học vị Tiến sĩ Sinh học thì để cho luận án Tiến sĩ Khoa học ông đã nghiên cứu mẫu song song nhiều loài vật chủ (13 loài cánh Vảy gồm 3 tập hợp điển hình) với nhiều loài ký sinh (trên 60 loài tạo thành 12 tập hợp). Từ đó đã xây dựng hàng loạt những kết luận có tính tổng quát tạo ra những lý thuyết mới mà trên thế giới chưa đâu đề cập đến. Ở nước Nga và một số nước khác ở Châu Âu, chuẩn bị luận án Tiến sĩ Khoa học là do tự tác giả nghiên cứu và viết, với ý tưởng, phương pháp, kết quả và lý luận là của mình và phải hoàn toàn mới với khám phá khoa học ở tầm cao mà trên thế giới chưa hề nêu ra, không cần phải thầy hướng dẫn. Tác giả có thể tìm người cố vấn khoa học để xin ý kiến về khoa học và chỉnh sửa những sai sót về ngôn ngữ đặc biệt đối với người nước ngoài. Vì vậy, trừ những khoa học lý thuyết cơ bản như toán học và vật lý lý thuyết v.v. thì từ Tiến sĩ đến Tiến sĩ Khoa học thuộc các lĩnh vực điều tra và thực nghiệm mất khá nhiều năm, có khi hàng chục năm và rất nhiều người sẽ không bao giờ đạt được. Vì vậy, số TSKH (Doctor Nauk) ở Nga ít hơn rất nhiều so với TS chuyên ngành (Candidat Nauk, Ph.D).

Với sự giúp đỡ và động viên của GS. TSKH Evgeny Semennovich Sugonyaev (mà trước đây ông là thầy hướng

Page 10: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

200

dẫn khi GS Vũ Quang Côn làm nghiên cứu sinh từ 1971-1975) và của nhiều nhà khoa học Nga, GS.TSKH Vũ Quang Côn đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Khoa học trong sự đánh giá cao của các Viện sĩ, GS và của giới chuyên môn bởi những khám phá mới về phương pháp luận, những phát hiện và kết luận mới, tập trung vào các vấn đề: Quy luật tạo thành tập hợp kí sinh ở vật chủ ở côn trùng, những thích nghi của các loài nội và ngoại kí sinh đối với pha trứng, các tuổi của sâu non và pha nhộng ở côn trùng cánh Vảy, khám phá tương quan giới tính của kí sinh trong mối tác động qua lại giữa vật chủ và kí sinh ở côn trùng, vai trò của kí sinh trong hạn chế số lượng sâu cánh Vảy ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số phương pháp và nguyên tắc lợi dụng và sử dụng kí sinh để hạn chế số lượng sâu hại trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp. Hội đồng Tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Liên Xô cũ) đề nghị cho xuất bản độc lập nội dung luận án này thành sách chuyên khảo. Cuốn sách đã được xuất bản bằng tiếng Nga vào năm 1992 với tên gọi: “Các mối quan hệ vật chủ - kí sinh của các loài cánh vẩy hại lúa và các ký sinh của chúng ở Việt Nam” (đã được dịch và tái bản có bổ sung bằng tiếng Việt vào năm 2007). Trên cơ sở luận án

GS Vũ Quang Côn (ở giữa) chủ trì Hội thảo“Xây dựng bộ động vật chí, thực vật chí Việt Nam”

giai đoạn 2003 - 2005

Page 11: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

201

TSKH của ông cuốn sách mang tầm quốc tế bởi những đóng góp có tính lý luận và nguyên lý cao hơn so với cuốn sách của ông đã xuất bản trước đó cũng tại Nga. Được biết rằng, hồi đó ở Nga những kết quả khoa học của luận án TS hoặc TSKH được đề nghị nhà nước tài trợ xuất bản thành chuyên khảo là hiếm có và là một vinh dự lớn cho nhà khoa học đặc biệt đối với các nhà khoa học thuộc các nước thế giới thứ 3 như Việt Nam.

Lấy những thành quả đạt được sau thời gian hoạt động khoa học và bảo vệ luận án Tiến sĩ Khoa học tại Nga làm nền tảng, GS.TSKH Vũ Quang Côn đã trở về nước và tích cực tham gia nghiên cứu. Năm 1991 được phong PGS và năm 1996 được phong GS Sinh học. Ông đã cho ra đời 3 cuốn sách chuyên khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh (trong đó tái bản 2 chuyên khảo đã xuất bản tại Nga và Mỹ), 2 sách tham khảo và công bố trên 110 bài báo khoa học trên các tạp chí, báo cáo khoa học Hội nghị Quốc gia và Quốc tế, trong đó có gần 20 công bố nước ngoài mà chủ yếu là bằng tiếng Nga. Tất cả ông đã chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và 12 đề tài cấp Bộ, đáng kể là đề tài Nhà nước độc lập mà ông chủ nhiệm: “Xây dựng bộ động vật chí, thực vật chí Việt Nam giai đoạn 2003-2005”. Kết quả là đến

GS Vũ Quang Côn thăm nơi thí nghiệm ươm câyrừng quý của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Page 12: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

202

năm 2007 đã xuất bản được 19 tập sách trong đó 12 tập Động vật chí và 7 tập Thực vật chí với sự tham gia của hàng chục nhà khoa học. Đề tài này kết hợp với 2 đề tài cấp bộ là: Biên soạn Động vật chí và Thực vật chí giai đoạn trước đó và Sách đỏ và danh lục đỏ Việt Nam do GS. TSKH. Đặng Ngọc Thanh chủ nhiệm tạo thành 1 cụm công trình khoa học được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Các đề tài khác tập trung vào hướng sinh thái học côn trùng, mối quan hệ ký sinh và vật chủ, đa dạng sinh học côn trùng đáng lưu ý là các vấn đề như: “Sự phát triển của côn trùng và vi sinh vật có ích trong hệ sinh thái nông nghiệp trọng điểm và định hướng sử dụng chúng”, “Nghiên cứu đặc điểm phát sinh phát triển của côn trùng có ích (ký sinh và bắt mồi) trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam”, “Nghiên cứu thử nghiệm một số giải pháp sinh học, sinh thái có hiệu quả chống sâu hại, chăm sóc cây trồng, vệ sinh môi trưởng nông thôn phục vụ nền nông nghiệp sinh thái bền vững”, “Đa dạng thành phần loài và sinh thái học các nhóm côn trùng và nhện quan trọng ở một số vườn quốc gia” hoặc “Sự phát triển và thích nghi mùa của một số nhóm côn trùng thiên địch và nhện bắt mồi với vật chủ và vật mồi GS Vũ Quang Côn cùng với 2 học trò trong

buổi nhận bằng Tiến sĩ (bên trái) và Thạc sĩ

Page 13: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

203

Gia đình GS Vũ Quang Côn

trong hệ sinh thái nông nghiệp”. GS.TSKH Vũ Quang Côn đã hướng dẫn thành công nhiều cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ và đặc biệt là 15 tiến sĩ chuyên ngành Sinh học và Nông nghiệp. Trong những người này, đã có nhiều người trở thành GS, PGS, Viện trưởng, Trưởng phòng nghiên cứu và giám đốc các cơ quan khoa học.

Nhìn lại chặng đường nghiên cứu khoa học suốt mấy chục năm của mình, GS.TSKH Vũ Quang Côn không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhớ đến những ngày tháng học tập và nghiên cứu tại phương trời Nga. Rất nhiều bài học về chuyên môn, về tình người đã được ông đúc kết ở nơi đây, trở thành hành trang của ông trên những chặng đường tiếp theo. Ông may mắn có một hậu phương vững chắc, người vợ đảm đang và hai con gái ngoan;

Page 14: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

204

điều đó đã tạo điều kiện cho ông yên tâm vững bước trên con đường hoạt động khoa học của mình. Với ông, sự đạt đến điểm cao của chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học cũng mang tính lịch sử. Mỗi người có thể phát huy tốt nhất trong một điều kiện lịch sử và độ tuổi nhất định. Kế tiếp, người ta thường tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có để giúp đỡ thế hệ sau vươn lên thông qua việc tập hợp đội ngũ, quản lý, đào tạo và thực hiện nhiệm vụ khoa học của lĩnh vực chuyên sâu mà họ theo đuổi. Cũng nhờ đó mà ông cùng tập thể các nhà khoa học tham gia đóng góp được những công trình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng vào thực tế, góp phần phát triển nền nông nghiệp, lâm nghiệp của đất nước.

Đường thơ không tuổi

Gắn bó với thiên nhiên, sinh vật đã quá nửa chặng đường đời. Những khát khao mong mỏi trong sự nghiệp cống hiến cho khoa học nước nhà cũng đã đến độ. Nhưng có một con đường khác, một con đường tưởng như rất riêng nhưng lại chính là “người bạn đồng hành” với sự nghiệp nghiên cứu khoa học suốt mấy chục năm qua của GS.TSKH Vũ Quang Côn. Đó chính là con đường thơ mà nhà nghiên cứu phê bình văn học GS.TS.NGND Trần Đình Sử nhận xét rằng sẽ còn dồi dào và con nhiều hứa hẹn hơn nữa – một con đường thơ không tuổi.

Có thể nói rằng, chính niềm yêu thích, say mê thiên nhiên đã khơi dậy trong trái tim GS.TSKH Vũ Quang Côn đồng thời lòng khát khao được hòa mình cùng với khoa học và thơ ca. Ngay từ những năm còn là cậu học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, GS.TSKH Vũ Quang Côn quyết định theo chuyên ngành sinh học vì nghĩ là sẽ được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, từ đó

Page 15: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

205

sẽ nuôi dưỡng được tâm hồn thơ ca của bản thân. Trái tim nhạy cảm, tâm hồn tinh tế đã giúp ông đều đặn cho ra đời những vần thơ dụng dị đầy cảm xúc, ngay cả khi đã trở thành sinh viên chuyên ngành Sinh học trường Đại học Tổng hợp, có nhiều đêm ôn bài lúc đêm khuya, nhưng tứ thơ hay lần lượt hiện ra trong mạch cảm xúc của ông. Chính vì thế, có rất nhiều bài thơ được ông sáng tác khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông đã cho ra đời 5 tập thơ: Nguyên Sơ, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, 2011; Dáng Hình, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, 2003; Đêm Trắng, NXB Hội Nhà Văn Việt Nam, 2003; Cỏ Dại, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, 2009; Cạm Bẫy, NXB Hội Nhà Văn Việt Nam, 2011.

Những năm tháng gắn bó với đất nước và con người Nga, những dấu ấn sâu sắc với xứ sở Bạch Dương cũng được ông gửi gắm vào trong những vần thơ đầy cảm xúc: “Đất nước Nga/ Một trời xa tôi mãi nhớ/ Nơi có niềm vui và nỗi đau trăn trở/ Nơi tình yêu thêm nâng cánh đời tôi/ Thầy giáo Nga dẫn tôi vào khoa học/ Gợi mở cho tôi lẽ sống một con người” (trích bài thơ “Ơi, Xanh Pê – téc – bua – tập thơ “Đêm trắng”); “Hoa hướng dương nở bùng trong nắng sớm/ Những chùm lê trĩu trịt bên đường/ Hàng bách diệp buông xanh hai mầu đông hạ/Cây anh đào mang triệu mặt trời con” (“Một thoáng Ek – Xen – Tu – Ki – tập thơ “Đêm trắng”); “Chiều chiều in lá bạch dương/ Chút giăng mắc/ Chút gió sương/ Chút tình” “Trời nhớ, trời say” – tập thơ “Đêm trắng”)…

Người ta thường nói rằng, thơ chính là sự chiêm nghiệm của tác giả trước cuộc đời. Thơ đối với GS Vũ Quang Côn cũng vậy, nhưng lại có những điều đặc biệt trong sáng tác của ông. Trên

Page 16: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

206

những vần thơ của ông luôn có sự xuất hiện của thiên nhiên, hay nói một cách khác, ông mượn sự vận động theo quy luật của thiên nhiên, vạn vật để nói về cuộc sống con người, nói về cuộc đời. Chính vì thế, khi thưởng thức những vần thơ của ông, ta không những cảm nhận được niềm cảm mến ông dành cho thiên nhiên mà còn có thể cảm nhận được những triết lý nhân sinh sâu sắc ẩn giấu sau đó. Có lẽ chính đặc thù của một nhà nghiên cứu sinh học đã giúp GS Vũ Quang Côn có cảm quan thật đặc biệt với thiên nhiên vạn vật. Thiên nhiên trong thơ ông có những lúc đẹp diệu kỳ: “Lá thu xao động trước mành/ Kìa bao mầm cỏ buộc mình với duyên/ Đụng vào da dẻ thiên nhiên/Tim ai rộn đập tận miền khát khao” (“Đụng vào thiên nhiên” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Hè ơi! Hà Nội mênh mông nắng/ Lặng lẽ mơ hồ những quán đêm/Khoảng thời gian còn lại sau vòm lá/Cây bàng chở gió phố nào quen” (“Hà Nội mùa sen” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Tay mình vừa chạm hơi men/Đã toan ôm cả thiên nhiên vào lòng” (“Nguyên sơ” - tập thơ “Nguyên sơ”), có lúc khơi gợi nên những cảm xúc tận sâu trong tâm khảm: “Ta trở lại lòng mình sâu thẳm/ Lang thang mênh mông vắng/Chợt chạm vào nỗi đau hoàng hôn” (“Hoàng hôn trên cánh đồng” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Về ngoại ô hẹn hò/ Đâu rồi bàn tay ấm/ Nụ hôn xưa mằn mặn/ Bỗng đơn côi ngẩn ngơ” (“Vườn ngoại ô” – tập thơ “Cỏ dại”, “Mái nội cung già nua/Lăng tẩm trào giọt lệ/Đón hương ngàn gió bể/Huế một chiều ngẩn ngơ” (“Ngẩn ngơ Huế” – tập thơ “Cỏ dại”), “Khói sương gió cuốn la đà/ Từ trong ngàn cỏ ngát ra đời mình” (“Hương quê” – tập thơ “Cỏ dại”)…

Say đời, yêu đời với trái tim mãi mãi trẻ trung, GS.TSKH Vũ Quang Côn có những bài thơ đầy ắp tình yêu bình dị mà tràn đầy hạnh phúc: “Ơi cuộc đời cho ta/Niềm thương và nỗi nhớ/

Page 17: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

207

Bao nhiêu điều mắc nợ/Vẫn đắm đuối cuồng si” (“Nhớ” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Đôi mắt gợi tình trong mắt/Bàn tay gợi tình trong tay/Trái tim vì tình loạn nhịp/Cái đầu vì tình ngất ngây”) ( “Tình” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Chờ cho trời tạnh khi nào/ Nụ hôn đẫm ngọt gửi vào trong mưa” ( “Nụ hôn trong mưa” – tập thơ “Dáng hình”); “Mỗi lần đèo con đi học/Lòng rộn tiếng chim ca/Con mang nỗi đau lòng mẹ/Trong bầu trời thương của cha” (“Đèo con” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Hạnh phúc nhất lúc cha dậy sớm/Ngắm con yêu đang say ngủ trên giường/Không gian rộng, lòng người thanh thản quá/Bỗng thấy quanh mình tỏa sắc hương” (“Dậy sớm” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Con ơi con giữa trời thênh thang/ Bay bay lên con là niềm tin” (“Với con” – tập thơ “Dáng hình”).

Nhưng thiên nhiên đối với GS.TSKH Vũ Quang Côn có lúc lại mang những niềm đau, niềm hối tiếc cho cả cõi người trầm luân dâu bể: “Ngẫm mình trong cõi thế gian/Nhìn sang nhau…chợt nắng đang quái chiều/ Thời gian còn được bao nhiêu/ Cho ta làm nốt những điều bỏ quên” (“Bỏ quên” – tập thơ “Nguyên Sơ”), “Sau những ô cửa kính sắc màu/ Hiện lên như thiên đường lộng lẫy/ Nào ai biết trời cao giăng bẫy/ Bao cánh chim khát

NHỮNG KHEN THƯỞNG TIÊU BIỂU

1. Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì, cấp năm 1983.2. Huy chương vì sự nghiệp khoa học Việt Nam, cấp năm 1996.3. Huy chương vì sự nghiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, năm 2003.4. Huân chương Lao động hạng 3, năm 2010.5. Giải thưởng Hồ Chí Minh, năm 2012.

Page 18: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

208

vọng thiên đường” (“Những cánh chim chết vì ảo ảnh” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Báo đâu biết một điều đơn giản/Kẻ săn mồi cũng là vật hi sinh” (“Lời than của báo mẹ” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Em ơi! Hình như đâu đó/ Bẫy đời giăng đặt chờ ai” (“Cạm bẫy” – tập thơ “Cạm bẫy”), “Cả làng đu với bão/Cứu thương rồi cứu đói/ Sống chết cùng có nhau/ Sức thiên nhiên vĩ đại/ Sức con người nhỏ nhoi?”( “Bão” - tập thơ “Cạm bẫy”…Đằng sau những vần thơ đầy chân thực đó là cả tấm lòng trắc ẩn của nhà thơ với cuộc đời. Có lẽ phải trải nghiệm qua rất nhiều cảnh ngộ, cùng với tâm hồn nhạy cảm, GS Vũ Quang Côn mới có thể có được những câu thơ như rút từ gan ruột như vậy, trở thành nguồn động lực vô bờ giúp ông vượt qua khó khăn thử thách trên con đường nghiên cứu khoa học, và trên đường đời mênh mông.

Quý trọng cuộc sống, quý trọng trí tuệ con người, GS.TSKH Vũ Quang Côn tham gia rất tích cực vào những hoạt động hướng về quê hương. Hàng năm ông đều có 2 phần thưởng khuyến học dành cho giáo viên và học sinh dạy giỏi và học giỏi, những học sinh đỗ vào đại học chính quy và quà cho các cháu vào ngày tết. Ông còn tài trợ tu bổ sửa chữa mẫu giáo, vườn cây cho trường mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở của xã, khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ lòng yêu và quý trọng thiên nhiên. Đối với ông, chặng đường đi qua đã trở thành tiếng vọng nhắc nhở ông phải sống sao cho trọn vẹn với cuộc đời, với con người, với quê hương, với Tổ quốc. Những vần thơ nơi ông sẽ tiêp tục dâng đời cũng giống như niềm say mê khoa học sẽ không bao giờ tắt trong ông: “Ngoảnh trông quá nửa cuộc đời/ Vẫn đau đáu suốt một thời trẻ trung/ Dấu chân in khắp các vùng/ Vẫn còn khát tới tận cùng mới thôi”

Page 19: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

209

Những Vần Thơ Màu Xanhcủa GS.TSKH Vũ Quang Côn

Di chỉ Hoàng thànhSống trên người đó người ơiTa vô tư quá để rồi ngẩn ngơGiờ người mới tỏ nét xưaMột nghìn năm gặp bất ngờ hôm nayMênh mang di chỉ vơi đầyBao đời xếp lại lớp dầy lớp sâuVật còn đây, hồn ở đâuBâng khuâng trang sử đọng màu nhớ thươngNét hoa văn bao năm trườngNâng niu giữ lấy tìm đường bước điỞ đâu nền móng cung xưaỞ đâu Hoàng đế say sưa giấc lànhĐâu nơi phán việc triều đìnhĐâu việc học, đâu việc binh bộn bề.

Ngậm ngùi đây Lý Trần Lê…Mắt rưng rưng lệ, lòng se sắt lòng.

(Trích tập thơ “Cỏ Dại”, tháng 10-2003)

Chiều Phố CổEm đi chiều nghiêng nghiêng phốLộc xuân xòe biếc ngơ ngơHạt nắng lăn từ thủa cũMái chùa nặng trĩu ngày xưa

Tóc buồn rung rinh vồi vộiÁo hồng hé nở hương thơmVừa chợt bay qua cửa sổChạm vào ai ngỡ nụ hôn

Hà Nội chiều xuân phố cổNốt đàn rơi thoáng đâu đâyHồn cha tìm trong ngọn gióNâng bóng ngàn năm trên tay.

(Trích tập thơ “Cỏ Dại”, 2004)

Hoa TímEm ngắt trao anh một chùm hoa tímHoa quanh em ngào ngạt tình NgaƠi! Tử đinh hương làm anh xao xuyếnBỗng nhớ chiều hoa tím cánh rừng xa.

(Trích tập thơ “Đêm Trắng”, Leningrad, 1971)

Page 20: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

210

Cạm BẫyCon nai rừng lang thangĐột nhiên rơi vào cạm bẫyChiều nay phơi trên đĩa vàng

Con kỳ nhông cát trắngChui vào thòng lọng ngỡ ngàngTre xiên, than hồng đốt sémLá thơm, chanh ớt, rượu nồngTiếng cười giòn tan không gian

Em mảnh mai duyên dángBàn tay nâng rượu lâng lângNụ cười ngây thơ trong trắngMiền quê em mới đến làm

Em ơi hình như đâu đóBẫy đời giăng đặt đợi chờ ai…

(Trích tập thơ “Cạm Bẫy”)

Vườn Ngoại ÔLá dát vàng trời xanhHương thơm từ đâu lạNụ cười ai bỡ ngỡChạm vào ký ức xưa

Ta về thăm vườn quêNhặt nắng thu vàng nhạtMôi ai vành trăng mậtNhớ mắt ai thẹn thò

Về ngoại ô hẹn hòĐâu rồi bàn tay ấmNụ hôn xưa mằn mặnBỗng đơn côi ngẩn ngơ.

(Trích tập thơ “Cỏ Dại”, 10-2004)

Sau những ô cửa kính sắc màuHiện lên như thiên đường lộng lẫyNào ai biết trời cao giăng bẫyBao cánh chim khát vọng thiên đường

Những trái tim nóng bỏngTheo nhạc điệu hùngVà tiếng kêu chiu chít gọi bầyLao vào ảo ảnh

Xô lên cánh cửa thiên đườngTự nguyện hy sinhMáu đổThây rơiLả tả dưới chân đài ảo vọng!

(Trích tập thơ “Cạm bẫy”)

Những cánh chim chết vì ảo ảnh

Page 21: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

211

Đụng Vào Thiên NhiênRơi vào giữa cõi hoang sơMiên man rừng núi, âm u suối ngànLá thu xao động trước mànhKìa bao mầm cỏ buộc mình với duyênĐụng vào da dẻ thiên nhiênTim ai rộn đập tận miền khát khao.

(Trích tập thơ “Cạm bẫy”)

Hồ Hoa SúngBên bờ nhú một bông súng đỏGiữa hồ lấp lánh ánh trời xuânTóc xanh sóng sánh chiều thu lặngMái bạc thầy đi nắng khô gầy

Nhớ em xa tận chân trời ấyGió gọi nơi em chốn lạ lùngMắt ai chờ đợi trong hồn lạnhSao chỉ một mình ta với hoa?

(Trích tập thơ “Cạm bẫy”)

Con Chim Nho Nhỏ

Em như con chim maiTừ chiều anh đứng đợiEm như con cá lộiChờ bên suối anh trôngAnh thương cá lội giữa dòngCon chim nho nhỏ cuối đồng cỏ xanh…

(Trích tập thơ “Nguyên sơ”)SaoGió sao thổi đến vô cùngSông sao chẩy tới một vùng biển khơiHoa sao nở đón mặt trờiHương sao thơm để cho người ngất ngâyNụ cười ai để ai sayTình sao để lại những ngày chát chuaTrải bao lặn lội ngày xưaThân tàn tạ mãi vẫn chưa thành mìnhMáu tim chở nặng nghĩa tìnhNhịp đời sao mãi bồng bềnh, thế sao?

(Trích tập thơ “Cạm bẫy”)

(Tặng H.)

Page 22: Giới thiệu

TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

212

Nguyên SơLang thang bướm suối hoa rừngThoảng đâu hương thảo hay chừng hương emTay mình vừa chạm hơi menĐã toan ôm cả thiên nhiên vào lòngĐồi non gió biếc phập phồngCánh chim lạc tổ dưới vầng trời caoMây sương bạc nước buông đèoÂm vang sâu thẳm đọng chiều nguyên sơ.

(Trích tập thơ “Nguyên sơ”)

Thềm xuânĐông già thân gạo xác xơXương gầy ngả bóng thẫn thờ lòng aiChiều cong hứng gió heo mayMang theo hơi lạnh lấp đầy không gianXa xa tháp cổ mờ sươngĐào phai chợt tỉnh soi gương mặt hồ.

(Trích tập thơ “Nguyên sơ”)

Hoàng hôn trên cánh đồngHoàng hôn ngả lưng trên cánh đồng mướt xanhCây đa giữa mênh mông buồn cô đơnMàu tím miên man trùm tất cảTiếng ếch nhái, côn trùng rên rảLòng vô định thả lên trời đầy saoMắt lim dim lắng nghe tiếng đồng quê thầm thì

Ta trở lại lòng mình sâu thẳmLang thang mênh mông vắngChợt chạm vào nỗi đau hoàng hôn.

(Trích tập thơ “Cạm bẫy”)