20
phát hành thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1157 ngày 17.12.2015 Ảnh: trần hiệp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng (Tr.2) - Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam-Belarus (Tr.2) - Thay đổi cách tiếp thị để thu hút khách du lịch (Tr.12) - Việt Nam giành 10 HCV Giải vô địch Aerobic Châu Á (Tr.15) - Đề cao vai trò của chính quyền địa phương trong giữ gìn môi trường du lịch (Tr.10) Trong số nàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huy chương Vàng cho 2 tác giả Nguyễn Khắc Hân và Đinh Gia Thắng Trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 diễn ra từ 09-23.12 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng và các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, là dịp để giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc trên toàn quốc, đồng thời tổng kết, đánh giá 5 năm sáng tạo nghệ thuật và phát triển của ngành Mỹ thuật Việt Nam theo đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng. (Xem tiếp trang 6) 3 di sản dẫn đầu về lượt khách tham quan Theo số liệu thống kê của Cục Di sản văn hóa vừa công bố về số lượng khách tham quan các khu di sản thế giới và di tích đặc biệt quốc gia năm 2015, dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách. Đứng thứ nhì là Vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách. Quần thể di tích Cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách. Tiếp đó là khu Phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách. ThaNh hà Lần đầu chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian Ngày 10.12, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Báo Văn Hóa đã tổ chức họp báo, lấy ý kiến các cơ quan thông tin đại chúng (bằng hình thức chấm điểm) nhằm đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian ở 63 tỉnh/thành trong mùa lễ hội 2015. Đây là năm đầu tiên Bộ VHTTDL thực hiện đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian trong cả nước bằng hình thức chấm điểm. Trên cơ sở ý kiến và điểm chấm từ các địa phương, cơ quan quản lý và báo chí, Bộ VHTTDL sẽ tổng hợp, tiếp thu và điều chỉnh những vấn đề cần thiết để từ những mùa sau, việc chấm điểm, đánh giá công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian sẽ trở thành hoạt động thường xuyên, thiết thực; là động lực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở các địa phương trong cả nước…”. (Xem tiếp trang 9)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn

Embed Size (px)

Citation preview

phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1157 ngày 17.12.2015

Ảnh:

trầ

n h

iệp

Chủ tịch nước Trương Tấn Sangkhảo sát mô hình làng văn hóadu lịch cộng đồng

(Tr.2)- Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam-Belarus

(Tr.2)- Thay đổi cách tiếp thị để thu hút khách du lịch

(Tr.12)- Việt Nam giành 10 HCV Giải vô địch Aerobic Châu Á

(Tr.15)- Đề cao vai trò của chính quyềnđịa phương trong giữ gìn môi trường du lịch

(Tr.10)

Trong số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huy chương Vàng cho 2 tác giả Nguyễn Khắc Hân và Đinh Gia Thắng

Trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 diễn ra từ 09-23.12 tại Trung tâm Triển lãmvăn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). Phát biểu khai mạc,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 là hoạtđộng thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng và cácngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, là dịp để giới thiệu những tác phẩm tiêu biểucủa các hoạ sĩ, nhà điêu khắc trên toàn quốc, đồng thời tổng kết, đánh giá 5 nămsáng tạo nghệ thuật và phát triển của ngành Mỹ thuật Việt Nam theo đường lối vănhoá, văn nghệ của Đảng. (Xem tiếp trang 6)

3 di sản dẫn đầu về lượt khách tham quan

Theo số liệu thống kê của Cục Disản văn hóa vừa công bố về số lượngkhách tham quan các khu di sản thếgiới và di tích đặc biệt quốc gia năm2015, dẫn đầu là Quần thể danhthắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượtkhách. Đứng thứ nhì là Vịnh HạLong đón trên 2,5 triệu lượt khách.Quần thể di tích Cố đô Huế đứng thứba với hơn 2 triệu lượt khách. Tiếpđó là khu Phố cổ Hội An đón khoảng1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc giaPhong Nha-Kẻ Bàng đón khoảng740.000 lượt khách.

Thanh hà

Lần đầu chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian

Ngày 10.12, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Báo Văn Hóa đã tổ chức họpbáo, lấy ý kiến các cơ quan thông tin đại chúng (bằng hình thức chấm điểm)nhằm đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian ở 63 tỉnh/thành trongmùa lễ hội 2015. Đây là năm đầu tiên Bộ VHTTDL thực hiện đánh giá công tácquản lý, tổ chức lễ hội dân gian trong cả nước bằng hình thức chấm điểm. Trêncơ sở ý kiến và điểm chấm từ các địa phương, cơ quan quản lý và báo chí, BộVHTTDL sẽ tổng hợp, tiếp thu và điều chỉnh những vấn đề cần thiết để từ nhữngmùa sau, việc chấm điểm, đánh giá công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian sẽtrở thành hoạt động thường xuyên, thiết thực; là động lực góp phần nâng caohiệu quả quản lý ở các địa phương trong cả nước…”. (Xem tiếp trang 9)

quản lý nhà nước

2 số 1157 l 17.12.2015

Ngày 10.12, trong chương trìnhthăm và kiểm tra tình hình kinh tế-xãhội, đảm bảo quốc phòng-an ninh trênđịa bàn tỉnh Hà Giang, Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang cùng Đoàn công táccủa Trung ương đã khảo sát mô hìnhLàng Văn hóa-Du lịch cộng đồng vàsinh thái thuộc xã Phương Độ, TP. HàGiang.

Là xã ngoại vi của thành phố HàGiang, có nhiều đồng bào dân tộc Tàysinh sống, thời quan qua, Phương Độđã dựa vào tiềm năng cảnh quan thiênnhiên, kiến trúc nhà sàn, nghệ thuật dângian đồng bào dân tộc, từng bước xâydựng làng văn hóa, thu hút nhiều lượtkhách du lịch trong ngoài nước đếntham quan, nghỉ dưỡng. Để mô hình đivào hoạt động hiệu quả, xã đã xâydựng nội quy, tăng cường công táctuyên truyền, quảng bá để thực hiện

nếp sống mới, đẩy mạnh việc áp dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyểndịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi;hỗ trợ các hộ dân chỉnh trang nhà cửa,cải tạo các công trình phụ trợ.

Báo cáo với Chủ tịch nước về sựthành công bước đầu của mô hình, Bíthư Tỉnh ủy Hà Giang - Triệu Tài Vinhcho biết: Trong định hướng phát triển,những mô hình làng văn hóa như thônTha, xã Phương Độ sẽ kết hợp cácđiểm văn hóa xung quanh thành phốHà Giang tạo thành vành đai du lịchvăn hóa cộng đồng, vừa thúc đẩy sựphát triển kinh tế-xã hội của địaphương, vừa tạo điều kiện cho việc bảotồn không gian văn hóa truyền thốngcủa dân tộc.

Sau khi đến khảo sát mô hình“home stay” (nghỉ tại nhà) của hai giađình ở thôn Hạ Thành với đầy đủ cơ sở

dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn ở củakhách, hỏi thăm với một số du kháchnước ngoài nghỉ tại đây, Chủ tịch nướcbiểu dương lãnh đạo chính quyền địaphương đã biết kết hợp xây dựng môhình nông thôn mới với giữ gìn bản sắcvăn hóa của đồng bào vùng cao, tìm rahướng đi riêng của địa phương, giúpngười dân cải thiện đời sống, diện mạonông thông khang trang, sạch đẹp. Chủtịch nước khẳng định, xây dựng nôngthôn mới là chương trình hợp lòng dân,cần phải duy trì, phát huy làm cho thậttốt, mang lại sự thụ hưởng cho ngườidân. Với những ngành nghề mới manhnha nhưng có tiềm năng như: dịch vụdu lịch, cần tuyên truyền quảng bá, họctập mô hình, kinh nghiệm hay ở cáctỉnh/thành trong cả nước, vận dụngthành công vào thực tiễn Hà Giang.

Yến nhi

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát mô hình làng văn hóadu lịch cộng đồng

Ngày 07.12, tại Hà Nội, Bộ trưởngBộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh đã tiếpvà làm việc với Bộ trưởng Bộ Thể thaovà Du lịch Cộng hòa Belarus - ShamkoAlexander về một số nội dung hợp táctrong lĩnh vực VHTTDL.

Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã thông báo đến Bộ trưởngShamko Alexander về tình hình hợp tácVHTTDL trong thời gian gần đây.

Về tổng quan, hợp tác Văn hóa hainước diễn ra thuận lợi, đạt được nhiềuthỏa thuận quan trọng. Bộ VHTTDLViệt Nam và Bộ Văn hóa Belarus đã xâydựng, thống nhất và ký “Chương trìnhhợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệthuật giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và BộVăn hóa Belarus giai đoạn 2014-2016”.Hai bên cũng đã tổ chức thành công sựkiện “Những ngày văn hóa Belarus tạiViệt Nam” và “Những ngày văn hóa ViệtNam tại Belarus”.

Về thể thao, Bộ VHTTDL Việt Namvà Bộ Thể thao và Du lịch Belarus đã kýthỏa thuận hợp tác về thể thao. Đồngthời, ký thỏa thuận hợp tác về việc cửhuấn luyện viên, vận động viên ViệtNam sang tập huấn tại Trung tâm huấnluyện thể thao Minsk. Belarus là nơi cóđịa điểm tập huấn tốt cho một số mônthể thao như cử tại, vật, điền kinh, thểdục nghệ thuật, đua thuyền.

Về Du lịch, từ tháng 7.2015, ViệtNam đã chính thức đơn phương miễnthị thực cho công dân Belarus khi nhậpcảnh Việt Nam với thời hạn không quá15 ngày. Tháng 10.2015, Tổng cục Dulịch đã phối hợp với Đại sứ quán ViệtNam tại Belarus tổ chức chương trìnhxúc tiến, giới thiệu Du lịch Việt Namtại Belarus.

Để phát triển hơn nữa mối quan hệhợp tác song phương trong lĩnh vựcvăn hóa, thể thao và du lịch, Bộ trưởng

Hoàng Tuấn Anh cũng đề xuất một sốnội dung hợp tác trong thời gian tới:Trao đổi đoàn cấp cao, tăng cường traođổi thông tin về các hoạt động văn hóa,nghệ thuật của hai bên; triển khai thựchiện hiệu quả “Chương trình hợp táctrong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuậtgiữa Bộ VHTTDL Việt Nam và BộVăn hóa Belarus giai đoạn 2014-2016”; đề nghị Belarus cử các chuyêngia giỏi trong các bộ môn Thể thao thếmạnh của Belarus sang hỗ trợ huấnluyện cho các vận động viên ViệtNam… trao đổi kinh nghiệm trongviệc phát triển các loại hình du lịch vănhóa, lịch sử; đơn giản hóa thủ tục cấpthị thực cho công dân Việt Nam khinhập cảnh Belarus; hai bên cùng hỗ trợnhau trong việc giới thiệu quảng bátiềm năng du lịch trên các phương tiệnthông tin đại chúng.

h.Phượng

Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam-Belarus

quản lý nhà nước

3số 1157 l 17.12.2015

Ngày 08.12, tại Hà Nội, thừa ủyquyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởngBộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã traotặng Huân chương Hữu nghị cho Tậpđoàn CJ, Hàn Quốc vì đã có nhiềuđóng góp trong lĩnh vực VHTTDLViệt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao nhữngnỗ lực của Tập đoàn CJ trong việc hỗtrợ và phát triển các dự án với mụctiêu vì sự phát triển của ngànhVHTTDL Việt Nam thời gian qua, đặcbiệt là những đóng góp, hỗ trợ trongviệc phát triển VHTTDL ở vùng nôngthôn, vùng sâu vùng xa và phát triểnnông nghiệp ở Việt Nam.

Năm 1998, Tập đoàn CJ đã thành

lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.Từ đó đến nay, CJ đã có những đónggóp tích cực cho sự phát triểnVHTTDL của Việt Nam, góp phầnthúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lượcgiữa hai nước. CJ cũng đã tích cựctriển khai các hoạt động đa dạng vớimục tiêu: Đồng hành và tăng cườngnhư: Tài trợ các liên hoan phim trongvà ngoài nước và hỗ trợ dự án phimđộc lập, ươm mầm tài năng Văn hóa;phát triển không gian văn hóa ở khuvực vùng sâu, vùng xa; nâng cao nănglực lập kế hoạch, sản xuất chươngtrình văn hóa của đội ngũ trong nước;góp phần vào việc xuất khẩu văn hóaViệt Nam và củng cố mối quan hệngoại giao về Văn hóa giữa hai nước

Việt Nam-Hàn Quốc; có chương trìnhtài trợ dài hạn cho đội tuyểnTaekwondo nữ Việt Nam.

Hiện tại, tập đoàn CJ đang tiếnhành các bước chuẩn bị cho cấc dự ánvăn hóa trên phạm vi toàn cầu bằngviệc sản xuất, lưu thông các chươngtrình mang tính lịch sử của Việt Namvà Hàn Quốc.

Trong lĩnh vực thể thao, Tập đoànCJ đã thực hiện chương trình tài trợdài hạn cho đội tuyển Taekwondo ViệtNam (giai đoạn 2013-2020) như tàitrợ các trang thiết bị, huấn luyện…góp phần nâng cao thành tích thi đấucủa đội tuyển trong các kỳ Đại hội khuvực…

h.Phượng

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Hữu nghị cho Tập đoàn CJ, Hàn Quốc

Ngày 11.12, Phó Thủ tướng VũĐức Đam đã có buổi làm việc vớiHội đồng Di sản văn hóa quốc gia.Cùng dự có Thứ trưởng BộVHTTDL - Đặng Thị Bích Liên.

GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủtịch Hội đồng Di sản văn hóa quốcgia cho biết, trong nhiệm kỳ 2010-2014, Hội đồng đã thẩm định 52 hồsơ công nhận di tích quốc gia đặcbiệt; 79 hiện vật, nhóm hiện vật làbảo vật quốc gia; 6 di tích đề nghịUNESCO ghi danh là di sản văn hóathế giới. Ngoài ra, Hội đồng đã tổchức một số hội thảo về giá trị vănhóa truyền thống như lễ hội, vănhóa biển đảo, đồng thời tổ chứcnhiều đợt khảo sát thực tế ở một sốđịa phương liên quan đến việc bảotồn, phát huy di sản văn hóa vật thể,phi vật thể trên địa bàn. Mặc dù cònmột số tồn tại, hạn chế nhưng các disản văn hóa đã thực sự đi vào cuộc

sống. Bên cạnh sự đầu tư của Nhànước, nguồn lực từ người dân, cộngđồng cũng được huy động để bảotồn, bảo vệ tốt các di tích, di sản. Vìvậy, không chỉ góp phần giáo dụcgiá trị truyền thống tốt đẹp của dântộc, ở nhiều địa phương, các di sảnvăn hóa đã trở thành nguồn lực chophát triển kinh tế-xã hội.

Đánh giá cao các hoạt động củaHội đồng đã góp phần tăng thêmnhận thức và thống nhất của cộngđồng, các Bộ, ngành, địa phương vềbảo vệ, phát huy giá trị các di tích,di sản văn hóa, Phó Thủ tướng đềnghị trong thời gian tới, bên cạnhviệc thẩm định, công nhận, xếphạng các di tích, di sản hay tổ chứchội thảo về các vấn đề văn hóa,khảo sát thực tế... Hội đồng phải lànòng cốt trong giáo dục, thông tin,tuyên truyền về các di tích, di sảnvăn hóa. Hội đồng có thể nghiên

cứu về lễ hội để khi tổ chức sẽ pháthuy được giá trị truyền thống và cótính giáo dục cao. Người dân thamgia vào lễ hội không chỉ mang tínhchất giải trí hay thu hút khách dulịch mà qua đây nếp sống, văn hóacủa người Việt Nam được tôn vinh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghinhận một số kiến nghị cụ thể củacác thành viên Hội đồng Di sản vănhóa quốc gia như: Tăng cườngnghiên cứu nội dung văn hóa biểnđảo; mở rộng quy mô nghiên cứumột số di tích quốc gia đặc biệtphục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơtrình UNESCO công nhận là di sảnvăn hóa nhân loại; tháo gỡ vướngmắc trong quy trình, thủ tục liênquan đến bảo tồn, trùng tu các ditích, di sản; bảo vệ bảo vật quốc gia;thành lập cơ quan khảo cổ học dướinước.

Thu hằng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia

4 số 1157 l 17.12.2015

quản lý nhà nước

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4210/QĐ-BVHTTDL ngày07.12.2015, giao Cục Điện ảnh phốihợp với Đại sứ quán Việt Nam tạiCHLB Đức, Công ty BHD ViệtNam tổ chức Tuần phim Việt Namtại CHLB Đức nhân dịp kỷ niệm 40năm Thiết lập Quan hệ ngoại giaoViệt Nam-CHLB Đức. Thời giantháng 12.2015 bao gồm: Chiếuphim truyện Việt Nam và các phimtài liệu quảng bá du lịch (04 Phimtruyện và 03 Phim tài liệu quảng bádu lịch); Triển lãm “Điện ảnh và dulịch Việt Nam”.

- Ngày 05.12.2015 Bộ VHTTDL

ban hành Quyết định số 4168/QĐ-BVHTTDL, cho phép Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam đón đoànnghệ sĩ, giảng viên bộ môn âm nhạcdân gian thuộc Học viện Sibelius(Phần Lan) gồm 08 thành viên doGiáo sư, Tiến sĩ, nghệ sĩ KristiianIlmoinen dẫn đầu sang thăm và làmviệc tại Việt Nam, bàn về vẫn đề kếtnối quan hệ hợp tác trao đổi giao lưuvăn hóa, nghiên cứu âm nhạc giữahai Học viện.

- Tại Quyết định số 4214/QĐ-BVHTTDL ngày 08.12.2015, BộVHTTDL cho phép Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học quốc gia Hà Nội phối hợp vớiBảo tàng tỉnh Nghệ An khai quật khuvực 2 và 3 của di tích Đền Phúc Mỹthuộc xã Hưng Châu, huyện HưngNguyên, tỉnh Nghệ An. Thời giankhai quật từ 20.12.2015 đến30.01.2016, diện tích khai quật50m2. Những hiện vật thu được trongquá trình khai quật phải được tạmnhập vào Bảo tàng tỉnh Nghệ An đểgiữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnhNghệ An, Sở VHTTDL tỉnh NghệAn có trách nhiệm xem xét quyếtđịnh giao những hiện vật đó cho bảotàng công lập có chức năng thích hợpđể bảo vệ và phát huy giá trị.

ThTT

VăN BảN Mới

Ngày 11.12, đồng chí NguyễnNgọc Thiện - Ủy viên BCH Trungương Đảng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL,Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnhThừa Thiên Huế đã có buổi tiếp xúc cửtri tại một số địa phương của tỉnh.Đoàn đại biểu Quốc hội đã có báo cáovề kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hộikhóa XIII đến các cử tri.

Thứ trưởng đã có buổi tiếp xúc cửtri trên địa bàn huyện miền núi NamĐông. Cử tri huyện Nam Đông đã cónhiều ý kiến kiến nghị liên quan đếncác nội dung: Cách thức lãnh đạo, chỉđạo của cán bộ đảng viên ở xã HươngHòa; khúc mắc trong việc thu chingân sách xã Hương Hòa; vấn đề môitrường; nạn tham nhũng trong độingũ cán bộ; việc chạy theo thành tíchtrong phong trào xây dựng nông thôn

mới… Thứ trưởng Nguyễn NgọcThiên đã đánh giá cao tinh thần tự lựccủa huyện trong vấn đề phát triểnkinh tế-xã hội thời gian qua; biểudương thái độ cầu thị của lãnh đạođịa phương và cách thức xử lýnghiêm túc đối với các cán bộ saiphạm, ổn định lòng tin của nhân dânđịa phương. Nam Đông là địaphương được ưu tiên hoàn thiện cơsở hạ tầng sớm hơn so với các huyệnkhác; hệ thống đường sá, trường học,trung tâm y tế, nhà văn hóa đã đượcxây dựng, chỉnh trang. Thứ trưởngyêu cầu chính quyền huyện NamĐông cần tập trung nguồn lực xâydựng nông thôn mới, không chạytheo thành tích và không để xảy ra saiphạm tương tự ở xã Hương Hòa nhưnhiều cử tri kiến nghị.

Tại huyện Phú Lộc, Thứ trưởngNguyễn Ngọc Thiện đã giải trìnhnhiều kiến nghị của các cử tri về cácvấn đề: những bất cập trong giám sátđầu tư công ở địa phương; sự chồngchéo, mâu thuẫn trong quản lý củangành y tế, kiểm lâm, giáo dục... cácvấn đề về an sinh xã hội; phát triểndu lịch-dịch vụ trên địa bàn...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũngghi nhận những kiến nghị của cử tri,đồng thời chia sẻ những khó khăn vềđiều kiện phát triển kinh tế-xã hộicủa địa phương. Bên cạnh đó mongmuốn huyện cần tiếp tục tăng cườngcông tác chỉ đạo, tập trung các giảipháp phát triển sản xuất; ưu tiênchương trình xây dựng nông thônmới và giảm nghèo bền vững.

Thanh hà

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc cử tri Thừa Thiên Huế

Bộ VHTTDL đã có Công văn số5024/BVHTTDL-DSVH ngày08.12.2015 cho ý kiến về việc thỏathuận điều chỉnh một số hạng mục

Dự án bảo tồn và phỏng dựng Chínhđiện Lam Kinh, Khu di tích lịch sửLam Kinh, tỉnh Thanh Hóa. Sau khixem xét, Bộ VHTTDL thống nhất

các nội dung: Sơn thếp vàng bứcbình phong trước cửa Hậu điện; bổsung diềm trang trí dưới dạ xà và tạihàng cột cái gian giữa; làm mới lan

Điều chỉnh một số hạng mục Dự án bảo tồn Chính điện Lam Kinh

5số 1157 l 17.12.2015

quản lý nhà nước

Sáng 10.12, tại Hà Nội, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Nguyễn NgọcThiện đã có buổi tiếp và làm việc vớiông Mario Hardy, Giám đốc điều hànhHiệp hội Du lịch Châu Á - Thái BìnhDương (PATA) nhằm thúc đẩy hợp tácvà phát triển du lịch Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiệnđã giới thiệu với Giám đốc điều hànhPATA về tiềm năng, kế hoạch pháttriển của du lịch Việt Nam. Đồngthời, bày tỏ mong muốn, ngànhVHTTDL Việt Nam sẽ tiếp tục nhậnđược sự quan tâm, giúp đỡ của PATA,qua đó góp phần thúc đẩy du lịch ViệtNam ngày càng phát triển.

Thứ trưởng cũng cung cấp cácthông tin về tình hình cũng như cácthông tin về tình hình cũng như định

hướng phát triển du lịch Việt Nam.Thứ trưởng cho biết, đến nay ViệtNam đã miễn visa cho nhiều quốc giavà trong thời gian tới, Bộ VHTTDLsẽ đề nghị Chính phủ tiếp tục mở rộngthêm chính sách miễn visa cho một sốquốc gia khác. Thứ trưởng khẳngđịnh, Bộ VHTTDL sẽ làm tất cảnhững gì có thể để thúc đẩy phát triểndu lịch Việt Nam và đề nghị PATAtiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin, sốliệu nghiên cứu về du lịch thế giới,khu vực... cho Tổng cục Du lịch ViệtNam; phối hợp và tạo điều kiện chodoanh nghiệp Việt Nam tham gia cáchoạt động của PATA; hỗ trợ nâng caonăng lực cho cán bộ du lịch ViệtNam; tạo điều kiện để du lịch ViệtNam tham gia các hội chợ quốc tế về

du lịch góp phần phát triển và thúcđẩy du lịch.

Giám đốc điều hành PATA - MarioHarday đã chia sẻ một số kinhnghiệm trong việc nâng cao lượngkhách du lịch và đẩy mạnh phát triểndu lịch đối với Việt Nam. Đồng thờicho biết rất sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡdu lịch Việt Nam thông qua các hìnhthức quảng bá, xúc tiến thương hiệu,đào tạo, nâng cao năng lực nhân lực,góp phần thúc đẩy Du lịch Việt Namphát triển trong xu thế hội nhập, đồngthời mong muốn Việt Nam tham giamột số dự kiện quảng bá du lịch sinhthái và mạo hiểm, đây là loại hình dulịch rất phổ biến và được du khách ưachuộng.

T. hà

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp Giám đốc điều hành Hiệp hội PATA

Mới đây, Bộ VHTTDL đã ban hànhQuyết định số 4184/QĐ-BVHTTDLvề việc ban hành Kế hoạch theo dõitình hình thi hành pháp luật của BộVHTTDL năm 2016.

Việc ban hành kế hoạch nhằm mụcđích xem xét, đánh giá thực trạng thihành pháp luật để kịp thời phát hiện, xửlý những sai sót, chưa đầy đủ trong thihành pháp luật, những tồn tại, vướngmắc, bất cập trong các quy định củapháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục,thể thao và du lịch, góp phần bảo đảmtính kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh,thống nhất và khả thi trong các quyđịnh của pháp luật; nâng cao hiệu quảthi hành pháp luật, tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa.

Nội dung theo dõi thi hành pháp

luật bao gồm: Tình hình ban hành vănbản quy định chi tiết thi hành (tính kịpthời, đầy đủ của việc ban hành văn bảnquy định chi tiết; tính thống nhất, đồngbộ của văn bản quy định chi tiết vớivăn bản được quy định chi tiết; tính khảthi của văn bản); Tình hình bảo đảmcác điều kiện cho thi hành pháp luật(tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệuquả của hoạt động tập huấn, phổ biếnpháp luật; tính phù hợp của bộ máy;mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực chothi hành pháp luật; mức độ đáp ứng vềkinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm chothi hành pháp luật); Tình hình tuân thủpháp luật (tính kịp thời, đầy đủ trongthi hành pháp luật của cơ quan nhànước và người có thẩm quyền; tínhchính xác, thống nhất trong hướng dẫn

áp dụng pháp luật và trong áp dụngpháp luật của cơ quan nhà nước vàngười có thẩm quyền; mức độ tuân thủpháp luật của cơ quan, tổ chức, cánhân); Tình hình xử lý vi phạm phápluật.

Tại Quyết định, Bộ VHTTDL giaoVụ Pháp chế là đầu mối hướng dẫn,đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kếhoạch và tổng hợp tình hình chung vềcông tác theo dõi thi hành pháp luật, tổchức triển khai các công việc cụ thể đểtheo dõi tình hình thi hành pháp luật ởcác lĩnh vực trọng tâm trong năm 2016,xây dựng báo cáo về công tác theo dõitình hình thi hành pháp luật của Bộtrình lãnh đạo Bộ và Bộ Tư pháp theoquy định.

h.Quân

Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật của Bộ VHTTDL năm 2016

can hiên trước tòa Tiền điện và sânvườn hai bên Chính điện. BộVHTTDL cũng lưu ý: Không tổ chức

hố trưng bày khảo cổ ngoài trời phíaĐông Chính điện, cần lấp các hố nàytheo nguyên tắc bảo tồn; Phần sân,

vườn xung quanh Chính điện chỉtrồng cỏ.

Thanh hà

6 số 1157 l 17.12.2015

quản lý nhà nước

5 năm qua, đời sống mỹ thuật đã cónhiều chuyển biến trong bối cảnh tìnhhình kinh tế-xã hội của thế giới vàtrong nước có nhiều biến động, thuậnlợi và khó khăn tác động đến đời sốngmỹ thuật. 409 tác phẩm trưng bày đượctuyển chọn từ 4.076 tác phẩm tham dựcho người xem thấy được sự trăn trở,trách nhiệm của các nghệ sĩ trước lịchsử và cuộc sống đương đại, sự tiếp nốicủa các thế hệ nghệ sĩ, giữa truyềnthống và hiện đại để cùng nhau thúcđẩy sự phát triển của Mỹ thuật ViệtNam trong những năm tới thực hiệntheo Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trịvề tiếp tục xây dựng và phát triển văn

học, nghệ thuật trong thời kỳ mới vàNghị quyết số 33 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá XI về xây dựngvà phát triển văn hoá, con người ViệtNam, đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước.

Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã trao38 giải thưởng cho các tác phẩm xuấtsắc, được phân thành 2 hệ thống giải:giải thưởng cho các tác phẩm hội họa,đồ họa, nghệ thuật trình diễn, video artvà các hình thức nghệ thuật đương đạikhác; giải thưởng cho tác phẩm điêukhắc và nghệ thuật sắp đặt.

Một số tác phẩm về Hà Nội: Ai vềThủ đô (tác giả Trần Nguyên Đán); Hà

Nội ngày giải phóng (tác giả HuyOánh); Hà Nội và tôi (tác giả Ngô VănCao) của Đinh Gia Thắng và tranh Khắcgỗ “A di đà phật” của Nguyễn KhắcHân đã được trao Huy chương Vàng.

4 Huy chương Bạc được trao chocác tác phẩm: Phiên chợ chiều (tượngđồng mạ) của Phạm Thái Bình; Chiềubiên giới (sơn dầu) của Trần HuyOánh; Lên đồng (sơn mài) của TrầnQuốc Giang; Rùa biển (tượng tròn, hànsắt) của Vũ Quang Sáng. Ngoài ra, BanTổ chức còn trao 12 Huy chương Đồngvà 20 giải khuyến khích cho các tácphẩm nổi bật khác.

M.ước

Trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật… (Tiếp theo trang 1)

Ngày 09.12, tại Hà Nội, Thứ trưởngBộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái đã chủtrì buổi làm việc về công tác phổ biến,giáo dục pháp luật năm 2015 và kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luậtngành VHTTDL năm 2016.

Theo báo cáo, trong năm 2015, vềcơ bản, các cơ quan, đơn vị thuộc BộVHTTDL đã chủ động tiến hành cáchoạt động phổ biến, giáo dục pháp luậtđảm bảo tính liên tục và đạt kết quả tốt,Vụ Pháp chế phát huy tốt vai trò là đầumối, tham mưu. Bộ đã tổ chức tập huấncông tác giám định tư pháp; tổ chức hộinghị tuyên truyền về pháp luật phòng,chống tham nhũng theo Đề án hỗ trợ củaBộ Tư pháp; tổ chức 02 Hội nghị quán

triệt các văn bản mới trong lĩnh vựcVHTTDL và gia đình cho các SởVHTTDL và Phòng VHTT cấp huyệntại An Giang và Vĩnh Phúc. Năm 2015,các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tửcủa Bộ và các đơn vị đã có chuyêntrang, chuyên mục phổ biến văn bảnmới, hỏi-đáp pháp luật về VHTTDL vàgia đình như: Báo Văn hóa, Báo Thểthao Việt Nam, Báo Du lịch… Bên cạnhđó, việc xây dựng và khai thác tủ sáchpháp luật trong cơ quan, đơn vị là nhiệmvụ thường xuyên của hoạt động phổbiến, giáo dục pháp luật. Năm 2015, cácđơn vị đã từng bước hoàn thiện tủ sáchpháp luật của đơn vị phục vụ nhu cầu tracứu thông tin của cán bộ, công chức…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá caonhững kết quả đã đạt được trong năm2015 và cơ bản đồng tình với kế hoạchphổ biến, giáo dục pháp luật ngànhVHTTDL năm 2016. Thứ trưởng lưuý trong những mặt tích cực hay hạnchế cần phải chỉ ra được nguyên nhânđể từ đó có những giải pháp hợp lý, cụthể. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đềnghị Vụ Pháp chế, các đơn vị liênquan cần nghiên cứu sâu thêm kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luậtngành VHTTDL năm 2016 để khitriển khai sẽ có thể thu được nhiều kếtquả tốt hơn.

M.Khôi

Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015

Ngày 13.12, tại Vương quốc Maroc,Khu nghỉ dưỡng InterContinental DaNang Sun Peninsula Resort của Tậpđoàn Sun Group đã được vinh danh“Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhấtthế giới năm 2015”. Đây là giải thưởngquan trọng nhất trong hệ thống “Oscar

của ngành Du lịch” thế giới.InterContinental Da Nang SunPeninsula Resort là khu nghỉ dưỡngduy nhất trong lịch sử của WorldTravel Awards hai năm liên tiếp đượcvinh danh ở giải thưởng danh giá này.

Khu nghỉ dưỡng này tọa lạc tại bán

đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, gây ấntượng bởi thiết kế lộng lẫy, sang trọng,tinh tế đến từng chi tiết với cảm hứngtừ những giá trị văn hóa và thẩm mỹnổi bật của người Việt. Được thiết kếbởi kiến trúc sư Bill Bensley, top nămkiến trúc sư lừng danh thế giới. Sự

interContinental Đà Nẵng được vinh danh “Khu nghỉ dưỡngsang trọng nhất thế giới”

7số 1157 l 17.12.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL phê duyệt tại Kếhoạch số 4976/KH-BVHTTDL về thamgia công tác chuẩn bị và tổ chức cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịchtrong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinhtế Châu Á-Thái Bình Dương tại ViệtNam năm 2017 (APEC 2017). Mụcđích nhằm góp phần vào thành côngchung của APEC 2017, quảng bá hìnhảnh Việt Nam, nâng cao vị thế đất nướcvới các nền kinh tế thành viên APEC.

Theo Kế hoạch, các hoạt động sẽđược tổ chức trang trọng, có quy mô,nội dung các chương trình nghệ thuậtthể hiện được tinh hoa bản sắc văn hóadân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền

thống và hiện đại, đảm bảo đúng yêucầu và chỉ đạo của Ủy ban quốc giaAPEC 2017, tránh phô trường, hìnhthức, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

Nội dung các hoạt động gồm: xâydựng bộ nhận diện chung cho APEC2017 (thiết kế logo, huy hiệu, xâydựng nhận diện hình ảnh…); xây dựngĐề án tổ chức Triển lãm ảnh các nềnkinh tế APEC; phát động cuộc thi sángtác logo APEC 2017, bộ nhận diệnhình ảnh và mẫu huy hiệu; xây dựngclip quảng bá và tổ chức Tuần PhimAPEC chào mừng hội nghị; xây dựngĐề án, kế hoạch hoạt động quảng bávăn hóa-du lịch Việt Nam trong tổng

thể các hoạt động trước, trong và sauAPEC 2017; xây dựng các chươngtrình biểu diễn nghệ thuật phục vụAPEC 2017; triển khai các hoạt độngtuyên truyền, cổ động; Hội nghị Bàntròn về du lịch xanh…

Để các hoạt động diễn ra hiệu quả,tiết kiệm, đúng với chỉ đạo của Ủy Banquốc gia APEC 2017, Bộ VHTTDLgiao Cục Hợp tác quốc tế, Vụ Kếhoạch, Tài chính, Cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểudiễn, Cục Điện ảnh, Cục Văn hóa cơsở, Tổng cục Du lịch phối hợp tổ chứcvà triển khai các hoạt động.

Đ.anh

Hoạt động VHNT và du lịch phục vụ Diễn đàn APEC 2017

Bộ VHTTDL đã có Công văn số5010/BVHTTDL-DSVH gửi Bộ Kếhoạch và Đầu tư về việc thẩm định báocáo tiền khả thi Dự án bảo tồn, tu bổ,phục hồi và phát huy giá trị di tích Cốđô Huế.

Về sự cần thiết đầu tư, dự án đầu tưbảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giátrị di tích cố đô Huế trong kế hoạch đầutư công trung hạn giai đoạn 2016-2020phù hợp với nội dung công việc cầnphải triển khai thực hiện trong giai đoạnII (2013-2017) và giai đoạn III (2018-2020) của Đề án điều chỉnh quy hoạchbảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đôHuế giai đoạn 2010-2020 đã được phêduyệt tại Quyết định số 818/QĐ-TTgngày 07.6.2010 của Thủ tướng Chínhphủ. Bộ VHTTDL cơ bản thống nhấtvới nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi nhằm phát huy giá trị của di tíchCố đô Huế.

Về cơ sở pháp lý, bổ sung Nghị địnhsố 98/2010/NĐ-CP ngày 21.9.2010 củaChính phủ quy định quy định chi tiết thihành một số điều của Luật di sản vănhóa và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật di sản văn hóa; Thông tưsố 18/2012/TT-BVHTTDL ngày28.12.2012 quy định chi tiết một số quyđịnh về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tíchvà Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDLngày 30.12.2013 hướng dẫn xác địnhchi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáokinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phụchồi di tích và quy định pháp luật có liênquan. Đồng thời, cần sắp xếp theo thứtự các văn bản theo hiệu lực pháp lý.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đềxuất 27 dự án thành phần (10 dự án sử

dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêuphát triển văn hóa; 17 dự án sử dụngnguồn vốn địa phương, nguồn thu để lạicho đầu tư) có quy mô đầu tư lớn. Dođó, cần rà soát lại các hạng mục ưu tiênđầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trongđó ưu tiên cho Dự án đầu tư dở dang vàDự án đầu tư vào các hạng mục di tíchđang xuống cấp nghiêm trọng cần phảitu bổ, phục hồi.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnhThừa Thiên Huế chỉ đạo chủ đầu tưhoàn chỉnh lại dự thảo báo cáo nghiêncứu tiền khả thi trên cơ sở góp ý của cácBộ, ngành về quy mô đầu tư các dự án,đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự ánvà đánh khả năng cân đối vốn từ ngânsách địa phương và huy động cácnguồn lực hợp pháp khác để thực hiện.

Thu hằng

Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

khác biệt của Khu nghỉ dưỡng chính lànhững triết lý chiều sâu của nền vănhóa Việt kết tinh trong từng đường nétkiến trúc tại đây.

Vượt qua 10 đối thủ đến từ cácthiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng trên

thế giới InterContinental Da Nang SunPeninsula Resort đã giành quán quântrong giải thưởng hàng đầu thế giớicủa ngành Du lịch. Sau một năm nhậnbình chọn khắt khe từ các nhà chuyênmôn, các hãng du lịch lữ hành và công

chúng từ hơn 100 quốc gia,InterContinental Da Nang SunPeninsula Resort đã tiếp tục ghi danhViệt Nam vào bản đồ nghỉ dưỡng caocấp thế giới.

Thanh hà

8 số 1157 l 17.12.2015

quản lý nhà nước

Ngày 09.12.2015, Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 5049/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh,Bắc Giang, Hải Dương về việc triển khaithực hiện Báo cáo của ICOMOS vềQuần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

Để triển khai giai đoạn II của việclập hồ sơ đề cử Quần thể di tích vàdanh thắng Yên Tử là Di sản Thế giới,Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnhQuảng Ninh chủ trì, phối hợp vớiUBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnhHải Dương chỉ đạo Sở VHTTDL vàcác cơ quan chức năng của 03 tỉnh: Ràsoát các điểm di chỉ khảo cổ học đãkhai quật những năm trước đây đểkhoanh vùng bảo vệ, không để hoangphế và để người đi lại phía trên các dichỉ khảo cổ học (di chỉ khảo cổ học ởĐền Kiếp Bạc, Chùa Quỳnh Lâm,Chùa Hồ Thiên...). Việc bảo quản, tubổ, phục hồi các di tích, di chỉ khảo cổhọc cần đảm bảo thực hiện theo quyđịnh của Luật di sản văn hóa và Nghịđịnh số 70/2012/NĐ-CP ngày18.9.2012 của Chính phủ quy địnhthẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phêduyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tubổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh, nhằm giữ đượctính xác thực của di sản (đặc biệt vềhình thức kiến trúc và vật liệu truyền

thống, việc đưa tượng phật mới vào thờtự tại các chùa, tháp mộ). Tính xác thựclà một trong ba trụ cột quan trọng tạonên giá trị nổi bật toàn cầu của di sảnđề cử. Chỉnh sửa Báo cáo tóm tắt Quầnthể di tích và danh thắng Yên Tử theomẫu Phụ lục số 2B tại Hướng dẫn thựchiện Công ước về Bảo vệ Di sản Vănhóa và Thiên nhiên Thế giới (sau đâygọi là Hướng dẫn thực hiện Công ướcDi sản Thế giới), trong đó, bổ sungKhu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc -Thanh Mai (tỉnh Hải Dương) để BộVHTTDL xin ý kiến Hội đồng Di sảnVăn hóa quốc gia và các cơ quan liênquan trước khi trình Thủ tướng Chínhphủ cho phép gửi tới Trung tâm Di sảnThế giới UNESCO theo quy định tạiĐiều 31 Luật di sản văn hóa. Báo cáotóm tắt cần tiếp thu ý kiến củaICOMOS trong việc: Xem xét lại tiêuđề của di sản đề cử: thay tên “Quần thểdi tích và danh thắng Yên Tử” bằng têngọi phù hợp với nội dung hồ sơ đề cử;Loại bỏ những điểm di tích không phùhợp với nội dung hồ sơ đề cử đã đượctrình bày trong Báo cáo tổng quan củaBảo tàng Lịch sử quốc gia về Quần thểdi tích và danh thắng Yên Tử tại Hộithảo “Nhận diện giá trị nổi bật toàn cầucủa Quần thể di tích và danh thắng YênTử” ngày 18.8.2015; Lựa chọn các tiêu

chí ii, iii, v và vi để xây dựng Báo cáotóm tắt; Khi dịch Báo cáo tóm tắt sangtiếng Anh, cần sử dụng tên thuật ngữcủa các điểm di tích và công trình kiếntrúc (chùa, miếu, am, tháp, mộ...) rõràng, chính xác. Tiếp tục hoàn thiện nộidung kết luận tại buổi họp triển khaixây dựng hồ sơ đề cử Quần thể di tíchvà danh thắng Yên Tử là Di sản Thếgiới (Thông báo số 2866/TB-BVHTTDL ngày 17.7.2015 của BộVHTTDL), trong đó, lưu ý việc cầnkhẩn trương xây dựng Kế hoạch tổngthể lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sảnThế giới trình UBND 03 tỉnh QuảngNinh, Bắc Giang và Hải Dương xemxét, phê duyệt, báo cáo Bộ VHTTDL.Trong quá trình triển khai giai đoạn IIcủa việc lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Disản Thế giới, cần đặc biệt lưu ý xâydựng Kế hoạch quản lý di sản bám sátyêu cầu của ICOMOS về các nội dungquy định tại hướng dẫn thực hiện Côngước Di sản Thế giới về quản lý rủi ro,thiên tai, quản lý du lịch... như đã đượcnêu trong Báo cáo của ICOMOS. Giữmối quan hệ với ICOMOS và GS. HaeUn-Rii - Chủ tịch ICOMOS Hàn Quốcđể mời các chuyên gia ICOMOS tiếptục tư vấn cho giai đoạn II của việc lậphồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản Thế giới.

Thu hằng

Triển khai thực hiện Báo cáo của iCOMOS về Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử

Bộ VHTTDL đã ban hành Côngvăn số 5025/BVHTTDL-DSVH ngày08.12.2015 về việc Thỏa thuận chủtrương và Báo cáo kinh tế kỹ thuậtcông trình tu bổ, tôn tạo Giếng Rồngtại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (PhúThọ). Bộ VHTTDL thống nhất chủtrương tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tạiKhu di tích và thỏa thuận Báo cáo kinhtế kỹ thuật bao gồm nội dung tu bổGiếng Rồng và tôn tạo sân, vườn xungquanh giếng. Đồng thời, Bộ VHTTDL

cũng lưu ý một số vấn đề: Không chạmhoa văn trên mặt thành giếng và thànhgiếng, cần bổ sung giải pháp để hạnchế việc du khách ném tiền lẻ xuốnggiếng; Giảm kích thước biển giới thiệuGiếng Rồng và cần làm rõ nội dungchữ trên biển để trình các cơ quan cóthẩm quyền xem xét, quyết định.Không dựng các tảng đá xếp theo trậttự phong thủy xung quanh giếng. Bổsung mẫu ghế đá có phong cách phùhợp với phong cách kiến trúc chung

của di tích; Không sử dụng đèn đá (đèntầm thấp), đèn cây 4 bóng theo phongcách Châu Âu (đèn tầm cao) chiếusáng sân vườn. Bổ sung thiết kế hệthống thoát nước, lưu ý tại các vị trígần Giếng và các chum nước cần đặtmiệng thoát nước. Bộ VHTTDL cũngđề nghị để UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạoChủ đầu tư hoàn thiện thiết kế và triểnkhai thực hiện các bước tiếp theo theoquy định pháp luật hiện hành.

T.hằng

Tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

9số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

Việc chấm điểm, đánh giá sẽ đượctổng hợp dựa trên kết quả chấm điểmtừ 3 “kênh”: Các địa phương tự đánhgiá, báo cáo và chấm điểm; đánh giá,chấm điểm từ phía cơ quan quản lý nhànước và từ các cơ quan báo chí. Bảngđiểm đánh giá thực hiện các nhiệm vụđưa ra tổng điểm 100, phân thành 6mục để đánh giá, chấm điểm, bao gồm:Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổchức thực hiện hằng năm (tối đa 9điểm); Quán triệt, tuyên truyền văn bảnchỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bảnquản lý, hướng dẫn nghiệp vụ BộVHTTDL (tối đa 6 điểm); Thực hiệnnếp sống văn minh trong lễ hội (tối đa25 điểm); Đảm bảo môi trường an toàntổ chức lễ hội (tối đa 40 điểm); Tổ chứccác hoạt động dịch vụ theo đúng quy

định của pháp luật (tối đa 10 điểm);Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thờixử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tạicơ sở (tối đa 10 điểm). Tiêu chí đánh giácũng quy định Điểm cộng, Điểm trừ.Theo đó, điểm cộng tính cho các nộidung: Tổ chức đánh giá, chấm điểmchặt chẽ, chính xác và thực hiện côngtác báo cáo đúng quy định (5 điểm); Cócách làm hay, sáng tạo, đột phá trongcông tác quản lý và tổ chức lễ hội (5điểm); Được dư luận báo chí đánh giátốt (5 điểm). Điểm trừ tính cho các nộidung: Gửi báo cáo theo quy định chậmhoặc không gửi (theo thời hạn, 5 điểm);Bị dư luận, báo chí nêu nhiều thông tinphản ánh không tốt về lễ hội (5 điểm).

Về thang điểm xếp loại, địa phươnghoàn thành xuất sắc (loại A) có mức điểm

từ 95-100 điểm; mức độ hoàn thành tốt(loại B) từ 85- 94 điểm; mức độ hoànthành (loại C) từ 51-84 điểm và chưahoàn thành (loại D) là dưới 50 điểm.

Ngoài lấy ý kiến các cơ quan thôngtin đại chúng, Cục Văn hóa cơ sở cũngtổ chức lấy ý kiến các cơ quan quản lýnhà nước bao gồm các Cục, Vụ, Thanhtra Bộ và các đơn vị chức năng thuộcBộ bằng hình thức phiếu chấm điểm.

Bên cạnh việc trực tiếp tham giachấm điểm, Bộ VHTTDL cũng đề nghịcác cơ quan báo chí tiếp tục nhập cuộc,đồng hành cùng với Bộ trong việctuyên truyền, giám sát và phản ánh tìnhhình thực hiện các tiêu chí này tại cácđịa phương trên các phương tiện thôngtin đại chúng.

M.Khôi

Ngày 09.12.2015, Bộ VHTTDLđã ban hành các quyết định số 4248,4249, 4250, 4251, 4252, 4253/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tíchquốc gia đối với 06 di tích, gồm: Ditích lịch sử Chùa Hoằng Phúc (xãMỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình); Di tích kiến trúc nghệthuật Chùa Sùng Khánh (xã TiênLữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh

Phúc); Di tích kiến trúc nghệ thuậtMiếu Trúc Lâm (thị trấn Thổ Tang,huyện Vĩnh Tường, tỉnh VĩnhPhúc); Di tích kiến trúc nghệ thuậtĐình Phương Viên (thị trấn ThổTang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh VĩnhPhúc); Danh lam thắng cảnh hangđộng Khó Chua La (xã Xá Nhè,huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên);Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà hát

Thành phố (phường Hoàng VănThụ, quận Hồng Bàng, TP. HảiPhòng). Bộ VHTTDL cũng yêu cầuUBND các cấp nơi có di tích đượcxếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụvà quyền hạn của mình, thực hiệnviệc quản lý nhà nước đối với di tíchtheo quy định của pháp luật về disản văn hóa.

Thanh hà

Ngày 10.12, Sở VHTTDL tỉnh GiaLai phối hợp với Bảo tàng Hồ ChíMinh - Chi nhánh Gia Lai và KonTum tổ chức khai mạc triển lãm mỹthuật với chủ đề “Đối thoại tháng 12”.Triển lãm giới thiệu đến công chúng30 tác phẩm hội họa và điêu khắcmang đậm dấu ấn Tây Nguyên của 4tác giả trẻ là Nguyễn Văn Chung, LêNguyễn Thảo My, Mai Quý Ngọc và

Nguyễn Vinh. Phần lớn những tácphẩm hội họa và điêu khắc được trưngbày tại triển lãm này đều đã đượctrưng bày tại các cuộc triển lãm trongkhu vực và toàn quốc.

Với phong cách trẻ trung, táo bạovà tự tin, bốn tác giả trẻ đã phác họanên một Tây Nguyên vừa tươi mớinhưng cũng rất thân quen với nhữngnét riêng về phong cách và ý tưởng.

Bố cục của các tác phẩm rất phongphú, có chiều sâu, ẩn chứa nhiều suytư, khắc khoải với gam màu tươi sángđược thể hiện cách điệu qua các chấtliệu: Sơn dầu, khắc gỗ, composite,thạch cao… giúp người xem cảmnhận vẻ huyền bí nhưng rất trữ tình vàđậm chất dung dị về mảnh đất, conngười Tây Nguyên.

Trần nguYện

Triển lãm mỹ thuật “Đối thoại tháng 12”

Lần đầu chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội… (Tiếp theo trang 1)

Xếp hạng thêm 6 di tích quốc gia

10 số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

Trong những năm qua, ngành Dulịch đã có những bước phát triển đángghi nhận với những đóng góp quan trọngcho sự phát triển kinh tế-xã hội với tưcách là ngành kinh tế tạo nguồn ngoại tệlớn cho đất nước. Bên cạnh nhưng kếtquả đạt được, hiện nay một số khu điểmdu lịch tài nguyên bị tác động không nhỏvà hiện tượng ô nhiễm cục bộ vẫn xảyra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường tự nhiên, đặc biệt là khu vực biểnđảo nơi có nhiều hoạt động kinh doanhdu lịch. Một trong những nguyên nhânchủ yếu do việc chạy theo lợi ích kinhdoanh của doanh nghiệp; công tác quảnlý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quanquản lý ngành và môi trường khôngthường xuyên; trình độ dân trí, nhận thứcvề bảo vệ môi trường của cán bộ, côngnhân viên, khách du lịch và cộng đồngtại khu, tuyến, điểm còn chưa đầy đủ...Trong khi đó, cơ quan quản lý chưa cógiải pháp kịp thời và đồng bộ để bảo vệmôi trường du lịch. Đây chính là tồn tạicơ bản trong công tác quản trị môitrường du lịch.

Theo Tiến sĩ Võ Quế - Viện Nghiêncứu phát triển du lịch, trước thực trạngô nhiễm môi trường hiện nay, nước tađã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách và các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan đến công tác bảo vệ môitrường; hệ thống tổ chức quản lý nhànước về bảo vệ môi trường được hoànthiện và ngày được củng cố. Năm 2003,Bộ Tài nguyên và Môi trường đã banhành Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT về quy chế bảo vệ môi trườngtrong lĩnh vực du lịch. Quy chế đã quyđịnh tiêu chuẩn môi trường trong hoạtđộng kinh doanh du lịch và các loại hìnhdu lịch. Quy chế này là cơ sở pháp lýcho công tác thanh tra, kiểm tra môitrường tại các khu điểm du lịch, cũngnhư tiêu chuẩn các chất thải, nước thảira môi trường của một số hoạt độngkinh doanh du lịch lưu trú nhà hàng,

dịch vụ vui chơi giải trí... Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-

BVHTTDL-BTNMT ngày 30.12.2013của Bộ VHTTDL và Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn về công tác bảovệ môi trường trong hoạt động du lịch,tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trịdi tích được coi là bước tiến lớn chonhững nhà quản lý môi trường di sản.Văn bản pháp lật này đã đề cập một cáchchi tiết, cụ thể hơn và tập hợp một cáchkhá hệ thống các vấn đề xung quanhcông tác bảo vệ môi trường di sản ViệtNam. Năm 2014, Chính phủ cũng đãban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày08.12.2014 về một số giải pháp đẩymạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mớitrong đó đưa ra một số giải pháp, nhiệmvụ cụ thể nhằm tạo bước chuyển đột phátrong phát triển du lịch; Thủ tướngChính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 04.9.2014 về công tác quảnlý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh,an toàn cho khách du lịch.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày02.7.2015 về việc tăng cường hiệu lựcquản lý nhà nước, tập trung khắc phụcyếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, đểnâng cao chất lượng ngành du lịch và thuhút khách đến Việt Nam ngày một nhiềuhơn. Sau khi các văn bản pháp lý của cáccơ quan quản lý nhà nước cấp Trungương ban hành, các địa phương đã xâydựng chương trình kế hoạch thực hiệncác văn bản này triển khai tại các khuvực phát triển du lịch. Nhưng do nhiềunguyên nhân khác nhau, các nội dungquản lý nhà nước về môi trường du lịchvẫn chưa được thực hiện triệt để ở nhiềucấp, đặc biệt là các khu vực du lịch nêndẫn đến hiện trường ô nhiễm cục bộ cònxuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc ảnh hưởngđến chất lượng môi trường chung cũngnhư môi trường phát triển du lịch.

Tiến sĩ Võ Quế nhận xét: Muốn thựchiện tốt vấn đề quản trị môi trường trong

lĩnh vực du lịch, trước hết, cơ quan quảnlý nhà nước cũng có chiến lược, chươngtrình hành động thực hiện đánh giá hàngnăm về công tác bảo vệ môi trường tronglĩnh vực du lịch, đồng thời tăng cườngcác hoạt động tuyên truyền và hướngdẫn nhân dân ở các vùng, tuyến, điểm dulịch làm tốt công tác vệ sinh môi trường,tạo phong cách giao tiếp lịch sự với dukhách, nâng cao nhận thức của ngườidân về tài nguyên du lịch và phát triểnbền vững.

Chính quyền ở các địa phương cầntuyên truyền, giáo dục và vận động dukhách và cộng đồng dân cư địa phươnghưởng ứng, tham gia các hoạt động bảovệ môi trường. Kiểm tra, giám sát việckhai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng,vận chuyển trái phép các loại thực vật,động vật hoang dã quý hiếm thuộc danhmục cấm, quản lý hệ thống thu gom, tậptrung chất thải rắn thông thường, chấtthải nguy hại. Đối với cộng đồng địaphương, là những người chủ sở hữu cáctài nguyên, họ có quyền tham gia vàhưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Đồngthời, họ cũng có trách nhiệm bảo vệ tàinguyên du lịch, bản sắc văn hoá địaphương; giữ gìn an ninh trật tự xã hội, vệsinh môi trường, khôi phục và phát huycác loại hình văn hoá, nghệ thuật dângian, ngành nghề thủ công truyền thống,góp phần nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của người dân địa phương.

Các doanh nghiệp kinh doanh dulịch phải xác định môi trường là vấnđề sống còn kinh doanh của doanhnghiệp nên cần tuân thủ quy định vềbảo vệ môi trường ở các khu, điểm dulịch và trên các tuyến du lịch; tích cựctham gia bảo vệ môi trường tại nơidoanh nghiệp tổ chức kinh doanh vàhướng dẫn mọi người tuân thủ cácquy định và chỉ dẫn về bảo vệ môitrường, có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảovệ môi trường.

Thế hùng

Đề cao vai trò của chính quyền địa phương trong giữ gìn môi trường du lịch

11số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

Tính đến tháng 11.2015, lượng kháchdu lịch đến Quảng Ngãi ước đạt 550 nghìnlượt người, tăng 22% so với năm 2014,trong đó có 47.000 lượt khách quốc tế (tăng24%) với tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng,tăng 18% so với cùng kỳ; riêng huyện đảoLý Sơn được xem là điểm hút khách nhấthiện nay với gần 15.000 lượt khách đếntham quan.

Có được kết quả trên là do tỉnh đã cóbước đi phù hợp trong tình hình mới. Cụthể, tỉnh đã cấp phép đầu tư và thống nhấtchủ trương cho một số tập đoàn, công tycó thương hiệu mạnh và uy tín về du lịchnhư Vingroup, Mường Thanh,Saigontourist triển khai các dự án lớn trênđịa bàn, đặc biệt là huyện đảo tiền tiêu LýSơn. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL tỉnh

Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh tổ chức cáclớp tập huấn, giới thiệu dịch vụ Homestayđến du khách; kết nối tuyến du lịch CùLao Chàm - Lý Sơn - Sa Huỳnh…

Bà Huỳnh Thị Phương Hoa - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãicho biết: Sở cũng đã thành lập và đanghoàn thiện Tổ hỗ trợ du khách sau khiđược tỉnh đồng ý. Tổ hỗ trợ sẽ có nhiệmvụ tiếp nhận và xử lý thông tin từ dukhách thông qua đường dây nóng; cungcấp thông tin và tư vấn về du lịch tỉnhQuảng Ngãi và Lý Sơn. Ngoài ra, Tổcũng sẽ hỗ trợ du khách trong các tìnhhuống cần trợ giúp khẩn cấp; phối hợpvới các cơ quan, đơn vị, địa phương liênquan giải quyết các vấn đề phát sinh chodu khách khi đến tham quan trong tỉnh;

thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉđạo phát triển Lý Sơn phân công...

Hiện nay, Quảng Ngãi có khoảng 275cơ sở lưu trú, trong đó số lượng nhà nghỉchiếm khoảng 80%. Toàn tỉnh có 13doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trongđó có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhquốc tế.

Năm 2015, du lịch tỉnh Quảng Ngãi dựkiến sẽ đón khoảng 650.000 lượt khách,tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trongđó, khách quốc tế đạt 55.000 lượt khách,tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; kháchlưu trú cả năm khoảng 360.000 lượt khách,tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; tổngdoanh thu du lịch cả năm đạt 560 tỷ đồng,tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

K.hoàn

Quảng Ngãi: Đón 47.000 lượt khách du lịch quốc tế

Từ đầu năm đến nay, khách du lịchquốc tế đến Hà Nội đạt gần 3 triệu lượtngười, tăng 14% và khách nội địa đạtgần 14,5 triệu lượt người, tăng 7% so vớicùng kỳ năm trước. Thông tin này đượcGiám đốc Sở Du lịch Hà Nội - Đỗ ĐìnhHồng cho biết, tại buổi tọa đàm về côngtác truyền thông, quảng bá du lịch do SởDu lịch Hà Nội tổ chức ngày 11.12.

Theo ông Hồng, Hà Nội đón kháchtừ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ,trong đó có các thị trường: Tây Âu,Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ và nhiều thịtrường khác. Như vậy, giai đoạn 2010-

2015 dù gặp khó khăn do tác động củasuy thoái kinh tế nhưng lượng khách dulịch quốc tế đến Thủ đô có tốc độ tăngtrưởng ấn tượng với mức tăng trungbình đạt trên 10%, chiếm tỷ trọng 40%so với cả nước.

Thời gian qua, ngành du lịch Hà Nộikhông ngừng nâng cao hiệu quả quản lý,phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, cóchất lượng và sức cạnh tranh như: Dulịch tham quan di tích lịch sử văn hóa,du lịch mua sắm hàng thủ công mỹnghệ, du lịch lễ hội, du lịch hội nghị hộithảo… Hoạt động hợp tác cũng đi vào

chiều sâu nhằm phát huy tiềm năng vàlợi thế du lịch. Bên cạnh đó, Sở Du lịchcòn quan tâm đến công tác quảng báhình ảnh, xây dựng và quảng bá thươnghiệu du lịch Hà Nội. Hiện Hà Nội đangtập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuậtđồng bộ, hiện đại; nâng cao tính chuyênnghiệp; có sản phẩm du lịch chất lượngcao, đa dạng, có thương hiệu và có sứccạnh tranh, nhằm đưa Hà Nội trở thànhđiểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp, xứngđáng là trung tâm du lịch lớn của cảnước và khu vực.

h.Yến

Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng cao

Ngày 11.12, tại Vườn quốc giaTràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnhĐồng Tháp tổ chức khai mạc Ngày hộidu lịch Đồng Tháp - Tràm Chim 2015.

Tại ngày hội diễn ra các sự kiệnquan trọng như: Lễ đón nhận quyếtđịnh Vườn quốc gia Tràm Chim trởthành di tích - danh lam thắng cảnh cấpquốc gia; biểu diễn nghệ thuật; khánhthành giai đoạn 1 các hạng mục nângcấp khu dịch vụ du lịch Vườn quốc giaTràm Chim; triển lãm hàng trăm bức

ảnh thời sự, nghệ thuật về cảnh vậtthiên nhiên của Vườn; các gian hàngđặc sản Đồng Tháp Mười, ẩm thựcđồng quê…

Vườn quốc gia Tràm Chim đượcmệnh danh là “Đồng Tháp Mười thunhỏ” của Việt Nam. Nơi đây lưu giữtrên 230 loài chim, 190 loài thực vật,hơn 150 loài cá nước ngọt, 40 bò sátlưỡng cư và hệ sinh vật phong phú, đadạng, trong đó có nhiều loại đặc biệtquý hiếm… Đây cũng là nơi bảo tồn sự

đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quanthiên nhiên của Đồng Tháp Mườinguyên thủy, vùng đất ngập nước quantrọng nhất của Đồng bằng sông CửuLong và của Việt Nam, được xếp tronghệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.Vườn quốc gia Tràm Chim là khuRamsar thứ tư của Việt Nam. Đây hiệnlà một trong những địa điểm du lịchsinh thái thu hút khách tham quan trongvà ngoài nước.

L.Khánh

Ngày hội du lịch Đồng Tháp - Tràm Chim 2015

12 số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

Năm 2015 tổng lượng khách quốctế đến TP. Hồ Chí Minh ước đạt 4,7triệu lượt người, tăng 7% so với năm2014. Mặc dù vậy theo các chuyên gia,mức tăng này chưa xứng với tiềm năngdu lịch của thành phố. Vì thế, bên cạnhhoạt động xúc tiến, quảng bá truyềnthống, trong thời gian tới ngành du lịchthành phố cần có những hoạt động xúctiến du lịch trong và ngoài nước mangtính đột phá nhằm thu hút hơn nữakhách du lịch quốc tế, tăng nguồn thutừ du lịch.

Tổ chức sự kiện du lịch xứng tầm

Các hoạt động xúc tiến, quảng bádu lịch được thành phố tiến hành trongthời gian qua như: Hội chợ du lịchquốc tế, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liênhoan các món ngon… chỉ mới đáp ứngkích cầu du lịch nội địa. Do vậy, để cóthể thu hút khách du lịch quốc tế đếnvới thành phố nhiều hơn, ngành du lịchcần tổ chức được những sự kiện dulịch quốc tế lớn, quảng bá trên truyềnhình trong và ngoài nước.

Thành phố Đà Nẵng đã tổ chứcđược sự kiện bắn pháo hoa quốc tế,Lâm Đồng có lễ hội hoa Đà Lạt và lễhội trà gây được tiếng vang đối với dukhách trong và ngoài nước; trong khiđó, vốn là trung tâm kinh tế - văn hóa- du lịch lớn của cả nước, nhưng đếnnay TP. Hồ Chí Minh chưa tổ chứcđược sự kiện du lịch nào mang tầmquốc tế.

Ông Nguyễn Trọng Hòa - PhóTổng Giám đốc Công ty Dịch vụ lữhành Saigontourist chia sẻ: Nếu tìm lạicác thông tin về sự kiện bắn pháo hoaquốc tế ở Đà Nẵng sẽ thấy rằng haitháng trước khi sự kiện này diễn ra,các khách sạn ngưng nhận khách vàgiá phòng tăng gấp 2-3 lần. Rõ ràngnếu tổ chức được sự kiện mang tầmquốc tế, lượng khách đến TP. Hồ ChíMinh sẽ tăng cao.

“Đang nắm giữ nhiều di sản vănhóa đặc sắc nổi bật là Đờn ca tài tử,thành phố có thể tổ chức thành sự kiệnvăn hóa - du lịch tổng hợp ngay tại phốđi bộ Nguyễn Huệ mang đến cho dukhách những trải nghiệm văn hóa độcđáo. Hay Cần Giờ - một địa điểm tổchức chạy marathon rất tuyệt vời, vì ởđây phương tiện giao thông khôngnhiều, không khí lại rất trong lành.Thành phố có thể liên kết với các liênđoàn, tổ chức thể thao trên thế giới đểtổ chức sự kiện marathon mang tầmquốc tế. Khoảng tháng 7-10 hàng nămlà thời điểm rất thích hợp để tổ chứcnhững sự kiện như thế, bởi đây là thờigian thấp điểm của du lịch thành phố.Nếu tổ chức các sự kiện văn hóa - thểthao - du lịch tổng hợp vào thời giantrên sẽ góp phần kích cầu du lịch, tănglượng khách quốc tế đến với TP. HồChí Minh” - ông Hòa đề xuất.

Khi đã tăng được lượng khách dulịch quốc tế, ngành du lịch cần thôngtin đến khách quốc tế các địa điểmtham quan, khu vui chơi giải trí, muasắm tổng hợp để kích thích tiêu dùngcủa khách du lịch. Muốn làm đượcđiều này, thành phố cần bắt đầu từnhững hoạt động quảng bá nhỏ nhất.Và điều cần làm trước tiên là nâng caotần suất quảng bá về thành phố tạinhững điểm đến có đông du kháchngay tại thành phố, cụ thể là sân bayTân Sơn Nhất.

Bà Âu Uyển Phương - Phó phòngLữ hành quốc tế (Công ty Dịch vụ lữhành Saigontourist) cho biết: Sân bayTân Sơn Nhất là nơi rất lý tưởng đểquảng bá thông tin du lịch thành phốnhưng đến nay khách ngồi chờ làm thủtục xuất nhập cảnh ở sân bay chỉ đượcxem đoạn phim nói về công tác bảo vệan ninh sân bay. Vì vậy, Sở Du lịchthành phố cần phối hợp với sân bayxây dựng một điểm quảng bá thông tindu lịch thành phố cho khách quốc tế.

Điều này rất cần thiết khi mà xu hướngkhách nước ngoài đến thành phố ít đitheo các tour trọn gói. Họ thường lànhững khách lẻ và rất cần tìm hiểu cácthông tin du lịch, bản đồ, sách báo giớithiệu về các điểm tham quan, muasắm, giải trí, cơ sở lưu trú ở nơi đến.

Xác định thị trường trọng điểmđể xúc tiến du lịch

Năm 2016, mục tiêu mở rộng thịtrường du lịch ngoài nước của thànhphố là thu hút, phát triển mạnh thịtrường khách quốc tế gần như ĐôngBắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, TrungQuốc), Đông Nam Á (Singapore,Malaysia, Indonesia, Thái Lan), tăngcường khai thác thị trường kháchđến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, HàLan). Theo các doanh nghiệp dulịch, một khi đã xác định được thịtrường du lịch trọng điểm, Sở Dulịch cần có kế hoạch xúc tiến cụ thểcho từng thị trường. Có như vậy,công tác xúc tiến du lịch mới đạthiệu quả như mong muốn.

Mỗi thị trường, khách du lịch sẽcó xu hướng khác nhau. Chẳng hạn,tuy cùng khu vực Đông Bắc Ánhưng người Nhật Bản và ngườiHàn Quốc có những xu hướng dulịch khác nhau. Người Nhật có xuhướng du lịch MICE (du lịch kếthợp hội họp, sự kiện) và du lịch thựctế (trải nghiệm nét đẹp trong sinhhoạt của người dân địa phương).Còn người Hàn Quốc có xu hướngđến tham quan các di tích lịch sửvăn hóa như đình, chùa, tham gia lễhội truyền thống, các loại hình nghệthuật đặc sắc của địa phương. Dovậy, hình thức xúc tiến du lịch ởNhật Bản phải chú trọng đến thểmạnh về MICE còn ở Hàn Quốc nêntập trung giới thiệu các lễ hội, các disản văn hóa nổi bật của thành phố.Thế nhưng, lâu nay hoạt động xúc

Thay đổi cách tiếp thị để thu hút khách du lịch

13số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

tiến du lịch nước ngoài vẫn cònchung chung.

Ông Lã Quốc Khánh - Phó Giámđốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh chiasẻ: Hiện nay, hoạt động xúc tiến dulịch ở nước ngoài của các cơ quanquản lý du lịch chưa cụ thể cho từngthị trường. Nội dung xúc tiến quảngbá về thành phố ở thị trường nàocũng giống nhau dù là các nước ởĐông Bắc Á hay các nước Châu Âu.

Bà Ngô Thị Thu Hiền - Trưởngphòng phát triển bán vé Chi nhánhVietNam Airlines khu vực miềnNam cho biết thêm: “Chúng tôi từnglàm việc với Hiệp hội Du lịch của

Nhật Bản và nhận thấy hoạt độngxúc tiến du lịch của họ được tiếnhành theo một quy trình bài bản vàliên tục trong nhiều năm. Họ đưa cácthông tin về các địa điểm du lịch củađất nước mình trên các trang web,phối hợp với các kênh truyền hìnhcủa Việt Nam chiếu những đoạnphim ngắn (theo từng tập và phátliên tục trong nhiều tháng tại mộtgiờ cố định) rất thu hút về cơ sở lưutrú, ẩm thực, quà lưu niệm của mộtđịa điểm du lịch. Sở dĩ họ làm đượcđiều này vì đã liên kết được tất cảcác đơn vị làm du lịch từ cơ quanquản lý du lịch cho đến hàng không,

các công ty du lịch, nhà hàng, kháchsạn, người dân địa phương… cùngtham gia xây dựng chương trình xúctiến trọn vẹn và rất thu hút”.

Theo đó, khi đã xác định đượcthị trường trọng điểm, Sở Du lịchTP. Hồ Chí Minh cần tìm hiểu xuhướng du lịch của từng nước, qua đóđề ra kế hoạch xúc tiến du lịch phùhợp. Không chỉ cung cấp cho kháchdu lịch tiềm năng sách, tranh ảnh vềthành phố mà cần đẩy mạnh hoạtđộng xúc tiến thông qua internet,các trang mạng xã hội, kênh truyềnhình của các nước…

Thế hùng

Ngày 10.12, UBND tỉnh HòaBình tổ chức hội nghị tổng kết 5 nămthực hiện phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” và 10năm thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Tại hội nghị, Phó Bí thư Thườngtrực Tỉnh ủy Hòa Bình - Trần ĐăngNinh đề nghị: Cấp ủy, chính quyền,Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cáccấp trong tỉnh cần tiếp tục thực hiệncó hiệu quả Chương trình hành độngsố 27 về thực hiện Nghị quyết số 33Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI về xây dựng vàphát triển văn hóa, con người ViệtNam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước. Bên cạnh đó, tỉnh tiếptục đẩy mạnh thực hiện 5 nội dung 7phong trào thiết thực, hiệu quả, trongđó, 5 nội dung gồm: Phát triển kinh tế,giúp nhau làm giàu chính đáng, xóađói giảm nghèo; xây dựng tư tưởngchính trị lành mạnh; xây dựng nếpsống văn minh, kỷ cương xã hội, sốngvà làm việc theo pháp luật; xây dựngmôi trường văn hóa xanh, sạch, đẹp,

an toàn; xây dựng thiết chế văn hóa,thể thao và nâng cao chất lượng cáchoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. 7phong trào gồm: Phong trào xây dựng“người tốt việc tốt, các điển hình tiêntiến; “ Gia đình văn hóa”; “Làng, bản,tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơnvị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư”; “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”; “Học tập, lao động sáng tạo”.Hòa Bình còn huy động các nguồn lựcxây dựng thiết chế văn hóa, thườngxuyên duy trì, tu bổ và tăng hiệu quả,công năng sử dụng nhà văn hóa, khuthể thao cấp cơ sở đã được xây dựngtheo quy định của Bộ VHTTDL; côngtác bình xét, công nhận các danh hiệuvăn hóa cần được thực hiện nghiêmtúc theo quy định, tránh bệnh thànhtích. Đồng thời, tỉnh xây dựng các chỉtỉêu của phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” giaiđoạn 2016-2020 của tỉnh Hòa Bìnhphù hợp với các chỉ tiêu lĩnh vực vănhóa, xã hội theo như tinh thần Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

5 năm qua, tỷ lệ gia đình văn hóatrên địa bàn Hoà Bình luôn đạt trên70%; làng, bản, tổ dân phố văn hóađạt trên 60%; cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt trên90%... Tỷ lệ nhà văn hóa xóm, bảnđạt 76%; nhà văn hóa xã phường thịtrấn đạt 20%; nhà văn hóa huyện,thành phố đạt 100%; 16,2% xã đạtchuẩn nông thôn mới; trên 80% giađình và trên 60% khu dân cư thựchiện tốt nếp sống văn minh trong việccưới, việc tang và lễ hội; trên 600 lễhội dân gian, truyền thống, lịch sửcách mạng, lễ kỷ niệm… được tổchức theo đúng quy định...

Nhân dịp này, UBND tỉnh HoàBình tặng Bằng khen cho 22 tập thểvà 18 cá nhân đã có thành tích xuấtsắc trong phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” giaiđoạn 2011-2015 và 10 năm thực hiệnnếp sống văn minh trong việc cưới,việc tang và lễ hội (2005-2015).

K.hoàn

Hoà Bình: Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

14 số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

Nhân kỷ niệm 23 năm ngày Thiếtlập Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc(22.12.1992-22.12.2015), tối 12.12,tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm Văn hóaHàn Quốc tại Việt Nam phối hợp vớiSở VHTTDL Đà Nẵng tổ chức Lễ hộigiao lưu Văn hóa Việt Nam-HànQuốc 2015.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBNDthành phố Đà Nẵng - Đặng Việt Dũngcho biết, suốt 23 năm qua, mối quan hệgiữa Việt Nam và Hàn Quốc khôngngừng được củng cố và phát triển tốtđẹp trên mọi lĩnh vực, trong đó, giaolưu văn hóa giữa hai nước luôn diễn rasôi nổi với nhiều hoạt động phong phú,đa dạng. Trong khuôn khổ hợp tác giữahai quốc gia, những năm gần đây, mốiquan hệ hợp tác giữa thành phố ĐàNẵng và Hàn Quốc ngày càng pháttriển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ khi có

đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Inchonecủa các hãng hàng không Hàn Quốc vàViệt Nam được khai thác, lượng khácdu lịch Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngàycàng tăng nhanh, mở ra nhiều cơ hộihợp tác mới giữa Đà Nẵng và HànQuốc. Nhiều hoạt động giao lưu vănhóa, nghệ thuật của Hàn Quốc đã đượctổ chức tại Đà Nẵng, thu hút đông đảosự quan tâm của người dân, đặc biệt làgiới trẻ.

Ngài Jun Dae Joo - Đại sứ HànQuốc tại Việt Nam khẳng định: Trongsuốt 23 năm qua, quan hệ hai nước đãđạt được nhiều thành tựu vượt bậc trêntất cả các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnhvực kinh tế. Hàn Quốc hiện là nhà đầutư số 1 của Việt Nam, năm 2015 kimngạch thương mại hai nước ước đạtgần 40 tỷ USD, lượng khách du lịchHàn Quốc sang Việt Nam tăng hơn

30%, số lượng khách Việt Nam sangHàn Quốc tăng gần 15% so với cùngkỳ năm 2014.

Đà Nẵng là một thành phố năngđộng với nhiều tiềm năng hợp tác kinhtế. Đà Nẵng có đường bay trực tiếp đếnHàn Quốc, đây là điều kiện thuận lợiđể người dân Hàn Quốc đến tham quandu lịch tại Đà Nẵng. Đồng thời, cũngmở ra nhiều cơ hội cho các doanhnghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Đà Nẵngvà các tỉnh lân cận.

Lễ hội Việt Nam-Hàn Quốc 2015diễn ra với các hoạt động như: Triểnlãm văn hóa Hàn Quốc, triển lãm ảnhĐà Nẵng. Đặc biệt là chương trình canhạc nghệ thuật đặc sắc có sự tham giacủa các nhóm nhạc nổi tiếng đến từHàn Quốc biểu diễn phục vụ nhân dânvà giới trẻ Đà Nẵng.

V.Sơn

Ban Quản lý Di tích và Du lịch MỹSơn (Quảng Nam) đã đưa thêm nhiềusản phẩm du lịch mới, trong đó chú trọngviệc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóaChămpa vào phục vụ du khách khi đếntham quan Di sản văn hóa thế giới này.

Theo đó, cùng với việc trải nghiệmtham quan các công trình kiến trúc di sảnđền tháp của người Chăm, du kháchđược xem biểu diễn các điệu múa Chămtruyền thống, trình diễn múa tượng Siva,Apsara, múa quạt, múa đội nước, thổikèn saranai... do chính các nghệ sĩ ngườiChăm biểu diễn. Trong không gian tĩnhlặng của thung lũng thần linh, du kháchsẽ được thả hồn trong những điệu múaChămpa truyền thống duyên dáng, uyểnchuyển nhưng cũng đầy huyền bí, quyếnrũ từ vũ điệu Siva, Apsara đến nét vuitươi tràn đầy sức sống và nghệ thuật tạohình trong múa quạt, múa đội nước...Mỗi vũ điệu mang một nét riêng, tạo nênkhông gian văn hóa Chămpa lung linh,

huyền ảo. Đặc biệt, linh vật MukhaLingađã được công nhận là Bảo vật quốc giađang lưu giữ tại Mỹ Sơn có sức hấp dẫnlớn đối với du khách trong nước và quốctế khi đến tham quan Di sản Văn hóa thếgiới - Mỹ Sơn.

Bên cạnh đó, khi tới thăm di sản, dukhách được học múa Chămpa, học cáclàn điệu dân ca Chămpa, học tiếng Chămcăn bản. Sản phẩm du lịch mới này đangtrong thời gian thử nghiệm nhưng đãnhận được phản hồi tích cực từ các đơnvị lữ hành trong và ngoài tỉnh và có sứchấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốctế. Các sản phẩm du lịch theo hướng bảotồn và phát huy các giá trị văn hóaChămpa, dịch vụ tham quan Mỹ Sơn từtrên cao bằng máy bay trực thăng phụcvụ du khách sẽ được sẽ triển khai mởrộng từ đầu năm 2016.

Nhờ bảo tồn và phát huy được cácgiá trị văn hóa của văn hóa Chămpa,Khu Di tích và du lịch Mỹ Sơn đã khẳng

định những thành công vượt bậc về môhình quản lý, công tác bảo vệ, bảo tồn vàtrùng tu cũng như trên lĩnh vực phát huygiá trị. Di sản văn hóa thế giới - Mỹ Sơntrở thành điểm đến không thể thiếu đốivới du khách trong nước và quốc tế tronghành trình kết nối Di sản văn hóa MiềnTrung và khẳng định thương hiệu là mộttrong những địa điểm du lịch nổi tiếngtại Việt Nam.

Trong năm 2015, lượng khách thamquan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơnước đạt trên 273 nghìn lượt người, trongđó khách quốc tế chiếm hơn 222 nghìnlượt người. Di sản văn hóa thế giới MỹSơn đã và đang phát huy hiệu quả vai trònòng cốt trong việc tạo ra các sản phẩmdu lịch độc đáo, đồng thời là cầu nối để“kích thích” du lịch vùng sâu, vùng xatrong đất liền cũng như du lịch biển đảocủa tỉnh Quảng Nam trong hiện tại vàtương lai.

huY Long

Quảng Nam: Nhiều sản phẩm du lịch mới ở Di sản Mỹ Sơn

Lễ hội giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2015

15số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

Theo bảng xếp hạng của Hiệp hộiQuần vợt nam chuyên nghiệp (ATP)công bố ngày 14.12, với tổng 18 điểmthưởng, tay vợt số 1 Việt Nam LýHoàng Nam đã nhảy vọt 126 bậc, đểlên vị trí 933 thế giới.

Đây là thứ hạng cao nhất trong sựnghiệp của Hoàng Nam từ trước đếnnay. Với thứ hạng này, tay vợt 18 tuổiđã đi vào lịch sử quần vợt Việt Nam khitrở thành tay vợt đầu tiên góp mặt trongtốp 1.000 thế giới. Đây cũng là thứ

hạng cao nhất đối với quần vợt ViệtNam từ trước đến nay. Lý Hoàng Namđã phá kỷ lục của Đỗ Minh Quân, tayvợt Việt Nam có thứ hạng cao nhấttrước đó với vị trí 1002 trên Banrngxếp hạng ATP vào năm 2006.

Sau khi lên ngôi vô địchWimbledon trẻ 2015, Nam vào vòng 3giải đấu giải đấu nhà nghề Men’sFutures diễn ra tại Campuchia. Ở giảiđấu này, sau khi bị loại sớm ở giảiCambodia F1 Futures, phong độ Hoàng

Nam khởi sắc đáng kể sau đó khi anhvào tới bán kết Cambodia F2 Futures vàlọt vòng hai Cambodia F3 Futures.

Hoàng Nam từng chia sẻ, mục tiêucao nhất trong sự nghiệp của anh là Top200 thế giới. 2015 có thể xem là mộtnăm thành công trong sự nghiệp củaHoàng Nam. Anh tiến sâu ở nhiều giải,đoạt nhiều danh hiệu - trong đó nổi bậtnhất là chức vô địch đôi nam giải trẻWimbledon.

Tr.Quỳnh

Sau 6 ngày thi đấu sôi nổi, ASEANPara Games 8 đã khép lại với kết quảNhất toàn đoàn thuộc về Thái Lan(95HCV, 76 HCB, 79 HCĐ); Nhì:Indonesia (81HCV, 74HCB, 63 HCĐ);Ba: Malaysia (52HCV, 58HCB, 37HCĐ); đứng thứ 4 là đoàn Việt Nam(48HCV, 58HCB, 50 HCĐ); nước chủnhà Singapore đứng thứ 5 (24HCV,17HCB, 21 HCĐ).

Ông Vũ Thế Phiệt - Trưởng đoànTTNKTVN cho biết: “Tại giải đấunăm nay, các VĐV đã thi đấu rất thànhcông, đặc biệt là đội tuyển Bơi lội vàCử tạ. Tổng cộng đoàn Việt Nam đãphá 16 kỷ lục đại hội, và 2 kỷ lục châuÁ. Đội tuyển Bơi lội Việt Nam cũngthống trị đường đua xanh, với 19HCV,22HCB, 21HCĐ. Cùng với việc các bộmôn khác đều có được thành tích cao.

Kết quả này cho thấy thể thao ngườikhuyết tật Việt Nam đang ở mức pháttriển tốt, qua đó tạo đà chuẩn bị tốtcũng như hy vọng sẽ có thêm nhiềusuất dự đại hội thể thao khuyết tật thếgiới Paralympic sẽ diễn ra tại Rio(Brazil) vào năm sau, đặc biệt ở nhữngmôn thế mạnh của Việt Nam như Bơilội hay Điền kinh.

(Xem tiếp trang 16)

Sau ba ngày tranh tài sôi nổi tại TP.Hồ Chí Minh, chiều 13.12, Giải vôđịch thể dục Aerobic Châu Á lần thứ V- năm 2015 đã khép lại. Đội chủ nhàViệt Nam đã thi đấu thành công, khigiành 10HCV.

Ở lứa tuổi 12-14, chủ nhà Việt Namvô địch cả 5 nội dung. HCV được traocho các vận động viên: Dương HuỳnhBảo Khang (đơn nam), Trần Hạ Vi(đơn nữ), Đào Ngọc Huy - Vũ NgọcAnh (đôi nam nữ), Đào Ngọc Huy - VũNgọc Anh - Trần Hạ Vi (nhóm 3người), Châu Kim Anh - Nguyễn NgọcÁnh Vy - Trương Ngọc Diễm Hằng -Nguyễn Võ Quỳnh Như - Thái TrịnhHồng Phú (nhóm 5 người).

Tiếp nối thành công trên, trongngày thi đấu cuối cùng, các vận động

viên chủ nhà có những bài biểu diễn ấntượng và giành thắng lợi ở tất cả nộidung của lứa tuổi 15-17 với các HCVcủa Phạm Thế Gia Hiển (đơn nam),Tôn Nữ Thanh Thanh (đơn nữ), LêHoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi(đôi nam nữ), Nguyễn Chế Thanh - LêHoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi(nhóm 3 người), Nguyễn Chế Thanh -Lê Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi- Tôn Nữ Thanh Thanh - Đinh HồngNgọc (nhóm 5 người).

Trong khi đó, ở các nội dung dànhcho lứa tuổi vô địch (trên 18 tuổi, 7 nộidung) ghi nhận sự thành công của cácđội Hàn Quốc với 3HCV, Trung Quốccó 3HCV và H’Mông Cổ 1HCV.

Dù nỗ lực nhưng đội chủ nhà ViệtNam chỉ giành được 2HCĐ ở nội dung

Aerobic Dance và Aerobic Step. Đâykhông phải là bất ngờ vì Việt Namkhông đặt kỳ vọng ở nội dung này.

Tại Giải năm nay, Ban Huấn luyệnđội tuyển Việt Nam chỉ đặt mục tiêugiành 2-4HCV ở lứa trẻ, nhưng các vậnđộng viên đã thi đấu xuất sắc và giànhchiến thắng tại 10/17 nội dung củaGiải. Đây là kết quả rất ấn tượng, gópphần tạo tâm lý, nền tảng cho bộ mônthể dục Aerobic của Việt Nam pháttriển trong thời gian tới.

Giải vô địch thể dục Aerobic ChâuÁ lần thứ V-năm 2015 thu hút sự thamdự của 242 vận động viên đến từ 10quốc gia và vùng lãnh thổ có phongtrào thể dục Aerobic mạnh trong khuvực.

naM anh

Tay vợt Lý Hoàng Nam lên hạng 933 thế giới

Việt Nam giành 10HCV Giải vô địch Aerobic Châu Á

ASEAN Para Games lần 8: Việt Nam xếp thứ 4 toàn đoàn

16 số 1157 l 17.12.2015

Sự kiện vấn đề

“Trong một lần vào xã MườngHung (huyện biên giới Sông Mã) đểtuyển chọn vận động viên, tôi tình cờgặp Tươi. Bằng con mắt nghề nghiệp,nhận thấy em là người có tố chất vềvõ thuật nên tôi đã chọn Tươi thay vìchọn một số em được giới thiệu từtrước. Không phụ lòng mong đợi,ngay năm đầu tiên tham gia giải Vôđịch Pencak Silat trẻ toàn quốc em đãgiành được huy chương bạc, sau đólà vô địch rất nhiều giải toàn quốc,đặc biệt là tấm Huy chương Vàngmôn Pencak Silat thế giới năm 2015tại Thái Lan” - đó là tâm sự của huấnluyện viên Trần Huy, Trung tâm Đàotạo và huấn luyện vận động viên thểthao tỉnh Sơn La khi nói về vận độngviên môn Pencak Silat Lò Thị Tươi.

Lò Thị Tươi (sinh năm 1994) làcon út trong một gia đình có hoàncảnh khó khăn ở xã biên giới MườngHung. Đầu năm 2008, nhận thấyTươi có đầy đủ tố chất để trở thànhvận động viên Pencak Silat như chiềucao, cân nặng, sức bật sào… em đãđược huấn luyện viên Pencak SilatTrần Huy đưa về luyện tập tại Trungtâm Đào tạo và huấn luyện vận độngviên thể thao tỉnh Sơn La. Trong quátrình tập luyện, Tươi luôn nỗ lực,chăm chỉ rèn luyện, thực hiện tốt cácgiáo án mà huấn luyện viên đề ra.Năm 2009, lần đầu tham gia giải Vôđịch Pencak Silat trẻ toàn quốc Tươiđã giành luôn Huy chương Bạc.

Vận động viên Lò Thị Tươi tâmsự: Khi mới đến Trung tâm, Tươichọn môn điền kinh để tập luyện vìthấy môn này phù hợp với mình. Tuy

nhiên, trong quá trình tập luyện thấycác anh chị tập môn Pencak Silat,Tươi cũng xin tập để bổ trợ cho mônđiền kinh. Càng luyện tập, Tươi càngthấy rất hào hứng với môn PencakSilat. Sau đó, với khả năng bẩm sinhvề võ thuật, Tươi đã nhanh tiếp thucác giáo án của huấn luyện viên đề ravà thi đấu rất thành công tại các giảiđấu.

Sau khi thi đấu ấn tượng tại giảiVô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc,năm 2011, vận động viên Lò ThịTươi được triệu tập vào đội tuyển trẻquốc gia. Được cọ xát với những vậnđộng viên có nhiều kinh nghiệm đãgiúp Tươi khắc phục được một sốnhược điểm và nâng cao kỹ thuật sởtrường. Nhờ đó, liên tiếp các năm2012 và 2014, Tươi đã giành Huychương Vàng giải Các câu lạc bộPencak Silat toàn quốc; Huy chươngVàng giải Vô địch toàn quốc năm2013. Năm 2014, Tươi vinh dự đượctham gia vào đội tuyển Pencak Silatquốc gia. Tháng 01.2015, tham dựgiải Vô địch thế giới môn PencakSilat lần thứ 16 tại Thái Lan, bằng lốiđánh quyến rũ, dứt khoát cùng vớitinh thần thi đấu quyết tâm Tươi đãgiành được Huy chương Vàng mộtcách thuyết phục và trở thành vậnđộng viên nữ duy nhất của đội tuyểnViệt Nam giành Huy chương Vàngthế giới ở nội dung đối kháng nữhạng 75-90 kg.

Vận động viên Lò Thị Tươi chiasẻ về tấm Huy chương Vàng thế giớimôn Pencak Silat: Đây là lần đầu tiênđi thi đấu quốc tế nên em rất lo

nhưng được sự động viên kịp thờicủa huấn luyện viên và đồng đội, emđã thi đấu thành công và giành chiếnthắng.

Huấn luyện viên Pencak Silat -Trần Huy cho biết: Trong quá trìnhtập luyện, Tươi luôn chấp hành tốtcác kế hoạch, giáo án huấn luyện vàchiến thuật do huấn luyện viên đề ra.Tuy nhiên trong thi đấu, em vẫn mắcphải một số lỗi phản công, cảm giácđòn và khoảng cách thi đấu chưa tốt,đặc biệt là tâm lý thi đấu thiếu ổnđịnh, nếu khắc phục được những yếuđiểm trên, thời gian tới, Tươi sẽ còngặt hái được nhiều thành công hơnnữa.

Theo ông Đỗ Thế Công - PhóGiám đốc Trung tâm Đào tạo và huấnluyện vận động viên thể thao tỉnhSơn La, mặc dù Trung tâm còn gặpnhiều khó khăn về cơ sở vật chấtcũng như trang thiết bị tập luyện,nhưng vận động viên Lò Thị Tươi đãnỗ lực cố gắng vượt qua mọi khókhăn, thi đấu thành công các giảiPencak Silat trong nước và thế giới.

Chia sẻ về những dự định trongthời gian tới, Tươi cho biết em sẽ cốgắng tập luyện để hoàn thiện các yếuđiểm của mình, thi đấu thật tốt để cóthành tích cao. Trong tương lai emmuốn trở thành một huấn luyện viênbộ môn Pencak Silat để truyền lạinhững kinh nghiệm và kiến thức màmình đã tích lũy được trong thời giantập luyện và thi đấu cho các vận độngviên trẻ của Sơn La cũng như củaViệt Nam.

T.T.n

Cô gái vàng của thể thao Sơn La

Dù chỉ đứng thứ 4 chung cuộc, đoànthể thao người khuyết tật Việt Nam đãhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra trướckhi lên đường tham dự APG 8: giành 45-

48 HCV, thiết lập 16 kỷ lục Para Gamesvà phá kỷ lục Châu Á. Tại APG 8, với lựclượng không phải là đông đảo, nên đoànthể thao NKT Việt Nam không đặt quá

nặng chỉ tiêu về số lượng huy chương vàcũng không đặt ra mục tiêu lọt vào tốp bađoàn dẫn đầu về số huy chương.

Tr.Quỳnh

ASEAN Para Games lần 8... (Tiếp theo trang 15)

17số 1157 l 17.12.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

57 công trình, nghiên cứu xuất sắcđã được trao Giải thưởng Văn nghệdân gian năm 2015 do Hội Văn nghệdân gian Việt Nam tổ chức ngày12.12, tại Hà Nội. Trong số đó, có 1giải nhất, 3 giải nhì A, 5 giải nhì B, 16giải ba A, 20 giải ba B, 11 giải khuyếnkhích và 1 tặng thưởng. Giải nhấtđược trao cho công trình “Đặc điểmcủa thể loại sử thi Chương ở ViệtNam” của tác giả Phạm Đặng XuânHương (Hà Nội).

Chúc mừng các tác giả đạt giải,Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian,GS.TSKH Tô Ngọc Thanh chia sẻ:Năm 2015, số lượng các công trìnhdự giải tương đương mọi năm, trongđó có cả các công trình nghiên cứu,sưu tầm, công trình cho các lĩnh vực

văn hóa dân gian… Trong số 70 côngtrình đủ điều kiện dự giải năm nay có28 công trình về văn hóa các tộcngười thiểu số như Tày, Nùng, TháiTây Bắc, Tày Nghệ An, Mường HòaBình và Thanh Hóa, Tà Ôi, Pa Cô…7 công trình thuộc thể loại nghiêncứu… Đáng chú ý là các công trình:“Đặc điểm của thể loại sử thi Chươngở Việt Nam” của tác giả trẻ PhạmĐặng Xuân Hương (Hà Nội), “Nhữngphạm trù nghệ thuật dân gian ngườiViệt thời trung đại” của GS.TS KiềuThu Hoạch, “Kiểu chuyện con vậttinh ranh trong truyện dân gian ViệtNam và thế giới” của Đặng QuốcMinh Dương…

Thay mặt Hội Văn nghệ dân gianViệt Nam, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh

hoan nghênh hướng nghiên cứu vềnhững biến đổi của văn hóa trong điềukiện đương đại; mong rằng nhữngnăm tới các tác giả tập trung hơn nữavào văn hóa dân gian thay vì đặt nóvào chung trong nội hàm của văn hóa.Bên cạnh đó, các tác giả cũng quantâm hơn nữa đến việc sưu tầm di sảnvăn hóa dân gian của hàng chục tộcngười mà đến nay chúng ta chưa cóđầy đủ tư liệu về họ.

Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dângian Việt Nam trao danh hiệu Nghệnhân dân gian cho 10 hội viên thuộclĩnh vực thực hành và truyền dạy HátĐúm tại Hải Phòng, đồng thời tổchức mừng thọ cho các nghệ nhân 70và 80 tuổi.

hồ Thanh

Tôn vinh 57 công trình văn nghệ dân gian xuất sắc

Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt,Giải vô địch Bắn súng quốc gia năm2015 tổ chức tại Trung tâm huấnluyện Thể thao quốc gia Hà Nội đãchính thức khép lại.

Không nằm ngoài dự đoán củagiới chuyên môn, đoàn Quân đội vớilực lượng vận động viên đồng đều,được đầu tư bài bản đã dẫn đầu bảngtổng sắp huy chương với 15 Huychương Vàng, 16 Huy chương Bạc, 6Huy chương Đồng. Đứng thứ hai làđoàn Hà Nội với 14 Huy chươngVàng, 20 Huy chương Bạc, 14 Huychương Đồng. Vị trí thứ 3 thuộc vềđoàn Hải Dương với 6 Huy chươngVàng, 4 Huy chương Bạc và 6 Huychương Đồng.

Huấn luyện viên trưởng Đội tuyểnbắn súng Việt Nam - Nguyễn ThịNhung cho biết: Giải năm nay đã ghinhận 3 kỷ lục quốc gia mới đượcthiết lập, trong đó riêng đoàn Quânđội chiếm lĩnh 2 kỷ lục cá nhân thuộcvề các vận động viên: Hà Minh

Thành ở nội dung 25m Súng ngắnbắn nhanh nam với thành tích 33điểm, hơn kỷ lục cũ 3 điểm; NguyễnDuy Hoàng ở nội dung tiêu chuẩn10m Súng trường hơi nam với thànhtích 593 điểm, hơn kỷ lục cũ 1 điểm.Kỷ lục thứ 3 thuộc về vận động viênHồ Viết Thanh Sang của đoàn QuảngNam ở nội dung chung kết 10m Súngtrường hơi nam với thành tích 206điểm, hơn kỷ lục cũ 3,3 điểm.

Cũng theo Huấn luyện viêntrưởng Nguyễn Thị Nhung, Giải đấulà dịp để Ban tổ chức kiểm tra, đánhgiá chất lượng đào tạo của các huấnluyện viên cũng như chất lượng thiđấu của các vận động viên; qua đótuyển chọn những vận động viên cóthành tích xuất sắc để bổ sung choĐội tuyển Bắn súng quốc gia đi thiđấu tại các giải đấu lớn trong khuvực, châu lục và các giải quốc tế. Từkết quả thi đấu này, Ban tổ chức Giảisẽ tiếp tục xem xét và tuyển chọnnhững vận động viên trẻ có tiềm

năng để tiếp tục đào tạo, là nòng cốtcủa lực lượng kế cận trong nhữngnăm tiếp theo. Vừa qua, Đội tuyểnBắn súng quốc gia cũng đã giànhđược 2 xuất tham dự Olympic 2016là Hoàng Xuân Vinh, Trần QuốcCường.

Giải vô địch Bắn súng quốc gianăm nay có sự tham gia của 250 vậnđộng viên đến từ 12 đơn vị gồm: HàNội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Dương,Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk,Đồng Nai, Quân đội và Bộ Công an.Các xạ thủ nam, nữ tranh tài ở 14 nộidung: 50m súng ngắn bắn chậm, 50msúng trường nằm, 10m súng trườnghơi, 10m súng trường di động tiêuchuẩn, 10m súng trường di động hỗnhợp, 25m súng ngắn thể thao, 25msúng ngắn bắn nhanh, 25m súng ngắntiêu chuẩn, 25m súng ngắn ổ quay,50m súng trường 3x20m, 50m súngtrường 3x40m...

Vũ Minh

Giải vô địch Bắn súng quốc gia 2015: 3 kỷ lục được thiết lập

18 số 1157 l 17.12.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nghệ thuật Múa Rối nước HảiDương được công nhận là di sản vănhóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm2012. Thời gian qua, ngành văn hóatỉnh Hải Dương và bản thân cácphường Rối nước đã và đang khôngngừng nỗ lực để bảo tồn, phát huy giátrị của loại hình nghệ thuật trình diễndân gian độc đáo này.

“Tỏa sáng” một phường rối

Hiện nay, Hải Dương còn baphường Rối nước là phường Rối nướcxã Hồng Phong (huyện Ninh Giang),xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà) và xãLê Lợi (huyện Gia Lộc). Thời gian qua,các phường rối cũng có ý thức khôngngừng nâng cao chất lượng các tiếtmục diễn, cải tiến hình thức quảng báloại hình nghệ thuật dân gian độc đáonày đến công chúng xa gần. Trong sốđó, Hồng Phong được nhắc đến nhưmột ví dụ điển hình về sự nhanh nhạycủa những nghệ sĩ nông dân, biết cáchthích nghi với thời cuộc, đã làm chonghệ thuật Múa Rối nước của phườngmình “tỏa sáng”, được du khách trongvà ngoài nước biết tiếng.

Đến thăm phường Rối nước HồngPhong dịp này, nhiều người không khỏibất ngờ. Cuốn sổ tay chuyên theo dõi“đơn đặt hàng” các buổi diễn từ cácđoàn khách du lịch của ông NguyễnVăn Chương, Phó Trưởng phường rốidày đặc chữ. Mới chưa hết tháng11.2015 nhưng phường đã đón trên 30đoàn khách về xã xem biểu diễn MúaRối nước, trong đó có nhiều đoànkhách quốc tế. Hiện nay đã có 15 đoànđặt lịch cho tháng 12.2015. Đây là mộtthành công mà hiếm phường rối nào cóđược. Trung bình mỗi tháng phườngRối nước Hồng Phong có khoảng 20-25 đoàn khách.

Theo ông Nguyễn Văn Chương, cóđược thành quả này là nhờ phường rốinhận được sự quan tâm và ủng hộ của

ngành văn hóa tỉnh Hải Dương cũngnhư chính quyền địa phương. Bản thântập thể các nghệ nhân cũng tích cực đổimới, không ngừng sáng tạo. Hiện nay,phường Rối nước được xã quan tâm,tạo điều kiện về địa điểm biểu diễn,không thu phí hoạt động. Trên địa bànxã cũng có Nhà trưng bày Múa Rốinước do Tổ chức Hợp tác quốc tế NhậtBản (JICA) tài trợ xây vào năm 2013 -một điểm nhấn đối với du khách khiđến địa phương tìm hiểu về nghệ thuậtMúa Rối nước.

Những năm gần đây, việc quảng bá,giới thiệu các thông tin về nghệ thuậtMúa Rối nước đã được cải tiến. Năm2012, xã đã thành lập trang webroinuochongphong.com. Thông quakênh này, nhiều công ty du lịch đã liênhệ, về khảo sát và đưa các đoàn kháchdu lịch về thăm, thưởng thức cácchương trình Múa Rối nước ngay tạithủy đình được xây ở thôn Bồ Dương.Bên cạnh đó, các nghệ nhân trongphường luôn chú trọng luyện kỹ năngbiểu diễn, sáng tạo không ngừng đểchất lượng các tiết mục được nâng cao.Cùng với việc lưu giữ, nhuần nhuyễncác tích trò cổ như “Tễu giáo đầu”,“Đấu vật”, “Câu ếch”, “Vinh quy báitổ”, “Múa tiên”, “Múa rồng”… cácnghệ nhân đã sáng tạo thêm các trò mớinhư: “Chiến thắng Điện Biên Phủ”,“Phù Đổng đánh giặc Ân”, “Cưa, bào,xẻ gỗ”, “Bơi và kiệu nhau”… Nhữngnỗ lực của tập thể các nghệ nhân đãđược ghi nhận. Gần đây nhất, tại Liênhoan Múa Rối nước Hải Dương đầunăm 2015, phường Rối nước HồngPhong đã giành giải Nhất. “Chúng tôiphải nghe ngóng từ những người làmcông tác du lịch để thay đổi cách làm,thu hút được thêm du khách”, ôngChương chia sẻ.

“Tiếng thơm” bay xa, hàng năm cókhoảng 2.000 lượt khách du lịch đếnvới phường Rối nước Hồng Phong,

trong đó có rất nhiều du khách quốc tế.Ông Chương cũng cho biết: “Càng đóntiếp nhiều đoàn du khách, chúng tôicàng ý thức rằng muốn thu hút dukhách, không chỉ tay nghề thuần thụcmà còn phải quan tâm đến việc đảmbảo môi trường được sạch sẽ, an toànvệ sinh thực phẩm trong dịch vụ ănuống để lưu lại những ấn tượng đẹpcho du khách”. Theo đánh giá của lãnhđạo xã Hồng Phong, nhờ Múa Rốinước, du lịch ở địa phương cũng pháttriển, đời sống vật chất và tinh thần củangười dân trong xã được nâng cao.

Cùng với Rối nước Hồng Phong,phường Rối nước Thanh Hải và Lê Lợicũng đều có những nỗ lực và thành côngnhất định. Hai phường Rối nước đến naycũng đã đi biểu diễn ở nhiều tỉnh, thànhphố như: Huế, Phú Thọ, Hà Nội… vàđược nhận nhiều bằng khen của BộVHTTDL cùng nhiều giải thưởng cao tạicác kỳ liên hoan Múa Rối nước toànquốc nói chung, của tỉnh Hải Dương nóiriêng. Hiện các phường rối đều đã kýhợp đồng với Bảo tàng dân tộc học ViệtNam, mỗi năm sẽ định kỳ biểu diễn 1đợt, liên tục trong vòng 1 tháng phục vụkhách tham quan Bảo tàng.

“Tiếp sức” cho Rối nước

Để bảo tồn và phát huy di sản vănhóa Múa Rối nước, ngành Văn hóa tỉnhHải Dương đã và đang triển khai mộtsố chương trình đầu tư cụ thể. SởVHTTDL Hải Dương hàng năm tổchức Liên hoan Múa Rối nước. Đây làdịp để các phường giao lưu học hỏi,nâng cao chất lượng các tích trò, cũnglà dịp quảng bá, giới thiệu, tôn vinhloại hình văn hóa đặc sắc này của xứĐông. Đồng thời, Sở cũng hỗ trợ cácchuyên gia tư vấn về nội dung, kịchbản cho các phường rối để các phườngnâng cao chất lượng tiết mục.

Một trong những khó khăn của cácphường rối là sự xuống cấp của các con

Bảo tồn Rối nước Hồng Phong

19số 1157 l 17.12.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

rối sau nhiều năm sử dụng biểu diễn.Hiểu được vấn đề đó, năm 2008, SởVHTTDL Hải Dương đã thực hiện“Dự án Bảo tồn nghệ thuật Múa Rốinước Hải Dương” trong đó có lớpchuyển giao kỹ năng làm con rối vàtruyền nghề cho các nghệ nhân của 3phường rối. Kết thúc đợt học này, mỗiphường vừa nâng cao kỹ năng chế táccon rối, vừa bổ sung được mỗi phường20 con rối mới.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơncho các phường rối hoạt động, tỉnh HảiDương đã trích kinh phí đầu tư nhàthủy đình lưu động cho các phường rối,mỗi nhà thủy đình trị giá khoảng 100triệu đồng. Đây là việc ít có địa phươngnào trong khu vực Đồng bằng sôngHồng làm được. Nhờ vậy, các phườngrối vừa có thể đi biểu diễn nhiều nơitrong, ngoài tỉnh, vừa giới thiệu rộngrãi loại hình nghệ thuật đặc thù này tớicông chúng. Đến nay, cả ba phường rốiở Hải Dương đều đã mang thủy đình

lưu động đi biểu diễn ở nhiều huyệntrong tỉnh và các tỉnh/thành khác.

Với mục đích tạo thêm đất diễn, thuhút công chúng cho loại hình nghệthuật dân gian đặc sắc này, ngành vănhóa Hải Dương đang tiến hành nhiềuchương trình giới thiệu, kết nối với cáccông ty, doanh nghiệp lữ hành để đưacác phường rối vào làm một trongnhững điểm đến của các tour du lịchtrong, ngoài nước. Thời gian tới, bêncạnh việc duy trì, tăng cường các hoạtđộng nhằm tuyên truyền, quảng bá vềgiá trị của Rối nước… ngành văn hóacũng khuyến khích những nghệ nhân,các phường rối cần chủ động, nhanhnhạy với thị trường hơn nữa để vừa lưugiữ vừa phát huy được những giá trịcủa nghệ thuật Rối nước.

Một băn khoăn lớn của các phườngrối hiện giờ chính là vấn đề đào tạo lớpnghệ nhân kế cận. “Việc thu hút ngườitrẻ đến với bộ môn nghệ thuật này rấtkhó, hầu hết chỉ làm vì đam mê, nguồn

thu nhập có được không thường xuyên,thậm chí ít ỏi, trong khi hiện nay lớptrẻ ở các vùng quê đều bận đi làm côngnhân các xí nghiệp, nhà máy, không cóthời gian để tham gia tập luyện, biểudiễn”, ông Đinh Văn Phai - Trưởngphường Rối nước Lê Lợi (Gia Lộc)trăn trở. Đây cũng là vấn đề chung củacác phường. Hiện nay, hầu hết ở cácphường rối, độ tuổi trung bình của cácnghệ nhân là 50, thậm chí ở phườngRối nước Hồng Phong, các nghệ nhânđều trên 57 tuổi. Trước thực tế này,ngành văn hóa Hải Dương mong mỏicác phường rối tích cực hơn nữa để tìmkiếm tài năng, tự đào tạo qua thực tếbiểu diễn, bởi đặc thù của bộ môn nghệthuật này là làm vì đam mê, vì kế thừatruyền thống của gia đình, dòng họ vàchính các nghệ nhân phường rối làngười nắm giữ tinh hoa của loại hìnhnghệ thuật này, cũng như những bí kípriêng của từng phường rối.

Mạnh Minh

Đây là thông tin được công bố tạihội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khaiquật thăm dò khu vực Chính điện KínhThiên năm 2015 tại Hoàng thànhThăng Long, do Trung tâm bảo tồn disản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảocổ học tổ chức ngày 14.12.

Về địa tầng, các nhà khảo cổ họctiếp tục xác định tầng văn hóa dày, cóniên đại kéo dài từ thế kỷ VIII-IX đếnthế kỷ XIX-XX; trong đó đáng lưu ý,các tầng đất đắp thời Lý rất dày (1,15mét) và tầng đất đắp thời Đại La thế kỷIX-X dày khoảng 0,5 mét.

Về di tích, trong lần khai quậtnày, Viện Khảo cổ học cũng xác địnhrõ thêm cấu trúc và quy mô của cácdấu tích kiến trúc thời Lý. Các nhàkhảo cổ học khẳng định, đường nướclớn thời Lý (được phát hiện trước đó)

có cấu trúc phức tạp hơn dự kiến banđầu rất nhiều. Lần này, đường nướcchiều Đông-Tây xác định chính xácdài 83 mét. Các dấu tích kiến trúcthời Lý năm 2015 xuất lộ thêm 2móng cột lớn. Điều này cho thấyngay bên ngoài đường nước lớn đã cócác kiến trúc thời Lý khá quy mô.Các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấutích kiến trúc thời Trần mới, rất quymô, thể hiện rõ nhất là dấu tích cácdải nền hoa chanh và tường gạch,trong đó dấu tích hoa chanh có xuhướng phát triển rộng. Tuy nhiên,trong một hố khai quật nhỏ cũngchưa thể xác định rõ quy mô và cấutrúc của các dấu tích này. Riêng ởthời Lê sơ và Lê Trung Hưng, ViệnKhảo cổ học đã làm rõ cấu trúc gócTây Nam của không gian Chính điện

Kính Thiên khi phát hiện móngtường Lê sơ khá kiên cố, rộng 1,7mét, dày 1,2-1,4 mét; xác định rõ cácgian nhà của hành lang thời Lê sơ bắtgóc về phía Đoan Môn; các gian nhàhành lang thời Lê Trung Hưng nằmchồng lên kiến trúc thời Lê sơ…

Năm 2015, Trung tâm bảo tồn disản Thăng Long - Hà Nội phối hợp vớiViện Khảo cổ học tiến hành khai quậtthăm dò khu vực phía Bắc di tích ĐoanMôn với tổng diện tích gần 1.000m2,nhằm nghiên cứu khu vực không gianChính điện Kính Thiên. Như vậy, cuộckhai quật năm 2015, nối tiếp các cuộckhai quật từ năm 2002 đã đem lại cácnhận thức có tính đột biến đối với việcnghiên cứu các dấu tích của Kinh đôThăng Long.

Đức Minh

Xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc mới, quy mô lớn tại Hoàng thành Thăng Long

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình tân

Biên tậptrung kiên, hồng phượng,

hoàng Quân, thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

in tạicông ty tnhh thương mại

thiên thành

Tháng 12 là tháng của sắc vàng dãquỳ trên khắp những cung đường TâyBắc, tháng mà đồng bào H’Mông trêncác bản làng rộn ràng ăn Tết cổ truyềncủa dân tộc mình. Từ ngày 11-13.12,trong tiết trời se lạnh, đồng bào dân tộcH’Mông, huyện Điện Biên (tỉnh ĐiệnBiên) đã nô nức tụ hội về bản Pu Lau,xã Mường Nhà, huyện Điện Biên đểhòa mình vào ngày hội văn hóa dân tộcH’Mông lần thứ hai.

Khi sương sớm còn phủ mờ trắngxóa trên mọi ngả đường và khắp các bảnlàng, đã nghe tiếng nói cười rộn rã xenlẫn tiếng khèn gọi nhau về trung tâmbản Pu Lau. Về với ngày hội, các chàngtrai cô gái, người già cho đến trẻ em đềuxúng xính trang phục dân tộc sặc sỡ.Giữa bãi đất trống ở cạnh nhà văn hóabản, một sân khấu đã được dựng lên kháhoành tráng để đồng bào người H’Môngtừ khắp các xã thuộc huyện Điện Biênvề so tài.

Khoảng 8 giờ sáng, khi mặt trời nhôlên khỏi những dãy núi, ánh nắng xenqua những tán cây là thời điểm ngày hộigiao lưu văn hóa dân tộc H’Mông bắtđầu diễn ra. Ngày hội được mở đầu vớinhững tiết mục văn nghệ mang đậm bảnsắc văn hóa dân tộc H’Mông nơi đạingàn núi rừng Tây Bắc, được những“nghệ sĩ” không chuyên là đồng bào dântộc H’Mông từ khắp các xã trong huyệntrình bày. Tiếng khèn H’Mông, kèn lá,sáo H’Mông hay những bài hát múa“Giã bánh dày vùng cao”, “Xuân về trênbản H’Mông” rộn rã vang lên… Hàngtrăm khán giả phía dưới vỗ tay theo từngtiếng nhạc và hò reo phấn khởi khinhững tiết mục kết thúc.

Sau phần giao lưu văn nghệ, mọingười bắt đầu tham gia thi tài ở nhữngtrò chơi như ném pao, đánh tù lu, giãbánh dày. Đây là những trò chơi dângian đặc sắc của đồng bào dân tộcH’Mông mỗi độ xuân về. Được chờ đợinhất trong các trò chơi dân gian của

người dân tộc H’Mông bao giờ cũng làphần thi giã bánh dày. Bánh dày là loạibánh không thể thiếu của đồng bào dântộc H’Mông khi đón Tết truyền thốngcủa dân tộc. Bánh dày là biểu tượng chotình yêu, sự thủy chung son sắt của traigái người H’Mông, bánh dày còn tượngtrưng cho mặt trăng, mặt trời, là nguồngốc sinh ra con người và muôn loài.

Phần thi giã bánh dày đòi hỏi sựđoàn kết cao mới có thể tạo ra đượcnhững chiếc bánh vừa đẹp vừa đủ độdẻo, ngon cần thiết trong thời giannhanh nhất. Những tiếng chày giã thậmthịch cùng tiếng hò reo của khán giả tạonên không khí rộn ràng giữa bản làng.Sau khi hai chàng trai của mỗi đội giãcơm nếp đến độ dẻo nhất định, hai côgái bắt đầu nặn thành từng chiếc bánhtròn trịa gói vào lá chuối. Sau khi hoànthành phần thi, ban giám khảo bắt đầuđi chấm điểm. Khi chấm điểm xong,bánh dày được mang tặng để ngườidân, du khách thập phương cùngthưởng thức.

Theo quan niệm của người H’Mông,ai may mắn được tặng bánh dày sẽ làkhách quý của gia đình. Trong ngày lễ,tết người H’Mông đều đặt 3 chiếc bánhdày để thờ cúng: Một chiếc thể hiện chomùa màng bội thu, một chiếc thể hiện

cho vật nuôi sinh sản đầy đàn, một chiếclà thể hiện cho sức khỏe và sự bình ancủa các thành viên trong gia đình…

Ông Hà Văn Phiêng - Phó Chủ tịchUBND huyện Điện Biên, Trưởng ban tổchức ngày hội cho biết: Người H’Môngcó nền văn hóa rất độc đáo. Các trò chơidân gian của họ thường được đồng bàotổ chức trong các dịp Tết cổ truyền củadân tộc. Từ năm 2009 đến nay, huyệnĐiện Biên mới có cơ hội tổ chức lần thứhai ngày hội văn hóa dân tộc H’Mônghuyện Điện Biên. Việc tổ chức ngày hộinhằm góp phần giữ gìn, phát huy và tônvinh các giá trị văn hóa dân tộcH’Mông; đồng thời, giáo dục tinh thầnđoàn kết, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân các dân tộc tronghuyện. Đây còn là dịp để nhân dân khắpcác xã trong huyện được gặp gỡ, giaolưu, giới thiệu các giá trị văn hóa truyềnthống với du khách.

Tại ngày hội, khi mặt trời đã đứngbóng, mọi người trao nhau những lờichào lưu luyến và cùng hẹn gặp mùasau. Những du khách cầm trên tay chiếcbánh dày do những người con gáiH’Mông trao tặng, lưu luyến chia tay vàmong được sớm trở lại với ngày Tết vănhóa của đồng bào H’Mông vào lần sau.

T.T.n

Biểu diễn văn nghệ tại tại Ngày hội

Đặc sắc Ngày hội văn hóa dân tộc H’Mông