20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1058 ngày 09/01/2014 - Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống (Tr.2) Chính sách đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc (Tr.3) - Trên 200 nghìn lượt khách dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 (Tr.9) Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Tr.11) - troNG số NàY Tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013 Ảnh: MINH HẰNG Hoạt động văn hóa nghệ thuật chào đón năm mới 2014 Chào đón năm mới 2014, trên khắp mọi miền Tổ quốc đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Tối 31/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám đã diễn chương trình ca nhạc đặc biệt mừng xuân mới do những nghệ sĩ chuyên nghiệp của các nhà hát Trung ương và Hà Nội biểu diễn. Tại TP Hồ Chí Minh, cùng với các chương trình nghệ thuật hoành tráng ở các tụ điểm văn hóa lớn, còn có chương trình đại nhạc hội trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phục vụ đông đảo công chúng. (Xem tiếp trang 6) Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, từ 15-17/02/2014, Bộ VHTTDL phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức hàng năm của Bộ VHTTDL với mục đích bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam qua việc tái hiện các lễ hội, lễ Tết truyền thống, các phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, góp phần giao lưu, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. (Xem tiếp trang 5) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng tác giả và các diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam khi tham gia biểu diễn tác phẩm đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm sân khấu phòng, chống bạo lực gia đình Chiều 30/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương đã tới dự. Năm 2013 được đánh giá là năm công tác gia đình đã đi vào cuộc sống; tạo ra những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, ban ngành, đoàn thể, cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về công tác gia đình; các hộ gia đình đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng gia đình văn hóa... (Xem tiếp trang 7)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1058. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1058 ngày 09/01/2014

- Phát huy vai trò của gia đìnhtrong giáo dục đạo đức, lối sống

(Tr.2)Chính sách đặc thù cho

huấn luyện viên, vận động viênthể thao xuất sắc

(Tr.3)- Trên 200 nghìn lượt khách dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt2013

(Tr.9) Đại hội thường niên

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Tr.11)

-

troNG số Này

Tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013

Ảnh:

MIN

H H

ẰN

G

Hoạt động văn hóa nghệ thuật chào đón nămmới 2014

Chào đón năm mới 2014, trên khắp mọi miền Tổ quốc đã diễn ra nhiềuhoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Tối 31/12, tại Quảng trường Cách mạngTháng Tám đã diễn chương trình ca nhạc đặc biệt mừng xuân mới do nhữngnghệ sĩ chuyên nghiệp của các nhà hát Trung ương và Hà Nội biểu diễn. TạiTP Hồ Chí Minh, cùng với các chương trình nghệ thuật hoành tráng ở cáctụ điểm văn hóa lớn, còn có chương trình đại nhạc hội trên kênh Tàu Hũ -Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phục vụ đông đảo công chúng.

(Xem tiếp trang 6)

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Mừng Đảng, mừng Xuân GiápNgọ 2014, từ 15-17/02/2014, BộVHTTDL phối hợp với các Ban, Bộ,ngành Trung ương và các địa phươngcó liên quan tổ chức Ngày hội “SắcXuân trên mọi miền Tổ quốc”. Đây làhoạt động thường niên được tổ chứchàng năm của Bộ VHTTDL với mụcđích bảo tồn, gìn giữ và giới thiệunhững nét văn hóa đặc sắc của 54 dântộc Việt Nam qua việc tái hiện các lễhội, lễ Tết truyền thống, các phong tụctập quán, nét sinh hoạt văn hóa độcđáo của đồng bào các dân tộc, gópphần giao lưu, tăng cường, củng cốkhối đại đoàn kết toàn dân tộc tại“Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54dân tộc Việt Nam.

(Xem tiếp trang 5)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng tác giả và các diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam khi thamgia biểu diễn tác phẩm đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm sân khấu phòng,chống bạo lực gia đình

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Trung ương Hội LHPNViệt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013. Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamTrần Thị Hương đã tới dự.

Năm 2013 được đánh giá là năm công tác gia đình đã đi vào cuộc sống; tạo ranhững chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của chính quyền cáccấp, ban ngành, đoàn thể, cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về công tác gia đình;các hộ gia đình đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng gia đình văn hóa...

(Xem tiếp trang 7)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1058 l 09.01.2014

Sáng 31/12, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Hội thảo phát huyvai trò của gia đình trong giáo dục đạođức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tiếnbộ văn minh. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnđã dự và chủ trì Hội thảo.

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo nhấnmạnh, trải qua hàng chục ngàn năm,Gia đình đã đóng vai trò duy trì nòigiống thông qua huyết thống - yếu tốtự nhiên và tồn tại bằng những khuônmẫu, chuẩn mực phép tắc, đạo đức, lốisống, yếu tố xã hội nhân văn do chínhmình tạo dựng, thiết lập để tồn tại vàphát triển. Gia đình chính là điểm xuấtphát để tạo ra cộng đồng xã hội và đấtnước. Ngày nay các giá trị đạo đức lốisống cũ được vận dụng trong hoàncảnh mới, điều kiện mới, được thổi vàođó thêm những giá trị mới phù hợp tạora tính tự giác, tự tin, tự tôn, tự cường,tự lập ở mỗi con người ở mỗi gia đình.Bên cạnh những mặt tốt trong giáo dụcđạo đức gia đình vẫn còn đó những hạnchế, tiêu cực, nhức nhối xã hội, cắn dứtlương tâm. Việc giáo dục đạo đức giađình đang đối mặt với những tháchthức và nguy cơ không hề nhỏ. Đó làhiện tượng thích tiếp thu cái tốt chậm,

hấp thu cái xấu nhanh, a dua đám đôngphát triển với những hệ lụy của nó nhấtlà trong giới trẻ đang là nỗi ám ảnh vớigia đình và xã hội. Hiện tượng chạytheo giá trị vật chất thuần túy và lợi íchtầm thường mà quên lãng giá trị tinhthần cần thiết cũng là hồi chuông báođộng suy thoái đạo đức lối sống. Tộiphạm, tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mêtín dị đoan làm băng hoại đạo đức,nhức nhối đời sống xã hội…

Bên cạnh đó, trong nội tại của tế bàoxã hội - gia đình cũng nảy sinh nhữngthách thức không nhỏ. Đó là trẻ emnghiện vi tính và mạng xã hội với nhữngnội dung ít nhiều độc hại phản giáo dục,phi văn hóa; bạo lực gia đình gia tăng,bình đẳng giới dưới mức an toàn, thấtnghiệp, di cư, di dân tự do còn lớn,khoảng cách giàu nghèo chưa rút ngắnđược là bao; giáo dục giới tính và tìnhdục an toàn chưa được làm triệt để...

Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhàkhoa học, các nhà hoạt động xã hội vàtruyền thông đã cùng nhau thảo luận vàđưa ra những ý kiến tâm huyết thiếtthực để góp phần nâng cao nhận thứcvà thay đổi hành vi trong việc giáo dụcđạo đức, lối sống gia đình Việt Nam,

xây dựng gia đình tiến bộ văn minh,hạnh phúc.

Các đại biểu cũng đánh giá nhữngmặt tiêu cực, tích cực trong đạo đức, lốisống hiện nay mà căn nguyên, gốc rễsâu xa của nó từ giáo dục đạo đức, lốisống ở gia đình, tìm giải pháp cho việcphát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưatốt, hạn chế mặt tiêu cực trong giáo dụcđạo đức, lối sống ở gia đình.

Trên cơ sở các ý kiến tham luận tạiHội thảo, các đại biểu cũng đã thảoluận, trao đổi ý kiến gợi mở về nhữngtiêu chí đạo đức, lối sống trong gia đìnhvà phép ứng xử của mỗi thành viên giađình. Trong quan hệ giao tiếp xã hội,cộng đồng. Những giải pháp để pháthuy vai trò giáo dục đạo đức, lối sốngcho các mô hình gia đình đô thị, nôngthôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số,vùng tôn giáo, vùng có hoàn cảnh đặcbiệt. Đặc biệt là phát huy vai trò của tổchức xã hội và hệ thống chính trị, củanhững người có uy tín trong cộng đồngdòng họ đối với giáo dục đạo đức, lốisống hiện nay, trong đó có việc vậndụng học tập tấm gương đạo đức HồChí Minh ở mỗi gia đình.

thtt

Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống

Bộ VHTTDL ban hành Thông tư số18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013quy định chi tiết thi hành một số điều tạiNghị định số 113/NĐ-CP ngày02/10/2013 của Chính phủ về hoạt độngmỹ thuật.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh củaThông tư quy định chi tiết thi hành cácĐiều 09, 11, 12, 26, 29, 30, 31 và cácquy định có liên quan tại Nghị định số113/NĐ-CP của Chính phủ về hoạtđộng mỹ thuật (gọi tắt là Nghị định số113/NĐ-CP). Cụ thể, Thông tư quy định09 đối tượng tổ chức thi sáng tác tácphẩm mỹ thuật gồm: Các Bộ (Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ), ngành Trung ương; Các Tổ chức

chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chứcxã hội-nghề nghiệp; UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và cáccơ quan, đơn vị trực thuộc; Nhà văn hoá,Trung tâm văn hoá thể thao; Doanhnghiệp có chức năng hoạt động tronglĩnh vực mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật;Hội Văn học, nghệ thuật, cơ sở đào tạovăn hoá nghệ thuật; Cơ quan báo chí; Tổchức, cá nhân trưng bày, mua bán tácphẩm mỹ thuật; Các tổ chức, cá nhânkhác có chức năng hoạt động trong lĩnhvực mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật theoquy định của pháp luật.

Thông tư cũng quy định việc thôngbáo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ

thuật; trách nhiệm báo cáo kết quả cuộcthi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Tổ chứcthi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài,tranh hoành tráng; Thành lập Hội đồngnghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng;Lập dự toán và thẩm định dự toán chi phísáng tác, thi công phần mỹ thuật; Giámsát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranhhoành tráng; Thi công và nghiệm thu,bàn giao công trình tượng đài, tranhhoành tráng; Bảo hành, bảo quản và quảnlý công trình tượng đài, tranh hoành trángvà các tác phẩm của trại sáng tác điêukhắc ngoài trời…

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từngày 18/02/2014.

L.Oanh

Quy định chi tiết thi hành một số điều về hoạt động mỹ thuật

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1058 l 09.01.2014

Ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số82/2013/QĐ-TTg về một số chính sáchđặc thù đối với huấn luyện viên, vậnđộng viên thể thao xuất sắc.

Đối tượng áp dụng là vận động viênthể thao xuất sắc là người Việt Nam,được triệu tập tập huấn chuẩn bị thamdự và có khả năng giành huy chương tạiĐại hội thể thao Châu Á, tham dự vòngloại và tham dự Đại hội thể thaoOlympic; tham dự Đại hội thể thaongười khuyết tật Paralympic. Huấnluyện viên thể thao xuất sắc là ngườiViệt Nam, trực tiếp huấn luyện vận độngviên trên.

Theo Quyết định quy định, huấnluyện viên, vận động viên thể thao xuấtsắc tập huấn trong nước được hưởngchế độ ăn với mức tiền 400.000đồng/người/ngày.

Đối với huấn luyện viên, vận độngviên thể thao xuất sắc tập huấn ở nướcngoài được hưởng chế độ ăn theo thưmời hoặc hợp đồng ký kết với cơ sở đàotạo nước ngoài và được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch phê duyệt trongkhung chế độ công tác phí đối với cánbộ, công chức nhà nước đi công tácngắn hạn ở nước ngoài do ngân sáchnhà nước bảo đảm kinh phí.

Ngoài chế độ thực phẩm chức năngtheo quy định hiện hành, vận động viênthể thao xuất sắc được hưởng chế độthực phẩm chức năng theo tính chất đặcthù của từng môn thể thao.

Về chế độ tiền công, huấn luyệnviên xuất sắc không hưởng lương từ

ngân sách Nhà nước được hưởng chế độtiền công: 500.000 đồng/người/ngày;còn đối với vận động viên xuất sắc là400.000 đồng/người/ngày.

Đối với huấn luyện viên, vận độngviên hưởng lương từ ngân sách Nhànước có mức lương thấp hơn mức tiềncông trên thì trong thời gian được tậptrung tập huấn và thi đấu, được chi trảtừ ngân sách nhà nước phần chênhlệch để bảo đảm bằng các mức tiềncông trên.

Bên cạnh đó, huấn luyện viên, vậnđộng viên thể thao xuất sắc cũng đượchưởng những chế độ khác như: chế độchăm sóc y tế; chế độ trang thiết bị tậpluyện, thi đấu. t.hợp

Chính sách đặc thù cho huấn luyện viên,vận động viên thể thao xuất sắc

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số4551/QĐ-BVHTTDL ban hành Quychế của Bộ VHTTDL hướng dẫn việcthu hút, vận động và quản lý nguồn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) vànguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Quy chế hướng dẫn việc thu hút, vậnđộng, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợphát triển chính thức (sau đây gọi tắt làvốn ODA) và vốn vay ưu đãi của cácnhà tài trợ (gọi tắt là vốn vay ưu đãi) doBộ VHTTDL (gọi tắt là Bộ) quản lý vàsử dụng. Quy chế này áp dụng cho tất cảcác đơn vị thuộc Bộ (gọi tắt là các đơnvị) và các tổ chức, cá nhân có liên quantrong việc thu hút, vận động, quản lý vàsử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi docác nhà tài trợ cung cấp cho Bộ quản lývà sử dụng.

Việc thu hút, vận động và quản lýnguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phảiđảm bảo nguyên tắc:

Thu hút, vận động và quản lý có hiệuquả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãilà một trong những mục tiêu ưu tiên

quan trọng của Bộ VHTTDL để tăngthêm nguồn vốn ngân sách, góp phầnthực hiện các mục tiêu phát triển củangành văn hóa, thể thao, du lịch và giađình.

Tuân thủ các quy định hiện hành củapháp luật Việt Nam và các điều ướcquốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi màViệt Nam là thành viên. Trường hợp cósự khác biệt giữa điều ước quốc tế vềODA và vốn vay ưu đãi với quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về cùng một vấnđề thì áp dụng quy định của điều ướcquốc tế.

Bảo đảm tính thống nhất, đơn giảnhóa, hài hòa giữa quy trình, thủ tục củapháp luật Việt Nam và quy trình, thủtục của các nhà tài trợ về ODA và vốnvay ưu đãi; bảo đảm sự tham gia rộngrãi của các bên có liên quan; hài hòaquy trình giữa Bộ và nhà tài trợ; phâncấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn,năng lực quản lý và bảo đảm sự phốihợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặtchẽ nguồn ODA và vay ưu đãi do Bộ

quản lý, các đơn vị liên quan thực hiện.Phải đi đôi với việc nâng cao hiệu

quả sử dụng, phù hợp với khả năng tiếpnhận của các đơn vị thực hiện, trong đóưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA khônghoàn lại, vay ưu đãi cho các chươngtrình, dự án có khả năng thu hồi vốntrực tiếp, các chương trình, dự ánODA phù hợp với mục tiêu ưu tiênphát triển kinh tế-xã hội của đất nướcvà phát triển của ngành văn hóa, thểthao, du lịch và gia đình, phù hợp vớilĩnh vực, chính sách ưu tiên sử dụngODA và vốn vay ưu đãi của Chínhphủ và ưu tiên của nhà tài trợ, có khảnăng trả nợ và đảm bảo an toàn nợcông của Chính phủ.

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi lànguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước,được phản ánh trong ngân sách nhànước theo quy định của pháp luật. BộVHTTDL thống nhất quản lý vốn ODAvà vốn vay ưu đãi do các đơn vị thuộcBộ thực hiện.

thtt

Thu hút nguồn vốn ODA phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa,thể thao, du lịch

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hànhQuyết định số 4519/QĐ-BVHTTDL cho phép UBND tỉnhBình Thuận phối hợp với Công tyTNHH một thành viên Võ ViệtChung tổ chức cuộc thi “Hoa hậuĐại dương Việt Nam 2014”. Cuộcthi sẽ diễn ra từ 01/01/2014 đến23/5/2014; Thi sơ tuyển, bán kếttại thành phố Hà Nội và thành phốHồ Chí Minh. Thi bán kết tại thànhphố Hồ Chí Minh và vòng thichung kết tại TP Phan Thiết, tỉnhBình Thuận.

UBND tỉnh Bình Thuận vàCông ty TNHH một thành viên VõViệt Chung có trách nhiệm: Đề

xuất thành phần Ban Chỉ đạo cuộcthi báo cáo Bộ VHTTDL xem xét,quyết định; Ban hành Quyết địnhthành lập, Quy chế hoạt động củaBan Tổ chức và Ban Giám khảocuộc thi trong thời hạn 10 ngàylàm việc, tính từ ngày ký Quyếtđịnh này; Trong thời hạn 05 ngàylàm việc tính từ ngày kết thúc vòngthi bán kết, gửi lại văn bản báo cáoBộ VHTTDL kết quả và toàn bộbản sao hồ sơ của các thí sinh vàovòng thi chung kết; Trước thời hạn10 ngày, tính đến ngày diễn ra đêmchung kết, gửi kịch bản đêm chungkết cuộc thi báo cáo Bộ VHTTDL.

Tổ chức cuộc thi theo đúng quy

định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủquy định về biểu diễn nghệ thuậttrình diễn thời trang, thi người đẹpvà người mẫu; lưu hành, kinhdoanh bản ghi âm, ghi hình ca múanhạc, sân khấu; Thông tư số03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013của Bộ VHTTDL quy định chi tiếtthi hành một số điều của Nghị định79/2012/NĐ-CP; Đề án cuộc thi vàcác quy định của pháp luật có liênquan. Mọi thay đổi trong Đề án tổchức cuộc thi phải báo cáo và đượcsự chấp thuận bằng văn bản của BộVHTTDL.

Duyên trần

Tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2014”

Ngày 31/12/2013, Bộ VHTTDLtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệtĐề án “Quy hoạch phát triển điện ảnhđến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Đề ángồm năm phần: Phần I: Khái quát thựctrạng điện ảnh từ khi thành lập Điệnảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953)đến năm 2012; Phần II: Quan điểm,mục tiêu, nội dung, định hướng pháttriển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030; Phần III là giải pháp vàkinh phí thực hiện Quy hoạch; PhầnIV: Tổ chức thực hiện Quy hoạch;Phần V: Kết luận, đề xuất và kiến nghị.

Mục tiêu chung của Quy hoạch:Đến năm 2020 nguồn nhân lực và hệthống cơ sở vật chất, kỹ thuật củangành điện ảnh cơ bản đáp ứng yêuđược yêu cầu phát triển của một nềnđiện ảnh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc,phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ nghệthuật điện ảnh của nhân dân tại cácvùng, miền trong cả nước. Đồng thời,phấn đấu đến năm 2030, điện ảnh ViệtNam trở thành nền điện ảnh mạnhtrong khu vực Đông Nam Á và Châu

Á với đội ngũ làm nghề có trình độchuyên môn cao và hệ thống cơ sở vậtchất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

“Quy hoạch phát triển điện ảnh đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030” có các mụctiêu cụ thể sau: Đến năm 2020, xâydựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạodiễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họasỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹthuật công nghệ, nhà lý luận phê bình,nhà sản xuất phim, nhà phát hànhphim, nhà quản lý điện ảnh được đàotạo bài bản, chuyên sâu, có trình độ vànăng lực phát triển nền điện ảnh ViệtNam dân tộc, hiện đại, nhân văn; Hoànthành cơ bản việc xây dựng hệ thốngcơ sở vật chất, kỹ thuật trong cả nướcphù hợp với sự phát triển của kỹ thuậtvà công nghệ điện ảnh tiên tiến của thếgiới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất,phổ biến phim, nâng cao hiệu quả kinhtế-xã hội của điện ảnh. Chú trọng đầutư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuậtđiện ảnh để Hà Nội, Đà Nẵng và thànhphố Hồ Chí Minh trở thành ba trungtâm điện ảnh lớn ở Bắc bộ, Trung bộ

và Nam bộ; Đảm bảo sự công bằng chokhán giả ở thành thị và nông thôn, mỗitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó ít nhất 01-02 cụm rạp chiếu phimđược trang bị kỹ thuật và công nghệhiện đại. Quy hoạch, sắp xếp trung tâmphát hành phim và chiếu bóng là trungtâm sự nghiệp có thu; thực hiện tốt hoạtđộng chiếu phim lưu động phục vụđồng bào ở miền núi, hải đảo, vùngsâu, vùng xa, vùng nông thôn; Phốihợp chặt chẽ với Đài truyền hình ViệtNam và Đài truyền hình các địaphương để sản xuất và phổ biến phimnhằm tăng cường tỷ lệ phim Việt Namchiếu tại hệ thống rạp và trên sóngtruyền hình trong cả nước.

Phấn đấu đến năm 2030, điện ảnhViệt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuấtphim mạnh trong khu vực Đông NamÁ và Châu Á, trong đó có những tàinăng được quốc tế công nhận; Quyhoạch, trang bị hệ thống cơ sở vật chấtkỹ thuật điện ảnh hiện đại, đồng bộ đảmbảo sự phát triển vững chắc và hài hòacho Điện ảnh Việt Nam. n.h

“Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

Để tổ chức thành công Ngày hội“Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”góp phần bảo tồn, phát huy giá trịvăn hóa dân tộc, tăng cường giaolưu, đoàn kết, gắn bó giữa các dântộc, vùng miền qua thể hiện Tếttruyền thống các dân tộc tại LàngVăn hóa-Du lịch các dân tộc ViệtNam, ngày 02/01/2014, BộVHTTDL đã có Công văn số01/BVHTTDL-LVHDL đề nghịUBND các tỉnh: Hà Giang, HòaBình, Quảng Ninh, Phú Thọ, QuảngNam, Bình Thuận, Kon Tum, LâmĐồng, Lai Châu quan tâm, ủng hộ,phối hợp và chỉ đạo Sở VHTTDLtỉnh huy động các cộng đồng dân tộccủa địa phương tham gia các hoạtđộng của Ngày hội “Sắc Xuân trênmọi miền Tổ quốc”. Cụ thể, tỉnh HàGiang: dân tộc Lô Lô; tỉnh HòaBình: dân tộc Thái, Mường; tỉnhQuảng Ninh: dân tộc Dao; tỉnh PhúThọ: dân tộc Sán Chay; tỉnh QuảngNam: dân tộc Cor; tỉnh Bình Thuận:dân tộc Chăm; tỉnh Kon Tum: dântộc B’râu; tỉnh Lâm Đồng: dân tộcChu Ru; tỉnh Lai Châu: dân tộcH’Mông. Số lượng mỗi dân tộc từ15-20 người; riêng dân tộc H’Mông

từ 30-40 người và huy động từ 10-15ngựa đua để tham gia tái hiện HộiĐua ngựa đầu năm mới của cộngđồng dân tộc H’Mông tại Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.Đối tượng tham gia Ngày hội baogồm những người có uy tín trongcộng đồng người dân tộc thiểu số,nghệ nhân dân tộc đã có thành tíchđóng góp trong công tác bảo tồn,phát huy giá trị văn hóa truyền thốngcác dân tộc tại địa phương, hạt nhânvăn hóa văn nghệ quần chúng, cánbộ nghiệp vụ.

Nội dung hoạt động của các cộngđồng bao gồm: Tham dự và đónggóp một số tiết mục văn hóa vănnghệ cho chương trình hoạt động củađại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nướcchúc Tết cộng đồng các dân tộc ViệtNam; Phối hợp với Ban Tổ chức tổchức các hoạt động giao lưu vănnghệ, trò chơi dân gian, thể thao dântộc mang đậm không khí ngày Tếtgiữa các cộng đồng với du khách;Tham gia các hoạt động dân ca, dânvũ, lễ hội, nghi lễ khác của các dântộc được huy động nhân dịp đầu nămmới; Tổ chức trang trí nhà ở dân tộcmình, thực hiện các hoạt động đón

khách, giới thiệu cách thức dệt vải,đan lát, làm thủ công nhạc cụ, ẩmthực tiêu biểu, đặc sắc ngày Tết củacác dân tộc tại không gian của từngdân tộc; Tiếp tục cuộc vận động hiếntặng các hiện vật, vật dụng của từngdân tộc cho Làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam, tiến tới sơ kết3 năm cuộc vận động và phát độngcuộc vận động hiến tặng hiện vật, vậtdụng giai đoạn 2014-2018; Dự kiếntổ chức các hoạt động đón Tết mangđậm bản sắc vùng miền, độc đáo củatừng dân tộc (nghi lễ, lễ hội mùaXuân…); Riêng cộng đồng dân tộcH’Mông tỉnh Lai Châu, ngoài cáchoạt động trên, sẽ trực tiếp chủ trì, tổchức và tái hiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam HộiĐua ngựa đầu năm mới của cộngđồng dân tộc H’Mông theo cáchthức, nghi thức của người H’Mông.

Bộ VHTTDL cũng đề nghịUBND các tỉnh trên quan tâm, phốihợp và hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo SởVHTTDL tỉnh phối hợp với các cơquan, đơn vị trên địa bàn để có thể tổchức được hoạt động rất có ý nghĩanày nhân dịp đầu năm mới.

h.Quân

Ngày hội “Sắc Xuân... (Tiếp theo trang 1)

Thủ tướng Chính phủ vừa banhành Quyết định số 2589/QĐ-TTgngày 26/12 phê duyệt Đề án “Tổ chứccác hoạt động nhân Ngày Quốc tếHạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”. Đềán nhằm nâng cao nhận thức của cáccấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình,toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnhphúc 20 tháng 3, từ đó có hành độngcụ thể, thiết thực xây dựng gia đìnhhạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc.Tăng cường sự tham gia, phối hợpgiữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhândân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước đốivới các hoạt động nhân Ngày Quốc tếHạnh phúc 20 tháng 3.

Một trong các hoạt động của Đề ánlà tuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng lịch sử, ý nghĩaNgày Quốc tế Hạnh phúc; chủ đề vàthông điệp của Liên hợp quốc, chủ đềvà thông điệp riêng của Việt Nam, cáchoạt động tại các quốc gia trên thế giớinhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20tháng 3 hằng năm. Tuyên truyền chínhsách, pháp luật và việc thực hiện chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

về an sinh xã hội, xây dựng gia đìnhno ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyêntruyền gương người tốt, việc tốt;chuyện thực, việc thực, kinh nghiệm,mô hình hay về các hoạt động vì hạnhphúc, xây dựng gia đình hạnh phúc,cộng đồng hạnh phúc; phê phánnhững biểu hiện, hành vi bạo lực giađình, vi phạm pháp luật về gia đình;khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức,cộng đồng có hoạt động tích cực đemlại hạnh phúc cho người thân, giađình, cộng đồng.

t.hợp

Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

6 số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

* Tối 31/12, Hà Nội tưng bừng tổchức chương trình nghệ thuật ChàoXuân mới 2014 tại Quảng trường Cáchmạng tháng Tám, trước cửa Nhà hátLớn với sự tham dự của hàng vạnngười dân Thủ đô. Chương trình đượcdàn dựng công phu với sự tham gia củađông đảo diễn viên, nghệ sỹ Nhà hátCa, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam, Họcviện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Câulạc bộ Dance Sport, Wushu, Câu lạc bộHọa My… Chào Xuân mới 2014 đượcchia làm hai phần: Mừng Đảng, mừngđất nước vào Xuân (gồm hai chươngHát về Thăng Long-Hà Nội và Hát vềHà Nội ngày mới) và Nhịp điệu vàoXuân. Với các ca khúc về Đảng, mùaxuân, về Thăng Long-Hà Nội, các mànmúa truyền thống, trình diễn áo dài cổHà Nội, xen lẫn với các tiết mục nghệthuật hiện đại như trống nước, hòa tấunhạc điện tử, dance Sport… ChàoXuân mới 2014 là một chương trìnhvăn hóa đặc sắc, hoành tráng khi HàNội bước sang năm mới.

* Hoà cùng không khí đón chàonăm mới 2014 trên khắp mọi miền đấtnước, TP Hồ Chí Minh tưng bừng tổchức các sự kiện chào đón thời khắcchuyển giao giữa năm cũ và năm mớivới những nét đặc sắc riêng, đặc biệtlà hoạt động lễ hội chào đón năm mới2014. Điểm nhấn của Lễ hội là chươngtrình văn hóa nghệ thuật công cộng tổchức tại Công viên 23/9 vào các tối 30,31/12 và 01/01/2014 với chủ đề xuyênsuốt là TP Hồ Chí Minh - Thành phốtôi yêu. Đặc biệt, bắt đầu từ 22 giờ tối31/12, tại sân khấu nổi Cầu Mống(kênh Bến Nghé - Tàu Hũ, quận 1) mộtchương trình nghệ thuật đặc sắc vớichủ đề TP Hồ Chí Minh - Thành phốtôi yêu... Các chương trình nghệ thuậtđã thu hút hàng chục ngàn người dân,nhất là các bạn trẻ hào hứng tham gia.Hơn 100 nghệ sĩ trình diễn trongnhững bộ trang phục lộng lẫy mang

đến cho khán giả TP Hồ Chí Minhkhông khí lễ hội tưng bừng của thếgiới. Đây là năm đầu tiên chương trìnhquy tụ nhiều nghệ sĩ Việt Nam và quốctế. Các nghệ sĩ quốc tế từ châu Âu, Úc,Mỹ: DJ Azam, nữ ca sĩ Andreea D,nghệ sĩ violin Sima, nghệ sĩ bộ gõScott Brantley, đặc biệt là sự xuất hiệncủa các nghệ sĩ nhào lộn (acrobat) đếntừ đoàn xiếc Cirque du Soleil nổi tiếng.

* Tối 31/12, tại Quảng trường HồChí Minh, UBND tỉnh Nghệ An đãphối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạcnhẹ Việt Nam, tổ chức chương trìnhnghệ thuật đặc biệt chào năm mới2014 với chủ đề “Hào khí Sông Lam”.Gần 100 nghệ sỹ, diễn viên của Nhàhát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam vàĐoàn Ca, Múa, Nhạc dân tộc Nghệ Anđã thể hiện nhiều bài hát, tiết mục vănnghệ hết sức đặc sắc ca ngợi Đảng,Bác Hồ, mùa xuân, ca ngợi quê hươngđất nước đang ngày càng đổi mới giàuđẹp. Để chào đón một năm mới GiápNgọ 2014, bất chấp thời tiết rét buốt,hàng nghìn người dân ở các địaphương vẫn đổ dồn về Quảng trườngHồ Chí Minh để thưởng thức các tiếtmục văn nghệ trong không khí vuitươi, hân hoan chào đón năm mới.

* Tối 31/12, Sở VHTTDL tỉnh HàNam đã tổ chức chương trình biểu diễnvăn nghệ chào mừng Năm mới 2014với sự tham gia của các nghệ sĩ đếnNhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Nhà hátChèo tỉnh và một số nghệ sĩ quê HàNam. Các nghệ sĩ đã mang đến chongười xem các tiết mục ca múa nhạcvới nội dung ca ngợi Đảng, quê hươngđất nước, ca ngợi mùa xuân và tình yêuđôi lứa. Đoàn Chèo Hà Nam làm ấmlòng người xem với những làn điệumang đậm âm hưởng truyền thống củavùng quê chiêm trũng. Đặc biệt, Độivăn nghệ thiếu nhi của Nhà Văn hóatỉnh còn biểu diễn những điệu múa,diễn những vở kịch ngắn vui nhộn

được người xem, đặc biệt là các emnhỏ nhiệt liệt hoan nghênh.

* Tối 31/12 Đoàn ca múa nhạc Dântộc tỉnh Bình Dương biểu diễn chươngtrình văn nghệ với các tiết mục của đơnvị đoạt giải cao tại Liên hoan nghệthuật 4 nước Việt Nam-Lào-Campuchia- Myanmar năm 2013. Tạicông viên trung tâm Thành phố mớiBình Dương, Đài Phát thanh-Truyềnhình Bình Dương và Tổng Công tyĐầu tư và Phát triển Công nghiệpBecamex IDC phối hợp tổ chứcChương trình nghệ thuật với chủ đề“Bình Dương chào mừng năm mới2014” với các ca sỹ nổi tiếng đến từThành phố Hồ Chí Minh như ĐàmVĩnh Hưng, Hiền Thục, Anh Bằng,Vy Oanh, Dương Triệu Vũ, NgọcTrâm... phục vụ nhân dân và côngnhân lao động các khu công nghiệpxung quanh. Cũng trong đêm 31/12tại trung tâm các thị xã Dĩ An, ThuậnAn, huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng...các địa phương cũng tổ chức chươngtrình ca múa nhạc, chiếu phim phụcvụ nhân dân trong khu vực nhân Nămmới 2014.

* Tối 31/12, tại Quảng trườngthành phố Vĩnh Long đã diễn ra haichương trình đặc biệt chào mừngnăm mới 2014: Tổng kết, trao giảiLiên hoan tiếng hát Phát thanh-Truyền hình Giải Sen vàng vọng cổnăm 2013 và Chương trình ca nhạcchào mừng năm 2014. Chương trìnhthu hút hàng ngàn khán giả trong vàngoài tỉnh đến thưởng thức, tạokhông khí vui tươi chào đón nămmới 2014. Liên hoan Tiếng hát phátthanh truyền hình Giải “Sen vàngvọng cổ” năm 2013 do Đài Phátthanh - Truyền hình Vĩnh Long tổchức đã thu hút 1.350 thí sinh đăngký tham gia. Ban Giám khảo đã chọn40 thí sinh vào vòng chung kết vàtiếp tục chọn 10 thí sinh vào vòng

Hoạt động văn hóa nghệ thuật... (Tiếp theo trang 1)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

chung kết xếp hạng. Kết quả, thí sinhNguyễn Thế Tâm (tỉnh Vĩnh Long)đạt giải Nhất Sen vàng vọng cổ năm2013 với phần thưởng 20 triệu đồng.Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao giảiNhì Sen bạc cho thí sinh Nguyễn ThịKim Châu (thành phố Hồ Chí Minh),giải Ba Sen đồng cho thí sinhNguyễn Thị Tám (thành phố CầnThơ) và 7 giải Khuyến khích.

* Tối 31/12, hàng ngàn ngườidân thành phố Bạc Liêu đã tập trungtại quảng trường Hùng Vương đểthưởng thức chương trình biểu diễnnghệ thuật “Chào năm mới 2014” doSở Văn hóa, Thể thao và Du lịchBạc Liêu tổ chức. Chương trình gồm2 phần. Phần thứ nhất là các tiếtmục Đờn ca tài tử với các bài hát cangợi đất nước, ca ngợi quê hương

Bạc Liêu đang trên đường phát triểnvà đổi mới do các nghệ nhân vànghệ sĩ thuộc các đoàn nghệ thuậttrong tỉnh biểu diễn. Phần thứ hai làcác tiết mục ca múa với chủ đề thểhiện tình cảm đoàn kết gắn bó giữa3 dân tộc Kinh-Hoa-Khmer anh emhiện đang sinh sống trên địa bàntỉnh Bạc Liêu.

Đức Kiên – Lâm Khánh

Các hoạt động hưởng ứng NămGia đình Việt Nam 2013, đặc biệt làcác hoạt động tổ chức Ngày Gia đìnhViệt Nam 28/6 thiết thực ý nghĩa đãhướng tới cơ sở, nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước về gia đình, số vụbạo lực gia đình đã giảm nhiều ở địaphương. Sự phối hợp chặt chẽ giữangành Văn hoá, Thể thao và Du lịchvới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từcấp Trung ương tới các địa phương,tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giađình. Sự phối hợp liên ngành trongcông tác gia đình đã có bước chuyểnbiến quan trọng...

Công tác Gia đình mặc dù đã đượccác cấp, các ngành và toàn thể nhândân quan tâm và hưởng ứng nhưng vẫnchưa được thường xuyên và liên tục;đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giađình, đặc biệt ở cấp huyện, xã (do cánbộ Văn hoá-Thông tin kiêm nhiệm) ítđầu tư nghiên cứu tài liệu về nội dungcông tác gia đình nên gặp khá nhiềukhó khăn trong việc tổ chức thực hiện;kinh phí dành cho công tác gia đình cáccấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,đặc biệt là tuyến huyện, xã, thôn hầunhư không có kinh phí hoạt động; côngtác gia đình hiện nay còn đối mặt vớinhiều thách thức; nhận thức của xã hội,cộng đồng về vai trò, vị trí của gia đìnhvà công tác gia đình vẫn còn hạn chế...

Tại Lễ Tổng kết, các đại biểu đạidiện Hội Liên hiệp Phụ nữ, SởVHTTDL các tỉnh/thành phố đã chia sẻ

những kết quả đạt được, những bài họckinh nghiệm, mô hình hiệu quả thựchiện công tác gia đình, đặc biệt là trongviệc phòng chống bạo lực gia đình.

Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã traogiải thưởng Cuộc thi sáng tác kịch bản,tiểu phẩm sân khấu phòng, chống bạolực gia đình cho 10 sáng tác xuất sắc.Cụ thể, Giải Nhất được trao cho sángtác “Người trong tranh” (tác giảNguyễn Văn Hoàn); 02 giải Nhì traocho sáng tác “Hạnh phúc ở quanh đây”(tác giả Vưu Long Vỹ) và “Tôi khôngphạm tội” (tác giả Phạm Thế Công). 03giải Ba gồm: “Cái kết của một vaidiễn” (tác giả Hoàng Thị Hằng); “Bikịch một gia đình” (tác giả Trần TuấnTiến); “Những cái mặt nạ” (tác giảNguyễn Thị Vân Kim). Bên cạnh đó,Bộ VHTTDL cũng trao 04 giải Khuyếnkhích cho các sáng tác: “Khói lamchiều ở bản” (tác giả Nguyễn HọcBốn); “Quyền làm bố” (tác giả TrịnhThanh Lương); “Im lặng” (tác giảPhạm Khải Hoàn); “Quánh ghen” (tácgiả Đỗ Mạnh Cường).

Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởngBộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái nhấnmạnh, với chủ đề “Kết nối yêuthương”, Năm gia đình VIệt Nam trêncả nước đã diễn ra rất nhiều hoạt độngcó ý nghĩa do Bộ VHTTDL phối hợpvới Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam, các ban, bộ, ngành đoàn thểliên quan vấc tỉnh/thành phố đã tổ chứccó hiệu quả và hưởng ứng tốt đẹp.

Điểm thành công và cũng là giá trị nổibật của chuỗi các hoạt động hưởng ứngNăm Gia đình Việt Nam là sự tham giađông đảo của các tổ chức, các tầng lớpnhân dân từ thành thị đến nông thôn, từkhắp các vùng miền đến hải đảo xa xôivào các sự kiện, các hoạt động thiếtthực nhằm chăm lo cho hạnh phúc giađình. Điều đó cho thấy nhận thức củatoàn xã hội về vai trò, giá trị của giađình được nâng cao.

Để lĩnh vực công tác gia đình pháttriển hơn trong thời gian tới, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị ngànhVăn hóa, Thể thao và Du lịch và HộiLiên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp vàcác Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể kháctiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nhằmthúc đẩy mạnh mẽ công tác gia đìnhđáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập quốc tế. Cơ quan quản lý nhànước về lĩnh vực gia đình, đặc biệt là ởcấp tỉnh/thành phố cần làm tốt việctham mưu, đề xuất nhiệm vụ, đồng thờitích cực, chủ động hơn nữa trong việcthực hiện các nhiệm vụ về gia đình.Công tác gia đình phải được xem làmột nội dung quan trọng trong các kếhoạch, chương trình công tác thườngxuyên của các cấp ủy Đảng, chínhquyền, các chỉ tiêu xây dựng, phát triểngia đình thuộc các chỉ tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước và của cácđịa phương.

thtt

Tổng kết Năm Gia đình Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

8 số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa có Thông tư số15/2013/TT-BVHTTDL Ban hànhQuy chế tổ chức và hoạt động củaHội đồng nghệ thuật trong lĩnh vựcNghệ thuật biểu diễn. Theo đó,phạm vi điều chỉnh của Quy chế nàyquy định về tổ chức và hoạt độngcủa các Hội đồng nghệ thuật tronglĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn trênphạm vi toàn quốc. Đối tượng ápdụng là các cơ quan quản lý nhànước về Nghệ thuật biểu diễn, cáchội nghệ thuật chuyên ngành, cácđơn vị nghệ thuật và các tổ chức, cánhân có liên quan.

Thành phần Hội đồng nghệ thuậtgồm các nhà quản lý, người làmchuyên môn có uy tín, năng lựcthuộc các chuyên ngành trong lĩnhvực nghệ thuật biểu diễn. Cơ cấucủa Hội đồng nghệ thuật gồm Chủtịch, các Phó Chủ tịch và các Ủyviên. Hội đồng nghệ thuật có TổThư ký giúp việc.

Theo Quy chế, bên cạnh các quyđịnh về: Thẩm quyền thành lập, số

lượng thành viên, nhiệm kỳ hoạtđộng; Chức năng; Nhiệm vụ, Hộiđồng nghệ thuật sẽ hoạt động theo08 nguyên tắc, cụ thể:

Hội đồng làm việc theo nguyêntắc tập trung dân chủ, quyết địnhtheo đa số; Các thành viên Hội đồngnghệ thuật thực hiện đúng nhiệmvụ, quyền hạn được giao; chịu tráchnhiệm về những ý kiến đóng góp,đánh giá về tư tưởng, nội dung, chấtlượng nghệ thuật, hình thức thể hiệncủa tác phẩm được thẩm định, bảođảm sự phối hợp giữa các thànhviên để hoàn thành nhiệm vụ. Phiênhọp thẩm định của Hội đồng nghệthuật phải có ít nhất 2/3 tổng sốthành viên tham dự; Thành viên Hộiđồng nghệ thuật không thẩm định,đánh giá đối với chương trình, kịchbản, tác phẩm nghệ thuật mà mìnhlà thành phần sáng tạo hoặc cóquyền và lợi ích liên quan; Hộiđồng nghệ thuật tổng hợp kết quảthẩm định, đánh giá và lập Biên bảnthẩm định; Nội dung, kết quả thẩm

định của Hội đồng nghệ thuật doChủ tịch hoặc Phó Chủ tịch đượcChủ tịch Hội đồng ủy quyền côngbố và chịu trách nhiệm; Trongtrường hợp thành viên Hội đồngnghệ thuật vắng mặt quá 03 buổilàm việc liên tiếp mà không có lý dochính đáng sẽ bị người có thẩmquyền quyết định thành lập Hộiđồng quyết định miễn nhiệm và bổsung người thay thế; Trong một sốtrường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hộiđồng nghệ thuật có thể quyết địnhkhông triệu tập phiên họp Hội đồngthẩm định mà lấy ý kiến thẩm định,đánh giá của các thành viên bằngvăn bản; Hội đồng nghệ thuật họprút kinh nghiệm việc thẩm định,đánh giá chất lượng nghệ thuật,định hướng phát triển trong lĩnh vựcnghệ thuật biểu diễn theo định kỳ doChủ tịch Hội đồng yêu cầu và báokết quả hoạt động với cơ quan cóthẩm quyền ra quyết định thành lậpHội đồng.

m.h

Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuậttrong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn

Bộ VHTTDL đã có Quyết địnhsố 4693/QĐ-BVHTTDL phê duyệtĐề án khai thác, sử dụng phim tưliệu thuộc sở hữu nhà nước đang lưutrữ tại Viện Phim Việt Nam.

Theo đó, Bộ VHTTDL phê duyệtĐề án với các nội dung chủ yếu:Phim được khai thác, sử dụng: Phimthuộc sở hữu nhà nước (phim điệnảnh Cách mạng Việt Nam được sảnxuất từ các hãng phim nhà nước vàsáng tạo bởi đội ngũ nghệ sỹ hưởnglương từ nguồn ngân sách nhà nướctheo kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm

do Nhà nước đầu tư 100% vốn);Phim khuyết danh; Phim đã hết thờihạn bảo hộ.

Mục đích: Nhằm phục vụ nghiêncứu, sáng tạo, đào tạo, giáo dục lịchsử dân tộc, góp phần bảo tồn và pháthuy giá trị tư liệu lưu trữ; huy độngcác nguồn lực trong xã hội tham giacông tác lưu trữ, phổ biến phim; tạonguồn thu phát triển sự nghiệp điệnảnh. Đảm bảo việc khai thác, sửdụng phim thuộc sở hữu nhà nướctheo quy định của phát luật về quảnlý, sử dụng tài sản nhà nước tại các

đơn vị sự nghiệp công lập.Bộ VHTTDL giao Viện Phim

Việt Nam thực hiện việc khai thác,sử dụng phim thuộc sở hữu nhànước đang lưu trữ tại Viện và chịutrách nhiệm quản lý, sử dụng nguồnthu theo đúng quy định. Giao CụcĐiện ảnh chủ trì, phối hợp với cơquan, đơn vị liên quản xây dựngThông tư liên tịch hướng dẫn thựchiện Luật Điện ảnh đối với hoạtđộng lưu trữ, khai thác và phổ biếnphim tư liệu thuộc sở hữu nhà nước.

thtt

Phê duyệt Đề án khai thác, sử dụng phim tư liệu thuộc sở hữunhà nước đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

9số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013đã khép lại vào đêm 31/12 với lễ bế mạclung linh, rực rỡ sắc màu mang chủ đề“Đêm hội tụ sắc hoa Đà Lạt” tại Quảngtrường Lâm Viên bên hồ Xuân Hươnglộng gió.

Chính thức khai hội từ 27/12, nhưngtrước đó đã diễn ra nhiều hoạt độngphong phú, đa dạng và nhiều màu sắc,Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt gồm 3 nộidung chính: Công bố Năm Du lịch quốcgia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt; Kỷniệm 120 Đà Lạt hình thành và pháttriển; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V, đãthật sự trở thành sự kiện văn hóa – dulịch nổi bật nhất của Đà Lạt – LâmĐồng, của vùng Tây Nguyên và của cảnước trong những ngày cuối cùng củanăm 2013. Trong 5 ngày lễ hội, thànhphố Đà Lạt đã đón trên 200.000 lượt dukhách đến tham quan, vui chơi, đắmmình trong các không gian hoa, sự kiệnvăn hóa, các chương trình biểu diễnnghệ thuật và tìm hiểu các di sản, di tích,thắng cảnh của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Trong lời phát biểu bế mạc TuầnVăn hóa Du lịch, ông Đoàn Văn Việt -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng,Phó Trưởng Ban tổ chức, nhấn mạnh:Thông qua các hoạt động của Tuần Vănhóa Du lịch 2013, với 9 chương trìnhchính thức và 10 chương trình hưởngứng, hình ảnh của thành phố Đà Lạt anhhùng, thành phố du lịch – thành phốFestival Hoa Đà Lạt được quảng bá sâurộng; hoa và người trồng hoa, nghềtrồng hoa Đà Lạt được tôn vinh, có cơhội tiếp cận thị trường trong và ngoàinước, hứa hẹn tương lai Đà Lạt sẽ làtrung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa củakhu vực.

Nếu như ở ngày khai mạc Đà Lạtchào đón bạn bè bốn phương bằngmuôn hoa khoe sắc, bằng nét rực rỡ củaĐà Lạt hoa, thì trong đêm bế mạc“thành phố ngàn hoa” tiễn chân dukhách cũng bằng những sắc hoa lộnglẫy nhưng nét đẹp đó đã hòa quyện vàongười Đà Lạt, vào văn, thơ, nhạc, họacủa vùng đất giàu bản sắc này. Những

màn trình diễn “Duyên dáng áo hoa”,“Tố nữ hoa”, “Hoài niệm dáng hoa”,“Tản mạn phố hoa”, “Huyền thoại hoahồng”, “Đà Lạt hoa xuân” thêm lần nữakhẳng định hoa - biểu trưng cho sựthanh cao, đẹp đẽ, từ lâu đã gắn với đờisống con người nơi đây, với tình yêulãng mạn và cả những nỗi niềm tha thiết,những hoài niệm và ước vọng được gửigắm vào hoa.

Theo dáng hoa, bên sắc hoa, nhữngnét đặc trưng của phố núi Đà Lạt, thànhphố chập chùng, những con đường dốcquanh co, những đồi thông lãng đãngsương, nơi ấy có đủ bốn mùa trongngày, có nắng sớm, mưa chiều, cónhững chiều, những đêm sương giăngkín lối... Đà Lạt “một Châu Âu của vùngnhiệt đới”, “một tiểu Paris”… lại đượchiện ra để lưu đậm mãi trong tâm hồnnhững người yêu hoa, yêu cái đẹp, tronglòng những “khách lãng du dừng chânghé thăm” Đà Lạt vào những ngày lễhội này.

hOàng Sơn

Sáng 05/01, tỉnh Cà Mau tổ chứclễ khánh thành khu tưởng niệm Chủtịch Hồ Chí Minh. Đại diện nhiềuđồng chí Lãnh đạo cấp Trung ương vàhàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và nhândân trên địa bàn tỉnh đã tham dự buổilễ đầy ý nghĩa này.

Trong những năm đất nước cònchia cắt, đồng bào miền Nam nóichung, đồng bào Cà Mau nói riêngluôn mong ước một ngày đón Bác vàothăm. Hình ảnh vị cha già kính yêucủa dân tộc đã đi vào trái tim củangười dân đất mũi Cà Mau. Năm1994, Đảng bộ, quân và dân tỉnh CàMau đã xây dựng khu tưởng niệm BácHồ với ngôi nhà sàn được dựng lêntheo nguyên mẫu ngôi nhà sàn củaChủ tịch Hồ Chí Minh.

Để luôn ghi nhớ, khắc sâu sự hysinh cao cả của Bác Hồ, tỉnh Cà Mau

lập Dự án đầu tư nâng cấp, trùng tu,tôn tạo khu tưởng niệm Chủ tịch HồChí Minh, gồm các hạng mục như:gian thờ Bác Hồ, nhà trưng bày, nhàchiếu phim, đuờng nội bộ, hồ sen, aocá Bác Hồ và một số hạng mục côngtrình phụ khác được khởi xây dựngtrên diện tích 62.200m2, tọa lạc tạiphường 1, thành phố Cà Mau. Dự ánđược khởi công vào đầu năm 2011 vàhoàn thành vào cuối năm 2013, vớitổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng, trong đóTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namvà Quỹ Thiện tâm thuộc Tập đoànVINGROUP tài trợ 60 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh Cà Mau, PhạmThành Tươi nhấn mạnh: Đây là côngtrình có ý nghĩa quan trọng nhằmmục đích giáo dục truyền thống yêunước đối với các thế hệ hôm nay và

mai sau. Khu tưởng niệm Chủ tịchHồ Chí Minh sẽ trở thành khu sinhhoạt chính trị quan trọng của tỉnh,giáo dục truyền thống văn hóa,truyền thống các mạng của dân tộc;là nơi để cán bộ, đảng viên, đoàn viênvà các tầng lớp nhân dân trong tỉnhđến nghiên cứu, tìm hiểu và học tậplàm theo tấm gương đạo đức của Chủtịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu SởVHTTDL tỉnh và các ngành chứcnăng phải thường xuyên tổ chức cáchoạt động dâng hương, về nguồn, giáodục truyền thống, sinh hoạt đoànđội… để khu tưởng niệm Chủ tịch HồChí Minh luôn sống động, tạo điềukiện thuận lợi cho các em thiếu niên,nhi đồng luôn được gần gũi bên BácHồ kính yêu.

Đ.Lâm

Cà Mau: Khánh thành khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên 200 nghìn lượt khách dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

10 số 1058 l 09.01.2014

quản lý nhà nước

Chiều 01/01, Sở Văn hoá, Thểthao và Du lịch Đà Nẵng đã tổ chứcđón 250 khách du lịch quốc tế đếnthành phố trong ngày đầu năm, trênchuyến bay của Hàng không NhậtBản hành trình Narita (Nhật Bản) -Đà Nẵng. Đây là tín hiệu khởi sắccho mùa du lịch 2014 của thành phốbên bờ sông Hàn.

Năm 2014, ngành Du lịch thànhphố Đà Nẵng phấn đấu đạt 3,6 triệulượt khách du lịch (tăng 15% so vớinăm 2013), trong đó 880.000 lượtkhách quốc tế (tăng 18% so với năm2013), 2,72 triệu lượt khách nội địa(tăng 14% so với năm 2013). Tổngthu du lịch 8.820 tỷ đồng, tăng 13%so với thực hiện năm 2013.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đềra, ngành VHTTDL Đà Nẵng xácđịnh tiếp tục xây dựng các sản phẩmdu lịch mới, phát triển du lịch đườngsông, phối hợp với Sở Công Thương

hình thành các sản phẩm lưu niệm đặcthù của Đà Nẵng; quy hoạch Bà Nà,Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia.Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trởthành điểm du lịch quốc gia; pháttriển điểm du lịch địa phương đỉnhđèo Hải Vân. Triển khai Đề án Ẩmthực biển thuộc Đề án phát triển dịchvụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

Thành phố cũng sẽ tăng cườngcông tác xúc tiến, tuyên truyền quảngbá du lịch với nhiều hình thức, trongđó tập trung quảng bá trên internet,các báo, tạp chí và các kênh truyềnhình lớn, nổi tiếng; tuyên truyềnthông qua việc kêu gọi tổ chức các sựkiện lớn tại thành phố Đà Nẵng.Quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵngở thị trường trọng điểm nước ngoài(Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,Nga, Nhật Bản...) và trong nước (TPHồ Chí Minh, Cần Thơ, HảiPhòng...); nâng cao tầm quan trọng

của các doanh nghiệp du lịch và khaithác lợi thế tuyến Hành lang kinh tếĐông Tây trong công tác xúc tiếnquảng bá và thu hút khách du lịch.Xúc tiến hình thành Quỹ xúc tiến dulịch Đà Nẵng.

Chú trọng nghiên cứu thị trường,nâng cao khả năng kinh doanh củacác doanh nghiệp du lịch để ngàycàng đa dạng hoá loại hình và sảnphẩm du lịch. Duy trì và xúc tiến phốihợp mở các đường bay quốc tế mới;xúc tiến nâng cấp các đường bay thuêchuyến thành các đường bay thườngkỳ từ các thị trường quốc tế trọngđiểm đến Đà Nẵng như Trung Quốc,Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Nga... Tiếp tục thực hiện các dự ántrọng điểm như Khu di tích lịch sửLàng Văn hoá K20, Khu Liên hợp thểthao Hoà Xuân, Công viên văn hoáNgũ Hành Sơn...

V.Sơn

Đà Nẵng: Ngày đầu năm mới, đón 250 khách du lịch quốc tế

Chiều 06/1 tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việcvới lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, tỉnhQuảng Trị về công tác chuẩn bị tổchức Lễ hội Kỷ niệm 60 năm Đặc khuVĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2014) vàđón nhận Huân chương Độc lập hạngNhất do Nhà nước trao tặng.

Việc tổ chức Lễ hội Kỷ niệm 60năm Đặc khu Vĩnh Linh vào tối ngày25/8/2014, tại Công viên văn hóahuyện Vĩnh Linh là dịp ôn lại truyềnthống đấu tranh anh dũng, kiên cườngcủa Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linhtrong kháng chiến chống Mỹ và côngcuộc tái thiết quê hương. Tưởng nhớcông ơn to lớn của các anh hùng liệt sỹđã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự docủa dân tộc. Thông qua Lễ hội, khơi

dậy niềm tự hào về lịch sử của mảnhđất được Nhà nước 3 lần phong tặngdanh hiệu Anh hùng.

Đại diện lãnh đạo huyện VĩnhLinh cho biết, đến nay, huyện VĩnhLinh đã dự thảo nội dung của Lễ hội,trong đó phần Lễ dài 40 phút, phầnHội là chương trình nghệ thuật dài 90phút mang chủ đề: “Vĩnh Linh đất lửaanh hùng”.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá caocông tác chuẩn bị cho Lễ hội kỷ niệm60 năm Đặc khu Vĩnh Linh của huyệnVĩnh Linh. Bộ trưởng nhấn mạnh, Lễhội kỷ niệm 60 năm Đặc khu VĩnhLinh cần phải được tổ chức một cáchtrang trọng, tiết kiệm, phản ánh đượcnội dung, tính chất của sự kiện…

Bộ trưởng giao các đơn vị: Cụcnghệ thuật biểu diễn phối hợp vớihuyện Vĩnh Linh nghiên cứu xây dựngkịch bản Lễ hội, tổ chức các đoàn nghệthuật biểu diễn phục vụ nhân dân VĩnhLinh vào dịp này. Cục Văn hoá cơ sởtổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổđộng. Cục Điện ảnh nghiên cứu, lựachọn các tác phẩm Điện ảnh tiêu biểu,xuất sắc về Vĩnh Linh, về cuộc khángchiến chống Mỹ để phục vụ nhân dânVĩnh Linh nói riêng và nhân dânQuảng Trị nói chung trong dịp Tết cổtruyền 2014 và dịp Lễ hội kỷ niệm 60năm Đặc khu Vĩnh Linh, để cho cácthế hệ hôm nay, du khách hiểu rõ hơnvà tự hào về Vĩnh Linh - vùng đất lửaanh hùng.

thtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 05/01, Đại hội thường niênLiên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)năm 2013 đã diễn ra tại Hà Nội. Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn đã đến dự và phátbiểu chỉ đạo Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng HồAnh Tuấn nhấn mạnh: Năm 2013 vừaqua là năm niềm tin và sự kỳ vọng củangười hâm mộ bị tổn thương, uy tín,danh dự của tổ chức bị đụng chạm.Những câu hỏi còn đó, day dứt chúng talà đội U23 VN thất bại thảm hại, nguyênnhân thuộc về đâu? Có phải bóng đáViệt Nam đang thực sự khủng hoảng?Nếu có trách nhiệm thuộc về ai?”.

Thứ trưởng cũng thẳng thắn nhìnnhận, bóng đá Việt Nam cần lấy lại niềmtin, danh dự dù tại Hội nghị thường niênnày, chúng ta có muốn hay không muốnmổ xẻ những nguyên nhân, trách nhiệmvề tình hình của bóng đá nước nhà trongthời gian qua.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng,việc vực dậy bóng đá Việt Nam không

chỉ bằng việc hoạch định đường hướngmùa giải này, điều chỉnh huấn luyệnviên kia, hay tập trung cho câu lạc bộnày, đội tuyển kia mà vấn đề then chốtlà tập trung để bắt đúng bệnh, để bốcđúng thuốc, để uống đúng liều cho bóngđá Việt Nam, vì danh dự, lấy lại niềm tincủa bóng đá Việt Nam. Thứ trưởng cũngdự báo năm 2014, bóng đá Việt Nam sẽphải đối mặt với nhiều khó khăn và VFFphải đoàn kết, tỉnh táo, tâm huyết mớicó thể chèo lái được con tàu bóng đáViệt Nam.

Tại Đại hội, các đại biểu hội đã thảoluận báo cáo tổng kết hoạt động năm2013 và phương hướng nhiệm vụ năm2014; thảo luận và thông qua: Báo cáosửa đổi, bổ sung điều lệ VFF; báo cáo vềmùa giải chuyên nghiệp 2013 và kếhoạch mùa giải 2014; báo cáo về kếhoạch tổ chức Đại hội VFF nhiệm kỳVII. Ngoài ra, các đại biểu đã nhất trí kếtnạp 7 thành viên mới, khai trừ 1 thànhviên là XM Xuân Thành Sài Gòn và đình

chỉ, chấm dứt tư cách 14 thành viên khác.Phát biểu tại Đại hội, Tổng cục trưởngTổng cục Thể dục thể thao - Vương BíchThắng nhấn mạnh: VFF cần tiếp tục xâydựng, hoàn thiện các quy định về quản lýbóng đá chuyên nghiệp một cách phùhợp với tình hình mới; chuẩn bị thật tốtcác điều kiện để tổ chức giải quốc gia vàcác giải bóng đá chuyên nghiệp năm2014. Tổng cục trưởng đề nghị VFF sớmxây dựng, ban hành điều lệ các giải, trongđó phải tính toán đặt ra các tình huống cóthể xảy ra và đề ra các giải pháp xử lý,tránh bị động.

Sau 1 ngày làm việc với tinh thầnnghiêm túc, dân chủ và thẳng thắn, cácvấn đề đặt ra đều được các thành viênnhất trí ủng hộ. Đây được coi là sự khởiđầu thuận lợi, tạo động lực giúp chobóng đá Việt Nam có thể vượt qua khókhăn, thách thức và hướng tới hoànthiện các mục tiêu phát triển theohướng chuyên nghiệp.

yến nhi

Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Ngày 04/01, tỉnh Thừa Thiên -Huế đã tổ chức trao Giải thưởng vănhọc nghệ thuật Cố đô lần thứ 5 cho 40tác phẩm, công trình văn học nghệthuật (gồm 7 giải A, 15 giải B và 18giải C). Đây là giải thưởng cao nhấtvề lĩnh vực văn học nghệ thuật củatỉnh Thừa Thiên - Huế được tổ chức 5năm một lần.

Giải A được trao cho 7 tác phẩmvà công trình gồm: vở ca kịch “HồChí Minh hồi ức màu đỏ” (Đạo diễn,NSND Nguyễn Ngọc Bình); ảnh nghệthuật “Chung sức” (của Nguyễn HữuHài); tập nghiên cứu “Nhã nhạc triềuNguyễn” (của Bùi Vĩnh Phúc); tiểuthuyết “Vùng sâu” (nhà văn Tô NhuậnVỹ); ca khúc “Hồn đất” (của Trần ĐạiDũng); tiểu thuyết “Biết đâu địa ngụcthiên đường” (nhà văn Nguyễn Khắc

Phê) và tranh sơn dầu “Mưa” (họa sĩLê Văn Nhường).

Đại diện Hội đồng nghệ thuật Giảithưởng văn học nghệ thuật Cố đô lầnthứ 5 cho biết, giải thưởng lần này đãtiếp nhận 183 tác phẩm, công trìnhcủa 110 tác giả đăng ký tham gia, thểhiện sự tìm tòi và kết quả sáng tạo củacác văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh trong5 năm qua. Hầu hết các công trình, tácphẩm tham gia giải thưởng lần này cóchất lượng cao, đồng đều ở các thểloại, lĩnh vực. Nhiều tác phẩm, côngtrình có giá trị tư tưởng và nghệ thuậtcao như các tác phẩm, sáng tác về đềtài ca ngợi tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, chiến tranh cách mạng, côngcuộc đổi mới, biển đảo quê hương,nghiên cứu về giá trị văn hóa truyềnthống và về xây dựng nông thôn mới;

trong đó nổi bật nhất là ở các chuyênngành văn học, âm nhạc, sân khấu,nhiếp ảnh, mỹ thuật.

Tại lễ trao giải, ông Ngô Hòa, PhóChủ tịch Thường trực UBND tỉnhThừa Thiên - Huế nhấn mạnh: Giảithưởng văn học nghệ thuật Cố đô lầnthứ 5 là sự kiện lớn trong đời sốngnghệ thuật của vùng đất Cố đô; độngviên, khích lệ sự sáng tạo trong giớivăn nghệ sĩ ở tỉnh Thưa Thiên - Huế,góp phần làm phong phú thêm nhữnggiá trị của vùng đất có bề dày văn hóa,lịch sử. Thời gian tới, tỉnh tạo mọiđiều kiện để giới văn nghệ sĩ trongtỉnh tiếp tục sáng tạo và cống hiến đểcó những tác phẩm văn học nghệ thuậttiêu biểu, hiện thực, có giá trị về tưtưởng và nghệ thuật cao..

Q.Việt

Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

12 số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 1/1, tại Cảng hàng khôngquốc tế Tân Sơn Nhất (thành phốHồ Chí Minh), Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch phối hợp với Hiệphội Du lịch Thành phố, Tổng côngty Hàng không Việt Nam đã đónđoàn du khách quốc tế đầu tiên đếnthành phố Hồ Chí Minh vào đầunăm 2014.

Đây là chuyến bay từ HồngKông về thành phố Hồ Chí Minhcủa Hãng hàng không VietNamAirlines, số hiệu VN 599 với 180hàng khách đến từ Hồng Kông, HoaKỳ, Châu Âu… Trong không khíđầu năm mới 2014, đoàn du kháchđã được thưởng thức những tiết mụcâm nhạc dân tộc truyền thống mangđậm bản sắc văn hóa Việt Nam vànhận những lời chúc tốt đẹp trongđầu năm mới. Ngoài ra, du kháchcòn được chiêm ngưỡng tài nghệ

viết thư pháp do ông đồ trong trangphục áo dài khăn đóng biểu diễn.

Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giámđốc Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minhcho biết: “Đây là sự kiện mở đầucho chuỗi sự kiện văn hóa du lịch:Ngày hội Du lịch, Liên hoan Ẩmthực Đất phương Nam, Lễ hội tráicây Nam Bộ, Hội chợ Du lịch quốctế thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hộicuối năm… quảng bá về hình ảnh,con người và đất nước Việt Nam nóichung và thành phố nói riêng trongnăm 2014. Qua đó, thể hiện tínhnhân văn sâu sắc thông qua các mốiquan hệ ứng xử, thái độ tiếp đónthân thiện, trọng thị, chu đáo dànhcho du khách quốc tế đến với thànhphố, nâng cao hình ảnh thành phốHồ Chí Minh, một điểm đến du lịchhấp dẫn, an toàn, thân thiện đối vớidu khách quốc tế và kiều bào về

thăm đất nước”. Năm 2014, ngành du lịch thành

phố dự kiến đón 4.400.000 lượtkhách quốc tế, tăng 7% so với năm2013, chiếm 55% tổng lượng kháchquốc tế đến Việt Nam. Tổng doanhthu du lịch đạt 94.000 tỷ đồng, tăng15% so với năm 2013, chiếm 43%doanh thu du lịch Việt Nam.

Năm 2013, tổng lượng kháchquốc tế đến thành phố Hồ Chí Minhước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1%so cùng kỳ, đạt 100,2% kế hoạchnăm 2013, chiếm 55% tổng lượngkhách quốc tế đến Việt Nam. Tổngdoanh thu du lịch (lữ hành, kháchsạn, nhà hàng) năm 2013 ước đạt81.970 tỷ đồng, tăng 15% so cùngkỳ, đạt 100% kế họach năm 2013,chiếm 43% tổng doanh thu du lịchViệt Nam.

trần nguyện

TP Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên năm 2014

Ngày 01/01 tại huyện Quản Bạ,tỉnh Hà Giang, Ban Quản lý Côngviên Địa chất toàn cầu Cao nguyênđá Đồng Văn phối hợp với UBNDhuyện Quản Bạ tổ chức đón vị kháchdu lịch đầu tiên đến Công viên Địachất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn năm 2014. Tiến sĩ Nguyễn LêHuy, Giám đốc Ban Quản lý Côngviên Địa chất toàn cầu Cao nguyênđá Đồng Văn cho biết: Đây là sựkiện đánh dấu một năm phát triểnmới của Công viên Địa chất vớitrọng tâm là phát triển du lịch gắnvới bảo tồn các di sản địa chất. Đâycũng là một trong những chươngtrình thường niên, mở đầu cho mộtloạt các sự kiện quảng bá xúc tiến dulịch Công viên Địa chất năm 2014,tạo hình ảnh Công viên Địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Vănlà điểm đến thân thiện, hấp dẫn và

an toàn trong mắt du khách. Thay mặt Ban Tổ chức, Tiến sĩ

Nguyễn Lê Huy, Giám đốc BanQuản lý Công viên Địa chất toàncầu Cao nguyên đá Đồng Văn đãtặng hoa, trao quà lưu niệm chonhững vị khách du lịch đầu tiên“xông đất” Cao nguyên đá ĐồngVăn. Hy vọng du khách sẽ là nhữngđại sứ giới thiệu vẻ đẹp về thiênnhiên, con người, vùng đất nơi địađầu cực Bắc biên giới của Tổ quốcđến với người thân, bạn bè trong vàngoài nước đến du lịch, cùng khámphá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, mảnhđất giàu truyền thống văn hóa, đậmđà bản sắc của các dân tộc thiểu sốHà Giang.

Năm 2013 mặc dù chịu nhiều ảnhhuởng của lạm phát và suy giảmkinh tế, giá cả hàng hóa và dịch vụtăng cao nhưng hoạt động du lịch

của tỉnh Hà Giang vẫn đạt kết quảđáng khích lệ. Toàn tỉnh đón khoảng440.000 lượt khách du lịch đến HàGiang, tăng 5,3% so với năm 2012,trong đó khách quốc tế 130.000 lượtngười, khách du lịch nội địa 310.000lượt người. Tổng doanh thu từ hoạtđộng du lịch ước đạt trên 500 tỷđồng, tăng gần 15% so với năm2012. Riêng 4 huyện vùng cao núiđá phía Bắc của tỉnh Hà Giang nằmtrong khu vực Cao nguyên đá ĐồngVăn gồm: Quản Bạ, Yên Minh,Đồng Văn, Mèo Vạc từ khi đượcUNESCO công nhận là Công viênĐịa chất toàn cầu - một Công viênĐịa chất toàn cầu đầu tiên của ViệtNam (tháng 10/2010), lượng dukhách Quốc tế và trong nước đếnnơi đây đã tăng đột biến, chiếm trên80% lượng du khách đến Hà Giang.

t.Lâm

Cao nguyên đá Đồng Văn đón những du khách đầu tiên

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

13số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

UBND TP Cần Thơ cho biết, năm2014, TP Cần Thơ sẽ tập trung quyếtliệt để phát triển du lịch, nhất là môhình du lịch sinh thái. Thay đổi cáchthức tổ chức hoạt động, tìm ra hướngđi đúng đắn, giải pháp khắc phục khókhăn, đa dạng hóa quy mô, loại hình dulịch, đặc biệt là nâng cao chất lượngdịch vụ. Nâng cao giá trị đóng góp củangành du lịch đối với sự phát triển kinhtế-xã hội của địa phương.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng VụKinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chobiết: Ngành du lịch TP Cần Thơ đầu tưkhai thác chưa đúng mức nên hiệu quả

chưa cao. So với các tỉnh khác trongvùng Đồng bằng sông Cửu Long thì sốlượng du khách đến du lịch tại TP CầnThơ thấp, các sản phẩm du lịch cònđơn điệu, việc tiếp thị quảng bá chưaxứng tầm, nguồn nhân lực còn yếukém.

Những năm qua, ngành du lịch TPCần Thơ chưa phát triển xứng với tiềmnăng, vị trí trung tâm của vùng. Dochưa chú trọng nâng cao chất lượngdịch vụ du lịch, nhân lực được đào tạokhông đồng bộ, thiếu về số lượng, yếuvề chất lượng. Về văn hóa không cócác hoạt động, lễ hội, sản phẩm đặc

trưng, đặc biệt là sản phẩm đặc trưngmang tính quốc tế. Khâu tổ chức vàquảng bá sơ sài, tiếp thị điểm đến chưamạnh, không đầu tư lữ hành, chưa tậndụng được thế mạnh của sông Mekongvà du lịch cao cấp.

Ông William Sike- MBA, Giảngviên chính của Trường Quốc tế PSBnhận định: Ngành du lịch Thành phốcần hướng tới bước tiến thành công vớitiêu chuẩn dịch vụ và giao tiếp quốc tế.Nắm bắt cơ hội để gia tăng khách dulịch bằng sự gắn kết chặt chẽ với cáctỉnh trong khu vực ĐBSCL.

m.hạnh

Năm 2014, Nghệ An tiếp tục sắpxếp lại hệ thống dịch vụ du lịch gắn vớiđầu tư xây dựng một số công trình hạtầng du lịch, phấn đấu đón khoảng 4triệu lượt khách, tăng doanh thu du lịchtừ 18-20% so với năm 2013.

Theo đó, Nghệ An tập trung cácgiải pháp nhằm khắc phục những tồntại trong phát triển, thu hút khách dulịch. Tỉnh chủ trương hình thành cáckhu du lịch gắn với phát triển vùngNam Thanh-Bắc Nghệ, Nam Nghệ

An-Bắc Hà, Khu kinh tế Đông Nam;xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An;mở thêm một số tuyến, cụm du lịchmới, liên kết với các ngành du lịch ởmột số địa phương có tiềm năng;nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụdu lịch.

Tại Nghệ An, vùng trọng điểm thuhút khách du lịch vẫn được xác định làCửa Lò, thành phố Vinh, các huyệnNam Đàn, Hưng Nguyên, DiễnChâu… Đây là những nơi có các điểm

du lịch nổi tiếng, hạ tầng du lịch đượcđầu tư và đã có những điểm du lịchtruyền thống tồn tại từ nhiều năm nay.Tỉnh yêu cầu ngành du lịch, văn hóa,các địa phương và các ngành liên quanphối hợp với Ban Quản lý các khu dulịch, các doanh nghiệp liên quan nângcao chất lượng phục vụ du khách; huyđộng các nguồn vốn đầu tư hạ tầng dulịch; mở ra các loại hình du lịch, cácsản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

K.hOàn

Nghệ An phấn đấu đón 4 triệu lượt khách du lịch trong năm 2014

Năm 2014, Lào Cai đặt mục tiêuđón 1,5 triệu khách du lịch, doanh thudu lịch xã hội đạt 2.850 tỷ đồng. Ngànhdu lịch Lào Cai tiếp tục xây dựng pháttriển các sản phẩm du lịch đặc trưngvùng, các tour, tuyến du lịch hấp dẫnthu hút nguồn khách, nhất là kháchquốc tế.

Sở VHTTDL Lào Cai cho biết, năm2013 tổng lượng khách du lịch đến LàoCai đạt trên 1,2 triệu lượt, tăng 32,9%so với năm 2012, vượt 10% so với mụctiêu đã đề ra; trong đó, khách quốc tếđạt gần 553.000 lượt, tăng 47,1%;khách nội địa đạt trên 700.000 lượt,

tăng 23,5% so cùng kỳ; tổng doanh thuđạt gần 2.550 tỷ đồng, tăng 38,1% socùng kỳ. Trong năm, Lào Cai có nhiềusự kiện và nhiều nội dung quảng bá thuhút du khách, nhất là các dịp lễ đầuXuân, Tuần Văn hóa thể thao du lịchSa Pa với Lễ hội trên mây; Tuần Vănhóa du lịch Bắc Hà với giải Đua ngựatruyền thống hấp dẫn; Lễ hội XuânĐền Thượng; Lễ hội đền Bảo Hà, cácdịp nghỉ lễ 30/4, 01/5... Đặc biệt là dịptuyết rơi vào những ngày cuối năm đãthu hút lượng khách đáng kể đến vớiLào Cai. Toàn tỉnh hiện có hơn 170 cơsở lưu trú; trong đó, gần 50 khách sạn

đạt tiêu chuẩn 1-4 sao, cùng hơn 90 nhàhàng, cơ sở kinh doanh ẩm thực và mộtsố cơ sở lưu trú homestay cơ bản đápứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tiêu dùngcủa du khách.

Để thu hút lượng khách trên, ngaytừ đầu năm ngành du lịch Lào Cai đãđẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảngbá, xúc tiến du lịch, đầu tư và nâng caochất lượng các loại hình dịch vụ du lịch,mở rộng các tuyến du lịch, xây dựngcác sản phẩm du lịch đặc trưng với cácsản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là dulịch văn hóa, lễ hội, sinh thái, thể thao.

huy LOngЉ

Năm 2014, Lào Cai đặt mục tiêu đón 1,5 triệu khách du lịch

Cần Thơ phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

14 số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giámđốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Bình Định cho biết, năm 2014Bình Định phấn đấu đón 2 triệu lượtkhách du lịch trong và ngoài nước đếntham quan, nghỉ dưỡng (tăng 22% sovới cùng kỳ năm 2013), doanh thu đạt780 tỷ đồng (tăng 32%), trong đókhách quốc tế đạt trên 205 nghìn lượt.

Để đạt mục tiêu đề ra, trong năm2014 Bình Định thực hiện đồng bộ cácgiải pháp như: đầu tư, nâng cao chấtlượng sản phẩm phục vụ khách du lịch;đẩy mạnh hoạt động văn hóa phát triển

du lịch để hình thành nhà biểu diễn dânca Bài Chòi; tổ chức hội thảo và xâydựng du lịch Bình Định thành trungtâm du lịch quốc gia để thu hút cácchuyên gia kinh tế du lịch và các côngty lữ hành lớn ở trong và ngoài nước,các nhà đầu tư chiến lược để hình thànhvà tạo sự phát triển đột phá cho du lịchtỉnh. Ngoài ra, Bình Định sẽ xây dựngcác điểm nhấn trong phát triển du lịchtại đô thị Quy Nhơn như phố ẩm thực,đường chiếu sáng nghệ thuật, chợ đêm,điểm trình diễn văn hóa nghệ thuật;tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng

cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Tỉnh cũng bổsung quy hoạch tổng thể phát triển dulịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Năm 2013, Bình Định đã đầu tư,nâng cấp nhiều công trình văn hóa, lịchsử và tâm linh, tổ chức nhiều sự kiệnlớn có quy mô quốc tế và trong nướcphục vụ khách du lịch… Nhờ vậy, đếncuối năm 2013 lượng khách du lịch đếnBình Định đạt gần 1,7 triệu lượt khách(tăng 16 % so với cùng kỳ), trong đócó trên 139 nghìn lượt khách quốc tếvà doanh thu đạt 603 tỷ đồng (tăng 24%). Toàn tỉnh có 122 cơ sở lưu trú phụcvụ du lịch với tổng cộng 3.040 phòng,13 đơn vị lữ hành với tổng nguồn nhânlực trên 4.050 người. Viết Ý

Sáng 01/01/2014, Công ty TNHHThương mại và dịch vụ Lâu Đài (thànhphố Hồ Chí Minh) đã tổ chức khaitrương điểm du lịch sinh thái thác LưuLy tại xã Nâm N’Jang, huyện ĐắkSong (Đắk Nông) Đây là Khu du lịchsinh thái lớn nhất Tây Nguyên tính tớithời điểm này, với tổng mức đầu tư hơn200 tỷ đồng, 100% vốn là của doanhnghiệp tư nhân.

Khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly códiện tích khoảng 85ha, đang được quyhoạch để xây dựng các dịch vụ như lưutrú nghỉ dưỡng, nhà hàng ẩm thực, nhàhàng lưu niệm, phát triển các sản phẩmdu lịch leo núi thám hiểm, dã ngoại, biểudiễn văn hóa nghệ thuật. Khu du lịch sinh

thái thác Lưu Ly được xem là điểm dừngchân lý tưởng của du khách trong chuyếnhành trình tìm hiểu về “Con đường xanhTây Nguyên”, kết nối với các tour du lịchcủa các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước,Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh.

Sau gần 1 năm triển khai xây dựngcác hạng mục như: cầu thang xuốngthác, khu lưu trú, bồn hoa, nhà điềuhành, nhà nghỉ chân, nhà vệ sinh…Khu du lịch thác Lưu Ly chính thức đivào hoạt động, phục vụ du khách thamquan, nghỉ dưỡng.

Thác Lưu Ly thơ mộng dưới chândãy núi Nâm Nung hùng vĩ, du kháchsẽ được cảm nhận khoảng không giantĩnh lặng, trong xanh cùng hòa mình

vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộngvà hùng vĩ của núi rừng, tìm hiểu về nétđẹp văn hóa của các dân tộc TâyNguyên…giúp du khách thư giãn saunhững ngày làm việc mệt nhọc. Quầnthể thác Lưu Ly nằm trong Khu du lịchsinh thái - văn hóa - lịch sử Nâm Nungcó tổng diện tích lên tới trên 5.000ha.Thác Lưu Ly là một trong số nhữnghạng mục thuộc dự án đã được UBNDtỉnh Đắk Nông xây dựng đường nhựaxuống tận chân thác, tạo điều kiệnthuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dựán. Vào những dịp cuối tuần hay lễ tết,du khách có thể tới để nghỉ dưỡng hoặctham quan.

hồ thanh

Khai trương Khu du lịch sinh thái lớn nhất Tây Nguyên

Năm 2014, Bình Định phấn đấu đạtdoanh thu 780 tỷ đồng từ du lịch

Tối 31/12, tỉnh Đắk Nông tổ chứckhai mạc Đêm hội văn hóa, thể thaocác dân tộc lần thứ IV năm 2013 với sựtham gia của hơn 800 nghệ nhân, nghệsỹ không chuyên của 40 dân tộc anhem trên địa bàn tỉnh. Đồng chí TrươngTấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủtịch nước đã đến dự.

Với chủ đề “Đắk Nông - Hương sắc- Hội tụ”, các tiết mục biểu diễn của

các nghệ sĩ đã thể hiện được nét vănhóa đặc sắc của người dân Đắk Nông.Những giai điệu ngọt ngào thánh thótcủa cồng chiêng, rộn ràng của lễ hội,âm vang của đại ngàn trên cao nguyênM'Nông đã được các nghệ sỹ thể hiệntrong các tiết mục biểu diễn thể hiệnđược tinh hoa văn hóa của người dântộc Đắk Nông phong phú, đa dạng,đậm đà sắc hương trong nền văn hóa

Việt Nam. Đây là một trong những sựkiện chào mừng kỷ niệm10 năm NgàyThành lập tỉnh Đắk Nông (2004-2014).

Đêm hội không những là dịp để cácdân tộc anh em giao lưu văn hóa, tăngcường tình đoàn kết, gắn bó giữa cácdân tộc anh em trong tỉnh mà còn là dịpđể người dân Đắk Nông tự hào về cácgiá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp màcác thế hệ cha ông để lại. K.hOàn

Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc Đắk Nông lần thứ IV

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

15số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 01/01, tại khu bãi bồi cồn CáiKhế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ,Công ty Cổ phần Du lịch sông Hậu đãchính thức đưa vào họat động Câu lạcbộ thể thao dưới nước đầu tiên tại khuvực Đồng bằng sông Cửu Long, gópphần phát triển ngành du lịch và thểdục thể thao thành phố.

Trước đó, Cảng vụ hàng hải CầnThơ đã chấp thuận cho Công ty Cổphần Du lịch Sông Hậu sử dụng vùngnước được giới hạn bởi các điểm M1,M2, M3, M4, M5, nằm cận kề khu bãicát thuộc phường Cái Khế, quận Ninh

Kiều, TP.Cần Thơ để làm khu vui chơigiải trí dưới nước. Khu vui chơi giải trídưới nước Bãi Cát dài 1.200m, rộng400m, được đầu tư nhiều tỉ đồng xâydựng nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi,thể thao, giải trí của người dân CầnThơ và khách du lịch. Nơi đây sẽ diễnra các họat động thể thao như chèothuyền kayak, lướt ván buồm, thuyềnbuồm, lướt ván wakeboard, nhảy dù,kéo phao chuối, mô tô nước 1 người,mô tô nước 2 người… Câu lạc bộ sẽmở cửa 8 giờ mỗi ngày, giá vé các họatđộng thể thao chỉ từ 20.000

đồng/lượt/người, áp dụng chung chomọi đối tượng gồm người lớn, trẻ em,khách nước ngoài...

Ngoài các họat động thể thao dướinước, Câu lạc bộ sẽ mở của miễn phícho các họat động thể thao trên cạn nhưbóng chuyền bãi biển, bóng rổ, bi sắt,bóng đá mini. Trong tương lai, Câu lạcbộ thể thao dưới nước Bãi Cát sẽ diễnra nhiều hoạt động thể thao tầm cỡquốc gia, là điểm nhấn du lịch thú vịcủa TP. Cần Thơ nói chung và cả vùngđồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

n.anh

Đưa vào hoạt động CLB thể thao dưới nước đầu tiên tại ĐBSCL

Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày01/01/2014, Sở VHTTDL Quảng Namphối hợp với UBND thành phố Hội Antổ chức đón đoàn khách du lịch quốc tếđầu tiên xông đất Di sản Hội An tại khuvực Chùa Cầu.

Đoàn gồm 24 du khách đến từCHLB Đức. Tại khu vực Chùa Cầu,Ban Tổ chức đã tặng quà cho những vịdu khách đầu tiên này. Bên cạnh đó, BanTổ chức đã tổ chức nhiều tiết mục biểudiễn văn nghệ đậm chất văn hoá Việt đểdu khách có thể đắm mình vào nhữnggiai điệu. Đặc biệt, Trung tâm văn hóa

Hội An đã tổ chức cho du khách cùngchơi trò chơi dân gian Bài Chòi.

Được tham dự trò chơi dân gian vàtrước thái độ nhiệt tình cùng những mónquà bất ngờ từ Ban Tổ chức, ông Stefan(du khách Đức) chia sẻ: Thật bất ngờ khichúng tôi vinh dự là những người đầutiên của năm 2014 đến thăm Di sản thếgiới Hội An. Chúng tôi đã cảm nhậnđược tấm thịnh tình các bạn dành cho dukhách. Cảm ơn các bạn, chúc mừng nămmới! Năm 2013, ngành du lịch QuảngNam đã đạt được một số kết quả tíchcực. Tổng lượt khách tham quan lưu trú

ước đạt 3,4 triệu lượt khách, tăng gần12% so với năm 2012, trong đó: kháchquốc tế khách quốc tế ước đạt 1,6 triệulượt (tăng 19%), khách nội địa ước đạt1,8 triệu lượt (tăng 22 %). Doanh thu dulịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng gần24% so với năm 2012.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có170 cơ sở lưu trú với 5.300 phòng, trongđó có 2.817 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3-5sao. Toàn tỉnh hiện có 43 đơn vị kinhdoanh lữ hành và vận chuyển, trong đó:có 15 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế,24 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và4 chi nhánh, văn phòng đại diện công tylữ hành đặt tại Hội An. nguyễn Sơn

Đoàn khách CHLB Đức "xông đất" Hội An

Chiều 31/12, tại tỉnh Thái Nguyênđã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnhmang chủ đề “Kỷ niệm 50 năm NgàyBác Hồ về thăm Thái Nguyên(01/01/1964-01/01/2014)”, đây là mộttrong chuỗi những sự kiện hướng tới 50năm Ngày Bác Hồ về thăm TháiNguyên. Triển lãm ảnh trưng bày gần200 bức ảnh, tư liệu quý được chiathành 3 giai đoạn gồm: Chủ tịch Hồ ChíMinh với việc lựa chọn Thái Nguyênlàm nơi xây dựng An toàn khu; Bác Hồmuôn vàn kính yêu sống mãi trong lòngđồng bào các dân tộc Thủ đô kháng

chiến Thái Nguyên; Thái Nguyên sau50 năm thực hiện lời căn dặn của Chủtịch Hồ Chí Minh.

Những bức ảnh, tư liệu được giớithiệu lần này là những hình ảnh, tư liệuquý gắn với đời sống, sinh hoạt và làmviệc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trongnhững năm tháng Người ở và làm việctại ATK Định Hóa và ghi dấu sự kiệnnhững lần vinh dự được đón Bác vềthăm. Qua Triển lãm, nhân dân tỉnh TháiNguyên tiếp tục đẩy mạnh việc Học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh; phản ánh sâu sắc tình cảm của

Bác Hồ với Thái Nguyên, cũng như tìnhcảm của người dân Thái Nguyên vớiBác Hồ kính yêu; tạo không khí phấnkhởi, quyết tâm cao trong thời điểmchào đón năm mới 2014.

Ngoài trưng bày các ảnh tư liệu,triển lãm ảnh còn trưng bày các bảntrích tư liệu như thơ, thư, chỉ thị, bài nóichuyện của Bác tại Sân vận động thànhphố Thái Nguyên ngày 01/01/1964…và phản ánh một số sự kiện chính trị nổibật, thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội của tỉnh trong những năm qua.

hải phOng

Triển lãm ảnh “Kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Nguyên”

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

16 số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

Sau 7 ngày tranh tài, Giải Quầnvợt các cây vợt xuất sắc Việt Namnăm 2013 - Cup Vietravel đã khéplại chiều 31/12 tại TP. Hồ Chí Minh.Hai chức vô địch đơn nam và đơn nữcủa Giải đều thuộc về các tay vợtchủ nhà là Nguyễn Hoàng Thiên vàHuỳnh Phương Đài Trang.

Ở giải nam, Nguyễn HoàngThiên đã thể hiện sự vượt trội tạigiải năm nay. Đây là chức vô địchrất xứng đáng của Hoàng Thiên, khitrước đó anh đã xuất sắc đánh bạihai người đàn anh là Đỗ Minh Quânở vòng bảng và Lê Quốc Khánh ở

bán kết. Dù thất bại trong trận chungkết, nhưng đây vẫn là giải đấu thànhcông của tay vợt trẻ Trịnh LinhGiang, khi trước đó anh không đượcđánh giá cao. Cùng giành hạng banội dung đơn nam là hai tay vợt LêQuốc Khánh (TP Hồ Chí Minh) vàPhạm Minh Tuấn (Đà Nẵng).

Trước đó, ở nội dung đơn nữ, cáctay vợt thành phố Hồ Chí Minh tỏ rõsự vượt trội khi giành 4 vị trí caonhất của giải. Trong trận chung kết,tay vợt Huỳnh Phương Đài Trang đãdễ dàng vượt qua Trần Thị Tâm Hảovà bảo vệ thành công chức vô địch

giải đấu mà không thua bất cứ mộtsét nào. Có thể nói, hiện tại ĐàiTrang hầu như không có đối thủ ởcác Giải trong nước. Vị trí thứ banội dung đơn nữ thuộc về hai tay vợtTâm Hảo và Phi Khanh.

Sự xuất sắc của các tay vợt trẻ ởnội dung đơn nam tại giải lần này làmột tín hiệu tốt cho quần vợt ViệtNam. Sau giải đấu, các tay vợt xuấtsắc sẽ được tuyển chọn tập trung độituyển để chuẩn bị cho giải DavisCup nhóm II (đồng đội nam) và FedCup nhóm II (đồng đội nữ), diễn ravào tháng 02/2014. t.Lực

Trong hai ngày 30 và 31/12, GiảiĐua thuyền truyền thống thành phốHồ Chí Minh đã chính thức khaimạc trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé.Đây là giải đấu chào mừng năm mới2014, do Ban Tổ chức các ngày lễlớn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Giải năm nay có sự tham gia của406 vận động viên đến từ 32 độithuộc các quận, huyện và lực lượng

vũ trang trên địa bàn thành phố. Cácđội tranh tài trên thuyền truyềnthống (thuyền rồng) ở 4 nội dung:500m thuyền 10 người nam, 500mthuyền 10 người nữ, 500m thuyền20 người nam, 500m thuyền 10người hỗn hợp (6 nam, 4 nữ). Tuy làGiải phong trào, nhưng cuộc đua đãthu hút đông đảo người dân thànhphố theo dõi và cổ vũ ở dọc hai bênbờ kênh Tàu Hũ - Bến Nghé.

Ông Mai Bá Hùng, Phó Giámđốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchthành phố Hồ Chí Minh cho biết:Giải là dịp để khơi dậy phong tràotập luyện và thi đấu môn đua thuyềntruyền thống ở thành phố nói riêngvà cả nước nói chung. Đồng thời,thông qua hoạt động này, các đơn vịsẽ có dịp giao lưu, học hỏi kinhnghiệm của nhau về phát triển thểthao phong trào. n.anh

Giải Quần vợt các cây vợt xuất sắc Việt Nam năm 2013

Chiều 02/01, tại Hà Nội, Thànhủy Hà Nội tổ chức gặp mặt và khenthưởng các vận động viên, huấnluyện viên người Hà Nội giành huychương tại SEA Games 27. Bí thưThành ủy Phạm Quang Nghị chủ trìcuộc gặp mặt.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bíthư Thành ủy Phạm Quang Nghịđánh giá cao thành tích của các vậnđộng viên, huấn luyện viên củathành phố tại SEA Games 27. Cácvận động viên đã thể hiện tinh thầnthi đấu với quyết tâm cao. Đặc biệt,nhiều vận động viên trước khi chiến

thắng trên sân đấu đã chiến thắngnhững khó khăn của hoàn cảnh bảnthân, gia đình để tập luyện và thiđấu. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh,tinh thần thi đấu của các vận độngviên rất đáng tự hào và là tấmgương chung cho tất cả mọi người.Mỗi tấm huy chương, nhất là Huychương Vàng các vận động viêngiành được không chỉ đem vinhquang cho cá nhân vận động viên vàgia đình, còn có ý nghĩa quảng bárất quý đối với Thủ đô và đất nước.Bí thư Thành ủy chúc các vận độngviên, huấn luyện viên tiếp tục nỗ

lực hơn nữa trong tập luyện và thiđấu, giành được nhiều thành tíchcao hơn nữa.

Sau khi Thành ủy vận động tàitrợ khen thưởng cho vận động viên,huấn luyện viên, đã có 3 doanhnghiệp ủng hộ 700 triệu đồng. Vớiquỹ tiền thưởng trên, Thành ủy HàNội đã quyết định mức thưởng caonhất là 10 triệu đồng đối với Huychương Vàng cá nhân vận độngviên; mức thưởng thấp nhất là 2triệu đồng cho một Huy chươngĐồng đồng đội.

pV

Hà Nội khen thưởng VĐV, HLV giành huy chương tại SEA Games 27

Giải Đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh chào năm mới

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

thông tin trao đổi

17số 1058 l 09.01.2014

Vào dịp kỷ niệm Ngày Dân số ViệtNam (26/12) năm nay, dân số Việt Namcán mốc quan trọng và ý nghĩa khi đạtngưỡng 90 triệu, trở thành nước đôngdân thứ 14 trên thế giới và thứ 3 ĐôngNam Á (sau Philippines và Indonesia).

Cảm xúc về mốc 90 triệu người nêutrên, lẫn lộn cả niềm vui và nỗi lo. Vuivì những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, về chăm sóc sứckhỏe cho người dân ngày càng được cảithiện hơn. Càng vui hơn khi Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số2161/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 về việclấy tháng 12 hằng năm là Tháng hànhđộng quốc gia về dân số. Quyết định củaThủ tướng Chính phủ một lần nữa nhắcnhở các cấp, các ngành, mỗi cá nhân,gia đình và cả cộng đồng cần nhận thứcsâu sắc rằng, công tác dân số - kế hoạchhóa gia đình là một bộ phận quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế-xãhội của đất nước; là yếu tố cơ bản nângcao chất lượng cuộc sống của conngười... Cũng thêm một niềm vui khiông Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số(Bộ Y tế) thông tin rằng, nước ta đang ởtrong giai đoạn dân số vàng, tức là cứ 2người lao động mới có 1 người phụthuộc, và giai đoạn này sẽ kéo dàikhoảng gần một phần ba thế kỷ nữa.

Những kết quả trên cho thấy, ViệtNam đã tiếp cận được mục tiêu duy trìmức sinh thấp hợp lý, tiến tới ổn địnhquy mô dân số, giải quyết tốt nhữngvấn đề về cơ cấu dân số và phân bổ dânsố được nêu trong Chiến lược Dân số -Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn

2011-2020 - một trong những nhiệm vụtrọng tâm trong công cuộc phát triểnkinh tế-xã hội bền vững của đất nước.Đó cũng là kết quả của hơn 10 nămtoàn xã hội kiên trì thực hiện Pháp lệnhvề Dân số, 20 năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 về chính sách Dânsố - Kế hoạch hóa gia đình và hơn 50năm thực hiện chương trình Dân số -Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam...

Nói vậy, nhưng cũng chất chứanhiều nỗi lo khi dân số tăng. Đó làchênh lệch giới tính tăng cao, dân sốphân bố không đều, nhiều lao độngchưa qua đào tạo nghề, nguồn nhân lựccao còn hạn chế, tuổi thọ trung bìnhtăng lên nhưng tuổi thọ bình quân khỏemạnh thấp hơn nhiều nước, chỉ số pháttriển con người tăng nhưng thứ hạng sovới các nước không thay đổi, tốc độ giàhóa dân số được dự báo ở mức caotrong vòng nửa thế kỷ tới… Bất chợt,liên tưởng tới quyết định được Thủtướng Chính phủ ký quyết định banhành cách đây ít ngày (kèm theo bộ chỉsố liên quan của Việt Nam dựa theo tiêuchuẩn của Liên hợp quốc và 6 mục tiêubổ sung của Việt Nam) đã cho thấy, giàhoá dân số tuy không phải là một gánhnặng, nhưng nó sẽ làm cho gánh nặngkinh tế xã hội trở nên nghiêm trọng hơnnếu không có những bước chuẩn bị vàthực hiện các chiến lược, chính sáchthích ứng. Nói cách khác, dân số tăng,cũng đồng nghĩa áp lực sẽ tăng từ nhiềuphía. Đó là các vấn đề về phúc lợi xã

hội, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… lĩnhvực nào cũng đứng trước thực trạng quátải, chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăngdân số nhanh. Bên cạnh đó, kinh tế vẫnchưa thực sự phục hồi, kéo theo tìnhtrạng thiếu việc làm, thất nghiệp giatăng, số hộ nghèo biến động... Ngay cảmột số lĩnh vực mà chúng ta đã đạtđược trong thời gian qua chưa thể hiệnrõ tính bền vững. Tỷ lệ nghèo đã giảmnhưng đã xuất hiện những dạng nghèomới; việc chăm sóc bà mẹ và trẻ dưới 5tuổi có thành tựu đáng ghi nhận, nhưngnảy sinh mối quan ngại trong lĩnh vựcchăm sóc trẻ dưới 1 tuổi. Vấn đề bìnhđẳng giới tuy được cải thiện, nhưng tâmlý “trọng nam khinh nữ” vẫn còn hằnsâu trong nếp nghĩ của nhiều người dẫnđến việc lựa chọn giới tính thai nhi, gâynguy cơ mất cân bằng về giới tính…

Thời kỳ “dân số vàng” tạo ra khôngít cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn nhiềuthách thức, nhất là tạo áp lực cho việchoạch định chính sách phát triển củađất nước. Vấn đề đặt ra, phải làm thếnào để tận dụng được những cơ hội củathời kỳ “cơ cấu vàng” mới là quantrọng. Có lẽ, cần tiếp thu các bài họckinh nghiệm của các nước, nhữngthành công và chưa thành công về côngtác dân số, trên cơ sở thực tiễn pháttriển về kinh tế-xã hội của nước ta... Cóvậy mới hy vọng giải quyết đượcnhững thách thức đặt ra đối với côngtác dân số trong giai đoạn hiện nay.

thế hùng

áp lực “dân số vàng”

Ngày V di n a i m

04 “Tai bi n” Nhà V n hóa H i D ng

14 “Nhân danh công lý” Cung Thi u nhi Hà N i

15 Hàng xóm chung c Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i)

19 Hàng xóm chung c

“Nhân danh công lý”

Nhà V n hóa H ng Yên

Nhà V n hóa qu n Tây H (Hà N i)

20 “Tai bi n” Nhà V n hóa Thái Nguyên

21 “Tai bi n” Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i)

24 “Nhân danh công lý” Nhà V n hóa B c Giang

LịCH DIễN THáNG 01/2014 CủA NHà HáT KịCH VIệT NAM

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

18 số 1058 l 09.01.2014

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 30/12, tại thành phố PhanRang- Tháp Chàm, Trung tâm Lưu trữquốc gia II (Cục Văn thư và Lưu trữNhà nước) đã bàn giao các thư tịch cổChăm đã được xử lý kỹ thuật, tu bổ, bồinền cho Trung tâm Nghiên cứu Vănhóa Chăm tỉnh Ninh Thuận tiếp tụckhai thác, bảo tồn phát huy.

Các thư tịch cổ này được viết taybằng chữ Chăm bao gồm: 30 cuốn viếttrên giấy dó (1.770 trang), 12 cuốn viếttrên lá buông (746 trang) và 20 cuốn viếttrên giấy bao xi măng (1.050 trang) vàthư tịch chụp trên micrô phim gồm 281cuộn đã được scan thành số trang. Tổngcộng số trang thư tịch cổ sau khi tu bổ,bồi nền lên đến 12.334 trang.

Ông Đàng Năng Thọ, Giám đốcTrung tâm nghiên cứu văn hóa ChămNinh Thuận, cho biết, đây là số thư tịchcổ Chăm chứa đựng nhiều nội dungmang giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục,thiên văn, y học, tín ngưỡng tôn giáo,nghi thức thực hành nghi lễ... của đồngbào Chăm được lưu giữ lâu năm trongcộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận,sau đó được đơn vị sưu tầm bảo quảntrong nhiều năm qua. Do thời gian tồntại khá lâu trong điều kiện bảo quản cònhạn chế, các thư tịch cổ đã bị xâm hại bởimôi trường, khí hậu, côn trùng. Nhiều tàiliệu có nguy cơ mất đi vĩnh viễn.

Nhằm góp phần phục hồi gìn giữ,bảo quản khối tài liệu quí báu đang bị

xâm hại, ngày 29/5/2013 Trung tâmnghiên cứu văn hóa Chăm NinhThuận đã bàn giao cho Trung tâmLưu trữ Quốc gia II xử lý kỹ thuật, tubổ, bồi nền để phục hồi nâng cao chấtlượng theo Đề án “Sưu tầm tài liệuquý, hiếm”.

Sau 180 ngày làm việc khẩntrương, đến nay Trung tâm Lưu trữQuốc gia II đã hoàn tất công tác tu bổsố lượng thư tịch cổ nói trên và bàngiao lại cho Trung tâm Nghiên cứuvăn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận bảoquản, trưng bày, giới thiệu phát huytài liệu quí hiếm của cộng đồng dântộc Chăm..

minh hạnh

Bàn giao thư tịch cổ Chăm cho tỉnh Ninh Thuận

Ngày 31/12, tại huyện Trà Cú, SởVHTTDL tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lễ đónnhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia “Nghệ thuật ChầmRiêng Chà Pây” của đồng bào Khmer.

Theo cứ liệu khoa học của SởVHTTDL tỉnh Trà Vinh, Nghệ thuậtChầm Riêng Chà Pây của đồng bàoKhmer đã có từ rất lâu đời và được biểudiễn khá phổ biến tại các phum sóc,chùa Khmer trong tỉnh Trà Vinh vàonhững năm đầu của thế kỷ XX. Nơiđược xem là “cái nôi” hình thành vàphát triển của loại hình nghệ thuật dângian độc đáo này là ở xã Tân Hiệp(huyện Trà Cú).

Chầm Riêng Chà Pây thuộc loạihình độc xướng có đàn Chà Pây đệmtheo. Người chơi Chầm Riêng Chà Pâydựa vào cốt truyện để ứng tác thànhnhững đoạn thơ, chủ yếu là thể thơ 4câu, mỗi câu 7 chữ để hát. Sau mỗi đoạnthơ lại khải đàn một câu nhạc đệm. Đểhát xong một đoạn truyện có khi kéo dàisuốt đêm. Cũng có khi Chầm Riêng ChàPây không có tích truyện mà là những

khổ thơ ứng tác để bày tỏ tâm tư, tìnhcảm, hay kể về một sự việc nào đó trongcuộc sống cộng đồng…

Điệu thức Chầm Riêng Chà Pây,gồm: phát chây, phát chây cớt, somphôn, som phôn cớt, ang kô reach chơnprây srây, ang kô reach chơn prây rốs.Đàn Chà Pây có cần rất dài khoảng120cm, hình dáng giống như hình lá bồđề và gần giống như đàn đáy của ngườiViệt, nhưng 4 góc thùng đàn được cắttròn chứ không vuông góc. Đàn ChàPây là nhạc khí 2 dây, gồm 12 phím đàntheo hệ thống thang âm ngũ cung.

Tuy nhiên, Nghệ thuật Chầm RiêngChà Pây của đồng bào Khmer trong tỉnhTrà Vinh đang đứng trước bờ vực maimột. Số nghệ nhân am tường, sử dụngthành thạo đàn Chà Pây trong tỉnh hiệnchỉ còn lại duy nhất nghệ nhân ThạchMâu, 80 tuổi, ở ấp Chông Bát, xã TânHiệp, huyện Trà Cú. Để kịp thời bảo tồnvà phát huy loại hình nghệ thuật độc đáonày, từ năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch tỉnh Trà Vinh đã tiến hànhsưu tầm, tập hợp cứ liệu khoa học và lập

hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch đưa vào danh sách Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia.

Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Trà Vinh cho biết, saukhi Nghệ thuật Chầm Riêng Chà Pâyđược Bộ VHTTDL đưa vào danh sáchDi sản văn hóa phi vật thể quốc gia, SởVHTTDL tỉnh đã có chương trình bảotồn và phát huy. Cụ thể là tỉnh sẽ tổchức các lớp truyền nghề do nghệ nhânThạch Mâu truyền dạy. Theo đó, kểnăm 2014 và những năm tiếp theo, tạicác chương trình liên hoan nghệ thuậtKhmer trong tỉnh và khu vực Nam Bộ,tỉnh sẽ đưa nghệ thuật Chầm Riêng ChàPây vào biểu diễn để giới thiệu và giaolưu. Các trường phổ thông dân tộc nộitrú trong tỉnh Trà Vinh cũng sẽ đưanghệ thuật Chầm Riêng Chà Pây vàogiảng dạy, các buổi sinh hoạt văn nghệnhằm phát hiện các em có năng khiếu,có lòng yêu nghệ thuật để đào tạo gópphần gìn giữ và phát huy di sản văn hóacủa dân tộc.

h.yến

Trà Vinh: Đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật Chầm Riêng Chà Pây”

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

19số 1058 l 09.01.2014

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 30/12, tại Công viên 23/9 (TPHồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ tổng kết vàtrao giải Liên hoan Đờn ca tài tử “HoaSen Vàng”.

Ở hạng mục chương trình, giải Hoasen Vàng thuộc về chủ đề “Theo bướcchân Người” của Câu lạc bộ Đờn ca tàitử Trung tâm Văn hóa quận 3. Haichương trình: Sắc xuân quê hương(Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Trung tâmvăn hóa quận Tân Bình) và Nhớ mãi ơnngười (Câu lạc bộ Đờn ca tài tử NhàVăn hóa Sinh viên TP) cùng đoạt Hoasen Bạc.

4 giải Hoa sen Hồng thuộc về các

chương trình: Sáng mãi một niềm tin(Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Trung tâmVăn hóa quận Tân Phú), Giai điệu quêhương (Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Trungtâm Văn hóa quận 11), Cung đàn quêhương (Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Trungtâm Văn hóa huyện Bình Chánh) vàCần Giờ đảo ngọc quê mình (Câu lạcbộ Đờn ca tài tử Trung tâm Văn hóahuyện Cần Giờ). Ngoài ra, Ban tổ chứccòn trao 5 giải Hoa sen Trắng.

Ở phần các tiết mục đơn lẻ, Ban tổchức trao 8 Huy chương Vàng cho cáctiết mục: Bài ca thành phố mùa xuân(Cung Văn hóa Lao động thành phố),

Tân Thông Hội vùng đất nở hoa (Câulạc bộ Đờn ca tài tử Trung tâm Văn hóaCủ Chi), Nghĩa trang liệt sĩ (Câu lạc bộĐờn ca tài tử Trung tâm Văn hóa quận6), Quê ta quận 8 anh hùng (Câu lạc bộĐờn ca tài tử Trung tâm Văn hóa quận8), Chỉ tại thủ tục (Câu lạc bộ Đờn ca tàitử Trung tâm Văn hóa huyện Nhà Bè),Độc tấu đàn bầu (Câu lạc bộ Đờn ca tàitử Trung tâm Văn hóa quận 9), Vẫn làđồng đội (Câu lạc bộ Đờn ca tài tửTrung tâm Văn hóa quận Bình Thạnh)và Nắng chiều quê (Câu lạc bộ Đờn catài tử Trung tâm Văn hóa quận 12)...

h.hiệp

Liên hoan Đờn ca tài tử: “Theo bước chân Người” đoạt giải Hoa sen Vàng

Tỉnh Lâm Đồng sẽ đầu tư 38,1 tỷđồng bảo tồn, tôn tạo di tích Cát Tiênnằm trên địa bàn huyện vùng sâu CátTiên của tỉnh. Quá trình triển khai thựchiện là từ cuối năm 2013 đến 2017, chiathành hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2013-2015 và giai đoạn 2 từ 2016-2017.

Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích CátTiên vừa được UBND tỉnh Lâm Đồngphê duyệt, với nguồn vốn từ Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóa,nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và pháthuy giá trị lịch sử của khu di tích khảo

cổ Cát Tiên. Thông qua Dự án cũng sẽtạo dựng cảnh quan, công tác quản lý vàtổ chức các hoạt động dịch vụ thamquan du lịch cho khu di tích Cát Tiên.

Trong giai đoạn 1, Dự án tập trungvào việc xử lý, gia cố Gò II và Gò VI;khai quật hoàn chỉnh Gò A1, Gò A2, Gò4 và Gò 5. Ở giai đoạn 2, các phần việcchính là xây dựng nhà trưng bày - banquản lý và hạ tầng kỹ thuật (giao thông,nền, điện, nước, chiếu sáng, phòng cháychữa cháy, hàng rào bảo vệ…).

Di tích Cát Tiên, hay còn gọi

“Thánh địa Cát Tiên”, là tên gọi quầnthể di chỉ khảo cổ được phát hiện từnăm 1985, nằm trên địa bàn xã QuảngNgãi và xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên,tỉnh Lâm Đồng. Qua các đợt khai quậtđã tìm thấy nhiều phế tích của Cát Tiên,dần hé lộ những bí ẩn sâu thẳm tronglòng đất qua hàng chục thế kỷ. Với ýnghĩa giá trị đặc biệt, khu di chỉ khảocổ học Cát Tiên đã được công nhận làDi tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia từnăm 1997.

m.hạnh

Trên 38 tỷ đồng tôn tạo di tích Cát Tiên - Lâm Đồng

Gần 3.500 du khách nước ngoài đến Huế ngày đầu năm mới Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích

Cố đô Huế Phan Thanh Hải cho biết:Có gần 3.500 du khách nước ngoài đãxông đất Cố đô Huế trong ngày đầunăm mới 2014, doanh thu từ bán vé vàcác dịch vụ khác đạt 390 triệu đồng.Ngành du lịch Thừa Thiên-Huế cũng tổchức đón và tặng hoa chúc mừng 20 vịkhách đầu tiên xông đất tỉnh trong ngàyđầu năm mới qua Cảng Hàng khôngquốc tế Phú Bài.

Số hành khách này được chọn ngẫunhiên từ 148 du khách đi trên chuyến

bay VN1541 của Hãng hàng khôngQuốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines),bay từ Hà Nội và hạ cánh tại sân bayQuốc tế Phú Bài lúc 10 giờ sáng ngày01/01/2014. Năm mới, tỉnh Thừa Thiên- Huế phấn đấu đón từ 2,8-3 triệu lượtkhách với tổng doanh thu đạt 2.800-2.900 tỷ đồng, tăng 16-18% so với nămtrước.

Năm 2013, trong điều kiện kinh tếtrong nước và thế giới gặp nhiều khókhăn nhưng ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đã đón gần 2,6 triệu lượt khách,

trong đó có hơn 900.000 lượt kháchquốc tế, doanh thu du lịch đạt gần2.470 tỷ đồng, tăng hơn 11% so vớicùng kỳ năm trước. Đặc biệt, “Tuần lễkích cầu tại di tích Huế” từ ngày 24 đến30/12/2013, cố đô đã đón 34.213 lượtkhách đến thăm khu di sản Huế (chưakể hàng nghìn lượt khách là học sinh,sinh viên và thầy cô giáo trong toànquốc được miễn vé 100%), trong đó cógần 26.500 lượt khách quốc tế, doanhthu đạt hơn 2,2 tỷ đồng.

h.L

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1058 l 09.01.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHaN ĐìNH TâN

Biên tậpTruNG kIêN, THế HùNG

kIều aNH

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG Ty TNHH MộT THàNH vIêN

IN và văN Hóa PHẩM

chỉ còn một tuần nữa, tráibóng V-League 2014 sẽ khởitranh. Sau một mùa giảikhủng hoảng về nhiều mặt,người hâm mộ đang rất chờđợi sự đổi thay tích cực củasân chơi này, nhờ một số giảipháp đã được đề ra.

V-League từ trước tới nay vẫn đượcxem là nền tảng cho các đội tuyển quốcgia. Sau thất bại của U23 Việt Nam tạiSEA Games 27, Quyền chủ tịch Liênđoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), ông LêHùng Dũng, đã khẳng định quyết tâmnâng cao chất lượng các giải đấu chuyênnghiệp Việt Nam, đặc biệt là tại V-League, nhằm tạo bàn đạp để cải thiệnhình ảnh của các đội tuyển quốc gia.

Trọng tài vẫn là một trong nhữngvấn đề nổi cộm của bóng đá Việt Namnhiều năm qua. Kể từ khi Công ty cổphần bóng đá chuyên nghiệp ViệtNam (VPF) nắm quyền điều hành cácgiải đấu chuyên nghiệp năm 2012,công tác trọng tài đã được quan tâmnhiều hơn, thể hiện ở mức chi trả dànhcho các trọng tài được cải thiện. Mặcdù vậy, chuyện trọng tài thiên vị độinày, đội kia, hay vướng vào nhữngnghi án nhận tiền hối lộ vẫn xảy ra,gây ảnh hưởng tới uy tín và chất lượngcủa giải đấu, khiến một số đội bóng vàđặc biệt là người hâm mộ dần mấtniềm tin vào V-League. Ngay trướcthềm mùa giải 2014, VFF đã quyếtđịnh loại 6 trọng tài từng vướng vàovòng nghi vấn ở mùa giải năm ngoái.Trong số này có 4 trọng tài bắt trậnThanh Hóa - Hoàng Anh Gia Lai, màtheo thông tin thì họ đã nhận hối lộ100 triệu đồng. Đây là quyết địnhmạnh tay của VFF. Ngoài ra, VFF cònđưa ra ý tưởng: Nếu trọng tài tố cáohành vi hối lộ (có bằng chứng rõ ràng)và nộp lại số tiền được hối lộ, trọng tàiđó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm

và sẽ nhận được số tiền thưởng gấp batừ VFF. “Nếu trọng tài tố cáo hành vihối lộ và nộp lại 50 triệu đồng, thì sẽnhận được ngay 150 triệu đồng. Nếusố tiền hối lộ là 1 tỷ đồng, trọng tài sẽnhận được 3 tỷ đồng”, ông HùngDũng tuyên bố.

Những biện pháp trên được kỳvọng sẽ khiến cho cả đội ngũ cầm cânnảy mực lẫn những đối tượng có ý đồhối lộ phải chùn tay, góp phần làmgiảm những “lùm xùm” xung quanhvấn đề trọng tài, tạo sự công bằng chogiải đấu.

Một quyết định quan trọng khácđã được VFF và VPF thống nhất,nhằm cải thiện công tác điều hành củacác giải đấu chuyên nghiệp, đó là mờimột chuyên gia người Nhật Bản sanglàm trưởng BTC V-League 2014, đólà ông Tanaka Koji. Ông Koji đượclãnh đạo VPF đánh giá cao về kinhnghiệm, sau khi từng trải qua 20 nămcùng bóng đá Nhật Bản phát triển lênchuyên nghiệp. Cuối tuần tới, ôngKoji sẽ có mặt tại Việt Nam và làmviệc với VPF về khả năng ký hợpđồng ngồi vào chiếc “ghế nóng” màTổng Giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn

đang tạm quyền kiêm nhiệm.Ông Koji đang được chờ đợi sẽ

tạo nên một luồng gió mới cho V-League. Nhưng cũng không nên quênrằng, trong năm 2013, VPF từng thấtbại với một chuyên gia người NhậtBản khác là Kazuyoshi Tanabe. ÔngTanabe cũng đã được VPF mời sangcố vấn tái thiết mô hình bóng đáchuyên nghiệp, nhưng sau một thờigian đã viện lý do sức khỏe để trở vềNhật Bản. Sự cố của XMXT Sài Gòn,cũng như sự phá sản củaKienlongbank Kiên Giang, Bình Địnhsau mùa giải 2013, đã thúc đẩy VFF vàVPF đến một quyết định quan trọngkhác: Giữ số đội tham dự V-League2014 ở con số 13. Kế hoạch đôn mộtđội nữa lên từ hạng Nhất, giống nhưtrường hợp của Đồng Nai năm 2013,đã bị loại trừ. VFF và VPF đang hướngđến cải thiện “nội dung” giải đấu, thayvì “làm tròn số” về hình thức.

V-League mùa này vì thế rất đượcchờ đợi, nhất là khi bóng đá Việt Namđang quyết tâm lấy lại hình ảnh củamình tại AFF Suzuki Cup 2014 và SEAGames 2015.

thế hùng

Luồng gió mới cho V-League

Hy vọng bóng đá Việt Nam sang năm mới 2014 sẽ có nhiều khởi sắc