6
NHỮNG PHONG TỤC XƯA CỦA CƯ DÂN CỔ Ở VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Lân Cường Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học VN Trong cuộc đời làm công tác khoa học, đặc biệt về mảng khảo cổ học, không phải ai cũng dễ dàng có được những phát hiện độc đáo. Có khi là sự tình cờ hoặc vận may đến với mình mà lại không đến với người khác. Tôi là một trong số những người may mắn đó. Cuối năm 1999, ông Lý Văn Tạo - cán bộ Trường PTCS cấp II Nga Sơn (Thanh Húa) - trong khi đào đất trồng cây ở sau trường, đã phát hiện được một trống đồng, nằm cách mặt đất 40cm. Bên trong trống có sọ người mặt quay hướng Đông, một đoạn xương cánh tay, và một cán giáo đồng. Vì chiếc sọ có mầu sẫm lại bị rỉ đồng của trống thôi ra, nên trong biên bản bàn giao đề là “sọ đồng”. Hiện nay sọ cổ đã đ- ược bàn giao cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hoá, còn trống đồng và cán giáo đang trưng bày tại phòng truyền thống của huyện Nga Sơn. Tháng 4 năm 2000, theo yêu cầu của Bảo tàng tỉnh, tôi đã vào nghiên cứu sọ cổ Ảnh 1 . Tiền ngũ thù có niên đại khoảng 2000 năm đặt trong hốc mắt ở Nga Sơn (Thanh Hóa)

Những phong tục xưa của cư dân cổ ở việt nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học VN. Đăng trên vanhien.vn (Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam).

Citation preview

Page 1: Những phong tục xưa của cư dân cổ ở việt nam

NHỮNG PHONG TỤC XƯA CỦA CƯ DÂN CỔ Ở VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Lân Cường Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học VN

Trong cuộc đời làm công tác khoa học, đặc biệt về mảng khảo cổ học, không phải ai cũng dễ dàng có được những phát hiện độc đáo. Có khi là sự tình cờ hoặc vận may đến với mình mà lại không đến với người khác. Tôi là một trong số những người may mắn đó.

Cuối năm 1999, ông Lý Văn Tạo - cán bộ Trường PTCS cấp II Nga Sơn (Thanh Húa) - trong khi đào đất trồng cây ở sau trường, đã phát hiện được một trống đồng, nằm cách mặt đất 40cm. Bên trong trống có sọ người mặt quay hướng Đông, một đoạn xương cánh tay, và một cán giáo đồng. Vì chiếc sọ có mầu sẫm lại bị rỉ đồng của trống thôi ra, nên trong biên bản bàn giao đề là “sọ đồng”. Hiện nay sọ cổ đã được bàn giao cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hoá, còn trống đồng và cán giáo đang trưng bày tại phòng truyền thống của huyện Nga Sơn. Tháng 4 năm 2000, theo yêu cầu của Bảo tàng tỉnh, tôi đã vào nghiên cứu sọ cổ này để làm mẫu

vật trưng bày. Hai hốc mắt của chiếc sọ còn bám đầy đất. Moi đến gần đáy hốc mắt, chợt tôi thấy có rỉ đồng màu xanh. Rất thận trọng tôi nhỏ từng giọt nước cho đất mềm ra và lấy một chiếc kim nhọn cậy từng tý đất. Tôi mừng quá vì thấy dần dần 2 đồng tiền cổ hiện lên. Tiền có lỗ vuông rất lớn. Đây là tiền “Ngũ thự” thời Đông Hán có niên đại cách nay khoảng 2000 năm. Cho tới nay, Thanh Hoá là tỉnh tìm được

nhiều trống Đông Sơn nhất, nhưng đây là lần đầu tiên ở huyện Nga Sơn phát hiện được trống đồng và các di vật khảo cổ. Thanh Hoá cũng là nơi phát hiện được nhiều mộ táng nhất thuộc nền văn hoá Đông Sơn như ở Thiệu Dương, Đông Sơn, Núi Nấp, Quỳ Chử... nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta tìm được hài cốt đặt trong

Ảnh 1. Tiền ngũ thù có niên đại khoảng 2000 năm đặt trong hốc mắt ở Nga Sơn (Thanh Hóa)

Page 2: Những phong tục xưa của cư dân cổ ở việt nam

trống đồng và đặc biệt lại có hiện tượng người cổ khi cải táng đó đặt tiền vào hốc mắt của người quá cố như ở trường hợp của trống Nga Sơn…

Đầu năm 2005, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã tiến hành khai quật hang Phia Vài, thôn Cốc Ngận, huyện Nà Hang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 150km về phía bắc. Đây là một hang đá đẹp, có cửa hang nhìn ra dòng suối Cốc Ngận. Các nhà khảo cổ đã thu được hàng trăm công cụ ghè đẽo, các mảnh tước, mảnh tách... được làm từ cuội với các chất liệu như basalt, rhyolith và quartz. Đặc biệt trong hố khai quật đã phát hiện

được 2 mộ táng và một bếp lửa. Căn cứ vào đồ tuỳ táng, TS Trịnh Năng Chung và TS Nguyễn Gia Đối cho rằng ngôi mộ thứ hai, có công cụ đá chôn theo – thuộc văn hoá Hoà Bình, cách nay khoảng 10.000 năm. Các nhà khoa học đã bó thạch cao ngôi mộ thứ hai để chuyển về Bảo tàng Tuyên Quang. Tháng 5 năm 2006, chúng tôi đã làm lộ dần hình hài bộ

xương bán hoá thạch vô giá này. Đây là di hài của một người phụ nữ khoảng 45-50 tuổi. Trong khi dùng chiếc kim nhỏ cậy từng tý đất ở hốc mắt, tôi chợt thấy có màu trắng là lạ vội hét tướng lên – “ Thấy rồi! Lại đây mà xem”. Anh chị em trong Bảo tàng kéo đến quanh tôi. 2 con ốc màu trắng nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà. Đây là loại ốc biển có tên khoa học là Cyprea arabica mà tên Việt Nam gọi là ốc loa hay ốc lợn. Người xưa thường dùng loại ốc này làm đồ trang sức, đôi khi là vật trao đổi hàng hoá, nên gọi là ốc tiền. Trong lúc khâm liệm, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc, để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con mắt. Những sọ cổ có niên đại tương tự phát hiện được ở Đông Nam Á cũng không thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt.

Ảnh 2. – “Thấy rồi ! Lại đây mà xem”

Ảnh 4. Hai con ốc nằm trong hốc mắt

Ảnh 3. Bộ xương của bà Phia Vài

Page 3: Những phong tục xưa của cư dân cổ ở việt nam

Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, về mặt cổ nhân học là bộ xương người cổ đầu tiên phát hiện được ở tỉnh Tuyên Quang. Về mặt mặt hàng hoá có sự trao đổi giữa người hang Phia Vài với cư dân biển (cách xa chừng 500km) những đồ trang sức, những đồng tiền cổ bằng ốc biển. Về mặt tư duy, có thể những người thuộc giai đoạn văn hoá Hoà Bình ở đây đã có ý niệm khi chết tức là bước sang một “cuộc sống mới”, người phụ nữ Phia Vài cũng cần có hai con mắt như những người khác. Lại cũng có thể thân nhân của bà cho rằng: đặt 2 con ốc vào hốc mắt làm cho người quá cố đẹp hơn, sống hơn. Một vài nơi trên thế giới như Jordani và Mehico cũng có hiện tượng tương tự nhưng

niên đại của những sọ cổ đó muộn hơn nhiều so với Phia Vài.

Địa điểm khảo cổ học Mán Bạc nằm ở thôn Bạch Liên, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Qua 4 lần khai quật các nhà khảo cổ học Việt Nam, Nhật, Úc… đã phát hiện được tới 88 bộ xương người cổ mà phần lớn di

cốt ở đây được bảo quản rất tốt, mặc dầu địa điểm này có niên đại tới 3.000 - 4.000 năm cách nay.

Khi đào đến mộ số 27 ở lần khai quật thứ 4, tôi phát hiện ra một hiện tượng đặc biệt mà trong số 800 bộ xương người cổ tôi đã nghiên cứu, chưa bao giờ bắt gặp. Người ta đã mài vát góc ngoài của 2 răng cửa giữa hàm trên. Có nhiều khả năng đây là một hình thức trang trí của người

xưa. Hiện tượng trang trí răng này cũng đã từng gặp ở người tiền sử Columbia, nhưng ở Việt Nam là lần đầu. Cũng tại di chỉ khảo cổ học này, đã thấy có tục chôn theo răng bị rụng của người quá cố. Khi chúng tôi khai quật mộ xác ướp ở địa điểm Vườn Đào, Quận Tây Hồ, Hà nội (có niên đại cách nay vài trăm năm), cũng đã phát hiện

Ảnh 5. Tác giả và những ngôi mộ táng ở Mán Bạc

Ảnh 6. Mài vát góc ngoài của răng cửa giưa

Ảnh 7. Túi gấm đựng răng của người quá cố tìm thấy trong mộ hợp chất Vườn Đào, Quận Tây Hồ Hà Nội.

Page 4: Những phong tục xưa của cư dân cổ ở việt nam

một túi bằng gấm thêu rất đẹp có 8 cánh. Trong túi đựng 20 chiếc răng nhuộm đen của người quá cố.

Địa điểm Xóm Ốc của đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Quảng Ngãi khai quật năm 1997. Theo TS Phạm Thị Ninh đây là một địa điểm quan trọng của nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng, mà cuối tháng 7 vừa qua chúng ta và bạn bè quốc tế đã tới Quảng Ngãi dự Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện ra nền văn hóa này. Khi tìm được ngôi mộ số 7 - một ngôi mộ song táng, các nhà khoa học đã quyết định dỡ những đồ tùy táng bằng gốm, ốc to, một mũi tên đồng đặt trên khuỷu tay trái và đổ trùm thạch cao lên cả 2 bộ xương để chuyển về Bảo tàng Quảng Ngãi. Tôi và họa sĩ Nguyễn Đình Hiển chịu trách nhiệm phục dựng để trưng bày tại Bảo tàng của tỉnh. Đây là di cốt của một cụ ông khoảng 50-60 tuổi và một thiếu nữ khoảng 20-25 tuổi. Khi chỉnh lý làm sạch bộ xương của người thiếu nữ, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy ở đốt ngón giữa của bàn tay phải có đeo một chiếc nhẫn bằng vỏ ốc. Thật may mắn cho tôi trong 43 năm công tác ở ngành khảo cổ học lần đầu tiên chúng tôi bắt gặp trường hợp hiếm hoi này. Hiện cả 2 bộ xương đang được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi.

Ảnh 8. Chiếc nhẫn bằng vỏ ốcđeo ở ngón tay giữa bên phải

Ảnh 9. Hai bộ xương ở Xóm Ốc hiện trưng bày ở Bảo tàng Quảng Ngãi