12
NGŨ GIỚI của Phật Gia PPS: Trần Lê Túy Phượng Thầy giáo thọ: Thích Thiện Bảo Bấm Chuột

Ngu gioi cua Phat Giao - Tuy Phuong Le Tran

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

NGŨ GIỚI của

Phật Gia

PPS: Trần Lê Túy Phượng

Thầy giáo thọ: Thích Thiện Bảo BấmChuột

Page 2: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Ðạo Phật ra đời là vì con người, hay nói cách khác đối tượng của Ðạo Phật là con người, vì thế cho nên mục đích của Đạo Phật:

-Ðem lại sự hiểu biết về giá trị của con người làm cho con người nhận ra được lẽ thực, không ỷ lại vào tha lực và nhận trách nhiệm về những gì mình làm "con người là chủ nhân ông quyết định về thân phận của chính mình chứ không ai khác ". -Hướng dẫn con người cải tạo đời sống bằng những phương pháp, ngăn ngừa dục vọng và làm cho thân tâm thanh tịnh ngõ hầu đem lại một kết quả sống an lạc và hạnh phúc. - Chỉ cho con người thấy giá trị của sự tự do chân thật cho mình và mọi người chung quanh với tâm an lạc, bình đẳng, có đời sống đạo đức trong cộng đồng xã hội.

Ở đây nền tảng xây dựng cho người Phật tử trong vấn đề tu tập là Ngũ giới, nhằm xây dựng cho con người trong cuộc sống. Nó cũng là giới căn bản được khai triển rộng hơn đối với giới xuất gia sau nầy. Qua đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của ngũ giới.

Page 3: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Giới là gì ?

Giới tiếng Phạn là Sila, Trung hoa dịch âm Thi la, còn gọi là Ba la đề mộc xoa biệt biệt giải thoát, giới luật của đạo Phật nhằm giúp cho con người một phương pháp không tạo nhân xấu, để bớt khổ được vui, lợi mình lợi người. Giới có 6 năng lực:

. Chế ngự: Ngăn ngừa 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) không cho buông lung.

. Thanh lương: Vì ba nghiệp thanh tịnh cho nên không bị thiêu đốt bởi các dục sanh ra, làm cho tâm được mát mẻ nhẹ nhàng. . Nghiệp: Ngăn ngừa những lỗi lầm ý xấu tác động để ác nghiệp đoạn trừ, làm cho thiện nghiệp phát triển. Ðức Phật dạy: "Như lai nói tác ý tức là nghiệp". . Luật nghi: Những quy định có tính xây dựng đạo đức con người và hoàn thiện nhân cách. . Diệu hạnh: Những hành động xứng đáng được mọi người khen ngợi. . Phòng hộ: Giữ gìn và bảo vệ còn gọi là: "Phòng phi chỉ ác" (ngăn ngừa những điều xấu, chấm dứt những việc ác).

Qua đó chúng ta thấy rằng năm giới của Phật dạy nhằm mục đích cho mình, vì hạnh phúc gia đình chớ không phải vì Phật.

Page 4: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Năm Giới.

Ðức Phật dạy người Phật tử phải tránh những điều dữ và làm các việc lành.

Việc làm lành lánh dữ trong Phật giáo thể hiện qua lòng từ bi, để đem lại hạnh phúc cho cá nhân và xã hội dựa trên tinh thần thương yêu và hiểu biết.

Người giữ được năm giới thì không bị bị khổ đau.

Giới không phải là người trên, cấm kẻ dưới không được làm, nếu làm thì bị trừng phạt, mà giới là điều mình tự nguyện làm, vì các điều ấy phù hợp với đạo lý và khi thực hành chúng ta có được sự an vui về tinh thần và thể chất.

Page 5: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Giới thứ nhất:  Không được giết hại (không sát sanh).

Giết hại con người là yếu tố chính mà Phật cấm người Phật tử không được sát sanh, ngoài ra Ðức Phật khuyên người Phật tử phải biết hạn chế giết hại các sinh vật khác với tình thương yêu hướng đến bảo vệ sự sống của muôn loài. Chúng ta tôn trọng mạng sống của mình thì không lẽ gì chúng ta lại xâm phạm giết hại sinh mạng người khác. Không sát sinh còn bao hàm tự mình ra tay giết (tự sát), xúi giục kẻ khác giết (giáo tha sát), thấy người khác giết chúng ta phải khởi thương xót không nên vui theo( kiến sát tùy hỷ). Người Phật tử phải tìm hiểu chia xẻ những đau thương khó khăn của các dân tộc trong xã hội, các nước lân cận, các sinh vật sống chung quanh. Từ đó chúng ta có cái nhìn về sự sống và môi trường sinh thái, loài vật và con người.

Page 6: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Giới thứ hai: Không được trộm cướp.

Không trộm cướp có nghĩa là không dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của cải người khác. Tài sản của mình, chúng ta không muốn ai xâm chiếm thì đối với người cũng thế, không được chiếm đoạt hay lén lấy của người, làm điều đó tức là chúng ta đi trái lại tinh thần nhân bản của đạo Phật. Với tâm niệm người Phật tử phải đem công sức làm ra của cải vật chất, góp phần phát triển xã hội, thương yêu cuộc đời, tôn trọng sinh mạng và tài sản của mọi người nên không bao giờ trộm cướp, người Phật tử không được chỉ nghĩ về mình mà quên đi nỗi khổ của kẻ khác. Ðây là bức thông điệp về tình thương yêu mọi người mà đức Phật đã gởi cho nhân loại cách đây hơn 25 thế kỷ.

Page 7: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Giới thứ ba: Không được tà dâm.

Người Phật tử xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng tôn trọng hạnh phúc của người khác. Do đó, khi đã là vợ chồng với nhau người Phật tử không được phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Sự thủy chung là nhân tố góp phần làm cho đời sống tại gia yên vui hòa thuận. Cho nên người Phật tử không vì nhu cầu tình dục mà xâm phạm làm đổ vỡ gia đình người khác. Cổ nhân có dạy: " Những gì mình không muốn, đừng trao cho người" (kỷ sở bất dục vật thí ư nhân).

Page 8: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Giới thứ tư:  Không được nói dối.

Nói dối là nói không chân thật để mưu cầu lợi cho mình. Có 4 (cách ) gọi là nói dối: - Nói không thật ( vọng ngôn): Không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, không nghe nói nghe, làm nói không làm, không làm nói làm. - Nói thêu dệt (ỷ ngữ)- Nói lưỡi đôi chiều (lưỡng thiệt): Nói đâm thọc hai đầu con gọi là: "đến người nầy nói chuyện người kia, đến người kia chuyện người nầy." - Nói ác (ác khẩu): Chửi rủa, nhục mạ.

Người Phật tử phải chân thật với mọi người từ lời nói đến việc làm, không điêu ngoa xảo trá, không được tâm nghĩ miệng nói trái nhau , gian lận trắng đen làm mất tình người.

Page 9: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Giới thứ năm: Không được uống rượu (không dùng những chất độc hại). Người Phật tử không nên uống rượu, hút cần sa, ma túy cùng những thứ độc hại khác làm cho cơ thể suy yếu mất hết sáng suốt.

Bởi vì đạo Phật chủ trương giác ngộ, tỉnh thức trong đời sống, uống rượu hay những chất độc có hại, khiến tâm trí chúng ta sẽ bị quay cuồng không tỉnh táo, hạt giống trí tuệ sẽ không phát triển.

Ngoài rượu ra, Phật tử không được dùng các thực phẩm có chất kích thích, không xem phim ảnh sách báo đồi trụy mang tính độc hại về tinh thần.

Ðể trở thành một Phật tử đầy đủ nhân cách đạo đức, chúng ta phải ý thức tránh xa những loại làm tác hại cho tinh thần và thể chất.

Trong năm giới thì bốn giới trên thuộc về tánh giới là những giới cấm người Phật tử cần phải xa lánh vì nó là hành động tạo nhân ác, còn giới thứ năm thuộc về tướng giới là giới mà Phật gọi là vật cám dỗ.

Người Phật tử ngày nay phải coi đó là yếu tố làm cho thân tâm bại danh liệt .

Page 10: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Lợi ích của năm giới:

Phật tử tại gia có thể nhận năm giới hoặc tuỳ theo hoàn cảnh từ một, hai, ba... giới một cách tự nguyện mà không có sự ép buộc nào. Nếu giữ một giới gọi là: nhất phận cư sĩ; giữ hai giới gọi là: thiếu phận cư sĩ; giữ ba giới gọi là: bán phận cư sĩ; giữ bốn giới gọi là: đa phận cư sĩ; giữ năm giới gọi là: mãn phận cư sĩ.

Do đó giới luật Phật dạy nhằm mục đích có lợi cho cá nhân mỗi thành viên trong gia đình cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.

Page 11: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

Kết Luận: Cuộc đời còn đầy những khổ đau, bất công, thù hận do con người thiếu tình thương yêu và sự hiểu biết, đức Phật muốn đem đến cho loài người một tình thương yêu chân thật và bình đẳng, nhằm giúp cho con người thoát khổ được vui.

Xây dựng cá nhân, gia đình và xã hội là mục tiêu mà đức Phật nhắm đến. Chủ yếu là con người vì chính con người là động cơ thực hiện những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời từ những niềm vui mong muốn mọi người nhờ đó mà được hạnh phúc.

Nương tựa Tam Bảo và giữ gìn ngũ giới là nền tảng của người Phật tử tại gia, đây là nấc thang đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, xác định một phương hướng và phương pháp tu tập rèn luyện nhân cách trao dồi tình thương yêu và sự hiểu biết, làm cho phẩm hạnh đạo đức của con người càng được nâng cao.

Nhân tố con người được Ðức Phật xác lập thì vai trò gia đình, cộng đồng xã hội cũng từ nơi con người mà được xây dựng tốt đẹp, hạnh phúc an vui. Người Phật tử là người áp dụng lời Phật dạy trong đời sống, để có hạnh phúc cho mình và mọi người.

Thích Thiện Bảo

Page 12: Ngu gioi cua Phat Giao -   Tuy Phuong Le Tran

CHÚC AN LẠC

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trần Lê Túy PhượngSpecial thanks to all talented photographers whose great works appeared in this presentation