20
PHCN TRẺ GIẢM THÍNH LỰC

Phcn nghe kém

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phcn nghe kém

PHCN TRẺ GIẢM THÍNH LỰC

Page 2: Phcn nghe kém

Vai trò của nghe

Nghe và nói đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp.Nghe là chức năng quan trọng và chủ yếu để thụ đắc, duy trì, phát triên kỹ năng nói và ngôn ngữ của con người.Chức năng nghe thực hiện được là nhờ tai.

Page 3: Phcn nghe kém

Nghe kém là gì?• Trẻ nghe kém là trẻ bị giảm sức nghe khiến trẻ

gặp khó khăn trong việc nhận ra các âm thanh ở xung quanh.

• Trẻ bị nghe kém nặng có thể gần như không nhận ra được nhiều âm thanh từ nhỏ cho đến to.

• Trẻ bị nghe kém nhẹ có thể bắt được âm thanh nếu tập trung chú ý.

• Trẻ điếc không thể nghe thấy bất cứ một âm thanh nào.

Page 4: Phcn nghe kém

Khó khăn của trẻ nghe kém• Khó khăn về giao tiếp:

- Trẻ gặp khó khăn trong việc tăng vốn từ do khả năng bắt âm kém.

- Khó khăn duy trì câu chuyện do không nghe thấy đầy đủ nội dung thông tin.

- Trẻ điếc phải sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp nên khả năng thể hiện hạn chế.

Page 5: Phcn nghe kém

Khó khăn của trẻ nghe kém• Khó khăn về học hành:

- Do khả năng nghe kém trẻ không tiếp nhận được hết những điều cô giáo giảng.

- Bố mẹ sẽ phải hỗ trợ thêm nhiều ngoài giờ học.

- Càng học cao lượng thông tin càng nhiều, trẻ sẽ càng khó theo kịp các bạn.

- Trẻ sẽ cảm thấy chán học.

Page 6: Phcn nghe kém

Khó khăn của trẻ nghe kém• Khó khăn về xã hội:

- Khả năng kết bạn bị hạn chế do khả năng giao tiếp hạn chế.

- Tham gia giao thông khó khăn do khó nghe được tiếng động ở môi trường xung quanh.

- Học nghề tốt do trẻ có khả năng quan sát tốt.

Page 7: Phcn nghe kém

Khó khăn của trẻ nghe kém• Tâm lý của trẻ nghe kém:

- Trẻ nghe kém ngại giao tiếp do nói các bạn không hiểu, không hiểu các bạn nói hoặc không nói được.

- Trẻ không nói được dễ cáu gắt, gây gổ do không có khả năng thể hiện nhu cầu bản thân.

Page 8: Phcn nghe kém

Nguyên nhân• Nguyên nhân trước sinh: dị dạng vành tai, mẹ

nhiễm rubella trong thời gian mang thai, bẩm sinh...

• Trong khi sinh: đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng, chấn thương não do can thiệp sản khoa…

• Nguyên nhân sau sinh: viêm não, sởi, quai bị, viêm tai giữa, nhiễm độc thần kinh thính giác do dùng thuốc (streptomycin, gentamycine….), chấn thương…..

Page 9: Phcn nghe kém

Phát hiện sớm trẻ nghe kém

• Ít hoặc không bị giật mình với âm thanh to khi ngủ.

• Ít hoặc không có đáp ứng với các âm thanh ở các hướng khác nhau.

• Trẻ chăm chú nhìn vào mặt người nói chuyện nhưng hạn chế hiểu những gì người đó nói.

• Trẻ nói không rõ ràng, phát âm sai.

Page 10: Phcn nghe kém

Kiểm tra khả năng nghe của trẻ

• Trẻ dưới 3 tuổi:- Để trẻ nằm hoặc ngồi.- Người thử đứng ở phía trên đầu trẻ hoặc sau

lưng trẻ, cách nửa mét, không để trẻ nhìn thấy.

- Người thử có thể vỗ tay, dùng các đồ vật phát ra âm thanh… gây tiêng động xem trẻ có quay về phía có tiếng động không.

- Thử lại vài lần.

Page 11: Phcn nghe kém

Kiểm tra khả năng nghe của trẻ

• Trẻ trên 3 tuổi:- Đứng đằng sau lưng trẻ.- Bịt một bên tai của trẻ, nói vào tai không bị bịt

và yêu cầu trẻ nhắc lại.- Nói với cường độ âm bình thường.- Nếu trẻ nhắc lại được vài lần thì trẻ không bị

nghe kém. Nếu nhắc âm sai thì cần đưa trẻ đi kiểm tra tai.

- Làm lần lượt với từng bên tai một.

Page 12: Phcn nghe kém

• Đo thính lực bằng máy:- Để kiểm tra khả năng nghe của trẻ một cách chính

xác, người ta dùng máy để đo.- Đây là phương pháp dùng máy tạo ra các tín hiệu có

tần số khác nhau để đo.- Các tín hiệu âm thanh do máy tạo ra được xác định

bằng tần số và cường độ của âm thanh. Tần số của âm đo bằng Hz, cường độ âm được đo bằng dB.

- Sức nghe bình thường được xác định trong khoảng -10dB đến 15dB. Trên mức đó được coi là nghe kém.

Kiểm tra khả năng nghe của trẻ

Page 13: Phcn nghe kém

• Các kỹ thuật trợ giúp cho người bị nghe kém có thể chia thành 2 mức độ: cho người nghe kém và cho người bị điếc hoàn toàn.

• Những người nghe kém có thể dùng máy trợ thính khuếch đại âm thanh để nghe được tốt hơn.

• Người bị điếc hoàn toàn có thể mổ cấy điện cực ốc tai hoặc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp.

Các phương pháp trợ giúp cho người bị nghe kém

Page 14: Phcn nghe kém
Page 15: Phcn nghe kém

Các loại máy trợ thínhTrẻ phát hiện nghe kém đeo máy trợ thính càng

sớm càng tốt. Các loại máy trợ thính:• Máy trợ thính sau tai.• Máy trợ thính trong tai.• Máy trong ống tai.• Máy đút lọt trong ống tai.• Máy trợ thính dẫn truyền bằng đường xương.

Page 16: Phcn nghe kém
Page 17: Phcn nghe kém

Huấn luyện nghe nói sau đeo máy trợ thính

Không phải sau khi đeo máy trẻ sẽ nói được bình thường giống như các trẻ khác.

Trẻ sau khi đeo máy phải được huấn luyện nghe nói mới có thể giao tiếp được.

Page 18: Phcn nghe kém

• Huấn luyên nghe âm thanh:- Phát hiện âm thanh: tạo ra các âm thanh ở các vị trí khác nhau

mà không để trẻ nhin thấy, trẻ phải quay đầu về phía có tiếng động phát ra.

- Phân biệt âm thanh: đặt vài ba dụng cụ phát ra âm thanh khác nhau, yêu cầu trẻ bịt mắt và gõ vào một đồ vật. Bảo trẻ bỏ tay khỏi mắt và chỉ vào đúng đồ vật vừa phát ra tiếng động.

- Nghe hiểu từ: đặt một vài đồ vật trước mặt trẻ, che miệng và nói tên một đồ vật, yêu cầu trẻ lấy đồ vật đó.

- Nghe hiểu 1 câu: che miệng và đưa ra yêu cầu để trẻ thực hiện.

- Nghe hiểu câu hỏi: che miệng hỏi để trẻ trả lời câu hỏi.

Huấn luyện trẻ nghe kém sau đeo máy

Page 19: Phcn nghe kém

• Huấn luyện nói:- Dạy trẻ tạo các âm thanh khác nhau.- Dạy trẻ nói từ đơn: đầu tiên dùng các từ sinh hoạt

hàng ngày để dạy trẻ, tăng dần vốn từ cho trẻ.- Dạy trẻ nói các câu ngắn trong sinh hoạt hàng ngày,

tăng dần các mẫu câu khác nhau.- Dạy trẻ trả lời câu hỏi.- Dạy trẻ hỏi các câu hỏi.- Tập kể chuyện.- Chỉnh âm.

Huấn luyện trẻ nghe kém sau đeo máy

Page 20: Phcn nghe kém

Huấn luyện cho trẻ bị điếc sâu

• Dạy trẻ cách đọc hình miệng.• Dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.• Dạy trẻ phát âm.• Dạy trẻ nói kết hợp với sử dụng ngôn ngữ cử

chỉ.• Gia đình cũng học cách giao tiếp sử dụng ngôn

ngữ cử chỉ để giao tiếp thường xuyên với trẻ.