20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1192 ngày 15.9.2016 Ảnh: ngUYễn nam Bổ sung nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Tr.3) - Đặc sắc Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc ” (Tr.7) - Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam (Tr.2) - Chấm dứt kinh doanh dịch vụ ăn uống trong hang động Hạ Long (Tr.13) trong số nàY Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL chúc mừng Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam Trước thành tích xuất sắc của các vận động viên Việt Nam tại Paralympic Rio 2016, ngày 09.9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có Thư gửi Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng đến Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam và cá nhân vận động viên Lê Văn Công; mong Đoàn tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm phấn đấu giành thêm nhiều thành tích tại Paralympic 2016. (Xem tiếp trang 4) Diễn đàn Bộ trưởng các nước ACMECS mở rộng về du lịch có trách nhiệm được tổ chức vào ngày 08.9 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Hội chợ Du lịch quốc tế 2016, với mục tiêu cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng. Diễn đàn có sự tham dự của Bộ trưởng Du lịch các nước thành viên trong khuôn khổ hợp tác “Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong” - ACMECS (bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam), đại diện lãnh đạo ngành du lịch, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và chuyên gia quốc tế. (Xem tiếp trang 8) Toàn cảnh Hội nghị Diễn đàn Bộ trưởng các nước ACMECS mở rộng về du lịch Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học Sáng 07.9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã làm việc với Tổng cục Thể dục thể thao về tổ chức công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cơ bản đồng tình với dự thảo báo cáo và yêu cầu chương trình phối hợp nên có một vài hoạt động cụ thể hàng năm. Theo Bộ trưởng, cần tập trung phổ cập bơi cho học sinh tại một số tỉnh trọng điểm xảy ra đuối nước. Sau khi thực hiện thí điểm tại một số nơi, tạo thành phong trào sẽ nhân rộng mô hình để các em học sinh đều biết bơi, giảm thiểu tình trạng đuối nước hiện nay. (Xem tiếp trang 6)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1192 ngày 15.9.2016

Ảnh:

ng

uyễ

n n

am

Bổ sung nội dung trưng bàytại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(Tr.3)- Đặc sắc Chương trình du lịch“Qua những miền di sản Việt Bắc”

(Tr.7)- Đẩy mạnh quảng bá văn hóaẩm thực Việt Nam

(Tr.2)- Chấm dứt kinh doanh dịch vụ ăn uống trong hang động Hạ Long

(Tr.13)

trong số này

Thủ tướng Chính phủ,Bộ trưởng Bộ VHTTDLchúc mừng Đoàn Thể thaoNgười khuyết tật Việt Nam

Trước thành tích xuất sắc của cácvận động viên Việt Nam tại ParalympicRio 2016, ngày 09.9, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởngBộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đãcó Thư gửi Đoàn thể thao Người khuyếttật Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúcmừng đến Đoàn Thể thao Người khuyếttật Việt Nam và cá nhân vận động viênLê Văn Công; mong Đoàn tiếp tục pháthuy kết quả đã đạt được, nêu cao tinhthần đoàn kết, quyết tâm phấn đấugiành thêm nhiều thành tích tạiParalympic 2016.

(Xem tiếp trang 4)

Diễn đàn Bộ trưởng các nước ACMECS mở rộng về du lịch có trách nhiệmđược tổ chức vào ngày 08.9 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Hội chợ Dulịch quốc tế 2016, với mục tiêu cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm, bềnvững, toàn diện và cân bằng. Diễn đàn có sự tham dự của Bộ trưởng Du lịch cácnước thành viên trong khuôn khổ hợp tác “Chiến lược hợp tác kinh tếAyeyawady-Chao Phraya-Mekong” - ACMECS (bao gồm các nước Campuchia,Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam), đại diện lãnh đạo ngành du lịch, các tổchức quốc tế, tổ chức xã hội và chuyên gia quốc tế.

(Xem tiếp trang 8)

Toàn cảnh Hội nghị

Diễn đàn Bộ trưởng các nước ACMECS mở rộng về du lịch

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học

Sáng 07.9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã làm việc với Tổng cục Thểdục thể thao về tổ chức công tác giáo dục thể chất và thể thao trường họcgiai đoạn 2016-2020. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cơ bản đồng tình vớidự thảo báo cáo và yêu cầu chương trình phối hợp nên có một vài hoạt độngcụ thể hàng năm. Theo Bộ trưởng, cần tập trung phổ cập bơi cho học sinhtại một số tỉnh trọng điểm xảy ra đuối nước. Sau khi thực hiện thí điểm tạimột số nơi, tạo thành phong trào sẽ nhân rộng mô hình để các em học sinhđều biết bơi, giảm thiểu tình trạng đuối nước hiện nay.

(Xem tiếp trang 6)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

Quản lý nhà nước

2 số 1192 l 15.9.2016

Tối 07.9, Hội chợ Du lịch Quốc tếThành phố Hồ Chí Minh (ITE HCMC)lần thứ 12 năm 2016 đã chính thức khaimạc với chương trình nghệ thuật đặcsắc mang chủ đề “Bài ca Đất PhươngNam”. Chương trình được dàn dựngcông phu với nhiều tiết mục độc đáonhư màn biểu diễn xiếc nghệ thuật ÀỐ Show “Niềm vui thôn dã”; giai điệuquê hương ba miền; màn biểu diễnnghệ thuật của “Năm quốc gia - Mộtđiểm đến”…

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng BộVHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, nhấnmạnh: Hội chợ quốc tế Du lịch TP. HồChí Minh là sự kiện thường niên quantrọng của ngành du lịch TP. Hồ ChíMinh nói riêng và Việt Nam nói chung.Qua đó, nhằm đẩy mạnh các hoạt độnggiao lưu, hợp tác trong lĩnh vực vănhóa, du lịch giữa các nước Đông NamÁ, tác động tích cực đến sự phát triểncủa ngành du lịch các quốc gia trongkhu vực. Hội chợ là điểm hẹn của cácsáng kiến và hành động thiết thực đốivới ngành du lịch các quốc gia; hướngđến xây dựng và quảng bá hình ảnh

“Năm quốc gia - Một điểm đến” gồm:Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lanvà Việt Nam với những thế mạnh riêngcũng như sự đa dạng về tự nhiên - lịchsử - văn hóa mỗi nước.

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ ChíMinh năm nay diễn ra từ 08-10.9 vớichuỗi các hoạt động xúc tiến du lịch vàquảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam. Hội chợ thu hút 270 gianhàng của các doanh nghiệp trong lĩnhvực du lịch, cơ quan xúc tiến du lịch từ20 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 30tỉnh/thành trong cả nước.

Trong khuôn khổ Hội chợ, các quốcgia trong khu vực sẽ phối hợp xây dựnggiải pháp và kế hoạch hành động vềphát triển du lịch có trách nhiệm; tạocơ sở để mỗi nước trong khu vực tiếptục khẳng định là một điểm đến du lịchhấp dẫn với chất lượng sản phẩm, dịchvụ không ngừng được nâng cao, mangtính bền vững, hướng tới phát triểnkinh tế mỗi nước và của cả khu vực.

Tại chương trình, Ban Tổ chức đãtrao Giải thưởng Du lịch quốc tếMekong (Mekong Tourism Alliance

Awards - MTAA) năm 2016. Giảithưởng năm nay gồm 8 hạng mục:Hãng hàng không xuất sắc của năm;Nhà điều hành du lịch Outbound xuấtsắc của năm; Nhà điều hành du lịchInbound xuất sắc của năm; Khách sạn5 sao xuất sắc của năm; Khu nghỉdưỡng xuất sắc của năm; Trang mạngthương mại điện tử du lịch xuất sắc củanăm; Lễ hội của năm; Chương trìnhquảng bá điểm đến du lịch trên truyềnhình của năm.

Giải thưởng là sự kiện thường niênđược tổ chức trong khuôn khổ của Hộichợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minhnhằm ghi nhận và vinh danh các thànhtựu nổi bật, những cống hiến của cácdoanh nghiệp ngành du lịch cho sựphát triển của thương hiệu du lịch 5quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng sôngMekong (Campuchia, Lào, Myanmar,Thái Lan và Việt Nam). Giải thưởnggóp phần khuyến khích các tổ chức, cơquan xúc tiến du lịch, các doanh nghiệpnâng cao hơn nữa chất lượng hoạt độngdu lịch trong khu vực.

Huy LoNg

Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 12

Nhằm mục đích giới thiệu, quảngbá về văn hóa, lịch sử của Việt Namđến bạn bè thế giới thông qua nhữngmón ăn mang đậm bản sắc quêhương, đồng thời lưu giữ và phát triểncác chuỗi hệ thống nhà hàng ViệtNam đạt chuẩn trong và ngoài nước,ngày 09.9, trong khuôn khổ Hội chợDu lịch quốc ITE 2016, Bộ VHTTDLđã chính thức ra mắt Ban vận độngthành lập Hiệp hội Văn hóa, Ẩm thựcViệt Nam.

Hoạt động này nhằm kêu gọi cáctổ chức, đoàn thể, các nhà nghiên cứu,chuyên gia đã và đang hoạt động vàlàm việc trong lĩnh vực văn hóa, ẩmthực tham gia Hiệp hội Văn hóa, Ẩmthực Việt Nam chung tay xây dựng

văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thànhthương hiệu của quốc gia. Đây là tiềnđề để phát triển ngành du lịch ViệtNam theo phương hướng trở thành“Bếp ăn của Thế giới”, lấy ẩm thựcViệt Nam làm trọng tâm để bảo tồn vàphát huy.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - TrưởngBan vận động thành lập Hiệp hội Vănhóa, Ẩm thực Việt Nam, Tổng Giámđốc Vietravel cho biết: Việc Hiệp hộiVăn hóa Ẩm thực Việt Nam sắp rađời sẽ là cơ hội vàng để các tổ chức,những nhà nghiên cứu, chuyên gia ẩmthực chung tay xây dựng ẩm thực ViệtNam trở thành thương hiệu quốc gia.Đây sẽ là kênh quảng bá hiệu quảthúc đẩy ngành ẩm thực nói riêng và

du lịch Việt Nam nói chung phát triểnxứng tầm với tiềm năng vốn có, vươnxa cùng thế giới. Thế kỷ XXI, ngườiViệt dễ dàng giao lưu tiếp cận vớinhiều món ngon từ Á sang Âu vôcùng phong phú. Thế nhưng, giữa lànsóng toàn cầu hóa, các món ngon Việtvẫn giữ được vị trí độc tôn không gìthay thế được. Điều làm nên sự khácbiệt chính là tính hòa đồng, đa dạng,đậm đà hương vị, cân bằng âm-dương, chua-cay-mặn-ngọt hài hòa,vừa ngon lại vừa lành. Đó là sự tổnghòa trời đất, truyền tải trọn vẹn hươngvị tự nhiên lại cân bằng giá trị dinhdưỡng, khiến ẩm thực Việt luôn đượcthế giới ghi nhận, tôn vinh.

NguyễN CúC

Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

Quản lý nhà nước

3số 1192 l 15.9.2016

Sáng 09.9, Thứ trưởng Bộ VHTTDLĐặng Thị Bích Liên đã có buổi làm việcvới Bảo tàng Hồ Chí Minh về dự ánchỉnh lý, bổ sung nội dung trưng bày vàcải tạo nâng cấp hệ thống kỹ thuật Bảotàng Hồ Chí Minh.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn KhắcThịnh - Giám đốc Trung tâm tư vấn ứngdụng trưng bày bảo tàng đã thuyết minhtổng thể hiện trạng trưng bày 8 chủ đề vềtiểu sử sự nghiệp của Chủ tịch Hồ ChíMinh, các chuyên đề và đề mục mởrộng, các tổ hợp không gian hình tượng,mỹ thuật trưng bày, kỹ thuật phục vụtrưng bày. Theo đó, sẽ có một số nộidung cần chỉnh lý như: bổ sung thêm cáctài liệu, hiện vật tiêu biểu, hiện vật mớisưu tầm được đang lưu giữ trong KhoCơ sở; thay thế một số tài liệu hiện vậttrên đai trưng bày; thay thế chất liệu củacác tủ hiện vật, các tổ hợp, gian chuyênđề đã bị xuống cấp nhằm nâng cao chấtlượng thẩm mỹ; ứng dụng khoa học,công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệthông tin vào hệ thống trưng bày nhằmcung cấp thông tin về các nội dung, tài

liệu hiện vật trưng bày, đáp ứng nhu cầunghiên cứu, học tập, tìm hiểu của đôngđảo khách tham quan.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Tổng Thư kýHội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng,việc triển khai thực hiện chỉnh lý, bổsung nội dung trưng bày và cải tạo nângcấp hệ thống kỹ thuật Bảo tàng Hồ ChíMinh lần này là bước tiến lớn mà Bảotàng Hồ Chí Minh phải nắm lấy thời cơ,tổ chức lực lượng, tranh thủ phát huy cácthế mạnh về tư liệu hiện vật, đội ngũchuyên gia… đồng thời xác định về mặttư tưởng, quan điểm để quyết tâm thựchiện. Các đại biểu tham dự cũng đã đónggóp ý kiến, trao đổi và nhất trí ủng hộviệc triển khai thực hiện dự án này đểđáp ứng xu hướng thời đại cũng nhưtrình độ dân trí ngày càng cao.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên thống nhấtnhững ý tưởng mà các đại biểu đề xuất.Thứ trưởng giao Cục Di sản văn hóaphối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, đềxuất thành lập Ban Chỉ đạo thực hiệnviệc chỉnh lý trưng bày, chỉ đạo Bảo tàng

xây dựng kế hoạch chi tiết những việccần làm từ nay đến 25.10, sau đó xin ýkiến của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, BanBí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương vàhoàn chỉnh dự án, đảm bảo chậm chất30.10 dự án phải được phê duyệt. Đốivới Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thứ trưởngyêu cầu cần có kế hoạch thống nhất, đưara đề xuất cụ thể và có bản thuyết minhngắn gọn nêu rõ sự cần thiết phải chỉnhlý, nội dung, nguyên tắc chỉnh lý, bổsung, đảm bảo không thay đổi bố cục,kiến trúc, mỹ thuật của bảo tàng. Bêncạnh đó bổ sung hồ sơ, phụ lục kèmphương án tổ chức thực hiện, thời gianthực hiện (không quá 02 năm) và kháitoán kinh phí. Từ những căn cứ pháp lý,thực tiễn về điều kiện kinh tế-xã hội vàhiện trạng công trình, công tác chỉnh lý,bổ sung nội dung trưng bày và cải tạonâng cấp hệ thống kĩ thuật Bảo tàng HồChí Minh là thực sự cần thiết và đúngđắn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thamquan của du khách mà còn để nhân dânđời đời ghi nhớ công lao của Chủ tịchHồ Chí Minh vĩ đại. t. HằNg

Thủ tướng Chính phủ vừa phêduyệt chủ trương đầu tư Dư an Bảotồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị ditích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địađiểm Khởi nghĩa Yên Thế tại tỉnh BắcGiang (Giai đoạn 1).

Theo đó, sẽ đầu tư tu bổ, tôn tạo,phục dựng một số hạng mục tại 5 điểmdi tích trọng điểm, quan trọng gắn vớicác sự kiện trọng đại của cuộc Khởinghĩa Yên Thế hiện đang trong tìnhtrạng xuống cấp nghiêm trọng, trong hệthống 41 điểm di tích thuộc Quy hoạchtổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huygiá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệtNhững địa điểm Khởi nghĩa Yên Thếtại tỉnh Bắc Giang đã được Thủ tướngphê duyệt tại Quyết định số 1537/QĐ-TTg ngày 29.8.2014 và đã được Bộ Kếhoạch và Đầu tư thẩm định.

Cụ thể, với quần thể di tích đồnPhồn Xương và đền Thề (huyện YênThế), bồi thường, giải phóng mặt bằng;cắm mốc ranh giới bảo vệ di tích đồnPhồn Xương và đền Thề; phục dựngngôi đình 3 tầng mái ở phía trước khuvực đền Thề trên cơ sở ảnh tư liệu; phụchồi một số hạng mục chính của đồnPhồn Xương, trên cơ sở ảnh tư liệu củangười Pháp, bao gồm: Phục hồi cổngthành và một đoạn tường thành, hàothành ở phía Đông và phía Nam đồnPhồn Xương; phục dựng một dãy nhà ởtiêu biểu của nghĩa quân Yên Thế bêntrong đồn; xây mới đền thờ Hoàng HoaThám và nghĩa quân Yên Thế ở phía saukhu vực đền Thề và đồn Phồn Xương.

Còn với khu lưu niệm danh nhânHoàng Hoa Thám (huyện Tân Yên), tubổ, tôn tạo hạng mục chùa Trũng, trên

cơ sở kiến trúc gốc hiện còn; xây dựngmới cổng vào khu di tích; cải tạo, nângcấp sân đình Trũng, đường nội bộ vàxây dựng mới đoạn đường nối từđường làng vào khu di tích.

Dự án được thực hiện trong 5 năm(2017-2021) với tổng mức đầu tư dựkiến 98,944 tỷ đồng. Dự án bảo tồn, tubổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịchsử quốc gia đặc biệt Những địa điểmKhởi nghĩa Yên Thế tại tỉnh Bắc Giang(Giai đoạn 1) nhằm bảo tồn, tôn tạo vàphát huy giá trị di tích lịch sử quốc giađặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩaYên Thế; từng bước hình thành kết nốicác điểm di tích về cuộc khởi nghĩa YênThế với các di tích khác trong vùng,góp phần làm phong phú thêm hệ thốngdi tích của tỉnh Bắc Giang.

t.Hà

Bảo tồn di tích Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế

Bổ sung nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

4 số 1192 l 15.9.2016

Quản lý nhà nước

Còn thư của Bộ trưởng NguyễnNgọc Thiện nhấn mạnh: Đây là lần đầutiên thể thao Người khuyết tật Việt Namđoạt Huy chương Vàng, phá kỷ lụcParalympic và phá kỷ lục thế giới. Thànhtích của vận động viên Lê Văn Công làkết quả của một quá trình tập luyện, thiđấu, phấn đấu bền bỉ của cá nhân vậnđộng viên, huấn luyện viên và thể hiệnsự quan tâm đầu tư của các cấp, ngànhvà toàn xã hội.

Bức thư viết: “Tôi rất vui mừng nhậnđược tin tại Paralympic Rio 2016, vậnđộng viên cử tạ Lê Văn Công đã thi đấuđặc biệt xuất sắc, giành được Huychương Vàng, đồng thời phá kỷ lụcParalympic và kỷ lục thế giới. Đây làvận động viên người khuyết tật ViệtNam đầu tiên đứng trên đỉnh vinh quangcủa Paralympic, mang lại tự hào cho Tổquốc; thể hiện nghị lực, ý chí, lòng quyếttâm vượt khó và khát vọng vươn lênmạnh mẽ của thế hệ trẻ Việt Nam”.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghịngành Thể dục thể thao và các cấp, cácngành, các cơ quan thông tin truyềnthông đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động học tập tấm gương về ý chí, nỗlực vượt bậc của vận động viên Lê VănCông, góp phần cổ vũ, động viên mọingười dân, nhất là người khuyết tật tíchcực tham gia tập luyện thể dục thể thao,

hòa nhập với cộng đồng, vươn lên làmchủ cuộc sống, đồng thời phát huy khảnăng và tham gia đóng góp cho sự pháttriển của ngành thể dục, thể thao và củatoàn xã hội.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừngđến Đoàn Thể thao Người khuyết tậtViệt Nam và cá nhân vận động viên LêVăn Công; mong Đoàn tiếp tục phát huykết quả đã đạt được, nêu cao tinh thầnđoàn kết, quyết tâm phấn đấu giành thêmnhiều thành tích tại Paralympic 2016.

* Cùng ngày, Bộ trưởng BộVHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã gửithư chúc mừng Đoàn thể thao Ngườikhuyết tật Việt Nam sau khi vận độngviên Lê Văn Công giành được Huychương Vàng và phá kỷ lục thế giới mônCử tạ tại Thế vận hội thể thao thế giớidành cho người khuyết tật (ParalympicRio -Brazil 2016).

Trong thư, Bộ trưởng nhấn mạnh:Đây là lần đầu tiên thể thao người khuyếttật Việt Nam đoạt Huy chương Vàng,phá kỷ lục Paralympic và phá kỷ lục thếgiới. Thành tích của vận động viên LêVăn Công là kết quả của một quá trìnhtập luyện, thi đấu, phấn đấu bền bỉ củacá nhân vận động viên, huấn luyện viênvà thể hiện sự quan tâm đầu tư của cáccấp, ngành và toàn xã hội. Chiến thắng

này cũng thể hiện được bản lĩnh, ý chívươn lên quật cường của các vận độngviên thể thao người khuyết tật nói riêngvà đó cũng là phẩm chất của con ngườiViệt Nam luôn vươn lên vượt qua mọikhó khăn.

Vận động viên Lê Văn Công giànhHuy chương Vàng và phá kỷ lục hạngcân 49kg môn cử tạ nam tại ParalympicRio - Brazil 2016 rạng sáng 09.9. Sau đó,trong sự phấn khích, anh còn chinh phụcthành công mức tạ 183kg, nghĩa là pháluôn kỷ lục thế giới ở hạng 49kg nam dochính mình thiết lập. Đây là tấm Huychương Vàng đầu tiên của Thể thao ViệtNam tại các kỳ Paralympic, kể từ khi bắtđầu tham dự năm 2000.

Tiếp nối thành công của Lê VănCông, ngày 10.9, vận động viên ĐặngThị Linh Phượng cũng mang về chiếcHuy chương Đồng quý giá cho thể thaongười khuyết tật Việt Nam tạiParalympic Rio 2016. Chiếc Huychương Đồng mà Linh Phượng đoạtđược là ở môn Cử tạ, hạng cân dưới50kg dành cho nữ.

Ngay sau khi Linh Phượng đoạt Huychương Đồng, Bộ trưởng Nguyễn NgọcThiện đã chúc mừng và quyết địnhthưởng nóng cho Linh Phượng 20 triệuđồng và HLV của cô 10 triệu đồng.

tHế HùNg

Thủ tướng Chính phủ… (Tiếp theo trang 1)

Ngày 08.9, tại Tuyên Quang, HộiNghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợpvới Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnhTuyên Quang tổ chức khai mạc Liênhoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núiphía Bắc lần thứ XVI năm 2016. Đây làhoạt động khởi động cho Chương trìnhhợp tác phát triển du lịch “Qua nhữngmiền di sản Việt Bắc” và Lễ hội ThànhTuyên được tổ chức tại Tuyên Quang.

Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vựcmiền núi phía Bắc lần thứ XVI, năm2016 có sự tham gia của các nghệ sĩnhiếp ảnh đến từ 15 tỉnh khu vực miền

núi phía Bắc gồm: Bắc Kạn, Bắc Giang,Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, HòaBình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, PhúThọ, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,Yên Bái và Tuyên Quang. Từ hơn 2.500ảnh của gần 300 tác giả, Hội đồng giámkhảo đã lựa chọn được 199 tác phẩm đểtrưng bày và trao Huy chương Vàng chotác giả Nguyễn Mạnh Hải đến từ Sơn Lavới tác phẩm “Hái chè bằng máy”.Ngoài ra, Hội đồng giám khảo đã trao 4Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng,8 giải Khuyến khích cho các tác giảkhác; giải đồng đội cho các đơn vị: Hội

Văn học nghệ thuật Tuyên Quang, HộiVăn học nghệ thuật Yên Bái, Hội Vănhọc nghệ thuật Thái Nguyên.

Các tác phẩm tham gia liên hoan lầnnày tập trung phản ánh vẻ đẹp đất nước,con người, thiên nhiên hùng vĩ của cáctỉnh miền núi phía Bắc, cuộc sống, laođộng sản xuất, ứng dụng những thànhtựu khoa học kỹ thuật, gìn giữ bản sắcvăn hóa của đồng bào các dân tộc,những tập thể, cá nhân điển hình tiêntiến học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh...

H.L

Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2016

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

5số 1192 l 15.9.2016

Quản lý nhà nước

Sáng 06.9, tại Hà Nội, Thứ trưởngVương Duy Biên đã có buổi làm việcvới Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triểnlãm về việc xây dựng Nghị định vềhoạt động triển lãm văn hóa, nghệthuật, thể dục thể thao, du lịch, gia đình

Tại buổi làm việc, ông Vi KiếnThành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm đã báo cáo vềcác vấn đề liên quan đến công tác triểnkhai, xây dựng dự thảo Nghị định vềhoạt động triển lãm văn hóa, nghệthuật, thể dục thể thao, du lịch, gia đìnhtrước khi trình lãnh đạo Bộ VHTTDLvà Chính phủ thông qua. Theo đó, Thứtrưởng Vương Duy Biên đề nghị, BanSoạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghịđịnh về hoạt động triển lãm cần chuẩnbị 02 phương án. Phương án thứ nhất:Xây dựng tên Nghị định theo chỉ đạocủa Chính phủ tại văn bản gửi BộVHTTDL và các Bộ, ngành liên quan.

Đây là phương án ở tầm vĩ mô, baohàm tất cả các hoạt động triển lãm(Triển lãm về thành tựu kinh tế-xã hội,triển lãm quân sự, triển lãm an ninh,triển lãm quốc phòng, triển lãm côngnghiệp… và cả những expore thế giớikhi đất nước có tiềm lực). Phương ánthứ 2: Chỉ xây dựng Nghị định tronglĩnh vực VHTTDL. Tại Điều 1 vềphạm vi điều chỉnh của Nghị định,Thứ trưởng Vương Duy Biên chorằng, cần sửa lại là: Nghị định này quyđịnh những hoạt động triển lãm tronglĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật, thể dụcthể thao, du lịch, gia đình. Thứ trưởngcũng lưu ý, trong quá trình mở cửa,hội nhập, khi cho phép tổ chức, cánhân tổ chức triển lãm, cơ quan quảnlý cần phải nắm được các thông tin:Tư cách pháp nhân của đơn vị đứng raxin làm triển lãm; Năng lực của tổchức, cá nhân tổ chức triển lãm; địa

điểm diễn ra triển lãm - điều này quyếtđịnh tới trật tự, anh ninh xã hội.

Thứ trưởng nêu rõ, bất kỳ lĩnh vựcnào có hoạt động cấp phép là có xửphạt. Vì vậy cần duy trì hoạt động xửphạt (thu hồi giấy phép, đình chỉ triểnlãm, đình chỉ hoạt động triển lãm)nhằm bảo vệ an ninh văn hóa đấtnước. Cũng tại buổi làm việc, cácthành viên dự họp đã nêu ra nhiều ýkiến xung quanh phạm vị điều chỉnhcủa Nghị định. Tất cả các ý kiến đềuthống nhất cho rằng, chỉ nên xây dựngNghị định khoanh gọn trong lĩnh vựcVHTTDL. Kết luận tại buổi làm việc,Thứ trưởng Vương Duy Biên chỉ đạo:Nhất trí với phương án xây dựng Nghịđịnh về hoạt động triển lãm theo đềxuất của các thành viên dự họp - xâydựng theo phạm vi của ngànhVHTTDL.

t.Hợp

Ngày 11.9, UBND tỉnh TuyênQuang - đơn vị đăng cai luân phiênChương trình hợp tác phát triển du lịch“Qua những miền di sản Việt Bắc” năm2016 tổ chức Tọa đàm Hợp tác pháttriển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc: Hà Giang,Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng,Thái Nguyên, Lạng Sơn. Tham gia tọađàm có đại diện Tổng cục Du lịch, cáctỉnh Việt Bắc; các doanh nghiệp du lịchtrong và ngoài vùng Việt Bắc.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đãnêu lên nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy hơnnữa liên kết du lịch vùng, tạo ra có sảnphẩm du lịch ngày càng chất lượng, đápứng được yêu cầu của du khách. Cácđại biểu cho rằng cần tập trung vàonhững giải pháp chủ yếu như: tăngcường tuyên truyền nâng cao nhận thứcvề phát triển du lịch; tập trung phát triển

các sản phẩm du lịch đặc thù riêng củatừng địa phương; xây dựng các tour,tuyến du lịch, tạo chuỗi sản phẩm dulịch liên vùng; phát triển thị trường, xúctiến quảng bá du lịch; hợp tác đào tạonâng cao nguồn nhân lực, chất lượngdịch vụ du lịch; phát triển đồng bộ hạtầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật dulịch; đẩy mạnh công tác phối hợp...

Qua 8 năm liên kết du lịch giữa 6tỉnh Việt Bắc trên tinh thần “tự nguyện-bình đẳng-hiệu quả-cùng có lợi” đã thuđược những kết quả rõ nét, các tourtuyến du lịch được liên kết, lượng kháchdu lịch tăng không ngừng qua các năm.Tổng số khách du lịch đến 6 tỉnh ViệtBắc giai đoạn 2009-2015 trên 32,9 triệulượt du khách, tốc độ tăng trưởng trên16%/năm. Tính đến hết tháng 7.2016trên địa bàn 6 tỉnh có gần 1.200 cơ sở

lưu trú, trong đó có 270 cơ sở đạt tiêuchuẩn từ 1-4 sao. Tổng mức đầu tư vàolĩnh vực du lịch từ các nguồn vốn chohoạt động du lịch của 6 tỉnh giai đoạn2009-2016 ước đạt trên 35.000 tỷ đồng.

Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo các tỉnhđã ký thỏa thuận hợp tác phát triển dulịch 6 tỉnh “Qua những miền di sản ViệtBắc” giai đoạn 2016-2020.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnhTuyên Quang đã tặng Bằng khen cho 6Sở VHTTDL các tỉnh Việt Bắc vì đã cóthành tích tham gia Chương trình hợptác phát triển du lịch “Qua những miềndi sản Việt Bắc” và Lễ hội ThànhTuyên năm 2016. Tỉnh Bắc Kạn nhậnCờ luân lưu đăng cai Chương trình hợptác phát triển du lịch “Qua những miềndi sản Việt Bắc” năm 2017.

MạNH HuâN

Giải pháp phát triển du lịch vùng Việt Bắc

Xây dựng Nghị định về hoạt động triển lãm VHNT, TDTT, du lịch, gia đình

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

6 số 1192 l 15.9.2016

Ngày 08.9, lễ khai mạc Hội chợ Dulịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA)2016 đã diễn ra tại tỉnh Banten,Indonesia. Sự kiện do tổ chức Hiệp hộiChâu Á-Thái Bình Dương, Bộ Du lịchIndonesia phối hợp với tỉnh Banten tổchức, thu hút hơn 1.000 đại biểu thamdự đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới.Đoàn Việt Nam có đại diện BộVHTTDL, Tổng cục Du lịch cùngHãng Hàng không quốc gia Việt Nam(Vietnam Airlines) và 6 doanh nghiệpdu lịch đã tham gia hội chợ với khu vựctrưng bày rộng gần 80m2.

Năm nay, ngành du lịch muốn giới

thiệu với các bạn bè quốc tế và các đốitác về hình ảnh Việt Nam đổi mới vàcó những bước phát triển rất lớn tronglĩnh vực du lịch; giới thiệu với các đốitác về những thành tựu của Việt Namtrong thời gian qua, các sản phẩm dulịch mới, các cơ chế chính sách mớicủa Việt Nam đối với ngành du lịch...với mong muốn đưa nhiều bạn bè quốctế đến với Việt Nam.

Tại hội chợ, các công ty lữ hành, cáchãng kinh doanh du lịch đã giới thiệucác điểm đến, các thế mạnh của mình vàtận dụng cơ hội để kết nối, giao thương.Hội chợ cũng trưng bày sự đa dạng,

phong phú về văn hóa của các điểm đếntrên khắp Châu Á-Thái Bình Dương.

Hội chợ Du lịch Châu Á-Thái BìnhDương có tính năng kết nối và là cơ hộitốt để giúp các tổ chức du lịch tiếp cậncác nhà sản xuất, đáp ứng yêu cầu củakhách hàng, mở rộng mạng lưới vàthiết lập các mối quan hệ hợp tác tronglĩnh vực du lịch. Hội chợ được tổ chứchàng năm tại các điểm đến khác nhau,nhằm giới thiệu các sản phẩm du lịchvà dịch vụ từ các thị trường khu vựcChâu Á-Thái Bình Dương, thu hút sựchú ý của giới kinh doanh du lịch.

Đ. ANH

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTTVương Bích Thắng đã trình bày tóm tắtdự thảo chương trình phối hợp giữa BộGiáo dục và Đào tạo với Bộ VHTTDLvề chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tácgiáo dục thể chất và thể thao trườnghọc giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, công tác TDTT trongtrường học là một bộ phận quan trọngtrong sự nghiệp phát triển TDTT củađất nước nhằm nâng cao sức khỏe, thểlực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh,sinh viên. Chương trình phối hợp nàycũng nhằm đổi mới, nâng cao chấtlượng dạy học và học môn giáo dục thểchất; đa dạng các hình thức hoạt độngthể thao trường học; chú ý phát triển cácmôn thể thao dân tộc.

Chương trình cũng nhằm tiếp tục

đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại” trong toàn ngành giáo dục và đàotạo, vận động mỗi cán bộ, giáo viên tựchọn cho mình một môn thể thao hoặchình thức tập luyện để tăng cường sứckhỏe, nâng cao hiệu quả công tác, họctập và đẩy mạnh công tác xã hội hóa,chú trọng phát triển các hội và các câulạc bộ TDTT trong trường học.

Dự thảo chương trình quy định việcphối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạovà Bộ VHTTDL để đẩy mạnh hoạtđộng TDTT trong trường học gồmtuyên truyền nâng cao nhận thức vềgiáo dục thể chất; về công tác giáo dụcthể chất; về hoạt động thể thao trườnghọc; về cơ sở vật chất và các điều kiệnđảm bảo phục vụ công tác giáo dục thểchất và thể thao trường học.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cơbản đồng tình với dự thảo báo cáo vàyêu cầu chương trình phối hợp nên cómột vài hoạt động cụ thể hàng năm.Theo Bộ trưởng cần tập trung phổ cậpbơi cho học sinh tại một số tỉnh trọngđiểm xảy ra đuối nước. Sau khi thựchiện thí điểm tại một số nơi, tạo thànhphong trào thì sẽ nhân rộng mô hình đểcác em học sinh đều biết bơi, giảmthiểu tình trạng đuối nước hiện nay. Bộtrưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏmong mỏi, việc học bơi sẽ vừa là hoạtđộng thể thao quần chúng, vừa manglại kỹ năng sống cho các em. Bộ trưởngcũng lưu ý Tổng cục TDTT xây dựngkế hoạch truyền thông rộng rãi đểchương trình này đạt hiệu quả và chấtlượng cao.

Đ.N

Việt Nam dự Hội chợ Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương 2016

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất… (Tiếp theo trang 1)

Ngày 11.9, tại Hà Nội, Nhà hát Cảilương Việt Nam đã long trọng tổ chứckỷ niệm 65 năm thành lập.

Tại Lễ Kỷ niệm, Quyền Giám đốcNhà hát Cải lương Việt Nam, NSƯTNguyễn Xuân Vinh cho biết: 65 nămtrước, Nhà hát Cải lương Việt Namđược thành lập tại Thiệu Hóa, ThanhHóa với tên gọi Liên đoàn Ca kịch

kháng chiến Liên khu IV. Từ buổi sơkhai đến nay với biết bao khó khăn,thăng trầm và nhiều tên gọi: Đoàn Cảilương Trung ương, Đoàn Cải lươngBắc, Đoàn Cải lương Bắc Trung ương,Nhà hát Cải lương Trung ương và Nhàhát Cải lương Việt Nam... Trong mọigiai đoạn lịch sử, Nhà hát đều vượt quakhó khăn, tìm tòi, sáng tạo, nỗ lực giữ

gìn nghệ thuật truyền thống, đóng gópquan trọng cho những thành tựu củanền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Vững bước trên con đường 65 nămsân khấu truyền thống và cách mạng,những năm gần đây, Nhà hát tiếp tụcgiữ gìn có hiệu quả nghệ thuật Cảilương và Đờn ca tài tử; xây dựng đượcphong cách nghệ thuật riêng, chân thực

Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Nhà hát Cải lương Việt Nam

Quản lý nhà nước

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

7số 1192 l 15.9.2016

Tối 09.9, tại Quảng trường NguyễnTất Thành, thành phố Tuyên Quang(Tuyên Quang), Chương trình phát triểndu lịch “Qua những miền di sản ViệtBắc” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2016đã được khai mạc. Tham dự chươngtrình có Phó Thủ tướng Chính phủ VũĐức Đam; đại diện Bộ VHTTDL; đạidiện lãnh đạo 6 tỉnh vùng Việt Bắc là HàGiang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, CaoBằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn cùng đôngđảo nhân dân.

Với chủ đề “Lung linh sắc màu ViệtBắc”, Chương trình năm nay có 13 mànhát múa được dàn dựng quy mô, ca ngợivẻ đẹp quê hương, con người Việt Bắcvà gần 700 diễn viên đến từ Đoàn Nghệthuật Dân tộc Tuyên Quang, Cao Bằng,Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn, TháiNguyên; Đoàn Nghệ thuật Quân khu IItham gia biểu diễn. Chương trình du lịch“Qua những miền di sản Việt Bắc” làmột hoạt động thường niên được tổ chứcluân phiên hàng năm nhằm tuyên truyền,quảng bá về miền đất, con người, vănhóa và tiềm năng du lịch của 6 tỉnh vùngchiến khu Việt Bắc gồm: Cao Bằng -Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên -Tuyên Quang - Hà Giang.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướngChính phủ Vũ Đức Đam đánh giá caoviệc 6 tỉnh Việt Bắc đã sáng tạo, chủđộng liên kết hợp tác để phát triển dulịch. Qua 7 năm thực hiện, Chương trìnhhợp tác phát triển du lịch “Qua nhữngmiền di sản Việt Bắc” đã đạt được nhữngkết quả tích cực, đặc biệt là những kết

quả về hợp tác xúc tiến quảng bá chungtrong xây dựng sản phẩm du lịch, thu hútkhách du lịch trong và ngoài nước đếnkhu vực, cũng như những kết quả trongđào tạo nguồn nhân lực du lịch, thu hútđầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụdu lịch. Tuy nhiên, kết quả hoạt động dulịch của 6 tỉnh Việt Bắc còn khiêm tốn,chưa khai thác và phát huy hết tiềmnăng, lợi thế hết sức đặc biệt về giá trịlịch sử, văn hóa, phong tục tập quán,cảnh quan thiên nhiên... chất lượng dịchvụ du lịch và công tác xúc tiến quảng bácòn nhiều hạn chế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấnmạnh, du lịch là ngành kinh tế dịch vụtổng hợp, mang nội dung văn hóa sâusắc, có tính liên ngành, liên vùng và xãhội hóa cao. Để du lịch 6 tỉnh Việt Bắctăng trưởng và phát triển mạnh, bềnvững, các tỉnh Việt Bắc cần nghiên cứu,phân tích chỉ rõ những thành công, hạnchế của Chương trình hợp tác phát triểndu lịch “Qua những miền di sản ViệtBắc” trong thời gian qua, làm rõ nguyênnhân từ đó có giải pháp phù hợp nhằmxây dựng một Chương trình hành độngchung của khu vực trong hợp tác pháttriển du lịch giai đoạn 2016-2020. Trongđó, tập trung đẩy mạnh công tác xâydựng sản phẩm du lịch, nhất là nhữngsản phẩm đặc trưng của địa phương; đổimới công tác xúc tiến quảng bá du lịchtheo hướng hiện đại; đẩy mạnh cải cáchthủ tục hành chính để thu hút các tậpđoàn, doanh nghiệp có tiềm lực, uy tínvào đầu tư; tăng cường đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực du lịch, nhất là nhân lực chất lượngcao. Phó Thủ tướng cũng đề nghị cáctỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, nângcao nhận thức của nhân dân, cộng đồngtrong việc xây dựng nếp sống văn hóa,xây dựng môi trường tự nhiện vfa xã hộixanh, sạch, đẹp, tạo ấn tượng đẹp trongdu khách.

Trong khuôn khổ Chương trình pháttriển du lịch “Qua những miền di sảnViệt Bắc”, tối 10.9, tại Quảng trườngNguyễn Tất Thành, UBND tỉnh TuyênQuang tổ chức “Đêm hội Thành Tuyênnăm 2016”. Khoảng 60 mô hình đènTrung thu khổng lồ đều do người dân tựlàm, mỗi mô hình mang một hình dáng,ý nghĩa khác nhau tạo nên một đêmTrung thu đa sắc màu, vô cùng đặc sắc.Năm nay, Hội kỷ lục gia Việt Nam traochứng nhận cặp đèn kéo quân lớn nhấtViệt Nam cho tỉnh Tuyên Quang.

“Đêm hội Thành Tuyên” là lễ hộithường niên của tỉnh Tuyên Quang đượctổ chức vào mỗi dịp Tết Trung thu nhằmgiới thiệu với đồng bào cả nước và bạnbè quốc tế về hình ảnh, con người và cácgiá trị di sản văn hóa của đồng bào cácdân tộc tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt lànhững giá trị lịch sử của quê hương cáchmạng, Thủ đô khu giải phóng - Thủ đôkháng chiến. Năm nay, đêm hội được tổchức gắn liền với Chương trình hợp tácphát triển du lịch “Qua những miền disản Việt Bắc” nên đã thu hút hàng vạndu khách trong và ngoài nước tham dự.

Hồ tHANH

Đặc sắc Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”

trên cơ sở truyền thống và khoa học;tích cực tham gia biểu diễn phục vụnhiệm vụ chính trị, phục vụ đồng bàovùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;đồng thời mở rộng liên kết, tăng cườngxã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Với đội ngũ 3 Nghệ sĩ Nhân dân, 10Nghệ sĩ Ưu tú cùng nhiều diễn viên,nhạc công, đạo diễn tâm huyết và tài

năng, Nhà hát đã dàn dựng thành côngnhững vở diễn tiêu biểu được khán giảvà bạn bè đồng nghiệp đánh giá caonhư: Cung phi Điểm Bích, Trọn đờitrung hiếu với Thăng Long, Dấu ấngiao thời, Vua Thánh Triều Lê, Cổ tíchmột tình yêu, Vú cát, Mê cung, Chuyệntình Khau Vai, Mai Hắc Đế, Hà Nội giómùa, Vua Phật, Hừng đông, Công

đường và quyền lực...Ghi nhận những đóng góp của các

thế hệ nghệ sĩ Nhà hát Cải lương ViệtNam trong sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã 3 lầntrao tặng Nhà hát Cải lương Việt NamHuân chương Độc lập cùng nhiều phầnthưởng cao quý khác.

VH

Quản lý nhà nước

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

8 số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Lần đầu tiên Bộ VHTTDL tổ chức tổchức triển lãm mỹ thuật học sinh, sinhviên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuậttoàn quốc với chủ đề “Việt Nam – Đấtnước, con người”. Triển lãm diễn ra từngày 15-24.9 tại Trường Đại học Mỹthuật Việt Nam.

Ông Phan Đình Tân - Vụ trưởng VụĐào tạo, Trưởng Ban tổ chức triển lãmcho biết: Triển lãm lần đầu tiên này thuhút sự tham gia của 22 cơ sở đào tạo gồm4 trường đại học, 8 trường cao đẳng và10 trường trung cấp văn hóa nghệ thuật.Triển lãm trưng bày 153 tác phẩm hộihọa, đồ họa, điêu khắc xuất sắc nhất củacác em học sinh, sinh viên được lựa chọntừ rất nhiều các tác phẩm gửi về dự tuyển.Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởngứng chủ trương phát triển nghệ thuật đỉnhcao của Bộ VHTTDL. Triển lãm là mộtbước hướng tới sáng tác các tác phẩm mỹ

thuật đạt chất lượng cao về nội dung vàhình thức nghệ thuật, trong đó có tácphẩm của các em học sinh, sinh viên.

Triển lãm lần này cũng góp phầncông bố, phổ biến các tác phẩm của họcsinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóanghệ thuật toàn quốc nhằm đánh giá quátrình học tập, sáng tạo nghệ thuật của cácem. Mặt khác, thông qua đây, Ban tổchức đánh giá thực trạng năng lực, trìnhđộ chuyên môn của học sinh, sinh viêntại các cơ sở đào tạo. Qua đó kiến nghị,đề xuất ban hành chính sách phù hợpnhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngànhmỹ thuật để có được nguồn nhân lực chấtlượng cao.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, họa sĩ Lê VănSửu - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹthuật Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảotuyển chọn các tác phẩm tham gia triểnlãm cho biết: Chất lượng các tác phẩm

được chọn vào Triển lãm nhìn chung làtốt, nhất là ở cấp đại học. Ban Giám khảogồm 9 người đã tuyển chọn tác phẩm qua2 vòng, vòng đầu là chấm qua ảnh, vòng2 chấm trực tiếp. Qua đó, có thể thấy,chất lượng tác phẩm đồ họa, điêu khắccủa các em thể hiện rõ nét xu hướng hộinhập quốc tế với kỹ thuật cao không thuakém các họa sĩ chuyên nghiệp. Các tácphẩm cũng bám sát xu hướng thời sự xãhội, được dư luận quan tâm như môitrường, biển đảo, phát triển đô thị...

Lễ khai mạc và trao giải Triển lãmmỹ thuật học sinh, sinh viên các cơ sởđào tạo văn hóa nghệ thuật toàn quốc lầnthứ nhất sẽ diễn ra chiều 15.9. Ban Tổchức sẽ trao nhiều giải thưởng cho cáctác phẩm xuất sắc gồm 9 giải Nhất, 18giải Nhì, 27 giải Ba và nhiều giải thưởngkhác.

yếN NHi

Ngày 07.9.2016 Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 3579/BVHTTDL-DSVH gửi Sở Văn hóa và Thể thao HàNội về thẩm định dự án tu bổ, tôn tạodi tích đình Ngọc Kiệu, huyện ĐanPhượng, thành phố Hà Nội

Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuậndự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Ngọc

Kiệu gồm các hạng mục: tu bổ Đạiđình, Tả vu, Hữu vu, Nghi môn, tôntạo tường rào, sân vườn và các hệthống hạ tầng kỹ thuật; bổ sung cácphương án nối, vá, thay cốt ốpmang… nhằm giữ tối đa các cấu kiệnkiến trúc gốc, có giá trị lịch sử vànghệ thuật của di tích; việc tôn nền

sân và Đại đình cần tổ chức báo cáovà xin ý kiến của nhân dân và chínhquyền địa phương; không đắp thêmrồng chầu mặt nguyệt trên bờ nóc Đạiđình và cần rà soát các thuật ngữ chochính xác (ví dụ: cổng đình gọi làNghi môn, không gọi là Tam quan).

DuyêN trầN

Tu bổ, tôn tạo di tích đình Ngọc Kiệu, thành phố Hà Nội

Theo đó, các Bộ trưởng Du lịchACMECS nhất trí thông qua Tuyên bốBộ trưởng ACMECS về du lịch cótrách nhiệm để tái khẳng định cam kếtcủa ngành du lịch ACMECS về pháttriển du lịch có trách nhiệm, bền vững,toàn diện và cân bằng. Đồng thời, củngcố cơ chế chính sách du lịch có tráchnhiệm, tăng cường trao đổi thông tin vàkinh nghiệm, tạo điều kiện thích hợpcho việc khai thác có trách nhiệm cáctài nguyên văn hóa và thiên nhiên đểphát triển sản phẩm du lịch.

Tuyên bố Bộ trưởng ACMECScũng khuyến khích giáo dục, đào tạo và

tăng cường năng lực chuyên môn phùhợp với các đối tượng, thúc đẩy; hỗ trợsự tiến bộ về kinh tế-xã hội của cácnhóm xã hội dễ bị tổn thương và thúcđẩy hợp tác giữa khu vực công và khuvực tư nhân với sự tham gia của các tổchức quốc tế và phi chính phủ.

Du lịch ACMECS năm 2015 pháttriển với 52 triệu lượt khách du lịchquốc tế và 8,8 triệu lượt khách nộikhối, tăng lần lượt 17% và 8% so vớinăm 2014. Tuy nhiên, các Bộ trưởngđồng thời cũng nhấn mạnh những mốiđe dọa với môi trường và xã hội có thểphát sinh trong quá trình phát triển.

Các Bộ trưởng cũng nhận thấy dulịch đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao năng lực cộng đồng, gópphần quan trọng phát triển kinh tế-xãhội, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùngnông thôn của các nước ACMECS.

Các bên ý thức rằng du lịch có tráchnhiệm thể hiện dưới nhiều hình thức khácnhau đối với mỗi bên liên quan và chỉ cóthể được thực hiện khi tất cả các bên, baogồm Chính phủ, khối tư nhân, tổ chức xãhội, các chuyên gia, truyền thông và mỗicá nhân, trong đó có khách du lịch, pháthuy trách nhiệm cụ thể của mình.

t.Hợp

Diễn đàn Bộ trưởng các nước ACMECS… (Tiếp theo trang 1)

Triển lãm mỹ thuật toàn quốc cho học sinh, sinh viên

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

9số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Việt Nam có nhiều thuận lợi để thuhút du khách Australia và New Zeandđến tham quan, du lịch là thông tinđược các chuyên gia hàng đầu về dulịch trong và ngoài nước nhận định tạihội thảo “Giới thiệu thị trường kháchdu lịch Australia và New Zealand”, tổchức ngày 09.9 trong khuôn khổ Hộichợ Du lịch quốc tế ITE 2016 đangdiễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Đinh Ngọc Đức - Vụtrưởng Vụ thị trường Du lịch, Tổng cụcDu lịch cho biết: Australia thuộc nhóm10 thị trường gửi khách hàng đầu củaViệt Nam. Du khách Australia và NewZealand đến Việt Nam có độ dài lưu trúbình quân 15,33 ngày (với kháchAustralia) và 14,31 ngày (với kháchNew Zealand; mức chi tiêu lần lượt là1.677 USD và 1.592 USD. Đặc biệtkhách Australia đi du lịch quanh nămvà thích du lịch nghỉ dưỡng, thời gianlưu trú từ 1 tuần đến 1 tháng sẽ là điềukiện thuận lợi để du lịch Việt Nam khaithác.

Chia sẻ kinh nghiệm thu hút thịtrường khách du lịch Australia và NewZealand đến Việt Nam, ông OliverMartin, chuyên gia tư vấn du lịch Côngty Twenty31 Counsulting - Canadanhận định: Việt Nam nên nhắm đếnkhách hàng dành nhiều thời gian hơntại Việt Nam cũng như chi tiêu nhiềuhơn. Bên cạnh hình ảnh quảng bá vềsông suối, hồ… cần hướng đến thông

tin cụ thể về sự trải nghiệm thật sựtrong cuộc sống tại địa phương, gắn vớikết nối tâm tư, tình cảm của du khách.Bên cạnh đó, Việt Nam cần lên kếhoạch chi tiết nơi ăn uống, vui chơi đểdu khách có trải nghiệm đời sống vănhóa, đậm đà bản sắc Việt Nam; qua đókhơi dậy khát khao được trải nghiệmđịa danh đó hơn là chỉ đưa ra thông tinkhái quát.

Về thị trường khách du lịch BắcMỹ, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch cho biết: thịtrường khách quốc tế hàng đầu củangành du lịch Việt Nam là khu vựcĐông Bắc Á và ASEAN, song vài nămgần đây Bắc Mỹ ngày càng trở thànhthị trường quan trọng, có thể đẩy mạnhcác hoạt động thu hút du khách từ khuvực này trong thời gian tới.

Thống kê của Tổng cục Du lịchtrong năm 2015 cho thấy, trong số 7,9triệu lượt khách quốc tế đến Việt Namcó khoảng 600.000 lượt khách đến từMỹ và Canada, chiếm 8%. Tuy chỉchiếm tỷ trọng thấp nhưng đây là thịtrường có rất nhiều tiềm năng với tốcđộ tăng trưởng khách du lịch khá cao,trung bình hơn 10%/năm trong nhữngnăm gần đây và dự kiến sẽ còn tăngmạnh.

Phân tích nguyên nhân khách BắcMỹ đến Việt Nam tăng trưởng mạnh,ông Vũ Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thịtrường du lịch (Tổng cục Du lịch) cho

rằng, trong vài năm trở lại đây, tốc độtăng trưởng khách outbound (du lịchnước ngoài) của Mỹ và Canada đangtăng trưởng cao và dự báo tiếp tục duytrì. Trong khi đó, mối quan hệ chính trị,ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam vớiMỹ và Canada ngày càng được cảithiện, tốt đẹp. Đặc biệt, việc cùng thamgia Hiệp định đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP) sẽ góp phần thúc đẩygiao lưu kinh tế, du lịch giữa các nước.Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở Mỹvà Canada đông đảo sẽ tiếp tục đónggóp vào sự tăng trưởng chung kháchBắc Mỹ đến Việt Nam trong thời giantới. Các loại hình du lịch khám phá vănhóa, lịch sử, du lịch thăm thân, công vụsẽ tiếp tục là các loại hình du lịch phổbiến của khách Bắc Mỹ khi đến ViệtNam.

Cũng tại hội thảo, ông OliverMartin, chuyên gia ngành du lịchCanada cho rằng, để thu hút du kháchtừ Bắc Mỹ đến Việt Nam, các công tydu lịch Việt Nam nên đa dạng hóa cáchình thức quảng bá văn hóa sang nhiềuđịa phương khác nhau, thay vì chỉ tậptrung vào một số điểm nổi tiếng hiệnnay. Đồng thời, cần tập trung đầu tưcác dịch vụ phục vụ những khách dulịch có thời gian lưu trú lâu, có thểmang lại nhiều lợi nhuận; cần đa dạnghoá các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chogiới trẻ trong độ tuổi từ 18-25 tuổi.

MiNH HạNH

Thu hút du khách Australia, New Zealand và Bắc Mỹ

Bộ VHTTDL vừa có Công văn số3519/BVHTTDL-DSVH ngày05.9.2016 gửi Sở Văn hóa và thể thaothành phố Hà Nội về việc thẩm địnhbáo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng bổsung Đại bái tại di tích đền Thượng,huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuậnbáo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng Đạibái (điều chỉnh, bổ sung dự án bảo tồn,

tôn tạo và phát huy giá trị di tích đềnThượng), hạn chế san gạt địa hình, sửdụng vật liệu gần gũi với tự nhiên, cóphương án phủ xanh bề mặt kè đá vàtrồng bổ sung cây xanh để góp phần tôntạo cảnh quan khu vực; công khai nộidung hồ sơ để nhân dân được biết, tạo sựđồng thuận trong quá trình triển khai cácbước tiếp theo; hồ sơ cần bổ sung ảnhmàu chụp hiện trạng di tích và các căn

cứ pháp lý về di sản văn hóa bao gồm:Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật di sảnvăn hóa năm 2009, Nghị định số98/2010/NĐ-CP ngày 21.9.2010 củaChính phủ, Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18.9.2012 của Chính phủ,Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDLngày 28.12.2012 của Bộ VHTTDL.

DuyêN trầN

Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật tại di tích đền Thượng, TP. Hà Nội

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

10 số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Đến với thành phố Vũng Tàu, nhiềudu khách ngạc nhiên với sự thay đổitích cực, bãi biển sạch sẽ, không có rác,các hộ kinh doanh cho thuê bàn ghế sắpxếp gọn gàng, ngăn nắp tạo nhiềukhông gian vui chơi cho du khách.Nhân viên dọn dẹp vệ sinh cũng có mặtdọc tuyến biển để kịp thời thu gom rác.Các nhà vệ sinh công cộng, tắm nướcngọt cũng đã được lắp đặt tại công viênđể phục vụ du khách.

Tình trạng chặt chém giá cũngkhông còn như trước đây, hầu hết cácnhà hàng, quán ăn đều có bảng niêmyết giá theo quy định, tình hình an ninhtrật tự tại khu vực bãi tắm trong haingày 02-03.9 cũng được tăng cường.Hệ thống đường dây nóng của UBNDthành phố Vũng Tàu không có thôngtin kiến nghị với cơ quan chức năng vềtình trạng mất an ninh trật tự, an toànthực phẩm, bán nâng giá...

Trước đó, thành phố Vũng Tàu đãquyết liệt thực hiện việc cấm buôn bánđồ ăn, nấu nướng trên bãi biển... Bà

Nguyễn Thị Bạch Ngân - Phó Chủ tịchUBND thành phố Vũng Tàu cho biết:Khách đến Vũng Tàu đã có ý thức chấphành tốt các quy định của thành phố, từđó xây dựng được hình ảnh đẹp của dulịch Vũng Tàu. Trong kỳ nghỉ lễ này,nhìn chung tình hình an ninh trật tự, vệsinh an toàn thực phẩm, giá cả các loạidịch vụ ổn định; các Khu du lịch, Hợptác xã du lịch đều chấp hành việc kêkhai, đăng ký giá, niêm yết giá, bánđúng giá theo quy định... Qua thăm dòý kiến cho thấy, khách du lịch rất đồngtình với những biện pháp giữ gìn vệsinh bãi biển của Chính quyền thànhphố. Tình trạng mang thức ăn, nướcuống xuống bãi biển đã giảm, các tụđiểm kinh doanh cũng chấp hành tốtchủ trương của thành phố, chỉ bán nướcuống nhẹ cho du khách giải khát,không bán bia và thực phẩm như trướcđây...

Bên cạnh việc bảo đảm vệ sinh môitrường, dịp này các cơ quan chức năngcũng tích cực trong công tác đảm bảo

an toàn cho du khách khi đến vui chơi.Theo ông Trần Văn Trường - TrưởngBan quản lý các khu du lịch thành phốVũng Tàu, Ban quản lý các khu du lịchthành phố Vũng Tàu đặt mục tiêu đảmbảo an toàn cho du khách lên hàng đầu.Lực lượng cấp cứu của Ban quản lý đãphối hợp với các lực lượng cấp cứu củacác khu du lịch trên địa bàn thành phốtrực cấp cứu tại những khu vực có aoxoáy, dòng chảy và sẵn sàng bơi cứunhằm đảm bảo an toàn cho khách dulịch tắm biển. Ban quản lý cũng cắt cửnhân viên chủ động phối hợp với cáclực lượng chức năng thực hiện nhiệmvụ tuần tra, chốt trực giữ vững an ninhtrật tự chung, công tác vệ sinh môitrường được thực hiện tốt.

Sự quyết liệt của lãnh đạo thànhphố Vũng Tàu trong việc làm sạchbãi biển đã tạo cho du khách cảmgiác thân thiện và có ý thức trongviệc bảo vệ môi trường biển khi đếnvới Vũng Tàu.

ĐứC MiNH

Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng lại thương hiệu du lịch biển

Theo UBND TP. Hà Nội, đểquảng bá, giới thiệu, thu hút khách dulịch nước ngoài thì phương thứcquảng bá du lịch Hà Nội trên kênhCNN là cách làm hiệu quả, cần thiết.

Tại Thông báo số 195/TB-VPthông báo kết luận của Phó Chủ tịchUBND Thành phố - Ngô Văn Quý vềnội dung hợp tác quảng bá du lịch HàNội trên kênh CNN, du lịch được xácđịnh là ngành kinh tế mũi nhọn và nộidung quan trọng thực hiện phát triểndu lịch là thu hút du khách đến Thủđô, trong đó có khách nước ngoài vớicác tiêu chí: kéo dài thời gian lưu trúcủa khách, tăng mức chi tiêu bìnhquân của khách du lịch, tăng tỷ lệ

khách quay trở lại và tuyên truyền đểtăng lượng khách du lịch mới đến HàNội. UBND Hà Nội giao Sở Du lịchphối hợp đơn vị liên quan tiếp thu ýkiến đại biểu và chỉ đạo của UBNDthành phố tại cuộc họp; chuẩn bị cácnội dung phục vụ cuộc họp Chủ tịchUBND thành phố làm việc với Giámđốc kinh doanh khu vực Đông NamÁ của kênh truyền hình CNN; thựchiện chỉ đạo của Chủ tịch UBNDthành phố tại buổi làm việc.

Văn phòng UBND Thành phốcòn thông báo về việc thí điểm xâydựng logo, biển chỉ dẫn sản phẩm dulịch; dự thảo kế hoạch thực hiện nghịquyết của Thành ủy về phát triển du

lịch Thủ đô Hà Nội. Cụ thể, UBNDthành phố thống nhất đề xuất của SởDu lịch và Sở, ngành liên quan thựchiện triển khai thí điểm xây dựnglogo, biển chỉ dẫn và các sản phẩm dulịch khu vực trong nội thành và 2 làngnghề Bát Tràng, Vạn Phúc. Ngoài ra,đồng ý về nguyên tắc để Sở Du lịchký hợp đồng tư vấn với Bảo tàng Phụnữ Việt Nam; thời gian thực hiệntrong năm 2016. Sở Du lịch chủ trì,phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam,đơn vị liên quan xây dựng Đề án thựchiện bao gồm: Sản phẩm, kinh phí,đơn vị, lộ trình thời gian thực hiện...báo cáo UBND thành phố.

H.p

Hà Nội quảng bá du lịch trên kênh CNN

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

11số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Một rừng tràm lung bầu nước phèntại Hậu Giang đang dần trở thành khudu lịch sinh thái lớn nhất Đồng bằngsông Cửu Long với diện tích 150ha.Vùng này trước đây là khu lung bầungập nước nhiễm phèn nặng củahuyện Vị Thủy, ngoài cây tràm thìkhông loại cây trồng nào thích nghiđược với đất đai tại đây. Từ khi thựchiện Dự án khu du lịch sinh thái Việt -Úc Hậu Giang, Công ty Việt - Úc HậuGiang đã thực hiện nhiều biện pháp cảitạo đất bằng cách nạo vét kênh mương,khơi thông dòng chảy, bón vôi rửaphèn để hình thành nên khu trồng câyăn quả đặc sản Nam Bộ như măng cụt,sầu riêng, mãng cầu xiêm, nhãn, ổi,mít, thanh long, bình bát, dừa... vớidiện tích 13ha, dự kiến sẽ tiếp tụctrồng thêm cây ăn quả trên 35ha. Cácloại cây này trồng theo từng khu riêngbiệt nằm dọc các kênh, mương trongkhu du lịch để du khách có thể nhìnngắm khi di chuyển bằng thuyền, cóthể lên từng khu để thăm quan và tự

tay thu hoạch quả chín. Điểm nhấn của khu du lịch sinh thái

là vườn chim tự nhiên rộng 10ha vớicác loại chim, cò đặc trưng vùng sôngnước miền Tây như cò trâu, cò ngà,vạc, le le, cồng cộc, vịt trời; khu nuôiđộng vật hoang dã có heo rừng, trăn,ong lấy mật; các kênh mương được thảnhiều loại cá đồng như cá lóc, cá trê, cáthát lát, cá phi... Đây là nguồn cá để dukhách trải nghiệm các hoạt động câucá, đặt lờ, trúm, giăng lưới cũng nhưthưởng thức các loại cá sống trong môitrường tự nhiên.

Các loại cây trồng, vật nuôi trongkhu du lịch đều có mối liên hệ vớinhau: cây bình bát trồng ven kênh, rạchcó quả chín sẽ rụng xuống nước làmnguồn thức ăn cho cá, các loại quả khácnếu du khách thu hoạch không hết sẽđược tận thu làm nguồn thức ăn chotrăn, heo rừng và các loài động vậthoang dã khác. Cây dừa không chỉcung cấp bóng mát, quả để uống nướcmà còn thu hoạch lấy củ hủ dừa (phần

lõi nằm phía trong ngọn cây) để ănsống hoặc chế biến các món gỏi đặcsản Nam Bộ. Toàn bộ khu du lịch sinhthái được bao bọc, bảo vệ bởi hàng ràotre xanh, có thể tận thu măng để chếbiến thức ăn cho du khách.

Tại khu du lịch sinh thái Việt - Úc,du khách có nhiều loại hình lưu trú đểlựa chọn, trong đó có khu nghỉ dưỡngcao cấp, khu nhà sàn làm bằng gỗ, lợplá dừa hoặc nghỉ tại phòng trên duthuyền di chuyển dọc các dòng kênh,rạch trong khu du lịch. Ngoài lợi thế vềdiện tích rộng lớn có thể trồng nhiềuloại cây ăn quả và nhiều hạng mục dịchvụ, hệ thống kênh, mương được đàođan xen nhau, khu du kịch sinh tháiViệt - Úc còn có lợi thế lớn về vị trí vìkhu vực này chỉ cách 50km so vớithành phố Cần Thơ - trung tâm Đồngbằng sông Cửu Long, có sân bay CầnThơ tạo điều kiện thuận lợi để thu hútkhách từ khắp nơi trong cả nước vàkhách quốc tế.

K.HoàN

Hậu Giang: Phát triển du lịch sinh thái rừng tràm

Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Bình Định cho biết,với chính sách tăng cường thu hút đầutư phát triển du lịch sinh thái đầm ThịNại, tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư,bảo tồn và khai thác khu du lịch sinhthái Cồn Chim, với quy mô trên 50ha,tổng số vốn đầu tư 30 triệu USD, thờigian thực hiện từ 2016-2020.

Khu du lịch sinh thái Cồn Chim làmột trong những điểm đến lý tưởng đểđược hòa mình với thiên nhiên và khámphá miền sông nước hữu tình. Đến đâydu khách có thể men theo các con rạch,Cồn Chim sẽ hiện lên trước mắt nhưmột hòn đảo nhỏ giữa đầm Thị Nại, vớinhững tán rừng ngập mặn chủ yếu cácloài cây bần, mắm và đưng… tạo nênmột cảnh thuỷ mạc với vẻ đẹp hoang dã.

Khu du lịch sinh thái Cồn Chim cótổng diện tích trên 480ha bao gồmvùng Cồn Chim, Cồn Tạng, Cồn Giáthuộc địa phận của các xã Phước Sơn,Phước Hoà và Phước Thuận, huyệnTuy Phước. Nơi đây được thiên nhiênưu đãi và ban tặng muôn loài động thựcvật phong phú, đa dạng. Ở dưới nướcđủ các loài thuỷ đặc sản như tôm, cua,cá mú, cá hồng, cá dìa, cá đối và cácloài nhuyễn thể; trên tán lá rừng là nơicư trú của nhiều loài chim, cò… Vì vậyngười ta thường ví Cồn Chim - BìnhĐịnh như một “Năm Căn” thu nhỏ.Toàn bộ 70% diện tích của Cồn Chimđều rợp màu xanh của rừng ngập mặnvà không khí trong lành, không gianthoáng đãng.

Cồn Chim còn là địa điểm rất thuận

lợi cho việc kết nối với các điểm dulịch khác ở khu vực lân cận như Trungtâm thành phố Quy Nhơn, khu du lịchnghỉ dưỡng cao cấp và sân golf FLCNhơn Lý vừa được khánh thành đi vàohoạt động, khu nghỉ dưỡng và du lịchsinh thái cao cấp Eo Gió; Chùa LinhPhong và hệ thống Tháp Chăm nguynga và sừng sững… sẽ tạo điều kiện đểphát huy các tour du lịch sinh thái rừngngập mặn và khám phá văn hóa lịch sửvùng “đất võ - trời văn”. Đến CồnChim, du khách còn được khám phá vàtrải nghiệm các nghề truyền thống nhưchồ rớ, đăng sáo, lưới gõ, quăng chàicủa ngư dân đầm thị Nại và thưởngthức những món ngon đặc sản vùngđầm nước.

MạNH HuâN

Bình Định: Bảo tồn và khai thác khu du lịch sinh thái Cồn Chim

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

12 số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Sáng 09.9, tỉnh Quảng Nam tổ chứcHội nghị tổng kết 15 năm thực hiệnphong trào toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa và triển khai sâu rộngcông tác này trong những năm tiếp theo.

Qua 15 năm thực hiện, phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa trên địa bàn Quảng Nam đãthực sự đi vào cuộc sống, có sức lan tỏatrong các tầng lớp nhân dân, đem lạinhững thành tựu to lớn, toàn diện và sâusắc về nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội ở địa phương; thể hiện sự đúngđắn về chủ trương của Đảng và Nhànước trong việc xây dựng, giữ gìn vàphát huy các giá trị văn hóa dân tộc.Toàn tỉnh có 331.211 hộ gia đình vănhóa (chiếm 88% số hộ gia đình), gần1.400 thôn, khối phố văn hóa (chiếm

78,8%), 1.136/1.718 khu dân cư triểnkhai mô hình “5 đoàn kết, 3 trong sạch”;thông qua đó đã vận động được 250.113ngày công, hiến 684.045m2 đất, tháo dỡhàng trăm công trình để làm đường giaothông, kiên cố hóa kênh mương nộiđồng, 59 tỷ đồng xây dựng 125 côngtrình văn hóa.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, việcthực hiện phong trào cũng còn một sốhạn chế: công tác chỉ đạo, triển khaithực hiện phong trào đôi lúc còn chưasâu sát, kịp thời, chưa bám sát nhiệm vụphát triển kinh tế-xã hội của địa phương;phong trào phát triển chưa đồng đềugiữa các vùng miền, khu vực; một số nộidung chưa gắn kết chặt chẽ với đời sốngxã hội; sự phối hợp thực hiện giữa cáccấp, các ngành, đoàn thể và thành viên

Ban chỉ đạo, địa phương còn chưa chặtchẽ, thiếu đồng bộ; một số tiêu chí, tiêuchuẩn không phù hợp với điều kiện kinhtế-xã hội và xu thế phát triển hiện nay...

Mục tiêu chung của tỉnh giai đoạn2016-2020 là tiếp tục phát triển phongtrào thực chất, hiệu quả và bền vững;chú trọng nâng cao chất lượng gia đìnhvăn hóa, thôn, khối phố văn hóa, tộc họvăn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệpvăn hóa; thực hiện tốt nếp sống vănminh trong việc cưới, tang, lễ hội; bảotồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc,đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần xâydựng môi trường văn hóa lành mạnh,tạo chuyển biến tích cực trong xây dựngcon người về đạo đức, nhân cách, lốisống, trí tuệ và năng lực làm việc…

MạNH CườNg

Ngày 09.9, UBND tỉnh Bắc Kạntổng kết 15 năm thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” giai đoạn 2000-2015. Nhândịp này, 18 cá nhân và 20 tập thể đãđược khen thưởng vì có thành tíchxuất sắc trong thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”.

Tỉnh Bắc Kạn phấn đến năm 2020,có 85% gia đình đạt và giữ vững danhhiệu “Gia đình văn hóa”; 72% làng,thôn, bản, tổ dân phố đạt và giữ vữngdanh hiệu “Làng văn hóa”; 92% cơquan, đơn vị, doanh nghiệp đạt và giữvững danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp đạt chuẩn văn hóa”; 20% xã đạtchuẩn văn hóa nông thôn mới, phườngđạt chuẩn văn minh đô thị.

Để thực hiện những mục tiêu trên,Bắc Kạn đề ra nhiều giải pháp, nhiệmvụ như: phát triển phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

rộng khắp, hiệu quả, chất lượng ở cácđịa bàn; tiếp tục xây dựng con người cóđủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lốisống và nhân cách văn hóa, đáp ứng yêucầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền,vận động tiếp tục được đẩy mạnh nhằmnâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện,tự giác của các gia đình, cơ quan, đơnvị, doanh nghiệp, địa phương trong thựchiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”; thực hiện nếpsống văn minh trong việc cưới, việc tangvà lễ hội. Đồng thời, việc xây dựngphong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” gắn kết chặt chẽvới cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng nông thôn mới, đô thị vănminh”; đưa tiêu chí thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” vào tiêu chí thi đua hàng nămcủa các địa phương trong toàn tỉnh…

15 năm qua, Bắc Kạn đã có 619.006

lượt hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đìnhvăn hóa”, 3.687 lượt khu dân cư đượccông nhận danh hiệu “Khu dân cư vănhóa”; trên 6.000 lượt cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp đạt danh hiệu “Cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn vănhóa”. Cuộc vận động “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư”, xây dựng đời sống văn hóatrong các cơ quan đoàn thể cũng đượcđẩy mạnh. Tính đến hết năm 2015, toàntỉnh có số người tham gia luyện tập thểdục, thể thao thường xuyên đạt 28%, sốhộ gia đình thể thao đạt 13%. Thực hiệnChỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếptục đẩy mạnh việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trênđịa bàn Bắc Kạn đã có 7 tập thể, 2 cánhân được Thủ tướng Chính phủ tặngBằng khen; 29 tập thể, 15 cá nhân đượcTrưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngtặng Bằng khen…

t.t.N

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”

Quảng Nam: Phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triểnthực chất

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

13số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Thông tin từ Nhà hát Tuổi trẻngày 08.9 cho biết: Nhân kỷ niệm28 năm ngày mất của nhà viết kịchLưu Quang Vũ (1988-2016), Nhàhát Tuổi trẻ dựng lại vở “Lời nói dốicuối cùng”. Đây là cách mà cácnghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ thể hiệntình cảm trân trọng với nhà viết kịchtài hoa. Vở diễn này cũng nằm trongkhuôn khổ biểu diễn 100 buổi miễnphí của Dự án “Chắp cánh niềm tin”mà Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp vớiNgân hàng Thương mại cổ phần SàiGòn - Hà Nội (SHB) thực hiện trongnăm 2016.

“Lời nói dối cuối cùng” là mộtvở kịch đậm chất hài dân gian, hómhỉnh và mang trong đó thông điệpcủa Lưu Quang Vũ là sự trung thựchay lòng tốt của con người phảiđược xây dựng từ lòng chân thànhchứ không phải sự xảo biện, dối trá.Vở kịch được Lưu Quang Vũ viếtnăm 1985, dàn dựng và công diễntháng 12.1985. Lần đầu tiên, vởkịch do đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân

Phạm Thị Thành dàn dựng cho lớpdiễn viên tài năng của Nhà hát Tuổitrẻ ngày ấy trình diễn như: LêKhanh, Lan Hương, Chí Trung, ĐứcHải… Vở kịch ra mắt đã nhận đượcsự chào đón nhiệt liệt của khán giảyêu sân khấu. Nghệ sĩ Nhân dânPhạm Thị Thành cũng được coi làngười dàn dựng nhiều nhất kịch bảncủa tác giả Lưu Quang Vũ (22 vở).

Lần này, vở “Lời nói dối cuốicùng” do đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu túChí Trung phục dựng với sự thamgia diễn xuất của dàn diễn viên trẻvới nhiều gương mặt xuất sắc từnggiành Huy chương Vàng, Bạc tạiLiên hoan sân khấu kịch năm 2015.Với mong muốn tạo sự khác biệtcho vở diễn, đạo diễn, Nghệ sĩ Ưutú Chí Trung đã mời nhạc sĩ QuốcTrung sáng tác âm nhạc cho vở diễntheo phong cách dân gian đươngđại. Họa sĩ Doãn Bằng đảm nhiệmthiết kế mỹ thuật sân khấu cho vởdiễn với nhiều sáng tạo trong xử lýkhông gian sân khấu mở, thiết kế

trang phục… Vở diễn “Lời nói dốicuối cùng” sẽ ra mắt công chúngThủ đô vào cuối tháng 9.2016.

Từ năm 2014, Nhà hát Tuổi trẻđã phối hợp với Ngân hàng SHBthực hiện dự án “Chắp cánh niềmtin” với sứ mệnh mang niềm vui vàtiếng cười của sân khấu kịch đếngần hơn với khán giả ở nhiềutỉnh/thành trên cả nước. Ban đầu, dựán hướng đến các em học sinh, sinhviên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.Đến nay, dự án đã đến với ngườixem ở nhiều lứa tuổi, ngành nghềkhác nhau ở cả 3 miền Bắc - Trung- Nam. Dự án đã tạo điều kiện chohàng vạn khán giả có cơ hội đến vớisân khấu kịch mỗi năm. Năm nay,Ngân hàng SHB tiếp tục tài trợ 4 tỷđồng cho Nhà hát Tuổi trẻ thực hiệndự án “Chắp cánh niềm tin”, dựkiến sẽ mang tới 100 đêm diễn chogần 100.000 khán giả trên khắp đấtnước với các chủ đề và các vở diễnkhác nhau…

H.yếN

Nhà hát Tuổi trẻ dựng lại vở “Lời nói dối cuối cùng”

UBND tỉnh Quảng Ninh quyếtđịnh chấm dứt việc kinh doanh dịchvụ ăn uống trong các hang, động củaDi sản - kỳ quan thiên nhiên thế giớivịnh Hạ Long.

Đối với Công ty cổ phần dịch vụvịnh Hạ Long (đơn vị được cấp phépkinh doanh loại hình này từ năm2005), UBND tỉnh yêu cầu phải thôngbáo cho các hãng lữ hành về việckhông tổ chức dịch vụ tại hang Trốngvà phải chấm dứt hoạt động kinhdoanh dịch vụ này trước ngày 30.10.

UBND tỉnh Quảng Ninh cũnggiao cho thành phố Hạ Long phối hợpvới các Sở, ban, ngành, địa phươngliên quan rà soát lại các quy hoạch, kếhoạch, đề án liên quan đến vịnh Hạ

Long và quy chế quản lý vịnh đểnghiên cứu, tham mưu, đề xuất việcxây dựng, phát triển các sản phẩm dulịch trên vịnh Hạ Long, đảm bảo antoàn, an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinhmôi trường, cảnh quan, tuân thủ Côngước về bảo vệ di sản văn hóa và thiênnhiên thế giới của UNESCO và phápluật Việt Nam.

Trước đó, TTXVN đã thông tin vềviệc kinh doanh dịch vụ ăn uống trongcác hang động của vịnh Hạ Long (chủyếu là ở hang Trống và Hồ ĐộngTiên…) gây ra những nguy cơ tác độngxấu đến di sản thiên nhiên thế giới.

Từ năm 2005, UBND tỉnh chỉ choCông ty cổ phần dịch vụ vịnh HạLong cho phép tổ chức dịch vụ ăn tối,

biểu diễn nghệ thuật ở duy nhất hangTrống. Tuy nhiên, thời gian gần đây,tại các điểm của vùng lõi di sản nhưHồ Động Tiên, Hang Tiên Ông, hangCỏ, hang Trinh Nữ tiếp tục tổ chứcloại hình dịch vụ này. Do vậy, UBNDtỉnh quyết định chấm dứt hoàn toànviệc kinh doanh dịch vụ ăn uốngtrong các hang, động của vịnh HạLong nhằm bảo tồn nguyên trạngnhững giá trị tự nhiên của di sản thiênnhiên thế giới vịnh Hạ Long, hạn chếtối đa những hoạt động có khả năngảnh hưởng, tác động không tốt tớicảnh quan, môi trường vịnh Hạ Long,phát huy giá trị di sản thiên nhiên thếgiới vịnh Hạ Long.

Hải pHoNg

Chấm dứt kinh doanh dịch vụ ăn uống trong hang động Hạ Long

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

14 số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Việt Nam là một trong những quốcgia có nền văn hóa đặc sắc và có nhiềutiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiênsự phát triển của ngành du lịch vẫnchưa tương xứng với tiềm năng. Thờigian tới cần có những giải pháp độtphá để phát triển ngành du lịch thực sựtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đâylà một trong những nội dung đượcnhấn mạnh tại tọa đàm giải pháp pháttriển du lịch Việt Nam trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn. Tọa đàm do BanKinh tế Trung ương và Hiệp hội Dulịch Việt Nam tổ chức, tại TP. Hồ ChíMinh ngày 08.9.

Tại tọa đàm, các đại biểu đánh giá,sự phát triển của ngành du lịch vẫnchưa tương xứng với tiềm năng, tốc độtăng trưởng của lượt khách không đềuqua các năm, có nhiều năm sụt giảm,đặc biệt là đối với nguồn khách quốctế, tỷ lệ du khách quay trở lại Việt Namvẫn còn thấp. Năng lực cạnh tranh củangành còn hạn chế, vẫn còn thiếu sựđồng bộ, tính chuyên nghiệp trongcung cấp sản phẩm dịch vụ và tạodựng hình ảnh thương hiệu điểm đếntrong mắt du khách, các sản phẩm dulịch chưa thực sự đa dạng đủ để thu hútdu khách trở lại.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch đã nêu mộtsố hạn chế ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng của ngành du lịch, như công tácxúc tiến quảng bá còn hạn chế về hiệuquả và nguồn lực, thiếu điểm đến dulịch nổi trội, khác biệt để cạnh tranhvới các nước trong khu vực; công tácquản lý điểm đến và môi trường dulịch còn nhiều bất cập, nguồn nhân lựcchưa đáp ứng nhu cầu phát triển; địnhhướng phát triển du lịch có tráchnhiệm, du lịch bền vững, dựa vào cộngđồng chưa thể hiện rõ. Cùng với đó,nhận thức các cấp ngành, địa phương

về du lịch chưa đồng bộ, mức độ quantâm thực sự đến phát triển du lịch cònchưa cao; quy hoạch và quản lý thựchiện quy hoạch ngành du lịch và cáclĩnh vực liên quan đến du lịch cònnhiều bất cập; mức độ mở cửa quốc tếchưa cao; hệ thống giao thông phục vụphát triển du lịch còn hạn chế; chínhsách ưu đãi cho du lịch còn thiếu…

Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết,với nhiều tiềm năng, thế mạnh về pháttriển du lịch, đến năm 2020, theo địnhhướng phát triển du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịchphấn đấu thu hút 15 triệu lượt kháchdu lịch quốc tế, tăng trưởng bình quân14%/năm trong giai đoạn 2015-2020;phục vụ 75 triệu lượt khách du lịch nộiđịa, tăng trưởng bình quân 6%/nămgiai đoạn 2015-2020. Đóng góp 10%trong GDP, tổng thu từ du lịch đạt 32,5tỷ USD, tăng trưởng GDP du lịch vàtổng thu từ khách du lịch 16%/năm;tạo ra 3,5 triệu việc làm.

Để thực hiện được những mục tiêutrên, ở góc độc tổng quan, ngành dulịch đề ra nhiều nhóm giải pháp nhưnâng cao nhận thức vai trò, vị trí củangành; tái cơ cấu ngành; xây dựng thểchế và hoàn thiện hệ thống pháp luật;tăng cường quản lý nhà nước về dulịch; đổi mới công tác xúc tiến quảngbá; tạo điều kiện thuận lợi cho kháchdu lịch quốc tế; phát triển các loại hìnhsản phẩm, thu hút các nguồn lực đầutư lớn để hình thành các khu vực pháttriển du lịch động lực; đẩy mạnh côngtác đào tạo, phát triển nguồn nhân lựcdu lịch.

Đề cập đến giải pháp tăng nguồnthu từ dịch vụ du lịch, ông Cao TríDũng, Tổng Giám đốc VietnamTravelmart cho rằng, trước hết cầnthực hiện đồng bộ các giải pháp kíchcầu du lịch, tăng cường quảng bá, xúc

tiến du lịch, tạo môi trường du lịchlành mạnh… nhằm tăng lượng kháchdu lịch trong nước và khách quốc tếđến Việt Nam. Cùng với đó cần chútrọng đến việc tăng chi tiêu của kháchdu lịch, đây là mục tiêu then chốtnhằm tăng nguồn thu cho ngành dulịch. Thực tế hiện nay mức chi tiêu củakhách du lịch tại Việt Nam khá thấp,ngay cả với các thị trường có khả năngchi trả cao. Nước ta đang thiếu các sảnphẩm du lịch mang tính giải trí cho dukhách, mặt hàng lưu niệm đặc trưngcòn nghèo nàn… Một trong những giảipháp nên thực hiện là áp dụng mô hìnhOTOP (One Town One Product - mỗiđịa phương một sản phẩm), tạo nênchuỗi cửa hàng mua sắm đa dạng phụcvụ khách du lịch tại các địa phương.

Còn theo ông Lưu Đức Kế - Giámđốc Công ty Lữ hành Hanoitourist,một trong những giải pháp quan trọngđể tạo đột phá cho ngành du lịch là đàotạo nguồn nhân lực du lịch chất lượngcao, đáp ứng yêu cầu của ngành kinhdoanh quốc tế dịch vụ theo quy luậtcủa kinh tế thị trường và hội nhập. Đểnâng cao chất lượng nguồn nhân lựccần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chếchính sách về công tác đào tạo nguồnnhân lực du lịch. Trong đó, cần bổsung những nghề du lịch còn thiếu;xây dựng và ban hành trên chuẩn kỹnăng nghề du lịch quốc gia; thống nhấtcông bố chuẩn chất lượng đầu ra củađào tạo nhân lực du lịch giữa các Bộliên quan; ban hành danh mục nghềnghiệp phải qua đào tạo du lịch, cấpthêm mã ngành đào tạo ở bậc trên đạihọc cho ngành du lịch. Cùng với đó,cần tăng cường năng lực của các cơ sởđào tạo, cập nhật đổi mới xây dựngchương trình, giáo trình đào tạo du lịchtiên tiến…

t.t.N

Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tếmũi nhọn

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

15số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày 11.9, tại thành phố Nha Trang,tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra cuộc thi bamôn phối hợp Challenge Việt Nam2016, với sự tham gia của 215 vận độngviên đến từ hơn 30 quốc gia và nước chủnhà Việt Nam.

Cuộc thi ba môn phối hợp ChallengeViệt Nam 2016 do Công ty trách nhiệmhữu hạn Pulse Active (chuyên tổ chứccác sự kiện thể thao) tổ chức lần đầu tiêntại Việt Nam, diễn ra tại Quảng trường2 tháng 4 và trên tuyến đường Trần Phú– Phạm Văn Đồng, dọc bờ biển thànhphố Nha Trang.

Các vận động viên tranh tài môn bơilội ở cư ly 1,9km trên biên, sau đó tiêptuc thư thách trên chặng đua 90km ở bộmôn xe đap và cuối cùng là chạy bộ trênchặng đường 21km để về đích cuốicùng.

Kết quả: Giải thưởng dành cho vậnđộng viên chuyên nghiệp, bao gồm:thứ hạng từ 1 đến 5 thuộc nhóm vậnđộng viên nam, lần lượt là: MitchellRobins, Levi Maxwell, Carlos Forero,Alexander Polizzi và Luke Bell (đều làvận động viên đến từ Australia). Thứhạng từ 1 đến 5 thuộc các vận độngviên nữ, lần lượt là: Jessica Fleming(Thụy Điển), Julia Brant(NewZealand), Michelle Duffield(Australia), Monica Torres (ThụyĐiển) và Katy Duffield (Philippines).Tổng giải thưởng cho hai nhóm vậnđộng viên nam và nữ nói trên có giá trịtrên 330 triệu đồng. Ngoài ra Ban tổchức còn trao các giải dành cho cácvận động viên nghiệp dư về đíchnhanh nhất, nhóm vận động viên thitiếp sức và giải thưởng dành cho các

nhóm tuổi, bằng phần thưởng cờ lưuniệm, cúp lưu niệm...

Đây là cuộc đua nằm trong khuônkhổ của hoạt động thể thao quốc tếChallenge Family, lần đầu tiên tổ chứctại Đức vào năm 2002 và đến nay đãđược tổ chức tại 40 quốc gia. Theo Bantổ chức, thành phố Nha Trang hội đủđiều kiện đáp ứng cơ sở hạ tầng, yêu cầukỹ thuật chuyên môn của cuộc đua;đồng thời, các vận động viên quốc tế khiđến thi đấu sẽ được trải nghiệm và tậnhưởng trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên củavịnh biển Nha Trang. Challenge ViệtNam hướng đến kế hoạch sẽ tổ chứcthường xuyên giải thi đấu này tại thànhphố Nha Trang trong tương lai, nhằmgóp phần quảng bá, thu hút du kháchquốc tế đến đây.

A.tùNg

Cuộc thi ba môn phối hợp Challenge Việt Nam 2016

Trong 3 ngày từ 10-12.9, ĐoànFamtrip quốc tế gồm đại diện cáccông ty lữ hành, dịch vụ du lịch vàphóng viên đến từ các nước như Nga,Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc… đã đếnkhảo sát và tìm hiểu các sản phẩm dulịch tại Bình Thuận. Tại đây, đoàn đãđến tham quan và trải nghiệm các sảnphẩm du lịch tại một số điểm du lịchnổi tiếng của Bình Thuận như: đồi cátbay Mũi Né, khu du lịch Tà Cú, ditích tháp Chăm Pô Sah Inư PhanThiết, lâu đài rượu vang và sân golfcủa Sealinks City… Ngoài ra, đoàncũng đến tìm hiểu dịch vụ lưu trú,buồng phòng, ẩm thực tại một sốkhách sạn, cơ sở lưu trú cao cấp, khunghỉ dưỡng biển trên địa bàn “thủ đôresort” Hàm Tiến - Mũi Né…

Chuyến khảo sát lần này khôngchỉ là cơ hội để ngành du lịch giớithiệu tiềm năng, hình ảnh điểm đếnBình Thuận thân thiện, an toàn màcòn là dịp để các doanh nghiệp du

lịch trên địa bàn quảng bá dịch vụ,sản phẩm mới của mình, đồng thờinắm bắt thị hiếu thị trường kháchquốc tế và tìm kiếm cho mình nhữngđối tác mới.

Gặp gỡ với đoàn Famtrip, Hiệphội du lịch Bình Thuận đã thông tintình hình phát triển du lịch của địaphương trong những năm qua. Vớigần 200km bờ biển, Bình Thuận cónguồn tài nguyên du lịch biển phongphú với những bãi biển đẹp, thơmộng cùng hệ sinh thái biển đa dạng.Các khu nghỉ dưỡng cao cấp nằm dọcbờ biển đã trở thành điểm đến hấpdẫn, thu hút nhiều thị trường kháchquốc tế khác nhau. Sau 20 năm pháttriển bền vững và hội nhập, bên cạnhxây dựng và quảng bá thương hiệubiển Mũi Né - Phan Thiết, BìnhThuận còn chủ động xây dựng liênkết phát triển du lịch với các tỉnhduyên hải miền Trung, Đông NamBộ, Tây Nguyên, 2 quốc gia Lào và

Campuchia. Công tác bảo tồn di sản,bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thểđược Bình Thuận thực hiện tốt, cácsản phẩm du lịch mang các lễ hộitruyền thống đặc trưng như lễ hộiNghinh Ông, lễ hội Katê… được táihiện sinh động, thu hút du khách.

Từ đầu năm đến nay, hoạt độngkinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnhtiếp tục phát triển, chất lượng sảnphẩm du lịch, dịch vụ du lịch đượcnâng cao. Tỉnh đã chú trọng hơn tớicông tác đảm bảo an ninh trật tự, cứuhộ, an toàn du khách tại các khu,điểm du lịch. Trong 8 tháng, BìnhThuận đón khoảng 2,8 triệu lượtkhách du lịch (tăng 6,7% so với cùngkỳ năm 2015). Đặc biệt là kháchquốc tế đến với Bình Thuận tăng 11%so cùng kỳ năm trước; riêng từ đầunăm đến nay đón hơn 320.000 lượtkhách đến từ 100 quốc gia, khu vựckhác nhau.

Vũ MiNH

Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Bình Thuận

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

16 số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày 10.9, Giải vô địch bắn súngtoàn quốc năm 2016 đã chính thức khởitranh tại Trung tâm Huấn luyện Thểthao quốc gia Hà Nội. Giải đấu nămnay thu hút 215 vận động viên tranh tàiđến từ 13 đơn vị gồm: Hà Nội, Thànhphố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, VĩnhPhúc, Hải Dương, Quảng Ninh, ThanhHoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk,Đồng Nai, Quân đội và Bộ Công an.

Những đoàn có truyền thống bắnsúng luôn giành thành tích cao trongnhiều năm qua vẫn duy trì số lượng đôngđảo vận động viên tham gia thi đấu gồm:Hà Nội với 45 vận động viên, Quân độivới 35 vận động viên, Hải Dương với 30vận động viên… Ngay trong ngày đầukhởi tranh, các xạ thủ đã thi đấu nhữngnội dung đầu tiên: 50m súng ngắn bắn

chậm nam; 25m súng ngắn thể thao nữ,10m súng trường hơi nữ.

Giải vô địch bắn súng toàn quốcnăm 2016 là dịp để Liên đoàn Bắn súngViệt Nam kiểm tra, đánh giá chất lượngđào tạo của các huấn luyện viên, chấtlượng thi đấu của các vận động viên.Thông qua đó, Ban tổ chức phát hiện,tuyển chọn các vận động viên có thànhtích xuất sắc để bổ sung cho đội tuyểnbắn súng quốc gia tham dự các giải đấulớn trong khu vực, châu lục và quốc tế.

Trong khuôn khổ Giải vô địch bắnsúng toàn quốc năm nay, các xạ thủnam tranh tài ở 14 nội dung gồm: 50msúng trường tự chọn nằm bắn 60 viên;50m súng trường tự chọn 3 tư thế 3x40;10m súng trường hơi 60 viên; 50msúng ngắn tự chọn 60 viên; 10m súng

ngắn hơi 60 viên; 25m súng ngắn bắnnhanh 2x30; 25m súng ngắn tiêu chuẩnnam 3x20; 25m súng ngắn ổ quay30+30; 25m súng ngắn thể thao 30+30;10m súng trường hơi di động; 10msúng trường hơi di động hỗn hợp 40viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bayDouble Trap; bắn đĩa bay Skeet.

Các xạ thủ nữ thi đấu ở 10 nội dunggồm: 50m súng trường thể thao nằmbắn 60 viên; 50m súng trường thể thao3 tư thế 3x20; 10m súng trường hơi 40viên; 25m súng ngắn thể thao 30+30;10m súng ngắn hơi 40 viên; 10m súngtrường hơi di động tiêu chuẩn 20+20;10m súng trường hơi di động hỗn hợp40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bayDouble Trap; bắn đĩa bay Skeet.

NAM ANH

215 xạ thủ tranh tài tại Giải vô địch bắn súng toàn quốc 2016

Sau 6 ngày tranh tài sôi nổi, chiều11.9, tại TP. Buôn Ma Thuột (ĐắkLắk), Giải bóng bàn các đội mạnh toànquốc, tranh cúp Tổng cục Cảnh sát lầnthứ I năm 2016 đã kết thúc.

Kết quả, giải nhất toàn đoàn nộidung đồng đội nam thuộc về câu lạc bộHà Nội T&T; nhất nội dung đồng độinữ thuộc về Câu lạc bộ PetrosetcoThành phố Hồ Chí Minh. Giải nhất nộidung đơn Nam thuộc về Nguyễn AnhTú câu lạc bộ Hà Nội T&T; nhất đơnNữ thuộc về Mai Hoàng Mỹ TrangPetrosetco Thành phố Hồ Chí Minh.

Giải bóng bàn các đội mạnh toànquốc, tranh cúp Tổng cục Cảnh sát lầnthứ I năm 2016 do Tổng cục Thể dụcthể thao, Liên đoàn Bóng bàn ViệtNam, Tổng cục Cảnh sát và SởVHTTDL Đắk Lắk, phối hợp tổ chứcdiễn ra từ ngày 06.9, tại Nhà thi đấuThể dục Thể thao Đắk Lắk.

Giải đấu quy tụ hơn 100 vận độngviên, của 10 đoàn, đến từ cáctỉnh/thành, ngành gồm: Công an nhândân, Quân đội, Hà Nội, Thành phố HồChí Minh, Vicem Hoàng Thạch HảiDương, Hà Nội T&T, Tiền Giang, Đà

Nẵng, Fetrosetco Thành phố Hồ ChíMinh và Vĩnh Long. Các tay vợt thiđấu ở 4 nội dung: đồng đội nam, đồngđội nữ, đơn nam, đơn nữ tham dự.

Giải bóng bàn các đội mạnh toànquốc, tranh cúp Tổng cục Cảnh sát lầnI năm 2016 là dịp để các vận động viêncó dịp giao lưu, học hỏi, trao đổi kinhnghiệm. Qua giải đấu này, Tổng cụcThể dục thể thao cũng chọn những vậnđộng viện xuất sắc nhất tham gia cácgiải đấu lớn trong nước và khu vực.

M.CườNg

Kết thúc Giải bóng bàn các đội mạnh toàn quốc

Ngày 08.9.2016, Nhà hát Kịch ViệtNam phối hợp với Câu lạc bộ “Tuổi trẻvì Biển đảo quê hương” tổ chứcchương trình Trung thu 2016 tại Bộ Tưlệnh Hải quân vùng 1 (Hải Phòng),phục vụ cho các cháu thiếu nhi là concủa các cán bộ, chiến sĩ đang công táctại quần đảo Trường Sa. Chương trìnhgồm có những nội dung: biểu diễn mộttiết mục kịch “Đám cưới con gáiChuột”; tặng hơn 1.000 suất quà và 50

suất học bổng cho các cháu thiếunhi… với tên gọi “Bố ở đảo xa, con ởnhà có bạn”. Đây là một món quàTrung thu đầy ý nghĩa, ấm áp nghĩatình, góp tình thương cho hậu phương- kê điểm tựa vững chắc cho tiền tuyếnvà cũng là tri ân phần nào sự hy sinhthầm lặng cao cả của các cán bộ, chiếnsĩ Bộ đội Trường Sa, nơi đầu sóngngọn gió ngày đêm canh giữ vữngchắc chủ quyền Biển đảo Tổ quốc.

Cũng trong dịp này, Nhà hát KịchViệt Nam còn tổ chức hơn 10 buổibiểu diễn phục vụ các cháu thiếu nhitại Thủ đô Hà Nội với các vở diễn“Đám cưới con gái Chuột”, “Cải lãohoàn đồng”. Đây cũng là một món quàmà Nhà hát Kịch Việt Nam dành tặngcho các cháu thiếu nhi nhân dịp khaigiảng đầu năm học mới và đón tếtTrung Thu năm nay.

H.yếN

Nhà hát Kịch Việt Nam phục vụ thiếu nhi dịp Tết Trung thu

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

17số 1192 l 15.9.2016

Sự kiện vấn đề

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừaquyết định đầu tư gần 13,2 tỷ đồng đểbảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cầungói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thịxã Hương Thủy). Thời gian thực hiệndự án trong 3 năm, kể từ tháng 9.2016.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầuvồng bằng gỗ bắc qua một conmương làng Thanh Thủy Chánh,thuộc xã Thủy Thanh, thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cáchthành phố Huế khoảng 8km về phíaĐông Nam. Đây là chiếc cầu gỗ đượcxếp vào loại hiếm và có giá trị nghệthuật cao nhất trong các loại cầu cổ ởnước ta. Cầu được Bộ Văn hoá cấpbằng công nhận là Di tích cấp quốcgia năm 1990.

Trong các dịp Festival Huế, cầungói Thanh Toàn được biết đến trongmột tour du lịch “Hương xưa làng

cổ”, thu hút khách thập phương. Đếnđây, du khách có thể được trải nghiệmvới người nông dân về các vật dụngcày, bừa và quạt lúa, chày cối giã gạo,cối xay bột, nồi đất, nồi đồng, mâmđồng... trong nhà trưng bày nông cụgắn liền với hạt lúa, hạt cơm; đượcchứng kiến chiếc xe đạp nước bằnggỗ, người nông dân vừa đạp nước vàoruộng, vừa cất tiếng hò giữa đêmtrăng thanh gió mát.

Cầu ngói Thanh Toàn được xâydựng theo lối “thượng gia hạ kiều”(trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thướcmộc (18,75m), rộng 14 thước mộc(5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thâncầu có hai dãy bục gỗ và lan can đểngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che,lợp ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xâydựng cách đây hơn hai thế kỷ đã baolần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh

tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hưhỏng này, nhân dân xã đều chungnhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ. Trướcđó, cầu cũng đã được trùng tu, sửachữa vào các năm 1847, 1906, 1956,1971. Qua các lần tu sửa, kích thướcthu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộnglà 4,63m.

Cầu do bà Trần Thị Ðạo cúng tiềncho làng xây dựng vào năm 1776. BàTrần Thị Ðạo là vợ một vị quan caocấp dưới triều vua Lê Hiển Tông.Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã bansắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo vàmiễn cho làng nhiều loại sưu dịch đểhọ nhớ đến công ơn và noi theo tấmgương tốt của bà. Năm 1925, vuaKhải Ðịnh cũng ban sắc phong cho bàlà Dực Bảo Trung Hưng Linh phò vàlệnh cho dân lập bàn thờ ngay trêncầu để thờ cúng bà. Đ.LâM

Thừa Thiên Huế: Hơn 13 tỷ đồng trùng tu cầu ngói Thanh Toàn

Là thành phố năng động, đặc biệtsự phát triển không ngừng về cơ sởhạ tầng, giao thông vận tải, cơ sở lưutrú là những điều kiện thuận lợi đểphát triển loại hình du lịch MICE,Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểmđến mới của du lịch MICE tại ĐôngNam Á. Đó là khẳng định của cácdoanh nghiệp lữ hành, các nhà đầutư, chuyên gia trong lĩnh vực du lịchtrong và ngoài nước trong hội thảo“Giới thiệu điểm đến các nước tiểuvùng sông Mekong”, do BộVHTTDL tổ chức ngày 07.9, tạiThành phố Hồ Chí Minh.

Đề cập đến điều kiện thuận lợicủa Thành phố Hồ Chí Minh, bàDương Thị Hoàng Yến, đại diện SởDu lịch Thành phố Hồ Chí Minh chobiết, hiện thành phố là nơi kết nốivới nhiều tỉnh/thành trong cả nướcvà 24 thành phố lớn trên toàn thếgiới. Nơi đây còn có gần 120 kháchsạn tiêu chuẩn 3-5 sao với 14.787

phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu lưutrú của du khách. Thành phố còn cónhiều công trình kiến trúc, thắngcảnh thiên nhiên; tập trung nhiều khuvui chơi giải trí sầm uất của cả nước.

Ông Gilbert Whelan, CEORiverlege (Hoa Kỳ) cho rằng, Thànhphố Hồ Chí Minh đang sở hữu rấtnhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển, đẩy mạnh du lịch MICE vớiđiều kiện về cơ sở hạ tầng, giaothông vận tải thuận lợi, nhiều cơ sởlưu trú cao cấp… có thể đáp ứng nhucầu của khách du lịch MICE.

Tuy nhiên, một số ý kiến chorằng, vẫn còn những hạn chế trongphát triển du lịch MICE tại thànhphố Hồ Chí Minh, nhất là phát triểnvề cơ sở hạ tầng, nạn kẹt xe vào giờcao điểm, các dịch vụ hỗ trợ dukhách chưa thân thiện; đồng thời,cần tăng cường khả năng giao tiếptiếng Anh của lực lượng cảnh sátgiao thông cũng như cho các tình

nguyện viên nhằm hỗ trợ du kháchkhi lưu trú.

Ông Nguyễn Quý Phương - Vụtrưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Dulịch nhận định: Thành phố Hồ ChíMinh có những điều kiện thuận lợiđể phát triển du lịch MICE. Đâyđược xem là một trong những loạihình du lịch quan trọng góp phầnthúc đẩy phát triển ngành du lịchViệt Nam. Thành phố cần tiếp tụcphát huy hơn những thế mạnh hiệncó, đồng thời phát triển, tăng cườnghệ thống cơ sở lưu trú, khu vui chơigiải trí.

Loại hình du lịch MICE (viết tắtcủa các từ: Meeting (gặp gỡ),Incentive (khen thưởng) Conventions(hội thảo), Exhibition (triển lãm)) làloại hình du lịch kết hợp với các hoạtđộng trao đổi gặp gỡ, khen thưởng,hội thảo, triển lãm mang lại nhiều giátrị kinh tế, tác động tích cực đếnngành du lịch. t.LâM

Thành phố Hồ Chí Minh - điểm đến mới của du lịch MICE

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

18 số 1192 l 15.9.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, từ nayđến năm 2020, Đắk Lắk tiếp tục đầutư 10 tỷ 250 triệu đồng để bảo tồn,phát huy văn hóa cồng chiêng, nhằmgóp phần tích cực trong việc giữ gìn,phát huy những giá trị văn hóa củađồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ,thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trênđịa bàn.

Đắk Lắk tiếp tục thực hiện tốt việckiểm di sản văn hóa cồng chiêng củađồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ,xác định giá trị, số lượng cồng chiêng,các bài chiêng cổ, nghệ nhân truyềndạy phục vụ cho việc bảo tồn, pháthuy giá trị văn hóa cồng chiêng.Ngoài ra, trang bị cồng chiêng cho cácđội chiêng trẻ ở các buôn làng, phấnđấu đến năm 2020, trên 70% buôn củađồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗđều có cồng chiêng; 15 huyện, thị xã,

thành phố tổ chức các lớp truyền dạyvề cách đánh cồng chiêng, chỉnhchiêng cho thanh niên người dân tộcthiểu số tại chỗ. Bên cạnh đó, tỉnhphục hồi, gìn giữ các hoạt động sinhhoạt văn hóa, các lễ hội truyền thốngđể tạo môi trường diễn xướng chocồng chiêng, sinh hoạt văn hóa cồngchiêng, khuyến khích trong sinh hoạtvăn hóa cộng đồng và tổ chức các lễhội truyền thống dân gian có sử dụngcồng chiêng…

Cồng chiêng từ bao đời đã gắn bómật thiết và không thể tách rời trongđời sống cộng đồng, trong các nghilễ, lễ hội của đồng bào các dân tộcthiểu số tại chỗ của tỉnh Đắk Lắk.Hiện nay, đồng bào các dân tộc Êđê,M’nông, J’rai, Xơ Đăng… của tỉnhcòn lưu giữ hàng ngàn bộ cồngchiêng quý. Tỉnh cũng tổ chức nhiều

lớp truyền dạy đánh cồng chiêng chocon em đồng bào các dân tộc thiểu sốtại chỗ và qua truyền dạy, các nghệnhân đã giúp các em nắm bắt đượccách sử dụng cồng chiêng và diễn tấuđược một số bài chiêng cơ bản củadân tộc mình. Tỉnh cũng tổ chức liênhoan văn hóa cồng chiêng; đồng thời,đầu tư, hỗ trợ cồng chiêng cho cácđội chiêng ở các buôn làng… Hiệnnay, ngoài hàng trăm đội cồng chiêngcủa những người lớn tuổi, tỉnh còn có335 đội chiêng trẻ. Hầu hết các nghilễ truyền thống của đồng bào dân tộcthiểu số tại chỗ cũng đã được phụcdựng, góp phần giáo dục ý thức chođồng bào các dân tộc tại chỗ gìn giữ,phát huy các lễ hội truyền thống vàkhông gian diễn tấu cồng chiêng củabuôn làng trên địa bàn…

QuANg Huy

Đắk Lắk thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng

Sáng 10.9, Bảo tàng Lịch sử quốcgia Việt Nam phối hợp với SởVHTTDL Bình Thuận công bố kết quảsơ bộ khai quật di tích Động Bà Hòe,thuộc thôn 5, xã Hàm Đức, huyện HàmThuận Bắc. Sau gần 2 tháng tiến hànhkhai quật, các nhà khảo cổ đã đưa lênkhỏi lòng đất nhiều di tích, di vậtphong phú với nhiều thông tin khoahọc quan trọng.

Trong đợt khai quật này, các nhàkhảo cổ đã khai quật trên 5 hố với tổngdiện tích khoảng 324m2. Các di tíchxuất lộ trong hố khai quật gồm có mộtáng và một số cụm đá. Các nhà khảocổ đã khai quật được tổng cộng 43 mộtáng với hai loại hình chủ yếu là mộ nồivà mộ đất. Mộ được chôn trong tầngvăn hóa, độ sâu trung bình khoảng 60-70cm. Đồ tùy táng được chôn theo chủyếu là đồ đá và đồ gốm, loại hình chủyếu là công cụ sản xuất như rìu, cuốc,dọi se chỉ hay các đồ dùng sinh hoạt

nồi, bình bát bồng, cốc… Ông Trương Đắc Chiến - Bảo tàng

Lịch sử quốc gia Việt Nam chủ trì cuộckhai quật cho biết: Cùng với các mộtáng và hiện vật chôn theo, trong tầngvăn hóa của di tích, còn thu được mộtkhối lượng lớn di vật của người xưachủ yếu là đồ đá và đồ gốm. Tuy chưachỉnh lý hết chi tiết nhưng qua nghiêncứu sơ bộ có thể thấy đồ đá ở đây có cácloại hình như công cụ ghè đẽo, bànmài, mảnh tước, phác vật… Đó lànhững tín hiệu cho thấy có thể là mộtcông xưởng chế tác đá của người xưa,mà sản phẩm chế tác có thể là vòng tay.Đồ gốm chủ yếu là các mảnh vỡ củacác loại đồ nấu, đồ đựng dùng trongsinh hoạt như nồi, bình, bát bồng…

Qua tổng thể di tích và di vật, cóthể thấy Động Bà Hòe là một nơi cưtrú của người xưa. Nhưng không chỉlà nơi cư trú đơn thuần mà ở đây còndiễn ra hoạt động chế tác đá rất rõ. Do

vậy có thể khẳng định đây là một dichỉ xưởng. Bên cạnh đó, sự xuất hiệnphổ biến của các cụm mộ trong tầngvăn hóa còn cho thấy là một di chỉ -mộ táng. Chứng tỏ một di tích có tínhchất khá đa dạng gồm cư trú - sảnxuất - mộ địa. Qua đợt khai quật, cóthể xác định khung niên đại của ditích này thuộc tiền văn hóa Sa Huỳnh,niên đại chung của di tích này vàokhoảng 3.500-2.500 năm BP (hiệntượng một di tích phát triển trực tiếptừ giai đoạn Hậu kì Đá lên Sơ kì Sắt,với các di tích tiêu biểu như Đa Kai,Suối Chồn, Lung Len).

Trong thời gian tới, những tài liệumộ táng, di vật này sẽ được chỉnh lý chitiết để xác định những thông tin quantrọng về mối quan hệ giữa tầng văn hóavà di tích mộ táng, cũng như mối quanhệ của di tích này với các di tích kháctrong khu vực.

L.KHáNH

Bình Thuận: Khai quật tại di tích Động Bà Hòe

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

19số 1192 l 15.9.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

LỊCH DIỄN THÁNG 9 CỦA NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM

Kết hợp tổ chức Lễ hội cà phê BuônMa Thuột lần thứ 6 với Liên hoan Vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017thành một lễ hội, diễn ra từ ngày 09-13.3.2017, đó là chủ trương của tỉnhĐắk Lắk.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, việc kếthợp này không những tiết kiệm đượcthời gian, tiền bạc mà còn nâng cao hiệuquả quảng bá thương hiệu cà phê BuônMa Thuột; nâng cao giá trị ngành càphê đối với người sản xuất, kinh doanhcà phê của tỉnh Đắk Lắk cũng như trongcả nước. Qua đó, củng cố vị thế mặthàng cà phê, khẳng định vị trí quantrọng của cà phê Việt Nam trên thị

trường thế giới; đồng thời phát huy vàbảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng củađồng bào các dân tộc, đặc biệt là vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lầnthứ 6 và Liên hoan Văn hóa cồngchiêng Tây Nguyên là cơ hội để tỉnhĐắk Lắk tổ chức các hoạt động xúc tiếnthương mại, đầu tư, du lịch… góp phầnthúc đẩy dự phát triển kinh tế-xã hộitrên địa bàn. Đắk Lắk là tỉnh có diệntích, sản lượng cà phê lớn nhất cả nước

với trên 200.000ha, sản lượng thuhoạch hàng năm đạt từ 450.000 tấn càphê nhân trở lên, chiếm 40% sản lượngcà phê của cả nước. Cà phê của tỉnhĐắk Lắk đã xuất khẩu trên 80 quốc gia,vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngành cà phê và đặc biệt “Kiệt táctruyền khẩu và Di sản văn hóa phi vậtthể - cồng chiêng Tây Nguyên” đã đượcUNESCO công nhận đóng vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế-xã hội trênđịa bàn. Q.Huy

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

NID UIB MI A NID V YÀGN

01 “Bi t i Bá en” “Dòng ch y mùa thu”

Q n B c T Liêm Nhà hát K ch VN

maN tiV hcK táh àhN ”uht aùm yhc gnòD“ 20

maN tiV hcK táh àhN ”uht aùm yhc gnòD“ 30

maN tiV hcK táh àhN ”uht aùm yhc gnòD“ 40

05 “Bi t i báo en” “Dòng ch y mùa thu”

HV Nguy Ái Qu c Nhà hát K c t Nam

maN tiV hcK táh àhN ”ne oáb i tiB“ 60

maN tiV hcK táh àhN ”uht aùm yhc gnòD“ 70

)gnòhP iH .PT( nâuq iH hnl T B ”tuhc iág noc ic má“ 80

10 “ ám c gái t” “C i lão ho ng”

Nhà hát K ch VN 33 P m Ng Lão

niT gnàrT gnhP ”gn nàoh oãl iC“ 11

maN tiV hcK táh àhN ”uht aùm yhc gnòD“ 21 nêiB gnoL nuQ nâd nâhn ná aòT ”tuhc iág noc ic má“ 31

14 “ ám c 8h30, 20h “Th y và trò”

R p Công Nhân Nhà V n hóa nh Yên

maN tiV hcK táh àhN ”tác ià uâL“ 51

17 cuQ gnurT i 9.32-9.71 T ”nib gN“ + ”tác ià uâL“

23 cuQ gnurT i 9.32-9.71 T ”nib gN“ + ”tác ià uâL“

27 “Th y và trò” “B nh s ”

Q n C u Gi y Nhà hát K ch VN

iaC oàL hp hnàhT hgn iH mât gnurT ”òrt àv yhT“ 82

29 “Th y và trò” t i báo en”

Nhà Thi nhi T nh Phú Th Trung tâm i n c Giang

maN àH hnT aóh nV mât gnurT ”òrt àv yhT“ 03

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 -

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệm xuất bản

Văn Phòng Bộ VhTTdl

Biên tậpTrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 60/gP - XBBT

cấp ngày 09/8/2016

In tạicông Ty Tnhh Thương mạI

ThIên Thành

Cây xanh tại Khu di tích cố đô Huếlà một phần quan trọng làm nên giá trịđộc đáo, đặc sắc của di sản văn hóaHuế nói riêng và của tỉnh Thừa ThiênHuế nói chung. Chính vì vậy, vấn đềnghiên cứu, phục hồi cảnh quan môitrường khu di sản là 1 trong 3 nội dungtrọng tâm của các dự án chiến lược vềbảo tồn di sản văn hóa Huế (bảo tồnvăn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vậtthể, và bảo tồn cảnh quan môi trườngkhu di sản) từ trước đến nay.

Hiện Trung tâm Bảo tồn di tích Cốđô Huế đang thực hiên đề tài “Điều tra,đánh giá thực trạng và nghiên cứu giảipháp bảo tồn hệ thống cây cổ thụ ởquần thể di tích Cố đô Huế”. Trên cơsở này, Trung tâm từng bước thống kê,đánh giá tình trạng sức khỏe, phân loạiđối tượng cây, và số hóa định vị trênbản đồ, để vừa nghiên cứu giá trị lịchsử và xây dựng các giải pháp bảo tồnthích đáng.

Đến cung Diên Thọ, ấn tượng nhấtvới du khách là cây tùng La Hán. Câyđược xếp vào hàng cổ nhất Việt Namvới tuổi thọ trên 100 năm. Khác vớiloại tùng của miền Bắc, cây tùng nàycó lá nhỏ hơn và rất khó trồng. TùngLa Hán tượng trưng cho sự trường thọ,mặc dù sống lâu năm nhưng bộ lá củacây thì mãi mãi xanh nên còn có tên làVạn Niên Thanh. Đây cũng là lý do màcây được trồng ở nơi sống và sinh hoạtcủa Thái Hoàng Thái Hậu - cung DiênThọ và còn có tên gọi là cây Phật Bà.

Du khách khi đi thăm Đại Nội sẽnhìn thấy hai cây tếch cổ thụ nằm ở sânphía Tây Điện Thái Hòa. Loại cây nàycó hoa màu hồng nhạt, nở hai lần trongnăm vào đầu hè và đầu đông.

Phía sau điện Thái Hoà, khách dulịch luôn ngỡ ngàng với vẻ đẹp của haingô đồng. Theo sử liệu, vua MinhMạng là người đầu tiên đưa ngô đồngtừ Quảng Đông về trồng sau điện TháiHòa và trước điện Cần Chánh. Có lẽ vì

quá yêu quý loài hoa ngô đồng nên vuaMinh Mạng mới cho chạm hình ảnhngô đồng vào chiếc đỉnh mang thụyhiệu của ông là Nhân đỉnh (một trongCửu đỉnh còn lại hiện nay ở Thế Miếu,Đại Nội Huế).

Đến nay, ở nhiều khu di tích vẫncòn lưu giữ nhiều cây trồng cổ thụ đặctrưng, thể hiện tính cách của từng vịvua, hay đánh dấu một điểm mốc lịchsử, một mối quan hệ bang giao. Cũnghấp dẫn được nhiều sự quan tâm của dukhách là cây thông già có thế đứngmềm mại ở Thế Miếu. Cây thông giàấy nghe kể được trồng từ thời vuaMinh Mạng, vẫn lặng lẽ đi qua thángngày trên giàn đỡ bằng kim loại. Trướccây, nhiều du khách dừng chân chụphình kỷ niệm, nhiều người khác tò mòđoán tuổi của cây làm sinh động thêmtuor du lịch tham quan di sản. Đó chínhlà những “nhân chứng” trong mỗi câuchuyện liên quan đến triều đại này màngày ngày đang được các hướng dẫnviên du lịch giới thiệu với du khách.

Tuy vậy, thực trang cây xanh trongkhu di sản là một vấn đề rất phức tạp,bởi hiện có tới 80% cây xanh trong địabàn khu di sản là cây tạp, cây mọc tựnhiên, cây trồng mới sau năm 1945.Chỉ có khoảng 20% là cây được trồngnguyên thủy, trồng theo quy hoạch(theo kết quả điều tra của Trường Đạihọc Nông lâm Huế). Do đó việc nghiêncứu, điều chỉnh (bao gồm sắp xếp,

trồng mới, bố trí lại…) cho hệ thốngcây xanh trong địa bàn khu di sản là hếtsức cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải cóchiến lược để nghiên cứu, bổ sungnhững giống cây chiến lược, cây cảnhquý để phục vụ việc tôn tạo, phục hồicảnh quan mà đặc biệt là các khu vườnThượng uyển, vườn Ngự sau này.

Hiện Trung tâm Bảo tồn di tích Cốđô Huế xây dựng một vườn ươm câykhá lớn với nhiều chủng loại để trồngvà thay thế dần các loại cây già cỗi, hưhỏng trong di tích. Đồng thời sưu tầm,ươm trồng được 1.500 cây mai vàng vàmai hồ điệp để trang trí các điểm di tíchtrong các dịp lễ, Tết. Trong đó có 600cây mai trên 15 năm tuổi và 900 cây 3-4 năm tuổi. Đặc biệt, trong vườn maicó một cây mai vàng trên 100 năm tuổivô cùng quý giá, cây mai cổ này cóxuất xứ ở chùa Thạch Bình (ngôi chùacó sắc phong của vua Minh Mạng),thôn Thạch Bình, thị trấn Sịa, QuảngĐiền được đem về trồng ở vườn từ năm2004 đến nay.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốcTrung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huếcho biết: Nhiều năm trở lại đây, hệthống cây xanh, nhất là cây cổ thụ, cũngđược đầu tư chăm sóc nhiều. Trung tâmluôn xác định, quần thể di tích Huế nổitiếng không chỉ bởi các công trình kiếntrúc cổ mà còn bởi sự hấp dẫn, hài hòacủa hệ thống cây xanh bao quanh.

t.t.N

Hoa và cây xanh trong Đại Nội Huế đã làm cho di sản Huế hấp dẫn hơn đối với du khách

Cây xanh - một phần của di sản Huế